Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, phần 7

地藏菩薩本願經科注

古鹽匡菴青蓮苾芻靈椉父輯

Cổ Diêm, Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa biên soạn

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

(theo bản in trong tháng Bảy năm 2017

của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội, Đài Loan)

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

3.2.4. Minh thành Phật nhân (chỉ rơ cái nhân thành Phật)

3.2.4.1. Thị thành Phật chánh hạnh (chỉ rơ chánh hạnh thành Phật)

3.2.4.1.1. Phẩm đề (tựa đề của phẩm này)

 

          (Kinh) Xưng Phật danh hiệu phẩm đệ cửu.

          ()稱佛名號品第九

          (Kinh: Phẩm thứ chín: Xưng dương danh hiệu Phật).

 

3.2.4.1.2. Phẩm văn (kinh văn trong phẩm này)

3.2.4.1.2.1. Địa Tạng vị thuyết lợi ích (ngài Địa Tạng v́ chúng sanh nói ra lợi ích)

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă kim vị vị lai chúng sanh, diễn lợi ích sự, ư sanh tử trung, đắc đại lợi ích. Duy nguyện Thế Tôn, thính ngă thuyết chi”.

          ()爾時地藏菩薩摩訶薩白佛言世尊我今為未來眾生演利益事於生死中得大利益。唯願世尊聽我說之。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay v́ chúng sanh trong đời vị lai, diễn nói chuyện lợi ích, [để họ] ở trong sanh tử, đạt được lợi ích to lớn. Kính mong đức Thế Tôn nghe con nói”).

 

          Đại Sĩ đặc biệt nói phẩm danh hiệu của chư Phật này là do từ trước Ngài đă nhiều lượt nói: “Xưng niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát, bất luận có tội hay vô tội, thảy đều tiêu diệt, được sanh làm trời, người, cho đến hết khổ”. V́ thế, nay Ngài nêu đại lược mười danh hiệu để làm mục tiêu [cho người nghe] hướng đến. Kế đó, Ngài nói ra nhiều vị Phật số đến hằng sa.

          Câu “vị vị lai chúng sanh” (v́ chúng sanh đời vị lai) có hai ư:

          - Một là thấu hiểu tấm ḷng phó chúc của đức Phật trên cung trời.

          - Hai là nêu rơ ư niệm cứu bạt Nam Châu của chính ḿnh.

          Ḷng Từ của Phật chẳng dứt, nguyện của con vô cùng. Ấy là do [chúng sanh trong] quá khứ đă được thoát khỏi trầm luân, người hiện tại th́ nay đă được thấm đượm sự giáo hóa tột cùng; chỉ có chúng sanh đời vị lai, chẳng biết đạo xuất yếu (đạo trọng yếu để thoát khổ), thường cứ tạo ác duyên. Nếu chẳng để lại phương pháp siêu thoát, họ sẽ cam chịu nỗi khổ đắm ch́m ấy. Như để lại mưu lược hay khéo cho đời sau, suy nghĩ sâu sắc, cho nên nói “vị vị lai chúng sanh diễn lợi ích sự” (v́ chúng sanh đời vị lai diễn nói chuyện lợi ích).

          Lợi ích có thế gian và xuất thế gian khác nhau, cũng như Tạng, Thông, Biệt, Viên sai khác. Nay, [lợi ích được nói ở đây] là xuất thế thượng lợi, là lợi ích chứng quả trong Viên Giáo. Nhưng nói “đạt được lợi ích to lớn trong sanh tử”, phàm luận về sanh tử, đấy là nỗi họa hại to lớn của chúng sanh. Như trong Phật Thuyết Tứ Bất Khả Đắc Kinh, đức Phật dạy: “Thế hữu tứ sự, bất khả dĩ hoạch trí. Nhất viết niên ấu, nhan sắc vĩ diệp, chúng nhân ái kính. Nhất đán hốt mạo, đầu bạch, xỉ lạc. Dục sử thường thiếu, bất lăo giả, chung bất khả đắc. Nhị vị thân thể cường kiện, vị vi hào cường, tật bệnh tốt chí, chúng hoạn nan dụ. Giả sử dục miễn, thường an vô bệnh, chung bất khả đắc. Tam vị dục cầu trường thọ, ngũ dục vĩnh tồn, phi thường đối chí, như phong xuy vân. Kư niệm trường sanh, chung bất khả đắc. Tứ vị phụ mẫu, huynh đệ, ân ái vinh lạc. Túc đối tốt chí, như thang tiêu tuyết. Dục cầu bất tử, chung bất khả đắc. Cổ kim dĩ lai, thiên địa thành lập, vô miễn tứ nạn chi hoạn. Dĩ tư tứ khổ, Phật hưng ư thế” (Cuộc đời có bốn chuyện chẳng thể nào đạt được: Một là tuổi trẻ, nhan sắc rạng rỡ, mọi người yêu kính. Một mai bỗng già cả, đầu bạc, răng rụng. Muốn cho thường trẻ măi không già, trọn chẳng thể được! Hai là thân thể mạnh khỏe, được coi là kẻ hào hùng, mạnh mẽ, bỗng bệnh tật xảy tới, các điều hoạn nạn khó thể sánh ví được. Giả sử muốn tránh khỏi, thường b́nh yên, không bệnh tật, trọn chẳng thể được! Ba là mong trường thọ, ngũ dục c̣n măi, chuyện vô thường xảy tới, như gió thổi tan mây. Mong được trường sanh, trọn chẳng thể được! Bốn là cha mẹ, anh em, ân ái, vinh hoa, vui sướng. Oán gia thuở trước bỗng t́m tới, như nước nóng tiêu tan tuyết. Muốn cầu chẳng chết, trọn chẳng thể được! Từ xưa đến nay, trời đất thành lập, chẳng tránh khỏi bốn thứ hoạn nạn ấy. V́ để giúp chúng sanh thoát khỏi bốn nỗi khổ ấy, đức Phật xuất hiện nơi đời). Nay muốn thoát nỗi khổ ấy, không ǵ lợi ích bằng xưng niệm danh hiệu Phật.

          Kinh Đại Thừa dạy: “Giả sử nhất nguyệt, thường dĩ y thực cúng dường nhất thiết chúng sanh, bất như hữu nhân, nhất niệm niệm Phật sở đắc công đức thập lục phần chi nhất. Giả sử đoàn kim vi nhân, xa mă vận tải, năi chí chúng bảo, các măn bách số, dĩ dụng bố thí, bất như phát tâm hướng Phật, cử túc nhất bộ, sở đắc công đức, vô lượng vô biên” (Giả sử trong suốt một tháng, thường dùng cơm áo cúng dường hết thảy chúng sanh, chẳng bằng một phần mười sáu công đức của người niệm Phật một niệm. Giả sử đúc vàng làm người, dùng xe hay ngựa chuyên chở, cho đến các thứ báu đều đủ số lượng trọn cả trăm thứ dùng để bố thí, chẳng bằng công đức vô lượng vô biên của người phát tâm hướng về Phật, nhấc chân bước một bước).

          Do vậy, [pháp môn Tịnh Độ] được khởi xướng ở Đông Độ bởi ngài Huệ Viễn, [niệm Phật] hết sức hưng thịnh ở Tây Kinh (Trường An) nhờ ngài Thiện Đạo. Tổ của chúng ta (Trí Giả đại sư) sớ giải Quán Kinh, viết Tịnh Độ Thập Nghi Luận. Ngài Tứ Minh soạn Quán Kinh Sớ Diệu Tông Sao, tu Đại Bi sám pháp. Ngài Vĩnh Minh soạn Vạn Thiện Đồng Quy Tập. Ngài Từ Vân soạn Nhị Môn Yếu Hạnh, [đại chúng] lần lượt tu tập theo, đời nào cũng chẳng thiếu người. Cho đến niên hiệu Vạn Lịch, ḥa thượng Vân Thê (Liên Tŕ đại sư) xuất thế, đức hạnh lẫn đạo nghiệp đều sung măn, tương xứng, thanh danh rộng khắp. Ngài thuần đề xướng Tịnh Độ, [khiến cho] nhà nào, gia đ́nh nào cũng đều thấu hiểu, lưu truyền. Bởi lẽ, pháp môn ấy có thể cắt ngang ác đạo, tạo thẳng cội nguồn. V́ thế, Tây Thiên lẫn Đông Độ đều xưng tụng [pháp môn Tịnh Độ] là phương tiện lạ lùng, mầu nhiệm, thuận tiện, công đức chẳng thể nghĩ bàn, các hạnh khác đều chẳng thể sánh bằng. Nhưng cần phải tin chắc, chẳng nghi ngờ, chuyên ṛng, siêng năng, không gián đoạn. Đi, đứng, nằm, ngồi, suốt Xuân, Hạ, Thu, Đông, gột sạch tâm nhơ uế, tịnh niệm miên mật. Nếu có kẻ nào chẳng thoát khổ, siêu thăng, th́ Phật lẫn Tổ đều trở thành nói dối! V́ thế, nay đức Địa Tạng nói ra diệu pháp cứu đời này, khiến cho chúng sanh trong vị lai đều có phương cách thoát khổ.

 

3.2.4.1.2.2. Như Lai hứa cứu tội khổ (Đức Như Lai hứa cứu những kẻ tội khổ)

3.2.4.1.2.2.1. Đôn bức tốc thuyết (đốc thúc ngài Địa Tạng hăy mau nói ra)

 

          (Kinh) Phật cáo Địa Tạng Bồ Tát: “Nhữ kim dục hưng từ bi, cứu bạt nhất thiết tội khổ lục đạo chúng sanh, diễn bất tư nghị sự. Kim chánh thị thời, duy đương tốc thuyết”.

          ()佛告地藏菩薩汝今欲興慈悲救拔一切罪苦六道眾生演不思議事。今正是時唯當速說。

          (Kinh: Đức Phật bảo Địa Tạng Bồ Tát: “Ông nay v́ muốn hưng khởi ḷng từ bi, cứu vớt hết thảy chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà diễn nói chuyện chẳng thể nghĩ bàn. Nay đúng là phải lúc, hăy mau nói ra”).

 

          Trước hết, trần thuật chuyện sẽ được nói ra, tức là: Ông muốn cứu chúng sanh trong sáu đường, bèn dấy ḷng từ bi vô duyên đồng thể, [xưng dương danh hiệu chư Phật] đúng là một môn trọng yếu để cứu khổ, là thuật mầu nhiệm để lợi sanh. Thần đan điểm sắt [thành vàng], lư tột bậc cải biến thói phàm, công đức ṿi vọi, đúng là chẳng thể nghĩ bàn! Ông muốn nói th́ nay chính là đúng lúc, duyên hóa độ của Như Lai sắp chấm dứt, sẽ diệt độ, chẳng thường trụ. Chẳng giăi bày cách cứu vớt ấy, c̣n đợi khi nào nữa? V́ thế, thúc giục [Địa Tạng Bồ Tát] hăy mau nói ra.

 

3.2.4.1.2.2.2. Tán ủy vô ưu (tán thán, an ủi đừng lo âu)

 

          (Kinh) Ngô tức Niết Bàn, sử nhữ tảo tất thị nguyện, ngô diệc vô ưu hiện tại, vị lai nhất thiết chúng sanh.

          ()吾即涅槃使汝早畢是願吾亦無憂現在未來一切眾生。

          (Kinh: Dẫu ta nhập Niết Bàn, và ông đă sớm hoàn tất nguyện ấy, ta cũng chẳng lo âu cho hết thảy chúng sanh trong hiện tại và tương lai).

         

          Đây là ư thúc giục. Ngài Huyền Trang Tam Tạng dịch Niết Bàn thành Viên Tịch. Đức không ǵ chẳng trọn là Viên (), không chướng nào chẳng tận là Tịch (). Ngài Tăng Triệu bảo: “Xét theo Tận Đế của Nê Hoàn (Niết Bàn), há có phải là chỉ hết sạch các kết sử mà thôi; phải là sanh tử vĩnh viễn tịch diệt th́ mới gọi là Tận”. Nhưng câu “ngô tức Niết Bàn” (dẫu ta nhập Niết Bàn) mọi người chẳng nỡ nghe. Như trong kinh Du Hành, các hàng trời, người đều than thở: “Như Lai diệt độ, hà kỳ sử tai! Thế Tôn diệt độ, hà kỳ tật tai! Đại pháp luân ế, hà kỳ tốc tai! Quần sanh trường suy, thế gian nhăn diệt. Thí như đại thụ căn bạt, chi điều tồi chiết. Hựu như trảm xà, uyển chuyển hồi hoàng, mạc tri sở thấu. Thị thời chư thiên, diệc phục giai ư không trung, bồi hồi tao nhiễu, bi hào tích dũng” (“Như Lai diệt độ sao nhanh chóng vậy! Thế Tôn diệt độ, sao mau chóng vậy! Đại pháp ch́m lấp, sao mau quá vậy! Quần sanh suy sụp v́ con mắt của thế gian đă mất. Ví như cây to trốc gốc, cành nhánh đều găy nát. Lại như rắn bị chém đứt, vặn vẹo, uốn éo, chẳng biết làm thế nào để nối lại được!” Khi ấy chư thiên cũng bồi hồi, nhốn nháo trên hư không, buồn khóc, nghiêng ngả) là nói về chuyện này. Nhưng củi căn cơ [cần phải hóa độ] đă hết, ai có thể giữ cho lửa ứng hiện chẳng tắt?

          “Sử nhữ tảo tất thị nguyện” (Nếu ông sớm hoàn tất nguyện ấy) cũng là nói giả sử. Nguyện của Đại Sĩ làm sao có thể hoàn tất cho được? [Nói như vậy], nhằm diễn tả tột bậc sự hay khéo của pháp này: Dẫu ta nhập Niết Bàn ngay lập tức, và dù ông đă sớm hoàn tất nguyện ấy, ta cũng không lo cho hết thảy chúng sanh trong hiện tại và tương lai. V́ sao? Đă có pháp xưng danh này, ai nấy sẽ đều chẳng đọa khổ, đều cùng tiến nhập đường nhân thiên để tu hành, cho đến cuối cùng sẽ đều thành Phật, chẳng ngờ chi nữa! Có thể thấu hiểu Phật tâm, thấu đạt Phật ư, khéo kế tục chí hướng để tiếp nối sự nghiệp, chẳng ai hơn được đức Địa Tạng từ tôn! V́ thế, đức Phật hứa khả, giục Bồ Tát hăy mau nói, lại c̣n tán dương, an ủi.

 

3.2.4.1.2.3. Đại Sĩ chánh xưng Phật danh (Đại Sĩ xưng dương danh hiệu Phật)

3.2.4.1.2.3.1. Xưng danh (kể tên chư Phật)

3.2.4.1.2.3.1.1. Biệt xuất thập danh (nêu riêng mười danh hiệu)

3.2.4.1.2.3.1.1.1. Vô Biên Thân Phật

3.2.4.1.2.3.1.1.1.1. Xưng danh (nêu ra danh hiệu)

 

          (Kinh) Địa Tạng Bồ Tát bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, hữu Phật xuất thế, hiệu Vô Biên Thân Như Lai”.

          ()地藏菩薩白佛言世尊過去無量阿僧祗劫有佛出世號無邊身如來。

          (Kinh: Địa Tạng Bồ Tát bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Vô lượng A-tăng-kỳ kiếp trong đời quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Vô Biên Thân Như Lai).

 

          Đối với mỗi vị Phật trong phần này, đều nói là quá khứ, tức là các vị Phật mà ngài Địa Tạng đă gặp gỡ kể từ khi phát tâm đến nay. Mỗi danh hiệu Phật được nêu ra đều là càng về sau càng xa hơn vị Phật trước đó, hiển thị chính Ngài phát tâm đă lâu xa lại càng lâu xa hơn. Bốn chữ “hữu Phật xuất thế” chính là lời thể hiện ư vui mừng. Quán Kinh Sớ viết: “Nếu Phật xuất thế th́ mới có thể xiển dương mặt trời trí huệ, mới biết quang minh của Tam Bảo, mở cửa cam lộ, biết diệu vị của mười hiệu”. Do nói ra, mà [người nghe] sanh hiểu biết, vui thích của báu ấy. V́ thế, ví như hoa Ưu Đàm, rất lâu mới xuất hiện một lần.

          Vô Biên Thân: Cả ba thân đều có ư nghĩa này. Duy Thức Luận nói: “Một là Tự Tánh Thân, tức là pháp giới chân tịnh của các đức Như Lai, trọn đủ công đức chân thật không ngằn mé, là thật tánh hết thảy b́nh đẳng, tức Tự Tánh Thân, c̣n gọi là Pháp Thân. Pháp Thân ấy vô biên”. Lại nói: “Tự Thọ Dụng Thân là các đức Như Lai trong ba vô số kiếp, tu tập vô lượng tư lương phước đức, khởi lên vô biên công đức chân thật. Báo Thân ấy vô biên”. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Thanh tịnh diệu Pháp Thân, trạm nhiên ứng nhất thiết” (Pháp Thân diệu thanh tịnh, lặng lẽ ứng hết thảy), “ứng” tức là Ứng Thân. “Nhất thiết” là vô biên. Ứng Thân ấy vô biên, v́ thế biết: Tam thân chính là một, một chính là tam thân. Dưới đây là phần nói về lợi ích.

 

3.2.4.1.2.3.1.1.1.2. Hiển ích (nêu lợi ích)

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, tạm sanh cung kính, tức đắc siêu việt tứ thập kiếp sanh tử trọng tội. Hà huống tố, họa h́nh tượng, cúng dường, tán thán, kỳ nhân hoạch phước, vô lượng, vô biên.

          ()若有男子女人聞是佛名暫生恭敬即得超越四十劫生死重罪。何況塑畫形像供養讚歎。其人獲福無量無邊。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân, nghe danh hiệu đức Phật ấy, tạm sanh ḷng cung kính, liền được vượt thoát trọng tội trong bốn mươi kiếp sanh tử, Huống hồ đắp, vẽ h́nh tượng, cúng dường, tán thán, người ấy đạt được phước vô lượng vô biên).

 

          “Nam tử, nữ nhân” là nói đến những căn cơ có thể nghe. Thoạt tiên, nghe danh hiệu Phật, tạm sanh ḷng cung kính. “Tạm” () có nghĩa là thời gian trải qua chẳng lâu. “Sanh” () có nghĩa là lập tức phát tâm. “Cung” () là khom ḿnh tỏ vẻ ngưỡng mộ, “kính” () là tâm chẳng duyên chuyện khác. Dẫu cho một niệm hơi hiểu biết, không ǵ chẳng phải là Phật pháp trong bản tánh. V́ thế, trong tâm tạm sanh ḷng cung kính, đă sớm thành danh tự Phật. “Siêu việt tứ thập kiếp sanh tử trọng tội” (Vượt thoát trọng tội trong bốn mươi kiếp sanh tử) há c̣n ngờ chăng? Nhưng do “nghe danh hiệu, tạm sanh ḷng kính”, chỉ cần lư tánh vừa hé mở, đă có thể thoát tội cực nặng! Huống hồ lại c̣n đắp, vẽ h́nh tượng, trang nghiêm, bày la liệt hương, hoa để cúng dường, dùng phạm bái để tán thán công đức. Phước người ấy đạt được tự nhiên là chẳng thể lường được, chẳng cùng tận ngằn mé, chỉ có Phật và Phật mới có thể thấy biết mà thôi!

 

3.2.4.1.2.3.1.1.2. Bảo Tánh Như Lai

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ Hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, hiệu Bảo Tánh Như Lai.         

          ()又於過去恆河沙劫有佛出世號寶性如來。

          (Kinh: Lại trong Hằng hà sa kiếp trong đời quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Bảo Tánh (Ratna-gotra) Như Lai).

 

          “Hằng hà sa kiếp”: So với vị Phật trên đây c̣n xa hơn nữa. Bảo Tánh: Kinh Liên Hoa Diện dạy: “Chư Phật Như Lai, thị chúng sanh bảo” (chư Phật Như Lai là vật báu của chúng sanh). “Bảo” (, Ratna) có bảy loại, vàng đứng đầu. Ngài Chân Đế[1] giải thích vàng có bốn nghĩa: Một là mầu sắc không thay đổi; hai là Thể vô nhiễm, ba là làm thành các vật dụng vô ngại, bốn là khiến cho người ta giàu có. Ngài dùng vàng để sánh ví bốn đức Thường, Lạc, Ngă, Tịnh của Pháp Thân; đấy là sự quư báu của tánh vậy.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, nhất đàn chỉ khoảnh, phát tâm quy y. Thị nhân ư vô thượng đạo, vĩnh bất thoái chuyển.

          ()若有男子女人聞是佛名一彈指頃發心歸依。是人於無上道永不退轉。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân, nghe danh hiệu đức Phật này, trong khoảng khảy ngón tay, phát tâm quy y. Người ấy sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển đạo vô thượng).

 

          Trong phần Hiển Ích (nêu rơ lợi ích), [kinh dạy] “nghe danh hiệu đức Phật ấy trong khoảng khảy ngón tay”: Những người thuộc tam thừa đă trải qua A-tăng-kỳ kiếp mà công hạnh chẳng thành. [Thế mà] pháp môn Niệm Phật trong khoảng khảy ngón tay, đều đạt đến địa vị Bất Thoái. Công năng ấy lạ lùng thay! “Phát tâm quy y” th́ như kinh Hy Hữu đă so sánh cặn kẽ công đức của Tam Quy như sau: “Giáo Tứ Thiên Hạ cập Lục Dục Thiên đắc Tứ Quả, bất như Tam Quy Y công đức đa” (dạy từ Tứ Thiên Hạ (nhân gian) cho đến trời Lục Dục đạt được Tứ Quả, công đức chẳng nhiều bằng Tam Quy Y). V́ thế, trong kinh Tăng Nhất A Hàm, đức Phật đă nói kệ rằng: “Chư hữu quy y Phật, bất đọa tam ác thú, tận lậu xử nhân thiên, tiện đương chí Niết Bàn” (Các cơi quy y Phật, chẳng đọa ba đường ác, lậu hết, làm trời, người, sẽ đạt đến Niết Bàn). Chuyện này nhờ vào Tự Tánh Phật Bảo; do quy y Bảo Tánh (tự tánh quư báu) mà vĩnh viễn chẳng thoái chuyển đạo vô thượng. Chuyện này chỉ xét theo Viên Giáo, vừa mới nghe danh hiệu của Phật, do lợi căn mà có thể vượt lên, dự vào Thập Tín, sáu căn liền thanh tịnh; hoặc nhanh chóng nhập Sơ Trụ, khai tri kiến của Phật.

          V́ thế, Vị Bất Thoái là từ Sơ Tín cho tới Thất Tín, thô cấu (phiền năo thô nặng) Kiến Tư tùy ư rơi rụng trước, thấy lư Chân Đế trong Viên Giáo. Hạnh Bất Thoái thuộc Bát Tín, Cửu Tín, và Thập Tín, từ địa vị Giả nhập Trung, khởi các hạnh thuộc bốn môn, đoạn Trần Sa trong ngoài, trọn đủ lư Tục Đế. Niệm Bất Thoái là từ Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên, niệm nào cũng tiến hướng biển quả, tùy ư lưu nhập chân nguyên. V́ thế, Đại Trí Độ Luận viết: “Vô Sanh Nhẫn Pháp chính là địa vị A Duy Việt Trí. Nếu xét theo sự lănh hội ư nghĩa để nói th́ là Danh Tự Tức Phật, trọn đủ ba thứ Bất Thoái theo chiều ngang”.

