Địa Tạng
Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, phần 4
地藏菩薩本願經科注
古鹽匡菴青蓮苾芻靈椉父輯
Cổ Diêm, Khuông Am Thanh Liên bật-sô
Linh Thừa biên soạn
Chuyển ngữ: Bửu Quang
Tự đệ tử Như Ḥa
(theo bản in trong tháng Bảy
năm 2017
của Phật Đà Giáo Dục
Cơ Kim Hội, Đài Loan)
Giảo chánh: Đức Phong
và Huệ Trang
3.2.2.2. Thị nghiệp cảm
sai biệt (chỉ dạy nghiệp cảm
sai khác)
3.2.2.2.1. Phẩm đề (tựa đề của
phẩm kinh này)
(Kinh)
Diêm Phù chúng sanh nghiệp cảm phẩm đệ tứ.
(經)閻浮眾生業感品第四。
(Kinh:
Phẩm thứ tư: Nghiệp cảm của chúng sanh trong
Diêm Phù).
[Ư
nghĩa của] đề mục phẩm này xem trong phần
Luân Quán. Cây Diêm Phù chính là thụ vương (樹王, cây chúa) trong Nam Châu (Nam Thiệm
Bộ Châu). V́ thế, tôi ghi ra đầy đủ những
điều đă khảo cứu được
để độc giả xem xét. Kinh Trường A Hàm
nói: “Sở dĩ danh Diêm Phù giả, hạ hữu Kim
Sơn, cao tam thập do-tuần. Do Diêm Phù thụ cố,
danh vi Diêm Phù kim. Thụ hữu ngũ đại cô, tứ
diện tứ cô, thượng hữu nhất cô. Quả
đại như Ma Già Đà quốc nhất hộc chi ung.
Trích kỳ quả thời, trấp tùy lưu xuất, sắc
bạch như nhũ, vị cam như mật. Kỳ Đông
cô quả, Càn Thát Bà sở thực. Kỳ Nam cô giả, thất
quốc nhân sở thực. Nhất Câu Lâu (thử vân Bất
Chánh Khiếu), nhị Câu La Bà (vân Khiếu Hoán), tam Tỳ
Đề (vân Bất Chánh Thể), tứ Thiện Tỳ
Đề (vân Hiền), ngũ Mạn Đà (vân Thiện Hiền),
lục Bà La (vân Lao), thất Bà Lê (vân Thắng). Tây cô quả,
hải trùng sở thực. Bắc cô quả, cầm thú sở
thực. Thượng cô quả, tinh tú thiên sở thực”
(Sở dĩ gọi là Diêm Phù v́ phía dưới có Kim
Sơn, cao ba mươi do-tuần. Do cây Diêm Phù, mà gọi tên là vàng Diêm Phù. Cây
có năm nhánh lớn, bốn phía là bốn nhánh, phía trên có một
nhánh. Quả to như cái ṿ có thể chứa được
một hộc của nước Ma Già Đà (Maghada, Ma Kiệt
Đà). Khi hái quả ấy, nhựa cây sẽ chảy ra thành
gịng, màu trắng như sữa, vị ngọt như mật.
Quả nơi nhánh phía Đông do Càn Thát Bà ăn. Nhánh phía Nam
dành cho người trong bảy nước ăn, một là
Câu Lâu (cơi này dịch là Bất Chánh Khiếu), hai là Câu La Bà
(dịch là Khiếu Hoán), ba là Tỳ Đề (dịch là Bất
Chánh Thể), bốn là Thiện Tỳ Đề (dịch
là Hiền), năm là Mạn Đà (dịch là Thiện Hiền),
sáu là Bà La (dịch là Lao), bảy là Bà Lê (dịch là Thắng).
Quả của nhánh phía Tây để cho hải trùng ăn.
Quả nơi nhánh phía Bắc dành cho chim, thú ăn. Quả
nơi nhánh phía trên dành cho tinh tú thiên ăn).
Kinh Quán
Phật Tam Muội nói: “Diêm Phù Đề quả, vô dĩ
vi thí. Kỳ h́nh đoàn viên, măn bán do-tuần. Bà-la-môn thực,
tức đắc tiên đạo, ngũ thông cụ túc, thọ
mạng nhất kiếp. Phàm phu thực chi, đắc tứ
Sa-môn quả, tam minh, lục
thông vô bất tất bị” (Quả Diêm Phù Đề
chẳng thứ ǵ có thể sánh ví được. H́nh dạng
của nó tṛn trặn, to bằng nửa do-tuần. Bà-la-môn
ăn vào liền đạt được tiên đạo,
trọn đủ Ngũ Thông, thọ mạng một kiếp.
Phàm phu ăn vào liền đắc tứ quả Sa-môn (Tứ Quả của
Thanh Văn), tam minh, lục thông không ǵ chẳng đều
trọn đủ). Lập Thế A Tỳ Đàm Luận
nói: “Cây này sanh ở ŕa Bắc cơi đất Diêm Phù Đề,
bên bờ Nam của sông Nê Dân Đà La (Nimiṁdhara). Cội chính của cây
ấy nằm ở chính giữa Nam châu. Từ chính giữa
của cội cây, khoảng cách giữa hai góc Đông và Tây
là một ngàn do-tuần. Cây sanh trưởng hoàn chỉnh, h́nh
dạng đáng yêu. Lá che rợp cành, lâu ngày chẳng rụng;
lần lượt che phủ, cao một trăm do-tuần.
Phần dưới gốc to thẳng, trọn chẳng có
mấu đốt. [Tính từ gốc lên cao]
năm mươi do-tuần, mới có cành, nhánh. Thân cây có
đường kính là năm do-tuần, chu vi là mười
lăm do-tuần. Cành x̣e ngang ra [mỗi phía] rộng năm
mươi do-tuần. Đường kính ở chính giữa
cây là một trăm do-tuần, chu vi là ba trăm do-tuần.
Quả của nó ngon ngọt khôn sánh. Hạt của nó to
như hạt cây Diêm Phù trong thế gian[1].
Phía trên có h́nh chim thú. Rễ của nó được phủ
bằng kim sa (cát bằng
vàng). [Ở
dưới tán cây Diêm Phù], mưa Xuân chẳng dột nước,
mùa Hè chẳng nóng, mùa Đông chẳng có gió lạnh. Thần
Càn Thát Bà và Dược Xoa nương vào cây để ở”.
Cái tên Uế
Thụ của cây này đă được giải thích
đại lược trong phần trước. Nay giải
thích thêm. Lập Thế Luận nói: “Một người
nương vào thần thông, muốn đến chỗ cây
Diêm Phù Đề, liền tạ từ đức Phật,
đi theo hướng Bắc, đi qua bảy rặng núi.
Tới bên rặng Kim Sơn thứ bảy, lên đỉnh
núi, hướng về phía Bắc, vươn ḿnh nh́n ra xa,
chỉ thấy tối đen, bèn sợ hăi quay về. Đức
Phật bảo: ‘Chỗ hắc ám ấy chính là cây Diêm Phù (ở
đây coi hắc ám là Uế). Lại nữa, mùi thơm của
quả ấy có thể làm tâm người ta bị nhiễm,
trở thành điên cuồng (đấy là coi ô nhiễm là Uế)”.
Kinh
Trường A Hàm nói: “Hà duyên nguyệt hữu hắc ảnh?
Do Diêm Phù thụ ảnh, tại ư nguyệt trung, cố
nguyệt hữu ảnh, khởi phi nguyệt cung bổn tự
quang minh, nhân thụ cố hiện hắc ảnh” (V́ sao
mặt trăng có bóng đen? Do bóng cây Diêm Phù in giữa mặt
trăng, cho nên mặt trăng có bóng, há chẳng phải là
nguyệt cung vốn có quang minh, do cây [Diêm Phù soi vào] mà hiện
bóng đen”), cái tên Uế Thụ há chẳng phải là do nói
theo nghĩa này ư? Nay dựa theo hai cách giải thích trên
đây ngơ hầu chẳng bị sai lạc! V́ thế, chép
tường tận ra, mong chư hiền chứng biết!
3.2.2.2.2. Phẩm văn (kinh văn thuộc phẩm
này)
3.2.2.2.2.1. Địa Tạng
trùng thuật phó chúc (Địa Tạng nhắc lại
lời phó chúc)
3.2.2.2.2.1.1. Đại sĩ
thuật sự (Đại sĩ thuật chuyện)
3.2.2.2.2.1.1.1. Thuật (trần thuật)
3.2.2.2.2.1.1.1.1. Tích thừa Phật
lực phân hóa (xưa kia đă nhờ Phật
lực mà phân thân hóa độ)
(Kinh)
Nhĩ thời, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch
Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă thừa Phật Như Lai oai thần
lực cố, biến bách thiên vạn ức thế giới,
phân thị thân h́nh, cứu bạt nhất thiết nghiệp
báo chúng sanh”.
(經)爾時地藏菩薩摩訶薩白佛言‧世尊‧我承佛如來威神力故‧徧百千萬億世界‧分是身形‧救拔一切業報眾生。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch
với đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con
nương vào sức oai thần của Phật, phân thân
h́nh trọn khắp trăm ngàn vạn ức thế giới
để cứu vớt hết thảy chúng sanh nghiệp
báo”).
Khi thánh mẫu
vừa hỏi về địa ngục Vô Gián xong, ngài
Địa Tạng lại trần thuật [chuyện độ sanh]. Ấy là v́ chuyện
phó chúc trước đó chưa xong, thế mà thánh mẫu
đă hỏi ngay chuyện quả báo trong địa ngục,
đúng là chỉ xâu vào kim, liên kết khít khao, nay [kinh
văn] lại trần thuật [chuyện độ sanh]
ḥng nghĩa lư đừng bị gộp chung sai lạc.
Đức Thế Tôn lại dạy rằng “[chúng sanh] tánh thức vô định,
đến nỗi luân chuyển trong năm đường”, sẽ càng thấy ư nghĩa
liên kết với phần nghiệp cảm Vô Gián trong
đoạn kinh văn trước đó. V́ thế, hai phẩm
này móc vào nhau như mắt xích, chẳng thể đứt
ĺa được! Do đó, sau phần Nghiệp Duyên,
trước phần Nghiệp Cảm, bèn trần thuật
[chuyện hóa độ] nhằm phát khởi phần kinh
văn tiếp theo. Trước hết, [Địa Tạng
Bồ Tát] trần thuật: Con cậy vào Phật lực mà
phân thân. “Oai” (威) là Tứ Vô Úy[2]. “Thần”
(神) chính là Lục Thần Thông. “Lực”
(力) chính là Thập Lực. Trí Thập
Lực của đức Phật sung măn bên trong, cho nên
đối trước ngoại duyên chẳng kinh sợ, rộng phát khởi thần thông hóa độ
chúng sanh. Đấy là pháp của chư Phật, chứ Bồ
Tát chưa đắc. Nay [hàng Bồ Tát] cũng có thể
phân thân trong các cơi nhiều như cát, đều là do Từ lực của Như Lai
ban cho, chẳng phải do khả năng của chính ḿnh. V́
thế nói là “ngă thừa” (con nương vào). Nhưng
phân thân cứu vớt chúng sanh chính là Đồng Sự Nhiếp
trong Tứ Nhiếp. Do Pháp Nhăn của Bồ Tát mà thấy
rơ căn duyên của chúng sanh, hễ có người cùng
ưa thích, bèn phân h́nh tán ảnh (phân thân), ḥa quang trọn khắp,
cùng làm những sự nghiệp giống như họ, khiến
cho ai nấy đều nhuần thấm lợi ích. Do cái
nhân là sanh tâm thân ái, cho nên có thể cứu bạt nghiệp
báo.
(Kinh)
Nhược phi Như Lai đại từ lực cố, tức
bất năng tác như thị biến hóa.
(經)若非如來大慈力故‧即不能作如是變化。
(Kinh:
Nếu chẳng do sức đại từ của Như
Lai, sẽ chẳng thể biến hóa như thế).
Tiếp
đó, Ngài chỉ rơ: [Chỉ cậy vào]
sức của chính ḿnh, sẽ khó thể giáo hóa. Như
Đại Luận nói: “Chư Bồ Tát tu chuyện khổ
hạnh, [do thấy] khó thực hiện, khó thành tựu, cho
nên toan giải đăi. Đức Phật an ủi rằng:
- Đừng nên chán mệt, hăy nên siêng tinh tấn. Hành Thập
Lực này, sẽ đắc vô lượng quả báo”. V́
thế, nói: “Nếu chẳng có sức đại từ
của Như Lai, sẽ chẳng thể biến hóa như
thế”. Dời chuyển, thay đổi lẫn nhau là
Biến (變), đang là Không mà bỗng biến thành Có th́ là Hóa (化). Đấy là trong Nhất
Thiết Hạnh Thiền th́ Vô Kư Hóa Hóa Thiền[3] có thể hiện
tám thứ biến hóa:
- Một
là có thể biến nhỏ.
- Hai là có
thể biến lớn.
- Ba là có
thể biến thành nhẹ.
- Bốn
là có thể tự tại.
- Năm
là có thể làm chủ.
- Sáu là thể
đến nơi xa.
- Bảy
là có thể động cơi đất.
- Tám là có
thể tùy ư mà làm.
[Tám loại
này] c̣n được gọi là Bát Tự Tại Ngă. Đấy
là do Bồ Tát khéo trụ trong pháp ḥa kính, [ḥa hợp] với
hết thảy như nước và sữa, muốn sanh cái
tâm hy hữu cho chúng sanh. V́ thế, hiện sức đại
thần thông, như chuyện được biến hóa bởi
hóa nhân vốn chẳng có thật. Do vậy, kinh Đại
Phẩm Bát Nhă nói: “Hết thảy các pháp đều là
hóa”. V́ thế, trong các pháp, bèn có pháp biến hóa của
Thanh Văn, Bích Chi, Bồ Tát, và chư Phật, có phiền
năo pháp biến hóa, có nghiệp nhân duyên pháp biến hóa.
Như Niết Bàn chẳng sanh, chẳng diệt, không có
tướng dối gạt th́ là pháp chẳng biến hóa, do
hết thảy đều b́nh đẳng. Nay nói là “biến
hóa” tức là dựa theo sự sanh diệt do t́nh kiến
mà nói đó thôi!
3.2.2.2.2.1.1.1.2. Kim mông Phật
chúc độ sanh (nay mong được đức
Phật phó chúc độ sanh)
(Kinh)
Ngă kim hựu mông Phật phó chúc, chí A Dật Đa thành Phật
dĩ lai, lục đạo chúng sanh, khiển linh độ
thoát.
(經)我今又蒙佛付囑‧至阿逸多成佛已來‧六道眾生‧遣令度脫。
(Kinh:
Nay con lại mong đức Phật phó chúc, sai con độ
thoát chúng sanh trong lục đạo cho đến khi ngài A Dật
Đa thành Phật).
Chữ
Kim (今, nay) tương ứng với
vô ương số kiếp. A Dật Đa (Ajita) cơi này dịch
là Vô Năng Thắng (không
ai có thể hơn được), là họ của ngài Di
Lặc. Tịnh Danh Sớ nói: “Có thuyết nói A Dật
Đa là tên. Đă chẳng thể đích thân thấy chánh
văn [trong tiếng Phạn] th́ không thể chấp chặt
một bề được”. Xét theo kinh Di Lặc Hạ
Sanh, “thời Tu Phạm Ma tức dữ tử lập tự,
danh viết Di Lặc” (khi ấy, ông Tu Phạm Ma đặt
tên cho con là Di Lặc). Vậy th́ “A Dật Đa là họ” đă là chuyện đích xác rồi!
3.2.2.2.2.1.1.2. Ủy (an ủi)
(Kinh)
Dụy nhiên, Thế Tôn, nguyện bất hữu lự.
(經)唯然‧世尊‧願不有慮。
(Kinh: Thưa
vâng đức Thế Tôn, xin đừng lo lắng).
“Dụy” (唯) là từ ngữ thể
hiện ư đáp ứng nhanh chóng. Nay đức Phật chẳng
gọi, sao [Bồ Tát] lại nhanh chóng
thưa? V́ đấy chính là từ ngữ
thường nói của người Tây Vực vậy.
3.2.2.2.2.1.2. Như Lai thị ư (đức Như Lai
bày tỏ ư Ngài)
3.2.2.2.2.1.2.1. Sanh tánh vô định
(tánh của
chúng sanh bất định)
3.2.2.2.2.1.2.1.1. Pháp thị (chỉ dạy về
pháp)
(Kinh)
Nhĩ thời, Phật cáo Địa Tạng Bồ Tát: “Nhất
thiết chúng sanh vị giải thoát giả, tánh thức vô
định, ác tập kết nghiệp, thiện tập kết
quả”.
(經)爾時佛告地藏菩薩‧一切眾生未解脫者‧性識無定‧惡習結業‧善習結果。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Địa Tạng
Bồ Tát: “Trong hết thảy chúng sanh, những kẻ
chưa giải thoát tánh thức bất định, do huân tập
điều ác mà kết thành nghiệp, do huân tập điều
thiện mà kết thành quả”).
Câu đầu tiên là căn
bản của lời phó chúc. Giải thoát có hai loại:
- Nếu
nói theo những người đă đắc A La Hán th́ các
đường Nê Lê đều bị bế tắc. Đấy
là sự giải thoát của Tiểu Thừa.
- Nếu
nói “ta đều khiến cho họ nhập Vô Dư Niết
Bàn để diệt độ” th́ là sự giải
thoát của Đại Thừa.
Từ chữ
“tánh thức” trở đi nhằm giải thích căn
nguyên [v́ sao] chưa giải thoát: “Do tánh thức vô định”.
“Vô định” là định tánh chẳng vững vàng.
Kinh Tứ Tự Xâm nói “học giả do dự, tâm bất
chuyên hằng, hoặc tấn, hoặc thoái, cố sử mê
hoặc, văng lai bất tuyệt” (kẻ học do dự, tâm chẳng
chuyên ṛng, thường hằng, hoặc tiến, hoặc
lùi, khiến cho bị mê hoặc, qua lại chẳng dứt)
là nói về ư này.
Từ chữ
“ác tập” trở đi, giải thích nguyên do. “Tập”
(習) là huân tập. Kinh Chiêm Sát nói:
“Chúng sanh dĩ vô minh si ám huân tập nhân duyên, hiện vọng
cảnh giới” (Chúng sanh do nhân duyên vô minh si ám huân tập
mà hiện ra các cảnh giới hư vọng). Do huân tập
điều ác, sẽ tạo các ác nghiệp như giết,
trộm v.v… kết thành ác quả trong tam đồ. Do huân tập
điều thiện, tạo các thiện nghiệp như
Thí, Giới v.v… bèn kết thành thiện quả trời,
người. [Trong đoạn kinh văn trên đây], trong phần
nói về cái nhân ác th́ lược đi chẳng nói đến
cái quả, trong phần nói về thiện quả th́ lược
đi chẳng nói đến cái nhân. Kinh Trường A Hàm
nói: “Bỉ Thiên Nhăn tịnh, kiến chư chúng sanh tử
thử, sanh bỉ, tùng bỉ sanh thử, h́nh sắc hảo
xú, thiện ác chư quả, tôn, ty, quư, tiện, tùy sở tạo
nghiệp, báo ứng nhân duyên, giai tất tri chi. Thử nhân
thân hành ác, khẩu ngôn ác, ư niệm ác, phỉ báng hiền
thánh, tín tà đảo kiến. Thân bại, mạng chung,
đọa tam ác đạo. Thử nhân thân hành thiện, khẩu
ngôn thiện, ư niệm thiện, bất báng hiền thánh, kiến
chánh tín hạnh. Thân hoại, mạng chung, sanh thiên nhân trung.
Dĩ Thiên Nhăn tịnh, kiến chư chúng sanh tùy sở nghiệp
duyên, văng lai ngũ đạo” (Do người ấy
Thiên Nhăn thanh tịnh, thấy các chúng sanh chết đây,
sanh kia, từ nơi kia sanh vào nơi đây, h́nh sắc xấu,
đẹp, các quả thiện, ác, cao, thấp, sang, hèn, tùy
theo nghiệp đă tạo, nhân duyên báo ứng, thảy
đều biết rơ. Người ấy thân làm ác, miệng
nói lời ác, ư nghĩ điều ác, phỉ báng hiền
thánh, tin tưởng kiến giải tà vạy, điên
đảo. Thân bại, mạng chung, đọa trong ba
đường ác. Người ấy thân hành thiện, miệng
nói lời lành, ư niệm tốt lành, chẳng báng bổ hiền
thánh, kiến giải chánh đáng, có tín hạnh, [đến
khi] thân hoại, mạng chết, sẽ sanh trong đường
trời người. Do Thiên Nhăn thanh tịnh, bèn thấy các
chúng sanh thuận theo nghiệp duyên đă tạo, qua lại
trong năm đường). Đấy là chỉ dạy: “Do Hoặc tạo nghiệp”. Nghiệp là tâm suy nghĩ;
thân và miệng lấy tâm làm chủ. V́ thế, kinh nói: “Chư
pháp tâm vi bổn, chư pháp tâm vi thắng, ly tâm vô chư pháp,
duy tâm thân, khẩu danh. Dĩ y tâm cố, thiện ác nghiệp
thành” (Các pháp tâm làm gốc, tâm hơn hẳn các pháp. Ĺa
tâm, không có các pháp. Duy tâm, gọi là thân, miệng. Do v́
nương vào tâm, nghiệp thiện, ác được
thành). “Kết” (結) là Hoặc và Nghiệp
nương vào nhau, như cái khăn thắt thành nút; nếu
muốn tháo nút, ắt phải kéo ở giữa. V́ thế,
quốc sư Nam Dương Huệ Trung nói: “Khi mê, thắt
tánh thành tâm. Khi ngộ, tháo gỡ tâm thành tánh”, đó
là lời nói trúng ngay vào cội gốc vậy!
(Kinh)
Vi thiện, vi ác, trục cảnh nhi sanh, luân chuyển
ngũ đạo, tạm vô hưu tức, động kinh
trần kiếp, mê hoặc chướng nạn.
(經)為善為惡‧逐境而生。輪轉五道‧暫無休息。動經塵劫‧迷惑障難。
(Kinh:
Làm lành, làm ác, theo cảnh mà sanh, luân chuyển trong năm
đường, chẳng có lúc tạm ngưng nghỉ, trải
qua các kiếp nhiều như vi trần, mê hoặc, chướng
nạn).
Hai câu “làm
lành…” nhằm chỉ rơ [chúng sanh tánh thức] vô định,
do nghiệp thiện hay ác đều ruổi theo cảnh mà sanh. Thiện tâm
sanh th́ đủ mọi thiện pháp sanh. Ác tâm sanh th́ đủ
mọi ác pháp sanh. V́ thế, kinh Mật Nghiêm dạy: “A Lại
Da Thức, tùng vô thỉ thế lai, vi hư luận huân tập,
chư nghiệp sở hệ, luân hồi bất dĩ.
Như hải nhân phong, khởi chư thức lăng, hằng
sanh, hằng diệt, bất đoạn, bất thường,
nhi chư chúng sanh, bất tự giác tri, tùy ư tự thức,
hiện chúng cảnh giới” (A Lại Da Thức từ
đời vô thỉ đến nay bị hư luận huân tập,
bị các nghiệp buộc ràng, luân hồi chẳng
ngơi. Như biển do gió mà khởi các sóng thức, luôn
sanh, luôn diệt, chẳng đoạn, chẳng thường,
nhưng các chúng sanh chẳng tự hay biết, thuận theo
cái thức của chính ḿnh mà hiện ra các cảnh giới).
Ấy là do Chân Như chẳng giữ lấy tự tánh, thuận
theo duyên nhiễm hay tịnh, chẳng hợp mà hợp. Do
đó, luân chuyển trong năm đường.
Đại
Luận viết: “Hỏi: Kinh nói có năm đường,
cớ sao nói là lục đạo? Đáp: Đức Phật
đă ĺa thế gian lâu xa, kinh pháp lưu chuyển, năm
trăm năm sau, bộ loại sai biệt khác nhau. Hoặc
nói là năm đường, là v́ trong kinh đức Phật
nói gộp là năm. Hoặc nói là lục đạo, v́ trong
kinh đức Phật đă nói rộng thành sáu”. Nay nói
là “năm” (ngũ đạo) là như Phật Thuyết
Ngũ Khổ Chương Cú Kinh đă chép: “Tam giới
ngũ đạo, sanh tử bất tuyệt. Phàm hữu
ngũ khổ, nhất viết chư thiên khổ, nhị
viết nhân đạo khổ, tam viết súc sanh khổ, tứ
viết ngạ quỷ khổ, ngũ viết địa ngục
khổ” (Năm đường trong ba cơi sanh tử chẳng
dứt. Có năm thứ khổ: Một là chư thiên khổ,
hai là nhân đạo khổ (khổ trong loài người),
ba là súc sanh khổ, bốn là ngạ quỷ khổ, năm
là địa ngục khổ) là nói đến điều
này. Năm đường như thế giống như cái
trục quay để kéo nước giếng, xoay tṛn lên
cao xuống thấp. V́ thế nói là “luân chuyển”. Đó
là v́ tướng của nghiệp thiện ác chẳng thể
chuyển, trong ức ngàn vạn đời, nó cứ theo
sát, chẳng bỏ, như chủ nợ đi theo con nợ.
Khi nhân duyên trọn đủ, liền tạo thành quả
báo, khiến cho [người đă tạo nghiệp] thọ
sanh trong năm đường, nhanh chóng như tên bay, cho nên
nói là “tạm vô hưu tức” (chẳng hề tạm
ngưng nghỉ).
“Động
kinh trần kiếp, mê hoặc chướng nạn” (Trải
qua kiếp số nhiều như vi trần, mê hoặc,
chướng nạn): “Mê
hoặc” là nói
Thập Sử. Do trong Thập Sử, năm lợi sử
thuộc Kiến, năm độn sử thuộc Tư. Do
Thập Sử mà khiến cho con người dấy lên Kiến
Tư, hôn mê, Hoặc loạn. “Chướng” (障) là ba chướng, “nạn”
(難) là tám nạn. Từ thời
vô thỉ đến nay, trôi lăn trong sanh tử, chẳng
thể đoạn Lậu, chẳng thể đạt
được quả xuất thế, đến nỗi
Thập Sử phiền năo có thể chướng ngại
lư Tứ Chân Đế. Lại tạo nghiệp chướng,
chướng xuất thế pháp. Nghiệp đă thành, sẽ
chuốc khổ, quả báo là sanh trong tám nạn trải qua
kiếp số nhiều như vi trần, khó thể thoát ra.
Do vậy, kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Tam giới
như luân chuyển, nghiệp hệ luân bất đoạn.
Thị cố xả ái dục, ly dục đắc Niết
Bàn” (Tam giới như bánh xe xoay, nghiệp ràng buộc
luôn xoay chuyển chằng ngừng. V́ thế bỏ ái dục,
ĺa dục đắc Niết Bàn). Ai nấy hăy nên nghe điều
này rồi tự suy nghĩ tu tập vậy!
3.2.2.2.2.1.2.1.2. Dụ hiển (dùng thí dụ để
nói rơ)
(Kinh)
Như ngư du vơng, tương thị trường
lưu. Thoát nhập tạm xuất, hựu phục tao vơng.
(經)如魚遊網‧將是長流。脫入暫出‧又復遭網。
(Kinh:
Như cá bơi trong lưới theo gịng nước dài, tạm
được thoát ra rồi lại mắc lưới).
“Cá”
ví như năm đường. “Lưới” ví
như tam giới. “Trường lưu” (Gịng nước dài) ví như
nghiệp quả. “Thoát nhập” (Thoát khỏi lưới) ví
như sanh tử luân chuyển. Cá là động vật thuộc
loại thủy tộc, ví như chúng sanh tánh thức vô
định. Bầy cá do tham ăn mà mắc phải lưới
dầy. Chúng sanh do ái mà rơi vào lưới ma. Kinh Nhật
Minh Bồ Tát nói: “Hựu như mật vơng, chúng ngư
đầu chi, khoa tràng, trở kỷ” (Lại như chiếc
lưới dầy, những con cá sa vào đó, bị
mổ bụng khoét ruột, phơi ḿnh trên thớt). Kinh Tứ
Tự Xâm nói: “Thân nhược họa b́nh, nội măn bất
tịnh, bất tri nội ngoại, thân đương quy
tận. Thường dĩ thái sắc chi phấn trang
nghiêm, tự vị đoan chánh, nhan mạo vô song. Tư
đẳng chi nhân, la vơng sở triền, mạc năng
quán thân” (Thân như cái b́nh tô vẽ đẹp đẽ,
bên trong chứa đầy những thứ bất tịnh!
Chẳng biết trong, ngoài, thân sẽ đều chết sạch.
Thường dùng màu sắc, phấn sáp để trang
nghiêm, tự cho là đoan chánh, có nhan sắc và h́nh dáng chẳng
ai bằng. Những kẻ như thế bị lưới
rập ràng buộc, chẳng
thể quán thân). V́ thế, Đại Luận nói: “Lưới
dâm giăng bủa, ai nấy đều dấn ḿnh vào.
Đấy là do nghiệp cảm quả, đối ứng
với Khổ Đế”.
“Tương
thị trường lưu” (Xuôi theo gịng nước dài): “Tương”
(將) là thuận theo. Chữ Thị
(是) chỉ A Lại Da Thức.
