Tịnh Độ Thập Nghi Luận Giảng Kư

凈土十疑論講記

Phần 3

Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả đại sư thuyết

Pháp sư Trí Viên giảng giải

隋天台智者大師說

智圓法師講解

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

10.2.1.2.2. Nêu rơ văng sanh Tây Phương Tịnh Độ sẽ có thể nhanh chóng viên măn đại dụng của trí, bi, lực

 

          (Luận) Thử Bồ Đề nhân hà nhi đắc? Yếu nhân sanh Tịnh Độ, thường bất ly Phật, đắc Vô Sanh Nhẫn dĩ, ư sanh tử quốc trung, cứu khổ chúng sanh. Bi trí nội dung Định nhi thường dụng, tự tại vô ngại, tức Bồ Đề tâm. Thử thị nguyện sanh chi ư.

          ()此菩提因何而得?要因生淨土常不離佛,得無生忍已,於生死國中救苦眾生。悲智內融定而常用自在無礙,即菩提心。此是願生之意。

          (Luận: Do đâu mà đắc Bồ Đề? Phải do sanh về Tịnh Độ, thường chẳng ĺa Phật, đă đắc Vô Sanh Nhẫn, ở trong cơi sanh tử, cứu khổ chúng sanh. Bi và trí dung hội bên trong, Định mà thường dụng, tự tại vô ngại, tức là Bồ Đề tâm. Đấy là ư nguyện sanh).

 

          Đại Bồ Đề quả với bi, trí, lực viên măn như vậy do từ đường lối nào mà đạt được? Nếu c̣n có sanh, th́ chỉ có hai loại sanh: Hoặc là sanh vào uế độ, hoặc là sanh vào Tịnh Độ. Hăy cân nhắc hai đường lối ấy, đường nào sẽ có thể nhanh chóng thành tựu viên măn đại Bồ Đề? Nếu sanh vào uế độ, giống như trong phần trên đă nói, trong cơi này, duyên gây thoái chuyển quá nhiều, tự tâm gặp phải cảnh duyên tạp nhiễm, sẽ rất dễ dàng dẫn phát phiền năo Ngă Chấp. Như thế th́ sẽ bị nghiệp ràng buộc, hăm trong tam đồ, rất khó thoát ra. Tự thân c̣n khó giữ toàn vẹn, làm sao có thể độ chúng sanh cho được? Giống như gịng nước chảy xiết đổ ào xuống, bản thân ta c̣n chẳng có sức từ đó thoát ra, ít có ai chẳng bị cuốn trôi! Suy xét nỗi hiểm nạn ấy, sẽ nghĩ: “Có cần phải sanh về Tịnh Độ hay chăng?” Hễ văng sanh Cực Lạc Tịnh Độ, sẽ đạt Bất Thoái Chuyển. [Do được] đại nguyện và đại hạnh từ vô lượng kiếp cho tới nay của A Di Đà Phật làm Tăng Thượng Duyên, trong cơi ấy, chẳng có bất cứ duyên gây thoái chuyển nào, niệm nào cũng đều có thể tăng tấn Bồ Đề đạo, thường chẳng ĺa Phật, được Phật gia bị che chở, dưỡng dục. Do đó, sẽ nhanh chóng khai phát bổn tánh, lại c̣n dần dần tăng tấn, đạt được sức Vô Sanh Nhẫn. Khi đó, sẽ vào các cơi sanh tử cứu khổ chúng sanh. Đó gọi là “bi trí nội dung” (bi và trí dung hội bên trong), “Định nhi thường dụng” (tuy Định mà thường phát khởi Dụng), “tự tại vô ngại”, đại dụng của ba phần “bi, trí, lực” hoàn toàn hiển lộ.       

          Khi đó, ở trong đời trược lợi lạc chúng sanh, tuy ở trong thế gian mà chẳng bị thế gian buộc, tuy ở trong trần cảnh mà chẳng mê mất nhất linh chân tánh. Đó gọi là “tự tại vô ngại”. “Bi trí nội dung” tức là bên trong có Bi và Trí, Bi khởi tác dụng, chẳng trụ trong Niết Bàn, chẳng giống Tiểu Thừa. Trí khởi tác dụng mà chẳng trụ trong sanh tử, chẳng giống như phàm phu. Hai phần Trí và Bi viên dung trong tâm, chẳng phải dùng riêng một phần nào. V́ Trí và Bi ở bên trong [nội tâm] đồng thời khởi tác dụng, bên ngoài bèn phát xuất phương tiện lực dụng hết sức to lớn, nên gọi là “Định nhi thường dụng”. “Định” biểu thị Chân Tế bất động, chẳng hề mê mất tí nào! “Thường dụng” là Tịch mà thường Chiếu, thường ứng với các loại duyên và các loại căn cơ mà phát khởi diệu dụng. Do phương tiện lực dụng luôn có thể phù hợp khít khao với căn cơ được hóa độ, dẫn dắt họ tiến nhập Phật pháp, đặt yên họ nơi đạo an lạc trong hiện tiền và rốt ráo. Giống như Quán Thế Âm Bồ Tát gặp căn cơ ǵ bèn nói pháp ấy; do vậy, Ngài đă thực hiện phù hợp khít khao. Đó là khởi diệu dụng. Cũng giống như vậy, đại dụng của “trí, bi, lực” phát lộ, lại dần dần tăng tấn đến mức viên măn, toàn thể Bồ Đề tâm phát lộ rơ rệt, như thế th́ sẽ thành Phật.

          Cái gọi là “Bồ Đề tâm” chính là cái tâm viên dung ba phần đại trí, đại bi, và đại lực. Nơi nhân địa th́ sẽ thuận theo như vậy mà phát tâm, một mực cho đến khi thành Phật đều là tu cái tâm Bồ Đề này. Cuối cùng, [cái tâm ấy] mở mang hiển lộ hoàn toàn th́ là thành Phật. Do văng sanh Tịnh Độ có Phật lực trụ tŕ, cho nên có thể nhanh chóng khai phát bản tánh mà thành đạo. Đại dụng của bi, trí, lực đạt tới viên măn, cho nên chọn lựa con đường này ḥng thành tựu đại Bồ Đề. Đây là ư nghĩa sâu xa của việc nhất tâm ưa thích mong cầu văng sanh thế giới Cực Lạc.

 

10.2.2. Quán những sự trang nghiêm trong Tịnh Độ, tâm tâm nguyện cầu

 

          (Luận) Nhị, minh hân tâm nguyện cầu giả, hy tâm khởi tưởng duyên Di Đà Phật, nhược Pháp Thân, nhược Báo Thân đẳng. Kim sắc quang minh, bát vạn tứ thiên tướng, nhất nhất tướng trung bát vạn tứ thiên hảo, nhất nhất hảo phóng bát vạn tứ thiên quang minh. Thường chiếu pháp giới, nhiếp thủ niệm Phật chúng sanh. Hựu quán bỉ Tịnh Độ thất bảo trang nghiêm diệu lạc đẳng, bị như Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Kinh Thập Lục Quán đẳng, thường hành Niệm Phật tam-muội, cập T, Giới, Tu đẳng nhất thiết thiện hạnh, tất dĩ hồi thí nhất thiết chúng sanh, đồng sanh bỉ quốc, quyết định đắc sanh. Thử vị Hân Nguyện Môn dă.

          ()二、明欣心願求者,希心起想緣彌陀佛,若法身若報身等。金色光明八萬四千相,一一相中八萬四千好,一一好放八萬四千光明,常照法界攝取念佛眾生。又觀彼淨土七寶莊嚴妙樂等,備如無量壽經觀經十六觀等。常行念佛三昧,及施戒修等一切善行,悉已回施一切眾生,同生彼國,決定得生。此渭欣願門也。

          (Luận: Thứ hai, nói về cái tâm ưa thích, nguyện cầu th́ tâm mong mỏi, khởi tưởng duyên theo Phật Di Đà, hoặc là Pháp Thân, hoặc là Báo Thân v.v… Quang minh sắc vàng, tám vạn bốn ngàn tướng, trong mỗi một tướng có tám vạn bốn ngàn hảo, trong mỗi một hảo tỏa ra tám vạn bốn ngàn quang minh, thường chiếu pháp giới, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật. Lại quán Tịnh Độ trang nghiêm bằng bảy báu, các sự vui mầu nhiệm v.v… nói chi tiết th́ như kinh Vô Lượng Thọ, mười sáu phép Quán trong Quán Kinh v.v… thường hành Niệm Phật tam-muội, T, Giới, Tu v.v… hết thảy các thiện hạnh, đều dùng để thí cho hết thảy chúng sanh cùng sanh về cơi ấy, quyết định được sanh về. Đó gọi là Hân Nguyện Môn).

 

          Thứ hai, thuyết minh chuyện dùng cái tâm vui thích để nguyện cầu văng sanh. Trong phần trước là nói về ư nghĩa của việc nguyện sanh, khiến cho chúng ta thấy được nghĩa lư to lớn ở chỗ nào. Do vậy, sẽ phát khởi cái tâm hân cầu (欣求, vui thích mong cầu). Nói “nguyện cầu” (愿求) chính là cái tâm mong cầu một ḷng duyên niệm Pháp Thân hay Báo Thân của A Di Đà Phật, hoặc là [duyên niệm] quang minh, tướng hảo của Ngài, thường chiếu pháp giới, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật v.v… cũng như niệm Tịnh Độ, thường hành Niệm Phật tam-muội, hết thảy các thiện hạnh đều hồi hướng cho hết thảy chúng sanh cùng sanh về cơi nước Cực Lạc. Đấy là Hạnh môn. Từ pháp Yếm và Hân trong phần trước đă đạt được kiến giải thù thắng; tiếp đó, dùng cái tâm mong cầu để niệm Phật, niệm Tịnh Độ v.v… Điều này gọi là Hân Nguyện Hạnh.         

          Nói chung, Hân Nguyện Hạnh là sau khi ba món Tín, Nguyện, Hạnh đă dung hợp trong tâm, bèn phát khởi tu hành. Quá tŕnh thúc đẩy trong giai đoạn trước khá cặn kẽ và lâu dài. Một khi đă dấy lên kiến giải thù thắng, bèn có nguyện tâm, trải qua sự phát triển dần dần, sẽ biến thành cái tâm ưa thích trọn đủ. Dưới sự thôi thúc của cái tâm ấy, [hành nhân] sẽ một mực niệm Phật, niệm Tịnh Độ, đó gọi là Hân Nguyện Hạnh. Có cái tâm bao hàm trọn đủ như vậy, sẽ có thể tương ứng với biển nguyện của đức Di Đà, cũng sẽ quyết định văng sanh thế giới Cực Lạc. Đấy là do Tín, Nguyện, Hạnh mà đạt được sự chắc chắn văng sanh.

          Ngoài ra, chớ nên chấp chết cứng vào thứ tự của Tín, Nguyện, Hạnh. Tuy là do Tín khởi Nguyện, từ Nguyện khởi Hạnh, nhưng cũng phải biết: Trong quá tŕnh quán Phật, hoặc quán Tịnh Độ, có thể tăng thượng Tín và Nguyện cao hơn một bậc nữa, cũng có nghĩa là Hạnh có thể bổ trợ Tín và Nguyện. Ví như quán Pháp Thân, hay quán Báo Thân của Phật, quán đất, nước, gió, âm thanh v.v… các sự trang nghiêm nơi y báo của Tịnh Độ, những điều ấy đều thuộc về Hạnh môn. Duyên niệm công đức của Phật, công đức của Bồ Tát, công đức của quốc độ v.v… như thế đó, sẽ tăng tấn cái tâm ưa thích cao hơn một bậc, khiến cho tâm nguyện văng sanh ngày càng thiết tha, kiến giải thù thắng đối với A Di Đà Phật, đối với Cực Lạc Tịnh Độ ngày càng sâu đậm. Đấy là Hạnh có thể tăng thượng Tín và Nguyện, phải nên liễu giải dung thông như vậy.

          Tiếp đó, lại giải thích. “Niệm Phật” tức là đặc biệt mong cầu văng sanh, dùng nhất tâm nương cậy chắc chắn vào A Di Đà Phật, dùng cái tâm mong mỏi, nguyện cầu để duyên theo Pháp Thân, Báo Thân, hoặc công đức v.v… của A Di Đà Phật. Sau khi đă có cái tâm mong cầu, ước nguyện, tự nhiên sẽ hướng theo A Di Đà Phật. Sau đấy, chiếu theo tŕnh độ của chính ḿnh mà niệm Pháp Thân Phật, hay niệm Báo Thân Phật. Nếu hai đằng đều chẳng tu được, vậy th́ niệm đại bi quang minh, công đức trang nghiêm, hoặc danh hiệu của Phật v.v… những điều ấy đều có thể làm được. Nói chung, chọn lựa một phương pháp “liên lạc” với A Di Đà Phật, khiến cho cái tâm của chính ḿnh ứng hợp Phật tâm. Sự liên lạc như vậy ngày càng chặt chẽ, sẽ được Phật quang nhiếp thọ, tiếp dẫn. Đạt tới một tŕnh độ nhất định, giống như cá đă mắc câu, chắc chắn chẳng thoát ra được, liền được thọ kư ngay trong đời này, gần như cũng có thể biết trước thời gian văng sanh, hoặc là trong mộng sẽ có điềm báo, trông thấy các thứ tướng hảo v.v…

          Giống như vậy, sau khi đă kiến lập tín nguyện căn bản, hăy nhất tâm tương ứng với A Di Đà Phật. Đă làm tốt công việc trước đó, biết thế giới Sa Bà chỉ khổ, chẳng có vui, cho nên chẳng c̣n lưu luyến nữa, nguyện thoát ly thân trong uế độ để đạt được thân trong Tịnh Độ. Lại biết: Để nhanh chóng thành tựu đại Bồ Đề, cách duy nhất là nương cậy A Di Đà Phật. Sau đó, phải làm sao để một dạ tương ứng với A Di Đà Phật. Tương ứng bằng cách nào? Niệm Pháp Thân của Phật, niệm tướng hảo của Phật, niệm danh hiệu của Phật v.v… Xét theo t́nh h́nh hiện thời, phương pháp thích hợp trọn khắp đại chúng là niệm danh hiệu Phật. Đương nhiên là cũng có thể tùy theo căn tánh của cá nhân lựa chọn những phương pháp khác để ứng hợp với A Di Đà Phật. Ở đây, [lời luận] có nói từ sắc thân, tướng hảo của đức Phật tỏa ra vô lượng quang minh, thường nhiếp tŕ chúng sanh niệm Phật. Đấy là nói rơ: Chúng ta niệm Phật bèn có thể được Phật nhiếp thọ.

          Kế đó, phải tưởng sự trang nghiêm trong quốc độ của Phật Di Đà, chiếu theo Tịnh Độ Tam Kinh để quán. Trong Văng Sanh Luận có nói đến sự trang nghiêm của Phật, sự trang nghiêm của Bồ Tát, sự trang nghiêm của quốc độ v.v… gồm hai mươi chín môn. Hăy dựa theo đó để quan sát, ức niệm từng điều, khiến cho cái tâm trụ nơi tịnh tướng (tướng thanh tịnh) của thế giới Cực Lạc. V́ hết thảy đều là “duy tâm sở hiện”, do tâm tưởng mà thành, tự tâm tác ư huân tu như vậy, sẽ giống như đang ở trong cơi Cực Lạc. Quán lâu dài như vậy, cho tới khi thuần thục, tuy thân ở trong thế giới Sa Bà, tâm đă là khách quư của cơi Cực Lạc! Cũng như vậy, một khi đă xác lập mục tiêu, lựa chọn con đường Tịnh Độ để thành Phật; sau đó, chủ yếu là vận dụng hết tâm tư hướng về Tịnh Độ, duyên tưởng Tịnh Độ, phát nguyện v.v… hết thảy đều xoay quanh điều căn bản này. Đấy chính là pháp tu căn bản của hành giả Tịnh nghiệp.

          Hơn nữa, trong lúc b́nh thời, sẽ tùy duyên bố thí, tŕ giới, tu Định v.v… hết thảy csác thiện căn to nhỏ đều hành để hồi hướng Đại Thừa Tịnh Độ, đều thí cho hết thảy chúng sanh trong pháp giới để họ cùng được sanh về quốc độ Cực Lạc. Cũng như vậy, ước nguyện mong muốn đă tuân theo phương hướng duyên khởi quyết định là sanh về thế giới Cực Lạc, như thế th́ khi mạng chung, chắc chắn sẽ văng sanh thế giới Cực Lạc, sẽ không đến nơi khác! Đấy là diệu môn “quyết định được văng sanh”.

          Trên đây là nói về Hân Nguyện Hạnh. Hai thứ Yếm Ly Hạnh và Hân Nguyện Hạnh đă bao trùm nội dung của Tín Nguyện Hạnh trong Tịnh Độ, mà cũng bao trùm hàm nghĩa của tâm xuất ly, tâm Bồ Đề và vô nhị huệ của Tịnh Độ.

 

Tịnh Độ Thập Nghi Luận chung

 

Phụ Lục một - Đường Ngũ Đài sơn Trúc Lâm tự Pháp Chiếu truyện

(唐五台山竹林寺法照傳 - truyện về ngài Pháp Chiếu chùa Trúc Lâm, núi Ngũ Đài vào đời Đường)

 

          Pháp Chiếu đại sư là một vị tăng sống vào đời Đường, năm sanh, năm mất, và quê quán đều không rơ. Sư là người sáng lập Ngũ Hội Niệm Phật, thường được gọi là Ngũ Hội pháp sư, thụy hiệu là Đại Ngộ ḥa thượng. Sư biên soạn các bộ Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hạnh Nghi, Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Lược Pháp Sự Nghi Tán v.v… được lưu truyền cho tới nay. Người đời sau tôn Ngài làm vị tổ thứ tư của Liên Tông.

          Đại sư từng có một sự trải nghiệm như thế này:

 

1. Nhiều lần trông thấy cảnh bí mật tại núi Ngũ Đài

 

          (Truyện) Thích Pháp Chiếu, bất tri hà hứa nhân dă. Đại Lịch nhị niên, thê chỉ Hành Châu Vân Phong tự, cần tu bất giải. Ư tăng đường nội chúc bát trung, hốt đổ ngũ thái tường vân, vân nội hiện sơn tự. Tự chi Đông Bắc ngũ thập lư dĩ lai, hữu sơn. Sơn hạ hữu giản, giản Bắc hữu thạch môn, nhập khả ngũ lư, hữu tự, kim bảng đề vân Đại Thánh Trúc Lâm Tự[1].

          ()釋法照,不知何許人也。大曆二年,棲止衡州雲峰寺,勤修不懈。於僧堂內粥缽中,忽睹五彩祥雲,雲內現山寺。寺之東北五十里已來,有山。山下有澗。澗北有石門。入可五裏,有寺,金榜題雲:大聖竹林寺。

       

          Tăng nhân Pháp Chiếu chẳng biết là người nơi nào. Năm Đại Lịch thứ hai (767)[2], Sư trụ tại chùa Vân Phong ở Hành Châu, tu hành siêng năng, chẳng biếng nhác. Một hôm, Sư thọ trai trong Tăng đường, trong bát cháo đang ăn, bỗng thấy mây lành năm màu. Trong mây lành, hiển hiện một ngôi sơn tự. Cách chùa khoảng năm mươi dặm về phía Đông Bắc, có một quả núi. Dưới chân núi có một khe nước. Phía Bắc khe nước có cửa đá, vào trong đó khoảng năm dặm, lại có một ngôi chùa, biển đề chữ vàng ghi Đại Thánh Trúc Lâm Tự.

 

          (Truyện) Tuy mục kích phân minh, nhi tâm hoài vẫn hoạch. Tha nhật trai thời, hoàn ư bát trung, ngũ sắc vân nội, hiện kỳ Ngũ Đài chư tự, tận thị kim địa, vô hữu sơn lâm uế ác, thuần thị tŕ, đài, lâu, quán, chúng bảo trang nghiêm. Văn Thù nhất vạn thánh chúng nhi xử kỳ trung. Hựu hiện chư Phật tịnh quốc, thực tất phương diệt.

          ()雖目擊分明,而心懷隕獲。他日齋時,還於缽中五色雲內,現其五台諸寺。盡是金地,無有山林穢惡,純是池台樓觀,衆寶莊嚴。文殊一萬聖衆而處其中。又現諸佛淨國。食畢方滅。

         

          Tuy ngài Pháp Chiếu mắt thấy hết sức rơ ràng, nhưng trong ḷng vẫn cảm thấy băn khoăn, chẳng biết đó là nơi đâu. Lại một hôm khác, trong khi thọ trai, trong bát lại thấy giữa đám mây lành năm màu, hiện ra nhiều ngôi chùa thuộc thánh cảnh Ngũ Đài, trong ấy đều là dùng vàng ṛng làm đất, là chỗ chẳng có núi, rừng, cây cối v.v… các thứ dơ bẩn, xấu ác, thuần túy là ao, đài, lầu, điện, lại dùng các thứ báu để trang nghiêm; đúng là tịnh độ vi diệu. Đức tôn thánh Văn Thù cầm đầu một vạn vị thánh nhân an trụ trong ấy. Lại hiển hiện các cơi nước thanh tịnh của chư Phật. Đến khi Sư dùng cơm xong, [cảnh tượng ấy] mới biến mất.

 

          (Truyện) Tâm nghi vị quyết, quy viện vấn Tăng, hoàn hữu tằng du Ngũ Đài sơn dĩ phủ. Thời hữu Gia Diên, Đàm Huy nhị sư ngôn tằng đáo, ngôn dữ bát nội sở kiến, nhất giai phù hợp, nhiên thượng vị đắc Đài sơn tiêu tức.

          ()心疑未決,歸院問僧,還有曾遊五台山已否。時有嘉延曇暉二師言曾到。言與缽內所見,一皆符合,然尚未得台山消息。

 

          Pháp Chiếu đại sư trong tâm nghi hoặc, chẳng quyết đoán được. Do vậy, Ngài trở về chùa, hỏi tăng chúng: “Có ai đă từng đến chơi núi Ngũ Đài hay không?” Lúc ấy, có hai vị sư là Gia Diên và Đàm Huy nói họ đă từng đến đó. Họ bàn luận t́nh cảnh hoàn toàn phù hợp với cảnh tượng đại sư đă trông thấy trong bát, nhưng họ c̣n chưa có tin tức núi Ngũ Đài có liên quan đến Văn Thù Bồ Tát.

 

          (Truyện) Kư tứ niên Hạ, ư Hành Châu Hồ Đông tự nội hữu cao lâu đài, cửu tuần khởi ngũ hội niệm Phật đạo tràng. Lục nguyệt nhị nhật Vị thời, dao kiến tường vân di phú đài tự. Vân trung hữu chư lâu các, các trung hữu sổ Phạm tăng, các trường trượng hứa, chấp tích hành đạo. Hành Châu cử quách hàm kiến Di Đà Phật, dữ Văn Thù, Phổ Hiền, nhất vạn Bồ Tát, câu tại thử hội, kỳ thân cao đại. Kiến chi giả giai thâm khấp huyết thiết lễ, chí Dậu phương diệt.

          ()暨四年夏,於衡州湖東寺內有高樓台,九旬起五會念佛道場。六月二日未時,遙見祥雲彌覆台寺。雲中有諸樓閣,閣中有數梵僧,各長丈許,執錫行道。衡州舉郭咸見彌陀佛,與文殊普賢,一萬菩薩,俱在此會,其身高大。見之者皆深泣血設禮,至酉方滅。

          Đến mùa Hạ năm Đại Lịch thứ tư (769), trong chùa Hồ Đông ở Hành Châu có một ngôi lầu rất cao, ngài Pháp Chiếu lập đạo tràng ngũ hội niệm Phật trong chín mươi ngày tức ba tháng [tại đó]. Tới ngày mồng Hai tháng Sáu, vào giờ Mùi, trông thấy ở đằng xa có mây lành phủ kín toàn bộ đài cao lẫn ngôi chùa. Trong mây xuất hiện nhiều lầu gác, trong mỗi gác đều có mấy vị Phạm tăng, mỗi vị thân cao khoảng hơn một trượng, cầm tích trượng đi kinh hành. Khắp cả thành Hành Châu, ai nấy đều thấy A Di Đà Phật, và Văn Thù, Phổ Hiền, một vạn vị Bồ Tát đều ở trong hội của đạo tràng ấy. Thân h́nh của các Ngài đều rất cao lớn. Người trông thấy đều rất hết sức cảm động, khóc chảy cả máu mắt, cung kính lễ bái. Cho đến giờ Dậu, [cảnh tượng ấy] mới biến mất.

 

2. Gặp duyên để cất bước lên đường

 

          (Truyện) Chiếu kỳ nhật văn, ư đạo tràng ngoại, ngộ nhất lăo nhân cáo Chiếu vân: “Sư tiên phát nguyện văng Kim Sắc thế giới, phụng cận đại thánh, kim hà bất khứ?” Chiếu quái nhi đáp viết: “Thời nan, lộ gian, hà khả văng dă?” Lăo nhân ngôn: “Đản cức khứ, đạo lộ cố vô lưu nạn”.

          ()照其日晚,於道場外,遇一老人告照云:師先發願往金色世界,奉覲大聖,今何不去。照怪而答曰:時難路艱,何可往也。老人言,但亟去,道路固無留難。

         

          Đêm hôm đó, ở ngoài đạo tràng, ngài Pháp Chiếu gặp một cụ già. Cụ bảo Sư: “Khi trước thầy đă phát nguyện đến thế giới Kim Sắc ở Ngũ Đài Sơn để yết kiến, thân cận Văn Thù đại thánh, hiện thời v́ sao không đi?” Ngài Pháp Chiếu hết sức kinh ngạc, đáp: “Hiện tại thời cuộc chẳng thái b́nh, đường xá rất gian nan, làm sao có thể đi được?” Cụ già nói: “Chỉ cần quan tâm đi cho nhanh, đường sá sẽ chẳng có chướng nạn”.

 

          (Truyện) Ngôn ngật bất kiến, Chiếu kinh nhập đạo tràng, trùng phát thành nguyện, Hạ măn ước văng tiền, nhậm thị hỏa tụ, băng hà, chung vô thoái nục.

          ()言訖不見。照驚入道場,重發誠願,夏滿約往前,任是火聚冰河,終無退衄。

 

          Cụ già nói xong, chẳng thấy đâu nữa. Ngài Pháp Chiếu rất ngạc nhiên, lại vào đạo tràng, một lần nữa lại phát khởi thệ nguyện chí thành: Đợi cho khóa [an cư] kết Hạ viên măn, sẽ nhất định lên đường, dẫu trên đường có lửa mạnh, hoặc là nước sông bị đóng băng, trọn chẳng lui bước!

 

          (Truyện) Chí bát nguyệt thập tam nhật, ư Nam Nhạc dữ đồng chí sổ nhân, huệ nhiên khẳng lai, quả vô trở ngại. Tắc ngũ niên tứ nguyệt ngũ nhật đáo Ngũ Đài huyện, dao kiến Phật Quang Tự Nam, sổ đạo bạch quang. Lục nhật đáo Phật Quang Tự, quả như bát trung sở kiến, lược vô sai thoát.