          Hỏi: Mới nghe danh hiệu đức Phật Bảo Tánh, phát tâm quy y trong khoảng khảy ngón tay, v́ sao có thể vĩnh viễn chẳng thoái chuyển vô thượng đạo?

          Đáp: Ngài Bắc Tề [Huệ Văn] ngộ Trung Luận, bèn nhanh chóng nhập Sơ Trụ, ngài Nam Nhạc [Huệ Tư] chứng Pháp Hoa, đạt lên địa vị Thập Tín. Phỏng theo đó liền biết, há c̣n ngờ chi? Như Quán Kinh Sớ trích dẫn [các thí dụ trong] kinh Niết Bàn: “Hết thảy chúng sanh chính là Phật. Như cô gái nghèo bỏ của báu, nhưng các vật đều trọn đủ, viên châu ở trên trán của lực sĩ vẫn tṛn sáng y nguyên”. Nhưng nếu chưa được tổ Trí Giả chỉ điểm chỗ này, hằng ngày chịu ách nạn bần cùng, mang nỗi rầu đánh mất viên châu. Vừa mới nghe lời chỉ dạy, biết ngay cái vốn có; cô gái nghèo phát hiện kho tàng, thọ dụng khôn cùng! Lực sĩ thấy châu [trên trán vẫn c̣n y nguyên], hoan hỷ vô lượng[2]. V́ thế biết: Chúng sanh sau khi đă giải ngộ, chẳng hề thua kém Phật mảy may! Vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, đáng tự nên tin tưởng, ngưỡng mộ vậy!

 

3.2.4.1.2.3.1.1.3. Ba Đầu Ma Thắng Như Lai

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ hữu Phật xuất thế, hiệu Ba Đầu Ma Thắng Như Lai.

          ()又於過去有佛出世號波頭摩勝如來。

          (Kinh: Lại trong quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Ba Đầu Ma Thắng Như Lai).

 

          Ba Đầu Ma (Padma), c̣n phiên âm là Bát Đặc Ma, dịch sang tiếng Hán là Hồng Liên Hoa. “Thắng” (): Phật Địa Luận viết: “Trong bốn loại hoa sen, hoa sen hồng được coi là thù thắng nhất”. V́ thế, kinh Ương Quật Ma La chép: “Đệ nhất, Bát Đàm Ma, thanh tịnh nhu nhuyễn túc, trần thủy sở bất ô, thị cố khể thủ lễ” (Hoa sen hồng bậc nhất, thanh tịnh, trọn mềm mại, nước, bụi chẳng nhuốm bẩn. V́ thế, dập đầu lễ).

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, lịch ư nhĩ căn, thị nhân đương đắc thiên phản sanh ư Lục Dục Thiên trung, hà huống chí tâm xưng niệm!

          ()若有男子女人聞是佛名歷於耳根是人當得千返生於六欲天中。何況志心稱念。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân, nghe danh hiệu đức Phật ấy thoảng qua tai, người ấy sẽ được một ngàn lần sanh vào Lục Dục Thiên, huống hồ chí tâm xưng niệm).

 

          Trong phần Hiển Ích, “ngàn lần sanh trong Lục Dục Thiên” nghĩa là sao? Do hoa sen ở trong bùn mà chẳng bị nhuốm bẩn, nhô lên khỏi mặt nước, thường tỏa ngát hương, biểu thị “do nghe danh hiệu Phật, dẫu sanh trong Dục Thiên, thật sự chẳng chấp trước ngũ trần thô tệ. Do đă hiểu ĺa tánh Nghe vốn là Không, sanh lên trời vẫn là Tịch. Do ở trong Không chính là Giả, quyền biến thị hiện thân trời, ḥng độ những kẻ thật sự sanh ḷng chấp trước các dục”. Chỉ nghe tiếng mà c̣n như thế, huống hồ kẻ chí tâm xưng niệm ư? Mai sau, ắt chứng hoa sen ngàn cánh của Ba Đầu Ma Thắng Phật. V́ thế nói là “thiên phản” (千返, ngàn lần).

 

3.2.4.1.2.3.1.1.4. Sư Tử Hống Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ, bất khả thuyết bất khả thuyết A-tăng-kỳ kiếp, hữu Phật xuất thế, hiệu Sư Tử Hống Như Lai.

          ()又於過去不可說不可說阿僧祗劫有佛出世號師子吼如來。

          (Kinh: Lại trong quá khứ bất khả thuyết bất khả thuyết A-tăng-kỳ kiếp, có Phật xuất thế, hiệu là Sư Tử Hống (Simhanāda) Như Lai).

 

          Trong kinh Trường A Hàm, quyển thứ mười sáu, đức Phật bảo Bà-la-môn Ca Diếp rằng: “Sở vị sư tử giả, thị Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, ư đại chúng trung, quảng thuyết pháp thời, tự tại vô úy, cố hiệu Sư Tử. Nhữ vị Như Lai sư tử hống thời, bất dũng hăn da? Vật tạo tư quán! Như Lai sư tử hống, dũng hăn vô úy, cố vân: - Thí như sư tử hống, nhuyễn động giai bố úy. Như Lai chấn pháp âm, hàng phục chư ngoại đạo” (Gọi là Sư Tử th́ chính là đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, khi ở trong đại chúng rộng thuyết pháp, tự tại vô úy, cho nên gọi là Sư Tử. Ông cho rằng khi Như Lai sư tử hống, chẳng dũng mănh ư? Đừng thấy như thế! Như Lai sư tử hống, dũng mănh vô úy, cho nên nói: “Ví như sư tử rống. Trùng, thú đều kinh sợ. Như Lai rền pháp âm, hàng phục các ngoại đạo”). Vậy th́ Phật hiệu là Sư Tử Hống, tức là nói theo tướng trạng khi Ngài thuyết pháp.

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, nhất niệm quy y, thị nhân đắc ngộ vô lượng chư Phật, ma đảnh thọ kư.

          ()若有男子女人聞是佛名一念歸依是人得遇無量諸佛摩頂授記。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật này, một niệm quy y, người ấy sẽ gặp vô lượng chư Phật xoa đầu thọ kư).

 

          V́ thế, nay nhất niệm quy y, sẽ được gặp vô lượng chư Phật, mỗi vị đều xoa đầu [người ấy], thọ kư: “Trong tương lai, ngươi nhất định đạt được Chủng Trí, thuyết pháp như sư tử rống”. Những chúng sanh nghe tiếng, hoặc là hoan hỷ, hoặc là kinh sợ. Chúng sanh ở trong hang hốc, sẽ co rúc, ẩn thân. Loài sống dưới nước sẽ lặn sâu. Loài sống trong núi sẽ núp kín. Voi sẽ dứt tung xiềng xích, điên cuồng chạy tán loạn. Chim bay tuốt lên không, vỗ cánh vội vàng trốn xa!

 

3.2.4.1.2.3.1.1.5. Câu Lưu Tôn Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ, hữu Phật xuất thế, hiệu Câu Lưu Tôn Phật.

            ()又於過去有佛出世號拘留孫佛。

          (Kinh: Lại trong quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Câu Lưu Tôn Phật).

 

          Câu Lưu Tôn (Krakucchanda) là tiếng Phạn, cơi này dịch là Sở Ưng Đoạn (所應斷, những điều đáng nên đoạn trừ). Đấy là xét theo sự đoạn trừ ngũ trụ và nhị tử (Phần Đoạn và Biến Dịch sanh tử) để lập danh hiệu. Lại c̣n dịch là Dụng Trang Nghiêm (用莊嚴), đấy là xét theo sự tu nhân chứng quả để đặt tên. Vị này [cùng tên], chẳng phải là vị Phật trong Hiền Kiếp thứ chín xuất thế [khi con người tuổi thọ] sáu vạn năm. Theo kinh Vạn Phật Danh, có vô lượng danh hiệu thất Phật. Nếu sau danh xưng [Câu Lưu Tôn Phật] mà có nói Hiền Kiếp th́ Ngài là vị đứng đầu trong [một ngàn vị Phật] của Hiền Kiếp. [Nếu coi vị Phật Câu Lưu Tôn ở đây thuộc về Hiền Kiếp] th́ trên là nói đến quá khứ đă có trở ngại, dưới là nói đến Hằng sa kiếp cũng bị trở ngại.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, chí tâm chiêm lễ, hoặc phục tán thán. Thị nhân ư Hiền Kiếp thiên Phật hội trung, vi Đại Phạm Vương, đắc thọ thượng kư.

          ()若有男子女人聞是佛名志心瞻禮或復讚歎。是人於賢劫千佛會中為大梵王得授上記。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật ấy, chí tâm chiêm ngưỡng, lễ bái, hoặc là tán thán, người ấy sẽ ở trong pháp hội của một ngàn đức Phật thuộc Hiền Kiếp, làm Đại Phạm Vương, được thọ kư bậc thượng).

 

          Trong phần Hiển Ích, “nghe danh hiệu Phật” thuộc về Ư, hiển lộ chánh nhân Phật tánh. “Chiêm ngưỡng, lễ bái” thuộc về thân, hiển thị duyên nhân Phật tánh. Tán thán thuộc khẩu, hiển thị liễu nhân Phật tánh. Do ba thứ nhân duyên ấy, cho nên ở trong hội của một ngàn vị Phật thuộc Hiền Kiếp, đều làm Đại Phạm Vương, tu tứ đẳng tâm (từ, bi, hỷ, xả), hạnh nghiệp thanh tịnh; khắp v́ tam hữu (ba cơi), thỉnh chuyển pháp luân. V́ thế, ở dưới ṭa mỗi đức Phật, đích thân được thọ kư thượng diệu; tức là dùng thân Phạm Thiên để thành cái quả Đại Giác. Sách Pháp Uyển Châu Lâm viết: “Nay xét đến Hiền Kiếp, một đại kiếp chia thành hoại, không, thành, trụ, nay đang thuộc trụ kiếp (gồm hai mươi tiểu kiếp), có một ngàn vị Phật xuất hiện. Ba vị Phật đă qua, nay là vị thứ tư (tức Thích Ca Mâu Ni Phật)”. Theo luận Lập Thế A Tỳ Đàm: Mười một kiếp thuộc vị lai, tám kiếp thuộc quá khứ, nay đức Phật Thích Ca thành Phật trong kiếp thứ chín.

          Hỏi: Trong Hiền Kiếp này, trong các giai đoạn thành, hoại và không, Phật chẳng xuất thế, chỉ có trụ kiếp. Trong trụ kiếp, đời vị lai chỉ có mười một kiếp, cớ sao có đến chín trăm chín mươi sáu vị Phật cùng lúc xuất thế vậy?

          Đáp: Đúng như lời cật vấn, ư nghĩa hơi khó hiểu. Nay dựa theo hai kinh, có thể biết được những nét chánh yếu. Trong kinh Dược Vương Dược Thượng, đức Phật dạy: “Ngă tằng văng tích vô số kiếp thời, ư Diệu Quang Phật mạt pháp chi trung, xuất gia học đạo, văn thị ngũ thập tam Phật danh, tâm sanh hoan hỷ, phục giáo tha nhân, linh đắc văn tŕ. Triển chuyển tương giáo, năi chí tam thiên nhân, dị khẩu đồng âm, nhất tâm kính lễ, tức đắc siêu việt vô số ức kiếp sanh tử chi tội. Kỳ tiền thiên nhân giả, Hoa Quang Phật vi thủ, hạ chí Tỳ Xá Phù Phật, ư Trang Nghiêm Kiếp đắc thành vi Phật, quá khứ thiên Phật thị dă. Thử trung thiên Phật giả, Câu Lưu Tôn Phật vi thủ, hạ chí Lâu Chí Như Lai, ư Hiền Kiếp trung thứ đệ thành Phật. Hậu thiên Phật giả, Nhật Quang Như Lai vi thủ, năi chí Tu Di Tướng Phật, ư Tinh Tú Kiếp trung đương đắc thành Phật” (Ta đă từng trong vô số kiếp đời quá khứ, xuất gia học đạo trong đời Mạt Pháp của Phật Diệu Quang (Varaprabha), nghe được danh hiệu của năm mươi ba vị Phật này, tâm sanh hoan hỷ, lại dạy cho người khác nghe và tŕ niệm. Lần lượt dạy nhau cho đến ba ngàn người, khác miệng cùng tiếng, nhất tâm kính lễ, liền được vượt thoát tội trong vô số ức kiếp sanh tử. Một ngàn người đầu tiên, Hoa Quang Phật làm đầu cho đến người cuối cùng là Tỳ Xá Phù Phật, được thành Phật trong Trang Nghiêm Kiếp; đấy là một ngàn vị Phật trong quá khứ. Một ngàn vị Phật chính giữa, Câu Lưu Tôn Phật làm đầu, cho đến vị cuối cùng là Lâu Chí (Rucika) Như Lai, theo thứ tự thành Phật trong Hiền Kiếp. Một ngàn vị Phật cuối, Nhật Quang Như Lai làm đầu, cho đến vị cuối cùng là Tu Di Tướng Phật sẽ được thành Phật trong Tinh Tú Kiếp).

          Nếu dựa theo kinh Phật Danh, chín mươi mốt kiếp trong quá khứ có Phật hiệu là Tỳ Bà Thi (Vipaśyin) Như Lai, ba mươi kiếp trong quá khứ có Phật xuất thế, tên là Thi Khí (Śikhin) Như Lai. Tức là trong kiếp này, lại có Phật xuất thế tên là Tỳ Xá Phù (Viśvabhū) Như Lai.

          Hỏi: Chín mươi mốt kiếp ấy là đại kiếp hay tiểu kiếp? Đáp: Là đại kiếp. V́ sao biết như vậy? Theo Cựu Tỳ Bà Sa Luận, Thích Ca Bồ Tát tu nhân từ thời Tỳ Bà Thi Phật cho tới nay, đă gieo nghiệp tướng hảo. Tới nay, trong trụ kiếp thứ chín, đă trải qua chín mươi mốt đại kiếp. V́ thế, Cựu Câu Xá Luận nói: “Do lễ Để Sa Phật (Tiṣya), do sức tinh tấn, liền vượt thoát chín đại kiếp, rốt ráo thành Phật”. V́ vậy, đă biết chín kiếp đă là đại kiếp th́ chín mươi mốt kiếp kia há chẳng phải cũng là đại kiếp ư? Đă là đại kiếp th́ một ngàn vị Phật xuất thế, chẳng có ǵ đáng nghi! Lại dựa theo Lập Thế A Tỳ Đàm, trong ṿng hai mươi trụ kiếp, trong tám kiếp quá khứ đă có Phật xuất thế, Phật Thích Ca xuất thế trong kiếp thứ chín của hiện tại, tức là trong chín kiếp đầu, đă có bốn vị Phật xuất thế. Vị lai hăy c̣n mười một kiếp, làm sao biết sẽ chẳng có nhiều vị Phật xuất thế? Xét theo ư nghĩa này, dẫu là tiểu kiếp, nhiều vị Phật xuất thế cũng chẳng trở ngại ǵ! Đó là v́ căn cơ của chúng sanh có mạnh hay yếu, cho nên cảm vời thấy Phật khác nhau. Chỉ sợ hậu hiền sanh nghi, nên tôi tŕnh bày đại lược như thế!

 

3.2.4.1.2.3.1.1.6. Tỳ Bà Thi Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ hữu Phật xuất thế, hiệu Tỳ Bà Thi.

          ()又於過去有佛出世號毘婆尸。

          (Kinh: Lại trong quá khứ có Phật xuất thế, hiệu là Tỳ Bà Thi).

 

          Tỳ Bà Thi c̣n gọi là Duy Vệ (維衛)[3], cơi này dịch là Thắng Quán (勝觀). Luận Câu Xá nói: “Trọn ba vô số kiếp, theo thứ tự ngược, sẽ gặp Thắng Quán”. Đấy là do Phật Thích Ca đă gieo nhân tướng hảo đầu tiên nơi Thắng Quán Phật. Nhưng nếu coi vị Phật này là một trong ba vị Phật cuối cùng của Trang Nghiêm Kiếp th́ Câu Lưu Tôn Phật là vị Phật đầu tiên trong Hiền Kiếp, càng chẳng ngờ chi nữa! Cần nên biết: Ứng theo luận định trong phần trên, chẳng thể nói [danh hiệu Tỳ Bà Thi Phật ở đây] là nói đến vị Phật gần (tức Tỳ Bà Thi Phật trong Hiền Kiếp). Do [những vị Phật có cùng danh hiệu là] Tỳ Bà Thi Phật rất nhiều, sao có thể nói [đoan quyết danh hiệu Tỳ Bà Thi ở đây] chuyên chỉ vị Phật Thắng Quán mà Phật Thích Ca đă gặp gỡ, gieo nhân thành tựu tướng hảo cho được?

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, vĩnh bất đọa ác đạo, thường sanh nhân, thiên, thọ thắng diệu lạc.

          ()若有男子女人聞是佛名永不墮惡道。常生人天受勝妙樂。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật này, vĩnh viễn chẳng đọa vào đường ác, thường sanh làm trời, người, hưởng sự vui thù thắng nhiệm mầu).

 

          Trong phần Hiển Ích, [kinh văn dạy] “văn thị Phật danh, tức bất đọa tam ác đạo” (nghe danh hiệu đức Phật này, liền chẳng đọa trong ba ác đạo), chuyện này chẳng dễ dàng! Theo luận, trong A-tăng-kỳ đầu tiên, Thích Ca Thế Tôn từ đấy trở đi thường ĺa thân nữ nhân và bốn đường ác. Theo sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm, trong A-tăng-kỳ thứ ba, Ngài mới bắt đầu ĺa năm chướng[4], mới chẳng bị đọa. “Thường sanh làm trời, người”: Theo Giới Sớ[5], trong A-tăng-kỳ đầu tiên, Ngài đắc năm thứ công đức: Một là sanh trong trời, người; hai là sanh trong gia đ́nh cao quư, ba là làm thân nam, bốn là các căn trọn đủ, năm là biết túc mạng. Sách Pháp Hoa Văn Cú nói: “Chẳng sanh vào ba đường ác là Vị Bất Thoái. Chẳng sanh vào biên địa, các căn đầy đủ, chẳng thọ thân nữ, tức là Hạnh Bất Thoái. Thường biết Túc Mạng, tức là Niệm Bất Thoái”. V́ thế biết chẳng đọa vào ác đạo, thường sanh làm trời, người, đúng là chẳng dễ dàng! Nay căn cơ viên đốn nhạy bén nhất, cho nên vừa mới nghe danh hiệu Phật, liền hiểu tự tánh, cho nên có thể nhanh chóng đạt được.

          “Nhân thiên thắng diệu lạc” (sự vui sướng thù thắng nhiệm mầu trong đường trời, người) đă được nói cặn kẽ trong kinh Thế Kư của Trường A Hàm. Tuy sanh làm trời, người, chỉ coi Pháp Hỷ và Thiền Duyệt là vui. Như trong Đại Trang Nghiêm Luận, đức Phật đă nói kệ như sau: “Vô bệnh đệ nhất lợi, tri túc đệ nhất phú, thiện hữu đệ nhất thân, Niết Bàn đệ nhất lạc” (Không bệnh: Lợi bậc nhất. Biết đủ: Giàu bậc nhất. Bạn lành: Thân thiết nhất. Niết Bàn: Vui bậc nhất). Đấy chính là hưởng mà chẳng hưởng, không hưởng chính là hưởng.

 

3.2.4.1.2.3.1.1.7. Bảo Thắng Như Lai

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ vô lượng vô số Hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, hiệu Bảo Thắng Như Lai.

          ()又於過去無量無數恆河沙劫有佛出世號寶勝如來。

          (Kinh: Lại trong vô lượng vô số Hằng hà sa kiếp trong quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Bảo Thắng Như Lai).

 

          Danh hiệu của Ngài trong tiếng Phạn là Ra Đát Nẵng Tỳ Bà (Ratna-shikhaye). Ra Đát Nẵng dịch là Bảo; Tỳ Bà dịch là Thắng. Chất báu thù thắng ắt là vật ǵ vậy? Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Như hải trung hữu tứ châu, nhất thiết chúng bảo giai tùng chi sanh. Nhược vô thử tứ châu, nhất thiết bảo vật tiệm tựu diệt tận. Chư tiểu long thần bất năng đắc kiến, duy Sa Kiệt La long vương, mật trí thâm bảo tạng trung. Thử thâm bảo tạng hữu tứ chủng danh. Nhất danh Chúng Bảo Tích Tụ, nhị danh Vô Tận Bảo Tạng, tam danh Viễn Xí Nhiên, tứ danh Nhất Thiết Trang Nghiêm Tụ. Thử tuy bảo trung chi thắng, nhiên thị thế bảo, thứ đệ dĩ đối Thường, Lạc, Ngă, Tịnh xuất thế chi bảo. Thử chi tứ đức, duy Phật dữ Phật năi năng chứng đắc, như Sa Kiệt La long vương mật trí bảo tạng thị dă. Dư nhân vị chứng, như tiểu long thần bất năng đắc kiến thị dă. Thử tứ đức xuất sanh vô tư, như nhất thiết chúng bảo giai tùng chi sanh thị dă” (Như trong biển có bốn viên châu, hết thảy các thứ báu đều sanh từ chúng. Nếu không có bốn viên châu ấy, hết thảy các vật báu sẽ dần dần diệt mất, các tiểu long thần sẽ chẳng thể thấy, chỉ trừ long vương Sa Kiệt La (Sāgara-nāgarāja). Chúng được cất kín trong kho báu. Kho báu sâu kín ấy có bốn thứ tên: Một là Chúng Bảo Tích Tụ, hai là Vô Tận Bảo Tạng, ba là Viễn Xí Nhiên, bốn là Nhất Thiết Trang Nghiêm Tụ. Những viên châu ấy tuy thù thắng nhất trong các thứ báu, nhưng chúng là vật báu thế gian, theo thứ tự dùng để đối ứng với của báu xuất thế Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. Bốn đức ấy chỉ có Phật và Phật mới chứng đắc, như long vương Sa Kiệt La giấu kín trong kho báu. Những người khác chưa chứng, giống như các tiểu long thần, chẳng thể trông thấy. Bốn đức ấy xuất sanh [các công đức] chẳng tỳ vết, như hết thảy các thứ báu đều sanh từ những viên châu ấy). V́ thế, sách Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa viết: Như trân bảo trong cơi đời được phàm t́nh quư trọng”. Vậy th́ của báu như lư rốt ráo đáng quư, đáng là của báu được phàm t́nh quư trọng, cho nên Phật hiệu là Bảo Thắng.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, tất cánh bất đọa ác đạo, thường tại thiên thượng, thọ thắng diệu lạc.

          ()若有男子女人聞是佛名畢竟不墮惡道。常在天上受勝妙樂。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật ấy, rốt ráo chẳng đọa vào ác đạo, thường ở trên cơi trời, hưởng sự vui thù thắng, nhiệm mầu).

 

          Đại ư của phần Hiển Ích giống như trong phần trên. Trong phẩm Lưu Thủy của kinh Kim Quang Minh [có chép]: Mười ngàn con cá được nghe danh hiệu Phật Bảo Thắng, đều sanh hết lên trời Đao Lợi, huống hồ nam nữ nghe tên Ngài mà không được hưởng diệu lạc thù thắng ư?

 

3.2.4.1.2.3.1.1.8. Bảo Tướng Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ hữu Phật xuất thế, hiệu Bảo Tướng Như Lai.

          ()又於過去有佛出世號寶相如來。

          (Kinh: Lại nữa, trong quá khứ, có Phật xuất thế, hiệu là Bảo Tướng Như Lai).