Do chủng tử thiện hay ác trong cái Thức ấy huân tập
hiện hành, khiến tạo ra nghiệp quả thiện
hay ác liên miên chẳng ngừng, cũng giống như cá
bơi theo gịng nước dài, hễ đi bèn chẳng trở
lại. V́ thế, Duy Thức nói: “Như nước chảy
xiết, các vật trên dưới như cá, cỏ v.v… đều
bị cuốn theo gịng chẳng bỏ. Thức này cũng vậy,
cùng với các tập khí bên trong, các pháp bên ngoài như Xúc v.v… luôn liên tục lưu chuyển” (A Lại Da Thức từ
vô thỉ đến nay luôn tương ứng với
năm thứ Tâm Sở là Tác Ư, Xúc, Thọ, Tưởng, và
Tư). Đấy là do Hoặc mà tạo nghiệp, đối
ứng với Tập Đế. Sách Kim Quang Minh Kinh Văn Cú cũng dùng nước
để đối ứng với Tập Đế, v́ bản thể của
nước là thấm nhuần chúng sanh, như Tập có thể
giúp Khổ. “Trường lưu”: Một nghiệp nếu
thành, tội chẳng có ngằn mé, trăm ngàn vạn đời,
thọ báo chẳng tận.
“Thoát
nhập tạm xuất” (Tạm được thoát ra): Từ tam
đồ mà thăng lên nhân thiên. “Hựu phục tao vơng”
(Lại bị mắc
lưới): Từ nhân thiên lại đọa vào tam đồ.
Do vậy, kinh Ngũ Khổ Chương Cú nói: “Tam ác
đạo giả, thị vi nhất thiết chúng sanh chi
gia, tạm đắc vi thiên, tạm đắc vi nhân, thí
như tác khách. Tác khách nhật thiểu, quy gia nhật
đa” (Ba ác đạo chính là nhà của hết thảy
chúng sanh. Tạm được làm trời, tạm
được làm người, ví như làm khách. Làm khách th́
ít, về nhà th́ nhiều). Người học hăy suy nghĩ,
gắng sức tinh tấn, ḥng được thoát khổ;
đấy chính là nói về chuyện này đấy.
3.2.2.2.2.1.2.1.3. Hợp minh (nói gộp chung lại)
(Kinh)
Dĩ thị đẳng bối, ngô đương ưu
niệm.
(經)以是等輩‧吾當憂念。
(Kinh: Do những kẻ
ấy mà ta phải lo nghĩ).
Đức
Phật dạy: “Khó được thân người, khó
trọn đủ sáu t́nh thức, miệng khó biện luận
trúng, khó đạt được tài cán, thông minh, khó đạt
được thọ mạng [lâu dài], khó gặp người
sáng suốt, khó có ḷng tin thẳng thắn, khó phát đại
tâm, khó nghe kinh pháp, khó gặp đức Như Lai”. Thế
gian có loài cây tên là Ưu Đàm Bát (Uḍumbara, Linh Thụy
Hoa), chỉ
có trái, không có hoa. Như Lai xuất thế, cây mới có hoa. Đă
được làm thân người, có đủ sáu t́nh thức,
miệng biện luận thông suốt, hay khéo, thọ mạng
lâu dài, gặp gỡ
người sáng suốt, phát Bồ Tát tâm, niềm tin ngay thẳng
không lui sụt, nghe trọn kinh pháp, gặp Như Lai tại
thế; đấy là những
người đă từng tu hành phước đức
trong đời trước, từ chỗ sáng vào chỗ sáng, noi theo dấu chân của
Như Lai, hành măi chẳng ngừng, sẽ ở trong đạo
tràng, chẳng hủy căn cội, chẳng quên mất công sức trước
kia. Hễ đánh mất đạo ư, sẽ trải bao kiếp
số; cho nên đức Như Lai lo nghĩ tới họ.
Bởi lẽ, đức Phật quán chúng sanh trong khắp
cơi đất khác nào con một. Đức Phật lo họ
tánh thức vô định, lại kết nghiệp quả
thiện ác, nghĩ họ tạm thoát ra, sanh trong đường
trời, người, rồi lại mắc phải lưới
dầy tam đồ! “V́ thế, ta ân cần phó chúc ông hăy
cứu giúp, giải thoát họ!”
3.2.2.2.2.1.2.2. Nhữ nguyện
độ tội (ông nguyện hóa độ
chúng sanh tội khổ)
(Kinh)
Nhữ kư tất thị văng nguyện, lũy kiếp trọng
thệ, quảng độ tội bối, ngô phục hà lự?
(經)汝既畢是往願‧累劫重誓‧廣度罪輩‧吾復何慮。
(Kinh:
Ông đă trọn nguyện xưa ấy, nhiều kiếp phát trọng
thệ rộng độ những kẻ tội khổ, ta
c̣n lo chi nữa?)
Chuẩn
theo kinh văn trong phần trên, [từ ngữ] “tội bối”
(罪輩, những kẻ tội khổ)
chỉ chung năm đường. “Ta lo nghĩ chính là v́
những kẻ ấy. Ông nay đă phát nguyện độ
họ, ta c̣n lo lắng chi nữa!”
Hỏi:
Chư thiên thăng lên chốn thanh tịnh, tu ṛng Thiền
Định, thất chúng [Tăng tục] đoan nghiêm, cung kính vâng giữ
luật nghi, v́ sao cũng gọi là “tội bối”?
Đáp:
Trên cơi trời cũng có các nỗi khổ, tức cũng là
khinh báo Nê Lê (địa ngục chịu báo ứng nhẹ).
Lại nữa, lúc ở trong loài người, do chẳng học
hiểu, luôn mê muội đối với đạo pháp,
tuy tu các điều thiện, chẳng trừ tà báo. V́ thế,
luận Câu Xá nói: “Kẻ tại gia do giữ lấy
Ngũ Trần, cho nên dấy lên đấu tranh. Hàng xuất
gia do giữ lấy các kiến giải, cho nên dấy lên
đấu tranh”. Thành Thật Luận nói: “Nếu
người nào tŕ giới mà chấp đó là thanh tịnh,
th́ gọi là Giới Thủ Kết, tức là cho rằng
các thứ do chính ḿnh chấp giữ mới là chân thật,
những thứ khác đều là vọng ngữ, th́ gọi
là Kiến Thủ Kết”. Hai điều ấy
chính là căn bản cho sự đấu tranh của
người xuất gia. Hơn nữa, Giới Thủ là sự
trói buộc của người xuất gia; các dục là sự
trói buộc của người tại gia. V́ thế, những
thứ như Giới Thủ v.v… chỉ là điều lành
thế gian, chuốc lấy cái quả sanh tử; do vậy gọi là Tùy Khổ (thuận
theo sự khổ), chẳng phải là đạo pháp chân thật.
Kẻ ngu lắm mê, do chấp trước hư vọng mà
sanh ra tội. Theo đó, [người xuất gia] há chẳng
thuộc vào bọn tội khổ ư? V́ thế biết
là thất chúng thuộc nội giáo hễ có chấp trước
th́ đều là sai! Lục sư ngoại đạo hễ
chẳng chấp th́ đều là chánh. Nếu đă thấu
hiểu các pháp và nhân đều là Không, Nhất Chân vốn
tịch diệt, nhập b́nh đẳng môn, dạo chơi
trong nhà vô vi, hết thảy vô ngại, một đường
thoát khỏi sanh tử, th́ cái danh xưng “tội bối”
há c̣n có ta trong ấy nữa hay chăng?
3.2.2.2.2.2. Đương
cơ chánh vấn thệ nguyện (bậc đương
cơ hỏi về thệ nguyện)
3.2.2.2.2.2.1. Tự Tại vấn
lũy kiếp phát hà nguyện (ngài Định Tự
Tại Vương hỏi trong bao kiếp [Địa Tạng
Bồ Tát] đă phát nguyện ǵ)
3.2.2.2.2.2.1.1. Dĩ Địa
Tạng các phát hà nguyện vấn (hỏi ngài Địa
Tạng đă phát nguyện ǵ)
(Kinh)
Thuyết thị ngữ thời, hội trung hữu nhất
Bồ Tát Ma Ha Tát, danh Định Tự Tại
Vương, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Địa Tạng
Bồ Tát lũy kiếp dĩ lai, các phát hà nguyện? Kim mông
Thế Tôn ân cần tán thán. Duy nguyện Thế Tôn, lược
nhi thuyết chi”.
(經)說是語時‧會中有一菩薩摩訶薩‧名定自在王。白佛言‧世尊‧地藏菩薩累劫已來‧各發何願。今蒙世尊‧殷勤讚歎。唯願世尊‧略而說之。
(Kinh:
Nói lời ấy xong, trong hội có một vị Bồ Tát
Ma Ha Tát tên là Định Tự Tại Vương, bạch cùng đức
Phật rằng: “Thưa đức Thế Tôn! Địa
Tạng Bồ Tát từ bao kiếp đến nay, đă
phát những nguyện ǵ mà nay được đức Thế
Tôn ân cần tán thán? Kính mong đức Thế Tôn hăy nói
đại lược”).
Trước
tiên là giải thích về danh xưng [của bậc
đương cơ]. Bậc đại sĩ Định
Tự Tại Vương là rồng trong loài người.
Thế gian có ái, Ngài đều xa ĺa, đă giải thoát các
trói buộc, các lậu đă hết, “Na Già thường tại
Định, chẳng có lúc nào không định!”
Được tự tại nơi Định, nên gọi
là Định Tự Tại Vương. Từ “bạch
Phật” trở đi là lời hỏi: Vừa mới
nghe đức Thế Tôn nói Địa Tạng Bồ Tát
đă phát nguyện ấy, phát ra trọng thệ suốt
bao kiếp, chẳng biết trong bao kiếp ấy, Ngài
đă phát những nguyện ǵ, khiến cho nay Ngài được
đức Thế Tôn không ngớt lời tán thán trong đại
hội vậy? Từ “duy nguyện” trở đi, là lời
thỉnh cầu xin hăy nói nguyện trong bao nhiêu kiếp [của
Địa Tạng Bồ Tát], xin hăy nói đại lược.
Đức Phật thuyết pháp có hai môn là cặn kẽ và
đại lược, nay [Định Tự Tại
Vương Bồ Tát] thỉnh Phật nói đại lược.
3.2.2.2.2.2.1.2. Ước chúng
sanh nghiệp cảm phát tâm đáp (trả lời: Do xét theo nghiệp
cảm của chúng sanh mà phát tâm)
3.2.2.2.2.2.1.2.1. Giới thính, hứa
thuyết (răn bảo hăy lắng nghe,
hứa nói)
(Kinh)
Nhĩ thời, Thế Tôn cáo Định Tự Tại
Vương Bồ Tát: “Đế thính, đế thính, thiện
tư niệm chi, ngô đương vị nhữ, phân biệt
giải thuyết”.
(經)爾時世尊告定自在王菩薩‧諦聽諦聽‧善思念之。吾當為汝‧分別解說。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Định
Tự Tại Vương Bồ Tát: - Lắng nghe, lắng
nghe. Hăy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ v́ ông phân biệt, giải
nói).
Răn dạy
hăy lắng nghe, khéo nghĩ nhớ, v́ Phật pháp rộng sâu,
nguyện môn rộng lớn, chỉ do tín lực th́ mới
có thể tiếp nhận. Đại Luận nói: “Chuyên
nh́n, nghe pháp như khát muốn uống, nhất tâm nhập
vào ư nghĩa của từ ngữ. Hớn hở nghe pháp,
tâm buồn vui lẫn lộn. Đối với người như thế
th́ đáng nên nói”. Do “lắng nghe, khéo suy nghĩ”
có thể thành tựu Tam Huệ. Tiếp đó là hứa
nói. Hết thảy các pháp vốn chẳng thể nói, bất
sanh, bất diệt, pháp như Niết Bàn; nay do nhân duyên mà
phân biệt, giải nói.
3.2.2.2.2.2.1.2.2. Đằng tích
nguyện sự (nêu bày nguyện xưa)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1. Chánh minh tích
nguyện lợi ích (nêu bày lợi ích do nguyện
xưa)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1. Thuật tích
thệ nguyện (thuật lại thệ nguyện
xưa)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1. Tiểu quốc
vương sở phát nguyện (lời phát nguyện của
tiểu quốc vương)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.1. Thuật
vương Phật, kiếp, hiệu (nêu ra Phật hiệu,
kiếp số và danh hiệu của vua)
(Kinh)
Năi văng quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ na-do-tha bất
khả thuyết kiếp; nhĩ thời hữu Phật, hiệu
Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh
Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Kỳ Phật thọ mạng
lục vạn kiếp.
(經)乃往過去無量阿僧祇那由他不可說劫。爾時有佛‧號一切智成就如來‧應供‧正徧知‧明行足‧善逝‧世間解‧無上士‧調御丈夫‧天人師‧佛‧世尊。其佛壽命六萬劫。
(Kinh:
Quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ na-do-tha bất khả
thuyết kiếp về trước, lúc bấy giờ, có
Phật, hiệu là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như
Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,
Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự
Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị
Phật ấy thọ sáu vạn kiếp).
Trước
hết, trần thuật kiếp số lâu xa. Từ “nhĩ
thời” (lúc bấy giờ) trở đi, nêu ra danh hiệu
của Phật. “Hiệu” (號) là do Khẩu (口) và Khảo (ㄎ) ghép lại; nếu
thêm vào chữ Hổ (虎), sẽ có âm đọc
giống như Hào (毫), th́ có nghĩa là “âm thanh giận dữ của
con cọp”. Lại có nghĩa là
“hô lớn, gầm thét”. Xưa nay sai lầm chất chứa,
rất khó thay đổi!
Chữ
Tát Bà Nhă Đa (Sarvajñāna) trong tiếng Phạn,
kinh Ban Châu phiên âm là Tát Vân (薩雲), dịch sang tiếng Hán là Nhất
Thiết Trí Tướng, do trong nhất tâm mà đắc ba
trí. Đă đắc trí huệ như thật thành tựu,
bèn nương vào trí ấy để thành Chánh Giác, cho nên có
danh hiệu là Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai.
Đáng nhận đồ cúng dường tối thượng
của chư thiên và người đời th́ gọi là Ứng
Cúng (Arhat). Chánh (正) là “các pháp bất động, bất hoại”.
Biến (徧) là “chẳng phải là một
pháp hay hai pháp”. Do đều
biết tất cả hết thảy các pháp chẳng c̣n sót
thừa, nên gọi là Chánh Biến Tri (正徧知, Samyak-saṃbuddha).
“Minh”
là Tam Minh, như sẽ giải thích [trong phần sau]. Hạnh
là Bồ Tát từ sơ phát ư cho đến [chứng đắc]
Kim Cang tam-muội, thân nghiệp và khẩu nghiệp thanh tịnh,
tùy ư mà hành, cho nên gọi là Minh Hạnh Túc (明行足, Vidyā-caraṇa Saṁpanna). Như hành xứ của các vị
Phật trước đó, nay đức Phật [Thích Ca]
cũng hành như thế, vượt lên bậc nhất,
vĩnh viễn chẳng trở lại (chẳng lui sụt
thành Bồ Tát hoặc Nhị Thừa trong thế gian này)
th́ gọi là Thiện Thệ (善逝, Sugata). “Giải”
tức là biết. Biết chúng sanh giới trong thế gian,
hết thảy các phiền năo và thanh tịnh th́ gọi là
Thế Gian Giải (世間解, Lokavid). Trong các pháp, Niết
Bàn vô thượng, Phật là vô thượng trong các chúng
sanh. Do không có ǵ để đoạn, nên gọi là Vô
Thượng Sĩ (無上士, Anuttara). Phật có thể
điều phục chúng sanh, khéo ǵn giữ căn môn. Kinh
Trường A Hàm nói: “Thiện ngự lục xúc, hộ
tŕ điều phục, do như b́nh địa. Hạ tứ
mă xa, thiện điều ngự giả, chấp tiên tŕ khống,
sử bất thất triệt” (Khéo điều ngự
sáu xúc (sáu cảm thọ do sáu căn tiếp xúc sáu trần),
bảo vệ, ǵn giữ, điều phục, giống
như đất bằng. Điều khiển cỗ xe bốn
ngựa kéo, người khéo điều khiển sẽ cầm
roi khống chế, khiến cho xe chẳng
bị trật bánh). Nếu nói là “điều ngự nữ
nhân” th́ chẳng tôn trọng. Do vậy, gọi là Điều
Ngự Trượng Phu (調御丈夫, Puruṣa-damya-sārathi). Đức Phật độ
chúng sanh trong những đường khác th́ ít, độ
chúng sanh trong đường trời, người th́ nhiều.
V́ thế, gọi là Thiên Nhân Sư (天人師, Śāsta deva-manuṣyāṇaṃ). Hết thảy trí huệ
thành tựu, biết chúng sanh, phi chúng sanh số, các pháp
thường, vô thường v.v… nên gọi là Phật
(Buddha). Có đủ mười hiệu như trên đây,
được cơi đời cùng tôn trọng, cho nên gọi
là Thế Tôn (世尊, Bhagavat).
“Thọ
mạng sáu vạn kiếp” có phải là thọ mạng
của thắng ứng thân Phật trong quốc độ
thanh tịnh đó chăng? Nhưng xét theo thời số,
kiếp có bốn loại: Một là biệt kiếp, hai là
thành kiếp, ba là hoại kiếp, bốn là đại kiếp.
Nếu lại phân tích rộng hơn, th́ có sáu loại kiếp:
Một là biệt, hai là thành, ba là trụ, bốn là hoại,
năm là không, sáu là đại. Nếu nói gọn lại th́
có ba loại kiếp: Một là tiểu, hai là trung, ba là
đại. Từ lúc con người thọ mười tuổi,
dần dần [tăng lên] cho đến tám vạn tuổi;
tới lúc tám vạn tuổi, lại dần dần giảm
xuống mười tuổi; đó là một Biệt Kiếp
(do đối với Tổng mà gọi là Biệt, tức
là Tăng Giảm Kiếp). Tiểu kiếp tức là Biệt Kiếp. Trung kiếp
là nói một kiếp thành hay hoại, đại kiếp là
nói gộp chung cả Thành và Hoại. Nói gộp lại th́
tám mươi biệt kiếp là một đại kiếp.
Nay nói sáu vạn kiếp th́ phải xét theo tuổi thọ dài
lâu như vị Phật trong cơi Cực Lạc, chẳng nên
dùng ba loại kiếp trong cơi này để phán định;
nhưng chỉ có Phật với Phật th́ mới có thể
biết mà thôi!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.2. Đằng
tích vương nguyện sự (nêu bày chuyện phát nguyện
của hai vị vua khi xưa)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.2.1. Tự nhị
vương hữu thiện (thuật chuyện hai
vua chơi thân với nhau)
(Kinh)
Vị xuất gia thời, vi tiểu quốc vương, dữ
nhất lân quốc vương vi hữu, đồng hành Thập
Thiện, nhiêu ích chúng sanh.
(經)未出家時‧為小國王‧與一鄰國王為友。同行十善‧饒益眾生。
(Kinh:
Khi chưa xuất gia, làm một tiểu quốc
vương, kết bạn với vị vua nước láng
giềng, cùng hành Thập Thiện lợi ích chúng sanh).
Kinh Hiền
Ngu nói: “Nhược thính nhân dân, nhược tự kỷ
thân, xuất gia nhập đạo, công đức vô lượng,
phi thí vi tỷ, cao ư Tu Di, thâm ư cự hải, quảng
ư hư không. Do xuất gia cố, tất thành Phật
đạo” (Nếu cho phép nhân dân xuất gia nhập
đạo th́ sẽ như chính ḿnh xuất gia nhập đạo,
công đức vô lượng, không thí dụ nào có thể
sánh ví được! [Công đức ấy] cao như Tu
Di, sâu như biển cả, rộng như hư không. Do v́
xuất gia, ắt thành Phật đạo). Đại
sư (Trí Giả đại sư) bảo có bốn loại
xuất gia:
1) Thân lẫn
tâm đều chẳng xuất.
2) Thân xuất,
tâm chẳng xuất.
3) Thân chẳng
xuất, tâm xuất (quán hạnh xuất gia).
4) Thân lẫn
tâm đều xuất, có thể thấy Phật Tánh, ra khỏi
nhà Nhị Tử (Phần Đoạn sanh tử và Biến
Dịch sanh tử) th́ mới là xuất gia thật sự.
Vị
vua xưa kia [được nhắc đến trong đoạn
chánh kinh trên đây] là hạng người thứ tư, cho
nên có thể thành Phật. “Hữu” (友) là chí hướng
tương hợp. Chí tương hợp, sẽ giúp ích lẫn
nhau. V́ thế, chữ Hữu gồm hai chữ Hựu (又) trên dưới ghép lại,
biểu thị ư nghĩa “hiệp lực”. Hai câu “đồng
hành…” nhằm giải thích đạo bè bạn: “Chí
đồng, đạo đồng”. Thập Thiện
tương phản với Thập Ác. Phàm là bốn loại
Luân Vương (Kim, Ngân, Đồng, Thiết) đều
dùng Thập Thiện để giáo hóa nhân dân thành tập tục;
bởi Thập Thiện chính là cái gốc để sanh lên
cơi trời. Nay những vị tiểu vương đồng
hành Thập Thiện, đều có cái tâm phổ từ (tâm
từ trọn khắp). Kinh A Nan Vấn Sự Phật Cát
Hung nói: “Thập Ác oán gia, Thập Thiện hậu hữu,
an thần đắc đạo, giai tùng thiện sanh. Hữu
năng thủ tín, phước báo tự nhiên. Tùng thiện
chí thiện, phi thần thọ dữ. Cố ban tuyên pháp
giáo, thị hiện nhân dân, vị tác phước điền.
Tín giả đắc thực, hậu sanh vô ưu” (Thập
Ác là oán gia, Thập Thiện là bạn thân thiết. An tâm
đắc đạo, đều do thiện sanh ra. Có ai có
thể giữ chữ tín th́ phước báo tự nhiên. Do
thiện mà đạt đến thiện, chẳng phải
do thần trao cho. V́ thế, ban bố, tuyên nói pháp giáo, chỉ
bày cho nhân dân, v́ họ làm ruộng phước. Người
tin tưởng bèn vun trồng [Thập Thiện], sẽ chẳng
phải lo âu cho đời sau). Tạo lợi ích cho lê dân
như thế, chẳng đánh mất sự giáo hóa của
bậc nhân vương vậy!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.2.2. Thuật
nhị vương phát nguyện (thuật lời phát nguyện
của hai vị vua)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.2.2.1. Xuất
nguyện bổn (nêu ra cái gốc của sự
phát nguyện)
(Kinh)
Kỳ lân quốc nội, sở hữu nhân dân đa tạo
chúng ác. Nhị vương nghị kế, quảng thiết
phương tiện.
(經)其鄰國內‧所有人民‧多造眾惡。二王議計‧廣設方便。
(Kinh:
Trong nước lân cận, tất cả nhân dân phần nhiều
tạo các điều ác. Hai vua bàn kế, rộng lập
phương tiện).
Nhân dân là
cái gốc của nước nhà. “Dân” là chúng sanh. Lúc trời
đất mới sanh ra con người, bề ngoài họ
chất phác, nội tâm chân thuần, ai nấy đều toàn
là một khối hỗn độn. Các vị trời [hiện
hữu] lúc trời được mở ra th́ là “thiên dân”.
Nhân loại sanh thành th́ là “phàm dân”, cho nên gọi là “nhân
dân”. “Chúng ác” (Các điều ác) tức
là tạo đủ các nghiệp Thập Ác, hết sức
tương phản với Thập Thiện. Kinh A Nan Vấn
Sự Phật Cát Hung nói: “Kư bất thiêu hương, nhiên
đăng, lễ bái, hằng hoài hồ nghi, sân khuể, mạ
lỵ, ác khẩu, tật hiền. Hựu bất Lục
Trai, sát sanh thú thủ, bất kính Phật kinh. Nhược
tật bệnh giả, tiện hô vu sư, bốc vấn,
giải tấu, từ tự tà thần. Thử tùng túc hạnh
ác đạo trung lai, hiện thế tội nhân, tử nhập
Nê Lê, bị khảo lược trị, khốc bất khả
ngôn. Giai do tích ác, kỳ hạnh bất thiện” (Đă
chẳng thắp hương, đốt đèn, lễ bái,
lại c̣n luôn hồ nghi, nóng giận, chửi rủa, nói lời
thô ác, ghen ghét người hiền. Lại chẳng giữ
sáu ngày trai giới, thích sát sanh, chẳng kính trọng kinh Phật.
Nếu bị bệnh tật, liền gọi thầy đồng
bói toán, giải hạn, [viết sớ] tâu tŕnh, cúng tế
tà thần. Đấy là kẻ quen thói từ xưa, từ trong ác đạo mà sanh
đến. Tội nhân trong đời này, chết đi vào
Nê Lê, bị tra khảo, hành hạ, trừng trị, đau
đớn tàn khốc chẳng thể diễn tả được. Đấy
đều là do điều ác tích tập, hành vi bất thiện).
V́ thế, hai vua thương nghị, tính toán, rốt cuộc
làm như thế nào để rộng lập phương
pháp thuận tiện, hay khéo để cứu những
người dân ác ấy, ḥng chẳng đánh mất sự
giáo hóa của vua, của thầy!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.1.2.2. Chánh
phát nguyện
[Phần
này gồm hai ư]:
- Một
vị vua phát nguyện thành Phật trước.
- Một
vị vua phát nguyện độ chúng sanh trước.
Vốn
chia thành hai khoa, nay nói gộp lại để giải thích
kinh văn cho tiện.
(Kinh)
Nhất vương phát nguyện, tảo thành Phật
đạo, đương độ thị bối, linh sử
vô dư.
(經)一王發願‧早成佛道‧當度是輩‧令使無餘。
(Kinh:
Một vua phát nguyện sớm thành Phật đạo, sẽ
độ những hạng người ấy chẳng c̣n thừa
sót).
Đại
Luận nói: “Thành tựu chúng sanh có hai loại: Có người
th́ tự thành tựu công đức trước, sau đấy
mới độ chúng sanh. Có người thành tựu chúng
sanh trước rồi sau đó mới thành tựu công
đức của chính ḿnh”. Đấy chính là ư chỉ
phát nguyện của hai vị vua. Do thành Phật chính là
căn bản để độ chúng sanh, [đă thành Phật]
th́ mới có thể rộng hóa đạo. V́ thế, nguyện
thành Phật. Do đó, kinh dạy: “Nhất nhân xuất thế,
đa nhân mông khánh, phước lạc nhiêu ích, Phật Thế
Tôn dă” (một người xuất thế, nhiều người
được nhờ ơn, phước lạc trọn
đầy, đó chính là Phật Thế Tôn). V́ thế, tự
thành tựu trước th́ mới có thể độ những
kẻ ác ấy đều nhập Diệt Độ chẳng
c̣n thừa sót. Đấy chính là lúc mới phát tâm liền
thành Chánh Giác.
(Kinh)
Nhất vương phát nguyện: “Nhược bất tiên
độ tội khổ, linh thị an lạc, đắc
chí Bồ Đề, ngă chung vị nguyện thành Phật”.
(經)一王發願‧若不先度罪苦‧令是安樂‧得至菩提‧我終未願成佛。
(Kinh:
Một vị vua phát nguyện: “Nếu chẳng độ
kẻ tội khổ trước, khiến cho họ
được an lạc, đạt đến Bồ
Đề, tôi nguyện trọn chẳng thành Phật”).
Một vị
vua suy nghĩ: Chính ḿnh chưa đắc độ, hăy
độ chúng sanh trước, th́ mới là Bồ Tát phát
tâm, há có nên v́ chính ḿnh trước ư? Như Đại
Luận nói: “Đức Phật nói ta dùng thiên nhăn thanh tịnh,
thấy các chúng sanh chết đây, sanh kia, theo nghiệp thiện
hay ác mà hứng chịu các quả báo. Ta nay hăy nên độ
thoát những kẻ có tội trước, khiến cho họ
đạt được niềm vui vô thượng Niết
Bàn. Thà ở trong sanh tử dài lâu, thề trọn chẳng
nguyện thành Phật”. Đấy chính là cái tâm phát khởi
hoằng nguyện ban đầu, rốt cuộc do ḷng
đại bi mà vào chốn hoạn nạn. Do vậy, hai vị
vua phát nguyện, dường như bất đồng!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.1.3. Kết nhị
vương kim cổ (kết lại, biện định
bản thân của hai vua xưa và nay)
(Kinh)
Phật cáo Định Tự Tại Vương: - Nhất
vương phát nguyện tảo thành Phật giả, tức
Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai thị. Nhất
vương phát nguyện vĩnh độ tội khổ
chúng sanh, vị nguyện thành Phật giả, tức Địa
Tạng Bồ Tát thị.
(經)佛告定自在王‧一王發願早成佛者‧即一切智成就如來是。一王發願永度罪苦眾生‧未願成佛者‧即地藏菩薩是。
(Kinh:
Đức Phật bảo ngài Định Tự Tại Vương:
- Một vị vua phát nguyện sớm thành Phật, chính là
Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Một vị vua
phát nguyện vĩnh viễn độ chúng sanh tội khổ,
chưa nguyện thành Phật, tức là Địa Tạng
Bồ Tát).
