Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật
Kinh Sớ
Phần năm
大毘盧遮那成佛經疏
Đường
sa-môn Nhất Hạnh A-xà-lê kư
沙門一行阿闍梨記
Chuyển
ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa
Giảo
duyệt: Đức Phong và Huệ Trang
(Kinh)
Hoặc dĩ tâm cúng dường, nhất thiết giai tác
chi. Tŕ chân ngôn hành giả, tồn ư vật di vong. Thứ cụ
Ca La Xa, hoặc lục, hoặc thập bát, bị túc chư
bảo dược, thịnh măn chúng hương thủy.
Chi điều thượng thùy bố, gián sáp hoa, quả,
thật, đồ hương đẳng nghiêm sức. Kết
hộ nhi tác tịnh, hệ cảnh dĩ diệu y, b́nh số
hoặc tăng quảng. Thượng thủ chư tôn đẳng,
các các phụng kiêm phục. Chư dư Đại Hữu
T́nh, nhất nhất giai hiến chi.
(經)或以心供養,一切皆作之。持真言行者,存意勿遺忘,次具迦羅奢,或六或十八,備足諸寶藥,盛滿眾香水。枝條上垂布,間插華果實,塗香等嚴飾,結護而作淨,繫頸以妙衣,瓶數或增廣。上首諸尊等,各各奉兼服,諸餘大有情,一一皆獻之。
(Kinh:
Hoặc dùng tâm cúng dường, hết thảy đều
thực hiện. Hành giả tŕ chân ngôn, chú tâm đừng quên
sót. Sắp đủ Ca La Xa[1], hoặc
sáu, hoặc mười tám, trọn đủ các thuốc báu,
chứa đầy các nước thơm. Xếp cành nhánh
buông rủ, cắm xen kẽ hoa quả, hương bôi để
trang hoàng. Y đẹp buộc cổ b́nh. Hoặc tăng thêm
số b́nh. Nơi thượng thủ chư tôn, mỗi mỗi
cúng gấp đôi. Các Đại Hữu T́nh khác, mỗi mỗi
đều hiến dâng).
Như
đức Thế Tôn đă nói, trong các thứ cúng dường,
tâm là tối thượng. Đối với mỗi một
vật cúng như trên, đều nên vận tâm trọn khắp
pháp giới, dùng chân ngôn và bí ấn để gia tŕ, như
trong phần Thứ Tự Cúng Dường đă rộng nói.
Hoặc quán đại bảo thụ vương phủ rợp
hết thảy các thế giới, giống như cây chúa Bồ
Đề (Bồ Đề thụ vương) [được
nói] trong kinh Hoa Nghiêm trọn đủ các tướng trang
nghiêm. Mỗi thứ vật cần dùng để thọ dụng,
đều từ trong ấy tuôn ra chẳng có cùng tận, tới
khắp trước mặt hết thảy hiền thánh. Sự
cúng dường rộng lớn cũng phủ trọn hết
thảy chúng sanh. Đă vận tâm như thế xong, hăy nên dùng
Hư Không Tạng Chuyển Minh Phi để gia tŕ, sẽ tự
nhiên tùy ư thành tựu.
Kế
đó, nói về pháp “b́nh cát tường”: Hăy nên dùng các
thứ báu như vàng, bạc v.v… [để làm b́nh], cho đến
nếu chẳng thể, hăy nên dùng đồ sứ, hoặc
đồ gốm sạch. [Cái b́nh ấy] phải tột bậc
viên măn, đoan chánh, lại chẳng ṛ rỉ. Đúng như
phương tiện trong Tỳ Ni (Luật Tạng) mà gạn
lọc nước sạch, chứa đầy trong đó.
Trong ấy, đặt năm thứ báu và ngũ cốc, năm
loại thuốc như trong kinh Cù Hê đă nói; nhưng năm
thứ thuốc ấy đều thuộc về Ngũ Thiên
Trúc, phương này chẳng thể có đủ được.
Dùng các thứ bột hương bôi như đă nói trong phần
trước ḥa vào nước, bỏ thêm long năo và ngưu hoàng.
Nơi miệng b́nh, cắm hoa đẹp nhất, hoặc
tất cả các loại hoa nổi tiếng tại địa
phương. Lấy các thứ hoa, quả, cành lá tươi
tốt, trọn đủ, để cắm xen kẽ rủ
xuống vào đó, sao cho tột bậc đoan nghiêm. Dùng lụa
màu buộc vào cổ b́nh, cũng đeo tràng hoa, dùng các thứ
hương bôi lên. Phương tiện kết giới, thủ
hộ, tịnh trị cũng như trong phần Thứ Tự
Cúng Dường đă nói.
Tại
Trung Thai Tạng [của Mạn-đồ-la], nên đặt
năm cái b́nh. B́nh lớn nhất [cúng dường]
đức Đại Nhật đặt tại hoa đài,
các b́nh khác đặt trên nhụy hoa. Phàm khi dâng thứ ăn
lên Trung Thai, đối với bốn vị Phật và bốn
vị Bồ Tát, đều đặt nơi ṭa của các
Ngài trong hoa đài. Dâng cúng cho đức Tỳ Lô Giá Na th́ đặt
trước đài hoa. Nếu có sức th́ nơi mỗi vị
tôn thánh, đều đặt một b́nh. Nếu chẳng
thể làm như vậy, th́ ở chỗ các vị tôn thánh
thượng thủ các phương trong, ngoài, đều đặt
[bảo b́nh]. Ở bốn cửa, mỗi nơi đều
đặt một b́nh, ở bốn góc cũng đặt mỗi
nơi một b́nh. Ở ngoài cửa ra vào, lại đặt
riêng một b́nh nữa. Dùng chân ngôn và ấn của ngài Hàng
Tam Thế để gia tŕ. Lúc muốn ra vào [đàn tràng], hăy
nên dùng [nước từ bảo b́nh đặt ở ngoài
cửa ra vào] để rưới lên thân tự thủ hộ,
và khi gọi đệ tử vào đàn, cũng dùng [nước
ấy] để rảy. Ở chỗ hộ-ma, lại đặt
riêng một b́nh. Đại lược là có thể hơn một
trăm b́nh. Kinh nói “sáu b́nh” là hạn lượng tối
thiểu. Trong ấy, ở bốn phương của Trung
Thai Bát Diệp, mỗi phía đặt một b́nh và ở ngoài
cửa một b́nh là nhất định chẳng thể
thiếu. Nếu dùng mười tám b́nh, th́ Trung Thai đặt
một b́nh, nơi viện thứ hai, chỗ Đại Cần
Dũng (tức chỗ Thích Ca Mâu Ni Phật trong Thích Ca Viện),
Liên Hoa, Kim Cang Bộ Chủ và ở cửa là bốn b́nh, bốn
vị đại Bồ Tát thuộc viện thứ hai, như
Văn Thù v.v… [nơi mỗi vị] đặt một b́nh, bốn
cửa thuộc ngoại viện, bốn góc và ở ngoài cửa
sử dụng số b́nh sao cho vừa đủ.
Đối
với người muốn nhận quán đảnh, hăy tùy
theo số người mà tạo một b́nh, chớ để
thiếu khuyết. Giống như b́nh đựng nước
thơm, đồ đựng át-già cũng thế, hăy nên dùng
vàng, bạc, bạch lưu ly v.v… để làm đồ đựng,
cho đến thương-khư, đồng hun, đá, gỗ,
hoặc dùng lá cây, đồ gốm mới để đựng
các nước thơm, cắm các hoa đẹp. Đối
với mỗi chỗ nên đặt b́nh như đă nói trên
đây đều đặt [b́nh đựng Át-già]. Lại
ở chỗ các vị tôn thánh, đều dâng y sạch; như
phần trước đă nói, ở chỗ các vị tôn thánh
thượng thủ nên chuẩn theo cách dâng thức ăn mà
tăng gấp đôi. V́ thế nói “các các phụng kiêm phục”
(ở mỗi chỗ đều nên dâng, lại c̣n nhiều
gấp đôi).
Nếu
chẳng thể làm được, chỉ nên đặt [bảo
b́nh] ở chỗ các vị tôn thánh thượng thủ. Hoặc
đem tất cả thứ ḿnh cất chứa được,
đều đặt trong viện Trung Thai, vận tâm cúng dường
hết thảy chư tôn. Phàm các vật dâng cúng ở Trung
Thai, hăy nên đặt ở chỗ trống thuộc ranh giới
tầng thứ nhất của phía ngoài Trung Thai. Nếu dâng
cho các vị tôn thánh khuyết danh, hăy nên đặt trong ranh
giới của tầng thứ ba. Lại nữa, khi cúng
dường, trước hết nên dâng nước Át-già; kế
đến dâng hương bôi, kế đó, dâng hoa, hương
đốt, thức ăn. Sau cùng, dâng đèn chiếu sáng, [tuy]
kinh văn chẳng nói thứ tự trước sau.
Lại
nữa, nếu giải thích theo kiểu sâu xa, bí mật, hương
bôi là nghĩa Tịnh. Như hương bôi trong thế gian
có thể tịnh trừ cấu uế, dứt trừ nhiệt
năo. Nay hành giả dùng Át-già như hư không để gột
rửa cấu nhơ một trăm sáu mươi loại
hư luận trong Bồ Đề tâm, dùng trụ vô vi giới
để bôi, trừ diệt nỗi nóng bức sanh tử,
đạt được tánh thanh lương. V́ thế nói
là “hương bôi”. Nói đến hoa th́ nghĩa là “sanh
bởi từ bi”. Tức là chủng tử tịnh tâm trong
Đại Bi Thai Tạng vạn hạnh x̣e nở, trang nghiêm
cây Bồ Đề của Phật, cho nên nói là “hoa”. Hương
đốt nghĩa là “trọn khắp pháp giới”. Như
cây chúa trên cơi trời khi nở hoa, mùi hương ngược
gió hay thuận gió tự nhiên lan khắp. Hương Bồ
Đề cũng thế, tùy thuộc mỗi công đức
được lửa huệ đốt, được
gió giải thoát thổi, thuận theo sức bi nguyện mà
lan tỏa, xông khắp hết thảy. V́ thế nói là “hương
đốt”. Thức ăn là cam lộ vô thượng, là
vị bất sanh bất tử. Nếu quả đức ấy
lại thành thục, sẽ là vị không chi hơn được
nữa. Khi đó, bèn gọi là “nhập chứng”, cho nên
nói là “thức ăn”. Nói tới đèn, chính là ư nghĩa
“quang minh của Như Lai phá tối tăm”. Ư nói: Khi đạt
tới quả địa th́ tâm chướng đều tận,
chuyển vô tận huệ, chiếu trọn khắp chúng sanh,
cho nên nói là “đèn”.
Nếu
nói theo chiều dọc, trong mỗi địa đều có
đủ năm nghĩa như thế. Nếu nói theo chiều
ngang, trong mỗi môn, đều có đủ năm nghĩa
như thế. Chẳng hạn như thức ăn được
nói trong phần kinh văn trên đây, tuy ngon miệng như
nhau, nhưng tùy theo tài nghệ khéo nêm nếm, chế biến
của mỗi người mà có đủ loại hương
vị khác nhau! Các thứ khác như hương, hoa v.v… cũng
nên phỏng theo đó mà suy. Nếu hành giả khéo có thể
dùng năm tự môn làm kim cang vũ hư ứng hợp trọn
khắp chúng sanh, ví như ḥa hợp năm vị, sắp đặt
năm màu, ḥa hợp ngũ âm, điều ḥa năm loại
thuốc, tuy tánh phận chẳng vượt ngoài năm loại,
nhưng thiên biến vạn hóa, xoay chuyển khéo léo chẳng
cùng tận! Hăy nên biết người ấy khéo hiểu ư
nghĩa của Đồ Hương tam-muội, cũng hiểu
ư nghĩa của Hoa tam-muội, Thiêu Hương tam-muội,
Ẩm Thực Đăng Minh tam-muội, cũng hiểu ư
nghĩa của năm loại Đà La Ni ấy. Dùng các vật
cúng thuộc đủ loại pháp môn như thế để
cúng dường Tâm Vương Như Lai, có thể khiến
cho chư tôn hoan hỷ, ắt đạt được điều
mong cầu. Nếu từ ư nghĩa ấy, phản quán hương,
hoa v.v… thuộc Thế Đế, sẽ tự nhiên biết
chỗ đáng nên dùng của sắc, hương, tánh phận
ấy, vô lượng phương tiện sẽ tự nhiên
hễ gặp chuyện bèn sanh khởi.
(Kinh)
Như thị tu cúng dường, thứ dẫn ưng độ
giả, sái chi dĩ tịnh thủy, thọ dữ đồ
hương, hoa, linh phát Bồ Đề tâm, ức niệm
chư Như Lai, nhất thiết giai đương đắc,
sanh ư tịnh Phật gia. Kết Pháp Giới Sanh ấn,
cập dữ Pháp Luân ấn, Kim Cang hữu t́nh đẳng,
nhi dụng tác gia hộ. Thứ ưng đương tự
kết, chư Phật tam-muội-da, tam chuyển gia tịnh
y, như Chân Ngôn pháp giáo, nhi dụng phú kỳ thủ.
(經)如是修供養,次引應度者,灑之以淨水,授與塗香華,令發菩提心,憶念諸如來,一切皆當得,生於淨佛家。結法界生印,及與法輪印,金剛有情等,而用作加護。次應當自結,諸佛三昧耶,三轉加淨衣,如真言法教,而用覆其首。
(Kinh: Tu cúng dường như thế, kế dẫn
người đáng độ, dùng tịnh thủy rưới
vẩy, trao cho hương bôi, hoa, dạy phát Bồ Đề
tâm, nghĩ nhớ các Như Lai, hết thảy sẽ đều
được, sanh nhà Phật thanh tịnh. Kết ấn Pháp
Giới Sanh, cùng với ấn Pháp Luân, Kim Cang hữu t́nh thảy,
dùng để làm gia hộ. Kế đó, nên tự kết, chư
Phật tam-muội-da, ba lượt gia y sạch, như Chân
Ngôn pháp giáo, dùng để che đầu họ).
Tiếp
đó, nói về chi phần “gia tŕ, răn dạy khi tác pháp”
và chi phần hộ-ma. Phần “gia tŕ, răn dạy”
nhằm trả lời ba câu hỏi của ngài Kim Cang Thủ,
tức là dẫn đệ tử [nhập đàn tràng] như
thế nào? Cho họ quán đảnh như thế nào? Cúng dường
thầy như thế nào? Hỏi ba câu ấy xong, mới hỏi
về chỗ hộ-ma. Nay trong lời đáp ở đây,
trước hết nói về chuyện dẫn đệ tử,
liền nói về chuyện hộ-ma rồi mới trả
lời hai câu kia. Nhưng hộ-ma là chung cho hết thảy
các pháp sự, chẳng phải chỉ nhằm gia tŕ đệ
tử mà thôi! V́ thế, đáng nên tách thành một chi phần
riêng! Trong quyển trước [của chánh kinh], đă nói
trong đêm thứ bảy, khi tác pháp, vẽ các phương
vị trong Mạn-đồ-la, trong ấy đă riêng nói về
các chi phần trọng yếu; do vậy, mạch văn bị
gián đoạn. Nay bèn thừa tiếp mạch văn trong
phần trước, nói theo thứ tự.
A-xà-lê
đă vẽ Mạn-đồ-la xong, quán sát trọn khắp,
biết đă hoàn bị rồi mới ra ngoài, sái tịnh đúng
như pháp. Giống như trên, vận tâm lễ trọn khắp
hết thảy các đức Như Lai, sám hối, quy y, tự
tịnh tam nghiệp. Sau đấy, tuân theo cách cúng dường,
kết tam-muội-da minh v.v… để hộ thân. Các vật
cúng dường ấy cũng dùng chân ngôn Bất Động
để trừ cấu cho thanh tịnh, đúng như pháp
mà chuẩn bị trọn vẹn. Lại nên mặc Kim Cang
giáp v.v… sao cho mỗi mỗi đều đúng pháp. [Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Khi làm thân Như Lai (khi quán tưởng thân
ḿnh chính là thân Như Lai), hăy nên dùng Như Lai giáp. Khi làm Kim
Cang thân, nên dùng Kim Cang giáp. Hăy nên thay đổi để dùng”.
Lại chuẩn theo các kinh như Tô Tất Địa v.v…,
dùng các tướng nhục kế, viên quang của Như
Lai để trang nghiêm thân sẽ càng tốt hơn, hoặc
có thể dùng chung, hoặc dùng chân ngôn Thành Biện Chư Sự
để làm. Làm như thế xong, sau đấy mới đến
chỗ Mạn-đồ-la, theo lẽ đáng nên mà ngồi,
trụ trong Du Già.
(Kinh)
Thâm khởi bi niệm tâm, tam tụng tam-muội-da, đảnh
đới dĩ Ra tự, nghiêm dĩ Đại Không điểm,
châu táp khai diễm man. Tự môn sanh bạch quang, lưu xuất
như măn nguyệt. Hiện đối chư Cứu Thế,
nhi tán ư tịnh hoa. Tùy kỳ sở chí xứ, hành nhân
nhi tôn phụng. Mạn-đồ-la sơ môn, đại
long sương vệ xứ, ư nhị môn trung gian, an lập
ư học nhân, trụ bỉ tùy pháp giáo, nhi tác chúng sự
nghiệp. Như thị linh đệ tử, viễn ly ư
chư quá, tác tịch nhiên hộ-ma, hộ-ma y pháp trụ.
(經)深起悲念心,三誦三昧耶,頂戴以囉字,嚴以大空點,周匝開焰鬘。字門生白光,流出如滿月,現對諸救世,而散於淨華,隨其所至處,行人而尊奉。漫荼羅初門,大龍廂衛處,於二門中間,安立於學人,住彼隨法教,而作眾事業,如是令弟子,遠離於諸過,作寂然護摩。護摩依法住。
(Kinh:
Khởi tâm bi niệm sâu, tụng thệ nguyện ba lượt,
đỉnh đầu đội chữ Ra, trang nghiêm chấm
Đại Không, ṿng lửa sáng vây quanh. Tự môn sanh bạch
quang, túa ra như trăng tṛn. Đối trước các Cứu
Thế, mà tán rải tịnh hoa. Hoa rơi xuống chỗ
nào, hành nhân phụng pháp ấy. Cửa ngoài Mạn-đồ-la,
nơi đại long vương trụ, giữa tầng cửa
thứ hai, xếp kẻ học đứng đó. Trụ đó,
theo pháp giáo, thực hiện các sự nghiệp. Dạy đệ
tử như thế, xa ĺa các lỗi lầm, làm tịch nhiên
hộ-ma, hộ-ma theo pháp trụ).
Trước
hết, dùng môn chữ Ra (र) để tịnh hóa trọn khắp
tâm họ. Kế đó, tịnh hóa đất nơi đạo
tràng, đều trừ sạch các tướng ương
hoạn giống như hư không. Sau đấy, dùng môn chữ
Ha (ह) để khởi đại phong luân. Trên phong luân, dùng
chữ Phạ (व) để khởi biển nước thơm, liền
dùng môn chữ A (अ) để khởi đất kim cang và núi chúa Diệu
Cao. Hăy nên biết Mạn-đồ-la này ở ngay trên đó, vâng theo phương tiện quán trong phần
Thứ Tự Cúng Dường để tạo đủ
mọi trang nghiêm, dùng hư không tạng để ǵn giữ.
Kế đó, nơi mỗi một tôn vị trong Mạn-đồ-la,
đều quán chữ chủng tử của mỗi vị
ấy. Từ các chữ ấy, đều chuyển thành thân
Bổn Tôn. Nếu vị A-xà-lê chưa dung hội quán đạo,
sợ kéo dài thời gian, chỉ từ nơi đài hoa sen
thuộc Trung Thai mà quán chữ A. Tự môn tỏa ra vô
lượng quang, chiếu trọn khắp các tọa vị
của chư tôn. Lúc bấy giờ, chư tôn liền hiện.
Khi đó, dùng phương tiện để chuyển quán “các
vị tôn thánh như thế và thân ta chẳng hai, chẳng khác”,
tức là chư tôn liền ở ngay trong thân. [Thiện Vô Úy]
A-xà-lê nói: “Nếu hành giả chưa trụ Du Già, sao có thể
tạo đàn pháp như thế được? Cho tới
khi mới kiến lập, đă quán [chư tôn đều ở]
trong thân rồi mới vẽ vời ư? Nếu là bậc
thâm hạnh A-xà-lê, sẽ thường tụ họp với
thánh chúng trong Đại Bi Thai Tạng như thế, cũng
liền chứng biết cái tâm này của ta cũng giống
như mười câu duyên sanh rốt ráo chẳng thể được!”
Quán
Bổn Tôn xong; kế đó, lại vận tâm tưởng đủ
loại cỗ xe báu, dùng chân ngôn và ấn Bất Động
để gia tŕ. Dùng đó để kính cẩn nghênh đón
các vị thánh và tịnh trị đường nẻo. Kế
đó, triệu thỉnh. Kinh Cù Hê nói: “Đương các dĩ
bổn chân ngôn phụng thỉnh, hoặc dĩ Mạn-đồ-la
chủ chân ngôn đô thỉnh chư tôn” (Hăy nên dùng chân ngôn
của mỗi vị tôn thánh để phụng thỉnh,
hoặc đều dùng chân ngôn của vị chủ Mạn-đồ-la
để thỉnh chư tôn). Hoặc vâng theo những điều
được nói trong bổn giáo (pháp môn mà hành nhân đang
tu tập). Hăy nên tùy ư [thực hiện] rộng lược,
kiêm dùng chân ngôn và ấn triệu thỉnh. Hơn nữa, điều
được đề cao trong kinh này là “bổn tọa
thọ thỉnh” (vị bổn tôn chẳng rời bảo
tọa mà tiếp nhận lời triệu thỉnh), lại
c̣n dùng tướng “chẳng đến mà đến”
để tới đạo tràng này, chẳng giống như
trong thô phương tiện có tướng đây, kia.
Đại
chúng đă vân tập xong, hăy nên dùng Bất Động Minh
(chân ngôn của ngài Bất Động Minh Vương) để
trừ khử các chướng, tức là phô bày ba loại tam-muội-da
để gia tŕ. Kế đó, hăy nên dâng nước Át-già và
trải ṭa, nói như thế này: “Đức Thế Tôn đến
lành thay! Đức Thế Tôn đến lành thay! Do sức
bổn nguyện mà đến giáng hiện. Nguyện rủ
ḷng gia tŕ, tiếp nhận lời thỉnh cầu này và các vật
cúng nhỏ nhoi. Do đại từ bi, hăy rủ ḷng tiếp
nhận”. Khi đó, A-xà-lê do muốn thực hiện Kim
Cang sự, lại dùng đao Vô Động Huệ để
tự trừ chướng nơi thân, chuyển [bản thân]
thành Kim Cang Tát Đỏa hàng phục ma nghiệp. Vẫn dùng
huệ đao để kết giới ở các phương.
Lại c̣n dùng Như Lai đại giới chân ngôn và ấn
để kết giới chung quanh, dùng tứ đại hộ[2]
để thủ hộ mỗi phương. Lại tŕ Vô
Kham Nhẫn Đại Hộ[3]
để đều thủ hộ trọn khắp.
[Thiện
Vô Úy] A-xà-lê nói: “Phàm tạo Mạn-đồ-la, từ đầu
trở đi đều dùng chân ngôn của ngài Bất Động,
hoặc [dùng chân ngôn của] ngài Hàng Tam Thế để hộ
tŕ cuộc đất ấy. Trong khoảng ấy, mỗi
lúc tŕ tụng, đều đúng pháp kết giới, xong việc
sẽ giải giới. Tới đêm tác pháp, lại kết
giới đầy đủ trong phạm vi của kim cang
tuyến (tức chỉ ngũ sắc đă được
gia tŕ chăng quanh các cọc kim cang để ấn định
ranh giới của đàn tràng). Nơi đàn làm quán đảnh
hoặc hộ-ma, ở phía ngoài Mạn-đồ-la, nên chăng
dây quanh khu vực ấy, sao cho thông với phía trong, và xếp
đặt cửa ra vào. Ở phía ngoài Mạn-đồ-la,
đều dùng kim cang tuyến để vây quanh làm ranh giới.
Tới khi cúng dường, hộ-ma, cũng nên vận tâm. Ở
nơi cửa ra vào, nâng dây kim cang để qua lại, thông
đến chỗ chư tôn. Lại nữa, khi kết giới,
chỉ nên ở chỗ ṭa của ḿnh để tác pháp như
lệ thường. Nếu muốn đi nhiễu một
ṿng để kết giới trọn khắp th́ cũng đều
thành tựu. Nếu đă kết giới, mà bỗng có vọng
niệm th́ giới bị phá, hoặc đủ thứ ma sự
dấy lên, hăy liền tŕ niệm Vô Kham Nhẫn Đại Hộ.
Nếu muốn cho hết thảy mọi lúc đều không
có chướng ngại, đối với chỗ kết
giới ấy và các vật cúng, đều trước đó
dùng Đại Hộ để thủ hộ. Sau đó, chướng
dấy lên, lại nên sử dụng [chân ngôn ấy để
diệt trừ]”.
