Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh

Khoa Chú, phần 1

地藏菩薩本願經科注

唐三藏沙門實叉難陀譯

古鹽匡菴青蓮苾芻靈椉父輯

Đời Đường, Tam Tạng sa-môn Thật Xoa Nan Đà dịch kinh

Đất Cổ Diêm, Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa biên soạn

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

(theo bản in trong tháng Bảy năm 2017

của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội, Đài Loan)

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

Lời tựa cho bộ Địa Tạng Kinh Chú

 

          Địa Tạng Kinh Chú do Vận Hà Thừa Công, hiệu Thanh Liên pháp sư trước tác. Anh Ngài là ḥa thượng Ngu Sơn thâm giao với tôi đă lâu; do vậy, Ngài sai tôi viết lời tựa. Tôi tự nghĩ ḿnh trọn chẳng thông thạo kinh sách nhà Phật, một khi miễn cưỡng dùng những lời lẽ ḿnh không quen thuộc để viết lời Tựa, há chẳng mâu thuẫn với ư chỉ chân thành từ những lời lẽ trau chuốt do Sư đă viết ư? Lại nhớ thuở tráng niên, tôi từng theo tiên phụ đến thăm ngài Ngu Sơn, gặp đúng dịp thầy Vận Hà cũng đến thăm anh ḿnh. V́ thế, có dịp tiếp xúc mấy đêm, thưa hỏi lẽ vô cùng. Cha tôi hết sức khen ngợi Sư là bậc học rộng, căn cơ viên đốn, cười bảo ngài Ngu Sơn: “Cổ nhân ca ngợi Vô Trước và Thiên Thân, anh em ḥa thượng chẳng lẽ không giống như vậy hay sao?” Tới nay, thoáng chốc đă hơn ba mươi năm, nhớ lại thuở ấy, hội Linh Sơn vẫn nghiễm nhiên chưa tan, khôn ngăn nỗi buồn thương chưa báo đáp ân cha mà đă côi cút. Ngài Ngu Sơn lại kể lời ngài Vận Hà tự thuật [nguyên do soạn bộ chú giải ấy]: “Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh là hiếu kinh do đức Phật đă nói. Do tự than thở đă lo du phương tham phỏng bao năm, lỡ dịp phụng dưỡng song thân, bèn chú giải kinh này để tạo phước trong cơi âm [cho cha mẹ]”. Tôi đang ôm nỗi buồn đau suốt kiếp, do nghe lời ấy, bèn nghẹn ngào, khóc lóc thất thanh, phủ phục dưới đất chẳng thể dậy nổi!

          Trong bài Nguyên Đạo, ông Hàn Xương Lê (Hàn Dũ) chỉ dùng những chuyện hành xử thường nhật thuộc về nhân luân để tranh biện về hai giáo (Nho và Phật), cho rằng Nho có chuyện ấy (đạo hiếu), mà giáo kia (đạo Phật) th́ bỏ sót; đạo Nho thông suốt chuyện này, c̣n đạo Phật th́ khuất lấp. Cũng như trong bài “Dữ phù đồ Văn Sướng Tự” (lời tựa cho tác phẩm của nhà sư Văn Sướng), ông ta lại c̣n biện định: Có những kẻ mang tiếng là Nho sĩ mà hành theo Mặc Tử, có những kẻ theo thuyết Mặc Tử mà hành xử theo đạo Nho. Nay thầy Vận Hà ngoài việc du phương [tham học], c̣n biết đến cội gốc, mong có cái để báo đền đạo hiếu, bèn sưu tập rộng răi, sáng tối chẳng mệt. Kinh Thi có câu: “Túc mị, dạ hưng, vô thiểm nhĩ sở sanh” (Dậy sớm, thức trễ; chẳng làm chuyện ǵ khiến đấng sanh ra ta phải hổ thẹn). Tuy hành vi thể hiện ḷng hiếu của thầy Vận Hà chẳng phải là cách ứng xử theo đạo hiếu của Nho gia, nhưng cái tâm ấy có khác ǵ đạo Nho hay chăng? Nay có những kẻ suốt ngày tuân phụng giáo huấn của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Châu Công, Khổng Tử, nhưng [hành xử] cứ như “xác sống, thinh lặng nh́n đời”, mong báo đáo ân nghĩa lồng lộng mà chẳng biết làm cách nào! Than ôi! Thiên kinh địa nghĩa là như thế nào mà lại chẳng bằng một vị áo thâm, ăn chay vậy thay! Xét ḷng tự hỏi: “Gần như chưa xứng làm người, hơi đâu mà biện định Nho hay Mặc nữa!”

          Tăng Tử bảo: “Đạo hiếu th́ cứ xét đến trọn hết biển Đông làm chuẩn, xét đến trọn hết biển Tây làm chuẩn, xét đến trọn hết biển Bắc làm chuẩn, xét đến trọn hết biển Nam làm chuẩn”. Tây Trúc ở ngoài Lưu Sa[1] xa xôi, cách Trung Hoa chẳng biết mấy vạn dặm, nhưng giáo pháp nhà Phật lấy vô tướng làm Tông, lấy Không Vô Sở Hữu làm chân lư, chỉ riêng nói đạo hiếu th́ thế gian lẫn xuất thế gian chẳng hề bỏ phế được! Đấy gọi là “cùng một tâm này, cùng một lư này”. Bản chú giải của thầy Vận Hà đă nêu tỏ đạo của chính ḿnh, lại c̣n giúp [hiển dương] kinh điển đạo Nho chẳng cạn! Há tôi có thể nại cớ chẳng quen học tập sách vở nhà Phật mà chẳng thốt một lời tán dương ư? Ngài Ngu Sơn thường sách tấn tôi: “Hăy nên thấu hiểu tột cùng ư nghĩa của chuyện này”, đấy là đạo hiếu đó chăng? Có phải chính là chuyện ấy hay chăng? Hay chẳng phải vậy? Tôi đă là kẻ côi cút trơ trọi, có lắm nỗi thiếu sót, chỉ nghĩ tới thuở theo cha đi lại đây đó, càng cảm thấy anh em ngài Ngu Sơn anh xướng em họa du dương, đồng tâm nhất trí, mỗi vị đều đáng gọi là bậc rồng, hổ nơi kinh điển, giáo nghĩa; c̣n tôi là kẻ kém cỏi, tài sơ, tuổi già lắm bệnh, tinh thần suy lụn, buông lung, bất tài, chẳng thể giải ngộ chút nào, thua kém đến mức nào? V́ thế, lệ đẫm nghiên mực, giăi bày đôi điều.

          Đầu mùa Hạ năm Đinh Măo (1687) đời Khang Hy, cức nhân[2] Từ Trác xông hương, tắm gội, lễ bái kính đề.

         

Lời tựa cho bộ Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú

 

          Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú do Vận Hà Thừa Công Thanh Liên đại sư trước tác, hậu duệ của ngài Thiên Thai Trí Giả là pháp sư Mẫn Hy t́m kiếm suốt mười mấy năm mới t́m được, giao cho thợ khắc ván in ra vào mùa Thu năm Tân Tỵ (1881), bảo tôi viết lời tựa. Tôi từ tạ: “Lời tựa của ông Từ đă trọn hết lẽ nhiệm, tôi c̣n nối đuôi làm ǵ nữa?” Ngài Mẫn Hy bảo: “Đúng là vậy, nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng là như thế. Lời tựa ấy tuy hay, nhưng chưa phơi bày trọn hết những điều ẩn tàng. Ông là Nho sĩ mà hành đạo Thích, tuổi thiếu niên đă đỗ Tiến Sĩ, làm quan chỗ nổi tiếng, thông hiểu kinh sách hai nhà (Nho và Phật). Có một lời xác chứng của ông, sẽ hơn vạn vạn lần [những lời đoan quyết của] hàng Tăng sĩ!” Tôi thắp hương, lặng lẽ đọc [bộ sách chú giải này, nhận thấy]: “Đức Phật đă lên trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ, lại triệu vời Địa Tạng Đại Sĩ vĩnh viễn làm U Minh giáo chủ, để những kẻ có cha mẹ trong cơi đời, đều được báo đền nguồn cội, truy tiến cho cha mẹ đều được dự lên Cực Lạc”. Liền xếp sách, nức nở nói: - Đây là hiếu kinh của đạo Nho vậy! Người đời khinh mạn, chẳng suy xét, chỉ coi là kinh dạy suông về nhân quả, lầm lạc lắm thay! Phàm là hiếu như đạo Nho đă nói, th́ trên là làm quan cao chức cả [khiến cho cha mẹ] được sắc phong vinh hiển, dưới là t́m kiếm những món ngon béo để cung phụng. Ngoài những chuyện ấy ra th́ lặng thinh chẳng nghe nói chi khác nữa! So với đạo Thích khăng khăng thành tựu chính ḿnh ngơ hầu thành tựu cha mẹ, [khác biệt] há chỉ một trời, một vực! Do người đời chẳng suy xét cặn kẽ dấu vết xuất thế nơi tâm, chỉ thấy họ rời ĺa cha mẹ để tham phỏng bậc danh sư liền quở trách: “Đấy là cái học đoạn tuyệt luân thường!” Chẳng biết như người vượt biển, bỗng gặp băo lốc, cả nhà ch́m đắm, mạng trong khoảnh khắc, có một người đủ sức bơi được vào bờ, kiếm được một chiếc tàu to, cứu giúp người thân đều lên Cực Lạc. So với chuyện một mực cùng nhau cam chịu đắm ch́m, chẳng cầu thoát ra, để rồi cùng nhau chết sạch là như thế nào vậy? Kinh này quả thật là hiếu kinh của nhà Phật, chẳng phải là như kinh Thi đă nói “hiếu tử bất quỹ, dận tích nhĩ loại” (hiếu tử chẳng bị thiếu thốn, trời cao vĩnh viễn ban ơn cho ngươi) đấy sao? V́ thế, viết lời tựa.

          Ngày lành giữa tiết Thu năm Ất Dậu (1885) đời Quang Tự, Tiến Sĩ xuất thân, được ban thưởng cài hoa, bổ dụng làm tri phủ huyện An Cát thuộc phủ Hồ Châu tỉnh Chiết Giang là Lư Tông Nghiệp rửa tay kính soạn.

 

Lời tựa tái bản bộ Địa Tạng Kinh Khoa Chú

 

          Kẻ bất hiếu với cha mẹ, không đáng làm người! Hiếu mà chẳng liễu sanh tử, chẳng đáng coi là hiếu! V́ lẽ nào? Không ân nào lớn hơn ân cha mẹ. Dẫu nhọc nhằn chăm sóc, phụng dưỡng, chẳng bỏ sót một điều nhỏ nhặt nào, bất quá [chỉ nhỏ nhặt như] một cân từ quả núi, hoặc một giọt nước biển! Không nỗi khổ nào bằng nỗi khổ sanh tử, dẫu thành ư chánh tâm, cúi xuống, ngẩng lên đều chẳng thẹn, khó tránh luân hồi trong các cơi, huống hồ con người chưa chắc đă hiếu thảo! Dẫu hiếu thảo, chưa chắc đă tinh thuần!

          Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh, gọi đại lược là kinh Địa Tạng, chính là hiếu kinh xuất thế do đức Phật nói ra. Từ khi thành đạo trở đi, đức Phật ôm ḷng bi mẫn, rộng thực hiện hóa độ. Do v́ thời nhập Niết Bàn sắp đến, mà ân mẹ chưa báo, Ngài bèn lên Đao Lợi, v́ mẹ thuyết pháp; thừa dịp ấy phóng quang, triệu tập vô số phân thân Địa Tạng tới cung trời, lại c̣n bốn lượt xưng dương, rốt cuộc ân cần dặn ḍ, giao phó trách nhiệm độ sanh nặng nề cho Bồ Tát. Bởi lẽ, lúc tu nhân, ngài Địa Tạng từng là cô gái Bà-la-môn và nàng Quang Mục, đều do cứu mẹ mới phát ra thệ nguyện vĩ đại, giống như tâm Phật, phù hợp khít khao. V́ thế, [đức Phật] nói Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh để độ Phật mẫu Ma Da phu nhân, cũng như khiến cho đệ tử Phật trong mai sau, ai nấy đều hiếu thảo với cha mẹ, cùng đều lên bờ kia, thoát khỏi biển khổ sanh tử. Kinh này có hai bản dịch: Một là do ngài Pháp Đăng và Pháp Cự dịch, niên đại lẫn thời gian đều chẳng rơ. Bản kia do Tam Tạng sa-môn xứ Vu Điền là Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường. Từ ngữ tuy đại đồng tiểu dị, nhưng Liên Tŕ đại sư phán quyết dùng bản dịch đời Đường làm bằng chứng. Gồm thâu những điểm cương yếu th́ mười ba phẩm có thể chia thành bốn chương lớn:

          1) Phẩm thứ nhất là Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông và phẩm thứ hai là Phân Thân Tập Hội, nói rơ ngài Địa Tạng là vị hóa chủ, tức là Đại Sĩ phân thân vô lượng, thâm nhập Nê Lê (Naraka, địa ngục), là vị U Minh giáo chủ dùng ḷng hiếu để giáo hóa, khiến [chúng sanh đang đọa địa ngục] được sanh vào đường trời, người.

          2) Phẩm thứ ba, tức Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, phẩm thứ tư tức Diêm Phù Chúng Sanh Nghiệp Cảm, và phẩm thứ năm là Địa Ngục Danh Hiệu, nói rơ căn cơ được giáo hóa bởi Địa Tạng Bồ Tát, tức là những chúng sanh tội ác bất hiếu với song thân, chẳng tôn kính Tam Bảo, do tham, sân, si Hoặc mà tạo thân, khẩu, ư nghiệp, đang đọa trong Vô Gián.

          3) Phẩm thứ sáu, tức Như Lai Tán Thán, phẩm thứ bảy là Lợi Ích Tồn Vong, phẩm thứ tám là Diêm La Vương Chúng Tán Thán, nói về cái duyên độ sanh, tức thắp hương, tụng kinh, tạo phan, tạc tượng, trai tăng cúng dường đại chúng, các thứ thiện duyên.

          4) Phẩm thứ chín là Xưng Phật Danh Hiệu, phẩm thứ mười là Giảo Lượng Bố Thí Công Đức Duyên, phẩm thứ mười một là Địa Thần Hộ Pháp, phẩm thứ mười hai là Kiến Văn Lợi Ích, phẩm thứ mười ba là Chúc Lụy Nhân Thiên, nói rơ cái nhân thành Phật, tức là dạy mọi người chí thành cung kính, niệm danh hiệu Phật, hoặc danh hiệu Bồ Tát, cho đến bố thí tài hay bố thí pháp, đều là chánh nhân Bồ Đề để độ trọn hết chúng sanh.

          Nhân quả tường tận, rơ ràng, văn từ sáng sủa, trôi chảy, phô bày trọn vẹn diệu đế “tâm, Phật, chúng sanh, cả ba vô sai biệt”. Của quư báu tột cùng trong đời Mạt Pháp không chi hơn được kinh này! Đời nhà Thanh, vị cổ đức trong tông Thiên Thai là pháp sư Thanh Liên đă soạn bộ Khoa Chú gồm sáu quyển, dung thông Giáo Quán, lại c̣n giải thích, giảng giải. Không chỉ khiến cho những kẻ sơ cơ dù Tăng hay tục đối với ḷng đại từ đại hiếu của đức Phật và đại nguyện đại lực của ngài Địa Tạng vừa mở sách ra bèn hiểu rành rành, chẳng c̣n ẩn giấu mảy may, mà c̣n khiến cho những bậc long tượng trong biển Giáo cũng nương theo “sơ đồ hướng dẫn” này, tuân phụng như của báu bí mật. Đối với sự giáo hóa của đức Phật, công lao của bản chú giải này há có bờ bến? Tiếc là bản gốc do giấy đắt, giá thành cao, chẳng dễ phổ cập. Những vị cùng chí hướng thuộc Tô Châu Giác Xă đă thương lượng với Cổ Ngô Phật Kinh Lưu Thông Xứ và Thượng Hải Phật Học Thư Cục chiêu mộ rộng răi những vị cùng chí hướng, in lại sách này mấy ngàn bộ để rộng kết pháp duyên, mong sao những chốn hẻo lánh quê mùa đều có được một bản, sẽ do ḷng hiếu thảo với cha mẹ mà từ ḿnh nghĩ đến người khác, ngơ hầu cha mẹ ba đời c̣n sống th́ nghiệp tiêu, Hoặc tận, ĺa khổ được vui, đă khuất th́ sẽ dự vào địa vị Bất Thoái, chứng Vô Sanh Nhẫn. Đấy cũng là Tăng Na[3] “địa ngục chưa trống, thề chẳng thành Phật” đấy chăng? Khôn ngăn hoan hỷ tán thán, thuật bày duyên khởi như thế đó.

          Đầu Hạ năm Bính Tư, tức năm Dân Quốc 25 (1936), Quư Thánh Nhất kính cẩn viết lời tựa.

 

Duyên khởi của Địa Tạng Kinh Luân Quán Khoa Chú

 

          Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh chính là hiếu kinh do đức Phật đă nói. Nguyên do nói kinh này là để ngăn dứt sự báng bổ sâu đậm [rằng đạo Phật] chẳng biết ân nghĩa, ḥng dạy sâu xa đạo báo ân là cái gốc to tát. V́ thế, khi lửa ứng hóa của đức Phật sắp tắt, Ngài bèn lên trời Đao Lợi giảng kinh cho mẹ, khiến cho [chúng sanh] trông thấy dấu đạo ấy, chẳng phải là đă chỉ bày đại hiếu xuất thế ở ngay trong đạo Thích của chúng ta đó ư? Thừa dịp ấy, đức Phật phóng quang, triệu tập các phân thân của ngài Địa Tạng về cung trời, phô bày dáng vẻ đại hiếu. Do khi c̣n tu nhân, Đại Sĩ làm cô gái Bà-la-môn và cô Quang Mục, đều do cứu mẹ mới phát khởi hoằng thệ, đồng tâm nhất trí với tâm đức Phật. V́ thế, đức Phật nói kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Hăy nên biết kinh này: Trên trời Đao Lợi, đức Phật căn dặn, giao phó trời, người trong tương lai cho đức Địa Tạng, đợi tới khi ngài Di Lặc tại rừng hoa [thành Chánh Giác]. Đúng là thuyền Từ trong biển nghiệp, là bó đuốc to trong nẻo tối, là đường tắt để tiến nhập nhân thiên, là pháp môn trọng yếu để nhập Phật đạo. Vứt bỏ pháp này, sợ rằng sẽ lang thang không chốn quay về. Nay nêu tường tận nguyên do, ngơ hầu [người đọc] sẽ thấy được lẽ thật.

          Tông yếu của cả bộ kinh, có thể chia đại lược thành bốn chương:

          1) Trước hết là chỉ rơ đấng hóa chủ, tức là Đại Sĩ phân thân vào chốn Nê Lê, dùng ḷng hiếu để giáo hóa, chủ yếu là khiến cho chúng sanh được sanh trong đường trời người.

          2) Kế đó, nói rơ căn cơ được Ngài giáo hóa, tức là những kẻ phạm tội bất hiếu song thân, [bất kính] Tam Bảo, tạo ác đọa khổ.

          3) Thứ ba là nói rơ cái duyên độ thoát, tức là khiến cho những ai đọc bản kinh hiếu thuận, cúng dường tượng của bậc Đại Hiếu, sẽ tạo thành cái duyên cơ cảm độ thoát.

          4) Thứ tư là nêu ra cái nhân thành Phật, tức là dạy họ hăy niệm danh hiệu của bậc hiếu thuận trong nhà Phật, bố thí, thuận theo điều phước, sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. V́ thế, kinh Phạm Vơng dạy: “Thích Ca Mâu Ni Phật thành Vô Thượng Chánh Giác, đă kết quy điều đầu tiên trong Ba La Đề Mộc Xoa (giới cấm) cho hàng Bồ Tát là hiếu thuận cha mẹ, sư tăng, Tam Bảo”. Há hạnh hiếu thuận chẳng phải là phần Chánh Tông của bộ kinh này? Phần Tự nhằm dẫn nhập điều này, phần Lưu Thông nhằm lưu truyền điều này. Chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối đều tốt lành, thuần nhất vô tạp; đấy chính là bổn hoài xuất thế của đức giáo chủ, là đại sự nhân duyên của chư Phật. Không chỉ là [kinh này] có cùng công năng như kinh Pháp Hoa, mà đức c̣n to lớn hơn, càng khó có hơn nữa! Cớ sao pháp hóa chưa hưng thịnh pháp vận đă ngưng lấp. Kể từ thuở kinh được dịch từ tiếng Phạn vào đời Đường trở đi, cho tới nay, vẫn chưa được soạn tập, pháp môn rất thiếu sách vở, tiền nhân trọn chẳng quan tâm, lại là v́ lẽ nào vậy?

          Tôi xuất gia từ bé, chẳng được phụng dưỡng song thân. Tới lớn lo đi tham học, càng ít có dịp hỏi han, thăm viếng. Sau này, mong đón về hầu hạ, cha mẹ đă hết nghiệp, ra đi, chỉ đành buồn suông trước cảnh “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, mong phụng dưỡng mà chẳng có cách nào! Bèn vào cuối Đông năm Kỷ Mùi trong niên hiệu Khang Hy, thắp hương, biên chép kỹ càng một bộ, vào mỗi dịp Thập Trai, đắp y, kính tụng một lượt để làm kế sách to lớn ḥng ngầm giúp [cho hương hồn cha mẹ], dùng đó làm thường khóa để đền đáp thâm ân. Ngay trong lúc vừa mở kinh ra, phần lớn luôn có cảm giác tươi mới tràn trề. Nay đă quá tuổi “nhĩ thuận” (sáu mươi), quang âm sắp hết, nếu chẳng ngay lập tức lập ngôn, sợ sẽ thành nguyện niệm suông! Dẫu thiếu tài viết lách, phán định cao tột, rất thiếu tinh lực và tâm tư để tận lực t́m ṭi như chư tổ, nhưng đối với bộ kinh viên măn này, đâu nỡ làm ngơ! Do vậy bèn viết phần Luân Quán để giải thích tựa đề kinh, lại c̣n soạn khoa chú để giải thích từng câu kinh văn. Điều chánh yếu là tỏ rơ bi tâm của đức Phật, tỏa rạng bổn nguyện của đức Địa Tạng, bù đắp sự thiếu thốn sách vở cho pháp môn này, khơi gợi ḷng hiếu thảo cho hàng hậu học đó thôi! Hoàn thành bản cảo, cho khắc ván, thỉnh giáo bậc cao minh, hiềm rằng am của tôi vốn thiếu kinh điển, chẳng có người giúp sức, sao tránh khỏi chuốc tiếng chê cười “nêu một điều, thiếu sót cả vạn!” Những mong được bậc thông đạt chỉ bày cặn kẽ, rủ ḷng soi xét chí hướng ngu thành của tôi. Ngưỡng mong ai nấy cùng tuân theo bổn nguyện, noi dấu độ sanh, khiến cho Phật nhật măi treo, soi tan sự tăm tối giữa hai rặng Thiết Vi, khiến cho cửa ải tối tăm luôn mở, tiêu trừ nỗi chua xót ức kiếp chốn Nê Lê, ngơ hầu chẳng phụ tấm ḷng bi hiếu của đức Phật thuyết pháp, dặn ḍ Đại Sĩ chốn thiên cung. Đấy chính là chỗ để chúng ta báo ân. V́ thế, trần thuật duyên khởi để tŕnh bày đại lược đầu mối vậy.

          Từ ngày thượng nguyên năm Giáp Tư cho đến ngày Phật thành đạo vào tháng Chạp năm Đinh Sửu (1697) đời Khang Hy, người nối pháp Thiên Thai Giáo Quán Chánh Tông đời thứ năm là Thanh Liên bật-sô Linh Thừa soạn.

 

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Luân Quán (地藏菩薩本願經綸貫)

I. Ngũ Trùng Huyền Nghĩa

 

          Bản thể của nhất niệm tự tánh vốn tĩnh lặng, cái Dụng của tâm tự tánh vốn rỗng rang, linh thông, vô tướng, vô danh, dứt bặt nghĩ bàn, là chỗ y chỉ cho quần sanh, là cội nguồn của muôn pháp, danh hiệu rốt ráo là Trung Đạo Chánh Không, được xưng tụng là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Chư Phật ngộ điều này, ba thân bèn hiển lộ trọn vẹn. Chúng sanh mê điều này, bèn xoay vần trong sáu nẻo. Tuy mê, ngộ cố nhiên sai khác, nhưng tâm tánh chẳng khác biệt. V́ thế, cổ đức nói: “Hư không thế giới toàn là tự tâm của chính ḿnh; xét báo ứng thiện ác, toàn là do cái tâm mê hoặc”. Vốn là một tâm mà xuyên suốt các pháp; v́ thế, trong pháp môn của đức Phật, chỉ lấy tâm làm đạo. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như công họa sư, tạo chủng chủng Ngũ Uẩn, nhất thiết thế gian trung, vô bất do tâm tạo” (Tâm như thợ vẽ khéo, tạo các thứ Ngũ Uẩn, trong hết thảy thế gian, không ǵ chẳng tâm tạo). Luận Khởi Tín nói: “Có pháp có thể dấy khởi tín tướng (tướng trạng tin tưởng) đối với Ma Ha Diễn (Đại Thừa). Pháp vừa nói đó chính là cái tâm của chúng sanh. Tâm ấy bao hàm hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian”, đều là nói về ư này. Đấy chính là như Địa Tạng Bồ Tát đă dạy: “Hết thảy các pháp đều khởi từ tâm, cùng với tâm tạo ra tướng, ḥa hợp mà có, cùng sanh, cùng diệt, đều cùng chẳng trụ. Do trong hết thảy cảnh giới, chỉ tùy thuận theo cái tâm duyên vào đâu, mà sẽ liên tục tồn tại trong mỗi niệm, tạm thời hiện hữu”. Đấy chính là Ngài đă chỉ dạy ư chỉ nơi pháp môn tâm địa này.

          Nay để ngộ lại đó, chỉ luận về mê. Trời, người, A Tu La do thiện phẩm mà nhẹ nhàng thăng tấn; c̣n địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh do ác nghiệp mà ch́m đắm, đọa lạc. Trong số những loài quỷ hay súc sanh đọa lạc ấy, lại chia thành nặng hay nhẹ [sai khác], c̣n kẻ ch́m đắm trong địa ngục th́ chẳng có lớn nhỏ sai biệt! Nói chung là do vô minh điên đảo, đến nỗi có địa ngục chánh và phụ. V́ thế, phàm phu do mê muội nguồn tâm, thuận theo vọng niệm, xằng bậy tạo ác nghiệp, lầm lạc hứng chịu khổ báo. Chẳng nhờ vào ḷng đại bi của bậc chí thánh, sao có thể giải trừ nỗi khổ cùng cực bị treo ngược? V́ thế, đức Địa Tạng từ vương khăng khăng vào cơi U Minh, dùng ḷng từ bi đồng thể, bao kiếp cứu vớt mà vẫn chưa xong. Thích Ca Văn Phật đặc biệt lên cơi trời Đao Lợi báo đáp ân đức thánh mẫu, ra rả căn dặn, giăi bày, khiến cho kẻ hướng về Phật pháp dâng chút nước, chút hoa, đều thoát khỏi nỗi khổ chốn u đồ, ngơ hầu kẻ đối trước Đại Sĩ tạm chiêm ngưỡng, hoặc lễ một lạy, đều được hưởng niềm vui nơi địa vị thù thắng. Công không chi lớn bằng, nghĩa há suy lường nổi ư? Linh Thừa tôi tuy sanh vào lúc pháp vận đă mạt, may mắn gặp gỡ chân thừa, bèn vâng theo ḷng tùy hỷ, viết lách ḥng làm cơ sở tiếp dẫn, giăi bày tri kiến hẹp ḥi, giải thích đại lược tựa đề kinh, ngưỡng mong Tam Bảo thầm gia hộ, tổng hợp các lời nhận định ḥng dung thông xuyên suốt. Nguyện khắp những ai thấy nghe, đều tiến nhập Cực Lạc.

          Nay trước hết giải thích chung về tựa đề kinh, kế đó là nêu tổng quát quán pháp, điều thứ ba là giảng giải từng phần kinh văn riêng biệt. Chuẩn theo khuôn phép thơm thảo giải thích kinh điển của Trí Giả đại sư, trước hết là nói về năm tầng huyền nghĩa: Một là giải thích tên kinh, hai là biện định cái Thể, ba là nêu rỏ Tông, bốn là luận định cái Dụng, năm là phán định giáo tướng. Sở dĩ dùng năm tầng để giải thích, là v́ đối với những nghĩa lư u huyền trong kinh, [muốn khiến cho] người đọc vừa xem liền có thể đối với cái danh năng thuyên (tựa đề kinh) mà nhận biết cái Thể được diễn tả bởi nó. Do muốn hiển lộ cái Thể ấy, cần phải nêu rơ tông yếu. Tông đă thành, Thể đă hiển lộ, diệu dụng đắc lực, sau đấy mới phán định [bản kinh ấy] thuộc thời nào, pháp vị nào, bộ nào, giáo nào, th́ nghĩa lư tông chỉ sẽ rành rành, rạng ngời nơi tâm mục. Ví như muốn xem núi ngắm sông, trước hết phải xem xét bản đồ, đọc sách vở ghi chép, dẫu chưa ra khỏi cửa, mà t́nh cảnh đă rành rành. Nay dùng Nhân và Pháp chẳng thể nghĩ bàn để đặt tên kinh, dùng tánh thức chẳng nghĩ bàn làm Thể, dùng hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn làm Tông, dùng phương tiện chẳng thể nghĩ bàn làm Dụng, khơi mở rạng rỡ vô thượng đề-hồ làm giáo tướng.

 

1.1. Thích Danh

 

          Trong phần Thích Danh (giải thích tên kinh), sáu chữ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là Biệt Đề, v́ khác với các kinh. Một chữ Kinh trong tựa đề là Thông Đề, v́ các kinh khác đều có. Trong Biệt Đề, lại chia thành Nhân và Pháp. Địa Tạng Bồ Tát là Nhân, Bổn Nguyện là Pháp. Đối với bản kinh này, đức Phật vốn tự kết kinh danh thành ba loại [tên gọi]: Một là Địa Tạng Bổn Nguyện, c̣n gọi là Địa Tạng Bổn Hạnh, c̣n gọi là Địa Tạng Bổn Thệ Lực Kinh. Nay chỉ nêu lên duy nhất danh xưng Địa Tạng Bổn Nguyện, là v́ đă có nguyện, ắt phải hành hạnh. Hạnh đă thành, ắt sẽ có lực dụng cứu bạt. V́ thế, chỉ nêu một ḿnh danh xưng Bổn Nguyện th́ sẽ tùy ư bao hàm hai thứ kia.

          Trong phần Nhân danh, lại chia thành Thông và Biệt, Địa Tạng là Biệt, Bồ Tát là Thông. Đối với danh xưng Địa Tạng, chuẩn theo Phật Thuyết Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La Kinh, phải nên đọc là Khất-sái Ha La Nhạ (Kitigarbha), dịch nghĩa là Địa Tạng. Nếu dựa theo các bản dịch khác, nên nói là Cù Tát (Kiti) dịch là Địa, Câu Xá (Garbha) hoặc [c̣n phiên âm là] Tỷ Ca, hay Trích Ca, dịch là Tạng. Kinh dạy: “Như địa chư hữu t́nh, sở y nhất bất đoạn” (Như đất là nơi các hữu t́nh nương tựa chẳng ngưng dứt). Đấy là dựa trên thí dụ để đặt trên. Do đất là một vật mà có thể chứa đựng vô lượng; do vậy, nó đứng đầu Tứ Đại, là một hành (tức hành Thổ) trong Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), sanh thành bởi nguyên khí, là tổ của vạn vật. [Trong Bát Quái], Quái của nó là Khôn (), đức của nó là Mẫu (mẹ). Sách Châu Dịch nói: “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sanh, hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh” (Lớn lao thay đức Khôn, sanh thành muôn vật; rộng chứa những điều tươi đẹp nhất, muôn vật đều hanh thông). Thể và Dụng rộng sâu, đức to lớn, khó thể diễn tả được! Do vậy, đất có thể ǵn giữ, có thể nuôi dưỡng, có thể chuyên chở, có thể sanh thành. Đấy là giải thích dựa theo sách Nho. Nếu chuẩn theo phần giải thích về Thập Địa trong Tứ Niệm Xứ th́: “Từ Sơ Địa có ba nghĩa là trụ tŕ (ǵn giữ, duy tŕ), sanh trưởng, và gánh vác”. Cho đến địa vị rốt ráo sau cùng th́ cũng có ba nghĩa. Đấy chính là coi Tánh là Địa. Nhân tu vạn hạnh, quả viên măn muôn đức, đều trọn đủ ba nghĩa.

          Kinh Thập Luân dạy: “Tùy sở tại xứ, nhược chư hữu t́nh, dĩ chư chủng tử, thực ư hoang điền, hoặc ư thục điền trung. Nhược cần doanh vụ, hoặc bất doanh vụ. Hữu năng chí tâm xưng danh, niệm tụng, quy kính, cúng dường Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát giả, thử thiện nam tử công đức diệu định, oai thần lực cố, linh bỉ nhất thiết quả thật phong nẫm. Sở dĩ giả hà? Thử thiện nam tử tằng quá vô lượng vô số đại kiếp, ư quá số lượng Phật Thế Tôn sở, phát đại tinh tấn, kiên cố thệ nguyện. Do thử nguyện lực, vị dục thành thục chư hữu t́nh cố, thường phổ trụ tŕ nhất thiết đại địa, thường phổ trụ tŕ nhất thiết chủng tử, năng linh đại địa nhất thiết thảo mộc, căn, tu, nha, hành, chi, diệp, hoa, quả, giai tất sanh trưởng. Dược cốc miêu căn, hoa quả mậu thật, thành thục nhuận trạch, hương khiết nhuyễn mỹ” (Ở bất cứ nơi đâu, nếu các hữu t́nh đem các hạt giống gieo xuống ruộng hoang, hoặc trong ruộng thục[4], hoặc là siêng năng chăm bón, hoặc chẳng siêng năng chăm bón. Nếu có thể chí tâm xưng danh, niệm tụng, quy kính, cúng dường Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, th́ vị thiện nam tử ấy (Địa Tạng Bồ Tát) do công đức, diệu định và sức oai thần, sẽ khiến cho hết thảy quả, hạt đều sum suê, chín rộ. V́ lẽ nào vậy? Vị thiện nam tử ấy đă từng trong vô lượng vô số đại kiếp, từng ở nơi vượt quá số lượng Phật Thế Tôn, phát ra thệ nguyện đại tinh tấn kiên cố. Do nguyện lực ấy, v́ muốn thành thục các hữu t́nh, thường trụ tŕ trọn khắp hết thảy các đại địa, thường trụ tŕ trọn khắp hết thảy các chủng tử, có thể khiến cho hết thảy thảo mộc trên đại địa, rễ, tua, mầm, thân, cành, lá, hoa, quả, thảy đều sanh trưởng. Mầm rễ của thuốc, ngũ cốc, hoa quả sum suê, chắc hạt, chín muồi, tươi mọng, thơm sạch, mềm mại, ngon đẹp).

          Lại nói: “Thí như đại địa, nhất thiết chủng tử, thụ sơn, giá sắc, địa thân chúng sanh chi sở y chỉ. Thử thiện nam tử diệc phục như thị, nhất thiết thù diệu Bồ Đề Phần pháp chi sở y chỉ. Lương do Bồ Tát ư quá khứ bất khả thuyết, bất khả thuyết vô số kiếp lai, tán ảnh phân h́nh, phóng quang thuyết pháp, hằng xử u minh giới nội, thường giáo lục đạo chúng sanh, hoặc dĩ thành Phật đạo, hoặc cửu giai chân nhân, hoặc tạm trụ Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc tại thiên thượng, nhân gian; năi chí vị lai chúng sanh, thiên cung chúc linh độ thoát. Chánh như đại địa, nhất thiết lại dĩ trụ tŕ, sanh trưởng, hà phụ” (Ví như đại địa là chỗ nương tựa cho hết thảy các hạt giống, cây cối, núi non, ngũ cốc, ruộng vườn, và chúng sanh. Thiện nam tử này cũng giống như thế, là chỗ nương tựa cho hết thảy các pháp Bồ Đề phần thù thắng nhiệm mầu. Ấy là v́ trong quá khứ bất khả thuyết bất khả thuyết vô số kiếp đến nay, Bồ Tát đă phân thân phóng quang, thuyết pháp, luôn ở trong cơi U Minh, thường dạy lục đạo chúng sanh, [các chúng sanh ấy] hoặc đă thành Phật đạo, hoặc đạt lên địa vị chân nhân (cái nhân chân chánh, tức từ Sơ Địa trở lên) đă lâu, hoặc tạm trụ nơi [các địa vị] Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc ở trên cơi trời hay nhân gian, cho đến chúng sanh trong đời vị lai, Bồ Tát đă được đức Phật căn dặn cứu độ họ, giống hệt như hết thảy đều nương cậy đại địa để duy tŕ, sanh trưởng, gánh vác). V́ thế kinh dạy: “Tâm như đại địa, năng an nhất thiết. Dĩ cố Phật thuyết tâm lực vi đại” (Tâm như đại địa, có thể an trụ hết thảy. V́ thế, đức Phật nói tâm lực là to lớn). Đấy đều là dùng cái tâm để minh thị chữ Địa vậy.

