Đại
Phương Đẳng Đại Tập
Hiền
Hộ Kinh giảng kư
Phần
7
大方等大集賢護經講記
慈法法師
Chủ giảng:
Pháp sư Từ Pháp
Địa điểm:
Hằng Dương Am núi Kê Túc, tỉnh Vân Nam
Thời gian: Từ
ngày 08 tháng Tám đến 04 tháng Chín năm 2006
Chuyển ngữ:
Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa
Giảo duyệt:
Đức Phong và Huệ Trang
(Kinh)
Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền
Hộ Kinh, quyển đệ tam.
Hiền Hộ Phần, Quán Sát phẩm chi
dư.
Hựu chư Như Lai, Sắc vô lậu cố,
Thọ diệc vô lậu, năi chí Hành, Thức diệc vô lậu.
Hựu chư Như Lai, Giới diệc vô lậu, sở hữu
tam-muội trí huệ diệc vô lậu, năi chí Giải Thoát,
Giải Thoát Tri Kiến diệc vô lậu. Như thị năi
chí chư Như Lai, chư Như Lai sở hữu ngôn thuyết,
dĩ thuyết, kim thuyết, đương thuyết, cập
nhất thiết pháp, tư giai vô lậu dă.
(經)大方等大集賢護經卷第三。
賢護分觀察品之餘。
又諸如來。色無漏故。受亦無漏。乃至行識亦無漏。又諸如來。戒亦無漏。所有三昧智慧亦無漏。乃至解脫解脫知見亦無漏。如是乃至諸如來。諸如來所有言說。已說今說當說。及一切法。斯皆無漏也。
(Kinh: Kinh
Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền
Hộ, quyển thứ ba.
Hiền
Hộ Phần, phần c̣n lại của phẩm Quán Sát.
Lại
nữa, các đức Như Lai do Sắc vô lậu,
nên Thọ cũng vô lậu, cho đến Hành, Thức
cũng vô lậu. Lại nữa, Giới của các đức
Như Lai cũng vô lậu, tất cả trí huệ tam-muội
cũng vô lậu, cho đến Giải Thoát và Giải Thoát
Tri Kiến cũng vô lậu. Như thế cho đến
các đức Như Lai, tất
cả ngôn thuyết của các đức Như Lai đă
nói, đang nói, sẽ nói, và hết thảy các pháp đều
là vô lậu).
Vô
Lậu là một danh từ chuyên biệt của Phật
giáo, biểu đạt Phật pháp, biểu đạt
đặc tánh chỉ riêng Phật pháp mới có, chứ hết thảy các pháp chẳng có, hết thảy các
ngoại đạo chẳng có. Phật giáo nói đến Lục
Thông, hết thảy các ngoại đạo đều có
pháp tắc Ngũ Thông, nhưng chỉ Phật giáo có Lậu
Tận Thông, A La Hán là người đích thân chứng đắc
[Lậu Tận Thông]. Hàng Bồ Tát từ Bát Địa trở
lên đều đích thân chứng đắc, chư Phật
Như Lai đích thân chứng đắc công đức vô lậu
chân thật ấy.
(Kinh)
Hiền Hộ! Chư như thị đẳng nhất thiết
Phật pháp, trí nhân năng đạt, ngu giả mạc
tri.
(經)賢護。諸如是等一切佛法。智人能達。愚者莫知。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Hết thảy các Phật pháp như thế, người
trí có thể thông đạt, kẻ ngu chẳng biết).
Hai
pháp trí và ngu chẳng phải là phê phán, mà là khi vận dụng,
v́ hai pháp trí và ngu cũng chẳng có tự tánh. Như
người học Phật chúng ta, tŕ giới, phạm
giới, người thiện, kẻ ác, phàm phu, thánh nhân
cũng giống như thế, chẳng thể nào xác định
cứng ngắc được. Các thứ pháp vị trong
Phật pháp như Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả,
Tứ Quả, các loại quả vị, có phải là có
địa vị hay chăng? Địa vị ấy
cũng là thiện xảo tăng thượng, hướng
dẫn hữu t́nh, khiến cho họ thấy thấu triệt
tâm trí. Đó gọi là “phương tiện
gia tŕ tăng thượng”, hiển lộ
sự thiện xảo nơi bổn vị.
(Kinh)
Bỉ nhược năng tác như thị quán thời, nhất
thiết chư pháp tất bất khả đắc.
(經)彼若能作如是觀時。一切諸法。悉不可得。
(Kinh: Nếu
lúc người ấy có thể quán như thế,
th́ sẽ [thấu triệt] hết thảy các pháp đều
chẳng thể đạt được).
Đối
với phàm phu trong thế gian, “có pháp để
có thể đạt được” chính là động
lực duy nhất chi phối hết thảy các hành vi của
chúng ta, thường nói là “chẳng có lợi sẽ không
làm”. Trong pháp tắc thuộc về giáo ngôn của chư Phật, quả thật chẳng
có một pháp để có thể đạt được. Do vận dụng trí huệ để quán, dùng từ bi
để quán, do lợi ích rộng khắp thế gian mà
quán, th́ đều chẳng có một pháp nào để có
thể đạt được!
(Kinh)
Vân hà bất khả đắc? Sở vị thùy năng chứng
dă bất khả đắc. Vân hà chứng dă diệc bất
khả đắc? Hà duyên chứng dă diệc bất khả
đắc?
(經)云何不可得。所謂誰能證也不可得。云何證也亦不可得。何緣證也亦不可得。
(Kinh: V́ sao
chẳng thể đạt được? Tức là nói “ai có thể chứng” th́ chẳng thể
được! V́ sao đă chứng th́ cũng chẳng thể đạt
được? Do duyên nào mà đă chứng cũng chẳng
thể đạt được?)
Đối với pháp “bất khả đắc”
(chẳng thể đạt được) ở đây,
chúng ta hăy khéo tư duy, quan sát. Tư duy như thế, sẽ
dẫn dắt chúng ta dần dần tiến nhập, quan
sát các thứ sự tướng chung quanh.
(Kinh)
Bỉ năng tác thị quán dĩ, như thị nhập Diệt
Tịch Định, phân biệt chư pháp, diệc bất
phân biệt chư pháp.
(經)彼能作是觀已。如是入滅寂定。分別諸法。亦不分別諸法。
(Kinh:
Người ấy đă có thể quán như thế xong, nhập
Diệt Tịch Định như thế, phân biệt các
pháp, mà cũng chẳng
phân biệt các pháp).
Hiểu
rơ ràng, phân minh, trọn chẳng
đắm nhiễm hết thảy các pháp như đă nói
trong phần trước. Cái được gọi là Diệt
Tịch Định, hoặc c̣n gọi Tịch Diệt
Định, tức là đă ngưng dứt hết thảy các tạo tác, trong hết thảy các trần lao cũng
đă an trụ. Do chẳng tăng, chẳng giảm, cho nên
hiểu phân minh các pháp mà chẳng đắm nhiễm.
(Kinh)
Hà dĩ cố? Chư pháp vô cố.
(經)何以故。諸法無故。
(Kinh:
V́ lẽ nào? Do các pháp là Không).
Sự
lựa chọn này rất quan trọng!
(Kinh)
Hiền Hộ! Như hỏa vị sanh, hoặc thời hữu
nhân phát như thị ngôn: “Ngă ư kim nhật, tiên diệt
thị hỏa”. Hiền Hộ! Ư ư vân hà? Bỉ nhân thị
ngữ vi thành thật phủ?
(經)賢護。如火未生。或時有人發如是言。我於今日先滅是火。賢護。於意云何。彼人是語爲誠實不。
(Kinh:
Này Hiền Hộ! Như lửa chưa sanh, nếu khi ấy,
có kẻ nói như thế này: “Hôm nay ta sẽ diệt lửa
ấy trước”. Này Hiền Hộ! Ư ông nghĩ sao? Lời
ấy của kẻ đó có thành thật hay không?)
Phiền
năo hư vọng của hết thảy chúng sanh trong thế
gian vốn chẳng có ǵ để đạt được.
Do hư vọng mà tạo thành phiền năo. Thật ra, chẳng
có ǵ để có thể diệt. Đó là diệt! Hết
thảy phàm phu hữu t́nh chấp trước pháp “diệt
trừ phiền năo”, oan uổng tăng thêm phiền năo. Ở
trong cái “vốn chẳng có phiền năo” mà tăng thêm một cái phiền năo mới toanh là “diệt phiền năo”,
bị luân hồi oan uổng! Luân hồi như thế, giống
như quay tṛn cây đuốc trong không trung, sẽ thành một
ṿng lửa. Trong luân hồi, thật sự chẳng có vật
ǵ để có thể đạt được, nhưng
v́ cưỡng chấp mà sanh ra tướng luân hồi và
nghiệp luân hồi.
(Kinh)
Hiền Hộ đáp ngôn: “Bất dă Thế Tôn!” Phật cáo
Hiền Hộ: “Như thị chư pháp, tùng bổn dĩ
lai, tất cánh vô đắc”.
(經)賢護答言。不也世尊。佛告賢護。如是諸法。從本以來。畢竟無得。
(Kinh:
Ngài Hiền Hộ đáp rằng: “Chẳng phải vậy,
bạch Thế Tôn!” Đức Phật bảo ngài Hiền
Hộ: “Các pháp như thế vốn rốt ráo chẳng thể
được”).
Chúng
ta có thể quan sát trọn khắp, tùy thời quan sát, tùy
duyên quan sát, có thể quán khắp các chỗ tâm trí trong hết
thảy các hiện duyên, [sẽ thấy] các pháp rốt ráo
chẳng thể đạt được, chỉ v́ hư
vọng chấp trước và đắm nhiễm, ngỡ
là thật sự có cái để đạt được,
bèn sanh khởi các nỗi khổ sở v́ chấp trước.
(Kinh)
Vân hà ư kim năi tác tư thuyết: “Ngă năng chứng tri
nhất thiết chư pháp, ngă năng liễu đạt
nhất thiết chư pháp, ngă năng giác ngộ nhất
thiết chư pháp, ngă năng độ thoát nhất thiết
chúng sanh ư sanh tử trung”? Thử phi chánh ngôn.
(經)云何於今乃作斯說。我能證知一切諸法。我能了達一切諸法。我能覺悟一切諸法。我能度脫一切衆生於生死中。此非正言。
(Kinh:
V́ sao nay nói như thế này: “Ta có thể chứng biết
hết thảy các pháp, ta có thể liễu đạt hết
thảy các pháp, ta có thể giác ngộ hết thảy các
pháp, ta có thể độ thoát hết thảy chúng sanh trong
sanh tử”? Đó chẳng phải là lời lẽ chánh
đáng).
Đấy
là lời lẽ của kẻ cuồng vọng, kẻ
đắm nhiễm, kẻ ưa thị phi, kẻ trầm
luân. Như hữu t́nh trong thế gian hiện thời phần
nhiều nói: “Ta là người tŕ giới”, “ta là người
tu hành”, “ta là người có chánh pháp”, “ta là bậc chánh tri kiến”,
“ta là kẻ có nhân duyên chi đó” v.v… Thật ra, kẻ đó
là kẻ đắm nhiễm, chấp trước, đọa
lạc, tất nhiên sẽ bị xâm hại bởi pháp. V́
sao vậy? Do vô trí mà cũng vô đắc để lợi
ích rộng khắp thế gian. Do vô trí mà cũng vô đắc
để an trụ trong trí huệ. Do vô trí mà cũng vô
đắc, bèn có oai đức đối với hữu
t́nh, có oai đức trong hiện pháp. Nếu có đắm
nhiễm, ắt sẽ bị mắc hại. V́ sao đối
với pháp, người đời chẳng thể đạt
được lợi ích chân thật? Phần nhiều là
v́ thói quen chấp trước
vọng tưởng liên tục, chẳng thể gián đoạn.
Chấp trước trong quá khứ là tham, sân, si, mạn,
nghi, tri kiến chẳng chánh đáng, c̣n chấp trước
trong hiện tại là [chấp trước] những cái gọi
là “chánh pháp, chánh kiến, độ chúng sanh, trí, bi”.
Các thứ chấp trước như thế vẫn là thay
đổi h́nh dạng chấp trước đó thôi, thật
sự là nguồn khổ, thật sự là gốc khổ!
Chư Phật Như Lai nói lời thành thật để
chúng ta chánh tư duy, quan sát. Hiện thời, trong các
đoàn thể cư sĩ học Phật, hoặc đoàn
thể tăng nhân, phần nhiều có tri kiến
như thế, cứ ngỡ chính ḿnh có pháp để có thể
chứng, có pháp để có thể đắc. Cho nên phần
nhiều sanh tâm kiêu mạn, đối với cái chẳng
thể được, bèn cưỡng
chấp “có cái để có thể đạt được”,
đối với cái “chẳng có ǵ để
chứng” bèn cho là “có chứng đắc”, oan uổng hứng
chịu nỗi khổ ấy!
(Kinh)
Sở dĩ giả hà? Bỉ pháp giới trung, bổn vô
chư pháp, diệc vô chúng sanh. Vân hà ngôn độ? Đản
Thế Đế trung nhân duyên độ nhĩ!
(經)所以者何。彼法界中。本無諸法。亦無衆生。云何言度。但世諦中因緣度耳。
(Kinh:
V́ cớ sao vậy? Trong pháp giới ấy, vốn chẳng
có các pháp, mà cũng chẳng có chúng sanh, cớ sao nói là “độ?” Chỉ là độ nhân duyên trong Thế
Đế đó thôi).
Chúng
ta quan sát hết thảy các pháp sanh diệt trong thế gian,
[sẽ thấy chúng] thật sự chẳng
có bản chất, mà cũng thật sự chẳng có tự
tánh, do các thứ nhân duyên mà tồn tại liên tục các thứ thế
gian. V́ thế, “mười pháp giới rạng ngời
hiện tiền”. Dùng ǵ để hiện tiền? Phật
pháp giới, Bồ Tát pháp giới, Thanh Văn, Duyên Giác,
nhân, thiên, Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,
mười loại pháp giới ấy đều do nhân
duyên mà hiện, chẳng có thực chất! Do nhân duyên mà hiện
Phật pháp giới. Do nhân duyên mà hiện Bồ Tát pháp giới.
Do nhân duyên mà hiện Thanh Văn pháp giới, cho đến
địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong các thứ
pháp giới như thế, không ǵ chẳng phải là “duyên
sanh, duyên diệt, chẳng có ǵ để thật sự
đạt được, chẳng có một pháp để
có thể nhiễm”. Vậy th́ chúng ta có ǵ để có thể
chấp trước? Nếu không chấp trước ǵ,
người ấy sẽ được giải thoát. Nếu
không nhiễm, người ấy sẽ đạt
được trí huệ. Nếu không có ǵ để độ,
người ấy sẽ độ trọn hết chúng
sanh.
(Kinh)
“Hiền Hộ! Ư ư vân hà? Bỉ như thị thuyết,
đắc vi thật phủ?” Hiền Hộ đáp ngôn: “Bất
dă, Thế Tôn!”
(經)賢護。於意云何。彼如是說。得爲實不。賢護答言。不也世尊。
(Kinh: “Này Hiền
Hộ! Ư ông nghĩ sao? Kẻ đó nói như thế có phải
là thật hay không?” Hiền Hộ thưa: “Bạch Thế
Tôn! Không ạ”).
Chúng
ta quan sát như vậy. Chẳng hạn như có người
nói: “Ta đă v́ tự viện làm chuyện này, chuyện
kia!” Có người xuất gia nói: “Ta đă v́ đạo
tràng làm chuyện này, chuyện nọ”. Có người tu hành
nói: “Ta v́ tu hành mà làm chuyện này, chuyện nọ”. Có
người bế quan nói: “Ta đă từng làm chi đó”. Có
người đă từng tu giới luật, nói: “Ta đă
làm chuyện này, chuyện nọ”. Đắm nhiễm
như thế, tuy danh tướng đắm nhiễm khác
nhau, nhưng kết quả của chấp trước và
đắm nhiễm, xét theo thực chất, trọn chẳng
sai khác! Cũng có nghĩa là vốn chẳng có công đức,
thế mà hư vọng chấp là công đức, chỉ
sanh kiêu mạn. Nhất là trong việc truyền bá Phật
pháp trong hiện tiền, kẻ rơi vào trường hợp
này rất nhiều! Bởi lẽ, họ chẳng thủ hộ
cái tâm thanh tịnh, chẳng an trụ trong lợi ích chân thật.
Họ từ chấp trước pháp tắc của phàm phu
thoát ra, bèn rơi vào cái được gọi là “chấp
trước Phật pháp”, chẳng thể tự thoát
được. Loại hữu t́nh ấy thường tự
cho là đúng, thậm chí [cứ ngỡ] chính ḿnh hết sức
lỗi lạc, khiến cho thế gian mê
hoặc, rối loạn! Vốn chẳng có các
pháp, mà cũng chẳng có chúng sanh; nếu chọn lựa
chân thật như thế, người ấy sẽ trụ
trong an vui. Đó là pháp tắc mà hết thảy người
học Phật chúng ta phải nên nhận biết triệt
để, rơ ràng, chọn lựa vô úy.
(Kinh)
Phật cáo Hiền Hộ: - Thị cố, bỉ chư thiện nam tử, thiện
nữ nhân, nhược dục thành tựu Vô Thượng
Bồ Đề, năi chí dục thành Duyên Giác Bồ Đề,
Thanh Văn Bồ Đề giả, giai ưng như thị
quán nhất thiết pháp.
(經)佛告賢護。是故彼諸善男子善女人。若欲成就無上菩提。乃至欲成緣覺菩提聲聞菩提者。皆應如是觀一切法。
(Kinh:
Đức Phật bảo Hiền Hộ: - Do vậy, các
thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, nếu muốn
thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, cho đến
muốn thành Duyên Giác Bồ Đề, hoặc Thanh Văn Bồ Đề,
đều nên quán hết thảy các pháp như thế).
Trong
giáo ngôn tam thừa, hăy đều nên quan sát thanh tịnh
như thế. V́ sự quan sát ấy chính là chánh kiến
Trung Quán, xa ĺa hai thứ Biên Kiến. Hai loại Biên Kiến
tức là: Hoặc là đúng, hoặc là sai, hoặc là phàm,
hoặc là thánh, nhiễm hoặc chẳng nhiễm, chấp
hoặc chẳng chấp. Vô lượng vô biên cách nói
như thế đều rơi vào hai loại Biên Kiến,
chẳng thể thoát ĺa biển sanh tử đối đăi.
Đó là chỗ không có ngằn mé, khiến cho mọi người
chẳng thể giải thoát. Trong Bồ Đề tâm của
tam thừa, Vô Thượng Bồ Đề tâm được
chư Phật thủ hộ, Duyên Giác Bồ Đề tâm
do người khéo quan sát mười hai nhân duyên thủ hộ,
Thanh Văn Bồ Đề do người nghe giáo pháp mà
được độ thoát bèn khéo thủ hộ. Tâm trí
phát khởi Bồ Đề của ba loại hữu t́nh
như thế đều chẳng thể ĺa khỏi pháp
giáo này, cho nên nói “ưng như thị quán” (hăy nên quán
như thế). Trừ phi chúng ta chẳng phải là Phật
tử th́ mới xa ĺa sự quan sát như thế!
Chúng
ta học tập giáo ngôn tam thừa, hăy nên quan sát như thế.
Trong hành pháp Ban Châu th́ sao? Cũng lại nên như thế.
V́ sao? Chúng ta là Phật giáo đồ, lúc muốn hành Thập
Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội, nhất định là phải nên quan sát như
thế, khéo quan sát hết thảy các pháp không có ǵ được
sanh, vốn không có ǵ để diệt, mà cũng chẳng
đến, đi!
Nếu
trong pháp tắc tam thừa mà chẳng quan sát như thế,
sẽ vô duyên với Bồ Đề tâm. V́ sao? Trong sự
tồn tại liên tục của hết thảy các pháp, mỗi
pháp chẳng tự đơn độc dấy lên! Chúng ta
thường nói đến chuyện thí giáo (施教, ban bố giáo pháp) của
chư Phật Thế Tôn, như tỳ-kheo Mă Thắng nói với
ngài Xá Lợi Phất bốn câu kệ: “Chư pháp nhân
duyên sanh. Duyên tạ, pháp
hoàn diệt. Ngô sư đại sa-môn, thường tác
như thị quán” (Các pháp nhân duyên sanh,
duyên hết, pháp cũng diệt. Thầy tôi đại sa-môn, thường quán như thế
đó). Bốn câu kệ ấy là chỗ y chỉ của
tam thừa Phật giáo. Nếu chẳng y chỉ pháp ấy,
trao đổi bằng cách nào? Dùng ǵ để vận dụng?
Dùng ǵ để phô bày lợi ích trong
thế gian?
(Kinh)
Tác thị quán thời, tắc nhập Tịch Định, vô hữu phân biệt,
phi vô phân biệt.
(經)作是觀時。則入寂定。無有分別。非無分別。
(Kinh: Khi
quán như thế bèn nhập Tịch Định, chẳng
có phân biệt, chẳng vô phân biệt).
“Tịch
định” tức là Tịch Diệt Định, là môn
Định do A La Hán đích thân chứng đắc. C̣n gọi
là Diệt Tịch Định, chứng biết pháp vô sanh:
Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt, xuất nhập
tức diệt (diệt hơi thở ra vào). Chứng đắc
môn Định này, có thể đoạn hai loại phiền
năo Kiến và Tư, thành quả A La Hán, v́ Thọ tâm diệt
th́ Ái diệt. Do Ái diệt bèn đoạn Tư Hoặc. Do
Tưởng tâm diệt, nên thủ tướng tâm (cái tâm chấp
giữ tướng) diệt. Do thủ tướng tâm diệt,
nên đoạn Kiến Hoặc. V́ thế, nhập Diệt
Tịch Định sẽ có thể đoạn hai loại
phiền năo Kiến và Tư, chứng quả A La Hán.
(Kinh)
Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Bỉ nhất thiết pháp
vô sở hữu, bất sanh, nhiên bỉ Định hữu
phân biệt, tức thị nhất
biên. Định vô phân biệt, phục vi nhất biên.
(經)何以故。賢護。彼一切法。無所有。不生。然彼定有分別。即是一邊。定無分別。復爲一邊。
(Kinh: V́ sao
vậy? Này Hiền Hộ! Hết thảy các pháp vô sở hữu,
chẳng sanh, nhưng do môn Định ấy có phân biệt, nên tức là một
bên. Do Định chẳng phân biệt, nên lại là một
bên khác).
Định
có phân biệt và vô phân biệt chỉ là danh tướng.
Quan sát từ biển trí rốt ráo, hết thảy phân biệt
chính là pháp tắc khéo phân biệt vốn vô phân biệt. Do vậy,
Bồ Tát có thể khéo phân biệt rơ ràng trong pháp tắc vô
phân biệt, lợi ích rộng khắp thế gian. Do lợi
ích rộng khắp thế gian, cho nên hiện phân biệt.
Do v́ thật sự chẳng phân biệt mà lợi ích rộng
khắp chúng sanh, hiện đủ loại tướng
phân biệt. Trong sự phân biệt như thế, trong cái bản
chất thật sự vô phân biệt, chiếu rạng ngời
thế gian, khiến cho chúng sanh [quen thói] phân biệt ai nấy
đều xả trừ phân biệt, chấp trước,
quy nhập tâm trí thanh tịnh. Chư Phật Như Lai trọn
đủ hết thảy các thiện xảo, nói tám vạn
bốn ngàn pháp. Vốn chẳng có một pháp nào để
có thể lập, sao lại lập ra tám vạn bốn ngàn
pháp? Đó gọi là từ trong “vốn không có ǵ để
lập”, thuận theo cái tâm phân biệt của chúng sanh
mà thiết lập, nói đủ loại pháp đối ứng,
khiến cho chúng sanh đạt được giải
thoát, thỏa măn tâm nguyện của hết thảy chúng
sanh.
Nếu
chấp là đúng, hoặc chấp là sai, chấp vào phân biệt,
hoặc vô phân biệt, sẽ chẳng thể giải thoát
khỏi hai thứ Biên Kiến, tâm trí đối đăi, tâm
trí mâu thuẫn, cứ lẩn quẩn trong ấy. Đó thật
sự là nỗi khổ v́ phải chọn lựa của
nhân loại. Hiện thời, người tu tập phần
đông đối với chỗ thiện ác, đúng sai, cứ không ngớt lẩn
quẩn trong hai loại Biên Kiến như thế, chẳng
thể an trụ thanh tịnh, tâm trí dao động, hư vọng
nẩy sanh đắm nhiễm!
(Kinh)
Nhiên thử nhị biên sở hữu, thị vô tịch
định, phi vô tịch định, vô tư lượng
xứ, vô phân biệt xứ, vô chứng tri xứ, vô kinh
doanh xứ, vô tụ tập xứ, vô tư niệm xứ,
vô phát khởi xứ. Hiền Hộ! Thị danh Trung Đạo.
(經)然此二邊所有。是無寂定。非無寂定。無思量處。無分別處。無證知處。無經營處。無聚集處。無思念處。無發起處。賢護。是名中道。
(Kinh:
Nhưng tất cả những điều được
bao gồm trong nhị biên th́ là vô tịch định và chẳng
phải vô tịch địch, chẳng có chỗ suy lường,
chẳng có chỗ phân biệt, chẳng có chỗ chứng
biết, chẳng có chỗ suy tính tạo tác, chẳng có chỗ
tụ tập, chẳng có chỗ nghĩ nhớ, chẳng có
chỗ phát khởi. Này Hiền Hộ! Đó gọi là Trung
Đạo).
Trong
cơ chế giáo ngôn của đức Thế Tôn, có hai loại
cơ chế lớn được lưu truyền rộng
khắp trong Diêm Phù Đề: Một là cơ chế giáo
ngôn của đức thánh Văn Thù, loại kia cơ chế
giáo ngôn của đức thánh Di Lặc, tức là cơ chế
Trung Quán và Duy Thức. “Cơ chế” (機制) có nghĩa là “hệ thống các lời
dạy”. Bất luận
trong Hán truyền Phật giáo, hay Tạng truyền
Phật giáo, [tất cả các giáo nghĩa] đều
được gồm thâu trong hai đại cơ chế ấy.
Giáo ngôn của Nam truyền chẳng thuộc vào hai cơ chế
ấy, v́ Thanh Văn Thừa có giáo pháp riêng, tức là “cửu
bộ giáo pháp”[1]
như thường nói.
(Kinh)
Sở hữu số, sự, xứ đẳng, đản
y Thế Đế thuyết cố.
(經)所有數事處等。但依世諦說故。
(Kinh: Tất
cả các pháp như pháp số, sự việc, nơi chốn
v.v… đều chỉ là dựa theo Thế Đế để
nói).
Tất
cả pháp tắc đối đăi và nhân quả,
không ǵ chẳng thuộc về Tục Đế. Cho đến
các thứ giáo ngôn, các thứ xếp đặt của chúng
ta, đều do nương theo Thế Tục Đế
để thiết lập. Nếu là Thắng
Nghĩa Đế, sẽ chẳng có ngôn thuyết.
(Kinh)
Phục thứ Hiền Hộ! Ư bỉ chân thật
Đệ Nhất Nghĩa trung, nhược trung, nhược
biên, giai bất khả đắc!
(經)復次賢護。於彼真實第一義中。若中若邊。皆不可得。
(Kinh: Lại
này Hiền Hộ! Trong Đệ Nhất Nghĩa chân thật
ấy, dù chính giữa, hay hai bên, cũng đều
chẳng thể đạt được).
Tất
cả ngôn thuyết ở nơi đây đều tiêu tan,
chẳng khởi công dụng, chẳng thể biểu đạt.
Cho nên “ngôn quyền bất cập” (dẫu nói quyền
biến cũng chẳng thể diễn tả thấu
đạt được). Từ xưa đến nay,
đối với điều này, đă có các cách diễn tả
như “ngôn từ dứt bặt”, “ngàn Phật chẳng
truyền”, “vô tri” v.v…
(Kinh)
Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Nhất thiết chư pháp
do như hư không, bổn lai tịch diệt.
(經)何以故。賢護。一切諸法。猶如虛空。本來寂滅。
(Kinh: V́ sao
vậy? Này Hiền Hộ! Hết thảy các pháp ví như
hư không, vốn sẵn tịch diệt).
Lành
thay! Ở đây, nếu chẳng lựa chọn, mọi
người sẽ v́ bộp chộp, do hành xử theo pháp tắc
hư vọng mà bị cuốn vào luân hồi. Trong giới
tỳ-kheo, chúng ta đă học “tam tế, lục thô”.
Trong Tam Tế, tức là trong khoảng sát-na chân tâm vừa
động, tướng động đă kiến lập.
Nếu trong khi đó, chẳng mê muội chân thật tế, người ấy
sẽ được giải thoát. Nếu mê muội Chân Thật
Tế, Năng và Sở (chủ thể và khách thể)
được kiến lập, liền kiến lập
đối đăi. Hễ có đối đăi, bèn kiến lập
thế gian, Lục Thô trong thế gian sẽ
tiếp nối, sẽ trở thành các thứ phiền năo,
như là tự phiền năo, thánh phiền năo, ác nghiệp
phiền năo, thiện nghiệp phiền năo v.v… Đủ loại
phiền năo bức bách lẫn nhau, sanh từ sáu thô pháp. Nếu
khéo biết một niệm vừa mới động trong
hiện tại chính là quang minh nơi Bổn Tế, thường
gọi là “cội nguồn của trí huệ”, chẳng
tạo, chẳng tác, tự được giải thoát, trí
huệ viên măn, sẽ ngay lập tức an trụ. Hữu
t́nh phàm phu Năng và Sở đă kiến lập mà tâm c̣n chẳng
biết, huống hồ [nhận biết] Lục Thô ư? Lúc bổn tâm vừa
mới động, c̣n chẳng biết, huống hồ [nhận
biết] Năng và Sở ư? Quang minh từ nơi Bổn
Tế lập tức an trụ, chẳng nhờ vào sự
nhận biết, cho nên phàm phu là hư vọng phân biệt,
mà “phân biệt” chính là đă an lập Năng và Sở.
Đó là pháp tắc cực thô, là Kiến Hoặc trong Kiến
Tư Hoặc. Người hiện thời tu tập pháp rất
thô. Nói là “thô”, tức là phần nhiều dựa theo cảm giác
hư vọng của chính ḿnh, lầm lạc dùng sự phân
biệt của chính ḿnh để làm chuẩn mực, chẳng
biết giáo ngôn thanh tịnh của Phật pháp rốt ráo ở
chỗ nào, chẳng biết căn bản của vốn sẵn
tịch diệt. Trong Tam Pháp Ấn và Tứ Pháp Ấn,
đức Thế Tôn đă nói Khổ, Vô Thường, Vô
Ngă, Tịch Tĩnh Niết Bàn. Trong Thật Tướng Ấn,
chỉ là “chẳng có tự tánh”, nhất thời lựa
chọn, há có được hay mất ư? V́ thế,
được hay mất th́ chỉ có chúng sanh được
hay mất. Nói “được” là nói theo phía chúng sanh,
chứ chư Phật Như Lai chỉ dùng trí giải thoát,
trí viên măn, trí từ bi thương xót thế gian, soi sáng thế
gian, sẽ chẳng có một vật nào để có thể
đạt được!
(Kinh)
Phi đoạn, phi thường, vô hữu tích tụ, vô hữu
trụ xứ, vô khả y chỉ, vô tướng, vô vi, vô hữu
toán số.
(經)非斷非常。無有積聚。無有住處。無可依止。無相無爲。無有算數。
(Kinh: Chẳng
đoạn, chẳng thường, chẳng có tích tập,
chẳng có chỗ trụ, chẳng thể y chỉ, vô
tướng, vô vi, chẳng có toán số).
“Vô
khả y chỉ” (chẳng thể nương cậy): Hữu
t́nh phiền năo nói chung là luôn có chấp trước. Lúc chẳng
chấp trước, bèn hư vọng nẩy sanh [kiến
chấp] đoạn diệt. Đoạn diệt và tịch
diệt trọn chẳng liên quan với nhau. Đoạn diệt
là tà kiến, tịch diệt là chân thật. Trong Chân Thật
Tế, Thật Tế Lư địa, an trụ chư Phật,
an trụ chúng sanh. Chúng sanh và chư Phật chỉ là danh tự
sai khác. Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và
đức tướng của Như Lai. Các vị thiện
tri thức ơi! Chúng ta học tập pháp tắc trong Phật pháp, phải
khéo tùy văn nhập quán, ấn khế tự tâm, đừng
dùng thức tâm, hoặc dùng cái tâm Năng Sở để tự
hư vọng phân biệt. Hăy gột sạch chướng
ngại Sở Tri Chướng của chính ḿnh để khỏi
sanh khởi các phiền năo do Sở Tri Chướng đem
lại.
Chúng
ta nói: Trong phiền năo, Sở Tri Chướng là chướng
ngại lớn nhất, rất khó trừ khử, chứ
trừ khử Phiền Năo Chướng chẳng khó v́ nó thô
nặng! “Tham, sân, si, mạn, nghi, tri kiến chẳng
chánh đáng” mười phần thô nặng. Hễ nó vừa dấy lên, người ta có thể nhận biết
ngay; nhưng Sở Tri Chướng rất vi tế, do đă được
huân tập từ vô thỉ tới nay. Tuy là pháp vô sở
đắc (pháp không có ǵ để đạt) huân tập từ
vô thỉ tới nay, bản chất của nó chẳng có ǵ
để đạt được, nhưng v́ huân tập
lâu ngày, cho nên cấu chướng sâu dày. Cũng có nghĩa
là tuy cấu chướng chẳng có tự tánh, nhưng do
chấp trước cấu chướng mạnh mẽ,
cho nên nó cũng có tướng sâu dày. V́ thế, có nghiệp
lực của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, sức bổn tánh
của pháp giới chẳng thể nghĩ bàn, nguyện lực
của chư Phật chẳng thể nghĩ bàn, oai thần
và thiện xảo của chư Phật chẳng thể nghĩ
bàn, giáo ngôn của chư Phật chẳng thể nghĩ
bàn, diệu tướng công đức rất sâu của
chư Phật chẳng thể nghĩ bàn, thần biến
của chư Phật chẳng thể nghĩ bàn… Trong các loại
chẳng thể nghĩ bàn, “nghiệp lực của chúng
sanh chẳng thể nghĩ bàn” chính là pháp chẳng thể
nghĩ bàn mà chúng sanh vốn sẵn có. Đối với
pháp chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật, nếu
tùy thuận một pháp, sẽ liền được giải
thoát. Chư Phật dùng bốn pháp để lợi ích thế
gian, tức hoặc là [sử dụng] diệu tướng,
hoặc mười hai bộ loại trong
Tam Tạng, hoặc phương tiện
thần thông thiện xảo. Lại c̣n có một pháp là dùng
công đức nơi danh hiệu của chư Phật khiến
cho hết thảy chúng sanh được nghe, chúng sanh
được thấy nghe, chúng sanh tùy thuận, sẽ cùng
được độ thoát, thành tựu. Các vị thiện
tri thức ơi! Nếu chẳng như vậy, nghiệp
lực chẳng thể nghĩ bàn, nghiệp lực chẳng
thể tự vượt thoát, nghiệp lực chẳng thể
tự diệt. V́ sao vậy? Vọng này tăng trưởng
vọng kia, vọng này nối tiếp vọng kia. Ở trong biển sanh tử, ở trong biển chấp
trước mạnh mẽ, chúng sanh trong thế gian chỉ
biết chấp trước, khởi tâm động niệm
không ǵ chẳng phải là đối đăi, khởi tâm
động niệm không ǵ chẳng phải là thiện ác,
khởi tâm động niệm không ǵ chẳng phải là
phân biệt, khó buông, khó bỏ! Chẳng nói đến
thị phi, tâm trí [của chúng sanh] sẽ bất an.