Nhân
vương phát nguyện thành đạo như cầm bằng
khoán nhận vật. V́ thế nói: “Pháp tánh như biển
cả, chẳng nói có đúng, sai. Phàm phu, bậc hiền
thánh, b́nh đẳng chẳng cao thấp. Chỉ do tâm cấu
đă diệt, bèn chứng đắc [dễ dàng] như lật
bàn tay”. Xét ra, vị quốc vương ấy đúng là
như thế. Nhưng chuyện trong trần sa kiếp, giống
hệt như ngày hôm nay; đấy chính là Phật nhăn không
pháp nào chẳng biết, không chuyện ǵ chẳng thấy.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2. Quang Mục
nữ sở phát nguyện (cô Quang Mục phát nguyện)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.1. Thuật
Phật hiệu, kiếp, thọ (thuật Phật hiệu,
kiếp số, thọ mạng)
(Kinh)
Phục ư quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp,
hữu Phật xuất thế, danh Thanh Tịnh Liên Hoa Mục
Như Lai. Kỳ Phật thọ mạng tứ thập kiếp.
(經)復於過去無量阿僧祇劫‧有佛出世‧名清淨蓮華目如來。其佛壽命四十劫。
(Kinh:
Lại trong vô lượng A-tăng-kỳ kiếp đời
quá khứ, có Phật xuất thế, tên là Thanh Tịnh Liên
Hoa Mục Như Lai. Đức Phật ấy thọ mạng
bốn mươi kiếp).
Đức
Phật xuất thế, nay dùng Phật Thích Ca để suy
ra các vị cổ Phật. Như kinh Nhân Quả nói: “Bồ
Tát công hạnh măn túc, vị đăng Thập Địa,
tại nhất sanh bổ xứ, sanh Đâu Suất Thiên. Kỳ
vận tương chí, đương hạ tác Phật, tức
quán ngũ sự: Nhất, quán sanh thục dữ vị thục?
Nhị, quán thời chí dữ vị chí? Tam, quán hà quốc xử
trung? Tứ, quán hà tộc quư thịnh? Ngũ, quán quá khứ
nhân duyên, thùy vi phụ mẫu? Quán dĩ, hạ sanh” (Bồ
Tát công hạnh trọn đủ, địa vị đạt
tới Thập Địa, thuộc về Nhất Sanh Bổ Xứ, sanh vào trời Đâu Suất.
Khi pháp vận sắp đến, sắp giáng sanh thành Phật,
Ngài liền quán năm sự: Một là quán căn cơ của
chúng sanh chín muồi hay chưa? Hai là quán đă đến thời
hay chưa? Ba là quán sẽ ở trong nước nào? Bốn
là quán gịng dơi nào cao quư, thịnh vượng? Năm là quán
nhân duyên quá khứ, ai là cha mẹ? Quán xong bèn giáng sanh). Dùng
chuyện nay để suy lường chuyện xưa, [các
vị cổ Phật xuất thế] cũng giống
như thế.
“Thanh Tịnh
Liên Hoa Mục” (mắt như hoa sen thanh
tịnh) là một trong ba mươi hai tướng. Như
bảo nữ hỏi đức Phật: “Như Lai có ba mươi hai
tướng đại nhân, tiền thế túc mạng
đă hành công đức ǵ mà dẫn đến có tướng
[cao quư, đẹp đẽ] trọn khắp thân thể?”
Đức Phật bảo: “Tướng đại nhân ‘tṛng mắt của Như Lai có
màu xanh ánh đỏ (cám thanh)’ là do đời xưa kia
thường dùng mắt Từ nh́n mọi người.
Tướng đại nhân ‘mắt của Như Lai
như trăng non’ là do trong đời quá
khứ không có tâm thô bạo, tâm tánh ḥa thuận”. Đức Phật ấy
đă dùng tướng đạt được để
lập danh hiệu. Đó gọi là “diện như tịnh
măn nguyệt, mục nhược thanh liên hoa” (mặt
như trăng tṛn sạch, mắt như hoa sen xanh), ấy
là v́ Báo Phật (Báo Thân Phật) được gọi là Tịnh
Măn (Rocana, Lô Xá Na). Các ác đều tận, các đức
đều trọn, v́ được diệu mục thiên
nhiên (mắt mầu nhiệm tự nhiên) như hoa sen thanh tịnh.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2. Đằng
La Hán độ sanh (thuật chuyện La Hán cứu
độ chúng sanh)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1. Tự
tích nguyện sự (thuật chuyện phát nguyện
xưa kia)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1. Tội
mẫu đọa khổ (bà mẹ phạm tội
đọa vào cảnh khổ)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.1. Cử
năng độ La Hán (nêu ra vị La Hán có thể
hóa độ)
(Kinh)
Tượng Pháp chi trung, hữu nhất La Hán, phước
độ chúng sanh.
(經)像法之中‧有一羅漢‧福度眾生。
(Kinh:
Trong thời Tượng Pháp có một vị La Hán phước
độ chúng sanh).
Tượng
Pháp (Sad-dharma-pratirūpaka) là [thời kỳ] ở
giữa Chánh Pháp (Sad-dharma) và Mạt Pháp (Sad-dharma-vipralopa), chính là thời “tháp tự
kiên cố”, do chỉ tu chuyện phước đức
hữu vi, tức là như câu chuyện tạc vẽ h́nh
tượng trong đoạn kinh tiếp theo. La Hán: Do cái
nhân là Khất Sĩ, thành cái quả là Ứng Cúng. Kinh Nhất
Thiết Pháp Cao Vương nói: “Tứ hạnh, tứ đắc, bát Phú-già-la, ưng thọ thế gian
thiên nhân cúng dường, hiệp chưởng, cung kính, vô
thượng phước điền” (Tứ hướng và tứ
quả[4], là tám hạng
người, đáng nhận lănh sự cúng dường, chắp
tay, cung kính của trời người trong thế gian, là ruộng
phước vô thượng). V́ thế, trong kinh Trường
A Hàm, Kiên Cố Niệm Chuyển Luân Vương bảo
Thái Tử rằng: “Tất cả các sa-môn trong cơi của
ngươi hành hạnh thanh tịnh, chắc thật, công
đức trọn đủ, riêng đạt tới Niết
Bàn, nhân từ bố thí chẳng chán, biết đủ
đối với cơm áo, ôm bát khất thực để
tạo phước cho chúng sanh”. V́ thế nói là “phước
độ chúng sanh”.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2. Thuật
sở ngộ hiếu nữ (thuật chuyện gặp
người con gái có hiếu)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.1. Xuất
danh (nêu
tên)
(Kinh)
Nhân thứ giáo hóa, ngộ nhất nữ nhân, tự viết
Quang Mục, thiết thực cúng dường.
(經)因次教化‧遇一女人‧字曰光目‧設食供養。
(Kinh:
Do lần lượt giáo hóa, gặp một cô gái tên là Quang Mục,
sắp đặt thức ăn cúng dường).
Như Lai đă diệt
độ, La Hán theo thứ tự dạy mọi người hóa ác thành lành, chuyển
phàm thành thánh. “Tên là Quang Mục”: Theo kinh Linh Xu, tinh khí
của ngũ tạng lục phủ đều đổ
dồn vào mắt, tạo thành tṛng mắt. Cái ổ chứa
đựng tinh túy là con mắt. Tinh túy của xương
là tṛng mắt, tinh túy của gân là tṛng đen. Bởi mắt
có h́nh giống như hoàn thuốc, con ngươi ở
chính giữa ngay trước mắt, giống như mặt
trời, mặt trăng tỏa sáng ở phương
Đông Nam rồi mờ tối (lặn) ở Tây Bắc. Nhưng
mắt có thể phát quang, do tinh túy của tạng phủ
đều bẩm thọ từ Thổ nơi tỳ tạng
(lá lách). Tỳ đứng đầu các Âm [trong cơ thể],
mắt chính là chỗ hội tụ của huyết khí. V́
thế, tỳ mà hư th́ tinh khí của ngũ tạng[5] đều
mất chỗ cai quản, chẳng thể quy tụ, chẳng
thể tỏa sáng nơi mắt được. Nay thánh nữ
đă có thể hiếu thuận song thân, cung kính Tam Bảo,
tự nhiên có thần cao, thần thủy, thần quang, chân
khí, chân huyết, chân tinh, bồi đượm chất dịch
của mắt, [khiến cho mắt] tỏa sáng dị
thường. Nếu luận theo pháp, mắt biểu thị
Định, quang biểu thị Huệ. Do Định phát
Huệ, huệ quang chuyên chú nơi mắt, nên có tên gọi
cao đẹp (Quang Mục) này.
“Thiết
thực cúng dường”: Thức ăn chính là ngoại
mạng của chúng sanh. Người cầm thức ăn
thí cho người khác, sẽ có năm công đức, sẽ
đắc đạo: Một là thí mạng, hai là thí sắc,
ba là thí lực, bốn là thí an (thí yên ổn), năm là thí biện
(ban cho biện tài), đấy là năm phước. Nếu
thí cho La Hán, phước gấp trăm lần! Như
xưa kia, ngài A Na Luật (A Nậu Lâu Đà, Aniruddha) dâng
thí một chén cơm cho vị Bích Chi Phật, bèn cảm quả
báo chín mươi mốt kiếp chẳng nghèo túng; lại
c̣n đắc đạo quả. Do đó, cần phải
cúng dường!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.2. Vấn
nguyện (hỏi về ước nguyện)
(Kinh)
La Hán vấn chi, dục nguyện hà đẳng?
(經)羅漢問之‧欲願何等。
(Kinh:
La Hán hỏi rằng: “Muốn nguyện những
ǵ?”)
Thời
đức Phật, khuôn phép thông thường khi tiếp nhận
cúng dường là ăn xong, ắt phải hỏi [thí chủ]
mong muốn ǵ. Như ngài Ca Diếp hỏi bà mẹ nghèo: “Nay
ư cụ mong mỏi những ǵ? Giàu sang, có thế lực
trong thế gian, Chuyển Luân Thánh Vương, và Tứ
Thiên Vương, Thích Phạm chư thiên, nếu muốn
đắc quả Tu Đà Hoàn cho đến Chánh Giác đều
có thể thỏa nguyện” là như vậy đó.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3. Bạch
sự (thưa tŕnh sự việc)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.1. Hiếu
nữ trần sự (hiếu nữ thưa chuyện)
(Kinh)
Quang Mục đáp ngôn: “Ngă dĩ mẫu vong chi nhật,
tư phước cứu bạt, vị tri ngă mẫu sanh xử
hà thú?
(經)光目答言‧我以母亡之日‧資福救拔。未知我母‧生處何趣。
(Kinh:
Quang Mục đáp rằng: “Trong ngày mẹ con mất, con đă
làm phước để cứu bạt, chẳng biết
mẹ con sanh vào đường nào?”)
“Vong”
(亡) là đă mất, chẳng c̣n.
Chữ “vong” là do Nhập (入, vào) và Ẩn (乚) ghép lại, ư nói: “Vào
chỗ ẩn kín”. Mẹ chết, con làm phước giúp
cho, đấy chính là chuyện chánh yếu của người
con hiếu thảo. Cha mẹ sanh ra thân ta, ta nương nhờ bú mớm mà khôn lớn thành
người. Ân ấy, đức ấy, trải bao kiếp
khó đền! Kinh Niết Bàn dạy: “Tri ân giả, đại
bi chi bổn. Bất tri ân giả, thậm ư súc sanh”
(Biết ơn là cái gốc của ḷng đại bi. Kẻ
chẳng biết ơn, tệ hơn súc sanh). Nay cô Quang Mục
muốn biết chỗ mẹ thác sanh, có thể nói là biết
được cái gốc để báo ân, vượt xa những
t́nh kiến thông thường vậy.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2. La
Hán nhập Định
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.1.
Thuật định trung kiến mẫu (La Hán thuật chuyện trong Định
thấy mẹ [của cô Quang Mục])
(Kinh)
La Hán mẫn chi, vị nhập Định quán, kiến
Quang Mục nữ mẫu đọa tại ác thú, thọ cực
đại khổ.
(經)羅漢愍之‧為入定觀‧見光目女母墮在惡趣‧受極大苦。
(Kinh:
La Hán thương xót, bèn nhập Định để quán,
thấy mẹ cô Quang Mục đọa vào đường
ác, chịu khổ cực lớn).
[La Hán] thương
xót cô hiếu thảo gấp bội lẽ thường; v́
thế, nhập Định quán mẹ cô ta sanh về
đâu. Chữ Kiến (見) ở cuối câu
trước, hiển thị huệ nhăn có thể quán. Mẹ
cô ta chính là cảnh khổ để quán. Tuân theo cách giải
thích bài kệ “ngă dĩ Phật nhăn quán kiến lục
đạo chúng sanh” trong kinh Pháp Hoa của đại
sư (Trí Giả đại sư) để tách chữ Kiến
thuộc về câu trên thuộc về khoa “minh Phật hữu
năng kiến nhăn” (chỉ ra: Phật có mắt có thể
thấy), c̣n “lục đạo chúng sanh” thuộc về
Ngũ Trược được thấy. Trong bài kệ
năm chữ của kinh ấy, c̣n tách chữ Kiến thuộc
về câu sau; huống chi kinh văn ở đây liên tiếp,
há chẳng đọc theo cách này ư? Nếu không, coi hai chữ
“quán kiến” thuộc câu kế tiếp càng thông thuận
hơn, v́ trí và cảnh ngầm khế hợp. “Cực
đại khổ” tức là đại địa ngục
Vô Gián.
Hỏi:
Theo Đại Luận, Huệ Nhăn chẳng thấy tướng
“tận diệt, một, khác” của chúng sanh, chẳng
thọ hết thảy các pháp. Huệ Nhăn chẳng thể
độ chúng sanh, chẳng có ǵ phân biệt, cho nên sanh ra
Pháp Nhăn. Nay Huệ Nhăn của La Hán liễu tri không tịch,
làm sao có thể thấy mẹ cô ta chịu khổ cho
được?
Đáp:
Huệ Nhăn biết Không, tức là chẳng chấp nơi cảnh
Không, há có phải là giống như mù từ lúc bẩm sanh,
hoàn toàn chẳng thấy ǵ ư? V́ thế, kinh Đại
Phẩm Bát Nhă dạy: “Huệ Nhăn Bồ Tát, vô pháp bất
kiến, vô pháp bất tri, vô pháp bất thức, thị vi
Huệ Nhăn tịnh” (Huệ Nhăn Bồ Tát không pháp nào chẳng
thấy, không pháp nào chẳng biết; không pháp nào chẳng
nhận rơ. Đấy là Huệ Nhăn tịnh), kinh văn
đă nói rơ, có thể dựa theo đó [để biện
định]. Huống hồ là vị La Hán lần lượt
giáo hóa, tức là đă thuộc ư nghĩa “Bồ Tát xuất
Giả”! Bởi lẽ, A La Hán đă giống như Thập
Hạnh của Biệt Giáo cùng trừ Tứ Trụ [phiền
năo], tự
có thể có tiến cao hơn, đoạn trừ Trần
Sa trong pháp giới. Do vậy, ngài Tứ Minh nói: “Cũng
có pháp duyên từ bi, thuận theo cơi đời để lợi
lạc chúng sanh”.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.
Thuật xuất Định vấn đáp (tường thuật
chuyện xuất Định vấn đáp)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.1.
Vấn hạnh nghiệp (hỏi hạnh nghiệp
của mẹ cô ta)
(Kinh)
La Hán vấn Quang Mục ngôn: “Nhữ mẫu tại sanh, tác
hà hạnh nghiệp? Kim tại
ác thú, thọ cực đại khổ”.
(經)羅漢問光目言‧汝母在生‧作何行業。今在惡趣‧受極大苦。
(Kinh:
La Hán hỏi Quang Mục rằng: “Mẹ cô khi c̣n sống đă
làm hạnh nghiệp ǵ? Nay bà ta đang ở trong đường
ác chịu khổ tột bậc”).
“Tác”
(作) là tạo tác. Như đức
Phật đă nói: Tam giới, ngũ đạo, tội cấu
khổ năo, không ǵ chẳng do Tác! Hết thảy những thứ
ngang trái chẳng phải do trời ban bố, mà là do tự
làm, tự chịu! “Hạnh” có nghĩa là “chuyển
dời”, là Tâm Sở pháp thuộc vào Ngũ Ấm. Do Vô
Minh Hoặc từ quá khứ, dấy từ ba nghiệp, tạo
tác các pháp, cho nên gọi là “hạnh nghiệp”. Nghiệp
thành, báo hiện, cho nên ở trong đuờng ác, hứng chịu
nỗi khổ to lớn tột bậc!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.
Đáp sở tập ([Quang Mục] đáp về những
chuyện mẹ đă từng làm)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.1.
Thuật sự, cầu cứu (thuật chuyện, xin
cứu giúp)
(Kinh)
Quang Mục đáp ngôn: “Ngă mẫu sở tập, duy háo thực
đạm ngư miết chi thuộc. Sở thực
ngư miết, đa thực kỳ tử, hoặc sao, hoặc
chử, tứ t́nh thực đạm; kế kỳ mạng
số, thiên vạn phục bội.
(經)光目答言‧我母所習‧唯好食噉魚鼈之屬。所食魚鼈‧多食其子。或炒或煮‧恣情食噉。計其命數‧千萬復倍。
(Kinh:
Quang Mục đáp rằng: “Mẹ tôi quen thói chỉ thích
ăn những loài cá và ba ba. Ăn cá, ba ba th́ phần nhiều
ăn cá con, ba ba con, hoặc chiên, hoặc nấu, mặc sức
ăn nuốt. Tính theo sanh mạng, gấp ngàn vạn lần!”)
“Sở
tập” là tập tánh, tập khí. Chủng tử của
tập khí ác huân tập bên trong, hiện hành chuyển tập
khí thành điều ác. Tiếp đó, [kinh văn] nói đến
chuyện tạo nghiệp. “Duy” (唯) nghĩa là chỉ có. “Háo”
(好) là ham thích chẳng thể buông bỏ được. Nữ
nhân tánh dịu dàng, nhưng dễ vướng mắc, hễ
ham thích ǵ sẽ đắm đuối, chẳng bỏ
được! Nay mẹ cô Quang Mục chỉ ham ăn nuốt
cá và ba ba, không thể bỏ được ư thích ấy.
Sách Tỳ Nhă[6]
nói: “Miết dĩ nhăn thính, khung tích liên hiếp, giáp trùng
dă. Nhất danh Thần Thủ (ngư măn tam bách lục thập,
long vi dẫn phi xuất thủy, nội miết tắc bất
khứ)” (Ba ba dùng mắt để
nghe, mai khom thành h́nh ṿm, nối liền
với hông, thuộc loại động vật có vỏ cứng,
c̣n gọi là Thần Thủ - hễ cá đủ số ba
trăm sáu mươi con th́ rồng sẽ dẫn chúng bay
vượt khỏi nước, nhưng trong chỗ nước
ấy mà có ba ba th́ cá chẳng thể vượt ra
được). Sách Cổ Kim Chú[7] nói: “Ba ba
là người hầu của Hà Bá” (trong thơ Phóng Sanh của
ông Đào Hiết Am ở Cối Kê có câu: “Làm quan sầu
giam hăm, thủy tộc khổ bị bắt”). Kinh Thi có
câu “bào miết tiên ngư” là nói đến gỏi cá
tươi. “Bào miết, khoái lư” (炰鼈膾鯉) tức là món nấu
chín th́ có ba ba nướng, món ăn tanh (ăn sống) th́
có gỏi cá chép. Mẹ cô Quang Mục thường thích
ăn những thứ ấy đó chăng? Đây là nói về
chuyện sát sanh, kế đó nói về cách ăn.
“Duy háo
ngư miết chi tử, sao chử tứ thực” (Chỉ chuộng cá con, ba ba con,
mặc t́nh chiên, nấu để ăn) tức là khiến
cho mẹ lẫn con đều chết. Nhưng mạng mẹ
là một, mạng con chẳng biết là bao nhiêu! Từ khi
lập gia đ́nh cho đến lúc chết, bà ta luôn quen thói
làm như vậy, sát hại sanh mạng của mẹ con
(cá, ba ba) chẳng thể tính toán được. V́ thế
nói là “thiên vạn phục bội” (gấp mấy ngàn
vạn lần). Đấy là đánh đổi tánh mạng của bao nhiêu con vật để cung phụng
cho một bữa ăn. Không chỉ là nhẫn tâm, lại
c̣n tổn phước! Ông Tô Đông Pha nói: “Đao xẻ
cá, ba ba để làm một bữa ngon, người ăn
thật đă, kẻ chết thật khổ!” Châu Ngung
nói: “Tánh mạng đối với chúng cực khẩn
thiết, ta lại phung phí tánh mạng chúng v́ vị ngon”.
Đấy đều là những lời lẽ buốt dạ
của người có ḷng nhân. “T́nh” là do thiên chân (tâm
t́nh thuần phác của mỗi người) cảm vật
mà dấy động, là sự ham muốn nơi tánh. Nhân dục
(ḷng ham muốn của con người) chẳng thể gọi
là “t́nh” được, v́ khí chất của nó vọng
động, cho nên trái nghịch thiên chân gấp bội t́nh. Ai thường kiềm
chế, kiểm điểm, sẽ sợ hăi mà thả loài
vật. Nếu một khi đă buông lung, sẽ chẳng thể
nào ngăn dứt được! V́ vậy, Phó Đại
Sĩ bảo: “Độc tự tinh, kỳ thật ly
thanh danh, thôi kiểm tứ vận tịnh vô sanh, kinh cức
tùng lâm hà xứ sanh?” (Tự tánh thanh tịnh tâm tinh diệu,
thật sự ĺa khỏi ngôn thuyết, danh tự. Suy
lường tứ vận[8] hoàn toàn là vô
sanh, rừng rậm gai góc c̣n sanh từ đâu được
nữa?) Có thể nói là “khéo
chế ngự vọng t́nh, tuân theo thiên chân” vậy.
(Kinh)
Tôn giả từ mẫn, như hà ai cứu?
(經)尊者慈愍‧如何哀救。
(Kinh:
Tôn giả thương xót, [xin hăy chỉ dạy] cứu vớt
bằng cách nào?)
Từ chữ
“tôn giả” trở đi là cầu xin hăy rủ ḷng Từ cứu vớt. V́ mẹ
con đă nghiệp sâu, tội nặng, hứng chịu nỗi
khổ to lớn ấy. Nay khẩn cầu tôn giả từ
bi xót thương, rốt cuộc con nên xót xa cứu bạt
như thế nào đây?
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.
Phương tiện độ thoát
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.1.
Niệm Phật, tạc tượng
(Kinh)
La Hán mẫn chi, vị tác phương tiện, khuyến
Quang Mục ngôn: “Nhữ khả chí thành niệm Thanh Tịnh
Liên Hoa Mục Như Lai, kiêm tố họa h́nh tượng,
tồn vong hoạch báo”.
(經)羅漢愍之‧為作方便。勸光目言‧汝可志誠念清淨蓮華目如來‧兼塑畫形像‧存亡獲報。
(Kinh:
La Hán thương xót, v́ cô ta lập ra phương tiện,
khuyên Quang Mục rằng: “Con hăy nên chí thành niệm Thanh Tịnh
Liên Hoa Mục Như Lai, và đắp, vẽ h́nh tượng
th́ kẻ c̣n lẫn người mất đều
được thiện báo”).
Niệm
Phật, đắp tượng chính là phương cách
để xót xa cứu vớt. Điều được
duy tŕ trong tâm th́ gọi là Chí, chữ Chí (志) gồm Tâm (心) và Chỉ (止) ghép lại, hàm ư: “Thâm
trầm, kiên định”. Đức chân thật th́ gọi
là Thành (誠, chân thành), đó là cội rễ
của tánh mạng. Do trời đạt được
điều này (Thành) mà thành trời, do đất đạt
được Thành mà thành đất, con người do
đạt được Thành mà tự thành tựu. Chẳng Thành, chính là tự
hoại, tuyệt trừ căn cội của tánh mạng,
sụp lở, hư nát thiên địa của chính ḿnh. [Chữ
Thành (誠)] từ Thành (成) mà lập ư, chỉ thẳng
chân tâm của con người; lại c̣n ghép thêm bộ Ngôn
(言), nhằm lan truyền ḷng
thành của ta, chẳng khác ǵ thốt lời tiết lộ
căn cội của trời vậy. Ghép hai chữ Thành (成) và Ngôn (言) để tạo thành
chữ Thành (誠), nhằm diễn tả:
Không chuyện ǵ chẳng chân thật. Thốt ra lời nói
hay hành động, đều là vận dụng ḷng Thành của
ta, đều có công năng đạt đến nhất
trí [giữa tâm niệm và hành vi, ngôn ngữ].
Niệm
Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai chính là căn cội
để khạc nhổ, bỏ đi tà kiến điên đảo,
là cái gốc để nhổ trừ tham, sân, là cái nhân
để tu niệm Phật, là cái quả để chứng
thấy Phật. V́ thế, đức Phật dạy các tỳ-kheo: “Ngă diệt độ
hậu, nhược xưng ngă danh, sở hoạch phước
đức vô lượng vô biên. Cố giáo linh xưng Bổn
Sư Phật danh dă” (Sau khi ta diệt độ, nếu
xưng danh ta, sẽ đạt được phước
đức vô lượng vô biên. V́ thế, dạy xưng
danh của đức Bổn Sư Phật).
“Tố
họa h́nh tượng” (Đắp, vẽ h́nh tượng):
Nhồi đất để tạo h́nh tượng là Tố
(塑), dùng ngũ sắc để
vẽ vời là Họa (畫). Như vua Ưu Điền
(Udayana) hỏi đức Phật rằng:
“Như sau khi đức Phật diệt độ, nếu
có chúng sanh tạo h́nh tượng của Phật, sẽ
đạt được phước ǵ?” Đức Phật
bảo nhà vua rằng: “Nhược đương hữu
nhân tác Phật h́nh tượng, công đức vô lượng,
bất khả xưng kế, thế thế sở sanh, bất
đọa ác đạo. Thiên thượng, nhân trung, thọ
phước khoái lạc, năi chí tác Đại Phạm
Vương, đoan chánh vô tỷ, hậu giai đắc
sanh Vô Lượng Thọ Phật quốc, tác đại Bồ
Tát, tối tôn đệ nhất, đương đắc
thành Phật, nhập Nê Hoàn đạo” (Nếu trong
tương lai có người tạo h́nh tượng Phật,
[người ấy] công đức vô lượng, chẳng
thể tính kế: Đời đời sanh ra chẳng
đọa vào đường ác. Ở trên cơi trời, hay
trong cơi người, hưởng phước vui sướng,
cho đến làm Đại Phạm Vương, đoan
chánh khôn sánh. Về sau, sẽ đều được
sanh vào cơi Phật Vô Lượng Thọ, làm đại Bồ
Tát, tôn quư bậc nhất, sẽ được thành Phật,
nhập đạo Niết Bàn). V́ thế, nay [La Hán] khuyên
[Quang Mục] làm hai chuyện ấy khiến cho người
mất lẫn kẻ c̣n đều được báo ứng
tốt đẹp.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.2.
Họa tượng, cúng lễ (vẽ tượng,
cúng dường, lễ bái)
(Kinh)
Quang Mục văn dĩ, tức xả sở ái, tầm họa
Phật tượng, nhi cúng dường chi. Phục cung
kính tâm, bi khấp, chiêm lễ.
(經)光目聞已‧即捨所愛‧尋畫佛像‧而供養之。復恭敬心‧悲泣瞻禮。
(Kinh:
Quang Mục nghe xong liền bỏ ngay những vật ḿnh
yêu thích, vẽ tượng Phật để cúng dường.
Lại dùng tâm cung kính, buồn khóc, chiêm ngưỡng, lễ
bái).
Vẽ
tượng, cúng dường th́ mọi người dễ
làm; bỏ ngay những thứ chính ḿnh yêu thích, người
ta khó làm được! Nay đă bỏ vật yêu thích
để vẽ tượng, cung kính, khóc lóc, lễ bái, cậy
Phật cứu mẹ, dùng đạo để báo t́nh thân,
cái tâm thuần hiếu sáng ngời thiên cổ vậy!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.
Dạ mộng kiến Phật (đêm mộng thấy Phật)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.1.
Hiếu nữ kiến Phật cáo ngữ (hiếu nữ thấy
Phật bảo ban)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.1.1.
Nữ kiến thắng tướng (cô gái thấy tướng
thù thắng)
(Kinh)
Hốt ư dạ hậu, mộng kiến Phật thân, kim
sắc hoảng diệu, như Tu Di sơn, phóng đại
quang minh.
(經)忽於夜後‧夢見佛身‧金色晃耀‧如須彌山‧放大光明。
(Kinh:
Chợt vào cuối đêm, mộng thấy thân Phật sắc
vàng chói ngời như núi Tu Di, phóng đại quang minh).
“Đêm
mộng thấy Phật”: Kinh Tạp Bảo Tạng nói:
“Phật pháp khoan quảng, tế độ vô nhai. Chí tâm
cầu đạo, vô bất hoạch quả. Năi chí hư tiếu,
phước bất đường quyên” (Phật pháp
mênh mông, tế độ chẳng ngằn mé. Chí tâm cầu
đạo, không ai chẳng đắc quả. Cho đến
cười giỡn, phước chẳng luống uổng).