Kế
đó, hăy nên làm lễ, dâng nước Át-già, dùng đại
huệ đao[4] để
rảy khắp các vật cúng dường, tịnh hóa bằng
tâm pháp giới chẳng thể nghĩ bàn. Nếu lúc dâng hương
bôi, hăy nên trụ trong Đồ Hương chân ngôn để
tŕ. Lúc theo thứ tự cúng dường, lại nhất nhất
dùng chân ngôn của mỗi vị tôn thánh ấy để
gia tŕ, hoặc thông, hoặc biệt, hoặc dùng chân ngôn mà chính
ḿnh đang tŕ tụng. Các vật cúng khác cũng phỏng theo
đó. Lại nên thực hiện pháp “tâm cúng dường”,
tŕ minh chú của ngài Hư Không Tạng, và dùng kim cang A-lợi-sa
để ngâm tụng, tán thán. Kế đó, ra ngoài để
thí thực cho quỷ thần Khoáng Dă. Theo đồ h́nh, ngoài
cửa Đông thí thực cho Tỳ Na Dă Ca, ngoài cửa Nam
thí cho Nghiệt Lật Hà (Graha); đó là loại quỷ dựa
người. Ngoài cửa Tây, th́ cho Nghiệt Ra, đó là quỷ
gây tật dịch. Ngoài cửa Bắc, thí cho Đồ Cát
Nhĩ (Ḍākinī). Ở hai bên ngoài cửa đều đặt bốn
vị trí. Nhưng kinh Cù Hê dạy: “Giai thị La Sát, Tỳ
Xá Xà, Bộ Đa, chư thực đạm huyết nhục
giả, chủng chủng phi nhân chi loại, hoặc cư địa
giả, hoặc cư thụ lâm giả” (đều là La
Sát, Tỳ Xá Xà (Piśāca)[5],
Bộ Đa (Bhūta)[6],
các loại phi nhân ăn nuốt máu thịt, hoặc sống
trên mặt đất, hoặc ở trong rừng cây). Và các
loài hễ tâm nghĩ tới, đều tùy theo phương
vị của họ để thí trọn khắp. Hết
thảy thức ăn dùng cúng dường trong Mạn-đồ-la
đều gom chung lại một chỗ. Và các thứ như
hương, hoa v.v… đều chia ra [theo từng loại], đặt
chung một chỗ. A-xà-lê hăy nên khởi tâm pháp thí đại
bi vô hạn, từ trong Du Già, quán tưởng đủ loại
vật thọ dụng, cũng dùng minh chú của
ngài Hư Không Tạng để gia
tŕ rồi rải trọn khắp. Các quỷ thần ấy
thọ thực, sẽ không gây chướng cho Mạn-đồ-la.
Hăy nên khởi đầu từ phương Đông, kế
đó là qua các phương Nam, Tây, Bắc. Trọn hết một
ṿng như thế xong, lại thí ở phương Đông
Bắc; kế đó qua các phương Đông Nam, Tây Nam, và
Tây Bắc. Lại hết một ṿng xong, lại đến
phía Đông của đàn để thí thực cho quỷ thần
ở phương trên. Sau đó, qua phương Tây của đàn
để thí thực cho quỷ thần ở phương
dưới. Nói chung là tụng [chân ngôn] ba lần vào thức
ăn. Trong các pháp sự, pháp này khó nhất, v́ trong lúc ấy,
có thể hiện ra đủ loại h́nh dạng đáng sợ
nhất, hoặc nghe sấm rền ầm vang, hoặc tiếng
dă can (chó rừng) tru v.v… đủ loại tướng lạ.
A-xà-lê hăy nên tự khéo an tâm. Lại nữa, khi sắp thí, trước
đó, hăy nên pḥng hộ thân này, khiến cho mỗi mỗi đều
đúng như pháp. Nếu họ ăn hết rồi lại
muốn thêm, hăy lại thí tiếp, cốt sao dồi dào khiến
cho họ hoan hỷ. Nếu vật dụng ít, chỉ thuận
theo những thứ có được mà thôi!
Phàm
vật để dâng hiến trong đàn tràng, cũng nên dùng
tâm b́nh đẳng, chớ nên có thiếu sót! Kinh Cù Hê dạy:
“Nhược hành thực thời, thác ngộ, khuyết
thiếu, tức ưng bổ chi, nhưng khất hoan hỷ.
Sở hành thực loại, nhược bất biến giả,
ưng dĩ dư vật sung số dă” (Nếu lúc hành thí
thực mà có sai lầm, thiếu sót, hăy nên bổ sung liền,
vẫn xin họ hoan hỷ. Các vật thực để thí
nếu chẳng trọn khắp, hăy nên dùng vật khác thêm vào
cho đủ số). Thí thực cho các phương đă
xong, rửa tay, sái tịnh, ở trước cửa [Mạn-đồ-la]
đốt hương cúng dường. Kế đó, vào
trong [đàn tràng], dâng Át-già, hương đốt, vận
tâm dâng cúng y phục để cúng thí. Sau đấy, trụ
nơi ṭa Du Già, dùng ngũ luân tự (A, Ra, Va, Ha, Kha) để
hộ tŕ thân, trên đầu đặt Bách Quang Biến Chiếu
Vương (Đại Nhật Như Lai). Dùng mắt vô cấu
quán chữ “bất sanh” (chữ A) nơi hoa đài
trong tự tâm rồi mới thực hiện phổ môn tŕ
tụng. Trước hết, nơi tâm nguyệt Tỳ Lô
Giá Na, hiện chân ngôn rạng ngời. Sau đó, tụng tŕ
và kết mật ấn trọn khắp trong thai tạng
xong; kế đó, tới chư tôn thuộc viện thứ
hai cho đến hết: Hoặc đối trước từng
vị mà quán tưởng, tŕ tụng, hoặc tưởng
tự thân là vị Bổn Tôn ấy, trong tâm nguyệt hiện
chữ chân ngôn để tụng tŕ, cho tới nhanh chóng hiện
thân Mạn-đồ-la để tụng tŕ, tùy thuộc
thế lực quán tâm của hành giả. Nếu chẳng thể
làm như vậy, hăy nên nhất tâm tụng chân ngôn của Bộ
Chủ một trăm lần. Đối với các vị
thượng thủ khác, đều tụng chân ngôn [của
mỗi vị] bảy lượt, cũng kết ấn của
các Ngài. Chi tiết th́ như được nói trong phần
Thứ Tự Cúng Dường.
A-xà-lê
tác pháp như thế xong xuôi, lại dùng tâm chí thành đảnh
lễ chư tôn. Sau đấy mới triệu tập các đệ
tử, sao cho mỗi người đều vào đàn tràng.
Trước đó, dùng nước thơm để sái tịnh,
trao cho họ hương bôi để xoa lên tay. Kế đó,
trao cho tịnh hoa, v́ họ tuyên nói đại lược
thật nghĩa của Bồ Đề tâm trong phẩm Trụ
Tâm, khiến cho họ biết chỗ tự quy y, chân chánh
phát tâm, chí thành, trân trọng nghĩ nhớ hết thảy
chư Phật. V́ sao vậy? Do hành giả có thể phát khởi
Phật tâm tức là Phật tử, sẽ nhận lấy địa
vị pháp vương tử quán đảnh, sanh trong chủng
tánh của Như Lai. Trong hành động, cư xử, đều
chẳng quên chư Phật. Nay trong kinh này, mỗi khi sắp
nói hết thảy các chân ngôn, liền nói “quy mạng trọn
khắp hết thảy chư Phật” chính là do ư nghĩa
này[7].
Nói “tịnh Phật” th́ trong pháp Thanh Văn, A La Hán cũng
được gọi là Phật. Trong các kinh Đại Thừa
chưa liễu nghĩa cũng có ư nghĩa “thành Phật”,
nhưng chẳng được gọi là “giá tịnh”.
Nay nói thẳng vào vị Phật thường hằng trong
bổn tâm, cho nên dùng chữ Tịnh để phân định.
Dịch sát nghĩa theo bản tiếng Phạn, hăy nên nói “Phật
gia” là Phật Bộ, tức là hàm nghĩa “chủng tộc,
bộ loại”.
Khi
đó, A-xà-lê quán ngũ luân[8]
nơi thân đệ tử, dùng năm chữ để gia
tŕ, kiêm đặt chữ A nơi hoa đài trong tâm, khiến
cho họ có cùng cái Thể với đức Đại Nhật.
Dùng Nhập Phật Tam-muội-da ấn để ấn lên
đỉnh đầu họ. Kế đó dùng Pháp Giới
Sanh Ấn để ấn tâm. Lại kết Chuyển Pháp
Luân ấn để ấn phía trên rốn, mỗi nơi đều
tụng chân ngôn ba lượt. Kế đó, chuyển chữ
A trong tâm thành chữ Phạ, kết Kim Cang Tát Đỏa ấn
để ấn các chi phần. Đó gọi là “ngũ xứ”.
Sở dĩ làm như vậy là v́ muốn thành tựu sự
nghiệp kim cang cho họ vậy. Khi đó, A-xà-lê cũng nên
dùng các ấn chú như Tam-muội-da v.v… để tự hộ
tŕ.
Sau
đó, dùng vải mới trắng sạch, hoặc các thứ
lụa là khác; trước hết, dùng chân ngôn Bất Động
để đúng như pháp tịnh hóa [vải hay lụa ấy].
Lại dùng chân ngôn vương của bổn bộ để
ba lượt gia tŕ. Như làm Đại Nhật Mạn-đồ-la,
liền dùng chân ngôn Tỳ Lô Giá Na; đối với Liên Hoa
Thủ và Kim Cang Thủ, cũng nên chuẩn theo đó. Dùng lụa
màu thanh tịnh ấy để phủ kín mặt đệ
tử. Hăy nên khởi tâm từ bi hộ niệm sâu xa, kề
tai nói với họ về tam-muội-da giới, đừng
để cho kẻ khác chưa nhập đàn nghe tiếng.
Bài kệ ấy sẽ được nói trong phẩm Chuyển
Tự Luân Mạn-đồ-la Hạnh. Lại quán trên đỉnh
đầu người ấy có một chữ Ra (र), tưởng trên chữ ấy có
chấm. V́ thế nói “nghiêm dĩ Đại Không điểm”
(trang nghiêm bằng cái chấm Đại Không), đó chính là
chữ Lăm (Ram, रं). Bốn phía chữ ấy có vầng sáng như ngọn
lửa, giống như tràng hoa liên hoàn chẳng dứt. Từ
trong chữ ấy, lại lưu xuất quang minh màu trắng,
giống như ánh sáng của vầng trăng tṛn thanh tịnh.
Do được tâm tịnh pháp giới ấy gia tŕ, có thể
trừ các chướng trong và ngoài.
Kế
đó, thầy dẫn [các đệ tử] tới tầng
cửa thứ nhất là chỗ hai long vương Tốn
Na và Ưu Ba Tốn Na thủ vệ, khiến cho họ dừng
ở ngay nách cửa, chẳng được tiến lên.
Thầy sẽ v́ họ kết tam-muội-da ấn, tụng
chân ngôn ấy ba lượt, kết ấn trên hoa, bảo đệ
tử dùng tâm chí thành, hướng về đạo tràng mà
rải. Tùy thuộc hoa rơi vào chỗ nào, sẽ biết
hành nhân đă có nhân duyên xưa kia với pháp môn và thiện
tri thức ấy, liền nương theo phương tiện
môn ấy để tiến nhập, tu hành.
Kinh
Cù Hê dạy: “Tương nhập đàn thời, A-xà-lê ưng
tác thị ngôn: ‘Ngă mỗ giáp như pháp tác thử Mạn-đồ-la,
tương đệ tử nhập, tùy kỳ phước
đức, chủng tánh, cập dữ thành tựu sở kham
pháp khí, duy nguyện ư thử Mạn-đồ-la trung, thị
hiện kỳ tướng’. Kư tán hoa dĩ, thứ ưng
khai diện, linh chiêm đổ đạo tràng, dĩ hoan hỷ
tâm, nhi cáo chi viết: ‘Nhữ kim quán thử diệu Mạn-đồ-la,
thâm sanh kính tín. Nhữ dĩ sanh chư Phật gia, chư minh
tôn đẳng đồng cộng gia hộ. Nhất thiết
cát tường, cập dữ Tất Địa giai hiện
tiền. Thị cố, kiên tŕ tam-muội-da giới, ư
chân ngôn pháp giáo, ưng cần tu tập’. Thứ lệnh đệ tử dĩ hương,
hoa đẳng phổ cúng dường Mạn-đồ-la
thánh chúng. Tức ư đạo tràng, thọ dữ bổn
chân ngôn ấn, linh tọa nhất xứ tụng chi. Thứ
dẫn dư nhân nhập. Phàm A-xà-lê đương quán hoa sở
chí xứ, biện kỳ tánh loại. Nhược đọa
Phật thủ thượng, Thế Tôn Phật Đảnh
cập hào tướng đẳng. Đọa diện thượng,
ưng thành tựu Phật Nhăn. Tại thân trung phần, đương
tri thành tựu chư tâm. Nhược đọa hạ phần,
thành tựu chư sứ giả đẳng. Hựu tùy Phật
thân thượng, trung, hạ phần, tri thượng,
trung, hạ thành tựu. Liên Hoa, Kim Cang diệc nhiên. Tự
dư chư tôn, đản tri thượng, trung, hạ chi
tướng. Nhược hoa đọa khứ bỉ tôn viễn
giả, cửu viễn phương năi thành tựu. Nhược
đọa Cúng Dường Viện, tùy sở thuộc chi tôn,
thọ bỉ chân ngôn. Nhược đọa lưỡng
tôn chi gian, đương quán kỳ viễn cận. Nhược
tiên đọa nội viện tức di xuất ngoại viện
giả, bỉ nhân tín tâm bất cụ. Nhược cưỡng
tŕ tụng, đắc hạ thành tựu. Đọa chư
giới đạo cập hành đạo viện giả, bỉ
nhân vô quyết định tâm, bất hoạch thành tựu.
Nhược bỉ dục cánh trịch giả, ưng vị
tác hộ-ma, nhiên hậu trịch chi” (khi sắp vào đàn, vị A-xà-lê hăy nên nói như thế
này: “Con tên là… đúng pháp tạo Mạn-đồ-la này, dẫn
đệ tử vào, tùy theo phước đức, chủng
tánh, và pháp khí đáng thành tựu, kính xin thị hiện tướng
ấy trong Mạn-đồ-la này”. Đă rải hoa xong; kế
đó, nên bỏ khăn bịt mặt, dạy đệ tử
chiêm ngưỡng đạo tràng, dùng tâm hoan hỷ bảo
rằng: “Nay ngươi quán Mạn-đồ-la mầu nhiệm
này, hăy sanh ḷng kính tín sâu xa. Ngươi đă sanh trong nhà chư
Phật, các vị minh tôn cùng gia hộ, hết thảy cát
tường cùng với Tất Địa đều hiện
tiền. Do vậy, hăy giữ vững tam-muội-da giới,
hăy nên siêng năng tu tập pháp giáo chân ngôn”. Tiếp đó,
bảo đệ tử dùng các thứ như hương,
hoa v.v… để cúng dường trọn khắp thánh chúng
trong Mạn-đồ-la. Liền ở ngay trong đạo
tràng ấy, trao truyền chân ngôn và ấn của pháp ấy,
bảo đệ tử ngồi một chỗ mà tụng.
Kế đó, dẫn người khác vào đàn. A-xà-lê nên quán
chỗ hoa rơi xuống để biện định tánh
loại. Nếu rơi vào đầu Phật, sẽ thành tựu
Phật Đảnh, hào tướng v.v… Rơi trên mặt,
sẽ thành tựu Phật Nhăn. Ở phần giữa thân, sẽ
biết là thành tựu các tâm. Rơi vào phần dưới,
thành tựu các sứ giả v.v… Lại nữa, rơi vào các
phần thượng, trung, hạ nơi thân Phật, sẽ
biết là thành tựu thượng, trung, hạ. Đối
với Liên Hoa và Kim Cang cũng thế. Đối với chư
tôn khác, chỉ biết tướng thượng, trung, hạ.
Nếu hoa rơi cách xa vị tôn thánh ấy, sẽ lâu xa mới
thành tựu. Nếu rơi vào Cúng Dường Viện, sẽ
tiếp nhận chân ngôn của vị tôn thánh thuộc viện
ấy. Nếu rơi vào giữa hai vị tôn thánh, hăy xem gần
vị nào hơn. Nếu trước là rơi vào nội viện
rồi lăn ra ngoại viện, tức là người tín
tâm không trọn đủ, nếu cưỡng tŕ tụng, sẽ
đắc hạ thành tựu. Hoa rơi vào phần đường
ranh và chỗ để đi lại, người đó chẳng
có tâm quyết định, chẳng đạt được
thành tựu. Nếu người ấy muốn ném lại,
hăy nên làm hộ-ma rồi mới ném). Các điều khác như
kinh ấy đă nói.
Kế
đó, hăy v́ các đệ tử làm Tịch Nhiên Hộ-ma, tức
là pháp Phiến Để Ca (Śāntika, pháp Tức Tai), cũng có thể dịch là Tức Tai. Đó là một
chi phần kế tiếp phần này. Nay trong lời đáp
của Như Lai, do xét theo thứ tự thực hiện, nói
chi phần Gia Tŕ Răn Dạy chưa xong, liền ở đây
nói xen vào pháp hộ-ma, hoặc có thể kết hợp với
các pháp như Quán Đảnh v.v… để gộp thành một
loại chi phần vậy.
Kinh
nói “tác tịch nhiên hộ-ma, hộ-ma y pháp trụ”: Hộ-ma
(homa) được nói trong câu đầu, ư nói “hăy nên thực
hiện pháp hộ-ma này”. Câu kế là nói về người
hộ-ma, tức là răn truyền người tác pháp: Nếu
lúc làm hộ-ma, hăy nên vâng theo pháp mà trụ. Do vậy, lặp
lại [chữ hộ-ma]! Trong đó, dùng pháp Du Già để
gia tŕ tự thân, cho đến phụng thỉnh, kết giới
v.v… đều phải vâng theo phương tiện niệm
tụng. Do đó nói “đương y pháp trụ” (hăy
nên nương theo pháp mà trụ).
(Kinh)
Sơ tự trung thai tạng, chí đệ nhị chi ngoại,
ư Mạn-đồ-la trung, tác vô nghi lự tâm. Như kỳ
tự trửu lượng, hăm tác quang minh đàn, tứ tiết
vi châu giới, trung biểu Kim Cang ấn. Sư vị chi hữu
phương, hộ-ma cụ chi phần.
(經)初自中胎藏,至第二之外,於漫荼羅中,作無疑慮心。如其自肘量,陷作光明壇,四節為周界,中表金剛印,師位之右方, 護摩具支分。
(Kinh:
Trước từ Trung Thai Tạng, ra ngoài tầng thứ
hai, ở trong Mạn-đồ-la, khởi tâm chẳng ngờ
lo. Như lượng khủy tay ḿnh, đào rănh lập đàn
sáng, ranh giới rộng bốn lóng, giữa đặt ấn
Kim Cang. Ở bên phải của thầy, đủ chi phần
hộ-ma).
Phần
kinh văn trên đây là mật ngữ, do Thích Ca Quyến Thuộc
Viện là tầng thứ hai [của Thai Tạng Mạn-đồ-la,
nên nói là “từ trung Thai Tạng ra đến ngoài tầng
thứ hai”]. Ở phía ngoài đại đàn, [xếp đặt
sao cho chỗ hộ-ma sẽ] tương ứng với
Trung Thai Tạng [của Thai Tạng Mạn-đồ-la]. A-xà-lê
lại ở bên ngoài, mặt hướng về [Thai Tạng]
Mạn-đồ-la. Ở giữa hai vị trí ấy, hăy nên
đặt hỏa đàn. Bản tiếng Phạn cố ư nói
bí mật rằng: “A-xà-lê Mạn-đồ-la trung tác hộ-ma
đàn” (A-xà-lê lập đàn hộ-ma trong Mạn-đồ-la).
Nếu không được thầy truyền dạy, phần
nhiều sẽ hiểu sai ư chỉ, có thể sẽ tạo
[đàn hộ-ma] ngay trong Mạn-đồ-la. Nay đàn để
quán đảnh lại phải đối diện trực
tiếp với Trung Thai, có thể dời đàn [hộ-ma] này
khá gần với phía Nam [của Thai Tạng Mạn-đồ-la]
cho đến góc Tây Nam, đều là ba vị trí đối
ứng với nhau, xét theo lư chẳng sai lẽ! “Vô nghi lự
tâm” có nghĩa là Tức Tai, hăy nên nhất duyên bất loạn
mà làm. Nếu hành giả trụ trong môn chữ Xa (श, śa)
quán các pháp thường vắng lặng,
các tâm “ngờ vực, hối hận, mong mỏi” đều
hết, cái chướng trừ sạch; đó chính là bổn
ư của Tịch Nhiên hộ-ma. Trong cách làm Mạn-đồ-la,
[phân lượng] dựa theo chiều dài một khủy tay
của chính ḿnh. Kích thước mỗi bề [của hỏa
đàn] là một khủy tay, có chiều sâu bằng một nửa.
[Quanh đàn] vẽ đường ranh giáp ṿng, rộng bốn
lóng tay, chiều cao cũng như thế. Đàn hộ-ma th́
vuông, tṛn, tam giác, tùy theo sự nghiệp mà hoạch định,
nhưng trong sự tác pháp ở đây [do là truyền pháp quán
đảnh], hăy nên dùng đàn vuông. Dùng Cù-ma-di (gomatī, phân ḅ),
Cù-mô-đát-ra (gomūtra,
nước tiểu ḅ) để tô trát,
rảy nước thơm.
“Trung
biểu Kim Cang ấn” tức là trong ḷ nên vẽ h́nh bạt-chiết-la
(vajra, chày kim cang). V́ sao vậy? Hộ-ma là lửa trí huệ
của Như Lai, có thể thiêu rụi hết thảy tai ương
bất ngờ sanh bởi nghiệp nhân duyên [khiến cho] hết
sạch, chẳng c̣n thừa sót! Đàn vuông gọi là Đại
Nhân Đà La, có nghĩa là “tâm vương”, ư nói: Cái ấn
lửa trí huệ ấy tột cùng nguồn đáy, sanh từ
Kim Cang tánh. Do vậy, giống như kim cang chẳng thể
phá hoại! Tới phẩm Thế Xuất Thế Hộ Ma
trong phần sau, đức Thế Tôn sẽ tự nói rộng
nhân duyên. Nếu hành giả Chân Ngôn chỉ làm Thế Đế
hộ-ma, chẳng hiểu mật ư trong ấy, há chẳng
phải là xen lạm cách cúng tế lửa của Vi Đà ư?
V́ thế, người dịch nói kèm thêm cái tên trí huệ,
ngơ hầu cả hai cách giải thích theo ư nghĩa cạn và
sâu đều được cùng nêu ra!
Kinh
nói: “Sư vị chi hữu phương, hộ-ma cụ chi
phần”, tức là giả sử cửa của đại
Mạn-đồ-la mở về hướng Tây, hỏa đàn
nên đặt ở phía Tây của đại đàn. A-xà-lê
lại ở phía Tây của hỏa đàn, mặt hướng
về phía Đông mà ngồi. Các thứ vật dụng cần
dùng cho hộ-ma được xếp ở phía Nam của
thầy. Củi để hộ-ma nên dùng nhũ mộc (cây
có nhựa thơm), như gỗ dâu chẳng hạn. Hoặc
dùng cành ngưu tất[9]
cắt thành đoạn dài chừng mười hai ngón tay. Cần
phải chọn loại tươi nhuận, mới đẵn.
Chọn loại gỗ ngay ngắn, thẳng thớm, hăy nên
xem xét trên dưới để xếp cùng hướng với
nhau. Dùng nước thơm sái tịnh, [xếp] sao cho phần
gốc hướng về thân ḿnh. Nếu lúc sắp đốt,
hăy nên dùng sữa, lạc, tô và mật bôi lên hai đầu [mỗi
khúc củi] rồi ném vào ḷ. Hoặc dùng trầm thủy hương,
có kích thước dài chừng bốn lóng tay, to bằng ngón
cái, bôi hương tô hợp, thiêu một trăm lẻ tám lượt
th́ càng hay hơn. Các thức ăn và hoa, hương v.v… đáng
nên dùng để hiến cúng trong Mạn-đồ-la đều
nên sắp đặt, dùng Biện Sự chân ngôn để đúng
pháp sái tịnh, đặt bên phải chỗ ngồi. B́nh đựng
Át-già nên đặt bên trái. Các thứ thức ăn để
hiến cúng đều nên dùng tô, lạc v.v… để ḥa trộn,
cùng đặt trong cùng một đồ đựng. Cũng
dùng tô, dầu v.v… ḥa trộn, cùng chứa trong một đồ
đựng khác, thảy đều chuẩn bị đầy
đủ.
Nếu
giải thích theo cách sâu xa, bí mật, th́ chi phần Hộ-ma
có nghĩa là các nhân duyên. Do các nhân duyên ấy mà có thể
sanh ra tai ương, hoạn nạn trong ba cơi. Nay lại dùng
đó làm nguồn đốt cho lửa trí huệ, ḥng cúng
dường hết thảy các thân Phổ Môn, tăng ích thế
lực chẳng thể nghĩ bàn. Kinh dạy: “Phiền
năo vi tân, trí huệ vi hỏa, dĩ thị nhân duyên thành Niết
Bàn phạn, linh chư đệ tử tất giai cam thị”
(Phiền năo làm củi, trí huệ làm lửa. Do nhân duyên ấy,
nấu thành cơm Niết Bàn, khiến cho các đệ tử
thảy đều nếm vị ngon ngọt) chính là ư nghĩa
này.
(Kinh)
Học nhân trụ kỳ tả, tôn cứ, tăng kính tâm, tự
phu Cát Tường thảo, tạ địa dĩ an tọa.
Hoặc bố chúng thái sắc, đồng huy cực nghiêm lệ,
nhất thiết hội sự thành, thị lược hộ-ma
xứ. Châu táp bố tường mao, đoan tọa hỗ
tương gia, hữu toàn giai quảng hậu, biến sái
dĩ hương thủy, tư duy Hỏa Quang Tôn, ai mẫn
nhất thiết cố. Ưng đương tŕ măn khí, nhi
dĩ cúng dường chi.
(經)學人住其左,蹲踞增敬心。自敷吉祥草,藉地以安坐,或布眾綵色,彤輝極嚴麗,一切繢事成,是略護摩處,周匝布祥茅,端坐互相加,右旋皆廣厚,遍灑以香水,思惟火光尊,哀愍一切故,應當持滿器, 而以供養之。
(Kinh: Người học trụ bên trái, ngồi
xổm, tâm thêm kính. Tự trải cỏ Cát Tường, để
an tọa trên đất. Hoặc sử dụng nhiều màu,
rực rỡ cực đẹp đẽ. Vẽ vời hết
thảy xong. Lược làm chỗ hộ-ma, trải khắp
cỏ Cát Tường, ngay ngắn gác lên nhau, theo chiều
phải rộng dày. Dùng nước thơm rưới khắp,
tư duy Hỏa Quang Tôn, do xót thương hết thảy. Nên
cầm đồ đựng đầy, để thực
hiện cúng dường).
