Đại Tỳ Lô Giá
Na Thành Phật Kinh Sớ
Phần ba
大毘盧遮那成佛經疏
Đường sa-môn
Nhất Hạnh A-xà-lê kư
沙門一行阿闍梨記
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử
Như Ḥa
Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang
(Kinh)
Bí Mật Chủ! Bỉ giản trạch địa, trừ
khử lịch, thạch, toái ngơa, phá khí, độc lâu, mao
phát, khang tao, hôi thán, thích cốt, hủ mộc đẳng,
cập trùng nghĩ, khương lang, độc thích chi loại.
(經)祕密主!彼揀擇地,除去礫石碎瓦破器、髑髏毛髮、糠糟灰炭、刺骨朽木等,及蟲蟻蜣蜋毒螫之類。
(Kinh: Bí Mật
Chủ! Cuộc đất chọn được ấy,
trừ bỏ sỏi, đá, ngói vỡ, đồ hư bể,
đầu lâu, trấu cám, tro than, xương găy, cây mục
v.v… và trùng, kiến, bọ hung, các loài trùng có nọc
độc).
Kế
đó, nói về chi phần “tịnh
trị cơi đất”. Tức
là trong cuộc đất đă chọn trên đây, chọn
lựa chỗ đặt đàn tràng, đào sâu xuống chừng
một khủy tay. Đối với đất nơi ấy,
mỗi mỗi đều chọn lọc kỹ càng, hễ
có các vật không dùng đến và các loài trùng, đều bỏ
đi. Nếu [cuộc đất] có các thứ ấy, sẽ
sanh ra các nạn, gây chướng ngại cho pháp. Đá và
cát, sỏi, nếu ít th́ có thể chọn ra để bỏ
đi. Nếu cát, đá quá nhiều, tích tụ chỗ này,
chỗ kia cũng có, chẳng thể loại ra để
trừ sạch được, hăy nên bỏ chỗ ấy,
t́m chỗ khác. Nhưng đối với đá tảng bằng
phẳng, có thánh giáo bảo là có thể lập Mạn-đồ-la
trên đó; nhưng nếu là đá xen tạp trong đất
th́ nên loại bỏ đi.
Thói tục ở
phương Tây (Ấn Độ), phần nhiều ăn
trong đồ đựng bằng sành, ăn xong liền vứt
đi, cho là đă nhơ uế, chẳng c̣n dùng nữa. Những
thứ như thế và các thứ vật dụng bị
hư hoại khác, cùng với đầu lâu, xương vụn,
các thứ móng, tóc, da, lông, các thứ cây cỏ tạp nhạp,
các thứ tro than, cành nhánh gai góc, gỗ mục. Nói tóm lại,
các thứ vật chẳng dùng được như thế,
chẳng phải là thứ vốn nên có trong đất sạch,
đều loại bỏ. Nếu chúng quá nhiều, chẳng
lọc ra được, cũng nên bỏ chỗ ấy
để t́m chỗ khác. Từ ngữ Cật Lật Mị
(Kṛmi) trong tiếng Phạn chỉ chung các
loại trùng kiến, đều là các loại trùng rất
nhỏ, đều nên loại bỏ đi. Bọ hung là
trùng lớn, lại c̣n các loài giun đất v.v… Cứ chuẩn
theo đó mà biết ư nghĩa. “Độc trùng” tức
là các loài rắn, bọ, rết, cuốn chiếu, đều
nên dùng phương tiện xua đuổi. Nếu quá nhiều
chẳng thể trừ, tức là chỗ có thể gây trở
ngại, chướng nạn. Hăy nên bỏ nơi đó!
(Kinh) Ly như thị
chư quá.
(經) 離如是諸過。
(Kinh: Ĺa
các lỗi như thế).
Đây là nói chung nhiều thứ.
Người hiểu ư khi gặp chuyện sẽ tự suy
xét. Hoặc là cuộc đất nghiêng lệch, hoặc
cao, thấp,
chẳng bằng phẳng, hoặc sắc vị chẳng hợp
thánh giáo. Đối với sắc, coi màu vàng hoặc
trắng là thù thắng. Nếu đất thuần màu
đen, chớ nên chọn lấy. Nếm vị đất
thấy ngọt hoặc nhạt th́ tốt, nếu cay,
đắng, mặn, chát th́ không nên dùng. Hoặc đào lên rồi
lấp hố lại, mà đất chẳng thể lấp
đầy th́ chẳng nên dùng. Nếu lấp xong mà đầy
vun lên th́ tốt. Lại ở trong một chỗ, phía Nam là
hạ địa, chỉ có thể dùng làm [chỗ để
thực hiện pháp] A Tỳ Giá Lỗ Ca[1]
mà thôi!
Lại nữa, A-xà-lê đă
biết tâm địa của đệ tử kham có thể
kiến lập Đại Bi Mạn-đồ-la trong ấy,
liền trụ trong Định sâu để quán sát, phân biệt
kỹ càng, dùng trí huệ để chọn lựa, trừ
khử các cấu nhơ tạp uế chẳng thể kham
thực hiện. Sau đấy mới đối trị,
khiến cho vững chắc để trang nghiêm. Nếu
không, túc nghiệp hoặc tập khí thừa sót sẽ có thể
sanh ra chướng ngại. “Sỏi, đá” ví như
chẳng tin chánh pháp, chấp chặt những thứ chấp
trước thuộc về ngă, các kiến chấp như
bài bác “chẳng có nhân quả” v.v… Do khó thể đẽo,
khắc, dù vun tưới, trọn chẳng thể sanh ra mạ
lành; dẫu đổ công chăm chút, vẫn chẳng thể
thành tựu được ǵ! Chấp trước vi tế
quá nhiều, sẽ chẳng thể tiếp nhận [pháp do
thầy truyền dạy]. V́ thế, ví như cát, sỏi.
“Ngói vụn, đồ vật
hư vỡ” ví như tạo Ngũ Nghịch, phạm tứ
trọng cấm[2],
báng bổ kinh Phương Đẳng v.v… Do tâm khí bại
hoại, nên chẳng thể kham nổi; dẫu có thêm pháp vị
vào, vẫn chẳng thể ǵn giữ được, uổng
phí các điều thiện. Trước hết, hăy nên dùng
tay “huệ phương tiện”
để chọn lọc, loại bỏ các thứ chướng
như thế. “Đầu lâu” ví như chướng
ngại phá hoại Bồ Đề tâm. Xưa kia, từng
có người trọn đủ nhân và pháp, là thượng
thủ bậc nhất trong các chi phần, nhưng do mạng
căn bị chấm dứt, bách thể (thân thể) hư
hại, chẳng thể làm được ǵ. Do tập khí
xấu ác ấy, dẫu khiến cho người ấy lại
phát Bồ Đề tâm, vẫn trở thành chướng, tự
vui thỏa [trong các dục hoặc tiểu quả] khiến
cho đạo tâm lui sụt. V́ thế, càng phải
nên gột trừ sạch các tập khí thừa sót.
“Lông, tóc” ví như sáu
mươi tâm [đă nói trong phẩm trước], kết hợp
với tám loại thiện tâm mà sanh, tới khi nhận biết,
hăy nên cắt bỏ. Kể từ khi chưa đạt
được cái tâm xuất thế gian đến nay,
chúng xen tạp, lăng xăng dấy lên, khó thể thấy
được đầu mối. V́ thế nói là “lông
tóc, trấu cám”. Như vô minh vọng tưởng là do chấp
trước hư luận, chỉ đạt được lớp
vỏ trấu danh tướng, đánh mất gạo Thật
Tướng. V́ thế, dùng trấu cám để sánh ví. “Tro
than” ví như dấy khởi tâm Nhị Thừa, yêu chuộng
tiểu pháp. Nếu thiện căn bị cái tâm ấy thiêu
đốt, sẽ quy vào “hôi đoạn”[3], chẳng sanh
ra cành, lá, hoa, quả đại bi. V́ thế, dùng [tro, than]
để sánh ví. “Thích cốt” (xương găy vụn)
là như từng tạo các hạnh chẳng lợi ích chúng
sanh, phạm đủ mọi luật nghi vụn vặt.
Đấy là túc đối tàn chướng (oan gia oán đối
và chướng ngại c̣n sót lại từ đời
trước) trong quá khứ, nên gọi là “xương”.
“Gỗ mục” là nói đến loại người
chẳng mong muốn, biếng nhác v.v… chẳng kham
được vun bồi,
uốn nắn, đào luyện. Lại nữa, trong tiếng
Phạn, [từ ngữ này] c̣n có nghĩa là “gốc cây chết”,
ư nói từ lâu xa tới nay, riêng quen với các phiền năo,
dư nghiệt[4]
sâu chắc, khó thể nhổ trừ. Do các nghiệp quá khứ
như thế chứa đựng trong tâm địa, khi nhất
tâm hành đạo, ma sự dễ dấy lên. V́ thế, cần
phải loại bỏ trước! Nếu quá nhiều, chẳng
thể loại bỏ, hăy nên vứt bỏ căn cơ ấy,
để t́m căn cơ khác.
“Các loài trùng kiến, bọ
hung, trùng có nọc độc” ví như các
thứ phiền năo hiện hành. Trùng, kiến ví như si, bọ
hung ví như tham, độc trùng ví như sân. Các loài ấy
rất nhiều, ví như các thứ Tùy Phiền Năo. Các thứ
trùng nhỏ bé ví như vô lượng ác giác kiến. Quán các
loài ấy đều có Như Lai Tánh, càng phải nên che chở,
chớ nên dứt tuyệt mạng căn của chúng, chỉ
nên phương tiện xua đuổi, khiến cho chúng chẳng
gây trở ngại cho việc tu đạo, chẳng làm
nhơ bẩn Mạn-đồ-la mà thôi! Nếu muốn cho
đạo tràng cực thanh tịnh th́ một trăm sáu
mươi thứ cấu vi tế thượng, trung, hạ
[trong tâm] đều nên loại trừ, khiến cho chẳng
c̣n sót. Cho tới trong cuộc đất quán đảnh,
phàm những ǵ chẳng phải là đất sạch, đều
nên loại bỏ, th́ mới gọi là “rốt
ráo thanh tịnh” vậy!
(Kinh) Ngộ lương
nhật thần, định nhật, thời phần, tú trực,
chư chấp giai tất tương ứng, ư thực
tiền thời, trị cát tường tướng.
(經)遇良日晨、定日、時分、宿直、諸執皆悉相應,於食前時值吉祥相。
(Kinh: Gặp
ngày giờ tốt, định nhật, thời phần,
ngày có sao tốt chiếu, các tinh tú trong cửu diệu
tương ứng, trước lúc bữa trưa, gặp
được tướng tốt lành).
Do chuyện chọn đất,
bèn nói tới chi phần
“chọn lựa thời điểm”.
Hễ thực hiện pháp sự, đều cần phải
có thời và nghĩa khế
hợp. Nay sắp chọn lựa thời điểm và cuộc
đất để tịnh trị, phải nên trong ngày tốt
mà báo tin, nhắc nhở địa thần. Các pháp sự khác
cũng nên biết như thế.
“Lương nhật
thần” tức là tác pháp nên dùng ngày thuộc bạch nguyệt[5],
tức mùng Một, mùng Ba, mùng Năm, mùng Bảy, Mười
Ba đều là cát tường, kham làm Mạn-đồ-la.
Lại nữa, ngày mồng Tám, ngày Mười Bốn, và
ngày Rằm trong một tháng là tối thắng. Tới những
ngày ấy, thường niệm tụng, cũng nên dụng
công hơn.
“Định nhật”:
Theo cách tính thông thường trong lịch pháp phương
Tây (Ấn Độ), tính toán trong một tháng thiếu, [th́
ngày thông thường trong một tháng đủ] sẽ ứng
hợp với ngày nào [trong tháng thiếu ấy]. Nếu
tháng thiếu thuộc vào bạch nguyệt, ngày Mười
Lăm tháng ấy sẽ thuộc vào hắc nguyệt, chẳng
nên dùng. Lại nữa, lịch pháp tính chung chu kỳ vận
chuyển của mặt trời và mặt trăng để
tính toán ngày mồng Một mỗi tháng, đều là gồm
một tháng thiếu, một tháng đủ. Do mặt trời
và mặt trăng cùng vận hành, lại có sớm hay trễ,
hoặc có lúc trùng nhau, có lúc chẳng trùng. Do vậy, ngày mồng
Một sẽ được ấn định trước
hay sau một ngày, ngày Rằm sẽ thuộc ngày mười
bốn hay ngày mười sáu [trong tháng đó]. Đại
để, ngày Rằm trong tháng nhằm lúc trăng tṛn th́ gọi
là ngày Mười Lăm thuộc bạch nguyệt, khi mặt
trăng vừa đúng một nửa như lúc thượng
huyền th́ cũng gọi là ngày mồng Tám. Chỉ dùng cách
tính như vậy để suy ra “định nhật”.
“Thời phần”: Theo lịch
pháp của phương Tây th́ ngày và đêm mỗi buổi
đều có ba mươi thời, mỗi thời đều
có tên gọi riêng, tức là ban ngày dựa theo sự đo
lường bóng nắng dài hay ngắn mà tính, nhằm lúc nào
đó thực hiện th́ sẽ tốt lành, thực hiện
vào lúc nào đó sẽ xấu, lúc nào th́ trung b́nh, mỗi mỗi
đều có h́nh tượng, phân loại riêng.
Nói “tú trực” chính là
nói đến hai mươi bảy tinh tú[6].
Châu thiên (quỹ đạo vận chuyển của mặt
trời hoặc một hành tinh nào đó; ở đây là quỹ
đạo của mặt trời) được chia thành
mười hai cung, giống như mười hai Thứ[7],
mỗi Thứ có chín Túc. Châu thiên gồm một trăm lẻ
tám Túc[8],
mỗi Tú (mỗi tinh tú) đều có bốn Túc, tức là
khoảng cách mặt trăng di chuyển trong một ngày. Trải
qua hai mươi bảy ngày, tức là mặt trăng xoay hết
một châu thiên. Dựa theo lịch để tính toán, mặt
trăng thuộc vào phương vị của tinh tú nào,
tinh tú ấy được gọi là “trực nhật” [của
ngày hôm đó]. Tinh tú có thượng, trung, hạ, bẩm
tánh có cương, nhu, tĩnh, động khác nhau. Thực
hiện pháp sự cũng nên thuận theo [để chọn
lựa “trực nhật” thích hợp].
“Chư chấp”: Chấp
có chín loại, tức bảy ngôi sao, gồm mặt trời,
mặt trăng, Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ, cùng với
La Hầu và Kế Đô, hợp thành Cửu Chấp. La Hầu
là giao hội thực thần[9].
Kế Đô dịch sát nghĩa là Cờ, sao Cờ chính là
sao chổi. Ngoài hai Chấp ấy, bảy ngôi sao kia theo thứ
tự trực nhật[10],
tánh loại cũng có thiện và ác, như trong Phạm lịch
(lịch pháp của Ấn Độ) đă nói.
“Thực tiền thời”
(lúc trước bữa ăn): Ngày đêm mỗi đằng
đều có ba thời, trước bữa ăn có thể
thực hiện pháp Tức Tai (dứt trừ tai nạn),
buổi chiều th́ làm pháp Tăng Ích, ban đêm th́ làm pháp sự
Hàng Phục. Nhập Mạn-đồ-la quán đảnh
tương ứng với Tức Tai, nên nói là “thực tiền”.
“Gặp cảnh giới tốt
lành”, tôi cho rằng: Lúc tác pháp, hoặc trên mặt đất,
hoặc trong hư không có các thứ tướng lạ thuộc
về sắc, thanh v.v… Trên mặt đất, tức là hoặc
thấy bé gái cầm nắm b́nh đựng năm vị của
sữa (sữa, lạc, sanh tô, thục tô, đề hồ),
hoặc b́nh đựng nước thơm, hoặc cầm
vật giống như luân, ấn v.v… Hoặc là vật tôn
quư trong cơi đời, và các thứ chứa đựng gạo
tẻ trắng v.v… tinh sạch, đầy ắp, hoặc
mặc y phục đoan nghiêm, sạch sẽ, đẹp
đẽ, hoặc nói các thứ âm thanh tương ứng
cát tường, th́ đều là tướng thành tựu.
Không trung th́ bỗng thấy mây lành thụy khí cuồn cuộn
năm màu, hoặc có cầu vồng rực rỡ
tươi đẹp, rơ ràng bỗng hiện ra bất ngờ,
hoặc có ánh lửa thoáng vụt qua như h́nh dạng khi hộ-ma[11]
thành tựu. Hoặc bên cạnh mặt trời, thấy có
năm sắc, hoặc hiện h́nh người như
đang đứng yên lặng, hoặc trong hư không có âm
thanh hay đẹp, như là [tiếng hót của] các loài
như bạch hạc, chim công, uyên ương, hồng nhạn,
trong trẻo, ḥa nhă khiến cho mọi người thích
nghe. Các tướng như thế cũng đều là
tướng thành tựu. Sở dĩ cần phải thuận
theo Thế Đế, là v́ Mạn-đồ-la có ư nghĩa
thù thắng, vi diệu, tịch diệt, người thuần
tín, tâm trong trắng c̣n khó thể tin nhận, huống kẻ
ôm ḷng ngờ lo ư? Do người được độ
đă từng học tập các kinh sách cúng tế thuộc
Vi Đà (Vedas), các tài khéo, minh xứ (các sách
vở thế gian), nếu họ thấy thời phần
tạo Mạn-đồ-la sai lầm, lo sợ sẽ dẫn
đến điều chẳng tốt lành, liền sanh
nghi, trách móc rằng: “Ta nghe nói bậc trí huệ tổng tŕ
không ǵ chẳng thông đạt, nhưng nay xem ra, c̣n chẳng
thể chọn được lúc có tinh tú tốt đẹp,
huống hồ các chuyện sâu xa khác ư?” V́ thế, kẻ
đó do ngờ thầy, nghi pháp, đánh mất tín lực
kiên cố, đâm ra chuốc lấy trọng tội. Do vậy,
cần phải thuận theo t́nh kiến và căn cơ của
họ.
Hơn nữa, Chấp Diệu
như thế chính là một loại thiện tri thức môn
trong Mạn-đồ-la. Các vị Bổn Tôn ấy có thể
thuận theo sự nghiệp thế gian mà tạo
phương tiện gia tŕ, do A-xà-lê khéo chọn lúc cát tường,
vốn sẵn liên quan tới pháp bổn thệ Chân Ngôn
như thế, thực hiện gia tŕ, sẽ được
ĺa các chướng. Lại nữa, các loại Thế Đế
môn đều là tiêu xí[12]
của pháp giới. Nói “lương nhật thần” (ngày
giờ tốt lành) ngụ ư “thuộc lúc hội ngộ tốt
lành của Bồ Đề tâm”. Khi bậc thâm hạnh
A-xà-lê trụ trong Du Già, quán sát thiện căn đă gieo từ
thuở ban sơ của người sắp được
độ có lâu xa hay không? Nhân duyên thuộc về ai? Do chuyện
nào mà khởi đầu? Như lúc hành giả sơ phát tâm,
hoặc do thấy đức Phật thuyết pháp, hoặc
trông thấy thần biến (thần thông biến hóa), hoặc
thấy các thứ chuyện đáng buồn khổ, hoặc
ở nơi Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác mà phát khởi
đạo tâm, hoặc dùng hương, hoa v.v… để
cúng dường các bậc phước điền như
trên, tâm được hoan hỷ, liền phát nguyện mong
cầu Phật quả. Do nhân trước và duyên hiện thời
của người ấy cùng cảm phát, các thứ cơ
duyên khế hợp mà giác ngộ bất đồng.
Hoặc là trong lúc như thế, Bồ Đề tâm có sức
tịch tĩnh. Hoặc trong lúc như thế, có sức
tăng tấn. Hoặc trong lúc như thế, có sức oai
mănh, thuận theo các thứ phương tiện Tất
Đàn mà kiến lập, như vậy th́ sẽ chẳng uổng
công, chẳng sanh chướng ngại.
“Định nhật”: Mặt
trời ví như thân Bổn Tôn. Mặt trăng ví như tu
tập Du Già hạnh. Do vầng trăng “Định tâm”
của hành giả có lúc sáng thêm, hoặc có lúc hơi mờ
đi, hoặc vận hành quá nhanh, hoặc vận hành rất
chậm, hoặc vượt mức b́nh thường, hoặc
chẳng đạt tới mức b́nh thường, khiến
cho lúc cơ duyên khế hợp mà giác ngộ cũng
bị kéo dài hoặc rút ngắn. Nếu chiếu theo lẽ
thường, có thể là đến một duyên nào đó,
một thời nào đó, đáng nên kiến lập,
nhưng có khi duyên và cảnh đổi dời, hoặc
chưa đạt tới xứ và thời [tương ứng]
mà đă chín muồi, hoặc có lúc vượt ngoài thời
và xứ ấy mới có chín muồi. Lẽ biến thông
như thế đều nên khéo biết, cho nên nói là “định
nhật”.
“Thời phần”: Hành
giả trong mỗi một địa đều tự có
mười tâm. Mỗi cái tâm ấy đều có nhân,
căn, và quả, kết hợp thành ba mươi tâm. Đối
với ba mươi tâm ấy, trong một Mâu-hô-lật-đa
(Muhūrta, khoảnh khắc),
cũng nên biện định, suy xét sâu xa cặn kẽ: Lúc
nào có thể chiết phục phiền năo? Lúc nào có thể
tăng ích công đức? Lúc nào nên thuận theo Trung Đạo
để trụ trong tịch tâm? Đó gọi là “hiểu
tướng vi tế nơi mỗi thời”.
“Tú trực”: Nơi vầng
trăng Du Già, hành nhân khi tiếp xúc với duyên cảnh,
trong hết thảy duyên cảnh, đều thấy tâm
tánh, như các ngôi sao tuy h́nh dạng lớn, nhỏ, chủng
loại sai biệt, không ǵ chẳng tṛn sáng vậy! Như
khi mặt trăng đi qua [phương vị] của hai
mươi bảy tinh tú, do trải qua các tinh tú tốt xấu
khác nhau, khiến cho khí hậu và mỗi tháng trong thế
gian cũng thuận theo mà khác biệt. Như sao Cơ[13]
chuộng gió, mặt trăng đi vào địa phận của
sao Cơ th́ trời sẽ nổi gió. [Tương tự
như vậy], sao Tất chuộng mưa, mặt trăng
đi vào [địa phận của sao Tất], ắt sẽ
đổ mưa. Bồ Đề hạnh cũng giống
như thế, do gặp duyên, đối cảnh, thế lực
khác nhau, khiến cho việc thực hiện các
phương tiện chiết phục, nhiếp thọ, và tịch
hạnh (tức tai) cũng thay đổi theo. Nếu
A-xà-lê có thể suy xét sâu xa căn duyên, hiểu biết chuyện
ấy, th́ gọi là “khéo quan sát tú trực”.
“Cửu chấp” (Navagraha) tiếng Phạn là Ngật-lật-hà
(Graha), có nghĩa là “chấp tŕ”. A-xà-lê hăy nên quán tay
“tâm lực” của người ấy có thể làm chuyện
ǵ, th́ mật ấn được truyền sẽ chẳng
đến nỗi bị luống uổng. Như kim cang huệ
ấn của chư Phật, chỉ có bậc Bồ Tát kim
cang tâm mới có thể cầm. Nếu truyền cho kẻ
kém hơn, sẽ gọi là “chấp diệu chẳng
tương ứng”. Trong Cửu Chấp, mặt trời
ví như Bồ Đề tâm vốn tịnh, tức là tự
thể của đức Tỳ Lô Giá Na. Mặt trăng ví
như Bồ Đề hạnh. Ngày Mười Lăm trong
bạch nguyệt tức là các hạnh đều viên măn, ví
như thành tựu Bồ Đề. Ngày Mười Lăm
của hắc nguyệt (tức ngày cuối tháng âm lịch)
là các hành đều tận, ví như nhập Niết Bàn.
Trong khoảng giữa, theo thời mà tăng hay giáng, ví
như sức phương tiện. Hăy nên biết [các điều
ấy] đă thâu nhiếp Bách Tự Minh Môn. Thổ Tinh duy
tŕ Trung Đài Tạng, Thủy Tinh duy tŕ quyến thuộc
Liên Hoa Bộ ở bên phải [của Trung Đài Bát Diệp].
Kim Tinh duy tŕ Kim Cang quyến thuộc ở bên trái. Mộc
Tinh tŕ Như Lai quả đức thuộc phương
trên. Hỏa Tinh duy tŕ các đại lực minh[14]
ở phương dưới.
Lại nữa, năm Chấp
như thế, chính là tŕ ngũ sắc Tô-đa-la (Sutra)[15],
Thổ là Tín, Mộc là Tấn (tinh tấn), Kim là Niệm,
Thủy là Định, Hỏa là Huệ. Hai chấp kia th́
La Hầu chủ tŕ ngăn che, Tuệ Tinh (Kế Đô) chủ
tŕ điều bất tường, cho nên [hai tinh chấp
này] chẳng trực nhật. Sơ nhật phần như
tịnh tâm hiển hiện, trung nhật phần như phát
khởi các hạnh, hậu nhật phần như vạn
đức đă viên măn, công dụng lần lượt
ngưng dứt. Sơ dạ phần như địa vị
tự chứng, trụ trong Đại Niết Bàn. Hậu
dạ phần như nghĩ tới bổn thệ nguyện,
dấy lên sức gia tŕ. Giáp ṿng liền trở lại từ
đầu, tuần hoàn vô cùng. Thể của mặt trời
là một, nhưng trong bốn bộ châu th́ thời phần
mỗi châu mỗi khác. Nay dụng ư của Mạn-đồ-la
này là muốn khai phát vầng mặt trời Bồ Đề
tâm, cho nên chọn lấy lúc trước bữa ăn (trước
lúc chính ngọ).
“Gặp cảnh giới tốt
lành” tức là cảnh giới tâm vô tướng, trọn
chẳng phải là hữu vi hay vô vi. Dùng ngũ nhăn (nhục
nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn, Phật nhăn) của Phật
để quán kỹ, vẫn chẳng thể thấy tướng
mạo ấy, nhưng cũng có tướng phát khởi của
các loại thiện căn để có thể rơ biết. Nếu
là bậc kiến đế A-xà-lê, sẽ tự hiện tiền
thông đạt. Nếu chưa kiến đế, [vị ấy]
sẽ ở trong tam-muội, xem xét cảnh giới này, hoặc
là thấy khi người ấy (người sẽ
được truyền trao quán đảnh) tu hành Lục
Độ, các thứ Lục Tế[16]
đều chẳng thể gây chướng nạn, hoặc
được chúng sanh khen ngợi, cho đến thọ
kư Bồ Đề. Hoặc như trong phần trước
[đă nói] các thứ ấn tướng trong tam-muội sẽ
hiển hiện rơ rệt, lạ lùng, đặc biệt,
khác với lẽ thường! Dùng nhân quả để
suy xét, sẽ có thể hiểu ư, cho đến đối
với các chỗ phổ môn thâu nhiếp cũng đều
có thể biết.
(Kinh) Tiên đương
vị nhất thiết Như Lai tác lễ, dĩ như thị
kệ cảnh phát địa thần: - Nhữ thiên thân hộ
giả, ư chư Phật đạo sư, tu hành thù thắng
hạnh, tịnh địa Ba La Mật,
như phá ma quân chúng. Thích Sư Tử cứu thế, ngă diệc
hàng phục ma, ngă họa Mạn-đồ-la.
(經)先當為一切如來作禮,以如是偈警發地神。汝天親護者,於諸佛導師,修行殊勝行,淨地波羅蜜。如破魔軍眾,釋師子救世,我亦降伏魔,我畫漫荼羅。
(Kinh:
Trước hết, hăy kính lễ hết thảy các đức
Như Lai, dùng kệ như thế này để nhắc nhở
địa thần: - Ngài, vị trời hộ tŕ, nơi
chư Phật đạo sư, tu hành hạnh thù thắng,
tịnh địa Ba La Mật, như phá lũ ma quân. Thích
Sư Tử cứu thế, tôi cũng hàng phục ma, tôi vẽ
Mạn-đồ-la).
Vị A-xà-lê sẽ nhắc
nhở địa thần. Trước đó, [A-xà-lê] vận
tâm tư duy thân trang nghiêm vô tận của đức Tỳ
Lô Giá Na trọn khắp pháp giới, mười
phương ba đời hết thảy các Như Lai
cũng giống như thế. Mỗi thân trang nghiêm vô tận
đều trọn khắp pháp giới. Các vị Bồ Tát
từ địa vị Thập Trụ cho đến
Sơ Địa phần chứng thân trang nghiêm, vô lượng
vô biên trọn khắp pháp giới, chẳng có kẽ hở
như dầu mè. Hăy nên quán thân này đối trước trọn
khắp hết thảy các vị thánh, dùng ba nghiệp thanh
tịnh chí thành làm lễ. Do nhân duyên ấy, [A-xà-lê] đạt
được vô lượng phước, liền dùng tâm
vô đảo (chẳng điên đảo) thí cho đệ
tử ấy, nguyện [đệ tử] chẳng có
chướng nạn, mau thành Vô Thượng Bồ Đề.
Kế đó, hăy nên nói kệ
để nhắc nhở địa thần. Như lúc
Thích Ca Mâu Ni Phật mới ngồi nơi đạo tràng,
bảo ma vương rằng: “Ngươi do đời
trước đă từng thí vô tận một lần, nay
được làm thân chúa trời tự tại, nhưng ta
từ vô lượng kiếp tới nay, tu đại thí
như thế chẳng tính nổi, thậm chí thịt
nơi thân thể, và tay, chân cũng chẳng keo tiếc,
ngươi sao có thể so sánh hơn kém cùng ta được?”
Ma nói: “Ta làm phước đă được
ông chứng nhận, c̣n phước nghiệp của ông, ai
sẽ chứng minh? Nếu không có người chứng
minh, tức là ông thua rồi!” Lúc bấy giờ, Bồ Tát
duỗi tay phải, chỉ xuống đất, nói lời
chân thật rằng: “Ta vốn hành Bồ Tát đạo
nơi đất này, đủ mọi khổ hạnh khó
hành, địa thần chứng biết!” Hăy nên biết chỉ
đất như thế chính là mật ấn nơi thân.
Lúc bấy giờ, vô lượng địa thần từ
dưới đất vọt ra, hiện nửa người
để chứng minh. Quân chúng của ma vương do vậy
lui tan. Nay A-xà-lê muốn cho đệ tử không lâu sau sẽ
kế tục địa vị Như Lai, cũng dùng ấn
này để nhắc nhở địa thần. Khi đó,
địa thần sanh ḷng tán thán, hoan hỷ to lớn,
nghĩ như thế này: “Nay Phật tử này có thể
kiến lập đại sự nhân duyên, v́ sẽ thủ
hộ chúng ta, khiến cho chẳng bị tổn năo, cho nên
răn nhắc. Ta phải nên dùng phương tiện thủ
hộ, cũng khiến cho vị này ĺa khỏi các ma nghiệp”.
Do sức của các duyên ấy, khiến cho cuộc
đất này giống như kim cang. Nói ra bài kệ A Lợi
Sa[17],
có tên là Tự Nhiên Thành Tựu Chân Ngôn. Nếu lúc tác pháp, năy
nên tụng theo bản tiếng Phạn. Nay tôi trích lục
đầy đủ. [A-xà-lê] tụng [chân ngôn ấy] bảy
lượt, dùng năm ngón tay phải áp xuống đất.
“Đát-văn
(nghĩa là “ngươi”), thê vi (thiên nữ), sa cật-tỷ
(thủ hộ), bổ đa tứ (đích thân).
Dịch
thành: “Nhữ thiên thân hộ giả” (Ngài là vị trời,
hăy đích thân thủ hộ).
“Tát ma (hết thảy)
Bột-đà-nẵng (Phật), đá dĩ nạn
(độ đời, tức là có ư nghĩa “đạo
sư”).
Dịch
thành: “Ư chư Phật đạo sư” (nơi các
đức Phật là bậc thầy hướng dẫn).
Chiết-rị-da
(hành) na dă (tu hành) vĩ thế sái sổ (thù thắng).
Dịch
thành: “Tu hành thù thắng hạnh”.
“Bộ-mị
(tịnh địa) Bá La Mật Đa (đến bờ
kia), tố giả (đẳng).
Dịch
thành: “Tịnh địa Ba La Mật”.
“Ma-la (thiên ma) tắc
niên (quân chúng) dă tha (như) hào cật nạn
(phá).
Dịch
thành: “Như phá ma quân chúng”.
“Xá-cật-dă
(Thích Ca), tăng hệ na (sư tử) đá dĩ
na (cứu thế).
Dịch
thành: “Thích Sư Tử cứu thế”.
“Đát-tha
ngân (như ta), ma-la (ma) nhă diên (hàng) cật lật
đỏa (phục).
Dịch
thành “ngă diệc hàng phục ma” (ta cũng hàng phục
ma).
“Mạn-đồ-lam
lệ (Mạn-đồ-la), lư khư (vẽ) miệu
ngân (ta).
Dịch
thành “ngă họa Mạn-đồ-la” (ta vẽ Mạn-đồ-la).
Bài
kệ ngụ ư: Trước hết, bảo địa thần
rằng: - Thiên nữ, bà là người đích thân thủ hộ
đại địa này, đă từng cúng dường,
thân cận hết thảy chư Phật đạo sư,
tu hạnh thù thắng tịnh trị các cuộc đất,
viên măn thanh tịnh các Độ (Ba La Mật), cùng các thứ công đức khác. Như trong kinh Ma Ha Bát Nhă đă nói cặn kẽ theo
từng pháp, ở đây [chỉ nói tóm gọn] là “Đẳng”.
Nay do lời kệ được dịch thành mỗi câu
năm chữ, không thể ghi trọn, nhưng trong Địa
Ba La Mật cũng đă bao hàm các đức ấy.
Kế
đó, bài kệ trần thuật ư nghĩa
v́ sao nhắc nhở, nói lời thành thật: Như xưa
kia, lúc đức Thế Tôn tại Bồ Đề Mạn-đồ-la
hàng phục quân đội của thiên ma, bà đă hiện
thân để chứng minh trong đại
hội ấy. Do vậy, đức Thế
Tôn được gọi là Thích Ca Sư Tử, có thể
đi một ḿnh chẳng sợ hăi, cứu giúp, che chở
thế gian! Tôi nay cũng muốn theo gương đức
Phật, tiếp nối hành Như Lai sự. Do vậy, vẽ
Mạn-đồ-la này. Tôi tuy chưa được hết
thảy đều giống như Như Lai, nhưng do
được Tam Mật của đức Tỳ Lô Giá Na
gia tŕ, cũng có thể hiện làm thân Phật, nhóm họp
đại hội trọn khắp hết thảy các Mạn-đồ-la.
V́ thế, nay bà cũng nên hiện thân chứng minh, khiến
cho bọn ma quân chẳng thể ngăn trở, phá hoại.
Lại
nữa, địa thần là thiên nữ, mà nữ có
nghĩa là Tam-ma-địa (Samādhi, Chánh Định), tức là tam-muội do
đức Đại Nhật Thế Tôn hộ tŕ tâm địa
của hết thảy chúng sanh. Đức Thế Tôn
đúng như Thật Tướng, xưa kia lúc Ngài tại
Bồ Đề Mạn-đồ-la hàng phục vô minh trụ
địa ma vương và trần sa đại chúng, dùng
tay Bát Nhă Ba La Mật, duỗi ngũ lực ấn xuống
tâm địa của hết thảy chúng sanh; khi đó, bà dùng tam-muội, hiện
thân chứng minh. Do vậy, độ vô lượng chúng
sanh, bốn loại ma quân v́ thế đều lui tan. Bởi
đó, hiệu là Tịch Nghiệp Sư Tử, có thể
dùng thần thông tự tại để cứu thế
gian. Tôi nay cũng muốn sửa dọn phẳng phiu tâm
địa của đệ tử, vẽ Đại Bi Mạn-đồ-la,
bà cũng nên v́ tôi chứng minh, khiến cho bốn lũ ma
quân hàng phục. Lại c̣n dùng Tự Môn để giải
thích, bài A Lợi Sa này có vô lượng nghĩa, nhưng
điều được đề cao tột bậc
chính là trong chữ Tha. Chữ Đát Đa (Tatha) trong tiếng
Phạn nghĩa là Như. Chữ Đa đọc âm dài, sẽ
kèm theo âm A, do hết thảy các pháp vốn bất sanh.
Như trong Thật Tướng chẳng tăng, chẳng
giảm, tức là dùng nghĩa này để nhắc nhở
hết thảy các địa thần.
(Kinh)
Bỉ ưng trường quỵ, thư thủ án địa,
tần tụng thử kệ, dĩ đồ hương,
hoa đẳng cúng dường. Cúng dường dĩ, chân
ngôn giả phục ưng quy mạng nhất thiết
Như Lai, nhiên hậu trị địa. Như kỳ thứ
đệ, đương cụ chúng đức.
(經)彼應長跪,舒手按地,頻誦此偈,以塗香華等供養。供養已,真言者復應歸命一切如來,然後治地。如其次第,當具眾德。
(Kinh:
Người ấy nên quỳ thẳng, duỗi tay áp xuống
đất, nhiều lượt tụng bài kệ ấy,
dùng hương bôi, hoa v.v… để cúng dường. Cúng
dường xong, người tu chân ngôn lại nên quy mạng
hết thảy Như Lai, sau đấy mới tịnh hóa
cơi đất. Theo đúng thứ tự đó, sẽ trọn
đủ các đức).
Khi người ấy tụng
kệ, hăy nên quỳ thẳng, hai gối đặt sát
đất, dùng tay “trí huệ”
(tay phải) duỗi năm ngón, áp ḷng bàn tay xuống
đất rồi mới tụng bài kệ A Lợi Sa này. Cứ
một lượt th́ bảy lần kết ấn, gia tŕ bảy
lượt;
đấy gọi là Chân Ngôn và ấn tương ứng.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Khi muốn thực hiện pháp
này, trước hết dùng tam-muội-da pháp giới kim cang
tự tánh để gia tŕ tự thân, đều như
trong pháp cúng dường đă nói. Dùng môn chữ Ra (र)
để tự tịnh tâm địa và đất nơi
đạo tràng xong, trong Du Già[18]
bèn trước hết khởi
phong luân có h́nh bán nguyệt, dùng chữ Ha (ह)
để gia tŕ. Kế đó, khởi
thủy luân, dùng chữ Phược (Va,व)
để gia tŕ. Kế đó, khởi
kim cang địa luân dùng chữ A (अ)
để gia tŕ. Một mặt duyên
theo đế quán tương ứng để hiểu rơ,
khéo điều phục cái tâm và hơi thở, một
hơi tụng môn chữ A liên tục chẳng gián đoạn.
Tận lực tụng hết một hơi xong, lại tụng tiếp,
hoặc là một hơi hay ba hơi, cho đến khiến
cho [trong tâm] có cảm giác nhận biết. Dùng phương
tiện duyên vào một nơi như thế, liền nhập
tam-muội, sẽ thấy đại hội trang nghiêm bí mật
của Phật, Bồ Tát, hoặc tự thấy các lầm
lỗi trong ngoài cuộc đất”.
Kinh
dạy: “Dĩ đồ hương, hoa đẳng cúng
dường” (dùng hương bôi, hoa v.v… để cúng
dường), không chỉ nhắc nhở mà thôi, lại c̣n
dùng các thứ hương, hoa, đèn sáng v.v… để cúng
dường mười chư Phật và địa thần.
Nhưng ở đây, “địa” có ba loại, tức
là dùng môn chữ Ra để tịnh trừ tâm địa
của chính ḿnh, tâm địa của đệ tử, và
đất nơi đạo tràng, đều tŕ môn chữ
A để khiến cho [các
“địa” ấy đều] trở thành kim cang.
Nếu
xét theo ư nghĩa bí mật để giải thích “cúng
dường” th́ cũng giống như thế. Nếu
A-xà-lê dùng các thứ công đức thuộc Bồ Đề
tâm thanh tịnh để hồi hướng trí ấn Nhất
Thiết Trí, chính là cúng dường hết thảy chư
Phật và người tŕ địa trong pháp giới của
chính ḿnh. Dùng công đức ấy để hồi thí
đệ tử, giúp tạo thành nhân duyên thành Phật cho
người ấy, tức là cúng dường hết thảy
chư Phật và người tŕ địa trong pháp giới
thuộc cái tâm của đệ tử. Nếu dùng đó
để trang nghiêm đạo tràng kim cang này, tức là dùng
pháp để cúng dường hết thảy chư Phật
trong mười phương thế giới. Cúng dường
xong, lại nên quy mạng hết thảy Như Lai. Phỏng
theo đó, sẽ có thể hiểu [các điều khác].
Kinh
dạy: “Nhiên hậu trị địa. Như kỳ thứ
đệ, đương cụ chúng đức” (sau
đấy tịnh hóa cơi đất. Theo đúng thứ tự
ấy, sẽ trọn đủ các đức), ư nói: Phàm muốn
tạo Mạn-đồ-la, trước hết cần phải
thực hiện pháp như thế (cúng dường, nhắc
nhở địa thần) rồi mới đào đất,
chọn lọc loại bỏ [uế vật], cũng bao gồm
ba loại đất (tâm địa của chính ḿnh, tâm
địa của đệ tử, và đất nơi
đạo tràng). Do hai cách giải thích nông cạn và bí mật,
cho đến thực hiện đầy đủ các chi
phần như trong kinh đă nói; v́ thế nói là “cụ
chư chúng đức” (trọn đủ các đức).
(Kinh)
Nhĩ thời, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ đầu
diện lễ Thế Tôn túc, nhi thuyết kệ ngôn: - Phật
pháp ly chư tướng, pháp trụ ư pháp vị, sở
thuyết vô thí loại, vô tướng, vô vi tác. Hà cố
đại tinh tấn, nhi thuyết thử hữu tướng,
cập dữ Chân Ngôn hạnh, bất thuận pháp nhiên
đạo?
(經)爾時執金剛祕密主頭面禮世尊足,而說偈言:佛法離諸相,法住於法位,所說無譬類,無相無為作。何故大精進,而說此有相,及與真言行,不順法然道?