V́ thế, hiếu nữ bỏ vật ưa thích để
vẽ tượng, buồn khóc, chiêm ngưỡng, lễ
bái, Phật liền hiện thân, c̣n phóng quang minh. Do người
có cảm, [Phật, Bồ Tát] từ bi ứng hiện phù hợp
căn cơ. Sắc tướng, quang minh [hiển hiện] trong mộng để an ủi kẻ có ḷng buồn
thương, khẩn thiết. Theo luật Thiện Kiến[9], có bốn
loại mộng:
1) Mộng
do Tứ Đại bất ḥa (thấy núi lở, bay lên
không trung, cọp, sói, giặc giă rượt đuổi
v.v…)
2) Mộng
thấy những ǵ trước đó đă thấy (ban ngày
thấy đen, trắng, nam, nữ, đêm liền mộng
thấy [những h́nh ảnh đó]).
3) Mộng
thấy chư thiên (chư thiên hiện ra giấc mộng
thiện, ác để dạy con người biết chuyện
thiện, ác).
4) Mộng
do nghĩ tưởng (đời trước có phước
hay tội chướng, nay hiện thành giấc mộng
đẹp đẽ hay ác mộng).
Hai loại
đầu chẳng thật, hai loại sau chân thật. [Giấc
mộng của cô Quang Mục] thuộc hai loại sau. Kinh
Xuất Sanh Bồ Đề Tâm nói: “Nhược hữu
mộng kiến Phật h́nh tượng, chư tướng
cụ túc trang nghiêm thân, chúng sanh kiến giả ưng hoan hỷ,
niệm đương tất tác Điều Ngự Sư”
(Nếu nằm mộng
thấy h́nh tượng Phật, thân có các tướng trọn
đủ trang nghiêm, hăy nên hoan hỷ, nghĩ ta ắt sẽ làm bậc Điều
Ngự Sư). Nay Quang Mục nằm mộng, há chẳng phải
là thuần v́ ḷng đại hiếu xuất thế, cảm
cách Đệ Nhất Nghĩa Thiên (Phật), đến nỗi
có sự ứng hiện tốt lành đó ư? “Kim sắc…”:
Phía Đông núi Đại Tu Di và bảy núi vàng tiểu Tu Di
thuần là vàng ṛng. Thân Phật chói ngời cũng giống
như những núi ấy. Lại c̣n phóng quang minh, sắc tướng
càng mầu nhiệm!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.1.2.
Phật cáo sanh xứ (Phật bảo chỗ mẹ
cô Quang Mục sanh về)
(Kinh)
Nhi cáo Quang Mục: “Nhữ mẫu bất cửu,
đương sanh nhữ gia, tài giác cơ hàn, tức
đương ngôn thuyết”.
(經)而告光目‧汝母不久‧當生汝家。纔覺饑寒‧即當言說。
(Kinh:
Bèn bảo Quang Mục: “Chẳng bao lâu mẹ con sẽ sanh
vào nhà con, vừa mới biết đói lạnh, sẽ liền
nói năng).
Mộng
thấy thân Phật phóng quang dạy chỗ mẹ đă
sanh về, là chuyện tuyệt lạ! “Sanh vào nhà con”:
an ủi, dạy chỗ mẹ sanh về. “Tức ngôn thuyết”
(Liền nói năng): Ngầm
chỉ mẹ sẽ cầu cứu.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.
Tội mẫu thác sanh tỳ gia (người mẹ có tội
thác sanh vào nhà đầy tớ)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.1.
Sanh xuất cầu cứu (sanh ra bèn cầu cứu)
(Kinh)
Kỳ hậu gia nội, tỳ sanh nhất tử. Vị
măn tam nhật, nhi năi ngôn thuyết, khể thủ, bi khấp,
cáo ư Quang Mục.
(經)其後家內‧婢生一子。未滿三日‧而乃言說。稽首悲泣‧告於光目。
(Kinh:
Về sau trong nhà ấy, người hầu gái sanh một con trai. Chưa
đầy ba ngày, đă có thể nói, nó dập đầu,
buồn khóc, bảo Quang Mục).
Kinh
văn chia thành ba tiểu đoạn. Tiểu đoạn
thứ nhất nói về cái duyên sanh hạ. Từ chữ “sanh
tử” (sống chết) trở đi, [là tiểu đoạn
thứ hai], tường thuật cảnh khổ. Từ “mông
nhữ” (mong ngươi) trở
đi [là tiểu đoạn thứ ba] trần thuật sự
nhờ cậy, cầu cứu. “Tỳ tử” (con của
người tớ gái): Nô phụ (奴婦, vợ người
đầy tớ) là mẹ sanh
ra đứa bé ấy. Chữ Đà Sách Ca (Dāsaka) trong tiếng
Phạn được cơi này dịch là Nô (奴, đầy tớ).
Sách Thuyết Văn Giải Tự giảng: “Kẻ nam mắc
tội [phải làm
tôi tớ] là nô, kẻ nữ mắc tội
là tỳ”. Chữ Tỳ (婢) gồm chữ Nữ
(女) và Ty (卑, kém hèn) ghép lại. Kinh
Trường A Hàm nói: “Sanh tử đọa địa
năng ngôn, cố danh Thanh Vương” (Sanh con ra, đứa bé rơi
xuống đất bèn có thể nói, nên gọi là Thanh
Vương). Nay mà trẻ mới sanh liền có thể nói,
ai nấy đều sợ hăi, gọi là Đáng Sợ. Nay
đứa trẻ mới sanh ba ngày, liền dập đầu,
khóc lóc, kể lể cũng là chuyện quái dị. Phật
lực khiến thành ra như vậy để
kẻ ấy đừng mê mất túc duyên.
(Kinh)
Sanh tử nghiệp duyên, quả báo tự thọ. Ngô thị
nhữ mẫu, cửu xử ám minh. Tự biệt nhữ
lai, lũy đọa đại địa ngục.
(經)生死業緣‧果報自受。吾是汝母‧久處暗冥。自別汝來‧累墮大地獄。
(Kinh:
Nghiệp duyên sanh tử, quả báo tự chịu. Ta là mẹ
ngươi, ở trong chốn tối tăm đă lâu. Từ
khi giă biệt ngươi đến nay, ở măi trong đại
địa ngục).
Hai câu “sanh
tử…” [diễn tả] t́nh lư thảm đạm. Bậc
hiền nhân thuở xưa đă nói: “Tử sanh cũng lớn
thay”, há chẳng đau ḷng ư? Nghiệp duyên là cái nhân
của Thập Ác, quả báo ở trong tam đồ. Thập
Địa Luận nói: “Giết chóc có ba quả báo. Một
là dị thục quả, tức ba ác đạo. Hai là đẳng
lưu quả, tức là trong đời người nhiều
bệnh tật, đoản mạng. Ba là tăng thượng
quả, tức là cảm ngoại vật đều kém tươi
nhuận, chẳng tồn tại lâu dài”. Kinh Thụ
Đề nói: “Hà vật tối uế trược? Sanh tử
tối uế trược. Hà vật lạc địa ngục?
Thập Ác lạc địa ngục. Tự tác, tự thọ;
vô đại thọ giả” (Vật ǵ dơ bẩn nhất?
Sanh tử dơ bẩn nhất! Vật ǵ đọa địa
ngục? Thập Ác đọa địa ngục. Tự
làm tự chịu, không ai chịu thay!) Kinh dạy: “Tác thị
đắc thị, giai hành sở trí. Vô hoạnh dữ giả”
(Làm ǵ được quả nấy, đều do đă làm
mà ra, chứ không chuyện ǵ bỗng dưng mà có), chuyện
ấy đă rơ ràng. V́ thế, luôn là chuyện đáng than thở
cảm thương!
“Cửu
xử ám minh” (Ở trong chốn tối tăm đă
lâu): Kinh
Ngũ Khổ Chương Cú nói: “Đản tọa xan
tham thực, cố đọa Hắc Thằng thành, Thiết
Vi lưỡng sơn gian, yểu yểu hà minh minh. Thần
thức đọa kỳ trung, bất đổ nhật
nguyệt tinh, triển chuyển bất tương kiến,
đản văn khiếu hô thanh” (Chỉ v́ tham ăn uống, nên
đọa ngục Hắc Thằng, giữa hai tầng núi Thiết Vi, mù mịt tối
âm thầm, chẳng thấy ánh trời, trăng, xoay vần chẳng trông
thấy, chỉ nghe tiếng thét gào) là nói về chuyện
này.
“Tự
biệt” (Từ khi cách biệt): “Tự”
(自) là kể từ khi. Vô
Thường Kệ có đoạn: “Thân tri hàm khí xả,
nhậm bỉ thằng khiên khứ, tương chí Diễm
Ma Vương, tùy nghiệp nhi thọ báo, ác nghiệp đọa
Nê Lê, tạo nghiệp khổ thiết thân” (Thân quyến đều buông bỏ,
mặc dây thừng lôi đi, đến chỗ vua Diễm
Ma, theo nghiệp mà thọ báo, ác nghiệp đọa Nê Lê, tạo
nghiệp khổ cùng cực). V́ thế, từ đại
địa ngục này sang một đại địa ngục
khác!
(Kinh)
Mông nhữ phước lực, phương đắc thọ
sanh, vi hạ tiện nhân. Hựu phục đoản mạng,
thọ niên thập tam, cánh lạc ác đạo. Nhữ hữu
hà kế, linh ngô thoát miễn?
(經)蒙汝福力‧方得受生‧為下賤人。又復短命‧壽年十三‧更落惡道。汝有何計‧令吾脫免。
(Kinh:
Nhờ phước lực của ngươi mới được thọ
sanh, làm kẻ hạ tiện. Lại c̣n đoản mạng,
thọ mười ba năm, lại rơi vào ác đạo.
Ngươi có cách ǵ khiến cho ta được thoát khỏi
hay không?)
Từ “mông
nhữ” trở đi, trước hết cho biết: Nhờ
vào phước lực mà thoát tội trong quá khứ. Sau
đấy mới cầu cứu ḥng thoát nỗi khổ
trong tương lai. Phước lực chính là [phước
báo của việc] xưng danh, tạc tượng, [cho nên]
thoát khỏi địa ngục, thọ sanh. “Hạ tiện,
đoản mạng” là báo nhẹ của nghiệp nặng.
“Cánh lạc ác đạo” (Lại rơi vào ác đạo) chính là dư ương chưa hết.
Chữ
Tát Câu Lô Đề trong tiếng Phạn được cơi
này dịch là Mại Tánh, tức kẻ hạ tiện. Kinh
Tứ Nhân Xuất Hiện nói: “Hoặc hữu nhân sanh ty
tiện gia, cập dư bần tiện gia, vô hữu ẩm
thực. Tuy phục đắc thực, xú uế nan thường.
Sanh như thử gia, bỉ thân khẩu ư hành ác cố dă”
(Hoặc có người sanh vào gia đ́nh hèn kém và những
gia đ́nh nghèo hèn khác, chẳng có đồ ăn thức uống.
Tuy có được đồ ăn, lại hôi thối khó
nuốt. Kẻ sanh vào những gia đ́nh như vậy là do
thân, miệng, ư đă làm ác).
“Đoản
mạng”: Thọ mạng trong thế gian có ba hạng: Hạ
phương là sáu mươi, trung phương là tám
mươi, thượng phương là một trăm hai
mươi tuổi. Nay tuổi thọ đă thuộc bậc
hạ mà c̣n bị giảm bớt, chẳng phải là
đoản mạng th́ là ǵ? “Mạng”, theo kinh Đại
Tập, nói về giai đoạn Ca La La[10], bèn có ba sự:
Một là mạng, hai là hơi ấm, ba là thức. Thở
ra hít vào th́ gọi là Mạng, chủng tử của thức
ấy được gọi là Thời Mạng Căn.
Nương theo tâm mà giả lập, Mạng là năng y (chủ
thể thực hiện sự nương tựa), tâm là sở
y (cái để mạng nương vào). Nay đă sanh làm kẻ
hạ tiện, lại c̣n đoản mạng, rồi lại
rơi vào ác đạo. Ba quả trọn đủ, há chẳng
khổ ư? V́ thế, liền cầu phương cách ḥng
thoát được, tránh khỏi!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.2.
Thẩm vấn nghiệp hạnh (tra hỏi nghiệp hạnh)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.2.1.
Chánh vấn bổn tội (hỏi thẳng tội
gốc)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.2.1.1.
Dĩ tác hà hạnh nghiệp trưng (gạn hỏi đă tạo
hạnh nghiệp ǵ)
(Kinh)
Quang Mục văn thuyết, tri mẫu vô nghi, ngạnh yết
bi đề, nhi bạch tỳ tử: “Kư thị ngă mẫu,
hợp tri bổn tội, tác hà hạnh nghiệp, đọa
ư ác đạo?”
(經)光目聞說‧知母無疑。哽咽悲啼而白婢子‧既是我母‧合知本罪‧作何行業‧墮於惡道。
(Kinh:
Quang Mục nghe nói, biết là mẹ chẳng nghi, nghẹn
ngào, buồn khóc, thưa với đứa con của đầy
tớ: “Đă là mẹ tôi, ắt biết tội ḿnh đă
tạo hạnh nghiệp ǵ mà đọa trong ác đạo?”)
Trước
hết là thuật chuyện. Đă nghe nói như trên, sự
thật, t́nh thật, đă biết đúng là mẹ, chẳng
c̣n hồ nghi! V́ thế, rè giọng, nghẹn lời, kêu
khóc, buồn thương, Từ chữ “kư thị”
(đă là) trở đi là gạn hỏi. Sách Thuyết Văn
Giải Tự giảng “kư” (既) có nghĩa là Đă.
Đă là mẹ tôi, phải biết đă tạo tội ǵ,
lại gạn hỏi là v́ sợ có chuyện trá ngụy.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.2.1.2.
Dĩ sát mạ thọ báo đáp (trả lời: Do giết chóc
và chửi bới mà thọ báo)
(Kinh)
Tỳ tử đáp ngôn: “Dĩ sát hại, hủy mạ, nhị
nghiệp thọ báo. Nhược phi mông phước cứu
bạt ngô nạn, dĩ thị nghiệp cố, vị hợp
giải thoát”.
(經)婢子答言‧以殺害毀罵‧二業受報。若非蒙福救拔吾難‧以是業故‧未合解脫。
(Kinh:
Đứa con của người tớ gái đáp rằng:
“Do hai nghiệp sát hại và hủy báng chửi bới mà thọ
báo. Nếu chẳng nhờ phước của ngươi cứu vớt nạn cho ta, do v́ nghiệp ấy, sẽ
chưa được giải thoát”).
Trước
hết, trả lời ngay về cái nghiệp của chính ḿnh
mà thọ báo. Chỉ v́ sát sanh và hủy mạ (hủy báng,
chửi bới), tức hai nghiệp thân và miệng mà đến
nỗi mắc quả báo địa ngục. V́ thế,
trong kinh Hiền Ngu, cô Tô Mạn bảo các con: “Sát sanh chi
tội đương nhập địa ngục, thọ
chư khổ năo, sổ thiên vạn tuế. Thường
vi lộc đầu, thố đầu, chư cầm thú
đầu. A Bàng ngục tốt chi sở liệp xạ,
vô ương số tuế. Tuy tư giải thoát, kỳ hà
do hồ?” (Do cái tội sát sanh sẽ vào địa ngục,
chịu các khổ năo mấy ngàn vạn năm! Thường
làm thân nai, thân thỏ, thân các loài cầm thú, bị A Bàng ngục
tốt săn bắn trải qua vô ương số
năm. Tuy mong giải thoát, biết nhờ vào đâu?) Tuân Tử
nói: “Dữ nhân thiện ngôn, noăn ư bố bạch.
Thương nhân chi ngôn, thâm ư mâu kích” (Nói lời tốt lành với
người khác, ấm áp hơn vải vóc. Nói lời tổn
thương người khác, sâu hơn mâu, kích), huống hồ
hủy báng, chửi bới ư? V́ thế, Thành Thật Luận
nói: “Nếu kẻ nào ác khẩu, mạ lỵ nhiều
cách, sẽ do những lời ấy mà thọ báo”. V́
thế, do hai nghiệp ấy mà gánh tội trong địa
ngục. Từ chữ “nhược phi” (nếu không)
trở đi, chỉ rơ: Do phước lực
cứu vớt mà được giải thoát. Sát sanh đứng
đầu các tội, hủy mạ đứng đầu
muôn điều ác. Nếu chẳng do con gái ta được
La Hán chỉ dạy, nhờ vào phước lợi do
xưng danh, tạc tượng để cứu bạt hoạn
nạn của ta, th́ do báo ứng của hai nghiệp giết
chóc và chửi bới, há có lúc giải thoát được chăng?
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.1.2.3.2.2.2.2.3.2.2.2.
Chuyển trưng ngục báo (chuyển sang gạn hỏi
tội báo trong địa ngục)
(Kinh)
Quang Mục vấn ngôn: “Địa ngục tội báo, kỳ
sự vân hà?” Tỳ tử đáp ngôn: “Tội khổ chi sự,
bất nhẫn xưng thuyết. Bách thiên tuế trung, tốt
bạch nan cánh”.
(經)光目問言‧地獄罪報‧其事云何。婢子答言‧罪苦之事‧不忍稱說。百千歲中‧卒白難竟。
(Kinh:
Quang Mục hỏi rằng: “Chuyện tội báo trong địa
ngục là như thế nào?” Đứa con của người
tớ gái đáp rằng: “Chuyện tội khổ chẳng
nỡ nói kể. Trong trăm ngàn năm, khó thể nói trọn
hết được”).
Trước
hết là Quang Mục hỏi, kế đó là đứa con
của người tớ gái đáp. “Bất nhẫn”
là những lời quá đáng chẳng thể thốt ra miệng hay nghe lọt vào tai nổi! Dù muốn
nói ra, cũng chẳng thể h́nh dung được một
phần. “Tốt” (卒) là trọn hết. “Cánh”
(竟) là kết thúc. Dẫu trong trăm
ngàn năm, chỉ sợ chẳng thể kể trọn hết
những chuyện khổ được!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2. Hiếu
nữ phát nguyện (người con gái hiếu thảo phát nguyện)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.1. Quang Mục
văn khổ, vị mẫu phát nguyện (Quang Mục nghe kể khổ, v́ mẹ phát
nguyện)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.1.1. Khấp
hướng không giới, trần mẫu khổ báo (khóc hướng lên
không trung, thuật khổ báo của mẹ)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.1.1.1.
Nguyện thoát hiện sanh báo (nguyện mẹ thoát khỏi khổ báo
trong đời này)
(Kinh)
Quang Mục văn dĩ, đề lệ hào khấp, nhi bạch
không giới: “Nguyện ngă chi mẫu, vĩnh thoát địa
ngục, tất thập tam tuế, cánh vô trọng tội,
cập lịch ác đạo”.
(經)光目聞已‧啼淚號泣‧而白空界‧願我之母‧永脫地獄。畢十三歲‧更無重罪‧及歷惡道。
(Kinh:
Quang Mục nghe xong, thổn thức, trào nước mắt,
gào khóc, mà bạch cùng hư không: “Nguyện cho mẹ con
vĩnh viễn thoát khỏi địa ngục. Hết [tuổi
thọ] mười ba năm, chẳng c̣n trọng tội
và trải qua ác đạo nữa”).
“Hào”
(號) là khóc to. Trong tâm đau xé dạ,
ngoài khóc lóc, kêu gào. Khóc hồi lâu tắt tiếng, th́ gọi
là Khấp (泣). Ôm ḷng đau khổ,
bạch cùng hư không: “Nguyện cố mẫu của
con vĩnh viễn thoát khỏi địa ngục. Hết
tuổi thọ mười ba năm ngắn ngủi, sẽ
tiêu nỗi khổ dài lâu trong mười tám ngục, chẳng
c̣n trải qua ác đạo, thọ khổ vô lượng nữa!”
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.1.1.2.
Nguyện thoát hậu sanh báo (nguyện thoát báo trong
đời sau)
(Kinh)
Thập phương chư Phật từ ai mẫn ngă,
thính ngă vị mẫu sở phát quảng đại thệ
nguyện. Nhược đắc ngă mẫu vĩnh ly tam
đồ, cập tư hạ tiện, năi chí nữ nhân chi
thân, vĩnh kiếp bất thọ giả.
(經)十方諸佛‧慈哀愍我‧聽我為母所發廣大誓願。若得我母永離三塗‧及斯下賤‧乃至女人之身‧永劫不受者。
(Kinh:
Mười phương chư Phật từ bi
thương xót con, hăy nghe con v́ mẹ phát thệ nguyện
rộng lớn: Nếu mẹ con được vĩnh viễn
thoát khỏi tam đồ và thân hạ tiện, cho đến
muôn đời chẳng thọ thân nữ nhân).
Cầu mười
phương
chư Phật hiện đang trụ trong hà sa thế giới
trong đời này, một là hiển thị tâm thệ nguyện
rộng lớn, hai là khẩn thiết cầu Phật rủ
ḷng Từ thương xót. “Tam đồ, hạ tiện”
là như kinh Tâm Địa Quán đă nói: “Hoặc hữu
dĩ tham đa tài, nhi vi khủng bố. Tự kỷ tài bảo
hằng cầu tích tụ, nhi bất thọ dụng, hà huống
năng thí bần phạp chúng sanh. Ư kỷ tài bảo,
thâm sanh tham trước. Ư tha tài bảo, dục linh tổn
giảm. Dĩ thị nhân duyên, mạng chung chi hậu,
đọa đại địa ngục, thọ vô lượng
khổ. Như thị khổ báo, danh vi đệ nhất
chánh cảm chi quả. Tùng địa ngục xuất, thọ
súc sanh thân. Thân thường lao khổ, thủy, thảo bất túc, kinh đa
thời trung, thù tổn tha tài. Như thị chúng sanh, danh vi
đệ nhị chánh cảm chi quả. Thọ thị tội
dĩ, sanh ngạ quỷ trung, khốn cơ khát khổ,
vô lượng thiên kiếp bất văn tương thủy
ẩm thực chi danh. Kỳ yết như châm, kỳ phúc như
sơn. Túng đắc ẩm thực,
tùy biến vi hỏa. Như thị khổ thân, danh vi đệ
tam chánh cảm chi quả. Tất thị tội dĩ, lai
sanh nhân gian, bần cùng hạ tiện, vị tha sở sử.
Ư chư tài bảo, sở cầu nan đắc. Ư nhất
thiết thời, nhi bất tự tại. Như thị
dư báo, danh tương tự quả” (Hoặc có kẻ do
tham nhiều của cải, nên sợ hăi. Đối với
của cải của chính ḿnh, luôn mong tích tụ mà chẳng
hưởng dụng, huống hồ có thể thí cho chúng
sanh nghèo thiếu! Đối với của cải của
chính ḿnh bèn sanh ḷng tham đắm sâu xa; đối với
tài sản của người khác, cứ muốn họ bị
hao tổn, giảm bớt. Do nhân duyên ấy, sau khi mạng
chung, đọa vào đại địa ngục, chịu
khổ vô lượng. Khổ báo như thế gọi là
cái quả chánh cảm thứ nhất. Từ địa ngục
thoát ra, làm thân súc sanh. Thân thường nhọc nhằn, khổ
sở, cỏ, nước chẳng đủ. Trải qua
nhiều lần [như vậy] để đền cái tội
hao tổn tài sản của người khác. Chúng sanh
như thế được gọi là cái quả chánh cảm
thứ hai. Thọ tội ấy xong, sanh làm ngạ quỷ,
khốn khổ v́ đói khát, trong vô lượng ngàn kiếp,
chẳng được nghe tên gọi của các thứ chất
dịch, nước, đồ ăn thức uống. Cổ
họng như cái kim, bụng to như núi. Dẫu được
thức ăn, chúng sẽ biến thành lửa. Thân khổ sở
như thế gọi là cái quả chánh cảm thứ ba. Tội
ấy hết rồi, sanh vào nhân gian, nghèo túng, hạ tiện,
bị kẻ khác sai khiến. Đối với các của
cải, mong cầu mà khó được. Trong hết thảy
các thời, chẳng được tự tại. Dư
báo như thế, được gọi là cái quả
tương tự), hết sức phù hợp [với những
điều đang được nói] trong đoạn này.
Chữ Giả (者) nhằm nhắc lại
những chuyện trên đây, ư nói: Nếu như mẹ con
thoát khỏi quả báo trong thân hiện tại và thân sau, con
liền đối trước đức Phật phát nguyện
độ sanh rộng lớn!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.1.2. Nguyện
đối bổn Phật, phát ngă thệ tâm (nguyện đối
trước đức Phật mà phát ra cái tâm thệ nguyện
của ta)
(Kinh)
Nguyện ngă tự kim nhật hậu, đối Thanh Tịnh
Liên Hoa Mục Như Lai tượng tiền, khước hậu
bách thiên vạn ức kiếp trung, ưng hữu thế giới,
sở hữu địa ngục cập tam ác đạo,
chư tội khổ chúng sanh, thệ nguyện cứu bạt,
linh ly địa ngục, ác thú, súc sanh, ngạ quỷ đẳng.
(經)願我自今日後‧對清淨蓮華目如來像前。卻後百千萬億劫中‧應有世界‧所有地獄及三惡道‧諸罪苦眾生‧誓願救拔。令離地獄惡趣‧畜生餓鬼等。
(Kinh:
Nguyện con từ nay trở đi, đối trước
tượng của Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai,
trong trăm ngàn vạn ức kiếp sau này, trong những
thế giới nào mà có tất cả các chúng sanh tội khổ
trong địa ngục và ba ác đạo, con thệ nguyện
cứu bạt khiến cho họ ĺa khỏi địa ngục,
đường ác, súc sanh, ngạ quỷ v.v…)
“Từ
ngày hôm nay trở đi”: Nêu ra cái tâm ban đầu, bởi
lẽ, mong đạt được vạn dặm, mà
bước đầu chẳng cất bước, công [tu
tập] trong ba đại A-tăng-kỳ kiếp, chẳng
do phát tâm ban đầu th́ làm sao đạt được?
V́ thế, luận Cựu Tỳ Bà Sa[11] nói: “Nếu
ĺa sơ tâm, sẽ chẳng thành đạo vô thượng.
Hết thảy công đức đều do sơ tâm”. V́
thế, biết kinh này trước sau bốn lượt
nêu rơ sự phát tâm của ngài Địa Tạng. [Trong chánh
kinh] “hậu” đă là “tiền” (trước), “kim”
là lúc ban đầu. V́ thế nói “tự kim” (từ
nay). “Đối Phật tượng tiền” (đối trước tượng
Phật): Nêu ra chỗ chủ yếu
[để Quang Mục] nương vào mà phát tâm. “Thiên bách
ức kiếp” (Ngàn trăm ức kiếp)
là thời gian trải qua. “Ưng hữu thế giới”
(Hễ có thế giới):
Nhằm nói trọn hết các quốc độ y báo. “Địa
ngục…” ư nói: Đều độ hết những
chúng sanh chịu khổ.
(Kinh)
Như thị tội báo đẳng nhân, tận thành Phật
cánh, ngă nhiên hậu phương thành Chánh Giác.
(經)如是罪報等人‧盡成佛竟‧我然後方成正覺。
(Kinh:
Những kẻ tội báo như thế đều thành Phật
hết rồi, sau đấy, con mới thành Chánh Giác).
Từ chữ
“như thị” trở đi nói rơ: Độ xong hết
chúng sanh rồi mới tự thành Chánh Giác. Nhiều phen phát
nguyện, không ǵ chẳng đều như thế. V́ thế
biết: Công đức phát tâm ban đầu, dẫu ức
kiếp xưng tụng, tán dương, vẫn chẳng thể
trọn hết được!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.2. Không
Phật cảm hiếu, tán nguyện, cáo sanh (đức Phật ở
trên hư không cảm động v́ ḷng hiếu thảo, tán
thán lời phát nguyện, và bảo cho biết chỗ mẹ
sẽ sanh về)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.2.1. Ấn
chứng tiền nguyện (ấn chứng lời
nguyện trên đây)
(Kinh)
Phát thị nguyện dĩ, cụ văn Thanh Tịnh Liên Hoa
Mục Như Lai nhi cáo chi viết: - Quang Mục! Nhữ
đại từ mẫn, thiện năng vị mẫu
phát như thị đại nguyện.
(經)發是願已。具聞清淨蓮華目如來‧而告之曰‧光目‧汝大慈愍‧善能為母發如是大願。
(Kinh:
Phát lời nguyện ấy xong, cô nghe trọn vẹn lời
đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai bảo rằng:
“Này Quang Mục! Con đại từ mẫn, khéo có thể
v́ mẹ phát nguyện to lớn như thế”).
“Cụ”
(具) là cùng với, đầy
đủ. [“Cụ văn”] là nghe trọn đủ lời
dạy ấy. “Đại từ mẫn” v́ [lời
phát nguyện] duyên pháp giới. “Thiện năng vị mẫu
phát nguyện” (Khéo có thể v́ mẹ
phát nguyện): Tán thán cô Quang Mục đă phát tâm với trí
huệ mẫn tiệp ấy. Nếu chỉ v́ mẹ phát
tâm, th́ có hay khéo ǵ? Chính là v́ cô ta
đă dùng cái tâm độ rộng khắp, cầu cho mẹ
sạch hết tội, ví như nước to ắt dập
tắt lửa nhỏ, há có chuyện chẳng diệt ư?