Lại
nữa, khi v́ đệ tử tác pháp, ở phía Bắc của
A-xà-lê, lót bằng cỏ tranh tươi, bảo họ ngồi
xổm [trên đó]. A-xà-lê cũng nên ngồi trên đệm cỏ
tranh, đừng lót thêm các loại nệm. Nhưng thọ
dụng cỏ tranh tươi th́ đại lược có
ba nghĩa:
-
Một, cỏ có tánh chất khiết tịnh, ĺa cảm xúc
vui sướng, có thể trừ khử cái tâm hôn trầm,
giải đăi, buông lung, kiêu mạn của hành giả.
-
Hai, đấy là loại cỏ cát tường, đức
Thế Tôn dùng nó để trải ngồi mà chứng Bồ
Đề. Do vậy, có thể trừ hết thảy các chướng.
-
Ba, dùng cỏ cát tường để biểu thị huệ
tánh. Loại cỏ này hai bên ŕa lá đều có gai nhọn.
Nếu ngồi, nằm hoặc cầm, nắm mà chẳng
có phương tiện, đâm ra sẽ bị thương.
Nếu thuận tay khéo giữ ǵn, sẽ chẳng bị hại.
Hết thảy các pháp cũng giống như thế, nếu
thuận theo đế lư để quán hết thảy trần
lao, sẽ đều có tác dụng bổn tánh thanh tịnh.
Nếu đánh mất phương tiện, sẽ có thể
làm hại trí thân. Do vậy, dùng nó làm biểu tượng cho
pháp môn.
Nếu
tạo Mạn-đồ-la trên tảng đá lớn, hoặc
trên gác nhiều tầng, chẳng thể đào bới để
làm ḷ, hăy nên dùng các màu sắc để vẽ [ḷ hộ-ma],
sao cho tột bậc trang nghiêm rực rỡ, liền có thể
sử dụng. Đó là “lược tác hộ-ma xứ”
(đại lược làm chỗ hộ-ma). Nếu Mạn-đồ-la
được tạo trong pḥng chật hẹp, hăy nên ra ngoài,
hướng vọng chỗ đạo tràng, đúng pháp làm
ḷ. Bốn phía chung quanh ḷ, đều dùng cỏ tranh tươi
trải, xoay theo chiều phải, theo thứ tự đều
xếp đè cỏ lên nhau cho ló đầu ra. Các điều khác như trong phẩm
Hộ Ma sẽ nói. Lại nên xếp cỏ dày đặc
quanh ḷ, đừng để lộ đất ra, dùng nước
thơm rải khắp. Hăy nên dùng [chân ngôn] Thành Biện Chư
Sự để gia tŕ, và dùng chân ngôn rảy tưới đất
như đă nói trong phần trước. Trong hành pháp hộ-ma
này, trước hết là A-xà-lê cúng dường, tŕ tụng
trong Mạn-đồ-la xong; kế đó, hăy nên ra ngoài để
thực hiện hỏa pháp:
[A-xà-lê]
hướng về phía Đông, ngồi trên cỏ Cát Tường.
Trước hết, lấy củi nhũ mộc khô, đặt
ở trong ḷ, dùng chất tô rưới lên để đốt.
Sau đó, đặt củi ướt (củi c̣n tươi).
Dùng chân ngôn Biện Sự để trừ khử cấu
uế và sái tịnh xong, hăy nên trụ trong Du Già, dùng chủng
tử của Hỏa Thiên để chuyển [tự thân]
thành vị tôn thánh ấy. Ở trong Mạn-đồ-la h́nh
tam giác, đối với mười hai vị hỏa tôn được
chỉ bày trong phẩm sau, hăy chọn lấy một vị
tương ứng với sự nghiệp (tức là ương
ứng với pháp sự mà A-xà-lê muốn thực hiện).
Đă tương ứng rồi, hăy nên quán thân Hỏa Tôn và
thân chính ḿnh chẳng hai, chẳng khác. Như Hỏa Tôn, hăy
nên biết Hỏa Mạn-đồ-la cũng thế. Hăy nên
quán ba chỗ đều cùng một tướng; sau đấy,
dùng chân ngôn của Hỏa Thiên để phụng thỉnh.
Kinh Tô Tất Địa dạy: “Dục phụng thỉnh
thời, tiên tác thị ngôn: - Ngă kim phụng thỉnh Hỏa
Thiên chi thủ, thiên trung chi tiên, phạm hạnh sở tông
kính giả, duy nguyện giáng lâm thử xứ, thọ nạp
hộ-ma” (Khi muốn phụng thỉnh, trước hết,
hăy nói như thế này: Con nay phụng thỉnh vị đứng
đầu Hỏa Thiên, là bậc tiên trong các trời, được
bậc phạm hạnh tôn kính, kính mong giáng lâm chốn này, nhận
lănh hộ-ma).
(Kinh)
Nhĩ thời, thiện trụ giả, đương thuyết
thị chân ngữ: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
a yết na duệ, sa ha.
(經)爾時善住者,當說是真語:南摩三曼多勃陀喃阿揭娜曳莎訶(नमः समत बुद्धानां अखये स्वाहा, Namaḥ samata buddhānāṃ akhaye, svāhā).
(Kinh: Lúc ấy, bậc khéo trụ, sẽ nói chân
ngôn này: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm, a yết
na duệ, sa ha).
Câu
đầu tiên là quy mạng chư Phật, ư nghĩa như
đă nói trong phần trước. Câu thứ hai, tức “a
yết na duệ” (akhaye) có nghĩa là Lửa. Ở
đây, dùng chữ A tối sơ làm chủng tử, do hết
thảy các pháp vốn chẳng sanh, tức là giống
như kim cang trí thể. “Nga” có nghĩa là hành, do các
pháp vốn bất sanh, tuy trọn đủ vạn hạnh
mà vô sở hành. Do vậy gọi là “vô sư tự giác”
(không có thầy mà tự giác). Nếu là vô sư tự giác, tức
là giống như Đại Không trọn khắp hết thảy
mọi nơi. V́ thế, có cùng Thể với chữ Na. Do
các pháp không thầy, vô hành, tự trọn khắp hết thảy
mọi nơi; v́ vậy, ở trong tam giới bất động
mà đạt tới Tát Bà Nhă (Sarvajña). V́ thế, không có thừa và người nương
vào cái thừa ấy, bèn là Đại Thừa. Do vậy,
cũng thêm âm thanh tam-muội, ngụ ư: Thừa ấy Định
và Huệ cân bằng. Khi chư Phật hành Bồ Tát đạo,
đều dùng lửa trí huệ như thế để
thiêu đốt hết thảy tâm cấu, quang minh chánh pháp
hừng hực. Do vậy, nói như thật bèn thành chân
ngôn. Nếu lúc thỉnh triệu (thỉnh vời), hăy thêm
chữ Y Hệ Y Hệ. Tới lúc tống tiễn, th́ thêm
chữ Yết Xa Yết Xa. Ấn tướng [của chân
ngôn ấy] như trong phẩm sau sẽ nói.
Đă
thỉnh triệu rồi, trước hết, dùng nước
thơm Át-già để sái tịnh ba lượt, ba lần
dâng nước súc miệng, liền lấy các vật như
ngũ cốc, tô, lạc v.v…, dùng chân ngôn đă nói trên đây
để ba lượt hộ-ma cúng dường Hỏa
Thiên. Phàm khi hộ-ma, đều là trước hết dùng th́a
to đựng đầy chất tô sạch để đốt.
Kế đó, đốt củi. Kế đó là hộ-ma cơm.
Kế đến là các loại hạt lương thực,
hoặc dùng cháo sữa. Kế đó, lại dùng hoa sen v.v… để
tùy ư đốt. Trong khoảng giữa, các vật thí đều
dùng muỗng nhỏ. V́ thế, kinh nói: “Ưng đương
tŕ măn khí, nhi dĩ cúng dường chi” (hăy nên dùng đồ
đựng chứa đầy [vật cúng] để cúng
dường). Cúng dường xong, lại rảy nước
thơm và rót Át-già ra, như người ăn xong dùng nước
súc miệng, lại dùng hương, hoa v.v… để cúng
dường. Hăy nên vận tâm tiễn Hỏa Thiên đến
ṭa của vị ấy.
Kế
đó, hăy nên phụng thỉnh chư tôn. Trước là lấy
một bông hoa, dùng Thành Biện Chân Ngôn để trừ khử
nhơ uế, tạo thanh tịnh, và dùng chân ngôn của Bộ
Chủ để gia tŕ. Hai tay chắp lại ngang ngực,
tâm nghĩ, miệng nói: “Kính mong chư tôn gia tŕ chỗ này,
nhận sự cúng dường nhỏ bé của con”. Liền
cách ḷ, ném [bông hoa] ấy hướng về Mạn-đồ-la.
Tùy thuộc xa hay gần, khi sắp ném, trước đó,
hăy quán hoa tới trọn khắp tọa vị của hết
thảy chư tôn, tạo thành ṭa ngồi tương ứng
với từng loại. Lại dùng Thành Biện Chư Sự
để khử cấu, tác tịnh trong ḷ, rồi mới
thỉnh chư tôn. Hoặc dùng chân ngôn của mỗi vị
chư tôn để thỉnh riêng từng vị, hoặc tùy
theo quyến thuộc của một bộ [mà thỉnh]. Cho
đến dùng chân ngôn vương để thỉnh cùng lúc.
Hơn
nữa, ḷ lửa ấy đă đồng hỏa giới,
khi thỉnh, chỉ quán chư tôn chẳng rời bổn tọa
mà đều giáng lâm. Lúc xong việc, cũng vô tướng
trở về chỗ của các Ngài. Mỗi khi hộ-ma cho
một vị, liền dùng nước thơm rảy vào ḷ,
và dâng nước súc miệng, dùng chân ngôn Tịch Tai sẽ
được nói trong phần sau tụng bảy lượt
để cúng dường. Nhất nhất làm như thế
xong, lại hộ-ma một trăm lẻ tám lần, lại
dùng đồ đựng chứa đầy chất tô đốt
một lần nữa. C̣n như chẳng thể làm như
thế, hăy nên cúng dường chung một trăm lẻ tám
lần, hoặc một ngàn tám mươi lần, niệm rằng:
“Kính mong chư tôn cùng nhận tất cả những thứ
cúng dường này”. Kế đó, nên xin trọn khắp
[chư tôn] hoan hỷ.
(Kinh)
Phục dĩ tam-muội thủ, thứ tŕ chư đệ
tử, huệ thủ Đại Không chỉ, lược
phụng tŕ hộ-ma. Mỗi hiến, triếp thành tụng,
các biệt chí tam thất, đương trụ từ mẫn
tâm, y pháp chân thật ngôn: - Nam ma tam mạn đa bột đà
nẫm, a ma ha phiến để nghiệt đa, phiến để
yết ra, bát ra thiểm ma đạt ma niết nhă đa, a
bà phạ, tát phạ bà phạ, đạt ma tam mạn đa,
bát ra bát đa, sa ha.
(經)復以三昧手,次持諸弟子,慧手大空指,略奉持護摩。每獻輒誠誦,各別至三七,當住慈愍心,依法真實言:南麼三曼多勃陀喃。阿摩訶扇底蘗多。扇底羯囉。鉢囉睒摩達磨涅若多。阿婆嚩。薩嚩婆嚩。達摩三曼多。鉢囉鉢多。莎訶。
(Kinh:
Lại dùng tay tam-muội (tay trái), rồi cầm ngón Đại
Không (ngón cái) nơi tay huệ (tay phải) đệ tử,
sơ lược tŕ hộ-ma, mỗi dâng, chí thành tụng.
Mỗi tṛ: Hăm mốt lần. Nên trụ tâm từ mẫn,
nương pháp chân thật nói: - Nam ma tam mạn đa bộ
đà nẫm, a ma ha phiến để nghiệt đa, phiến
để yết ra, bát ra thiêm ma, đạt ma niết nhă đa,
a bà phạ, tát phạ bà phạ, đạt ma tam mạn đa,
bát ra bát đa, sa ha).
Đúng
như pháp cúng dường xong, sau đấy mới sám hối,
hồi hướng, và ngâm kim cang phúng vịnh, đốt hương
chẳng dứt. Lại dâng Át-già; sau đó, đảnh lễ
chư tôn, triệu tập các đệ tử, đúng như
kinh văn trong phần trên đă nói để thực hiện
các pháp như rải hoa v.v… cho đến kề tai bảo
ban đều xong, mới dẫn từng đệ tử tới
chỗ hộ ma. Để họ ở bên trái của A-xà-lê,
dùng tâm cung kính ngồi chồm hổm. Sư dùng tay trái nắm
lấy ngón cái của đệ tử mà tụng chân ngôn Tịch
Tai, cứ mỗi lần tụng là một lần thí hỏa
thực (hộ-ma). Như thế cho đến hai mươi
mốt lượt, đối với các đệ tử đều
làm như thế. Kinh Cù Hê nói: “Phục dĩ hương đồ
thủ, án kỳ hung thượng, tùy ư tŕ tụng nhi phát khiển
khứ dă” (Lại dùng hương bôi tay, đè lên ngực
người ấy, tùy ư tŕ tụng để tiễn đi).
Dưới đây, giải thích Tịch Tai chân ngôn:
Chân
ngôn này dùng chữ A (अ) tối sơ làm Thể. A có nghĩa
là “các pháp vốn bất sanh”, tức là cái Thể của
kim cang trí hỏa, thêm một chấm tam-muội thành bổn
sanh hạnh kim cang huệ hỏa. Bên cạnh vạch tam muội
có hai chấm (आः), tức là nghĩa Niết Bàn. Ư nói: Nhập môn chữ
A này, do huệ hạnh trọn đủ, có thể thiêu sạch
hết thảy các chướng cái, đạt được
đại tịch Niết Bàn. Sở dĩ gọi là Tịch
Tai chân ngôn chính là do nghĩa này.
Lại
nữa, khi tác pháp, hăy nên quán tràng quang minh bao quanh chữ này.
Từ lửa, xuất hiện đủ ba màu: Bản thể
là sắc trắng pha vàng, vạch tam-muội màu đỏ
như vàng Diêm Phù, hai điểm bên cạnh màu đen như
lửa kiếp tai. Do bản tánh trắng sạch, nên có tác
dụng Tức Tai. Kèm thêm màu vàng là tác dụng Tăng Ích. Màu
đỏ là tác dụng thiêu đốt. Màu đen là tác dụng
dẹp tan, khuất phục đại chướng và nhiếp
triệu. Hơn nữa, cái Thể của chữ này là phương
tiện môn, hăy nên biết là nó có cùng màu với Đại
Không, bao gồm đủ loại sự nghiệp.
Lại nữa,
trong phần nói về mười hai vị Hỏa Thiên thuộc
phần sau, chữ A là lửa trí huệ, cái vạch tam-muội
là lửa hạnh viên măn. Có ư nghĩa nhiếp triệu là gió
thổi bùng lửa. Có ư nghĩa hàng phục là lửa Lô Hê Đa
(Rohitaka, sắc đỏ), vàng và đỏ ḥa hợp là lửa
Một Lật Noa (Vrata), kèm thêm màu đỏ và đen là lửa
Phẫn Nộ. Lại kèm thêm các sắc là Xà Trá La hỏa. Nói
tóm lại, đều trọn đủ mười hai loại
tác dụng[10], hăy nên
rộng diễn. Các câu kế đó đều nhằm lần
lượt diễn giải. Câu đầu tiên “ma ha phiến
để” (Mahāśānti) có nghĩa là Đại Tịch, “nghiệt đa”
(Gata) có nghĩa là Thệ (逝,
đi tới), ư nói: Như Lai do nghĩa
của một chữ này, đạt tới bổn tánh thường
tịch Đại Niết Bàn. Thể của chữ A là “bổn
tịch” (vốn sẵn vắng lặng), do có nét vẽ
tam-muội nên là Thiện Thệ (khéo đi). Do có cái chấm
tịnh trừ nên là Niết Bàn, chẳng động nơi
đây mà liền đi, liền tới, giống như Đại
Không không ǵ chẳng trọn khắp. V́ thế nói là Đại
Tịch. Câu kế đó, tức “phiến để yết
ra” (śāntikara) có nghĩa là Tác Tịch, ư nói: Do tự môn này trọn
đủ phương tiện, nên thường trọn khắp
mười phương ba đời, thực hiện trọn
khắp sự nghiệp Phổ Môn thành tựu chúng sanh, khiến
họ đều đạt tới đại tịch. V́
thế, nói là Tác Tịch.
Kế đó, nói “bát
ra thiểm ma đạt ma niết nhă đa” (praśamadharma
nirjāta), Bát Ra nghĩa là “tối thắng”.
Thiểm Ma là chứng cái Tịch ấy, giải thích lần
nữa câu trước đó: Do tác tịch, nên chính là Tịch
nhất trong các Tịch. V́ lẽ nào vậy? Do Tịch rốt
ráo chẳng thể được, nên thường tác. Do Tác
Tịch rốt ráo chẳng thể được, nên thường
tịch. Do hết thảy thế gian chẳng thể nghĩ
bàn, nên nói là Tối Thắng. Đạt Ma là pháp, Niết Nhă
Đa là sanh. Từ ǵ mà sanh? Tức là từ tịch nghiệp
chẳng thể nghĩ bàn này mà sanh. Do động và tịch
rốt ráo b́nh đẳng, trong câu “vốn bất sanh”
lại sanh đủ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, thành Bồ
Đề thụ vương. Giống như hỏa giới
có thể thiêu, mà có thể dưỡng; lửa kim cang trí cũng
thế, dùng cái chấm tịnh trừ để thiêu, dùng cái
chấm tam-muội để dưỡng. Kế đó nói “bà
phạ, tát phạ bà phạ” (abhāva
svabhāva), lại nhằm giải thích câu trước
đó, nên nói là “vô tự tánh”. Hết thảy tự tánh
do bản tánh là tịch mà từ duyên dấy lên, cho nên chẳng
có tự tánh. Từ duyên dấy lên th́ đều là bổn
tánh tịch; do vậy là tự tánh của hết thảy các
pháp. Do bởi nghĩa này, vọng tưởng chẳng sanh,
mà Đại Không sanh. Kế đó nói “đạt ma tam mạn
đa bát ra bát đa” (dharma samantaprāpta) chính là để giải thích câu trước đó.
Do bởi nghĩa này, Như Lai b́nh đẳng trong hết
thảy các pháp, tức là thành Vô Thượng Bồ Đề.
“Bát ra bát đa” (prāpta) nghĩa là “đạt được”. Do vô sở đắc
nên đạt được câu b́nh đẳng này. Những
điều khác như trong phần trước đă giải
thích.
Lúc hộ-ma, sẽ
có đủ loại tướng hiện, hoặc có lúc đốt
lửa không cháy, hoặc cháy mà nhanh chóng tắt mất, chẳng
cháy rất mạnh, hoặc khói bốc lên nhưng không có ngọn
lửa, hoặc khói mù mịt, hoặc vang ra tiếng như
lừa kêu v.v… Người ta chẳng thích nghe, hoặc nói
chẳng thành tựu v.v… Hăy nên biết đó là tướng
chướng ngại chẳng thành tựu. Hoặc trong khói
lửa h́nh thành đủ loại h́nh tướng mầu
nhiệm như b́nh báu, lưới báu, sư tử, xe cộ
v.v… Hoặc vẳng ra các tiếng âm nhạc như chuông, linh,
ốc (tù và) v.v… Hoặc phát ra tiếng cát tường thành
tựu. Hăy nên biết đó là tướng Vô Ngại Tất
Địa.
Cho tới người
khéo hộ-ma, sẽ từ trong các thứ tướng đó
mà ngầm được chỉ dạy, hiểu rơ biết
trọn tướng thông tắc. Phàm hộ-ma đều thuận
theo các sự nghiệp đáng nên, hoặc dùng tâm tịch tĩnh,
hoặc dùng tâm hoan hỷ, hoặc tâm oai mănh, mặc quần
áo có các màu trắng, vàng, đỏ, nên ngồi mặt hướng
về phía Bắc, phía Đông, phía Nam. Mạn-đồ-la ấy
(Mạn-đồ-la để hộ-ma) cũng có tṛn, vuông,
tam giác khác biệt, màu sắc [của đàn hộ-ma] cũng
nên biết giống như thế. Củi để hộ-ma
th́ Tức Tai bèn dùng cành cây cao nhất, Tăng Ích th́ dùng cành
cây bậc trung. Nếu là chuyện chiết phục, nên dùng
rễ cây. Nếu là chuyện Tức Tai, nên dùng tô, sữa, đại
mạch (barley), mật, và cháo sữa, mầm cỏ tranh,
hoa Quân-na (Kunda), bạch đàn hương, gỗ Vô Ưu. Nếu
là chuyện Tăng Ích, đáng nên dùng cháo sữa, cơm bơ,
mật, cháo sữa và lạc, mè, thiên mộc, hồi hương
(fennel), thiên môn đông (chinese asparagus), long hoa, các loại hạt
thực phẩm v.v… Nếu là chuyện Nhiếp Phục, nên
dùng hạt cải đỏ hay trắng, hoặc dầu hạt
cải, thuốc độc, xương, tóc, các loại cây
có gai góc v.v… Tuy kinh chẳng nói trọn, hăy nên suy luận để
biết.
Lại tùy theo [từng
sự nghiệp như Tức Tai, Tăng Ích, Hàng Phục
v.v…] mà thiêu tô mấy lượt. Đối với mè cũng
thế, những vật khác th́ tùy ư mà làm nhiều hay ít. Lần
đầu tiên và lần cuối cùng, đều nên bôi đẫm
tô rồi mới hộ-ma, các pháp sự khác cũng phỏng
theo đó. Phàm là Tức Tai hộ-ma, trước hết cần
phải thực hiện pháp Hàng Phục. Nếu trong các chân
ngôn sử dụng đă có ư nghĩa hàng phục th́ cứ
trực tiếp nương theo kinh bổn mà tụng. Nếu
không có ư nghĩa ấy, hăy vâng theo pháp mà tăng thêm (tức
là làm Hàng Phục hộ-ma trước khi Tức Tai hộ-ma).
Dùng các thứ như hạt cải v.v… để làm vật
hàng phục tương ứng, thực hiện bảy lần
hay mười bốn lần hộ-ma. Kế đó, quán cú
nghĩa và vật cúng tương ứng với pháp để
làm hộ-ma bảy hay mười bốn lần rồi mới
thực hiện đầy đủ pháp Tịch Tai (Tức
Tai). Nếu làm Tăng Ích hộ-ma th́ trước hết cần
tu pháp Hàng Phục rồi mới thực hiện trọn đủ
pháp Tăng Ích. Pháp Hàng Phục hộ-ma th́ thực hiện
trực tiếp một pháp ấy, chẳng cần lập
tiền phương tiện. Hăy nên biết Mạn-đồ-la
này có ba loại pháp sự.
Kinh Cù Hê nói: “Quán đảnh
liễu hậu, phục đương y pháp hộ-ma. Tiên
dụng Mạn-đồ-la chủ chân ngôn phần tô bách biến.
Thứ đương dĩ Tịch Tĩnh chân ngôn, dụng
tô, mật, lạc ḥa phạn bách biến. Thứ dụng hồ
ma bách biến, phương năi quảng thị Mạn-đồ-la”
(Sau khi quán đảnh xong, lại nên theo đúng pháp hộ-ma.
Trước hết, dùng chân ngôn của vị Mạn-đồ-la
chủ để thiêu tô một trăm lượt. Kế đó,
hăy lấy Tịch Tĩnh chân ngôn, và dùng tô, mật, lạc trộn
với cơm [để hộ-ma] một trăm lượt.
Kế đó, dùng mè [để hộ-ma] một trăm lượt
rồi mới chỉ bày rộng răi Mạn-đồ-la). Tới
khi xong việc, sắp giải tán, thầy hăy nên [dùng nước
thơm] tự rưới thân ḿnh, lại dâng Át-già, theo thứ
tự cúng dường mỗi vị tôn thánh. Kế đó,
dùng [chân ngôn của] vị chủ Mạn-đồ-la để
hộ-ma tám trăm lượt. Kế đó, dùng Tịch Tĩnh
chân ngôn [để hộ-ma] một trăm lần. Kế đó,
dùng Bộ Tâm để thực hiện hai mươi mốt
lần. Kế đó, đối với chân ngôn của mỗi
vị tôn thánh, đều dùng ngưu tô để hộ-ma mỗi
vị bảy lần. Sau đấy mới dùng chân ngôn ḿnh
vốn tŕ tụng để tùy ư hộ-ma, xong rồi mới
làm các pháp giải giới, tống tiễn v.v… Hoặc là nương
theo phần trên để thực hiện Tổng Tướng
phương tiện th́ cũng được.
Nay ba chữ A, Sa,
Phạ trong kinh này, như phẩm Tự Luân đă nói, chính
là tâm chân ngôn của ba bộ[11].
Nếu là ba thứ pháp sự vào các lúc khác, chỉ cần
tŕ tụng trong đàn xong xuôi, liền ra ngoài để làm
hộ-ma. Hoặc nếu thực hiện thành tựu hộ-ma,
năm chỗ cần phải thẳng hàng, tức thứ
nhất là Bổn Tôn, thứ hai ḷ lửa, thứ ba vật
được thành tựu, thứ tư là đồ đựng
chất tô, thứ năm là chỗ ngồi của A-xà-lê. Các
vật để thành tựu dùng lá sạch đậy lên,
mỗi lần lấy các thứ như tô v.v… đều dùng
bôi thêm trên lá rồi mới đốt.
Nếu
thành tựu hữu t́nh, hăy nên đặt vật ấy ở
chỗ tô vẽ h́nh tượng ấy, những điều
khác như trên đă nói. Nếu v́ người khác hộ-ma,
th́ mỗi mỗi [lượt hộ-ma] đều xưng danh
[người ấy] rồi mới ném [vật hiến cúng]
vào trong lửa. Nếu không có Mạn-đồ-la, chỉ
thực hiện pháp hộ-ma, hăy nên tạo quanh ḷ một tầng
Mạn-đồ-la, xếp đặt tọa vị của
chư tôn, muốn thỉnh chư tôn để cúng dường,
cặn kẽ hay đại lược đều tùy ư.