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ đầu
mặt lễ dưới chân đức Thế Tôn mà nói kệ
rằng: - Phật
pháp ĺa các tướng, pháp trụ trong pháp vị, diễn
nói chẳng sánh ví, vô tướng, chẳng tạo tác. Sao
đấng Đại Tinh Tấn, nói pháp hữu tướng
này, cùng với hạnh Chân Ngôn, chẳng thuận đạo
pháp ấy?)
Khi
đó, ngài Kim Cang Thủ v́ muốn nêu tỏ ư chỉ sâu
kín, bí mật của Như Lai, ḥng đoạn trừ tâm
nghi hoặc cho đệ tử trong vị lai, đầu mặt
áp sát đất, lễ dưới chân đức Thế
Tôn, bèn nói kệ rằng: “Phật pháp ly chư tướng….
Bất thuận pháp nhiên đạo” (Phật pháp ĺa các
tướng… Chẳng thuận theo đạo pháp vốn sẵn
như thế). Ư nói: Con đích thân nghe từ đức Phật,
Thật Tướng của các pháp xa ĺa hết thảy các
tướng, chỗ trụ của Phật pháp là trụ
trong pháp vị. Dẫu Như Lai xuất thế hay chẳng
xuất thế, [tánh của các pháp] thường tự tịch
diệt chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng thể do suy
lường, phân biệt mà thấu hiểu được,
cũng chẳng do nhân lượng, thí dụ mà có thể biểu
thị được! Như pháp tướng thường
như thế, chư Phật c̣n chẳng thể tạo
tác, huống hồ tướng hữu vi mà có thể tụ
tập, kết thành ư? Cớ sao đấng Thiên Trung
Thiên là bậc đại tinh tấn nay lại nói các sự
tướng hữu vi như chọn đất, tạo
đàn tràng v.v… và thứ tự của hành pháp Chân Ngôn, dạy
người tu học chuẩn bị các thứ
hương, hoa, vật cúng, miệng [tụng niệm] thuận
theo giác quán[19]
và ngôn thuyết, thân th́ học oai nghi thủ ấn, tâm duyên
theo màu sắc, h́nh mạo, và phương vị của Bổn
Tôn? Đă là hữu vi, hữu tướng, há có thể phù hợp
đạo vô vi vô tướng vốn sẵn như thế
ư? Kính mong đức Thế Tôn khai phát chỉ thú sâu xa ấy,
trừ vọng chấp và t́nh kiến phỉ báng của thế
gian.
(Kinh)
Nhĩ thời, Bạc Già Phạm Tỳ
Lô Giá Na Phật cáo Chấp Kim Cang Thủ: - Thiện thính
pháp chi tướng, pháp ly ư phân biệt, cập nhất
thiết vọng tưởng. Nhược tịnh trừ
vọng tưởng, tâm tư chư khởi tác, ngă thành Tối
Chánh Giác, cứu cánh như hư không. Phàm ngu sở bất
tri, tà vọng chấp cảnh giới, thời,
phương, tướng mạo đẳng, lạc dục
vô minh phú. Độ thoát bỉ
đẳng cố, tùy thuận
phương tiện thuyết, nhi thật vô thời
phương, vô tác, vô tạo giả. Bỉ nhất thiết
chư pháp, duy trụ ư Thật Tướng. Phục thứ
Bí Mật Chủ! Ư đương lai thế thời,
liệt huệ chư chúng sanh, dĩ si ái tự tế, duy
y ư hữu trước, hằng nhạo chư đoạn
thường, thời phương sở tạo nghiệp,
thiện, bất thiện chư tướng, manh minh nhạo
cầu quả, bất tri giải thử đạo. Vị
độ bỉ đẳng cố, tùy thuận thuyết
thị pháp.
(經)爾時薄伽梵毘盧遮那佛,告執金剛手:善聽法之相,法離於分別,及一切妄想。若淨除妄想,心思諸起作,我成最正覺,究竟如虛空。凡愚所不知,邪妄執境界,時方相貌等,樂欲無明覆;度脫彼等故,隨順方便說,而實無時方,無作無造者,彼一切諸法,唯住於實相。復次祕密主!於當來世時,劣慧諸眾生,以癡愛自蔽,唯依於有著,恒樂諸斷常,時方所造業,善不善諸相,盲冥樂求果,不知解此道;為度彼等故,隨順說是法。
(Kinh: Lúc
bấy giờ, đức Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na
Phật bảo Chấp Kim Cang Thủ: - Hăy khéo nghe pháp
tướng. Pháp ĺa các phân biệt, và hết thảy vọng
tưởng. Nếu trừ sạch vọng tưởng,
các tâm tư động niệm, ta thành Tối Chánh Giác, rốt
ráo như hư không. Kẻ phàm ngu chẳng biết, tà vọng
chấp cảnh giới, thời, phương, tướng
mạo thảy, lạc dục, vô minh che. V́ độ thoát
bọn họ, tùy thuận phương tiện nói. Thật
chẳng có thời phương, vô tác, không người tạo.
Hết thảy các pháp đó, chỉ trụ trong Thật
Tướng. Lại này Bí Mật Chủ! Ở trong đời
tương lai, chúng sanh trí huệ kém, do si ái tự lấp,
chỉ nương vào chấp Có, thường ưa thích Đoạn,
Thường, thời,
phương mà tạo nghiệp, các tướng thiện, bất
thiện, mù tối, chuộng cầu quả, chẳng biết
hiểu đạo này. V́ độ thoát bọn họ, tùy
thuận nói pháp này).
Từ “nhĩ thời, Bạc Già Phạm”
(lúc bấy giờ, đức Bạc Già Phạm) trở
đi, đức Thế Tôn dùng kệ đáp. Trước
hết, Ngài nói: “Thiện thính pháp chi tướng” (hăy
khéo lắng nghe tướng của các pháp). Do ư nghĩa “Thật
Tướng của các pháp” quá sâu, khó thấy, cho nên
[đức Phật] răn hăy khéo nghe. Pháp thường vô
tánh, sanh từ các duyên, tức là tướng của tám tâm
vượt ngoài các hư luận. Ngươi lại muốn cầu
pháp vô tướng vô vi từ chỗ nào? V́ thế, câu kế
đó nói: “Pháp ly ư phân biệt, cập nhất thiết
vọng tưởng” (pháp ĺa khỏi phân biệt, và hết
thảy vọng tưởng). Nếu biết rơ các pháp vốn
là vô tướng như thế, sẽ chiếu kiến Thật
Tướng của cái tâm, từ bổn sơ tới nay,
thường tự chẳng sanh. Lúc bấy giờ, hết
thảy thân, khẩu, ư nghiệp đều như hư
không chẳng thể cùng tận. V́ thế nói: “Ngă thành Tối
Chánh Giác, cứu cánh như hư không” (Ta thành Tối
Chánh Giác, rốt ráo như hư không). Nhưng hết thảy
phàm phu giống như trẻ nít ngu muội, do chẳng biết
như thật, cứ tà vạy, điên đảo, hư vọng
chấp trước đủ loại cảnh giới,
tức là “thời, phương, chư tướng mạo”
(thời gian, phương vị, các tướng mạo)
v.v… “Lạc dục vô minh phú” (bị che lấp bởi
lạc dục vô minh), thường bị nước ái
tưới tắm, bị vô minh che đậy. Nếu ta xả
phương tiện, trực tiếp nói với chúng sanh
pháp tự chứng như thế, sao họ có thể ngộ
giải để tiến nhập cho được? V́ thế,
kế đó, kệ
nói về ư nghĩa lập giáo, bảo: V́ độ họ
mà tùy thuận nói phương tiện. Ư Phật là do pháp
tướng quá sâu, chẳng thể tuyên nói trực tiếp,
nên ta dùng sức phương tiện, gởi gắm nơi
các chi phần trọn đủ các duyên của Mạn-đồ-la,
khiến cho tâm kẻ sơ nghiệp có chỗ nương
cậy, tu tập chẳng luống uổng. Tức là do vậy
mà được Phật gia tŕ, đồng thời quan sát
mười câu duyên sanh, có thể chẳng động Thật
Tướng mà du hư thần thông, quán trọn khắp hết
thảy các thiện tri thức, trang nghiêm hết thảy
các cơi Phật, chẳng muốn khiến cho các hành nhân vứt
bỏ các hạnh, trụ trong vô tướng, lại chẳng
chấp trước các hạnh, trụ vào hữu tướng.
V́ thế nói “thời, phương, sở tác nghiệp”
(thời gian, phương vị, nghiệp đă tạo), “nhi
thật vô thời, phương, vô tác, vô tạo giả, bỉ
nhất thiết chư pháp, duy trụ ư Thật Tướng”
(nhưng thật ra chẳng có thời gian, nơi chốn,
vô tác, không có người tạo ra. Hết thảy các pháp
đó chỉ trụ trong Thật Tướng). Nếu hết
thảy các pháp hữu vi thảy đều trụ trong Thật
Tướng, há có nên như kẻ si kia muốn trốn
tránh hư không, hoặc muốn tham đắm hư không
ư?
Lại
nữa, đối với chuyện này, [Thiện
Vô Úy] A-xà-lê lại
nói rộng về thí dụ ba cỗ xe trong kinh Pháp Hoa:
Như các con của ông trưởng tử thơ ấu,
vô tri, tuy cha đă dùng đủ
mọi lời lẽ tốt lành để khuyên răn con
thoát khỏi nạn lửa,
trọn chẳng thể được. Khi đó, trưởng
giả quán thấy thâm tâm con chỉ lo chơi đùa, bèn
dùng phương tiện mà bảo như thế này: “Nay ở
ngoài cửa, có ba loại xe quư báu. Các con nên ra lấy, sẽ
tự vui thú”. Khi đó, các con nghe nói tới vui chơi, ứng
hợp ư nguyện của chúng, tâm t́nh đều sốt sắng, tranh nhau thoát ra, cho
tới khi đều cùng được cỗ xe báu trang
nghiêm bậc nhất, tức chẳng phải là điều
tâm chúng nó trrước đó vốn muốn mong cầu.
Pháp
môn Mạn-đồ-la này cũng giống như thế.
Như Lai dùng nhân duyên sự tướng thế gian để
sánh ví pháp giới chẳng thể nghĩ bàn, ḥng rủ ḷng
tiếp độ các căn cơ. Nếu có thể nắm
vững, sẽ có thể tin hiểu trọn khắp,
dũng mănh tấn tu, và do được Tam Mật gia bị,
khi tự thấy tâm,
hiểu đạo, sẽ biết các thứ danh tướng,
ngôn từ đều là mật hiệu của Như Lai, và
cũng chẳng phải là điều mong cầu thường
t́nh. Như nói “ba tháng tŕ tụng” tức là ba lượt
chuyển phương tiện trong tánh thanh tịnh viên minh,
há có nên hiểu là chỉ
[tŕ tụng trong] chín mươi ngày ư? Lại như
Đông phương Bảo Tràng Phật, tức là ư
nghĩa “sơ phát tịnh Bồ Đề tâm”, há chỉ
nên hiểu là “bốn phương” ư?
Cứ theo lệ ấy mà suy, đối với các pháp môn
khác, sẽ đều có thể hiểu ư. V́ thế nói “nhi
thật vô thời phương…. Duy trụ ư Thật
Tướng” (nhưng thật sự chẳng có thời
gian và phương vị… Chỉ trụ trong Thật Tướng).
Lại
nữa, đức Thế Tôn đại bi vô hạn,
thương xót chúng sanh trong đời vị lai do chướng
nặng, căn độn, chẳng thể nhanh chóng nhập
pháp giới. V́ thế, trong tạng sâu thẳm, bí mật ấy,
dùng tổng tŕ xoay chuyển và phương tiện nông cạn, sơ lược,
để tạo lập sự tư duy tu tập nơi sự
tướng, cũng nhằm thành tựu, khiến cho công tu
tập Tất Địa thế gian chẳng luống uổng,
Tam Mật ngầm giúp để trọn thành Phật quả.
V́ thế, kế đó, kệ nói: “Phục thứ Bí Mật
Chủ! Ư đương lai thế thời, liệt huệ
chư chúng sanh, dĩ si ái tự tế, duy y ư hữu
tướng, hằng nhạo ư đoạn thường,
thời phương, sở tác nghiệp, thiện bất
thiện chư tướng, manh minh nhạo cầu quả,
bất tri giải thử đạo. Vị độ bỉ
đẳng cố, tùy thuận phương tiện thuyết”
(Lại này, Bí Mật Chủ! Ở trong đời
tương lai, các chúng sanh huệ kém, do si ái tự lấp,
chỉ nương vào tướng Có, luôn ưa chuộng
đoạn thường, thời, phương, nghiệp tạo
tác, các tướng thiện, bất thiện, mù quáng thích cầu
quả, chẳng hiểu biết đạo này. V́ độ
thoát bọn họ, tùy thuận phương tiện nói). V́
thế, người truyền pháp hăy nên khéo biết căn
duyên, lại biết giới hạn của pháp môn, đúng
theo bệnh mà
cho thuốc, chớ sai căn cơ. Nếu đối với
kẻ chấp tướng mà lập tức nói nghĩa
Không rất sâu, ắt sẽ khiến cho họ sợ hăi,
nghi hoặc, càng thêm chẳng tin. Nếu là bậc lợi
căn, trí sâu, mà vội vàng trao cho pháp môn nông cạn, sơ
lược, ắt họ sẽ cho là [cách tu tập hữu
tướng] chẳng phù hợp chánh đạo vô vi, bèn sanh ḷng khinh mạn.
Đă vô ích đối với kẻ đó, lại c̣n tự
phạm tam-muội-da! V́ thế, trước hết nên trụ
trong Du Già để quán nhân duyên của người ấy
từ đầu đến đuôi. Đă khéo biết rơ rồi,
hăy nên quán ư nghĩa “thực
hiện Quyền nhằm hiển lộ Thật” trong đoạn vấn
đáp này, nhập vào trong hết thảy các phương tiện
môn để truyền dạy, sẽ có thể tạo nhiều
lợi ích. Do vậy, chẳng nẩy sanh chướng nạn!
(Kinh)
Bí Mật Chủ! Như thị sở
thuyết xứ sở trung, tùy tại nhất địa,
trị linh kiên cố, thủ vị chí địa cù-ma-di, cập
cù-mô-đát-la, ḥa hợp đồ
chi. Thứ dĩ hương thủy chân ngôn sái tịnh.
(經)祕密主!如是所說處所中,隨在一地治令堅固,取未至地瞿摩夷及瞿摸怛羅和合塗之。次以香水真言灑淨。
(Kinh:
Bí Mật Chủ! Trong các chỗ như đă nói, tùy chọn
một cuộc đất, tịnh trị cho kiên cố, lấy
cù-ma-di và cù-mô-đát-la chưa rơi xuống đất,
ḥa hợp để bôi lên. Kế đó, dùng hương thủy
chân ngôn để sái tịnh).
Theo
đúng lời dạy, hễ tạo Mạn-đồ-la, cần
phải hoàn tất trong ṿng bảy ngày. Trong ngày đầu
tiên, A-xà-lê nên trụ trong tự tánh của Đại Nhật
Như Lai; sau đấy mới nhắc nhở địa
thần, dùng phương tiện để trang nghiêm thân thể,
đều theo đúng các điều đă nói trong phần
Thứ Tự Cúng Dường. Đă nhắc nhở xong, liền
dùng Bất Động Tôn chân ngôn
(chân ngôn của Bất Động Minh Vương)
để gia hộ; sau đấy mới đào đất,
đúng như pháp mà chọn lựa, sửa sang [cuộc
đất]. Người ấy nên trước hết
đào ở trung tâm [cuộc đất ấy] sâu xuống
chừng một khủy tay, chọn lựa [loại bỏ
vật tạp uế và trùng trong đất]
xong, lấp lại. Nếu hố lấp tràn đầy c̣n
dư đất ra th́ là cuộc đất bậc thượng, giống
như cũ là bậc trung, lấp chẳng đầy là cuộc
đất bậc hạ. Theo thứ tự như thế, trừ
khử các khuyết điểm xong, dùng đất đào lên đó
đă được tịnh trị cặn kẽ xong lấp
lại, dùng các chất dịch của ḅ để tưới
ướt, đắp cho chắc chắn, bằng phẳng
như ḷng bàn tay. Kế đó, dùng cù-ma-di (gomatī, gomaya) và
cù-mô-đát-la (gomūtra) ḥa hợp để tô trát. Nếu giải thích theo lối
nông cạn, sơ lược th́ đó là dùng phân và nước
tiểu ḅ, do thuận theo phong tục địa
phương, coi các thứ
đó là thanh tịnh.
Giải
thích theo lối bí mật, Cù nghĩa là “hành”. Do nhập
môn chữ A, tức là “các pháp vô hành”. Ma nghĩa là Ta, Di có nghĩa là Thừa.
V́ sao các pháp vô hành? Do trong hết thảy các pháp, chẳng thể
đạt được ngă. Nếu chẳng có ngă, sẽ
chẳng có pháp để nương vào và người
nương vào, bèn gọi là Đại Thừa. Cù-mô có
nghĩa giống như cách giải thích trên đây.
Đát-la nghĩa là “như như, ĺa trần cấu”,
tức là Thật Tướng của cái tâm. Nếu hành giả
có thể tịnh trị tâm địa như thế, sẽ
có thể rốt ráo thanh tịnh, ĺa các chướng
ngại. Đối với cuộc đất đă
được chọn lọc, sửa sang phẳng phiu
xong, biết phương vị và giới hạn, liền
đào ở trung tâm Mạn-đồ-la sâu chừng một
khủy tay, dùng chân ngôn Thành Biện Chư Sự để
gia tŕ năm thứ báu[20],
ngũ cốc[21],
năm món thuốc[22],
xếp đặt tại đó, trừ khử các thứ cấu
nhơ v.v… đều như trong Pháp Cúng Dường đă
nói.
Nếu
giải thích sâu xa, bí mật, th́
tức là an lập báu
ngũ trí trong Bồ Đề tâm, có thể dấy lên
năm thứ mầm thiện, diệt trừ năm thứ
lỗi lầm. V́ thế nói “ngũ cốc, ngũ dược”.
Xếp đặt như thế xong, lại c̣n tịnh
trị, tô trát cho tột bậc bằng phẳng. Hăy nên lấy
cái b́nh sẽ dùng để quán đảnh, chứa nước
sạch, đừng để đầy tràn, cắm các loại
hoa quả, trong đó đặt năm thứ báu, ngũ cốc,
và năm loại thuốc, đặt ở chỗ chôn vật
báu. Từ ngày thứ ba kể từ sau khi đặt b́nh,
hăy nên hằng ngày ba thời tụng Biện Sự chân ngôn
một trăm lẻ tám lượt để gia tŕ cái b́nh
ấy; sau đấy mới làm các sự nghiệp (tác
pháp). Tới chiều ngày thứ tư, dùng Hương Thủy
chân ngôn để gia tŕ nước thơm, hoặc tụng
một trăm lẻ tám lượt cho đến một
ngàn lượt. Sau đấy mới sái tịnh.
(Kinh)
Tức thuyết chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột
đà nẫm, a bát ra để tam mê, già già na tam mê, tam ma
đa nỗ yết đế, bát ra cật lật để
vi thâu đệ,
đạt ma đà đổ vi thú đạt nễ, sa ha.
(經)即說真言曰。南麼三曼多勃馱喃。阿鉢囉底三迷。伽伽那三迷。三麼多努揭帝。鉢囉吃㗚底微輸睇。達摩馱睹微戌達儞。莎訶。
(Kinh:
Liền nói chân ngôn rằng: - Nam ma tam mạn đa bột
đà nẫm, a bát ra để tam mê, già già na tam mê, tam ma
đa nỗ yết đế, bát ra cật lật để
vi thâu đệ,
đạt ma đà đổ vi thú đạt nễ, sa ha).
Câu
đầu tiên là quy mạng trọn khắp chư Phật.
Như tam thân của đức Tỳ Lô Giá Na trọn khắp
hết thảy mọi nơi, mười phương ba
đời hết thảy Như Lai cũng lại như
thế. Nay đều dùng cái tâm trọn khắp để
quy mạng hết thảy; sau đấy mới nói chân ngôn
này, muốn khiến cho các đức Thế Tôn chẳng
vượt bổn thệ, cùng nhau gia tŕ để chứng
minh. Hết thảy các chân ngôn trong phần sau đều
theo lệ này, chẳng giải thích cặn kẽ nữa.
Trong câu thứ hai, dùng môn chữ A tối sơ làm cái Thể
của chân ngôn, được gọi là “chủng tử
tự” (chữ chủng tử), các tự môn khác đều
nhằm trang nghiêm chữ này, do tự môn này chính là cội gốc
của Bồ Đề tâm. Nay kiến tạo Đại
Bi Tạng Sanh Mạn-đồ-la Vương: Trước
hết, dùng nước thơm để sái tịnh, đều
v́ tịnh trị tâm địa như thế, khiến cho
nó ĺa các cấu uế. Nếu luận theo ngoại cảnh,
th́ cũng là kim cang tâm địa được tŕ. V́ thế,
các chữ khác đều trở thành tự môn này. Chữ A
có nghĩa là “hết thảy các pháp vốn bất sanh”.
Kế đó nói chữ Ba La (được phiên âm thành Bát
La trong Chân Ngôn) th́ Ba là Đệ Nhất Nghĩa Đế,
La là trần. Do hết thảy các chữ đều vào
trong môn chữ A, tức là “trần cấu vốn chẳng
sanh”. Trần cấu vốn chẳng sanh tức là Đệ
Nhất Nghĩa Đế, Đệ Nhất Nghĩa Đế
chính là nói tới Bồ Đề tâm thanh tịnh vậy. Kế
đó [chân ngôn] có chữ Để, xét theo chánh thể th́ là
Đa tự môn, do kèm theo âm thanh tam-muội nên chuyển
thành chữ Để. “Để” có nghĩa là tâm,
cũng có nghĩa là Như Như. Như Như trong tự
tâm là tướng như thật, tức là Bồ Đề
tâm thanh tịnh. Bồ Đề tâm thanh tịnh trong hết
thảy các pháp đều chẳng đắm nhiễm,
được gọi là Liên Hoa tam-muội. Người trụ
trong tam-muội ấy, thậm chí tướng Không của
các pháp cũng chẳng thể được. Đó gọi
là “Đại Không của chư Phật”. Kế
đó, nói đến Sa tự và Ma tự môn. Do Định
và Huệ cân bằng, trọn đủ âm thanh tam-muội,
nên nói là Tam Mê. Ở đây, chỉ xét theo tự môn để
giải thích. Như trong các kinh luận Đại Thừa,
xét theo Tứ Bất Sanh của Tứ Tất Đàn, dùng
đủ mọi nhân duyên, thí dụ để rộng diễn
môn chữ A, bèn có vô lượng câu nghĩa. Lại do trong
hết thảy các ngôn ngữ đều kèm theo âm A, mỗi
một tự môn đều có trọn đủ hết thảy
các tự môn. Nếu hiểu ư, sẽ tự tại xoay chuyển
mà nói; những điều
sau đó, chẳng thể luận định đầy
đủ được!
Lại nữa, trong chân ngôn có tự nghĩa
và cú nghĩa. Tự nghĩa th́ như trong phần trên
đă nói. Nếu là cú nghĩa th́ “a bát la để tam mê”
có nghĩa là “chẳng sánh bằng, chẳng thể so sánh được”, ư nói tâm địa Mạn-đồ-la
vương này sanh ra hết thảy các ngôn ngữ, thí dụ,
cho đến chẳng có một pháp nào có thể sánh bằng.
Cho nên nói là “vô đẳng”. V́ sao như thế? Do trọn
đủ các nghĩa như đă nói trong tự môn trên
đây.
Câu
thứ ba có nghĩa là “như hư không”, ư nói tâm địa
rốt ráo thanh tịnh, chẳng phân biệt, chẳng có ngằn
mé, bằng với hư không. Lại nữa, Già tự môn
có nghĩa là “hành”. Đó là Đại Không, có ư
nghĩa “tự tại nơi pháp”. Do chữ Già nhập
vào môn chữ A, hết thảy các pháp từ ban sơ cho tới
nay đều vô sở hành. Như Lai từ trong các pháp ấy
mà đạt đến Thật Tế. Lại c̣n là vô sở
hành, do chẳng hành, nên trụ trong Đại Không, tự tại
nơi pháp, tức là do tâm địa của ta rốt ráo bằng
với Đại Không. Hăy nên biết tâm địa của
đệ tử và đất nơi đạo tràng
cũng lại giống như thế. V́ thế nói là “đẳng
hư không” (bằng với hư không).
Câu
thứ tư có nghĩa là “đẳng tùy”
(b́nh đẳng thuận theo); do đất Kim Cang bằng
với hư không, tức là có thể b́nh đẳng trọn
khắp hết thảy chúng sanh giới, hiện trọn khắp
hết thảy các thân theo từng loài, cho nên có thể kham vẽ
Mạn-đồ-la. Lại nữa, Sa nghĩa là Lậu, Ma
nghĩa là Ta. Các chúng sanh giới ấy vốn chẳng sanh
nên thảy đều như như. Do vậy, pháp giới
chúng sanh rốt ráo b́nh đẳng. “Nỗ” là Đại
Không tam-muội. Như Lai trụ trong Đại Không tam-muội
này, chẳng hành, chẳng
đến, mà cũng chẳng đến,
đi, nhưng có thể
đúng như tâm lượng để
tùy duyên ứng hiện. V́ thế nói là “đẳng tùy”.
Câu
thứ năm nghĩa là “bản tánh thanh tịnh”, vẫn
là cách diễn giải Bồ Đề tâm thanh tịnh thuộc
môn chữ A, và có nghĩa là “nước thơm”. Như Lai
dùng hương pháp giới Đẳng Chí[23]
ḥa hợp với nước đại bi tam-muội, có thể
rưới trọn khắp tâm địa của hết thảy
chúng sanh, trừ khử cấu uế. V́ sao như thế?
Do bổn tánh thanh tịnh. Như tánh của nước vốn
tịnh, nên có thể trừ sạch
các cấu uế. Nước thơm của Như Lai
cũng thế, có thể tịnh hóa cái tâm của hết thảy
chúng sanh.
Kế
đó, nói về ư nghĩa
của câu thứ sáu, tức là “tịnh trừ pháp giới”.
Giống như nước thơm rưới đất
trừ ô uế. Như Lai cũng thế, dùng giới
hương tánh tịnh ḥa hợp với bi thủy tánh tịnh,
rưới trọn khắp tâm địa tánh tịnh của
pháp giới chúng sanh, khiến cho hết thảy hư luận
đều trừ sạch. Cũng nên dùng các tự môn để
diễn rộng, do hết thảy các đức Như Lai
đều cùng nói đại thệ như thế, gọi
là Chân Ngôn. Lại nữa, pháp giới chính là chúng sanh giới,
chúng sanh giới chính là tâm giới. Tâm giới chính là bản
tánh thanh tịnh, bản tánh thanh tịnh tức là tới
trọn khắp hết thảy, bằng với hư không.
“Bằng với hư không” tức là môn chữ A không
ǵ sánh bằng. Như hư không vô biên, hăy nên biết môn chữ
A cũng là vô biên, vô nhiễm, chẳng biến đổi,
bất động. Hăy nên biết môn chữ A cũng là vô
nhiễm, chẳng biến đổi, bất động.
Như hư không ĺa hết thảy các tướng mà chứa
đựng muôn h́nh tượng, ĺa hết thảy tạo
tác, mà sự nghiệp thế gian bởi đó mà được
thành tựu. Môn chữ A cũng lại giống như thế,
vô tướng, vô tác, mà trọn đủ vô tận trang
nghiêm, thành tựu nghiệp phổ môn chẳng thể
nghĩ bàn. Như thế th́ hăy nên dùng các loại
môn tự tại để nói; nhưng lại có vô lượng
vô biên pháp chưa từng có, hư không chẳng thể sánh
ví được! V́ vậy, chân ngôn và chủng tử trong
môn chữ A vượt ngoài các thí dụ tương cận.
Câu
cuối cùng là Sa Ha, có nghĩa là “cảnh tỉnh”. Do hết
thảy các đức Như Lai vốn khi hành Bồ Tát
đạo, đă cùng thấy nghĩa như thế, sẽ
nhất định sư tử hống, thốt ra lời
thành thật: “Ta phải nên dùng môn chữ A này để tịnh
hóa trọn khắp vô tận chúng sanh giới. Nếu thệ
nguyện này của ta chẳng dối, hễ có hết thảy
chúng sanh tụng lời thành thật của ta, chẳng khuyết
thiếu phép tắc, ắt sẽ đúng như sở nguyện
mà đều được thỏa măn trọn vẹn. Ta
nay do tùy thuận
tam-muội-da giáo của Như Lai
mà nói chân ngôn này, chỉ nguyện chẳng
trái nghịch bổn thệ, khiến cho đạo tràng của
ta trang nghiêm, thanh tịnh trọn đủ”. V́ thế, nói
là Sa Ha. Chữ Sa Ha trong các chân ngôn thuộc phần sau có ư
nghĩa tương đồng.
Phàm
là khi [hiến cúng] nội ngũ bảo, hăy nên như
trước kính lễ mười phương chư Phật,
mà thỉnh bạch rằng: “Ngày mai con sẽ tác pháp cầu
thỉnh”. Từ ngày thứ ba hôm ấy trở đi, sẽ
lần lượt lượng định [kích thước]
và phương vị của Mạn-đồ-la lớn hay
nhỏ, tức là to bốn khủy tay hay mười hai khủy
tay. Cho đến vị trí, nơi chốn của các vị
thánh và chư thiên, đều dùng bạch đàn để
đánh dấu ghi nhớ. Nếu A-xà-lê chẳng thể nhớ
trọn hết, th́ hoặc là vẽ h́nh tượng hoặc
viết chữ để ghi nhớ, khiến cho mỗi mỗi
phân minh. Dùng nước thơm sái tịnh xong, hăy nên dùng bạch
đàn để tô trát cái đàn tṛn, to chừng bằng
mười hai ngón tay.
Thoạt
đầu, đặt vị trí của Đại Nhật
Thế Tôn ở Trung Đài Thai Tạng. Kế đó, ở
phương Đông là chỗ của bậc Đại Cần
Dũng, đặt vị trí của hết thảy Như
Lai. Phương Đông Nam là chỗ của Chân Đà Ma Ni
(Như Ư Bảo Châu), đặt tọa vị của hết
thảy các Bồ Tát. Kế đến, phương
Đông Bắc là chỗ của Hư Không Nhăn, đặt tọa
vị của Phật mẫu. Kế đó, bên phải của
đức Đại Nhật đặt tọa vị của
ngài Liên Hoa Thủ. Kế đó, bên trái của đức Đại
Nhật, đặt tọa vị của ngài Kim Cang Thủ.
Kế đó, ở góc Tây Nam, đặt tọa vị của
thánh giả Bất Động, góc Tây Bắc đặt tọa
vị của ngài Hàng Tam Thế. Phía chánh Tây là chỗ để
trổ cửa, tức là nơi A-xà-lê trụ, là chỗ
để tu cúng dường Du Già.
(Kinh) Hành giả thứ ư trung, định
ư quán Đại Nhật, xử bạch liên hoa ṭa, phát kế
dĩ vi quan, phóng chủng chủng sắc quang, thông thân tất
châu biến. Phục đương ư Chánh Thọ, thứ
tưởng tứ phương Phật. Đông
phương hiệu Bảo Tràng, thân sắc như nhật
huy. Nam phương Đại Cần Dũng, Biến Giác
Hoa Khai Phu, kim sắc phóng quang minh, tam-muội ly chư cấu.
Bắc phương Bất Động Phật, ly năo thanh
lương định. Tây phương Nhân Thắng giả,
thị danh Vô Lượng Thọ. Tŕ tụng giả tư
duy, nhi trụ ư Phật thất, đương thọ
tŕ thị địa, dĩ Bất Động đại
danh, hoặc dụng Hàng Tam Thế, nhất thiết lợi
thành tựu. Bạch đàn dĩ đồ họa, viên diệu
Mạn-đồ-la. Sơ đệ
nhất ngă thân, đệ nhị chư cứu thế,
đệ tam đồng bỉ đẳng, Phật mẫu
Hư Không Nhăn, đệ tứ Liên Hoa Thủ, đệ
ngũ Chấp Kim Cang, đệ lục Bất Động
Tôn, tưởng niệm trí kỳ hạ. Phụng đồ
hương, hoa đẳng, tư niệm chư Như Lai,
chí thành phát ân trọng, diễn thuyết như thị kệ:
“Chư Phật từ bi giả, tồn niệm ngă
đẳng cố, minh nhật thọ tŕ địa, tịnh
Phật tử đương giáng”.
(經)行者次於中,定意觀大日,處白蓮華座,髮髻以為冠,放種種色光,通身悉周遍。復當於正受,次想四方佛,東方號寶幢,身色如日暉;南方大勤勇,遍覺華開敷,金色放光明,三昧離諸垢;北方不動佛,離惱清涼定;西方仁勝者,是名無量壽。持誦者思惟,而住於佛室,當受持是地,以不動大名,或用降三世,一切利成就。白檀以塗畫,圓妙漫荼羅,初第一我身,第二諸救世,第三同彼等,佛母虛空眼,第四蓮華手,第五執金剛,第六不動尊,想念置其下。奉塗香華等,思念諸如來,至誠發殷重,演說如是偈:諸佛慈悲者,存念我等故,明日受持地,并佛子當降。
(Kinh:
Kế, hành giả
trong ấy,
định ư quán Đại Nhật, ngự trên ṭa sen trắng,
búi tóc dùng làm măo, phóng quang đủ màu sắc, trọn khắp
toàn bộ thân. Lại nên trong Chánh Thọ, kế tưởng
bốn phương Phật. Phương Đông hiệu Bảo
Tràng, thân sắc vầng nhật rạng. Đại Cần
Dũng phương Nam: Biến Giác Hoa Khai Phu, sắc vàng,
phóng quang minh, tam-muội ĺa các cấu. Phương Bắc
Bất Động Phật, ĺa năo, định trong mát. Bậc
Nhân Thắng phương Tây, tên là Vô Lượng Thọ.
Người tŕ tụng tư duy, bèn trụ trong Phật thất,
nên thọ tŕ đất này, dùng Bất Động đại
danh, hoặc dùng Hàng Tam Thế, hết thảy lợi thành
tựu. Dùng bạch đàn tô
vẽ, Mạn-đồ-la viên diệu. Thứ
nhất là thân ta, thứ hai các cứu thế. Thứ ba giống
như họ. Phật mẫu Hư Không Nhăn. Thứ tư
Liên Hoa Thủ. Thứ năm Chấp Kim Cang. Thứ sáu Bất
Động Tôn, tưởng niệm đặt phía dưới.
Dâng hương bôi, hoa thảy, nghĩ nhớ các Như Lai.
Chí thành tâm trân trọng, diễn nói kệ thế này:
“Chư Phật đấng từ bi, do nghĩ tưởng
chúng con, ngày mai thọ tŕ đất, mong Phật
tử sẽ giáng”).
Kinh
nói: “Sơ đệ nhất ngă thân” (đầu tiên là
thân ta), tức là tọa vị của Tỳ Lô Giá Na,
đem năm vị Phật cùng xếp vào một đàn
tràng. “Đệ nhị chư cứu thế” (thứ
hai là các đấng cứu thế), tức là chư Phật,
Bồ Tát, cũng chia thành hai tọa vị. “Đệ
tam bỉ đồng đẳng” (thứ ba là những
vị ngang bằng [với Phật, Bồ Tát]) tức là Phật
mẫu[24].
Như Lai được gọi là Vô Đẳng, mà Bát Nhă
Ba La Mật là Vô Đẳng Đẳng, nên nói là “bỉ
đồng đẳng” (cùng ngang hàng
với các vị ấy, tức ngang hàng với các vị Phật,
Bồ Tát). Thứ tư là Liên Hoa Thủ (Padmapāṇi)[25], thứ năm là Kim Cang Bộ Chủ, thứ sáu là Bất
Động Tôn, như
vậy th́ Hàng Tam Thế cũng có thể biết.
Những vị này đều là Thành Biện Chư Sự
Tŕ Minh. Hăy nên biết: Nêu ra sáu vị ấy, sẽ thống
nhiếp hết thảy các vị tôn thánh. Làm như thế
xong, hăy nên sắp đặt hương, hoa, vật
cúng dường giống như nghi thức trong phần nói
về Thứ Tự Cúng Dường.
Sau
đấy mới quán cung điện bảo vương
trên đài hoa sen báu. Trong đó, trải ṭa, đặt trên
ṭa là một đài sen trắng. Dùng môn chữ A chuyển
thành thân Đại Nhật Như Lai, sắc vàng tía
Diêm Phù Đàn được
giồi mài sáng bóng. Ngài có h́nh tượng
như Bồ Tát, búi tóc trên đỉnh đầu giống
như cái măo. Toàn thân tỏa ra đủ loại ánh sáng nhiều
màu, đắp y bằng lụa trắng nhẹ. Đó là biểu
trưng của Thủ Đà Hội Thiên[26]
thành Tối Chánh Giác. Chư thánh và thiên chúng trong cơi ấy, y
phục nhẹ đẹp, thậm chí chẳng có thù, lượng[27],
bản chất trang nghiêm, thanh tịnh, chẳng cần nhờ
vào phục sức bên ngoài. V́ thế, đức Thế Tôn
rủ ḷng hiện h́nh tượng giống như vậy.
Nếu
giải thích theo cách bí mật, sâu xa, tướng diệu
nghiêm của Như Lai pháp vốn sẵn như thế, chẳng
giảm, chẳng do tạo tác tạo thành. V́ thế, chẳng
dùng chất báu bên ngoài để trang sức. Thậm chí các
vị Thập Trụ Bồ Tát, do nương vào thần lực
của Phật, được thấy thân gia tŕ, đối
với cái Thể thường tịch đều như
nh́n qua một lớp the mỏng. V́ thế, dùng đó để
sánh ví. Vàng Diêm Phù cũng tự nhiên là bổn tánh thanh tịnh,
màu lại thẫm nhất, nêu tỏ kim cang trí thể của
đức Phật sâu mầu nhất. Toàn thân Ngài tỏa ra
đủ loại quang minh, tức là ánh sáng phổ môn khai
thị đại huệ. Kế đó, từ tám cánh sen
nơi bốn phương, quán tứ phương Phật.
Phương Đông bèn quán Bảo Tràng Như Lai (Ratnaketu)
như mặt trời mới mọc, hiện sắc trắng
xen đỏ. Bảo Tràng nghĩa là “phát Bồ Đề
tâm”. Thí như tướng quân thống ngự đại
chúng, phải vận dụng tràng cờ [để điều
khiển] th́ các đội quân mới hoạt động
thống nhất, có thể phá tan nước địch, lập
đại công danh. Như Lai vạn hạnh cũng lại
như thế, dùng nguyện Nhất Thiết Trí làm tràng cờ,
dưới cội Bồ Đề hàng phục bốn loại
ma quân. Do vậy lấy đó làm tên. Sắc như mặt
trời sớm mai, cũng có ư nghĩa tương ứng.
Phương
Nam quán Sa La Thụ Vương Hoa Khai Phu
Phật (Sajkusumita-rāja), thân tướng kim sắc, phóng quang minh trọn khắp,
chính là tướng biểu thị trụ trong Ly Cấu
tam-muội. Bắt đầu từ chủng tử của
Bồ Đề tâm, trưởng dưỡng đại
bi vạn hạnh, nay thành giác ngộ trọn khắp, vạn
đức nở x̣e. Do vậy, đặt tên như thế.
Ly Cấu có nghĩa là Đại Không. Khi chứng Đại
Không, giống như vàng ṛng luyện trăm lần, các cấu
uế đều trừ sạch. Thân tướng của
Phật cũng thế. Đó là loại vàng thượng diệu
trong thế gian, nếu đem so với vàng Diêm Phù Đề
th́ màu sắc kém hơn, mà c̣n hơi ô trược, chẳng
được tự nhiên tươi tắn, sáng sạch
như vàng Diêm Phù. Do vị Phật ở trên cánh sen từ
nhân duyên tâm lượng mà sanh, cho nên kém hơn.
Kế
đó, tại phương Bắc quán Bất Động Phật.
Quán Ngài ĺa nhiệt năo, thanh lương trụ trong tướng
tịch định. Đấy là trí Niết Bàn của
Như Lai; do vậy, có ư nghĩa Bất Động, chẳng
phải là danh xưng vốn có của Ngài. Danh hiệu vốn
có của Ngài là Cổ Âm Như Lai
(tức Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai, Divyadundubhi-meghanirghoṣa),
như trống cơi trời đều chẳng có h́nh tướng,
mà cũng chẳng có trụ xứ, nhưng có thể diễn
nói pháp âm, cảnh tỉnh, giác ngộ chúng sanh. Đại
Bát Niết Bàn cũng lại giống như thế, chẳng
như Nhị Thừa vĩnh viễn tịch diệt, trọn
chẳng có diệu dụng. Do vậy, dùng điều này
để sánh ví.
Kế
đó, tại phương Tây quán Vô Lượng
Thọ Phật (Amitāyus). Đấy là trí phương tiện của Như
Lai. Do chúng sanh giới vô tận, phương tiện đại
bi của chư Phật cũng chẳng
có cùng tận. Do vậy, tên là Vô Lượng Thọ. Âm tiếng
Phạn là Nhĩ Nhĩ, tức là “nhân giả” (bậc nhân từ). Lại
do hàng phục tứ ma, nên gọi là Thắng. Do vậy, kệ
dịch trọn đủ ư nghĩa này, gọi Ngài là “Nhân
Thắng Giả” (bậc nhân từ thù thắng).
Cũng vẽ hai vị Phật này có màu vàng ṛng, mắt nhắm
hờ, nh́n xuống dưới,
ra vẻ nhập Tịch Diệt tam-muội. [Vẽ, tạc
h́nh tượng] chư Phật đều theo lệ ấy.