 

          Phật có danh hiệu là Bảo Tướng (Ratnaketu), cũng là dùng chất báu về mặt h́nh tướng để sánh ví của báu nơi tánh. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Hựu đại hải trung, hữu tứ xí nhiên quang minh đại bảo. Nhất danh Nhật Tạng, nhị danh Ly Nhuận, tam danh Hỏa Châu, tứ danh Cứu Cánh Vô Dư. Nhược đại hải vô thử tứ bảo, tứ thiên hạ, Kim Cang, Vi sơn, năi chí Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, giai tất phiêu một” (Trong biển cả lại có bốn thứ báu lớn tỏa quang minh chói lọi, một là Nhật Tạng, hai là Ly Nhuận, ba là Hỏa Châu, bốn là Cứu Cánh Vô Dư. Nếu biển cả không có bốn báu ấy, tứ thiên hạ, núi Kim Cang, núi Thiết Vi, cho đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thảy đều ch́m ngập). Đại Luận gọi chúng là Tiêu Thủy Châu. Nhật Tạng biểu thị Đại Viên Kính Trí. Ly Nhuận biểu thị Diệu Quan Sát Trí. Hỏa Châu biểu thị B́nh Đẳng Tánh Trí. Cứu Cánh Vô Dư biểu thị Thành Sở Tác Trí. Nếu biển pháp của Như Lai không có bốn trí ấy lợi lạc chúng sanh, tam giới lục đạo thảy đều ch́m đắm. V́ thế, đại sư nói: “Chẳng đi, chẳng đến, Thật Tướng pháp tánh, Thật Tướng tôn quư”. Do vậy, gọi là Bảo Tánh.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh, sanh cung kính tâm, thị nhân bất cửu, đắc A La Hán quả.

          ()若有男子女人聞是佛名生恭敬心。是人不久得阿羅漢果。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật ấy, sanh ḷng cung kính, người ấy chẳng lâu sau sẽ đắc quả A La Hán).

 

          Trong phần Hiển Ích, kinh văn nói “văn Phật danh dĩ, sanh cung kính tâm” (nghe danh hiệu đức Phật rồi bèn sanh tâm cung kính), tức là thân chẳng chiêm lễ, miệng chẳng tán thán đă rơ rệt rồi! Nhưng những người nam, kẻ nữ ấy, không lâu sau sẽ đắc quả A La Hán, công đức sâu lắm! Nếu luận định theo Tam Tạng th́ như kinh dạy:

          - “Quang minh của Nhật Tạng có thể biến nước biển thành chất lạc”: Nay nói đến Thế Đệ Nhất, mười lăm tâm kiến đạo, mười sáu tâm nhập Tu Đà Hoàn quả, chuyển hiền thành thánh, đúng là như biến nước thành lạc.

          - “Quang minh của Ly Nhuận có thể biến chất lạc trong biển thành tô”: Nay nói sau khi kiến đạo, khởi sự tu đạo, đoạn hết sáu phẩm đầu của chín phẩm Tư Hoặc trong Dục Giới, nhập Tư Đà Hàm, đúng là như biến lạc thành tô.

          - “Quang minh của Hỏa Châu có thể đốt cháy chất tô trong biển”: Do Tam Quả đoạn hết ba phẩm sau của Tư Hoặc trong Dục Giới, vĩnh viễn chẳng thọ sanh trong Dục Giới nữa, đúng là giống như đốt cháy chất tô trong biển.

          - “Quang minh của Cứu Cánh Vô Dư có thể đốt cháy chất tô trong biển vĩnh viễn hết sạch chẳng c̣n thừa sót”: Do Tứ Quả th́ năm phần cao thấp đều đoạn sạch, chẳng c̣n Tư Hoặc nào thừa sót, vĩnh viễn chẳng thọ sanh trong đời sau, đúng là giống như đốt sạch vĩnh viễn chất tô trong biển, chẳng c̣n thừa sót.

          Nay xét theo Tạng Giáo đối ứng với các địa vị trong Viên Giáo th́ từ Sơ Tín cho tới Thất Tín, tùy ư đoạn hết Kiến Tư trong tam giới, bằng với đệ tứ quả A La Hán trong Tạng Giáo. Do đó, sách Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Nghĩa nói: “Đồng trụ và tứ trụ, ở chỗ này bằng nhau. Nếu chỉ chế phục vô minh th́ Tam Tạng c̣n kém”, chính là nói về chuyện này. Nay vốn coi Viên Giáo là chánh, cho nên trước hết xét theo Tam Tạng Tiểu Quả, v́ muốn khơi gợi cho A La Hán trong Tạng Giáo thành tựu quả A La Hán nơi quả vị Phật trong Viên Giáo vậy.

 

3.2.4.1.2.3.1.1.9. Ca Sa Tràng Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, hữu Phật xuất thế, hiệu Ca Sa Tràng Như Lai.

          ()又於過去無量阿僧祗劫有佛出世號袈裟幢如來。

          (Kinh: Lại trong quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, có Phật xuất thế, hiệu là Ca Sa Tràng (Kaṣāyadhvaja) Như Lai).

 

          Đây là dựa theo sự trang nghiêm để nêu ra tướng trạng, nhằm phô rơ Phật đức hồng danh. Tâm Địa Quán viết: “Ca-sa chính là tướng tràng báu của Như Lai, v́ khi đắp ca-sa, sanh ư tưởng như tràng báu, có thể diệt các tội, sanh các phước đức. Ví như ruộng tốt, v́ có thể khéo tăng trưởng Bồ Tát đạo. Ví như giáp trụ, các mũi tên độc phiền năo chẳng thể làm hại được”. Do Như Lai khi tu nhân đă tu vạn hạnh, nên thành tựu quả đức trang nghiêm.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh giả, siêu nhất bách đại kiếp sanh tử chi tội.

          ()若有男子女人聞是佛名者超一百大劫生死之罪。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật này, sẽ thoát khỏi tội trong một trăm đại kiếp sanh tử).

 

          V́ thế, nam nữ nghe danh hiệu của Ngài, sẽ nhanh chóng thoát khỏi tội trong một trăm đại kiếp sanh tử.

 

3.2.4.1.2.3.1.1.10. Đại Thông Sơn Vương Phật

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ hữu Phật xuất thế, hiệu Đại Thông Sơn Vương Như Lai.

          ()又於過去有佛出世號大通山王如來。

          (Kinh: Trong quá khứ, lại có Phật xuất thế, hiệu là Đại Thông Sơn Vương Như Lai).

 

          Sơn Vương tức là núi Tu Di, bảy rặng kim sơn vây quanh, cao chót vót giữa biển; v́ thế, đặc biệt gọi là Vương. “Đại”: Núi cao tám vạn bốn ngàn do-tuần. “Thông” (): Quang minh chiếu sáng ngời bốn phía. Điều này ví như Báo Thân Phật. Kinh Tiểu Bát Nhă chép: “Thí như hữu nhân, thân như Tu Di sơn vương, thị thân vi đại phủ? Tu Bồ Đề ngôn: - Thậm đại” (“Ví như có người thân như núi chúa Tu Di, thân ấy có lớn hay chăng?” Tu Bồ Đề thưa: “Rất lớn”). Đại sư nói: “Đấy chính là chẳng phải quả mà là quả, do nhân to nên quả to. Đắc pháp Ngũ Ấm, thành tựu Pháp Thân. V́ thế nói ‘to như núi Tu Di’ để sánh ví tánh sắc. Do sắc to nên Bát Nhă to. Như núi to nên thần cũng to. Tập quả đă viên măn, báo quả cũng trọn vẹn. V́ thế nói là thân to”. Như vậy th́ Đại Thông là cái nhân Bát Nhă, Sơn Vương là cái quả Báo Thân, Tứ Trí rốt ráo trang nghiêm.

         

          (Kinh) Nhược hữu nam tử, nữ nhân, văn thị Phật danh giả, thị nhân đắc ngộ Hằng hà sa Phật, quảng vị thuyết pháp, tất thành Bồ Đề.

          ()若有男子女人聞是佛名者是人得遇恆河沙佛廣為說法必成菩提。

          (Kinh: Nếu có nam tử, nữ nhân, nghe danh hiệu đức Phật ấy, người đó sẽ được gặp chư Phật nhiều như cát sông Hằng, v́ người ấy rộng nói pháp, ắt thành Bồ Đề).

 

          Trong phần Hiển Ích, [kinh văn có nói] phàm những ai nghe danh hiệu của đức Phật này, sẽ được gặp chư Phật nhiều như cát sông Hằng v́ người đó nói pháp. Do nghe Đại Thông Bát Nhă, cho nên cảm chư Phật v́ người ấy nói Bát Nhă, khiến cho toàn tánh khởi tu. Đă nghe quả thể (bản thể của cái quả) nơi Sơn Vương, bèn cảm chư Phật thọ kư, khiến cho từ nhân mà đạt đến quả. Nghe danh hiệu một vị Phật, bèn thấu hiểu tánh và tu như một. Nhân quả thành tựu, Phật lực chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn.

 

3.2.4.1.2.3.1.2. Tổng chỉ chư Phật (nói chung về chư Phật)

 

          (Kinh) Hựu ư quá khứ hữu Tịnh Nguyệt Phật, Sơn Vương Phật, Trí Thắng Phật.

          ()又於過去有淨月佛。山王佛。智勝佛。

          (Kinh: Trong quá khứ lại có Tịnh Nguyệt Phật, Sơn Vương Phật, Trí Thắng Phật).

 

          Tịnh Nguyệt (淨月): Chân Pháp Thân của Phật ví như hư không, ứng vật (ứng theo sự cơ cảm của chúng sanh) mà hiện h́nh, như bóng trăng trong nước. Trăng ví như thân Phật, Pháp Thân như hư không. Tâm quang sáng sạch, từ Chân mà ứng hiện, hiện bóng trong nước. Điều này minh thị “tam thân nhất thể”.

          Sơn Vương trong tiếng Phạn là Thế Lễ Nại Ra Nhạ (Śailanrāja), cơi này dịch là Sơn Vương. Trong kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni, Hoa Tụ Bồ Tát tán thán đức Phật: “Thế Tôn thân sắc như kim sơn, do như nhật quang chiếu thế gian. Năng bạt nhất thiết chư khổ năo, ngă kim khể thủ đại pháp vương” (Thế Tôn thân sắc như núi vàng, như ánh mặt trời soi thế gian, dẹp trừ hết thảy các khổ năo, con nay kính lễ đại pháp vương) có ư nghĩa tương đồng.

          Trí Thắng, tức là Nhất Thiết Chủng Trí. Kinh Đại Phẩm Bát Nhă dạy: “Tát Bà Nhă (Tần ngôn nhất thiết trí tướng), thị Thanh Văn, Bích Chi Phật trí. Đạo Chủng Trí thị Bồ Tát trí. Nhất Thiết Chủng Trí thị chư Phật trí” (Tát Bà Nhă, Hán dịch là Nhất Thiết Trí Tướng, là trí của Thanh Văn và Bích Chi Phật. Đạo Chủng Trí là trí của Bồ Tát. Nhất Thiết Chủng Trí là trí của chư Phật). Do hết thảy chủng loại, tướng mạo đều biết, nên gọi là thù thắng trong các trí.

 

          (Kinh) Tịnh Danh Vương Phật, Trí Thành Tựu Phật, Vô Thượng Phật.

          ()淨名王佛。智成就佛。無上佛。

          (Kinh: Tịnh Danh Vương Phật, Trí Thành Tựu Phật, Vô Thượng Phật).

 

          Tịnh Danh Vương: Ngũ trụ và nhị tử đều hết sạch, v́ hết sạch tự tại, nên có danh xưng thù thắng này. Theo kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam Muội, ở phương Đông cách nơi đây ba mươi hai cơi Phật, có quốc độ tên là Phổ Vô Cấu, Phật hiệu là Tịnh Danh Vương. Trong A-tăng-kỳ kiếp lâu xa, đức Phật Thích Ca là một tiên nhân tên Tối Thắng, do nghe đức Phật ấy giảng Tập Nhất Thiết Phước Đức tam-muội mà về sau sanh vào nước ấy, nay được thành Phật.

          Trí Thành Tựu: Do dùng hai trí Quyền và Thật để thành tựu.

          Vô Thượng là danh hiệu tôn quư cùng cực. Hễ có ǵ cần phải đoạn trừ th́ gọi là Hữu Thượng Sĩ. Đă chẳng có ǵ phải đoạn th́ gọi là Vô Thượng. Như Phật Thuyết Vô Thượng Xứ Kinh đă dạy: “Nhược chúng sanh ư Phật vô thượng xứ, khởi tín hướng tâm giả, ư thiên nhân trung, đắc vô thượng quả” (Nếu chúng sanh đối với chỗ vô thượng của Phật mà khởi tâm tin tưởng, hướng về, sẽ ở trong trời, người mà đắc quả vô thượng).

 

          (Kinh) Diệu Thanh Phật, Măn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật.

          ()妙聲佛。滿月佛。月面佛。

          (Kinh: Diệu Thanh Phật, Măn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật).

 

          Diệu Thanh: Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Sơn cốc, khoáng dă, kỳ trung đa hữu Ca-lăng-tần-già xuất diệu âm thanh. Như thị mỹ âm, nhược thiên, nhân, Khẩn Na La đẳng, vô năng cập giả, duy trừ Như Lai âm thanh, cố viết Diệu Thanh” (Trong hang núi, đồng hoang, có nhiều chim Ca-lăng-tần-già hót tiếng vi diệu. Âm thanh đẹp đẽ như thế, dù là trời, người, hay Khẩn Na La v.v… đều chẳng thể sánh bằng, chỉ trừ âm thanh của Như Lai, nên nói là Diệu Thanh).

          Hai vị Phật Măn Nguyệt và Nguyệt Diện ư nghĩa đại để tương đồng. Như kinh dạy: “Như thập ngũ nhật nguyệt, viên măn cụ túc, chúng tinh trung vương, tối thượng, tối thắng, Phật diện thanh tịnh viên măn, diệc như nguyệt nhĩ” (Như trăng ngày Rằm, trọn đủ viên măn, là vua trong các ngôi sao, tối thượng, tối thắng. Mặt Phật thanh tịnh viên măn cũng giống như mặt trăng).

 

          (Kinh) Hữu như thị đẳng, bất khả thuyết Phật.

          ()有如是等不可說佛。

          (Kinh: Có bất khả thuyết Phật như thế đó).

 

          Có bất khả thuyết Phật như thế đó, chẳng thể nói trọn hết kiếp số và lợi ích do nghe danh hiệu của các Ngài, v́ thế bèn tổng kết, biết là ngài Địa Tạng từ thuở phát tâm đến nay, đă gặp gỡ các vị như Phật Thích Ca, đều được mỗi vị phó chúc độ thoát, cũng như ngày nay trên thiên cung, chẳng thể nghĩ bàn được! Phần Xưng Danh đă xong.

 

3.2.4.1.2.3.2. Kết ích (tổng kết lợi ích)

3.2.4.1.2.3.2.1. Sanh thời xưng danh ích (lợi ích khi xưng danh trong khi c̣n sống)

3.2.4.1.2.3.2.1.1. Ước nhất đa huống ích (xét theo một danh hiệu để luận lợi ích do nghe nhiều danh hiệu)  

 

          (Kinh) Thế Tôn! Hiện tại, vị lai nhất thiết chúng sanh, nhược thiên, nhược nhân, nhược nam, nhược nữ, đản niệm đắc nhất Phật danh hiệu, công đức vô lượng, hà huống đa danh?

          ()世尊現在未來一切眾生若天若人若男若女但念得一佛名號功德無量。何況多名。

          (Kinh: Bạch Thế Tôn! Hết thảy chúng sanh trong hiện tại và vị lai, dù trời hay người, dù nam hay nữ, chỉ niệm danh hiệu của một vị Phật th́ công đức đă là vô lượng, huống hồ nhiều danh hiệu?)

 

          Đạo và tục tương phản, danh và thật trái nghịch. Nắm được ư thú này, khéo thấu hiểu lư thâm u. V́ sao vậy? Như thế tục, đối với cha, ông, chẳng được nhắc đến tên gọi. Nhưng trong pháp môn Phật danh, xưng dương [danh hiệu Phật] bèn được phước vô lượng. Ấy là v́ chư Phật Như Lai đại từ thương xót muôn loài, giáng hạ cơi tục, lấy việc tế độ làm đầu. Kẻ có tâm mong mỏi, ngưỡng mộ [chư Phật], chẳng có ai không được lợi ích. Hoặc dùng miệng xưng niệm, hoặc dùng tâm niệm, hoặc dùng thân lễ, ba nghiệp tôn kính, tam độc thanh lương, dần dần dẹp trừ hữu căn, thoát khỏi sự ràng buộc của ba cơi. Do có đức to lớn ấy, người xưng danh hiệu Phật sẽ được phước. Những kẻ thuận theo thói tục lại trái nghịch những điều trên đây. Kinh Thập Luân dạy: “Nhược niệm nhất Phật, tắc kiến nhất Phật. Nhược niệm đa Phật, tắc kiến đa Phật. Nhược niệm tiểu thân Phật, tắc kiến tiểu thân Phật. Nhược niệm đại thân Phật, tắc kiến đại thân Phật. Nhược niệm vô lượng thân Phật, tắc kiến vô lượng thân Phật đẳng” (Nếu niệm một vị Phật, sẽ thấy một vị Phật. Nếu niệm nhiều vị Phật, sẽ thấy nhiều vị Phật. Nếu niệm Phật thân nhỏ, sẽ thấy Phật thân nhỏ. Nếu niệm Phật thân lớn, sẽ thấy Phật thân lớn. Nếu niệm vô lượng thân Phật, sẽ thấy vô lượng thân Phật v.v…) V́ thế, dùng một vị Phật để từ so sánh mà biết nhiều vị Phật.

 

3.2.4.1.2.3.2.1.2. Ước sanh tử đắc lợi (xét theo lợi ích khi sanh tử)

 

          (Kinh) Thị chúng sanh đẳng, sanh thời, tử thời, tự đắc đại lợi, chung bất đọa ác đạo.

          ()是眾生等生時死時自得大利終不墮惡道。

          (Kinh: Các chúng sanh ấy lúc sanh, lúc tử, tự đạt được lợi ích to lớn, trọn chẳng đọa vào ác đạo).

 

          Pháp sư Viên Trừng[6] nói: “Lục đạo phàm phu, tam thừa hiền thánh, tánh giác bảo quang ai nấy đều viên măn, vốn chẳng gọi là chư Phật, mà cũng chẳng gọi là chúng sanh. Chỉ v́ cái tâm này chẳng giữ lấy tự tánh, thuận theo cái duyên mê ngộ, tạo nghiệp, thọ khổ, nên gọi là chúng sanh. Tu đạo chứng chân, bèn gọi là chư Phật”. Đức Phật thương xót chúng sanh, do vọng tưởng, chấp trước mà chẳng chứng đắc; nhưng vẫn là xứng pháp giới tánh, [do vậy, đức Phật] nói ra pháp môn Niệm Phật. Nếu có được pháp môn ấy, sẽ có một ngày bằng với chư Phật. Nếu chẳng được môn ấy, uổng công tu bao kiếp dài lâu! V́ thế, chúng sanh khi sanh, lúc tử, nếu thật sự có thể niệm Phật, hoặc một vị Phật, hoặc nhiều vị Phật, ai nấy đều tự đạt được các lợi ích to lớn, trọn chẳng đọa vào ác đạo. Nhưng đấy là các vị Phật mà Đại Sĩ đă đích thân gặp gỡ, đích thân thừa sự, cúng dường, nên đạt được lợi ích. Tuy vậy, các kinh luận chỉ tán dương Tây Phương A Di Đà Phật, [v́ Ngài có] nguyện lực đặc biệt thiên trọng tiếp dẫn Sa Bà. Do đó, trong hạnh nguyện của đức Phổ Hiền, chỉ tột bậc xưng tán Di Đà. Nếu ai ngay trong lúc sanh tử, thật sự có thể chân thành xưng niệm [A Di Đà Phật], cảm ứng càng nhiều hơn. Đó gọi là “chẳng giở chân mà về Tịnh Độ an trụ. Chẳng phải suy lường mà chứng Di Đà”, há c̣n phải nói năng, suy nghĩ ǵ nữa? Ngộ hay mê chỉ tại tự tâm, siêu thăng hay ch́m đắm há do pháp nào khác? Hăy tin chắc, tận lực hành tŕ, sẽ tự thấy kết quả của công sức.

 

3.2.4.1.2.3.2.2. Lâm chung xưng danh ích (lợi ích do xưng danh lúc lâm chung)

3.2.4.1.2.3.2.2.1. Thị xưng danh diệt tội (chỉ ra: Do xưng danh mà diệt tội)

 

          (Kinh) Nhược hữu lâm mạng chung nhân, gia trung quyến thuộc, năi chí nhất nhân, vị thị bệnh nhân, cao thanh niệm nhất Phật danh, thị mạng chung nhân, trừ Ngũ Vô Gián tội, dư nghiệp báo đẳng, tất đắc tiêu diệt.

          ()若有臨命終人家中眷屬乃至一人為是病人高聲念一佛名。是命終人除五無間罪。餘業報等悉得銷滅。

          (Kinh: Nếu có kẻ sắp mạng chung, quyến thuộc trong nhà, dẫu chỉ một người, v́ bệnh nhân ấy, lớn tiếng niệm danh hiệu một vị Phật, người mạng chung ấy, trừ diệt tội Ngũ Vô Gián, các nghiệp báo khác đều được tiêu diệt).

 

          “Năi chí nhất niệm nhất Phật danh” (thậm chí niệm danh hiệu một vị Phật): Từ nhiều người, nhiều Phật, cho đến cực ít. Kinh Đại Bi dạy: “Nhất xưng Nam-mô Phật danh giả, dĩ thị thiện căn, nhập Niết Bàn giới, bất khả tận dă” (Xưng Nam-mô Phật một tiếng, do thiện căn ấy cho tới khi nhập Niết Bàn giới, [thiện căn ấy] chẳng thể cùng tận); c̣n ngờ tội ngũ Vô Gián chẳng tiêu diệt chi nữa! Tội nghịch cực trọng đă tiêu, các nghiệp báo thấp hơn khác há chẳng đều diệt ư? (Trong chánh kinh, “trừ” có nghĩa là “trừ khử”, chẳng phải là loại trừ, chẳng tiêu). Xưa kia, Đại Trí luật sư phát nguyện thường sanh Sa Bà, làm đại đạo sư. Lại thấy pháp sư Huệ Thị nói: “Cơi Cực Lạc tuy tịnh, chẳng phải là chỗ ta mong mỏi”. Do vậy, Sư coi thường pháp môn Tịnh Độ chẳng quy hướng. Thấy người tu Tịnh nghiệp, lại c̣n sanh ḷng khinh rẻ, báng bổ. Về sau, Sư bị bệnh nặng, thần thức mê muội, mờ mịt, nhanh chóng cảm nhận trước kia ḿnh đă sai trái, tự trách sâu xa. Sư lại đọc Thập Nghi Luận của tổ Thiên Thai, thấy Sơ Tâm Bồ Tát chưa đắc Vô Sanh Nhẫn, cần phải thường chẳng ĺa Phật. Hơn nữa, Đại Trí Độ Luận nói: “Phàm phu trọn đủ triền phược, có tâm đại bi, nguyện sanh trong đời ác để cứu chúng sanh đang đau khổ, chẳng có lẽ ấy! Ví như trẻ thơ, chẳng được ĺa mẹ. Lại như [chim non] lông vũ yếu ớt, chỉ nên chuyền cành”. Từ đấy, Sư vứt sạch sở học trước kia, chuyên theo đuổi giáo môn Tịnh Độ, suốt mười mấy năm, chưa từng tạm bỏ.