Chẳng nói đến đối đăi, tâm họ chẳng yên ổn được!
(Kinh)
Hiền Hộ! Bỉ bất khả số, vân hà vi hữu?
Bất khả số cố, bất nhập ư số. Bất
nhập số cố, năi chí vô hữu trí toán danh ngôn dă.
(經)賢護。彼不可數。云何爲有。不可數故。不入於數。不入數故。乃至無有智算名言也。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Do nó chẳng thể tính đếm, làm sao có
được? Do chẳng thể tính đếm, nên chẳng
thuộc vào con số. Do chẳng thuộc vào con số, thậm
chí chẳng có cái trí để
tính toán, chẳng có danh tướng,
ngôn từ [để tính đếm, diễn tả
được]).
Trí
huệ theo kiểu La Tập Học (Logic, Lư Luận Học)
trong thế gian là trí huệ có thể nghĩ bàn, nào có biết
chư Phật Như Lai nương vào phương tiện
đại thiện xảo để nhập trí chẳng
thể nghĩ bàn, khiến cho hết thảy chúng sanh vào trong trí thiện xảo chẳng thể nghĩ bàn. Do trong hết
thảy các pháp tắc như núi, sông, đại địa…
sẽ tự nhiên có pháp tắc hoàn toàn tự nhiên, chẳng
phải là tự nhiên mà có pháp tắc phi tự nhiên. Trí bèn
có pháp tắc của Trí, Bi bèn có pháp tắc của Bi, lợi
ích rộng khắp bèn có pháp tắc thiện xảo của
sự lợi ích rộng khắp. Chúng sanh ngu si tự có pháp tắc
ngu si. Trong các pháp tắc ấy, mỗi mỗi đều
dùng sự nhận biết và chấp giữ để quyết
định. Địa ngục, ác quỷ, súc sanh, cũng
có pháp tắc để lựa chọn. V́ sao? Thuộc vào
Tà Định Tụ, mỗi đường
đều tự an lập. Chúng ta thường nói “địa
ngục vô môn” (địa ngục chẳng có cửa), v́
sao lại thiết trí địa ngục? Ai thiết trí
địa ngục? Do kẻ tạo nên ác nghiệp địa
ngục tự thiết trí! Một pháp giới hiển, chín
pháp giới kia ẩn mất. Hữu t́nh trong các pháp giới
khác trọn chẳng thể thấy địa
ngục. Như trong hiện duyên của chúng ta, quư vị
dùng ǵ để thấy địa ngục? Chúng sanh thuộc
nhân loại sẽ chỉ quẩn quanh trong cái tâm trí đối
đăi của nhân loại; đó là sự lựa chọn của
chúng ta. Muỗi ṃng có sự lựa chọn của chính nó, “sáng
sanh, tối chết” chính là sự lựa chọn của
chúng nó. Chư thiên chọn lựa tâm trí đắm đuối
trong ngũ dục, Thiền Định, cho đến Sắc,
Vô Sắc, Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Họ có thọ
mạng đến tám vạn đại kiếp, quư vị
dùng ǵ để an lập? V́ thế, mỗi pháp giới có
sự chọn lựa riêng để tiếp nối tướng
trạng sanh mạng, không ǵ chẳng phải là tướng
lựa chọn. Chư Phật Như Lai dù một kiếp,
hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp, nhiều kiếp trụ
thế, hoặc trụ thế một ngày, như Nguyệt
Diện Phật lúc thành Phật là lúc nhập diệt, vẫn
hóa độ chúng sanh, vẫn viên măn rốt ráo. Mỗi mỗi
đều có sự lựa chọn, cho nên nói: “Chư pháp
trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”,
trọn chẳng liên quan, trọn chẳng đắm nhiễm,
trọn chẳng dao động. Do chúng chẳng liên quan với
nhau, cho nên mỗi pháp giới hiển hiện hay diệt mất,
mỗi pháp giới tự duy tŕ, thọ dụng. Cũng có
nghĩa là hết thảy các danh tướng và ngôn từ bất
quá là do chính ḿnh chọn lựa như thế mà thôi, đều
chẳng có thực chất.
(Kinh)
Hiền Hộ! Bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát như thị quán
sát chư Như Lai thời, bất khả chấp trước.
(經)賢護。彼菩薩摩訶薩。如是觀察諸如來時。不可執著。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Khi vị Bồ Tát Ma Ha Tát quán sát các Như Lai
như thế, chớ nên chấp trước).
Tuy
là pháp giáo rộng lớn rất sâu của chư Phật,
cũng đừng nên chấp trước. Tám vạn bốn
ngàn pháp, chẳng thể chấp một pháp nào! Có nhiều
hữu t́nh cầu pháp trong thế gian này, kẻ cầu pháp
cao, kẻ cầu pháp thấp, chẳng biết tâm trí sạch
làu, chẳng biết bản chất của tâm trí là như thế, chẳng biết pháp
vốn là như thế, cứ muốn cầu bên ngoài, cầu đạt được từ bên trong, muốn
tu được, muốn tu chẳng được. Do vậy, hư vọng nẩy sanh tri kiến,
oan uổng hứng chịu khổ sở, nhọc nhằn,
nào có biết các pháp vốn sẵn như thế,
quang minh nơi tự tánh chiếu rọi trọn khắp.
Nếu vận dụng, sẽ ngay lập tức đạt
được thiện xảo. Nếu không, sẽ là tự
tiện phát tâm. V́ thế, hăy nên huân tập Bồ Đề
tâm, dần dần thành tựu tâm hạnh Bồ Đề,
cho đến rốt ráo viên măn A Nậu Đa La Tam Miệu
Tam Bồ Đề.
(Kinh)
Hà dĩ cố? Nhất thiết pháp vô chấp trước
cố, dĩ vô xứ sở nhi khả chấp trước,
diệc vô căn bản thị khả đoạn tuyệt.
(經)何以故。一切法無執著故。以無處所而可執著。亦無根本是可斷絕。
(Kinh: V́ sao
vậy? Do hết thảy các pháp chẳng chấp trước,
do chẳng có nơi chốn để có thể
chấp trước, mà cũng chẳng có căn bản
để có thể đoạn tuyệt).
Thật
sự chẳng thể đoạn, mà cũng chẳng thể
sanh khởi. Có nhiều chúng sanh ngỡ là có phiền năo
để có thể đoạn, cho là có pháp thù thắng
để có thể tu, cho nên hư vọng sanh kiến giải
“có tu tập”, hư vọng sanh kiến giải “có
đoạn trừ”. V́ thế, đối với loại
chúng sanh ấy, đức Phật bèn nói “có pháp để có thể tu”, “có phiền năo
để có thể đoạn”, như Kiến
Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc, và Vô Minh Hoặc. An lập
các danh tướng ấy tức là an lập nội dung thực
chất cho chúng sanh. Chư Phật Như Lai biết rơ pháp
chẳng có tự tánh, vốn rỗng rang, tĩnh lặng.
V́ thế, chư Phật Như Lai do thấy chúng sanh chấp
trước danh tự, bèn an lập [các danh tướng]
cho chúng sanh. Sau khi đă an lập, chúng sanh bèn cho là [các danh
tướng ấy] có thực chất, cho nên tự bèn lấp
đầy nội dung của các danh tự ấy. Chẳng
hạn như một khi danh từ “phiền năo” sanh khởi,
chư Phật Như Lai thấy rơ “trọn chẳng
có phiền năo để đạt được”, nhưng hết thảy phàm phu hữu t́nh đều
ngỡ là có phiền năo. V́ sao? Sanh, lăo, bệnh, tử, cầu
chẳng được, yêu thương mà phải chia ĺa,
oán ghét mà cứ phải gặp gỡ, năm Ấm lẫy
lừng, ba khổ, tám khổ, đủ loại khổ nạn
cùng lúc sanh khởi, họ tự điền kín nội dung. Ai
điền thêm nội dung vào đó? Phàm phu hữu
t́nh tự ḿnh điền vào! Nếu quư vị thấu hiểu
phiền năo chẳng có tự tánh, phiền năo chẳng có ǵ
để đạt được, sẽ liền giải
thoát, không có ǵ để có thể đoạn, không có ǵ
để có thể chứng.
(Kinh)
Trừ diệt căn bản, cố vô y xứ. Hiền Hộ!
Bỉ Bồ Tát Ma Ha Tát đương tác như thị
tư duy Chư Phật Hiện Tiền tam-muội. Nhược
như thị kiến chư Như Lai dĩ, bất ưng
thủ trước, bất đương chấp tŕ.
(經)除滅根本。故無依處。賢護。彼菩薩摩訶薩。當作如是思惟諸佛現前三昧。若如是見諸如來已。不應取著。不當執持。
(Kinh:
Do đă trừ diệt căn bản,
cho nên chẳng có chỗ để nương tựa.
Này Hiền Hộ! Bồ Tát Ma Ha Tát hăy nên tư duy Chư Phật
Hiện Tiền tam-muội như thế. Nếu đă thấy
các đức Như Lai như thế rồi, đừng
nên chấp giữ, chớ nên chấp tŕ).
Tôi
đă gặp các trường hợp thực tế
như vậy không dưới dăm ba lần! Trường
hợp như thế nào vậy? Tức là có người hoặc
tu Quán Phật tam-muội, hoặc Niệm Phật tam-muội,
hoặc tŕ chân ngôn, hoặc hơi tu tập pháp tu tŕ quán Bổn
Tôn tam-muội, đạt được đôi chút
tương ứng, bèn có các hữu t́nh vốn mẫn cảm
đối với Thiền Định, thậm chí là các hữu
t́nh yếu kém trông thấy tướng quang minh, tướng
trí huệ, cho đến các tướng thiện xảo
v.v… tức là các thứ diệu tướng và oai đức
của người tu tập pháp ấy, sẽ ngay lập
tức đến đảnh lễ cung kính, cảm kích,
thưa bày: “Ôi chao! Thiện tri thức ơi! Ngài tỏa ra
quang minh thanh tịnh chiếu rọi thế gian”. Hạng
người tu hành ấy nếu [nghe xong các lời tán thán ấy
mà] chấp trước, sẽ rơi vào ma kiến. C̣n nếu
là người biết thiện xảo tu pháp, sẽ có thể
lợi ích thế gian rộng khắp!
Kẻ
bị bại diệt ở chỗ này rất đông! Nếu
có các vị thiện tri thức đă từng có kinh nghiệm
ấy, ngỡ chính ḿnh đă chứng pháp như thế, ngỡ
chính ḿnh thật sự chứng đắc như thế,
quư vị nhất định phải biết rơ đấy
là nhân duyên tụ tập, tức là trong sát-na quư vị tŕ chú
hoặc quán diệu tướng của Phật, do
được tương ứng mà sanh ra các quang minh. Thật ra, các quang minh ấy chẳng
có thực chất! Chớ nên đắm
nhiễm, chớ nên ngỡ là có thật, kẻo đọa
thành quyến thuộc của ma, đọa vào hầm hố
tà kiến, sẽ ở trong pháp “chẳng có ǵ
để đắc” mà lầm lạc
tự cho là có pháp để đạt được, hư
vọng dối gạt kẻ khác, sanh khởi nỗi khổ
v́ vọng ngữ từ vô lượng kiếp đến
nay, đọa vào địa ngục Bạt Thiệt (拔舌, kéo lưỡi).
Hạng người xuất gia hoặc tại gia ấy rất
khổ, hư vọng tiếp nhận tín tâm của kẻ
khác, hư vọng tiếp nhận người khác cúng
dường, tự cho là chính ḿnh có sở đắc, kiêu mạn,
tà kiến, tự cao tự đại, tự phụ. V́ thế,
chư Phật Như Lai thọ kư hạng hữu t́nh ấy
là kẻ tăng thượng mạn, dẫu niệm Phật
mà đă đánh mất cam lộ vị, đọa làm quyến thuộc của ma, ví như con voi cuồng vào
trong ao sen, đạp nát nghiệp duyên của hết thảy
chúng sanh!
Đối
với chỗ này, đức Thế Tôn đă nhiều
lượt tuyên nói, khiến cho chúng ta xa ĺa nỗi hại
thuộc về ma chướng này. Nếu chẳng khéo
tư duy, y giáo tu tŕ, sẽ bị nhiều hoạn nạn.
Rất nhiều kẻ tu pháp đọa lạc ngay tại
chỗ này, v́ sau khi đă tương ứng, thân tâm khinh an,
được kẻ khác kính ngưỡng, nhất là những
kẻ kính ngưỡng ấy lại c̣n chẳng phải
là hạng b́nh phàm. [Kẻ kính ngưỡng] phần nhiều
là người có Thiền Định, hoặc có sự cảm
nhận tinh tế, nếu người [được kính
ngưỡng] ấy chẳng cảnh giác, phần nhiều
sẽ ở trong pháp “không có ǵ để
đắc” mà cho là có sở đắc. V́ sao? V́ người ấy
cảm thấy khinh an, vui sướng, kẻ khác lại
nói người ấy đắc Thiền
Định, có diệu tướng. Do vậy, người
ấy bị Ấm Ma thâu nhiếp. Chư vị thiện tri
thức ơi! Phải thận trọng tư duy, quan sát chỗ
này, chớ nên đắm nhiễm, chớ nên chấp giữ,
chớ nên tự chấp chặt!
Người
niệm Phật rất dễ trụ vào chỗ này, v́ trong
khi tập thể niệm Phật hoặc đả thất,
rất dễ xuất hiện chuyện thấy Phật, thấy
diệu tướng trang nghiêm của thế giới Cực
Lạc, thấy quốc độ ở phương khác,
cho đến các thứ cảnh giới hy hữu khó có
trong thiên giới. Hữu t́nh do nhiều
đời đắm nhiễm, sẽ khinh suất
kể với kẻ khác, ḥng biểu lộ
chính ḿnh có công đức thù thắng, khiến cho kẻ
khác sanh ḷng tôn trọng và yêu mến. Khi đó, nếu có thiện
tri thức có thể cảnh tỉnh quư vị [th́ quư vị
chẳng bị đọa lạc]. Nếu là ác duyên tiếp
nối, sẽ tâng bốc lẫn nhau, ắt sẽ trầm
luân, đọa lạc
ngay trong ấy!
Trong
tăng chúng lẫn hàng cư sĩ đều có người
tu tập siêng năng tu tập như thế mà bị đọa
lạc. V́ sao? Chẳng biết xoay chuyển ở chỗ
này. Kẻ chẳng chăm chỉ, do chẳng có cơ duyên
tương ứng, cũng sẽ chẳng có ai quan sát quư vị.
Quư vị cũng chẳng thể tỏa quang minh. Hóa ra, kẻ đó v́ giải đăi mà chẳng bị hại
to lớn! Phần nhiều
là người tu tập chuyên cần dễ bị đọa
lạc ở chỗ này, [lư do] là v́ chẳng hiểu giáo lư,
chánh kiến chẳng lập, Bồ Đề tâm chẳng biết, sẽ v́ nhân
duyên như thế mà tu tập đến nỗi bị tổn
hại. Đúng là đáng tiếc! Tôi đă gặp một
cư sĩ, đấy là chuyện đặc biệt tàn
khốc! Người ấy v́ chính ḿnh trong khi niệm Phật
sau khi đă hơi có cảm giác thanh tịnh và tương ứng,
lần đầu kể với kẻ khác, kẻ khác lộ
vẻ kinh ngạc. Người ấy liền kể nhiều
lần, đă kể ra rồi th́ chẳng đạt được cảnh ấy nữa. V́ thế, lừa
gạt người khác. Kết quả, vướng lấy
quả báo rất xấu ác. Đối
với hạng người học
Phật kiểu ấy, kẻ khác cảm thấy mười
phần thương cảm! V́ sao tu tập Phật pháp mà lại bị mắc hại
như vậy? Xét ra, vẫn là v́ chẳng có chánh kiến, chẳng
nương theo lời dạy, chẳng nương theo giáo
ngôn hoàn chỉnh để hành pháp. Hành pháp Ban Châu như thế,
tức Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện
Tiền tam-muội có một cơ chế tu hành theo thứ
tự hoàn chỉnh như thế. Do vậy, trong quá tŕnh tu
tập, sẽ thường gặp chuyện như thế.
V́ lẽ này, ở đây, tôi phải khá nhiều
lượt nhắc nhở mọi người hăy nên chú ư.
Nói
theo Tạng truyền Phật giáo, nếu ai đă thành tựu
Bổn Tôn (tức là đă quán tưởng thành tựu vị tôn thánh, Phật, Bồ Tát chánh
yếu của pháp môn ḿnh đang tu tập), hễ cưỡng
chấp thủ hộ, sẽ đọa vào hạng hộ
pháp, tức là long thiên bát bộ, chẳng thể coi là rốt
ráo thành tựu an ổn. Trong Hán truyền Phật giáo,
điều này được gọi là “thừa cấp,
giới hoăn” (乘急戒緩), v́ kẻ
đó chẳng có giới. “Giới” như vừa nói
đó chính là phá trừ hết thảy chấp trước,
vô lậu, vô nhiễm, đó là Giới. Nói là “thừa cấp”
v́ rất khinh an, đạt được nhiều thiện
xảo, bi trí thiện xảo cũng sanh khởi. Có khi thậm chí các thứ oai đức thần thông thiện
xảo cũng dễ sanh khởi, nhưng chẳng có giới
đức, tức là dùng tâm trí vô lậu để thủ
hộ. Do chẳng có căn bản này thủ hộ, sẽ
đọa nhập tri kiến ngoại đạo. Chúng ta
thường gặp người nói ra cảnh giới
như vậy; đối với những
người ấy, nhất định chớ nên cổ
vũ, khích lệ, càng chớ nên tán thán, càng chớ nên tùy
thuận lời nói của kẻ ấy. Nếu làm như vậy (tức cổ vũ, tán thán tùy thuận kẻ phô
trương cảnh giới), chắc chắn quư vị
sẽ bị đọa lạc. Quư vị đọa lạc,
kẻ đó đọa lạc, đôi bên cùng đọa lạc
là v́ lẽ nào? Do trong pháp “không có ǵ để
đạt được”, lại cho rằng
thật sự có cái để đạt được.
Có nhiều cách để đoán trước t́nh h́nh này, tức
là dùng sức thần thông để quan sát loại hữu
t́nh ấy đọa nhập trong ác duyên ấy. V́ thế,
có các pháp tu chiêm sát, như Địa Tạng Chiêm Sát,
Văn Thù Chiêm Sát, Quán Âm Chiêm Sát, Viên Giác Chiêm Sát, đủ
loại pháp tắc chiêm sát, ḥng tránh cho chúng ta bị chướng
ngại và tổn hại bởi những thứ gọi là “pháp
tắc thuộc về sức cảm nhận” hay “sức
cảnh giới” để rồi hư vọng
tự suy lường. V́ thế, cần phải tu một
nghi quỹ, dùng nghi quỹ ấy để hướng dẫn ḷng mong mỏi hiểu biết của chúng ta. Do sự mong mỏi hiểu
biết ấy mà hướng dẫn chúng ta tu tŕ một
pháp tắc, tu tŕ một nghi quỹ. Trong thế gian hiện
thời, kẻ đọa lạc ở chỗ này rất
đông, kẻ bị tổn hại cũng đúng là rất
phổ biến. Đây là một vấn đề to lớn!
(Kinh) Hà dĩ cố? Hiền Hộ! Nhất
thiết chư pháp, bất khả chấp tŕ, do như
hư không, thể tánh tịch diệt. Hiền Hộ! Thí
như kim trùy, an
trí hỏa trung, thiện tác lô cảo dung tiêu luyện dă, xí
nhiên độc nhiệt. Hựu như thiết hoàn, tân tùng
hỏa xuất, viêm hách xí nhiên. Hữu trí chi nhân, bất
ưng chấp xúc. Hà dĩ cố? Thiết lưu, kim xí,
xúc tắc xí nhiên cố.
(經)何以故。賢護。一切諸法。不可執持。猶如虛空。體性寂滅。賢護。譬如金錘。安置火中。善作爐藁融消鍊冶。熾然毒熱。又如鐵丸。新從火出。炎赫熾然。有智之人。不應執觸。何以故。鐵流金熾。觸則熾然故。
(Kinh: V́
sao vậy? Này Hiền Hộ! Hết thảy các pháp chẳng
thể chấp tŕ, ví như hư không, thể tánh tịch
diệt. Này Hiền Hộ! Ví như trùy vàng đặt
vào trong lửa, khéo thổi ống bễ
để nung cho tan chảy, nóng rực tột bậc. Lại
như viên sắt nóng mới lấy từ lửa ra, nóng bỏng
hừng hực, người có
trí chớ nên nắm, chạm. V́ sao vậy? Sắt chảy,
vàng nóng, hễ chạm vào sẽ bị thiêu đốt).
Sắt nung đỏ chẳng thể dùng tay
cầm. Trên thực tế, trong nghiệp “tham, sân, si, mạn,
nghi, tri kiến chẳng chánh đáng” tạo tác của chúng
ta trên thế gian, cho đến nghiệp thuộc về
Ngũ Cái, tức “tài, sắc, danh vọng, ăn
uống, ngủ nghê”, trong Sở Tri phiền năo, lúc các thứ
nghiệp chướng phiền năo hiện tiền, nếu
chúng ta chẳng thấu hiểu tự tánh của chúng
là “chẳng thể được”, lại c̣n noi theo
các pháp ấy. Như thế th́ sẽ giống như dùng
tay chạm vào sắt nóng đỏ, quư vị sẽ bị
đốt phỏng. Trong Đại Trí Độ Luận,
Long Thọ Bồ Tát đă nêu một thí dụ: Trí Đại
Bát Nhă giống như một đồng tiền bằng bạc
nung đỏ, tuy có giá trị, nhưng chẳng thể
đưa tay nắm lấy. Cũng tức là nói quư vị
chẳng thể chiếm hữu. Hễ chiếm hữu (chấp
trước), sẽ bị tổn thương. Phàm phu hữu
t́nh nếu cho rằng “có sở đắc”, cho rằng “có
cái để hay biết”, cho rằng có công
năng, hư vọng tự gánh vác nghiệp duyên thế tục,
cho nên cùng nhau bị hại. Trong pháp tắc này, chúng ta có thể
khéo quan sát, quan sát trọn khắp, [sẽ thấy] kẻ tự
thổi phồng, rêu rao, kẻ tự
đại, cho là chính ḿnh có công phu, phần nhiều sẽ
bị công phu làm hại, phần nhiều sẽ bị nghiệp
duyên làm hại, khó tránh khỏi kiếp nạn!
(Kinh)
Như thị Hiền Hộ! Bồ Tát quán Phật, bất
ưng thủ trước, kỳ sự nhược thử.
Thị cố, Bồ Tát quán Phật sắc thời, bất
ưng sanh trước. Như thị quán Thọ, năi chí Hành,
Thức, bất ưng sanh trước. Hựu bỉ Bồ
Tát, nhược quán Giới thời, diệc bất ưng
trước. Như thị quán Định, năi chí Trí Huệ,
Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến, diệc bất
ưng trước.
(經)如是賢護。菩薩觀佛。不應取著。其事若此。是故菩薩觀佛色時。不應生著。如是觀受。乃至行識。不應生著。又彼菩薩。若觀戒時。亦不應著。如是觀定。乃至智慧解脫解脫知見。亦不應著。
(Kinh:
Như thế đó, Hiền Hộ! Bồ Tát quán Phật
chớ nên chấp trước, cũng giống như thế
đó. V́ vậy, khi Bồ Tát quán Sắc của Phật, chớ
nên sanh chấp trước. Quán Thọ cho đến Hành,
Thức cũng như thế, chớ nên sanh chấp trước.
Lại nữa, vị Bồ Tát ấy khi quán Giới,
cũng đừng nên chấp trước. Quán Định
như thế, cho đến [quán] Trí Huệ, Giải Thoát,
và Giải Thoát Tri Kiến, cũng đừng nên chấp
trước).
Ở
đây, đức Thế Tôn đă nói với chúng ta mười
phần rơ ràng, cho đến Giải Thoát, Giải Thoát Tri
Kiến, tức Ngũ Phần Pháp Thân, chỗ nào cũng
đừng nên chấp trước. Nếu chấp trước,
ắt sẽ bị tổn hại. Trong tỷ dụ trùy vàng thuộc phần trước, cho đến tỷ
dụ ḥn sắt cũng giống như thế, khiến
cho chúng ta chẳng sanh tâm chấp trước, khéo vận dụng
pháp tắc “không chấp
trước” để lợi
ích thế gian rộng khắp. Nếu chẳng có lời dạy
này của chư Phật Như Lai, chúng ta sẽ do đâu
mà nhận biết tự tâm, nhận biết pháp tắc?
Làm thế nào để tu tập tự tâm, tu tập pháp tắc?
V́ thế, ân đức của đức Thế Tôn là ở
chỗ này! Chúng ta nghe xong, khéo thủ hộ, khéo thực hiện,
chớ nên ngờ pháp, càng chẳng nên báng pháp. Nếu có ngờ
vực, hăy nên khéo sám hối, hăy nên khéo nhận biết, hăy
nên khéo trừ bỏ!
(Kinh)
Hà dĩ cố? Phù thủ trước giả, chung bất
năng ly sanh tử khổ pháp. Dĩ thị khổ pháp
giai do thủ trước cố.
(經)何以故。夫取著者。終不能離生死苦法。以是苦法皆由取著故。
(Kinh: V́ sao
vậy? Phàm là kẻ chấp trước, sẽ trọn chẳng
thể ĺa pháp đau khổ sanh tử, bởi các pháp
đau khổ ấy đều là do chấp trước).
Những
lời này đă đích xác ban cho chúng ta một lời quyết định: Hết thảy đừng
nên chấp trước!
(Kinh)
Thị cố, Bồ Tát quán sát như thị chư Như
Lai thời, bất ưng sanh ư thủ trước chi
tưởng. Hiền Hộ! Tuy vô thủ trước, nhiên
ưng cần cầu chư Phật Thế Tôn thắng diệu
công đức, sở vị Phật trí, Như Lai trí, quảng
đại trí, tự nhiên trí, tự tại trí, bất
tư nghị trí, nan xưng lượng trí, vô đẳng
đẳng trí, Nhất Thiết Trí trí. Nhược dục
cầu nhập như thị trí giả, thường
đương tinh cần
tư duy, quán sát Kiến Phật
tam-muội dă.
(經)是故菩薩。觀察如是諸如來時。不應生於取著之想。賢護。雖無取著。然應勤求諸佛世尊勝妙功德。所謂佛智。如來智。廣大智。自然智。自在智。不思議智。難稱量智。無等等智。一切智智。若欲求入如是智者。常當精勤思惟觀察見佛三昧也。
(Kinh: V́ thế, khi Bồ Tát quan sát
các đức Như Lai như thế, chớ nên sanh ư
tưởng chấp trước. Này Hiền Hộ! Tuy chẳng
chấp trước, nhưng hăy nên siêng cầu công đức
thù thắng, mầu nhiệm của chư Phật Thế
Tôn, như là Phật trí, Như Lai trí, trí rộng lớn,
trí tự nhiên, trí tự tại, trí chẳng thể nghĩ
bàn, trí khó tính kể, trí không ǵ sánh bằng, trí Nhất Thiết
Trí. Nếu muốn cầu nhập các trí như thế, hăy
nên thường siêng ṛng tư duy, quan sát Kiến Phật
tam-muội).
Chư
Phật Như Lai đối với Nhất Thiết Chủng
Trí, cho tới hết thảy Đạo Chủng Trí, dẫn
khởi vô cùng danh tự. V́ hết thảy chúng sanh vô cùng,
trí của chư Phật cũng vô cùng. Do danh tướng của
chúng sanh vô cùng, tên gọi các trí của Như Lai cũng vô
cùng. V́ sao vậy? Do hết thảy chúng sanh rốt cuộc
sẽ viên măn A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề,
cho nên có trí rộng lớn, trí tự nhiên, trí tự tại
v.v… Trong hết thảy danh xưng của các trí, chư Phật
Như Lai đều biết là chẳng thể được,
tức là tuy hành mà chẳng thể chứng. Đối với pháp tắc “chẳng thể chứng, chẳng thể đắc” như thế, hết thảy chúng sanh đều nên
tuân theo, đều nên tu tập, đều nên ưa mến,
nhưng chớ nên đắm nhiễm! V́ sao chúng ta tu tập
mà chớ nên đắm nhiễm? Vận dụng mà chẳng chấp
trước, đó là cơ chế mầu nhiệm chẳng
thể nghĩ bàn trong Phật pháp.
(Kinh)
Nhĩ thời, Thế Tôn vị trùng minh thử nghĩa,
dĩ kệ tụng viết.
(經)爾時世尊。爲重明此義。以偈頌曰。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, đức Thế Tôn v́ muốn nêu rơ lại
nghĩa này, bèn dùng kệ tụng để nói).
Ở
đây, đức Thế Tôn theo thông lệ, dùng văn tự
để trùng tuyên nghĩa này, khiến cho chúng ta qua phần
văn tự ngắn gọn này, sẽ quan sát có hệ thống
một lượt nữa, ḥng “ôn cố, tri tân” (温故知新,
ôn cái cũ để biết cái mới). Cái được
gọi là Biết, thật ra là điều vốn sẵn
biết, là Thỉ Giác hiện tiền trong Bổn Giác, là Cứu
Cánh Giác an lập, là pháp vốn sẵn như vậy nơi pháp tắc. Nay chúng ta vận dụng, Thỉ
Giác sanh khởi, chẳng rời khỏi quang minh của Cứu
Cánh Giác.
(Kinh)
Thí như minh kính dữ du khí, nữ nhân trang sức diệu
kỳ h́nh, ngu phu ư thị sanh nhiễm tâm. Xứ xứ
tŕ sính vị cầu dục. Bỉ ư vô trung điên
đảo tưởng, bất tri thị pháp hư vọng
sanh, bỉ dục xí hỏa chi sở thiêu, tư phụ khởi
dục hoàn tự phát. Nhược hữu Bồ Tát tác thị
niệm, thị danh “vô trí trước ngă tâm”.
(經)譬如明鏡與油器。女人莊飾曜其形。愚夫於是生染心。處處馳騁爲求欲。彼於無中顛倒想。不知是法虛妄生。彼欲熾火之所燒。斯婦起欲還自發。若有菩薩作是念。是名無智著我心。
(Kinh:
Như dùng gương sáng, đồ đựng dầu, nữ
nhân trang điểm soi bóng ḿnh, kẻ ngu do vậy tâm đắm
nhiễm, chốn chốn theo đuổi cầu thỏa dục.
Ái tưởng điên đảo nơi cái Không, chẳng biết
pháp ấy hư vọng sanh. Hắn bị lửa dục mạnh
thiêu đốt, chẳng do cô kia khởi dục niệm, vẫn
do tự hắn khởi tham dục[2].
Nếu có Bồ Tát nghĩ thế này: Đó là vô trí, chấp
tâm ḿnh).
Đây
là dùng người trong thế gian, hoặc có thể nói là
dùng chuyện dục nhiễm của hữu t́nh trong Dục
Giới để làm tỷ dụ.
(Kinh)
Bồ Đề cam lộ tại đương lai, ngă bạt
chúng sanh xuất trọng khổ. Đệ Nhất
Nghĩa trung vô chúng sanh, thế gian độc hữu sanh,
lăo, tử.
(經)菩提甘露在當來。我拔衆生出重苦。第一義中無衆生。世間獨有生老死。
(Kinh: Bồ
Đề cam lộ trong tương lai, ta cứu chúng sanh
thoát khổ nặng. Trong Đệ Nhất Nghĩa, không
chúng sanh. Chỉ riêng thế gian sanh,
lăo, tử).
“Đệ
Nhất Nghĩa trung vô chúng sanh” (trong Đệ Nhất
Nghĩa Đế chẳng có chúng sanh): Đây là
nương vào Đệ Nhất Nghĩa Đế để
lựa chọn. Nếu chẳng chọn lựa như thế,
chúng sanh sẽ khó thể tự độ. Như vào đời
Đường, Tông Mật đại sư, tức vị
tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm, đă tuyên thuyết:
Tâm trí Bồ Đề có ba loại tướng là đại trí, đại bi, và đại nguyện. Nói theo đại trí th́ trên là chẳng có chư Phật có thể chứng,
giữa là chẳng có các pháp để có thể tu, dưới
là chẳng có chúng sanh để có thể độ.
Nương theo các nhân duyên ấy, sẽ biết rơ sức
mạnh của đại trí. Đó là các lời
lẽ mô tả tướng mạo [của trí huệ], chứ
nội dung th́ chỉ người có trí mới biết! “Thế
gian độc hữu sanh, lăo, tử” (chỉ riêng thế gian có sanh, già, chết): Thế
gian là nương theo Tục Đế mà an lập,
nương theo sự công nhận của tri kiến Tục
Đế [để nói].
(Kinh)
Chư pháp vô h́nh như thủy nguyệt, khởi hữu Bồ
Đề nhi khả cầu.
(經)諸法無形如水月。豈有菩提而可求。
(Kinh:
Các pháp vô h́nh: Trăng trong
nước. Há có Bồ Đề
có thể cầu?)