Bốn
góc hoa đài có bốn vị Bồ Tát, như kinh văn
trong phần sau sẽ nói. Đối với tọa vị
của hết thảy Như Lai, chỉ quán một vị
Phật ở trong kim đàn, sẽ giống như thân của
hết thảy các đức Phật. Những vị khác
đều dựa theo h́nh tượng, vị trí được
nói trong kinh, đều nên chuyển chữ thành thân (tức là quán tưởng chữ chủng
tử của mỗi vị ấy đều biến thành
thân Phật hoặc Bồ Tát tương ứng),
khiến cho mỗi mỗi đều rành rẽ. Phàm là cách
chuyển chữ trong Mạn-đồ-la,
đối với mỗi vị tôn thánh,
đều dùng chữ chủng tử của chính vị ấy,
hoặc dùng chữ thông dụng thống nhiếp các bộ
khác, như các chữ A, Sa, Phạ tương ứng với
ba bộ. Nếu sợ bậc A-xà-lê hạnh cạn chẳng
thể xoay chuyển [để quán tưởng] nhanh chóng
như thế, chỉ quán môn chữ A sanh ra vô lượng
quang, quang minh chiếu tới đâu liền hiện thân của
vị tôn thánh đó. C̣n như hành pháp sự trong đêm,
cũng đều phỏng theo lệ này.
Khi
tu quán hạnh, trước tiên dùng năm chữ để
gia tŕ thân, như trong Cúng Dường Pháp đă nói: Quán tự
tâm thành hoa sen tám cánh. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Ô Lật
Đà tâm[28]
của phàm nhân có h́nh dạng giống như hoa sen c̣n búp
chưa nở, có gân, mạch, ước chừng chia thành
tám phần, đàn ông th́ hướng lên trên, đàn bà th́
hướng xuống dưới”. Trước tiên, quán
đóa sen ấy nở x̣e thành ṭa sen trắng tám cánh. Trên
đài ấy, hăy nên quán chữ A có màu kim cang, trên đầu
đặt Bách Quang Biến Chiếu Vương (Tỳ Lô
Giá Na Phật), dùng Vô Cấu Nhăn để quán. Dùng chữ ấy
để tự gia tŕ, liền thành thân đức Tỳ
Lô Giá Na. Dùng phương tiện này để quán thân Tỳ
Lô Giá Na cùng với thân ta chẳng hai, chẳng khác. [Vị
trí] ở giữa hai vị minh vương [Bất Động
và Hàng Tam Thế thuộc phía Tây của Mạn-đồ-la]
th́ gọi là “trụ trong Phật thất”. Tới khi
vẽ xong Mạn-đồ-la, A-xà-lê dời chỗ ngồi
ra ngoài cửa đàn tràng, ở vị trí Phật thất ấy,
vẽ h́nh vị tôn thánh ḿnh kính chuộng, hoặc đặt
kinh Bát Nhă, chất đầy vàng, chất báu để
trang hoàng, cúng dường. Hoặc đặt xâu chuỗi
ḿnh thường cầm, hoặc chày kim cang, hoặc kim cang
đạc (chuông kim cang) v.v…
Lại
nữa, khi sắp chọn cuộc đất để tịnh
trị, hăy nên tự quán Như Ư Bảo Châu trên hoa sen trong
tâm, trong ngoài trong suốt. Khi quán sát kỹ càng, tất cả
các tướng thiện ác thảy đều hiện trong ấy.
A-xà-lê liền dùng huệ phương tiện để chọn
lựa, tịnh trị, khiến cho kiên cố, bằng phẳng.
Quán tâm đệ tử cũng như thế, sẽ có thể
lănh hội chỉ thú sâu xa trong ấy. Hành giả trụ
nơi Phật thất, đúng như trên mà quán tôn thánh xong,
sẽ chuyển chữ A
thành Phạ, dùng Kim Cang Tát Đỏa để gia tŕ tự
thân, dâng hương bôi, hoa v.v… đúng như pháp cúng dường,
đều như sẽ nói rộng trong pháp thứ tự
thuộc phần sau. Sau đấy, dấy ḷng đại
bi, chí thành trân trọng, tụng A Lợi Sa kệ thỉnh
bạch như kinh văn dạy.
Nay
giữ nguyên âm tiếng Phạn như sau:
(Kinh)
Tam mạn phạ ha lan (tồn niệm dă), đổ mê (ngă
dă) tát ra bệ (nhất thiết dă), nhĩ nẵng (nhân giả
dă, tức chư Phật) ca lô noa đát măng ca (bi giả), bộ
mê bát rị bệ ra ha
(thỉnh thọ tŕ địa), ca lê dă
(tác dă), sa bổ đát lệ (tịnh Phật tử dă), thấp
vụ nễ na để duệ.
(經)三漫嚩訶囒(存念也)覩迷(我也)薩囉鞞(一切也)爾曩(仁者也,即諸佛)。迦盧拏怛莾迦(悲者)部迷鉢𭌆薜囉訶(請受持地)。迦𠼝也(作也)。娑補怛㘑(并佛子也)。濕務儞那𫪭曳。
(Kinh:
Tam mạn phạ ha lan (nghĩ nhớ), đổ mê (con)
tát ra bệ (hết thảy), nhĩ nẵng (nhân giả, tức
chư Phật), ca lô noa đát măng ca (từ bi), bộ mê bát
rị bệ ra ha (xin thọ tŕ đất), ca lê dă (thực hiện), sa bổ đát lệ (và
Phật tử), thấp vụ nễ na để duệ).
Ư của
bài kệ là: Chư Phật là các đấng bi mẫn, xin
hăy nghĩ nhớ chúng con. Con nay thỉnh bạch, xin hăy thọ
tŕ pháp trị địa và các Phật tử. Ngày mai, [xin
các Ngài] cùng giáng lâm để chứng minh. Chữ “tồn
niệm” trong tiếng Phạn có nghĩa là “xin giáng hiện”. Tọa vị trong bạch đàn Mạn-đồ-la:
(4)
Phật mẫu Hư Không Nhăn |
Đông(mộc) (2)
Tọa vị của hết thảy chư Phật |
(3) Tọa
vị của hết thảy Bồ Tát |
Bắc
(thủy) (6)
Liên Hoa Thủ |
(1)
Tọa vị của ngũ Như Lai |
Nam (hỏa) (5)
Kim Cang Thủ |
(8)
Hàng Tam Thế Tôn |
Tây(kim) (9)
Tọa vị của A-xà-lê |
(7)
Thánh Bất Động Tôn |
Đến
chiều ngày thứ năm, lại nên theo thứ tự, trọn
đủ các pháp tắc, khéo tự trang nghiêm thân, quán nhập
vị trí trong Mạn-đồ-la, phụng thỉnh, kết
giới, hộ thân v.v… mỗi mỗi đều đầy
đủ xong, hăy nên tụng [chân ngôn của] Bất Động
Minh Vương, hoặc [chân ngôn của] tôn thánh Hàng Tam Thế,
và mật ấn tương ứng, trọn một trăm
lẻ tám biến gia tŕ trong ấy. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê
nói: “Từ ngày thứ ba trở đi, mỗi ngày vào lúc
ba thời niệm tụng, đều tụng Bất Động
chân ngôn một trăm lẻ tám lần để gia tŕ cuộc
đất. Không chỉ nơi đây, mà nên dùng vào hết thảy
các chốn. Lại từ ngày thứ nhất cho tới ngày
thứ ba, nếu có chướng nạn, hăy nên thu dọn,
đ́nh chỉ. Nếu đă vẽ xong các phương vị
trong bạch đàn, mà nếu có các thứ ma sự, hai
đằng chẳng ḥa hợp, phải nên siêng năng
tăng thêm phương tiện, ắt khiến cho
được thành tựu. Những điều khác như
đă nói trong kinh
Cù Hê[29]”.
Đêm thứ năm, tụng Bất Động chân ngôn
xong; kế đó, hăy nên
đối với thân Đại Nhật Như Lai, liền
tụng Tŕ Địa chân ngôn, và kết tam-muội-da
ấn, nói chân ngôn ấy như sau:
(Kinh)
Như thị thuyết dĩ, phục đương tụng
thử chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột
đà nẫm, tát bà đát tha yết đa, địa sắt
xá na, địa sắt chỉ đế, a giả lệ,
vi ma lệ, sa ma ra năi, bát ra cật lật để bát lư
thâu đệ,
sa ha.
(經)如是說已。復當誦此真言曰。南麼三曼多勃馱喃。薩婆怛他揭多。地瑟姹那地瑟祉帝。阿者麗。微麼麗。娑麼囉嬭。鉢囉吃㗚𫪭鉢履輸睇。莎訶。
(Kinh:
Nói như thế xong, lại nên tụng
chân ngôn này như sau: - Nam ma tam mạn
đa bột đà nẫm, tát bà đát tha yết đa,
địa sắt xá na, địa sắt chỉ đế,
a giả lệ, vi ma lệ, sa ma ra năi, bát ra cật lật
để bát lư thâu đệ, sa ha).
Câu
đầu tiên là quy mạng hết thảy chư Phật.
Câu thứ hai và câu thứ ba có nghĩa là: Dùng sự gia tŕ của
hết thảy các Như Lai để
gia tŕ. Ư nói: Như đạo tràng kim cang
ấy cùng được duy tŕ bởi thần lực của
hết thảy các Như Lai, nay khiến cho cuộc đất này cũng giống
như thế. Hơn nữa, con đă b́nh trị tâm địa
thanh tịnh của đệ tử xong. Đấy là chỗ
để tâm vương Như Lai vẽ Đại Bi Tạng
Mạn-đồ-la. Con nay nói lời thành thật, dùng thần
lực của hết thảy Như Lai để gia hộ,
khiến cho được kiên cố, bất động.
Câu thứ tư nói “a giả lệ” (acale) có nghĩa
là bất động. Câu thứ năm là “vi ma lệ”
(vimale) có nghĩa là “vô cấu”. Ư nói: Do được thần
lực của hết thảy Như Lai gia tŕ, khiến cho [tâm địa ấy] đạt
được an ổn, vững vàng, bất động.
Không chỉ bất động mà thôi, lại c̣n khiến
cho ĺa hết thảy cấu. Chính là lấy chữ A đầu
tiên trong câu thứ tư làm cái Thể của chân ngôn.
Như Lai dùng pháp ǵ để gia tŕ mà có thể khiến cho
rốt ráo chẳng khuynh động? Chính là do dùng môn chữ
A này mà có lực dụng như thế. Câu thứ sáu có
nghĩa là “nghĩ nhớ, ǵn giữ”, giống như
tỳ-kheo tác pháp Yết Ma[30],
khiến cho chúng tăng ḥa hợp, cùng nhau thọ tŕ. Nay
chân ngôn này cũng thế, dùng chữ A để gia tŕ xong,
do thỉnh hết thảy Như Lai nghĩ nhớ bổn
thệ nên [các Ngài] cùng thọ tŕ. Câu thứ bảy có
nghĩa là “bản tánh thanh tịnh”, đấy là diễn
giải câu trước. Cớ sao chư Phật cùng tâm niệm
gia tŕ? Do bản tánh thanh tịnh. Nếu pháp nhập vào môn
chữ A, tức là vốn sẵn vô động, vô cấu.
Mười phương ba đời chư Phật do bởi
nghĩa ấy, đều có cùng một giới, một kiến
giải, cho nên cùng chung gia tŕ. Câu cuối cùng là Sa Ha, như
Tăng chúng đă yết-ma xong, bèn thêm câu “nhẫn khả,
ấn chứng thành tựu”. Nếu lời chân thành do
con thốt ra nhất định chẳng sai lầm, kính
mong chư Phật do chẳng vượt tam-muội-da, sẽ
khiến cho nó được thực hiện viên măn. Tất
cả ư nghĩa của các chữ ở đây cũng nên rộng
nói phân biệt.
Khi
đó, A-xà-lê nên đi tới phía
ngoài phương vị của hết thảy các đức
Như Lai ở
phương Đông, vừa hướng
về phương Đông, vừa tụng tŕ chân ngôn hoặc
ba lượt, hoặc bảy lượt, sẽ có thể
tạo nhiều lợi ích. Kế đó, đi về
phương Nam rồi đi sang phương Tây. Kế
đó, đi sang phương Bắc, đều đi sau lưng của
phương vị trong bạch đàn mà tŕ tụng. Xong hết
một ṿng như thế; kế
đó, đến chỗ của Hư Không Nhăn: Trước hết, hướng
góc Đông Bắc xoay lưng vào
phương vị trong đàn
(tức phương vị của Hư Không Nhăn Phật Mẫu)
mà tụng niệm. Kế đó, đi sang hướng Đông
Nam, kế đó tới phương Tây Nam, sau đó đi sang Tây Bắc. Giáp một ṿng xong, hăy
nên chí thành làm lễ, cúng dường các thứ, trở về
chỗ ngồi của A-xà-lê, ngồi hướng mặt về
phương Đông, tụng chân ngôn mà ḿnh vốn được
thọ tŕ, trụ trong Bổn Tôn tam-muội, đều
đúng như thứ tự được nói trong phần
Cúng Dường. Lại theo thứ tự, tŕ chân ngôn của
các vị tôn thánh trong bạch đàn, và cũng kết ấn
của các Ngài.
[Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Trước hết, tŕ chân ngôn của Bộ
Chủ Đại Nhật Phật một trăm lẻ tám
lượt, c̣n tám vị khác [trong Trung Đài Bát Diệp],
xem chân ngôn của các vị ấy dài hay ngắn mà tŕ. Nếu
lại có thể tụng th́ kiêm tŕ [chân ngôn] của bốn
vị Bồ Tát thuộc viện thứ hai, các vị tôn
thánh thượng thủ như Phật Thích Ca trong viện
thứ ba, cho đến tụng trọn hết [chân ngôn] của
chư vị cũng được”. Chỉ cần chất
bùn tô trát nơi các phương vị trong bạch đàn
đă khô, rải nước thơm [để sái tịnh]
xong th́ liền có thể tác pháp, cũng chẳng cần nhất
định phải khởi
sự trong ngày thứ tư. Kể từ khi sắp xếp
xong, đều cần nương theo đó để tŕ tụng.
Đối với pháp sự ban đêm, cũng chuẩn theo
lệ này mà biết.
(Kinh)
Tŕ Chân Ngôn hành giả, thứ phát bi niệm tâm, y ư bỉ
Tây phương, hệ niệm dĩ an tẩm, tư duy Bồ
Đề tâm, thanh tịnh trung vô ngă. Hoặc ư mộng
trung kiến, Bồ Tát đại danh xưng, chư Phật
vô hữu lượng, hiện tác chúng sự nghiệp, hoặc
dĩ an úy tâm, khuyến chúc ư hành giả: “Nhữ niệm
chúng sanh cố, tạo tác Mạn-đồ-la. Thiện tai
Ma Ha Tát! Sở họa thậm vi diệu”.
(經)持真言行者,次發悲念心,依於彼西方,繫念以安寢,思惟菩提心,清淨中無我。或於夢中見,菩薩大名稱,諸佛無有量,現作眾事業,或以安慰心,勸囑於行者:汝念眾生故,造作漫荼羅,善哉摩訶薩,所畫甚微妙。
(Kinh:
Hành giả tŕ Chân Ngôn, bèn phát tâm bi niệm, nương vào
chỗ phương Tây, hệ niệm rồi ngủ yên,
tư duy Bồ Đề tâm, trong thanh tịnh vô ngă. Hoặc
là trong mộng thấy, Bồ Tát thanh danh lớn, chư Phật
nhiều vô lượng, hiện làm các sự nghiệp, hoặc
dùng tâm an ủi, khuyên, dặn ḍ hành giả: “Ngươi
nghĩ tới chúng sanh, tạo tác Mạn-đồ-la. Lành
thay Ma Ha Tát! Vẽ đàn rất vui diệu!”)
Trong
đêm thọ tŕ đất, A-xà-lê đúng như pháp tŕ tụng
xong, cho tới dùng kim cang phúng vịnh để ca ngợi
trọn khắp chư Phật, Bồ Tát. Ngồi yên lặng
mệt mỏi cùng cực, liền ở chỗ đă đặt
đàn tràng, đúng như pháp mà hộ thân, liền nằm ở
phía Đông. Hăy nên sanh ḷng đại bi thương xót tột
bậc đối với đệ tử được
hóa độ. Nếu [vâng theo nghi quỹ] Cù Hê Thả
Đát Ra (Guhyatantra) thọ tŕ đất xong, lại có cách
kết tô-đa-la (dây chỉ ngũ sắc) để thọ
tŕ đệ tử danh hiệu. Khi vị ấy ngủ nghỉ,
hăy nên tư duy: “Hết thảy các pháp thuộc môn chữ
Ma (म)
trên đài hoa sen trong tâm, ta đều chẳng thể đạt
được, tức là Bồ Đề tâm chẳng
chướng ngại, mà cũng là Như Ư Bảo Châu”.
Lại nói: “Châu Như Ư ấy chỉ
là môn chữ A
đó thôi!” Vị
A-xà-lê ấy sẽ ở trong mộng, hoặc là thấy vô
lượng chư Phật và Bồ Tát là các bậc có thanh danh to lớn, thị
hiện tạo tác các sự nghiệp, tức là thuận
theo các loại chúng sanh đáng được hóa độ
mà dùng tam luân (thân, miệng, ư) để hướng dẫn,
hoặc đích thân sắp đặt, kiến lập Đại
Bi Sanh Mạn-đồ-la, hoặc dùng âm thanh vi diệu
để an ủi, khuyên nhủ, căn dặn rằng: “Ngươi
nay do nghĩ thương xót chúng sanh, tạo tác Mạn-đồ-la
này. Lành thay Ma Ha Tát Đỏa! [Mạn-đồ-la] do
ngươi đă vẽ hết sức vi diệu!” Các cảnh
giới như thế, A-xà-lê hăy nên dùng huệ tâm để
khéo quyết trạch. Hăy nên biết chư thánh đă cùng
gia tŕ cuộc đất ấy, có thể tùy ư tác pháp. Nếu
có chướng ngại, hăy nên thực hiện phương
tiện hộ-ma tương ứng để tịnh trừ.
Hăy nên phát tâm Đại Cần Dũng mong cho việc làm
được thành tựu.
Lại
nữa, nếu A-xà-lê kiến đế, th́ nơi Như Ư
Châu trong Liên Hoa tam-muội thuộc Bồ Đề tâm thanh
tịnh, tự nhiên thấy rơ nhân duyên có chướng hay
không có chướng rành rành vô ngại. Vị Phật trong
tâm hiện tiền căn dặn, truyền trao, nhằm giải
quyết nghi vấn [của A-xà-lê]. Nếu như nhận
biết ma sự, hăy nên dùng đại phương tiện
đại trí huệ để xoay chuyển,
thực hiện pháp hộ-ma, nhằm khiến cho cái tâm hành
tŕ chẳng lay động, chẳng lui sụt, kham kiến
lập pháp giới Mạn-đồ-la.
Sau đó mới nghỉ ngơi.
Lại
nữa, A-xà-lê kể từ lúc nhắc nhở địa thần
trở đi, chớ nên ĺa bỏ cuộc đất đạo
tràng như thế, luôn ở trong ấy, gia tŕ, niệm tụng,
quán sát cặn kẽ: Hễ chỗ nào chưa ngay ngắn, bằng phẳng, liền lập tức sửa
sang. Lại tư duy chi phần của các duyên, khiến cho
đều trọn đủ, chớ để lúc gặp
chuyện bị khuyết thiếu, khiến cho nghi hoặc
nẩy sanh. Tự thọ tŕ đất xong, hăy nên ngay lập
tức quy hoạch giới hạn, khu vực, ấn định
chắc chắn từng phương vị. Tới đêm
quán đảnh, mới tạo h́nh tượng các tôn thánh.
Nếu không thể nhanh chóng hoàn thành, sau khi tŕ địa, sẽ lần
lượt thực hiện th́ cũng không phạm lỗi
ǵ!
(Kinh)
Phục thứ ư dư nhật, nhiếp thọ ưng
độ nhân. Nhược đệ tử tín tâm, sanh chủng
tánh thanh tịnh, cung kính ư Tam Bảo, thâm huệ dĩ
nghiêm thân, kham nhẫn vô giải quyện, Thi La tịnh vô
khuyết, nhẫn nhục, bất xan lận, dũng kiện,
kiên hạnh nguyện, như thị ưng nhiếp thủ,
dư tắc vô sở quán. Hoặc thập, hoặc bát, thất,
hoặc ngũ, nhị, nhất, tứ, đương tác
ư quán đảnh, nhược phục số quá thử.
(經)復次於餘日,攝受應度人,若弟子信心,生種姓清淨,恭敬於三寶,深慧以嚴身,堪忍無懈倦,尸羅淨無缺,忍辱不慳悋,勇健堅行願,如是應攝取,餘則無所觀。或十或八七,或五二一四,當作於灌頂,若復數過此。
(Kinh:
Lại nữa, vào ngày khác, nhiếp thọ người
đáng độ. Nếu đệ tử tín tâm, sanh chủng
tánh thanh tịnh, tâm cung kính Tam Bảo, huệ sâu trang nghiêm
thân, kham nhẫn, không lười mệt. Giới thanh tịnh
chẳng khuyết, nhẫn nhục, chẳng keo kiệt, mạnh
mẽ, hạnh nguyện vững. Nên nhiếp người
như thế, những điều khác chẳng màng. [Số
người được quán đảnh], hoặc mười,
hoặc tám, bảy, hoặc năm, hai, một, bốn, nên
thực hiện quán đảnh, [nếu là kẻ kết
duyên], lại vượt hơn số ấy).
Kinh
dạy: “Phục thứ ư dư nhật, nhiếp thọ
ưng độ nhân” (lại trong ngày kế tiếp, bèn
nhiếp thọ kẻ đáng được độ)
nói về chi phần “nhiếp thọ, kiến lập, hộ
tŕ đệ tử”. Thọ tŕ địa xong, kế
đến nói trong ban đêm hăy nên thực hiện tác pháp
cho đệ tử. V́ thế nói là “dư nhật” (ngày khác).
Do đó, rộng biện định tướng trạng
của hàng đệ tử đáng độ.
Kệ
nói “nhược đệ tử tín tâm” (nếu đệ
tử có tín tâm) là nói A-xà-lê quán căn tánh hiện tại, hoặc
nhân duyên xa xôi của người ấy, [thấy người
ấy] trong các phương tiện thuộc ba thứ bí mật
trong duyên khởi chẳng
thể nghĩ bàn, đều tin tưởng
thẳng thừng, chẳng ngờ, chẳng hề sợ
hăi, bèn có thể nhiếp
thọ. Những điều khác như đă nói trong phần
luận về phẩm đức của người thầy.
Kệ
nói: “Sanh chủng tánh thanh tịnh” tức là [người
đệ tử ấy] sanh trong các
ḍng họ to
lớn thuộc bốn chủng tánh như Bà
La Môn v.v… Nếu là Chiên Đà La v.v… th́ người ấy do
kế tục pháp tắc của gia
đ́nh, đă quen làm chuyện chẳng
thanh tịnh, tánh nhiều tệ ác. Nếu v́ kẻ đó
truyền pháp quán đảnh ḥng lưu thông đại pháp,
sẽ khiến cho kẻ khác sanh ḷng khinh mạn, hoặc tạo
thành nhân duyên chướng ngại pháp. Ngay như truyền
Cụ Túc Giới cho tỳ-kheo, cũng loại trừ kẻ
hủy nhục tăng chúng, hoặc chủng tánh cực hèn
tệ. Nếu chỉ là kết duyên thọ pháp, sẽ chẳng
cần phải bàn tới [những điều ấy]! Lại
nữa, từ lâu xa tới nay, người đă từng
có nhân duyên phát Bồ Đề tâm th́ tức là sanh trong chủng
tánh của Như Lai, chính là ḍng tộc thù thắng nhất!
Kệ
nói: “Cung kính ư Tam Bảo”, tức là đối với
Phật, Pháp, chúng Tăng khởi tâm thuần hậu, khiêm hạ,
thường chuộng thân cận, tôn trọng, cúng dường,
tán thán. Hăy nên biết người ấy đă có nhân duyên
hành đạo từ thời trước, thậm chí
như Thường Bất Khinh Bồ Tát. Đó gọi là “kính
trọng sâu xa hết thảy chúng sanh”, tin Phật, Pháp,
Tăng Bảo. “Thâm huệ dĩ nghiêm thân” (dùng trí huệ
sâu xa để trang nghiêm thân), Phật pháp như hư không
vô biên như thế, kẻ kém trí huệ sẽ chẳng thể
kham nổi. V́ thế, người có
trí tánh sâu xa, bén nhạy, tự dùng
đó để trang nghiêm, cho đến v́ người khác
nói (thuyết pháp). “Kham
nhẫn vô giải quyện” (Kham nhẫn, chẳng lười
nhác, mệt mỏi): Đấy nghĩa là người kham
thực hiện, chẳng có thoái khuất. Âm gốc trong tiếng
Phạn khác với Nhẫn Nhục, tức là nhân duyên cầu
pháp tuy đủ mọi chuyện khó khăn, nhưng
[người ấy] đều có thể làm được.
Giả sử một lượt chẳng thành, lại càng
ra sức tu tập, như thề tát cạn biển cả
mới thôi. Nếu người có chí tánh như thế, sẽ
có thể truyền pháp. “Thi La tịnh vô khuyết” (Giới
hạnh thanh tịnh, chẳng thiếu sót), tức là đối
với luật nghi tại gia và xuất gia, cho tới đối
với thọ lănh các
giới cấm thuộc về bản
tánh, hễ phụng tŕ bèn thâm tâm ǵn giữ,
bảo vệ, chẳng hề hủy hoại, thiếu sót.
Nếu là người có tánh như thế, dẫu nhập
tam-muội-da b́nh đẳng đại thệ, cũng sẽ
kính thuận, chẳng trái nghịch, cho nên có thể kham truyền
pháp.
“Nhẫn
nhục, bất xan lận” (nhẫn nhục, chẳng
keo kiệt): Ở đây, chia thành hai câu. Nhẫn nhục tức
là đối với tám loại gió lớn cảnh giới
“trong, ngoài, nghịch, thuận”, tâm
đều an nhẫn, chẳng khuynh động,
như trong Trí Độ Luận đă nói rộng về Thi
La Ba La Mật. Hăy nên
biết người ấy ắt chẳng vi phạm trọng
cấm của tŕ minh (giới cấm trong pháp môn Chân Ngôn),
làm chuyện bất lợi cho chúng sanh, cho nên có thể kham
truyền pháp. Chẳng keo kiệt, tức là đối với
tất cả tài và pháp, thường nghĩ bố thí cho
người khác. Nếu có người đến cầu,
đều không keo tiếc, như Trí Độ Luận
đă nói rộng trong phần Đàn Ba La Mật. Hăy nên biết
người ấy ắt chẳng phạm trọng cấm
của tŕ minh,
chẳng keo tiếc chánh pháp, nên kham truyền thọ.
“Dũng
kiện, kiên hạnh nguyện” (mạnh
mẽ, hạnh nguyện vững) cũng
chia thành hai câu. “Dũng kiện” tức là [phẩm
đức] “chủng tánh Bồ Đề tâm mạnh mẽ”
trong các phẩm đức
của vị A-xà-lê. Trong khi hành đạo, tuy gặp đủ
loại h́nh sắc và âm thanh đáng sợ, tâm chẳng khiếp
nhược, thậm chí xuất sanh nhập tử chẳng
có ư tưởng sợ hăi, thật sự tùy thuận sở
hành của bậc đại nhân Bồ Đề Tát Đỏa.
Do vậy, đáng nên truyền thọ. “Kiên hạnh nguyện”
chính là nguyện tâm mong muốn. Âm tiếng Phạn và ư
nghĩa cầu nguyện không giống nhau. Như tự lập
chí, khiến cho mỗi ngày ba thời niệm tụng, bèn [thực hiện]
trọn hết một kỳ hạn. Tuy gặp đủ
mọi duyên khác, trọn chẳng gián đoạn hay chấm
dứt. Mọi chuyện đều có đầu, có
đuôi như thế. Nếu lúc hành Bồ Tát đạo,
cũng chẳng khuyết bổn thệ. V́ thế, kham truyền
pháp. Nhưng mười đức của đệ tử
được nói ở đây, nếu ai có trọn đủ
th́ hăy nên biết là người rất hiếm có! Nhưng
nếu có [đệ tử chẳng trọn đủ
mười đức, nhưng có] ưu điểm là “có
thể kham đào luyện” th́ hăy nên nhiếp thọ. Lại
như khi Thanh Văn thọ Cụ Túc Giới, [vị thầy
truyền giới phải] quan sát đủ loại ngăn
chướng [nơi người thọ giới], như
quá nhỏ, quá già, h́nh sắc,
tướng mạo có tỳ vết, có
các bệnh hoạn v.v… sợ hàng bạch y sẽ chê gièm, quở
trách, bèn loại trừ. Nay đạo Ma Ha Diễn (Đại Thừa)
này chẳng phải vậy, chỉ cần đạo
cơ có thể tế độ, dẫu có các khuyết
điểm khác, đều chẳng liên quan! [Đó chính là ư nghĩa của câu “dư
tắc vô sở quán” (những điều khác chẳng
xét tới) trong lời kệ].
Kệ
nói: “Hoặc thập, hoặc bát, thất, hoặc
ngũ, nhị, nhất, tứ” (hoặc
mười, hoặc tám, bảy. Hoặc năm, hai, một,
bốn) chính là con số hạn lượng của
các [đệ tử] trong một kỳ đạo tràng
để được bậc A-xà-lê quán đảnh. Ở
đây, dựa theo siêu số để nói, tức là từ
một tới hai, từ hai vượt lên bốn, từ bốn
đến năm, từ năm tới bảy, từ bảy
tới tám, từ tám cho đến mười người.
V́ thế, trong một Mạn-đồ-la, không được
đồng thời quán đảnh cho ba người, sáu
người, chín người! Thế nhưng, đối với
mật ư của Như Lai, A-xà-lê chẳng giải thích nguyên
do [v́ sao không truyền cho ba, sáu, hoặc
chín người]. Lại c̣n
tương đồng với kinh Đại Phương
Đẳng Đà La Ni[31]
nói không được vượt quá mười người.
Vượt quá con số ấy, sợ tâm lượng của
A-xà-lê chẳng thể bao quát nổi, hăy đợi duyên khác
về sau, sẽ v́ những
người c̣n lại mà tác pháp. Hơn nữa, từ
mười người trở xuống ấy, chính là cùng
lúc phát tâm, ai nấy đều xả tất cả các thứ
trong ngoài để cúng dường Tam Bảo, cùng nhau hoàn
thành Mạn-đồ-la. V́ thế, đồng thời tác
pháp. Nếu có người gặp đạo tràng, liền
nói “pháp duyên khó gặp”, xin cũng được tế
độ, sẽ chẳng hợp lẽ nếu làm quán
đảnh A-xà-lê cho người ấy. Nếu lại
vượt quá con số ấy, mà nếu [có người]
chỉ cầu kết duyên với pháp của một vị
Bổn Tôn trong một môn, tiếp nhận chân ngôn, ấn khế,
th́ chẳng thuộc vào hạn định ấy. A-xà-lê
cũng nên phát khởi đại bi, hễ ai có thể khởi
chút phần thiện tâm, hăy đều v́ người ấy
phát sanh, tạo lập chủng tử Bồ Đề, cho
nên nói “nhược phục
quá ư thử” (lại
có thể vượt quá con số ấy).
(Kinh)
Nhĩ thời, Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ phục bạch
Phật ngôn: “Thế Tôn! Đương vân hà danh thử Mạn-đồ-la?
Mạn-đồ-la giả kỳ nghĩa vân hà?” Phật
ngôn: - Thử danh Phát Sanh Chư Phật Mạn-đồ-la,
cực vô tỷ vị, vô quá thượng vị. Thị cố,
thuyết vi Mạn-đồ-la. Hựu Bí Mật Chủ!
Ai mẫn vô biên chúng sanh giới cố, thị Đại
Bi Thai Tạng Sanh Mạn-đồ-la quảng nghĩa. Bí Mật
Chủ! Như Lai ư vô lượng kiếp tích tập A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ
Đề chi sở gia tŕ. Thị cố, cụ vô lượng
đức, đương như thị tri. Bí Mật Chủ!
Phi vị nhất chúng sanh cố, Như Lai thành Chánh Đẳng
Giác, diệc phi nhị, phi đa, vị lân mẫn vô dư
kư cập hữu dư kư chúng sanh giới cố, Như Lai
thành Chánh Đẳng Giác, dĩ đại bi nguyện lực
ư vô lượng chúng sanh giới như kỳ bản
tánh, nhi diễn thuyết pháp.
(經)爾時金剛手祕密主復白佛言:世尊!當云何名此漫荼羅?漫荼羅者其義云何?佛言:此名發生諸佛漫荼羅,極無比味、無過上味,是故說為漫荼羅。又祕密主!哀愍無邊眾生界故,是大悲胎藏生漫荼羅廣義。祕密主!如來於無量劫積集阿耨多羅三藐三菩提之所加持,是故具無量德,當如是知。祕密主!非為一眾生故如來成正等覺,亦非二非多,為憐愍無餘記及有餘記諸眾生界故,如來成正等覺,以大悲願力於無量眾生界如其本性而演說法。
(Kinh: Lúc bấy giờ, Kim Cang Thủ
Bí Mật Chủ lại bạch với đức Phật
rằng: - Bạch Thế Tôn! Mạn-đồ-la này nên gọi
tên là ǵ? Mạn-đồ-la có nghĩa là như thế nào?
Đức Phật nói: - Đây gọi là Phát Sanh Chư Phật
Mạn-đồ-la. Do vị tột bậc khôn sánh, do vị
không chi hơn được. V́ thế nói là Mạn-đồ-la.
Lại này, Bí Mật Chủ! Do thương xót vô biên chúng
sanh là nghĩa rộng của Đại Bi Thai Tạng Sanh
Mạn-đồ-la. Bí Mật Chủ! Như Lai trong vô
lượng kiếp tích tập sự gia tŕ của Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. V́ thế, trọn
đủ vô lượng đức, hăy nên biết như
thế. Bí Mật Chủ! Chẳng phải v́ một chúng
sanh mà Như Lai thành Chánh Đẳng Giác, cũng chẳng phải
hai, chẳng phải nhiều, v́ thương xót vô dư kư
và hữu dư kư chúng sanh giới mà Như Lai thành Chánh
Đẳng Giác, do nguyện lực đại bi trong
vô lượng chúng sanh giới, đúng như bản tánh mà
diễn nói pháp).
Đây
là do Như Lai hạn định số người
[được quán đảnh trong một kỳ lập
đàn tràng], v́ biết những kẻ chưa ngộ sẽ
đâm ra nẩy
sanh nghi vấn. Ngài Kim Cang Thủ vốn thỉnh đức
Thế Tôn tuyên nói cảnh giới gia tŕ này, diễn nói
Đại Bi Tạng Sanh Đại Mạn-đồ-la
Vương, tức là đại bi b́nh đẳng, chẳng có hạn
lượng. Nhưng nay đức Thế Tôn nói, dẫu là
người có đức có thể truyền thọ, vẫn
chẳng vượt quá mười người, tợ hồ
là nói thuận theo bất cứ minh chú nào, chẳng phải
là cụ thể [một minh chú nhất định nào]. V́
thế, Ngài hỏi Mạn-đồ-la này tên gọi là ǵ.
Hơn nữa, Mạn-đồ-la nghĩa là “luân viên” (tṛn
trặn). Nay đă hạn cuộc danh số (số người
được quán đảnh), tợ hồ lư chưa viên
măn. V́ thế, lại hỏi Mạn-đồ-la ở
đây có ư nghĩa ǵ. Do có hai câu hỏi, trong lời đáp,
trước hết, đức Thế Tôn giải đáp
danh xưng; kế đó, giải đáp ư nghĩa.
Trong
phần giải đáp danh xưng, lại c̣n nói rơ ư chỉ
sẵn có rằng: Mạn-đồ-la có nghĩa là “phát
sanh”, nên nay gọi là Phát Sanh Chư Phật Mạn-đồ-la.
Gieo chủng tử Bồ Đề tâm vào tâm địa Nhất
Thiết Trí, tưới nhuần bằng nước đại
bi, chiếu bằng mặt trời đại huệ, cổ
vũ bằng gió đại phương tiện, chẳng ngại dùng hư
không Đại Không,
có thể khiến cho mầm pháp tánh chẳng thể
nghĩ bàn tăng trưởng theo
thứ tự, cho đến thành cây chúa (thụ
vương) của Phật, đầy ắp pháp
giới. V́ thế, gọi là Phát Sanh. Phàm mưa giông làm duyên
thúc đẩy, [các hạt giống] tùy theo tánh chất riêng
mà nẩy mầm, chớ nên v́ tánh chất tăng trưởng
của thảo mộc khác nhau mà khiến cho sự bố
thí b́nh đẳng cũng trở thành có hạn lượng!
Kế
đó, trong phần giải đáp ư nghĩa, âm tiếng Phạn
là Mạn-đồ-la (Maṇḍala),
có ư nghĩa “khuấy đảo khiến cho sữa và lạc
trở thành tô”. Mạn-đồ-la là chất tô cực
tinh thuần đọng trên mặt sữa, ví như sự
tinh thuần ấy chẳng c̣n đổi khác, lại gọi
là Kiên. Vị tịnh diệu cùng ḥa hợp, khiến cho các
vật khác chẳng thể xen tạp, nên có ư nghĩa “tụ
tập”. V́ thế, đức Phật nói: “Cực vô tỷ
vị, vô quá thượng vị, thị cố thuyết vi
Mạn-đồ-la dă” (vị khôn sánh tột cùng, vị
không chi hơn được. Do vậy, nói là Mạn-đồ-la).
Dùng ba loại phương tiện bí mật để khuấy
đảo sữa Phật tánh của chúng sanh, cho đến
lần lượt trải qua ngũ vị (sữa, lạc, sanh tô, thục tô,
đề hồ), thành diệu giác đề
hồ. Ḥa hợp thuần tịnh mầu nhiệm, chẳng
c̣n ǵ có thể tăng thêm nữa, hết thảy kim cang trí
ấn cùng chung nhóm họp, trong vị cam lộ chân thường
bất biến,
thật là bậc nhất. Đó là ư nghĩa của Mạn-đồ-la
vậy. Từ “hựu Bí Mật Chủ” (lại này,
Bí Mật Chủ) trở đi, rộng diễn ư nghĩa của
Mạn-đồ-la nhằm giải thích đoạn trừ
các vấn nạn. Lại chia thành ba phần:
- Một,
nêu rơ pháp giới viên đàn phổ môn vô hạn.
-
Hai, nêu ra nguyên nhân giới hạn số người
[được quán đảnh trong một kỳ đàn
tràng]: Loại trừ các chúng sanh [không thích hợp].
-
Ba, câu cuối nhằm khuyên
lơn, căn dặn A-xà-lê hăy dấy khởi bi nguyện
b́nh đẳng.
Trong
kinh văn thuộc phần thứ nhất, “ai mẫn vô
biên chúng sanh giới, thị Đại Bi Thai Tạng Sanh Mạn-đồ-la
quảng nghĩa” (thương xót vô biên chúng sanh giới
là nghĩa rộng của Đại Bi Thai Tạng Sanh Mạn-đồ-la),
tức là nếu lúc hành nhân tự thấy Trung Đài Thai Tạng,
liền biết hết thảy chúng sanh đều có nhân
duyên thành Phật. V́ thế, Đại Bi Mạn-đồ-la
đă khởi lên ấy cũng trọn khắp pháp giới.
Vả nữa, bất cứ vị nào trong số các vị
Chấp Kim Cang và Bồ Tát nhiều như số vi trần
trong mười thế giới, hễ dùng một môn nào
để làm Mạn-đồ-la chủ, các vị kia làm
quyến thuộc, sẽ thành một loại Mạn-đồ-la. Xoay
chuyển vô cùng như thế, dẫu toán số,
thí dụ đều chẳng thể [tính toán, diễn tả]
được! Huống hồ trong ấy đều dùng
vô lượng môn trang nghiêm, các thứ phương tiện
để dẫn khởi, nhiếp thọ chúng
sanh, há c̣n có thể kể xiết ư? Nếu hành giả
trong pháp môn một chữ ấy, thâu nhiếp rộng thành
lược, triển khai lược thành rộng, sanh ra
pháp tài để thí
trọn khắp hết thảy, thường chẳng
đoạn hết, bèn gọi là “khéo hiểu ư nghĩa rộng
của Mạn-đồ-la”.
Kế
đó nói: “Bí Mật Chủ! Như Lai ư vô lượng
kiếp, tích tập A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ
Đề chi sở gia tŕ. Thị cố, cụ vô lượng
đức. Đương như thị tri” (Bí Mật
Chủ! Như Lai trong vô lượng kiếp, tích tập sự
gia tŕ của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. V́ thế,
trọn đủ vô lượng đức, hăy nên biết
như thế): Đấy là giải thích nguyên do của
nghĩa rộng. Như các vị thiện tri thức trong
phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm, mỗi vị
đều từ trong một môn mà thông đạt pháp rộng
sâu chẳng có ngằn mé, nhưng cũng chẳng biết lẫn
nhau. Xưa kia, khi Như Lai hành Bồ Tát đạo, phổ
môn thân cận các vị thiện tri thức nhiều như
số vi trần trong các cơi Phật như thế, trong mỗi
công đức tạng đó,
đều đạt được vị
tột bậc không sánh bằng, không ǵ hơn được!
Do đức nội chứng vô lượng vô biên như thế,
hiện làm quyến thuộc trong pháp môn được gia
tŕ cũng lại vô lượng vô biên. Hành giả Chân Ngôn
môn hăy nên thông suốt tâm ấy, hiểu như thế
đó.
Đă
biết nội đức vô hạn; kế đó, nói rơ số
người được độ trong bổn địa
Mạn-đồ-la cũng là vô hạn. V́ sao vậy? Do ứng
với đại bi nguyện. Do vậy, tiếp đó,
kinh nói: “Bí Mật Chủ! Phi vị nhất chúng sanh cố,
Như Lai thành Chánh Đẳng Giác, diệc phi nhị, phi
đa, vị lân mẫn vô dư kư cập hữu dư kư
chư chúng sanh cố, Như Lai thành Chánh Đẳng Giác.
