Lược giảng kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo

Phần 4

占察善惡業報經

隋天竺沙門菩提登譯

夢參老和尚講

(giảng lần thứ ba năm 2009)

Hán dịch: Thiên Trúc sa-môn Bồ Đề Đăng dịch vào đời Tùy

Chủ giảng: Lăo ḥa thượng Mộng Tham

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

(theo phiên bản đăng tải trên trang nhà Hoằng Thiện Phật giáo -https://www.liaotuo.com)

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

Tập 10

         

          Khi ấy, Kiên Tịnh Tín Bồ Tát Ma Ha Tát hỏi Địa Tạng Bồ Tát rằng: “Vân hà khai thị cầu hướng Đại Thừa tấn thú phương tiện?” (Khai thị phương tiện tiến nhập cho người mong cầu hướng tới Đại Thừa như thế nào?) Trong quyển Thượng, [Bồ Tát] đă dạy chúng ta: “Nếu muốn học pháp môn Địa Tạng Chiêm Sát, phải nên dùng Chiêm Sát Luân để chiêm sát”. Tôi đă thưa cùng mọi người, đấy chẳng phải là bói toán, phê bát tự! Chiêm Sát Luân dùng Chiêm Sát tướng pháp, tác dụng của nó là ǵ? Chính là v́ khi chúng ta tu đạo, nói theo Thiền Tông là “minh tâm kiến tánh”, nếu chúng ta muốn đạt tới minh tâm kiến tánh, hiểu rơ tâm tánh của chính ḿnh, chẳng phải là vừa gieo hay vừa tu bèn minh tâm kiến tánh ngay được! Chẳng dễ dàng như thế đâu nhé! Do vậy, trong các giáo nghĩa tại Trung Hoa trước kia, Thiền Tông nói “một nén nhang trong Thiền môn, đốn siêu trực nhập, lập tức chứng Bồ Đề”. Nói hết sức dễ dàng, đơn giản, nhưng chẳng làm được! Địa Tạng Bồ Tát dạy chúng ta: Quư vị mong minh tâm, mong kiến tánh, trước hết, phải biết nghiệp báo thiện ác. Nếu ngay cả nghiệp báo thiện ác của chính ḿnh mà quư vị chẳng biết, nghiệp của quư vị ở chỗ nào? Nghiệp nào nặng nề? Nghiệp vốn chẳng có, do cảnh mà có. V́ quư vị có nhục thể này; do vậy, phải thọ báo. Có nhục thể, ắt sẽ mang theo nhân quả báo ứng. Nhân quả báo ứng là ba đời, mười đời, vô lượng kiếp đến nay! Nửa bộ đầu [của kinh Chiêm Sát nhằm dạy] quư vị cách dùng Chiêm Sát tướng pháp. Khấu đầu, lễ bái, bái sám, sử dụng Chiêm Sát Luân, mục đích là để quư vị tu tập nửa bộ sau. Chẳng phải là vừa ngồi xuống, bèn “Thiền môn một nén nhang, đốn siêu trực nhập, lập tức chứng Bồ Đề”. Vào thời đó, tại Trung Hoa, luôn truyền bá kiểu đó. Địa Tạng Bồ Tát dạy chúng ta: Trước hết, quư vị phải sám hối nghiệp thiện ác trước đă, phải đổ công dốc sức trong ba năm. Nửa bộ đầu [kinh này] đă nói: Dùng thời gian ba năm để bái sám. Hàng lợi căn đă bái sám thanh tịnh rồi mới bắt đầu tu hành. Đă học hiểu Chiêm Sát Sám Pháp, lễ Chiêm Sát Sám thanh tịnh rồi mới tiến hướng Đại Thừa.

          Khi đó, theo quyển thượng, khi lạy Chiêm Sát Sám Pháp, ba nghiệp thanh tịnh, đă đạt được tướng thanh tịnh, lúc ấy, phải nên tu hành như thế nào? V́ thế, Kiên Tịnh Tín Bồ Tát hỏi Địa Tạng Bồ Tát: Lúc đó, người cầu mong, hướng đến Đại Thừa, chúng ta nói đơn giản là “cầu hướng đến minh tâm kiến tánh”, th́ tu hành như thế nào? Chúng ta là độn căn, đă tu sám hối để diệt trừ chướng ngại, ba nghiệp đă được thanh tịnh, khi đó mới có thể tiến hướng Đại Thừa đạo. Khi quư vị tu Đại Thừa đạo, chuyện trước tiên là cũng phải một phương tiện thiện xảo. Hành phương tiện thiện xảo ấy như thế nào? Địa Tạng Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín: “Thiện nam tử!” Chữ “thiện nam tử” chỉ Kiên Tịnh Tín Bồ Tát. Khi đó, chúng sanh muốn tu Đại Thừa, tu pháp Đại Thừa, hành Bồ Tát đạo, thành Phật. Đó là cái nghiệp căn bản mà quư vị phải nên biết trước tiên. Nghiệp căn bản là phương tiện tối thiểu để quư vị khởi sự tu hành. Nghiệp căn bản là ǵ? Cảnh giới Nhất Thật. Chúng ta gọi cảnh giới Nhất Thật là “minh tâm kiến tánh”, c̣n trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, nó được gọi là Thể, là Minh Thể. Minh Thể là minh tâm. Đối với nghiệp căn bản tối sơ của quư vị, “nghiệp căn bản” là nói tới tu hành, chẳng phải là nghiệp trong nghiệp chướng. Nghiệp căn bản là ǵ? Cảnh giới Nhất Thật chính là Nhất Chân pháp giới được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Trong các kinh luận khác, nó được gọi là Chân Như (Tathatā), tiến hướng Chân Như. Chân Như chính là nghiệp căn bản, tức cảnh giới Nhất Thật.

          Nhưng nếu muốn minh tâm kiến tánh, cho đến khi thành Phật, trước đó, cũng phải có một phương tiện, tức tu Tín và tu Giải. Do tin mà có thể tiến nhập, tin tưởng cái tâm của chính ḿnh. Cảnh giới Nhất Thật chính là cái nghiệp căn bản của quư vị. Tin tưởng cái tâm là Phật, tâm và Phật chẳng hai, chẳng khác. Tâm, chúng sanh, và hết thảy chư Phật, cả ba là một Thể, cùng một thứ ǵ vậy? Một cái tâm! Trước hết, quư vị phải tin. “Tín vi đạo nguyên, công đức mẫu” (Tín là nguồn đạo, mẹ công đức), chỉ Tín mới có thể nhập, Giải là hiểu rơ. Nói đơn giản, Giải là hiểu rơ cái tâm của chính ḿnh. Giải ngộ tự tâm: Tự tâm là Phật, tâm này là Phật, tâm này thành Phật. Có tín tâm như vậy, tin “cái tâm của chính ḿnh là Phật, chẳng hai, chẳng khác với Phật”. Đó là có chủng tánh Bồ Tát. Tín tâm ấy cũng chẳng dễ sanh khởi! Nửa bộ đầu của kinh này là lễ bái, sám hối, [do sự sám hối ấy] quư vị mới có thể có tín tâm như thế. Nếu nghiệp chướng của quư vị chẳng tiêu, vẫn chưa đoạn Kiến Tư phiền năo, tín tâm của quư vị sẽ chẳng thể sanh khởi được! Nếu quư vị muốn đạt được cái căn bản tối sơ, hăy dựa theo kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo để tu hành. Địa Tạng Vương Bồ Tát dạy chúng ta nghiệp căn bản để hành. Cái nghiệp căn bản ấy, “nghiệp” được hiểu theo nghĩa “tác” (, làm, thực hiện), hăy y chỉ cảnh giới Nhất Thật để tín giải. [Chỉ có] Tín th́ chưa được, c̣n phải hiểu rơ, [đó là Giải]. Giải là “giải ngộ”, tức là thông qua học tập, sau khi đă tín giải th́ mới có thể làm. “Làm” chính là tu hành; có tu hành th́ mới có thể thành đạo. Trong nửa bộ đầu, tuy quư vị đă tiêu trừ nghiệp chướng, nhưng sức tín giải vẫn chẳng mạnh, vẫn chưa phát nguyện “ta chính là Phật, Phật là chính ta”. Ắt phải có tín tâm ấy, tin tưởng chính ḿnh sẽ nhất định có thể thành Phật. V́ sao? V́ có chủng tử Phật, chỉ cần phát khởi hiện hành là được rồi!

          Đă tín rồi có thể giải, Thiền Tông gọi Giải là khai ngộ, hoặc minh tâm kiến tánh. Thiền Tông Trung Hoa nói “khai ngộ bèn thành Phật”. Đă khai ngộ chỉ là tín giải mà thôi! Nói theo giáo nghĩa, quư vị khai ngộ, minh tâm, đă minh tâm th́ mới khéo tu hành. Quư vị vẫn phải tu tập, khi ấy mới có thể hành Bồ Tát đạo. Nếu nói theo kinh Hoa Nghiêm, địa vị ấy là Tín Măn (信滿, đă viên măn tâm Thập Tín), dự vào hàng Sơ Trụ Bồ Tát. Viên măn tâm Thập Tín bèn dự vào Trụ vị Bồ Tát (các địa vị Bồ Tát thuộc Thập Trụ). Vị ấy tin tưởng chính ḿnh và Phật chẳng hai, chẳng khác. Không chỉ tín, sau đó c̣n có thể làm (tu tập). Chư Phật thành Phật như thế nào? Các Ngài cũng tu như thế, làm như thế, đấy là sức tín giải mạnh mẽ. Các vị đạo hữu nói: “Chúng tôi đă nhập Phật môn, tin tưởng Tam Bảo, thọ Tam Quy, thậm chí đă xuất gia rất nhiều năm”; giả sử chúng tôi nói họ chẳng đủ tín tâm, họ sẽ không chấp nhận! Nhưng nói theo giáo nghĩa, quả thật là chẳng có tín tâm. Mỗi đạo hữu có thể chiếu theo lời đức Phật dạy để tư duy, đối chiếu như thế một phen!

          Nay chúng ta vâng theo lời dạy của Địa Tạng Bồ Tát: “Hăy tăng cường sức tín giải. Có tăng cường th́ mới có thể khởi tu. Khởi tu chẳng phải là trong nửa bộ đầu kinh này! Bái sám, lễ Địa Tạng Bồ Tát, lễ Phật, cầu tướng hảo; đấy là tiến nhập một bước sâu hơn. Tín tâm của quư vị đă kiên định, chẳng lui sụt, lại thêm mười nghiệp toàn bộ đều thanh tịnh. Thân, khẩu, ư nghiệp toàn bộ đều thanh tịnh. Cái tâm phát khởi trong lúc ấy là nương vào cảnh giới Nhất Thật. Chúng ta nói cảnh giới Nhất Thật đơn giản là minh tâm. Nếu chúng ta đă tu tập tín tâm từ đời quá khứ tới nay, lễ bái Chiêm Sát luân tướng, sẽ khiến cho tín tâm của chúng ta kiên định. Tŕnh tự tu hành là “tín, giải, hành, chứng”. Nếu quư vị muốn thành Phật, ắt phải hành Bồ Đề đạo. Chẳng thuận theo Bồ Đề đạo, sẽ chẳng thể thành Phật. Nương theo Bồ Đề đạo; trước hết, quư vị phải tín giải, phải tu tín giải trước đă. Nương vào điều ǵ để tu tín giải? Y chỉ cảnh giới Nhất Thật. Cảnh giới Nhất Thật là ǵ? Tin tưởng tâm của chính ḿnh và Phật chẳng hai, chẳng khác. Tâm của chúng sanh trong mười pháp giới là cùng một tâm. Nhất định phải tin tưởng điều này, tin tưởng chính ḿnh trọn đủ tánh thể giống hệt như Phật. Sau khi đă nẩy sanh ḷng tin, c̣n phải cầu giải, giải ǵ vậy? Hiểu hết thảy các pháp toàn là sanh bởi nhân duyên, tánh thể của các pháp sanh khởi bởi duyên là Không. Do vậy, đối với toàn thể Tam Tạng mười hai bộ, có thể dùng bốn chữ [để tóm gọn] là “duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi”. Do tánh Không, nên mới có thể sanh khởi hết thảy các pháp. Hết thảy các pháp chẳng có bổn thể, do duyên khởi mà đạt tới tánh Không. Khi dùng “duyên khởi tánh Không” làm một đề mục; trước kia, chúng tôi đă từng giảng, [bài giảng ấy được ấn hành] thành một bản lưu hành riêng về duyên khởi tánh Không. Tôi giảng tại hội Phật Giáo Tân Gia Ba, đề mục là “duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi”. Ở đây, tôi đă dẫn chứng đại lược đôi chút, duyên khởi tánh Không!

          Sau khi hết thảy các pháp được sanh ra, từ Tín mà có thể nhập, chỉ tín th́ mới có thể nhập, tin ǵ vậy? Tin hết thảy các pháp duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi. Bất luận bộ kinh điển Đại Thừa nào, cũng đều là “tánh Không duyên khởi, duyên khởi tánh Không”. Khi chúng tôi giảng kinh này, cũng là như thế. Địa Tạng Bồ Tát nói hết thảy các pháp là duyên khởi, pháp duyên khởi dựa trên tánh Không mà có. Nếu hiểu đạo lư này th́ gọi là Giải. Tin tự tâm của chúng ta là Phật. Do tự tâm là Phật, quư vị mới có thể tu thành Phật. Nếu quư vị chẳng có tín tâm ấy, sẽ vĩnh viễn chẳng thể thành Phật. Tin cái tâm là Phật, tin do cái tâm sẽ thành Phật. Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba chẳng khác biệt; tuy ba mà một, tuy một mà ba. Tôi đă từng nói với rất nhiều đạo hữu: “Tánh của người và tánh của Phật chẳng hai, chẳng khác”. Tâm họ đă thông hiểu. Hăy nh́n loài muỗi, nh́n vào loài kiến, nh́n loài phù du. Phù du (con vờ, mayfly) là tên của một loại trùng, h́nh thể nhỏ bé sống trên mặt nước, sanh ra vào buổi sáng, buổi tối đă chết. Đó là một đời của nó. Đời người trăm năm, giống hệt phù du, b́nh đẳng! Phù du có Phật Tánh, nó có thể thành Phật. Nó do đọa lạc măi, càng đọa lạc càng bé, càng đọa lạc càng nhỏ hơn, tới khi nó khôi phục, nó có thể khôi phục thân người.

          Đạo lư này được gọi là Chân Như. Chân Như do tùy duyên mà sanh khởi hết thảy các pháp, hết thảy các pháp đều quy về Chân Như. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói “nhất tâm, nhị môn, tam đại”, [nhị môn] tức là tâm sanh diệt và tâm Chân Như. Tâm sanh diệt và tâm Chân Như đều từ nhất tâm mà khởi. [Tam đại] là Thể đại, Tướng đại, và Dụng đại. Do nhất tâm sanh ra Chân Như môn và sanh diệt môn. Hai môn chẳng ra ngoài tam đại, tức Thể, Tướng, Dụng. Tôi thường nói kinh Chiêm Sát là một bộ phận của kinh Hoa Nghiêm. Đại Phương Quảng: Đại là Thể, Phương là Tướng, Quảng là Dụng. Nửa bộ sau của kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo nói về Thể, Tướng, Dụng. Đại Phương Quảng là Thể, Tướng, Dụng. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói tâm Chân Như môn là Thể, tâm sanh diệt môn là Tướng và Dụng, đều là nhất tâm. Ĺa khỏi tâm, chẳng c̣n hai pháp. Nếu chúng ta muốn tu hành từ Chân Như môn, sẽ chẳng dễ tiến nhập. Vậy th́ hăy theo sanh diệt môn mà vào. Tiến nhập bằng sanh diệt môn như thế nào? Quư vị hăy từ quán tưởng, giống như trong nửa đầu của bộ kinh này là bái sám, chiêm sát, ḥng tiêu nghiệp chướng. Đó gọi là pháp thuộc về sanh diệt môn. Do vậy, quư vị đă sám hối ba nghiệp thanh tịnh, Địa Tạng Vương Bồ Tát mới nói hai loại quán đạo đối với cảnh giới Nhất Thật.

          Cảnh giới Nhất Thật là ǵ? Trước hết, hăy nói về cảnh giới Nhất Thật, rốt cuộc cảnh giới Nhất Thật là ǵ? Nếu muốn giải thích, phải phân tích cái Thể của cảnh giới Nhất Thật là ǵ? Sau Thể bèn có Tướng; sau Tướng bèn có Tạng. Vốn là Thể, Tướng, Dụng, nhưng trong kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, nó được gọi là Tạng, Tạng tức là Dụng. Tạng () có nghĩa là “bao hàm”, chứa đựng vô lượng diệu dụng. Sự hàm chứa ấy chính là nói đến Thể, Tướng, Dụng. Pháp Thân là nói đến Thể, đấy là Phật Tánh mà hết thảy chúng sanh đều trọn đủ, chẳng hai, chẳng khác với Phật. Đấy là tổng thể, đấy là Phật Tánh. Phật Tánh trọn khắp, cũng chính là cái được gọi là Pháp Thân trong kinh. Chánh nhân là Phật Tánh. Tướng trong Thể, Tướng, Dụng, Bát Nhă. Từ chánh nhân Phật Tánh mà gọi là liễu nhân, tức liễu nhân Phật Tánh. Do quư vị đă chứng đắc Giải Thoát Đức qua sự tu hành, liễu nhân Phật Tánh đă đạt đến giải thoát, thật sự thành tựu. Liễu nhân Phật Tánh được gọi là Giải Thoát Đức, hoặc nói là Pháp Thân Đức. Đối với duyên nhân Phật Tánh, hết thảy các pháp đều sanh bởi nhân duyên. Phật Tánh chẳng có hết thảy các pháp, pháp được sanh bởi nhân duyên toàn là nghĩa Không. “Nhân duyên sở sanh pháp, ngă thuyết tức thị Không, diệc danh Trung Đạo nghĩa, diệc danh vi giả danh” (Các pháp sanh bởi nhân duyên, ta nói chúng chính là Không. Điều đó cũng gọi là nghĩa lư Trung Đạo, mà cũng gọi là giả danh).

          Thật thể của bộ kinh này là ǵ? Là cảnh giới Nhất Thật, mà cũng là Tam Quán (Không, Giả, Trung) được nói trong tứ giáo, hay Chân Không Tuyệt Tướng như kinh Hoa Nghiêm đă dạy, Lư Sự vô ngại, chứa đựng trọn khắp, đều bao hàm ư nghĩa Tam Quán. Điều này hễ giải thích sẽ khá nhiều, [trong Đại Tạng Kinh đă] dùng bao nhiêu quyển kinh văn để giải thích vấn đề này. Bởi lẽ, [nội hàm của] cảnh giới Nhất Thật bao gồm hết sức nhiều. Cảnh giới ấy được gọi là cảnh giới Nhất Thật. Lại nói đến Pháp Thân Đức, Bát Nhă Đức, và Giải Thoát Đức, ba đức là một, một chính là ba. Một và ba chẳng trở ngại lẫn nhau. Nói gộp chung lại, sẽ là cảnh giới Nhất Thật. Ở đây, tôi nói đại lược đôi chút. Cảnh giới Nhất Thật dẫu giảng mười tiếng đồng hồ cũng chẳng giảng xong. Ư nghĩa rất sâu! Trong các kinh như kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, giảng c̣n rộng hơn nữa, chúng tôi chỉ đề cập đại lược cùng mọi người.

 

          (Kinh) Sở ngôn Nhất Thật cảnh giới giả, vị chúng sanh tâm thể, tùng bổn dĩ lai, bất sanh, bất diệt. Tự tánh thanh tịnh vô chướng, vô ngại, do như hư không, ly phân biệt cố.

          ()所言一實境界者。謂衆生心體。從本以來不生不滅。自性清淨無障無礙。猶如虛空。離分別故。

          (Kinh: Nói tới cảnh giới Nhất Thật là nói tâm thể của chúng sanh vốn bất sanh, bất diệt. Tự tánh thanh tịnh chẳng chướng, chẳng ngại, ví như hư không, do ĺa phân biệt).

 

          V́ cảnh giới Nhất Thật là tâm thể của chúng sanh, bản thể cái tâm của hết thảy chúng sanh được gọi là cảnh giới Nhất Thật. Nó vốn chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch. Bản thể của nó là thanh tịnh vô nhiễm, chẳng chướng, chẳng ngại. Dùng điều ǵ để h́nh dung tâm thể? Ví như hư không. Chư Phật chứng đắc bản thể, chúng sanh mê muội bản thể. V́ chúng sanh đă mê, cho nên sanh ra vô lượng phân biệt. Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác được gọi là “tứ thánh pháp giới”, c̣n trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là lục đạo. Chúng ta thường nói “lục đạo luân hồi”. Tứ thánh pháp giới gộp chung với lục đạo luân hồi chúng sanh th́ gọi là “mười pháp giới”. Mười pháp giới là một Thể, là nhất tâm. Bất luận một sanh mạng dẫu nhỏ nhoi tới đâu đi nữa, đều có linh hồn, có tánh thể, chẳng hai, chẳng khác với chúng ta. Do tạo nghiệp bất đồng mà đọa lạc vào đường ấy, nhưng tánh thể của nó chẳng mất. Thể của nó và Phật chẳng hai, chẳng khác, là bất sanh, bất diệt, trước nay chưa từng có tướng sanh diệt. Phải nhớ bản thể chẳng phải là hiện tướng (現相, tướng được hóa hiện ra). Bản thể của cái tâm chúng sanh vốn sẵn bất sanh, bất diệt; bản thể ấy vĩnh viễn thanh tịnh, chẳng có chướng ngại. Giống như ǵ? Giống như hư không, chẳng có phân biệt, rời ĺa phân biệt. Nhưng hễ khởi tâm động niệm, vừa phân biệt liền đánh mất bản thể. Hễ đánh mất bản thể, đă mê, trong khi mê bèn chia cắt. Mê sâu th́ đọa lạc càng sâu. Mê cạn, trí huệ hăy c̣n! Mười pháp giới do mê hay ngộ mà chia ra, đều phân giải từ cái bản thể ấy. Mê muội bản thể đă sâu th́ đọa lạc càng sâu!

          Đấy là nói về cái tâm, [hoặc nói đích xác là] toàn thể cái tâm, chẳng thể thiếu phần nào. Cái tâm thể ấy chẳng có đối đăi, chẳng có tương đối, là tuyệt đăi (絕待, dứt bặt đối đăi). Quư vị chẳng thể cắt, xẻ. Hễ có thể cắt, xẻ, sẽ chẳng phải là tâm thể. Nó cũng chẳng có phương hướng, chẳng có Đông, Tây, Nam, Bắc, cũng chẳng có người, chúng sanh, hoặc mười pháp giới chi hết. Mười pháp giới chỉ có một tâm thể này, chẳng có cái thứ hai nào khác, điều này chẳng thể nghĩ bàn! Đây là nói về Thể, nơi Phật chẳng tăng, nơi chúng sanh chẳng giảm, b́nh đẳng phổ biến. Thể trọn khắp hết thảy mọi nơi, giống như hư không trọn khắp hết thảy mọi nơi. Cái tâm thể ấy viên măn mười phương, rốt ráo nhất tướng, chẳng hai, chẳng khác, chẳng đổi, chẳng lạ, chẳng tăng, chẳng giảm. Một niệm tâm thể hiện tiền của hết thảy chúng sanh chẳng hai, chẳng khác với Phật quả viên măn do Phật đă chứng đắc. Kinh Hoa Nghiêm thường dùng cách nói “hoành biến thập phương” (橫遍十方, theo chiều ngang trọn khắp mười phương) để diễn tả ư: Nói theo chiều ngang th́ Đông, Tây, Nam, Bắc, chính giữa đều trọn khắp; nói theo cùng tột chiều dọc th́ trên dưới vô tận chẳng sai khác. [Tức là nói] “thụ cùng pháp giới, hoành biến thập phương” (豎窮法界,橫遍十方, theo chiều dọc cùng tận pháp giới, theo chiều ngang trọn khắp mười phương), h́nh dung cái tâm này chẳng hạn cuộc, chính là một niệm hiện tiền của chúng ta. Mọi người hăy thầm nghĩ, thí nghiệm một chút. Chỉ cần quư vị nghĩ đến các nơi chính ḿnh đă đi qua, chúng sẽ nhanh chóng hiện ra. Quư vị đă đi qua bao nhiêu chỗ, bất luận quư vị tới Nữu Ước của nước Mỹ, tùy tiện đến một nơi nào đó trên thế giới này, tùy tiện chỗ nào quư vị đă đi qua, [hễ nghĩ đến], nó sẽ hiện ra ngay. Chỉ cần quư vị lắng ḷng, vừa tưởng, vừa tác ư, nó sẽ hiện ra toàn bộ. Các nơi quư vị chẳng đi qua, do chẳng biết, sẽ không thể tưởng tượng ra được! Phàm là các nơi quư vị đă đến, quư vị vừa tưởng tượng, đều có thể hiện trọn khắp. Nơi quư vị chẳng đi qua, cái tâm quư vị có trọn khắp hay không? Tâm trọn khắp! V́ nay quư vị đang mê; do đă mê cho nên chẳng trọn khắp. Hiện thời, quư vị sử dụng Thức, chẳng phải là tâm. V́ hiện thời ngay cả cái tâm chúng ta cũng chẳng biết, toàn là sử dụng Thức, chẳng đạt tới tâm. Hễ có thể đạt thẳng tới tâm thể, quư vị sẽ thành công!

 

          (Kinh) B́nh đẳng phổ biến, vô sở bất chí, viên măn thập phương, cứu cánh nhất tướng, vô nhị, vô biệt, bất biến, bất dị, vô tăng, vô giảm.

          ()平等普遍。無所不至。圓滿十方。究竟一相。無二無別。不變不異。無增無減。

          (Kinh: B́nh đẳng trọn khắp, không đâu chẳng đến, viên măn mười phương, rốt ráo nhất tướng, chẳng hai, chẳng khác, chẳng đổi, chẳng lạ, chẳng tăng, chẳng giảm).

 

          Cái tâm ấy b́nh đẳng phổ biến, không đâu chẳng đến, viên măn mười phương, rốt cuộc là tướng ǵ vậy? Nhất tướng. Nhất tướng là nói tới vô tướng, chẳng có hai tướng, chẳng có tướng nào khác. Cái tâm ấy vĩnh viễn chẳng thay đổi, chẳng khác lạ, nơi Phật chẳng tăng, nơi phàm phu chẳng giảm. Tâm thể của một niệm hiện tiền chúng ta, theo chiều dọc cùng tột pháp giới, theo chiều ngang trọn khắp mười phương. Quư vị chẳng thể tách biệt, mà cũng chẳng thể nghĩ lường. Nó có thể trọn khắp căn thân và khí giới của hết thảy chúng sanh, có ư nghĩa “b́nh đẳng phổ biến”. Do vậy nói “viên măn thập phương, châu biến pháp giới” (viên măn mười phương, trọn khắp pháp giới) chính là một niệm tâm hiện tiền của chúng ta. Chúng ta vẫn đang mê, vẫn chẳng ngộ, nhưng do trong nửa bộ đầu [của kinh này], đă bái sám để sám hối các nghiệp, tam nghiệp đă thanh tịnh, quư vị tu hành, tu hành pháp môn duy tâm. Nửa bộ sau của kinh này chính là pháp môn duy tâm. Trước hết, [chánh kinh] giải thích cái tâm này b́nh đẳng, phổ biến.

 

          (Kinh) Dĩ nhất thiết chúng sanh tâm, nhất thiết Thanh Văn, Bích Chi Phật tâm, nhất thiết Bồ Tát tâm, nhất thiết chư Phật tâm, giai đồng bất sanh, bất diệt, vô nhiễm, vô tịnh, Chân Như tướng cố.

          ()以一切衆生心。一切聲聞辟支佛心。一切菩薩心。一切諸佛心。皆同不生不滅。無染無淨。真如相故。

          (Kinh: Do tâm của hết thảy chúng sanh, tâm của hết thảy Thanh Văn, Bích Chi Phật, tâm của hết thảy Bồ Tát, tâm của hết thảy chư Phật, đều cùng là chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, là tướng Chân Như).

 

          Địa Tạng Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: - Do cái tâm của hết thảy chúng sanh mê hay ngộ mà chia ra. Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật là tứ thánh pháp giới; đó là v́ mê hay ngộ cái tâm này mà phân biệt thành từng tầng cấp. Tâm chẳng hai, chẳng khác, do quư vị mê hay ngộ bất đồng mà chia thành cấp bậc. Nơi chúng sanh chẳng giảm bớt tí nào, nơi chư Phật chẳng tăng thêm chút nào! Cái tâm của chúng ta bất sanh, bất diệt, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng nhiễm, mà cũng chẳng thanh tịnh. Đó gọi là tướng Chân Như. Trong phần trước, chúng tôi đă nói “hăy đạt tới tướng Chân Như”. Tướng Chân Như là ǵ? Giải thích như thế này: Toàn thể mười pháp giới đều nương vào tướng Chân Như, từ một tướng Chân Như mà phân biệt. Cái tâm Chân Như và cái tâm sanh diệt, tâm Chân Như là bản thể của chúng ta. Chúng ta phải khôi phục cái bản thể ấy, hết thảy chư Phật đă thành tựu [Chân Như]. [Tâm Chân Như] khác với tâm sanh diệt. Đối với cái tâm sanh diệt, Đại Thừa Khởi Tín Luận nêu ra nghiệp tướng, chuyển tướng, hiện tướng, trí tướng, tương tục tướng, chấp thủ tướng, khởi nghiệp tướng, kế danh tự tướng, nghiệp hệ khổ. Do nghiệp ràng buộc quư vị, đối với chuyện ǵ, quư vị cũng đều luôn hồ đồ. Nay chúng ta từ ngay trong tướng nghiệp hệ khổ (業繫苦, nỗi khổ do bị nghiệp ràng buộc) mà tiêu diệt tướng nghiệp hệ khổ, quư vị sẽ dần dần tăng trưởng, tức là tăng trưởng tịnh, tiêu diệt nhiễm. Nếu chúng ta muốn tương ứng với Chân Như th́ phải diệt, điều thứ nhất là phải thoát ly nghiệp hệ khổ trước đă. Khi chúng ta lạy Chiêm Sát Sám, đă tiêu diệt tướng nghiệp hệ khổ, chẳng có ác, đă thuần thiện, ba luân thân, khẩu, ư, mười nghiệp đều đă thanh tịnh. Địa Tạng Vương Bồ Tát nói: Khi ấy, sau khi chúng sanh đă đạt tướng thanh tịnh [từ luân tướng] th́ mới có thể bắt đầu tu hành. Khi chúng ta lễ bái, chiêm sát Chiêm Sát luân tướng, tín tâm đă đạt đến thanh tịnh, ngay khi đó, dùng cái tâm thanh tịnh vô nhiễm ấy để bắt đầu tu hành.

          Trong khi quư vị tu hành, ắt cần phải hiểu rơ cái tâm, hiểu rơ tâm thể trước đă. Nhưng chẳng thông qua bái sám, chư vị đạo hữu vẫn chưa từng bái sám, th́ hiện thời tâm chúng ta vẫn chẳng đạt tới thanh tịnh, vẫn là thiện và ác xen lẫn, chẳng phải là thuần thiện! Nhưng trong nửa bộ sau của kinh này, Địa Tạng Bồ Tát dạy: Khi tu hành, tâm đă thuần thiện, nghiệp Thập Ác đă hoàn toàn chẳng c̣n. Địa Tạng Vương Bồ Tát từ bi, nếu quư vị lạy Chiêm Sát Sám ba năm, đă lạy tṛn ba năm, tuy vẫn chưa đạt được luân tướng thanh tịnh, nhưng quư vị có thể tu, tức là có thể tu nửa bộ sau, có thể tu quán tâm trong nửa sau bộ kinh này. Hết thảy chư Phật, Bồ Tát, đại A La Hán, tâm đều b́nh đẳng, chẳng có cấp bậc, chỉ là do mức độ mê hoặc trong tâm [khác biệt], tâm chẳng thanh tịnh, chẳng tiêu trừ các món ô nhiễm. Chẳng hạn như nay chúng ta lạy Chiêm Sát Sám đă đạt được luân tướng thanh tịnh. Luân tướng thanh tịnh tức là [đă đoạn trừ] thô Hoặc, chẳng phải là tế Hoặc. [Nói cách khác], phiền năo tham, sân, si hiện hành nơi thân, khẩu, ư của quư vị đều chẳng có, đă tiêu trừ các vật ô nhiễm ấy; nhưng do chỉ là [tiêu trừ] thô tướng, chưa phải là tế tướng, vẫn chưa đạt tới địa vị “tâm Phật và tâm chúng sanh b́nh đẳng”. Nơi [Phật tâm] sẵn có th́ b́nh đẳng, nhưng trong quá tŕnh tu hành nhằm thanh tịnh cấu nhiễm, nó vẫn chưa b́nh đẳng. Quư vị có thể khôi phục b́nh đẳng, khôi phục cái tâm của chúng ta thành Phật tâm, khôi phục chân tâm vốn sẵn có của chúng ta. Phật tâm, chúng sanh tâm, chân tâm, cả ba đều b́nh đẳng. Tâm vốn bất sanh, bất diệt, bất động, bất tĩnh, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, do phiền năo của chúng sanh khác biệt. Nếu quư vị có thể khôi phục sự tịch tĩnh, khôi phục trực tâm chánh niệm Chân Như, th́ sẽ là khôi phục tâm thể của chúng ta.