          ()至八月十三日,於南嶽與同志數人,惠然肯來,果無沮礙。則五年四月五日到五台縣,遙見佛光寺南,數道白光。六日到佛光寺,果如缽中所見,略無差脫。

 

          Tới ngày Mười Ba tháng Tám, Sư ở Nam Nhạc cùng vài vị có cùng chí hướng, thuận lợi, an ổn lên đường, quả nhiên chẳng bị trở ngại. Đến ngày mồng Năm tháng Tư năm Đại Lịch thứ năm (770), tới địa phận huyện Ngũ Đài, từ xa trông thấy phía Nam chùa Phật Quang có mấy tia sáng màu trắng. Ngày mồng Sáu, đến chùa Phật Quang, quả nhiên đúng như [cảnh tượng Sư] đă trông thấy trong bát, chẳng sai khác mảy may.

 

3. Vào cảnh huyền diệu của chùa Trúc Lâm

 

          (Truyện) Kỳ dạ tứ canh, kiến nhất đạo quang, tùng Bắc sơn hạ lai xạ Chiếu, Chiếu mang nhập đường nội, năi vấn chúng vân: “Thử hà tường dă, cát hung yên tại?”

          ()其夜四更,見一道光,從北山下來射照。照忙入堂內,乃問衆:此何祥也,吉凶焉在。

         

          Ngay vào canh Tư đêm hôm ấy, thấy có một tia sáng từ rặng núi phía Bắc xẹt đến, chiếu vào thân ngài Pháp Chiếu. Pháp Chiếu lập tức tiến vào nội đường, hỏi đại chúng: “Đây là điềm lành ǵ? Tốt hay xấu?”

 

          (Truyện) Hữu tăng đáp ngôn: “Thử đại thánh bất tư nghị quang, thường đáp hữu duyên”.

          ()有僧答言:此大聖不思議光,常答有緣。

         

          Có vị tăng nhân trả lời: “Đấy chính là quang minh chẳng thể nghĩ bàn của Văn Thù đại thánh, thường hồi ứng người hữu duyên”.

 

          (Truyện) Chiếu văn dĩ, tức cụ oai nghi, tầm quang chí tự Đông Bắc ngũ thập lư gian, quả hữu sơn, sơn hạ hữu giản, giản Bắc hữu nhất thạch môn, kiến nhị thanh y, khả niên bát cửu tuế, nhan mạo đoan chánh, lập ư môn thủ. Nhất xưng Thiện Tài, nhị viết Nan Đà, tương kiến hoan hỷ, vấn tấn, thiết lễ, dẫn Chiếu nhập môn.

          ()照聞已,即具威儀,尋光至寺東北五十里間,果有山,山下有澗,澗北有一石門。見二青衣,可年八九歲,顔貌端正,立于門首。一稱善財,二曰難陀,相見歡喜,問訊設禮,引照入門。

 

          Lúc bấy giờ, ngài Pháp Chiếu nghe xong, lập tức chỉnh đốn, ǵn giữ oai nghi, ḍ theo quang minh đi đến chỗ cách chùa khoảng năm mươi dặm về phía Đông Bắc, quả nhiên có một quả núi. Dưới chân núi có một khe nước, phía Bắc khe nước có một cánh cửa bằng đá. Sư trông thấy hai bé trai mặc áo xanh, khoảng tám chín tuổi, tướng mạo đoan chánh, đứng trước cửa. Một người tự xưng là Thiện Tài, người kia xưng tên là Nan Đà. Ngài Pháp Chiếu trông thấy họ, đôi bên đều hết sức hoan hỷ, vái chào lẫn nhau. Sau đó, hai bé trai dẫn ngài Pháp Chiếu vào cửa.

 

          (Truyện) Hướng Bắc hành ngũ lư dĩ lai, kiến nhất kim môn lâu. Tiệm chí môn sở, năi thị nhất tự, tự tiền hữu đại kim bảng đề viết: Đại Thánh Trúc Lâm Tự, nhất như bát trung sở kiến giả.

          ()向北行五里已來,見一金門樓。漸至門所,乃是一寺,寺前有大金榜題曰:大聖竹林寺,一如缽中所見者。

 

          Ngài Pháp Chiếu theo sự dẫn dắt của hai bé trai, đi khoảng năm dặm, thấy một ṭa lầu có cửa bằng vàng, dần dần đến bên cửa th́ ra [ṭa lầu ấy] là một ngôi chùa. Trước chùa, có tấm biển đề trên cổng rất to, ghi chữ kim sắc: “Đại Thánh Trúc Lâm Tự”. Hoàn toàn giống hệt như cảnh đă thấy trong bát thuở đầu.

 

          (Truyện) Phương viên khả nhị thập lư, nhất bách nhị thập viện, giai hữu bảo tháp trang nghiêm, kỳ địa thuần thị hoàng kim, lưu cừ hoa thụ, sung măn kỳ trung.

          ()方圓可二十里,一百二十院,皆有寶塔莊嚴。其地純是黃金,流渠華樹,充滿其中。

         

          Trong phạm vi chừng hai mươi dặm của chùa, có một trăm hai mươi ṭa nhà, mỗi ṭa đều có tháp báu để trang nghiêm. Mặt đất thuần là do vàng ṛng lót thành. Suối chảy, cây hoa đầy ắp trong ngôi chùa ấy.

 

          (Truyện) Chiếu nhập tự, chí giảng đường trung, kiến Văn Thù tại Tây, Phổ Hiền tại Đông, các cứ sư tử chi ṭa, thuyết pháp chi âm, lịch lịch khả thính.

          ()照入寺,至講堂中,見文殊在西,普賢在東,各據師子之座,說法之音,曆曆可聽。

 

          Ngài Pháp Chiếu tiến vào tự viện, đi vào trong giảng đường, trông thấy Văn Thù đại thánh ở phía Tây, Phổ Hiền đại thánh ở phía Đông, mỗi vị đều tự ngồi trên ṭa sư tử. Có thể nghe thấy rành mạch âm thanh thuyết pháp của các vị ấy.

 

          (Truyện) Văn Thù tả hữu Bồ Tát vạn dư. Phổ Hiền diệc vô số Bồ Tát vi nhiễu. Chiếu chí nhị hiền tiền, tác lễ, vấn ngôn: “Mạt đại phàm phu, khứ thánh thời dao, tri thức chuyển liệt, cấu chướng vưu thâm, Phật tánh vô do hiển hiện. Phật pháp hạo hăn, vị thẩm tu hành ư hà pháp môn, tối vi kỳ yếu? Duy nguyện đại thánh, đoạn ngă nghi vơng”.

          ()文殊左右菩薩萬余。普賢亦無數菩薩圍繞。照至二賢前作禮問言:末代凡夫,去聖時遙,知識轉劣,垢障尤深,佛性無由顯現。佛法浩瀚,未審修行於何法門,最為其要。唯願大聖,斷我疑網。

 

          Chung quanh Văn Thù đại thánh có hơn một vạn vị Bồ Tát, Phổ Hiền đại thánh cũng được vô số Bồ Tát vây quanh. Ngài Pháp Chiếu tới trước hai vị đại Bồ Tát làm lễ, hỏi: “Phàm phu trong đời Mạt, cách thời đại của bậc cổ thánh rất lâu xa, kiến thức cũng dần dần trở thành thấp hèn, cấu chướng đặc biệt sâu nặng, Phật Tánh không do đâu mà mở mang, hiển lộ được! Phật pháp mênh mông, chẳng có bờ bến, chẳng biết tu hành loại pháp môn nào sẽ là thiết yếu nhất? Kính mong đại thánh đoạn trừ lưới nghi cho con”.

 

          (Truyện) Văn Thù báo ngôn: - Nhữ kim niệm Phật, kim chánh thị thời. Chư tu hành môn, vô quá niệm Phật, cúng dường Tam Bảo, phước huệ song tu, thử chi nhị môn, tối vi kính yếu.

          ()文殊報言:汝今念佛,今正是時。諸修行門,無過念佛。供養三寶,福慧雙修。此之二門,最為徑要。

 

          Văn Thù đại thánh trả lời: “Ông hiện thời niệm Phật th́ nay là đúng lúc. Các loại pháp môn tu hành, không pháp nào hơn được niệm Phật và cúng dường Tam Bảo. Hăy nương theo hai môn ấy để phước huệ song tu. Hai môn Niệm Phật và cúng dường là trọng yếu, mầu nhiệm, nhanh chóng nhất”.

 

          (Truyện) Sở dĩ giả hà? Ngă ư quá khứ kiếp trung, nhân quán Phật cố, nhân niệm Phật cố, nhân cúng dường cố, kim đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Thị cố, nhất thiết chư pháp, Bát Nhă Ba La Mật, thậm thâm Thiền Định, năi chí chư Phật, giai tùng niệm Phật nhi sanh. Cố tri niệm Phật, chư pháp chi vương, nhữ đương thường niệm vô thượng pháp vương, linh vô hưu tức.

          ()所以者何?我於過去劫中,因觀佛故,因念佛故,因供養故,今得一切種智。是故一切諸法,般若波羅蜜,甚深禪定,乃至諸佛,皆從念佛而生。故知念佛,諸法之王。汝當常念無上法王,令無休息。

 

          V́ sao nói pháp này thẳng thừng, nhanh chóng, trọng yếu, mẩu nhiệm nhất? Ta lấy sự tu chứng của chính ḿnh để làm chứng. Trong vô số kiếp quá khứ, ta chính v́ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam Bảo mà nay đạt được Nhất Thiết Chủng Trí (nó là chánh nhân diệu đạo để thành tựu Chủng Trí, v́ niệm Phật sẽ khai phát bổn tánh, do cúng dường viên thành Phật đạo). V́ thế, pháp yếu của hết thảy chư Phật, Bát Nhă Ba La Mật, Thiền Định rất sâu, cho đến Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật đều sanh từ niệm Phật. Do vậy có thể biết, Niệm Phật là vua trong hết thảy các pháp. Ông phải thường niệm đấng Vô Thượng Pháp Vương, đừng để cho tâm niệm bị gián đoạn.

 

          (Truyện) Chiếu hựu vấn: “Đương vân hà niệm?” Văn Thù ngôn: “Thử thế giới Tây, hữu A Di Đà Phật, bỉ Phật nguyện lực bất khả tư nghị. Nhữ đương kế niệm, linh vô gián đoạn. Mạng chung chi hậu, quyết định văng sanh, vĩnh bất thoái chuyển”.

          ()照又問:當云何念?文殊言:此世界西,有阿彌陀佛,彼佛願力不可思議。汝當繼念,令無間斷。命終之後,決定往生,永不退轉。

 

          Ngài Pháp Chiếu lại hỏi: “Vậy th́ phải nên niệm Phật như thế nào?” Văn Thù đại thánh trả lời: “Phương Tây của thế giới này có A Di Đà Phật, nguyện lực của đức Phật ấy chẳng thể nghĩ bàn, ông hăy nên niệm Phật sao cho tịnh niệm tiếp nối, khiến cho đừng bị gián đoạn. Sau khi mạng chung, chắc chắn văng sanh Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển”.

 

          (Truyện) Thuyết thị ngữ dĩ, thời nhị đại thánh, các thư kim thủ ma Chiếu đảnh, vị thọ kư biệt: “Nhữ dĩ niệm Phật cố, bất cửu chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Nhược thiện nam nữ đẳng, nguyện tật thành Phật giả, vô quá niệm Phật, tắc năng tốc chứng Vô Thượng Bồ Đề. Ngữ dĩ, thời nhị đại thánh hỗ thuyết già-đà, Chiếu văn dĩ, hoan hỷ dũng dược, nghi vơng tất trừ.

          ()說是語已,時二大聖,各舒金手摩照頂,為授記莂。汝以念佛故,不久證無上正等菩提。若善男女等,願疾成佛者,無過念佛,則能速證無上菩提。語已,時二大聖,互說伽陀。照聞已,歡喜踴躍,疑網悉除。

 

          Sau khi nói như vậy, khi đó, hai vị đại thánh đều duỗi cánh tay sắc vàng xoa đỉnh đầu ngài Pháp Chiếu, thọ kư cho Sư: “Ông do duyên cớ niệm Phật, chẳng lâu sau sẽ chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân mong thành tựu Phật đạo nhanh chóng, chẳng có pháp nào thù thắng hơn pháp môn Niệm Phật. Do niệm Phật sẽ có thể nhanh chóng chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề”. Nói như thế rồi, hai vị đại thánh cùng nhau lần lượt nói kệ tụng. Ngài Pháp Chiếu nghe xong, vui mừng, hớn hở, lưới nghi đều trừ sạch!

 

          (Truyện) Hựu cánh tác lễ, lễ dĩ hiệp chưởng, Văn Thù ngôn: “Nhữ khả văng nghệ chư Bồ Tát viện, thứ đệ tuần lễ”.

          ()又更作禮。禮已合掌。文殊言:汝可往詣諸菩薩院,次第巡禮。

 

          Ngài Pháp Chiếu lại làm lễ lần nữa. Lễ bái xong bèn chắp tay. Văn Thù đại thánh nói: “Ông có thể đến thăm biệt viện của các vị Bồ Tát, theo thứ tự mà tham phỏng, lễ bái”.

 

          (Truyện) Thọ giáo dĩ, thứ đệ chiêm lễ, toại chí thất bảo quả viên, kỳ quả tài thục, kỳ đại như oản, tiện thủ thực chi. Thực dĩ, thân ư thái nhiên.

          ()授教已,次第瞻禮。遂至七寶果園,其果才熟,其大如碗。便取食之。食已,身意泰然。

 

          Sau khi ngài Pháp Chiếu được đức Văn Thù dạy bảo, bèn theo thứ tự đến chiêm ngưỡng, lễ bái biệt viện của các vị Bồ Tát. Sau đó, Sư đến vườn quả bảy báu. Diệu quả trong vườn mới chín muồi, to như cái chén, Ngài bèn hái ăn. Ăn xong, thâm tâm an nhiên.

 

          (Truyện) Tạo đại thánh tiền, tác lễ từ thoái, hoàn kiến nhị thanh y, tống chí môn ngoại. Lễ dĩ, cử đầu toại thất sở tại, bội tăng bi cảm, năi lập thạch kư, chí kim tồn yên.

          ()造大聖前,作禮辭退。還見二青衣,送至門外。禮已,舉頭遂失所在。倍增悲感。乃立石記,至今存焉。

 

          Sau đấy, ngài Pháp Chiếu đến trước mặt đại thánh, làm lễ từ biệt. Lại trông thấy hai bé trai áo xanh như trước, họ dẫn ngài Pháp Chiếu ra ngoài cửa. Lễ bái xong, vừa ngẩng đầu lên, cảnh tượng trước đó đă hoàn toàn tiêu mất. Ngay khi ấy, ngài Pháp Chiếu ly biệt thánh địa và chư thánh, trong ḷng cảm thấy bi thương khôn ngằn, bèn khắc dựng bia đá nơi đó để ghi lại chuyện này. Măi cho đến hiện thời, [tấm bia ấy] vẫn c̣n.

 

4. Nơi hang Kim Cang, lại trông thấy thánh cảnh

 

          (Truyện) Phục chí tứ nguyệt bát nhật, ư Hoa Nghiêm Tự Tây lâu hạ an chỉ, kịp thập tam nhật, Chiếu dữ ngũ thập dư Tăng, đồng văng Kim Cang quật, đáo Vô Trước kiến đại thánh xứ, kiền tâm lễ tam thập ngũ Phật danh.

          ()復至四月八日,於華嚴寺西樓下安止。洎十三日,照與五十餘僧,同往金剛窟。到無著見大聖處,虔心禮三十五佛名。

 

          Lại đến ngày mồng Tám tháng Tư, Pháp Chiếu đại sư dừng chân an cư ở dưới lầu Tây của chùa Hoa Nghiêm. Đến ngày Mười Ba, ngài Pháp Chiếu cùng hơn năm mươi vị tăng nhân cùng đến hang Kim Cang, đến chỗ Vô Trước đại thánh từng thấy Văn Thù đại thánh, Sư thành kính lễ bái [danh hiệu của] ba mươi lăm vị Phật.

 

          (Truyện) Chiếu lễ tài thập biến, hốt kiến kỳ xứ quảng bác nghiêm tịnh, lưu ly cung điện, Văn Thù, Phổ Hiền, nhất vạn Bồ Tát, cập Phật Đà Ba Lợi, cư tại nhất xứ. Chiếu kiến dĩ, duy tự khánh hỷ, tùy chúng quy tự.

          ()照禮才十遍,忽見其處廣博嚴凈,琉璃宮殿,文殊普賢一萬菩薩,及佛陀波利,居在一處。照見已,惟自慶喜,隨眾歸寺。

         

          Ngài Pháp Chiếu mới lễ bái mười lượt, bỗng thấy chỗ chính ḿnh đang ở rộng răi, trang nghiêm, thanh tịnh, có cung điện lưu ly, Văn Thù, Phổ Hiền, và một vạn vị Bồ Tát, cùng với tôn giả Phật Đà Ba Lợi[3] cư trụ tại đó. Ngài Pháp Chiếu thấy rồi, vui mừng, tự cảm thấy may mắn sâu xa. Sau đó, Ngài theo đại chúng trở về tự viện.

 

          (Truyện) Kỳ dạ tam canh, ư Hoa Nghiêm viện Tây lâu thượng, hốt kiến tự Đông sơn bán hữu ngũ bách thánh đăng, kỳ đại phương xích dư. Chiếu chú ngôn, thỉnh phân bách đăng quy nhất bạn, tiện phân như nguyện, trùng vị phân vi thiên cự. Ngôn ngật, tiện phân thiên số. Hàng hàng tương đối, biến ư sơn bán.  

          ()其夜三更,於華嚴院西樓上,忽見寺東山半有五百聖燈,其大方尺余。照咒言,請分百燈歸一畔,便分如願。重謂分為千炬,言訖便分千數。行行相對,遍於山半。

 

          Đến canh ba của đêm hôm ấy, trên lầu Tây của Hoa Nghiêm Viện, bỗng thấy nửa sườn núi ở phía Đông của chùa có năm trăm ngọn đèn thánh, kích thước khoảng hơn một thước. Ngài Pháp Chiếu chú nguyện nói: “Xin chia thành một trăm ngọn đèn về phía bên kia”. Đèn bèn chia thành một trăm ngọn đúng như lời nguyện. Ngài lại nói: “Chia làm một ngàn bó đuốc”. Nói xong, bèn chia thành một ngàn bó đuốc, sắp thành từng hàng chỉnh tề, đầy khắp nửa sườn núi.

 

          (Truyện) Hựu cánh độc nghệ Kim Cang Quật sở, nguyện kiến đại thánh, tam canh tận đáo, kiến Phạm tăng, xưng thị Phật Đà Ba Lợi, dẫn chi nhập thánh tự. Ngữ tại Giác Hộ Truyện.

          ()又更獨詣金剛窟所,願見大聖。三更盡到,見梵僧,稱是佛陀波利,引之入聖寺。語在覺護傳。

 

          Ngài Pháp Chiếu lại một ḿnh đi đến hang Kim Cang, nguyện có thể gặp các vị đại thánh. Hết canh ba, Ngài tới hang Kim Cang, trông thấy một vị Phạm tăng tự xưng là Phật Đà Ba Lợi, dẫn Ngài bước vào Đại Thánh Trúc Lâm Tự. Những lời nói khi ấy đều được chép trong Giác Hộ Truyện (truyện ngài Phật Đà Ba Lợi).

 

5. Dị tăng khuyến thỉnh truyền bá

 

          (Truyện) Chí thập nhị nguyệt sơ, toại ư Hoa Nghiêm Tự Hoa Nghiêm Viện, nhập Niệm Phật đạo tràng, tuyệt lạp yếu kỳ, thệ sanh Tịnh Độ. Chí ư thất nhật sơ dạ, chánh niệm Phật thời, hựu kiến nhất Phạm tăng nhập hồ đạo tràng, cáo vân: “Nhữ sở kiến Đài sơn cảnh giới, hà cố bất thuyết?” Ngôn ngật bất kiến.

          ()至十二月初,遂於華嚴寺華嚴院,入念佛道場,絕粒要期,誓生凈土。至於七日初夜,正念佛時,又見一梵僧入乎道場,告云:汝所見台山境界,何故不說。言訖不見。

         

          Đến đầu tháng Mười Hai, Sư lại ở Hoa Nghiêm Viện thuộc chùa Hoa Nghiêm, tiến nhập đạo tràng Niệm Phật, tuyệt thực, ấn định kỳ hạn, thề sanh về Tịnh Độ. Tới đêm hôm mồng Bảy, đang trong lúc niệm Phật, Sư lại thấy một vị Phạm tăng tiến vào đạo tràng, bảo Sư: “V́ sao ông chẳng nói cho người khác biết cảnh giới ông đă trông thấy tại núi Ngũ Đài?” Nói xong, chẳng trông thấy đâu nữa!

 

          (Truyện) Chiếu nghi thử tăng, diệc nghĩ bất thuyết. Dục nhật Thân thời, chánh niệm tụng thứ, hựu kiến nhất Phạm tăng, niên khả bát thập, năi ngữ Chiếu viết: “Sư sở kiến Đài sơn linh dị, hồ bất lưu bố, phổ thị chúng sanh, linh sử kiến văn, phát Bồ Đề tâm, hoạch đại lợi lạc hồ?” Chiếu viết: “Thật vô tâm bí tế thánh đạo, khủng sanh nghi báng cố, sở dĩ bất thuyết”.

          ()照疑此僧,亦擬不說。翌日申時,正念誦次,又見一梵僧,年可八十。乃語照曰:師所見台山靈異,胡不流布,普示眾生,令使見聞,發菩提心,獲大利樂乎。照曰:實無心秘蔽聖道,恐生疑謗故,所以不說。

 

          Ngài Pháp Chiếu ôm ḷng hoài nghi vị Tăng ấy, vẫn không chịu kể lại trọn vẹn. Giờ Thân ngày hôm sau, đang trong lúc niệm tụng, lại thấy một vị Phạm tăng tuổi đă cao, khoảng tám mươi, nói với ngài Pháp Chiếu: “V́ sao pháp sư không lưu truyền cảnh giới linh dị do chính ḿnh trông thấy tại Ngũ Đài Sơn ḥng dạy trọn khắp chúng sanh, khiến cho người thấy kẻ nghe cùng phát Bồ Đề tâm, đạt được lợi lạc rộng lớn vậy?” Ngài Pháp Chiếu đáp: “Tôi cũng chẳng ôm ḷng giấu diếm thánh đạo, chỉ v́ sợ người khác sanh ḷng nghi hoặc, gièm báng, cho nên mới không nói”.

 

          (Truyện) Tăng vân: - Đại thánh Văn Thù, hiện tại thử sơn, thượng chiêu nhân báng, huống nhữ sở kiến cảnh giới, đản sử chúng sanh kiến văn chi giả, phát Bồ Đề tâm, tác độc cổ duyên nhĩ”. Chiếu văn tư ngữ, tiện tùy ức niệm lục chi.

          ()僧云:大聖文殊,現在此山,尚招人謗,況汝所見境界。但使眾生見聞之者,發菩提心,作毒鼓緣耳。照聞斯語,便隨憶念錄之。

 

          Tăng nhân nói: “Đại thánh Văn Thù hiện đang ngự trong núi này, c̣n bị người khác nghi ngờ, phỉ báng, huống hồ cảnh giới mà ông đă trông thấy ư? Chỉ cần khiến cho những chúng sanh thấy nghe chuyện này cùng phát tâm Bồ Đề, tạo thành nhân duyên cái trống bôi thuốc độc là được rồi” (“Đồ độc cổ” (涂毒鼓, trống bôi thuốc độc) là trong quá khứ, Ấn Độ có một cái trống lớn, trên mặt trống bôi một tầng chất độc. Khi chiến đấu, hễ đánh lên, toàn bộ những kẻ nghe tiếng trống ấy đều mất mạng. Điều này biểu thị: Do nghe chuyện như vậy, sẽ đều kết duyên thù thắng vô thượng, rốt cuộc phát Bồ Đề tâm, đạt được giải thoát). Ngài Pháp Chiếu nghe lời nói ấy, bèn chiếu theo những điều ḿnh c̣n nhớ để ghi chép lại.

 

6. Sự chứng nghiệm trông thấy của những người khác

 

          (Truyện) Thời Giang Đông Thích Huệ Tùng, dĩ Đại Lịch lục niên chánh nguyệt nội, dữ Hoa Nghiêm Tự Sùng Huy, Minh Khiêm đẳng, tam thập dư nhân, tùy Chiếu chí Kim Cang Quật sở, thân thị Bát Nhă Viện lập thạch tiêu kư. Ư thời đồ chúng, thành tâm chiêm ngưỡng, bi hỷ vị dĩ, toại văn chung thanh. Kỳ âm nhă lượng, tiết giải phân minh, chúng giai văn chi, kinh dị vưu thậm, nghiệm hồ sở kiến bất hư. Cố thư ư ốc bích, phổ sử kiến văn, đồng phát thắng tâm, cộng kỳ Phật huệ.

          ()時江東釋慧從,以大曆六年正月內,與華嚴寺崇暉明謙等三十餘人,隨照至金剛窟所,親示般若院立石標記。於時徒眾,誠心瞻仰,悲喜未已,遂聞鐘聲。其音雅亮,節解分明。眾皆聞之,驚異尤甚,驗乎所見不虛。故書於屋壁,普使見聞,同發勝心,共期佛慧。

 

          Lúc ấy, tăng nhân Thích Huệ Tùng tại Giang Đông vào tháng Giêng năm Đại Lịch thứ sáu (771), cùng với các vị Sùng Huy, Minh Khiêm v.v… thuộc chùa Hoa Nghiêm hơn ba mươi người theo ngài Pháp Chiếu đến chỗ hang Kim Cang. Đích thân [ngài Pháp Chiếu] chỉ bày nơi chốn của Bát Nhă Viện, và chỗ lập bia đá để ghi dấu. Lúc đó, đồ chúng thành tâm chiêm ngưỡng, buồn vui chẳng ngớt. Ngay khi ấy, [mọi người] nghe tiếng chuông, âm thanh thanh nhă, du dương, tiết tấu rơ ràng. Mọi người đều nghe thấy, đặc biệt kinh dị, họ cũng nghiệm chứng cảnh giới do ngài Pháp Chiếu đă thấy là chân thật, chẳng giả. V́ thế, họ đem kinh nghiệm này viết lên tường nhà, khiến cho hết thảy những người thấy nghe đều cùng phát Bồ Đề tâm thù thắng, cùng nhau mong cầu chứng đắc trí huệ của Phật.