V́ thế, tán thán [lời phát nguyện của cô] đă hay lại
khéo.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.1.2.2.2. Cáo
chuyển hậu báo (bảo cho biết báo ứng
thân sau)
Gồm
hai ư:
- Chuyển
thân hiện tại thành phạm chí [trong thân sau].
- Chuyển
thân sau thành Phật quả.
Nay gộp
cả hai khoa lại để giải thích v́ kinh văn tuy
tách biệt mà ư nghĩa liên quan.
(Kinh)
Ngô quán nhữ mẫu, thập tam tuế tất, xả thử
báo dĩ, sanh vi phạm chí, thọ niên bách tuế, quá thị
báo hậu, đương sanh Vô Ưu Phật quốc, thọ
mạng bất khả kế kiếp.
(經)吾觀汝母‧十三歲畢‧捨此報已‧生為梵志‧壽年百歲。過是報後‧當生無憂國土‧壽命不可計劫。
(Kinh:
Ta quán mẹ con, sau khi mười ba tuổi, xả báo thân
này, sanh làm phạm chí, tuổi thọ trăm năm. Hết
báo thân ấy, sẽ sanh vào cơi Phật Vô Ưu, thọ mạng
chẳng thể tính kiếp).
Ĺa
nhà hạ tiện, sanh trong gịng Tịnh Hạnh; đổi
thân đoản mạng thành bậc Trường Thọ
Tiên. Đấy là do sức niệm Phật và tạc tượng
của hiếu nữ. “Phạm-chí” (Brahmachārin): Dịch
sát nghĩa là Tịnh Duệ (淨裔),
tức là gịng dơi của bậc tịnh phạm (phạm hạnh
thanh tịnh), kế thừa, tu tập pháp của Phạm
Thiên. Họ tự nói sanh từ miệng của Phạm
Thiên, cho nên riêng họ có danh xưng là Phạm. Chỉ riêng
Ngũ Thiên Trúc có [chủng tánh này], các nước khác không
có. Kinh Trường A Hàm gọi họ là Bà-la-môn. Con vừa
cầu Phật, phát tâm, ba báo của mẹ đều chuyển.
Sanh ra liền là kẻ hạ tiện để chuyển
báo trước. Lại sanh làm Phạm-chí, để chuyển
báo trong hiện tại. Về sau thành tựu quả Phật,
nhằm chuyển hậu báo. Quốc độ Vô Ưu tức
là Cực Lạc, v́ chuyển ưu thành lạc. Bởi lẽ,
hễ sanh vào địa ngục, do bị thiêu đốt
nên ưu sầu. Kế đó, sanh trong nhà kẻ tôi tớ,
bèn lo sầu v́ hạ tiện. Hết tuổi thọ mười
ba, lại lo sầu v́ đọa vào ác đạo lần nữa.
Sau đó sanh làm Phạm-chí, lo sầu v́ tà hạnh, tự
đại. Nay các mối lo sầu đều dứt, cho
nên sanh vào quốc độ Vô Ưu. Đức Phật và
nhân dân trong cơi ấy thọ mạng vô lượng vô biên
A-tăng-kỳ kiếp, cho nên nói là “thọ mạng bất
khả kế kiếp” (thọ mạng chẳng thể
tính kiếp).
(Kinh)
Hậu thành Phật quả, quảng độ nhân thiên, số
như Hằng hà sa.
(經)後成佛果‧廣度人天‧數如恆河沙。
(Kinh:
Về sau thành Phật quả, rộng độ trời
người, số nhiều như cát sông Hằng).
“Quảng
độ nhân thiên” (Rộng độ trời
người): Xưa kia là người mẹ có tội, là tử
tù được độ từ địa ngục, mai sau làm Như Lai, chính là bậc Đại
Giác có thể hóa độ trời, người. Phát tâm tạc
tượng, công không chi to bằng! V́ thế, trong kinh Nhất
Thiết Pháp Cao Vương, đức Phật bảo ngài
Xá Lợi Phất: “Sơ phát Bồ Đề chi tâm, Bồ
Tát Ma Ha Tát, tức phát tâm nhật, dĩ thị nhất thiết
Thanh Văn, Duyên Giác, chúng sanh phước điền. Nhất
thiết chúng sanh giai ư Bồ Tát trung sanh, Bồ Tát sở
hóa” (Bồ Tát Ma Ha Tát sơ phát tâm Bồ Đề, ngay
trong ngày phát tâm đă là phước điền của hết
thảy Thanh Văn, Duyên Giác, và chúng sanh. Hết thảy
chúng sanh đều do Bồ Tát mà sanh, được Bồ
Tát hóa độ). V́ thế, chúng sanh được hóa
độ nhiều như số lượng cát trong sông Hằng.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.1.2.2.2. Kết hội
cổ kim (kết lại để dung
hội xưa và nay)
(Kinh)
Phật cáo Định Tự Tại Vương: - Nhĩ
thời, La Hán phước độ Quang Mục giả, tức
Vô Tận Ư Bồ Tát thị. Quang Mục mẫu giả, tức
Giải Thoát Bồ Tát thị. Quang Mục nữ giả, tức
Địa Tạng Bồ Tát thị.
(經)佛告定自在王‧爾時羅漢福度光目者‧即無盡意菩薩是。光目母者‧即解脫菩薩是。光目女者‧即地藏菩薩是。
(Kinh:
Đức Phật bảo Định Tự Tại
Vương: - Vị La Hán phước độ Quang Mục
lúc bấy giờ chính là Vô Tận Ư Bồ Tát. Mẹ của
Quang Mục chính là Giải Thoát Bồ Tát. Cô Quang Mục chính
là Địa Tạng Bồ Tát).
Xưa
kia thành tựu tiểu quả, nay làm bậc Đại Thừa,
hồi Tiểu hướng Đại vậy. Vô Tận Ư (Akṣayamati) th́ như trong Biệt Hành Sớ[12] đă
giải thích. Nay theo lời Kư th́: “Do nguyện và hạnh
đều vô tận, đều là vô tác,
cho nên có tên là Vô Tận, do đều chính là pháp giới,
đều chứa đựng hết thảy Phật pháp”. Giải Thoát Bồ Tát
(Vimoksa) xưa kia đọa vào
thiết thành (thành bằng sắt), trải đủ mọi
nỗi cay đắng. Lại sanh vào nhà tớ gái, lại c̣n
đoản mạng. Về sau, làm Phạm Chí, rốt cuộc
đọa vào gịng tà. Nay trở ngược lại làm bậc
đại giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, có thể
mong thành Phật quả. C̣n Quang Mục do được La
Hán chỉ dạy, mẹ cô ta do Quang Mục mà được
siêu thăng. Nay đức Phật sắp kết thúc sự
giáo hóa [trong cơi Sa Bà], sau khi thăng lên trời Đao Lợi,
người hóa độ và kẻ được hóa độ
đều cùng đến, con và mẹ cùng tới, cách biệt
kiếp số dài lâu nhiều như cát, thế mà một hội
nghiễm nhiên! “Đánh trống, gảy đàn tỳ bà,
trở về cùng một nhà”[13], đó có phải
là nói về chuyện này đấy chăng?
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.2. Thị kim lợi
ích (chỉ
dạy sự lợi ích trong hiện tại)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.2.1. Kết chỉ
đại nguyện (kết lại phần chỉ
bày đại nguyện)
Tiết
này giống như trong phần tiểu kết của
đoạn văn trước, ḥng mở đầu cho khoa kế tiếp, tức là tiểu
kết phần chỉ bày đại nguyện, chính là nhằm
làm cho chúng sanh tạo ác trong đời vị lai sẽ quy
kết về cội gốc để thoát khổ. Đối
với chỗ hay khéo của việc lập thành từng
khoa mà ư nghĩa vẫn nhất quán, các bậc hậu hiền
chớ nên không biết!
(Kinh)
Quá khứ cửu viễn kiếp trung, như thị từ
mẫn, phát Hằng hà sa nguyện,
quảng độ chúng sanh.
(經)過去久遠劫中‧如是慈愍‧發恆河沙願‧廣度眾生。
(Kinh:
Trong kiếp lâu xa về đời quá khứ, đă từ
mẫn như thế, phát nguyện nhiều như cát sông Hằng,
rộng độ chúng sanh).
Từ
thuở đầu phát tâm [cho đến] sau khi được
phó chúc, số kiếp dài lâu, há có thể tính toán, ḍ lường
nổi ư? Câu “như thị từ mẫn” (từ
bi xót thương như thế) nhằm tiểu kết
đại lược bốn phen [phát nguyện] trên đây, [chỉ rơ Bồ Tát] đă phát
nguyện rộng lớn trong Hằng sa kiếp. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền
Nghĩa dẫn kinh Đại Thừa rằng: “Nếu
có người hỏi: ‘Ǵ là căn bản của hết thảy
các điều thiện?’ Hăy nên nói là ḷng Từ! Ḷng Từ nếu
chẳng trọn đủ Thập Lực, Tứ Vô Sở
Úy, ba mươi hai tướng của Phật th́ là ḷng Từ
của Thanh Văn. Nếu trọn đủ [những
điều ấy] th́ là ḷng Từ của Như Lai, tức
là đại pháp tụ, tức là đại Niết Bàn. Sức
Từ rộng sâu, trọn
đủ hết thảy phước đức trang
nghiêm”. Nay
Địa Tạng Bồ Tát dùng cái tâm đại Niết
Bàn để tu thánh hạnh, đạt được
địa vị Vô Úy, có đủ hai mươi lăm
phép Vương tam-muội, đại dụng không ngằn
mé, là phạm hạnh chân thật. V́ thế, vừa nói “từ
mẫn” th́ công đức đă trọn đủ!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.2.2. Tán khuyến
quy kính (tán thán, khuyên hăy quy kính)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.2.2.1. Ác giả
quy kính thoát báo (kẻ ác do quy kính mà thoát khỏi
ác báo)
(Kinh)
Vị lai thế trung, nhược hữu
nam tử, nữ nhân, bất hành thiện giả, hành ác giả.
(經)未來世中‧若有男子女人‧不行善者‧行惡者。
(Kinh:
Trong đời vị lai, nếu có nam tử, nữ nhân, là
kẻ chẳng làm lành, chuyên làm ác).
Phần
đầu đoạn kinh văn này phân loại, liệt kê
những kẻ ác. Từ chữ “nhược
ngộ” (若遇, nếu gặp) [trong phần sau, tức từ“nhược
ngộ thiện tri thức, khuyến linh….” (nếu gặp
thiện tri thức khuyên)] trở đi, [nói rơ]: Do quy y mà chuyển
đổi quả báo. Hai pháp thiện và ác được
sanh thành từ ư. Ví như nước và lửa được
sử dụng khác nhau. V́ thế, kinh dạy: “Thiện nghiệp ưng tu, ác hạnh
ưng ly” (Nên tu thiện nghiệp,
nên ĺa hạnh ác). Thiện phước theo sát con người
như bóng theo h́nh, chẳng thể rời được!
Chuyện tội hay phước cũng đều y hệt
như thế, chớ nên hồ nghi, kẻo tự đọa
vào ác đạo! Tội, phước
phân minh, tin chắc chẳng mê, sẽ trụ nơi an ổn
dài lâu. Lời Phật chí thành, trọn chẳng lừa
người! Kẻ chẳng tin nhân quả chính là Nhất
Xiển Đề. Như Bà-la-môn Tệ Túc (Pāyāsi) thường ôm giữ những
kiến giải khác lạ, nói “chẳng có đời khác,
mà cũng chẳng có tái sanh, chẳng có thiện báo hay ác
báo”, thường bảo người khác: “Bọn sa-môn dị
kiến cứ nói kẻ sát sanh cho đến tà kiến thân
hoại mạng chung, đều đọa trong địa
ngục. Họ bảo kẻ chẳng sát sanh cho đến
kẻ chẳng tà kiến th́ thân hoại mạng chung đều
sanh lên trời. Chưa từng thấy người chết
trở lại kể về chỗ họ đọa vào. V́
vậy, ta chẳng tin có đời sau và thiện báo hay ác
báo”. Ấy là v́ ông ta chẳng hiểu nghiệp báo sai khác,
cho nên mới rêu rao những lời lẽ
bài bác, cho là không có nhân quả!
(Kinh)
Năi chí bất tín nhân quả giả, tà dâm, vọng ngữ giả,
lưỡng thiệt, ác khẩu giả, hủy báng Đại
Thừa giả, như thị chư nghiệp chúng sanh, tất
đọa ác thú.
(經)乃至不信因果者‧邪婬妄語者‧兩舌惡口者‧毀謗大乘者。如是諸業眾生‧必墮惡趣。
(Kinh:
Cho đến kẻ chẳng tin nhân quả, kẻ tà dâm,
nói dối, kẻ nói đôi chiều, nói lời thô ác, hủy
báng Đại Thừa, các chúng sanh tạo nghiệp như
thế ắt đọa trong đường ác).
“Năi
chí” (Cho đến): Chuyện
ác lắm nỗi, chẳng thể nói đại khái bằng
một hai điều được! Nhưng bất tín là
tội nặng, cho nên đặc biệt chỉ ra. Tà dâm là
đầu mối của ba ác nghiệp nơi thân. Chẳng
phải là có dính líu tới ngoại sắc th́ mới là tà,
chỉ cần khởi tâm, đă là dâm dật, chẳng chánh
đáng. Ấy là v́ người đời chẳng biết
toàn thân bất tịnh, lầm lạc đắm đuối
vẻ đẹp cuốn hút, trái nghịch đạo Phạm
Thiên (tịnh hạnh), chướng ngại Bồ Đề
nghiệp, tạo thành cái nhân cho tứ sanh, thành tựu cái
quả trong tam đồ, vun tưới khiến cho nghiệp
càng thêm nặng. V́ thế, tội tà dâm đứng đầu
trong những điều răn cấm của thánh đạo.
“Vọng
ngữ” là hư vọng, chẳng thật. Theo kinh Chánh
Pháp Niệm Xứ, vọng ngữ khiến cho kẻ khác phiền
năo, sẽ đánh mất công đức chân thật, thường
như [ở trong chốn] tối tăm, dẫu c̣n sống
mà như đă chết, cứ nói đao cắt lưỡi
ḿnh, [đau khổ] c̣n hơn lửa mạnh, rắn độc. Sau khi chết
đi, đọa vào địa ngục, miệng tuôn mủ,
máu v.v…
Lưỡng
Thiệt là một miệng nói hai lời, dường
như có hai cái lưỡi! Kinh dạy: “Thái hỷ đa
ngôn ngữ, tăng tham linh tha úy, khẩu quá tự khoa đản,
lưỡng thiệt đệ nhất xử” (Quá thích nói năng nhiều,
tăng tham, khiến người sợ. Miệng phạm lỗi
khoe, dối, lưỡng thiệt tội đứng đầu).
Ác Khẩu
là thô ác rủa xả người khác. Kinh Pháp Cú nói: “Tuy
vi sa-môn, bất nhiếp thân khẩu, thô ngôn, ác thuyết,
đa sở trúng thương, chúng sở bất ái, trí giả
bất tích, thân tử thần khứ, luân chuyển tam
đồ. Tự tử, tự sanh, khổ năo vô lượng.
Chư Phật thánh hiền, sở bất ái tích” (Tuy làm
sa-môn, chẳng nhiếp thân miệng, nói lời thô ác, tổn
thương nhiều kẻ, mọi người chẳng
mến, người trí chẳng tiếc. Thân chết, tâm
đi, luân chuyển tam đồ. Tự chết, tự sống,
khổ năo vô lượng. Chư Phật thánh hiền, đều
chẳng yêu tiếc). Giả sử thân chẳng phạm lầm
lỗi, nhưng khẩu nghiệp chẳng thận trọng,
vẫn đọa ác đạo! Đại Luận nói: “Một
con quỷ đầu như đầu lợn, trùng thối
từ miệng ḅ ra, thân có quang minh kim sắc. Con quỷ ấy
đời trước là tỳ-kheo, ác khẩu chửi bới
vị khách tỳ-kheo. Do thân giữ tịnh giới, cho nên
có quang minh; do miệng thốt lời ác, cho nên trùng thối
từ miệng rơi ra”. V́ thế, kinh Tăng Nhất
A Hàm nói: “Ninh dĩ lợi kiếm tiệt cát kỳ thiệt,
bất dĩ ác ngôn thô ngữ, đọa tam ác đạo”
(Thà dùng gươm bén cắt phăng cái lưỡi, chẳng
v́ lời lẽ thô ác mà đọa trong ba ác đạo). Hủy
báng Đại Thừa như trong phần trước và phần
sau đă giải thích. “Các chúng sanh tạo nghiệp
như thế”: Tổng kết những kẻ bất thiện
ắt đọa vào đường ác, kết thành tội
xứ.
(Kinh)
Nhược ngộ thiện tri thức, khuyến linh nhất
đàn chỉ gian, quy y Địa Tạng Bồ Tát, thị
chư chúng sanh, tức đắc giải thoát tam ác đạo
báo.
(經)若遇善知識勸令一彈指間‧歸依地藏菩薩。是諸眾生‧即得解脫三惡道報。
(Kinh:
Nếu gặp thiện tri thức khuyên hăy quy y Địa
Tạng Bồ Tát trong khoảng một cái khảy ngón tay,
các chúng sanh ấy liền được giải thoát quả
báo trong ba ác đạo).
Từ “nhược
ngộ thiện tri thức” (nếu gặp thiện tri
thức) trở đi, nói về sự giải thoát. “Nhược”
(Nếu) là từ ngữ
bất định. Trong ác mà nếu có mảy thiện th́
hoặc là có thể gặp [thiện tri thức]; nếu
không th́ khó gặp! Sách Pháp Hoa Văn Cú viết: “Hoặc
nói Tri là Thức, hoặc nói nghe tiếng là Tri, thấy h́nh
dáng là Thức”. Nay [thiện tri thức] dạy [những
kẻ ấy] trong khoảng một cái khảy ngón tay, hăy quy
y Địa Tạng Bồ Tát, đấy là thiện tri thức
thật sự, [những kẻ có tội ấy] liền
được thoát khỏi ba ác báo. Theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật (Sāṁghikavinaya), hai mươi niệm là một cái chớp
mắt. Hai mươi cái chớp mắt là một cái khảy
ngón tay. Theo luận Tân Tỳ Bà Sa, trong khoảng tráng sĩ
khảy ngón tay đă trải qua sáu mươi bốn sát-na;
nhưng quy y chỉ trong khoảng một cái khảy ngón tay
đă giải thoát ngàn đời trong ác đạo! Sức
quy y chẳng thể lường ngằn mé; v́ thế, khuyên hăy quy y.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.1.2.2.2. Chí tâm phụng
sự thọ phước (chí tâm phụng sự sẽ
được phước)
(Kinh)
Nhược năng chí tâm quy kính, cập chiêm lễ, tán thán,
hương, hoa, y phục, chủng chủng trân bảo, hoặc
phục ẩm thực, như thị phụng sự giả.
(經)若能志心歸敬‧及瞻禮讚歎‧香華衣服‧種種珍寶‧或復飲食‧如是奉事者。
(Kinh:
Nếu có thể chí tâm quy kính và chiêm ngưỡng, lễ
bái, tán thán, dùng hương, hoa, y phục,
các thứ trân bảo, hoặc lại dùng thức ăn, phụng
sự như thế).
Trước
hết, nói đến sự cúng dường. Câu đầu
tiên là nói chung. Những câu như “chí tâm…” ư nghĩa
đă rơ. “Hương, hoa”, theo Mật Bộ,
hương có thể giúp đạt được hoan hỷ
tam-muội. Dùng thứ ấy để cúng dường, liền
đạt được trí vô ngại của Như Lai.
Hoa là bảo trang nghiêm tam-muội. Dùng nó để cúng
dường, sẽ mau chóng đạt được được
ba mươi hai diệu tướng của Như Lai. Từ
ngữ Chấn Việt (Cīvara) trong tiếng Phạn
được cơi này dịch là Y Phục. Y (衣, áo) là Y (依, nương nhờ);
do nó có thể ngăn nóng lạnh, che giấu điều xấu
xí. “Chủng chủng trân
bảo” (các thứ trân bảo): Phật Địa Luận có
nói đến vô lượng món bảy báu.
“Ẩm thực”: [Tiếng Phạn là] Bán Giả
Bồ Thiện Ni (Pañcabhojanīya), tiếng Hán là Ngũ
Đạm Thực (五噉食, năm thứ ăn nuốt),
tức là cơm, bánh, bột rang v.v… Những thứ ấy
gọi là Chánh Thực. Từ giờ Th́n tới giờ Ngọ,
tùy ư ăn dùng. Sau giữa trưa, không được
ăn nữa. Bán Giả Kha Đản Ni (Pañcakhādanīya), dịch sang tiếng Hán là
Ngũ Tước Thực (五嚼食, năm món để cắn
xé), tức là những thứ củ, thân, lá, hoa, quả v.v…
Những món ấy được gọi Bất Chánh Thực.
Sau khi thọ trai, không được ăn trái cây, rau
dưa. Câu “như thị phụng sự” (phụng sự
như thế) nhằm kết lại những thứ cúng
dường trên đây để nhắc lại.
(Kinh)
Vị lai bách thiên vạn ức kiếp trung, thường
tại chư thiên, thọ thắng diệu lạc. Nhược
thiên phước tận, hạ sanh nhân gian, do bách thiên kiếp,
thường vi đế vương, năng ức túc mạng,
nhân quả bổn mạt.
(經)未來百千萬億劫中‧常在諸天‧受勝妙樂。若天福盡‧下生人間‧猶百千劫‧常為帝王‧能憶宿命‧因果本末。
(Kinh:
Trong trăm ngàn vạn ức kiếp nơi đời vị
lai, thường làm chư thiên, hưởng diệu lạc
thù thắng. Nếu phước trời đă hết, bèn
sanh trong nhân gian, vẫn trong trăm ngàn kiếp thường
làm đế vương, có thể nhớ túc mạng và nhân
quả đầu đuôi).
Từ “vị
lai” trở đi là nói về phước báo, nói rơ “sanh
lên trời hưởng phước”. Từ “nhược
thiên phước” (nếu phước trời) trở
đi, nói rơ về dư phước. Như kinh Bách Duyên [có
chép] một người do nhân duyên hái hoa cúng Phật, mạng
chung, sanh về Đao Lợi Thiên. Lại nữa, tỳ-kheo
Chiên Đàn Hương lúc sanh ra, các lỗ chân lông trên thân tỏa
mùi hương Chiên Đàn, miệng tỏa mùi thơm
như hoa Ưu Bát La (Utpala, hoa sen xanh). Đấy là do Ngài
đă dùng hương Chiên Đàn cúng dường tháp của
Tỳ Bà Thi Phật (Vipaśyin). Đức dường
như trời đất th́ gọi là Đế (帝), do nhân nghĩa sanh ra
th́ gọi là Vương (王); như Ngũ Đế
Tam Vương[14] trong thế
gian.
“Ức
túc mạng…” (Nhớ túc mạng) là
đắc Túc Mạng Trí. Như trong kinh A Ma Họa, đức
Phật dạy: “Bỉ dĩ tâm định, thanh tịnh
vô uế, nhu nhuyễn, điều phục, tiện năng
ức thức túc mạng vô số nhược can chủng
sự. Năng ức nhất sanh chí vô số sanh, kiếp số
thành bại, tử thử, sanh bỉ, danh tánh, chủng tộc,
ẩm thực, hảo ố, thọ mạng trường
đoản, sở thọ khổ lạc, h́nh sắc,
tướng mạo, giai tất ức thức” (Người
ấy do cái tâm đă định, thanh tịnh, chẳng nhơ, nhu nhuyễn, điều phục,
liền có thể nhớ biết vô số chuyện chừng
đó trong đời trước. Có thể nhớ từ
một đời đến vô số đời, kiếp
số thành bại, chết đây, sanh kia, danh tánh, chủng
tộc, các thứ ăn uống, ưa ghét, thọ mạng
dài hay ngắn, khổ hay vui đă hứng chịu, h́nh sắc,
tướng mạo, thảy đều nhớ biết). V́
thế, tuy từ cơi trời giáng hạ, làm bậc đế
vương, nhưng hiểu rành rẽ, nhớ biết trăm ngàn kiếp
trước! Thoạt đầu là do cái nhân chiêm ngưỡng,
lễ bái đức Địa Tạng mà cảm cái quả
sanh lên cơi trời. Cái gốc là thoạt đầu sanh lên
trời, cái ngọn là nay làm vua, không chuyện ǵ chẳng nhớ
biết và hiểu rơ. Ví như có người từ thôn xóm
của ḿnh đến quốc ấp khác, ở tại
nơi ấy, đi, đứng, nói năng, im lặng. Lại
từ cơi ấy đến nước khác, xoay vần
như thế; sau đấy, trở
về nước ḿnh, chẳng nhọc tâm trí, mà có thể
nhớ biết trọn hết những nước đă từng
đi qua. Từ cơi này sang cơi kia, từ cơi kia sang chốn
này, đi, đứng, nói năng, im lặng, thảy đều
nhớ hết. Đấy chính là sức oai thần của
ngài Địa Tạng, há có thể nghĩ bàn nổi
chăng? Phần nói về lợi ích đă xong.
3.2.2.2.2.2.1.2.2.2. Kết hiển
thần lực thông kinh (kết lại phần
nói về thần lực, dạy hăy lưu thông kinh này)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.2.1. Như Lai kết
hiển (Như Lai kết lại phần nói về
thần lực)
(Kinh)
Định Tự Tại Vương! Như thị Địa
Tạng Bồ Tát, hữu như thử bất khả
tư nghị đại oai thần lực, quảng lợi
chúng sanh. Nhữ đẳng chư Bồ Tát, đương
kư thị kinh, quảng tuyên lưu bố.
(經)定自在王‧如是地藏菩薩‧有如此不可思議大威神力‧廣利眾生。汝等諸菩薩‧當記是經‧廣宣流布。
(Kinh:
Này Định Tự Tại Vương! Như đức
Địa Tạng Bồ Tát này có sức oai thần to lớn
chẳng thể nghĩ bàn như vậy, rộng lợi
ích chúng sanh; hàng Bồ Tát các ông hăy nên ghi nhớ kinh này, lưu
thông, truyền bá rộng răi).
Câu “như
thị” kết lại phần nói về đấng có
thể hóa độ. Câu “hữu như” nói rơ tác dụng
ban bố [lợi ích]. Kinh nói về nhân và pháp chẳng thể
nghĩ bàn như thế, há có nên chẳng ghi tạc trong
tâm, lưu thông, truyền bá rộng răi hay chăng?
3.2.2.2.2.2.1.2.2.2.2.
Đương cơ thừa mạng (bậc đương
cơ vâng lănh mạng lệnh)
3.2.2.2.2.2.1.2.2.2.2.1. Ủy Phật,
thông kinh (an ủi đức Phật, hứa nguyện
lưu thông kinh này)
(Kinh)
Định Tự Tại Vương bạch Phật ngôn:
“Thế Tôn! Nguyện bất hữu lự, ngă đẳng
thiên vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát, tất năng thừa
Phật oai thần, quảng diễn thị kinh ư Diêm
Phù Đề, lợi ích chúng sanh”.
(經)定自在王白佛言‧世尊‧願不有慮。我等千萬億菩薩摩訶薩‧必能承佛威神‧廣演是經於閻浮提‧利益眾生。
(Kinh:
Ngài Định Tự Tại Vương bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn! Xin đừng lo âu. Ngàn vạn ức Bồ
Tát Ma Ha Tát chúng con ắt có thể nương vào oai thần
của Phật mà rộng diễn kinh này trong Diêm Phù Đề
ḥng lợi ích chúng sanh”).
Phật
pháp phải nên lưu thông khắp các cơi nhiều như cát,
lợi ích chẳng hạn cuộc trong Diêm Phù! Nhưng
người ở Nam châu, tánh thức vô định, ác nghiệp
đặc biệt nhiều, cho nên phải phiền các vị
Phật, Bồ Tát đặc biệt hướng đến
Nam Thiệm Bộ Châu vậy!
3.2.2.2.2.2.1.2.2.2.2.2. Bạch dĩ
kính thoái (bạch xong, cung kính lui ra)
(Kinh)
Định Tự Tại Vương Bồ Tát bạch Thế
Tôn dĩ, hiệp chưởng cung kính, tác lễ nhi thoái.
(經)定自在王菩薩白世尊已。合掌恭敬‧作禮而退。
(Kinh:
Định Tự Tại Vương Bồ Tát bạch Thế
Tôn xong, chắp tay, cung kính, làm lễ lui ra).
Ư
nghĩa đă rơ, ngài Định Tự Tại Vương
vấn đáp đă xong.
3.2.2.2.2.2.2. Thiên vương vấn
hà cánh lập thệ nguyện (thiên vương hỏi
v́ sao Bồ Tát c̣n lập thệ nguyện)
3.2.2.2.2.2.2.1. Thiên vương
nhiếp tiền nghi vấn (thiên vương dựa
theo những điều đă nói trước đó để
nêu nghi vấn)
3.2.2.2.2.2.2.1.1. Kinh gia tự
nghi (người
trùng tuyên kinh trần thuật)
(Kinh)
Nhĩ thời, tứ phương thiên vương, câu tùng
ṭa khởi, hiệp chưởng cung kính.