          Tạng () cũng là dựa theo thí dụ để đặt tên; chính là dùng kho tàng bảy báu của thế gian để sánh ví Tam Đức bí tạng xuất thế. Kinh Niết Bàn dạy: “Như nhân thất bảo, bất xuất dụng ngoại, danh chi vi Tạng. Kỳ nhân sở dĩ tàng tích thử bảo, vị vị lai cố. Sở vị cốc quư, tặc lai xâm quốc, trị ngộ ác vương, vi dụng thục mạng, tài nan đắc thời, năi đương xuất dụng. Chư Phật bí tạng, diệc phục như thị” (Như người ta đối với bảy báu chẳng đem sử dụng th́ gọi là tích chứa. Sở dĩ người ta tích chứa những chất báu ấy là để v́ tương lai, chẳng hạn như khi thóc gạo đắt đỏ, giặc giă xâm lăng đất nước, gặp phải vua ác, sẽ dùng những thứ đó để chuộc mạng; hoặc khi tiền tài khó khăn, sẽ lấy ra dùng. Bí tạng của chư Phật cũng giống như thế đó). Do vậy, ngài Chương An[5] nói: “Do ẩn kín nên gọi là Bí, do che đậy nên gọi là Tạng. Chúng sanh chẳng hiểu, nên gọi là Bí Mật. Bao hàm pháp giới, nhiếp hết thảy pháp, dùng chẳng thể hết, th́ gọi là Tạng. Do tánh của chúng sanh sẵn có của báu tam thiên, khi bị sáu tên giặc phiền năo che lấp, bị ác vương ư thức làm hại, bèn bỏ ra Tam Đức bí tạng này để chuộc cái mạng thường trụ”. Nay danh hiệu của ngài Địa Tạng chính là dùng những ư nghĩa ấy để đặt tên. Tam Đức bí tạng chất chứa trong thân tâm của hết thảy chúng sanh, chư Phật do đă ngộ bèn chứng đắc, chúng sanh do mê mất, bèn lưu chuyển. Nhưng bí tạng ấy trọn chẳng dời đổi. V́ thế, Địa Tạng Tát Đóa từ thuở ban sơ phát ra hoằng nguyện, cho đến sau khi đă trụ trong địa vị Đẳng Giác, tự hành, hóa độ người khác, trọn chẳng ĺa khỏi bí tạng nơi cái tâm này. Bí tạng nơi tâm ấy chính là Niết Bàn. Sách Phụ Hành nói: “Bồ Tát sơ tâm thường quán Niết Bàn để hành đạo; đó phép tu tự hành ban đầu, và cũng khiến cho chúng sanh thường quán Niết Bàn ḥng hóa độ những người khác mới tu, đặt yên các ông trong tạng bí mật. Đó là sự tấn nhập sau khi hóa độ người khác. Chẳng lâu sau, ta cũng tự trụ trong ấy. Đó là sự tấn nhập sau khi tự hành”. Do vậy biết: Sơ tâm th́ tự hay tha, không ǵ chẳng đều tu. Hậu tâm tự hay tha, không ǵ chẳng đều nhập. Nay chuẩn theo nghĩa này để giải thích tên kinh.

          Ma Ha Bát Niết Bàn Na (Mahānirvāṇa) trong tiếng Phạn, được cơi này dịch là Đại Diệt Độ (大滅度). Đại chính là Pháp Thân, Diệt chính là Giải Thoát, Độ tức Bát Nhă. Trong ba pháp ấy, mỗi pháp đều có Thường, Lạc, Ngă, Tịnh; v́ thế, gọi là Đức. Bốn đức ấy chẳng ĺa khỏi tâm ta; bốn tạng ấy đều chẳng vượt khỏi Địa. Như lúc ngài Di Lặc thành Phật, cơi ấy có Chuyển Luân Vương tên là Nhương Khư (Śakha, c̣n gọi là Sương Khư (霜佉). Cơi này dịch là Bối (, vỏ ṣ), tức là Kha Bối (珂貝). Kinh Hiền Ngu th́ [phiên âm chữ này] là Thắng Già, 勝伽), sống ở thành Xí Đầu Mạt. Khi đức Di Lặc thành Phật, có bốn đại bảo tạng đồng thời hiển lộ. Mỗi đại tạng đều có bốn ức tiểu tạng vây quanh. Y Bát La đại tạng (kho vàng) ở nước Càn Đà La, Ban Trục Ca đại tạng (kho bạc) ở nước Di Đề La, Tân Già La đại tạng (kho minh nguyệt châu) ở nước Tu La Trá, Nhương Khư đại tạng (kho lưu ly, c̣n gọi là kho Kha Bối) ở chỗ Cổ Tiên Sơn thuộc nước Ba La Nại. Bốn kho ấy đều thuộc cơi Diêm Phù Đề. Nay Tứ Đức ấy đều có sẵn trong A Lại Da Thức. Vàng ví như Thường đức v́ màu sắc chẳng thay đổi. Bạc ví như Lạc đức v́ khiến cho người ta đẹp ḷng. Minh châu ví như Ngă đức, v́ nó hiện sắc tự tại. Lưu Ly ví như Tịnh đức, v́ trong ngoài đều thấu suốt.

          Lại hăy nên biết: Khi bốn tạng ấy chưa hiển hiện, mỗi tạng đều có thần long bảo vệ chặt chẽ, ǵn giữ chẳng để mất mát. Sau khi đă mở ra, không có người thủ hộ, mọi người trông thấy chẳng sanh ḷng tham đắm. Điều này thật đúng như bảo tạng trong tâm địa, tuy lúc mê, nó ẩn kín, nhưng chẳng mất đi. Ngay trong khi ngộ, tuy chứng mà chẳng chấp trước. V́ thế biết tâm tạng trọn đủ các thứ báu, tức là “Không, Giả, Trung, không ǵ chẳng như ư. Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai biệt”. Danh hiệu Địa Tạng có ư nghĩa như thế đó.

          Do vậy, trong kinh Thập Luân, đức Phật bảo Hảo Nghi Vấn Bồ Tát: “Như thị Đại Sĩ thành tựu như thị bất khả tư nghị chư công đức pháp, thị chư thù thắng công đức phục tạng, thị chư giải thoát trân bảo xuất xứ. Sở dĩ giả hà? Địa Tạng Bồ Tát lợi ích an lạc nhất thiết hữu t́nh; sở nguyện măn túc như Như Ư bảo, diệc như phục tạng. Như thị Đại Sĩ vị dục thành thục chư hữu t́nh cố, cửu tu kiên cố đại nguyện, đại bi, dũng mănh, tinh tấn, quá chư Bồ Tát. Thị cố nhữ đẳng ưng đương cúng dường” (Bậc Đại Sĩ như vậy, thành tựu các pháp công đức chẳng thể nghĩ bàn như thế đó, chính là các kho báu công đức thù thắng, là chỗ sanh ra các món trân bảo giải thoát. V́ sao vậy? Địa Tạng Bồ Tát lợi ích, an lạc hết thảy hữu t́nh, sở nguyện viên măn, giống như báu Như Ư, mà cũng giống như kho tàng. Bậc Đại Sĩ như thế v́ muốn thành thục các hữu t́nh, cho nên tu đại nguyện đại bi kiên cố từ lâu, dũng mănh, tinh tấn, vượt trỗi các vị Bồ Tát. Do vậy, các ông hăy nên cúng dường). Nay đức Phật ở trên cung trời Đao Lợi, ân cần căn dặn ngài Địa Tạng hăy khiến cho pháp giới chúng sanh trong thế giới Sa Bà cho đến khi Di Lặc xuất thế đều được giải thoát, vĩnh viễn ĺa khỏi các khổ, gặp Phật thọ kư, chính là v́ muốn khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật, đặt yên trọn hết đại bảo Tứ Đức trong bí mật tạng!          

          “Bồ Tát nói đầy đủ phải là Bồ Đề Tát Đỏa (Boddhisattva). Đại Luận (Đại Trí Độ Luận) giảng: “Bồ Đề là Phật đạo, Tát Đỏa dịch thành chúng sanh. Có thể dùng trí để trên là cầu Bồ Đề, dưới là dùng ḷng bi để cứu chúng sanh”. Tổ Thiên Thai nói: “Do dùng đạo của chư Phật để thành tựu chúng sanh, cho nên gọi là Bồ Đề Tát Đỏa”. Nhưng danh xưng Bồ Tát có đủ cả bốn giáo (Tạng, Thông, Biệt, Viên), nay nói rơ ràng th́ đích xác là nói đến [bậc Bồ Tát] trong Viên Giáo, lại c̣n bao gồm cả ư nghĩa “danh hiệu chung (thông danh, tức Bồ Tát) của ngài Địa Tạng tuy là thông mà vẫn là biệt”.

          Kế đó, giải thích pháp Bổn Nguyện. Bổn tức là Bổn Tích. Từ ngữ Ni Tri trong tiếng Phạn, được cơi này dịch là Nguyện, có ư nghĩa diễn tả điều mong mỏi, cần thiết, có chí hướng được thỏa măn. Đấy là v́ xưa kia Bồ Tát thuở làm cô gái Bà-la-môn và cô Quang Mục, đă phát nguyện to lớn. Đấy cũng chính là bản tánh, do Bồ Tát đă đặt vững cội rễ nơi tánh địa, khiến cho cội gốc của nguyện ấy được hưng thịnh, bền vững. Đấy chính là ngước nh́n bậc đại giác bao kiếp độ sanh đều trọn chẳng lười nhác, mệt mỏi, ḥng thỏa măn cái nguyện nơi bổn địa vậy. Đấy lại c̣n là lực dụng của bản tánh. Đại Sĩ lập nguyện tương xứng với căn bản, do tự tâm mà khởi tín, trở lại tin vào tự tâm. Ví như cây cối do đất mà mọc rễ, rễ sâu, gốc lớn, ắt cành lá sum suê, tươi tốt, hoa quả do đó mà chi chít, lúc lỉu. Cuồng phong dẫu lớn, chẳng thể động lay! Nguyện chẳng dựa trên Đế, th́ gọi là “cuồng nguyện”. Đế chẳng xuất phát từ tâm, th́ gọi là “tà đế”. Nay dùng tâm làm đất, Đế làm rễ, nguyện làm gốc; sau đấy, cây trong rừng pháp mới trổ cành Chánh Hạnh sum suê, lá Trợ Đạo mới um tùm, hoa Thất Giác Tịnh [nở rộ], kết quả Bát Chánh Đạo, kết hạt, trang nghiêm vườn hoa Tổng Tŕ. V́ thế, cần phải tương xứng với căn bản mà lập nguyện th́ mới có thể chế ngự cái tâm. Dẫu gặp gió cảnh giới, nó vẫn chẳng thể ngăn trở, phá hoại [cái nguyện ấy] được. Đấy là những nét chánh yếu về chuyện lập nguyện dựa theo căn bản vậy.

          Nhưng nguyện có Thông và Biệt. Thông chính là Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Đại Bi Sám có đoạn viết như sau: “Phù Tứ Hoằng giả, y Tứ Đế khởi. Tứ Đế giả, nhị thị thế gian khổ nhân quả, nhị thị xuất thế lạc nhân quả. Nhất thiết Bồ Tát dục bạt thử khổ, dục dữ thử lạc; cố y chi lập Tứ Thệ dă. Y Khổ Đế lập vân ‘chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’. Y Tập Đế lập vân ‘phiền năo vô số thệ nguyện đoạn’. Y Đạo Đế lập vân ‘pháp môn vô tận thệ nguyện tri’. Y Diệt Đế lập vân: Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” (Tứ Hoằng nương theo Tứ Đế mà khởi. Trong Tứ Đế th́ hai Đế (Khổ và Tập) nhằm chỉ dạy nhân quả của sự khổ trong thế gian. Hai Đế (Diệt và Đạo) nhằm chỉ dạy nhân quả của niềm vui xuất thế. Hết thảy Bồ Tát muốn dẹp nỗi khổ ấy, mong ban niềm vui ấy, cho nên dựa theo đó mà lập ra Tứ Thệ. Do dựa theo Khổ Đế mà lập nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Do dựa trên Tập Đế mà lập nguyện: “Phiền năo vô số thệ nguyện đoạn”. Dựa trên Đạo Đế mà lập nguyện: “Pháp môn vô tận thệ nguyện biết”. Nương theo Diệt Đế mà lập nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”). Do hết thảy Bồ Tát đều phát [bốn nguyện ấy], nên gọi là Thông. Như trong kinh Thất Phật, hoặc là bốn nguyện, tám nguyện, mười hai nguyện, và Phật Di Đà th́ bốn mươi tám nguyện, ngài Quán Âm có mười sáu nguyện v.v… [Những nguyện như vậy] riêng biệt nơi một vị, cho nên gọi là Biệt. Nếu chuẩn theo kinh này, cô gái Bà-la-môn và cô Quang Mục đều v́ mẹ mà phát tâm cứu lục đạo, tức là dùng hiếu hạnh làm biệt nguyện của Đại Sĩ khi tu cội gốc. Hơn nữa, bổn nguyện do Địa Tạng Bồ Tát đă phát gồm trọn Thông và Biệt. Tổng là dùng Tứ Hoằng làm nguyện gốc, không lúc nào chẳng phát. Biệt là do bi tâm mà khăng khăng chịu khổ thay cho chúng sanh, vĩnh viễn làm U Minh giáo chủ. Do vậy, dù Thông hay Biệt, đều xuất phát từ bản tánh. Tuy chia thành Thông và Biệt, không ǵ chẳng phải là nhân quả để dẹp khổ trong thế gian, là nhân quả để ban bố niềm vui xuất thế. Đối với Quyền, Thật, Thiên, Viên, chú trọng nơi Biệt. Ngài Tứ Minh[6] nói: “Vẫn cần phải biết rơ các tướng đầu, cuối, Thể và Tánh chính là lẫn nhau”. Ngài Kinh Khê[7] nói: “Sơ tâm nhiếp trọn khắp, quán Hoặc pháp giới, từ ngay nơi Hoặc mà thành trí, từ ngay nơi sanh mà thành diệt, th́ gọi là Tứ Thệ của Viên Giáo”. V́ thế, hiểu rơ hai thệ nguyện đầu [trong Tứ Hoằng Thệ] chính là dẹp trừ nỗi khổ nơi Tánh Đức; hai thệ nguyện sau là ban niềm vui thuộc về Tánh Đức. Khổ hay vui thuộc về tánh, cần ǵ phải dẹp trừ hay ban bố? Tức là vô tác thệ nguyện vậy! Nay Địa Tạng Đại Sĩ từ vô số kiếp trước, đă phát hoằng thệ nguyện, gánh vác chúng sanh tội khổ trong lục đạo, dạy họ trụ tŕ chánh pháp, sanh ra hết thảy công đức, cam chịu khổ nạn, đại từ đại bi. V́ thế, gọi là Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Giải thích Biệt Danh đă xong.

          “Kinh” là tên chung của thánh giáo. Trừ Luật và Luận ra, đều gọi bằng danh xưng này. Sách Tây Vực Kư chép [kinh trong] tiếng Phạn là Tô-đát-lăm (Sūtra). Có người bảo không dịch [danh xưng này] v́ nó bao hàm năm nghĩa, tức Dũng Tuyền (涌泉, suối phun trào, do nghĩa vị vô tận), Xuất Sanh (出生, v́ sanh ra điều thiện mầu nhiệm), Thằng Mặc (繩墨, dây dính mực dùng để lấy dấu của thợ mộc, v́ có thể phân định tà chánh rạch ṛi), Hiển Thị (顯示, v́ có thể chỉ bày chánh lư), Kết Man (結鬘, xâu tràng hoa, v́ xuyên suốt các pháp), do bao hàm nhiều nghĩa nên không dịch. Hoặc có thuyết cho rằng có thể phiên dịch, dịch [Tô Đát Lăm] là Kinh, dịch là Luận, dịch thành Pháp Bổn, dịch là Tuyến, dịch là Thiện Ngữ Giáo; những danh xưng ấy đều là dựa theo ư nghĩa để dịch. Tông Thiên Thai th́ coi một danh xưng là đúng, chẳng khiến cho đôi bên có điều ǵ bực tức. Từ xưa tới nay, hễ dịch từ Phạn sang Hán, đều ghi là Kinh. Do ở phương này, những lời dạy của Châu Công, Khổng Tử đều gọi là Ngũ Kinh. Tuy các kinh chỉ ghi tựa đề là Kinh, nhưng trong các bộ luận, đều nói là Khế Kinh, ư nói: “Trên là khế hợp lư Nhị Đế, dưới là khế hợp ba loại căn cơ”. Lại xét theo các phương diện Thường và Pháp để giải thích, th́ mỗi thứ đều có ba nghĩa:

          a) Ma và ngoại đạo chẳng thể thay đổi là Giáo Thường. Chân chánh chẳng tạp là Hạnh Thường. Trong lặng, bất động là Lư Thường.

          b) Pháp có thể noi theo, Hạnh có thể noi theo, Lư có thể noi theo.

          Như Phật Địa Luận giải thích Kinh là Quán Xuyên và Nhiếp Tŕ, tức là xét theo ư nghĩa Kết Man và Tuyến (sợi chỉ). Ngài Từ Ân [Khuy Cơ] nói: “[Kinh] là Thường, là Pháp, là Nhiếp, là Quán, khiến cho [chúng sanh] cùng thoát bờ khổ, rốt cuộc trở về bờ giác”. [Vận dụng] một loại Nhân và Pháp, hai tầng Thông và Biệt, khéo mượn thí dụ mầu nhiệm để lập ra tựa đề kinh; v́ thế, nói là Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh.

 

1.2. Biện Thể

 

          Thứ hai là biện định tánh thức chẳng thể nghĩ bàn là Thể, lập ra ba ư:

          - Căn cứ theo kinh luận.

          - Căn nguyên của mê và ngộ.

          - Bổn thức của Bồ Tát.

          1) Kinh này dạy: “Nhất thiết chúng sanh vị giải thoát giả, tánh thức vô định, vi thiện, vi ác, trục cảnh nhi sanh” (Hết thảy chúng sanh là những kẻ chưa giải thoát th́ do tánh thức bất định, làm lành hay làm ác, đều là do chạy theo cảnh mà sanh). Lại nói: “Niệm Phật, Bồ Tát danh tự, lịch lâm chung nhân nhĩ căn, hoặc văn tại bổn thức” (Niệm danh tự của Phật, Bồ Tát, thoảng qua tai của người lâm chung, hoặc nghe nơi bổn thức). “Thức” ở đây là nói về thức thứ tám. V́ thế, Tỳ Lô Tam Ma Địa Pháp và Kim Cang Đảnh Liên Hoa Bộ Tâm đều nói: “Thị tâm vi hà vật? Phiền năo tập chủng tử, thiện ác giai do tâm. Tâm vi A Lại Da” (Tâm này là vật ǵ? Chủng tử tập phiền năo, thiện ác đều do tâm, tâm là A Lại Da). Luận Khởi Tín nói: “Tâm sanh diệt là do dựa trên Như Lai Tạng, cho nên có tâm sanh diệt. Cái gọi là bất sanh bất diệt, ḥa hợp cùng sanh diệt, chẳng một, chẳng khác, gọi là A Lê Da Thức (A Lại Da Thức)”. Tức là vô minh và pháp tánh cùng hợp làm nhân, chẳng phải là như vậy hay sao? Ngài Chân Đế xét theo danh, nên dịch là Vô Một Thức (無沒識, thức chẳng mất), [tức là] dựa theo ư nghĩa “chẳng mất” [của A Lại Da Thức]; c̣n ngài Huyền Trang xét theo nghĩa, bèn dịch thức này là Tạng Thức (藏識, cái thức có công năng chứa đựng), v́ nó có thể bao hàm chủng tử của các pháp. Ấy là do bản thể của Thức này bao gồm ba pháp Năng Tàng (có thể chứa đựng), Sở Tàng (được chứa đựng), và Chấp Tàng (có công năng chứa đựng chấp giữ), cho nên gọi là Tạng. Do vậy, sách Tông Kính Lục nói: “Bổn thức thứ tám rộng lớn vô biên, hiển lộ nguồn tâm không ǵ ra ngoài được, thông suốt bao hàm trọn khắp tánh tạng, chuyên ǵn giữ danh tự của chủng tử, là cái chủ yếu của tổng báo, là cái Thể để kiến lập hữu t́nh, là cái nhân để tạo lập Niết Bàn”. Dựa theo đó để làm Thể, th́ các pháp đều được thâu tóm, có thể nói là nắm lấy cổ áo th́ [thân áo phải xuôi theo], nắm lấy dây chài chính của cái lưới [th́ các mắt lưới đều căng ra].

          2) Nói đến “căn nguyên của mê và ngộ” th́ Khởi Tín Luận có nói: “Nương theo A Lê Da Thức bèn nói ‘có vô minh bất giác dấy lên, có thể thấy, có thể hiện, có thể giữ lấy cảnh giới’. Do vậy, gọi thức này là Sở Tri Y (cái dựa vào để nhận biết), v́ nó có thể làm căn cứ để có thể nhận biết các pháp là nhiễm hay tịnh. Nó c̣n được gọi là Chủng Tử Thức v́ có thể duy tŕ chủng tử của các pháp thế gian và xuất thế gian”. Đấy chính là như kinh Duy Ma đă dạy: “Tùng vô trụ bổn, lập nhất thiết pháp dă” (Từ cái gốc vô trụ mà lập hết thảy các pháp). Ngài Kinh Khê giảng: “Vô minh làm cội gốc của hết thảy các pháp. Vô minh chính là pháp tánh, vô minh lại lấy pháp tánh làm gốc”. Hăy nên biết: Các pháp cũng lấy pháp tánh làm gốc, pháp tánh chính là vô minh, pháp tánh lại lấy vô minh làm gốc. Pháp tánh chính là vô minh, pháp tánh không có trụ xứ. Vô minh chính là pháp tánh, vô minh không có trụ xứ. Tuy vô minh và pháp tánh đều vô trụ, nhưng chúng lại là cái gốc cho hết thảy các pháp. Đấy chính là đối với lẽ thường “vô trụ, vô tướng, Lư, Sự” v.v… mà lập ra hết thảy các pháp mê hay ngộ sai khác. Do đó, kinh Chiêm Sát dạy: “Đản tùng vô thỉ thế lai, dữ vô minh tâm câu, si ám nhân duyên huân tập lực cố, hiện vọng cảnh giới. Dĩ y vọng cảnh giới, huân tập nhân duyên cố, khởi vọng tương ứng tâm, kế Ngă, Ngă Sở, tạo tập chư nghiệp, thọ sanh tử khổ, thuyết bỉ Pháp Thân, danh vi chúng sanh. Nhược như thị chúng sanh trung, Pháp Thân huân tập nhi hữu lực giả, phiền năo tiệm bạc, năng yếm thế gian, cầu Niết Bàn đạo, tín quy nhất thật, tu Lục Ba La Mật đẳng, nhất thiết Bồ Đề phần pháp, danh vi Bồ Tát. Nhược như thị Bồ Tát trung, tu hành nhất thiết thiện pháp, măn túc cứu cánh, đắc ly vô minh thùy giả, chuyển danh vi Phật. Đương tri như thị chúng sanh, Bồ Tát, Phật đẳng, đản y thế gian giả danh ngôn thuyết cố, nhi hữu sai biệt, nhi Pháp Thân chi Thể tất cánh b́nh đẳng, vô hữu dị tướng” (Nhưng từ đời vô thỉ tới nay, do chung đụng với cái tâm vô minh, do sức huân tập của nhân duyên tăm tối mà hiện ra cảnh giới hư vọng. Do nương theo nhân duyên huân tập của cảnh giới hư vọng mà dấy lên cái tâm tương ứng với vọng, so đo Ngă và Ngă Sở, tạo tác, tích tập các nghiệp, hứng chịu nỗi khổ sanh tử, nói tới cái Pháp Thân ấy th́ gọi là chúng sanh. Nếu trong các chúng sanh như vậy, Pháp Thân huân tập hữu lực th́ phiền năo mỏng dần, có thể chán nhàm thế gian, cầu đạo Niết Bàn, tin tưởng, quy hướng Nhất Thật, tu hết thảy các pháp thuộc Bồ Đề phần như sáu Ba La Mật v.v… bèn gọi là Bồ Tát. Nếu trong các vị Bồ Tát như vậy, có vị nào tu hành hết thảy các thiện pháp viên măn rốt ráo, ĺa khỏi giấc ngủ vô minh, sẽ đổi tên là Phật. Hăy nên biết chúng sanh, Bồ Tát, Phật như vậy, chỉ là nói theo giả danh của thế gian mà có sai biệt. Chứ cái Thể của Pháp Thân rốt ráo b́nh đẳng, chẳng có tướng trạng sai khác). Do vậy biết: Chẳng thấu đạt thức tâm có đủ các đức ấy th́ cần phải duyên theo lư Chân Như để đoạn trừ chuyện tu nhiễm, tu ác trong chín pháp giới, làm sao gọi là “chẳng thể nghĩ bàn” cho được!

          V́ thế, sách Tông Kính Lục nói: “Thức này kiến lập hữu t́nh và vô t́nh, phát sanh nhiễm pháp và tịnh pháp. Nếu có hay biết, ắt chúng sanh giới sẽ dấy lên. Nếu chẳng suy tưởng, cái duyên của cơi nước sẽ sanh. Do nhiễm pháp mà xoay vần trong sáu nẻo, thuận theo tịnh pháp mà dự vào tứ thánh. Có thể nói đó chính là cái gốc của phàm và thánh, là nguyên do của căn khí. Hiểu rơ nguồn cội của cái thức này, pháp nào chẳng phải là ngộ? Chứng tâm tánh này, cảnh nào chẳng phải là thật!” Có thể nói là một môn tuyệt học, là căn nhà để dưỡng thần. Do vậy, lập cái Thể này làm cội nguồn của mê và ngộ, th́ mới tỏ rơ [dụng tâm của] Đại Sĩ đă phân thân trong các cơi nước nhiều như cát sông Hằng, ở trong biển sanh tử mà tùy cơ hướng dẫn, nhổ trừ tận gốc, cạn kiệt cái nguồn, chuyển mê thành ngộ, chính là v́ muốn hiển thị cái Thể pháp tánh chẳng sanh diệt này ở ngay trong vọng tưởng sanh diệt vô minh! V́ thế, ngài Nam Nhạc nói: “Đạo vốn chẳng xa, tánh hải chẳng xa, chỉ cầu nơi chính ḿnh, đừng t́m từ nơi nào khác” chính là nói đến điều này!

          3) Nói đến “bổn thức của Bồ Tát”, sách Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa nói: “A Lê Da Thức chính là Vô Một Thức, tức thức thứ tám, giống như có tùy miên phiền năo (do có Miên (phiền năo vi tế) liên tục, nên gọi là Tùy Miên) ḥa hợp hoặc cách biệt với vô minh mà phân định như vậy; đó là Bồ Tát Thức”. Đại Luận nói: “Trong tâm Bồ Tát, [thức thứ tám chẳng có phiền năo, vô minh], th́ gọi là Bát Nhă” chính là nói về nghĩa này. Bởi lẽ, cái thức này chính là cái gốc để Bồ Tát thấy tướng thù thắng của Phật. Do thân tướng cao minh của Như Lai đều có lượng bằng với hư không, bèn dùng nghiệp thức để thấy, dùng trung trí để quán. Do vậy, trên cung trời Đao Lợi, ngài Địa Tạng hợp nhất các phân thân để thấy Phật, chính là nhờ vào bổn thức này.

          Hơn nữa, thức này lại là cái gốc tương ứng với Trung Đạo, là cái nguồn để khởi lên sự giáo hóa. Điều này được diễn tả là “Xiển Đề chẳng đoạn điều thiện thuộc về Tánh Đức. Hễ gặp duyên, điều thiện sẽ phát khởi”. Đức Phật cũng chẳng đoạn tánh ác, [thị hiện] giống như ác để hóa độ. Nay Địa Tạng Đại Sĩ đă liễu đạt những chuyện tu ác của hạng Xiển Đề, toàn bộ cái Thể chính là lư “tánh ác”. Dẫu lệch vào một bên hay tà vạy, không ǵ chẳng phải là Trung Đạo, giải thoát từ ngay Ngũ Nghịch, hiện sắc thân trọn khắp, vào các đường giáo hóa, chỉ điểm nguồn mê này, khiến cho [chúng sanh] biết là b́nh đẳng. Chính nhờ vào bổn thức này mà dấy lên các sự hóa độ to lớn. Cái thức ấy thuộc vào địa vị ban sơ th́ gọi chung là Lại Da (A Lại Da Thức); đă dự vào quả vị th́ chỉ được gọi là Vô Cấu, bao gồm Bổn Trí lẫn Hậu Trí, là cửa nẻo để thành tựu lợi lạc cho ta lẫn người, công ấy há cạn cợt, ít ỏi ư? Do có ba nghĩa ấy, cho nên lập ra tánh thức chẳng thể nghĩ bàn, nay lấy nó làm chánh thể của kinh này.      

          Hỏi: Có vị sư cho rằng: “Tánh thức thuộc về Sự, chẳng nên coi nó là Thể! Phải nên nói đến cái Lư của thức tánh th́ mới đúng với ư nghĩa của Thể, ắt phải chuẩn theo tánh thức của kinh để lập. Tánh ấy chính là tập tánh hư vọng, sao có thể dựa vào đó để coi nó là cái Thể của kinh cho được? Lời ấy rất thích đáng, thầy lại cho là chẳng phải như thế, tức là dựa vào đâu để nói nhỉ?

          Đáp: Ư chỉ “tánh thức là Thể”, xét theo ư nghĩa th́ có bằng chứng. Lập tánh thức [làm Thể] th́ có kinh văn để làm chứng. Như ngài Thiên Thai giải thích chữ “vô trụ bổn” của kinh Duy Ma, đă coi cả hai thứ pháp tánh và vô minh đều là gốc. Điều này đă được trích dẫn, cho nên không bàn tới nữa! C̣n như sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa giải thích hai Đế (Chân Đế và Tục Đế), đă coi pháp tánh là Chân Đế, c̣n vô minh và mười hai nhân duyên là Tục Đế. Tục ấy chẳng phải là Sự th́ là ǵ vậy? Đấy chính là Sự từ ngay nơi Lư, đă gọi là “lư độc, tánh ác”, cũng gọi là “tánh nhiễm tùy duyên”. V́ thế, sách [Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa] Thích Thiêm viết: “Vô minh là khởi thủy của sự mê muội lẽ chân, pháp tánh hoàn toàn diễn nói vô minh từ vô thỉ đến nay có bao giờ chẳng phải là Chân!” Tục là bách giới thiên như, Chân là đồng cư nhất niệm. Cần phải biết do là cùng một tánh, cho nên mới có thể đồng cư nhất niệm. Sách Phụ Hành nói “tam thiên chẳng ngoài một niệm pháp tánh, tam thiên chẳng ngoài một niệm vô minh” là nói về ư này. Huống chi tông Thiên Thai giải thích chữ “tâm tạo” trong kinh Hoa Nghiêm có hai ư:

          1) Một là xét theo Lư, Tạo tức là trọn đủ.

          2) Hai là xét theo Sự, Tạo chính là tạo thành sự biến đổi trong ba đời v.v…

          Thế nhưng phải do Lư vốn đủ th́ mới Dụng về mặt Sự. Do đó, pháp tánh nhờ vào sức của vô minh th́ mới thành nhiễm pháp trong sáu đường. Nay lập “tánh thức là Thể” chính là v́ người lợi căn sẽ từ ngay nơi Sự mà hiển Lư. V́ vậy, kinh Đại Thừa nói: “Mười hai nhân duyên được gọi là Phật Tánh. Vô minh và ái là hai thứ trung gian, tức là Trung Đạo”, nhưng Lư chẳng tồn tại riêng biệt mà [hiện diện] trọn khắp trong Sự. Nay toàn thể Sự đă là Lư th́ Thức chính là Tánh, sao không thể chấp thuận coi nó là Thể được ư? V́ thế biết thức tánh hay tánh thức đều có thể làm Thể. Nhưng ở đây, lại xét theo khía cạnh mê của A Lại Da thức, lấy vô minh làm gốc để lập luận. [Như vậy] th́ đă phù hợp kinh luận, lại c̣n chẳng trái nghịch lời bảo ban của Tổ. Nếu cứ nói “tánh chất của tánh thức là tập tánh hư vọng th́ là chưa đúng ư”, c̣n nói ǵ được nữa? Bởi lẽ, tập tánh hư vọng một mực vô định, nay lại c̣n quở trách nó là vô định ư? Nó đă là hư vọng, th́ chí tánh tiếp đó do có tánh chất vô định th́ cũng là hư vọng. Đă là tánh hư vọng, dùng “chí” làm chi nữa? Cần phải biết tánh ấy chính là pháp tánh. Pháp tánh đă bị vô minh che phủ, toàn bộ Thể đều thuộc về vọng. Do vậy, nói “tánh thức”, há chẳng phải là ư nghĩa “Chân Như tùy duyên” ư? V́ thế, sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa dẫn kinh Kim Quang Minh [để lập luận] như sau: “Thể tướng của vô minh vốn tự chẳng có, do vọng tưởng làm nhân duyên ḥa hợp mà có. Chẳng khéo tư duy những ǵ được tạo tác bởi tâm hạnh, như nhà ảo thuật ở ngă tư biến huyễn các thứ như voi, ngựa, anh lạc, con người, vật dụng v.v… Kẻ si bảo những thứ đó là chân thật, người trí biết chúng chẳng thật. Vô minh huyễn hóa y báo và chánh báo trong lục đạo”. Hăy nên biết chúng vốn tự chẳng có, mà là do vô minh dấy khởi. V́ thế nói “lục đạo sai biệt, chẳng tự tại” v.v… đều là do cái một niệm tâm vô minh lưu xuất. Do vậy, lấy điều này (tánh thức) làm Thể, chính là nhằm chỉ điểm cái mê trước kia, tạo thành cái ngộ trong hiện tại để giải quyết hết sạch chuyện tu nhiễm, tu ác v.v… Tức là duyên theo Phật Tánh, theo đường trở lại nhà, [đó] gọi là “chẳng thể nghĩ bàn”. V́ thế biết: Dùng tánh thức làm Thể th́ mới khiến cho lục đạo phá vỡ cái vỏ vô minh, thành Pháp Tánh Thân. Do đó, trong phần khai thị chung, tôi đă nói: “Nay hăy để ngộ lại đó, chỉ luận định mê” chính là do ư này!

 

1.3. Minh Tông

 

          Thứ ba là nêu rơ “[dùng] hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn làm Tông”. Trong kinh này, ngài Văn Thù hỏi đức Phật: “Trong lúc tu nhân, Địa Tạng Bồ Tát đă làm hạnh ǵ, lập nguyện ǵ, mà có thể thành tựu chuyện chẳng thể nghĩ bàn?” Lại nữa, trong quá khứ chẳng thể nói kiếp trước, Đại Sĩ từng làm một vị đại trưởng giả, do thấy tướng hảo trang nghiêm của Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai; bèn hỏi đức Phật ấy đă làm hạnh nguyện ǵ mà đạt được tướng ấy? Lại như khi đức Như Lai tự kết lại tên kinh, [đă dạy]: Một là Địa Tạng Bổn Nguyện, hai là Địa Tạng Bổn Hạnh. V́ thế biết hai pháp Hạnh và Nguyện chính là tông yếu của kinh này. Nguyện đă được giải thích như trong phần trên. Chữ Giá Lê Da (Cārya) trong tiếng Phạn được cơi này dịch là Hạnh.

          “Hai pháp (Hạnh và Nguyện) ắt cùng lập” là như trong Đại Trí Độ Luận đă viết: “Hỏi: Các vị Bồ Tát do nghiệp hạnh thanh tịnh, [đáng lẽ] tự đắc báo thanh tịnh, v́ sao cần phải lập nguyện rồi mới đạt được? Ví như nhà nông [siêng năng cày cấy, vun xới bèn] thâu hoạch ngũ cốc, há cần phải đợi nguyện! Đáp: Làm phước mà chẳng có nguyện, sẽ chẳng có ǵ để kiến lập. Nguyện là người hướng dẫn, lèo lái, [do nguyện] sẽ có thể đạt được thành tựu. Nay chuyện trang nghiêm Phật giới là chuyện to lớn, chỉ hành công đức, sẽ chẳng thể thành được. Cần phải có nguyện lực! Ví như sức ḅ tuy có thể kéo xe, cần phải có người điều khiển th́ mới có thể đến đích. Nguyện thanh tịnh thế giới cũng giống như vậy”. Nhưng các vị Bồ Tát thuộc tứ giáo có hai loại nguyện Thông và Biệt; đối với sự ban vui bèn không ǵ chẳng phải là thượng, trung, hạ sai khác. Hạ nguyện sẽ tạo thành nhân duyên của sự vui trong thế gian thuộc đời này. Trung nguyện là nhân duyên tạo thành sự vui trong đời sau. Thượng nguyện là nhân duyên ban niềm vui Niết Bàn. Nay đă chỉ rơ bộ loại và giáo môn, tâm yếu trong việc lập nguyện chỉ là “nương theo Nhất Thừa tối thượng, khiến cho pháp giới chúng sanh cùng đắc A Nậu Bồ Đề”.