Đây
là dựa trên Thắng Nghĩa Đế để quan sát hết
thảy các pháp, cho đến Bồ Đề. Sanh, lăo, bệnh,
tử là danh tự, chẳng có tự tánh. Bồ Đề
cũng là danh tự, chẳng có tự tánh. Chúng sanh là danh tự,
chư Phật Như Lai cũng là danh tự. V́ thế,
trong Thắng Nghĩa Đế, trọn chẳng có mảy
trần!
(Kinh)
Chúng sắc h́nh mạo nhược kính tượng, như
huyễn, như diễm, như hư không.
(經)衆色形貌若鏡像。如幻如焰如虛空。
(Kinh: H́nh mạo
các sắc: Bóng trong gương, như huyễn, nắng gợn[3],
như hư không).
Chúng
ta quan sát các thứ pháp giới, các loại thế gian, các
loại hữu t́nh, các thứ tộc loại, các loại
tư tưởng, các loại nghiệp tạo tác, thai sanh,
thấp sanh, noăn sanh, hóa sanh các loài, chẳng thể nói trọn,
đủ mọi loại tụ tập. Tướng trạng
của các loài như thế đều giống như h́nh
bóng trong gương, như huyễn, như ánh nắng gợn,
như hư không. Đức Thế Tôn đối với hết
thảy các pháp hữu vi, lập ra các thứ tỷ dụ,
như giọt sương, như tia chớp, như mộng,
như huyễn v.v… khiến cho chúng ta quán như thế.
Đó là con mắt trí huệ, là chánh kiến Bát Nhă. Nếu
chúng ta chẳng có con mắt trí huệ, đối với hết
thảy các hành pháp, sẽ như người mù xử sự,
như trong giáo điển, đức Thế Tôn đă tỷ
dụ người mù sờ voi. Hết thảy các hữu
t́nh chẳng có trí huệ nhận biết thế gian, nhận
biết Phật pháp, nhận biết hết thảy các pháp
tắc, không ai chẳng phải là kẻ mù sờ voi! Ai nấy
đều chấp một bên, chẳng thể thấy toàn
thể.
(Kinh)
Phàm phu trước tưởng nhi thọ ky, bỉ bối
tuy phược, không, vô thật. (經)凡夫著想而受羈。彼輩雖縛空無實。
(Kinh: Phàm phu
chấp tưởng, bị trói buộc. Họ tuy bị
trói, không, chẳng thật).
Đă
bị trói buộc, nhưng thật ra chẳng có ǵ để có thể trói buộc.
V́ thế, nếu bị trói buộc th́ đúng là kẻ
đáng thương xót. Người trí thấy phàm phu hữu
t́nh bị oan uổng trói buộc, sanh ḷng thương xót.
V́ sao sanh khởi bi tâm? Do dùng trí tâm để quan sát, cho nên
sanh bi tâm. Nếu chẳng có con mắt trí huệ, lấy ǵ
để sanh ḷng bi? Đó chẳng gọi là bi, chỉ có
thể là cảm thông, có t́nh người, thuộc về
t́nh cảm thế gian.
(Kinh)
Nhược tư trí giả chư Bồ Tát, tri thế
điên đảo cố kiến chân. Liễu đạt vô
nhân thùy thọ khổ? Bỉ tắc đương thành Vô
Thượng Giác.
(經)若斯智者諸菩薩。知世顛倒故見真。了達無人誰受苦。彼則當成無上覺。
(Kinh:
Nếu các Bồ Tát có trí ấy, biết đời điên
đảo, thấy lẽ thật. Liễu đạt
“không người”, ai chịu khổ? Vị ấy sẽ
thành Vô Thượng Giác).
“Liễu
đạt vô nhân, thùy thọ khổ? Bỉ tắc
đương thành Vô Thượng Giác” (liễu đạt
“không có người” th́ ai sẽ chịu khổ? Vị Bồ
Tát như thế sẽ thành Vô Thượng Giác): Người
c̣n chẳng thể được, khổ sẽ do ai mà chịu
khổ? V́ thế nói “yêu ghét vốn là không, liên quan ǵ
đến sanh tử?” Tuy là nói như thế, chúng ta
tư duy nghiệp duyên hiện tiền như thế nào? Những
vị có trí dùng trí quán thông đạt thế gian, lợi
ích hữu t́nh. Kẻ ngu do đắm nhiễm, trầm luân
trong thế gian, chẳng thể tự thoát ra được!
V́ thế, trí bèn có trí dụng, ngu bèn có ngu dụng. Do trọn
chẳng có tự tánh, mỗi pháp tự vận dụng,
nhưng tất cả nguyện vọng xuất thế của
chư Phật Như Lai đều là dùng hai pháp Bi và Trí
để nhuần thấm thế gian!
(Kinh)
Vô ư phân biệt Phật Bồ Đề, kỳ tâm bổn
lai tự minh tịnh. Bất kiến sanh tử chư chỉ
trược, bỉ chứng chân thật tối thắng
tôn.
(經)無意分別佛菩提。其心本來自明淨。不見生死諸滓濁。彼證真實最勝尊。
(Kinh: Chẳng
nghĩ phân biệt Phật Bồ Đề, cái tâm vốn
sẵn tự sáng sạch. Chẳng thấy sanh tử các cặn
nhơ, bèn chứng chân thật tối thắng tôn).
“Bất
kiến sanh tử chư chỉ trược” (Chẳng
thấy các cặn bẩn sanh tử): Trong Đàn Kinh, Lục
Tổ đă nói: “Nếu người thật tu hành, chẳng
thấy lỗi thế gian”. Ngài thấy như thế
nào? Thấy mà như chẳng thấy, tự đạt
được giải thoát. Các tướng chẳng phải
là tướng, liền thấy Như Lai. Loại thiện
tri thức này ở đâu cũng thấy Phật, tâm chẳng
vướng mắc, Vô Sanh Nhẫn tự nhiên an lập,
dùng ǵ để thấy? Thấy mà như chẳng thấy,
tự đạt được giải thoát. V́ thế, lợi
ích rộng khắp thế gian, c̣n chúng ta thấy ǵ cũng
đều là một thứ chi đó, cho nên bị sự
tướng khống chế, chẳng thể xuất ly. V́
sao? Chẳng có cơ hội xuất ly!
(Kinh)
Nhất thiết sắc pháp chư vô lậu, bất khả
phân biệt vọng dữ không, diệt trừ chư dục
giải thoát tâm, như thị tri giả, chứng tam-muội.
(經)一切色法諸無漏。不可分別妄與空。滅除諸欲解脫心。如是知者證三昧。
(Kinh: Hết
thảy sắc pháp đều vô lậu, chẳng thể
phân biệt vọng và không, diệt trừ các dục, tâm giải
thoát, người biết như thế chứng tam-muội).
Chúng
ta siêng tu pháp tắc Thập Phương Chư Phật Tất
Giai Hiện Tiền tam-muội như thế này, rất nhiều hành giả nói: “V́ sao chúng tôi chẳng
thấy chư Phật? V́ sao chúng tôi chưa thấy tam-muội?”
Thông qua việc học tập bộ kinh điển
này, chúng ta sẽ có nhận biết chánh tri kiến, nhận
biết pháp tắc thanh tịnh, nhận biết hoàn chỉnh
về toàn thể cơ chế giáo ngôn và toàn thể hệ
thống pháp tắc. Sau đó bèn tu pháp th́ sẽ rất thuận
tiện, như thế th́ sẽ xa ĺa các vô minh và sự
siêng gắng v́ mong “có sở đắc”, thấy chư Phật.
Thấy chư Phật mà không chấp trước, đoạn
trừ hết thảy các phiền năo, đích thân chứng
sức tự tại nơi pháp tánh chẳng đến, chẳng
đi. Như thế th́ chúng ta sẽ đạt được
phương tiện trong Phật pháp.
(Kinh)
Sơ niệm chư Phật vô tướng thân, hậu
văn chư pháp bổn thanh tịnh. Như thị tư
duy vô dư niệm, chứng thử tam-muội thành phi nan.
(經)初念諸佛無相身。後聞諸法本清淨。如是思惟無餘念。證此三昧誠非難。
(Kinh:
Trước niệm thân chư Phật vô tướng, sau
nghe các pháp vốn thanh tịnh. Tư duy như thế, chẳng
nghĩ khác, chứng tam-muội này, thật chẳng khó!)
An
lập chánh kiến, chứng tam-muội sẽ chẳng phải
là chuyện khó! Chánh kiến chưa lập, hư vọng
t́m ṭi được mất, tự tâm mê mờ, lấy ǵ
để tu chứng? V́ thế, phần nhiều là phải
siêng khổ. Trong mấy năm nay, có nhiều vị tri thức
hành pháp Ban Châu một ngày, hai ngày, bảy ngày, cho đến
chín mươi ngày, nhưng nói đến người chứng
tam-muội, người đạt được lợi
ích chân thật nơi tam-muội th́ người chứng tự
như, người chẳng chứng cũng tự như.
“Tự như” ǵ vậy? Như pháp tắc! Nếu là
người chẳng có chánh kiến, sẽ tự có lợi
ích do siêng khổ. Nếu là người có chánh kiến, sẽ
tự đạt được lợi ích do đúng pháp. Kẻ
đạt được lợi ích do siêng khổ chính là kết
nhân duyên rất sâu với pháp này. Kẻ đạt
được lợi ích tương ứng là đạt
được khinh an. Khinh an đúng với bi và trí, khinh an
đúng với tịch tĩnh, khinh an tịch diệt. Sự
khinh an ấy được chư Phật nuôi dưỡng,
tức là dưỡng dục Pháp Thân huệ mạng của
chúng ta, khiến cho thiện căn vốn có chín muồi, tức
là công đức vốn đang hành sẽ chín muồi,
đạt được sức tam-muội. V́ đấy
là pháp tắc tương ứng, cho nên “như thị tư
duy, vô dư niệm, chứng thử tam-muội thành phi nan” (tư duy
như thế, chẳng nghĩ khác, chứng tam-muội này
thật sự chẳng khó). Rất
nhiều người hành tŕ pháp tắc này, điều chủ
yếu nhất là bị tâm lư chướng ngại, bị nghiệp tướng chướng ngại gây mê hoặc,
cũng là do tự ḿnh gây nên hoang mang, tự lập ra
chướng ngại!
(Kinh)
Thường tác Không tướng
nhi tư duy, tức năng diệt bỉ vi trần tụ.
Bất phân biệt thành, cập dữ hoại, nhất thiết
ngoại đạo thất ư trung. Ư nhất thiết
sắc vô phân biệt. Kỳ nhăn tuy đổ, bất lụy
tâm.
(經)常作空相而思惟。即能滅彼微塵聚。不分別成及與壞。一切外道失於中。於一切色無分別。其眼雖睹不累心。
(Kinh:
Thường dùng tướng Không để tư
duy, liền diệt trừ khối vi trần ấy. Chẳng
phân biệt thành cùng với hoại, hết thảy ngoại
đạo mê trong ấy. Hết thảy các sắc chẳng
phân biệt, mắt tuy trông thấy chẳng bận ḷng).
“Ư
nhất thiết sắc vô phân biệt. Kỳ nhăn tuy đổ,
bất lụy tâm” (Đối với hết thảy
các sắc chẳng phân biệt, mắt tuy trông thấy chẳng
bận ḷng): Đối với tâm trí đối
đăi của thế gian, trong phần trước, chúng tôi đă nêu ra hai loại tỷ dụ: Tỷ dụ
về rác rưởi của người khác, và tỷ dụ về
của báu của chính ḿnh. Hết thảy phàm phu không ai chẳng
đắm nhiễm nơi của báu, muốn giữ lấy,
muốn đạt được, dù là tự giác hay chẳng
tự giác. C̣n đối với chỗ được coi
là rác rưởi của kẻ khác, sẽ nẩy sanh nhiều
lầm lỗi, nhiều suy nghĩ chẳng vừa ư. Quán
người nhà, thân thuộc trong thế gian, thoạt đầu
cư xử với nhau phần nhiều là kính yêu, lâu sau sẽ
chỉ nhớ lỗi lầm của kẻ khác, ngờ vực
lẫn nhau, thậm chí dè bỉu, tổn thương. V́ lẽ
nào vậy? Bị sắc gây phiền lụy, bị cái Thấy
gây phiền lụy, bị hai loại gánh nặng gây phiền
lụy, tức là gánh nặng do trông thấy lỗi lầm
của kẻ khác, cùng với gánh nặng thâu thập các thứ
mà chính ḿnh cho là pháp trân bảo! Chuyện này khiến tôi nhớ
khi xưa ở Sơn Đông, nghe người ta nói chuyện:
Vị cư sĩ X… có thói quen rất “tốt”, tức là
“điều tốt đẹp giao về cho tôi”. Thấy điều ǵ tốt đẹp, liền nói “cho tôi
nhé”. Thật ra, đấy là biểu hiện khá rơ rệt của
tánh người. Trong tập quán của con người, “điều
tốt đẹp hăy giao cho tôi” là một thói
quen, chúng ta sẽ tự giác hay chẳng tự giác nhận
thức như thế đó!
(Kinh)
Bỉ kiến chư Phật như nhật luân, pháp giới
thế gian đĩnh siêu xuất, kỳ tâm thanh tịnh, nhăn diệc minh. Tuy cần tinh tấn,
thường tại Định.
(經)彼見諸佛如日輪。法界世間挺超出。其心清淨眼亦明。雖勤精進常在定。
(Kinh:
Trông thấy chư Phật như mặt trời, vượt
thoát pháp giới các thế gian, cái tâm thanh tịnh, mắt
cũng sáng. Tuy siêng tinh tấn, thường trong Định).
Người
tinh tấn dùng sức ít, trụ trong an lạc, trụ trong
khinh an, chớ nên dùng thống khổ trần lao để
tinh tấn. Chư vị thiện tri thức ơi! Nguyện
cho chúng ta hành pháp trong tương lai, thường
được khinh an, thường hưởng pháp lạc.
(Kinh)
Bỉ đắc đa văn bất khả thuyết, chứng
thử tam-muội chân tư duy.
(經)彼得多聞不可說。證此三昧真思惟。
(Kinh: Đạt
được đa văn chẳng thể nói, chứng
tam-muội này, chân tư duy).
Trong
giáo ngôn của Như Lai, có chánh tư duy, có Thiền Định
tư duy, có tư duy chẳng thể nghĩ bàn.
Đương nhiên là cũng có tư duy với tri kiến
chẳng chánh đáng của phàm phu. Nói pháp tắc như thế,
muốn cho hết thảy hữu t́nh phát khởi chánh
tư duy chánh định. Những điều được
nói trong phẩm Quán Sát này đều là tư duy đúng lư,
dùng sự tiến nhập “thường ở trong Định”
làm Định tướng để tư duy, tức là
chánh tư duy thuộc về tam-muội. Trong các lời dạy
theo thứ tự trong giáo ngôn của đức Phật th́
Giới, Định, Huệ chính là pháp tắc thuộc về
giáo ngôn tăng thượng rơ ràng nhất: Do Giới sanh
Định, từ Định sanh Huệ. Huệ ấy
chân thật vô nhiễm, là huệ thanh tịnh. Nếu chẳng
có chánh tư duy quan sát thuộc tam-muội định lực
ấy, chúng ta sẽ thường dựa theo tâm trí phàm phu
để tư duy, quan sát. Do đó, chẳng đạt
được sự thiện xảo của chánh tư
duy, lời lẽ thốt ra và nghiệp tướng chúng ta
phải hứng chịu đều chẳng chánh đáng,
cũng có nghĩa là khó thể chánh tư duy, khó thể nói
năng chánh đáng được!
(Kinh)
Nhược dĩ bất kiến chứng tam-muội, nhất
thiết manh giả ưng chứng tri.
(經)若以不見證三昧。一切盲者應證知。
(Kinh: Nếu
coi chẳng thấy là chứng tam-muội, hết thảy
kẻ mù đều chứng biết).
Ở
đây, đức Thế Tôn nhắc nhở chúng ta: Chẳng
phải là do không thấy Phật mà đắc tam-muội,
mà cũng chẳng phải là do thấy Phật mà đắc
tam-muội! Cái tâm chớ nên đắm nhiễm, chỉ lấy
chuyện thấy Phật làm phương tiện tăng thượng.
Tuy thấy Phật mà chẳng nhiễm, đó là sức
tam-muội chân thật. Như đức Thế Tôn đă
nêu một thí dụ ở đây, nếu coi “chẳng thấy”
là chứng tam-muội, bất luận là v́ đọa vào lư
Không, do tà kiến ngoan không, do tà kiến đoạn diệt
mà tư duy, hay là v́ đọa vào lư Hữu, dùng chấp
trước t́nh kiến, hay do sự tư duy của
chính ḿnh, [hễ có các thứ tư duy chẳng chánh đáng]
như thế, sẽ đều chẳng thể liễu giải,
chẳng thể hành tŕ môn tam-muội này! Nếu [chẳng thấy mà] có thể liễu
giải th́ hết thảy kẻ mù đă sớm chứng
đắc tam-muội rồi. V́ thế, hăy nên có chánh tư
duy.
Ở
đây, đức Thế Tôn cũng khích lệ chúng ta “thấy
Phật mà chẳng nhiễm”, được nghe pháp
phương tiện, thiện căn chín muồi, đích thân chứng
pháp tánh, dùng tánh Không duyên khởi
làm pháp tắc chân thật để lựa chọn. Tức
là cái được gọi là “lâm giáo quyết trạch”,
nghĩa là đích thân đối trước các giáo huấn
mà chọn lựa chân chánh, chẳng phải là hời hợt
dùng t́nh kiến và sự nghĩ nhớ của chính ḿnh
để tư duy chọn lựa. Nếu chọn lựa
[theo kiểu hời hợt] như thế ấy, sẽ có
rất nhiều thay đổi: Hễ gặp duyên bèn dao
động, gặp duyên bèn biến đổi. Tất cả
tam-muội được đích thân chứng đắc
là sự chọn lựa mười phần trọng yếu
bằng chánh kiến, mà cũng là đích thân chứng
được công đức và lợi ích.
(Kinh)
Diệc bất dĩ kiến phi bất kiến, thị
trung ngoại đạo giai mê một.
(經)亦不以見非不見。是中外道皆迷沒。
(Kinh: Cũng chẳng
do thấy, chẳng không thấy, ngoại đạo đều
mê muội chỗ này).
Đối với chỗ Thấy và Chẳng
Thấy, ngoại đạo đều đọa vào kiến
chấp Nhị Biên. Kẻ thấy sẽ tự nói công dụng của cái Thấy,
kẻ chẳng thấy sẽ nói cái Lư của việc chẳng
thấy; nhưng trong giáo ngôn thanh tịnh vô ngại của
đức Phật Thế Tôn, đối với Thấy và
Chẳng Thấy, đều
đạt được sức tự tại. Nếu chẳng
thấy, do thiện căn tăng thượng thành thục,
sẽ tương ứng trông thấy.
Cái Thấy ấy thật sự là căn bản
của vô kiến, tức cái được gọi là “căn bản
của Không Kiến”:
Được thấy chư Phật mà chẳng đắm
nhiễm, nói đủ loại diệu pháp, lợi ích thế
gian rộng khắp, nhưng thật sự chẳng có ǵ
để thấy. “Thật” ở đây là thật sự
không có một pháp nào để có thể đạt
được, chẳng có một vật nào để có
thể nhiễm. Cho đến chẳng có vị Phật
nào để có thể đắc, nhưng lợi ích rộng
khắp thế gian. Chỗ này rất then chốt, chính là chỗ
thiện xảo vận dụng dung thông Tục Đế
và Chân Đế của chư Phật. Có nhiều chúng sanh
bị mê mất ở chỗ này, đọa trong tri kiến
đối đăi nhị nguyên của ngoại đạo,
trong tâm chẳng thể khế hợp, chẳng thể vận
dụng thiện xảo nơi pháp. V́ thế, đối với
Lư, tự nói cái Lư; đối với Sự th́ mỗi chuyện
đều chẳng tương ứng. Do đó, chư Phật
Như Lai xuất hiện trong cơi đời, tuyên thuyết,
giáo hóa, chẳng ngoài khiến cho chúng ta thật sự vận
dụng hiện duyên thanh tịnh này, chẳng đắm
nhiễm trong hết thảy hiện duyên, khiến cho chúng
sanh thoát khỏi nỗi mê hoặc nơi hiện duyên, đạt
được giải thoát tự tại.
Ngoại
đạo đều do tri kiến nhị nguyên đối
đăi mà nẩy sanh mê muội, tâm trí kém hèn. Chúng ta có thể
thấy: Trong đủ loại giáo ngôn của ngoại
đạo, không ǵ chẳng phải là có một Thượng
Đế, không ǵ chẳng đề xướng một
đấng chủ đạo, có quyền uy thống trị
tuyệt đối để thống trị, tạo tác,
duy tŕ thế gian này! Phật pháp chẳng tuyên thuyết,
giáo hóa như thế! Chư Phật thật sự không có
ǵ để có thể nhiễm, chỉ lắng nghe giáo hóa của
các Ngài, chọn lựa pháp ích, đích thân thành tựu, tức
là thành tựu cái được gọi là “quán chiếu
để trở về cội nguồn thanh tịnh”. Do
vậy, tâm tánh tự nhiên thông sáng, chẳng tạo tác, quang
minh pháp tánh chiếu trọn khắp pháp giới, tự
nhiên lợi ích rộng khắp hữu t́nh. Ở chỗ này,
nếu chẳng lắng nghe giáo hóa của đức Phật,
phần nhiều sẽ suy lường hư vọng, lập
ra pháp tắc hư giả, chẳng thể thật sự
tương ứng, chẳng thể thật sự lợi
ích thế gian.
(Kinh)
Thường ly tướng tưởng nhi tư duy, kiến
bỉ chư Phật thanh tịnh tâm.
(經)常離相想而思惟。見彼諸佛清淨心。
(Kinh:
Thường tưởng ĺa tướng để tư
duy, thấy tâm thanh tịnh của chư Phật).
Ly
tướng tưởng được thấy Phật.
Thấy Phật mà chẳng ĺa tư duy thanh tịnh, [đó là] ly tướng
tưởng. V́ sao? Chư Phật Như Lai đều dùng
tâm trí “Không, tịnh, vô nhiễm” để hiện thân
tướng vi diệu trong mười phương cơi
nước, nói pháp tắc vi diệu, độ thoát hết
thảy hữu t́nh đắm nhiễm, cho nên ly tướng
thấy Phật. Kinh Kim Cang trực tiếp nhắc nhở
chúng ta: “Chư tướng phi tướng, tức kiến
Như Lai” (thấy các tướng chẳng phải là
tướng, sẽ thấy Như Lai). Lời thành thật,
lời chân thật như thế khiến cho chúng ta có pháp
để nương theo, ví như khẩu quyết vậy,
trực tiếp tiến nhập chỗ công đức
chân thật của pháp tồn tại. Nếu thấy
tướng mà đắm nhiễm, sẽ bị các tướng
che lấp. Nếu thấy tướng mà sợ tướng,
cũng chẳng đạt được lợi ích. V́ thế,
chỗ này vi diệu rất sâu, chẳng thể nghĩ bàn!
Nếu nhằm lúc suy nghĩ, sẽ có Nhị Biên để
nương vào. Nếu là lúc chẳng nghĩ bàn, quang minh hiện
tiền, ngay lập tức chiếu kiến. Các vị thiện
tri thức ơi! Chúng ta từ vô lượng kiếp đến
nay, nương vào cái trí tư duy và cái tâm tư duy, sanh ra
pháp tắc nhị nguyên đối đăi đă rất thuần
thục. Nếu có một niệm buông bỏ kiểu tư
duy đối đăi ấy, tự nhiên quang minh nơi tâm trí sẽ chiếu trọn, thấy trọn, chẳng
đắm, chẳng nhiễm! Trong pháp tắc Kiến Phật
tam-muội này, sự tu tập cũng giống như thế,
muốn khiến cho chúng sanh vượt thoát sự trói buộc
bởi Sở Tri Chướng từ vô thỉ cho tới nay, sẽ
chứng trọn vẹn công đức chẳng thể
nghĩ bàn của Kiến Phật tam-muội, hay c̣n gọi
là Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội!
(Kinh)
Như thị kiến dĩ nhất thiết quán, tư nhân
tốc thành thử tam-muội.
(經)如是見已一切觀。斯人速成此三昧。
(Kinh: Đă
thấy hết thảy quán như thế, người ấy
mau thành tam-muội này).
Hai
câu kệ này vốn mười phần đẹp đẽ!
Ly tướng tư duy, thấy cái tâm thanh tịnh của
chư Phật. Ly tướng tư duy, trông thấy chư
Phật mà tâm chẳng nhiễm. Quả thật là vi diệu
rất sâu, chẳng nhờ vào tư duy, ngưng dứt tạo
tác, liền dấy lên diệu dụng. Chư vị thiện
tri thức ơi! Khi chúng ta niệm Phật, nếu dùng cái
trí rành rẽ, phân minh, nếu hiểu rành rẽ rơ ràng, hiểu
rơ cái hạnh vô sở đắc, sẽ tự nhiên hiểu
rơ tự tâm, chẳng đắm nhiễm, sẽ có thể
thấy chư Phật. Đă thấy chư Phật, bèn quay lại thực hiện sự thủ hộ
tâm trí thanh tịnh.
Người
đời phần nhiều hễ phá tướng, sẽ
liền trở thành ngoan không. Nếu thấy tướng,
sẽ liền đắm nhiễm. Hai loại Biên Kiến ấy
đă trở thành tập quán tư duy và tập quán ư thức
đắm nhiễm của bọn chúng sanh chúng ta, thậm
chí là tập quán vận dụng tạo nghiệp. Thói quen ấy
khiến cho chúng sanh luân hồi chẳng ngơi trong lục đạo
bao kiếp lâu xa, chẳng có cơ hội thoát ĺa! Do vậy,
chứng đắc tam-muội này quả thật đă phá
trừ các tướng vô nhiễm, khiến cho chúng sanh giải
thoát, thấy diệu tướng và thiện căn chín muồi
của chư Phật, diệu dụng vô cùng, tuy vô cùng mà vô
nhiễm, tự đạt được phương tiện
trí huệ, dùng pháp tắc ấy lợi ích thế gian rộng
khắp, chẳng sanh tà kiến. Chư vị thiện tri
thức ơi! Chúng ta nghe nói giáo ngôn thanh tịnh rất sâu
của chư Phật, đừng sanh ngờ vực, hăy
nên khéo tư duy, khéo quan sát, hăy nên siêng năng tư duy, siêng
năng quan sát, đừng rơi vào tri kiến đắm
nhiễm từ vô thỉ tới nay của chính ḿnh, cho
đến cưỡng chấp Biên Kiến, khiến cho cái
tâm đọa lạc.
(Kinh)
Bỉ vô địa, thủy cập hỏa, phong, diệc
phi Không, Giới, hiện tiền trụ. Nhược dục
quán sát nhất thiết Phật, đương tưởng
xử ṭa diễn diệu âm.
(經)彼無地水及火風。亦非空界現前住。若欲觀察一切佛。當想處座演妙音。
(Kinh: Chẳng
có địa, thủy, cùng hỏa,
phong, cũng chẳng Không, Giới, hiện tiền trụ.
Nếu muốn quan sát hết thảy Phật, tưởng
Phật trên ṭa thuyết diệu âm).
“Nhược
dục quán sát nhất thiết Phật, đương
tưởng xử ṭa diễn diệu âm” (Nếu muốn
quan sát hết thảy Phật, hăy tưởng các Ngài
đang ngự trên pháp ṭa, diễn nói âm thanh mầu nhiệm):
Đấy là Bồ Tát hành pháp mà chẳng hoại Sắc xứ,
nhận lấy Sắc mà chẳng nhiễm, thiện căn
chín muồi, mỗi phương diện đều hiển
lộ oai đức.
(Kinh)
Như ngă kim nhật tuyên diệu pháp, tâm nhạo pháp giả
đổ ngă thân, bỉ ưng vô phục dư tư duy,
duy đương tưởng Phật thuyết pháp sự.
(經)如我今日宣妙法。心樂法者睹我身。彼應無復餘思惟。唯當想佛說法事。
(Kinh:
Như ta nay nói các pháp mầu, kẻ tâm thích pháp thấy thân
ta, hăy nên chẳng c̣n nghĩ ǵ khác, chỉ nên tưởng
chuyện Phật thuyết pháp).
Chỉ
quán diệu tướng thuyết pháp, công đức thuyết
pháp, lợi ích do thuyết pháp của đức Thế
Tôn, vô tướng và bất tướng; khi đó, thiện
căn sẽ thành thục, thấy các tướng mà vô nhiễm,
hoan hỷ nghe pháp.
(Kinh)
Như thị chuyên niệm mạc tha quán, vị cầu
nhược tư đa văn cố, nhất tâm quán ngă
thuyết thử Định, tổng tŕ chư Phật chi
sở tuyên.
(經)如是專念莫他觀。爲求若斯多聞故。一心觀我說此定。總持諸佛之所宣。
(Kinh: Chuyên
niệm như thế, đừng quán khác. V́ cầu đa
văn như thế đó, nhất tâm quán ta nói Định
này, tổng tŕ lời dạy của chư Phật).
Kinh
Kim Cang nói tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều
chẳng thể được, ba tâm như thế đều
chẳng thể được, quư vị dùng cái tâm ǵ? Biết
ǵ? Quán ǵ? Hành ǵ? Niệm ǵ? Ở
đây, đức Thế Tôn nói “cầu đa văn”
tức là muốn nghe pháp, “đa kiến Phật” (thấy
nhiều Phật) tức là chánh tư duy. Khi thiện
căn chín muồi, bèn muốn “thấy Phật, nghe pháp” để
thành thục thiện căn. Do đó, tâm quá khứ, tâm hiện
tại, tâm vị lai đều chẳng thể được,
nhưng cái tâm nghe pháp ḥng thủ hộ tâm trí thành thục
thiện căn, tức là phương tiện để khế
nhập tâm trí thanh tịnh, chẳng phải là nhân duyên khác.
V́ sao? Nương theo Phật nghe pháp, sẽ vượt
thoát tâm quá khứ, tâm hiện tại, và tâm vị lai. Ba cái
tâm ấy chính là tâm luân hồi, tâm đọa lạc, tâm vô
minh, tâm ngu si chẳng thể tự thoát ra được của
chúng sanh. Ba tâm ấy tiếp nối, chính là do được
hết thảy chúng sanh thủ hộ. Nếu chúng ta ưa
thích thấy Phật, nghe pháp, ba tâm ấy tự nhiên phá trừ.
V́ sao vậy? Thấy Phật, nghe pháp, thiện căn chín
muồi, nghe đức Phật nói giáo ngôn về Đệ
Nhất Nghĩa Đế rất sâu, tự nhiên thoát khỏi
sanh tử luân hồi và tạo tác hư vọng.
(Kinh)
Vô hữu nhất Phật tại quá khứ, diệc vô hiện
thế, cập
đương lai. Duy thử thanh tịnh vi diệu Thiền,
bỉ bất khả ngôn chứng năng thuyết. Ngă
ư tam giới vô thượng tôn, vị lợi thế
gian cố đặc xuất. Niệm chứng chư Phật
Bồ Đề cố, tuyên thử tam-muội vô đẳng
luân. Nhược dục thân lạc cập tâm lạc, cầu
Phật công đức bất tư nghị. Năi chí chứng
bỉ diệu Bồ Đề,
yếu đương tu thử thắng tam-muội.
(經)無有一佛在過去。亦無現世及當來。唯此清淨微妙禪。彼不可言證能說。我於三界無上尊。爲利世間故特出。念證諸佛菩提故。宣此三昧無等倫。若欲身樂及心樂。求佛功德不思議。乃至證彼妙菩提。要當修此勝三昧。
(Kinh: Chẳng
có một Phật trong quá khứ, cũng chẳng hiện tại
và tương lai. Chỉ thanh tịnh vi diệu Thiền này, chẳng thể
nói “chứng” hay diễn tả. Ta là vô thượng trong tam
giới, v́ lợi thế gian, riêng xuất thế. V́ niệm
chứng chư Phật Bồ Đề, mà nói tam-muội khôn sánh này. Nếu muốn thân tâm đều
vui sướng, cầu công đức Phật chẳng
nghĩ bàn, cho tới chứng đắc diệu Bồ
Đề, phải tu tam-muội thù thắng này).
“Nhược
dục thân lạc cập tâm lạc, cầu Phật công
đức bất tư nghị. Năi chí chứng bỉ diệu
Bồ Đề, yếu đương tu thử thắng
tam-muội” (Nếu muốn thân tâm đều vui sướng, cầu công đức
Phật chẳng nghĩ bàn, cho tới chứng đắc
diệu Bồ Đề, phải tu tam-muội thù thắng
này): Đối với sự vui sướng và pháp lạc
thật sự nơi thân tâm, hết thảy những
người đích thân chứng pháp tắc tam-muội sẽ
chẳng thể dùng lời lẽ để diễn tả
trong thế gian được. Chư Phật Như Lai do
muốn lợi lạc chúng sanh mà lập ra đủ loại
ngôn thuyết, đủ loại thí dụ, khiến
cho chúng sanh thuận theo mà khế nhập, đích thân chứng đạt sự ngưỡng mộ
và yêu thích tam-muội, cho đến đích thân chứng nhập tam-muội, thọ dụng các thứ niềm
vui pháp vị nơi thân tâm, xa ĺa nỗi khổ v́ vô minh bức
bách thân tâm, khiến cho thân tâm thật sự trọn đủ
trí huệ và thiện xảo. Như thế cũng là chẳng
uổng thọ nhận tấm thân này, chẳng cô phụ
cơ chế và nhân duyên có khuyết điểm nơi sanh mạng
này!
(Kinh)
Dục tịnh thâm quảng đa văn hải, vị
chúng sanh cố đương cần cầu.
(經)欲淨深廣多聞海。爲衆生故當勤求。
(Kinh: Muốn
tịnh biển đa văn sâu rộng, v́ các chúng sanh hăy
siêng cầu).
Hết
thảy các thiện tri thức học Phật đều
nên dùng Tứ Hoằng Thệ Nguyện để siêng
năng thủ hộ tự tâm, vượt thoát những
cái gọi là Ngă, chấp trước Ngă Sở (Cái
thuộc về ta), cùng với chấp
trước về ta, và pháp của ta.
