Đại Tỳ Lô Giá
Na Thành Phật Kinh Sớ
Phần tám
大毘盧遮那成佛經疏
Đường sa-môn
Nhất Hạnh A-xà-lê kư
沙門一行阿闍梨記
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử
Như Ḥa
Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang
(Kinh) Kim thuyết nhiếp
tŕ pháp, nhất thiết nhất tâm thính. Hành giả nhất
duyên tưởng, bát phong Di Lô sơn, thượng quán diệu
liên hoa, lập Kim Cang Trí ấn. Du Già giả ư thượng,
tự môn oai diễm quang, nhi dụng trí kỳ đảnh,
an trụ bất khuynh động.
(經)今說攝持法,一切一心聽。行者一緣想,八峯彌盧山,上觀妙蓮華,立金剛智印。瑜伽者於上,字門威焰光,而用置其頂, 安住不傾動。
(Kinh: Nay nói pháp nhiếp
tŕ pháp, hết thảy nhất tâm nghe. Hành giả tưởng
một duyên, núi Di Lô tám đỉnh, quán sen đẹp trên ấy,
đặt Kim Cang Trí ấn. Hành nhân ở trên ấy, tự
môn oai quang rực, đặt trên đỉnh đầu đó, an trụ, chẳng
lay động).
Lại nữa, phàm là pháp gia
tŕ, như trong phần trước đă nói cách gia tŕ gió
v.v… bằng cách chấm bảy điểm v.v… vẫn
chưa nói trọn; ở đây, thuyết minh cặn kẽ.
Phàm đối với hết thảy các thứ gây chướng,
hại đạo, đều dùng pháp này, khiến cho chúng bất
động. Hết thảy đều là một cảnh,
khiến cho hết thảy trụ nơi tâm làm Thể. Làm
pháp này, trước hết tưởng núi chúa Tu Di có tám
đỉnh. “Bát phong” (tám đỉnh núi) tức là vây
quanh bốn mặt đều là đỉnh núi. Trên tám
đỉnh núi, tưởng hoa sen. Trên hoa có chày Kim Cang ba
nhánh, các nhánh hướng lên trên. Kinh nói “trí bỉ đảnh”
(đặt trên đỉnh đầu đó) tức là [đặt] ở trên đầu chày. Trên ấy, tưởng
chữ A, có ánh sáng như h́nh ngọn
lửa bao quanh. Tưởng như thế xong, hết thảy
các chướng đều bị nhiếp trừ. Nhiếp
trừ những thứ đó như thế,
khiến cho [tâm chính ḿnh] trụ trong một cảnh, chẳng
thể động, chứ không phải là nói đến
ngài Bất Động Minh Vương, mà có nghĩa là “giữ
chặt [các thứ gây chướng]”, tự tại tùy ư
tu đạo vô ngại.
(Kinh) Bách chuyển sở
tŕ dược, hành giả ưng phục chi. Tiên thế
nghiệp sanh tật, thị đẳng tất trừ
dũ.
(經)百轉所持藥,行者應服之,先世業生疾,是等悉除愈。
(Kinh:
Gia tŕ thuốc trăm lượt, hành giả nên uống
vào. Bệnh do nghiệp trước sanh, thảy đều
trừ khỏi hẳn).
Lại nữa, thành tựu dược
pháp. Hễ lúc muốn thành tựu như thế đó,
đều có thứ tự pháp dụng, nay ở đây chỉ
nói đại lược điều chánh yếu. Chế
thuốc th́ tác pháp, gia tŕ một trăm lần. Hễ nói “một
trăm lần”, hăy nên thêm vào tám lần nữa. Tụng
xong, tự lấy uống, hoặc trao cho người khác.
[Thuốc ấy] có thể trừ hết thảy bệnh
hoạn, thậm chí bệnh do nghiệp trước
cũng có thể trừ. Phàm là chuyện Tăng Ích, hăy nên
tương ứng với kim cang sắc vàng.
(Kinh) Phật tử
ưng phục thính, đệ nhất Phạ tự môn, tuyết
nhũ, thương-khư sắc, nhi tự tề trung khởi,
tiễn bạch liên hoa đài, nhi ư bỉ trung trụ,
thậm thâm tịch nhiên định. Thu tịch tố nguyệt
quang. Như thị Mạn-đồ-la, chư Phật thuyết
hy hữu. Tư duy dĩ thuần bạch, luân viên thành cửu
trùng. Trụ ư phi vụ trung, trừ nhất thiết
nhiệt năo. Tịnh nhũ do châu man, thủy tinh dữ nguyệt
quang, phổ biến nhi lưu chú, nhất thiết xứ
sung măn. Hành giả tâm tư duy, xuất ly chư chướng
độc. Như thị ư viên đàn, Đẳng Dẫn
tác thành tựu. Nhũ, lạc, sanh, thục tô, Phả-chi-ca,
châu man, ngẫu thủy đẳng chúng vật. Thứ
đệ thành Tất Địa. Đương đắc
vô lượng thọ, ứng hiện thù đặc thân. Nhất thiết hoạn
trừ tức, thiên nhân hàm ái kính, đa văn thành Tổng
Tŕ, thiện huệ tịnh vô cấu. Do tư tác thành tựu,
tốc chứng Tất Địa quả. Thị danh Tịch
Tai giả, cát tường Mạn-đồ-la. Đệ
nhất nhiếp tŕ tướng, an dĩ Đại Không
điểm.
(經)佛子應復聽,第一嚩字門,雪乳商佉色,而自臍中起,鮮白蓮華臺,而於彼中住,甚深寂然定,秋夕素月光。如是漫荼羅, 諸佛說希有,思惟以純白,輪圓成九重,住於霏霧中,除一切熱惱,淨乳猶珠鬘,水精與月光,普遍而流注,一切處充滿。行者心思惟,出離諸障毒,如是於圓壇,等引作成就。乳酪生熟酥,頗胝迦珠鬘,藕水等眾物,次第成悉地。當得無量壽,應現殊特身,一切患除息,天人咸愛敬,多聞成總持,善慧淨無垢,由斯作成就,速證悉地果,是名寂災者,吉祥漫荼羅,第一攝持相,安以大空點。
(Kinh: Phật tử lại
nên nghe, môn chữ Phạ thứ nhất, màu tuyết, sữa,
thương-khư. Từ nơi rốn khởi lên, đài
hoa sen trắng sạch, để trụ trong đài đó,
Định vắng lặng rất sâu. Vầng trăng sáng
đêm Thu. Mạn-đồ-la như thế, chư Phật
nói hy hữu. Tư duy thuần sắc trắng, tṛn trịa
thành chín tầng, trụ ở trong sương mù, trừ hết
thảy nhiệt năo. Sữa sạch như chuỗi ngọc,
thủy tinh và ánh trăng, tuôn trào trọn khắp cả, hết
thảy chốn tràn trề. Hành giả tâm tư duy, ĺa khỏi
các chướng độc. Nơi đàn tṛn như thế,
làm thành tựu Đẳng Dẫn. Sữa, lạc, sanh, thục
tô, pha lê và chuỗi ngọc, ngó sen, nước… mọi vật. Thứ
tự thành Tất Địa. Sẽ được thọ
vô lượng, ứng hiện thân thù đặc. Mọi hoạn
nạn trừ dứt, trời người đều yêu
kính. Đa văn, thành Tổng Tŕ, thiện huệ sạch
chẳng nhơ. Do vậy, làm thành tựu, mau chứng quả
Tất Địa. Đó gọi là Tịch Tai, cát tường
Mạn-đồ-la. Tướng nhiếp tŕ bậc nhất.
Thêm vào chấm Đại Không).
Kế đó, nói về môn chữ
Phạ, tức là chữ Va (व). Trước là nói về
cái Thể của nó, sau là nói [chữ ấy] kèm thêm vạch
tam-muội. Cách quán tưởng là tưởng chữ này
thuần sắc trắng, sáng sạch, tươi tắn,
ví như núi Tuyết, và sữa ḅ v.v… Trước hết,
tưởng từ trên rốn có hoa sen màu trắng
trắng sạch, trong sáng tột bậc. Chữ Phạ thuần
màu trắng nằm trên sen trắng. Đă [quán tưởng]
thành tựu rồi, liền chuyển chữ ấy thành Bổn
Tôn. Đấy là cách bậc nhất trong pháp Tức Tai.
Đối với Phật hoặc Bổn Tôn, cũng tưởng
[Ngài có] h́nh tượng vắng lặng, dáng vẻ cực
tịch tĩnh, trụ trong Tịch Định, thuần
trắng khôn sánh, giống như vầng trăng đêm Thu.
Mạn-đồ-la hăy nên tṛn trặn, ví như chín vầng
trăng hợp thành, giống như trụ trong mây trắng
mù mịt. Làm pháp này thành tựu, hết thảy nóng bức
nhiệt năo v.v… đều có thể ngưng dứt.
Phàm
hết thảy các pháp tương ứng với Tức
Tai, đều thực hiện trong ấy (trong Mạn-đồ-la
ấy). “Giống như sữa ḅ, chuỗi ngọc” tức
là tưởng chữ ấy giống như sữa ḅ tuôn
chảy liên tục chẳng dứt, giống như trân châu
trắng rót xuống tâm ḿnh. Dù v́ chính ḿnh hay người
khác, nếu quán tưởng như vậy, hết thảy
nhiệt năo trong ngoài, không ǵ chẳng trừ sạch. Hoặc
tưởng như vầng trăng, hoặc như thủy
tinh, ánh trăng thanh tịnh chiếu rót trọn khắp. Hễ
có hết thảy nhiệt năo, do
được tưới rót như vậy mà đều
trừ sạch. Hết thảy các pháp Phiến Để
Ca (Śantika,
pháp Tịch Tai) tương ứng với
màu trắng, được thực hiện trong ấy
(trong Mạn-đồ-la này). Chữ A trong phần trước
là Kim Cang mạn-đồ-la, c̣n chữ Phạ này
được gọi là Thủy Mạn-đồ-la.
H́nh đàn tràng |
Tên gọi và đặc
tánh |
Vuông |
Kim cang, đất, màu vàng |
Tṛn |
Thủy, đất, màu trắng |
Tam giác |
Hỏa, đất, màu đỏ |
Bán nguyệt |
Phong, đất, màu đen |
Hư không chẳng có h́nh tướng
nhất định, mà hiện ra đủ loại. Từ
vầng trăng phủ trong sương mù, Mạn-đồ-la
xuất hiện như sữa tưới rót, có thể trừ
hết thảy nhiệt năo. Nói “nội ngoại chướng”
tức là nhiệt chướng, pháp này đều có thể
trừ. “Xuất ly” tức là thoát khỏi khổ hoạn
ấy. Hệ duyên nơi một cảnh như thế
để [tác pháp] thành tựu [các “dược vật”
như] tô, sữa, chuỗi ngọc, ngó sen, thủy tinh, hoặc
lạc, hoặc nước. Các vật như thế số
lượng rất nhiều, tùy ḷng mong muốn mà thực
hiện, chỉ cần tương ứng với pháp Tịch
Tai, sẽ đều được thành tựu. Hoặc cầu
trường thọ, sống lâu vô lượng, hoặc hiện
đủ loại thân tướng đoan nghiêm, kỳ diệu.
Nói “tối thượng” tức là yêu kính tối
thượng, khiến cho người khác kính yêu. Hoặc cầu
Văn Tŕ, hoặc cầu thông minh, hoặc cầu trí huệ,
và dứt trừ các bệnh. Các điều như thế
đều được thành tựu. Nếu thêm một
chấm cho chữ Phạ này [tức chữ Vaṃ (वं)],
các chuyện như trừ bệnh, trừ hoạn nạn,
trừ các độc trong ngoài v.v… đều nhanh chóng thành
tựu. Đấy chính là Tức Tai Cát Tường Mạn-đồ-la,
nhưng do nhiếp trừ vô lượng sự, nên nói là
Đẳng.
(Kinh)
Ra tự thắng chân thật, Phật thuyết hỏa
trung thượng. Sở hữu chúng tội nghiệp,
ưng thọ vô trạch báo. Du Kỳ thiện tu giả,
Đẳng Dẫn giai tiêu trừ. Sở trụ tam giác
h́nh, duyệt ư biến h́nh xích, tịch nhiên châu diễm man,
tam giác tại kỳ tâm. Tương ứng quán bỉ trung,
Ra tự Đại Không điểm. Trí giả như Du
Già, dĩ thử thành chúng sự. Nhật diệu chư quyến
thuộc, cập tác nhất thiết hỏa, nhiếp thủ,
phát oán đối, tiêu khô chúng chi phần. Thị đẳng
sở ưng tác, giai ư trí hỏa luân.
(經)囉字勝真實,佛說火中上,所有眾罪業,應受無擇報。瑜祇善修者,等引皆消除,所住三角形,悅意遍形赤,寂然周焰鬘, 三角在其心。相應觀彼中,囉字大空點,智者如瑜伽,以此成眾事,日曜諸眷屬,及作一切火,攝取發怨對,消枯眾支分,是等所應作,皆於智火輪。
(Kinh: Chữ Ra thắng chân thật,
Phật nói lửa bậc thượng. Tất cả các tội
nghiệp, đáng chịu báo chẳng chọn. Bậc Du Kỳ
(Yogi) khéo tu, Đẳng Dẫn đều tiêu trừ. Trụ
trên h́nh tam giác, khắp h́nh đỏ đẹp ư. Vầng
lửa vắng lặng vây, tam giác đặt nơi tâm. Quán
tương ứng trong ấy. Chữ Ra, chấm Đại
Không. Bậc trí như Du Già, dùng đó thành các sự. Các quyến
thuộc Nhật Diệu, tạo ra hết thảy lửa,
nhiếp thủ, trừ oán đối, tiêu khô mọi chi phần.
Các điều nên làm ấy, đều trong trí hỏa luân).
Kế
đó, nói Trừ Chướng Mạn-đồ-la nơi chữ
Ra, là pháp chân thật bậc nhất trong
các cách trừ chướng (do vậy, chánh kinh nói “Ra tự
thắng chân thật” tức là “chữ Ra (र) chân thật thù thắng nhất”).
Chữ Ra ấy đỏ nhất trong các màu đỏ, là
lửa mạnh nhất trong các thứ lửa, thiêu đốt
nhất trong các
sự thiêu đốt, do
nó có thể đốt cháy tan đủ loại phiền
năo nghiệp khổ; thậm chí tội
Ngũ Vô Gián tạo tác trong hiện tại, nếu tu tự
môn này, cũng có thể trừ sạch, khiến cho chẳng
c̣n thừa sót. Tội đă diệt, sẽ sanh ra các công đức
tốt lành. Tự môn này có tác dụng tương ứng với
Bất Động Minh Vương, nhưng câu chân ngôn của
Bất Động Minh Vương có thể dùng để
làm hết thảy các sự thuộc ba phẩm (thượng,
trung, hạ). Trước hết, pháp này [được thực
hiện] giống như pháp trước: Trụ tâm nơi
một cảnh, quán tưởng Mạn-đồ-la h́nh tam
giác cực đỏ, sao cho tột bậc đẹp ư. “Đẹp
ư” tức là [hăy quán] sao cho tươi sáng, đẹp
đẽ, tề chỉnh. “Đẹp ư” lại c̣n là
do tâm mà làm; đấy là “bí ngữ”
(lời nói hàm chứa ư nghĩa bí mật). “Châu táp tác
ư diễm man” là nói tới h́nh dạng giống
như lửa cháy sáng rực [vây quanh], quán chữ Ra ở
trong ấy. Đă thành tựu, [liền quán chữ Ra đó]
biến thành Bất Động Minh Vương, có h́nh dạng
tĩnh lặng. Chẳng sân, chẳng cười; đó là
tĩnh lặng. Lại nói: Trước hết, tưởng
Bất Động Minh Vương, nơi tim Ngài có h́nh tam
giác, trong đó có chữ Ra. [Quán tưởng] chữ
đă thành, [chữ ấy] lại biến thành Bất Động
Minh Vương. Do trừ chướng nên tội diệt;
do tĩnh lặng nên Tức Tai. Đó chính là ư nghĩa “tội
diệt, phước sanh”.
Kế
đó là “thành tựu vật ấy” tức là nói đến
[các pháp sẽ được thực hiện trong] cái
đàn tam giác
đó. Nói Cật La (Graha) tức là nói tới
quyến thuộc của Chấp Nhật, gồm có tám tinh
tú, đều gọi là Chấp. Phàm các Chấp như mặt
trời, mặt trăng v.v… và Hỏa Thiên v.v… cùng đặt
tại góc Đông Nam, cách tác pháp đại để
tương đồng. Tức là cần phải dùng lửa
để tác pháp, hoặc chuyển lửa thành lạnh v.v…
đều được thực hiện trong ấy.
Nhưng ư nghĩa bí mật là “làm mặt trời”, cho nên là
trí hỏa. “Nhật” cũng là huệ nhật. “Nhiếp
thủ” là thâu tóm những kẻ hành ác pháp, khó điều
phục, khiến cho họ đều nhu thuận, điều
phục (ư nghĩa cũng chuẩn theo hai mươi tám tinh
tú, mười hai cung [hoàng đạo] v.v…
cùng với Thủy Tinh, mặt trăng ở cùng
phương vị). [Người] “nhiếp phục kẻ
ác” ở đây chính là người có thể nhiếp phục
phiền năo, đạt được tự tại. “Phát
oán đối”: Có thể làm cho chính ḿnh lẫn người
khác đều được thành tựu (gọi đó là “trừ
khử oán hận của người khác”). “Tiêu khô chi
phần”: Có thể làm cho thân của kẻ đó khô kiệt,
chẳng thể kham làm ǵ được. Hết thảy
các thân phần dùng Tam Độc làm bản thể, [nay do
pháp này] khiến cho nó tiêu diệt chẳng c̣n sót. Nếu
quán h́nh tướng bên ngoài để nói th́ “khô khan”
chính là cạn kiệt ao rồng v.v… Hết thảy các việc
làm, hết thảy chuyện tương ứng với Hàng
Phục đều được thực hiện trong cái
đàn này. Nhưng các pháp ấy đều tương ứng
với từ bi; bởi lẽ, hàng phục, khéo điều
phục họ,
chỉ nhằm tạo nhân duyên [khiến cho người
bị hàng phục] đạt được Phật đạo.
(Kinh)
Ha tự đệ nhất thật, phong luân chi sở sanh,
cập dữ nhân nghiệp quả, chư chủng tử
tăng trưởng. Bỉ nhất thiết tồi hoại,
tịnh dĩ Đại Không điểm. Kim thuyết bỉ
sắc tượng, thâm huyền, đại oai đức,
thị hiện bạo nộ h́nh, diễm man phổ châu biến,
trụ Mạn-đồ-la vị. Trí giả quán mi gian, thâm
thanh bán nguyệt luân, xuy động tràng
phan tướng, nhi ư bỉ trung tưởng, tối thắng
Ha tự môn. Trụ bỉ Mạn-đồ-la, thành tựu
sở ưng sự, tác nhất thiết nghĩa lợi, ứng
hiện chư chúng sanh, bất xả ư thử thân,
đăi đắc Thần Cảnh Thông, du bộ Đại
Không vị, nhi thành thân bí mật. Thiên nhĩ, nhăn căn tịnh,
năng khai thâm mật xứ. Trụ thử nhất tâm
đàn, nhi thành chúng sự nghiệp. Bồ Tát đại
danh xưng, sơ tọa Bồ Đề tràng, hàng phục
ma quân chúng.
(經)訶字第一實,風輪之所生,及與因業果,諸種子增長,彼一切摧壞,并以大空點。今說彼色像,深玄大威德,示現暴怒形, 焰鬘普周遍。住漫荼羅位,智者觀眉間,深青半月輪,吹動幢幡相,而於彼中想,最勝訶字門。住彼漫荼羅,成就所應事,作一切義利,應現諸眾生,不捨於此身,逮得神境通,遊步大空位,而成身祕密。天耳眼根淨,能開深密處,住此一心壇,而成眾事業,菩薩大名稱。初坐菩提場,降伏魔軍眾。
(Kinh:
Chữ Ha chân thật nhất, do phong luân sanh ra, cùng với
nhân, nghiệp, quả, các chủng tử tăng trưởng,
đều dẹp tan hết thảy, lại thêm chấm
Đại Không. Nay nói sắc, h́nh tướng: Đen
thẫm, oai đức lớn. Hiện h́nh dạng bạo
nộ, ṿng lửa bọc khắp cùng, trụ trong Mạn-đồ-la.
Bậc trí quán giữa mày, vầng bán nguyệt xanh đậm,
tướng tràng phan thổi động. Nhưng tưởng
ở trong ấy, môn chữ Ha tối thắng. Trụ trong
Mạn-đồ-la, thành tựu chuyện đáng nên, tạo hết thảy
nghĩa lợi, ứng hiện các
chúng sanh, chẳng xả cái thân này, đạt được
Thần Cảnh Thông, dạo địa vị Đại
Không, thành tựu thân bí mật. Thiên nhăn,
nhĩ căn tịnh, hay mở chỗ sâu mật. Trụ
đàn nhất tâm này, mà thành các sự nghiệp. Bồ Tát
tiếng tăm lớn, mới ngồi Bồ Đề
tràng, hàng phục lũ quân ma).
Chữ
Ha (ह) chân thật bậc nhất;
đấy là Phong Mạn-đồ-la. Tánh của gió có thể
tăng ích. “Phong sanh” (sanh bởi gió) nghĩa là những
chuyện đáng nên làm tương ứng với tác dụng
của Phong đều xuất sanh từ đàn tràng này, mà
[đàn tràng
này] cũng sanh ra các sự ấy. Vạn
vật có thể tiêu hao, biến hóa không ngằn mé, các chuyện
sử dụng chữ này cũng như thế. Nói “nhân nghiệp đẳng sanh” (sanh từ nhân, nghiệp v.v…) nghĩa là
đủ loại chuyện tăng trưởng,
tươi tốt đều được tự tại.
Nếu trên đó thêm một chấm, sẽ có thể phá hoại
hết thảy các chuyện thuộc về nhân, nghiệp
v.v… Thực hiện pháp này th́ trước hết tưởng
Bổn Tôn, trên trán vị ấy, chỗ giáp với chân mày,
tưởng có h́nh bán nguyệt, đặt chữ Haṃ (हं) trong ấy.
Trước hết là tưởng [h́nh tướng Bổn
Tôn ở] bên ngoài, rồi tưởng chính ḿnh [là Bổn
Tôn]. Trên h́nh bán nguyệt ấy, có h́nh tượng oai quang
đại oai đức, sanh ra trọn khắp các ngọn
lửa màu đen túa ra ngoài, tạo thành h́nh ảnh đặc
trưng gió thổi lay động. “Ác” có nghĩa là
tưởng h́nh tượng ấy có dáng vẻ cực phẫn
nộ, ư nói: Đấy chỉ là vị tôn thánh ngự trên
phong luân, chưa phải là ngài Hàng Tam Thế (Trailokyavijaya).
Cũng tưởng h́nh tượng ấy xanh đậm
(gần giống như màu đen). Nếu tưởng
như vậy thành tựu, sẽ có thể v́ hết thảy
chúng sanh tạo đủ loại nghĩa lợi. Kế
đó, “thành tựu” tức là các vật liệt kê
dưới đây đem làm [pháp gia tŕ thành tựu] trong
Phong [Mạn-đồ-la], liền có thể là ngay trong thân
hiện tại này, đều đạt được
thành tựu. Chẳng hạn như thăng lên hư không,
thần túc biến hóa, thiên nhăn, thiên nhĩ, ẩn mất
thân h́nh. “Khai” tức là mở cửa cung A Tu La v.v… Kế
đó, nói “niệm” th́ chỉ là dụng tâm mà làm.
Năm
chữ này (A, Va, Ra, Ha, Kha) đều là do tâm tạo tác mà
thành tựu đàn tràng, mà cũng có thể dùng sự pháp (tức
là dùng các vật cụ thể) để tạo đàn,
nhưng quán tâm phải tương ứng. Nếu như
dùng sự tướng để làm đàn mà tu Thần Túc,
cũng có thể ngồi trong ấy để thực hiện.
Như ngó sen v.v… cũng đặt ở trong đàn để
làm [pháp thành tựu], tưởng sữa trắng tuôn chảy
đầy ắp trong ấy. Xưa kia, đức Phật
ngồi dưới cội đạo thụ, từ tự
môn này mà hàng phục vô lượng quân chúng của thiên ma.
Người tŕ tụng nếu có thể đúng như pháp
tu tập, hành tŕ, chẳng lâu sau liền giống như
Như Lai, ngay nơi thân hiện tại sẽ có
thể hàng phục lũ ma quân ấy. “Đại danh
xưng” (tiếng tăm to lớn) là do hàng ma vậy!
(Kinh)
Chư nhân bất khả đắc, nhân vô tánh, vô quả.
Như thị nghiệp bất sanh, bỉ tam vô tánh cố,
nhi đắc Không trí huệ. Đại đức Chánh Biến
Tri, tuyên thuyết ư bỉ sắc. Khư tự cập
Không điểm, tôn thắng hư không không, kiêm tŕ huệ
đao ấn, sở tác tốc thành tựu. Pháp luân cập
quyến sách, Khiết Già, Na Thích Giá, tịnh Mục Kiệt
Lam đẳng, bất cửu thành tư cú.
(經)諸因不可得,因無性無果。如是業不生,彼三無性故,而得空智慧,大德正遍知,宣說於彼色。佉字及空點,尊勝虛空空,兼持慧刀印,所作速成就。法輪及羂索,朅伽那刺遮,并目竭嵐等,不久成斯句。
(Kinh:
Các nhân chẳng thể được, nhân vô tánh, không quả.
Nghiệp như thế chẳng sanh, do cả ba vô tánh[1],
mà đắc Không trí huệ. Đại đức Chánh Biến
Tri, tuyên nói màu sắc đó. Chữ Khư và chấm Không,
hư không Không[2]
tôn thắng. Kiêm cầm huệ đao ấn, việc làm
chóng thành tựu. Pháp luân và dây trói, Khiết Già[3],
Na Thích Giá[4],
và Mục Kiệt Lam[5]
thảy, chẳng lâu thành câu này).
Kế
đó, do từ môn chữ Ha mà chuyển sang nói về môn chữ
Khư. Ha có nghĩa là nhân. Do có nhân, liền có tướng “theo
nghiệp mà thọ quả”. Nhưng trong Đệ Nhất
Nghĩa, môn chữ Ha vốn tự chẳng sanh. Do chẳng
sanh, nên cái nhân chẳng thể được! Cái nhân c̣n vốn
sẵn chẳng sanh, huống hồ có nghiệp quả
trong ấy ư? Khi quán như thế, các sự thuộc
nhân, nghiệp, quả vắng lặng, đều là chẳng
thể được! Nếu có thể quán như thế,
chính là giống như đức Như Lai ngồi dưới
cội đạo thụ hàng phục ma. Do nhân, nghiệp
v.v… đều chẳng thể được, tức là
cái tướng ấy giống như hư không; do đă
không mà lại càng thêm không, [nên nói là “hư
không Không”]! Đại đức Thế Tôn nói đến
“sắc” chính là “hư không sắc”. Nếu lại
thêm cái chấm [trên chữ Khư (ख,
Kha)], sẽ thuộc vào môn chữ Khiếm (खं,
Khaṃ). Điều đáng tôn trọng nói trong môn chữ
Khiếm được gọi là Tôn, ư nói là “tôn quư nhất
trong các thứ tôn quư”, tức là Đại Không. Nếu
muốn thành tựu hết thảy các đồ vật [bởi
pháp môn tu chữ Khiếm này], sẽ đều được
thành tựu. Tên và chủng loại của các món ấy vô
lượng, chẳng thể nói trọn!
Mạn-đồ-la
ấy chẳng có tướng vuông, tṛn, bán nguyệt v.v… Hăy
nên biết hư không vô tướng mà có thể thành tựu
các tướng. Đàn ấy làm đủ loại màu, do
không trung hiện đủ thứ sắc tướng. “Huệ
đao ấn cộng tác” tức là kiêm dùng đao ấn
để thủ hộ ḥng thực hiện pháp thành tựu.
Nếu làm [pháp thành tựu cho] đao,
hăy dùng thép tinh luyện để chế [thành đao]. Dây
trói (quyến sách, 羂索) th́ dùng chỉ hoặc tơ ngó sen
để làm. Luân (bánh xe) th́ dùng vàng hoặc thép tinh luyện
để chế thành. Các khí cụ
ấy rất nhiều, chẳng thể chép trọn để
nêu riêng từng loại được. Các khí cụ như
trên, tùy thuộc làm chuyện ǵ,
đều dùng chữ Khiếm để thành tựu. Nếu
đạt được thành tựu thượng, trung, hạ,
hăy tùy theo từng sự mà dùng. Cho đến khi
được thành tựu, cầm vật ấy để
dạo
chơi các cơi Phật, [hành giả ấy
được] gọi là Tŕ Minh Tiên.
(Kinh) Nhĩ thời, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn
quán đại chúng hội, cáo Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ,
nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược ư Chân Ngôn môn, tu
hành chư Bồ Tát, A tự vi tự thân, nội ngoại
tất đồng đẳng, chư nghĩa lợi giai xả,
đẳng lịch, thạch, kim, bảo, viễn ly chúng tội
nghiệp, cập dữ tham, sân đẳng,
đương đắc cụ thanh tịnh, đồng
chư Phật Mâu Ni, năng tác chư lợi ích, ly nhất
thiết chư quá.
(經)爾時毘盧遮那世尊觀大眾會,告執金剛祕密主而說偈言:若於真言門,修行諸菩薩,阿字為自身,內外悉同等,諸義利皆捨,等礫石金寶,遠離眾罪業,及與貪瞋等,當得俱清淨,同諸佛牟尼,能作諸利益,離一切諸過。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Tỳ Lô
Giá Na Thế Tôn quán đại chúng hội, do bảo Chấp
Kim Cang Bí Mật Chủ, mà nói kệ rằng: - Nếu các vị
Bồ Tát, tu hành Chân Ngôn môn, chữ A là tự thân, trong ngoài
đều đồng đẳng, các nghĩa lợi đều
xả, vàng, báu như sỏi, đá, xa ĺa các tội nghiệp,
cùng với tham, sân thảy, sẽ được cùng thanh
tịnh, giống chư Phật Mâu Ni, hay tạo các lợi
ích, ĺa hết thảy các lỗi).
Kế
đó, nói cặn kẽ hơn ư nghĩa của năm chữ.
Nếu trụ trong lư này, tùy sự tương ứng, sẽ
liền có thể hoàn thành hết thảy các chuyện. V́ thế,
đức Phật quán đại chúng, bảo ngài Kim Cang Thủ
rằng: “Vị Chân Ngôn Bồ Tát tu hạnh Bồ Tát này,
dùng chữ A làm bổn sắc của chính ḿnh, trong ngoài hết
thảy đều xả”. Đạt được hết
thảy cú nghĩa, được tương ứng với
bản thể và bản sắc của chữ A. Xét về
cái Thể th́ bản thể bất sanh, giống như thân
Thật Tướng của Kim Cang. Nếu tương ứng
với điều ấy, liền có thể xả hết
thảy các pháp, thô và diệu đều b́nh đẳng. Coi
ngói và vàng giống như nhau, do khéo trụ trong b́nh đẳng
quán, hết thảy tội nghiệp ba độc đều
ĺa. Nếu đạt được cái tâm thanh tịnh
như thế, người được sự thanh tịnh
ấy sẽ tôn quư giống như chư Phật Mâu Ni, có
thể lợi ích trọn khắp hết thảy chúng sanh,
thoát khỏi sai trái, ĺa các lầm lỗi và lo âu.
(Kinh)
Phục thứ, ư Phạ tự, hành giả y Du Già, giải
tác nghiệp nghi thức, lợi ích chúng sanh cố, nội
thân cứu thế giả, nhất thiết giai như thị.
Tâm thủy trạm doanh măn, khiết bạch do tuyết
nhũ, đương sanh quyết định ư. Xuất
ư nhất thiết thân, tất biến chư mao khổng,
lưu chú cực thanh tịnh, tùng thử nội sung dật,
biến măn ư đại địa. Dĩ thị bi mẫn
thủy, quán thế khổ chúng sanh. Chư hữu ẩm dụng
giả, hoặc phục thân sở xúc, nhất thiết giai
quyết định, đắc thành tựu Bồ Đề.
(經)復次於嚩字,行者依瑜伽,解作業儀式,利益眾生故,內身救世者,一切皆如是,心水湛盈滿,潔白猶雪乳,當生決定意,出於一切身,悉遍諸毛孔,流注極清淨,從此內充溢,遍滿於大地,以是悲愍水,觀世苦眾生。諸有飲用者,或復身所觸,一切皆決定,得成就菩提。
(Kinh:
Lại nữa, nơi chữ Phạ, hành giả
nương Du Già, hiểu nghi thức tác pháp, do lợi ích
chúng sanh. Nội thân bậc Cứu Thế, hết thảy
đều như thế. Tâm thủy lắng, tràn đầy.
Trắng, sạch dường tuyết, sữa. Hăy sanh ư quyết
định. Ra ngoài hết thảy thân, trọn khắp lỗ
chân lông, tưới rót cực thanh tịnh. Tràn trề từ
trong thân, trọn khắp cơi đại địa. Dùng
nước bi mẫn ấy, nh́n chúng sanh khổ sở. Những
người lấy uống, dùng, hoặc thân được
tiếp xúc, hết thảy đều quyết định,
được thành tựu Bồ Đề).
Kế
đó, nói về môn chữ Phạ. Nếu có thể hiểu
các pháp tắc tương ứng với chữ này (tức
là hiểu thứ tự pháp tắc trong chân ngôn), sẽ có
thể tạo các chuyện lợi ích to lớn cho hết
thảy chúng sanh. Trước hết, hăy nên quán chữ này
như trong phần trên, trắng như tuyết hay sữa,
rót vào trong tâm. Nếu tưới rót tràn ngập khắp
thân, trong lẫn ngoài đều thanh tịnh, hết thảy
người trông thấy liền [thấy thân hành giả]
giống như thân Phật. Lại từ cái thân ấy tuôn
ra, [thấm vào] trọn khắp hết thảy thân chúng
sanh, sao cho thanh tịnh viên măn tột bậc. Lại c̣n tuôn
rót tràn khắp đại địa. Hăy nên biết điều
này giải thích theo nghĩa bí mật sẽ là “đại
từ bi thủy”. Do quán thế gian tột bậc nhiệt
năo, nên tạo lợi ích, có thể khiến cho chúng sanh hoặc
uống, hoặc tiếp xúc, sẽ trừ các hoạn nạn,
nhất định có thể đắc Vô Thượng Bồ
Đề. Tức là nước ấy hiện [tác dụng]
giống như cam lộ. Dù là hiển hay bí mật, trong hai
cách giải thích ấy, đều có tác dụng lợi ích
thế gian và xuất thế gian. “Vô nghi” tức là hăy
nên sanh ḷng tin quyết định, chẳng nghi!