          Phát nguyện đă như vậy th́ hành hạnh cũng thế, nhưng hạnh tướng có nhiều môn. Nêu đại lược ba pháp là Giới, Định, Huệ, đấy là chiếc thang hoặc thềm bậc để xuất thế, là khuôn phép trong Phật pháp. Trụ trong ấy th́ là Lục Độ. Kinh Pháp Hoa nói: “Vị cầu Bồ Tát đạo giả thuyết, ưng Lục Ba La Mật, độ sanh tử lưu, đăng Niết Bàn ngạn, quảng tắc vạn hạnh, năi chí bách thiên vạn ức” (V́ người cầu đạo Bồ Tát mà nói, th́ hăy nên [nói pháp] Lục Ba La Mật, vượt gịng sanh tử, lên bờ Niết Bàn, nói rộng th́ là vạn hạnh, cho đến trăm ngàn vạn ức [pháp môn]). Đại Luận nói: “Khi Bồ Tát hành Bát Nhă, tuy biết các pháp có cùng một tướng, mà cũng có thể biết các thứ tướng của hết thảy các pháp”. Nay đều gom chung các pháp vào một bài kệ, cổ đức nói: “Nhận biết xem xét ứng với thế gian, rộng nói cương mục của muôn hạnh, suy tưởng khế hợp lư, chỉ xướng lên bốn câu cương yếu”. [Bốn câu ấy chính là như] Giới Kinh dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ư, thị chư Phật giáo” (Đừng làm các điều ác, vâng hành các điều thiện, tự thanh tịnh ư ḿnh, chư Phật dạy như thế). Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa giảng: “Các điều ác tức là bảy chi tội lỗi, nặng, nhẹ, chẳng đúng, chống trái. Giới ngăn ngừa những điều ác như thế. Các điều thiện chính là ba nghiệp thiện. Dù là tán thiện hay tĩnh thiện, phương tiện trước sau, công đức chi lâm[8] thảy đều thăng tấn, cho nên gọi là thiện”.

          “Tự tịnh kỳ ư” là phá các tà vạy, điên đảo, biết pháp môn chánh trợ của nhân quả thế gian và xuất thế gian. Có thể trừ tâm cấu (chất nhơ trong tâm, tức phiền năo), trừ sạch các tỳ vết, không ǵ hơn được Huệ. Ba thứ ấy (Giới, Định, Huệ) bao trùm trọn hết biển Phật pháp mênh mông, nhưng do quán sát căn cơ [mỗi chúng sanh có sự] ưa thích [khác nhau] mà hành thiện khác biệt. Do ứng theo cơ nghi của chúng sanh mà dạy hạnh [cho mỗi chúng sanh] mỗi khác. Do xét theo căn tánh, mà chia ra tín pháp sai khác, chỉ bày hành tướng, phân thành Biệt Viên khác biệt. Nay trước hết nói rơ Biệt Hạnh v́ nói đối ứng với Viên. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa đă nêu ra năm hạnh được nói trong kinh Niết Bàn:

          1) Thánh Hạnh, ư nói Giới, Định, Huệ là cái nhân để tự hành.

          2) Phạm Hạnh, tức là từ, bi, hỷ, xả, là sự hóa tha trong khi tu nhân (hai pháp này là hạnh nhân của bậc Địa Tiền Bồ Tát).

          3) Thiên Hạnh, nghĩa là từ Sơ Địa trở lên, chứng lư thiên nhiên Đệ Nhất Nghĩa Thiên. Từ lư thành hạnh, cho nên gọi là Thiên Hạnh (đây là hạnh của bậc Địa Trụ).

          4) Anh Nhi Hạnh, tức là thị hiện hạnh giống như bảy phương tiện mà tam thừa đều tu tập.

          5) Bệnh Hạnh, tức là thị hiện thân tướng có ba thứ chướng giống như chín pháp giới (hai hạnh này đều là hạnh từ quả mà ứng khởi. Do cùng sanh về bên thiện, nên gọi là Anh Nhi Hạnh, do đại từ căn mà phát khởi. Do giống như thuộc về bên phiền năo, nên gọi là Bệnh Hạnh, phát khởi từ đại bi căn).

          Nay Địa Tạng Đại Sĩ thấy các chúng sanh phá giới, tạo tội, đánh mất sự vui sướng trong nhân thiên và niềm vui Niết Bàn, tức là biết Tập. Qua lại sanh tử, thọ báo trong ác đạo, tức là biết Khổ. Khổ và Tập trái nghịch Giới, Định, Huệ, tức là không có Đạo. Do không có Đạo, cho nên chẳng đắc Niết Bàn, tức là chẳng có Diệt. Bồ Tát muốn nhổ trừ Khổ và Tập, bèn phát khởi đại bi, dấy lên hai thệ nguyện. Do muốn ban bố Đạo và Diệt, mà dấy khởi đại từ, hưng khởi hai thệ nguyện. Đă phát thệ nguyện rồi, kế đó bèn tu hành Tam Học, Lục Độ. Hạnh nguyện như thế đó để thành tựu chúng sanh, thanh tịnh cơi Phật. Nhưng Hạnh được gọi là tiến hướng; nếu chẳng có trí, sẽ chẳng tiến lên trước được. Trí giải hướng dẫn Hạnh, [hạnh tà vạy] chẳng phải là do cảnh chẳng chánh. Trí là mắt, Hạnh là chân, đến được ao thanh lương; nhưng Giải là cái gốc của Hạnh, Hạnh có thể thành tựu Trí. V́ thế, Hạnh măn th́ Trí sẽ viên. Trí có thể hiển Lư, thấu tột Lư th́ Trí sẽ dứt. Cần phải là như thế; nếu không, sẽ chẳng phải là diệu hạnh. Nay Đại Sĩ thông đạt tu ác tức là tánh ác”. Tánh ác dung thông, tùy ư nhiếp tŕ tánh thiện của Phật giới, chiếu hết thảy tội tướng, không ǵ chẳng phải là Thật Tướng. Thập Ác, Ngũ Nghịch, Tứ Trọng, Bát Tà[9] đều là các pháp môn thuộc về “Lư độc”, đều là tác dụng vốn có của tánh nhiễm. Dùng diệu hạnh này để giáo hóa quần sanh. Hiểu tánh thức này là cảnh thể được chiếu, được hiển lộ. Dùng trí hạnh này làm diệu tông để có thể chiếu, có thể hiển lộ. Thoạt đầu là duyên theo Thật Tướng tạo cảnh th́ chính là Trung, không ǵ chẳng chân thật. Pháp giới của chính ḿnh, Phật giới, và chúng sanh giới cũng thế. Ấm Nhập đều Như, chẳng có khổ để có thể bỏ. Vô minh trần lao chính là Bồ Đề, chẳng có Tập để có thể đoạn. Lệch về một bên hay tà vạy đều là trung chánh, chẳng có Đạo để có thể tu. Sanh tử tức Niết Bàn, chẳng có Diệt để có thể chứng, thuần nhất Thật Tướng, chẳng có pháp nào khác. Đấy chính là lại có một hạnh gọi là Như Lai Hạnh, một hạnh là hết thảy các hạnh. Dùng trí để chiếu cảnh như thế, dùng cảnh để phát khởi trí. Quán Thật Tướng của nghiệp, thấy cội nguồn của tội. Pháp tánh vô minh, dung thông lẫn nhau, cùng mất đi, há chẳng phải là cái có thể quán chính là Nhất Tâm Tam Quán, cái được quán đều là Tam Đế nhất cảnh? Một mà luận thành ba, tuy là ba mà luận thành một, [tức là] ba pháp “cảnh, trí, hạnh” cùng gọi là Bí Tạng, như ba con mắt của thiên vương, như ba chấm của chữ Y [trong Phạn văn]. Dù một hay ba, đều chẳng khuyết giảm; tức Thể là cái Thể trong Thiền Tông. Do vậy, lấy “hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn” làm Tông.

 

1.4. Luận Dụng

 

          Điều thứ tư là luận định tác dụng “phương tiện chẳng thể nghĩ bàn”. Theo kinh này, đức Phật bảo Địa Tạng Bồ Tát: “Ngô ư ngũ trược ác thế, giáo hóa cang cường chúng sanh, linh tâm điều phục, phân thân thiên bách ức, quảng thiết phương tiện” (Ta ở trong đời ác ngũ trược, giáo hóa chúng sanh ương ngạnh khiến cho tâm họ đều điều phục, phân thân trăm ngàn ức, rộng lập các phương tiện). Ngài lại bảo TThiên Vương rằng: “Như thị Bồ Tát ư Sa Bà thế giới Diêm Phù Đề trung, bách thiên vạn ức phương tiện nhi vi giáo hóa” (Bồ Tát ở trong cơi Diêm Phù Đề của thế giới Sa Bà dùng trăm ngàn ức phương tiện để giáo hóa như thế đó). Ngài lại bảo đức Địa Tạng: “Nhữ tu bách thiên phương tiện, khuyến thị đẳng nhân” (Ông cần phải dùng trăm ngàn phương tiện để khuyên những người ấy). Lại nói: “Bồ Tát dĩ phương tiện lực, bạt xuất căn bản nghiệp duyên. Hựu Bồ Tát phương tiện lực cố, sử linh giải thoát” (Bồ Tát dùng sức phương tiện để dẹp trừ nghiệp duyên căn bản. Lại do sức phương tiện của Bồ Tát khiến cho họ đều được giải thoát). Ngài Địa Tạng tự nói: “Ngă diệc bách thiên phương tiện, độ thoát thị nhân đẳng” (Con cũng dùng trăm ngàn phương tiện độ thoát những người ấy). V́ thế, lấy phương tiện làm Dụng của kinh này.

          Chữ Âu Ḥa Câu Xá La (Upāyakauśalya) trong tiếng Phạn, được cơi này dịch là Phương Tiện (方便). Tổ Trí Giả đă dùng ba ư để giải thích từ ngữ này [trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa]:

          “1) Phương là phương pháp, Tiện là dùng được; [ư nói] khéo dùng các pháp để thuận theo căn cơ mà lợi lạc chúng sanh.

          2) Phương Tiện là Môn, Môn có nghĩa là ‘có thể thông qua’, tức là thông đến (dẫn đến) điều được thông. Phương Tiện là pháp quyền biến nhằm mở ra lối dẫn đến chân thật. Chân thật được hiển lộ nhờ công của Phương Tiện.

          3) Phương là bí mật, Tiện là diệu (hay khéo). Khéo đạt nơi phương pháp, đó chính là bí mật thật sự”.

          Hai cách giải thích trước trọn chẳng phải là ư của phẩm này; cách giải thích sau cùng chính là ư nghĩa của phẩm này”.

          [Đối với bộ kinh Địa Tạng này], cũng có thể dùng trọn cả ba ư đó. Chẳng hạn như những điều được nói trong kinh Duy Ma là khởi đầu cho thời Phương Đẳng. V́ thế, ngài Kinh Khê dùng chữ “tấn, thoái” để giải thích [Phương Tiện], dung thông với lời bàn định [Phương Tiện] là môn bí mật. Nay kinh Địa Tạng cũng thế, tuy chủ yếu là những đàm luận bí mật, mầu nhiệm, nhưng cũng nói kèm theo pháp môn. Ba cách giải thích đều trọn đủ, ngơ hầu có thể gồm trọn ư nghĩa chánh yếu của kinh này. V́ sao nói vậy? Ấy là v́ Địa Tạng Đại Sĩ trong các kiếp số nhiều như vi trần trước kia, đă hiện thân giáo hóa, khéo léo phù hợp từng căn cơ, chuyên dùng pháp thích ứng, đến khi thời cơ để hiển lộ Thật pháp đă đến, từ Quyền môn mà có thể nhập, phát khởi Bồ Đề tâm ngay trong A Lại Da Thức, chỉ điểm Như Lai Tạng trong cái tâm vô minh! Đấy là khéo léo thông đạt phương tiện, chính là điều bí mật chân thật của Pháp Hoa.

          Lại c̣n “một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một hạt bụi, ta đều dần dần độ thoát, khiến cho chúng sanh đạt được lợi ích to lớn” [trong kinh Địa Tạng] chẳng hề thua kém “giơ tay, cúi đầu, vun cát thành tháp, đều là do những điều thiện nhỏ nhặt mà thành Phật” trong kinh Pháp Hoa. Huống hồ nhóm họp đại chúng nơi cung trời, và hợp lại các phân thân [của Địa Tạng Bồ Tát] c̣n nhiều hơn cát sông Hằng, khiến cho ngài Văn Thù chẳng thể suy lường được [số lượng] những người đă thành Phật đạo [do Địa Tạng Bồ Tát hóa độ], có khác ǵ “phân thân dưới các cội cây, bậc thượng trụ Bồ Tát dường như từ dưới đất vọt lên” [trong hội Pháp Hoa].

          V́ thế, cả ba cách giải thích [chữ Phương Tiện] đều được gồm thâu, cho nên biết Đại Sĩ xuất Giả để lợi sanh, lấy phát Bồ Đề tâm làm nhân, vô duyên đại bi làm căn, không ǵ chẳng là phương tiện để rốt ráo lợi sanh. Nếu chẳng có phương tiện, sẽ như cứu kẻ chết đuối mà chẳng có thuyền; kẻ ấy đă khó thể thoát thân, mà chính ḿnh cũng bị ch́m lỉm! Nếu có phương tiện, sẽ ngồi thuyền cứu người chết đuối, ta lẫn người đều ổn thỏa, già trẻ đều vui vẻ. Suốt ngày cứu bạt như vầng trăng báu dời chuyển chẳng ngừng trên hư không. Ức kiếp độ người, hệt như bóng nhạn bay qua nước, chẳng lưu lại dấu vết. Lại là phương tiện khác lạ để giúp hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. Dụng có công năng thành tựu Tông, Tông có sức hiển lộ Dụng. V́ thế, biết phương tiện chính là diệu dụng của ḷng từ bi ban bố và cứu bạt. Do vậy, lấy phương tiện chẳng thể nghĩ bàn làm lực dụng [của bộ kinh này].

 

1.5. Phán giáo

 

          Điều thứ năm: “Phán định đ-hồ vô thượng là giáo tướng”. Hễ nói đến giáo, th́ đều nói theo đường lối chung, nhưng hễ có sự chỉ bày, phân định, phán quyết, biện luận, diễn tả th́ đều gọi là Giáo. Sách Tứ Giáo Nghĩa nói: “Phàm nói đến Giáo th́ có nghĩa là nói đến những ǵ có thể diễn tả Lư, giáo hóa chúng sanh, nói ra cái Lư có thể diễn tả ḥng chuyển hóa cái tâm của chúng sanh. V́ thế gọi là Giáo. Chuyển Hóa có ba nghĩa: Một là chuyển ác thành thiện, hai là chuyển mê thành giải (thấu hiểu), ba là chuyển phàm thành thánh”. Nay Địa Tạng Đại Sĩ hiện thân trong lục đạo, đối với bốn điều chẳng thể nói, bèn dùng Tứ Tất Đàn để ứng duyên, tùy cơ thuyết giáo, chuyển hóa cái tâm của chúng sanh, đại khái chẳng ra ngoài ba điều ấy (ba thứ chuyển hóa vừa được nói trên đây). V́ thế, dựa theo những điều ấy để phán định giáo tướng.

          Hỏi: Đại sư dùng Tam Chiếu[10] của Hoa Nghiêm, tách ư nghĩa của b́nh địa (đất bằng) thành ba nghĩa. Lại dùng ngũ vị của Niết Bàn[11] để đối ứng với Tam Chiếu của Hoa Nghiêm. Hai nghĩa của hai kinh thành tựu lẫn nhau, dùng đó để phán định giáo pháp suốt một đời đức Phật gồm tất cả năm thời:

          1) Thời Hoa Nghiêm (đặt tên dựa theo kinh).

          2) Thời Lộc Uyển (đặt tên dựa theo nơi chốn).

          3) Thời Phương Đẳng (đặt tên theo pháp).

          4) Thời Bát Nhă.

          5) Thời Niết Bàn (đều dựa theo kinh để đặt tên).

          Bốn thời trước sau được phán định theo vị [của sữa] th́ có nhất định; những pháp chẳng thuộc vào thời trước hay thời sau [của thời Phương Đẳng] đều phán định thuộc thời Phương Đẳng, như các kinh Kim Quang Minh, Thắng Man, Đại Tập, Lăng Nghiêm v.v… thuộc về thể lệ này. Nay kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cũng đáng nên thuộc vào thời thứ ba, tức thời Phương Đẳng, cớ ǵ lại phán định thuộc loại đ-hồ vậy?

          Đáp: Điều này có căn cứ. Dựa theo sách Phật Tổ Thống Kỷ, đại sư [Chí Bàn] nói: “Vào năm thứ năm mươi ba, tức năm Nhâm Thân (thời Châu Mục Vương)[12], đức Phật trước hết đă lên trời Đao Lợi, an cư ba tháng, sai ngài Văn Thù đến chỗ Phật mẫu, [thỉnh Phật mẫu] tạm khuất ḿnh đến lễ kính Tam Bảo. Phu nhân Ma Da nghe nói, sữa tự tuôn ra, chảy thẳng tới miệng đức Phật; bà bèn cùng với ngài Văn Thù đến chỗ đức Phật. Đức Phật thuyết pháp cho bà, khiến cho bà đắc quả Tu Đà Hoàn. Ba tháng sắp hết, đức Phật sắp nhập Niết Bàn. V́ vậy, Đế Thích biến ra ba cái thang báu. Đức Phật từ biệt mẹ, dẫn theo đại chúng giáng hạ, trở lại Kỳ Hoàn (tinh xá Kỳ Viên) (điều này trích từ Phật Thăng Đao Lợi Kinh).

          Ngài Đông Hồ[13] giảng: “Theo kinh Hành Pháp, [đức Phật nói] ‘ba tháng nữa, ta sẽ nhập Niết Bàn’. Do vậy suy ra Ngài bắt đầu hành pháp là ngày Rằm tháng Mười Một năm Tân Mùi. Theo kinh Thăng Đao Lợi, [đức Phật] an cư ba tháng, cho nên suy ra hành pháp xong, Ngài ngay lập tức lên Đao Lợi trong ngày hôm ấy. Xét theo kinh này, khi ba tháng sắp hết, Ngài muốn nhập Niết Bàn, tức là ngày Mười Bốn tháng Hai năm ấy, [từ trời Đao Lợi] Ngài giáng hạ Diêm Phù Đề rồi nhập Niết Bàn vào ngày Rằm. Do vậy, kinh Niết Bàn nói: - Ngày Rằm tháng Hai sẽ nhập Niết Bàn”. Nay kinh này là do đức Phật nói ra khi Ngài ở trên trời Đao Lợi, v́ mẹ thuyết pháp, đại chúng vân tập, hiện điềm lành, phân thân của ngài Địa Tạng nhóm họp. V́ thế, rơ ràng là kinh này đích xác [được nói] sau kinh Pháp Hoa, trước kinh Niết Bàn; chẳng thuộc vị đ-hồ th́ xếp vào vị ǵ đây?

          Hỏi: Xếp kinh theo thời như vậy th́ rất có căn cứ, nhưng xét ra kinh văn trước sau trọn chẳng có từ ngữ nói rơ, sao có thể nói là kinh này có cùng một thời, một vị với hai kinh kia (Pháp Hoa và Niết Bàn) cho được?

          Đáp: Pháp Hoa gồm thâu rộng lớn, Niết Bàn chọn lọc, những ǵ đáng ghi chép đều đă chép xong cả rồi. Nay đức Phật lên trời Đao Lợi là v́ ba sự:

          1) Một là v́ mẹ thuyết pháp ḥng báo ân sanh dưỡng, đền đáp đức cù lao, ngơ hầu khuyên nhắc những kẻ chẳng biết ân trong đời sau.

          2) Hai là v́ an ủi, từ biệt, để báo đáp các thiên thần đă ủng hộ trong suốt thời kỳ [đức Phật thị hiện thuyết pháp trong thế gian], và phó chúc các tỳ-kheo trong đời Mạt cho họ, dặn họ hăy bảo vệ cho các tỳ-kheo đừng gặp ma sự.

          3) Ba là v́ lục đạo khổ sở, chẳng có thuở mong thoát ra được mà phó chúc ngài Địa Tạng dạy dỗ, bảo vệ họ, đợi cho đến khi đức Di Lặc hạ sanh, chính là v́ hiển thị ḷng từ bi của Phật thấu đến các kiếp sau.

          [Vậy th́] cần ǵ phải có những đoạn văn nói rơ ràng, dứt khoát [thuộc về thời giáo nào] th́ mới chấp nhận [kinh này] thuộc về vị đ-hồ! Hăy nên dùng các kinh như Tượng Pháp Quyết Nghi, Hành Pháp v.v… để phỏng theo mà xem xét th́ các mối nghi sẽ tự dứt!

          Hỏi: Ngài Cô Sơn phán định kinh Lăng Nghiêm thuộc vị đ-hồ, v́ cái Nghe trong kinh ấy giống như tri kiến của Phật trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tợ hồ [lập luận như thế] có căn cứ. V́ sao ngài Đông Hồ chẳng nói sự giáo hóa suốt một đời [đức Phật] kết cục ở chỗ khai hiển, mà sự hay khéo khai hiển được quy vào công sức của Pháp Hoa?” C̣n như các kinh khác hễ nói đến viên pháp th́ đều là nghĩa lư đàm luận viên dung thuộc về tứ giáo trong thời Phương Đẳng, thế mà ngài Cô Sơn lại muốn coi kinh Lăng Nghiêm có cùng một vị đ-hồ với kinh Pháp Hoa, chẳng nghĩ kinh ấy thuộc về thời Phương Đẳng, tức là đă đánh mất ư chỉ thuần nhất chẳng tạp của Pháp Hoa! Nay xét ra, đức Địa Tạng tùy cơ thuyết pháp, hoàn toàn đáng nên thuộc loại tứ giáo cùng đàm luận [về lẽ viên dung] trong thời Phương Đẳng; nhưng nay thầy lại phán định [kinh Địa Tạng] giống như kinh Pháp Hoa, há chẳng phải là phạm lỗi giống như ngài Cô Sơn ư?

          Đáp: Trong kinh Lăng Nghiêm, phần kinh văn [trần thuật] khách chủ gạn hỏi, biện định cái Thấy nơi tâm, đích xác là tiếp nối phong cách chỉ trích, quở trách [những kiến chấp thiên, tiểu] của thời Phương Đẳng. Sau đó, kinh dạy về ba khoa, bảy đại, hoàn toàn phù hợp với cách nói “quét sạch các tướng” của thời Bát Nhă. C̣n như do kinh ấy biện định về cái Nghe mà bảo là [kinh Lăng Nghiêm] tương ứng với kinh Diệu Liên Hoa, đáng thuộc về thời Pháp Hoa sau đó, th́ đấy chính là nghĩa lư [thời trước] dung thông với thời sau trong năm thời”, há nên phán định kinh ấy giống như kinh Pháp Hoa? Ngài Đông Hồ đă bác bỏ thuyết ấy, văn lẫn nghĩa [trong lời biện định của ngài Đông Hồ] đều thỏa đáng. Nay kinh Địa Tạng này được thuyết trong một thời tại thiên cung, tùy cơ mà chỉ dạy, chính là những lời lẽ phô rơ Bổn và Tích[14], giống hệt như Pháp Hoa tỏ lộ Tích để hành Quyền, há giống như ngài Cô Sơn phạm lỗi [mâu thuẫn ư chỉ] “thuần nhất chẳng tạp” ư?

          [Vặn rằng]: Nếu là như vậy th́ kinh Du Hành trong Trường A Hàm cũng nói chẳng lâu sau, tức là ba tháng sau, đức Như Lai sẽ bát Nê Hoàn (nhập Niết Bàn), và cũng nói đến những chuyện sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, sao không phán định kinh ấy cũng thuộc vị đ-hồ vậy?

          Đáp: Chẳng thể coi là cùng một lệ được, v́ Tạng Giáo và Viên Giáo khác biệt vời vợi. Huống hồ những chuyện sau khi đức Phật nhập Niết Bàn trong thời A Hàm thuộc loại kinh văn chung cho cả năm thời, cho nên có thể thâu nhập vào bộ loại của kinh ấy (tức bộ A Hàm). Nay kinh này (kinh Địa Tạng) trọn chẳng có ư nghĩa hai loại thông (thông với thời sau và văn từ tương thông), sao có thể nêu ra kinh kia để bắt bẻ kinh này cho được? Do vậy biết kinh này nhất định lấy chuyện khai hiển (chỉ bày, tỏ lộ) vô thượng đ-hồ làm giáo tướng; nhưng đều nói là “chẳng nghĩ bàn”. Chuẩn theo những điều được nói trong kinh này th́ oai thần, thệ nguyện, trí huệ, biện tài, các thứ phương tiện của vị Bồ Tát này đều là chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế, tên kinh, Thể, Tông, Dụng của kinh này, mỗi điều đều xứng tánh, đều dựa trên “chẳng thể nghĩ bàn” mà kiến lập.

 

II. Quán Pháp

 

          Phần thứ hai là tŕnh bày chung về cách quán. Phái Sơn Gia[15] [của tông Thiên Thai] lập pháp bèn có Giáo và Quán. Giáo để mở ra Giải, c̣n Quán là để khởi Hạnh, như dầu và ánh sáng dựa vào nhau, như chân và mắt giúp nhau, sẽ từ bốn cửa mà vào được ao thanh lương. Những người truyền thừa giáo pháp này trong đời sau, há có nên giữ suông văn từ, chẳng hiểu quán hạnh ư? Một bánh xe, một cái cánh, sao có thể đi xa cho được? V́ thế, nay tôi lược thuật những điều chánh yếu, ngơ hầu [độc giả] xem kinh chẳng đến nỗi nói suông, mà sẽ cùng trở về bí mật tạng vậy.

          Giáo có Tạng, Thông, Biệt, Viên. Ba giáo trước là Quyền, là thô, một giáo sau cùng (Viên) là Thật, là vi diệu. Kinh này mở ra sự giải ngộ “viên thường, chánh tín, diệu thật”, do Quyền là cái Thô được khơi mở, c̣n Thật là cái Diệu có thể khơi mở. Đấy chính v́ giản trừ ba thô, hiển lộ một diệu. Quán có Tích Không Quán và Thể Không Quán, tức là Quán lần lượt theo thứ tự và không có thứ tự. Nếu xét theo thứ tự để đối ứng với tứ giáo th́ ba giáo đầu là có thể nghĩ bàn, một giáo sau là chẳng nghĩ bàn! V́ thế, nêu ra đủ cả bốn giáo là v́ muốn loại trừ những giáo có thể nghĩ bàn, ḥng hiển lộ giáo chẳng thể nghĩ bàn, nói trọn đủ là như các pháp Chỉ Quán v.v…

          Nay kinh này đă được nói sau kinh Pháp Hoa, chỉ nói về thuần viên diệu giải, để dấy lên diệu hạnh chẳng thể nghĩ ngợi! Tức là trong mười chương của sách Ma Ha Chỉ Quán, sáu chương đầu nhằm khai giải, bốn chương sau là khởi hạnh, cũng giống như vậy đó. V́ thế, phần kinh văn trong các phẩm như Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, Diêm Phù Nghiệp Cảm v.v… chính là dùng Không, Giả, Trung để hiển thị chuyện chẳng thể nghĩ bàn của đức Địa Tạng. Vậy th́ chủ thể để quán (năng quán) không ǵ chẳng phải là Nhất Tâm Tam Quán, đối tượng được quán (sở quán) không ǵ chẳng phải là Tam Đế nhất cảnh. Xét theo ư nghĩa, Tam Quán chỉ có ba loại:

          1) Một là dựa theo hạnh, tức là chỉ từ trong vạn cảnh mà quán nhất tâm. Vạn cảnh tuy khác biệt, nhưng lư diệu quán b́nh đẳng. Như quán các Ấm v.v… tức là xét theo ư nghĩa này.

          2) Hai là dựa theo pháp tướng, như phần kinh văn nói về quán Tứ Đế, Ngũ Hạnh. Nhập vào một niệm tâm, dùng đó để quán trọn vẹn.

          3) Ba là cậy vào sự tướng, như Vương Xá và Kỳ Xà Quật đều là đặt tên dựa trên Sự, mượn Sự để quán, ḥng hướng dẫn t́nh kiến chấp trước. Như [các pháp quán] Phương Đẳng, Phổ Hiền v.v… cứ phỏng theo lệ này sẽ biết.

          Giải thích cặn kẽ th́: Ư nghĩa của ba loại quán pháp này được chứa đựng trong các bộ sớ giải về kinh điển, tổ Thiên Thai dựa theo các bộ kinh Đại Thừa, lập ra bốn loại tam-muội, tu thập thừa quán pháp, trực tiếp hướng đến Ấm và tâm [để quán], hiển lộ pháp tam thiên. Đấy chính là ư nghĩa quán theo Hạnh (tức loại thứ nhất). Lại nương theo các kinh, từ các câu, chữ trong kinh mà xét theo pháp sự tướng, nhập tâm thành quán. “Cậy vào Sự” th́ tâm là cái có thể nương cậy (năng thác) nơi sự, c̣n những sự thuộc về chánh báo và y báo là đối tượng để nương cậy (sở thác). “Nương cậy pháp” (phụ pháp, 附法) th́ tâm là cái có thể nương dựa (năng phụ), các pháp môn là đối tượng được nương cậy (sở phụ). Đấy chính là ư nghĩa của hai loại quán Sự và quán pháp. Ngài Kinh Khê khảo sát, suy lường ư nghĩa này, lập ra ba loại tên v.v… Lại c̣n chỉ rơ: Phép quán sự tướng cũng chỉ nhằm giúp cho phép Quán theo hạnh được thành tựu đó thôi! Nay dựa theo đoạn văn ấy, nêu đại lược ba nghĩa:

          1) Nếu quán kinh này, tánh thức vốn là Như Lai Tạng, một niệm trọn đủ mười giới, trăm giới, ba ngàn tánh tướng. Điều này giống như Chỉ Quán lược bớt Giới và Nhập, chỉ c̣n quán gánh nặng Ngũ Ấm. Trong Ngũ Ấm như thế, trước hết lược bớt Sắc pháp, kế đó là lược bỏ các pháp tâm sở thuộc Thọ, Tưởng, Hành, chỉ quán Tâm Vương của thức thứ sáu, cho nên nói là “nhất niệm”. Do năm thức trước ắt phải nương theo thức thứ sáu là Ư Thức để đồng thời dấy lên th́ mới có thể chấp giữ cảnh, tạo nghiệp thiện hay ác. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Lục vi tặc môi, tự kiếp gia bảo, Ư Căn, tặc chi cừ khôi dă, công lực thậm đại. Dĩ đệ thất thức vi sở y căn, dữ tiền ngũ căn tương ứng ḥa hợp, tạo chư thiện ác chi nghiệp, giai nạp đệ bát thức trung, như thương khố thịnh vật, tùy thời xuất nạp” (Sáu thức làm môi giới cho bọn giặc, tự cướp đoạt của báu trong nhà. Ư Căn là thủ lănh của bọn chúng. Do thức thứ bảy làm cái căn cho thức ấy, cùng với năm thức trước (Nhăn, Nhĩ, Tỵ, Thức v.v…) ḥa hợp, tạo ra các nghiệp thiện hay ác, đều nạp vào thức thứ tám, như cái kho chứa các vật, tùy thời lấy ra hay gởi vào).

          Thức thứ bảy thường luôn chấp giữ Kiến Phần của thức thứ tám làm nội tự ngă. Ngă si, ngă kiến, ngă mạn, ngă ái, bốn loại Hoặc thường tụ tập, nên gọi là Nhiễm Ô Ư, v́ chúng nó nhuốm bẩn chân tánh, khiến cho thức thứ tám được đặt tên là Hàm Tàng Thức, hoặc A Lại Da Thức, nhằm chỉ rơ đây là tên gọi khi nó bị mê bởi vô minh. Nay quán thể tướng của vô minh vốn tự chẳng có, do nhân duyên vọng tưởng ḥa hợp mà có. Thể của nhân duyên hư huyễn, tướng của các pháp là vọng. Trung Luận nói: “Pháp sanh bởi nhân duyên, ta nói chính là không, cũng gọi là giả danh. Cũng gọi Trung Đạo nghĩa”. Ngài Tứ Minh nói: “Trước hết, xét theo hạnh th́ trực tiếp gom về một niệm quán mười giới, trăm giới, diệu pháp thiên như. Tuy chính là một niệm, ngàn pháp rành rành, nhưng toàn thể chính là Không, ở ngay nơi đây chính là Giả, nhưng chẳng phải là hai bên. Lại chính là song chiếu (chiếu cả Không lẫn Hữu), chẳng thể nói là một hay nhiều, há có thể suy nghĩ là Có hay Không? Dù là hai bên, hay chính giữa, đều chẳng thể suy tính được. Do vậy, trong địa vị Quán Hạnh, nếu đă tiến nhập sâu th́ thức thứ sáu và thứ bảy đều chẳng chấp Ngă, chẳng phân biệt Ngă Không và Pháp Không, chuyển thành vô lậu, cho nên Kiến Tư ô nhiễm, thô cấu rơi rớt trước. Từ đấy, tiến nhập Quán, giáo hóa chúng sanh, trở thành diệu Giả chẳng thể nghĩ bàn, phá Trần Sa vô tri. Tiến lên là phá vô minh, Ngă Chấp và Pháp Chấp bẩm sanh vĩnh viễn chẳng thể dấy lên được, thành tựu Vô Sanh Nhẫn, vô công dụng đạo, tùy ư lưu nhập, liền bỏ cái danh xưng A Lại Da để riêng nhận cái tên thanh tịnh. Nhưng phá Hoặc, hiển lộ tánh là do công năng của sáu thức”. Lời chỉ dạy của ngài Tứ Minh gần gũi, nhưng trọng yếu, là cái gốc của Sự, Lư, Giải, Hạnh. Như chặt cây mà t́m được gốc, châm cứu chữa bệnh t́m được đúng huyệt. Đây chính là cảnh chẳng thể nghĩ bàn trong Sơ Quán của mười thừa, gọi là Quán dựa theo hạnh.

          Nếu như cậy vào Sự, hoặc nhờ vào Pháp, th́ bèn dựa vào Nhân và Pháp trong tựa đề chung (tổng đề) [của kinh này] tức là Địa Tạng Bổn Nguyện để quán. Nay trước hết quán Bồ Tát là Nhân, như trong lúc hành nhân chiêm ngưỡng, lễ bái đức Địa Tạng, cúng dường hoa, hương, chẳng biểu thị quán pháp th́ dùng ǵ để dụng tâm? Nay chuẩn theo kinh Phật Thuyết Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La đă nói: “Ư Như Lai tiền, quán Địa Tạng Bồ Tát, đầu quan, anh lạc, diện mạo hy di, tịch nhiên mẫn niệm nhất thiết hữu t́nh. Tả thủ an tễ hạ, thác bát, hữu thủ phục hiệp chưởng hướng hạ. Đại chỉ niệp đầu chỉ, tác an ủy nhất thiết chúng sanh tưởng” (Ở trước đức Như Lai, quán Địa Tạng Bồ Tát, đầu đội măo, đeo chuỗi ngọc, diện mạo rạng rỡ, hoan hỷ, tĩnh lặng, nghĩ thương xót hết thảy hữu t́nh. Tay trái đặt phía dưới rốn ôm bát, tay phải th́ các ngón xếp khít lại, hướng ḷng bàn tay xuống dưới. Ngón cái chạm đầu ngón trỏ, tưởng Ngài đang an ủi hết thảy chúng sanh).