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” là sự hướng dẫn căn bản. Dùng điều
đó để hướng dẫn, ḥng đoạn
sạch hết thảy các phiền năo, ḥng tu tập trọn vẹn
hết thảy các pháp tắc, ḥng thành tựu Vô Thượng
Bồ Đề. V́ vậy, để độ chúng sanh
thành Phật, v́ lợi ích thế gian mà thành Phật. Đấy
chính là chánh nhân thành Phật được hết thảy
chư Phật tuyên diễn, là tâm trí mà hết thảy chúng
sanh đă mai một.
Hết
thảy hữu t́nh, bất luận trong pháp tắc thế gian, hay xuất thế gian, phần nhiều v́ cái Ta, chẳng
biết chỗ này chính là căn bản luân hồi của hết
thảy thế gian. Nếu càng thêm siêng năng tu tŕ, càng
thêm siêng năng thủ hộ [các chấp trước ấy],
cũng sẽ tăng thêm cái nghiệp luân hồi và cái duyên
luân hồi. V́ thế, nơi nhân địa, chư Phật
Như Lai mỗi vị đều phát diệu nguyện,
nguyện thù thắng để độ thoát chúng sanh, do cứu vớt chúng sanh mà lập ra thệ nguyện rộng
lớn, thề tu hết thảy các pháp, thề tu hết
thảy đạo, thề hành hết thảy thiện xảo,
thề đoạn hết thảy phiền năo, do muốn
độ chúng sanh, do muốn thật
sự lợi ích thế gian. Tu pháp Vô Ngă thật sự là một
điểm căn bản trọng yếu trong Phật pháp,
cũng chính là cái được gọi là “tu tŕ Bồ
Đề tâm chân chánh”, hoặc có thể nói là “tu tŕ
pháp tắc Bồ Đề chân chánh”. Hết thảy
phàm phu chẳng thể vượt qua chỗ này, mai một
ở chỗ này, mê mất ở chỗ này, bị trói buộc ở
chỗ này, thực hành cái
được gọi là “tu tŕ cái Ta, pháp tắc về
cái Ta” v.v… Đọa lạc trong Ngă Chấp, Ngă Sở
(cái của ta), đắm nhiễm tướng thế gian.
Nhưng hết thảy bậc thánh, bậc trí đă sớm
thấu đạt sâu xa vô ngă, vô thường, tịch diệt,
ấn khế tự tâm nơi pháp tánh, rốt ráo hiểu rơ
pháp vô tự tánh trong hết thảy các hiện duyên, quang
minh cội nguồn tùy thời chiếu rạng hết thảy
sự việc và hết thảy các h́nh tướng
trong cơi đời, rốt ráo vận dụng hai pháp Bi và
Trí.
Chúng
ta nói người tu môn tam-muội này chẳng hoại
Sắc mà được thấy chư Phật, nghe pháp vi
diệu rất sâu mà xa ĺa các tướng. Do xa ĺa các tướng,
thiện căn thấy Phật thành thục, do nghe diệu
pháp rất sâu, hành rộng khắp các pháp, lợi ích trọn
khắp thế gian, đúng là chẳng thể nghĩ bàn!
Nói “chẳng thể nghĩ bàn” trọn chẳng phải
là khiến cho hữu t́nh trơ lỳ, hoặc có tác dụng
khiến cho tự tâm mê muội như nha phiến (thuốc phiện), mà là đích xác dấy
khởi một pháp có thể khiến
cho chúng ta buông xuống chấp trước nặng nề,
chấp trước mê muội, trở về tâm trí sẵn
có, trong tâm trí thanh tịnh vận dụng điều thường được
gọi là “thiện xảo chẳng nghĩ bàn”,
cũng tức là thiện xảo chẳng tạo tác, mà
cũng là thiện xảo xa ĺa đối đăi, mà cũng
là thiện xảo tùy thuận trí huệ quang minh của
chư Phật để an trụ. Đối với sự
tùy thuận ấy, nếu có chúng sanh một niệm tùy thuận,
công đức ấy chư Phật tán thán chẳng thể
tận, dẫu một kiếp, hai kiếp, hoặc nhiều
kiếp, vẫn khó tán thán cùng tận! V́ sao vậy? Do tâm trí
ấy ngang bằng với chư Phật!
(Kinh)
Bỉ ưng tốc khử chư dục trần, yếu
đương tu thử thắng tam-muội. Nhược
dục nhất sanh kiến đa Phật, kiến dĩ
cung kính phục tư tuân.
(經)彼應速去諸欲塵。要當修此勝三昧。若欲一生見多佛。見已恭敬復諮詢。
(Kinh: Hăy nên
mau trừ các dục trần, phải tu tam-muội thù thắng
này. Nếu muốn một đời thấy nhiều Phật.
Thấy rồi cung kính, lại thưa hỏi).
“Nhược
dục nhất sanh kiến đa Phật, kiến dĩ
cung kính phục tư tuân” (nếu muốn một đời
thấy nhiều Phật; thấy rồi, cung kính lại
thưa hỏi): Ở đây, đức Thế Tôn hướng
dẫn chúng ta trong một đời, chẳng ĺa khỏi
thế giới này, mà có thể thấy
nhiều vị Phật ở các phương khác. Đă gặp
gỡ, hăy nên cung kính thưa hỏi, thưa hỏi các thứ
pháp ḥng trừ các nỗi nghi!
(Kinh)
Bỉ ưng tốc ly vật sanh trước, yếu
đương quán thử diệu tam-muội.
(經)彼應速離勿生著。要當觀此妙三昧。
(Kinh: Hăy nên
mau ĺa, đừng chấp trước, phải quán tam-muội
nhiệm mầu này).
Dẫu
được nghe pháp, chớ sanh đắm nhiễm. Hăy
nên quán pháp tắc tam-muội vi diệu rất sâu này có công
đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn!
(Kinh)
Thị xứ vô dục, phục vô sân,
diệc vô ngu si dữ tật đố. Hựu vô vô minh cập
nghi vơng, yếu đương trụ thử thâm tịch Thiền.
(經)是處無慾復無瞋。亦無愚癡與嫉妒。又無無明及疑網。要當住此深寂禪。
(Kinh: Chỗ
này vô dục lại chẳng sân, cũng chẳng ngu si và
ghen tỵ. Lại chẳng vô minh và lưới nghi, hăy nên
trụ Thiền thâm tịch này).
Đối
với nội dung của sức tam-muội này, đức
Thế Tôn đă dùng thí dụ, dùng ngôn thuyết để
hướng dẫn chúng ta xa ĺa tạo tác, xa ĺa nghĩ bàn,
xa ĺa đối đăi, khiến cho chúng ta tùy thuận vô tạo
tác, tùy thuận chẳng đối đăi, tùy thuận chẳng
nghĩ bàn, thanh tịnh an trụ, trong tâm phát sanh khinh an, thật
sự tăng cao pháp lạc nơi thân tâm, xa ĺa khổ hoạn
tạo tác!
11. Phẩm thứ bảy:
Giới Hạnh Cụ Túc
(Kinh)
Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Phần, Giới Hạnh Cụ
Túc, phẩm đệ thất.
(經)大方等大集賢護分。戒行具足品第七。
(Kinh: Kinh
Đại Phương Quảng Đại Tập, phần
Hiền Hộ. Phẩm thứ
bảy: Giới hạnh đầy đủ).
Đức Thế Tôn do
nương theo giáo pháp mà xuất hiện trong cơi đời,
dùng văn tự làm phương tiện truyền đạt,
dùng mười hai bộ loại trong Tam Tạng để
lợi ích rộng khắp hữu t́nh vào thời Mạt
Pháp. Các thiện tri thức nương theo giáo ngôn văn tự
để tùy văn nhập quán, tiêu các nghiệp tướng,
thấu hiểu tâm trí, thật là thuận tiện. Đức
Thế Tôn tại các địa điểm bất đồng,
thuận theo nhân duyên bất đồng, ở trong hàng Thanh
Văn, hoặc Bồ Tát, trưởng giả, vương
giả, Bà La Môn, đủ loại chúng sanh, đối với
mỗi loại, đều tuyên giảng, giáo hóa. Về sau,
tôn giả Ma Ha Ca Diếp và các bậc thiện xảo hội
tập kinh điển, như Thanh Văn Thượng Tọa
Bộ kết tập kinh điển tại Thất Diệp
Quật (Saptaparni Guha)[4],
và cũng có Đại Chúng Bộ, cho đến các vị
Bồ Tát thuộc các địa vị đều cùng lúc
vân tập, ghi lại các thứ kinh điển do đức
Phật đă tuyên thuyết, truyền bá cho đời sau,
khiến cho hữu t́nh hữu duyên trong thế gian do gặp
gỡ kinh điển mà được độ thoát.
Đấy gọi là “dùng mười hai loại bộ loại
trong Tam Tạng để hóa độ hữu t́nh”. Chúng
ta hữu duyên, gặp được diệu điển rất
sâu này, dùng nó làm pháp tắc để nương theo pháp hành
tŕ, ắt sẽ đạt được thành tựu.
Chúng ta thấy thứ tự
tiếp nối trong bộ kinh này: Trước hết là khiến
cho chúng ta có chánh tư duy. Thông qua chánh tư duy, khiến cho
chúng ta sanh khởi chánh tín, thọ tŕ, quan sát. Hiện thời,
[trong phẩm này] bèn tuyên nói giới hạnh trọn đủ.
Mỗi phẩm đều hướng dẫn tăng
thượng, không ǵ chẳng nhằm hướng dẫn chúng
ta thoát khỏi tướng Dị Thục Quả của
chính ḿnh từ vô thỉ đến nay, thành tựu một
pháp tắc vô ngă và vô úy. Các lời dạy của đức
Thế Tôn đều v́ khiến cho chúng ta đạt
được phương tiện đại tự tại,
hoặc có thể nói là thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu
Tam Bồ Đề. Như thế chính là chánh nhân xuất
thế duy nhất của chư Phật Thế Tôn: “Khiến
cho chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật,
thành tựu đạo nghiệp thanh tịnh”. Mười
phương chư Phật, không vị nào chẳng dùng nguyện
này để xuất thế. Hàng Phật tử chúng ta chớ
có kiến giải nghi hoặc đối với điều
này, hăy tùy thuận lời dạy của đức Phật,
làm đệ tử chân thật của đức Phật,
chánh hành Phật pháp.
(Kinh) Nhĩ thời, Hiền
Hộ Bồ Tát phục bạch Phật ngôn: - Hy hữu Thế
Tôn!
(經)爾時賢護菩薩。復白佛言。希有世尊。
(Kinh: Lúc bấy giờ, Hiền
Hộ Bồ Tát lại bạch cùng đức Phật rằng:
- Đức Thế Tôn hy hữu).
Thế Tôn quả thật là
hy hữu trong thế gian. Như Lai trọn đủ
mười hiệu, tức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến
Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên
Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Mười hiệu như thế
do Như Lai đă từ nhiều kiếp lâu xa tới nay
siêng khổ tu tŕ, nhất tâm tu tŕ công đức và lợi
ích chân thật, được mười phương
chư Phật thanh tịnh lần lượt thọ kư, lần
lượt truyền đạt, lần lượt chấp nhận pháp tắc
thanh tịnh, trọn chẳng phải là hư huyễn, trống
rỗng, cũng chẳng phải là tự tánh bàn suông hư
huyễn. Người học Phật trong hiện thời
phần nhiều đàm luận Phật tánh, tự tánh,
nhưng công đức nơi mười hiệu của
Như Lai do thật sự nương vào hai pháp Tu Đức
và Tánh Đức mà trọn đủ, cũng là phước
huệ trọn đủ, chẳng phải là lời lẽ phù phiếm. Hữu
t́nh trong thời Mạt Pháp rất nhiều kẻ học vẹt,
rất hiếm người thật sự hành tŕ. V́ thế,
phần nhiều chẳng trọn đủ phước huệ,
chẳng trọn đủ thiện xảo!
Chúng ta nên thủ hộ pháp tắc
ấy như thế nào? Cần phải có một cơ chế
như thế này, tức là nghe pháp tu tŕ, nghe pháp bèn chánh hạnh.
Nghe pháp rồi đích thân chứng nhập. Nghe pháp rồi
thủ hộ, truyền bá. Nếu chẳng có ngôn giáo để
có thể y chỉ, khó thể chánh tín pháp này, khó thể tu tập!
Đối với pháp này, có nhiều kẻ nghi báng; người
có thể sanh chánh tín, yêu mến th́ thật là chẳng thể
nghĩ bàn! Cũng
có kẻ nghi báng nhưng v́ có các vị thiện tri thức
siêng khổ tu tập, cho đến đúng pháp mà tu tập,
hoặc liên tục truyền đạt các thứ pháp ích, họ (kẻ nghi
báng ấy) dần dần sanh khởi
sự ngưỡng mộ và yêu thích đối với pháp này. Chúng ta có thể nương
theo kinh điển để tu tập, xác thực là chánh hạnh,
chánh đạo. Các vị thiện tri thức nếu chỉ
thật sự hướng đến pháp tắc này, sẽ
nương theo kinh điển để hành tŕ, dần dần
thâm nhập, ắt sẽ có thể đích thân chứng pháp
ích chẳng thể nghĩ bàn của Thập Phương
Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội.
(Kinh) Năi hữu như
tư tối thắng tam-muội. Thế Tôn! Nhược
chư Bồ Tát xả gia, xuất gia, thâm tâm nhạo dục
thuyết thử tam-muội, diệc đương tư
duy thử tam-muội giả, bỉ đẳng ưng
đương an trụ hà pháp, nhi năng tuyên thuyết, cập
tư duy da?
(經)乃有如斯最勝三昧。世尊。若諸菩薩舍家出家。深心樂欲說此三昧。亦當思惟此三昧者。彼等應當安住何法。而能宣說及思惟耶。
(Kinh: Bèn có tam-muội tối thắng
như thế. Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát bỏ
nhà xuất gia, thâm tâm ưa thích muốn nói tam-muội này, cũng sẽ
tư duy tam-muội này, họ nên an trụ trong pháp nào để
có thể tuyên nói và tư duy?)
Hiền Hộ Bồ Tát thay
cho hàng đại chúng xuất gia đặt ra câu hỏi
này. V́ lẽ nào? Hết thảy hữu t́nh trong thời Mạt
Pháp chẳng khéo khải giáo, mà cũng chẳng có người
khéo khải giáo! Cũng chẳng có người khéo hỏi,
khéo đáp, nhằm thuận tiện truyền lại giáo pháp,
cho nên Ngài thay mặt hữu t́nh khải vấn, khiến
cho chúng ta quen thuộc, tư duy, tu tập.
(Kinh) Phật cáo Hiền Hộ
ngôn: - Hiền Hộ! Nhược hữu Bồ Tát xả
gia, xuất gia, thâm nhạo quảng
tuyên, phục dục tư duy như thị tam-muội giả.
(經)佛告賢護言。賢護。若有菩薩。舍家出家。深樂廣宣。復欲思惟如是三昧者。
(Kinh: Đức Phật bảo
ngài Hiền Hộ rằng: - Này Hiền Hộ! Nếu có Bồ
Tát bỏ nhà xuất gia, thích rộng tuyên nói sâu xa, lại
muốn tư duy tam-muội như thế).
Chúng ta nhất định phải
chú ư một ngôn từ: “Tư duy như thị tam-muội”
(tư duy tam-muội như thế). Kinh Hiền Hộ nhắc
đi nhắc lại chúng ta phải tư duy tam-muội
này như thế nào!
(Kinh)
Bỉ xuất gia Bồ Tát, đương tiên hộ tŕ
thanh tịnh giới hạnh, bất khuyết giới hạnh,
bất nhiễm giới hạnh, bất ô giới hạnh,
bất trược giới hạnh, bất trước giới
hạnh, bất động giới hạnh, bất bị
ha giới hạnh, trí giả sở tán giới hạnh, thánh
sở ái kính giới hạnh, ưng đương niệm
tri như thị chư giới dă.
(經)彼出家菩薩。當先護持清淨戒行。不缺戒行。不染戒行。不污戒行。不濁戒行。不著戒行。不動戒行。不被呵戒行。智者所贊戒行。聖所愛敬戒行。應當念知如是諸戒也。
(Kinh: Vị
xuất gia Bồ Tát ấy trước hết hăy nên hộ
tŕ giới hạnh thanh tịnh, giới hạnh chẳng
khuyết, giới hạnh chẳng nhuốm bẩn, giới
hạnh chẳng ô uế, giới hạnh chẳng nhơ bẩn,
giới hạnh chẳng chấp trước, giới hạnh
bất động, giới hạnh chẳng bị quở
trách, giới hạnh được người trí khen ngợi,
giới hạnh được bậc thánh kính yêu. Hăy nên
nghĩ biết các giới như thế).
“Hộ
tŕ thanh tịnh giới hạnh” (hộ tŕ giới hạnh
thanh tịnh): “Thanh tịnh” là dùng vô lậu giới thể
để lợi ích rộng khắp thế gian, thủ hộ
thanh tịnh. V́ thế, trong Tam
Tụ Giới, mỗi tụ đều có
diệu dụng riêng. Chư Phật Như Lai nói giới có
ba tụ: Biểu hiện nơi oai nghi (Nhiếp Luật
Nghi Giới) th́ phần nhiều được Thanh Văn
thủ hộ; biểu hiện nơi thiện pháp (Nhiếp
Thiện Pháp Giới) th́ Bồ Tát hành pháp phần nhiều
mến chuộng, hạnh lợi tha lợi ích rộng khắp
chúng sanh (Nhiêu Ích Hữu T́nh Giới) là pháp tối thượng
thừa, phần nhiều do những người trong cơi đời hiện thời được gọi
là “hành pháp Kim Cang Thừa” thủ hộ. Tam Tụ
Tịnh Giới thật ra là do một giới hiển lộ,
do một pháp tạo thành, tức là giới pháp thanh tịnh
do chư Phật truyền trao. Đương nhiên, xuất
gia hay tại gia, mỗi hạng người sẽ có giới
tướng biểu hiện riêng.
Thanh
Văn hiển hiện pháp thuần bạch qua bốn oai
nghi, tức là đi, đứng, nằm, ngồi, chẳng
ĺa tâm trí vô lậu, chẳng tạo, chẳng tác, thủ hộ
tịch diệt, coi tịch diệt là vui. V́ thế, trong
pháp Thanh Văn, “tịch diệt là vui” chính là thủ hộ
tăng thượng, đích thân chứng đoạn diệt,
cho đến đích thân chứng chân thật. Đó chính là
cái được gọi là “chứng A La Hán quả, xa
ĺa hậu hữu (thân trong đời sau), trụ trong hai loại
Niết Bàn là Hữu Dư và Vô Dư”. Thừa này tịnh
hóa thế gian, cho đến khiến cho chánh pháp có h́nh
tướng trụ thế, biểu hiện trong bốn oai
nghi. V́ thế, [pháp Thanh Văn Thừa] là pháp Thật Hữu.
Trong
giới hạnh của Bồ Tát, phần nhiều là diệu
dụng của trí huệ trong
Như Huyễn Quán. Do đó, đối với tâm trí động
niệm, đều dùng Bồ
Đề tâm để huân tu, phần nhiều vận dụng
rộng răi nơi tâm trí, thuần thiện thế gian, để
khiến cho chúng sanh liễu giải tâm trí. Từ vấn
đề căn bản của tâm địa và tâm trí mà giải
quyết hết thảy các pháp tắc, từ huân tu tâm
địa mà phát khởi diệu dụng rộng lớn.
Đó là điều được nhiếp thọ trọn
khắp bởi giới Bồ Tát, được nhiếp
thọ bởi trí huệ môn, là điều
được thiết lập và vận dụng bởi tâm niệm.
Bồ
Tát giới và Thanh Văn giới tuy tên gọi khác nhau,
nhưng xét theo nội dung, nếu là người có tâm Đại
Thừa, tuy thọ giới Thanh Văn, vẫn có thể giữ
giới Bồ Tát, có nhiều pháp thiện xảo. Nhưng
cũng có khá nhiều kẻ tuy thủ hộ giới pháp
Đại Thừa, nhưng tâm tánh yếu kém, phần nhiều
lo tự lợi, giống hạnh của hàng “hạ
sĩ” nói theo Tạng truyền Phật giáo. [Hạng
căn tánh hạ sĩ] do sợ hăi luân hồi
trong thế gian, bèn mong cầu xuất
ly. Hạng hữu t́nh ấy tuy tŕ giới Bồ Tát, vẫn
là cái tâm Thanh Văn. Trong cái tâm Thanh Văn ấy, đối
với giới Bồ Tát, vẫn phần nhiều là hiển
lộ oai nghi, phần nhiều ưa thích thể hiện
oai nghi trong “đi, đứng, nằm, ngồi”. Nếu
đă yêu thích trọn đủ oai nghi, th́ cũng sẽ có
tâm địa thủ hộ, người ấy chẳng thể
nghĩ bàn, là người thông đạt Nhị Thừa.
Người trọn đủ hai pháp Bồ Tát và Thanh
Văn chính là bậc thiện xảo chẳng thể
nghĩ bàn, có thể khiến cho chánh pháp trụ thế,
truyền bá. Truyền bá th́ phần nhiều là thể hiện
đức hạnh của bậc Bồ Tát. “Trụ tŕ”
là an trụ trong giới đức thanh tịnh, thủ hộ
bốn oai nghi. V́ thế, trụ thế và truyền bá, mỗi
sự đều có diệu tướng. Trụ tŕ là có nhiều
môn Thiền Định, hoằng truyền th́ phần nhiều
là dùng trí huệ để truyền đạt. V́ thế,
Bồ Tát phần nhiều thủ hộ trí huệ, ít chú trọng
Thiền Định. Các vị Thanh
Văn th́ phần nhiều chuộng Thiền Định,
ít có diệu dụng trí huệ, nhưng đấy chỉ
là nói theo sự thiên trọng nơi các tướng.
Nếu
dựa theo tâm tánh để nói, hết thảy chúng sanh vốn
là Phật. Nói theo giáo ngôn thuộc về quả địa,
như Thiền Tông Trung Hoa, cho đến trong giáo pháp về
Như Lai Tạng Tánh, phần nhiều tuyên thuyết giáo
pháp như thế. Dùng sự giác ngộ nơi quả địa
để xem xét thế gian, [sẽ thấy] chẳng có một
pháp nào để có thể thành, chẳng có một chúng sanh
để có thể độ, cho đến chẳng có một
phiền năo nào để có thể đoạn. Tự tánh vốn
quang minh, chẳng đắm nhiễm, nhưng dựa trên sự
thủ hộ thanh tịnh của pháp cội nguồn, ngay
trong hiện tiền bèn giải thoát rành rành, rốt ráo chẳng
vướng mắc, tâm trí giống hệt như nhau.
Như giáo ngôn thuộc về quả địa trong pháp môn
Tịnh Độ, nương theo nguyện lực của
Phật, dùng sự giác ngộ nơi quả địa làm
cái tâm trong khi tu nhân, hiện tiền khởi tác dụng, chẳng
nhờ vào phương tiện, xa ĺa tạo tác, chỉ tùy
thuận Phật quả, chỉ tùy thuận Phật nguyện,
cho nên thủ hộ thanh tịnh b́nh đẳng, yêu thích hết
thảy hữu t́nh trong thế gian, cùng sanh về viên măn báo
độ A Nậu Đa La. Cái được gọi
là “viên măn báo độ” chẳng nhờ vào đến,
đi, chẳng nhờ vào tu tŕ, do sức công đức của
Phật mà thành tựu, do Tánh Đức và Tu Đức của
Phật cùng lúc trọn đủ hồi thí, là pháp giống
hệt như ông trưởng giả để lại gia
sản cho con [trong kinh Pháp Hoa], chẳng nhờ vào
phương tiện, tự nhiên trọn đủ. Đó
là giáo pháp được hồi thí từ quả địa.
Trong
giới pháp tam thừa, giáo pháp cuối cùng dùng thệ nguyện
để thủ hộ, như giáo ngôn Tịnh Độ
dùng thệ nguyện của A Di Đà Phật để nhiếp
hóa mười phương hữu t́nh, khiến cho họ
tùy thuận Phật nguyện mà được giải
thoát. Đấy là dùng tam-muội-da giới làm công đức
chân thật, dùng chuyện lợi ích rộng khắp hữu
t́nh làm giới pháp. V́ thế, trong tam tụ giới có Nhiêu
Ích Hữu T́nh Giới. Có nhiều người niệm Phật
lấy Phật nguyện làm sanh mạng của chính ḿnh,
người như thế thật sự là người thủ
hộ tam-muội-da. Người ấy có thể yêu mến
thế gian, chẳng xả hết thảy chúng sanh khổ
năo, hồi hướng làm đầu. “Đầu” là
như thế nào? Tức là chọn lựa một pháp tắc
thanh tịnh như thế ḥng làm cho hết thảy chúng
sanh thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề
ngay trong thân hiện tại. Chuyện chẳng thể
nghĩ bàn rất sâu như thế chỉ có Phật và Phật
mới có thể đích thân tuyên nói, hết thảy hữu
t́nh tùy thuận lời tuyên giảng của đức Phật
mà đạt được công đức và lợi ích, và
cũng có thể tiến nhập pháp thiện xảo ấy!
Đối
với Tam Tụ Tịnh Giới trên đây, kinh nói “tŕ
thanh tịnh giới hạnh” (giữ giới hạnh
thanh tịnh) ngụ ư nói đến Tam Tụ Giới
ấy. Kế đó, “bất khuyết giới hạnh”,
“bất nhiễm giới hạnh”, “bất ô giới hạnh”
v.v… chính là nói theo kiểu chia chẻ giới
hạnh tỉ mỉ, v́ đối với mỗi điều
giới đều nói lớn, nhỏ, nặng, nhẹ, và
cũng nói thong thả hay cấp bách. [Để hiểu
rơ những điều ấy], chẳng thể chỉ tốn
công một ngày là được. Do thời gian hạn chế,
chúng ta có thể học tập sau này. Ở đây, chỉ
nghe danh tướng th́ cũng là phương tiện. Ở
chỗ này, nhắc đến
giới pháp tam thừa cũng là v́ muốn khiến cho mọi
người liễu giải Thập Phương Chư Phật
Tất Giai Hiện Tiền tam-muội, sẽ thật sự thủ hộ sự tu tŕ thệ nguyện. Nếu chúng ta chẳng
thủ hộ thệ nguyện, mà muốn nhập pháp tắc
như vậy, muốn đạt được lợi
ích như vậy, muốn khiến cho mười
phương chư Phật thảy đều hiện tiền,
muốn đối diện chư Phật để nghe pháp, muốn
cho tâm trí tâm khai ư giải, sẽ không thể thành tựu
được! V́ [những điều] muốn “khiến
cho” như thế, quả thật là điều mà tam-muội
cùng thủ hộ. Tam-muội do ǵ mà được thành tựu?
Nương theo thệ nguyện để an lập căn
bản. V́ thế có cái được gọi là “tam-muội-da
thệ nguyện”. Đối với điều này, có
nhiều chúng sanh tuy tu pháp mà chẳng biết!
Do vậy,
tam-muội cũng được dẫn phát từ sự
thủ hộ giới luật. V́ thế, tỳ-kheo thọ
giới phải nên lập thệ nguyện. Bồ Tát thọ
giới cũng nên lập thệ nguyện. Thệ nguyện
tam-muội-da giới lợi lạc trọn khắp hữu
t́nh bất quá chỉ là danh xưng đơn giản đó
thôi. Tuy là như thế, vẫn lập thệ nguyện.
Chúng ta muốn đạt được công đức và
lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Thập
Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền th́
cũng phải nên thủ hộ thệ nguyện. “Thanh
tịnh giới hạnh” cũng lại giống như
thế!
(Kinh)
Hiền Hộ! Bỉ xuất gia Bồ Tát vân hà
đương đắc thanh tịnh giới hạnh? Năi
chí vân hà đương đắc thánh sở ái kính giới
hạnh dă? Hiền Hộ! Bỉ xuất gia Bồ Tát
ưng đương y bỉ Ba La Đề Mộc Xoa,
thành tựu oai nghi, thành tựu chúng hạnh, năi chí thành tựu
vi trần số đẳng giới hạnh.
(經)賢護。彼出家菩薩云何當得清淨戒行。乃至云何當得聖所愛敬戒行也。賢護。彼出家菩薩。應當依彼波羅提木叉。成就威儀。成就衆行。乃至成就微塵數等戒行。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Vị xuất gia Bồ Tát ấy như thế nào
th́ sẽ đạt được giới hạnh thanh tịnh?
Cho đến như thế nào th́ sẽ đắc giới
hạnh được bậc thánh kính yêu? Này Hiền Hộ!
Vị xuất gia Bồ Tát ấy hăy nên nương theo Ba La
Đề Mộc Xoa để thành tựu oai nghi, thành tựu
các hạnh, cho đến thành tựu các giới hạnh số
lượng nhiều như vi trần).
Ba
La Đề Mộc Xoa (Prātimokṣa) được nhắc
tới ở đây chính là Bảo Giải Thoát Giới (保解脫戒, giới bảo vệ
sự giải thoát). Trong Thanh Văn Thừa, Ba La Đề
Mộc Xoa rất trân quư, được hàng Thanh Văn thủ
hộ, được người có cuộc sống trọn
đủ các thứ phước đức thù thắng trong cuộc
đời lắm tỳ vết [trên thế gian này] thủ
hộ. Trong quá khứ, bậc xuất gia sa-môn rất khó
có, v́ sao? Phải vượt qua đủ mọi thứ ngăn
trở th́ mới có thể tiến nhập pháp tắc xuất
gia, lănh thọ giới giáo thanh tịnh của hàng xuất
gia. Cho đến thủ hộ đủ loại oai nghi, tức
cái được gọi là “giáo ngôn Ba La Đề
Mộc Xoa”. Ba La Đề Mộc Xoa là tiếng Phạn, dịch sang tiếng
Hán là Các Cá Bảo Giải Thoát (các điều bảo vệ
sự giải thoát), chính là giáo ngôn thanh tịnh trân bảo
do đức Thế Tôn ban cho hàng xuất gia, mà cũng là
giáo ngôn bí mật, khiến cho hết thảy người xuất gia biết lư do, biết duyên
do, biết cái nhân gây nên phạm giới, biết cái quả
do phạm giới, biết nhân, biết quả, biết sự
chuyển đổi giữa nhân và quả. V́ thế, biết
là phạm giới bèn biết sám hối. Công đức và nội
dung của Ba La Đề Mộc Xoa chỉ có Phật và Phật
mới đích thân biết; bởi lẽ, nó do đức
Phật đích thân chế định, do đức Phật
đích thân tuyên nói, được hết thảy hàng xuất
gia yêu thích, thủ hộ. Ba La Đề Mộc Xoa rất
sâu, chẳng thể nghĩ bàn! Nếu ai siêng gắng, sốt
sắng thủ hộ, tu tập, người ấy sẽ
là tṛng mắt của trời người, là người
đáng được tam giới cúng dường.
“Thành
tựu oai nghi, thành tựu chúng hạnh” (Thành tựu oai
nghi, thành tựu các hạnh): “Oai nghi” thuộc vào trong
Oai Nghi Giới, được biểu hiện qua bảy
chi nơi thân và miệng. “Chúng hạnh” (các hạnh)
thuộc về Thiện Pháp Giới, tức là thiện pháp
ứng trong hết thảy mọi nơi, tịnh hóa thế
gian.
“Năi
chí thành tựu vi trần số đẳng giới hạnh”
(Cho đến thành tựu các giới hạnh có số
lượng nhiều như vi trần): Giới hạnh ấy
chính là giới hạnh trọn khắp. Nếu có các vị
xuất gia Bồ Tát thọ nhận giới pháp thanh tịnh,
đạt được giới thể thanh tịnh, trọn
khắp hết thảy mọi nơi chẳng giết, chẳng
trộm, chẳng nói dối, chẳng dâm, chẳng uống
rượu, cho đến trong các thứ pháp tắc mà
đều thủ hộ mỗi pháp tắc, chẳng rối
loạn lẫn nhau, chân thật chẳng dối. Đó
là giới đức thanh tịnh.
(Kinh)
Kiến dĩ kinh bố, thanh tịnh hoạt mạng,
ư chư giới trung, đương niệm thành tựu.
(經)見已驚怖。清淨活命。於諸戒中。當念成就。
(Kinh: Thấy
rồi kinh sợ, sống đời thanh tịnh. Trong
các giới sẽ mong thành tựu).
Giới
là căn bản của Vô Thượng Bồ Đề.
Tuy mỗi thừa trong tam thừa đều thủ hộ,
chẳng lầm loạn lẫn nhau, nhưng chẳng thể
đánh mất cái gốc “tạo lợi ích rộng lớn
cho chúng sanh”. Đối với Giới,
phải nên dấy ḷng thủ hộ, yêu thích thủ hộ.
Nếu buông lung th́ sẽ là phá giới. Nếu đă buông lung,
chính là đă nhuốm bẩn giới, làm ô uế giới.
V́ sao? Nó sẽ nhanh chóng khiến cho giới đức tán hoại,
giới thể phần nhiều bị ô nhiễm, phần
nhiều chẳng được thế gian yêu chuộng,
chẳng thể khiến cho chánh pháp trụ thế. Tỳ
Ni (Vinaya, giới luật) có thể trụ thế,
tức là Phật pháp trụ thế. V́ vậy, đức
Thế Tôn căn dặn hữu t́nh trong thế gian: “Sau
khi ta diệt độ, hăy lấy Giới làm thầy”.
(Kinh)
Ưng tín thậm thâm bất đắc trước Nhẫn,
ư Không, vô tướng, vô nguyện chư pháp trung,
văn thuyết chi thời, tâm bất kinh bố, vô hữu
hối một.
(經)應信甚深不得着忍。於空無相無願諸法中。聞說之時。心不驚怖。無有悔沒。
(Kinh:
Hăy nên tin rất sâu, đừng chấp trước Nhẫn.
Đối với các pháp Không, Vô Tướng, Vô Nguyện,
khi nghe nói, tâm chẳng kinh sợ, chẳng hối hận,
lui sụt).
Đối với ba pháp tắc thuộc về Tam Giải
Thoát là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, đều rốt ráo yêu mến.
“Không” là hết thảy các pháp tắc thế gian và
pháp tắc xuất thế gian đều rốt cuộc là
chẳng có ǵ để có thể đạt được,
v́ bổn tánh của chúng là Không. Do nhận biết bản
tánh vốn là Không, tự nhiên ĺa bỏ hết thảy các
nguyện, cho nên hết thảy thế gian hay xuất thế
gian, hết thảy phương tiện thiện xảo đồng thời
tán hoại. V́ sao tán hoại? Do vốn chẳng tạo tác.