 

7. Dựng chùa kỷ niệm và các tướng lành khác

 

          (Truyện) Tự hậu, Chiếu hựu y sở kiến hóa Trúc Lâm Tự đề ngạch xứ, kiến tự nhất khu, trang nghiêm tinh lệ, tiện hiệu Trúc Lâm yên. Hựu Đại Lịch thập nhị niên cửu nguyệt thập tam nhật, Chiếu dữ đệ tử bát nhân, ư Đông Đài đổ bạch quang sổ tứ. Thứ hữu dị vân ái đăi, vân khai kiến ngũ sắc thông thân quang, quang nội hữu viên quang hồng sắc, Văn Thù thừa thanh mao sư tử, chúng giai minh kiến, năi phi vi hạ tuyết, cập ngũ sắc viên quang, biến vu sơn cốc.

          ()自后照又依所見化竹林寺題額處,建寺一區,莊嚴精麗,便號竹林焉。又大曆十二年九月十三日,照與弟子八人,於東台睹白光數四。次有異雲叆叇,雲開見五色通身光,光內有圓光紅色,文殊乘青毛師子,眾皆明見,乃霏微下雪,及五色圓光,遍于山谷。

 

          Sau đấy, ngài Pháp Chiếu lại dựa theo chỗ có tấm biển đề Trúc Lâm Tự hóa hiện như chính ḿnh đă trông thấy, dựng một ngôi chùa tại đó, trang nghiêm, tinh diệu, hoa lệ, đặt tên là Trúc Lâm Tự. Lại vào ngày Mười Ba tháng Chín năm Đại Lịch mười hai (777), ngài Pháp Chiếu và tám người đệ tử bốn lần trông thấy quang minh màu trắng tại Đông Đài. Tiếp đó, có mây lành lạ thường lượn lờ bốn phía. Sau khi mây tản ra, [mọi người] trông thấy quang minh ngũ sắc trong ngoài thấu suốt. Trong quang minh có viên quang màu đỏ, Văn Thù đại thánh cưỡi sư tử lông xanh hiện thân trong ấy. Mọi người đều trông thấy rất rơ ràng. Kế đó, trời đổ tuyết li ty, viên quang năm màu chiếu trọn khắp sơn cốc.

 

          (Truyện) Kỳ đồng kiến đệ tử Thuần Nhất, Duy Tú, Quy Chánh, Trí Viễn, sa-di Duy Anh, ưu-bà-tắc Trương Hy Tuấn đẳng. Chiếu hậu đốc cùng kỳ tâm, tu luyện vô khoáng, bất tri kỳ chung. Giáng Châu binh duyện Vương Sĩ Chiêm, thuật Thánh Tự kư vân (Cao Tăng Truyện tam tập Cảm Thông thiên)

          ()其同見弟子純一、惟秀、歸政、智遠、沙彌惟英、優婆塞張希俊等。照後篤鞏其心,修煉無曠,不知其終。絳州兵掾王士詹,述聖寺記云(高僧傳三集感通篇)。

 

          Những đệ tử cùng trông thấy cảnh tượng lúc đó có Thuần Nhất, Duy Tú, Quy Chánh, Trí Viễn, cùng với sa-di Duy Anh, cư sĩ Trương Hy Tuấn v.v… Từ đó trở đi, ngài Pháp Chiếu kiên định cái tâm, tu hành chưa hề trễ tràng, bỏ phế. Về sau, chẳng biết kết cục của Ngài như thế nào. Viên phó quan [coi việc binh] ở Giáng Châu là Vương Sĩ Chiêm đă viết bản Thánh Tự Kư nói rơ chuyện này (chuyện này trích từ thiên Cảm Thông của quyển ba bộ Cao Tăng Truyện).

          Văn Thù Bồ Tát khai thị pháp môn tu hành, không ǵ hơn niệm Phật và cúng dường Tam Bảo, tức phước huệ song tu. Hai môn Niệm Phật và cúng dường chính là đường lối trọng yếu nhất. Trong Mộng Du Tập, Hám Sơn đại sư có một đoạn giải thích, xiển dương, trần thuật nghĩa lư trọng yếu trong đó.

          Đại sư nói: - Tu trí huệ bằng quán tâm, tu phước đức bằng vạn hạnh. Quán tâm th́ lấy Niệm Phật làm bậc nhất, vạn hạnh lấy cúng dường làm điều trọng yếu bậc nhất. Hai môn này là Tổng Tŕ. Trong thường nhật, hết thảy khởi tâm động niệm của chúng ta đều là vọng tưởng, là căn bản của sanh tử, cho nên chuốc lấy khổ quả. Nay chuyển cái tâm vọng tưởng thành niệm Phật, vậy th́ niệm nào cũng đều trở thành cái nhân Tịnh Độ, là lạc quả. Nếu niệm tâm này tiếp nối niệm tâm khác, niệm Phật chẳng gián đoạn, như vậy th́ vọng tưởng tiêu diệt, tâm quang phát lộ, trí huệ hiện tiền, có thể thành tựu Phật, Pháp, Tăng. Sở dĩ chúng sanh bần cùng, chẳng phước huệ, là v́ đời đời kiếp kiếp chưa hề có một niệm cúng dường Tam Bảo ḥng cầu phước đức, chỉ là làm một cái thân sanh tử khổ sở, niệm nào cũng đều tham đắm niềm vui ngũ dục, tạo thành căn bản bồi đắp nỗi khổ. Nay chuyển cái tâm tham đắm bản thân thành cúng dường Tam Bảo, dùng sanh mạng hữu hạn, tùy tâm lượng sức để cúng dường mười phương, dẫu chỉ cúng một nén hương, một đóa hoa, hạt gạo, một cân rau v.v… đều có thể đạt được phước đức vô cùng. Dùng điều này để cảm vời Phật quả, Hoa Tạng trang nghiêm, tạo thành Tự Thọ Dụng trong tương lai. Ĺa bỏ hai môn Niệm Phật và cúng dường, sẽ chẳng có diệu hạnh để thành Phật.

          Từ chỗ này, chúng ta có thể thấu hiểu ư nghĩa bao hàm trong lời dạy của Văn Thù Bồ Tát.

 

Phụ lục hai - Đường Lạc Dương Vơng Cực Tự Huệ Nhật Truyện

(唐洛陽罔極寺慧日傳 - truyện của ngài Huệ Nhật chùa Vơng Cực ở Lạc Dương vào đời Đường)

 

          (Truyện) Thích Huệ Nhật, tục tánh Tân thị, Đông Lai nhân dă. Trung Tông triều đắc độ, cập đăng Cụ Túc.

          ()釋慧日,俗姓辛氏,東萊人也。中宗朝得度,及登具足。

 

          Thích Huệ Nhật, họ ngoài đời là Tân, người xứ Đông Lai, được đắc độ làm Tăng vào đời Đường Trung Tông. Sau khi xuất gia, Ngài liền đăng đàn, thọ Cụ Túc Giới.

 

          (Truyện) Hậu ngộ Nghĩa Tịnh Tam Tạng, tạo Nhất Thừa chi cực, cung nghệ Trúc Càn, tâm hằng tiện mộ, Nhật toại thệ du Tây Vực.

          ()后遇義凈三藏,造一乘之極,躬詣竺乾,心恆羨慕,日遂誓游西域。

         

          Về sau, Ngài lại gặp ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng, cho nên có bản lănh tột bậc sâu đậm nơi Nhất Thừa Phật pháp. Đối với chuyện ngài Nghĩa Tịnh Tam Tạng đích thân sang Thiên Trúc Tây Ấn Độ [cầu pháp], trong tâm ngài Huệ Nhật thường hâm mộ. Do vậy, Ngài phát thệ sẽ du học Tây Vực.

 

          (Truyện) Thỉ giả, phiếm bạc độ hải, tự kinh tam tải, Đông Nam hải trung chư quốc Côn Luân, Phật Thệ, Sư Tử Châu đẳng kinh quá lược biến. Năi đạt Thiên Trúc, lễ yết thánh tích, tầm cầu Phạn bổn, phỏng thiện tri thức, nhất thập tam niên, tư bẩm pháp huấn, tư dục lợi nhân, chấn tích hoàn hương, độc ảnh cô chinh. Tuyết Lănh, HHương, hựu thiệp tứ tải.

          ()始者泛舶渡海,自經三載,東南海中諸國崑崙佛誓師子洲等,經過略遍。乃達天竺,禮謁聖跡,尋求梵本,訪善知識,一十三年,咨稟法訓。思欲利人,振錫還鄉,獨影孤征。雪嶺胡鄉,又涉四載。

 

          Thoạt đầu, Ngài sang Ấn Độ bằng cách ngồi thuyền theo đường biển, trải qua ba năm. Các nước ở trong Đông Hải và Nam Hải như Côn Luân[4], Phật Thệ, Sư Tử Châu v.v… cơ bản là Ngài đều đi qua rồi mới đến Ấn Độ. Đă đến nơi, bèn triều bái các thánh tích nơi đức Phật đản sanh, thành đạo, nhập Niết Bàn v.v… t́m kiếm kinh bổn bằng tiếng Phạn, tham phỏng bậc thiện tri thức. Suốt mười ba năm t́m hỏi, nhận lănh các pháp yếu. Do trong tâm Ngài mong lợi lạc chúng sanh, bèn chống tích trượng quay về Đông Độ, một ḿnh đi đường xa xôi, theo đường bộ đi qua Tuyết Lănh, Hồ Hương[5], lại trải qua bốn năm như vậy.

 

          (Truyện) Kư kinh đa khổ, thâm yếm Diêm Phù, hà quốc, hà phương, hữu lạc vô khổ? Hà pháp, hà hạnh, năng tốc kiến Phật? Biến vấn Thiên Trúc Tam Tạng học giả, sở thuyết giai tán Tịnh Độ. Phục hợp kim khẩu, cực ư tốc tật, thị nhất sanh lộ, tận thử báo thân, tất đắc văng sanh Cực Lạc thế giới, thân đắc phụng sự A Di Đà Phật.

          ()既經多苦,深厭閻浮。何國何方,有樂無苦。何法何行,能速見佛。遍問天竺三藏學者,所說皆贊淨土。復合金口,極於速疾,是一生路,盡此報身,必得往生極樂世界,親得奉事阿彌陀佛。

          V́ đă từng trên đường trải qua rất nhiều nỗi nhọc nhằn, Sư chán nhàm sâu xa thế giới Diêm Phù Đề, trong tâm suy nghĩ: Quốc độ nào, nơi chốn nào chỉ vui không khổ? Tu loại pháp hạnh nào th́ sẽ có thể mau chóng thấy Phật? Sư liền đem vấn đề này hỏi các bậc học giả Tam Tạng của Ấn Độ, họ đều trả lời bằng cách tán thán Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ. Câu trả lời của họ hoàn toàn phù hợp với những điều mà kim khẩu của đức Phật Thích Ca đă truyền dạy. Pháp môn Niệm Phật là con đường tột bậc nhanh chóng thành tựu trong một đời. Đời này, vào lúc chung cục của cái thân Ngũ Uẩn này, nhất định sẽ có thể văng sanh thế giới Cực Lạc, đích thân có thể phụng sự A Di Đà Phật (khi đó, các vị Tam Tạng học giả của Ấn Độ trả lời pháp sư Huệ Nhật đều nói Tây Phương Cực Lạc thế giới có lạc, chẳng có khổ, tu hạnh niệm Phật sẽ có thể mau chóng thấy Phật).

 

          (Truyện) Văn dĩ đảnh thọ, tiệm chí Bắc Ấn Độ, Kiện Đà La quốc, vương thành Đông Bắc, hữu nhất đại sơn, sơn hữu Quán Âm tượng, hữu chí thành kỳ thỉnh, đa đắc hiện thân.

          ()聞已頂受,漸至北印度,健馱羅國,王城東北,有一大山。山有觀音像,有志誠祈請,多得現身。

 

          Pháp sư Huệ Nhật nghe xong, đảnh lễ thọ tŕ. Sau đấy, dần dần đi đến nước Kiện Đà La (Gandhāra) ở Bắc Ấn Độ. Khi đó, Đông Bắc của vương thành có một quả núi lớn. Trên núi có thánh tượng Quán Âm, hễ ai nhất tâm chí thành cầu thỉnh, rất nhiều người đều cảm đức Quán Âm hiện thân.

 

          (Truyện) Nhật toại thất nhật khấu đầu, hựu đoạn thực, tất mạng vi kỳ. Chí thất nhật dạ thả vị ương, Quán Âm không trung hiện tử kim sắc tướng, trường nhất trượng dư, tọa bảo liên hoa, thùy hữu thủ ma Nhật đảnh viết: “Nhữ dục truyền pháp tự lợi, lợi tha, Tây Phương Tịnh Độ, Cực Lạc thế giới, Di Đà Phật quốc, khuyến linh niệm Phật tụng kinh, hồi nguyện văng sanh. Đáo bỉ quốc dĩ, kiến Phật cập ngă, đắc đại lợi ích. Nhữ tự đương tri Tịnh Độ pháp môn, thắng quá chư hạnh”. Thuyết dĩ hốt diệt.

          ()日遂七日叩頭,又斷食,畢命為期。至七日夜且未央,觀音空中現紫金色相,長一丈余,坐寶蓮華,垂右手摩日頂曰:汝欲傳法自利利他,西方凈土,極樂世界,彌陀佛國,勸令念佛誦經,回願往生。到彼國已,見佛及我,得大利益。汝自當知凈土法門,勝過諸行。說已忽滅。

 

          Do vậy, ngài Huệ Nhật trong bảy ngày đảnh lễ và nhịn ăn, lấy hết mạng làm hạn (dẫu sanh mạng đoạn tuyệt vẫn chẳng ngưng dứt giữa chừng, một mực đảnh lễ cầu nguyện). Cho đến đêm ngày thứ bảy, vào lúc đêm c̣n chưa tàn, đức Quán Âm hiện thân tướng màu vàng tía trong hư không, cao hơn một trượng, ngồi trên hoa sen báu, duỗi tay phải xoa đỉnh đầu ngài Huệ Nhật, bảo: “Ông mong truyền pháp để tự lợi, lợi tha, phải biết ở phương Tây có Tịnh Độ tên là thế giới Cực Lạc, là quốc độ của A Di Đà Phật. Ông hăy nên khuyên dạy chúng sanh niệm Phật, tụng kinh, đem hết thảy thiện căn hồi hướng, nguyện văng sanh Tây Phương. Sau khi đă đến nước ấy, sẽ thấy A Di Đà Phật và Quán Âm ta, đạt được lợi ích to lớn. Khi đó, chính ông sẽ tự biết pháp môn Tịnh Độ vượt trỗi các pháp tu hành khác”. Nói xong, Ngài bỗng ẩn mất.

 

          (Truyện) Nhật đoạn thực kư khổn, văn thử cường tráng.

          ()日斷食既困,聞此強壯。

 

          Trước đó, ngài Huệ Nhật đă nhịn ăn bảy ngày, thân tâm đặc biệt hư nhược, mỏi mệt, nay vừa nghe pháp ngữ của đức Quán Âm, thân tâm ngay lập tức mạnh mẽ.

 

          (Truyện) Cập đăng lănh Đông quy, kế hành thất thập dư quốc, tổng nhất thập bát niên. Khai Nguyên thất niên, phương đạt Trường An. Tiến đế Phật chân dung, phạm giáp đẳng, khai ngộ đế tâm, tứ hiệu viết Từ Mẫn Tam Tạng.

          ()及登嶺東歸,計行七十餘國,總一十八年。開元七年,方達長安。進帝佛真容梵夾等,開悟帝心,賜號曰慈愍三藏。

 

          Lại nói, ngài Huệ Nhật vượt Thông Lănh (Pamir), trở về Đông Độ, tổng cộng đi qua hơn bảy mươi quốc gia, trước sau trải qua mười tám năm. Tới năm Khai Nguyên thứ bảy (719)[6] mới tới Trường An, hướng về hoàng đế dâng lên h́nh vẽ chân dung đức Phật và kinh điển bằng tiếng Phạn v.v… và thuyết pháp khiến cho tâm hoàng đế mở mang, sáng suốt, giác ngộ. Hoàng đế ban cho Ngài danh hiệu là Từ Mẫn Tam Tạng.

 

          (Truyện) Sanh thường cần tu Tịnh Độ chi nghiệp, trước Văng Sanh Tịnh Độ Tập hành ư thế. Kỳ đạo dữ Thiện Đạo, Thiếu Khang, dị thời đồng hóa dă.

          ()生常勤修凈土之業,著往生凈土集行於世。其道與善導少康,異時同化也。

         

          Huệ Nhật đại sư suốt đời luôn chuyên ṛng siêng năng tu pháp nghiệp Tịnh Độ. Ngài có soạn bộ Văng Sanh Tịnh Độ Tập lưu hành trong cơi đời. Ngài xiển dương pháp đạo Tịnh Độ, có thể nói là cùng với các vị Thiện Đạo đại sư, Thiếu Khang đại sư khác thời mà cùng dùng pháp môn Niệm Phật để giáo hóa chúng sanh quy hướng Tịnh Độ giống như nhau.

 

Phụ lục ba - Tông Trách Thiền Sư Liên Hoa Thắng Hội Lục Văn

(宗賾禪師蓮華勝會錄文- bài văn về tập sách Liên Hoa Thắng Hội Lục của thiền sư Tông Trách).

 

* Giới thiệu đại lược về tác giả

 

          Thiền sư Tông Trách là bậc đại đức thời Tống, người xứ Tương Dương. Cha Ngài mất sớm, mẹ là Trần Thị. Đại sư được cậu nuôi nấng khôn lớn. Tuổi thiếu niên học Nho, thông đạt rộng răi các sách vở thế gian. Lúc hai mươi chín tuổi, Sư xin xuất gia với thiền sư Trường Lư Tú ở Chân Châu, thấu hiểu sâu xa tâm yếu của Thiền Tông. Trong niên hiệu Nguyên Hựu[7], Sư trụ tại chùa Trường Lư, đón mẹ về cho ở trong một căn pḥng nơi phía Đông của phương trượng, khuyên mẹ xuất gia tŕ niệm A Di Đà Phật, trước sau trải qua bảy năm. Khi mẹ Ngài lâm chung, chẳng có bệnh tật, niệm A Di Đà Phật văng sanh, ngài Tông Trách nghĩ rằng: Để chính ḿnh trọn hết ḷng báo ân mẹ, hăy phỏng theo khuôn phép thơm thảo của Lư Sơn Huệ Viễn đại sư mà kiến lập Liên Hoa Thắng Hội, khuyên khắp tăng tục tu tập Tây Phương diệu quán. Kế đó, chuyên tŕ danh hiệu Phật, hồi hướng, phát nguyện để mong cùng sanh về Tịnh Độ. Ngài tự ḿnh viết bài văn để xướng suất, hướng dẫn [đại chúng]. Đấy chính là bài Liên Hoa Thắng Hội Lục Văn này.

 

* Ư nghĩa chánh yếu của bài văn này

 

          Bài văn này nhằm dẫn dắt hết thảy những bậc hữu chí vào biển cả Tịnh Độ. Do vậy, phải trừ khử những nỗi nghi hoặc của mọi người, khiến cho mọi người thấy rơ con đường mang nghĩa to lớn này, phù hợp Thật Tế Lư Thể, duyên khởi, đại dụng, có thể thành tựu Phật đạo nhanh chóng. Do vậy, trước hết là trừ khử nỗi nghi hoặc của đại chúng cho rằng “sanh về Tịnh Độ là trái nghịch lư Vô Sanh”, chỉ rơ chấp Có hay chấp Không chính là [chấp vào] hai bên Thường và Đoạn, “vô niệm mà niệm, vô sanh mà sanh”, khế hợp diệu thể Trung Đạo, cũng là nơi Thật Tế lư địa chẳng nhiễm mảy trần, chẳng thấy có Phật để có thể niệm, có cơi để có thể sanh về, nhưng trong cửa Phật sự, chẳng bỏ một pháp, chẳng ngại nồng nhiệt niệm Phật, nồng nhiệt cầu sanh. Hơn nữa, chính là v́ nhân tâm của chính ḿnh ứng hợp với bi nguyện nơi quả Phật, cảm ứng đạo giao; do vậy, chẳng văng mà văng, không sanh mà sanh!

          Kế đó, phải trừ khử nỗi nghi hoặc của đại chúng cho rằng “có ưa, có ghét tức là trái nghịch tánh b́nh đẳng”. V́ thế, phải nêu bày thâm tâm của đấng Đạo Sư hai cơi. Đức Thích Ca dùng Chiết môn (môn chiết phục) dẫn chúng sanh ĺa khỏi nhà lửa, đức Di Đà dùng Nhiếp môn nhiếp thọ chúng sanh trở về Lạc quốc. Nhưng tâm ư của bậc Đạo Sư hai cơi không chỉ giới hạn ở chỗ khiến cho chúng sanh sanh ḷng ưa chán, mà là sau khi do ưa chán bèn đạt tới cơi nước tốt nhất trọn đủ thuận duyên để thành đạo, sẽ khế hợp, chứng đắc Vô Sanh Không Tánh tại đó, đạt được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Cuối cùng, trừ bỏ hai bên ưa và ghét, đạt tới b́nh đẳng tánh địa. Nêu bày chỗ then chốt to lớn trong giáo pháp của bậc Đạo Sư hai cơi như thế đó.   

          Tiếp đó, bảo cho chúng ta biết, nơi địa vị hiện tiền, đương nhiên là có ưa, chán. Chúng sanh hễ thân ở trong quốc độ Sa Bà đều hướng tới thuận duyên để tu pháp, chẳng hạn như đạo tràng tốt đẹp, bậc thầy hướng dẫn tốt đẹp, quyến thuộc đồng bạn tốt đẹp, lại c̣n có thể chẳng gặp duyên gây thoái thất, được trường thọ, ngơ hầu tăng tấn dài lâu nơi pháp tu v.v… Đă có loại nguyện ưa thích ấy, thế mà thế giới Cực Lạc trọn đủ các thuận duyên nơi thầy, bạn, cảnh v.v… Lại c̣n đạt được vô lượng thọ, dẫu trong một sát-na cũng chẳng thoái chuyển. V́ thế, càng nên cầu sanh [Tịnh Độ]. Hơn nữa, chẳng đạt tới địa vị của bậc thánh mà mong độ sanh trong thế giới này, chính là biểu hiện của sự phán đoán sai lầm về giai đoạn. Sau khi đă phân định giai đoạn rơ ràng, sẽ biết bước đầu tiên là phải văng sanh Tịnh Độ, bước thứ hai là thành Phật trong Tịnh Độ. Sau đó, quay trở vào mười phương rộng độ chúng sanh. Sau khi đă thấy rơ sự mê hoặc nơi bản thân và sự tất yếu của văng sanh như vậy, sẽ thấy phải nên sanh ḷng tin phát nguyện, một dạ tiến hướng Tịnh Độ.

          Sau đấy, phải liễu giải: Sau khi đă văng sanh, sẽ có tŕnh độ như thế nào, cũng chính là quyết định đạt tới địa vị Bất Thoái Chuyển, nhanh chóng khai phát tâm tánh, viên thành hạnh nguyện Phổ Hiền, đích xác là chẳng thể nghĩ bàn.

          Cũng giống như vậy, sau khi đă thấy rơ ràng toàn thể lộ tŕnh của nghĩa lư to lớn, tâm mọi người bèn nhất trí, nguyện nhất trí, mục tiêu nhất trí. V́ thế, hăy nên kết thành đồng minh, nhất tâm quán Phật, niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ. Từ trên cơ sở này, sẽ hiệu triệu mọi người kết thành Liên Hoa Thắng Hội.

          Cuối cùng, nhắc đến hai vị Đại Sĩ là Phổ Hiền và Phổ Huệ đă âm thầm tán trợ đại pháp hội. Do đó, biết đây là nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn, cho nên cảm vời Phổ Hiền Bồ Tát và Phổ Huệ Bồ Tát đến tham gia. Điều này cũng khiến cho những người tu tŕ càng có tín tâm, biết con đường này hết sức thù thắng.

 

* Phân đoạn giải thích

 

          Bài văn trứ danh này có ư nghĩa trọng yếu rất sâu rộng, chúng ta chia thành sáu đoạn để lănh hội:

          - Một là Tịnh Độ diệu dạo.

          - Hai là thâm tâm của hai đức Phật.

          - Ba là phá Hoặc, nguyện sanh.

          - Bốn là tiền tŕnh của Tịnh Độ.

          - Năm là quyết chí cùng văng sanh.  

          - Sáu là Bồ Tát ngầm tán trợ.

 

1. Tịnh Độ diệu đạo

 

          (Văn) Phù dĩ niệm vi niệm, dĩ sanh vi sanh giả, thường kiến chi sở thất dă. Dĩ vô niệm vi vô niệm, dĩ vô sanh vi vô sanh giả, tà kiến chi sở hoặc dă. Niệm nhi vô niệm, sanh nhi vô sanh giả, Đệ Nhất Nghĩa Đế dă.

          ()夫以念為念,以生為生者,常見之所失也。以無念為無念,以無生為無生者,邪見之所惑也。念而無念,生而無生者,第一義諦也。

          (Văn: Hễ coi niệm là niệm, coi sanh là sanh th́ phạm lỗi về Thường Kiến. Nếu coi vô niệm là vô niệm, coi vô sanh là vô sanh th́ là sai lầm về Tà Kiến. Niệm mà vô niệm, sanh mà vô sanh th́ chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế).

 

          Trước hết, chỉ rơ sự khác biệt giữa Thường Kiến, Đoạn Kiến, và Đệ Nhất Nghĩa Đế. Cho rằng niệm là thật sự có một cái để niệm, sanh là có một cái sanh chân thật, đấy là sự sai lầm thuộc về Thường Kiến. Nghĩ vô niệm là hoàn toàn dứt bặt, vô sanh cũng là hoàn toàn chẳng có, đấy là sự mê hoặc thuộc về Đoạn Kiến. Ngay trong lúc đang niệm mà thực tế chẳng có niệm để có thể đạt được, chính ngay trong lúc đang sanh mà thực tế chẳng có cái ǵ sanh để đạt được, th́ là Đệ Nhất Nghĩa Đế.

          Đối với bất cứ một pháp nào, nếu cho rằng có riêng một thể tánh của pháp ấy để có thể đạt được th́ chính là rơi vào Thường Kiến. Nếu cho rằng thứ ǵ cũng chẳng có, giống như “lông rùa, sừng thỏ”, tức là rơi vào Đoạn Kiến. Trên thực tế, người đời cho rằng có niệm hoặc sanh sẽ chẳng rơi vào Đoạn, nhưng hoàn toàn chẳng giống như người đời cho rằng “như vậy th́ sẽ có thể đạt được một cái sanh hay là niệm”, trên thực tế, sẽ chẳng t́m được. Khi đă hiện chứng, cũng chẳng có một tướng như vậy để có thể đạt được. V́ thế gọi là “niệm mà vô niệm”, “sanh mà vô sanh”, Không và Hữu là bất nhị. Đấy là Đệ Nhất Nghĩa Đế.