          Giải thích: Đầu chính là Nhất Thiết Chủng Trí, măo chính là Tỳ Lô pháp tánh. Anh Lạc (tiếng Phạn là Cát-do-la (Keyūra), hoặc Chỉ Do La), biểu thị Tổng Tŕ Tứ Đà La Ni (một là Pháp, hai là Nghĩa, ba là Chú Thuật, bốn là Nhẫn) nhằm biểu thị Chủng Trí do Pháp Tánh mà thành. V́ thế, có thể tổng tŕ hết thảy pháp môn. Diện mạo tươi sáng hoan hỷ, biểu thị tướng mạo từ bi được biểu hiện từ cái tâm; bởi đối với tướng nơi toàn thân, mặt là quan trọng nhất. Các pháp lấy Tâm làm Thể để nương tựa, tướng theo tâm mà sanh. V́ thế, dùng tướng để biểu thị cái tâm. “Tĩnh lặng”: Biểu thị Bồ Tát tự trụ trong Tam-ma-địa (Samādhi, Chánh Định). Lục đạo dùng khổ duyên để cảm; Bồ Tát dùng ḷng đại bi để ứng. Hai tay trái và phải biểu thị hai trí Quyền và Thật. Thật Trí tự chiếu Lư bên trong, Quyền Trí soi xét căn cơ bên ngoài. Ôm bát ở dưới rốn, biểu thị tánh thức trọn đủ Như Lai Tạng. [Cái bát ấy] bên trong rỗng không, bên ngoài có h́nh tṛn, biểu thị Tự và Tha đều cùng có Không Như Lai Tạng, trọn vẹn như thái hư, chẳng bị khuyết giảm. Bên trong [cái bát ấy] có thể chứa vật, biểu thị Bất Không Như Lai Tạng, trọn đủ tánh công đức nhiều như cát sông Hằng. Ngón cái chạm ngón trỏ, biểu thị mê và ngộ giống hệt như nhau, nhân và quả phù hợp để an ủi lục đạo chúng sanh chớ ưu năo!

          Kế đó, quán pháp Bổn Nguyện. Kinh Chiêm Sát dạy: “Nhược dục y nhất thật cảnh giới tu tín giải giả, ưng học tập nhị chủng quán đạo: Nhất, Duy Tâm Thức Quán; nhị, Chân Như Thật Quán. Duy Tâm Thức Quán giả, vị ư nhất thiết thời, nhất thiết xứ, tùy thân khẩu ư, sở hữu tác nghiệp, tất giai quán sát, tri duy thị tâm, tùy nhất thiết cảnh giới, tùy tâm hữu sở duyên niệm, hoàn đương sử tâm tùy trục bỉ niệm, linh tâm tự tri. Tri kỷ nội tâm tự sanh tưởng niệm, phi nhất thiết cảnh giới hữu niệm, hữu phân biệt dă, nhi nhất thiết cảnh giới vị tằng hữu tưởng, khởi ư phân biệt. Nhất thiết pháp duy tâm tưởng sanh. Nhược sử ly tâm, tắc vô nhất pháp, nhất tướng, nhi năng tự kiến hữu sai biệt dă. Tri duy vọng niệm, vô thật cảnh giới, vật linh hưu phế. Thị danh tu tập Duy Tâm Thức Quán. Chân Như Thật Quán giả, tư duy tâm tánh, vô sanh, vô diệt, bất trụ kiến, văn, giác, tri, vĩnh ly nhất thiết phân biệt chi tưởng, tiệm tiệm năng quá tứ không đẳng cảnh giới tướng, đắc Tương Tự Không tam-muội. Đắc thử tam-muội, Thức, Tưởng, Thọ, Hành năng phân biệt tướng, bất hiện tại tiền. Tùng thử tu học, vị thiện tri thức đại từ bi giả thủ hộ, trưởng dưỡng, ly chư chướng ngại. Cần tu bất phế, năng nhập Tâm Tịch tam-muội, phục năng nhập Nhất Hạnh tam-muội. Nhập Nhất Hạnh tam-muội dĩ, kiến Phật vô số, phát thâm quảng tâm, trụ kiên tín vị. Ư Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na, nhị chủng quán đạo, quyết định tín giải. Tùy sở tu học chư Thiền tam-muội chi nghiệp, vô sở nhạo trước, năi chí biến tu nhất thiết thiện căn Bồ Đề phần pháp. Ư sanh tử trung, vô sở khiếp úy, bất nhạo Nhị Thừa. Dĩ y năng tập, hướng nhị quán tâm, tối diệu xảo tiện, chúng trí sở y hành căn bản cố”

          (Nếu muốn nương theo cảnh giới Nhất Thật để tu tín giải, hăy nên học tập hai loại quán đạo: Một là Duy Tâm Thức Quán, hai là Chân Như Thật Quán.

          1) Duy Tâm Thức Quán nghĩa là trong hết thảy các thời, hết thảy các chỗ, đối với tất cả nghiệp đă tạo nơi thân, miệng, ư, thảy đều quán sát, biết chúng chỉ là tâm, thuận theo hết thảy cảnh giới, tùy theo cái tâm duyên niệm, lại khiến cho cái tâm truy đuổi niệm ấy, khiến cho cái tâm tự biết. Biết nó là tưởng niệm tự sanh trong cái tâm của chính ḿnh, chẳng phải là hết thảy cảnh giới có niệm, có phân biệt. Nhưng hết thảy cảnh giới chưa từng có tưởng, dấy lên phân biệt. Hết thảy các pháp chỉ do tâm tưởng sanh. Nếu muốn ĺa tâm th́ chẳng có một pháp, một tướng mà có thể tự thấy có sai biệt. Biết chỉ là vọng niệm, chẳng có cảnh giới thật sự, đừng để cho [sự quán sát ấy] ngưng bỏ. Đó gọi là tu tập Duy Tâm Thức Quán.

          2) Chân Như Thật Quán là tư duy tâm tánh vô sanh, vô diệt, chẳng trụ trong “thấy, nghe, hay, biết”, vĩnh viễn ĺa khỏi hết thảy các tưởng phân biệt, dần dần có thể vượt khỏi tướng cảnh giới của tứ không, đắc Tương Tự Không tam-muội. Đắc tam-muội ấy th́ tướng phân biệt của Thức, Tưởng, Thọ, Hành sẽ chẳng hiện ra trước. Từ đấy tu học, được thiện tri thức đại từ bi thủ hộ, trưởng dưỡng, [cho nên] ĺa các chướng ngại, siêng tu chẳng bỏ, có thể nhập Tâm Tịch tam-muội, lại có thể nhập Nhất Hạnh tam-muội. Đă nhập Nhất Hạnh tam-muội, thấy Phật vô số, phát tâm sâu rộng, trụ nơi địa vị tín tâm kiên cố. Đối với hai thứ quán đạo là Xa-ma-tha (Chỉ) và Tỳ-bà-xá-na (Quán), quyết định tín giải, thuận theo các nghiệp Thiền tam-muội mà tu học, nhưng chẳng ưa đắm, cho đến tu trọn hết thảy các pháp thuộc thiện căn Bồ Đề phần. Ở trong sanh tử, chẳng khiếp nhược, sợ hăi, chẳng ưa thích Nhị Thừa, do có thể tu tập dựa theo hai thứ quán tâm. Hai thứ quán tâm ấy là phương tiện xảo diệu nhất, là căn bản để các trí nương vào mà hành).

          Dựa trên hai pháp Quán ấy, cùng với ba thứ quán pháp của tông này (tông Thiên Thai) sẽ chẳng có chút sai quấy nào. Nương nhờ Sự, hoặc nương cậy pháp, hoặc là Sự Quán dựa theo hạnh sẽ giống như Duy Tâm Thức Quán. Lư Quán do dựa theo hạnh, sẽ giống như Chân Như Thật Quán. Đấy chính là pháp tự tu của đức Địa Tạng, lại c̣n dạy hết thảy hăy tu theo. Quán ba chướng Hoặc, Nghiệp, Khổ, đều là [quán] cái tâm này giống như cảnh, đều như huyễn hóa, há có ǵ là sanh tử lưu chuyển nữa ư? Sách [Ma Ha] Chỉ Quán nói: “Phát đại tâm (khuyên chúng sanh mê muội, điên đảo hăy tỉnh ngộ, thượng cầu, hạ hóa), tu đại hạnh (khuyên họ hăy mạnh mẽ, tinh tấn dứt ác làm lành), cảm đại quả (cảm quả sanh lên Phạm Thiên, quả báo mầu nhiệm khiến cho cơi ḷng vui sướng), xé rách lưới lớn (kinh luận mở mắt cho con người, dung thông giải trừ những kết phược, thoát khỏi lồng giam), trở về đại xứ (pháp giới chẳng có đầu hay cuối, thông hay tắc, rỗng rang rạng ngời, chẳng bị ngăn ngại)”. Đấy chính là pháp bổn nguyện của đức Địa Tạng.

          Nhân và Pháp như thế đều ở trong một niệm tâm nhỏ nhoi, chính là Không, chính là Giả, chính là Trung. Tâm ta đă là như thế, chúng sanh và Phật cũng thế. Nhưng chúng sanh quá rộng, Phật pháp quá cao, sơ tâm khó thực hiện được, chỉ quán sự cao rộng nơi cái tâm của chính ḿnh, ḥng lănh ngộ sự thánh ứng vô cùng. Do cơ đă thành thục, bèn dẫn đến sự cảm vời, bèn đạt được đại lợi; v́ thế, cần phải quán tâm. Sách Quán Âm Huyền Nghĩa nói: “Trong Ma Ha Diễn (Đại Thừa), thoạt đầu là từ sơ tâm cho đến cuối cùng là hậu tâm, thường quán Nhân và Pháp đều Không. Do quán Nhân Không, tức là chủng tử của liễu nhân; quán Pháp Không, tức là chủng tử của duyên nhân”. V́ thế, Luận nói: “Thoạt đầu là giác Nhân Không, cuối cùng giác Pháp Không. Do quán Nhân và Pháp đều là Không, liền biết ba thứ Phật Tánh. Phật từ sơ phát tâm, quán Nhân Không và Pháp Không, tu ba thứ Phật Tánh, trải qua địa vị Lục Tức, thành Lục Tức Nhân Pháp”. Nay quán Địa Tạng tức là Nhân và Pháp của bậc Phần Chứng Đẳng Giác. Hành nhân có thể quán Nhân và Pháp toàn là tự tâm, giống như Như Ư Châu, không ǵ chẳng trọn đủ. Tức là Không, Giả, Trung, khởi đầu từ Quán Hạnh cho tới Phần Chứng, là một mà hai, tuy hai mà một với bổn nguyện của đức Địa Tạng. V́ thế nói: “Chẳng biểu thị quán pháp th́ sẽ dụng tâm như thế nào?” Đấy chính là phương cách to lớn của phép Quán nương cậy Sự hoặc nương nhờ Pháp.

          Tổng Đề (danh xưng chung của cả bộ kinh, tức tên kinh này) đă là như vậy, th́ phần Biệt Văn (kinh văn của cả bộ kinh) cũng thế. Khởi đầu bằng Như Thị (như thị ngă văn) cho đến cuối cùng là “nhi thoái” (bèn lui ra), dù là Nhân hay Pháp, hoặc là thức tâm, hoặc thiện hay ác, hoặc là phàm hay thánh, tịnh hay uế, nhân hay quả, hương, hoa, ẩm thực, các thứ pháp môn sai biệt trong ấy, không ǵ chẳng thể nhập tâm thành Quán! Như phá vỡ một vi trần, xuất hiện kinh quyển to bằng cơi đại thiên. V́ thế, lắng nghe, đọc, tụng, lễ bái, cúng dường, tâm chẳng duyên theo pháp khác, từ trong tâm hiển lộ, phát khởi, mới xứng gọi là “toàn tánh khởi tu, toàn tu nơi tánh”, khỏi bị chê cười là kẻ nghèo kính trọng của báu [của người khác]. V́ thế, trước khi học vào kinh văn bèn chỉ điểm, dùng cái Thấy để lập giáo, chính là để quán tâm, cặn kẽ th́ như trong một giáo, đối với các bộ [kinh luận] lớn hay nhỏ, nếu muốn tu tập, cần phải thân cận bậc thầy tốt lành, diệu nhân Niết Bàn ở ngay nơi ấy mà thôi!

 

III. Biệt giải kinh văn

 

          Phần thứ ba là giải thích riêng về kinh văn. Kinh này được chia thành ba quyển, hoặc chia thành hai quyển là Thượng và Hạ, đều do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch, gồm mười ba phẩm. Nay trước hết là giải thích chung về tựa đề các phẩm; sau đó, sẽ thuận theo kinh văn mà giải thích ư nghĩa.

          Trước hết, giải thích phẩm Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông chính là Tự Phần. Nay không ghi là phẩm Tự mà gọi thẳng là phẩm Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông. Chữ Tự bao hàm ba loại [ư nghĩa] là Thứ Tự, Tự Do, và Tự Thuật:

          1) Phần đầu của kinh có năm sự, theo thứ tự mà an lập, th́ là Thứ Tự (phần Tự tŕnh bày sự việc theo thứ tự).

          2) Đức Phật thăng lên trời Đao Lợi v́ mẹ thuyết pháp, chư Phật, Bồ Tát như mây tụ tập đến, ngầm muốn khởi phát nhân duyên giáo hóa của đức Địa Tạng. V́ thế, đức Như Lai mỉm cười, phóng quang, trong mây quang minh lại phát ra âm thanh, lại triệu tập đại chúng trời, rồng, quỷ thần v.v… nhằm hiển phát nhân duyên độ thoát của đức Địa Tạng. Những điều ấy đều là Tự Do (phần Tự nhằm tŕnh bày duyên do của pháp hội giảng kinh).

          3) Đức Như Lai và Văn Thù hỏi đáp về số lượng đại chúng, nêu bật nhân duyên cứu độ mẹ của đức Địa Tạng. Đấy là Tự Thuật (tŕnh bày công hạnh).

          V́ thế, chỉ gọi [phẩm này] là Thần Thông Phẩm.

          Đao Lợi (忉利) nói cho đầy đủ là Đa La Dạ Đăng Lăng Xá (Trayastriṃśa), cơi này dịch là Tam Thập Tam (ba mươi ba). Tịnh Danh Sớ giảng: “Như Đế Thích trong thế gian này vào thời xưa kia, sau khi Phật Ca Diếp diệt độ, có một nữ nhân phát tâm tu bổ tháp. Lại có ba mươi hai người phát tâm giúp cô ta tu bổ. Do công đức tu bổ tháp, cô ta được làm Đao Lợi Thiên Chúa. Những người giúp tu bổ th́ làm quần thần pḥ tá. Vua và các đại thần được gọi chung thành Tam Thập Tam Thiên”. Điều này được nói trong Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh. Đế Thích trụ trong Thiện Pháp Đường Thiên, ba mươi hai cơi trời ở trên bốn đỉnh núi bao quanh, thường nói là Trụ Phong Thiên v.v… [Chư thiên trong] tiếng Phạn là Đề Bà (Deva), cơi này dịch là Thiên, [hàm nghĩa] “thiên nhiên, tự nhiên”, do họ hưởng vui thù thắng, thân thù thắng.

          “Cung”“khung” (, kiến trúc cao vọt lên), [hàm nghĩa] nhà xây có thể trông thấy vượt khỏi tường vây, cao vọt lên. Trên th́ cao vót, dưới th́ [các gian nhà được xây] vây quanh, người sống trong ấy. [Chữ Cung ()] trên là bộ Miên (, âm đọc là Miên, có nghĩa là nhà có mái che dài ra) giống như riềm che, dưới là hai chữ Khẩu (), giống như giới hạn giữa cách biệt giữa trong và ngoài. Sách Lập Thế A Tỳ Đàm chép: “Thành Thiện Kiến trên trời Đao Lợi, chu vi là bốn vạn mười ngàn do-tuần, vàng ṛng làm thành. Bốn mặt thành là lầu ngàn cửa. Thành vàng ở chính giữa là chỗ Đế Thích ở. Năm trăm cửa, trang hoàng bằng các thứ báu chẳng thể thuật trọn. Chính giữa thành là lầu báu gác chồng (lầu có nhiều tầng), tên là B́ Thiền Diên Đa. Lầu cao năm trăm do-tuần, rộng hai trăm năm mươi do-tuần… Lầu nhiều tầng B́ Thiền Diên Đa cao nhất, chính giữa là một căn nhà tṛn, rộng ba mươi do-tuần, chu vi là chín mươi do-tuần, cao bốn mươi lăm do-tuần, là chỗ ở của Đế Thích, toàn là do lưu ly tạo thành, xen kín các thứ báu. Như Lai lên ṭa ở nơi đây, v́ thánh hậu thuyết pháp, là chỗ để Ngài hiện thần thông khi ấy”.

          “Thần thông” có hai ư Thông và Biệt. Kinh Dịch nói: “Dương Âm bất trắc chi vị Thần. Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông. Thiên địa dữ đạo vi Thể dă. Kỳ diệu dụng viết Thần” (Âm và Dương chẳng thể suy lường được th́ gọi là Thần. Lặng lẽ, bất động mà hễ cảm bèn thông. Trời, đất cùng với đạo làm Thể, diệu dụng của nó gọi là Thần). Đấy là cách giải thích theo thế tục. Nay chuẩn theo kinh Anh Lạc dạy: “Thần danh thiên tâm, Thông danh huệ tánh. Thiên nhiên chi huệ, triệt chiếu vô ngại; cố danh Thần Thông” (Thần là cái tâm tự nhiên, Thông là huệ tánh. Trí huệ tự nhiên, chiếu thấu suốt vô ngại, nên gọi là Thần Thông). Thông có sáu loại: Một là Như Ư, hai là Thiên Nhăn, ba là Thiên Nhĩ, bốn là Tha Tâm, năm là Thức Túc Mạng Thông, sáu là Vô Lậu Thông. Ở đây, [thần thông trong phẩm này] chính là [đức Như Lai] mỉm cười, phóng quang, chư thiên cùng tụ tập, đều là diệu dụng từ huệ tánh chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai. V́ thế gọi là Thần Thông.

          Tiếng Phạn là Bạt Cừ (Varga), cơi này dịch là Phẩm, có nghĩa là những thứ cùng loại, tương đồng, được tụ tập trong một đoạn, cho nên gọi là Phẩm. Chữ này cũng là danh xưng chung [cho mỗi chương], do đức Phật tự nói ra, hay do người kết tập [kinh điển] đặt, hoặc do người dịch thêm vào. Nay xét cách phân chia phẩm, dường như phần lớn là do các vị dịch sư tự đặt. Do đây là phẩm khởi đầu trong các phẩm, nên nói là “đệ nhất” (dựa theo Phật Thăng Đao Lợi Thuyết Pháp Kinh th́ đức Phật an cư suốt ba tháng dưới cội cây Viên Sanh (Pārijāta, Ba Lợi Chất Đa) trong vườn Hoan Hỷ, tứ chúng vây quanh).

          Duyên do đă khởi, chánh sự hăy nên phô bày. Phân thân của đức Địa Tạng bèn thừa dịp nhóm tới. Chuyện này không ǵ chẳng đều v́ đức Địa Tạng. Do vậy, [phẩm thứ hai là Phân Thân Tập Hội] là khởi đầu phần Chánh Tông. “Thân” là cảnh vực, cung điện, là càn khôn riêng của mỗi người. Quả tim dường như ở giữa thân, là chủ tể của thân; nhưng chúng ta do nghiệp cảm vời, do vậy mà ḥa hội, nương vào ba duyên để tạo thành thể chất, gom Tứ Đại thành h́nh hài. Đấy chính là cái nguồn của các điều ác, là cái gốc của mọi nỗi khổ. Thân Bồ Tát sanh từ vô lượng công đức, từ Trung Đạo nghiệp thức mà hiện tướng hảo, quang minh, tức là Pháp Thân.

          “Phân” () là ban bố, khác biệt. Ví như biển là một nguồn, mà tách ra thành muôn gịng. Như một vầng trăng trên bầu trời, hiện bóng nơi trăm sông. “Tập” () là cùng nhau, là tụ lại; như trời sắp tối, các loài chim đều quay về, tụ tập trên cây nghỉ ngơi. “Hội” () là chung, là hợp lại. Sách Châu Lễ chép: “Thời kiến viết Hội” (Có dịp gặp nhau th́ là hội). Bởi lẽ, Phật nhật sắp lặn, đại địa sắp tối tăm, Bồ Tát điểu vương dẫn các loài cùng về chỗ đậu lại nghỉ ngơi, cùng nhóm lại gặp gỡ. Bởi lẽ, phân tán vốn là từ Thể khởi Dụng, từ Bổn hiện Tích. “Tập hội” là gom Dụng về Thể, gom Tích hội về Bổn. Đang trong khi phân tán, một là vô lượng. Nay tập hội, vô lượng là một. “Một là vô lượng” th́ một chẳng phải là một. “Vô lượng là một” th́ nhiều chẳng phải là nhiều. Một và nhiều vô ngại, cuộn lại (rút gọn lại) hay duỗi ra (mở rộng ra) tự do. Oai đức thần thông chẳng thể nghĩ bàn, cảm ứng đạo giao, chủ và khách nhóm hội tốt lành. V́ thế nói là phẩm thứ hai, Phân Thân Tập Hội.

          Phân thân của đức Địa Tạng đă nhóm họp, đức Như Lai xoa đỉnh đầu [Bồ Tát], bảo rằng: “Ông đă bao kiếp phân thân siêng khổ”, tạo nhân duyên an ủi Bồ Tát hăy cứu tế đời Mạt, nghĩ nhớ [đức Phật] đă phó chúc trên cung trời. Bồ Tát bèn hợp các phân thân lại, lănh nhận lời dạy, chờ cho đến khi gặp Di Lặc thọ kư, sẽ trọn hết thân mạng hộ tŕ. Ấy là v́ lục đạo chúng sanh trong pháp giới do Hoặc, Nghiệp, Khổ mà quay cuồng trong ba đường, đến nỗi trôi lăn trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh tam đồ! Nhưng nơi chúng sanh thọ khổ chính là cửa nẻo để Bồ Tát nhiếp hóa. V́ thế, tiếp đó nêu ra ba phẩm nghiệp duyên, nghiệp cảm, và danh hiệu địa ngục để làm đạo trọng yếu cho đồng thể từ bi, tạo cái duyên tốt lành cho đấng U Minh giáo chủ. V́ thế, nói [Địa Tạng Bồ Tát] chính là Tăng Thượng Duyên cho chúng sanh thành tựu Phật đạo, há phải là lời suông ư? Kinh Duy Ma chép: “Chư Phật giải thoát, đương ư chúng sanh tâm hạnh trung cầu” (Đạo giải thoát của chư Phật hăy nên cầu từ trong tâm hạnh của chúng sanh) là nói về điều này. Ba thứ chướng ấy lại bắt nguồn từ nhau và thành tựu lẫn nhau: Do Hoặc mà tạo nghiệp, do nghiệp mà chuốc khổ. Do vậy, ba phẩm liên tiếp xít xao theo thứ tự mà có.

          Nay trước hết là giải thích về phẩm Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên. Chữ Bộc Hô Thiện Na (Bahu-jana) trong tiếng Phạn được cơi này dịch là Chúng Sanh. Sách Pháp Hoa Văn Cú đă dựa theo ba cách giải thích trong kinh Trung A Hàm [để giải thích chữ Chúng Sanh]:

          1) Thuở kiếp sơ, Quang Âm Thiên hạ sanh thế gian, không có nam, nữ, tôn quư, hèn hạ, mọi người cùng sống trong cơi đời. V́ thế nói là Chúng Sanh. Đấy là nói theo thuở tối sơ.

          2) Nếu nắm giữ các Ấm bèn có “giả danh chúng sanh”. Đấy là căn cứ trên một giai đoạn thọ báo [để nói].

          3) Nếu nói thọ sanh khắp nơi th́ gọi là chúng sanh”, đấy là dựa theo sự lưu chuyển trong năm đường.

          “Nghiệp”: Tác động th́ gọi là Nghiệp. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Tạo tác, lo toan, vận dụng ba nghiệp, kiến lập các điều ác th́ gọi là Tác”. Luận theo lẽ thật, Thể (bản chất của nghiệp) chính là Tư (, suy nghĩ), suy nghĩ cho hành động nơi thân, suy nghĩ để nói năng, và chính sự suy nghĩ ấy, ba thứ đều được gọi là Nghiệp. V́ thế biết: Nơi thân không ǵ chẳng phải là nghiệp. Do suy nghĩ mà có hành động nơi thân v.v… th́ mới gọi là Nghiệp.

          “Duyên” là danh xưng để chỉ sự bắt nguồn, nương nhờ lẫn nhau, gần gũi (tức là phụ trợ cho) cái nhân có thể sanh khởi [ra cái quả th́ gọi là Duyên]. Thật ra, nó chính là cái tâm vô minh điên đảo đó thôi. Do tâm mà khởi nghiệp, do nghiệp mà thọ thân. Thân c̣n tạo nghiệp để nhận lấy h́nh hài, h́nh hài lại thuận theo sự sắp đặt của cái tâm mà thăng trầm theo nghiệp, khổ hay lạc là do cái tâm! Như bóng do h́nh mà cong hay thẳng, tiếng vọng do âm thanh mà to hay bé, chẳng sai sót mảy may! V́ thế, đức Phật bảo Trường Trảo Phạm Chí (Dirghanakha Brahmacārin) rằng: “Thế do tự nghiệp, nghiệp vi năng thọ. Nghiệp vi sanh xứ, nghiệp vi thân tộc, nghiệp vi sở y” (Cơi đời là do tự nghiệp, nghiệp là cái có thể nhận lănh. Nghiệp là chỗ sanh khởi, nghiệp là thân tộc, nghiệp là chỗ để nương vào). Kinh Đại Thừa nói: “Như mộc hữu hỏa, ngộ duyên tức phát, tắc tri hiện thế khổ lạc, do tiên thế nghiệp” (Như gỗ có sẵn lửa, gặp duyên bèn phát khởi (bốc cháy). Cho nên biết khổ hay vui trong hiện đời là do nghiệp từ đời trước). Nghiệp do tham, sân, vô minh, cho nên gọi là Chúng Sanh Nghiệp Duyên. Nhưng nghiệp có Thông và Biệt. Thông là khổ lạc trong mười pháp giới. Biệt th́ sự khổ dữ dội trong tam đồ, đều là cảnh được quán bởi Bồ Tát. Chủ thể có thể quán (năng quán) chính là trí tam quán của Bồ Tát.

          Trước hết, luận về Thông Quán, nói chung chẳng ĺa khỏi tự tâm. Như Kim Quang Minh Kinh Sớ viết: “Quán chắc thật một niệm tâm, tức Không, tức Giả, tức Trung, tức là ba thân. V́ sao vậy? Kinh Hoa Nghiêm nói: ‘Tâm như thợ vẽ khéo, tạo các thứ Ngũ Ấm’. Nếu tâm duyên theo chuyện phá giới, tức là thân địa ngục. Do không hổ thẹn, [lại c̣n] kiêu, mạn, nóng giận v.v… tức là thân súc sanh. Do siểm khúc [ḥng đạt được] tiếng tăm, nên là thân ngạ quỷ. Do ganh tỵ, cạnh tranh, th́ chính là thân Tu La. Do hành Ngũ Giới, ngăn ngừa Ngũ Ác, tức là thân người. Do Thập Thiện, ngăn ngừa Thập Ác, hành Thiền Định, ngăn ngừa tán loạn th́ là thân trời. Do vô thường, khổ, không, không vô tướng nguyện, tức là thân Nhị Thừa. Do từ bi, Lục Độ, tức là thân Bồ Tát. Duyên theo Chân Như Thật Tướng, tức là thân Phật. Thân trong mười pháp giới đều do tâm tạo; v́ thế, cần phải quán Duyên Khởi. Nếu quán riêng tam đồ địa ngục chúng sanh lên núi đao, lên non gươm, sẽ dẹp tan sắc tâm; quán ngạ quỷ nuốt nước đồng, ăn ḥn sắt nóng, uống máu, nuốt mủ, quán súc sanh đội mai, mang vảy nuốt nhau, chở nặng, kéo xe, mắt Từ đă thấy, tâm Bi liền cứu. Đă chỉ là do tâm tạo, vô tánh duyên sanh; tánh của duyên sanh vốn là không th́ nghiệp trong mười pháp giới há có thể đạt được ư?”

          V́ thế, quyển bốn mươi tám của kinh Hoa Nghiêm có nói: “Bồ Tát tri chư nghiệp, bất tùng tứ duy, thượng, hạ lai, nhi cộng tích tập, chỉ trụ ư tâm, đản tùng điên đảo sanh, vô hữu trụ xứ. Bồ Tát như thị quyết định minh kiến, vô hữu nghi hoặc. Chủng chủng chư nghiệp, nhi thật vô ngă, vô hữu ngă sở, lục thú quả báo, thập phương thôi cầu, tất bất khả đắc. Tùy hữu tu tập, tắc thọ kỳ báo. Thí như huyễn sư, huyễn hoặc nhân nhăn. Nhữ đẳng tích tại địa ngục, địa ngục cập thân, phi thập phương lai, đản do ư nhữ điên đảo ác nghiệp, ngu si triền phược, sanh địa ngục thân. Thử vô căn bản, vô hữu lai xứ. Kư quán nhất Ấm, không vô sở hữu, tắc linh thập giới, giai bất khả đắc” (Bồ Tát biết các nghiệp chẳng từ bốn phương, trên, dưới mà đến, nhưng chúng cùng nhau tích tập, an trụ nơi tâm, chỉ từ điên đảo mà sanh, chẳng có chỗ trụ. Bồ Tát thấy rơ ràng quyết định như thế, chẳng có nghi hoặc. Đủ mọi các nghiệp thật sự vô ngă, chẳng có ngă sở, đối với quả báo trong sáu đường bèn suy lường, t́m ṭi khắp mười phương, nhưng đều trọn chẳng thể được. Hễ có tu tập, bèn hưởng quả báo. Ví như nhà ảo thuật huyễn hoặc mắt người. Các ngươi trước kia ở trong địa ngục, mang thân địa ngục, chẳng do từ mười phương đến, chỉ v́ các ngươi bị ác nghiệp điên đảo, ngu si quấn trói, sanh làm thân địa ngục. Chuyện này không có căn bản, chẳng có chỗ đến. Đă quán một Ấm là không, vô sở hữu, th́ [sẽ nhận biết] mười pháp giới đều chẳng thể được). Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Quán thân do tâm, tâm do duyên khởi, sanh diệt nhanh chóng, chẳng thấy trụ xứ, tướng mạo, chỉ có tên gọi, mà tên gọi cũng là không. V́ thế, cần phải quán nghiệp duyên của chúng sanh”.

          Phẩm trên đây đă chỉ rơ “do Hoặc mà tạo nghiệp”, phẩm kế tiếp bèn nêu rơ “do nghiệp mà cảm quả” H́nh ngay th́ bóng thẳng, nguồn bẩn ắt gịng chảy đục ngầu! Đạo cảm ứng chẳng sai một mảy! Diêm Phù nói đầy đủ th́ phải là Diêm Phù Đề (Jambudvīpa), cơi này dịch là Thắng Kim (chất vàng thù thắng). Diêm Phù (Jambu) là tên một loài cây, Đề (Dvīpa) là từ ngữ chỉ một châu. Phía trên châu này có khu rừng mọc toàn loại cây ấy. Trong rừng có con sông, đáy phủ cát bằng vàng, gọi là Diêm Phù Đàn Kim (Jambunadasuvarṇa). Do cây Diêm Phù mà gọi [đại châu này] là Diêm Phù Châu. Có năm trăm tiểu châu vây quanh, gọi chung là Diêm Phù Đề.

          Sách Tây Vực Kư nói: “Nam Thiệm Bộ Châu (tức Nam Diêm Phù Đề), do cơi này [Trung Hoa] không có danh xưng tương đương, cho nên chẳng dịch nghĩa. Nếu chỉ ghi lại nghĩa theo văn tự mà dịch thành Uế Thụ (cây nhơ bẩn) th́ không thể hiện được ư nghĩa”. Nay chuẩn theo ngài Trường Thủy[16] có nói: “Nước quả Diêm Phù có thể biến vật khác thành vàng. Do nước ấy nhỏ xuống sông, đá bị dính nước ấy, biến thành vàng. Do vậy, lấy chuyện nước quả nhỏ giọt làm bẩn để làm danh xưng đẹp đẽ, chẳng lấy chuyện tiết Thu lá rụng bẩn ao để làm danh xưng xấu xí”. Tôi tra cứu, thấy Lập Thế A Tỳ Đàm[17] nói: “Xưa kia tại thành Vương Xá, có hai vị tỳ-kheo có sức thần thông, cùng kết bạn với nhau để đến xem cây ấy. V́ thế, họ đến chỗ cây đó, thấy quả đă chín, rơi xuống đất vỡ nát. Một vị tỳ-kheo bèn từ lỗ thủng ở cái cuống của quả mà thọc ngón tay vào trong, ngón dài nhất vẫn chưa chạm đến hạt, bèn rút ngón tay ra. Do bị nhuốm nước quả, móng tay đều đỏ. Khi đó, có một người tên là Trường Hĩnh (cẳng dài), đi tới bên cây, hái một quả đem về dâng lên đức Thế Tôn. Đức Phật nhận lấy quả ấy, bẻ thành nhiều miếng, chia cho đại chúng. Nước quả nhuốm tay Phật, đức Phật bèn dùng tay chà lên vách đá, đến nay sắc đỏ vẫn như xưa chẳng khác, vẫn ướt, chẳng khô, vết tay rành rành. Do xưa kia [đức Phật] đă tách quả thành từng miếng, nên gọi đá ấy là Phiến Phiến Nham”. Đoạn văn này đủ để chứng minh ư nghĩa “thấm nhuộm là Uế”.

          “Cảm” () là thiên cơ xúc động. Từ chữ Tâm () và chữ Hàm () mà ghép thành chữ Cảm, hàm nghĩa cơ cảm lẫn nhau. Con người và vạn vật trong trời đất có cùng một Thể. Chẳng phải là hai th́ cái ǵ là cảm? Chẳng phải là một th́ cái ǵ có thể cảm? Cảm sanh từ Tịch, v́ thế nói là “tịch nhiên bất động”. Do cảm bèn thông, tức là chủ vắng lặng mà cảm khách, người học hăy nên đặt vững cái căn cội tự nhiên này.

          [Chữ Cảm lại do] Tâm và Hàm [ghép lại] th́ có nghĩa là ǵ? “Hàm” là đều, tức là đều do trong tâm động mà có cảm. Luận Khởi Tín nói: “Do chẳng biết pháp Chân Như là một, cho nên bất giác tâm động. Hễ động bèn có khổ, v́ quả chẳng ĺa nhân”. Ngài Nam Nhạc nói: “Tùy duyên bất biến th́ gọi là Tánh. Bất biến tùy duyên th́ gọi là Tâm; há chẳng phải là do tâm động mà cảm ư?”. Kinh dạy: “Nhất thiết chúng sanh vị giải thoát giả, tánh thức vô định, vi thiện, vi ác, trục cảnh nhi sanh” (Hết thảy chúng sanh là những kẻ chưa giải thoát, tánh thức bất định, làm lành, làm ác, thuận theo cảnh mà sanh) là nói đến ư này. Nếu luận định chung th́ chúng sanh trong mười pháp giới đều là nghiệp cảm.

          Sách Ma Ha Chỉ Quán viết: “Nghiệp có ba loại là lậu nghiệp (của lục phàm), vô lậu nghiệp (của Nhị Thừa), phi lậu phi vô lậu nghiệp (của Bồ Tát), cảm vời ba cơi là Phần Đoạn, Phương Tiện, và Thật Báo. Báo do ba thứ phiền năo là Thủ Tướng (chấp giữ lấy tướng), Trần Sa, và Vô Minh”. Dựa theo đó, Như Lai đă đoạn Tam Hoặc, huệ nghiệp vô lậu thanh tịnh, cảm sanh trong cơi Tịch Quang.

          Sách Thập Di Kư nói: “Tông này khéo giải thích ‘tâm tạo’ của Hoa Nghiêm có hai nghĩa: Một là Lư tạo, tạo tức là trọn đủ. Hai là Sự tạo, thông cả ba đời, tạo thành mười pháp giới, tức là quá khứ tạo thành hiện tại, quá khứ và hiện tại tạo tương lai, hiện tại tạo hiện tại, đều do Lư trọn đủ th́ mới có Sự tạo. V́ thế, thân trong mười pháp giới, mỗi mỗi đều là toàn tánh khởi tu. Tuy toàn là tu, nhưng do nhân đă thành cảm quả, chẳng có sai sót. V́ thế, thân trong mười pháp giới đều có giả và thật, cùng với y báo, chẳng có một vật nào tự dưng dấy lên”. Kinh nói: “Vị kiến tha tác ngă thọ, ngă tác tha thọ, năi tự tác tự thọ nhĩ. Cố Phật cáo Thủ Ca trưởng giả vân: - Nhất thiết chúng sanh hệ thuộc ư nghiệp, y chỉ ư nghiệp, tùy tự nghiệp chuyển, dĩ thị nhân duyên, hữu thượng, trung, hạ sai biệt” (Chưa thấy người khác làm mà ta hứng chịu, ta làm mà người khác hứng chịu, mà là tự làm, tự chịu đó thôi! V́ thế, đức Phật bảo trưởng giả Thủ Ca rằng: “Hết thảy chúng sanh bị phụ thuộc, trói buộc bởi nghiệp, nương cậy nghiệp, bị xoay chuyển bởi nghiệp của chính ḿnh, do nhân duyên ấy mà có thượng, trung, hạ sai khác”) là nói về ư này.

          Hỏi: Nghiệp cảm thông thấu mười pháp giới, v́ sao lại chỉ nói về chúng sanh trong Diêm Phù?