(Kinh)
Tư duy tại Đẳng Dẫn, nhất thiết Ra tự
môn, châu luân sanh diễm quang, tịch nhiên nhi phổ chiếu.
Du Kỳ quang ngoại chuyển, nhi biến nhất thiết
xứ. Lợi thế tùy lạc dục, hành giả khởi
thần thông. Thượng thân Ra tự môn. Phạ tự tề
luân trung, xuất hỏa nhi giáng vũ, câu thời nhi ứng
hiện. Địa ngục cực hàn khổ, Ra tự
năng tiêu trừ. Phạ tự quyên xí nhiên, trụ Chân
Ngôn pháp cố. Ra tự vi hạ thân, Ha tự vi tiêu xí. Tác
nghiệp tốc thành tựu, cứu trọng tội chúng
sanh. Trụ đại Nhân Đà La, tác thủy long sự
nghiệp, nhất thiết nhiếp trừ đẳng,
Chân Ngôn giả vật nghi. Phong biến nhất thiết xứ,
nhất thiết tất khai hoại. Thử chủng chủng
tạp loại, các các chúng sự nghiệp. Sắc Mạn-đồ-la
trung, y pháp nhi tác chi, xúc tâm nhi niệm tŕ, đăi đắc
ư căn tịnh. Khinh cử tập kinh hành, trung tụng hoạch
thần túc. Yến tọa quán A tự, tưởng tại
ư nhĩ căn, niệm tŕ măn nhất nguyệt,
đương đắc nhĩ thanh tịnh.
(經)思惟在等引,一切囉字門,周輪生焰光,寂然而普照,瑜祇光外轉,而遍一切處。利世隨樂欲,行者起神通,上身囉字門,嚩字臍輪中,出火而降雨,俱時而應現。地獄極寒苦,囉字能消除,嚩字蠲熾然,住真言法故。囉字為下身,訶字為幖幟,作業速成就,救重罪眾生,住大因陀羅,作水龍事業,一切攝除等,真言者勿疑。風遍一切處,一切悉開壞,此種種雜類,各各眾事業,色漫荼羅中,依法而作之。觸心而念持,逮得意根淨,輕舉習經行,中誦獲神足。宴坐觀阿字,想在於耳根,念持滿一月,當得耳清淨。
(Kinh:
Tư duy nơi Đẳng Dẫn, hết thảy môn chữ
Ra, giáp ṿng sanh lửa sáng, lặng lẽ mà chiếu khắp.
Quang minh từ Du Kỳ, chiếu ra ngoài xoay chuyển, trọn
khắp hết thảy nơi. Lợi đời tùy ưa
thích, hành giả dấy thần thông. Thân trên: Môn chữ Ra.
Chữ Phạ ở nơi rốn, bốc lửa và tuôn
mưa, cùng lúc đều ứng hiện. Địa ngục
khổ cực lạnh, chữ Ra tiêu trừ hết. Chữ
Phạ trừ lửa bừng. Do trụ pháp Chân Ngôn. Chữ
Ra làm thân dưới, chữ Ha làm biểu trưng. Tác nghiệp
chóng thành tựu, cứu chúng sanh tội nặng. Trụ
đại Nhân Đà La, làm sự nghiệp thủy long, nhiếp
trừ cho hết thảy. Bậc chân ngôn đừng nghi.
Gió trọn khắp mọi chốn, hết thảy đều
mở, hoại. Đủ mọi loại như thế, mỗi
mỗi các sự nghiệp. Trong Sắc Mạn-đồ-la,
nương pháp mà thực hiện, chạm tim mà niệm
tŕ, ḥng được ư căn tịnh. Nhẹ nâng thân, kinh
hành, tụng niệm đạt Thần Túc. Ngồi yên quán
chữ A, tưởng chữ ở nơi tai, niệm tŕ
tṛn một tháng, sẽ được tai thanh tịnh).
Kế
đó, nói môn chữ Ra (thêm chấm [Đại Không], tức
là chữ Raṃ). Cũng quán giống như trên, đều
vắng lặng, quang minh chiếu sáng ngời như vầng
lửa, chung quanh có quang minh, trọn khắp trong ngoài đều
tưởng thành màu sắc ấy. Ánh sáng túa ra ngoài, cho
đến chiếu vào thân người khác, cũng khiến
cho quang minh ấy lần lượt biến thành rộng lớn,
trọn khắp pháp giới, có thể trừ các thứ ác
sự của hết thảy chúng sanh. Thuận theo ḷng họ
mong thích mà thỏa nguyện cho họ, cũng có thể tạo
các thứ thần biến. Kế đó, hành giả từ
rốn trở lên, đặt chữ Ra (tức là tưởng
nơi phần thân phía trên có chữ Ra). Trong rốn, đặt
chữ Phạ, [cả hai chữ ấy] đều hiện
thần biến. Từ chữ Ra sanh lửa, từ chữ
Phạ sanh ra nước, trừ khử các hoạn nạn như nóng, lạnh v.v… Cho tới tám
đại nhiệt địa ngục, có thể dùng chữ
Phạ để tạo sự thanh lương ḥng
ngưng diệt. Đối với tám hàn địa ngục,
th́ có thể dùng chữ Ra để tạo sự ấm áp
nhằm dứt diệt. Kế đó, phía
dưới lại xếp các chữ như Ra v.v…
Trên tràng nêu cao, lại đặt chữ Ha, có thể trừ
sạch hết thảy tội khổ của ḿnh lẫn
người.
Lại
giống như trong phần trên, tưởng đại kim
cang luân; đó là chất cứng rắn nhất trong các thứ
cứng rắn. Trong kim cang đại Nhân Đà La luân ấy,
tưởng hai chữ A và Phạ, từ phương Long
(phương Tây) có thể nhiếp phục hết thảy.
Gió có thể trọn khắp hết thảy mọi nơi,
hoặc có thể mở ra, hoặc phá hoại (V́ thế, chánh
kinh ghi “Phong biến nhất thiết xứ,
nhất thiết tất khai hoại” tức là “gió
trọn khắp mọi nơi, hết thảy đều mở
ra hoặc phá hoại”). “Mở” là mở
cung A Tu La và hết thảy các vật gây chướng ngại,
“hoại” là đập nát, hủy hoại. Các thứ
sắc khác
nhau do nghiệp nhân trong và ngoài hợp
thành, [gió]
đều có thể khai, hoại. “Sắc
Mạn-đồ-la” là nói dựa theo màu của nó, tức
là như
trong phần trước đă nhắc đến
Phong Đàn (đàn có h́nh bán nguyệt, màu đen). “Xúc tâm
nhi niệm tŕ” (chạm vào tim mà tŕ niệm): Tưởng
chữ ấy ở trong vầng tṛn sáng ở ngay nơi
tim, có thể khiến cho ư đạt được thanh tịnh,
tức là như “ư căn thanh tịnh” nói trong kinh Pháp
Hoa. Đi kinh hành niệm tụng, quán chữ này, tưởng
có thể “khinh cử”, tức là có thể nâng thân vọt lên
hư không, hiện đủ loại thần túc. Hoặc
ngồi mà tưởng chữ A ở bên tai, do chữ ấy
ra vào mà nghe tiếng, liền đạt được
Thiên Nhĩ Thông. Hoặc nói là dùng bất cứ chữ nào
cũng đều đạt được, hoặc có thể
là phần kinh văn này chỉ nói về chữ A (điều
này c̣n tồn nghi).
(Kinh)
Bí Mật Chủ! Như thị đẳng ư sanh Tất
Địa cú. Bí Mật Chủ! Quán thử vô hữu h́nh sắc,
chủng chủng tạp loại chúng hạnh sanh, ư
tư niệm khoảnh, tài chuyển tụng chi, năng tác
như thị nhất thiết thiện nghiệp chủng
tử. Phục thứ Bí Mật Chủ! Như Lai vô sở
bất tác, ư Chân Ngôn môn tu hành chư Bồ Tát đồng
ư ảnh tượng, tùy thuận nhất thiết xứ,
tùy thuận nhất thiết chân ngôn tâm, tất trụ kỳ
tiền, linh chư hữu t́nh hàm đắc hoan hỷ, giai
do Như Lai vô phân biệt ư, ly chư cảnh giới.
(經)祕密主!如是等意生悉地句,祕密主!觀此無有形色種種雜類眾行生,於思念頃纔轉誦之,能作如是一切善業種子。復次祕密主!如來無所不作,於真言門修行諸菩薩同於影像,隨順一切處、隨順一切真言心悉住其前,令諸有情咸得歡喜,皆由如來無分別意離諸境界。
(Kinh:
Bí Mật Chủ! Câu ư sanh Tất Địa như thế.
Bí Mật Chủ! Quán sắc chẳng có h́nh tướng ấy,
đủ mọi các thứ loại hạnh của chúng
sanh, trong khoảng một niệm suy nghĩ ấy, vừa
mới chuyển tụng, có thể tạo ra hết
thảy các chủng tử của nghiệp
lành như thế. Lại này, Bí Mật Chủ! Như Lai
không ǵ chẳng làm, các vị Bồ Tát tu hành trong Chân Ngôn môn
giống như h́nh bóng, tùy thuận hết thảy mọi
nơi, tùy thuận hết thảy chân ngôn tâm,
đều trụ đằng trước [vị Bồ
Tát ấy], khiến cho các hữu t́nh đều được
hoan hỷ, đều do ư chẳng phân biệt của
Như Lai mà ĺa các cảnh giới).
“Ư
sanh thân” tức là nói tóm lược. Thuận theo ư mong muốn
mà đều được thành tựu, như đạt
được Ư Sanh Thân thuận theo ư niệm đến
khắp mười phương. Hăy nên biết Như Lai có
phương tiện tự tại như thế, có thể
khiến cho trong hạnh “vô tướng ly tướng”
mà hiện trọn khắp sắc thân, hoàn thành hết thảy
các Phật sự. Khi vừa mới tŕ tụng, có thể
phá hoại hết thảy chủng tử sanh tử, thành tựu
chủng tử Bồ Đề. “Chuyển” tức là
chuyển trong “chuyển tụng”. Hành giả nếu
có thể tu hành như thế, chư Phật sẽ thường
hiện ra trước người ấy, như bóng theo
thân, thỏa măn ước nguyện. Hành giả đă
được măn nguyện ấy rồi, liền có thể
chẳng xả hết thảy chúng sanh, cũng lại
thường hiện trước họ, thỏa măn nguyện
của họ, khiến cho họ đạt được
pháp hỷ. V́ thế nói “đồng ư ảnh tượng”
(giống như h́nh bóng). Trong hết thảy các chỗ, tùy
thuận hết thảy chúng sanh. V́ lẽ nào vậy? Các
đức Như Lai ấy trụ trong địa vị
Tam B́nh Đẳng, chẳng có hư luận phân biệt.
(Kinh)
Nhi thuyết kệ ngôn: - Vô thời
phương tạo tác, ly ư pháp, phi pháp, năng thọ Tất
Địa cú, chân ngôn hạnh phát sanh. Thị cố, Nhất
Thiết Trí, Như Lai Tất Địa quả, tối vi tôn thắng cú, ưng
đương tác thành tựu. (經)而說偈言:無時方造作,離於法非法,能授悉地句,真言行發生,是故一切智,如來悉地果,最為尊勝句,應當作成就。
(Kinh:
Bèn nói kệ rằng: - Chẳng thời, phương, tạo
tác, ĺa khỏi pháp, phi pháp, hay thọ câu Tất Địa,
hạnh chân ngôn phát sanh. Do vậy, Nhất Thiết Trí,
Như Lai Tất Địa quả, là câu tôn thắng nhất,
hăy nên làm thành tựu).
Lại
c̣n vượt khỏi hết thảy các tâm “cảnh tướng,
giới, thời, phương, tác nghiệp”, hết thảy
cũng đều ĺa. “Thời” tức là sanh diệt
trong thời hạn tam thế. “Phương” tức
là nơi chốn. “Tác” là các nghiệp. Tuy hiện muôn
vàn h́nh tượng mà giống như chẳng hiện ǵ, giống
như trong mười thí dụ, pháp và phi pháp đều
cùng xa ĺa. Do đạt được vô tận trang nghiêm tạng
như thế, cho nên có thể ứng trọn khắp hết
thảy chúng sanh. V́ thế, hành giả hăy nên siêng cầu Vô
Thượng Tất Địa nơi hạnh chân ngôn này.
Đó gọi là trí Nhất Thiết Trí của Như Lai. Hăy
nên biết: Đấy là tối thượng trong các thành tựu,
không có ǵ bằng, chẳng có ǵ sánh bằng. Nhất Thiết
Trí do hạnh Chân Ngôn mà trụ. V́ thế, hăy nên siêng học.
Tới đây, phẩm Tất Địa đă xong.
7. Phẩm thứ bảy:
Thành Tựu Tất Địa (Thành Tựu Tất Địa
phẩm đệ thất, 成就悉地品第七)
(Kinh)
Thời Cát Tường Kim Cang, kỳ đặc khai phu
nhăn, thủ chuyển Kim Cang ấn, lưu tán như hỏa
quang. Kỳ minh phổ biến chiếu, nhất thiết
chư Phật sát, vi diệu âm xưng thán: - Pháp tự tại
Mâu Ni, thuyết chư chân ngôn hạnh. Bỉ hạnh bất
khả đắc, chân ngôn tùng hà lai? Sở khứ chí hà sở?
Chư Phật thuyết như thị, cánh vô quá thượng
cú, nhất thiết pháp quy thú, như chúng lưu phó hải.
(經)時吉祥金剛,奇特開敷眼,手轉金剛印,流散如火光,其明普遍照,一切諸佛剎,微妙音稱歎:法自在牟尼,說諸真言行。彼行不可得,真言從何來?所去至何所?諸佛說如是,更無過上句,一切法歸趣,如眾流赴海。
(Kinh:
Khi ấy, Cát Tường Kim Cang, mở mắt kỳ đặc,
tay chuyển ấn Kim Cang, túa ra như ánh lửa, ánh sáng chiếu
trọn khắp hết thảy các cơi Phật, dùng âm thanh vi
diệu để ca ngợi: - Pháp tự tại Mâu Ni, nói
các hạnh chân ngôn. Hạnh ấy chẳng thể
được! Chân ngôn từ đâu tới? Sẽ đi về
chỗ nào? Chư Phật nói như thế, câu không chi
hơn được. Hết thảy pháp quy vào, như các
ḍng vào biển).
Khi
đó, ngài
Chấp Kim Cang mở bừng mắt
cát tường hiếm có, kim cang ví như bí mật huệ
của Như Lai. Kim cang là thứ chẳng có ǵ có thể
phá hoại được, nhưng nó có thể phá hoại
muôn vật. Trí huệ này cũng như thế, chẳng bị
hết thảy phá hoại, nhưng nó có thể phá tan tất
cả những ǵ khó thể phá hoại, tức là nói tới
căn bản của Tam Độc vậy. Lại nữa,
thân của vị Bồ Tát này chính là cái Thể kim cang, mà
mười phương hết thảy chư Phật cùng
đem kim cang trí ấn của Như Lai trao vào tay vị Bồ
Tát này. Do vậy, Ngài có tên là Tŕ Kim Cang. Cát Tường là [từ ngữ
dùng để] tán thán công đức của
Kim Cang Thủ Bồ Tát. Các thiện công đức trọn
đủ, chẳng khuyết, chính là ư nghĩa “cát
tường”. Khi đó, Bồ Tát nghe pháp rất sâu hy hữu,
lạ lùng,
đặc biệt của chư Phật
như đă nói trên, phát tâm hy hữu, mắt Ngài mở bừng,
phát tâm hy hữu, nhất tâm quán Phật chẳng tạm xả,
bèn phát khởi Tứ Hoằng.
Lại
nữa, như hoa sen trong thế gian dần dần tăng
trưởng; nếu chẳng được quang minh của
mặt trời, mặt trăng và thời tiết v.v… [giúp
đỡ], sẽ chẳng thể tươi tốt. Bồ
Tát cũng thế, tuy có tạng công đức Thật
Tướng của Như Lai nơi Bồ Đề tâm bí
mật, nhưng nếu chẳng được mặt trời
đại huệ b́nh đẳng chói chang của chư Phật
[chiếu soi], sẽ chẳng thể mở toang. Nay vị
Bồ Tát này do khéo đạt được tri kiến
chân thật nơi đài Diệu Pháp Liên Hoa, lại
thưa hỏi đức Phật, muốn hoằng
dương, truyền rộng pháp tâm địa này để
độ hết thảy chúng sanh, khiến cho họ
cũng đều được mở mang như thế.
Lại c̣n như trong phần trên đă nói, tức là kim cang
tánh của Như Lai nơi môn chữ A, nhưng công đức
tạng trọn đủ chẳng khuyết, là môn diệu
lư thường trụ. “Chuyển chày kim cang” (tức
là như chánh kinh nói “thủ chuyển kim cang ấn”, “kim
cang ấn” chính là chày kim cang) có ư chỉ vi tế, tức
là “muốn chuyển vô ngại mật huệ ấy vào trong
tâm của hết thảy chúng sanh”.
V́ lẽ nào vậy? Tự chứng pháp tịch diệt
như thế, vi diệu thanh tịnh, chẳng c̣n chi
hơn được, nhưng chúng sanh chẳng tự hay
biết. Do nhân duyên ấy, tuy ở trong tạng báu bí mật
của vô lượng chư Phật, mà [oan uổng] hứng
chịu vô lượng hoảng sợ, khổ năo. Do bởi
chuyện này, [ngài Kim Cang Thủ] sanh tâm đại bi, muốn
chuyển trí ấy,
khiến cho hết thảy [chúng sanh chưa giác ngộ]
đều được mở bừng tâm mục.
“Hỏa
quang vi phát” (ánh lửa vi tế phát ra): Lửa là sánh ví
Bát Nhă Ba La Mật, bốn phía chẳng thể chạm, do chẳng
thể chấp trước! Lại c̣n là thể tánh vô cấu,
có thể đốt hết thảy cấu nhơ phiền
năo hư vọng như lửa đốt lúc kiếp mạt,
chẳng c̣n sót thừa ǵ! “Biến chiếu Phật sát”
(chiếu trọn khắp các cơi Phật): Dùng huệ quang ấy
để chiếu khắp hết thảy những ai hữu
duyên đáng độ trong vô lượng pháp giới, không
đâu chẳng hiện khắp trước
mặt kẻ đó, dùng thân mà kẻ đó thích thấy
để xứng cơ thuyết pháp, khiến cho kẻ
đó đều được nhập môn chữ A như
thế. Nói “các cơi Phật”, tức chẳng c̣n bỏ
sót thế giới nào (Tôi cho rằng “thế giới”
chính là cơi tịnh tâm, là quốc độ kim cang thường
hằng, chẳng bị hủy hoại).
“Phát
mỹ diệu âm tán pháp tự tại Mâu Ni”
(phát ra âm thanh đẹp đẽ để ca ngợi
đấng Mâu Ni
tự tại trong các pháp) tức là phát ra âm
thanh vi diệu để thưa hỏi Như Lai. “Chư
pháp tự tại” (tự tại trong các pháp) là
như bậc trưởng giả trong thế gian trọn
đủ của cải, chẳng bị thiếu hụt ǵ,
có thể thuận theo ḷng muốn mà đều được
thực hiện thành tựu. Như Lai cũng giống
như thế, là vua của các pháp, hết thảy các pháp
tài không ǵ chẳng trọn đủ, cho nên có thể thực
hiện đại sự chẳng thể nghĩ bàn, hết
thảy đều thực hiện. Mâu Ni có nghĩa là “vắng
lặng”.
Cơi thường tịch tĩnh lặng vi diệu, sâu thẳm
vời vợi, chẳng thể diễn tả được.
Pháp giới tĩnh lặng, pháp đại diệt độ
như thế, chỉ có ḿnh đức Phật rốt ráo
thanh tịnh; v́ thế gọi Ngài là Mâu Ni.
Nói
theo các hạnh Chân Ngôn, hạnh ấy chẳng thể
được, tức là hạnh Chân Ngôn ba nghiệp b́nh
đẳng, ví như do hạnh ấy của Như Lai mà
được thành tựu đại quả báo vô thượng.
Đức Phật đă v́ chúng ta nói các hạnh nguyện ấy.
Ư của lời hỏi là: Đức Phật nói chân ngôn và
hạnh ấy có thể hoàn thành hết thảy các sự
công đức rộng lớn rất sâu của Như Lai.
Nói tóm lại, vô
lượng vô biên các pháp chưa từng có đều
được thành tựu. Nhưng hết
thảy các pháp, không ǵ chẳng nhập vào môn chữ A. Nếu
nhập vào chữ A, tức “tâm vốn
sẵn là không” v́ các pháp vốn bất sanh. Nếu các
pháp vốn bất sanh, tức là chân ngôn c̣n chẳng thể
được, huống hồ là các hạnh phát khởi từ
đó ư? Đấy chính là vô sanh, vô khởi, chẳng có
pháp nào để có thể đạt được, mà trọn
đủ hết thảy công đức. Đó chính là cảnh
giới chẳng thể nghĩ bàn của Phật, chỉ
có Phật và Phật mới có thể biết, Phật Phật
tự chứng. Nếu ai nghe, chứng thấy, sẽ có thể
dùng vô lượng phương tiện để chỉ dạy,
giác ngộ chúng sanh. Nếu tâm chẳng tự chứng, sẽ
chẳng có cách nào trù tính, suy lường chuyện như thế
để nói cho người khác được, sao có thể
tu hành chuyện bất sanh bất diệt chẳng nghĩ
bàn như thế được ư?
Lại
nữa, chuyện này từ đâu mà đến? Sẽ
đi về đâu? [Tức là] có ư hỏi: Chỗ phát khởi
và tiến nhập của hạnh vô sanh là như thế
nào? V́ sao vậy? Nếu là pháp sanh diệt, sẽ có thể
nói đến tướng thành tựu và phá hoại. Nay pháp
tắc này chẳng có các tướng như thế, cớ
sao được thành tựu? Nghĩa này cũng rất
sâu. Bản thể tịch tịnh của chân ngôn được
phát khởi, vận dụng như thế nào, nguyện Phật
tuyên nói cho con. “Hết thảy v́ con mà nói” có nghĩa là
xin [đức Phật] hăy v́ tất cả chúng con mà diễn
nói, tức là nói pháp hy hữu vô thượng này. Pháp tánh rất
sâu như thế, ví như biển cả, là chỗ muôn ḍng
nước đổ vào. Vạn pháp quy hướng, thuận
nhập Đại Bát Niết Bàn. Đấy chính là ư
nghĩa của “phát hành”. Như biển cả trong thế
gian, [các ḍng chảy có] đủ loại sắc vị, hễ
vào trong biển cả, sẽ đều có cùng một sắc,
một vị, chẳng có sai biệt, chẳng thể biến
đổi. Biển cả Như Lai cũng giống như
thế, hết thảy vạn pháp, vạn hạnh vào trong ấy,
đều cùng là một vị giải thoát chẳng thể
nghĩ bàn, chẳng phân biệt (nói như thế xong)!
(Kinh)
Như thị thuyết dĩ, Thế Tôn cáo Chấp Kim Cang
Bí Mật Chủ ngôn: - Ma Ha Tát ư xứ, thuyết danh Mạn-đồ-la.
Chư chân ngôn tâm vị, liễu tri đắc thành quả.
Chư hữu sở phân biệt, tất
giai tùng ư sanh, phân biện bạch, hoàng, xích. Thị đẳng
tùng tâm khởi, quyết định tâm hoan hỷ, thuyết
danh nội tâm xứ. Chân ngôn trụ tư vị, năng thọ
quảng đại quả.
(經)如是說已,世尊告執金剛祕密主言:摩訶薩意處,說名漫荼羅,諸真言心位,了知得成果。諸有所分別,悉皆從意生,分辯白黃赤,是等從心起。決定心歡喜,說名內心處,真言住斯位,能授廣大果。
(Kinh:
Nói như thế xong, đức Thế Tôn bảo Chấp
Kim Cang Bí Mật Chủ rằng: - Ma Ha Tát ư xứ, gọi
là Mạn-đồ-la. Tâm vị các chân ngôn, biết rơ, quả
sẽ thành. Hễ có các phân biệt, thảy đều từ
ư sanh, biện định trắng, vàng, đỏ. Chúng
đều từ tâm khởi, tâm quyết định hoan hỷ,
gọi là nội tâm xứ. Chân ngôn trụ vị ấy,
trao truyền quả rộng lớn).
Kế
đó, đức Như Lai đáp rằng: “Ma Ha Tát ư xứ,
gọi là Mạn-đồ-la”. Tâm
xứ (心處) c̣n
có thể gọi là “tâm vị” (心位),
tức là nói tới chỗ tự tâm của chúng sanh,
chính là Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la của
hết thảy chư Phật. V́ lẽ nào vậy? Hết
thảy chúng sanh chính là hoa đài tạng, nhưng do bốn
loại phiền năo mà thường tự sanh, tự bị
chúng nó che lấp, chẳng thể hiểu rơ để tự
nhận biết. Nếu có thể tự biết tâm xứ,
biết cái tâm này tự tánh thường tịnh. Chỗ
thanh tịnh vô cấu như thế chính là địa vị
Thật Tướng đại viên măn của chư Phật.
Do vậy, lời giải đáp của đức Phật
có ư nói: “Nếu muốn biết hạnh và quả Chân
Ngôn, hăy nên cầu nơi tâm xứ”. “Đều nói
như thế” tức là mười phương ba đời
chư Phật cũng đều nói như thế, một
đạo chẳng khác, chẳng phải riêng ḿnh ta nói
như vậy! Nói “đối với các tâm xứ của
chân ngôn, người nhận biết sẽ lănh thọ cái
quả” th́ “quả” là cái quả Vô Thượng Bồ
Đề của chư Phật, “thọ” (nhận
lănh) tức là “chứng
đắc”. Ư
Phật nói: “Nếu có thể nhập môn chữ A này, sẽ
có thể biết tâm xứ”. Nếu biết “xứ”
ấy, tức là đạt được cái quả Chân
Ngôn. Ư Phật lại nói: Các pháp trọn do tâm mà có. Như
người mắt thấy sắc, khi mắt [vừa mới]
tiếp xúc sắc, chẳng thể biết rơ [sắc
đó là] xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… Kế đó, nhăn
thức liền sanh khởi, chẳng phán định, suy
tưởng đây là xanh hay vàng ư? Kế đó, ư thức
bèn phân biệt, phân tích, bảo đây là các thứ tướng
xanh, vàng, đỏ, trắng. Hăy nên biết chỉ do tâm
phân biệt mà có. Kế đó, tâm quyết định hoan hỷ
là nội tâm xứ (cái tâm này tiếng Phạn là Chỉ
Đa (Citta), tức là Lự Tri Tâm. Lại c̣n gọi là Hăn
Lật Thái (Hridaya), tức là Xứ Trung Tâm). Như Nhị
Thừa nhập đạo, cũng trước hết cũng cần
phải đạt được cái tâm quyết định.
Cái tâm quyết định ấy chính là tam-muội. Do đạt
được tâm quyết định, có ḷng vui sướng,
tức là sự vui sướng do nội tâm tự chứng
hiện pháp. Do có Định, liền sanh tri kiến chân thật; nhưng
ba thừa, mỗi thừa đều có Định, tuy sâu
hay cạn khác nhau.
Nay ở đây,
[chánh kinh] có ư nói: Nếu có thể chứng
cái tâm trong tâm xứ ấy (tức Hăn Lật Thái) chính là
đại quyết định tâm của Như Lai (tức
tam-muội); do có môn
Định ấy, được nhập
môn chữ A. Do nhập môn chữ A, liền có thể biết
rơ hạnh và quả Chân Ngôn. Nếu biết rơ hạnh và quả
ấy, chính là được truyền trao vô thượng
đại quả. Ư của đức Phật là: Do tâm trụ
trong Định, đạt được cái Thấy
như thật Nhất Thừa rốt ráo, liền có thể
tự biết chuyện ấy. Nếu không, dẫu nghe mà
vô ích. V́ vậy, tiếp đó, nói thẳng vào sơ môn
để tu tập Định. Như trước đó,
ngài Chấp Kim Cang đă hỏi: “Cái tâm Chân Ngôn này từ
đâu mà đến, sẽ đi về đâu? Thế nào
là đắc quả?” Nay đức Phật trả lời:
- Chân ngôn phát ra từ tự tâm, cho đến muốn biết
hạnh và quả báo Chân Ngôn, cũng đều từ tâm mà
hiện. Vượt ra ngoài cái tâm, sẽ chẳng có pháp nào
khác. V́ lẽ nào vậy? Mạn-đồ-la này được
gọi là “tịnh”,
do tự tâm của hết thảy chúng sanh vốn sẵn
thanh tịnh, chỉ v́ bị vô minh che lấp, nên chẳng
thể biết rơ. Nếu tịnh cái tâm này, nó sẽ chính là
chỗ của Mạn-đồ-la, chẳng từ nơi
nào khác mà đến. Hạnh và quả báo cũng đều
giống như thế. Do hết thảy vạn pháp, cho
đến h́nh sắc, hiển sắc v.v… vạn loại
sai biệt, không ǵ chẳng từ tâm phân biệt mà có.
(Kinh)
Niệm bỉ liên hoa xứ, bát diệp tu nhụy phu, hoa
đài A tự môn, diễm man giai diệu hảo, quang huy phổ
châu biến, chiếu minh chúng sanh cố, như hợp hội
thiên điện, tŕ Phật xảo sắc h́nh, thâm cư
viên kính trung, ứng hiện chư phương sở, do
như tịnh thủy nguyệt, phổ hiện chúng sanh tiền,
tri tâm tánh như thị, đắc trụ Chân Ngôn hạnh.
Chân Ngôn giả đương kiến, Chánh Giác Lưỡng
Túc Tôn. Nhược kiến thành Tất Địa, đệ
nhất thường hằng Thể.
(經)念彼蓮華處,八葉鬚蘂敷,華臺阿字門,焰鬘皆妙好,光暉普周遍,照明眾生故,如合會千電,持佛巧色形,深居圓鏡中,應現諸方所,猶如淨水月,普現眾生前,知心性如是,得住真言行。真言者當見,正覺兩足尊,若見成悉地,第一常恒體。
(Kinh:
Nghĩ nơi hoa sen đó, tám cánh, tua nhụy x̣e, đài hoa:
Môn chữ A, ṿng lửa bao đẹp đẽ, tỏa rạng
chiếu trọn khắp, để soi sáng chúng sanh, như
tụ ngàn tia chớp, tŕ Phật h́nh sắc đẹp, ngự
sâu trong gương tṛn. Ứng hiện các nơi chốn,
như trăng in nước sạch, hiện trước
khắp chúng sanh, biết tâm tánh như thế, được
trụ hạnh Chân Ngôn. Bậc Chân Ngôn sẽ thấy, Chánh
Giác Lưỡng Túc Tôn. Nếu thấy, thành Tất Địa, Thể bậc nhất thường hằng).
Nay môn chữ A này cũng chẳng từ bên ngoài mà
đến, chỉ từ tâm sanh, chẳng đến từ
chỗ nào khác. V́ lẽ nào vậy? Do có phương tiện
để tu Định, cái tâm này sẽ dần dần tịnh.
Do tâm tịnh, chữ A hiện trong ấy. Chữ A ấy
chính là tâm của hết thảy chư Phật. Từ tâm
luân thanh tịnh, có thể hiện ra chữ A. Do nhập
môn chữ A, liền hiện thành tướng đại quả
báo. V́ thế biết cái quả này cũng do tâm mà đạt
được; thật ra, không ai có thể truyền trao
được; do tự giác ngộ cái tâm ấy mà đạt
được. Hăy nên dẫn ư nghĩa của giới “chẳng
trộm cắp” trong kinh Ương Quật [để
chứng minh]. Nhưng nguồn tâm ấy vi diệu, tịch
tuyệt, vô danh, vô tướng, chẳng thể thị hiện,
dùng phương tiện nào để có thể trông thấy
vậy? Nay chư Phật v́ giáo hóa hàng Bồ Tát hành Chân Ngôn
hạnh, trực tiếp từ cái tâm “tâm xứ phàm phu”
mà tạo phương tiện, cũng chẳng tạo các hạnh
đối trị nào khác. Tâm xứ ấy ở sâu thẳm
nhất trong tâm xứ phàm phu, tức là Hăn Lật Đà tâm.
Người học Quán cũng ở nơi ấy, tưởng
h́nh hoa sen. V́ cớ sao vậy? Cái tâm ấy của hết thảy
chúng sanh chính là cái nhân của Liên Hoa tam-muội, nhưng
chưa thể x̣e nở, do bị các phiền năo vấn vít.
Do vậy, chẳng thể tự liễu đạt tướng
như thật của cái tâm. V́ thế, trước hết
hăy nên quán hoa sen tám cánh nơi tâm xứ ấy, quán sao cho hoa
sen nở x̣e, các nhị trọn đủ. Ở trên cái
đài ấy, suy tưởng chữ A ở trong đó. Từ
chữ ấy, tỏa ra vô lượng quang. Quang minh ấy
tản ra bốn phía, hợp lại thành tràng, giống
như tràng hoa. Sở dĩ nói là “tràng” tức là liên kết
nhiều hoa, xuyên xỏ liên tục chẳng gián đoạn.
Từ nhiều mà hợp thành một, nên gọi là “tràng”.
Quang minh ở đây cũng giống như thế, hợp
vô lượng quang thành một tràng ánh sáng. V́ sao cần phải
quán tám cánh sen, không nhiều hơn, chẳng ít hơn? Ở
đây, có hai nghĩa:
-
Một là tâm xứ của hết thảy phàm phu tuy chẳng
thể tự liễu đạt, nhưng tự nhiên trên
đó có tám cánh, như h́nh hoa sen khép lại. Nay chỉ quán
chiếu cái tâm ấy, khiến cho nó nở x̣e, tức là
tam-muội quán càng thêm thuận tiện.
