Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Kinh giảng kư

Phần 1

大方等大集賢護經講記

慈法法師

Chủ giảng: Pháp sư Từ Pháp

Địa điểm: Hằng Dương Am núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam

Thời gian: Từ ngày 08 tháng Tám đến 04 tháng Chín năm 2006

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang

 

1. Đôi nét về pháp sư Từ Pháp

 

          Pháp sư Từ Pháp, pháp danh Quả Trung, pháp hiệu Từ Pháp, là người huyện Tây B́nh, tỉnh Hà Nam, sanh năm 1960. Xuất gia năm 1992 tại chùa Phổ Đồng thuộc huyện Nam Cung tỉnh Hà Bắc, thọ giới Sa Di với luật sư Hoằng Xuyên. Năm sau, Sư được đặc cách thọ Cụ Túc Giới tại chùa Bạch Mă, Lạc Dương. Sau đó, Sư xin phép thầy đi tham học tại các đạo tràng Linh Nham, Quảng Hóa (tỉnh Phước Kiến), B́nh Sơn, Đại Phật Tự (tỉnh Cam Túc), chùa Đa Bảo (tại Chiết Giang), chùa Song Lâm (tỉnh Giang Tây) v.v… Kể từ năm 1997, Sư trụ tích ở chùa Hoa Thủ Phóng Quang (Hằng Dương Am là ni viện thuộc chùa này) tại núi Kê Túc, huyện Đại Lư, tỉnh Vân Nam cho đến nay. Tuy học rộng kinh tạng, siêng năng tham lễ các vị tôn túc để cầu học các pháp Đại Thừa, Sư đặc biệt quy túc nơi pháp môn Tịnh Độ. Tuy học rộng và giảng nhiều pháp khác nhau để rộng kết thiện duyên độ chúng, Sư lập thệ tŕ giới tinh nghiêm, chuyên tu Tịnh Độ, cầu bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề.

 

2. Duyên khởi

 

          Hôm nay, chúng tôi từ trong mười hai bộ kinh giáo thuộc Tam Tạng của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật được lưu truyền rộng răi trong Hiền Kiếp, chọn lấy một bộ kinh là kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ, c̣n gọi là kinh Ban Châu Tam Muội, ứng theo nhu cầu của mười phương tín chúng, ứng với nhu cầu về pháp môn tu hành. Mười phương chư Phật, Bồ Tát gia bị cho chúng ta tụ tập tại ṭa điện đường mới vừa bắt đầu sử dụng của Hằng Dương Am để học tập, tu tập, nhận biết giáo ngôn thanh tịnh này, ḥng khiến cho chúng ta đạt được căn cơ chẳng thoái thất Vô Thượng Bồ Đề, đắc pháp bất thoái, tu tập bất thoái, cho đến thành tựu bất thoái.

          Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy âm lịch, chính là Phật Hoan Hỷ Nhật trong Tự Tứ Tăng pháp của đức Phật Thích Ca, cũng là ngày Tự Tứ, cũng là ngày đại chúng hoàn tất ǵn giữ chín mươi ngày thanh tịnh trong mùa An Cư Kết Hạ, là ngày tu tập giới pháp viên măn. Trong nước, có rất nhiều chùa miếu, đạo tràng đều cử hành pháp hội Vu Lan Bồn. Pháp hội này lấy nhân duyên tôn giả Đại Mục Kiền Liên cứu độ mẹ làm duyên khởi, giải trừ sự treo ngược cho hết thảy chúng sanh, độ thoát các vong linh hữu t́nh, cha, mẹ, thầy, tṛ, từ vô thỉ tới nay, khiến cho họ được tăng trưởng phước đức, tăng trưởng thiện căn, tăng trưởng pháp duyên, cho tới thành tựu Bồ Đề.

          Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Phật Hoan Hỷ, do được oai thần chẳng thể nghĩ bàn của Phật Thích Ca cho đến mười phương chư Phật, và hết thảy Bồ Tát, do mọi người cầu thỉnh, mong mỏi và tích cực chuẩn bị, Tăng chúng chùa Phóng Quang[1] và chúng thường trụ cùng nhau phát khởi pháp hội học tập này. Các duyên ḥa hợp, đúng là phước đức, nhân duyên thù thắng chẳng thể nghĩ bàn chín muồi, cũng do oai thần thiện xảo của chư Phật hiển lộ, thật sự là khó có, khó gặp! Nhất là mọi người do nghe giảng, hướng theo hành pháp Ban Châu, từ các nơi trong nước mong đắc chẳng thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề trong một đời, sẽ liễu giải và nhận biết rành rẽ pháp tắc, tu tập, nương theo biển giáo pháp của đức Thế Tôn để y giáo phụng hành. Nếu không, sẽ gặp rất nhiều mê lầm trong quá tŕnh hành tŕ, khó thể thành tựu.

          Tại Trung Hoa, kinh Ban Châu Tam Muội có bảy loại bản dịch, nay c̣n ba loại:

          1) Phật Thuyết Ban Châu Tam Muội Kinh (佛說般舟三昧經, Pratyutpanna Buddha Saṃmukhāvasthita Samādhi Sūtra), gồm một quyển, chia thành tám phẩm.

          2) Ban Châu Tam Muội Kinh (般舟三昧經), gồm ba quyển, mười sáu phẩm.

          3) Bản c̣n lại là bộ Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Kinh (大方等大集賢護經) mà chúng ta đang học tập. Bản này bản dịch trễ nhất trong bảy loại bản dịch. Khối lượng văn tự lớn nhất, gồm năm quyển, mười bảy phẩm, nhưng văn tự khá rơ ràng, giản dị, khiến cho người học như chúng ta trong hiện thời dễ lư giải và thực hành[2].

          Do thời gian hạn chế, chúng tôi tính bỏ ra năm mươi tiếng đồng hồ để học tập một lượt trong hai mươi lăm ngày, khiến cho mọi người do được Tam Bảo gia tŕ, đức Thế Tôn khải phát, sẽ có thể nhận biết rơ ràng, hoàn chỉnh, rốt ráo về pháp Ban Châu. Sau đó, khi tu tập,  pháp tắc này sẽ trở thành mười phần đơn giản, sáng sủa, nhẹ nhàng. Tuy nói là giảng một lượt, nhưng quả thật chẳng có ǵ để giảng, chúng tôi chỉ noi theo văn tự để khuyên chỉ, hướng dẫn quư vị mổ xẻ tự tâm. Bởi lẽ, văn tự không ǵ chẳng từ trong Như Lai Tạng lưu xuất, là lời chân thật của Như Lai, mà cũng là bản chất của tâm trí chúng ta, chớ chẳng phải là điều chi khác!

          Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích tâm địa của chính ḿnh, ḥng nhận biết pháp tắc này để ấn khế tự tâm, tức là “dùng kinh ấn chứng, hứa khả tự tâm”, khơi gợi, phát khởi tâm trí của chính ḿnh, chứng thực “hết thảy chúng sanh vốn sẵn là Phật”. Đấy là nguyện vọng xuất thế duy nhất của chư Phật, là giáo ngôn thanh tịnh do hết thảy chư Phật truyền đạt, khiến cho chúng sanh trở về đúng với vị trí vốn có, vượt thoát biển khổ sanh tử luân hồi, chẳng c̣n bị luân hồi oan uổng.

 

3. Tựa đề kinh

 

           Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ kinh.

          大方等大集賢護經

 

3.1. Hiền Hộ Bồ Tát

 

          Nay chúng ta đang học kinh Hiền Hộ (賢護), tức là dùng tên người để đặt tên kinh. Do vậy, đối với [danh xưng] Hiền Hộ, cũng phải nên liễu giải nhất định. Đối với ngài Hiền Hộ, phần nhiều Ngài được gọi bằng danh xưng Bồ Tát, hoặc Khai Sĩ, hay Đại Sĩ. Trong mười hai bộ loại kinh điển của Tam Tạng do đức Thế Tôn giảng giải, Ngài (Hiền Hộ Bồ Tát) xuất hiện khá nhiều lần. Tên của Hiền Hộ Bồ Tát (Bhadra-pāla) được dịch theo rất nhiều cách, như Bạt Đà Ḥa, Bạt Đà Bà La, Bạt Đà La Ba Lê v.v… Như trong phẩm Bất Tư Nghị của kinh Lăng Nghiêm và trong Phật Thuyết Ban Châu Tam Muội Kinh, đều dùng danh tự Bạt Đà Ḥa. Danh xưng có khác biệt, nhưng chỉ là một vị.

          Trong Phật Thuyết Đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp Kinh, có chép Hiền Hộ Bồ Tát là vị cầm đầu của mười sáu vị Chánh Sĩ, là bậc tại gia Bồ Tát làm nhân vật đại biểu hộ tŕ giáo pháp thù thắng. Trong rất nhiều kinh điển, có nhắc đến mười sáu vị Khai Sĩ, hoặc mười sáu vị Chánh Sĩ, như kinh Vô Lượng Thọ có nói nhóm mười sáu vị Chánh Sĩ do ngài Hiền Hộ làm Thượng Thủ, từ chỗ ngồi đứng lên, đến lễ dưới chân đức Phật. Trong kinh Ban Châu Tam Muội, bậc thượng thủ thành tựu của hàng xuất gia là Ma Ha Ca Diếp, c̣n vị đứng đầu truyền bá, thủ hộ trong hàng tại gia là Hiền Hộ Bồ Tát, mà kinh Ban Châu Tam Muội là do Hiền Hộ Bồ Tát khải vấn, cũng như do đức Thế Tôn trả lời mà triển khai thành một cơ chế giáo ngôn, và cũng là một cơ chế tu hành hoàn chỉnh. Ngài Hiền Hộ chính là bậc đương cơ, người khải phát, người thủ hộ, và truyền bá pháp Ban Châu Tam Muội.

 

3.2. Đại Phương Đẳng

 

          Chúng ta biết Trung Hoa có rất nhiều tạng kinh, như Tích Sa Tạng, Long Tạng, Tần Già Tạng, Tự Tạng, Đại Chánh Tạng, Trung Hoa Tạng[3] v.v… không dưới mấy chục loại. Trong quá tŕnh kết tập các tạng ấy, đối với chuyện phán định bộ loại, chia khoa mục, mỗi tạng đều có cách phán định khác nhau. Như trong nước (Trung Quốc) th́ so ra Long Tạng lưu thông rộng hơn. Trong tạng ấy, có cách phán định [chia các kinh luận thành] Đại Tập, Bảo Tích, Mật Bộ, Tiểu Thừa, Luật Bộ, Tạp Dịch, trước tác nghị luận của cơi này và cơi khác. Trên thực tế, Đại Phương Đẳng (大方等) là danh từ chung để gọi các giáo điển Đại Thừa, c̣n gọi là Đại Phương Quảng (大方廣, Mahāvaipulya), như Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh, Đại Phương Quảng Như Lai Tạng Kinh đều là các kinh điển thuộc loại này. Bộ kinh nay chúng ta đang học có tên là Đại Phương Đẳng; v́ thế, chúng ta biết giáo pháp này là liễu nghĩa giáo ngôn (những lời dạy về pháp liễu nghĩa), khai Quyền hiển Thật (chỉ ra phương tiện quyền biến nhằm hiển thị thật pháp), là giáo ngôn chân thật dành cho chúng sanh, lợi ích chân thật, cho nên là lời giảng về Đại Thừa. “Đẳng” là b́nh đẳng ban bố an lạc cho chúng sanh, là lời dạy đúng lư, hiển thị pháp giới chân thật b́nh đẳng an trụ.

          Chúng ta muốn thật sự thành tựu Ban Châu Tam Muội, mà nếu chẳng thuận theo kinh điển để tu tŕ, sẽ rất khó thành thục. Hiện thời, trong ngoài nước, người tu tập hành pháp Ban Châu rất nhiều; nhưng chúng sanh đời mạt giải đăi, buông lung, chẳng có đủ sức để tu tập liên tục các pháp, cho nên chẳng thể thâm nhập tu tập hai pháp Bi và Trí, phần nhiều khó thể thành tựu, đối với rất nhiều hành pháp, đâm ra chỉ đạt được lợi ích hạn hẹp, ngoài ŕa. Trong khá nhiều kinh điển, đức Thế Tôn đă thọ kư rành rành: Trong thời đại này, chẳng hạn như trong thời đại của chúng ta, ít ai có sức thần thông thiện xảo. Người đắc Tam Minh, Tứ Trí, Ngũ Nhăn, Lục Thông càng khó thấy trên cơi đời. Nếu có bậc thành tựu, họ phần nhiều ở trong chốn phước địa nơi núi non thù thắng, chẳng thể ở trong cơi đời, v́ cớ sao vậy? Như trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật Thích Ca đă nói: Trong đời ác ngũ trược này, ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu hết sức lừng lẫy. Đó là một cơ chế chủ yếu trong nghiệp lực của chúng sanh thuộc thời đại này!

          Tựa đề kinh có chữ Đại Phương Đẳng, biểu thị chúng ta đang học liễu nghĩa giáo ngôn, khiến cho các hữu t́nh thiện căn mỏng ít trong thời mạt này sẽ có thể thành tựu đại thiện xảo. Trong thời đại Mạt Pháp này, gặp được giáo ngôn rốt ráo, liễu nghĩa, triệt để th́ mới có thể thành tựu. Nếu tuân theo thứ tự, pháp tắc nhân quả tiếp nối, sẽ rất khó thành tựu[4]. V́ thế, trong thời đại này, các giáo ngôn thuộc về quả địa, cũng tức là giáo ngôn liễu nghĩa, phần nhiều được truyền bá trong cơi đời. Như thế th́ mới có thể lợi lạc thế gian, có thể cứu tế các hữu t́nh thiện căn hiếm hoi, tự kiêu mạn, có thể độ thoát, thành tựu các hữu t́nh kiêu mạn, ương ngạnh, khó giáo hóa trong đời mạt. Nêu một thí dụ, nếu một người rơi xuống hầm hố rất nông, sẽ rất dễ tự thoát ra; nhưng nếu rơi xuống hang sâu, hoặc giếng sâu, muốn cứu vớt các loại hữu t́nh ấy, sẽ cần đến sức lực to lớn, cần đến phương tiện đại thiện xảo. Do đó, thuở đức Thế Tôn tại thế, pháp cơ bản của đại chúng xuất gia là quy y, cho tới khi thọ giới Sa Di, sẽ có thể chứng đắc từ Sơ Quả cho đến Tứ Quả A La Hán. Thế nhưng trong thời đại này, hữu t́nh đấu tranh kiên cố, Ngă Chấp kiên cố, coi phi pháp là chánh pháp, coi tri kiến bất chánh là chánh kiến. Kết quả là họ phần nhiều tu tập tri kiến chẳng chánh đáng, chẳng buồn nói đến Tam Quy Y! Dẫu hằng ngày tụng cả đống kinh điển, lễ sám, tâm trí chúng ta rất khó có cơ chế tương ứng được, làm sao có thể thật sự tương ứng với pháp cho được? V́ thế, trong thời đại Mạt Pháp, điều rơ ràng triệt để là giáo ngôn về quả địa sẽ khiến cho chúng sanh rốt ráo quy y, rốt ráo nương nhờ, rốt ráo tùy thuận. V́ lẽ nào? Nó b́nh đẳng bố thí, chẳng bỏ sót bất cứ một kẻ hữu duyên nào, thí giáo rộng khắp các căn cơ, tức là thí giáo b́nh đẳng. Bộ kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ này cũng giống như thế, ban bố cơ hội ngộ nhập b́nh đẳng cho hết thảy chúng sanh.

          Giảng kinh Ban Châu Tam Muội quả thật là một đại nhân duyên, v́ đă nhiều năm ngần ấy, tuy có khá nhiều vị xuất gia và tại gia Bồ Tát tu tập hành pháp Ban Châu, nhưng mọi người đối với pháp Ban Châu liễu giải rất ít. Thường có người nói: Hành pháp Ban Châu là hành pháp để bậc hiền thánh, hoặc người đại lực, người thành tựu thủ hộ, tu tập; chứ kẻ phàm phu, hoặc cũng có thể nói là “tôi” có thể tu tập được sao? Hoặc “các vị là người như vậy th́ mới tu tập được”. Đúng không? Ở đây, bộ kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ sẽ cung cấp cho quư vị sự nhận thức, giáo huấn và hướng dẫn cặn kẽ, rơ ràng cho mỗi người chúng ta. Nếu kinh điển chẳng thể thật sự lưu thông trong xă hội, khiến cho mọi người đối với hành pháp này có cách nh́n chánh xác, nhận thức sâu đậm, hoặc nói cách khác là có sự liễu giải chánh xác đối với Ban Châu Tam Muội, sẽ rất khó tu tập tương ứng, rất khó thể thành tựu được!     

          Hiện thời, người hành Ban Châu càng ngày càng nhiều, trong cơ duyên như thế, mọi người đề xuất học tập kinh Ban Châu Tam Muội. Trước kia, cũng có rất nhiều thiện tri thức đề nghị học tập kinh điển này, tôi đề nghị mọi người hăy cùng nhau đọc tụng th́ sẽ rất tốt. V́ đức Thế Tôn đă thọ kư: Trong thời Mạt Pháp, pháp sư giảng kinh phạm nhiều lầm lỗi, c̣n pháp sư tụng kinh th́ giống như Phật tuyên dương, giáo hóa, có nhiều công đức. V́ sao vậy? Hữu t́nh thời Mạt Pháp cho đến những vị thuộc vào địa vị thiện tri thức, cũng có rất nhiều vị tâm thức bị ô nhiễm, khiến cho các tri kiến chẳng tương ứng với Phật pháp được lưu hành trong thế gian, nhuốm bẩn thế gian, khiến cho hữu t́nh mờ mịt, khiến cho các hữu t́nh vốn đă nghi hoặc Phật pháp càng thêm mê mờ, càng chẳng tương ứng với Phật pháp. Đó là điều đại kỵ trong giảng kinh thời Mạt Pháp, mà cũng là lỗi lầm dễ phạm nhất trong khi giảng kinh vào thời Mạt Pháp. Do vậy, đích xác là trong thời Mạt Pháp, người giảng kinh chẳng đạt được thiện xảo, chẳng thể trực tiếp đạt được công đức và lợi ích như người tụng kinh! V́ thế, trước khi chúng ta học tập kinh Ban Châu, đại khái dùng thời gian một tháng để đọc tụng. Nay giảng bộ kinh này, thật ra cũng là v́ để nhiều người đọc tụng hơn, liễu giải nguyên văn của bộ kinh điển này, liễu giải ư nghĩa chân thật và như thật của đức Thế Tôn, cũng như để trực tiếp cúng dường bộ kinh này, hồi thí cho kẻ hữu duyên, khiến cho chúng ta nương theo kinh này mà tu tập pháp tắc, nương theo kinh mà thành tựu pháp tắc. Như thế th́ mới sẽ chẳng có bất cứ chuyện ủy khuất hay đi đường ṿng. Đó cũng là duyên khởi và mục đích học tập của chúng ta, mong cho càng nhiều hữu t́nh liễu giải hành pháp Ban Châu, mong sao sẽ càng nhiều hữu t́nh đạt được bất thoái chuyển đối với Vô Thượng Bồ Đề ngay trong một đời!

          Trong pháp Ban Châu, hiện thời, mọi người chưa bàn đến cơ chế để đích thân chứng nhập môn tam-muội này, phần lớn là trong khi tu tập, quan sát, trong khi tu hành, sẽ không ngừng thâm nhập liễu giải. Nếu muốn thật sự liễu giải hoàn chỉnh pháp này, cần phải học tập kinh điển, học tập sự nhận thức đối với pháp này của lịch đại tổ sư và các vị thiện xảo trải các đời. Cũng như thông qua sự tu tập của chúng ta, khiến cho Ban Châu Tam Muội được truyền bá rộng khắp trong cơi đời, lợi ích rộng khắp trời người. Dựa trên nguyện vọng tốt đẹp như vậy, chúng ta học tập kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ. Do ngôn ngữ trong kinh này khá đơn giản, rơ ràng, chúng ta có thể trực tiếp hồi thí [công đức ấy], cho đến giao lưu rộng răi, cổ vũ, khích lệ mọi người trực tiếp thâm nhập kinh tạng và pháp tắc tu tập. Do vậy, nói giảng kinh chẳng qua chỉ là học tập, cổ vũ, khích lệ, mang tâm trí tùy hỷ mà thực hiện vậy!  

          V́ sao học tập tại Hằng Dương Am[5]? Quả thật là một cơ hội thù thắng, khó có, cũng là v́ chúng thường trụ ở đây tuy hiện thân nữ, thật sự là Bồ Tát. V́ sao vậy? Một năm rưỡi qua, họ niệm Phật, kinh hành chẳng gián đoạn, dùng h́nh thức đoàn thể liên tục thay phiên để hành tŕ pháp tắc Ban Châu, mười phần cảm động ḷng người, mười phần khó có! Nhưng cũng xuất hiện khá nhiều vấn đề; do vậy, cơ hội học tập ở nơi đây càng thêm chín muồi! Hiện thời, Hằng Dương Am có số người thường trụ nhất định, mười mấy người, hai mươi mấy người, hoặc ba mươi mấy người, nhưng một năm trước vẫn chưa phải là như thế. Đấy là một pháp duyên khởi, v́ có nhóm các bà ấy tập thể tu tập Ban Châu, có cơ chế luân phiên tu tập Ban Châu suốt ngày đêm, khiến cho người khác rất cảm động. Họ tu tập suốt một năm rưỡi, thật sự kéo dài đến nay. Mọi người đối với đạo tràng khăng khăng chẳng mệt, thường hằng, tập thể thủ hộ pháp tắc này, đều rất cảm động, hoặc thật sự ngưỡng mộ. Khá nhiều người được hành vi của các bà gia tŕ, cảm động, cũng tu tập pháp tắc Ban Châu. Chúng thường trụ tại chùa Phóng Quang, cũng như các vị thuộc các đạo tràng khác cũng đều đề nghị có thể học tập kinh Ban Châu Tam Muội hay không, nhưng do nhân duyên thuộc các phương diện khác chẳng chín muồi, măi cho đến nay vẫn chưa học tập. Lần này, chúng thường trụ tại Hằng Dương Am đề xướng là v́ có ṭa điện đường mới được đưa vào sử dụng, cũng như do nhu cầu hành pháp của đạo tràng mà học tập kinh Ban Châu Tam Muội. Các duyên ḥa hợp, cho nên chúng ta tới học tập tại đây. Trên đây cũng là duyên khởi và mục đích chúng ta tới nơi này để học tập kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ; ở đây, tôi cũng thưa tŕnh luôn cùng mọi người.

 

3.3. Đại Tập

 

          Chúng ta hăy xem hai chữ Đại Tập (大集). Trong tạng kinh có Đại Tập Bộ[6], bộ phận kinh điển này là do đức Thế Tôn đối trước các vị đại Bồ Tát trong Dục Giới và Sắc Giới, tuyên thuyết rộng khắp giáo ngôn liễu nghĩa Đại Thừa. Các giáo pháp ấy được tụ tập lại, gọi chung là Đại Tập Kinh[7]. Nay chúng ta học tập kinh này, trên thực tế cũng là do được chư Phật Như Lai gia tŕ, [cũng như v́] cơ hội của các vị đại Bồ Tát chúng ta, tức là cơ duyên đại giác ngộ, cơ duyên dụng công đă chín muồi. Bởi lẽ, Bồ Tát, [hay nói đầy đủ là] Bồ Đề Tát Đỏa, tức là những vị gặp pháp bèn dũng mănh, tu tập thanh tịnh. Người hiện thời buông lung, dẫu gặp pháp, phần nhiều chẳng hành, dẫu gặp pháp chẳng sanh ḷng tôn trọng, vuột mất cơ hội ngay trong tầm tay, [trôi lăn] trong gịng sanh tử, chẳng thể tự thoát ra được, đúng là khiến cho chư Phật thương xót!          

          “Đại Tập” c̣n có thể nói cách khác, tức là [kinh pháp được] đức Phật nói trước đại chúng. Nói tới “đại chúng” th́ không chỉ là bậc đại Bồ Tát, mà c̣n là nói tổng quát các hữu t́nh trong chín pháp giới, cũng đều được gọi là Đại Tập. Nay chúng ta tiếp xúc, học tập kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ, đúng là chuyện chẳng thể nghĩ bàn, v́ kinh Ban Châu được truyền bá rất rộng tại Trung Hoa, nhưng người thật sự học tập, tu tập kinh điển này, tuy hiện thời dần dần nhiều hơn, nhưng nếu so với khá nhiều bộ kinh điển khác như kinh A Di Đà, kinh Kim Cang, kinh Diệu Pháp Liên Hoa th́ người liễu giải kinh này vẫn là rất ít. Nhưng chúng ta có cơ duyên như thế này để liễu giải, nhận biết kinh này, quả thật là đời trước chúng ta đă có nhân duyên rất sâu với pháp Ban Châu. Nếu chẳng có nhân duyên như vậy, dẫu một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp muốn nghe pháp này, cũng chẳng thể có cơ duyên chín muồi được! Đối với nhân duyên như thế nào th́ mới có thể học tập hành pháp Ban Châu này, trong kinh này, đức Phật đă b́nh đẳng rộng răi tuyên nói, trong phần sau, chúng tôi sẽ nói đến.

 

3.4. Kinh

 

          Chữ Kinh có nghĩa là “xuyên suốt”, hoặc “tiếp nối”, ví như đường nẻo có thể khiến chúng sanh noi theo mà đi. Chúng ta học tập kinh điển này, cũng là cậy nhờ Tam Bảo gia tŕ, Phật Thích Ca gia tŕ, Hiền Hộ Bồ Tát khơi gợi mà có thể thâm nhập kinh tạng, liễu giải Ban Châu, liễu giải Ban Châu tam-muội, liễu giải cách tu nơi nhân địa và cách tu nơi quả địa của Ban Châu tam-muội, liễu giải nội dung thành tựu chân thật, cội nguồn và điều kiện cần thiết của Ban Châu tam-muội. Nếu chẳng liễu giải những điều ấy, nói Ban Châu th́ chẳng đắc tam-muội, nói tam-muội sẽ chẳng thể tương ứng với Ban Châu, nói Ban Châu tam-muội, chẳng thể liên quan đến bản thân chúng ta. Nếu là như vậy, dẫu pháp tắc tốt đẹp, đối với chúng ta có lợi ích chi đâu? V́ vậy, nói theo phía chúng ta, chuyện học tập đâm ra mười phần quan trọng. Bất luận các vị Bồ Tát từ bên ngoài tới, hay vốn ở đây từ trước, chúng ta có cơ hội học tập, nhận biết pháp tắc này, lại c̣n đặc biệt ấn định ngày Phật Hoan Hỷ làm ngày khởi đầu học kinh Ban Châu Tam Muội, cũng tức là kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ, đúng là thiện căn, phước đức, nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn! Cơ hội như vậy thật sự là do oai thần và phước đức của Tam Bảo, chư Phật, Bồ Tát gia tŕ, ban bố, cũng như do cơ chế thiện căn chín muồi của bản thân chúng ta cùng ḥa hợp thành. Chúng ta thấy chúng thường trụ trong đạo tràng này vận dụng tâm tư rất lớn, mua rất nhiều hoa tươi, biểu thị pháp này nhất định sẽ tạo ra kết quả chẳng thể nghĩ bàn, giống như hoa thơm ngát thế gian, tịnh hóa thế gian. Chúng ta học tập kinh Ban Châu Tam Muội cũng phải như thế, khẳng định là có một duyên khởi rất tốt đẹp và thanh tịnh.

 

3.5. Dịch giả

 

          Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa cập Cấp Đa đẳng dịch.

          隋天竺三藏闍那崛多及笈多等譯

          (Đời Tùy, Tam Tạng pháp sư xứ Thiên Trúc là Xà Na Quật Đa và các vị như Cấp Đa v.v… dịch)

 

          “Tùy” tức là nhà Tùy[8].

          Thiên Trúc (Sindhu) tức là Ấn Độ. Cổ nhân gọi là Ngũ Thiên Trúc, tức Ngũ Ấn Độ, [tức là Ấn Độ thuở ấy] được chia thành năm phần Nam, Bắc, Đông, Tây, Trung Ương. Vùng Đại Lư hiện thời từ đời Nguyên trở về trước vẫn nước Đại Lư, tức nước Nam Chiếu[9]. Cương giới rất lớn, đại khái là gần như cương vực của Trung Quốc hiện thời. Phía Tây đến Việt Nam, phía Bắc đến tận cùng Khang Tạng của Tứ Xuyên, Tây giáp ranh Ấn Độ. Xét theo ghi chép th́ cũng từng là xứ Ma Yết Đà của Ấn Độ[10].