          Cái tâm ấy bao trùm mười pháp giới, tất cả hết thảy các kinh quyển đều nói về “tam thiên tánh tướng” (ba ngàn tánh tướng)[1]. Đại Thừa hay Tiểu Thừa, chẳng có một pháp nào ĺa khỏi cái tâm. Ĺa tâm sẽ chẳng có hết thảy các pháp. Đấy là tâm thể. V́ dấy lên Hoặc nhiễm, tâm dấy lên phân biệt. Tuy dấy lên phân biệt, tất cả vọng tâm phân biệt hoàn toàn là huyễn hóa, chẳng có chút nào chân thật. Chẳng có chút nào chân thật là v́ hết thảy các pháp đều từ tâm khởi. Mọi người đều hiểu điều này: “Tâm sanh th́ đủ mọi pháp sanh; tâm diệt th́ đủ mọi pháp diệt”. Làm thế nào để khiến cho cái tâm của chúng ta chẳng sanh? Phàm phu tuyệt đối chẳng làm được điều này, ngay cả thánh nhân Nhị Thừa, chư Phật, Bồ Tát cũng có thứ tự. Tâm thể hiện tiền của chúng ta trong một niệm trọn đủ mười pháp giới. Trong khi quư vị nhất tâm niệm Phật, lúc tâm hướng về Phật, quư vị là Phật pháp giới. Quư vị phát tâm từ bi lợi ích chúng sanh, hành Bồ Tát đạo, sẽ là Bồ Tát pháp giới. Nếu mong chính ḿnh tu hành ḥng liễu sanh tử th́ là Thanh Văn, Duyên Giác pháp giới; cho đến hết thảy các tâm như tâm tham, tâm kiêu mạn, tâm sân hận… th́ đó là lục phàm pháp giới. Dựa theo cái tâm phân biệt để xác định địa vị của quư vị. Hết thảy tâm thể dấy lên phân biệt, chỉ là tướng cảnh giới huyễn hóa, chẳng có thứ ǵ là chân thật. Bốn câu kệ cuối cùng trong kinh Kim Cang: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán” (hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, cũng như chớp, hăy nên quán như thế). Đó cũng là pháp môn quán tâm. Quư vị hăy ngẫm xem: Hết thảy các pháp, có pháp nào là chân thật? Toàn là huyễn hóa, chẳng chân thật! Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà quư vị dùng đó, có chân thật hay không? Tất cả thấy, nghe, hay, biết của quư vị có phải là chân thật hay không? Đều chẳng phải! Do bên ngoài có các thứ cảnh mà sanh khởi các thứ tâm. Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Một niệm tâm thể hiện tiền trọn đủ Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hợp chung lại thành một niệm tâm hiện tiền. Chúng ta phải lư giải như thế, phải nhận biết như thế.

 

          (Kinh) Sở dĩ giả hà? Nhất thiết hữu tâm khởi phân biệt giả, do như huyễn hóa, vô hữu chân thật. Sở vị Thức, Thọ, Tưởng, Hành, ức niệm, duyên lự, giác tri đẳng pháp, chủng chủng tâm số, phi thanh, phi hoàng, phi xích, phi bạch, diệc phi tạp sắc, vô hữu trường, đoản, phương, viên, đại, tiểu, năi chí tận ư thập phương hư không nhất thiết thế giới, cầu tâm h́nh trạng, vô nhất khu phân nhi khả đắc giả, đản dĩ chúng sanh vô minh, si ám, huân tập nhân duyên, hiện vọng cảnh giới, linh sanh niệm trước. Sở vị thử tâm bất năng tự tri, vọng tự vị hữu, khởi giác tri tưởng, kế ngă, ngă sở, nhi thật vô hữu giác tri chi tướng. Dĩ thử vọng tâm tất cánh vô thể, bất khả kiến cố.

          ()所以者何。一切有心起分別者。猶如幻化。無有真實。所謂識受想行。憶念緣慮覺知等法。種種心數。非青非黃。非赤非白。亦非雜色。無有長短方圓大小。乃至盡於十方虛空一切世界。求心形狀。無一區分而可得者。但以衆生無明癡暗熏習因緣。現妄境界。令生念着。所謂此心不能自知。妄自謂有。起覺知想。計我我所。而實無有覺知之相。以此妄心畢竟無體不可見故。

          (Kinh: V́ cớ sao vậy? Hết thảy những ai có tâm dấy lên phân biệt ví như huyễn hóa, chẳng có chân thật. Các pháp được gọi là Thức, Thọ, Tưởng, Hành, nghĩ nhớ, duyên lự, hay biết v.v… các thứ tâm số (tâm sở pháp) chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳng phải đỏ, chẳng phải trắng, mà cũng chẳng phải nhiều màu, chẳng có dài, ngắn, vuông, tṛn, lớn, nhỏ, cho đến hết thảy các thế giới cùng tận mười phương hư không, cầu t́m h́nh dạng của tâm th́ chẳng t́m được điều ǵ phân biệt riêng lẻ, chỉ v́ nhân duyên vô minh si ám của chúng sanh huân tập mà hiện ra cảnh giới hư vọng, khiến cho họ sanh khởi ư niệm. Đó gọi là cái tâm chẳng thể tự biết, hư vọng tự cho là có, dấy lên ư tưởng hay biết, so đo ta và cái thuộc về ta, chứ thật ra chẳng có tướng hay biết. Bởi lẽ, cái vọng tâm ấy rốt ráo chẳng có cái Thể, chẳng thể thấy được).

 

          Địa Tạng Vương Bồ Tát vẫn sợ chúng sanh chẳng lư giải v́ sao Ngài lại nói như vậy, [cho nên giải thích bằng cách nêu nghi vấn] “sở dĩ giả hà?” (v́ cớ sao vậy). hết thảy những kẻ có tâm, hăy chú ư! Hết thảy kẻ hữu tâm dấy lên phân biệt, nhưng trong sự phân biệt ấy, tất cả hết thảy các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, chẳng chân thật, [thế mà] chúng sanh coi thành chân thật. Cái tâm của chúng sanh có thứ ǵ chân thật để biểu hiện ra hay không? Có chứ! Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật hỏi vua Ba Tư Nặc (Prasenajit): “Đại vương! Ngài thấy sông Hằng lúc mấy tuổi?” Vua Ba Tư Nặc đáp: “Đại khái là lúc ba tuổi! Mẹ con dẫn con đến sông Hằng, con nhận biết đó là sông Hằng”. Đức Phật lại hỏi: “Năm nay nhà vua bao nhiêu tuổi?” Vua đáp: “Sáu mươi hai tuổi”. Đức Phật nói: “Hiện thời nhà vua thấy sông Hằng và lúc ba tuổi thấy sông Hằng, có khác biệt hay chăng?” Vua Ba Tư Nặc đáp: “Lúc ba tuổi con cũng thấy như vậy, nay cũng vẫn thấy như vậy”. [Đức Phật dạy]: “Vật chất có sai biệt, ba tuổi và sáu mươi hai tuổi có sai biệt, sông Hằng tuôn chảy có sai biệt, cái Thấy của nhà vua chẳng có sai biệt. Ba tuổi cũng thấy như thế, mà hơn sáu mươi tuổi vẫn thấy như thế. Tánh Thấy chẳng sai biệt”. Khi chúng ta thấy hết thảy các pháp, cái Thấy chẳng sai biệt, nhưng vật chất có thể biến hóa. Hết thảy các pháp hữu vi là giả tướng. Giả tướng sẽ tùy thời biến hóa. Tác dụng thấy của tánh Thấy chẳng biến hóa. Năng kiến (chủ thể thấy, tác dụng thấy của tánh Thấy) nh́n vào sở kiến (cái được trông thấy), sở kiến toàn là vật chất, là giả, tánh Thấy của năng kiến (khả năng có thể trông thấy) là thật. Vạn pháp do tâm khởi, vạn pháp do tâm diệt. Do cái tâm của quư vị phân biệt mà trông thấy tướng cảnh giới huyễn hóa, chẳng có thứ ǵ là thật thể. Bất cứ sự vật nào cũng đều chẳng có thứ ǵ là thật thể. Từ chỗ này, quư vị ngộ được: Quư vị trông thấy thật thể của vật chất. Tánh Thấy chẳng phải là cái thấy do con mắt trông thấy, mà là thấy Tánh [của vật chất]. Đă hiểu rơ tánh Thấy, nếu quư vị tham đắm thế gian, t́m cầu một vật chân thật, th́ hết thảy đều chẳng có! Do vậy, kinh Kim Cang dạy: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, cũng như chớp. Hăy nên quán như thế”. Khi quư vị quán hết thảy các pháp, [sẽ thấy chúng] toàn là hư vọng, chẳng có thứ ǵ là chân thật, chẳng có thứ ǵ là bất biến, chẳng có một pháp nào thường trụ. Quư vị hăy quán cặn kẽ đi!

          Địa Tạng Bồ Tát nói với Kiên Tịnh Tín những lời ấy nhằm vào ư nghĩa hiển thị cái tâm: “Tâm bất biến, tâm chẳng chuyển theo cảnh”. Tâm có thể chuyển cảnh, sẽ giống như Phật, [kinh thường nói] “tức đồng Như Lai”. Tâm của quư vị bị tướng cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, sẽ là phàm phu. Chuyển biến vào đường nào, sẽ rơi vào đường đó, tùy thuộc quư vị chuyển biến lớn hay nhỏ. Chuyện này liên quan tới cuộc sống của chính ḿnh, quư vị hăy kiểm nghiệm đạo lực của chính ḿnh. Quư vị xuất gia, dẫu cho ta không xuất gia, nhưng tin Phật, Phật sẽ dạy chúng ta bằng cách nào? Khiến cho chúng ta quán hết thảy các pháp sanh, trụ, dị, diệt, vô thường, biến hóa, chẳng thật sự tồn tại. V́ chúng là pháp hữu vi. Hết thảy các pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, quư vị hăy quán đi. Hăy quán tánh thể. Sở dĩ hết thảy phàm phu và thánh nhân khác biệt là do “sáng mắt, sáng ḷng” [hay không]. Tâm mê, mắt cũng chẳng sáng. “Mắt” ở đây chẳng phải là tṛng mắt, mà là tánh Thấy. Bất quá, nói thông tục là “sáng mắt, sáng ḷng”, tức là tâm tánh, [hay nói theo một phương diện hạn hẹp hơn] là tánh Thấy. [Thật ra], tánh Thấy chính là tâm tánh, tâm tánh chính là tánh Thấy. Tất cả sắc thân, tất cả Thọ, Tưởng, Hành, Thức, nghĩ nhớ, duyên lự[2], hay biết của chúng ta. Hết thảy các pháp đều là tâm số pháp (tâm sở pháp, tức các thuộc tánh của tâm tánh, hay nói theo tâm lư học th́ là tác dụng tâm lư) nhiều lượt biến chuyển. Chúng tôi chẳng nói đến Pháp Tướng, [trong Pháp Tướng Duy Thức], tâm có tám món (tám tâm vương, tức tám thức, từ nhăn thức tới ư thức, cộng thêm Mạt Na và A Lại Da), tâm sở (tâm số) th́ có năm mươi mốt món. Các pháp ấy toàn là tùy duyên mà sanh khởi, là giả, chẳng chân thật. Điều này cũng mang ư nghĩa khiến cho chúng ta đừng tham đắm hết thảy các pháp. Hết thảy các pháp vô ngă, hết thảy các pháp vô thường, hết thảy các pháp chẳng chân thật. Đấy là phân tích. Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Hết thảy các pháp hữu vi đều như mộng, huyễn, bọt, bóng, chẳng chân thật. Chúng sanh chẳng phải là như vậy, tùy thuộc mức độ nhận biết hết thảy các pháp của quư vị. Chúng ta thường nói “khán phá, phóng hạ” (看破,放下, nh́n thấu, buông xuống). Nói “buông xuống” tức là trong tâm bất cứ pháp ǵ cũng đều chẳng chấp trước, đều chẳng khởi tâm động niệm, có thể làm được hay không? Chính quư vị có thể biết mức độ của chính ḿnh: Người ta đánh, chửi, vũ nhục quư vị, trong tâm quư vị chẳng động niệm mảy may. [Kẻ khác] tán thán, ca ngợi quư vị cũng thế, hoàn toàn b́nh đẳng. Đối với bất cứ sự vật ǵ, tâm quư vị cũng chẳng điên đảo. Tâm chẳng điên đảo tức là quư vị chánh niệm hiện tiền, quán hết thảy các pháp đều là Không, đều là vô thường, vô ngă. Như thế th́ quư vị sẽ thọ dụng, trong bất cứ lúc nào, trong bất cứ chỗ nào, vẫn đều là tự tại!

          Chúng tôi nêu một ví dụ, chẳng hạn như nói tới chuyện sanh bệnh. Khi quư vị sanh bệnh, hăy quán chiếu nhiều hơn. Quán chiếu ǵ vậy? Căn bệnh ấy do đâu mà có? Bệnh là ǵ? Giả sử quư vị chẳng có nhục thể, bệnh sẽ không có chỗ để sanh, sanh ở chỗ nào đây? Do quư vị có nhục thể, nhục thể ấy là thật hay giả? Tôi nói lời này, chắc là có người bảo: “Vị lăo ḥa thượng này đúng là hồ đồ! Ngay cả thân thể mà c̣n chẳng biết là thật hay giả!” Tôi chẳng hồ đồ, tôi hiểu rơ, thân thể hoàn toàn là giả. Kể cả Thức và tâm của chúng ta đang nói trong hiện thời cũng là giả. Trong khi quư vị bệnh khổ rất nặng, quư vị có thể tách rời thân và tâm hay không? Chẳng hạn như chúng ta làm ǵ khi đến bệnh viện để giải phẫu? Bác sĩ phải chích thuốc mê để gây tê cho quư vị, khiến cho tâm và nhục thể của quư vị tách ĺa. Cái Thức đă bị mê th́ mổ xẻ thân thể, quư vị chẳng cảm thấy đau đớn. Khi thuốc mê đă tan, quư vị tỉnh lại. Nếu chẳng chích thuốc mê, quư vị sử dụng sức quán tưởng, khiến cho thức và nhục thể hai đằng tách ĺa, thân thể chẳng phải là ta, quư vị có một cái Thức riêng biệt.

          Có một người đă từng chết ba lần, kể với tôi: Khi tâm thức của ông ta tách khỏi nhục thể, năo bộ giống như bị rách toạc, đau đớn tới cực điểm. Thần thức đă ly khai, thứ ǵ cũng đều chẳng biết. Ông ta thấy mười phương hư không đều tối om. Ông ta nghĩ: “Ta tới chỗ nào đây?” Ông ta muốn sờ thân thể của ḿnh, “ta mới vừa bị thương”. Vừa nghĩ như vậy liền hỏng bét! Vừa nghĩ, [thần thức] đă ngay lập tức trở lại nhục thể, đau đớn lại dấy lên! Đau đến nỗi mê man, thần thức của ông ta lại rời ĺa, rời ĺa lần thứ hai. Đă rời ĺa, ông ta lại chẳng thấy đau đớn, dường như là hư không. Ông ta t́m kiếm một chỗ, tự nghĩ: “Ta nên tới đâu để trị thương?” Trong đầu vẫn biết ḿnh bị thương. Khi vừa nghĩ, thần thức lại trở về nhục thể. Lần này chẳng ĺa khỏi nữa, đau thấu trời, nhân viên cấp cứu mang ông ta đi cứu chữa. Ông ta nói với tôi: “Con suy nghĩ vấn đề này. Khi chúng ta đau khổ, có thể làm cho cái thức, đấy vẫn chẳng phải là tâm, mà là thức, có thể khiến cho cái tâm nhận biết và xác thân là cái được nhận biết, hai đằng tách rời. Có thể làm như vậy hay không?”

          Lúc thoạt đầu, sẽ làm chẳng được. Quư vị thường thực hiện là được. Chẳng cần chích thuốc mê, quư vị có thể tự ḿnh làm chủ. Có thể làm chủ điều ǵ? Chẳng phải là ta! Sự đau đớn ấy chẳng phải là ta. V́ thế, kinh Lăng Nghiêm có nói: “Hữu giác giác thống”, [nghĩa là] quư vị có tri giác, sẽ cảm nhận đau đớn. “Vô thống thống giác”, tức là [đau đớn chỉ là nơi thân xác, chứ cái tâm] cảm nhận sự đau đớn ấy chẳng hề bị đau[3]. Nếu chúng ta có thể tách rời thân xác và cảm giác nhận biết, đương nhiên là lúc thoạt đầu, đối với công phu ấy, quư vị sẽ chẳng thể thông thạo cho lắm. Phải vận dụng lâu ngày th́ mới hết sức thông thạo được. Đương nhiên là quư vị dùng một, hai năm công phu vẫn chưa đủ, vẫn có lúc cảm nhận đau đớn. Tới khi quư vị thật sự vận dụng được, thân xác chẳng cần chích thuốc tê, cứ mổ là mổ thôi! Mọi người đă đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, [trong ấy có chép] Quan Vân Trường nạo xương chữa độc. Ông ta là phàm phu, chưa từng học Phật pháp. Ông ta vừa đánh cờ, vừa [cho lang y] khoét thịt, [tức là] khoét chỗ thịt bị trúng độc, khoét đụng đến xương kêu ken két. Trên dưới bao nhiêu người nghe âm thanh nạo khoét ấy đều [cảm thấy] hết sức đau đớn, c̣n ông ta tiêu dao tự tại. V́ ông ta đă tách ĺa cái tâm và nhục thể của chính ḿnh. Tôi cảm thấy như thế đó, tôi đă thí nghiệm. Năm trước, bệnh khổ rất nhiều, cảm thấy đau đớn, bèn tu pháp Quán này. Quư vị hăy thí nghiệm một phen, tối thiểu là giảm bớt nỗi đau khổ. Đặc biệt là chất xương của tôi tăng sanh (hyperplasia)[4]; v́ thế, mỗi ngày mỗi giờ đều bị đày đọa rất đau đớn. Xương tăng trưởng rất đau. Rất tự nhiên, có hai loại: Một loại là đau đến hôn mê luôn. Đă hôn mê th́ sẽ chẳng biết, đương nhiên cũng chẳng cảm thấy đau khổ. Khi quư vị cảm thấy rất đau đớn, chịu đựng, chẳng phải là chúng ta thường nói “tinh thần chiến thắng vật chất” hay sao? Thân thể là một loại vật chất, quư vị dùng tinh thần chiến thắng nó. Có hai loại: Một loại là kẻ đó phiền năo đặc biệt nặng nề, tâm sân hận hết sức to lớn, bị người khác đánh đập liền hận: “Ta nhất định phải trả thù. Hỏi kẻ đó: “Đau hay không?” Không đau! Đấy là phiền năo, chẳng phải là tự tại. Kẻ đó thật sự đau đớn, bị đánh nặng đến mức hôn mê luôn. Tôi vừa mới nói người tu đạo chẳng hôn mê, dẫu đau đớn cách mấy chẳng hôn mê. Dẫu nhục thể bị tiêu diệt, vẫn chẳng hôn mê. V́ sao người niệm Phật sanh về thế giới Cực Lạc, hoặc người tu đạo đến lúc mạng chung có thể tự tại? Đó là do công phu thường nhật.

          Cho đến khi đó, đến lúc đó mới [tập luyện công phu ấy] sẽ không được! V́ trong hết thảy các tâm, đă có tâm phân biệt. Nếu quư vị chẳng có tâm phân biệt, sẽ là “tinh thần chiến thắng vật chất” như đă nói. Thân thể của quư vị là vật chất, nó chẳng thuộc về tinh thần. Nói là “đă già rồi”, tâm quư vị rất mạnh mẽ, trong tâm trước nay chưa hề có chữ Già, hăy khắc phục nó. Nếu quư vị chẳng thể khắc phục, nói “tôi đă già rồi”, chân cũng chẳng cứng cáp, đầu óc cũng tŕ độn, tay cũng chẳng nâng nổi. Có thể khắc phục hay không? Tôi cảm thấy có thể khắc phục, v́ bản thân tôi đă khắc phục như thế. V́ sao tôi lại rời Ngũ Đài Sơn? Đó chính là nguyên nhân khắc phục của tôi! Năm ngoái, trong đêm tối, khoảng một hai giờ thức dậy muốn đi tiểu, dậy không nổi! Chẳng thể nhúc nhích cánh tay được! Tôi nói phen này không xong rồi! Chẳng nâng cánh tay này lên được, năo chỉ huy không nổi! Năo mất tác dụng chỉ huy, tinh thần vẫn có thể chỉ huy, muốn nâng cánh tay lên nhưng không được, ngó sững nó không động đậy! Tôi nói “cái thứ quỷ này giở chứng rồi”, lúc đó chẳng phải là bán thân bất toại, mà là “toàn thân bất toại”. Tôi tận lực dùng sức chống chọi. Đại khái là từ một giờ cho đến hơn ba giờ, dần dần cánh tay có thể hoạt động. Tôi dùng cánh tay ấy để lay lắc cánh tay kia, dần dần chúng hoạt động. Đă hoạt động được rồi, tôi chẳng dám nằm xuống nữa, cũng chẳng dám ngủ, cứ một mực đi lại. Đại khái là qua chừng bốn năm tiếng đồng hồ, mệt quá, đi không nổi nữa, ngồi xuống. Do hoạt động như vậy bèn linh hoạt, chẳng c̣n bị lần thứ hai. Giả sử lúc đó, nằm bất động, chẳng phải là bán thân bất toại, th́ cũng là toàn thân bất toại, không thể động đậy được. Quư vị đột phá, cho nên tâm có thể chuyển biến vật chất. Mọi người hăy tin tưởng đạo lư này: “Tâm có thể chuyển biến vật chất”. Tôi lên lớp ở Ngũ Đài Sơn, nói không ra lời, chẳng dạy được. Giảng kinh Lăng Nghiêm, giảng đến phen thứ ba trong phần “thập phiên hiển kiến” (十番顯見, mười phen chỉ rơ cái Thấy) bèn thấy không xong, đành ngưng giảng. Tới nay cũng chẳng giảng lại ở Ngũ Đài Sơn. Tôi nói như vậy là không được, sống mà chẳng thể dạy th́ c̣n sống để làm ǵ chớ? Vẫn phải giảng! Có phải là do tại Ngũ Đài Sơn, ở trên núi quá lạnh đó chăng? Tôi liền xuống Thái Nguyên[5]. Tới Thái Nguyên, lại dấy vọng tưởng, tính qua Đài Loan một phen. Tôi liền liên lạc với các đạo hữu ở Đài Loan, cho nên mới đến đây. Đă đến đây, hiện thời cũng giảng, cũng tốt đẹp!

          Xă hội thường nói “tinh thần chiến thắng vật chất”, c̣n Phật giáo chúng ta nói: “Tâm sanh, các pháp sanh. Tâm diệt, các pháp diệt”. Chúng ta có thể chiến thắng thân thể của chính ḿnh. Dùng ǵ để chiến thắng? Dùng phương pháp do đức Phật đă dạy “buông xuống, thấy thấu suốt, sẽ tự tại. Nếu quư vị có bệnh th́ ba phần bệnh, lại thêm bảy phần lo ngại, xong luôn! Quư vị chẳng thể ḅ dậy nổi! C̣n nói đến chuyện ung thư, tôi bị ung thư trực tràng[6], chắc là mọi người biết tôi đă tám mươi tuổi, mổ bỏ khối u trực tràng. Bác sĩ bảo tôi: “Sư phụ! Thầy b́nh phục rồi cũng chẳng sống quá năm năm”. V́ tám mươi tuổi mà mổ xẻ, người bị ung thư trực tràng sống tối đa là năm năm. Nhưng nay tôi đă sống thêm cả mười lăm năm rồi, đă vượt mức rồi! Hết thảy mọi sự đều lấy cái tâm làm chủ đạo, tùy thuộc quư vị sử dụng cái tâm như thế nào. Tôi nói điều này với ư nghĩa là hết thảy những ǵ có tâm dấy lên phân biệt, tức là tâm quư vị dấy lên phân biệt, hăy coi hết thảy sự vật là huyễn hóa, sanh ḷng hoan hỷ nhiều hơn, đừng sanh phiền năo. Mỗi ngày quư vị cười thêm vài lần, bất cứ chuyện phiền năo ǵ xảy đến với quư vị sẽ đều hóa thành hư huyễn. Quư vị đừng để sự việc xoay chuyển, phải xoay chuyển sự vật. Bất luận chuyện ǵ hiện tiền, quư vị đều xoay chuyển nó. Dẫu sao thế giới này vô thường, khổ, không, hư giả, suốt ngày quư vị hăy nghĩ như thế. Khi quư vị thật sự gặp phiền năo dấy lên, quư vị hăy nói nó là giả. Tôi nhớ lăo pháp sư Đế Nhàn có nói một câu như thế. Khi Ngài bị bệnh, đệ tử của Ngài hỏi: “Thưa lăo pháp sư! Ngài chẳng tu Quán sao?” Sư đáp: “Quán là giả, đau vẫn là thật”. Nhưng nhất định phải là “tinh thần chuyển hóa vật chất”. Vạn pháp từ tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt. Do đó, phàm phu nếu muốn thành Phật, quư vị phải chuyển hóa hiện thực. Nay chúng ta đang ở trong phiền năo, toàn thể cuộc sống đều ở trong phiền năo, tham, sân, si, mạn, nghi, Thân Kiến, Biên Kiến, Giới Cấm Kiến, Tà Kiến, quư vị đă thoát khỏi thứ nào? Phải chuyển hóa chúng! Quá khứ đừng nghĩ tới, quá khứ đă đều chẳng c̣n, nghĩ tới nó làm chi? Đấy là căn bệnh lớn nhất của chúng ta, vẫn cứ muốn lôi quá khứ tới hiện tại. Suốt ngày chẳng thể thôi nghĩ tới quá khứ! Quá khứ đă qua đi, há c̣n có nữa ư? Chẳng thể lôi lại được! Lại c̣n có kế hoạch cho tương lai cả vạn vạn năm. Quư vị đặt kế hoạch chi nữa, thọ mạng được mấy chục năm! “Nhân vô bách nhật hảo, thường hoài thiên nhật ưu” (người chẳng có được một trăm ngày tốt đẹp, cứ thường lo rầu cả ngàn ngày). Vị lai c̣n chưa tới, đừng bận ḷng! Tới rồi hăy nói. Quá khứ đă qua đi, quư vị đừng nghĩ tới nó. Vị lai c̣n chưa xảy đến, cũng chẳng quan tâm! Hiện tại th́ sao? Hiện tại chẳng ngừng. Ngày hôm qua chẳng phải là ngày hôm nay. Ngày hôm nay lập tức giảng xong th́ đợi tới ngày mai lại nói; chẳng bàn đến chuyện ngày mai nữa! Ngày mai là ngày mai, hiện tại chẳng trụ! Giả sử quư vị có thể chẳng nghĩ tới chuyện hôm qua, chuyện hôm nay chẳng trụ, chuyện ngày mai chưa tới, mặc kệ nó! Quư vị có thể đạt tới mức độ ấy, tôi nói: Dẫu quư vị chưa thành đạo, tối thiểu là chẳng có phiền năo!

          Phiền năo của con người sanh khởi như thế nào? Quư vị tự ḿnh t́m kiếm, suy nghĩ! Trong quá khứ, vào đời Đường, có một viên Tể Tướng là Ngư Triều Ân. Hoàng đế thỉnh quốc sư[7] tới, đương nhiên là Tể Tướng phải hầu vua. Ông ta hỏi quốc sư: “Thưa quốc sư! Tôi muốn hỏi Ngài, phiền năo từ đâu mà dấy lên? Phiền năo là ǵ?” Quốc sư trợn mắt, nói: “Nô tài nhà ngươi mà cũng hỏi Phật pháp”. Ông ta nổi cáu liền, đáp: “Tuy ta là nô tài, nhưng ta là nô tài của hoàng thượng. Ta là TTướng, ở trên vạn vạn người. Sao ngươi khinh miệt ta như vậy?” Nổi trận lôi đ́nh rồi! Quốc sư nói: “Ông đừng tức giận, phiền năo sanh từ đó. Đó chính là phiền năo. Đó là vô minh, vô minh dấy lên từ đó”. Ngay lập tức, Ngư Triều Ân khai ngộ, dập đầu đảnh lễ, bái tạ quốc sư. Đó là ứng cơ thuyết pháp. Mọi người hăy nghĩ xem: Chúng ta cũng có thể khai ngộ như thế hay chăng? Thường là do một câu nói chạm tới linh cảm của quư vị, sẽ ngay lập tức khai ngộ.

          Khai ngộ là tích lũy, mọi người có tin hay chăng? Tôi có thể làm chứng cho quư vị! Tôi chưa học hết Tiểu Học, không có tŕnh độ văn hóa, tới Cổ Sơn Phật Học Viện, căn bản là người ta không nhận tôi. Những người theo học kinh Hoa Nghiêm đều là sinh viên đại học, đại học Hoa Nghiêm mà! Nhưng sau hai ba năm v́ sao tôi có thể vào học? Sau đó, tôi đến Thanh Đảo, học pháp thế gian, Tứ Thư, Ngũ Kinh ǵ đi nữa, tôi đều học. Tôi hơn người khác ở chỗ đầu óc đặc biệt lanh lẹ, đă học rồi chẳng quên. Hiện thời, tôi thưa với mọi người, cho đến xem tiểu thuyết chi nữa, tôi đều dung hội được. Có lúc tôi kể các câu chuyện xưa, đặc biệt là nói tới vấn đề nhân quả, tôi kể cho mọi người nghe truyện Tế Công. Giảng tại làng quê, rất nhiều đạo hữu đâu có tŕnh độ văn hóa ǵ! Quư vị phải kể những mẩu chuyện, họ nghe rất hứng thú, sẽ có thể tiến nhập trọn vẹn. Nhân quả báo ứng là như thế, họ sẽ tin tưởng. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” (Phật pháp ở trong thế gian, chẳng ĺa thế gian để giác ngộ). Chỉ cần quư vị hiểu rơ pháp thế gian là Phật pháp, tách ĺa cuộc sống th́ c̣n t́m Phật pháp ở đâu? Tin được không? Trong cuộc sống hằng ngày, quư vị hăy tùy thời buông xuống cái tâm phân biệt, quán tưởng các sự vật hiện tiền, khiến cho chính ḿnh chẳng dấy lên ư niệm phân biệt. Gặp phiền năo, quư vị buông xuống, chẳng phiền năo, biết đó là giả. Khi vui thích nhất, quư vị cũng biết đấy là giả, đừng coi đó thành thật! Chẳng có ǵ tuyệt diệu hết, hết thảy đều qua đi. Đặc biệt là quư vị ở trong khổ nạn, hăy nên thấy hết thảy các pháp như huyễn. Tôi có thể làm chứng cho mọi người. Tôi ở trong tù khá lâu, ba mươi ba năm. Rất nhiều người trẻ tuổi c̣n chưa ở tù lâu bằng tôi, từ năm 1950 tới năm 1982! [Bắt đầu từ] tháng Giêng năm 1950 [tôi bị tù], rất đơn giản, quư vị hỏi: “Lăo ḥa thượng! V́ sao thầy phạm tội?” Tôi đáp: “Tôi chẳng phạm tội!’ “Chẳng phạm tội, sao lại ở tù lâu như thế?” “Người ta bắt tôi phải tin theo đảng Cộng Sản Trung Quốc, tôi không tin. Vậy là cứ ở tù đi!” Càng ở tù, càng lâu! Cho đến hiện thời, tôi vẫn là như thế. Ở trong nước là như thế! Các ngươi nhốt th́ nhốt, giết th́ giết, chẳng sao cả! Tín ngưỡng của tôi chẳng thay đổi! Chắc là mọi người đều biết: Tánh tôi là như vậy đó! Tôi ở Đại Lục cũng là như thế, hiện thời cũng là như thế. Trong tương lai, vĩnh viễn là như thế!