          Đáp: Bồ Tát nhất định dùng mười loại thân[18] để lợi lạc chúng sanh, dùng bốn cơi để nhiếp hóa các hữu t́nh. Nay riêng nói Diêm Phù là v́ chúng sanh trong cơi này dễ tạo nghiệp cảm vời sự khổ cùng cực. V́ thế, bi tâm của Đại Sĩ riêng hướng về họ. V́ sao biết vậy? Trong các quốc độ khác, hoặc thuần là Bồ Tát, hoặc ba thừa cùng cư trụ, tức là phàm và thánh cùng chung sống, hoặc là tạo nghiệp nhẹ ít. Chỉ có cơi Sa Bà, hễ là chúng sanh ác nghịch không được mười phương quốc độ dung chứa th́ đều thác sanh trong cơi này.

          Lại nữa, đối với mỗi Tứ Thiên Hạ, [chỉ nói đến tội nghiệp nặng nề của Nam Diêm Phù Đề], trọn chẳng nói đến ba châu kia. Như kinh Trường A Hàm nói người ở châu Đông Phất Bà Đề (Pūrva-videha, Đông Thắng Thần Châu), kẻ đa dục th́ trong một đời chỉ hành dâm tới sáu, bảy lần; cũng có người tu hành cho đến chết, trọn chẳng có dục sự. Người ở Tây Châu (Apara-godānīya, Tây Ngưu Hóa Châu, Cù Đa Ni Châu) tạo nghiệp rất ít. Thánh nhân không sanh vào Bắc Châu (Uttara-kuru, Bắc Câu Lô Châu, Uất Đan Việt Châu); chỉ có người ở Nam Châu (Nam Diêm Phù Đề) khởi tâm động niệm, không ǵ chẳng phải là tội, dẫu đạt được thiện lợi, phần nhiều thoái thất cái tâm ban đầu. Nếu tạo ác duyên th́ niệm niệm tăng trưởng. Do vậy, đặc biệt nêu ra [nghiệp cảm của họ], càng thấy rơ đức Địa Tạng đại thánh do ḷng Từ b́nh đẳng, phân thân trong các cơi nhiều như cát sông Hằng, nhưng bi tâm riêng hướng về hữu t́nh của Nam Châu. V́ thế, nói ra phẩm thứ tư là Diêm Phù Chúng Sanh Nghiệp Cảm.

          Nghiệm cảm được luận định trong phần trên là luận chung mười pháp giới, nay luận riêng trong lục đạo. Xét trong lục đạo, ba đường lành khổ lạc xen kẽ, ba đường ác thuần khổ chẳng vui! Ngay như trong tam đồ, nỗi khổ của ngạ quỷ và súc sanh nhẹ hơn, nỗi khổ trong địa ngục dữ dội nhất. Kinh này nói: “Tội khổ chi sự, bất nhẫn xưng thuyết, bách thiên tuế trung, tốt bạch nan cánh” (Chuyện tội khô chẳng nỡ nói kể, dẫu nói trong trăm ngàn năm cũng khó nói trọn hết được). V́ thế, ngài Phổ Hiền nghe phẩm Nghiệp Cảm xong, liền hỏi tên gọi của địa ngục là do ư này. Lập Thế A Tỳ Đàm Luận nói: “Địa ngục, tiếng Phạn là Nê Lê Da (Naraka), âm đúng là Na Lạc Ca, hoặc là Nại Lạc Ca, cơi này dịch là Vô Hữu”. Tân Tỳ Bà Sa Luận nói: “[Sở dĩ gọi tên như vậy là] v́ các hữu t́nh ấy không vui vẻ, không yêu mến, vô vị, chẳng có lợi ích, không vui sướng”. Cựu Tỳ Bà Sa Luận gọi [địa ngục] là Bất Tự Tại, ư nói những tội nhân ấy bị ngục tốt A Bàng[19] câu thúc, chế ngự, chẳng được tự tại. Đấy là dựa theo ư nghĩa của chánh báo mà phiên dịch.

          Theo kinh này, địa ngục ở trong ba cái biển. Theo Tân Tỳ Bà Sa Luận, địa ngục ở phía dưới Thiệm Bộ Châu (châu Nam Diêm Phù Đề) này. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Địa ngục chánh nằm sâu hai vạn do-tuần dưới đất; c̣n các địa ngục phụ, hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở trong khoảng giữa núi Thiết Vi”. Nay do nói theo đa số, bèn gọi là địa ngục. Luận Tỳ Bà Sa lại nói: “Nam Châu có các địa ngục chánh và phụ. Hai châu Đông và Tây chỉ có địa ngục phụ, không có địa ngục chánh. Bắc Châu th́ địa ngục chánh lẫn phụ đều chẳng có. Người trong ba châu nếu tạo trọng tội, đều đến chánh ngục ở Nam Châu và các ngục phụ ở hai châu Đông và Tây v́ địa ngục chánh th́ nặng nề, địa ngục phụ th́ nhẹ nhàng hơn”.

          “Danh hiệu” [ở đây] là danh xưng của địa ngục. “Danh” là tự gọi, hay đặt tên cho các vật. Xưa kia, Hoàng Đế đặt tên gọi chánh thức cho trăm vật. Do coi [những danh xưng đă đặt ấy] là lẽ đương nhiên, nên gọi là Chánh. Nhưng trăm vật đông đảo, sao lại từ Tịch (,buổi tối) và Khẩu () [ghép thành chữ Danh ()]? Sách Châu Lễ nói: “Quan đại tư mă chưởng quản các danh hiệu [trong quân đội] là v́ đối với việc chỉ huy trong quân vào ban đêm, dẫu tối tăm [nhưng do dựa vào khẩu lệnh khác nhau] vẫn có thể phân biệt được”. “Hiệu” () là mệnh lệnh triệu tập của bề trên dùng để công bố tin tức quan trọng, giống như gió trong trời đất vậy. Nếu chẳng như vậy, sẽ không có ǵ để cổ vũ, hô hào mọi người, đó cũng là tên chung để gọi muôn vật, gom những cái khác biệt thành cái chung! Hay thay ư nghĩa tự đặt tên! Vua Diêm La bảo các tội nhân: “Các ngươi tự làm ác, chẳng phải là lỗi của cha mẹ, vua, trời, sa-môn, hay đạo nhân. Tội do chính các ngươi tạo, bất đắc dĩ v́ không đạt được vui sướng cho nên mới thôi! Nay [các ngươi] phải hứng chịu [những quả báo do tội lỗi ấy], bèn [dùng tên gọi của những quả báo ấy] làm danh xưng của địa ngục, đều là tự làm rồi tự đặt tên vậy”. Hay thay! Truyền lệnh thông báo tin như thế đấy!

          Nếu Diêm Vương chẳng lập danh hiệu địa ngục, sẽ dùng ǵ để cảnh tỉnh, răn đe tội nhân? [Quả báo trong địa ngục] tơ hào chẳng sai, [nêu ra danh hiệu địa ngục] nhằm cổ vũ [chúng sanh] hăy sửa ác, theo lành! Tuy ai nấy đều tạo tội riêng biệt, nhưng nhất loạt đọa vào địa ngục chẳng sai! Do gộp chung những điều khác biệt thành tương đồng mà đều gọi là địa ngục. Nhưng chữ Ngục () do chữ Ngôn () và hai chữ Khuyển (, chó) ghép lại, nhằm nói lên điều ǵ? Tranh căi! Như hai con chó tranh tiếng sủa. Đấy là nơi mất thân, mà cũng là nơi hồi tâm. Than ôi! Trong nhân gian, một kẻ bị giam vào ngục, sẽ khiến cho chín họ[20] kinh hoàng, thảng thốt. Lục thân đọa vào địa ngục, người nghe chuyện cứ ơ hờ, chẳng hoảng sợ, chẳng cảnh tỉnh, nhọc nhằn đức từ tôn Địa Tạng bao kiếp cứu bạt, ngục nào, ngục nấy càng tăng thêm! Đức Phổ Hiền thưa hỏi, xin [Địa Tạng Bồ Tát] nói ra, v́ thấy đại hạnh chẳng ngưng nghỉ, biểu thị bi tâm [của đức Địa Tạng] chẳng hề gián đoạn. Đấy chính là thâm ư thưa hỏi danh hiệu địa ngục vậy.

          Trong những phần trên đă trần thuật nghiệp duyên và nghiệp cảm của chính ḿnh, cho đến phẩm này, cũng được gọi là tam đạo, c̣n gọi là tam chướng. Sở dĩ nói ra điều này là v́ muốn khai hiển tam đạo, hoặc [chỉ bày] tam chướng chính là tam đức. Như sách Ma Ha Chỉ Quán viết: “Hỏi: Tam chướng và tam đạo đều chướng ba đức. Tam chướng khai thông tới cùng cực, th́ lẽ ra tam đạo cũng phải được khai thông tới cùng cực chứ? Đáp: Xét theo Sự, do Hoặc mà dấy lên nghiệp, do nghiệp mà cảm khổ, do khổ lại dấy lên Hoặc. Ba điều ấy là tu ác, tức là tánh thành ba thứ. Tánh [ở đây] là nói đến ba chướng, cho nên có đủ cả ba. Tu từ tánh mà thành, cho nên thành ra ba pháp. V́ thế, tu ác trong tam đạo và tam ác trong tánh dung thông, tùy ư thâu nhiếp tam đức tánh thiện trong Phật giới”. Do đó, đại sư nói: “Hăy nên biết tam đạo, Thể của chúng chính là chân Thường Lạc Ngă Tịnh, chẳng hai, chẳng khác với ba đức”. V́ thế, khổ đạo chính là Pháp Thân, phiền năo chính là Bát Nhă, kết nghiệp chính là Giải Thoát. Nêu ra ba phẩm ấy chính v́ muốn khai thông thô trí lâu xa trong tứ ác và thế trí của nhân thiên; đừng mở ra sắc tâm giả thật trong địa ngục. Nếu chẳng khai thông, ắt tri kiến của Phật vĩnh viễn bị vùi lấp trong bốn nẻo, mai một dài lâu trong đường trời, người. Ba phẩm được khởi lên khúc chiết, liên kết, một đạo khơi rạng đă thành; v́ thế, sức oai thần của đức Địa Tạng chẳng thể nghĩ bàn!

          Ba phẩm Chúng Sanh Nghiệp Duyên v.v… trên đây đă mở bày “tam đạo thành tam đức đều là do sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn của đức Địa Tạng”. V́ thế, đức Như Lai đối trước đại chúng trời, người, đặc biệt giăi bày, tán thán. Một là nhằm hiển thị thần lực từ bi của đức Địa Tạng từ vô số kiếp đến nay. Hai là khuyên chúng sanh trong đời vị lai cúng dường [Bồ Tát] sẽ được phước. V́ vậy mà có phẩm này. Tiếng Phạn Đa Đà A Già Đà (Tathāgata), hoặc [c̣n phiên âm] là Đát Thát A Kiệt, Hán dịch là Như Lai. Như Lai là giả danh. Danh ắt triệu vời cái thật, cho nên có Pháp, Báo, Hóa ba thân khác nhau. Kinh Kim Cang nói: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai giả” (Không từ đâu đến, mà cũng không đi đến đâu, cho nên gọi là Như Lai); đó là nói về Pháp Thân. Nếu bảo “Đệ Nhất Nghĩa Đế gọi là Như, Chánh Giác là Lai”, đấy là nói đến Báo Thân. Nếu nói
“thừa như thật đạo, lai thành Chánh Giác”
(nương theo đạo như thật, đạt thành Chánh Giác) th́ gọi là Như Lai; đấy là nói về Ứng Thân. Nay [kinh chép] đức Phật tán thán ở cung trời là nói về thân nào? Cần phải biết kinh này [được nói] sau kinh Pháp Hoa, ắt đại chúng trong cung trời toàn là căn cơ viên măn, đều dùng nghiệp thức để thấy tướng, trụ trong thật lư Trung Đạo. Đấy chính là sắc ứng, chính là thân tôn quư đặc biệt, giống như long nữ [tám tuổi, thị hiện thành Phật trong hội Pháp Hoa], gọi là Pháp Thân thanh tịnh vi diệu, trọn đủ ba mươi hai tướng, mỗi tướng đều như biển, chẳng cần phải hiện khởi th́ mới gọi là “tôn đặc” (tôn quư, đặc biệt), chính là cảnh bổn định thân của đức Thích Ca, lại c̣n là chân thân của Viên Thật Bộ Chủ.

          “Tán” () là lời lẽ khen ngợi; do văn từ trong phẩm này mà kết thành chương kinh. “Thán” () là than thở, chính là thuận theo tiếng mà ca vịnh. Địa Tạng Đại Sĩ oai đức vô cùng, từ bi thật lớn, tán dương chẳng trọn hết những điều bao hàm, cho nên lại thêm lời than thở. Hỏi: “V́ lẽ ǵ đức Phật chẳng tán thán công đức Lục Độ của đức Địa Tạng, mà riêng tán thán sức từ bi oai thần vậy?” Đáp: Như Đại Luận nói: “Chúng sanh có hai loại: Một là người thích thiện pháp, hai là người thích quả báo của thiện pháp. V́ người thích thiện pháp mà tán thán các công đức. V́ người thích quả báo của thiện pháp mà tán thán đại thần lực”, đúng là có cùng một ư với kinh này. V́ thế gọi là phẩm thứ sáu, tức phẩm Như Lai Tán Thán.

          Phẩm trên đây đă tán thán sức oai thần, nay nói về sự lợi ích cho kẻ c̣n và người mất để hiển thị sự thật. Bậc cổ thánh nói: “Chỉ nói suông, chẳng bằng thấy sự thật”. Nay nêu ra lợi ích cho kẻ c̣n, người mất, chính là để thấy sự thật. “Lợi” là quan tâm đến lợi ích của chính ḿnh. Chúng sanh ai nấy đều mong được thỏa ư, sẽ dễ dẫn đến ích kỷ; [cho nên] cổ nhân nghiêm cấm. Chữ Vật (𥝤) được ghép thêm chữ Đao () [thành chữ Lợi (), hàm ư] “cầu lợi th́ sẽ dẫn đến điều hại!” “Ích” () là tăng tấn. Cân nhắc khi rót nước vào bát, vừa đúng sức chứa của nó bèn ngưng; hễ c̣n thiếu th́ vẫn có thể nhận thêm, hễ đầy th́ sẽ chẳng chứa thêm nữa. V́ thế, Ích c̣n là “lợi ích rộng khắp”, chẳng phải là như thêm nước vào sẽ tràn đầy. “Tồn” () là hăy c̣n. Riêng giữ lấy chữ Tử () [bên trong chữ Tại ()], nhằm thể hiện ḷng lo lắng đau đáu của cha mẹ. Ư nghĩa của chữ Tồn này xét theo ư nghĩa của chữ Tài (), tức là cha mẹ sanh con, thường sợ hăi chẳng biết con sẽ sống sót hay chết mất, may mà con chẳng chết yểu, cho đến khi con thành tài, [cha mẹ] sẽ vui mừng. [Từ chuyện này] mà có thể biết ư nghĩa [của Tồn]. “Vong” () là mất đi. Con cái hăy c̣n, cha mẹ đă mất. Cha mẹ đă mất, đă chôn cất rồi, đứa con hiếu vẫn như cha mẹ hăy c̣n nằm đó. Đă chôn rồi, đâm ra dẫu cầu [cha mẹ sống lại] cũng chẳng được! [Chữ Vong () do Nhập () và Ẩn () ghép lại, hàm ư: Cha mẹ chết đi] như vào trong chỗ ẩn kín, bèn dùng tế lễ để cầu, thờ người khuất y như c̣n sống, giống như mong cha mẹ đă đi rồi sẽ trở lại. Đấy là cách giải thích theo thế tục.

          Như sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Công đức lợi ích, một mà chẳng khác. Nếu phân biệt th́ lợi ích cho chính ḿnh sẽ gọi là công đức; lợi ích cho kẻ khác th́ gọi là Lợi Ích”. Nay Địa Tạng Bồ Tát tự khuyên mọi người, hăy v́ bệnh nhân tu phước niệm Phật, thận trọng, đừng sát hại để bái tế quỷ thần. Ngài cùng ông trưởng giả Đại Biện nêu rơ nhân duyên tụng kinh, cúng cỗ chay khi sanh nở và khi có người đă khuất, đều chẳng v́ chính ḿnh, mà chỉ v́ chúng sanh c̣n sống hay đă khuất, nên chỉ gọi là “lợi ích”. Tức là nói rơ có ba thứ lợi ích:

          1) Một là viễn ích (lợi ích xa xôi), như đại chúng nhóm họp tại cung trời, từ chư Phật, Bồ Tát giải thoát đă lâu, cho tới các loại thiên long bát bộ căn cơ đă chín muồi, nhưng chưa giải thoát.

          2) Hai là cận ích (lợi ích gần gũi): Từ thời Câu Lưu Tôn Phật trong Hiền Kiếp cho đến Phật Thích Ca, tức là từ bốn vị Phật cho tới nay, những chúng sanh do Địa Tạng Bồ Tát hóa độ có kẻ đă gieo thiện căn, có kẻ căn cơ đă chín muồi, có kẻ đă được độ thoát, họ đều là những người đến thiên cung để nghe pháp.

          3) Thứ ba là văn ích (lợi ích do được nghe kinh này), tức là nghe xong phẩm kinh này, ngàn vạn ức na-do-tha quỷ thần trong cơi Diêm Phù đều phát vô lượng Bồ Đề tâm, và những người nghe pháp trước sau đều do nghe pháp mà đạt được lợi ích. Kinh này đă giống như kinh Pháp Hoa, cũng nên chuẩn theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa để nêu đại lược bảy thứ lợi ích, hoặc mở rộng thành mười thứ lợi ích. Nhưng từ xưa cho tới nay, luận định về công năng khơi mở, hiển thị cao tột th́ chỉ đề cao kinh Pháp Hoa, ngay cả Niết Bàn cũng c̣n kém, há có thể đem lời phó chúc viên dung trên thiên cung sánh ngang lời đàm luận khơi mở, hiển thị cùng tột tại Linh Sơn? Ba món lợi ích gồm thâu căn cơ, nghĩa ấy tự toàn vẹn. V́ thế, nói phẩm thứ bảy là phẩm Lợi Ích Tồn Vong.

          Phẩm Diêm Vương được xếp ngay sau đó là v́ hai ư:

          1) Một là từ đầu, khi các phân thân của đức Địa Tạng lên trời Đao Lợi, Diêm Vương và các loài quỷ đều cùng theo đến. Họ chẳng được kể tên trong số đại chúng vân tập v́ chủ khách thù tạc, sự tích liên quan, chẳng rảnh để kể tên. V́ thế, trong phẩm này, bèn thừa dịp mà kể ra.

          2) Đă nghe sức oai thần của ngài Địa Tạng, lại thấy đức Như Lai tán thán công đức, bèn thầm nghĩ Đại Sĩ thực hiện sự giáo hóa trong chốn U Minh, ta là bậc đàn chủ, há chẳng thừa dịp hỏi rơ về chuyện độ sanh cứu khổ của Ngài trong bao kiếp để bày tỏ sự tán thán ư?

          V́ thế, có phẩm thứ tám là Diêm La Vương Chúng Tán Thán.

          Diêm La nói đầy đủ là Diêm Ma La, hoặc Dạ Ma Lô Ca (Yamarāja), cơi này dịch là Tổng Tư (總司) của Song Thế Quỷ Quan, hoặc là Diêm Ma La Xă, cơi này dịch là Song Vương. Anh trai và em gái đều làm chúa cơi địa ngục, anh cai quản chuyện của nam giới, em coi chuyện của nữ nhân. Lại c̣n do phải nhận lănh khổ lẫn lạc, cho nên gọi là Song. Nếu nói là Diêm La hay Diễm Ma th́ chỉ là phiên âm sai khác. Vị này thuộc về đường quỷ, hoặc thuộc về đường địa ngục. Theo Tịnh Độ Tam Muội Kinh, xưa kia, Tỳ Sa Quốc Vương cùng vua Duy Đà Như Sanh giao chiến, binh lực không chống nổi địch thủ. [Vua Tỳ Sa] bèn thề nguyền làm chúa địa ngục. Mười tám người bầy tôi là thủ lănh của trăm vạn quân sĩ, đầu có sừng, thảy đều phẫn hận; do vậy, họ thề nguyền mai sau sẽ phù tá [ngục chủ] trừng trị tội nhân. Vua Tỳ Sa nay là Diêm La Vương; mười tám vị đại thần nay là tiểu vương. Trăm vạn quân sĩ đều là các A Bàng.

          Kinh Trường A Hàm nói: “Diêm Phù Đề Nam, hữu Kim Cang sơn, nội hữu Diêm La vương cung, tung quảng lục thiên do-tuần (Vấn Địa Ngục Kinh vân: “Trụ ngục gian, thành tung quảng tam vạn lư, kim ngân sở thành”). Trú dạ tam thời, hữu đại đồng hoạch, tự nhiên tại tiền. Nhược hoạch nhập cung nội, vương kiến bố úy, xả xuất cung ngoại. Nhược hoạch xuất cung ngoại, vương nhập cung nội. Hữu đại ngục tốt, ngọa vương nhiệt thiết thượng, thiết câu tịch khẩu, dương đồng quán chi, tùng yết triệt hạ, vô bất tiêu lạn. Sự cánh, hoàn dữ thái nữ cộng tương ngu lạc. Bỉ chư đại thần đồng thọ phước giả, diệc phục như thị. Thị tắc Diêm Vương dữ chúng thần tá, giai dục thoát minh giới chi khổ” (Phía Nam của Diêm Phù Đề có núi Kim Cang, trong ấy có cung điện của vua Diêm La, ngang dọc sáu ngàn do-tuần (Vấn Địa Ngục Kinh nói: “Trụ trong ngục, thành có kích thước ba vạn dặm, do vàng và bạc tạo thành”). Ngày đêm ba thời, có vạc đồng lớn, tự nhiên hiện ra trước mặt. Nếu vạc vào trong cung, vua trông thấy sẽ kinh sợ, bỏ ra ngoài cung. Nếu vạc ra ngoài cung, vua liền vào trong cung. Có đại ngục tốt, đặt vua nằm trên sắt nóng, dùng móc sắt căng miệng ra, rót nước đồng sôi vào, từ cổ họng thấu xuống dưới, không ǵ chẳng cháy tan. Xong việc, vua lại cùng các cung nữ vui chơi. Các vị đại thần cùng hưởng phước cũng [chịu khổ] giống như thế. V́ vậy, Diêm Vương và các bầy tôi đều mong thoát khỏi nỗi khổ chốn U Minh). Do đó, họ giăi bày, tán thán, phát Bồ Đề tâm. Đấy là nói về những người thật sự cảm sanh trong địa vị ấy. Chứ nếu xét theo bổn tích của Chủ Mạng Quỷ Vương trong phần kinh văn kế đó th́ Diêm Vương và các quỷ đều là bậc Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn, trụ trong Vương tam-muội, ứng hiện trong ấy để độ thoát chúng sanh trong địa ngục. Nếu không, há có thể dự hội trên thiên cung mà thưa hỏi để giải quyết mối hoài nghi, giăi bày, tán thán ư?

          Các phẩm trên đây, hoặc là vạch rơ tướng sai biệt trong lục đạo, hoặc tán thán sức oai thần của Địa Tạng, hoặc giảng rộng về lợi ích cho kẻ c̣n, người mất. Nếu chẳng nêu rơ cái nhân thoát khổ thành Phật, th́ cái tâm cứu bạt ban sơ, cái nguyện mong cho chúng sanh cùng thành Phật quả của đức Địa Tạng sẽ chưa toàn vẹn. Mong thành Phật quả, ắt phải xưng niệm Phật. V́ thế có phẩm Xưng Phật Danh Hiệu. Chữ Phật Đà (Buddha) trong tiếng Phạn, Hán dịch là Tri Giả, v́ đối với hết thảy các pháp, Ngài đều hay biết rơ ràng. Có khi dịch là Giác Giả, v́ Phật là bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn. Ấy là v́ đối với mê mà nói là Tri (biết), đối với ngu mà nói là Giác. Triệu pháp sư (ngài Tăng Triệu) nói: “Phật là như thế nào? Chính là tiếng xưng hô bậc cùng lư tận tánh, đại giác”. Phàm là giấc ngủ sanh tử dài dằng dặc, ai có thể tự thức giấc (tự giác)? Đă tự giác, lại c̣n giác ngộ người khác, chỉ có ḿnh đức Phật đó chăng? Triệu vời cái Thể th́ là Danh, biểu thị đức th́ là Hiệu; tức Danh là Biệt, mà Hiệu là Thông. Hết thảy chư Phật đều có đủ mười hiệu, vang rền nhân thiên. Nếu nói ra cái danh mà không có công năng đạt được vật, th́ sẽ chẳng có vật để cái danh xứng với thật. Đấy là nói đến pháp nhân duyên trong thế gian. Danh và vật đều vọng, cả hai đằng đều chẳng đạt được! V́ thế nói là đương nhiên! Nay danh hiệu của chư Phật th́ danh và thật đều là chân thật. Do đó, hồng danh vừa nêu, muôn đức toàn bộ đều trọn. Vừa xưng danh hiệu tốt lành, các tội đều tiêu!

          Nhưng niệm Phật và xưng Phật có chút sai khác. Niệm Phật đại khái là xét theo quán tâm, thành tựu Niệm Phật tam-muội. Đại sư lập ra bốn thứ tam-muội, đều gọi là Niệm Phật. Niệm là diệu quán năng quán (chủ thể thực hiện sự quán tưởng), Phật là diệu cảnh sở quán (đối tượng để quán). Thiền Bí Yếu Pháp Kinh chép: “Hữu Thiền Nan Đề A La Hán vấn diệt tội pháp. Phật cáo Thiền Nan Đề, cập sắc A Nan: - Nhữ đẳng đương giáo vị lai chúng sanh tội nghiệp đa giả, vị trừ tội cố, giáo sử niệm Phật. Dĩ niệm Phật cố, trừ chư nghiệp chướng, báo chướng, phiền năo chướng. Niệm Phật giả, đương tiên đoan tọa, xoa thủ, bế mục, cử thiệt hướng ngạc, nhất tâm hệ niệm. Tâm tâm tương chú, sử bất phân tán. Tâm kư định dĩ, tiên đương quán tượng” (Có vị A La Hán tên là Thiền Nan Đề hỏi pháp diệt tội. Đức Phật bảo ngài Thiền Nan Đề và sắc truyền A Nan: - Các ông hăy dạy những chúng sanh nhiều tội nghiệp trong đời tương lai, để trừ tội th́ hăy dạy họ niệm Phật. Do v́ niệm Phật mà trừ các nghiệp chướng, báo chướng, và phiền năo chướng. Niệm Phật th́ trước hết hăy nên ngồi ngay ngắn, đan các ngón tay vào nhau, nhắm mắt, lưỡi co lên ṿm họng, một ḷng hệ niệm. Tâm tâm chuyên chú, khiến cho nó chẳng phân tán. Tâm đă định rồi, trước hết hăy nên quán tượng). Đức Phật lại nói: “Phật diệt độ hậu, nhược chúng sanh dục diệt tội giả, Phật tuy bất tại, hệ niệm, đế quán h́nh tượng giả, chư ác tội nghiệp tốc đắc thanh tịnh” (Sau khi đức Phật diệt độ, nếu chúng sanh muốn diệt tội th́ tuy đức Phật chẳng tại thế, hăy hệ niệm, quán kỹ h́nh tượng, các ác tội nghiệp sẽ nhanh chóng được thanh tịnh). V́ thế, luận Bảo Vương nói: “Tắm trong biển cả là đă dùng nước của trăm sông. Niệm danh hiệu Phật, ắt thành tam-muội. Cũng ví như thanh châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong. Phật tưởng gieo vào loạn tâm, loạn tâm chẳng thể không là Phật! Sau khi đă khế hợp, tâm lẫn Phật cùng mất, vậy th́ vạn duyên, vạn cảnh, không ǵ chẳng phải là tam-muội”.       

          Xưng Phật là như Tiểu Di Đà Kinh dạy: “Văn thuyết A Di Đà Phật, chấp tŕ danh hiệu, nhược nhất nhật, nhị nhật, năi chí thất nhật, nhất tâm bất loạn…” (Nghe nói A Di Đà Phật bèn chấp tŕ danh hiệu, hoặc là một ngày, hai ngày, cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn…) Từ Vân Sám Chủ nói: “Nói đến niệm Phật th́ hoặc chỉ xưng danh hiệu, chấp tŕ chẳng tán loạn, sẽ cũng trong thân hiện đời bèn được thấy Phật”. Trong cơi này, hiện thời, phần nhiều xưng danh hiệu Phật là tốt nhất. Như pháp sư Hoài Cảm một mực xưng danh hiệu A Di Đà Phật, bèn đắc tam-muội, thấy Phật trong hiện tiền. V́ thế, hiện thời, phổ biến là dạy cách xưng danh hiệu Phật, ắt cần phải chế ngự cái tâm, đừng để cho nó tán loạn. Niệm niệm nối tiếp, duyên chắc theo danh hiệu. Miệng từng tiếng gọi Phật, trong tâm từng chữ rơ ràng, hoặc là một trăm câu, ngàn câu, vạn câu, hoặc một ngày, hai ngày, cho đến bảy ngày, cần phải nhất tâm, nhất ư, tâm và miệng tiếp nối. Như thế th́ mới đạt được “một niệm diệt tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Nếu không, rất khó diệt tội!

          Đại sư giải thích nhất tâm xưng danh có Sự và Lư. Nếu dụng tâm giữ cho cái niệm chẳng gián đoạn, th́ gọi là Sự nhất tâm. Nếu đạt được cái tâm ấy, bốn thứ chẳng sanh (tự, tha, đồng (cùng), ly (ĺa), tức là bốn thứ so đo về tánh), tương ứng với Không Huệ (đă ĺa bốn tánh, liền biết Vô Sanh) th́ là Lư nhất tâm. Do vậy, niệm Phật và xưng Phật tuy phân biệt mà chẳng phân biệt! Cho nên nói “pháp chẳng có h́nh thể nhất định, muốn thật sự hiểu rơ sự thần diệu của nó th́ phải do mỗi người tự lănh hội!” Nhưng kinh này riêng nêu danh hiệu của chư Phật, chứ các kinh khác đều tán thán A Di Đà Phật, bởi lẽ [chư Phật đều là] “một thân, một trí huệ, lực, vô úy cũng thế”. Nếu chuyên niệm A Di Đà Phật, sẽ giống như xưng danh hiệu của chư Phật; nhưng vẫn là tùy theo ư thích của mỗi người, há nên hạn cuộc nhất định! Bởi lẽ, danh hiệu của chư Phật đều do vạn hạnh vạn đức hợp thành. Dù niệm hay xưng, dù Sự hay Lư, đều thoát khỏi ṿng khổ, cùng sanh về Tịnh Độ! V́ thế nói phẩm thứ chín là phẩm Xưng Phật Danh Hiệu.

          Xưng danh hiệu Phật cố nhiên là căn bản để thành Phật; nhưng nếu không có phước giúp sức, cội sẽ không sâu, gốc sẽ chẳng lớn, mong chi đơm hoa, kết trái ư? V́ thế, nói về chuyện so sánh công đức bố thí để chỉ rơ sự tạo duyên bổ trợ. “Giảo” () là không bằng nhau, “lượng” () là rộng răi, rỗng rang, chứa vật. Hễ là Lượng (đo lường) th́ đều tính dung lượng theo cách đo của phép Hoàng Chung (tức là Hoàng Chung (黃鍾) trong Lục Luật. Tháng Mười Một được gọi là Chung (), có nghĩa là rỗng không. Trống rỗng bên trong th́ sẽ chứa được nhiều, cho nên [phát ra] âm thanh lớn. Sách Bạch Hổ Thông[21] viết: “Chung chi ngôn động giả” (Chung là nói đến động). Khí Âm hoạt động, vạn vật sanh thành). Thật sự là dùng hạt cự thử (hạt kê đen) ở phương Bắc để ước tính [thành các đơn vị] là Dược[22], Hợp, Thăng, Đẩu, Hộc để đo lường nhiều ít. Đơn vị Dược trong Hoàng Chung khởi nguồn dùng nước giếng để chuẩn định dung lượng của nó (Mạnh Khang nói: “Muốn chuẩn định cho đúng th́ dùng nước để định đoạt. Do nước giếng trong nên sẽ dễ thấy được chuẩn mực”). Gom Dược thành Hợp (, đúng ra phải đọc là Cáp), mười Hợp là một Thăng, mười Thăng là một Đẩu, mười Đẩu là một Hộc, năm đơn vị đo lường đă tốt đẹp rồi. Đo lường nhiều hay ít, chẳng đánh mất khuê toát[23] (Khuê là h́nh dáng tự nhiên, là khởi đầu của Âm Dương. Bốn Khuê là một Toát, [Toát là số lượng] có thể bốc lấy bằng ba ngón tay).

          Bố thí là phước xuất thế; [kinh Kim Cang dạy] “phước đức chẳng phải là phước đức bèn gọi là phước đức”, sao lại chú trọng so lường từng truy[24], từng thù vậy? Hăy nên biết Bồ Tát Ma Ha Tát xét rơ [căn cơ của] đại chúng dự hội, do vậy, mà có lợi ích Tứ Tất Đàn. Do ḷng đại bi, Ngài bèn dạy họ tu phước hạnh. Môn đầu tiên của phước hạnh là trước hết hăy hành Bố Thí. Bồ Tát hành Bát Nhă Ba La Mật, trí huệ sáng suốt, nhạy bén, có thể phân biệt phước do bố thí. Tuy phước bố thí như nhau, nhưng phước đức nhiều hay ít, tùy thuộc cái tâm thù thắng hay kém cỏi; do vậy, cần phải so lường. “Bố” () là rải. Sách Nhĩ Nhă ghi: “Tế tinh[25] viết Bố” (Cúng sao th́ gọi là rải rác), ư nói rải thức ăn trên mặt đất, nhằm mô phỏng sự rải rác [của các ngôi sao trên bầu trời]. “Thí” () là ban cho; nhưng có hai hoặc ba loại bất đồng. Hai loại th́ là Tài Thí và Pháp Thí. “Tài” () là nói đến ẩm thực, y phục, thậm chí vợ con, thân mạng! Hễ có người cần, thảy đều ban cho, đều gọi là Tài Thí. Pháp tức là các thiện pháp thế gian và xuất thế gian, dùng cái tâm thanh tịnh mà v́ người khác diễn nói, đều gọi là Pháp Thí. Ba loại thí th́ là Tư Sanh (資生, những vật cần dùng cho cuộc sống), Vô Úy, và Pháp Thí. Tư Sanh Thí chính là Tài Thí trên đây. Vô Úy Thí là tŕ giới chẳng gây phiền năo cho người khác, chẳng kết oán, nhẫn nhục, chẳng báo oán, cho nên Vô Úy (không sợ hăi). Pháp Thí là Tinh Tấn, thuyết pháp chẳng mỏi mệt. Thiền Định tức là thuyết pháp chẳng sai căn cơ. Trí Huệ là thuyết pháp chẳng điên đảo, giống như Pháp Thí trong phần trên. Nhưng bản thể của ba loại Thí này thông với Lục Độ. Nếu hành Đàn Na (Bố Thí Độ), sẽ bao gồm các độ kia. Đức Di Lặc có bài kệ Bát Nhă như sau: “Đàn nghĩa nhiếp ư lục, tư sanh, vô úy, pháp, thử trung nhất, nhị, tam, danh vi tu hành trụ” (Thí nghĩa nhiếp sáu độ, tư sanh, vô úy, pháp, một, hai, ba trong ấy, gọi là tu hành trụ), [nghĩa là]: Tư Sanh (Tài Thí) chính là một độ (tức Bố Thí), Vô Úy bèn có hai (Nhẫn Nhục và Tŕ Giới), Pháp Thí bèn có ba (Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Huệ). V́ thế, hành môn trong Phật đạo tuy nhiều, nhưng Bố Thí bao gồm trọn hết. Bố Thí có công năng phá hết sáu điều tệ, có phẩm đức chứng Tam Đức. V́ thế nói là Công Đức Bố Thí.  

          “Duyên” tức là nhân duyên, có ư nghĩa “giúp cho sanh khởi”; tức là trong có tín tâm, ngoài có phước điền, giữa có tài vật. Ba sự ḥa hợp, tâm sanh Xả pháp, có thể phá keo kiệt và tham lam, th́ là Đàn Na (bố thí). Nếu ba sự mà thiếu một, Thí chẳng thành tựu. V́ thế, cần phải cậy vào duyên! Nếu được duyên để hành Thí, phước sẽ vô lượng. Do vậy, “so lường” là như ngài Địa Tạng bạch Phật: “Ngă quán nghiệp đạo chúng sanh, giảo lượng bố thí, hữu khinh, hữu trọng. Hữu nhất sanh, thập sanh thọ phước, hữu bách sanh, thiên sanh thọ đại phước lợi” (Con xem chúng sanh trong nghiệp đạo, so lường về sự bố thí th́ có nhẹ, có nặng. Có người hưởng phước một đời, mười đời, có người trăm đời, ngàn đời, hưởng đại phước lợi). V́ thế, cần phải so lường. Một là dựa theo phước điền để so lường; hai là dựa theo tâm bố thí để so lường.