(經)爾時四方天王‧俱從座起‧合掌恭敬。
(Kinh:
Lúc bấy giờ, thiên vương bốn phương
đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp
tay, cung kính).
[Do các vị
thiên vương ấy] ủng hộ cuộc đất
thuộc bốn đại châu, ngăn ngừa ác quỷ
xâm lăng, cho nên gọi là “tứ phương thiên
vương”. Theo kinh Thế Kư, núi chúa Tu Di có bốn mặt,
cao bốn vạn hai ngàn do-tuần. Cung điện nơi tứ
thiên đại vương ngự có bảy tầng thành
báu. Lan can, lưới mành, hàng cây, linh báu, mỗi thứ
đều có bảy tầng. Vô số các loài chim cùng ḥa tiếng
hót.
Vách núi
phía Đông là hoàng kim, có thiên vương tên là Đề
Đầu Lại Trá (Dhṛtarāṣṭra), cơi này dịch là Tŕ Quốc
(持國), do vị này hộ tŕ quốc
độ, thống lănh Càn Thát Bà (Ghandarva, Hán dịch là Tầm
Hương Hành, họ là nhạc thần thế tục của
Thiên Đế) và Phú Đan Na (Bhūtana, Hán dịch là Xú (hôi thối), là loài mạnh
mẽ nhất trong các ngạ quỷ, chuyên gây ra nhiệt bệnh).
Mặt
phía Nam bằng lưu ly, có thiên vương tên là Tỳ
Lưu Lặc Xoa (Virūḍhaka), Hán dịch là Tăng
Trưởng (增長), do Ngài khiến cho thiện căn của
chính ḿnh lẫn người khác tăng trưởng, thống
lănh Cưu Bàn Trà (Kumbhāṇḍa, Hán dịch là Ung H́nh (甕形, [nghĩa là] có h́nh dạng như cái ṿ,
là loài yếm mị quỷ) và Bệ Lệ Đa (Preta, hoặc Pitṛ, Hán dịch là Tổ Phụ Quỷ, là loài thấp
kém nhất trong các ngạ quỷ).
Mặt
phía Tây của núi bằng bạch ngân, có thiên vương tên
là Tỳ Lưu Bác Xoa (Virūpākṣa), Hán dịch là Tạp
Ngữ (雜語), do vị này có thể
nói các thứ ngôn ngữ, thống lănh Tỳ Xá Xà (Piśāca, Hán dịch là Đạm Tinh Khí Quỷ (quỷ
ăn tinh khí), c̣n gọi là Điên Cuồng Quỷ) và rồng độc (mắt
độc, âm thanh độc, hơi độc, chạm
vào sẽ bị trúng độc).
Vách núi phương
Bắc bằng thủy tinh, thiên vương tên Tỳ Sa Môn
(Vaiśravaṇa), Hán dịch là Đa Văn (多聞), do tiếng tăm
phước đức vang dội bốn phương, thống
lănh Dạ Xoa (Yaksa, Hán dịch là Khinh Tiệp (輕捷, nhẹ nhàng, nhanh nhẹn)
v́ chúng có thể bay rất nhanh trong hư không), La Sát (Rākṣasa, Hán dịch là Khả Úy (可畏, đáng sợ), c̣n gọi
là Bạo Ác).
Bốn
thiên vương mỗi vị đều có chín mươi
mốt đứa con, đều tên là Nhân Đà La (Indra), có
đại thần lực; nhưng trong bốn vị trời
này, Tỳ Sa Môn tôn quư nhất. Nếu Tỳ Sa Môn nghĩ tới
họ, thiên vương ba phương đều nghiêm trang, ngự xa giá tới chỗ
thiên vương Tỳ Sa Môn, đứng ở một bên.
V́ thế, thiên vương phương Bắc thống lănh
ba phương kia. “Tùng ṭa nhi khởi” (từ chỗ ngồi đứng lên): Khâm thừa pháp yếu, do
trong tâm khát ngưỡng, nên chắp tay, cung kính.
3.2.2.2.2.2.2.1.2. Thiên vương
thuật nghi (thiên vương thưa bày
điều nghi)
(Kinh)
Bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Địa Tạng Bồ
Tát ư cửu viễn kiếp lai, phát như thị đại
nguyện, vân hà chí kim, do độ vị tuyệt, cánh phát
quảng đại thệ ngôn?”
(經)白佛言‧世尊‧地藏菩薩於久遠劫來‧發如是大願。云何至今‧猶度未絕‧更發廣大誓言。
(Kinh:
Bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Địa Tạng
Bồ Tát từ kiếp lâu xa đến nay đă phát đại
nguyện như thế, cớ sao cho đến giờ vẫn
độ chưa hết, lại c̣n phát lời thề rộng
lớn?”)
Do [nghe
đức Phật trần thuật] bốn phen hoằng thệ,
bèn dựa theo những điều đáng nghi trên đây
để thưa hỏi. Bởi lẽ, vị Đại
Sĩ này từ kiếp lâu xa đến nay đă phát đại
nguyện ấy, lẽ ra phải độ hết chúng
sanh rồi. Nay đă độ chẳng hết, lại c̣n
phát nguyện lần nữa, có phải là do nguyện lực
chưa đạt tới? Hay là do chúng sanh khó độ
ư? V́ thế nói là “vân hà” (cớ sao).
3.2.2.2.2.2.2.1.3. Nguyện Phật
vị thuyết (xin đức Phật hăy nói cho)
(Kinh)
Duy nguyện Thế Tôn, vị ngă đẳng thuyết.
(經)唯願世尊‧為我等說。
(Kinh:
Kính mong đức Thế Tôn hăy nói cho chúng con biết).
“Vị
ngă đẳng thuyết” (V́ chúng con mà nói) là v́ chuyện có mối
tương quan. Do chúng con đang hộ tŕ bốn phương,
mà Nam Châu đặc biệt lắm
ác nghiệp. Vị Bồ Tát ấy tuy ôm tấm ḷng cứu
vớt của bậc đại sĩ, con cũng giữ
tâm tư hộ tŕ thế giới khỏi tai ương. V́
thế, kính xin đức Phật hăy nói để chúng con
thoát khỏi nghi thành, an ủi chúng sanh trong đời vị
lai.
3.2.2.2.2.2.2.2. Như Lai vị hậu
đáp thích (Như Lai v́ chúng sanh trong đời
mai sau mà trả lời, giải thích)
3.2.2.2.2.2.2.2.1. Tán hứa (khen ngợi, chấp thuận)
(Kinh)
Phật cáo tứ thiên vương: - Thiện tai, thiện
tai! Ngô kim vị nhữ, cập
vị lai, hiện tại thiên nhân chúng đẳng, quảng
lợi ích cố, thuyết Địa Tạng Bồ Tát
ư Sa Bà thế giới, Diêm Phù Đề nội, sanh tử
đạo trung, từ ai cứu bạt, độ thoát nhất
thiết tội khổ chúng sanh phương tiện chi sự.
(經)佛告四天王‧善哉‧善哉。吾今為汝‧及未來現在天人眾等‧廣利益故‧說地藏菩薩‧於娑婆世界‧閻浮提內‧生死道中‧慈哀救拔‧度脫一切罪苦眾生方便之事。
(Kinh:
Đức Phật bảo bốn vị thiên vương: -
Lành thay! Lành thay! Ta nay sẽ v́ lợi ích rộng răi cho các
ông và đại chúng trời người trong hiện tại
và vị lai mà nói những sự phương tiện do
Địa Tạng Bồ Tát từ bi, thương xót độ
thoát hết thảy chúng sanh tội khổ trong đường
sanh tử nơi Diêm Phù Đề của thế giới Sa
Bà).
Tán thán
thiên vương gồm hai điều: Một là v́ họ thưa
hỏi hay khéo, hai là v́ họ khéo hộ tŕ thế
gian. Nói Sa Bà là bao gồm cơi đại thiên (tam thiên đại
thiên thế giới). Nêu ra Diêm Phù tức là đặc biệt
chú trọng Nam Châu (Nam Thiệm Bộ Châu). “Sanh tử
đạo trung” (Trong đường sanh
tử): Do lục đạo đều có sanh, lăo, bệnh,
tử; nay dùng sanh để bao gồm lăo, dùng tử để
nhiếp bệnh; v́ thế, chỉ nói trước, sau,
lược bớt trung gian. Thăng trầm đắp
đổi, khổ lạc tương thông, sanh tử tuần
hoàn, chưa từng ngưng nghỉ. V́ thế, Địa
Tạng Bồ Tát vận dụng vô duyên đại từ
để cứu vớt, tế độ.
“Chúng
sanh tội khổ”: Đức Phật nói: “Nhất
thiết chúng sanh thường tại trường ngục,
thập nhị trùng thành vi chi, tam trùng cức ly ly chi, lục
tặc bạt đao tư chi, năng ư kỳ trung đắc
thoát xuất giả, thậm nan, thậm nan!” (Hết thảy
chúng sanh thường ở trong ngục dài lâu, mười
hai lớp thành vây bọc, ba tầng rào gai rào kín, sáu tên giặc
tuốt đao truy t́m, kẻ có thể từ trong đó mà
thoát ra rất ư là khó). “Trường ngục” là tam
giới, “mười hai lớp thành” là mười hai
nhân duyên, “ba lớp rào gai” là Tam Độc. Nay ngài
Địa Tạng do v́ những chúng sanh ấy mà tạo
phương tiện độ thoát, khiến cho họ hiểu
tam giới là Không, chẳng hành theo những tập quán của
tam hữu (ba cơi) nữa, tức là “độ thoát tam giới”.
Họ biết sự khởi diệt của mười
hai nhân duyên, có thể vượt thoát gốc si, sẽ thoát
khỏi mười hai lớp thành. Biết dâm, giận, si
th́ tam cấu sẽ không trói buộc nữa, ư chẳng c̣n
đắm chấp, tức là dẹp được ba lớp
rào gai. Hiểu rơ sáu t́nh thức đều chẳng có gốc
ngọn, bèn ĺa khỏi sáu tên giặc đang tuốt
đao. Đấy đều là những chuyện Đại
Sĩ khéo tạo phương tiện để độ
thoát vậy.
3.2.2.2.2.2.2.2.2. Nguyện văn
(tứ
thiên vương mong được nghe)
(Kinh)
Tứ thiên vương ngôn: “Dụy nhiên! Thế Tôn, nguyện
nhạo dục văn”.
(經)四天王言‧唯然‧世尊‧願樂欲聞。
(Kinh:
Tứ thiên vương thưa: “Bạch Thế Tôn! Vâng ạ!
Con ưa thích mong được nghe”).
Trong kinh
Hoa Nghiêm, Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát nói: “Tương
thị hàm cung kính, nhất tâm tất chuyên ngưỡng,
như phong niệm hảo mật, như khát tư cam lộ”
(Nh́n ngắm, đều cung kính, nhất tâm chuyên chiêm
ngưỡng, như ong nghĩ mật ngon, như khát mơ
cam lộ). Nay [tứ thiên vương] cũng giống
như thế; v́ thế nói là “nguyện nhạo dục
văn”.
3.2.2.2.2.2.2.2.3. Chánh cáo (dạy bảo)
3.2.2.2.2.2.2.2.3.1. Lược thị
trùng phát nguyện ư (dạy sơ lược về
ư nghĩa v́ sao Bồ Tát phát nguyện nhiều lượt)
(Kinh)
Phật cáo tứ thiên vương: “Địa Tạng Bồ
Tát cửu viễn kiếp lai, ngật chí ư kim, độ
thoát chúng sanh, do vị tất nguyện. Từ mẫn thử
thế tội khổ chúng sanh, phục quán vị lai vô lượng
kiếp trung, nhân mạn bất đoạn. Dĩ thị
chi cố, hựu phát trọng nguyện”.
(經)佛告四天王‧地藏菩薩久遠劫來‧迄至於今‧度脫眾生‧猶未畢願。慈愍此世罪苦眾生‧復觀未來無量劫中‧因蔓不斷。以是之故‧又發重願。
(Kinh:
Đức Phật bảo tứ thiên vương: “Địa
Tạng Bồ Tát từ kiếp lâu xa măi cho đến nay
độ thoát chúng sanh, nhưng nguyện vẫn chưa trọn
hết. Ngài từ bi xót thương chúng sanh tội khổ,
lại quán trong vô lượng kiếp nơi đời vị
lai, cứ dây dưa chẳng dứt. Do v́ lẽ ấy, Ngài
lại phát trọng nguyện”).
Trước hết, thuật nguyện từ bi
thuở trước, kế đến là nêu ra ư nghĩa v́
sao Ngài lại phát nguyện. “Từ mẫn thử thế”
(Từ bi, thương xót
đời này): Kinh A Nan Phân Biệt chép: “Phật ân phi bất
đại, tội do chúng sanh cố. Thế trược
đa ác nhân, hoàn tự đọa điên đảo. Tự
tác chúng tội bổn, mạng tận văng vô trạch.
Đao kiếm giải thân h́nh, dương đồng ốc
kỳ khẩu. Tao ngộ chúng ách nạn, độc thống
bất khả ngôn. Nhược sanh hoàn vi nhân, hạ tiện
bần cùng trung” (Chẳng phải là ơn Phật không lớn,
mà là do chúng sanh tự tạo tội. Đời trược
có lắm kẻ ác, vẫn tự đọa vào điên
đảo. Tự gây các gốc tội, khi mạng hết,
sẽ ra đi không thể chọn lựa. Đao,
gươm xẻ thân h́nh, nước đồng sôi rót
đầy miệng. Gặp gỡ các thứ ách nạn,
đau khổ dữ dội chẳng thể nói được.
Nếu lại được làm người, th́ là kẻ
hạ tiện, nghèo túng). V́ thế, Đại Sĩ từ
mẫn độ thoát họ.
“Phục
quán vị lai” (Lại thấy trong
tương lai): Như kinh nói: “Thương sanh ngột mạng,
kỳ tội mạc đại, oán đối tương
báo, vô hữu đoạn tuyệt. Hiện thế bất
an, sổ phùng tai hung. Tử nhập địa ngục, xuất
ly nhân h́nh, đương đọa súc sanh, vị nhân
đồ cát, dĩ nhục cung nhân, vô hữu cánh thời.
Thế thế vi oán, hoàn tương báo thường. Thần
đồng h́nh dị, tội thâm như thị. Kư do nghiệp
duyên, triển chuyển tương nhân, thí như cát lũy,
lũy ư cù mộc, oanh khiên bất đoạn” (Tổn
hại sanh mạng, không tội nào lớn hơn, oán đối
báo đền, chẳng có lúc nào chấm dứt. [Người
phạm tội ấy] đời hiện tại bất
an, nhiều lượt gặp tai nạn hung hiểm. Chết
rồi đọa vào địa ngục, đánh mất
thân người, sẽ đọa làm súc sanh, bị người
khác cắt xẻ để lấy thịt cung ứng cho kẻ
khác, chẳng có lúc nào xong. Đời đời bị kẻ
oán trả thù. Thần thức chẳng đổi, thân h́nh
đă khác. Tội sâu như thế là do nghiệp duyên, xoay vần
làm nhân, ví như dây leo, bám vào cây to, quấn quít chẳng dứt).
“Mạn”
(蔓) thuộc loại dây leo. Ư nói
như dây leo tràn lan. Tả Truyện viết: “Vô sử tư
mạn, mạn, nan đồ dă” (Chớ để cho
chuyện xấu phát triển tràn lan; nó đă tràn lan th́ khó
thể thâu thập được). Nay nghiệp chằng
néo cái thân, hệt như dây leo mọc tràn lan trong hang, chỉ
thấy lá nó um tùm, chẳng có chỗ nào ngưng dứt!
Đấy là do Hoặc vun bồi nghiệp, do nghiệp
được phiền năo vun bồi mà sanh ra cái quả
trong vị lai, do sanh trong vị lai nên lại tạo nghiệp,
do nghiệp lại đọa vào khổ. Do v́ lẽ ấy,
lại nhọc nhằn Địa Tạng Đại
Sĩ phát nguyện cực trọng lần nữa, cũng
như dây leo tràn lan, phủ kín cả hang chẳng biết
đâu vào với đâu!
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2. Quảng minh
tùy cơ thuyết pháp (nói chi tiết về việc
Đại Sĩ tùy cơ thuyết pháp)
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.1. Đại
sĩ độ thoát
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.1.1. Tổng thị
phương tiện (dạy chung về
phương tiện)
(Kinh)
Như thị Bồ Tát, ư Sa Bà thế giới Diêm Phù
Đề trung, bách thiên vạn ức phương tiện,
nhi vi giáo hóa.
(經)如是菩薩‧於娑婆世界閻浮提中‧百千萬億方便‧而為教化。
(Kinh:
Trong Diêm Phù của thế giới Sa Bà, Bồ Tát dùng
trăm ngàn vạn ức phương tiện để
giáo hóa như thế đó).
Quang minh
giáo hóa ứng khắp các căn cơ, ứng hiện trọn
khắp Sa Bà. Bi nguyện tuyên dương rộng lớn,
đặc biệt lưu truyền nơi Nam Thiệm Bộ
Châu. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa nói: “Ba
nghiệp của Bồ Tát không ǵ chẳng lợi lạc
chúng sanh. Nay chỉ nói đến thân thuyết pháp, chẳng
nói đến ư, mà dùng hai nghiệp kia để ứng hợp
khít khao căn cơ của chúng sanh, đấy chính là sự
thiện xảo của ư vậy. Nay dùng phương tiện
thích đáng với thân luân và ư luân, nhằm xét soi thông suốt
căn cơ”. Câu kế tiếp chính là nói đến khẩu
luân thuyết pháp. “Trăm ngàn vạn ức” nhằm tỏ
rơ: Nghiệp dụng bất đồng của cái tâm, thực
hiện phương tiện hóa độ đối với
mỗi căn cơ mỗi khác. Như quyển thứ
mười bảy của bộ Đại Luận có viết:
“Pháp Thân Bồ Tát biến hóa vô lượng thân v́ chúng sanh
thuyết pháp, nhưng tâm Bồ Tát chẳng
có phân biệt. Như cây đàn của A Tu La thường tự
phát ra tiếng, tùy ư tấu nhạc, chẳng cần người
khảy, chẳng tán tâm, chẳng nhiếp tâm, do
phước đức báo sanh, cho nên có thể tùy ư người
nghe mà phát ra tiếng”. Pháp Thân Bồ Tát cũng giống
như thế, chẳng phân biệt, cũng chẳng tán tâm,
cũng chẳng có tướng thuyết pháp, do vô lượng
phước đức, Thiền Định, trí huệ, tùy ư phát ra đủ mọi
âm thanh. V́ thế, kinh Thập Luân tán thán: “Hiện tác chủng
chủng thân, vị chúng sanh thuyết pháp, cụ túc Thí công đức,
bi mẫn chư chúng sanh” (Hiện đủ mọi thứ thân, v́ chúng
sanh thuyết pháp, trọn đủ công đức Thí,
thương xót các chúng sanh) là nói về ư này vậy.
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.1.2. Biệt minh
thuyết pháp (nói riêng về các phương
tiện thuyết pháp)
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.1.2.1. Chánh minh
tùy cơ thuyết hóa (nói về sự tùy thuận
căn cơ để thuyết pháp, hóa độ)
Phàm là bậc có thể
thuyết pháp th́ có nhuyễn ngữ và khổ ngữ sai
khác; giáo pháp được ban bố có Chân Đế và Tục
Đế khác biệt. Do căn cơ phức tạp, hạnh
sai khác, khiến cho
giáo pháp khác biệt và cách hóa độ không giống nhau.
Hỏi:
Nghiệp báo khổ ấy đă chẳng phải là thiện
sự, [vậy th́] chẳng bằng nói thẳng vào điều
thiện khiến cho họ tu tập, cần ǵ phải xứng
theo t́nh kiến của họ để nói những nghiệp khổ?
Đáp: Nhân,
quả, thiện, ác cần phải đối ứng với
pháp. Nếu không nói lỗi của tham, sân v.v… sẽ do
đâu mà hiển thị những thiện pháp? Nếu không
tuyên xưng tam đồ là khổ, sẽ chẳng có cách
nào hiển thị niềm vui trong cơi nhân, thiên! V́ thế, cần
phải nói ra những hành vi tạo tội của phàm phu
để người ta hay biết, sẽ chán ĺa, trở
về với thiện. Nếu là kẻ độn căn,
nghe những nghiệp khổ ấy, khi họ sanh ḷng chán
nhàm, sẽ liền cầu niềm vui thế gian. Do đó,
họ chuyển tâm, tu các phước nghiệp. Nếu là bậc
lợi căn, nghe những khổ nghiệp ấy, khi sanh
tâm chán nhàm, liền cầu giải thoát. Do vậy mà chuyển
tâm, có thể tu đạo quán, liền có thể từ
trong Hoặc, dấy lên cái nhân xuất
ly. V́ thế, kinh dạy: “Nhất thiết phiền năo
giai thị Phật chủng” (Hết thảy phiền
năo đều là chủng tử để thành Phật). Do đó, biết khổ nghiệp chính
là cái gốc để chán ĺa, là cái duyên để dấy
lên điều thiện; v́ vậy, cần phải nói ra. Nếu
chẳng nói những ác nghiệp, những hành vi tạo tội
ấy, chúng sanh do chẳng nhận biết, sẽ cứ
thường làm chẳng dứt. Tuy xứng theo t́nh kiến
của họ mà nói các lỗi ác, nhưng ngoài tâm, chẳng có nghiệp khổ
nào khác. Do kẻ ngu chưa thấu hiểu, cho nên nhất
định cần phải nói đến tội. V́ thế,
nương theo Tục Đế, thốt lời cay đắng,
thiết tha để giáo hóa họ. Nay luận bàn về
điều thứ nhất.
(Kinh)
Tứ thiên vương! Địa Tạng Bồ Tát,
nhược ngộ sát sanh giả, thuyết túc ương
đoản mạng báo. Nhược ngộ thiết đạo
giả, thuyết bần cùng khổ sở báo. Nhược
ngộ tà dâm giả, thuyết tước, cáp, uyên
ương báo.
(經)四天王‧地藏菩薩‧若遇殺生者‧說宿殃短命報。若遇竊盜者‧說貧窮苦楚報。若遇邪婬者‧說雀鴿鴛鴦報。
(Kinh:
Này tứ thiên vương! Địa Tạng Bồ Tát nếu
gặp kẻ sát sanh, bèn nói báo ứng đoản mạng do túc ương
(ương họa trong quá khứ). Nếu gặp kẻ trộm
cắp, sẽ nói bị báo ứng bần cùng, khổ sở.
Nếu gặp kẻ tà dâm, sẽ nói báo ứng làm chim công[15],
bồ câu, uyên ương).
Trước
hết, nêu lên quả báo của Thập
Ác. Giết,
trộm, dâm là ba điều ác nơi thân. Sát sanh là tội nặng,
nên nêu ra trước hết. Ai nấy đều yêu quư mạng
sống, con vật nào cũng đều tham sống, ngay cả
những thứ hàm linh ngọ ngoạy (sâu bọ) cũng
đều có Phật Tánh. Giết chúng để ăn, tức
là giết chư Phật. [Do vậy], thường đọa
trong tam đồ, chịu vô lượng khổ. Nếu
được làm người, các căn chẳng đầy
đủ, thọ mạng tổn giảm. Như một
con quỷ hỏi ngài Mục Liên: “Tôi sanh ra con trai, con gái,
nhưng chúng nó đều chết
sớm, nghĩ tưởng [gịng dơi sẽ bị] đoạn
tuyệt. Do tội ǵ mà đến nỗi như thế?” Ngài Mục Liên đáp: “Khi
ngươi làm người, thấy con cái sát sanh, bèn giúp cho
chúng nó vui thích, cùng nhau ăn thịt những con vật
ấy. Do giết chóc nên đoản mạng, do hoan hỷ nên
đau đớn”.
“Thiết
đạo” (竊盜, trộm cắp): Tuân Tử
nói: “Lén lấy vật dụng th́ gọi là Đạo”.
Tiền bạc, ngọc, lụa, là những thứ để
nương cậy bên ngoài. Phan, hoa, vật dụng của
Tăng là những thứ nội cúng dường. Trộm
những thứ bên ngoài th́ có thể sám hối, ăn cắp
những thứ nội cúng dường, sẽ khó cứu nổi! [Do tội
báo ấy] thường ở trong tam đồ, chịu khổ
vô lượng. Nếu được làm người, sẽ
bần cùng, khốn khổ, chư thiên ĺa bỏ. Tức là
ngoài không có ǵ để nương cậy, trong th́ không có
phước đức; cho nên đến nỗi bần cùng,
khổ sở. Kinh Đăng Chỉ nói: “Đương
tri bần cùng tỷ ư địa ngục. Bần cùng cẩu
sanh, dữ tử vô biệt. Tân khổ đồ độc,
thế sở vô ngẫu” (Hăy nên biết nghèo túng ví
như địa ngục. Nếu sống bần cùng khác ǵ
đă chết. Đắng cay, nhọc nhằn, khổ sở,
trong đời không có ǵ sánh bằng). Kinh có mấy
ngàn lời để rộng cảm thán nỗi khổ sở v́ bần cùng.
Tà dâm
như đă nói trong phần trên. Từ ngữ Ma Do La (Māyūra)
trong tiếng Phạn được cơi này dịch là Khổng
Tước (孔雀, chim công). Tánh nó đố kỵ, thích khoe đuôi, không
cần bạn phối ngẫu, ăn nằm với cả
rắn, là loài vật dâm dục. Chữ Ca Bô (Kapotaka) trong tiếng
Phạn, Hán dịch là Cáp (鴿, chim bồ câu). Bồ
câu thích giao phối nhất. Thông thường th́ chim trống
đạp chim mái, loài này th́ chim
mái đè chim trống. V́ thế, “chim công bốn mùa có con,
bồ câu mỗi tháng đều sanh con”. Chữ Chước
Ca La Bà (Cakravāka) trong tiếng Phạn
được cơi này dịch là Uyên Ương, tức là một
loài chim luôn có cặp. Đậu th́ cùng sánh đôi, bay th́
cùng bay đôi, chim trống và chim mái chưa từng rời
nhau. Nếu người ta bắt mất một con, con c̣n
lại sẽ nhớ thương rồi chết. V́ thế nói: “Chim
khách thích vụng trộm bên ngoài, uyên ương thích tưởng
nhớ nhau”. Thế tục nói chim trống gọi là Uyên
(鴛), chim mái gọi là Ương
(鴦). Nếu sanh trong loài người,
sẽ mắc hai thứ quả báo sau đây: Bản thân hay
bị thưa kiện, bị vương pháp trừng phạt.
(Kinh)
Nhược ngộ ác khẩu giả, thuyết quyến
thuộc đấu tránh báo. Nhược ngộ hủy báng
giả, thuyết vô thiệt, sang khẩu báo.
(經)若遇惡口者‧說眷屬鬬諍報。若遇毀謗者‧說無舌瘡口報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ ác khẩu, [bảo họ] sẽ bị
báo ứng quyến thuộc đấu đá, tranh chấp.
Nếu gặp kẻ hủy báng, nói sẽ bị báo ứng
không lưỡi, miệng lở).
Đấy
là bốn quả báo nơi miệng. Ác khẩu là một loại,
c̣n “hủy báng” bao gồm cả ba thứ. Do khi hủy
báng, sẽ trọn đủ vọng ngôn, lưỡng thiệt
v.v… Về sau, được sanh làm người, sẽ có hai dư báo: Thường
nghe tiếng ác, và luôn bị thưa kiện. V́ thế, trong
kinh Báo Ân, đức Phật bảo ngài A Nan: “Nhân sanh thế
gian, họa tùng khẩu xuất. Đương hộ
ư khẩu, thậm ư mănh hỏa. Mănh hỏa xí nhiên,
thiêu thế gian tài. Ác khẩu xí nhiên, thiêu thất thánh tài”
(Người sống trong thế gian, họa từ miệng
ra. Hăy nên giữ ǵn cái miệng v́ [lỗi họa do miệng]
c̣n hơn lửa dữ. Lửa dữ cháy hừng hực,
đốt của cải thế gian. Ác khẩu cháy hừng
hực, đốt rụi thất thánh tài). Tai họa của
hết thảy chúng sanh do miệng mà ra; “lưỡi búa hủy
thân, cái họa diệt thân” chính là nói đến chuyện
này!
“Hủy
báng” là hủy nhục, phỉ báng. Kinh Đại
Phương Quảng Tổng Tŕ nói: “Báng pháp chi nhân, cực
đại trọng nghiệp, đọa tam ác đạo,
nan khả xuất ly. Dĩ báng tha cố, thất thập
kiếp trung, thọ đại khổ
năo, huống bỉ ngu nhân thật vô sở tri, nhi tự cống
cao. Năi chí phỉ báng nhất tứ cú kệ, định
đọa địa ngục, vĩnh bất kiến Phật,
đắc vô nhăn, vô thiệt chi báo. Cố bất khả bất
thận dă!” (Kẻ báng pháp tạo nghiệp tột bậc
to nặng, đọa vào ba ác đạo, khó thể thoát
ĺa. Do báng kẻ khác, trong bảy mươi kiếp, hứng
chịu khổ năo to lớn. Huống chi kẻ ngu ấy thật sự
chẳng biết ǵ, mà c̣n tự kiêu căng. Dẫu chỉ
phỉ báng một bài kệ bốn câu, nhất định
đọa vào địa ngục, vĩnh viễn chẳng
thấy Phật, mắc quả báo không mắt, không lưỡi.