          Tin tưởng các pháp do nhân duyên sanh, nhưng các pháp đă do nhân duyên sanh, nhân duyên cũng có thể diệt các pháp, các pháp cũng do nhân duyên mà diệt. Hết thảy những ai có tâm dấy lên phân biệt, huyễn hóa, chẳng thật, chẳng có thứ ǵ là chân thật, cớ sao vẫn chẳng nghĩ thông suốt? Hiện thời, có các đạo hữu ở đây gởi thư cho tôi, [than thở] trong công việc, trong cuộc sống, trong nỗi hy vọng, có rất nhiều chuyện chẳng như ư. Mọi chuyện làm sao có thể đều như ư cho được? Quư vị sanh vào thế giới Sa Bà, sanh trong [hoàn cảnh] phiền năo này, trừ phi quư vị học Phật, buông xuống, thấy thấu suốt, chẳng phiền năo, th́ sẽ được như ư. Khiến cho kẻ khác vừa ư quư vị ư? Trên thế giới này, từ kẻ làm Tổng Thống cho đến một kẻ ăn mày, quư vị hỏi họ, [sẽ thấy] họ chẳng có lúc nào như ư cả! Trừ phi quư vị hiểu rơ, đoạn dứt phiền năo, học Phật sâu xa, lại c̣n có thể thực hành, th́ sẽ được như ư. Học pháp môn ǵ cũng đều có một tư tưởng trung tâm. Bất luận bộ kinh nào, cũng đều có một tư tưởng trung tâm. Tư tưởng trung tâm là một, chẳng phải là bộ kinh này hay bộ kinh kia [mỗi kinh có tư tưởng riêng biệt], kinh nào cũng đều là “vô thường, khổ, không, vô ngă”, nhưng lại tách ra thành Tiểu Thừa và Đại Thừa. Quư vị phải hiểu đạo lư này, vận dụng hết thảy Phật pháp đă học vào trong hành vi, đặc biệt là vận dụng nơi tư tưởng, th́ sẽ thành công, tối thiểu là có thể đoạn phiền năo. Đặc biệt là đối với chuyện chẳng vừa ḷng, nếu quư vị biết suy tưởng th́ phải nên tưởng như thế này: “Đời người là như thế đó, tai nạn là như thế đó”. Có rất nhiều người hỏi tôi: “Thầy sống sót ba mươi ba năm trong nhà tù bằng cách nào?” Tôi nói: “Quư vị thấy hiện thời tôi sống rất tốt. Không chỉ sống sót, mà c̣n sống thọ nữa”.

          Phật pháp nói “vạn pháp duy tâm”, nay chúng ta đang nói về “vạn pháp duy tâm”. Tâm này trọn đủ mười pháp giới. Tứ giáo nói “tam thiên tánh tướng” chính là một niệm hiện tiền của quư vị, có thể lư giải hay không? Kinh dạy: Quư vị ắt cần phải dùng đầu óc suy nghĩ, đấu tranh tư tưởng khá nhiều. Nếu không, quư vị tiến nhập bằng cách nào? Quư vị đừng xem [Phật pháp] thành văn tự, học kinh Phật chẳng phải là học văn tự, mà phải dốc sức nơi hành động. Tức là kinh dạy quư vị làm như thế nào, hăy làm như thế đó! Quư vị thực hiện, hăy thử xem, liễu sanh tử như thế nào? Bộ kinh nào cũng đều dạy phải liễu sanh tử, dạy buông xuống, buông xuống bèn tự tại. Kẻ nào không buông xuống được, bèn phiền năo. Rất nhiều đạo hữu viết thư cho tôi, [than thở họ đầy dẫy] phiền năo. Tôi cũng chẳng thể trực tiếp nói với họ: “Phiền năo ở chỗ nào? Quư vị lấy ra cho người khác xem thử!” Quư vị chẳng lấy ra được! Phiền năo là vô h́nh, vô tướng. Mọi người rất hiểu Phiền () là rất không an định, một chốc như thế này, chốc nọ như thế kia. Thân thể này quư vị [khống chế] rất dễ dàng, chứ tâm lư chẳng thể khống chế được! Một chốc chạy đến chỗ này, thoáng sau tót qua chỗ kia! Nay đang ngồi nghe giảng ở đây, người đó nghĩ tới xe hơi, nghĩ tới gia đ́nh ở bên ngoài, đầu óc suy nghĩ rất nhiều, chẳng thể chuyên tâm nhất ư được, có thể chẳng khởi phân biệt ư? Phàm là hết thảy những ǵ có phân biệt, đều là huyễn hóa, chẳng chân thật! Quư vị hăy quán như thế.

          Cái gọi là Thức, Thọ, Tưởng, Hành, sẽ bao gồm tư tưởng nghĩ nhớ quá khứ. Quá khứ cũng tạo thành chủ ư trong tư tưởng: Ta đă làm sai chuyện này, ta phải nên sửa chữa như thế nào? Chuyện đă qua rồi, quư vị có sửa th́ cũng đă muộn màng! Đừng nên nghĩ tới nó, hăy buông xuống. Mọi người rèn luyện, chuyện ngày hôm qua đừng lôi kéo sang hôm nay, hăy để nó qua đi. Quư vị có thể buông xuống như thế, tự nhiên sẽ tự tại, sẽ chẳng phân biệt, v́ toàn là giả! Đạo lư này rành rành ai nấy đều biết, nhưng chẳng làm được! Đứa trẻ nào được mẹ sanh ra mà mang theo chút ǵ, nó mang ǵ đến vậy? Mọi người ngẫm xem, kể cả bản thân chúng ta, quư vị sanh ra đă mang theo ǵ đến đây? Thứ ǵ cũng chẳng có! Khi quư vị rời đi, có thể mang theo thứ ǵ ra đi? Đạo lư rất đơn giản, ai nấy đều hiểu rơ, nhưng chẳng buông ḷng tham xuống nổi. Chưa chết th́ c̣n chưa hết tham. Quư vị tham lam bao nhiêu đi nữa, khi mất cũng chẳng mang theo được vật ǵ, kể cả thân thể của chính ḿnh. Quư vị chết rồi, hỏa táng, biến thành tro bụi. Dẫu xây phần mộ đẹp đẽ cách mấy, vẫn vô dụng! Hiện thời, tại Đại Lục có rất nhiều cuộc đất là chỗ mộ cổ, là các ngôi mộ từ thời Hán đều bị đào lên hết! Các ngôi mộ gần hai ngàn năm đều bị đào bới. Hai ngàn năm vẫn là rất ngắn, quư vị có thể c̣n lại ǵ? Chẳng có! Bất cứ thứ ǵ cũng chẳng có! Hết thảy các pháp vốn đều là không, chúng sanh chẳng buông xuống được! Quư vị chẳng buông xuống được, [vậy th́] có thể giữ lại ǵ? Chính mắt chúng ta trông thấy, chuyện trăm năm trước c̣n có thể tồn tại hay không? Các đạo hữu từ Bắc Kinh tới núi [Ngũ Đài] thăm tôi, tôi thường bảo họ: Khi tôi tới Bắc Kinh, Bắc Kinh mới có hai mươi sáu vạn cư dân. Hiện thời đă hơn một ngàn vạn. Người thuở ấy đă sớm qua đời hết rồi; họ làm sao biết tám cửa thành, tám cửa ải của Bắc Kinh sẽ bị hủy toàn bộ, c̣n ǵ nữa chăng? Mỗi hiện tượng trong hết thảy các pháp thế gian và xă hội hằng ngày nhắc nhở chúng ta như huyễn, như hóa. Chúng ta là huyễn hóa khôn cùng, chẳng chân thật.

          Cái gọi là Thức, Thọ, Tưởng, Hành, nghĩ nhớ, duyên lự, hay biết, hết thảy các pháp, các thứ tâm số, các thứ suy nghĩ nẩy sanh trong tâm, quư vị nói xem, là xanh, là vàng, là đỏ, hay là trắng? Chẳng có màu sắc. Màu sắc ǵ cũng đều chẳng có, tâm chẳng phải là các thứ sắc. Lại c̣n có dài, ngắn, vuông, tṛn, lớn, nhỏ th́ sao? Vọng tưởng chấp trước! V́ thế, nói tới hết thảy các thế giới tận mười phương hư không, quư vị muốn t́m h́nh dạng của cái tâm, có thể t́m được hay không? Chẳng có! Hơn nữa, vuông có thể biến thành tṛn, tṛn lại có thể biến thành vuông, hiện tượng biến hóa vô cùng. Thế giới đă chẳng phải luôn [cố định] như vậy, v́ sao phải chấp trước? V́ vô minh thâm căn cố đế từ quá khứ. Nói đơn giản, vô minh là về căn bản, điều ǵ cũng đều chẳng hiểu rơ. Vô minh là không hiểu rơ. Không hiểu rơ điều ǵ? Không hiểu rơ sanh tử do đâu mà có, không hiểu rơ khổ là ǵ, lạc là ǵ? Có tiêu chuẩn hay không? Khổ và lạc vốn chẳng có tiêu chuẩn, đều là cảnh giới hư vọng. V́ sao coi cảnh giới hư vọng thành chân thật? Do điên đảo. V́ thế, gọi là mê; đó là mê; nhưng cái tâm của chúng ta chẳng biết, chính ḿnh không biết. Ai có thể biết chính ḿnh? Chẳng hạn như ngày mai sẽ chết, chẳng có ai biết, luôn nghĩ ngày mai tuyệt đối chẳng chết. Ngày mai lại c̣n có ngày mai nữa, tuyệt đối chẳng chết; toàn là nghĩ kiểu đó! Có biết chuyện đột nhiên nẩy sanh ngoài dự liệu hay chăng? Thấy hết thảy các pháp hữu vi là hư vọng, mỗi lúc đều có thể biến diệt. Sở dĩ quư vị dấy lên cách nghĩ nhận biết rồi so đo “cái nào là ta, cái nào là của ta”, xác thực là cái hay biết ấy chẳng có tướng chân thật, chỉ là vọng tưởng so đo. Do những ǵ được suy nghĩ bởi cái tâm vọng tưởng ấy đều chẳng có thứ ǵ là có thật thể, chẳng thể thấy, đều có tánh chất “có thể bị hư hoại”. Ai có thể t́m một thứ bất hoại trong thế giới này, có hay không? Ai có thể t́m được một thứ bất hoại? Trong thế giới này chẳng có! Tất cả hết thảy ngôn thuyết, lấy ngôn ngữ làm tiêu chuẩn. Viết sách, lập thuyết có thể coi là tiêu chuẩn hay không? Tiền nhân thực hiện [chuyện viết sách, lập ngôn], hậu nhân phủ định các thuyết ấy!

          Thật sự là chẳng có, do nghiệp chướng của quư vị từ vô thỉ kiếp đến nay huân tập mà thành. Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, nhân duyên huân tập [giống như] quư vị vào trong chỗ làm nhang, cho nên trên thân quư vị tự nhiên có mùi thơm. Nếu có một ngày, chẳng hạn như người làm nghề dọn phân tại Sở Vệ Sinh Bắc Kinh, người ấy suốt ngày phải đụng chạm với phân người, dẫu một ngày tắm mấy lượt, vẫn không được! Người khác vẫn né xa kẻ đó, trên thân kẻ đó có mùi hôi thối! Tùy thuộc quư vị làm nghề nghiệp ǵ! Quư vị có thể tự ḿnh chọn lựa nghiệp, v́ sao chẳng chọn thiện nghiệp, toàn là chọn lấy ác nghiệp vậy? Chúng ta thường nói đến nghiệp chướng; đấy là một loại. Một loại khác là nhân duyên huân tập từ vô thỉ kiếp đến nay, đă coi hết thảy các thứ hư vọng chẳng thật là thật sự có. Chẳng hạn như nhục thể của chúng ta vốn phải hư hoại, nhưng v́ bảo vệ tấm thân này, chẳng biết đă phải tốn bao nhiêu trí óc? Bất luận quư vị dùng phương pháp ǵ đi nữa, đều chẳng thể ǵn giữ, che chở cảnh giới hư vọng được! Quư vị phải thấy thấu suốt. Hễ c̣n muốn sống thêm mấy năm, càng chấp trước, càng sợ, càng có quỷ! Người ta có câu nói: “Càng sợ, càng có quỷ!” Càng mong sống thêm mấy năm, thọ mạng càng ngắn. Càng nói tới các phương pháp bảo vệ tánh mạng, lại càng chẳng thể duy tŕ được.

          Hiện thời, đối với các thứ bệnh ung thư, vô duyên vô cớ bị bệnh ung thư. Hễ bị ung thư, sẽ chẳng có cách chi hết, rất nhiều [trường hợp phải bó tay như vậy]. Có thể do ư chí của quư vị mà chọn lựa hay không? Thông thường, nếu muốn trường thọ, mà mặt khác, chuyện xấu ǵ cũng đều làm, khiến cho nhục thể tiêu hao, há có thể trường thọ được ư? Do cái tâm vọng tưởng, do cái tâm sanh khởi các thứ pháp, các thứ pháp lại ảnh hưởng tới cái tâm của quư vị, khiến cho quư vị trong mỗi niệm đều chấp trước, chẳng bỏ được. Điều ǵ vừa ư th́ mong có được, thứ ǵ không ưa thích th́ mong vứt bỏ. Do v́ cái tâm cầu được cầu mất ấy, chẳng biết quư vị đă tốn bao nhiêu đầu óc, vẫn chẳng có cách nào, có bỏ cũng bỏ chẳng được! Ĺa cũng chẳng ĺa nổi, mà mong đạt cũng chẳng đạt được. Cứ mong cầu đạt được, đạt được rồi th́ vẫn là hư vọng, do nó chẳng có thật thể. Chỉ v́ nhục nhăn của quư vị chẳng trông thấy, cái tâm suy tưởng cũng chẳng thể nghĩ nổi. V́ trong tâm có nhân duyên huân tập, nghiệp chướng từ vô thỉ đến nay, đó là huân tập. Huân tập lại phát khởi hiện hành, hiện hành lại tích lũy, tích lũy rồi lại biến thành chủng tử. Do vậy, sanh ra đủ loại sai lầm. Nếu mong gột sạch các sai lầm ấy, hăy niệm Địa Tạng Bồ Tát cho nhiều!

 

Tập 11

          (Kinh) Nhược vô giác tri năng phân biệt giả, tắc vô thập phương tam thế nhất thiết cảnh giới sai biệt chi tướng.

          ()若無覺知能分別者。則無十方三世一切境界差別之相。

          (Kinh: Nếu không có giác tri để có thể phân biệt, sẽ chẳng có hết thảy các tướng cảnh giới sai biệt trong mười phương ba đời).

 

          Lần trước, chúng tôi đă nói tới cái tâm và cảnh giới bên ngoài, cảnh bên ngoài là hư vọng. Tâm sanh hết thảy các tướng cảnh giới, cho nên bèn có [các thứ cảnh giới]. Đó gọi là “tâm sanh th́ các thứ pháp sanh, tâm diệt th́ các thứ pháp diệt”. Đấy là hoàn toàn nói về cái tâm của chúng ta, khiến cho chúng ta liễu tri cái tâm hiện tiền của chính ḿnh. Chúng ta thường nói tới vọng tưởng, vọng tưởng chẳng phải là chân thật, là sự tưởng tượng hư vọng. Gốc rễ sanh khởi của sự tưởng tượng hư vọng ấy rất sâu, vọng sanh khởi từ đâu? Nương vào Chân mà khởi. V́ hết thảy chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do vô minh si ám huân tập mà hiện thành tướng cảnh giới. Cái niệm ấy chính là cái niệm do sự hay biết, là cái niệm do tư niệm (nghĩ nhớ) của quư vị, tự nó chẳng biết chính ḿnh. Mỗi vị đều là như thế, tâm chẳng thể tự biết tâm, hư vọng cho là có. Khi đó, do cảm nhận dấy lên sự hay biết, do sự nhận biết sanh ra cách nghĩ, từ cách suy nghĩ ấy mà chia ra thứ ǵ là ta, thứ ǵ là của ta. Nói chân thật, các thứ ấy chẳng có tướng giác ngộ, nhận biết, chẳng hề có tướng. Do cái tâm hư vọng của chúng ta chẳng có thật thể, nó biến hóa khôn lường. Chúng ta có thể thấy được cái tâm của chính ḿnh hay không? Chẳng có vị nào có thể thấy cái tâm. Thấy được cái tâm th́ quư vị thành đạo rồi! Đều là do tướng cảnh giới bên ngoài huân tập mà hiện ra; chúng ta gọi hết thảy các tướng biến hiện mà quư vị có thể thấy được là “tướng cảnh giới hư vọng”. Tướng sanh từ tâm. Trong kinh, đức Phật đă dạy chúng ta, tâm quư vị sanh th́ các loại pháp mới sanh, tâm diệt th́ các loại pháp diệt. Các loại pháp đều là nhất tâm. Tướng cảnh giới bên ngoài rành rành có thể trông thấy; tuy có thể thấy tướng, trọn chẳng thể đạt được!

          Nhưng những điều được giảng trong kinh Phật th́ có lúc chuyên bàn về tâm pháp, đoạt hết thảy các tướng cảnh giới, hết thảy các tướng cảnh giới là hư vọng. Nếu chúng ta chỉ bàn về Nhăn Thức, NThức, TThức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ư Thức, thức thứ bảy Mạt Na, thức thứ tám A Lại Da, đó gọi là “tám cái tâm” hay “tám thức tâm”. Khi cái tâm của quư vị quán hết thảy các pháp, khi tâm đối trước hết thảy các pháp thuộc tướng cảnh giới bên ngoài, khi thức tâm phân biệt hết thảy các pháp, đó gọi là “duyên lự giác tri”, đều là duyên theo ư niệm mà sanh khởi. Do vậy, chúng ta thấy hết thảy sự vật, dài, ngắn, lớn, nhỏ, vuông, tṛn, tất cả hết thảy các sự vật, tất cả hết thảy các h́nh tướng, nói chung đều là sự phân biệt hư vọng của quư vị, khiến cho chúng ta nhận biết hết thảy các pháp. Tất cả hết thảy tướng bên ngoài đều gọi là cảnh giới, nhưng tướng cảnh giới là phân biệt. Chúng ta khởi tâm động niệm, sẽ dấy khởi chấp trước. Chấp trước là đối với cái ǵ tốt th́ chúng ta mong có được, sẽ chiếm làm của ḿnh; đối với cái chẳng vừa ư, bèn mong vứt bỏ. Từ trong ấy mà sanh ra phiền năo, mong đạt được mà chẳng đạt được, [cái mong vứt] bỏ mà lại chẳng bỏ được. V́ mong được mà chẳng được, muốn bỏ mà bỏ chẳng được; cho nên điều ấy được gọi là “nghiệp”. “Nghiệp” có nghĩa là “tạo tác”, do chính ḿnh tạo ra. Vốn hết thảy đều là tướng hư vọng, chẳng có; nhưng chúng ta mắc lừa, ngỡ vọng tâm là chân thật. Đó là cảm giác và sự phân biệt của quư vị. Tất cả phân biệt hoàn toàn là giả!

          Do vậy, trong kinh văn nói quư vị có thể hay biết, phân biệt, tức là phân biệt quá khứ, hiện tại, vị lai trong mười phương. Mười phương là nơi chốn, “quá khứ, hiện tại, vị lai” là thời gian. Bất luận nói theo không gian, hay nói theo thời gian, tướng cảnh giới khác biệt hoàn toàn do tâm khởi. Kinh dạy: “Tâm sanh th́ các pháp sanh. Tâm diệt, các pháp diệt”. Do chúng ta có “thấy, nghe, hay, biết”, bèn từ thấy, nghe, hay, biết mà khởi lên phân biệt: Đối với cái chính ḿnh ưa thích, bèn mong đạt được, mong giữ vững, mong nó chẳng thay đổi, chẳng thể được! Cái quư vị mong đạt được lại chẳng đạt được. Cái chẳng mong đạt được là những thứ khiến cho quư vị không ưa thích, muốn ĺa bỏ chúng, mà quư vị lại chẳng tách ĺa chúng được. Khi quư vị mong đạt được mà chẳng có được, mong ĺa bỏ mà chẳng tách ĺa được, trong lúc ấy, sẽ nẩy sanh rất nhiều phiền năo. Mỗi người hăy nhớ lại đôi chút, những chuyện quư vị đă từng trải có phải đều là như thế hay không? Vốn chẳng có, mà do hư vọng, bèn dấy lên chấp trước, hết thảy các sự vật đều là giả. Chẳng hạn như chúng ta “làm mậu dịch”, nói thông thường là “buôn bán”, quư vị buôn bán lỗ lă, phát tài hay cụt vốn đều do cái tâm quư vị sanh ra. V́ sao lỗ lă, chẳng kiếm tiền được? Phương pháp chẳng đúng! V́ sao phương pháp không đúng? Quư vị chẳng có trí huệ, chẳng thấy được! Không chỉ buôn bán, ngay trong cuộc sống, quư vị làm hết thảy các sự nghiệp đều là như thế. Chuyện ấy cho thấy [những thứ ấy] đều là ǵ? Toàn là vọng tưởng, chẳng có thứ ǵ chân thật. Xét theo quan niệm về kiếp người, quư vị sanh ra, mang theo thứ ǵ tới đây? Mang theo phiền năo tham, sân, si tới đây, những thứ khác đều chẳng có! Có đứa trẻ nào sanh ra chẳng phải là không có chi hết? Nhưng quư vị chết rồi, khi thọ mạng này đă hết, bèn mang theo nghiệp chướng đă tạo trong đời này, chẳng bỏ được. Ngoại trừ nghiệp chướng, quư vị c̣n có thể đạt được ǵ? Hỏa thiêu cái thân người ấy là đốt cháy nhục thể, có thể thiêu nghiệp chướng hay không? Chẳng thiêu được! Vẫn tiếp tục c̣n đó!

 

          (Kinh) Dĩ nhất thiết pháp giai bất năng tự hữu, đản y vọng tâm phân biệt cố hữu. Sở vị nhất thiết cảnh giới các các bất tự niệm vi hữu, tri thử vi tự, tri bỉ vi tha. Thị cố nhất thiết pháp bất năng tự hữu, tắc vô biệt dị, duy y vọng tâm, bất tri bất liễu nội tự vô cố. Vị hữu tiền ngoại sở tri cảnh giới, vọng sanh chủng chủng pháp tưởng, vị hữu, vị vô, vị bỉ, vị thử, vị thị, vị phi, vị hảo, vị ác, năi chí vọng sanh vô lượng vô biên pháp tưởng. Đương như thị tri, nhất thiết chư pháp giai tùng vọng tưởng sanh, y vọng tâm vi bổn.

          ()以一切法皆不能自有。但依妄心分別故有。所謂一切境界各各不自念爲有。知此爲自。知彼爲他。是故一切法不能自有。則無別異。唯依妄心。不知不了內自無故。謂有前外所知境界。妄生種種法想。謂有謂無。謂彼謂此。謂是謂非。謂好謂惡。乃至妄生無量無邊法想。當如是知。一切諸法皆從妄想生。依妄心爲本。

          (Kinh: Do hết thảy các pháp đều chẳng thể tự có, chỉ nương vào vọng tâm phân biệt mà có. Đó gọi là hết thảy cảnh giới, mỗi mỗi đều chẳng tự nghĩ là có. Biết cái này là tự, biết cái kia là tha. Do vậy, hết thảy các pháp đều chẳng thể tự có, cho nên chẳng có khác biệt. Chỉ nương vào vọng tâm, chẳng biết, chẳng rơ bên trong chính nó (vọng tâm) chẳng có [hết thảy các pháp], cho rằng có cảnh giới để biết ở bên ngoài, lầm lạc sanh ra đủ thứ pháp tưởng, cho rằng có, cho rằng không, cho rằng đây, cho rằng kia, cho rằng đúng, cho rằng sai, cho rằng tốt, cho rằng xấu, cho tới lầm lạc sanh ra vô lượng vô biên pháp tưởng. Hăy nên biết như thế này: Hết thảy các pháp đều sanh từ vọng tưởng, nương vào vọng tâm làm gốc).

 

          V́ thế, trong đoạn kinh văn này, [Địa Tạng Bồ Tát dạy rơ]: Bản thân của hết thảy các pháp vốn chẳng phải là Có, mà cũng chẳng phải là Không Có. Chúng được thành lập do vọng tưởng phân biệt của chúng sanh. Nương theo cái tâm phân biệt của chúng sanh mà kiến lập hết thảy các pháp. Tất cả hết thảy các tướng cảnh giới bên ngoài toàn là do tâm khởi, hết thảy các pháp đều do cái tâm của chúng sanh mà khởi. Hết thảy các pháp cũng do cái tâm của chúng sanh mà diệt. Bản thân của pháp có cho rằng nó là hữu vi hoặc vô vi hay không? Nó có biết đây chính là Ngă, những cái khác chẳng phải là Ngă hay chăng? Chẳng có sự phân biệt ấy. Bản thân của pháp chẳng có phân biệt. Quư vị tùy tiện lấy một pháp nào, hết thảy các pháp đều chẳng thể tự có, mà cũng chẳng có sai biệt, đều là nương theo vọng tâm mà định. Do v́ duyên cớ ấy, chẳng biết, chẳng rơ. Chẳng biết, chẳng rơ điều ǵ? Bên trong đă tự chẳng có, vốn chẳng có, đều là hư vọng. V́ sao có khi chúng ta sanh rất nhiều tâm? Mỗi đạo hữu đều là như vậy, v́ tướng cảnh giới đối trước các căn được nhận biết trong hiện tiền, kể cả thân thể của chúng ta, thân thể của chúng ta là tướng cảnh giới của cái tâm, mọi người phải nên quán như vậy, nhận biết như vậy, đều là các cách nghĩ sanh khởi từ hư vọng: “Đây là tốt, đây là chẳng tốt, đây là thiện, đây là ác!” Vốn chẳng có hết thảy các pháp, [thế mà] hư vọng sanh khởi hết thảy các pháp, niệm nào cũng đều chấp trước, phân biệt chẳng bỏ! Thứ ǵ quư vị chẳng yêu thích, muốn bỏ đi, muốn bỏ mà chẳng bỏ được! Chẳng có trong, ngoài, chẳng có dài, ngắn, chẳng có lớn, nhỏ, chẳng có vuông, tṛn. V́ sao có các vật này nọ? Do vọng tâm so đo, đều là do tâm hư vọng mà chấp trước chẳng xả. Hết thảy chúng sanh đều là như thế; đó là phiền năo. V́ khi quư vị mong có được, đối với cái tốt đẹp bèn mong có được, nhưng chẳng đạt được th́ cũng nẩy sanh phiền năo. Đối với cảnh giới chẳng yêu thích, quư vị chẳng muốn trông thấy, nhưng lại chẳng bỏ được. Cái quư vị mong có mà chẳng đạt được, cái mong vứt bỏ chẳng ĺa bỏ được, chẳng phải là phiền năo ư? Trong hết thảy các pháp, giả sử quư vị cho rằng chúng nó chẳng thật sự tồn tại, là hư vọng, chẳng chân thật, giả trất, do vọng tưởng sanh khởi; đối với vọng tưởng, chúng ta chẳng có cách nào hết, quư vị mong đạt được th́ chẳng có, căn bản là chẳng có chi hết! Quư vị mong bỏ th́ cũng như thế.

          Do đó, dựa theo những điều kinh văn đă nói, Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Hết thảy các pháp chẳng thể tự ḿnh có. Nó hiện hữu bằng cách nào? Do nương theo vọng tâm phân biệt nên mới có, do hư vọng phân biệt nên mới sanh ra. Tức là hết thảy chấp trước, hết thảy các tướng cảnh giới, mỗi thứ đều chẳng thể tự nghĩ là có. Thứ ǵ là tự? Thứ ǵ là tha? Biết đấy là chấp trước. Thân thể này gọi là tự, biết cái kia là thân người khác. Hết thảy các pháp chẳng phải tự ḿnh ấn định chính ḿnh là có, cũng chẳng có sai biệt, mà cũng chẳng có bất đồng, nương vào đâu mà sanh khởi? Đó là vọng tâm. Chẳng biết, chẳng hiểu rơ bên trong vốn tự chẳng có. Chúng ta chẳng biết điều này, chẳng thể liễu đạt, chẳng thể hiểu rơ. Thân thể của chúng ta là chẳng có. Nó là tướng cảnh giới; tức là hết thảy các tướng cảnh giới bên ngoài mà ta trông thấy đều là các pháp thuộc vào vọng tưởng. Do các thứ pháp tưởng (cách suy nghĩ đối với pháp) được sanh khởi bởi vọng tưởng mà nói là có, hoặc không, nói cái kia, nói cái này, nói là đúng, là sai, nói xấu, nói tốt, cho tới lầm lạc sanh khởi vô lượng vô biên pháp tưởng do nương theo h́nh tướng của các pháp. Chỉ nên quán tưởng hết thảy các pháp đều là hư vọng sanh khởi, chẳng chân thật. Chân thật là chẳng thay đổi, chẳng hoại, chẳng khác. Hết thảy các pháp đều chẳng thật sự tồn tại.

          Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Nó lấy hư vọng làm căn bản. Bản thân vọng tưởng chẳng thể được, [vậy th́] hết thảy các pháp được sanh bởi vọng tưởng có thể tồn tại hay không? Chúng do hư vọng sanh ra, thế mà [chúng sanh] vẫn chấp trước những cái được sanh bởi hư vọng. Chúng chẳng có, giả danh là “tướng cảnh giới” mà thôi! Mọi người đặt cho nó một cái giả danh, chẳng chân thật. V́ hết thảy các cảnh bên ngoài đều là giả, cho nên cái tâm vọng tưởng sanh khởi cũng là giả. Tâm sanh ra vạn pháp, cái tâm vọng tưởng của quư vị sanh ra vạn pháp. Vạn pháp duy tâm, vẫn là giả. Cái tâm ấy chẳng phải là chân tâm, mà là tâm vọng tưởng. Chân tâm chẳng có ngôn thuyết!

 

          (Kinh) Nhiên thử vọng tâm vô tự tướng cố, diệc y cảnh giới nhi hữu, sở vị duyên niệm giác tri tiền cảnh giới cố, thuyết danh vi tâm.

          ()然此妄心無自相故。亦依境界而有。所謂緣念覺知前境界故。說名爲心。

          (Kinh: Nhưng do cái vọng tâm ấy chẳng có tự tướng, cũng nương theo cảnh giới mà có, tức là duyên theo sự nghĩ tưởng, hay biết tiền cảnh giới, cho nên gọi là tâm).

 

          Chúng ta có thể t́m thấy tướng của cái tâm ấy hay không? Bản thân cái tâm chẳng có tướng. Cái tâm nơi thân thể của chúng ta là “nhục đoàn tâm” (肉團心, quả tim thịt), đó chẳng phải là tâm. Quả tim trong nhục thể của quư vị chẳng phải là tâm, nó là một h́nh tướng mà thôi, đều nương theo cảnh giới bên ngoài mà sanh ra hết thảy duyên niệm. Do duyên niệm mà chứng thực hết thảy các tướng cảnh giới bên ngoài, bèn đặt tên cho cái phù hiệu ấy là Tâm. Chẳng hạn như tim, lá lách, phổi, gan đều là giả danh. Tâm sanh khởi như thế nào? Do tướng cảnh giới bên ngoài mà có. Do có tướng cảnh giới, nên mới có tâm. Tâm do cảnh mà sanh. Tâm vốn là vô sanh, do cảnh mà có. Do tướng cảnh giới bên ngoài mà sanh ra tâm, có thể t́m được cái tâm hay không? Cho đến khi quư vị đă nhận biết cái tâm ấy, đó gọi là “minh tâm kiến tánh”, cái tâm ấy mới là thật, chẳng thể diễn tả được, chẳng thể nói ra được. Cái tâm ấy có h́nh dạng như thế nào? Cái tâm ấy do chúng ta thành tựu. Nếu quư vị sang Đại Lục, nh́n xem Thiền đường trong các chùa miếu, [sẽ thấy] nơi ấy luôn được gọi là Tuyển Phật Trường (選佛場), hàm ư “tâm đă Không th́ mới được coi là thi đậu”. Tâm quư vị phải Không th́ mới thành tựu. Tâm chúng ta có thể Không hay chăng?