          1) Xét theo phước điền, như kinh Tu Đạt và Tứ Thập Nhị Chương Kinh v.v… đều nói bố thí cho kẻ phàm phu trong cơi Diêm Phù, phước sao nhiều bằng thí cho tiên nhân? Tuy thí cho tiên nhân, chẳng bằng thí cho một vị Tu Đà Hoàn, cho đến tuy thí cho một trăm vị Bích Chi Phật, không bằng cúng thí Như Lai, phước càng nhiều hơn! Đại Luận nói: “Phước bố thí là do phước điền. Như vị A La Hán tên là Ức Nhĩ, xưa kia dùng một đóa hoa dâng cúng nơi tháp Phật, trong chín mươi mốt kiếp hưởng vui sướng trong cơi trời người. Do sức phước đức c̣n thừa, bèn đắc A La Hán”. Do thí điền (施田, ruộng bố thí, tức đối tượng nhận bố thí) mầu nhiệm mà đạt được quả báo to lớn. Hăy nên biết phước to lớn sanh từ ruộng tốt.

          2) Xét theo tâm, Luận nói: “Bố thí có hai loại, một là tịnh, hai là bất tịnh. Bất tịnh là chỉ thí mà thôi, hoặc là v́ mất mát tài vật mà thí, hoặc v́ [người nhận bố thí là người] thân yêu nên bố thí, hoặc là chẳng nhất tâm, chẳng cung kính, khinh rẻ kẻ nhận bố thí, do trái nghịch với thanh tịnh, th́ gọi là Bất Tịnh. Tịnh thí là do đối trị cái tâm mà bố thí, do ư trang nghiêm mà bố thí, do v́ được lợi bậc nhất mà bố thí, sanh tâm thanh tịnh, có thể phân biệt, có thể giúp cho Niết Bàn cho nên bố thí. Ví như hoa mới chưa héo, đẹp đẽ, lại c̣n thơm tho. Tịnh tâm bố thí cũng giống như thế. Như ngài Xá Lợi Phất đem một bát cơm dâng lên Phật, đức Phật liền đem thí cho chó, hỏi ngài Xá Lợi Phất: ‘Ông thí cơm cho ta, ta thí cơm cho chó, ai được phước nhiều?’ Ngài Xá Lợi Phất thưa: - Đức Phật thí cho chó được phước nhiều hơn! Do vậy biết: Đại phước là do tâm, chẳng ở nơi phước điền, v́ tâm là chủ của phước điền, phước điền là chuyện bên ngoài! V́ thế, [bố thí] cho ruộng phước tốt lành, tuy được phước nhiều, nhưng chẳng bằng tâm, có sự sai biệt như vậy đó. V́ vậy, cần phải so lường. Điều cốt yếu là bốn tướng vốn là Không, đạt tam luân (người thí, người nhận, vật thí) vốn vắng lặng. Thấu hiểu Tài chính là Pháp, vô trụ sanh tâm; đấy là Bố Thí Đệ Nhất Nghĩa Môn. V́ thế, nói ra phẩm thứ mười là phẩm Giảo Lượng Bố Thí Công Đức Duyên.

          So lường phước bố thí giúp thành tựu Phật đạo, tức là đại ư của Địa Tạng bổn nguyện đă sáng tỏ rạng rỡ, phó chúc đă xong, Đại Sĩ đă vâng lănh, tức là đại sự trong phần Chánh Tông của một kinh đă xong. Ba phẩm kế đó đều nhằm lưu thông kinh này. Địa Thần đứng đầu những vị hộ pháp, v́ Nam Diêm Phù Đề do vị này làm chủ; cho nên Ngài dẫn đầu hộ tŕ, khiến cho đời sau tu hành chẳng có chướng ngại, [pháp môn này được] tuyên truyền, lưu thông khắp nơi. Nay trước hết nêu nguyên do có Đất; kế đó, giải thích ư nghĩa Địa Thần. Sách Băo Phác Tử viết: “Đại cực sơ cấu, thanh trược thỉ phân, cố thiên tiên thành, nhi địa hậu định” (Thái cực vừa mới h́nh thành, thanh và trược vừa mới chia, cho nên trời h́nh thành trước rồi đất mới được định lập sau). Ngụy Tử Tài chú thích: “Đại khí là bản chất. Có người thường nói: Lúc hỗn độn mới phân, cái nhẹ và trong là trời, c̣n cái nặng nề, ô trược là đất”. [Giải thích kiểu đó] tức là chẳng biết cội gốc vốn chẳng hai! Thiên chính là chỉ chung cho toàn thể vũ trụ, ở quanh thân ta. Khí không có ngằn mé, mà h́nh hài có ngằn mé. V́ thế, thân người bề ngoài th́ có [xương thịt] bao bọc, nhưng trong tâm rỗng rang. Đại khí của trời bao bọc vận chuyển, không ǵ ra ngoài được. H́nh chất kết tụ trong ấy thành đất. Vạn vật không ǵ chẳng được trời và đất sanh dưỡng, cho nên nói là “Càn phụ, Khôn mẫu” (cha trời, mẹ đất). Thật ra, trời và đất là một thân. Đấy là ư nghĩa tinh vi trong Nho gia; nhưng họ chẳng biết nguồn cội của trời đất là do được h́nh thành từ nghiệp cảm của chúng sanh!

          Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Giác minh không muội, tương đăi thành dao, cố hữu phong luân, chấp tŕ thế giới. Nhân Không sanh dao, kiên minh lập ngại. Bỉ kim bảo giả, minh giác lập kiên, cố hữu kim luân, bảo tŕ quốc độ. Kiên giác bảo thành, dao minh phong xuất. Phong kim tương ma, cố hữu hỏa quang, vi biến hóa tánh. Bảo minh sanh nhuận, hỏa quang thượng chưng; cố hữu thủy luân, hàm thập phương giới. Năi chí giao vọng phát sanh, đệ tương vi chủng, dĩ thị nhân duyên, thế giới tương tục” (Do chân giác đă khởi tướng sáng hư vọng, nên Chân Không biến thành tướng ngoan không tối tăm, [do vậy] sáng và tối đối đăi, tạo thành sự dao động, cho nên có phong luân ǵn giữ thế giới. Do Chân Không đă sanh dao động [tạo thành phong luân], do cái vọng tâm chấp trước, khăng khăng chấp giữ cái tướng sáng hư vọng ấy mà thành ra ngăn ngại, [tạo thành Địa Đại]. Chất vàng báu [từ trong Địa Đại] là do vô minh vọng giác kiên cố, tạo thành tướng cứng chắc, ngăn ngại, cho nên có kim luân bảo vệ, ǵn giữ cơi nước. Từ các chất báu do vọng giác kiên cố tạo thành ấy, do vọng minh và tối tăm khuynh đảo lẫn nhau, tạo thành gió, khiến các chất báu chà xát với nhau, cho nên có ánh lửa, biến thành tánh biến hóa. Bản thể của chất báu sáng sạch, gặp phải hơi nóng, bèn sanh ra nước. Ánh sáng từ hỏa đại hun đốt nước ấy, khiến nó bốc hơi lên, cho nên có thủy luân chứa trong khắp mười phương cơi nước… Những hiện tượng ấy liên tục biến hóa, lần lượt phát sanh Tứ Đại Chủng. Do nhân duyên ấy mà thế giới được duy tŕ liên tục)[26] chính là nói về ư này.

          Đă có đất, ắt có vị thần chủ tŕ cơi đất. “Thần” có nghĩa là chúa tể, do được khí Dương của trời mà linh thông. Nhưng địa thần rất nhiều; nếu là chủ của Nam Diêm Phù Đề th́ gọi là Kiên Lao Địa Thần (Pṛthvī). Nếu xét theo pháp môn để nói, dựa theo lời thưa hỏi của Tứ Thiên Vương trong phần Chánh Tông trước đó th́ các vị ấy trụ trong đạo Thiện Quyền, làm pháp phụ của chúng sanh, c̣n vị Địa Thần ở đây là lưu thông, tán dương, khuyên lơn, trụ trong đạo Thiện Thật Trí, làm pháp mẫu của chúng sanh. Do Thiên Vương là Dương, nên là cha, Địa Thần là Âm, nên ví như mẹ. Đấy là dựa theo Thế Giới Tất Đàn để giải thích. Ví như Âm, Dương, chở che cây cỏ. Trí Độ dưỡng dục, xuất sanh các điều thiện. Đấy là dựa theo Vị Nhân Tất Đàn để giải thích. Các Độ (Ba La Mật) khác đều có điều chủ yếu, c̣n Thật Trí th́ chiếu soi, vô tướng, vô danh. Đấy là giải thích dựa theo Đối Trị Phá Ác Tất Đàn. Các Độ khác th́ có những pháp bằng hoặc cao hơn, chứ Trí Độ (Bát Nhă Ba La Mật) là vô thượng (không ǵ cao hơn), vô đẳng (không ǵ sánh bằng), là cứu cánh độ (là môn Ba La Mật rốt ráo). Đấy là dựa theo Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn để giải thích. Do có đủ bốn nghĩa Tất Đàn, cho nên có thể làm thần, làm chủ Diêm Phù Đề để hộ tŕ pháp môn Bổn Nguyện. V́ thế nói phẩm thứ mười một là Địa Thần Hộ Pháp.

          Phẩm trước là hộ pháp, mở đầu sự lưu thông. Dù thấy hay nghe, đều được thấm đẫm lợi ích. Mắt nh́n thấy th́ gọi là Kiến, Kiến thuộc về mắt. Từ tai thấm vào ḷng th́ gọi là Văn (nghe); Văn thuộc về tai. Do tác dụng mạnh nhất của tâm được thể hiện nơi tai và mắt, chưa hề có chuyện mắt và tai hẹp ḥi mà tâm rộng răi được. Chữ Kiến () do Mục () và Nhân () ghép thành, chủ của nó là Tâm, khiến cho h́nh hài của sự vật được nghe thấy (cảm nhận) bằng cách theo mắt, theo cửa mà vào (Chữ Văn () do Mục () và Môn () ghép thành). Đấy là dạy mọi người hăy mở rộng tấm ḷng, đóng bốn cửa, dùng tai của thiên hạ làm tai của chính ḿnh, mở rộng thành “cả thiên hạ là một nhà”. Tuy đây là cách giải thích theo thế tục, nhưng hết sức dung hội với đạo Phật của chúng ta. Nếu chúng ta trong lúc thấy sắc, nghe tiếng, biết rơ mỗi mỗi đều do tâm, tâm c̣n chẳng thể được, há c̣n có thấy nghe ǵ nữa hay chăng? Tức là sự thấy nghe ấy chẳng phải là thấy nghe. Trong cái không thấy ấy, bèn trông thấy các thứ luân quang của Như Lai. Trong cái không nghe ấy, bèn nghe chuyện chẳng thể nghĩ bàn của đức Địa Tạng; tức là cái thấy nghe ấy chẳng phải là Không, chẳng phải là Giả, mà cũng là Không, là Giả. Chiếu hai bên, ngăn dứt hai bên, dứt nghĩ, dứt bàn. V́ thế, trong lúc thấy nghe, tức là đối trước thanh, sắc, bèn chế phục trọn vẹn Ngũ Trụ, dự lên địa vị Ngũ Phẩm, hoặc là trước hết rơi rụng hai thứ cấu để lục căn được thanh tịnh, hoặc nhanh chóng phá trừ vô minh để khai tri kiến của Phật, hoặc đoạn sạch vô minh để mau chóng trọn vẹn Phật quả. Tự ích (lợi ích tương tự), chân ích, nhân ích, quả ích, tiền lợi, hậu lợi, lợi cạn, lợi sâu như thế hoàn toàn do thấy nghe mà tu, mà chứng. V́ thế nói phẩm thứ mười hai là phẩm Kiến Văn Lợi Ích.

          [Hai phẩm] Địa Thần Hộ Pháp và Kiến Văn Lợi Ích trên đây đều nhằm lưu thông kinh này. Điều cốt yếu của Lưu Thông là chuyên v́ lục đạo chúng sanh. V́ khi pháp tịch (pháp hội kinh Địa Tạng) sắp chấm dứt, [đức Phật] bèn chúc lụy đại chúng nhân thiên cho Địa Tạng Bồ Tát cứu vớt lũ mê trong đời Mạt, đợi Di Lặc trong thuở tương lai. Đấy chính là ư nghĩa nhắc lại Tông Thú của bản kinh này. V́ lẽ nào vậy? Trước đó, đức Phật đă triệu tập phân thân của đức Địa Tạng chính là v́ chúng sanh trong đời Mạt Kiếp. Nay đức Như Lai sắp rời thiên cung để nhập diệt, lại đem trời người giao cho Bồ Tát, v́ thế có phẩm Chúc Lụy Nhân Thiên. Chuẩn theo sách Pháp Hoa Văn Cú, có ba cách giải thích [chữ Chúc Lụy]:

          1) Chúc () là đức Phật phó chúc (付囑, giao phó, căn dặn). Lụy () là làm phiền ông hăy tuyên truyền. Đây là do thánh chỉ (ư chỉ của đức chí thánh, tức Phật) mà có tên như vậy.

          2) Chúc là đảnh lễ, nhận lấy lời căn dặn, Lụy là cam ḷng thực hiện chẳng mệt mỏi. Đấy là từ ḷng kính thuận của Bồ Tát mà thành tên như vậy.

          3) Chúc là do miệng vàng của đức Như Lai căn dặn, Lụy là Bồ Tát son sắt kính cẩn gánh vác.

          Nay gộp chung việc truyền trao và tiếp nhận lại để luận định, sẽ có đủ cả ba ư ấy, cho nên gọi là Chúc Lụy. Trong kinh này, đức Như Lai xoa đầu [đức Địa Tạng] giao phó, căn dặn; đức Địa Tạng quỳ thẳng, vâng nhận, cũng trọn đủ ba ư này. V́ thế, gọi là phẩm thứ mười ba, tức phẩm Chúc Lụy Nhân Thiên.

          “Thiên” được giải thích như trong phần trước. “Nhân” trong tiếng Phạn là Ma Nậu Xa (Manuṣya), cơi này dịch là Ư. Xưa kia, Đảnh Sanh Vương mới hóa hiện, đối với các hành động đều khéo suy nghĩ, khéo tính toán, khéo nghĩ nhớ. Tức là đúng như giáo pháp của vương đạo, đối với các việc làm, trước hết đều suy lường, nghĩ nhớ, [cân nhắc rồi mới làm]; v́ thế, gọi Người là Ư. Nhân lại c̣n có thể hiểu là Nhẫn, đối với những chuyện thuận, nghịch trong cơi đời, con người có thể chịu đựng được. Nhưng nhân thiên trong mười phương thế giới nhóm họp tại cung trời Đao Lợi nhiều như cát sông Hằng, làm sao có thể nêu trọn cho được? Nay nói theo một cơi Sa Bà th́ như luận Tỳ Bà Sa đă nói: “Thiên có ba mươi hai loại. Dục Giới có mười loại, Sắc Giới có mười tám loại, Vô Sắc Giới có bốn loại, hợp thành ba mươi hai loại trời. Mười loại ở Dục Giới: Một là Thủ Thiên (có thuyết nói là Kiên Thủ), hai là Tŕ Hoa Man Thiên, ba là Thường Phóng Dật Thiên (c̣n gọi là Hằng Kiêu), bốn là Nhật Nguyệt Tinh Tú Thiên, năm là Tứ Thiên Vương Thiên, những vị trời khác như kinh đă nêu. Mười tám loại trời của Sắc Giới cũng như kinh đă kể. Bốn loại trời của Vô Sắc Giới: Một là Không Xứ, hai là Thức Xứ, ba là Vô Sở Hữu Xứ, bốn là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ”.

          Số lượng nhân loại càng nhiều, càng khó thuật trọn. Nếu nói theo phương vị th́ có người trong Tứ Thiên Hạ. Nếu nói theo trụ xứ th́ gộp lại có bốn ngàn tám chỗ, tức là có bốn ngàn tám giống người. Nếu trực tiếp nói theo một phương là Diêm Phù Đề th́ như kinh Lâu Thán đă nói, nói chung là có ba mươi sáu đại quốc, con người cũng giống như vậy. Nếu nói riêng biệt th́ có hai ngàn năm trăm tiểu quốc, con người cũng giống như thế. Lại trong mỗi một nước, chủng loại bao nhiêu đó, Phiên, Hán, Khương, Hồ, Man, Di, Sở, Việt, mỗi loài tùy theo địa phương, sắc loại bất đồng. Lại nữa, chủng loại sai biệt trong Diêm Phù Đề gộp lại th́ có sáu ngàn bốn trăm loại người. Nay chỉ nêu loài người trong Diêm Phù Đề v́ đó là chỗ bi tâm của đức Phật riêng hướng về; do chúng sanh trong Nam Diêm Phù Đề chí tánh vô định, kẻ quen thói ác đông đảo. Dẫu phát khởi thiện tâm th́ trong phút chốc bèn lui sụt. Do v́ lẽ ấy, [đức Phật] ân cần phó chúc chúng trời người cho ngài Địa Tạng. Lại riêng nêu đại chúng trời người mà chẳng nhắc đến bốn đường ác là v́ lẽ ǵ? Ấy v́ trời người tiếp nhận giáo hóa dễ dàng, bốn đường ác tiếp nhận sự giáo hóa khó khăn. Sách Pháp Hoa Văn Cú trích dẫn kinh rằng: “Phả hữu phát nguyện, linh ngũ đạo đồng nhật thành Phật phủ? Phật ngôn: ‘Bất khả dĩ phi khí chi thân thành Vô Thượng Đạo. Yếu tiên hóa tam thú, linh đắc nhân thiên. Nhiên hậu năi khả như nguyện, tam thú phi thiện đạo, hà năng thành Phật? Như nhân cầu bảo tụ, bất ư không trung cầu. Thị dĩ Phật Phật giai vân: - Ngă ư thiên nhân chúng trung, đắc Bồ Đề, chuyển pháp luân, nhập Niết Bàn dă” (Có ai phát nguyện khiến cho năm đường cùng thành Phật trong một ngày hay chăng? Đức Phật nói: “Chẳng thể khiến cho cái thân chẳng phải là căn khí thành Vô Thượng Đạo được. Phải là trước hết hóa độ ba đường, khiến cho họ được sanh trong đường trời người; sau đấy mới có thể như nguyện. Ba đường chẳng phải là thiện đạo, làm sao có thể thành Phật cho được? Như người cầu đống của báu, chẳng thể cầu trong hư không được! V́ thế, đức Phật nào cũng đều nói: “Ta ở trong chúng trời người, đắc Bồ Đề, chuyển pháp luân, nhập Niết Bàn”).

          [Nói] người trước trời sau lại là như thế nào? Đại Luận quyển thứ hai mươi bốn chép: “Nếu thiện nam tử có thể hành Bát Nhă Ba La Mật sâu xa, hăy nên biết người ấy từ trong loài người mà sanh đến. V́ cớ sao vậy? Trong ba ác đạo, do nhiều tội khổ, chẳng thể hành Bát Nhă sâu xa được. Chư thiên Dục Giới đắm chấp ngũ dục thanh tịnh mầu nhiệm, tâm bèn cuồng hoặc; cho nên không thể hành. Chư thiên Sắc Giới chấp sâu xa mùi vị Thiền Định, cho nên không thể hành. Chư thiên Vô Sắc Giới do vô h́nh nên không thể hành”. Do vậy, trong lời tựa cho bộ Viên Giác Lược Sớ, ông Bùi Hưu viết: “Than ôi! Sanh linh sở dĩ lui tới là do lục đạo. Quỷ thần ch́m trong nỗi khổ u sầu, chim thú ôm nỗi xót xa phải bay, chạy, Tu La th́ sân hận, chư thiên đang bận vui sướng. Có thể điều chỉnh tâm tư suy nghĩ, hướng đến Bồ Đề, chỉ có loài người là có thể mà thôi!” Do vậy, nói người trước, trời sau. Bốn đường ác nếu được lợi ích, liền sanh trong trời, người, th́ cũng thuộc vào trong số chúng sanh được phó chúc, không phải chỉ là phó chúc trời người!

          Hỏi: Đại Luận nói: “Phật đă đoạn pháp ái, cho đến [chứng đắc] Nhất Thiết Chủng Trí Niết Bàn, chẳng chấp, chẳng giữ lấy tướng”. Nay do v́ lẽ ǵ mà ân cần chúc lụy nhân thiên, giống như yêu đắm vậy? Đáp: Tâm chư Phật đại từ bi, từ sơ phát ư cho đến Niết Bàn môn, thường chẳng ĺa bỏ. Nơi Sa La Song Thụ, Ngài dùng Kim Cang tam-muội, v́ chúng sanh mà nát thân hạt mè, hạt gạo. Do sự giải thoát của chư Phật từ chúng sanh mà có. V́ thế, khi sắp nhập Niết Bàn, [đức Phật] lại chúc lụy ngài Địa Tạng cứu hộ!

          Hỏi: V́ cớ ǵ chẳng căn dặn các vị như Văn Thù, Di Lặc, Quán Âm v.v… mà chỉ phiền một ḿnh Địa Tạng Bồ Tát? Đáp: Luận nói: “Chư đại Bồ Tát sau khi đức Phật diệt độ, mỗi vị đều phân tán tới các cơi nước có các chúng sanh đáng độ. Ngài Di Lặc trở về trời Đâu Suất, ngài Văn Thù cũng tới chỗ chúng sanh đáng được hóa độ, chỉ riêng ngài Địa Tạng phát nguyện làm U Minh giáo chủ, ḷng Bi riêng hướng đến Nam Diêm Phù Đề, đối tượng giáo hóa và căn cơ được giáo hóa đều hiện diện, cho nên đặc biệt phó chúc. Như cha lâm chung, sẽ chẳng giao phó [gia nghiệp, trách nhiệm] cho những đứa con đang du học. Đặc biệt giao phó những đứa con thơ cho trưởng nam đang ở nhà; ắt đứa con ấy sẽ dạy dỗ [các em] thành tài, chẳng tổn hại ḷng ta thương yêu”. Đấy là ư nghĩa chúc lụy nhân thiên vậy.

          Sự sanh khởi đề mục của các phẩm như trên đây, giống như Luân Quán xuyên suốt, ǵn giữ, một câu pháp ngôn, các vọng tiêu rớt. Các công đức đă tu tập, chẳng v́ tự cầu, nguyện cho pháp giới chúng sanh cùng hướng đến Liên Tŕ Hải Hội, trang nghiêm Tịnh Độ, đích thân được thọ kư, sau đấy trở vào Sa Bà, phân thân trong các cơi nhiều như vi trần, cũng giống như đức Địa Tạng Tát Đỏa rủ ḷng ứng hóa, cứu khổ chúng sanh trong lục đạo. Hư không hữu tận, nguyện của con vô cùng.

          Triều Hoàng Thanh, năm Khang Hy 22 (1683), tức năm Quư Hợi, nhằm tiết Đại Hàn, vị đầu đà mắc bệnh là Linh Thừa viết tại Ưu Bát La Thất của Khuông Am ở Vũ Nguyên (huyện Hải Diêm).

 

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Quyển Thượng Khoa Chú

Pháp sư Thanh Liên Linh Thừa tại Khuông Am, đất Cổ Diêm soạn

地藏菩薩本願經卷上科注

古鹽匡菴青蓮苾芻靈椉父輯

 

Đại lược chia thành ba phần:

 

1. Giải thích tên kinh

 

Giải thích cặn kẽ th́ như trong phần trên đă nói.

 

2. Người dịch

 

          Đường, Vu Điền quốc, Tam Tạng sa-môn Thật Xoa Nan Đà dịch.

          于闐國三藏沙門實叉難陀譯。

          (Đời Đường, Tam Tạng sa-môn Thật Xoa Nan Đà người xứ Vu Điền dịch).

         

          Đường là tên triều đại do họ Lư đặt sau khi có được thiên hạ. Do họ khởi nghiệp tại Tấn Dương là kinh đô cũ của Đào Đường Thị[27], nên lấy quốc hiệu là Đường (ông nội của Lư Uyên là Lư Hổ, phù tá Châu Mẫn Đế (Vũ Văn Giác) thời Tây Ngụy [trước khi Mẫn Đế làm vua nhà Châu], được nhà Tây Ngụy truy tặng tước Đường quốc công. Lư Hổ sanh ra Lư Bỉnh, Lư Bỉnh sanh Lư Uyên, đều được kế tập, phong là Đường Công, bèn dùng phong hiệu ấy để lập quốc).

          Vu Điền (Khotan), đọc đúng âm phải là Cù Tát Đát Na (Gosthana)[28], Hán dịch là Địa Nhũ (sữa của đất). Do vua chưa có con nối dơi, liền cầu đảo trước tượng Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa, Đa Văn thiên vương). Từ trên trán [tượng thần] bèn nứt ra, sanh một đứa bé, chẳng uống sữa người. Đất trước tượng thần bỗng đùn lên giống như một cái vú, đứa con của thần bú mút sữa từ đó cho đến khi trưởng thành. V́ thế, đặt tên nước như thế. [Vu Điền] lại c̣n gọi là Hoán Na, Ư Độn, Hoát Thư, hoặc Khuất Đan, đều là những cách phiên âm khác nhau của nước này. Trong Đại Tập Nguyệt Tạng Kinh, đức Thế Tôn phó chúc Nan Thắng Thiên Tử và một ngàn quyến thuộc, cùng với Tán Chi Đại Dạ Xoa (Pāñcika, Samjñeya) v.v… [cũng như] Tỳ Sa Môn thiên vương cùng hộ tŕ nước Vu Điền, v́ xứ ấy có nhiều bậc thánh hiền xuất hiện. Đấy chính là sanh quán của vị dịch sư.

          Tam Tạng tiếng Phạn là Câu Xá, cơi này dịch là Tạng, như kho tàng trong cơi đời để chất chứa tiền tài. Tam Tạng trong Phật pháp để chứa đựng văn nghĩa. Tam Tạng bao gồm ba danh xưng, mỗi danh xưng đều chứa đựng hết thảy văn lư, cho nên gọi là Tạng. A Hàm (Āgama) tức là Định Tạng, Tỳ Ni (Vinaya) tức là Giới Tạng, A Tỳ Đàm (Abhidaharma) tức là Huệ Tạng.

          Sa-môn (Śramaṇa), âm đúng là Thất-ma-na-noa, cơi này dịch là Công Lao, ư nói người tu đạo có công, lại nhiều vất vả. C̣n dịch là Tức Tâm (息心, dứt ḷng vọng tưởng). Kinh Thụy Ứng nói: “Tức tâm đạt bổn nguyên, cố hiệu vi Sa-môn” (Dứt ḷng thấu đạt nguồn cội căn bản, cho nên hiệu là Sa-môn) là nói tới ư này. Nhưng các vị dịch kinh đều được gọi là Pháp Sư. Nay xưng là Sa-môn tức là đức khiêm cung của vị dịch chủ.

          Thật Xoa Nan Đà (Śikṣānanda), Hán dịch là Học Hỷ (學喜). Thuở ấy nhằm lúc Thiên Hậu (Vũ Tắc Thiên)[29] đề cao, tuyên dương Phật nhật, kính trọng Đại Thừa, do các xứ và các hội trong bản dịch cũ của kinh Hoa Nghiêm (bản dịch đời Tấn, tức Lục Thập Hoa Nghiêm) chưa hoàn bị, nghe nói xứ Vu Điền có bản tiếng Phạn của kinh ấy, bèn sai sứ nghênh thỉnh. Ngài Thật Xoa và kinh cùng đến [Trung Hoa]. Sư đến đất Lạc Dương dịch lại [kinh Hoa Nghiêm].

 

3. Tùy văn diễn nghĩa (thuận theo kinh văn mà diễn giải ư nghĩa)

 

          Gồm ba phần: Tự, Chánh Tông, và Lưu Thông:

          - Phẩm thứ nhất là Tự Phần.

          - Chín phẩm từ phẩm Phân Thân Tập Hội đến phẩm Giảo Lượng Bố Thí là phần Chánh Thuyết (Chánh Tông).

          - Ba phẩm từ phẩm Địa Thần Hộ Pháp cho đến hết kinh là phần Lưu Thông.

          Hỏi: Mỉm cười, phóng quang có thể gọi là Phát Khởi, phần vấn đáp nhân địa (hạnh nguyện khi c̣n đang tu nhân), trưởng giả phát tâm, thánh nữ cứu mẹ, theo đúng lư th́ thuộc phần Chánh Tông. C̣n như Địa Thần hộ pháp, và thấy nghe được lợi ích, đáng lẽ phải thuộc vào kinh văn của phần Chánh Tông, chỉ có phẩm Chúc Lụy đáng gọi là Lưu Thông. Nay chẳng [phán định] như vậy là do căn cứ vào nghĩa nào?

          Đáp: Tổ của chúng ta là ngài Trí Giả dạy: “Phân đoạn kinh văn vốn thuộc về t́nh chấp của con người. Theo thói quen, người ta cho phần Tự chưa biện định đạo, phần Lưu Thông là để kết thúc, chẳng luận nhân quả. Thế nhưng ba đoạn (Tự, Chánh Tông, Lưu Thông) chẳng thể đứt rời, cách tuyệt! Phần Tự vốn là để dẫn nhập phần Chánh Tông. Phần Chánh Tông vốn là để tŕnh bày những pháp chánh yếu cho phần Tự và Lưu Thông. Phần Lưu Thông khiến cho phần Chánh Tông và Tự được lưu truyền thông suốt. Mỗi đoạn đều có ba nghĩa “sơ, trung, hậu thiện” (chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối đều tốt lành). Nếu chúng bị đứt đoạn, cách biệt, há c̣n gọi là Thiện nữa chăng? Sao có thể chấp nhận phần Tự vô vị, phần Lưu Thông chỉ là kết thúc kinh ư?”

          Nay [trong phẩm thứ nhất], ngài Văn Thù do đại chúng nhóm họp đông đảo, bèn hỏi về hạnh nguyện xưa, đức Thế Tôn giải đáp chuyện ấy, chính là phần dẫn khởi cho chuyện phân thân nhóm họp, há có thể nói [phẩm thứ nhất chẳng] thuộc về Tự ư? Địa Thần hộ pháp, lợi ích do thấy nghe chính là điều trọng yếu trong Lưu Thông, sao lại nói vẫn thuộc về phần Chánh Tông, chẳng xét đến lời đại sư đă nói vậy? Chúng sanh đắc đạo, căn tánh bất định! Trong phần Tự nói đến Chánh th́ cũng chẳng ngăn ngại ǵ! Trong phần Lưu Thông có [những nghĩa lư đáng thuộc phần] Chánh Tông, sẽ càng thêm đốc thúc, khích lệ [học nhân] tuyên dương, hành tŕ, chẳng trái nghịch ư kinh. Nay chuẩn theo lời Tổ răn dạy, há nên thuận theo thói đời ư?

 

3.1. Giải thích phẩm Tự

3.1.1. Giải thích tên gọi và nội dung chánh yếu của phẩm kinh này

 

          Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông phẩm đệ nhất.

          忉利天宮神通品第一

          (Phẩm thứ nhất: Thần thông trên cung trời Đao Lợi).

 

          Giải thích [tên gọi và nội dung] của phẩm này như trong phần Luân Quán. Những phần sau sẽ phỏng theo lệ này.

 

3.1.2. Tự phần

3.1.2.1. Thông Tự

 

          Do các kinh đều có [phần này, nên gọi là Thông Tự], c̣n gọi là Chứng Tín Tự, gồm có năm chuyện ấy th́ người ta mới tin tưởng. Cũng gọi là Kinh Tiền Tự (phần tựa trước hết của kinh), v́ được nêu ra đầu tiên trong một bản kinh. Lại c̣n gọi là Kinh Hậu Tự v́ do các vị kết tập xếp đặt. Từ “nhĩ thời thập phương” (lúc bấy giờ, mười phương…) là Biệt Tự, tức lời tựa riêng của kinh này, c̣n gọi là Phát Khởi Tự, nhằm khởi đầu cho phần chánh thuyết.

          Chứng Tín Tự lại gồm hai phần:

          - Nêu ra năm sự để chứng tín.

          - Nêu ra những ǵ đức Phật đă làm trong ba tháng an cư tại cung trời Đao Lợi.

 

3.1.2.1.1. Nêu ra năm sự để chứng tín

3.1.2.1.1.1. Sở văn pháp thể (Pháp thể của cái được nghe)

 

          (Kinh) Như thị.

          () 如是。

          (Kinh: Như thế).

 

          Đại sư (Trí Giả đại sư) ngộ sâu xa kinh Pháp Hoa, xiển dương, tỏ rơ ư chỉ mầu nhiệm, dùng năm tầng để giải thích tựa đề kinh, dùng bốn cách giải thích để chú giải từng câu kinh văn. Nay kinh này đă cùng thuộc vị đ-hồ, lời giải thích há sơ sài được ư? Huống hồ pháp được xướng suất đứng đầu các kinh chính là lời luận đàm cùng tột của Pháp Hoa. Ngài Nam Nhạc [Huệ Tư] chuyển đọc kinh văn ba lượt, Thiên Thai nhất niệm quán trọn đủ. Lư đă là một Thể, văn gồm bốn phen. Xét v́ người đời sau quen thói đơn giản, kẻ căn độn đời Mạt ngại phiền; v́ thế, nay tôi chọn cách trung dung, chỉ [chọn lọc] ba, hai, hoặc một ư [từ cách giải thích của cổ nhân], cốt sao [người đọc] lănh hội ư nghĩa, đỡ phải tốn công bút mực!

          Như Thị là Tín Thành Tựu. Biển cả Phật pháp, do Tín có thể nhập. Tâm có tịnh tín (niềm tin trong sạch) bèn có thể vào biển pháp. V́ thế, kẻ không tin bèn nói “sự bất như thị” (chuyện chẳng phải là như thế), như da trâu chưa mềm, chẳng thể gập lại được! Kẻ đă tin bèn nói “sự như thị” (chuyện đúng như thế đó), như da trâu đă mềm, có thể tùy ư sử dụng. Đă tin th́ sẽ thuận theo Lư được nói, hễ thuận th́ đạo giữa thầy tṛ được thành. V́ thế, nêu ra điều này trước hết.

          Lại nữa, Như là “chẳng khác”, Thị là “không sai”. Ngài A Nan truyền lại kinh viên măn do đức Phật đă nói, ví như rót nước từ b́nh này sang b́nh khác chẳng khác [chẳng sót một giọt]. Những nghĩa lư trong kinh văn thích đáng, không sai, cho nên văn th́ Như (chẳng khác ǵ chính lời đức Phật đă nói) mà Lư th́ Thị (chẳng sai); cho nên nói là Như Thị. Chỉ là Như Thị (đúng như thế ấy), không ǵ chẳng đều tương đồng. Do tánh thức chẳng thể nghĩ bàn chính là Thật Tướng của các pháp. Thể ĺa bốn câu (Có, Không, Cũng Có Cũng Không, Chẳng Phải Có Chẳng Phải Không), tướng tuyệt bách phi; tâm, Phật, chúng sanh, cả ba chẳng sai biệt. Huống chi đầu các kinh do đức Phật để lại đều là như thế, vậy th́ đầu bản kinh này cũng phải giống như thế. Đại Luận nói: “Quá khứ pháp như, tức là vị lai, hiện tại pháp như. Hiện tại pháp như tức là quá khứ, vị lai pháp như. Vị lai pháp như, tức là quá khứ hiện tại pháp như. V́ cớ sao vậy? Do giống hệt như nhau, chẳng khác”. V́ thế, đức Địa Tạng Bồ Tát từ lúc mới phát tâm ban đầu cho đến nay vâng lănh lời phó chúc trên cung trời, đều là do Như Thị viên măn mà tự tu, cũng dùng Như Thị viên măn để lợi tha, gieo chủng tử, thành thục các căn cơ để họ thoát khỏi tam đồ, luôn luôn chẳng phế bỏ, không chuyện ǵ chẳng đều giống hệt như những chuyện thuộc về Bổn Tích của đức Phật th́ mới gọi là sự Như Thị được hiển lộ trong kinh này. Hành nhân có thể dùng Chánh Đế viên thường này để quán cái tâm “một niệm trọn đủ”. Từ ngay cái tâm trọn đủ ấy mà dấy lên tu ác th́ là tánh ác, được gọi là “ác pháp giới”, không pháp nào chẳng gồm thâu. Thể là Tam Đức, c̣n gọi là Tam Đế. Quán tương xứng với Đế, chiếu cảnh chẳng sai khác, th́ gọi là Như. Cảnh và Quán cùng mất, vĩnh viễn dứt tuyệt lầm lỗi, sai trái th́ gọi là Thị. Tin như thế th́ Tín được thành tựu!

 

3.1.2.1.1.2. Năng văn chi nhân (người nghe)

 

          (Kinh) Ngă văn.

          () 我聞。

          (Kinh: Tôi nghe).