          “Tam Tạng” ở đây là “Tam Tạng pháp sư”. Tam Tạng bao gồm Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng. Tại Trung Hoa, xưa nay những vị có thể gọi là Tam Tạng pháp sư rất ít. Mọi người quen thuộc Đường Tam Tạng pháp sư, tức pháp sư Huyền Trang đời Đường, là một nhân vật vĩ đại, là nhân vật có tánh chất lịch sử chẳng thể nghĩ bàn, cũng là một nhân vật mang tánh chất thế giới. Tại Ấn Độ, tiếng tăm của Ngài c̣n vang dội hơn so với tất cả những người khác tại Trung Hoa, gần như không ai chẳng biết tới Ngài. Hiện thời, rất nhiều người di tích cổ được khai quật đều dựa theo [các ghi chép] trong Đại Đường Tây Vực Kư của ngài Đường Tam Tạng như một bản hướng dẫn khảo chứng.

          “Xà Na Quật Đa cập Cấp Đa” là tên của [các vị dịch sư] người Ấn Độ. Chúng ta biết người Ấn Độ có hai đại ngữ hệ, ngữ hệ tiếng Phạn (Sankrit, Saṃskṛta) và ngữ hệ Ba Lỵ (Pāḷi), gần giống như thể loại Văn Ngôn và Bạch Thoại trong kết cấu ngôn ngữ của Trung Hoa. Tiếng Ba Lỵ chỉ có ngôn ngữ, không có văn tự. Văn bản tiếng Ba Lỵ được ghi chép như thế nào? Có khi dùng Anh văn (tức là dùng mẫu tự Latin) để ghi chép, có khi dùng tiếng Dai (, Thái)[11] vùng Bản Nạp (thuộc khu tự trị Tây Song (Sibsongbanna) tỉnh Vân Nam) để ghi chép, có khi dùng văn tự Thái Lan để ghi chép. Sử dụng rất nhiểu văn tự địa phương trong từng quốc gia để ghi chép cách đọc trong tiếng Ba Lỵ, gọi là “ngữ hệ Ba Lỵ”.

          “Xà Na Quật Đa cập Cấp Đa”, danh tự này rất dài, thông thường chúng ta không phiên dịch. Nếu dịch ra, sẽ nói đơn giản là Đức Chí (Jñānagupta). Vị này thuộc chủng tánh Sát-lợi, trong nhà có năm anh em, ngài Quật Đa nhỏ nhất. Ngài xuất gia từ bé, là một vị Tam Tạng pháp sư giỏi về du hóa (đi khắp nơi thuyết pháp giáo hóa). Theo [sử liệu] ghi chép, thoạt đầu cùng xuất phát sang Trung Hoa, Ngài có mười người làm đồng bạn. Hành tŕnh rất gian khổ, sáu người mất mạng, chỉ c̣n lại bốn người. Thoạt đầu, họ tới Trường An, tới chùa Thảo Đường. Hiện thời, tại Tây An c̣n có chùa Thảo Đường, cũng là nơi dịch kinh sớm nhất của La Thập đại sư. Tùy Văn Đế khá ưu đăi ngài Quật Đa Tam Tạng, thỉnh Ngài phiên dịch kinh Phật. Trong quá khứ, các vị Tam Tạng pháp sư đến Trung Hoa, đều do được đế vương thỉnh mà kiến lập đạo tràng dịch kinh. Do vậy, nay chúng ta đọc các bản dịch này, cũng là do hoàng quyền của Tùy Văn Đế gia tŕ, chấp thuận, mới được phiên dịch. Quật Đa Tam Tạng suốt đời phiên dịch ba mươi bộ kinh, gồm một trăm bảy mươi sáu cuốn. Nay chúng ta học tập năm quyển Đại Tập Hiền Hộ trong số đó. Ngài viên tịch vào năm Khai Hoàng 20 (600), thọ bảy mươi tám tuổi.

 

4. Phẩm Tư Duy thứ nhất

 

          (Kinh) Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Kinh quyển đệ nhất.

          Hiền Hộ phần, Tư Duy phẩm đệ nhất.

          ()大方等大集賢護經卷第一。

   賢護分思惟品第一。

          (Kinh: Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ, quyển thứ nhất.

          Hiền Hộ phần, phẩm Tư Duy thứ nhất).

 

          Mỗi bộ kinh đều có ba bộ phận lớn là Tự Phần, Chánh Tông Phần, và Lưu Thông Phần. Nay chúng ta học tập Tự Phần.

 

          (Kinh) Như thị ngă văn, nhất thời, Phật tại Vương Xá thành, Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, dữ đại tỳ-kheo chúng ngũ bách nhân câu.

          ()如是我聞。一時佛在王舍城迦蘭陀竹園精舍。與大比丘眾五百人俱。

          (Kinh: Tôi nghe như thế này, một thời, đức Phật ngự tại Trúc Viên Tinh Xá Ca Lan Đà thành Vương Xá, cùng với năm trăm vị tỳ-kheo nhóm họp).

 

          Kinh điển vừa mở đầu, đă bao gồm sáu loại thành tựu:

          “Như thị ngă văn” biểu thị Chánh Tín Thành Tựu và Văn Thành Tựu. Thuở đó, trong khi kết tập kinh điển với năm trăm vị A La Hán, tôn giả A Nan thăng ṭa tuyên thuyết, hiện quang minh và tướng hảo giống như đức Thế Tôn, âm thanh mỹ diệu giống như đức Thế Tôn, nội dung ngôn từ giống như đức Thế Tôn, có người sanh nghi nói “chẳng phải là A Nan đă thành Phật ư?” V́ thế, Ngài dùng câu “như thị ngă văn” để trừ bỏ nghi vấn ấy, nêu rơ [những điều tôi đang nói] là do nghe đức Thế Tôn nói. Do đó, “như thị ngă văn” bao gồm Tín Thành Tựu và Văn Thành Tựu.

          “Nhất thời” là Thời Thành Tựu.

          “Phật” là Chủ Thành Tựu.

          “Vương Xá thành Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá”[12] là Xứ Thành Tựu.

          “Dữ đại tỳ-kheo chúng ngũ bách nhân câu” là Chúng Thành Tựu. Phần sau có nói năm trăm vị ấy “giai thị A La Hán” (đều là bậc A La Hán), biểu thị quyến thuộc trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn. Trong sự thành tựu của hết thảy các pháp hành tŕ, nếu chẳng biểu đạt quyến thuộc, pháp tắc ấy sẽ trơ trọi, sẽ chẳng có sức, chẳng thể tiến nhập được, sẽ chẳng thể truyền bá rộng răi được!

          Sáu loại thành tựu này chính là cách thức cơ bản của kinh điển. Trong lời dạy về cơ cấu truyền pháp của Long Thọ Bồ Tát, Ngài cũng đề ra năm loại thành tựu. Nói chung, dùng các loại thành tựu ấy để chứng thực kinh điển này vốn là chân thật, khiến cho chúng sanh ĺa nghi ngờ, lo ngại. Giảng giải kinh điển th́ cần phải nêu bày như thế, chứng tỏ kinh điển này chân thật chẳng dối, chẳng phải do người đời sau bịa đặt. V́ nếu một bộ kinh điển có nguồn gốc chẳng rơ ràng, nhận thức của chúng ta đối với căn cứ của bộ kinh điển sẽ trở thành ngờ vực, băn khoăn, rất khó y pháp phụng hành, rất khó thâm nhập tu tập thành tựu được!

 

          (Kinh) Giai thị A La Hán.

          ()皆是阿羅漢。

          (Kinh: Đều là A La Hán).

 

          La Hán là “sở tác dĩ biện, phạm hạnh dĩ lập” (việc làm đă hoàn tất, phạm hạnh đă lập), là bậc Ứng Cúng (đáng tiếp nhận sự cúng dường) trong tam giới, tức là hết thảy trời, người trong Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới đều nên cúng dường Ngài, đều nên đảnh lễ, đều nên tôn trọng. V́ thế, A La Hán c̣n được gọi là Ứng Cúng (應供). Chúng ta đều biết trong mười tôn hiệu của Như Lai, cũng có danh hiệu Ứng Cúng này.

 

          (Kinh) Chư lậu dĩ tận.

          ()諸漏已盡。

          (Kinh: Các lậu đă hết).

 

          “Sở tác dĩ biện, phạm hạnh dĩ lập, bất vi hậu hữu” (việc làm (tức việc tu học hữu lậu) đă hoàn tất, phạm hạnh đă lập, chẳng c̣n tạo nghiệp cho thân sau); đó là tiêu chuẩn của bậc A La Hán.

 

          (Kinh) Vô phục phiền năo, hàm đắc tự tại.

          ()無復煩惱。咸得自在。

          (Kinh: Chẳng c̣n phiền năo, đều được tự tại).

 

          Trong phiền năo của hữu t́nh, tham, sân, si, mạn, nghi là năm món Tư Hoặc phiền năo thô nặng, là các phiền năo khá tŕ độn (năm Độn Sử). Ngoài ra, c̣n có Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, và Giới Cấm Thủ Kiến là năm món Kiến Hoặc phiền năo, được gọi là năm Lợi Sử, tổng cộng là mười căn bản phiền năo. Ngoài ra, c̣n có Tùy phiền năo, trong đó lại có thượng phẩm Tùy phiền năo, trung phẩm Tùy phiền năo, và hạ phẩm Tùy phiền năo.

          “Vô phục phiền năo” (chẳng c̣n phiền năo), tức là các phiền năo trên đây đều đă hết. A La Hán chưa hết tập khí, nhưng đă hết phiền năo. Trong kinh điển của đức Thế Tôn, rất nhiều vị A La Hán vẫn c̣n biểu hiện tập khí rất lớn, nhưng đă hết phiền năo. Cũng có nghĩa là nói theo sự đích thân chứng đắc trong tâm trí th́ nhân duyên phiền năo đă bị đoạn trừ, nghiệp duyên tập khí tái sanh cũng đă đoạn trừ, giống như cội cây to đă bị nhổ bật gốc rễ, đặt trên một tảng đá lớn, vĩnh viễn chẳng thể mọc lại. Nhưng trong khi ấy, chính nó vẫn có thể do lượng nước trong bản thân mà trổ một số mầm non. Do đó, A La Hán chưa hết tập khí, nhưng cội rễ sanh tử, cội rễ phiền năo đă đoạn trừ, được gọi là “vô phục phiền năo, hàm đắc tự tại” (chẳng c̣n phiền năo, đều được tự tại). Gánh nặng đă buông xuống, vĩnh viễn giă biệt luân hồi, đó là bậc A La Hán. Nhưng bọn phàm phu hữu t́nh chúng ta vẫn đeo gánh nặng luân hồi, gánh nặng phiền năo, chẳng thể tự chế ngự được!

 

          (Kinh) Tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát.

          ()心善解脫。慧善解脫。

          (Kinh: Tâm khéo giải thoát, huệ khéo giải thoát).

 

          Từ ngữ “giải thoát” có nghĩa là đối với ác duyên và các thứ nhân duyên nghịch cảnh đều chẳng vướng mắc, liễu đạt nguồn cội. Đó là nói đến tướng trạng của giải thoát. Chúng ta thấy có kẻ sau khi phạm pháp, sẽ bị xiềng xích, c̣ng tay. Đó gọi là “triền phược” (纏縛, trói buộc),  nhưng “tâm thiện giải thoát” tức là vĩnh viễn giă biệt hết thảy trói buộc. “Huệ thiện giải thoát” cho thấy không chỉ tâm chẳng vướng mắc, mà huệ cũng chẳng vướng mắc, chẳng vướng mắc trong các thứ pháp, cũng chẳng đắm nhiễm, mà cũng chẳng dính mắc các loại diệu dụng. Thường là trong các hành pháp, đă phá Ngă Chấp th́ Pháp Chấp lại xuất hiện.

 

          (Kinh) Điều phục nhất thiết, do như đại long.

          ()調伏一切。猶如大龍。

          (Kinh: Điều phục hết thảy giống như rồng lớn).

 

          Người Hoa tự xưng là “truyền nhân của rồng”, hoàng đế lại xưng là “chân long thiên tử”. Trong Phật giáo, Long là mạnh mẽ, đại oai đức, là kẻ thủ hộ của kho tàng to lớn.

 

          (Kinh) Sở tác dĩ biện, chúng hạnh cụ bị, khí xả trọng đảm, bất thọ hậu sanh.

          ()所作已辦。眾行具備。棄舍重擔。不受後生。

          (Kinh: Việc làm đă xong, trọn đủ các hạnh, buông bỏ gánh nặng, chẳng nhận lấy đời sau).

 

          Thông thường, khi A La Hán đă chứng quả, tự nhiên sẽ nói ra bốn câu kệ. Cũng có thể nói bốn câu ấy là tiêu chí (logo) của A La Hán, nhưng mỗi kinh điển đều có cách nói khác nhau, như “bất thọ hậu sanh” th́ có kinh ghi là “bất vi hậu hữu”. Chúng ta có thể quan sát cử tâm động niệm của chính ḿnh trong hiện tiền có “hậu hữu” (後有, thân trong đời sau) hay không? Các vị đại thiện tri thức, A La Hán, cùng với các vị Bồ Tát đă chứng đắc từ Bát Địa trở lên, tâm trí hậu hữu rất khó sanh khởi. Bởi lẽ, các vị ấy đă cắt đứt phiền năo, đạt tới địa vị vô công dụng, hết thảy hành vi đều chẳng cậy vào tạo tác, chẳng nhờ vào tư duy, chỉ dựa vào phương tiện quyết trạch (抉擇, chọn lựa), cũng có nghĩa là hết thảy các hành vi đều là phương tiện, chẳng phải dùng đến sức lực, chẳng giống như chúng ta [do phải luôn vận dụng thể lực và tâm lực] thường có cảm giác mệt mỏi, nhọc nhằn!

          Tâm lực giữa phàm và thánh sai biệt rất lớn; đấy chẳng phải là lời lẽ hư giả. Năm nay, tôn giả Hỗ Ba Ôn Trung (Khruba Bonchum)[13] của Nam Truyền Phật giáo tới chỗ chúng ta. Có một lần, tôi dùng thời gian nửa ngày để so sánh khối lượng công việc của chính ḿnh với Ngài. Sau đó, tôi nói: “Ngài Hỗ Ba, Ngài là Bồ Tát, c̣n tôi tuyệt đối là phàm phu!” V́ sao tôi có thể phán định địa vị của chính ḿnh? Mật độ hoạt động của Ngài hết sức lớn, cơ bản là chẳng gián đoạn. Tất cả các hành động đều có tánh chất liên tục, chẳng cần phải suy nghĩ! Nếu quư vị phải suy nghĩ, sẽ mệt mỏi rất nhanh, cần phải nghỉ ngơi, c̣n mật độ xử lư công việc trong tâm Ngài chẳng phải do tư duy mà có được! Quư vị có thể trực tiếp cảm nhận, có thể lănh hội, quan sát, so sánh [mà nhận biết]. Hễ so sánh, liền biết chính ḿnh thuộc phàm hay thánh, chẳng cần phải nói chi nữa! Quư vị chẳng cần phải khoe chính ḿnh như thế nào! Ngài làm rất nhiều chuyện, tâm lực của quư vị chẳng thể theo kịp nổi! Do vậy, tôi vẫn cổ vũ, khích lệ mọi người hăy khéo tu tập Phật pháp, ḥng đạt được niềm vui thù thắng nơi pháp, tức là niềm vui thuộc về địa vị thánh nhân. Dẫu chẳng nhập quả vị, [chỉ là] địa vị tương tự, vẫn là chẳng thể nghĩ bàn. Quư vị sẽ có đại thiện xảo, đại phương tiện, đại oai đức, sự liên tục to lớn, tức là dẫu phải liên tục lo liệu mọi việc mà ít tốn sức, đỡ tốn sức mà khởi tác dụng, an ủi thế gian mà đỡ tốn sức!

          Từ sự so sánh ấy, nh́n vào mỗi chuyện tôn giả thực hiện, tôi bèn suy xét chính ḿnh sẽ làm như thế nào, Ngài làm một chuyện, tôi suy nghĩ đôi chút. Khoảng hai mươi chuyện, tâm tôi đă có chút mệt mỏi. Từ năm mươi chuyện trở đi, tôi có cảm giác nhọc nhằn. Tới một trăm lẻ tám chuyện, tôi làm không nổi nữa, nhưng Ngài vẫn tiếp tục, vẫn trước sau như một đối đăi mỗi nhân duyên trong hiện tiền. Tôi kiểm lại các chuyện, xét theo con số khởi tâm động niệm th́ tuy cũng được, nhưng quan sát, bèn thấy sức tác dụng sai khác quá lớn! Thông thường, chúng ta làm chuyện đầu tiên rất nghiêm túc, chuyện thứ hai c̣n tạm được, chuyện thứ ba c̣n gắng gượng. Chuyện thứ tư, thứ năm, cơ bản là đă bớt chú ư, sự nhạy bén, nhanh nhẹn bị giảm thấp, tri kiến lui sụt, nguyện vọng giảm bớt, sự yêu thích hạ thấp, sự chuyên chú hạ thấp. Kể từ hai mươi chuyện trở đi, sẽ chẳng muốn làm, sẽ bắt đầu phải cổ vũ chính ḿnh: “Hăy làm đi! Như thế sẽ có lợi ích cho thế gian. Hăy làm đi, đây là thiện sự. Hăy làm đi, như thế sẽ khiến cho Phật pháp trụ thế”, cũng có nghĩa là bắt đầu mệt mỏi. Đợi cho tới khi [phải làm] năm mươi chuyện, đă bắt đầu mệt mỏi, chán ngán. “Ối trời! Chuyện này có thể lợi ích mọi người, nhưng chẳng lợi ích ǵ cho ta hết, chẳng cần làm nữa!” Nẩy sanh ư niệm ấy, bắt đầu chán ngán, dần dần bắt đầu buông bỏ. Sức liên tục của tâm trí chúng ta là do tạo tác, do chọn lựa, tức là từ so sánh được mất mà ra. V́ thế, tánh [quyết tâm thực hiện] liên tục chẳng dễ dàng đâu nhé, rất dễ chán chường! “Phàm” là tầm thường, chẳng có sức, chán ngán, so với sự hiểu biết của bậc thánh, bậc trí, bậc thành tựu. V́ thế, mỗi địa vị trước chẳng bằng địa vị sau. Các vị thiện tri thức vẫn phải cổ vũ, khích lệ mọi người thâm nhập, tu tập Phật pháp, thành tựu các loại đức thù thắng, quả thù thắng, lợi ích thù thắng nơi pháp, đó là chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế, học tập pháp Ban Châu th́ ắt phải hành, lại c̣n cần phải nghiêm túc tu tập, quan sát pháp tắc này.

 

          (Kinh) Hành ư b́nh đẳng, hoạch chân kỷ lợi, an trụ chánh giáo, đắc đáo bỉ ngạn, duy trừ trưởng lăo A Nan nhất nhân.

          ()行於平等。獲真己利。安住正教。得到彼岸。唯除長老阿難一人。

          (Kinh: Hành b́nh đẳng, đạt được lợi ích chân thật cho chính ḿnh, an trụ trong chánh giáo, đă đạt tới bờ kia, chỉ trừ một ḿnh trưởng lăo A Nan).

 

          Trong năm trăm vị ấy, chỉ có trưởng lăo A Nan chưa chứng Tứ Quả, hăy c̣n lẩn quẩn nơi Sơ Quả. Chúng ta đều biết, khi đức Phật Thích Ca nhập diệt, ngài A Nan c̣n thuộc Sơ Quả, tôn giả Ca Diếp thấy tám lầm lỗi của ngài A Nan[14], không chấp thuận Ngài kết tập kinh điển. Kinh này nhắc đến năm trăm vị tỳ-kheo, cũng có thể là năm trăm vị A La Hán tỳ-kheo kết tập kinh điển.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu ngũ bách chư tỳ-kheo, ư thần triêu thời, các tùng trụ xứ, nghệ Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時復有五百諸比丘。於晨朝時。各從住處。詣世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có năm trăm vị tỳ-kheo, vào lúc sáng sớm, mỗi vị từ chỗ ở, đến chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Người xưa giải thích khi giải thích “thoái tọa nhất diện”, nói có sáu điều nên tránh: Một là đừng quá xa; hai là đừng quá gần; ba là chẳng ở nơi đầu gió[15]; bốn chẳng ở chỗ cao; năm là chẳng nên ở ngay trước mặt; sáu là chẳng ở phía sau. Trước kia, khi chúng tôi theo hầu thầy, chẳng hạn như đeo đăy của ân sư, đă có yêu cầu không thể dẫm lên bóng của thầy (tức là không đi quá gần thầy), không thể đứng trước đầu gió, chẳng thể đứng hay đi nơi vị trí tốt hơn thầy. Đấy là yêu cầu trong việc phụng sự thầy. Quư vị chớ nên gây khó khăn cho thầy, phải tạo sự thoải mái và thuận tiện cho thầy. “Thoái tọa nhất diện” ở đây cũng giống như thế, nhằm thuận tiện cho sự tuyên dương giáo hóa của đức Thế Tôn, thuận tiện cho việc tiếp đăi người đến sau. Do thời gian hạn chế, chúng tôi chẳng thể giảng kinh cặn kẽ được. Nếu nói cặn kẽ, chắc là một trang này phải dùng cả hai mươi lăm ngày mới nói xong! V́ vậy, chỉ đành nêu ra sơ sài, đại lược mà thôi!

 

          (Kinh) Nhĩ thời, tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Đại Mục Liên.

          ()爾時尊者舍利弗。尊者大目連

          (Kinh: Lúc bấy giờ, tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Đại Mục Liên).

 

          Chúng ta mười phần quen thuộc các vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Đấy là hai vị đại đệ tử thân cận đức Phật, một vị trí huệ bậc nhất, vị kia thần thông bậc nhất.

 

          (Kinh) Tại Xá Vệ thành, Hạ an cư dĩ.

          ()在舍衛城。夏安居已。

          (Kinh: Ở thành Xá Vệ, an cư kết hạ đă xong).

 

          Dựa theo cách nói trong quá khứ, hôm nay là ngày Tự Tứ trong mùa An Cư kết hạ, ngày mai khi minh tướng (tướng hừng đông) xuất hiện, mùa An Cư đă kết thúc. Thông thường, tối nay mọi người sẽ niệm Phật thâu đêm, hoặc tu hành để mong chứng quả. Có người nói: “Tôi vẫn chưa được, ba tháng chín mươi ngày dụng công chẳng đủ, tôi vẫn muốn thêm một tháng”. Tức là tu hành suốt một trăm hai mươi ngày! Thêm một tháng, đó là công đức nguyệt (tháng công đức), [nhằm mục đích] nếu chẳng chứng quả, sẽ không ra khỏi An Cư. Do lấy bốn tháng làm một thời, được gọi là “măn phần tu pháp”. Đức Thế Tôn đă xếp đặt cho chúng ta một cách tu thong dong hơn, tức là trong một thời, lấy ra ba phần để tu pháp, phần c̣n lại để chúng ta tự lựa chọn. Nay thêm vào tháng Bảy, tức là công đức nguyệt (tháng công đức), chẳng cho “măn phần tu tŕ”, do sợ có hữu t́nh chẳng thể gánh nổi “măn phần tu tŕ” v́ tâm lực chẳng đủ, phước đức chẳng đủ! Do vậy, Ngài lập thêm tháng Bảy, tạo phương tiện cho mọi người. Thuở đức Thế Tôn tại thế, bậc “thiện lai tỳ-kheo” (tỳ-kheo khéo đến) vừa nghe giảng liền chứng A La Hán, râu tóc tự rụng; c̣n kẻ độn căn hơn th́ có vị bảy ngày sau sẽ chứng quả. Nếu chúng ta hiện thời mà có thể chứng quả trong ṿng bảy ngày, mọi người sẽ sốt sắng kinh hành ở đây bảy tháng cũng được! Có thể chứng quả hay không? Giáo pháp của đức Phật Thích Ca đă trụ thế năm ngàn năm, luôn luôn có cơ hội chứng thánh quả, mọi người hăy yên ḷng. “Hạ an cư dĩ” (kết hạ an cư đă xong) cũng có nghĩa là khi minh tướng đă xuất hiện trong ngày Mười Sáu. Minh tướng chưa xuất hiện, chẳng thể nói là “Hạ an cư dĩ”. Minh tướng xuất hiện (trời vừa tảng sáng), có thể thấy rơ đường chỉ trong ḷng bàn tay, An Cư mùa Hạ bèn viên măn. Khi đó, hết thảy công khóa và pháp tắc trong mùa An Cư kết hạ đều có thể kết thúc. Mùa An Cư năm nay tại chùa Phóng Quang kéo dài thành một trăm hai mươi ngày, chúng ta hăy c̣n một tháng nữa. Nếu chẳng phải là tháng nhuận th́ gọi là thêm tháng Bảy, tức là công đức nguyệt.

 

          (Kinh) Diệc dữ ngũ bách chư tỳ-kheo câu, thứ đệ du hành thành ấp, tụ lạc.

          ()亦與五百諸比丘俱。次第遊行城邑聚落。

          (Kinh: Cũng cùng với năm trăm vị tỳ-kheo, theo thứ tự du hành các thành ấp, làng xóm).

 

          Theo thứ tự du hành, tức là từ chỗ này sang chỗ khác, tùy duyên mà đi.

 

          (Kinh) Chí Vương Xá thành, nhập Ca Lan Đà Trúc Viên tinh xá, nghệ Thế Tôn sở. Đáo dĩ, cung kính đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, Thế Tôn dĩ thần thông lực.

          ()至王舍城。入迦蘭陀竹園精舍。詣世尊所。到已。恭敬頂禮佛足。退坐一面。爾時世尊。以神通力。

          (Kinh: Tới thành Vương Xá, vào Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, tới chỗ đức Thế Tôn. Đă đến nơi, cung kính đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui sang ngồi một bên. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn dùng sức thần thông).

 

          Các vị thiện tri thức! Chớ nên coi thần thông là thứ quái lạ chi cả, nó thật sự do phước đức mà thành tựu. Chớ nên coi thần thông là thứ vốn có của yêu ma, quỷ quái. Thật ra, nó là do đại hùng, đại lực, đại từ bi, đại thiện xảo trọn đủ, sử dụng thiện xảo chẳng có dấu vết. Hễ có dấu vết th́ cũng là phương tiện tự tại!

 

          (Kinh) Phóng đại oai quang.

          ()放大威光。

          (Kinh: Phóng quang minh oai đức to lớn).

 

          “Oai quang” là do sức tự tại hiển hiện. Khi tâm trí của một người thanh tịnh, khi tu tŕ khá tốt đẹp, tức là một khi quư vị đă đủ sức, sẽ tỏa ra quang minh năm màu. Lại như rất nhiều tượng Phật đều có quang tướng, cũng như trong các ghi chép về các bậc tiền hiền của các đại tôn giáo từ xưa th́ họ đều có ṿng hào quang. Gia Tô Cơ Đốc (Jesus Christ), Mặc Hăn Mục Đức (Mohammed, Muhammad), hoặc Lăo Tử của Trung Hoa v.v... Đấy là lời chân thật, là lời thành thật. Rất nhiều đứa bé có quang tướng trên thân rất tốt, nhưng quang minh của lũ b́nh phàm chúng ta đă ch́m ngập trong nghiệp lực phiền năo, bị chính ḿnh tiêu hao mất, sức tự tại chẳng đủ! Có những người niệm một câu chân ngôn riêng biệt, phát ra những lời thề riêng biệt, vận dụng bi tâm riêng biệt, hoặc là khi có các pháp tắc riêng biệt, cũng có thể phóng ra quang tướng. Trong tâm trí và nhân duyên thông thường của chúng ta, những điều ấy là b́nh thường. Do vậy, nói đức Thế Tôn dùng sức thần thông phóng đại oai quang, đúng là lời thành thật, chớ nên nói: “Đó có phải là thần thoại hay không?” Người có trí lực, thắng lực, công đức lực thành tựu sẽ biết ngay. Nếu ai có công phu Thiền Định, cũng rất dễ thấy thân thể người khác phóng quang. Nếu chúng ta có thể ĺa bỏ các triền phược thô nặng nơi thân thể, nh́n lại sắc thân này, trên cơ bản, sẽ có thể trông thấy quang tướng. Khi đă thấy được, cơ bản là quư vị biết người ấy mắc bệnh ǵ, thân thể như thế nào, tánh t́nh như thế nào? Chúng ta chẳng có Thiền Định, chẳng có thần thông thiện xảo, cho nên mắt chúng ta là nhục nhăn, mắt chẳng nh́n xuyên qua các vật được, chẳng có sức mạnh ấy. Phật giáo nói tới nhục nhăn, thiên nhăn, pháp nhăn, huệ nhăn, và Phật nhăn. Nhục nhăn của chúng ta chẳng chánh xác, chẳng sáng tỏ, nhanh nhạy, thiên nhăn chẳng thông đạt, huệ nhăn chẳng trọn đủ, pháp nhăn chẳng thanh tịnh, chúng ta chẳng thể thấy thế gian viên măn được! Do vậy, chẳng phải là Phật nhăn. Thiện Đạo đại sư dạy chúng ta phải nên “từ tâm tương hướng, Phật nhăn tương kiến” (dùng từ tâm để hướng về nhau, dùng Phật nhăn để thấy nhau), hăy mở toang Phật nhăn của chúng ta!