 

          (Kinh) Hựu thử vọng tâm dữ tiền cảnh giới, tuy câu tương y, khởi vô tiên hậu, nhi thử vọng tâm năng vi nhất thiết cảnh giới nguyên chủ. Sở dĩ giả hà? Vị y vọng tâm bất liễu pháp giới nhất tướng, cố thuyết tâm hữu vô minh. Y vô minh lực nhân cố, hiện vọng cảnh giới, diệc y vô minh diệt cố, nhất thiết cảnh giới diệt. Phi y nhất thiết cảnh giới tự bất liễu cố, thuyết cảnh giới hữu vô minh, diệc phi y cảnh giới cố sanh ư vô minh. Dĩ nhất thiết chư Phật ư nhất thiết cảnh giới bất sanh vô minh cố. Hựu phục bất y cảnh giới diệt cố, vô minh tâm diệt. Dĩ nhất thiết cảnh giới tùng bổn dĩ lai, thể tánh tự diệt, vị tằng hữu cố. Nhân như thử nghĩa, thị cố đản thuyết nhất thiết chư pháp y tâm vi bổn.

          ()又此妄心與前境界。雖俱相依。起無先後。而此妄心能爲一切境界源主。所以者何。謂依妄心不了法界一相。故說心有無明。依無明力因故。現妄境界。亦依無明滅故。一切境界滅。非依一切境界自不了故。說境界有無明。亦非依境界故生於無明。以一切諸佛於一切境界不生無明故。又復不依境界滅故。無明心滅。以一切境界從本已來。體性自滅。未曾有故。因如此義。是故但說一切諸法依心爲本。

          (Kinh: Lại nữa, vọng tâm ấy và tiền cảnh giới (cảnh giới bên ngoài hiện tiền đối trước các căn) tuy đều nương vào nhau, nhưng chẳng thể dấy lên thứ tự trước sau, nhưng vọng tâm ấy lại có thể là nguyên chủ (cội nguồn) của hết thảy các cảnh giới. V́ cớ sao vậy? Chính là do nương theo vọng tâm, chẳng thể hiểu rơ pháp giới nhất tướng được! V́ thế nói “tâm có vô minh”. Do nương vào sức của vô minh làm nhân, hiện ra cảnh giới hư vọng, chúng cũng nương theo vô minh mà diệt. Hết thảy cảnh giới diệt, chẳng nương theo hết thảy cảnh giới th́ sẽ chẳng tự thấu hiểu thông suốt được. Nói “cảnh giới có vô minh”, cũng chẳng nương theo cảnh giới mà sanh ra vô minh. Do hết thảy chư Phật ở trong hết thảy cảnh giới đều chẳng sanh vô minh, lại chẳng nương theo cảnh giới mà diệt. Tâm vô minh diệt, do hết thảy các cảnh giới vốn là thể tánh tự diệt, chưa từng có. Do nghĩa như thế, cho nên chỉ nói “hết thảy các pháp nương vào tâm làm gốc”).

 

          Cái tâm chúng ta sử dụng trong hiện tiền đều là tướng cảnh giới hư vọng, chẳng phải là cái tâm [chân thật] của quư vị; nhưng cái vọng tâm ấy của ta và hết thảy các tướng hiện ra trước mắt (chánh kinh gọi các tướng ấy là “tiền cảnh giới”) nương tựa lẫn nhau. Tâm do cảnh mà khởi, trông thấy ǵ, suy nghĩ ǵ, tâm bèn sanh. Cảnh do tâm sanh. Tâm sanh th́ đủ mọi pháp sanh, tâm diệt th́ đủ loại pháp diệt. Cái tâm và tướng cảnh giới bên ngoài, cái nào có trước? Cái nào có sau? Quư vị chẳng thể t́m thấy [thứ tự] trước sau. Khi tâm dấy lên, chẳng có trước sau. Chúng ta cho rằng vọng tâm là cội nguồn của hết thảy các tướng cảnh giới. Tâm sanh th́ đủ mọi pháp sanh. Tâm là chủ. Nếu tâm diệt th́ đủ mọi pháp diệt. V́ sao phải nói như vậy? Theo Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, do vọng tâm chẳng thể biết pháp giới nhất tướng; [cái tâm đang được nói] ở đây là vọng tâm, nó sẽ chẳng biết là pháp giới nhất tướng. V́ thế nói “tâm có vô minh”. Chẳng biết pháp giới nhất tướng th́ gọi là “vô minh”. Nương theo sức của vô minh mà sanh ra hết thảy các cảnh giới. Do v́ vô nên mới nói hữu, v́ hữu nên mới nói vô, hữu và vô đối chiếu lẫn nhau. Hết thảy các tướng cảnh giới diệt, cảnh giới chẳng thể tự diệt. Do tâm diệt nên cảnh diệt, do tâm sanh nên cảnh sanh. Tướng cảnh giới có vô minh, vô minh có nghĩa là “không hiểu rơ”. Tướng cảnh giới có vô minh, cái vô minh ấy do cảnh giới mà khởi ư? Cảnh giới sanh ra vô minh, vô minh lại dấy khởi hết thảy cảnh giới. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói như thế đó. Đấy là pháp môn tâm địa trong học Phật.

          Mọi người phải kiên nhẫn lắng nghe, quư vị phải quán chiếu: “Tâm sanh th́ các pháp sanh”. Quư vị vừa động niệm, hết thảy các pháp đều sanh khởi. Tâm diệt tức là thứ ǵ quư vị cũng đều chẳng nghĩ tới; tâm diệt, hết thảy các pháp đều diệt. Đại Thừa Khởi Tín Luận giảng về vấn đề này, bao nhiêu chương sách [trong bộ luận ấy] đều nhằm thuyết minh vấn đề này. Một niệm bất giác, thoạt đầu v́ thất niệm (ư chẳng chánh niệm) trong một niệm, bất giác mà có vô minh. Do v́ vô minh bèn sanh khởi nghiệp tướng, chuyển tướng, và hiện tướng. [Chuyện này thường được diễn tả là] “nhất niệm bất giác sanh tam tế” (do một niệm bất giác mà sanh ra ba tế tướng, tức nghiệp tướng, chuyển tướng, và hiện tướng). Ba tế tướng ấy là căn bản vô minh. Cho đến khi đoạn ba tế tướng ấy, Bát Địa Bồ Tát mới có thể đoạn hiện tướng, Cửu Địa Bồ Tát mới có thể đoạn chuyển tướng, Thập Địa Bồ Tát mới có thể đoạn nghiệp tướng. Đợi cho tới địa vị thứ mười một, tức là thành Phật, th́ mới có thể trong một niệm đoạn dứt căn bản vô minh nơi ba tế tướng ấy, thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do khi các tướng ấy sanh khởi, nghiệp tướng sẽ tạo nghiệp. Trí tướng, tương tục tướng, khởi nghiệp tướng, nghiệp hệ khổ tướng, mỗi tướng sau thô hơn tướng trước. Tướng sau thô hơn tướng trước tức là niệm sau thô hơn niệm trước. Do niệm sau thô hơn niệm trước, cảm vời chúng sanh thuộc địa vị phàm phu tạo nghiệp. Nghiệp liền trói buộc quư vị (đó là nghiệp hệ khổ tướng), khiến cho quư vị chẳng thoát ra được; nay chúng ta đều đang bị nghiệp trói buộc. Khi nhanh chóng đoạn dứt, sẽ biết nghiệp tánh vốn không, thể tánh của nghiệp chẳng có, là rỗng không. V́ sao mà có? Do cảnh mà có, nghiệp tánh vốn là không, do cảnh mà có [nghiệp]. Cảnh chẳng phải là thật, toàn là giả. Nếu lúc cảnh mất đi, chẳng có hết thảy các tướng cảnh giới. Cảnh giới đă chẳng có, tâm liền sáng tỏ. Sự “sáng tỏ” ấy chỉ là đă tiêu trừ các tướng như nghiệp tướng, chuyển tướng, tương tục tướng, nghiệp hệ khổ tướng, khởi nghiệp tướng, nghiệp sẽ chẳng trói buộc quư vị. Chúng ta bị nghiệp trói buộc. Thiện nghiệp của quư vị cũng là nghiệp, mà ác nghiệp cũng là nghiệp. V́ có ác nên phải tu thiện, đoạn ác, tu thiện. Đoạn ác, ác đă chẳng c̣n, thiện cũng chẳng lập.

          Do vậy, vô minh diệt th́ cảnh giới sẽ diệt. Cảnh giới diệt th́ hết thảy các tướng đều diệt. V́ cảnh giới có vô minh; nếu chẳng có cảnh giới th́ c̣n có thể sanh ra vô minh hay không? Vô minh sanh trong cảnh giới. Chẳng có cảnh giới, chúng ta nhận biết hết thảy cảnh giới là hư vọng. Do đó, kinh Lăng Nghiêm có nói: “nhược kiến chư tướng phi tướng” (nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng), hết thảy các tướng cảnh giới đều chẳng thật, chẳng có, “tắc kiến Như Lai” (bèn thấy Như Lai). Cho đến khi tu hành đă tới lúc đó, hoàn toàn là pháp môn tâm địa. Nó sanh khởi như thế nào? Duyên, duyên niệm. Do hết thảy các duyên bên ngoài sanh khởi mới tăng trưởng, từ nghiệp tướng mà sanh, do tăng trưởng mới hiện tướng. Hiện tướng bèn chấp trước, khăng khăng chấp trước, chấp trước lấy bỏ. Hết thảy các pháp chỉ do một niệm trong tâm. Tất cả hết thảy các pháp, thường được gọi là “vạn pháp”, muôn vàn pháp đều có, nương vào cái tâm của quư vị mà chấp trước. Căn bản của hết thảy vọng tâm, t́m cầu hết thảy vọng tưởng, căn bản của hết thảy hết thảy vọng tâm do đâu mà khởi? Tâm vốn chẳng có, có cảnh giới ǵ bèn hiện cái tâm ấy. V́ tâm vốn vô sanh, do cảnh mà có, cảnh có trước, hay tâm có trước? Quư vị hăy tự tham cứu vấn đề này! [Đối với vấn nạn] “cảnh có trước, hay tâm có trước?”, khi cảnh và tâm sanh khởi, chẳng có trước hay sau. Cảnh có trước hay tâm có trước ư? Duyên theo cảnh mà sanh tâm, cảnh nương vào tâm để hiện. Không có tâm, sẽ chẳng có cảnh. Hết thảy các tướng cảnh giới về căn bản dấy lên như thế nào? Đạo lư này nếu nói ra sẽ rất khó hiểu. Cho đến khi quư vị đă hiểu rơ, sẽ chẳng thể diễn tả được. Chẳng thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt, chỉ có thể dùng tâm ư lănh hội, chẳng thể dùng ngôn ngữ để truyền đạt được.

          Đặc thù của Thiền Tông Trung Hoa là minh tâm kiến tánh. Cho đến khi một người đă minh tâm kiến tánh, bảo người ấy nói minh tâm kiến tánh là như thế nào? Tâm là ǵ? [Dẫu người ấy có nói ǵ đi nữa], quư vị có hiểu rơ như thế nào hay không? Chẳng hề! V́ thế nói là “ngôn ngữ đạo đoạn” (ngôn ngữ dứt bặt), [tức là] chẳng có ngôn ngữ, bị đoạn tuyệt. Tâm suy nghĩ th́ sao? “Tâm hành xứ diệt”, chỉ có thể lănh hội bằng tâm ư, chẳng thể diễn tả, truyền thuật. Đó là “minh tâm kiến tánh” của Thiền Tông. Nhưng nói theo giáo lư, đối với cảnh giới hiện tiền, vọng tâm của quư vị sanh khởi. Quư vị chẳng có vọng tâm, sẽ chẳng có cảnh giới hiện tiền; đó là cảnh nương theo tâm. Nếu tâm chẳng có cảnh, sao nó lại có thể khởi tâm? Do cảnh mà sanh tâm. Do vậy, khi nó dấy lên, rốt cuộc là tướng cảnh giới hư vọng có trước, hay tâm có trước? Hay là tâm và cảnh hai đằng có sai biệt, nhất định là hai thứ ư? Chẳng phải là hai thứ, một đằng là duyên niệm, một đằng là tâm. Khi dấy lên, sẽ chẳng có cái nào có trước, cái nào sau! Nếu quư vị có thể t́m ra thứ tự trước sau th́ đó là vọng tưởng phân biệt, chẳng có trước sau. Nói thông thường, v́ tâm ta tưởng nên mới có cảnh giới, do cảnh giới bên ngoài mới sanh khởi cái tâm (vọng tâm) của quư vị. Cảnh giới là nguồn cội. Nếu chẳng có cảnh giới ấy, tâm quư vị chẳng sanh khởi, v́ pháp giới nhất tướng chẳng có tướng. Pháp giới nhất tướng là vô tướng. Vọng tâm chẳng biết pháp giới nhất tướng; muốn phân biệt, t́m ṭi cội nguồn của tướng cảnh giới, sẽ chẳng t́m được! V́ cớ sao vậy, do nguyên nhân nào? Do chẳng hiểu rơ pháp giới nhất tướng, có ư nghĩa như thế đó.

          Tôi cũng thường nghĩ như thế này, nghĩ như thế nào? Tôi nêu một thí dụ cho mọi người nghe, chẳng hạn như nói về Trường Giang. Chỗ khởi nguồn của Trường Giang, chúng ta t́m ở vùng thượng du thuộc tỉnh Thanh Hải. Trong địa phận tỉnh Thanh Hải, Trường Giang được gọi là sông Thông Thiên. Sông Thông Thiên ở giữa hai huyện Ngọc Thụ và Nang Lũng của tỉnh Thanh Hải. Trên bản đồ, phần thượng du của sông Thông Thiên được người Thanh Hải gọi là “Niên Sở hà”. Niên Sở (Nyang Chu tsangpo) là tiếng Tây Tạng, chẳng phải là tiếng Hán. Khu này là khu vực của dân tộc Tây Tạng, là vùng sinh sống của dân thiểu số gốc Tây Tạng. Nhưng sông Niên Sở không có chỗ khởi nguồn, trong phạm vi hai ba ngàn dặm, nước trào lên. Mọi người đừng coi đây là nghe kể chuyện, mà hăy nghĩ là tôi muốn giảng về “tâm nguyên” (nguồn tâm), cho nên dùng chuyện này làm thí dụ. Sông Thông Thiên chảy vào địa phận vùng Tây Khang, nay thuộc địa bàn tỉnh Tứ Xuyên. Sông Thông Thiên chảy tới huyện Ngọc Thụ của tỉnh Thanh Hải, không gọi là sông Thông Thiên nữa, mà lại đổi tên thành Kim Sa Giang. Kim Sa Giang chảy từ địa phận tỉnh Tứ Xuyên tới Vân Nam gọi là Nộ Giang. Khi chảy qua Tứ Xuyên, lại đổi tên thành sông Gia Lăng. Sông Gia Lăng chảy tới thành phố Trùng Khánh bèn xuôi gịng, có rất nhiều chi lưu, chẳng phải chỉ là một gịng, [khi đó, sông được] gọi là Trường Giang. Sông Trường Giang chảy từ Nam Kinh trở đi mới được gọi là Dương Tử Giang. Do vậy, Dương Tử Giang chảy vào Thượng Hải, từ Thượng Hải đổ vào biển. Trường Giang kể từ chỗ phát nguyên, một gịng nước mà có vô lượng tên[8]. Vẫn là một gịng nước ấy, chỉ là nước mà thôi, chẳng có địa danh, hễ chảy đến khu vực nào th́ được đặt tên bởi người sống tại khu vực ấy. [Dẫu có nhiều tên khác nhau], nước ấy có khác biệt ǵ? Bản thân nước có tên ǵ đâu? Có địa khu nào đâu? Hoàn toàn chẳng có, nó là một gịng nước như thế đó.

          Chỗ bắt nguồn của Hoàng Hà khá đơn giản, ở ngay trong huyện Hoàng Trung tỉnh Thanh Hải, trong phạm vi khoảng sáu bảy trăm dặm. Nếu muốn xây đường tại Thanh Hải, vùng đất ấy bùn lầy, chẳng có cách nào, người đi bị lún chân, ngựa chạy bị lún vó, làm sao có thể xây quốc lộ cho được? Làm như thế nào? Dùng muối từ biển Tinh Tú. Tinh Tú Hải ở vùng núi thuộc ranh giới huyện Ngọc Thụ và tỉnh lỵ Tây Ninh của tỉnh Thanh Hải. Trong phạm vi khoảng chừng một ngàn dặm, có một cái “hải” ở bên trái và một cái “hải” ở bên phải. V́ sao gọi là Hải? Vốn là hồ nước nhỏ, nhưng nước mặn chát, mùa Hạ biến thành nước, mùa Đông biến thành vũng muối. Vùng Thanh Hải thuộc Khang Khu Tây Tạng (tức tỉnh Kham cũ của Tây Tạng) dùng muối ăn từ chỗ này. Mùa Hè th́ hồ là nước, mùa Đông nước biến thành muối, giống như cái biển bị sấy khô vậy. Chỗ đó sâu khoảng chừng năm sáu trượng đều là bùn lỏng, chẳng có cách nào kiến thiết đường sá, liền đổ muối vào lấp. Dùng muối đắp vào, xây dựng đường sá được, nhưng đầu nguồn Hoàng Hà bị chặt đứt, nước ngầm chẳng thể trào lên được nữa! Hoàng Hà là do trời mưa tại vùng núi Thanh Hải và Cam Túc, các con sông nhỏ đổ nước vào gịng chánh. Nước từ chỗ khởi nguồn của Hoàng Hà tại Hoàng Trung bị cắt đứt. Chúng tôi nói hết thảy các tướng cảnh giới ấy theo diện mạo địa lư, tâm sanh th́ các pháp sanh, hoàn toàn là tâm sanh. Nếu do sức người sửa đổi, sẽ chẳng c̣n, bị đoạn tuyệt. Các khu núi bắt nguồn gịng chảy đều là như thế.

          Các pháp nương tựa lẫn nhau. Quư vị hiểu đạo lư này: Vọng tâm của chúng ta càng ngày càng hư vọng sâu hơn, tức là càng bị nhiễm nặng hơn, càng nhiễm càng nặng hơn. V́ thế, Lục Tổ đại sư nói “nguyên lai vô nhất vật(vốn chẳng có một vật), thứ ǵ cũng đều chẳng có, “hà xứ nhạ trần ai” (chỗ nào nhuốm bụi trần). Đấy là cội nguồn căn bản; nhưng do kẻ đó chấp trước, vọng tưởng vừa dấy lên, chỗ nào cũng đều là chướng ngại. Người tu đạo dạy quư vị “đả đắc vọng tưởng tử, hứa nhữ Pháp Thân hoạt” (đánh chết sạch vọng tưởng, cho Pháp Thân ngươi sống). Quư vị chẳng đánh chết vọng tưởng! Quư vị đă có thể đánh chết vọng tưởng, chẳng dấy lên vọng tưởng, chân tâm liền hiển hiện. Nay chúng ta sanh khởi hết thảy các pháp tướng đều là nương vào sức của vô minh. Vô minh là chẳng sáng suốt, v́ sao gọi là vô minh? Vốn chẳng sáng suốt, muốn cầu sáng suốt. “Cầu sáng suốt” là hỏng rồi, càng ngày càng hồ đồ, càng ngày càng mờ mịt, dấy khởi hết thảy tướng cảnh giới tham, sân, si, mạn. Nếu biết hết thảy các pháp chẳng tự sanh, vô minh sẽ diệt. Vô minh diệt th́ tướng cảnh giới đều diệt. Do đó, Khởi Tín Luận nói: “Nhất niệm bất giác sanh tam tế”, tức là hễ một niệm sai lệch, sẽ sanh ra ba tế tướng (nghiệp tướng, chuyển tướng, hiện tướng). “Cảnh giới vi duyên” (cảnh giới làm duyên), tướng cảnh giới bên ngoài làm duyên cho quư vị, trong tâm quư vị bèn duyên niệm, “trưởng lục thô” (tăng trưởng sáu thô tướng), càng ngày càng thô, tức là khởi Hoặc. Khởi Hoặc bèn tạo nghiệp. Tạo nghiệp th́ nghiệp lại ràng buộc quư vị. Đă bị nghiệp buộc ràng, quư vị sẽ chấp trước, chẳng xả được, tức là bị xoay chuyển trong khuôn khổ. V́ thế, nghiệp sanh từ vô minh!

          Do v́ duyên cớ này, Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát nói: “Nhất thiết chư Phật ư nhất thiết cảnh giới bất sanh vô minh” (trong hết thảy các cảnh giới, hết thảy chư Phật chẳng sanh vô minh). Giả sử chúng ta thuận theo chư Phật chẳng sanh vô minh, tức là chẳng thuận theo hết thảy các tướng cảnh giới. Hết thảy các cảnh giới chẳng sanh ra vô minh. Do vậy chẳng có diệt. Sanh th́ đều là chẳng có sanh, há c̣n có diệt? Cũng chẳng nương theo tướng cảnh giới mà diệt, cho nên chẳng sanh diệt. V́ nếu quư vị diệt cái tâm vô minh th́ cảnh sẽ diệt. Tâm đă mất, cảnh cũng diệt, cảnh đă tịch tĩnh, “tâm vong, cảnh tịch, lưỡng câu không” (tâm mất, cảnh lặng, hai đằng đều là không). Hai đằng hoàn toàn chẳng có. Vốn chẳng có, tức là thể tánh của tự thể bất sanh, bất diệt, trước nay chưa từng có. Đó là pháp vị tằng hữu (pháp chưa từng có). Dùng đạo lư này để nói hết thảy các pháp nương vào tâm làm gốc. Do nương vào đạo lư này mới nói: “Hết thảy các pháp đều dựa vào tâm. Tâm sanh th́ các pháp sanh; tâm diệt, các pháp diệt”. Do vậy, khi tu đạo trong núi, tướng ǵ cũng chẳng thấy. Quán ǵ vậy? Quán tâm. Tâm chẳng sanh, pháp liền tịch, tức là pháp cũng vắng lặng. Do vậy mới nói “tâm sanh th́ các pháp sanh, tâm diệt cho nên các pháp diệt”. Đạo lư này rất sâu.

          Chẳng hạn như Thiền Tông “chỉ thẳng vào tâm, kiến tánh thành Phật”. V́ cái tâm của chúng ta do cảnh mà có. Chẳng hạn như Lục Tổ đại sư ở trong đạo tràng của Ngũ Tổ, Ngũ Tổ chuẩn bị giao lại ngôi vị, tuyển lựa tổ sư, tuyển chọn người kế vị. Ngài bảo mọi người hăy soạn kệ. Khi đó, Thần Tú đại sư là Thượng Thủ dưới ṭa của Ngũ Tổ, mọi người đều công nhận Ngài là ḥa thượng giáo thọ, trí huệ to lớn. Ngũ Tổ bảo mỗi người soạn kệ để Tổ b́nh luận. Thần Tú đại sư viết: “Thân thị Bồ Đề thụ, tâm như minh kính đài, thời thời cần phất thức, vật sử nhạ trần ai” (Thân là cội Bồ Đề, tâm như đài gương sáng, luôn luôn siêng quét dọn, đừng để nhuốm bụi trần). Mọi người đều nói bài kệ này soạn hay quá: Thân thể chúng ta giống như cây Bồ Đề, tâm thanh tịnh như đài gương sáng ngời, sạch bóng. Quư vị phải thường xuyên lau dọn sạch sẽ, kẻo bụi bặm phủ lấp cái tâm, sẽ chẳng sáng sạch nữa. Thường xuyên siêng năng lau quét, ngàn vạn phần đừng để bụi bặm vùi lấp! Khi ấy, Lục Tổ đại sư tới đó, Ngài c̣n chưa xuất gia, ngay cả Sa Di cũng chẳng phải, chưa xuống tóc, là kẻ tại gia tin Phật. Ngài được giao việc giă gạo, tức là giă thóc ra gạo, giă gạo trong pḥng xay giă. Ngài nghe chuyện liền hỏi, người khác đọc cho Ngài nghe, tán thán Thần Tú đại sư lỗi lạc lắm! Ngài nói: “Bài kệ ấy hoàn toàn chẳng hay!” Người khác rất kinh ngạc. Ngài cũng t́m một vị cư sĩ, bảo “tôi cũng soạn kệ, ông hăy viết giùm”. Ngài nói: “Bồ Đề bổn phi thụ, minh kính diệc phi đài, nguyên lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai” (Bồ Đề chẳng phải cội, gương sáng chẳng phải đài, vốn chẳng có một vật, chỗ nào nhuốm bụi trần?) Vốn chẳng có một vật ǵ nhuốm bụi bặm. Ngài cũng đề bài kệ lên. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đại sư vừa trông thấy, cởi giày chùi đi, nói “chẳng hay, chẳng hay”. Ban ngày nói “chẳng hay”, tới tối, Tổ đến chỗ Sư giă gạo, truyền pháp cho Lục Tổ, bảo: “Ngươi hăy đi ngay lập tức”. Do mọi người tranh đoạt tổ vị, sợ sẽ có người thương tổn đại sư. Đúng như thế, kẻ toan thương tổn Ngài đuổi theo. Do vậy, Lục Tổ đại sư sống trong đội ngũ cường đạo suốt mười lăm năm.

          Sau đó, Sư mới tới chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu. Tới chùa Quang Hiếu, có hai vị sư phụ đang tranh luận. Họ thấy cái phan treo tại đó bị gió thổi đong đưa. Một vị ḥa thượng nói là gió động, vị kia nói là phan động. Hai người tranh chấp không ngớt. Lục Tổ đại sư bảo hai người bọn họ: “Chẳng phải là gió động, mà cũng chẳng phải là phan động, thứ ǵ động? Tâm nhân giả động”. Nay chúng ta nói điều này là “tâm sanh nên các loại pháp sanh; tâm diệt, nên các loại pháp diệt”. Hai vị ḥa thượng ấy nghe xong, rất kinh ngạc, bèn thưa tŕnh với Phương Trượng chùa Quang Hiếu: “Có một người như thế tới đây”. Khi đó, Sư là kẻ tại gia, ḥa thượng Ấn Tông liền triệu tập mười vị đại sư [làm lễ] thế phát và truyền giới cho Sư. Sau đấy, [ngài Ấn Tông] thỉnh Sư làm Phương Trượng chùa Quang Hiếu, để Ngài truyền pháp, giảng kinh. Nhưng giảng kinh ắt cần phải đọc kinh văn cho người khác, Lục Tổ không biết chữ, nhưng có thể giảng kinh, lại c̣n giảng rất hay, tuy không biết chữ. Đấy là tuy Căn Bản Trí trọn đủ, nhưng chẳng có phương tiện thiện xảo. V́ sao Bồ Tát phải học Ngũ Minh, nguyên nhân là do chuyện này. Căn Bản Trí có thể ngộ đạo. Bồ Tát từ vô lượng kiếp tới nay đối với mỗi chuyện thuộc phương tiện thiện xảo trong sự nghiệp lợi sanh đều học, chẳng học th́ sẽ không biết!       

          Hết thảy chư Phật, hết thảy các tướng cảnh giới chẳng sanh ra Vô Minh Hoặc. Lại nữa, hết thảy cảnh giới vốn chẳng có. Nếu cái tâm vô minh đă diệt, căn bản là hết thảy các tướng cảnh giới đều chẳng có, chúng tự nhiên diệt. V́ vậy, do tâm sanh nên các pháp sanh; do tâm diệt, nên các pháp diệt. Đó gọi là “đốn đoạn vô minh” (nhanh chóng đoạn dứt vô minh). Thiền Tông Trung Hoa là “đốn đoạn vô minh”. Tuy đốn đoạn vô minh, vẫn phải học sự nghiệp lợi sanh. Đó là lư do v́ sao đối với Ngũ Minh, Bồ Tát phải học Ngũ Minh. Thứ nào quư vị không học, sẽ chẳng biết. Khi chư Phật, Bồ Tát lợi ích chúng sanh, phương thức độ chúng sanh của mỗi vị Bồ Tát khác nhau, mỗi vị dùng một pháp môn riêng. Chẳng hạn như chúng ta biết tứ đại danh sơn, Ngũ Đài Sơn Văn Thù Bồ Tát lấy đại trí làm chánh yếu. Địa Tạng Bồ Tát ở Cửu Hoa Sơn dùng đại nguyện làm điều chánh yếu. Phổ Đà Sơn Quán Thế Âm Bồ Tát coi đại bi chánh yếu. Nga Mi Sơn Phổ Hiền Bồ Tát ở Tứ Xuyên lấy đại hạnh làm điều chủ yếu. Mỗi vị Bồ Tát đều có sở trường lợi sanh, chuyên môn dùng pháp mà Ngài đă chứng đắc để lợi sanh. Do đạo lư này mà Phật pháp có chỗ là thông, lại có chỗ là biệt. Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo do Kiên Tịnh Tín Bồ Tát thỉnh đức Phật nói, đức Phật bảo Ngài thỉnh Địa Tạng Vương Bồ Tát nói. Nghĩa lư trong nửa bộ sau giống hệt như [các bộ kinh Đại Thừa khác], giáo nghĩa Đại Thừa đều là như thế. Bất quá bậc đương cơ (người đứng ra thỉnh pháp) [trong mỗi kinh] bất đồng, h́nh thức ngôn ngữ biểu đạt trong sự thuyết pháp [của mỗi bộ kinh] khác nhau. Hết thảy các tướng cảnh giới vốn không có, tâm tịch, cảnh tịch, hai đằng đều không, đều đạt tới nghĩa Không. Đấy mới là sám hối thật sự. Dùng luân tướng để sám hối, nửa bộ đầu [của kinh này] là phương tiện thiện xảo, Địa Tạng Bồ Tát nói với Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Trong hết thảy các tướng cảnh giới, hết thảy chư Phật chẳng sanh vô minh. Do v́ các Ngài chẳng cầu một cái Minh, cho nên chẳng sanh vô minh. V́ chẳng nương theo tướng cảnh giới diệt, chẳng sanh th́ sẽ chẳng diệt. Các pháp do nhân duyên sanh, đă do duyên sanh th́ nhất định sẽ do duyên mà diệt. Các pháp do nhân duyên sanh, đă do nhân duyên sanh khởi th́ nhất định cũng do nhân duyên diệt. Chẳng sanh th́ sao? Chẳng sanh th́ chẳng có diệt. Cái tâm vô minh của quư vị đă diệt, tâm vô minh đều diệt hết, hết thảy các tướng cảnh giới cũng diệt. Hết thảy các tướng cảnh giới đă diệt, hết thảy các pháp nương theo tâm làm gốc. V́ thế, “tâm duy vạn pháp, vạn pháp duy tâm”.

 

          (Kinh) Đương tri nhất thiết chư pháp tất danh vi tâm, dĩ nghĩa thể bất dị, vi tâm sở nhiếp cố.

          ()當知一切諸法悉名爲心。以義體不異。爲心所攝故。

          (Kinh: Hăy nên biết hết thảy các pháp đều gọi là tâm, do nghĩa thể chẳng khác, đều được thâu nhiếp vào tâm).

 

          Địa Tạng Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Ông hăy nên biết”; đây là nói với Kiên Tịnh Tín Bồ Tát. Hết thảy các pháp đều gọi là tâm. Bởi lẽ, dùng nghĩa lư để nói, Thể của hết thảy các pháp là tâm. Hết thảy tâm là Thể của các pháp. Tâm và Thể chẳng khác. Do dùng đạo lư này để nói, cho nên mới nói: “Hết thảy các pháp đều do tâm sanh ra”. Ĺa khỏi tâm, sẽ chẳng có hết thảy các pháp. Làm thế nào để hiển lộ cái tâm của chúng ta? Dùng hết thảy các pháp để hiển, tâm duy vạn pháp, vạn pháp duy tâm. Khi mọi người học Viên Giáo trong Phật giáo, chắc là cho rằng Viên Giáo của nhà Phật hết sức mơ hồ, giống như chúng ta nói “hễ nhổ một túm râu tóc của người Hồ, chẳng phân biệt được đâu là tóc, đâu là râu”. Thật ra, giáo nghĩa Viên Giáo phân chia hết sức cặn kẽ! Mọi người thấy mơ hồ là do trí huệ của quư vị chưa đạt mức, quư vị học chẳng vào, cho nên chê là “mơ hồ”. V́ sao kinh nào cũng đều chẳng có phân lượng to lớn như kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm? Phải biết Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh là viên măn nhất, nhưng phương pháp để quư vị tiến nhập th́ có quá nhiều. Vạn pháp duy tâm, tâm được hiển lộ ở chỗ nào? Tâm duy vạn pháp, vạn pháp duy tâm. Quư vị lật ngược lại: Vạn pháp là tâm, tâm là vạn pháp. Nhưng quư vị có hiểu rơ hay không? Do vậy, sự tu hành trong Thiền Tông chẳng có phương tiện thiện xảo nào khác! Trực tâm, chánh niệm, duy tâm, [rồi lại] trực tâm, chánh niệm, Chân Như, từ vọng tâm của chúng ta trực tiếp tiến nhập chân tâm.