Từ trong Không, Vô Tướng, Vô Nguyện mà an trụ
thanh tịnh. Đó là đạt được thành tựu
trong giải thoát môn. Các vị sa-môn xuất gia ắt phải
nên thủ hộ pháp giải thoát môn. Nếu không, ắt sẽ
bị nhiều thứ phiền năo xâm hại.
(Kinh)
Hiền Hộ! Dĩ thị nhân duyên, bỉ xuất gia Bồ
Tát thành tựu như thị thanh tịnh giới hạnh,
bất kiến giới hạnh, bất trước giới
hạnh, năi chí thành tựu thánh sở ái kính giới hạnh
dă.
(經)賢護。以是因緣。彼出家菩薩。成就如是清淨戒行。不見戒行。不著戒行。乃至成就聖所愛敬戒行也。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Do nhân duyên ấy, vị xuất gia Bồ Tát ấy
thành tựu giới hạnh thanh tịnh, giới hạnh
chẳng thấy, giới hạnh chẳng chấp trước,
cho đến thành tựu giới hạnh được bậc
thánh yêu kính như thế).
Khi
hết thảy Bồ Tát tŕ giới, chẳng thấy giới,
chẳng thấy tŕ giới, chẳng thấy phạm giới,
trong lúc như thế, quang minh nơi tâm cảnh và vô lậu
giới thể chân thật an trụ, vô trước giới
thể thật sự thành tựu, vô vi giới thể chân
thật lợi ích thế gian. Như thế th́ các thứ
giới pháp thanh tịnh chẳng có người tŕ, chẳng
có kẻ phạm,
thủ hộ thanh tịnh, tŕ giới thanh tịnh. Tŕ giới
thanh tịnh là chẳng có tri kiến chính ḿnh đang phạm giới hay tŕ giới. V́ thế, tôn trọng hết
thảy, đối với người tŕ giới chẳng
kính, đối với kẻ phạm giới chẳng sân. Thủ
hộ giới pháp chân thật như thế, khiến cho
chánh pháp trụ thế, tịnh hóa thế gian.
Có
nhiều chúng sanh dùng cái tâm yêu ghét để tŕ giới, dùng
cái tâm ô nhiễm để tŕ giới, dùng cái tâm “hữu sở
đắc” (có điều ǵ
đó để đạt được) để tŕ giới.
Đó chính là phạm giới. Trong phần văn tự ở
phía sau, đức Thế Tôn có đă tuyên thuyết thanh tịnh.
V́ sao tư duy của hết thảy phàm phu chẳng
tương ứng với tư duy của đức Thế
Tôn? V́ cái tâm của chúng sanh đắm nhiễm. Thấy các
giới hạnh, các giới hạnh ô trược, các giới
hạnh bại hoại, các giới hạnh nhuốm bẩn,
bèn cho là ta có giới để tŕ, cho là kẻ khác phạm
giới. Loại hữu
t́nh ấy phần nhiều sẽ tu tŕ và huân tập theo kiểu
“khen ḿnh, báng người”, sẽ mắc hại. V́
sao? Do tâm kiêu mạn, do tâm ô nhiễm, do tâm bất tịnh,
do tâm hữu lậu, do tâm có nhiều đối đăi, do
tâm trí sanh diệt. Chư Phật Như Lai tuyên nói giáo hóa
thanh tịnh, giới đức thanh tịnh, thị hiện
thanh tịnh cho hết thảy chúng sanh, xa ĺa đối
đăi.
(Kinh)
Nhĩ thời, Hiền Hộ Bồ Tát phục bạch Phật
ngôn: - Thế Tôn! Bỉ xuất gia Bồ Tát, vân hà đắc
hữu như thị bất thanh tịnh giới hạnh,
khuyết giới hạnh, nhiễm trước giới hạnh,
ô giới hạnh, y ỷ giới hạnh, trí sở ha hủy
giới hạnh, thánh sở bất ái giới hạnh dă?
(經)爾時賢護菩薩復白佛言。世尊。彼出家菩薩。云何得有如是不清淨戒行。缺戒行。染著戒行。污戒行。依倚戒行。智所訶毀戒行。聖所不愛戒行也。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch cùng đức
Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! V́ sao vị xuất gia
Bồ Tát ấy có giới hạnh chẳng thanh tịnh, giới
hạnh thiếu khuyết, giới hạnh đắm nhiễm,
giới hạnh ô uế, giới hạnh dựa dẫm, giới
hạnh bị bậc trí quở trách, chê bai, giới hạnh
chẳng được bậc thánh mến chuộng
như thế?)
Hiền
Hộ Bồ Tát v́ muốn hộ tŕ Phật pháp trụ
thế, muốn thay cho các vị thiện tri thức xuất
gia trong thời Mạt Pháp thưa hỏi các pháp tắc, khiến
cho hết thảy hàng xuất gia sẽ thủ hộ giới
pháp thanh tịnh, cho nên đặt ra câu hỏi này.
(Kinh)
Phật cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: - Hiền Hộ!
Nhược hữu xuất gia Bồ Tát thủ trước
Sắc, thọ tŕ cấm giới, tu ư phạm hạnh.
(經)佛告賢護菩薩言。賢護。若有出家菩薩。取著色。受持禁戒。修於梵行。
(Kinh: Đức
Phật bảo Hiền Hộ Bồ Tát rằng: - Này Hiền
Hộ! Nếu có xuất gia Bồ Tát chấp giữ Sắc,
thọ tŕ cấm giới, tu tập phạm hạnh).
Đối
với cái gọi là Sắc, dù phạm, hay chẳng phạm,
dù thiện hay ác, dù đúng hay sai, dù tốt hay xấu, đủ
thứ như thế đều là đối với pháp mà
sanh khởi.
(Kinh)
Như thị thủ trước Thọ, thủ trước
Tưởng, thủ trước Hành, thủ trước
Thức, thọ tŕ cấm giới, tu hành phạm hạnh.
Tu hành dĩ, tác như thị niệm: “Ngă kim như thị
tŕ giới, như thị khổ hạnh, như thị tu
học, như thị phạm hạnh, nguyện ngă vị
lai, đắc sanh thiên thượng, hoặc sanh nhân gian, tự
tại hữu sanh, thọ chư quả báo”. Hiền Hộ!
Dĩ thị nhân duyên, bỉ xuất gia Bồ Tát thành tựu
như thị bất thanh tịnh giới, năi chí
thánh giả sở bất ái giới. Thị vị vi cầu
hữu cố, vi hữu sanh cố, vi thọ dục quả
cố, vi sanh xứ sở cố.
(經)如是取著受。取著想。取著行。取著識。受持禁戒。修行梵行。修行已。作如是念。我今如是持戒。如是苦行。如是修學。如是梵行。願我未來。得生天上。或生人間。自在有生。受諸果報。賢護。以是因緣。彼出家菩薩。成就如是不清淨戒。乃至聖者所不愛戒。是謂爲求有故。爲有生故。爲受欲果故。爲生處所故。
(Kinh: Chấp giữ
Thọ, chấp giữ Tưởng, chấp giữ Hành, chấp
giữ Thức như thế. Thọ tŕ cấm giới, tu
hành phạm hạnh. Đă tu hành bèn nghĩ như thế này:
“Ta nay tŕ
giới như thế, khổ hạnh như thế, tu học
như thế, phạm hạnh như thế, nguyện
trong tương lai, ta được sanh lên trời, hoặc
sanh trong nhân gian, tự tại tái sanh, thọ các quả báo”. Này Hiền
Hộ! Do nhân duyên ấy, vị xuất gia Bồ Tát ấy
thành tựu giới chẳng thanh tịnh, cho đến
giới chẳng được thánh nhân yêu mến như
thế. Đó là v́ cầu hậu hữu (thân trong đời
sau), v́ có sanh, v́ nhận lănh cái quả trong cơi Dục, v́ cầu
chỗ sẽ sanh về).
Trước
đó, đă có các thứ đắm nhiễm ấy; sau
đó, tất nhiên sẽ có các
thứ phát tâm ấy. Do cái tâm đắm nhiễm, ắt tạo
nghiệp ấy. Tuy siêng ṛng tu tŕ, nhưng v́ cầu báo trong
đời sau, đó chính là cái hạnh ô nhiễm. Xét theo giới
pháp và giáo pháp nhà Phật, đấy là kẻ
phạm giới. V́ sao? Chư Phật Như Lai xuất
thế, chẳng v́ tăng trưởng mạnh mẽ thế
gian,
chẳng v́ tổn giảm thế gian, chỉ v́ khiến
cho chúng sanh trong thế gian xuất ly thế gian, v́ lợi
ích thế gian. Nếu chúng ta dùng cái tâm thế tục để
tư duy Phật pháp, sẽ có nhiều hạnh ô nhiễm,
có hạnh muốn cầu thân thể trong đời sau. Nếu
người tŕ giới tham cầu lợi ích do tŕ giới,
người tu khổ hạnh tham cầu quả báo vui
sướng trong đời vị lai, người như
thế bị đức Thế Tôn gọi là “mầm
cháy, hạt lép”, chẳng phải là bậc chánh hạnh!
(Kinh)
Hiền Hộ! Thị cố bỉ xuất gia Bồ Tát,
niệm dục thuyết thử tam-muội, tư thử
tam-muội giả, yếu đương tiên cụ thanh tịnh
giới hạnh, năi chí thành tựu thánh sở ái giới.
(經)賢護。是故彼出家菩薩。念欲說此三昧。思此三昧者。要當先具清淨戒行。乃至成就聖所愛戒。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! V́ thế, vị xuất gia Bồ Tát ấy nghĩ
muốn nói tam-muội này, suy nghĩ tam-muội này, trước
hết, phải nên trọn
đủ giới hạnh thanh tịnh, cho đến thành
tựu giới được thánh nhân yêu mến).
Kinh
văn đă dùng hai hạnh đúng pháp và phi pháp để
so sánh, khiến cho chúng ta chọn lựa hạnh như
pháp, bỏ đi hạnh phi pháp.
(Kinh)
Diệc niệm thường hành Đàn Ba La Mật, sở
vị tối thắng thí, chư pháp thí, thượng thí,
diệu thí, vi diệu thí, tinh diệu thí, vô thượng
thí.
(經)亦念常行檀波羅蜜。所謂最勝施諸法施上施妙施微妙施精妙施無上施。
(Kinh: Cũng
muốn thường hành Đàn Ba La Mật, như là tối
thắng thí, chư pháp thí, thượng thí, diệu thí, vi
diệu thí, tinh diệu thí, vô thượng thí).
“Tối
thắng thí” là bố thí giáo ngôn Đệ Nhất
Nghĩa Đế thù thắng nhất. “Chư pháp thí”
là đối với các hữu t́nh hữu duyên bèn tùy cơ
thí pháp, khiến cho họ trừ các nghi hoặc, thành tựu
Bồ Đề. “Thượng thí”, “diệu thí”,
“vi diệu thí” chính là tăng thượng thí pháp, cho
đến nói các giáo ngôn theo thứ tự, khiến cho chúng
sanh rốt ráo yêu mến. “Tinh diệu thí”, “vô thượng
thí” nhằm dẫn dắt chúng sanh phát tâm Vô Thượng
Bồ Đề. “Thí” là các loại giáo pháp hồi thí Vô
Thượng Bồ Đề. V́ thế nói là hoặc dùng
Tài Bố Thí để hướng dẫn chúng sanh, hoặc
dùng Pháp Bố Thí để hướng dẫn chúng sanh, hoặc
dùng Vô Úy Bố Thí để hướng dẫn chúng sanh, mục
đích duy nhất là muốn khiến cho chúng sanh thành tựu
Vô Thượng Bồ Đề.
(Kinh)
Diệc thường dũng mănh, tinh tấn bất hưu,
bất xả trọng đảm.
(經)亦常勇猛。精進不休。不捨重擔。
(Kinh:
Cũng thường dũng mănh, tinh tấn chẳng
ngơi, chẳng bỏ gánh nặng).
Hết
thảy hiền thánh, người trí đă chứng đắc
Bồ Đề tâm phần, Bồ Đề nghiệp phần,
ĺa bỏ gánh nặng. Cái được gọi là “gánh nặng”
chính là gánh nặng luân hồi, gánh nặng phiền năo. Ở
đây, hiền thánh và người trí chia sẻ gánh nặng
của chúng sanh, lợi ích rộng khắp hữu t́nh, dùng
Đồng Sự để tu tŕ v́ yêu mến hữu t́nh
trong thế gian.
(Kinh)
Bất vong chánh niệm, thường hành nhất tâm, chánh
tín thanh tịnh, vô hữu tật đố, bất trước
thế gian lợi dưỡng, danh văn, như pháp sách cầu,
dĩ tế h́nh mạng, hằng hành khất thực, bất
thọ biệt thỉnh.
(經)不忘正念。常行一心。正信清淨。無有嫉妒。不着世間利養名聞。如法索求。以濟形命。恆行乞食。不受別請。
(Kinh:
Chẳng quên chánh niệm, thường hành nhất tâm, chánh
tín thanh tịnh, chẳng có ghen tỵ, chẳng chấp
trước lợi dưỡng và tiếng tăm thế
gian, đúng như pháp t́m cầu để duy
tŕ thân mạng, luôn hành khất thực, chẳng
nhận lời thỉnh riêng).
Thuở
đức Thế Tôn tại thế, có cho phép [các tỳ-kheo]
nhận lời thỉnh cúng dường riêng, và cũng có pháp
Đầu Đà chẳng chấp nhận biệt thỉnh, như tôn giả
Ca Diếp tùy thời khất thực, chẳng tiếp nhận
biệt thỉnh.
(Kinh)
Yếm ly nhân gian, nhạo A Lan Nhă.
(經)厭離人間。樂阿蘭若。
(Kinh: Chán ĺa
nhân gian, thích chốn tịch tĩnh).
Pháp
chán ĺa và pháp xuất ly tuy có sai biệt, nhưng chán ĺa chính
là thiện xảo và cơ sở để xuất ly. Nếu
chẳng có cái tâm chán ĺa và xuất ly, sẽ rất
khó thành tựu. Nói “xuất ly” tức là chẳng đối
đăi, xa ĺa trần nhiễm của thế gian. Muốn
thành tựu cái tâm xuất ly ấy th́ chán ĺa chính là
phương tiện.
(Kinh)
Tôn sùng thánh chủng, kính sự Đầu Đà, tức thế
ngữ ngôn, đản luận xuất thế, xử chúng
tĩnh mặc, giả ngôn bất đa, thường kính
ư tha, bất cảm khinh mạn.
(經)尊崇聖種。敬事頭陀。息世語言。但論出世。處衆靜默。假言不多。常敬於他。不敢輕慢。
(Kinh: Tôn sùng
gịng thánh, vâng giữ hạnh Đầu Đà, dứt bặt
ngôn luận thế gian, chỉ luận đàm xuất thế,
ở trong đại chúng mà yên lặng, ít nói, kiệm lời,
thường kính trọng người khác, chẳng dám khinh
mạn).
Những
điều này đều thật sự khiến cho chúng ta
đúng như thật quán chiếu hành vi của chính ḿnh, là
giáo pháp trực tiếp nhất để kiểm điểm
hành vi của chính ḿnh.
(Kinh)
Ư nhất thiết thời, thường hành tàm quư.
(經)於一切時。常行慚愧。
(Kinh:
Trong hết thảy các thời, thường giữ ḷng hổ
thẹn).
Chúng
ta đều biết: Trong Tùy Phiền Năo th́ Vô Tàm, Vô Quư,
Phóng Dật, và Giải Đăi là thượng phẩm Tùy Phiền
Năo. Hữu t́nh trong đời Mạt Pháp phần nhiều chẳng hổ thẹn,
đối với pháp tánh phần nhiều có giải
ngộ, bèn ngỡ là đă chứng. V́ thế, đối với
giáo ngôn của Như Lai, bèn dùng kiến giải của chính
ḿnh, phần nhiều tạo thành tà kiến, tà tri. Thật
ra là kiêu mạn, chẳng hiểu biết ǵ!
(Kinh)
Hữu ân tất tri, tri ân tất báo.
(經)有恩必知。知恩必報。
(Kinh: Có ân ắt
biết, biết ân ắt báo).
Trên
báo bốn trọng ân, hết thảy chúng xuất gia đều
được bốn trọng ân thâu nhiếp. Đức
Phật dạy bảo chúng ta, cho nên có Phật ân. Sư
trưởng dạy bảo chúng ta, bèn có ân sư trưởng.
Quốc độ chuyên chở chúng ta, cho nên có ân chuyên chở.
Đối với các loại ân, hễ đă biết, sẽ
chẳng thể quên: Hết thảy đàn-na hữu t́nh
(thí chủ) như mẹ, dưỡng dục chúng ta. Chúng
ta “tri ân tất báo” (biết ân, ắt báo) như thế
nào?
(Kinh)
Ư thiện tri thức, thường niệm thân cận.
(經)於善知識。常念親近。
(Kinh: Đối
với thiện tri thức, thường nghĩ thân cận).
Chẳng
giải đăi.
(Kinh)
Chư sư tôn sở, cẩn sự vô vi.
(經)諸師尊所。謹事無違。
(Kinh:
Đối với các bậc sư tôn, kính cẩn phụng
sự, chẳng trái nghịch).
Hàng
xuất gia đối với chỗ thọ giáo phải nên
cẩn thận, chớ nên chống trái. Thật sự là
rèn luyện cái tâm cung kính và tâm cảm ơn của chính ḿnh.
Ở đây, chỉ có sự Tự Thọ Dụng
được hiển hiện, các duyên khác chỉ là trợ
duyên. Cho nên hết thảy thiện tri thức là tăng
thượng trợ duyên.
(Kinh)
Nhược văn như thị thậm thâm kinh điển,
chuyên tâm thính thọ, chung vô b́ yếm. Ư pháp sư sở,
khởi từ phụ tâm, thiện tri thức tâm, năi chí sanh
ư chư Như Lai tưởng.
(經)若聞如是甚深經典。專心聽受。終無疲厭。於法師所。起慈父心。善知識心。乃至生於諸如來想。
(Kinh:
Nếu nghe kinh điển rất sâu như thế, chuyên
tâm nghe nhận, trọn chẳng mệt chán. Đối với
pháp sư, khởi tâm tưởng
như cha lành, tâm coi như thiện tri thức, cho đến
sanh tâm coi họ như các đức
Như Lai).
Tưởng
như thế chính là chánh tư duy thiện xảo. Trong giáo
ngôn của đức Thế Tôn, nhất là trong kinh Địa
Tạng, đă ghi chép khá nhiều câu chuyện: Có nhiều hữu
t́nh trong thế tục vốn nhiều thiện căn, do gặp
gỡ phàm phu tăng mà thành tựu thánh quả, cũng có
nghĩa là nhờ vào ngoại duyên, tuy [các vị tăng ấy] chẳng phải
là thánh nhân, nhưng cũng có thể khiến cho họ thành
tựu. Huống hồ được gặp vị thầy
có thể nương theo pháp mà truyền đạt,
nương theo pháp để trao đổi ư? V́ thế,
nếu đối với thầy mà sanh tâm tưởng thầy
như là Như Lai, quả thật là diệu dụng
nơi tự thân.
(Kinh)
Dĩ vi như thị vi diệu pháp cố, thành tựu Vô
Thượng Đại Bồ Đề cố, chuyển
tăng ái kính, tôn trọng
tâm cố.
(經)以爲如是微妙法故。成就無上大菩提故。轉增愛敬尊重心故。
(Kinh: Do v́ diệu pháp
như thế, v́ thành tựu Vô Thượng Đại Bồ
Đề, v́ càng tăng thêm ḷng yêu kính, ḷng tôn trọng).
Cái tâm tôn trọng thật sự chẳng
phải là quá khứ, hiện tại, vị lai, chẳng
trong, chẳng ngoài, chẳng tự, chẳng tha, chỉ dựa
theo cái tâm chân thật, cung kính, mà có thể cầu
hết thảy các pháp, thành tựu hết thảy các thiện
xảo. V́ thế, trong Câu Xá Luận, Thiên Thân Bồ Tát
đă đề ra bốn pháp tu, tức là cung kính tu, vô gián
tu (tu chẳng gián đoạn), vô nhiễm tu, tất
mạng tu (畢命修, tu cho đến hết
đời). Trong đó, cung kính tu chính là pháp tu hàng đầu,
là pháp tắc trọng yếu đứng đầu. Nếu
chúng ta chẳng biết cung kính, phần nhiều sẽ chẳng
đạt được pháp ích, chẳng tăng trưởng
thiện căn, tâm trí bế tắc. Hữu t́nh thời Mạt
Pháp do ư thức cưỡng chấp, bế tắc, phần
nhiều tự phụ là đă tự chứng, tự cho là
đúng, cũng có lắm kẻ ngỡ ḿnh là quư báu, xâm phạm
lẫn nhau, hứng chịu nhiều họa hại. Học
Phật mà nếu chỉ tăng thêm tri kiến, kẻ
đó sẽ đọa lạc v́ chẳng có pháp hạnh.
Chúng ta phải nương theo pháp để hành, chớ nên
chỉ tăng thêm tri kiến. Như thế th́ sẽ khéo
đạt được pháp ích, khéo thủ hộ pháp tắc.
Nhưng trong thời đại này, chúng ta trao đổi
văn tự, trao đổi h́nh ảnh, trao đổi pháp
tắc hết sức thuận tiện, nhưng kẻ nghe pháp
rất nhiều, người hành tŕ thật ít! Kết quả
là do đa văn mà tăng thượng mạn, do đa
văn mà bế tắc tự tâm, do đa văn mà độc
hại cả ḿnh lẫn người, tức là nghe mà chẳng
hành, dẫu nghe mà chẳng biết, nghe xong tăng thêm tà mạn.
Nghe xong rồi dùng ư riêng để lư giải, tức là cho
rằng kiến giải của chính ḿnh là chánh xác, đâm ra
bế tắc tự tâm, chẳng thể đắc vô ngại
trí, đối với pháp tắc thanh tịnh, chẳng thể
đích thân chứng đắc, tu tập. V́ thế, bị
nhiều họa hại bởi tri kiến. Đó là cộng
nghiệp của đời Mạt Pháp khiến thành ra như thế.
(Kinh)
Phục thứ Hiền Hộ! Nhược bỉ Bồ
Tát hoặc thời chí ư Thanh Văn nhân sở, văn
thuyết như thị thậm thâm kinh pháp, bỉ pháp
sư sở vô ái kính tâm, vô tôn trọng tâm, bất sanh từ
phụ tưởng, bất sanh thiện tri thức tưởng,
bất sanh chư Phật tưởng, bất sanh giáo
sư tưởng, bất năng thân cận, thừa sự,
cúng dường, tùy ư hà sở, văn thị kinh điển,
đương tri thị nhân bất năng thính thọ,
thư tả, giải thuyết, linh pháp cửu trụ.
Như thị chi nhân, nhược năng thính thọ,
nhược năng thư tả, nhược năng giải
thuyết, linh pháp cửu trụ, vô hữu thị xứ!
(經)復次賢護。若彼菩薩或時至於聲聞人所。聞說如是甚深經法。彼法師所。無愛敬心。無尊重心。不生慈父想。不生善知識想。不生諸佛想。不生教師想。不能親近承事供養。隨於何所。聞是經典。當知是人。不能聽受。書寫解說。令法久住。如是之人。若能聽受。若能書寫。若能解說。令法久住。無有是處。
(Kinh: Lại
này Hiền Hộ! Nếu vị Bồ Tát ấy hoặc có
lúc đến chỗ của hàng Thanh
Văn, nghe nói kinh pháp rất sâu như thế, đối với
vị pháp sư ấy chẳng có tâm yêu kính, chẳng có tâm tôn trọng, chẳng
sanh ư tưởng như cha lành, chẳng tưởng là thiện
tri thức, chẳng sanh tâm tưởng như chư Phật,
chẳng sanh tâm tưởng như thầy dạy, chẳng
thể thân cận, thừa sự, cúng dường, ở
nơi đó được nghe kinh điển ấy. Hăy
nên biết người ấy chẳng thể nghe nhận,
biên chép, giải nói, khiến cho pháp tồn tại lâu dài.
Người như thế, nếu có thể nghe nhận, nếu
có thể biên chép, nếu có thể giải nói, khiến cho
pháp tồn tại lâu dài th́ chẳng có lẽ ấy!)
Ở
đây, đức Thế Tôn đă nêu bày hai loại pháp hạnh:
Một là phi pháp hạnh, hai là như pháp hạnh, để chúng ta quan sát, chọn lựa.
(Kinh)
Phục thứ Hiền Hộ! Nhược bỉ Bồ
Tát, hoặc phục chí ư Thanh Văn
nhân sở, văn thuyết như thị tăng thượng
diệu pháp, bất sanh ái kính tâm, bất sanh tôn trọng
tâm, năi chí bất sanh chư Phật tưởng, bất
năng tận tâm thân cận, cúng dường giả,
nhược năng độc tụng, nhược
năng thọ tŕ, nhược năng giải thuyết,
linh thị kinh điển bất tốc diệt giả,
vô hữu thị xứ! Hà dĩ cố? Dĩ bất tôn trọng
thị kinh điển cố. Thị cố tư pháp, bất
cửu tất diệt.
(經)復次賢護。若彼菩薩。或復至於聲聞人所。聞說如是增上妙法。不生愛敬心。不生尊重心。乃至不生諸佛想。不能盡心親近供養者。若能讀誦。若能受持。若能解說。令是經典不速滅者。無有是處。何以故。以不尊重是經典故。是故斯法不久必滅。
(Kinh: Lại
này Hiền Hộ! Nếu Bồ Tát ấy lại đến
chỗ của hàng Thanh Văn. nghe nói diệu pháp tăng
thượng như thế, chẳng sanh tâm kính yêu, chẳng
sanh tâm tôn trọng, cho đến chẳng sanh tâm tưởng
như Phật, chẳng thể trọn hết tâm lực
thân cận, cúng dường, mà nếu có thể đọc
tụng, nếu có thể thọ tŕ, nếu có thể giải
nói, khiến cho kinh điển ấy chẳng bị mau
chóng diệt mất, chẳng có lẽ ấy! V́ sao vậy?
Do chẳng tôn trọng kinh điển ấy. V́ thế,
pháp ấy chẳng lâu sau ắt bị diệt mất).
Chúng
ta là kẻ diệt pháp, hay là kẻ khiến cho pháp
được lưu truyền lâu dài trong cơi đời?
Hoàn toàn do chúng ta có thể nghe pháp chánh hành hay không? Tức là
nghe pháp rồi bèn y pháp hành tŕ.
(Kinh)
Phục thứ Hiền Hộ! Nhược bỉ Bồ
Tát hoặc phục chí ư Thanh Văn nhân sở, văn
thuyết như thị vi diệu kinh điển, sanh ái
kính tâm, sanh tôn trọng tâm, cập khởi giáo sư tưởng,
chư Như Lai tưởng, thân thừa cúng
dường, tức năng thính thọ, diệc năng
thư tả, phục năng giải thuyết, năng linh
thị kinh cửu trụ lợi ích, tư hữu thị xứ.
(經)復次賢護。若彼菩薩。或復至於聲聞人所。聞說如是微妙經典。生愛敬心。生尊重心。及起教師想。諸如來想。親承供養。即能聽受。亦能書寫。復能解說。能令是經久住利益。斯有是處。
(Kinh: Lại
này Hiền Hộ! Nếu vị Bồ Tát ấy đến
chỗ hàng Thanh Văn, nghe nói kinh điển vi diệu
như thế, sanh ḷng yêu kính, sanh tâm tôn trọng, và tưởng
như giáo sư, tưởng như các Như Lai, đích
thân, thừa sự, cúng dường, liền có thể nghe
nhận, cũng có thể biên chép, lại có thể giải
nói, sẽ có thể khiến cho kinh này tồn tại
lâu dài, lợi ích, ắt có lẽ ấy).
Ở
đây, hướng dẫn cho chúng ta thủ hộ như
thế, tu tập như thế,
yêu mến pháp tắc này như thế. Tất cả những
lời tuyên giảng của đức Phật dùng hai loại như pháp và phi pháp
để tuyên nói, khiến cho chúng ta được thấy,
được nghe, có thể vận dụng. Do vậy,
phương tiện của đức Thế Tôn rất
thiện xảo, nêu bày thanh tịnh đúng pháp và phi pháp [là
như thế nào]. Trong khi chúng ta học tập, lựa chọn,
phải nên nhận thức rơ ràng đúng pháp và phi pháp. Các
chúng sanh tri kiến hỗn loạn, ngỡ phi pháp là
đúng pháp, cho nên tuy hành pháp mà chẳng đạt
được lợi ích, phần nhiều mắc hại.
Nếu chúng ta quan sát tỉ mỉ, [sẽ thấy] phần
nhiều là hành pháp chẳng đúng pháp như thế đó,
dùng pháp ô nhiễm để hành tŕ giới pháp, dùng cái tâm ô
nhiễm để hành pháp. Do vậy, phần nhiều chẳng
tương ứng!
(Kinh) Phục thứ Hiền
Hộ! Nhược bỉ Bồ Tát phục ư Thanh
Văn nhân sở, văn thuyết như thị vi diệu
kinh điển, tức ư bỉ sở, sanh tôn trọng
tâm, như chư Phật tưởng, thân cận, thừa
sự, cung kính cúng dường giả, như thị chi
nhân, tuy vị tu học như thị kinh điển, tức
vi tu tập. Tuy vị giải thích, tức vi giải thuyết,
linh thị diệu pháp cửu trụ thế gian, bất hủy,
bất diệt, tư hữu thị xứ.
(經)復次賢護。若彼菩薩。復於聲聞人所。聞說如是微妙經典。即於彼所。生尊重心。如諸佛想。親近承事。恭敬供養者。如是之人。雖未修學如是經典。即爲修習。雖未解釋即爲解說。令是妙法久住世間。不毀不滅。斯有是處。
(Kinh: Lại
này Hiền Hộ! Nếu Bồ Tát ấy
lại ở chỗ hàng Thanh Văn, nghe nói kinh điển
vi diệu như thế, liền đối với người
đó, sanh tâm tôn trọng, tưởng như chư Phật,
thân cận, thừa sự, cung kính cúng dường, người
như vậy tuy chưa tu học
kinh điển như thế, mà chính là tu tập. Tuy
chưa giải thích, mà chính là giải nói, khiến cho diệu
pháp ấy tồn tại lâu dài trong thế gian, chẳng hủy,
chẳng diệt. Có lẽ như thế ấy!)
Ở
đây, phải nên thủ hộ. V́ sao đức Thế
Tôn phải giảng hai thứ pháp
tắc đúng pháp và phi pháp, và
hai thứ pháp tắc hợp lẽ và chẳng hợp lẽ
cặn kẽ như thế? V́ muốn khiến cho chúng ta
đối với tự tâm đừng tự phụ,
đừng tự phụ kiến giải của chính ḿnh.
[Nếu tự phụ] như thế, sẽ chẳng
tương ứng với pháp, phần nhiều sẽ hứng nhận các pháp ủy khuất,
mê muội! Có nhiều chúng sanh siêng khổ hành phi pháp,
đúng là kẻ đáng thương, tự cho là đúng, chẳng
y giáo để hành, thật sự là kẻ mù hành sự mù
quáng! Cổ nhân nói là “manh nhân kỵ manh mă” (người
mù cưỡi ngựa đui), kết quả cứ suy ra sẽ
tự biết!
(Kinh)
Hà dĩ cố? Dĩ năng ái kính tôn trọng pháp cố.
Thị cố, thử kinh cửu
trụ thế gian. Hiền Hộ! Dĩ thị nhân duyên,
ngô kim ngữ nhữ, thị nhân ư thị thuyết pháp
sư sở, sanh ái nhạo tâm, sanh kính trọng tâm, sanh tôn
quư tâm, khởi thiện tri thức tưởng, khởi
giáo sư tưởng, khởi chư Phật tưởng,
tận tâm thừa sự, cung kính cúng dường dă. Hiền
Hộ! Nhược năng như thị, thị tắc
danh vi hành ngă sở hành, thọ ngă giáo giới dă. Phục thứ
Hiền Hộ! Bỉ xuất gia Bồ Tát, tất dục
giải thuyết như thử tam-muội. Phục dục
tư duy thử tam-muội giả, thường
đương nhạo hành A Lan Nhă sự.
(經)何以故。以能愛敬尊重法故。是故此經。久住世間。賢護。以是因緣。吾今語汝。是人於是說法師所。生愛樂心。生敬重心。生尊貴心。起善知識想。起教師想。起諸佛想。盡心承事。恭敬供養也。賢護。若能如是。是則名爲行我所行。受我教誡也。復次賢護。彼出家菩薩。必欲解說如此三昧。復欲思惟此三昧者。常當樂行阿蘭若事。
(Kinh:
V́ sao vậy? Do có thể yêu kính, tôn trọng pháp. V́ thế,
kinh này tồn tại dài lâu trên thế gian. Này Hiền Hộ!
Do nhân duyên ấy, ta nay bảo ông: Người ấy đối
với vị thầy thuyết pháp, sanh tâm yêu mến, sanh tâm kính trọng,
sanh tâm tôn quư, khởi ư tưởng coi như thiện tri thức,
khởi ư tưởng coi như giáo sư, khởi ư tưởng
coi như Phật, tận tâm thừa sự, cung kính cúng
dường. Này Hiền Hộ! Nếu có thể như thế
th́ gọi là hành các điều ta hành, tiếp nhận lời
răn dạy của ta. Lại này Hiền Hộ! Vị xuất
gia Bồ Tát ấy ắt muốn giải nói tam-muội
như thế, lại muốn tư duy tam-muội này, sẽ
thường thích làm các chuyện thuộc về A
Lan Nhă).
“A
Lan Nhă sự” là xả hai thứ ồn náo nơi chính
ḿnh và ồn náo do duyên khác đem lại. Đối với
chuyện A Lan Nhă, có chuyện nói theo sự tướng, chẳng
hạn như chúng ta ở nơi núi sâu rừng thẳm, xa
ĺa thành, ấp, thôn, xóm. Đó là chỗ A Lan Nhă. Cũng có thể
nói theo pháp tắc, tức là người thành tựu thủ
hộ tâm trí A Lan Nhă, tâm trí xa ĺa ồn náo, tâm trí nhàn
tĩnh, người ấy được gọi là “nhàn
nhân” trong Phật pháp. [Nếu tâm trí xa ĺa ồn náo, nhàn tĩnh], nơi tụ hội
đều là chỗ A Lan Nhă. do
tâm trí nhàn tĩnh, do chẳng nhiễm trước, do chẳng
nắm níu, tâm trí nhất thời, nhất như. Đó là
người thành tựu tâm trí A Lan Nhă. V́ thế, có nơi
chốn A Lan Nhă, và có pháp tắc thành
tựu nơi chốn A Lan Nhă. Ở đây, hai chuyện ấy
bổ trợ lẫn nhau!