 

          (Kinh) Linh bỉ chư quốc, thành ấp, tụ lạc, nhất thiết chư hữu chư tỳ-kheo chúng, hàm các lai nghệ Vương Xá đại thành.

          ()令彼諸國城邑聚落。一切諸有諸比丘衆。咸各來詣王舍大城。

          (Kinh: Khiến cho các vị tỳ-kheo trong các thành ấp, thôn xóm của các nước, hết thảy các cơi, đều đến thành lớn Vương Xá).

 

          Hiện thời, chúng ta c̣n có “lệnh”: Sáng sớm thức dậy bèn khua chuông, gióng trống. Đó là một thứ lệnh. Đánh mộc bản vang ra tiếng, đó là lệnh. Kèn hiệu xung phong của bộ đội, chính là Lệnh. Ở đây, đức Thế Tôn dùng sức thần thông, dùng đại oai quang chiếu vào trọn khắp tâm trí của chúng sanh, lay tỉnh tâm trí họ, khiến cho họ đều đi đến đại thành Vương Xá.

          Có kẻ thắc mắc: “Thế Tôn có sức mạnh như thế, có phải là thần thoại hay không?” Họ c̣n cho đó là văn chương do các vị Bồ Tát trong Phật giáo viết ra, [cho rằng] thần thông thiện xảo như trong Phật giáo đă nói thật ra là mê tín, là chẳng thật sự có, do con người đặt ra để ca tụng, thần thoại hóa Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn đó thôi! Nếu nói như thế, cơi trời sẽ quá nhỏ! Sắc Giới lẫn Dục Giới, cho tới mười pháp giới như chúng ta đă nói đều trở thành hư luận. Mười phương pháp giới vốn chẳng khác biệt, nương vào tâm mà hiện, nhưng sự khác biệt trong những cái được hiện quá lớn. Tôi nêu một thí dụ đơn giản nhất, so sánh giữa một người và một con kiến. Sức con người so với sức con kiến đúng là chẳng thể nghĩ bàn, nhưng quư vị chẳng thể dùng tư tưởng của con kiến để phán đoán hành vi của con người! So với Phật Đà Thế Tôn, sanh mạng lực của bọn phàm phu chúng ta giống như con kiến, đừng nên dùng tâm lực ấy để tư duy tâm lượng của Phật Đà Thế Tôn! Nếu cho rằng chính ḿnh chẳng có trí huệ rộng lớn, chẳng có sức nh́n thấu suốt rộng lớn, chẳng có sức thần thông thiện xảo, [rồi kết luận xằng bậy] chắc là Phật cũng chẳng có! Chính ḿnh chẳng có sự cảm nhận, hiểu biết thiện xảo rộng lớn rốt ráo, chẳng có oai đức thiện xảo dường ấy, [bèn đoan quyết] chắc là Phật cũng chẳng thể có. Đó là đọa lạc trong tri kiến và sự cảm nhận của chính ḿnh! Trên thực tế, chúng ta dùng khoa học kỹ thuật hiện đại có thể biểu đạt [chuyện này]. Những ai từ bốn mươi lăm tuổi trở lên, đối với Cách Mạng Văn Hóa[16] rất quen thuộc. Khi đó, người lănh đạo quốc gia vừa nói, các loa phóng thanh trên toàn quốc đồng loạt phát ra tiếng, tức là tâm quang của một cá nhân thông qua luồng điện và loa phát thanh truyền đi, người trong cả nước đều biết các chỉ thị mới nhất từ tầng lớp tối cao. Ngay trong ngày hôm ấy, [các chỉ thị đó] lan truyền đi khắp cả nước; các cấp thực hiện tuyệt đối đồng bộ! Đấy chẳng phải là tâm quang riêng chiếu đó ư? Chẳng qua là thông qua chánh trị, qua các máy móc do con người tạo ra mà truyền bá. Thế nhưng, Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng dùng loa lớn, cũng chẳng dùng chánh sách, Ngài an vị trong đại quang minh tạng, dùng sức thần thông thiện xảo to lớn, khiến cho hết thảy các chúng sanh hữu duyên đều có thể cảm nhận. Máy móc hiện thời có thể tạo ra năng lực như thế, đức Thế Tôn nhất định có năng lực như thế. Nếu chẳng có niềm vui do oai đức thù thắng nơi pháp để hướng về, chúng ta sẽ chẳng tiến nhập tu pháp, sẽ đọa lạc trong nỗi kiêu mạn tầm thường, chôn vùi cơ chế giáo ngôn rộng lớn của Phật pháp, cũng có nghĩa là chẳng thể nào cổ vũ, khích lệ quư vị được! Rất nhiều người học Phật chẳng thể tiến nhập lợi ích chân thật trong Phật pháp, là v́ đọa lạc trong tri kiến hạn lượng của chính ḿnh, ch́m đắm trong sự sanh tồn thuộc phạm trù Sở Tri Chướng của chính ḿnh, dẫu tu tập Phật pháp mà chẳng thể vượt thoát. Do đó, đức Thế Tôn gọi hạng người không thể vượt ra ngoài cảm nhận và tri kiến của chính ḿnh là “kẻ đáng thương xót”, họ chẳng thể thành tựu tâm trí Vô Thượng Bồ Đề.

 

          (Kinh) Nhập Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, chí Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá hữu bách thiên số chư tỳ-kheo đẳng, thừa Phật oai quang, giai dĩ vân tập chí Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, phục hữu bỉ Ma Ha Ba Xà Ba Đề tỳ-kheo-ni, diệc thừa Thế Tôn oai thần lực cố, diệc dữ nhị vạn tỳ-kheo-ni câu, tất giai đại tập, nhập Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, nghệ Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()入迦蘭陀竹園精舍。至世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。爾時迦蘭陀竹園精舍。有百千數諸比丘等。承佛威光皆已雲集至世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。爾時復有彼摩訶波闍波提比丘尼。亦承世尊威神力故。亦與二萬比丘尼俱。悉皆大集。入迦蘭陀竹園精舍詣世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Vào Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, tới chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc bấy giờ, Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá có đến trăm ngàn vị tỳ-kheo nương theo oai quang của đức Phật, đều đă như mây nhóm đến chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc đó, lại có tỳ-kheo-ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề cũng nương theo sức oai thần của đức Thế Tôn, cũng cùng với hai vạn tỳ-kheo-ni thảy đều tụ tập đông đảo, vào Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, tới chỗ đức Phật, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Tỳ-kheo-ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahāprajāpatī Gautamī) cũng là d́ của đức Thế Tôn. Chúng ta biết: Đức Thế Tôn sanh ra không lâu, mẹ Ngài liền sanh lên trời Đao Lợi. Đức Thế Tôn được bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi nấng. Sau khi bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề xuất gia, được gọi là Đại Ái Đạo tỳ-kheo-ni, là thủ lănh của các vị tỳ-kheo-ni. Trong cơ chế giáo ngôn của đức Phật Thích Ca, nữ chúng phải vượt qua các chướng duyên nhất định th́ mới được xuất gia.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Vương Xá đại thành hữu Ưu-bà-tắc.

          ()爾時王舍大城。有優婆塞。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, thành lớn Vương Xá có một vị Ưu-bà-tắc).

         

          Ưu-bà-tắc (Upāsaka) là người nam tại gia học Phật. Người Hoa gọi người tại gia tu tập Phật pháp là cư sĩ, nhưng trong thời đức Thế Tôn, “cư sĩ” (gṛhapati) là bậc tại gia tu hành đă chứng đắc Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả.

 

          (Kinh) Danh viết Hiền Hộ, vi chúng thượng thủ.

          ()名曰賢護。爲衆上首。

          (Kinh: Tên là Hiền Hộ, là thượng thủ của đại chúng).

 

          Hiền Hộ Bồ Tát là vị khải phát chủ yếu trong bộ kinh này. Kinh này dùng danh tự của Ngài để đặt tên, v́ Ngài khiến cho chúng ta sau khi có được pháp này, sẽ học tập, thực hành pháp Ban Châu, cho đến có thể thành tựu tam-muội, có thể thấy mười phương chư Phật thảy đều đứng trước mặt. Pháp tắc như thế đó.

 

          (Kinh) Diệc dữ ngũ bách Ưu-bà-tắc câu, thọ tŕ NGiới, cụ túc oai nghi, thị đại Bồ Tát, cửu dĩ trụ ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề hạnh. Bổn nguyện lực cố, thường tùy Thế Tôn, nhạo văn chánh pháp, hằng cần tinh tấn, vị măn nhất thiết trợ đạo pháp cố.

          ()亦與五百優婆塞俱。受持五戒。具足威儀。是大菩薩。久已住於阿耨多羅三藐三菩提行。本願力故。常隨世尊。樂聞正法。恆勤精進。爲滿一切助道法故。

          (Kinh: Cũng cùng với năm trăm vị Ưu-bà-tắc thọ tŕ NGiới tụ tập, trọn đủ oai nghi, là bậc đại Bồ Tát, trụ trong hạnh Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác từ lâu. Do sức bổn nguyện, họ thường theo đức Thế Tôn, thích nghe chánh pháp, luôn siêng năng tinh tấn ḥng viên măn hết thảy các pháp trợ đạo).

 

          Hiền Hộ Bồ Tát đă đích thân chứng Vô Thượng Bồ Đề từ lâu, Ngài thường thủ hộ chánh hạnh, chỉ là chưa chứng Phật quả. Do v́ nguyện lực, Ngài “thường tùy Thế Tôn, nhạo văn chánh pháp, hằng cần tinh tấn, vị măn nhất thiết trợ đạo pháp cố” (thường theo đức Thế Tôn, thích nghe chánh pháp, luôn siêng năng tinh tấn ḥng viên măn hết thảy các pháp trợ đạo), tức là Hiền Hộ Bồ Tát phát ra thệ nguyện khiến cho hết thảy chúng sanh tinh tấn nơi pháp, khơi mở các pháp tu làm trợ duyên ḥng thành tựu Vô Thượng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cho hết thảy chúng sanh.

 

          (Kinh) Ư triêu đán thời, thừa Phật oai thần, tùng bổn trụ xứ, nhập Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, chí Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()於朝旦時。承佛威神。從本住處。入迦蘭陀竹園精舍。至世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Vào lúc sáng sớm, nương theo oai thần của đức Phật, từ chỗ ở của chính ḿnh, vào Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá, tới chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một bên).

 

          Bất luận là tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, hay Ưu-bà-tắc, đều lui qua ngồi một bên.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Tỳ Da Ly đại thành, hữu nhất Ly Xa tử, danh viết Bảo Sanh, vi chúng thượng thủ, diệc dữ nhị vạn bát thiên chư Ly Xa câu, ư thần triêu thời, thừa Phật thần lực, giai tự bỉ thành phát lai, nhập thử Ca Lan Đà viên, chí Như Lai sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時毗耶離大城。有一離車子。名曰寶生。爲衆上首。亦與二萬八千諸離車俱。於晨朝時。承佛神力。皆自彼城發來。入此迦蘭陀園至如來所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, nơi thành lớn Tỳ Da Ly (Vaiśālī)[17] có một vị thuộc tộc Ly Xa, tên là Bảo Sanh là thượng thủ của đại chúng, cũng cùng với hai vạn tám ngàn các vị Ly Xa, vào lúc sáng sớm, nương thần lực của đức Phật, đều phát xuất từ thành ấy ra đi, vào vườn Ca Lan Đà này, đến chỗ Như Lai, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Ly Xa là một tộc thuộc gịng Sát-lợi.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Chiêm Bà thành hữu nhất trưởng giả tử, danh viết Tinh Tạng, vi chúng thượng thủ, diệc dữ nhị vạn bát thiên trưởng giả tử câu. Ư thần triêu thời, thừa Phật thần lực, tự Chiêm Bà thành phát lai, nhập thử Ca Lan Đà viên, chí Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時瞻婆城有一長者子。名曰星藏。爲衆上首。亦與二萬八千長者子俱。於晨朝時。承佛神力。自瞻婆城發來。入此迦蘭陀園。至世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, nơi thành Chiêm Bà[18] có một vị trưởng giả[19], tên là Tinh Tạng, là thượng thủ của đại chúng, cũng cùng với hai vạn tám ngàn các vị trưởng giả, vào lúc sáng sớm, nương thần lực của đức Phật, đều phát xuất từ thành Chiêm Bà ra đi, vào vườn Ca Lan Đà này, đến chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Từ văn tự, chúng ta có thể thấy từ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, chủng tánh Sát-lợi, các vị trưởng giả v.v… không ai chẳng nương vào oai thần của đức Phật. Do nương vào sức oai thần của đức Phật, cho nên tụ tập nơi đây.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu nhất Ma Na Bà (Tùy ngôn Tịnh Tŕ, diệc vân Thiếu Niên, diệc vân Nhân Đồng Tử đẳng), danh Na La Đạt Đa, vi chúng thượng thủ, diệc dữ nhị vạn bát thiên nhân câu, ư thần triêu thời, tự bổn trụ xứ phát lai, nhập thử Ca Lan Đà viên, nghệ Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時復有一摩那婆(隋言淨持亦云少年亦云仁童子等)。名那羅達多。爲衆上首。亦與二萬八千人俱。於晨朝時。自本住處發來入此迦蘭陀園。詣世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có một Ma Na Bà (tiếng đời Tùy (tiếng Hán) dịch là Tịnh Tŕ, cũng dịch là Thiếu Niên, c̣n dịch là Nhân Đồng Tử (bé trai có ḷng nhân) v.v…) tên là Na La Đạt Đa làm thượng thủ của đại chúng, cũng cùng với hai vạn tám ngàn người, vào lúc sáng sớm, từ chỗ ḿnh ở ra đi, vào vườn Ca Lan Đà này, đến chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Ma Na Bà (Mānavaka) tức là thiếu niên học đạo.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Xá Vệ quốc phục hữu trưởng giả, danh Đại Thiện Thương Chủ, tịnh bỉ Cấp Cô Độc trưởng giả, vi chúng thượng thủ, diệc dữ nhị vạn bát thiên nhân câu, tự bỉ Xá Vệ quốc, nghệ Vương Xá thành, nhập Ca Lan Đà viên, chí Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, Vương Xá đại thành, phục hữu trưởng giả, danh viết Thủy Thiên, vi tối thượng thủ, diệc dữ nhị vạn bát thiên nhân câu, tùng bổn trụ xứ phát lai, nhập thử Ca Lan Đà viên, nghệ Thế Tôn sở, cung kính hiệp chưởng, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, Ma Già Đà quốc chủ Vi Đề Hy tử, A Xà Thế vương, diệc dữ bách thiên chư quyến thuộc câu, ư thần triêu thời, diệc lai nhập thử Ca Lan Đà viên, nghệ Thế Tôn sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時舍衛國復有長者。名大善商主。並彼給孤獨長者。爲衆上首。亦與二萬八千人俱。自彼舍衛國詣王舍城。入迦蘭陀園。至世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。爾時王舍大城。復有長者。名曰水天。爲最上首。亦與二萬八千人俱。從本住處發來。入此迦蘭陀園詣世尊所。恭敬合掌。頂禮佛足。退坐一面。爾時摩伽陀國主韋提希子阿闍世王。亦與百千諸眷屬俱。於晨朝時。亦來入此迦蘭陀園。詣世尊所。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, nước Xá Vệ lại có trưởng giả tên là Đại Thiện Thương Chủ và trưởng giả Cấp Cô Độc là thượng thủ của đại chúng, cũng cùng với hai vạn tám ngàn người từ nước Xá Vệ đến thành Vương Xá, vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc bấy giờ, thành lớn Vương Xá lại có trưởng giả, tên là Thủy Thiên, là thượng thủ cao nhất, từ chỗ ḿnh ở, cũng cùng với hai vạn tám ngàn người, phát xuất từ chỗ ḿnh ở ra đi, vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ đức Thế Tôn, cung kính chắp tay, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc bấy giờ, chúa nước Ma Già Đà là vua A Xà Thế, tức là con của bà Vi Đề Hy, cũng cùng với trăm ngàn quyến thuộc, vào lúc sáng sớm, cũng vào trong vườn Ca Lan Đà này, tới chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía.).

 

          Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn lấy vua A Xà Thế (Ajātaśatru) làm chủ thể để giảng bộ kinh ấy. Đó cũng là kinh điển y chỉ chủ yếu của Tịnh Độ. Phụ vương của A Xà Thế là vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra), mẹ là Vi Đề Hy (Vaidehi). Do vua Tần Bà Sa La tuổi đă rất cao mà chưa có con trai, ngôi vua không có người kế thừa, bèn cầu xin tiên nhân chuyển thế. Tiên nhân nói ba năm sau mới có thể xả báo. V́ thế, vua Tần Bà Sa La dùng các phương pháp ép ông ta đầu thai. Do vậy, lúc chưa sanh ra, tiên nhân đă kết oán với vua Tần Bà Sa La, cho nên gọi là Vị Sanh Oán (未生, oán thù từ lúc chưa sanh ra). Sau đó, tiên nhân xả thân đầu thai, do oán hận mà sanh làm A Xà Thế: “Ngươi bắt bớ, giết hại ta; ta cũng bắt bớ, giết hại ngươi”. Do vậy, sau đó, bèn giam cầm vua Tần Bà Sa La trong bảy tầng lao ngục, tạo tội giết cha. A Xà Thế bị Đề Bà Đạt Đa cổ vũ, mê hoặc, bèn giết cha để làm tân vương, c̣n Đề Bà Đạt Đa th́ hại Phật để làm tân Phật. Do nghịch hạnh, họ gặp rất nhiều quả báo ác khổ. Sau đó, A Xà Thế chân thành sám hối, vâng giữ lời dạy của đức Thế Tôn, trở thành người hộ pháp cho cuộc kết tập kinh điển của năm trăm vị A La Hán.

          Trong phần trên, [kinh văn] đă nhắc tới tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni v.v… V́ sao chẳng nói tới Ưu-bà-di? Đây là phong tục tập quán của Ấn Độ, có khi nói tới Ưu-bà-tắc, sẽ tỉnh lược chẳng nhắc tới Ưu-bà-di. Từ kinh văn, chúng ta có thể thấy, tánh chất phân chia chủng tộc của Ấn Độ mười phần rơ ràng, họ theo thứ tự, từ các nơi tụ tập, đến chỗ đức Thế Tôn. Tới đây, các loại hữu t́nh nhân loại đă nhóm họp xong.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu Tứ Đại Thiên Vương, cập Thiên Đế Thích, năi chí Dục Giới nhất thiết thiên chúng, các dữ vô lượng bách thiên ức na-do-tha quyến thuộc thiên chúng câu, diệc ư thần triêu, tất lai nhập Ca Lan Đà viên, chí Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時復有四大天王。及天帝釋。乃至欲界一切天衆。各與無量百千億那由他眷屬天衆俱。亦於晨朝。悉來入迦蘭陀園。至如來所。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có Tứ Đại Thiên Vương và Thiên Đế Thích, cho đến hết thảy thiên chúng trong Dục Giới, mỗi vị cùng với vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha quyến thuộc thiên chúng, cũng vào lúc sáng sớm, đều đi vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một bên).

 

          “Năi chí Dục Giới nhất thiết thiên chúng” (cho đến hết thảy thiên chúng thuộc Dục Giới): Trong phần trước là nhân loại hữu t́nh, sau đó là chư thiên. V́ kinh Đại Tập bao gồm các vị đại Bồ Tát thuộc Sắc Giới và Dục Giới, đối với loại hữu t́nh ấy mà tuyên nói kinh điển. Từ Tứ Đại Thiên Vương cho đến Tha Hóa Tự Tại Thiên, hữu t́nh trong một tiểu thiên thế giới đều vân tập một chỗ. Tứ Đại Thiên Vương và Thiên Đế Thích thuộc loại Địa Cư Thiên, Ma Tây La thiên cung là Đâu Suất Thiên, cho đến Tha Hóa Tự Tại Thiên, đều là Dục Giới Thiên, từng tầng lên cao hơn, là các tầng trời thuộc về Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.

          “Vô lượng bách thiên ức na-do-tha quyến thuộc thiên chúng”: Con số này chẳng phải là số lượng nhân loại [tới tham dự pháp hội].

          “Chí Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện” (đến chỗ Như Lai, đảnh lễ dưới chân Phật, lui qua ngồi một phía): Chư thiên lui qua ngồi một phía và xếp đặt ṭa ngồi, có thể là khác biệt rất lớn với nhân loại chúng ta. V́ chư thiên là sắc thân vi tế, mầu nhiệm, mỗi vị đều có quang tướng. Sắc thân của chúng ta là cái thân Tứ Đại do ăn uống tạo thành, c̣n gọi là thân Ngũ Uẩn, là thân thô nặng. Thân thô trọng bèn có ṭa ngồi thô nặng.

 

          (Kinh) Nhĩ thời phục hữu Sa Bà thế giới chủ Đại Phạm thiên vương, diệc dữ vô lượng bách thiên ức na-do-tha quyến thuộc thiên chúng câu, ư thần triêu thời, tất nhập Ca Lan Đà viên, chí Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時復有娑婆世界主大梵天王。亦與無量百千億那由他眷屬天衆俱。於晨朝時。悉入迦蘭陀園。至如來所。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có chủ của thế giới Sa Bà là Đại Phạm thiên vương, cùng với vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha quyến thuộc thiên chúng, vào lúc sáng sớm, đều vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Thế giới Sa Bà là thế giới là một tam thiên đại thiên thế giới ứng hóa của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chủ của thế giới Sa Bà là Đại Phạm thiên vương, khác biệt với địa vị Trụ TPháp Vương của Phật Thích Ca. Đối với các danh từ ấy, chúng tôi thật sự rất khó có thời gian đầy đủ để tŕnh bày, chúng ta học tập kinh Ban Châu Tam Muội không nhằm giải thích danh từ. Do vậy, đối với danh từ, danh tướng thông thường, sẽ chẳng giải thích quá nhiều, mọi người có thể t́m các tài liệu tương ứng để tiếp tục học tập. Chúng tôi muốn tŕnh bày tư tưởng chủ thể của kinh Ban Châu Tam Muội để mọi người học tập, khiến cho mọi người trong khi tu tập pháp Ban Châu sẽ có sự gia tŕ tăng thượng và hướng dẫn rơ ràng hơn. Như thế th́ sẽ chẳng đánh mất mục đích học tập kinh Ban Châu Tam Muội của chúng ta. Giải thích danh từ quá nhiều sẽ tốn thời gian. Do vậy, ở đây, tôi chỉ nói lướt qua.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu Đại Tự Tại thiên vương, diệc dữ vô lượng bách thiên Tịnh Cư chư thiên chúng câu, ư thần triêu thời, tất nhập Ca Lan Đà viên, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, phục hữu tứ A Tu La vương, các dữ vô lượng bách thiên quyến thuộc A Tu La chúng câu, diệc ư thần triêu, nhập Ca Lan Đà viên, nghệ Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, phục hữu Nan Đà long vương, cập Bạt Nan Đà long vương, các dữ vô lượng bách thiên quyến thuộc chư long chúng câu, diệc ư thần triêu, nhập Ca Lan Đà viên, nghệ Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện.

          ()爾時復有大自在天王。亦與無量百千淨居諸天衆俱。於晨朝時。悉入迦蘭陀園。頂禮佛足。退坐一面。爾時復有四阿修羅王。各與無量百千眷屬阿修羅衆俱。亦於晨朝入迦蘭陀園。詣如來所。頂禮佛足。退坐一面。爾時復有難陀龍王及跋難陀龍王。各與無量百千眷屬諸龍衆俱。亦於晨朝。入迦蘭陀園。詣如來所。頂禮佛足。退坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có Đại Tự Tại thiên vương, cũng cùng với vô lượng trăm ngàn các Tịnh Cư thiên chúng, vào lúc sáng sớm, đều vào vườn Ca Lan Đà, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một bên. Lúc bấy giờ, lại có bốn A Tu La vương, mỗi vị cùng với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc A Tu La chúng, cũng vào sáng sớm, vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc bấy giờ, lại có Nan Đà (Nanda) long vương, và Bạt Nan Đà (Upananda) long vương, mỗi vị cùng với vô lượng bách thiên quyến thuộc các long chúng cũng vào sáng sớm, vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía).

 

          Đây là một quang cảnh ǵ vậy? Phàm phu hữu t́nh phần nhiều chẳng thể thấy được! Chúng ta đều biết khi đức Thế Tôn giảng một số bộ kinh lớn, các vị A La Hán đều như điếc, như đui, như kinh Diệu Pháp Liên Hoa đă nói. Trong rất nhiều kinh điển Đại Thừa khác cũng giống như thế.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu Sa Già La long vương, A Na Bà Đạt Đa long vương, cập Ma Na Tư long vương, Y Bạt La long vương đẳng, các dữ vô lượng bách thiên quyến thuộc chư long chúng câu, diệc ư thần triêu, nhập Ca Lan Đà viên, nghệ Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, thoái tọa nhất diện. Nhĩ thời, thử tam thiên đại thiên thế giới, nhất thiết chư tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cập dĩ nhất thiết thiên, long, dạ-xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, năi chí nhân phi nhân, cập chư vương đẳng, tín Như Lai giả, vị thính pháp cố, nhất thiết giai tập Ca Lan Đà viên, nghệ Như Lai sở, đảnh lễ Phật túc, các tọa nhất diện.

          ()爾時復有娑伽羅龍王。阿那婆達多龍王。及摩那斯龍王。伊跋羅龍王等。各與無量百千眷屬諸龍衆俱。亦於晨朝。入迦蘭陀園。詣如來所。頂禮佛足。退坐一面。爾時此三千大千世界。一切諸比丘比丘尼優婆塞優婆夷。及以一切天龍夜叉乾闥婆阿修羅迦樓羅緊那羅摩睺羅伽。乃至人非人。及諸王等。信如來者。爲聽法故。一切皆集迦蘭陀園。詣如來所。頂禮佛足。各坐一面。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có Sa Già La (Sāgara) long vương, A Na Bà Đạt Đa (Anavatapta) long vương, và Ma Na Tư (Manasa) long vương, Y Bạt La (Erāpattra) long vương v.v… mỗi vị đều cùng với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc các long chúng, cũng vào sáng sớm, vào vườn Ca Lan Đà, tới chỗ đức Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, lui qua ngồi một phía. Lúc bấy giờ, trong tam thiên đại thiên thế giới này, hết thảy các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cùng với hết thảy trời, rồng, dạ-xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, cho đến hàng nhân phi nhân và các vị vua, là những kẻ tin Như Lai, v́ nghe pháp mà hết thảy đều tu tập nơi vườn Ca Lan Đà, tới chỗ Như Lai, đảnh lễ dưới chân đức Phật, mỗi người ngồi một phía).

 

          Giới thiệu mười phần rơ ràng, thứ tự cũng mười phần rơ rệt, hết thảy đều là “tín Như Lai giả, vị thính pháp cố” (người tin Như Lai v́ nghe pháp) mà vân tập ở nơi đây.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Ca Lan Đà viên, kỳ địa hoằng quảng.

          ()爾時迦蘭陀園。其地弘廣。

          (Kinh: Khi ấy, cuộc đất trong vườn Ca Lan Đà rộng lớn).

 

          Giống như cái thất vuông vức một trượng của ngài Duy Ma Cật có thể chứa đựng vô lượng hữu t́nh.

 

          (Kinh) Như thử tam thiên đại thiên thế giới, sở hữu địa phương, đại chúng sung măn, vô không khuyết xứ.

          ()如此三千大千世界所有地方。大衆充滿。無空缺處。

    (Kinh: Tất cả mọi nơi trong tam thiên đại thiên thế giới như thế, tràn ngập đại chúng, chẳng có chỗ nào hở trống).

 

          Đây đều là do oai đức của Thế Tôn biến hiện. Do sức phước đức và sức oai thần của đức Thế Tôn trọn đủ, tràn trề, TThọ Dụng và Tha Thọ Dụng đều chân thật, chẳng dối. Cho nên chẳng có chỗ nào hở trống!

 

          (Kinh) Nhược trượng đầu hứa, nhi bất biến giả.

          ()若杖頭許而不遍者。

          (Kinh: Như bằng đầu gậy mà chẳng trọn khắp).

 

          Cũng có nghĩa là ngay cả chỗ để cắm một cây gậy cũng chẳng có. Do quang minh oai đức thiện xảo, công đức oai thần thiện xảo, và phước huệ trọn đủ thiện xảo của đức Thế Tôn có thể khiến cho chúng sanh hướng tới, khát vọng vân tập về nơi đây!