 

          (Văn) Thị dĩ Thật Tế lư địa, bất thọ nhất trần, tắc thượng vô chư Phật chi khả niệm, hạ vô Tịnh Độ chi khả sanh. Phật sự môn trung, bất xả nhất pháp, tắc tổng nhiếp chư căn, cái hữu Niệm Phật tam-muội, hoàn nguyên yếu thuật, thị khai văng sanh nhất môn.

          ()是以實際理地,不受一塵,則上無諸佛之可念,下無淨土之可生。佛事門中,不舍一法,則總攝諸根,蓋有念佛三昧,還源要術,示開往生一門。

          (Văn: Do vậy, nơi Thật Tế lư địa, chẳng nhiễm mảy trần, nên trên là chẳng có chư Phật để có thể niệm, dưới là chẳng có Tịnh Độ để có thể sanh. Trong cửa Phật sự, chẳng bỏ một pháp, nên nhiếp trọn các căn, bởi lẽ, Niệm Phật tam-muội là thuật trọng yếu để trở về nguồn, [do vậy], chỉ bày, mở ra một môn văng sanh).

 

          Do đạo lư này bèn biết: Nơi Thật Tế lư địa, chẳng nhiễm mảy trần, chẳng có bất cứ khách trần nào, hoặc chẳng có trần cấu hư luận thuộc về bốn bên[8], vốn sẵn thanh tịnh. Do vậy, nói theo phía trên, th́ chẳng có chư Phật để có thể niệm, chẳng có tướng Phật để có thể đạt được. Dưới th́ chẳng có Tịnh Độ để có thể sanh về, mà cũng chẳng có một cái tướng Tịnh Độ thực thể để có thể sanh về! Trong Không Như Lai Tạng, hết thảy trần cấu đều chẳng thể được, hết thảy tướng đều chẳng thể được, vốn là lặng trong, thanh tịnh. Thế nhưng, trong phương diện Phật sự, chẳng bỏ một pháp, hết thảy đều là diệu dụng của Phật Tánh. Nó có thể trọn đủ, có thể chiếu, có thể hiển hiện vô biên duyên khởi. Trong ấy, sẽ nhiếp trọn các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ư, khiến cho tịnh niệm niệm Phật liên tục, đạt được tam-muội. Có phương pháp trọng yếu và nhiệm mầu như thế để trở về cội nguồn sẵn có, cho nên bèn chỉ bày, mở ra một môn mầu nhiệm văng sanh Tịnh Độ này.

 

          (Văn) Sở dĩ chung nhật niệm Phật, nhi bất quai ư vô niệm. Xí nhiên văng sanh, nhi bất quai ư Vô Sanh. Cố năng phàm thánh các trụ tự vị, nhi cảm ứng đạo giao. Đông, Tây bất tương văng lai, nhi thần thiên tịnh sát. Thử bất khả đắc nhi trí cật dă.

          ()所以終日念佛,而不乖於無念。熾然往生,而不乖於無生。故能凡聖各住自位,而感應道交。東西不相往來,而神遷淨剎。此不可得而致詰也。

          (Văn: V́ thế, suốt ngày niệm Phật mà chẳng trái nghịch Vô Niệm. Hăm hở văng sanh mà chẳng trái nghịch Vô Sanh. V́ thế, phàm thánh đều có thể trụ nơi địa vị của chính ḿnh mà cảm ứng đạo giao. Đông và Tây chẳng qua lại mà thần thức đă dời sang cơi tịnh. Chẳng thể cật vấn chuyện này được).

 

          Do v́ Chân Không và Diệu Hữu vốn bất nhị, hoặc là do Không Tánh và duyên khởi bất nhị; cho nên suốt ngày niệm Phật mà chẳng trái nghịch vô niệm. Ngay trong khi đang niệm, thực tế là vô niệm. Ngay trong lúc vô niệm, chẳng trở ngại niệm Phật. Hai đằng chẳng mâu thuẫn. Cũng giống như vậy, dẫu có văng sanh, vẫn chẳng trái nghịch lư Vô Sanh. V́ thế, bậc thánh và phàm phu ai nấy ở yên nơi địa vị của chính ḿnh, mà cảm ứng đạo giao. Phàm nhân thuộc địa vị phàm nhân, do ḷng thành bèn có thể cảm; thánh thuộc địa vị thánh, do đại bi nguyện mà có thể ứng. Phàm tâm và thánh tâm chẳng ngăn cách, chỉ cần duyên khởi tương ứng, sẽ tự nhiên thông thấu và cảm ứng lẫn nhau.

          Hơn nữa, trong Thật Tế, chẳng có các tướng từ Đông đi về Tây v.v... nhưng duyên khởi chẳng mất, ngay trong khi nhân duyên hội hợp, tâm thức đă thuộc trong cơi Cực Lạc. Nếu t́m kiếm nơi Thật Tế, có một tung tích như vậy hay chăng? Đích xác là chẳng t́m thấy! V́ nó là Pháp Tánh Không, chẳng có nhân tướng lẫn pháp tướng để có thể đạt được, chẳng t́m thấy một thực thể từ bên Đông đi sang bên Tây! Nhưng khi duyên khởi hội hợp, tự nhiên xuất hiện uẩn thân thanh tịnh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, xuất hiện cơi nước thanh tịnh, sự thọ dụng thanh tịnh v.v…

          “Thử bất khả đắc nhi trí cật dă” [nghĩa là] v́ diệu lư vốn là như vậy, cho nên chẳng thể có chỗ nào để bác bỏ hay nghi ngờ được nữa!

 

          (Văn) Cố kinh vân: Nhược nhân văn thuyết A Di Đà Phật, chấp tŕ danh hiệu, năi chí thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc văng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ.

          ()故經云:若人聞說阿彌陀佛,執持名號,乃至是人終時,心不顛倒,即得往生阿彌陀佛極樂國土。

          (Văn: V́ thế, kinh nói: “Nếu có người nghe nói A Di Đà Phật, chấp tŕ danh hiệu, cho đến khi người ấy lâm chung, tâm chẳng điên đảo, liền được sanh về cơi nước Cực Lạc của A Di Đà Phật”).

 

          Đây là nói: “Trong phương diện Phật sự, chẳng bỏ một pháp Niệm Phật, một pháp văng sanh Tịnh Độ”, quyết định có duyên khởi lực dụng như vậy. Chính người ấy nghe nói và tin nhận A Di Đà Phật, chấp tŕ danh hiệu của đức Phật từ một ngày cho đến bảy ngày v.v… lúc người ấy mạng chung, sẽ tự nhiên tâm chẳng điên đảo, tương ứng với Phật. Cho nên sẽ sanh về thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật.

          Chuyện này chỉ rơ: Tuy vô sanh, nhưng chẳng trở ngại văng sanh, chẳng trở ngại hiển hiện Tịnh Độ, cũng như do ở trong Tịnh Độ, được Phật gia bị, bèn nhanh chóng trở về cội nguồn sẵn có mà thành Phật. V́ thế, chẳng cần rơi vào Đoạn Không Kiến, mà cũng chẳng cần rơi vào Thường Hữu Kiến. Pháp môn rất vi diệu, tuy chẳng thấy có một pháp để có thể đạt được, nhưng chẳng trở ngại cầu sanh Tịnh Độ, kiến lập Tịnh Độ. Tuy chẳng thấy có Phật tướng và chúng sanh tướng để có thể đạt được, nhưng chẳng trở ngại tâm chúng sanh và tâm Phật tương ứng. Các thứ vọng tướng (tướng hư vọng) tuy chẳng thể đạt được, nhưng lực dụng của duyên khởi chẳng mất, các thứ tánh chất vi diệu và hợp lư của pháp môn này đều chẳng bị phá. Sau khi đă hiểu rơ như vậy, sẽ có thể kiên định cầu sanh về thế giới Cực Lạc.

 

2. Thâm tâm của hai đức Phật

 

          (Văn) Phù Như Lai Thế Tôn, tuy phân Chiết Nhiếp nhị môn, hiện cư tịnh uế lưỡng độ. Nhiên bổn thánh chi ư, khởi trực dĩ Sa Bà quốc độ, khâu, lăng, khanh, khảm, ngũ thú tạp cư, thổ, thạch chư sơn, uế ác sung măn, dĩ thị vi khả yếm. Cực Lạc thế giới, hoàng kim vi địa, hàng thụ sâm không, lâu tủng thất trân, hoa phu tứ sắc, dĩ thị vi khả hân. Cái dĩ sơ tâm nhập đạo, nhẫn lực vị thuần, tu thác tịnh duyên, dĩ vi tăng thượng.

          ()夫如來世尊,雖分折攝二門,現居淨穢兩土。然本聖之意,豈直以娑婆國土,丘陵坑坎,五趣雜居,土石諸山,穢惡充滿,以是為可厭。極樂世界,黃金為地,行樹參空,樓聳七珍,華敷四色,以是為可忻。蓋以初心入道,忍力未淳,須托淨緣,以為增上。

          (Văn: Đức Như Lai Thế Tôn tuy chia thành hai môn là Chiết và Nhiếp, thị hiện ở trong hai cơi tịnh và uế, nhưng thánh ư vốn há có phải là thẳng thừng cơi nước Sa Bà, g̣, đống, hầm, hố, năm loài chung sống lẫn lộn, các quả núi bằng đất hay đá, xấu dơ đầy dẫy cho đó là đáng chán; thế giới Cực Lạc vàng ṛng làm đất, các hàng cây chen chúc chọc trời, lầu cao chót vót bằng bảy thứ quư báu, hoa khoe bốn màu coi đó là đáng ưa. Bởi lẽ, sơ tâm nhập đạo, nhẫn lực chưa thuần, cần phải nương cậy tịnh duyên để làm Tăng Thượng [Duyên]).          

 

          Tuy hai vị Phật Thích Ca và Di Đà chia thành hai môn Chiết và Nhiếp, thị hiện ở tại hai cơi tịnh và uế để nhiếp hóa chúng sanh (Phật Thích Ca dùng Chiết môn để nhiếp thọ chúng sanh xuất ly uế độ, Phật Di Đà dùng Nhiếp môn để nhiếp thọ chúng sanh ưa thích, cầu sanh Tịnh Độ. Một Chiết và một Nhiếp như thế, dẫn dắt chúng sanh tới Tịnh Độ thành Phật), nhưng bổn ư của hai vị thánh há có phải chỉ là khiến cho chúng sanh sanh tâm ưa chán mà đă coi là triệt để ư?

          Chư Phật có cùng một bổn hoài, chính là đều muốn khiến cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật, khiến cho chân tâm Nhất Chân pháp giới Như Lai tạng thanh tịnh của chúng sanh hiện tiền. Trong ấy, hết thảy trần cấu đều chẳng thể được, chẳng có chỗ đáng ghét, hằng sa công đức trong tự tánh vốn sẵn trọn đủ, chẳng cần hướng ra ngoài để ưa thích, giữ lấy. Do đó, dụng ư của Phật hoàn toàn chẳng phải là khiến cho chúng sanh chỉ dừng ở chỗ giữ lấy tướng. Cũng có nghĩa là há có phải do thế giới Sa Bà đầy dẫy đồi, g̣, hầm, hố, trời người, bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục, năm đường chung sống lẫn lộn, mà coi đấy là đáng chán ghét; do thế giới Cực Lạc vàng ṛng làm đất, các hàng cây chen chúc chọc trời, lầu gác dùng bảy báu để hợp thành, hoa sen nở thành bốn mầu sắc đẹp đẽ xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… do có trọn đủ các công đức trang nghiêm mà coi là đáng ưa thích, như thế là “bỏ cơi này, lấy cơi kia” mất rồi! Tâm ư rốt ráo của Phật là muốn dẫn dắt, nhiếp thọ chúng sanh trở về chỗ vốn sẵn có, đấy là tánh đại b́nh đẳng, há có “Hai” để có thể được ư? Há có một cái đáng ghét và một cái đáng ưa ư?

          Đă là như thế, cớ sao bậc Đạo Sư hai cơi lại dùng hai môn Chiết và Nhiếp để dẫn chúng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ? Đấy là v́ kẻ sơ phát tâm c̣n chưa thuần thục sức Vô Sanh Nhẫn, có sự ưa chán rất thô, có phiền năo rất thô! Khi đă đạt tới sức Vô Sanh Nhẫn thuần thục, lúc ấy, hết thảy đều vô sanh, đều là Đại Không Tánh một vị, há riêng có hai thứ ư? Nhưng trước khi đạt đến mức độ ấy, sẽ có vấn đề rất lớn! Nếu chẳng chọn lựa duyên khởi tốt đẹp, đang ở địa vị thấp lè tè mà cứ cao giọng bàn luận “hết thảy đều b́nh đẳng”, từ thực tế, sẽ phát hiện ưa chán bừng bừng. Duyên theo cảnh hợp ư, sẽ dấy lên tham dục rất lớn; duyên theo cảnh chẳng hợp ư, sẽ dấy lên sân khuể mạnh mẽ. V́ thế, sẽ hăm sâu trong luân hồi, chẳng có cách nào vượt thoát, tạo thành hoạn nạn sanh tử từ vô lượng kiếp này sang vô lượng kiếp khác! V́ thế, dưới t́nh huống ấy, ắt cần phải cắt đứt nhiễm duyên, đạt tới chỗ đầy ắp tịnh duyên, các thứ cảnh tướng đều nhiếp tŕ tự tâm đi theo phương hướng trở về nguồn, hướng đến khế hội Pháp Tánh. Từ trong tịnh duyên như thế th́ mới có thể nhanh chóng giải thoát thành Phật. Nh́n như vậy, văng sanh Cực Lạc là một chọn lựa đặc biệt tốt đẹp.

         

          (Văn) Hà tắc? Sa Bà quốc độ, Thích Ca dĩ diệt, Di Lặc vị sanh. Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật hiện tại thuyết pháp, Sa Bà quốc độ Quán Âm, Thế Chí đồ ngưỡng gia danh. Cực Lạc thế giới bỉ nhị thượng nhân, thân vi thắng hữu. Sa Bà quốc độ, chư ma cạnh tác, năo loạn hành nhân. Cực Lạc thế giới, đại quang minh trung, quyết vô ma sự. Sa Bà quốc độ, tà thanh nhiễu loạn, nữ sắc yêu dâm. Cực Lạc thế giới, thủy, điểu, thụ lâm, hàm tuyên diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, thật vô nữ nhân. Nhiên tắc tu hành duyên cụ, vô nhược Tây Phương. Thiển tín chi nhân hoạnh sanh nghi báng.

          ()何則,娑婆國土,釋迦已滅,彌勒未生。極樂世界,阿彌陀佛,現在說法。娑婆國土,觀音勢至,徒仰嘉名。極樂世界,彼二上人,親為勝友。娑婆國土,諸魔競作,惱亂行人。極樂世界,大光明中,決無魔事。娑婆國土,邪聲擾亂,女色妖淫。極樂世界,水鳥樹林,鹹宣妙法,正報清淨,實無女人。然則修行緣具,無若西方。淺信之人,橫生疑謗。

          (Văn: V́ sao vậy? Cơi nước Sa Bà, Thích Ca đă diệt, Di Lặc chưa sanh. Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật nay đang thuyết pháp. Cơi nước Sa Bà chỉ ngưỡng mộ suông danh hiệu tốt lành của Quán Âm và Thế Chí. Thế giới Cực Lạc, hai vị thượng nhân ấy đích thân làm bạn thù thắng. Cơi nước Sa Bà các ma đua nhau làm chuyện năo loạn người tu hành. Thế giới Cực Lạc ở trong đại quang minh, chắc chắn không có ma sự. Cơi nước Sa Bà, tà thanh nhiễu loạn, nữ sắc yêu mị, dâm tà. Thế giới Cực Lạc nước, chim, rừng cây đều tuyên nói pháp mầu, chánh báo thanh tịnh, thật sự chẳng có nữ nhân. Vậy th́ duyên tu hành đầy đủ, không đâu bằng Tây Phương. Kẻ có ḷng tin nông cạn, xằng bậy sanh ḷng nghi báng).

 

          V́ sao nói thế giới Cực Lạc là cơi Phật tột bậc thù thắng viên măn, tràn ngập tịnh duyên tăng thượng ắt cần phải trước hết dẫn dắt chúng sanh văng sanh [về đó]? Có thể quan sát từ phương diện chánh báo là Phật và Bồ Tát, phương diện y báo là các loại sắc, thanh v.v… sẽ có thể phát hiện sự sai khác tột bậc giữa hai cơi.

          Trước hết, hăy nh́n vào chánh báo th́ bậc đạo sư là Phật và những vị trợ tá của Ngài là các vị Bồ Tát. Trong cơi nước Sa Bà, đức Phật thứ tư trong Hiền Kiếp là Phật Thích Ca làm đạo sư, nhưng Ngài trụ thế chỉ tám mươi năm bèn nhập diệt, chẳng c̣n xuất hiện nữa. Vị Phật thứ năm là Phật Di Lặc c̣n chưa giáng sanh, trong giai đoạn trung gian chẳng có Phật xuất thế. Trong cơi nước Cực Lạc, A Di Đà Phật hiện đang thuyết pháp, hễ văng sanh th́ sẽ có thể đích thân ở dưới ṭa của Phật mà y chỉ đức Phật. Trong cơi nước Sa Bà, chúng ta chỉ nghe danh hiệu tốt lành của Quán Âm và Thế Chí, chẳng có cách nào trực tiếp thân cận. Đă đến thế giới Cực Lạc, sẽ có thể được hai vị đại thượng nhân trở thành bạn thù thắng.

          Trong cơi nước Sa Bà, các loài ma đua nhau quấy nhiễu, khiến cho hành nhân (người tu hành) chẳng có cách nào trụ nơi pháp đạo. Hơn nữa, lúc nào cũng bị tà duyên dụ dỗ, thường xuyên phát sanh các loại ma sự, dấy lên các loại tâm ma. [Do vậy], một bộ phận rất lớn [người tu hành] tự ḿnh trở thành quyến thuộc của ma, hoặc là rơi vào tà kiến giải, tà niệm, hành vi tà vạy v.v… tự nhiên bị ma đồng hóa. V́ sức mạnh của ma giới đặc biệt lừng lẫy, cho nên hành nhân khó thể chẳng bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm, đồng hóa v.v… Nhưng thế giới Cực Lạc là một lănh vực đại quang minh, Phật quang phổ chiếu, nhiếp tŕ hành nhân chẳng lui sụt Bồ Đề tâm, niệm nào cũng tăng tấn đạo lực, phát khởi vô lượng hạnh nguyện v.v… Do đó, thế giới Cực Lạc tuyệt đối chẳng gặp ma sự, v́ đó là quốc độ chánh pháp.

          Phải biết, pháp nào chẳng tương ứng với chánh đạo Niết Bàn th́ sẽ thuộc vào lănh vực của ma. Ví như cổ xúy bốn thứ kiến giải điên đảo về Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, do điều này nhiếp tŕ mà phát sanh các loại quan niệm tà vạy, cách làm tà vạy, khuynh hướng tà vạy. Nhưng trong thế giới Cực Lạc là quốc độ thống nhất của đấng Pháp Vương A Di Đà Phật, chỗ nào cũng đều tuyên dương chánh pháp, nhiếp tŕ tâm người trừ khử chấp trước về cái tư ngă (cái Tôi riêng tư), nó là cội nguồn của muôn nỗi hoạn nạn. Hơn nữa, trong cơi ấy, đầy dẫy chánh pháp thanh tịnh, nơi nào cũng đều khiến cho người ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tuyên nói Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngă, như thế th́ sẽ không rơi vào Khổ Tập. Lại c̣n tuyên nói pháp Không Tánh, pháp hạnh nguyện của Bồ Tát v.v… thường xuyên huân tập diệu pháp Đại Thừa sâu rộng, phát khởi chí nguyện Bồ Đề, tương ứng với pháp Vô Ngă Không Huệ. Sau đấy, khai phát bổn tánh, hạnh nguyện Phổ Hiền hiện tiền, lại c̣n đến mười phương cơi nước thân cận chư Phật v.v… luôn luôn dùng chánh pháp huân tâm. V́ thế, trọn chẳng ma sự nào để có thể được.

          Lại nh́n vào ngũ trần của quốc độ, đặc biệt là Sắc Trần và Thanh Trần. Cơi nước Sa Bà tà thanh nhiễu loạn, nữ sắc yêu dâm. “Tà thanh” là các loại tà ngôn luận, từ trong tâm của tà ma, tà đảng truyền ra, dẫn dắt ḷng người chuyển theo tà nhân duyên th́ đều là tà âm thanh. Chẳng hạn như các loại thanh điệu cổ xúy tự ngă, tôn sùng cạnh tranh v.v… đều làm cho người khác trúng độc sâu đậm, hoặc là những âm thanh yêu mị, dâm dật, cuồng điên, khêu gợi v.v… dẫn dụ ḷng người hướng theo phương diện tà. Nói “nữ sắc yêu dâm” nghĩa là càng đến thời Mạt, nữ nhân càng có h́nh tướng dụ dỗ, chẳng hạn như có những nữ nhân ăn mặc hở hang v.v… hết sức bất chánh. Đấy đều là biểu hiện của tà ma. Trong thế giới Cực Lạc, nước, chim, rừng cây đều tuyên diễn diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, không có nữ nhân. Nơi nơi chốn chốn đều nghe thấy pháp âm, lại chẳng có dâm dục là căn bản to lớn của sanh tử. Đúng như kinh Lăng Nghiêm đă nói: “Nếu có dâm dục mà mong tu đạo thành tựu th́ giống như nấu cát thành cơm, chẳng có lẽ ấy”. Như trong kinh lại nói: “Nếu con người có loại phiền năo thứ hai giống như dâm dục th́ sẽ chẳng có cách nào đắc độ”. Thế giới Sa Bà vào thời Mạt đầy dẫy duyên nhiễm ô dâm dục, hết sức khó chứng đạo. A Di Đà Phật đă sớm thấy điều này; v́ thế, nhân dân trong nước [Cực Lạc] thuần là tướng đại trượng phu, như vậy th́ sẽ chẳng dấy lên dâm dục. Kế đó, trong nước đầy ắp chánh pháp, sẽ chẳng bị tà pháp huân nhiễm. Do vậy, sẽ chẳng có duyên gây thoái thất, trọn đủ nhân duyên chứng đạo. V́ thế, niệm nào cũng thăng tấn trên đường Bồ Đề, măi cho đến khi thành Phật mới thôi!

          Do duyên cớ này, bậc Đạo Sư hai cơi dùng hai môn Chiết và Nhiếp, khiến cho chúng sanh vừa thấy cơi sanh tử thuần túy là khổ, chẳng có chuyện vui nào, vừa thấy cơi Cực Lạc thuần túy là vui, chẳng có một chuyện khổ nào! Một đằng gần như toàn là tăng cường sức mạnh luân hồi, tiếp tục hăm đọa, vô số hằng sa kiếp đều chẳng thể trèo lên được! Một đằng toàn là nhân duyên nhiếp tŕ cái tâm trở về, hướng theo pháp. V́ thế, có thể hoàn thành Phật đạo trong một đời. Một đằng là Hoặc nghiệp khổ tràn ngập, một đằng là trí bi lực khai phát mạnh mẽ. Do vậy, đương nhiên phải dùng hai môn Chiết và Nhiếp, khiến cho chúng sanh dấy lên cái tâm ưa chán, tiến hướng về thế giới Cực Lạc. Nhưng bậc Đạo Sư hai cơi trọn chẳng phải chỉ khiến cho chúng sanh trụ nơi mức độ có cái tâm ưa chán, mà là dùng ưa chán làm phương tiện thù thắng nhiệm mầu ḥng chuyển phàm thành thánh. Văng sanh thế giới Cực Lạc sẽ dần dần thoát ĺa trần cấu, hiện kiến bản tánh. Một khi thấy bản tánh, ngay lập tức các tướng dứt diệt, ngay khi ấy, sẽ tự nhiên biết vốn chẳng có tịnh hay uế để có thể đạt được, chẳng cần phải dấy ḷng ưa chán nơi tướng. Đương nhiên, đó là chuyện thuộc về quả vị rất cao. Cũng giống như vậy, từ có ưa chán mà chứng không ưa chán, đạt đến Thật Tế lư địa, chứng nhập Đại Không Tánh, đạt được trí Văn Thù. Hơn nữa, trong phương diện Phật sự, chẳng bỏ một pháp, sẽ hưng khởi Phổ Hiền hạnh. Do đó, viên thành Phật quả. Phải nên thấy rơ con đường thù thắng này!

          Nhưng kẻ có ḷng tin nông cạn đối với pháp môn thù thắng, nhiệm mầu này, vô cớ dấy lên các thứ hoài nghi và phỉ báng. V́ kiến thức quá nhỏ bé, c̣n tự cho ḿnh là đúng, chẳng thấy chỗ nghĩa lư to lớn, liền phỉ báng pháp môn này chẳng khế hợp Vô Sanh, chướng ngại thành Phật, chẳng khế hợp tánh b́nh đẳng, chẳng nên dấy ḷng ưa chán. Hoặc bảo đây là “cầu pháp ngoài tâm”, “cầu Tịnh Độ ngoài tâm” v.v… Vấn đề then chốt nhất là cái tâm bài xích “ưa, ghét”. V́ thế, trong phần sau, [thiền sư Tông Trách] đă nói thẳng thừng: Hễ thuộc địa vị phàm phu, chẳng thể thiếu khuyết sự ưa chán. Cái tâm hướng đạo thật sự đă bao hàm sự ưa chán. Nếu đối với chỗ thiển cận đă có ưa chán, sao lại không dấy ḷng ưa chán đối với chỗ sâu xa? Đối với cảnh khá thù thắng đều có sự ưa chán, v́ sao đối với cảnh tột bậc thù thắng lại chẳng dấy ḷng ưa chán? Những điều như thế sẽ đánh tan nỗi nghi hoặc trong tâm mọi người.

 

3. Phá Hoặc nguyện sanh

 

          (Văn) Thiết thường luận chi, thử phương chi nhân, vô bất yếm tục xá chi huyên phiền, mộ Lan Nhă chi tịch tĩnh. Cố hữu xả gia, xuất gia, tắc ân cần tán thán. Nhi Sa Bà chúng khổ, hà chỉ tục xá nhi huyên phiền, Cực Lạc ưu du, khởi trực Lan Nhă chi tịch tĩnh? Tri xuất gia vi mỹ, nhi bất nguyện văng sanh, kỳ Hoặc nhất dă.

          ()竊嘗論之,此方之人,無不厭俗舍之喧煩,慕蘭若之寂靜,故有舍家出家,則殷勤贊歎。而娑婆衆苦,何止俗舍之喧煩。極樂優遊,豈直蘭若之寂靜。知出家為美,而不願往生,其惑一也。

          (Văn: Trộm luận định rằng: Người ở phương này không ai chẳng chán nhà trong cơi tục ồn ào, phiền toái, hâm mộ sự tịch tĩnh của chốn Lan Nhă. V́ thế, hễ có người bỏ nhà xuất gia, [ai nấy] đều ân cần tán thán. Nhưng các nỗi khổ trong Sa Bà, nào có phải chỉ là sự ồn ào, phiền toái nơi nhà thế tục, cuộc sống an nhàn trong Cực Lạc há chỉ là sự tịch tĩnh của Lan Nhă? Đă biết xuất gia tốt đẹp mà chẳng nguyện văng sanh th́ là điều mê hoặc thứ nhất vậy).