          Lại như Pháp Chiếu đại sư đời Đường, vào Trúc Lâm Tự ở Ngũ Đài, thấy ngài Văn Thù ở phía Tây, ngài Phổ Hiền ở phía Đông, v́ đại chúng thuyết pháp. Pháp Chiếu làm lễ, hỏi rằng: “Phàm phu đời Mạt trí thức nông cạn, kém cỏi, Phật tánh tâm địa chẳng nhờ đâu mà hiển hiện được! Chẳng rơ tu pháp môn ǵ là trọng yếu nhất?” Ngài Văn Thù dạy: “Trong các môn tu hành, không ǵ bằng niệm Phật! Ta do niệm Phật mà đắc Nhất Thiết Chủng Trí”. Sư lại hỏi: “Nên niệm như thế nào?” Ngài Văn Thù bảo: “Phía Tây thế giới này có A Di Đà Phật, nguyện lực khó nghĩ tưởng. Ông hăy nên hệ niệm, đừng để gián đoạn, mạng chung quyết định văng sanh”. Nói xong, xoa đầu ngài Pháp Chiếu, bảo lui ra. Pháp sư Huệ Nhật cầu hắc Quán Âm[7], cảm hiện tướng quang minh, những điều Bồ Tát dạy dỗ, đại lược tương đồng. V́ thế, nhất quyết chớ nên không tin tưởng pháp môn Niệm Phật!

 

3.2.4.1.2.3.2.2.2. Thích diệt Vô Gián nghi (giải trừ mối nghi về niệm Phật có thể diệt tội Vô Gián)

 

          (Kinh) Thị Ngũ Vô Gián tội, tuy chí cực trọng, động kinh ức kiếp, liễu bất đắc xuất, thừa tư lâm mạng chung thời, tha nhân vị kỳ xưng niệm Phật danh, ư thị, tội trung diệc tiệm tiêu diệt.

          ()是五無間罪雖至極重動經億劫了不得出承斯臨命終時他人為其稱念佛名於是罪中亦漸銷滅。

          (Kinh: Tội Ngũ Vô Gián tuy nặng nề nhất, trải qua ức kiếp trọn chẳng thoát ra, nhờ vào lúc sắp mạng chung, người khác v́ kẻ ấy xưng niệm danh hiệu Phật, do đó, tội cũng dần dần tiêu diệt).

 

          Nghi rằng: Nghiệp Vô Gián nặng nề, sao lại do một người xưng một danh hiệu Phật liền có thể tiêu diệt ư? Như kinh Tăng Nhất A Hàm dạy: “Chúng sanh tam nghiệp tạo ác, lâm chung ức niệm Như Lai công đức giả, tất ly ác đạo thú, đắc sanh thiên thượng. Chánh sử cực ác chi nhân, dĩ niệm Phật cố, diệc đắc sanh thiên” (Chúng sanh ba nghiệp tạo ác, lâm chung nghĩ nhớ công đức của Như Lai, ắt ĺa khỏi đường ác, được sanh lên trời. Dẫu là kẻ cực ác, do niệm Phật, cũng được sanh lên trời). V́ thế biết: Tội nghiệp Vô Gián tuy nặng, trải nhiều kiếp khó thoát, nhưng nhờ vào sức niệm Phật khi lâm chung mà điên đảo, mê hoặc chẳng dấy lên, pháp tánh hiện tiền. V́ thế, có thể diệt tội. Do đó, kinh Hoa Nghiêm dạy: “Thiết văn Như Lai danh, cập dữ sở thuyết pháp, bất sanh tín giải, diệc năng thành chủng” (Nếu nghe danh hiệu của Như Lai và được Ngài thuyết pháp, dẫu chẳng sanh tin hiểu, cũng có thể trở thành đạo chủng). Huống chi nay được quyến thuộc tín tâm v́ người ấy xưng Phật danh, há lẽ nào chẳng diệt trừ ư? Ví như dùng gân sư tử làm dây đàn, vừa tấu lên, hết thảy các sợi dây đàn khác đều đứt. Cũng như các thứ sữa ḅ, dê, lừa, ngựa cùng đựng trong một bát, nếu lấy một giọt sữa sư tử nhỏ vào, các thứ sữa ấy đều hóa thành nước. Nay đă hành Bồ Đề tâm, v́ người ấy niệm Phật, tiêu diệt trọng tội, c̣n nghi chi nữa!

 

3.2.4.1.2.3.2.2.3. Huống tự xưng phước tội (huống hồ tự xưng sẽ diệt tội, được phước)

 

          (Kinh) Hà huống chúng sanh tự xưng, tự niệm, hoạch phước vô lượng, diệt vô lượng tội.

          ()何況眾生自稱自念。獲福無量滅無量罪。

          (Kinh: Huống hồ chúng sanh tự xưng, tự niệm, đạt phước vô lượng, diệt vô lượng tội).

 

          Đây là tổng kết bằng cách so sánh “huống hồ”, nhằm khuyên mọi người tự niệm là thù thắng nhất. Do người khác niệm thay cho mà c̣n có thể diệt tội như thế, huống hồ chính ḿnh tự niệm ư? V́ thế, Đại Luận, quyển thứ hai mươi bốn chép: “Hỏi: Khi lâm chung, cái tâm ngắn ngủi trong lúc ấy v́ sao có thể hơn hẳn hạnh lực suốt đời? Đáp: Tâm ấy tuy ít, nhưng sức mạnh mẽ, nhạy bén. Như lửa hoặc chất độc tuy ít, mà có thể thành đại sự. Cái tâm lúc sắp chết quyết định mạnh mẽ, cho nên hơn hẳn hạnh lực cả trăm năm. Đó là hậu tâm, là đại tâm, do bỏ thân và các căn là chuyện cấp bách, cho nên khi niệm Phật, tội đều trở thành phước. Như Kỳ Bà nhặt lấy cỏ, không ǵ chẳng đều là thuốc, đều có thể trị lành bệnh. Thích Ma Nam[8] hễ cầm lấy hết thảy cát, sỏi, chúng đều biến thành chất báu, khắp tâm, đầy mắt, không ǵ chẳng phải là Phật cảnh. Thấy tội phước chính là Thật Tướng”. Đă thuần là Thật Tướng, t́m tội phước c̣n chẳng thể được, c̣n bàn hữu lượng hay vô lượng chi nữa? Nay do thuận theo thế tục, cho nên nói là tự xưng, tự niệm, đạt được phước, diệt tội vượt xa trường hợp trước nhiều lần!

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, quyển trung hết

 

 

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, quyển hạ

地藏菩薩本願經科注卷下

 

          “Nêu rơ trợ đạo để thành Phật”: Đă xưng niệm danh hiệu Phật, chánh hạnh đă thành, cần ǵ lại phải nói bố thí là trợ đạo? Theo Đại Luận, nghiệp tạo lợi ích để chuyển biến sanh tử luân chuyển không ǵ hơn bố thí! V́ lẽ nào vậy? Người thích bố thí tiếng thơm lưu truyền, tám phương tin yêu, không ai chẳng yêu kính. Ở trong đại chúng, chẳng sợ hăi, hay gặp khó khăn. Khi chết không hối tiếc: “Ta đă dùng tài vật để gieo trồng ruộng phước tốt lành, ta nhất định sẽ đạt được niềm vui sướng trong cơi trời người, ta ắt đạt được Niết Bàn môn”. Không chỉ là có thể mở ra ba niềm vui mà thôi, lại c̣n là chỗ để có thể mở ra vô lượng Phật đạo. Do Lục Ba La Mật là Phật đạo, Đàn (Bố Thí) là môn đầu tiên, các hạnh khác đều tùy thuận. Bố thí như thế có vô lượng công đức; v́ thế, đức Phật bảo: “Bố thí là nhân duyên trợ đạo đầu tiên”. Bởi lẽ, mạng người vô thường, tài vật như ánh chớp. Nếu kẻ khác chẳng xin, c̣n nên cho họ, huống hồ đă xin mà chẳng thí! Dùng sự ứng thí (bố thí thuận theo lời thỉnh cầu) ấy làm nhân duyên trợ đạo; do vậy, cần phải so sánh cái duyên bố thí, ḥng giúp khơi mở Phật đạo.

 

3.2.4.2. Hiển trợ đạo thành Phật (nêu rơ trợ đạo để thành Phật)

3.2.4.2.1. Phẩm đề (tựa đề của phẩm kinh này)

 

          (Kinh) Giảo lượng bố thí công đức duyên, phẩm đệ thập.

          ()較量布施功德緣品第十

          (Kinh: Phẩm thứ mười: So sánh duyên công đức bố thí).

 

3.2.4.2.2. Phẩm văn (kinh văn trong phẩm này)

3.2.4.2.2.1. Địa Tạng thỉnh giảo thí phước (ngài Địa Tạng thỉnh Phật so sánh phước bố thí)

3.2.4.2.2.1.1. Kinh gia tự nghi (người trùng tuyên kinh trần thuật)

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, thừa Phật oai thần, tùng ṭa nhi khởi, hồ quỳ, hiệp chưởng.

          ()爾時地藏菩薩摩訶薩承佛威神從座而起胡跪合掌。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát nương vào oai thần của đức Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, hồ quỳ, chắp tay).

 

          Ư nghĩa dễ hiểu.

 

3.2.4.2.2.1.2. Địa Tạng nghi thỉnh (ngài Địa Tạng thưa hỏi điều nghi)

 

          (Kinh) Bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngă quán nghiệp đạo chúng sanh, giảo lượng bố thí, hữu khinh, hữu trọng, hữu nhất sanh thọ phước, hữu thập sanh thọ phước, hữu bách sanh, thiên sanh thọ đại phước lợi giả, thị sự vân hà? Duy nguyện Thế Tôn, vị ngă thuyết chi”.

          ()白佛言世尊我觀業道眾生校量布施有輕有重。有一生受福有十生受福有百生千生受大福利者是事云何。唯願世尊為我說之。

          (Kinh: Bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Con quán nghiệp đạo chúng sanh, so sánh sự bố thí th́ có nhẹ, có nặng, có người một đời hưởng phước, có người mười đời hưởng phước, có người trăm đời, ngàn đời hưởng đại phước lợi, chuyện ấy là như thế nào? Kính mong đức Phật hăy nói cho con).

 

          “Nghiệp đạo”: Các hạnh gây tội như sát sanh v.v… được gọi là Hắc Hắc Nghiệp (黑黑業) và Bất Thiện Nghiệp. Các hạnh tạo phước như bố thí v.v… được gọi là Bạch Bạch Nghiệp (白白業) và Thiện Nghiệp. Nay trong các thiện nghiệp, giảng rơ chuyện “thí phước” (phước do bố thí), cho nên nói “ngă quán” (con thấy). Bố Thí có nhiều loại: Tài Thí, Pháp Thí, Tục Thí, Đạo Thí. “Khinh trọng giảo lượng” (so sánh nặng nhẹ) như đă giải thích trong phần Luân Quán. Hai chữ “thọ phước” (受福, hưởng phước) chính là chuyện trọng yếu nhất trong thế gian và xuất thế gian, đều do bố thí mà đạt được. Lời hỏi này của Đại Sĩ thật là toa thuốc hay để thoát khổ, là pháp căn để thành Phật. Câu “thị sự vân hà” (chuyện ấy là như thế nào) chính là nghi vấn: Cái nhân bố thí như nhau, cớ sao hưởng phước khác nhau?

          Hỏi: Ngài Địa Tạng thật sự không hiểu ư? Hay là v́ chúng sanh [mà thưa hỏi]?

          Đáp: Ngài thật sự biết, hay thật sự chẳng biết, phàm t́nh chẳng thể suy lường được! Nếu xét theo kinh Tạp Tạng, xưa kia có người đến chùa Ba La Đề Mộc Xoa, nhặt được hoa của cây Am La (Āmra, c̣n gọi là Am Ba La, tức hoa xoài), có màu như chất vàng. Cầm hoa ấy vào tháp Phật, thấy tướng hảo của tượng Thích Ca Mâu Ni Phật, liên tục nghĩ đến công đức của Phật, tâm sốt sắng, rởn cả lông tóc, liền đem hoa dâng lên Phật. Người ấy bước ra, hỏi một đạo nhân: “Dùng một đóa hoa rải lên Phật, được phước cỡ nào?” Đáp: “Chuyện sâu thẳm như vậy, tôi chẳng thể biết. Hăy nên hỏi người đọc kinh”. Người ấy liền đi hỏi, được trả lời: “Tôi không có thần thông Thiên Nhăn, chẳng thể thấy biết quả báo. Ông hăy nên hỏi bậc La Hán tọa Thiền có sáu môn thần thông”. Người ấy liền đến hỏi, A La Hán bèn v́ người ấy quán tưởng, thấy người ấy xả thân này, sẽ lần lượt thọ thân phước đức trên trời và trong loài người, cho đến tám vạn đại kiếp, phước vẫn chưa hết. Qua khỏi số ấy, lại chẳng thể biết. Liền sai hóa nhân đến chỗ đức Di Lặc, hỏi người ấy đắc quả báo cỡ nào? Đức Di Lặc bảo: “Không thể biết! Dẫu hàng Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát nhiều như cát sông Hằng c̣n chẳng thể biết, huống hồ một ḿnh ta! Đức Phật có vô lượng công đức, phước điền hết sức tốt lành, đủ mọi quả báo vô tận. Đợi cho đến khi ta thành Phật trong tương lai th́ mới có thể biết được!” Theo đó, dẫu đức Địa Tạng thật sự chẳng biết, ai dám nói “chẳng phải vậy”. V́ thế, Ngài ngưỡng mong đức Thế Tôn hăy v́ Ngài nói ra, khiến cho đời sau biết phước bố thí là như thế nào!

 

3.2.4.2.2.2. Như Lai đối chúng giảo lượng (Như Lai đối trước đại chúng so sánh)

3.2.4.2.2.2.1. Giới thính hứa thuyết (răn dạy hăy nghe, hứa nói)

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo Địa Tạng Bồ Tát: - Ngô kim ư Đao Lợi thiên cung, nhất thiết chúng hội, thuyết Diêm Phù Đề bố thí, giảo lượng công đức khinh trọng. Nhữ đương đế thính, ngô vị nhữ thuyết.

          ()爾時佛告地藏菩薩吾今於忉利天宮一切眾會說閻浮提布施較量功德輕重。汝當諦聽吾為汝說。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Địa Tạng Bồ Tát: - Ta nay ở trong hết thảy đại chúng tụ hội trên cung trời Đao Lợi, nói so sánh công đức nặng nhẹ của bố thí trong Diêm Phù Đề. Ông nên lắng nghe, ta sẽ v́ ông nói).

 

          Đây là đáp thẳng vào lời hỏi. Do người Diêm Phù Đề có thể hành bố thí, ắt được quả báo sanh lên trời, cho nên đức Phật đối trước đại chúng nơi thiên cung, nói công đức bố thí nặng hay nhẹ. “Đương đế thính” (hăy nên lắng nghe): Nghiệp bố thí chính là nguồn cội của các hạnh. Hơn nữa, tài vật vô thường, năm nhà[9] tranh đoạt. Phàm ngu keo tiếc, chẳng có tâm xả, khiến cho vợ con trừng mắt, anh em bất ḥa, quyến thuộc chống đối, xa ĺa, thân bằng xa cách, tuyệt giao. Tội khiên dường ấy quả thật là do keo tham làm gốc. V́ thế, cần phải chắc thật nghe ta tuyên nói phước bố thí.

 

3.2.4.2.2.2.2. Nhân nghi nguyện văn (do nghi mà mong nghe nói)

 

          (Kinh) Địa Tạng bạch Phật ngôn: “Ngă nghi thị sự, nguyện nhạo dục văn”.

          ()地藏白佛言我疑是事願樂欲聞。

          (Kinh: Ngài Địa Tạng bạch cùng đức Phật: “Con nghi chuyện ấy, mong thích được nghe”).

 

3.2.4.2.2.2.3. Chánh thân giảo lượng (giảng rơ sự so lường)

3.2.4.2.2.2.3.1. Chánh giảo (phần so lường)

3.2.4.2.2.2.3.1.1. Vương thần thí phước (phước bố thí của vua quan)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1. Chánh giảo đa thiểu (so sánh nhiều ít)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1. Thí ty liệt căn khuyết phước (phước do thí cho kẻ hèn kém, tàn tật)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.1. Minh thí nhân tôn (nói rơ sự tôn quư của người thí)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.1.1. Năng thí chủ (vị thí chủ có thể bố thí)

 

          (Kinh) Phật cáo Địa Tạng Bồ Tát: - Nam Diêm Phù Đề, hữu chư quốc vương, tể phụ, đại thần, đại trưởng giả, đại Sát-lợi, đại Bà-la-môn đẳng.

          ()佛告地藏菩薩南閻浮提有諸國王宰輔大臣大長者大剎利大婆羅門等。

          (Kinh: Đức Phật bảo Địa Tạng Bồ Tát: - Nam Diêm Phù Đề có các quốc vương, tể phụ, đại thần, đại trưởng giả, đại Sát-lợi, đại Bà-la-môn v.v…)

 

          “Đẳng” là nói đến các cư sĩ. Đại Luận, quyển ba mươi hai chép: “Nếu có người do bố thí và tŕ giới, sẽ sanh trong nhà Sát-lợi. Nếu tuân theo kinh sách trí huệ, chẳng năo hại chúng sanh, do bố thí và tŕ giới, sẽ sanh trong gia đ́nh Bà-la-môn”. “Cư sĩ” (Gṛhapati): C̣n trẻ mà đă giàu to. Đấy là do phước bố thí xưa kia, nay cảm quả báo phú quư.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.1.1. Sở thí điền (ruộng bố thí, tức đối tượng nhận bố thí)

 

          (Kinh) Nhược ngộ tối hạ bần cùng, năi chí lung, tàn, ấm, á, lung, si, vô mục, như thị chủng chủng bất hoàn cụ giả.

          ()若遇最下貧窮乃至癃殘瘖瘂聾癡無目如是種種不完具者。

          (Kinh: Nếu gặp kẻ bần cùng hèn hạ nhất, cho đến những kẻ già nua bệnh hoạn, tàn phế, ngọng, câm, điếc, ngây, không có mắt, đủ loại những người chẳng trọn vẹn như thế).

 

          Đấy chính là bi điền (悲田, ruộng phước do từ bi), càng đáng nên gieo phước. “Tối hạ bần cùng” (kẻ bần cùng hèn kém nhất): Nêu ra kẻ hèn kém nhất trong loài người. Đấy chính là thân đời sau của kẻ làm ác, không bố thí. V́ thế, kinh Đại Ái Đạo dạy: “Hữu tài bất thí, thế thế thọ bần. Dĩ tiền thế hoặc hứa thí bần giả, linh tha hoan hỷ, hậu hối bất dữ. Cố chiêu tối hạ bần cùng chi báo” (Có của cải mà chẳng bố thí, đời đời nghèo khó. Do đời trước hứa bố thí người nghèo khiến cho họ hoan hỷ; sau đó hối hận không cho. V́ thế, chuốc lấy quả báo bần cùng hèn kém nhất). “Lung tàn”: “Lung” (): Bệnh tật v́ già cả. B́nh Nguyên Truyện[10] chép: “Thần bất hạnh, hữu b́ lung chi tật” (Thần không may, suy nhược, già bệnh). Lại nữa, lưng gù là Lung, như Châu Công gù lưng. Lại nữa, bàng quang chẳng hoạt động đúng cách (bí tiểu), cũng gọi là Lung. “Tàn” () là các chi thể chẳng đầy đủ. “Ấm á” (瘖瘂, rụt lưỡi, câm) là miệng chẳng thể nói. “Lung” (, điếc) là chẳng nghe được. “Si” () th́ chẳng phân biệt. “Vô mục” (không có mắt) sẽ chẳng thấy vật. Họ là những kẻ đáng thương nhất trong loài người. Đấy là do đời trước thấy người đến xin bèn nhăn nhó, cau có, ác khẩu chửi bới, hoặc có lúc roi, vọt, hoặc tự ḿnh chẳng tin bố thí, thấy người khác bố thí chẳng thể tùy hỷ, ngược ngạo sanh ḷng hủy báng, chê gièm, khiến cho kẻ ấy chẳng tin vào bố thí. Hoặc tài vật trong nhà là do vợ con cùng cảm vời, nhiều người có phần, chính ḿnh phạm lỗi keo kiệt, độc chiếm để sử dụng, chẳng chịu bố thí rộng răi, chướng ngại người khác tu phước, ác sâu, tội nặng, cho nên cảm quả báo này. Kinh dạy: “Yếu quán tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị” (Muốn thấy cái nhân trong đời trước th́ những ǵ phải hứng chịu trong đời này chính là nó. Muốn biết cái quả trong đời sau, những ǵ đă làm trong đời này chính là nó). Phước báo như ảnh [theo h́nh], như tiếng vang [ứng theo âm thanh], chớ nên không biết!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.2. Hiển thí phước thắng (nêu rơ phước thù thắng do bố thí)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.2.1. Chánh minh năng thí từ bi (nói rơ do ḷng từ bi có thể bố thí)

 

          (Kinh) Thị đại quốc vương đẳng, dục bố thí thời, nhược năng cụ đại từ bi, hạ tâm hàm tiếu, thân thủ biến bố thí, hoặc sử nhân thí, nhuyễn ngôn ủy dụ. Thị quốc vương đẳng sở hoạch phước lợi, như bố thí bách Hằng hà sa Phật công đức chi lợi.

          ()是大國王等欲布施時若能具大慈悲下心含笑親手徧布施或使人施言慰喻。是國王等所獲福利如布施百恆河沙佛功德之利。

          (Kinh: Hàng đại quốc vương, đại thần v.v… ấy khi muốn bố thí, nếu có ḷng đại từ bi, rủ ḷng mỉm cười, tự tay bố thí trọn khắp, hoặc sai người khác thí, dùng lời mềm mỏng an ủi, phủ dụ, th́ hàng quốc vương, đại thần v.v… ấy đạt được phước lợi như lợi ích do công đức bố thí một trăm Hằng hà sa Phật).

 

          “Cụ đại từ bi” (có ḷng đại từ bi): Nêu ra cái gốc của bố thí. Dùng cái vốn sẵn có để ban vui, dẹp khổ th́ là Cụ (, sẵn đủ). Hướng đến chuyện làm lành, bố thí là Năng (, có thể). Chẳng chọn lựa cao, thấp là Đại. Kinh Tu Đạt Đa dạy: “Năi chí ư nhất chúng sanh hành ư từ bi, chí cấu ngưu khoảnh, thử đắc phước đa” (Cho đến đối với một chúng sanh mà thể hiện ḷng từ bi, dẫu chỉ trong khoảng thời gian chừng bằng vắt sữa ḅ, sẽ đạt được nhiều phước). Đấy là có thể điều phục cái tâm, từ bi xót thương chúng sanh, làm bất cứ điều ǵ cũng đều thành đại thiện. Nếu chấp tướng để tu phước th́ trong tâm thô tháp, bề ngoài vi tế, chỉ thành tạp nghiệp (các nghiệp xen tạp, chẳng phải là thuần thiện nghiệp)!