         

          (Kinh) Như thị thượng chí Hữu Đảnh, hạ đăi Phạm cung, sở hữu nhất thiết đại oai đức thần thông chư thiên đại chúng, năi chí nhất thiết chư long, dạ-xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân phi nhân đẳng, giai lai tập hội.

          ()如是上至有頂。下逮梵宮。所有一切大威德神通諸天大衆。乃至一切諸龍夜叉乾闥婆阿修羅迦樓羅緊那羅摩睺羅伽人非人等。皆來集會。

          (Kinh: Như thế th́ từ trên là tới trời Hữu Đảnh[20], dưới tới cung Phạm Thiên, tất cả hết thảy các đại chúng chư thiên có oai đức thần thông, cho đến hết thảy các rồng, dạ-xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân phi nhân v.v… đều tới tụ tập).

 

          Trên đây là bộ phận Tự Phần của kinh này, đều nhằm cho chúng ta thấy sự vân tập của đại hội: Đấng thuyết pháp chủ là Thích Ca Mâu Ni Phật đă dùng oai quang nhiếp thọ trọn khắp mười phương hữu t́nh, từ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cho đến các vua Sát-lợi, các vị trưởng giả, vua rồng, thiên long bát bộ, cho đến Tứ Thiên, Đao Lợi Thiên, Phạm Thiên v.v… hết thảy những vị có oai đức thiện xảo, hết thảy những ai được cảm ứng, tin pháp, hướng về pháp, đều cùng đến tụ tập.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng hướng Phật, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă ư kim giả, dục đắc tư vấn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, tâm trung sở nghi, bất thẩm Thế Tôn, kiến thùy thính phủ?” Nhĩ thời, Thế Tôn phục cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: “Hiền Hộ! Như Lai Thế Tôn tùy nhữ sở nghi, tứ nhữ sở vấn, vị nhữ tuyên thích, linh nhữ hoan hỷ”. Thời, bỉ Hiền Hộ Bồ Tát, kư mông thính hứa, phục bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát cụ túc thành tựu hà đẳng tam-muội, nhi năng đắc bỉ đại công đức tụ?”

          ()爾時,賢護菩薩摩訶薩即從座起,偏袒右肩,右膝著地,合掌向佛白佛言:世尊,我於今者,欲得諮問如來應供等正覺,心中所疑。不審世尊,見垂聽不?爾時,世尊復告賢護菩薩言:賢護,如來世尊隨汝所疑,恣汝所問,爲汝宣釋,令汝歡喜。時,彼賢護菩薩既蒙聽許,復白佛言:世尊,菩薩摩訶薩具足成就何等三昧,而能得彼大功德聚?

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất, chắp tay hướng về đức Phật, bạch cùng Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay muốn thưa hỏi đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác điều nghi trong tâm, chẳng rơ đức Thế Tôn có rủ ḷng chấp thuận hay không?” Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ Bồ Tát rằng: “Này Hiền Hộ! Như Lai Thế Tôn thuận theo ḷng nghi của ông mà cho phép ông hỏi, ta sẽ v́ ông tuyên nói, giải thích, khiến cho ông hoan hỷ”. Lúc đó, Hiền Hộ Bồ Tát đă được chấp thuận, lại bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu đầy đủ các môn tam-muội như thế nào mà đạt được khối công đức to lớn?”)

 

          Sau đây, Hiền Hộ Bồ Tát sẽ nêu ra một trăm hai mươi hai điều “vân hà” (như thế nào) để hỏi. Một trăm hai mươi hai câu hỏi ấy đều là các thắc mắc chi tiết về tác dụng của hết thảy các pháp thuộc về thiện xảo, thần thông, công đức, trí huệ và phương tiện v.v… trong Phật pháp, nhằm chỉ dạy chúng ta theo từng góc độ: Hành Ban Châu sẽ có thể đạt được lợi ích như thế nào? Tam-muội Thập Phương Châu Phật Tất Giai Hiện Tiền (Ban Châu tam-muội) v́ sao lại gọi là vua của hết thảy các tam-muội? V́ sao có công đức và lợi ích thù thắng nhiều ngần ấy? Hiền Hộ Bồ Tát thay mặt cho hết thảy các chúng sanh muốn tu tập Phật pháp, muốn thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà khải vấn, v́ muốn cho các hữu t́nh thiện căn đă chín muồi do nghe pháp sẽ siêng năng tu hành, chứng đạo mà khải vấn, v́ tạo cơ sở khơi gợi cho các hữu t́nh thiện căn chưa chín muồi sẽ hướng tới thiện căn chín muồi, mà nêu ra một trăm hai mươi hai tướng công đức ấy. Trong bản dịch kinh Phật Thuyết Ban Châu Tam Muội chỉ gồm một quyển [trong ba loại bản dịch của kinh này] có nhắc đến hai mươi mốt công đức và lợi ích chẳng thể nghĩ bàn, cũng chính là từ hai mươi mốt khía cạnh mà nêu ra câu hỏi. Ở đây, kinh này nêu ra một trăm hai mươi hai vấn đề, cũng chính là từ một trăm hai mươi hai khía cạnh để nêu bày thực chất của công đức và lợi ích do hành pháp Ban Châu quả thật chẳng thể nghĩ bàn!

          “Nhĩ thời, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát, tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên” (lúc bấy giờ, Hiền Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật vai áo phải), đấy là phong tục tập quán của người Ấn Độ. Người xuất gia lẫn tại gia đều khoác một tấm khăn choàng to. Trang phục dân tộc hiện tại của người Ấn Độ vẫn c̣n sử dụng khăn choàng, rất thực dụng, có thể sử dụng làm mền, làm vải bạt căng lều, có thể ngăn gió lạnh, tro bụi, sâu bọ v.v… rất nhiều tác dụng! “Thiên đản hữu kiên” (trật vai áo phải) cũng là một phong tục tập quán nhằm biểu đạt ḷng tôn trọng. “Hữu tất trước địa” (gối phải chấm đất) chính là quỳ một gối xuống. Tức là trong lúc hỏi pháp, bèn trật vai áo phải, quỳ xuống, hai đầu gối hoặc một đầu gối ép sát đất, thưa hỏi đức Phật. Thông thường, chúng ta hỏi pháp bèn hai đầu gối đều đặt sát đất, v́ Ngài là bậc đại Bồ Tát, hiện phương tiện để kết duyên. Phương thức lễ kính của chúng ta trong hiện thời phần nhiều từ Ấn Độ truyền qua, tức là phương thức lễ [đầu diện] tiếp túc.

          “Hiệp chưởng hướng Phật, bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngă ư kim giả, dục đắc tư vấn Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, tâm trung sở nghi, bất thẩm Thế Tôn, kiến thùy thính phủ?” (chắp tay hướng về đức Phật, bạch cùng Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay muốn thưa hỏi đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác điều nghi trong tâm, chẳng rơ đức Thế Tôn có rủ ḷng chấp thuận hay không?”): Con muốn nêu câu hỏi, đức Thế Tôn có chấp thuận trả lời cho con hay không?

          “Nhĩ thời, Thế Tôn phục cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: - Hiền Hộ! Như Lai Thế Tôn tùy nhữ sở nghi, tứ nhữ sở vấn, vị nhữ tuyên thích, linh nhữ hoan hỷ” (Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ Bồ Tát rằng: - Này Hiền Hộ! Như Lai Thế Tôn thuận theo ḷng nghi của ông mà cho phép ông hỏi, ta sẽ v́ ông tuyên nói, giải thích, khiến cho ông hoan hỷ): Chẳng phải là đức Thế Tôn không cho bọn phàm phu hữu t́nh chúng ta sanh nghi. Tham, sân, si, mạn, nghi là chuyện thuộc bổn phận của phàm phu. Chư Phật Như Lai hiểu biết, có thể biết, đă biết, nhưng chúng sanh vẫn kéo dài sanh mạng trong tham, sân, si, mạn, nghi. Một trăm hai mươi hai câu hỏi thật ra nhằm giải đáp về nội hàm thực chất của công đức trong hành pháp này, trực tiếp tuyên nói, giải thích cho chúng ta phải nên chú ư tới khía cạnh nào, hăy nên đạt được lợi ích như thế nào?  

          “Thời, bỉ Hiền Hộ Bồ Tát kư mông thính hứa” (Lúc đó, Hiền Hộ Bồ Tát đă được chấp thuận): Đức Thế Tôn đă cho phép Bồ Tát thưa hỏi. “Phục bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát cụ túc thành tựu hà đẳng tam-muội, nhi năng đắc bỉ đại công đức tụ?” (lại bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu đầy đủ các môn tam-muội như thế nào mà đạt được khối công đức to lớn?”): Do vậy có thể biết, hành pháp Ban Châu, tức Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội là khối công đức to lớn. Trước kia, chúng tôi chuẩn bị tạo một cái ao phóng sanh ở trước sơn môn, đặt tên là Đức Tụ (德聚), tức là lấy ư từ kinh này, có nghĩa là “đạo đức tụ tập, công đức tụ tập, phước đức tụ tập, pháp tắc chân thật tụ tập, khiến cho hữu t́nh trong thế gian có thể thọ dụng”.

          Phần sau bắt đầu bằng một trăm hai mươi hai câu hỏi chính là Phát Khởi Tự Phần. Kinh này thông qua Chánh Tự Phần trong phần trước và Phát Khởi Tự Phần trong phần này, dẫn đến nội dung lời đáp của đức Thế Tôn trong Chánh Tông Phần, sẽ khiến cho chúng ta thật sự liễu giải nội dung của Ban Châu và công đức chân thật của hành pháp Ban Châu, ḥng khích lệ những kẻ thiện căn chưa chín muồi được nghe pháp tắc này, [cũng như] khích lệ người thiện căn đă chín muồi đích thân tu tập pháp tắc này, khích lệ những người thiện căn đă chín muồi đích thân chứng đắc pháp tắc này, khích lệ những người thiện căn đă chín muồi đích thân chứng đắc pháp tắc này, khích lệ những người thiện căn đă chín muồi sau khi đă đích thân chứng đắc sẽ truyền bá pháp này, khích lệ những người thiện căn chín muồi do biết rơ pháp tắc này, sẽ cùng nhau trao đổi, thủ hộ, an trụ trong pháp tắc này. Những người ấy đều chẳng ĺa khỏi lời dạy của đức Thế Tôn, chẳng ĺa khỏi sự khải giáo đúng như lư của Hiền Hộ Bồ Tát. Hữu t́nh thời Mạt Pháp khó thể khải giáo đúng lư, v́ lẽ nào? Do chẳng biết phương tiện để khải giáo (khải thỉnh đức Thế Tôn truyền dạy giáo pháp), do chẳng có thiện xảo để khải giáo. V́ thế, trong Trúc Lâm Tinh Xá (Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá), Hiền Hộ Bồ Tát thay cho chúng ta nêu ra nghi vấn về một trăm hai mươi hai phương diện, để đức Thế Tôn sẽ giải đáp viên măn, đối với nội dung của khối công đức to lớn đều nhất nhất nêu bày. Đọc một lượt một trăm hai mươi hai câu hỏi này, chúng ta biết tâm trí Bồ Tát chu đáo, cẩn mật, tường tận, cẩn trọng cỡ nào, ḥng tiêu trừ các nghi hoặc và giải trừ nỗi mơ hồ đối với pháp nghĩa trong tâm chúng ta.

 

          (Kinh) Vân hà đắc nhập đa văn đại hải, hoạch trí huệ tạng, vấn vô nghi hoặc cố?

          ()云何得入多聞大海,獲智慧藏,問無疑惑故?

          (Kinh: Làm thế nào để vào biển cả đa văn, đạt được kho trí huệ, hỏi han chẳng nghi hoặc?)

 

          Đại trí huệ rốt ráo lấy măi chẳng tận, dùng chẳng cạn. Nếu gặp lúc kẻ khác có nghi vấn, sẽ có thể giải đáp, khéo léo trừ nghi, cho nên nói “đa văn đại hải” trọn đủ phương tiện trí huệ, khiến cho hữu t́nh có nghi hoặc sẽ tiêu trừ hết thảy nghi hoặc, nhập Vô Ngại Trí. Câu hỏi thứ nhất chính là làm theo cách nào th́ mới có thể vào trong biển đại trí huệ, tức là biển cả đa văn? Cũng là hỏi hành pháp như thế nào th́ mới có thể sanh khởi đại trí huệ, trừ nghi hoặc cho hết thảy chúng sanh, đạt được phương tiện vô thượng đối với hết thảy chúng sanh?

 

          (Kinh) Vân hà phục đắc vô ư giới tụ, bất thất thành tựu, ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vô thoái giảm cố?

          ()云何復得無意戒聚不失成就於阿耨多羅三藐三菩提,無退減故?

          (Kinh: Như thế nào để lại đắc vô ư giới tụ, chẳng mất thành tựu, chẳng thoái chuyển hay giảm bớt đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác?)

 

          “Đắc vô ư giới tụ”: Giới có sức pḥng hộ (防護, ngăn ngừa, bảo vệ), khiến cho chúng ta thủ hộ pháp tắc đạt tới an ổn. Nói là “vô ư” v́ giới luật chẳng phải do chúng ta tạo ra, mà đều do đức Thế Tôn chế định. Bất luận tại gia hay xuất gia, giới luật mà hiện thời chúng ta đang học đều do Như Lai Thế Tôn chế định, chẳng phải do ư niệm của chúng ta tạo ra. Đó là một cơ chế tư tưởng rất quan trọng, chư vị thiện tri thức nhất định phải khéo quan sát, khéo liễu giải. Khi chúng ta tư duy về Tứ Chánh Cần, đối với chuyện nên làm và chẳng nên làm, vẫn là có tác ư, nhưng đối với giới pháp th́ vô tác ư [mà hành tŕ]. V́ sao? Chỉ tùy thuận thủ hộ là được rồi! Khi chúng ta giữ giới, chẳng có ǵ là đúng, chẳng có ǵ là sai, tức “tâm vô quá phi” (tâm chẳng có lỗi lầm, sai trái), xa ĺa đúng sai, giới đức tự nhiên tụ tập nơi thân, tỏ rơ trong thế gian, tự lợi, lợi tha như thế măi cho tới khi thành tựu Vô Thượng Bồ Đề chẳng bị thoái chuyển. Nếu thật sự giữ giới, người ấy sẽ chẳng thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề. Đấy là điều chắc chắn chẳng thể nghi ngờ. V́ sao vậy? Hết thảy giới pháp đều từ tâm trí vô lậu của Như Lai mà chín muồi, lưu xuất, ứng với nhu cầu của hết thảy chúng sanh mà đặt bày!

 

          (Kinh) Phục vân hà đắc bất sanh ngu si, tà kiến không xứ cố?

          ()復云何得不生愚癡。邪見空處故?

          (Kinh: Lại như thế nào để chẳng sanh vào chỗ ngu si, tà kiến, ngoan không?)

 

          Điều “làm thế nào” thứ ba là thực hiện khối công đức bằng cách nào để chẳng sanh ngu si, chẳng c̣n đọa vào tà kiến ngoan không?

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc Túc Mạng Trí, biến tri khứ lai cố?

          ()云何當得宿命智。遍知去來故?

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ đạt được Túc Mạng Trí, biết trọn khắp quá khứ và vị lai?)

 

          Túc Mạng Trí là biết rơ quá khứ, đối với chính ḿnh và người khác đều đạt được phương tiện vô ngại, như năm nào, tháng nào, do v́ lẽ nào mà sanh, v́ đâu mất? Là người th́ là người như thế nào? Là súc sanh th́ là súc sanh như thế nào? Chúng sanh trong lục đạo do đâu mà an lập? An lập trong thế giới nào? Thọ mạng dài hay ngắn? Trí huệ cao hay thấp? Có h́nh dạng nam hay nữ? Những thứ như vậy đều biết rơ ràng, đó là Túc Mạng Trí thiện xảo. Túc Mạng Minh (Pūrva-nivāsānusmrti-jñāna-sāksāt-kriya-vidyā) chính là có thể thông đạt vô ngại hết thảy hữu t́nh, tức là liễu giải quá khứ một đời, trăm đời, ngàn đời, vạn đời, hoặc một kiếp, hai kiếp, nhiều kiếp, nhiều đại kiếp, vô cùng đại kiếp của hết thảy hữu t́nh, thảy đều có thể biết rơ!

          Rất nhiều vị Bồ Tát do hành Ban Châu mà có thể thấu hiểu như thế này: Họ cảm thấy [tới một nơi nào đó trước kia chưa hề tới] nhưng rất quen thuộc hoàn cảnh [của nơi ấy], có cảm nhận trước kia đă từng đi qua, rất thông thuộc đối với tướng trạng hoàn cảnh ấy, tợ hồ đă từng thấy qua v.v… Có loại cảm thọ như vậy đó. Điều này có thể gọi là Tương Tự thông đạt túc mạng, nhưng chẳng thể gọi là Túc Mạng Trí, mà cũng chẳng thể gọi là Túc Mạng Minh. Nếu đă chứng đắc tự nhiên trí, sẽ có phương tiện trí, trí vận dụng thiện xảo, trí vô ngại thiện xảo chiếu quán. Cái trí ấy chẳng phải là do chúng ta tự khoa trương, nó có thể sanh ra lực dụng thật sự!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc bất ly phụng kiến chư Phật Thế Tôn, thính văn chánh pháp, năi chí mộng trung cố?

          ()云何當得不離奉見諸佛世尊。聽聞正法。乃至夢中故。

          (Kinh: Làm thế nào th́ sẽ được chẳng ĺa gặp gỡ chư Phật Thế Tôn để nghe nhận chánh pháp, thậm chí trong mộng?)

 

          Đây là một yêu cầu đặc biệt, riêng biệt của hành pháp Ban Châu, muốn khiến cho mọi người đều có thể thấy Phật, nghe pháp. Chẳng phải là thấy một vị Phật, hai vị Phật, mà là thấy vô lượng chư Phật, nghe giảng chánh giáo, xa ĺa tri kiến bất chánh, thậm chí ở trong mộng [vẫn thấy Phật, nghe pháp]. Mọi người trong quá tŕnh tu hành Ban Châu, sẽ có rất nhiều cảm nhận và sự thật bất đồng. Ngay trong quá tŕnh tu tập niệm Phật, nghiệp lực biểu hiện cũng sai biệt hết sức to lớn. Do vậy, tuy có công đức và lợi ích như thế, nhưng đối với mỗi hành nhân, đều có sự biểu hiện riêng. Trong Ban Châu, tức môn tam-muội Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền này, mục đích thấy Phật là để nghe pháp. Nghe pháp chính là một thứ thiện xảo để tiêu quy tự tánh[21], nhận biết tự tánh, là phương tiện để nhận thức, là sự chọn lựa để thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Chúng ta phải nên thâm nhập quan sát pháp ích (lợi ích nơi pháp) này. Nói thông thường, “thấy Phật” có thể luận bàn theo bốn phương diện:

          1) Hiện tiền thấy Phật: Ban Châu tam-muội chính là môn tam-muội Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền Lập. Trước kia, tôi đă niệm thánh hiệu Dược Sư Phật, niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm chân ngôn của Văn Thù Bồ Tát, khi tu tŕ hơi dụng công đôi chút, sẽ được thấy h́nh tượng [của các vị tôn thánh ấy], hoàn toàn chẳng phức tạp. Nhưng nếu muốn có thể hỏi pháp, th́ vẫn cần phải có mức độ tiến nhập nhất định. Thông thường, nói “thấy Phật” đă là một cơ chế tăng thượng rất lớn rồi, tức là quá tŕnh thiện căn chín muồi. V́ tâm tịnh, cảnh tướng (tướng cảnh giới) sẽ tịnh; tâm thiện, cảnh tướng sẽ thiện. Trong tâm giác ngộ bèn có tướng cảnh giới kỳ diệu của chư Phật Như Lai; nhưng nếu chẳng thể nghe pháp, phần nhiều là do thiện căn chẳng thể thật sự chín muồi. Trước kia, có một vị sư phụ xuất gia bảo tôi: “Ôi chao! Tôi niệm Phật, niệm chân ngôn, niệm tới mức hết sức mệt mỏi, sẽ thường xuyên thấy tượng Phật bằng đá, tượng Phật bằng đất sét, tượng Phật vẽ, đều là Phật chẳng thể nói năng!” Đó là do thiện căn chưa chín muồi. Khi tu tập thâm nhập bi, trí và phương tiện của Phật và cơ chế quan sát chưa chín muồi, sẽ có thể thấy Phật như thế. Không chỉ là chẳng thể nghe pháp, vẫn chỉ là trông thấy rồi thôi! Nếu chúng ta tu tập cẩn thận, tu tập đúng như lư, tu tập không đắm nhiễm, tu tập với khát vọng được nghe pháp, sẽ có thể thấy Phật. Nếu chúng ta thấy A Di Đà Phật hoặc chư Phật ở phương khác, nhất định phải có pháp để có thể hỏi. Nhưng nếu chúng ta b́nh thời chẳng tư duy đúng như pháp, chẳng có khát vọng nghe pháp, chẳng có nguyện vọng hỏi đáp, th́ làm sao có thể hỏi pháp cho được? [Nếu là như vậy], dẫu thấy Phật, vẫn có thể mê mất tự tâm, cũng có thể đánh mất nguyện vọng thưa hỏi, đánh mất tánh cách chủ động thưa hỏi. Vậy th́ cũng có thể là Phật sẽ nhanh chóng biến mất.

          Ngày hôm qua, có một vị Bồ Tát hỏi tôi: “Hành Ban Châu, đi tới, đi lui, đi lui, đi tới, dẫu thấy Phật, Phật vẫn phải ra đi, hăy nên làm như thế nào?” Thật ra, nếu chẳng đi, sẽ xảy ra chuyện, hoặc là quư vị diệt độ, hoặc Ngài nhập diệt. Tối thiểu là quư vị xả báo, sẽ chẳng tiếp tục ở trong cơi này. Nếu chẳng như vậy, đức Phật ấy nhất định sẽ buông xả quư vị, v́ sao vậy? Trong hành pháp, Ngài trợ duyên nhất thời, oai đức chiếu soi, niệm Phật chiếu kiến, do sức thiện xảo của Phật chiếu kiến, [hành nhân] đă thấy Phật rồi bèn hỏi. Hễ hỏi liền đáp, đáp xong th́ biến mất, Ngài chẳng thể ở lại chỗ của quư vị. Chúng ta phải liễu giải rơ ràng thứ tự sử dụng của pháp này, chớ nên mê mất ở chỗ này. Có vị Bồ Tát đến đây thực hành Ban Châu vừa bắt đầu, đă hỏi: “Nếu tôi thấy Phật, Phật vẫn rời khỏi, tôi c̣n chịu đựng vất vả ngần ấy để thấy Ngài làm ǵ chớ?” Chủ yếu là do quư vị chẳng thấy! Nếu đă được thấy, quư vị sẽ biết là chẳng nhọc nhằn!

          Hiện tiền thấy Phật là chẳng sanh về cơi của Ngài, chẳng xả báo, Phật cũng chẳng đến, ta cũng chẳng đi. V́ cớ sao? Do nương vào sức niệm Phật, nương vào sức thần thông gia bị của Phật, nương vào nguyện lực nhiếp hóa của Phật, nương vào sự tương ứng với công đức của bổn hạnh, mà trong hiện tiền có thể thấy Phật. Đối với chuyện này, chúng ta chớ nên chần chừ, ngờ vực. Hết thảy những ai hướng về pháp, vui thích pháp, bằng ḷng tu tập, sẽ đều có cơ hội như vậy, cũng sẽ đều có thành tựu như vậy.

          2) Thấy Phật trong Định: Nếu ai có các thứ Thiền Định thiện xảo, đối với Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền xuất nhập tự tại, kiến lập đủ thứ phương tiện thiện xảo du hư thần thông, như thế th́ sẽ thấy Phật trong Định chẳng khó. Người có công phu Thiền Định khá tốt, đối với chuyện thấy Phật trọn chẳng bận tâm cho lắm. V́ một khi có Thiền Định, đối với chánh kiến và trí huệ, sẽ có thể chọn lựa khá rơ ràng. Đó gọi là “do Định sanh Huệ”. Huệ ấy sẽ chẳng sanh nghi, sẽ chẳng bị chao đảo, chẳng bị ngoại cảnh làm cho mê loạn. Bởi lẽ, người ấy có rất nhiều thiện xảo, chẳng bị tướng cảnh giới che lấp. Cho nên đối với chuyện thấy Phật hay không, đâm ra c̣n lập bày rất nhiều phương tiện.

          3) Thấy Phật trong mộng: Kẻ b́nh phàm dễ có chuyện này. Trước kia, tôi ở một ngôi điện đường, do [các hành nhân] mấy chục năm niệm Phật tại đó như một ngày; cho nên hễ ai tiến vào niệm Phật, rất dễ dung nhập vào đó. Cứ khoảng ba ngày, lại có rất nhiều mộng cảnh. Chẳng hạn như mộng thấy thế giới Cực Lạc trang nghiêm, quốc độ trang nghiêm, hoặc thiên cung trang nghiêm, hoặc là thấy Bồ Tát, chư thiên, rất nhiều cảnh giới thù thắng. Đương nhiên cũng mộng thấy người chết, hoặc ác mộng có cảnh tượng rất hắc ám, rất tàn khốc. Tuy là như vậy, nhân duyên như nhau, đều do được sức công đức chẳng thể nghĩ bàn của niệm Phật gia tŕ mà chiếu soi, nhận biết chúng đều là hết thảy các nghiệp tướng.

          Thiện Đạo đại sư có một đoạn văn tự nói về phương pháp rất tốt để tu Tịnh Độ trong mộng. Nếu có Bồ Tát khéo tu tŕ, phương pháp này mười phần thuận tiện: Thông thường là buổi tối, trước khi ngủ, hăy chắp tay niệm Phật. Khi cảm nhận thân thể đă mệt mỏi, chẳng thể gắng gượng được nữa, bèn chắp tay nằm theo tư thế cát tường, niệm mấy câu như sau: “Đệ tử tên là… đang là phàm phu sanh tử, tội chướng sâu nặng, nay nghe thiện tri thức dạy bảo, nghe nói bổn nguyện và công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật, xưng niệm Phật hiệu. Do con bị nghiệp chướng ngu si che lấp, chẳng thể thấy quốc độ trang nghiêm của chư Phật, Bồ Tát, nguyện Phật, Bồ Tát gia bị cho con, khiến cho con thấy thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí và quốc độ thanh tịnh trang nghiêm, khiến cho được thấy diệu tướng như thế. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật...” Thong thả niệm cho đến khi ch́m vào giấc ngủ, [trong mộng sẽ] rất dễ xuất hiện diệu tướng cát tường, trọn đủ, thanh tịnh. Đấy là trong mộng thấy Phật. Phương pháp tu tŕ này rất hay, xưa nay những người tu hành pháp môn Tịnh Độ đă lâu, ban ngày niệm Phật, trước khi ngủ, nhất định sẽ làm như thế. Như chúng tôi trước kia niệm Phật trong chùa, buổi tối vào lúc đại hồi hướng, sẽ quỳ trước Phật, niệm đoạn văn tự ấy. Sau đó, quay về nghỉ ngơi.

          Trên thực tế, đây là một loại niệm Phật liên tục, v́ trong lúc hôn mê, vô kư, nghiệp lực chín muồi, chúng ta không thuận theo nghiệp lực, đă đem nguyện vọng niệm Phật du nhập vào thời gian chính ḿnh sắp nghỉ ngơi, điều chỉnh thời gian của chính ḿnh, chẳng bỏ lỡ. Đó gọi là “dạ mạc không quá, tồn niệm Tam Bảo” (chẳng bỏ luống ban đêm, luôn nhớ đến Tam Bảo). Tức là trong mộng chúng ta cũng có thể tu tập, thực hành pháp tắc niệm Phật. Đó là một phương thức tu hành mười phần có ư nghĩa. Từ xưa tới nay, nhất là sau khi Thiện Đạo đại sư truyền bá pháp môn này, có rất nhiều người tu theo, đạt được diệu tướng, cảm ứng khó thể thuật trọn. Điều cơ bản là pháp này có tánh chất khá phổ biến; cũng có nghĩa là chỉ cần dựa theo cách tu như vậy, hoặc một ngày, hai ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, tu tập chẳng giải đăi, chẳng gián đoạn, trong mộng sẽ rất dễ thấy Phật, Bồ Tát, cho đến thấy được các cảnh tượng trong thế giới Cực Lạc.

          4) Tŕ niệm danh hiệu A Di Đà Phật, khi lâm chung, ắt sanh về trước Phật. Do vậy mới có “mạng chung, xả báo thấy Phật”.