         

          Ngă Văn là Văn Thành Tựu. Đây là ngài A Nan tự biểu lộ chính ḿnh được đích thân truyền thừa, vĩnh viễn khác với ngoại đạo. Ngă ở đây có nghĩa là “chủ tể”. Ngă đứng đầu mười sáu thứ Kiến, là nguồn cội của năm Lợi Sử. Cho nên trong Nhân và Pháp, phàm phu và hàng Tiểu Thừa chấp Ngă, c̣n ngài A Nan là bậc Bồ Tát truyền pháp, trong hội Pháp Hoa được dự vào những vị được thọ kư, truyền bộ kinh viên măn này, khéo thuận với Nhị Không (Nhân Không và Ngă Không), sao cũng nói là Ngă? Cần phải biết hàng phàm phu trọn đủ ba thứ Ngă Kiến, Ngă Mạn, và Ngă Danh Tự, ngài A Nan đă chẳng có Kiến và Mạn, chỉ thuận theo tên gọi trong thế tục. Do không Ngă và không Nghe th́ đạo giáo hóa bị dứt tuyệt. V́ thế, tuy biết là Vô Ngă, nhưng v́ truyền thừa hóa đạo mà thuận theo cách nói giả danh của thế gian. Như trong cách mua bán, đem tiền bạc đổi lấy đồng, chẳng ai cười cợt.

          Văn (nghe) là Nhĩ Căn chẳng hoại, tiếng ở nơi có thể nghe. Vận tâm lắng nghe, nhân duyên ḥa hợp, cho nên có thể nghe. Đáng lẽ phải nói là “tai nghe”, nhưng v́ Ngă là chủ thể của cái Nghe, Nghe là Dụng của Ngă. Chủ là giả nhân (do mỗi người là Tứ Đại và Ngũ Uẩn ḥa hợp mà có, nên “người” là giả pháp), Dụng là thật pháp. Nếu hiểu ư nghĩa của Chủ, nghĩa của chữ Văn sẽ tự hiển lộ; nhưng Chủ là tổng luận duyên khởi, [nói] Văn chính để phân biệt với Thính Thuyết (nghe nói), không ǵ chẳng sai khác đôi chút. [Văn là] nay ngài A Nan thẳng thừng dấy khởi Chân Ngă trong pháp tánh để nghe bằng cái tâm, khiến cho kẻ khác thẳng thừng ngộ nhập. Nhưng Chân Ngă chẳng có ngă và ngă sở; tâm nghe th́ không có nghe và chẳng nghe. V́ lưu truyền, giáo hóa bất tuyệt, nên nói là Ngă Văn, Văn đă được thành tựu!

 

3.1.2.1.1.3. Văn tŕ chi thời (lúc nghe nói, thọ tŕ)

           

          (Kinh) Nhất thời.

          () 一時。

          (Kinh: Một thời).

 

          Điều này tương ứng với chuyện ghi chép năm tháng; nay nói “nhất thời” là do Chánh Sóc (正朔, ngày đầu năm) của hai cơi (Trung Hoa và Ấn Độ) không giống nhau! [Thời điểm] nói kinh có trước, có sau sai khác; do vậy, dùng “nhất thời” để thâu nhiếp chung. Nhưng Nhất chính là thống thể (bản thể chung) của đạo, là thiên đức tinh thuần, là nguồn cội của h́nh và khí, là khởi điểm của số, là điều lạ lùng nơi Dịch. Sanh trời, sanh đất, vạn vật nhờ vào nó, chẳng có ǵ không khởi đầu từ Nhất. V́ thế, trong Hào và Quái của Phục Hy, trong văn tự của Thương Hiệt[30], đều bắt đầu từ Nhất. Nhất là đại mẫu của chữ, ở trên th́ như h́nh dáng che chở của trời. Ở dưới th́ như h́nh thể đất nâng chở. Ở giữa th́ dường như h́nh thể con người gánh vác.

          “Thời” là biến đổi. Tạo hóa ngầm chuyển dời, loài người nhận biết, cái [thay đổi] có thể thấy ngay được th́ không ǵ bằng ngày. Cho nên phải dùng ngày để tính toán, tức là [chữ Thời () có chữ Nhật ()] thuộc loại hội ư. Do bản thể của trời quá lớn, điều mầu nhiệm nằm ở chỗ vận dụng ngay nơi ngày. Vào thời đức Phật, nói đến Thời th́ có hai loại:

          1) Một là Ca La (Kalā), tức là Đoản Thời, hoặc Thật Thời, để dạy hàng nội đệ tử theo đúng thời mà dùng cơm, ǵn giữ minh tướng[31] v.v…

          2) Hai là Tam Ma Da (Samaya), tức là Trường Thời, hoặc Giả Thời. Ngoại đạo chấp Thời là thật; v́ thế, hiển thị Thời là giả.

          Sách Phụ Hành nói: “Các kinh ghi chép, phần nhiều nói chung là Nhất Thời, nhằm dẹp sạch [các t́nh chấp] dài, ngắn, nhiếp trọn sự tinh, thô” là nói về ư này. Nay nói pháp vận của đức Giác Hoàng sắp chấm dứt, nhằm thuở pháp hội cao đẹp chốn thiên cung, người nghe cảm đức Phật thuyết pháp cho họ, người nói ứng cơ mà luận đàm. Nghe và nói xong xuôi, gọi chung là Nhất Thời. Tóm lại, chính là lúc khiến cho những chúng sanh căn cơ chín muồi trong lục đạo quy về nhất tâm. Đại sư nói: “Nếu là trước nghĩ, sau giác, th́ đấy là hai, chẳng phải là một. Suy nghĩ, giác lẫn vọng đều đoạn th́ là lúc hoát nhiên khai ngộ”, nay [Nhất Thời] ở đây cũng thế.

 

3.1.2.1.1.4. Phật cập trụ xứ (Phật và chỗ Ngài trụ)

 

          (Kinh) Phật tại Đao Lợi Thiên.

          () 佛在忉利天。

          (Kinh: Đức Phật tại trời Đao Lợi).

 

          Ngài Thiên Thai đă dạy Lục Tức Phật, nay xét theo nghĩa Cứu Cánh [Tức Phật] th́ Phật có ba thứ:

          - Nương theo Nhất Thiết Trí bèn có Phật thân cao trượng sáu.

          - Nương theo Đạo Chủng Trí bèn có Phật thân tôn quư, đặc biệt, cao một trượng sáu.

          - Nương theo Nhất Thiết Chủng Trí bèn có Pháp Thân Phật.

          Ba loại Phật chẳng một, chẳng khác, chẳng phải là một hay khác mà chính là một và khác. Nay đă mở toang tạng Tổng Bí Mật, cùng là một vị Phật viên măn th́ một và khác đều mất, tạm thời nói là Tại. Dừng lại ở lâu một nơi nào th́ gọi là Trụ, thường là nói như vậy. Nay dựa theo lời giải thích về chữ Trụ trong Đại Luận để giải thích chữ Tại. Trụ là một trong bốn oai nghi. Phật là người có thể trụ (năng trụ), c̣n cơi trời Đao Lợi là chốn để trụ (sở trụ). Trụ xứ có hai thứ:

          - Một là cảnh giới xứ, tức là chỗ để đi qua, là chỗ để giáo hóa tục nhân.

          - Hai là y chỉ xứ, tức là chỗ để thống nhiếp chúng xuất gia.

          Nay [Xứ ở đây] chính là cảnh giới xứ, nhưng Năng Trụ có bốn loại, tức là Thiên, Phạm, Thánh và Phật:

          - Thiên Trụ là cơi trời Lục Dục, cái nhân của trụ xứ này là thiện tâm Thí, Giới.

          - Phạm Trụ: Từ Sơ Thiền cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Cái nhân của trụ xứ này là Tứ Vô Lượng Tâm.

          - Thánh Trụ tức những vị thuộc tam thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát). Cái nhân của trụ xứ này là ba môn tam-muội.

          - Phật Trụ, tức Thủ Lăng Nghiêm, một trăm lẻ tám môn tam-muội v.v…

          Nhưng ắt phải nương vào Đế mà Trụ, v́ thế nói là “thân Phật cao một trượng sáu, trụ Chân Đế”. Toàn thân Phật trụ trong Chân Đế, Pháp Thân Phật th́ trụ trong Trung Đạo. Như vậy th́ trong nhất tâm, chúng ta tu trọn cả ba Quán, niệm niệm chẳng ngưng nghỉ, luôn luôn trụ trong Tam Đế, tức là Quán Hạnh Trụ. V́ thế biết là có thể thấu hiểu thần diệu tâm tánh, trong mỗi niệm, quả Bồ Đề đều viên măn, mới khởi ư đôi chút, tác dụng lớn lao đă hiện tiền. Chẳng đạt được, chẳng nương cậy, chẳng lấy, chẳng bỏ, từ Chân mà khởi Hạnh, Thể và Dụng cùng thâu nhiếp, dùng Hạnh để khế hợp Chân, trong lúc cuộn duỗi[32], tâm nào cũng tự nhiên hợp đạo, niệm nào cũng ngầm hợp lẽ Chân. Đối với từ ngữ Đao Lợi Thiên, hăy xem phần giải thích tựa đề của phẩm này [trong phần Luân Quán].

 

3.1.2.1.2. Điểm tam nguyệt sở vi (chỉ ra những việc đức Phật đă làm trong ba tháng An Cư trên Đao Lợi Thiên)

 

          Lập ra khoa này là v́ lẽ nào? Do câu “v́ mẹ thuyết pháp” tuy kinh văn thuộc phần Chứng Tín, nhưng lại bao hàm ư nghĩa Phát Khởi. Câu này chẳng thể xếp vào phần Thông Tự, mà cũng chẳng thể coi là thuộc phần Biệt Tự, cho nên lập riêng một khoa. Câu này chính là cội nguồn tông chỉ của việc đức Như Lai thăng lên Đao Lợi, an cư ba tháng, chính là v́ để phô rơ đức Địa Tạng đă từng v́ mẹ phát nguyện. Một là v́ ngăn trở sự hoài nghi, gièm báng của Lục Sư ngoại đạo. Kế đó là phát khởi ḷng hiếu thảo cho tứ chúng trong đời sau. Tuy nói đại lược, nhưng ư thật bao la!

         

          (Kinh) Vị mẫu thuyết pháp.

          () 為母說法。

          (Kinh: V́ mẹ thuyết pháp).

 

          Theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải, phụ vương bạch Phật: “Ngài sẽ tới Đao Lợi Thiên v́ mẹ thuyết pháp ư?” Đức Phật bảo: “Sẽ như hành pháp của Luân Vương chào hỏi vị Đàn Việt (thí chủ)”. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm, do Đế Thích thỉnh cầu, thưa: “Chư Phật đều thăng lên Đao Lợi v́ mẹ thuyết pháp. Đức Như Lai cũng nên v́ thánh mẫu thuyết pháp”. Do vậy, đức Như Lai cùng với một ngàn vị tỳ-kheo, ở bên thành Khúc Nữ (Kānyakubja) thuộc nước An Đạt La (Andhra), thăng lên trời Đao Lợi, v́ mẹ thuyết pháp nhằm báo ân sanh hạ.

          Ma Ha Ma Da (Mahāmāyā) trong tiếng Phạn, Hán dịch là Đại Thuật, hoặc Đại Huyễn; kinh Trường A Hàm dịch là Đại Hóa. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Bà Ma Da là mẹ của một ngàn đức Phật, thuộc địa vị Đại Quyền Pháp Thân. Há có phàm phu nào mà có thể hoài thai một vị Na La Diên Bồ Tát ư?” V́ thế, trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch đời Tấn (Lục Thập Hoa Nghiêm), Ma Da phu nhân đă trả lời Thiện Tài rằng: “Ta đă thành tựu pháp môn Đại Nguyện Trí Huyễn. Do đắc pháp môn này, làm mẹ của Lô Xá Na Như Lai. Ở trong cơi Diêm Phù Đề, nơi thành Ca Tỳ La, trong cung vua Tịnh Phạn, từ hông phải sanh ra Thái Tử Tất Đạt, hiển hiện thần lực tự tại chẳng thể nghĩ bàn!” Đấy là cha mẹ [của đức Phật] được nói theo Tiểu Thừa.

          Nếu xét theo Viên Tông, sẽ đều là như huyễn hiện. Như đức Phật bảo thiên tử Nguyệt Thị rằng: “Kỳ Bồ Tát giả, bất niệm ư sanh, diệc vô sở khởi. Dụng bổn nguyện cố, hiện hữu sở sanh. Thiên vấn: ‘Bồ Tát bất niệm sở sanh, diệc bất văng sanh, vân hà Như Lai thùy niệm sở sanh chi thân, thượng Đao Lợi Thiên, nhất thời tam nguyệt. Như Lai bất vị tùng vương hậu Ma Da nhi do sanh hồ?’ Phật cáo thiên tử: - Bồ Tát bất tùng vương hậu Ma Da sở sanh, tùng Trí Huệ Độ vô cực sanh. Sở dĩ giả hà? Kỳ tam thập nhị đại nhân tướng, Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Thập Bát Bất Cộng, năi chí hư không Phật nhăn, thần túc thiện quyền, tư chư công đức, tất vi bất tùng vương hậu Ma Da nhi sanh, tắc tùng Trí Huệ Độ vô cực nhi sanh” (Bồ Tát chẳng nghĩ tới sanh, cũng chẳng dấy lên [ư niệm thị hiện giáng sanh]. Do dùng bổn nguyện, nên thị hiện được sanh ra. Vị trời bèn hỏi: “Bồ Tát chẳng nghĩ tới được sanh, mà cũng chẳng sanh đến, cớ sao Như Lai rủ ḷng nghĩ tới người sanh ra thân ḿnh mà lên trời Đao Lợi một phen suốt cả ba tháng? Há Như Lai chẳng phải là do vương hậu Ma Da sanh ra hay sao?” Đức Phật bảo thiên tử: “Bồ Tát chẳng từ vương hậu Ma Da sanh ra, mà từ Trí Huệ Độ (Bát Nhă Ba La Mật) vô cực sanh. V́ cớ sao vậy? Ba mươi hai tướng đại nhân, Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Thập Bát Bất Cộng, cho đến hư không Phật nhăn, thần túc thiện quyền, các công đức ấy đều chẳng do vương hậu Ma Da sanh ra, mà sanh từ Trí Huệ Độ vô cực”). Đấy chính là pháp do đức Phật đă nói khi Ngài thăng lên trời Đao Lợi v́ thánh hậu (Ma Da phu nhân) mà thuyết pháp. Kinh có ba quyển, đều là đàm luận xứng với Bổn.

 

3.1.2.2. Biệt Tự

 

          Kinh văn thuộc phần Phát Khởi do chẳng liên quan đến các kinh khác nên gọi là Biệt. Phần này chia thành ba đoạn:

          - Phần thứ nhất là Quả Nhân Tập Tán Tự (Quả (chư Phật) và Nhân (Bồ Tát) vân tập, tán thán Phật Thích Ca).

          - Từ “thời Như Lai” (khi ấy, đức Như Lai) trở đi là phần Tự nói về chuyện Hiện Tướng Tập Chúng (hiện tướng thần thông để triệu tập đại chúng).

          - Từ chữ “Thích Ca” trở đi là phần Vấn Đáp Thích Nghi (vấn đáp để giải trừ nghi hoặc).

 

3.1.2.2.1. Quả nhân tập tán tự (Quả (chư Phật) và Nhân (Bồ Tát) vân tập, tán thán Phật Thích Ca)

         

          Nếu xét theo thứ tự lần lượt sanh khởi, th́ từ phần chư Phật và các Bồ Tát nhóm họp, tán thán nhân hạnh của đức Phật Thích Ca, nhờ đức Thế Tôn phóng quang, các vị trời, rồng v.v… nhóm họp. Do đại chúng nhóm họp đông đảo, đức Thế Tôn bèn hỏi ngài Văn Thù về số lượng đại chúng. Ngài Văn Thù sanh nghi bèn thưa hỏi, đức Như Lai thuật chuyện xưa. Tức là “vấn đáp giải trừ nghi hoặc” là do “Phật hiện tướng triệu tập đại chúng:” [mà có]; “hiện tướng triệu tập đại chúng” là v́ “chư Phật và Bồ Tát vân tập, tán thán Phật Thích Ca”. Nghịch thuận sanh khởi, nối liền nhau như mắt xích. Nếu duyên khởi lật tới lật lui chỉ là như thế, sẽ giống như một căn nhà trống, nhân duyên chưa được giải thích trọn vẹn; chuyện dựa theo Bổn Tích trong giáo để quán tâm sẽ trọn không có chỗ để tiến đến, hướng về được! Cần biết ba phần Tự (trong đoạn Biệt Tự này) thuộc về “tứ nhất”[33] của Chánh Tông và Tự Phần: [Phần kinh văn nói về] “chư Phật và Bồ Tát vân tập tán thán Phật Thích Ca” và “đại chúng [trời, rồng] nhóm họp” nhằm thuật bày “nhân nhất”. Hiện điềm lành nhằm trần thuật “lư nhất”. Nhân quả tán dương lẫn nhau, ngài Văn Thù nẩy sanh nghi niệm là phần trần thuật “hạnh nhất”. Phần vấn đáp [giữa đức Phật và ngài Văn Thù] là “giáo nhất”. Đấy chính là phần giải thích về nhân duyên.

          Nếu xét theo Giáo, chẳng phải là Tam Tạng thông hay biệt, mà phần Tự nhằm giới thiệu, dẫn nhập phần Chánh Tông, tức là phần Tự nhằm làm cho phần Chánh Tông được viên măn. Nếu xét theo Bổn Tích, ngài Địa Tạng từ thuở ban sơ thuộc bất khả thuyết kiếp trước [đă phát nguyện], cho đến nay vâng lănh lời phó chúc trên cung trời, tùy ư hành “tứ nhất”. Quán tâm [dựa theo đó] cũng sẽ biết, chẳng cần phải nhắc lại.

          Hỏi: Pháp Hoa là vua trong các kinh, cho nên có tác dụng “tứ nhất”, nay kinh này sao có thể coi là giống như Pháp Hoa cho được?

          Đáp: Miệng vàng của đức Như Lai tán thán đức Địa Tạng trí huệ, thần thông v.v… đều chẳng thể nghĩ bàn. Đại sư nói: “Diệu danh chẳng thể nghĩ bàn”. Vậy th́ chẳng chấp thuận [kinh Địa Tạng này] trần thuật “tứ nhất” ư? Nếu xét theo phần luận định Bổn và Tích đều có mười thứ diệu trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Bổn Tích trong kinh này cũng đáng phải nên có mười điều chẳng thể nghĩ bàn; nhưng do [chúng sanh] đời Mạt chuộng đơn giản, cho nên tôi để lại đó chẳng bàn tới! Cần phải biết là đối với kinh viên đốn, đừng nên giải thích theo cách nào khác!

          Phần Quả Nhân Tập Tán Tự (chư Phật (quả) và các Đại Bồ Tát (nhân) nhóm họp, tán thán đức Phật Thích Ca) này được chia làm hai:

 

3.1.2.2.1.1. Đồng lai tập hội (những vị cùng đến nhóm họp)

 

          (Kinh) Nhĩ thời thập phương vô lượng thế giới, bất khả thuyết bất khả thuyết nhất thiết chư Phật, cập đại Bồ Tát Ma Ha Tát giai lai tập hội.

          ()爾時十方無量世界不可說不可說一切諸佛及大菩薩摩訶薩皆來集會。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, mười phương vô lượng thế giới, bất khả thuyết bất khả thuyết hết thảy chư Phật và các vị đại Bồ Tát Ma Ha Tát đều cùng nhóm đến).

         

          “Nhĩ thời” (爾時, lúc bấy giờ) chính là lúc đức Như Lai v́ thánh mẫu thuyết pháp. Chư Phật đông đảo, khó thể biện định từng cơi nước riêng biệt được, cho nên nói chung là “thập phương vô lượng thế giới”. Vô Lượng là chẳng thể đo lường được, làm sao tính toán được? “Thế” () là đổi dời, Giới () là phương vị. Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới là Giới. Quá khứ, vị lai, hiện tại là Thế. Có hai loại: Một là Chúng Sanh Thế Giới, tức chánh báo. Hai là Khí Thế Giới, tức y báo. To lớn thay! Y báo và chánh báo số lượng quá nhiều, chẳng thể nói được! Bất Khả Thuyết[34] là một trong một trăm hai mươi lăm con số được nói trong phẩm A Tăng Kỳ của kinh Hoa Nghiêm.

          Trọn khắp là Nhất (), tột cùng ngằn mé là Thiết (), chẳng phải một th́ là Chư (, các), tôn quư tột bậc là Phật. Mỗi vị Phật mang theo một vị đại Bồ Tát làm thị giả, cho nên nói là “cập” (, cùng với). Bồ (, Giác) là đạo, Tát () là tâm, tự hành đạo này, lại có thể hóa độ người khác. Dựa trên địa vị thù thắng mà lập hạnh thù thắng; chính là bậc đại nhân trong Viên Giáo, cho nên nói là Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Chủ và bạn cùng tụ họp, nhân theo quả mà nhóm họp. Chủ chẳng khác bạn, bạn chẳng khác chủ. Chủ chính là bạn, bạn chính là chủ, chẳng khác, chẳng đồng. Đến th́ cùng nhau đến, nhóm họp th́ cùng nhau tụ họp. V́ thế nói là “giai lai tập hội” (đều cùng nhóm đến). Lúc bấy giờ, giống như quang minh từ các hạt châu nơi cái lưới của Thiên Đế, trùng trùng vô tận; hành nhân một niệm thầm khế hợp trong ấy th́ Thỉ Giác Trí và Bổn Giác Trí sẽ dung thông hợp nhất; vô minh tâm và Bồ Đề tâm cùng lưu lộ lẫn nhau; cho nên vô biên cơi nước nhiều như biển chẳng cách biệt mảy lông. Mười đời xưa nay, chẳng ĺa một niệm trong hiện tại. Tâm là chủ của tổng tŕ, viên quán chẳng thể tạm ĺa, xin mọi người hăy suy nghĩ đi!

 

3.1.2.2.1.2. Cộng thân tán thán (cùng nhau thốt lời tán thán)

3.1.2.2.1.2.1. Đồng tán Thích Ca nan sự (cùng tán thán Phật Thích Ca đă làm những chuyện khó khăn)

 

          (Kinh) Tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật, năng ư ngũ trược ác thế, hiện bất khả tư nghị đại trí huệ thần thông chi lực, điều phục cang cường chúng sanh tri khổ lạc pháp.

          ()讚歎釋迦牟尼佛能於五濁惡世現不可思議大智慧神通之力調伏剛強眾生知苦樂法。

          (Kinh: Tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật có thể ở trong đời ác, hiện sức thần thông đại trí huệ chẳng thể nghĩ bàn, điều phục chúng sanh ương ngạnh khiến cho họ biết pháp khổ và vui).

 

          Thích Ca (Śākya) là họ. Kinh Bổn Khởi dịch thành Năng Nhân (能仁). Theo kinh Trường A Hàm, xưa kia vua Cam Giá (đây là họ), nghe lời sàm tấu của thứ phi, đuổi bốn Thái Tử. Họ tới phía Bắc Tuyết Sơn, tự lập thành quách để ở, dùng đức chiêu mộ đại chúng. Chẳng đầy mấy năm, đất nước hưng thịnh, trở thành cường quốc. Phụ vương sai sứ triệu hồi, bốn người con từ chối không về. Phụ vương ba lượt than thở: “Con ta Thích Ca (có thể dùng ḷng nhân nhiếp hóa dân chúng)”. Do vậy, lấy chữ Thích Ca làm họ.

          Mâu Ni (Muni) là tên; kinh Bổn Hạnh dịch là Tịch Mặc (寂默). Do những người họ Thích kiêu mạn, lắm miệng, nhưng hễ trông thấy Thái Tử thảy đều nín lặng. Vua bảo hăy gọi tên tự của [Thái Tử] là “Mâu Ni”. Họ [Thích Ca] là do ḷng từ bi lợi lạc chúng sanh; v́ thế, chẳng trụ Niết Bàn, c̣n tên th́ mang ư nghĩa trí huệ ngầm khế hợp Lư; do đó, chẳng trụ trong sanh tử. Khởi đầu [chư Phật và các vị đại Bồ Tát] tán thán chữ Năng [trong tên họ Năng Nhân] chính là do ư này.

          “Ngũ trược ác thế”: Ví như nước trong, ném bụi đất vào, trở thành đục ngầu, th́ gọi là Trược (). Trược có năm tướng, tức là Kiếp Trược (Kiếp Trược không có cái Thể riêng, do bốn thứ trược kia mà thành tên), Kiến Trược (năm Lợi Sử làm Thể), Phiền Năo Trược (năm Độn Sử làm Thể), Chúng Sanh Trược (do lấy quả báo của Kiến, Mạn mà đặt tên), Mạng Trược (liên tục giữ sắc và tâm làm Thể). Ngũ Trược lấy phiền năo và Kiến làm căn bản. Từ hai thứ Trược này mà h́nh thành chúng sanh. Từ chúng sanh có thọ mạng được duy tŕ liên tục; khi đă có bốn thứ Trược ấy th́ gọi là Kiếp Trược. Kiếp Trược loạn thời, chúng sanh cấu (phiền năo) nặng nề, keo kiệt, tham lam, ganh ghét, thành tựu các bất thiện căn; v́ thế gọi là Ác Thế.

          Trong kinh Bi Hoa, Tịch Ư Bồ Tát hỏi: “Kim ngă Thế Tôn, hà nhân, hà duyên xử tư bất tịnh, ngũ trược ác thế chi trung, thành A Nậu Bồ Đề, thuyết tam thừa pháp. Hà duyên bất thủ thanh tịnh thế giới, viễn ly ngũ trược ác thế? Phật cáo Tịch Ư: - Bồ Tát dĩ bổn nguyện cố, thủ tịnh diệu quốc; diệc bổn nguyện cố, thủ bất tịnh độ. Bồ Tát thành tựu đại bi, thủ tư tệ ác bất tịnh độ nhĩ. Thị cố, ngă dĩ bổn nguyện, xử thử bất tịnh uế ác thế giới, thành A Nậu Bồ Đề” (“Nay đức Thế Tôn do nhân duyên ǵ mà ở trong cơi bất tịnh, đời ác ngũ trược này, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nói pháp tam thừa? Do duyên ǵ mà chẳng lấy cơi thế giới thanh tịnh, xa ĺa đời ác ngũ trược?” Đức Phật bảo Tịnh Ư Bồ Tát: “Bồ Tát do bổn nguyện mà lấy cơi nước tịnh diệu, cũng do bổn nguyện mà giữ lấy cơi bất tịnh. Bồ Tát thành tựu đại bi, giữ lấy cơi tệ ác, bất tịnh này. V́ thế, ta do bổn nguyện, ở trong thế gian bất tịnh, dơ bẩn, xấu ác này, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”). Đại Luận nói: “Ḷng đại bi của chư Phật thấu triệt xương, tủy, chẳng v́ thế giới tốt hay xấu, tùy theo người đáng độ mà giáo hóa; như từ mẫu thương con, tuy con ch́m lỉm trong hầm cầu, vẫn siêng gắng t́m cách cứu vớt, chẳng ngại bẩn thỉu!” V́ thế, chư Phật, Bồ Tát tán thán [Phật Thích Ca] có thể ở trong đời ác ngũ trược điều phục bọn chúng sanh ương ngạnh!

          “Hiện” là nói theo hóa nghi (h́nh thức, phương pháp giáo hóa chúng sanh), vốn là thân trưởng giả đeo toàn anh lạc mà hiện thân xấu xí, dơ bẩn, tức là trụ trong Đại để hành Tiểu vậy. Xét theo ư Phật, vốn là Viên Phật, mà hiện tướng mới thành Phật trong Tam Tạng (tức tướng thành Phật theo Tiểu Giáo), chính là ẩn Thật để hành Quyền. “Đại trí huệ thần thông”: Theo Đại Luận th́ “có thể hàng phục các vị thầy luận nghị hàng đầu của ngoại đạo và Thích Phạm thiên vương, cho nên gọi là đại trí huệ”. Theo kinh Hiền Ngu, đức Phật hàng phục lục sư xong, B́nh Sa Vương (Bimbisāra, Tần Bà Sa La) bạch Phật: “Bọn lục sư là lũ mê, chẳng biết lượng sức ḿnh, cứ đ̣i đức Thế Tôn thi đấu thần lực”. Đức Phật hiện thần biến mầu nhiệm khó nghĩ bàn! Bọn lục sư bó tay, chẳng thể thi thố một pháp thuật nào, gieo ḿnh xuống nước mà chết, đồ đệ của họ tan tác. V́ thế gọi là Đại Thần Thông. “Lực” là sức công đức nơi thân Phật, vượt xa mười vạn bạch hương tượng bảo. Đấy là sức nơi thân thể do cha mẹ sanh ra. Nếu là sức thần thông công đức, sẽ là vô lượng, vô hạn. Sức thần thông đại trí huệ như thế, tam thừa chẳng biết, nhân thiên khó suy đoán, cho nên gọi là “bất khả tư nghị” (chẳng thể nghĩ bàn).

          Dùng sức trí huệ thần thông này để điều phục chúng sanh ương ngạnh. Cư sĩ Duy Ma nói: “Thử độ chúng sanh kiên cường nan hóa, cố Phật vị thuyết cang cường chi ngữ dĩ điều phục chi. Ngôn thị địa ngục, thị súc sanh, thị ngạ quỷ, năi chí thị ngu si, thị ngu si báo đẳng, dĩ nan hóa chi nhân, tâm như viên hầu, hựu như tượng, mă, long lệ bất điều. Gia chư sở độc, năi chí triệt cốt, nhiên hậu điều phục như thị cang cường nan hóa chúng sanh. Cố dĩ nhất thiết khổ thiết chi ngôn, năi khả nhập luật. Cố ngă Phật, xưng Điều Ngự Thiên Nhân Sư” (Chúng sanh trong cơi này ương ngạnh, khó giáo hóa, cho nên đức Phật phải nói lời cứng rắn để điều phục họ. Ngài nói họ là địa ngục, là súc sanh, là ngạ quỷ, cho đến là ngu si, là quả báo của ngu si v.v… Bởi lẽ, kẻ khó giáo hóa tâm như khỉ vượn, lại như voi, ngựa, rất hung ác. Phải hành hạ chúng, thậm chí đánh đ̣n tới thấu xương, th́ sau đó mới điều phục được bọn chúng sanh ương ngạnh, khó giáo hóa như thế. V́ vậy, [đức Phật] dùng hết thảy lời lẽ khổ sở, thống thiết [để răn dạy] th́ họ mới đi vào khuôn phép được. Do đó, đức Phật ta được gọi là bậc Điều Ngự Thiên Nhân Sư).

          “Khổ lạc”: Tức là Sanh Diệt Tứ Đế trong Tam Tạng. Do mê Chân nặng nề, thuận theo những ǵ đă làm mà hứng chịu [quả báo] tương xứng. Nhưng Khổ Tập là một pháp, do phân định theo nhân quả bèn thành hai. Đạo Diệt cũng thế. Do hai Đế (Khổ và Tập) là nhân quả của sự khổ trong thế gian, hai Đế (Đạo và Diệt) là nhân quả của xuất thế lạc; v́ thế, chỉ nói là “khổ, lạc”.

          “Pháp” có nghĩa là quỹ tŕ (軌持, khuôn khổ, pháp tắc). Do pháp Tứ Đế chẳng do Phật, trời, người, sa-môn, Bà-la-môn tạo ra. Chỉ là do cái tâm vô minh điên đảo trong quá khứ, tạo tác các hành, đương nhiên là có thể tạo ra khổ quả nơi lục đạo trong đời này, tự nhiên là tốt xấu khác nhau!

          “Tri” (, biết): Tức là khi tam chuyển pháp luân nơi Lộc Uyển, [đức Phật] đă hiện tướng mà nói: “Đây là Khổ, các ngươi nên biết”. Đấy là lúc Tiểu Giáo và Thỉ Giáo mới được thành lập, trước hết là hành phương tiện để điều phục căn tánh tam thừa. Dùng Tứ Đế để điều phục Thanh Văn, dùng nhân duyên để điều phục Duyên Giác, dùng Lục Độ để điều phục Bồ Tát. Đế, duyên, và hoằng thệ đều nương theo Tứ Đế. V́ thế, nói chung là “tri khổ lạc pháp” (biết pháp khổ và vui). Đấy là bản lănh của đức Phật Thích Ca, cho nên Phật và Bồ Tát cùng nhau tán thán.

         

3.1.2.2.1.2.2. Các khiển thị giả vấn tấn (chư Phật đều sai thị giả thưa hỏi)

 

          (Kinh) Các khiển thị giả vấn tấn Thế Tôn.

          () 各遣侍者問訊世尊。

          (Kinh: Mỗi vị Phật đều sai thị giả thưa hỏi đức Thế Tôn).

 

          “Thị giả” (侍者) là người thân cận vâng mạng mà làm việc. Trường A Hàm gọi Thị Giả là Chấp Sự (執事), tức là “chư đồng bộc” (các tôi tớ) trong kinh Pháp Hoa. Sớ nói: “Đồng bộc là những người hầu hạ. Ví như phương tiện tri kiến, đều đă đầy đủ, ḥa quang trong lục đạo, khéo tùy thuận mọi căn cơ, tức là đồng bộc của Thật Trí vậy. Do Thật Trí làm chủ bên trong, cho nên có thể sai khiến. Quyền Trí ở bên ngoài, cho nên bị sai khiến”.

          “Vấn tấn” (問訊): “Vấn” là hỏi về cuộc sống thường ngày, “Tấn” là hỏi han mọi chuyện. Như [trong hội Pháp Hoa], phân thân chư Phật đều sai thị giả, thưa hỏi rằng: “Thiểu bệnh, thiểu năo, khí lực an lạc, cập Bồ Tát, Thanh Văn chúng tất an ổn phủ?” (Ít bệnh, ít năo, khí lực an lạc, và đại chúng Bồ Tát, Thanh Văn đều an ổn hay không?) Do cùng ứng hiện trong đời ác ngũ trược, cho nên hỏi về chuyện bệnh tật, phiền năo, khí lực, v́ Phật thị hiện giống như loài người vậy.

 

3.1.2.2.2. Hiện tướng tập chúng (hiện tướng thần thông, triệu tập đại chúng)

3.1.2.2.2.1. Hiện thụy (hiện điềm tốt lành)

 

          “Thụy” (, điềm lành) chỉ là tướng. Quả báo bí mật là Thụy, khác lạ là Tướng. Tướng biểu thị điều ǵ? Chỗ sâu kín của diệu lư, rất khó diễn tả. Con người vốn quen thói hời hợt, chẳng thể tôn trọng. Đáng cần phải dấy động thần thông, hiện ra thụy tướng, ngầm biểu thị Lư. Người đời cứ nghĩ nhện chăng tơ là sắp có chuyện vui, chim khách hót tức là có người từ xa đến; chuyện nhỏ nhặt mà c̣n có điềm báo, chuyện lớn sao chẳng có tướng lành? Dùng gần để biểu thị xa, cũng đáng nên như thế. Hiện tướng lành chia làm hai phần:

          - Tỏa mây quang minh.

          - Phát ra âm thanh vi diệu.

          [Những điều này nhằm] biểu thị đức Phật hiện thân thuyết pháp, do muốn diễn bày duyên do của đức Địa Tạng, bèn trước hết dùng thần thông để [đại chúng] kinh hăi, chấn động; sau đó, dùng trí huệ biện tài để tuyên dương.

 

3.1.2.2.2.1.1. Phóng quang minh vân (tỏa ra mây quang minh)

3.1.2.2.2.1.1.1. Tổng thị (nêu chung)

 

          (Kinh) Thị thời, Như Lai hàm tiếu, phóng bách thiên vạn ức đại quang minh vân.

          () 是時如來含笑放百千萬億大光明雲。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Như Lai mỉm cười, tỏa ra trăm ngàn vạn ức mây đại quang minh).

 

          “Thị thời” (khi ấy) là cảm ứng đạo giao, phát khởi Tích để hiển thị Bổn, là dịp để đức Như Lai phó chúc, Đại Sĩ vâng mạng nhận lănh trách nhiệm cứu vớt, nay đúng phải lúc. Như hoa Ưu Đàm đúng thời bèn hiện; nay đă đúng thời, cho nên đức Phật mỉm cười, phóng quang.

          “Hàm” () là ngậm lại, tức ngậm miệng lại. Theo Đại Luận, Cười là từ miệng phát ra, hết thảy các lỗ chân lông đều mở ra, cho nên gọi là Cười. Do miệng cười hoan hỷ, hết thảy các lỗ chân lông đều mở ra. Nhưng vị Phật nào cũng đều có Thường Quang, Phóng Quang là trong những trường hợp riêng biệt. Thường Quang là bốn phía của thân Phật có quang minh chiếu xa một trượng, vừa sanh ra đă có tướng này. Đó là một trong ba mươi hai tướng, được gọi là Trượng Quang Tướng (丈光相, tướng quang minh chiếu xa một trượng). Các cơi khác th́ Thường Quang vô lượng; do [trong cơi Sa Bà này], chúng sanh bạc phước không thể chịu nổi ánh sáng ấy, nên Phật Thích Ca nhận lấy thân tỏa quang minh một trượng. [Phóng quang minh] trong đoạn kinh văn này là Phóng Quang, nhằm biểu thị ứng theo căn cơ mà lập ra giáo pháp, phá Hoặc trừ nghi, từ Thể khởi Dụng.