 

          V́ sao nói “chỗ đủ duyên để tu hành không đâu bằng Tây Phương, hăy nên văng sanh”? Đấy cũng là theo sự hướng dẫn của tâm lư. Nếu đă có cái tâm bỏ huyên náo, thích tĩnh lặng, vậy th́ hăy nên thúc đẩy nó đến cực hạn. Hăy thấu hiểu như thế này: Loài người trong thế giới này, đối với hoàn cảnh ồn ào, hỗn tạp, sẽ đều sanh ḷng chán ghét, mong mỏi, hâm mộ chốn Lan Nhă tịch tĩnh. Trong khi thân tâm mỏi mệt, trăm việc quấy nhiễu, luôn mong đến chỗ vắng lặng, chốn núi rừng thanh tịnh, rời xa chuyện thế tục quấy nhiễu. Do vậy, hễ có người có thể bỏ nhà xuất gia, mọi người đều ân cần tán thán: “Người ấy ra khỏi nhà lửa, ở nơi vắng lặng, nhất tâm y pháp tu tŕ, tốt quá!” Chuyện này giống như có cái chụp đèn che chở, ngọn đèn dầu có thể tiếp tục chiếu sáng, chẳng bị thổi tắt. Cũng giống như vậy, ở nơi phong cảnh lặng dứt, tâm thủy lắng đọng, có thể hiển lộ pháp nghĩa vi diệu, có thể sanh ḷng từ bi, có thể chiếu sáng, có thể ngộ cái tâm, có thể bảo đảm, có thể một mực hướng đến thanh tịnh, phát triển nơi quang minh. Mọi người đều cảm thấy cuộc sống nhất tâm nương vào tĩnh lặng như vậy để nương theo pháp tu tŕ chính là cuộc sống tốt đẹp khôn ngằn!         

          Hiện thời, hăy phóng đại lư tưởng ấy một ngàn lần, một vạn lần, một ức lần. Biển cả khổ sở Sa Bà há có phải chỉ là sự ồn ào, hỗn tạp, phiền năo trong một cảnh sống nhỏ bé như một gia đ́nh, một đơn vị v.v… ư? Trong các sát hải (biển các quốc độ) mười phương, các thế giới thuộc loại ngũ trược tột bậc đông đảo, chúng là nơi nghiệp lực tụ hội rộn ràng, hỗn tạp nhất. Chuyện phiền ḷng trong ấy hết chuyện này đến chuyện khác, các thứ duyên trong lẫn ngoài quấy nhiễu, chuyện khổ năo vấn vít, buộc ràng, chẳng có cách nào vượt qua! Đương nhiên không chỉ là sự phiền loạn của một tiểu gia đ́nh, tiểu đơn vị, hoặc cảnh sống nhỏ nhoi, nhưng thế giới Cực Lạc cũng chẳng phải chỉ là ưu du tự tại giống như núi rừng thanh tịnh, hay chốn danh sơn, sông cả. Sự khoảng khoát ở cơi kia không bờ bến, chỗ nào cũng đều thanh lương, tịch tĩnh, quang minh, sắc, thanh, hương, vị, xúc, không ǵ chẳng gia bị khiến cho đạo nghiệp nơi tự tâm tăng thượng. Một tí ti tà thanh, tà sắc quấy nhiễu cũng chẳng có! Chốn tĩnh lặng như thế đúng là quá thù thắng! Trong thế giới Sa Bà này, chúng ta gộp chung toàn bộ những chỗ tĩnh lặng, hoàn cảnh yên vui lại, vẫn chẳng sánh bằng một phần trong vô số phần của thế giới Cực Lạc!

          Sau khi đă quan sát đối chiếu, so sánh như vậy, chúng ta hăy suy nghĩ: Đă biết xuất gia là tốt đẹp, thế mà chẳng nguyện văng sanh Cực Lạc. Đấy là điều mê hoặc thứ nhất. Từ chỗ này, phải thấy được sự ưu việt, thù thắng nơi hoàn cảnh, không chỉ là thù thắng vượt trỗi hoàn cảnh cư trụ tịch tĩnh nhỏ nhoi trong thế giới này vô số lần, mà các cơi đồng cư thanh tịnh trong mười phương cũng đều chẳng sánh bằng được. Đấy chính là kết quả được trang nghiêm bởi đại nguyện và đại hạnh từ vô số kiếp đến nay của A Di Đà Phật. Bất cứ chỗ nào [trong cơi Cực Lạc] cũng đều thanh tịnh, đầy ắp các duyên thù thắng thanh tịnh, đương nhiên là chúng ta phải mong cầu văng sanh.

 

          (Văn) Vạn lư tân cần, viễn cầu tri thức giả, cái dĩ phát minh đại sự, quyết trạch tử sanh. Nhi Di Đà Thế Tôn, sắc tâm nghiệp thắng, nguyện lực hồng thâm, nhất diễn viên âm, vô bất minh khế. Nguyện tham tri thức, nhi bất dục kiến Phật, kỳ Hoặc nhị dă.

          ()萬里辛勤,遠求知識者,蓋以發明大事,決擇死生。而彌陀世尊,色心業勝,願力洪深,一演圓音,無不明契。願參知識,而不欲見佛,其惑二也。

          (Văn: Muôn dặm nhọc nhằn để đến nơi xa cầu bậc tri thức nhằm thấu tỏ đại sự, chọn lựa dứt khoát chuyện tử sanh. Thế nhưng đức Di Đà Thế Tôn sắc, tâm, nghiệp đều thù thắng, nguyện lực mênh mông, sâu thẳm, do một âm thanh mà diễn bày viên măn, không ǵ chẳng khế hợp lẽ sáng suốt. Nguyện tham học với bậc tri thức mà chẳng muốn thấy Phật, đấy là điều mê hoặc thứ hai vậy).

 

          Lại nh́n theo phương diện nương cậy vào thầy. Nói theo hoàn cảnh nơi địa cầu, chúng ta nghe nói nơi nào có bậc thiện tri thức đắc đạo, sẽ chẳng ngại đường xa vạn dặm mà lê gót t́m cầu, nay th́ cũng là ngồi xe hơi, xe lửa, máy bay v.v… đến đó tham phỏng bậc thiện tri thức, nhằm khiến cho bản thân sáng tỏ, chọn lựa dứt khoát [giải pháp cho] chuyện tử sanh. Trên cơi đời, chẳng có chuyện ǵ trọng đại hơn chuyện này. Chúng ta do một niệm mê mất chân tâm Như Lai tạng thanh tịnh, do vậy mà từ tế đến thô, phát triển thành gịng nghiệp sanh tử vô cùng vô tận, một mực chẳng biết quay về quê cũ, chẳng thể an trụ nơi bổn tánh. V́ thế, chuyện lớn nhất trên cơi đời là ngộ rơ chuyện này. Nếu ở chỗ nào có vị sư phụ đắc đạo, sẽ rất mong mỏi đến đó y chỉ. Trong pháp giới, bậc thiện tri thức lớn nhất là A Di Đà Phật, Ngài đă cao chứng Phật quả, trí, bi, lực chẳng thể nghĩ bàn, chẳng người nào có thể thù thắng vượt trỗi Ngài được! A Di Đà Phật sắc tâm nghiệp thù thắng, tức là Ngài hiện ra sắc thân lẫn trí huệ thù thắng, xuất hiện sự nghiệp lợi sanh tột bậc thù thắng chẳng thể nghĩ bàn, nguyện lực sâu rộng như biển, năng lực thuyết pháp chẳng thể sánh kịp. Từ một âm thanh, có thể diễn ra vô lượng âm, hữu t́nh tùy theo từng loài đều được giải ngộ. Cũng giống như thế, chúng ta bằng ḷng tham phỏng bậc thiện tri thức mà chẳng muốn gặp A Di Đà Phật. Đấy là điều mê hoặc thứ hai.

          Thiện tri thức chỉ có hành giả [thuộc các địa vị] Tư Lương Đạo, Gia Hạnh Đạo, cho đến Kiến Đạo, Tu Đạo. Vị thiện tri thức cao nhất đương nhiên là Phật. Giống như phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm đă nói: Chiếu theo công đức để cân nhắc, địa vị dưới sẽ chẳng biết chỗ giở chân, đặt chân của địa vị trên. Nhất Địa (Sơ Địa) có một ngàn hai trăm loại công đức, Nhị Địa có mười hai ngàn loại công đức v.v… Lần lượt tăng cao hơn trăm, ngàn vạn, mười vạn, trăm vạn, ngàn vạn lần v.v… như vậy, chỉ có lượng công đức của Phật là pháp giới lượng, chẳng có cách nào nghĩ bàn, dưới là cho tới một lỗ chân lông, một quang minh, cũng đều chẳng thể nghĩ bàn.

          Chúng sanh hễ sanh về thế giới Cực Lạc, sẽ được A Di Đà Phật nhiếp tŕ, luôn luôn được Phật lực gia bị. V́ thế nói: “Chỉ thấy Phật Di Đà, lo ǵ chẳng khai ngộ”. Sức oai thần của Phật chẳng thể nghĩ bàn, chỉ cần chính ḿnh có tín tâm, chắc chắn sẽ nhanh chóng khai ngộ thành tựu. Phải nên biết, hễ y chỉ một vị sư phụ hữu duyên, sẽ có thể khai ngộ rất nhanh chóng. Lại c̣n do sư phụ nhiếp tŕ mà có thể nhanh chóng thành đạo. Nhưng A Di Đà Phật là vị sư phụ có địa vị cao bậc nhất trong pháp giới, nếu y chỉ Ngài, sẽ được Phật xoa đầu, phóng quang một lượt v.v… đều có thể nhanh chóng đăng địa, hoặc là được nghe một âm thanh thuyết pháp của Phật, sẽ ngay lập tức thông hiểu v.v… Nói chung, sức gia tŕ của Phật cực kỳ chẳng thể nghĩ bàn. Trong Văng Sanh Luận Chú, Đàm Loan đại sư đă viết: - Nói ‘từ Nhất Địa thăng lên Nhị Địa, thăng tấn theo từng bậc như thế, chỉ là một loại t́nh huống. Ngoài ra, c̣n có chuyện đốn siêu, tức là như trong Ban Châu Tán, Thiện Đạo đại sư đă viết: “Hạnh nguyện Thập Địa tự nhiên thành”, thù thắng dường ấy! Đó là do được Phật lực gia bị; cho nên chúng ta phải ưa thích mong cầu văng sanh.

          Giống như thế đó, nếu chúng ta bằng ḷng tham phỏng bậc thiện tri thức trong nhân gian, cớ sao chẳng muốn y chỉ A Di Đà Phật là đấng thù thắng khôn sánh? Đấy là sự mê hoặc rất lớn. Xưa nay, rất nhiều người sau khi khai ngộ bèn cầu sanh về thế giới Cực Lạc, đạt tới mức độ một vạn con trâu cũng chẳng kéo lại được! V́ họ đă hiểu rơ, được Phật lực gia bị, nhiếp tŕ, có thể nhanh chóng khai phát bổn tánh, viên thành đại đạo. Đấy là do Phật lực thù thắng vậy, v́ đă bái A Di Đà Phật làm thầy, chúng ta phải nhất tâm cầu sanh về thế giới Cực Lạc.

 

          (Văn) Tùng lâm quảng chúng, giai nhạo thê tŕ. Thiểu chúng đạo tràng, bất dục y phụ. Nhi Cực Lạc thế giới, Nhất Sanh Bổ Xứ, kỳ số thậm đa, chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ. Kư dục thân cận tùng lâm, nhi bất mộ thanh tịnh hải chúng, kỳ Hoặc tam dă.

          ()叢林廣衆,皆樂棲遲。少衆道場,不欲依附。而極樂世界,一生補處,其數甚多,諸上善人,俱會一處。既欲親近叢林,而不慕清淨海衆,其惑三也。

          (Văn: Chốn tùng lâm đông đảo, [ai nấy] đều thích cư trụ nơi đó. Đạo tràng ít người, chẳng muốn nương tựa. Nhưng thế giới Cực Lạc, bậc Nhất Sanh Bổ Xứ số lượng rất nhiều, các bậc thượng thiện nhân đều cùng nhóm họp một chỗ. Đă muốn thân cận tùng lâm, nhưng chẳng hâm mộ hải chúng thanh tịnh, đấy là điều mê hoặc thứ ba).

 

          Lại nh́n theo phương diện pháp chúng thanh tịnh. Chúng ta đều thích trụ trong đại tùng lâm, v́ đại chúng ở trong ấy đông đảo, đây kia sách tấn, khích lệ lẫn nhau, chính ḿnh chẳng thể biếng nhác, bê trễ, hoặc âm thầm làm chuyện ác v.v… Do sức d́u dắt của đại chúng, sẽ có thể thuận lợi tấn tu. Đạo tràng đơn lẻ, hoặc ít người, người ta đều chẳng muốn nương tựa, v́ dễ bị đọa lạc. Nhưng trong thế giới Cực Lạc, có những vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát nhiều ngần ấy, các vị thượng thiện nhân đều nhóm họp một chỗ, thánh nhân nhiều như biển, như cát, dùng con số A-tăng-kỳ c̣n chẳng thể tính toán nổi. Ngay cả những vị thuộc địa vị cao như ngài Di Lặc Bồ Tát cũng nhiều đến nỗi chẳng thể tính rơ con số được!

          Hăy suy nghĩ, trong thế giới này, muốn gặp thánh nhân, rất khó gặp gỡ. Muốn tu hành trong đạo tràng thanh tịnh, hết sức khó khăn. Nhất là trong thời Mạt, t́m một đạo tràng tốt đẹp hết sức khó khăn! Bạn pháp có đức hạnh cũng chẳng thấy nhiều. Nhưng thế giới Cực Lạc là đại tùng lâm chẳng sánh bằng. Ở bên ấy, mọi người kiến giải và hành tŕ đều nhất trí, niệm nào cũng đều tăng tấn Bồ Đề đạo. Hàng đại Bồ Tát đông ngần ấy, các vị thượng thiện nhân đều cùng tăng tấn nơi pháp, chính ḿnh cũng sẽ được sức trợ duyên rất lớn thúc đẩy mà tăng tấn. Giống như một giọt nước ḥa vào biển cả, sẽ sâu rộng giống như biển. Một cây kim đặt trong chỗ có đại từ trường, sẽ nhanh chóng bị từ hóa [trở thành nam châm]. Cũng giống như thế, một hữu t́nh có đủ Phật Tánh được nung luyện trong ḷ luyện to lớn là quốc độ Cực Lạc, sẽ bị nung đúc thành Phật, Bồ Tát. Chúng ta đều cảm nhận: Mầm cây này nhất định phải được gieo xuống chỗ cây cối có thể mọc xum xuê tốt nhất, đương nhiên là phải đến thế giới Cực Lạc; đấy là tùng lâm lớn nhất. Cũng giống như vậy, chúng ta mong thân cận chốn đại tùng lâm, thế mà chẳng ưa thích, hâm mộ Thanh Tịnh Đại Hải Chúng trong thế giới Cực Lạc. Đây là điều mê hoặc lớn thứ ba.

          Phải mong đến được một đạo tràng có pháp chúng thanh tịnh càng nhiều hơn, sức gia tŕ càng lớn hơn, niệm kinh luôn hết sức hữu lực, nghe pháp cũng đặc biệt có khí phận, tu đạo th́ đôi bên đều có sức giúp nhau tăng thượng. Trong thế giới Cực Lạc, vô số các vị đại Bồ Tát cùng nhau tu hành, đương nhiên là duyên khởi tột bậc thù thắng. Chẳng trách Phổ Hiền Bồ Tát khuyên dạy Hoa Tạng hải chúng nhất trí dẫn về Cực Lạc, chính v́ ở bên ấy có sức trợ duyên cực lớn, sau khi đă tiến nhập, tất nhiên sẽ được gia bị mà nhanh chóng viên thành đại đạo. Tất cả những trường đại học, viện nghiên cứu, đoàn thể học thuật, đoàn thể đạo đức v.v… thuần túy nhất, ưu tú nhất trong thế giới này cũng đều chẳng sánh bằng một phần trong vô số phần của thế giới Cực Lạc. Gộp chung tất cả các đoàn thể Phật giáo cũng chẳng sánh bằng một phần trong vô số phần của thế giới Cực Lạc. Vậy th́ v́ sao chúng ta chẳng cầu sanh vào đoàn thể tột bậc thù thắng chẳng thể nghĩ bàn ấy? Chúng ta hết sức mong cầu, ngưỡng mộ, tán thán đại tùng lâm trong thế giới này, [thế mà] đối với hải chúng thanh tịnh trong thế giới Cực Lạc vượt trỗi thù thắng nơi này vô số lần, lại ngược ngạo chê gièm, hạ thấp, sanh ḷng ghét bỏ, chẳng muốn về đó. Đúng là chuyện rất điên đảo. Đấy là nỗi mê hoặc thứ ba.

 

          (Văn) Thử phương chi nhân, thượng thọ bất quá bách tuế. Nhi đồng si, lăo mạo, tật bệnh tương nhưng, hôn trầm, thùy miên, thường cư đại bán. Bồ Tát do hôn cách ấm, Thanh Văn thượng muội xuất thai, tắc xích bích thốn âm, thập táng kỳ cửu, nhi vị đăng Bất Thoái, khả vi hàn tâm. Tây Phương chi nhân, thọ mạng vô lượng, nhất thác liên bao, cánh vô tử khổ, tương tục vô gián, trực chí Bồ Đề. Sở dĩ, tiện hoạch A Duy Việt Trí, Phật giai quyết định khả kỳ. Lưu chuyển Sa Bà xúc cảnh, nhi mê vu Tịnh Độ trường niên, kỳ hoặc tứ dă.

          ()此方之人,上壽不過百歲。而童癡老耄,疾病相仍,昏沈睡眠,常居大半。菩薩猶昏隔陰,聲聞尚昧出胎。則尺璧寸陰,十喪其九。而未登不退,可為寒心。西方之人,壽命無量,一托蓮苞,更無死苦,相續無間,直至菩提。所以便獲阿惟越致,佛階決定可期。流轉娑婆促景,而迷于淨土長年,其惑四也。

          (Văn: Người phương này thượng thọ chẳng qua trăm tuổi, nhưng tuổi thơ ngây ngô, tuổi già lụm cụm, tật bệnh vấn vương, hôm trầm, ngủ nghê, thường chiếm quá nửa. Bồ Tát c̣n mê khi cách ấm, Thanh Văn vẫn mê muội thuở lọt ḷng, cho nên thời gian ngắn ngủi [của một kiếp người] mười phần đă bị chôn vùi mất chín mà vẫn chẳng dự lên địa vị Bất Thoái, đáng nguội lạnh cơi ḷng! Người trong Tây Phương thọ mạng vô lượng, hễ gởi thân nơi búp sen, sẽ chẳng có nỗi khổ chết chóc, liên tục chẳng gián đoạn, măi cho tới khi đạt đến Bồ Đề. V́ thế, sẽ đạt được A Duy Việt Trí, địa vị Phật chắc chắn sẽ có thuở đạt được. Lưu chuyển trong Sa Bà tiếp xúc trần cảnh, mê mất Tịnh Độ lâu năm, đấy là điều mê hoặc thứ tư).

 

          Lại nh́n vào thọ lượng. Thọ mạng của người phương này rất ngắn, tối đa chẳng vượt quá một trăm năm. Bé dại ấu trĩ, tuổi già suy tàn, trong lúc đó, bệnh tật không ngừng đánh úp. Lại c̣n hôn trầm và ngủ nghê, thời gian trong một đời người bị tiêu hao quá nửa. Ngay như hàng Bồ Tát c̣n bị mê khi cách ấm, hàng Thanh Văn c̣n bị mê muội thuở lọt ḷng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi tạm bợ như vậy, mười phần đă bị chôn vùi mất chín phần, thời gian tu đạo ít ỏi, chớp mắt đă sang đời sau. Nhưng trước khi dự vào địa vị Bất Thoái th́ sẽ rất khó tiếp tục, chẳng dễ ǵ sống trọn một đời người, vừa tu được một tí, lại thoái đọa, đúng là khiến cho người ta lạnh buốt tấm ḷng. Nhưng trong Tây Phương Tịnh Độ, nhân dân thọ mạng vô lượng. Một khi đă gởi thân trong búp sen, sẽ triệt để chẳng có nỗi khổ chết chóc, sẽ tiếp tục không ngừng tăng tấn trên đường đạo, măi cho tới khi đạt được Bồ Đề mới thôi. Do vậy, hễ sanh về Tây Phương, sẽ đạt được Bất Thoái Chuyển, quyết định đăng nhập Phật địa. Như vậy th́ lưu chuyển trong thời gian ngắn ngủi nơi nhân gian của cơi Sa Bà, trọn chẳng phát hiện sự trường sanh thật sự nơi Tịnh Độ; đấy là điều mê hoặc thứ tư.

          Thời Mạt, thọ mạng trong Sa Bà ngắn ngủi, tu chẳng được bao nhiêu pháp, lại chẳng thể bất thoái. Cực Lạc Tịnh Độ thọ mạng vô lượng, lại c̣n niệm nào cũng đều chẳng thoái chuyển, hai bên khác biệt vời vợi. Đă mong tu tập, vậy th́ hăy nên chọn lựa chỗ có thời gian tu đạo lâu dài, lại c̣n có ít duyên gây thoái chuyển. Trong thế giới Cực Lạc, thọ mạng dài lâu vô lượng kiếp, duyên gây thoái thất gần như ít ỏi đến mức zero. Chỗ nào cũng đều tràn ngập thuận duyên, đều có sức mạnh tăng tấn. Chẳng hạn như chúng ta suy nghĩ: Ở đâu làm một chút Phật sự th́ sẽ thể tăng thêm tuổi thọ? Chỗ nào hoàn cảnh tốt đẹp nhất, chẳng có duyên gây thoái chuyển? Nếu đă mong cầu, hâm mộ điều này, trong thế gian này sẽ khó thể măn nguyện, nhưng đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ có thể đạt thành điều này. Hễ gởi thân trong búp sen, thời gian tu pháp sẽ là vô lượng kiếp, niệm nào cũng đều chẳng lui sụt, không ngừng tăng tấn trên đường Bồ Đề. Cớ sao chẳng cầu văng sanh?

 

          (Văn) Nhược năi vị cư Bất Thoái, quả chứng Vô Sanh, tại dục vô dục, cư trần bất trần, phương năng hưng Vô Duyên Từ, vận Đồng Thể Bi, hồi nhập trần lao, ḥa quang ngũ trược. Kỳ hữu thiển văn đơn huệ, hoặc dữ thiểu thiện tương ứng, tiện vị vĩnh xuất tứ lưu, cao siêu Thập Địa, để ha Tịnh Độ, đam luyến Sa Bà, yểm mục không quy, uyển nhiên lưu lăng, tịnh kiên ngưu mă, tiếp vũ Nê Lê, bất tri tự thị hà nhân, nghĩ tỷ Đại Quyền Bồ Tát, kỳ Hoặc ngũ dă.  

          ()若乃位居不退,果證無生,在欲無欲,居塵不塵,方能興無緣慈,運同體悲,回入塵勞,和光五濁。其有淺聞單慧,或與少善相應,便謂永出四流,高超十地,訶淨土,耽戀娑婆,掩目空歸,宛然流浪,並肩牛馬,接武泥犁。不知自是何人,擬比大權菩薩,其惑五也。

          (Văn: Nếu thuộc vào địa vị Bất Thoái, chứng quả Vô Sanh, ở trong cảnh dục mà chẳng ham muốn, sống trong cơi trần mà chẳng nhiễm trần, th́ mới có thể dấy ḷng Từ vô duyên, vận ḷng Bi đồng thể, trở vào trần lao, ḥa quang đồng trần trong ngũ trược. Nếu có kẻ nghe ít, huệ kém, hoặc là tương ứng đôi chút điều thiện, liền cho rằng ḿnh đă vĩnh viễn thoát khỏi bốn gịng, vượt cao lên Thập Địa, chê trách Tịnh Độ, đắm luyến Sa Bà, nhắm mắt, trắng tay mà về, nghiễm nhiên trôi lăn, sánh vai cùng trâu ngựa, tiếp cận Nê Lê, chẳng biết chính ḿnh là hạng người như thế nào, toan muốn sánh bằng bậc Đại Quyền Bồ Tát. Đấy là điều mê hoặc thứ năm vậy).

 

          Nếu đă đạt tới địa vị Bất Thoái Chuyển địa, chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, ở trong dục mà chẳng khởi dục tưởng, ở trong trần mà chẳng nhiễm trần cấu, th́ mới có thể dấy ḷng Từ vô duyên, vận ḷng Bi đồng thể, trở vào cơi thế gian trần lao, ḥa quang đồng trần trong đời ác ngũ trược. Nếu chỉ là kẻ nghe ít, huệ kém, hoặc là tương ứng với đôi chút thiện hạnh, liền nghĩ ta đă vĩnh viễn vượt khỏi bốn gịng nước mạnh “sanh, lăo, bệnh, tử”, đạt tới cảnh giới Thập Địa cao siêu. Từ đấy trở đi, bèn quở trách Tịnh Độ, mê luyến đắm đuối thế giới Sa Bà, cho đến lúc cuối cùng, hai mắt nhắm tịt, hai tay rỗng tuếch mà về, nghiễm nhiên vẫn trôi lăn trong cơi sanh tử, làm bạn bè cùng trâu ngựa, gắn liền với địa ngục. Chẳng biết chính ḿnh thân phận ǵ, được mấy cân, mấy lượng, cứ ngỡ có thể sánh bằng bậc Đại Quyền Bồ Tát. Đấy là điều mê hoặc thứ năm.

 

          (Văn) Cố kinh vân, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Tắc bất tín chư Phật thành ngôn, bất nguyện văng sanh Tịnh Độ, khởi bất thậm mê tai!

          ()故經雲,應當發願,願生彼國。則不信諸佛誠言,不願往生淨土,豈不甚迷哉。

          (Văn: V́ thế, kinh nói hăy nên phát nguyện, nguyện sanh về cơi ấy, thế mà chẳng tin lời chân thành của chư Phật, chẳng nguyện văng sanh Tịnh Độ, há chẳng phải là rất mê ư!)