(Kinh)
Bất đắc cư xử tụ lạc, thành ấp. Xả
ly bằng đảng, đa cầu chi xứ, bất tham y
thực, bất đắc trữ tụ cốc mễ, thực
cụ. Bất đắc thọ súc tài vật, sanh tư, bất
đắc tham cầu danh văn, lợi dưỡng. Bất
tích trọng mạng, thường niệm xả thân.
(經)不得居處聚落城邑。舍離朋黨多求之處。不貪衣食。不得貯聚穀米食具。不得受畜財物生資。不得貪求名聞利養。不惜重命。常念捨身。
(Kinh: Chẳng
được ở trong thôn xóm, thành, ấp. Ĺa bỏ bè
đảng và chỗ nhiều tham cầu. Chẳng tham
cơm áo, chẳng được tích trữ gạo, thóc,
đồ ăn. Chẳng được nhận lấy, cất
chứa tiền tài, các vật dụng sinh hoạt. Chẳng
được tham cầu tiếng tăm, lợi dưỡng.
Chẳng tiếc quư thân mạng, thường nghĩ xả
thân).
Trụ
xứ A Lan Nhă có hai pháp nên hành. Trước kia, khi chúng tôi ở
trong núi, có thiện tri thức dạy chúng tôi hai hạnh sau
đây, tức là hạnh xả thân và hạnh xả thức.
Trước là xả cái thân, đến chỗ A Lan Nhă, hoặc
là chỗ hang động có La Sát sống, hoặc là vách
đá cheo leo, hoặc nơi có cây to, hoặc bên hang thẳm,
các chỗ hiểm trở, chỗ khó khăn. Ở tại chỗ hiểm nạn,
mà chẳng có tai nạn, có thể hành pháp tắc để
thủ hộ. Đối với chuyện xả thân ở
đây, [phải hiểu] xả thân chẳng phải là tự
sát! Nhưng nếu có La Sát muốn ăn thân này, có thể
giao ra sanh mạng cúng dường, khiến cho quỷ ấy
được nghe lời dạy về Đệ Nhất
Nghĩa Đế. Xả thân này để
thí giáo ngôn tối thượng thừa, cho đến xả
thức, chẳng câu nệ hết thảy các pháp, chẳng
câu nệ hết thảy các chỗ. Hiện thời,
người trụ A Lan Nhă rất ít, có nhiều người
né tránh thế gian. Nếu là người có tâm trí thật sự
tịch tĩnh, xa ĺa ồn náo, chẳng hướng tới
danh lợi, chẳng tham cầu quả báo danh lợi trong vị
lai, thật sự hướng đến pháp tắc, sẽ
được gọi là người cư trụ tại
A Lan Nhă.
(Kinh)
Viễn ly tham trước, hằng tu tử tưởng,
thường hành tàm quư.
(經)遠離貪著。恆修死想。常行慚愧。
(Kinh:
Xa ĺa tham đắm, luôn tưởng như đă chết,
thường giữ ḷng hổ thẹn).
Rất
nhiều người đă đọc truyện kư của
ngài Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa)[5],
trong ấy,
có khá nhiều cách tu tŕ tàm quư, cho đến xả thân để
tu tŕ. Trong trụ xứ A Lan Nhă, các thiện tri thức phải
nên siêng tu pháp này. Đối với Ban Châu tam-muội hạnh,
cũng nên tư duy như thế, quan sát như thế, tu
tŕ như thế.
(Kinh)
Bất tạo chư ác, nhiếp thọ chánh pháp, vô hữu
nghi tâm, thường niệm viễn ly, bất thủ chúng
tướng, đương tu từ tâm, vật
hoài hiềm oán. Thường khởi từ bi, vô hành sân khuể,
an tâm hỷ xả, mạc tưởng ái tăng, thường
đương kinh hành, phá trừ Thụy Cái. Hiền Hộ!
Xuất gia Bồ Tát nhược năng an trụ như thị
pháp hạnh, tắc năng tu học, giải thuyết,
tư duy như thị Niệm Phật Hiện Tiền
tam-muội dă.
(經)不造諸惡。攝受正法。無有疑心。常念遠離不取衆相。當修慈心。勿懷嫌怨。常起慈悲。無行瞋恚。安心喜舍。莫想愛憎。常當經行。破除睡蓋。賢護。出家菩薩若能安住如是法行。則能修學解說思惟如是念佛現前三昧也。
(Kinh: Chẳng
tạo các ác, nhiếp thọ chánh pháp, chẳng có tâm nghi,
thường nghĩ xa ĺa, chẳng giữ lấy các tướng.
Hăy nên tu từ tâm, đừng ôm ḷng hiềm oán. Thường
dấy ḷng từ bi, chẳng dấy ḷng sân hận, an tâm
nơi hỷ xả, đừng nghĩ đến yêu ghét.
Hăy thường nên kinh hành, phá trừ cái chướng mê ngủ.
Này Hiền Hộ! Xuất gia Bồ Tát nếu có thể an
trụ trong pháp hạnh như thế, sẽ có thể tu học,
giải nói, tư duy Niệm Phật Hiện Tiền tam-muội
như thế).
Trong
phần trước, Hiền Hộ Bồ Tát đă thay mặt
đại chúng xuất gia khải thỉnh giáo pháp, đức
Thế Tôn đă như thật giải đáp pháp tắc
đó.
(Kinh)
Nhĩ thời, Hiền Hộ Bồ Tát phục bạch Phật
ngôn: - Hy hữu Thế Tôn! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, sở
thuyết kinh điển, thậm thâm, thậm thâm, tối
thắng vi diệu, bất khả tư nghị. Nhiên bỉ
vị lai chư Bồ Tát đẳng, giải đăi, lăn nọa,
tuy văn như thị thâm diệu kinh điển, sanh
đại khủng bố, kinh nghi thoái một, bất phát
hoan hỷ, ái nhạo chi tâm. Bỉ đẳng
đương phục tác như thị niệm: “Ngă kim đương ưng dư
chư Phật sở, năi khả tu tập
như thị kinh điển. Sở dĩ giả hà? Ngă kim
tự tri đa chư chướng nạn, thân ngộ bệnh
khổ, khí lực thậm vi, ninh kham tu hành như thị
kinh điển?”
(經)爾時賢護菩薩復白佛言。希有世尊。如來應供等正覺。所說經典。甚深甚深。最勝微妙。不可思議。然彼未來諸菩薩等。懈怠懶惰。雖聞如是深妙經典。生大恐怖。驚疑退沒。不發歡喜愛樂之心。彼等當復作如是念。我今當應餘諸佛所乃可修習如是經典。所以者何。我今自知多諸障難。身遇病苦。氣力甚微。寧堪修行如是經典。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch cùng đức
Phật rằng: - Hy hữu Thế Tôn! Kinh điển do
Như Lai Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác đă nói rất
sâu, thật sâu, vi diệu thù thắng nhất, chẳng thể
nghĩ bàn. Nhưng các vị Bồ Tát trong đời vị
lai giải đăi, lười nhác, tuy nghe kinh điển
sâu mầu như thế, lại sanh ḷng sợ hăi to lớn,
kinh hoảng, ngờ vực, lui sụt, chẳng phát tâm hoan
hỷ và yêu thích. Họ sẽ lại c̣n nghĩ như thế
này: “Ta
nay hăy nên từ chỗ nơi các đức Phật khác tu tập
kinh điển như thế. V́ sao vậy? Ta nay tự biết
[chính ḿnh] nhiều chướng nạn, thân gặp bệnh
khổ, khí lực hết sức yếu
ớt, há kham nổi tu hành kinh điển như thế ư?”)
Do
thân thể yếu kém, lắm chướng duyên, bèn chẳng tu hành pháp này. Chúng ta thường gặp
những kẻ có kiểu suy nghĩ đúng như Hiền
Hộ Bồ Tát đă nói. Trong một tài liệu thống
kê những người hành pháp Ban Châu tại Đài Loan
đă chỉ rơ: Tại Đài Loan, nhiều người mắc
bệnh nan y hành pháp này, chẳng hạn như các bệnh
nhân ung thư v.v… Trên thực tế, pháp này hết thảy
mọi người đều có thể hành, chỉ cần
ĺa bỏ các duyên, muốn chứng Chư Phật Hiện
Tiền tam-muội, th́ sẽ có thể hành tŕ, nhưng
người đời Mạt Pháp, thân tâm yếu kém,
phước báo chẳng đủ, hễ hơi thoái đọa,
nhân duyên hành pháp sẽ chẳng đủ. Đối với
chuyện này, chúng ta phải nên khéo quan sát.
(Kinh) Thế Tôn! Bỉ bối như thị,
ư thậm thâm pháp, cánh sanh phóng xả, viễn ly chi tâm, bất
năng phát cần dũng mănh, tinh tấn, nhạo dục thành tựu
như thị kinh điển. Thế Tôn! Nhĩ thời, diệc
đương hữu chư Bồ Tát, tinh tấn cần
cầu, chuyên niệm chi giả, ái nhạo
thị pháp, khuyến tŕ thị pháp, nhiếp thọ thị
pháp. Nhược chư pháp sư thuyết thị pháp giả,
ư thị pháp trung, như pháp hành cố, năng xả thân
mạng, bất trước danh văn, bất cầu lợi
dưỡng, bất tự tuyên thuyết kỷ thân công năng,
bất nhiễm y bát.
(經)世尊。彼輩如是。於甚深法。更生放舍遠離之心。不能發勤勇猛精進。樂欲成就如是經典。世尊。爾時亦當有諸菩薩。精進勤求專念之者。愛樂是法。勸持是法。攝受是法。若諸法師說是法者。於是法中。如法行故。能捨身命。不著名聞。不求利養。不自宣說己身功能。不染衣鉢。
(Kinh:
Bạch Thế Tôn! Hạng người ấy như thế,
đối với pháp rất sâu, lại sanh
ḷng buông bỏ, xa ĺa, chẳng thể phát tâm siêng năng, dũng
mănh, tinh tấn, mong muốn thành tựu kinh điển
như thế. Bạch Thế Tôn! Lúc bấy giờ,
cũng sẽ có các Bồ Tát là người tinh tấn siêng
cầu, chuyên niệm, yêu mến pháp này, khuyên tŕ pháp này, nhiếp
thọ pháp này. Nếu các pháp sư nói pháp này, do ở trong pháp này đúng như pháp
mà hành, có thể xả thân mạng, chẳng chấp trước
tiếng tăm, chẳng cầu lợi dưỡng, chẳng
tự tuyên nói công năng của chính ḿnh, chẳng nhiễm
y bát).
“Bất
nhiễm y bát” tức là chẳng biểu lộ thiện
duyên do ḿnh đă hành,
hay công đức do tŕ giới, cho nên nói là “bất tuyên kỷ
năng” (chẳng tuyên nói năng lực của chính
ḿnh).
(Kinh)
Bất nhạo thành ấp, thường thú không nhàn sơn
lâm tĩnh xứ. Kỳ hoặc văn thị vi diệu
pháp cố, sanh đại hoan hỷ, cánh đương cụ
túc, phát cần tinh tấn,
thính thọ như thị vi diệu pháp môn, thường
độc tụng cố, thường niệm tŕ cố,
tư duy nghĩa cố, như thuyết hành cố, bỉ
đẳng ư vị lai thế chư Như Lai sở,
phi đồ trực dục cầu bỉ đa văn, diệc
vô đản cầu tại ư hữu xứ.
(經)不樂城邑。常趣空閒山林靜處。其或聞是微妙法故。生大歡喜。更當具足發勤精進。聽受如是微妙法門。常讀誦故。常念持故。思惟義故。如說行故。彼等於未來世諸如來所。非徒直欲求彼多聞。亦無但求在於有處。
(Kinh:
Chẳng thích thành, ấp, thường đến chỗ
tĩnh mịch nơi núi rừng thanh vắng. Hoặc do
nghe pháp vi diệu này mà sanh ḷng hoan hỷ
to lớn, hăy nên phát tâm siêng năng, tinh tấn trọn
đủ, nghe nhận pháp môn vi diệu như thế. Do
thường đọc tụng, do thường niệm
tŕ, do tư duy ư nghĩa, do hành đúng như lời dạy,
trong đời vị lai, họ sẽ ở chỗ các
đức Như Lai không chỉ là mong cầu đa văn,
mà cũng chẳng chỉ cầu phước báo nơi thân
sau).
Hai
pháp đa văn và hữu xứ (mong có thân sau) chính là điều
tham ái của hữu t́nh trong đời Mạt Pháp. Trong
đại chúng xuất gia và tại gia học Phật hiện
thời, người đa văn th́ nhiều, người
hành pháp rất hiếm hoi. Chúng ta có thể quan sát chung quanh,
có thể quan sát tự tâm, tùy tiện t́m một vị xuất
gia học Phật hay kẻ tại gia, nếu thuyết
pháp th́ ai nấy tựa hồ như Phật chẳng
ngăn ngại, nhưng nói đến hành pháp, ai nấy
đều chẳng được! Người tương
ứng mười phần thưa thớt, kẻ đa
văn quá
ư là nhiều! Chúng ta có thể y giáo quan sát, đừng
dùng tự tâm, tự mạn để quan sát!
“Diệc
vô đản cầu tại ư hữu xứ” nghĩa
là chẳng cầu phước báo nơi thân sau. Kẻ hành
các thiện duyên mà mong cầu thiện báo hay lạc báo (quả
báo vui sướng) trong vị lai rất ư là đông,
nhưng người chẳng cầu phước báo trong
đời sau, lợi ích thế gian xuất ly luân hồi rộng
khắp,
hết
sức thưa thớt!
Đừng nói ai khác, hăy tự xét bản thân chúng ta,
[sẽ thấy chính ḿnh phạm lỗi tham cầu y hệt].
Đấy là tướng trạng trong thời Mạt Pháp.
(Kinh)
Duy vị thành tựu chư công đức cố, thường
niệm cần cầu, tinh tấn, dũng mănh. Thế Tôn!
Nhiên phục ưng hữu văng tích dĩ tằng cúng
dường chư Phật, túc chủng thiện căn
chư thiện nam tử, thiện nữ nhân bối, phát
đại tinh tấn, vị văn như thị vi diệu pháp cố, cánh phát như thị
đại thệ trang nghiêm: “Nguyện ngă
đương đắc càn kiệt cơ phu, tán cốt,
tiêu tủy, xí nhiên thân tâm, khổ hạnh bất tức, tất
dục thành tựu như thị diệu điển, chung
vô tạm thời giải đăi, lăn nọa, nhi bất thính
văn vi diệu thắng pháp. Diệc vô bất tư thậm
thâm nghĩa lư, phục vô xả tha, bất vị tuyên thuyết,
nhi thường dũng mănh, hành đại tinh tấn,
đản vị nhiếp thọ chư Bồ Tát cố,
thính văn Như Lai như thị diệu điển.
Văn dĩ, tức tiện sanh hoan hỷ tâm”.
(經)唯爲成就諸功德故。常念勤求。精進勇猛。世尊。然復應有往昔已曾供養諸佛。宿種善根諸善男子善女人輩。發大精進爲聞如是微妙法故。更發如是大誓莊嚴。願我當得幹竭肌膚。散骨消髓熾然身心。苦行不息。必欲成就如是妙典。終無暫時懈怠懶惰。而不聽聞微妙勝法。亦無不思甚深義理。復無舍他。不爲宣說。而常勇猛行大精進。但爲攝受諸菩薩故。聽聞如來如是妙典。聞已。即便生歡喜心。
(Kinh: Chỉ
v́ thành tựu các công đức, thường nghĩ siêng cầu,
tinh tấn, dũng mănh. Bạch Thế Tôn! Nhưng lại
có các hàng thiện nam tử, thiện nữ nhân xưa kia
đă từng cúng dường chư Phật, gieo các thiện
căn từ trước, phát đại tinh tấn, do
được nghe pháp vi diệu như thế, bèn
phát đại thệ trang nghiêm như thế này: - “Nguyện con sẽ
khô cạn da thịt, nát xương, tiêu tủy, thân tâm hừng
hực, khổ hạnh chẳng ngơi, ắt muốn
thành tựu kinh điển mầu nhiệm như thế,
trọn chẳng tạm thời giải đăi, lười
nhác chẳng nghe pháp thù thắng vi diệu. Cũng chẳng
hề không suy nghĩ nghĩa lư rất sâu, lại chẳng
bỏ người khác, chẳng v́ họ tuyên nói. Lại
thường dũng mănh, hành đại tinh tấn, chỉ
v́ nhiếp thọ các vị Bồ Tát, lắng nghe kinh
điển mầu nhiệm của Như Lai. Nghe xong, liền
sanh tâm hoan hỷ”).
Đối
với thệ nguyện đại trang
nghiêm trong đoạn văn tự này, chúng ta hăy nên
quan sát, siêng năng thủ hộ, chẳng thể ĺa bỏ!
Nếu ĺa bỏ, đối với pháp này, khó thể thành
tựu được!
(Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn
tán bỉ Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: “Thiện tai! Thiện
tai! Như nhữ sở thuyết, ngă kim tùy hỷ. Hiền
Hộ! Ngă tùy hỷ cố, nhất thiết tam thế hằng
hà sa đẳng chư Phật Thế Tôn, giai diệc tùy hỷ”.
Thời, bỉ Hiền Hộ Bồ Tát phục bạch Phật
ngôn: - Nhược hữu tại gia Bồ Tát, xử ư
thế gian, văn thị tam-muội, dục tự tư
duy, tức vị tha thuyết, năi chí nhất nhật, hoặc
kinh nhất dạ, thị nhân an trụ kỷ chủng hành
pháp, đương đắc thành tựu tư duy tam-muội,
vị tha thuyết dă?
(經)爾時世尊贊彼賢護菩薩言。善哉善哉。如汝所說。我今隨喜。賢護。我隨喜故。一切三世恆河沙等諸佛世尊。皆亦隨喜。時彼賢護菩薩復白佛言。若有在家菩薩。處於世間聞是三昧。欲自思惟。即爲他說。乃至一日。或經一夜。是人安住幾種行法。當得成就思惟三昧。爲他說也。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, đức Thế Tôn khen ngợi Hiền Hộ Bồ
Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Đúng như ông đă nói, ta
nay tùy hỷ. Này Hiền Hộ! Do ta tùy hỷ, hết thảy
các đức Phật Thế Tôn trong ba đời nhiều
như số cát sông Hằng cũng đều tùy hỷ”.
Khi ấy, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch cùng đức
Phật rằng: - Nếu có tại gia Bồ Tát, ở trong
thế gian, nghe tam-muội này, muốn tự tư duy, liền
v́ người khác nói, cho đến trong một ngày, hoặc trải qua một
đêm. Người ấy an trụ trong mấy loại
hành pháp th́ sẽ được thành tựu tư duy tam-muội
này, v́ người khác tuyên thuyết?)
Chúng
ta thấy rất rơ ràng: Trong phần trước, Hiền
Hộ Bồ Tát thay mặt đại chúng xuất gia
thưa hỏi đức Thế Tôn [chúng con phải nên]
dùng ǵ để vận dụng, thủ hộ, tu tập Thập
Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội? Nay Ngài thay mặt hàng tại gia Bồ Tát khải
vấn.
(Kinh)
Phật ngôn: - Hiền Hộ! Bỉ tại gia Bồ Tát xử
ư thế gian, nhược dục tu tập, tư duy tam-muội, hoặc nhất
nhật, nhất dạ, năi chí nhất cấu ngưu
nhũ thời giả, ngô kim ngữ nhữ: Bỉ tại
gia Bồ Tát, kư cư thế gian, đương ưng
chánh tín, bất khởi xan tham, thường niệm hành
thí, tùy đa thiểu thí, đương nhất thiết
thí, bất cầu quả báo, ưng quy y Phật. Hựu
quy y Pháp, diệc quy y Tăng, bất sự thiên thần, diệc
vô lễ bái. Bất sanh tật đố, thường niệm
tùy hỷ, đương tu thanh tịnh, như pháp hoạt
mạng, bất ái nhi nữ, bất trước thê thiếp,
bất nhiễm cư gia, bất đam tài bảo, thường
nhạo xuất gia. Niệm trừ tu phát, tu Bát Quan Trai, hằng
trụ già-lam, thường
hoài tàm quư, phát Bồ Đề tâm, bất niệm dư thừa,
kiến hữu tŕ giới thanh tịnh tỳ-kheo, tu phạm
hạnh giả, chung vô điều hư, thường hành cung
kính, tùng thùy văn học như thử tam-muội,
đương ư sư sở, sanh ái kính tâm, khởi tôn
trọng tâm, thiện tri thức tưởng, sanh giáo sư
tưởng, khởi chư Phật tưởng. Nhất
thiết chúng cụ, tất dĩ phụng chi. Thường
đương thức ân, hằng tư báo đức, dĩ năng
giáo ngă vi diệu pháp cố.
(經)佛言賢護。彼在家菩薩。處於世間。若欲修習思惟三昧。或一日一夜乃至一𤚲牛乳時者。吾今語汝。彼在家菩薩。既居世間。當應正信。不起慳貪。常念行施。隨多少施。當一切施。不求果報。應歸依佛。又歸依法。亦歸依僧。不事天神。亦無禮拜。不生嫉妒。常念隨喜。當須清淨。如法活命。不愛兒女。不著妻妾。不染居家。不躭財寶。常樂出家。念除鬚髮修八關齋。恆住伽藍。常懷慚愧。發菩提心。不念餘乘。見有持戒清淨比丘。修梵行者。終無調戲。常行恭敬。從誰聞學如此三昧。當於師所生愛敬心。起尊重心。善知識想。生教師想。起諸佛想。一切衆具。悉以奉之。常當識恩。恆思報德。以能教我微妙法故。
(Kinh: Đức
Phật nói: - Này Hiền Hộ! Vị tại gia Bồ Tát ấy
ở trong thế gian, nếu muốn tu tập Tư Duy
tam-muội, hoặc một ngày, một đêm, cho đến
trong khoảng thời gian vắt sữa ḅ, ta nay bảo ông:
Vị tại gia Bồ Tát ấy đă ở trong thế
gian, hăy nên chánh tín, chẳng dấy ḷng keo tham, thường
nghĩ bố thí, dẫu thí nhiều hay ít, đều nên
thí cho hết thảy, chẳng cầu quả báo, hăy nên quy
y Phật. Lại quy y Pháp, và cũng quy y Tăng, chẳng
thờ thiên thần, mà cũng chẳng lễ bái [thiên thần].
Chẳng sanh ghen ghét, thường nghĩ tùy hỷ. Hăy nên
tu thanh tịnh, đúng như pháp mà sống, chẳng yêu con
cái, chẳng chấp trước thê thiếp, chẳng nhiễm
đời sống tại gia, chẳng đắm đuối
của cải, thường thích xuất gia. Nghĩ trừ
bỏ râu tóc, tu Bát Quan Trai, luôn ở nơi già-lam, thường
ôm ḷng hổ thẹn, phát Bồ Đề tâm, chẳng nghĩ tới các thừa khác. Thấy có tỳ-kheo
tŕ giới thanh tịnh, người tu phạm hạnh, trọn
chẳng đùa bỡn, thường luôn cung kính, theo vị
ấy nghe học tam-muội như thế. Hăy nên đối với thầy,
sanh tâm kính yêu, dấy ḷng tôn trọng, tưởng như
thiện tri thức, tưởng như thầy dạy, dấy
tâm tưởng như chư Phật. Hết thảy các vật
đều dùng để dâng hiến. Thường nên biết ân, luôn
nghĩ báo đức,
do vị ấy có thể dạy ta pháp vi diệu).
Chẳng
phải là vô duyên cớ đức Thế Tôn khen ngợi,
tán dương sự vi diệu của Phật pháp, mà v́ lợi
ích thực tế của Phật pháp có thể thật sự
khiến cho chúng ta thoát ĺa khổ năo v́ sanh tử, sự mê
hoặc của sanh tử, khổ năo v́ phiền năo, sự
mê hoặc của phiền năo, sự khổ năo của Kiến
Tư, sự mê hoặc của Kiến Tư. Thật sự
tiến nhập tự tại, tự biết đạo
nghiệp Bồ Đề, cho đến viên măn A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, lợi ích rộng
khắp trời người! Do đó, nghe diệu pháp vi diệu
thù thắng này quả thật chẳng thể nghĩ bàn!
“Khởi
tôn trọng tâm, thiện tri thức tưởng, sanh giáo
sư tưởng, khởi chư Phật tưởng. Nhất
thiết chúng cụ, tất dĩ phụng chi, thường
đương thức ân, hằng tư báo đức” (dấy ḷng tôn trọng,
tưởng như thiện tri thức, tưởng như
thầy dạy, dấy tâm tưởng như chư Phật.
Hết thảy các vật đều dùng để dâng hiến.
Sẽ thường biết ân, luôn nghĩ báo đức), đây thật sự là nhằm dẫn
phát tâm trí chúng ta thật sự tôn trọng, tự tôn (tự tôn trọng chân tâm của
chính ḿnh)
đúng như thật. Hết thảy các ngoại duyên
đều là tăng thượng duyên phụ trợ để
chọn lựa ḥng phát tâm. Hết thảy các pháp tắc trọn
đủ tự thọ dụng và tha thọ dụng tuyệt
đối xuất phát từ phát tâm.
(Kinh)
Hiền Hộ! Bỉ tại gia Bồ Tát, xử tục
chi thời, ưng trụ như thị chư pháp hạnh
dĩ. Nhiên hậu, giáo thị như thị tam-muội,
như thị tư duy, như thị tu tập.
(經)賢護。彼在家菩薩。處俗之時。應住如是諸法行已。然後教示如是三昧。如是思惟。如是修習。
(Kinh: Này Hiền
Hộ! Vị tại gia Bồ Tát ấy lúc ở trong thế
tục, hăy nên trụ trong các pháp hạnh như thế. Sau
đấy, chỉ dạy tam-muội như thế, tư
duy như thế, tu tập như thế).
Trong
phần trước đă nói “thường nghĩ xuất
gia”, cho đến Bát Quan Trai Giới, phát Bồ Đề
tâm, chẳng nghĩ tới các thừa khác, chỉ tu hành
tinh tấn nơi pháp này, do nghe pháp mà sanh ư tưởng tôn
trọng, [khởi lên] các thứ [tâm tưởng] như thế.
Sau đó là “giáo thị như thị tam-muội, như
thị tư duy, như thị tu tập” (chỉ dạy
tam-muội như thế, tư duy như thế, tu tập
như thế).
(Kinh)
Thời, bỉ Hiền Hộ Bồ Tát phục bạch Phật
ngôn: - Hy hữu Thế Tôn! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng
Chánh Giác, kim năi vị bỉ xuất gia, tại gia chư Bồ
Tát bối chánh tín thành tựu, nhạo thâm pháp giả, tuyên
thuyết như thị vô thượng diệu pháp, linh trụ
như thị vô lượng pháp hạnh. Nhiên hậu
đương đắc tư duy, giải thuyết
như thị tam-muội.
(經)時彼賢護菩薩復白佛言。希有世尊。如來應供等正覺。今乃爲彼出家在家諸菩薩輩。正信成就樂深法者。宣說如是無上妙法。令住如是無量法行。然後當得思惟解說如是三昧。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Hiền Hộ Bồ Tát lại bạch cùng đức
Phật rằng: - Hy hữu Thế Tôn! Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác nay
v́ các vị xuất gia, tại gia Bồ Tát chánh tín thành tựu,
ưa thích pháp sâu, tuyên nói vô thượng diệu pháp như
thế, khiến cho họ trụ trong vô lượng pháp hạnh như thế. Sau đấy, sẽ được
tư duy, giải nói tam-muội như thế).
“Vô
thượng diệu pháp”: “Vô thượng” là chẳng có
đối đăi, chẳng có tạo tác. Pháp th́ mỗi pháp
đều có diệu dụng, chẳng nhiễm, chẳng
chấp, khiến cho chúng sanh thoát khỏi tất cả trầm
luân trong thế gian, như hữu t́nh trong Dục Giới
phần nhiều trầm luân trong các pháp đối đăi
mà chẳng hay biết, lắm điều phải chọn
lựa, lẩn quẩn trong thiện ác. Như hữu t́nh Sắc
Giới phần nhiều đắm nhiễm trong sự thủ
hộ Thiền Định, thậm chí dùng Thiền Định
làm chỗ y chỉ cho sanh mạng. Như hữu t́nh trong Vô
Sắc Giới thường thủ hộ Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Định. Đó đều là nghiệp
tướng của lục đạo luân hồi. Người
có thể vượt thoát tam giới là do có diệu pháp, cho
nên “vô thượng diệu pháp” có thể khiến cho
hữu t́nh trong thế gian thoát ĺa tam giới, chẳng hoại
tam giới, lợi ích hữu t́nh rộng khắp. Kẻ
thoát khỏi tam giới, chẳng
bị tam giới câu thúc, chẳng bị tam giới trói buộc.
Nếu chẳng bị thiện ác trói buộc, sẽ có thể
tự tại xuất ly Dục Giới. Nếu chẳng bị
đắm nhiễm bởi Thiền Định, sẽ xuất
ly Sắc Giới, cho đến Vô Sắc Giới. Pháp
như thế là trí huệ thanh tịnh chẳng nhiễm,
chẳng chấp trước, là pháp tắc an lạc thanh tịnh
trực tiếp thoát khỏi tam giới. Do vậy gọi
là “diệu pháp”.
(Kinh)
“Thế Tôn! Như Lai diệt hậu, như thị tam-muội,
ư Diêm Phù Đề, năng quảng
hành phủ?” Phật cáo Hiền Hộ Bồ Tát ngôn: - Hiền
Hộ! Ngă diệt độ hậu, thử tam-muội kinh, ư Diêm Phù Đề, tứ thiên niên
trung quảng hành ư thế, nhi hậu ngũ bách niên, mạt
nhất bách tuế trung, chánh pháp diệt thời, tỳ-kheo
hành ác thời, phỉ báng chánh pháp thời, chánh pháp phá hoại
thời, tŕ giới tổn giảm thời, phá giới xí thịnh thời, chư quốc tương
phạt thời, đương tư chi tế, phả hữu
chúng sanh xí nhiên thiện căn, văng tích dĩ tằng thân cận
chư Phật, cúng dường, tu hành, thực thiện chủng
tử, vị bỉ chư trượng phu bối đắc
thị kinh cố, thử tam-muội điển phục
đương lưu hành ư Diêm Phù Đề. Sở vị
Phật oai thần cố, cố linh bỉ đẳng
ư ngă diệt hậu, văn thử kinh dĩ, hoan hỷ
thư tả, độc tụng, thọ tŕ, tư duy kỳ nghĩa, vị
tha giải thích, như thuyết tu hành.
(經)世尊。如來滅後。如是三昧。於閻浮提能廣行不。佛告賢護菩薩言。賢護。我滅度後。此三昧經。於閻浮提。四千年中廣行於世。而後五百年。末一百歲中。正法滅時。比丘行惡時。誹謗正法時。正法破壞時。持戒損減時。破戒熾盛時。諸國相伐時。當斯之際。頗有衆生熾然善根。往昔已曾親近諸佛。供養修行植善種子。爲彼諸丈夫輩得是經故。此三昧典復當流行於閻浮提。所謂佛威神故。故令彼等。於我滅後。聞此經已。歡喜書寫。讀誦受持。思惟其義。爲他解釋。如說修行。
(Kinh: “Bạch
Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, tam-muội
như thế có thể lưu hành rộng răi trong Diêm Phù
Đề hay chăng?” Đức Phật bảo Hiền Hộ
Bồ Tát rằng: - Này Hiền Hộ! Sau khi ta diệt
độ, nơi Diêm Phù Đề, kinh tam-muội này sẽ
lưu hành rộng khắp cơi đời trong bốn ngàn năm, nhưng vào một
trăm năm sau rốt của năm trăm cuối [thời
Mạt Pháp], khi chánh pháp diệt, khi tỳ-kheo làm ác, khi chánh
pháp bị phỉ báng, khi chánh pháp bị phá hoại, khi tŕ
giới bị tổn giảm, khi phá giới lừng lẫy,
khi các nước đánh lẫn nhau, trong thuở ấy, nếu
có chúng sanh thiện căn lừng lẫy, xưa kia đă từng
thân cận chư Phật, cúng dường, tu hành, gieo chủng
tử lành, do các vị trượng phu ấy có được
kinh này, kinh điển tam-muội này lại được
lưu hành trong Diêm Phù Đề. Đó gọi là do oai thần
của đức Phật, khiến cho họ sau khi ta diệt
độ, họ đă nghe kinh này
xong,
bèn hoan hỷ biên chép, đọc tụng, thọ tŕ, tư
duy ư nghĩa, v́ người khác giải thích, tu hành đúng
như lời dạy).
Đây
là đức Thế Tôn thọ kư, là lời chân thật,
là lời như thật, chẳng phải là suy đoán.
Chúng ta hăy khéo tư duy. Đức Thế Tôn nói “chánh pháp
diệt thời” (khi chánh pháp diệt), hiện thời
th́ Chánh Pháp và Tượng Pháp đều đă qua, đang bước vào thời Mạt Pháp, cũng là vào
“hậu ngũ bách tuế” (năm trăm cuối cùng)
th́ trong một trăm năm sau rốt [của năm
trăm năm ấy], sẽ phát khởi lợi ích như
thế đó. V́ sao kinh điển như thế có thể
lưu thông trong Diêm Phù Đề? V́ các vị trượng
phu đă từng gieo các thiện căn nơi kinh điển
này tu tŕ, thủ hộ.
(Kinh)
Nhĩ thời, Hiền Hộ Bồ Tát, cập Bảo
Đức Ly Xa Tử, văn Như Lai thuyết chánh pháp diệt
thời, bi khấp vũ lệ.
(經)爾時賢護菩薩。及寶德離車子。聞如來說正法滅時。悲泣雨淚。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Hiền Hộ Bồ Tát và Bảo Đức
Ly Xa Tử nghe đức Như Lai nói lúc chánh pháp diệt,
buồn khóc trào lệ).