          Bốn loại thấy Phật này đều là chân thật, chẳng giả. V́ cớ sao vậy? Do thật sự có tướng phàm phu, mà cũng có tướng chư Phật. Do thật sự có nghiệp của phàm phu, mà cũng có nghiệp của chư Phật. Thật sự có cơi ô trược, mà cũng có Tịnh Độ của chư Phật. Thật sự có nghiệp lực của chúng sanh, mà cũng công đức thù thắng trang nghiêm của chư Phật. Bởi lẽ, cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia chẳng thể hiển hiện. Chúng ta nhất định phải khéo quan sát: “Chư Phật do nhân duyên sanh”. Do duyên theo pháp tắc của các Ngài, Tu Đức có sai biệt, nhưng đối với công dụng và lợi ích của việc niệm Phật, mọi người đều có thể sử dụng được.

          Pháp tu Ban Châu Tam Muội khiến cho bốn loại thấy Phật ấy đều dễ phát lộ trong hiện tiền. Tác dụng chủ yếu của pháp tu này là hiện tiền thấy Phật. Nếu cơ chế “hiện tiền thấy Phật” của chúng ta chẳng chín muồi, th́ cũng có thể thấy Phật trong Định, hoặc trong mộng thấy Phật, cho đến kết quả rốt ráo là lâm chung thấy Phật. Do vậy mới nói pháp môn Niệm Phật này đúng là chẳng thể nghĩ bàn! Rất nhiều người hỏi: “Tôi hành tŕ pháp này th́ thiện căn có chín muồi hay không?” Tôi cảm thấy hoặc là một ngày một đêm, hoặc một ngày hai đêm, chúng ta có thể tu hành siêng ṛng, cẩn thận, thâm nhập, sẽ chẳng một ai bị tổn thương! Trong nhiều năm qua, tôi mười phần cẩn thận đối với điều này. Đại khái là bắt đầu từ năm 1995, hễ tôi có thời gian, bèn tu tập đi nhiễu niệm Phật [theo phương pháp Ban Châu], chẳng dám tổn hại [thân thể của] chính ḿnh. Nếu phước đức, nhân duyên chẳng đủ th́ hành tŕ thong thả. Đủ nhân duyên bèn kinh hành niệm Phật. Cơ bản là một ngày kinh hành niệm Phật khoảng mười lăm tiếng đồng hồ. Nếu lúc ấy có thời gian, bèn dành ra bảy ngày, hoặc dành thời gian một tháng, hoặc là nửa năm, hễ có cơ hội bèn đi kinh hành mỗi ngày mười lăm tiếng đồng hồ. Chẳng coi là tu Ban Châu, mà gọi là “kinh hành niệm Phật”. Có khá nhiều khi hoặc là ba ngày, bảy ngày, cho đến rất nhiều ngày đi kinh hành cũng đều có cảm nhận nhân duyên trong khi ấy. Có lần vào dịp cuối năm của một năm nọ, kể từ ngày Rằm tháng Mười Một, tại chùa Phóng Quang núi Kê Túc, chúng tôi tổ chức Phật thất kéo dài một trăm ngày. Sau khi hoàn tất, có mấy vị Sa-di bèn đi kinh hành Ban Châu bảy ngày. Trong thời gian ấy, cũng có tỳ-kheo hành Ban Châu, nhưng đều là hai ngày, ba ngày, bốn ngày. Trong quá tŕnh ấy, mọi người tu hành cảm nhận khác biệt rất lớn. Trên thực tế, Ban Châu vốn là một hành pháp rất thông thường, đương nhiên là vẫn cần tới thiện căn chín muồi. Gặp được pháp này rất khó, trọn chẳng phải là khoa trương, bản chất và nội dung thực chất của nó là như thế!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc thù đặc đoan chánh thượng diệu sắc thân, cụ túc oai nghi, chúng sanh nhạo kiến cố?

          ()云何當得殊特端正上妙色身。具足威儀衆生樂見故。

          (Kinh: Làm thế nào th́ sẽ đạt được sắc thân thượng diệu đặc biệt đoan chánh, trọn đủ oai nghi, chúng sanh thích thấy?)

 

          “Thượng diệu sắc thân”: Thân chúng ta thô kệch, nặng nề. Có lúc người niệm Phật sắc thân đích xác là trọn đủ quang tướng, trọn đủ tác dụng tự tại. Ở đây, đâm ra chẳng nói nhiều th́ tốt hơn. Chúng ta hăy tự ḿnh tu tập, cho đến khi thật sự đạt được quả báo th́ cũng sẽ giống như thế.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc thường sanh đại tánh chi gia, tôn quư chi vị, kiến giả cung kính cố?

          ()云何當得常生大姓之家。尊貴之位。見者恭敬故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ thường được sanh trong thế gia vọng tộc, địa vị tôn quư, người khác trông thấy sẽ cung kính?)

 

          Phần lớn mọi người ở đây đă đều hành Ban Châu. Do hành pháp mà sắc thân và tâm lư đều thay đổi, mọi người đều cùng nhận biết. Đối với quả báo trong vị lai, nếu chẳng cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ sanh vào gia đ́nh thế gia vọng tộc là chuyện chắc chắn, chẳng thể nghi ngờ. V́ lẽ nào vậy? Do hành vi đơn nhất, tôn trọng, đầy đủ phước đức và nhân duyên.

 

          (Kinh) Vân hà phục đắc phụ mẫu, huynh đệ, tông thân, quyến thuộc, cập dĩ tri thức, tả hữu vi nhiễu, hằng vô biệt ly cố?

          ()云何復得父母兄弟宗親眷屬。及以知識。左右圍繞。恆無別離故。

          (Kinh: Như thế nào để lại được cha mẹ, anh em, gịng họ, quyến thuộc, cùng với tri thức quây quần vây quanh, thường chẳng chia ĺa?)

 

          Đại gia tộc trước kia là “ngũ thế đồng đường” (năm thế hệ sống cùng một nhà), hoặc “tứ thế đồng đường” rất nhiều. Một nhà có đến hai ba chục người, hoặc ba bốn chục người rất b́nh thường. Hiện thời, mười phần khó thấy, dẫu nhà có ba người cũng rất khó ǵn giữ, do v́ lẽ nào? Sự tín nhiệm và đạo đức của con người sai khác quá lớn. Hiện thời, dẫu giữa người thân với nhau, cũng chẳng bằng ḷng, hoặc rất khó ḥa hợp rành rẽ; dần dần chẳng đủ tín nhiệm lẫn nhau, chẳng đủ bảo vệ và tôn trọng lẫn nhau!

          “Tả hữu vi nhiễu” ư nói quyến thuộc quyến luyến và che chở lẫn nhau. Thiếu thốn quyến thuộc th́ thân tâm cô quạnh, yếu ớt, trên thực tế là tướng trạng cô quạnh. Do vậy, khi Thích Ca Mâu Ni Phật vừa chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ-kheo thường theo Ngài. Vua Tịnh Phạn bèn nói: “V́ sao lại hiện tướng trạng nghèo xơ xác ấy? Sao những người theo Phật lại vừa đen vừa c̣m cơi như thế này?” Do đó, vua yêu cầu mỗi gia đ́nh trong ḍng họ Thích Ca phải chọn ra một nam tử đẹp đẽ nhất theo Phật xuất gia, để làm quyến thuộc trang nghiêm của đức Phật, cũng nhằm khích lệ mọi người để họ biết tới lợi ích nơi y báo và chánh báo, tự lợi và lợi tha rộng lớn, liên tục chân thật trong Phật pháp.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc quảng đạt bác thông, sở vi thù dị, diệc chung vô khuyết giảm ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm cố?

          ()云何當得廣達博通。所爲殊異。亦終無缺減於阿耨多羅三藐三菩提心故。

          (Kinh: Làm như thế nào để sẽ thông đạt rộng lớn, việc làm đặc biệt khác lạ, và cũng trọn chẳng khuyết giảm tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề?)

 

          Nội hàm thực chất của pháp Ban Châu là có thể khiến cho người ta thông đạt rộng lớn. Có người vặn hỏi: “Một câu Phật hiệu sao có thể khiến cho con người thông đạt rộng lớn cho được?” Chúng ta cứ thật sự tu tập sẽ biết. Nếu thật sự tu tập tới mức rơ ràng, thông hiểu, xem lại hết thảy các kinh điển, [sẽ nhận biết các kinh ấy] vốn xuất phát từ cái tâm của chính ḿnh. Nếu chúng ta có thể thật sự chứng đắc tam-muội, xem lại hết thảy các giáo ngôn, [sẽ thấy] vốn là giáo ngôn của chính ḿnh! Nh́n lại hết thảy các pháp tắc, [sẽ biết] vốn là pháp tắc ta sẵn trọn đủ! Tuyệt đối là chẳng hai, như thế th́ chúng ta sẽ chẳng bài xích. Do vậy, giáo ngôn Tịnh Độ có cơ chế thành tựu, tức là nó ngầm gồm thâu tam thừa, ngầm bảo vệ tam thừa, [tu Tịnh Độ] là ngầm hành cả ba thừa.

          Trước kia, tôi là một kẻ tiếp xúc phiến diện giáo ngôn của A Di Đà Phật, là kẻ niệm Phật thọ giới theo h́nh thức, cũng có nghĩa là niệm Phật th́ phải nên ǵn giữ giới đức, ắt cần phải niệm Phật. Trong đó, có ba điều thuộc về tam-muội-da giới. Giới ấy có hai cách truyền trao: Một là truyền trao trong cảnh giới. Cách kia là truyền trao nơi Mạn Đà La, tức là truyền giới trong đàn tràng Mạn Đà La. Sau khi được nghe ba điều tam-muội-da giới ấy, tức là ba điều thệ nguyện, tôi vẫn một mực niệm Phật, nhưng tâm trạng niệm Phật đă khác hẳn. Chẳng phải là v́ mong đạt tới một trạng thái chi đó, hoặc chứng đắc kết quả chi đó mới niệm Phật, nhưng do ba điều thệ nguyện ấy mà niệm Phật, chẳng hạn như dùng cái tâm chẳng tranh chấp để niệm Phật, chẳng tranh chấp chính là thệ nguyện. Lại như v́ hộ tŕ hết thảy các hành nhân tu pháp mà niệm Phật, cũng tức là rất nhiều người đang tu hành các loại pháp, Mật pháp, Hiển pháp, Thiền Tông, Giáo Hạ, Tông Hạ, v́ hộ tŕ các hành pháp thiện xảo cho tới khích lệ người tu hành thành tựu mà niệm Phật. Đấy gọi là b́nh đẳng cúng dường niệm Phật. Chẳng v́ cầu cho chính ḿnh mà niệm Phật. Từ căn bản là chẳng v́ cầu cho chính ḿnh. Hiện thời, rất nhiều người cơ bản đều là v́ chính ḿnh được văng sanh mà niệm Phật, v́ công phu của chính ḿnh mà niệm Phật, v́ bản thân mà niệm Phật, v́ miễn trừ tai nạn cho chính ḿnh mà niệm Phật, v́ ta sẽ chứng đắc thánh đạo, thoát khỏi phiền năo mà niệm Phật. Các kiểu niệm Phật ấy chẳng có cùng một duyên khởi!

          Chúng ta thật sự niệm Phật, có thể thông đạt ba thừa, rốt ráo vô ngại, từ trong hết thảy các nghĩa, sanh ra sức phương tiện tự tại, có thể thấy thông suốt hết thảy các pháp chẳng vướng mắc, chẳng sợ hăi. Đó là điều chắc chắn chẳng thể nghi ngờ. V́ thế nói là thông đạt rộng lớn nội điển và các sách vở ngoài Phật giáo. Hành vi chẳng giống kẻ phàm ngu, tất nhiên là thành tựu nhất vị, đạt được phương tiện thoát ĺa các phiền hoặc đối đăi sanh tử và phiền hoặc phàm thánh đối đăi, phiền hoặc đối đăi cao, thấp, lớn, nhỏ, v́ cơ chế niệm Phật chính là cái Vô Thượng Bồ Đề. Hễ đă đọc kinh Vô Lượng Thọ, sẽ biết: Ba bậc văng sanh đều lấy tâm Vô Thượng Bồ Đề làm duyên khởi, dùng phương thức “một mực chuyên niệm”, rốt cục quy kết hết thảy công đức thiện xảo vào thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật để đạt thành tựu. Lời dạy ấy mười phần rơ rệt!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc chánh niệm, chánh hạnh, tiết độ bất di, tâm tri túc cố?

          ()云何當得正念正行。節度不移。心知足故。

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ đạt được chánh niệm, chánh hạnh, chừng mực chẳng dời, tâm biết đủ?)

 

          Chánh kiến, chánh niệm, chánh hạnh, tâm hạnh chẳng tà. Nếu chúng ta nương theo thệ nguyện, nương vào giới để thủ hộ mà tu tập Phật pháp, sẽ chẳng có tà nghiệp. Cái được gọi là “ư thức, nghiệp lực, tập quán” tức là có tri kiến chẳng chánh đáng, c̣n được gọi là tà niệm, tạp niệm, ác niệm. Nhưng nếu chúng ta nương vào giới luật, chẳng có tri kiến bất chánh, nếu chúng ta niệm Phật, dùng Nam-mô A Di Đà Phật làm tri kiến thuần chánh để ǵn giữ giới đức chính ḿnh, sẽ chẳng nẩy sanh tà kiến. Đó cũng là điều tất nhiên! Tâm không có tà niệm, nghiệp chẳng có tà hạnh, sẽ biết chừng mực, xử sự sẽ đạt tới thích đáng!

          Trong khoảng thời gian này, tôi có chút nghi ngờ đối với khả năng làm việc của chính ḿnh. Trưa hôm nay, tôi chẳng gắng gượng nổi nữa. Buổi sáng thức dậy, đă tính t́m pháp sư duy-na xin nghỉ, nói “tôi không lên giảng buổi này được. Tôi xin nghỉ”. Sau đấy vẫn không xin nghỉ, vẫn cứ lên giảng. Giảng xong quay về, vẫn nghĩ, buổi chiều sẽ chẳng giảng, v́ thân thể không ổn. Thật ra là do ư thức không theo kịp, nhưng cho tới khi lên đại điện th́ lại cảm thấy có thể được. Sự nhận biết ấy chính là do căn cứ theo cảm giác của chính ḿnh mà nẩy sanh [ư niệm] chẳng liên tục. Thường là tri kiến và cảm nhận của chúng ta không ngừng biến hóa, không ngừng biến đổi cao hay thấp, rất khó duy tŕ. Như chúng tôi đă nói, bất luận như thế nào, ta đều phải ǵn giữ pháp tắc này, nó sẽ chẳng đổi khác. Do vậy, ở đây là “tiết độ bất di, tâm tri túc cố” (chừng mực chẳng đổi, tâm biết đủ), thiện xảo vận dụng cái tâm thanh thản, tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm trí huệ, khéo vận dụng các tâm ấy, cho nên tâm chẳng rong ruổi theo bên ngoài, chẳng bị ngoại cảnh xâm đoạt. Mỗi người chúng ta hăy nên chú ư cảm giác, sự nhận biết, và hành vi của chính ḿnh, hăy ít ham muốn, hăy biết đủ, ḥng tránh khỏi bị tà tri tà kiến ăn ṃn!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc thường sanh tàm quư, viễn ly sỉ nhục cố?

          ()云何當得常生慚愧。遠離恥辱故。

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ được thường sanh ḷng hổ thẹn, xa ĺa sỉ nhục?)

 

          Chẳng hổ, chẳng thẹn là thượng phẩm tùy phiền năo. Nếu ai cảm thấy “ta làm rất tốt”, đó là lời lẽ của kẻ chẳng hổ thẹn. Người ấy phần nhiều có trạng thái ǵ? Vô kư, buông lung, hai thứ ấy cũng là biểu hiện của thượng phẩm tùy phiền năo. Tham đắm vô kư, hôn trầm, kẻ ấy chẳng biết tàm quư thiện xảo, tâm phần nhiều chẳng hổ thẹn, chẳng thể tinh tấn đối với pháp tắc, tu hành phần nhiều chẳng đắc lực, phần nhiều chẳng thể tăng thượng. Nay chúng ta có cơ hội tu tập pháp tắc như thế, hăy nên quư trọng. Có thể thâm nhập tu tập th́ mới thật sự có thành tựu!

          Trong tu tập Phật pháp, do pháp hổ thẹn, xa ĺa tủi nhục. Xa ĺa nhục nhă là điều đặc biệt quan trọng. Xa ĺa là v́ trong khi hổ thẹn, cảm thấy đối với người khác ta làm chẳng đủ, đối với chính ḿnh cũng chẳng thực hiện trọn đủ, thường sanh ḷng hổ thẹn, thường xuyên sám hối, thường xuyên tự ḿnh phản tỉnh, tự tâm sẽ đúng như thật quan sát hiện nghiệp (nghiệp trong hiện tại) của chính ḿnh. Biết hổ thẹn, sẽ chẳng hứng chịu sự vũ nhục. Nếu là kẻ chẳng biết hổ thẹn, luông tuồng, chẳng kiêng dè, cũng là kẻ tự nghĩ ḿnh rất tốt, kiêu mạn, tà kiến, chẳng hổ, chẳng thẹn, phần nhiều là vô kư, kẻ như vậy ham ngủ, ham ăn uống, Tùy Phiền Năo thô nặng, dần dần sẽ rơi vào căn bản phiền năo. Những cái được gọi là “tri kiến bất chánh”, tức “tham, sân, si, mạn, nghi” sẽ tự nhiên biểu lộ!

          V́ thế, đối với những lời giảng dạy của đức Thế Tôn về phiền năo, tùy phiền năo, vi tế tùy phiền năo, chúng ta hăy nên xem xét. Chúng ta đều biết học Phật nhằm đoạn phiền năo, trừ khử sanh tử, vận dụng bi trí để lợi ích thế gian rộng lớn, thành tựu Bồ Đề. Đoạn phiền năo mười phần trọng yếu, nhưng nếu chẳng biết phiền năo là ǵ, đoạn như thế nào đây? Rất nhiều người cứ ở măi trong sân tâm, mạn tâm, nghi tâm, chẳng hổ thẹn, ở trong hôn trầm, kiêu mạn, tà kiến, mà mong tu pháp, sẽ chẳng thể có cách nào thành tựu, luôn bị phiền năo ch́m lấp, làm sao tu tập Phật pháp cho nổi? Các vị thiện tri thức hăy nên chú ư chỗ này!

          Chẳng biết tự xấu hổ là “vô tàm”, đùn đẩy lỗi lầm của chính ḿnh sang người khác, nói người này sai trái, quở kẻ kia sai trái, cuối cùng người chung quanh ta đều bất hảo, xă hội bất hảo, gia đ́nh bất hảo, toàn bộ đều bất hảo, chỉ ḿnh ta tốt đẹp! Kẻ chỉ thấy “một ḿnh ta tốt đẹp” như thế sẽ chẳng thể sửa lỗi, thường nẩy sanh những chuyện nhục nhă, tự ḿnh cũng ô nhục chính ḿnh, tức là dùng sự thống khổ để làm nhục chính ḿnh. Trong pháp tắc của tỳ-kheo, hổ thẹn là điều trọng yếu nhất. Đối với sự tu tŕ của tại gia cư sĩ, cũng là như thế.

          Chẳng xấu hổ đối với người khác là “vô quư”, thường nói là “vô quư ư nhân” (chẳng xấu hổ đối với người khác). Cổ nhân nói “ngă ngưỡng chi vô quư” (ta ngẩng lên chẳng thẹn) là nói đă thật sự thực hiện được pháp tắc ấy. Có người như vậy hay không? Đó là các vị thánh nhân, bậc trí giả, hoặc các hữu t́nh đă xa ĺa tập khí và nghiệp lực. [Người như vậy sẽ] có thể nói là “ngưỡng phủ vô quư” (ngửa lên hay cúi xuống đều chẳng hổ thẹn), c̣n kẻ b́nh phàm, trong khi cúi ngửa, đều phải nên biết hổ, biết thẹn!

          Kẻ chẳng hổ, chẳng thẹn, tự chuốc lấy nhục. Làm người mà nếu kiêu mạn, cho rằng chính ḿnh là chánh xác, chẳng hổ, chẳng thẹn, ưa chỉ trích kẻ khác, người như thế ắt gặp phải tủi nhục, đó là bị tùy phiền năo tổn hại! Loại người này thường tự cảm thấy ḿnh rất tốt đẹp, nói chính ḿnh cũng chẳng tham, mà cũng chẳng mạn, cũng chẳng sân, cũng chẳng si, cũng chẳng ngu. Thật ra, chẳng phải vậy! Thông qua không hổ, không thẹn, kẻ đó đă biểu lộ tham, sân, si, mạn, ngu, các căn bản phiền năo ấy được nối tiếp, cho đến nẩy sanh tà kiến, chẳng thể thâm nhập Phật pháp. Do vậy nói, “thường sanh hổ thẹn, sẽ xa ĺa hai loại sỉ nhục đối với chính ḿnh và người khác”. Cũng có nghĩa là tâm ta chẳng hứng chịu sỉ nhục, mà người khác cũng sẽ chẳng sỉ nhục ta, v́ sao? Chính ḿnh biết tự phản tỉnh. Trong tư tưởng Nho gia Trung Hoa có câu: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” (Mỗi ngày, ta ba lượt tự xét bản thân), “tam nhân đồng hành, tất hữu ngă sư” (ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta), cũng có nghĩa là coi người khác đều là thiện tri thức. Chúng ta phải thường tự phản tỉnh. Nhưng người thời Mạt Pháp toàn là điên đảo, thường phản tỉnh người khác, gây phiền năo cho người khác, bươi móc lỗi lầm của kẻ khác, chứ ta luôn đúng! Kẻ khác sai be bét! Ương bướng, khó giáo hóa như thế đó, gặp nhiều nỗi sỉ nhục. Sỉ nhục là do chẳng thể tự phản tỉnh chính ḿnh, chẳng thể nắm vững tự tâm. Chúng ta đều biết: Nếu gây phiền toái cho kẻ khác, cưỡng chế kẻ khác, có mấy ai chịu thần phục kẻ khác? Cần phải hao tổn tâm huyết cỡ nào? Lăng phí tinh lực nhiều cỡ nào? Chẳng bằng đúng như thật liễu giải tự tâm. Do vậy, đúng như thật liễu giải tự tâm, tu pháp thật thuật tiện, sửa đổi lỗi lầm rất thuận tiện, liễu giải cội nguồn của lỗi lầm cũng rất thuận tiện. Hăy mau quay đầu, chủ động mạnh mẽ, chúng ta cũng sẽ chẳng bị các nhân duyên khác gây sỉ nhục.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc chánh trí khiêm cung, hàng phục ngă mạn cố?

          ()云何當得正智謙恭。降伏我慢故。

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ đạt được chánh trí khiêm nhường, cung kính, hàng phục ngă mạn?)

 

          Đối với điều này, mọi người đều khá thông hiểu. Chánh trí là đúng như thật biết tự tâm. “Khiêm cung” là một pháp tắc người Hoa ưa thích nhất. Trong kinh điển được tuyển chọn đứng đầu truyền thống văn hóa Trung Hoa, tức kinh Dịch, có quẻ Khiêm, sáu hào đều tốt lành[22]. Dẫu quẻ tốt nhất là quẻ Càn và quẻ Thái, cũng như rất nhiều quẻ cát tường khác, cũng đều chẳng được như thế. Quẻ Khiêm cả sáu hào đều tốt lành, cũng chính là như người Hoa hay nói: “Măn tao tổn, Khiêm thọ ích” (Tự măn th́ bị hao tổn, Khiêm th́ được lợi ích). Nhưng người thời Mạt Pháp tự đại cuồng vọng, phần nhiều bị tâm trí của chính ḿnh bức bách, tức là chính ḿnh bức bách cái tâm của chính ḿnh, chịu đủ mọi nỗi khổ nơi tâm trí. Người trong thời đại này, kẻ điều phục, nhu thuận càng ít, kẻ hợm ḿnh kiêu ngạo càng nhiều. Do vậy, đức Thế Tôn đă thọ kư người thời đại này là “ít trí, ít phước, ương bướng, khó giáo hóa, chuộng đấu tranh”.

          V́ sao giáo ngôn Tịnh Độ được truyền bá rộng răi trong thời đại này? V́ giáo ngôn ấy là duyên khởi thanh tịnh b́nh đẳng. “Hết thảy chúng sanh đều có thể văng sanh” là thanh tịnh, b́nh đẳng. Duyên khởi thanh tịnh, b́nh đẳng là duyên khởi yêu thương, từ bi trí huệ thật sự, mà cũng là duyên khởi thanh tịnh của tôn giáo. Lợi ích của tôn giáo là an ủi thế gian; thanh tịnh b́nh đẳng th́ mới có thể an ủi thế gian. Quư vị có nói chính ḿnh cao cả cỡ nào đi nữa, chẳng thể an ủi thế gian. Hạ thấp ḿnh cỡ nào đi nữa, cũng chẳng thể an ủi thế gian. Phàm hay thánh, bất luận chúng ta đứng ở góc độ nào, đều chẳng thể an ủi thế gian. Chỉ có b́nh đẳng thanh tịnh, hết thảy chúng sanh đều có thể thành Phật, đều có thể văng sanh, như thế th́ mới có thể đúng như thật an ủi thế gian, mang lại lợi ích chân thật cho hữu t́nh trong thế gian. Đối với điều này, chúng ta có thể tư duy, và cũng có thể quan sát được!

          “Hàng phục ngă mạn cố” (do hàng phục ngă mạn): Chúng ta nếu hơi chẳng chú ư, sẽ sanh khởi cái tâm ngạo mạn, tức là tự đề cao chính ḿnh, khinh rẻ kẻ khác. Đó là tướng trạng trong đời mạt. Hữu t́nh trong thuở chánh pháp và thời mạt, phần nhiều ương ngạnh. Trong kinh điển, đức Phật đă nhiều lượt thọ kư như thế. Tuy cái tâm của chúng ta vĩnh viễn giống như tâm Phật, nhưng do biểu hiện của nghiệp lực, bèn có Chánh Pháp và Mạt Pháp.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc sách cần tinh tấn, viễn ly giải đăi cố?

          ()云何當得策勤精進。遠離懈怠故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ siêng gắng, tinh tấn, xa ĺa giải đăi?)

 

          Đọc đến câu “sách cần tinh tấn”, thấy dễ dàng; thật ra, chẳng dễ thực hiện! Thiện Đạo đại sư dạy: Nếu có kẻ ngày đêm sáu thời gấp rút tu tŕ, như cứu đầu cháy, nhưng do tạp niệm lừng lẫy, chẳng thể thành tựu chánh nhân văng sanh, “Tinh tấn” được nói ở đây là ǵ? Chư Phật Như Lai đă dạy: Sức trí huệ chẳng đắm nhiễm, sức phương tiện lợi ích hữu t́nh, thường xuyên thủ hộ, chẳng hề gián đoạn; đó là “tinh cần” (精勤, siêng năng chuyên ṛng). Đối với chánh niệm, thệ nguyện chẳng có lúc nào đánh mất chánh niệm, thường liên tục siêng năng, thường siêng thủ hộ. Đó là thiện xảo tinh tấn thật sự. Nếu chúng ta hằng ngày chẳng ngủ nghê, cứ đứng tại đó mà phát sanh cái tâm kiêu mạn, tự ḿnh tăng trưởng cái Tôi, cưỡng chấp cái Ta, tốt nhất là đừng nên tu tŕ! [Bởi lẽ], tu tŕ như vậy sẽ càng tu càng khổ, càng tu càng xa, càng tu càng khó! Chuyện này chúng ta đều có thể trông thấy, đều nhận biết!

          “Viễn ly giải đăi”: Sự tinh tấn này ứng với chánh tinh tấn. Kẻ tà tinh tấn phần nhiều có cái tâm tăng thượng mạn, lừa dối, sỉ nhục chính ḿnh lẫn người, cho ḿnh là tôn quư, lấn hiếp, sỉ nhục kẻ chưa hành. Như thế th́ không chỉ chẳng đạt được lợi ích nơi Phật pháp, mà c̣n nẩy sanh đại kiêu mạn. Do cái tâm tăng thượng mạn, bèn chưa đắc mà nói đă đắc, phần nhiều lấn hiếp, sỉ nhục thế gian, rơi vào quyến thuộc của ma, dẫu niệm Phật cũng đánh mất cam lộ vị. Dẫu hằng ngày niệm Phật, nhưng do dùng cái tâm tăng thượng mạn để tu tŕ, sẽ chẳng đạt được lợi ích nơi Phật pháp. Nhất định phải chú ư chỗ này!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, b́nh đẳng dữ lạc cố?

          ()云何當得大慈大悲大喜大舍。平等與樂故。

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ đắc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, b́nh đẳng ban vui?)