Dĩ đại bi nguyện lực, ư vô lượng
chúng sanh giới, như kỳ bổn tánh, nhi diễn thuyết
pháp” (Bí Mật Chủ! Chẳng phải v́ một chúng
sanh mà Như Lai thành Chánh Đẳng Giác, cũng chẳng phải
v́ hai, chẳng phải v́ nhiều, v́ thương xót các
chúng sanh vô dư kư và hữu dư kư mà Như Lai thành Chánh
Đẳng Giác. Do đại bi nguyện lực, trong vô
lượng chúng sanh giới, đúng như bổn tánh của
họ mà diễn nói pháp). Ư nghĩa phát Bồ Đề tâm ở
đây như trong phẩm Nhập Pháp Giới [của kinh
Hoa Nghiêm] và phần luận định về Ma Ha Tát trong
Trí Độ Luận đă rộng nói. “Vô dư kư” là
như Phật hiện tiền thọ kư: “Chúng sanh nào
đó sẽ trong kiếp nào đó thành Phật, hiệu là
X… Như Lai, có quốc độ và quyến thuộc
như thế đó”. Do đă thọ kư rành rẽ, nên gọi
là vô dư kư. Hữu dư kư là như bảo chúng sanh rằng:
“Nhữ ư vị lai mỗ Phật thời,
đương tất thị tội, mỗ giáp Như Lai
vị nhữ thọ kư” (Ông trong đời vị lai,
vào thời đức Phật chi đó, sẽ hết sạch
tội này, Như Lai chi đó sẽ thọ kư cho ông) v.v… Lại
nữa, như đức Thế Tôn nói: “Nhược ngă
tại thế, hoặc diệt độ hậu, chư hữu
văn Pháp Hoa Kinh nhất cú, nhất kệ, ngă giai vị thọ
Vô Thượng Bồ Đề kư” (Nếu ta tại thế,
hoặc sau khi diệt độ, nếu có người nghe
một câu, một kệ của kinh Pháp Hoa, ta đều thọ
kư Vô Thượng Bồ Đề cho người ấy).
Đó là vô dư kư. Nếu nói “hết thảy chúng sanh
đều có Phật tánh, sanh ra
thiện căn liên tục chẳng
đoạn, sẽ đạt tới Vô Thượng Bồ
Đề”. Đó gọi là hữu
dư kư. Ta vốn v́ chúng sanh như thế đó mà thành
Đẳng Chánh Giác, huống hồ nay sở nguyện
đă măn, mở ra vật báu nơi tự tâm của chúng
sanh, đúng như bản tánh của
họ mà ban cho, há có hạn lượng ǵ
ư? Hơn nữa, do dựa theo dấu tích của hạnh
nông cạn hoằng kinh trong đời ác mà nói “một kỳ
pháp sự chỉ hạn ngạch mười người”
đó thôi! Từ đây trở đi là giải thích nguyên do
v́ sao hạn chế số người như thế.
(Kinh)
Bí Mật Chủ! Vô Đại Thừa túc tập, vị tằng
tư duy Chân Ngôn thừa hạnh, bỉ bất năng thiểu
phần kiến văn, hoan hỷ tín thọ. Hựu Kim Cang
Tát Đỏa! Nhược bỉ hữu t́nh tích ư Đại
Thừa Chân Ngôn Thừa đạo vô lượng môn tấn
thú, dĩ tằng tu hành, vị bỉ đẳng cố, hạn
thử tạo lập danh số. Bỉ A-xà-lê diệc
đương dĩ đại bi tâm, lập như thị
thệ nguyện, vị độ vô dư chúng sanh giới
cố, ưng đương nhiếp thọ bỉ vô
lượng chúng sanh, tác Bồ Đề chủng tử
nhân duyên.
(經)祕密主!無大乘宿習、未曾思惟真言乘行,彼不能少分見聞歡喜信受。又金剛薩埵!若彼有情昔於大乘真言乘道無量門進趣、已曾修行,為彼等故,限此造立名數。彼阿闍梨亦當以大悲心立如是誓願,為度無餘眾生界故,應當攝受彼無量眾生作菩提種子因緣。
(Kinh:
Bí Mật Chủ! Kẻ chẳng tu tập Đại Thừa
từ trước, chưa từng tư duy hạnh Chân
Ngôn thừa, sẽ chẳng thể có chút phần thấy,
nghe, hoan hỷ tin nhận. Lại này Kim Cang Tát Đỏa!
Nếu hữu t́nh ấy trước kia đă từng tu hành đạo Đại
Thừa Chân Ngôn Thừa, tiến nhập vô lượng môn,
v́ những người như thế mà tạo lập chuyện
hạn định danh số. Vị A-xà-lê đó cũng nên
do tâm đại bi mà lập thệ nguyện như thế,
v́ độ chúng sanh giới chẳng thừa sót, hăy nên nhiếp
thọ vô lượng chúng sanh để làm nhân duyên cho chủng
tử Bồ Đề).
Đoạn
này có ư nói: Nếu các chúng sanh chưa từng gieo thiện
căn đă lâu nơi quá khứ vô lượng chư Phật,
chưa từng tu tập bí mật thừa này, sẽ hời
hợt nghe nói, chẳng thể tin nhận. Nếu chỉ
v́ thiện tâm mà người truyền pháp nói [pháp Chân Ngôn] với
kẻ căn cơ sai lệch, sẽ có thể khiến cho
kẻ đó
tăng thêm ḷng phỉ báng, đoạn mất căn lành. V́
thế, kinh Pháp Hoa nói: “Vô trí nghi hối, tắc vi vĩnh
thất” (kẻ không có trí, ngờ vực, hối hận,
sẽ bị mất mát vĩnh viễn). Các chúng sanh trong
mười phương thế giới, ít có người cầu
Thanh Văn, người cầu Duyên Giác càng ít hơn,
người cầu Đại Thừa rất hy hữu!
Người cầu Đại Thừa c̣n dễ, người
tin pháp này là khó nhất. V́ thế, dùng Phổ Nhăn để
xem, người kham tiếp nhận pháp này giống như
hạt bụi nơi núi Tu Di, hoặc giọt nước
trong biển cả. Do bảo vệ tâm ư của chúng sanh,
đến đúng thời mới nói, lẽ nào chẳng
đại lược chế định, tạo lập
danh số hay sao? Nói “vô lượng môn tấn thú” tức
là giải thích kèm thêm danh nghĩa của Mạn-đồ-la.
Mạn-đồ-la
là “tụ tập”, [tức là] nay đem công đức
chân thật của Như Lai tụ tập ở một chỗ,
cho đến gom tụ trọn vẹn trí ấn sai biệt
số lượng nhiều như vi trần trong mười
thế giới để phù tá Đại Nhật tâm
vương, khiến cho hết thảy chúng sanh đều
phổ môn tiến nhập. Do vậy nói là Mạn-đồ-la.
Nói “lược thử tạo lập danh số”
(đại lược tạo lập danh số ấy),
như dùng chữ A để năm lượt chuyển,
ḥng thống nhiếp vô biên nội đức của
Như Lai, dùng trăm bài minh chú ứng với các tự luân
để thâu nhiếp pháp môn Phổ Nhăn của Như Lai.
Đó gọi là “đại lược về danh
xưng”. Dùng phương tiện nhiều như số
vi trần trong một cơi nước để mở
đàn [hoa sen] tám cánh, do vô cực đại bi mà chế
định hạn lượng mười người.
Đấy chính là nói đại lược về số.
Nhưng người học thuận theo một pháp minh
đạo mà được ngộ nhập, tức là nhập
trọn khắp hết thảy các môn Tổng Tŕ. Như từ
một môn thấy vua, tức là thấy nhập trọn khắp
ngàn muôn môn hộ. Nếu chẳng thể hành đúng như
lời dạy, tuy dùng đủ loại văn từ rộng
v́ họ khai thị, vẫn chẳng có ích ǵ! Do vậy, câu
thứ ba nói rơ: [Tuy lập] danh số hạn lược,
chẳng trở ngại sự [truyền thọ] rộng
răi. Ở đây, kinh nói: “Bỉ A-xà-lê diệc
đương dĩ đại bi tâm, lập như thị
thệ nguyện, vị độ vô dư chúng sanh giới
cố, ưng đương nhiếp thọ vô lượng
chúng sanh, tác Bồ Đề chủng tử nhân duyên” (Vị
A-xà-lê ấy cũng nên do tâm đại bi mà lập thệ
nguyện như thế, v́ độ chúng sanh giới chẳng
sót, hăy nên nhiếp thọ vô lượng chúng sanh để
làm nhân duyên cho chủng tử Bồ Đề), tức là:
Tạo lập Mạn-đồ-la này, chính là hễ có kẻ
nào thấy, nghe, hay, biết, thậm chí giơ tay, cúi đầu,
một niệm tùy hỷ, sẽ đều nhất định
thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. V́ thế,
A-xà-lê tuy chẳng thể truyền thụ đầy đủ
chi phần quán đảnh cho kẻ căn cơ không thích hợp,
nhưng đối với cái duyên “buộc viên châu trong
chéo áo, cái trống bôi thuốc độc”, há nên bỏ
qua ư? V́ thế, hăy nên vận tâm đại bi
khiến cho [pháp này] được
lưu truyền rộng khắp. Lại nữa, như
người trong nhà có chất báu bí mật, sợ bị
đạo tặc ḍm ngó; bởi thế, giấu trong
đám quần áo cũ rách. Nay pháp môn Mạn-đồ-la này
cũng lại như thế, do tạng bí mật chẳng
thể tuyên nói thẳng thừng;
v́ thế, xoay vần che phủ mật ư bằng
phương tiện hữu tướng. Nay nói “hạn định
mười người”,
chính là Thế Đế Mạn-đồ-la vậy!
Nhưng A-xà-lê sẽ tự sửa trị tâm địa, vẽ
Đại Bi Mạn-đồ-la,
Phổ Nhăn độ người, tạo nhiều lợi
ích tốt lành, chớ nên hiểu theo văn tự vậy!
(Kinh)
Tŕ chân ngôn hành giả, như thị nhiếp thọ dĩ,
mạng bỉ Tam Tự Quy, linh thuyết hối tiên tội.
Phụng đồ hương, hoa đẳng, cúng dường
chư thánh tôn. Ưng thọ bỉ tam thế, vô chướng
ngại trí giới. Thứ đương thọ xỉ mộc,
nhược Ưu Đàm Bát La, hoặc A Thuyết Tha đẳng.
Kết hộ nhi tác tịnh. Hương, hoa dĩ trang
nghiêm, đoan trực thuận bổn mạt. Đông diện
hoặc Bắc diện, tước dĩ nhi trịch chi.
Đương tri bỉ chúng sanh, thành khí phi khí tướng.
Tam kết Tu-đa-la, thứ hệ Đẳng Tŕ tư.
Như thị thọ đệ tử, viễn ly chư trần
cấu, tăng phát tín tâm cố. Đương tùy thuận
thuyết pháp, úy dụ kiên kỳ ư.
(經)持真言行者,如是攝受已,命彼三自歸,令說悔先罪。奉塗香華等,供養諸聖尊,應授彼三世,無障礙智戒。次當授齒木,若優曇鉢羅,或阿說他等,結護而作淨。香華以莊嚴,端直順本末,東面或北面,嚼已而擲之,當知彼眾生,成器非器相。三結修多羅,次繫等持臂,如是受弟子,遠離諸塵垢。增發信心故,當隨順說法,慰喻堅其意。
(Kinh: Hành giả
tŕ chân ngôn, nhiếp thọ như thế xong, dạy cho Tam
Tự Quy, bảo nói, hối tội trước. Dâng
hương bôi, hoa thảy, cúng dường các tôn thánh. Hăy
nên thọ trí giới, ba đời chẳng chướng
ngại. Kế đó trao xỉ mộc[32],
hoặc Ưu Đàm Bát La, A Thuyết Tha thảy. Kết hộ[33]
rồi tác tịnh. Hương, hoa để trang nghiêm, ngay
thẳng thuận đầu đuôi[34].
Hướng về Đông hoặc Bắc, nhai rồi bèn
ném ra. Nên biết chúng sanh ấy, thành tướng khí, phi
khí. Ba lượt dây niệt thắt, buộc vào tay Đẳng
Tŕ. Truyền đệ tử như thế, xa ĺa các trần
cấu. Do tăng trưởng tín tâm, nên tùy thuận thuyết
pháp, an ủi, nhủ vững ư).
Kệ nói “tŕ chân ngôn hành giả” (hành
giả tŕ chân ngôn) tức là nói về “phương tiện
hộ tŕ và kiến lập” trong chi phần
đệ tử. Tới đêm ngày thứ sáu, thầy và
đệ tử đều tắm gội thanh tịnh, mặc
áo mới sạch, cầm các vật cúng, tới chỗ bạch
đàn Mạn-đồ-la như đă tạo trong phần
trước. Hăy nên theo đúng pháp gia tŕ tự thân, đạo
tràng, và các đệ tử. Phương tiện thủ hộ
đệ tử như kinh văn trong phần sau nói về
lúc nhập quán đảnh. Khi đó, A-xà-lê theo đúng thứ
tự pháp tắc, tu cúng dường trọn đủ, quán chư tôn thánh tại
các phương vị trong bạch đàn và mật ấn
tương ứng, tŕ chân ngôn của các Ngài. Kinh Cù Hê nói: “Thủ
án Trung Đài Mạn-đồ-la, tụng chân ngôn nhất
biến, như thị nhất tụng, nhất án, năi chí thất
biến, dư vị diệc nhĩ dă” (Tay ấn xuống
Trung Đài, tụng chân ngôn một lần. Cứ một lần
tụng, một lần ấn như thế cho tới
đủ bảy lượt. Đối với các
phương vị khác cũng thế). Kế đó, nên v́
các đệ tử tùy thuận thuyết pháp, khơi mở,
hướng dẫn tâm họ, dạy họ Tam Tự Quy,
sám hối tội trước kia. Đă sám hối xong, thân
tâm thanh tịnh giống như minh châu, có thể thật sự
kham phát tâm. V́ thế, kế đó dạy đệ tử
phát Bồ Đề tâm, đều như phần Pháp Cúng
Dường đă nói.
Kế đó, nên trao cho họ
hương bôi, hoa v.v… Truyền dạy đệ tử hăy
vận tâm cúng dường chư tôn thánh, sau đấy mới
truyền trao Tam Thế Vô Chướng Ngại Trí Giới.
Thọ giới pháp Bồ Tát th́ có hành nghi riêng. Sở dĩ
Bồ Tát phát tâm nhiếp thọ phương tiện học
xứ, đều là để thành tựu trí huệ thanh tịnh
của Như Lai. Trong một niệm, liễu đạt
các pháp trong ba đời chẳng vướng mắc. Có
người trụ trong giới ấy, cho đến khi thấy
tâm, hiểu đạo,
liền có oai thế chẳng nghĩ bàn như vậy. Do giới
ấy có thể đích thân phát sanh Phật huệ. Lại
do so với luật nghi có hạn lượng của Nhị
Thừa, bèn gọi là Tam Thế Vô Chướng Ngại Trí.
Kế đó, trao cho [các đệ
tử] nhánh cây để chà răng, bảo đệ tử
nhai cắn; nhân đó, quán tướng người ấy sẽ
trở thành pháp khí hay không. Sở dĩ làm pháp này, cũng là
do thuận theo Tục Đế của phương ấy
(Ấn Độ), do dùng phương tiện bí mật
để gia tŕ. Người dân Ấn Độ kể từ
việc mời tăng chúng dùng cơm cho đến người
đời xem tướng, đều trước
đó, trao xỉ
mộc cho khách mời, dùng các thứ hương, hoa trang
hoàng rồi mới trao cho. Hăy nên biết đó là họ mời
người ấy ngày mai tới dùng cơm. Sở dĩ
làm như thế là để biểu thị tâm yêu kính, sợ
người ấy trước đó đă có bệnh
đàm nhiệt v́ nhân duyên ăn uống khi xưa. Nếu tiếp nhận thức
ăn do tôi cúng dường,
không chừng sẽ khiến cho bệnh cũ phát động,
[cơ thể] bất an. V́ thế, trước hết do
thiện ư che chở mà nhắc nhở, khiến cho người
ấy trước hết thanh tịnh thân khí, hoặc uống
Ha Lê Lặc v.v… để ngày hôm sau tùy ư ăn uống, chẳng
bị thương tổn, thân tâm an lạc. Nay
A-xà-lê cũng thế, khi trao nhành dương cho đệ tử,
liền nhờ vào phương tiện này mà nói pháp sâu: “Ta
vừa mới trao cho ngươi Phật tánh đề hồ,
có vị không chi hơn được, đă dạy
ngươi phát Bồ Đề tâm, tịnh trừ túc
chướng nơi tam nghiệp, dùng răng điều phục
‘trí tam thế vô ngại’ để cắn các phiền năo.
Muốn dùng sự bí mật gia tŕ này để gột trừ
sạch tội lỗi nơi thân tâm. Ngươi hăy nên tịnh
trừ lỗi nơi miệng. Đi tới nơi đâu,
cũng đừng xằng bậy tuyên nói [pháp được
dạy bảo trong đàn tràng này]. Ngày mai, ta sẽ tặng
cho ngươi cam lộ bất tử, khiến cho đều
sung túc”.
Vị
thầy ấy nên lấy nhánh cây Ưu
Đàm Bát La (Udumbara) hoặc gỗ A Thuyết Tha (Aśvattha)[35] ngay thẳng, đẹp đẽ, chẳng thô, chẳng
nhỏ, cắt thành đoạn dài bằng mười hai
ngón tay. Phàm trong hết thảy cách đo lường, đều
dùng lóng trên cùng của ngón cái gập lại cho chạm vào
bên cạnh [của đốt dưới ngón cái,
gọi đó là “một
ngón tay”]. Đó là con số
đúng. Hai loại gỗ ấy chính là loại cây Bồ
Đề của quá khứ chư Phật. Nếu không có,
hăy nên t́m loại gỗ có nhựa, tức là gỗ dâu, v.v…
Đánh dấu phân biệt phần
trên và phần dưới của gỗ, đều coi chỗ
cành nhánh là trên, chỗ cội gốc là dưới. Dùng
nước thơm rửa sạch, lại dùng hương
bôi để ướp.
Đối với đầu dưới của nhánh gỗ,
dùng chỉ trắng buộc hoa để trang hoàng, cũng
nên làm dấu khiến cho dễ biết trên dưới. [A-xà-lê] hăy nên lấy
tay đè lên, dùng chân ngôn Bất Động để gia
tŕ, hoặc niệm một trăm lần, hoặc một
ngàn lần, khiến cho trang nghiêm thật trọn vẹn.
Đă thọ giới xong, thầy nên lấy một nhánh xỉ
mộc dâng hiến chư tôn, những nhánh c̣n lại chia ra
cho đệ tử, bảo họ ra khỏi đàn tràng, ở
phương Đông hay phương Bắc phía ngoài đàn
tràng, đúng pháp ngồi xổm mà cắn [nhánh xỉ mộc
ấy]. Cắn xong, hăy bảo họ hướng về
phương vị mà họ đang đối diện mà
ném để kiểm nghiệm tướng ấy. Nếu
chỗ bị cắn hướng ra ngoài th́ người ấy
chẳng thành tựu Tất Địa. Nếu hướng
về thân [người ném] th́ Tất Địa thành tựu.
Nếu quăng ra xa mà rơi gần thân th́ là tướng
chẳng lâu sẽ thành tựu. Nếu phần đầu dựng
thẳng, hướng lên trên th́ thành tựu càng nhanh chóng. Nếu
phần đầu hướng xuống dưới th́
người ấy sẽ vào cung A Tu La, hoặc cung rồng.
Nếu vướng trên không trung th́ người ấy
trước đó đă thành tựu. Lại c̣n hướng
về phương Bắc, hay phương Đông th́ là
thượng thành tựu, phương Tây là trung thành tựu,
phương Nam là hạ thành tựu. Tuy là như thế, nếu
người ấy hướng về phương Đông
mà quăng, nhưng chỗ cắn hướng về
phương Đông, tức ngược chiều với
thân, cũng chẳng được thành tựu. Những
trường hợp khác chuẩn theo đây mà suy ra. Những
điều khác như trong kinh Cù Hê đă nói.
Kế
đó, hăy nên thực hiện pháp kim cang tuyến. Phàm làm dây
buộc, hăy nên chọn loại sợi tốt nhất, mịn,
trọn vẹn, dùng nước thơm gột rửa cho tột
bậc thanh tịnh, sai bé gái khiết tịnh xe sợi theo
chiều phải. Dùng sợi năm màu để xe lại,
dùng chân ngôn của năm vị Như Lai để gia tŕ mỗi
màu. Sau đó, dùng chân ngôn Thành Biện Chư Sự để
gia tŕ chung. Sợi chỉ dùng để [căng ra, xác định
ranh giới, phương vị nhằm] tạo Mạn-đồ-la
cũng thế. Màu của năm đức Như Lai th́
đối với Đại Nhật Phật sẽ gia tŕ
màu trắng, Bảo Tràng Phật gia tŕ màu đỏ, Hoa Khai
Phu Phật gia tŕ màu vàng, Vô Lượng Thọ Phật gia
tŕ màu lục, Cổ Âm Phật th́ gia tŕ màu đen. A-xà-lê
trước hết cầm sợi chỉ thắt ba gút, tạo
thành kim cang kết, dùng để buộc lên cánh tay trái ḥng
hộ tŕ tự thân. Kế đó, nhất
nhất buộc lên tay các đệ tử, nhiếp thọ
đệ tử như thế th́ nhập Mạn-đồ-la
sẽ ĺa các chướng nạn. Kim cang kết chớ nên
nói nhiều lượt, hăy nên đích thân nhận từ
A-xà-lê.
Lại
nữa, dây ngũ sắc chính là ngũ trí của Như Lai,
mà cũng là năm pháp Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.
Dùng năm pháp ấy để quán nhiếp hết thảy
các giáo môn; do vậy gọi là Tu-đa-la. Dịch theo lối
cổ là “Diên Kinh” (綖經)[36].
Nếu là bậc A-xà-lê kiến đế, có thể dùng
ngũ trí của Như Lai để gia tŕ năm thứ
thiện căn trong Bồ Đề tâm của đệ tử,
thâu nhiếp trọn khắp vạn
hạnh, buộc chặt nơi “cánh tay” Du Già, khiến cho [đệ tử] dẫu
trải qua sanh tử mà vẫn thường chẳng thất
lạc, hư hoại [chủng tử
thiện căn]. Nếu có thể nhiếp
thủ đệ tử như thế, bèn gọi là “thiện
tác kim cang kết”. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Muốn
trong đêm ấy làm pháp này cho đệ tử, vật cúng
dường nên giảm bằng một nửa đêm thứ
bảy. Lại nên quán t́nh kiến và căn cơ của người
ấy (đệ tử sẽ
được truyền pháp)
mà tán dương Mật giáo, [khiến cho người ấy]
phát sanh các tâm ưa thích kiên cố, cũng v́ người ấy
phân biệt mười loại phương tiện Học
Xứ”. Hễ là người kết duyên,
đều nên tham dự nghe giảng môn Tam Thế Vô Ngại
Trí Giới này.
(Kinh)
Cáo như thị kệ ngôn: - Nhữ
hoạch vô đẳng lợi, vị đồng ư
đại ngă. Nhất thiết chư Như Lai, thử
giáo Bồ Tát chúng, giai dĩ nhiếp thọ nhữ, thành biện
ư đại sự. Nhữ đẳng ư minh nhật,
đương đắc Đại Thừa sanh”.
(經)告如是偈言:汝獲無等利,位同於大我,一切諸如來,此教菩薩眾。皆已攝受汝,成辦於大事,汝等於明日,當得大乘生。
(Kinh: Nói
kệ như thế này: “Ngươi được lợi
khôn sánh, địa vị đồng đại ngă. Hết
thảy các Như Lai, dạy Bồ Tát pháp này, đều
đă nhiếp thọ ngươi, thành tựu nơi đại
sự. Các ngươi vào ngày mai, được sanh trong
Đại Thừa”).
Đối với bốn
loại căn bản và tam-muội-da[37],
lại có một bài kệ, ắt phải răn dạy trực
tiếp cho lọt vào tai, người được quán
đảnh đầy đủ các chi phần hăy nên lắng
nghe. Hai bài kệ dạy răn cũng là A Lợi Sa, có thể
tụng hoàn toàn bằng tiếng Phạn th́ càng lợi ích
nhiều hơn, chép ra như sau:
A
nễ dă (từ nay), dữu sáp ma (ngươi), tỵ
ra đổ la (không ai sánh bằng), la bà (lợi
ích), lạp đà (đạt được), ma ha
đát ma tỵ (đại ngă), duệ nẵng
(các, những), tát bà (hết thảy), nhĩ nại
(Phật), dụ diên (ngươi), sa bổ đát lại
(và Bồ Tát), rị ha (đây), xá sa nê dă (dạy),
tát ra mai (hết thảy), bả rị nghĩ rị
hệ đá tát tha (nhiếp), xà da ma nang (sanh), ma
hỗ (to lớn), nại da (thực hiện). Đế
nẵng dụ diên (ngươi), ma ha dạ nê
(Đại Thừa) thấp phụ nhă đá hê (sanh
vào sáng mai), bà vĩ tỷ dă tha (đạt được).
Bài
kệ có ư nói: Ngươi từ nay trở đi, sẽ
đạt được lợi ích không ǵ bằng, có
địa vị bằng với Đại Ngă. Đại
Ngă tức là tám Tự Tại Ngă thuộc
về Pháp Tự Tại do Như Lai đă
thành tựu, và các Ma Ha Tát Đỏa. Kế đó nói hết
thảy Như Lai và các vị Ma Ha Tát trong giáo pháp này, hết
thảy đều đă nhiếp thọ ngươi.
Đây chính là các vị Kim Cang và Bồ Tát trong mười
cơi Phật thuộc giáo pháp bí mật của Đại Thừa.
Kế đó nói “thành biện đại
sự”, tức là có thể thành tựu đại
sự. Nhân duyên để có thể hoàn thành đại sự
chính là “khai thị ngộ nhập tri kiến của
Như Lai”. V́ thế, kinh đă dung hội ư ấy để
nói. Kế đó nói: “Ngày mai các ngươi sẽ
được sanh trong Đại Thừa”, tức là
vào Đại Bi Mạn-đồ-la để được
quán đảnh, sanh trong chủng tánh của hết thảy
Như Lai. Lại nữa, ĺa duyên nghiệp mà sanh, đắc
Đại Không mà sanh, cho nên nói là “Đại Thừa
sanh”.
(Kinh)
Như thị giáo thọ dĩ, hoặc
ư mộng mị trung, đổ kiến Tăng trụ
xứ, viên lâm tất nghiêm hảo, đường vũ
tướng thù đặc, hiển sưởng chư lâu
quán, tràng, cái, ma-ni châu, bảo đao, duyệt ư hoa, nữ
nhân tiên bạch y, đoan chánh sắc xu lệ. Mật thân
hoặc thiện hữu, nam tử như thiên thân, quần
ngưu phong tự nhũ, kinh quyển tịnh vô cấu. Biến
tri nhân duyên giác, tịnh Phật, Thanh Văn chúng, đại
ngă chư Bồ Tát, hiện tiền thọ chư quả,
độ đại hải, hà, tŕ, cập văn sở nhạo
thanh, không trung ngôn cát tường, đương dữ ư
nhạo quả. Như thị đẳng hảo tướng,
nghi ưng đế phân biệt. Dữ thử tương
vi giả, đương tri phi thiện mộng.
(經)如是教授已,或於夢寐中,覩見僧住處,園林悉嚴好,堂宇相殊特,顯敞諸樓觀,幢蓋摩尼珠,寶刀悅意華;女人鮮白衣,端正色姝麗,密親或善友,男子如天身;群牛豐牸乳,經卷淨無垢。遍知因緣覺,并佛聲聞眾,大我諸菩薩,現前授諸果。度大海河池,及聞所樂聲,空中言吉祥,當與意樂果。如是等好相,宜應諦分別,與此相違者,當知非善夢。
(Kinh: Dạy
dỗ như thế rồi, hoặc là trong mộng mị,
trông thấy chỗ Tăng ở, vườn rừng trang
nghiêm đẹp, điện đường tướng
đẹp lạ, lầu đài cao, thoáng đăng. Tràng, lọng,
ma-ni châu, đao báu, hoa đẹp ư. Nữ nhân áo trắng sạch,
đoan chánh, sắc xinh đẹp. Người chí thân, bạn
lành, nam tử như thân trời, đàn ḅ cái đầy sữa,
kinh quyển sạch chẳng dơ. Biết trọn nhân
duyên giác, và Phật, các Thanh Văn, các Bồ Tát đại
ngă, hiện tiền trao các quả, vượt biển cả,
sông, ao, và nghe tiếng ưa thích, không
trung nói cát tường, trao cho trái ưa
thích. Các tướng tốt như thế, hăy nên phân biệt
kỹ. Nếu trái nghịch tướng ấy, biết chẳng
phải mộng lành”.
Khi đó, A-xà-lê
răn dạy, ấn tŕ như thế xong, lại bảo
các đệ tử theo thứ tự ngồi ở ngoài Mạn-đồ-la,
hướng về phía Đông. A-xà-lê lại nên cúng dường,
dùng tâm chí thành, nghênh thỉnh chư tôn rằng: “Ngày mai
con sẽ v́ thương xót đệ tử mà cúng dường
các đức tôn thánh, kiến lập Đại Bi Thai Tạng
Mạn-đồ-la, tùy sức cúng dường. Kính mong từ
bi nghĩ nhớ, trong ngày mai sẽ đều giáng hạ,
nhóm họp trong Mạn-đồ-la để gia tŕ”.
Đại ư như thế, những điều khác như
trong kinh Cù Hê đă nói. Vị ấy chí thành thỉnh ba
lượt xong, tuyên thuyết kim cang cú kệ để ca
ngợi chư tôn, sau đấy mới đúng như pháp tống
tiễn.
Lại
v́ đệ tử nói rộng pháp yếu, sắc truyền
họ hệ niệm tư duy, dựa vào cỏ cát tường,
hướng mặt về Tây mà ngủ. Nếu người
ấy trong mộng đạt các thứ cảnh giới,
sáng dậy nên thưa với thầy, thầy sẽ biết
tướng trạng có thể thành tựu Tất Địa
hay không của hành nhân. Nếu là bậc A-xà-lê kiến đế,
sẽ tự trong Du Già sâu thẳm, thấy rơ căn duyên của
đệ tử từ đầu đến đuôi, chẳng
phạm sai lầm. Nếu chẳng làm sự tướng
như thế, và thuận theo Thế Đế mà hành, th́ hết
thảy chẳng sai lầm. Nếu là vị thầy
chưa kiến đế, hăy nên cẩn trọng
nương theo pháp tắc, chớ để thiếu sót!
Kinh
nói: “Mộng trung kiến Tăng trụ xứ” (Trong mộng
thấy chỗ ở của Tăng sĩ), tức là trông
thấy các thứ trang nghiêm thanh tịnh, vi diệu. Thân vào
trong ấy, lễ, quỳ, nhiễu quanh, gặp các chuyện
vui mừng, tốt lành. “Viên lâm” tức là trông thấy
hoa quả sum suê, tươi tốt, đặc biệt thù
thắng, hoặc đích thân hái, bẻ, hoặc trèo lên cành
cây, bước đi trong không trung. “Đường
vũ” tức là các loại nhà cửa đẹp đẽ,
tráng lệ, được trang hoàng lộng lẫy, ở
trong đó hưởng thụ tự tại, thân tâm vui
sướng. “Lâu quán” tức là đài nhiều tầng
cao trội, thoáng
đăng, có thể ngó xa bốn phương, thấy các thứ
cảnh thù thắng, tinh thần thư thái. Phàm các tướng
như thế đều là cát tường. Pháp môn
được biểu thị trong ấy cũng giống
như đă nói trong phần chọn đất. Nếu trái
nghịch các tướng ấy, như thấy tháp, chùa bị
đốt, phá hoại, bỏ hoang, dơ bẩn, tức chẳng
phải là giấc mộng tốt lành.
“Tràng”
tức là cờ quạt, tràng báu, cao vời, đoan nghiêm,
đẹp đẽ hiện ra trước mặt, hoặc
dùng để phất nhằm hướng dẫn mọi
người, không ai chẳng vâng theo. Đấy là h́nh
tượng kiến lập đại Bồ Đề tâm
uốn nắn vạn hạnh. “Cái” (lọng) tức
là các thứ như đuôi chim công v.v… năm màu xen kẽ [được kết lại],
hoặc là để che phủ phía trên không trung, hoặc do
được người khác trao cho để cầm
đi lại. Đấy chính là h́nh tượng bi nguyện
che chở trọn khắp. Châu Ma-ni cũng có nghĩa là viên
minh, chiếu thấu triệt, hoặc có thể sanh ra các vật
thí cho mọi người. Đấy chính là h́nh tượng
của báu tịnh tâm giác ngộ Tứ Nhiếp lợi lạc
người khác. “Đao” tức là chói ngời, soi thấu,
cứng chắc, sắc bén, hoặc do người khác
đưa cho, hoặc tự ḿnh cầm, nắm. Đó là biểu tượng
của huệ tánh thành tựu. “Duyệt ư hoa” (hoa
đẹp ư) tức là các thứ hoa sanh dưới nước,
hay mọc trên đất. Tùy theo tánh chất, chủng loại,
mà có thượng, trung, hạ, như sắc th́ coi trắng
sạch là loại thượng, vị th́ coi ngọt thuần
là thượng, đều là điềm “mầm thiện
nẩy nở”, hăy nên suy nghĩ phân biệt [để
nhận biết].
“Nữ
nhân” là h́nh tượng tam-muội, nam tử
tượng trưng cho trí huệ, cũng mang ư nghĩa
“người có oai đức đoan chánh, được
người khác yêu kính”. “Mật thân” (người thân
thiết nhất) như cha mẹ v.v… “Thiện hữu”
(bạn lành) tức là thượng nhân truyền pháp, thiện
tri thức v.v… Hoặc thấy ḅ cái tụ tập, vị sữa
phong phú, hoặc có người vắt sữa, hoặc tự
uống, đều là tượng trưng cho đề hồ
thượng vị của Đại Bi Mạn-đồ-la.
Hoặc thấy kinh sách trắng sạch, vô cấu, trang
hoàng tề chỉnh, nét chữ phân minh, ghi chép các loại
chuyện thù thắng; đó là tướng lành. Nếu quyển
kinh dơ bẩn, hư hoại, chữ nghĩa tàn khuyết;
hăy nên biết là bất thiện. Hoặc thấy chư Phật
đích thân v́ [hành nhân] xoa đầu, hiện tiền thọ
kư, dùng âm thanh vi diệu để an ủi, phủ dụ.
Hoặc thấy Thanh Văn, Bích Chi Phật v.v… cho đến
trụ trong hư không, thị hiện vô lượng thần
biến, đều nên tùy theo sự mà chọn lựa, phân
biệt, hiểu rơ nhân duyên của chúng. “Các quả” tức là các thứ
quả mầu nhiệm hy hữu, quư hiếm trong cơi đời,
hoặc có người trao cho, hoặc từ trên hư không
giáng xuống v.v… đều là biểu tượng của
Tất Địa. Hoặc vượt qua sông, ao, biển cả,
cho đến trong mộng trong khoảnh khắc bèn uống
cạn, th́ đều là cát tường. Nếu trôi giạt,
ch́m đắm, không được cứu giúp v.v… Hăy nên biết
đó là bất thiện. Hoặc nghe trong hư không có các loại
âm thanh tốt đẹp, ca vịnh pháp âm, tấu các kỹ
nhạc, hoặc xưng dương công đức Tam Bảo
mà tâm thích nghe, hoặc nói lời tốt lành, hoặc nói “hăy
nên trao cho ngươi cái quả ngươi yêu thích”. Như
thế đó đều là thiện mộng. Hăy nên phân biệt
thành các loại thượng, trung, hạ. “Như tự
vũ đẳng” (như chùa, miếu v.v…) tức là ở
trên mặt đất hay trong hư không sai khác. Người
được trông thấy cũng có nam, nữ, thánh, phàm
sai khác. V́ thế, kinh nói: “Nghi ưng đế phân biệt
chi” (Hăy nên phân biệt kỹ càng).
Nếu
trái nghịch với thiện tướng trên đây, hoặc
mộng thấy thân ḿnh bị voi cuồng đuổi theo,
kinh sợ, nguy cấp, hoặc cưỡi lạc đà, lừa,
hoặc thấy người đáng ghét, tệ ác, ăn mặc
rách rưới, hoặc tự thấy thân ḿnh nằm
lăn trên bùn xanh, ở trong phân nhơ, hoặc các thứ bất
tịnh từ trên hư không rơi xuống; đó đều là
các tướng trái nghịch. Nếu là bậc thâm hạnh
A-xà-lê, sẽ tự trong Du Già, đều biết rơ giấc
mộng của người ấy và các nhân duyên tạo nên.
(Kinh) Thiện
trụ ư giới giả, thần khởi bạch sư
dĩ. Sư thuyết thử cú pháp, khuyến phát chư
hành nhân: “Thử thù thắng nguyện đạo, đại
tâm Ma Ha Diễn, nhữ kim năng chí cầu,
đương thành tựu Như Lai. Tự nhiên trí đại
long, thế gian kính như tháp. Hữu, vô tất siêu việt; vô cấu đồng
hư không. Chư pháp thậm thâm áo, nan liễu vô hàm tàng. Ly nhất thiết vọng tưởng, hư luận bổn
vô cố. Tác nghiệp diệu vô tỷ, thường y ư Nhị
Đế, thị thừa thù thắng nguyện, nhữ
đương trụ tư đạo”.
(經)善住於戒者,晨起白師已,師說此句法,勸發諸行人:此殊勝願道,大心摩訶衍,汝今能志求,當成就如來。自然智大龍,世間敬如塔,有無悉超越,無垢同虛空。諸法甚深奧,難了無含藏,離一切妄想,戲論本無故。作業妙無比,常依於二諦,是乘殊勝願,汝當住斯道。
(Kinh: Người
khéo trụ nơi giới, sáng dậy thưa với thầy.
Thầy nói câu pháp này, khuyên, phát khởi hành nhân: “Nguyện
đạo thù thắng này, là đại tâm Đại Thừa,
ngươi nay hay chí cầu, sẽ thành tựu Như Lai. Rồng
lớn trí tự nhiên, thế gian kính như tháp. Hữu, vô đều vượt
thoát, vô cấu như hư không. Các pháp rất sâu thẳm,
khó hiểu chẳng chứa đựng. Ĺa hết
thảy vọng tưởng, hư luận vốn chẳng có. Tác nghiệp
diệu khôn sánh, thường nương vào Nhị Đế.
Nương vào nguyện thù thắng. Ngươi nên trụ
đạo này”).
Lúc
sáng dậy, đệ tử thưa với thầy [những
chuyện đă thấy trong mộng], thầy nên tùy cơ
khuyên nhủ, phát khởi, để đoạn lưới
nghi cho tṛ. Nếu thấy người ấy chẳng có lẽ
nào thành tựu, ắt chẳng nên phó pháp trọn đủ
cho người ấy, sợ do lâu ngày chẳng có công hiệu,
có lẽ [người ấy] sẽ sanh ḷng nghi hoặc, phỉ
báng. Hoặc như kinh Cù Hê đă nói: “Thầy hăy v́ tṛ làm
hộ-ma để dứt trừ tai ương. Đă
được ĺa các chướng rồi mới cho vào
[đàn tràng]”. Nếu thấy đủ loại cảnh
giới thù thắng, hăy nên dùng pháp ngôn để an ủi,
khuyên dụ, khiến cho tṛ hoan hỷ. Nói “thiện trụ
giới” (khéo trụ trong giới), tiếng Phạn là Tô
Phạ La Đa (Suvrata), tức là mỹ hiệu để
gọi đệ tử, giống như gọi họ là “Phật
tử” vậy. Bài kệ được nói trong phần
chánh kinh cũng là A Lợi Sa, kiêm tụng bằng tiếng
Phạn th́ càng hay hơn, [bản ấy] cũng được
chép đầy đủ như sau:
Ế
sa (cái này), ma lạt-già (đạo), phạ ra ra
(nguyện), thất-rị mạn (thù thắng,
cũng có nghĩa là đức), ma ha (to lớn) dạ
nang (thừa), ma hộ (lớn), nại dă
(tâm), duệ nẵng (có thể) sưu diên
(ngươi), nghiễm mị sái (cái được
diễn nói), đổ (cầu) ba phí (thành), thiết
tha (tựu), đát tha yết đá (Như Lai), tát
diễm bộ vô (tự nhiên trí), ma ha na già (đại
long), tát ma lô yết (người đời), tả
chế để da (kính trọng như h́nh tướng
của tháp), a tất-để (có), na tất-để
(không), vĩ-dă (đều), để yết-lan
đa (vượt khỏi), ma ca xa (hư không), mị
phạ (cùng), thư (không) để lam (cấu
nhơ), nghiêm tỵ lan (thâm áo), tát-bà (hết thảy),
đạt mê tỵ (pháp), cát bát ra đát kiên
(trí thế gian chẳng thể biết rơ), ma na la diêm
(chẳng chứa đựng),
tát ra-ma (hết thảy), bát-ra bán giá ra hệ đan (ĺa
hết thảy hư luận, vọng tưởng), bát-la bán
chế (hư luận), cát (do là không), bát ra bán chỉ đan
(cũng là hư luận, lặp lại), tát bà (hết thảy),
cật-rị da tỵ (việc làm), ra đổ lan
(không sánh bằng), tát để-dă (chân thật), nại-phạ
dă-dă tham ma thiết-ra diêm (áo), y năng (cái này)
đát nễ-dạ nang (thừa), mạt lan (nguyện)
thất-lệ sắt sá (thù thắng), la tỵ-thiết
(đạt được), tha nại duệ (đạo),
tát thể-đá (trụ) (phàm là kệ được
nói trong bản tiếng Phạn đều thêm vào câu trợ
thanh, gọi là Y Để).
Nửa
đầu bài kệ ca ngợi đạo Bí Mật Thừa.