Kinh Tô Tất Địa nói: “Hộ-ma liễu dĩ, giai đương
dụng bổn tŕ chân ngôn gia tŕ tịnh thủy, dĩ thủ
tuần nhiễu, tán sái lô trung tam độ. Tu phục thỉnh
Hỏa Thiên trùng thọ dư cúng, năi chí tưởng hoàn bổn
ṭa. Sở tàn cốc, tô, mật, lạc đẳng, tổng
ḥa nhất xứ, dụng Hỏa Thiên chân ngôn tam chuyển
tŕ chi, nhi tác hộ-ma, trùng tác hộ thân, hộ phương
đẳng ấn, năi chí giải giới, phương khả
phát khiển dă” (Hộ-ma xong, đều nên dùng chân ngôn ḿnh vốn tŕ
tụng để gia tŕ nước sạch, đi ṿng quanh
ḷ, dùng tay rảy rắc trong ḷ ba lượt. Lại cần
phải thỉnh Hỏa Thiên lần nữa nhận lấy
các vật cúng c̣n dư, cho đến tưởng vị ấy
trở về ṭa của ḿnh. Các thứ ngũ cốc, tô, mật,
lạc v.v… c̣n thừa lại, đều nên để chung
một chỗ, dùng chân ngôn của Hỏa Thiên để ba
lượt tŕ tụng làm hộ-ma, lại kết các ấn
hộ thân, thủ hộ phương vị v.v… cho đến
giải giới, th́ mới có thể tống tiễn).
Kinh
Cù Hê nói: “Đệ lục dạ tác đệ tử pháp
cánh, vị trừ chướng cố, tiên tác Hàng Phục hộ-ma,
thứ vị tự tăng ích cố, dĩ bộ tâm chân
ngôn hộ-ma. Nhiên hậu, dĩ Tịch Tĩnh chân ngôn tác Tức
Tai hộ-ma. Chí lâm tác pháp sự thời, nhược sổ
hữu bất thiện tướng giả, đương
dĩ Bộ Mẫu chân ngôn tác Tức Tai hộ-ma, phần
tô cập tân các bách biến. Ư tác pháp chi minh nhật, vị
măn sở khuyết phạp cố, cánh tác Tức Tai hộ-ma
bát bách biến” (Đêm thứ sáu, thực hiện pháp
[quán đảnh cho] đệ tử xong, v́ để trừ
chướng, trước hết làm Hàng Phục hộ-ma.
Kế đó, v́ tăng ích cho chính ḿnh, dùng bộ tâm chân ngôn để
hộ-ma. Sau đó, dùng Tịch Tĩnh chân ngôn để làm
Tức Tai hộ-ma. Cho tới lúc đang làm pháp sự, nếu
có mấy lượt tướng bất thiện, hăy nên dùng
Bộ Mẫu chân ngôn để làm Tức Tai hộ-ma, đốt
tô, củi, mỗi thứ đều tám, trăm lần.
Trong lúc tác pháp thuộc ngày hôm sau, nhằm khiến cho các điều
thiếu khuyết được trọn đủ, lại
thực hiện Tức Tai hộ-ma tám trăm lần). Nhưng
hỏa pháp này cũng là chuyện khó khăn trong chi phần,
do nó sẽ trừ tai chướng, tăng ích oai thế của
chánh pháp. V́ thế, các kẻ gây chướng nạn đều
ŕnh rập t́m cơ hội trong khi ấy. Nếu chẳng
hiểu rơ từng điều, sẽ tự bị thương
tổn, chớ nên bộp chộp làm bừa!
(Kinh)
Hành giả hộ-ma cánh, ưng giáo linh sấn thí, kim, ngân chúng
trân bảo, tượng, mă, cập xa thặng, ngưu, dương,
thượng y phục, hoặc phục dư tư tài. Đệ
tử đương chí thành, cung kính khởi ân trọng,
thâm tâm tự hân khánh, nhi phụng ư sở tôn. Dĩ tu hành
tịnh xả, linh bỉ hoan hỷ cố.
(經)行者護摩竟,應教令儭施,金銀眾珍寶,象馬及車乘,牛羊上衣服,或復餘資財。弟子當至誠,恭敬起慇重,深心自忻慶,而奉於所尊。以修行淨捨,令彼歡喜故。
(Kinh:
Hành giả hộ-ma xong, nên dạy họ bố thí, vàng, bạc,
các thứ báu, voi, ngựa, và xe cộ, trâu, dê, y phục tốt,
hoặc các tài vật khác. Đệ tử nên chí thành, cung
kính, tâm trân trọng, tự vui mừng sâu xa, dâng lên đấng
tôn kính. Do tu hành tịnh xả, khiến người ấy
hoan hỷ).
Từ
đây là trả lời câu hỏi “cúng dường thầy
như thế nào?” trong lời hỏi của ngài Bí Mật
Chủ, vẫn thuộc vào chi phần “dạy bảo gia tŕ”.
Do vậy, thầy tự dạy đệ tử hăy bố
thí, đừng v́ tham đắm các vật ấy mà t́m cầu,
mà hăy v́ phát sanh thiện căn, thành tựu công đức
quán đảnh. Nếu đệ tử có thể đối
với tất cả các thứ tài vật trong, ngoài, v́ cầu
đại sự nhân duyên mà chẳng hề keo tiếc, chí thành,
trân trọng dâng tặng, ḥng báo đáp người truyền
pháp, sẽ có thể phá tan vô lượng túc chướng.
Lại do tự thấy lợi ích của bố thí, sanh tâm
mừng rỡ sâu xa: “Ta nay xả tài vật thế gian yêu mến
này, chúng là tài sản chung của năm nhà, lắm điều
lầm lỗi, ương hoạn, ḥng đổi lấy của
báu chánh pháp là pháp bảo vô thượng, thí trọn khắp
chúng sanh thường chẳng cùng tận”. Do tư duy như
vậy, cái tâm hoan hỷ; do hoan hỷ bèn được ĺa
nghi hối. Do ĺa nghi hối, sẽ được trụ
trong sự an lạc tịch nhiên trong tâm. Sau đấy, dùng
pháp thủy để rưới, sẽ có thể vĩnh
viễn ĺa trần cấu. Nếu chẳng có vật, thậm
chí xả thân để cúng dường thầy, tức là
dùng thân này để phụng sự, cung cấp A-xà-lê, chẳng
ngại khổ nhọc, thường chẳng ĺa bỏ t́m
cầu chánh pháp, cho đến chẳng tiếc thân mạng
v́ cầu đạo vậy. Lúc bấy giờ, A-xà-lê cảm
ḷng trân trọng của tṛ, sanh tâm bi niệm, bèn dạy bảo phương tiện thẳm sâu, bí mật,
cho tới công hạnh do chính ḿnh tŕ chân ngôn trọn khắp
trong đạo tràng của chính ḿnh, đều tác pháp hồi
hướng bố thí. Dùng công sức ít mà đạt được
thành tựu to lớn, đấy là bậc thượng
trong các cách bố thí. Kinh Cù Hê nói: “Đệ tử đương
ư hộ-ma xứ, dĩ chí thành tâm, đảnh lễ A-xà-lê.
Tiên đương phụng hiến y tài nhị táp, nhiên hậu
xả thí dư tài” (Đệ tử hăy nên ở chỗ
hộ-ma, dùng tâm chí thành đảnh lễ A-xà-lê. Trước
hết, nên dâng cúng hai rương y đă may cắt. Sau đấy
xả thí các tài vật khác). Lại nữa, trong kinh văn ấy
nói: Sau khi quán đảnh xong, [thầy] dạy cặn kẽ
về tướng Mạn-đồ-la, dạy chân ngôn và ấn
rồi [đệ tử] mới dâng thí, chẳng giống
kinh này. Có thể tùy ư sử dụng [cách nào để cúng
dường thầy cũng được].
(Kinh)
Dĩ vị tác gia hộ, ưng triệu nhi cáo ngôn: “Kim thử
thắng phước điền, nhất thiết Phật
sở thuyết. Vị dục quảng nhiêu ích, nhất thiết
chư hữu t́nh, phụng thí nhất thiết Tăng, đương
hoạch ư đại quả, vô tận đại tư
tài, thế thuyết thường tùy sanh. Dĩ cúng dường
tăng giả, thí cụ đức chi nhân. Thị cố, Thế
Tôn thuyết: - Ưng đương phát hoan hỷ, tùy lực
biện hào thiện, nhi thí hiện tiền Tăng”.
(經)已為作加護,應召而告言:今此勝福田,一切佛所說,為欲廣饒益,一切諸有情。奉施一切僧,當獲於大果,無盡大資財,世說常隨生。以供養僧者,施具德之人,是故世尊說,應當發歡喜,隨力辦餚膳,而施現前僧。
(Kinh:
Đă gia hộ xong xuôi, [thầy] nên triệu vời [đệ
tử] bảo rằng: - Nay ruộng phước thù thắng,
được hết thảy Phật nói. V́ muốn lợi
ích rộng, hết thảy các hữu t́nh, dâng thí hết thảy
Tăng, sẽ đạt được quả lớn, tài
vật to vô tận, đời đời thường sanh
theo, do bởi cúng dường Tăng, và thí người trọn
đức. V́ vậy, Thế Tôn nói: “Hăy sanh tâm hoan hỷ, tùy
sức sắm món ngon, để thí hiện tiền Tăng”).
Ư
nói: Từ lúc được gọi vào [đàn tràng] cho tới
nay, đều là phương tiện gia tŕ. Nay v́ phát khởi
cái tâm của đệ tử, lại do dạy bảo mà [thầy]
nói như thế này: “Kim thử thắng phước
điền, nhất thiết Phật sở thuyết, vị
dục quảng nhiêu ích, nhất thiết chư hữu t́nh”
(Nay phước điền thù thắng này do hết thảy
chư Phật đă nói, v́ muốn lợi ích rộng lớn
hết thảy các hữu t́nh), nghĩa là đức Thế
Tôn thấy các chúng sanh từ vô thỉ cho tới nay, luôn thường
thiếu hụt tài vật trong, ngoài, thực hiện các việc
chẳng được tự tại. Do nhân duyên ấy, đọa
vào chỗ chẳng thanh nhàn, chẳng thể mau chóng đạt
tới Vô Thượng Bồ Đề. Do vậy, [chư Phật]
cùng dùng thần lực, nói phước điền vô thượng
này. Do trong Đại Bi Tạng này, hết thảy biển
cả Phổ Môn không ǵ chẳng nhóm họp trọn hết.
Nay do rộng gieo thiện căn vô hạn ở trong ấy,
từ đời này trở đi, cho đến tột đời
vị lai sau, thường làm thân Như Ư Châu, hoặc thân Hư
Không Tạng, có thể thỏa măn hết thảy mong ước
của ḿnh lẫn người. V́ thế nói là “quảng
nhiêu ích nhất thiết chúng sanh” (rộng lợi ích hết
thảy chúng sanh). Lại nữa, đă thí cho Đệ Nhất
Nghĩa Tăng và người truyền pháp xong, thầy lại
sắc truyền [đệ tử hăy] cúng dường Thế
Đế ḥa hợp tăng. Nếu lúc thí cho ḥa hợp Tăng,
mười phương hết thảy các vị Tăng dù
thánh hay phàm thảy đều có phần. V́ thế, phước
ấy như hư không, như mây, như biển chẳng
thể nghĩ bàn!
“Đương
hoạch ư đại quả” (sẽ đạt được
cái quả to lớn) chính là lợi ích rốt ráo. Nếu
gieo phước trong ấy, giống như ăn kim cang, rốt
ráo chẳng tiêu, ắt sẽ xuyên thấu tới kim cang địa
tế[12] rồi
mới ngừng. V́ thế, ngài Đạo Sanh nói: “Một
mảy điều thiện có thể tiến nhập Phật
quả”. Kế đó, do nói về các điều ước
nguyện của thế gian, nên lại nhắc đến
nghĩa lợi thế gian, tức là “vô tận đại
tư tài, thế thuyết thường tùy sanh” (của
báu to lớn vô tận, cơi đời nói là “thường
sanh theo”). Đó là Thế Giới Tất Đàn; do vậy nói
là “thế thuyết”. Như ngài Bạc Câu La (Vakkula) do
dùng một quả Ha Lê Lặc (Haritaki, myrobalan) thí cho Tăng,
trong suốt chín mươi mốt kiếp thường chẳng
bệnh tật, chẳng chết bất ngờ. Ngài A Na Luật
(Aniruddha) do thí một bữa ăn cho Bích Chi Phật, cũng
trong vô lượng kiếp thường sanh cùng với kho
báu, như trong kinh Bổn Sanh đă nói cặn kẽ, nên nói
là “thường tùy sanh”. Lại nữa, Hữu Bộ
Tỳ Ni (Luật Tạng của Nhất Thiết Hữu Bộ)
nói: Bốn vị đại đệ tử là Đại
Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ
Đề giống như hiền b́nh (bảo b́nh). Nếu
có ai tịnh tâm cúng dường [các Ngài] xong, mong cầu quả
báo thế gian trong đời hiện tại, không ǵ chẳng
được như nguyện. Hà huống thí cho hết thảy
tăng! Hăy nên biết: Các vị trọn đủ đức
trong mười phương thế giới như thế đều
được bao gồm trong đó, cho đến bậc
thánh nhân vô học muốn kéo dài tuổi thọ để
trụ thế, đều phải cậy vào sức của
Tăng chúng. V́ thế, nay quư vị muốn thành tựu cái
quả Tất Địa, hăy nên tu Đàn thí (bố thí) trọn đủ chẳng thiếu. Lại
nên dùng tâm hoan hỷ để cúng dường Thế Đế
hiện tiền Tăng. Do mười phương tăng
chẳng thể nhóm họp trọn hết, chỉ thuận
theo những vị hiện tiền nhóm họp trong vùng mà cúng
thí th́ chính là “thí cho hết thảy các vị Tăng”.
(Kinh)
Nhĩ thời, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn phục cáo Chấp
Kim Cang Bí Mật Chủ, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhữ Ma
Ha Tát Đỏa, nhất tâm ưng đế thính, đương
quảng thuyết quán đảnh, cổ Phật sở
khai thị. Sư tác đệ nhị đàn, đối
trung Mạn-đồ-la, đồ họa ư ngoại giới,
tương cự nhị trửu lượng. Tứ phương
chánh quân đẳng, nội hướng khai nhất môn, an
tứ Chấp Kim Cang, cư kỳ tứ duy ngoại. Vị
Trụ Vô Hư Luận, cập Hư Không Vô Cấu, Vô Cấu Nhăn
Kim Cang, Bị Tạp Sắc Y đẳng. Nội tâm đại
liên hoa, bát diệp cập tu nhụy. Ư tứ phương
diệp trung, tứ bạn lữ Bồ Tát, do bỉ đại
hữu t́nh, văng tích nguyện lực cố. Vân hà danh vi tứ?
Vị Tổng Tŕ Tự Tại, Niệm Tŕ, Lợi Ích Tâm, Bi
Giả Bồ Tát đẳng. Sở dư chư tứ diệp,
tác tứ phụng giáo giả, Tạp Sắc Y, Măn Nguyện,
Vô Ngại, Vô Giải Thoát.
(經)爾時毘盧遮那世尊復告執金剛祕密主而說偈言:汝摩訶薩埵,一心應諦聽;當廣說灌頂,古佛所開示。師作第二壇,對中漫荼羅,圖畫於外界,相距二肘量,四方正均等,內向開一門,安四執金剛,居其四維外,謂住無戲論,及虛空無垢。無垢眼金剛,被雜色衣等,內心大蓮華,八葉及鬚蘂,於四方葉中,四伴侶菩薩,由彼大有情,往昔願力故。云何名為四?謂總持自在,念持利益心,悲者菩薩等。所餘諸四葉,作四奉教者,雜色衣滿願,無礙及解脫。
(Kinh: Lúc bấy giờ, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn lại
bảo Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ, bèn nói kệ rằng:
- Ông Ma Ha Tát Đỏa, nên nhất tâm nghe kỹ, sẽ rộng
nói quán đảnh, do cổ Phật khai thị. Thầy lập
đàn thứ hai, đối diện Trung Thai đàn, tô vẽ
ở bên ngoài, cách đại đàn hai khủy. Bốn phương
đều cân xứng, mở một cửa hướng nội,
đặt bốn Chấp Kim Cang, ở phía ngoài bốn góc,
tức Trụ Vô Hư Luận, và Hư Không Vô Cấu, Vô Cấu
Nhăn Kim Cang, Bị Tạp Sắc Y thảy. Giữa
vẽ đóa sen to, tám cánh và tua nhụy. Nơi bốn cánh bốn
phía, bốn bạn lữ Bồ Tát, do các đại hữu
t́nh, nguyện lực từ thuở trước. Thế nào
là bốn vị? Tức Tổng Tŕ Tự Tại, Niệm
Tŕ, Lợi Ích Tâm, Bi Giả Bồ Tát thảy. Nơi bốn
cánh sen kia, vẽ bốn vị phụng giáo: Tạp Sắc
Y, Măn Nguyện, Vô Ngại, và Giải Thoát).
Kế
đó, nói về pháp quán đảnh, vẫn thuộc chi phần
“gia tŕ dạy bảo”. Nhưng phép quán đảnh này
cũng thông với các pháp sự khác, hoặc có thể xếp
riêng thành một chi phần. A-xà-lê tạo Mạn-đồ-la
thứ hai, đối xứng với Trung Thai Mạn-đồ-la,
cách đại Mạn-đồ-la (Trung Thai Mạn-đồ-la)
hai khủy tay. “Đệ nhị” có nghĩa là kém hơn,
nhỏ hơn, tức là nói tương đối. Phàm ḷ lửa
nên đặt ở trung thai (phần chính giữa của Mạn-đồ-la).
Nếu nơi chốn bất tiện, có thể dời [đàn
quán đảnh] hơi lệch về phía Nam, thậm chí dời
sang góc Tây Nam [của Trung Thai Mạn-đồ-la]. Đàn quán
đảnh này lại ở phía Bắc hỏa đàn, cũng
lập sao cho bốn phía cân bằng, chỉ mở một cửa.
Cửa mở hướng về phía đại đàn. Ở
bốn góc của đàn [quán đảnh] này, vẽ bốn
vị Chấp Kim Cang. Nơi Hỏa phương, tức là
phương Đông Nam, đặt Trụ Vô Hư Luận (Aprapañcavihārin) Chấp Kim Cang. Ở phương Niết Rị Để
(Tây Nam), đặt Hư Không Vô Cấu (Gaganāmala), nơi phương Phong (Tây Bắc) đặt Vô Cấu
Nhăn (Vimalanetra), nơi phương Y Xá Ni (Đông Bắc), đặt
Bị Tạp Sắc Y (Vicitrāmbaradhara).
Đại
liên hoa vương tám cánh trong đàn, tua nhị đầy đủ.
Ở bốn cánh sen, đặt bốn vị Bạn Lữ
Bồ Tát: Ở phương Đế Thích (phương Đông)
là Tổng Tŕ Tự Tại Bồ Tát (Dhāraṇīśvara-rāja), phương Diễm Ma (phương Nam) là Niệm Tŕ
Bồ Tát (Smṛtisaṃprajanyin), phương Na Già (phương Tây) là Lợi Ích Tâm Bồ
Tát (Hītadhyāśayin), phương Dạ Xoa (phương Bắc) là Bi Giả
Bồ Tát (Kāruṇika). Kế đó, nơi bốn cánh sen tương ứng
bốn góc, đặt bốn vị phụng giáo giả[13].
Hỏa phương (phương Đông Nam) là Bị Tạp
Sắc Y (Vicitrāmbara), phương Niết Rị Để (Tây Nam) là Măn
Nguyện (Āśāparipūraka), phương Phong (Tây Bắc) tên là Vô Ngại (Asakta), phương
Y Xá Ni (Đông Bắc) tên là Giải Thoát (Vimukta).
(Kinh)
Trung ương thị pháp giới, bất khả tư nghị
sắc.
(經)中央示法界,不可思議色,
(Kinh: Chính giữa bày pháp giới, màu chẳng thể
nghĩ bàn).
Tức
là chữ Lam (रं) được vẽ với màu thuần trắng; đó
gọi là biểu tượng của pháp giới chẳng thể
nghĩ bàn. Lại giải thích theo kiểu sâu xa, bí mật,
th́ đàn vuông chính là Đại Nhân Đà La Tâm Vương Kim
Cang Giới. Trụ Vô Hư Luận chính là trí giới cội nguồn
tánh tịnh, ba đời chẳng chướng ngại. Do
giới này, hết thảy các hư luận đều dứt.
Do dứt hư luận, được thành trí huệ to lớn
không có thầy, các thứ trần cấu che lấp đều
hết sạch như hư không thanh tịnh. V́ thế, gọi
là Hư Không Vô Cấu. Như trong hư không, lúc chẳng có
cấu chướng, mắt nh́n tột cùng mười
phương, không ǵ chẳng thấy. Bát Nhă cũng thế,
do ĺa hết thảy các tướng, trong hết thảy các
loại, không ǵ chẳng thấy, nghe, hay, biết. V́ thế,
gọi là Vô Cấu Nhăn. Như người sáng mắt, có thể
tự tại làm các sự nghiệp; nay dùng ḷng Bi vô ngại
quán trọn khắp hết thảy căn duyên xong, liền
hiện trọn khắp sắc thân để tạo lợi
ích. V́ thế gọi là Bị Tạp Sắc Y. Nếu bốn
thứ kim cang huệ ấn ấy trọn đủ trong một
tâm chẳng thiếu sót, tức là có thể trấn định
tâm địa ấy, kham tŕ thân quán đảnh huệ, giống
như ở dưới cội Bồ
Đề từ Kim Cang địa tế trở lên, thảy
đều cứng chắc. V́ thế, lúc Như Lai thành đạo,
[ṭa Bồ Đề] chẳng nghiêng ngửa, chẳng khuyết
hăm.
“Bốn
bạn lữ” là nói tất cả các pháp trong tâm (tức
tâm sở), là bầu bạn của tâm vương. Ư nói tâm
vương trong pháp giới thanh tịnh ấy thành tựu
bốn pháp, có thể hành bốn loại Như Lai sự, sẽ
kham quán đảnh, tiếp nhận địa vị pháp vương.
Trước hết nói Đà La Ni Tự Tại Vương,
tức là thông đạt môn chữ A. Khi thấy chân ngôn
vương này, liền có thể trong hết thảy các môn
đà la ni, đều được tự tại. Do vậy,
đặt tên như thế. Lại do tổng tŕ tự tại,
thành tựu Như Lai niệm giác như ư tam-muội vương,
có thể nắm giữ một vạn cơi Phật, như vật
báu bí mật trong cung rồng có thể giữ cho biển cả
chẳng dâng tràn, mà cũng có thể giữ cho biển chẳng
khô cạn. V́ thế gọi là Niệm Tŕ. Đă có được
niệm bảo như thế, liền nhớ đến bổn
nguyện, mưa trọn khắp pháp tài đầy ắp
pháp giới, thí trọn khắp chúng sanh, gọi là Lợi Ích
Tâm. Đă tuôn ra vô tận tài vật để thực hiện
đại thí vô hạn, nhưng chúng sanh hèn kém, chẳng có
tâm thọ dụng, chẳng chịu cầu. V́ thế, hưng
khởi tâm đại bi, dùng đủ loại phương
tiện để điều phục đứa con nghèo túng,
cho nên nói “Bi Giả Bồ Tát đẳng”.
Nói
“phụng giáo giả” tức là từ nay trở đi,
dùng bốn môn chiết phục, nhiếp thọ để hành
Như Lai sự. Hăy nên biết Bị Tạp Sắc Y chính
là sự nghiệp được thực hiện bởi Đà
La Ni Tự Tại Vương. Măn Nguyện là niệm tŕ sự
nghiệp được tạo tác bởi như ư bảo
vương. Vô Sở Quái Ngại là đại từ bi pháp
thí, tạo tác sự nghiệp. Giải Thoát là phương
tiện đạo bi, dẹp khổ chúng sanh, tạo tác sự
nghiệp. V́ thế, gọi là “bốn vị phụng giáo”.
(Kinh)
Tứ bảo sở thành b́nh, thịnh măn chúng dược bảo,
Phổ Hiền, Từ Thị tôn, cập dữ Trừ Cái
Chướng, Trừ Nhất Thiết Ác Thú, nhi dĩ tác gia
tŕ. Bỉ ư quán đảnh thời, đương trí diệu
liên thượng, hiến dĩ đồ hương, hoa, đăng
minh cập Át-già. Thượng ấm tràng, phan, cái, phụng
nhiếp ư âm nhạc, cát khánh già-đà đẳng, quảng
đa mỹ diệu ngôn.
(經)四寶所成瓶,盛滿眾藥寶。普賢慈氏尊,及與除蓋障,除一切惡趣,而以作加持。彼於灌頂時,當置妙蓮上,獻以塗香華,燈明及閼伽。上蔭幢幡蓋,奉攝意音樂,吉慶伽陀等,廣多美妙言。
(Kinh: Bốn
báu làm thành b́nh, chứa đầy các thuốc báu, Phổ Hiền,
ngài Từ Thị, cùng với Trừ Cái Chướng, Trừ
Nhất Thiết Ác Thú, thảy đều cùng gia tŕ. Trong
khi làm quán đảnh, đặt b́nh trên diệu liên, dâng
cúng hương bôi, hoa, đèn sáng và Át-già. Trên che tràng, phan, lọng.
Dâng âm nhạc nhiếp ư, kệ tụng tốt lành thảy,
lời tốt đẹp rộng nhiều).
“Tứ
bảo sở thành b́nh” (bốn báu làm thành b́nh) chính là báu
tứ đức của ngài Tỳ Lô Giá Na, đặt ở
bốn góc của Trung Thai như trong phần trước
đă nói. Dùng Bất Động Minh Vương để
gia tŕ xong, lại dùng chân ngôn của bốn vị Bồ
Tát để gia tŕ mỗi b́nh. Phổ Hiền là vô tận
nguyện hạnh bảo, Từ Thị (Di Lặc) là vô tận
nhiêu ích chúng sanh bảo, Trừ Cái Chướng (Sarvanīvaraṇaviṣkambhin) là vô tận tịnh tri kiến bảo, Trừ
Chư Ác Thú (Sarvāpāyaṃjaha) là vô tận đại bi phương tiện bảo.