 

          Đúng là chúng ta phải nên đặc biệt chú ư tu tŕ Tứ Vô Lượng Tâm. Từ, bi, hỷ, xả Tứ Vô Lượng Tâm đều duyên theo chúng sanh, b́nh đẳng hóa độ. Cái gọi là Từ chính là ban vui cho chúng sanh. Ở đây, ban vui cho chúng sanh” chẳng thể nói là quư vị đối với tôi thân thiết, tốt đẹp, tôi sẽ ban vui cho quư vị; đấy chẳng phải là từ bi. Phải nên là ban vui cho hết thảy chúng sanh, bất luận kẻ đối nghịch với quư vị, làm hại, hủy báng, tán dương, báng bổ, làm nhục quư vị, đều ban vui cho các chúng sanh như vậy, khiến cho hạng hữu t́nh ấy đạt được pháp lạc, đạt được niềm vui do ĺa khổ, tâm trí an lạc, niềm vui Bồ Đề, niềm vui chánh pháp, niềm vui do xa ĺa tập khí nặng nề. Đó là thật sự thủ hộ Phật pháp. Nếu không, chúng ta chọn lựa để ban vui cho chúng sanh: Kẻ nào đối xử tốt với ta, cung kính ta, tán thán ta, ta liền thuyết pháp cho hắn, độ hắn. Trong rất nhiều kinh điển, đức Phật đă phê phán loại người như thế đă dùng cái tâm quyến thuộc của ma, tăng trưởng nghiệp lừng lẫy, tức là nghiệp luân hồi. Như thế gọi là “lôi kéo quyến thuộc”. Quư vị đối xử với tôi rất tốt, chúng ta sẽ tụ họp. Sau đó, tôi sẽ hóa độ quư vị, thuyết pháp cho quư vị. Quư vị đối xử với tôi chẳng tốt, tôi liền bài xích, thương tổn quư vị. Đấy chẳng phải là từ tâm. Từ tâm trọn khắp, chân thật nhất như, ban bố rộng răi, khiến cho chúng sanh đạt được yên vui, khiến cho hết thảy hữu t́nh dù thiện hay ác, đều có thể b́nh đẳng an lạc. Đấy là đại từ tâm thật sự. Khiến cho cừu nhân của chính ḿnh, kẻ tánh t́nh độc ác, kẻ tổn hại ta đều được sống ở nơi như ư, tốt lành, đạt được thiện báo. Đó là vun bồi cái tâm từ. Nếu nói “ngươi đối xử với ta tệ bạc, ngươi rơi vào chỗ xấu ác, hăy hứng chịu quả báo đi, vào địa ngục đi!” Đó là sân tâm, hại tâm, nghịch tâm! Chư vị thiện tri thức hăy rất khéo quan sát!

          Cái gọi là “đại bi” chính là sức tự tại và nghiệp duyên tự tại dẹp trừ nỗi khổ trầm luân của chúng sanh, khiến cho chúng sanh an trụ nơi vui sướng, thoát khỏi khổ duyên.

          Nói tới Hỷ th́ là cái tâm làm cho chúng sanh vui mừng. Trong giáo ngôn của đức Phật, khiến cho chúng sanh vui sướng, khiến cho chúng sanh an lạc, chính là khiến cho chư Phật an lạc, tức là nói “chúng sanh an lạc, chư Phật an lạc. Chúng sanh hoan hỷ, chư Phật hoan hỷ”. V́ lẽ nào vậy? Hết thảy sự bố thí và giữ ǵn Bồ Đề tâm của chư Phật Như Lai đều do chúng sanh làm nhân duyên mà hiển lộ. Nếu không, chúng ta học tập Phật pháp sẽ trở thành đi ngược đường!

          Nói tới Xả th́ là dùng cái tâm b́nh đẳng, ĺa bỏ hết thảy đối đăi khác biệt, ĺa bỏ oán đối, ĺa bỏ cao thấp, ĺa bỏ phàm thánh. Xả biểu lộ triệt để tâm trí b́nh đẳng tạo lợi ích. Xả khác biệt, xả đối đăi, xả nghi ngờ, xả thiện ác, như thế th́ sẽ có các thứ thiện xảo, có thể b́nh đẳng tạo lợi ích rộng lớn cho hết thảy chúng sanh. Điều này được vận dụng nhiều nhất trong pháp môn Tịnh Độ.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc văn thuyết thậm thâm chân không, vô tướng, vô nguyện pháp thời, nhất thiết vô hữu kinh bố, thoái một cố?

          ()云何當得聞說甚深真空無相無願法時。一切無有驚怖退沒故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ đạt được khi nghe nói pháp rất sâu như chân không, vô tướng, vô nguyện, hết thảy sẽ chẳng bị kinh sợ, lui sụt?)

 

          Đối với hết thảy phàm phu hữu t́nh, đây là một sự cảm nhận chân thật. “Không, vô tướng, vô nguyện” chính là ba pháp môn giải thoát, là pháp môn giải thoát mà hết thảy người học Phật đều phải nên hành tŕ. Chúng ta đều biết đến sự nhiếp hóa của ngũ phần Pháp Thân, tức là Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. “Không, vô tướng, vô nguyện” là thiện xảo giải thoát. Khi nghe pháp môn như thế, “nhất thiết vô hữu kinh bố, thoái một” (hết thảy chẳng có kinh sợ, lui sụt). Tu pháp ǵ th́ sẽ có thể đạt được lợi ích như thế? Hành pháp Ban Châu đích xác là một trăm hai mươi hai câu hỏi, tức là lợi ích có thể đạt được từ một trăm hai mươi hai góc độ.

          Ba môn tam-muội Không, Vô Tướng, Vô Nguyện là các môn tam-muội riêng biệt, đặc thù của Phật giáo, giống như Niệm Phật tam-muội, Ban Châu tam-muội, Pháp Hoa tam-muội. Đó là một pháp tu tŕ trong vô lượng vô biên môn tam-muội. Tu tŕ tam-muội chính là công đức Chánh Thọ trong Phật pháp. Nếu chẳng vận dụng tam-muội, công đức và lợi ích hiện tiền đều là hư giả, tương tự, chẳng chọn lựa. Nhập Hoan Hỷ Địa Bồ Tát, sẽ có vô lượng tam-muội cùng lúc hiện tiền, tự đạt được, tự trọn đủ, đạt được oai đức tự tại, vượt xa kẻ b́nh phàm. Chúng ta từ trong hành vi b́nh phàm, từ trong tư duy và ư thức b́nh phàm mà nẩy sanh sự hay biết. Sức mạnh hiểu biết thông qua khả năng hiểu biết và đối tượng nhận biết mà nẩy sanh tác dụng nối tiếp. Thế nhưng sức tam-muội chẳng phải là sức tưởng tượng, là sức cảnh giới, sức phước đức, sức thiện xảo, sức công đức, sức trí huệ, sức từ bi, sức phương tiện, sức lợi ích hữu t́nh chẳng thể nghĩ bàn, sanh ra một thứ hiện thực. Chỉ có người đắc tam-muội mới nhận biết hiện thực ấy. Chư Phật Như Lai cũng có thể phương tiện lập bày giáo pháp, chỉ bảo, hướng dẫn, nêu ra các thí dụ, bao gồm nhân dụ và pháp dụ đểs dẫn dắt chúng sanh khế nhập pháp tắc ấy. Nay chúng ta học tập Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền Lập tam-muội th́ cũng là như thế.

          Nghe “không, vô tướng, vô nguyện”, hết thảy phàm phu đều sanh tâm sợ hăi. Nếu chẳng sợ hăi, là do chẳng tư duy rất sâu. Nếu đă tư duy mà chẳng sợ hăi, th́ đều là người có thiện căn đă chín muồi. V́ sao? Đă an trụ nơi giải thoát. Nếu là kẻ chẳng an trụ, ắt sẽ sanh ḷng sợ hăi. Đối với điều này, chúng ta thường có thể suy xét kỹ càng. Đối với ba môn tam-muội Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, nếu là tương tự tùy thuận, sẽ chẳng sanh sợ hăi, người ấy đạt được phương tiện giải thoát. V́ hết thảy các pháp hữu vi, hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian rốt ráo như huyễn, chẳng có thực chất, loạn khởi, loạn diệt (rối loạn dấy lên, rối loạn diệt mất), do nhân duyên mà sanh. Tánh của chúng vốn là Không, ắt sẽ chẳng có ǵ để đạt được. Hết thảy bậc thiện tri thức chọn lựa từ chỗ này, đích thân chứng đắc ba môn tam-muội ấy, đạt được giải thoát an lạc. Đó gọi là “chân thật tánh Không”, chẳng phải là Đoạn Diệt Không, cho nên nó có thể dung nạp trọn vẹn vạn pháp, chẳng nhiễm mảy trần. Do trong vạn pháp chẳng có mảy trần, người ấy đạt được giải thoát rốt ráo. Nếu từ trong ba môn tam-muội ấy, đích thân chứng pháp tánh không nhiễm trần, sẽ đạt được giải thoát rốt ráo. Cho nên nói “đắc nhập tam-muội nghĩa” chính là tâm trí chẳng nhiễm trần an trụ trong hết thảy các pháp, đạt được giải thoát rốt ráo. Sự giải thoát chính là khi sự việc hiện tiền, sẽ hiểu rơ pháp tánh, có thể chọn lựa. Sự chọn lựa ấy chân thật, chẳng hư dối, trọn chẳng phải là giả thiết, chẳng phải là lư luận, chẳng phải là tư duy, chẳng phải là điều trông thấy, được gọi là “tam muội lực”, tức là sức Đẳng Thọ.

          Chư vị thiện tri thức cùng tu tập Ban Châu tam-muội như nhau, chúng ta phải nên thâm nhập tu tập. Không, Vô Tướng, Vô Nguyện chẳng phải là nói suông, chẳng lư giải. Thật ra, nó là chứng đắc như thế, tâm trí như thế, cảm nhận như thế, nghiệp tướng như thế, liên tục tiếp nối như thế! “Chẳng sanh sợ hăi” đối với chuyện này th́ chỉ có hành giả đang tu tập Ban Châu mới có thể chọn lựa tâm trí ấy. Trong quá tŕnh chúng ta tu hành pháp Ban Châu, sẽ có thể lănh hội. Nếu chẳng lănh hội được điểm này, th́ hoặc một ngày, một đêm, hoặc bảy ngày bảy đêm, hoặc chín mươi ngày chín mươi đêm, cho tới thời gian lâu hơn, thậm chí kéo dài đến tận tương lai, khó thể thành lập, khó thể tiếp tục duy tŕ, khó thể ǵn giữ. V́ sao? Do quư vị ch́m đắm nặng nề, mang nhiều gánh nặng, bị đủ loại vọng tưởng lừa gạt, khinh nhục, cho nên chẳng thể đạt được tam-muội. Tam-muội là trong tâm phát sanh sự khinh an (nhẹ nhàng, an lạc), thật sự tương ứng, thật sự đạt được công đức như thế. Đối với Không và Vô Tướng chẳng mong cầu, đối với Không và Vô Tướng chẳng đạt được ǵ. Do đó, nhập Vô Nguyện tam-muội. Môn tam-muội ấy được gọi là giải thoát tam-muội chân thật, chẳng lui sụt, chẳng đắm nhiễm, chẳng sợ hăi!
          Đây là điều “vân hà” thứ mười lăm. Một trăm hai mươi hai câu hỏi được đặt ra trong kinh này đều
nhằm nói về công đức lợi ích của [môn tam-muội] Thập Phương Chư Phật Hiện Tiền. Hỡi các vị thiện tri thức! [Hiền Hộ Bồ Tát] lập ra các câu hỏi là v́ công đức và lợi ích [của pháp Ban Châu] mà đặt bày, v́ hết thảy các pháp vốn “không có ǵ để đạt được”, hết thảy các pháp vốn “không có ǵ để lập bày”, nhưng nương vào sự đặt bày để khiến cho chúng sanh được thấy, được nghe! Giống như chúng ta vốn chẳng có căn nhà này, bèn tụ tập một đống gỗ đá, qua sự lắp ghép, sơn phết của thợ thuyền mà h́nh thành một căn nhà như thế đó. Do vậy, hư không vốn chẳng có ǵ, mà tạo lập đủ mọi thứ pháp ích thiện xảo, bản chất của chúng cũng là Không. Nếu là có, làm sao kiến lập cái Không cho được?

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc bất nhạo lăn nọa, nhiếp thọ chánh pháp cố?

          ()云何當得不樂懶惰。攝受正法故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ đạt được chẳng ưa thích lười nhác, nhiếp thọ chánh pháp?)

 

          Chúng ta đều biết: Công đức chân thật của hết thảy chánh pháp là an lập, tiêu trừ hết thảy các phiền năo, vi tế phiền năo, và tùy phiền năo. Trong hết thảy các phiền năo, vi tế phiền năo và tùy phiền năo bị tiêu trừ triệt để. Hữu t́nh phàm phu vận dụng sanh mạng của chính ḿnh như thế nào? An trụ chẳng nghi ngờ trong phiền năo, vi tế phiền năo, tùy phiền năo, như tham, sân, si, mạn, nghi, chẳng chánh kiến. Chúng sanh như thế là chúng sanh thô ác. Lại như [các phiền năo] vô kư, giải đăi, buông lung, chẳng hổ, chẳng thẹn. Đó là hạng hữu t́nh bị thâu nhiếp bởi tùy phiền năo thô nặng, chẳng thể tăng trưởng thiện pháp, chẳng thể đạt được oai đức lợi ích thế gian rộng lớn. Hữu t́nh thuộc loại trước là hữu t́nh ác nặng nề, hữu t́nh thuộc loại sau là hữu t́nh giải đăi, hữu t́nh vô kư, phần nhiều chuyển theo gịng nghiệp, an trụ trong gịng nghiệp. Thoạt nh́n nghiệp lưu ấy thong dong, nhưng thật ra, nó cũng là nghiệp luân hồi.

          Như thế nào th́ sẽ chẳng ưa thích giải đăi? Do được Chánh Thọ cổ vũ, khích lệ, do Chánh Thọ tiếp nối, do tiến hướng Chánh Thọ. Ví như đối với nguyện vọng mong cầu Ban Châu tam-muội của chúng ta, nếu chẳng có nguyện vọng như thế, chúng ta sẽ rất dễ đọa vào giải đăi. Trong kinh Phạm Vơng, đức Phật đă nêu dạy: “Hết thảy chư Phật Như Lai đều dùng tinh tấn để thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Hết thảy phàm ngu hữu t́nh đều do giải đăi, buông lung mà trầm luân!” Hành pháp Ban Châu cũng lại như thế, có thể khiến cho hết thảy chúng sanh từ trong sự an lạc của Chánh Thọ mà gạt bỏ lười nhác. Về cơ bản, lười nhác thuộc về thượng phẩm tùy phiền năo. Món tùy phiền năo này khá phổ biến trong các tăng chúng và những người chuyên môn tu tŕ, c̣n hữu t́nh tại gia th́ phần nhiều là ác tánh phiền năo thô nặng, tức tham, sân, si, mạn, nghi, tri kiến bất chánh. Hàng xuất gia th́ phần đông lười nhác, vô kư, hôn trầm, không hổ thẹn. Lại c̣n có thói tự măn, chẳng thể siêng ṛng tu tập Phật pháp, chẳng thể thâm nhập sự thiện xảo rộng lớn.  

          Chúng ta nói “Như Lai CChân đẳng Chánh Giác” th́ “Đẳng” quả thật là do Nhất Chân hiện ra, do bản chất của pháp giới hiện ra. Hết thảy các tam-muội sẽ tự b́nh đẳng lănh nhận công đức, tức là công đức thuộc về bản chất. Tôi nhớ ông Đại Hùng trong khóa tu pháp Ban Châu chín mươi ngày, đă viết cho tôi vài chữ: “Hôn trầm trụ ám xứ” (hễ hôn trầm bèn trụ trong chỗ tối tăm). Trong thực tế, đó chính là Đẳng, đă có lănh hội đôi chút đối với “chư pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” (các pháp trụ nơi địa vị vốn có của nó, tướng thế gian thường trụ). Nếu tiếp tục, sẽ có thể nhập thiện xảo Đẳng Thọ. Nếu chẳng thể tiếp tục, sẽ lui sụt thành tập khí, lui sụt thành phương tiện thiện xảo. Đấy là sự nhận biết tương tự, nhưng sự nhận biết ấy cũng rất có ư nghĩa. Khi tu tập hành pháp Ban Châu, rất dễ dàng nhận biết Đẳng Chánh Giác. Do Như Lai là bậc Chí Chân đẳng Chánh Giác, cho nên “chư pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”. “Thường trụ” chính là các pháp ở đúng nơi pháp vị của chúng, hết thảy thiện tri thức đích thân chứng pháp “dứt bặt đối đăi”, dự vào địa vị Thập Trụ Bồ Tát, quyết định có thể nhận biết “hết thảy đều dứt bặt đối đăi”.

          V́ đối với sự đích thân chứng đắc và nhận biết pháp, chúng ta nghe nói th́ nhiều, chứ tu tập th́ ít, cho nên chẳng thể hưởng thụ pháp vị của chư Phật, chẳng thể yêu thích pháp vị của Phật. Nếu có thể thật sự thâm nhập pháp vị của Phật, pháp vị ấy cũng vô cùng. Thiện xảo cũng là vô cùng, bi trí cũng vô cùng, phương tiện thiện xảo vô cùng, sẽ đem lại cho chúng ta phước đức, thiện xảo, phương tiện và oai đức vô cùng. Oai đức là ǵ vậy? Chính là trong lúc b́nh thời, chúng ta sẽ vận dụng không vướng mắc, không trở ngại, chẳng sợ hăi!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc trí huệ thông đạt, minh liễu nhất thiết vô dữ đẳng giả cố?

          ()云何當得智慧通達。明一切無與等者故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ đạt được trí huệ thông đạt, hiểu rơ hết thảy, không ai sánh bằng?)

 

          Đây là vấn đề thứ mười bảy, cũng là nói về lợi ích do trạch pháp (擇法, chọn lựa pháp), mà cũng là hiệu quả tất nhiên sanh khởi bởi sức tam-muội Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền. Hiệu quả ǵ vậy? Tức là “trí huệ thông đạt, minh liễu nhất thiết vô dữ đẳng giả” (trí huệ thông đạt, hiểu rơ hết thảy, không ai sánh bằng). Phần này nhằm tiếp nối phần trước: Nếu là người chẳng thích lười nhác, nhiếp thọ chánh pháp, tất nhiên sẽ tiến nhập trí huệ thông đạt, tất nhiên sẽ tiến nhập “hết thảy chẳng có ǵ sánh bằng”. Nếu chẳng trừ khử giải đăi, Đẳng sẽ chẳng thể thành lập được, chỉ là tướng hôn trầm, tướng vô kư, tướng buông lung, tướng chẳng thẹn, chẳng hổ, là tướng tầm thường chết lặng. Tướng ấy sẽ chẳng thể lợi ích thế gian, chẳng thể lợi ích bản thân, chẳng thể lợi ích hữu t́nh.

          “Trí huệ thông đạt, minh liễu nhất thiết vô dữ đẳng” (trí huệ thông đạt, hiểu rơ hết thảy chẳng thể sánh bằng) chính là tâm trí nguồn cội của A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do hết thảy đều chẳng sánh bằng, cho nên chư Phật Như Lai có thể liễu đạt hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai, không cần nhờ vào tạo tác, trực tiếp thấu đạt cội nguồn. Khi chúng ta đọc Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng Kinh, sẽ có thể nhận biết điểm này. Trong đó, có chín loại tỷ dụ[23]. Mỗi tỷ dụ đều nói đến thực chất và tướng trạng biểu lộ: Tướng được biểu lộ là vô nhiễm, c̣n thực chất th́ chẳng thể nghĩ bàn, bằng với chư Phật. Chỉ có Phật và Phật mới đích thân chứng chữ Đẳng này; chỉ có người thiện xảo là nhận biết, c̣n kẻ hủ bại sẽ mờ mịt. Nếu nhận biết điều này, sẽ đắc trí huệ thông đạt, hiểu rơ tâm Vô Thượng Bồ Đề ở chỗ nào, hiểu rơ Vô Thượng Bồ Đề ở nơi đâu. Kẻ giải đăi sẽ chẳng thể vận dụng Vô Thượng Bồ Đề. Kẻ buông lung, kẻ vô kư, kẻ vô minh, kẻ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sẽ chẳng thể vận dụng. V́ sao vậy? Họ bị tà kiến tham, sân, si, mạn, nghi, cho đến các loại tùy phiền năo che lấp, cho nên cũng bị biến dạng, giống như tấm gương biến dạng [ở khu vui chơi]. Tuy Như Lai chí chân đẳng Chánh Giác thiện xảo, tuy được quang minh của tự tánh chiếu sáng rực, nhưng bị cái gương biến dạng soi bóng trở thành vặn vẹo, diện mạo sẵn có ngay lập tức bị vặn vẹo, chẳng thể trông thấy, tâm sanh sợ hăi, điên đảo.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc ư nhất thiết Phật sát tùy ư đắc sanh cố?

          ()云何當得於一切佛剎隨意得生故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được tùy ư sanh vào hết thảy các cơi Phật?)

 

          Lập ra một trăm hai mươi hai câu hỏi này, toàn bộ đều [nhằm phơi bày] lợi ích và hiệu quả của Ban Châu tam-muội, tức là công đức chân thật do tu hành pháp Ban Châu là ở chỗ nào; cũng tức là một trăm hai mươi hai công đức đều do tu tŕ tam-muội Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền Lập mà đạt được. Điều thứ mười tám chính là tùy ư đối với mười phương cơi Phật, hoặc là thấy trong mộng, hoặc thấy trong Định, hoặc do sức tam-muội mà trông thấy, hoặc do xả báo mà thấy, sẽ đều trông thấy. “Thấy” có nghĩa là “sanh vào hết thảy các cơi Phật”. Trong cơi này, chúng ta thấy Phật, chẳng hạn như hiện tiền thấy Phật, sẽ là công đức văng sanh. Tức là chẳng ĺa khỏi chỗ ngồi, chẳng xả bổn nguyện, mà được sanh trong mười phương cơi nước. V́ lẽ nào? Chúng ta vốn cùng mười phương cơi nước cũng chẳng có chướng ngại. Nay chúng ta không thể biết, không thể hiểu, không thể thấy, đều là do bản thân chấp trước mạnh mẽ và nghiệp duyên dị thục nhất thời che lấp.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc bất vị nhất thiết ngoại đạo sở tồi hoại cố?

          ()云何當得不爲一切外道所催壞故。

          (Kinh: Như thế nào sẽ được chẳng bị hết thảy ngoại đạo hủy hoại?)

 

          Chúng ta đều biết, ngoại đạo đều dựa trên sự tướng để an lập. Họ dùng Ngă, bất luận hành xử nơi Tiểu Ngă, Chân Ngă, Giả Ngă, Bổn Tế Ngă, Vô Trước Ngă, Trí Huệ Ngă, cho tới Diệu Dụng Thiện Xảo Ngă, đều là chấp trước. “Chấp” có nghĩa là t́m kiếm nơi sự tướng, cho là ngoài tâm có pháp. Chẳng hạn như truy ngược về Bổn Tế, bèn cho rằng có một cái Thần Ngă[24], cho rằng tất cả tâm tánh biến dạng của chúng ta trong hiện tại là Giả Ngă, dùng Giả Ngă để chứng Chân Ngă. Đó là quan điểm lập luận của ngoại đạo, chẳng liên quan ǵ với Phật pháp. Lại như Vô Trước Ngă, tức là tưởng cái tâm chẳng vướng mắc là Ngă. Đấy cũng là quan điểm của ngoại đạo. Kinh Lăng Nghiêm đến cuối cùng bác bỏ vô trước ngoại đạo. Trong chín mươi sáu loại ngoại đạo, nếu chúng ta chẳng thật sự chọn lấy chánh tri chánh kiến của Phật pháp, [các tri kiến khác] đều là đắm nhiễm. Do vậy, Phật giáo nói “tánh Không duyên khởi”, dạy vô ngă, vô thường, khổ, tịch tĩnh Niết Bàn. Nếu không thể chọn lựa bốn pháp ấn, chúng ta sẽ chẳng thể nhận thức Phật pháp, thường bị đánh lừa bởi tri kiến của ngoại đạo. Tri kiến của ngoại đạo đều có chỗ y cứ, có chỗ thuận theo, đều có chỗ nắm giữ, đều có chỗ dính mắc, chỉ có giáo ngôn thanh tịnh “vô ngă, không, khổ, vô thường, tịch tĩnh Niết Bàn” của chư Phật là chân thật thủ hộ, phơi bày thấu triệt vô tự tánh, gột sạch hết thảy trần cấu. Nơi Thật Tế Lư Địa, chẳng thể lập một pháp nào. Do vậy, hóa độ hết thảy chúng sanh. Đối với điều này, nếu chẳng dùng cái tâm oai đức, tâm trí huệ, tâm thiện xảo thành thục, sẽ thường bị mê mất tự tâm, phần nhiều tương ứng với tâm ngoại đạo, phần nhiều thích đắm nhiễm. Nếu chúng ta thật sự hành tŕ Phật pháp, chẳng hạn như ngay lập tức tu pháp Ban Châu, hành ngay lập tức, sẽ có thể cắt đứt, vượt thoát hết thảy đắm nhiễm, cho nên chẳng bị lay động bởi ngoại đạo.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như hải, năng thọ nạp chúng vấn nghi thích nạn vô giảm, vô tận cố?

          ()云何當得如海。能受納衆問疑釋難無減無盡故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được như biển, có thể nhận lănh, dung nạp các các nghi vấn, giải quyết các vấn nạn chẳng giảm, chẳng tận?)

 

          Chúng ta hành Ban Châu, đích xác là từ Tổng Tŕ mà giải quyết, là pháp môn Tổng Tŕ. Trí Nghiễm đại sư[25] đề ra thuyết Lục Tướng Viên Dung[26], từ tổng tướng mà giải quyết hết thảy các vấn đề, tức là Tổng Tŕ Đà La Ni giáo có thể giải thích hết thảy. V́ sao là Tổng Tŕ? Nói theo tâm duyên, nói theo tâm địa, nói theo pháp giới duyên khởi, sẽ có thể giải quyết hết thảy nghi hoặc, cũng là như chúng ta nương vào một niệm hiện tiền để chọn lựa pháp giới, chẳng phải là nương theo nhiễm duyên của pháp giới để chọn lựa pháp giới. Đó là tế tướng, cũng rất phức tạp. Như vậy th́ sẽ có thể đạt được trí huệ như biển, hết thảy các nghi vấn sẽ đều gột sạch. V́ sao? Vốn chẳng có một pháp nào an lập mà có thể giải quyết hết thảy vấn đề, hết thảy các duyên vấn nạn. Thông thường, chúng ta bị một sự tướng gây khó khăn, bị nghi vấn gây khó dễ, v́ lẽ nào? Do tâm có trần cấu. Hễ người khác tạo duyên gây khó dễ, chúng ta tự nhiên bị mờ mịt. Nếu trong tâm sạch làu, chẳng có một vấn đề nào để đạt được, chẳng có một pháp nào để có thể nhiễm, như thế th́ vấn đề đưa đến, tự nhiên sẽ có thể giải quyết, tự nhiên có sự thiện xảo giải trừ nó, có thể phương tiện giải trừ nghi hoặc, chẳng tăng giảm nơi pháp tắc, cho nên là “vô giảm, vô tận cố”. Chẳng tăng, chẳng giảm tâm trí, khiến cho chúng sanh trụ trong an lạc.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như nguyệt măn, bạch tịnh pháp cụ túc cố?

          ()云何當得如月滿。白淨法具足故。

          (Kinh: Như thế nào để sẽ được như trăng tṛn, đầy đủ pháp trắng sạch?)

 

          Có người nói: “Niệm một câu Nam-mô A Di Đà Phật có phải là trọn đủ hết thảy công đức hay không?” Bậc thiện xảo nói “vạn đức hoằng danh” (万德宏名, danh hiệu to lớn có vạn đức), tức là trọn đủ, vừa nêu ra pháp giới, sẽ toàn thể đảm đương, chẳng hề thiếu sót! Do vậy, đức Thế Tôn dạy: “A Dật Đa! Nhữ văn Vô Lượng Thọ Phật danh, ngô trợ nhĩ hỷ” (Này A Dật Đa! Ông được nghe danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, ta mừng cho ông). V́ lẽ nào? Do nghe danh hiệu Phật, sẽ trọn đủ công đức vô thượng. Kinh A Di Đà dạy: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (chẳng thể do ít thiện căn, phước đức và nhân duyên mà được sanh về nước ấy). Chúng ta nghe danh hiệu Phật, niệm danh hiệu Phật, trọn đủ công đức, trọn đủ nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như nhật sơ xuất, phá chư ám minh cố?