Có
nhiều vị thiện tri thức trông thấy đức
Thế Tôn sắp nhập diệt, muốn khuyên đức
Phật trụ thế v́ thương xót thế gian, cho nên “bi
khấp vũ lệ” (buồn khóc, trào lệ). Ở
đây, nghe nói lúc chánh pháp diệt th́ cũng giống như
thế, v́ chư Phật Như Lai là chỗ nương cậy
của chúng sanh, giáo pháp do chư Phật đă nói cũng là
chiếc bè báu để hết thảy chúng sanh thoát ĺa biển
khổ. Pháp này diệt sẽ khiến cho hết thảy
chúng sanh mất chỗ nương cậy, cho nên “buồn
khóc trào lệ”.
(Kinh)
Tùng ṭa nhi khởi, chỉnh lư y phục, thiên đản hữu
kiên, hữu tất trước địa,
hiệp chưởng cung kính, nhi bạch Phật ngôn.
(經)從座而起。整理衣服。偏袒右肩。右膝着地。合掌恭敬。而白佛言。
(Kinh: Từ chỗ
ngồi đứng dậy, chỉnh đốn y phục,
trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất,
chắp tay cung kính, mà bạch cùng đức Phật rằng).
“Thiên
đản hữu kiên, hữu tất trước địa”
(Trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất):
Cho đến nhiễu theo chiều phải ba ṿng, đó là
lễ tiết khải thỉnh giáo pháp của Ấn Độ
do ḷng cung kính.
(Kinh)
“Thế Tôn! Ngă đẳng đương ư Như Lai diệt
hậu. Hậu ngũ bách tuế, mạt bách niên trung, sa-môn
điên đảo thời, chánh pháp dục diệt thời,
phỉ báng chánh pháp thời, phá hoại chánh pháp thời, tŕ
giới tổn giảm thời, phá giới tăng trưởng
thời, chánh pháp hộ giảm thời, phi pháp hộ
tăng thời, chúng sanh loạn thời, chư quốc
tương phạt thời, năng ư Như Lai sở
thuyết kinh điển diệu tam-muội trung, độc
tụng, thọ tŕ, tư duy nghĩa lư, vị tha quảng
thuyết. Hà dĩ cố? Ngă tâm vô yếm, chung bất tri
túc. Thị cố, ngă ư Như Lai sở thuyết
Tu Đa La trung, năng thính văn cố, năng thư tả
cố, năng độc tụng cố, năng thọ tŕ
cố, năng tư duy cố, năng tu hành cố, năng
quảng thuyết cố”. Nhĩ thời, Thương Chủ
ưu-bà-tắc, Già Ha Ngập Đa cư sĩ chi tử,
Na La Đạt Đa Ma Nạp đẳng, văn Như
Lai thuyết vị lai thế trung, chánh pháp hoại diệt, vị chánh
pháp cố, bi ai khấp lệ, tùng ṭa nhi khởi, chỉnh
lư y phục, thiên đản hữu kiên, hữu tất
trước địa, cung kính hiệp chưởng, nhi bạch
Phật ngôn.
(經)世尊。我等當於如來滅後。後五百歲。末百年中。沙門顛倒時。正法欲滅時。誹謗正法時。破壞正法時。持戒損減時。破戒增長時。正法護減時。非法護增時。衆生亂時。諸國相伐時。能於如來所說經典妙三昧中。讀誦受持。思惟義理。爲他廣說。何以故。我心無厭終不知足。是故我於如來所說修多羅中。能聽聞故。能書寫故。能讀誦故。能受持故。能思惟故。能修行故。能廣說故。爾時商主優婆塞伽訶岌多。居士之子那羅達多摩納等。聞如來說未來世中正法壞滅。爲正法故。悲哀泣淚。從坐而起。整理衣服。偏袒右肩。右膝着地。恭敬合掌。而白佛言。
(Kinh: “Bạch
Thế Tôn! Sau khi đức Như Lai diệt độ,
chúng con sẽ vào lúc một trăm năm rốt sau của
năm trăm cuối, là lúc sa-môn điên đảo, lúc
chánh pháp sắp diệt, lúc phỉ báng chánh pháp, lúc phá hoại
chánh pháp, lúc tŕ giới tổn giảm, lúc phá giới
tăng trưởng, lúc hộ tŕ chánh pháp giảm thiểu,
lúc hộ tŕ phi pháp tăng trưởng, lúc chúng sanh loạn
lạc, lúc các nước chinh phạt lẫn nhau, có thể
đối với tam-muội mầu nhiệm trong kinh
điển do đức Như Lai đă nói mà đọc tụng,
thọ tŕ, tư duy nghĩa lư, v́ người
khác rộng nói. V́ lẽ nào? Tâm con chẳng chán, trọn chẳng
biết đủ. V́ thế, chúng con đối với Khế
Kinh do Như Lai đă nói có thể lắng nghe, có thể biên
chép, có thể đọc tụng, có thể thọ tŕ, có thể
tư duy, có thể tu hành, có thể nói rộng khắp”. Lúc
bấy giờ, ưu-bà-tắc Thương Chủ là con của
cư sĩ Già Ha Ngập Đa, Na La Đạt Đa Ma Nạp
v.v… nghe Như Lai nói chánh pháp sẽ hoại diệt trong
đời vị lai, buồn bă tuôn lệ, từ chỗ ngồi
đứng dậy, chỉnh đốn y phục, trật
vai áo phải, gối phải đặt sát đất, cung
kính chắp tay, bạch với đức Phật rằng).
Chúng
ta thấy: Không chỉ là hàng xuất gia thực hiện lễ
tiết “thiên đản hữu kiên, hữu tất
trước địa” (trật vai áo phải,
gối phải đặt sát đất); tại gia Bồ
Tát cũng giống như thế. Đây là phong tục tập
quán của Ấn Độ, là phương thức biểu
thị sự thủ hộ toàn thể.
(Kinh)
Thế Tôn! Ngă đẳng năng ư Như Lai sở thuyết
diệu Tu Đa La, cập năng thọ tŕ Tu Đa La giả,
ngă giai nhiếp hộ, linh đắc tăng trưởng.
Thế Tôn! Ngă kim phục vị Như Lai sở thuyết
vi diệu kinh điển, tác kỳ gia hộ, linh đắc
quảng tuyên, cửu trụ ư thế. Hà dĩ cố?
Dĩ thị kinh điển năng ư vô lượng
A-tăng-kỳ kiếp, đa sở thành tựu A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố. Thế Tôn!
Ngă đẳng đắc văn vị tằng hữu pháp,
chí tâm thọ tŕ, tư duy kỳ nghĩa, vị tha giải
thuyết, quảng hành lưu bố dă. Thế Tôn! Ngă kim văn
thử thậm thâm kinh pháp, nhất thiết thế gian vô hữu
tín giả. Ngă tiên vị kỳ tạo thiện căn khí,
nhiên hậu vị giải.
(經)世尊。我等能於如來所說妙修多羅。及能受持修多羅者。我皆攝護。令得增長。世尊。我今復爲如來所說微妙經典。作其加護。令得廣宣。久住於世。何以故。以是經典。能於無量阿僧祇劫。多所成就阿耨多羅三藐三菩提故。世尊。我等得聞未曾有法。至心受持。思惟其義。爲他解說。廣行流佈也。世尊。我今聞此甚深經法。一切世間無有信者。我先爲其造善根器。然後爲解。
(Kinh: Bạch
Thế Tôn! Chúng con có thể đối với Tu Đa La mầu
nhiệm do Như Lai đă nói và người có thể thọ
tŕ Tu Đa La, đều có thể nhiếp thọ, hộ
tŕ, khiến cho tăng trưởng. Bạch Thế Tôn! Con
nay lại v́ kinh điển vi diệu do Như Lai đă nói
mà thực hiện gia hộ, khiến cho kinh được
tuyên lưu rộng răi, tồn tại lâu dài trong thế
gian. V́ sao vậy? Do kinh điển ấy có thể trong vô
lượng A-tăng-kỳ kiếp thành tựu nhiều
người đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ
Đề. Bạch Thế Tôn! Chúng con được nghe
pháp chưa từng có, chí tâm thọ tŕ, tư duy nghĩa lư,
v́ người khác giải nói, lưu truyền rộng răi.
Bạch Thế Tôn! Chúng con nay nghe kinh pháp rất sâu này, [nếu
như] hết thảy thế gian chẳng có ai tin, con sẽ
trước hết v́ họ tạo pháp khí thiện căn,
sau đó sẽ v́ họ giải nói).
Chúng ta thấy các vị tại gia
và xuất gia Bồ Tát đều khẳng định sau
khi đức Thế Tôn diệt độ, lúc chánh pháp diệt,
cho đến khi các thứ tướng ác hiện ra, họ
sẽ làm cho pháp Ban Châu tam-muội này được lưu truyền rộng
khắp trong cơi đời, truyền bá trong cơi đời,
muốn lợi ích rộng khắp hữu t́nh; cho nên phát thệ
nguyện như thế, thủ hộ Tam Bảo và giáo ngôn của
Tam Bảo. Các vị tại gia và xuất gia Bồ Tát học
Phật trong hiện thời đă dùng ǵ để nhận
biết và thủ hộ tâm trí của chính ḿnh? Các vị thiện
tri thức ơi! Hăy khéo quan sát, khéo liễu giải tâm nguyện
và hành vi của chính ḿnh.
Có
khi thủ hộ Phật pháp càng trọng yếu hơn tự
lực tu tŕ, v́ thủ hộ Phật pháp có thể khiến
cho Phật pháp được truyền bá rộng khắp.
Đương nhiên, tự lợi chân thật của
người tu chứng cũng là chẳng thể nghĩ
bàn. Nếu đă có thể thủ hộ, lại có thể
chân thật tu hành, đấy thật sự là thành tựu
thủ hộ. Nếu có thể khéo thủ hộ, truyền
bá rộng khắp, dẫu chính ḿnh chưa hành tŕ pháp tắc,
nhưng công đức và lợi ích do tùy hỷ sẽ chẳng
thể nghĩ bàn như đức Thế Tôn đă tuyên
thuyết trong bộ kinh này. Trong đời Mạt Pháp, nếu
hộ tŕ đạo tràng, hộ tŕ giáo pháp, hộ tŕ
người hành pháp, yêu thích thủ hộ, tán thán, tùy hỷ,
công đức của người ấy sẽ chẳng thể
nghĩ bàn. V́ Mạt Pháp là lúc pháp suy, thế mà nhân duyên thế
tục hừng hực, tà kiến điên đảo hừng
hực, cho nên nhân duyên hộ pháp, truyền bá Phật pháp, và
tu tập Phật pháp càng quan trọng hơn!
(Kinh)
Nhĩ thời, chúng trung hữu ngũ bách tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, tứ bộ chúng
đẳng, văn Như Lai thuyết vị lai thế
trung, chánh pháp hoại diệt, vị chánh pháp cố, bi khấp
vũ lệ, tùng ṭa nhi khởi, chỉnh tŕ y phục, thiên
đản hữu kiên, hữu tất trước địa,
cung kính hiệp chưởng, nhi bạch Phật ngôn: - Thế
Tôn! Ngă đẳng thọ tŕ Như Lai chánh pháp, nhiên chư
Đại Sĩ thiện trượng phu bối, nhĩ thời
ư ngă đương tác y chỉ, đương tác phú hộ,
vị ngă kinh kỷ, năng linh ngă đẳng ư Như
Lai sở thuyết như thị thậm thâm Tu Đa La
trung, thủ chân thật nghĩa, như pháp tu hành. Duy nguyện
Thế Tôn, phó chúc ngă đẳng chư thiện trượng
phu phân minh lập kư. Hà dĩ cố? Thế Tôn! Ngă cập bỉ
đẳng giai năng hộ tŕ, nhiếp thọ chánh pháp,
cập nhiếp thọ giả cố.
(經)爾時衆中有五百比丘比丘尼優婆塞優婆夷四部衆等。聞如來說未來世中正法壞滅。爲正法故。悲泣雨淚。從坐而起。整持衣服。偏袒右肩。右膝着地。恭敬合掌。而白佛言。世尊。我等受持如來正法。然諸大士善丈夫輩。爾時於我當作依止。當作覆護。爲我經紀。能令我等於如來所說如是甚深修多羅中。取真實義。如法修行。唯願世尊。付囑我等諸善丈夫分明立記。何以故。世尊。我及彼等。皆能護持攝受正法及攝受者故。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, trong đại chúng có năm trăm tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, bốn bộ chúng, nghe Như
Lai nói trong đời vị lai, chánh pháp hoại diệt, v́
chánh pháp nên buồn khóc, trào lệ, từ chỗ ngồi
đứng dậy, chỉnh đốn y phục, trật
vai áo phải, gối phải đặt sát đất, cung
kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật rằng: -
Bạch Thế Tôn! Chúng con thọ tŕ chánh pháp của Như
Lai, nhưng các vị thiện trượng phu đại
sĩ này trong khi đó sẽ làm chỗ y chỉ cho chúng con,
sẽ che chở, bảo vệ, lo toan cho chúng con, khiến
cho chúng con có thể giữ lấy nghĩa chân thật
nơi Tu Đa La rất sâu do Như Lai đă nói như thế,
đúng như pháp tu hành. Chỉ mong đức Thế Tôn
phân minh thọ kư, phó chúc cho chúng con và các vị thiện trượng
phu ấy. V́ sao? Bạch Thế Tôn! Chúng con và họ đều
có thể hộ tŕ, nhiếp thọ chánh pháp và người
nhiếp thọ).
Chúng
ta thấy các vị xuất gia tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, và
chúng tại gia ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, v́ muốn khiến
cho pháp này trụ thế, đă khuyến thỉnh đức
Thế Tôn phân minh thọ kư, ḥng làm cho pháp này được
rơ ràng tồn tại lâu dài trong cơi đời. Chúng ta học
tập một pháp tắc, nếu chẳng có cội nguồn
xuất xứ, sẽ chẳng thể thật sự giải
quyết vấn đề. Chẳng hạn như đối
với các phiền năo “sanh, lăo, bệnh, tử”, [nếu chẳng hiểu
rơ cội nguồn phát sanh các phiền năo ấy] mà có thể
thật sự giải quyết, sẽ chẳng có lẽ ấy!
Chúng ta có thể tiêu trừ đủ loại Phiền Năo Chướng, tiêu trừ đủ
loại Sở Tri Chướng trong đời hiện tại,
nhưng nếu chẳng thuận theo pháp giáo như lư, th́
cũng chẳng thể kiến lập từ đâu
được! V́ thế, ở đây, nhằm mong đức
Thế Tôn sẽ thọ kư phân minh cho các hữu t́nh mà khải
thỉnh như thế.
(Kinh)
Nhĩ thời, Thế Tôn tức tiện vi tiếu, phóng kim
sắc quang, kỳ minh biến chiếu thập
phương thế giới chư Phật quốc dĩ,
hoàn chí Phật sở, hữu nhiễu tam táp, tùng đảnh
thượng một.
(經)爾時世尊。即便微笑。放金色光。其明遍照十方世界諸佛國已。還至佛所。右繞三匝。從頂上沒。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, đức Thế Tôn liềm mỉm cười, tỏa
ra quang minh sắc vàng. Quang minh ấy chiếu
trọn khắp các cơi Phật trong mười phương
thế giới xong, trở về chỗ Phật, nhiễu
theo chiều phải ba ṿng rồi biến mất nơi
đỉnh đầu đức Phật).
Đấy
là tướng thọ kư của chư Phật. Tướng
thọ kư của hết thảy chư Phật đều
có phóng quang minh, lợi ích rộng khắp vô lượng thế
giới, chiếu sáng vô lượng thế giới. Nếu
trán của đức Thế Tôn phóng quang, tức là sẽ
tuyên dương giáo pháp rộng khắp với các vị Bồ
Tát. Nếu cổ họng phóng quang, sẽ tuyên dương
giáo pháp rộng khắp với các bậc trí giả Thanh
Văn. Nếu ngực phóng quang, sẽ tuyên nói các giáo pháp với
chư thiên và nhân loại. Nếu rốn phóng quang, phần
nhiều là thuyết pháp cho loài quỷ thần. Nếu
đầu gối phóng quang, phần nhiều là chiếu rọi
các hữu t́nh thuộc súc sanh đạo và thuyết pháp cho
họ. Nếu bàn chân phóng quang, có thể lợi ích rộng
khắp hữu t́nh trong u minh địa ngục. Do vậy,
trong khắp các nơi của lục đạo, đức
Phật dùng quang minh nhiếp thọ, đối với mỗi
đường, đều có cơ chế tương ứng,
khiến cho họ được độ thoát. Ở
đây, quang minh của đức Thế Tôn nhập vào
đỉnh đầu, nhiễu theo chiều phải ba
ṿng, tức là khi đức Thế Tôn nói thọ kư, sẽ
thị hiện tướng ấy.
(Kinh)
Nhĩ thời, tôn giả A Nan tác như thị niệm: “Thế
Tôn tích lai dĩ đa vi tiếu, nhiên ư tiếu thời,
tất vi dị sự. Ngă kim ưng vấn vi tiếu nhân
duyên”. Như thị niệm dĩ, tức tùng ṭa khởi,
chỉnh tŕ y phục, thiên đản hữu kiên, hữu tất
trước địa, hiệp chưởng hướng
Phật, dĩ kệ bạch ngôn: - Kỳ tâm thanh tịnh, hạnh vô uế, hữu đại
oai đức, cự thần thông. Nhất thiết tối
tôn thế trung thượng, hiển hiện vô cấu
như minh nguyệt, vô ngại thánh trí giải thoát tâm.
Ca-lăng-già thanh thiên trung tối. Nhất thiết dị
luân mạc năng động. Kim hốt vi tiếu hữu
hà duyên?
(經)爾時尊者阿難作如是念。世尊。昔來已多微笑。然於笑時必爲異事。我今應問微笑因緣。如是念已。即從坐起。整持衣服。偏袒右肩。右膝着地。合掌向佛。以偈白言。其心清淨行無穢。有大威德巨神通。一切最尊世中上。顯現無垢如明月。無礙聖智解脫心。迦陵伽聲天中最。一切異輪莫能動。今忽微笑有何緣。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, tôn giả A Nan nghĩ như thế này:
“Đức Thế Tôn trước nay đă mỉm cười
nhiều lần, nhưng khi Ngài cười, ắt có chuyện
lạ. Nay ta phải nên hỏi nhân duyên khiến Ngài mỉm
cười”. Nghĩ như thế rồi, Ngài liền từ
chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn y phục,
trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất,
chắp tay hướng về đức Phật, dùng kệ
bạch rằng: - Tâm Ngài thanh tịnh, hạnh chẳng uế.
Có đại oai đức, thần thông lớn. Tôn quư nhất
trong cả cơi đời, hiển hiện vô cấu như
trăng sáng, tâm thánh trí giải thoát vô ngại, tiếng Ca
Lăng hay tuyệt cơi trời, hết thảy dị thuyết
chẳng thể động. Nay do duyên ǵ bỗng mỉm
cười?)
Tán
tụng đức Thế Tôn có đại
oai đức thanh tịnh, có đại oai đức thiện
xảo, là bậc thầy tôn quư của thế gian, hiện
tướng trăng sáng không cấu nhơ, dùng thánh trí vô ngại,
tâm trí giải thoát để tuyên thuyết bằng âm thanh
tuyệt vời, tức “Ca Lăng Già thanh” ([tiếng nói của đức Phật vi diệu] như tiếng chim Ca Lăng Tần
Già hót) để truyền bá trong thế gian. Đức Thế
Tôn thuyết pháp, trọn đủ tám loại diệu âm,
thường gọi là phạm âm lưu truyền rộng
khắp trong thế gian, khiến cho chúng sanh được
nghe bèn đắc ngộ. “Ca Lăng Già thanh” chẳng
phải là tiếng nam, hay tiếng nữ, tiếng chẳng
trong trẻo, chẳng
thô đục, tiếng chẳng cao, chẳng thấp,
tiếng chẳng mạnh, chẳng yếu. Xa ĺa tám âm thanh thế
gian như thế đó, dùng âm thanh thanh tịnh để
truyền bá rộng khắp trong thế gian. “Nhất thiết
dị luân mạc năng động” tức là hết
thảy tri kiến ngoại đạo quyết định
sẽ tùy thuận [Phật ngôn], có thể trừ
nghi.
(Kinh)
Thông đạt chánh chân vị ngă thuyết, năng đa lợi
ích Lưỡng Túc Tôn.
(經)通達正真爲我說。能多利益兩足尊。
(Kinh:
Thông đạt chánh chân v́ con nói, Lưỡng Túc Tôn tạo
nhiều lợi ích).
Tán thán đức
Thế Tôn phước huệ trọn đủ, nói giáo
pháp chân thật cho chúng ta.
(Kinh)
Văn thị Như Lai vi diệu âm, nhất thiết giai
đương đại hoan hỷ.
(經)聞是如來微妙音。一切皆當大歡喜。
(Kinh: Nghe tiếng
vi diệu của Như Lai, hết thảy sẽ đều
đại hoan hỷ).
Như
Lai dùng âm thanh vi diệu để mở mang tâm trí của
con người, ban cho con người công đức thành tựu
giải thoát, cho nên sẽ khiến cho nhiều chúng sanh hoan
hỷ, hớn hở.
(Kinh)
Chư Phật Thế Tôn khởi hư tiếu? Phật phục
phóng quang hữu thắng nhân. Thùy ư tư nhật hoạch
đại lợi? Thị cố kim ưng tuyên tiếu chỉ.
Thùy ư kim nhật đắc chứng chân? Thùy ư kim nhật
thọ pháp vương? Thùy ư kim nhật tự quán đảnh? Thùy ư kim nhật
đăng Phật vị? Thùy ư kim nhật lợi thế
gian? Thùy đương tổng tuyên Phật pháp Tạng?
Thùy ư Phật trí đắc thường trụ? Dĩ
thị tôn ưng hiển tiếu duyên.
(經)諸佛世尊豈虛笑。佛復放光有勝人。誰於斯日獲大利。是故今應宣笑旨。誰於今日得證真。誰於今日受法王。誰於今日自灌頂。誰於今日登佛位。誰於今日利世間。誰當總宣佛法藏。誰於佛智得常住。以是尊應顯笑緣。
(Kinh: Chư
Phật Thế Tôn há cười suông? Phật phóng quang, có
người thù thắng. Ngày nay ai được lợi to
lớn? V́ thế, xin nói ư mỉm cười. Ngày nay ai
được chứng lẽ chân? Ngày nay ai được
Phật thọ kư? Ngày nay ai sẽ tự quán đảnh?
Ngày nay ai sẽ lên ngôi Phật? Ngày nay ai sẽ lợi thế
gian? Ai sẽ tổng tuyên Phật pháp tạng? Ai sẽ
thường trụ nơi Phật trí? Phật hăy nên dạy
duyên mỉm cười!)
Ngài
A Nan tán thán đức Thế Tôn có lợi ích như vậy,
cho đến chứng chân, đạt được đại
lợi, tiếp nhận vương vị, thọ nghi thức
quán đảnh, cho đến tiếp nhận Phật vị
để lợi ích thế gian, tuyên thuyết pháp tạng.
Hết thảy chư Phật xuất thế, không vị
nào chẳng v́ lợi ích thế gian, tuyên nói rộng răi pháp
tạng, thẳng thừng chỉ bày tâm trí của hết
thảy chúng sanh. Hết thảy các pháp tạng chẳng ĺa
tâm trí hiện tiền của hết thảy chúng sanh. Do
nhân duyên ấy, trước hết nói tới đại lợi,
sau là nói đến nhập pháp vị, cho đến thành Phật
lợi ích thế gian rộng khắp, tuyên dương pháp
tạng.
(Kinh)
Nhĩ thời, Thế Tôn tức dĩ kệ cáo trưởng
lăo A Nan viết: - A Nan! Nhữ kiến Đại Tập phủ?
Nhiếp hộ ngũ bách tùng ṭa khởi.
(經)爾時世尊。即以偈告長老阿難曰。阿難汝見大集不。攝護五百從坐起。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, đức Thế Tôn dùng kệ bảo trưởng
lăo A Nan rằng: - A Nan! Ông thấy Đại Tập
chăng? Nhiếp hộ năm trăm người đứng
dậy).
Nay
chúng ta đang học kinh Đại Tập; Đại Tập
là đại chúng tụ tập, là kinh điển do đức
Phật tuyên thuyết cho hữu t́nh trong Dục Giới và
Sắc Giới. Như trong Long Tạng (Càn Long Đại Tạng
Kinh), có các bộ (các tiểu loại) như Đại Tập
Bộ, Bảo Tích Bộ, Bát Nhă Bộ, A Hàm Bộ, Tạp
Bộ v.v… Kinh này thuộc về Đại Tập Bộ.
(Kinh)
Thân tâm hoan hỷ phát thành ngôn, ngă bối đương lai
hoạch tư pháp, thử đẳng nhất tâm chiêm sát
ngă, ngă ư hà thời diệc phục nhiên, hàm ư ngă tiền
hưng đại thệ, ngă bối đương lai chứng
tư đạo. Phục hữu bát bối tùng ṭa khởi,
ngũ bách thượng thủ thử vi tôn. Bỉ ư mạt
thế pháp hoại thời, vị thế gian pháp, cố
tuyên thuyết. Ngă kim cáo nhữ như thị ngôn, ư thử
chúng trung vô ngại trí. Thị bối phi ư nhất Phật
sở, khởi lập hiệp chưởng kính chư tôn.
(經)身心歡喜發誠言。我輩當來獲斯法。此等一心瞻察我。我於何時亦復然。咸於我前興大誓。我輩當來證斯道。復有八輩從坐起。五百上首此爲尊。彼於末世法壞時。爲世間法故宣說。我今告汝如是言。於此衆中無礙智。是輩非於一佛所。起立合掌敬諸尊。
(Kinh:
Thân tâm hoan hỷ, nói chân thành: “Chúng con tương lai đắc
pháp này”. Bọn họ nhất tâm nh́n ngắm Phật: “Khi
nào con cũng được như thế?” Đều
đối trước Phật, phát thệ lớn: “Mai sau
chúng con chúng đạo này”. Lại tám loại chúng cùng đứng
dậy, có năm trăm người làm thượng thủ.
Họ trong đời mạt, khi pháp hoại, v́ pháp thế
gian mà tuyên nói. Ta nay bảo ông như thế này: Như các vị
ấy trí vô ngại, họ chẳng chỉ ở nơi một
đức Phật, đứng dậy, chắp tay kính Thế
Tôn).
“Thị
bối phi ư nhất Phật sở, khởi lập, hiệp
chưởng, kính chư tôn” (Những người ấy
chẳng phải ở chỗ một đức Phật,
đứng dậy, chắp tay, cung kính các đức Thế
Tôn): Những người nghe giáo ngôn này, có thể liên tục
thủ hộ, quan sát, tu tập, chẳng phải chỉ gặp
một vị Phật, hai vị Phật, ba vị Phật.
(Kinh)
Ngă quán văng tích vô lượng thế, bát vạn chư Phật
giai hiện tiền. Bát nhân vi thủ tùng ṭa khởi, hoàn vị
hộ tŕ thị diệu pháp.
(經)我觀往昔無量世。八萬諸佛皆現前。八人爲首從坐起。還爲護持是妙法。
(Kinh:
Ta quán vô lượng đời xưa kia, tám vạn chư
Phật đều hiện tiền. Tám người làm
đầu đều đứng dậy, vẫn v́ hộ
tŕ diệu pháp này).
“Thị
diệu pháp” chính là pháp tắc Thập Phương
Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền tam-muội.
(Kinh)
Tiền thử bát vạn ức do-tha, phục trị
như thị số chư Phật.
(經)前此八萬億由他。復值如是數諸佛。
(Kinh: Trước
đó, tám vạn ức do-tha, lại gặp chư Phật
số như thế).
“Bát vạn ức” th́ chúng ta dễ
hiểu, nhưng đối với con số “do-tha”
(na-do-tha, nayuta),
thường là chúng ta chẳng thể vận dụng
tư duy [để h́nh dung rơ ràng] cho mấy. Đó là số
lượng cực đại, thậm chí chẳng thể
tính kể, nhưng chư Phật Như Lai đối với
chuyện chẳng thể nói kể, sẽ có cách diễn tả,
c̣n có cách so sánh “bất khả xưng bất khả
xưng”, cho đến thật sự c̣n có con số “vô
sở khả xưng vô sở khả xưng”. Trong kinh
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm có phẩm
Số Tự, chuyên môn nói đến sự biến hóa của
số lượng. Tâm trí phàm phu đối với các con số
có thể lưu tâm, nghĩ bàn, tư duy, ghi nhớ
hết sức hữu hạn. Trong kinh điển Phật
giáo thường nói “như hằng hà sa số chư Phật”,
cho đến nói “vô lượng hằng hà sa số
chư Phật”. Các con số như vậy đối với
nhân loại chúng ta khó thể đơn giản
nói rơ được, cho nên dùng Hằng hà sa làm đơn vị
để thuyết minh, giống như chúng ta dùng các
đơn vị số lượng trăm, ngàn, vạn, ức để miêu tả vậy.
(Kinh)
Tâm đắc giải thoát đại danh xưng, bỉ thời
thử bối dĩ nhiếp tŕ.
(經)心得解脫大名稱。彼時此輩已攝持。
(Kinh: Tâm
đạt danh xưng giải thoát lớn; khi ấy, bọn
họ đă nhiếp tŕ).
Hết
thảy giải thoát là v́ đối với danh xưng trong
thế gian, chúng ta thường nói: Người nhàn tản
trong Phật pháp xa ĺa hết thảy nhiệt năo, tức là
Sở Tri Chướng phiền năo, các nỗi khổ phiền
năo như sanh, lăo, bệnh, tử, cầu chẳng
được, yêu thương phải chia ĺa, oán ghét cứ
gặp gỡ, cho đến vô minh phiền năo, cho đến
các phiền năo nhỏ
nhặt như vi trần. Như vậy
th́ “đại danh xưng” chính là
người nhàn tản, là người vô tâm nhàn tản
trong thế gian. Hữu t́nh trong thế gian có khá nhiều chấp
trước, nhiều đắm chấp, chấp trước
thiện, chấp trước ác, chấp trước
được, chấp trước mất, chấp
trước phàm, chấp trước thánh, những điều
như thế khó thể thuật trọn. Do vậy, có nhiều
gánh nặng, tức gánh nặng thiện, ác, trí, ngu v.v… rốt
ráo giải thoát vượt khỏi lẽ thường,
đó là “đại danh xưng”.
(Kinh)
Kim phục ư ngă thắng pháp trung, năng vi nhiếp hộ
lợi ích thủ.
(經)今復於我勝法中。能爲攝護利益首。
(Kinh:
Nay lại trong thắng pháp của ta, đứng đầu
nhiếp hộ các lợi ích).
“Sư
đạo” (vị thầy hướng dẫn), thiện
tri thức, các vị A Xà Lê, các vị tại gia, xuất
gia có thể giáo hóa thế gian, th́ gọi là “lợi ích thủ”
(người đứng đầu tạo lợi ích).
(Kinh)
Giáo hóa vô lượng Bồ Tát chúng, đoạn trừ tật
đố chư đại nhân, thử đẳng ư
ngă diệt độ thời, thủ ngă xá-lợi hưng
cúng dường, thiện tŕ ngă tư chư Phật sự,
an trí khiếp tứ biến thập phương.
(經)教化無量菩薩衆。斷除嫉妒諸大人。此等於我滅度時。取我舍利興供養。善持我斯諸佛事。安置篋笥遍十方。
(Kinh: Giáo hóa
vô lượng các Bồ Tát, các đại nhân đoạn
trừ ghen tỵ, bọn họ khi ta đă diệt độ,
sẽ cùng cúng dường xá-lợi Phật, khéo giữ các
Phật sự của ta, an trí khám thờ khắp mười
phương).
Sau
khi đức Thế Tôn diệt độ, dùng các thứ
nhân duyên để tạo phước
cho thế gian, khiến cho chúng sanh đều có chỗ
để nương nhờ. Như chúng ta thấy tượng
Phật, tức là do đức Thế Tôn lưu lại,
tướng hảo có thể hóa độ chúng sanh. Giống
như cha mẹ chúng ta đă chẳng c̣n trên cơi đời,
di tượng của họ cũng có thể khiến cho
chúng ta nhớ tưởng ân đức của cha mẹ,
nhớ tưởng nội hàm lợi ích chân thật ân
dưỡng dục của cha mẹ. Lại như xá-lợi (śarīra) th́ có toàn thân xá-lợi, xá-lợi do
nát thân, xá-lợi xương, xá-lợi thịt, đủ
loại xá-lợi, đều do chư Phật truyền lại
cho cơi đời. Nay chúng ta thấy kinh điển Đại
Thừa, kinh điển liễu nghĩa, đó cũng là
Pháp Thân xá-lợi của chư Phật. Lại như các loại
pháp phục đă chế định cũng do đức
Thế Tôn hóa hiện, muốn khiến cho hết thảy những
kẻ hữu duyên hễ tiếp túc bèn
đạt được lợi ích độ thoát, người
cúng dường cũng đạt
được lợi ích.
Trong
thời vua A Dục (Aśoka Maurya), nhà vua đă kiến tạo tám vạn bốn ngàn tháp thờ
xá-lợi của Phật. Theo ghi chép, tại Trung Hoa có mười
tám chỗ, là nơi được phân bố xá-lợi nhiều
nhất trên thế giới, là quốc gia rộng nhất,
có xá-lợi răng của Phật, xá-lợi ngón tay của
Phật, xá-lợi tóc của Phật, xá-lợi thịt của
Phật, xá-lợi xương của Phật, xá-lợi kết
tinh của Phật v.v… Các xá-lợi ấy đều có thể làm vật gia tŕ
phước đức và trí huệ cho hữu t́nh trong
đời Mạt Pháp, mà cũng là ruộng
phước chân chánh xuất thế
và nhập thế.
(Kinh)
B́nh địa tạo tháp, hoặc tại
sơn, phó chúc thiên long cập kim điểu, tư đẳng
y trượng ư thử kinh, thọ chung giai đắc
sanh thiên thượng.
(經)平地造塔或在山。付囑天龍及金鳥。斯等依仗於此經。壽終皆得生天上。
(Kinh: Đất
bằng tạo tháp hoặc trên núi, căn dặn trời rồng
và kim điểu, bọn họ nương cậy vào kinh
này, thọ mạng
hết, đều sanh thiên giới).