Lại nữa, Phổ Hiền là biến pháp giới tịnh
Bồ Đề tâm (tâm Bồ Đề thanh tịnh trọn
khắp pháp giới), Từ Thị là rễ, mầm, thân, lá
phát sanh từ Thai Tạng trong tịnh tâm ấy. Trừ Cái
Chướng là hoa quả nở bừng của thụ vương
tịnh giác diệu nghiêm ấy. Trừ Nhất Thiết Ác
Thú là sau khi thâu hoạch quả hạt ấy, bèn gieo vào ruộng
“hết thảy chúng sanh”. Xoay vần sanh khởi như thế,
chẳng có cùng tận! V́ thế, dùng bốn cái b́nh báu ấy,
đựng đầy các thứ thuốc báu, các hạt ngũ
cốc, ngâm trong nước thơm tánh tịnh dùng để
rưới lên đài hoa sen trong tâm pháp giới chẳng thể
nghĩ bàn. V́ thế, được gọi là “con của
đấng pháp vương”.
Hăy
nên biết một loại bảo b́nh lại c̣n cơ cảm
tương ứng với một vị Bồ Tát, một Kim
Cang, hoặc một sứ giả, dùng phương vị
pháp môn đối ứng, sẽ có thể biết. Phàm khi muốn
quán đảnh, hăy dùng Biện Sự Chân Ngôn để gia
tŕ ṭa và vật, đặt trên đài hoa sen. A-xà-lê lại v́
đệ tử đúng như pháp hộ thân: Trước
hết, dùng [chân ngôn và ấn của] Bất Động Minh
Vương để trừ các chướng. Kế đó,
dùng ba loại tam-muội-da để gia tŕ ba chỗ, [dùng
chân ngôn và ấn của] Kim Cang Tát Đỏa gia tŕ chi phần
xong, bảo các đệ tử theo cách ngồi cát tường[14]
mà ngồi trong đó. Tất cả hương bôi, hoa, đèn,
nước Át-già v.v… trước đó đă được
đúng pháp gia tŕ, nhất loạt như cách đă nói trong
phần trên. Trước hết, A-xà-lê nên dâng nước
thơm. Kế đó, dùng hương bôi xoa khắp thân [tôn
thánh trong đàn quán đảnh], dùng tràng hoa trang hoàng thân họ,
coi như anh lạc. Tiếp đó, dâng hương đốt
để xông, xếp đặt đèn chiếu sáng trước
họ, và dâng cúng các thứ thức ăn. Phàm các vật cúng
dường, tổng cộng là mười ba tọa vị,
tức là bốn vị Kim Cang, bốn Bồ Tát, bốn sứ
giả và đệ tử. Vật cúng cho đệ tử
phải sao cho dồi dào nhất, giống như cúng dường
Bổn Tôn. Cũng có thể đặt trước ṭa vị
để cúng dường trong Đại Mạn-đồ-la.
C̣n
như khi quán đảnh, chỉ nên tŕ danh hiệu của
các Ngài để thỉnh các Ngài gia tŕ đệ tử. Bốn
vị Bồ Tát th́ nơi viện thứ nhất, đều
đặt mỗi vị ở mỗi phương. Sứ
giả th́ đặt ở hai bên cửa hẹp ở phía dưới
Như Lai. Lại chuẩn bị một cái lọng mới
sạch, trên đó treo tràng hoa và lụa trắng, cũng trước
đó dùng Bất Động chân ngôn để khử cấu
trừ chướng, dùng chân ngôn của Đại Nhật
Như Lai để gia tŕ. A-xà-lê tự cầm lọng để
che lên trên, lại sai người khác cầm phất trần
bằng lông mao ngưu (lông ḅ Yak), quạt, và ḷ hương,
[các thứ ấy] đều dùng Biện Sự chân ngôn gia
tŕ. Lại ở trong rương, đặt y, và các vật
cát tường, tức là kim vàng để khêu màng mộng
mắt, gương sáng, bánh xe báu, thương-khư (vỏ
ốc to), cũng cầm b́nh bằng bốn chất báu để
cúng dường, cũng tấu âm nhạc thâu nhiếp ư niệm.
Khúc nhạc này được chép đầy đủ
trong Du Già Đại Bổn. Nếu lúc cúng hương bôi,
liền có nhạc khúc dâng hương bôi. Hoa, đèn, thức
ăn v.v… cũng đều như thế. Mỗi lời
ca vịnh đều là chân ngôn, mỗi một điệu
múa không ǵ chẳng phải là mật ấn. Thậm chí nếu
không có người biết th́ A-xà-lê hăy nên tự tấu. Nếu
chẳng được như vậy, [A-xà-lê] sẽ chẳng
gọi là “kiêm tổng chúng nghệ”. Nói “nhiếp ư”,
tức là người trông thấy sắc thanh đẹp đẽ,
hay khéo như thế, tâm say đắm, t́nh thức chuyên chú,
chẳng c̣n duyên theo điều chi khác. Nay kim cang kỹ nhạc
này có thể cảm động tâm người cũng giống
như thế, như Mă Minh Bồ Tát tự tấu khúc nhạc
Lại Trá Ḥa La (Raṣṭrapāla), năm trăm vương tử nghe xong, đồng
thời bỏ nhà nhập đạo, tức là ư nghĩa này.
Kinh Cù Hê chỉ nói: “Nhược đắc biện giả,
ưng tác âm nhạc” (Nếu có người có thể làm,
hăy nên tấu âm nhạc).
Kinh
nói “cát tường già-đà đẳng, quảng đa mỹ
diệu ngôn” (kệ tụng tốt lành thảy, lời
hay đẹp rộng nhiều). Kệ tụng có ba loại:
Một là cát khánh, hai là cát tường, ba là cực cát tường,
đều là A Lợi Sa già-tha. Dùng lời tốt lành, mừng
vui ấy để an ủi cái tâm, lại c̣n có tác dụng
gia tŕ, A-xà-lê hăy nên tự nói. Kế đó, phần kinh văn
tiếp theo nêu ra một loại cát khánh, có thể dùng cách
[tán tụng] ở phương này để tạm thay thế.
Khi nói bài kệ ấy, hăy nên tự cầm phất trần
trắng để phảy lên thân người ấy.
(Kinh)
Như thị nhi cúng dường, linh đắc hoan hỷ
dĩ, thân đối chư Như Lai, nhi tự quán kỳ đảnh,
phục đương cúng dường bỉ, diệu thiện
chư hương hoa.
(經)如是而供養,令得歡喜已,親對諸如來,而自灌其頂。復當供養彼,妙善諸香華。
(Kinh:
Cúng dường như thế xong, khiến được
hoan hỷ rồi, đối trước các Như Lai, để
tự rưới đỉnh đầu, lại nên cúng
dường Phật, các hương hoa tốt lành).
Tán
tụng xong xuôi, A-xà-lê lại nên đảnh lễ hết
thảy chư tôn trong Mạn-đồ-la, v́ quán đảnh
mà chí thành khải bạch. Liền cầm b́nh báu nhiễu
quanh Mạn-đồ-la ba ṿng, lại theo đúng pháp mà gia
tŕ. Tới chỗ đệ tử, trước hết, dùng
chữ Ra (र) làm lửa, [quán tưởng] thiêu đốt thân người
ấy thành tro xong, mới dùng bốn b́nh theo thứ tự
mà xối. Xối xong, quán môn chữ Phạ (व, Va) trong tro ấy, sắc thuần
trắng. Từ chữ ấy, sanh ra năm chữ, tức
là A Văm Lăm Hám Khiếm (A, Vaṃ, Raṃ, Haṃ, Khaṃ), tŕ năm luân ấy. Kế đó, nói chữ Ám ở
trên đỉnh đầu chuyển thành Trung Thai Tạng. Lại
từ chữ ấy, sanh ra ba tầng lửa sáng:
-
Một tầng nhiễu quanh cổ họng. Nó chiếu đến
đâu, chư tôn đều hiện, liền thành viện
thứ nhất của Mạn-đồ-la.
-
Tầng ánh sáng kế đó nhiễu khắp quanh tim, chư
tôn đều hiện theo đó, thành tầng thứ hai của
Mạn-đồ-la.
-
Tầng ánh sáng kế đó, nhiễu khắp quanh rốn,
thành tầng thứ ba của Mạn-đồ-la.
Lúc
bấy giờ, các đệ tử đều thành thân Mạn-đồ-la.
Nếu giải thích theo kiểu sâu xa, bí mật hơn, sẽ
là thân phổ môn pháp giới.
(Kinh)
Thứ ưng chấp kim bễ, tại ư bỉ tiền
trụ, ủy dụ linh hoan hỷ, thuyết như thị
già-tha: “Phật tử! Phật vị nhữ, quyết trừ
vô trí mạc, do như thế y vương, thiện dụng
dĩ kim trù”. Tŕ chân ngôn hành giả, phục đương
chấp minh kính, vị hiển vô tướng pháp, thuyết
thị diệu già-tha: “Chư pháp vô h́nh tượng, thanh trừng
vô cấu trược, vô chấp ly ngôn thuyết, đản
tùng nhân nghiệp khởi. Như thị tri thử pháp, tự
tánh vô nhiễm ô, vi thế vô tỷ lợi, nhữ tùng Phật
tâm sanh”. Thứ đương thọ pháp luân, trí dĩ nhị
túc gian. Huệ thủ truyền pháp loa, phục thuyết như
thị kệ: “Nhữ tự ư kim nhật, chuyển ư
cứu thế luân, kỳ thanh phổ châu biến, xuy vô thượng
pháp loa. Vật sanh ư dị huệ, đương ly
nghi hối tâm. Khai thị ư thế gian, thắng hạnh
chân ngôn đạo. Thường tác như thị nguyện,
tuyên xướng Phật ân đức, nhất thiết Tŕ
Kim Cang, giai đương hộ niệm nhữ”.
(經)次應執金篦,在於彼前住,慰喻令歡喜,說如是伽他:佛子佛為汝,決除無智膜,猶如世醫王,善用以金籌。持真言行者,復當執明鏡,為顯無相法,說是妙伽他:諸法無形像,清澄無垢濁,無執離言說,但從因業起。如是知此法,自性無染污,為世無比利,汝從佛心生。次當授法輪,置以二足間,慧手傳法螺,復說如是偈:汝自於今日,轉於救世輪,其聲普周遍,吹無上法螺。勿生於異慧,當離疑悔心,開示於世間,勝行真言道。常作如是願,宣唱佛恩德,一切持金剛,皆當護念汝。
(Kinh: Kế nên cầm kim vàng, đứng trước
mặt người ấy, khuyên nhủ khiến hoan hỷ,
nói già-tha thế này: “Phật tử! Phật v́ ngươi,
gỡ bỏ màng vô trí, như y vương trong đời,
khéo sử dụng đũa vàng”. Hành giả tŕ chân ngôn, lại
nên cầm gương sáng, hiển thị pháp vô tướng,
nói kệ mầu nhiệm này: “Các pháp không h́nh tượng,
lắng trong, không nhơ đục, chẳng chấp, ĺa ngôn
thuyết, chỉ từ nhân nghiệp khởi. Biết pháp
này như thế, tự tánh chẳng nhuốm bẩn, lợi
khôn sánh trong đời, ngươi sanh từ tâm Phật”.
Kế nên trao pháp luân, đặt ở giữa hai chân, tay Huệ
(tay phải) truyền ốc pháp, lại nói kệ thế này:
“Ngươi từ nay trở đi, xoay chuyển luân cứu
đời, tiếng vang rền trọn khắp, thổi ốc
pháp vô thượng, đừng nẩy sanh dị huệ, nên
ĺa tâm nghi hối. Khai thị trong thế gian, đạo chân
ngôn thắng hạnh. Thường nguyện như thế ấy,
tuyên xướng Phật ân đức, hết thảy Tŕ Kim
Cang, sẽ đều hộ niệm ngươi”).
Kế
đó, dẫn các đệ tử tới một chỗ, A-xà-lê
đích thân khoác áo cho đệ tử, lụa trắng bịt
đầu, dùng hương bôi lên thân, trang điểm bằng
tràng hoa, dâng hương, đèn sáng, đúng như pháp cúng
dường, cánh tay cũng buộc chỉ kim cang, cũng
như ṿng cổ tay, nhẫn đeo nơi ngón tay. Cách tạo
tác như đă nói trong phần Tất Địa Cúng Dường.
Lại nữa, trước đó, A-xà-lê dùng chữ Ra để
gia tŕ kim vàng, dùng chữ Măn để gia tŕ gương sáng,
pháp luân, ốc pháp (tù và), dùng chân ngôn gia tŕ pháp luân và thương-khư
(ốc pháp). Lại c̣n ở trước đệ tử,
dùng kim vàng khêu sáng mắt để nói kệ, hăy nên quán môn
chữ Ra để trừ sạch cấu chướng
trong mắt người ấy. Kế đó, lại đối
trước người ấy, chỉ bày gương sáng,
v́ người ấy nói kệ, hăy nên quán môn chữ Măn để
tịnh trừ cấu chướng trong tâm. Kế đó, cầm
pháp luân đặt giữa hai chân người ấy, cũng
trao cho thương-khư để cầm trong tay phải,
v́ người ấy nói kệ. Đối với mỗi món,
đều dùng chân ngôn của vật ấy để tŕ. V́
sao vậy? Nếu hành nhân ấy có thể dùng mắt thanh tịnh
để trong hiện tiền tự quán tâm kính, tức là thành
tựu đại Bồ Đề. Thành đại Bồ
Đề rồi sẽ chuyển pháp luân. “Chuyển pháp luân”
chẳng phải là hạn định số lượng
chừng bao nhiêu đó, mà là giác
ngộ hết thảy chúng sanh. V́ thế, thổi ốc pháp
lớn. Phàm trong tông Bí Mật, đều nói nhân duyên sự
tướng để sánh ví ư chỉ sâu xa, cho nên trao truyền
như thế đó.
(Kinh)
Thứ đương ư đệ tử, nhi khởi bi
niệm tâm, hành giả ư nhập trung, thị tam-muội-da
kệ: “Phật tử! Nhữ tùng kim, bất tích thân mạng
cố, thường bất ưng xả pháp, xả ly Bồ
Đề tâm, xan lận nhất thiết pháp, bất lợi
chúng sanh hạnh. Phật thuyết tam-muội-da. Nhữ thiện
trụ giới giả, như hộ tự thân mạng, hộ
giới diệc như thị. Ưng chí thành cung kính, khể
thủ thánh tôn túc, sở tác tùy giáo hành, vật sanh nghi lự
tâm.
(經)次當於弟子,而起悲念心,行者應入中,示三昧耶偈:佛子汝從今,不惜身命故,常不應捨法、捨離菩提心、慳悋一切法、不利眾生行,佛說三昧耶,汝善住戒者,如護自身命,護戒亦如是。應至誠恭敬,稽首聖尊足,所作隨教行,勿生疑慮心。
(Kinh:
Kế nên, với đệ tử, dấy lên tâm bi niệm,
hành giả vào trong ấy, dạy kệ tam-muội-da: “Phật
tử! Ngươi từ nay, do chẳng tiếc thân mạng,
thường chớ nên xả pháp, ĺa bỏ tâm Bồ Đề,
keo kiệt hết thảy pháp, hạnh chẳng lợi chúng
sanh. Phật nói tam-muội-da. Ngươi khéo trụ trong giới,
như thủ hộ thân mạng. Thủ hộ giới cũng
thế. Nên chí thành cung kính, lễ dưới chân thánh tôn, vâng
lời dạy mà hành, đừng sanh tâm lo ngờ).
Kế
đó, A-xà-lê cũng nên cầm lọng che phía trên, dẫn họ
nhiễu quanh Mạn-đồ-la ba ṿng, trước hết
nhiễu quanh chỗ đi lại thuộc tầng thứ
nhất trong đàn tràng, kế đó nhiễu quanh chỗ đi
lại thuộc tầng thứ hai, cuối cùng nhiễu
quanh chỗ đi lại thuộc tầng thứ ba. Khi đi
nhiễu như thế, A-xà-lê hăy nên dùng các bài kệ cát tường,
cực cát tường v.v… hoặc có thể tụng kệ
cát khánh bằng tiếng Phạn. Làm xong xuôi, lại tới
chỗ hai vị long vương ở hai bên nách của cửa
Tây, bảo đệ tử ân cần lễ bái. Cái lọng
ấy nên thuận theo mà che trên, che dưới. Thầy liền
v́ tṛ nói tam-muội-da kệ, đó chính là bốn loại trọng
cấm trong Bí Mật Tạng. Các bài kệ ấy đều
là A Lợi Sa kệ, trong phần sau sẽ giải thích. Kinh
Cù Hê nói: “Đệ tử chí Tây môn lễ bái dĩ, A-xà-lê
đương bạch chư tôn vân: ‘Ngă mỗ giáp dĩ dữ
mỗ giáp quán đảnh cánh, kim phó chúc chư tôn, linh tŕ minh
tạng’. Tác thị ngữ dĩ, ưng đương phóng
tán, linh kỳ khởi lập, đối Mạn-đồ-la
tiền, vị thuyết tam-muội-da giới: - Nhữ kim
dĩ thành tựu Mạn-đồ-la tŕ minh A-xà-lê cánh, chư
Phật, Bồ Tát, cập Chân Ngôn Chủ, nhất thiết
thiên thần dĩ cộng tri nhữ. Nhược kiến chúng
sanh kham vi pháp khí, lân mẫn bỉ cố, đương vị
kiến lập Mạn-đồ-la, nhi giáo thọ chi” (Đệ
tử đến cửa Tây lễ bái xong, A-xà-lê hăy nên bạch
với chư tôn rằng: “Con là X… đă quán đảnh cho
Y…, nay phó chúc chư tôn dạy kẻ ấy tŕ minh tạng”.
Nói lời ấy xong, hăy nên bỏ lọng, bảo người
ấy đứng lên, đối trước Mạn-đồ-la,
v́ người ấy nói tam-muội-da giới: - Ngươi
nay đă thành tựu Mạn-đồ-la tŕ minh A-xà-lê. Chư
Phật, Bồ Tát, và Chân Ngôn Chủ, hết thảy thiên thần
đều cùng biết ngươi. Nếu thấy chúng sanh
kham làm pháp khí, v́ thương xót họ, hăy v́ họ mà kiến
lập Mạn-đồ-la để dạy bảo).
Nhưng
trong kinh này có bài kệ truyền pháp loa. Như người
ở phương Tây (Ấn Độ) khi [đồng tử
trong hoàng thất] thọ pháp Quán Đảnh, sẽ lấy
nước từ bốn biển, và nước từ hết thảy các sông trong đất
nước, sắp đặt đầy đủ các thứ
báu, thuốc, hạt lương thực v.v… Làm địa đồ
của đất nước, bảo đồng tử ngồi
xổm trên ṭa sư tử, dùng đủ loại trân bảo
để trang nghiêm. Các quyến thuộc lớn nhỏ thuộc
quyền thống lănh [của hoàng đế] theo thứ tự
chầu hầu. Vi Đà phạm chí sư ngồi trên voi báu,
sau khi đă đến nơi, bèn cầm b́nh nước báu
ấy rưới lên ngà voi để xối lên đỉnh
đầu [đứa trẻ ấy]. Sau đó, xướng
lời bảo ban mọi người. Lại tán thán, diễn
nói cách cai trị, cứu đời của bậc vương
giả tiên triết thuở trước: “Tùy thuận làm
theo như thế, sẽ đạt được thọ
mạng dài lâu, quyến thuộc đông đảo, kế tục
hưng thịnh sự nghiệp Chuyển Luân. Nếu chẳng
làm chuyện như thế, ắt sẽ thoái thất địa
vị, mất mạng, tuyệt tự”. Mỗi mỗi đều
răn bảo như thế. Nay pháp quán đảnh của
pháp vương chẳng giống như vậy, phơi bày đồ
họa to lớn của pháp giới trong cơi Phật mật
nghiêm, ngồi trên ṭa sư tử thần thông tự tại
của Diệu Pháp Liên Hoa, dùng nước từ bi trí huệ
từ bản tánh thanh tịnh, chứa đủ vạn đức
để rưới cái tâm này. Lúc bấy giờ, các vị
Bồ Tát cho tới tám bộ chúng sanh, không ai chẳng hoan hỷ,
tán thán, sanh ḷng kính ngưỡng. Khi đó, A-xà-lê dùng di huấn
của đấng pháp vương để giáo huấn. Từ
đấy trở đi, [người được quán đảnh]
sẽ được sanh trong nhà Như Lai, nhất định
kế tục địa vị Phật. Nếu chẳng đối
trước đệ tử nói rơ như thế, [đệ
tử] sẽ chẳng biết tôn trọng chánh pháp.
* Cát Khánh
A Lợi Sa Kệ (trích từ kinh Phạ Nhật Ra A Tỵ Dữu – Vajrābhyutthāna sūtra, tiếng Hán dịch là Kim Cang Khởi Kinh)
(Sớ)[15] Lạc
cật sáp mị (cát tường dă), đạt ra (tŕ dă) kiến
giả nẵng (kim dă), bát lạt ma (sơn dă), đa bà (quang
dă), tất đát rị lộ ca (tam thế dă), nẵng tha
(đạo dă) tất đát rị (tam dă), măng la (cấu dă)
bát ra hệ noa (trừ dă), một độ (Phật dă) vi
một đản (khai phu dă), mẫu đồ (thủy sanh
dă), bát đát ra (diệp dă), nê đát rô (nhăn dă), đát mộng
nghiệt lam (thị bỉ khánh dă), hệ đa yết lam (nhiêu
ích dă), bát ra tha môn (tối sơ dă), bát ra xă nan (dẫn chư
chúng sanh dă. Nhất kệ).
(疏)落吃澁弭(吉相也)達囉(持也)。建者曩(金也)鉢喇麼(山也)多婆(光也)。悉怛哩路迦(三世也)曩他(導也)。悉怛哩(三也)莽羅(垢也)鉢囉係拏(除也)。沒度(佛也)。微沒誕(開敷也)畝闍(水生也)。鉢怛囉(葉也)泥怛嚧(眼也)。怛懵蘗藍(是彼慶也)係多羯藍(饒益也)。鉢囉他門(最初也)。鉢囉社難(引諸眾生也。一偈)
(Sớ: Lạc cật sáp mị (cát tường),
đạt ra (tŕ) kiến giả nẵng (vàng), bát lạt
ma (núi), đa bà (quang minh), tất đát rị lộ ca (ba đời),
nẵng tha (hướng dẫn) tất đát rị (ba), măng
la (dơ bẩn) bát ra hệ noa (trừ), một độ
(Phật) vi một đản (nở x̣e), mẫu đồ
(sanh từ nước), bất đát ra (lá), nê đát rô (mắt),
đát mộng nghiệt lam (là điều họ vui mừng),
hệ đa yết lam (lợi ích), bát ra tha môn (tối sơ),
bát ra xă nan (dẫn dắt các chúng sanh. Đây là bài kệ thứ
nhất).
(Sớ)
Đế nộ ba nễ sắt trá (bỉ sở tuyên thuyết
dă) bát ra phạ ra (thắng pháp dă) tất đát phạ nhận
bỉ dă (bất động dă), khế đa (tuyên thuyết
dă) tất đát rị lộ kế (tam thế dă) nại ra
(nhân dă) nê phạ bố nhĩ dă (ưng cúng dường dă)
đạt ra mộ (pháp dă) chiêm măng (thù thắng dă) phiến
để (tịch dă) yết ra (năng tác dă), bát ra xă nan (chư
chúng sanh) lộ kế (thế gian) nễ vĩ để
diên (đệ nhị dă) thâu bà (thiện dă) mộng nghiệt
ram đam (gia khánh dă. Nhị kệ).
(疏)諦怒波儞瑟吒(彼所宣說也)。鉢囉嚩囉(勝法也)。悉怛嚩釰粃也(不動也)。契多(宣說也)。悉怛哩路計(三世也)。捺囉(人也)泥嚩布爾也(應供養也)。達囉慕(法也)瞻莽(殊勝也)扇(寂也)羯囉(能作也)。鉢囉社難(諸眾生)路計(世間)儞尾底延(第二也)輸婆(善也)。懵蘗藍儋(嘉慶也。二偈)
(Sớ:
Đế nộ ba nễ sắt trá (điều được
tuyên nói) bát ra phạ ra (pháp thù thắng) tất đát phạ
nhận bỉ dă (bất động), khế đa (tuyên
thuyết) tất đát rị lộ kế (ba đời)
nại ra (người) nê phạ bố nhĩ dă (đáng nên
cúng dường) đạt ra mộ (pháp) chiêm măng (thù thắng)
phiến để (tịch) yết ra (có thể làm), bát ra
xă nan (các chúng sanh) lộ kế (thế gian) nễ vĩ để
diên (thứ hai) thâu bà (thiện) mộng nghiệt ram đam
(vui mừng cát khánh. Kệ thứ hai).
(Sớ)
Tát đạt lạt ma (chánh pháp dă) dục cật đa (tương
ứng dă) thất rô để (văn dă) mộng nghiệt
la (hỷ khánh dă) tŕ tà (tuyên dă) tăng cù (chúng dă) đản
lật (nhân dă) nê phạ (thiên dă), tố la (phi thiên dă) nặc
cật tỷ nị dă (ứng cúng giả) hiệt rị (quư
dă) thất rị (cát tường dă), ngu nĩnh (công đức
dă) tŕ da (phú dă) bát ra phạ lam (thù thắng dă), nghiễn nĩnh
nan (chúng dă) lộ kế (thế gian dă) đát rị để
diên (đệ tam dă) thâu bà (thiện dă) mộng nghiệt đam
(khánh gia dă. Tam kệ)
(疏)薩達喇摩(正法也)欲吃多(相應也)室嚕底(聞也)懵蘗邏(喜慶也)遲邪(宣也)僧忂(眾也)𭈂栗(人也)泥嚩(天也)素囉(非天也)諾吃屣膩也(應供者)頡唎(愧也)室唎(吉祥也)麌儜(功德也)遲耶(富也)鉢囉嚩藍(殊勝也)巘儜難(眾也)路計(世間也)怛哩底延(第三也)輸婆(善也)懵蘗儋(慶嘉也。三偈)
(Sớ:
Tát đạt lạt ma (chánh pháp) dục cật đa (tương
ứng) thất rô để (nghe) mộng nghiệt la (vui mừng)
tŕ tà (tuyên nói) tăng cù (đại chúng) đản lật
(người) nê phạ (trời), tố la (phi thiên) nặc
cật tỷ nị dă (đấng ứng cúng) hiệt rị
(thẹn), thất rị (cát tường), ngu nĩnh (công đức)
tŕ da (giàu) bát ra phạ lam (thù thắng), nghiễn nĩnh nan
(đại chúng) lộ kế (thế gian) đát rị để
diên (thứ ba) thâu bà (tốt lành) mộng nghiệt đam (vui
mừng tốt lành. Kệ thứ ba).