          Từ chữ “hạ tâm” (rủ ḷng) trở đi hiển thị chỗ thể hiện ḷng từ bi. “Hạ tâm” tức là chẳng màng thân phận tôn quư đến chỗ kẻ kém hèn. “Hàm tiếu” (mỉm cười): Thể hiện hỷ xả, không có ḷng keo tiếc. Kinh Địa Tŕ nói: “Nhược thí hạ lưu, bất khởi khinh tưởng” (nếu thí cho kẻ thấp kém, chẳng dấy lên ư tưởng khinh thường) là nói đến chuyện này. “Thân thủ” (tự tay trao cho): Quên ḿnh phú quư, thương xót những kẻ bần tiện mà bố thí. Như đức Phật bảo ông Tu Đạt: “Ưng chí tâm thí, tín tâm thí, tùy thời thí, tự thủ thí, như pháp thí” (hăy nên chí tâm bố thí, do tín tâm mà bố thí, thí bất cứ lúc nào, đích thân bố thí, thí đúng pháp).

          “Nhuyễn ngôn ủy dụ” (dùng lời lẽ mềm mỏng an ủi, phủ dụ) bao gồm hai ư:

          - Một là khi sai kẻ khác thay ḿnh bố thí, bèn dùng lời lẽ mềm mỏng an ủi, khuyên dụ: “Hăy v́ ta mà bố thí cho khéo, đừng khinh mạn”. Hai là tự ḿnh thí, hay sai người khác thí, đều dùng lời lẽ mềm mỏng để an ủi, khuyên dụ người trước. Đó gọi là “chỉ mong nhân giả, đừng sanh tâm oán hận”.

          Kinh Xử Thai dạy: “Cúng dường chư phước điền, bất tuyển tất hiền thánh, hành thí tác phước nghiệp, bất tuyển trạch cao hạ. Thử phước thánh sở thí, tối tôn vi đệ nhất” (Cúng dường các phước điền, chẳng cần phải chọn đối tượng được thí phải là bậc hiền thánh. Bố thí, tạo phước nghiệp, chẳng lựa chọn cao, thấp. Phước ấy ví như bố thí cho bậc thánh, là tôn quư bậc nhất). V́ thế, đạt được lợi ích giống như công đức bố thí một trăm Hằng hà sa Phật, do cái tâm b́nh đẳng không phân biệt. Như cư sĩ Duy Ma bảo trưởng giả Thiện Đức: “Nhược thí chủ đẳng tâm thí nhất tối hạ khất nhân, do như Như Lai phước điền chi tướng, vô sở phân biệt, đẳng ư đại bi, bất cầu quả báo. Thị tắc danh viết cụ túc pháp thí” (Nếu thí chủ dùng cái tâm b́nh đẳng thí cho một kẻ ăn mày hèn kém nhất giống hệt như tướng phước điền của Như Lai, chẳng hề phân biệt, đại bi b́nh đẳng, chẳng cầu quả báo. Đó gọi là trọn đủ pháp thí), phù hợp khít khao với đoạn kinh văn này.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.1.2.2. Chuyển thích sở thí ty liệt (giải thích sự hèn kém của người được thí)

 

          (Kinh) Hà dĩ cố? Duyên thị quốc vương đẳng, ư thị tối bần tiện bối, cập bất hoàn cụ giả, phát đại từ tâm. Thị cố phước lợi hữu như thử báo, bách thiên sanh trung, thường đắc thất bảo cụ túc, hà huống y thực, thọ dụng?

          ()何以故。緣是國王等於是最貧賤輩及不完具者發大慈心。是故福利有如此報。百千生中常得七寶具足。何況衣食受用

          (Kinh: V́ sao vậy? V́ những vị quốc vương ấy, đối với kẻ bần tiện nhất, và những người tàn khuyết, đă phát tâm đại từ. V́ thế, có phước lợi báo ứng như thế, trong trăm ngàn đời, thường được bảy báu trọn đủ, huống hồ là áo cơm, các sự hưởng thụ ư?)

 

          Phần đầu của đoạn kinh văn này chỉ rơ: Bố thí đúng pháp. Từ chữ “thị cố” (v́ thế) trở đi, chỉ rơ: Đạt được quả báo thù thắng. Kinh Địa Tŕ nói: “Bồ Tát tự lượng tài vật đa thiểu, tùy kỳ sở ưng, nhi hành huệ thí. Kiến lai cầu giả, hữu nhị chủng nhân: Nhất giả, phi thị bần hạ, cô độc, vô sở y hỗ. Nhị giả, bần khổ, cô quỳnh, hạ tiện, vô sở y hỗ. Tác thị niệm ngôn, nhược ngă tài đa, đương linh câu túc. Nhược tài thiểu giả, tiên đương châu cấp bần khổ hạ tiện vô y thị giả” (Bồ Tát tự cân nhắc tài vật nhiều hay ít, thuận theo lẽ thích đáng để bố thí rộng răi. Thấy những người đến xin có hai hạng người: Một, chẳng phải là kẻ nghèo túng, hèn kém, cô độc, không nơi nương tựa. Hai là kẻ nghèo khổ, trơ trọi, hèn kém, không nơi nương tựa. Nghĩ như thế này: Nếu ta có nhiều tài vật, sẽ làm cho ai nấy đều được trọn đủ. Nếu tài vật ít, trước hết hăy nên châu cấp cho kẻ nghèo khổ, hèn kém, không nơi nương tựa). Đấy là ḷng Từ riêng hướng về chúng sanh khổ năo để bố thí, châu cấp. V́ thế, đạt được phước báo trong trăm ngàn đời, bảy báu tôn quư c̣n có thể thường được trọn đủ, huống hồ những thứ thọ dụng cơm áo tầm thường ư?

          Ấy là v́ người hành bố thí có trí hay ngu sai khác, cảnh bố thí có bi và kính khác biệt. “Bi” là nghèo khổ, “kính” là Tam Bảo. Bi th́ ruộng phước kém, nhưng tâm thù thắng. Kính th́ ruộng phước thù thắng, nhưng tâm kém hơn. Nếu xét theo tâm thù thắng, th́ thí Phật (cúng dường Phật) không bằng thí cho người nghèo. V́ thế, kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Hữu chư chúng sanh, kiến tha tụ tập, tác chư phước nghiệp, đản cầu danh văn, khuynh gia tài vật, dĩ dụng bố thí, cập kiến bần khổ, cô cùng, ha mạ, khu xuất, bất tế nhất hào, danh vi điên đảo tác thiện, bất chánh tác phước. Như thử nhân đẳng, thậm khả lân mẫn, dụng tài thậm đa, hoạch phước thậm thiểu” (Có các chúng sanh, thấy họ tụ tập, làm các phước nghiệp, chỉ mong được tiếng, dốc sạch tài vật trong nhà để bố thí, và thấy kẻ nghèo, khổ, cô độc, cùng quẫn, bèn chửi mắng, xua đuổi, chẳng giúp đỡ mảy may. Đó gọi là làm lành điên đảo, làm phước bất chánh. Những kẻ như thế, rất đáng thương xót, dùng tài vật thật nhiều, được phước cực ít). Nay đă sanh ḷng thương xót đối với bi điền, tự nhiên phước báo do bố thí sẽ kéo dài trong nhiều đời sau!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.2. Thí tháp tự, thánh tượng phước (phước do bố thí nơi chùa tháp, thánh tượng)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.2.1. Năng sở thí (người thí và đối tượng được thí)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Nhược vị lai thế, hữu chư quốc vương chí Bà-la-môn đẳng, ngộ Phật tháp tự, hoặc Phật h́nh tượng, năi chí Bồ Tát, thanh văn, Bích Chi Phật tượng, cung tự doanh biện, cúng dường, bố thí.

          ()復次地藏若未來世有諸國王至婆羅門等。遇佛塔寺或佛形像乃至菩薩聲聞辟支佛像。躬自營辦供養布施。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Nếu trong đời vị lai, có các quốc vương cho đến Bà-la-môn v.v… gặp tháp, chùa thờ Phật, hoặc h́nh tượng Phật, cho đến tượng Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật, cung kính tự lo liệu cúng dường, bố thí).

 

          Trước tiên, [kinh văn nói về] người hành bố thí. Từ “ngộ Phật tháp” (gặp tháp thờ Phật) trở đi, chính là “thí điền” (ruộng thí, tức đối tượng để bố thí). Tháp chứa xá-lợi, chùa thờ thánh tượng. Phước báo do trang hoàng hay tạc tượng đă được nói cặn kẽ trong các kinh luận. Nay gặp tượng bèn cúng dường, vun bồi phước nơi kính điền (đời Đông Tấn, một viên quan nổi danh là Đào Khản, tự Sĩ Hành, trấn nhậm Nam Hải. Có người đánh cá mỗi tối thấy băi biển tỏa sáng; do vậy, bèn bẩm báo với Đào Khản, xin cho người đi t́m. Bỗng thấy tượng vàng dập dềnh bên bờ. Kiểm bài minh khắc trên lưng tượng, th́ ra là tượng Văn Thù Bồ Tát do A Dục Vương tạo. Xưa kia, vua A Dục thống lănh châu này, học theo Quỷ Vương đặt ra tù ngục, tàn khốc quá sức. Ngài Văn Thù bèn hiện thân trong vạc, lửa bốc bừng bừng, nước trong vắt, sanh ra hoa sen xanh. Tâm vua lănh ngộ, ngay hôm ấy, hủy các ngục, tạo tám vạn bốn ngàn tháp, tạo lập h́nh tượng. Đó là lần thứ nhất [Bồ Tát ứng hiện]. Sa-môn Huệ Viễn cung thỉnh tượng về thờ trên gác tại chùa Đông Lâm. Cuối đời Tùy, giặc giă nổi lên. Một vị lăo tăng [tính đi lánh nạn], đến bái biệt tượng, tượng nói: “Ông tuổi đă già, cứ ở lại”. Khi ấy, giặc vào núi sục sạo t́m vàng. Ông Tăng nói: “Không có”. Giặc bèn lấy lửa nướng. Ông Tăng nói: “Tăng bị nướng chết, hôi thối bẩn thỉu chốn già-lam, sao bằng lôi ra ngoài chùa?” Giặc lôi ra ngoài, toan giết, ông Tăng nói: “Tuổi đă bảy mươi, chẳng phụ lời Phật dạy”, bèn giữ chánh niệm, duỗi cổ, chờ chúng xuống đao. Giặc thấy sư duỗi cổ, liền chém xuống. Đao văng ngược lên, đâm vào tim thằng giặc, mũi đao ló ra đằng lưng. Bọn giặc rùng rùng bỏ chạy, tới chỗ mộ ngài Huệ Viễn, khi ấy, trời đang sáng sủa, bỗng có mây đen kịt phủ xuống, sấm sét bủa bốn bề, đánh trúng sáu thằng giặc. Do vậy, bọn giặc chẳng dám vào núi. Thụy tượng linh ứng, sao mà ṿi vọi đến thế).

          Theo Đại Trí Độ Luận chép, một vị tỳ-kheo hỏi đức Phật về chuyện xuất gia chứng quả của ngài Tôn Đà La Nan Đà (Sundara-nanda)[11]. Đức Phật bảo tỳ-kheo: “Sau khi Tỳ Bà Thi Phật nhập Niết Bàn, khi đó, Nan Đà làm một vị đại trưởng giả. Ở trong tháp miếu của một vị Bích Chi Phật, đă dùng màu xanh và phấn đen tô tường, vẽ h́nh tượng Bích Chi Phật. Do vậy, phát nguyện đời đời sanh trong nhà tôn quư, thân tướng kim sắc, gặp Phật, đắc đạo. Từ đấy, suốt chín mươi mốt kiếp, chẳng đọa ác đạo. Ở trên cơi trời, hay trong loài người, thân thể đoan chánh, có ba mươi tướng, tôn quư, quyền thế, phú quư. Ngày nay, sanh cùng thời với ta, xuất gia, đắc đạo”. Cúng thí Bích Chi Phật như thế, công đức c̣n được như vậy, huống hồ [cúng dường] tượng Bồ Tát ư? Huống hồ [cúng dường] tượng Như Lai ư? Sừng tê giác được ánh trăng chiếu vào c̣n sanh ra hoa văn, voi bị tiếng sấm kinh động, ngà sẽ nổi đốm. Đạo cảm ứng lẽ thường như thế, nếu gặp phước điền, há chịu để luống qua?

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.2.2. Hiển sở thí phước (nêu rơ phước do bố thí)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.2.2.1. Tam kiếp thọ Đế Thích lạc (ba kiếp hưởng niềm vui làm Đế Thích)

 

          (Kinh) Thị quốc vương đẳng, đương đắc tam kiếp vi Đế Thích thân, thọ thắng diệu lạc.

          ()是國王等當得三劫為帝釋身受勝妙樂。

          (Kinh: Hàng quốc vương, đại thần v.v… ấy sẽ ba kiếp làm thân Đế Thích, hưởng sự vui sướng mầu nhiệm thù thắng).

 

          “Các hàng quốc vương, đại thần v.v… gặp chùa, tháp, tượng Phật v.v… bèn cúng dường, cảm phước báo sanh làm Đế Thích, Phạm Vương”: Như đối với câu kinh văn Pháp Hoa “nhược nhân ư tháp miếu, họa tượng” (nếu có ai đối với tháp, miếu, tượng vẽ), [Trí Giả] đại sư đă dựa theo chuyện dùng các trần cúng dường để giảng rơ nghiệp sanh thiên. V́ thế, cảm báo sanh làm Đế Thích, Phạm Vương. Theo kinh Trung A Hàm, tỳ-kheo bạch Phật: “Do nhân duyên ǵ mà tên là Thích Đề Hoàn Nhân?” Đức Phật bảo tỳ-kheo: “Bổn vi nhân thời, Sa-môn, Bà-la-môn bần cùng khốn khổ, thí dĩ ẩm thực, tiền tài, đăng minh đẳng. Dĩ kham năng cố, danh Thích Đế Hoàn Nhân” (Do lúc ông ta làm người, đối với các Sa-môn và Bà-la-môn nghèo túng, khốn khổ, đă thí thức ăn, tiền tài, đèn chiếu sáng v.v… Do có thể kham làm chuyện ấy, nên tên là Thích Đề Hoàn Nhân). Nay đă cúng thí h́nh tượng Phật v.v… ắt sẽ cảm báo sanh [làm Đế Thích] chẳng nghi!

          “Tam kiếp” là ba tiểu kiếp. Dựa theo nhân để cảm, chỉ có đức Phật có thể biết! “Thọ thắng diệu lạc” được chép tường tận trong phẩm Đao Lợi Thiên của kinh Thế Kư. Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Tam thập tam thiên thọ ngũ dục lạc, dụ như Kim Luân Vương sở thọ chi lạc, tỷ ư thiên lạc, thập lục phần trung bất cập nhất” (Tam Thập Tam Thiên (trời Đao Lợi) hưởng sự vui sướng ngũ dục, ví như đem sự vui sướng mà Kim Luân Vương được hưởng so với niềm vui trên cơi trời th́ chẳng bằng một phần mười sáu).

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.2.2.2. Thập kiếp vi Đại Phạm Vương (mười kiếp làm Đại Phạm Vương)

 

          (Kinh) Nhược năng dĩ thử bố thí phước lợi, hồi hướng pháp giới.

          ()若能以此布施福利迴向法界。

          (Kinh: Nếu có thể đem phước lợi bố thí ấy hồi hướng pháp giới).

 

          Hễ tu hành, ắt phải hồi hướng, như tiếng vọng từ [tù và làm bằng] sừng [trâu, ḅ] sẽ lớn, chén nước đổ vào biển sẽ chẳng cạn khô, vật nhỏ dâng lên vua sẽ được báo đáp nhiều. V́ thế, cần phải hồi hướng. Có ba ư:

          - Một là hồi Sự hướng Lư; bởi lẽ, Lư trọn đủ th́ mới có Sự dụng (khởi tác dụng nơi Sự). Nay hồi cái tâm này hướng đến Thật Tế.

          - Hai là hồi Tự hướng Tha. Xưa kia đối với “Lư trọn khắp” bèn mê muội, chỉ dùng điều thiện để trang nghiêm bản thân. Nay thuận theo bổn tánh, hồi hướng chúng sanh.

          - Ba là hồi Nhân hướng Quả. Điều thiện mảy may nơi ba nghiệp đều thành duyên nhân và liễu nhân. Nhân ắt hiển quả, đồng quy Tam Đức rốt ráo.

          Từ ngữ Đạt Ma Đà Đô (Dharmdhātu) trong tiếng Phạn được cơi này dịch là Pháp Giới. Nay xoay chuyển những ǵ ta đă tu hướng về pháp giới, như kinh dạy: “Thiết duy ngă sở tu, thí đẳng chư thiện căn, giai y pháp giới lưu. Thị chư Phật sở hành” (Chỉ đem thiện căn của những ǵ ta đă tu như Thí, Giới v.v… đều lưu nhập pháp giới, th́ là sở hành của chư Phật). Theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, đó chính là mười pháp giới, Thể của chúng là Tam Đế. Do con số Mười đều y theo pháp giới, ngoài pháp giới chẳng c̣n có pháp nào nữa. Gọi gộp chung Năng và Sở lại, cho nên nói là “mười pháp giới”. Hồi Sự hướng Lư tức là Chân Đế Không giới, v́ mười pháp giới đều là Không. Hồi Tự hướng Tha, tức là Tục Đế Giả giới, v́ mười pháp giới đều là Giả. Hồi Nhân hướng Quả, tức là Trung Đế Trung giới, v́ mười pháp giới đều là Trung. Do vậy biết “mười” đều chính là pháp giới, gồm thâu hết thảy các pháp. Ngài Thanh Lương nói “pháp giới chính là bản thể nơi thân tâm của hết thảy chúng sanh”. Không tức là Giả và Trung, chẳng phải là một, hai, ba, thống nhiếp vạn hữu, chính là nhất tâm. V́ thế, cần phải hồi hướng pháp giới.

 

          (Kinh) Thị đại quốc vương đẳng ư thập kiếp trung, thường vi Đại Phạm thiên vương.

          ()是大國王等於十劫中常為大梵天王。

          (Kinh: Những người như vị đại quốc vương ấy trong mười kiếp thường làm Đại Phạm thiên vương).

 

          Tiếp đó là nói tới quả báo cảm vời. “Đại quốc vương đẳng” (những người như vị đại quốc vương v.v…) là nói đến người thí. Do khéo tu bố thí, chẳng tham chấp chuyện ấy. V́ thế, chuyện bố thí tuy giống nhau, nhưng quả báo do bố thí khác nhau, v́ hồi hướng và không hồi hướng [khác biệt]. “Mười kiếp làm Đại Phạm thiên vương”: Theo A Tỳ Đàm Luận, trời Sơ Phạm thọ nửa kiếp, Phạm Phước Lâu Thiên thọ một kiếp. Đại Phạm thọ một kiếp rưỡi. Theo Pháp Uyển Châu Lâm, trong Dục Giới thọ một kiếp, tức là tiểu kiếp. Thọ kiếp của ba tầng trời thuộc Sơ Thiền là trung kiếp. Thọ kiếp từ Nhị Thiền trở lên là một đại kiếp. Theo đó, mười kiếp [trong đoạn kinh văn] này là trung kiếp, lần lượt hưởng phước trong Phạm Thiên của Sắc Giới Thiên. Đại Luận nói: “Tâm thanh tịnh bậc nhất, cho nên sanh trong Đại Phạm Thiên”. Trung A Hàm nói bốn thứ phạm phước (phước báo nơi các tầng trời có chữ Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm v.v…) Nếu có ai tin tưởng, có thể dựng thâu-bà (Stūpa, tháp)[12], sẽ là loại phước thứ nhất sanh trong Phạm Thiên. Nếu có ai tu bổ chùa cũ, sẽ là loại phước thứ hai sanh trong Phạm Thiên. Nếu ai có thể ḥa hợp thánh chúng, sẽ là loại phước thứ ba sanh trong Phạm Thiên. Nếu đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, chư thiên hoặc người đời khuyến thỉnh, sẽ là loại phước thứ tư sanh trong Phạm Thiên. Tỳ-kheo bạch rằng: “Phước trong Phạm Thiên rốt cuộc là bao nhiêu?” Đức Phật dạy: “Tất cả công đức của chúng sanh trong cơi Diêm Phù, tính lần lượt như thế, từ phước của Tứ Thiên Hạ (nhân gian) cho đến Tha Hóa Tự Tại Thiên đều chẳng bằng phước của một vị Phạm Thiên”. Do vậy, biết là bố thí hồi hướng khác xa những loại bố thí trước đó. Nếu có thể tam luân (người bố thí, người nhận bố thí, vật được bố thí) vốn vắng lặng, tứ tướng[13] vốn là Không, vô trụ sanh tâm, sanh tâm vô trụ, sẽ tương ứng với Bát Nhă, có thể trọn đủ Đàn Ba La Mật. V́ thế nói: “Không ǵ chẳng từ pháp giới này lưu xuất, không ǵ chẳng trở về pháp giới này”, ắt thành Phật chẳng ngờ chi nữa!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3. Thí tu bổ kinh tượng phước (phước do bố thí để tu bổ kinh tượng)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.1. Minh tu nhân (nói về tu nhân)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.1.1. Tự tu bổ kinh tượng (tự tu sửa kinh tượng)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Nhược vị lai thế, hữu chư quốc vương, chí Bà-la-môn đẳng, ngộ tiên Phật tháp miếu, hoặc chí kinh tượng, hủy hoại, phá lạc, năi năng phát tâm tu bổ.

          ()復次地藏若未來世有諸國王至婆羅門等遇先佛塔廟或至經像毀壞破落乃能發心修補。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Nếu đời vị lai có các quốc vương, cho đến hàng Bà-la-môn v.v… gặp tháp miếu thờ Phật từ trước, cho đến kinh tượng bị hủy hoại, hư nát, rơi rớt, bèn có thể phát tâm tu bổ).

 

          Tốt Đổ Ba (Stūpa) trong tiếng Phạn được cơi này dịch là Miếu. Miếu () có nghĩa là Mạo (), ư nói phảng phất tướng mạo của Phật, Bồ Tát v.v… Xét ra, tháp miếu có ba ư:

          - Một là biểu thị sự thù thắng trong loài người.

          - Hai là khiến cho người khác sanh ḷng tin.

          - Ba là để báo ân.

          V́ thế, bảo tháp ẩn chứa quang minh, tinh xá tô vẽ h́nh tượng, tạo dựng thuyền bè trong biển khổ, là cội chánh cho tín căn, khiến người ta nh́n vào sẽ phát tâm, những kiến chấp liền quên bẵng. Tăng phước, sanh thiện, chỉ có tháp miếu là hơn hết. Nay [tháp, miếu] bị hủy hoại, hư sụp, do năm tháng lâu xa, pháp giáo suy vi. Chùa, tượng tuy lập, phước do tôn kính hiếm thấy. Nếu không sửa sang, lâu ngày sẽ bị sụp đổ. V́ thế, cần phải phát tâm, dốc hết ḷng thành tu bổ. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi dạy: “Tạo tân bất như tu cố, tác phước bất như tỵ họa. Nhiên dục tu tạo, lư tu như pháp. Tạo tác tuy thiểu, đắc phước vô lượng. Nhược bất y pháp, túng đa vô ích” (Tạo mới chẳng bằng sửa cũ. Làm phước chẳng bằng tránh họa. Nhưng muốn tu bổ hay tạo dựng, theo lư cần phải đúng pháp. Tạo tác tuy ít, được phước vô lượng. Nếu chẳng theo đúng pháp, dẫu làm nhiều, vô ích).