-
[Hai là] xét theo lư, quán đóa hoa tám cánh ấy liền
được tương ứng với lư. Tám cánh ấy
chính là bốn phương và bốn góc, bốn
phương chính là Tứ Trí của Như Lai. Đầu tiên
là môn chữ A, chính là Bồ Đề tâm. Chữ Ám (Aṃ)
kế đó chính là thành vô thượng Bồ Đề. Chữ
A âm dài (Ā) kế đó chính là hành Bồ Đề hạnh.
Chữ Á (Aḥ) kế đó chính là Đại Niết Bàn.
Các cánh sen ở bốn góc chính là Tứ Nhiếp Pháp. Trước
là từ môn chữ A mà phát Bồ Đề tâm (tức là chỗ
đến của chân ngôn), kế đó biết cái quả
của nó (tức là ư hỏi về thứ tự), kế
đó là do vậy mà xét ư nghĩa của bốn chữ A (tức A, Aṃ, Ā, Aḥ). Do muốn
thành đại quả báo, nên tu hạnh Như Lai. Do tu hành,
được chứng đắc đại Niết Bàn.
Do chứng đại Niết Bàn, có thể thấy tâm tánh,
biết cái Thể của tâm pháp giới vốn sẵn là
tướng thường tịch diệt. Do vậy, cuối
cùng là môn chữ Á.
Sở
dĩ nói “nhụy trọn đủ” th́ cũng có ư
nghĩa, tức là nếu khi cái tâm “liên hoa tam-muội” x̣e
nở, vô lượng pháp môn không ǵ chẳng trọn đủ,
như là Lục Độ, mười tám Không, ba
mươi bảy phẩm, Thiền Định, giải
thoát, một trăm lẻ tám môn tam-muội, năm trăm
môn đà-la-ni. Vô lượng vô biên như thế, không ǵ chẳng
trọn đủ! Hăy nên biết hết thảy các pháp môn
đều từ tâm mà có. “Niệm bỉ liên hoa xứ”
(nghĩ tới liên hoa xứ
đó) tức là quán chữ
A trên đài hoa sen ấy, cho nên nói là “ngồi trên”. “Châu biến
phổ chiếu chúng sanh loại” (chiếu sáng giáp ṿng,
trọn khắp các loài chúng sanh): Khi quán, nếu tràng ánh sáng
này hiện tiền, tức là từ cái tâm này sanh ra ánh sáng tịch
chiếu, chiếu trọn khắp hết thảy các loài
chúng sanh. Hết thảy chúng sanh cũng có tánh như thế,
nhưng do bị vô minh phủ lấp, chẳng biết tánh
của tự tâm. V́ vậy, chẳng đạt được
tác dụng tự tại như thế. Nếu khi tự hiểu
rơ nguồn tâm, cũng có thể hiện trọn khắp sắc
thân như thế để giáo hóa mười
phương, giống như Phật chẳng khác. Nói “chúng
sanh” tức là do vô minh, bọn họ nương theo nghiệp
mà sanh, liền thọ báo trong tứ sanh (noăn, thai, thấp,
hóa). Do nương theo nghiệp mà sanh, nên gọi là “chúng
sanh”. Nay muốn dạy “chúng sanh” ấy, khiến cho họ đều biết Thật
Tướng nơi nguồn tâm, nở x̣e đài hoa ấy,
khiến cho họ đạt được tri kiến của
Phật. “Tri kiến” nói thông tục sẽ
là “tâm khai ư giải”. Ư nghĩa này hữu lư; do tâm khai, liền nhập môn
chữ A.
Nói
“ngồi trên” lại cũng chứa đựng nhiều
ư nghĩa, hoặc là nói tới “hoa ṭa”, hoặc nói “khi
chính ḿnh ngồi”, hoặc là thành tựu đại Mạn-đồ-la, tức là ở
trong Mạn-đồ-la, người thực
hiện quán hạnh ấy, nhập vào môn chữ
A, liền có thể trông thấy quang minh hiện trọn khắp
sắc thân để làm đủ loại Phật sự.
Nhưng khi hành giả mới học Quán, tâm chưa thuần
thục, chưa được hiện tiền, hăy nên
trước hết vẽ hoa sen đẹp đẽ sao
cho tột bậc vi diệu như trong phần trước
đă nói. Lại đặt chữ A để thường
hiện tiền quán. Hăy nên vẽ chữ ấy trong ṿng tṛn
sáng. Ṿng tṛn sáng ấy giống như cái gương sáng sạch;
trong đó, chữ A ở trong viên quang cực sâu. Quán
nơi đó chắc thật lâu ngày, liền có thể thấy
hiện tiền phân minh. Đă thấy ở bên ngoài rồi,
hăy xoay lại quán vầng tṛn sáng nơi tâm của chính ḿnh
để quán chữ A. Giống như chữ A, hăy nên biết
các chữ như Ma v.v… cũng có thể hiểu giống
như thế. Khi hành giả nội quán (quán các chữ chủng
tử trong vầng tṛn sáng nơi tâm ḿnh) trọn đủ
thuần thục, đă thấy chữ A, quang minh từ
trong tâm tỏa ra bốn phía, chiếu trọn khắp hết
thảy các cơi Phật trong mười phương. Quang
minh ấy từ đầu tỏa xuống chân, lại c̣n
nhiễu ṿng quanh thân hành giả, chẳng thể dùng thí dụ
để diễn tả được!
Hỏi:
Quán hoa sen, chẳng quán các hoa khác ư?
[Đáp]:
Điều này cũng có ư nghĩa riêng. Như trong thế
gian, hoa sen mọc từ bùn lầy, tuy sanh từ chỗ xấu
ác, nhưng thể tánh của hoa sen thanh tịnh, diệu sắc
khôn sánh, chẳng bị các cấu nhuốm bẩn. Phàm phu
cũng lại giống như thế, tuy đủ loại
lầm lỗi Tam Độc bất tịnh vô lượng
vô biên, nhưng quả hạt rất sâu của liên hoa tam-muội
đều sanh từ đó, tức là quang minh b́nh đẳng
đại huệ của Như Lai.
“Thiên
điện tập hội” (ngàn tia chớp nhóm họp):
Như ánh sáng của một tia chớp trong thế gian c̣n
chẳng thể quán kỹ, do nó chói sáng lóa mắt người,
huống hồ vô lượng ánh chớp tu tập. Đây
là giải thích ư nghĩa tràng ánh sáng tỏa ra bốn phía,
oai mănh rực rỡ. Nhưng khi ánh sáng từ tâm tỏa ra
chiếu trọn khắp th́ có thể thấu tới trọn
khắp hết thảy các thế giới, đều hiện
ra trước mặt hết thảy chúng sanh đáng
được độ, dùng thân mà họ ưa thích thấy,
tương xứng căn cơ mà diễn nói diệu pháp,
khiến cho họ đắc độ, đều chân thật
chẳng dối. Như cái gương sáng trong thế gian
hiện đủ loại h́nh tướng, nhưng có thứ
chẳng chiếu, chẳng thể hiện trọn khắp.
Gương tịnh tâm chẳng phải vậy! Nó hiển
hiện trọn vẹn pháp giới vô ngại trong mười
phương; nhưng mượn đó (mượn cái
gương trong thế gian) để sánh ví [tịnh tâm],
chứ thật ra, chẳng thể sánh ví được!
Khi hành giả thấy chữ A viên minh, có thể làm Phật
sự trọn khắp mười phương, nhưng vẫn
vắng lặng, chẳng có động tác, giống như
vầng trăng trong nước, thuận theo đồ chứa
bất đồng mà có thể cùng lúc nhanh chóng hiện ra.
Nhưng
dùng trí huệ để quán, nếu tánh nước chẳng
trong, trăng cũng chẳng hiện. Nước tuy lắng
trong, nhưng không có trăng, th́ [bóng trăng] cũng chẳng
thể hiện. Chẳng có đến đi mà hiện tiền
rành rẽ, chỉ là duyên hợp bèn có đó thôi! Lại nữa,
như lúc trăng mọc ra, tuy có thể thành tựu muôn vật
trong tứ thiên hạ, khiến cho chúng đều
được lợi ích, nhưng [mặt trăng] cũng
chẳng nghĩ như thế này: “Ta có thể chiếu trọn
khắp vạn vật, khiến cho chúng sanh trưởng”.
Hành giả quán tự tâm cũng lại giống như thế,
giống như vầng trăng trong nước, hiện
các h́nh tượng. Từ phẩm này trở về trước
là nói về cái quả của chân ngôn; từ phẩm này trở
đi, lần lượt nói về phương tiện tu
hành, nhập chứng, bắt đầu từ chỗ này.
Trong đây, lại có các oai nghi ngồi, đứng dậy,
khá nhiều pháp bí mật, sẽ lần lượt nêu riêng
trong các phần sau. Do kinh này là bí mật của bậc
thánh, cho nên chẳng nói rơ theo thứ tự. Như quán hoa
sen tám cánh và chữ A trong phần trên, trước hết
là để trừ sạch tự tâm, khiến cho đài
hoa được hiện. Nay muốn khiến cho hoa
đài tăng trưởng tươi tốt thành đại
quả báo, lại nói phương tiện quán môn chữ Án
(Oṃ). Nhập môn chữ A trong phần trước, tuy
nói là “biết rơ tâm tánh”, nhưng vẫn chưa đạt
đến rốt ráo hiện tiền. V́ thế, lại nhập
môn chữ Án. Đấy là tam-muội dùng để thành tựu
tâm Bồ Đề vậy. Như hoa sen trong cơi đời
nương vào nước mà tăng trưởng. Nếu
không có nước, chẳng lâu sau, hoa sẽ tàn khô. Bồ
Đề tâm của hành giả cũng lại giống
như thế. Nếu chẳng có nước tam-muội
tưới rót cái tâm ấy, cũng chẳng thể
tươi tốt, nở bùng được!
Hăy
nên quán chữ Án này ở trên xương
đỉnh đầu, nơi bốn mí xương chung
quanh giáp lại, khiến cho chữ ấy đứng thẳng
chánh diện ngay trên đỉnh đầu. Trong
phần sau, cũng có pháp quán bí mật, nhưng pháp ấy lại
khác biệt. Điểm để quán chữ là đầu
của hành giả, các chỗ khác là nơi bốn chi của
thân phần. (Hỏi: “Nước từ chữ A chảy
xuống có tuôn rót vào các chữ khác hay không?”) Do hành giả
chưa biết tự tâm, bèn dùng phương tiện khiến
cho biết: Trước hết là quán hoa sen. Lại dùng
nước Định để gột sạch cái tâm, khiến
cho khi chữ A này sáng sạch, thấy thấu triệt, các
cấu nơi sáu căn thảy đều thanh tịnh. Do
sáu căn thuần tịnh, vô cấu, tâm tánh sẽ vô cấu
giống như ánh sáng của thủy tinh hay vầng trăng thanh tịnh. Hăy nên biết đấy được gọi là Kiến. Kiến tức là “thành
tựu”, thành tựu chính là Thể đồng pháp giới.
Hăy nên biết: Pháp giới ấy vốn sẵn vắng lặng,
hết thảy chúng sanh nương nhờ thế giới
duy tŕ. Ví như hữu t́nh nương vào thế giới,
cho đến địa luân nương theo thủy luân, thủy
luân nương vào phong luân, phong luân nương vào không luân.
Không luân là chỗ y chỉ của hết thảy, nhưng
nó chẳng nương vào đâu.
Pháp
giới cũng thế, do chúng sanh có vô minh cấu, nên chẳng
thể tự hiểu rơ. Nay do sáu căn thanh tịnh nên liền
thấy rơ. Khi chưa thấy, bèn có phương tiện,
[phương tiện ấy] cũng [sẽ được
nói] trong một phẩm riêng, lại chẳng phải là trực
tiếp quán hai chữ ấy. Khi hành giả tự quán, sẽ
khiến cho các chữ trọn khắp trong các chi phần. “Minh”
là khi tác pháp, chuyện ǵ cũng đều rơ rệt, tức
là thành bậc Tŕ Minh. Do có thể trực tiếp dùng các tự
môn ấy, bèn thành Tŕ Minh Tiên.
Hơn
nữa, đối với pháp giới ấy mà nói là “thấy”,
chẳng phải là có cái để trông thấy. Do vô cấu
nên có thể thấy, “thấy” chính là cái Thể của
pháp giới. Như do gương thanh tịnh, nên muôn h́nh
tượng tự hiện, nhưng nó chẳng khởi lên
phân biệt như thế này: “Ta có thể thấy các thứ
đó, các thứ đó là cái bị thấy”. Cũng không
phân biệt tướng đến, đi; chỉ do duyên
ḥa hợp mà thấy. Hết thảy chúng sanh cũng đều
cùng có cái Thể pháp giới này. Nếu khi thấy như thế,
tức là thấy tướng Tất Địa, có thể
hiện trọn khắp sắc thân, phơi bày vô tận
trang nghiêm tạng. Hành giả do tâm tịnh, không chỉ là
trọn đủ niềm vui mầu nhiệm cơi trời,
mà c̣n đạt được niềm vui Đại Niết
Bàn vi diệu, mà cũng thấy Như Lai cú. “Cú” là chỗ
ngồi của chư Phật (tức là trụ xứ của
Phật). Khi thấy như trên, vẫn chưa thể gọi
là “thành tựu cái thấy rốt ráo” được!
(Kinh)
Tùng thử thứ tư duy, chuyển thử Ra tự môn,
Ra tự Đại Không điểm, trí chi ư nhăn vị,
kiến nhất thiết Không cú, đắc thành bất tử
cú. Nhược dục quảng đại trí, hoặc khởi
ngũ thần thông, trường thọ đồng tử
thân, thành tựu Tŕ Minh đẳng. Chân Ngôn giả vị
đắc, do bất tùy thuận chi. Chân Ngôn phát khởi
trí, thị tối thắng thật tri, nhất thiết Phật,
Bồ Tát, cứu thế chi khố tạng. Do thị
chư Chánh Giác, Bồ Tát cứu thế giả, cập
chư Thanh Văn đẳng, du bộ tha phương sở,
nhất thiết Phật sát trung, giai tác như thị thuyết.
Cố đắc Vô Thượng Trí, Phật vô quá thượng
trí.
(經)從此次思惟,轉此囉字門,囉字大空點,置之於眼位,見一切空句,得成不死句。若欲廣大智,或起五神通,長壽童子身,成就持明等,真言者未得,由不隨順之。真言發起智,是最勝實知,一切佛菩薩,救世之庫藏。由是諸正覺,菩薩救世者,及諸聲聞等,遊步他方所,一切佛剎中,皆作如是說,故得無上智,佛無過上智。
(Kinh: Kế,
tư duy từ đó. Chuyển môn chữ Ra này, chữ Ra chấm Đại
Không, đặt ở ngay nơi mắt. Thấy câu “hết
thảy Không”, được thành câu bất tử. Nếu
muốn trí rộng lớn, hoặc khởi năm thần
thông, thân đồng tử trường thọ, thành tựu
Tŕ Minh thảy. Bậc Chân Ngôn chưa đắc, do v́ chẳng
tùy thuận. Chân ngôn phát khởi trí, là thật tri tối thắng.
Hết thảy Phật, Bồ Tát, là kho tàng cứu thế.
Do vậy, các Chánh Giác, Bồ Tát bậc cứu đời,
và các vị Thanh Văn, dạo chơi khắp chốn khác.
Trong hết thảy cơi Phật, thảy đều nói
như thế. Nên đắc Vô Thượng Trí, Phật trí
không chi hơn).
Cũng
có phương tiện, tức là quán môn chữ Ra. Hành giả
đặt hai chữ này trên hai mắt, quang minh như ánh
đèn sáng bừng, tỏa rạng. Khi hành giả tĩnh tọa,
sẽ hơi cúi đầu, dùng quang minh vô cấu ấy
quán chiếu cái tâm bên trong. Do chữ Ra này, có thể thấy
tâm tánh. Cúi đầu chớ nên quá thấp, chớ nên [giữ
cho cổ] quá thẳng. Ở đây, có hai nghĩa:
- Một
là điều ḥa cái thân để chẳng sanh bệnh khổ.
V́ ngồi quá cong, hay quá thẳng tức là Tứ Đại
chẳng điều ḥa.
-
Hai là v́ tịnh nhăn căn, mau chóng thấu đạt nguồn
tâm.
Môn
chữ Ra này chính là đèn sáng tịnh hóa tri kiến. Do trí
này giống như quán Thật Tướng của đài
sen nơi tâm, cho nên mau được thành tựu. Lại nữa,
khi ngồi, lưỡi cũng chớ nên chạm ṿm họng,
hay hạ quá thấp trong miệng, nên giữ vừa phải.
Mắt thanh tịnh như thế quán nơi tự tâm,
cũng chẳng có các tướng năng và sở, chỉ
v́ nhân duyên đầy đủ nên được thấy
như thế. Trên đây là đức Phật bảo ngài
Kim Cang Thủ về tướng đến, đi.
Hạnh
ấy từ tâm mà sanh, tâm là chiếu sáng, có thể thấy
đạo của Như Lai. Hạnh tức là đạo. “Đạo”
tức là hạnh và quả báo. Chẳng riêng ǵ ta nói như
vậy, mà tam thế Như Lai cũng chẳng nói khác! Trên
đây là nói về phương tiện của Chân Ngôn, cho
đến tâm xứ này vô cấu thanh tịnh giống
như tấm gương tṛn thường hiện tiền.
Hăy nên biết đấy chính là cái tâm chân thật do cổ
Phật cùng tuyên nói. Tâm tánh như thế thường hằng
an trụ, chẳng thay đổi, chẳng thể phá hoại,
tức là Đại Bát Niết Bàn của chư Phật.
Do vậy, gọi là “chân thật”. Do dùng các tự môn
như Ra v.v… để thanh tịnh cái tâm này, sanh ra quang minh
trí huệ chân thật, liền thấy đạo do cổ
Phật đă hành. Đó gọi là chân ngôn thuộc bí mật
tạng vậy.
Khi
hành giả thấy đạo chân ngôn này, thức cũng
phát quang. “Thức” là nói đến sáu thức. Như
trong Tiểu Thừa nói “tâm, ư, thức” chỉ là danh tự
sai biệt. Đại Thừa bèn có biệt tướng, tức
là Lục
Thức Thân (thân do sáu thức
giả huyễn kết hợp)
chỉ là ba duyên ḥa hợp, chẳng thể quyết định
biết rơ các pháp. Cái có thể phân biệt chính là tâm. Do tâm tịnh,
sáu thức cũng đều là quang minh tỏa rạng. Giống
như thể tánh của đại bảo châu thường
tịnh, chẳng bị trần cấu nhuốm bẩn. Nếu
có người mài bóng, dần dần trừ khử thô cấu,
cho đến [khi bảo châu] chuyển thành sáng suốt, nó
sẽ có thể vô ngại tuôn xối các thứ báu, h́nh sắc
và quang minh khôn sánh. Sáu thức của chúng sanh cũng thế,
do nguồn tâm thanh tịnh, sáu thức cũng đều
thuần tịnh. Đó gọi là “lục tự tại
vương tánh thanh tịnh”. Hành giả tŕ chân ngôn khi thấy
tâm tánh như thế, tức là thấy đấng Lưỡng
Túc Tôn Chánh Giác, vĩnh viễn ĺa khỏi tà kiến điên
đảo, nên gọi là Chánh. Dùng chánh tri kiến ấy
để hiện giác các pháp. Đấng Nhân Thiên Nhị
Túc Trung Tôn được gọi là Lưỡng Túc Tôn. V́
sao vậy? Nếu ĺa tâm tánh này mà có thể trông thấy
Như Lai tại mọi nơi, chẳng có lẽ ấy!
Khi hành giả thấy vị Phật ở trong tâm ấy,
liền gọi là “thành tựu Tất Địa bậc
nhất”, gọi là “đắc đệ nhất
thường thân”. Tất Địa có rất nhiều
loại, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc
vô lượng sai biệt. Nay sự thành tựu này chính là
thành tựu xuất thế gian bậc nhất, được
gọi là “thành tựu thường thân bậc nhất”.
“Thường thân” ấy chính là thân kim cang bất hoại
của chư Phật. Khi thấy cái tâm này, chính là thấy
Như Lai cú, biết hết thảy các pháp đều
như mười thí dụ, bất sanh, bất diệt,
tánh thường bất sanh. Đạt được trí
chân thật này, sẽ thấy Thật Tướng.
Tuy
nói như thế, nhưng do hành giả vẫn chưa thể
hiểu rơ rốt ráo, chưa thấy được tâm
tánh, lại có phương tiện để hiểu rơ, tức
là chuyển chữ Ra thành chữ Lăm (Raṃ). Trước
hết, trong vầng trăng quán chữ A để quán cái
tâm; nay lại chuyển chữ Ra ấy thành chữ Lăm. Vẫn
giống như trước, hơi cúi đầu sao cho
không quá thấp, không quá thẳng, lưỡi cũng cao thấp
vừa đúng mực, để quán chữ A trong tâm. Chữ
Ra ấy có nghĩa là “tướng”, trên đó có một
cái chấm, tức là Đại Không tam-muội, được
gọi là “pháp vô tướng bậc nhất”, chư
tướng vốn không! Do hết thảy các tướng
đều là pháp chẳng kiên cố. Do bản thể của
cái tướng ấy chẳng sanh, nên giống như Đại
Không, tức là pháp Thật Tướng kiên cố. Tư duy
câu “hết thảy không” như thế tương ứng
với lư, chính là câu “bất tử”. Câu “bất tử”
chính là thân thường trụ của chư Phật. Do
phương tiện chữ Lăm ĺa hết thảy các tướng
chính là thường thân, thường thân
chính là câu “hết thảy các pháp là Không, bất tử”. Nếu
muốn đạt được trí rộng lớn, thành
tựu ngũ thông, tŕ minh, Tất Địa Minh v.v… hoặc
trường thọ đồng tử, mà chưa thể
tŕ tụng cho đến chẳng tùy thuận, [sẽ chẳng
có cách nào đạt được]!
“Quảng
đại trí thân” (trí thân rộng lớn)
chính là Như Lai thân, tức là công
đức của hết thảy tam thừa, thậm chí
các chuyện như ngũ thần thông, trường thọ
v.v… Hễ ĺa môn chữ Lăm vô tướng, sẽ chẳng
có nghĩa “đắc”. V́ lẽ nào vậy? Nếu
người có
tâm chấp tướng, sẽ nẩy
sanh triền cái, thuận theo nghiệp mà chuyển, chẳng
được tự tại, cho đến Tất Địa
thế gian c̣n chẳng thể đạt được,
huống hồ các thứ như Ngũ Thông v.v… ư? Những
thứ như Ngũ Thông v.v… c̣n chẳng có lẽ
nào đạt được, huống hồ b́nh đẳng
trí thân của Như Lai ư? Do vậy, đức Phật
nói hết thảy công đức lợi ích thế gian của
ba thừa đều được hoàn thành bởi pháp vô
tướng. Như thần thông có nhiều loại, nếu
hành giả dùng cái tâm ly tướng, chẳng chấp
trước, sẽ thậm chí có thể đạt
được Ngũ Thông của Nhị Thừa. Nếu
tu càng sâu hơn, thậm chí có thể đắc Ngũ Thông
của Bồ Tát. Năm món thần thông ấy chính là tác dụng
tự tại của hàng Bồ Tát nhập địa
(đă chứng từ Sơ Địa trở lên), so với
thần thông của Nhị Thừa, như đem ánh nắng
mặt trời so với ánh lửa đom đóm!
“Tŕ
minh giả” tức là người tŕ tụng đạt
được cái quả Tất Địa diệu thành tựu,
liền có thể dạo khắp hết thảy các cơi Phật,
cúng dường chư Phật, thành tựu chúng sanh. Nếu
chẳng quán pháp môn “ĺa hết thảy các tướng, vốn
sẵn không tịch” này, vị tiên ấy cũng chẳng
thể đạt được. Đây chính là nhập vào
địa vị Bồ Tát. “Trường thọ” tức
là tự tại nơi tuổi thọ, thường trụ
thế gian để lợi ích chúng sanh, thân cận chư
Phật. “Đồng tử” nghĩa là thọ vô
lượng năm, thường như trai trẻ mười
sáu tuổi, dung mạo tươi tắn, đẹp đẽ,
cũng là Tŕ Minh Tiên. Kinh có ư nói: Nếu chẳng tùy thuận
pháp môn “ĺa hết thảy các tướng” như thế,
c̣n chẳng thể thành vị tiên này, huống hồ đạt
được nghiệp chẳng nghĩ bàn nơi Pháp Thân
rốt ráo ư? Chân ngôn trí phát khởi chân thật trí, là của
cải tột bậc của hết thảy chư Phật.
Do nhập vào môn chữ Lăm, ĺa hết thảy các tướng,
liền thấy Như Lai, tức là trí chân thật đại
huệ b́nh đẳng. Trong hết thảy các pháp, trí chân
ngôn như thế là tối thượng nhất, hết thảy
chư Phật đều dùng trí ấy làm tài sản. “Tài
sản” hàm nghĩa “thọ dụng”. Của cải
trí huệ quư báu như thế số đến vô lượng,
tự tại thọ dụng, hoàn thành các Phật sự,
thí trọn khắp chúng sanh, tức là ư nghĩa “đại
trưởng giả” trong kinh Pháp Hoa.
“Bồ
Tát cứu thế giả” (Bồ Tát là bậc cứu
đời) cho tới Nhị Thừa dạo khắp cơi
nước, trụ trong các cơi Phật, hễ tuyên nói, thị
hiện, cũng đều do pháp môn này. Cho đến do hạnh
này mà được thành vô thượng đạo. V́ thế
kinh nói: “Ly nhất thiết tướng, tắc danh
chư Phật” (ĺa hết thảy các tướng th́
được gọi là Phật). Phẩm Tất Địa
Thành Tựu đă xong (Tất Địa là diệu quả
của chân ngôn. Do cái quả ấy mà tu nhân hạnh. V́ thế,
thành
tựu ở trong ấy chính là thành tựu các nghiệp
đă tạo tác). Trên đây, ngài Kim
Cang Thủ hỏi đức Phật về tướng
đến đi, và hạnh, quả của chân ngôn, đức
Phật đă giải đáp xong.
8. Phẩm thứ tám:
Chuyển Tự Luân Mạn-đồ-la Hạnh (Chuyển
Tự Luân Mạn-đồ-la Hạnh phẩm đệ
bát, 轉字輪漫荼羅行品第八)
(Kinh)
Nhĩ thời, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn quán sát nhất thiết
đại hội, dĩ tu tập đại từ bi nhăn,
quán sát chúng sanh giới, trụ Cam Lộ Vương tam-muội.
(經)爾時毘盧遮那世尊觀察一切大會,以修習大慈悲眼觀察眾生界,住甘露王三昧。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn quán sát hết thảy
đại hội, dùng mắt đại từ bi do tu tập
để quán sát chúng sanh giới, trụ trong Cam Lộ
Vương tam-muội).
“Đại
chúng” chính là các vị như Kim Cang v.v… nhiều như số
vi trần trong mười cơi Phật tụ hội. Từ
vô lượng kiếp lâu xa, Như Lai đă tu tập mắt
đại từ bi, quán thế giới là cũng có hàm ư.
Đó chính là do Ngài lại sắp tuyên nói phương tiện
vi diệu, khiến cho hết thảy thế gian đều
đạt được lợi ích to lớn. Quán như
thế xong, Ngài bèn nhập Cam Lộ Vương tam-muội.
Như người đời uống chất độc,
lập tức bị yểu mạng. Nếu gặp
được cam lộ cơi trời để uống, ngay
lập tức sẽ chẳng già, chẳng chết, hết
thảy các bệnh ngặt khổ sở, không ǵ chẳng
chữa lành, thân tâm thanh lương, vui sướng, đạt
được điều chưa từng có. Nay tam-muội
này cũng giống như thế. Nếu được
nghe, suy nghĩ, tu hành, sẽ đạt
được niềm vui xuất thế gian bậc nhất,
thọ lượng thường trụ, thành tựu hiện
pháp lạc của Như Lai. Từ môn Định ấy khởi,
lại nói sức ba đời hết thảy vô ngại,
ba đời chẳng ai có thể phá hoại, sức của
minh chú này là như thế đó.
Phá
trừ hết thảy tối tăm vô minh phiền năo th́ gọi
là Minh; nhưng ư nghĩa của Minh (Vidyā) và
chân ngôn (Mantra, Dhāraṇī)
có sai khác. Nếu từ tâm và miệng phát ra th́ gọi là
Chân Ngôn. Từ hết thảy các thân phần tùy ư sanh khởi
th́ gọi là Minh. Do ư nghĩa “tăng trưởng” mà
gọi bằng danh từ giống cái (tức “minh phi”).
Như vua là địa vị tôn quư, vợ của vua (phi)
cũng đáng tôn trọng. V́ thế, gọi là Minh Phi (Vidyārājñī).
Như trong phần trên, thoạt đầu ngài Kim Cang Thủ
hỏi Phật, đức Phật từ đầu đến
cuối đều giải đáp theo lời
hỏi. Trong chặng giữa, có những lời khác gây gián
đoạn. Nay đức Phật lại dựa theo ư trong
phần trước mà đáp. Như trong phần trên, ư
nghĩa của môn chữ Lăm đă được nói đại
lược xong. Nay dựa theo [các nghi vấn] trước
đó, đức Phật v́ muốn cho hành giả tu Chân
Ngôn trọn đủ các duyên, mau chóng đạt được
đạo vô thượng, nên lại từ Cam Lộ
Vương tam-muội mà khởi, nói ra minh phi sau đây.
(Kinh)
Thời, Phật do thị Định cố, phục thuyết
Nhất Thiết Tam Thế Vô Ngại Lực Minh Phi viết:
- Đát điệt tha: Già già na tam mê, a bát-ra để tam
mê, tát bà đát tha nghiệt đa tam ma đá nỗ nghiệt
đế. Già già na tam ma. Phạ ra lạc cật-sái năi, sa
ha.
(經)時佛由是定故,復說一切三世無礙力明妃曰:怛姪他伽伽娜三迷。阿鉢囉底三迷。薩婆怛他蘗多三麼哆弩蘗帝。伽伽那三摩。嚩囉落吃灑嬭。莎訶。
(Kinh:
Khi đó, đức Phật do môn Định ấy, lại
nói Nhất Thiết Tam Thế Vô Ngại Lực Minh Phi rằng:
“Đát
điệt tha: Già già na tam mê, a bát-ra để tam mê, tát bà
đát tha nghiệt đa tam ma đá nỗ nghiệt đế.
Già già na tam ma. Phạ ra lạc cật-sái lệ năi, sa ha - Tadyathā,
gaganasame pratisame sarvatathāgatasama-tānugate gaganasamavaralakṣaṇe
svāhā”).
“Già
già na tam mê” (Gaganasame, như
hư không). “A
bát-ra để tam mê”
(Apratisame, thưa hỏi). “Tát phạ đát tha
nghiệt đa” (Sarvatathāgata, hết
thảy Như Lai). “Tam ma đá nỗ
nghiệt đế” (Samatānugate, cùng với Như Lai
đến chỗ trụ). “Già già na tam ma” (Gaganasama, nhắc lại
ư “bằng với hư không”). “Phạ ra lạc cật-sái” (Varalakṣaṇe, “phạ-la” (vara) là nguyện thù thắng,
“lạc cật-sái” (lakṣa) là tướng).
[Trong
câu] “già già na tam mê”, “già già” nghĩa là hạnh. Nhắc
lại chữ Hạnh, nhằm chỉ rơ hạnh ấy
chính là vô sở hữu, tức là hành vô hạnh. Chữ thứ
nhất nhằm chỉ ra, chữ sau là phá hoại, tức
là pháp vô tướng, vô ngại này trong hư không vô lượng
vô ngại, không đâu chẳng trọn khắp; nhưng lại
có ư nghĩa khác, v́ lẽ nào vậy? Nếu hết thảy
các pháp thẳng thừng như hư không;
đó chính là công đức không có lầm lỗi. Nay trong ấy
tuy vô tướng, vô ngại giống như hư không,
nhưng trọn đủ hết thảy các công đức
chân thật của Như Lai, không ǵ chẳng trọn. V́ thế,
kế đó nói về ư nghĩa của câu thứ hai. Tuy nêu
ra hư không để sánh ví, nhưng [trong hạnh này] có vô
lượng vô biên các đức ĺa tướng, hư không
chẳng thể sánh ví được! Công đức ấy
bằng với Như Lai, là chỗ đạt đến của
hết thảy Như Lai (tức là câu thứ ba). Lại nữa,
nói “già già na tam mê” tuy trọn đủ vạn đức,
nhưng chẳng biểu thị, giống như Đại
Không; do vậy lặp lại. Ở đây nói “vô ngại
lực” nghĩa là “chẳng thể phá
hoại”,
cũng có nghĩa là “vô tướng”.
Do vô tướng, vô ngại, nên chẳng thể phá hoại.
(Kinh)
Thiện nam tử! Dĩ thử minh phi, Như Lai thân vô nhị
cảnh giới, nhi thuyết kệ ngôn: - Do thị Phật
gia tŕ, Bồ Tát đại danh xưng. Ư pháp vô quái ngại,
năng diệt chúng sanh khổ.
(經)善男子!以此明妃如來身無二境界而說偈言:由是佛加持,菩薩大名稱,於法無罣礙,能滅除眾苦。
(Kinh:
Thiện nam tử! Do minh phi này và thân Như Lai là cảnh giới
vô nhị, bèn nói kệ rằng: - Do được Phật
gia tŕ, Bồ Tát danh xưng lớn, chẳng vướng mắc
nơi pháp, hay diệt khổ chúng sanh).