V́ thế, chớ nên không cẩn thận).
(Kinh)
Nhược ngộ sân khuể giả, thuyết xú lậu
lung tàn báo. Nhược ngộ xan lận giả, thuyết
sở cầu vi nguyện báo. Nhược ngộ ẩm thực
vô độ giả, thuyết cơ khát yết bệnh báo.
(經)若遇瞋恚者‧說醜陋癃殘報。若遇慳悋者‧說所求違願報。若遇飲食無度者‧說饑渴咽病報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ nóng giận, nói sẽ bị báo ứng
xấu xí, tàn phế. Nếu gặp kẻ keo kiệt, nói sẽ
bị báo ứng mong cầu chẳng được toại
ư. Nếu gặp kẻ ăn uống vô độ, nói sẽ
bị báo ứng đói khát, mắc bệnh về họng).
Đây là
chỉ dạy về ba quả báo thuộc về ư. Kinh Phân
Biệt Thiện Ác Sở Khởi nói: “Nhân ư thế
gian thường hỷ sân khuể, bất biệt thiện
ác, tử nhập Thái Sơn, sổ thiên vạn tuế. Xuất
sanh vi nhân, diện mục thường ác. Kim kiến ác sắc
nhân, giai túc mạng sân khuể sở trí” (Người ở trong thế gian
mà thường thích nóng giận, chẳng phân biệt thiện,
ác, chết rồi sẽ vào Thái Sơn mấy ngàn vạn
năm. Sanh ra làm người th́ diện mạo thường
hung ác. Nay thấy kẻ sắc diện hung ác đều là
do đời trước nóng giận mà ra).
“Xan lận”
(Keo kiệt): Bản kinh
vừa trích dẫn trên đây có chép: “Nhân đắc tài sản,
xan tham, bất khẳng bố thí, bất ái thị chư
gia. Bần cùng giả bất cấp dữ, bất cúng sự
sa-môn, đạo sĩ, bất dữ khất nhi, bệnh
nhân. Thực ẩm bất cảm tự băo, y bị bất
cảm tự hoàn. Nhân hô thủ tài nô, hằng hà tàm quư. Tử
đọa ngạ quỷ, kiến thủy tẩu ẩm,
tiện hóa tiêu đồng, nùng huyết. Sanh xuất vi nhân,
bần cùng đống ngạ, hung bất năng đắc.
Kim hữu bần cùng khất nhân, giai túc thế xan tham si chủng
sở trí” (Người có tài sản, nhưng keo kiệt,
tham lam, chẳng chịu bố thí, chẳng biết xem xét,
thương mến người khác. Đối với kẻ
bần cùng chẳng ban cho, chẳng cúng dường, phụng
sự sa-môn, đạo sĩ, chẳng cho kẻ ăn mày
hay người bệnh. Tự ḿnh chẳng dám ăn no; áo,
mền chẳng dám có đủ. Người khác gọi kẻ
đó là “đầy tớ giữ của”, luôn ôm nỗi hổ
thẹn. Chết đi, đọa làm ngạ quỷ, trông
thấy nước bèn chạy đến uống, nước
liền hóa thành đồng nung chảy, máu mủ.
Được sanh làm người, sẽ nghèo túng, chết
rét, chẳng có ǵ để bỏ bụng. Nay có những kẻ
ăn mày nghèo túng, đều là do chủng tử keo kiệt,
tham lam, si mê trong đời trước tạo ra).
Ăn uống
cố nhiên là chuyện chẳng thể thiếu trong cuộc
đời, nhưng ắt phải có lúc, có hạn lượng.
Kinh Cửu Hoạnh có nói chuyện ăn không có chừng mực.
Du Già Sư Địa Luận nói ăn quá mức sẽ dẫn
đến cái chết ngang xương. V́ thế, cần phải
biết điều độ (chẳng có điều độ
th́ chính là si). Tuân Tử nói: “Lười nhác, mong sống
an nhàn, trốn việc, vô liêm sỉ, mà tham ăn
tục uống th́ có thể gọi là một gă trai trẻ
xấu xa vậy”. Kinh Ngũ Khổ Chương Cú
nói: “Thực vô tiết độ, ẩm tửu, tham vị,
thị nhữ trọng đảm. Bất xả đảm
giả, hậu nhập địa ngục” (Ăn không có
chừng mực, tham vị ngon, chính là gánh nặng của
ngươi. Chẳng bỏ gánh nặng, sau đó, sẽ vào
địa ngục). Dựa theo đó, đói khát, bệnh về
họng chỉ mới là hoa báo. Chữ Yết (咽) trong
Yết Hầu (咽喉) đọc là Yết.
Yết hầu có hai lỗ hở, cùng dẫn vào khoang bụng,
nhưng vận hành khác nhau. Phía trước họng (chỗ
có lưỡi gà đậy khí quản) chủ
xuất, tức là con đường quan trọng để
hơi thở ra vào. Phía sau yết hầu th́ chuyên để
nuốt, là cửa ải để vận chuyển đồ
ăn thức uống. Chữ Yết trong “yết bệnh”
(咽病, bệnh về họng), nghĩa
bế tắc, tức là bệnh ăn bị nghẹn (hoặc
nuốt đồ ăn khó khăn, ăn vào sẽ ói ra).
Đấy chính là khí hóa ở vùng tam tiêu [trong cơ thể]
không vận hành đúng mức, đến nỗi bị
nghịch khí ở giữa ngực, chẳng nuốt đồ
ăn thức uống xuống được. Kinh Đại
Bảo Tích nói: “Như yết tắc bệnh, tức
năng đoạn mạng” (Nếu bị bệnh nghẽn
yết hầu th́ có thể mất mạng); đúng là giống
như tướng trạng của ngạ quỷ trong phần
trước.
(Kinh)
Nhược ngộ điền liệp tứ t́nh giả,
thuyết kinh cuồng táng mạng báo. Nhược ngộ bột
nghịch phụ mẫu giả, thuyết thiên địa tai
sát báo. Nhược ngộ thiêu sơn lâm mộc giả,
thuyết cuồng mê thủ tử báo. Nhược ngộ
tiền hậu phụ mẫu ác độc giả, thuyết
phản sanh tiên thát hiện thọ báo. Nhược ngộ vơng
bộ sanh sồ giả, thuyết cốt nhục phân ly
báo.
(經)若遇畋獵恣情者‧說驚狂喪命報。若遇悖逆父母者‧說天地災殺報。若遇燒山林木者‧說狂迷取死報。若遇前後父母惡毒者‧說返生鞭撻現受報。若遇網捕生雛者‧說骨肉分離報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ mặc sức săn bắn, bèn nói sẽ
bị báo ứng kinh hăi, điên cuồng, mất mạng. Nếu
gặp kẻ trái nghịch cha mẹ, bèn nói sẽ bị báo
ứng trời đất giáng tai ương giết chết.
Nếu gặp kẻ đốt núi rừng, cây cối, bèn
nói sẽ bị báo ứng cuồng mê đến chết. Nếu
gặp kẻ làm cha mẹ kế mà ác độc [đối
với con riêng của chồng hay vợ], bèn nói sẽ bị
báo ứng sanh trở lại [làm con cái của chúng nó] để
bị đánh đập. Nếu gặp kẻ giăng
lưới săn bắt chim non, bèn nói sẽ bị báo ứng
cốt nhục chia ĺa).
Kế
đó, nói về quả báo của các nghiệp khác nhau.
Săn bắn được khởi xướng bởi Mật
Hy Thị[16].
Do trong thiên hạ có nhiều loài thú, ông ta bèn dạy dân
săn bắn, truy đuổi cầm thú, để trừ
hại cho ruộng nương. V́ thế, xuân sưu, hạ
miêu, thu tiển, đông thú[17] đều
gọi là Liệp (獵, săn bắn). Nay
săn bắn chỉ nhằm cầu lợi và thỏa thích
cái miệng, mặc t́nh sát hại, cho nên đọa trong tam
đồ. Sanh ra làm người, ắt bị quả báo
kinh hăi, điên cuồng, mất mạng, như ngă xuống sông, rơi xuống
hào, bị ngựa giẫm, xe đụng bị
thương v.v… (Xưa kia, có một ông trưởng giả
giàu có, chỉ sanh được một trai. Nó vừa mới
cưới vợ được bảy ngày, do hái hoa cho vợ
mà té khỏi cây chết tươi! Trưởng giả hỏi
nguyên do, đức Phật dạy: “Xưa kia có một
đứa trẻ giương cung bắn chim sẻ, bên cạnh
có ba người cổ vũ tạo hứng cho nó. Hiện
thời, cha mẹ và vợ [của đứa con đă chết]
chính là ba người xưa kia đă cổ vũ”).
Ổ Ba
Đệ Thước trong tiếng Phạn, cơi này dịch
Phụ Mẫu. Bột (𡥏) là đứa con trái
nghịch. Chữ Bột do Tử (子) và Xuất (出) ghép lại, [hàm ư: Con
cái] chẳng ngó ngàng đến cha mẹ. Ḷng hiếu vốn
là đối với đấng sanh ra ta, ḷng nhân bắt nguồn
từ đó. Đấy gọi là Thuận Đức. Quên
mất gốc, chẳng yêu thương cha mẹ, th́ gọi
là Nghịch Đức, chẳng thuộc về loài người.
Đă hành tà đạo, tự nhiên sẽ bị tai ương
trời tru đất diệt! (Theo Quy Tâm Lục ghi chép, vào
đời Tề, Hà Quân B́nh ở Tương Châu, mẹ là
Bùi Thị đẻ ra B́nh lúc c̣n rất trẻ, sau đó không
mang thai được nữa. Cha mẹ yêu quư Quân B́nh
như tṛng mắt. Cho đến lúc hai mươi tuổi,
không cho con ở pḥng khác. Cha do đi sứ phải xuất
ngoại, mẹ con gian díu với nhau. Về sau, cha trở
về nhà, Quân B́nh bèn cùng mẹ giết cha, chôn ở vườn
sau. Trời giáng sấm sét, lộ xác cha ra. Sau đó, sét
đánh xuống thân Quân B́nh, ghi rơ nhân duyên. Họ hàng, láng giềng
báo quan, truyền đến
tai hoàng đế. Vua sắc truyền giết Bùi Thị,
không cho thu nhặt hài cốt mai táng. Đấy chính là tội
dâm mẹ, giết cha, trái lư, nghịch luân thường, phạm
tội bậc thượng như loài lợn, chó. V́ thế,
phơi thây để hạch
tội như
thế).
“Thiêu
núi rừng, cây cối”: Tổn thương sanh mạng
quá nhiều! Kinh Phạm Vơng dạy: “Nhược Phật
tử dĩ ác tâm cố, phóng hỏa phần thiêu sơn
lâm, khoáng dă, nhất thiết hữu t́nh vật bất
đắc cố thiêu, đản nhất thiết thế
nhân tâm hoài thảm độc, phần thiêu sơn dă. Hoặc
nhân phong phóng hỏa, năo hại nhất thiết; cố đắc mê cuồng thủ tử
chi báo” (Nếu Phật tử
do ác tâm mà phóng hỏa thiêu đốt núi rừng, đồng
hoang, đối với hết thảy loài vật hữu
t́nh, chẳng được cố ư thiêu đốt,
nhưng hết thảy người đời ôm ḷng thảm
độc, thiêu đốt núi non, rẫy bái, hoặc theo hướng gió mà
phóng hỏa, năo hại hết thảy. V́ thế, mắc phải
báo ứng cuồng mê đến chết). Xưa kia, quan Tư Mă họ
Đỗ xứ Cù Châu, thoạt đầu làm quan úy tại
Lạc Dương. Vùng Ngọ Kiều ở phía Nam thành [Lạc
Dương] có nhà dân bị hỏa hoạn, thiêu chết mấy
người. Chợt có một người chạy loạng
choạng đến cửa huyện nha, chạy vọt ra
rồi lại chạy vào. Ông Đỗ sai người bắt
lấy tra hỏi, hắn ta thưa: “Tôi chính là người
giết cư dân ở Ngọ Kiều. Tôi kết bè kéo
đảng với năm đứa khác, cướp tài vật
cả mấy trăm ngàn, rồi thừa cơ phóng hỏa
đốt trụi. Khi sắp trốn thoát, chân chẳng thể
bước lên được. Sáng ra, đi về phía Nam,
có lửa cản đường. Do vậy, chạy về
phía Bắc, lại có lửa nung tâm, xua chạy vào cửa
huyện nha, tự biết chẳng thoát khỏi được!”
Ông Đỗ bèn bắt trọn băng cướp, giải
lên quận tử h́nh). Theo Tam Pháp Độ Luận, Khốc
địa ngục chính là chỗ trả báo của những
kẻ hỏa thiêu đồng hoang và hun đốt hang
động của chúng sanh.
“Tiền
hậu phụ mẫu” tức là cha hay mẹ kế. Do nó
chẳng phải là con do chính ḿnh đẻ ra, bèn đối
xử ác độc. Như kế mẫu của Đại
Thuấn hoặc Mẫn Tổn (Mẫn Tử Khiên) là hạng
người ấy. “Phản sanh tiên thát hiện thọ”:
Tạo hóa xoay chuyển vô thường, thế cuộc xoay
vần, [cha mẹ ghẻ độc ác ắt phải]
đền trả trong đời khác, hoặc ngay trong
đời hiện tại, [do đánh đập] lỡ tay
đến nỗi con bị chết mất, đành phải
chịu tội chốn công đ́nh. Hoặc con bị dồn
ép căm phẫn quá mức, đánh đấm ngược
lại, làm sao có thể nói nhất định cho được?
Người đời nay chẳng biết lư này, cứ mặc
sức đ̣n vọt, chỉ sợ là ngay trong đời
này báo ứng chẳng sai!
“Vơng bộ
sanh sồ” (Giăng lưới bắt
chim non): “Sồ” (雛) là chim non. Chim mới
sanh có thể tự mổ th́ gọi là Sồ. Hoặc
giăng lưới để bẫy, hoặc bắt sống,
đều chuốc lấy báo ứng cốt nhục chia
ĺa. Do người và chim thân h́nh tuy khác, t́nh mẹ con giống
hệt như nhau (Xứ Tân Cam có Dương Sanh sống bằng
nghề bắt chim sẻ. Một hôm, có con chim én đậu
trên cây, Sanh cầm sào có nhựa dính trèo lên [toan bắt], cành
gẫy bèn ngă xuống, đầu đâm vào sào, thấu tới
óc, chảy máu đầm đ́a mà chết). V́ thế, Đại
Thừa lẫn Tiểu Thừa đều răn cấm
chuyện này!
(Kinh)
Nhược ngộ hủy báng Tam Bảo giả, thuyết
manh, lung, ấm, á báo. Nhược ngộ khinh pháp mạn
giáo giả, thuyết vĩnh xử ác đạo báo. Nhược
ngộ phá dụng thường trụ giả, thuyết ức
kiếp luân hồi địa ngục báo. Nhược ngộ
ô phạm vu tăng giả, thuyết vĩnh tại súc sanh
báo.
(經)若遇毀謗三寶者‧說盲聾瘖瘂報。若遇輕法慢教者‧說永處惡道報。若遇破用常住者‧說億劫輪迴地獄報。若遇污梵誣僧者‧說永在畜生報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, nói sẽ bị
báo ứng mù, điếc, ngọng, câm. Nếu gặp kẻ
khinh mạn giáo pháp, nói sẽ bị báo ứng vĩnh viễn
ở trong ác đạo. Nếu gặp kẻ xài phung phí của
thường trụ, bèn nói sẽ bị báo ứng ức
kiếp luân hồi trong địa ngục. Nếu gặp
kẻ ô nhục, mạo phạm, vu hăm Tăng Già, nói sẽ
bị báo ứng vĩnh viễn làm súc sanh).
Đây là
nói về quả báo đối với Tam Bảo. Phật
như y vương, pháp như thuốc hay, Tăng như
người xem bệnh. Nay hủy báng tức là chẳng có
tín tâm. Kinh Thập Luân nói: “Nhược hữu Sát-lợi
Chiên-đà-la, ư Tam Bảo sở khởi ư ác tâm, nhất
thiết chư Phật sở bất năng cứu,
thường đọa địa ngục, ngạ quỷ,
súc sanh. Nhược đắc vi nhân, manh, lung, ấm, á”
(Nếu có kẻ Chiên-đà-la trong gịng Sát-lợi khởi
tâm ác đối với Tam Bảo, hết thảy chư Phật
đều chẳng thể cứu, thường đọa
trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu
được làm người th́ mù, điếc, ngọng,
câm). Than ôi! Mù th́ vĩnh viễn chẳng thấy tướng
Tam Bảo. Điếc th́ vĩnh viễn chẳng nghe danh tự
Tam Bảo. Ngọng câm th́ vĩnh viễn chẳng thể
tán dương đức của Tam Bảo được.
Tuy sống mà như đă chết, tối tăm như trong
đêm dài. V́ thế, kinh dạy: “Ninh thôn nhiên thán, vô báng
tam tôn dă” (Thà nuốt than hồng,
chẳng báng Tam Bảo).
“Khinh
pháp mạn giáo”: Như trong kinh Kiên Ư, đức Phật
bảo ngài A Nan: “Ngă kim Thiền Định, lân
thương thế nhân, bất tri Phật đạo chân chánh
hoằng thâm, nhi dĩ thiển ngụy khinh bạc chi ngôn,
dục thiết tật tâm, báng hủy đạo căn, hoặc
hoại đạo pháp, khinh hủy sa-môn, cập Ưu-bà-tắc,
ác khẩu, vọng ngôn.
Đương minh thử nhân, vi tội sở khiên” (Ta nay trong Thiền
Định, thương xót người đời do chẳng
biết Phật đạo thật sự rộng sâu, bèn
dùng lời lẽ nông cạn, hư ngụy, khinh bạc,
toan dùng cái tâm ganh ghét để hủy báng gốc đạo,
khinh hủy sa-môn và Ưu-bà-tắc, ác khẩu, nói dối.
Hăy nên biết người ấy bị tội lôi dắt).
Kinh Thắng Thiên Tử nói: “Nhược hữu pháp
sư lưu thông thử kinh, thử địa tức thị
Như Lai sở hành. Ư bỉ pháp sư, đương
sanh thiện tri thức tâm, tôn trọng chi tâm, do như Phật
tâm. Ngă nhược trụ thế nhất kiếp, nhược
giảm nhất kiếp, thuyết thị lưu thông thử
kinh pháp sư công đức, bất năng cứu tận”
(Nếu có pháp sư lưu thông kinh này, nơi ấy chính là
chỗ Như Lai đi, hăy nên đối với pháp sư
mà sanh tâm coi như thiện tri thức, tâm tôn trọng, tâm
coi như Phật. Nếu ta trụ thế một kiếp,
hoặc ít hơn một kiếp, nói công đức của
vị pháp sư lưu thông kinh này, chẳng thể nói trọn
hết được). Nay đă khinh mạn giáo pháp, ai cứu
giúp, che chở được? Vĩnh viễn ở trong ba
ác đạo, hứng chịu ngàn vạn ức khổ năo;
muốn được làm thân người, [khó khăn]
như rùa mù [từ đáy biển ngoi lên] gặp đúng bộng
cây nổi vậy!
“Phá dụng
thường trụ” (Xài phung phí của thường trụ)
như trong phần trên [đă giải thích]. “Ô phạm”
như trong phần trước [đă giải thích]. “Vu
tăng” (vu báng tăng) là dùng vô căn ba-la-di[18], báng các vị
tỳ-kheo. Như ông Câu Già Ly (Kokālika) báng bổ ngài Thân Tử
(Xá Lợi Phất) và Mục Liên hành bất tịnh hạnh,
bèn cảm thân sanh ghẻ độc, đọa vào địa
ngục Đại Liên Hoa, thè lưỡi to lớn, năm
trăm cái đinh đóng xuống, năm trăm lưỡi
cày cày lên! Vậy th́ vĩnh viễn làm súc sanh vẫn là
dư báo sau khi làm quỷ trong địa ngục vậy!
(Kinh)
Nhược ngộ thang, hỏa, trảm, chước
thương sanh giả, thuyết luân hồi đệ
thường báo. Nhược ngộ phá giới phạm
trai giả, thuyết cầm thú cơ ngạ báo. Nhược
ngộ phi lư hủy dụng giả, thuyết sở cầu
khuyết tuyệt báo.
(經)若遇湯火斬斫傷生者‧說輪迴遞償報。若遇破戒犯齋者‧說禽獸饑餓報。若遇非理毀用者‧說所求闕絕報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ dùng nước sôi, lửa, chặt,
chém tổn thương chúng sanh, bèn nói sẽ bị báo ứng
luân hồi đền trả. Nếu gặp kẻ phá giới,
phạm trai, bèn nói sẽ bị báo ứng làm cầm thú
đói khát. Nếu gặp kẻ phi lư hủy hoại vật
dụng, bèn nói sẽ bị báo ứng những thứ cần
dùng bị thiếu thốn hoặc chẳng có).
Đây là
nói về quả báo của các nghiệp khác nhau. “Thang, hỏa,
trảm, chước” là cách để sát sanh. Dùng nước sôi (thang) để vặt lông, dùng lửa (hỏa) để nướng thân (hỏa), hoặc chặt đầu (trảm), hoặc chém chân (chước). Kinh nói: “Dĩ nhân thực
dương, dương tử vi nhân, hỗ tương
thôn đạm, vô hữu cùng dĩ” (Do người
ăn dê, dê chết thành người, ăn nuốt lẫn
nhau, chẳng có cùng tận). V́ thế nói “luân hồi
đệ thường” (luân hồi lần lượt
đền trả).
“Phá giới”:
Nếu phá luật nghi, thô tội dễ thấy; nếu
như [kẻ ấy] mang h́nh tượng tương tự
tŕ giới th́ tế ác (điều ác vi tế) sẽ khó biết.
Trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, đức Phật bảo
ngài Ca Diếp: “Hữu tứ chủng phá giới tỳ-kheo,
tự như tŕ giới. Nhất, hữu tỳ-kheo ư giới
kinh trung, tận năng cụ hành, nhi thuyết hữu ngă.
Nhị, hữu tụng tŕ kinh luật, thủ hộ giới
hạnh, ư thân kiến trung bất động, bất
ly. Tam, hữu cụ hành thập nhị Đầu Đà,
nhi kiến chư pháp định hữu. Tứ, hữu
duyên chúng sanh hành từ tâm, văn chư hành vô sanh tướng,
tâm tắc kinh bố. Thị danh phá giới tự như
tŕ giới” (Có bốn loại tỳ-kheo phá giới mà
dường như tŕ giới. Một là có tỳ-kheo đối
với giới kinh đều có thể hành trọn đủ,
nhưng nói có Ngă. Hai là có tỳ-kheo tụng tŕ kinh luật,
thủ hộ giới hạnh, nhưng đối với
Thân Kiến chẳng động, chẳng ĺa. Ba là có kẻ
hành trọn mười hai hạnh Đầu Đà,
nhưng thấy ‘các pháp nhất định là có’. Bốn là
có kẻ hành từ tâm đối với chúng sanh, nhưng
nghe các hành chẳng có tướng sanh, tâm bèn kinh sợ.
Đó gọi là phá giới mà giống như tŕ giới).
“Phạm
trai” là như đức Phật trả lời ngài Xá Lợi
Phất: “Phi thời thực thị phá giới nhân, thị
phạm đạo nhân. Dữ giả diệc nhiên, phi ngă
đệ tử, thị danh đạo thực phi pháp chi nhân.
Đạo dữ, đạo thọ phiến diêm, phiến
tạc, giai tử đọa Tiêu Tràng địa ngục,
thôn nhiệt thiết hoàn. Tùng địa ngục xuất,
sanh trư cẩu trung, thực chư bất tịnh. Hựu
sanh ác điểu, nhân quái kỳ thanh. Năi chí ngạ quỷ
thực phẩn, nhân trung bần tiện” (Kẻ ăn
phi thời là người phá giới, là kẻ phạm tội
trộm cắp! Người cho [kẻ ấy ăn]
cũng giống như thế, chẳng phải là đệ
tử của ta, mà gọi là “kẻ trộm ăn, phi pháp”.
Trộm cho, trộm nhận chút muối, chút dấm, chết
đi đều sẽ đọa vào địa ngục
Cháy Ruột, nuốt ḥn sắt nóng. Từ địa ngục
thoát ra, sanh trong loài lợn, chó, ăn những thứ bất
tịnh. Lại sanh làm chim ác, người ta ghét sợ tiếng
của nó. Cho đến làm quỷ đói ăn phân, hoặc
là kẻ bần tiện trong loài người). Theo kinh Chánh
Pháp Niệm Xứ, thọ thân chim Giá Tra Ca (Caṭaka, sợ là tên tiếng Phạn của chim ngói, vẫn đợi người
tra cứu), chỉ uống nước mưa từ trời,
ngửa mỏ mà đợi, chẳng thể uống những
thứ nước khác. Do vậy, chúng thường bị
đói khát!
“Phi lư
hủy dụng” (Phi lư hủy hoại vật
dụng): “Dụng” [ở đây] là vật dụng. Hoặc
do tức tối mà tự hủy hoại, hoặc do ác tâm làm
tổn hại người khác. Ấy là v́ những vật
dụng là những món cần thiết của con người.
Cày cấy th́ phải có lưỡi cày, cái bừa, thợ
thuyền th́ phải có búa, đục, trong nhà th́ có những
thứ gia dụng, đi đường th́ có những thứ
dù, lọng, các vật dụng để đi đường.
Thuyền xe th́ sào, mái chèo, đ̣n ngang, càng xe[19]. Nay bỗng
dưng vô cớ hủy hoại, sẽ tự cảm vời
quả báo những thứ cần dùng thiếu thốn hoặc
chẳng có! (Xưa kia, tại vùng Sa Đầu huyện
Thái Thương, có gă họ Trầm, hàng xóm có các thứ
lưới đánh cá, hoặc lưỡi cày có bánh xe v.v… hắn
đều mượn rồi ngầm phá hư. Một hôm,
vợ của đứa con trai về thăm bố mẹ
ruột, [cô ta] đi chưa được
một dặm, bỗng mưa băo, sấm sét ầm ầm. Một
con rồng lọt vào nhà hắn, cuộn quẫy, phá sạch
sành sanh, trọn chẳng c̣n sót lại ǵ. Cả một nhà
lớn bé chết sạch).
(Kinh)
Nhược ngộ ngô ngă cống cao giả, thuyết ty sử
hạ tiện báo. Nhược ngộ lưỡng thiệt
đấu loạn giả, thuyết vô thiệt, bách thiệt
báo. Nhược ngộ tà kiến giả, thuyết biên
địa thọ sanh báo.
(經)若遇吾我貢高者‧說卑使下賤報。若遇兩舌鬬亂者‧說無舌百舌報。若遇邪見者‧說邊地受生報。
(Kinh:
Nếu gặp kẻ hợm hĩnh, kiêu căng, bèn nói sẽ
bị báo ứng hèn hạ, bị người khác sai khiến.
Nếu gặp kẻ nói đâm thọc khiến mọi người
gây gỗ, bèn nói sẽ bị báo ứng không lưỡi, hoặc
trăm lưỡi. Nếu gặp kẻ tà kiến, bèn nói
sẽ bị báo ứng thọ sanh nơi biên địa).
“Ngô ngă
cống cao”: Ngô ngă (吾我) là khoe khoang chính ḿnh. Cống
(貢) là dâng hiến. Kẻ dưới
dâng vật ǵ đó lên người trên th́ gọi là Cống,
ắt phải đưa lên cao để dâng. Nay chấp
ngă tự đại, tự cao, hạ thấp kẻ khác,
giống như h́nh dạng dâng hiến đồ vật,
[cho nên gọi là “cống cao”]. Đấy chính là cội
rễ của sanh tử. V́ thế, kinh Đại Bảo
Tích nói: “Nhất thiết kiến trung, duy hữu ngă kiến,
tức thời năng đoạn ư trí huệ mạng”
(Trong hết thảy các kiến, chỉ có ngă kiến là có
thể ngay lập tức đoạn trí huệ mạng).
Kinh Ngũ Khổ Chương Cú nói: “Chí đại chủng
tánh, cống cao, kiêu mạn, thị trí miệt ngu, khinh mạo
tha nhân, thị nhữ trọng đảm. Bất xả
đảm giả, hậu nhập địa ngục. Cố
kỳ tùng địa ngục xuất, thảng đắc
vi nhân, tất sanh ty sử hạ tiện chi gia” (C̣n
như kẻ thuộc chủng tánh lớn, ngạo nghễ,
kiêu mạn, cậy ḿnh là trí, khinh miệt kẻ ngu, coi rẻ
người khác. Đó là gánh nặng của ông. Kẻ chẳng
bỏ gánh nặng, về sau sẽ vào địa ngục.
Cho nên kẻ ấy từ địa ngục thoát ra, nếu
được làm người, ắt sanh vào nhà tôi tớ,
hạ tiện). Tuân Khanh có nói: “Kiêu mạn là mối hại
của con người”, ứng nghiệm những điều
đang nói ở đây!