          ()云何當得如日初出。破諸闇冥故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được như mặt trời mới mọc, phá tan các tối tăm?)

 

          Trải qua suốt đêm tối tăm, mặt trời vừa mọc lên ở phương Đông, chúng ta sẽ cảm thấy một sức mạnh sôi nổi, gạt bỏ trần lao của cả đêm, tràn ngập hỷ duyệt và an lạc. Trong Ban Châu Nhất Nhật Nhất Dạ Hành Pháp Nghi Quỹ (nghi thức hành tŕ Ban Châu một ngày một đêm), có đề nghị khi mặt trời vừa mới mọc bèn xuất quan, sẽ có tướng trạng hưng phấn, tướng tăng thượng, tướng quang minh chiếu rọi, dùng những điều ấy để khích lệ quang minh nơi tự tâm được tiếp nối, tăng cao quang minh. Hành pháp Ban Châu có câu “như nguyệt sơ xuất, phá chư ám minh” (như mặt trời mới mọc, phá tan các tối tăm), công đức và lợi ích chẳng thể nghĩ bàn! Do vậy, hăy lập tức tu, tu ngay trong mỗi niệm, trong một niệm đều là một vầng mặt trời trọn đủ ánh sáng thanh tịnh, thanh tịnh chiếu soi thế gian, có thể phá trừ hết thảy tối tăm, tức là sự tối tăm do bị Phiền Năo Chướng và Sở Tri Chướng che lấp từ vô thỉ tới nay!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như đăng cự, quang minh chiếu liễu cố?

          ()云何當得如燈炬。光明照了故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được như đèn đuốc, quang minh chiếu tỏ?)

 

          Hết thảy pháp tắc là chủ động, tự do. Trong Phật pháp gọi là Vô Tận Đăng, dùng đèn để thắp đèn, ánh sáng được truyền từ ngọn đèn này sang đèn khác. Chư Phật Như Lai dùng tâm để ấn tâm; do ấn bị nát mà nét khắc thành h́nh. Tuy thật sự không có ǵ để có thể thành, vẫn cần phải dùng pháp để ấn pháp, dùng tâm để ấn tâm. Đó là giáo ngôn đúng như thật!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như hư không tánh, vô hữu quải ngại cố.

          ()云何當得如虛空性。無有掛礙故。

          (Kinh: Làm thế nào để sẽ được như tánh hư không, chẳng có vướng mắc?)

 

          Đức Thế Tôn từ đầu đến cuối đều tuyên thuyết quang minh thiện xảo và phương tiện trí huệ chẳng tạp nhiễm, chẳng có trần cấu. Ở đây nói “hư không tánh”, tức là nói tâm trí như không, dung nạp vạn vật, chẳng bị nhuốm bẩn bởi vạn vật. Đấy là tu tŕ tâm trí, mà cũng là sự quan sát trọng yếu nhất khi tu hành Ban Châu. Nếu quư vị hơi có chút đắm nhiễm, sẽ có chướng ngại. Chẳng hạn như quư vị đi tới, đi lui (kinh hành niệm Phật), người khác nói “đi ngủ”, quư vị suy tưởng: “Người ta đang ngủ mà ḿnh c̣n đang kinh hành Ban Châu”. Kết quả là nhướng mắt lên chẳng nổi, bắt đầu sanh phiền năo. Hoặc là đi tới, đi lui, nghe người khác nói nhà Trương Tam như thế này, nhà Lư Tứ như thế kia, quư vị lại bắt đầu nghĩ tới nhà ḿnh, trong tâm bồn chồn:Ta khi nào th́ sẽ được ra ngoài, hăy mau xuất quan thôi!” Hoặc vừa nghe đánh mộc bản báo giờ cơm, bèn nghĩ: “Ái chà! Ta ăn bữa sáng không nổi!” Đó là vướng mắc! Tâm trí chẳng thể như hư không, điều ǵ chúng ta chấp trước sẽ ngay lập tức vọt ra, nẩy sanh chướng ngại, tức là đắm nhiễm. Hễ đắm nhiễm, sẽ câu nệ nghiệp tướng, đi tới, đi lui chẳng nổi! Nếu tâm trí như hư không, dung nạp hết thảy nghiệp tạo tác của hết thảy hữu t́nh, chẳng nhuốm bẩn, bi lực và trí lực sẽ tự nhiên sanh khởi. V́ thế, Ban Châu dễ kích phát hai phương tiện Bi và Trí của con người. Nếu có kẻ khác nói ǵ, làm ǵ, quư vị chẳng bận ḷng, trước hết hăy bao dung, sau đó bèn hồi thí, khiến cho họ được lợi ích, sẽ thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Nói “trước” và “sau” thật ra là nói miễn cưỡng! Pháp chẳng có trước hay sau, chỉ là sử dụng cách nói miễn cưỡng này!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc vô sở trụ trước, tâm như hư không cố?

          ()云何當得無所住著。心如虛空故。

          (Kinh: Như thế nào sẽ được chẳng chấp trụ, tâm như hư không).

 

          Điều này nối tiếp điều trước. “Như hư không” là nói về đặc tánh bản chất, c̣n “vô sở trụ” là nói theo đặc tánh hiện duyên. Nay chúng ta trong tánh hiện duyên, chẳng hạn như đụng phải tường, chúng ta phải t́m cửa th́ mới có thể đi ra ngoài; đó chính là thứ bị chấp trụ. Quư vị hăy nói xem, tâm trí của quư vị như hư không, tôi muốn bay qua, nhưng chẳng bay được, bị bức tường ấy ngăn trở. Như thế th́ phải nên làm như thế nào? Tâm chẳng trụ! Tâm quư vị có chẳng trụ hay không? Nếu tâm có thể chẳng trụ, tối thiểu là nói theo Lư, theo Pháp, quư vị bắt đầu có thiện xảo. Do vậy, phần trước nói về bổn tánh, c̣n phần này giảng về sự tướng: Tâm như hư không, dần dần tu tập pháp tắc. Nếu chẳng tu tập, những lợi ích sau đó sẽ chẳng thể tiếp nối được!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như kim cang, xuyên triệt thông đạt nhất thiết pháp cố?

          ()云何當得如金剛。穿徹通達一切法故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được như kim cang, xuyên thấu, thông đạt hết thảy các pháp?)

 

          Nếu tâm địa có thể như hư không, đúng như lư, chân thật lựa chọn để hành tŕ, người ấy sẽ đi vào đá mà chẳng bị ngăn ngại, vào lửa chẳng bị đốt, vào nước chẳng ch́m, vào không trung chẳng rỗng rang, có thể dùng sức tự tại mà tùy ư vận dụng Tứ Đại. Cho nên “đương đắc như kim cang” (sẽ được như kim cang). Tôi nghe người hành Ban Châu trước kia đă nói: “Trong một trạng thái nào đó, thân thể người ấy có thể tự do, hoặc di động tự do, hoặc tự do vượt qua các chướng ngại”. Đương nhiên những lời ấy có đôi chút lạ lùng, chẳng thích hợp lắm, nhưng quả thật là có những bậc thiện xảo như thế đó!

          “Đương đắc như kim cang, xuyên triệt, thông đạt nhất thiết pháp cố” (sẽ được như kim cang, xuyên thấu, thông đạt hết thảy các pháp), tức là đối với hết thảy thức xứ và vô thức xứ, đều có sức tự tại. Đấy là dần dần thành tựu. Nói theo bổn tánh, nói theo sự tướng, nói theo sự chứng đạo nơi đạo nghiệp, thoạt đầu, các vị cư sĩ tại chùa Bảo An (tại Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh) hành Ban Châu, lúc ấy, tôi nẩy sanh ḷng băn khoăn, sợ họ sẽ hoảng hốt vượt tường chạy mất, cho nên kết giới. Trước kia, trong số các vị thiện tri thức tŕ giới siêng ṛng, tỉ mỉ khác, khi tu hành pháp này, đă từng phát sanh chuyện ấy. Một ư niệm có thể vượt ra ngoài mấy trăm dặm, mấy ngàn dặm, vượt ra khỏi quốc độ, vượt ra ngoài thế giới. Chuyện này chẳng phải là dọa người đâu nhé, quư vị phải cẩn thận. Phật pháp cách biệt chúng ta chẳng xa, nhưng cũng lại cách biệt chẳng gần. V́ sao vậy? Nếu chẳng thanh tịnh, chẳng tế nhị, chẳng chân thật, chúng ta sẽ chẳng làm được.

          Rất nhiều người hành Ban Châu, như các vị đại thiện xảo từ xưa, đều đă đích thân chứng đắc pháp tắc như vậy. Như Trí Giả đại sư là vị thật sự thành tựu Ban Châu tam-muội, lại như Viễn Công đại sư (tổ Huệ Viễn), lịch sử đều có ghi chép. Lại như Thừa Viễn đại sư, Thiện Đạo đại sư đều thành tựu thâm nhập pháp Ban Châu. Lại như Đạo Tuyên luật sư, khi Ngài hành Ban Châu, có vị trời đến trực tiếp cúng dường, đến tán thán, đến cúng răng Phật cho Ngài. Vậy th́ chúng ta có xa cách pháp này hay không? Nếu chẳng thật sự phát thệ nguyện, vẫn bị tập khí nghiệp chướng, thế tục, tham, sân, si, mạn, nghi lôi kéo, khống chế, vậy th́ chúng ta vẫn đúng là chẳng có duyên! Nếu chúng ta tự ḿnh buông xuống những thứ ấy, th́ mới là có duyên với pháp này. Nếu chẳng buông xuống, tức là chẳng có cơ duyên và cơ chế này. Chư vị thiện tri thức! Đấy chẳng phải là lời nói tùy tiện, pháp tắc này nói như thế đó, được ghi chép như thế đó, truyền đạt như thế đó!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như Tu Di sơn, bất khả động dao cố?

          ()云何當得如須彌山。不可動搖故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được như núi Tu Di, chẳng thể lay động?)

         

          Núi Tu Di là chỉ dấu của một tiểu thế giới. Hai vầng nhật nguyệt là tướng sáng của một tiểu thế giới. Núi Tu Di là tướng an trụ. Bốn biển nước thơm lớn là tướng của sự sống. Các tướng ấy đại diện cho một thế giới. Núi Tu Di là rốt ráo an ổn. Nếu núi Tu Di lay động, thế giới sẽ bị hư hoại.         “Vân hà đương đắc như Tu Di sơn, bất khả động dao” (Như thế nào th́ sẽ được như núi Tu Di, chẳng thể lay động) chính là nói tới đạo đức, trí huệ, thiện xảo, phương tiện, và chọn lựa đều giống như núi Tu Di. Nếu chúng ta lựa chọn dựa trên chánh tri kiến, tâm trí quyết định như núi Tu Di; đạo đức và pháp ích cũng như núi Tu Di, th́ sẽ lợi ích thế gian, làm chỗ nương tựa cho thế gian cũng như núi Tu Di, khiến cho hữu t́nh trong một thế giới được an lạc, khiến cho hữu t́nh trong nhiều thế giới được an lạc, được nương cậy. Cho nên chẳng thể nghiêng ngả, lay động. Người trong thế gian hiện thời khổ sở v́ bị bức bách bởi dao động, thay đổi, chọn lựa, được mất!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như môn khổn, nhất thiết chánh trụ cố.

          ()云何當得如門閫。一切正住故。
          (Kinh: Làm thế nào để sẽ được như ngạch cửa, hết thảy chánh trụ?)

 

          Trong thứ tự hành tŕ của một pháp tắc, luôn có những tiêu chí, giống như tiến vào một cánh cửa sẽ có bảng chỉ dẫn cho biết sẽ tiến vào một gian pḥng nào. Hành Ban Châu cũng có các dấu hiệu, có nhân tam-muội, có quả tam-muội, có thứ tự tam-muội. Như trong Phật Thuyết Ban Châu Tam Muội Kinh đă có thứ tự rất rơ ràng: Ấm cảnh hiện tiền, chẳng nhiễm đắm mà lướt qua. Cảnh quang minh hiện tiền, không đắm nhiễm lướt qua. Cảnh trang nghiêm hiện tiền, chẳng đắm nhiễm lướt qua. Chư Phật đă hiện tiền, bèn thanh tịnh hỏi pháp; sau đó không đắm nhiễm mà lướt qua. Tự tánh lưu lộ, chẳng đến, chẳng đi. Tự tánh rốt ráo thanh tịnh chiếu kiến, hiểu rơ tự tánh để chọn lựa. Pháp tắc ấy “như môn khổn”, [vượt qua] một tầng cửa, hai tầng cửa, ba tầng cửa, bốn tầng cửa, quư vị tiến vào nhà trong rồi tới hậu viện. Mỗi chỗ đều biết. V́ sao nói như vậy? V́ khiến cho quư vị chánh an trụ, chẳng bị mê hoặc, phiền loạn. Chẳng hạn như một ngôi chùa chia ra rất nhiều chỗ, quư vị đi qua một cửa, sẽ tới một điện đường. Lại vượt qua một cửa nữa, vào trong một ṭa viện. Quư vị sẽ hiểu rất rơ ràng, có thể an trụ trong pháp tắc ấy! Lại chẳng hạn như quư vị tiến vào cái cửa này, sẽ đến nhà tôi; tiến vào cái cửa kia, sẽ là nhà của người khác. Đó là “môn khổn”, khiến cho hữu t́nh cảm nhận phân biệt rơ ràng họ đă tiến nhập pháp tắc nào.

          Trong Tứ Hướng Tứ Quả của Thanh Văn Thừa, hướng vị và quả vị có sai biệt. Hướng vị là c̣n chưa chọn lựa, giống như chẳng bước vào cửa. Quả vị là đă vào trong cửa, an trụ trên pháp ṭa, chân thật chẳng dối, chẳng lay, chẳng động! Hành Ban Châu cũng giống như thế, thứ tự rất rơ ràng. Có người nói chính họ đă hành Ban Châu đến mức độ nào; thật ra, chẳng cần phải nói, biểu hiện của quư vị đă dọn sẵn ra đó! Tôi thấy có mấy vị cư sĩ hành Ban Châu, tôi rất tán thán họ, tán thán điều ǵ? Bọn họ đă hành Ban Châu, hành một lần bèn có một lượt biến hóa, người nhẹ nhàng, thong dong. Hành một lần Ban Châu, lời ác bớt đi! Hành Ban Châu một lần, cái tâm phiền bực nóng nẩy ít đi. Kinh hành Ban Châu một lần, trạng thái thân tâm đổi khác. Chúng ta không cần phải nói, cũng chẳng cần quan sát, họ biểu hiện ra như thế đó, rất an trụ, rất sáng suốt. Họ chẳng cần phải nói năng ǵ, người khác vẫn bị ảnh hưởng. Có người nói “ta như thế này, như thế nọ”; dẫu quư vị nói kiểu nào đi nữa, nhưng người khác nh́n vào sẽ thấy chẳng phải là như thế, sẽ cảm nhận chẳng phải là như thế, [biết ngay] nội dung thực chất của quư vị hoàn toàn chẳng phải là như vậy! Như thế th́ chẳng có ư nghĩa chi hết, chỉ có tánh chất cưỡng chấp, hư giả, chẳng tương ứng với pháp. Do vậy, hăy đúng như thật mà tự thọ dụng chân thật, chẳng hư dối. Chẳng cần phải kể lể, phô phang trong thế gian. Ví như mặt trời vừa mới mọc, tự nhiên có thể chiếu tỏ, có thể phá trừ tối tăm. Nhưng nếu chẳng có lợi ích chân thật, phải cậy vào lời lẽ [khoe khoang], sẽ hết sức bất tiện! Phần nhiều sẽ đọa vào vô kư, gây khó khăn, bức bách lẫn nhau. Trong lần tu hành pháp Ban Châu tại Thái Sơn, các vị cư sĩ sau khi trở về nhà đều có biến hóa rất lớn. Biến hóa như thế nào? Chính họ nhận biết, mà người chung quanh cũng đều trông thấy. Sự biến hóa ấy chính là vui sướng, nhẹ nhàng, thong dong, an lạc, Ngă Chấp dần dần mỏng ít. Hăy nên chú ư điểm này!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như miêu, cẩu, thú đẳng, tâm nghiệp thành tựu cố?

          ()云何當得如貓狗獸等。心業成就故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ như mèo, chó, các loài thú, tâm nghiệp thành tựu?)

 

          Đừng nên hiểu lầm điều này! Quư vị nói con người làm sao có thể giống như chó, mèo cho được? Chẳng phải vậy, [chánh kinh] có ư nói: Tâm nghiệp của chúng đă điều phục. Chúng ta nói mèo có tác dụng của mèo, chó có tác dụng của chó, tức là nghiệp của chúng đă thành thục, đă điều phục nhu thuận, ôn ḥa, thuận thảo, có bản chất tùng phục, dịu hiền như thế. Đây là nói tỷ dụ. “Tâm nghiệp thành tựu cố” (do tâm nghiệp đă thành tựu). Tâm nghiệp của những người đă [thật sự] hành Ban Châu cũng điều phục, mềm mỏng, ai nấy làm đúng bổn phận, thật sự là một nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc vô vi, nhất thiết chư pháp trung cố?

          ()云何當得無爲。一切諸法中故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ được vô vi trong hết thảy các pháp?)

 

          Chúng ta đều biết: Hết thảy các hữu t́nh đắm nhiễm thế gian đều coi trọng hữu vi, cũng tức là [luôn coi trọng] “hiệu quả là ǵ? Quư vị đạt được điều ǵ?” Chẳng coi vô vi là pháp tắc. Ở đây nói “đương đắc vô vi” (sẽ đắc vô vi), tức là vô sở đắc, diệu dụng vô cùng. Vô sở đắc lợi ích thế gian rộng lớn. Vô sở đắc tự lợi, lợi tha. Vô sở đắc, đích thân chứng các thứ pháp ích. Vô sở đắc trong hiện duyên. Vô sở đắc tức là trong hết thảy các pháp đều nên thủ hộ, thực hiện. Hành pháp Ban Châu Tam Muội mà nếu tâm có sở đắc, người ấy sẽ đọa lạc trong trạng thái kiêu mạn, giải đăi, buông lung, trầm luân; bất luận trong trạng thái nào, người ấy đều đă đọa vào giải đăi. Thật sự phải nên chú ư, phải nên quan sát điều này!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc như phi điểu, tùy ư nhi khứ?

          ()云何當得如飛鳥。隨意而去故。

          (Kinh: Như thế nào sẽ được như chim bay, tùy ư mà đi?)

         

          Tùy ư đến quốc độ ở phương khác. Tâm nghiệp, ư nghiệp, và thân nghiệp cũng đều như thế, giống như ngài Mục Kiền Liên. Các câu hỏi này đều nói theo thứ tự. Khởi đầu là nói theo tánh Không, các hiện duyên của tánh Không, cùng với các thành tựu do tu tập hiện duyên, tức là “xuyên triệt, thông đạt”. Tiếp đó là như núi Tu Di an trụ. Lại c̣n điều phục, mềm mỏng, tùy thuận như chó, mèo, kiến lập vô vi, được tự tại trong hết thảy các pháp. Tiếp đó là “đương đắc như phi điểu, tùy ư nhi khứ” (sẽ được như chim bay, tùy ư mà đi), tức là được như ư thông đạt thiện xảo, đến phương khác, xứ khác vô ngại, c̣n nhanh chóng hơn máy bay. Máy bay c̣n phải có phi trường, c̣n phải ấn định mấy giờ, mấy phút mới được cất cánh. Ở đây chẳng cần, hễ tiến nhập thiện xảo liền được thành tựu. Ban Châu Tam Muội chân thật đă thành lập, bèn có thể kiến lập sự thiện xảo này. Trong Hán truyền Phật giáo, từ xưa tới nay, các vị đại thiện tri thức dùng đủ mọi phương tiện, diệu dụng hiện duyên, nhưng chẳng tỏ lộ. Nếu tỏ lộ, sợ thế gian sẽ kinh hăi, [chê trách] là những điều quái dị, mê hoặc cơi đời. Trong Tạng truyền Phật giáo, có một số nơi ắt cần phải dùng [đến thần thông], tức là sử dụng thần thông nhiếp hóa trong Tứ Nhiếp Pháp.

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc thôi chiết kiêu mạn, như Chiên Đà La tử cố?

          ()云何當得催折驕慢。如旃陀羅子故。

          (Kinh: Làm thế nào để dẹp tan kiêu mạn như con của kẻ Chiên Đà La?)

 

          Trong bốn chủng tánh tại Ấn Độ, Chiên Đà La (Caṇḍāla) là chủng tánh thấp nhất, là chủng tánh hạ tiện nhất. Các đứa trẻ thuộc chủng tánh này sanh ra đều rất tự ty. V́ sao? Do chủng tánh thấp hèn, sanh ra đă là như thế, vốn phải biết thân biết phận. Chúng ta có thể dẹp tan, chế ngự cái tâm kiêu mạn của chính ḿnh như đứa trẻ thuộc chủng tánh Chiên Đà La ǵn giữ tâm trí khiêm hạ của chính ḿnh hay không? Hành Ban Châu, sẽ nhất định có thể dẹp tan, chế ngự cái tâm kiêu mạn của quư vị. Người thật sự hành Ban Châu mới biết hết thảy chấp trước, hết thảy ngă mạn, hết thảy ngă tướng, ngă kiến của chính ḿnh chắc chắn là ty tiện, đáng nên vứt bỏ, chẳng nên có, sẽ bị chiết phục. Do vậy, hữu t́nh ngă mạn ở nơi ấy chắc chắn sẽ bị chiết phục. Nếu chẳng bị chiết phục, sẽ xuất hiện vấn đề to lớn. Hiện thời, có người nói: “Quư vị có thấy quư vị là những người đang hành Ban Châu đều rất kiêu mạn”. Tôi nói chẳng phải vậy, kẻ đó chẳng phải là do hành Ban Châu mà kiêu mạn, khẳng định là do nghiệp tập của chính kẻ đó hiện ra, chứ không phải là do tu Ban Châu mà biểu lộ. V́ người hành Ban Châu, công đức điều phục nhu thuận, tâm trí điều ḥa, nhu thuận, thiện xảo điều ḥa, nhu thuận, hành vi tạo tác đều có tướng điều phục nhu thuận. Người càng có công đức, càng chẳng dám xằng bậy, ăn nói lớn lối. Kẻ ăn nói lớn lối sẽ phá hoại thế gian, gây thương tổn rất lớn!

 

          (Kinh) Vân hà đương đắc trụ A Lan Nhă, như chư thú, di hầu đẳng, bất nhạo thành ấp, tụ lạc, nhất thiết xuất gia, tại gia bất tương tham loạn cố?

          ()云何當得住阿蘭若。如諸獸獼猴等。不樂城邑聚落。一切出家在家不相參亂故。

          (Kinh: Như thế nào th́ sẽ đạt được trụ trong A Lan Nhă như các loài thú, khỉ vượn v.v… chẳng thích thành ấp, xóm làng, hết thảy xuất gia và tại gia chẳng thể tạp loạn?)

 

          V́ sao nói khỉ vượn chẳng thích thành ấp? Chúng ta đều biết, nếu đem khỉ vượn bỏ vào thành ấp, nhốt trong vườn bách thú (sở thú), chắc chắn sẽ có trói buộc. Khi chúng tôi đến Tân Đức Lư (New Delhi), thấy chung quanh thành phố Tân Đức Lư, kể cả trong thành thị đều có khỉ, v́ nơi ấy chúng quá tự do. Nhưng xét theo t́nh huống thông thường, loài khỉ, vượn sẽ chẳng thích vào trong thành ấp. Động vật và người chẳng tạp loạn. “Xuất gia, tại gia bất tương tham loạn” (xuất gia và tại gia chẳng xen tạp) rất thuận tiện. Nếu xen lẫn quá mức, như kẻ xuất gia thích la cà với hàng bạch y, phần nhiều sẽ bị trầm luân, đọa lạc, buông lung, thậm chí ăn nói nhảm nhí. Lại như kẻ tại gia, nếu chẳng kính ngưỡng pháp tắc của người xuất gia, chẳng thật sự thành thục nhân duyên xuất gia, cứ trà trộn với người xuất gia, phần nhiều sẽ sanh ra ngờ vực đối với xuất gia, nghi ngờ pháp. Đó là chẳng tương ứng.

          Người thật sự hành Ban Châu chẳng thấy lỗi của kẻ khác, chẳng xen tạp bừa băi, bởi pháp ấy là pháp tịch tĩnh, phần nhiều trụ trong chốn A Lan Nhă, ĺa khỏi hai chúng tự và tha. V́ sao trong đạo Ban Châu, [tốt nhất] là một người hành? Nếu mọi người cùng đi kinh hành, th́ phải niệm Phật tập thể, sẽ có sai biệt nhất định với pháp Ban Châu. Có người viết lách cho rằng: “Người đang hành Ban Châu hiện thời đều chẳng phải là tu pháp Ban Châu, chẳng qua là kinh hành niệm Phật đó thôi!” Nói theo kiểu như vậy th́ cũng được, nhưng có một điểm là nếu chúng ta chẳng sử dụng cái tâm phóng dật, mà dùng tâm tịch tĩnh, tâm hướng vọng mười phương chư Phật hiện tiền để thỉnh giáo, tâm muốn liễu sanh tử, đi kinh hành chẳng nghỉ ngơi, hành theo lời kinh dạy, th́ đó là Ban Châu. Chứng hay không chứng tam-muội là hai chuyện, hễ hành đúng như lời dạy th́ là người tu tập Ban Châu tam-muội. Nay chúng ta cực lực hành tŕ pháp Ban Châu trong một ngày một đêm, một ngày hai đêm, hoặc bảy ngày tám đêm, nhưng chẳng nói là “hành pháp Ban Châu tam-muội”, v́ hai chữ tam-muội là chứng hay không chứng, tương ứng hay chẳng tương ứng, chẳng thể bịa đặt được, chẳng thể nói xằng được, mà cũng chẳng thể cưỡng chấp chính ḿnh được! Có lúc có kẻ dối gạt người khác mà nói như thế, sẽ có thể gây ra thương tổn.

          “Bất nhạo thành ấp” (Chẳng ưa thích thành ấp): Vốn hành pháp Ban Châu là phải buông bỏ hết thảy th́ mới có thể thâm nhập. Trước kia, có mấy vị cư sĩ đến hành Ban Châu, tôi hay nói đùa: “Chẳng chứng tam-muội th́ đừng xuống núi”. Thật ra, chẳng phải là nói đùa! V́ đấy là sự chọn lựa rất trịnh trọng. Nếu không, quư vị cứ đi kinh hành lung tung, tâm trí chẳng tương ứng, cho nên chẳng thể thâm nhập pháp tắc. Người hiện thời v́ sao chẳng thể chứng đắc tam-muội? Do tâm trí chẳng thể chọn lựa. Nói chung là vẫn chừa cái đuôi lại! Cái đuôi ǵ vậy? Có thể hành, có thể chẳng hành! Hoặc là hành, hoặc chẳng hành. Vậy là chẳng tương ứng với pháp tắc này, đó là tạp loạn. Pháp thành ấp và pháp A Lan Nhă chẳng thể xen tạp lẫn lộn được, pháp xuất gia và pháp tại gia chẳng thể tạp loạn được, cũng có nghĩa là nhất định phải lựa chọn rơ ràng!

          Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Kinh giảng kư phần 1 hết

 



[1] Chùa này có tên gọi đầy đủ là Hoa Thủ Phóng Quang Tự, ở núi Kê Túc, thành phố Đại Lư, tỉnh Vân Nam. Chùa Phóng Quang ở ngay dưới chân Hoa Thủ Môn (nơi tương truyền là cửa vào hang ngồi Thiền của tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, đă trao y ca-sa cho ngài Ma Ha Ca Diếp lưu giữ để giao lại cho Phật Di Lặc. Sau khi trà-tỳ di thể của đức Phật và kết tập Tam Tạng xong, ngài Ca Diếp đă phó pháp cho tôn giả A Nan rồi vào hang đá tại núi Kê Túc nhập Định). Chùa này do thiền sư Vô Cùng khai sơn trong niên hiệu Gia Tĩnh nhà Minh, sau đó, cư sĩ Lư Nguyên Dương xuất tiền xây dựng thành một đạo tràng lớn. Tới cuối đời Thanh, do chiến tranh loạn lạc, chùa hoang tàn đổ nát thành vùng đất cỏ tranh gai góc. Năm 1997, pháp sư Từ Pháp dẫn năm vị Tăng đến đây dọn dẹp gai góc trên nền cũ, dựng lều tranh, trùng kiến chùa Phóng Quang, biến thành một đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ.  