          Kinh Bách Duyên chép một vị trưởng giả giàu to, sanh con đoan chánh, đẹp đẽ đặc biệt, được người lẫn trời đều yêu kính. [Đứa con ấy] dần dần khôn lớn, thấy Phật, đắc A La Hán. [Đức Phật dạy]: “Thử nhân quá khứ Tỳ Bà Thi Phật xá-lợi tháp tiểu hủy. Hữu đồng tử nhập tháp, kiến thử phá xứ, ḥa nhan duyệt sắc, tập hoán chúng nhân, cộng đồ trị tháp, phát nguyện nhi khứ. Duyên thị công đức, cửu thập nhất kiếp bất đọa tam đồ, thiên thượng, nhân trung thọ phước vô cực. Kim trị ư ngă, xuất gia, đắc đạo” (Đấy là do trong đời quá khứ, tháp thờ xá-lợi của Tỳ Bà Thi Phật bị hư hoại đôi chút. Có một bé trai vào tháp, trông thấy chỗ hư nát ấy, vẻ mặt vui vẻ, kêu gọi mọi người cùng tô trát, sửa sang tháp, phát nguyện rồi rời đi. Do công đức ấy, chín mươi mốt kiếp chẳng đọa vào tam đồ, thọ phước vô cực trên cơi trời và nhân gian. Nay gặp gỡ ta, xuất gia, đắc đạo).

          Theo Tăng Kỳ Luật, đức Phật du hành đến nước Câu Tát La (Kosala), khi ấy, một Bà-la-môn đang cày, thấy đức Thế Tôn đi qua, bèn cầm roi trâu chống xuống đất, lễ Phật. Đức Phật trông thấy liền cười, tỳ-kheo bạch Phật: “V́ sao Ngài cười?” Đức Phật nói: “Thị nhân kim lễ nhị Phật, lễ ngă, trượng hạ hữu Ca Diếp Phật tháp” (người này nay lễ hai đức Phật, khi lễ ta, dưới cái roi ấy có tháp của Phật Ca Diếp). Các vị tỳ-kheo mong được trông thấy. Đức Phật bảo Bà-la-môn moi đất lên, đưa cho Ngài. Đức Phật liền hiện ra tháp bảy báu, cao một do-diên (yojana, do-tuần). Bà-la-môn trông thấy, liền bạch đức Phật: “Con họ Ca Diếp, là tháp Ca Diếp của con”. Ở ngay nơi ấy, đức Phật lập tháp Ca Diếp. Các tỳ-kheo bạch Phật: “Chúng con có được phép vun đất hay không?” Đức Phật bảo: “Hăy vun!” Ngài liền nói kệ rằng: “Chân kim bách thiên đảm, tŕ dụng hành bố thí, bất như nhất đoàn nê, kính tâm trị Phật tháp” (Trăm ngàn gánh vàng ṛng, đem dùng để bố thí, chẳng bằng một viên bùn, tâm kính sửa tháp Phật). Khi ấy, đức Thế Tôn do tôn kính quá khứ Phật, liền tự làm lễ. Các tỳ-kheo cũng lễ. Đức Phật dạy: “Nhân đẳng bách thiên kim, tŕ dụng hành bố thí, bất như nhất thiện tâm, cung kính lễ Phật tháp” (Người lấy trăm ngàn vàng, đem dùng để bố thí, chẳng bằng một thiện tâm, cung kính lễ tháp Phật). Kinh Hoa Thủ chép: “Nhược kiến tháp miếu hủy hoại, đương gia tu trị. Nhược nê, nhược khối, năi chí nhất chuyên, chung bất thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề” (Nếu thấy tháp, miếu hủy hoại, hăy nên tu sửa. Dù bùn, hay đất, cho đến một viên gạch, trọn chẳng thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề). V́ thế biết công đức tu bổ tháp Phật và kinh tượng chẳng thể nghĩ bàn!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.1.2. Khuyến bố thí kết duyên (khuyên bố thí kết duyên)

 

          (Kinh) Thị quốc vương đẳng, hoặc tự doanh biện, hoặc khuyến tha nhân, năi chí bách thiên nhân đẳng, bố thí kết duyên.

          ()是國王等或自營辦或勸他人乃至百千人等布施結緣。

          (Kinh: Các vị quốc vương ấy, hoặc tự lo liệu thực hiện, hoặc khuyên người khác, cho đến trăm ngàn người cùng bố thí kết duyên).

 

          Quốc vương tự tu, khuyên người khác, có thể nói là “biết tội phước sâu xa”. Như trong Phật Thuyết Tự Ái Kinh, đức Phật bảo vua nước Xá Vệ rằng: “Phù vi quốc vương, nghi hữu minh đạo, suất dân dĩ đạo, thỉnh cầu lai phước” (Phàm là quốc vương, hăy nên có cách hướng dẫn sáng suốt, dùng đạo dễ hướng dẫn dân, thỉnh cầu phước cho mai sau). Vua bạch: “Thành như Phật giáo, phù bất chủng tài, vô duyên hoạch kỳ quả” (đúng như đức Phật đă dạy, nếu chẳng gieo bồi, chẳng có duyên để đạt được cái quả). V́ thế, kinh Chánh Pháp Niệm Xứ dạy: “Nhược hữu chúng sanh thức ư phước điền, kiến hữu Phật tháp phong vũ sở hoại, nhược tăng pḥng xá, dĩ phước đức tâm, đồ sức trị bổ. Phục giáo tha nhân, linh trị cố tháp. Mạng chung sanh Bạch Thân Thiên. Kỳ thân tiễn bạch, nhập san hô lâm, dữ chư thiên nữ ngũ dục tự ngu. Nghiệp tận thoái hoàn, nhược sanh nhân trung, kỳ thân tiễn bạch” (Nếu có chúng sanh biết phước điền, thấy có tháp Phật bị gió mưa hư hoại, hoặc pḥng ốc của Tăng [bị hư hoại], do cái tâm phước đức, bèn tô đắp, sửa sang. Lại dạy người khác sửa sang tháp cũ. Mạng chung sanh lên Bạch Thân Thiên, sắc thân trắng tươi, vào rừng san hô, cùng với các thiên nữ tự hưởng niềm vui ngũ dục. Nghiệp hết, lui xuống, nếu sanh trong loài người, sắc thân sẽ trắng tươi). Thành Thật Luận nói giống như vậy. Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, quyển thứ tư chép: “Tầng trời thứ tư là Không Hầu Thiên, có mười trụ xứ, trụ xứ thứ năm là Bạch Thân”. Sách Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm viết: “Phước [xây dựng, tu bổ] tháp nhiều nhất”. Màu trắng là màu gốc. Nay các vị như quốc vương v.v… người bề trên tu hành thiện nghiệp, gió đức thổi khiến cỏ [phàm dân] đều rạp theo. Vua và dân cùng tu Thập Thiện, ta và người cùng cảm báo trong ngàn đời. V́ thế biết phước báo do bố thí giống như cầm bằng khoán nhận vật, chẳng sai lệch chừng bằng mảy tóc!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.2. Hiển thí phước (nêu rơ phước do bố thí)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.2.1. Tự tha thiên sanh vi vương (ta và người đều làm vua trong ngàn đời)

 

          (Kinh) Thị quốc vương đẳng, bách thiên sanh trung thường vi Chuyển Luân Vương thân. Như thị tha nhân đồng bố thí giả, bách thiên sanh trung, thường vi tiểu quốc vương thân.

          ()是國王等百千生中常為轉輪王身。如是他人同布施者百千生中常為小國王身。

          (Kinh: Hàng quốc vương ấy trong trăm ngàn đời thường làm thân Chuyển Luân Vương. Những người khác cùng bố thí như thế, trong trăm ngàn đời thường làm thân tiểu vương).

 

          Những người như quốc vương v.v… hành bố thí, đáng lẽ phải tiến cao hơn, cớ sao lại cảm báo làm nhân vương? Như kinh Ngũ Đạo Tội Phước dạy: “Nhân nhi hào quư, quốc vương, trưởng giả, tùng lễ sự Tam Bảo trung lai. Vi nhân đại phú, tài vật vô hạn, tùng bố thí trung lai. Cố tri nhược bất ư Phật pháp trung tu hành bố thí, chung bất năng hoạch tư thắng báo” (Người tôn quư hiển hách, quốc vương, trưởng giả là do lễ kính, phụng sự Tam Bảo mà ra. Làm người giàu to, tài vật vô hạn là do bố thí mà ra. V́ thế biết: Nếu chẳng tu hành bố thí trong Phật pháp, sẽ trọn chẳng thể đạt được quả báo thù thắng ấy). Nay từ [thân phận] tiểu vương [trong hiện tại] mà cảm báo Chuyển Luân Thánh Vương [trong tương lai], từ thần dân chuyển thành thân tiểu quốc vương, địa vị đă cao sâu, phước cũng sâu dầy vậy.

          Sách Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa chép: “Đều là do tán tâm tŕ giới, và do Từ tâm khuyên người khác làm phước. V́ thế, cảm báo làm bậc nhân chúa (vua, đế vương), phi hành hoàng đế[14], bốn phương ngưỡng mộ đức, thần bảo (các báu vật của Chuyển Luân Vương) tự nhiên ứng hiện”. Sách Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm viết: “Luân Vương trước hết hành bảy pháp: Một là bố thí kẻ nghèo thiếu, hai là kính trọng những người dân hiếu thảo, nuôi nấng cha mẹ, ba là tứ thời bát tiết[15] đều tế lễ khắp bốn biển, bốn là luôn tu nhẫn nhục. Điều năm, sáu, bảy là trừ tam độc. Sau đó là tắm gội, trai giới, phát thệ th́ thần bảo sẽ tự ứng hiện”. Đại Luận chép: “Trong hết thảy mọi người, Chuyển Luân Thánh Vương cao quư bậc nhất”. Tiểu quốc vương như gạo rải khắp bốn phương, đều thuộc quyền thống trị của Kim Luân Vương. V́ thế, người có thể khuyên bảo người khác sẽ làm đại vương, những người được khuyên bảo sẽ làm tiểu vương. Hạnh xưa theo thân, phước báo như h́nh bóng, tiếng vang.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.3.2.2. Hồi hướng tận thành Phật đạo (hồi hướng trọn hết đều thành Phật đạo) 

 

          (Kinh) Cánh năng ư tháp miếu tiền, phát hồi hướng tâm, như thị quốc vương, năi cập chư nhân, tận thành Phật đạo, dĩ thử quả báo vô lượng, vô biên.      ()更能於塔廟前發迴向心。如是國王乃及諸人盡成佛道。以此果報無量無邊。

          (Kinh: Lại có thể đối trước tháp, miếu, phát tâm hồi hướng th́ quốc vương và những người như thế đều trọn Phật đạo, do quả báo ấy vô lượng vô biên).

 

          Quyên tặng tài vật để tu bổ tháp, chùa, lại nên hồi hướng là v́ lẽ nào? Cần biết những việc đă làm trên đây đều là Sự Thí (bố thí về mặt Sự), cảm vời quả báo nhân thiên, chẳng phải là cái nhân của Niết Bàn. Như Đạt Ma đại sư lúc đầu tới Đại Lương, Lương Vũ Đế hỏi: “Trẫm từ khi tức vị (lên ngôi) đến nay, đă dựng chùa, độ tăng, có công đức như thế nào?” Tổ Đạt Ma đáp: “Thật sự chẳng có công đức ǵ! Đấy là tiểu quả trong cơi trời, cơi người, là cái nhân hữu lậu”. Vua hỏi: “Như thế nào mới là công đức chân thật?” Tổ Đạt Ma đáp: “Tịnh trí diệu viên, Thể tự không tịch, công đức như thế, chẳng cầu nơi thế gian”. Theo thâm ư ấy, ắt cần phải hồi Sự hướng Lư th́ mới tương ứng với Thật Trí Bát Nhă. V́ thế biết tu bổ tháp, chùa, lại c̣n hồi hướng, cảm quả vượt thoát tam hữu (ba cơi), thành trọn ngũ trí. Do hồi hướng sẽ cảm quả báo chẳng thể lường, chẳng có ngằn mé. Hồi hướng là đại lợi chính v́ lẽ này vậy!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.4. Thí lăo, bệnh, sản phụ phước (phước do bố thí người già, bệnh, và sản phụ)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.4.1. Năng sở thí nhân (người bố thí và người nhận bố thí)        

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Vị lai thế trung, hữu chư quốc vương, cập Bà-la-môn đẳng, kiến chư lăo bệnh, cập sanh sản phụ nữ.

          ()復次地藏未來世中有諸國王及婆羅門等見諸老病及生產婦女。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Trong đời vị lai, có các quốc vương và hàng Bà-la-môn thấy những người già bệnh và phụ nữ sanh sản).

 

          Trong kinh Vô Thường, đức Phật bảo các bật-sô (tỳ-kheo): “Hữu tam chủng pháp, ư chư thế gian thị bất khả ái, thị bất quang trạch, thị bất khả niệm, thị bất xứng ư. Hà giả vi tam? Vị lăo, bệnh, tử. Nhược lăo, bệnh, tử thế gian vô giả, Như Lai bất xuất ư thế, vị chư chúng sanh, thuyết sở chứng pháp, cập điều phục sự” (Đối với các thế gian, có ba thứ pháp chẳng đáng yêu mến, chẳng tươi nhuận, chẳng đáng nghĩ tưởng, chẳng vừa ư. Những ǵ là ba? Chính là già, bệnh, chết. Nếu thế gian chẳng có già, bệnh, chết, Như Lai sẽ chẳng xuất thế v́ các chúng sanh nói pháp đă chứng và thực hiện những chuyện điều phục). V́ thế, người già, bệnh, người sanh nở là bi điền đáng để gieo phước nhất. Già th́ các căn đă rệu ră, hơi thở kḥ khè, ăn uống cần phải có người giúp. Già mà không con th́ gọi là “độc phu” (獨夫, người đàn ông trơ trọi). Cơi Tây Thiên, ông [A Na] Bân Kỳ (Anāthapiṇḍada, trưởng giả Cấp Cô Độc) châu cấp họ trước tiên, Đông Độ th́ Văn Vương thương xót họ trước hết, do họ không có chỗ nương tựa. Bệnh th́ trăm lóng đốt đau buốt, mạng như chỉ mành treo chuông. Nếu không có người chăm sóc, tránh sao khỏi cái chết? V́ thế, đức Phật răn truyền: “Khán bệnh vi đệ nhất phước điền” (Chăm sóc người bệnh là phước điền bậc nhất). Lúc tại thế, Ngài cũng tự tuần hành các liêu pḥng của Tăng chúng để chăm sóc người bệnh v́ họ đáng thương xót. Sản phụ vừa mới sanh nở, chất bẩn đầy thân; nếu chẳng đúng thời cho họ ăn uống, mẹ lẫn con đều chết, khổ sở cùng cực! V́ vậy, đối với ba loại này, người có ḷng nhân càng phải nên dấy ḷng châu cấp.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.4.2. Sở thí nhân quả (nhân quả của sự bố thí)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.4.2.1. Tu nhân

 

          (Kinh) Nhược nhất niệm gian, cụ đại từ tâm, bố thí y dược, ẩm thực, ngọa cụ, sử linh an lạc.

          ()若一念間具大慈心。布施醫藥飲食臥具使令安樂。

          (Kinh: Nếu trong một niệm trọn đủ ḷng đại từ, bố thí thuốc men, thức ăn, đồ trải nằm, khiến cho họ yên vui).

 

          A Tỳ Đàm Luận giảng về thời khắc, bèn nói có mười hai tầng: Thứ nhất là sát-na (Kṣana), dịch sang tiếng Hán là “nhất niệm”, có thể gọi là thời gian ngắn nhất. “Ư thử cụ đại từ” (trọn đủ ḷng đại từ đối với những người ấy): Nếu luận định theo phương diện ban vui, th́ lạc là điều hết thảy chúng sanh yêu mến, coi trọng, nhưng đă gặp bi điền, hăy nên sanh ḷng đại bi, cớ sao nói là “đại từ”? Như Đại Luận nói: “Nếu nói đến Từ là đă nói đến bi, hỷ, và xả”. Hơn nữa, Từ là vô lượng thật sự. Từ giống như vua, những điều c̣n lại như nhân dân. V́ sao vậy? Trước hết, do từ tâm, muốn cho chúng sanh được vui sướng. Thấy người khác chẳng được vui sướng, cho nên sanh bi tâm. Do Từ mà có thể trọn ḷng bi, cho nên nói là Đại. Đă nói là “nhất niệm”, tức là “đồng thể Từ”. “Y dược đẳng” (thuốc men v.v…) là bốn thứ cần thiết trong cuộc sống của nhân dân, là nhu cầu cấp bách hằng ngày. Kẻ bệnh không có thuốc men, sẽ chẳng thể lành. Thân mạng mà không có thức ăn, sẽ chẳng thể duy tŕ được. “Ngọa cụ” là như mền, khăn trải giường, gối, đệm v.v… càng là những thứ người già bệnh hoặc sản phụ cần thiết. Y phục nên gộp trong ngọa cụ. Bố thí như thế mới có thể khiến cho [những người ấy] thân an tâm vui. Do đó, Đại Luận nói: “Nếu có ai đói khát, cho thức ăn đầy đủ, họ sẽ cảm ơn sâu đậm”. Đức Phật nói bố thí cho người đi đường xa, hoặc người từ xa đến, người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân. Bố thí đúng lúc [người khác] gặp các nạn trúng gió, cảm lạnh th́ là “thời thí” (bố thí đúng thời). Thí thuốc cho người bệnh, thí thức ăn cho người đói khát, sẽ dấy lên nhân duyên ít bị bệnh nghiệp. V́ thế, đạt được tướng “lưỡng dịch hạ măn” (dưới hai nách đều vun đầy), được tướng “tối thượng vị” (ăn ǵ cũng trở thành vị ngon lành nhất). Do thí quần áo đẹp, ngọa cụ, vàng, bạc, trân bảo mà được thân tướng kim sắc, tướng da mỏng. V́ thế biết tướng nghiệp của Như Lai đều do bố thí mà đạt được.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.1.4.2.2. Hoạch quả (đạt được cái quả)

 

          (Kinh) Như thị phước lợi, tối bất tư nghị. Nhất bách kiếp trung, thường vi Tịnh Cư thiên chúa, nhị bách kiếp trung, thường vi Lục Dục thiên chúa, tất cánh thành Phật, vĩnh bất đọa ác đạo, năi chí bách thiên sanh trung, nhĩ bất văn khổ thanh.

          ()如是福利最不思議。一百劫中常為淨居天主。二百劫中常為六欲天主。畢竟成佛永不墮惡道。乃至百千生中耳不聞苦聲。

          (Kinh: Phước lợi như thế chẳng nghĩ bàn nhất. Trong một trăm kiếp, thường làm Tịnh Cư thiên chúa, trong hai trăm kiếp thường làm Lục Dục thiên chúa, rốt ráo thành Phật, vĩnh viễn chẳng đọa ác đạo, cho đến trong trăm ngàn đời, tai chẳng nghe tiếng khổ).

 

          Bố thí là phước, ắt đạt được ba điều lợi; v́ thế nói là “phước lợi”. “Tối bất tư nghị” (chẳng nghĩ bàn nhất): Quân binh đi đầu là Tối, tức là người đầu tiên của tiền quân. Đấy là nói trong những điều chẳng thể nghĩ bàn, điều này chẳng thể nghĩ bàn nhất. Nhưng Tát Bà Đa Luận[16] viết: “Nhà cửa, ngọa cụ, thứ ăn, thuốc thang là pháp thế gian, chẳng phải là pháp ĺa thế gian khó đạt được”. Nay v́ sao là chẳng thể nghĩ bàn nhất? Chính là do ngay trong lúc bố thí, một niệm trọn đủ tâm đại từ, sẽ là căn bản để thành Phật, biết là sanh vào Dục Giới Thiên hay Sắc Giới Thiên, trước hết là hưởng báo vui sướng trong thế gian, rốt cuộc thành Phật th́ phước do bố thí mới kết thúc. V́ thế biết là chẳng thể nghĩ bàn nhất. Điều chánh yếu chính là câu “tất cánh thành Phật” (rốt ráo thành Phật). “Trăm kiếp làm Tịnh Cư Thiên”: Đại Luận nói: “Từ tâm, tu tốt đẹp, khéo tu, phước tột bậc là Biến Tịnh Thiên”. Trong tam giới, trời Biến Tịnh là nơi vui sướng nhất, nên nói “cực Biến Tịnh” (Biến Tịnh Thiên là tột bậc). Theo đó, đáng phải nên sanh trong ba cơi trời có chữ Tịnh (Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, và Biến Tịnh) trong Sắc Giới Thiên, nay làm chúa trời cơi Tịnh Cư là v́ lẽ nào? Do từ tâm, do thanh tịnh tâm mà bố thí. Một trăm kiếp ở đây là nói đến đại kiếp.

          “Nhị bách kiếp vi Lục Dục thiên chúa” (hai trăm kiếp làm chúa trời Lục Dục): Theo Đại Luận, Chúng Sanh Duyên Từ là hữu lậu, chỉ duyên theo Dục Giới, cho nên cảm báo sanh trong Lục Dục Thiên. Nói “hai trăm kiếp” là nói theo tiểu kiếp.

          Hỏi: Dục Giới Thiên nhiều lần gặp phải kiếp hỏa, sao có thể vĩnh viễn hưởng phước trong Lục Thiên cho được? Đáp: Theo kinh Trường A Hàm, tam tai hoại thế giới, nhưng chẳng hoại người. Theo thứ tự tu Thiền, sẽ sanh lên Sắc Giới. Khi Dục Giới Thiên đă h́nh thành, bèn trở lại lần lượt hưởng vui sướng trong ấy.          Hỏi: Cùng là một Từ tâm hành bố thí, v́ sao cảm báo khác biệt vời vợi như thế? Đáp: Khi hành bố thí, ḷng Từ có thù thắng và chẳng thù thắng, tâm có tịnh và bất tịnh. V́ thế, cảm Dục Giới hay Sắc Giới khác nhau, thọ mạng dài hay ngắn khác biệt! Như Đại Luận quyển ba mươi ba chép: “Chưa ĺa dục mà bố thí, sanh làm kẻ phú quư trong loài người và trong Lục Dục Thiên. Nếu ĺa dục tâm mà bố thí, sanh lên Phạm Thế Thiên, cho đến trời Quảng Quả. Nếu ĺa sắc tâm mà bố thí, sanh trong Vô Sắc Thiên. Ĺa tam giới để bố thí, do v́ Niết Bàn, bèn đắc Thanh Văn đạo. Khi bố thí, chán ghét ồn ào, náo nhiệt, ưa chuộng nhàn tĩnh, sẽ đắc Bích Chi Phật. Khi bố thí, khởi tâm đại bi, muốn độ hết thảy, trí huệ rất sâu, rốt ráo thanh tịnh bậc nhất, sẽ được thành Phật đạo”. Pháp của chư Phật chẳng thể nghĩ bàn, tùy theo chúng sanh đáng độ [như thế nào] mà nói như thế ấy. Như thế núi [hùng vĩ] của ngàn quả núi chẳng sánh bằng ngũ nhạc, tiếng của muôn gịng chảy đều khuất lấp trong tiếng sóng biển. Chánh ư là “rốt ráo thành Phật” mà thôi! Trong khi bố thí, chưa thành Phật, vĩnh viễn chẳng đọa trong tam ác đạo, thường hưởng phước trong đường trời, người. Trong trăm ngàn năm, tai chẳng nghe tiếng khổ, huống hồ thân phải trải qua ác đạo hay sao?

          Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: “Nhược kiến bệnh khổn, dư mạng vị tận, thí kỳ tương ẩm, hoặc thí kỳ tài, dĩ tục bỉ mạng. Mạng chung, sanh Thâm Thủy Thiên, như Đế Thích khoái lạc. Tùng thiên mạng chung, bất đọa tam đồ, đắc thọ nhân thân. Tùng sanh chí sanh, bất tao bệnh khổ, vô hữu năo loạn” (Nếu thấy người khốn khổ v́ bệnh, mà mạng hăy c̣n chưa hết, bèn bố thí nước trái cây, thức uống, hoặc bố thí tiền bạc để duy tŕ tánh mạng kẻ đó. [Người bố thí] mạng chung, sẽ sanh vào Thâm Thủy Thiên, vui sướng như Đế Thích. Từ cơi trời mạng chung, chẳng đọa vào tam đồ, được làm thân người. Từ đời này sang đời khác, chẳng mắc bệnh khổ, chẳng bị năo loạn).

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.2. Kết hướng thành Phật (tổng kết chuyện hồi hướng thành Phật)

3.2.4.2.2.2.3.1.1.2.1. Kết hồi thí báo (tổng kết quả báo do hồi hướng bố thí)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Nhược vị lai thế trung, hữu chư quốc vương, cập Bà-la-môn đẳng, năng tác như thị bố thí, hoạch phước vô lượng. Cánh năng hồi hướng, bất vấn đa thiểu, tất cánh thành Phật, hà huống Thích, Phạm, Chuyển Luân chi báo!

          ()復次地藏若未來世中有諸國王及婆羅門等能作如是布施獲福無量。更能迴向不問多少畢竟成佛。何況釋梵轉輪之報。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Nếu trong đời vị lai, có các quốc vương và Bà-la-môn v.v… có thể bố thí như thế, sẽ được phước vô lượng. Lại c̣n có thể hồi hướng, bất luận nhiều hay ít, sẽ đều rốt ráo thành Phật, huống hồ quả báo làm Đế Thích, Phạm Vương, Chuyển Luân Vương).

          Kinh văn chia làm hai phần. Phần đầu tổng kết phước bố thí trên đây; từ chữ “cánh năng” (lại c̣n có thể) trở đi, tổng kết phần hồi hướng trước đó. “Năng tác” (có thể làm) ngụ ư: Chẳng thể không hành bố thí. Như trong kinh Hiền Ngu, trưởng giả Tu Đạt cùng ngài Thân Tử (Xá Lợi Phất) giăng dây đo đất để kiến tạo tinh xá, ngài Thân Tử hoan hỷ mỉm cười. Tu Đạt hỏi cười v́ lẽ ǵ? Đáp: “Nay ông mới bắt đầu đo đất ở đây, cung điện của ông trên Lục Dục Thiên đă hoàn thành”. Ngài liền cho ông ta mượn đạo nhăn, liền thấy rành rành cung điện nghiêm tịnh trên Lục Dục Thiên. Lúc chuyển dây đo sang nơi khác, ngài Thân Tử lộ vẻ buồn thảm, ưu sầu. Hỏi: “V́ sao lộ vẻ ưu sầu?” Đáp: “Ông có thấy những con kiến nơi đất này hay chăng?” Thưa: “Đă thấy”. Ngài Thân Tử nói: “Trong thời quá khứ, thuở Tỳ Bà Thi Phật, ông cũng tạo dựng tinh xá ở nơi đây, những con kiến ấy cũng sanh ở đây. Cho đến bảy vị Phật đă qua, ông đều v́ mỗi vị Phật tạo dựng tinh xá, mà những con kiến ấy cũng sanh trong đó. Tới nay là chín mươi mốt kiếp, chúng nó cứ thọ một loại thân, chẳng được giải thoát!” Sanh tử dài lâu, chỉ có phước là trọng yếu, chẳng thể không gieo! Đây chỉ là phước nhân thiên, vẫn ở trong ṿng sanh tử. Nếu chẳng v́ cầu phước báo nhân thiên cho chính ḿnh, đều hồi hướng hết cho pháp giới chúng sanh, sẽ chẳng cần biết thí nhiều hay ít, đều rốt ráo thành Phật!

          Câu “hà huống” nhằm nói rơ sự tương phản, tức là: Quả Phật mà c̣n có thể chắc chắn được thành, huống hồ những quả nhỏ nhặt trong đường trời người như Đế Thích, Phạm Vương, Chuyển Luân mà chẳng thành tựu ư? Trong phần hạ của quyển bốn sách Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Nghĩa có viết: “Luân Vương là địa vị chúa tể của loài người, Đế Thích, Phạm Vương là địa vị thiên chúa, đều ước theo quả báo để nói rơ địa vị. Mỗi quả đă mang ư nghĩa hơn kém, tức là tu nhân ắt có cạn hay sâu!” Kinh Ngũ Đạo Tội Phước nói: “Hiền giả hiếu bố thí, thiên thần tự phù tương. Thí nhất đắc vạn bội, an lạc thọ mạng trường. Kim nhật đại bố thí, kỳ phước bất khả lượng, giai đương đắc Phật đạo, độ thoát ư thập phương” (người hiền chuộng bố thí, thiên thần ắt giúp cho. Thí một, báo vạn lần, an vui, thọ mạng dài. Nay bố thí rộng lớn, phước ấy chẳng thể lường, sẽ đều thành Phật đạo, độ thoát khắp mười phương). Quả báo chẳng thể nghĩ bàn!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.1.2.2. Sắc phổ khuyến học (sắc truyền khuyên rộng khắp mọi người hăy học theo)

 

          (Kinh) Thị cố, Địa Tạng! Phổ khuyến chúng sanh, đương như thị học.      ()是故地藏普勸眾生當如是學。

          (Kinh: V́ thế, Địa Tạng! Khuyên khắp chúng sanh hăy nên học như thế).

 

          “Đương như thị học” (hăy nên học như thế) mang ư nghĩa răn dạy, khích lệ, khuyên răn, ư nói: Ắt phải nên khuyên trọn khắp chúng sanh hăy nên học theo cách bố thí hồi hướng trên đây. Như trong kinh Kiên Ư, đức Phật bảo ngài A Nan: “Quảng vị thuyết bố thí, chủng sanh tử lương. Thí như chủng cốc, tùy chủng nhi sanh. Vị hữu bất chủng nhi hoạch quả thật, chủng thiện đắc phước, phước tự quy thân” (Hăy v́ mọi người mà rộng nói bố thí, ḥng gieo tư lương cho sanh tử. Ví như trồng lúa, do gieo mà sanh ra gạo. Chưa hề có chuyện không gieo trồng mà thâu hoạch quả hạt. Gieo thiện được phước, phước tự họp về thân). V́ thế, đức Phật sắc truyền ngài Địa Tạng hăy khuyên trọn khắp chúng sanh: “Hăy nên học theo như thế”. Phần so sánh phước bố thí của vua, quan đă xong.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2. Nam nữ thí phuớc (phước bố thí của nam nữ)         

3.2.4.2.2.2.3.1.2.1. Tiêu Phật pháp trung phước lợi (nêu ra phước lợi trong Phật pháp)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Vị lai thế trung, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư Phật pháp trung, chủng thiểu thiện căn, mao, phát, sa, trần đẳng hứa, sở thọ phước lợi, bất khả vi dụ.

          ()復次地藏未來世中若善男子善女人於佛法中種少善根毛髮沙塵等許所受福利不可為喻。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Trong đời vị lai, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân gieo chút thiện căn trong Phật pháp, dẫu bằng mảy lông, mảy tóc, hạt cát, hạt bụi v.v… sẽ hưởng phước lợi chẳng thể sánh ví được).

 

          V́ sao trong Phật pháp, gieo [thiện căn] ít mà phước nhiều? Đại Luận nói: “Tuy có các thứ phước điền, Phật là phước điền bậc nhất, do vô lượng Phật pháp trọn đủ. V́ thế chỉ nói gieo [thiện căn] nơi Phật điền”. Do Phật điền mà có thể đạt được vô lượng quả báo, những ruộng phước khác tuy nói là vô lượng, nhưng đều kém hơn. Trong kinh Trường A Hàm, đức Phật bảo Bà-la-môn Cứu La Đàn Đầu (Kūṭadanta): “Thiên cập thế gian nhân, duy Phật vi tối thượng, dục cầu đại phước giả, đương cúng dường Tam Phật” (Trong trời, người, thế gian, chỉ Phật là tối thượng, muốn cầu phước to lớn, nên cúng dường Chánh Giác). Ấy là v́ chúng sanh trong vô thỉ thế giới, chẳng biết bố thí Tam Bảo; v́ thế, đều tận diệt. Tam Bảo có vô lượng pháp, cho nên bố thí cũng bất tận, ắt đạt được Niết Bàn. Do vậy, kinh Đại Thừa nói: “Nhược ư Phật, Pháp, Tăng, cúng dường nhất hương đăng, năi chí hiến nhất hoa, tắc sanh Bất Động quốc” (Nếu nơi Phật, Pháp, Tăng, cúng dường một đèn, hương, thậm chí dâng một hoa, liền sanh cơi Bất Động). Cơi ấy thường trang nghiêm, không bị tam tai lay động. Ngài Diệu Lạc (tổ Kinh Khê Trạm Nhiên) nói: “Điều lành trong trời người đều có thể tạo thành nhân duyên”. Nay kinh này muốn thâu nhiếp những điều thiện bé tí từ vô thỉ đều hướng đến Bồ Đề. Nếu đă phát tâm, hễ có mảy may điều thiện, không ǵ chẳng phải là duyên nhân (緣因). Nay bổn nguyện của đức Địa Tạng nhằm khơi mở “điều thiện dẫu nhỏ nhoi cũng đều được phước” cho đời vị lai. “Bất khả dụ” (chẳng thể sánh ví): Chư Phật thành tựu vô tận công đức, cho nên gieo phước nơi các Ngài, phước cũng vô tận. Đại Luận viết: “Phật điền thanh tịnh, nhổ trừ những cỏ xấu phiền năo như Ái v.v… Tịnh giới là đất bằng, đại từ bi là gạo tốt, trừ bỏ các cuộc đất mặn ác tà, ba mươi bảy phẩm là mương ng̣i. Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Tứ Vô Ngại Trí là tường vây quanh, có thể sanh ra quả báo tam thừa Niết Bàn, gieo trồng nơi ruộng vô thượng khôn sánh ấy, phước sẽ vô tận”. V́ thế, hưởng dụng phước lợi chẳng thể sánh ví được!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2. Giảo Phật pháp trung phước lợi (so sánh phước lợi trong Phật pháp)

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.1. Thí cúng thánh tượng phước (phước do bố thí cúng dường thánh tượng)

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.1.1. Trực minh thí phước (dạy thẳng về phước do bố thí)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Vị lai thế trung, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, ngộ Phật h́nh tượng, Bồ Tát h́nh tượng, Bích Chi Phật h́nh tượng, Chuyển Luân Vương h́nh tượng, bố thí cúng dường, đắc vô lượng phước, thường tại nhân thiên, thọ thắng diệu lạc.

          ()復次地藏未來世中若有善男子善女人遇佛形像菩薩形像辟支佛形像轉輪王形像。布施供養得無量福。常在人天受勝妙樂。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân gặp h́nh tượng Phật, h́nh tượng Bồ Tát, h́nh tượng Bích Chi Phật, h́nh tượng Chuyển Luân Vương, bèn bố thí, cúng dường, sẽ được vô lượng phước, thường sanh làm trời, người, hưởng sự vui thù thắng mầu nhiệm).

 

          Trước hết, nêu ra người bố thí; kế đó, nói đến thí điền. Bố thí, cúng dường là tu cái nhân thù thắng. “Thường tại nhân thiên” là cái quả vi diệu. Do Phật, Bồ Tát, Thanh Văn v.v… dạy mọi người thoát khổ, là kính điền của chúng sanh. Luân Vương tuy chưa thoát sanh tử, nhưng dùng Thập Thiện giáo hóa cơi đời, lại c̣n [bảo vệ] đất nước, chính là ân điền của lê dân. V́ thế, bố thí, cúng dường [Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Chuyển Luân Vương], đều được phước vô lượng. Đại Luận nói: “Tài vật là nhân duyên của ác tâm, hăy thường nên thí xả. Huống chi bố thí sẽ được đại phước, sao chẳng bố thí? Keo kiệt là tướng hung, suy, là điều lo âu, kinh sợ của chúng sanh. Dùng nước bố thí để rửa, ắt sẽ tạo phước lợi cho chúng sanh”. V́ thế, đạt được phước vô lượng. “Thường tại nhân thiên” chính là chỗ được phước. V́ sao kinh văn trước sau cứ nhắc măi chuyện hưởng vui trong cơi trời và nhân gian? Theo Đại Luận, do trong cơi người kết sử nhẹ mỏng, tâm chán nhàm dễ sanh; trong thiên giới th́ trí huệ nhạy bén. V́ thế, ở hai nơi ấy dễ đắc đạo, những đường khác không được như vậy!

          Hơn nữa, nói đến Thiên th́ bao gồm hết thảy các cơi trời, nói “người” th́ bao gồm hết thảy những chúng sanh trên mặt đất. V́ sao vậy? Trên trời th́ chư thiên là lớn, dưới đất th́ con người là lớn. Do vậy, trước sau chỉ nói đến trời, người. “Một mực ở trong cơi trời, cơi người hưởng vui” rốt cuộc là nói đến niềm vui tịch diệt của giác pháp Bồ Đề Niết Bàn. V́ thế, Kim Quang Minh Kinh Sớ viết: “Dùng Nhân (người) để biểu thị ba mươi hiền vị (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng), dùng Thiên để biểu thị địa vị thánh nhân Thập Địa, hưởng niềm vui của Đệ Nhất Nghĩa Thiên”. Đại Luận nói: “Người tu bố thí, tiếng tăm vang dội mười phương, được người trí kính yêu, mọi người chẳng sợ hăi, mạng chung sanh lên trời, lâu sau ắt đắc Niết Bàn” là nói đến chuyện này!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.1.2. Hồi hướng phả dụ (hồi hướng có phước đức chẳng thể thí dụ được)

 

          (Kinh) Nhược năng hồi hướng pháp giới, thị nhân phước lợi bất khả vi dụ.

          ()若能迴向法界是人福利不可為喻。

          (Kinh: Nếu có thể hồi hướng pháp giới th́ người ấy phước lợi chẳng thể thí dụ được).

 

           Đại Luận viết: “Đức Phật dạy trong hai loại bố thí, Pháp Thí là bậc nhất. Do quả báo của Tài Thí có hạn lượng, c̣n quả báo của Pháp Thí th́ vô lượng. Quả báo của Tài Thí là Dục Giới, Quả báo của Pháp Thí là trong tam giới, mà cũng là quả báo xuất tam giới. Nếu chẳng cầu tiếng tăm, tài lợi, thế lực, chỉ v́ học Phật đạo, tâm từ bi rộng lớn, độ chúng sanh thoát khỏi nỗi khổ già, bệnh, chết, th́ gọi là Pháp Thí thanh tịnh. Nếu chẳng phải như vậy th́ là cách đổi chác ngoài chợ. Lại nữa, Bồ Tát biết Thật Tướng của các pháp như Niết Bàn bất tận, phước đức nhập vào Thật Tướng của các pháp, cho nên cũng bất tận”. V́ thế, phước lợi chẳng thể thí dụ được!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.2. Thí cúng Đại Thừa phước (phước do bố thí, cúng dường Đại Thừa)

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.2.1. Trực minh thí phước (giảng ngay vào phước do bố thí)      

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Vị lai thế trung, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, ngộ Đại Thừa kinh điển, hoặc thính văn nhất kệ, nhất cú, phát ân trọng tâm, tán thán, cung kính, bố thí, cúng dường; thị nhân hoạch đại quả báo, vô lượng, vô biên.

          ()復次地藏未來世中若有善男子善女人遇大乘經典或聽聞一偈一句發殷重心讚歎恭敬布施供養。是人獲大果報無量無邊。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân gặp kinh điển Đại Thừa, hoặc nghe một bài kệ, một câu, phát tâm trân trọng, tán thán, bố thí, cúng dường; người ấy đạt được phước báo vô lượng, vô biên).

 

          “Ngộ” () là gặp gỡ, là lời lẽ diễn tả sự vui mừng. Do Phật pháp khó nghe, khó ngộ, nay có dịp gặp gỡ, như kẻ đói gặp cỗ vua, vỗ bụng mà ca hát. Lúa sớm gặp mưa ngọt, bừng bừng mọc vót cao hơn! Nỗi vui mừng ấy làm sao diễn tả cho nổi! Đại Thừa tức là các kinh Phương Đẳng. Theo Khởi Tín Luận, có ba điều:

          1. Một là Thể đại, tức là hết thảy các pháp Chân Như b́nh đẳng v́ chẳng tăng giảm.

          2. Hai là Tướng đại, tức là Như Lai Tạng trọn đủ vô lượng công đức nơi tánh.

          3. Ba là Dụng đại, có thể sanh ra hết thảy các thiện nhân quả thế gian và xuất thế gian.

          [Đại Thừa] vốn được hết thảy chư Phật ngự dụng; hết thảy các vị Bồ Tát đều ngồi xe pháp này để đạt đến địa vị Như Lai. Do là cỗ xe của bậc đại nhân xuất thế, nên gọi là Đại Thừa. “Người lắng nghe”: Kinh Đại Bát Niết Bàn dạy: “Thính pháp nhân duyên, tắc đắc cận ư Đại Bát Niết Bàn, dĩ khai pháp nhăn cố” (Do nhân duyên nghe pháp, sẽ được gần với Đại Bát Niết Bàn, do pháp nhăn đă được mở mang). Cơi đời có ba hạng người:

          - Một là không có mắt. Ví như kẻ phàm phu thường chẳng nghe pháp.

          - Hai là một mắt. Ví như Thanh Văn, tuy tạm thời nghe pháp, nhưng tâm chẳng trụ.

          - Ba là hai mắt. Ví như Bồ Tát, chuyên tâm nghe pháp, hành đúng như pháp được nghe.

          Do nghe pháp mà biết thế gian có ba hạng người như thế. Nay đă nghe chương cú ấy, tín tâm thanh tịnh, bèn sanh Thật Tướng pháp nhăn. Dẫu chỉ một kệ, một câu, vẫn tăng tấn Bồ Đề. V́ thế, cần phải phát tâm ân cần, tôn trọng, tán thán “nhân (người giảng nói, trùng tuyên), pháp”, cung kính, cúng dường, bố thí “nhân, pháp”. V́ thế, khéo cung kính kinh.

          Đức Phật bảo ngài A Nan: “Nhược hữu tùng tha văn nhất tứ cú kệ, hoặc thư chi trúc bạch, sở hữu danh tự, ư nhược can kiếp, thủ bỉ ḥa thượng, a-xà-lê đẳng, hà đảm kiên thượng, hoặc bối phụ, đảnh đới, thường tương nhất thiết âm nhạc chi cụ, cúng dường thị sư, thượng bất năng cụ báo sư ân. Nhược ư ḥa thượng sở, khởi bất kính tâm, hằng thuyết ư quá, ngă thuyết ngu si, cực thọ đa khổ. Ư đương lai thế, tất đọa ác đạo. Thị cố, ngă giáo nhữ đẳng, thường hành cung kính tôn trọng chi tâm, ái trọng Tam Bảo thậm thâm chi pháp, tất hoạch vô lượng vô biên chi đại quả hỹ” (Nếu có người từ kẻ khác nghe một bài kệ bốn câu, hoặc viết trên tre, lụa, tất cả danh tự trong bao nhiêu kiếp đó, gánh vác ḥa thượng, a-xà-lê v.v… của họ trên vai, hoặc cơng, đội trên đầu, thường dùng hết thảy các nhạc cụ cúng dường những vị thầy ấy, vẫn chẳng thể báo trọn ân thầy. Nếu đối với ḥa thượng dấy ḷng bất kính, thường nói lỗi của các vị đó, ta nói kẻ ấy ngu si, sẽ hứng chịu nhiều nỗi khổ tột cùng. Trong đời tương lai, ắt đọa ác đạo. V́ thế, ta dạy các ông hăy thường hành cái tâm cung kính, tôn trọng, yêu mến, trân trọng pháp rất sâu của Tam Bảo, ắt sẽ đạt được vô lượng vô biên đại quả).

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.2.2. Hồi hướng phả dụ (hồi hướng th́ phước đức chẳng thể thí dụ)     

 

          (Kinh) Nhược năng hồi hướng pháp giới, kỳ phước bất khả vi dụ.

          ()若能迴向法界其福不可為喻。

          (Kinh: Nếu có thể hồi hướng pháp giới, phước ấy chẳng thể sánh ví được).

 

          Kinh Phó Pháp Tạng dạy: “Nhất thiết chúng sanh dục xuất tam giới sanh tử đại hải, tất giả pháp thuyền, phương đắc độ thoát” (Hết thảy chúng sanh muốn thoát biển cả sanh tử trong tam giới, ắt phải cậy vào pháp thuyền th́ mới được độ thoát). Pháp là thiện tri thức thật sự của chúng sanh, tạo đại lợi ích, cứu vớt các khổ năo. Do v́ lẽ nào? Hết thảy chúng sanh chí tánh vô định, tùy theo tập khí tiêm nhiễm, gần thiện th́ thiện, gần ác bèn ác. Nếu thân cận bạn ác, sẽ tạo ác nghiệp, lưu chuyển sanh tử, chẳng có ngằn mé. Nếu thân cận bạn lành, sẽ dấy lên các thứ tâm kính trọng, nghe nhận diệu pháp, ắt có thể khiến cho người ấy ĺa khỏi tam đồ khổ năo. Do công đức ấy, hưởng sự vui tối thắng.

          Như xưa kia, Bà-la-môn đến thành Hoa Thị (Pāṭaliputra)[17], khoác lác, bán đầu lâu. Các vị ưu-bà-tắc dùng sợi dây đồng xuyên tai. Nếu xuyên qua thông suốt th́ định giá cao, xuyên được một nửa th́ định giá thấp hơn. Không xuyên qua được th́ chẳng thèm định giá. Bà-la-môn hỏi nguyên cớ. Họ đáp: “Xuyên qua thông suốt là do người này lúc c̣n sống nghe pháp, trí huệ cao vời, thù thắng, nên trả giá cao. Xuyên qua một nửa th́ tuy nghe kinh pháp, nhưng chưa khéo phân biệt, cho nên trả giá thấp hơn. Hoàn toàn không xuyên qua được, tức là trọn chẳng nghe pháp, cho nên không thèm trả giá. Đem những đầu lâu xuyên suốt hoàn toàn về, dựng tháp cúng dường, c̣n được sanh thiên, huống là người có thể chí tâm nghe, nhận kinh pháp, cúng dường, cung kính tŕ kinh ư? Phước báo ấy thật khó cùng tận, trong vị lai ắt thành vô thượng đạo.