“Lưỡng
thiệt đấu loạn” (Nói đâm thọc khiến người khác
gây gỗ): Coi cong là thẳng, coi thẳng là cong. Hướng
đến người kia nói chuyện người này,
hướng đến người này nói chuyện kẻ
kia. Đâm thọc thị phi, hoại loạn cương
thường. Kinh Thập Luân nói: “Hữu vô lượng
chủng đấu tụng vi tránh, hỗ tương khi
lăng. Thô ác quai ly, vu vọng kiểu loạn. Sanh thời
kư dĩ lưỡng thiệt đấu loạn, tha thế
tự cảm vô thiệt, bách thiệt chi báo” (Có vô lượng
thứ đấu đá, kiện tụng, tranh chấp, lừa
dối, lấn hiếp lẫn nhau. Thô ác chống trái, đặt
điều, vu khống, lường gạt. Lúc sống
đă dùng cách nói đôi chiều để đấu
đá, gây rối, đời khác sẽ tự cảm quả
báo không lưỡi, trăm lưỡi).
“Tà kiến”:
Hết thảy những ǵ trái lư mà dấy lên th́ đều
là tà kiến. Nay nói riêng về điều này là do thứ kiến
giải này độc ác nhất, nó có thể đoạn thiện
căn. Trung Luận nói có hai thứ tà kiến: Một là phá
sự vui trong thế gian, [tức là] nói “không có tội,
phước, thánh hiền” v.v… Hai là phá Niết Bàn đạo,
tham chấp Ngă, phân biệt “có, không”, đều gọi là
tà kiến. V́ thế, cảm lấy dư báo, sanh vào chốn
biên cương. Kinh Ngũ Khổ Chương Cú nói: “Biên
địa vô nghĩa lư, phụ tử tương hư nhữ,
gia thất hỗ tương mại, thuộc nhân vi nô tỳ,
hằng đương cấp khu sử, động
tĩnh gia trượng sở. Tuy đắc vi nhân h́nh, súc
sanh cộng đồng lữ” (Chốn biên địa
không có nghĩa lư, cha con cùng nhau đùa bỡn gái, bán thê thiếp
cho nhau, đem kẻ thân thuộc làm nô tỳ, luôn đem họ
cho người khác sai khiến, hở ra là đánh đập.
Tuy được làm thân người, mà khác nào súc sanh). V́ thế,
hành giả Đại Thừa vẫn sợ bị thọ
sanh nơi biên địa. Nhưng nêu ra sát sanh trước
tiên, v́ nó là cội gốc to lớn của các điều
ác; cuối cùng nói đến tà kiến v́ nó là cái hang to lớn
để gịng nghiệp [đổ vào] vậy.
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.1.2.2. Kết thị
nghiệp cảm sai biệt (kết lại lời
dạy về nghiệp cảm sai biệt)
(Kinh)
Như thị đẳng Diêm Phù Đề chúng sanh, thân, khẩu,
ư nghiệp, ác tập kết quả, bách thiên báo ứng, kim
thô lược thuyết.
(經)如是等閻浮提眾生‧身口意業‧惡習結果。百千報應‧今麤略說。
(Kinh:
Do tập khí ác nơi thân, khẩu, ư nghiệp của chúng
sanh trong Diêm Phù Đề mà kết thành cái quả trăm
ngàn báo ứng như thế đó, nay chỉ nói đại
lược).
Câu đầu
tiên nêu chung về người tạo ác. “Thân, khẩu, ư nghiệp”
là nói về nghiệp nhân. Câu “ác tập” (tập khí ác)
nói về tập quả (cái quả của tập khí). “Bách
thiên báo ứng” (Trăm ngàn báo ứng) là
nói về báo quả. “Thân, khẩu…”: Phàm phu tạo nghiệp
bèn có nhiều thứ: Có trường hợp là thân và miệng
tương xứng với tâm; có trường hợp thân,
miệng trái nghịch cái tâm. Hễ thân và miệng dấy
động, đều là do cái tâm sai khiến. V́ thế, ba
nghiệp đều lấy tâm làm căn bản. “Ác tập
kết quả”: Theo Di Lặc Vấn Kinh, có ba loại:
- Một
là Quả Báo Quả, sanh vào địa ngục v.v…
- Hai là Tập
Khí Quả, sanh trong loài người, do sát sanh mà bị quả
báo đoản mạng, cho đến do tà kiến mà si tâm
tăng thượng (Tát Bà Đa Luận nói: “Tỳ-kheo
Ngưu Ty từ loài trâu sanh [vào nhân gian, nên miệng luôn nhai
nhóp nhép. Một tỳ-kheo khác] thường dùng gương
để tự soi, do kiếp trước là dâm nữ.
Ngài Mục Liên hay đùa bỡn nhảy nhót là do từ loài
khỉ vượn sanh đến” v.v…)
- Ba là Tăng
Thượng Quả. Do mười thứ nghiệp đạo
bất thiện mà hết thảy ngoại vật chẳng
có được dồi dào, sung túc.
“Bách
thiên báo ứng”: Theo kinh Ưu Bà Tắc Giới, chúng sanh
tạo nghiệp có bốn loại:
- Một
là hiện báo (Thân hiện tại tạo nghiệp, liền
hứng chịu quả báo ngay trong thân này).
- Hai là
sanh báo (thân hiện tại tạo nghiệp, thân kế tiếp
sẽ thọ báo).
- Ba là hậu
báo (đời này tạo nghiệp, hai, ba đời sau mới thọ
báo).
- Bốn
là vô báo (Do tạo các nghiệp vô kư v.v…)
Vô báo lại
có bốn loại:
- Một
là thời nhất định, nhưng báo không nhất
định (loại này là đối với tam tế (tức
quá khứ, hiện tại, vị lai) quyết định
không thay đổi, nhưng do nghiệp có thể chuyển,
cho nên báo bất định).
- Hai là
báo định, thời bất định (do nghiệp lực
nhất định, quả báo chẳng thể thay đổi,
nhưng thời có thể chuyển, cho nên thời bất
định).
- Ba là thời
và báo đều định (do nghiệp là nhất định,
nên thời cũng định).
- Bốn
là thời và báo đều bất định (do nghiệp
chẳng quyết định, nên thời và báo chẳng nhất
định).
Kinh Niết
Bàn lại nói đến dư báo của phiền năo v.v… Trăm ngàn báo ứng như thế,
nay chỉ nói đại lược thô thiển đó thôi!
(Kinh)
Như thị đẳng Diêm Phù Đề chúng sanh, nghiệp
cảm sai biệt, Địa Tạng Bồ Tát bách thiên
phương tiện, nhi giáo hóa chi.
(經)如是等閻浮提眾生‧業感差別。地藏菩薩百千方便‧而教化之。
(Kinh:
Chúng sanh Diêm Phù Đề nghiệp cảm sai biệt
như thế đó, Địa Tạng Bồ Tát dùng
trăm ngàn phương tiện để giáo hóa họ).
Từ “như
thị” trở đi, kết lại sự sai biệt. Do
chúng sanh tạo nghiệp [có hai loại] là trọn đủ
và không trọn đủ. Nếu nghĩ trước rồi
làm sau th́ gọi là “tác cụ túc” (làm trọn đủ).
Nếu trước hết chẳng nghĩ, mà trực tiếp
tạo tác ngay th́ gọi là “tác bất cụ túc” (làm chẳng
trọn đủ). Lại có “tác bất cụ túc”, có
nghĩa là đă tạo nghiệp rồi, nhưng quả báo
bất định. Lại “tác dĩ diệc cụ túc”
(làm rồi mà cũng trọn đủ) th́ thời (thời điểm sẽ thọ báo) lẫn báo đều nhất
định. Nghiệp cảm của chúng sanh đă là sai biệt,
cho nên Bồ Tát giáo hóa cũng lập ra trăm ngàn
phương tiện. Như trong kinh Thập Luân, đức
Phật bảo Kiên Tịnh Tín Bồ Tát rằng: “Thử
thiện nam tử, phát tâm dĩ lai, bất khả tư nghị
A-tăng-kỳ kiếp, cửu dĩ năng độ Tát
Bà Nhă hải, đản y bổn nguyện cố, hóa ứng
thập phương. Nhi ư ngũ trược ác thế,
hóa ích thiên hậu. Diệc y bổn nguyện lực sở
huân tập, cập chúng sanh ưng thọ hóa nghiệp, cố
tùng thập nhất kiếp lai, trang nghiêm thử thế giới,
thành thục chúng sanh. Thị cố tại tư hội trung, thân tướng
đoan nghiêm, oai đức thù thắng. Duy trừ Như
Lai, vô năng quá giả. Hựu sở khởi hóa nghiệp,
duy trừ Biến Cát, Quán Âm đẳng, chư đại
Bồ Tát giai bất năng cập. Dĩ thị Bồ Tát
bổn thệ nguyện lực, tốc măn chúng sanh nhất
thiết sở cầu, năng diệt chúng sanh nhất thiết
trọng tội, trừ chư chướng ngại, hiện
đắc an ổn. Hựu danh vi thiện an ủy thuyết
giả, xảo diễn thâm pháp, năng thiện khai đạo.
Sơ học phát ư cầu Đại Thừa giả, linh bất
khiếp nhược” (Vị thiện nam tử này từ
khi phát tâm đến nay, trong chẳng thể nghĩ bàn
A-tăng-kỳ kiếp, đă có thể vượt biển
Tát Bà Nhă (Nhất Thiết Trí) từ lâu, chỉ do
nương theo bổn nguyện, nên hóa hiện ứng khắp
mười phương. Nhưng trong đời ác ngũ
trược, Ngài càng hóa độ tạo lợi ích đặc
biệt sâu đậm. Cũng do nương vào sự huân tập
của sức bổn nguyện, và nghiệp đáng nên tiếp
nhận giáo hóa của chúng sanh, cho nên Ngài có thể từ mười
một kiếp đến nay trang nghiêm thế giới này, thành
thục chúng sanh. V́ thế, ở trong hội này, Ngài có thân
tướng đoan nghiêm, oai đức thù thắng; chỉ
trừ Như Lai, không ai hơn được! Lại nữa,
nghiệp giáo hóa do vị ấy dấy lên, chỉ trừ
những vị như Biến Cát (Văn Thù), Quán Âm v.v… chứ
các đại Bồ Tát khác đều chẳng thể sánh
bằng. Do sức thệ nguyện của vị Bồ Tát
ấy, có thể nhanh chóng thỏa măn hết thảy những
điều mong cầu của chúng sanh, có thể diệt hết
thảy trọng tội của chúng sanh, trừ các chướng
ngại, hiện thời được an ổn. Ngài lại
có tên là đấng khéo nói lời an ủi, đấng khéo
diễn nói pháp sâu, đấng khéo khơi mở, chỉ dạy,
khiến cho kẻ sơ học phát tâm cầu Đại Thừa
chẳng khiếp nhược). Do nhân duyên như thế,
chúng sanh tiếp nhận sự giáo hóa [của Ngài bèn] đắc
độ. Trăm ngàn phương tiện giáo hóa là như
thế đó!
3.2.2.2.2.2.2.2.3.2.2. Khuyến
thiên vương ủng hộ (khuyên thiên vương
hăy nên ủng hộ)
(Kinh)
Thị chư chúng sanh, tiên thọ như thị đẳng
báo, hậu đọa địa ngục, động kinh
kiếp số, vô hữu xuất kỳ.
(經)是諸眾生‧先受如是等報‧後墮地獄。動經劫數‧無有出期。
(Kinh:
Các chúng sanh ấy, trước hết đă thọ quả
báo như thế, sau đấy, sẽ đọa địa
ngục trải qua nhiều kiếp chẳng có thuở thoát
ra).
Trước
hết, nêu ra ư hộ tŕ. V́ sao khuyên thiên vương ủng
hộ? Do chúng sanh trước hết sẽ thọ những
hoa báo vừa nói trên đây, sau đấy sẽ đọa
vào địa ngục để chịu quả báo. Kinh
Ưu Bà Tắc Giới nói: “Hữu nhân bất giải
như thị nghiệp duyên, vô lượng thế trung
lưu chuyển sanh tử. Tuy sanh Phi Tưởng Phi Phi
Tưởng Xứ, thọ bát vạn kiếp, phước
tận hoàn đọa tam ác đạo cố. Động
kinh kiếp số, vô xuất kỳ giả” (Có kẻ chẳng
hiểu nghiệp duyên như thế, trong vô lượng
đời trôi lăn sanh tử. Dẫu sanh vào trời Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Xứ, thọ tám vạn kiếp, phước
hết th́ vẫn đọa vào ba ác đạo trải qua
nhiều kiếp, chẳng có thuở thoát ra). Như kinh Cựu
Tạp Thí Dụ đă chép: “Tích hữu lục nhân, vi bạn
tạo tội, câu đọa địa ngục. Phật
kiến chi tiếu, Mục Liên vấn: “Hà cố tiếu?”
Phật ngôn: - Lục nhân đọa ngục, cộng tại
nhất phủ, các dục thuyết bổn tội. Nhiệt
thang phí dũng, các nhất ngữ tiện hồi hạ. Nhất
ngôn Sa giả, thế gian lục
thập ức vạn tuế, Nê Lê thỉ vi nhất nhật,
hà thời đương cánh? Nhị ngôn Na giả, vô hữu xuất kỳ,
bất tri hà thời đắc thoát? Tam ngôn Đặc giả,
đốt, đốt, ngă
đương dụng trị sanh, bất năng tự chế
ư, đoạt ngũ gia phần, cúng dường tam tôn, ngu
tham vô túc. Kim hối hà ích? Tứ ngôn Thiệp giả, ngôn ngă trị
sanh, diệc bất trí thành, tài sản thuộc tha, vi đắc
khổ thống. Ngũ ngôn Cô giả, thùy đương bảo
ngă, tùng địa ngục xuất, tiện bất phạm
đạo cấm, đắc sanh thiên lạc. Lục ngôn Đà-la giả, thị sự
thượng đầu, bổn bất vi tâm kế. Thí
như ngự xa thất đạo, chiết trục xa hoại,
hối vô sở cập” (Xưa kia có sáu người,
kết bạn cùng nhau tạo tội, đều đọa
địa ngục. Đức Phật trông thấy bèn
cười. Ngài Mục Liên hỏi: “V́ sao Ngài cười?”
Đức Phật bảo: - Sáu người đọa vào địa ngục,
cùng ở trong một cái nồi, mỗi người đều
muốn nói tội của chính ḿnh. Nước sôi sùng sục,
mỗi người chỉ nói được một câu rồi
bị [nước nóng] xoáy ch́m xuống dưới. Người
thứ nhất nói Sa (cát), [ư muốn nói]: “Sáu mươi ức vạn
năm trong thế gian chỉ là một ngày trong Nê Lê, đến
lúc nào mới xong [hết tội]?” Người thứ hai nói Na, [ngụ ư]: “Chẳng có thuở thoát ra, chẳng
biết lúc nào mới được thoát khỏi?” Người thứ ba nói “Đặc”,
ngụ ư: “Chao ôi! Than ôi! Ta chẳng thể
khống chế tâm ư, chiếm đoạt tài vật cúng
dường Tam Bảo, những món tài vật ấy thuộc
về năm nhà (tức vua, giặc, nước, lửa,
con bất hiếu), ngu si, tham lam, chẳng chán đủ.
Nay hối hận ích ǵ?” Người thứ
tư nói “Thiệp”, có nghĩa là “ta lo kinh doanh kiếm sống cũng chẳng
chân thành, [nay chết đi] tài sản thuộc về
người khác, c̣n chính ḿnh chịu đau khổ”. Người thứ năm
nói “Cô”, ư nói: “Ai có thể bảo đảm
tôi thoát khỏi địa ngục, tôi sẽ chẳng phạm
giới cấm, sẽ được hưởng niềm
vui sanh lên trời!” Người thứ sáu
nói: “Đà-la”, ư nói: “Đối với chuyện
này thuở đầu vốn chẳng suy xét đến. Ví như
đánh xe đi sai đường, trục găy, xe hư, dẫu
hối chẳng kịp!”)[20] V́ thế,
trải qua kiếp số nhiều như vi trần, chẳng
có lúc thoát khỏi địa ngục.
(Kinh)
Thị cố nhữ đẳng, hộ nhân, hộ quốc,
vô linh thị chư chúng nghiệp mê hoặc chúng sanh.
(經)是故汝等‧護人護國‧無令是諸眾業‧迷惑眾生。
(Kinh:
V́ thế, các ông là bậc hộ tŕ mọi người, hộ
tŕ đất nước, hăy khiến cho các nghiệp ấy
chẳng mê hoặc chúng sanh).
Từ “thị
cố” (v́ thế) trở đi là lời khuyên. Dùng hai chữ
ấy để tiếp nối ư trên đây, nhằm nêu bày
ư nghĩa khuyên nhủ thiên vương hăy hộ tŕ. “Hộ
nhân…”: Theo Kim Quang Minh Kinh Sớ, trong phần chú giải phẩm Quán
Tâm, đă giải thích về Hộ Thế Tứ Thiên
Vương như sau: “Đông Tập, Nam Khổ, Tây
Đạo, Bắc Diệt. Tứ đế lư (Khổ, Tập,
Diệt, Đạo) là tứ thiên, trí quán Tứ Đế
là bốn vị thiên vương. Ǵn giữ cảnh Tứ
Đế th́ gọi là Hộ Quốc. Hộ tŕ tâm số
(các pháp tâm sở) tức là ‘hộ chúng sanh’. ‘Thế’ [trong
Hộ Thế] nghĩa là người khác. V́ kẻ khác mà
nói tâm số, th́ gọi là ‘hộ tŕ chúng sanh khác’. Nếu chẳng
chiếu theo lư Tứ Đế th́ Kiến Hoặc và Tư
Hoặc sẽ xâm hại tâm vương, hủy tổn cảnh
giới. Tâm vương mất th́ cảnh quốc bại,
nhân dân tâm số sẽ tứ tán, cảnh và trí đều bị
quỷ thần năo hại. Có thể quán Khổ và Tập, chế ngự Kiến Tư, ắt
nước yên, dân ổn. Có thể v́ kẻ khác mà nói Tứ
Đế, chính là hộ tŕ quốc độ của họ.
Ngăn che Kiến Tư, khiến cho họ an lạc th́
chính là Quán Tâm Hộ Thế Tứ
Thiên Vương”. Nếu chẳng phải
như vậy, làm sao có thể khiến cho chúng sanh chẳng
bị nghiệp mê hoặc cho được? Ương Quật
nói: “Hộ tŕ pháp chân thật th́ gọi là Hộ Thế”
chính là nói đến ư này.
3.2.2.2.2.2.2.3. Thiên vương
văn dĩ bi thoái (thiên vương nghe xong, xót xa
lui ra)
(Kinh)
Tứ thiên vương văn dĩ, thế lệ bi thán, hiệp
chưởng nhi thoái.
(經)四天王聞已‧涕淚悲歎‧合掌而退。
(Kinh:
Tứ thiên vương nghe xong, ứa nước mắt, xót
xa thở than, chắp tay, lui ra).
Đây là
do nghe những tướng nghiệp cảm sai biệt
như trên, lọt vào tâm, ngầm khế hợp, hiểu rơ
chúng vốn không tịch, nghe chính là chẳng nghe th́ gọi
là “nghe bằng tâm”. V́ thế nói “văn dĩ”
(nghe xong). Hiềm rằng chúng sanh chẳng hiểu rơ, lầm
lạc tạo tác, lầm lạc hứng chịu. V́ thế,
ứa nước mắt. Ba đời chẳng có thời,
mười phương không có giới hạn, lục
đạo chẳng biết, [cứ luân hồi trong sanh tử]
trải qua nhiều kiếp, cho nên xót xa than thở. Do vậy,
tự tâm hiệp nhất, chẳng lưu động xằng
bậy. Lui về ǵn giữ bí mật, tĩnh lặng đợi
pháp âm, cho nên “chắp tay, lui ra”. Do vậy, có thể dùng
lực, dùng pháp tự hộ tŕ, hộ tŕ người khác
th́ được gọi là Hộ Thế Tứ Thiên
Vương vậy.
Địa Tạng Bồ
Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú
Quyển Thượng hết
[1] Nói là “cây Diêm Phù trong thế
gian” tức là nói tới loại cây Jambolan thường
mọc ở Ấn Độ và Đông Nam Á, cũng thường
gọi là cây Diêm Phù. Jambolan là một trong các loại cây thuộc
họ Trâm, thường được gọi là cây Trâm Mốc
trong tiếng Việt. Cây này có tên khoa học là Syzygium Cumini,
c̣n gọi là Java Plum, hay Black Plum. Cây có thể cao hơn ba
mươi mét. Trái có h́nh bầu dục, thon dài, chính giữa
có hạt cứng, chuyển từ màu xanh sang hồng nhạt
cho đến tím rịm khi chín. Chất dịch trái này sẽ
khiến cho lưỡi người ăn có màu tím.
[2]
Tứ Vô Úy: Khi đức Phật thuyết pháp, trọn đủ
bốn loại công đức không sợ hăi:
1. Chánh Đẳng
Giác vô úy: Do Nhất Thiết Trí không sợ hăi, đức Phật
nói với đại chúng: “Ta là đấng Nhất Thiết
Trí, tâm không sợ hăi”.
2. Lậu vĩnh
tận vô úy: Không sợ hăi v́ đă đoạn hết các lậu
(phiền năo).
3. Thuyết chướng
pháp vô úy: Nói các pháp gây chướng ngại giải thoát như
phiền năo, tam độc v.v… không sợ hăi.
4. Thuyết xuất
đạo vô úy: Nói ra đạo giải thoát hết khổ
mà không sợ hăi.
[3] Vô Kư Hóa Hóa Thiền là một
loại Thiền Định có thể tự nhiên vô ngại
biến hóa vô cùng. Theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền
Nghĩa và Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn, có
chín loại Thiền lớn. Trong đó, loại thứ sáu
là Nhất Thiết Hạnh Thiền, được coi là
bao gồm hết thảy các hành pháp Thiền Định của
Đại Thừa. Nhất Thiết Hạnh Thiền lại
được chia nhỏ thành mười ba loại, trong
đó, loại thứ hai là Vô Kư Hóa Hóa Thiền.
[4] “Tứ hành và tứ đắc” trong đoạn kinh này chính là
Tứ Hướng và Tứ Quả. Tứ Đắc (Tứ
Quả) là bốn quả vị của Thanh Văn
(Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán, hoặc c̣n gọi
là Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả và Tứ Quả),
hay c̣n gọi chung là Tứ Sa Môn Quả. Khi hành
nhân đă viên măn một quả, nhưng c̣n đang trong giai
đoạn tu tập nhằm đạt đến địa
vị kế tiếp th́ gọi là Hướng, cho nên có Tứ
Hướng (Tứ Hành), tức Sơ Quả Hướng,
Nhị Quả Hướng v.v… Phú Già La (Pudgala) có nghĩa là “người”,
Bát Phú Già La tức là tám loại người. Tứ Hướng
và Tứ Quả thường được gọi gộp
chung là Tứ Bối Bát Sĩ (bốn bậc gồm tám hạng
người).
[5] Ngũ tạng là tim, gan, tỳ, phổi, thận.
[6] Tỳ Nhă (埤雅) là một bộ
từ điển được Lục Điền biên soạn
dưới đời Bắc Tống, gồm hai
mươi quyển, chủ yếu là ghi chép những điều
t́m ṭi của Lục Điền đối với các danh
xưng động vật và thực vật trong Kinh Thi.
[7] Cổ Kim Chú là tác phẩm do
Thôi Báo biên soạn dưới đời Tấn, nhằm giải
thích những sự vật thuộc cổ đại và thời
ấy, chia thành nhiều thể loại như đô ấp,
âm nhạc, điểu thú, ngư trùng, thảo mộc v.v…
[8] Tứ Vận tức là tứ
vận tâm. Khi con người khởi niệm th́ có bốn loại:
Vị niệm (chưa niệm), dục niệm (muốn niệm,
sắp niệm), niệm (khởi lên ư niệm), niệm
dĩ (ư niệm đă dấy lên xong).
[9]
Luật Thiện Kiến có tên gọi đầy đủ
là Nhất Thiết Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (Samantapāsādikā)
hoặc gọi tắt Thiện Kiến Luật Chú, là chú giải
của Luật Tạng theo truyền thống Phân Biệt
Thuyết Bộ của Phật giáo Nam Truyền. Bộ luật
sớ này được dịch sang tiếng Hán vào năm
Vĩnh Minh thứ bảy (489) đời Nam Tề do hai vị
Tăng Già Bạt Đà La và Tăng Y hợp dịch, gồm
mười tám quyển.
[10] Ca La La (Kalala) c̣n phiên âm là Yết
La Lam, Yết Lạt Lam, dịch sang tiếng Hán là Ngưng
Hoạt, Tạp Uế v.v… là lúc cha mẹ giao phối, tinh
cha huyết mẹ ngưng kết thành phôi thai, mà cũng là
lúc thần thức nương gá vào phôi thai ấy.
[11]
A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (Abhidharma-mahavibhāsā-sàstra)
có hai bản dịch:
1. Bản dịch thứ nhất vào đời
Bắc Lương, do các vị Phù Đà Bạt Ma vả Đạo
Thái cùng dịch, gồm một trăm quyển,
hiện thời chỉ c̣n sáu mươi quyển, được
gọi là Cựu Bà Sa.
2. Bản dịch
thứ hai của ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường,
gồm hai trăm quyển, được gọi là Tân Bà
Sa.
[12] Biệt Hành Sớ là tên gọi tắt của
bộ Quán Âm Nghĩa Sớ. Do sau khi đă viết bộ Pháp
Hoa Văn Cú xong, tổ Trí Giả lại giảng riêng phẩm
Phổ Môn, môn nhân là ngài
Quán Đảnh ghi lại lời giảng tạo
thành tác phẩm này. Do vậy gọi là Biệt Hành Sớ, hoặc Quán Âm Kinh Sớ. Lời
Kư trong câu tiếp theo được trích dẫn từ tác
phẩm ấy.
[13] Câu này dựa theo ư thành ngữ:
“Đả cổ, lộng tỳ bà, tương phùng cộng
nhất gia” (Đánh trống, gảy tỳ bà, gặp gỡ
trong một nhà), ư nói: Gặp gỡ, hoan hỷ trong một
lúc rồi ai nấy mỗi người đi mỗi ngả.
[14] Ngũ Đế Tam
Vương là các vị vua được tôn là thánh vương
trong huyền sử Trung Hoa. Tam Vương (hay Tam Hoàng) là Toại
Nhân, Phục Hy, và Thần Nông (có thuyết nói là Thiên Hoàng, Địa
Hoàng và Nhân Hoàng). Ngũ Đế là Hoàng Đế, Chuyên
Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Lại
có thuyết chủ trương Tam Vương phải là Hạ
Vũ, Thành Thang và Châu Văn Vương.
[15] Thông thường, Tước
là con chim sẻ, nhưng trong lời chú giải, ngài Linh Thừa
giảng là Khổng Tước, nên chúng tôi ghi theo cách diễn
giải của Ngài.
[16] Mật Hy (宓羲) chính là Phục Hy (伏羲),
c̣n gọi là Bào Hy, Bao Hy, Hy Hoàng, Thái Hạo v.v… Ông là một
vị thánh vương trong huyền sử Trung Hoa,
được tôn là Thiên Hoàng trong Tam Hoàng, cũng như được
coi là thỉ tổ của nền văn minh
Hoa Hạ, dạy dân săn bắn và đánh cá. Theo huyền
thoại, do chiêm nghiệm Hà Đồ và Lạc Thư,
ông đă sáng chế quẻ Tiên Thiên Bát Quái và đặt nền
móng cho kinh Dịch.
[17] Những danh xưng này đều có
nghĩa là “săn bắn”, do tùy theo mỗi mùa mà có tên gọi khác nhau;
nhưng đều có mục đích là trừ các giống cầm
thú gây hại cho mùa màng.
[18] Vô Căn Ba La Di là phỉ báng mà không có sự
thật nên gọi là Vô Căn. Ba La Di (Pārājika), dịch sang tiếng Hán là Khu Tẫn
(xua đuổi), Khí (vứt bỏ), Đoạn Đầu
(đứt đầu), Bất Cộng Trụ (không thể
ở chung) v.v… là danh xưng cho loại trọng tội bậc
nhất trong giới Cụ Túc; nội dung chẳng ngoài bốn
thứ giết, trộm, dâm, dối. Do tội phỉ báng
vô căn cứ ở đây thuộc về đại vọng
ngữ, nên gọi là Vô Căn Ba La Di.
[19]
Nguyên văn là Nghê (輗) và Ngột (軏):
Ngột là thanh gỗ dài cong, hoặc bằng sắt dùng nối
thùng xe với cái ách để thắng ngựa, Nghê là thanh
ngang để Ngột móc vào, trên Ngột có đóng ách để
thắng ngựa kéo xe. Có thuyết lại nói Nghê là hai cái càng
xe để kéo thùng xe, c̣n Ngột là thanh ngang để đóng
ách ḅ hay ngựa. Nói chung Nghê và Ngột là những bộ phận
chủ yếu để mắc ách đóng ngựa, hay trâu,
ḅ kéo xe.
[20] Chúng tôi dịch đoạn này theo lời
giải thích của cư sĩ Vương Văn Nguyên trong bộ Phật Điển Thí Dụ
Kinh Toàn Tập (佛典譬喻经全集).