          Do vậy, chúng ta phải tu hành ba đại kiếp, [hoặc nói theo Viên Giáo sẽ là] vô lượng ức kiếp. C̣n phải tu tín, c̣n phải cầu giải, c̣n phải hành, hành rồi mới có thể chứng, [thứ tự tu hành là] tín, giải, hành, chứng. Thiền môn không cần, Thiền Tông nói: “Thiền môn một nén hương, đốn siêu trực nhập, lập tức chứng Bồ Đề”, lập tức là giác ngộ. Có thể làm được hay không? Kẻ tham Thiền chẳng ít, có khai ngộ hay không? Thành đạo hay chăng? Người học Giáo biết đă khai ngộ hoàn toàn chẳng phải là thành đạo, vẫn phải tu. Khi quư vị thực hiện sự nghiệp lợi sanh, quư vị ắt phải học. Minh tâm kiến tánh chỉ là quư vị đă khai ngộ, đă hiểu rơ cái tâm, nhận biết cái tâm của chính ḿnh, hoàn toàn chưa có kỹ xảo độ sanh. Kinh Hoa Nghiêm là như thế đó, quư vị đạt tới một địa vị nào, bèn có phương pháp lợi sanh [thuộc địa vị đó]. Mỗi địa vị có phương pháp lợi sanh riêng, từ Thập Tín cho tới Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác, [đạt tới Diệu Giác] là đă đạt tới rốt ráo. Trong t́nh huống ấy, Thiện Tài đồng tử tham yết Văn Thù Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát dạy đồng tử tham bái Phổ Hiền Bồ Tát. Khi tham bái Di Lặc Bồ Tát, đồng tử đă thành Đẳng Giác, đă đạt tới địa vị thành Phật. Di Lặc Bồ Tát lại dạy đồng tử trở về tham bái Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Đó là Căn Bản Trí. Văn Thù Bồ Tát bảo đồng tử lại đến tham bái Phổ Hiền Bồ Tát để học phương tiện thiện xảo. Lợi sanh chẳng phải dễ dàng như vậy! Do đó, Bồ Tát phải trải qua bao nhiêu đại kiếp. Chúng ta nói “ba đại A-tăng-kỳ kiếp”, đó là giáo nghĩa Trung Thừa, nếu theo kinh Hoa Nghiêm, sẽ là vô lượng vô lượng kiếp. V́ trong hết thảy các pháp, môn nào quư vị không học sẽ không biết, quư vị ắt cần phải học. Tuy đă ngộ Căn Bản Trí, nhưng chưa thấu đạt Hậu Đắc Trí.

          Trong hết thảy các pháp đều gọi là tâm. Hết thảy các pháp đều gọi là tâm v́ đă ngộ cái Thể chẳng khác biệt, ngộ cái tâm là được rồi. Hết thảy các pháp duy tâm, v́ sao nói như thế? Hết thảy các pháp đều quy nhiếp vào tâm, tâm nhiếp hết thảy các pháp, tức là tâm dung nạp hết thảy các pháp. Hết thảy các pháp vẫn quy vào tự tâm. Do vạn pháp duy tâm, c̣n có một cái tâm sanh vạn pháp. Hai câu này thể nói đảo lại, tức “tâm sanh vạn pháp, vạn pháp duy tâm”. Vạn pháp duy tâm th́ mới có thể “tâm sanh vạn pháp”. Nếu không, tâm chẳng thể sanh, cho nên hết thảy các pháp đều gọi là tâm. Do đạo lư này, do nó có nghĩa Thể là một”, vạn pháp cũng có cùng một tâm thể ấy, cái sanh ra vạn pháp là tâm. Tâm thành tựu hết thảy vạn pháp, hoàn toàn thuộc vào tâm. Ngoài tâm chẳng có pháp, ngoài pháp cũng chẳng có tâm. Đảo lại như thế đó, quư vị hăy tham cứu! Trong ấy, chứa đựng vô lượng nghĩa, chẳng phải chỉ đơn giản như thế!

 

          (Kinh) Hựu nhất thiết chư pháp tùng tâm sở khởi, dữ tâm tác tướng, ḥa hợp nhi hữu, cộng sanh, cộng diệt, đồng vô hữu trụ, dĩ nhất thiết cảnh giới đản tùy tâm sở duyên. Niệm niệm tương tục cố, nhi đắc trụ tŕ, tạm thời vi hữu.

          ()又一切諸法從心所起。與心作相。和合而有。共生共滅。同無有住。以一切境界但隨心所緣。念念相續故。而得住持。暫時爲有。

          (Kinh: Lại nữa, hết thảy các pháp đều từ tâm khởi, làm tướng cho tâm, ḥa hợp mà có, cùng sanh, cùng diệt, cùng “chẳng có trụ”. Do hết thảy cảnh giới chỉ tùy tâm mà duyên, tiếp nối trong mỗi niệm mà được trụ tŕ, tạm thời là có).

 

          V́ hết thảy các pháp đều từ tâm khởi, cho nên “tâm sanh th́ các pháp sanh”. Tâm sanh khởi hết thảy các pháp; hết thảy các pháp và tác dụng của tâm chẳng thể tách rời được. Bất luận là thiện hay ác hư vọng, rốt cuộc hết thảy các pháp chẳng ĺa khỏi tâm. Tâm sanh thiện pháp thuận theo cái Thể của Chân Như; tâm sanh hết thảy ác pháp th́ lại thuận theo vô minh; ác pháp lấy vô minh làm Thể. Do vậy, các pháp và tâm ḥa hợp, chẳng phải là hai. Tâm sanh các pháp sanh; đó là tâm sanh. Tâm diệt, các pháp diệt. [Đó chính là] tâm và vạn pháp cùng sanh, cùng diệt. Tâm chẳng có, tâm là không. Do tâm đă là không, há c̣n có ǵ là trụ? Trụ tâm như thế nào? Chẳng trụ! Về căn bản, chẳng có tâm, c̣n trụ trong cái tâm nào nữa? Mọi người đă đọc kinh Kim Cang, thấy ngài Tu Bồ Đề (Subhūti) thưa hỏi đức Phật: “Vân hà trụ tâm”, [nghĩa là] tâm con chẳng trụ được, hàng phục cái tâm bằng cách nào? Ngài Tu Bồ Đề đă đoạn Kiến Tư Hoặc, là bậc Đại A La Hán, trí huệ bậc nhất, cho nên trong kinh Kim Cang, Ngài đại diện thưa hỏi, hay có thể nói là Ngài thay mặt đại chúng thưa hỏi. Nói cách khác, tuy Ngài đă đoạn Kiến Tư Hoặc, nhưng Vô Minh và Trần Sa vẫn chưa đoạn, tâm Ngài chẳng trụ, cũng chẳng thể hàng phục cái tâm được. Cho nên Ngài mới thưa hỏi đức Phật trụ tâm và hàng phục cái tâm bằng cách nào. Đức Phật dạy: Hết thảy các pháp chẳng có chỗ để trụ, mà cũng chẳng hàng phục cái tâm. Tâm chẳng trụ vào đâu, hết thảy các pháp đều từ tâm con người mà khởi. Do tâm chẳng trụ, cho nên hết thảy các pháp chẳng trụ. Hết thảy các pháp đều là tướng ở ngoài tâm. Tâm sanh ra hết thảy các pháp, hết thảy các pháp là tướng của tâm. Do tâm sanh ra hết thảy các pháp, cho nên nói: “Vạn pháp duy tâm. Vạn pháp tức là tâm, tâm là vạn pháp”. Quư vị hăy tham cứu như thế, quư vị sẽ minh tâm kiến tánh.

          Chúng tôi nói suông, chẳng phải là đă khai ngộ. Phàm phu có thể nương theo giáo nghĩa để lư giải, có thể nói là “ngang bằng với Phật, b́nh đẳng với Phật”, nhưng Kiến Tư phiền năo đều chẳng đoạn! Phật là đấng Nhất Thiết Trí. [Những điều chúng tôi tŕnh bày trên đây] là học đ̣i theo Phật, chỉ học để nói thôi! Có nghĩa là ǵ? [Có nghĩa là] chưa thể tiến nhập, chưa thể chứng đắc; nhưng quư vị thường huân tập như vậy, sẽ dần dần tiến nhập. Trong kinh này chẳng nói, nhưng Đại Thừa Khởi Tín Luận bảo có hai loại huân tập. Quư vị thường xuyên huân tập trong pháp ấy, thường cùng mọi người học tập pháp ấy, sẽ dần dần tiến nhập. Đó là “cận châu giả xích, cận mặc giả hắc” (gần son th́ đỏ, gần mực th́ đen) như Mạnh Tử đă nói. Quư vị gần chất màu đen, hay gần mực, sẽ tự nhiên bị đen. Quư vị thấy ǵ bèn học nấy. Có một loại huân tập nữa là “bổn tánh cụ” (sẵn có trong bổn tánh), c̣n loại kia là “huân tập tu”, tức là hoàn cảnh bên ngoài huân tập sự tu hành của quư vị. V́ thế, tâm và cảnh là nói theo kiểu ấy. Bởi lẽ, hết thảy các pháp từ tâm mà khởi, nó lại tạo thành tướng cho tâm. Hết thảy các pháp tạo thành cái tướng của tâm, hết thảy các tướng lại đều là tâm, [cho nên] tâm và các pháp ḥa hợp. V́ tâm sanh, các pháp sanh; tâm diệt, các pháp diệt. Đó lại là cùng sanh, [chánh kinh diễn tả điều này là] “cộng sanh, cộng diệt” (cùng sanh, cùng diệt). Hết thảy các pháp sanh, tướng cảnh giới của hết thảy các pháp được duyên bởi tâm. Tâm duyên hết thảy các pháp, duyên vốn không có tâm. Do tâm khởi mà có [hết thảy các pháp hiện hữu], cho nên tâm bèn duyên theo. Duyên ǵ vậy? Duyên theo hết thảy các tướng cảnh giới. Tâm vốn chẳng sanh, do duyên theo cảnh mà có. V́ duyên theo hết thảy các tướng cảnh giới bên ngoài, tâm bèn duyên theo tướng cảnh giới, do cảnh mà hiển lộ tâm. Duyên chẳng có tự tánh, do đâu mà dấy lên? Duyên chẳng có tự tánh, do tâm mà khởi. Từ tâm khởi, lại quy hoàn cái tâm.

          V́ thế, người học Phật mà học giáo nghĩa Viên Giáo, sẽ thấy các lời lẽ đức Phật dạy bảo chúng ta toàn là viên măn. Quư vị muốn t́m góc cạnh, sẽ chẳng t́m được, toàn là viên mà! Đâu là đầu? Đâu là đuôi? Chẳng có, tṛn xoe! Điều này mọi người phải suy xét, đừng nghe theo văn tự hoặc ngôn ngữ, sẽ chẳng được, phải dùng tâm để khế nhập. Chúng ta thấy vạn pháp, đến cửa hàng bách hóa, chúng ta tới thành phố Đài Bắc để xem, tâm quư vị thuận theo đủ mọi h́nh trạng, cửa hàng bách hóa cũng thế, nếm các thức ăn nơi chợ búa cũng thế. Các thứ ấy đều do tâm sanh, tất cả hết thảy các tướng cảnh giới do tâm duyên theo. Do vậy, nói tâm sanh các pháp sanh; tâm diệt, các pháp diệt. Nhưng cái tâm ấy liên tục trong mỗi niệm, vĩnh viễn chẳng ngừng, có thể trụ tŕ chư pháp. Khi nó trụ tŕ các pháp th́ tạm thời là có.    

          Đoạn kinh văn này nhằm bảo quư vị: Từ tâm, dấy khởi hết thảy các pháp, đó gọi là Tướng Phần của tâm, tức là Tướng Phần khởi lên bởi cái tâm của chính ḿnh. Hết thảy các pháp làm tướng cho tâm, tâm vô tướng. [Tâm được nói ở đây] chẳng phải là quả tim thịt (nhục đoàn tâm) trong lồng ngực chúng ta. Cái tâm ấy (nhục đoàn tâm) chẳng phải [là chân tâm], nó là giả, sẽ hư hoại. Cho đến khi nhục thể của chúng ta tiêu vong, cái tâm ấy cũng tiêu mất theo! [Tâm được nói] ở đây là chân tâm, chẳng thuận theo Tướng Phần, thuận theo Tướng Phần dấy lên mà làm tướng cho cái tâm ấy. Tâm được hiển lộ như thế nào? Từ tướng mà hiển lộ cái tâm. Nó duyên xa hơn một chút, tức là [duyên theo] Tướng Phần. Tâm ấy và Kiến Phần[9] lại hợp thành một; do ḥa hợp bèn có hết thảy các tướng, tức là Thân Sở Duyên Duyên. Danh từ Phật giáo gọi điều này là Thân Sở Duyên Duyên. Tâm, Kiến Phần, Tướng Phần hợp thành một, ḥa hợp mà có hết thảy các tướng. Tâm và cảnh hợp, cảnh có thể hiển lộ tâm. Tâm chính là cảnh. Do tâm sanh, cho nên hết thảy các pháp sanh. Do tâm diệt, nên hết thảy các pháp diệt. Tâm và hết thảy các pháp cùng sanh, cùng diệt. Đấy là nghĩa “tùy duyên”. Chớ nên phân biệt tâm và cảnh có ranh giới ǵ, có giới hạn ǵ! Chẳng có ǵ hết! Chẳng có ranh giới, là “cùng sanh, cùng diệt”. Do hết thảy các tướng cảnh giới được duyên bởi tâm, cho nên mới nói “do tâm diệt, cho nên các pháp diệt”. Tâm đă diệt, đương nhiên là cái được duyên bởi tâm cũng diệt theo. V́ thế nói “tâm sanh, các pháp sanh; tâm diệt, các pháp diệt”. Hai thứ ấy liên tục trong mỗi niệm th́ mới có thể trụ tŕ hết thảy các pháp, vạn pháp sanh từ tâm chính là đạo lư này. Nhưng đó là tạm thời có, vạn pháp sanh từ tâm. Sau khi sanh khởi bèn tạm thời là có, nó vẫn phải diệt. Vạn pháp sanh từ tâm, vạn pháp cũng do tâm mà diệt. Do tâm diệt, cho nên các pháp sẽ diệt!

 

          (Kinh) Như thị sở thuyết tâm nghĩa giả, hữu nhị chủng tướng. Hà đẳng vi nhị? Nhất giả, tâm nội tướng. Nhị giả, tâm ngoại tướng. Tâm nội tướng giả, phục hữu nhị chủng. Vân hà vi nhị? Nhất giả, chân; nhị giả, vọng.

          ()如是所說心義者。有二種相。何等爲二。一者心內相。二者心外相。心內相者復有二種。云何爲二。一者真。二者妄。

          (Kinh: Nghĩa của tâm như vừa mới nói có hai loại tướng. Những ǵ là hai? Một là tâm nội tướng, hai là tâm ngoại tướng. Tâm nội tướng lại có hai thứ. Thế nào là hai? Một là chân, hai là vọng).

 

          Ư nghĩa của tâm như ta (Địa Tạng Bồ Tát) vừa nói đó, có h́nh tướng để có thể biểu đạt hay không? Có chứ! Có hai loại tướng. Tâm vốn vô tướng, biểu đạt cái tâm ấy như thế nào? Dùng tướng để biểu đạt. Đạo lư hiển thị cái tâm là như thế nào? Dùng hai loại tướng để biểu đạt. Có hai loại tướng, những ǵ là hai? Một là tâm nội tướng, hai là tâm ngoại tướng; tức là tâm có nội tướng và ngoại tướng. Đại Thừa Khởi Tín Luận giảng cái tâm này chia thành hai môn: Một là tâm Chân Như môn, hai là tâm sanh diệt môn. Một tâm chia thành hai môn. Trong kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, Địa Tạng Vương Bồ Tát chia cái tâm thành nội tâm tướng và ngoại tâm tướng, [Ngài gọi chúng là] tâm nội tướng và tâm ngoại tướng. Nội tâm tướng và ngoại tâm tướng, [mỗi loại] cũng chia thành hai loại. Nội tâm tướng là bất sanh, bất diệt, ngoại tâm tướng là sanh diệt. Nói theo kiểu như vậy th́ dường như tâm có trong và ngoài. Nếu hiểu như vậy th́ là sai lầm mất rồi! Nội tướng thật sự chẳng phải là nội tướng, tâm chẳng ở trong. Ngoại tướng cũng chẳng phải là ngoại tướng, tâm chẳng ở bên ngoài. Chẳng phải trong, chẳng phải ngoài, mà cũng chẳng ở giữa. V́ lo ngại hết thảy chúng sanh chấp trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát ngay lập tức giải thích tâm nội tướng là ǵ? Tâm ngoại tướng là ǵ? Ngài giải thích từng bước.

          Tâm nội tướng cũng chia thành hai thứ, thế nào là hai? Một là chân, hai là vọng. Tâm nội tướng là ǵ? Có chân tướng trong tâm và vọng tướng trong tâm. Một đằng là tâm, một đằng là tâm sở. Nương vào Lư Thể của cái tâm mà dấy lên, nó được gọi bằng danh từ Thật Tướng, chính là “cảnh giới Nhất Thật” như trong nửa bộ trước đă nói. Cái Chân ấy trọn khắp trong ngoài, trọn khắp tâm Chân Như, và cũng trọn khắp tâm sanh diệt. Tâm sanh diệt cũng là tâm, tâm Chân Như cũng là tâm. Tâm nội cũng là tâm, tâm ngoại cũng là tâm. Chúng dấy lên tác dụng khác nhau, có khởi tác dụng bất đồng.

 

          (Kinh) Sở ngôn chân giả, vị tâm thể bổn tướng, như như bất dị, thanh tịnh viên măn, vô chướng, vô ngại, vi mật nan kiến, dĩ biến nhất thiết xứ, thường hằng bất hoại, kiến lập sanh trưởng nhất thiết pháp cố.

          ()所言真者。謂心體本相。如如不異。清淨圓滿。無障無礙。微密難見。以遍一切處常恆不壞。建立生長一切法故。

          (Kinh: Cái được gọi là “chân” chính là nói đến bổn tướng của tâm thể như như chẳng khác, thanh tịnh viên măn, chẳng chướng, chẳng ngại, kín nhiệm khó thấy, v́ nó trọn khắp hết thảy mọi nơi, thường hằng chẳng hoại, kiến lập, sanh trưởng hết thảy các pháp).

 

          Chân là ǵ? Vọng là ǵ? “Sở ngôn chân giả” (cái được gọi là Chân), Địa Tạng Vương Bồ Tát tự đặt tựa đề cho lời giải thích của Ngài. Bổn tướng của tâm thể như như chẳng khác, chỉ là một tướng. Bổn tướng của tâm thể là tướng vô tướng! “Như như có nghĩa là “bất động, bất biến”. “Bất dị như như”: Như và Như Thị chẳng khác. Tướng của tâm thể chẳng khác, nó thanh tịnh, viên măn, chẳng có chướng ngại, [đó là ư nghĩa của từ ngữ] “vô chướng, vô ngại”. Quư vị muốn thấy, vẫn chẳng thể thấy được, chỉ dùng nghĩa lư để lư giải, [nghĩa lư] ấy kín nhiệm, khó thấy! Cái tâm thể ấy trọn khắp hết thảy mọi nơi. Nó bất hoại, chẳng đổi, chẳng khác, chẳng một, chẳng hai. Nói là một th́ chẳng thể được, [ta thường tưởng lầm] “chẳng phải là một, th́ là hai”, nhưng nói là hai th́ cũng chẳng thể được! Chẳng hoại, chẳng biến đổi, thường luôn là như thế. Có thể sanh ra hết thảy các pháp, hết thảy các pháp nương vào nó. Có thể sanh ra hết thảy các pháp, hết thảy các pháp đều nương vào bổn tướng của tâm thể. Là chỗ nương tựa của hết thảy các pháp th́ là tướng ǵ vậy? Ĺa tướng tâm duyên. Dùng tâm duyên để duyên niệm sẽ chẳng thể được. Ĺa hết thảy niệm, sẽ chẳng niệm được. Nó ĺa tâm duyên, ĺa ư niệm. Rốt cuộc nó là h́nh dạng như thế nào? Hư không có h́nh trạng như thế nào, tướng ấy (tướng của tâm thể) sẽ có h́nh dạng như thế đó. Do vậy, nó bằng với hư không giới, giống như hư không giới, thường trụ, bất hoại, chẳng thay đổi, bất diệt. V́ nó có thể sanh khởi hết thảy các pháp, hết thảy các pháp sanh từ đó, điều này được nói là “do tâm sanh, các pháp sanh”. Hết thảy các pháp từ điều này mà diệt, [nên nói] “do tâm diệt nên các pháp diệt”. Đó gọi là tâm sanh diệt. C̣n tâm Chân Như th́ không có lời lẽ nào để nói. Chân Như là không có ngôn ngữ, ĺa tướng ngôn ngữ, ĺa tướng ngôn thuyết, ĺa Nghiệp Tướng, ĺa Khởi Nghiệp Tướng, ĺa Khổ Tướng, thứ ǵ cũng đều chẳng có. Tâm Chân Như chân thật, bất động, như như bất động, vậy th́ nó được biểu đạt bằng cách nào? Chính là bằng cái tâm sanh diệt. Đều là một cái tâm, [nhưng xét theo Thể hoặc Tướng] th́ bèn thành tâm Chân Như hay tâm sanh diệt. Dùng ngay cái tâm sanh diệt để biểu đạt cái tâm Chân Như.

          Do khi giảng giải, Địa Tạng Vương Bồ Tát nói rất đơn giản; cho nên trong Đại Thừa Khởi Tín Luận do Mă Minh Bồ Tát trước tác, Ngài (Mă Minh Bồ Tát) đă chia thành nhất tâm, nhị môn, và tam đại, tức là từ một cái tâm [mà chia thành hai môn là] tâm Chân Như môn và tâm sanh diệt môn, [và tam đại là] Thể, Tướng, Dụng. Địa Tạng Vương Bồ Tát dạy đại lược. Địa Tạng Vương Bồ Tát giảng về cội gốc của cái tâm, về bổn tướng của tâm thể. Đó chính là Thể, Tướng, Dụng. Tôi thường nói kinh Chiêm Sát và kinh Địa Tạng đều thuộc hệ thống Hoa Nghiêm. Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh dùng các thí dụ để lănh hội, Đại là tâm thể, Phương là tâm tướng, Quảng là tâm dụng. [Nói gộp chung lại], Đại Phương Quảng là Thể, Tướng, Dụng của chính ḿnh, mà cũng là Thể, Tướng, Dụng của Phật. Sau đấy, nói chữ Phật [trong tựa đề kinh Hoa Nghiêm, hàm ư] Phật được biểu hiện như thế nào? [Bằng các từ ngữ] Đại Phương Quảng, tức là Thể, Tướng, Dụng của Phật. V́ thế, đoạn kinh văn này có ư nghĩa giống nhau, b́nh đẳng với kinh Hoa Nghiêm.

          “Chân” là ǵ? Bổn tướng của cái tâm. Mỗi người chúng ta đều có, đều sẵn đủ, nhưng chẳng thể dùng được, chẳng thấy được, vẫn chẳng lư giải, v́ tự tâm chẳng nhận biết tự tâm, đă mê rồi! Có thể lư giải như thế nào? Tôi nêu thí dụ. Khi tôi ở Đại Lục, thường nhắc tới Trung Quốc Nhân Dân Ngân Hàng [dùng nó làm tỷ dụ]. Đối với người Hoa [tại Đại Lục] th́ đó là ngân hàng của họ. Người Hoa nào có thể đến ngân hàng ấy lấy được một đồng hay không? Chẳng lấy được! Ngân hàng là của quư vị, chỉ là quư vị có phần, nhưng muốn dùng lại chẳng dùng được! “Thể” giống như vậy đó! Trung Quốc Nhân Dân Ngân Hàng là của nhân dân Trung Hoa. Nhân dân là chủ nhân, mở ngân hàng, nhưng quư vị tới ngân hàng để chi ra một đồng cũng chẳng được! Chúng ta vốn trọn đủ cái Thể ấy, giống hệt chư Phật và Bồ Tát. Do chúng ta đă mê, nên chẳng có quyền [sử dụng] (tức chẳng thể sử dụng cái Dụng của Thể), chúng ta đă tự ḿnh đánh mất. Quư vị làm thế nào cho nó hiện ra, hăy vận dụng cái Quyền (Thể) để hiển hiện.

          Bản thể của tâm là như như bất dị. Pháp Như vừa được nhắc đến trong phần trước là bất động, vĩnh viễn bất biến, vĩnh viễn chẳng khác, thanh tịnh viên măn, chẳng có chướng, mà cũng chẳng có trở ngại, kín nhiệm, khó thấy. Chẳng trông thấy mà có thể thành được ư? Chẳng trông thấy, chẳng có chút tác dụng nào. Hết thảy chúng sanh và Phật chẳng hai, chẳng khác. Chúng ta và chư Phật chẳng khác biệt, như đối với diệu dụng của chư Phật, chúng ta chẳng có một thứ nào! Có thể có hay không? Chẳng có! Chư Phật vô chướng, vô ngại, kín nhiệm khó thấy, trong hết thảy mọi nơi, hết thảy mọi lúc đều chẳng đổi, chẳng hoại. Tâm có thể sanh trưởng hết thảy các pháp, hết thảy các pháp được sanh bởi tâm. Đó là giác. “Giác” bao gồm hai loại: Một là giác, hai là bất giác! Đều là giác, cùng một nghĩa giác, nhưng nó lại có một cái giác và một cái bất giác. Người đă giác là chư Phật, Bồ Tát, c̣n bất giác là phàm phu lục đạo chúng sanh. Cùng là một cái giác mà có giác và bất giác. Nói đến Chân th́ chính là nói đến ư nghĩa Giác, đă giác ngộ bèn là chư Phật. V́ thế, tâm, Phật, chúng sanh, cả ba chẳng sai biệt, chỉ là mê và ngộ. Đă ngộ th́ sẽ b́nh đẳng với chư Phật, mê rồi th́ là chúng sanh. Đó là thật, chân thật chẳng sai!

 

          (Kinh) Sở ngôn vọng giả, vị khởi niệm phân biệt, giác tri, duyên lự, ức tưởng đẳng sự. Tuy phục tương tục, năng sanh nhất thiết chủng chủng cảnh giới, nhi nội hư ngụy, vô hữu chân thật, bất khả kiến cố.

          ()所言妄者。謂起念分別覺知緣慮憶想等事。雖復相續能生一切種種境界。而內虛僞無有真實。不可見故。

          (Kinh: Nói tới vọng là nói tới các chuyện như khởi niệm phân biệt, hay biết, duyên lự, nghĩ nhớ v.v… Tuy lại có thể liên tục sanh ra hết thảy các thứ cảnh giới, nhưng trong ấy đều là hư ngụy, chẳng chân thật, chẳng thể thấy).

 

          Đoạn trước nói về giác, c̣n đoạn này nói về bất giác. Tŕnh tự trong bất giác rất nhiều, chẳng phải do một hai câu nói mà có thể nói trọn. Mă Minh Bồ Tát tạo Đại Thừa Khởi Tín Luận, có nói “nhất niệm bất giác sanh tam tế”, tức là nói về ba tế tướng, đă phiền năo rồi! Phiền năo từ vô minh sanh ra. “Một niệm bất giác” là nói đến vô minh. “Tam tế tướng” là nghiệp tướng, chuyển tướng, và hiện tướng. Bọn phàm phu chúng ta khi muốn đoạn ba thứ tướng ấy th́ phải đạt tới Bát Địa Bồ Tát sẽ đoạn hiện tướng, Cửu Địa Bồ Tát đoạn chuyển tướng, Thập Địa Bồ Tát đoạn nghiệp tướng, nhưng [để đạt tới các địa vị ấy], phải trải qua vô lượng kiếp.

          Ở đây, [nói tới nội tâm tướng] rơ ràng là nói tổng quát, [chỉ nói đơn giản] một đằng là chân, một đằng là vọng. Khi chúng ta đối trước hết thảy sự vật, hễ khởi tâm động niệm, hễ dấy lên phân biệt, mong biết rơ, tức là đối với vấn đề quư vị chẳng hiểu rơ, bèn mong biết rơ. Khởi tâm động niệm là khởi vọng, tức là dấy lên vọng tưởng, phân biệt, hay biết, duyên ức (緣憶, do một sự việc, một t́nh huống nào đó bèn nghĩ nhớ), mong giác ngộ, duyên niệm (nghĩ ngợi tới một sự việc, t́nh huống nào đó), suy lường. Quư vị có các sự tướng ấy liên tục chẳng dứt, càng nghĩ càng thô, càng phân biệt càng thô, cho đến dấy lên nghiệp. Hễ tạo nghiệp, sẽ bị nghiệp ràng buộc. Thiện nghiệp sẽ ràng buộc quư vị nơi thiện nghiệp, ác nghiệp sẽ ràng buộc quư vị nơi ác nghiệp. Phàm là khởi tâm động niệm th́ gọi là “khởi nghiệp” (dấy lên nghiệp). Cái nghiệp ấy sẽ nắm giữ quư vị, quư vị chạy chẳng thoát, muốn đoạn nó khó lắm. V́ sao? Nó càng nhiễm càng thô, lại chẳng ngừng tạo nghiệp. Khi quư vị đă tạo nghiệp, mong tái khôi phục, sẽ hết sức khó khăn. Tạo nghiệp dễ dàng, cho tới khi quư vị tiêu diệt nghiệp chướng, sẽ phải trả giá gấp mười, và cũng trả giá gấp trăm, gấp ngàn lần.

          Nay chúng ta muốn gột rửa sạch sẽ, khôi phục sự thanh tịnh vốn có, v́ nghiệp tập, nghiệp chướng đă tích lũy nhiều đời, nhiều kiếp, chúng chướng ngại quư vị thấy bản tánh Chân Như. Quư vị muốn gột sạch, nhưng chẳng phải là quư vị đă gây tạo một ngày, một năm, hai năm, mà là vô lượng kiếp, cho nên quư vị gột rửa dễ dàng hay không, tùy thuộc sức lực của quư vị! Như Thiền Tông “đốn siêu trực nhập, lập tức chứng Bồ Đề” th́ chẳng phải là thật sự chứng Bồ Đề. “Lập tức chứng Bồ Đề” nghĩa là đoạn dứt phiền năo, kiến đạo. Đă “chứng đắc”, vẫn phải tu, vẫn phải rèn luyện dần dần! Giống như chúng ta đă làm sai một chuyện, do vọng tâm của quư vị mạnh mẽ, nhạy bén, sẽ lập tức làm ngay. Cho đến khi quư vị dấy lên thiện tâm, muốn chuyển biến rốt ráo chuyện sai lầm ấy, sẽ phải trả giá rất nhiều. [Chúng ta sám hối nghiệp chướng] có cùng một đạo lư như vậy, khi chúng ta khởi tâm động niệm tạo nghiệp, càng biến đổi, càng thô, càng biến đổi sẽ càng thô nặng hơn!