“Nguyện thù thắng” chính là nói tới nguyện Nhất
Thiết Trí. Nếu nhập Bồ Đề môn thanh tịnh
này, sẽ chiếu kiến tâm pháp, hiểu đạo,
đó gọi là “đại Bồ Đề đạo của
cổ Phật”. V́ thế nói là “thử thù
thắng nguyện đạo”
(đạo nguyện thù thắng này).
“Đại tâm” có ư nghĩa như
đă nói trong Ma Ha Tát Đỏa thuộc phần trước.
Các vị đại tâm thuộc quá khứ, hiện tại,
vị lai, không vị nào chẳng ngự cỗ xe báu ấy
để tới thẳng đạo tràng; v́ thế nói là “đại
tâm Ma Ha Diễn”. Bài kệ thứ nhất tán thán công
đức phát Bồ Đề tâm của hành nhân, tức
là dùng pháp ấn nhất định của hết thảy
Như Lai để thọ kư đại Bồ Đề.
V́ thế nói: “Nhữ kim năng chí cầu,
đương thành tựu Như Lai. Tự nhiên trí đại
long, thế gian kính như tháp” (Ngươi nay dốc chí
cầu, sẽ thành tựu Như Lai, rồng lớn tự
nhiên trí, thế gian kính như tháp). “Tự nhiên trí” là
trí tự giác tự chứng của Như Lai. Đối với pháp
xưa kia chưa nghe, chưa biết, mà tự
nhiên hiểu rơ, hiện tiền chẳng vướng mắc; do vậy, gọi tên như thế. Ma Ha Na Già (Mahānaga,
đại long) là biệt hiệu của
Như Lai, do sánh ví tác dụng to lớn không ngằn mé, chẳng
thể nghĩ bàn). Chế-để (Caitya) được dịch
nghĩa là “phước tụ” (khối phước),
nghĩa là hết thảy khối công đức của
chư Phật tích tụ trong đó. Do vậy, người
đời v́ cầu phước, thảy đều cúng
dường, cung kính. Nay ngươi phát Bồ Đề
tâm, cũng có thể nhiếp thọ vô biên khối phước
của hết thảy Như Lai. V́ vậy, thế gian phải
nên tôn kính, coi như tháp Phật. Kế đó là một bài kệ
rưỡi nhằm hiển thị Bồ Đề tâm
thanh tịnh như Thật Tướng ấn, tức là
khai Phật tri kiến, khiến cho [hành nhân] được
thanh tịnh. “Hữu vô tất siêu việt” (hữu và
vô đều vượt thoát) tức là Trung Đạo chẳng
thể nghĩ bàn, từ các duyên mà sanh, vượt khỏi
đoạn, thường, chẳng phải có, chẳng phải
không, hết thảy
tâm lượng đều chẳng phải là hành xứ,
nên gọi là “vô cấu hư không kim cang trí ấn”.
“Chư
pháp thậm thâm áo” (các pháp rất sâu
xa): Do tâm tánh quá sâu, hăy nên biết Ấm, Giới, Nhập
v.v… cho đến Nhất Thiết Chủng Trí cũng đều
quá sâu, do hết thảy các pháp chẳng vượt ngoài Thật
Tướng của cái tâm. Thật Tướng như thế
chỉ có Phật và Phật mới có thể biết, chẳng
do suy lường, phân biệt mà có thể thấu đạt,
nên nói là “thậm thâm áo”. “Thế trí bất năng liễu”
(trí thế gian chẳng hiểu rơ) là nói người thông huệ,
lợi căn trong thế gian chẳng thể nghĩ bàn tâm
tánh ấy được! Giả sử các vị đại
luận sư như Trường Trảo phạm chí v.v…
dùng đủ loại nhân duyên và thí dụ trang nghiêm để
sánh ví, ḍ lường, đều trọn chẳng phải
là cảnh giới ấy. Hễ tư duy nhọc nhằn
để cầu [thấu hiểu], chỉ khiến [kẻ
tư duy] phát cuồng. Chỉ riêng người có tín lực
kiên cố nương theo phương tiện bí mật này
là có thể nhập mà thôi! “Vô hàm tàng” (chẳng chứa
đựng) nghĩa là khó thể biết rơ, chính là trong chỗ
không chứa đựng như thế, do như thật biết
Uẩn A Lại Da vốn bất sanh, không có ǵ để chấp
thọ, mà cũng chẳng chứa đựng ǵ. Lúc bấy
giờ, hết thảy tâm ư thức vọng tưởng hư
luận thảy đều thanh tịnh, chiếu trọn vẹn
pháp giới như vầng trăng Thu
ở trên hư không. Do vậy, câu kế tiếp nói: “Ly
nhất thiết vọng tưởng” (Ĺa hết thảy
vọng tưởng). Bản tiếng Phạn ghi là “ĺa hết
thảy hư luận vọng tưởng”, nay trong bài kệ
[do số chữ có hạn], từ ngữ bị giản
lược, nhưng ư nghĩa chẳng khác, cho nên chẳng
ghi đủ! Câu kế tiếp nói “hư luận bổn vô cố”
(v́ hư luận vốn chẳng có), nếu nói đầy
đủ theo bản tiếng Phạn, phải nên nói là “hư
luận, vô hư luận cố, dĩ nhất thiết hư luận
giai tất tùng duyên sanh, vô hữu tự tánh” (do hư luận
chẳng phải là hư luận, v́ hết thảy các hư luận
đều từ duyên sanh, chẳng có tự tánh). Do chẳng
có tự tánh, tức là vốn sẵn bất sanh. Đây là
giải thích câu trước, tức là nói “hư luận ấy
vốn chẳng có hư luận”. Nay dùng cách hội ư để
nói, bèn bảo là “bổn vô” (vốn chẳng có).
Kế
đó có hai câu nói về phương tiện rốt ráo của
Bồ Đề tâm thanh tịnh ấy:
Do vượt ngoài hết thảy vọng
nghiệp, tức là có thể thành tựu trí nghiệp của
Như Lai. Phổ môn hướng dẫn lợi ích trọn
khắp, không ǵ chẳng phải là đại sự nhân
duyên. V́ thế, hết thảy việc làm đều chẳng
thể sánh bằng. Cho nên nói “nhất thiết nghiệp
vô tỷ” (hết thảy các nghiệp đều chẳng
sánh bằng). Tiếp đó
là diễn giải câu trước, luận định chung
đại cương của Quyền và Thật; do đó
nói: “Thường y ư Nhị Đế” (thường
nương vào Nhị Đế), tức là do vậy mà luận
nói: “Chư Phật thuyết pháp thường
nương vào Nhị Đế”. Nhưng điều
được đề cao trong kinh này là các loại
phương tiện thuộc các chi phần đều tùy
thuận Thế Đế; do nhân duyên ấy mà đắc
trí ấn Nhất Thiết Trí, tức
là Chân Đế. V́ thế, dùng
Thế Đế làm nhân, Chân Đế làm quả, nhân
như bốn vị (sữa, lạc, sanh tô, thục tô) thảy
đều là vô thường, quả như đề hồ
tức là thường. Nhưng dùng mười câu duyên sanh
để quán, Thật Tướng của Thế Đế
chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế. V́ thế,
tướng của Quyền và Thật đều chẳng
thể nghĩ bàn. Hai câu kinh văn này tuy giản lược,
nhưng có thể khiến cho hành giả trong hết thảy
các phương tiện của Như Lai sẽ chẳng c̣n
ngờ vực nữa. V́ thế, hăy nên “xúc loại nhi
trưởng”[38],
khiến cho văn nghĩa của toàn bộ bản kinh
đều được [thấu hiểu] xuyên suốt
như thế. Đă khai thị đại lược
đại Bồ Đề đạo xong, lại kết
khuyến (khuyên lơn để kết lại) ấn tŕ,
cho nên nói “thừa thù thắng nguyện, nhữ
đương trụ tư đạo” (nương vào
nguyện thù thắng, ngươi nên trụ trong đạo
này). Đấy cũng là nhắc
lại ư nghĩa thọ kư vậy!
(Kinh)
Nhĩ thời, Trụ Vô Hư Luận Chấp Kim Cang bạch
Phật ngôn: “Thế Tôn! Nguyện thuyết tam thế vô ngại trí giới.
Nhược Bồ Tát trụ thử giới giả, linh
chư Phật, Bồ Tát giai hoan hỷ cố”. Như thị
thuyết dĩ, Phật cáo Trụ Vô Hư Luận Chấp Kim
Cang đẳng ngôn: - Phật tử đế thính! Nhược
tộc tánh tử trụ thị giới giả,
dĩ thân, ngữ, ư hợp vi nhất, bất tác nhất
thiết chư pháp. Vân hà vi giới? Sở vị quán sát xả
ư tự thân, phụng hiến chư Phật, Bồ Tát.
Hà dĩ cố? Nhược xả tự thân, tắc vi xả
bỉ tam sự. Vân hà vi tam? Vị thân, ngữ, ư. Thị cố,
tộc tánh tử! Dĩ thọ thân, ngữ, ư giới,
đắc danh Bồ Tát, sở dĩ giả hà? Ly bỉ
thân, ngữ, ư cố, Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị
học.
(經)爾時住無戲論執金剛白佛言:世尊!願說三世無礙智戒。若菩薩住此者,令諸佛菩薩皆歡喜故。如是說已,佛告住無戲論執金剛等言:佛子諦聽。若族姓子住是戒者,以身語意合為一,不作一切諸法。云何為戒?所謂觀察捨於自身,奉獻諸佛菩薩。何以故?若捨自身則為捨彼三事。云何為三?謂身、語、意。是故族姓子!以受身語意戒得名菩薩。所以者何?離彼身語意故。菩薩摩訶薩應如是學。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Trụ Vô Hư Luận Chấp Kim Cang bạch
Phật rằng: “Bạch Thế
Tôn! Xin hăy nói tam thế vô ngại trí giới.
Nếu Bồ Tát trụ trong giới này, sẽ khiến cho
chư Phật, Bồ Tát đều hoan hỷ”. Nói như
thế xong, đức Phật bảo các vị như Trụ
Vô Hư Luận Chấp Kim Cang v.v… rằng: - Phật tử lắng
nghe! Nếu tộc tánh tử trụ trong giới này, do
thân, ngữ, ư hợp thành một, sẽ chẳng làm hết
thảy các pháp. Thế nào là giới? Chính là quán sát, xả tự
thân, dâng hiến chư Phật, Bồ Tát. V́ sao vậy? Nếu
bỏ tự thân, tức là bỏ ba sự. Những ǵ là
ba? Tức là thân, ngữ, ư. V́ thế, tộc tánh tử! Do
thọ thân, ngữ, ư giới, mà được gọi là Bồ
Tát. V́ lẽ nào vậy? Do ĺa thân, ngữ, ư. Bồ Tát Ma Ha
Tát hăy nên học như thế).
Phần
kinh văn trước đó chỉ nhắc tới “thọ Tam
Thế Vô Chướng Ngại Giới”, chưa nói rơ tướng ấy.
V́ thế, ngài Trụ Vô Hư Luận Kim Cang bèn
thừa dịp nêu lời hỏi. Lại
nữa, đức Thế Tôn chờ [có người hỏi]
rồi mới nói, cũng là v́ quyến thuộc trong pháp môn
mà nêu rơ. Nay tịnh giới ấy chính v́ lấy trí ấn
Trụ Vô Hư Luận Kim Cang làm Thể; do vậy, [đức
Phật] đặc biệt nói với vị tôn thánh này
(ngài Trụ Vô Hư Luận Chấp Kim Cang), v́ muốn cho nhân
và pháp tương ứng, ḥng gởi gắm lưu truyền.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê lại nói: “Giới tướng này
cũng là câu gia tŕ. Nếu khi truyền trao, trước hết
hăy nên tụng tŕ bản tiếng Phạn; sau đấy mới
dùng ngôn ngữ địa phương để giải
thích th́ càng tốt lành hơn”. Nay chép đầy đủ
[nguyên âm tiếng Phạn] như sau:
Thất
rị nô (lắng nghe), củ la bổ đát-ra (tộc
tánh tử), đát thảm mạt lan (giới ấy),
duệ đát-ra (nếu), củ la bổ đát-ra
(tộc tánh tử) ca da phạ ngập-măng na sa (thân,
ngữ, ư), mế yết đát-ra nễ cật-sái bố
na ram bà (kết hợp thành một). A cật-rị tà
(chẳng làm), tát ra-ma đạt ma xá (hết thảy
các pháp), ca đá ma giả bà (gọi là như thế
nào), dă a đát măng bà phạ (quán tự thân), bát rị
đát-dă ngung (xả để hiến dâng), bột
đà bồ đề tát đá-phệ tệ (các vị
Phật, Bồ Tát), trớ yết sa-ma đệ
đổ (v́ sao vậy), rị dữu hệ
a đát-ma bà văm (nếu tự thân), bát rị để-dă
nhă để (xả thí), đế na phạ tát-đổ
đát-rị diên (ba vật ấy), bát rị để-dă
yết-đan bà phạ để (bỏ làm), yết
đá măng thất-giả phạ-đát tốt đổ
đát-ra diên (thế nào là ba vật) dă nỗ đá ca
tà phạ ngập măng na y để (thân, ngữ,
ư), đát tát man trớ rị-hệ (v́ thế), câu
la bổ đát-ra (thiện nam tử) ca tà phạ ngập
măng na tam phạ ra tam vật-lật đế na (thọ
thân ngữ ư giới), bồ đề tát đát-phệ
na (Bồ Tát), bà vĩ đát vật-diễm (sẽ
đạt được), đát yết sa-ma đệ đổ
(v́ lẽ nào), lật-nẵng ca tà phạ ngập măng na
san bát rị để-dă nhĩ-dă (bỏ ĺa thân, ngữ,
ư ấy), thích xoa cật-ra ha xá (hăy nên học), củ
mạn (chẳng lạnh) để (làm), Bồ
Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa y để”
(Bồ Tát Ma Ha Tát, Y Để là câu để
đệm).
Câu
thứ nhất là nói “Phật tử đế thính”
(Phật tử hăy lắng nghe). Củ La (Kula) trong tiếng
Phạn có nghĩa là “tộc”, hoặc “bộ”, Bổ Đát La
(Putra) có nghĩa là “nam
tử” (con trai). Nếu
giải thích theo Thế Đế, th́ sanh trong bốn chủng
tánh đều gọi là Đại Tộc; v́ thế gọi
là Tộc Tánh Tử. Nay được sanh trong nhà Như
Lai, thù thắng nhất trong các gia tộc. [Thiện Vô Úy]
A-xà-lê nói: “Hăy nên hiểu ư, dịch là Phật tử v́ chú
trọng nơi ư nghĩa”.
Kinh
dạy “nhược tộc tánh tử trụ thị giới
giả, đương dĩ thân ngữ ư hợp nhi vi nhất”
(nếu tộc tánh tử trụ trong giới này, hăy nên
đem thân, ngữ, ư hợp thành một). Giới này tiếng
Phạn gọi là Tam Phạ La (Saṁvara), có nghĩa là “cộng duyên,
cùng thành tựu giới này”. Đó
gọi là huệ, phương tiện v.v… hợp thành.
Như Thi La (Śīla) chỉ có nghĩa là “thanh tịnh”. Hơn nữa,
Tam Phạ La có nghĩa là “b́nh đẳng”. Đức
Phật bảo kết hợp thân, ngữ, ư thành một, tức
là trụ trong pháp môn Tam B́nh Đẳng (thân, ngữ, ư
b́nh đẳng); cho
nên được gọi là Tam Thế Vô Chướng Ngại
Giới. Như đức Phật đă v́ các Thanh Văn
nói đại lược giáo giới, tức là nói ba nghiệp
đạo thanh tịnh ấy chính là đạo của bậc
đại tiên nhân. Từ mười
hai năm sau, Ngài hơi diễn nói ư nghĩa, tạo thành
các thứ luật nghi. Nay phần lược giảng ư
nghĩa của giới trong tŕ minh (tŕ chân ngôn) cũng giống
như thế. Nếu phương tiện nơi ba nghiệp
của hành nhân thảy đều thật sự thuận
theo Tam B́nh Đẳng Xứ (thân ngữ ư
b́nh đẳng), hăy nên biết đấy chính là trọn
đủ luật nghi của hết thảy chư Phật.
Lại c̣n xé rách lưới tưởng, đó là ư nghĩa
của Tam Phạ La. Ư nói: Lưới các hư luận và kiến
giải, do sợi ngang và sợi dọc hợp thành, trùng lặp,
chồng chéo, nên gọi là Lưới. Nay hành giả quán
thân nghiệp và khẩu nghiệp chẳng có một cái Thể
riêng biệt, cuối cùng đều quy vào gốc th́ chỉ
là một cái tâm, nhưng Thật Tướng của cái tâm ấy
luôn là pháp giới b́nh
đẳng. V́ thế, khi trụ trong giới ấy, các thứ
thân, khẩu, ư nghiệp đều có cùng một tướng,
vô lượng lưới kiến chấp thảy đều
trừ sạch. Do vậy được gọi là “Trụ
Vô Hư Luận kim cang ấn”.
Kinh
nói: “Bất tác nhất thiết chư pháp” (chẳng
làm hết thảy các pháp): Các thứ Ngũ Ấm
nương vào phiền năo, phiền năo nương vào nghiệp.
Các thứ nghiệp ấy đều do thân, miệng, ư sanh
ra. Như xét theo thân, miệng, ư, mà chia thành mười loại
nghiệp đạo thiện ác. Xét theo đầu mối của chúng,
đều là vô lượng vô biên. Do vậy, hễ tu hành
ba nghiệp th́ đều có hạnh để tiến nhập.
Kẻ chẳng tiến nhập tức là do suy tưởng
điên đảo. Do suy tưởng điên đảo, nên
có vô lượng tướng sanh. V́ thế, bị các
tướng gây trở ngại, chẳng đạt
được vô ngại trí của Phật. Nay hành giả
quán sâu xa mười câu duyên sanh, biết rơ ba nghiệp rốt
ráo chẳng sanh, pháp tánh vốn tự thường hằng,
chẳng có động tác. Đó gọi là “trụ vô vi giới”.
Tịnh giới như thế c̣n chẳng phải do Như
Lai thực hiện, huống hồ trụ vào giới này mà
tạo tác các pháp ư?
Kinh dạy: “Vân hà vi giới?
Sở vị quán sát, xả ư tự thân, phụng hiến
chư Phật, Bồ Tát. Hà dĩ cố? Nhược xả
tự thân, tắc vi xả bỉ tam sự! Hà đẳng
vi tam? Vị thân, ngữ, ư” (Thế nào là giới? Tức
là quán sát, xả tự thân để dâng hiến chư Phật,
Bồ Tát. V́ sao vậy? Nếu bỏ thân ḿnh, sẽ có thể
bỏ ba sự. Những ǵ là ba? Tức là thân, ngữ, ư). Kế
đó, nói về
phương tiện trọn đủ huệ để
tŕ vô tác giới. Hành giả quán trong Thật Tế của
thân th́ thân chẳng thể được. Đó chính là sự
giải thoát của Như Lai. V́ thế, bỏ sạch thân
này, thí cho hết thảy các Như Lai. Từ đấy trở
đi, động tác, hành vi, hễ thực hiện điều
ǵ, đều là sự giải thoát của Như Lai, chẳng
v́ thân ḿnh. Tuy đủ loại vạn hạnh hừng hực,
trang nghiêm cơi Phật, thành thục chúng sanh, nhưng pháp tánh
vốn sẵn như thế, chẳng phải là tạo
tác. Người có thể dâng hiến, tu tập như thế,
th́ gọi là “vô biên phước tụ”, gọi là “vô
tận phước hà” (sông phước
vô tận). Hễ
tạo thiện căn chừng bằng mảy giọt,
gieo vào biển pháp giới, sẽ có thể cứu vớt
chúng sanh giới cũng chẳng cạn kiệt.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Trong
bản tiếng Phạn, có bài kệ rằng: - Nếu có
người giải thoát, tŕ pháp giải thoát này, cúng dường
bậc giải thoát, phước ấy thù thắng nhất”.
Nếu hành nhân Chân Ngôn chẳng hiểu tịnh
giới như thế, dẫu miệng tụng chân ngôn, thân
tŕ mật ấn, tâm
trụ trong Bổn Tôn tam-muội, tu trọn đủ các
nghi thức cúng dường chư tôn theo thứ tự, vẫn
gọi là “tạo tác các pháp, chẳng ĺa lưới nhân
ngă”, sao có thể gọi là Bồ Đề Tát Đỏa
cho được? V́ thế, tiếp đó kinh nói: “Thị
cố, tộc tánh tử! Dĩ thọ thân ngữ ư giới,
đắc danh Bồ Tát. Sở dĩ giả hà? Ly bỉ
thân ngữ ư cố. Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị học”
(V́ thế, tộc tánh tử! Do thọ thân, ngữ, ư giới
mà được gọi là Bồ Tát. V́ cớ sao vậy?
Do ĺa thân, ngữ, ư. Bồ Tát Ma Ha Tát hăy
nên học như thế). “Ưng học” ở
đây, được dịch theo lối cũ là Thức
Xoa Ca La Ni (Śikṣākāraṇī), giống như thiên thứ năm trong Giới, thâu
nhiếp chung các kiền-độ[39]
oai nghi hành pháp trong Tỳ Ni (Vinaya, Luật Tạng). Người học
Đại Thừa cũng giống
như thế, hăy nên tŕ giới
phương tiện này, nhập trọn khắp hết thảy
các hạnh chân ngôn. Nếu giới có thiếu khuyết mà
được thành Bồ Tát hạnh, chẳng có lẽ ấy!
(Kinh) Thứ
ư minh nhật, dĩ Kim Cang Tát Đỏa gia tŕ tự
thân, vị Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na tác lễ. Ưng thủ
tịnh b́nh, thịnh măn hương thủy, tŕ tụng
Hàng Tam Thế chân ngôn, nhi dụng gia chi, trí sơ môn ngoại,
dụng sái thị chư nhân đẳng. Bỉ A-xà-lê
dĩ tịnh hương thủy,
thọ dữ linh ẩm, bỉ tâm thanh tịnh cố.
(經)次於明日,以金剛薩埵加持自身,為世尊毘盧遮那作禮,應取淨瓶盛滿香水,持誦降三世真言而用加之。置初門外,用灑是諸人等。彼阿闍梨以淨香水授與令飲,彼心清淨故。
(Kinh: Kế
đó, vào ngày hôm sau, dùng Kim Cang Tát Đỏa để gia
tŕ tự thân, v́ Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na mà làm lễ. Hăy nên
lấy cái b́nh sạch, đựng đầy nước
thơm, tŕ tụng chân ngôn Hàng Tam Thế, dùng để gia
tŕ, đặt ở ngoài cửa tầng ngoài cùng [của
đàn tràng], dùng rưới lên những người ấy.
Vị A-xà-lê dùng nước thơm thanh tịnh trao cho họ
bảo uống, nhằm [khiến cho] tâm họ thanh tịnh).
Kinh
dạy: “Thứ ư minh nhật, dĩ Kim Cang Tát Đỏa
gia tŕ tự thân, vị Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na tác lễ”
(Kế đó, vào ngày hôm sau, dùng Kim Cang Tát Đỏa để
gia tŕ bản thân, đảnh lễ Thế Tôn Tỳ Lô Giá
Na Phật), tức là nói ngày hôm sau thọ giới, chính là
chiều ngày thứ bảy. Khi thực hiện các sự việc
để tạo tác Mạn-đồ-la, đều nên dùng
Kim Cang Tát Đỏa để gia tŕ tự thân, tức là
quán thân ḿnh chính là Chấp Kim Cang. Phương tiện trong ấy,
sẽ như kinh văn trong phần sau và Thứ Tự Cúng
Dường sẽ nói. Nếu là bậc A-xà-lê kiến đế,
sẽ trụ trong tâm Kim Cang Tát Đỏa; đó gọi là “vô
đẳng đẳng Bồ Đề tâm”. Do
được bí mật gia tŕ như thế, các việc
làm đều chẳng thể phá hoại. Kế đó, hăy
như trước mà vận tâm, lễ bái Đại Nhật
Như Lai. Sau đấy mới
tŕ tụng chân ngôn Hàng Tam Thế để gia tŕ tịnh
b́nh[40].
Đấy cũng là chân ngôn Thành Biện Chư Sự.
Trước hết, hăy nên đúng như pháp, lấy cái b́nh
sạch sẽ, múc
nước thanh khiết [từ giếng hay suối thanh tịnh],
đúng như pháp chắt lọc. Trong b́nh đựng, bỏ
vào đó năm thứ báu, ngũ
cốc, lại lấy các thứ nước
thơm, các thứ hoa quả
đẹp đẽ cắm vào đó,
trang nghiêm đủ mọi lẽ, dùng vải lụa sạch
sẽ buộc cổ b́nh, đều nên dựa theo Thứ
Tự Cúng Dường để gạt trừ cấu
nhơ, tịnh hóa bằng chữ
Pháp Giới Tâm (Raṃ) rồi mới gia
tŕ. Nói chung, số lượt tụng chân ngôn chẳng có hạn
lượng nhất định, hăy nên dùng chữ để
tính như trong kinh Tô Tất Địa[41]
đă nói.
Lại
nữa, ở trong ấy, hễ thực hiện Mạn-đồ-la
của tam bộ (Phật bộ, Liên Hoa bộ, Kim Cang bộ),
đối với mỗi bộ, đều dùng Bộ Tâm
(tâm chú trong một bộ) hoặc Bộ Mẫu[42]
chân ngôn để gia tŕ. Nay trong kinh này, thông dụng dùng Biện
Sự Chân Ngôn để gia tŕ. Chân ngôn ấy lại có rộng
và lược. V́ thế, chẳng luận định cặn
kẽ số lượt, hăy nên suy nghĩ cân nhắc. Nếu
chú quá lớn (quá nhiều chữ) th́ tụng tới một
trăm lượt, kém hơn th́ năm trăm lượt,
ít chữ th́ tụng tới một ngàn lượt. Đă
gia tŕ xong, hăy nên đặt [b́nh chứa nước sạch
ấy] ở ngoài cửa của bạch đàn như
đă hoạch định trước đó. Người
muốn vào Mạn-đồ-la, hăy nên dùng nước này rẩy
lên, khiến cho túc chướng của người đó
trừ sạch th́ mới được thấy Mạn-đồ-la.
Lại
từ trong một b́nh chứa khác, pha chế nước
thơm, dùng các thứ hương tốt đẹp như
uất kim, long năo, chiên đàn v.v… [để pha trộn],
trao cho [đệ tử] bảo họ uống một chút.
Đó gọi là Kim Cang Thủy. Do được bí mật
gia tŕ, thậm chí trọng chướng địa ngục
thảy đều trừ diệt, trong lẫn ngoài đều
thanh tịnh, kham làm pháp khí. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Đây
gọi là thệ thủy, cũng là thuận theo Thế
Đế, giống như cách giao ước lập thệ,
khiến cho hành nhân đối trước các vị tôn
thánh, uống nước thơm ấy, tự thệ
nơi tâm, sao cho chẳng thoái thất đại Bồ
Đề nguyện”. Lại dùng vô ngại giới
hương ḥa hợp với tâm thủy trong sạch
nơi môn chữ Phạ (व, Va),
ai được uống vào, hoặc tiếp xúc, đều
nhất định thành Vô Thượng Bồ Đề. Thanh tịnh cái tâm
như thế, tức là kham nhập Bí Mật Mạn-đồ-la.
(Kinh)
Nhĩ thời, Chấp
Kim Cang Bí Mật Chủ dĩ kệ vấn
Phật: - Chủng
Trí thuyết trung tôn, nguyện thuyết bỉ thời phần.
Đại chúng ư hà thời, phổ tập hiện linh
thụy, Mạn-đồ-la xà-lê, ân cần tŕ chân ngôn?
(經)爾時執金剛祕密主以偈問佛:種智說中尊,願說彼時分。大眾於何時,普集現靈瑞,漫荼羅闍梨,慇懃持真言?
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Chấp Kim
Cang Bí Mật Chủ dùng kệ hỏi đức Phật:
“Đấng thuyết pháp bậc nhất, bậc Nhất
Thiết Chủng Trí, xin hăy nói thời phần, đại
chúng vào lúc nào, cùng nhóm hiện điềm lành. Mạn-đồ-la
xà-lê, ân cần tŕ chân ngôn?”)
Từ
“nhĩ thời, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ dĩ kệ
vấn Phật” (lúc bấy giờ, Chấp Kim Cang Bí Mật
Chủ dùng kệ hỏi đức Phật) trở đi,
nói về chi phần “tạo
lập Mạn-đồ-la”.
Trong kệ tụng, trước hết là tán thán Phật:
Kính mong đấng Nhất Thiết Trí, bậc nhất
trong các vị thuyết pháp, sẽ nói về thời phần
của pháp môn này. “Thời phần” tức là thời
gian hạn lượng từ lúc mới vẽ Mạn-đồ-la
cho đến khi xong việc. Kế đó nói “đại
chúng ư hà thời, phổ tập hiện linh thụy”
(đại chúng vào lúc nào, sẽ nhóm họp trọn khắp,
hiện điềm lành linh diệu), tức là hết thảy
các thân phổ môn [của các vị tôn thánh] theo từng loại
trong Đại Bi Thai Tạng khi nào sẽ nhóm họp trọn
khắp, hiện tiền trong đạo tràng, dùng thần lực
gia tŕ, thị hiện oai thần ứng nghiệm. Nếu
đệ tử các căn thanh tịnh, nhạy bén, căn
cơ đáng được độ sâu xa, sẽ có thể
là từ ngay
trong thân này, đích
thân trông thấy vô biên thánh chúng, chẳng khác ǵ người
tham dự hội Linh Sơn cùng thấy [đức Phật]
ba lượt biến ra cơi tịnh để dung nạp
phân thân chư Phật. Hăy nên biết khi đó, tức là lúc
Mạn-đồ-la A-xà-lê truyền tŕ lời chân thành, chắc
thật, thực hiện Như Lai sự. V́ thế nói: “Ân
cần tŕ chân ngôn”.
(Kinh)
Nhĩ thời, Bạc Già Phạm,
cáo Tŕ Kim Cang Huệ: - Thường đương ư thử
dạ, nhi tác mạn-đồ-la, truyền pháp A-xà-lê,
như thị ưng thứ thủ, ngũ sắc
Tu-đa-la, khể thủ nhất thiết Phật, Đại
Tỳ Lô Giá Na, thân tự tác gia tŕ. Đông phương
dĩ vi thủ, đối tŕ Tu-đa-la, chí tề nhi tại
không, tiệm thứ hữu toàn chuyển. Như
thị Nam cập Tây, chung cánh ư Bắc phương.
Đệ nhị an lập giới, diệc tùng sơ
phương khởi, ức niệm chư Như Lai. Sở
hành như thượng thuyết, hữu phương cập
hậu phương, phục châu ư thắng
phương. A-xà-lê thứ hồi, y ư Niết-rị-để,
thọ học đối tŕ giả, tiệm thứ dĩ
Nam hành. Tùng
thử hữu toàn nhiễu, chuyển y ư Phong
phương. Sư
vị di bổn xứ, nhi cư ư Hỏa
phương. Tŕ chân ngôn hành giả, phục tu như thị
pháp. Đệ tử tại Tây Nam, sư cư Y-xá-ni. Học
giả phục toàn nhiễu, chuyển y ư Hỏa
phương. Sư vị di bổn xứ, nhi trụ ư Phong
phương.
(經)爾時薄伽梵,告持金剛慧:常當於此夜,而作漫荼羅。傳法阿闍梨,如是應次取,五色修多羅,稽首一切佛。大毘盧遮那,親自作加持,東方以為首,對持修多羅,至齊而在空,漸次右旋轉,如是南及西,終竟於北方。第二安立界,亦從初方起,憶念諸如來,所行如上說,右方及後方,復周於勝方。阿闍梨次迴,依於涅哩底,受學對持者,漸次以南行,從此右旋遶,轉依於風方,師位移本處,而居於火方。持真言行者,復修如是法,弟子在西南,師居伊舍尼,學者復旋遶,轉依於火方,師位移本處,而住於風方。
(Kinh: Lúc
bấy giờ, đức Bạc Già Phạm bảo Tŕ Kim
Cang Huệ: - Thường nên trong đêm này, tạo lập
Mạn-đồ-la. A-xà-lê truyền pháp, kế đó hăy nên
lấy, chỉ ngũ sắc như thế. Đảnh lễ
hết thảy Phật, Đại Tỳ Lô Giá Na, đích
thân làm gia tŕ. Khởi đầu từ phương
Đông, đối diện tay cầm chỉ, ngang rốn tại
hư không, xoay dần theo chiều phải, từ Nam cho
đến Tây, rốt cuộc tới phương Bắc.
An lập giới thứ hai, cũng từ phương
đầu khởi (từ phương Đông mà bắt
đầu), nghĩ nhớ các Như Lai, đi đúng
như nói trên, phương phải và phương sau, hết
một ṿng về Bắc. Kế đó, thầy trở về,
ở nơi Niết-rị-để (phương Tây Nam).
Người học đối diện cầm (tức cầm
chỉ ngũ sắc đă được gia tŕ), lần
lượt sang phương Nam.
Từ đó, ṿng chiều phải, chuyển
sang ở phương Phong (phương Tây Bắc). Thầy
bèn dời khỏi chỗ, đến ở nơi Hỏa
phương (phương Đông Nam). Hành giả tŕ chân
ngôn, lại tu pháp như vậy. Đệ tử ở Tây
Nam, thầy ở Y Xá Ni (phương Đông Bắc).
Người học lại nhiễu quanh, chuyển sang trụ
phương Hỏa (Đông Nam). Thầy lại dời khỏi
chỗ, sang trụ nơi phương Phong).
[Ngài
Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ] nói bài kệ ấy xong, lúc
đó, đức Thế Tôn bảo Tŕ Kim Cang Huệ rằng:
“Thường đương ư thử dạ, nhi tác Mạn-đồ-la”
(thường ngay trong đêm ấy, mà tạo Mạn-đồ-la),
tức là trong đêm thứ bảy, khiến cho pháp sự
đều hoàn tất. Trong ngày hôm ấy, [khoảng thời
gian] sau khi mặt trời lặn cho đến khi tướng
sáng xuất hiện (tức rạng đông ngày hôm sau)
được gọi chung là “đêm”. Khi bắt đầu vào đêm (lúc mặt
trời lặn), liền vẽ vời,
xếp đặt tọa vị của các vị tôn thánh, sắp
đặt các vật cúng dường. Khi tướng sáng [của ngày hôm sau] chưa
xuất hiện, bèn tống tiễn [chư thánh] xong xuôi. Nếu
trái nghịch pháp tắc này, sẽ sanh ra chướng ngại,
cho tới khiến cho chỗ nương vào để trụ
cũng chẳng cát tường.
Nhưng
nếu giải thích theo cách bí mật, sâu xa, th́ chính là coi
cơ hội tốt lành cho đạo cơ là “thời”,
hoặc dùng phương tiện gia tŕ, rút gọn trăm kiếp
thành một đêm, hoặc kéo dài một đêm thành trăm
kiếp. Dài hay ngắn do duyên, chẳng có thời hạn nhất
định! Nếu
là thiển hạnh A-xà-lê, sẽ cần phải hoàn toàn tuân
theo pháp tắc, trong lúc ban ngày sẽ tính toán, vẽ phần
đường ranh [của Mạn-đồ-la], dùng các thứ
thảo mộc như bạch đàn v.v… để ấn
định phương vị của h́nh tượng
chư tôn thánh. Từ ban ngày cho tới
lúc tối, sắp sẵn hương, hoa,
đèn, đuốc v.v… đều phải chuẩn bị
đầy đủ. Kinh Cù Hê nói: “Ư Mạn-đồ-la
Bắc diện nhất xứ, dĩ bạch sắc quy hoạch
Biện Sự Chân Ngôn tịch trừ chư nạn, trí
chư cúng cụ dă” (Ở một chỗ tại mặt
Bắc của Mạn-đồ-la, dùng màu trắng để
ấn định chỗ vẽ chân ngôn biện sự nhằm
đoạn trừ các nạn, đặt các vật cúng
dường). [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Nếu chẳng
thể trong một đêm vẽ khắp h́nh tượng của
các tôn giả, hăy từ ngày thứ năm, sau khi thọ tŕ
địa, bèn lần lượt làm, theo lư th́ chẳng trở
ngại ǵ”. Lại c̣n có ba loại phương tiện
vẽ h́nh ấn và chữ chủng tử của chư tôn
như kinh văn trong phần sau sẽ nói.
Kinh
nói “truyền pháp A-xà-lê” đă biết thời phần,
tức là hiểu rơ nghi quỹ tạo lập. Tới lúc mặt
trời lặn, A-xà-lê cùng các đệ tử phụ giúp
đúng như pháp tắm gội xong, mặc áo mới sạch,
dấy tâm đại bi, cầm các
vật cúng đến chỗ Mạn-đồ-la.
Trước hết, hăy nên mỗi mỗi đều gia tŕ
đúng pháp trọn đủ như trong phần Thứ Tự
Cúng Dường đă nói. Kế đó, hăy nên đúng như
pháp hộ tŕ bản thân. Gọi đệ tử được
độ đến, thầy tác pháp thủ hộ cho họ,
dùng nước thơm rảy lên, bảo họ đều
theo thứ tự mà ngồi tại một nơi. Sau đấy,
A-xà-lê tới trước cửa đạo tràng, vận
tâm trọn khắp, dập đầu đảnh lễ
mười phương hết thảy chư Phật
cũng như trong phần trên đă nói. Sau đấy, cầm
dây ngũ sắc, đứng hướng về
phương vị của Mạn-đồ-la mà đặt lên đỉnh đầu. Kế
đó, quán thân ḿnh là Tỳ Lô Giá Na, kinh gọi chuyện này
là “Đại Tỳ Lô Giá Na nhi tự tác gia tŕ” (dùng Tỳ Lô Giá Na để tự
gia tŕ). V́ cớ sao vậy? Do Đại Nhật
Như Lai chính là A-xà-lê của Đại Bi Thai Tạng này.
V́ vậy, nếu lúc hành giả làm
chuyện của A-xà-lê, liền phải
nên tưởng tự thân là Tỳ Lô Giá Na. Nếu lúc làm các
việc dựa theo Mạn-đồ-la, bèn quán tự thân là
Kim Cang Tát Đỏa. Phương tiện gia tŕ này sẽ
được nói trong pháp Cúng Dường thuộc phần
sau.
Lại
nữa, hành giả hăy nên biết tám vị trí thủ hộ
thuộc các phương. Phàm tạo tác Mạn-đồ-la
đều thuận theo các vị trí ấy
mà di chuyển. Từ phương Đông Nhân Đà La (Indra,
Đế Thích) theo thứ tự chuyển tới
phương Nam Diễm Ma La (Yamarāja,
Diêm Vương), phương Tây Phạ
Rô Noa (Varuṇa,
thủy thần), phương Bắc
Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa,
Đa Văn thiên vương), Đông Bắc Y Xá Ni (Īśana, tức thần Shiva), Đông Nam là Hộ Ma (hỏa cúng), Tây Nam
là Niết Rị Để (Nirṛti)[43], Tây Bắc là Phạ Dữu (Vāyu, thần gió). Các tôn thánh thuộc phương trên phần nhiều ở
bên phải của Đế Thích. Chư tôn thuộc
phương hạ phần nhiều ở bên
phải của Long Tôn. Phương thượng là Không
Cư, phương hạ là Địa Cư.
Lại
nữa, đối với Trung Đài Tạng th́ ba lớp
thành tŕ[44]
ranh giới đều đă hoạch định sẵn
để làm tiêu chí, khiến cho các phương và các góc cân
bằng. Phải ấn định phương vị trọn vẹn
để vẽ mạn-đồ-la sao cho vị trí của
Đại Nhật Phật nằm ở ngay giữa năm
loại khối báu. Tới lúc vẽ các h́nh tướng,
A-xà-lê trước hết tới phương Nhân Đà La
(phương Đông), đúng như pháp lễ bái. Kế
đó, đứng ở phương Hỏa (phương
Đông Nam), hướng về phương Bắc. Các
đệ tử phụ tá thầy th́ đứng ở
phương Y Xá Ni (phương Đông Bắc). Đối
diện nhau, tay cầm Tu-đa-la (chỉ ngũ sắc
như đă nói trong phần trước) để chuẩn
định [phương
vị của]
ngoại giới. Kế đó, đệ tử xoay theo chiều
phải tới vị trí Niết Rị Để
(phương Tây Nam), thầy cũng xoay theo chiều phải
hướng về phương Tây, đối diện nhau mà cầm [chỉ
ngũ sắc]. Kế đó, A-xà-lê lại
nhiễu theo chiều phải, tới
phương vị của Phạ Dữu (Tây Bắc). Đệ
tử cũng nhiễu theo chiều phải trở về
phương Bắc đối diện
thầy, cầm chỉ. Đệ tử lại
nhiễu theo chiều phải tới phương vị Y
Xá Ni (Đông Bắc). Thầy cũng nhiễu theo chiều
phải, trở về phương Đông, cầm chỉ
đối diện [với tṛ]. Hễ giáp một ṿng xong,
đều nên căn [sao cho chỉ được căng ấy]
ngay ngắn, vuông vắn trên không trung. Tới ṿng thứ
hai, cũng chuyển theo chiều phải như trên, theo thứ
tự căng dây để làm đường ranh (tức
phân định ranh giới giữa các viện trong Mạn-đồ-la).
Kế đó, chuẩn định đúng bốn góc. A-xà-lê
lại nên nhiễu theo chiều phải tới Niết Rị
Để (Tây Nam), c̣n đệ tử trước tiên ở
Y Xá Ni (Đông Bắc), xoay theo chiều phải, đối
diện mà cầm dây. Kế đó, đệ tử lại
nhiễu theo chiều phải đến phương Phạ
Dữu (Tây Bắc), thầy liền chuyển theo chiều
phải đến phương Hộ Ma (Đông Nam), đệ
tử cũng theo xoay theo chiều phải đối diện
mà cầm chỉ ngũ sắc, sao cho [chỉ
được căng] ngang rốn ở trên hư không,
để chuẩn định phương vị. Kế
đó, đệ tử lại xoay theo chiều phải
đến phương Niết Rị Để, thầy
liền chuyển theo chiều phải đến
phương vị Y Xá Ni, đối mặt nhau mà buộc
dây. Kế đó, đệ tử lại nhiễu theo chiều
phải tới phương vị Hộ-ma (Đông Nam), thầy
liền chuyển theo chiều phải tới phương
Phạ Dữu, đối diện mà buộc dây. [Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Đối với
đường chữ thập ở
bốn phương, tuy kinh không nói, nhưng theo lư ắt phải
có, cũng cần phải xoay theo chiều phải, đối
diện nhau để buộc”.