(Sớ) Duệ
mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) đổ sử
đa nê phạ (thăng Đâu Suất Thiên dă), vi măng nẵng
(cung dă) nghiệt lạt sa na tứ (diệc như dă ) nễ
hà (thử dă) phạ đa la (hạ dă), đổ nhă nghiệt
đổ (ư chúng sanh dă) hệ đa dă (lợi ích dă) tắc
ấn nại lại (dữ Đế Thích) tố lại (thiên
dă), bát rị vật lật đát tả (vi nhiễu giả)
đát tha nghiệt đa tả (Như Lai giả), đát mộng
nghiệt (bỉ khánh dă) bà phạ đổ (đắc dă)
phiến để (tịch dă) yết lam (tác dă) đát phạ
nễ dă (kim nhật dă. Tứ kệ)
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)覩史多泥嚩(昇兜率天也)微莾曩(宮也)蘗喇娑那賜(亦如也)儞何(此也)嚩多羅(下也)覩若蘗覩(於眾生也)係多也(利益也)塞印捺嬾(與帝釋)素𡃤(天也)鉢哩勿栗怛寫(圍遶者)怛他蘗多寫(如來也)。怛懵蘗(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇底(寂也)羯藍(作也)哆嚩儞也(今日也。四偈)
(Sớ: Duệ
mộng nghiệt lam (như sự mừng rỡ ấy) đổ
sử đa nê phạ (thăng lên trời Đâu Suất), vi
măng nẵng (cung điện) bách lạt sa na tứ (cũng
giống như), nễ hà (cái này) phạ đa la (dưới),
đổ nhă nghiệt đổ (nơi chúng sanh), hệ đa
dă (lợi ích) tắc ấn nại lại (và Đế Thích)
tố lại (trời), bát rị vật lật đát tả
(vây quanh), đát tha nghiệt đa tả (Như Lai), đát
mộng nghiệt (sự mừng rỡ ấy) bà phạ đổ
(đạt được) phiến để (tịch) yết
lam (làm) đát phạ nễ dă (ngày nay. Kệ thứ tư).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) bổ ra (cung
thành dă) phạ lê (thắng dă) Ca Bỉ La (cổ vân Ca Tỳ
La), ha phạ duệ giá (danh dă) nễ phệ (thiên dă) ma ha (đại
dă) đát ma tỳ (đức dă) đá phạ nễ nễ
đát tả (kính lễ giả dă) a tứ (diệc như dă)
na chấn để dă (bất tư nghị dă), đản
xá la tả (thiện giả), đát tha nghiệt đa tả
(Như Lai dă) đát mộng nghiệt lam (bỉ khánh dă) bà phạ
đổ (đắc dă) phiến để yết lam (tịch
nễ dă) đát phạ nễ dă (nhữ kim nhật dă. Ngũ
kệ).
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)補囉(宮城也)嚩𠼐(勝也)迦粃羅(古云迦毘羅)訶嚩曳遮(名也)儞吠(天也)麼訶(大也)怛麼毘(德也)哆嚩儞儞怛寫(敬禮者也)阿賜(亦如也)梛震底也(不思議也)但舍邏寫(善者)怛他蘗多寫(如來也)怛懵蘗藍(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇底羯藍(寂儞也)怛嚩儞也(汝今日也。五偈)
(Sớ: Duệ mộng nghiệt lam (như sự
mừng rỡ ấy) bổ ra (cung thành) phạ lê (thù thắng)
Ca Bỉ La (xưa kia nói là Ca Tỳ La), ha phạ duệ giá
(danh) nễ phệ (trời) ma ha (lớn) đát ma tỳ (đức)
đá phạ nễ nễ đát tả (kính lễ), a tứ
(cũng như thế) na chấn để dă (chẳng nghĩ
bàn), đản xá la tả (thiện), đát tha nghiệt đa
tả (Như Lai) đát mộng nghiệt lam (sự vui mừng
ấy), bà phạ đổ (đạt được) phiến
để yết lam (tịch nễ) đát phạ nễ dă
(ngươi ngày nay, bài kệ thứ năm).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như
bỉ khánh dă) chỉ sa la du (hoa chi điều dă) nhập phạ
la (quang dă) bổ sáp ba (hoa dă) na đề (nghiêm sức dă) lam
mê giá (duyệt lạc dă) lâm mị ni (viên danh) phạ ninh (viên
dă) ma hộ (vô lượng dă) nê phạ (thiên dă) nhũ sắt
sái (sở cư dă) nẵng tha tả (đạo sư dă) nhiên
măng nễ (đản sanh dă) phạ bộ phạ (thời
dă) bà phạ đa ca tả (hữu tận giả), đát
mộng nghiệt lam (bỉ khánh dă) bà phạ đô (đắc
dă) phiến để ca lam đát phạ nễ dă (nhữ kim
nhật dă. Lục kệ).
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)枳娑攞瑜(花枝條也)入嚩攞(光也)補澁波(花也)梛提(嚴飾也)藍迷遮(悅樂也)啉弭尼(園名)嚩寧(園也)麼護(無量也)泥嚩(天也)乳瑟𪘜(所居也)曩他寫(導師也)然莽儞(誕生也)嚩部嚩(時也)婆嚩多迦寫(有盡者)怛懵蘗藍(彼慶也)婆嚩都(得也)扇𫪭迦藍怛嚩儞也(汝今日也。六偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự
vui mừng ấy) chỉ sa la du (cành nhánh hoa) nhập phạ
la (ánh sáng) bổ sáp ba (hoa) na đề (trang hoàng đẹp
đẽ), lam mê giá (vui sướng) lâm mị ni (tên vườn)
phạ ninh (vườn) ma hộ (vô lượng) nê phạ
(trời) nhũ sắt sái (cư trú) nẵng tha tả (đạo
sư) nhiên măng nễ (hạ sanh) phạ bộ phạ (thời)
bà phạ đa ca tả (có cùng tận), đát mộng nghiệt
lam (sự vui mừng ấy) bà phạ đô (đạt được)
phiến để ca lam đát phạ nễ dă (ngươi
ngày nay, bài kệ thứ sáu).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) vĩ
vĩ đà (chủng chủng dă) nậu khư (khổ dă) nang
thiết nẵng da (trừ diệt dă) đổ sắt thất
dă (hỷ duyệt dă) đát bố phạ nẵng (khổ
hạnh xứ dă) măng tỵ (thú dă) một la nhă đổ (văng
dă) lại đà ra đát lê (trung dạ dă) a tứ (diệc
như dă) tố lại (thiên chúng dă) bá rị vật lật
đát tả (vi nhiễu giả) nạp măng (lễ dă) tắc
cật lật đát tả (tác giả) đát mộng bệ
lam (bỉ khánh dă) bà phạ đổ (đắc dă) phiến
để ca lam (tịch tác dă) đát phạ nễ dă (nhữ
kim nhật dă. Thất kệ)
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)。尾尾馱(種種也)䅶佉(苦也)囊設曩耶(除滅也)賭瑟室也(喜悅也)怛布嚩曩(苦行處也)莽避(趣也)。沒囉若覩(往也)𡃤馱囉怛𠼐(中夜也)阿賜(亦如也)素𡃤(天眾也)播唎勿栗怛寫(圍遶者)納莽(禮也)塞吃栗怛寫(作者)怛懵𧂸藍(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇𫪭迦藍(寂作也)怛嚩儞也(汝今日也。七偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự mừng rỡ ấy)
vĩ vĩ đà (các loại) nậu khư (khổ) nang
thiết nẵng da (trừ diệt) đổ sắt thất
dă (mừng vui) đát bố phạ nẵng (chỗ khổ
hạnh) măng tỵ (tiến đến) một la nhă đổ
(đi qua), lại đà ra đát lê (nửa đêm) a tứ
(cũng như thế) tố lại (các vị trời), bá
rị vật lật đát tả (vây quanh) nạp măng (lễ
bái) tắc cật lật đát tả (người làm)
đát mộng bệ lam (sự vui mừng ấy) bà phạ
đổ (đạt được) phiến để
ca lam (tạo sự vắng lặng) đát phạ nễ
dă (ngươi ngày nay. Bài kệ thứ bảy).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) bộ nhă
già (long dă) ra xà (vương dă) nạp măng tắc cật lật
đát tả (tác lễ giả) nại nễ dạ (hà dă)
tát đá sái (ngạn dă) bát lư vật lật đát tả
(vi nhiễu giả) hệ giả sái bán để dă (điểu
hàng liệt dă) phiến để lật tha (tịch
nghĩa dă) măng nại bộ đan (kỳ dă) măng bộ
(đắc dă) ốt bà phạ (hữu dă) tô nại nẵng
tả (đoạn trừ giả dă) đát mộng nghiệt
lam (bỉ khánh dă) bà phạ đổ (đắc dă) phiến
để ca lam (tịch tác dă) đát phạ nễ dă (kim nhật
dă. Bát kệ).
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)部若伽(龍也)囉闍(王也)納莽塞吃栗怛寫(作禮者)捺儞夜(河也)薩跢𮭮(岸也)鉢履勿栗怛寫(圍遶者)係者灑半𫪭也(鳥行列也)扇𫪭栗他(寂義也)莽捺部單(奇也)莽部(得也)嗢婆嚩(有也)蘇捺曩寫(斷除者也)怛懵蘗藍(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇𫪭迦藍(寂作也)怛嚩儞也(今日也。八偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự vui mừng ấy)
bộ nhă già (rồng) ra xà (vua) nạp măng tắc cật lật
đát tả (làm lễ) nại nễ dạ (sông) tát đá
sái (bờ) bát lư vật lật đát tả (vây quanh) hệ
giả sái bán để dă (chim sắp thành hàng) phiến để
lật tha (ư nghĩa tịch tĩnh) măng nại bộ đan
(lạ lùng) măng bộ (đạt được) ốt bà
phạ (có) tô nại nẵng tả (đoạn trừ)
đát mộng nghiệt lam (sự mừng vui ấy) bà phạ
đổ (đạt được) phiến để ca
lam (tạo sự tịch tĩnh) đát phạ nễ dă (ngày
hôm nay, kệ thứ tám).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) bạc
già phạt đổ (Thế Tôn dă) tốt rô măng (thụ dă)
ra xà (vương dă) mộ lê (căn hạ dă) muội để
rị (từ tâm dă) mạt lệ nẵng (lực dă) vi nhĩ
đế (hàng phục bỉ dă) mạc hồ (vô lượng
dă) mang ra (ma dă) bác cật sô (đảng dă) nang nang (chủng
chủng dă) bát ra ca ra (dị loại dă) măng bà phạ (hữu
dă) na bộ vĩ (biến nhân gian dă) chiêm mạt lệ giả
(chí thiên dă), đát mộng nghiệt lam (bỉ khánh dă) bà phạ
đổ (đắc dă) phiến để ca lam (tịch tác
dă) đát phạ nễ dă (nhữ kim nhật dă, cửu kệ).
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)薄伽伐覩(世尊也)。窣嚕莽(樹也)囉闍(王也)慕𠼐(根下也)昧底唎(慈心也)沫麗曩(力也)微爾帝(降伏彼也)莫胡(無量也)忙囉(魔也)博吃蒭(黨也)囊囊(種種也)。鉢囉迦羅(異類也)莽婆嚩(有也)娜部尾(遍人間也)瞻沫麗者(至天也)怛懵蘗藍(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇底迦藍(寂作也)怛嚩儞也(汝今日也。九偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự vui mừng ấy)
bạc già phạt đổ (Thế Tôn), tốt rô măng (cây
cối) ra xà (vua) mộ lê (bén rễ) muội để rị
(từ tâm) mạt lệ nẵng (lực) vi nhĩ đế
(hàng phục kẻ đó) mạc hồ (vô lượng) mang
ra (thiên ma) bác cật sô (bè lũ) nang nang (các thứ) bát ra ca
ra (dị loại) măng bà phạ (có) na bộ vĩ (khắp
nhân gian) chiêm mạt lệ giả (tới trời), đát
mộng nghiệt lam (sự vui mừng ấy), bà phạ đổ
(đạt được) phiến để ca lam (tạo
tịch tĩnh) đát phạ nễ dă (ngươi hôm nay,
kệ thứ chín).
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) bát ra phạ
na đô phạ ra (thượng diệu dă) đạt ra măng
(pháp dă) chước cật lệ (luân dă) phạ la nại
tư (cổ viết Ba La Nại), tất thể đa (trụ
dă) phạ đa (ư dă) tô nghiệt đát tả (thiện
thệ giả) xá tốt đổ (đạo sư dă) hạt
đế bộ đam (hy kỳ dă) bộ phí (nhân gian dă) phạ
bộ (thời dă) bà phạ đa ca tả (hữu tận
giả), đát mộng nghiệt lạm (bỉ khánh dă) bà phạ
đổ (đắc dă) phiến để ca lam (tịch
tác dă) đát phạ nễ dă (kim nhật dă, thập kệ)
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)鉢囉嚩娜都嚩囉(上妙也)達囉莽(法也)斫吃囇(輪也)嚩囉捺斯(古曰波羅奈)悉𭍑多(住也)嚩多(於也)蘇蘗怛寫(善逝者)舍窣覩(道師也)曷諦部儋(希奇也)部費(人間也)嚩簿(時也)婆嚩多迦寫(有盡者)怛懵蘗灆(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇𫪭迦藍(寂作也)怛嚩儞也(今日也。十偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự vui mừng ấy)
bát ra phạ na đô phạ ra (thượng diệu) đạt
ra măng (pháp) chước cật lệ (luân) phạ la nại
tư (xưa kia nói là Ba La Nại), tất thể đa (trụ)
phạ đa (trong) tô nghiệt đát tả (đấng Thiện
Thệ) xá tốt đổ (đạo sư) hạt đế
bộ đam (hiếm lạ) bộ phí (nhân gian) phạ bộ
(thời) bà phạ đa ca tả (có cùng tận), đát mộng
nghiệt lạm (sự vui mừng ấy) bà phạ đổ
(đạt được) phiến để ca lam (tạo
tịch tĩnh) đát phạ nễ dă (ngày nay, kệ thứ
mười)
(Sớ)
Duệ mộng nghiệt lam (như bỉ khánh dă) hệ đa
yết lam (tác lợi ích dă) bát ra môn (đệ nhất dă) bả
vĩ đát lạm (cát nghĩa dă) bổn nật dă (phước
dă) cật rị da (lợi dă) ca la nĩnh (nhiêu ích dă) mang rị
dă (thánh dă) nhă nang (chúng dă) tỳ nhũ sắt (xưng tán dă)
cật lật tha nẵng (biến dă) nhă già na (thuyết dă)
bạc già phạm (Thế Tôn dă) mâu ni thước cật dă
tăng ha (sư tử dă) đát mộng nghiệt lam (bỉ
khánh dă) bà phạ đổ (đắc dă) phiến để
ca lam (tịch tác dă) đát phạ nễ dă (nhữ kim nhật
dă. Thập nhất kệ)
(疏)曳懵蘗藍(如彼慶也)係多羯藍(作利益也)鉢囉門(第一也)跛尾怛灆(吉義也)本昵也(福也)吃唎耶(利也)迦羅儜(饒益也)忙哩也(聖也)若囊(眾也)毘乳瑟(稱讚也)吃栗瑳曩(遍也)若伽娜(說也)薄伽梵(世尊也)牟尼鑠吃也僧訶(師子也)怛懵蘗藍(彼慶也)婆嚩覩(得也)扇𫪭迦藍(寂作也)怛嚩儞也(汝今日也。十一偈)
(Sớ:
Duệ mộng nghiệt lam (như sự vui mừng ấy)
hệ đa yết lam (tạo lợi ích) bát ra môn (đệ
nhất) bả vĩ đát lạm (ư nghĩa tốt lành) bổn
nật dă (phước) cật rị da (lợi) ca ra nĩnh
(lợi ích) mang rị dă (thánh) nhă nang (chúng) tỳ nhũ sắt
(khen ngợi), cật lật tha nẵng (trọn khắp) nhă
già na (nói) bạc già phạm (Thế Tôn) mâu ni thước cật
dă tăng ha (sư tử) đát mộng nghiệt lam (sự
vui mừng ấy) bà phạ đổ (đạt được)
phiến để ca lam (tạo tác tịch tĩnh) đát phạ
nễ dă (ông ngày nay. Kệ thứ mười một).
[Dưới
đây là các bài kệ dịch nghĩa của các bài kệ bằng
tiếng Phạn trên đây]:
(Sớ)
Tŕ cát tường chúng đức, cụ tướng kim sơn
quang, tam thế chi đạo sư, trừ diệt ư
tam cấu, khai phu chánh giác nhăn, do như thủy sanh diệp.
Thị nhiêu ích chúng sanh, tối sơ chi thiện khánh.
(疏)持吉祥眾德,具相金山光,三世之導師,除滅於三垢,開敷正覺眼,猶如水生葉,是饒益眾生,最初之善慶。
(Sớ: Giữ các đức cát tường, núi
vàng đủ tướng sáng, đạo sư của ba đời,
trừ diệt hết tam cấu, nở bừng mắt Chánh
Giác, ví như cánh hoa sen. Điều thiện khánh tối sơ,
nhằm lợi ích chúng sanh).
Trong
bài kệ trên đây, trước hết nêu ra nguyên do v́ sao hết
thảy các điều cát khánh (vui mừng tốt lành) sanh
khởi: Đều do Như Lai xuất thế. V́ thế,
tiếng Phạn nói là Lạc-cật-sáp-mị (Lakṣmī), dịch nghĩa là Cát Tường Tướng, hoặc
dịch là Cụ Tướng (tướng trọn đủ),
cũng mang ư nghĩa “điều mừng vui tốt đẹp,
cát tường, cát khánh, sự ủy dụ đẹp đẽ,
oai đức, tướng mạo tốt đẹp”. Hăy nên
biết danh xưng này thâu nhiếp hết thảy công đức,
v́ thế nói theo cách hội ư. “Khai phu” (nở bừng)
trong câu kế đó cũng có nghĩa là “giác ngộ”. “Thủy
sanh” là tên khác của hoa sen. Do có các nghĩa như vậy,
Như Lai xuất thế tạo nhiều lợi ích, cho nên
nói là “tối sơ thiện khánh”, hoặc nói “cát khánh”,
hoặc nói “gia khánh”, đại thể đều tương
đồng!
(Sớ)
Cập bỉ sở tuyên thuyết, đệ nhất vô động
pháp, khai thị ư tam giới, nhân thiên ưng cúng dường.
Thù thắng pháp năng linh, chư chúng sanh vĩnh tịch,
thị tắc vi thế gian, đệ nhị chi thiện
khánh.
(疏)及彼所宣說,第一無動法,開示於三界,人天應供養。殊勝法能令,諸眾生永寂,是則為世間,第二之善慶。
(Sớ: Và Ngài đă tuyên nói, pháp bất động
bậc nhất, khai thị cho tam giới, trời, người
nên cúng dường. Pháp thù thắng khiến cho, chúng sanh vĩnh
viễn tịch. Nên là điều thiện khánh, thứ hai
trong thế gian).
Bài kệ trên đây nói hết thảy những điều
đức Thế Tôn đă nói đều là rốt ráo đệ
nhất Thật Tế, v́ thế nói là “pháp vô động”.
Chữ Khế Đa trong tiếng Phạn có nghĩa là “tuyên
thuyết”, cũng có nghĩa là “khai thị”. Trong tam
giới này, trong nguyên bản tiếng Phạn là “tam thế”,
ngụ ư xuyên suốt ba cơi trong quá khứ, hiện tại,
vị lai. Do có thể dạy trọn khắp thế gian Đệ
Nhất Thật Tế, hết thảy trời người
đều nên cúng dường pháp này nhằm báo đại
ân. Chữ Phiến Để Yết La (Śāntikara) trong tiếng Phạn dịch nghĩa là Tác Tịch. Tác
là có thể làm, tức là có thể khiến cho đạt được.
Pháp này có thể khiến cho chúng sanh ngộ hết thảy
các pháp bản tánh thường tịch, các chướng
trong và ngoài rốt ráo chẳng sanh. V́ thế nói là “vĩnh
tịch”. Các bài kệ sau đều xét theo ư nghĩa này.
Do Như Lai xuất thế bèn có thể tuyên nói pháp này; v́ thế
nói là “điều thiện thứ hai”.
(Sớ)
Chánh diệu pháp tương ứng, hoạch đắc đa
văn khánh, nhân, thiên, Tu La đẳng, ưng cúng phước
điền tăng. Phú cát tường, tàm quư, công đức
thù thắng chúng, thị tắc vi thế gian, đệ tam
chi thiện khánh.
(疏)正妙法相應,獲得多聞慶,人天修羅等,應供福田僧。富吉祥慚愧,功德殊勝眾,是則為世間,第三之善慶。
(Sớ:
Chánh diệu pháp tương ứng, đạt niềm vui đa
văn, trời, người, Tu La thảy, nên cúng phước
điền tăng, lắm công đức thù thắng, nhiều
cát tường, hổ thẹn. Đấy là điều khánh
thiện, thứ ba trong thế gian).
Trong
bài kệ trên đây, Tát Đạt Lạt Ma (Sadharma) trong tiếng
Phạn được dịch là Chánh Pháp, hoặc Diệu
Pháp, v́ cho đủ số chữ nên ghi cả hai ư. Trong ấy,
Tương Ứng là Dục Cật Đa, có nghĩa là “nên
kết hợp như thế”, tức là “khế hợp, ngầm
phù hợp”, hơi khác với Du Già. Câu kế đó, [ư nói]
do được nghe nhiều pháp hạnh này, bèn khế hợp
lư. Đó là niềm mừng rỡ to lớn, nên nói là “đa
văn khánh” (vui mừng v́ được nghe nhiều).
Nếu xét theo cách dịch chính xác, phải nên nói là “phú văn”,
nay thuận theo cách dịch cổ. Lại nữa, danh từ
Ưng Cúng ở đây khác với A La Ha. Ưng Cúng ở đây
có nghĩa là “các hàng trời, người v́ cầu phước
nên cúng dường”. Bài kệ thứ hai nói Phú, có ư nghĩa
tương đồng với “phú văn” trong bài trước,
cũng có nghĩa là “đầy đủ, chẳng thiếu
khuyết”. Dồi dào cát tường, tràn trề hổ
thẹn, công đức phong phú. Chữ Chúng trong câu cuối
chỉ có nghĩa là nhiều, khác với từ ngữ Tăng
Già trong tiếng Phạn, v́ Tăng Già c̣n có ư nghĩa “ḥa hợp”.
Do chánh pháp tạng xuất hiện trong cơi đời, sẽ
có người tu hành đạt đến cái quả. V́ thế
nói là điều thiện khánh thứ ba.
(Sớ)
Như tại Đâu Suất Đà, thiên cung tàng thời khánh,
cập dữ tùng thiên giáng, lợi ích chư quần sanh, Đế
Thích thiên thần chúng, dực tùng Như Khứ giả, nhữ
kim đắc đồng bỉ, tác tịch chi gia khánh.
(疏)如在兜率陀,天宮藏時慶,及與從天降,利益諸群生。帝釋天神眾,翊從如去者,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Như tại Đâu Suất Đà, lúc ẩn trong cung trời,
và từ trời giáng xuống, lợi ích các quần sanh. Đế
Thích, các thiên thần, chầu hầu đấng Như Khứ,
ngươi nay được giống vậy, mừng rỡ
tạo tịch tĩnh).
Trong
bài kệ trên đây, chữ Tạng âm tiếng Phạn là Nghiệt
Lạt Bà (Garbha), chính là tâm tạng, hoặc chữ Tạng
trong Trung Thai Tạng, có ư nghĩa khác với Tỷ Trá Ca Câu
Xá (Piakakośa) v.v… Như Bồ Tát lúc ở cung trời và lúc giáng
sanh, trong các thế gian có vô lượng vô biên điều tốt
lành, vui mừng như đă được nói cặn kẽ
trong các kinh như Hoa Nghiêm v.v… Tu La (Sura, được phiên
âm thành Tốt Lại trong phần phiên âm tiếng Phạn của
bài kệ này) tức là các thiên chúng. V́ muốn phân biệt với
chư thiên, nên nói là A Tu La (Phi Thiên). Các bộ luận như
Lập Thế v.v… dịch từ ngữ này (A Tu La) thành Phi
Thiên. Lại nữa, Đát Tha Yết Đa (Tathāgata), dịch
là Như Lai, c̣n dịch là Như Khứ, hàm ư: Do đạo
như thật mà đạt tới Niết Bàn, chẳng c̣n
sanh nữa, nên gọi như thế, dùng để giải
thích ư nghĩa từ cơi trời giáng sanh rất thuận tiện,
cho nên dùng xen lẫn. Nếu cơi trời Đâu Suất có bậc
Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát th́ Phật chủng trong
thế gian chẳng đoạn. Nếu ai thọ địa
vị Quán Đảnh trong bí mật tạng, cho đến
trong một đời, có thể thành Chánh Giác. V́ thế nói
là “đồng bỉ khánh” (cùng một niềm vui mừng
ấy).
(Sớ)
Như tại Ca Tỳ La, thắng cung thành khánh thời, chư
đại oai đức thiên, xưng thán nhi tác lễ. Do nhược
bất tư nghị, như thật thiện lai giả, nhữ
kim đắc đồng bỉ, tác tịch chi gia khánh.
(疏)如在迦毘羅,勝宮城慶時,諸大威德天,稱歎而作禮。猶若不思議,如實善來者,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Như tại Ca Tỳ La, lúc ngự cung thù thắng, các trời
oai đức lớn, khen ngợi và làm lễ. Chẳng nghĩ
bàn dường ấy, bậc khéo đến như thật.