          Nhưng trong các kinh, [thường thấy là] đă tỏa ra quang minh xong, ắt sẽ thâu lại quang minh; nay không thấy đoạn kinh văn nói đức Phật thâu lại quang minh; v́ phóng quang chiếu sự trong hiện tại, thâu quang minh nhằm thể hiện chuyện trong tương lai. Nay kinh nói về chuyện trong hiện tại của đức Địa Tạng, nên lược đi phần nói về thâu quang. Sách Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa nói: “Bà-pha-bà (Prabhā) dịch là Quang. Uất-đa-ma (Uttama) dịch là Minh”.

          “Vân” (, mây) là khí của núi sông, là cái được hiển hiện trên bầu trời. Âm Dương tụ lại thành mây, bồng bềnh giăng bủa ở bên trên, tự nhiên tạo thành h́nh dáng khác biệt. Sách Nội Kinh viết: “Hơi đất bốc lên là mây, khí trời rơi xuống là mưa”. V́ thế, từ chữ Vũ (, mưa) và Vân (), ghép lại thành chữ Vân (), giống như h́nh thái xoay chuyển, biến đổi giáp ṿng, biểu thị đức Như Lai hiện thân như mây, thuyết pháp như mưa. Do mây vô tâm mà ra khỏi hang núi, phiêu tán trên không, chẳng để lại dấu tích. Mây phủ dầy đặc, mưa ngọt dầm dề, chính nhằm hiển thị Vô Phân Biệt Trí của Như Lai duyên theo [chúng sanh] cảm mà hiện thân, hễ có căn cơ thích ứng bèn thuyết pháp, khiến cho mầm Bồ Đề của chúng sanh tự nhiên sanh trưởng.

          “Bách thiên vạn ức” (Trăm ngàn vạn ức) là nói số lượng mây quang minh khá nhiều! Đại Luận nói: “Thân Quang là cái gốc của các quang minh. Từ gốc mà tỏa ra vô lượng vô số. Ví như con trùng Ca La Cầu La (Kalākula) thân nó bé tí, nếu trời nổi gió, sẽ chuyển thành to lớn. Quang minh cũng giống như thế, gặp chúng sanh có thể độ, bèn chuyển thành tăng trưởng vô hạn”. V́ thế có trăm ngàn vạn ức. Cần biết quang minh của Như Lai vốn từ trí tâm lưu xuất, vậy th́ một niệm tâm của chúng ta vốn sẵn đủ ba ngàn tánh tướng, bách giới, thiên như. Tâm quang lần lượt trọn đủ trăm ngàn vạn ức như thế, chẳng hai, chẳng khác với trí quang của Như Lai. V́ thế, tam thừa đều nhóm đến, lục đạo cùng mở ra, cùng một quang minh này, chẳng thể nghĩ bàn!

 

3.1.2.2.2.1.1.2. Biệt minh (nói từng quang minh riêng biệt)

 

          (Kinh) Sở vị đại viên măn quang minh vân.

          ()所謂大圓滿光明雲。

          (Kinh: Tức là mây quang minh đại viên măn).

 

          “Sở vị” (所謂) là từ ngữ dùng để chỉ ra (liệt kê). Xét theo kinh văn ở đây, “sở vị” là nói đến mười loại mây quang minh. Xét theo ư, [mười thứ mây quang minh ấy] là nói về Tánh Đức của chúng sanh, muốn cho chúng sanh quán h́nh mà biết ư, tận mắt thấy đạo ở chỗ nào, toàn tánh khởi tu, từ ngay nơi nhân mà thành quả, mới thấy đức Tỳ Lô Giá Na Phật trọn khắp hết thảy các chỗ. Tâm, Phật, chúng sanh, ba thứ chẳng sai biệt. V́ thế, trong tông này, thêm vào thập thừa quán pháp [trong sách Ma Ha Chỉ Quán] nhằm đối ứng với mười loại mây quang minh, khiến cho người tu kiếm được cửa, chẳng uổng công nh́n ngó. V́ thế, ngài Tứ Minh nói: “Mười pháp ấy tuy là dường như tổ Trí Giả thay Phật tuyên dương, nhưng nếu ĺa mười pháp ấy, sẽ chẳng có pháp nào để tu”. Nay chuẩn theo ư ấy để giải thích kinh văn, ngơ hầu mười pháp trở thành những cỗ xe để chở về chỗ có của báu.

          “Đại viên măn quang minh vân” đứng đầu mười loại quang minh, lưu xuất chín loại quang minh kia, tương ứng với cảnh chẳng thể nghĩ bàn, đứng đầu mười Thừa, là cái gốc của chín Thừa kia. “Đại viên măn” là ba thân nơi quả đức của Như Lai, cùng với nhất niệm tam thiên của chúng sanh trọn đủ, chẳng giảm bớt. Từ ngay nơi cảnh ấy, không có pháp chẳng trọn đủ, cho nên nói là “viên măn”. Cỗ xe lớn trong kinh Pháp Hoa chẳng phải là ở ngay nơi đây hay sao? V́ thế, dùng ngay thừa thứ nhất để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại từ bi quang minh vân.

          ()大慈悲光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại từ bi).

         
          Mây quang minh đại từ bi đối ứng với người chân chánh phát Bồ Đề tâm. Đă quán diệu cảnh, dùng ǵ để phát tâm? Mười pháp này tuy đều là viên thường, nhưng viên nhân (người thuộc căn cơ Viên Giáo) lại có ba loại căn tánh khác nhau. Thượng căn th́ một pháp duy nhất, trung căn th́ hoặc hai, hoặc bảy; hạ căn th́ mới đủ mười. Nay căn cơ trung hạ, quán cảnh chẳng ngộ, cần phải thêm vào phát tâm. V́ thế, nương theo diệu cảnh, phát ra Vô Tác Tứ Hoằng Thệ Nguyện, xót ḿnh, thương người, thượng cầu, hạ hóa, tức là đức Như Lai từ bi dẹp khổ, ban vui, tức là cái tâm Bồ Đề do chúng ta đă phát. Tôi chẳng đối chiếu với kinh Pháp Hoa v́ sợ quá rườm rà, những phần dưới đây đều lược đi [không đối chiếu].

 

          (Kinh) Đại trí huệ quang minh vân.

          ()大智慧光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại trí huệ).

 

          Mây quang minh đại trí huệ ứng với thừa thứ ba là “thiện xảo an tâm Chỉ Quán”. Nhân là Chỉ Quán, quả là Định Huệ. Do Huệ từ Định, nên gọi là “đại trí huệ”. Đại Luận nói: “Trí huệ biết trọn khắp, không pháp nào chẳng tận. Trí lớn th́ quang minh lớn, như hộp to th́ nắp cũng to”. Cho nên biết Phật trí nơi Phật quả là vô lượng, do nhân tâm (cái tâm làm nhân) mà khéo an lập Chỉ Quán. Quả và nhân hiển lộ lẫn nhau, Tu và Chứng thành tựu lẫn nhau. V́ thế, dùng [thừa thứ ba trong thập thừa quán pháp] để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại Bát Nhă quang minh vân.

          ()大般若光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh Đại Bát Nhă).

 

          Mây quang minh Đại Bát Nhă, đối ứng với pháp thứ tư “phá pháp trọn khắp”. Tức là Tam Quán nhất tâm, không Hoặc (phiền năo) nào chẳng phá. Đây là nói lấy Bát Nhă làm chánh tu. Bởi lẽ, pháp môn trong các giáo, đều lấy Vô Sanh làm đầu. Phá trọn khắp các Hoặc, lại dùng Vô Sanh để nhập các môn. Dọc lẫn ngang đều phá, khiến cho biết Thể là trọn khắp. Biết Thể trọn khắp chính là Thật Tướng Bát Nhă. “Nhập các môn” là quán chiếu Bát Nhă. Dọc lẫn ngang đều phá là Văn Tự Bát Nhă. Do vậy, dùng quán pháp này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại tam-muội quang minh vân.

          ()大三昧光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại tam-muội).

 

          Mây quang minh đại tam-muội đối ứng với pháp Quán thứ năm, tức Thức Thông Tắc (biết là Thông hay Tắc). Đây chính là dùng Vương tam-muội, chiếu soi Khổ và Tập trong Tứ Đế, mười hai nhân duyên, cũng như sự bế tắc của sáu thứ ngăn lấp[35], trần sa, vô minh, không ǵ chẳng đều trở thành Đạo và Diệt. Diệt do duyên theo Trí, Lục Độ, Nhất Tâm Tam Quán thông suốt. Pháp thông bèn ǵn giữ, pháp tắc bèn phá trừ. Không pháp bế tắc nào chẳng phá trừ th́ gọi là đại tam-muội. Tam-muội ngầm khế hợp Huệ, không pháp tắc nào chẳng thông! V́ thế, dùng pháp Quán này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại cát tường quang minh vân.

          ()大吉祥光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại cát tường).

 

          Mây quang minh đại cát tường đối ứng với pháp Quán thứ sáu là Đạo Phẩm Điều Thích. Đại sư nói: “Cát tường là từ ngữ nói về nghĩa lợi. Lợi ích trong hiện tại là Nghĩa. Lợi ích trong tương lai là Lợi”. Kinh Đại Bi Không Trí nói: “Cát tường là nói tới trí bất nhị”. Nay vô tác đạo phẩm, mỗi mỗi đều được điều ḥa thích đáng, tùy nghi tiến nhập. Nay dùng vô lậu Bát Nhă để hướng dẫn Đế duyên ḥng độ hết thảy vạn hạnh, ḥng đạt đến Tát Bà Nhă (Sarvajña, Nhất Thiết Trí). Bát Nhă hướng dẫn hạnh, tức là do trí Bất Nhị mà đạt đến Tát Bà Nhă, đạt được nghĩa lợi. V́ thế, dùng phép Quán này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại phước đức quang minh vân.

          ()大福德光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại phước đức).

 

          Mây quang minh đại phước đức ứng với phép Quán thứ bảy là Đối Trị Trợ Khai (đối trị để giúp cho chánh đạo được khơi mở). “Phước đức” tức là các trợ đạo như bố thí v.v… Vô Lậu Bát Nhă là chánh đạo. Do chánh đạo nhiều chướng, viên lư chẳng khai, cần phải tu phước về mặt Sự để giúp khơi mở. Kinh Niết Bàn nói: “Chúng sanh phiền năo phi nhất chủng, Phật thuyết vô lượng đối trị môn” (Phiền năo của chúng sanh không phải là một loại, đức Phật nói vô lượng môn đối trị). Phàm kẻ nào chẳng tin có cách đối trị, th́ hăy nên biết kẻ đó chưa hiểu chánh hạnh. V́ thế, dùng phép Quán này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại công đức quang minh vân.

          ()大功德光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh công đức to lớn).

         

          Mây quang minh công đức to lớn, đối ứng với pháp Quán thứ tám, tức là “Biết Địa Vị và Thứ Tự”, ư nói: Người tu hành [phải biết địa vị và thứ tự] ḥng tránh khỏi Tăng Thượng Mạn. Bởi mây quang minh này hễ ai trông thấy đều có công năng diệt ác, có đức sanh thiện, chẳng có quán trí cạn hay sâu, sáng suốt hay tăm tối sai khác! Kẻ Tăng Thượng Mạn cho ḿnh đă bằng Phật, thật sự chưa chứng đắc mà tự nói là đă chứng đắc, không chỉ đánh mất địa vị, mà c̣n đọa vào Nê Lê (địa ngục). Nếu biết chúng sanh và Phật cùng một Thể, nhưng thật sự giống như nhân quả, trước sau chẳng xâm lạm, ắt sẽ trong th́ siêng tu tập Tam Quán, ngoài th́ thêm pháp Ngũ Hối[36], ḥng tránh khỏi Tăng Thượng Mạn, thành tựu công đức to lớn. V́ thế dùng phép Quán này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại quy y quang minh vân.

          ()大歸依光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại quy y).

 

          Mây quang minh đại quy y đối ứng phép Quán thứ chín là “Có Thể An Nhẫn”, tức là đối với những chuyện nghịch hay thuận, đều an nhiên bất động, sách tấn ngũ phẩm để nhập sáu căn. Do hành nhân viên quán mới dự vào ngoại phàm, ngoài chuốc lấy danh lợi, trong dấy động túc chướng; do vậy, bèn bị phá bại, há có thể tăng tấn nơi đạo ư? Nay thấy mây quang minh thị hiện h́nh tượng quy y, liền trở về tự tánh, nương cậy Tam Bảo, nhất thể quang nghiêm (trang nghiêm bằng quang minh thanh tịnh nhất thể), an trụ Vô Sanh, mặc ḷng mà tiến. V́ thế, dùng phép Quán này để đối ứng.

 

          (Kinh) Đại tán thán quang minh vân.

          ()大讚歎光明雲。

          (Kinh: Mây quang minh đại tán thán).

 

          Mây quang minh đại tán thán ứng với phép Quán thứ mười là Ly Thuận Đạo Pháp Ái, ư nói: Đừng chấp vào đạo tương tự Thập Tín, cần phải nhập lư Sơ Trụ chân thật. Do đă tu ly ái (ĺa ái nhiễm), tiến nhập địa vị Đồng Luân (Thập Trụ), phân thân trong trăm cơi, một và nhiều chính là lẫn nhau, tự nhiên tùy ư lưu nhập biển Tát Bà Nhă, liền được tam thế Như Lai không vị nào chẳng tán thán, an ủi. V́ thế, dùng phép Quán này để đối ứng.

          Hỏi: Mười thứ mây quang minh là Dụng của Quả Giác thần thông. Thập thừa quán pháp là pháp môn để người sơ tâm tấn tu trong Viên Giáo, đem quả đối ứng với nhân th́ sự tu chứng đă mâu thuẫn mất rồi!

          Đáp: Phàm luận về quán pháp; nếu chẳng dùng Quả Giác làm Thể, sẽ chẳng phải là viên hạnh. Nếu chẳng dùng ngay tánh của Quả Giác làm cảnh được chiếu th́ chẳng phải là diệu cảnh, chẳng phải là lư tột cùng! Nay chẳng chấp nhận sơ tâm và Quả Giác đồng thể, th́ mây quang minh của Như Lai liên quan ǵ đến chúng sanh để rồi trời, rồng, quỷ thần đều nương theo quang minh mà nhóm đến trọn khắp? Nếu biết thuở đầu và lúc sau chẳng hai th́ mới tỏ rơ “nhân quả cùng một đường”. Đó gọi là đức Phật nơi Tánh Đức của chúng sanh, chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, tức là cái Thể viên thường đại giác. V́ thế biết cái Thể viên minh của Quả Phật chính là Tánh Đức mà bọn phàm phu chúng ta vốn sẵn có. Vậy th́ nói đến mây quang minh của Quả Phật chẳng phải là diệu dụng của sơ tâm trong Viên Giáo ư?

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, quyển thượng,

 phần 1 hết



[1] Lưu Sa vốn là thành ngữ chỉ hiện tượng cát lún (quicksand), tức là những vùng cát người hoặc vật bước lên đó sẽ bị lún sâu xuống, chết ngộp trong cát. Thuở trước, từ ngữ này thường được dùng để chỉ vùng sa mạc thuộc Tây Vực.

[2] Cức nhân (棘人, người đau đớn như bị gai đâm trong ḷng) là từ ngữ chỉ người đang trong giai đoạn cư tang cha hoặc mẹ.

[3] Tăng Na (Sanāha-sanaddha), c̣n phiên âm là Tăng Na Tăng Niết, là từ ngữ chỉ Tứ Hoằng Thệ Nguyện của Bồ Tát. Tăng Na là áo giáp, c̣n Tăng Niết là trang nghiêm. Do vậy, từ ngữ này có nghĩa là “khoác lấy giáp trụ thệ nguyện để trang nghiêm”.

[4] Ruộng thục: Ruộng cày cấy đă lâu, đă gieo trồng nhiều năm.

[5] Chương An tức là ngài Chương An Quán Đảnh (561-632), tự là Pháp Vân, pháp hiệu là Quán Đảnh, người xứ Chương An (tỉnh Chiết Giang), đồ đệ của tổ Trí Giả đại sư, được tôn xưng là tổ thứ tư của tông Thiên Thai, có cống hiến rất lớn trong việc hệ thống, hoàn bị giáo nghĩa của tông Thiên Thai. Những trước tác của Ngài được đánh giá rất cao như các bộ Niết Bàn Huyền Nghĩa, Niết Bàn Kinh Sớ, Quán Tâm Luận, Thiên Thai Bát Giáo Đại Ư…

[6] Tứ Minh ngài Tri Lễ (960-1028), pháp hiệu Pháp Trí, cao tăng tông Thiên Thai. Do quê ở Tứ Minh (thuộc huyện Cận, tỉnh Chiết Giang) nên thường được gọi là Tứ Minh Tôn Giả. Sư cùng với đại sư Tuân Thức là những nhân vật chủ chốt của Thiên Thai Xuất Gia Phái, đối lập với Sơn Ngoại Phái của Ngộ Ân, Hồng Mẫn, Nguyên Thanh v.v… Sư chuyên tu Pháp Hoa Sám. Mỗi kỳ tu tập là hai mươi mốt ngày đêm hành tŕ liên tục. Sư c̣n chuyên tu Di Đà Sám Pháp năm mươi lần. Sư từng đốt ba ngón tay cúng Phật, mỗi năm tổ chức pháp hội niệm Phật thí giới. Sư trước tác rất nhiều, hiện c̣n giữ được các bộ Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao, Kim Quang Minh Kinh Văn Cú Kư, Giải Báng Tư, Đại Bi Sám Nghi, Tu Sám Yếu Chỉ, Quang Minh Sám Nghi, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Dung Tâm Giải, Quán Âm Biệt Hành Huyền Nghĩa Kư, Quán Âm Biệt Hành Sớ Kư

[7] Ngài Kinh Khê Trạm Nhiên (711-782), pháp hiệu Trạm Nhiên, người xứ Kinh Khê, thuộc Tấn Lăng, Thường Châu (nay là huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô), là một vị cao tăng thuộc tông Thiên Thai. Ngài được tôn làm tổ thứ chín của tông Thiên Thai với mỹ hiệu Diệu Lạc đại sư. Ngài theo học Chỉ Quán từ bé với ngài Phương Nham, đến năm 20 tuổi, làm môn hạ của ngài Tả Khê Huyền Lăng, nhưng đến năm 38 tuổi mới thọ Cụ Túc Giới. Những trước tác nổi tiếng của Ngài là Pháp Hoa Văn Cú Kư, Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm, Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Văn Hoằng Quyết (tức sách Phụ Hành thường được ngài Thanh Liên Linh Thừa nhắc đến trong cuốn Khoa Chú này), Chỉ Quán Sưu Yếu Kư, Chỉ Quán Đại Ư v.v…

[8] Chi lâm công đức (支林功德) chính là công đức do Thiền Định. Nói đại lược th́ đó là mười tám thứ pháp công đức thuộc về Tứ Thiền, chẳng hạn như Sơ Thiền có năm chi là Giác Chi, Quán Chi, Hỷ Chi, Lạc Chi, Nhất Tâm Chi v.v…

[9] Tứ Trọng là giết, trộm, dâm, dối. Theo bài Tây Phương và Thập Ác Bát Tà của Siêu Dương Phật Học Hội (không đề tên tác giả), th́ Bát Tà là: Mắt tham sắc đẹp, tai mê nghe âm thanh hay, mũi ham ngửi mùi thơm, miệng ham ăn vật ngon ngọt, thân tham an nhàn, thích mặc áo đẹp, ư suy nghĩ tà vạy, làm chuyện phi lư phi nghĩa. Theo Đàn Kinh Tiên Chú của Đinh Phước Bảo th́ Bát Tà là tám pháp tương phản với Bát Chánh Đạo.

 

[10] Tam Chiếu là một thuật ngữ do tông Thiên Thai đặt ra để phán định kinh Hoa Nghiêm ḥng làm y cứ cho thuyết Ngũ Thời Phán Giáo. Theo đó:

1. Chiếu cao sơn: Mặt trời vừa mới mọc bèn chiếu đến núi cao trước, ví như đức Phật sau khi thành đạo bèn nói kinh Hoa Nghiêm cao nhất, chỉ tiếp độ bậc tối thượng căn Bồ Tát.

2. Chiếu u cốc: Ánh nắng mặt trời chiếu đến hang tối. Đây là thời A Hàm, độ căn cơ Tiểu Thừa.

3. Chiếu b́nh địa: Như mặt trời chiếu khắp đại địa. Đây là các thời từ Phương Đẳng cho đến Pháp Hoa - Niết Bàn, lần lượt độ Quyền Tiểu quy hướng Viên Đốn.

[11] Trong kinh Niết Bàn, đức Phật dùng năm vị của sữa để phân định các thời thuyết pháp trong giáo pháp suốt một đời Ngài:

1. Sanh nhũ: Vị sữa tươi vừa vắt từ ḅ ra th́ nhạt, ví như khi đức Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm khi mới thành đạo, căn cơ của chúng sanh chưa chín muồi, cho nên không lănh hội kinh Hoa Nghiêm được!

2. Lạc: Tức thời A Hàm, nhằm đối ứng căn cơ Tiểu Thừa.

3. Sanh Tô: Chính là thời Phương Đẳng, sữa đă chế luyện, chuyển căn cơ đă chín muồi từ Tiểu Giáo sang Thông Giáo.

4. Thục Tô: Chính là thời Bát Nhă, chuyển từ căn cơ Thông Giáo chín muồi sang Đại Thừa Biệt Giáo.

5. Đề Hồ: Chính là thời Pháp Hoa và Niết Bàn. Căn cơ Biệt Giáo đă chín muồi, chuyển thành Viên Giáo.

Khi nói một kinh thuộc vị Đề Hồ, tức là nói kinh ấy thuộc pháp Viên Đốn.

[12] Châu Mục Vương (Cơ Măn) làm vua từ năm 976-922 trước Công Nguyên. Như vậy là năm thứ mươi ba đời Châu Mục Vương là năm 921 trước Công Nguyên.

[13] Đông Hồ là tôn hiệu của ngài Tứ Minh Chí Bàn (không rơ năm sanh và năm mất), pháp hiệu là Đại Thạch. Sư là cao tăng tông Thiên Thai, tác giả bộ Phật Tổ Thống Kỷ. Thuở bé, Sư theo học với ngài Viên Cơ, về sau xuất gia theo Thiền Tông, nhưng chuyên tinh nghiên cứu Thiên Thai Giáo Quán, là truyền nhân của ngài Nhân Nhạc thuộc phái Sơn Ngoại của tông Thiên Thai. Trước tác của Sư chỉ c̣n Phật Tổ Thống Kỷ và bộ Pháp Giới Phàm Thánh Thủy Lục Thắng Hội Tu Trai Nghi Quỹ.

[14] Bổn Tích là nói tắt của Bổn Địa Thùy Tích. Hàng Pháp Thân Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên đều có thể từ thân của chính ḿnh bèn biến hóa nhiều thân ứng hóa để thích ứng các căn cơ ḥng thuận tiện độ sanh. Thân chân thật là Bổn Địa, thân ứng hóa là Thùy Tích (thị hiện dấu vết). Có thể hiểu theo nghĩa rộng Bổn là Pháp Thân, Báo Thân, c̣n Tích là Ứng Thân. Khi nói đến Bổn Môn và Tích Môn th́ những ǵ giảng dạy nhằm dẫn đến pháp Viên Đốn tối hậu sẽ gọi là Tích Môn, c̣n pháp dạy thẳng thừng vào Viên Đốn th́ gọi là Bổn Môn.

[15] Vào cuối đời Đường, do chiến tranh liên miên, quân phiệt cát cứ thường đánh lẫn nhau, khiến cho tự viện điêu linh, một số lớn kinh sách của tông Thiên Thai bị thất lạc. Đến đầu thời Tống, có những vị đại đức t́m lại được các tài liệu ấy từ Triều Tiên hay Nhật Bản đem về, phục hưng tông Thiên Thai. Cuộc tranh luận bùng nổ trong tông Thiên Thai khởi nguồn từ bộ Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa của Trí Giả đại sư, v́ tác phẩm này có hai văn bản gọi là Lược Bản và Quảng Bản. Do các môn nhân trong tông phái có quan điểm bất đồng, dẫn đến sự phân liệt thành hai phái. Phái ủng hộ Quảng Bổn tự xưng là Sơn Gia (hàm nghĩa họ là Thiên Thai Tông chính thống), gọi những người không tán thành quan điểm của họ là Sơn Ngoại.

[16] Trường Thủy là mỹ hiệu của Lăng Nghiêm đại sư (967-1038). Sư họ Trịnh, người xứ Tiền Đường, Hàng Châu, hiệu là Đông B́nh Tử Toàn, thường được tôn xưng là Trường Thủy tôn giả. Sư bẩm tánh thông minh hơn người. Lúc chín tuổi, Sư theo xuất gia với ngài Khế Tông chùa Phổ Huệ, học tập kinh Lăng Nghiêm. Mười hai tuổi, được thọ giới Sa Di, tṛn hai mươi bèn được đặc cách thọ Cụ Túc Giới. Về sau, Sư lại đến chùa Linh Quang ở Tú Châu để học thêm Lăng Nghiêm với Hồng Mẫn, có sở ngộ, được ngài Hồng Mẫn ấn chứng. Về sau, Sư trụ tại chùa Trường Thủy, khai giảng kinh Lăng Nghiêm, Tăng tục theo học mấy ngàn người. Năm Thiên Thánh thứ tám (1030), Sư soạn bộ Lăng Nghiêm Nghĩa Sớ, lại soạn Kim Cang Kinh Toản Yếu Khoa, Khởi Tín Luận Bút Tước Kư. Sau đó, Sư giảng các bộ Hạnh Nguyện Sao, Pháp Giới Quán, Viên Giác Kinh, Thập Lục Quán Kinh… mỗi loại mười mấy lượt. Năm Đại Trung Tường Phù thứ sáu (1013), Sư được vua ban áo cà sa tía và mỹ hiệu Trường Thủy Sớ Chủ Lăng Nghiêm Đại Sư.

[17] Bộ sách này có tên gọi đầy đủ là Phật Thuyết Lập Thế A Tỳ Đàm Luận, thể hiện vũ trụ quan Phật giáo, gồm hai mươi lăm phẩm. Luận này được ngài Chân Đế dịch sang tiếng Hán thành mười quyển vào đời Trần. Đôi khi sách c̣n được gọi bằng các danh xưng như Thiên Địa Kư Kinh, Lập Thế A Tỳ Đàm Tạng…

[18] Mười loại thân là thân của Phật, Bồ Tát dùng để giáo hóa chúng sanh. Tùy theo từng địa vị mà có nhiều thân khác nhau. Ở đây, chỉ tạm nêu mười thân của Bát Địa Bồ Tát, tức chúng sanh thân, quốc độ thân, nghiệp báo thân, Thanh Văn thân, Độc Giác thân, Bồ Tát thân, Như Lai thân, trí thân, Pháp Thân, hư không thân. Thập Nhẫn Bồ Tát th́ có Bồ Đề thân, nguyện thân, hóa thân, trụ tŕ thân, tướng hảo trang nghiêm thân, thế lực thân, như ư thân, phước đức thân, trí thân, Pháp Thân v.v…

[19] A Bàng (阿傍), c̣n gọi là A Bàng La Sát, là tên gọi của lính canh địa ngục. Theo Ngũ Khổ Chương Cú Kinh, A Bàng có h́nh đầu trâu, tay người, hai chân có móng như chân trâu, sức khỏe có thể lật ngược núi, tay cầm chĩa ba bằng sắt nung, xiên trăm ngàn vạn tội nhân quăng vào chảo dầu sôi.

[20] Chín họ bao gồm bốn họ bên cha, ba họ bên mẹ và hai họ bên vợ. Bốn họ bên cha bao gồm họ của ông nội, họ của bà nội, họ hàng thân quyến của anh em trai cha, họ hàng thân quyến của chị em cha. Ba họ bên mẹ là họ của ông ngoại, họ của bà ngoại, và họ của các anh em mẹ. Hai họ bên vợ là họ của bố vợ và họ của mẹ vợ. Cho đến đời Thanh mới có án tru di cửu tộc. Trên thực tế, khi một người phạm tội bị kết án tru di cửu tộc, sẽ xử trảm chính người ấy, cha, mẹ, vợ con, anh chị em (kể cả anh chị em nuôi) và con cái của họ, ông ngoại, bà ngoại, các d́, các cậu và con cái của họ, cùng với bố mẹ vợ.

[21] Sách này có tên gọi đầy đủ là Bạch Hổ Thông Nghĩa. Vào năm Kiến Sơ thứ tư (79) đời Hán Chương Đế (Lưu Đát), một hội nghị được mở ra tại Bạch Hổ Quán ở kinh đô Lạc Dương, triệu tập các quan thái thường, tướng quốc, đại phu, bác sĩ, nghị lang, lang quan, và các Nho sinh hữu danh để tŕnh bày các kiến giải cũng như giảng giải về sự khác biệt giữa Ngũ Kinh của Nho gia. Hán Chương Đế đích thân phê khảo các tấu chương nghị luận về chủ đề này. Những điều được hội nghị tán thành được ghi lại thành một bộ sách, đặt trên là Bạch Hổ Thông Nghĩa hay Bạch Hổ Thông Đức Luận. Sách này được coi là tác phẩm cơ sở để hiểu kinh điển Nho gia, đồng thời để thiết lập tính chủ đạo chánh thống của Nho gia trong xă hội.

[22] Theo Hán Thư, cổ nhân dùng hạt ngũ cốc làm chuẩn để đo lường. Một hạt kê đen (秬黍, cự thử, c̣n gọi là hắc thử) ở phương Bắc, nếu xét theo bề rộng của nó, coi đó là một Phân (). Mười phân là một Thốn (, tấc), mười Thốn là một Xích (, thước), mười Xích là một Trượng (). Hoàng Chung (黃鐘) là chín mươi phân (từ đó mà phân định cao độ, trường độ của các nốt nhạc). Về dung lượng th́ vật ǵ có thể chứa được một ngàn hai trăm hạt Cự Thử th́ gọi là một Dược (), hai Dược là một Hợp (). Mười Hợp là một Thăng (, thưng), mười Thăng là một Đẩu (, đấu), ba Thăng là Đại Thăng (大升), ba Đẩu là một Đại Đẩu (大斗), mười Đại Đẩu là một Hộc (). Đối với trọng lượng th́ trọng lượng của một trăm hạt Cự Thử là một Thù (), hai mươi bốn Thù là một Lạng (), mười sáu Lạng là một Cân () v.v…

[23] Khuê, Toát là hai đơn vị đo lường cực nhỏ trong dung lượng. Một Khuê () là sáu mươi tư hột kê. Toát () là bốn Khuê.

[24] Truy () là một đơn vị đo lường về trọng lượng. Một Truy là nửa lạng.

[25] Tế Tinh (祭星), hay c̣n gọi là Thuận Tinh là một nghi thức tế lễ của thời cổ mang tánh chất nông nghiệp, thường cử hành vào ngày mồng Tám tháng Giêng. Xưa kia, vào ngày ấy, hoàng đế đích thân ra Đông Giao (phía Đông kinh thành) lập đàn thắp đèn tế sao, nhằm cầu mưa thuận gió ḥa, mùa màng bội thu. Có lẽ v́ vậy mà thành h́nh thói quen cúng sao Hội sau này trong lễ nhương tinh giải hạn đầu năm.

[26] Chúng tôi dịch đoạn này dựa theo lời giải thích của pháp sư Viên Anh trong bộ Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa.

[27] Đào Đường Thị (陶唐氏) vốn là tên gọi chánh quyền của Đế Nghiêu (con trai thứ hai của Đế Khốc và Khánh Đô). Vua Nghiêu họ Y Kỳ, tên là Phóng Huân. Năm mười ba tuổi, vua Nghiêu đă phù tá Đế Chí, do có công, nên lúc mười lăm tuổi, được phong ở đất Đào rồi chuyển sang đất Đường (nay là Lâm Phần tỉnh Sơn Tây). V́ thế, sử gọi chánh quyền của vua Nghiêu là Đào Đường Thị.

[28] Đây cũng là cách đọc biến âm, âm nguyên thủy là Godana hoặc Godaniya rồi diễn biến thành Khotan.

[29] Trong giai đoạn đầu, khi Đường Cao Tông (Lư Trị) bạc nhược, lười biếng chánh sự, Vũ Tắc Thiên đă giúp vua phê duyệt tấu chương. Càng về sau, nhà vua càng bị bà ta chi phối, hoàn toàn trở thành con rối trong tay bà ta. Cho đến năm Hiển Khánh thứ năm (660), khi đi tuần du ở quê nhà, Đường Cao Tông phát bệnh, đau đầu rất nặng. Do vậy, bà ta đă dùng danh nghĩa của nhà vua để xuống chiếu cho phép chính ḿnh ngồi song song với vua nghe các quan tấu tŕnh khi lâm triều. Sử gọi giai đoạn này là Nhị Thánh Lâm Triều cho đến khi Cao Tông chết (năm 683). Trong giai đoạn đó, vào năm Thượng Nguyên nguyên niên (674), tháng Tám, dưới sự đạo diễn của Vũ Hậu, Đường Cao Tông xuống chiếu, tự xưng là Thiên Hoàng, gọi Vũ Hậu là Thiên Hậu.

[30] Theo thần thoại Trung Hoa, Thương Hiệt (倉頡) là người sáng tạo chữ Hán, nên ông được người đời xưng tụng là Thương Hiệt tiên sư, hoặc Thương Hiệt thánh nhân, Thương Hiệt Chí Thánh, Hữu Sử Sáng Thánh Nhân v.v… Tương truyền, ông làm quan Hữu Sử của Hoàng Đế, sáng chế văn tự để ghi chép những sự việc quan trọng trong thời đó, thay cho lối thắt nút để ghi nhớ sự kiện trước đó. Theo thần thoại, do nh́n vào vết chân chim (có thuyết nói là do nh́n vào các đường vằn trên mai rùa) mà Thương Hiệt dấy khởi ư nghĩ sáng chế văn tự.

[31] Minh Tướng (tướng trời sáng): Thường được tính từ lúc trời sáng có thể trông thấy rơ đường chỉ trên bàn tay cho đến lúc trời xẩm tối. Hàng đệ tử Phật không được dùng bữa điểm tâm trước khi trời có minh tướng.

[32] Cuộn duỗi ở đây phải hiểu là lúc khởi tác dụng (duỗi) và trở về tịch tĩnh (cuộn).

[33] Tứ Nhất là một khái niệm do tông Thiên Thai đề ra nhằm đề cao đặc tánh độc đáo siêu việt của kinh Pháp Hoa:

1. Tất cả những lời dạy trong kinh Pháp Hoa nhằm xiển dương, chỉ dạy Nhất Thừa, đó là Giáo Nhất.

2. Các hạnh được dạy trong kinh Pháp Hoa đều là hạnh của Đại Thừa Bồ Tát, đó là Hạnh Nhất.

3. Tất cả những lời dạy đều nhằm khiến cho thính chúng đều khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật, tức là trở thành cùng một căn tánh, đều hành Bồ Tát đạo, đó là Nhân Nhất.

4. Do tu theo kinh Pháp Hoa, sở chứng là lư Thật Tướng, đó là Lư Nhất.

[34] Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết lại là một con số gấp bội lần của Bất Khả Thuyết. Bất Khả Thuyết lần Bất Khả Thuyết là một Bất Khả Thuyết Chuyển, Bất Khả Thuyết Chuyển lần Bất Khả Thuyết Chuyển là một Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết. Một Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết là sau số 1 sẽ có 18.609.191.940.988.822.220.653.298.843.924.824.064 con số 0.

[35] Sáu thứ ngăn lấp (Lục Tế): Sáu thứ phiền năo che lấp cái tâm thanh tịnh: Tham, phá giới, sân khuể, giải đăi, tán loạn, và ngu si.

[36] Ngũ Hối (五悔): Năm chi của pháp Sám Hối dựa theo tinh thần tu tập Pháp Hoa Tam Muội, bao gồm: Sám Hối (phát lộ tội đă tạo, thề chẳng trái phạm), Khuyến Thỉnh (thỉnh mười phương Như Lai chuyển pháp luân), Tùy Hỷ, Hồi Hướng và Phát Nguyện. Mở rộng ra, về sau, tu bất cứ pháp Quán nào, dù Hiển hay Mật, nghi thức luôn bao gồm Ngũ Hối. Chẳng hạn như Tịnh Độ Sám Nguyện của ngài Từ Vân, hay phương pháp tu Chuẩn Đề hoặc Ngũ Bộ Chú đều có Ngũ Hối.