(Kinh)
Như thị chân ngôn giả, phổ tác tứ phương
tướng, tiệm thứ nhập kỳ trung, tam vị
dĩ phân chi, dĩ biểu tam phận
vị, địa tướng phổ châu biến. Phục
ư nhất nhất phần, sai biệt dĩ vi tam. Thị
trung, tối sơ phần, tác nghiệp sở hành đạo.
Kỳ dư trung hậu phần, thánh thiên chi trụ xứ.
(經)如是真言者, 普作四方相,漸次入其中,三位以分之。已表三分位,地相普周遍,復於一一分,差別以為三。是中最初分,作業所行道,其餘中後分,聖天之住處。
(Kinh:
Người tŕ chú như thế, tạo trọn tướng
bốn phương, dần dần vào chính giữa, chia mỗi
tầng làm ba, biểu thị ba phận vị, tướng
đất đều trọn khắp. Ở trong mỗi một
phần, chia ba phần sai khác. Trong
ấy, phần thứ nhất,
nơi tác nghiệp, tu đạo. Phần giữa và sau
đó, chỗ trụ của thánh, trời).
Ấn
định [phương vị của] ngoại giới
(phía ngoài Trung Đài Bát Diệp) và tướng tám
phương như thế xong. Kế đó, vào bên trong,
trước hết ấn định ngoại giới của
Trung Đài, cũng giống như trên xoay
chuyển để căng dây ḥng xác định
tướng bốn phương. Ấn định tướng
tám phương xong, sẽ chẳng c̣n làm nữa. Kế
đó, ấn định tầng ngoại giới thứ
nhất, rồi ấn định tầng ngoại giới
thứ hai, cũng theo cùng pháp tắc như Trung Đài. Kích
thước rộng hẹp sẽ đều lần lượt
bằng một nửa, [nghĩa là]: Giả sử Trung
Đài có kích thước mỗi bề là tám thước, tầng
thứ nhất [ở ngoài Trung
Đài] sẽ là bốn thước, tầng
thứ hai là hai thước, tầng thứ ba th́ rộng một
thước. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Bổn pháp là
như thế. Nếu sợ lớn nhỏ cách biệt quá
nhiều, có thể cân nhắc sao cho cân bằng, theo lẽ
th́ chẳng trở ngại ǵ”.
Chia
như thế xong, lại trong mỗi tầng, đều chia thành
ba phần. Phần ở trong cùng là chỗ đường
bao quanh để đi lại, v́ thế nói là “Phật tử
sở hành đạo”. Phần kế tiếp là chỗ
đặt các vật cúng dường. Phần ngoài cùng là chỗ
đặt tọa vị của các vị tôn thánh. V́ thế,
hai phần đó đều là chỗ của tôn thánh và
chư thiên [cho nên kinh nói: “Kỳ dư trung hậu phần,
thánh thiên chi trụ xứ” (hai phần giữa và sau c̣n lại
kia, là chỗ trụ của tôn thánh và chư thiên)]. Kế
đó, ở phía ngoài lại làm đường ranh bao quanh
trọn khắp. Đối với các tọa vị trống
không đó, hăy nên vận tâm quán sát, thuận theo chư tôn tương ứng với phương
diện phần vị mà đều nên thỉnh vời,
cúng dường. Bởi lẽ, khi A-xà-lê gặp chuyện lỡ
quên mất, hoặc sai lầm, có thể là xếp đặt
chư tôn [trong Mạn-đồ-la] chẳng
toàn vẹn. Đối với các vị đáng nên thỉnh
vời mà không có tọa vị, đều nên vận tâm cúng
dường nơi ấy. Cách chia thành ba phần này [như sau]: Trước
hết, ở phía trong của tầng thứ nhất thuộc ngoại giới (tức phần
ngoài của Trung Đài Bát Diệp],
chọn lấy chút phần dùng
làm đường ranh giới. Kích thước rộng hay
hẹp đều nên cân nhắc để định
đoạt, sao cho hơi thông với các tọa vị. Phía
trong ranh giới, hăy nên chia thành ba phần đều nhau.
Hăy nên là trước hết ấn định phần
đặt tọa vị của chư tôn xong xuôi. Kế
đó, ấn định ranh giới của phần đặt
đồ cúng dường và phần dùng làm đường
đi. Tầng thứ nhất như thế đă xong.
Kế
đó, đối với tầng thứ hai, cũng từ
ngoài hướng vào trong mà lần lượt chia [thành ba phần].
Kế đó, đối với tầng thứ ba, cũng [chia
ba phần] giống như phần kinh văn trên đây
đă nói. Quang minh tỏa ra từ rốn của Đại
Nhật Như Lai trở xuống là các tọa vị thuộc
tầng thứ ba. Quang minh phát ra từ rốn cho đến
yết hầu là tọa vị thuộc tầng thứ hai.
Quang minh phát ra từ yết hầu cho đến đảnh
tướng là tọa vị thuộc tầng thứ nhất.
Thai Tạng trong đó chính là hoa sen tám cánh nơi tự tâm của
đức Tỳ
Lô Giá Na. Các kim cang đệ tử cùng [giúp thầy] kiến
lập Mạn-đồ-la cần phải khéo thông đạt
chân ngôn, pháp yếu, gần bằng với thầy, th́ sẽ
có thể giúp thầy chẳng sai sót. Nếu chẳng có
người như thế, chỉ chọn lấy người
đă từng được quán đảnh đúng pháp, gặp
việc bèn chỉ dạy họ hành tŕ. Nếu lại chẳng
có người như thế th́ dùng cọc [để
đánh dấu phương vị]. Trước hết,
đóng cọc tại Hỏa phương (phương
Đông Nam), kế đó ở tại phương Y Xá Ni
(Đông Bắc) cũng đặt dây chăng, tức là thầy
trước đă ghi nhớ chỗ có cọc ở Hỏa
phương là chỗ của thầy. Sau đấy, từ
phương Y Xá Ni kéo dây tới chỗ Niết Rị Để
(Tây Nam); những điều khác cứ chuẩn theo cách làm này mà suy
ra. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê lại bảo: “Muốn cùng kéo
dây, cần phải chọn đệ tử muốn
được quán đảnh. Trước hết, dùng
nước thơm đă gia tŕ rảy lên họ để
cùng làm việc. Đối với các phương vị
được vẽ trong đàn, hăy dùng vật che lại,
đừng để cho họ
trông thấy”.
(Kinh)
Phương đẳng hữu tứ môn, ưng tri kỳ
phận tễ. Thành tâm dĩ ân trọng, vận bố
chư thánh tôn. Như thị tạo chúng tướng, quân
điều thiện phân biệt. Nội tâm diệu bạch
liên, Thai Tạng chánh quân đẳng, tạng trung tạo nhất
thiết, Bi Sanh Mạn-đồ-la. Thập lục
ương-cụ-lê, quá thử thị kỳ lượng.
Bát diệp chánh viên măn, tu nhị giai nghiêm hảo. Kim cang chi
trí ấn, biến xuất chư diệp gian.
(經)方等有四門,應知其分劑,誠心以殷重,運布諸聖尊。如是造眾相,均調善分別,內心妙白蓮,胎藏正均等。藏中造一切,悲生漫荼羅,十六央具梨,過此是其量。八葉正圓滿,鬚蘂皆嚴好,金剛之智印,遍出諸葉間。
(Kinh:
Vuông vắn có bốn cửa, hăy nên biết ngằn mé. Thành
kính, tâm
trân trọng, sắp đặt các tôn thánh. Tạo các tướng
như thế, đều khéo léo phân biệt. Nội tâm diệu
bạch liên, thai tạng vừa
ngay ngắn. Trong đó, tạo Nhất
Thiết, Bi Sanh Mạn-đồ-la. To mười sáu ngón
tay, hơn đó làm hạn lượng. Tám cánh thật tṛn
đầy,
tua nhụy
đều tươi đẹp. Các trí ấn kim cang, hiện
khắp trong các cánh).
“Phương
đẳng hữu tứ môn”
(vuông vắn có bốn cửa), tức là mỗi tầng viện
đều đặt bốn cửa, sao cho ngay chính giữa,
cân bằng. Cửa mở ra hướng Tây th́ thông suốt
để ra vào, các cửa kia dùng dây chăng làm ranh giới
chặn ngang. Kinh Cù Hê nói: “Phàm chư phương khai môn,
giai tùy bỉ phương ngung quảng hiệp, chuẩn vi
cửu phần. Thủ trung nhất phần vi môn. Kỳ
dư bát phần tắc môn chi tả hữu các đắc
tứ phần. Sở xuất nhập môn sảo linh hoát
tác. Tự dư chư môn,
dĩ bạch sắc mạt tác họa bế chi”
(Trổ cửa ở các phương đều tùy theo mỗi phương
và góc rộng hay hẹp để chuẩn theo đó mà chia
[phương đó] thành chín phần, dùng một phần làm
cửa. Tám phần khác đều
ở hai bên cửa, sao mỗi bên đều có bốn phần.
Cửa để ra vào làm hơi rộng hơn, các cửa khác đều dùng bột màu trắng
để vẽ đóng lại). [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Dùng
dây kim cang để chặn ngang ranh giới xong, ví như
kim cang chẳng thể vượt qua. Kẻ vượt
qua sẽ phạm tam-muội-da. Hơn nữa,
kinh văn đều nói cửa để thông suốt
hướng về phía Tây. Nếu có nhân duyên phải trổ
cửa hướng về phương khác, theo lư cũng chẳng
phạm lỗi ǵ”. Những điều khác như kinh
văn trong phần sau sẽ nói.
“Thành
tâm dĩ ân trọng, vận bố chúng thánh tôn” (Thành tâm
ḷng trân trọn, sắp xếp các vị tôn thánh): Khi vẽ
vời, trước hết trụ trong Du Già, quán đại
chúng hội trong Mạn-đồ-la này, mỗi mỗi h́nh
sắc, tướng mạo, oai nghi, tánh loại, tọa vị,
các ấn, thảy đều
hiện tiền rơ ràng trọn đủ. Sau đấy,
dùng cái tâm vô lượng ân cần, cung kính mà vẽ vời,
cho đến mức độ lớn, nhỏ, thưa thớt
hay dày đặc, cũng đều cân bằng tương
xứng. V́ thế nói: “Như thị tạo chúng tướng,
quân điều thiện phân biệt” (tạo các tướng
như thế, đều khéo điều chỉnh, phân biệt
sao cho tương xứng).
“Nội
tâm diệu bạch liên”: Đấy là bổn tâm của
chúng sanh, là biểu trưng bí mật của Diệu Pháp
Phân-đà-lợi hoa (hoa sen trắng). Đài hoa có tám cánh,
viên măn, cân bằng như h́nh thể đang nở tung.
Đài hoa sen ấy chính là trí huệ tự nhiên nơi Thật
Tướng. Cánh hoa sen là phương tiện đại
bi. Chính là dùng tạng này để nói về cái Thể của
Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la, ba tầng kia (ba tầng ngoại giới bao quanh
Trung Đài) là công đức tự chứng
lưu xuất từ đó, tức các thiện tri thức
nhập pháp giới môn vậy. Bốn cánh sen đối diện
với bốn phương chính là tứ trí của Như
Lai, bốn cánh sen ứng với bốn phương bàng là
tứ hạnh của Như Lai. Xét theo đó, hiện thành
tám loại thiện tri thức, mỗi vị đều tŕ
kim cang huệ ấn. V́ thế nói “biến xuất
chư diệp gian” (hiện ra trọn
khắp trong các cánh sen). Mười sáu pháp như thế, mỗi
mỗi đều bằng với pháp giới, cho tới chẳng
có chút phần nào
không b́nh đẳng. V́ thế, tướng được
biểu thị cũng ngầm phù hợp, lược nhiếp
vạn đức của Như Lai thành các vị tôn thánh
trong [đàn tràng Mạn-đồ-la to] mười sáu ngón[45],
mở rộng ra sẽ là vô lượng vô biên. Do vậy,
kích thước nhỏ nhất của Mạn-đồ-la
bằng mười sáu ngón, lớn th́ vô hạn.
“Tua
nhụy” là hết thảy các tam-muội môn, đà-la-ni
môn, lục độ, mười tám món Không v.v… như kinh
Đại Bát Nhă đă nói. Từ mỗi
tua nhị ấy,
do được thần lực gia tŕ, sẽ hiện một
loại quyến thuộc trang nghiêm trong ba tầng Mạn-đồ-la.
Đấy là pháp bí truyền của Như Lai, chẳng thể
dùng văn tự để h́nh dung được. Do vậy,
gởi gắm vào h́nh vẽ để chỉ dạy hành
nhân. Nếu hiểu được thâm ư, sẽ tự ngầm
biết mà thôi! Từ trong Thật Tướng hoa đài
ấy, biểu lộ
tướng gia tŕ của Đại Nhật Như Lai, ư
nghĩa như đă giải thích trong phần trước.
Tám ấn bí mật kia sẽ được nói trong phẩm
sau và đồ h́nh.
(Kinh) Tùng thử
hoa đài trung, Đại Nhật thắng tôn hiện, kim sắc
cụ huy diệu, thủ tŕ phát kế quan. Cứu thế
viên măn quang, ly nhiệt trụ tam-muội. Bỉ Đông
ưng họa tác, Nhất Thiết Biến Tri Ấn, tam
giác liên hoa thượng. Kỳ sắc giai tiễn bạch,
quang diệm biến vi nhiễu, hạo khiết phổ
châu biến. Thứ ư kỳ Bắc duy, đạo
sư chư Phật mẫu, hoảng diệu chân kim sắc,
cảo tố dĩ vi y, biến chiếu do nhật quang,
Chánh Thọ trụ tam-muội. Phục ư bỉ Nam
phương, cứu thế, Phật, Bồ Tát. Đại
đức thánh tôn ấn, hiệu danh Măn Chúng Nguyện, Chân
Đà Ma Ni châu, trụ ư bạch liên hoa.
(經)從此華臺中,大日勝尊現,金色具暉曜,首持髮髻冠,救世圓滿光,離熱住三昧。彼東應畫作,一切遍知印,三角蓮華上,其色皆鮮白,光焰遍圍遶,皓潔普周遍。次於其北維,導師諸佛母,晃曜真金色,縞素以為衣,遍照猶日光,正受住三昧。復於彼南方,救世佛菩薩,大德聖尊印,號名滿眾願,真陀摩尼珠,住於白蓮華。
(Kinh: Từ
trong đài hoa ấy, hiện Đại Nhật thù thắng, sắc vàng trọn chói ngời,
đội măo che búi tóc. Cứu thế quang viên măn, ly nhiệt
trụ tam-muội. Phía Đông hăy nên vẽ, Nhất Thiết
Biến Tri Ấn, h́nh tam giác trên sen. Màu sắc đều
trắng sạch. Ánh lửa nhiễu trọn quanh, trắng
sạch đều trọn khắp. Kế đó, ở góc
Bắc, đạo sư chư Phật mẫu, sắc vàng
ṛng chói ngời, dùng lụa trắng làm áo, chiếu khắp
như vầng dương, Chánh Thọ trụ tam-muội.
Lại ở phía Nam Phật, cứu thế, Phật, Bồ
Tát, đại đức thánh tôn ấn, tên là Măn Chúng Nguyện,
châu Chân Đà Ma Ni, trụ trên hoa sen trắng).
Kế
đó, ở phương Đông của nội viện[46],
ở phía trên của Đại Nhật Như Lai, hăy vẽ
Nhất Thiết Biến Tri Ấn, có h́nh tam giác, mũi nhọn
hướng xuống dưới[47],
được bao quanh bằng quang minh có h́nh ngọn lửa
sắc trắng, đặt trên hoa sen trắng. Đấy
chính là Đại Cần Dũng Ấn của mười
phương ba đời hết thảy Như Lai, cũng
gọi là Tâm Ấn của chư Phật. “Tam giác” có
nghĩa là hàng phục, trừ chướng, tức là đức
Phật ngồi nơi đạo thụ (cây Bồ Đề), dùng thế lực
to lớn oai mănh, hàng phục tứ ma, thành Chánh Giác. Trắng
tươi là màu của đại từ bi. Sức phấn
tấn đại tinh tấn của Như Lai chính là đại
sự nhân duyên, cho tới phóng đại bi quang thường
trọn khắp pháp giới. V́ thế nói là “phổ châu
biến” (giáp ṿng trọn khắp).
Kế đó, ở phương Bắc của
Đại Cần Dũng, ở góc phía Bắc, đặt
Hư Không Nhăn (Gagana-locanī), tức Tỳ Lô Giá Na Phật Mẫu. Oai nghi của
Phật Mẫu như trong phẩm Phật Mẫu của
kinh Bát Nhă đă rộng nói. Chân kim (vàng ṛng) là cái Thể của
Như Như Thật Tướng. “Tất cánh tịnh cú”
(câu thành tựu rốt ráo) là trang sức bên ngoài trong giáo môn
của Ngài. V́ thế nói “cảo tố dĩ vi y” (dùng
lụa trắng làm áo). Khi diệt hết thảy hư luận,
quang minh của vầng mặt trời nơi tâm không
đâu chẳng chiếu thấu; cho nên nói: “Biến chiếu
do nhật quang” (chiếu trọn khắp như ánh sáng mặt
trời). Người điềm tĩnh mới có thể
thấy quang minh ấy. V́ thế,
điểm đặc
trưng của Ngài là có h́nh tượng giống như
thiên nữ trụ trong Chánh Thọ.
Kế
đó, ở phía Nam của Đại Cần Dũng, cho
đến góc phía Nam, vẽ Nhất Thiết Chư Phật
Bồ Tát Chân Đà Ma Ni Ấn. Đấy là do tổng thể của
vô biên hạnh nguyện thuộc Bồ Đề tâm thanh tịnh kết thành,
thường có thể mưa trọn khắp hết thảy
các của báu thế gian và xuất thế gian. Các đấng
cứu thế đều từ đài sen tánh tịnh hiện
ra vật báu như thế. V́ thế nói “trụ ư bạch
liên thượng” (trụ trên hoa sen trắng). [Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Ấn này bao gồm hết thảy các ấn,
cũng có thể đặt ở mọi phương.
Như chư Phật, Bồ Tát nếu trong kinh không nói rơ
tŕ ấn tướng nào th́ cũng cầm ấn này, vô giá
bảo châu đều đạt được”.
Nói
chung, trong tầng thứ nhất, phương trên [của
Trung Đài Bát Diệp] là các đức trang nghiêm nơi thân
Phật. Phương dưới là Tŕ Minh Sứ Giả của
Phật, đều gọi là môn
Như Lai Bộ. Bên phải[48]
[của Trung Đài Bát Diệp] là đại bi tam-muội của
Như Lai, có thể trưởng dưỡng dồi dào
muôn điều thiện, nên gọi là Liên Hoa Bộ. Bên trái
[của Trung Đài Bát Diệp] là đại huệ lực
dụng của Như Lai, có thể phá tan ba chướng,
nên gọi là Kim Cang Bộ. V́ thế, nhập vào môn chữ
A, hết thảy các pháp chẳng sanh, đó là ư nghĩa của
Pháp Thân. Nhập môn chữ Sa, hết thảy các pháp chẳng
đắm nhiễm, đó là ư nghĩa của Liên Hoa. Nhập
môn chữ Phạ, hết thảy các pháp ĺa ngôn thuyết,
đó là ư nghĩa của Kim Cang. Như trong phẩm Tự
Luân thuộc phần sau, sẽ dùng ba chữ ấy để
thống nhiếp hết thảy trăm bài minh chú là do ư
nghĩa này.
(Kinh) Bắc
phương đại tinh tấn, Quán Thế Tự Tại
giả, quang sắc như hạo nguyệt,
Thương-khư, Quân-na hoa, vi tiếu, tọa bạch
liên. Kế hiện Vô Lượng Thọ. Bỉ hữu
đại danh xưng, thánh giả Đa La Tôn, thanh bạch
sắc tương tạp, trung niên nữ nhân trạng, hiệp
chưởng tŕ thanh liên, viên quang mỵ bất biến, huy
phát do tịnh kim. Vi tiếu, tiễn bạch y. Hữu biên
Tỳ Câu Chi, thủ thùy sổ châu man, tam mục, tŕ phát kế,
tôn h́nh do hạo tố, viên quang sắc vô chủ. Hoàng, xích,
bạch tương nhập. Thứ cận Tỳ Câu Chi, họa
đắc Đại Thế Tôn, bỉ phục
thương-khư sắc, đại bi liên hoa thủ,
tư vinh nhi vị phu, vi nhiễu dĩ viên quang. Minh phi trụ
kỳ trắc, hiệu Tŕ Danh Xưng giả. Nhất thiết
diệu anh lạc, trang nghiêm kim sắc thân, chấp tiễn
diệu hoa chi, tả tŕ bát-dận-ngộ, cận thánh giả
Đa La. Trụ ư Bạch Xứ Tôn, phát quan tập
thuần bạch, Bát Đàm Ma hoa thủ. Ư thánh giả
tiền tác, Đại Lực Tŕ Minh Vương. Thần
triêu nhật huy sắc, bạch liên dĩ nghiêm thân. Hách dịch
thành diễm man, hống nộ nha xuất hiện. Lợi
trảo, thú vương
phát, Hà Da Yết Lợi Bà. Như thị tam-ma-địa,
Quán Âm chư quyến thuộc.
(經)北方大精進,觀世自在者,光色如皓月,商佉軍那華,微笑坐白蓮,髻現無量壽。彼右大名稱,聖者多羅尊,青白色相雜,中年女人狀,合掌持青蓮,圓光靡不遍,暉發猶淨金,微笑鮮白衣。右邊毘俱胝,手垂數珠鬘,三目持髮髻,尊形猶皓素,圓光色無主,黃赤白相入。次近毘俱胝,畫得大勢尊,彼服商佉色,大悲蓮華手,滋榮而未敷,圍遶以圓光。明妃住其側,號持名稱者,一切妙瓔珞,莊嚴金色身,執鮮妙華枝,左持鉢胤遇。近聖者多羅,住於白處尊,髮冠襲純帛,鉢曇摩華手。於聖者前作,大力持明王,晨朝日暉色,白蓮以嚴身,赫奕成焰鬘,吼怒牙出現,利爪獸王髮,何耶揭利婆,如是三摩地,觀音諸眷屬。
(Kinh:
Phương Bắc, Đại Tinh Tấn, là Quán Thế Tự
Tại, quang sắc như trăng trong, Thương-khư,
hoa Quân-na. Mỉm cười, ngồi sen trắng. Đỉnh
hiện Vô Lượng Thọ. Bên phải, Đại Danh
Xưng, là đức thánh Đa La. Màu xanh, trắng chen lẫn.
Tướng nữ nhân trung niên, chắp tay, cầm sen xanh.
Viên quang chiếu trọn khắp, rực rỡ như vàng
ṛng. Mỉm cười, áo trắng sạch. Bên phải, Tỳ
Câu Chi, tay cầm tràng hạt rủ, ba mắt, tóc kết
búi. H́nh dạng trắng tinh sạch. Viên quang không màu chánh,
vàng, đỏ, trắng xen lẫn. Gần bên Tỳ Câu Chi,
hăy vẽ Đại Thế Chí. Mặc áo màu
thương-khư, tay hoa sen đại bi, tươi tốt,
chưa nở x̣e. Viên quang phủ
khắp thân. Minh phi ở bên cạnh, hiệu là Tŕ Danh
Xưng. Hết thảy diệu anh lạc, trang nghiêm thân sắc
vàng, cầm cành hoa tươi đẹp. Trái cầm Bát-dận-ngộ.
Gần thánh giả Đa La, là vị Bạch Xứ Tôn. Măo
che tóc lụa trắng, tay cầm hoa sen hồng. Trước
thánh giả bèn vẽ, Đại Lực Tŕ Minh
Vương. Màu như ánh nắng sớm, hoa sen trắng
nghiêm thân. Chói ngời như ṿng lửa, giận, rống,
nhe răng nanh. Vuốt bén, tóc thú vương, Hà Da Yết Lợi
Bà. Tam-ma-địa như thế, các quyến
thuộc Quán Âm).
Kinh
dạy: “Đại Nhật hữu phương, trí đại
tinh tấn Quán Thế Tự Tại” (ở bên phải của
đức Đại Nhật, vẽ bậc đại
tinh tấn là Quán Thế Tự Tại); đó chính là Liên Hoa
Bộ Chủ[49],
tức là Như Lai rốt ráo quán sát mười câu duyên
sanh, được thành tựu Phổ Nhăn Liên Hoa, nên tên là
Quán Tự Tại (Avalokiteśvara).
Xét theo Như Lai hạnh, nên gọi là Bồ Tát. “Đảnh
hiện Vô Lượng Thọ” (kinh chép là “kế hiện
Vô Lượng Thọ” tức là trong búi tóc hiện ra Phật
Vô Lượng Thọ) là nói tới cực quả của cái hạnh ấy,
tức là Phổ Môn Phương Tiện Trí của Như
Lai. Ngài có h́nh tượng giống như thân Bồ Tát,
đều hiện dung mạo trụ trong “hiện pháp lạc”,
mỉm cười vui sướng. Thân sắc của ngài Quán Tự Tại
như vầng trăng sạch, hoặc như Thương-khư (Śaṅkha), tức
là vỏ ốc thượng diệu. Hoặc như hoa
Quân-na (Kunda)[50].
Hoa ấy mọc tại phương Tây, cũng rất trắng
ngần. Hăy nên gộp chung cả ba thí dụ ấy để
nói [màu thân của Quán Tự Tại Bồ Tát] sáng ngời,
tươi nhuận, trắng ngần bậc nhất.
Bên
phải của Quán Âm, vẽ Đa La (Tārā)
Bồ Tát. Phàm các vị tôn thánh đều hướng mặt
về đức Đại Nhật, nay nói “bên phải của
Quán Âm”, tức là phía Tây của ṭa. Những vị khác
đều phỏng theo lệ này. Đấy là Quán Tự Tại
tam-muội; v́ thế, Ngài có h́nh tượng nữ nhân.
Đa La có nghĩa là “mắt”. Hoa sen xanh nghĩa là “thanh
tịnh,
vô cấu”. Dùng Phổ Nhăn như
thế để nhiếp thọ quần sanh, do chẳng
phải thời trước mà cũng chẳng phải thời
sau, cho nên vẽ h́nh Ngài có h́nh dạng nữ nhân trung niên, [tức
là] h́nh dạng không quá già, mà cũng chẳng quá trẻ. Xanh[51]
là màu hàng phục, trắng là màu của đại bi; điểm hay khéo
là ở trong hai tác dụng ấy, nên khiến cho hai sắc
ḥa hợp. Do bởi nghĩa ấy, [thân Ngài có màu sắc]
chẳng xanh, chẳng trắng. Tượng Ngài được
vẽ chắp tay, bàn tay cầm hoa sen xanh, tay và mặt
đều hướng về đức Quán Âm, vẻ mặt
như mỉm cười. Viên quang[52]
nơi toàn thân như sắc của chất vàng trong sạch
(vàng ṛng). Ngài mặc áo trắng, đầu có búi tóc giống
như h́nh búi tóc của chư thiên, khác với cái măo che búi
tóc của đức Đại Nhật.
Bên
trái đức Quán Âm, đặt thánh giả
Tỳ Câu Chi (Bhṛkuṭī)[53]. Thân Ngài có bốn tay, một tay bên phải cầm mấy
tràng hoa đẹp đẽ rủ xuống[54].
Một tay kết Thí Nguyện Ấn. Một tay bên trái cầm
hoa sen, tay kia cầm b́nh Quân Tŕ. Mặt Ngài có ba mắt giống như h́nh
tượng Ma Hê Thủ La (Maheśvara, Đại
Tự Tại Thiên). Đầu
đội măo bịt tóc, giống như măo che búi tóc của
đức Tỳ Lô Giá Na. Nói “tŕ” th́ như nói “đất
duy tŕ vạn vật”, tức là ư nghĩa “chuyên chở” vậy. Thân
Ngài trắng sạch, viên quang vây quanh. Trong quang minh có ba màu
vàng, đỏ, trắng, chẳng phải là thuần trắng,
thuần đỏ, hay thuần vàng. V́ thế
nói là “vô chủ” (không có màu chủ yếu). Màu vàng là
màu Tăng Ích, trắng là màu Tịch Tai (Tức Tai), đỏ
là màu Hàng Phục. Do trong quang
minh tam-muội này kiêm đủ ba lực. V́ thế, dùng
điều đó để biểu trưng.
Kế
đó, gần bên trái
của Tỳ Câu Chi, vẽ Đại Thế Tôn (Mahāsthāmaprāpta, Đại
Thế Chí Bồ Tát), như oai thế tự tại của
quốc vương và đại thần trong thế gian
th́ được gọi là Đại Thế. Ư nói: Vị
thánh giả này đă đạt được địa
vị đại bi tự tại như vậy. Do đó, dùng
điều này làm tên. Bởi đó,
Ngài cầm hoa sen chưa nở, như hoa đài Thật Trí
của đức Tỳ Lô Giá Na đă kết thành quả,
Ngài lại cầm chủng tử như thế rải trọn
khắp vào tâm thủy của hết thảy chúng sanh, nên
sanh ra hoa sen chưa nở. Vị tôn thánh này cũng hiện
dấu tích giống như thế, cũng có thể thủ
hộ trọn khắp điều thiện tiềm tàng của
chúng sanh, khiến cho chúng chẳng bị tổn hoại, mà
thường tăng trưởng trong mỗi niệm. Ngài
chính là Tŕ Minh Vương của Liên Hoa Bộ.
Kế
đó, bên trái của Minh Vương[55]
(Đại Thế Chí), vẽ minh phi Da Thâu Đà La (Yaśodhāra),
dịch nghĩa là Tŕ Danh Xưng. Thân Ngài màu vàng ṛng, dùng các
thứ anh lạc để trang hoàng tột bậc đoan
nghiêm, có h́nh dáng như thiên nữ. Tay phải cầm cành diệu
hoa trắng ngần, quả lá xen kẽ, cành nhánh
tươi tốt. Hoa ấy hoặc vừa chớm búp, hoặc
sắp nở, hoặc đang nở x̣e, hoặc năm, hoặc
mười bông, cho đến mấy chục bông. Tay trái cầm
Bát-dận-ngộ (Priyaṅgu), cũng là một loại
hoa thù thắng ở phương Tây. Do Đắc Đại
Thế Minh Vương chủ tŕ an lập chủng tử
Bồ Đề cho hết thảy chúng sanh, mà minh phi th́ chủ
tŕ hàm tàng xuất sanh các loại công đức ấy. V́ thế,
y phục và biểu tượng của Ngài tương ứng
với ư nghĩa ấy.
Bên
phải của đức Đa
La, đặt Bán Noa La Phạ Tất Ninh (Pāṇḍaravāsinī),
dịch nghĩa là Bạch Xứ, do vị tôn thánh này
thường ngự trên hoa sen trắng, nên đặt tên
như thế. Ngài cũng đội măo che búi tóc cơi trời,
mặc áo trắng tinh, tay trái cầm hoa sen nở x̣e. Từ
chỗ trắng sạch nhất ấy, sanh ra Phổ Nhăn;
do vậy, tam-muội tên là Liên Hoa Bộ Mẫu.
Kế
đó, phía dưới Quán Tự Tại Bồ Tát, đặt
Hà Da Yết Rị Bà (Hayagrīva)[56],
dịch là Mă Đầu. Vị này thân chẳng vàng, chẳng
đỏ, như lúc mặt trời mới mọc. Dùng hoa
sen trắng để làm chuỗi ngọc trang nghiêm thân thể.
Quang minh chói rực oai mănh, sáng ngời như tràng hoa. Móng
tay dài bén, hai nanh chĩa ngược lên. Đầu tóc
như bờm sư tử (do vậy, kinh nói “thú
vương phát” tức tóc giống
như lông của vua các loài thú), hiện
h́nh trạng hét to v́ phẫn nộ tột bậc. Đây là
Phẫn Nộ Tŕ Minh Vương của Liên Hoa Bộ, giống
như ngựa báu của Chuyển Luân Vương tuần
tra khắp bốn châu, trong hết thảy thời, tới
hết thảy các chốn, tâm chẳng ngưng nghỉ. Sức
đại tinh tấn của các vị Bồ Tát cũng giống
như thế. Do đạt được thế lực
oai mănh như thế, ở trong trọng chướng sanh tử,
chẳng đoái hoài thân mạng, dùng nhiều cách dẹp
tan. Chính v́ tâm đại bi trắng sạch, cho nên dùng hoa
sen trắng làm chuỗi ngọc để trang nghiêm thân thể. Đă đúng
như pháp kiến lập quyến thuộc của Quán Âm
xong.
(Kinh)
Phục thứ hoa đài biểu, Đại Nhật chi hữu
phương, năng măn nhất thiết nguyện, Tŕ Kim
Cang Huệ giả. Bát-dựng-ngộ hoa sắc, hoặc phục
như lục bảo, thủ đới chúng bảo quan,
anh lạc trang nghiêm thân, gián thác hỗ nghiêm sức, quảng
đa số vô lượng, tả chấp Bạt-chiết-la,
châu hoàn khởi quang diễm. Kim Cang Tạng chi hữu, sở
vị Mang Măng Kê, diệc tŕ kiên huệ chử, nghiêm thân
dĩ anh lạc. Bỉ hữu thứ ưng trí, Đại
Lực Kim Cang Châm. Sứ giả chúng vi nhiễu, vi tiếu
đồng chiêm ngưỡng. Thánh giả chi tả
phương, Kim Cang Thương Yết La, chấp tŕ kim
cang tỏa, tự bộ chư sứ câu. Kỳ thân thiển
hoàng sắc, trí chử vi tiêu xí. Ư Chấp Kim Cang hạ,
Phẫn Nộ Hàng Tam Thế, tồi phục đại
chướng giả, hiệu danh Nguyệt Yểm Tôn. Tam mục,
tứ nha hiện. Hạ thời vũ vân sắc, A Trá Trá
tiếu thanh, kim cang bảo anh lạc. Nhiếp hộ chúng
sanh cố, vô lượng chúng vi nhiễu, năi chí bách thiên thủ,
thao tŕ chúng khí giới. Như thị Phẫn Nộ đẳng,
giai trụ liên hoa trung. Thứ văng Tây phương họa,
vô lượng Tŕ Kim Cang, chủng chủng kim cang ấn,
h́nh sắc các sai biệt. Phổ phóng viên măn quang, vị
chư chúng sanh cố. Chân Ngôn Chủ chi hạ, y Niết Rị
Để phương, Bất Động Như Lai sứ,
tŕ huệ đao, quyến sách. Đảnh phát thùy tả
kiên, nhất mục nhi đế quán. Oai nộ thân mănh diễm,
an trụ tại bàn thạch. Diện môn thủy ba tướng,
sung măn đồng tử h́nh. Như thị cụ huệ
giả, thứ ưng văng Phong phương, phục họa
Phẫn Nộ tôn, sở vị Thắng Tam Thế, oai mănh
diễm vi nhiễu. Bảo quan, tŕ kim cang, bất cố tự
thân mạng, chuyên thỉnh nhi thọ giáo. Dĩ thuyết
sơ giới vực, chư tôn phương vị đẳng.
(經)復次華臺表,大日之右方,能滿一切願,持金剛慧者,鉢孕遇華色,或復如綠寶,首戴眾寶冠,瓔珞莊嚴身,間錯互嚴飾, 廣多數無量,左執跋折羅,周環起光焰。金剛藏之右,所謂忙莽雞,亦持堅慧杵,嚴身以瓔珞。彼右次應置,大力金剛針,使者眾圍遶,微笑同瞻仰。聖者之左方,金剛商羯羅,執持金剛鎖,自部諸使俱,其身淺黃色,智杵為幖幟。於執金剛下,忿怒降三世,摧伏大障者,號名月黶尊,三目四牙現,夏時雨雲色,阿吒吒笑聲,金剛寶瓔珞,攝護眾生故,無量眾圍遶,乃至百千手,操持眾器械。如是忿怒等,皆住蓮華中。次往西方畫,無量持金剛,種種金剛印,形色各差別,普放圓滿光,為諸眾生故。真言主之下,依涅哩底方,不動如來使,持慧刀羂索,頂髮垂左肩,一目而諦觀,威怒身猛焰,安住在盤石,面門水波相,充滿童子形。如是具慧者,次應往風方。復畫忿怒尊,所謂勝三世,威猛焰圍遶,寶冠持金剛,不顧自身命,專請而受教。已說初界域,諸尊方位等。
(Kinh:
Kế đó, ngoài đài
hoa, bên phải của Đại Nhật, hay măn hết thảy
nguyện, là Tŕ Kim Cang Huệ, sắc hoa Bát-dựng-ngộ.
Hoặc lại như lục bảo. Đầu đội
măo các báu, anh lạc trang nghiêm thân, xen kẽ để trang
hoàng, rộng nhiều số vô lượng.
Tay trái: Chày kim cang, ánh lửa bốc quanh thân. Bên phải Kim
Cang Tạng, chính là Mang Măng Kê, cũng cầm chày kiên huệ,
dùng anh lạc nghiêm thân. Kế đó, bên phải đặt,
Đại Lực Kim Cang Châm. Các sứ giả vây quanh, mỉm
cười, cùng chiêm ngưỡng. Bên phải của thánh
giả, Kim Cang Thương Khiết La, cầm nắm xiềng
kim cang, và sứ giả tự bộ[57].
Thân Ngài sắc vàng nhạt, đặc trưng: Chày trí huệ. Phía
dưới Chấp Kim Cang, Phẫn Nộ Hàng Tam Thế, bậc
dẹp tan chướng lớn, hiệu là Nguyệt Yểm
Tôn. Ba mắt, bốn nanh lộ. Màu như mây mưa hạ,
tiếng cười A Trá Trá[58],
kim cang anh lạc báu. Do nhiếp hộ chúng sanh, vô lượng
chúng vây quanh, cho đến trăm ngàn tay, vung nắm các khí
giới. Các Phẫn Nộ như thế, đều trụ
trong hoa sen. Kế đó, phương Tây vẽ, vô lượng
Tŕ Kim Cang, các loại kim cang ấn, h́nh sắc đều
sai biệt, phóng trọn viên măn quang, do v́ các chúng sanh. Ở
dưới Chân Ngôn Chủ, nơi phương Niết Rị
Để, Bất Động Như Lai sứ, cầm
đao huệ, dây trói, tóc rủ xuống vai trái. Một mắt
quan sát kỹ. Thân oai nộ rực lửa, an trụ trên tảng
đá. Mặt có vết sóng nhăn. Thân bé trai đậm chắc.
Bậc huệ trọn như thế. Kế đó, sang
phương Phong, lại vẽ đức Phẫn Nộ,
tức là Thắng Tam Thế, lửa oai mănh vây quanh. Măo báu,
cầm kim cang. Chẳng đoái thân mạng ḿnh, chuyên thỉnh
cầu, thọ giáo. Đă nói giới vực đầu,
phương vị chư tôn thánh).
Kế
đó, bên trái của Đại Nhật Như Lai, an trí Kim
Cang Bộ Minh Vương, tức là vị
Chấp Kim Cang có thể thỏa măn hết
thảy các nguyện. Ngài có màu như hoa Bát-dận-ngộ,
tức là màu vàng nhạt. Hoặc như lục bảo, tức
là Lục Mạt Yết Bảo, giống như hiển sắc[59]
của hư không. Do sắc của pháp giới thanh tịnh
và kim cang trí thể ḥa hợp. Do vậy, thân Ngài màu trắng
pha sắc vàng. Trí thân như thế ví như hư không chẳng
thể phá hoại, hết thảy chẳng thể hàng phục
Ngài. V́ thế, dùng hiển sắc của hư không để
làm biểu trưng. Điều này có nghĩa là nếu pháp
có chút phần dẫu nhỏ như cực vi để có
thể đạt được, sẽ là vô thường,
thay đổi, tùy thuộc các hành. Do vậy, trí Tất Cánh
Không là tánh kiên cố bậc nhất. Mật ấn[60]
mà Ngài cầm chính là chày kim cang năm nhánh. Ngũ trí Như
Lai đều kiêm hai tác dụng Quyền và Thật,
nhưng dùng tay kim cang huệ để chấp tŕ. V́ thế
kinh nói “[tay] trái cầm bạt-chiết-la (vajra, chày kim
cang)”. Ấn ấy nên dùng tràng hoa bằng quang minh để
vây quanh trọn khắp. V́ thế nói là “châu hoàn khởi
quang diễm” (ánh sáng như ngọn lửa cháy rực
vây quanh). Đầu Ngài đội măo báu có ba chóp, h́nh dạng
như chữ Sơn (山).
Giữa các chóp, có h́nh dáng như vầng trăng non ngửa
lên, dùng các nhiều loại chất báu vi diệu để
làm hết thảy các thứ anh lạc ḥng trang nghiêm thân thể.
Điều này có nghĩa là: Bát Nhă Ba La Mật đạt tới
cái tâm nơi quả địa, đổi danh xưng thành
Nhất Thiết Chủng Trí. V́ thế, đầu Ngài
đội măo bằng các thứ báu. Dùng diệu huệ ấy
để trải qua hết thảy các pháp, tự tại
xoay chuyển, sanh ra vô lượng pháp giới trang nghiêm. V́
thế nói là “gián thác hỗ nghiêm sức” (xen kẽ
để trang hoàng lẫn nhau). “Quảng đa” có
nghĩa là số đến vô lượng.
Kế
đó, bên phải Kim Cang Bộ Chủ, đặt Mang Măng
Kê (Māmakī)[61].
Đó là Kim Cang Bộ Mẫu, cũng cầm chày kim cang trí,
dùng các thứ anh lạc để trang nghiêm thân. Đây là
Xuất Sanh Kim Cang Trí Lực tam-muội, được gọi
là Kim Cang tam-muội.