          Thậm chí chúng ta đă hiểu rơ, bắt đầu học Phật, các đệ tử Phật thông thường là trước hết phải quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Chúng ta tự học, đọc rất nhiều kinh luận, vẫn không thể coi là đệ tử Phật môn, v́ chưa “quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”. Phải thọ Tam Quy, bắt đầu quy y lần nữa! Chúng ta thường nói theo sự tướng, quy y th́ có tượng Phật, có tăng nhân, có pháp Tam Quy. Đó là nói theo sự tướng. Nói theo Lư, Tam Bảo ấy là tự tánh Tam Bảo, trở về cội nguồn. Khi quy y Tam Bảo, khôi phục tự tánh Phật Bảo và tự tánh Tăng Bảo của chính ḿnh. Phật và Tăng ḥa hợp là Pháp, quy y tự tánh Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo. Chúng ta thường nói: “Tôi chỉ cần nương cậy một vị sư phụ, quy y Tam Bảo là đă nhập Phật môn”. Vậy là chưa được! Các vị sư phụ đă xuất gia như chúng tôi, cho tới các vị cư sĩ đạo hữu tại gia, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, tức tứ chúng đệ tử hằng ngày bắt đầu niệm kinh, hoặc là quư vị bái sám, vừa mở đầu bèn “quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”, chúng ta phải niệm quy y Tam Bảo. Đó chưa phải là thọ Tam Quy, quy y Tam Bảo, mà phải là trong mỗi niệm đều không ngừng quy y Tam Bảo, luôn luôn quy y Tam Bảo. Quư vị niệm một bộ kinh nào, vừa khai kinh, nhất định là quy y Tam Bảo. Nếu mọi người niệm kinh Hoa Nghiêm, chẳng hạn Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm; trong mười đại nguyện vương, quy y Tam Bảo đă chiếm ba đại nguyện! Quy y Tam Bảo là sám hối nghiệp chướng.

          Tam Bảo thường hiện hữu, chẳng phải là trong thời gian ngắn ngủi. V́ sao? Đó gọi là “giác tri”, hoặc gọi là giác nghĩa. Bản thân chúng ta giác nghĩa chẳng đủ, sức giác ngộ chẳng đủ, phải cậy vào Tam Bảo gia tŕ, niệm nào cũng chẳng quên Tam Bảo. Điều thứ nhất, niệm Tam Bảo tiêu trừ nghiệp chướng. Có rất nhiều đệ tử Phật, đă tin Phật mà c̣n bị ma dựa. Phật đường của họ c̣n có ma nạn, cảm thấy c̣n có quỷ thần đến. Chính người ấy chẳng tự biết, [nguyên nhân là do] quư vị quy y chẳng chân thật. Quư vị trọn chẳng thật sự quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo. Quư vị thật sự quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo, há có các ma nạn ấy, quỷ thần c̣n đến được ư? Khi quư vị quy y Tam Bảo, thần hộ pháp đều ở cạnh quư vị. Chẳng phải là họ hộ tŕ quư vị, mà là hộ tŕ Tam Bảo. V́ quư vị niệm nào cũng đều chẳng ngừng nhớ tới Tam Bảo, th́ niệm nào cũng được Tam Bảo hộ tŕ, như thế há c̣n quỷ thần quấy nhiễu ư? Rất nhiều đệ tử Phật nói “bị quỷ mê hoặc”, Phật đường của họ có quỷ thần xuất hiện. Vậy th́ phải tự hỏi chính ḿnh: Quư vị quy y Tam Bảo chẳng chân thật, tối thiểu là phải đặt ra câu hỏi như thế. Nếu quư vị chân thật, sao c̣n có hiện tượng ấy cho được? Quư vị có biết: Quy y Phật sẽ có khá nhiều vị hộ pháp hay không? Quy y Pháp có khá nhiều hộ pháp hay không? Quy y Tăng có khá nhiều hộ pháp hay không? Nếu tâm chân thật, nguyện sẽ thiết tha. Tâm chẳng chân thật, nguyện chẳng thiết tha, sức hộ tŕ của Tam Bảo sẽ chẳng gia tŕ quư vị được! Tam Bảo gia tŕ trọn khắp, [thế mà] chính ḿnh chẳng cầu Tam Bảo gia tŕ! Quư vị toàn dấy vọng tưởng. Nếu nói khó nghe hơn một tí, nói quyết liệt hơn một chút th́ là “lường gạt Tam Bảo”. Chuyện này mọi người đều có thể suy nghĩ được, nhưng có thể giảm thiểu tội chướng hay không? Có phước báo hay không? Phước báo vẫn có. Chúng ta quy y Tam Bảo, bất luận quư vị là giả, cho đến quư vị chỉ thực hiện bề ngoài, phước báo ấy là phước báo nhân thiên, là phước báo nơi của cải, trong cuộc sống, là các thứ ấy. Nhưng quư vị mong liễu đạo, mong thành tựu th́ đối với chuyện quy y Tam Bảo, cái tâm của quư vị phải cùng với Tam Bảo hợp thành một!

 

Tập 12

 

          Nay chúng ta nói đến cái tâm, nói về duy tâm. Duy tâm cũng chẳng phải là đơn giản như thế. Muốn hiểu rơ duy tâm rất khó, chẳng hiểu rơ tới mức độ nào? Nếu quư vị hiểu rơ, sẽ khai ngộ. Người ta nói “minh tâm kiến tánh”; hễ đă minh, quư vị sẽ liễu sanh tử. Ở đây, Địa Tạng Vương Bồ Tát nói tâm chia thành tâm nội tướng và tâm ngoại tướng, chân tâm, vọng tâm. Tướng nội tâm lại chia thành hai loại, một là chân, hai là vọng. Nói đến “chân” th́ là bổn tướng của tâm thể, chư Phật đă chứng đắc, hết thảy chúng sanh đều mê. Bổn tướng của tâm thể là thanh tịnh, là viên măn, là như như, chẳng đổi khác. Bổn tướng của tâm thể chẳng có chướng ngại, nhưng chẳng dễ thấy được, chẳng dễ hiểu rơ ư nghĩa này, chẳng thể kiến tánh. Cái tâm ấy trọn khắp hết thảy mọi lúc, hết thảy mọi nơi, vốn chẳng có nhiễm cấu, thanh tịnh, viên măn, nhưng chúng ta chẳng thấy được, nó kín nhiệm khó thấy! Lại v́ nó thường luôn là như thế, chẳng biến đổi, chẳng khác, chẳng hoại; hết thảy các pháp đều sanh từ tâm. Do tâm sanh, nên pháp sanh. Tâm diệt, pháp cũng diệt. Đó là nói về tâm thể. Có bổn tướng của tâm thể hay không? Có chứ! Tướng ǵ vậy? Là như như, chẳng có chút cấu nhiễm nào, ly niệm. Đó gọi là “ly niệm Chân Như”. Đấy là nói cái tâm vốn chẳng có thanh tịnh và hư vọng. Do quư vị động niệm, khởi tâm động niệm, vừa dấy lên ư niệm chẳng thanh tịnh, dấy niệm bèn có phân biệt. Đó gọi là “tướng vốn có của Bổn Giác”. Hễ khởi tâm động niệm, sẽ đánh mất tướng sẵn có, từ Bổn Giác nẩy sanh bất giác. Vốn là bổn tướng thanh tịnh viên măn, như Tâm Kinh nói bổn tướng của cái tâm là “vô quái ngại, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” (chẳng vướng mắc, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳng giảm), chẳng có vọng niệm.

          Giả sử vừa dấy lên ư niệm, dấy lên ư niệm là vọng. Nói tới vọng th́ dấy lên ư niệm phân biệt, duyên lự, thấy, nghe, hay, biết. Ư niệm ấy liên tục trong mỗi niệm, vĩnh viễn chẳng đoạn. Nó sẽ sanh ra hết thảy các tướng cảnh giới. Thông thường, nói theo giáo nghĩa Đại Thừa, cái tâm này vốn là như như bất động. Hễ vừa động niệm th́ sẽ sanh ra ba thứ tế tướng, lại nhờ vào duyên bên ngoài, cảnh giới làm duyên, càng tăng trưởng, càng thô, sanh ra sáu loại thô tướng (trí tướng, tương tục tướng, chấp thủ tướng, kế danh tự tướng, khởi nghiệp tướng, nghiệp hệ khổ tướng). Khi vừa mới khởi niệm, cái tướng được duyên bởi tâm bèn chẳng ĺa khỏi tâm, vẫn là chân tâm, nhưng cái Chân Như ấy được gọi là “ly niệm Chân Như”. Lúc tâm quư vị vừa động niệm, sẽ phân biệt vi tế thành nghiệp tướng, chuyển tướng, và hiện tướng. Đó là “một niệm bất giác sanh ra ba tế tướng”. Lúc vừa khởi tâm động niệm, trong ấy chứa đựng ba loại tướng (ba tế tướng). “Nghiệp” là chúng ta nói tới tám thức. Khi tướng ban đầu của tám thức vừa chuyển, chuyển thành hiện tướng. “Hiện” là biểu hiện, sẽ hiện ra tướng cảnh giới; điều này rất vi tế. Khởi niệm phân biệt bèn nghĩ nhớ các chuyện, dần dần sanh ra tướng cảnh giới. Trong ba tế tướng của cái tâm, chẳng có tướng cảnh giới. Lúc đoạn, sẽ rất khó khăn. Khởi lên cảnh như thế: Nghiệp tướng sanh khởi chuyển tướng, chuyển tướng sanh khởi hiện tướng. Bát Địa Bồ Tát đoạn hiện tướng, Cửu Địa Bồ Tát đoạn chuyển tướng, Thập Địa Bồ Tát đoạn nghiệp tướng. Chúng ta phải tu đạt tới công phu Bát Địa, rất khó! Chẳng biết phải trải qua bao nhiêu ức[10] kiếp! V́ thế, khi ấy, do càng chuyển càng thô, đă khởi niệm, đă phân biệt, đă tưởng nhớ, niệm sẽ tiếp nối chẳng dứt. Cảnh giới ấy chúng ta vẫn chưa đạt tới.

          Nương theo cái tâm Bổn Giác vốn sẵn có này, sanh khởi hết thảy các tướng, có tế và thô. [Tướng ấy] mới sanh khởi th́ gọi là tế, từ tế mà chuyển thành thô. Càng chuyển càng thô! V́ nó tiếp tục chẳng ngừng duyên lự, nghĩ nhớ, phân biệt; khi đó, nếu muốn phân biệt các tướng ấy th́ sẽ có trí tướng, trí trong “trí huệ”. Phải đạt tới Thất Địa Bồ Tát th́ mới có thể đạt tới trí tướng. Hễ khởi lên, tức là hễ có trí tướng th́ sẽ phân biệt, càng phân biệt càng thô! Sự phân biệt ấy lại c̣n chẳng ngưng dứt, tiếp nối không ngừng. Nó được gọi là “tương tục tướng” (相續相, tướng liên tục, tướng tiếp nối). Do liên tục, bèn dấy lên chấp trước. Chấp trước [thứ chi đó] là tốt th́ sẽ giữ lấy, chấp trước nó là xấu th́ sẽ muốn vứt bỏ. Cái tâm tương tục khởi lên trí tướng và tương tục tướng. Hễ lấy bỏ bèn dấy lên nghiệp, tức là tốt th́ lấy, xấu th́ bỏ. Bỏ mà bỏ chẳng được, ưa thích mong lấy mà lấy chẳng được. Những điều này đều thuộc về “thấy, nghe, hay, biết” phân biệt của ta. Chúng ta nghĩ nhớ, giác ngộ, hiểu rơ, hoặc mong cầu biết, nhưng cái tâm cầu biết ấy có phân biệt, lấy tốt, bỏ xấu. Tâm ấy càng sanh, càng hư vọng, ĺa chân thật càng xa. Có thấy th́ cũng chẳng thấy được, toan sờ cũng chẳng sờ được. Hiện thời, chúng ta vẫn chưa đạt tới t́nh huống ấy, nhưng do trong kinh, Phật, Bồ Tát đă dạy, chúng ta biết chính ḿnh dấy lên ư niệm đều là phân biệt, là vọng tâm. V́ quư vị khởi vọng, khởi niệm, niệm lại chấp vào tướng cảnh giới. Ư niệm hễ sanh, sẽ tạo thành tướng cảnh giới hiện tiền. Tướng cảnh giới ấy cũng do nương vào Bổn Giác mà có. Nương vào Bổn Giác mà có th́ là hư vọng, chẳng có tự thể của hư vọng, chẳng thấy được, mà cũng chẳng sờ được. V́ thế, gọi là “vọng”. Trong lúc ấy, nó vẫn ở trong tâm, chẳng phải là ngoài tâm. Trong tâm, tự ḿnh sanh ra tướng, tự ḿnh phân biệt, tự ḿnh duyên lự. Địa Tạng Bồ Tát bảo tâm tướng của chúng ta chia thành nội và ngoại. Những điều vừa mới nói trên đây chính là nội tâm tướng. Ngoại tâm tướng có h́nh dạng như thế nào?

 

          (Kinh) Sở ngôn tâm ngoại tướng giả, vị nhất thiết chư pháp chủng chủng cảnh giới đẳng, tùy hữu sở niệm, cảnh giới hiện tiền. Cố tri hữu nội tâm cập nội tâm sai biệt.

          ()所言心外相者。謂一切諸法種種境界等。隨有所念。境界現前。故知有內心及內心差別。

          (Kinh: Nói tới “tâm ngoại tướng” là nói các thứ cảnh giới của hết thảy các pháp đều do có ư niệm, cho nên cảnh giới hiện tiền. V́ thế biết có nội tâm và nội tâm sai biệt).

 

          Nói tới “tâm ngoại tướng” là nói tới tất cả h́nh tướng được hiện bởi hết thảy các pháp. Đối với tướng cảnh giới bên ngoài, quư vị vừa “niệm”, “niệm” nghĩa là suy nghĩ, vừa suy nghĩ bèn có tướng cảnh giới bên ngoài. Cái niệm trên đây chính là năng duyên (chủ thể để duyên theo một đối tượng nào đó, chẳng hạn cảnh giới bên ngoài). Cái tâm năng duyên bèn duyên theo sở duyên (đối tượng được duyên), [hay nói cách khác], cái tâm năng duyên duyên theo tướng ở bên ngoài cái tâm. “Ngoại tướng” là cảnh giới. Dấy lên chấp trước đối với tướng cảnh giới, đó gọi là “tâm ngoại tướng”. Đă biết sự sai biệt trong nội tâm th́ mới do nội tâm mà khởi lên ngoại tướng. Ngoại tướng là duyên phần (tức là đối tượng được duyên bởi cái tâm, hay c̣n gọi là Tướng Phần). Cái tâm duyên theo tướng (tức Kiến Phần), trong phần trên [nó được gọi] là năng duyên, c̣n ở đây là nói tỉ mỉ. Đối với hết thảy các pháp, [kinh văn dùng chữ] “hết thảy các pháp” với ư nghĩa nói đại diện. [Hăy nên hiểu] “hết thảy các pháp” chính là “hết thảy các tướng cảnh giới”. Do quư vị chấp trước tướng cảnh giới hiện tiền, nội tâm liền dấy lên sự sai biệt. Do nghiệp tướng, chuyển tướng và hiện tướng trong phần trước c̣n chưa dấy lên sự sai biệt, kể từ trí tướng, tương tục tướng trở đi, sẽ lập tức dấy lên tướng sai biệt. [Do chấp trước tướng cảnh giới hiện tiền hay không mà nội tâm lại chia thành tâm nội tướng và tâm ngoại tướng, tức là trong nội tâm lại chia thành hai loại sai biệt, cho nên chánh kinh mới chép “nội tâm và nội tâm sai biệt”].

 

          (Kinh) Như thị đương tri nội vọng tướng giả, vi nhân, vi Thể. Ngoại vọng tướng giả, vi quả, vi Dụng. Y như thử đẳng nghĩa, thị cố ngă thuyết: “Nhất thiết chư pháp tất danh vi tâm”.

          ()如是當知內妄相者。爲因爲體。外妄相者爲果爲用。依如此等義是故我說。一切諸法悉名爲心。

          (Kinh: Như thế th́ hăy nên biết: Nội vọng tướng là nhân, là Thể, c̣n ngoại vọng tướng là quả, là Dụng. Nương vào các nghĩa như thế, cho nên ta nói: “Hết thảy các pháp đều gọi là tâm”).

 

          Địa Tạng Vương Bồ Tát dạy chúng ta: Quư vị phải biết vọng tướng (妄相, tướng hư vọng) trong nội tâm của quư vị. Tướng hư vọng trong nội tâm là vọng tưởng (妄想) trong nội tâm. Chúng ta thường nói tới vọng tưởng; đó là cái nhân, là Thể. Tất cả vọng tưởng của chúng ta, từ vọng tưởng mà sanh ra rất nhiều sự vật, cho nên nói vọng tưởng là tâm, là Thể, nó cũng làm cái nhân cho hết thảy các pháp. Nhân nhất định cảm quả, cảm khổ báo, lạc báo, thọ báo, cảm các thứ duyên sai khác. Do vọng tướng (tướng hư vọng) trong nội tâm mà cảm xúc tướng cảnh giới bên ngoài. Đó gọi là “vọng tưởng tơi bời”, khởi lên các thứ tác dụng. Nhưng do các thứ tác dụng chẳng ĺa khỏi tâm, chúng ta thường nói chuyện này là “vạn pháp duy tâm”. Nếu nói đảo lại, sẽ là tâm sanh vạn pháp, vạn pháp sanh từ tâm, vạn pháp lại trở về tâm. Tâm sanh ra vạn pháp, làm cái Thể cho vạn pháp. Tướng và Dụng do Thể sanh ra vẫn quy hoàn nhất tâm. Khi sanh khởi th́ gọi là nhân, nhân nhất định cảm quả, nhân ắt cảm quả, quả là Thể. Thể nhất định do tâm mà dấy lên tác dụng. Nhân hay quả cũng thế, Thể hay Dụng cũng thế, chỉ do một tâm. Ngoài tâm không có pháp, hết thảy các pháp đều do tâm sanh, trở về cái tâm. Ngoài tâm th́ tướng ǵ cũng đều chẳng có. Do vậy, tâm sanh th́ các pháp đều sanh; tâm diệt th́ các pháp đều diệt.

          V́ thế, chúng ta biết: Tướng hư vọng bên trong là cái nhân sanh khởi của hết thảy các pháp, là cái Thể của hết thảy các pháp, sanh ra vọng tưởng ở bên ngoài. Tướng hư vọng của nội tâm sanh ra tướng hư vọng ở bên ngoài, tướng hư vọng bên ngoài là Dụng, là Quả. Nhân ắt cảm quả, Thể ắt có Dụng. Chúng ta nói “nhân, quả, Thể, Dụng”, trong ấy bao hàm “khởi Hoặc, tạo nghiệp”. Nói tương phản th́ nếu chúng ta tu đạo, tiêu diệt Hoặc, chẳng cho nó tạo nghiệp, quy hoàn nghiệp đă tạo về cái tâm. Do chúng ta chẳng thể lư giải ngoại tướng (tướng bên ngoài), đấy là tác dụng của mê. Đối với ngoại tướng, quư vị chẳng thể lư giải, chẳng biết ngoại tướng là duy tâm! Vạn pháp duy tâm mà khởi, nhưng chúng ta không biết, chẳng thể lư giải. Do vậy, từ trong tâm nội tướng mà sanh ra tâm ngoại tướng, nội và ngoại hoàn toàn là một tâm. V́ thế, Phật giáo thường nói “vạn pháp duy tâm”, nó sanh khởi từ đó!

 

          (Kinh) Hựu phục đương tri tâm ngoại tướng giả, như mộng sở kiến, chủng chủng cảnh giới duy tâm tưởng tác, vô thật ngoại sự. Nhất thiết cảnh giới, tất diệc như thị. Dĩ giai y vô minh thức mộng sở kiến, vọng tưởng tác cố. Phục thứ, ưng tri nội tâm, niệm niệm bất trụ cố, sở kiến, sở duyên nhất thiết cảnh giới, diệc tùy tâm, niệm niệm bất trụ. Sở vị tâm sanh cố, chủng chủng pháp sanh. Tâm diệt cố, chủng chủng pháp diệt. Thị sanh diệt tướng, đản hữu danh tự, thật bất khả đắc. Dĩ tâm bất văng chí ư cảnh giới, cảnh giới diệc bất lai chí ư tâm, như kính trung tượng, vô lai, vô khứ. Thị cố, nhất thiết pháp, cầu sanh diệt định tướng, liễu bất khả đắc. Sở vị nhất thiết pháp tất cánh vô thể, bổn lai thường không, thật bất sanh diệt cố.

          ()又復當知心外相者。如夢所見。種種境界唯心想作。無實外事。一切境界悉亦如是。以皆依無明識夢所見。妄想作故。次。應知內心念念不住故。所見所緣一切境界。亦隨心念念不住。所謂心生故種種法生。心滅故種種法滅。是生滅相。但有名字。實不可得。以心不往至於境界。境界亦不來至於心。如鏡中像。無來無去。是故一切法。求生滅定相。了不可得。所謂一切法畢竟無體。本來常空。實不生滅故。

          (Kinh: Lại nữa, hăy nên biết: “Tâm ngoại tướng” là như những ǵ thấy trong mộng. Các thứ cảnh giới chỉ do tâm tưởng tạo ra, chẳng có sự việc thật sự ở bên ngoài. Hết thảy cảnh giới cũng đều như thế, do đều nương theo vô minh và thức như thấy trong mộng, do vọng tưởng tạo ra. Lại nữa, hăy nên biết nội tâm trong mỗi niệm cũng đều chẳng trụ, hết thảy cảnh giới được thấy hoặc được duyên cũng thuận theo cái tâm mà niệm nào cũng đều chẳng trụ. Điều này được diễn tả là “do tâm sanh nên các pháp sanh, do tâm diệt nên các pháp diệt”, là tướng sanh diệt, chỉ có danh tự, thật sự chẳng thể được. Do tâm chẳng đến cảnh giới, cảnh giới cũng chẳng đến cái tâm, như h́nh tượng trong gương, chẳng đến, chẳng đi. V́ thế, đối với hết thảy các pháp mà cầu t́m cái tướng nhất định của sự sanh diệt, sẽ trọn chẳng thể được. Đó gọi là hết thảy các pháp rốt cuộc chẳng có bản thể, do vốn là thường không, thật sự chẳng sanh diệt).

 

          Địa Tạng Bồ Tát lại nêu một tỷ dụ để giảng tâm ngoại tướng là ǵ? Như chúng ta nằm mộng, trông thấy các thứ cảnh giới, đó là do quư vị tưởng thành. Tức là do sự tư duy trong nội tâm tưởng thành, hoặc là tất cả sự vật bên ngoài lại in bóng dáng vào tâm, đều do tâm khởi. V́ thế, ngoài tâm chẳng có pháp, hết thảy duy tâm. Phật giáo nói “hết thảy duy tâm” là nói như thế đó. V́ hết thảy chúng sanh đối với ngoại tướng (tướng bên ngoài) đều mê, chẳng lư giải, chẳng biết tướng bên ngoài là do Tâm Sở sanh ra. V́ thế, Địa Tạng Bồ Tát bảo chúng ta: Hết thảy các tướng cảnh giới đều là như thế, đều chỉ là do tâm tưởng tạo tác, chẳng có hết thảy [cảnh giới] bên ngoài, đều do nội tâm dấy lên. Nói theo phía chúng ta, hết thảy các tướng cảnh giới đều do vô minh khởi. Nếu chúng ta chẳng lư giải vô minh, giống như chúng ta nằm mộng, ba tướng Nghiệp, Chuyển, Hiện là tế tướng, c̣n trí tướng, tương tục tướng được gọi là Thức, giống như chúng ta nói đến tri thức, th́ Tri là bản thể, Thức là tác dụng. Khi đó, sẽ nắm giữ rất nhiều phân biệt. V́ thế, đấy là duyên khởi của tâm pháp. Tâm duyên khởi pháp là hết thảy các tướng do tâm của chúng ta duyên niệm mà dấy lên. Chúng ta biết tất cả hết thảy các tướng cảnh giới duyên khởi trọn chẳng phải là chân thật, do tâm sanh. “Sanh” là do tâm sanh, “diệt” cũng là do tâm diệt. Tâm sanh th́ các pháp sanh, do tâm diệt th́ các pháp diệt.

          Vấn đề này chỉ được nói đại khái trong phần trước như thế, Địa Tạng Vương Bồ Tát lại giải thích vấn đề này. Do vậy, hăy nên biết: Cái tâm của chúng ta, niệm nào cũng chẳng trụ, chẳng có lúc ngưng nghỉ. Niệm nào cũng chẳng trụ th́ nói cách khác sẽ là “niệm nào cũng chẳng ngừng”. Chẳng hạn như khi chúng ta ngủ, khi chẳng dụng tâm, tâm ta vẫn hoạt động y hệt, hoàn toàn chẳng ngừng. Sự diễn biến này do chính quư vị tạo tác. Cái tâm nằm mộng chẳng ngừng, vọng tâm duyên theo vọng cảnh. Nội tâm của quư vị niệm niệm chẳng trụ, hết thảy tâm cảnh mà quư vị trông thấy, duyên tưởng, tu tập đều chẳng ngừng trong mỗi niệm. V́ thế, Phật giáo nói: “Tâm sanh, các pháp sanh. Tâm diệt, các pháp diệt”. Chúng ta nói “vạn pháp duy tâm” như thế đó, nhưng đạo lư này được gọi là “tâm sanh diệt môn”. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói “nhất tâm, tam đại, nhị môn”, th́ là hai môn nào vậy? Tâm sanh diệt môn và tâm Chân Như môn. V́ nếu nói tới tướng sanh diệt th́ tướng sanh diệt chẳng có thật thể, chỉ có danh tự, chỉ là tên gọi mà thôi. Nếu quư vị t́m cái thật thể th́ nó chẳng có, thật sự chẳng thể được!

          Trong đoạn kinh văn này, Địa Tạng Bồ Tát dạy chúng ta: Phải nên biết nội tâm của quư vị niệm niệm chẳng trụ. Những ǵ quư vị trông thấy chính là nội tâm trông thấy, duyên theo hết thảy tướng cảnh giới bên ngoài. Tướng cảnh giới ấy cũng do cái tâm của quư vị dấy lên. Nội tâm dấy lên tướng cảnh giới, nội tâm duyên theo tướng cảnh giới của chính ḿnh, niệm niệm chẳng trụ. Xét theo nghĩa lư, Địa Tạng Bồ Tát dạy chúng ta: Hễ quư vị sanh tâm th́ các thứ pháp bèn sanh. Quư vị chẳng sanh tâm, các thứ pháp bèn diệt. Nhưng các thứ pháp và sự sanh diệt ấy chỉ có giả danh. Quư vị t́m thứ ǵ thật sự tồn tại [trong các thứ pháp và sự sanh diệt ấy], sẽ chẳng t́m được, chẳng có vật ǵ thật sự tồn tại, chúng là giả danh mà thôi! Do vậy, tâm quư vị đừng nên trụ nơi tướng cảnh giới. Tâm chẳng trụ nơi tướng cảnh giới mà hết thảy tướng cảnh giới bên ngoài cũng cũng chẳng đến cái tâm của quư vị. Do đạo lư này rất khó hiểu, cho nên Địa Tạng Bồ Tát nêu ra một thí dụ. Chẳng hạn như quư vị soi gương, tướng trong gương là thật hay giả? Trong gương có tướng hay không? Chẳng có! Khi quư vị chẳng soi, trong gương chẳng có tướng. Chẳng đến, chẳng đi! Trong hết thảy các pháp, t́m một cái tướng nhất định của sự sanh diệt, chúng ta t́m một tướng nhất định, thứ ǵ sẽ là tướng nhất định của sự sanh diệt? Đă thuộc loại sanh diệt, sẽ chẳng có tướng nhất định để có thể nói được! Chỉ có danh tự, thật sự là chẳng thể được, chẳng đạt được cái chân thật. Tâm chúng ta chẳng trụ nơi tướng cảnh giới, tướng cảnh giới cũng chẳng đến nơi tâm. V́ cậy, dùng h́nh tướng trong gương như thế để h́nh dung. Tướng cũng chẳng đến trong gương, mà gương vốn cũng chẳng thể sanh tướng. Quư vị soi gương, c̣n có ǵ đến đi hay không? Chẳng có! V́ thế, nếu muốn thật sự cầu t́m cái tướng sanh diệt trong hết thảy các pháp, t́m một tướng nhất định của sự sanh diệt, nó sanh khởi như thế nào, diệt như thế nào, sẽ chẳng thể được. V́ sao chẳng thể được? Hết thảy các pháp rốt ráo chẳng có bản thể. Thể của chúng nó là Không, thường Không. Đă là Không, há c̣n có sanh diệt ư? Trong Không cũng chẳng có sanh diệt.

 

          (Kinh) Như thị nhất thiết pháp thật bất sanh diệt giả, tắc vô nhất thiết cảnh giới sai biệt chi tướng, tịch tĩnh nhất vị, danh vi Chân Như Đệ Nhất Nghĩa Đế tự tánh thanh tịnh tâm. Bỉ tự tánh thanh tịnh tâm trạm nhiên viên măn, dĩ vô phân biệt tướng cố.

          ()如是一切法實不生滅者。則無一切境界差別之相。寂靜一味。名爲真如第一義諦。自性清淨心。彼自性清淨心。湛然圓滿。以無分別相故。

          (Kinh: Hết thảy các pháp như thế thật sự chẳng sanh diệt, cho nên không có hết thảy tướng cảnh giới sai biệt, tịch tĩnh một vị, gọi là Chân Như Đệ Nhất Nghĩa Đế tự tánh thanh tịnh tâm. Cái tâm tự tánh thanh tịnh ấy trong trẻo, viên măn, v́ chẳng có tướng phân biệt).

 

          Đoạn này nói về không sanh diệt. Sanh diệt là tâm, chẳng phải là pháp. Do tâm sanh, nên các pháp sanh; do tâm diệt nên các pháp diệt. Khi chúng tôi giảng kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, giảng điều này cũng rất ngắn, cũng nói đại lược như vậy thôi! V́ bậc đương cơ trong khi ấy là Kiên Tịnh Tín Bồ Tát. Địa Tạng Vương Bồ Tát nói với Kiên Tịnh Tín Bồ Tát, Ngài nói như vậy, đương nhiên biết Kiên Tịnh Tín Bồ Tát nhất định có thể lư giải; nhưng bọn chúng sanh chúng ta muốn học thâm nhập, sẽ chẳng thể tiến nhập trong một thời gian ngắn ngủi được! Từ ngôn ngữ cho tới sự tư duy trong nội tâm, quư vị nhờ vào sự tu chứng để chứng thực, quan sát tất cả sự sanh diệt trong tâm quư vị, [quan sát] khởi tâm động niệm trong suốt một ngày, chúng ta cho rằng tâm lại sanh khởi rồi lại diệt. Sanh cũng là tâm, mà diệt cũng là tâm. Chúng ta gọi đó là “tư tưởng”, thường thích nói tới vấn đề tư tưởng. Vấn đề tư tưởng là vấn đề sanh diệt, vấn đề sanh diệt chẳng có tướng sanh diệt. Trên thực tế, tướng sai biệt của tất cả hết thảy cảnh giới bên ngoài đều chẳng có, là tịch tĩnh. Cái tự tánh tâm ấy chẳng có tự tánh, được đặt tên là Chân Như Đệ Nhất Nghĩa Đế tự tánh thanh tịnh tâm, bản tánh thanh tịnh, trong lặng, viên măn, chẳng dấy lên phân biệt.

 

          (Kinh) Vô phân biệt tướng giả, ư nhất thiết xứ, vô sở bất tại. Vô sở bất tại giả, dĩ năng y tŕ, kiến lập nhất thiết pháp cố.

          ()無分別相者。於一切處無所不在。無所不在者。以能依持建立一切法故。

          (Kinh: “Tướng chẳng phân biệt” trong hết thảy mọi nơi, không đâu chẳng hiện diện. “Không đâu chẳng tồn tại” là v́ nó có thể nương giữ, tạo lập hết thảy các pháp).

 

          V́ hết thảy các pháp vốn chẳng có, là bất sanh, bất diệt. Chẳng có sanh diệt tức là [hết thảy các pháp] chẳng có. Đă chẳng có tướng sanh diệt, làm sao có hết thảy các pháp? Nhưng trong cảnh giới có sai biệt, trong sự sai biệt ấy, tướng sẽ quy vào Thể, tướng quy vào tánh. Tướng cảnh giới sai biệt sẽ chẳng có đến, mà cũng chẳng có đi. Địa Tạng Bồ Tát nêu ra [thí dụ] tướng trong gương; quư vị nói xem, trong gương có tướng hay không? Chẳng có. Khi người ta không soi vào gương, trong gương có tướng hay không? Không chỉ nói riêng về người, mà ngay cả hết thảy các tướng cảnh giới trong gương đều chẳng có. Bản thể của tướng chẳng có sai biệt, v́ sao? Rỗng không! Chẳng thật sự có, mà cũng là một vị, chẳng phân biệt tướng. Cái tâm của hết thảy bọn chúng sanh chúng ta là cái tâm thanh tịnh, nơi phàm phu chẳng giảm, tại chư Phật và thánh nhân cũng chẳng tăng thêm. Cái tâm ấy là b́nh đẳng, nơi phàm chẳng giảm, tại thánh không tăng, mà cũng chẳng có tướng đến đi, vô tướng! Nhưng cái tâm ấy trọn khắp, giống như hư không, nương giữ nó th́ sẽ có thể kiến lập hết thảy các pháp.