 

          Căn cứ trên năm lượt so sánh bèn biết: Chúng ta tu đạo mong y chỉ chỗ tĩnh lặng, [chỗ có] sư trưởng, đại chúng đông đảo, mong thọ mạng lâu dài, tu đạo chẳng thoái chuyển v.v… Tây Phương Cực Lạc thế giới là chọn lựa hàng đầu. Đến đó, sẽ có trợ duyên tu hành viên măn nhất, bao gồm bổn sư, pháp chúng, hoàn cảnh, thọ mạng, pháp duyên v.v… chẳng có chút ǵ tán thất, toàn thể đều có thể tăng tấn đạo hạnh. V́ vậy, sẽ nhanh chóng thành đạo. Bởi lẽ đó, trong kinh, đức Phật đă cực lực khuyên dạy kẻ hữu duyên: Các ngươi phải nên phát nguyện, nguyện sanh trong quốc độ Cực Lạc tột bậc mầu nhiệm thù thắng ấy. Đă là như vậy mà chẳng tin lời chân thành của chư Phật, chẳng nguyện văng sanh Tịnh Độ, há chẳng phải là kẻ quá mê hoặc ư? Dường như chẳng trông thấy một tí nghĩa lư to lớn nào, căn bản là giống như kẻ chẳng thể chọn lựa dứt khoát tiền tŕnh được!

 

4. Tịnh Độ tiền tŕnh

 

          Nếu chúng ta chân thành tin tưởng lời chỉ dạy chân thật của Phật Thích Ca, tin tưởng lời khuyến tín do mười phương chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài thốt lời thành thật, tin tưởng đại nguyện chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật, do tin nhận lời Phật như vậy, bèn sanh về Tịnh Độ, sẽ đạt được lợi ích như thế nào? Điều này lại cần phải mở rộng tầm nh́n, căn cứ trên kinh giáo để tiến thêm một bước ḥng thấy được đường lối này, để sau đấy, sẽ phát sanh vô lượng vô biên lợi ích thù thắng nơi cái quả. Do vậy, sẽ tràn đầy tín tâm, kiên định chẳng dời, hướng đến Tây Phương Phật quốc.

 

          (Văn) Nhược phù tín Phật ngôn nhi sanh Tịnh Độ, tắc giới hệ chi sở bất năng câu, kiếp ba chi sở bất năng hại, tạ nhân gian chi bát khổ, vô thiên thượng chi ngũ suy, thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật!

          ()若夫信佛言而生淨土,則界系之所不能拘,劫波之所不能害。謝人間之八苦,無天上之五衰,尚無惡道之名,何況有實。

          (Văn: Nếu chúng ta tin lời Phật, sanh về Tịnh Độ, những thứ ràng buộc trong tam giới chẳng thể câu thúc, kiếp số chẳng thể làm hại, giă biệt tám nỗi khổ trong nhân gian, chẳng có tướng ngũ suy trên cơi trời, c̣n chẳng có danh xưng ác đạo, huống hồ thật sự có!)

 

          Nếu chúng ta tin nhận lời Phật mà được sanh về Tịnh Độ, vậy th́ hết thảy các nỗi khổ trong tam giới đều có thể nhanh chóng tiêu mất, vượt thoát gịng khổ, phạm vi của tam giới đều chẳng thể câu thúc, ngăn ngại, thời gian kiếp số chẳng thể làm hại, đă cắt đứt gịng sanh tử, vượt thoát tam giới, chẳng thuộc trong thời kiếp. Như thế th́ sẽ cáo biệt tám nỗi khổ lớn trong nhân gian, tức là sanh, lăo, bệnh tử, yêu thương mà phải chia ĺa, oán ghét mà phải gặp gỡ, cầu chẳng được, NUẩn lừng lẫy, mà cũng chẳng có nỗi đại khổ ngũ suy trên cơi trời, tức là măo hoa khô héo, ánh sáng nơi thân ảm đạm, dưới nách tươm mồ hôi, chẳng thích ṭa ngồi của chính ḿnh, thiên nữ xa lánh v.v… C̣n chẳng có tên gọi của ba đường ác, tức địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh; huống hồ thật sự có những chuyện khổ nạn như nóng lạnh, đói khát, bị kẻ khác sai bảo v.v… ư?

          Cũng tức là triệt để từ gịng khổ mà thoát ra, ngay cả tơ hào Khổ Khổ, Hoại Khổ và Hành Khổ đều chẳng có. Đă muốn chuyển thành uẩn thể thanh tịnh trong cơi Phật ở ngoài tam giới, hóa hiện trong hoa sen, thân thanh hư, thể vô cực, chỉ hưởng thụ sự vui vô lậu, khiến cho trạng huống “gịng khổ không ngừng tiếp tục, chẳng có cách nào kết thúc” biến thành chuyện dần dần khai phát niềm đại lạc trong bổn tánh.

 

          (Văn) Duy hiển Nhất Thừa chi pháp, quyết định vô tam. Quy y Nhất Thể Tam Bảo, phụng sự thập phương Như Lai. Phật quang chiếu thể, vạn Hoặc tiềm tiêu. Pháp vị tư thần, Lục Thông cụ túc. Tam thập thất phẩm trợ đạo pháp, ứng niệm viên thành. Tam thập nhị ứng tùy loại thân, biến trần sát độ. Châu toàn ngũ thú, phổ bị chư căn. Bất động nhất tâm, biến hành tam-muội. Sái định thủy ư tam thiên, dẫn chúng sanh ư hỏa trạch, tự lợi, lợi tha, giai tất viên măn.

          ()唯顯一乘之法,決定無三。歸依一體三寶,奉事十方如來。佛光照體,萬惑潛消。法味資神,六通具足。三十七品助道法,應念圓成。三十二應隨類身,遍塵刹土。周旋五趣,普被諸根。不動一心,遍行三昧。灑定水三千,引衆生火宅。自利利他,皆悉圓滿。

          (Văn: Chỉ hiển lộ pháp Nhất Thừa, chắc chắn không có ba thừa. Quy y Nhất Thể Tam Bảo, phụng sự mười phương Như Lai. Phật quang chiếu vào thân, muôn Hoặc chướng ngầm tiêu. Pháp vị bồi bổ tâm thần, Lục Thông trọn đủ. Ba mươi bảy phẩm Trợ Đạo Pháp ứng theo ư niệm mà thành tựu trọn vẹn. Ba mươi hai loại thân tùy theo căn cơ mà ứng hiện, trọn khắp các cơi nước số nhiều như vi trần. Ứng hợp trọn khắp năm đường, thích hợp trọn khắp các căn. Nhất tâm bất động, hành trọn các tam-muội. Rưới nước Định trong tam thiên đại thiên, dẫn dắt chúng sanh nơi nhà lửa, tự lợi, lợi người, thảy đều viên măn).

         

          Hễ sanh về Tịnh Độ, sẽ chẳng c̣n có mảy may ư niệm chấp Ngă và Ngă Sở. cũng như phát sanh các phiền năo tham, sân, si, mạn v.v…, cũng sẽ chẳng phát sanh nghiệp hữu lậu và kết sanh liên tục trong tam giới, tiêu sạch các lầm loạn Khổ Tập điên đảo. Chỉ trụ trong pháp, tâm lấy Vô Ngă Huệ làm căn bản, phát khởi vô lượng diệu hạnh, khế hợp Thể và Dụng của Tự Tánh. Do đó, hiển hiện duy nhất pháp Nhất Thừa. Nói “Nhất Thừa” là nói tự tâm vốn trọn đủ Thể, Tướng, Dụng, vốn là Phật, hoặc là Như Lai Tạng có đủ cả ba phương diện Không, Bất Không, và Không Bất Không. Nói nó là Không, tức là trong ấy chẳng có bất cứ một tướng hư vọng nào để có thể đạt được. Nói nó là Bất Không, tức là nói tự tánh có hằng hà sa số công đức. Nói Không Bất Không là nói giác chiếu và tịch tĩnh nơi tự tâm vốn bất nhị. Cũng giống như vậy, quyết định chẳng có cái được gọi là “Tam Thừa rốt ráo”, hết thảy đều cùng nhập Nhất Thừa diệu đạo, quyết định thành Phật. Cũng có nghĩa là thế giới Cực Lạc có tịnh duyên thù thắng, được Phật lực gia bị, tâm tánh vốn sẵn có sẽ khai phát, sẽ ngay lập tức thấy “chính ḿnh là Phật, ai nấy đều là Phật”, chẳng có tí ǵ khác biệt!

          Cũng giống như vậy, quy y Nhất Thể Tam Bảo, phụng sự mười phương Như Lai. Nói đến Nhất Thể Tam Bảo th́ tự thể vốn tự giác chiếu là Phật Bảo, tánh của tự thể vốn là ĺa, đó là Pháp Bảo, tự thể vốn chẳng hai th́ là Tăng Bảo. Cũng chính là tự tánh chiếu th́ là Phật, tự tánh tịch th́ là Pháp, tự tánh tịch chiếu bất nhị là Tăng. Phật có nghĩa là giác ngộ. Tự tánh có sự giác chiếu viên măn, chiếu trọn khắp hết thảy các pháp trong mười phương ba đời, hoặc nó chính là Pháp Giới Trí. “Tự tánh tịch” là nói hết thảy những tướng hư vọng trong đó như sanh, diệt, tăng, giảm v.v… đều chẳng thể được, chẳng có bất cứ tướng nào thuộc về Tứ Biên (có, không, vừa có vừa không, chẳng có chẳng không), vốn tự tịch tĩnh. “Tịch Chiếu bất nhị” tức là trong khi đang Tịch bèn viên chiếu (chiếu trọn vẹn), ngay trong lúc đang viên chiếu th́ tịch tĩnh. Tịch và Chiếu trọn chẳng phải là hai thứ tách biệt. Giống như vậy, do đă khai phát tâm tánh, đương nhiên là y chỉ Nhất Thể Tam Bảo, sẽ chẳng quên mất, mê hoặc. Trên thực tế là một mực ở trong trí Văn Thù.

          “Phụng sự thập phương Như Lai” nghĩa là phát ra đại hạnh, có thể phân thân trong các cơi có số lượng nhiều như vi trần, giống như trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện đă nói: Đối với chư Phật Như Lai có số lượng nhiều như số cực vi trần trong các cơi Phật tột cùng pháp giới, hư không giới, đều phân thân đến trước mỗi vị Phật, hiện ra trước Phật, để thực hiện các thứ phụng sự, cúng dường v.v… Như vậy th́ sẽ phát sanh đại dụng, đại dụng ấy được gọi là Phổ Hiền Đại Hạnh.

          Cũng giống như vậy, đă tới thế giới Cực Lạc, quang minh của Phật chiếu vào thân, vào tâm, các loại mê hoặc sẽ ngấm ngầm tiêu mất. Nơi nơi chốn chốn đều ngửi thấy pháp vị bồi bổ tâm thần, trọn đủ sáu món thần thông là Thiên Nhăn, Thiên Nhĩ, Tha Tâm, Thần Túc, Túc Mạng, và Lậu Tận. Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Chi, Bát Thánh Đạo v.v… ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ứng theo ư niệm mà viên thành, vừa nghĩ tới bèn có thể thành tựu viên măn. Sau đó, sẽ giống như Quán Thế Âm Bồ Tát, hóa hiện thân trời, thân người, thân tỳ-kheo, thân Phật, thân Bồ Tát, thân Thanh Văn v.v… ba mươi hai loại thân tùy theo từng loại [chúng sanh], có thể thị hiện trọn khắp các cơi nước số nhiều vi trần. Sau đó, từ trong năm đường trời, người, bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục mà thị hiện khắp chốn, thích hợp trọn khắp hết thảy các căn cơ. Nhất tâm chưa hề dao động, bèn có thể hành trọn khắp vô số tam-muội.

          Chúng sanh đều ở trong si mê nhiệt năo, tâm cuồng loạn tột bậc, chẳng hiểu rơ bản tánh, một mực hướng ra ngoài rong ruổi. Khi ấy, sẽ có thể v́ họ mà tuyên thuyết diệu pháp. “Sái định thủy ư tam thiên” (Rưới nước Định trong tam thiên đại thiên thế giới): Trong phạm vi của tam thiên đại thiên thế giới, dùng định thủy của Phật pháp để rưới cái tâm của chúng sanh, tâm họ liền an định. Sau đó, cứu vớt họ thoát khỏi nhà lửa. Như vậy th́ sau khi đă tới Tây Phương, tự lợi lẫn lợi tha đều có thể đạt đến viên măn.

 

          (Văn) Nhiên tắc duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà, cái giải thoát chi yếu môn, năi tu hành chi tiệp kính. Thị dĩ liễu nghĩa Đại Thừa, vô bất chỉ quy Tịnh Độ. Tiền hiền hậu thánh, tự tha giai nguyện văng sanh. Phàm dĩ dục đắc độ nhân, tiên tu tự độ, cố dă.

          ()然則唯心淨土,自性彌陀,蓋解脫之要門,乃修行之捷徑。是以了義大乘,無不指歸淨土。前賢後聖,自他皆願往生。凡以欲得度人,先須自度,故也。

          (Văn: Vậy th́ “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà” chính là môn trọng yếu để giải thoát, là đường tắt trong tu hành. V́ thế, liễu nghĩa Đại Thừa, không pháp nào chẳng nói về Tịnh Độ. Tiền hiền, hậu thánh, ta lẫn người đều nguyện văng sanh. Phàm muốn độ người khác, cần phải tự độ trước đă, đó là lẽ cố nhiên).

 

          Giống như vậy, nói “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà” tức là trong bản tánh Nhất Chân hiện ra Tịnh Độ, hiện ra Di Đà, trên thực tế, chẳng thoát ly tâm tánh. Bản tánh của chúng ta trọn đủ công năng có thể Chiếu; khi nhân duyên tụ hội, sẽ hiện ra Di Đà Tịnh Độ. Trên thực tế, Tự và Tha chẳng hai, toàn thể Tha chính là Tự, đều do tự tánh hiện. V́ thế nói “toàn Sự tức Lư, toàn vọng tức chân, toàn Tha tức Tự, toàn thể chúng sanh tức là Phật v.v… Đây là một môn trọng yếu to lớn trong giải thoát, là đường tắt nhất trong tu hành. Do vậy, giáo pháp Đại Thừa liễu nghĩa không ǵ chẳng dẫn dắt về Tịnh Độ. Các bậc thánh hiền từ xưa tới nay, tự hành, hóa độ người khác đều nguyện văng sanh. Do duyên cớ nào? Chính là v́ hễ mong độ người khác th́ phải tự độ trước đă!

          Cũng chính là: V́ để thực hiện vô lượng đại nguyện Bồ Đề rộng lớn, trước hết, chính ḿnh nhất định phải thành tựu th́ mới có sức mạnh như vậy được! Nhằm để chính ḿnh thành Phật th́ trước hết phải sanh trong Tịnh Độ. Bởi lẽ, bên đó trọn đủ thuận duyên để tu pháp, do được Phật lực hộ tŕ, bảo bọc, dưỡng dục, chắc chắn sẽ thuận lợi thành đạo. Điều then chốt là cơi Tịnh Độ trang nghiêm được thành tựu bởi đại nguyện và đại hạnh của A Di Đà Phật từ bao nhiêu kiếp chính là đạo tràng tốt nhất để tu hành. Ở nơi đó, sẽ thành đạo một trăm phần trăm, lại c̣n hiện tiền thành tựu viên măn đại nguyện Phổ Hiền. Do cơi ấy là chốn tụ tập vô số trợ duyên để tu đạo, là chỗ được gia bị bởi trí huệ và bi tâm chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai. Do vậy, nghĩ tưởng Phật là vô thượng, trí, bi, lực của Phật chẳng thể nghĩ bàn, ta có duyên với Phật, lại c̣n đặc biệt ứng hợp căn cơ trong thế giới Sa Bà, cho nên có thể văng sanh ngay trong đời này. V́ thế, coi thế giới Cực Lạc là chọn lựa hàng đầu. Thấy rơ đường lối như vậy, sẽ một dạ trở về thế giới Cực Lạc. Từ xưa đến nay, vô số bậc thánh hiền do đă thấy rơ con đường nghĩa lư to lớn này, cho nên quyết chí hướng đến Tịnh Độ.

 

5. Quyết chí đồng sanh

 

          (Văn) Ô hô, nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu. Nhất thất nhân thân, vạn kiếp thâm hối. Cố suất đại hải chúng, các niệm Di Đà Phật, bách thanh, thiên thanh, năi chí vạn thanh, hồi hướng đồng duyên, nguyện sanh bỉ quốc. Thiết kư Liên Tŕ Thắng Hội, kim địa pháp minh. Ỷ hỗ tương tư, tất hài tư nguyện. Thao châu thuận thủy, cánh gia lỗ trạo chi công, tắc thập vạn chi dao, khả bất lao nhi chí dă.

          ()嗚呼,人無遠慮,必有近憂。一失人身,萬劫深悔。故率大海衆,各念彌陀佛。百聲千聲,乃至萬聲,回向同緣,願生彼國。竊冀蓮池勝會,金地法明。绮互相資,必諧斯願。操舟順水,更加橹棹之功,則十萬之遙,可不勞而至也。

          (Văn: Than ôi! Kẻ không lo xa, ắt có buồn gần. Hễ mất thân người, muôn kiếp hối hận sâu xa. V́ thế, suất lănh đại hải chúng, ai nấy đều niệm Phật Di Đà, trăm câu, ngàn câu, cho đến vạn câu, hồi hướng những người cùng duyên, nguyện sanh về cơi ấy. Trộm mong hội thù thắng nơi ao sen, đất vàng, pháp rạng rỡ, giúp đỡ lẫn nhau, ắt cùng đạt nguyện ấy. Bơi thuyền thuận nước, lại thêm công sức chèo chống, ắt đường xa vạn dặm có thể chẳng nhọc sức mà đạt đến vậy).

 

          Than ôi! Kẻ chẳng lo lắng đến con đường Bồ Đề xa xôi, con đường tương ứng với biển nguyện của đức Di Đà, chắc chắn sẽ rất nhanh chóng gặp nỗi ưu hoạn to lớn giáng xuống. Tử vong sẽ đưa đến rất mau lẹ; nếu chẳng chọn lựa con đường này, hễ mất thân người, sẽ muôn kiếp khó có lại được, sẽ biến thành nỗi hối hận to tát tột bậc. Phải biết: Đây là chuyện lớn nhất trong hết thảy các chuyện, là tiền tŕnh lớn nhất trong hết thảy các tiền tŕnh, là lợi ích lớn nhất trong hết thảy các lợi ích, là an lạc lớn nhất trong hết thảy các sự an lạc, là phương tiện lớn nhất trong hết thảy các phương tiện. Phải nên lư giải như thế th́ mới có thể phát khởi nguyện tâm kiên quyết, nhất tâm tương ứng biển nguyện của Phật Di Đà, nương vào nguyện lực của đức Di Đà gia bị, liền vượt thoát nỗi khổ ngay trong đời này, cao đăng Tịnh Độ, dự vào địa vị Bất Thoái, viên thành hạnh nguyện Phổ Hiền; đấy mới là con đường quang minh. Có lo lắng, suy xét sâu xa như vậy th́ những mối lo gần lo xa đều nhất loạt giải quyết, sự vui gần vui xa mới một đường viên thành!

          Do vậy, tôi suất lănh đại hải chúng, ai nấy đều tự niệm A Di Đà Phật trăm câu, ngàn câu, cho đến vạn câu, hồi hướng do duyên phận chung của chúng ta, sẽ sanh về thế giới Cực Lạc. Trong tâm chúng ta đều mong mỏi trong tương lai sẽ có thể ở trong Liên Tŕ Hải Hội, đến chỗ đất vàng nơi thế giới Cực Lạc, ở trong quang minh của pháp. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, nhất định sẽ thành tựu viên măn nguyện này. Do thuận duyên một lèo trọn đủ, đă lên chiếc thuyền đại nguyện của A Di Đà Phật, lại có Thích Ca Như Lai dẫn dắt, mười phương chư Phật hộ niệm, cộng thêm chúng ta cùng nắm tay nhau phát khởi tín nguyện chân thành, niệm A Di Đà Phật, những sức mạnh đó hợp chung lại, như thế th́ mười vạn ức cơi nước xa xôi cũng có thể đạt tới chẳng nhọc nhằn, chẳng cần phải tốn rất nhiều công sức vất vả mà vẫn có thể đạt tới.

          “Bất lao” (Chẳng nhọc nhằn) là nói so sánh với các pháp môn giải thoát sanh tử khác, hoàn toàn chẳng phải là không cần tốn chút vất vả nào. Nếu muốn lên cơi Tịnh Độ, vượt thoát ṿng khổ sở ngay trong đời này, th́ so ra pháp môn Di Đà nguyện hải sẽ dễ dàng nhất. Chỉ cần trong một đời nỗ lực mấy chục năm, phàm phu tu tín, tu nguyện, tu hạnh, sẽ chắc chắn có thể hoàn thành.

 

6. Bồ Tát ngầm tán trợ

 

          (Văn) Nguyên Hựu tứ niên Đông, Tông Trách dạ mộng nhất nam tử, ô cân bạch y, khả tam thập hứa, phong mạo thanh mỹ, cử thố nhàn nhă, ấp vị Tông Trách viết: “Dục nhập công Di Đà hội, cáo thư nhất danh”. Tông Trách năi thủ Liên Hoa Thắng Hội Lục, bỉnh bút, vấn viết: “Công hà danh?” Bạch y giả vân: “Danh Phổ Huệ”. Tông Trách thư dĩ, bạch y giả vân: “Gia huynh diệc tằng thượng danh”. Tông Trách vấn viết: “Lệnh huynh hà danh?” Bạch y vân: “Gia huynh danh Phổ Hiền”. Bạch y giả toại ẩn.

          ()元祐四年冬,宗赜夜夢一男子,烏巾白衣,可三十許,風貌清美,舉措閑雅,揖謂宗赜曰,欲入公彌陀會,告書一名。宗赜乃取蓮華勝會錄,秉筆問曰,公何名。白衣者云,名普慧。宗赜書已,白衣者云,家兄亦曾上名。宗赜問曰,令兄何名。白衣云,家兄名普賢。白衣者遂隱。

          (Văn: Mùa Đông năm Nguyên Hựu thứ tư, Tông Trách đêm mộng thấy một người đàn ông, khăn đen, áo trắng, trạc ba mươi tuổi, phong thái, dung mạo thanh cao, đẹp đẽ, cử chỉ nhàn nhă, chắp tay, thưa với Tông Trách: “Muốn dự vào hội Di Đà của ông, xin ghi một tên”. Tông Trách bèn lấy sổ Liên Hoa Thắng Hội, cầm bút, hỏi: “Ông tên ǵ?” Người áo trắng đáp: “Tên là Phổ Huệ”. Tông Trách ghi xong, người áo trắng nói: “Gia huynh cũng đă từng ghi danh”. Tông Trách hỏi: “Lệnh huynh tên ǵ?” Người áo trắng đáp: “Gia huynh tên Phổ Hiền”, người áo trắng bèn biến mất).

 

          Vào mùa Đông năm Nguyên Hựu thứ tư (1089), ngài Tông Trách ban đêm nằm mộng, thấy một người đàn ông khăn đen, áo trắng, cỡ ba mươi tuổi, phong thái, dung mạo thanh tao, đẹp đẽ, cử chỉ nhàn nhă, chắp tay thưa với ngài Tông Trách: “Tôi muốn gia nhập hội Di Đà do ông đă lập, muốn ghi danh một chỗ”. Ngài Tông Trách liền lấy sổ Liên Hoa Thắng Hội ra, cầm bút, hỏi: “Ngài tên gọi là ǵ?” Người áo trắng đáp: “Tôi tên là Phổ Huệ”. Sau khi ngài Tông Trách viết xong, người áo trắng nói: “Anh tôi cũng đă từng ghi danh”. Ngài Tông Trách hỏi: “Lệnh huynh tên ǵ vậy?” Người áo trắng nói: “Anh tôi tên là Phổ Hiền.” Nói xong, người áo trắng biến mất.

 

          (Văn) Tông Trách giác nhi tuân chư kỳ túc, giai vân Hoa Nghiêm Ly Thế Gian phẩm, hữu nhị đại Bồ Tát danh. Tông Trách dĩ vi Phật tử hành Phật sự, trợ Phật dương hóa, tất hữu hiền thánh u tán, nhiên dự thử hội giả, diệc khởi tiểu duyên? Phổ Hiền biến danh dịch hiệu, bất tri thùy hà? Kim tiện dĩ nhị đại Bồ Tát vi thủ vân.

          ()宗賾覺而詢諸耆宿,皆云華嚴離世間品,有二大菩薩名。宗賾以為佛子行佛事,助佛揚化,必有賢聖幽贊。然預此會者,亦豈小緣。普賢變名易號,不知誰何。今更以二大菩薩為首云。

          (Văn: Tông Trách tỉnh giấc, thưa hỏi các bậc kỳ túc, họ đều nói trong phẩm Ly Thế Gian của kinh Hoa Nghiêm có tên hai vị đại Bồ Tát ấy. Tông Trách cho rằng Phật tử làm Phật sự, giúp Phật tuyên dương, giáo hóa, ắt có thánh hiền ngấm ngầm tán trợ, vậy th́ người dự vào hội này, há có phải là duyên nhỏ bé ư? Ngài Phổ Hiền thay tên đổi hiệu [để ghi danh tham dự], chẳng biết là ai, nay bèn để tên hai vị đại Bồ Tát đứng đầu sổ).

 

          Ngài Tông Trách tỉnh giấc, hỏi các bậc tiền bối. Họ đều nói trong phẩm Ly Thế Gian của kinh Hoa Nghiêm có tên hai vị đại Bồ Tát ấy. Ngài Tông Trách cho rằng: Phật tử làm Phật sự, giúp Phật tuyên dương, giáo hóa, nhất định sẽ có bậc thánh hiền ngấm ngầm tán trợ. Nhưng bậc đại Bồ Tát tham dự pháp hội lần này, vậy th́ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ làm sao là nhân duyên nhỏ nhặt cho được? Phổ Hiền Bồ Tát thay đổi tên gọi, chẳng biết là trước đó, Ngài đă dùng tên ǵ để ghi danh vào Liên Hoa Thắng Hội Lục, nhưng bất quản như thế nào, nay bèn ghi tên hai vị đại Bồ Tát Phổ Hiền và Phổ Huệ làm bậc thượng thủ của Liên Hoa Thắng Hội Lục lần này.