Trong
tam-muội, đức Phật hiện minh phi này. Miệng
nói th́ gọi là “chân ngôn đà la ni” (danh từ giống
đực), do
thân hiện ra th́ gọi là Minh. Do minh
phi và thân Như Lai là cảnh giới vô nhị, do bởi sức
ấy, Phật, Bồ Tát có tiếng tăm to lớn, đắc
pháp vô ngại, có thể trừ diệt khổ, nên nói “minh
phi này giống như thân Như Lai”. Nếu chẳng ngộ
lư này, sẽ không do đâu mà thành Phật được! Nếu
chứng lư “vô tướng, vô ngại”, tức là
được tự tại nơi pháp, thành tựu Bồ
Đề. Vô tướng như thế chính là cảnh giới
rất sâu của Như Lai, chỉ có Phật và Phật mới
có thể biết. V́ thế nói là “cảnh giới của
Phật”. Mười phương ba đời chư Phật
và Bồ Tát do nhập môn này, phổ môn thị hiện trong
khắp pháp giới, thành tựu chúng sanh chẳng có cùng tận.
V́ thế, có thanh danh to lớn, rền khắp mười
phương, cho nên nói là “đại danh xưng”. “Đắc
vô ngại pháp” (đạt được pháp vô ngại):
Do vô chướng, vô tướng, chẳng vướng mắc,
nên có thể trừ nỗi khổ nơi thân và miệng của
hết thảy chúng sanh, chân thật chẳng dối, đều
khiến cho họ đạt được niềm vui rốt
ráo nơi Vô Thượng Đại Bồ Đề. Do vẫn
c̣n chưa hiểu rơ Chân Đế, nên nói là “vô minh”. Do
vô minh, bèn có các hành, sanh ra đủ mọi nỗi khổ.
Tuy Bồ Tát nhập vào địa vị, nhưng do
chưa hiểu rơ cảnh bí mật rất sâu của
Như Lai, cho nên vi tế vô minh cũng lại là khổ. Nay
Phật khiến cho các chúng sanh ấy đều đạt
đến cảnh giới Phật rốt ráo, nên nói là “trừ
hết thảy các khổ”. Trừ nỗi khổ vô minh,
tức là ban cho pháp lạc vô lượng vô biên công đức
giải thoát chẳng nghĩ bàn trong hiện tại của
chư Phật. “Phi” (妃) là như người nữ trong cơi
đời có thể sanh ra con cái, khiến cho ḍng dơi chẳng
dứt. Minh này có thể sanh ra tất cả công đức
của hết thảy Như Lai; do nghĩa ấy mà nói là
Phi. Khi hành giả tu hạnh Chân Ngôn, tuy có đủ loại
phương tiện như trên, cần phải tŕ minh phi
này. Nếu chẳng như thế, các đức sẽ chẳng
trọn đủ vậy!
(Kinh)
Thời Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn tầm niệm chư Phật
bổn sơ bất sanh, gia tŕ tự thân, cập dữ Tŕ
Kim Cang giả, cáo Kim Cang Thủ đẳng thượng thủ
Chấp Kim Cang ngôn: - Thiện nam tử! Đế thính Chuyển
Tự Luân Mạn-đồ-la Hạnh phẩm, Chân Ngôn môn
tu hành chư Bồ Tát năng tác Phật sự, phổ hiện
kỳ thân.
(經)時毘盧遮那世尊尋念諸佛本初不生,加持自身及與持金剛者,告金剛手等上首執金剛言:善男子!諦聽轉字輪漫荼羅行品。真言門修行諸菩薩,能作佛事普現其身。
(Kinh:
Khi đó, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn liền nghĩ tới chư
Phật ban sơ bất sanh, gia tŕ thân ḿnh và các vị Tŕ
Kim Cang, bảo các vị thượng
thủ Chấp Kim Cang như ngài Kim Cang Thủ v.v… rằng:
- Này thiện nam tử! Hăy lắng nghe phẩm Chuyển Tự
Luân Mạn-đồ-la Hạnh. Các Bồ Tát tu hành Chân Ngôn
môn có thể làm Phật sự, hiện trọn khắp các
thân).
Như
Lai từ Cam Lộ Vương tam-muội khởi, liền
nghĩ “ta ban sơ vốn chẳng sanh hết thảy Phật
thân”. Do bất sanh, liền cùng chư Phật chẳng
hai Thể. Do vậy, giữ lấy chữ A vốn bất
sanh, gia tŕ thân ḿnh và các vị Chấp Kim Cang để bảo
ban. Dùng “bất sanh” để gia tŕ, suy niệm
như thế xong, phương tiện bảo các vị
thượng thủ Kim Cang. “Thượng thủ”
không chỉ là Bí Mật Chủ, mà là hết thảy các vị
nhập môn chữ A đều là cái Thể bất nhị.
Các vị Chấp Kim Cang trong mười cơi Phật đều
là thượng thủ. “Các thiện nam tử lắng
nghe”: Tự luân xoay chuyển gọi là Mạn-đồ-la, như
trong hạnh phẩm đă nói cặn kẽ.
Đối với các Bồ Tát tu hành trong Chân Ngôn môn làm Phật
sự, sẽ có thể [hiện thân] ở trước mặt
họ, “luân” chính là môn chữ A. Trong một chữ ấy,
nhập hết thảy các chữ. Nhập một chữ ấy,
sẽ xoay vần vô ngại trong hết thảy các pháp.
Như bánh xe của người đời chẳng xoay
chuyển th́ thôi, hễ xoay chuyển sẽ chẳng có cùng
tận, t́m đầu đuôi cũng đều chẳng thể
biết rơ! V́ thế, gọi là Luân. Lại như bánh xe
trong thế gian, nếu lúc xoay chuyển, sẽ có thể
nghiến đứt hết thảy các loài cây cỏ. Dù là rễ,
thân, cành, lá của chúng, hễ gặp bánh xe ấy, không ǵ
chẳng bị nghiền nát. V́ cớ sao? Do vành bánh xe bén nhọn.
Luân chữ A này cũng lại như thế,
có thể trừ hết thảy vô minh phiền năo; hễ
ai được nghe, không ǵ chẳng bị dẹp tan! Mạn-đồ-la
cũng có nghĩa là “thanh tịnh”, sẽ giải thích
trong phần sau. “Phẩm quảng” tức là các ư
nghĩa trong ấy có thể trọn khắp hết thảy
mọi nơi. “Phẩm” là từ ngữ để gọi
một phần [của một bộ kinh]. Nghĩa rộng
là như bánh xe chẳng có đoạn dứt. Nhưng một
phần kinh này cũng chẳng ĺa khỏi luân này; do vậy,
dùng đó để đặt tên. Các phẩm đều
nói là Quảng do chuẩn theo nghĩa này (tức là do nói
đại lược nên là “một phần”, do ư nghĩa rộng
răi nên là “vô tận”). “Vốn bất sanh” chính là A tự
luân. Nhập luân này chính là đồng Thể bất nhị
với chư Phật. Đức Phật v́ thành tựu các
vị Bồ Tát tu Chân Ngôn hạnh, muốn nói A tự luân
này, bèn trước hết tán thán công đức của luân
ấy. Nếu thấu đạt cái luân này, sẽ có thể
khiến cho các Bồ Tát phổ môn thị hiện, dùng thân
mà hết thảy chúng sanh thích thấy, trụ khắp
trước họ để hóa độ, do đại
nhân duyên mà làm Phật sự. V́ thế nói là “trụ bỉ
tiền” (trụ trước họ).
(Kinh)
Nhĩ thời, Chấp Kim Cang tùng kim cang liên hoa ṭa, toàn chuyển
nhi hạ, đảnh lễ Thế Tôn,
nhi tán thán ngôn.
(經)爾時執金剛從金剛蓮華座旋轉而下,頂禮世尊而讚歎言:
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Chấp Kim Cang từ ṭa kim cang liên hoa
xoay chuyển rồi hạ xuống, đảnh lễ Thế
Tôn, tán thán rằng).
Lúc
bấy giờ, ngài Chấp Kim Cang đảnh lễ Phật,
tương ứng với chày kim cang xoay chuyển rồi hạ
xuống, bước xuống khỏi đài kim cang liên hoa
xong bèn tán thán đức Phật. Vị Bồ Tát này do trên
chày kim cang có đài hoa sen, bèn dùng đó để ngồi.
Kim cang chính là trí ấn của chư Phật. Phật trí ấy
in vào đài đại Mạn-đồ-la; do vậy, có sự
biểu thị như thế. Như ném kim cang huệ lên
hư không, nó xoay chuyển mà hạ xuống đất. Vị
Bồ Tát này cũng thế, do nghe đức Phật nói A tự
luân, hoan hỷ, hớn hở, lập tức ở nơi
đài ấy, trên chày kim cang xoay chuyển vô lượng, từ
ṭa bước xuống, làm lễ đức Phật. Trong
khi bước xuống, tương tự như ném chày kim
cang lên hư không, nó sẽ xoay tṛn rồi hạ xuống.
V́ thế nói là “tương ứng với nó”. Điều
này cũng nhằm biểu thị Phật trí vô ngại. V́
tỏ ḷng cung kính nghe pháp, bèn bước xuống đất,
dốc ḷng tôn kính.
(Kinh)
Quy mạng Bồ Đề tâm! Quy
mạng phát Bồ Đề! Khể
thủ ư hạnh thể, Địa Ba La Mật đẳng,
cung lễ tiên tạo tác, quy mạng chứng Không giả.
(經)歸命菩提心!歸命發菩提!稽首於行體,地波羅蜜等,恭禮先造作,歸命證空者。
(Kinh: Quy mạng Bồ Đề
tâm, quy mạng phát Bồ Đề, đảnh lễ với
Hạnh Thể, Địa Ba La Mật thảy, kính lễ
tiên tạo tác, quy mạng đấng chứng Không).
“Quy
mạng Bồ Đề tâm” tức là quy mạng cái tâm
của hết thảy chúng sanh (như trong phần trên
đă nói về Bồ Đề trong cái tâm này). “Quy mạng
phát Bồ Đề” tức là lại c̣n đảnh lễ
người có thể phát sanh cái tâm ấy (tức là Bồ
Đề tâm thanh tịnh nhập minh môn). “Khể thủ
Hạnh Thể, Địa Ba La Mật”: Kế đó,
quy kính cái Thể của hạnh Chân Ngôn. Hạnh Thể
chính là mỗi địa vị và Ba La Mật. “Cung lễ
tiên tạo tác” (cung kính lễ bái bậc đă tạo tác
trước đó): Hết thảy chúng sanh tuy có tâm Bồ
Đề này, nhưng chẳng thể tự hiểu rơ. V́ thế,
quy mạng bậc đă phát tâm thành tựu cái quả
xưa kia và dạy lại chúng sanh; do nghĩ tới đại
ân lại lễ bái. Nhắc lại chuyện quy mạng
đảnh lễ, có ư nghĩa đại đồng tiểu
dị. Nhắc lại, [ḥng biểu đạt] sự cung
kính sâu xa tột bậc như thế.
(Kinh)
Bí Mật Chủ như thị thán dĩ, nhi bạch Phật
ngôn: - Duy nguyện pháp vương ai mẫn, hộ niệm
ngă đẳng, nhi diễn thuyết chi, vị lợi ích
chúng sanh cố, như sở thuyết chân ngôn tu viên măn cố.
(經)祕密主如是歎已,而白佛言:惟願法王哀愍護念我等而演說之,為利益眾生故、如所說真言修圓滿故。
(Kinh: Ngài Bí Mật
Chủ tán thán như thế xong, bạch cùng đức Phật
rằng: - Kính mong đấng pháp vương thương
xót, hộ niệm chúng con mà diễn nói để tạo lợi
ích cho chúng sanh tu viên măn chân ngôn như đă nói).
Tán
thán đức Phật như thế xong, lại thỉnh cầu.
Như người đời nuôi tằm để kiếm
lợi, nên nuôi nấng cẩn thận. Ở đây cũng
giống như thế, v́ thỉnh đức Phật lại
nói nghĩa sâu, tự lợi, lợi tha, nên trước hết
tán thán đức Phật. “Không chứng” tức là chứng
pháp vô tướng, vô ngại, b́nh đẳng. Bạch với
đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Kính mong
đấng pháp vương tuyên nói do thương xót chúng
con và hết thảy chúng sanh”. “Pháp vương”: Tự tại
trong pháp, nên gọi là “pháp vương”. Nguyện
thương xót, hộ niệm con, và v́ lợi lạc chúng
sanh.
Do đấng pháp vương
thương xót con, hộ niệm con, và v́ lợi lạc
chúng sanh, v́ khiến cho hành giả Chân Ngôn sẽ đúng theo lời
đức Phật dạy mà tu viên
măn, nguyện Phật lại nói về A tự luân. “Viên
măn”: Thuận theo các hạnh thượng, trung, hạ,
tùy theo tánh phận mà được lợi ích, đều
thành tựu diệu quả.
(Kinh)
Như thị thuyết dĩ, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn cáo
Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ ngôn: - Ngă nhất thiết bổn
sơ, hiệu danh Thế Sở Y, thuyết pháp vô đẳng
tỷ, bổn tịch vô hữu thượng.
(經)如是說已,毘盧遮那世尊告執金剛祕密主言:我一切本初,號名世所依,說法無等比,本寂無有上。
(Kinh:
Nói như thế xong, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn bảo Chấp
Kim Cang Bí Mật Chủ rằng: - Ta hết thảy ban
đầu, hiệu là Thế Sở Y, thuyết pháp khôn sánh
bằng, vốn tịch, không ǵ hơn).
Kế
đó, đức Phật bảo ngài Bí Mật Chủ rằng:
Thoạt đầu, trong các vị Phật tối thắng,
ta được xưng tụng là Thế Sở Y (đấng
để cơi đời nương tựa), sắp nói bí tạng.
Trước hết là tự tán thán đức, do pháp này khó
tin, giống như khi sắp nói kinh Pháp Hoa, [đức Phật]
cũng tán thán tương đồng. “Bổn sơ”
có nghĩa là thọ lượng. “Thế Sở Y”:
Như hết thảy cỏ cây đều nương vào
đất mà được tăng trưởng. Lại
như thương nhân nương theo người hướng
dẫn, vào trong biển bèn nương cậy thuyền
trưởng, người bệnh khổ nương cậy
bậc đại y, ở đây có nhiều môn đều
nên nói. Nay đức Phật cũng thế, là nơi nương tựa cho hết thảy.
Nhưng lại c̣n có thâm ư: Tuy nói là “tự thán” (tự khen ngợi công đức của chính ḿnh),
nhưng hàm ư là thuyết pháp. Như trong bản tiếng Phạn
nói về Ngă (Ātman) th́ trong ấy có âm A, tức là ư nghĩa “vốn bất
sanh”. Cái Thể thường trụ bất sanh ấy
chính là cái để hết thảy nương vào. “Xưng
hiệu”: Ta đă giác ngộ sự bất sanh ấy, hết
thảy người đời gọi ta là Phật, chẳng
phải là pháp giới b́nh đẳng có danh xưng như
thế. “Thuyết pháp vô
đẳng tỷ” (thuyết pháp không
có ai sánh bằng): Trong sự khôn sánh ấy, đối với
những điều ngoại đạo đă nói, đều
có pháp cao hơn. V́ thế nói là “hữu tỷ” (có cái
so sánh được). Phàm hết thảy các kẻ chẳng
hiểu rơ pháp bí mật nội chứng th́ đều là ngoại
đạo. Do đức Phật nói pháp “chẳng thể so
sánh, sánh ví” này, thuyết pháp cũng là khôn sánh. Lại nữa,
chữ Ma (म) trong Ngă (chính là
nghĩa “bất sanh”, cũng là pháp được hỏi
trong lời tán thán). “Bổn tịch vô hữu thượng”
(vốn vắng lặng, chẳng có ǵ cao hơn được):
Trong chữ Bổn có âm A, tức là ư nghĩa “bất
sanh”. Do bất sanh nên bất diệt. V́ thế, vốn
sẵn vắng lặng. Pháp này vi diệu bậc nhất,
không chi hơn được. Do có thể tịch tĩnh
các căn, sáu căn thường thanh tịnh, các ác vĩnh
viễn diệt mất, cho nên nói là Tịch. Chữ A ấy
chính là tâm của hết thảy chư Phật.
Nay
trong bài kệ của đức Phật nói đến chữ
A, tức là nói tới
pháp tự chứng của đức
Phật, tuy trong hết thảy ngữ ư có nói, nhưng trọn
chẳng thể biết rơ cảnh nội chứng
ấy! Do pháp tự chứng chẳng thể nói, tuy đức
Phật tự khen ngợi, tức là ca ngợi chữ A
này, v́
chữ ấy vốn sẵn là cái nương tựa cho cơi
đời từ thuở ban sơ. Nay nói pháp tự chứng
này, chẳng phải là cảnh giới của Nhị Thừa
hay ngoại đạo. Do pháp ấy chẳng thể sánh ví,
nên nói là “vô tỷ”. Như người uống nước,
nóng lạnh tự biết, c̣n chẳng thể nói cho người
không uống biết. Huống hồ cảnh giới của
Như Lai ư? (Hăy nên dẫn kinh Giải Thâm Mật).
Nhưng do đức Phật dùng sức gia tŕ, nói pháp chẳng
thể nói, chẳng thể diễn tả này, khiến cho
các vị như Kim Cang Tạng v.v… đều cùng được
biết. Chuyện này chính là hy hữu (nói “bổn tịch”
th́ hăy nên biết: Trong hết thảy Nhị Thừa và ngoại
đạo, chẳng có pháp vốn sẵn tịch diệt
này, do tâm cảnh của họ chẳng thể thấu
đạt được).
(Kinh)
Thời, Phật thuyết thử già-tha, như thị nhi
tác gia tŕ. Dĩ gia tŕ cố, Chấp Kim Cang giả cập
chư Bồ Tát năng kiến thắng nguyện Phật
Bồ Đề ṭa. Thế Tôn do như hư không vô hư luận,
vô nhị, hành Du Già tướng. Thị nghiệp thành thục.
Tức thời, Thế Tôn thân chư chi phần, giai tất
xuất hiện thị tự, ư nhất thiết thế,
xuất thế gian, Thanh Văn, Duyên Giác Tĩnh Lự,
tư duy cần tu, thành tựu Tất Địa, giai đồng
thọ mạng, đồng chủng tử, đồng y xứ,
đồng cứu thế giả: - Nam ma tam mạn đa bột
đà nẫm, a.
(經)時佛說此伽他,如是而作加持。以加持故,執金剛者及諸菩薩能見勝願佛菩提座,世尊猶如虛空無戲論無二行瑜伽相。是業成熟,即時世尊身諸支分皆悉出現是字,於一切世出世間、聲聞緣覺靜慮,思惟勤修成就悉地,皆同壽命、同種子、同依處、同救世者。南麼三曼多勃馱喃。阿。
(Kinh:
Khi đó, đức Phật nói kệ tụng này, thực
hiện gia tŕ như thế. Do được gia tŕ, ngài Chấp
Kim Cang và các Bồ Tát có thể thấy ṭa Bồ Đề
thắng nguyện của đức Phật. Đức Thế
Tôn ví như hư không chẳng có hư luận, chẳng hai,
hành tướng Du Già. Nghiệp ấy đă chín muồi,
ngay lập tức, từ các chi phần nơi thân đức
Thế Tôn thảy đều xuất hiện chữ ấy,
trong hết thảy Tĩnh Lự thế gian, xuất thế
gian, Thanh Văn, Duyên Giác, tư duy, siêng tu thành tựu Tất
Địa, đều có cùng thọ mạng, cùng chủng tử,
cùng chỗ nương vào, cùng là bậc cứu đời:
“Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, a - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, a”).
Do
được gia tŕ, ngài Chấp Kim Cang và các vị Bồ
Tát có thể hiện ṭa Bồ Đề nguyện thù thắng
của đức Phật, tức là khi đức Phật
nói bài kệ ấy xong, do được thần lực của
đức Phật gia tŕ, lúc bấy giờ, các vị Kim
Cang Bồ Tát liền có thể hiện Bồ Đề
ṭa. Ṭa ấy chỉ nói theo ư nghĩa thế gian; nhưng
phương Tây gọi ṭa này là Măn-đồ (Manda). Măn-đồ
nghĩa là kiên cố, là bất động, là không c̣n ǵ sánh
bằng, là trọn khắp pháp giới. Nay hiện ṭa Bồ
Đề này cũng như trong lạc hiện ra tô, các vị
cùng tụ hội một chỗ mà chẳng tách ĺa. Do gia tŕ
nên có thể hiện ra. Ṭa này được trang nghiêm bởi
công đức của Như Lai, được vô lượng
đại nguyện thành tựu, tức là giống như
thân Phật hiện trọn khắp hết thảy chúng
sanh giới để làm Phật sự. V́ thế nói là “thắng
nguyện” (nguyện thù thắng). Hư không Như của
Phật vô hư luận, do hành “vô nhị” tương ứng
với lư mà thành tựu nghiệp ấy, tức là cái ṭa này
giống như hư không, ĺa hết thảy phân biệt.
Tuy các Bồ Tát tu hành đủ loại phương tiện
như thế, nhưng cũng chẳng hai, chẳng khác, chẳng
ĺa diệu lư như thế. V́ thế nói là “tương ứng
với lư”. Như người hành hạnh th́ cũng
đắc quả như thế, tức là chẳng hai, chẳng
khác với cái ṭa ấy. “Thành tựu” là Tất Địa
được thành tựu bởi người tu hành. Trong
khi đó, nơi các phần thân thể của đức Phật,
thảy đều xuất hiện chữ ấy, trong hết
thảy thế gian và xuất thế gian, Thanh Văn, Duyên
Giác, Tĩnh Lự và quán, người siêng tu thành tựu Tất
Địa [cũng như thế].
Nói “trọn
khắp thân Phật” tức là trong các thân phần của
đức Phật, đều xuất hiện chân ngôn chữ
A này. Môn chữ A này chính là huệ mạng của các thứ
như Định quán v.v… thuộc thế gian, xuất thế
gian và Nhị Thừa (nhiếp tâm chẳng tán là Định.
Kế đó, sẽ quán chiếu, như lúc hành giả mới
nhiếp tâm, th́ các cách quán viên minh v.v… là Quán. Trong các phần
sau, ư nghĩa thường liên quan). Như đối với một
chữ Thọ, các Thọ
có cùng một chủng tử, cùng mạng, cùng y xứ, cùng
cứu độ, cùng hiện. Trong hết thảy các diệu
nghiệp thuộc thế gian và xuất thế gian đă
được thực hiện như trên, chữ A chính là
mạng của chúng. Như người nếu chẳng có
mạng căn, hết thảy các việc làm thảy đều
bỏ phế. Hết thảy công đức, định
huệ v.v… thuộc thế gian và xuất thế gian
cũng thế, nếu ĺa môn chữ A, sẽ chẳng thể
tăng ích, thành tựu, như người chết chẳng
thể làm ǵ được nữa!
Lại
nữa, chữ A là âm thanh phát ra khi mở miệng. Nếu
chẳng có âm A, sẽ không thể mở miệng. Nếu
chẳng mở miệng, hết thảy các chữ đều
không có. Do vậy, chữ A là chủng tử của hết
thảy các chữ. Hăy nên biết: Hết thảy vạn hạnh
cũng giống như thế, lấy môn chữ A làm chủng
tử. Nếu ĺa chữ A, cũng chẳng thành. “Đồng
y xứ”: Như các chúng sanh nếu chẳng có đại
địa, sẽ chẳng có trụ xứ. Môn chữ A này
cũng giống như thế, nếu ĺa chữ A, sẽ
không có chỗ để nương vào. Cứu độ
cũng giống như thế! Hăy nên biết môn chữ A
chính là sự cứu hộ (cứu vớt, thủ hộ)
to lớn trong hết thảy thế gian. Cuối cùng nói “hiện”
là như trong phần trên, đức Phật v́ các Bồ
Tát và đại chúng mà hiện ṭa kim cang, hết thảy
các nghĩa thù thắng thảy đều có thể hiện.
Kế đó liền nói môn chân ngôn này, tức là “nam ma tam
mạn đa bột đà nẫm” (kính lễ trọn khắp
chư Phật), “A”
(đây chính là môn chân ngôn chữ A).
(Kinh)
Thiện nam tử! Thử A tự, nhất thiết Như
Lai chi sở gia tŕ. Chân Ngôn môn tu Bồ Tát hạnh chư Bồ
Tát năng tác Phật sự, phổ hiện sắc thân,
ư A tự môn, nhất thiết pháp chuyển.
(經)善男子!此阿字,一切如來之所加持。真言門修菩薩行諸菩薩,能作佛事普現色身,於阿字門一切法轉。
(Kinh: Thiện
nam tử! Chữ A này được hết thảy
Như Lai gia tŕ. Các Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh trong Chân
Ngôn môn có thể làm Phật sự, hiện trọn khắp
sắc thân, chuyển hết thảy các pháp trong môn chữ
A).
Thiện
nam tử! Do chân ngôn này được mười
phương chư Phật dùng Pháp Thân cùng gia tŕ, những
người tu hành do dùng chân ngôn này, có thể làm các Phật
sự, cho đến hiện trọn khắp các sắc
thân, v́ hết thảy chúng sanh giới khai thị trí huệ
của Phật. Như Phật có thể làm chuyện ấy,
môn chữ A này cũng có thể làm như thế. Cái Thể
của chữ này giống như thân của hết thảy
các vị Phật. “A tự môn nhất thiết pháp chuyển”
(Chuyển hết thảy các pháp trong môn chữ A): Do chuyển
chữ A này, sẽ thành tựu đủ loại công đức.
Từ môn chữ A này tu hành để chuyển.
(Kinh)
Thị cố Bí Mật Chủ! Chân Ngôn môn tu Bồ Tát hạnh
chư Bồ Tát, nhược dục kiến Phật,
nhược dục cúng dường, dục chứng phát Bồ
Đề tâm, dục dữ chư Bồ Tát đồng hội,
dục lợi ích chúng sanh, dục cầu Tất Địa,
dục cầu Nhất Thiết Trí trí giả, ư thử
nhất thiết Phật tâm, đương cần tu tập.
(經)是故祕密主!真言門修菩薩行諸菩薩,若欲見佛、若欲供養、欲證發菩提心、欲與諸菩薩同會、欲利益眾生、欲求悉地、欲求一切智智者,於此一切佛心當勤修習。
(Kinh:
Do đó, Bí Mật Chủ! Các Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh
trong Chân Ngôn môn nếu muốn thấy Phật, nếu muốn
cúng dường, nếu muốn chứng phát Bồ Đề
tâm, muốn cùng tụ hội với các Bồ Tát, muốn
lợi ích chúng sanh, muốn cầu Tất Địa, muốn
cầu trí Nhất Thiết Trí, hăy nên siêng tu tập nơi
tâm này của hết thảy chư Phật).
Các hàng Bồ Tát trong Chân Ngôn môn “muốn
thấy chư Phật” tức là muốn thấy Pháp
Thân thanh tịnh của hết thảy chư Phật, “muốn
cúng dường” là dạo hết thảy các cơi Phật
để cúng dường, thừa sự, nghe pháp, tu hành, “muốn
chứng phát Bồ Đề tâm” chính là chứng Bồ
Đề khiến cho cái tâm thanh tịnh, “muốn tụ
hội cùng với
các Bồ Tát” tức
là cùng với các vị như Na La Diên Bồ Tát v.v… cùng tụ
hội một chỗ để lănh nhận hiện pháp lạc,
“muốn lợi ích chúng sanh” tức là như Tỳ Lô
Giá Na Phật thường v́ hết thảy chúng sanh làm Phật
sự to lớn, đủ loại thành tựu, “muốn
cầu Tất Địa” là sự thành tựu tối
thượng
trong ấy, ngay như thân Phật mà c̣n có thể
nhanh chóng đạt được, huống hồ các thành
tựu khác ư, “muốn cầu trí Nhất Thiết Trí”:
Môn chữ A này hết thảy nghĩa lợi không ǵ chẳng
hoàn thành. Nói tóm lại, muốn cầu t́m trí Nhất Thiết
Trí, quyết định sẽ đạt được! “Hăy siêng tu tập nơi tâm này của chư Phật”: Đức Phật bảo nếu quư vị muốn
cầu những chuyện trên đây, chẳng có thuật
nào khác, chỉ nên siêng tu môn chữ A này!
(Kinh)
Nhĩ thời, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn phục quyết
định thuyết Đại Bi Tạng Sanh Mạn-đồ-la
Vương,
phu trí thánh thiên chi vị, tam-muội thần thông, Chân Ngôn hạnh
bất tư nghị pháp. Bỉ A-xà-lê tiên trụ A tự
nhất thiết trí môn, tŕ Tu Đa La, khể thủ nhất
thiết chư Phật. Đông phương thân chi, toàn chuyển
nhi Nam dĩ cập Tây phương, châu ư Bắc
phương. Thứ tác Kim Cang Tát Đỏa, dĩ Chấp
Kim Cang gia tŕ tự thân, hoặc dĩ bỉ ấn, hoặc
dĩ Phạ tự, nhập ư nội tâm, trí Mạn-đồ-la.
Như thị đệ nhị Mạn-đồ-la, diệc
bổn tịch gia tŕ tự thân cố, vô nhị Du Già h́nh,
Như Lai h́nh, Không tánh h́nh. Thứ xả sở hành đạo
nhị phần thánh thiên xứ, viễn ly tam phần, trụ
Như Lai vị. Đông phương thân Tu Đa La, châu táp
toàn chuyển.
(經)爾時毘盧遮那世尊復決定說大悲藏生漫荼羅王敷置聖天之位三昧神通真言行不思議法。彼阿闍梨先住阿字一切智門,持修多羅稽首一切諸佛,東方申之,旋轉而南以及西方,周於北方。次作金剛薩埵,以執金剛加持自身,或以彼印或以嚩字入於內心,置漫荼羅。如是第二漫荼羅,亦本寂加持自身故,無二瑜伽形、如來形、空性形。次捨所行道二分聖天處,遠離三分,住如來位。東方申修多羅,周匝旋轉。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Tỳ Lô Giá Na Thế Tôn lại quyết định
nói cách sắp xếp tọa vị của chư thánh và
chư thiên trong Đại Bi Tạng Sanh Mạn-đồ-la
Vương, tam-muội thần thông, là pháp chẳng thể
nghĩ bàn trong Chân Ngôn hạnh. Vị A-xà-lê ấy trước
hết trụ trong hết thảy trí môn của chữ A, cầm
dây Tu Đa La (chỉ ngũ sắc đă được
gia tŕ), đảnh lễ hết thảy chư Phật,
căng dây từ phương Đông, xoay sang phương
Nam cho đến phương Tây, [kết thúc] trọn một
ṿng tại phương Bắc. Kế đó, [A-xà-lê] tưởng
chính ḿnh là Kim Cang Tát Đỏa, dùng Chấp Kim Cang gia tŕ tự
thân, hoặc dùng ấn của Ngài, hoặc dùng chữ Phạ
nhập vào nội tâm, sắp đặt Mạn-đồ-la.
Đối với Mạn-đồ-la thứ hai cũng thế,
cũng dùng sự vắng lặng vốn sẵn có [nơi
Pháp Thân Phật] để gia tŕ bản thân, [khiến cho
thân ḿnh thành] h́nh tướng Du Già bất nhị, h́nh tướng
Như Lai, h́nh tướng không tánh. Kế đó, chừa lại
hai phần để làm đường đi lại [trong
Mạn-đồ-la] và chỗ để đặt tọa
vị của các tôn thánh và chư thiên, bỏ qua ba phần,
trụ trong vị trí của Như Lai. Từ phương
Đông, căng dây Tu Đa La, xoay chuyển để
căng trọn một ṿng).
Như
trong phần trước đă rộng nói cách xếp đặt
các tọa vị trong Mạn-đồ-la, nay v́ sao lại
nói? Điều này có nhiều nghĩa, [tức là] do lại
muốn khơi gợi, kích phát một loại chúng sanh, muốn
khiến cho người đă được nghe nói trong phần
trước càng hiểu rơ bội phần. Trong phần
trước, tuy đă nói nơi chốn của các tọa vị,
nhưng chưa trọn khắp, nay lại nói thêm, ḥng chẳng
bị khuyết thiếu. Hơn nữa, trong phần
trước chỉ nhắc đến danh xưng, phần
nhiều chưa nói h́nh dạng. Nay lại nói cho đầy
đủ! V́ sao chẳng cùng nói luôn [ngay trong phần trước],
mà lại tách ra để nói ở chỗ này? Điều
này cũng có ư nghĩa. Thậm chí đối với người
ưa thích pháp sâu xa, vẫn chẳng v́ họ nói ngay, v́ muốn
cho họ phát khởi cái tâm trân trọng mà hướng dẫn
dần dần. Lại nữa, nếu chỉ coi vẽ vời
tôn dung là chân thật th́ những người thợ vẽ
cũng có thể thành tựu công đức của bậc
A-xà-lê! Do không chỉ dùng đồ họa mà được
thành tựu hạnh Chân Ngôn, mà c̣n phải tu sao cho mỗi mỗi
đều tương ứng với thần thông, tam-muội,
th́ mới gọi là “hạnh chẳng nghĩ bàn”. Nay
đức Phật do muốn khai thị điều đó,
bèn nói các pháp như tam-muội v.v…, tức là nói tương
ứng với thần thông và tam-muội.
Vị
A-xà-lê ấy trụ trong chữ A là hết thảy trí môn, cầm
dây [do chỉ ngũ sắc xe lại], lễ hết thảy
chư Phật như đă nói trong phần trước.
Tưởng chữ A nơi tâm và tưởng chữ Ra
nơi mắt v.v… như đă nói cặn kẽ trong phẩm
trước. Nay muốn làm đàn, trước hết cần
phải trụ trong tam-muội này, sao cho tương ứng
với lư, dùng trí tương ứng với lư để sắp
xếp, tính toán. Hễ thắt dây lại, phải sao cho
[dây căng] vừa phải, chớ nên quá lỏng lẻo. Nếu
chẳng vừa đúng, sẽ khiến cho thầy và đệ
tử nhiều bệnh, bị chướng nạn quấy
nhiễu. Nếu khi dùng, [dây căng quanh đàn] bị đứt
th́ cũng sẽ gây nên hao tổn. Kế đó, hăy nên biết
phương hướng, nơi chốn. Do vậy, trước
đó phải thẩm định các phương hướng.
Nếu khi căng dây mà đệ tử lầm lẫn, chẳng
hạn như ngỡ Đông là Tây v.v… sẽ khiến cho kẻ
gây chướng có cơ hội [quấy nhiễu, phá hoại].
Kế đó, lễ hết thảy chư Phật, tức
là lễ bản thể của chân ngôn chữ A.