Ngươi nay được giống thế, mừng vui
tạo tịch tĩnh).
“Như
bỉ khánh” (như sự vui mừng ấy) trong bản
tiếng Phạn hàm nghĩa “thời”, các đoạn
sau đều phỏng theo ư này. Đấy là Bồ Tát khi ở
trong thai, hết thảy thế gian có vô lượng chuyện
cát khánh, cũng như các phẩm Nhập Pháp Giới và Ly
Thế Gian của kinh Hoa Nghiêm đă nói cặn kẽ. Cho đến
mười phương vô lượng các đại Bồ
Tát đều cùng tụ tập trong bụng [của Phật
mẫu] v́ để nghe pháp. Do vậy, chẳng thể
nghĩ bàn! Đối với ư nghĩa Như Khứ trong bài
kệ trước đó, nay dùng “đến thành Chánh Giác”
để giải thích ư nghĩa, cũng là do thuận tiện
xét theo ư nghĩa. Như Bồ Tát tuy ở trong thai, mà hết
thảy chư thiên có oai đức lớn, không vị nào
chẳng ca ngợi, làm lễ. Ngươi nay cũng ở
trong thai tạng của Hư Không Nhăn Phật Mẫu mà nương
gởi thánh thai. Do vậy, bát bộ long thần đều
cùng tôn kính, do vậy nói là “đắc đồng bỉ
khánh” (cùng đạt được niềm vui mừng
giống như vậy).
(Sớ)
Như tại hoa viên khánh, quang hoa biến nghiêm sức, duyệt
lạc Lâm Vi Ni, vô lượng thiên chúng cư. Đạo sư
sơ đản sanh, hữu tận hậu biên thân, nhữ
kim đắc đồng bỉ, tác tịch chi gia khánh.
(疏)如在華園慶,光花遍嚴飾,悅樂林微尼,無量天眾居。道師初誕生,有盡後邊身,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Như mừng tại vườn hoa, hoa quang trang hoàng khắp,
vui sướng Lâm Vi Ni, vô lượng chúng trời ngự.
Đạo sư mới đản sanh, đă hết thân hậu
hữu, ngươi nay được giống Ngài, mừng
vui tác tịch tĩnh).
Chỉ
Sa La Du trong tiếng Phạn có nghĩa là nhánh cây có hoa trong rừng
cây. Kế đó nói Bổ Sáp Ba (Puṣpa) là nói trực
tiếp cái Thể của hoa. Như tràng hoa, tán hoa v.v… đều
dùng danh từ này. V́ thế, câu trước đó dùng vườn
hoa để phân biệt cho rơ. Bồ Tát lúc mới đản
sanh, trong thế gian cũng có vô lượng điều vui
mừng ứng hiện cát tường, tốt lành, cho đến
vô lượng chư thiên do cúng dường mà vân tập tại
vườn Lâm Vi Ni (Lumbinī,
Lâm Tỳ Ni). Lại có vô lượng
chẳng thể nghĩ bàn giải thoát Bồ Tát cũng
như mây dầy phủ trăng đồng thời xuất
sanh. Ngươi nay cũng vừa mới được đản
sanh trong bí mật tạng, hết thảy các quyến thuộc
trong pháp môn đều đă chớm nẩy. Nếu có thể
dũng mănh, tinh tấn tu hành, cũng sẽ là thân sanh tử
cuối cùng. V́ thế nói là “đắc đồng bỉ
khánh” (cùng đạt được niềm vui mừng đó).
(Sớ)
Như diệt trừ tại gia, chủng chủng khổ
thời khánh, trung dạ tâm hoan hỷ, văng nghệ khổ hạnh
xứ. Diệc như chư thiên chúng, kính lễ vi nhiễu
giả, nhữ kim đắc đồng bỉ, tác tịch
chi hỷ khánh.
(疏)如滅除在家,種種苦時慶,中夜心歡喜,往詣苦行處。亦如諸天眾,敬禮圍遶者,汝今得同彼,作寂之喜慶。
(Sớ:
Như lúc vui diệt trừ, các nỗi khổ tại gia, nửa
đêm tâm hoan hỷ, đi tới chỗ khổ hạnh. Cũng
như các chúng trời, kính lễ và vây quanh, ngươi nay được
giống vậy, niềm mừng vui tác tịch).
Đây
là Bồ Tát khi mới xuất gia, bản tiếng Phạn chỉ
nói “diệt trừ các nỗi khổ” tức là đă
bao gồm ư nghĩa tại gia, đó gọi là “ĺa bỏ
các nỗi khổ v́ ân ái trói buộc”. Đối với
từ ngữ tiếng Phạn của “khổ hạnh xứ”,
dịch sát nghĩa th́ phải là “tu thân xứ”. Như
khi Bồ Tát mới bắt đầu vượt thành, đi
tới chỗ tu thân, hết thảy thế gian có vô lượng
vô biên chuyện cát khánh, cũng như các kinh Hoa Nghiêm v.v… đă
nói rộng. Lúc bấy giờ, thiên chúng cơi trời Tịnh
Cư cho đến các vị hộ thế đều hết
sức hoan hỷ, biết là chẳng lâu sau hoa Ưu Đàm
Chánh Biến Giác sẽ nở tung, thảy đều đảnh
lễ, vây quanh, hoặc đích thân nâng chân ngựa đưa
đi. Ngươi nay cũng ở trong tạng bí mật, vừa
mới giă biệt cha mẹ vô minh, đi tới chỗ tu
thân sơ pháp minh đạo. Hăy nên biết Tịnh Cư thiên
chúng v.v… cũng đều hoan hỷ kính lễ, biết là
không lâu sau sẽ giống như đức Thế Tôn. V́ thế
nói là “đắc như bỉ khánh”.
(Sớ)
Hựu như bỉ long vương, cung kính lễ thời
khánh, hà tân chúng phi điểu, hoàn nhiễu nhi hàng liệt, đăi
hy hữu tịch nghĩa, tương tồi chư hữu
giả, nhữ kim đắc đồng bỉ, tác tịch
chi gia khánh.
(疏)又如彼龍王,恭敬禮時慶,河濱眾飛鳥,環遶而行列。逮希有寂義,將摧諸有者,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Lại như khi vua rồng, vui mừng cung kính lễ, các
chim bay bến sông, vây quanh xếp thành hàng, do tịch nghĩa
hiếm có, sẽ dẹp tan các cơi, ngươi nay được
giống vậy, mừng tạo nghĩa tịch tĩnh).
Lúc
ấy, Bồ Tát đă thấu đạt tận nguồn
cội khổ hạnh chẳng có nghĩa lợi, tiếp
nhận cháo sữa do cô gái chăn ḅ [dâng cúng]. Tắm gội
trong sông, tướng hảo viên măn. Lúc bấy giờ, gần
bên đường đi của Phật có điềm lành là
vô lượng chim thanh tước như trong kinh Bổn Hạnh
đă rộng nói. Loại chim ấy có tên chánh xác là Táng Sa,
giống thanh tước nhưng bé hơn, ở bên đó (Ấn
Độ), thường gọi nó là Tiên Nhân Điểu. Bồ
Tát tắm gội xong, tâm tư duy các pháp vốn vắng lặng,
thấy rơ con đường đại
Bồ Đề, sanh tâm hiếm lạ, tự biết ắt
có thể dùng thế lực to lớn để phá nát các
cơi. Ngay khi đó, lại có vô lượng vô biên chuyện
cát khánh xuất hiện trong thế gian. Ngươi nay
cũng ở trong bí mật tạng, vứt bỏ nỗi
khổ do đủ thứ mệt thân nhọc trí chẳng
có nghĩa lợi của chín mươi lăm thứ ngoại
đạo, uống cháo sữa chữ A một vị,
tăng thêm sắc lực của thọ mạng thường
hằng, dùng pháp thủy thanh tịnh rưới gội
thân này, hiểu rơ tâm vương đại đạo, sẽ
đến chỗ “ngồi đạo tràng” của đức
Tỳ Lô Giá Na. V́ thế nói là “đắc đồng bỉ
khánh”.
(Sớ)
Do như Bà Già Bà, thụ vương hạ thời khánh, dĩ
từ tâm lực cố, phá vô lượng ma quân. Chủng
chủng tùy loại h́nh, biến thiên nhân thế gian, nhữ
kim đắc đồng bỉ, tác tịch chi gia khánh.
(疏)猶如婆伽婆,樹王下時慶,以慈心力故,破無量魔軍。種種隨類形,遍天人世間,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Ví như Bà Già Bà, mừng lúc ngồi dưới cây, do sức
của từ tâm, phá vô lượng ma quân. Tùy loại các thứ
h́nh, trọn thế gian trời, người. Ngươi
nay được giống vậy, vui mừng tạo tịch
tĩnh).
Khi
đức Thế Tôn ngồi dưới cây đạo tràng
(cây Bồ Đề), hàng phục thiên ma, thành Chánh Giác, hết
thảy thế gian và xuất thế gian đều có đủ
loại vui mừng đẹp đẽ, như cây chúa trên
cơi trời là Thượng Xuân Nguyệt trổ hoa chi chít. Tất
cả các mong mỏi khi hành Bồ Tát đạo đă được
như ư, liền hiện trọn khắp sắc thân, trọn
khắp thế giới, khai hóa chúng sanh. Lại nữa, “ma
quân” được nói ở đây, chánh âm trong tiếng
Phạn là Bác Cật Sô (Pakṣa), có nghĩa là “bè đảng phe cánh”, nay dựa theo cách
dịch hội ư theo lối cổ. Ngươi nay đă phát
Bồ Đề tâm, hăy nên biết đă được an
tọa dưới cội giác Sa La thụ vương của
đức Phật, dùng thần lực gia tŕ của Như
Lai hàng phục trọn khắp ma quân. Nếu từ nay trở
đi, kiên cố bất động, cho tới khi thấy
tâm hiểu đạo, tức là từ sơ phát tâm liền
thành Chánh Giác, dùng Trừ Cái Chướng tam-muội để
hiện trọn khắp thân Mạn-đồ-la. V́ thế
nói là “đắc đồng bỉ khánh”.
(Sớ)
Như Thiện Thệ đạo sư, trụ ư Ba La Nại,
sơ chuyển tối vô thượng, pháp luân gia khánh thời,
kỳ đặc vị tằng hữu, thế gian thời
phần tận. Nhữ kim đắc đồng bỉ, tác
tịch chi gia khánh.
(疏)如善逝導師,住於波羅奈,初轉最無上,法輪嘉慶時,奇特未曾有,世間時分盡,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Như Thiện Thệ đạo sư, trụ tại Ba
La Nại, lúc mới chuyển pháp luân, vô thượng tốt
đẹp nhất, hiếm lạ, chưa từng có, thời
phần thế gian hết. Ngươi nay được
giống vậy, mừng vui tạo tịch tĩnh).
Đức
Thế Tôn do mười nghĩa mà chuyển chánh pháp luân,
như kinh Hoa Nghiêm v.v… đă rộng nói. Chữ Bát Ra Phạ
Na Đổ Phạ Ra (Pravanatuvara) trong tiếng Phạn nghĩa là “thượng diệu,
thù thắng, bậc nhất trong thế gian, không ǵ hơn được”,
cho nên nói là “tối vô thượng”. Lại nữa, những
điều đức Thế Tôn đă nói đều v́ đại
sự nhân duyên, nên nói là “tối vô thượng”. Hết
thảy thế gian trước nay chưa từng nghe, mà cũng
chẳng thể chuyển, nên nói là “kỳ đặc”
(lạ lùng, đặc biệt). “Chưa từng có” được
ghi trong bản tiếng Phạn là “kỳ hy”, nay dịch
thành [“chưa từng có”] là dịch theo ư. Tự độ
các cơi, cũng khiến cho vô lượng chúng sanh trụ nơi
thân tối hậu, cho đến cũng khiến cho ư niệm
nẩy sanh thô trọng vĩnh viễn diệt mất. Nay
ngươi cũng thế, trong đời này cho tới khi
đắc Trừ Cái Chướng tam-muội và Ngữ Ngôn
Đà La Ni, khởi thần thông tự tại, cũng sẽ
có thể chuyển pháp luân giống như đức Tỳ
Lô Giá Na, nên nói là “đắc đồng bỉ khánh”.
(Sớ)
Như bỉ vi lợi ích, đệ nhất cát nghĩa
khánh, phước lợi sở nhiêu ích, xưng tán chư
thánh chúng, biến thuyết cụ đức tôn, Mâu Ni Thích sư
tử, nhữ kim đắc đồng bỉ, tác tịch
chi gia khánh.
(疏)如彼為利益,第一吉義慶,福利所饒益,稱讚諸聖眾。遍說具德尊,牟尼釋師子,汝今得同彼,作寂之嘉慶。
(Sớ:
Như v́ lợi ích đó, nghĩa cát khánh bậc nhất,
phước lợi tạo lợi ích, ca ngợi các vị
thánh, nói trọn đấng đủ đức, Mâu Ni Thích
sư tử. Ngươi nay được giống Ngài, vui
mừng tạo tịch tĩnh).
Bản
tiếng Phạn ghi là Hệ Đa (Hita), dịch nghĩa là
“lợi ích”. Kế đó nói Cật Rị Da (Kriyā), phương này dịch là Lợi.
Ca Ra Nĩnh (Karaṇi) dịch là “nhiêu ích” (tạo lợi ích). Vốn là
các danh từ khác biệt, nhưng người truyền thừa
chẳng phân biệt. Ví như nói Sơ Tai (初哉), Thủ Cơ (首基), Triệu Tổ (肇祖), Thỉ Thai (元胎), tuy đều [là các danh từ] quy vào vị thỉ tổ,
nhưng có đôi chút sai khác. “Lợi ích” trong câu đầu
tiên cũng có nghĩa là “khiến cho đạt được
lợi ích”, nhằm kết lại phần kệ tán thán Phật.
“Đệ nhất cát nghĩa” trong câu kế tiếp
nhằm kết lại phần kệ tán thán Pháp. Hai câu kế
đó nói về cái quả thù thắng được thành tựu
bởi sự tu hành, cúng dường, nhằm tổng kết
phần kệ tán thán Tăng. Hai câu kế đó tổng kết
bảy bài kệ nói về bổn hạnh của đức
Thích Ca Mâu Ni Phật. Nói tóm lại, hết thảy các công
đức như thế đó, nay ngươi đă đạt
được trọn vẹn. Lúc đức Thế Tôn nhập
Niết Bàn và thành Chánh Giác chẳng hai, chẳng khác, nhưng
nếu xét theo Thế Đế th́ nói “ba cơi trống rỗng,
phước của chúng sanh đă hết”. V́ thế, ẩn
đi chẳng nói. Nhưng ở đây, kết lại Tam Bảo
và bổn hạnh của Như Lai, tức là ư nghĩa Đại
Niết Bàn. Mười một bài kệ này trọn đủ
vô lượng nghĩa, sẽ được rộng nói phân
biệt trong các Tu Đa La. Do sợ trở ngại cho phần
nói về ư nghĩa của Mạn-đồ-la, nên tôi chỉ
nêu lời giải thích đại lược đó thôi!
* Kim trù
kệ (kệ đũa vàng - bản tiếng Phạn)
(Sớ)
A nhưỡng nẵng (vô trí dă) bát trá lam (mạc dă) phạ
tha (Phật tử dă) a bả nễ than (quyết trừ dă)
nhĩ năi (nhân giả dă) tát-đá phạ (vị nhữ dă) xá
la chỉ (thiện dụng trù dă) muội nễ-dă ra chiết
tốt đô (y vương dă) duệ tha lộ yết tả
(như thế gian dă) muội bổ ra (do như dă).
(疏)阿壤曩(無智也)。鉢吒藍(膜也)。嚩瑳(佛子也)。阿跛儞嘽(決除也)爾乃(仁者也)薩哆嚩(為汝也)。舍邏枳(善用籌也)昧儞也囉折窣都(醫王也)。曳他路羯寫(如世間也)。昧補囉(猶如也)。
(Sớ:
A nhưỡng nẵng (vô trí) bát trá lam (màng mộng) phạ
tha (Phật tử) a bả nễ than (trừ bỏ) nhĩ
năi (nhân giả) tát-đá phạ (v́ ngươi) xá la chỉ
(khéo dùng đũa) muội nễ-dă ra chiết tốt
đô (y vương) duệ tha lộ yết tả (như
thế gian) muội bổ ra (giống như).
[Ư
nghĩa của bài kệ này là]: Phật tử! Đức Phật
đă v́ ngươi trừ bỏ màng mộng vô trí, giống
như bậc y vương trong thế gian khéo dùng đũa
vàng. Cách trị bệnh mắt ở phương Tây là dùng
vàng làm đũa, hai đầu tṛn trơn nhẵn, ở
giữa nhỏ, giống như cái chày, dài chừng bốn
năm tấc. Khi dùng th́ bôi thuốc lên hai đầu, dùng mỗi
đầu để bôi thuốc lên một mắt. “Kim bễ”
(chiếc kim bằng vàng để lột màng mộng trong
mắt) được nói trong kinh Niết Bàn thuộc loại
này. Trong tâm mục của hết thảy chúng sanh vốn sẵn
có tánh tri kiến của Phật, chỉ v́ màng mộng vô trí
che lấp, Thật Tướng của các pháp chẳng thể
hiện tiền rơ rệt. Nếu để cho thầy thuốc
vụng về chữa trị, không chỉ vô hiệu mà
thôi, hoặc càng tăng thêm màng mộng, hoặc thương
tổn tṛng mắt! Như Lai phương tiện trọn đủ,
khéo dùng đũa vàng, chẳng giống như thế! Như
người thợ đất Dĩnh[16]
vung búa, tận lực trừ cấu nhơ, nhưng chẳng
thương tổn chỗ chẳng thể bị thương!
Nếu có chút nào sai sót, chênh lệch mảy may, sẽ bị
Đoạn Không che lấp, chẳng thành tri kiến vô ngại.
Hơn nữa, con mắt bị bệnh ấy thấy tánh của
sắc, trong thế gian dù có bậc y vương hay không, pháp
vốn sẵn thành tựu như thế đó, chỉ gặp
cơ hội được chữa trị th́ sẽ có thể
sáng bừng, chẳng phải do công sức của thuốc
và đũa vàng mới tạo thành vậy! Trong kinh Diệu
Pháp Liên Hoa đă có thí dụ về kẻ mù, trong ấy đă
nói cặn kẽ. Hết thảy chư Phật có đủ
loại môn phương tiện, xét đến chỗ chỉ
quy, thảy đều là ư này!
* Minh kính
kệ ( kệ gương sáng – bản tiếng Phạn)
(Sớ)
Bát-ra để phạ (tượng dă) ma măng da (h́nh dă)
đạt ma (pháp dă) a xa (trừng dă) thâu đà (thanh tịnh
dă) a nang vĩ la (bất trược dă) a nghiệt-ra hệ
da-nẵng (vô chấp dă) tỳ la tất-dạ thất-giả
(ly ngôn thuyết dă) hệ đô (nhân dă) yết ma (nghiệp
dă) tam mẫu ốt bà-phạ (phát khởi dă, nhất kệ).
Ế văn (như thị dă) nhưỡng đát-phạ
(tri dă) y doăn man (thử dă) đạt ma (pháp dă) niết sa-phạ
bà phạ (vô tự tánh dă) nẵng nang vi lam (bất trược
dă) củ rô (vi dă) tát đát phạ (hữu t́nh dă) lạt tha
(lợi dă) măng đổ lam (vô tỷ dă) bột đà nẫm
(chư Phật dă) nhă đa (sanh dă) tất-đát-phạ (nhữ
dă) mạo ra sa (tâm dă). Chư pháp vô h́nh tượng, thanh trừng
vô cấu trược, vô chấp ly ngôn thuyết, đản
tùng nhân nghiệp khởi. Như thị tri thử pháp, tự
tánh vô nhiễm ô, vi thế vô tỷ lợi, nhữ tùng Phật
tâm sanh.
(疏)鉢囉底嚩(像也)麼莾耶(形也)。達摩(法也)阿車(澄也)。輸駄(清淨也)阿囊尾羅(不濁也)阿蘗囉係耶曩(無執也)。毘邏必夜室者(離言說也)係都(因也)羯麼(業也)。三母嗢婆嚩(發起也。一偈)。翳文(如是也)壤怛嚩(知也)伊𭾥瞞(此也)達麼(法也)。涅娑嚩婆嚩(無自性也)曩囊微藍(不濁也)。矩嚕(為也)薩怛嚩(有情也)。喇他(利也)莽賭藍(無比也)。勃駄喃(諸佛也)若多(生也)。悉怛嚩(汝也)冒囉娑(心也)。諸法無形像,清澄無垢濁,無執離言說,但從因業起,如是知此法,自性無染污,為世無比利,汝從佛心生。
(Sớ:
Bát-ra để phạ (h́nh tượng) ma măng da (h́nh) đạt
ma (pháp) a xa (lắng trong) thâu đà (thanh tịnh) a nang vĩ
la (bất trược) a nghiệt-ra hệ-da nẵng (vô chấp)
tỳ la tất-dạ thất-giả (ĺa ngôn thuyết) hệ
đô (cái nhân) yết ma (nghiệp) tam mẫu ốt-bà phạ
(phát khởi, kệ thứ nhất). Ế văn (như thị)
nhưỡng đát-phạ (biết) y doăn man (cái này) đạt
ma (pháp) niết sa-phạ bà phạ (vô tự tánh) nẵng nang
vi lam (chẳng đục) củ rô (làm) tát đát phạ (hữu
t́nh) lạt tha (lợi) măng đổ lam (khôn sánh) bột đà
nẫm (chư Phật) nhă đa (sanh) tất-đát-phạ
(ngươi) mạo ra sa (tâm). [Dịch nghĩa]: Các pháp không
h́nh tượng, lắng trong, không cấu trược, chẳng
chấp, ĺa ngôn thuyết, chỉ do nghiệp nhân khởi. Biết
pháp này như thế, tự tánh chẳng nhuốm bẩn, lợi
khôn sánh trong đời, ngươi sanh từ tâm Phật).
Câu
đầu tiên trong bản tiếng Phạn chỉ nói “h́nh
tượng”, nhưng mạch văn liên quan “vô tướng
pháp”, ư nói “pháp chẳng có h́nh tượng”. Tánh vốn tịnh,
giống như gương sáng trong lặng, thanh tịnh,
chẳng có uế trược, có thể hiện trọn khắp
các h́nh bóng. Hăy nên biết h́nh bóng ấy chẳng sanh từ gương,
chẳng sanh từ vật chất bên ngoài, chẳng cộng
sanh (do gương và vật bên ngoài cùng sanh ra), mà cũng chẳng
phải là không có nhân duyên. Đủ loại hư luận đều
chẳng tương ứng, cũng lại chẳng thể
chấp giữ, chỉ thuộc vào các nhân duyên đó thôi!
Duyên hợp chẳng sanh, duyên ĺa chẳng diệt, tức là
nói “chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng
đến, chẳng đi”. Hăy nên biết h́nh bóng chính là
gương, gương chính là h́nh bóng. Nếu có thể hiểu
như thế, sẽ thấy Thật Tướng của các
pháp, biết tự tánh của tâm vốn chẳng nhiễm ô.
Dùng cái tâm như gương để soi xét cái gương
như tâm, nên nói “tâm tự thấy tâm, tâm tự biết
tâm, trí và gương chẳng hai, chẳng khác”. V́ thế,
trừ khử màng mắt, chính v́ quán pháp giới như thế.
Do vậy, tự hiểu rơ! Nếu lúc tương ứng với
điều này, tức là từ trong phổ môn Mạn-đồ-la,
đắc Trừ Cái Chướng tam-muội, có thể v́ hết
thảy chúng sanh tạo lợi ích vô cùng, hoặc nói là “vô
đối”, hoặc bảo là “vô xứng”, tức
là chẳng thể tính kể được! Do có thể tự
sanh vào nhà của vị Phật trong tự tâm, nên gọi là
“đứa con của vị Phật trong tâm”. Do sanh từ
vị Phật trong tâm, bảo là “nhữ tùng Phật tâm
sanh” (ngươi sanh từ Phật tâm).
* Pháp luân
pháp loa kệ (bản tiếng Phạn)
(Sớ)
A nại-dă (kim nhật dă) bát-ra bột-rị để (dĩ
hậu dă) lộ yết tả (thế gian dă) chước
yết-lan mạt rị-đa dă (luân chuyển dă) đá diễn
nan (cứu thế giả dă) a bố lại diên (xuy dă) tam mạn
đa nột-phạ (phổ biến dă) đạt ma (pháp dă)
thương khư (loa dă) măng (vô dă) nỗ đá lam (thượng
dă. Nhất kệ). Nẵng (vô dă) đế đát-ra kiến
cật-sái (bỉ lự dă) vĩ mạt để lạt-phạ
(dị huệ dă) niết lạt-vĩ thương kế
nẵng (vô nghi dă) chế đá sa (tâm dă) bát-ra ca xa dă (khai thị
dă) sa-phạ lộ kế tất-mẫn (thế nhân dă) man
đát-ra (chân ngôn dă) giá rị-tà (hành dă) nẵng diễn (đạo
dă) bát lam (thắng dă. Nhị kệ). Y phạm (như thị
dă) cật-lật đá nhung (tác nguyện dă) bột đà nẫm
(chư Phật dă) ổ bả ca rị (ân đức dă) để
nghĩ dă tế hát (xướng dă, sai thuyết dă) đế
giá (bỉ dă) phạ nhật-ra đà lạt (Chấp Kim
Cang dă) tát lạt-bệ (nhất thiết dă) lạc cật
sạn-để (hộ dă) đát phạ (nhữ dă) tát bà
xa (giai thường đương dă. Tam kệ). Nhữ tự
ư kim nhật, chuyển ư cứu thế luân, kỳ thanh
phổ châu biến, xuy vô thượng pháp loa, vật sanh ư
dị huệ, dĩ vô nghi lự tâm, khai thị ư thế
gian, thắng đạo chân ngôn hạnh, thường tác như
thị nguyện, tuyên xướng Phật ân đức. Nhất
thiết Tŕ Kim Cang, giai đương hộ niệm nhữ.