          “Tướng” ấy là nói tới tướng nào vậy? Tâm tướng. Trong phần trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát đă giảng cái tâm cho Kiên Tịnh Tín Bồ Tát, giải thích cái tâm có h́nh dạng ǵ, giải thích tướng của cái tâm ấy. Tướng ấy vẫn là tâm, chẳng có h́nh dạng chi hết. Bất quá, ở đây nói rất đại lược, v́ Địa Tạng Bồ Tát chẳng nói với bọn đại chúng chúng ta, mà nói với Kiên Tịnh Tín Bồ Tát, nói rất sâu, nhưng đi vào chi tiết th́ rất sơ lược. Chúng ta thường nói theo giáo lư, hoặc là dựa trên tứ giáo, hoặc nương theo ngũ giáo, hoặc nương theo Duy Thức, sẽ nói rất nhiều, từ thô thiển tiến đến thâm nhập. Ở đây nói bản tâm thanh tịnh chẳng có phân biệt. Chẳng có phân biệt, há c̣n có luân tướng mộc luân ư? Nửa bộ đầu [của kinh này] nói về hết thảy phàm phu, nửa bộ sau nói về hết thảy thánh nhân. Quư vị muốn tiến nhập pháp này, ắt cần phải tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó, trước hết khiến cho quư vị sám hối tội lỗi. Tội tiêu rồi mới có thể học tập pháp môn duy tâm. Nửa bộ sau là pháp môn duy tâm, chỉ nói về cái tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh có h́nh dạng như thế nào? Chẳng có phân biệt, trọn khắp hết thảy mọi nơi. Chỗ nào cũng đều có tâm, nương vào đó, có thể kiến lập hết thảy các pháp.

          Vạn pháp duy tâm, đó là nói “tâm sanh ra vạn pháp”. Cái tâm thanh tịnh ấy viên măn, chẳng phân biệt, chẳng hai, chẳng khác với Phật. Phật là tu hành, c̣n chúng ta là sẵn có. Nếu chúng ta chẳng vốn sẵn có cái tâm thanh tịnh ấy, dẫu quư vị tu thế nào đi nữa, vẫn chẳng thể tu thành Phật được! Quư vị nhặt vài cục đá, đem nấu thành cơm, sẽ chẳng làm được. Đá vẫn là đá, đá không thể biến thành gạo. Cái tâm thanh tịnh chỉ có một Thể. Hết thảy các thiện pháp nương vào cái tâm thanh tịnh mà kiến lập; hết thảy ác pháp cũng nương vào cái tâm thanh tịnh mà kiến lập. Tâm chẳng có thiện hay ác. Nếu có tánh chất quyết định, quư vị sẽ chẳng thể đoạn ác được, tu thiện sẽ chẳng tu thành tựu được! Do nó chẳng phải là quyết định, hăy nhận thức cái tâm của chúng ta như thế. Đương nhiên là quư vị phải hiểu rơ điều này! Quư vị cũng chẳng biết dùng Chiêm Sát Luân, dùng Chiêm Sát Luân nhằm hiển hiện. Bởi lẽ, trong Phật pháp giới đều là diệu dụng. Phật lợi ích chúng sanh toàn là Dụng, từ nơi Dụng mà hiển tướng, hiển tâm. Phật có vô cùng vô tận diệu dụng, các vị đại Bồ Tát cũng có vô cùng diệu dụng. Từ Dụng mà hiển hiện cái tâm, phàm phu từ Thể mà minh tâm.

 

          (Kinh) Phục thứ, bỉ tâm danh Như Lai Tạng. Sở vị cụ túc vô lượng vô biên bất khả tư nghị vô lậu thanh tịnh công đức chi nghiệp.

          ()復次。彼心名如來藏。所謂具足無量無邊不可思議無漏清淨功德之業。

          (Kinh: Lại nữa, cái tâm ấy gọi là Như Lai Tạng, ư nói: Nó trọn đủ vô lượng vô biên nghiệp công đức thanh tịnh vô lậu chẳng thể nghĩ bàn).

 

          Do đó, cái tâm này được gọi là Như Lai Tạng, trọn đủ vô lượng vô biên nghiệp công đức thanh tịnh vô lậu, chẳng thể nghĩ bàn. Ở đây, thêm vào chữ Nghiệp. Nghiệp có nghĩa là “tác dụng”, thể hiện ư nghĩa “tác dụng là tu hành nhằm hiển hiện”. Do v́ như vậy, quư vị mới có thể trọn đủ. Nếu chẳng phải là vốn sẵn có, dẫu quư vị có tu, vẫn tu chẳng thành. Như trong thí dụ tôi vừa mới nêu, quư vị nấu đá mà mong nó thành cơm, sẽ chẳng làm được! V́ nó (cái tâm) sẵn có, cho nên có thể làm được. Cái tâm ấy được gọi là Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được giải thích là Chân Như. V́ sao gọi là Như Lai Tạng, chẳng gọi là Chân Như? V́ có hai loại ư nghĩa bao hàm trong ấy. Do Chân Như đă ở trong phiền năo, nên gọi là Như Lai Tạng. Ư nghĩa này được Đại Thừa Khởi Tín Luận nói như vậy, mà kinh Hoa Nghiêm cũng nói như vậy. Như Lai Tạng là Chân Như nơi phàm phu th́ được gọi là Như Lai Tạng. Nếu Chân Như trừ bỏ phiền năo chứa đựng trong ấy ra, sẽ chẳng có phiền năo, bèn gọi là Pháp Thân. Pháp Thân là thanh tịnh.

          “Phục thứ, bỉ tâm danh Như Lai Tạng” (lại nữa, cái tâm ấy được gọi là Như Lai Tạng): Cái tâm ấy chính là một niệm tâm hiện tiền của hết thảy chúng sanh. Một niệm tâm hiện tiền của mỗi vị đạo hữu chúng ta đều trọn đủ Như Lai Tạng tánh, là cái Thể của một niệm tâm chúng ta. Cái Thể của một niệm tâm trong hiện tiền trọn đủ và chứa đựng vô lượng công đức nghiệp dụng, ai nấy đều có thể tu thành Phật. Do ai nấy đều có Như Lai Tạng Tánh, cho nên có thể tu thành Phật. Nếu quư vị chẳng có [Như Lai Tạng Tánh], sẽ tuyệt đối chẳng thể tu thành tựu. V́ cái tâm hiện tiền của chúng sanh trọn đủ vô lượng vô biên nghiệp công đức. Quư vị trọn đủ vô lượng nghiệp công đức trong hiện tiền, cho nên cái tâm ấy được gọi là Như Lai Tạng. Cái tâm ấy b́nh đẳng với cái tâm của bậc đă thành tựu. Bậc đă tu thành tựu là chư Phật đă chứng đắc Pháp Thân ấy, c̣n chúng sanh mê muội Pháp Thân ấy. Nếu chúng sanh cũng ngộ th́ sao? Chúng sanh đă ngộ th́ sẽ chẳng gọi là chúng sanh nữa, mà là Phật. Đó là nói đến duyên khởi. Duyên khởi chính là tu, duyên khởi là Như Lai đă tu hết thảy, đă hành rồi chứng quả, trọn đủ công đức có tánh chất vô lậu. Hết thảy công đức chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai v́ sao mà có? Do hành mà có. Công đức của Như Lai là do hành (tu hành) mà có, do tu hành mà chứng đắc. Giả sử chẳng có nghĩa Không, tức là chẳng có đạo lư nghĩa Không này, công đức sẽ chẳng thể kiến lập được! Kiến lập ở chỗ nào? nương vào Chân Không mà kiến lập Diệu Hữu, chứa đựng “Chân Không chẳng phải không, Diệu Hữu chẳng phải có”. Diệu Hữu chẳng phải là thật sự có, Chân Không chẳng phải là không. Nó trọn đủ công đức có tánh chất vô lậu. Diệu Hữu phi hữu tức là Chân Không!

 

          (Kinh) Dĩ chư Phật Pháp Thân, tùng vô thỉ bổn tế lai, vô chướng, vô ngại, tự tại bất diệt. Nhất thiết hiện hóa chủng chủng công nghiệp, hằng thường xí nhiên, vị tằng hưu tức. Sở vị biến nhất thiết thế giới giai thị tác nghiệp chủng chủng hóa ích cố. Dĩ nhất Phật thân tức thị nhất thiết chư Phật thân, nhất thiết chư Phật thân tức thị nhất Phật thân. Sở hữu tác nghiệp diệc giai cộng nhất. Sở vị vô phân biệt tướng, bất niệm bỉ thử, b́nh đẳng vô nhị. Dĩ y nhất pháp tánh, nhi hữu tác nghiệp, đồng tự nhiên hóa, Thể vô biệt dị cố.

          ()以諸佛法身。從無始本際來無障無礙自在不滅。一切現化種種功業。恆常熾然。未曾休息。所謂遍一切世界皆示作業種種化益故。以一佛身即是一切諸佛身。一切諸佛身即是一佛身。所有作業亦皆共一。所謂無分別相。不念彼此。平等無二。以依一法性而有作業。同自然化。體無別異故。

          (Kinh: Do Pháp Thân của chư Phật từ cội gốc vô thỉ tới nay chẳng chướng, chẳng ngại, tự tại bất diệt. Hết thảy các thứ công nghiệp hiện hóa thường luôn hừng hực, chưa từng ngưng dứt. Đó gọi là trong trọn khắp hết thảy các thế giới đều thị hiện thực hiện đủ loại hóa độ, tạo lợi ích. Do thân của một vị Phật chính là thân của hết thảy chư Phật, thân của hết thảy chư Phật chính là thân của một vị Phật. Tất cả các nghiệp đă làm cũng đều cùng là một. Tức là chẳng có tướng phân biệt, chẳng nghĩ là đây hay kia, b́nh đẳng, bất nhị. Do nương vào một pháp tánh mà có nghiệp tạo tác, giống như tự nhiên hóa ra, v́ cái Thể chẳng khác biệt).

 

          Quư vị vừa xem đoạn kinh văn này, sẽ cảm thấy rất nhiều chỗ chẳng thể lư giải, chẳng thể tiến nhập được. Bởi lẽ, nghĩa lư trong đoạn kinh văn này đều nhằm hiển tánh, chỉ rơ tâm thể của chúng ta, nói theo Lư. Tiến nhập từ lư tánh rất khó, cho nên phải mượn sự tướng để tỷ dụ, nhờ vào tập quán sanh hoạt của chúng ta để ấn chứng. Nếu quư vị đem các vấn đề này áp dụng vào cuộc sống để lư giải, quư vị sẽ dần dần có thể ấn nhập. Ở nơi Thể th́ từ vô thỉ đến nay, hết thảy chúng sanh và mười phương hết thảy chư Phật chẳng hai, chẳng khác, đó là bản thể. Nói theo Lư, vốn chẳng có chướng ngại. Bản thân cái Thể chẳng có sanh diệt, nhưng Tướng và Dụng th́ khác hẳn. Trong ấy, chứa đựng cái nghiệp, Thể tuy là như thế, Tướng và Dụng th́ khác. V́ sao chẳng giống nhau? Đấy là nói tới vô ngă. Chúng sanh ngược ngạo mê mất, tức mê mất cái Thể; do mê cái Thể liền biến hóa, cho nên Dụng sẽ khác biệt. Thể tuy đồng, Dụng có sai biệt. Đối với đạo lư này, nói theo các hiện tượng trong cuộc sống, th́ chúng ta đều là người, nhưng ai nấy khác biệt to lớn. Loài người có các chủng loại trắng, đen, vàng, c̣n có da đỏ; đó là sự bất đồng, nhưng thân thể đều là người, nhân tánh giống như nhau. Tuy chúng ta và Phật chẳng hai, chẳng khác, nhưng v́ chấp trước, hết thảy chúng sanh có Nhân Ngă Chấp, Pháp Ngă Chấp, vô minh chướng, đó là sự bất đồng. Các nghiệp cũng trọn khắp hết thảy mọi nơi, trọn khắp hết thảy mọi lúc, chúng sanh và chư Phật khác nhau, đó là báo hóa khác nhau. Chư Phật là “tu thành”, tức đă tu công đức thành tựu, khôi phục Pháp Thân vốn có, cho nên xét theo Tu Đức [giữa Phật] và chúng sanh sẽ khác biệt. Đă tu viên măn, tu đến mức không c̣n có ǵ để tu, mới biết “vẫn chỉ là khôi phục cái vốn sẵn có”. Sự nghiệp hóa độ chúng sanh của mười phương hết thảy chư Phật đều là độ chúng sanh thành Phật, nhưng nghiệp dụng khác nhau. A Di Đà Phật thị hiện thế giới Cực Lạc để độ chúng sanh, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thế giới Sa Bà để hóa độ chúng sanh. Đó là chỗ khác biệt.

 

          (Kinh) Như thị chư Phật Pháp Thân biến nhất thiết xứ, viên măn bất động cố, tùy chư chúng sanh tử thử, sanh bỉ, hằng vi tác y.

          ()是諸佛法身遍一切處圓滿不動故。隨諸衆生死此生彼。恆爲作依。

          (Kinh: Pháp Thân của chư Phật như thế trọn khắp hết thảy mọi nơi, do viên măn bất động, thuận theo các chúng sanh chết đây, sanh kia, luôn làm chỗ nương về).

 

          Pháp Thân của chư Phật đều như nhau, cũng đều trọn hết thảy mọi nơi, đều là “Phật Phật đạo đồng, viên măn bất động”. Nhưng các Ngài có thể thuận theo duyên của chúng sanh. Mi vị Phật độ mỗi loại chúng sanh đều tùy thuận cái duyên của chúng sanh. Pháp Thân của chư Phật Như Lai trọn khắp hết thảy mọi nơi. Mười pháp giới đều có trọn đủ Phật, cho tới địa ngục đạo cũng trọn đủ Phật Tánh. Đó gọi là “Như Lai tùy chúng sanh”, nhưng chúng sanh lại học Phật bèn dần dần chuyển hóa. Chúng sanh học Phật cũng có thể thành Phật. Đó là “lưu chuyển”. Hết thảy chư Phật và chúng sanh chẳng rời nhau, có cùng một thể tánh. Thể tánh chẳng tách rời, chư Phật thường luôn làm chỗ nương cậy cho chúng sanh, chúng sanh nương theo pháp do đức Phật đă dạy bèn có thể thành đạo.

 

          (Kinh) Thí như hư không tất năng dung thọ nhất thiết sắc tướng, chủng chủng h́nh loại. Dĩ nhất thiết sắc tướng, chủng chủng h́nh loại, giai y hư không, nhi hữu kiến lập sanh trưởng, trụ hư không trung, vị hư không xứ sở nhiếp. Dĩ hư không vi Thể, vô hữu năng xuất hư không giới phần giả. Đương tri sắc tướng chi trung, hư không chi giới bất khả hủy diệt. Sắc tướng hoại thời, hoàn quy hư không, nhi hư không bổn giới vô tăng, vô giảm, bất động, bất biến.

          ()譬如虛空悉能容受一切色相種種形類。以一切色相種種形類。皆依虛空而有建立生長住虛空中。爲虛空處所攝。以虛空爲體。無有能出虛空界分者。當知色相之中。虛空之界不可毀滅。色相壞時。還歸虛空。而虛空本界無增無減。不動不變。

          (Kinh: Ví như hư không đều có thể dung chứa hết thảy sắc tướng, các thứ h́nh loại. Do hết thảy sắc tướng, các thứ h́nh loại đều nương vào hư không mà có kiến lập, sanh trưởng, trụ trong hư không, được gồm thâu trong hư không xứ. Do hư không làm Thể, chẳng pháp nào có thể vượt ra ngoài hư không giới. Hăy nên biết: Trong các sắc tướng, hư không giới chẳng thể hủy diệt. Khi sắc tướng hoại, trở về hư không, nhưng giới hạn vốn có của hư không chẳng tăng, chẳng giảm, bất động, bất biến).

 

          Đối với đạo lư này, Địa Tạng Vương Bồ Tát nêu ra một tỷ dụ. Ví như hư không có thể chứa đựng hết thảy sắc tướng, các thứ h́nh loại. Hư không chứa đựng hết thảy, sắc tướng ǵ cũng đều có thể hiện. Hết thảy sắc tướng khác nhau, các thứ h́nh loại, c̣n bao gồm hết thảy chúng sanh, súc sanh, cũng như những thứ vô t́nh như núi, sông, đại địa, chẳng sót một thứ nào! Nhưng chúng có thể tách ĺa hư không hay chăng? Bất luận thứ ǵ sanh trưởng đều chẳng ĺa khỏi hư không, đều cùng ở trong hư không. Hư không là Tổng, hết thảy các thứ h́nh tướng là Biệt. Cái Biệt ấy đều ở trong hư không, được hư không thâu nhiếp. Hư không là cái Thể của hết thảy vật chất, chúng nương vào hư không mà kiến lập, chẳng có sự vật nào có thể rời khỏi hư không để ở riêng một chỗ, chẳng thể được! Ngoài hư không ra, chẳng có chỗ nào để quư vị có thể trụ. Hết thảy sắc tướng ở trong hư không. Hư không vĩnh viễn chẳng bị hủy diệt; hết thảy sắc tướng tùy thời biến hóa. Hết thảy các thứ có h́nh tướng khi tiêu mất, sẽ trở về hư không. Khi quả địa cầu tiêu mất, bị hủy diệt, sẽ biến thành các hạt bụi vi tế, các hạt bụi vi tế lại trở vào hư không. Hư không có bị hủy diệt hay không? Hư không vĩnh viễn chẳng bị hủy diệt. Hết thảy các sự vật sanh trưởng và hủy diệt, sanh trưởng th́ sanh trong hư không, hủy diệt th́ vẫn ở trong hư không. Nơi hư không chẳng tăng, chẳng giảm, bất động, bất biến. Đó là dùng hư không để tỷ dụ. Hư không là cái Thể của hết thảy chúng sanh, mà cũng là dùng hư không để h́nh dung Pháp Thân của chư Phật.

 

          (Kinh) Chư Phật Pháp Thân diệc phục như thị, tất năng dung thọ nhất thiết chúng sanh chủng chủng quả báo. Dĩ nhất thiết chúng sanh chủng chủng quả báo, giai y chư Phật Pháp Thân nhi hữu kiến lập, sanh trưởng, trụ Pháp Thân trung, vị Pháp Thân xứ sở nhiếp. Dĩ Pháp Thân vi Thể, vô hữu năng xuất Pháp Thân giới phần giả, đương tri nhất thiết chúng sanh thân trung, chư Phật Pháp Thân diệc bất khả hủy diệt. Nhược phiền năo đoạn hoại thời, hoàn quy Pháp Thân, nhi Pháp Thân bổn giới vô tăng, vô giảm, bất động, bất biến.

          ()諸佛法身亦復如是。悉能容受一切衆生種種果報。以一切衆生種種果報。皆依諸佛法身而有建立生長。住法身中。爲法身處所攝。以法身爲體。無有能出法身界分者。當知一切衆生身中。諸佛法身亦不可毀滅。若煩惱斷壞時。還歸法身。而法身本界無增無減。不動不變。

          (Kinh: Pháp Thân của chư Phật cũng giống như thế, đều có thể dung nạp các thứ quả báo của hết thảy chúng sanh. Do các thứ quả báo của hết thảy chúng sanh đều nương vào Pháp Thân của chư Phật để kiến lập, sanh trưởng, trụ trong Pháp Thân, được Pháp Thân xứ thâu nhiếp. Lấy Pháp Thân làm thể, chẳng có ǵ có thể ra khỏi giới hạn của Pháp Thân. Hăy nên biết trong thân của hết thảy chúng sanh, Pháp Thân của chư Phật cũng chẳng thể hủy diệt. Nếu khi đoạn hoại phiền năo, sẽ trở về Pháp Thân, nhưng phạm vi của Pháp Thân chẳng tăng, chẳng giảm, bất động, bất biến).

 

          Pháp Thân của chư Phật cũng giống như thế, giống như hư không có thể chứa các thứ quả báo của hết thảy chúng sanh. Do quư vị tạo rất nhiều nhân, nhân nhất định cảm quả. Chúng sanh hứng chịu các thứ, các loại quả báo bất đồng. Quả báo của hết thảy chúng sanh nương vào đâu mà có? Quả báo của hết thảy chúng sanh đều nương vào Pháp Thân của chư Phật để kiến lập, sanh trưởng. Pháp Thân của chư Phật chính là Pháp Thân của chúng sanh. Pháp Thân của chúng sanh chính là Pháp Thân của chư Phật. Quả báo của chúng sanh chính là Pháp Thân của chư Phật. Pháp Thân của chư Phật thâu nhiếp hết thảy chúng sanh. Cái Thể của Pháp Thân nơi hết thảy chúng sanh và Pháp Thân của chư Phật chẳng hai, chẳng khác. Chẳng có chúng sanh nào ra khỏi pháp giới thân, đều thuộc trong pháp giới. Chẳng phải là chúng ta nói “vạn pháp duy tâm” đó ư? “Pháp” là nói đến tâm, pháp chính là tâm. Tâm chính là pháp. Tâm sanh th́ các thứ pháp sanh; tâm diệt th́ các thứ pháp diệt, đều thuộc Pháp Thân thâu nhiếp, chẳng có ǵ ra khỏi giới hạn của Pháp Thân. Hăy nên biết, đấy là Địa Tạng Vương Bồ Tát nói với Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Phải biết trong thân của hết thảy chúng sanh, Pháp Thân của chư Phật chẳng thể hủy diệt. Tâm của hết thảy chúng sanh vĩnh viễn chẳng bị hủy diệt. Giả sử chúng sanh chẳng có hết thảy phiền năo, sau khi đă đoạn vô minh phiền năo, cũng trở về Pháp Thân của Phật. Pháp Thân là chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thay đổi, chẳng động. Đó gọi là Pháp Thân.

          Đấy là nhờ vào hư không để tỷ dụ Pháp Thân của chư Phật, tỷ dụ ǵ vậy? Tỷ dụ quả báo hiện tiền của chúng ta. Quả báo hiện tại của chúng sanh khác nhau như vậy, mỗi người có quả báo riêng của người ấy. “Chúng sanh” ở đây không chỉ bao gồm nhân loại, mà bao gồm cả súc sanh loại, [hay nói rộng hơn] là các loài hữu t́nh đều là chúng sanh. Nói theo hàm nghĩa này, thân chúng sanh chính là Pháp Thân của chư Phật. Pháp Thân của chư Phật chứa đựng Pháp Thân của hết thảy chúng sanh. Do vậy, phiền năo của chúng sanh đă hết, lại trở về bản thể của Pháp Thân. Đó cũng là chư Phật. Bản thân Pháp Thân chẳng tăng, chẳng giảm, bất sanh, bất diệt. Chúng sanh đă ngộ, bèn khôi phục Pháp Thân. Có câu nói như thế này: “Đả đắc vọng tưởng tử, hứa nhữ Pháp Thân hoạt” (đánh chết sạch vọng tưởng, cho Pháp Thân được sống). Nếu quư vị chẳng có các phân biệt hư vọng, tự nhiên sẽ khôi phục Pháp Thân của chính ḿnh. Pháp Thân bất sanh, bất diệt, chẳng hai, chẳng khác với chư Phật. Lục phàm pháp giới, tức trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, [A Tu La], và tứ thánh pháp giới là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, cả mười pháp giới chỉ có một tâm này. Tứ thánh là ngộ, do mức độ ngộ sai khác, nên chia thành bốn pháp giới, bốn loại h́nh tướng. Lục phàm là mê, lục phàm pháp giới mê khác nhau. Pháp Thân tại phàm phu chẳng hề giảm bớt, nơi Phật cũng chẳng tăng thêm. Pháp Thân vĩnh viễn bất động, bất hoại, chẳng tăng, chẳng giảm như thế. Trong phần trước, tôi đă nói về ư nghĩa của hư không để h́nh dung Pháp Thân, tức là dùng hư không sánh ví Pháp Thân. Chỉ có mê hay ngộ sai khác. Trừ khử vô minh, th́ chẳng phải là hết thảy phàm phu nữa. Đoạn trừ vô minh, sẽ trở thành hết thảy thánh nhân; đoạn rốt ráo bèn thành Phật.

 

          (Kinh) Đản tùng vô thỉ thế lai, dữ vô minh tâm câu, si ám nhân duyên huân tập lực cố, hiện vọng cảnh giới. Dĩ y vọng cảnh giới huân tập nhân duyên cố, khởi vọng tương ứng tâm, kế ngă, ngă sở, tạo tập chư nghiệp, thọ sanh tử khổ, thuyết bỉ Pháp Thân, danh vi chúng sanh.

          ()但從無始世來。與無明心俱。癡暗因緣熏習力故。現妄境界。以依妄境界熏習因緣故。起妄相應心。計我我所。造集諸業。受生死苦。說彼法身名爲衆生。

          (Kinh: Chỉ do từ đời vô thỉ tới nay, đă chung đụng với cái tâm vô minh, do sức nhân duyên si ám huân tập, hiện ra cảnh giới hư vọng. Do nhân duyên nương vào cảnh giới hư vọng huân tập, dấy lên cái tâm tương ứng với vọng, so đo ngă và ngă sở (cái thuộc về ta), tạo tập các nghiệp, chịu khổ sanh tử, cho nên gọi Pháp Thân ấy là chúng sanh).

 

          Đoạn này nói cái tâm vô minh của quư vị đă sanh, tức là nghiệp đă dấy lên, bèn tạo nghiệp. Nương theo cái chân tâm sáng suốt, thanh tịnh, vô nhiễm mà chính ḿnh sẵn có, bèn dấy lên bất giác. Chân tâm ấy được gọi là Bổn Giác. Nương vào Bổn Giác mà dấy lên bất giác, si tâm vô minh căn bản được sanh khởi. Đạo lư này rất khó nói minh bạch, chẳng nói rơ ràng được, chỉ có thể dùng tâm ư thấu hiểu. Chẳng hạn như trong lịch sử, các vị thiện tri thức khai ngộ kiểu này rất nhiều. Tôi thường nhắc tới ông Ngư Triều Ân đời Đường đă thưa hỏi quốc sư “phiền năo từ đâu mà khởi?” Hoặc nói: “Vô minh sanh từ đâu? Vô minh là ǵ?” Quốc sư chẳng trả lời ông ta! Nếu quư vị trả lời, sẽ chẳng nói rơ được. Quốc sư dùng tỷ dụ, phương tiện thiện xảo mà! Sư bảo: “Ngươi là hạng nô tài mà muốn hỏi Phật pháp”. Sư quở mắng Tể Tướng. Tể Tướng liền nổi giận, đáp: “Ta là một đứa nô tài, nhưng là nô tài của hoàng thượng. Một Tể Tướng c̣n ở trên vạn vạn người”. Đó là câu trả lời cho ông ta. Quốc sư bảo ông ta: “Vô minh từ đó mà khởi. Đó là vô minh”. Chẳng phải là ngươi hỏi ta “vô minh được sanh ra như thế nào ư? Vô minh là ǵ” ư? Đó chính là vô minh. Nếu giải thích th́ sẽ chẳng thể diễn tả rơ ràng được. Chờ đến khi ông ta nổi giận, dùng ngay sự thật để giải thích cho ông ta, ông ta ngay lập tức khai ngộ, hiểu rơ. Trong Thiền Tông có rất nhiều câu “cơ phong chuyển ngữ”, đối với căn cơ nào bèn nói pháp ấy. Do vậy, đức Phật giảng hết thảy các kinh, tám vạn bốn ngàn pháp môn nhằm nói với tám vạn bốn ngàn căn cơ. Vô minh như nhau. Vô minh là quư vị bất giác, cái bất giác ấy sanh từ đâu? Từ Bổn Giác mà ra, từ giác ngộ mà ra. Giác ngộ th́ mới có Bất Giác, nói tương đối vậy!

          Trong si tâm của quư vị, tâm ngu si chính là cái tâm hắc ám. Cái tâm hắc ám ấy và bản thể của Pháp Thân tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh nói tới Thể, Tướng, Dụng, Thể là Tướng, Tướng chính là Thể. Thể và Tướng bèn sanh khởi tác dụng (Dụng). Tác dụng là Thể, Tướng; Thể, Tướng chính là tác dụng. Cả ba chính là một, tâm thể, tâm tướng. Do mê cái tâm ấy, cho nên hết thảy tác dụng là chúng sanh. Ngộ cái tâm ấy th́ là thánh nhân. Do v́ sau khi đă mê cái Thể, bèn dấy nghiệp; nghiệp đă dấy bèn chốt chặt quư vị. Đó gọi là nỗi khổ sanh tử. Quư vị đă khai ngộ, hiểu rơ, tu hành, khôi phục Bổn Giác của chính ḿnh; đó gọi là “giải thoát”. Mê th́ vẫn là Pháp Thân này, mà ngộ vẫn là Pháp Thân này.

          Do vậy, trong khi quư vị nhất tâm chấp trước hết thảy tướng cảnh giới; khi đó, cái tâm bị vọng tâm làm chủ. Do hết thảy đều là hư vọng; thậm chí khi quư vị tu pháp, cho tới khi chúng ta niệm A Di Đà Phật trong hiện tại, toàn là vọng. Quư vị tu pháp cũng là pháp thuộc vọng tâm, nương theo vọng tâm mà tu vọng pháp (pháp hư vọng). Nhưng trong ấy có chân thật: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, trời, người, A Tu La, địa ngục, quỷ, súc sanh, mười pháp giới có cùng một tâm. Tâm quư vị dấy lên cảnh giới hư vọng, lấy vọng tâm làm chủ th́ là lục phàm; lấy cái tâm thanh tịnh làm chủ để sanh khởi hết thảy các pháp th́ là tứ thánh. Vọng cũng là cái tâm này, mà chân cũng là cái tâm này, chịu đựng nỗi khổ trong lục đạo luân hồi vẫn là cái tâm này, thành Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác vẫn là cái tâm này. Tùy thuộc quư vị tương ứng với cái tâm nào th́ thuộc về pháp giới ấy. Nay quư vị là vọng, có thể đoạn một phần vọng, giải thoát một phần vọng th́ phiền năo sẽ nhẹ bớt. Người khác chấp trước, nẩy sanh phiền năo, quư vị chẳng sanh phiền năo, chẳng có ư niệm phân biệt. Do đều thuộc trong sự chấp trước của quư vị, đoạn vô minh, đoạn phiền năo quyết định vị trí của quư vị, thánh lẫn phàm đều chẳng có tiêu chuẩn nhất định. Quư vị chẳng có phiền năo, [chứ nếu] đă đoạn hết thảy phiền năo, sẽ là thánh nhân. Nếu quư vị sanh phiền năo th́ là chúng sanh. Phiền năo càng nặng, đọa càng sâu. Đọa vào địa ngục, đọa vào ngạ quỷ, đọa vào súc sanh, phiền năo đă đạt tới đỉnh điểm. Trong nhân loại, tri thức là sức mạnh, tri thức là trí huệ, là biểu hiện của đoạn phiền năo. Người có trí huệ, phiền năo liền nhẹ nhàng; kẻ chẳng có trí huệ, phiền năo nặng nề. Trong xă hội cũng nói tri thức là sức mạnh. Kẻ chẳng có tri thức luôn luôn phải phục vụ cho người có tri thức. Tùy thuộc tri thức của quư vị lớn hay nhỏ, tri thức càng lớn th́ địa vị chủ nhân của quư vị càng cao.

 

          (Kinh) Nhược như thị chúng sanh trung, Pháp Thân huân tập nhi hữu lực giả, phiền năo tiệm bạc, năng yếm thế gian, cầu Niết Bàn đạo, tín quy nhất thật, tu Lục Ba La Mật đẳng nhất thiết Bồ Đề phần pháp, danh vi Bồ Tát.