Kế
đó, bên phải Bộ Mẫu, đặt Đại Lực
Kim Cang Châm (Mahābala
Vajrasūcī), [Bạt Chiết La] Tố
Chi (Vajrasūcī)
được dịch là Kim Cang Châm, cầm bạt-chiết-la
một nhánh để làm biểu tượng. Bạt-chiết-la
ấy chính là trí huệ nhất tướng, nhất duyên,
cứng chắc, sắc bén, dùng nó để quán triệt
các pháp, không ǵ chẳng
thông suốt, nên gọi là Kim Cang Châm. Phía dưới vị
này có hai sứ giả đều mang h́nh dáng nữ nhân, hồ
quỳ, mỉm cười,
ngước mắt chiêm ngưỡng. H́nh dạng của họ
nhỏ [hơn Đại Lực Kim Cang Châm], nhưng tṛn
đầy, sắc vàng nhạt, dùng kim cang làm vật biểu
tượng, tức là tam-muội phá nát các trọng chướng.
Kế
đó, ở bên trái của Chấp Kim Cang, đặt Kim
Cang Thương Yết La (Vajra-śṛṅkhala), dịch
nghĩa là Kim
Cang Tỏa (金剛鏁,
dây xích kim cang). Ấn của vị này là cầm dây xích, hai
đầu xích đều làm thành h́nh bạt-chiết-la.
Phía dưới Kim Cang Tỏa cũng có hai nữ sứ giả,
chẳng khác sứ giả của ngài Kim Cang Châm. Dùng trí ấn
này để nhiếp tŕ hết thảy chúng sanh
ương ngạnh, khó giáo hóa, khiến cho họ chẳng
thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề, cho nên Ngài có
tên như vậy.
Kế
đó, ở phía dưới Chấp Kim Cang, đặt Phẫn
Nộ Tŕ Minh hàng phục hết thảy
các kẻ gây chướng nạn to lớn trong ba
đời, hiệu là Nguyệt Yểm Tôn (Candratilaka)[62].
Mặt Ngài có ba mắt, bốn răng nanh ch́a ra, [thân có màu]
như sắc mây lúc trời đổ mưa trong mùa Hè, hiện
vẻ cười to, dùng chất báu kim cang làm anh lạc. Vị
Tŕ Kim Cang này dùng vô lượng môn tam-muội có thế lực
to lớn, oai mănh để nhiếp thủ, hộ tŕ chúng
sanh, cũng có vô lượng quyến thuộc tự vây
quanh, thảy đều [vẽ thành h́nh dáng] nhỏ bé, mà mập mạp.
Ngài hiện h́nh dạng phẫn nộ, cho đến một
thân mà có trăm ngàn tay, cầm nắm các thứ khí giới,
đứng thẳng oai nghiêm. Nếu chẳng thể vẽ
hết, hăy nên vẽ một, hai sứ giả cho đến
năm, sáu người, đều nên [vẽ họ] đứng
trên hoa sen. Ư nói trong tâm liên hoa này đă vốn sẵn thành tựu
hết thảy các sức đại tinh tấn dũng kiện,
chẳng từ nơi khác tới. Kiến lập các quyến
thuộc của Kim Cang Tát Đỏa đă xong.
Kế
đó, ở phương Tây[63],
vẽ Tŕ Minh Sứ Giả và các vị Chấp Kim Cang, có
các thứ h́nh sắc, tánh loại, các thứ mật ấn
để làm vật biểu trưng, đều dựa vào đồ
h́nh mà vẽ. Đại
huệ quang minh của mỗi vị tôn thánh ấy thảy
đều trọn khắp pháp giới, hiện ra thân, khẩu,
ư mật cũng trọn khắp pháp giới. V́ thế nói
là “phổ phóng viên măn quang, vị chư chúng sanh cố”
(tỏa trọn khắp quang minh viên măn, v́ các chúng sanh vậy).
Phía
dưới tôn vị này, nơi phương Niết Rị
Để (Tây Nam), vẽ Bất Động (Acala) Minh
Vương là sứ giả của Như Lai, có h́nh dạng
đồng tử (bé trai), bên phải cầm đại huệ
đao ấn, bên trái cầm dây trói. Đỉnh đầu
có sa kế[64],
tóc rủ xuống bên vai trái, hơi nhắm mắt trái.
Răng thuộc hàm dưới nghiến lên góc phải của
môi trên, bên trái của môi dưới hơi đưa ra ngoài.
Trán có vết nhăn giống như sóng nước, ngồi
trên tảng đá. Thân Ngài thấp bé, nhưng đầy
đặn, mập mạp, hiện tư thế phẫn nộ,
h́nh dạng giận dữ cùng cực. Đó là h́nh tướng biểu
trưng cho mật ấn của Ngài. Nơi hoa đài của
đức Đại Nhật, vị này thành Phật đă
lâu. Do tam-muội-da bổn thệ nguyện, mà thị hiện
mới vừa phát đại tâm, có h́nh dạng các tướng
chưa trọn vẹn, làm người hầu để thực
hiện các sự vụ cho Như Lai. V́ thế, Ngài cầm đao bén và dây trói, vâng theo mạng
lệnh phẫn nộ của Như Lai, tận lực muốn
sát hại [các phiền năo và nghiệp chướng của] hết
thảy chúng sanh. Quyến sách (羂索: Dây trói) chính là phương tiện Tứ Nhiếp trong
Bồ Đề tâm. Dùng đó để bắt trói kẻ
chẳng hàng phục, dùng đao bén trí huệ
để đoạn trừ mạng sống của nghiệp
thọ vô cùng, khiến đạt
được Đại Không Sanh. Nếu chủng tử
của nghiệp thọ đă trừ, ắt gió ngôn ngữ hư
luận cũng đều diệt mất, dứt bặt.
V́ thế, Ngài ngậm kín miệng.
Ư nghĩa của việc “dùng một mắt để nh́n”
là “Như Lai dùng mắt b́nh đẳng xem hết thảy
chúng sanh không ǵ chẳng thể
khoan dung”. Do vậy, phàm các sự nghiệp
tạo tác của vị tôn thánh này chỉ v́ một sự
nhân duyên ấy. Ngài trấn áp tảng đá trọng chướng,
khiến cho nó chẳng c̣n động, thành tựu núi chúa Diệu
Cao Bồ Đề tâm thanh tịnh. V́ thế nói: “An trụ
tại bàn thạch” (ở yên trên tảng đá).
Lại
ở góc Tây Bắc ở phía dưới, họa h́nh đức
Tam Thế Phẫn Nộ Tŕ Minh Vương, đầu
đội măo báu, tŕ chày Kim Cang năm nhánh làm ấn, chiêm
ngưỡng đức Tỳ
Lô Giá Na, dáng vẻ như thỉnh cầu [đức Phật]
truyền trao mệnh lệnh. Kệ nói “bất cố tự
thân mạng” (chẳng đoái hoài thân mạng của
chính ḿnh), tức là nói hăy vẽ h́nh dạng Ngài cực phẫn
nộ, dáng vẻ như liều ḿnh chẳng tiếc mạng,
nghĩa là muốn nhiếp triệu pháp giới chúng sanh,
khiến cho họ đều tùy thuận oai mạng (mạng
lệnh oai nghiêm) của đấng pháp vương. Đây
cũng là [vị Bồ Tát nói ra]
chân ngôn Thành Biện Chư Sự. Do được sức
đại tự tại của Ngũ Như Lai Trí gột rửa,
dẹp tan, mà thảy đều
đạt tới quả địa trang nghiêm, chẳng phải
chỉ là không chướng ngại, riêng chứng Thiên Không
mà thôi! V́ thế, Ngài cầm ngũ cổ ấn (chày kim cang
năm nhánh), đầu đội măo báu, trụ trong phong
luân, tức là có ư nghĩa như kinh Pháp Hoa đă nói: “Chư
hữu sở tác,
giai vị khai Phật tri kiến, sử đắc thanh tịnh”
(Các việc làm đều nhằm khai tri kiến của Phật,
khiến cho được thanh tịnh). An lập chư
tôn thượng thủ trong tầng thứ nhất của
Mạn-đồ-la đă xong.
(Kinh)
Tŕ Chân Ngôn hành nhân, thứ văng đệ nhị viện.
Đông phương sơ môn trung, họa Thích Ca Mâu Ni, vi nhiễu
tử kim sắc, cụ tam thập nhị tướng, bị
phục ca-sa y, tọa bạch liên hoa đài. Vị linh giáo
lưu bố, trụ bỉ nhi thuyết pháp. Thứ ư
Thế Tôn hữu, hiển thị Biến Tri Nhăn, hy di
tướng vi tiếu, biến thể viên tịnh quang, hỷ
kiến vô tỷ thân. Thị danh Năng Tịch Mẫu. Phục
ư bỉ tôn hữu, đồ tả hào tướng
minh, trụ Bát Đầu Ma hoa, viên chiếu
thương-khư sắc, chấp tŕ như ư bảo, măn
túc chúng hy nguyện, huy quang đại tinh tấn. Cứu
Thế Thích Sư Tử, thánh tôn chi tả phương,
Như Lai chi ngũ đảnh. Tối
sơ danh Bạch Tán, Thắng Đảnh, Tôn Thắng
Đảnh, Chúng Đức Quang Hỏa Tụ, cập dữ
Xả Trừ Đảnh. Đại ngă chi Thích chủng,
ưng đương y thị xứ, tinh tâm tạo chúng
tướng. Thứ ư kỳ Bắc phương, bố
liệt Tịnh Cư chúng, Tự Tại dữ Phổ Hoa,
Quang Man cập Ư Sanh, Danh Xưng Viễn Văn đẳng,
các như kỳ thứ đệ. Ư hào tướng chi
hữu, phục họa tam Phật Đảnh. Sơ danh Quảng
Đại Đảnh, thứ danh Cực Quảng Đại,
cập Vô Biên Âm Thanh, giai ưng thiện an lập. Ngũ chủng
Như Lai Đảnh, bạch hoàng chân kim sắc. Phục
thứ tam Phật Đảnh, bạch hoàng xích kiêm bị.
Kỳ quang phổ thâm quảng, chúng anh lạc trang
nghiêm. Sở phát hoằng thệ lực, nhất
thiết nguyện giai măn. Hành giả ư Đông ngung, nhi
tác Hỏa Tiên tượng, trụ ư xí diễm trung, tam
điểm hôi vi tiêu, thân sắc giai thâm xích, tâm trí tam giác ấn,
nhi tại viên diễm trung, tŕ châu cập tháo b́nh. Hữu
phương Diễm Ma vương, thủ bỉnh Đàn
Noa ấn, thủy ngưu dĩ vi ṭa, chấn lôi huyền
vân sắc, thất mẫu tịnh Hắc Dạ, hậu
phi đẳng vi nhiễu.
(經)持真言行人,次往第二院,東方初門中,畫釋迦牟尼,圍遶紫金色,具三十二相,被服袈裟衣,坐白蓮華臺,為令教流布, 住彼而說法。次於世尊右,顯示遍知眼,熙怡相微笑,遍體圓淨光,喜見無比身,是名能寂母。復於彼尊右,圖寫毫相明,住鉢頭摩華,圓照商佉色,執持如意寶,滿足眾希願,暉光大精進,救世釋師子。聖尊之左方,如來之五頂,最初名白傘,勝頂最勝頂,眾德火光聚,及與捨除頂,是名五大頂,大我之釋種,應當依是處,精心造眾相。次於其北方,布列淨居眾,自在與普華,光鬘及意生,名稱遠聞等,各如其次弟。於毫相之右,復畫三佛頂,初名廣大頂,次名極廣大,及無邊音聲,皆應善安立。五種如來頂,白黃真金色,復次三佛頂,白黃赤兼備,其光普深廣,眾瓔珞莊嚴,所發弘誓力,一切願皆滿。行者於東隅,而作火仙像,住於熾焰中,三點灰為標,身色皆深赤,心置三角印,而在圓焰中,持珠及澡瓶。右方閻摩王,手秉壇拏印,水牛以為座,震電玄雲色,七母并黑夜,妃后等圍繞。
(Kinh: Hành
nhân tŕ Chân Ngôn, kế sang viện thứ hai. Ở cửa
đầu phương Đông, vẽ Thích Ca Mâu Ni, sắc
vàng tía vây quanh, trọn đủ băm hai tướng,
thân mặc y ca-sa, ngồi trên đài sen trắng. V́ lưu
truyền giáo pháp, trụ nơi
đó thuyết pháp. Ở bên phải Thế Tôn, hiển thị
Biến Tri Nhăn, tướng vui sướng, mỉm cười.
Khắp thân, quang tṛn sạch,
vui thấy thân khôn sánh. Đó là Năng Tịch Mẫu. Lại
bên phải vị ấy, vẽ h́nh Hào Tướng Minh, trụ
trên hoa sen hồng, sắc thương-khư chiếu trọn.
Cầm nắm báu như ư, trọn thỏa các mong nguyện,
chói ngời, đại tinh tấn. Cứu Thế Thích
Sư Tử, bên trái của đức thánh, có năm đảnh
Như Lai, thứ nhất tên Bạch Tán,
Thắng Đảnh, Tôn Thắng Đảnh, Chúng Đức
Quang Hỏa Tụ, cùng với Xả Trừ Đảnh. Đó gọi Ngũ Đại Đảnh. Đại ngă
thuộc họ Thích, hăy nên nương vào đó, tâm chuyên
ṛng tạo tướng. Kế đó, ở phương Bắc,
xếp đặt chúng Tịnh Cư: Tự Tại và Phổ
Hoa, Quang Man cùng Ư Sanh, Danh Xưng Viễn Văn thảy, mỗi
vị theo thứ tự. Ở bên phải hào tướng,
lại vẽ ba Phật Đảnh. Trước là Quảng
Đại Đảnh. Kế đó, Cực
Quảng Đại, và Vô Biên Âm Thanh, đều nên khéo an lập.
Năm loại Như Lai Đảnh, trắng, vàng, sắc
vàng ṛng. Lại nữa, ba Phật Đảnh, trắng,
vàng, đỏ đều trọn. Quang ấy sâu rộng khắp,
các anh lạc trang nghiêm. Do sức phát hoằng thệ, hết
thảy nguyện đều thỏa. Hành giả ở góc
Đông, lại vẽ h́nh Hỏa Tiên, ở trong ngọn lửa rực, ba chấm tro tiêu biểu, thân sắc đều
đỏ rực, ngực có ấn tam giác. Ở trong
ṿng lửa nung, cầm châu và tháo b́nh. Bên phải vua Diễm
Ma, tay cầm gậy đầu lâu, dùng trâu nước làm
ṭa, rền sấm, sắc mây
đen. Thất Mẫu và Hắc Dạ, các hậu
phi vây quanh).
Kế
đó, tới viện thứ hai, vẽ Thích Ca Mâu Ni. [Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Trong ấy, tầng thứ hai là ẩn mật
ngữ. Nếu từ trong hướng ra ngoài, hăy nên đặt
quyến thuộc của Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc viện
thứ ba”[65].
Nay coi pháp môn quyến thuộc của đức Tỳ Lô
Giá Na[66]
là thứ nhất, quyến thuộc nơi sanh thân của
Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc thứ ba. Các vị Bồ Tát
thượng cầu hạ hóa trong bi trí, cho nên thuộc tầng
thứ hai (tức các vị Bồ Tát thuộc
Liên Hoa Bộ và Kim Cang Bộ). Sở
dĩ nói tương hỗ như vậy, v́ đây là mật
tạng của Như Lai, phải ngăn ngừa kẻ mạn
pháp chẳng do thầy dạy mà sửa đổi kinh
văn lung tung. Do đó, cần phải khẩu truyền
trao dạy.
Ở
cửa thứ nhất thuộc phương Đông, trước
hết, vẽ Thích Ca Mâu Ni,
thân chân kim sắc, và ba mươi hai tướng rạng rỡ.
Ngài mặc y ca-sa có màu Càn Đà[67],
ngồi trên hoa sen trắng, hiện tướng thuyết
pháp, tức là dùng tay trái nắm góc y ca-sa, giống như
tượng A Dục Vương hiện thời. Các ngón
trong tay phải giơ thẳng lên, hai ngón Không và Thủy
(ngón cái và ngón áp út)[68]
chạm đầu nhau; đó là biểu trưng. Hoa sen trắng
ấy chính là Trung Đài tịnh pháp giới tạng. Thế
Tôn v́ muốn cho giáo pháp này được lưu truyền
rộng, nên dùng sanh thân làm h́nh tướng biểu trưng
để diễn nói, nhưng với thân bổn pháp giới
sẽ chẳng
hai, chẳng khác. V́ thế nói: “Trụ bỉ nhi thuyết
pháp” (trụ trong đó thuyết pháp).
Kế
đó, ở phía Bắc của đức Thế Tôn, đặt
Phật Nhăn, cũng là Thích Ca Mâu Ni Phật
Mẫu, phương này dịch là Năng Tịch Mẫu (Śākyamuṇi-Mātṛ). Hăy nên vẽ Ngài có thân đoan nghiêm khôn sánh mà thế
gian thích thấy, khắp thân đều có viên quang, [dáng vẻ]
vui sướng, mỉm cười. Đấy là xuất
sanh tùy loại sanh h́nh tam-muội (tam-muội có thể xuất sanh các h́nh tướng
giống như từng loại chúng sanh) của Như Lai. Tam-muội ấy lấy Đại Từ Phổ Nhăn làm Thể, quán sát chúng sanh đáng
độ mà hướng dẫn, tạo lợi
ích cho họ. Quang minh của
Từ Nhăn không đâu chẳng trọn khắp, nên nói là “biến
thể viên tịnh quang” (khắp thân là quang minh viên măn,
thanh tịnh).
Kế
đó, ở phía Bắc của Phật Mẫu, vẽ
Như Lai Bạch Hào Tướng Ấn, trụ trong hoa sen,
có màu như thương-khư, thân có viên quang, tay cầm
hoa sen có h́nh dạng vừa nở một nửa; trong
đó có Như Ư Bảo Châu. Đấy là do vô biên phước
nghiệp của Như Lai hợp thành, như kinh Quán Phật
Tam Muội v.v… đă rộng nói, có thể măn nguyện cho hết
thảy chúng sanh.
Kế
đó, ở phía Nam của Thích Ca Sư Tử, vẽ
Như Lai Ngũ Đảnh:
- Thứ nhất là Bạch Tán Cái Phật
Đảnh[69] (Sitātapatroṣṇīṣa).
-
Thứ hai là Thệ Da (Jayoṣṇīṣa), dịch là Thắng Đảnh.
-
Thứ ba là Vi Thệ Da (Vijayoṣṇīṣa), đây là dùng nhiều âm để gọi, dịch
nghĩa là Tối Thắng Đảnh.
-
Thứ tư là Đế Thù La Thí (Tejorāśi-uṣṇīṣa), dịch là Hỏa Tụ Đảnh. Kinh ghi là Chúng
Đức, tức là chỉ dịch ư nghĩa chánh yếu,
phải nên hiểu nghĩa là “có oai đức to lớn”.
-
Thứ năm là Vi Cát La Noa (Vikiraṇoṣṇīṣa), dịch là Xả Trừ Đảnh, có nghĩa là vứt
bỏ hết thảy phiền năo, cũng có nghĩa là “đập
tan”.
Đấy
là năm trí đảnh của Thích Ca Như Lai, trong hết
thảy các công đức, giống như Luân
Vương trọn đủ thế lực to lớn. Các
vị ấy đều được vẽ giống
như h́nh dạng Chuyển Luân
Thánh Vương, tức
là đỉnh đầu có nhục kế, trên ấy lại
có búi tóc, tức là búi tóc trùng lặp. Các tướng mạo
khác đều như Bồ Tát, sao cho cực đoan nghiêm,
hoan hỷ. Mật ấn do các vị ấy cầm giống như trong đồ h́nh. Kế
đó, ở phương Đông, gần ŕa phía Bắc nhất,
đặt năm vị Tịnh Cư thiên chúng:
-
Thứ nhất là Tự Tại Thiên Tử (Īśvara).
-
Thứ hai là Phổ Hoa Thiên Tử (Samantapuṣpaka).
-
Thứ ba là Quang Man Thiên Tử (Prabhamālaka).
-
Thứ tư là Ư Sanh Thiên Tử (Manojava).
-
Thứ năm là Danh Xưng Viễn Văn Thiên Tử (Prakirtita-viśrūta).
Hăy
nên xếp theo thứ tự. Ấn tướng của họ đă
được nói đầy đủ trong đồ h́nh.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Đấy là Ngũ A Hàm thiên tử.
Qua khỏi đó là chỗ của Bồ Tát thọ chức
vị Phật, cũng gọi là Tịnh Cư Thiên, phần
đông là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, thuộc vào viện
thứ hai, chẳng thuộc vào điều đang
được nói ở đây”.
Kế đó, phía Nam của các vị trời
ấy, ở bên phải của Hào Tướng, lại vẽ
ba vị Phật Đảnh: Thứ nhất tên là Quảng
Đại Phật Đảnh (Mahodgatoṣṇīṣa), thứ hai là Cực Quảng Đại Phật
Đảnh (Abhyudgatoṣṇīṣa), thứ ba là Vô Biên Âm Thanh Phật Đảnh (Anantasvaraghoṣa-uṣṇīṣa), h́nh tướng đều giống như Ngũ
Đảnh, tức là các đảnh thuộc về các
đức của Như Lai trong ba bộ. Năm loại
Như Lai Đảnh gồm năm loại màu, tức là
màu chân kim, màu uất kim, màu vàng nhạt, màu cực trắng,
màu trắng nhạt. Trong ấy, hai màu chân kim và uất kim
tương tự, nhưng chân kim th́ tươi sáng,
màu uất kim tối hơn. Ba vị Phật Đảnh có
ba màu, tức là trắng, vàng, đỏ, tức là kiêm trọn
các màu Tịch Tai, Tăng Ích và Hàng Phục. Tám vị ấy
đều là quanh thân có quang minh, quang minh tột bậc rộng
dày. Dùng các thứ anh lạc để trang nghiêm thân thể,
do bổn thệ nguyện của Như Lai, thảy đều
có thể thỏa măn hết thảy các nguyện.
Bên
phải góc Đông Nam, đặt các vị Hỏa Thiên (Agni-ṛṣī),
trụ trong vầng lửa, trán và hai tay đều có ba vạch
tro, tức là như Bà-la-môn dùng ba ngón tay bốc tro xoa lên
thân thể. Hết thảy đều có sắc đỏ
đậm, giữa ngực có ấn tam giác được
ṿng lửa bao quanh. Tay trái cầm tràng
hạt, tay phải cầm tháo b́nh (tức
b́nh Quân Tŕ để đựng nước dùng khi rửa
ráy). Đấy là một thân Phổ Môn, nhằm dẫn dắt,
nhiếp thọ các Vi Đà phạm chí thờ lửa mà
phương tiện khai thị pháp Vi Đà của Phật.
V́ thế, chỉ bày biểu trưng của Đại Huệ
Hỏa Đàn Tịnh Tu Phạm Hạnh này.
Kế
đó, ở bên phải của phương Nam, đối
diện thẳng với đức Đại Nhật, vẽ
h́nh pháp vương Diễm Ma, tay cầm Đàn Noa (Daṇḍa) ấn.
Ấn tướng có h́nh dạng giống như cái gậy,
trên đó có h́nh đầu người dáng vẻ cực phẫn
nộ. Vua dùng thủy ngưu làm ṭa, thân có màu đen tuyền.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Khi nhỏ, ta do bệnh nặng,
thần thức mê muội, đi đến minh ty (cơi âm),
thấy vị pháp vương này và hậu phi cùng tṛ chuyện,
h́nh dạng hết sức từ bi, nhẫn nại.
Nhưng ấn Đàn Noa ấy dùng h́nh dạng phẫn nộ
để kiểm giảo những tội đă phạm
trong khi [phạm nhân] c̣n sống, miệng phóng quang minh lớn
tột bậc nghiêm khắc, và kiểm nghiệm công nghiệp
sau khi xuất gia. Sau đó, lặng im chẳng nói ǵ nữa.
Vua Diễm Ma và hoàng hậu lập tức xuống khỏi
bệ, dùng lời lẽ tốt lành khen ngợi, ân cần
hết sức tôn kính, cầu thọ quy giới. Do vậy,
bèn thả ta trở về. Tới khi tỉnh lại, chỗ
buộc dây trói ở hai tay hăy c̣n có vết trầy trụa,
mười
tháng mới lành”.
Ở
phía Tây của vua Diễm Ma vẽ Diễm Ma Hậu và Tử
Hậu, đó cũng là vợ của Diễm Ma. Phía
Đông vẽ Hắc Dạ Thần (Kālarātrī)[70]
và bảy Ma Đát Lư (Mātṛka),
dịch nghĩa là Thất Mẫu[71],
đều là nữ quỷ. H́nh dạng họ đều
có màu đen.
(Kinh)
Niết Rị Để quỷ vương, chấp
đao khủng bố h́nh. Phạ Rô Noa long vương, quyến
sách dĩ vi ấn. Sơ phương Thích thiên vương,
an trụ Diệu Cao sơn, bảo quan, bị anh lạc,
tŕ bạt-chiết-la ấn, cập dư chư quyến
thuộc, huệ giả thiện phân bố. Tả trí Nhật
Thiên
chúng, tại ư dư lộ trung, Thắng, Vô Thắng phi
đẳng, dực tùng nhi thị vệ. Đại Phạm
tại kỳ hữu, tứ diện tŕ phát quan. Án tự
tướng vi ấn. Chấp liên, tại
nga thượng. Tây phương chư địa thần,
Biện Tài cập Tỳ Nữu, Tắc Kiến Na, Phong Thần.
Thương Yết La, Nguyệt Thiên. Thị đẳng y
long phương, họa chi vật di mậu. Tŕ chân ngôn hành
giả, dĩ bất mê hoặc tâm. Phật tử thứ
ưng tác, Tŕ Minh Đại Phẫn Nộ, hữu hiệu
Vô Năng Thắng, tả Vô Năng Thắng Phi. Tŕ Địa
Thần phụng b́nh, kiền kính nhi trường quỵ, cập
nhị đại long vương, Nan Đà, Bạt Nan
Đà, đối xử sương khúc trung, thông môn chi
đại hộ. Sở dư Thích chủng tôn, chân ngôn dữ
ấn đàn, sở thuyết nhất thiết pháp, sư
ưng cụ khai thị.
(經)涅哩底鬼王,執刀恐怖形,嚩嚕拏龍王,羂索以為印。初方釋天王,安住妙高山,寶冠被瓔珞,持跋折羅印,及餘諸眷屬,慧者善分布。左置日天眾,在於輿輅中,勝無勝妃等,翼從而侍衛。大梵在其右,四面持髮冠,唵字相為印,執蓮在鵝上。西方諸地神,辯才及毘紐,塞建那風神,商羯羅月天,是等依龍方,畫之勿遺謬。持真言行者,以不迷惑心,佛子次應作,持明大忿怒,右號無能勝,左無能勝妃,持地神奉瓶,虔敬而長跪。及二大龍王,難陀拔難陀,對處廂曲中,通門之大護。所餘釋種尊,真言與印壇,所說一切法,師應具開示。
(Kinh:
Quỷ vương Niết Rị Để, cầm
đao, dạng đáng sợ. Vua rồng Phạ
Rô Noa, dùng dây trói làm ấn. Phương trước Thích
thiên vương, an trụ núi Diệu Cao, măo báu, đeo anh lạc,
cầm ấn bạt-chiết-la, và các quyến thuộc
khác. Người trí khéo xếp
bày. Trái đặt các Nhật Thiên, ngự ở trong cỗ
xe, Thắng phi, Vô Thắng phi, chầu hầu ở hai bên.
Đại Phạm ở bên phải, bốn mặt, đầu
đội măo, dùng chữ Án làm ấn. Cầm hoa sen, cưỡi
ngỗng. Các địa thần phương Tây, Biện Tài
và Tỳ Nữu, Tắc Kiến Na, thần gió.
Thương Yết La, Nguyệt Thiên. Bọn họ ở
phương Rồng (phương Tây). Hăy vẽ, đừng
sai sót. Hành giả tŕ chân
ngôn, do
tâm chẳng mê hoặc. Phật tử kế đó vẽ,
Tŕ Minh Đại Phẫn Nộ, bên phải Vô Năng Thắng,
trái: Vô Năng Thắng Phi. Tŕ Địa Thần nâng b́nh,
thành kính,
đều quỳ thẳng, và hai vua rồng lớn: Nan
Đà, Bạt Nan Đà. Góc
xép, đối nhau cuộn, nơi
cửa lớn thông suốt. Các tôn thánh họ Thích, chân ngôn
và ấn đàn, nói ra hết thảy pháp, thầy đều
nên khai thị trọn).
Kế
đó, ở góc Tây Nam, vẽ quỷ vương Niết Rị
Để, cầm đao, hiện h́nh dáng đáng kinh sợ;
đó là vua La Sát thủ hộ phương vị. Phạ
Rô Noa (Varuṇa)
là long vương thủ hộ ở phương Tây, cầm
dây trói làm ấn. Ở phương Đông, nơi phía Nam của
Ngũ Đảnh, hăy nên vẽ Nhân Đà La Thích Thiên Chúa
(Đế Thích), ngồi trên núi Tu Di, thiên chúng nhiễu
quanh, đầu đội măo báu, thân khoác đủ thứ
anh lạc, cầm phạt-chiết-la (vajra, chày kim cang), và
các quyến thuộc khác, tức là Xá Chi (Śacī)[72]
phu nhân và Lục Dục Thiên v… chi tiết như đồ
h́nh đă nêu bày.
Phía Nam của quyến thuộc
Đế Thích, hăy vẽ các chúng trời thuộc Nhật
Thiên (Sūrya), ngồi
trong cỗ xe do tám ngựa kéo, và hai phi tần ở hai bên tức
là Thệ Da Vi (Aparājita) và Thệ Da (Jaya), phương này dịch Thắng và Vô Thắng. Quyến
thuộc của Nhật Thiên xếp đặt các tinh tú:
Áng Già (Aṃgāraka, Hỏa Tinh) ở
phương Tây, Thâu Già (Śukra,
Kim Tinh) tại phương Đông, Bột
Đà (Buddha, Thủy Tinh) ở phương Nam, Vật Lạc
Tát Bát Để (Brhaspati, Mộc
Tinh) ở phương Bắc, Thiết Nễ Thiết Giá (Śanaiścara, Thổ Tinh) tại Đông Nam, La Hầu (Rāhu) tại Tây Nam, Kiếm Bà ở Tây Bắc,
Kế Đô (Ketu) tại Đông Bắc. Lại ở phía
Nam của trục ngang của phía Nam mạn-đồ-la,
đặt Niết Già Đa (Nirghāta), tức là sao Thiên Cẩu[73].
Phía Bắc của trục ngang phía Bắc, đặt Ốt
Ca Bả Đa, tức là Lưu Hỏa.
Phía Bắc của
quyến thuộc Đế Thích gần với Tịnh
Cư Thiên, đặt Đại Phạm Vương, đội
măo che búi tóc, ngồi trên xe do bảy con ngỗng kéo, bốn
mặt, bốn tay: Một tay cầm hoa sen, một tay cầm
tràng hạt.
Đó là tay bên phải. Một tay cầm b́nh quân-tŕ, một tay kết
ấn chữ Án (Auṃ, ॐ), đó là tay bên trái. Thủ
ấn là hơi gập ngón trỏ, các ngón khác duỗi thẳng,
đặt nghiêng tay trước người như đang
nói năng. Đó là ấn Cát Tường của bậc tịnh
hạnh. Các vị trời khác thuộc Tứ Thiền Thiên đều xếp
vào bên trái, Ngũ Tịnh Cư Thiên như Vô Nhiệt v.v…
đều xếp vào bên phải. Tỳ Ni có nói giới “hăy
nh́n cách ăn mặc của Tịnh Cư Thiên, chế
định cách ăn mặc ba y và nội y tề chỉnh”
là nói tới các vị trời này. Ở phương Tây, gần
cửa, đặt các vị Địa Thần. Kế
đó, ở phương Bắc đặt Tát Ra Tát Phạt Để (Sarasvatī), dịch là Diệu Âm Nhạc Thiên, hoặc dịch
là Biện Tài Thiên. Cũng đặt phi tử của vị
này ở phương Bắc. Kế
đó, lại đặt Vi Sắt Nữu
(Viṣṇu), dịch theo lối cũ là Tỳ Nữu. Đấy
chính là Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa). Và đặt Thương Yết La Thiên (Śaṅkara); đây chính là Ma Hê Thủ La (Maheśvara), có thế lực to lớn trong một thế giới,
nhưng chẳng phải là chủ của
tam thiên đại thiên thế giới. Kinh văn trong phần
sau cũng có Rô Nại La (Rudra), tức là thân phẫn nộ
của Thương Yết La, do sự mà đặt tên. Lại
đặt Tắc Kiến Na Thiên (Skanda), tức là Đồng
Tử Thiên, đều đặt phi tử của họ
bên cạnh. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Hăy nên theo thứ tự đặt các
vị thiên chúng ấy ở hai bên của Đế Thích và
Phạm Vương”. Ngay góc Tây Bắc,
đặt quyến thuộc của Phong Thiên để thủ
hộ phương vị. Phía Nam của cửa Tây, đối
diện với Nhật Thiên, hăy nên đặt Nguyệt
Thiên (Candra) cưỡi xe ngỗng trắng. Ở hai bên vị
này, đặt hai mươi bảy tinh tú, mười hai
cung thần v.v… để làm quyến thuộc. Kế
đó, ở cửa Bắc, hăy nên đặt Tỳ Sa Môn
thiên vương, hai bên vị này, đặt tám Dạ Xoa
đại tướng:
- Một
là Ma Ni Bạt Đà La (Maṇibhadra), dịch nghĩa là Bảo Hiền.
-
Hai là Bố Rô Na Bạt Đà La (Pūrnabhadra), dịch nghĩa là Măn Hiền.
- Ba
là Bán Chỉ Ca (Pāñcika, Mật Chủ),
dịch theo lối cũ là Tán Chi.
- Bốn
là Sa Đa Kỳ Rị (Śatagiri, Oai Thần).
-
Năm là Hê Ma Phạ Đa (Himavanta),
tức là Trụ Tuyết Sơn Giả.
-
Sáu là Tỳ Sái Ca (Viśakha, Đại Măn, Tŕ Pháp).
- Bảy
là A Trá Phạ Ca (Ātavaka, Vô Tỷ Lực).
-
Tám là Bán Giá La (Pañcala, Mật Nghiêm)
và Ha Lợi Để Mẫu
(Hārītī).
Kinh
văn không nhắc tới Công Đức Thiên Nữ (Śrīdevi, Lakṣmī). [Thiện Vô Úy] A-xà-lê
nói: “Công Đức Thiên đáng nên ở cùng chỗ với
Tỳ Sa Môn ở phương Bắc. Nếu đặt
riêng th́ nên để ở phương Tây”. Phàm các vị
đại thiên thần này, đều là những vị
được nhiều người biết, chúng sanh trong
thế gian ai nấy tùy theo tánh t́nh và ḷng
ưa thích mà tôn thờ, cúng dường.
Đức Tỳ Lô Giá Na v́ muốn Phổ Môn nhiếp thọ
chúng sanh, trọn khắp hết thảy mọi nơi
đều thị hiện thân giống như họ, dùng
các biểu tượng mà thế gian cùng biết để
làm biểu tượng bí mật xuất thế gian. Ví
như h́nh tượng Đế Thích an trụ trên núi chúa
Diệu Cao, Nhân Đà La tam-muội của Như Lai cũng
chẳng dời khỏi nơi đây mà khai xuất núi chúa
Diệu Cao trong Bồ Đề tâm thanh tịnh. Các pháp môn
khác đều là như thế, chẳng thể nói cặn
kẽ được! Nhưng hành giả hễ công hạnh
thành tựu trong mỗi thừa, sẽ tự khai giải.
Hơn
nữa, dưới ṭa của Thích Ca Mâu Ni Phật, hăy nên vẽ
h́nh Phẫn Nộ Tŕ Minh. Vị bên phải hiệu là Vô
Năng Thắng, bên trái hiệu là Vô Năng Thắng Minh
Phi, đều là sắc trắng, cầm đao ấn, quán
Phật mà ngồi nơi đó. Nói tới “địa thần”
th́ chính là địa thần [được vẽ] ở
cửa Tây như đă nói ở phần trên.
Hăy nên vẽ h́nh họ nâng b́nh báu, kiền thành cung kính, quỳ
thẳng. Trong b́nh ấy, cắm
các loại hoa mọc trên đất hay sanh trong nước,
các điều khác như đồ h́nh đă nói. Và ở
bên góc xép của
cửa thông ra nơi tầng thứ hai, đặt hai long
vương, bên phải là Nan Đà, bên trái là Bạt Nan
Đà. Trên đầu họ đều có bảy đầu
rồng, tay phải cầm đao, tay trái cầm dây trói,
đứng ở trên mây. Những vị này đều là [các tôn thánh] trọng
yếu trong Mạn-đồ-la. V́ thế, hành giả Chân
Ngôn hăy nên dùng cái tâm không mê hoặc để nương
theo thứ tự mà thực hiện!
Kinh
nói: “Sở dư Thích chủng tôn, chân ngôn dữ ấn
đàn, sở thuyết nhất thiết pháp, sư ưng cụ
khai thị” (Các tôn thánh họ Thích, chân ngôn và ấn
đàn, nói ra hết thảy pháp, thầy nên khai thị
đủ): Như các thứ bát,
tích trượng, ấn v.v… thuộc Thích Ca Bộ, chủng
loại rất nhiều, kinh chẳng liệt kê trọn hết,
chỉ tùy thuộc phương ấy có chỗ nào trống
khuyết, bèn chọn lựa theo những điều đă
được nói trong các kinh khác để xếp đặt.
Giả sử khuyết thiếu, cũng chẳng phạm lỗi.
Nhưng đối với các
vị thượng thủ được kinh này nhắc tới,
đều phải nên mỗi mỗi đúng như pháp mà vẽ,
chẳng được bỏ sót. Đối với các
phương thuộc Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, cũng phỏng
theo lệ này mà suy ra.
(Kinh)
Tŕ chân ngôn hành giả, thứ chí đệ tam viện, tiên
đồ Diệu Cát Tường. Kỳ
thân uất kim sắc, ngũ kế quan kỳ đảnh,
do như đồng tử h́nh. Tả tŕ thanh liên hoa,
thượng biểu kim cang ấn. Từ nhan biến vi tiếu,
tọa ư bạch liên đài. Diệu tướng viên phổ
quang, châu táp hỗ huy
ánh. Hữu biên ưng thứ họa, Vơng Quang Đồng Tử
thân, chấp tŕ chúng bảo vơng, chủng chủng diệu
anh lạc. Trụ bảo liên hoa ṭa, nhi quán Phật trưởng
tử. Tả biên họa ngũ chủng,
dữ nguyện kim cang sứ, sở vị Kế Thiết
Ni, Ưu Bà Kế Thiết Ni,
cập dữ Chất Đa La, Địa Huệ, tịnh
Thỉnh Triệu. Như thị ngũ sứ giả,
ngũ chủng phụng giáo giả, nhị chúng cộng vi
nhiễu, thị vệ vô thắng trí.
(經)持真言行者,次至第三院,先圖妙吉祥,其身欝金色,五髻冠其頂,猶如童子形,左持青蓮華,上表金剛印,慈顏遍微笑,坐於白蓮臺,妙相圓普光,周匝互暉映。右邊應次畫,網光童子身,執持眾寶網,種種妙瓔珞,住寶蓮華座,而觀佛長子。左邊畫五種,與願金剛使,所謂髻設尼,優婆髻設尼,及與質多羅,地慧并請召,如是五使者,五種奉教者,二眾共圍遶,侍衛無勝智。
(Kinh:
Hành giả tŕ chân ngôn, kế đến viện thứ ba.
Trước vẽ Diệu Cát Tường, thân Ngài màu uất
kim. Đỉnh đầu năm
búi tóc, giống như thân bé trai. Trái cầm hoa sen xanh, trên
hiện ấn kim cang. Vẻ từ nhan, mỉm cười,
ngồi trên đài sen trắng. Diệu tướng quang trọn
khắp, giáp ṿng chiếu lẫn nhau. Bên phải, kế nên
vẽ, thân Vơng Quang Đồng Tử, cầm nắm các
lưới báu, đủ loại diệu anh lạc. Trụ
trên ṭa sen báu, nh́n ngắm Phật trưởng tử. Bên trái
vẽ năm vị, kim cang sứ thỏa nguyện, tức
là Kế Thiết Ni, Ưu Ba Kế Thiết Ni, cùng với
Chất Đa La, Địa Huệ và Thỉnh Triệu.
Năm sứ giả như thế, có năm vị phụng
giáo, hai chúng cùng vây quanh, chầu hầu vô thắng trí).
Kế đó, kinh nói quyến
thuộc của Bồ Tát thuộc viện thứ ba. Hăy nên
ở phía trong cửa chánh đông,
tương ứng với Phật Thích Ca, vẽ Văn Thù
Sư Lợi, thân có màu uất kim, đỉnh
đầu có năm búi tóc, có h́nh dạng như bé trai. Tay
trái cầm Nê Lô Bát La (Nīla-utpala), tức là hoa sen xanh có cánh nhỏ. Trên hoa có kim cang ấn.
Vẻ mặt Ngài cực vui sướng, mỉm cười,
ngồi trên đài hoa sen trắng. Đó là biểu tượng
bí mật của Ngài. [Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Uất kim
chính là sắc vàng Diêm Phù, biểu thị kim cang thâm huệ.
Đầu có năm búi tóc, biểu
thị Ngài đă thành tựu Ngũ Trí của Như Lai từ
lâu. Do bổn nguyện nhân duyên, hiện h́nh đồng chân
pháp vương tử. Hoa sen xanh là tam-muội chẳng nhiễm
đắm các pháp, do tâm chẳng trụ vào đâu, tức
là thấy Thật Tướng Kim Cang Trí Ấn, có thể
dùng thường tịch quang để chiếu trọn khắp
pháp giới. Do vậy, Ngài ngồi
trên hoa sen trắng nhằm
biểu thị ư nghĩa: Chẳng khác với Trung Đài Tạng”.