(疏)阿捺也(今日也)。鉢囉勃哩底(已後也)。路羯寫(世間也)斫羯蘭沫唎多也(輪轉也)。哆演難(救世者也)。阿布籟延(吹也)。三漫多訥嚩(普遍也)。達麼(法也)商佉(螺也)。莾(無也)努哆藍(上也。一偈)曩(無也)諦。怛囉建吃灑(彼慮也)。尾末底喇嚩(異慧也)。涅喇尾商計曩(無疑也)。制哆娑(心也)。鉢囉迦奢也(開示也)。娑嚩路計悉泯(世人也)。瞞怛囉(真言也)。遮唎邪(行也)。曩演(道也)鉢藍(勝也。二偈)。醫梵(如是也)。吃栗哆茸(作願也)。勃馱喃(諸佛也)鄔跛迦唎(恩德也)。底擬也細喝(唱也差說也)。諦遮(彼也)。嚩馹囉駄喇(執金剛也)。薩喇鞞(一切也)。𡀩吃鏟𫪭(護也)。怛嚩(汝也)薩婆奢(皆常當也。三偈)。汝自於今日,轉於救世輪,其聲普周遍,吹無上法螺,勿生於異慧,以無疑慮心,開示於世間,勝道真言行。常作如是願,宣唱佛恩德,一切持金剛,皆當護念汝。
(Sớ:
A nại-dă (ngày nay) bát-ra bột-rị để (về sau)
lộ yết tả (thế gian) chước yết-lan mạt
rị-đa dă (luân chuyển) đá diễn nan (đấng
cứu thế) a bố lại diên (thổi) tam mạn
đa nột-phạ (phổ biến) đạt ma (pháp)
thương khư (tù và) măng (không) nỗ đá lam (trên. Kệ
thứ nhất). Nẵng (Không) đế đát-ra kiến cật-sái
(lo nghĩ khác) vĩ mạt để lạt-phạ (dị
huệ) niết lạt-vĩ thương kế nẵng (chẳng
nghi) chế đá sa (tâm) bát-ra ca xa dă (khai thị) sa-phạ
lộ kế tất-mẫn (người đời) man
đát-ra (chân ngôn) giá-rị tà (hành) nẵng diễn (đạo)
bát lam (thù thắng. Kệ thứ hai). Y phạm (như thế)
cật-lật đá nhung (phát nguyện) bột đà nẫm
(chư Phật) ổ bả ca rị (ân đức) để
nghĩ dă tế hát (xướng, nói) đế giá (điều
đó) phạ nhật-ra đà lạt (Chấp Kim Cang) tát-lạt
bệ (hết thảy) lạc cật-sạn để (thủ
hộ) đát phạ (ngươi) tát bà xa (đều sẽ
thường. Kệ thứ ba). [Dịch nghĩa]: Ngươi
từ nay trở đi, chuyển pháp luân cứu đời,
tiếng ấy lan trọn khắp, thổi ốc pháp vô thượng,
đừng nẩy sanh dị huệ, dùng tâm chẳng lo ngờ,
khai thị cho thế gian, đạo thù thắng chân ngôn, thường
nguyện như thế này, tuyên xướng Phật ân
đức. Hết thảy Tŕ Kim Cang, sẽ đều hộ
niệm ngươi).
Giống
như tự luân xoay tṛn, cùng hợp thành một Thể. Giống
như tự luân, ấn luân thân cũng thế. V́ thế,
khi hiểu nghĩa của Viên Kính Mạn-đồ-la, liền
hiểu nghĩa “chuyển pháp luân” trong bí mật tạng.
Khi chuyển pháp luân này, dùng một âm thanh trọn khắp mười
phương thế giới, cảnh tỉnh, giác ngộ chúng
sanh. V́ thế nói là “thổi ốc pháp lớn”. Phạm
âm trong chữ “phổ biến”, có nghĩa “vang ra tiếng,
thổi ra”, lại có nghĩa là “khiến cho âm thanh ấy
phổ biến”. “Dị huệ” là trí huệ phân biệt
vọng tưởng. “Vô nghi tâm” chính là nghi hối vĩnh
viễn diệt mất, trụ trong Thật Trí. Do trụ
trong Thật Trí, liền có thể nhất định
sư tử hống, khai thị đạo pháp chân ngôn hạnh
vô thượng cho trời, người. Nếu ngươi
có thể phát nguyện như thế, trong hết thảy mọi
nơi, hết thảy mọi lúc, sẽ là báo đáp đại
ân chánh pháp, tuyên bố ân đức của Phật, tức
là được Phật sai khiến hành Như Lai sự.
Do vậy, hết thảy Tŕ Kim Cang đều hộ niệm
ngươi. Lại nữa, tâm vương của ngươi
khi hiểu rơ đạo pháp, thành Phật, chuyển pháp luân,
đă có vô lượng vô biên kim cang trí ấn trọn khắp
cùng phù tá và hộ tŕ, huống hồ tất cả oai thế
của đấng Tỳ Lô Giá Na khi rốt ráo tâm vương
thành Phật ư? V́ thế, hăy nên v́ pháp này mà phát khởi đại
tinh tấn.
* Tam-muội-da
kệ (Phạn bổn)
(Sớ)
A nễ dă bát ra bột rị để (tùng kim dĩ hậu)
đế phạ tha (tác Phật tử dă) a bỉ nhị
vĩ đá (bất tích mạng dă) ca la nĩnh đa (cố
dă) a bát rị (bất ưng dă), để dạ dũng hệ
(xả dă) tát đạt mô (chánh pháp dă) bồ đề chất
đá (Bồ Đề tâm dă) mạt đát bát ra (xả ly
dă. Nhất kệ) Măng tha rị diên (xan dă) tát bà đạt
mê số (ư nhất thiết pháp dă) tát đát phạ (chư
chúng sanh dă) nẵng mang (vật dă, bất dă) hệ thả giả
dă đa (lợi ích hạnh dă) y đế (thử dă) tam-muội-da
hệ (giới dă) tam bột đài (Phật dă) ra khế dă
đá (thuyết dă) tát đát phạ (nhữ dă) tô một ra
đá (thiện trụ giới giả. Nhị kệ) Duệ
tha (do như dă) sa phạ (tự thân dă) nhị vĩ đan
(mạng dă) lạc cật sản (hộ dă), đát tha lộ
cật sản (diệc hộ dă) y mê (như thị dă)
đát phạ dă bát ra nật bát nễ (thủ khể ư
dă) ngu rô (tôn dă) thỉ sử (đệ tử dă, nhữ dă)
thất giả ra nhứ du bạc cát để (cung kính dă)
phạ tha ra (kiền thành dă. Tam kệ) A bửu bế da (y
giáo phụng hành dă) tát thản đa (chư hữu dă) tát lạt
man (sở tác dă) niết thất chỉ đế (vô dă) nang
(dă) thản ra (nghi lự dă) thản măng na (tâm dă. Phán kệ).
Phật tử nhữ tùng kim, bất tích thân mạng cố,
bất ưng xả chánh pháp, xả ly Bồ Đề tâm,
xan lận nhất thiết pháp, bất lợi chúng sanh hạnh.
Phật thuyết tam-muội-da, nhữ thiện trụ giới
giả, như hộ tự thân mạng. Hộ giới diệc
như thị, ưng chí thành cung kính, khể thủ thánh tôn
túc, sở tác tùy giáo hành, vật sanh nghi lự tâm.
(疏)阿儞也鉢。囉勃哩底(從今以後)。諦嚩瑳(作佛子也)。阿粃貳尾哆(不惜命也)。迦羅儜多(故也)。阿鉢唎(不應也)。𫪭夜𭮛係(捨也)。薩達摸(正法也)菩提質哆(菩提心也)沫怛鉢囉(捨離也。一偈)莾瑳唎延(慳也)。薩婆達謎數(於一切法也)薩怛嚩(諸眾生也)。曩忙(勿也不也)係且者也多(利益行也)。醫帝(此也)三昧耶係(戒也)三勃臺(佛也)囉契也哆(說也)薩怛嚩(汝也)蘇沒囉哆。(善住戒者。二偈)曳他(猶如也)娑嚩(自身也)貳尾單(命也)落吃鏟(護也)怛他蕗吃鏟(亦護也)伊迷(如是也)怛嚩也鉢囉抳鉢儞(首稽於也)虞嚧(尊也)。始史(弟子也汝也)。室者囉絮瑜薄吉𫪭(恭敬也)嚩瑳囉(虔誠也。三偈)。阿𭍇閉耶(依教奉行也)薩坦多(諸有也)。薩喇瞞(所作也)。涅室旨帝(無也)囊(也)坦囉(疑慮也)坦莾娜(心也。判偈)。佛子汝從今,不惜身命故,不應捨正法,捨離菩提心,慳悋一切法,不利眾生行。佛說三昧耶,汝善住戒者,如護自身命,護戒亦如是,應至誠恭敬,稽首聖尊足,所作隨教行,勿生疑慮心。
(Sớ: A nễ dă bát ra bột rị để (từ
nay trở đi) đế phạ tha (làm Phật tử) a bỉ
nhị vĩ đá (chẳng tiếc mạng) ca la nĩnh đa
(v́ thế) a bát rị (chớ nên), để dạ dũng
hệ (xả) tát đạt mô (chánh pháp) bồ đề
chất đá (Bồ Đề tâm) mạt đát bát ra (xả
ly. Kệ thứ nhất). Măng tha rị diên (keo kiệt) tát
bà đạt mê số (trong hết thảy các pháp) tát
đát phạ (các chúng sanh) nẵng mang (đừng, chớ),
hệ thả giả dă đa (lợi ích hạnh) y đế
(cái này) tam-muội-da hệ (giới) tam bột đài (Phật)
ra khế dă đá (nói) tát đát phạ (ngươi) tô một
ra đá (khéo trụ trong giới. Kệ thứ hai) Duệ tha
(giống như) sa phạ (tự thân) nhị vĩ đan (mạng)
lạc cật sản (thủ hộ) đát tha lộ cật
sản (cũng thủ hộ) y mê (như thế) đát phạ
dă bát ra nật bát nễ (đảnh lễ) ngu rô (tôn quư) thỉ
sử (đệ tử, ngươi) thất giả ra nhứ
du bạc cát để (cung kính) phạ tha ra (kiền thành. Kệ
thứ ba) A bửu bế da (y giáo phụng hành) tát thản đa
(các cơi) tát lạt man (việc làm) niết thất chỉ đế
(không) nang (cũng) thản ra (nghi lự) thản măng na (tâm.
Kệ phán định). Phật tử kể từ nay, do
chẳng tiếc thân mạng, chớ nên xả chánh pháp, ĺa
bỏ tâm Bồ Đề, keo tiếc hết thảy pháp, chẳng
hành lợi chúng sanh. Phật nói tam-muội-da, ngươi khéo
trụ trong giới, như ǵn thân mạng ḿnh. Hộ giới
cũng như thế, nên chí thành cung kính, đảnh lễ
chân thánh tôn, hành đúng theo lời dạy, đừng sanh tâm
ngờ lo).
Trong
phần trước đă nói “kề tai bảo ban một
bài kệ”, giống như Tăng Kỳ Gia (Đại
Chúng Bộ) truyền trao Lục Niệm, Tát Bà Đa (Nhất
Thiết Hữu Bộ) truyền trao pháp Ngũ Thời, dùng
đó để nghiệm chứng [người được
truyền dạy] đă từng thọ giới Cụ Túc
hay không? Nay nếu thọ trọn đủ bốn giới
ấy rồi, đă dạy đại lược giới
tướng, hăy nên hiểu biết Tứ Ba La Di[17]
trong tạng bí mật. Giống như người bị kẻ
khác chặt đứt đầu, mạng căn chẳng
tiếp nối được, hết thảy các chi phần
chẳng thể làm ǵ được, chẳng lâu sau sẽ
đều tan hoại. Nay bốn giới Ba La Di này chính là mạng
căn trong Chân Ngôn Thừa, mà cũng là mạng căn của
chánh pháp. Nếu phá hoại, sẽ giống như tử
thi trong tạng bí mật. Tuy có đủ thứ hạnh công
đức, chẳng lâu sau sẽ bại hoại.
Giới
thứ nhất là “chớ nên xả chánh pháp”, v́ hết
thảy chánh giáo của Như Lai sẽ đều nhiếp
thọ, tu hành, thọ tŕ, đọc, tụng, như biển
cả dung nạp trăm sông, chẳng có tâm chán đủ!
Nếu đối với hết thảy các pháp môn dù liễu
nghĩa hay bất liễu nghĩa trong các thừa mà sanh tâm
vứt bỏ, như trong Thanh Văn Thừa nếu đối
với người có thể tu pháp mà tâm sanh ư niệm, hoặc
miệng nói vứt bỏ một pháp, th́ cũng thành xả
giới! Tuy đối với Cụ Túc Tỳ Ni, chẳng đọa
vào các số[18], nhưng
chẳng phải là tội phạm giới. Nay do Đại
Thừa bí mật này rốt ráo chẳng có ư nghĩa “xả”,
bèn thành trọng tội. Lại nữa, hết thảy các
pháp môn đều do đức đại bi Thế Tôn trong
vô lượng A-tăng-kỳ kiếp tích tập, v́ muốn
lợi ích trọn khắp hết thảy các chúng sanh nên diễn
nói, giống như đối với các tự luân chẳng
thể vứt bỏ một tự luân nào. Như người
thuộc Thanh Văn thừa, hễ bỏ một chuyện,
th́ do vậy, nghĩa “ḥa hợp” bị đoạn mất,
đă đánh mất luật nghi, huống hồ Ma Ha Diễn
ư?
Giới
thứ hai là “chớ nên ĺa bỏ Bồ Đề tâm”.
Trong vạn hạnh của Bồ Tát, Bồ Đề tâm này
ví như cờ soái của bậc đại tướng.
Nếu lúc vị đại tướng đánh mất cờ
soái, tức là ba quân thất bại, bị kẻ khác chiến
thắng. V́ thế, phạm Ba La Di. Có người tuy yêu mến
sâu đậm pháp tạng tam thừa, tâm chẳng vứt bỏ,
nhưng nghĩ như thế này: “Vô thượng Đại
Thừa có đủ loại khổ hạnh khó hành, ta chẳng
thể kham nổi! Hăy nên giữ lấy sự diệt độ
trong Tiểu Thừa”. Hoặc nói: “Ta sẽ rộng gieo thiện
căn cúng dường Tam Bảo, lănh nhận phước báo
nhân thiên lâu dài. Vô thượng Bồ Đề là hành xứ
của các bậc đại nhân như Phổ Hiền, Văn
Thù v.v… Nay ta há có thể đạt được ư?” Các
thứ nhân duyên thoái thất Bồ Đề nguyện như
thế chính là tự đoạn mạng căn, phạm tội
Ba La Di. Lại nữa, Bồ Đề tâm rốt ráo chẳng
có ư nghĩa thoái thất. V́ thế, chẳng giống như
trong pháp Thanh Văn, thậm chí buông bỏ Tam Quy, lui về
làm bạch y ngoại đạo, Phật vẫn từ bi, yêu
mến, xót thương, chấp thuận lời dối trá
ấy.
Giới
thứ ba là “trong hết thảy các pháp, chớ nên keo tiếc”.
Có người tuy chẳng xả chánh pháp, chẳng ĺa Bồ
Đề tâm, nhưng keo tiếc chánh pháp, không chịu xem xét
căn cơ để bố thí rộng răi, th́ cũng phạm
tội Ba La Di. V́ lẽ nào vậy? Do Như Lai xuất thế
rồi mới có chánh pháp, thậm chí một câu, một kệ,
không ǵ chẳng phải là do đức Thế Tôn đă táng
thân xả mạng làm đầy tớ rồi mới đạt
được. Đấy là tài sản do cha mẹ để
lại của hết thảy chúng sanh, chẳng phải của
riêng một chúng sanh nào! Mà nay trộm lấy làm của chính
ḿnh; v́ vậy, trong tạng bí mật, [hành vi ấy] giống
như trộm vật của Tam Bảo vậy!
Nói
đại lược, pháp có bốn loại, tức là tam
thừa và bí mật thừa. Tuy chẳng nên keo tiếc, nhưng
phải quán sát chúng sanh, lượng định căn khí của
họ rồi sau đó mới truyền trao. Nếu bộp
chộp nói ngay các chuyện sâu xa, bí mật, khiến cho [người
nghe] sanh ḷng nghi báng, đoạn thiện căn của họ,
tức là [người cẩu thả nói pháp] đă phạm
tội Ba La Di trong giới thứ tư! C̣n cái tội keo kiệt
tài vật, không chịu bố thí rộng răi, sẽ phạm
lỗi trong mười loại phương tiện giới,
sẽ được nói trong phẩm sau.
Giới
thứ tư là “chớ nên chẳng tạo hạnh lợi
ích cho hết thảy chúng sanh”. Đây là pháp trái nghịch
Tứ Nhiếp. Tứ Nhiếp là Tứ Y trong giới cụ
túc của bậc Bồ Tát. Khi mới thọ giới, trước
hết hăy nên khai thị giá nạn[19]
của giới này, người nếu có thể phụng hành
th́ mới thọ. Chẳng thể phụng hành th́ chẳng
phải là Ma Ha Tát Đỏa, chớ nên thọ! V́ sao vậy?
Bồ Tát phát tâm Nhất Thiết Trí, vốn v́ nhiếp thọ
trọn khắp hết thảy chúng sanh để tạo nhân
duyên nhập đạo cho tam thừa, mà nay ngược ngạo
hành pháp trái nghịch Tứ Nhiếp, khởi lên nhân duyên chướng
đạo cho chúng sanh. Hết thảy chúng sanh cũng có cùng
một cái Thể của tự luân, chẳng thể rời
ĺa. Hễ tổn hại thiện căn của mỗi một
chúng sanh, hoặc bỏ hạnh tạo lợi ích cho họ,
sẽ đều cùng phạm tội Ba La Di. Chẳng hạn
như trong pháp Thanh Văn, hễ xả một người
trong thất chúng, th́ chính là nghĩa “chẳng ḥa hợp”,
đoạn mất Cụ Túc Luật Nghi. Chỉ thuận
theo cái tâm phiền năo, tạo dâm, trộm, giết, dối
v.v… nhưng chưa tổn hại thiện duyên của tam thừa,
giống như tội Thâu Lan Giá[20]
trong pháp Thanh Văn, sẽ thuộc vào phương tiện
học xứ.
Kế
đó là lời răn dạy của A-xà-lê. Tam-muội-da do
đức Phật đă nói, trong bản tiếng Phạn có
ghi kèm thêm chữ Thử (này), hàm ư: Mười phương
ba đời chư Phật cùng nói tam-muội-da này, cùng hành
một đạo như thật, chẳng hề khác đường!
Nay hết thảy nhóm họp trong Mạn-đồ-la để
hiện thân chứng nghiệm. Tiếng Phạn là Tô Một
La Đa (Suvrata), dịch thành Thiện Trụ Giới Giả
(người khéo trụ trong giới), do người ấy
khéo trụ trong tam-muội-da. Thiện Trụ Giới Giả
cũng chính là tên gọi khác của Phật Tử. Như
thủ hộ tấm thân do cha mẹ sanh ra của ngươi,
nay cũng nên yêu mến Pháp Thân huệ mạng này giống như
vậy! Ngươi nay đă thọ giới Cụ Túc, hăy nên
chí thành làm lễ chư tôn rồi lui ra. Từ nay trở đi,
hễ có làm điều ǵ, hăy nên hoàn toàn dựa theo pháp giáo chân
ngôn để hành đúng như lời dạy. Những người
cùng mới thọ giới giống như kẻ đó, đối
với hết thảy sự nghiệp, đều nên hỏi
thầy, chớ nên bộp chộp tự tiện làm, khiến
nghi hối ác tà nẩy sanh! Lại nữa, A-xà-lê nói hai bộ
giới bổn trong Tŕ Minh Tạng, mỗi mỗi đều
là chân ngôn, có thể thực hiện hoàn tất các việc,
Như Lai dùng đó để gia tŕ các đệ tử. Các
bài kệ ở đây cũng thế, khi tác pháp hăy nên tụng
Phạn bổn, kiêm thêm dùng tự môn để rộng giải
thích.
(Kinh)
Nhĩ thời, Kim Cang Thủ bạch Phật ngôn: - Thế
Tôn! Nhược hữu chư thiện nam tử, thiện
nữ nhân nhập thử Đại Bi Tạng Sanh đại
Mạn-đồ-la vương tam-muội-da giả, bỉ
hoạch kỷ sở phước đức tụ?
(經)爾時金剛手白佛言:世尊!若有諸善男子善女人入此大悲藏生大漫荼羅王三昧耶者,彼獲幾所福德聚?
(Kinh:
Lúc bấy giờ, ngài Kim Cang Thủ bạch cùng đức
Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu có các thiện
nam tử, thiện nữ nhân nhập Đại Bi Tạng
Sanh đại
Mạn-đồ-la vương tam-muội-da
này, người ấy sẽ được bao nhiêu khối
phước đức?)
Do
[học nhân] đă thọ [quán đảnh] đầy đủ
xong, [đức Phật] bèn nói vô tác công đức trong Chân
Ngôn môn. Như trong pháp Thanh Văn, nếu đă thọ Cụ
Túc Giới, đối với mỗi học xứ trong các
học xứ “dâm, trộm, giết, dối” v.v… đều
có [tác dụng khiến cho] mỗi một chúng sanh trong tam
thiên đại thiên thế giới đều đạt được
vô tác công đức, sông phước tuôn chảy cho đến
khi mạng chung. Thậm chí do giới “không uống rượu”,
trong cổ họng của mỗi chúng sanh đều sanh ra
vô tác công đức. Do giới “chẳng tổn hoại
sanh mạng, đào cuốc đất”, khiến cho hết
thảy cây cỏ cho đến tận kim cang tế, mỗi
mỗi vi trần đều sanh ra vô tác công đức. Do nhân
duyên này, tuy là phàm phu trọn đủ kết sử mà được
cùng bậc thánh nhân vô học dự vào hàng Ứng Cúng, cùng nắm
giữ thánh sự. Nay trong tạng bí mật này, do giới đầu
tiên mà trong mười phương ba đời, hết thảy
các chánh pháp tạng đều sanh ra vô tác công đức. Do
giới thứ hai, trong hạnh của mười
phương ba đời hết thảy Bồ Tát, đều
sanh ra pháp vô tác công đức. Do giới thứ ba mà trong mười
phương ba đời, hết thảy các môn “độ
người” đều sanh ra vô tác công đức. Do giới
thứ tư, trong mười phương ba đời, hết
thảy chúng sanh và trong Tứ Nhiếp Sự, đều
sanh ra vô tác công đức. Chẳng phải chỉ dùng một
kỳ làm hạn lượng, mà lấy tam thiên làm cảnh giới
vậy.
Lại
nữa, trong hết thảy luật nghi Thanh Văn, do nhân
duyên tạo tác rốt cuộc là Vô Dư Niết Bàn, đều
quy vào “hôi đoạn” (nát thân diệt trí như lửa
tắt, tro lạnh). Nay trong luật nghi của Bồ Tát, vốn
sanh từ Nhất Thiết Trí, rốt cuộc tiến nhập
biển Tát Bà Nhă, từ đầu đến cuối rốt
ráo đều như kim cang. Lại như trong pháp Thanh
Văn, tuy có trọn đủ các giai tầng phiền năo,
học, vô học v.v… bất đồng, nhưng phát khởi
vô tác luật nghi sẽ chẳng có hơn kém sai khác. Nay luật
nghi này của Bồ Tát cũng giống như thế. Tuy là
ban sơ phát tâm cho tới bốn mươi hai địa
vị, giai tầng bất đồng, nhưng cùng lúc phổ
biến pháp giới, phát khởi vô tác thiện căn, cùng
Như Lai trọn chẳng có tăng giảm sai khác. Lại
nữa, như lúc phát tâm ban đầu, hết thảy công
đức liền bằng với Như Lai. Từ đấy
trở đi, trải qua vô lượng A-tăng-kỳ kiếp,
trong mỗi niệm luôn tiến lên thù thắng, chuyển thành
sâu rộng chẳng thể nghĩ bàn! Do bởi nghĩa này,
nên gọi là “vô tác công đức trong tạng bí mật”.
V́ vậy, kinh nói ngài Kim Cang Thủ hỏi “thiện nam tử,
thiện nữ nhân do nhập Đại Bi Tạng Mạn-đồ-la
này, sẽ đạt được bao nhiêu khối phước
đức?”
(Kinh)
Như thị thuyết dĩ, Phật cáo Kim Cang Thủ ngôn:
“Bí Mật Chủ! Tùng sơ phát tâm, năi chí thành Như Lai, sở
hữu phước đức tụ, thị thiện nam tử,
thiện nữ nhân phước đức tụ dữ bỉ
chánh đẳng. Bí Mật Chủ! Dĩ thử pháp môn, đương
như thị tri: Bỉ thiện nam tử, thiện nữ
nhân tùng Như Lai khẩu sanh, Phật tâm chi tử. Nhược
thị thiện nam tử, thiện nữ nhân sở tại
phương sở, tức vi hữu Phật thi tác Phật
sự. Thị cố Bí Mật Chủ! Nhược nhạo
dục cúng dường Phật giả, đương cúng
dường thử thiện nam tử, thiện nữ nhân.
Nhược nhạo dục kiến Phật, tức đương
quán bỉ”. Thời Kim Cang Thủ đẳng thượng
thủ Chấp Kim Cang, cập Phổ Hiền đẳng
thượng thủ chư Bồ Tát, đồng thanh thuyết
ngôn: “Thế Tôn! Ngă đẳng tùng kim dĩ hậu, ưng đương
cung kính cúng dường thị thiện nam tử, thiện
nữ nhân. Hà dĩ cố? Thế Tôn! Bỉ thiện nam tử,
thiện nữ nhân đồng kiến Phật Thế Tôn cố!”
(經)如是說已,佛告金剛手言:祕密主!從初發心乃至成如來所有福德聚,是善男子善女人福德聚與彼正等。祕密主!以此法門當如是知,彼善男子善女人從如來口生、佛心之子,若是善男子善女人所在方所,即為有佛施作佛事。是故祕密主!若樂欲供養佛者,當供養此善男子善女人;若樂欲見佛,