          ()若如是衆生中。法身熏習而有力者。煩惱漸薄。能厭世間。求涅槃道。信歸一實。修六波羅蜜等一切菩提分法。名爲菩薩。

          (Kinh: Nếu trong chúng sanh như thế, do Pháp Thân huân tập mà hữu lực, phiền năo dần dần mỏng bớt, có thể chán thế gian, cầu Niết Bàn đạo, ḷng tin quy về nhất thật, tu hết thảy các pháp thuộc về Bồ Đề phần như Lục Ba La Mật v.v… th́ được gọi là Bồ Tát).

 

          Đây là lấy tâm thể của Bổn Giác làm Pháp Thân, nhưng người ấy dùng thiện pháp để huân tập Chân Như, tăng trưởng hết thảy thiện nghiệp, phiền năo dần dần nhẹ hơn. Đối với tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian, hết thảy các pháp trong thế gian đều là pháp sanh diệt, người ấy mong cầu một pháp chẳng sanh diệt. Giống như các vị đang hiện diện tại đây, chúng ta đều cầu pháp chẳng sanh diệt, đều mong đoạn phiền năo, chứng Bồ Đề, liễu sanh tử. Đó là học pháp chẳng sanh diệt. Từ nghe học, tức là nghe pháp do đức Phật đă nói, nghe xong bèn tư duy, tư duy ta làm như thế nào, “làm” là tu hành. Làm xong, quư vị sẽ thành tựu, thành tựu là đắc đạo. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói có hai loại huân tập, một là nhiễm huân tịnh, càng huân càng thô. Mỗi ngày ở chung với kẻ có sát tâm nặng nề, dần dần sát tâm của quư vị cũng nặng nề! Quư vị ở với người ḷng tham, tâm tham của quư vị cũng sanh khởi! V́ sao sẽ sanh khởi ḷng tham? Chẳng có trí huệ. Đó gọi là vô minh ngu si. Quư vị thấy thấu suốt một phần, sẽ nhẹ nhàng một phần. Phương diện này nhẹ, phương diện kia liền nặng. Tham, sân, si của quư vị nhẹ bớt, Giới, Định, Huệ sẽ sâu nặng. Tham, sân, si huân Giới, Định, Huệ; Giới, Định, Huệ liền nhẹ, tham, sân, si liền nặng!

 

          (Kinh) Nhược như thị Bồ Tát trung, tu hành nhất thiết thiện pháp măn túc, cứu cánh đắc ly vô minh thùy giả, chuyển danh vi Phật.

          ()若如是菩薩中。修行一切善法滿足。究竟得離無明睡者。轉名爲佛。

          (Kinh: Nếu trong các vị Bồ Tát như thế, tu hành hết thảy thiện pháp trọn đủ, rốt ráo được ĺa khỏi giấc ngủ vô minh, sẽ đổi tên thành Phật).

         

          Phật là ǵ? Chúng sanh là ǵ? Chẳng có tiêu chuẩn; tùy thuộc hành vi của quư vị để quyết định. Quư vị tu hết thảy thiện pháp đều thành tựu, đó gọi là Phật. Quư vị tu tập ác pháp, tục ngữ Trung Hoa thường nói là “ác quán măn doanh” (tội ác chồng chất, tràn ngập), kẻ đó chẳng thể nào không đọa địa ngục, đă tu ác nghiệp quá nhiều! Thiện pháp viên măn, th́ gọi là Phật. Thiện pháp c̣n chưa trọn đủ viên măn, so với Phật c̣n kém đôi chút, th́ gọi là Bồ Tát. Đoạn dứt Kiến Tư Hoặc th́ gọi là Thanh Văn, Duyên Giác. Mười pháp giới là do Hoặc nghiệp sâu nặng mà phân định, chẳng có Hoặc nghiệp th́ là tứ thánh. Đó là dùng thiện ác để phân biệt, hai đường thiện ác, tùy thuộc quư vị đi theo con đường nào!

 

          (Kinh) Đương tri như thị chúng sanh, Bồ Tát, Phật đẳng, đản y thế gian giả danh ngôn thuyết cố nhi hữu sai biệt, nhi Pháp Thân chi Thể tất cánh b́nh đẳng, vô hữu dị tướng.

          ()當知如是衆生菩薩佛等。但依世間假名言說故而有差別。而法身之體畢竟平等。無有異相。

          (Kinh: Hăy nên biết chúng sanh, Bồ Tát, Phật v.v… như thế chỉ nương theo ngôn thuyết giả danh của thế gian nên có sai biệt, nhưng cái Thể của Pháp Thân th́ rốt ráo b́nh đẳng, chẳng có tướng nào khác).

 

          Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát: Ông hăy nên biết “chúng sanh, Bồ Tát, Phật” đều là giả danh trong thế gian. Nương theo giả danh mà an lập khác biệt. Trong phần trước đă nói cái Thể của Pháp Thân trọn khắp hết thảy mọi nơi, trọn khắp hết thảy mọi lúc, trọn khắp hết thảy hữu t́nh và vô t́nh, cho nên cái Thể ấy là b́nh đẳng, chẳng có sai khác.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị danh lược thuyết Nhất Thật cảnh giới nghĩa.

          ()善男子。是名略說一實境界義。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Đó gọi là nói đại lược về ư nghĩa của cảnh giới Nhất Thật).

 

          Trên đây là nói về chuyện chứng đắc cảnh giới Nhất Thật. Cảnh giới Nhất Thật là ǵ? Là tâm thể. Địa Tạng Vương Bồ Tát giảng nhiều như vậy, chỉ nhằm giảng một chữ Tâm. Đấy là Thật Tướng. Làm thế nào để có thể đạt được Thật Tướng? Phương tiện tối sơ để tiến nhập chính là quư vị tiến hướng điều ǵ, tin tưởng điều ǵ, muốn làm ǵ, làm đúng rồi th́ sẽ tiến hướng Phật Thừa, đó là phương tiện tấn thú. Sau khi quư vị hoàn toàn liễu giải t́nh huống ấy, quư vị sẽ khai ngộ. Đó gọi là Tích Không (析空, chia chẻ cái Không), [tức là] trải qua phân tích dần dần, quư vị sẽ hiểu. Điều này gọi là Tích Không Quán. Nếu lập tức ngộ đạo, th́ gọi là Thể Không (體空), tức là không cần phải phân tích, ngay lập tức ngộ cái Thể [của hết thảy các pháp] chính là Không. Quư vị nhận biết hết thảy sự vật đều là Không, vốn thứ ǵ cũng đều chẳng có, nguyên lai chẳng có một món vật chất nào, nguyên lai chẳng có vật ǵ, thứ ǵ cũng chẳng có, nguyên lai là rỗng tuếch. Quư vị tăng thêm rất nhiều phiền năo, đó là chẳng Không. Do mong đoạn phiền năo, lại tăng thêm một ít thiện nghiệp, đoạn phiền năo th́ mới chứng Bồ Đề. Đó là chẳng Không”. Thiện th́ thuận theo nghĩa Không, c̣n ác th́ trái nghịch nghĩa Không. Do làm thiện sự, tu đạo, sẽ dần dần có thể đạt tới Lư Không. Làm ác chẳng dễ dàng, [do nó] trái nghịch Lư Không. Đấy là Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo: Trước hết, giảng rơ ràng đạo lư ấy chỉ là nhất tâm.

 

          (Kinh) Nhược dục y Nhất Thật cảnh giới tu tín giải giả, ưng đương học tập nhị chủng quán đạo. Hà đẳng vi nhị? Nhất giả, duy tâm thức quán. Nhị giả, Chân Như thật quán. Học duy tâm thức quán giả, sở vị ư nhất thiết thời, nhất thiết xứ, tùy thân, khẩu, ư hữu sở tác nghiệp.

          ()若欲依一實境界修信解者。應當學習二種觀道。何等爲二。一者唯心識觀。二者真如實觀。學唯心識觀者。所謂於一切時一切處隨身口意有所作業。

          (Kinh: Nếu muốn nương theo cảnh giới Nhất Thật để tu tín giải, hăy nên học tập hai thứ quán đạo. Những ǵ là hai? Một là duy tâm thức quán, hai là Chân Như thật quán. Học duy tâm thức quán chính là trong hết thảy mọi lúc, hết thảy mọi nơi, thuận theo các nghiệp đă tạo tác nơi thân, miệng, ư).

 

          Nếu quư vị tu hành, một là học duy tâm thức quán, tức quán duy tâm duy thức. Trong hết thảy mọi lúc, hết thảy mọi nơi, đối với nghiệp đă tạo nơi thân, miệng, ư, trong hết thảy các thời, tức suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, ngày đêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ, quư vị ngủ cũng thế, ăn cơm cũng thế, nằm mộng cũng thế, làm việc cũng thế, sáu căn của quư vị, tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư đă tạo tác, cho đến Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp ở bên ngoài, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư đối ứng với Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, trong đó nẩy sanh sự nhận biết riêng biệt được gọi là nhăn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ư thức. Ba loại [Căn, Trần, Thức] ấy hợp thành mười tám giới. Trong hết thảy mọi lúc, hết thảy mọi nơi, nghiệp do quư vị đă tạo chẳng rời khỏi mười tám loại ấy. Mười tám loại ấy do đâu mà có? Vô minh. Trong phần trước, chúng tôi đă nói: Chúng nương vào vô minh mà khởi, quư vị hăy nên quan sát hết thảy các pháp, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, nhăn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ư thức, mười tám loại ấy. Mười tám món ấy, trong khi quư vị đi, ngồi, đứng, nằm, ngủ nghê, nói chuyện, ngôn ngữ, bao gồm hết thảy các động tác, thứ ǵ cũng đều chẳng ĺa khỏi. Quư vị cũng chẳng ĺa khỏi cảnh giới (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)!

 

          (Kinh) Tất đương quán sát, tri duy thị tâm, năi chí nhất thiết cảnh giới. Nhược tâm trụ niệm, giai đương sát tri, vật linh sử tâm vô kư phan duyên, bất tự giác tri. Ư niệm niệm gian, tất ưng quán sát, tùy tâm hữu sở duyên niệm, hoàn đương sử tâm tùy trục bỉ niệm, linh tâm tự tri. Tri kỷ nội tâm tự sanh tưởng niệm, phi nhất thiết cảnh giới hữu niệm, hữu phân biệt dă. Sở vị nội tâm tự sanh trường, đoản, hảo, ác, thị, phi, đắc, thất, suy, lợi, hữu, vô đẳng kiến, vô lượng chư tưởng, nhi nhất thiết cảnh giới vị tằng hữu tưởng khởi ư phân biệt. Đương tri nhất thiết cảnh giới tự vô phân biệt tưởng cố, tức tự phi trường, phi đoản, phi hảo, phi ác, năi chí phi hữu, phi vô, ly nhất thiết tướng, như thị quán sát. Nhất thiết pháp duy tâm tưởng sanh. Nhược sử ly tâm, tắc vô nhất pháp, nhất tướng, nhi năng tự kiến hữu sai biệt dă.

          ()悉當觀察。知唯是心。乃至一切境界。若心住念。皆當察知。勿令使心無記攀緣不自覺知。於念念間悉應觀察。隨心有所緣念。還當使心隨逐彼念令心自知。知己內心自生想念。非一切境界有念有分別也。所謂內心自生長短好惡是非得失衰利有無等見無量諸想。而一切境界未曾有想起於分別。當知一切境界自無分別想故。即自非長非短非好非惡。乃至非有非無。離一切相。如是觀察。一切法唯心想生。若使離心。則無一法一相而能自見有差別也。

          (Kinh: Đều hăy nên quan sát, biết chỉ là tâm, cho đến hết thảy các cảnh giới, nếu tâm trụ niệm, sẽ đều quan sát, nhận biết, đừng để cho tâm vô kư nắm níu, mà chẳng tự hay biết. Trong mỗi niệm, đều nên quan sát: Hễ tâm có điều ǵ duyên niệm, vẫn nên khiến cho cái tâm theo dơi cái niệm ấy, để tâm tự biết. Biết là nội tâm của chính ḿnh tự sanh tưởng niệm, chẳng phải là hết thảy các cảnh giới có niệm, có phân biệt. Tức là nội tâm tự sanh trưởng các cái thấy như dài, ngắn, tốt, xấu, đúng, sai, được, mất, suy vi, lợi ích, có, không v.v… vô lượng các tưởng, nhưng hết thảy cảnh giới chưa từng có ư tưởng dấy lên phân biệt. Hăy nên biết hết thảy cảnh giới tự chẳng có ư tưởng phân biệt, tức là tự nó chẳng dài, chẳng ngắn, chẳng tốt, chẳng xấu, cho đến chẳng có, chẳng không, ĺa hết thảy tướng. Quan sát như thế, hết thảy các pháp chỉ do tâm tưởng sanh ra. Nếu ĺa khỏi tâm th́ không có một pháp, một tướng nào mà có thể tự thấy sai biệt được).

 

          Đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng, cử động, Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, nhất cử nhất động của quư vị đều thuộc trong mười hai sự kiện ấy. Quư vị học hiểu th́ toàn là tâm, toàn là thức. Quư vị hăy quan sát mười hai loại ấy, hễ ĺa khỏi tâm, ĺa khỏi thức của ta, thứ ǵ cũng đều chẳng có, đừng nên dấy lên chấp trước trong ấy. Phá trừ chúng như thế nào? Chẳng phải là quư vị mong đoạn trừ phiền năo ư? Quư vị hăy đổ công dốc sức nơi mười hai sự kiện này. Quư vị quan sát tất cả hết thảy hiện tướng (tướng biến hiện, tướng hiện tiền) bên ngoài, kể cả ngôn ngữ của quư vị, bao gồm hành động, bao gồm ngôn ngữ, hành động của hết thảy mọi người, hết thảy hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, bất cứ ai cũng đều chẳng ĺa khỏi! Mắt quư vị thấy hết thảy sắc tướng, tai nghe hết thảy âm thanh, mũi ngửi thơm thối, lưỡi nếm hương vị, tai nghe âm thanh, trong tâm bèn nhận biết. Đó đều là pháp. Hết thảy các sự vật được nhận biết bởi tâm [năm trần, tức, sắc, thanh, hương, vị, hiện bóng trong tâm] th́ đều gọi là Pháp. Trong mười hai loại sự vật ấy, quư vị hăy quan sát, có loại nào rời khỏi thức, rời khỏi tâm của quư vị? Hăy đổ công ở chỗ này! Đổ công ǵ vậy? Thực hiện công phu tu hành. Ĺa khỏi Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, há c̣n có vật ǵ nữa chăng? Đă chẳng có, th́ những thứ ấy đều ngưng dứt. Khi quư vị quán, đă khiến cho các thứ ấy ngưng dứt, đừng để cho chúng quấy nhiễu cái tâm của quư vị.

          Khi quán bèn có trí huệ, chiếu rơ toàn là hư vọng, khiến cho cái tâm của quư vị trụ trong tư duy và khởi tâm động niệm, đối với thứ tốt đẹp đừng nắm níu (phan duyên, 攀緣), đối với thứ chẳng tốt th́ cũng đừng mong ĺa bỏ; tức là chẳng dấy phân biệt, chẳng tham luyến cái tốt đẹp, chẳng vứt bỏ cái không tốt. Đó gọi là “nhất tâm vô phân biệt”. Chúng ta luôn có khuynh hướng: Cái tốt th́ mong đạt được, sanh ḷng mong cầu đạt được, chuyện chẳng tốt th́ chẳng muốn nghe nhắc tới, nhưng quư vị chẳng thể không nghe, v́ cuộc sống mà quư vị bắt buộc phải làm. Ai bằng ḷng làm cu li? Do chẳng có cách nào, đành phải kiếm sống thôi! Nếu quư vị xem nhẹ cuộc sống một chút, dần dần từng bước một, quư vị sẽ t́m được nguồn, truy tận cội. Trước hết, hăy bắt đầu từ nội tâm của chính ḿnh. Tâm chẳng so đo các thứ ấy, đối với thứ ưa thích th́ chính ḿnh chẳng mong cầu đạt được, đạt được là họa hại. Đối với thứ chán ghét, cũng chẳng cầu ĺa bỏ, thích ứng với mọi t́nh cảnh, gặp cảnh giới ǵ bèn tiếp nhận cảnh giới đó!

          Nhưng phải nhận biết nó, nhận biết như thế nào? Đó đều là giả, là tạm thời, chẳng phải là vĩnh cửu. Điều thứ nhất là quán thân thể này, tối đa là một trăm năm, cũng có người chẳng sống tới tuổi ấy. Chúng ta lấy hạn độ lớn nhất là một trăm năm để ấn định vậy! Chẳng quán chính ḿnh, hăy quán người khác! Quan sát người đó sanh ra, quan sát người đó chết đi, sau khi đă chết, người đó mang theo thứ ǵ ra đi? Lúc sanh ra, mang theo thứ ǵ đến? Trung Hoa có câu tục ngữ: “Sanh bất đới lai, tử bất đới khứ” (sanh chẳng mang theo ǵ đến, chết chẳng mang theo ǵ đi). Nhân loại đều là như thế đó, có người nhận biết, có kẻ chẳng nhận biết. Không nhận biết th́ sao? Tham cầu chẳng hề ngưng nghỉ, vĩnh viễn truy cầu, tạo nghiệp cho đời sau, toàn là như thế đó, nắm níu khắp nơi. Đó gọi là “phan duyên tâm”. Khi kẻ ấy phan duyên (nắm níu sự vật), chính họ vẫn chẳng biết, đang tạo nghiệp, tức là tạo nghiệp sanh tử!

          Trong mỗi niệm, quư vị đều phải nên quan sát: Những điều tâm quư vị duyên niệm, tưởng nghĩ, có [ư niệm] “đối với thứ tốt, bèn duyên niệm chẳng bỏ”, càng nghĩ càng to! Cầu phát tài càng nhiều càng hay, càng lớn càng hay, chẳng dứt, chẳng xong! Chính quư vị hiểu rất rơ ràng, tự hiểu rất rơ cái tâm của chính ḿnh. Đạt được th́ là đạt được ǵ vậy? Quư vị hăy nói theo quan niệm riêng của chính ḿnh, quư vị đạt được th́ rốt cuộc có thể đạt được ǵ? Cuối cùng là chết ngóp, vẫn chẳng phải là mất sạch ư? Hết thảy các tướng cảnh giới bên ngoài, như của cải chẳng hạn, rốt cuộc quư vị có đạt được hay không? Đạt được rồi cũng mất đi! Tới lúc quư vị chết, chẳng thể mang theo thứ ǵ cả! Đó là quan sát ở mức độ thô thiển. Quan sát vi tế, hết thảy các sự có h́nh, có tướng, có hay biết, hoặc các sự vô h́nh vô tướng, đều là do tâm của quư vị tưởng ra. Chúng chính là tâm tướng. Tâm tướng hư vọng, chẳng có ǵ thật sự tồn tại. Khi đó, quư vị niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, đặc biệt là niệm Pháp, niệm pháp ǵ vậy? Sanh diệt, vô thường, khổ, hết thảy các pháp chẳng có ǵ là vui sướng. Chúng ta tham luyến, hăy nghĩ tới sanh, lăo, bệnh, tử, yêu thương chia ĺa, oán ghét phải gặp gỡ, NUẩn hừng hực, cầu chẳng được. Tám nỗi khổ chen nhau nung nấu, quư vị có thể ĺa được thứ nào? Trong tư tưởng của quư vị bèn suy nghĩ: Tất cả hết thảy các thứ ấy đều là duy tâm sở hiện, duy tâm sở biến, chẳng có thứ ǵ chân thật, bất biến. Nghĩ như thế, chánh niệm sẽ hiện tiền.

          Bất luận dài, ngắn, tốt, xấu, được, mất… những kiến chấp ấy, vô lượng cách nghĩ, quư vị hăy tự quan sát: Chúng đều là phân biệt, do cái tâm của chính ḿnh phân biệt. Sự phân biệt này c̣n có vấn đề. Quư vị ưa thích cái tốt, muốn đạt được, chiếm làm của ḿnh. Thứ ǵ quư vị không ưa thích sẽ là chẳng tốt, muốn bài xích nó. Quư vị ngẫm xem, quư vị lấy tư tưởng ấy làm sự nhận thức của chính ḿnh. Cái tâm có các tướng ấy hay không? Quư vị hăy quan sát cái tâm của chính ḿnh. Nếu các đệ tử học Phật chúng ta, đă học Phật, đă nhập Phật môn, quư vị nghĩ tới Phật, Pháp, Tăng, có sự duyên niệm ấy! Căn bản là chẳng được nghe Phật pháp, dẫu có nghe cũng chẳng tin, kẻ đó có sự duyên niệm ấy hay không? Kẻ đó duyên niệm xe cộ, tiền tài, làm sao để phát tài, [nghĩ tới] sắc. Sắc bao gồm hết thảy những thứ ưa thích, hết thảy vật chất, cái ưa thích th́ mong đạt được, cái chẳng ưa th́ mong bỏ đi, cho đến đối với sự vật [bèn có quan niệm] dài, ngắn, vuông, tṛn, lớn, nhỏ, tốt, xấu, tâm quư vị hăy thường nghĩ các thứ đó đều là hư vọng, chẳng chân thật.

          Nội tâm mong chẳng phân biệt những thứ ấy, ĺa khỏi những thứ ấy. Những thứ đó chẳng có một tiêu chuẩn nhất định. Quư vị cho nó là xấu, người khác cho nó là tốt, quư vị muốn xả, kẻ khác lại tham. V́ sao? Do sức mạnh của thói quen từ vô thỉ kiếp tới nay. Cái tâm tạo nghiệp có sức mạnh của thói quen. Rất nhiều người, n các đệ tử Phật chúng ta thấy thứ này chẳng đúng, là sai lầm, nhưng sẽ có rất nhiều kẻ cho đó là đúng, chẳng sai, [đôi bên] sẽ mâu thuẫn. Có những kẻ thuận theo sanh tử, tạo nghiệp thuận gịng sanh tử. Có những người nghịch lại sanh tử, chẳng xuôi theo gịng sanh tử, đi ngược gịng, giống như các đệ tử đức Phật bọn ta vậy. Nhưng bất luận như thế nào, thuận cảnh, nghịch cảnh, tốt, xấu, đúng, sai, đều do tâm sanh. V́ thế, mọi người hăy thường nghĩ “tâm sanh, các pháp sanh; tâm diệt, các pháp diệt”, chẳng có pháp nào ĺa khỏi tâm! Tâm ấy là vọng, tức vọng tâm. Ĺa khỏi tâm, có pháp nào có thể tự ḿnh tự lập? Giữa pháp này với pháp kia, có sai biệt hay không? Chẳng có sai biệt! Nếu cái tâm của chúng sanh có thể đạt tới mức ấy, quư vị c̣n có ǵ là thiện, ǵ là ác chi nữa! “Nhân duyên sở sanh pháp, ngă thuyết tức thị không” (pháp sanh bởi nhân duyên, ta nói chính là không). Phàm là pháp sanh bởi nhân duyên, thiện pháp cũng là không, mà ác pháp cũng là không! Quan sát hết thảy các pháp như thế, chỉ do tâm tưởng sanh. Nếu ĺa khỏi cái tâm, một pháp, một tướng, sẽ tự thấy chẳng có sai biệt. Có sai biệt là do cái tâm của chúng sanh phân biệt, bản thân của pháp chẳng sai biệt.

Lược giảng kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo

Phần 4



[1] Do có mười pháp giới (địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, Tu La, nhân, thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật), mỗi pháp giới lại có đủ mười pháp giới. Do vậy, ta có 10x10=100 (thường gọi là bách giới), mỗi giới lại đều có thập như là tánh, tướng, thể, lực, tác (tác dụng), nhân, duyên, quả, báo, bổn mạt cứu cánh, nên 100x10=1.000 (thường gọi là Thiên Như). Mỗi món trong Thiên Như lại có ba thứ thế gian là chúng sanh thế gian, quốc độ thế gian và ngũ ấm thế gian, nên 1.000x3-=3.000, thường được gọi gộp chung là “tam thiên tánh tướng”, hoặc “tam thiên thế gian”. Do tất cả những điều này đều từ một niệm tâm phát khởi, nên c̣n gọi là “nhất niệm tam thiên”.

[2] Duyên lự (緣慮) thường được giảng là cái tâm duyên theo cảnh giới rồi suy nghĩ các sự vật. Chẳng hạn, như khi chúng ta thấy một đóa hoa, cái tâm bám vào đó (thường được gọi là “duyên theo”), nẩy sanh đủ mọi ư nghĩ: Hoa đẹp, xấu, có màu ǵ, có hương thơm hay không, có h́nh dáng ra sao, thuộc giống ǵ, quư hay không, nẩy sanh ư nghĩ ưa thích hoặc ghét bỏ… Quá tŕnh từ căn tiếp xúc với cảnh, nẩy sanh đủ mọi ư niệm suy lường được gọi là Duyên Lự.

[3] Đây là lời tự thuật của tôn giả Tất Lăng Già Bà Tha: Khi Ngài nghe đức Phật dạy “thế gian chẳng có chuyện ǵ đáng vui sướng”, bèn chú tâm quán tưởng lời dạy ấy ngay trong khi đi khất thực, đến nỗi không chú ư, đạp phải rắn độc. Khi bị rắn cắn đau đớn khôn cùng, Ngài suy nghĩ: “Cái thân ta do có tri giác nên cảm nhận sự đau đớn, nhưng cái tâm ta có thể nhận biết sự đau đớn ấy th́ không có nỗi đau đớn nào bên ngoài làm mất đi khả năng nhận biết ấy, cũng như không có nỗi đau nào làm xáo trộn cái tâm được”. Từ đó, Ngài thấy được chân tâm.

[4] Đây là hiện tượng một loại tế bào nào tăng trưởng quá mức, sẽ khiến cho một cơ quan nào đó trên thân thể bị ph́nh to.

[5] Thái Nguyên c̣n được gọi là Tấn Dương, Tinh Châu hoặc Long Thành, là một thành phố lớn của tỉnh Sơn Tây. Vào thời cổ, nơi đây chính là kinh đô của nước Triệu thời Chiến Quốc và các triều đại Tiền Tần, Đông Ngụy, Bắc Tề, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Bắc Hán v.v… Thoạt đầu, nơi đây là lănh thổ của sắc dân Xích Địch. Vào năm 541 trước Công Nguyên, đại tướng Tuân Ngô đem quân chinh phạt Xích Địch, sát nhập vùng này vào lănh thổ nước Tấn. Cho đến năm 497, gia tướng Đổng An Vu của Triệu Giản Tử mới xây dựng thành tŕ tại đây, đặt tên là Tấn Dương Thành. Nơi này trở thành kinh đô của nước Triệu (dưới thời Triệu Liệt Hầu) khi nước Tấn bị ba nhà quư tộc Hàn, Triệu, Ngụy chia cắt. Đến đời Hán, bị đổi thành Tinh Châu. Đời Tùy - Đường, Tấn Dương là thành thị lớn thứ ba sau Lạc Dương và Trường An. Tên gọi Thái Nguyên xuất hiện khi Tần Thủy Hoàng lập quận Thái Nguyên với Tấn Dương là thủ phủ.

[6] Trực tràng (Rectum, c̣n gọi là quảng tràng) là phần ruột thẳng đứng cuối ruột già, nối với hậu môn. Ruột già (đại tràng) có h́nh giống như chữ U ngược, được chia thành nhiều phần: Phần thứ nhất tức cạnh đứng của chữ U (thông với ruột non), được gọi là thăng kết tràng (ascending colon). Phần phía dưới của trực kết tràng lại gọi là manh tràng (cecum). Phần ruột già tương ứng với đáy chữ U là hoành kết tràng (transverse colon). Phần ruột già tương ứng với cạnh c̣n lại của chữ U gọi là giáng kết tràng (descending colon). Phần nối tiếp giữa giáng kết tràng và trực tràng được gọi là ất tràng (ất trạng kết tràng, sigmoid colon).

[7] Vị quốc sư này chính là ngài Nam Dương Huệ Trung (675-775). Ngài là một trong năm vị đại đồ đệ của Lục Tổ Huệ Năng. Ngài đă học Phật từ nhỏ, thông đạt kinh luật. Ngưỡng mộ Lục Tổ, Ngài t́m đến Tào Khê cầu pháp, và đắc tâm ấn khi mới mười sáu tuổi. Sau đó, Ngài tu luyện suốt bốn mươi năm. Sau đó, cùng với Hà Trạch Thần Hội, Ngài đă hoằng dương Thiền pháp của Lục Tổ Huệ Năng ở phương Bắc. Ngài nổi tiếng với câu chuyện khi ẩn tu tại vùng núi, có tên cướp kề đao sát bụng uy hiếp, thiền sư Huệ Trung vẫn lặng lẽ bất động. Ngài được tôn là quốc sư cả ba đời vua Huyền Tông, Túc Tông, và Đại Tông. Do Ngài từng làm trụ tŕ chùa Long Quang ở Nam Dương, nên thường được gọi là Nam Dương Huệ Trung.

[8] Trên thực tế, Trường Giang có nhiều tên gọi hơn nữa. Sông Niên Sở chảy đến Đương Khúc lại được gọi là Đà Đà Hà (người Mông Cổ gọi nó là Ulan Moron, nghĩa là sông đỏ, Đà Đà nghĩa là ḍng sông chảy chậm) chỉ là một nhánh phát nguồn. Một nhánh nguồn khác là sông Đương Khúc (tức sông Damchu trong tiếng Tạng). Đoạn từ Đương Khúc đến Ngọc Thụ được gọi là Thông Thiên. Từ Ngọc Thụ đến huyện Nghi Tân được gọi là Kim Sa Giang. Từ Nghi Tân trở đi được gọi là Trường Giang. Tùy mỗi khu vực, sông lại có những tên gọi khác nhau (tuy tên chính vẫn là Trường Giang) như đoạn từ Nghi Tân đến Nghi Xương được gọi là Xuyên Giang. Đoạn từ Chi Giang đến Thành Lăng Cơ được gọi là Kinh Giang. Đoạn sông chảy trong địa phận tỉnh An Huy lại có tên là Hoàn Giang. Đoạn từ Nam Kinh đến cửa sông Trường Giang gọi là Dương Tử Giang. Danh xưng Dương Tử được đặt từ thời Tùy.

[9] Theo giáo nghĩa của Pháp Tướng Duy Thức, tác dụng nhận thức của mỗi tâm vương và tâm sở có bốn phần: Tướng Phần, Kiến Phần, Tự Chứng Phần, và Chứng Tự Chứng Phần:

1) Tướng Phần là đối tượng được nhận thức. Thuật ngữ Duy Thức Học c̣n gọi là “sở duyên”. Đối tượng của nhận thức gồm tất cả các cảnh cụ thể (như sắc, thanh, hương, v.v…) và trừu tượng (như ảnh tượng, ư tượng, v.v…), luôn luôn có tướng trạng rơ ràng, cho nên được gọi là Tướng Phần.

2) Kiến Phần là chủ thể nhận thức, thuật ngữ Duy Thức Học c̣n gọi là “năng duyên”. Chủ thể nhận thức bao gồm tất cả tám thức tâm vương và năm mươi mốt tâm sở. Duy Thức Học nói rằng, “nhận thức luôn luôn là nhận thức cái ǵ”. V́ vậy, nếu không có đối tượng th́ không có nhận thức, và ngược lại, không có chủ thể nhận thức th́ không có đối tượng. Do vậy, Kiến Phần và Tướng Phần là hai phần không thể tách rời của tác dụng nhận thức.

3) Tự Chứng Phần (cũng gọi là “tự thể phần”) là phần tự thể thâm sâu của tác dụng nhận thức, tức là tự nó chứng biết hoạt động nhận thức của chính nó. Khi mắt (kiến phần) thấy (nhận thức) cuốn sách (tướng phần) th́ biết rằng mắt thấy cuốn sách (tự chứng phần).

4) Chứng tự chứng phần là phần sâu hơn nữa của tác dụng nhận thức, tức chứng biết một lần nữa về sự chứng biết của tự chứng phần (theo tự điển online Chú Thích Phật Học của Pháp Thí Hội).

 

[10] Ức hiểu theo nghĩa hiện thời thông dụng tại Hoa Lục, Đài Loan, Nhật Bản và Đại Hàn hiện thời th́ Ức là 100.000.000 (một trăm triệu). Vào thời cổ, Ức chỉ là một trăm ngàn. Bắt đầu từ thời Hán trở đi, chẳng hạn như theo các điều ghi chép trong Hán Thư, Ức được coi là một trăm triệu (đôi khi c̣n gọi là vạn vạn).