Thầy
lễ xong, ở phương Tốn (góc Đông Nam) của
đàn tràng đi về phương Bắc, đệ tử
từ phương Cấn (góc Đông Bắc) hướng
về Nam, kéo dây sao cho đối diện nhau. Kế đó,
thầy kéo dây chuyển từ phương Càn (Tây Bắc)
hướng sang Đông, đệ tử xoay ḿnh hướng
về Tây. Kế đó, đệ tử xoay theo chiều phải
trở về góc Khôn (Tây Nam) hướng về phía Bắc,
thầy xoay ḿnh hướng về Nam. Kế đó, thầy
xoay sang phải trở về phương Tốn hướng
về Tây, đệ tử xoay ḿnh hướng về
phương Đông, tức là bốn phương vị
đă xong. Kế đó đệ tử lại từ
phương Càn hướng về phương Tốn,
đối diện với thầy, tức là đă định
xong góc Càn và Tốn v.v… Phàm ấn định bốn
phương, ắt cần phải thẩm định chắc
chắn như trên, chẳng được dời đổi.
Nếu ấn định bốn góc và
đường chữ thập ở chính giữa, chỉ
cốt sao tùy tiện xoay theo chiều phải chẳng trở
ngại là được rồi.
Làm
như thế xong, A-xà-lê lại từ trong Du Già, chuyển
chữ A nơi tâm thành chữ Phạ, đúng như trước
mà sắp đặt. Các phương tiện nơi chữ
Ra v.v… chẳng khác phần trước. Chỉ đổi
chữ A trong tâm thành thân Kim Cang Tát Đỏa. Cũng lại
quán tưởng thân chính ḿnh giống như thân Ngài, chấp
tŕ Như Lai trí ấn. Tuy đổi chữ A thành Phạ,
nhưng chẳng hề tách ĺa. V́ lẽ nào vậy? Do bất
sanh, tức là vốn chẳng có trói buộc, do Thể là một,
chỉ có môn khác biệt. Căng dây như trên, vẫn
chưa chạm đất, liền
thắt lại. Đă quán điều này, [thầy] liền
cùng đệ tử vào trong Trung Đài, vẫn giống
như trên mà căng dây, chuẩn theo thứ tự trên
đây để định ra phương hướng
trong Trung Đài,
làm giống như trên. “Vô nhị
tương ứng h́nh, Như Lai h́nh, không tánh h́nh” là câu nhằm
nhằm giải thích lẫn nhau. Tán thán vô nhị h́nh chính là
Như Lai h́nh, Như Lai h́nh chính là Không tánh h́nh.
Dây
căng như vừa nói trên đây, hăy nên đặt ngang
tim [của người cầm], thầy và đệ tử
đối diện, hoạch định bốn
phương, bốn góc, và đường chữ thập,
chỉ dùng dây căng để ấn định, chưa
đặt xuống (trước hết,
dùng vật đánh dấu bốn góc, đă đánh dấu
xong mới căng dây). Hăy nên biết khi ấn định
như thế, tưởng trên đỉnh đầu có chữ
A trọn khắp thân (đều như trong phần trên
đă nói). Nhưng Đại Nhật Như Lai nhập
Đại Bi Thai Tạng Sanh tam-muội, Đại Bi Thai Tạng
tam-muội này có khác với Đại Bi Thai Tạng Mạn-đồ-la
được nói trong phẩm trước hay không? Chính là
v́ đàn được nói trong phần trước các
phương chưa trọn vẹn, màu sắc, h́nh tượng
của [chư tôn] cũng chưa đầy đủ, nên
lại nói thêm.
Kế
đó, ấn định các phương đă xong, thầy (A-xà-lê) tưởng chữ Phạ giống như trên đă
nói “trọn khắp toàn thể thân phần,
tưởng thân ḿnh giống như h́nh tướng Chấp
Kim Cang”, vào
trong Trung Thai, căng dây ấn định phương vị
trọn khắp rồi liền cột lại (Đă ấn
định phương vị xong rồi mới cột lại,
tức là cột lại ngay khi đó). Giả sử Trung
Đài có h́nh vuông, mỗi bề rộng sáu thước, hăy
ước định một nửa là ba thước.
Đấy chính là kích thước rộng hẹp của viện
thứ nhất ở ngoài Trung Đài. Chia khoảng rộng
ba thước ấy thành ba lớp (tức là có ba lằn
ranh). Phần thứ nhất là lối đi, phần thứ
hai là chỗ để đặt các vật cúng dường,
phần thứ ba là chỗ ngồi của chư tôn, [ở
ngoài ba lớp ấy là] phần thứ tư, tức là ngoại
duyên. Ba lớp ấy đều bằng
nhau, c̣n phần ngoại duyên th́ hẹp. Tính toán trong ṿng ba
thước ấy sao cho [ngoại trừ phần ngoại
duyên, ba lớp ấy đều được chia] đều
đặn thích đáng. Khi cúng dường, thầy nên vận
tâm tưởng hết thảy [chư tôn] đều ứng
hiện đến tụ hội tại đấy.
Nhưng đối với các vị không vẽ tọa vị,
đều cúng dường ở phần ngoại duyên. Kế
đó, tách ra viện thứ hai rộng bằng một nửa
của ba thước, tức là rộng một thước
năm tấc. Trong viện ấy, cũng chia thành ba tầng
và sắp bốn đường ranh giống như trong phần
trên. Kế đó, tách ra một nửa của một
thước năm tấc, tức là bảy tấc năm
phân để làm phần viện ngoài. Ở trong khoảng
bảy tấc rưỡi ấy, cũng đều đặt
bốn đường sao cho thích đáng. Cửa thông ra
ngoài trong phần đàn thứ nhất nên nối tiếp với
chỗ đi lại trong đàn tràng. Hăy nên chừa ra một
chút để dùng làm vị trí của cửa, thông với
những chỗ đi lại khác (đặt các vị trời
trong thế gian ở cửa này). Cửa thông ra ngoài nơi
tầng thứ ba nếu đất rộng, tùy ư làm lớn
hơn, chiếm nhiều chỗ hơn cũng
chẳng trở ngại ǵ.
(Kinh)
“Sở dư nhị Mạn-đồ-la, diệc
đương dĩ thị phương tiện, tác
chư sự nghiệp. Phục dĩ Đại Nhật
gia tŕ tự thân, niệm quảng pháp giới, nhi bố
chúng sắc. Chân ngôn giả ưng dĩ khiết bạch vi
tiên”, thuyết già-đà viết: - Dĩ thử tịnh pháp
giới, tịnh trừ chư chúng sanh, tự thể
như Như Lai, viễn ly nhất thiết quá. Như thị
nhi quán tưởng, tư duy Ra tự môn, tịch nhiên quang
diễm man. Tịnh nguyệt, thương-khư sắc.
Đệ nhị bố xích sắc, hành giả
đương ức tŕ, tư duy tự minh chiếu, bổn
vô Đại Không điểm. Hoán bỉnh sơ nhật
huy, tối thắng vô năng hoại.
(經)所餘二漫荼羅,亦當以是方便作諸事業。復以大日加持自身,念廣法界而布眾色。真言者應以潔白為先。說伽陀曰:以此淨法界,淨除諸眾生,自體如如來,遠離一切過。如是而觀想,思惟囉字門,寂然光焰鬘,淨月商佉色。第二布赤色,行者當憶持,思惟字明照,本無大空點,煥炳初日輝,最勝無能壞。
(Kinh: “Đối với hai Mạn-đồ-la
kia, cũng dùng phương tiện như thế để
làm các sự nghiệp. Lại dùng Đại Nhật Phật
để gia tŕ tự thân, nghĩ tới pháp giới rộng
khắp để sắp đặt các màu sắc. Người
tŕ Chân Ngôn hăy nên dùng sắc trắng sạch trước hết”.
[Đức Phật] nói già-đà rằng: - Dùng pháp giới
thanh tịnh, tịnh hóa các chúng sanh, tự thể như
Như Lai, xa ĺa hết thảy lỗi. Hăy quán tưởng
như thế, tư duy môn chữ Ra, vắng lặng, ṿng lửa
rực. Màu trăng sạch, thương-khư. Thứ hai,
đặt màu đỏ, hành giả nên nghĩ nhớ.
Tư duy chữ chiếu sáng, vốn không, chấm Đại
Không, rạng ngời mặt trời mọc, tối thắng,
chẳng thể hoại).
Trong
phần trước nói về Mạn-đồ-la, đă bảo:
“Viện thứ hai đặt Thích Ca, viện thứ ba
đặt Văn Thù Sư Lợi”, tương ứng với
đoạn kinh văn này. Do trước đó, ấn định
Trung Thai đă xong, trực tiếp hoạch định
đến viện thứ ba, nên nói là “đệ nhị”,
nhưng chẳng phải là đệ nhị, mà là tầng
thứ ba. Nay ở đây tự có kinh văn để làm
chứng: Văn Thù ở tầng thứ hai, Thích Ca ở tầng
thứ ba. Tưởng chữ A định ra ngoại viện; kế
đó,
tưởng chữ Phạ làm Trung Đài[6].
Kế đó, ở tầng thứ hai, tưởng ngài
Văn Thù, hoặc tưởng chữ Phạ, cũng giống
như trước, trọn khắp các thân phần. Nơi
viện thứ ba, tưởng Phật Thích Ca, hoặc
tưởng chữ Bà (chữ Bà đọc nặng giọng, tức Bha).
Chánh kinh nói về việc ấn định tọa vị
bằng cách căng dây xong, kể từ phần ấn
định màu sắc trở đi, do chưa hiểu rơ lời
giảng giải,
nên tôi
không ghi lại (cần phải t́m hiểu
thêm).
Kinh
nói: “Phục thứ Tỳ Lô Giá Na, ngă gia tŕ bỉ ấn,
quảng pháp giới tầm niệm thái sắc” (Lại
nữa, Tỳ Lô Giá Na, ta gia tŕ ấn ấy, nghĩ nhớ
màu sắc trong pháp giới rộng lớn), ư nói: Từ
đây trở đi là nói tới lúc tô màu, A-xà-lê hăy nên tưởng
Tỳ Lô Giá Na Như Lai, hoặc ấn của Ngài. Ấn ấy
chính là Quảng Đại Pháp Giới Ấn (lúc bấy giờ,
hăy nên tưởng thân chính ḿnh là Đại Nhật Như
Lai). Tưởng như thế xong, đặt màu trắng[7]
trước. Khi ấy, A-xà-lê tự tưởng thân ḿnh
chính là pháp giới. Thể của pháp giới là sáng suốt,
trắng ngần vô nhiễm. Khi tưởng niệm như
thế, không riêng ǵ thân ta là như thế, mà hết thảy
hữu t́nh cũng lại như thế, tức là trừ sạch
[phiền năo] giống Như Lai, cũng ĺa hết thảy
các lỗi, thân chính ḿnh bằng với Như Lai, th́ gọi
là “sắc trắng”. Trắng là pháp thể, ĺa hết
thảy các lỗi. Nhưng nói “hết thảy hữu
t́nh đều cùng là diệu pháp giới”, hăy nên dùng pháp
nào để đạt được? Đấy chẳng
phải là không có phương tiện, [phương tiện]
tức là môn chữ Ra. Khi nhập chữ này, sẽ có thể
khiến cho bản thân và đệ tử cho đến hết
thảy chúng sanh, rốt ráo đều bằng với thân pháp giới của
Như Lai, vĩnh viễn ĺa các lỗi. V́ thế, kế
đó nói tưởng chữ Ra. Chữ ấy sắc trắng
như xa cừ (hoặc nói là thương-khư, tức là
vỏ ốc biển, sắc nó trắng sạch bậc nhất).
Thầy
nói: “Trong ấy bèn có chữ A và chữ Phạ. V́ thế,
chữ Ra có màu trắng. Tưởng
chữ sáng ngời như ánh lửa, vắng lặng, quang
minh tuôn ra như sữa. Do sự thanh tịnh ấy mà thành
sắc vô cấu, ĺa hết thảy các lỗi. Và hoa Quân
Đà (đây là hoa ở phương Tây, cũng trắng sạch
khôn sánh), hoặc như vầng trăng sáng ngời. Ánh lửa
tỏa từ chữ này cũng là màu trắng, vắng lặng,
điềm tĩnh, an định, nhưng chói ngời quang
minh. Khi tưởng như thế, lại tụng chữ
Ra đến một trăm lượt, hoặc một
ngàn lượt rồi
mới tô màu. Pháp gia tŕ màu là trước hết ở trong
màu tưởng chữ. Chữ đă tưởng thành, liền
chuyển nó thành Phật. Ở đây có hai loại A Lợi
Đồ, tức là tay trái đặt trên ngực, nắm
thành quyền, duỗi ngón Phong (ngón trỏ) dựng thẳng, tay phải như đang nâng vật
đưa thẳng lên. Chân trái hướng ra trước,
cách chân phải khoảng ba thước đổ lại, xoạc chân là
đúng. Trắng, đỏ, vàng, xanh đều dùng. Hăy nên
tưởng h́nh Phật mà kết ấn này. Phàm kết ấn,
có hai loại oai nghi, nếu đứng kết ấn th́ cần
phải luôn giữ oai nghi ấy. Bốn
vị Phật có dáng vẻ tĩnh lặng, dùng ấn này.
Màu thứ hai là màu đỏ, hăy nên ghi nhớ. Tức là
A-xà-lê hăy nên suy nghĩ kỹ càng. Khi sắp tô màu đỏ,
hăy nên tưởng chữ Raṃ (रं).
Chữ ấy chiếu sáng, có màu như mặt trời mới
mọc, hoặc đỏ, hoặc vàng, tức là sắc
đỏ pha vàng, quang minh chiếu rạng ngời. Chữ
này chính là chủng tử của Bảo Tràng Phật. Đấy
chính là vị Phật không ai có thể hàng phục, tối
thắng khôn sánh. Kiêm tưởng tự thân liền giống
như chư Phật. Chữ Ra màu đỏ được
thêm cái chấm (chẳng phù hợp th́ dùng chữ A. Nếu
ư nghĩa phù hợp th́ dùng chữ Ra thêm chấm, [tức Raṃ]).
Các phương diện khác chuẩn theo [những điều
đă nói trong các phẩm trước!”
(Kinh) Thứ vận bố
hoàng sắc, định ư Ca tự môn, đương tùy
ư pháp giáo, thân tướng do chân kim, chánh thọ hại
chư độc, quang minh biến nhất thiết, kim sắc
đồng Mâu Ni.
(經)次運布黃色,定意迦字門,當隨於法教。身相猶真金,正受害諸毒,光明遍一切,金色同牟尼。
(Kinh: Kế, sắp
đặt màu vàng, định ư môn chữ Ca, nên tùy thuận
pháp giáo, thân tướng như vàng ṛng, chánh thọ trừ
các độc, quang minh trọn hết thảy, sắc vàng
như Mâu Ni).
Kế đó, khi tô màu vàng, hăy
nên tưởng chữ Ca (क, Ka) có màu vàng ṛng, quang minh như ánh
lửa cũng thế. Đấy là Mâu Ni Phật sắc
vàng (Mâu Ni là danh hiệu chung của Phật). Ca có nghĩa
là “tác nghiệp”, do vô tác nên vĩnh viễn ĺa các lỗi.
Trụ trong tam-muội này trừ các độc, quang minh chiếu
trọn khắp hết thảy. Hăy nên nhập Định
nương theo giáo (dụng ư là quán chắc thật, chẳng
tán loạn).
(Kinh) Thứ
đương bố thanh sắc, siêu độ ư sanh tử,
tư duy Ma tự môn, đại tịch Bồ Đề
ṭa, thân sắc như hồng nghê, trừ nhất thiết
bố úy.
(經)次當布青色,超度於生死,思惟麼字門,大寂菩提座,身色如虹霓,除一切怖畏。
(Kinh: Kế nên đặt
sắc xanh, siêu độ khỏi sanh tử, tư duy môn chữ
Ma, ṭa Bồ Đề đại tịch, thân sắc
như cầu vồng, trừ hết thảy sợ hăi).
Kế đó, khi dùng màu xanh,
tư duy trên đó có chữ Ma (ब, Ba), tức là
tưởng [chữ ấy] ở trên màu xanh. Tức là ư
nghĩa “vượt khỏi sanh tử”; đó chính là Thích Ca Mâu Ni Phật vậy.
Vị Phật ấy ngồi trên ṭa đại Bồ Đề.
Hết thảy chư Phật dùng chữ này để trừ
nỗi kinh sợ của chúng sanh, hàng phục lũ ma quân.
Chữ ấy [có màu sắc] như ŕa ngoài của cầu vồng, có màu như hoa sen xanh. Phương Tây gọi
cầu vồng là “cung Đế Thích”. Quang minh này
cũng thế. Các phương tiện khác cũng giống như trước.
(Kinh) Tối hậu bố
hắc sắc, kỳ thái thậm huyền diệu, tư
duy Ha tự môn, châu biến sanh viên quang, như kiếp tai
mănh diễm, bảo quan cử thủ ấn, năng bố
nhất thiết ác, hàng phục chư ma quân.
(經)最後布黑色,其彩甚玄妙,思惟訶字門,周遍生圓光,如劫災猛焰,寶冠舉手印,能怖一切惡,降伏諸魔軍。
(Kinh: Cuối cùng
đặt màu đen, màu ấy cực huyền diệu.
Tư duy môn chữ Ha. Viên quang sanh trọn khắp, như
Kiếp hỏa hừng hực, măo báu, nâng thủ ấn,
hay dọa hết thảy ác, hàng phục các ma quân).
Kế đó, khi tô màu đen,
bèn tưởng chữ Ha (ह), như lúc kiếp tai, đại hỏa
tột bậc cực thịnh, nên có ánh
sáng đen tía. Quang minh của chữ này cũng lại giống
như thế. Đấy là A Súc (Akṣobhya) Như Lai, vị Phật
ấy do ḷng đại từ bi, v́ thủ hộ hết thảy,
hàng phục các chướng, hiện h́nh Tỳ Câu Chi (Bhrukuṭī, nhíu mày) phẫn nộ,
kiêm kết ấn để hàng phục những kẻ
gây chướng. Tỳ Câu Chi là “nhăn mày” như
trong phần trước đă nói. Các phương tiện
khác giống như trên. Đoạn này nên đặt ra
trước. Vị tôn thánh này tên Bát La Để Rị
Đồ, đó là tiếng Phạn. Ấn của Ngài là tay trái giơ lên, duỗi
chân trái, gập chân phải. Đó là tư thế hàng phục
thông dụng. Ngài hiện h́nh Kim Cang Phẫn Nộ, chẳng
cần thị hiện h́nh tướng Phật. Hai vị
tôn thánh này dùng chung cho hết thảy các thân ấn. Kế
đó, kim cang hữu t́nh kim cang chấp ngă gia tŕ, ấn của
Ngài hoặc là chữ Phạ, hoặc đặt trong Trung
Đài Mạn-đồ-la. Muốn thực hiện, thầy
trước hết đă dùng dây căng để hoạch
định ranh giới xong, khi muốn vào Trung Đài, liền
tự dùng Kim Cang Thủ để gia tŕ. Thầy tưởng
chữ A là thân chính ḿnh, liền giống như Tỳ Lô Giá
Na Phật, chớ nên nghĩ chính ḿnh đang tác pháp. V́ thế,
chuyển thành thân Chấp Kim Cang Bồ Tát, do chữ A “vốn
bất sanh” và chữ Phạ chẳng tách ĺa, cho nên có thể
dùng lẫn cho nhau. Mạn-đồ-la thứ hai cũng
được sức gia tŕ vốn vắng lặng của
ta như thế, là h́nh thể
tương ứng với vô nhị, là h́nh thể tánh Không của Phật.
Kế đó, lại tán thán công
đức của chữ Phạ. Do nghĩa của chữ
A nhập vào trong ấy, cũng lại vốn vắng lặng,
tức là ư nghĩa “vốn bất sanh”. “Vô nhị
tương ứng”: Chữ Phạ chính là chữ A, chẳng
hai, chẳng tách rời, lư thường tương ứng.
Do vốn vắng lặng, h́nh thể của Như Lai
cũng là không, vô tự tánh. Hai
phần kế đó là vị trí của chư thiên. [Trong phần
trước nói] “bỏ ba phần ở ngoài mạn-đồ-la,
cách xa chỗ đường ranh, đối mặt với
phương Đông căng dây” v.v… tức là mỗi viện
đều có ba tầng, bỏ qua hai tầng thứ nhất
và thứ hai, nơi viện thứ ba đặt thần vị
(ṭa vị của chư tôn thánh trong Mạn-đồ-la). Kế đó, bỏ đệ nhị
viện, chỉ tô màu nơi viện thứ ba. Do phần
nói về năm màu trong các phẩm trước, ư nghĩa vẫn
chưa trọn, nên lại thưa hỏi.
(Kinh) Nhĩ thời, Thế
Tôn Tỳ Lô Giá Na tùng tam-muội khởi, trụ ư Vô
Lượng Thắng Định, Phật ư Định
trung, hiển thị Biến Nhất Thiết Vô Năng Hại
Lực minh phi, ư nhất thiết Như Lai cảnh giới
trung sanh. Kỳ minh viết: - Nam ma tát bà đát tha nghiệt
đế tệ, tát bà mục khế tệ, a sa mê, bát ra
mê, a giả lệ, già già nê tát ma ra năi, tát bà đát la nỗ
nghiệt đế, sa ha.
(經)爾時世尊毘盧遮那從三昧起,住於無量勝定。佛於定中顯示遍一切無能害力明妃於一切如來境界中生。其明曰:南麼薩婆怛他蘖帝弊。薩婆目契弊。阿娑迷。鉢囉迷。阿者麗。伽伽泥薩麼囉嬭。薩婆怛羅弩蘖帝。莎訶。
(Kinh: Lúc bấy giờ, đức
Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na từ tam-muội khởi, trụ
trong Vô Lượng Thắng Định, từ trong Định,
đức Phật hiển thị Biến Nhất Thiết
Vô Năng Hại Lực minh phi, sanh trong cảnh giới của
hết thảy Như Lai. Minh chú là: “Nam ma tát bà đát tha nghiệt đế
tệ, tát bà mục khế tệ, a sa mê, bát ra mê, a giả
lệ, già già nê tát ma ra năi, tát bà đát la nỗ nghiệt
đế, sa ha - Namaḥ sarva-tathāgatebhyaḥ
sarvamukhebhyaḥ, asame parame acale gagane smaraṇe sarva-trānugate
svāhā”).
Trước
đó, Như Lai đă trụ trong Cam Lộ
Vương tam-muội để nói pháp môn trên đây xong,
v́ muốn thỏa măn các vị Bồ Tát tu Chân Ngôn,
khiến cho các phương tiện của họ đều
được trọn đủ, lại từ Định
khởi, nhập Vô Lượng Thắng tam-muội. “Vô
Lượng Thắng tam-muội”: “Vô lượng thắng”
có nghĩa là chẳng thể hại. Do trụ trong Vô Lượng
Thắng tam-muội, cảm phát mà sanh khởi minh phi này.
Minh phi này được gọi là Nhất Thiết Như
Lai Cảnh Giới Sanh, tức là cảnh giới của Phật.
Các vị Bồ Tát tu hạnh Chân Ngôn do
Minh này, liền có cùng cảnh giới với Như Lai,
cũng sanh ra cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn
như thế. Do nhập cảnh giới của Phật,
các công đức đă làm cũng lại giống như
Như Lai. Biến Nhất Thiết Vô Năng Hại Lực (Sức trọn
khắp, hết thảy chẳng thể hại được):
Vô Năng Hại có nghĩa là vô chướng ngại. Chẳng
phải chỉ trọn khắp các cảnh giới của
Như Lai, mà c̣n trọn khắp hết thảy cảnh giới
của Thanh Văn và Duyên Giác. Thậm chí người thoạt
đầu mới phát tâm chỉ cần tu hạnh Minh Phi
này, cũng liền nhập cảnh giới của Như
Lai.
“Nam
mô tát bà đát tha nghiệt đế tệ” (Namaḥ sarvatathāgatebhyaḥ):
Quy mạng hết thảy các đức Như Lai. Do
được sanh bởi các Như Lai, nên chẳng phải
là một. Do chẳng phải là một, nên nói là Đẳng.
“Tát
bà mục khế tệ” (Sarva-mukhebhyaḥ):
Hết
thảy các đức Như
Lai
là chỗ mong mỏi bậc nhất. “A
sa mê”
(Asame): Vô đẳng. Do sanh từ hết thảy cảnh
giới của Như Lai, cho nên là vô đẳng (không ǵ bằng).
Lại giải thích theo ư nghĩa bí mật, chữ A trong ấy
chính là bản thân Phật, Tam Mê là Đẳng. Bằng với
chư Phật, tức là bằng với cái Thể của
chữ A. “Bát
ra mê”
(Parame) được dịch là đệ nhất. Do vô
đẳng nên là đệ nhất, tức không có ǵ hơn
được! Giải thích theo ư nghĩa bí mật, chữ
Bát này chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Do chữ
A ở
trên có cùng cái Thể với hết thảy
Như Lai, tức là Đệ Nhất Nghĩa Đế, bằng
với Như Lai. “A giả lệ”
(Acale) là bất động. Do sanh từ chữ A nên cùng là
Đệ Nhất Nghĩa Đế. Đệ Nhất
Nghĩa chính là ngôn ngữ dứt bặt, tâm hạnh vắng
lặng, cho nên chẳng thể phá, chẳng thể chuyển.
“Già
già nê”
(Gagane) là Không. Do bất động nên bằng với
hư không, tánh rộng lớn chẳng thể phân biệt,
hạn lượng. “Tát-ma ra năi”
(Smaraṇe) là
suy nghĩ, tức là nghĩ tới ư nghĩa của chữ
A, tức là luôn thường hằng, luôn nghĩ nhớ ư
nghĩa ấy chẳng gián đoạn. “Tát
bà đát-ra nỗ nghiệt đế” (Sarvatrānugate)
là “biến
chí” (遍至, tới
trọn khắp). Do thường nghĩ tưởng ư
nghĩa như thế, có thể tới trọn khắp hết
thảy các xứ. Không chỉ tới trọn khắp hết
thảy chư Phật, mà c̣n tới trọn khắp Thanh
Văn, Duyên Giác, cho tới chỗ những người vừa
mới phát tâm). “Sa-phạ
ha”
(Svāhā):
Chữ Sa-phạ nghĩa là Tự, Ha là bổn.
[Minh
chú này nhằm] nhắc nhở chư Phật hăy nhớ tới
bổn thệ nguyện. Xưa kia, Như Lai đă lập
thệ nguyện quyết định như thế, người
tu hạnh Chân Ngôn này đều sẽ nên tŕ và kiến lập
như thế, khiến cho sở nguyện mau chóng
được thỏa măn. Ta nay do tu hành như thế, nhắc
nhở, kích phát chư Phật hăy nghĩ tới thệ nguyện
của các Ngài.
(Kinh)
Thứ điều thái sắc, đảnh lễ Thế
Tôn, cập Bát Nhă Ba La Mật, tŕ thử minh phi bát biến.
Tùng ṭa nhi khởi, toàn nhiễu Mạn-đồ-la, nhập
ư nội tâm, dĩ đại từ đại bi lực
niệm chư đệ tử.
(經)次調彩色,頂禮世尊及般若波羅蜜,持此明妃八遍。從座而起,旋繞漫荼羅,入於內心,以大慈大悲力念諸弟子。 (Kinh: Kế đó, điều ḥa màu sắc,
đảnh lễ đức Thế Tôn và Bát Nhă Ba La Mật,
tŕ minh phi này tám lần. Từ chỗ ngồi đứng dậy,
nhiễu quanh Mạn-đồ-la, vào trong giữa đàn, do
sức đại từ đại bi nghĩ tới các
đệ tử).
Kế
đó là cách điều ḥa màu sắc. Kính lễ Phật và
Bát Nhă Ba La Mật Đa, tụng minh phi này tám lần, tức
là điều ḥa màu sắc để vẽ h́nh tượng
bổn chân của Như Lai. Trước hết, hăy đọc
tụng kinh Đại Bát Nhă, cung kính cúng dường;
đó là ư nghĩa của “lễ Phật”. Phàm điều
ḥa màu sắc,
cần phải làm như thế. Lại
tưởng chữ thuộc loại màu sắc ấy. Tụng
chữ ấy một trăm lần hoặc ngàn lần. Lại
tụng minh phi tám lần. Thầy điều ḥa màu sắc
xong, từ Định khởi, nhiễu quanh [mạn-đồ-la]
xong, vào bên trong ấy, nghĩ tới các
đệ tử. “Đại từ bi lực” chính là
thầy tự làm kim cang, chữ và ấn, [nghĩa là] thầy
từ Định khởi, nhiễu quanh Mạn-đồ-la,
phát tâm đại từ, liền dùng sức đại từ
bi ấy để gia tŕ đệ tử.
(Kinh)
A-xà-lê phục dĩ Yết Ma Kim Cang Tát Đỏa gia
tŕ tự thân, dĩ Phạ tự môn cập Thí Nguyện
Kim Cang dĩ, đương họa Đại Bi Tạng
Sanh Đại Mạn-đồ-la. Bỉ an tường tại
ư nội tâm, nhi tạo Đại Nhật Thế Tôn, tọa
bạch liên hoa, thủ đới phát kế, bát trá vi quần,
thượng bị tiêu hộc. Thân
tướng kim sắc, châu thân diễm man, hoặc dĩ
Như Lai đảnh ấn, hoặc dĩ tự cú, vị
A tự môn. Đông phương nhất thiết chư Phật,
dĩ A tự môn cập Đại Không điểm. Y Xá Nê
phương, nhất thiết Như Lai Mẫu Hư Không
Nhăn, ưng thư Già tự. Hỏa thiên phương nhất
thiết chư Bồ Tát, họa Chân Đà Ma Ni bảo, hoặc
trí Ca tự. Dạ Xoa phương Quán Thế Tự Tại,
liên hoa ấn, tịnh họa Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ
Tát quyến thuộc, hoặc tác Sa tự. Diễm Ma
phương, việt tam phần vị, trí Kim Cang Huệ ấn,
Tŕ Kim Cang Bí Mật Chủ tịnh quyến thuộc, hoặc
thư Phạ tự. Bỉ phục khí tam phần vị, họa
Nhất Thiết Chư Chấp Kim Cang ấn,
hoặc thư tự cú, sở vị Hồng tự.
(經)阿闍梨復以羯磨金剛薩埵加持自身,以嚩字門及施願金剛已,當畫大悲藏生大漫荼羅。彼安祥在於內心而造大日世尊,坐白蓮華首戴髮髻,鉢吒為裙,上被綃縠,身相金色周身焰鬘;或以如來頂印、或以字句謂阿字門。東方一切諸佛,以阿字門及大空點。伊舍尼方一切如來母虛空眼,應書伽字。火天方一切諸菩薩,畫真陀摩尼寶或置迦字。夜叉方觀世自在,蓮華印,并畫一生補處菩薩眷屬,或作娑字。焰摩方,越三分位置金剛慧印,持金剛祕密主并眷屬,或書嚩字。彼復棄三分位,畫一切諸執金剛印;或書字句,所謂吽字。
(Kinh:
A-xà-lê lại dùng Yết Ma Kim Cang Tát Đỏa để
gia tŕ bản thân, dùng môn chữ Phạ và Thí Nguyện Kim
Cang xong, hăy nên vẽ Đại Bi Tạng Sanh Đại Mạn-đồ-la.
Ở chính giữa đàn, A-xà-lê an tường tạo h́nh
Đại Nhật Thế Tôn, ngồi trên hoa sen trắng,
tóc búi trên đầu, bát-trá (Paṭa, lụa cực mịn) làm xiêm,
phía trên khoác lụa là, thân tướng sắc vàng, quanh thân
có tràng [quang minh] h́nh ngọn lửa. Hoặc
[nếu không vẽ h́nh Ngài] th́ dùng Như Lai đảnh ấn
[để thay thế], hoặc dùng câu chữ, tức là môn
chữ A. Hết thảy chư Phật ở phương
Đông, dùng môn chữ A và chấm Đại Không. Nơi
phương Y Xá Nê (Đông Bắc), đặt Nhất Thiết
Như Lai Mẫu Hư Không Nhăn (Gaganalocanā), hăy nên viết chữ
Già. Đối với hết thảy các vị Bồ Tát ở
phương Hỏa Thiên
(phương Đông Nam), vẽ báu Chân Đà Ma Ni (Cintāmaṇi),
hoặc đặt chữ Ca. Quán Thế Tự Tại Bồ
Tát ở phương Dạ Xoa (Bắc), vẽ ấn hoa
sen, và vẽ các vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát
làm quyến thuộc, hoặc vẽ chữ Sa. Nơi
phương Diễm Ma (Nam), bỏ qua ba phần vị,
đặt Kim Cang Huệ ấn, Tŕ Kim Cang Bí Mật Chủ
và quyến thuộc, hoặc viết chữ Phạ. Vị
ấy lại bỏ qua ba phần vị, vẽ Nhất Thiết
Chư Chấp Kim Cang ấn, hoặc viết câu chữ, tức
là chữ Hồng).
A-xà-lê
thực hiện Thành Sự Kim Cang Tát Đỏa (tức là
Yết Ma Kim Cang Tát Đỏa) để gia tŕ. “Chữ
Phạ, thí nguyện kim cang” v.v… là nói vị A-xà-lê ấy
do được Như Lai gia tŕ và do chữ A, nên [bản
thân vị ấy] chính là Tỳ Lô Giá Na Như Lai. [Nói đến]
chữ Phạ và Thí Nguyện Cát Tường Kim Cang là nói
đến Văn Thù. Kế đó, chủng
tử là chữ Ma, tức là cái chấm Đại Không (ं),
thêm chữ Phạ (व,
Va) vào đó, thành chữ Văm (वं).
Lại dùng chữ Phạ để gia tŕ làm thân Kim Cang Tát
Đỏa ḥng vẽ các h́nh tượng. Trong khi làm, hăy
tưởng [thân Bồ Tát] giống như thân chính ḿnh
như trong phần trên đă nói. Lại tụng chữ Phạ
này một trăm lần, hoặc một ngàn lần.