Tạo
tháp thờ phụng kinh điển, hoặc tạo tháp thờ
xá-lợi cũng lại chẳng thể nghĩ bàn, có thể
khiến cho trời, người được giải
thoát, hoặc sau khi mất sẽ được
sanh lên trời. Quả thật là cổ vũ khích lệ
đối với phước báo nhân thiên.
(Kinh)
Hậu tuy chuyển sanh ư nhân gian, nhi thường bất
ly thắng gia tánh, thiện tŕ ngă tư Bồ Đề sự,
hoàn phát đại nguyện tùy bổn tâm.
(經)後雖轉生於人間。而常不離勝家姓。善持我斯菩提事。還發大願隨本心。
(Kinh: Về
sau, tuy sanh vào nhân gian, thường chẳng ĺa khỏi gịng
cao quư, khéo tŕ Bồ Đề sự của ta, lại phát
đại nguyện thuận tâm ḿnh).
Trung
Hoa từ sau thế kỷ mười chín đến nay, nhất
là sau phong trào Ngũ Tứ và vận động phá tứ cựu[6],
một mực kéo dài cho đến hiện tại, đề
xướng “b́nh đẳng, dân chủ, tự do”, tức là chẳng
có khái niệm “chủng tánh”. Ấn Độ cho tới
hiện thời vẫn có bốn loại chủng tánh, biểu
hiện mười phần rơ rệt trong kết cấu của
xă hội. Kẻ sanh vào tầng lớp “tiện dân” sẽ
bị kẻ khác kỳ thị; do vậy,
“thường bất ly thắng gia tánh” đối với người Ấn Độ mà
nói sẽ là mười phần trọng yếu! Nói theo phía
người Hoa, thật ra, mọi người vẫn có
phân biệt! Tuy nói là b́nh đẳng, nhưng gia đ́nh nông
dân, gia đ́nh công nhân, gia đ́nh cán bộ, cho đến
gia đ́nh cán bộ cao cấp, gia đ́nh cán bộ quân
đội, ư thức sanh hoạt, cơ chế giáo dưỡng,
cảm thọ về cái tôi, vẫn sai biệt rất lớn.
Lại c̣n người thuộc sắc tộc
Hán, người thuộc sắc tộc thiểu số, cảm
nhận sai khác đều rất lớn, chúng ta chẳng thể
nào không đối diện với những t́nh huống cụ
thể ấy!
Sanh
trong gia đ́nh có ḍng họ sang cả là một thứ cổ
vũ, là hướng dẫn tăng thượng cho phước
báo nhân thiên. Đức Thế Tôn thuyết pháp thường
dùng phước báo nhân thiên tăng thượng để
hướng dẫn, khiến cho chúng ta tiến nhập Bồ
Đề, chẳng phải là cơ duyên có thể lướt
qua. V́ nếu chỉ nói đến giáo pháp Vô Thượng Bồ
Đề, hết thảy chúng sanh tâm đều mê mờ,
chẳng thể yêu thích. Nếu nói theo thứ tự tiến dần dần, sẽ có thể dẫn
dắt chúng sanh yêu thích, hướng tới, thật sự
thâm nhập tu tập pháp tắc trong Phật pháp. Do vậy,
nói theo kiểu tăng thượng, sẽ là mười phần
trọng yếu. V́ thế, trong quá tŕnh sơ chuyển pháp
luân, đức Thế Tôn nói ra giáo ngôn nhân thiên ngũ thừa,
nói giáo ngôn tam thừa, đợi cho tới khi nhân duyên chín
muồi, Ngài
chỉ nói Nhất Thừa. Như kinh Diệu Pháp Liên Hoa chỉ
nói Nhất Thừa giáo, bỏ các phương tiện, khai
quyền hiển thật, chỉ nói tối thượng thừa,
ban cho hết thảy chúng sanh lợi ích rốt ráo, dùng liễu
nghĩa giáo để chân thật hồi thí chúng sanh. Đó
là dẫn dắt dần dần theo thứ tự.
“Hoàn
phát đại nguyện tùy bổn tâm” (lại c̣n phát ra
đại nguyện thuận theo bổn tâm): “Bổn tâm”
là hết thảy chúng sanh vốn là Phật, xác định
nhận biết “hết thảy chúng sanh đều trọn
đủ trí huệ và đức tướng của
Như Lai”, tiến thẳng vào Bồ Đề, sanh tử
trọn chẳng liên quan, trọn chẳng thể nhiễm.
Nhưng tuy nói “chẳng có sanh tử
để có thể đắc”, hết thảy chúng sanh trầm luân
trong nhân quả không ǵ chẳng gánh vác, tâm trí mê muội. Do đó, đức Thế Tôn mới nói dần
dần phước báo nhân thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ
Tát, cho đến tối thượng thừa, khiến cho
họ nhận biết bổn tâm, quy kết bổn tâm vốn
sẵn trọn đủ, chẳng nhờ vào phương
tiện, tự nhiên trở về pháp tánh rạng ngời,
chiếu tỏ mười phương, mau chóng thoát khỏi
biển khổ sanh tử, quả thật là hư vọng
tạo tác, đối đăi tạo tác, tức là tạo
tác liên tục ngay trong mỗi niệm hiện tiền.
(Kinh) Hoặc thời vị pháp
chí tha quốc, hằng trị như thị thâm diệu
điển, đắc dĩ chuyển thọ chúng đa
nhân, dĩ hoan hỷ tâm trừ tật đố.
(經)或時爲法至他國。恆值如是深妙典。得已轉授衆多人。以歡喜心除嫉妒。
(Kinh: Có lúc v́
pháp đến nước khác, thường gặp diệu
điển sâu như thế, đă được, dạy
lại nhiều người khác, dùng tâm hoan hỷ trừ
ghen tỵ).
Trong
thời đại này, cái tâm ghen tỵ đă trùm lấp tâm
trí của rất nhiều vị xuất gia lẫn tại
gia, hữu t́nh học Phật,
hay không học Phật. Chẳng hạn như nh́n vào trạng
thái toàn thể của nền kinh tế trong nước, mọi
người ai nấy tăng cường chụp giựt. V́ thế, kẻ có tiền mong có tiền càng nhiều
hơn, kẻ có quyền mong có quyền nhiều hơn. Nắm
níu không được, chẳng tiếc lao tâm, chẳng tiếc
lao lực, rốt cục chẳng đạt được,
phần nhiều sanh mệt mỏi, phần nhiều là v́
đă xen tạp tâm ngạo mạn, tâm ghen tỵ! Hữu
t́nh trong thế gian không ai chẳng là như thế, chúng ta
có thể quan sát như thật.
(Kinh)
Cầu pháp tinh thành, vô giải quyện, khinh tài tiện mạng
khởi ái thân, hàng phục nhất thiết chư ngoại
luận, thường dĩ diệu pháp huệ thí bỉ.
(經)求法精誠無懈倦。輕財賤命豈愛身。降伏一切諸外論。常以妙法惠施彼。
(Kinh: Cầu
pháp tinh thành, chẳng lười mệt, coi thường
tài mạng, há yêu thân? Hàng phục hết thảy ngoại
đạo luận, thường dùng diệu pháp thí cho họ).
Ở
đây, nhắc đến một chướng ngại lớn
nhất đối với tu pháp trong thời đại
này. Chướng ngại ǵ vậy? Giải đăi, buông
lung, chán mệt, chẳng thẹn, chẳng hổ! Đấy
là trạng thái toàn thể trong
thời đại này. Do vậy, bậc thành tựu xuất
thế, trụ thế rất hiếm hoi, v́ giáo ngôn và ngôn
thuyết học Phật dần dần tăng thêm nhiều,
nhưng người thật sự thâm nhập tu tập ít
ỏi. Do đó, hoàn toàn chẳng thể mười phần
khiến cho người thế gian cảm
nhận [Phật pháp] là nơi đáng nương cậy, đáng
làm tṛng mắt, noi theo Phật
pháp, sẽ khiến cho hữu t́nh trong thế gian thật sự
tùy thuận giáo ngôn trí huệ thanh tịnh của Phật
giáo để ĺa khổ, được vui. Chúng ta phải
khéo thoát khỏi thời đại lắm kẻ giải
đăi này, thành tựu Bồ Đề, như câu nói “hướng
thượng nhất chiêu, toàn khán tự thân” (phương
cách hướng thượng hoàn toàn tùy thuộc chính ḿnh).
Muốn ĺa khỏi đời hiện tại, nhất
định chẳng thể buông lỏng cái tâm mạnh mẽ,
tâm tinh tấn, tâm như pháp tế nhị thực tiễn
thủ hộ. Nếu buông lỏng mà muốn xuất ly thế
gian này, quả thật sẽ là rất khó!
(Kinh)
Thời thế vô năng thọ tư kinh, diệc vô độc
tụng, chuyển giáo nhân, duy hữu thử bối ngũ
bách hiền, kim ư ngă tiền tùng ṭa khởi.
(經)時世無能受斯經。亦無讀誦轉教人。唯有此輩五百賢。今於我前從坐起。
(Kinh: Khi
đời không ai thọ kinh này, cũng chẳng đọc
tụng, dạy người khác, chỉ có năm trăm hiền
nhân này, nay đối trước ta đều đứng
dậy).
Nếu
trước đó, chúng ta chẳng yêu mến và tu tập
pháp này trong một thời gian khá dài, mà có thể trực
tiếp thọ tŕ kinh điển này, thật sự sẽ
gặp khó khăn nhất định, v́ ḷng tin tưởng,
hướng tới vẫn chưa đủ, làm sao
có thể nghe kinh pháp, ngưỡng mộ kinh pháp, thực
hành kinh giáo cho được?
(Kinh)
Phục thử bát sĩ chư Bồ Tát, đương
lai bắc thiên thọ tư pháp, nhạo hằng quảng
tuyên đa lợi ích, hoằng thị thậm thâm Tu Đa
La, thử bát Chánh Sĩ vi thượng thủ, bỉ
ngũ bách số phục vô tăng, viễn ly tật đố,
khí danh văn, lai thế đương thọ quảng
đại pháp.
(經)復此八士諸菩薩。當來北天授斯法。樂恆廣宣多利益。弘是甚深修多羅。此八正士爲上首。彼五百數復無增。遠離嫉妒棄名聞。來世當授廣大法。
(Kinh: Lại
nữa, tám vị đại Bồ Tát ấy, sẽ đến
bắc thiên thọ pháp này, luôn thích rộng tuyên nhiều lợi
ích, hoằng dương Khế Kinh rất sâu này, tám Chánh
Sĩ ấy làm thượng thủ, số năm trăm ấy
chẳng tăng thêm, xa ĺa ghen tỵ, bỏ danh văn,
đời sau sẽ dạy pháp rộng lớn).
Đoạn
văn tự này thật sự là thọ kư. Trong hiện tiền
đại chúng, có phải là có hạng người này
được thọ kư hay không? Tôi chẳng hiểu, mà cũng chẳng biết, nhưng
mọi người đối với pháp mà nếu có thể
sanh ḷng yêu thích, cũng chẳng loại trừ năm
trăm vị hiền giả ấy, ai biết là người
nào, là vị nào? Người có Thiên Nhăn thấy rơ, người
có Túc Mạng Minh biết rơ, người có Lậu Tận
Thông biết rơ, người hành pháp biết rơ, người
thành tựu Bồ Đề biết rơ.
“Thử
bát Chánh Sĩ vi thượng thủ, bỉ ngũ bách số
phục vô tăng” (tám Chánh Sĩ ấy làm thượng
thủ, số năm trăm ấy chẳng tăng thêm):
Tám vị Chánh Sĩ ấy và năm trăm tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cùng nhau nguyện, bất cứ
lúc nào, chỗ nào, cũng đều thủ hộ người
tu tŕ Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện
Tiền tam-muội, trong hết thảy mọi nơi, hết
thảy mọi lúc, đều khiến cho hiện
duyên của họ thành tựu, trọn đủ. Tám vị
Chánh Sĩ và con số năm trăm chẳng có tăng giảm.
(Kinh) Như thị tỳ-kheo cập ni bối,
chư ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, xảo trí, vô đố,
đăng pháp sư, đương thành Chánh Giác đại
oai đức.
(經)如是比丘及尼輩。諸優婆塞優婆夷。巧智無妒登法師。當成正覺大威德。
(Kinh: Hàng tỳ-kheo
và ni như thế, các ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, trí khéo, chẳng
ganh làm pháp sư, sẽ thành Chánh Giác, oai đức lớn).
Đây
là đức Thế Tôn thọ kư t́nh h́nh hạng người
ấy trong đời Mạt Pháp sẽ khiến cho giáo ngôn
này được lưu truyền rộng răi trong cơi đời,
tức là thọ kư cho tứ chúng, v́ đấy là pháp tắc
để tứ chúng tham dự và thủ hộ. Chẳng
phải chỉ nói riêng về hàng xuất gia, hoặc là nói
đến bậc thánh, bậc trí, cũng chẳng phải
chỉ nói riêng chúng tại gia, mà là tứ chúng đều gồm
đủ.
(Kinh)
Bỉ bất tư nghị thần đức cụ, bách
phước chi thể tướng trang nghiêm. Đắc vi
diệu lạc trừ chúng khổ, trường bạt tam
độc phiền năo căn.
(經)彼不思議神德具。百福之體相莊嚴。得微妙樂除衆苦。長拔三毒煩惱根。
(Kinh: Trọn
đủ thần đức chẳng nghĩ bàn, thể
tướng trăm phước trọn trang nghiêm, đạt
vi diệu lạc trừ các khổ, nhổ sạch rễ
tam độc phiền năo).
Nói “tướng
trăm phước” tức là trọn đủ thiện
xảo, như ngôn thuyết thiện xảo, thực thi thiện
xảo (thực hiện thiện xảo), giáo thọ thiện
xảo, cho đến tu tŕ thiện xảo, thành tựu thủ
hộ thiện xảo, có thể khiến cho chúng sanh ĺa khổ,
được vui, dẹp trừ các nguồn khổ! Nói “tam
độc” tức là tham, sân, si, tức căn bản
phiền năo. Hữu t́nh thời Mạt Pháp trọn đủ
tham, sân, si, đó là trạng thái biểu hiện nơi tâm
trí của người đời. Nếu lắng ḷng quan
sát, chúng ta sẽ có thể thấy rộng khắp các loại
phiền năo căn của tham, sân, si.
(Kinh)
Thử đẳng tùng kim xả mạng dĩ, chung bất
thọ sanh ác đạo trung, nhất thiết sanh trung
thường ḥa hợp, sở ngộ Bồ Đề tối
thắng sự.
(經)此等從今捨命已。終不受生惡道中。一切生中常和合。所遇菩提最勝事。
(Kinh:
Bọn họ từ nay xả mạng rồi, trọn chẳng
thọ sanh trong đường ác. Trong hết thảy
đời thường ḥa hợp, luôn gặp chuyện Bồ
Đề tối thắng).
Đức
Thế Tôn thọ kư: Khi đức Thế Tôn tuyên thuyết,
pháp này một mực được tiếp tục lưu
truyền rộng khắp cho đến vị lai. “Nhất
thiết sanh trung thường ḥa hợp” (trong hết thảy
các đời thường ḥa hợp). V́ hành pháp Ban Châu tức
Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội, khiến cho tâm trí chúng sanh điều nhu, từ
bi, yêu
mến thế gian. Ḥa hợp là một tiêu chí đặc biệt
trọng yếu trong sự thủ hộ, v́ xa ĺa ghen ghét,
v́ thường tùy hỷ, v́ tâm trí điều nhu, v́ yêu mến
hữu t́nh trong thế gian, v́ muốn dẹp trừ nỗi
khổ cho chúng sanh. Ḥa hợp là một đại pháp tắc
khá trọng yếu, mà cũng là pháp tắc tập thể,
nhất là trong cuộc sống hiện thời, do ở
trong thời Mạt Pháp, hữu t́nh ương ngạnh, khó
giáo hóa, phần nhiều chấp chặt ư kiến của
chính ḿnh, cho nên tranh căi lẫn nhau hết sức thường
xuyên!
(Kinh)
Kư xả nhất thiết ác thú sanh, diệc năng vĩnh
ly chư nạn xứ, công đức bất khả tri
biên tế, như thị vô lượng thọ đa
phước, phục đương đắc kiến Di
Lặc Phật, ư bỉ thường khởi ḥa hợp
tâm, cung kính cúng dường lợi ích tha, duy cầu Vô Thượng
Bồ Đề cố.
(經)既舍一切惡趣生。亦能永離諸難處。功德不可知邊際。如是無量受多福。復當得見彌勒佛。於彼常起和合心。恭敬供養利益他。唯求無上菩提故。
(Kinh: Hết
thảy đường ác chẳng c̣n sanh, cũng măi xa ĺa
các chốn nạn, công đức chẳng thể biết
ngằn mé, vô lượng thọ, phước nhiều
như thế. Lại sẽ được thấy Di Lặc
Phật, tâm thường ḥa hợp với kẻ khác, cung
kính, cúng dường lợi ích họ, v́
chỉ cầu Vô Thượng Bồ Đề).
Chúng
ta biết Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda) là vị Phật
đầu tiên trong Hiền Kiếp, Ngài xuất thế khi
loài người thọ sáu vạn năm. Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni) Thế Tôn là vị Thế Tôn thứ
hai, xuất thế khi loài người thọ bốn vạn
tuổi. Ca Diếp (Kāśyapa) Thế Tôn là vị
Thế Tôn thứ ba. Phật Thích Ca là vị thứ tư,
Phật Di Lặc là vị Thế Tôn thứ năm, theo thứ
tự như thế đó. Tính theo thứ tự sẽ có một
ngàn vị Phật xuất thế. Nay chúng ta đang thuộc
vào tiểu kiếp thứ chín của Hiền Kiếp, thuộc
kiếp giảm, thọ mạng của nhân loại ngày càng
ngắn hơn, nhân duyên phước đức ngày một
giảm bớt. Một mực giảm cho đến khi tuổi
thọ của con người là mười năm, loài
người rất lùn, lại có tam tai bầu bạn. Sau
đó, lại dần dần tăng trưởng. Khi Phật
Di Lặc giáng thế, con người thọ tám vạn bốn
ngàn năm, thân cao bốn mươi mét. Cỏ cây cũng biến
hóa. Chẳng hạn như hiện thời kiều mộc[7]
có lẽ chỉ tương đương với quán mộc
trong vị lai. Quán mộc trong hiện thời có thể giống
như cỏ trong thuở ấy. Tùy thuộc vào phước
đức và nhân duyên của con người biến hóa,
thân thể cũng tăng giảm theo, trăm vị
cũng tăng giảm theo. Do thiện ác tăng hay giảm,
trăm vị tăng hay giảm. Do phước đức
nhân duyên biến hóa, cái nghiệp duyên thể chất của
con người cũng biến hóa.
(Kinh) Bỉ thời, thử bối
hằng tập hội, thừa sự siêu thế Lưỡng
Túc Tôn, vị thử chư Phật diệu Bồ Đề,
đương độ sanh tử đăng bỉ ngạn.
Ư hậu mạt thế pháp hoại thời, bỉ
đẳng diệc thường tŕ thử pháp. Như thị
xứ sở hằng tu hành, ngộ Di Lặc thế sự
nhược tư.
(經)彼時此輩恆集會。承事超世兩足尊。爲此諸佛妙菩提。當度生死登彼岸。於後末世法壞時。彼等亦常持此法。如是處所恆修行。遇彌勒世事若斯。
(Kinh: Lúc ấy, bọn họ
thường nhóm họp, thừa sự siêu thế Lưỡng
Túc Tôn, do diệu Bồ Đề của chư Phật, sẽ
vượt sanh tử, lên bờ kia. Mai sau Mạt Pháp, pháp sắp
hoại, họ cũng thường luôn tŕ pháp này. Luôn tu
hành nơi chốn như thế. Gặp đời Di Lặc
như thế đó).
Trong
giáo ngôn, năm trăm vị tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di ấy, cùng với tám vị
Chánh Sĩ thường hộ tŕ pháp này, tiếp nối cho
đến tận tương lai lúc gặp Di Lặc Thế
Tôn.
(Kinh)
Sở khả ư thử Hiền Kiếp nội, quảng
vị lợi ích thế gian đăng, bỉ nhất thiết
xứ hộ thị kinh, an trụ tam thế vô úy sở.
(經)所可於此賢劫內。廣爲利益世間燈。彼一切處護是經。安住三世無畏所。
(Kinh: Có thể
ở trong Hiền Kiếp này, làm đèn soi đời rộng
lợi ích, hộ tŕ kinh này khắp mọi nơi, an trụ
ba đời, không sợ hăi).
Đối
với tám vị Chánh Sĩ, năm trăm tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di là những vị có trí huệ,
đức Phật đă thọ kư cho đến khi pháp vận
của Phật Di Lặc bắt đầu, các vị ấy
vẫn có thể lợi ích thế gian rộng khắp. Trọn
cả Hiền Kiếp, các vị ấy đều có thể
lợi ích thế gian rộng khắp. Đây là sự thọ
kư rộng lớn, chẳng phải là một vị Phật
Thế Tôn thọ kư. Cho nên khi họ gặp Di Lặc Thế
Tôn, cũng sẽ truyền bá giáo pháp này rộng khắp.
Như thế th́ nay chúng ta đang thuộc thời Mạt
Pháp, sau khi đức Phật diệt độ, khi chánh pháp
hoại, khi các điều ác hừng hực, chúng ta thủ
hộ kinh Ban Châu Tam Muội, sẽ là phước đức
và nhân duyên như thế nào? Sẽ giống như đức
Phật đă thọ kư, chính là đèn sáng chiếu soi thế
gian, có thể khiến cho hữu t́nh giải đăi, buông
lung, chẳng hổ, chẳng thẹn trong thế gian sẽ
sanh nhiều hổ thẹn, và liễu giải và thủ hộ thiện căn của chính ḿnh.
Pháp này có thể khích lệ chúng sanh tự biết, tự
giác, tự hiểu rơ.
(Kinh)
Tương lai ức số đa chư Phật, bất khả
tư nghị nan đắc biên, tư giai cúng dường,
quảng tu hành, thường hộ như thị thắng
Phật sự.
(經)將來億數多諸佛。不可思議難得邊。斯皆供養廣修行。常護如是勝佛事。
(Kinh:
Tương lai chư Phật nhiều ức số, chẳng
thể nghĩ bàn, khó biết trọn, thảy đều
cúng dường, rộng tu hành, thường hộ thắng
Phật sự như thế).
Ở
đây là nói [các vị hộ tŕ ấy] sẽ ở nơi
chư Phật nhiều đến vạn ức số
trong kiếp vị lai, “bất khả tư nghị nan
đắc biên” (chẳng thể nghĩ bàn, khó biết được ngằn mé) tức
là do nhân duyên rộng lớn đều cúng dường, tu hành
rộng khắp, hộ tŕ các Phật sự thù thắng
như thế. V́ thế, hành pháp Ban Châu cũng rộng khắp
đến tận vị lai, cho đến ức số
chư Phật. V́ sao? Do công đức có sức tiếp nối
rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn của Thập
Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội, do thiện căn ấy chẳng thể tan hoại,
do chân thật chẳng thoái chuyển.
Chúng
ta đều biết, trong pháp tắc giáo ngôn của chư
Phật, khá nhiều pháp tắc có thoái chuyển. Như
trong giáo ngôn của Thanh Văn có một điển cố
như sau: Một vị xuất gia vừa chứng đắc
Sơ Quả, du hóa nhân gian, một lúc nọ, ở nơi
tháp miếu của một vị Thế Tôn, bàn tay vô ư đặt
trên tháp miếu. Khi đó, vị ấy đánh mất
Sơ Quả. V́ sao? Tâm khinh mạn, tâm giải đăi mà ra.
Đối trước tháp miếu của đức Thế
Tôn mà lầm lạc sanh kiêu mạn, do cái tâm lười nhác
mà thoái thất Sơ Quả. Trong khi chúng ta tu tập pháp tắc,
có tiến, có lùi, đó là pháp tắc tự lực. Nếu
thuận tánh tu tŕ pháp tắc bất thoái, đương
nhiên là sẽ chẳng tiến, chẳng lùi, chỉ là thủ hộ thanh tịnh, b́nh đẳng. Trong
đời hiện tại, nếu tu tŕ phước đức
nhân duyên tăng thượng, sẽ có tiến, có thoái. Nếu
thuần túy nương vào tự lực tu tŕ, muốn trong
một đời thành tựu pháp tắc bất thoái chuyển,
sẽ rất khó. V́ dẫu cho loại pháp tắc ấy
đă rất khó gặp gỡ [mà nay ta đă
được gặp gỡ], bản thân do chúng
ta thiện ác xen tạp, sẽ phần nhiều
noi theo điều thiện tạp nhiễm, tuy thường
hành pháp, phần nhiều là “một
tiến, chín lùi”. Đó gọi là “một
nắng, mười lạnh”.
Mọi
người đối với chuyện này đều
đă quán chiếu và cảm nhận rất nhiều, có thể
quan sát được!
(Kinh)
Kỳ hữu tại tiền thành Bồ Đề, bỉ
bỉ hàm đồng tu cúng dường, nhi hoặc ư
tiên thủ diệt độ, ngă trụ đa thế
na-do-tha. Kim thử Hiền Hộ đại Bồ Tát, cập
thị Bảo Đức xuất chúng trân, Thương Chủ,
Ngập Đa Già Ma Na, đương kiến hằng sa vô
số Phật. Ư bỉ diệc thọ vô thượng kinh,
tiền dĩ kinh lịch đa kiếp số. Diệu toán
bất năng tận kỳ h́nh, vô lượng ức kiếp
thùy năng tri. Nhược hữu chúng sanh đắc
văn danh, hoặc ư giác thời, cập thụy mộng,
năng phát dũng mănh sư tử hống, bỉ bối
giai đắc Thiên Nhân Tôn.
(經)其有在前成菩提。彼彼咸同修供養。而或於先取滅度。我住多世那由他。今此賢護大菩薩。及是寶德出衆珍。商主岌多伽摩那。當見恆沙無數佛。於彼亦受無上經。前已經歷多劫數。妙算不能盡其形。無量億劫誰能知。若有衆生得聞名。或於覺時及睡夢。能發勇猛師子吼。彼輩皆得天人尊。
(Kinh:
Ai đă thành đạo Bồ Đề trước, họ
đều cùng nhau tu cúng dường. Hoặc ai đă nhập
Niết Bàn trước, ta trụ thế nhiều do-tha kiếp. Nay
như Hiền Hộ đại Bồ Tát, cùng Bảo Đức
xả các trân bảo, Thương Chủ, Ngập Đa Già
Ma Na, sẽ thấy hằng sa vô số Phật. Cũng thọ
kinh vô thượng nơi Phật, trước đă trải
qua nhiều kiếp số. Dẫu giỏi toán, chẳng
tính trọn hết, vô lượng ức kiếp ai biết
được? Nếu có chúng sanh được nghe danh,
hoặc lúc tỉnh giấc và nằm mộng, có thể
dũng mănh sư tử hống, họ đều chứng
đắc Thiên Nhân Tôn).
“Thiên
Nhân Tôn” là đấng được thế gian ứng
cúng, là đấng Điều Ngự Trượng Phu.
(Kinh)
Nhược hữu chúng sanh đản văn danh, trực
năng tín kính cập tùy hỷ. Nhất thiết tác Phật
vô nghi lự, hà huống cúng dường ư bỉ thân!
(經)若有衆生但聞名。直能信敬及隨喜。一切作佛無疑慮。何況供養於彼身。
(Kinh: Nếu
có chúng sanh chỉ nghe tên, lập tức tín kính và tùy hỷ.
Hết thảy thành Phật há ngờ chi? Huống hồ
cúng dường thân vị ấy).
Nếu
có chúng sanh nghe danh tự, danh hiệu của các vị đại
Bồ Tát đó, nghe danh hiệu của pháp tắc, cũng
được thành Phật, chẳng có ngờ vực! “Trực
năng tín kính cập tùy hỷ” (liền có thể tín
kính và tùy hỷ): Bởi lẽ, pháp này là pháp siêng ṛng, pháp
tinh tấn, có thể khiến cho Phật pháp được
truyền bá rộng răi trong thế gian, là pháp lợi ích thế
gian rộng khắp. Khá nhiều người vốn chẳng
học Phật, do thấy người khác kinh hành Ban Châu mà
hướng đến Phật pháp, yêu mến Phật pháp,
cho đến có nguyện vọng tiến nhập ḥng hiểu
rơ Phật pháp. V́ sao vậy? Do bản thân pháp tắc này là
siêng ṛng, cảm động người khác tới mức
cùng
cực! Người thế tục đối với
cơ chế ngủ nghê, ăn uống v.v… trong cuộc sống
thường nhật đă dưỡng thành thói quen. Thế
mà [người hành Ban Châu] ngày ăn một bữa, thường
đi, chẳng nằm, chẳng ngồi, cho đến trừ
bỏ ngủ nghê, thật sự là một pháp tắc tu hành
cảm động ḷng người tột bậc. Nhưng trong ấy, do
lại có Phật lực gia tŕ, Phật nguyện lực
nhiếp tŕ, sức thần thông của Phật nhiếp
tŕ, [cho nên] công
đức và thiện căn của chính ḿnh được
chín muồi, tương ứng. V́ thế, đạt
được lợi ích chẳng thể nghĩ bàn từ
Thập Phương Chư Phật Tất Giai Hiện Tiền
tam-muội. Đă thế, phàm lẫn thánh đều có thể
hành, cho nên pháp này rất rộng lớn, có thể cảm
động thế gian rộng lớn, có thể khiến
cho hữu t́nh trong thế gian đạt được lợi
ích chẳng thể nghĩ bàn. V́ vậy,
nay chúng ta duy tŕ và tu tập pháp này chính là chuyện hết sức
có ư nghĩa, mười phần thỏa đáng, mười
phần tương ứng, mà đối với thân phận
học Phật hoặc cơ chế học Phật của
chúng ta cũng đều rất thỏa đáng.
(Kinh)
Kỳ sở thọ pháp bất tư nghị, thọ mạng
pháp trụ diệc vô lượng. Lợi ích quảng đại
vô cùng tận, công đức trí huệ bất khả tri, bỉ
quá khứ Phật nan tư lượng, thanh tịnh tŕ giới
Hằng sa số, thử bối ư bỉ quảng hành
thí, duy cầu Vô Thượng Phật Bồ Đề.
(經)其所受法不思議。壽命法住亦無量。利益廣大無窮盡。功德智慧不可知。彼過去佛難思量。清淨持戒恆沙數。此輩於彼廣行施。唯求無上佛菩提。
(Kinh: Lănh nhận
Phật pháp chẳng nghĩ bàn, thọ mạng, pháp trụ
cũng vô lượng. Lợi ích rộng lớn chẳng
cùng tận, công đức trí huệ chẳng thể biết,
quá khứ chư Phật khó suy lường, thanh tịnh
tŕ giới nhiều Hằng sa, họ thí rộng răi ở
nơi ấy, chỉ cầu Vô Thượng Phật Bồ
Đề).
Niệm
Phật thành Phật, quyết định [chứng đắc]
Vô Thượng Bồ Đề, chẳng c̣n ngờ nữa!
Duyên theo Phật, quyết định thành Phật. Chuyện
này được chân thật chiếu kiến trong pháp
duyên khởi. V́ sao? Duyên theo Phật, ắt sẽ rốt
ráo biết tự tâm, do chẳng ĺa tâm pháp, cho nên rốt ráo
Vô Thượng Bồ Đề.
(Kinh)
Bỉ chư công đức bất khả số, đa kiếp
tuyên thuyết mạc năng cùng, ư Bồ Đề
trung vô tăng giảm, thường niệm hộ tŕ thị
kinh pháp.
(經)彼諸功德不可數。多劫宣說莫能窮。於菩提中無增減。常念護持是經法。
(Kinh: Các công
đức ấy chẳng thể đếm, nhiều kiếp
tuyên nói chẳng tận cùng, trong Bồ Đề chẳng
hề tăng giảm, thường nghĩ hộ tŕ kinh
pháp này).
Đức
Thế Tôn cũng khó nghĩ bàn công đức và lợi ích
của pháp này, cho nên “đa kiếp tuyên thuyết mạc
năng cùng” (nhiều kiếp tuyên nói chẳng thể
cùng tận).
(Kinh)
A Nan! Nhược nhân hộ thử kinh, thư tả, độc
tụng, cập ức niệm, nhữ ưng quyết
định hưng ái kính, chung bất ly thị ngũ bách
trung.
(經)阿難若人護此經。書寫讀誦及憶念。汝應決定興愛敬。終不離是五百中。
(Kinh:
A Nan! Nếu người hộ kinh này, biên chép, đọc
tụng và nghĩ nhớ, ông nên quyết định yêu kính
họ, trọn chẳng ĺa năm trăm người ấy).
Thiện
tri thức ơi! Lời thọ kư này là sự gia tŕ
tăng thượng và cổ vũ hết sức có ư
nghĩa. Thật sự là ấn khế sự thành tựu.
Trong năm trăm vị hiền giả, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni,
ưu-bà-tắc, ưu-bà-di ấy, vị nào là bậc
thiện xảo? Dù nhận biết hay không nhận biết,
quư vị đều phải nên khéo thủ hộ pháp tắc.
(Kinh)
A Nan! Nhược nhân tŕ thử kinh, tự đương
cần tâm cầu kiên cố. Tịnh tŕ cấm giới, xả
thụy miên, quyết định đắc tư diệu
tam-muội. Ngă Tỳ Ni xứ thuyết Mộc Xoa, chư tỳ-kheo
học cư Lan Nhă. Nhược năng Đầu Đà bất
xả ly, đắc thử tam-muội định vô nghi.
(經)阿難若人持此經。自當勤心求堅固。淨持禁戒舍睡眠。決定得斯妙三昧。我毗尼處說木叉。諸比丘學居蘭若。若能頭陀不捨離。得此三昧定無疑。
(Kinh: A Nan! Nếu
ai tŕ kinh này. Hăy nên tâm siêng cầu kiên cố. Giữ giới
thanh tịnh, bỏ ngủ nghê, chắc chắn đắc
tam-muội mầu nhiệm. Trong Luật Tạng nói đến
Mộc Xoa, các tỳ-kheo học, trụ Lan
Nhă. Nếu
chẳng xả ĺa hạnh Đầu Đà, quyết đắc
tam-muội này chẳng nghi).
Mộc Xoa tức là Ba La Đề Mộc