Ở phía
Bắc của ngài Văn Thù, hăy nên vẽ Quang Vơng Đồng Tử (Jālinīprabha-kumāra) Bồ Tát, thân màu vàng ṛng, cầm nắm lưới
báu, dùng các thứ anh lạc để trang nghiêm, ngồi
trên hoa sen báu. Ngài Văn Thù tŕ vô tướng
diệu huệ, c̣n ngài Quang Vơng tŕ vạn đức trang
nghiêm, như Trí Độ Luận đă nói: “Dùng muối
nêm các món ăn, tăng thêm mùi vị,
chẳng nhạt nhẽo”.
V́ thế, hành nhân đánh mất phương tiện Bát
Nhă, chỉ tu Không Huệ, sẽ đọa vào Đoạn
Diệt. Thuần tu phước đức, sẽ đọa
vào “có sở đắc”. Do vậy, “quán trưởng tử
của Phật”, ư nghĩa ở chỗ này!
Kế đó, ngài Văn Thù có
năm sứ giả: Một là Kế
Thiết Ni (Keśinī), hai là Ưu Bà Kế
Thiết Ni (Upakeśinī), ba là Chất Đa La (Citrā), bốn là Địa Huệ (Vasumatī), năm là Thỉnh Triệu (Ākarṣaṇī), được xếp theo thứ tự ở hai bên
ngài Diệu Cát Tường (Văn Thù Sư Lợi), v́ mỗi vị tŕ một trí của ngài Văn Thù. Kế
Thiết Ni nghĩa là “tóc đoan nghiêm”. Ổ Bá (Ưu Bà) là Á
(kém hơn). Ngài Văn Thù dùng năm búi tóc để biểu
thị ngũ trí. Do vậy, sứ giả cũng lấy
“tóc đẹp” làm tên. Chất Đa La có nghĩa là “nhiều
màu”. Phía dưới năm sứ giả,
[dưới mỗi vị] đều vẽ một
người tuân phụng giáo pháp, đều quỳ gối
hướng về sứ giả, có dáng vẻ như
đang vâng lănh lời dạy, đều là Văn Thù tam-muội.
V́ thế, kinh nói: “Thị vệ vô thắng trí” (Chầu
hầu vô thắng trí).
(Kinh) Hành giả ư hữu
phương, thứ tác đại danh xưng, Trừ Nhất
Thiết Cái Chướng, chấp tŕ như ư bảo. Xả
ư nhị phần vị, đương họa bát Bồ
Tát, sở vị Trừ Nghi
Quái, Thí Nhất Thiết Vô Úy, Trừ Nhất Thiết Ác
Thú, Cứu Ư Huệ Bồ Tát,
Bi Niệm cụ huệ giả, Từ Khởi đại
chúng sanh, Trừ Nhất Thiết Nhiệt Năo, bất khả
tư nghị huệ.
(經)行者於右方,次作大名稱,除一切蓋障,執持如意寶。捨於二分位,當畫八菩薩,所謂除疑怪,施一切無畏,除一切惡趣,救意慧菩薩,悲念具慧者,慈起大眾生,除一切熱惱,不可思議慧。
(Kinh: Hành giả ở
hữu phương, kế vẽ đại danh xưng, Trừ
Nhất Thiết Cái Chướng, cầm nắm báu như
ư. Ngoại trừ hai phần vị, hăy vẽ tám Bồ
Tát, tức là Trừ Nghi Quái, Thí Nhất Thiết Vô Úy, Trừ
Nhất Thiết Ác Thú, Cứu Ư Huệ Bồ Tát, Bi Niệm:
Đấng trọn huệ, Từ Khởi đại chúng
sanh, Trừ Nhất Thiết Nhiệt Năo, huệ chẳng
thể nghĩ bàn).
Kế
đến là tầng thứ hai, ở phía trái của Đại
Nhật Như Lai, vẽ Trừ Cái Chướng Bồ Tát
(Sarvanīvaraṇa-viṣkaṃbhin).
Theo thói tục ở phương Tây (Ấn Độ),
đi theo hướng Đông, coi phương Đông là sơ
phương, phương Nam là hữu phương,
phương Tây là hậu phương, phương Bắc
là thắng phương. Nay do cửa của đàn Mạn-đồ-la
này hướng về Tây, nên [ngài Trừ Cái Chướng
thuộc về phía Nam của đàn tràng, được]
coi là bên trái của đức Đại Nhật. Trong
đồ h́nh, Trừ Cái Chướng Bồ Tát, tay trái cầm
hoa sen, trên hoa đặt ma-ni bảo châu, tay phải kết
ấn Thí Vô Úy[74].
Vị Bồ Tát này và các quyến thuộc đều là môn “đại từ bi
dẹp khổ, trừ chướng”.
Chính là dùng Như Ư Bảo Châu trong Bồ Đề tâm để
bố thí cho hết thảy
chúng sanh chẳng sợ hăi, thỏa
măn điều họ mong nguyện.
Kinh
nói: “Xả ư nhị phần vị, đương họa
bát Bồ Tát”, tức là ở bên cạnh Trừ Cái
Chướng, hăy
nên vẽ hai sứ giả. Sau đấy, theo thứ tự,
xếp đặt tám vị Bồ Tát.
Hễ xếp đặt các quyến thuộc, đều
là người đầu tiên ở bên phải, người
thứ hai bên trái, người thứ ba lại ở bên phải,
người thứ tư ở bên trái. Một trái, một
phải như thế, theo thứ tự mà xếp đặt.
Nay tám vị Bồ Tát ấy, trước hết xếp Trừ
Nghi Quái (Ascarya) ở
bên phải của Trừ Cái Chướng, Thí Nhất Thiết
Vô Úy (Sarvasattvābha-yaṃdada)
bên phải. Kế đó, lại xếp
Trừ Nhất Thiết Ác Thú (Sarvāpāyaṃjaha) ở
bên phải của Trừ Nghi Quái. Xếp Cứu Ư Huệ (Paritrāṇā-śayamati) ở
bên trái Thí Vô Úy. Kế đó, lại đặt Bi Niệm Bồ
Tát (Kāruṇāmṛditamati) ở
bên phải ngài Trừ Ác Thú, xếp Từ Khởi Bồ
Tát (Mahāmaitrya-bhyudgata) ở
bên phải của ngài Cứu Ư Huệ. Kế đó, lại
xếp Trừ Nhất Thiết Nhiệt Năo (Sarvadāha-praśamita) ở
bên phải Bi Niệm, Bất Khả Tư Nghị Huệ
(Acintyamati) ở
bên trái của ngài Từ Khởi. Xếp đặt các tọa
vị khác đều phỏng theo lệ này.
(Kinh)
Thứ phục xả tư vị, chí ư Bắc thắng
phương, hành giả dĩ nhất tâm, ức tŕ bố
chúng thái, nhi tạo cụ thiện nhẫn, Địa Tạng
Ma Ha Tát. Kỳ ṭa cực xảo nghiêm, thân xử ư diễm
thai, tạp bảo trang nghiêm địa, ỷ thác hỗ
tương gián, tứ bảo vi liên hoa, thánh giả sở
an trụ. Cập dữ đại danh xưng, vô lượng
chư Bồ Tát, vị Bảo Xứ, Bảo Thủ, cập
dữ Tŕ Địa đẳng. Bảo Ấn Thủ, Kiên
Ư, thượng thủ chư thánh tôn, các dữ vô số
chúng, tiền hậu cộng vi nhiễu. Thứ phục
ư Long
phương, đương họa Hư Không Tạng, cần
dũng bị bạch y, tŕ đao sanh diễm quang. Cập
dữ chư quyến thuộc, Chánh
Giác
sở sanh tử, các tùy kỳ thứ đệ, liệt tọa
chánh liên thượng. Kim thuyết bỉ quyến thuộc,
đại ngă Bồ Tát chúng, ưng thiện đồ tảo
hội, đế thành, vật
mê vong. Vị Hư Không Vô Cấu, thứ danh Hư Không Huệ,
cập Thanh Tịnh Huệ đẳng, Hạnh Huệ, An
Huệ đẳng. Như thị chư Bồ Tát, thường
cần tinh tấn giả, các như kỳ thứ đệ,
nhi họa trang nghiêm thân. Lược thuyết Đại Bi
Tạng, Mạn-đồ-la vị cánh.
(經)次復捨斯位,至於北勝方,行者以一心,憶持布眾綵,而造具善忍,地藏摩訶薩。其座極巧嚴,身處於焰胎,雜寶莊嚴地,綺錯互相間,四寶為蓮華,聖者所安住。及與大名稱,無量諸菩薩,謂寶處寶手,及與持地等。寶印手堅意,上首諸聖尊,各與無數眾,前後共圍遶。次復於龍方,當畫虛空藏,勤勇被白衣,持刀生焰光,及與諸眷屬,正覺所生子,各隨其次第,列坐正蓮上。今說彼眷屬,大我菩薩眾,應善圖藻繢,諦誠勿迷忘。謂虛空無垢,次名虛空慧,及清淨慧等,行慧安慧等,如是諸菩薩,常勤精進者,各如其次第,而畫莊嚴身。略說大悲藏,漫荼羅位竟。
(Kinh:
Lại bỏ vị trí ấy, đến chỗ Bắc thắng
phương. Hành giả do nhất tâm, nghĩ nhớ sắp
các màu, vẽ đấng trọn thiện nhẫn, Địa
Tạng Ma Ha Tát. Ṭa Ngài cực tinh xảo, thân ngự trong
thai lửa, các báu trang nghiêm đất, lộng lẫy, xen
kẽ nhau. Bốn báu làm hoa sen, được bậc thánh
an trụ. Cùng với đại danh xưng, vô lượng
các Bồ Tát, là Bảo Xứ,
Bảo Thủ, cùng với Tŕ Địa thảy. Bảo Ấn
Thủ, Kiên Ư, các tôn thánh thượng thủ, đều
cùng vô số chúng, trước sau cùng vây quanh. Rồi lại
ở phương Rồng, sẽ vẽ Hư Không Tạng,
đấng siêng năng, mạnh mẽ, khoác mặc áo trắng
ngần, cầm đao, tóe ánh lửa. Cùng với các quyến
thuộc, được sanh bởi Chánh Giác, mỗi vị
theo thứ tự, sắp xếp trên hoa sen. Nay nói quyến
thuộc Ngài, hàng Bồ Tát đại ngă, hăy nên khéo vẽ vời,
chân thành, đừng mê, quên. Là Hư Không Vô Cấu, rồi
đến Hư Không Huệ, và Thanh Tịnh Huệ thảy,
Hạnh Huệ, An Huệ thảy.
Các Bồ Tát như thế, bậc
thường siêng tinh tấn, ai nấy theo thứ tự,
mà vẽ thân trang nghiêm. Lược nói Đại Bi Tạng,
Mạn-đồ-la đă xong).
Kế
đó, ở phương Bắc, đặt Địa Tạng
Bồ Tát (Kṣitigarbha). Ở trên mặt
đất trang nghiêm bằng nhiều thứ báu xen kẽ,
dùng vàng, bạc, pha-chi (Sphaṭika,
pha lê), thủy tinh, bốn chất báu
làm ṭa hoa sen, cũng sao cho tột bậc khéo léo, đẹp
đẽ. Nay Bồ Tát ngự trên hoa ṭa ấy, quang minh
chói ngời trọn khắp toàn thân, như ở trong thai tạng,
nên nói là “xử ư diễm thai” (ngự trong thai lửa).
Vị tôn thánh này chủ tŕ vô biên tạng báu do công đức
phát khởi từ tánh nơi bảo vương tâm địa.
V́ thế, biểu tượng của Ngài được
trang nghiêm bằng hết thảy kỳ trân dị bảo
xen lẫn choáng lộn. Các vị Bồ Tát quyến thuộc
của Ngài cũng có ư nghĩa tương đồng. Ở
bên phải của đức Địa Tạng đặt
Bảo Xứ Bồ Tát (Ratnākara), bên trái đức
Địa Tạng đặt Bảo Chưởng Bồ
Tát (Ratnapāṇi).
Kế đó, bên phải Bảo Xứ, đặt Trị
Địa Bồ Tát (Dharanindhara), bên trái Bảo Chưởng
đặt Bảo Ấn Thủ Bồ Tát (Ratnamudrā-hasta). Bên phải Trị Địa, lại
đặt Kiên Cố Ư (Dṛḍhādhyāśaya)
Bồ Tát. Các vị tôn thánh thượng thủ như thế,
ở hai bên mỗi vị, đều vẽ các quyến thuộc
vây quanh.
Kế
đó, ở phương Tây, vẽ Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśagarbha), mặc
áo trắng ngần, tay trái cầm hoa sen, trên hoa có Đại
Đao Ấn. Trên Đao Ấn sanh trọn khắp các ngọn
lửa chói ḷa, và các quyến thuộc đều ngồi
trên hoa sen. Vị Bồ Tát này tŕ “trí huệ như hư
không” của Như Lai, cho nên cầm đại đao;
đó là biểu tượng của
trí huệ nhạy bén. Ngài mặc áo trắng, biểu thị
trắng sạch, không nhơ. Đó là trang sức phía ngoài của
giáo môn. Ví như hư không, chẳng phân biệt, mà cũng
chẳng tích tập, nhưng muôn h́nh tượng trong thế
gian đều nương vào đó để sanh thành. Nay
pháp môn này cũng thế, trong Tất Cánh Không, xuất sanh
tác dụng tự tại chẳng thể nghĩ bàn, chẳng
có cùng tận, như kinh Đại Tập Hư Không Tạng
đă nói cặn kẽ. V́ thế, gọi là Hư Không Tạng.
Quyến
thuộc trong pháp môn này là Hư Không Vô Cấu (Gaganāmala) Bồ
Tát, Hư Không Huệ Bồ Tát (Gaganamati), Thanh
Tịnh Huệ Bồ Tát (Viśuddha-mati), Hạnh Huệ Bồ
Tát (Cāritramati),
An Huệ Bồ Tát (Sthiramati), cũng theo thứ tự
như trên lần lượt xếp bên trái và bên phải. Sở
dĩ đều nói là “đẳng”
(vân vân), nhằm nói các vị
thượng thủ trên đây, mỗi
vị đều có vô biên quyến thuộc. H́nh tướng
của các Ngài đều như trong đồ h́nh miêu tả.
Bài kệ này cuối cùng nói: “Lược thuyết Đại
Bi Tạng, Mạn-đồ-la vị cánh” (lượt
nói Đại Bi Tạng, các vị trí trong mạn-đồ-la
đă xong), hai câu này chính là người truyền độ
(truyền pháp, hóa độ) dùng để kết lại ư
nghĩa, chẳng phải là kinh văn trong kinh này.
Như
đă nói trên đây, Bồ Đề tâm là nhân, đại
bi là căn, phương tiện là rốt ráo, tức là Thật
Tướng Hoa
Đài Đại Bi Thai
Tạng trong tâm x̣e nở, dùng phương tiện đại
bi hiện thành ba tầng phổ môn quyến thuộc. Do v́
nghĩa ấy mà gọi là Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la.
Như trong một thế giới, hiện trọn khắp
các thân theo từng loại trong sáu đường; trong hết
thảy các thế giới,
cũng lại như thế. Trong các chúng đồng phận
như thế, [các vị tôn thánh ấy] là thượng thủ
bậc nhất. Pháp do các vị ấy nói cũng là vi diệu
bậc nhất trong các pháp. Lại do nghĩa này, có thể
nhiếp thọ trọn khắp vô tận chúng sanh. V́ thế,
đức Tỳ Lô Giá Na được gọi là Pháp Giới
Vương. Nay các vị thượng thủ này cùng nhau
nhóm họp, ấn tŕ pháp như thế, cho nên hết thảy
chúng sanh đồng loại, ai nấy đều sanh tâm hy
hữu, nói rằng: “Đấng ta tôn trọng chẳng
có ai sánh bằng”. Cũng lại ở trong chúng ấy,
hăy nên biết pháp này rất hy hữu. Do sanh tâm hy hữu, sẽ
tùy thuận hết thảy pháp giới môn mà gieo thiện
căn. Thậm chí, kẻ trong đêm dài dấy khởi bất
thiện căn, toan phá hoại chánh pháp, đă tới đạo
tràng, thấy các vị đại thiên được tôn phụng,
lại được ban thí pháp thực chẳng thể
nghĩ bàn, ác tâm liền diệt, vứt bỏ ma sự, hoặc
sanh một niệm tâm tùy hỷ. Do sanh một niệm tịnh
tâm, sẽ có thể mở ra Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la.
Lại
nữa, các thứ pháp môn trong Mạn-đồ-la này tuy cùng
một pháp giới, nhưng công dụng cạn hay sâu đều
có sai khác. Như do cùng sanh trưởng trong một cuộc
đất, cùng được một trận mưa tưới
tắm, nhưng do các dược thảo tánh phận bất
đồng, nếu y vương xem xét, liền biết thảo
dược như thế tuy chẳng thích hợp để
đối trị một căn bệnh nào đó, nhưng
đối với một chứng bệnh khác, lại có thế
lực thù thắng. Nếu trong các phương tiện phổ
môn như thế đó, mỗi mỗi phân biệt chẳng
sai, bèn kham làm bậc đại A-xà-lê. Trong Đại Bổn
mười vạn kệ, các vị tôn thánh ai nấy đều
tự tuyên nói pháp giới môn do chính ḿnh thông đạt, các
thứ pháp phương tiện lạ, nay lược bổn
này chỉ nêu lên pháp yếu phổ thông để tiến
nhập đạo mà thôi. Nếu hành giả đúng pháp tu
hành, chẳng khuyết thiếu pháp tắc, khi được
gia bị chẳng thể nghĩ bàn, sẽ tự nhiên khéo
chỉ bày phương tiện, không ǵ chẳng thông suốt.
[Thiện Vô Úy] A-xà-lê nói: “Phàm hành giả chẳng trụ
trong Du Già, sẽ chẳng thích hợp v́ người khác kiến
lập Mạn-đồ-la”.
Thoạt
đầu, khi sắp vẽ, trước hết dùng tự
môn để chuyển thành các vị tôn thánh, tọa vị,
h́nh sắc, tánh loại, mỗi mỗi tương ứng,
liền quán Đại Bi Tạng như thế chính là thân
ta rồi mới khởi sự vẽ. Bậc thâm hạnh
A-xà-lê như thế, ắt trong hết thảy các thời,
đều thường chẳng ĺa Phật hội như
thế. Khi làm pháp sự vẽ vời, theo đúng như
pháp, lần lượt bắt đầu
[vẽ] từ đất kim cang, quán cung
điện bảo vương trên đỉnh núi Tu Di, tất
cả mỗi mỗi đều trang nghiêm như trong phẩm
sau sẽ nói. Hiểu rành rẽ như thế th́ mới có thể
thỉnh vời được!
Đại Tỳ Lô Giá
Na Thành Phật Kinh Sớ
Phần ba hết
[1] A Tỳ
Giá Lỗ Ca (Abhicāraka), c̣n
phiên âm là A Tỳ Trá Lưu Ca, A Tỳ Tả Lưu Ca, tức
là điều phục, hàng phục, nghĩa đen là “trói
buộc khiến cho chẳng tự tại”.
[2] Hiểu theo
nghĩa thông thường, Tứ Trọng Cấm chính là sát
sanh, trộm cắp, tà dâm, và nói dối. Trong Mật Giáo, Tứ
Trọng Cấm là:
1. Chẳng xả chánh pháp.
2. Chẳng xả Bồ
Đề tâm.
3. Chẳng keo kiệt pháp
thù thắng.
4. Chẳng tàn hại chúng
sanh.
[3] Tiểu
Thừa sau khi chứng quả, sẽ thường nhập
diệt tận định, trụ trong Thiên Chân Niết
Bàn, xả sắc thân, kinh thường nói là “hôi thân diệt
trí” (thân như tro, trí nhập diệt), do không có bi nguyện
độ sanh, nên thường gọi là “hôi đoạn”
(đoạn diệt như lửa tắt, chỉ c̣n tro).
[4] Dư
nghiệt (餘枿): Các chủng
tử tập khí xấu ác c̣n sót lại từ quá khứ.
[5] Bạch
nguyệt (Śukla-paksa) chỉ
nửa đầu mỗi tháng Âm lịch, từ lúc trăng
mới mọc cho đến khi trăng tṛn.
[6] Hai
mươi bảy tinh tú (Nakṣatram)
là hai mươi bảy cḥm sao trong thiên văn học cổ
Ấn Độ, gồm: A Thuyết Nhĩ
(Ashvinī), Bạt Lạt Nhĩ (Bharanī), Cơ Lật
Để Kha (Kṛttikā), Lỗ Hỷ Ni (Rohini), Ma Lê
Già Thi La (Mrigashīra), A Đà La (Ārdrā), Bất Nại
Bà Tu (Punarvasu), Phất Sa (Pushya), A Sa Ly Sa (Āshleshā), Ma
Già (Maghā), Phất Bà Phả Cầu Ni (Pūrva
Phalgunī), Úc Đa La Phả Cầu Ni (Uttara Phalgunī), Ha
Sa Đa (Hasta), Chất Đa La (Chitrā), Sa Để
(Svātī), Tỳ Thích Kha (Vishākhā), A Nô La Đà
(Anurādhā), Chiết Sa Tha (Jyeshtha), Mâu Lam (Mūla), Phất
Bà Sa Tha (Pūrva Ashādhā), Úc Đa La Sa Tha (Uttara
Ashādhā) Sa La Ba Na (Shravana), Đản Nhĩ Sắt
Đà (Dhanistha), Xá Đa Tỳ Sa (Shatabhisha), Phất Bà Bạt
Đà La Bát Tha (Pūrva Bhādrapadā), Úc Đa La Bạt
Đà La Bát Tha (Uttara Bhādrapadā), và Ly Bà
Để (Revatī)
[7] Thập
Nhị Thứ c̣n được gọi là Phận Dă, là
khái niệm thiên văn được định ra vào thời
Ân Thương. Cổ nhân căn cứ theo sự vận
chuyển của Tuế Tinh (Mộc Tinh) trên bầu trời,
họ nhận thấy: Nh́n từ trái đất, Tuế
Tinh xoay quanh trái đất một ṿng hết mười
hai năm. Do vậy, họ chia hoàng đạo (quỹ
đạo vận chuyển của Tuế Tinh) thành mười
hai cung, gọi là Thập Nhị Thứ, đặt tên là
Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Tu Tứ, Giáng Lâu, Đại
Lương, Thật Thẩm, Thuần Thủ, Thuần Hỏa,
Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, và Tích Mộc.
Từ đó, mở rộng thành khái niệm mỗi Thứ
trong mười hai Thứ sẽ ứng với một khu
vực trên mặt đất của
Cổ Trung Hoa (chỉ tương ứng với phần
gọi là Trung Nguyên, tức khu vực giữa Hoàng Hà và
Trường Giang), gọi mỗi
thứ là một “phận dă”, đồng thời quy định
hai mươi tám ngôi sao thuộc vào phận dă nào.
[8] Một
trăm lẻ tám Túc là do
có hai mươi bảy ngôi sao, mỗi ngôi có bốn Túc,
thành ra 27x4=108 Túc. Túc (pāda) ở
đây là đơn vị đo khoảng cách di chuyển của
mặt trăng trên bầu trời khi quan sát từ trái
đất.
[9] Theo
thiên văn học cổ Ấn Độ, La Hầu là giao
điểm giữa quỹ đạo của mặt
trăng và hoàng đạo, nên c̣n gọi
là Giao Hội. Do
trong huyền thoại Ấn Độ, các thiên chúng và A Tu
La cùng quấy đảo
biển sữa để t́m cam lộ (Amrta). Sau đó, thiên chúng
đánh bại A Tu La, độc
chiếm cam lộ, Mohini (một hóa
thân của thần Vishnu) chia cam lộ
cho chư thiên. Một A Tu La tên là Svarbhanu
đă giả làm thiên chúng để uống cam lộ. Do Nhật
Thiên (Surya) và Nguyệt Thiên (Chandra) phát hiện, tố cáo với
Mohini. Mohini cắt đứt đầu Svarbhanu, phần
đầu được gọi là Rahu (La Hầu), phần
thân được gọi là Ketu (Kế Đô). Để
báo thù, La Hầu thường t́m cách nuốt mặt trời,
mặt trăng, tạo nên hiện tượng nhật thực
và nguyệt thực. V́ thế, La Hầu c̣n được
gọi là Thực Thần.
[10] Trực Nhật
ở đây có nghĩa là mỗi sao ứng với một
ngày trong tuần.
[11] Hộ
Ma (Homa) dịch nghĩa là hỏa thiêu, hỏa tế, c̣n gọi
là Hỏa Cúng, tức là cúng
dường bằng cách thiêu vật cúng như gỗ
thơm, thảo dược, sữa, mật v.v… trong lửa,
hàm nghĩa dùng lửa trí huệ thiêu đốt mê tâm, vọng
tưởng.
[12] Tiêu xí
(摽幟) có
nghĩa gốc là cờ quạt hoặc kư hiệu để
phân biệt một sự vật. Ở đây, lời sớ
thường dùng chữ này để chỉ một dấu
hiệu đặc biệt, hoặc một pháp khí cầm
trong tay của các vị tôn thánh để biểu thị hạnh
nguyện của vị đó, giúp cho hành nhân nhận biết
vị tôn thánh ấy.
[13] Sao
Cơ (gọi đầy đủ là Cơ
Thủy Báo) là một chùm sao trong Nhị Thập Bát Tú của Trung
Hoa, nằm ở phương Đông, tương ứng với
cḥm sao Nhân Mă (Sagittarius) trong thiên văn học Tây
phương. Thần thoại Trung Hoa coi sao này là hiện
thân của thần Gió. Sao Tất
(gọi đầy đủ là Tất Nguyệt Ô, gồm mười
lăm ngôi sao chánh như Tất, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai,
Thiên Tiết…) tương ứng với cḥm sao Kim Ngưu
(Taurus) trong thiên văn học hiện đại.
[14] Đại
lực minh: Các chân ngôn (minh chú, đà-la-ni) do các thân phẫn
nộ (thường gọi là minh vương) nói ra.
[15]
Tô-đa-la ở đây không phải là Khế Kinh, mà chỉ
có nghĩa là sợi dây do các sợi chỉ nhiều màu
được xe lại.
[16] Lục
Tế (sáu thứ ngăn che) chính là sáu thứ ác tâm trở
ngại hành nhân chứng nhập tự tâm thanh tịnh, gồm
tâm keo kiệt, tâm phá giới, tân sân hận, tâm lười
nhác, tâm tán loạn, và tâm si.
[17] A Lợi
Sa (Ārṣa) dịch nghĩa là Cổ
Thánh
Chủ,
tức là công đức thù thắng, tự lợi, lợi
tha, là đạo của cổ thánh tiên hiền. Nói A Lợi
Sa Kệ là gọi chung các bài kệ do cổ thánh đă soạn
ra với dụng ư tán dương các điều tốt
lành, hoặc tóm tắt các pháp yếu để tu tập.
[18] Du Già
(Yoga) dùng trong kinh sách Phật giáo không có nghĩa là một
môn tập luyện để bồi bổ sức khỏe
hay các phương pháp Thiền Định của ngoại
đạo, mà dùng theo nghĩa “tương
ứng”. Theo
Đại Nhật Kinh Sớ, Du Già có năm loại
tương ứng: Một là tương ứng với cảnh,
hai là tương ứng với hạnh, ba là tương ứng
với lư, bốn là tương ứng với quả,
năm là tương ứng với cơ duyên. Duy Thức
hay dùng chữ Du Già nhằm thể hiện ư nghĩa
tương ứng với lư thú (do vậy mới có bộ
luận Du Già Sư Địa). Mật Tông th́ dùng chữ Du
Già nhằm thể hiện hành giả Tam Mật
tương ứng, khế hợp với Bồ Đề
tâm thanh tịnh.
[19] Giác
Quán là danh xưng khác của Tầm Tứ, tức là suy
nghĩ ở mức độ thô thiển th́ gọi là
Giác, suy nghĩ cặn kẽ sâu xa, th́ gọi là Quán.
[20] Năm thứ
báu nhằm tượng trưng cho hết thảy các vật
báu, biểu thị “tôn quư nhất, vô thượng”. Tùy theo
từng kinh mà năm thứ báu khác nhau. Chẳng hạn
như kinh Tô Tất Địa nói năm thứ báu là vàng, bạc,
chân châu, loa bối (vỏ ốc), xích châu. Kinh Cù Hê (kinh Nhuy
Hế Da) nói năm thứ báu là san hô, pha lê, vàng, bạc,
thương-khư (vỏ ốc biển to). Kinh Đà La Ni
Tập nói năm thứ báu là vàng, bạc, chân châu, san hô, hổ
phách. Kinh Kiến Lập Mạn Đồ La Trạch Địa
Pháp nói năm thứ báu là vàng, bạc, chân châu, sắt sắt
(một loại đá quư có màu xanh đậm), và pha lê.
[21] Ngũ cốc
là năm loại hạt dùng làm lương thực, gồm
đại mạch (barley), tiểu mạch (lúa ḿ), đạo
cốc (gạo tẻ), tiểu đậu (đậu
đỏ), và hồ ma (mè). Các kinh Mật giáo thường
dạy như vậy, nhưng Quán Trí Nghi Quỹ lại nói
ngũ cốc là đạo cốc, đại mạch, tiểu
mạch, lục đậu (đậu xanh) và bạch giới
tử (hạt cải trắng). Nói chung, ngũ cốc
tượng trưng cho chủng tử của Bồ Đề
tâm thuộc Ngũ Trí của Như Lai.
[22] Năm món thuốc
(ngũ dược) đại biểu cho phá trừ mê hoặc,
tận trừ các thứ bệnh khổ do vô minh phiền
năo chướng gây ra. Các kinh nói ngũ dược bất
đồng. Chẳng hạn như kinh Kim Cang Đảnh
Du Già nói năm thứ thuốc là Bà Hạ Tát Ra, Bà Hạ Nễ
Phược, Kiến Tra Cát Rị, Ngại Rị Yết Ra
Noa, Vật Rị Đáp Hạ Định. Do Trung Hoa không
có các vị thuốc ấy, bèn dùng các thứ thuốc
được coi là linh dược để thay thế,
tức là dùng Phục Linh, Châu Sa, Hùng Hoàng, Nhân Sâm, và Xích Tiễn.
[23] Đẳng
Chí là danh xưng khác của Định. Ở trong Định,
thân tâm ḥa hợp an trụ trong b́nh đẳng, đó là
Đẳng. Do Định mà có thể đạt tới
địa vị b́nh đẳng, nên gọi là Đẳng
Chí.
[24] Phật Mẫu
hiểu theo nghĩa chung chính là Bát Nhă Ba La Mật, v́ Phật
do trí huệ mà sanh. Trí huệ vô thượng là Bát Nhă Ba La Mật,
nên Bát Nhă Ba La Mật được gọi là Phật Mẫu.
Trong Mật giáo, Phật Mẫu chính là thần cách hóa của
nguyên tố có thể sanh ra chư Phật, Bồ Tát (tức
trí huệ Bát Nhă Ba La Mật), lập ra các tôn vị như
Phật Nhăn, Chuẩn Đề v.v… (được xếp
vào Biến Tri Viện của Thai Tạng Mạn-đồ-la),
đấy chính là các thân cụ thể hóa của trí huệ
chư Phật.
[25] Liên Hoa Thủ
là một danh xưng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Tên Ngài
c̣n được dịch thành Quang Thế Âm, Quán Tự Tại,
Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Hiện
Âm Thanh, Khuy Âm, Cứu Thế, Viên Thông Đại Sĩ v.v…
[26] Thủ
Đà Hội Thiên (Suddhāvāsehi) chính là Ngũ Tịnh
Cư Thiên, tức chư thiên thuộc năm tầng trời
Tịnh Cư.
[27] Thù,
lượng là các đơn vị trọng lượng thời
cổ, khá nhẹ. Cách tính như sau: Một thạch là một
trăm hai mươi cân, một cân là mười sáu lượng,
một lượng là hai truy, một truy bằng sáu thù. Mà một
cân thời Tần Thủy Hoàng chỉ là 253g. Như vậy,
một Thù chỉ khoảng 0,65 g.
[28] Ô Lật
Đà (hrdaya) có nghĩa là nhục đoàn tâm, kiên thật
tâm.
[29] Cù Hê là
phiên âm của chữ Guhya, có nghĩa là niệm tụng.
Đây là tên gọi tắt của bộ kinh Nhuy Hế Da, gọi
đầy đủ là Cúc Hế Da Đàn Đát La Kinh
(Guhyatantra) gồm ba quyển, do ngài Bất Không dịch, gồm
mười một phẩm, giảng rất nhiều về
nghi thức Mật pháp.
[30] Yết Ma
(Karma) có nghĩa là “tác nghiệp”, tức là nghi thức tuyên
cáo khi Tăng chúng thực hiện các việc như thọ
giới, sám hối, cử tội v.v…
[31] Bộ
kinh này do ngài Pháp Chúng dịch sang tiếng Hán vào đời
Bắc Lương. Kinh này c̣n có tên là Phương Đẳng
Đàn Tŕ Đà La Ni Kinh, hoặc Đàn Tŕ Đà La Ni. Do
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thỉnh vấn đức
Phật bèn nói các loại đà-la-ni, tu hành, hộ giới
v.v… Ngài dạy rơ cách hành sám hối, diệt tội v.v…
Đồng thời, kinh c̣n dạy hai mươi bốn giới
trọng của Bồ Tát. Dựa theo kinh này, Nam Nhạc
đại sư đă hành pháp Phương Đẳng
tam-muội, chứng viên vị. V́ thế, Trí Giả đại
sư đă soạn một quyển Phương Đẳng
Tam Muội Hành Pháp.
[32] “Xỉ mộc” (齒木) ở đây vốn là một phiến gỗ có chất
chát hoặc tinh dầu thơm, dùng để chà răng cho
sạch sẽ, hoặc nhai nhỏ để chất chát hoặc
tinh dầu tiết ra, có tác dụng khử trùng, khử mùi
hôi khiến cho hơi thở thơm tho.
[33] Kết hộ:
Kết ấn hộ thân để gia tŕ.
[34] Ư nói miếng
xỉ mộc để dùng trong đàn pháp này phải chọn
miếng ngay ngắn, không cong vẹo, có thể phân biệt
rơ đầu nào là phía trên thân cây, phần nào là dưới
(tức hướng xuống gốc cây) như trong lời
sớ sẽ giải thích cặn kẽ.
[35] A Thuyết
Tha là tên gọi khác của cây Tất Bát La (Pippala), tức
cây Bồ Đề.
[36] “Diên” theo nghĩa gốc
là dây để buộc, nghĩa hẹp là cái dây để
buộc mũ cho khỏi rớt. “Kinh” là sợi dọc
khi căng sợi để dệt vải.
[37] Tam-muội-da
(Samaya) có rất nhiều ư nghĩa, các ư nghĩa chủ yếu
là b́nh đẳng, thệ nguyện, cảnh giác và trừ cấu
chướng. Tuy vậy, khi nói đến Tam-muội-da,
thường được hiểu theo các nghĩa sau
đây:
- Một
hệ thống giáo pháp hay giáo nghĩa, đặc biệt
là giáo nghĩa Mật Tông.
- Hiểu
đồng nhất với khái niệm Tam-muội-da giới,
tức các giới luật cần thiết cho hành giả
chân ngôn.
- Sự
nhận thức Phật tánh, Phật quả.
- Hành giả
hợp nhất với Tam Mật của Phật.
[38] Đây
là một câu thành ngữ phát xuất từ kinh Dịch, hàm
ư: Sau khi đă hiểu rơ, lư giải quy luật của một
chuyện, tiến cao hơn nữa là đối với những
sự lư có cùng một loại với chuyện đó, sẽ
đều có thể hiểu rơ thấu đáo hơn.
[39] Kiền-độ
(skandha), c̣n phiên âm là Kiến Đà, Kiến Đồ, Càn
Độ, Tắc Càn Đà, Sa Kiền Đồ, có các ư
nghĩa: Uẩn, Tụ, Chúng, Phần Đoạn, tức
là phân loại các điều tương đồng để
hợp riêng thành từng nhóm. Do vậy, Kiền Độ
tương đương với Phẩm hoặc Tiết.
Trong giới luật, nói chung có hai mươi hai loại kiền
độ, chẳng hạn như: Kiền-độ nhằm
quy định pháp thức xuất gia, thọ giới, c̣n gọi
là Đại Kiền Độ; kiền-độ về
cách Bố Tát (tụng giới), kiền-độ gồm các quy định
về an cư, kiền-độ về tự tứ…
[40] Tịnh
b́nh c̣n gọi là b́nh Quân Tŕ (Kuṇḍikām,
c̣n phiên âm là Quẫn Trĩ Ca), chỉ có
nghĩa là B́nh. Do tác dụng mà chia thành hai loại là tịnh
b́nh và xúc b́nh. Tịnh b́nh dùng để đựng nước
rửa tay sạch, c̣n xúc b́nh (tháo b́nh) là b́nh đựng
nước để rửa tay dơ. Có sách c̣n nói rơ tịnh
b́nh bằng sứ, c̣n tháo b́nh th́ dùng kim loại như đồng,
sắt đúc thành. Sách Kư Quy Truyện lại bảo tịnh
b́nh đựng nước uống, c̣n tháo b́nh dùng để
rửa ráy, tắm gội. Khi cầm tịnh b́nh, phải
dùng tay sạch, cất tịnh b́nh ở chỗ sạch.
[41] Tô Tất Địa
có tên gọi là Tô Tất Địa Yết La Kinh (Susiddhikara Mahātantra
Sādhanopāyika Paṭala) do ngài Thâu Ba Ca La (Śubhakarasiṃha, tức ngài Thiện
Vô Úy) dịch vào năm Khai Nguyên 14 (726) đời Đường,
gồm ba quyển, chia thành ba mươi bảy phẩm.
Kinh dạy về sự thành tựu trong ba bộ của Mật
Tông (Phật bộ, Liên Hoa bộ và Kim Cang bộ), bao gồm
các nghi thức tŕ tụng, quán đảnh, cầu thỉnh,
hộ ma, thành tựu, thời phần v.v… Do kinh này nói nhiều
về oai nghi pháp tắc của hành giả Chân Ngôn, nên kinh
này lại cùng với kinh Tô Bà Hô Đồng Tử Thỉnh
Vấn được coi là Giới Kinh của Mật Tông.
Trong truyền thống Đông Mật, kinh này cùng với
kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh được
coi là Mật Tông Tam Đại Bộ. Thai Mật (Mật
Tông trong Thiên Thai Tông Nhật Bản) cho rằng kinh Kim Cang
Đảnh và kinh Đại Nhật nói riêng về Kim Cang Tạng
và Thai Tạng, c̣n Tô Tất Địa nhằm diễn bày ư
chỉ sâu xa Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới bất nhị.
Lời Sớ nói “dùng chữ để tính” tức
là tùy theo chú dài hay ngắn mà giảm hay tăng số lượt
tụng niệm tương ứng.
[42] Trong ba bộ của
Mật Tông, vị tôn thánh có phẩm đức năng sanh
ra các công đức và hành pháp của bộ ấy,
được gọi là Bộ Mẫu. Chẳng hạn
như Bộ Mẫu của Phật Bộ là Phật Nhăn, Bộ Mẫu của Liên Hoa Bộ là
Bạch Y Quán Tự Tại, Bộ Mẫu của
Kim Cang Bộ là Mang Măng Kê Bồ Tát. Bộ Mẫu thường
được gọi là Phật Mẫu, nhưng không có
nghĩa là “sanh ra Phật”, mà là vị có
công năng sanh ra các phẩm đức của Tỳ Lô Giá
Na Phật.
[43] Niết Rị
Để có hai cách hiểu:
1. Hiểu theo
nghĩa thông thường là tên một nữ thần chủ
tŕ sự phá hoại, bất hạnh, tai họa, bệnh tật,
nguy hiểm, sợ hăi, hoặc là mẹ của địa
ngục.
2. Theo Mật giáo, đây là tên của một La Sát Thiên, tay cầm
đao bén, h́nh dạng như quỷ vương đáng kinh
sợ, thủ hộ phương Tây Nam.
[44] Tức ba tầng
để bọc quanh Trung Đài Bát Diệp trong Mạn-đồ-la
sẽ dùng để thiết lập từng khu (thường
gọi là Viện) như Liên Hoa Viện, Kim Cang Thủ Viện,
Tŕ Minh Viện v.v…
[45] Ương-cụ-lê
(Aṅguli) có nghĩa là ngón tay.
[46] Trong Thai Tạng
Mạn-đồ-la, phía trên Mạn-đồ-la được
coi là phương Đông.
[47] Mạt nhân ngờ
rằng đây là lỗi lầm do khắc ấn, v́ trong các
h́nh vẽ Mạn-đồ-la từ đó tới giờ,
phần nhọn của ấn này luôn hướng lên trên.
[48] Bên trái và bên phải
trong lời Sớ là nói theo Đại Nhật Như Lai
trong đồ h́nh, không phải là theo phương hướng
của người nh́n Mạn-đồ-la. Nếu nh́n theo phương hướng của người nh́n vào Thai Tạng
Mạn-đồ-la, phía trên là phương Đông, phía
dưới là phương Tây, bên phải của
người ấy là phương Nam, bên
trái là phương Bắc.
[49] Bộ Chủ là một vị Bồ Tát trọng yếu nhất, có các phẩm đức đặc trưng nhất của một bộ. Có thể hiểu Bộ trong Mạn-đồ-la như tập hợp các vị Bồ Tát hoặc thánh giả có phẩm đức tương đồng. Chẳng hạn như phẩm đức của Liên Hoa Bộ là đại bi, có tác dụng trưởng dưỡng muôn điều thiện, cứu độ chúng sanh. Các vị Bồ Tát trong một bộ có thể là các hóa thân khác nhau của vị Bộ Chủ (chẳng hạn Đa La, Đại Bạch, Tỳ Câu Chi, Mă Đầu đều là các thân hóa hiện của Quán Thế Âm Bồ Tát), hoặc các Bồ Tát có phẩm đức tương đồng với vị Bộ Ch