Vẽ
Đại Bi Tạng Sanh Mạn-đồ-la, “an tường
trong Mạn-đồ-la”: Thầy tự gia tŕ như thế
xong, an tường đứng lên vào trong Trung Đài, thong
thả sắp xếp các màu để vẽ h́nh tượng
đức Tỳ Lô Giá Na. H́nh tượng ấy ngồi
trên ṭa hoa sen trắng, dùng tóc kết thành măo, không kèm thêm
trang sức, dùng lụa cực mịn làm xiêm[8],
lại dùng lượt là cực mịn và sa nhẹ để
làm áo phía trên, khiến cho sắc tướng có màu thịt
bên trong hiện
bóng ra ngoài. Thân Ngài có màu vàng Diêm Phù Đàn,
màu vàng cực đậm tươi tắn. Quanh thân đức Phật
đều sanh ra ánh sáng như ngọn lửa, kết thành
tràng bao quanh khắp thân chẳng gián đoạn. Sở
dĩ cần phải tạo h́nh tượng vị Phật
này trong Mạn-đồ-la là v́ muốn cho các đệ tử
mau sanh nguyện thù thắng, và do sức gia tŕ, sẽ thành
tựu viên măn thân Nhất Thiết Trí. V́ thế, cần phải
tạo lập [h́nh tượng Ngài] trước hết.
Lại
nữa, tạo đàn có pháp thượng, trung và hạ. Nếu
đệ tử tài lực dư dật, kham có thể rộng
thực hiện, thầy sẽ làm đàn có vẽ h́nh
tượng, ḥng chỉ bày h́nh tướng thân và ấn của
Bổn Tôn. Nếu sức làm nổi, mà làm tự đàn (Mạn-đồ-la
không vẽ h́nh Bổn Tôn, chỉ vẽ chủng tử
tương ứng ở mỗi phương vị), tức
là phạm tội ẩn tàng bí pháp. Nếu quán thấy tâm
đệ tử tột bậc ân cần, trân trọng, cho
đến chẳng tiếc thân mạng c̣n có thể xả
thân để có thể phụng sự thầy, huống hồ
có điều keo tiếc ư? Nhưng khi tài lực chẳng
lo nổi, cho phép làm Tự Mạn-đồ-la, tức là ở
nơi đáng lẽ đặt h́nh tượng Phật th́
chỉ vẽ chữ A. Đấy chính là cái Thể của
Như Lai. Đặt chữ A xong, ở ngoại
viện của Trung Đài, đối diện thẳng với
phía Đông, vẽ chữ A thêm chấm Đại Không (tức
chữ Aṃ, अं).
Lại ở phương Đông Bắc, tức
phương Tự Tại Thiên (Y Xá Na) đặt chữ Già (ग, Ga). Chữ Già ấy chính là Hư Không Nhăn (Gagana-Locanī), tức
là mẹ của hết thảy Phật và Bồ Tát. Kế
đến, ở phương Hỏa (phương Đông
Nam), đặt ấn Chân Đà Ma Ni (Cintāmaṇi, Như
Ư Bảo Châu) của hết thảy
Phật, Bồ Tát, hoặc viết chữ (chữ Ka, क). [Vẽ hai vị tôn thánh ở]
phương Bắc là Quán Tự Tại và Di Lặc, các vị
Nhất Sanh Bổ Xứ trong Hiền Kiếp làm quyến
thuộc, hoặc đặt chữ Sa (स).
Phía Nam th́ đặt các vị như Kim Cang Thủ v.v… Hoặc
vẽ h́nh tượng, hoặc vẽ ấn (tức là bạt-chiết-la
(chày kim cang) ba nhánh), hoặc vẽ chữ Phạ (Va, व).
Lại nữa, chữ đặt trong đàn ở đây
có phương vị khác với đàn tràng trong phần
trước, hăy tra duyệt. Lại nữa có ba phần vị
bỏ qua, tức là có ba chỗ không vẽ các ấn hoặc
chữ chủng tử của hết thảy các vị Chấp
Kim Cang, cũng như trong phần trước đă giải
thích. Nếu chữ và ấn của [các vị tôn thánh mà
trong chánh kinh chẳng nói rơ] khác nhau th́ vẽ chữ Hồng.
(Kinh)
Thứ Niết Rị Để phương, ư Đại
Nhật Như Lai hạ, tác Bất Động Tôn, tọa
ư thạch thượng, thủ tŕ quyến sách, huệ
đao, châu táp diễm man, nghĩ tác chướng giả,
hoặc trí bỉ ấn, hoặc thư tự cú, sở vị
Hám tự. Phong Thiên phương, Hàng Tam Thế Tôn, tồi
đại chướng giả, thượng hữu quang
diễm, đại thế oai nộ do như Diễm Ma. Kỳ
h́nh hắc sắc, ư khả bố trung, cực linh bố
úy, thủ chuyển kim cang, hoặc tác bỉ ấn, hoặc
thư tự cú, sở vị Ha tự.
(經)次涅哩底方,於大日如來下,作不動尊坐於石上,手持羂索慧刀,周匝焰鬘擬作障者,或置彼印,或書字句所謂唅字。風天方,降三世尊摧大障者,上有光焰,大勢威怒猶如焰摩,其形黑色,於可怖中極令怖畏,手轉金剛。或作彼印,或書字句所謂訶字。
(Kinh:
Kế đó, ở phương Niết Rị Để,
phía dưới Đại Nhật Như Lai, vẽ ngài Bất
Động ngồi trên tảng đá, tay cầm dây trói và
huệ đao, chung quanh có các ngọn lửa kết thành
tràng, hàng phục kẻ gây chướng. Hoặc đặt
ấn của Ngài, hoặc viết câu chữ, tức là chữ
Hám. Ở phương Phong Thiên (Tây Bắc), vẽ ngài Hàng
Tam Thế Tôn là bậc dẹp trừ chướng ngại
to lớn, phía trên có quang minh như ngọn lửa, thế
lực to lớn, oai mănh, phẫn nộ như vua Diễm
Ma. Thân h́nh Ngài màu đen, vẽ sao cho tột bậc đáng
sợ trong các sự sợ hăi, tay Ngài xoay chày kim cang, hoặc
vẽ ấn của Ngài, hoặc viết câu chữ, tức
là chữ Ha).
Kế
đó, ở phương La Sát (Niết Rị Để là
một vị chúa tể của loài La Sát, tức
phương Tây Nam), phía dưới đức Tỳ Lô Giá
Na, vẽ ngài Bất Động (Acalanātha) ngồi trên tảng đá, tay cầm đao và dây trói.
Toàn thân Ngài được bao bọc trong tràng ngọn lửa,
hàng phục hết thảy những kẻ gây chướng.
Hoặc chỉ vẽ ấn của Ngài (“ấn” là nói
tới đao và dây trói), hoặc chỉ vẽ chữ Hám (हां, Hāṃ).
Kế đó, ở phương Phong (Tây Bắc), vẽ ngài
Hàng Tam Thế chiến thắng, trừ diệt hết thảy
kẻ gây chướng ngại. Đầu Ngài có quang minh
chói rực, hiện vẻ đại phẫn nộ giống
như h́nh dạng Diêm Ma La (Diêm Vương), màu đen, tột
bậc khủng bố trong các dáng vẻ khủng bố
đáng sợ. Hăy nên vẽ h́nh dạng Ngài tột bậc
đáng sợ. Tay Ngài xoay bạt-chiết-la (tức là chày
kim cang ba nhánh; đó là Định), hoặc chỉ vẽ
chữ để biểu thị (tức là chữ Hā, हा).
(Kinh)
Thứ ư tứ phương, họa tứ đại hộ.
Đế Thích phương, danh Vô Úy Kết Hộ Giả,
kim sắc, bạch y, diện hiện thiểu phẫn nộ
tướng, thủ tŕ Đàn Đồ, hoặc tác bỉ
ấn, hoặc trí tự cú, sở vị tác Phạ tự.
Dạ Xoa phương, danh Hoại Chư Bố Kết Hộ
Giả, bạch sắc, tố y, thủ tŕ Khiết-già, tịnh
bố quang diễm, năng hoại chư bố. Hoặc họa
bỉ ấn, hoặc trí tự cú, sở vị Phạ tự.
Long phương, danh Nan Hàng Phục Kết Hộ Giả,
diệc như Vô Ưu hoa sắc, bị châu y, diện
tượng vi tiếu, tại quang diễm trung, nhi quán nhất
thiết chúng hội, hoặc trí bỉ ấn, hoặc trí tự
cú, sở vị Sách tự. Diễm Ma phương, danh Kim
Cang Vô Thắng Kết Hộ Giả, hắc sắc, huyền
y, tỳ câu chi h́nh, mi gian lăng văn, thượng đới
phát quan, tự thân oai quang chiếu chúng sanh giới, thủ
tŕ Đàn Đồ, năng hoại đại vi chướng
giả, hoặc tác bỉ ấn, hoặc trí tự cú, sở
vị Cật-sấm tự, cập nhất thiết quyến
thuộc, sứ giả, giai tọa bạch liên hoa thượng.
(經)次於四方畫四大護。帝釋方名無畏結護者,金色白衣,面現少忿怒相,手持檀荼或作彼印,或置字句所謂作嚩字。夜叉方,名壞諸怖結護者,白色素衣,手持朅伽并布光焰,能壞諸怖;或畫彼印,或置字句所謂嚩字。龍方,名難降伏結護者,亦如無憂華色,被朱衣,面像微笑,在光焰中而觀一切眾會;或置彼印,或置字句所謂索字。焰摩方,名金剛無勝結護者,黑色玄衣,毘俱胝形,眉間浪文,上戴髮冠,自身威光照眾生界,手持檀荼,能壞大為障者;或作彼印,或置字句所謂吃讖字,及一切眷屬使者,皆坐白蓮華上。
(Kinh: Kế
đó, ở bốn phương, vẽ bốn vị đại
hộ. Ở phương Đế Thích (phương
Đông), tên là Vô Úy Kết Hộ, sắc vàng, áo trắng, vẻ
mặt hiện chút tướng phẫn nộ, tay cầm
Đàn Đồ (Daṇḍa: Gậy),
hoặc vẽ ấn của Ngài, hoặc đặt câu chữ,
tức là vẽ chữ Phạ. Ở phương Dạ
Xoa (phương Bắc), tên là Hoại Chư Bố Kết
Hộ, màu trắng, áo trắng, tay cầm gươm Khiết-già
(Khaḍga),
và xếp đặt quang minh chói ngời, có thể dẹp
tan các sợ hăi. Hoặc vẽ ấn của Ngài, hoặc
đặt câu chữ, tức là chữ Phạ. Ở
phương Rồng (phương Tây), tên là Nan Hàng Phục
Kết Hộ, cũng có màu như hoa Vô Ưu, mặc áo
đỏ, vẻ mặt mỉm cười, ở trong
quang minh rực lửa, quán hết thảy chúng hội, hoặc
đặt ấn của Ngài, hoặc đặt câu chữ,
tức là chữ Sách (Saḥ). Ở phương Diễm
Ma (phương Nam), tên là Kim Cang Vô Thắng Kết Hộ,
màu đen, áo đen, có h́nh dạng nhíu mày, giữa hai mày
có vết nhăn như sóng, đầu đội măo che
tóc, oai quang nơi thân Ngài chiếu chúng sanh giới, tay cầm
Đàn Đồ, hoặc vẽ ấn của Ngài, hoặc
đặt câu chữ, tức là chữ Cật-sấm (Kṣaṃ),
và hết thảy quyến thuộc, sứ giả của
Ngài đều ngồi trên hoa sen trắng).
Kế
đó, ở bốn phương, vẽ bốn vị đại
kết hộ. Phương Đông, vẽ Vô Úy Kết Hộ (Abhaya),
thân kim sắc, áo trắng, mặt hơi giận dữ, tay
cầm gậy. Hoặc là chỉ vẽ ấn (chỉ vẽ
ấn h́nh gậy), hoặc chỉ đặt chữ (chữ
Phạ). Phương Bắc, vẽ Hoại Chư Bố
Đại Hộ
(Sarvabhayavināśin),
màu trắng, tay phải cầm đao, mặc áo trắng,
có quang minh như ngọn lửa. Nếu vẽ ấn th́ chỉ
vẽ h́nh đao. Nếu vẽ chữ th́ vẽ chữ Phạ.
Phương Tây là Nan Hàng Đại Hộ (Durdharṣa),
chẳng ai có thể chế phục Ngài được, do
vậy đặt tên như thế. Thân Ngài có màu hoa Vô
Ưu (như màu hoa Thục Quỳ[9]
có màu tía đậm ở phương này), áo Ngài mặc
cũng là màu đỏ, nhưng nhạt hơn màu thân. Vẻ
mặt mỉm cười, ở trong viên quang. Hăy vẽ
Ngài trong dáng vẻ quán sát đại hội chúng, tức là
các đại hội ở bốn phương. Ấn th́
chỉ vẽ đao ấn, vẽ chữ th́ là chữ Sách
(सः, saḥ). Phía
Nam là Kim Cang Vô Thắng Đại Hộ (Vajrāparājita),
ví như kim cang chẳng có ai hơn được, nên gọi
tên như thế. Lại nữa, Kim Cang là biệt danh của
Thiên Đế Thích, nhưng thế lực của vị
đại hộ này lại vượt trội ông ta, cho
nên có tên như thế. Thân Ngài màu đen, h́nh dạng phẫn
nộ, nhíu mày, áo cũng màu đen, nhưng hơi nhạt
hơn màu thân và diện mạo. Trên đầu chỉ có búi
tóc, thân Ngài có quang minh như lửa rực, tay cầm gậy.
Nếu chỉ vẽ ấn th́ cũng chỉ vẽ h́nh gậy
đó. Chữ th́ dùng chữ Sám (क्षं,
kṣaṃ)[10].
Bốn vị đại hộ trên đây đều nên vẽ
cùng quyến thuộc. Quyến thuộc tức là sứ giả,
đều ngồi trên hoa sen trắng. Người tŕ chân
ngôn hăy nên xếp đặt như thế.
(Kinh)
Chân Ngôn giả như thị phu trí dĩ, thứ
đương xuất ngoại, ư đệ nhị phần,
họa Thích Ca Chủng Mâu Ni Vương, bị ca-sa y, tam thập
nhị đạo sư tướng, vị thuyết tối
thắng giáo, thí nhất thiết chúng sanh vô úy cố, hoặc
ca-sa bát ấn, hoặc dĩ tự cú, sở vị Bà tự.
Thứ ư ngoại Mạn-đồ-la, dĩ pháp giới
tánh gia tŕ tự thân, phát Bồ Đề tâm, bỉ xả
tam phần vị, đương tam tác lễ, tâm niệm
Đại Nhật Thế Tôn, như tiền điều sắc.
Ư đệ tam phần, Đế Thích phương, tác
Thí Nguyện Kim Cang đồng tử h́nh, tam-muội thủ
tŕ thanh liên hoa, thượng trí kim cang huệ chử, dĩ
chư anh lạc, nhi tự trang nghiêm, thượng diệu
tiêu hộc vi quần, cực khinh tế giả dụng vi
thượng phục, thân uất kim sắc, đảnh hữu
ngũ kế, hoặc trí mật ấn, hoặc trí tự
cú. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm.
Văm”.
(經)真言者如是敷置已,次當出外,於第二分畫釋迦種牟尼王,被袈裟衣,三十二導師相,為說最勝教,施一切眾生無畏故;或袈裟鉢印,或以字句所謂婆字。次於外漫荼羅,以法界性加持自身,發菩提心,彼捨三分位,當三作禮,心念大日世尊,如前調色。於第三分,帝釋方,作施願金剛童子形,三昧手持青蓮華,上置金剛慧杵,以諸瓔珞而自莊嚴,上妙綃縠為裙,極輕細者用為上服,身欝金色,頂有五髻;或置密印,或置字句。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。鑁。
(Kinh: Người
tŕ Chân Ngôn xếp đặt như thế xong, kế
đó, ra bên ngoài, trong phần thứ hai, vẽ đấng
Mâu Ni Vương thuộc ḍng họ Thích Ca. Ngài mặc y
ca-sa, ba mươi hai tướng đạo sư, v́ hết thảy
chúng sanh nói giáo pháp tối thắng,
ban vô úy.
Hoặc vẽ ca-sa, hoặc bát ấn, hoặc dùng câu chữ,
tức là chữ Bà (bhaḥ). Kế đó, ở
phía ngoài Mạn-đồ-la, dùng pháp giới tánh gia tŕ tự
thân, phát Bồ Đề tâm, bỏ qua ba phần vị, hăy
làm lễ ba lượt, tâm niệm Đại Nhật Thế
Tôn, điều ḥa màu sắc như trên. Trong phần thứ
ba, nơi phương Đế Thích (phương Đông),
vẽ h́nh Thí Nguyện Kim Cang (Varadavajra) đồng tử,
tay tam-muội (tay trái) cầm hoa sen xanh, trên đó đặt
chày kim cang huệ, dùng các chuỗi anh lạc để tự
trang nghiêm, the lượt thượng diệu làm xiêm, chất
vải cực nhẹ mịn dùng làm áo trên, thân màu uất
kim, đỉnh đầu có năm búi tóc, hoặc đặt
mật ấn, hoặc đặt câu chữ. Chân ngôn là: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm. Văm - Namaḥ
samanta-buddhānāṃ, maṃ”).
Kế
đó, ra ngoài, đến viện thứ ba, vẽ đấng
Mâu Ni Vương thuộc ḍng họ Thích Ca, mặc y ca-sa,
trọn đủ ba mươi hai tướng, là đấng
Thí Vô Úy của hết thảy chúng sanh (dùng giáo pháp lợi
ích hết thảy, khiến cho họ đều đạt
được vô úy). Ấn của Ngài th́ hăy nên vẽ bát,
hoặc y ca-sa v.v… (Nói “vân vân” tức là những thứ
như tích trượng). Nếu chỉ vẽ chữ th́
dùng chữ Bà (भः,
Bhaḥ).
Đấy là tối thắng, tức là nghĩa bí mật
thắng thượng. Kế đó, ở ngoài Mạn-đồ-la,
pháp giới tự tánh gia tŕ Bồ Đề tâm “phát thú”,
thực hiện Pháp Giới Tự Tánh Quán. “Pháp giới”
chính là thân Như Lai, quán tự thân giống như thân pháp
giới của hết thảy chư Phật. Dùng đó
để gia tŕ cái tâm, ḥng trụ trong Bồ Đề tâm
(“phát thú” (發趣) nghĩa
là hướng đến, đạt tới, tu hành, phải
t́m hiểu kỹ đoạn này). Nói “bỉ tam phần vị
xả, tam tác lễ Phật Tỳ Lô Giá Na, tầm niệm,
như tiền điều sắc” (bỏ qua ba phần
vị, lễ Phật Tỳ Lô Giá Na ba lượt, suy
nghĩ như trong phần nói về màu sắc trên đây),
ư nói: Xếp đặt Phật Thích Ca xong; kế đó, nên
ở viện thứ hai, lễ Tỳ Lô Giá
Na Phật, đúng như phần phương tiện
đă nói trong đoạn dạy về màu sắc trước
đó mà vẽ vời. Ở phương Đông, vẽ Thí
Nguyện Kim Cang
(Varadavajra-kumāra),
có h́nh dạng đồng tử (đây chính là biệt danh
của ngài Văn Thù Sư Lợi), tay trái cầm hoa sen
xanh, trên hoa đặt chày kim cang. Ngài dùng hết thảy các
chuỗi anh lạc để trang nghiêm thân thể, dùng lụa
thượng diệu là xiêm, the lượt cực vi tế
làm áo ngoài. Lại vẽ sao cho cái xiêm vi tế ở phía
dưới hiện bóng thân sắc. Thân Ngài màu vàng uất
kim, trên đầu có năm búi tóc. Ấn của Ngài chỉ
vẽ hoa sen xanh, trên hoa đặt chày kim cang. Nếu vẽ
chữ th́ là chữ Văm.
(Kinh)
Ư kỳ hữu biên, Quang Vơng đồng tử, nhất
thiết thân phần, giai tất viên măn, tam-muội thủ
chấp tŕ bảo vơng, huệ thủ tŕ câu; hoặc trí bỉ
ấn. Hoặc thư tự cú, sở vị Nhiễm tự.
Y Diễm Ma phương, Trừ Nhất Thiết Cái Chướng
Bồ Tát, kim sắc phát quan, tŕ Như Ư bảo, hoặc họa
bỉ ấn, hoặc trí tự cú, sở vị Á tự. Dạ
Xoa phương, Địa Tạng Bồ Tát sắc như
Bát-dựng-ngộ hoa, thủ tŕ liên hoa, dĩ chư anh lạc
trang nghiêm, hoặc trí bỉ ấn, hoặc trí tự cú, sở
vị Y tự. Long phương, Hư Không Tạng, bạch
sắc, bạch y, thân hữu quang diễm, dĩ chư anh
lạc trang nghiêm, thủ tŕ Khiết-già, hoặc trí bỉ ấn,
hoặc trí tự cú, sở vị Y tự.
(經)於其右邊,光網童子,一切身分皆悉圓滿,三昧手執持寶網,慧手持鉤;或置彼印,或書字句所謂染字。依焰摩方,除一切蓋障菩薩,金色髮冠,持如意寶;或畫彼印,或置字句所謂噁字。夜叉方,地藏菩薩,色如鉢孕遇華,手持蓮華,以諸瓔珞莊嚴;或置彼印,或置字句所謂伊字。龍方,虛空藏,白色白衣,身有光焰,以諸瓔珞莊嚴,手持朅伽;或置彼印,或置字句所謂伊字。
(Kinh:
Ở bên phải của Ngài (Văn Thù Bồ Tát) là Quang Vơng
đồng tử, hết thảy các thân phần thảy
đều viên măn, tay tam-muội (tay trái) cầm nắm
lưới báu, tay huệ (tay phải) cầm móc câu. Hoặc
đặt ấn của Ngài, hoặc viết câu chữ, tức
chữ Nhiễm (जां,
Jāṃ).
Nương vào phương Diễm Ma (phương Nam), Trừ
Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát, măo che tóc sắc
vàng, cầm báu Như Ư, hoặc vẽ ấn ấy, hoặc
đặt câu chữ, tức là chữ Á (आः Āḥ). Ở
phương Dạ Xoa (phía Bắc), Địa Tạng Bồ
Tát có màu như hoa Bát-dựng-ngộ (Priyaṅgu),
tay cầm hoa sen, dùng các chuỗi anh lạc để trang
nghiêm, hoặc đặt ấn của Ngài, hoặc đặt
câu chữ, tức là chữ Y (इ,
I). Ở phương Rồng (phương Tây) là ngài Hư
Không Tạng, sắc trắng, áo trắng, thân có quang minh
chói rực như lửa, dùng các thứ anh lạc để
trang nghiêm, tay cầm gươm Khiết-già (Khaḍga),
hoặc đặt ấn của Ngài, hoặc đặt
câu chữ, tức là chữ Y (ई, Ī).
Ở
bên phải của đức Văn Thù (phương Bắc),
đặt Vơng Quang Bồ Tát (Jālinīprabha),
hết thảy các thân phần viên măn, tay trái cầm lưới
báu, tay phải cầm móc câu. Nếu chỉ vẽ ấn
th́ hoặc
là vẽ ấn (tức lưới báu),
hoặc móc câu. Chữ chủng tử là chữ Nhiễm (chỉ
đặt ấn này thôi cũng được).
Ở
phía Nam, vẽ Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ
Tát
(Sarvanīvaraṇa-viṣkambhin),
măo che tóc kim
sắc (không nói tới chuỗi anh lạc),
tay trái cầm châu Chân Đà Ma Ni (Như Ư Bảo Châu) ở
trên hoa sen. Nếu chỉ vẽ ấn, th́ vẽ trên hoa sen
có châu Ma Ni. Hoặc chỉ vẽ chữ, th́ dùng chữ Á.
Ở
phương Bắc, vẽ Địa Tạng Bồ Tát (Kṣitigarbha),
sắc như màu hoa Bát-dựng-cù[11]
(tức hoa Bát-dựng-ngộ). Loại hoa này mọc ở
phương Tây, giống như màu hạt kê ở
phương này, búp hoa cũng giống như gié lúa rất
thơm. Vị Bồ Tát này tay cầm hoa sen, dùng các chuỗi
anh lạc để trang nghiêm thân thể. Nếu vẽ chữ,
hăy vẽ chữ Y.
Phương
Tây là Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśagarbha),
cũng dùng các chuỗi anh lạc để trang nghiêm thân
ḿnh, thân màu trắng, mặc áo trắng (áo trắng in sắc
thịt hồng nơi thân người, hơi khác chút ít với
màu thân). Thân Ngài có quang minh như lửa rực, cầm
đao to. Vẽ ấn của Ngài th́ chỉ vẽ đao lớn.
Nếu chỉ vẽ chữ, hăy vẽ chữ Y âm dài.
Nhưng trong đàn này, các tọa vị c̣n thiếu khá nhiều!
Nói “đă tạo” th́ cũng là phần trước và
phần sau làm rơ nghĩa cho lẫn nhau.
(Kinh)
Chân Ngôn giả yến tọa, an trụ ư pháp giới,
ngă tức pháp giới tánh, nhi trụ Bồ Đề tâm,
hướng ư Đế Thích phương, kết kim
cang huệ ấn.
(經)真言者宴坐,安住於法界,我即法界性,而住菩提心。向於帝釋方,結金剛慧印。
(Kinh:
Bậc Chân Ngôn ngồi yên, an trụ trong pháp giới, ta là
pháp giới tánh, trụ trong Bồ Đề tâm, hướng
tới phương Đế Thích (phương Đông), kết
kim cang huệ ấn).
Khi
tạo xong, trước tiên, A-xà-lê ngồi ở ngoài cửa,
trụ trong pháp giới kiêm Bồ Đề tâm. Phạm bổn
nói: “Kế đó, người tŕ tụng trụ trong pháp
giới, ta chính là pháp giới tánh. Trụ Bồ Đề
tâm, Bồ Đề tâm ấy chính là pháp giới tánh”.
Hướng về phương Đông mà kết kim cang ấn
(cửa đàn mở về hướng Tây, cho nên thầy
hướng mặt về Đông).
(Kinh)
Thứ tác kim cang sự, ân cần tu cúng dường, hiện
chư Phật cứu thế, tam-muội-da ấn đẳng.
Niệm nhất thiết phương sở, tam chuyển
tŕ chân ngôn.
(經)次作金剛事,慇懃修供養。現諸佛救世,三昧耶印等,念一切方所,三轉持真言。
(Kinh:
Kế, tác sự kim cang, ân cần tu cúng dường, hiện
chư Phật cứu thế, các ấn tam-muội-da. Niệm
hết thảy phương sở, ba lượt tŕ chân
ngôn).
Tạo
đàn xong, nên ngồi hướng về phương
Đông của đàn, tưởng giống như Phật.
Phật chính là cái Thể của pháp giới. Đă giống
như chư Phật, sau đó làm sự nghiệp độ
người. “Tác sự kim cang” tức là Chư Sự
Kim Cang, chính là ấn bạt-chiết-la (chày kim cang) ba nhánh.
Hễ nói “tác kim cang”[12]
th́ chữ và thân ấn đều thực hiện, “tác Phật”
(quán
tưởng Phật) cũng thế. Sợ
rườm rà, nên chẳng nói cặn kẽ từng môn. Kế
đó,
ân cần cúng dường, lại răn
hành nhân hăy nên cẩn thận mà làm, đừng quên mất
thứ tự. Bản tiếng Phạn nói: “Hăy nên kết
kim cang ấn, kế đó làm kim cang sự nghiệp, ân cần
mà cúng dường”. Hiện tam-muội-da của hết
thảy chư Phật là các đấng cứu thế. Lại
hiện ấn tam-muội-da v.v... Ấn tam-muội-da khá nhiều,
cho nên nói là “đẳng”. Cúng dường và “tác Phật”
đều làm tam-muội-da, tụng ba lượt. Do khi tác
pháp, [thứ tự cúng dường, kết ấn, tán thán,
sám hối, hồi hướng v.v…] được sử dụng
ở nhiều chỗ nên gọi là “đẳng”. Do làm
pháp này, tức là thuận theo việc được thực
hiện mà cái tâm có thể trọn khắp hết thảy
các phương vị, nơi chốn, nhắc nhở hết
thảy Như Lai. Do bổn nguyện của Phật, thảy
đều nhắc nhở để các Ngài gia tŕ. Trước
là niệm trọn khắp hết thảy các chỗ, tức
là trong Mạn-đồ-la, tùy theo từng phía mà vận tâm
suy tưởng trọn khắp hết thảy chư tôn. Nếu
bậc hành giả tu tập sâu xa, chư tôn trong Mạn-đồ-la
sẽ từ
trong Tất Địa mà nêu bày tam-muội-da.
(Kinh)
Y pháp triệu đệ tử, hướng đàn nhi tác tịnh,
thọ bỉ Tam Quy Y, trụ thắng Bồ Đề tâm.
Đương vị chư đệ tử, kết Pháp
Giới Tánh ấn. Thứ kết Pháp Luân Ấn, nhất
tâm đồng bỉ Thể, tăng bạch phú diện
môn, nhi khởi bi mẫn tâm. Linh tác bất không thủ, viên
măn Bồ Đề cố. Nhĩ ngữ nhi cáo bỉ, vô
thượng Chánh
Đẳng
giới. Thứ đương vị bỉ kết, Chánh
Đẳng Tam-muội Ấn, thọ bỉ khai phu hoa, linh
phát Bồ Đề ư, tùy kỳ sở chí xứ, nhi giáo
ư học nhân. Tác như thị yếu thệ, nhất
thiết ưng truyền thọ.
(經)依法召弟子,向壇而作淨,授彼三自歸,住勝菩提心。當為諸弟子,結法界性印,次結法輪印,一心同彼體。繒帛覆面門,而起悲愍心。令作不空手,圓滿菩提故。耳語而告彼,無上正等戒,次當為彼結,正等三昧印。授彼開敷花,令發菩提意,隨其所至處,而教於學人。作如是要誓,一切應傳授。
(Kinh:
Theo pháp, vời đệ tử, vào đàn để tác tịnh.
Truyền dạy Tam Quy Y, trụ thắng Bồ Đề
tâm. Hăy v́ các đệ tử, kết Pháp Giới Tánh Ấn.
Rồi kết Pháp Luân Ấn, nhất tâm cùng một Thể.
Dùng lụa màu phủ mặt, mà khởi tâm thương xót,
bảo làm tay bất không, do viên măn Bồ Đề. Kề
tai mà bảo ban, giới vô thượng Chánh
Đẳng.
Rồi
thầy v́ tṛ kết, ấn Chánh Đẳng Tam-muội,
trao cho hoa nở x̣e, dạy phát Bồ Đề ư. Tùy hoa
rơi chỗ nào, dạy tṛ học pháp ấy. Phát yếu
thệ như thế, hết thảy nên truyền dạy).
Kế đó, thầy ra ngoài gọi đệ tử, hộ tịnh cho họ,
[tức là] trước đó, đệ tử ở bên
ngoài cửa, gọi họ vào. Theo đúng pháp thỉnh
chư tôn, dùng chân ngôn Chư Sự Thành Biện của hai
loại sứ giả là được. Nếu là kẻ
trí huệ mẫn tiệp nhất, nhất nhất dùng chân
ngôn và ấn của từng vị tôn thánh để thỉnh
riêng cũng được. Cho họ (các đệ tử)
đứng gần cửa, hướng vào đàn. Trước
hết, lại nên dạy họ đúng pháp khiết tịnh.
Đấy chính là thỉnh tôn thánh vậy. Kế đó, từ
kết giới cho đến tống tiễn, đều
theo đúng như [các chỉ dạy trong] pháp cúng dường.
Chuẩn theo đó mà dùng là được! Đă kết giới,
thủ hộ rồi, bèn truyền Tam Quy cho họ. Tam Quy ở
đây chính là ấn pháp. Đầu tiên là ấn hộ thân, kế đó là Pháp Luân Ấn
để thủ hộ các thân phần. Kế đó có một
ấn sẽ được nói trong phần sau. Ấn thứ
nhất ấn vào đỉnh đầu, ấn kế
đó ấn vào các chi phần, trong phần trước
đă nói là “kim cang hữu t́nh”. Do ba ấn ấy, bèn
là “trụ trong Bồ Đề tâm”. Khi kết Pháp Giới
Luân Ấn, người ấy nên nhất
tâm coi đó là tự thể, tức là khi hành giả vận
tâm tưởng pháp giới ấy, liền quán tự thân giống
như pháp giới. Khi kết ấn, giống như dùng ấn
ấy ấn lên tự thể. Đă kết Pháp Giới Tự
Tánh Ấn trên đây rồi; kế đó, kết Pháp Luân Ấn.
Trước hết, tưởng trong búi tóc của đệ
tử có chữ A; sau đấy, dùng Pháp Giới Tánh Ấn
để in vào. Dùng ấn đè lên [búi tóc hay đỉnh
đầu], tự tụng chân ngôn ba lượt, hoặc bảy
lượt. Kế đó, hăy nên dùng khăn lụa che mặt
đệ tử. Thầy hăy nên phát tâm đại bi,
nghĩ thương xót, khiến cho tṛ vĩnh viễn
vượt khỏi sanh tử, mở mang tri kiến Phật.
Đệ tử trong khi đó, cũng nên tự phát nguyện
thù thắng vô thượng.
“Bất
Không thủ tác Bồ Đề viên măn” (tay Bất Không
làm Bồ Đề viên măn), ư nói: Do các đệ tử ấy muốn
mau được viên măn Vô Thượng Bồ Đề,
hăy tùy theo sức thượng, trung, hạ mà thực hiện,
tùy thuộc tất cả những ǵ ḿnh có để cúng
dường chư Phật, Bổn Tôn v.v… Hoặc cầm
hoa báu v.v… để hiến dâng. Khi ấy, thầy muốn
cho đệ tử kết hộ (kết giới hộ
thân), kề tai dạy bảo, đó gọi là “khiến
cho trụ trong Bồ Đề tâm”, c̣n
có cách nói khác.
Người đă phát Bồ Đề tâm, nhất tâm chân
thành, ngưỡng mộ mà đứng, thầy tự kết
ấn, rải
lên đỉnh đầu của người ấy. Sau
đấy, mới bảo tṛ ném hoa. Ghi nhớ hoa rơi vào
chỗ của vị tôn thánh nào. [Kể cả khi hoa
rơi] ngay trên thân của Bổn Tôn, lại có thượng,
trung, hạ, trái, phải sai khác. Tùy thuộc hoa rơi vào chỗ
nào, thầy liền truyền trao cho tṛ chân ngôn và ấn
tương ứng
[của vị tôn thánh ở nơi đó].