 

Phụ lục bốn - Đại Trí luật sư Tịnh Nghiệp Lễ Sám Nghi Tự

(大智律師淨業禮懺儀序 - lời tựa cho nghi thức Tịnh Nghiệp Lễ Sám của Đại Trí luật sư)

 

          Đại Trí luật sư tức là đại luật sư Linh Chi Nguyên Chiếu đời Tống. Ngài là Tổ Sư của Nam Sơn Tông[9], người xứ Dư Hàng. Thoạt đầu, Ngài y chỉ luật sư Đông Tàng Huệ Giám chuyên học giới luật. Sau đấy, lại theo pháp sư Thần Ngộ để nghe giảng về Thiên Thai Giáo Quán. Pháp sư Thần Ngộ khuyến khích Ngài nghiên cứu, thấu hiểu sâu xa diệu nghĩa kinh Pháp Hoa, coi đó là việc trọng yếu căn bản. Về sau, Ngài lại thọ Bồ Tát Giới từ pháp sư Quảng Từ, lúc đó, giới quang phát hiện, bèn nghiên cứu rộng khắp tông Nam Sơn. Ngài thường chống tích trượng, cầm b́nh bát, khất thực nơi đường phố. Về già, Ngài trụ tŕ chùa Linh Chi ba mươi năm, truyền giới độ tăng đến sáu mươi hội, một dạ chuyên chí Tịnh nghiệp. Ngài thường nói: “Sống th́ hoằng dương khuôn phép của Luật, chết về An Dưỡng, b́nh sinh tôi đạt được chỉ có hai pháp môn”. Tức là nói: Suốt đời ta chỉ đạt được hai pháp môn này, khi sống th́ hoằng dương khuôn phép giới luật, khi mất bèn về thế giới Cực Lạc.

          Sư từng biên soạn Tịnh Nghiệp Lễ Sám Nghi và cũng viết bài tựa này. Tới mùa Thu năm Chánh Ḥa thứ sáu (1116)[10] đời Tống, luật sư Nguyên Chiếu bảo đệ tử phúng tụng Quán Kinh và Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, ngồi xếp bằng qua đời. Những người bắt cá ở Tây Hồ đều nghe trên hư không có tiếng thiên nhạc vang rền.

 

          (Tự) Nguyên Chiếu, tự hạ đàn lai, tiện tri học Luật. Đản bẩm tánh dung bạc, vi hành bất tiếu, hậu ngộ Thiên Thai Thần Ngộ pháp sư, khổ khẩu đề hối, thỉ tri cải tích, toại năi thâm cầu Tổ giáo, bác cứu Phật thừa, nhi ư Phật, Tổ vi ngôn, bạc hữu sở lănh.

          ()元照,自下壇來,便知學律。但稟性庸薄,為行不肖。后遇天台神悟法師,苦口提誨,始知改跡。遂乃深求祖教,博究佛乘。而於佛祖微言,薄有所領。

          (Tự: Nguyên Chiếu từ sau khi thọ giới, liền biết học Luật, nhưng bẩm tánh vụng về, hời hợt, hành vi chẳng nên thân. Về sau, gặp pháp sư Thần Ngộ của tông Thiên Thai rát miệng nhắc nhở, dạy dỗ, mới biết sửa đổi hành vi. Do vậy bèn t́m cầu sâu xa lời giáo huấn của Tổ, nghiên cứu sâu rộng Phật thừa, nhưng đối với những lời lẽ vi nhiệm của Phật, Tổ, lănh ngộ quá ít ỏi).

 

          Đại Trí luật sư nói: - Nguyên Chiếu tôi kể từ khi ra khỏi giới đàn, đă biết học Luật, nhưng do bẩm tánh vụng về, ngu tối, hời hợt, kém cỏi, hành vi có rất nhiều chỗ chẳng đúng pháp. Về sau, gặp pháp sư Thần Ngộ của tông Thiên Thai, được Ngài rát miệng buốt ḷng nhắc nhở, dạy dỗ, mới biết thay đổi cách làm. V́ thế, học rộng nghiên cứu sâu xa giáo pháp rất sâu của Phật, Tổ, nhưng đối với ngôn giáo vi diệu của Phật, Tổ chỉ mới lănh hội đôi chút.

 

          (Tự) Thiết tự tư viết: Sơ tâm văn học, ninh vô túc thiện, đản bất ngộ lương đạo, tác ác vô sỉ, hư táng nhất sanh, thọ khổ trường kiếp. Ư thị, phát đại thệ nguyện, thường sanh Sa Bà ngũ trược ác thế, thông đạt Phật lư, tác đại đạo sư, đề dụ quần sanh, linh nhập Phật đạo.

          ()竊自思曰:初心晚學,寧無夙善。但不遇良導,作惡無恥,虛喪一生,受苦長劫。於是發大誓願,常生娑婆五濁惡世,通達佛理,作大導師,提誘群生,令入佛道。

          (Tự: Tự trộm nghĩ rằng: - Kẻ sơ tâm học muộn, há chẳng có thiện căn từ đời trước ư? Nhưng chẳng gặp bậc hướng dẫn tốt lành, bèn làm ác chẳng biết thẹn, chôn vùi luống uổng một đời, chịu khổ bao kiếp dài lâu. Do vậy, phát đại thệ nguyện, thường sanh trong đời ác ngũ trược của cơi Sa Bà, thông đạt Phật lư, làm bậc đại đạo sư để nhắc nhở, khuyến dụ quần sanh, khiến cho họ nhập Phật đạo).

 

          Tôi trộm nghĩ: - Học nhân sơ phát tâm thuộc hàng hậu bối, lẽ nào chẳng có thiện căn từ đời trước? Chỉ là do chẳng gặp bậc đạo sư tốt đẹp, kết quả là tạo ác chẳng hổ thẹn, nghiễm nhiên sống luống uổng một đời, do sức ác nghiệp phải chịu khổ trong nhiều kiếp lâu dài. Do vậy, phát đại thệ nguyện: Nguyện tôi thường sanh trong đời ác ngũ trược của thế giới Sa Bà, thông đạt Phật lư, làm bậc đại đạo sư dắt d́u, hướng dẫn chúng sanh, khiến cho họ nhập Phật đạo.

 

          (Tự) Phục kiến Cao Tăng Truyện, Huệ Bố pháp sư vân: “Phương thổ tuy tịnh, phi ngô sở nguyện. Nhược sử thập nhị kiếp liên hoa trung thọ lạc, hà như tam đồ cực khổ xử, cứu chúng sanh dă”. Do thị kiên tŕ sở kiến, lịch thiệp tuế niên, ư Tịnh Độ môn, lược vô quy hướng. Kiến tu Tịnh nghiệp, phục sanh khinh báng.

          ()復見高僧傳慧布法師云:方土雖淨,非吾所願。若使十二劫蓮華中受樂,何如三途極苦處救眾生也。由是堅持所見,歷涉歲年。於淨土門,略無歸向。見修淨業,復生輕謗。

          (Tự: Lại đọc Cao Tăng Truyện, thấy pháp sư Huệ Bố nói: “Cơi Tây Phương tuy thanh tịnh, chẳng phải là ước nguyện của ta. Giả sử hưởng lạc mười hai kiếp trong hoa sen, sao bằng ở trong tam đồ, là chỗ khổ sở tột cùng để cứu chúng sanh”. Do vậy, chấp chặt kiến giải trải qua nhiều năm, đối với pháp môn Tịnh Độ coi thường, trọn chẳng quy hướng, thấy người tu Tịnh nghiệp lại sanh ḷng khinh thường, báng bổ).

 

          Sau đó, tôi lại đọc Cao Tăng Truyện, thấy pháp sư Huệ Bố nói: “Tây Phương sát độ (cơi nước Cực Lạc) tuy thanh tịnh, nhưng chẳng phải là điều ta mong muốn. Giả sử mười hai kiếp hưởng lạc trong hoa sen, sao bằng ở trong tam đồ khổ sở tột bậc để cứu khổ chúng sanh?” Do vậy, tôi chấp chặt kiến giải của chính ḿnh trải qua rất nhiều năm tháng, đối với pháp môn Tịnh Độ chẳng có một tí tâm quy hướng nào. Trông thấy kẻ khác tu Tịnh nghiệp c̣n sanh tâm coi rẻ, phỉ báng!

 

          (Tự) Hậu tao trọng bệnh, sắc lực nuy luy, thần thức mê mang, mạc tri thú hướng. Kư nhi bệnh sai, đốn giác tiền phi, bi khấp cảm thương, thâm tự khắc trách, chí tuy hồng đại, lực vị kham nhậm.

          ()后遭重病,色力痿羸,神識迷茫,莫知趣向。既而病差,頓覺前非。悲泣感傷,深自克責。志雖洪大,力未堪任。

          (Tự: Về sau bị bệnh nặng, sắc thân, sức lực suy yếu, tinh thần mê muội, chẳng biết tiến hướng về đâu. Đến khi khỏi bệnh, nhanh chóng biết trước kia đă sai, buồn khóc cảm thương, tự trách sâu xa, chí tuy to rộng, sức chưa kham nổi).

 

          Sau đấy, tôi bị bệnh nặng một trận, sắc thân suy nhược, tinh thần uể oải, thần chí chẳng rơ ràng, chẳng biết phương hướng cho tiền đồ (tương lai), nghĩ đến tiền đồ mai sau chẳng có mảy may ǵ ổn thỏa, trong tâm rỗng tuếch. Chẳng lâu sau, bệnh lành, ngay lập tức, tôi giác ngộ những sai trái trong quá khứ, khóc thảm sầu thương, quở trách chính ḿnh sâu xa. Tuy có chí nguyện to lớn, nhưng chẳng có năng lực để kham độ chúng sanh trong cơi đời ô trược. Đúng là không biết lượng sức!

 

          (Tự) Nhưng lăm Thiên Thai Thập Nghi Luận: “Sơ tâm Bồ Tát, vị đắc Vô Sanh Nhẫn, yếu tu thường bất ly Phật”. Hựu dẫn Trí Độ Luận vân: “Cụ phược phàm phu, hữu đại bi tâm, nguyện sanh ác thế, cứu khổ chúng sanh, vô hữu thị xứ. Thí như anh nhi, bất đắc ly mẫu. Hựu như nhược vũ, chỉ khả truyền chi”.

          ()仍覽天台十疑論。初心菩薩,未得無生忍,要須常不離佛。又引智度論云:具縛凡夫,有大悲心,願生惡世,救苦眾生,無有是處。譬如嬰兒,不得離母。又如弱羽,只可傳枝。

          (Tự: Do xem tác phẩm Thập Nghi Luận của ngài Thiên Thai, [thấy nói]: “Sơ tâm Bồ Tát chưa đắc Vô Sanh Nhẫn, cần phải thường chẳng ĺa Phật”. Ngài (Thiên Thai Trí Giả đại sư) lại trích dẫn Trí Độ Luận như sau: “Phàm phu đầy dẫy triền phược, có tâm đại bi, nguyện sanh trong đời ác để cứu khổ chúng sanh, chẳng có lẽ ấy. Ví như trẻ thơ, chẳng được ĺa mẹ. Lại như [chim non] lông vũ yếu ớt, chỉ có thể chuyền cành”).


          T
a lại đọc Tịnh Độ Thập Nghi Luận do Thiên Thai Trí Giả đại sư soạn. Trong ấy có nói: “Sơ Phát Tâm Bồ Tát chưa đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, cần phải thường chẳng ĺa Phật”. Bộ luận ấy c̣n trích dẫn Trí Độ Luận như sau: Một gă phàm phu có phiền năo, bị nghiệp lực trói buộc, mà bảo là có tâm đại bi, muốn sanh trong cơi đời trược ác để cứu độ chúng sanh khổ nạn, chẳng có lẽ ấy! Giống như trẻ thơ chẳng thể rời mẹ, chim non chỉ có thể hoạt động gần đầu cành. Đối chiếu với bản thân, cảm thấy đích xác là như thế!

 

          (Tự) Tự thị tận khí b́nh sanh sở học, chuyên tầm Tịnh Độ giáo môn, nhị thập dư niên, vị thường tạm xả. Nghiên tường lư giáo, phi quát cổ kim, đốn thích quần nghi, dũ gia thâm tín.

          ()自是盡棄平生所學,專尋淨土教門。二十余年,未嘗暫舍。研詳理教,披括古今,頓釋群疑,愈加深信。

          (Tự: Từ đấy, bỏ sạch những điều từng học trước kia, chuyên t́m cầu giáo môn Tịnh Độ. Hơn hai mươi năm, chưa từng tạm bỏ, nghiên cứu tường tận giáo lư, lật xem trọn khắp [các trước tác, chú, sớ] xưa nay, nhanh chóng tháo gỡ mọi nỗi nghi, càng thêm tin tưởng sâu xa).

         

          Sau khi tôi gặp phải trận bệnh nặng này và kiểm điểm chính ḿnh, bèn thay đổi đường lối, phương hướng, buông xuống toàn bộ sở học trước kia, chuyên môn t́m cầu giáo môn Tịnh Độ. Hơn hai mươi năm, chưa từng tạm bỏ. Đối với diệu lư Tịnh Độ và kinh giáo, bèn nghiên cứu tường tận, xem rộng răi khắp các trước tác của các vị đại đức xưa nay, thâm nhập biển giáo, bỗng tháo gỡ đủ mọi nỗi nghi hoặc trong quá khứ. Đối với đại đạo hành môn này, càng thêm tin tưởng sâu xa, chẳng nghi, cảm thấy chính ḿnh nhất định phải đi theo con đường này.

          Trên đây là t́nh h́nh thâm nhập Giải môn đối với Tịnh Độ.

 

          (Tự) Phục kiến Thiện Đạo ḥa thượng chuyên tạp nhị tu. Nhược chuyên tu giả, bách tức bách sanh. Nhược tạp tu giả, vạn thiên nhất nhị. Tâm thức tán loạn, quán hạnh nan thành.

          ()復見善導和尚專雜二修。若專修者,百即百生。若雜修者,萬千一二。心識散亂,觀行難成。

          (Tự: Lại thấy trong bài luận định về hai cách tu chuyên và tạp của ḥa thượng Thiện Đạo [có nói]: Nếu chuyên tu th́ trăm người tu, trăm người văng sanh. Nếu là tạp tu th́ ngàn vạn người tu, chỉ được một hai người văng sanh. Do tâm thức tán loạn, quán hạnh khó thành!)

 

          Sau đấy, tôi lại thấy trong bài Văng Sanh Lễ Tán của ḥa thượng Thiện Đạo đặc biệt khai thị về hai cách tu chuyên và tạp. Nếu chuyên tu th́ trăm người tu, trăm người văng sanh. Nếu tạp tu, trong ngàn vạn người, chẳng có đến một hai người văng sanh! Tỷ lệ hết sức nhỏ! Là v́ tâm thức tán loạn, rất khó thành tựu quán hạnh. Sau khi tôi được Thiện Đạo đại sư chỉ dạy, bèn tiến nhập con đường nhất tâm chuyên tŕ danh hiệu Di Đà. Đấy là nhân duyên khiến cho tôi thâm nhập hạnh môn.

 

          (Tự) Nhất chí chuyên tŕ tứ tự danh hiệu, kỷ sanh đào thệ, kim thỉ tri quy. Nhung dĩ sở tu, triển chuyển hóa đạo, tận vị lai tế, hồng tán hà cùng? Phương tiện đa môn, dĩ tín đắc nhập. Như Đại Thế Chí, dĩ niệm Phật tâm, hoạch ngộ Viên Thông, nhập tam-ma-địa.

          ()一志專持四字名號,幾生逃逝,今始知歸。仍以所修,展轉化導。盡未來際,洪贊何窮。方便多門,以信得入。如大勢至,以念佛心,獲悟圓通,入三摩地。

          (Tự: Một dạ chuyên tŕ bốn chữ danh hiệu. Mấy đời bỏ trốn, nay mới biết về. Vẫn dùng những điều chính ḿnh tu tập để lần lượt giáo hóa, hướng dẫn người khác cho đến tột cùng đời vị lai, dẫu tán dương rộng răi, há có thể cùng tận ư? Phương tiện có nhiều môn, do ḷng tin mà được vào; như ngài Đại Thế Chí dùng cái tâm niệm Phật mà đắc ngộ Viên Thông, nhập tam-ma-địa).

 

          Từ đấy trở đi, tôi một mực chuyên dốc ḷng chấp tŕ danh hiệu bốn chữ “A Di Đà Phật”, cảm thán từ nhiều kiếp tới nay đă giống như trong Đại Thế Chí Viên Thông Chương đă chép: “Như tử đào thệ, bất tri quy” (Như con bỏ trốn, chẳng biết trở về), nay mới bắt đầu biết quy túc. Lại c̣n đem pháp do chính ḿnh tu tập để lần lượt giáo hóa, hướng dẫn chúng sanh. Đối với công đức và lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của pháp môn Di Đà nguyện hải, dẫu đến tột cùng đời vị lai tán thán rộng lớn nhất, vẫn chẳng nói xong (điều này biểu thị Ngài đă phát ḷng tin sâu xa, biết từ nay phải nhất tâm nương cậy từ mẫu Di Đà). Tôi biết để chứng nhập bản tánh th́ có rất nhiều môn phương tiện, những môn ấy đều phải do tín tâm mới nhập được, nhưng diệu môn Tịnh Độ đương nhiên là phải tin vào A Di Đà Phật, nghĩ nhớ bi trí nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật, nhất tâm nương cậy, niệm nào cũng đều tương ứng với Phật. Giống như trong Đại Thế Chí Viên Thông Chương đă nói: Ngă bổn nhân địa, dĩ Niệm Phật tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn. Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân quy ư Tịnh Độ. Phật vấn viên thông, ngă vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc tam-ma-địa, tư vi đệ nhất” (nhân địa của con là dùng cái tâm niệm Phật để nhập Vô Sanh Nhẫn. Nay ở trong cơi này, nhiếp thọ người niệm Phật trở về Tịnh Độ. Đức Phật hỏi pháp Viên Thông, con không chọn lựa. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa; đấy là bậc nhất). Ở đây, đại sư nói chính ḿnh nhất tâm quay về, tiến nhập môn Tịnh Độ, và quá tŕnh chuyển biến để tương ứng với Phật Di Đà, xác định hạnh môn, nhất tâm thâm nhập từ chỗ này.

          Trên đây là nói về quá tŕnh thâm nhập Giải môn và Hạnh môn của đại sư.

 

          (Tự) Phục tự tư niệm, dĩ tiền sở tạo vô lượng tội nghiệp, bất tín Tịnh Độ, báng pháp, hủy nhân. Nghiệp nhân kư thành, khổ quả tất khắc. Túng bách thiên kiếp, sở tác bất vong, nghiệp tánh tuy không, quả báo bất thất, nội hoài tàm sỉ, hiểu tịch căng hoàng. Ư thị, cung đối thánh tiền, thổ lộ can đảm, ngũ thể đầu địa, khổ đảo sám hối. Nhưng phát đại nguyện, phổ nhiếp chúng sanh, đồng tu niệm Phật, tận sanh Tịnh Độ.

          ()復自思念,已前所造無量罪業,不信凈土,謗法毀人。業因既成,苦果必克。縱百千劫,所作不亡。業性雖空,果報不失。內懷慚恥,曉夕兢惶。於是躬對聖前,吐露肝膽,五體投地,苦倒懺悔。仍發大願,普攝眾生,同修念佛,盡生凈土。

          (Tự: Lại tự suy nghĩ: Trước kia đă tạo vô lượng tội nghiệp, chẳng tin Tịnh Độ, báng pháp, hủy gièm người khác. Nghiệp nhân đă thành, ắt gánh chịu quả khổ. Dẫu trăm ngàn kiếp, những ǵ đă làm vẫn chẳng mất, nghiệp tánh tuy là không, quả báo chẳng mất. Ôm ḷng hổ thẹn, sáng tối lo lắng, sợ sệt. Do vậy, rạp ḿnh đối trước chư thánh, thổ lộ gan mật, năm vóc gieo xuống đất, siêng khổ cầu xin sám hối, lại c̣n phát đại nguyện nhiếp trọn chúng sanh, đồng tu niệm Phật, đều sanh hết về Tịnh Độ).

 

          Đại sư lại nói chính ḿnh phát tâm sám hối, sửa đổi cách suy nghĩ trước kia. Ngài tự suy nghĩ: Vô lượng tội nghiệp ta đă tạo trước kia, như chẳng tin Tịnh Độ, báng pháp, khinh hủy người khác tu Tịnh nghiệp. Tội nghiệp đă h́nh thành, khổ quả báo ứng chắc chắn đưa đến. Đó gọi là “giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong” (giả sử trăm ngàn kiếp, nghiệp đă làm chẳng mất). Thể tánh của nghiệp tuy là Không, quả báo chẳng mất mát mảy may! Trong ḷng ôm nỗi hổ thẹn, từ sáng đến tối dè dặt, sợ hăi, kinh hoảng. Do vậy, Ngài đích thân đối trước thánh tượng, phơi bày nội tâm, thốt lời thành thật, năm vóc gieo xuống đất làm lễ, kiệt lực tỏ bày sám hối, và c̣n phát khởi đại nguyện: Nguyện nhiếp hóa trọn khắp hết thảy chúng sanh cùng tu niệm Phật, cùng sanh Tịnh Độ. Giống như vậy, Ngài hoàn toàn sửa đổi, trong dĩ văng đă khinh rẻ, gièm báng Tịnh Độ, trọn chẳng hướng về, [hiện thời] chuyển thành một dạ hướng về, cùng phát đại nguyện nhiếp trọn khắp hết thảy chúng sanh hữu duyên cùng sanh Tịnh Độ.

          Trên đây là Đại Trí luật sư đă tŕnh bày quá tŕnh quy hướng Tịnh Độ của chính ḿnh.

          Chúng ta học đoạn này, phải thấy rơ quá tŕnh biến hóa trong nội tâm của Đại Trí luật sư, có thể chia thành hai đoạn:

          Đoạn đầu th́ phải thấy Ngài đă phát nguyện ở trong uế độ độ sanh, cũng như dấy khởi ḷng khinh rẻ, báng bổ Tịnh Độ như thế nào? Ngài phát tâm chẳng phải là ngẫu nhiên, mà là do chính ḿnh đă có sự cảm nhận thiết thực, suy từ ḿnh mà nghĩ đến người khác, bèn lập thệ nguyện ở trong uế độ cứu vớt chúng sanh đang bị khổ nạn. Thường nói là “tằng vi lăng tử thiên lân khách” (từng là kẻ lăng tử nên riêng thương xót [những người cùng cảnh ngộ]), [nghĩa là] trước kia, Ngài cũng là kẻ bị lạc đường. Sau đó, gặp gỡ một vị thầy tốt, khiến cho Ngài phát sanh chuyển biến rất lớn. Xưa kia, Ngài thọ giới xong, chỉ biết học Luật, trọn chẳng học Giáo. Nhưng trước khi mở con mắt giáo pháp, người ta [ở trong t́nh cảnh] rất nguy hiểm, chẳng biết đi theo Bồ Đề đạo như thế nào? Tập khí ác từ vô thỉ tới nay cũng nhiều, đến nỗi hành vi có khi chẳng ra ǵ, rất nhiều chỗ chẳng phù hợp pháp đạo. Sau đấy, lại gặp gỡ minh sư, được vị thầy khổ sở, thiết tha chỉ dạy Ngài, cảnh tỉnh Ngài nhất định phải học Giáo. Sau đấy, Ngài đổ công dốc sức, miệt mài học rộng, nghiên cứu sâu xa giáo pháp rất sâu, đối với những lời vi diệu của Phật, Tổ kể như đă có một số lănh hội.

          Khi đó, Ngài cảm thấy chuyện này quá quan trọng, bèn nghĩ: Chúng sanh trên cơi đời này đều giống như ta. Người học Phật trong hiện thời đương nhiên là đều có thiện căn trong đời trước, nhưng trong ấy thiện ác xen tạp, có tập khí tốt, mà cũng có tập khí xấu. Điều then chốt là có gặp được một vị thầy tốt lành hay không? Nếu chẳng gặp một vị thầy tốt lành, cứ trông cậy vào cảm giác của chính ḿnh, đi theo tập tánh, quá nguy hiểm! Căn bản là chẳng thấy rơ đường lối. Học Phật pháp hoàn toàn phải nương cậy thiện tri thức. Nếu không, sẽ tu tập chẳng thông suốt. Ngài suy nghĩ: Trước khi gặp được bậc minh sư, kẻ b́nh phàm đều là hao phí một đời, lại c̣n tạo ác chẳng hổ thẹn. Tự cho là chính ḿnh đang tu hành, thật ra là không ngừng tạo ác! Nhưng tạo ác nơi Phật pháp sẽ hết sức nặng nề, sẽ phải chịu nỗi khổ vô lượng đời thọ sanh trong đường ác. Quá đáng sợ! Khi ấy, Ngài do bi tâm mà chẳng nỡ ḷng, nghĩ tới sự tao ngộ của chính ḿnh, lại nghĩ chúng sanh cũng giống như ta. Trong t́nh h́nh ấy, nếu chẳng có người phát nguyện ở trong uế độ để độ chúng sanh, vậy th́ những chúng sanh đáng thương kia sẽ ra sao? V́ thế, suy nghĩ: Trong tương lai, ta nhất định phải tinh thông Phật pháp, làm bậc đại đạo sư trong đời ác ngũ trược, tận tâm tận lực d́u dắt chúng sanh, giúp đỡ họ, dẫn đường cho họ, đều đặt yên họ trên đường Bồ Đề, khiến cho họ nhanh chóng giải thoát thành Phật. Ngài có kiến giải thù thắng như vậy. Đấy chính là do sự cảm nhận thiết thân, sanh khởi thiện căn, bèn phát khởi bi nguyện.

          Sau đó, Ngài lại thấy trong Cao Tăng Truyện có một vị pháp sư là Huệ Bố nói: “Dẫu là kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, hễ sanh về Tịnh Độ liền có thể hưởng niềm vui như trên cung trời suốt mười hai kiếp trong hoa sen, ta cảm thấy vẫn chẳng bằng trực tiếp ở trong ba đường ác cứu độ chúng sanh”. Ngài thấy lời ấy, hết sức đồng t́nh, kiên định đại nguyện tu hành trong uế độ ḥng trực tiếp cứu tế những kẻ khổ nạn. Sự phân biệt của phàm phu rất lạ lùng, luôn lệch lạc. Một khi đă thiên về uế độ, bèn có tâm khinh rẻ những kẻ khác đang tu Tịnh Độ, lại c̣n phỉ báng. Đối với pháp môn Tịnh Độ, chẳng có mảy may cái tâm quy hướng. Đấy cũng là kinh nghiệm của chính Ngài trong giai đoạn đầu.

          Chúng ta phải thấy lịch tŕnh tâm tư của Đại Trí luật sư trong giai đoạn đầu. Cũng là từ kiến giải thù thắng mà phát khởi nguyện dục (ước nguyện). Do nguyện dục sai khiến cái tâm nỗ lực tiến theo phương hướng đă phát nguyện. Tâm Ngài hướng về phía mong tu hành trong uế độ. Độ sanh th́ trong ấy có bi, có lợi tha, có hành động. Hoặc là nói: Ngài do kiến giải thù thắng sai khiến mà lập nguyện, nguyện ấy hết sức kiên định, chẳng có cách nào xoay chuyển. Sau đấy, nhất tâm nỗ lực tại đó. Nhưng do đi theo cái tâm phân biệt, đi theo uế độ hay đi theo Tịnh Độ, rành rành là hai con đường bất đồng. Xét theo phía Tịnh Độ, tâm Ngài chẳng có mảy may năng lượng gieo vào, lại c̣n hết sức bài xích, khinh miệt, hủy báng. Đối với uế độ, tâm một mực dốc hết năng lượng, phát khởi tinh tấn. Như thế th́ sẽ thấy được một đoạn lịch tŕnh nơi tâm lộ của Ngài.