[2] Tuy có bảy bản dịch, nhưng chỉ có hai bản dịch hoàn chỉnh một bản dịch thất truyền. Theo mục lục kinh điển hiện thời, hăy c̣n giữ lại được các bản sau:

1. Phật Thuyết Ban Châu Tam Muội Kinh (c̣n gọi là Thập Phương Hiện Tại Phật Tất Tại Tiền Lập Định Kinh), do các vị Trúc Sóc Phật và Chi Lâu Ca Sấm dịch vào năm Quang Ḥa thứ hai (179) thời Hán Linh Đế, thị giả Mạnh Phước và Trương Liên làm bút thọ.

2. Đại Tập Hiền Hộ Phần (c̣n gọi là Hiền Hộ Bồ Tát Kinh) do ngài Xà Na Quật Đa và Cấp Đa dịch vào Khai Hoàng thứ tư (594) nhà Tùy tại chùa Đại Hưng Thiện, các vị như sa-môn Minh Phân v.v… làm bút thọ.

3. Ban Châu Tam Muội Kinh gồm một quyển, cũng do ngài Chi Lâu Ca Sấm dịch (theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục), nhưng có thuyết nói là do ngài Trúc Pháp Hộ dịch. Bản này là bản dịch khác của bản đầu tiên, nhưng tàn khuyết.

4. Bạt Bà Bồ Tát Kinh (c̣n gọi là Bạt Bả Đa Bồ Tát Kinh), không rơ tên người dịch, chỉ gồm bốn phẩm đầu của kinh Ban Châu Tam Muội.

5. Ban Châu Tam Muội Kinh do Trúc Pháp Hộ dịch, bị tàn khuyết.

6. Ban Châu Tam Muội Niệm Phật Chương Kinh một quyển, chỉ là bản dịch khác của phẩm Hành trong kinh Ban Châu Tam Muội, không rơ tên người dịch.

[3] Tích Sa Tạng là Đại Tạng Kinh được khắc vào cuối đời Nam Tống tại Diên Thánh Viện thuộc Tích Sa châu, phủ B́nh Giang (nay khu Ngô Trung thuộc tỉnh Giang Tô). Các nhà nghiên cứu ước đoán tạng kinh này được bắt đầu khắc ván trong niên hiệu Bảo Khánh (1225-1227) thời Tống Lư Tông, nhưng măi cho đến năm Chí Trị (1322) đời Nguyên Anh Tông mới hoàn tất, gồm 1.532 bản kinh.

Long Tạng là Càn Long Đại Tạng Kinh, c̣n gọi là Thanh Tạng, do triều đ́nh nhà Thanh chủ tŕ khắc in vào năm Ung Chánh 13 (1735). Tạng kinh này do các vị Ḥa Thạc Trang Thân Vương Doăn Lộc, Ḥa Thạc Ḥa Thân Vương Hoằng Thư, và trụ tŕ chùa Hiền Lương là pháp sư Siêu Thịnh chủ tŕ biên tập, giảo chánh. Măi cho đến năm Càn Long thứ ba (1738) mới xong, gồm 1.669 bộ kinh, chia thành 7.168 quyển. Tạng kinh này chủ yếu dựa theo Vĩnh Lạc Bắc Tạng đời Minh. Hiện thời, tạng kinh này được sử dụng phổ biến tại Trung Hoa hơn Đại Chánh Tạng. Đại Tạng Kinh do ḥa thượng Tịnh Không ấn hành và biếu tặng các trường đại học, viện nghiên cứu, tự viện các nơi trên thế giới đều là Long Tạng.

Tần Già Tạng là Đại Tạng Kinh được in vào cuối đời Thanh đầu thời Dân Quốc do Tần Già Tinh Xá ấn hành, xuất bản vào năm Tuyên Thống nguyên niên (1919), gồm 1.916 bộ kinh, chia thành 413 tập. Tạng kinh này dựa theo bản in của Hoằng Giáo Tạng của Nhật Bản, đối chiếu với các bản Tư Phước Tạng, Phổ Ninh Tạng, Gia Hưng Tạng, Long Tạng, và Cao Ly Tạng, nhưng lược bỏ các trước tác của người Nhật. Tạng kinh này có khuyết điểm giảo chánh không tinh tường, bị sai ngoa nhiều chỗ, cho nên chỉ có giá trị tham khảo, không được phổ biến rộng răi.

Tự Tạng chính là Vạn Chánh Tạng Kinh (tên gọi đầy đủ là Đại Nhật Bản Giảo Đính Huấn Điểm Đại Tạng Kinh), c̣n gọi là Nhật Bản Tàng Kinh Thư Viện Đại Tạng Kinh, hay Vạn Đại Tạng Kinh, do Đông Đô Tàng Kinh Thư Viện biên tập và ấn hành từ năm 1902-1905, gồm 1.625 bộ kinh được tuyển chọn trên cơ sở Cao Ly Tạng và Vĩnh Lạc Bắc Tạng. Về sau, các vị chủ biên của tạng kinh này như Tiền Điền Huệ Vân (Maeda Eun) và Trung Dă Đạt Huệ (Nakano Tatsue) lại sưu tập các bộ kinh sách và trước tác chưa được thâu nhập vào Vạn Chánh Tạng, tạo thành bộ Vạn Tự Tục Tạng Kinh.

Đại Chánh Tạng có tên gọi đầy đủ là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Cao Nam Thuận Thứ Lang (Takakusu Junjiro) và Độ Biên Hải Húc (Watanabe Kaikyoku) chủ biên, Tiểu Dă Huyền Diệu (Ono Genmyō) giảo khám từ năm 1924 đến năm 1934 mới hoàn thành. Tạng kinh này được coi là Đại Tạng Kinh đầy đủ nhất v́ đă dựa trên nhiều bản Đại Tạng trước đó như Thục Tạng, Cao Ly Tạng, Liêu Tạng, Khiết Đan Tạng, Hồ Châu Tạng, Phổ Ninh Tạng, Kính Sơn Tạng v.v… chia thành 100 tập, bao gồm 5.320 bộ kinh sách, cũng như có nhiều trước tác của Nhật Bản mà các tạng kinh khác không có. Tuy thế, các vị giảng sư Trung Hoa thường chê cách chấm câu trong tạng kinh này không hợp lư, cũng như có một số bản kinh bị lược bớt một số chi tiết, và nhất là Đại Chánh Tạng có khá nhiều trước tác của người Nhật chứa đựng quan điểm thiên kiến, đả kích tông phái nặng nề của Nhật Liên Tông.

Chúng tôi không t́m được thông tin về Trung Hoa Tạng.

[4] Ư nói theo thứ tự tu tập các pháp môn tự lực.

[5] Hằng Dương Am là hạ viện của chùa Hoa Thủ Phóng Quang tại núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam. Hiện thời, Hằng Dương Am thường được gọi là Hoa Thủ Phóng Quang Tự Tịnh Độ Viện. Vị trí ở trên núi Kê Túc cao hơn mặt biển khoảng 2.400 m. Hằng Dương Am là đạo tràng Ban Châu, chúng thường trụ luân phiên hành pháp Ban Châu suốt ngày đêm, thủ hộ suốt năm liên tục chẳng đoạn. Cho tới thời gian giảng kinh lần này, tức tháng Tám năm 2006, chúng thường trụ trong đạo tràng đă tu hành pháp này một năm rưỡi chẳng gián đoạn (chú thích của người biên tập lời giảng).

[6] Đại Tập Bộ là danh xưng được đặt ra bởi sách Khai Nguyên Thích Giáo Lục để chỉ các kinh không thuộc hệ thống A Hàm, Hoa Nghiêm, Bát Nhă, và Pháp Hoa. Trong bộ Duyệt Tạng Tri Tân, ngài Ngẫu Ích đổi thành danh xưng Phương Đẳng Bộ. Đại Tập Bộ bao gồm hai bộ kinh lớn là Đại Tập Kinh và kinh Đại Bảo Tích, cũng như các kinh nhỏ khác như kinh Đại Ai, kinh Bảo Nữ Sở Vấn, kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, kinh Bảo Tinh Đà La Ni, kinh Đại Tập Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn, kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân… Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh lại tách các kinh thuộc loại này thành ra hai bộ là Bảo Tích Bộ và Đại Tập Bộ.

[7] Đại Tập Kinh (Mahāsaṃnipāta Sūtra) c̣n gọi là Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh, bao gồm nhiều bộ kinh nhỏ. Mỗi bộ kinh ấy được gọi là Phần, như bản kinh chúng ta đang học được gọi là Hiền Hộ Phần. Nội dung của kinh Đại Tập rất rộng, lấy Trung Quán và Thật Tướng làm tông chỉ. Kinh này gồm sáu mươi quyển. Theo ngài Xà Na Quật Đa, nguyên bản tiếng Phạn có đến mười vạn bài kệ (một kệ là bốn câu không phân biệt dài ngắn), nếu dịch ra toàn bộ, sẽ thành ba trăm quyển. Bản đầu tiên của Đại Tập Kinh là ngài Đàm Vô Sấm (Dharmarasksha) mang đến Tây Kinh Châu dưới thời Tấn An Đế, được Hà Tây Vương là Thư Cừ Mông Tốn dịch sang tiếng Hán, gồm hai mươi chín quyển. Sau đó, ngài Na Liên Đề Da Xá (Narendrayaśas) dịch thêm hai bộ Nguyệt Tạng Kinh (mười hai quyển) và Nhật Tạng Kinh (mười lăm quyển). Sau đó, lại có các vị Đạt Ma Cấp Đa dịch thêm Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội Phần, ngài Xà Na Quật Đa dịch Hiền Hộ Phần, Ban Châu Tam Muội Kinh, Đại Tập Thí Dụ Vương Kinh, Hư Không Dựng Bồ Tát Kinh, ngài Huyền Trang dịch Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân Kinh, ngài Bất Không dịch Bách Thiên Tụng Đại Tập Kinh Địa Tạng Bồ Tát Thỉnh Vấn Pháp Thân Tán v.v…

[8] Tùy là triều đại tiếp sau thời Nam Bắc Triều, do Tùy Văn Đế (Dương Kiên) sáng lập, tồn tại từ năm 581-605, truyền được hai đời vua, kinh đô là Trường An. Danh xưng của triều đại là do cha của Dương Kiên là Dương Trung từng được nhà Bắc Châu phong là Tùy Quốc Công. Dương Kiên được tập ấm, về sau, được sắc phong thành Tùy Vương, cai quản mười hai quận. Tuy tồn tại không lâu, nhà Tùy đă có công thống nhất Trung Hoa sau một thời gian dài bị phân hóa do Ngũ Hồ (năm sắc dân du mục ở phía Bắc và phía Tây Trung Hoa) xâm lấn Trung Nguyên, lập ra nhiều triều đại (tức thời Nam Bắc Triều), liên tục gây chiến, tiêu diệt lẫn nhau. Nhà Tùy đă có những cải cách nâng cao sản lượng nông nghiệp, hoàn thành hệ thống quản trị, thống nhất đúc tiền, tích cực hộ pháp cho Phật pháp, phát triển hệ thống kinh đào khiến cho giao thông thuận tiện hơn. Tuy vậy, do tánh hiếu chiến, Tùy Dượng Đế đă liên tục mở các chiến dịch tốn kém để tấn công Cao Câu Ly (Goguryeo) khiến quốc khố trống rỗng, thuế má nặng nề, dẫn đến các cuộc bạo loạn, tướng lănh quân phiệt cát cứ, gây nên sự sụp đổ của nhà Tùy. Tùy Dượng Đế bị quyền thần Vũ Văn Hóa Cập bức tử, lập ra nhà Bắc Châu, mở ra một thời kỳ loạn lạc măi cho đến khi Lư Thế Dân dẹp tan các phe phái, thống nhất Trung Hoa vào năm 626, mở ra thời thịnh trị của nhà Đường.  

[9] Nam Chiếu là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 738 đến năm 902, gồm hai sắc dân chủ yếu là Ô Man (người Di, hoặc c̣n gọi là Lolo, hay Nuosuo. Sắc dân này có một số sống tại miền thượng du Bắc Việt, tự xưng là người Lô Lô) và Bạch Man (Baipho). Vương quốc này do thủ lănh của chiếu Mông Xá là B́ La Các (Khun Borom Rachathirath) sáng lập (Chiếu là danh xưng của một bộ tộc. Thời ấy, họ bao gồm các bộ tộc Mông Xá, Mông Huề, Lăng Khung, Thi Lăng, Việt Tích v.v…), kinh đô là thành Thái Ḥa (tức thành phố Đại Lư hiện thời). Thời cực thịnh vương quốc này bao gồm toàn bộ tỉnh Vân Nam, miền Nam Tứ Xuyên, khu vực Tây Nam của Quư Châu, vùng Đông Nam của Tây Tạng, miền Bắc Miến Điện, Bắc Lào, và một phần Bắc Thái Lan cũng như một số vùng đất thuộc biên giới Việt Nam. Tới năm 902, Trịnh Măi Tự xưng đế, diệt Nam Chiếu, lập ra nước Đại Trường Ḥa. Sau đó, Đại Trường Ḥa lại bị  Đông Châu Tiết Độ Sứ Dương Can Trinh (có sách viết là Dương Can Chân) diệt quốc, tôn Triệu Thiện Chánh làm hoàng đế, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm sau, Dương Can Trinh phế Triệu Thiện Chánh, tự xưng đế đổi quốc hiệu là Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, Thông Hải Tiết Độ Sứ Đoàn Tư B́nh soán ngôi, đổi quốc hiệu là Đại (Dablit Guaif). Đại Lư rất cường thịnh cho đến đời Đoàn Hưng Trí th́ Đại Lư diệt vong sau khi tướng Mông Cổ là Ngột Lương Cáp Đài (Uriyanqadai, có khi phiên âm là Ngột Lương Hợp Thai) bắt sống Đoàn Hưng Trí. Dân Nam Chiếu thiện chiến, đă ba lần gây chiến tranh có quy mô lớn với nhà Đường.

[10] Ở đây, pháp sư Từ Pháp nhầm lẫn, Ma Yết Đà (Maghada, Ma Kiệt Đà, Ma Già Đà) là một trong mười sáu đại quốc thời đức Phật, nằm ở Bắc Ấn (vùng Bihar ngày nay) bao gồm các khu Patna, Jehanabad, Nalanda, Aurangabad, Arwal, Nawada và Gaya của Bihar, hoàn toàn không liên quan ǵ đến địa bàn của Nam Chiếu.

[11] Người Dai (c̣n gọi là Thái Tộc) là sắc dân thiểu số, chủ yếu sống tại tỉnh Vân Nam, có liên hệ huyết thống rất gần với người Thái tại Lào và Thái Lan, bao gồm nhiều sắc dân như Thái Lặc (Tây Song Bản Nạp, Sibsongpanna), Thái Na (Tai Nua), Thái Đảm (Tai Dam), Thái Bằng (Tay Pong), Thái Đoan (Tai Khao), Thái Nhă (Tai Ya), Thái Hữu (Tai Yo). Họ theo đạo Phật Nam Truyền và chia sẻ rất nhiều đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ với người Thái tại Thái Lan và Lào.

[12] Ca Lan Đà Trúc Viên Tinh Xá (Kalaṇḍaka Veṇu-vana, Kāraṇḍa-veṇūvana), c̣n dịch là Trúc Lâm Tinh Xá, hoặc Đại Lâm Tinh Xá, chính là khu rừng trúc do trưởng giả Ca Lan Đà nước Vương Xá (Rājagṛiha) hiến cúng. Đây là tinh xá đầu tiên được dâng cúng cho tăng đoàn của đức Phật. Vương Xá là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Ma Yết Đà, Ma Già Đà, Magadha), nay là thành phố Rajgir. Thời cổ, đại tự viện Nalanda đặt ở đây.

[13] Đây là một vị trưởng lăo rất được tôn trọng của Nam Truyền Phật giáo, Ngài có pháp danh là Ñāṇasaṃvara, thường được người Thái Lan gọi là Khruba Bonchum, hay Phra Khuva Boonchum. Ngài theo truyền thống tăng lữ hành Thiền trong rừng (Kammaṭṭhāna, thường gọi là Thai Forest Tradition, sáng lập bởi trưởng lăo Ajahn Mun Bdhuridatto vào năm 1900). Ngài thuộc sắc tộc Shan, sanh năm 1965 tại Mae Kham thuộc tỉnh Chiang Rai. Ngài từng được mời tới thuyết pháp cho người Dai tại Vân Nam, nên pháp sư Từ Pháp có dịp gặp gỡ.

[14] Trước khi kết tập kinh điển lần thứ nhất, tôn giả Ma Ha Ca Diếp quở ngài A Nan đă phạm tám điều lầm lỗi:

1. Thỉnh Phật cho phép nữ chúng xuất gia, khiến thời kỳ Chánh Pháp bị giảm mất năm trăm năm.

2. Dẫu đức Thế Tôn đă nói bậc tinh tấn có bốn thần túc sẽ có thể trụ thế từ một kiếp đến nhiều kiếp, A Nan chưa hề thỉnh Phật trụ thế, đừng nhập Niết Bàn.

3. Được Phật sai làm thị giả mà thoạt đầu từ chối.

4. A Nan đă từng vô ư đạp lên pháp y của đức Phật (có bản chép như Thập Tụng Luật chép là khi may y cho đức Phật, Ngài đă đạp lên y để dùng dao xén mép y cho dễ, có bản chép là khi giặt y).

5. Trên đường đến rừng Sa La Song Thụ, đức Phật sanh bệnh, muốn uống nước, A Nan thoái thác chẳng múc nước (có bản chép là Ngài múc nước đục v́ không t́m được nguồn nước trong).

6. Khi đức Thế Tôn giảng về các giới vụn vặt, A Nan chẳng thưa hỏi cặn kẽ để người đời sau biết rơ chi tiết khai, giá, tŕ, phạm như thế nào.

7. A Nan đă cho nữ chúng thấy thân tử kim của đức Phật sau khi Ngài nhập diệt, khiến họ khóc lóc, nước mắt, nước mũi rơi xuống làm bẩn chân đức Phật.

8. Vẫn c̣n có phiền năo, chưa chứng quả A La Hán.

V́ phạm tám lỗi ấy, và chưa phải là A La Hán, A Nan không đủ tư cách kết tập kinh điển, nhưng kết tập lại không thể thiếu ngài A Nan. V́ thế, ngài A Nan đă cực lực sám hối và dốc sức chứng quả A La Hán ngay đêm trước ngày kết tập.

[15] Do sợ thân thể có mùi hôi sẽ khiến cho thầy khó chịu.

[16] Cách Mạng Văn Hóa, gọi tắt là Văn Cách, là một phong trào chánh trị do chính quyền Hoa Lục phát động từ ngày 16 tháng Năm 1966 cho đến ngày 6 tháng 10 năm 1976 mới chấm dứt. Nhằm đập tan những thế lực và tư tưởng chống đối Mao Trạch Đông cai trị Trung Hoa theo đường lối sắt máu và điên rồ của Stalin, nhất là sau các kế hoạch ngũ niên và đại nhảy vọt liên tiếp thất bại của họ Mao, khiến cho kinh tế Hoa Lục tŕ trệ, dân chúng mất niềm tin, ngay cả các cộng sự thân tín của Mao như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu B́nh… đều bất đồng ư kiến với họ Mao. Mao Trạch Đông đă kết tội các thế lực chống đối là tuân theo đường lối xét lại của Khrushchev, có âm mưu khôi phục chủ nghĩa tư bản. Dựa vào các cáo buộc ấy, Mao Trạch Đông phát động cuộc cách mạng này. Dùng tuyển tập Sách Đỏ (Hồng Bảo Thư) của Mao như một loại kinh thánh, bè lũ tay chân của Mao đả đảo những tư tưởng truyền thống, sách động những kẻ cơ hội kết đoàn thành Hồng Vệ Binh tấn công vào hàng ngũ trí thức. Toàn thể nhân dân Hoa Lục mỗi ngày nghe kẻng đều vội vă lao ra khỏi nhà, cầm sách đỏ lớn tiếng đọc liên thanh để khỏi bị kết tội là phản động.  Các trường trung học và đại học bị đóng cửa, các nhà máy tŕ trệ và công nhân chia thành phe phái đấu tố lẫn nhau. Các bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, văn nghệ sĩ, các tầng lớp trí thức bị bắt đi lao động khổ sai, lăng nhục, đấu tố, đập phá chùa chiền, miếu mạo, các cơ sở tôn giáo, các di tích lịch sử, tăng lữ, tu sĩ bị đi tù, hay đuổi khỏi chùa, miếu, đạo quán, giáo đường. Hàng triệu người bị kết tội thuộc phe cánh hữu, theo phe xét lại đă chết v́ bị hành hạ, tra tấn, hay chịu không nổi phải tự tử. Các lănh tụ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, nguyên soái La Thụy Anh, Đặng Tiểu B́nh, Bành Chân, Lục Định Nhất… đều bị tù đày, lăng nhục. Trong cách mạng Văn Hóa, Diêu Văn Nguyên, Lâm Bưu, Giang Thanh (vợ Mao Trạch Đông), Trương Xuân Kiều là những tên tay sai đắc lực trong việc đàn áp phe đối lập. Lợi dụng sự nhiệt t́nh của các tầng lớp nghèo khổ và bọn thanh niên mới lớn, họ Mao đă xúi giục họ mở các cuộc vũ đấu (đấu tranh bằng bạo lực) để nghiền nát những ai bị quy kết là phản cách mạng hay có tư tưởng tiểu tư sản, dẫn đến các vụ tàn sát trên quy mô lớn đẫm máu như tháng Tám đỏ tại Bắc Kinh, vụ tàn sát tại Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Hồ Nam. Không có con số chính xác về các nạn nhân, nhưng các nhà sử học ước tính, số người chết có thể lên đến 20 triệu người, kinh tế Hoa Lục bị thiệt hại nặng nề, nhiều người bị tù đày, thương tật, rất nhiều vật phẩm di tích văn hóa bị hủy hoại không thể khôi phục.

[17] Tỳ Da Ly c̣n được phiên âm là Tỳ Xá Ly, Phệ Xá Ly, hoặc dịch nghĩa là Quảng Nghiêm Thành, ở phía Bắc thành phố Patna hiện thời. Đây là kinh đô của nước Bạt Kỳ (Vajji) thuộc bộ tộc Licchavi (Ly Xa). Nơi này ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong Phật giáo: Sau khi vượt hoàng cung xuất gia, đức Phật t́m đến đây học đạo với Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputtra). Sau khi đắc đạo, Ngài thường giảng kinh tại đây, chẳng hạn kinh Dược Sư được nói thành Quảng Nghiêm tức là nơi này. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề cũng được đức Phật chấp thuận cho xuất gia tại đây. Mùa An Cư kết hạ cuối cùng cũng tại thành Tỳ Xá Ly trước khi đức Phật tuyên bố Ngài sẽ nhập Niết Bàn. Các Ly Xa Tử theo Ngài măi đến rừng Câu Thi Na, đức Phật bèn lưu lại b́nh bát khất thực cho dân chúng thành này. Đây cũng là trụ xứ của một vị tại gia Bồ Tát nổi danh là ngài Duy Ma Cật. Tại đây c̣n có trụ đá của vua A Dục và cũng là nơi các vị đại A La Hán nhóm họp để kết tập kinh tạng lần thứ hai vào năm 383 trước Công Nguyên.

[18] Chiêm Bà (Campa, Champapuri) là kinh đô của nước Ương Già (Aṅga), một trong mười sáu đại quốc thời ấy, hiện thời thuộc quận Bhagalpur của tiểu bang Bihar, Ấn Độ.

[19] Ở đây, chúng tôi dịch từ ngữ “trưởng giả tử” tuân theo cách giải thích của ngài Linh Thừa trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Khoa Chú. Theo đó, ngài Linh Thừa nói chữ Tử sau “trưởng giả” chỉ có ư nghĩa tôn trọng như ta nói Khổng Tử, Lăo Tử v.v…

[20] Hữu Đảnh là tên gọi khác của Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṣṭha, A Ca Ni Trá Thiên), tức tầng trời cao nhất trong Sắc Giới.

[21] Có thể tạm hiểu “tiêu quy tự tánh” là vượt khỏi các chấp trước, thấy rơ các pháp hư huyễn, t́m ra được bản chất của chúng (thấy được tự tánh).

[22] Quẻ Địa Sơn Khiêm bao gồm quẻ Khôn (ba vạch đứt) chồng lên quẻ Cấn (một vạch liền trên hai vạch đứt). Trong lời giải thích của kinh Dịch đối với mỗi Hào (mỗi vạch của quẻ này) đều là ư nghĩa tốt lành, nên nói là “lục hào giai kỳ” (sáu hào đều tốt lành). Lời giảng chung là: “Khiêm, hanh, quân tử hữu chung. Tượng viết: Địa trung hữu sơn, khiêm, quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật b́nh thí”. Câu này được chú giải như sau: “Quẻ Khiêm, thông thuận, tốt lành, gieo được quẻ này, bậc quân tử sẽ có thành tựu. Lời Tượng Từ giảng: Quẻ này biểu thị trong đất có núi, trong cao ngoài thấp, ở địa vị cao mà chẳng kiêu ngạo. Bậc quân tử nh́n vào quẻ tượng này, luôn giữ đức khiêm cung, lấy chỗ dư dật bù đắp chỗ thiếu sót, cân nhắc tài vật nhiều ít để ban bố công bằng”.

[23] Chín loại tỷ dụ về Như Lai Tạng như sau: Tỷ dụ trong hoa héo có Phật, tỷ dụ về mật ong nơi cây mọc trên vách đá, tỷ dụ về chất cốt lơi trong vỏ bọc cứng chắc, tỷ dụ về vàng ṛng ẩn trong thứ bất tịnh, tỷ dụ về kho báu giấu trong nhà nghèo cùng, tỷ dụ về hạt quả Am Ma La, tỷ dụ về tượng vàng ẩn trong đồ vật tầm thường, tỷ dụ người con gái nghèo mang thai đứa con quư hiển, tỷ dụ về tượng vàng c̣n nằm trong khuôn.

[24] Thần Ngă (Puruṣa) là quan điểm phát xuất từ kinh Vệ Đà, cho rằng trong vũ trụ có một cái Tự Ngă trọn khắp, là bản thể của vũ trụ, là nguyên lư phổ quát. Phái Số Luận cho rằng Thần Ngă bất động, thanh tịnh, bất biến, vĩnh hằng, khi nó kết nối với vật chất, sẽ sanh ra sự sống. Nó c̣n được gọi là Đại Ngă. Từ Đại Ngă mà sanh ra các tiểu ngă, tức linh hồn của mỗi cá nhân. Quan điểm này khá giống như quan điểm trong Đạo Giáo và các nhóm tôn giáo theo quan điểm tam giáo đồng nguyên, cho rằng Thần Ngă là chân tánh của Thượng Đế, mỗi cá nhân là một điểm linh quang của Thượng Đế, phải tu tập để quy vị trở về với linh quang.

[25] Trí Nghiễm đại sư (602-668) là tổ thứ hai của tông Hoa Nghiêm, sống vào thời Tùy - Đường. Ngài họ Triệu, quê ở huyện Tần An, Thiên Thủy. Năm Đại Nghiệp thứ chín (613), do pháp sư Pháp Thuận thỉnh cầu, cha mẹ Ngài đồng ư cho Sư theo ngài Pháp Thuận xuất gia. Ngài thọ Cụ Túc Giới năm hai mươi tuổi, đi khắp nơi tham học, nghe giảng luật Tứ Phần, Thành Thật Luận, Thập Địa, Địa Tŕ, Niết Bàn v.v… Tổ học kinh Hoa Nghiêm từ ngài Tĩnh Lâm, bèn quyết chí nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm. Sau đó, Ngài theo học với pháp sư Đế Tâm Đỗ Thuận (sơ tổ tông Hoa Nghiêm), dung thông giáo nghĩa Lục Tướng để giải thích kinh Hoa Nghiêm và dạy Nhiếp Đại Thừa Luận. Ngài trụ tích tại chùa Vân Hoa, chuyên hoằng dương kinh Hoa Nghiêm, tông phong cực thịnh. Ngài Pháp Tạng (tức ngài Hiền Thủ) nghe danh xin làm môn hạ, trở thành tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm. Người đương thời tôn xưng ngài Trí Nghiễm là Vân Hoa tôn giả, hoặc Chí Tướng đại sư. Trước tác của Ngài rất nhiều, nhưng hiện thời chỉ c̣n giữ được Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phần Tế Thông Trí Phương Quỹ (thường gọi tắt là Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Kư), Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập Huyền Môn, Hoa Nghiêm Ngũ Thập Yếu Vấn Đáp, Hoa Nghiêm Kinh Nội Chương Môn Đẳng Tạp Khổng Mục, Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật Kinh Lược Sớ, Vô Tánh Nhiếp Luận Sớ. Các đệ tử xuất sắc của Ngài là Nghĩa Tương, Pháp Tạng, Huệ Hiểu, Đạo Thành, Bạc Trần, Hoài Tế 

[26] Lục Tướng là tổng tướng, biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành tướng, hoại tướng.