Đệ tử vâng theo pháp giáo, làm tam-muội-da như thế,
hết thảy tương ứng [với lời thầy
đă dạy].
(Kinh) Cụ đức Tŕ Kim Cang, hựu thỉnh
bạch Thế Tôn: “Duy nguyện Nhân Trung Thắng, diễn
thuyết quán đảnh pháp”. Nhĩ thời, Bạc Già Phạm,
an trụ ư pháp giới, nhi cáo Kim Cang Thủ: - Nhất
tâm ưng đế thính, ngă thuyết chư pháp giáo, thắng
tự tại nhiếp tŕ. Sư dĩ Như Lai tánh, gia tŕ
ư tự thể, hoặc phục dĩ mật ấn. Thứ
ưng triệu đệ tử, linh trụ pháp giới
tánh, đại liên hoa vương trung. Dĩ tứ đại
Bồ Tát, sở gia tŕ bảo b́nh, kết Chi Phần Sanh Ấn, nhi dụng
quán kỳ đảnh. Kế trung, ưng thọ dữ,
Đại Không Ám tự môn, tâm trí vô sanh cú, hung biểu vô cấu
tự, hoặc nhất thiết A tự, phát kế kim sắc
quang, trụ bạch liên hoa đài, đẳng đồng
ư Nhân Giả.
(經)具德持金剛。又請白世尊:唯願仁中勝,演說灌頂法。爾時薄伽梵,安住於法界,而告金剛手:一心應諦聽,我說諸法教,勝自在攝持。師以如來性,加持於自體,或復以密印,次應召弟子,令住法界性,大蓮華王中。以四大菩薩,所加持寶瓶,結支分生印,而用灌其頂。髻中應授與,大空暗字門,心置無生句,胸表無垢字,或一切阿字,髮髻金色光,住白蓮華臺,等同於仁者。
(Kinh: Tŕ Kim Cang trọn
đức, lại thỉnh bạch Thế Tôn: “Nguyện
đấng Nhân Trung Thắng, diễn nói pháp quán đảnh”.
Lúc ấy, Bạc Già Phạm, an trụ trong pháp giới, bảo
cùng Kim Cang Thủ: - Nhất tâm nên lắng nghe. Ta nói các pháp
giáo, nhiếp tŕ thắng tự tại. Thầy dùng Như
Lai tánh, để gia tŕ bản thân, hoặc lại dùng mật
ấn. Kế đó, gọi đệ tử, bảo trụ
pháp giới tánh, trong đại liên hoa vương. Dùng b́nh
báu gia tŕ, bởi tứ đại Bồ Tát, kết Chi Phần
Sanh Ấn, dùng rưới đỉnh đầu tṛ. Búi
tóc, hăy truyền trao, môn chữ Ám Đại Không, câu vô sanh
nơi tâm, chữ vô cấu nơi ngực, hoặc hết
thảy chữ A, búi tóc kim sắc quang, trụ trong đài
sen trắng, bằng với bậc Nhân Giả).
Lúc
bấy giờ, ngài Chấp Kim Cang là bậc trọn đủ
công đức, lại thưa hỏi đức Phật về
pháp quán đảnh, nguyện Phật tự nói, thỉnh Phật
tự nói. Khi đó, đức Phật trụ trong pháp giới
tánh, bảo ngài Kim Cang Thủ: - Hăy nhất tâm lắng nghe.
Ta nói pháp này, khiến cho người tu hành được
tự tại trong pháp này. Đó gọi là “khiến cho
đạt được giáo pháp thắng thượng”.
Ở đây, “tự tại” có nghĩa là “mau chóng
đạt được”, lại c̣n là ư nghĩa “tự
tại”, có ư nghĩa khác với “nhiều tài vật
th́ được gọi là tự tại” như đă
nói trong các phần trước. “Ta nói hết thảy các
pháp giáo”, đó gọi là “tối thượng tự tại
nhiếp”. Nghĩa là tâm có điều nguyện cầu,
sẽ đều có thể nhiếp thủ tự tại
măn nguyện. Như được tự tại trong một
nước, việc làm ắt đều thành. A-xà-lê dùng
h́nh tượng
và tâm ư của Như Lai để gia
tŕ, kết ấn của Ngài, tức là tùy theo pháp thượng,
trung, hạ mà tác pháp thuộc Như Lai Bộ, Liên Hoa Bộ,
hay Kim Cang Bộ v.v… Tùy theo vị chủ của đàn ấy
mà dùng h́nh tượng của vị tôn thánh ấy để
quán đảnh. [Nói] “dùng bổn h́nh của Như Lai
để gia tŕ” tức là A-xà-lê dùng Như Lai tánh để
gia tŕ tự thân, Như Lai tánh tức là bản thể. Hoặc
dùng ấn của Ngài, tức là dùng ấn để gia tŕ.
Tưởng nơi tự thân, dùng chữ A đặt trọn
khắp các chi phần. Chữ A ấy chính là thể tánh của
pháp giới. Do sự trang nghiêm ấy, liền được
giống như thân Phật, [thầy làm như thế xong]
mới gọi đệ tử [vào đàn]. Nếu là bậc
A-xà-lê đắc định, hoặc đă đạt
được sự hiệu nghiệm nơi pháp, việc
làm sẽ tùy ư thành tựu. Nếu chẳng thể như thế,
hăy nên dùng ấn và quán tưởng để làm.
Kế
đó, thầy dẫn đệ tử hướng về
Đại Hoa Vương Mạn-đồ-la (tức là ở
ngoài đàn, ở chỗ trước đó đă làm đàn
quán đảnh). “Dùng bốn báu làm cái b́nh lớn
được bậc đại Bồ Tát gia tŕ” tức
là cái b́nh được gia tŕ bởi bốn vị đại
Bồ Tát thuộc Trung Đài (Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền,
Di Lặc), dùng Bồ Tát bảo để trang nghiêm. Kế
đó, hăy nên kết Sanh Nhất Thiết Chi Phần Ấn (Aṅgodbhava),
xối [nước từ b́nh báu ấy] lên đỉnh
đầu đệ tử. Phàm khi quán đảnh bèn kết
ấn này; kết xong, dùng b́nh để xối. Nếu chẳng
dùng ấn này, tức là pháp thức chẳng đầy
đủ, khiến cho đệ tử chẳng thể trụ
Bồ Đề tâm, ắt sẽ có thoái chuyển, chẳng
khác nào rảy nước thơm suông! Lại nữa,
trước khi quán đảnh, nơi chỗ các mí
xương giáp thành h́nh chữ thập trên đỉnh
đầu đệ tử, hăy tưởng chữ Ám.
Nơi tim, tận lực tưởng chữ A, lại
tưởng chữ A ở trên ngực, cũng có thể chỉ
tưởng chữ A trọn khắp hết thảy mọi
nơi. “Măo che tóc sắc vàng, ngồi trên hoa sen trắng”
tức là tưởng hoa sen trắng nở x̣e viên măn trong
tâm đệ tử, Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngồi trên ṭa
ấy rồi mới quán đảnh. Kinh nói “nhân giả”
tức là Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Nếu dùng pháp này để
quán đảnh, tức là giống như mười
phương chư Phật dùng pháp thủy để rưới,
trao truyền ngôi vị pháp vương vậy. Nếu chẳng
phải như vậy, chỉ xối nước suông mà
thôi, sẽ chẳng có tác dụng ǵ!
9. Phẩm thứ
chín: Mật Ấn (Mật ấn phẩm đệ cửu, 密印品第九)
(Kinh)
Nhĩ thời, Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na quán sát
chư đại chúng hội, cáo Chấp Kim Cang Bí Mật
Chủ ngôn: “Bí Mật Chủ! Hữu đồng Như Lai
trang nghiêm cụ, đồng pháp giới thú tiêu xí, Bồ
Tát do thị nghiêm thân cố, xử sanh tử trung, tuần
lịch chư thú, ư nhất thiết Như Lai đại
hội, dĩ thử đại Bồ Đề tràng nhi
tiêu xí chi. Chư thiên, long, Dạ Xoa, Càn Đạt Bà, A Tô
La, Yết Rô Đồ, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân phi
nhân đẳng, kính nhi nhiễu chi, thọ giáo nhi hành. Nhữ
kim đế thính, cực thiện tư niệm, ngô
đương diễn thuyết”. Như thị thuyết
dĩ, Kim Cang Thủ bạch ngôn: “Thế Tôn! Kim chánh thị
thời, Thế Tôn! Kim chánh thị thời”.
(經)爾時薄伽梵毘盧遮那觀察諸大眾會,告執金剛祕密主言:祕密主!有同如來莊嚴具、同法界趣幖幟,菩薩由是嚴身故,處生死中巡歷諸趣,於一切如來大會以此大菩提幢而幖幟之,諸天、龍、夜叉、乾達婆、阿蘇囉、揭嚕荼、緊那囉、摩睺羅伽、人非人等敬而遶之受教而行。汝今諦聽,極善思念,吾當演說。如是說已,金剛手白言:「世尊!今正是時。世尊!今正是時。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Bạc Già Phạm Tỳ Lô Giá Na quán sát
các đại chúng hội, bảo Chấp Kim Cang Bí Mật
Chủ rằng: “Bí Mật Chủ! Có một ấn giống
như vật trang nghiêm của Như Lai, có cùng biểu
trưng với các đường trong pháp giới. Bồ
Tát dùng ấn đó để trang nghiêm thân, ở trong sanh tử,
trải khắp các đường, ở trong các đại
hội của hết thảy Như Lai, dùng đại Bồ
Đề tràng này để làm vật tiêu biểu. Các trời,
rồng, Dạ Xoa, Càn Đạt Bà (Càn Thát Bà), A Tô La (A Tu
La), Yết Rô Đồ (Ca Lâu La), Khẩn Na La, Ma Hầu La
Già, nhân phi nhân v.v… kính trọng, nhiễu quanh, vâng theo lời
dạy mà hành. Ông nay hăy lắng nghe, cực khéo suy nghĩ,
ta sẽ diễn nói”. Nói như thế xong, ngài Kim Cang Thủ
bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nay chính là
phải lúc. Bạch
Thế Tôn! Nay chính là đúng lúc”).
Đức
Phật đă nói đại lược nghi thức và pháp tắc
quán đảnh, Ngài lại c̣n có điều muốn nói, bèn
quán sát đại hội nhiều như số vi trần
trong mười cơi Phật, chẳng phải là không có nhân
duyên, tức là Ngài sẽ nói về các ấn nơi thân mật
của Như Lai. Kế đó, Ngài liền bảo Kim Cang Thủ,
có ấn tên là “Như Lai trang nghiêm cụ đồng, pháp
giới thú tiêu xí đồng” (giống như vật
trang nghiêm của Như Lai, giống như vật biểu
trưng của các đường trong pháp giới), ư nói: Hết
thảy chư Phật do dùng ấn ấy để trang
nghiêm
mà được thành tựu thân pháp giới
của Như Lai. Nếu có chúng sanh hành pháp này, do được
ấn ấy gia tŕ, cũng sẽ giống như thân pháp giới
của Như Lai. Ấn ấy chính là vật tiêu biểu
cho pháp giới. Dùng ấn ấy để nêu bày cái Thể
của pháp giới, bèn gọi nó là “pháp giới tràng”.
Chư Phật dùng nó để trang nghiêm thân. Trong hết thảy
các đại hội, hễ kiến lập vật
biểu trưng cho Vô Thượng Đại Bồ Đề
này, sẽ có thể khiến cho kẻ ác tà kiến trong tám
bộ đại chúng lánh xa, người có căn tánh tốt
lành sẽ thân cận, tu hành đúng theo lời dạy. Các vị
hăy nên lắng nghe, khéo suy nghĩ tột bậc, ta nay sẽ
tuyên nói.
“Thế
Tôn! Kim chánh thị thời. Thế Tôn! Kim chánh thị thời”
(Bạch Thế Tôn! Nay là đúng lúc. Bạch Thế Tôn! Nay
là phải lúc): Nhắc lại hai lần đều có ư
nghĩa. Thời điểm nói lần thứ nhất là Ca
La thời, hàm ư: Trong đại chúng này chẳng có cành lá,
thuần là chân thật, kham tiếp nhận đại pháp,
Như Lai ứng cơ mà nói, nay chính là đúng lúc. Kế
đó là Tam-ma-da thời, tức là “thời” trong thời
phần, nay chính là đúng dịp để thuyết pháp vậy.
(Kinh)
Nhĩ thời, Bạc Già Phạm tức tiện trụ
ư Thân Vô Hại Lực tam-muội, trụ tư Định
cố, thuyết Nhất Thiết Như Lai Nhập Tam-muội-da
Biến Nhất Thiết Vô Năng Chướng Ngại Lực
Vô Đẳng Tam-muội Lực Minh Phi viết: - Nam ma tam mạn
đa bột đà nẫm, a tam mê, đát rị tam mê, tam ma
duệ, sa ha.
(經)爾時薄伽梵即便住於身無害力三昧。住斯定故,說一切如來入三昧耶遍一切無能障礙力無等三昧力明妃曰:南麼三曼多勃馱喃。阿三迷。呾哩三迷。三麼曳。莎訶。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, đức Bạc Già Phạm liền trụ trong
Thân Vô Hại Lực tam-muội. Do trụ trong Định ấy,
nói Nhất Thiết Như Lai Nhập Tam-muội-da Biến
Nhất Thiết Vô Năng Chướng Ngại Lực Vô
Đẳng Tam-muội Lực Minh Phi rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, a tam mê, đát rị
tam mê, tam ma duệ, sa ha - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
asame trisame samaye svāhā”).
V́
măn nguyện ấy, đức Phật lại nhập
tam-muội. Đấy chính là sức tự tại nơi
vô lượng thân của Như Lai, cho nên không ai có thể
hại được! Trụ trong tam-muội này mà nói chân
ngôn
Tam Minh. Minh ấy có tên là sức Vô Ngại
Vô Hại Vô Đẳng. Do tam-muội-da ấy, các người
học được nghe, được nhập chánh
pháp. Nếu chẳng hành pháp này, sẽ chẳng thích hợp
nhập đàn, cũng chẳng thích hợp nghe bí giáo. Nếu
tu Minh này, sẽ có thể đạt được thân tịnh,
ngữ tịnh, sở nguyện được thỏa
măn, trọn đủ ba thân. V́ thế, gọi là Tam Minh. Tam
Lực tức là tam thế lực (sức trong ba đời),
hoặc là tam b́nh đẳng lực. “Vô đẳng lực”
chính là ba sức ấy. Kế đó, nói ra Minh ấy: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm (Namaḥ samantabuddhānāṃ).
A sa mê (Asame, vô đẳng), đát-rị tam mê (trisame, tam
đẳng), tam ma duệ (samaye, tức là tam-muội-da), sa
ha (svāhā, cảnh
tỉnh, phát khởi)”.
“A
sa mê”: Minh này lấy chữ A làm đầu, tức là giống
như Pháp Thân của chư Phật vô tướng, ly
tướng. Hăy nên biết Pháp Thân ấy chẳng thể
sánh bằng. “Tam-mê” tức
là ba thân của Phật, tức Pháp, Báo, Hóa, hợp thành một
thân, giáo hóa chúng sanh, cũng là bản thể tương
đồng với môn chữ A: Vô tướng, ly tướng!
V́ thế nói là Đẳng. Tam-muội-da có nghĩa là “chẳng
thể vượt qua”. Đó là “vô đẳng, tam
đẳng” mà các đức Như Lai cùng nói. Đức
Phật trụ trong tam-muội, nói ra sức vô hại vô
đẳng của Minh này. Do Minh này mà có thể nhập
tam-muội-da. Tam-muội-da này chính là thệ nguyện, giống
như sắc truyền, là thệ nguyện trọng yếu
căn bản của tam thế chư Phật. Pháp môn này
khó tin, khó nhập, khó thể được nghe, do pháp chẳng
thể gặp vậy! V́ đó, tam thế chư Phật
cùng nói chân ngôn này. Do tam-muội-da chân ngôn này gia bị,
[người học] sẽ được nhập, lắng
nghe, tu hành pháp này. Giống như lời dạy của bậc
tôn quư, chẳng thể trái vượt. Nếu chẳng
nghe, tức là chẳng được nhập, mà cũng chẳng được nghe. Sa-ha (Svāhā) có nghĩa là “cảnh phát” (nhắc nhở), tức là dùng chân ngôn này để
nhắc nhở chư Phật. Khi nói Minh này, chư Phật liền được nhắc
nhở mà khởi tâm gia tŕ hành nhân. Do sức của Minh
này, có thể thỏa măn các địa vị, có thể khiến
cho người tu đạt được ba pháp trong hiện
tại, tức là thành tựu bao gồm ba pháp, chính là sức
của Bổn Tôn, chân ngôn, và ấn. Ba pháp giới ấy liền
được thành tựu!
(Kinh) Bí Mật Chủ! Như thị Minh Phi
thị hiện nhất thiết Như Lai địa, bất
việt tam pháp đạo giới viên măn địa Ba La Mật.
Thị mật ấn tướng, đương dụng
Định Huệ thủ tác không tâm hiệp chưởng,
dĩ Định Huệ nhị hư không luân tịnh hiệp
nhi kiến lập chi. Tụng viết: - Thử nhất thiết
chư Phật, cứu thế chi đại ấn, Chánh
Giác tam-muội-da, ư thử ấn nhi trụ.
(經)祕密主!如是明妃示現一切如來地,不越三法道界圓滿地波羅蜜。是密印相,當用定慧手作空心合掌,以定慧二虛空輪並合而建立之。頌曰:此一切諸佛,救世之大印,正覺三昧耶,於此印而住。
(Kinh: Bí Mật Chủ! Minh Phi như vậy thị
hiện hết thảy các Địa của Như Lai, chẳng
vượt qua giới hạn của tam pháp đạo,
viên măn Thập Địa và Ba La Mật. Tướng của
mật ấn này là hăy dùng tay
Định (trái) và Huệ (phải) kết không tâm hiệp
chưởng, dùng hai ngón hư không (ngón cái) của
hai tay đặt sát lại để kết thành ấn. Tụng
rằng: - Đại ấn cứu thế này, của hết
thảy chư Phật, Chánh Giác tam-muội-da, trụ ở
trong ấn này).
Kế
đó, nói đến tướng thủ ấn. “Bất
việt tam pháp đạo giới”: Giới hạn ấy
chính là cái quả do [A-xà-lê tác pháp] kết đại giới,
chẳng phải là Đà Đô (Dhatu) [trong “pháp giới”].
[Khi tác pháp, A-xà-lê hoặc hành nhân] đi [trên lối đi]
giữa các đường ranh trong đàn nên nói là “chẳng
trái vượt”. Nay trong phẩm này nói mười hai loại
danh tướng của “hiệp chưởng” (pranāma, chắp
tay). Phàm trong các ấn pháp, mười hai loại [hiệp
chưởng] này tột bậc trọng yếu, phải
nên nhớ rơ:
- Thứ
nhất, chắp tay sao cho ḷng bàn tay áp chặt vào nhau, mười
đầu ngón tay hơi tách rời nhau đôi chút. Cách này gọi
là Ninh Vĩ Noa (Nevina, Nivida) hiệp chưởng (đó gọi
là “kiên thật hiệp chưởng”).
- Thứ
hai, kế đó, đặt mười đầu ngón tay
ngang nhau, các đầu ngón tay áp vào nhau, ḷng bàn tay hơi tách
ra [nhưng ŕa bàn tay vẫn chạm nhau] th́ gọi là Tam Bổ
Trá (Saṃpuṭa)
hiệp chưởng (phương này (Trung Hoa) gọi
là “hư tâm hiệp chưởng”).
- Thứ
ba, kế đó, mười đầu ngón tay áp vào nhau, các
ngón tay cũng
đặt ngang nhau, nhưng giữ cho khoảng
trống giữa hai ḷng bàn tay rộng hơn [khiến cho
hai lưng bàn tay hơi khum khum] th́ gọi là Khuất Măn La (Kuḍmala)
hiệp chưởng (phương này nói là “như
búp sen”).
- Thứ
tư, kế đó hai ngón Không (ngón cái) và
hai ngón Địa (ngón út) chạm vào nhau, các ngón khác đều
hơi tách ra, gọi là Bộc Noa (Pūṇa, Bhagna) hiệp chưởng (phương này gọi là “sen vừa mới chớm nở”).
-
Thứ năm, kế đó, lại ngửa hai bàn tay đặt
sát nhau, sao cho [hai ngón út đặt kế nhau, các đầu
ngón tay] đều hướng lên trên cùng phô ḷng bàn tay ra
[ḷng bàn tay hướng về phía người lễ bái],
th́ gọi là Ốt Đa Na Nhă (Uttānaja) hiệp
chưởng (phương này gọi là Lộ).
-
Thứ sáu, kế đó, lại cùng ngửa ḷng bàn tay [sao
cho đầu ngón tay] hướng lên
trên giống như trong loại trên, nhưng đầu các
ngón chụm lại, sao cho hơi cong giống như dáng vẻ
đang vốc nước (chớ quá cong ngón tay), th́ gọi
là A Đà Ra
(Ādhāra)
hiệp chưởng (phương này dịch là Tŕ Thủy).
- Thứ
bảy, kế đó, mười đầu ngón tay xen kẽ,
đều là các ngón tay phải gác lên đầu các ngón trái,
giống như kim cang hiệp chưởng (cách này gọi
là “quy mạng hiệp chưởng”), tiếng Phạn
là Bát Ra Noa Ma
(Praṇāma)
hiệp chưởng.
- Thứ
tám, kế đó, lại dùng tay phải đặt trên tay
trái sao cho ḷng bàn tay xoay ngược ra ngoài, mười
đầu ngón tay đan vào nhau, cũng là sao cho ngón phải
gác lên ngón trái, gọi là Vi Bát Rị Đá (Viparīta) hiệp
chưởng (phương này nói là “phản xoa hiệp
chưởng”).
- Thứ
chín, kế đó, lại dùng tay phải ngửa lên, đặt
trên tay trái, tay trái che dưới lưng bàn tay phải,
hơi giống như khi người tọa Thiền chồng
tay lên nhau. Cách này gọi là Tỳ Bát Ra Rị Duệ Tát
Đá (Vīparyasta) hiệp
chưởng (phương này gọi là Phản Bối
Tương Trước hiệp chưởng).
- Thứ
mười, ngửa hai ḷng bàn tay [giống như trong cách
thứ năm, ḷng bàn tay hướng về thân người
lễ bái] sao cho đầu của hai ngón giữa chạm
nhau hướng lên trên, gọi là Đế Rị Duệ (Tiryak) hiệp
chưởng (phương này gọi là Hoành Trụ Chỉ
hiệp chưởng).
- Thứ
mười một, kế đó, cùng úp hai bàn tay, cũng
dùng hai ngón giữa chạm vào nhau, gọi là A Đà Ra (Adhara) hiệp
chưởng (phương này nói là “chắp
tay bằng cách úp ḷng bàn tay xuống dưới”).
- Thứ
mười hai, hai bàn tay cùng úp xuống, hai ngón cái đặt
ngang nhau, chạm vào nhau, mười đầu ngón tay
hướng ra phía ngoài, cũng có cùng tên gọi với cách
trên đây (tức cũng gọi là “chắp tay bằng cách
úp ḷng bàn tay xuống”).
Đối
với tam-muội-da ấn đang nói ở đây, trước
là chắp tay theo kiểu Tam Bổ Trá (tức hư tâm hiệp
chưởng, trước là để ḷng bàn tay cách xa, dần
dần ép lại gần, [sao cho] giữa hai ḷng bàn tay có khoảng
trống là được). Dùng hai ngón Không (ngón cái) đặt
ngang nhau, dựng thẳng lên, đừng quá thấp, mà
cũng đừng quá khum, cốt sao hai ngón cái dựng thẳng
lên là được (trong năm ngón tay, ngón út gọi là
Địa, ngón áp út (ngón vô danh, ngón đeo nhẫn) là Thủy,
ngón giữa là Hỏa, ngón trỏ là Phong, ngón cái là Địa.
Tay trái là Định, tay phải là Huệ[13]).
Cũng có thể hiểu ngón út trong tay trái là Đàn (bố
thí), theo thứ tự tính về trước th́ ngón trỏ
là Định. Ngón út trong tay phải là Huệ Độ,
tính theo thứ tự hướng về phía trước
th́ ngón trỏ là Trí Độ[14].
Nếu lúc mới tu hành, làm các thiện phẩm, mà nếu
trước đó không kết tam-muội-da ấn này, sẽ chẳng thích hợp để thực
hiện các pháp. Không chỉ là kết ấn này, mà c̣n phải
tụng chân ngôn nói trên. Tác pháp th́ trước hết dùng
tam-ma-da ấn để đặt lên đỉnh đầu,
tụng chân ngôn trên đây một lượt. [Kế
đó], đặt ấn này nơi vai phải. Kế
đó, đặt trên vai trái, rồi đặt nơi tim, kế
đó đặt nơi họng. Cứ mỗi lần đặt,
đều tụng minh chú một lần. Phàm tụng
năm lần th́ ấn năm chỗ. Nhưng chân ngôn này có
công đức ǵ vậy? Do chân ngôn này có thể trừ túc
chướng, tịnh hóa tự thân, khiến cho thân đă
thanh tịnh th́ ngoại chướng cũng tịnh trừ.
Do chướng bên ngoài đă tịnh trừ, các chướng
đều chẳng nhập được. Đấy
chính là đại hộ (sự thủ hộ to lớn). Do
có thể hộ tŕ chẳng thể nghĩ bàn như vậy,
phước tùy ư tăng trưởng, tội tự nhiên trừ,
chư Phật được nhắc nhở, thỏa măn sở
nguyện.
(Kinh)
Hựu dĩ Định Huệ thủ vi quyền, hư
không luân nhập ư chưởng trung, nhi thư phong luân,
thị vi Tịnh Pháp Giới Ấn. Chân ngôn viết: - Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, đạt ma đà
đổ, tát phạ bà phạ câu hám.
(經)又以定慧手為拳,虛空輪入於掌中,而舒風輪,是為淨法界印。真言曰:南麼三曼多勃陀喃。達摩馱睹。薩嚩婆嚩俱唅。
(Kinh:
Lại dùng tay Định và Huệ (tay trái và tay phải) nắm
thành quyền, hư không luân (ngón cái) gập vào ḷng bàn tay,
[các ngón khác ôm lấy ngón cái], duỗi phong luân (ngón trỏ
ra). Đó là Tịnh Pháp Giới Ấn. Chân ngôn là: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, đạt ma đà
đổ, tát phạ bà phạ câu hám - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, dharmadhātusvabhāvako haṃ”).
Lại
nữa, kế đó là Pháp Giới Sanh chân ngôn: - “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm. Đạt
ma đà đổ” (dharmadhātu: Pháp
giới), “tát
phạ bà phạ” (svabhāva: Tánh), “câu hám” (ko haṃ: ta). Đạt
Ma Đà Đổ là pháp giới, pháp giới chính là thân Phật.
Câu cuối cùng là Ngă, ư nói: “Ta chính là pháp giới”. Lại
nữa, hành giả tuy chưa thể thấu hiểu chân
tánh, nhưng kết ấn này, tụng chân ngôn, cũng chính
là “Thể đồng pháp giới”. Ấn ấy dùng
hai ngón Không (ngón cái) gập vào ḷng bàn
tay, dùng ba ngón Địa, Thủy, Hỏa (ngón út, vô danh, giữa)
ôm lấy ngón cái thành quyền, dựng thẳng hai ngón Phong
(ngón trỏ). Hai bàn tay đều nắm thành quyền riêng biệt,
dựng thẳng ngón trỏ. Trước là dựng hai ngón
trỏ ấy cho chúng chạm đầu nhau, đặt
ngang ngực, hướng vào trong mà chuyển, khiến cho
các ngón tay từ hai bên đỉnh đầu tới gần
hai bên má, hướng vào trong hơi kéo xuống dưới,
tức là trước hết dựng thẳng ngón trỏ,
khiến cho đầu ngón tay hơi hướng xuống
dưới, lưng ngón tay hướng vào trong, đặt
gần đầu và má, dần dần hướng xuống
dưới, tới nơi tim th́ xả ấn. Phàm tụng
chân ngôn, kết ấn, ví như dùng trâu cày đôi, hai con trâu
cùng tiến, chẳng được trước sau!
(Kinh)
Phục dĩ Định Huệ thủ, ngũ luân giai
đẳng, điệt phiên tương câu, nhị hư
không luân, thủ câu tương hướng. Tụng viết:
“Thị danh vi thắng nguyện, cát tường pháp luân ấn,
thế y cứu thế giả, tất giai chuyển thử
luân”. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
phạt chiết ra đát ma câu hám.
(經)復以定慧手,五輪皆等,迭翻相鉤,二虛空輪,首俱相向。頌曰:是名為勝願,吉祥法輪印,世依救世者,悉皆轉此輪。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。伐折囉呾麼俱唅。
(Kinh: Lại dùng tay Định,
Huệ (trái và phải) năm ngón đều đặt
ngang nhau, các ngón đâu lưng móc vào nhau, đầu hai ngón hư không (ngón cái) hướng vào nhau. Tụng rằng: “Đó gọi nguyện thù thắng,
ấn pháp luân cát tường, đấng đời
nương cứu thế, thảy đều chuyển ấn
này”. Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
phạt chiết ra đát ma câu hám - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
vajrātmako haṃ’).
Kế
đó, lại kết ấn. Trước hết, chắp
tay sao cho lưng hai bàn tay áp vào nhau. Dùng hai ngón Địa
(ngón út) móc vào nhau (sao cho ngón phải ở trên ngón trái). Các
ngón Thủy, Hỏa, Phong theo thứ tự móc vào nhau. Cuối
cùng,
hai ngón Không (ngón cái) chống vào nhau hướng vào ḷng bàn
tay. Đấy là Chuyển Pháp Luân Ấn. Do kết ấn
này, khiến cho thân tâm người ấy (người tŕ
chú) thân tâm thanh tịnh, có thể thấy mười
phương Phật chuyển pháp luân. Chân ngôn đă
được giải thích trong phần trước.
(Kinh)
Phục thư Định Huệ nhị thủ, tác quy mạng
hiệp chưởng, Phong luân tương niệp. Dĩ
nhị Không luân gia ư thượng, h́nh như Khiết-già,
tụng viết: “Thử đại huệ đao ấn,
nhất thiết Phật sở thuyết, năng đoạn
ư chư kiến, vị câu sanh Thân Kiến”. Chân ngôn viết:
- Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Ma ha khiết
già vi ra xà, đạt ma san nại ra xa ca sa ha xà, tát ca da nại
lật sắt trí xế nặc ca, đát tha nghiệt
đa địa mục cật để nễ xă đa.
Vi ra già đạt ma nễ xă đa hồng.
(經)復舒定慧二手作歸命合掌,風輪相捻,以二空輪加於上,形如朅伽。頌曰:此大慧刀印,一切佛所說,能斷於諸見,謂俱生身見。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。摩訶朅伽微囉闍。達麼珊捺囉奢迦娑訶闍。薩迦耶捺㗚瑟致掣諾迦。怛他蘖多地目訖底儞社多。微囉伽達摩儞社多吽。
(Kinh: Lại duỗi
tay Định và Huệ để quy mạng hiệp
chưởng, ngón Phong luân (ngón trỏ) bấm vào nhau, dùng
hai ngón Không luân (ngón cái) đặt lên đó, có h́nh dạng
như gươm Khiết-già, tụng rằng: “Đại
huệ đao ấn này, do hết thảy Phật nói, hay
đoạn trừ các kiến, tức câu sanh Thân Kiến”.
Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn
đa bột đà nẫm. Ma ha khiết già vi ra xà, đạt
ma san nại ra xa ca sa ha xà, tát ca da nại-lật
sắt-trí
xế nặc ca, đát tha nghiệt đa địa mục
cật để nễ xă đa. Vi ra già đạt ma nễ
xă đa hồng - Namaḥ samanta buddhānāṃ,
mahākhaḍga viraja-dharmasaṃdarśaka sahajasatkāyadṛṣṭicchedaka
tathāgatādhimuktinirjāta virāga-dharmanirjāta hūṃ”).
Kế
đó, kết Đao Ấn. Đao ví như trí huệ sắc
bén, do có ư nghĩa “có thể đoạn trừ”, tức là
trừ ngọn núi ác kiến. Như quả núi lớn có rất
nhiều ngọn lô nhô. Phiền năo cũng thế. Nay kết
đao ấn này, do ấn này [có công năng] như trên
đă nói. Liền gập hai ngón Phong (ngón trỏ) sao cho hai
đầu ngón chống vào nhau. Lấy hai ngón Không (ngón cái)
áp sát, đè lên, giống như h́nh đại đao là
được! Chân ngôn rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm”
(như đă giải thích trong phần trên). Đại
đao vô cấu pháp hiện, cắt phăng Câu Sanh Thân Kiến
(kiến chấp về cái thân từ lúc mới sanh ra đă
có), sanh khởi tín giải của Như Lai, sanh khởi
pháp vô tham. Tụng chân ngôn này bằng tiếng Phạn. Trong
kinh đă giải thích ư nghĩa như đă nói trong phần
trên. Chân ngôn này lấy chữ Ma đầu tiên làm tâm, có
nghĩa là Ngă. Lại là chữ Ngũ Không
điểm, có nghĩa là “trọn khắp hết thảy mọi
nơi”. Ư nghĩa ở đây là muốn trừ Ngă Kiến.
Hăy nên biết Đao Ấn này chính là đại trí của
chư Phật, do có thể đoạn dứt các kiến.
Dùng đao cắt đứt gốc rễ phiền năo, tức
là đạt được pháp vô cấu hiện ra.
Các
thứ như Thân Kiến câu sanh chính là cấu. Nay đoạn
các cấu ấy, chúng liền ngưng dứt. “Tà” là
chưa ngưng dứt. Lại có pháp thù thắng, tức là
đă trừ cấu rồi, sẽ sanh khởi tín giải
của Như Lai (ư nghĩa này như đă giải thích lúc
thoạt đầu). Tín giải của Như Lai là pháp
như thế nào? Tức là các thiện căn như vô tham
v.v… Do vậy, kế đó sanh ra chữ Ha (ह).