          Chúng ta hăy suy nghĩ: Đại Trí luật sư phát tâm chẳng tốt đẹp ư? Ngài nẩy sanh lầm lỗi ở chỗ nào? Đối với chúng sanh khổ nạn, Ngài có tâm đồng t́nh thiết thân, một dạ muốn cứu độ, lại c̣n phát tâm làm bậc đại đạo sư d́u dắt chúng sanh, ḥng đặt yên họ nơi vô thượng Phật đạo. Bi tâm và Bồ Đề tâm như vậy chẳng tốt lành ư? Trên đời có mấy ai phát khởi được cái tâm ấy? Kẻ chỉ cầu chính ḿnh liễu sanh tử, một ḿnh ta được giải thoát, có phát khởi được cái tâm ấy hay chăng? Kẻ chỉ nghĩ tự ḿnh hưởng vui, chẳng nguyện ở trong khổ nạn độ chúng sanh, có tâm lượng ấy hay không? Chúng ta phải nên lễ kính cái tâm này, nó hết sức thù thắng, khó có. Nếu là thù thắng, khó có như vậy, cớ sao về sau Ngài lại thay đổi phương hướng? Nếu chẳng có vấn đề, v́ sao phải thay đổi? Chúng ta tiếp tục quan sát đoạn sau, vị cao tăng này do nhân duyên ǵ mà biết chỗ sai lầm của chính ḿnh, từ đó bèn thay đổi phương hướng.

          Sở dĩ Ngài phát sanh sự chuyển biến to lớn như vậy là v́ khi xuất hiện sự khảo nghiệm to lớn, Ngài chẳng vượt qua được, chẳng vượt ải nổi! Chuyện này khiến cho Ngài cảm thấy chính ḿnh không xong. Lúc đó, Ngài bị bệnh nặng một trận, đặc biệt nguy cấp, cảm giác ḿnh sẽ chết. Ví như một gă phàm phu khi nhận được thư chẩn đoán bệnh ung thư, kẻ đó liền lập tức ngă gục, hết sức kinh hoảng, tinh thần suy sụp, có mấy ngày mà đă biến đổi chẳng thành h́nh người. Trong lúc đại sư mắc bệnh nặng, toàn thể thân tâm đều bị co cụm lại, yếu ớt vô lực, chẳng biết làm như thế nào để vượt qua. Sau khi đă hết bệnh, Ngài mới giác ngộ chính ḿnh chưa được! Do căn bệnh xảy đến, mới phát hiện Ngă Chấp của con người to cỡ nào, chẳng thể coi Ngă Chấp là không được, chẳng vượt qua được, chẳng biết sẽ đi về đâu, tiền đồ mờ mịt, hết sức hoảng sợ, [điều này] chứng tỏ chính ḿnh chẳng có đạo lực. Khi ấy Ngài mới cảm nhận, nguyện trong quá khứ tuy bi tráng, nhưng năng lực kém cỏi quá xa. Chính ḿnh đang đắm ch́m trong sóng ṃi sanh tử, c̣n mong cứu người khác sao nổi? Nguyện tuy lớn, trên thực tế là chẳng có năng lực để hoàn thành.

          Sau đấy, Ngài xem Tịnh Độ Thập Nghi Luận, phát hiện các vị tổ sư Bồ Tát đều dạy như thế này: “Sơ Phát Tâm Bồ Tát trước khi đắc Vô Sanh Nhẫn lực, ắt cần phải thường chẳng rời Phật”. Hơn nữa, trong Đại Trí Độ Luận, Long Thọ Bồ Tát nói: “Phàm phu đầy dẫy triền phược, có bi tâm nguyện sanh trong đời ác để cứu khổ chúng sanh, chẳng có lẽ ấy!” Ngài nói thí dụ rất rơ ràng: Trẻ thơ chẳng thể rời mẹ, chim non chỉ có thể hoạt động ở đầu cành. Thật ra, đây là một đạo lư rất đơn giản, nguyện có thể rất lớn, nhưng trong ấy có quá tŕnh trưởng thành [dần dần], chẳng thể nào có chuyện trẻ thơ cứu người, chim non bay lên trời cao. Khi ấy, Ngài do trí huệ mà quan sát thấy điểm này, liền thay đổi phương hướng. Nếu chẳng sửa đổi ngay khi đó; sau đấy, sẽ rất nguy hiểm. Dựa theo tỷ lệ lớn để xem, rất khó thực hiện điều đă nguyện, thậm chí tồi tệ đến mức có thể đọa vào ác thú (đường ác).

          Chúng ta phải hấp thụ giáo huấn từ chỗ này, cũng tức là tâm nguyện muốn cứu chúng sanh nhất định phải do trí huệ điều khiển. Nếu chẳng dùng trí huệ để lựa chọn đúng lư, phán đoán sai lầm, cảm thấy “chúng sanh khổ sở như vậy, làm sao có thể lo toan sự giải thoát cho chính ḿnh?” Do vậy bèn trực tiếp xông vào sóng gió độ chúng sanh, kết quả là sẽ rất nhanh chóng bị ch́m đắm, chẳng có chút sức tự tại nào. Chẳng cần nói là độ chúng sanh, ngay cả bản thân c̣n khó thể giữ ǵn nổi! Chuyện này rất rơ ràng. Có thể tưởng tượng, Ngài đă trải qua trận bệnh nặng ấy chính là một cơn sóng gió sanh tử khá lớn; ngay lúc đó, phát hiện chính ḿnh hoàn toàn bị cuốn bay. Tuy nói “các pháp đều là không, bệnh cũng là rỗng không”, nhưng khi ấy, ngay cả một tí ti sức Vô Sanh Nhẫn cũng không có. Chính ḿnh chẳng thể làm chủ được, tiền đồ mờ mịt, hết sức đáng sợ! Người ta lúc ở nơi cửa ải sống chết, nếu chẳng đắc đạo, hoặc tuy khai ngộ mà chẳng đạt tới mức thuần thục tự tại, vẫn hết sức hoảng sợ, chẳng thể chịu đựng nổi. Chuyện này hết sức khó khăn. Dưới t́nh huống ấy, làm sao có thể cẩu thả vượt qua được? Dùng trí huệ để cân nhắc, căn bản là chẳng thể đạt tới địa vị “vào trong tam đồ, nẻo ác để cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử”.

          Thật ra, hễ suy nghĩ cẩn thận, sẽ hiểu rơ. Ví như hàng Bồ Tát cần phải cắt xả thịt nơi thân để bố thí chúng sanh, nhưng [chuyện này] chẳng phải là người mới vừa phát tâm mà đă làm được. Chờ tu chứng đến địa vị cao, cắt thịt nơi thân sẽ giống như cắt lá rau, khi đó, đương nhiên có thể làm như vậy ḥng lợi ích chúng sanh. Nếu kẻ sơ phát tâm cắt thịt nơi thân, do cắt thịt sẽ sanh ra nỗi đau khổ to lớn; khi ấy, tất nhiên sẽ dấy lên sân tâm. Không chỉ là chẳng thể lợi ích chúng sanh, mà ngược lại c̣n bị đọa lạc. Đây là một trường hợp rơ ràng. Lúc ấy, Đại Trí luật sư phát hiện chính ḿnh đă chọn lựa quá qua loa, trí huệ quá thô thiển, c̣n chưa đạt đến địa vị [tương xứng], chẳng suy xét toàn diện hành tŕnh trên đường đạo, cách thực hiện v.v… Phải biết: Chỉ có thành tựu Vô Sanh Nhẫn lực th́ mới có thể vào đời ác tự tại độ sanh. Trước hết, ắt cần phải luyện thành đạo lực ấy, nhưng điều này lại cần phải trải qua một quá tŕnh tăng trưởng dần dần. Vậy th́ luyện ở nơi đâu? Chọn lựa sống trong uế độ, hay là sống trong Tịnh Độ? Chuyện này cần phải quan sát nhân duyên. Nói theo phía người sơ phát tâm, phải nên chọn lựa văng sanh Tây Phương Tịnh Độ, ở nơi nào để có thể ngay trong hiện tiền thường xuyên nương cậy Phật chẳng rời, ḥng nhanh chóng thành tựu Vô Sanh Nhẫn lực.

          Sau đó, Ngài hoàn toàn biến đổi phương hướng và trọng điểm của sự nỗ lực. Trong quá khứ, Ngài đă học các loại pháp, nhưng coi rẻ pháp Tịnh Độ, v́ chính ḿnh chẳng đến Tịnh Độ, bèn cảm thấy chẳng bắt buộc phải học giáo pháp Tịnh Độ. Hiện thời, đă biết chỉ có cách đến Tịnh Độ trước ḥng đắc Vô Sanh Nhẫn lực, th́ mới có thể thành tựu viên măn đại nguyện “trở vào Sa Bà độ chúng sanh”, từ “một bước vào thẳng” biến thành “hai bước để vào”. Có thể hoàn thành đại nguyện độ sanh hay không, điều then chốt là có văng sanh hay không? Hễ văng sanh th́ hết thảy đều có thể thực hiện. Chẳng văng sanh th́ đều chẳng có cách nào thực hiện. Như vậy th́ Tịnh Độ trở thành chỗ quy hướng để lợi tha. Do vậy, trong đời này, trọng điểm lớn nhất là văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. V́ lẽ này, tu học pháp môn Tịnh Độ trở thành trọng điểm trong các trọng điểm. Cũng giống như vậy, thông qua sự chọn lựa bằng trí huệ, kiến giải thù thắng đă chuyển biến. Sau đó là Nguyện hoặc ước mong, phương hướng để tinh tấn đều hoàn toàn khác hẳn dĩ văng! Từ đấy trở đi, Ngài chuyên t́m cầu giáo môn Tịnh Độ, hơn hai mươi năm chẳng tạm thời buông bỏ. Do vậy bèn xuất hiện “một môn thâm nhập” trong pháp Tịnh Độ, có nội dung Chuyên và Hằng.

          Đại sư lại nói về cách thực hiện cụ thể và hiệu quả phát sanh. Cách làm là “tường nghiên lư giáo, phi quát cổ kim” (nghiên cứu tường tận giáo pháp về mặt Lư, xem các kinh sách trọn khắp xưa nay); hiệu quả là “đốn thích quần nghi, dũ gia thâm tín” (nhanh chóng cởi gỡ các mối nghi, càng thêm tin sâu xa). Đấy là con đường chân thật để thâm nhập Giải môn. Cũng tức là nghiên cứu cặn kẽ diệu lư, thánh giáo về Tịnh Độ, đọc toàn diện các trước thuật của bậc đại đức trong Tịnh Độ. Nh́n từ chỗ này, bậc đại đức như vậy mà cần phải mất hơn hai mươi năm, duyệt đọc, nghiên cứu hết sức tường tận Tịnh Độ giáo. Hằng ngày chẳng ĺa bỏ học tập, rốt cuộc mới kết thành một thứ tâm yếu như thế đó. Do ngày càng hiểu rơ lư, bèn phát khởi tín tâm hết sức sâu xa. Đă phát sanh thâm tín, trên thực tế là đạt được kiến giải thù thắng, hoặc là lư giải hết sức mạnh mẽ. Do đă phát sanh kiến giải thù thắng, từ đấy bèn nhất tâm nhất ư tu pháp môn mầu nhiệm này, từ đầu đến cuối hoàn thành Phật đạo. Do vậy, nói theo phía hành giả Tịnh Độ, kiến giải thù thắng thật sự là mạng căn, là cột chống chính giữa của việc tu Tịnh nghiệp. Nó là then chốt của ḷng tin sâu xa, giống hệt như lời khai thị của U Khê đại sư: “Quảng học tổ giáo” (Học rộng răi các giáo huấn của chư tổ).

          Một khi những nỗi nghi kết chặt trong nội tâm được tháo gỡ, sự chuyển biến thành tín tâm sẽ xuất hiện. Do vậy, đường lối để sanh ḷng tin là phải phá trừ vô tri, tà giải, và nghi hoặc. Nếu trong tâm có rất nhiều thứ chẳng liễu giải, thuộc vào trạng huống vô tri, vậy th́ phải thông qua xem đọc, nghe giảng v.v... rộng răi, ḥng sanh ra sự liễu giải để phá trừ.

          Hơn nữa, trong tâm có sự lư giải chẳng chánh xác, có cách nh́n lệch lạc, coi thường Tịnh Độ, thấy Tịnh Độ là thấp kém, thấy Tịnh Độ là “chẳng liễu nghĩa, chẳng viên đốn” v.v… Đấy đều gọi là “tà giải”. Sau khi đă lănh hội hết sức thâm nhập, sẽ phát hiện đây là pháp môn tột cùng chẳng thể nghĩ bàn, giống như Ngẫu Ích đại sư đă nói: “Pháp môn Tịnh Độ là vô thượng liễu nghĩa trong các pháp liễu nghĩa, là viên đốn tối cực trong các pháp viên đốn, là phương tiện bậc nhất trong các phương tiện”. Nếu có sự lư giải như vậy, đương nhiên là “một vạn con trâu chẳng kéo lại được”. Đối với pháp này bèn tôn trọng, tin tưởng, trông cậy, ưa thích, khát ngưỡng; đó là căn bản để phát sanh tín nguyện. Lại nói, nghi hoặc là do trong tâm có rất nhiều do dự về nước cờ [sẽ đi trong khi chơi cờ], cứ nghĩ “làm như thế này ư? Làm như thế kia ư?” v.v… Những điều ấy đều phải thông qua sự giải nghi phá Hoặc để trừ khử vậy.

          Thuận theo những vấn đề ấy được giải quyết không ngừng, tín tâm sẽ không ngừng tăng trưởng. Giống như chúng ta học Tịnh Độ Hoặc Vấn, hoặc Tịnh Độ Thập Nghi Luận v.v… sẽ phát hiện: Sau khi đă học cặn kẽ xong, tín tâm đă được tăng trưởng rất nhiều. Nhưng chuyện này hoàn toàn chẳng phải là một lần đă xong chuyện. Đại sư đă trải qua hơn hai mươi năm nỗ lực, mới phát hiện tín tâm chân thật đă xuất hiện, lại c̣n hết sức sâu đậm. Chúng ta nhất định phải chú ư duyên khởi của con đường này. Đích xác là hiểu lư th́ sẽ tin sâu, tin sâu th́ nguyện sẽ thiết tha, nguyện thiết tha th́ hạnh sẽ chuyên, hạnh đă chuyên th́ công sẽ thuần. Công thuần th́ nghiệp tịnh, nghiệp tịnh liền chướng tiêu, chướng tiêu th́ trí rạng, nhất định sẽ xuất hiện một con đường lớn khang trang như thế ấy.        

          Do những điều trên đây bèn thấy, sau khi đại sư chuyên học Tịnh Độ, trước tiên là kiên tŕ bền chí nơi Giải môn, khế hợp chẳng xả, nỗ lực hết sức cụ thể, Ngài đă tạo thành khuôn phép cho chúng ta. Nơi Hạnh môn, Ngài chủ yếu được Thiện Đạo đại sư chỉ điểm, phù hợp Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, thật sự hiểu rơ con đường phải đi, nhất tâm tương ứng với Phật Di Đà. Đấy là sự định đoạt quyết đoán dựa theo Hạnh Môn. Từ đấy, đại sư nhất tâm chuyên tŕ danh hiệu Di Đà, đi theo con đường chuyên tu Tịnh Độ. Trong quá khứ, đă v́ thiên chấp mà quá khích, bài xích cự tuyệt Tịnh Độ lâu ngày, coi rẻ, phỉ báng người khác tu Tịnh nghiệp. Hiện thời, dũng mănh sám hối, sợ hăi nghiệp quả, biết đấy là đại đạo để quần sanh quy ngưỡng, vô số chúng sanh đều phải do nguyện lực của Phật Di Đà nhiếp tŕ mà đạt đến thành tựu văng sanh Tịnh Độ, giải thoát thành Phật. Đây là đại sự trọng yếu khôn sánh như trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có nói: “Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sanh, tốc văng Vô Lượng Quang Phật sát” (Nguyện khắp chúng sanh đang ch́m đắm, mau sanh về cơi Vô Lượng Quang). Đại sư hoàn toàn hối cải, từ đấy trở đi, phát đại nguyện tâm, mong nhiếp thủ trọn khắp hết thảy chúng sanh hữu duyên cùng sanh về thế giới Cực Lạc. Từ chỗ này, có thể thấy là tâm thái của Ngài đă hoàn toàn chuyển biến.

          Nói chung, trên đây là nói đến con đường tiêu chuẩn của những vị Di Đà sứ giả, cũng tức là phải thâm nhập lâu dài, theo Giải môn và Hạnh môn mà tiến nhập, tự hành lẫn hóa tha đều lấy Tịnh Độ làm chỗ quy hướng, nhiếp thủ trọn khắp hết thảy chúng sanh hữu duyên dấn bước trên đại đạo Tịnh Độ tột bậc thù thắng này!

 

          (Tự) Dục thường tu tập, tu lập quỹ nghi. Cố tập chư văn, bố thành thử pháp. Tùng thỉ chí mạt, đệ liệt thập môn, tịnh chuẩn thánh ngôn, hàm tuân cổ thức, sự tùng giản yếu, pháp tại tinh chuyên. Sở quư tự bị tu tŕ, khởi cảm di chư tiên đạt, hậu hiền phi lăm, tri ngă chí yên.

          ()欲常修習,須立軌儀。故集諸文,布成此法。從始至末,第列十門。並準聖言,鹹遵古式。事從簡要,法在精專。所貴自備修持,豈敢貽諸先達。後賢披覽,知我志焉。

          (Tự: Muốn thường tu tập, cần phải lập ra nghi thức. V́ thế, tập hợp các kinh văn, sắp xếp thành pháp này. Từ đầu đến cuối, kể theo thứ tự gồm mười môn, hoàn toàn chuẩn theo thánh ngôn, đều tuân theo cách thức xưa, sự th́ cốt sao đơn giản, trọng yếu, pháp cốt chuyên ṛng. Điều đáng quư là để tự tu tŕ, há dám dâng lên các vị tiên đạt, các hậu hiền xem đọc sẽ biết chí của tôi).

 

          V́ thường xuyên tu tập pháp Tịnh Độ, cần phải lập ra nghi thức. Do vậy, tôi tập hợp những câu văn trong kinh luận, biên soạn thành sám pháp này. Từ đầu cho đến cuối, theo thứ tự xếp thành mười môn, đều là lấy thánh ngôn làm chuẩn mực, hoàn toàn tuân theo khuôn phép của cổ đức. Sự tướng th́ tận hết sức sao cho đơn giản, rơ ràng, ngắn gọn, trọng yếu, pháp môn th́ quư ở chuyên ṛng, thuần nhất. Chủ yếu là để cho chính ḿnh tu tŕ, sao dám viết cho các vị tiền bối đại đức xem? Hy vọng những vị hiền giả đời sau đọc bài văn này, có thể biết tâm ư chí hướng của tôi.

 

          Ngưỡng mong bản chuyển ngữ thô lậu, không lượng sức ḿnh này sẽ phần nào giúp ích cho các hành giả Tịnh Độ căn cơ thiển lậu như mạt nhân. Nếu có chút công đức nào xin đều hồi hướng cho sư trưởng, lịch đại tổ tiên, phụ mẫu, thân quyến, pháp lữ, oán thân trái chủ và mười phương pháp giới hữu t́nh chúng sanh đều cùng văng sanh Cực Lạc.

 



[1] Do pháp sư Trí Viên dùng Bạch Thoại để giải thích ư nghĩa của chánh văn, chúng tôi không dịch nghĩa phần chánh văn.

[2] Đại Lịch là niên hiệu của Đường Đại Tông (Lư Dự) từ năm 766 đến năm 779.

[3] Phật Đà Ba Lợi (Buddhapāla, Giác Hộ) là một vị tỳ-kheo người xứ Kế Tân. Đây là một vị Tăng dịch kinh nổi tiếng đời Đường. Ngài có tín tâm kiên cố, thệ nguyện v́ Phật pháp sẵn sàng hy sinh tánh mạng. Ngài đến chiêm bái trọn khắp các thánh tích, và tham học với các bậc thiện tri thức. Nghe nói Văn Thù Bồ Tát giáng tích tại Ngũ Đài, Sư đă đến kiền thành lễ bái tại Ngũ Đài Sơn. Đến đó, Sư gặp một cụ già hỏi có mang Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh đến hay không. Nếu không, cần phải mang kinh đến đây để lợi ích chúng sanh. Nói xong, cụ già biến mất. Sư hiểu đó là đại thánh Văn Thù điểm hóa, bèn trở về Kế Tân mang kinh đến Trung Hoa. Ngồi thuyền theo đường biển sang Trung Hoa, tàu gặp mấy lần sóng gió, tưởng sẽ ch́m, Sư chỉ chuyên chú giữ sao cho kinh sách khỏi ướt, cuối cùng thoát nạn. Năm Vĩnh Thuần thứ hai (636), Sư đến Trường An, dâng kinh sách lên Đường Cao Tông, và hợp sức với các vị Địa Bà Ha La và Đỗ Hành Khải dịch Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh sang tiếng Hán. Kinh dịch xong, vua đọc thấy oai thần của đà-la-ni quá linh dị, nổi ḷng tham, giữ kín bản dịch trong cung, không cho lưu truyền. Ba lượt cầu thỉnh, Đường Cao Tông mới trả lại bản tiếng Phạn. Sau đó, ngài Phật Đà Ba Lợi lên Ngũ Đài, t́m đến chùa Tây Minh, thỉnh ḥa thượng Thuận Trinh giúp sức dịch kinh lại lần nữa. Tại Ngũ Đài, Ngài từng thấy Văn Thù Bồ Tát trong hang Kim Cang. Sư mừng rỡ đảnh lễ, tính đứng lên gọi tăng chúng trong chùa đến chiêm bái th́ ngẩng đầu lên chẳng thấy đâu nữa! Ngài ngộ rằng sứ mạng của ḿnh đă hoàn thành, bèn ngồi tĩnh tọa trong hang núi tại đó mà thị tịch.

[4] Côn Luân là danh từ dịch nghĩa từ chữ Dvipala trong tiếng Phạn, c̣n gọi là Quật Luân Quốc, Cốt Luân Quốc, là danh xưng phiếm chỉ các đảo quốc và bán đảo tại vùng Nam Hải (Ấn Độ Dương và Nam Thái B́nh Dương). Nói chung là các xứ Java, Sumatra, đôi khi c̣n hiểu rộng là các xứ Miến Điện, Mă Lai v.v… Không rơ danh xưng Côn Luân phát xuất từ đâu, nhưng theo cách giải thích thông thường th́ trong tiếng địa phương, vị quan to được gọi là Côn Luân, nên vùng này được gọi là Côn Luân Châu. Phật Thệ là kinh đô của Lâm Ấp (vương quốc Champa cổ), dịch từ chữ Kandapurpura. Sư Tử Châu là dịch từ chữ Simhaladvipa (đảo Sư Tử), nay là Sri Lanka.

[5] Tuyết Lănh là vùng đất ở chân núi Tuyết Sơn (Hy Mă Lạp Sơn), Hồ Hương là danh từ phiếm chỉ các nước thuộc vùng Tây Vực (giữa Trung Hoa và Ấn Độ).

[6] Khai Nguyên là niên hiệu thứ hai của Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng, Lư Long Cơ) từ năm 713 đến năm 741. Đường Huyền Tông sử dụng ba niên hiệu là Tiên Thiên, Khai Nguyên, và Thiên Bảo.

[7] Nguyên Hựu là niên hiệu đầu tiên của Tống Triết Tông (Triệu Hú) từ năm 1086 đến năm 1094. Tống Triết Tông sử dụng ba niên hiệu là Nguyên Hựu, Thiệu Thánh và Nguyên Phù.

[8] Ư nói chẳng có những khái niệm thuộc về Tứ Cú, tức là có, không, vừa có vừa không, và chẳng có chẳng không.

[9] Nam Sơn Tông là tông phái tu tập, nghiên cứu Luật Tứ Phần được thành lập vào đời Đường, c̣n gọi là Nam Sơn Luật, Tứ Phần Tông, hoặc Nam Sơn Giáo. Tông này do ngài Đạo Tuyên Luật Sư ở Chung Nam Sơn sáng lập. Giới luật nhà Phật rất nhiều, nhưng truyền vào Trung Hoa, chủ yếu là năm bộ luật, tức Thập Tụng Luật, Tứ Phần Luật, Tăng Kỳ Luật, và Ngũ Phần Luật. Năm Hoàng Sơ thứ ba (222) đời Tào Ngụy, sa-môn Đàm Ma Ca La đến Lạc Dương, nhận biết Đông Độ thiếu sự truyền thừa nghiêm túc về Luật học, bèn phát tâm hoằng truyền Luật Tông. Ngài dịch bộ Tăng Kỳ Giới Tâm, và truyền pháp Yết Ma. Tuy thế, kinh điển về Luật Tông vẫn chưa được truyền thừa đầy đủ. Đến thời Diêu Tần, ngài Cưu Ma La Thập dịch Thập Tụng Luật, khiến cho Đông Độ dấy lên phong trào nghiên cứu Luật học mạnh mẽ. Sau đó, các bộ Tứ Phần Luật, Ma Ha Tăng Kỳ Luật, Ngũ Phần Luật, Tỳ Ni Mẫu Luận, Ma Đắc Lặc Già Luận, Thiện Kiến Luận, Tát Bà Đa Luận, Minh Liễu Luận v.v… lần lượt được dịch sang Hán văn, Trung Hoa mới có luận điển khá hoàn bị. Trước đời Đường, Thập Tụng Luật thịnh hành, đến đời Đường, Tứ Phần Luật được nghiên cứu mạnh mẽ. Các luật sư Trung Hoa dùng tư tưởng Đại Thừa để giải thích giới luật Tiểu Thừa, khiến cho hứng thú nghiên cứu Luật càng tăng mạnh. Ngài Đạo Tuyên viết rất nhiều tác phẩm chú giải Luật như Tứ Phần Luật San Phiền Bổ Khuyết Hành Sự Sao, Tứ Phần Luật Hàm Chú Giới Bổn Sớ, Tứ Phần Luật San Bổ Tùy Cơ Yết Ma Sớ, Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Ni Sao, Tứ Phần Luật Thập Tỳ Ni Nghĩa Sao v.v… Ba bộ đầu tiên được gọi chung là Tam Đại Bộ, được coi là giáo điển căn bản để nghiên cứu Luật học. Nhất là bộ Hành Sự Sao được coi là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, hành tŕ Luật Tông.

[10] Chánh Ḥa là niên hiệu của Tống Huy Tông (Triệu Cát) từ năm 1111 đến năm 1118. Tống Huy Tông dùng sáu niên hiệu là Kiến Trung Tĩnh Quốc, Sùng Ninh, Đại Quan, Chánh Ḥa, Trọng Ḥa, và Tuyên Ḥa.