Trong đó, chữ Ha là nhân. V́ trừ cái nhân ấy, bên cạnh
có vạch thể hiện chữ A (हा)
đọc âm dài, tức là hết thảy các pháp vốn bất
sanh. Phía dưới có chữ Ổ (ु),
nên là tam-muội. Trên đó, có chấm Đại Không (thành
Huṃ, हुं).
Tụng minh chú này có thể khiến cho hành giả trọn
vẹn ba loại thân; do trong chữ [Hồng] này có ba
nghĩa, tức là Pháp Thân hiện. Ngài Tam Tạng nói: “Phương
Tây có pháp ấn rất bí mật, khi tác pháp lại tột bậc
cung kính, phải ở trong căn pḥng tôn quư, và là chỗ
thanh vắng, thanh khiết. Phải nên tắm gội, trang
nghiêm thân thể. Nếu không thể nhất nhất tắm
gội, ắt phải rửa tay sạch, súc miệng, dùng
hương bôi xoa lên tay v.v… rồi mới được
tác pháp. Khi tác pháp, lại c̣n phải oai nghi chánh đáng, ngồi
xếp bằng v.v… Nếu không như thế, sẽ mắc
tội, khiến cho pháp chẳng thể nhanh chóng thành tựu”.
(Kinh)
Phục dĩ Định Huệ nhị thủ, tác hư
tâm hiệp chưởng, khuất nhị Phong luân, dĩ nhị
Không luân giảo chi, h́nh như thương-khư. Tụng
viết: “Thử danh vi thắng nguyện, cát tường
pháp loa ấn, chư Phật thế chi sư, Bồ Tát cứu
thế giả, giai thuyết vô cấu pháp, chí tịch
tĩnh Niết Bàn”. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa
bột đà nẫm, ám.
(經)復以定慧二手作虛心合掌,屈二風輪,以二空輪絞之,形如商佉。頌曰:此名為勝願,吉祥法螺印,諸佛世之師,菩薩救世者,皆說無垢法,至寂靜涅槃。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。暗。
(Kinh: Lại dùng
hai tay Định và Huệ kết hư tâm hiệp chưởng,
gập hai ngón Phong luân (ngón trỏ), dùng hai ngón Không (ngón cái)
quấn lấy [như hai cái khuyên], h́nh dạng như
thương-khư (tù và bằng vỏ ốc). Tụng rằng:
“Đó gọi nguyện thù thắng, ấn pháp loa cát tường.
Chư Phật: Thầy cơi đời, Bồ Tát: Đấng
cứu thế. Đều nói pháp vô cấu, đạt Niết
Bàn tịch tĩnh”. Chân ngôn rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, ám - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, aṃ”).
Kế
đó, kết Cát Tường Thương Khư Ấn.
Trước hết, kết hư tâm hiệp chưởng
(như trong phần trên), gập hai ngón Không (ngón cái), dùng hai
ngón Phong (ngón trỏ) đè lên, sao cho giống như h́nh
thương-khư. Kết ấn xong, để gần miệng
để thổi giống như cách thổi tù và. Đây
là Măn Nhất Thiết Nguyện Cát Tường Pháp Loa Ấn.
Do kết ấn này, sẽ được măn hết thảy
các thiện nguyện, có thể tuyên nói đại pháp khiến
cho mười phương đều cùng được
nghe biết. Đấy chính là Tịch Tĩnh Niết Bàn Ấn.
Phần quy mạng trong chân ngôn giống như trên. “Tát
phạ đá” (sarvathā, trọn
khắp hết thảy), “ám”.
Đấy là chân ngôn tâm; hết thảy các pháp vốn bất
sanh. Trên đó, lại có một chấm, tức là Đại
Không trọn hết thảy các chốn. Đây chính là thể
tánh của Niết Bàn đại tịch, vạn đức
vắng lặng, trọn khắp hết thảy mọi
nơi!
(Kinh)
Phục dĩ Định Huệ thủ tương hợp,
phổ thư tán chi, do như Kiện Trá, nhị Địa
luân, nhị Không luân tương tŕ, linh Hỏa, Phong luân ḥa
hợp, tụng viết: “Cát tường nguyện liên hoa,
chư Phật cứu thế giả, bất hoại kim
cang ṭa, giác ngộ danh vi Phật. Bồ Đề dữ Phật
tử, tất giai tùng thị sanh”. Chân ngôn viết: - Nam ma
tam mạn đa bột đà nẫm. A.
(經)復以定慧手相合普舒散之,猶如健吒,二地輪二空輪相持,令火風輪和合。頌曰:吉祥願蓮華,諸佛救世者,不壞金剛座,覺悟名為佛,菩提與佛子,悉皆從是生。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。阿。
(Kinh: Lại
dùng hai tay Định và Huệ hợp lại, tách trọn
các ngón tay ra, giống như h́nh Kiện Trá (Ghaṇṭā, cái chuông lắc,
cái linh). Hai ngón Địa luân (út) và Không luân (ngón cái) chống
đỡ lẫn nhau, đầu các ngón Hỏa và Phong luân
(ngón giữa và ngón trỏ) ḥa
hợp (tức là chụm vào nhau). Tụng rằng: “Hoa sen
nguyện cát tường, chư Phật: Đấng cứu
đời, ṭa kim cang bất hoại, giác ngộ gọi là
Phật. Bồ Đề và Phật tử, thảy đều
từ đây sanh”. Chân ngôn rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm. A - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, āḥ”).
Kế
đó là ṭa kim cang bất hoại. Ấn pháp th́ trước
hết dùng hai ngón Không (ngón cái) và hai ngón Địa (út) đều
đặt song song nhau. Các ngón khác đều duỗi ra
như [các cánh của] đóa sen nở. Kinh nói là h́nh dạng
như cái linh. Kế đó, đổi thành ngón Địa
(ngón út) và ngón Không chụm đầu với nhau. Sáu ngón giữa
đó đều như tách ra như cũ. Trong đó, ngón Hỏa
(ngón giữa) và Phong (ngón trỏ) [hơi khum khum], chỉ có
ngón Thủy (ngón vô danh, ngón áp út) dựng thẳng là
được. Đây là liên hoa tọa, cũng gọi là
kim cang tọa. Do ngồi ṭa này, có thể sanh ra chư Phật.
Chư Phật đều do ngồi nơi đó, nên gọi
là “ngồi cát tường”. V́ thế, gọi là “kim
cang bất hoại ṭa”. Phần quy mạng trong chân ngôn
giống như phần trên. A (आः,
Aḥ) là chân ngôn tâm. Chữ A âm dài là “hành”, hai chấm
bên cạnh là tam-muội. V́ khiến cho pháp này kiên cố,
cho nên sau đó có chấm vậy. Quyền pháp (cách nắm
tay thành nắm đấm) có bốn loại:
- Thứ
nhất, giống như cách nắm tay thường làm, ngón
cái dựng thẳng; đó là cách thứ nhất.
- Kế
đó, là ngón Không (ngón cái) gập vào ḷng bàn tay, [các ngón kia ôm
lấy], gọi là Kim Cang Quyền, là cách thứ hai.
-
Các ngón tay đan chéo vào nhau, hợp thành quyền, sao cho
mười ngón tay nằm bên ngoài. Đây gọi là Chỉ Tại
Ngoại Quyền (ngón tay ở bên ngoài nắm đấm),
tức là cách thứ ba (đều là ngón phải đè lên
ngón trái).
- Kế
đó, mười ngón đan vào nhau sao cho mười ngón
đều nằm trong ḷng bàn tay, gọi là Nhị Thủ
Quyền, tức là cách thứ tư (cũng là ngón phải
đè lên ngón trái).
(Kinh) Phục dĩ Định Huệ thủ,
ngũ luân ngoại hướng vi quyền, kiến lập
Hỏa luân. Thư nhị Phong luân, khuất vi câu h́nh, tại
bàng tŕ chi. Hư không, Địa luân tịnh nhi trực
thượng, Thủy luân giao hợp như bạt-chiết-la.
Tụng viết: “Kim cang đại huệ ấn, năng
hoại vô trí thành, hiểu ngụ thụy miên giả, thiên
nhân bất năng hoại”. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn
đa bạt chiết la nạn, hồng.
(經)復以定慧手,五輪外向為拳,建立火輪。舒二風輪屈為鉤形,在傍持之。虛空地輪並而直上,水輪交合如拔折囉。頌曰:金剛大慧印,能壞無智城,曉寤睡眠者,天人不能壞。真言曰:南麼三曼多伐折羅𧹞。吽。
(Kinh:
Lại dùng tay Định và Huệ [đan vào nhau], năm
ngón hướng ra ngoài, tạo thành quyền, dựng thẳng
ngón giữa. Duỗi hai ngón trỏ, khum h́nh thành
móc câu. Các ngón cái và út đều dựng thẳng lên, đặt
sát nhau. Hai ngón áp út móc chéo như h́nh chày kim cang. Tụng rằng:
“Kim cang đại huệ ấn, phá nát thành vô trí, giác ngộ
kẻ ngủ say, trời, người chẳng thể hoại”.
Chân ngôn rằng: “Nam ma
tam mạn đa bạt chiết la nạn, hồng - Namaḥ
samantavajrāṇāṃ, hūṃ”).
Kế
đó, kết Kim Cang Ấn. Hai tay đều gập ngón Thủy
(ngón áp út) vào ḷng bàn tay, dùng hai ngón Phong (ngón trỏ) [cong lại],
dựa vào lưng ngón Hỏa (ngón trỏ), nhưng đừng
chạm vào. Đây chính Kim Cang Ấn (hai ngón Không, tức
ngón cái, đặt sát nhau, dựng thẳng). Do Kim Cang Ấn
này có thể phá hoại ṭa thành vô trí, hết thảy đều
chẳng thể phá hoại. Chân ngôn quy mạng như
trước, bản thể của chú này chỉ có chữ
Hồng (ư nghĩa chuẩn theo những điều đă
nói trong các phần trước).
(Kinh)
Phục dĩ Định Huệ thủ, ngũ luân nội
hướng vi quyền, kiến lập Hỏa luân. Dĩ
nhị Phong luân trí bàng, khuất nhị Hư Không
tương tịnh. Tụng viết: “Thử ấn Ma Ha Ấn,
sở vị Như Lai đảnh, thích tài kết tác chi, tức
đồng ư Thế Tôn”. Chân ngôn viết:
- Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm, hồng hồng.
(經)復以定慧手,五輪內向為拳,建立火輪。以二風輪置傍,屈二虛空相並。頌曰:此印摩訶印,所謂如來頂,適纔結作之,即同於世尊。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。吽吽。
(Kinh: Lại dùng tay Định
và Huệ, năm ngón gập vào trong ḷng bàn tay tạo thành quyền, dựng thẳng Hỏa luân (ngón giữa).
Đặt hai ngón Phong luân (ngón trỏ) bên cạnh, gập
hai ngón Hư Không (ngón cái), đặt sát nhau. Tụng rằng:
“Ấn này Ma Ha Ấn, gọi là Như Lai đảnh, hễ
vừa mới kết ấn, liền giống như Thế
Tôn”. Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
hồng hồng - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
hūṃ hūṃ”).
Kế
đó là Phật Đảnh Ấn. Trước hết Chỉ
Hướng Nội Quyền (các ngón tay đan vào nhau, gập
vào trong ḷng bàn tay thành quyền), duỗi hai ngón giữa
đặt sát nhau. Kế đó, dùng hai ngón trỏ để
dựa vào lưng ngón giữa, gập hai ngón cái, sao cho chúng
đặt sát nhau là thành ấn. (Chỉ Hướng Nội
Quyền ở đây tức là các đầu ngón tay hướng
vào trong [ḷng bàn tay]). Đại ấn này được gọi
là Phật Đảnh. Khi kết pháp ấn này, sẽ giống
như Nhân Giả. Nhân Giả tức là Như Lai; ư nói: Kết
ấn này bèn giống như thân chư Phật. Chân ngôn của
ấn này cũng có nghĩa là trọn đủ tam-muội
giải thoát. Trước là nhân, sau là quả. Nhân là hạnh
Như Lai, quả chính là Phật (nên kết ấn gia tŕ
đỉnh đầu).
(Kinh)
Phục dĩ trí huệ thủ vi quyền, trí ư mi gian.
Tụng viết: “Thử danh Hào Tướng Tạng, Phật
thường măn nguyện ấn. Dĩ tài tác thử cố,
tức đồng Nhân Trung Thắng”.
Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm.
A hám xà. (經)復以智慧手為拳,置於眉間。頌曰:此名毫相藏,佛常滿願印,以纔作此故,即同仁中勝。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。阿唅闍。
(Kinh:
Lại dùng tay trí huệ nắm thành quyền,
đặt ở giữa hai mày. Tụng rằng: “Đây gọi
Hào Tướng Tạng, ấn Phật thường măn nguyện.
Vừa mới kết ấn này, liền như Nhân Trung Thắng”.
Chân ngôn rằng: “Nam ma
tam mạn đa bột đà nẫm. A hám xà - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, āḥ haṃ jaḥ”).
Kế
đó là Hào Tướng Ấn của Như Lai. Dùng tay trí
huệ (tay phải) nắm thành quyền, để ngón cái
ra ngoài quyền, đặt ở giữa hai mày là thành ấn.
Kết ấn này tức giống như Hào Tướng trọn
đủ của Như Lai. Phần quy mạng trong chân ngôn
như trong phần trên. A (aḥ: Biết), Hám (haṃ: cái
nhân), Xà (jaḥ, sanh). Do hạnh bất sanh này tịnh hóa hết
thảy các nhân. Xà là “sanh bất khả đắc”.
(Kinh)
Trụ Du Già ṭa, tŕ bát tương ứng, dĩ Định
Huệ thủ câu tại tề gian, thị danh Thích Ca Mâu Ni
Đại Bát Ấn. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn
đa bột đà nẫm, bà.
(經)住瑜伽座,持鉢相應,以定慧手俱在臍間,是名釋迦牟尼大鉢印。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。婆。
(Kinh:
Ngồi theo thế Du Già (tức ngồi xếp bằng), cầm
bát tương ứng, hai tay Định và Huệ đều
đặt ngang rốn. Đó gọi là Thích Ca Mâu Ni Đại
Bát Ấn. Chân ngôn rằng: “Nam ma
tam mạn đa bột đà nẫm, bà - Namaḥ
samantabuddhānāṃ, bhaḥ”).
Kế
đó, kết Như Lai Bát Ấn. Tay trái nắm hai góc y
(cách thức là nắm lấy góc y ca-sa (phần không che vai)
gần cánh tay và chỗ góc y che vai rủ xuống quấn
quanh tay, cuộn vào trong ḷng bàn tay, khiến cho hai góc y giống
như hai cái tai). Vẫn chồng hai tay lên nhau, sao cho tay phải
đè lên tay trái như tư thế đặt tay khi tọa
Thiền, nâng lên ngang rốn, hơi co tay như tư thế
ṿng tay ôm bát là được. Kết ấn này sẽ giống
như Như Lai nắm áo ca-sa, là oai nghi đặc trưng
của chư Phật, cũng có thể khiến cho hết
thảy chúng sanh chẳng phải căn khí đều có thể
kham làm pháp khí. Phần quy mạng trong chân ngôn giống
như trên. “Bà” (Bhaḥ) có nghĩa là Hữu, tức là tam hữu
(ba cơi). Do vốn bất sanh bèn ĺa tam hữu, tam hữu vốn
chẳng thể được! Ngoài tam hữu ấy,
bèn có cái Hữu chân thật của Như Lai, tức là Pháp
Thân của chư Phật vậy!
(Kinh)
Phục thứ dĩ trí huệ thủ, thượng hướng
nhi tác Thí Vô Úy h́nh. Tụng viết: “Năng thí dữ nhất
thiết, chúng sanh loại vô úy. Nhược kết thử
đại ấn, danh Thí Vô Úy giả”. Chân ngôn viết: - Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, tát bà tha, thệ na
thệ na, bà dă na xa na. Sa ha.
(經)復次以智慧手,上向而作施無畏形。頌曰:能施與一切,眾生類無畏,若結此大印,名施無畏者。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。薩婆他。誓娜誓娜。婆也那奢娜。莎訶。
(Kinh: Lại nữa, dùng tay trí
huệ (tay phải) hướng lên trên làm tư thế Thí
Vô Úy. Tụng rằng: “Có thể thí vô úy, cho hết thảy
chúng sanh. Nếu kết đại ấn này, là bậc Thí
Vô Úy”. Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
tát bà tha, thệ na thệ na, bà dă na xa na. Sa ha - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
sarvathā jina jina bhayanāśana svāhā”).
Kế
đó, kết thủ ấn Thí Vô Úy (Abhaya). Tay trái giống như trên nắm
hai chéo y, duỗi tay đặt ngang rốn, tay phải
hướng về phía trước, duỗi tay [sao cho ḷng
bàn tay] hướng ra ngoài, giống như nâng đồ vật
(như ấn Thích Ca trong Du Già vậy). Nếu kết ấn
này, có thể trừ các loại kinh sợ của hết thảy
chúng sanh, yêu và giận lập tức đều dứt,
cũng trừ các thứ đáng kinh sợ to lớn nhất
của họ trong đời tương lai. Phần quy mạng
của chân ngôn giống như trong phần trước. “Tát
phạ tha” (Sarvathā, trọn
khắp),
“thệ
na thệ na” (jina jina, thắng),
“bà
dă na xa na” (bhayanāśana, trừ
kinh sợ). “Trọn khắp” chính là “phổ biến”, tức
là “trọn khắp hết thảy các chốn”. Đối
với phương tiện thù thắng nhất trong hết
thảy các xứ
phương tiện, [thủ ấn và
chân ngôn này] đều có thể vượt trội. Thứ
nhất là ĺa các thứ phiền năo của dị sanh (prthag-jana, chúng
sanh chưa đạt được thánh quả), kế
đó là ĺa phiền năo của Nhị Thừa, tức là lại
càng thù thắng hơn những điều thù thắng. Do bởi
lẽ này, Như Lai có thể trọn khắp hết thảy
mọi nơi, trừ khắp hết thảy khổ năo v́
kinh sợ.
(Kinh)
Phục thứ, dĩ trí huệ thủ, hạ thùy tác Thí
Nguyện h́nh. Tụng viết: “Như thị Dữ Nguyện
Ấn, thế y chỉ sở thuyết, thích tài kết thử
giả, chư Phật măn kỳ nguyện”.
Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
phạ ra đà phạt chiết ra đát ma ca, sa ha.
(經)復次以智慧手,下垂作施願形。頌曰:如是與願印,世依之所說,適纔結此者,諸佛滿其願。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。嚩囉馱伐折囉怛麼迦。莎訶。
(Kinh: Lại nữa, dùng tay trí
huệ, duỗi xuống dưới làm tư thế Thí
Nguyện (ban cho điều nguyện). Tụng rằng: “Dữ
Nguyện Ấn như thế, bậc đời
nương nói ra. Vừa mới kết ấn này, chư Phật
măn sở nguyện”. Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn
đa bột đà nẫm, phạ ra đà phạt chiết
ra đát ma ca, sa ha - Namaḥ samantabuddhānāṃ, varada
vajrātmaka svāhā”).
Kế
đó là thủ ấn Như Lai Măn Nguyện. Tay trái cũng
nắm góc y theo tư thế giống như trước,
tay phải hướng ra ngoài, duỗi xuống dưới,
như ấn của Bảo Sanh Phật trong Du Già[15].
Khi kết ấn này, liền do sức của Như Lai, hết
thảy chư Phật thỏa măn nguyện ấy cho đều
được thành tựu. Phần quy mạng trong chân ngôn
giống như trước. “Phạ
ra đà”
(varada, ban cho), “phạt
chiết la”
(vajra, kim cang), “đát
ma ca”
(atmaka, ta, cũng có nghĩa là thân). Ư nói: Nguyện chư Phật
ban cho con thân kim cang, cũng ban cho con đại nguyện
thân. Đấy tức là “măn sở
nguyện”.
(Kinh)
Phục dĩ trí huệ thủ vi quyền, nhi thư Phong
luân, dĩ tỳ-câu-chi
h́nh trụ ư Đẳng Dẫn, tụng viết:
“Dĩ như thị đại ấn, chư Phật cứu
thế tôn, khủng bố chư chướng giả, tùy ư
thành Tất Địa. Do kết thị ấn cố,
đại ác ma quân chúng, cập dư chư
chướng giả, tŕ tán vô sở ngại”. Chân ngôn viết:
- Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm. Ma ha phạ lê
phạt để, đà xa phạ lê ốt bà phệ. Ma ha
di để rị dă tỳ dữu ốt nghiệt để,
sa ha.
(經)復以智慧手為拳,而舒風輪,以毘俱胝形住於等引。頌曰:以如是大印,諸佛救世尊,恐怖諸障者,隨意成悉地。由結是印故,大惡魔軍眾,及餘諸障者,馳散無所礙。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。麼訶嚩梨伐底。駞奢嚩梨嗢婆吠。摩訶彌底哩也毘庾嗢蘗底。莎訶。
(Kinh:
Lại dùng tay trí huệ (tay phải) nắm thành quyền,
duỗi ngón Phong luân (ngón trỏ), dùng dáng vẻ nhíu mày,
trụ trong Đẳng Dẫn. Tụng rằng: “Dùng đại
ấn như thế, chư Phật đấng cứu
đời, đe đọa kẻ gây chướng, tùy ư
thành Tất Địa. Do bởi kết ấn này, lũ ma
quân đại ác, và kẻ gây chướng khác, tan chạy
không ngăn ngại”. Chân ngôn rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm. Ma ha phạ lê phạt
để, đà xa phạ lê ốt bà phệ. Ma ha di để
rị dă tỳ dữu ốt nghiệt để, sa ha - Namaḥ
samantabuddhānāṃ mahābala vatidaśabalodbhave mahā-maitrya-bhyudgate,
svāhā).
Kế
đó là Bố Nhất Thiết Vi Chướng Ấn (ấn
đe đọa hết thảy kẻ gây chướng).
Dùng tay phải làm thành quyền (để ngón cái ra ngoài nắm
đấm ấy), duỗi ngón trỏ, dựng thẳng
lên, đặt giữa hai mày, dùng đầu ngón ấy chống
vào
giữa hai mày. Nói Đẳng Dẫn tức là h́nh dạng
Tỳ Câu Tri, tức vẻ mặt như đang phẫn nộ,
tâm trụ trong
một cảnh, bất động.
Đại ấn này của hết thảy chư Phật
có thể hiện ra đại thế lực oai mănh của
Như Lai, đe dọa hết thảy kẻ gây chướng
nạn, khiến cho họ hàng phục, cũng có thể thỏa
măn sở nguyện của hết thảy chúng sanh. Khi hành
giả kết ấn này, kẻ gây chướng ai nấy rảo
chạy tan tác tứ phía, cho đến quân đội của
đại lực thiên ma cũng tự nhiên lui tan. Khi
Như Lai chứng Bồ Đề đạo, dùng ấn
này liền có thể hàng phục các ma. Phần quy mạng
trong chân ngôn giống như trước. “Ma
ha phạ lê” (mahābala, đại
lực) “phạt
để đà xa phạ lê” (vati daśabalo, Thập
Lực) “ốt
bà phệ”
(odbhave, đạt được), “ma
ha di để rị dă” (mahāmaitrya, đại
từ) phát khởi. Chân ngôn này là đại lực của chư Phật.
Đại lực ấy là những ǵ? Chính là mười lực
của Như Lai, tối đại tự tại trong hết
thảy các lực. V́ sao Như Lai đạt được
thập lực ấy? Chính là do đại từ mà đạt
được thập lực ấy, v́ thế nói là các lực
ấy “sanh từ ḷng đại từ”.
(Kinh) Phục thứ, dĩ trí huệ thủ
vi quyền, nhi thư Hỏa luân, Thủy luân, dĩ Hư
Không luân nhi tại kỳ hạ. Tụng viết: “Thử
danh nhất thiết Phật, thế y bi sanh nhăn, tưởng
trí ư nhăn giới, trí giả thành Phật nhăn”. Chân ngôn viết:
- Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm, già già na phạ
ra lạc cật sái nĩnh, ca rô noa ma dă, đát tha yết
đa chước cật sô, sa ha
(經)復次以智慧手為拳,而舒火輪水輪,以虛空輪而在其下。頌曰:此名一切佛,世依悲生眼,想置於眼界,智者成佛眼。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。伽伽那嚩囉洛吃灑儜。迦嚕拏麼也。怛他揭多斫吃芻。莎訶。
(Kinh: Lại dùng tay trí huệ
(tay phải) nắm thành quyền, duỗi ngón Hỏa luân
(ngón giữa) và Thủy luân (ngón áp út), đặt Hư Không
luân (ngón cái) dưới đó. Tụng rằng: “Đó gọi
hết thảy Phật, mắt sanh bởi ḷng bi, của
đấng đời nương tựa, tưởng
đặt ngay nơi mắt, bậc trí thành Phật nhăn”.
Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
già già na phạ ra lạc cật sái nĩnh, ca rô noa ma dă,
đát tha yết đa chước cật sô, sa ha - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
gaganavaralakṣaṇe karuṇā-mayatathāgatacakṣu
svāhā”).
Kế
đó là Phật Nhăn Ấn. Trước hết, nắm
tay thành quyền, dùng ngón Không (ngón cái) đè lên hai ngón Phong
(ngón trỏ) và Địa (ngón út), tức là gập ngón cái
đè lên móng của hai ngón trỏ và út), duỗi ngón Thủy
(áp út) và Hỏa (ngón giữa). Dùng tay phải để kết
ấn này. Kết xong, dùng ấn đó đặt trên mắt,
trước là đặt trên mắt phải, kế đó
trên mắt trái. Dùng phương tiện bí mật này có thể
tịnh hóa nhăn căn, thành tựu Phật nhăn, được
thấy cảnh giới thâm mật của Như Lai. Phần
quy mạng trong chân ngôn giống như trên. “Già già na”
(Gagana, hư không), “phạ ra” (vara, nguyện) “ca rô
noa” (karuṇā, bi),
“ma dă” (maya, lễ), “đát tha yết đa” (tathāgata, Như
Lai) “chước
cật-sô” (cakṣu, mắt).
Hư không tuy vô tướng, vô ngại, nhưng không thể
hoàn thành đại sự. Nay Không của Như Lai tuy chẳng
nương tựa vào đâu mà có thể thành tựu hết
thảy các chuyện thù thắng, hơn hẳn hư không,
hư không chẳng thể sánh bằng! Cái Thể
của đại bi chính là mắt của Như Lai. Mắt
ấy sanh từ đại bi, có thể sanh ra đại
bi.
(Kinh)
Phục thứ, dĩ Định Huệ thủ, ngũ
luân nội hướng vi quyền, nhi thư Phong luân, viên
khuất tương hợp. Tụng viết: “Thử Thắng
Nguyện Sách Ấn, hoại chư tạo ác giả, Chân
Ngôn giả kết chi, năng phược chư bất thiện”.
Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
hệ hệ ma ha bá xa, bát ra sa lao đà lư da, tát đỏa
đà đổ, vi mô ha ca, đát tha nghiệt đa, đề
mục cật để nễ xă đa, sa ha.
(經)復次以定慧手,五輪內向為拳,而舒風輪,圓屈相合。頌曰:此勝願索印,壞諸造惡者,真言者結之,能縛諸不善。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。係係摩訶播奢。鉢羅娑嘮馱理耶。薩埵馱睹。微模訶迦。怛他蘖多提目吃底儞社多。莎訶。
(Kinh: Lại nữa, dùng tay
Định Huệ, năm ngón gập vào trong [ḷng bàn tay] tạo
thành quyền, duỗi ngón trỏ, gập cong [cho hai ngón ấy]
chạm đầu nhau. Tụng rằng: “Thắng Nguyện
Sách Ấn này, hoại những kẻ tạo ác. Bậc Chân
Ngôn kết ấn, trói được các bất thiện”.
Chân ngôn rằng: “Nam ma tam mạn đa bột đà nẫm,
hệ hệ ma ha bá xa, bát ra sa lao đà lư da, tát đỏa
đà đổ, vi mô ha ca, đát tha nghiệt đa, đề
mục cật để nễ xă đa, sa ha - Namaḥ samantabuddhānāṃ,
he he mahāpāśa prasaraudārya sattvadhātuvimohaka
tathāgatādhimuktinirjāta svāhā”).
Kế
đó là Như Lai Quyến Sách Ấn. Trước hết,
dùng mười ngón tay gập vào ḷng bàn
tay, nắm thành quyền. Duỗi hai ngón trỏ, đầu
hai ngón ấy tựa vào nhau, cong ngón trỏ sao cho chúng tiếp
giáp thành h́nh như khuyên tṛn. Hai ngón cái cũng là phải
đè lên trái, cùng gập vào ḷng bàn tay là thành ấn. Ấn
này có thể trói hết thảy kẻ làm ác, cũng có thể
phá hoại họ, khiến cho họ dứt trừ các
điều ác. Phần quy mạng trong chân ngôn giống
như trước. “Hệ hệ” (Hehe): Trong ấy,
có âm Ha tức là cái nhân, kiêm thêm nghĩa tam-muội[16].
Chữ Hệ này là âm thanh triệu tập, tức là gọi
to cái nhân thành Phật. Cái nhân ấy vốn bất sanh, nên
ĺa nhân quả, khiến cho cái nhân ấy lại được
thanh tịnh. “Ma
ha bá xa” (mahāpāśa, dây
trói to lớn. Ư nói cái nhân ly tướng ấy do vốn bất
sanh, nên ĺa tướng nhân quả, khiến cho cái nhân ấy
thanh tịnh. Tịnh hóa cái nhân được gọi là “dây
trói to lớn”), “bát-ra”
(pra, trọn khắp), “sa lao
đà lư da”
(saraudārya, như
hư không, ư nói: Sợi dây trói to lớn ấy rộng răi
trọn khắp như hư không, không đâu chẳng trọn
khắp). “Tát
đỏa đà đô” (Sattvadhātu, ư
nói: Sợi dây trói ấy rộng làm chuyện ǵ? Chính là duy
tŕ hữu t́nh, trừ si cho họ). “Vi
mô ha ca”
(vimohaka, si, hàm nghĩa trừ phá si). “Đát
tha nghiệt đa” (Tathāgatā, Như
Lai), “đề
mục” (dhimu, sanh tín
giải, cũng là phát khởi bổn nguyện của
chư Phật. Chư Phật khi hành Bồ Tát đạo,
sẽ ở trong thời đại ác mà độ tận
hết thảy chúng sanh. Nay dùng cái nhân này để thành tựu
cái quả, trừ sự si mê ấy, khiến cho họ
đạt đến Phật quả rốt ráo, luôn làm Phật
sự). Lại nữa, dây trói ấy do
đâu mà sanh? Sanh từ tín giải của Như Lai. Ư
nghĩa của tín giải như đă nói trong quyển
đầu của kinh. Như Lai do sức tín giải ấy,
phổ môn thị hiện đủ thứ h́nh tướng,
hoặc hiện chuyện phẫn nộ to lớn, hoặc
làm Tŕ Minh Tiên, có thế lực to lớn, chiết phục,
nhiếp thọ vô lượng chúng sanh, khiến cho họ
đều đạt được diệu quả của
Như Lai, tức là ư nghĩa “dây trói to lớn rộng khắp,
giống như hữu t́nh giới”.
(Kinh)
Phục thứ, dĩ Định Hệ thủ nhất hợp
vi quyền, thư trí huệ thủ, Phong luân khuất đệ
tam tiết, do như hoàn tướng. Tụng viết:
“Như thị danh Câu Ấn, chư Phật cứu thế
giả, chiêu tập ư nhất thiết, trụ ư Thập
Địa vị, Bồ Đề đại tâm giả, cập
ác tư chúng sanh”. Chân ngôn viết: - Nam ma tam mạn đa bột
đà nẫm, a tát bà đát ra bát ra để ha đế,
đát tha nghiệt đảng củ xa, bồ đề
chiết rị da, bát rị bố la ca, sa
ha.
(經)復次以定慧手一合為拳,舒智慧手,風輪屈第三節,猶如環相。頌曰:如是名鉤印,諸佛救世者,招集於一切,住於十地位,菩提大心者,及惡思眾生。真言曰:南麼三曼多勃馱喃。阿薩婆怛囉鉢囉底訶諦。怛他蘖黨矩奢。菩提浙哩耶鉢哩布邏迦。莎訶。
(Kinh:
Lại nữa, dùng tay Định và Huệ hợp nhất
nắm thành quyền, duỗi ngón Phong luân (ngón trỏ) của
tay trí huệ (tay phải), gập đốt thứ ba của
nó, giống như h́nh dạng cái ṿng. Tụng rằng:
“Như thế gọi Câu Ấn, chư Phật đấng
cứu đời, chiêu tập khắp hết thảy, trụ
địa vị Thập Địa, bậc Bồ Đề
đại tâm, và chúng sanh nghĩ ác”. Chân ngôn rằng: “Nam
ma tam mạn đa bột đà nẫm, a tát bà đát ra bát
ra để ha đế, đát tha nghiệt đảng củ
xa, bồ đề chiết rị da, bát rị bố la
ca, sa ha
- Namaḥ
samantabuddhānāṃ, āḥ sarvatrāpratihate
tathāgatāṅkuśa bodhicaryā-paripūraka
svāhā”).
Kế
đó, kết Như Lai Câu Ấn. Trước hết, dùng
ngón cái trong tay trái đè lên đầu bốn ngón kia, sao cho
như h́nh cái ṿng. Kế đó, dùng ba ngón (tức các ngón út,
áp út, và ngón giữa) trong tay phải đặt trong
cái ṿng ấy, ngón cái của tay phải đè lên
phía ngoài ngón cái trong tay trái, gập vào ḷng bàn tay, bấm
đè lên ba ngón trong tay phải cũng sao cho giống như
h́nh cái ṿng, hơi cong đốt thứ ba của ngón trỏ
bên tay phải như h́nh cái móc tức là ấn thành. Kết
Câu Ấn này có thể triệu vời mười
phương hết thảy chư Phật, Bồ Tát, khiến
cho các Ngài đều tụ hội trong đạo tràng,
cũng có thể trọn vẹn địa vị Thập
Địa, huống hồ những kẻ chưa sanh thiện
tâm trong tám bộ v.v… mà chẳng tới ư?
“A” (āḥ, hành), “tát bà đát-ra bát-ra để ha đế” (sarvatrāpratihate, nghĩa là vô ngại, hết thảy làm hại), “đát tha nghiệt đa” (tathāgata, Như Lai), “ương củ xa” (