          V́ thế, trong Phật Thuyết Kiên Ư Kinh, đức Phật bảo ngài A Nan: “Kỳ hữu hảo tâm thiện ư chi nhân, văn Phật minh pháp, nhất tâm nhi thính. Năng nhất nhật khả, bất năng nhất nhật, bán nhật khả. Bất năng bán nhật, nhất thời khả. Bất năng nhất thời, bán thời khả. Bất năng bán thời, tu du khả. Kỳ phước bất khả lượng, bất khả tư dă” (Nếu có kẻ hảo tâm, thiện ư, nghe Phật giảng pháp, một ḷng nghe giảng. Có thể nghe suốt một ngày; chẳng thể nghe một ngày th́ nghe nửa ngày cũng được. Chẳng thể nghe nửa ngày th́ nghe trong một thời cũng được. Chẳng thể nghe một thời, nửa thời cũng được. Chẳng thể nửa thời, th́ trong khoảnh khắc cũng được. Phước ấy chẳng thể lường, chẳng thể chê gièm được). V́ thế, người trí muốn được an ổn, vui sướng vô thượng, hăy nên chí tâm siêng năng nghe kinh pháp. Nay chính ḿnh đă nghe kinh điển Đại Thừa, lại c̣n tán thán, cung kính, cúng dường nhân và pháp Đại Thừa, hồi hướng chung cho khắp pháp giới, phước đạt được sẽ có lượng bằng với mười phương hư không, cho nên không thể thí dụ được!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.3. Thí tu kinh điển phước (phước do bố thí để tu bổ kinh điển)

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.3.1. Tự tha tu phước (ḿnh và người tu phước)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Nhược vị lai thế trung, hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, ngộ Phật tháp tự, Đại Thừa kinh điển, tân giả, bố thí cúng dường, chiêm lễ, tán thán, cung kính hiệp chưởng. Nhược ngộ cố giả, hoặc hủy hoại giả, tu bổ doanh lư. Hoặc độc phát tâm, hoặc khuyến đa nhân đồng cộng phát tâm.

          ()復次地藏若未來世中有善男子善女人遇佛塔寺大乘經典新者布施供養瞻禮讚歎恭敬合掌。若遇故者或毀壞者修補營理。或獨發心或勸多人同共發心。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Nếu trong đời vị lai, có thiện nam tử, thiện nữ nhân, gặp chùa tháp thờ Phật, hoặc kinh điển Đại Thừa, mới th́ bố thí, cúng dường, chiêm lễ, tán thán, cung kính chắp tay. Nếu gặp thứ cũ kỹ hoặc hư hoại th́ tu bổ, chỉnh trang, hoặc một ḿnh phát tâm, hoặc khuyên nhiều người cùng nhau phát tâm).

 

          Kinh điển Đại Thừa tức là quyển vàng trục đỏ, rương báu, hộp đựng kinh[18]. Nếu là thứ mới tạo tác th́ sẽ bố thí cho người khác cúng dường, khiến cho người ấy chiêm ngưỡng, lễ bái, tán thán, cung kính chắp tay, th́ gọi là Pháp Thí. Nếu gặp thứ đă bị hủy hoại, hư rách, sẽ liền toan tính lo liệu sửa chữa, bổ sung cho hoàn bị. Bậc hiền nhân thời cổ có nói: “Nếu mở rương, tráp ra, thấy [kinh sách] bị trùng, mọt làm hư nát, hoặc bị sứt b́a, mất trang, mất chữ, sai chữ, giấy mực rách nát, mà tự ḿnh chẳng tu bổ, chẳng chịu lưu truyền, chẳng tránh khỏi mắc tội với Pháp Bảo, trái nghịch pháp chế định của Phật. Nếu chẳng thể sửa chữa, chớ nên đốt đi”.

          Theo Ngũ Bách Vấn: “Hỏi: Theo giới luật, nếu [kinh sách] chẳng dùng tới, bị rách nát, mất trang, có thể đốt đi hay không? Đáp: Không được! Chẳng biết là mắc tội! Thiêu th́ phạm tội Xả Đọa[19]. Nếu đă biết thiêu là phạm tội, mà cố ư thiêu, phạm tội Quyết Đoạn, giống như phương tiện phá Tăng, cũng giống như thiêu cha mẹ. V́ thế, Mục Đắc Ca[20] nói: “Đối với các trang giấy kinh sót lại, mà nếu [trang nào] kinh Phật đă bị ṃn diệt [không c̣n trông thấy chữ nữa], hăy nên bỏ những trang cũ đi, chép lại kinh mới”. Kinh văn đă nói rơ ràng, chớ nên vướng vào tội khiên nặng nề. Ở đây là nói về người tự phát tâm tu bổ, kế đó, khuyên người khác cùng phát tâm. Nếu làm như thế, chính là cái nhân của Bồ Tát vậy.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.2.3.2. Tự tha hoạch báo (ta và người đạt được phước báo)

 

          (Kinh) Như thị đẳng bối, tam thập sanh trung, thường vi chư tiểu quốc vương, Đàn-việt chi nhân thường vi Luân Vương, hoàn dĩ thiện pháp, giáo hóa chư tiểu quốc vương.

          ()如是等輩三十生中常為諸小國王。檀越之人常為輪王。還以善法教化諸小國王。

          (Kinh: Những người như thế trong ba mươi đời thường làm các tiểu quốc vương. Vị đàn-việt thường làm Luân Vương, lại c̣n dùng thiện pháp giáo hóa các tiểu quốc vương).

 

          Những người tiếp nhận lời khuyên sẽ làm tiểu vương để giúp [Luân Vương] giáo hóa; người đứng ra khuyên sẽ làm Luân Vương thống ngự. Kinh Tứ Tự Xâm dạy: “Năng thí dữ giả, kim thế, hậu thế, trường đắc an ổn, vi sanh tử lương, thế thế hào phú, giai mông đắc an. Hữu bố thí giả, biên nhân trợ hỷ, đắc phước vô lượng, huống kỳ thí chủ thủ tự châm chước. Hậu thế sở sanh, phước tùy thân báo, nhược ảnh tùy h́nh, hưởng chi ứng thanh hỹ” (Người có thể bố thí, th́ đời này, đời sau, sẽ được an ổn dài lâu, dùng đó làm tư lương cho sanh tử, đời đời sanh trong nhà giàu có, tôn quư, luôn được an ổn. Có người bố thí, mà người bên cạnh vui theo, [kẻ tùy hỷ ấy] được phước vô lượng, huống hồ vị thí chủ tự tay cân nhắc thực hiện! Sanh trong đời sau, phước theo thân cảm báo, như bóng theo h́nh, như tiếng vọng ứng theo âm thanh vậy).

          “Đàn-việt”: Sách Nội Truyện viết: “Tiếng Phạn là Đà Na Bát Để (Dānapati), dịch là Thí Chủ. Đà Na là Thí, Bát Để là Chủ”. Nhưng nói là Đàn Việt th́ không phải là phiên âm sát với âm gốc. [Sở dĩ có chữ Đàn Việt] là đă bỏ đi chữ Na, lấy chữ Đà trước đó, chuyển âm thành Đàn, thêm vào chữ Việt, ngụ ư: Do hành Đàn Xả (bố thí, thí xả), sẽ tự có thể vượt khỏi bần cùng. Tuy cách giải thích hay khéo, rốt cuộc vẫn trái nghịch âm gốc. Theo Đại Luận, Đàn có nhiều danh xưng:

          - Thế gian đàn (hàng phàm phu bố thí, hoặc thánh nhân bố thí bằng cái tâm hữu lậu).

          - Xuất thế gian đàn (thánh nhân tuy dùng tâm hữu lậu để thí, nhưng v́ đoạn kết sử, nên là xuất thế).

          - Thánh nhân sở xưng dự đàn (bố thí được thánh nhân ca ngợi, tức xuất thế tịnh đàn).

          - Thánh nhân sở bất xưng dự đàn (tức thế gian đàn).

          - Phật Bồ Tát đàn (do biết Thật Tướng của các pháp nên bố thí).

          - Thanh Văn đàn (công đức chẳng trọn đủ, nhưng đă đạt được chút phần).

          Trong ấy, lại có tịnh, bất tịnh. Lại c̣n dùng thiện pháp giáo hóa các tiểu quốc vương, Kim Luân giáo hóa cơi đời, ắt đều cùng hành Thập Thiện làm gốc. Chẳng hạn như xưa kia có năm vị vua, giao du rất thân với nhau. Người lớn nhất là vua Phổ An, tu tập Bồ Tát hạnh. Bốn tiểu vương kia, thường làm những hành vi bất chánh. Đại vương muốn độ họ, bèn gọi họ lên điện, vui chơi suốt bảy ngày. Bốn vua cáo biệt. Đại vương xót thương, bảo các tiểu vương: “Mỗi người hăy kể về sự vui sướng đáng yêu thích trong tâm t́nh của chính ḿnh”. Một vua nói: “Mong vinh hoa như ánh trăng và cây cối trong tiết Xuân, vui chơi nơi đồng bằng, rừng rậm làm vui”. Một vua coi “thường làm quốc vương, ra vào, lui tới” là vui. Một vua coi vợ con đoan chánh, hết sức sướng ḷng đẹp dạ [nhà vua] là vui. Một vua mong cho cha mẹ, quyến thuộc thường cùng nhau ăn ngon, đàn hát là vui. Đại vương bảo: “Những điều ấy đều chẳng phải là niềm vui lâu dài”. Bốn vua hỏi: “Niềm vui của nhà vua là ǵ?” Đại vương đáp: “Niềm vui của ta chẳng sanh, chẳng tử, chẳng khổ, chẳng vui, chẳng đói, chẳng khát, chẳng lạnh, chẳng nóng, tồn vong tự tại. Đấy là niềm vui của ta”. Bốn vua hỏi: “Niềm vui ấy ở nơi đâu?” Đại vương nói: “Thầy của ta hiệu là Phật, ở Kỳ Hoàn (Jetavana, Kỳ Viên) gần đây”. Các vua hoan hỷ, cùng đến chỗ đức Phật, làm lễ, lui ra ngồi một bên. Đại vương quỳ bạch: “Chúng con nay được làm người, ám độn, vô tri, chấp trước sâu đậm niềm vui trong cơi đời, chẳng biết tội phước. Xin hăy v́ chúng con, nói ra Khổ Đế”. Đức Phật bèn v́ họ nói cặn kẽ tám nỗi khổ. Bốn vị vua nghe xong, tâm khai ư ngộ, liền đắc đạo Tu Đà Hoàn, bạch cùng vua Phổ An: “Đại vương! Ngài đúng là bậc đại quyền Bồ Tát hóa đạo chúng tôi, khiến cho chúng tôi đạt được đạo tích. Nhờ ơn của đại vương, chúng tôi vốn nh́n các cung điện, tâm tánh bèn yêu đắm, chẳng thể xa ĺa. Nay thấy cung điện như nh́n chuồng xí dơ bẩn, chẳng đáng yêu thích!” Liền giao ngôi vua cho em, mỗi vị đều xuất gia tu đạo. Câu chuyện Luân Vương giáo hóa tiểu vương này được chép cặn kẽ trong kinh Trường A Hàm. Kim Luân Vương thống ngự, giáo hóa bốn châu bằng Thập Thiện.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.3. Kết hướng pháp giới công đức (tổng kết công đức do hồi hướng pháp giới)

3.2.4.2.2.2.3.1.2.3.1. Chỉ tu thiện sự (dạy tu thiện sự)

 

          (Kinh) Phục thứ Địa Tạng! Vị lai thế trung, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư Phật pháp trung sở chủng thiện căn, hoặc bố thí cúng dường, hoặc tu bổ tháp tự, hoặc trang lư kinh điển, năi chí nhất mao, nhất trần, nhất sa, nhất đế.

          ()復次地藏未來世中若有善男子善女人於佛法中所種善根或布施供養或修補塔寺或裝理經典。乃至一毛一塵一沙一渧。

          (Kinh: Lại này Địa Tạng! Trong đời vị lai, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân gieo thiện căn trong Phật pháp, hoặc bố thí cúng dường, hoặc tu bổ tháp, chùa, hoặc sửa sang kinh điển, cho đến [làm lành] chừng bằng một sợi lông, một hạt bụi, một hạt cát, một giọt nước).

 

          Những câu này đều nhằm tổng kết những đoạn văn trước đó. Nhưng đối với mỗi điều đều nói là “Phật pháp trung” (trong Phật pháp), v́ nếu phụng sự những đạo khác, sẽ chẳng thoát khỏi sanh tử, uổng công siêng khổ, chẳng phải là cái nhân của Niết Bàn. V́ thế, trong kinh Phước Điền, đức Phật bảo thiên đế: “Cửu thập lục chủng đạo trung, Phật đạo tối tôn. Cửu thập lục chủng pháp trung, Phật pháp tối chân. Cửu thập lục chủng tăng trung, Phật tăng tối chánh. Sở dĩ giả hà? Do Như Lai tùng A-tăng-kỳ kiếp, phát nguyện thành đế, vẫn mạng tích đức, thệ vị chúng sanh. Lục Độ, Tứ Đẳng, chúng thiện phổ bị, đắc huệ thành măn. Tam giới thiên tôn, vô năng cập giả. Kỳ hữu chúng sanh, phát nhất kính tâm, hướng Như Lai giả, thắng hoạch đại thiên thế giới trân bảo thí hỹ” (Trong chín mươi sáu thứ đạo, Phật đạo tôn quư nhất. Trong chín mươi sáu thứ pháp, Phật pháp chân thật nhất. Trong chín mươi sáu thứ Tăng, Phật tăng chân chánh nhất. V́ cớ sao vậy? Do Như Lai đă từ A-tăng-kỳ kiếp phát nguyện chân thành, chắc thật, xả mạng, tích đức, thề v́ chúng sanh. Lục Độ, Tứ Đẳng, các điều thiện đầy đủ trọn khắp, đạt được trí huệ thành tựu viên măn. Là đấng được các vị trời tôn quư trong tam giới, không ai sánh bằng. Nếu có chúng sanh, phát một tâm niệm cung kính hướng về Như Lai, sẽ đạt được công đức nhiều hơn dùng trân bảo thí khắp tam thiên đại thiên thế giới). Do là đạo tối tôn vô thượng, cho nên dạy các thiện nam nữ ắt cần phải gieo thiện căn trong Phật pháp.

          Theo Đại Luận, có ba thứ thiện căn là vô tham, vô sân, và vô si. Hết thảy các thiện pháp đều sanh khởi và tăng trưởng từ ba thiện căn. Nay nói đến nhân duyên thiện căn, các vật cúng dường như là hoa, hương, đèn soi sáng, và pháp cúng dường, tức tŕ giới, tụng kinh v.v… Do dùng thiện tâm cúng dường, cho nên gọi là thiện căn. Bản thân bố thí chẳng phải là phước, nó chỉ có thể phá trừ keo tham, mở ra thiện pháp môn. Thiện căn mới là phước. Do vậy, bất luận là [phước ấy nhỏ nhoi như] sợi lông, hạt bụt, hạt cát, giọt nước, đều xét theo cái tâm: Tâm to, ắt phước to; tâm nhỏ, ắt phước nhỏ. Nếu tâm ngầm hợp pháp giới, tức là phước bằng với hư không. Như Đại Luận chép: Đức Phật cùng với ngài A Nan đến thành Xá Bà Đề (Śrāvastī, c̣n phiên âm là Thi La Phạt Đề, tức thành Xá Vệ) khất thực. Khi ấy, vua Bà-la-môn hạ lệnh: “Nếu cho Phật thức ăn hay nói chuyện với Phật, sẽ bị phạt tiền năm trăm đồng”. Đức Phật và A Nan ôm bát rỗng ra khỏi thành, thấy một bà đầy tớ già, cầm cái ṿ sứt, đựng cơm cặn, nước gạo hôi thối ra khỏi cửa đem đổ, thấy Phật bát rỗng, tâm niệm muốn thí. Đức Phật biết, liền giơ bát ra xin. Bà đầy tớ bèn tịnh tâm dâng thí đức Phật. Đức Phật bảo A Nan: “Người tớ gái này do bố thí, trong mười lăm kiếp, sẽ hưởng phước vui sướng trên cơi trời và nhân gian, chẳng đọa ác đạo. Về sau, thành thân nam tử, xuất gia, thành Bích Chi Phật”.

          Khi đó, có một Bà-la-môn ở bên cạnh đức Phật bèn nói: “Ngươi là Thái Tử của vua Tịnh Phạn, cớ sao v́ đồ ăn mà nói dối vậy?” Đức Phật liền thè lưỡi che mặt đến tận mí tóc, nói như thế này: “Ông có thấy người có tướng lưỡi như thế mà nói dối hay chăng?” Người đó liền sanh tín tâm, thưa: “Con chẳng hiểu v́ sao bố thí chút ít mà phước nhiều?” Đức Phật dạy: “Ông đă từng thấy chuyện ǵ hy hữu hay chăng?” Đáp: “Con từng thấy cây Ni-câu-đà (Nyagrodha), che rợp năm trăm cỗ xe”. Đức Phật nói: “Hạt cây ấy lớn hay nhỏ?” Thưa: “To bằng một phần ba hạt cải”. Đức Phật bảo: “Ai tin lời ông?” Người đó nói: “Thật đấy!” Đức Phật dạy: “Ta thấy bà này tịnh tâm cúng thí Phật, đạt được quả báo to lớn; cũng như cái cây ấy, nhân ít mà báo nhiều”. Khi ấy, Bà-la-môn tâm khai ư giải, hướng về đức Phật sám hối. Đức Phật v́ người ấy thuyết pháp, [người ấy] đắc quả Tu Đà Hoàn, liền lớn tiếng xướng rằng: “Này hết thảy đại chúng!           Cửa cam lộ đă mở, sao chẳng thoát ra?” Mọi người nghe xong, đều nộp năm trăm đồng cho vua, thỉnh Phật cúng dường. Vua và quần thần cũng quy y Phật. Đức Phật thuyết pháp cho họ, họ đều đắc đạo quả. V́ thế, kinh dạy: “Khả dĩ vi thí, bất hạn đa thiểu” (Hễ có thể th́ bố thí, chẳng hạn lượng nhiều hay ít) là nói về chuyện này.

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.3.2. Hồi hướng pháp giới

3.2.4.2.2.2.3.1.2.3.2.1. Thiên sanh thọ lạc (ngàn đời hưởng vui)

 

          (Kinh) Như thị thiện sự, đản năng hồi hướng pháp giới, thị nhân công đức, bách thiên sanh trung, thọ thượng diệu lạc.

          ()如是善事但能迴向法界是人功德百千生中受上妙樂。

          (Kinh: Thiện sự như thế, chỉ nên hồi hướng pháp giới, do công đức, người ấy trong trăm ngàn đời hưởng diệu lạc bậc thượng).

 

          Câu đầu tiên chỉ chung những thiện sự đă tu tập trên đây. Tuy có thượng, trung, hạ sai khác, nếu đă hồi hướng pháp giới, cũng chẳng cần biết là lớn hay nhỏ, đều là trong trăm ngàn đời, cái nhân đă tu chẳng mất, phước bố thí thường c̣n măi, giúp cho Pháp Thân, năm thứ quả đều thường hằng, tăng huệ mạng, Tứ Đức cùng hiển lộ, hưởng dụng pháp lạc thượng diệu chẳng cùng tận.

          Như kinh Tạp Tạng có chép, ngài Mục Liên thấy một thiên nữ, ngồi trên một đóa sen, kích thước mỗi bề là một trăm do-tuần. Hoa ấy đẹp đẽ khôn sánh, hơn hẳn những hoa khác. Những vật mong muốn, cần dùng cho cuộc sống, cung điện, thức ăn, hễ ḷng mong tưởng, sẽ đều từ hoa sen hiện ra, [cô ta] đi đứng [hoa sen] đều theo sát thân cô ta. Ngài Mục Liên hỏi rằng: “Cô đă làm thiện hạnh ǵ mà được hưởng báo như thế?” Đáp: “Sau khi đức Phật Ca Diếp diệt độ, để lại xá-lợi. Các hàng đệ tử dựng tháp bảy báu, cao rộng bốn mươi dặm. Khi đó, ta là nữ nhân, đi ra, trông thấy tháp và tượng Phật, ḷng tin kính phát khởi, nghĩ đến công đức của Phật, bèn tháo hoa trên đầu, dâng lên tượng Phật. Do nhân duyên ấy, cho nên thọ báo độc diệu như thế”. Cái nhân dâng cúng hoa là điều thiện nhỏ nhoi, được báo như thế, vậy th́ tu bổ chùa, tháp, hồi hướng pháp giới, đáng phải nên trong trăm ngàn đời hưởng diệu lạc bậc thượng vậy!

 

3.2.4.2.2.2.3.1.2.3.2.2. Hướng kỷ tam sanh thọ phước (chỉ hồi hướng cho chính ḿnh th́ hưởng phước trong ba đời)

 

          (Kinh) Như đản hồi hướng tự gia quyến thuộc, hoặc tự thân lợi ích, như thị chi quả, tức tam sanh thọ lạc, xả nhất, đắc vạn báo.

          ()如但迴向自家眷屬或自身利益如是之果即三生受樂。捨一得萬報。

          (Kinh: Nếu chỉ hồi hướng cho quyến thuộc người nhà của chính ḿnh, hoặc nhằm lợi ích tự thân, sẽ hưởng vui trong ba đời, xả một mà được báo ứng cả vạn).

 

          Hai câu đầu ư nói: [Người bố thí] ngược lại chẳng thể có tâm hồi hướng, khiến cho phước quả hạn cuộc, có cùng tận. “Quyến thuộc” là những người mà bẩm tánh của ta vốn sẵn yêu thương, càng thêm mến thuận. Vừa mới nói đến “tự gia” (nhà của chính ḿnh), sẽ không thể nghĩ tới người khác, trái nghịch ư nghĩa “bào dữ” (mọi người là ruột thịt của chính ḿnh, chúng sanh có cùng một thể tánh như ta). Đối với gia đ́nh, quyến thuộc của chính ḿnh, kinh Ngũ Khổ Chương Cú nói: “Phụ tử, phu phụ, huynh đệ, gia thất, tri thức, nô tỳ, hữu ngũ nhân duyên: Nhất, oán gia (phụ tử hỗ tương sát hại). Nhị, trái chủ (phụ mẫu tài tử tán dụng). Tam, thường trái (tử tài cung cấp phụ mẫu). Tứ, bổn nguyện (tiên thế phát nguyện, thiện tâm hoan hỷ). Ngũ, chân hữu (tiên thế dĩ đạo cộng tương thừa sự)” (Cha con, vợ chồng, anh em, gia đ́nh, người quen biết, nô tỳ, có năm nhân duyên: Một là oán gia (cha con giết hại lẫn nhau). Hai là chủ nợ (con tiêu xài hết sạch tiền tài của cha mẹ). Ba là đền nợ (tiền tài của con cung phụng cho cha mẹ). Bốn là bổn nguyện (tổ tiên phát nguyện, thiện tâm hoan hỷ). Năm là bạn bè thật sự - đời trước dùng đạo để cùng nhau phụng sự). Nay phàm phu trọn chẳng biết nguồn cội, chẳng màng tới vô thường, ngược ngạo tham ái, nói “có cha mẹ, anh em, vợ con, thân tộc trong ngoài. Tật bệnh bỗng xảy tới, khốn khổ, suy yếu nằm bẹp trên giường, dặn ḍ thân tộc “hăy chia sẻ nỗi đau đớn của tôi”, họ đều nói “chẳng thể”. Người bệnh bèn cảm nhận: “Năm loại thân thích đều ích kỷ! Ta v́ giúp các ngươi mà cần cù, vất vả kiếm sống, tùy thời cung cấp đầy đủ cho các ngươi, khiến cho cái thân chạy theo ḷng tham, tự trói buộc, tự xâm đoạt. Chỉ v́ lo nghĩ cho chín họ[21], tự gây trở ngại, phế trừ thiện hạnh, hoại loạn thiện tâm. Già, bệnh xảy đến, thiện, ác, khổ, lạc, riêng ḿnh tự gánh vác, chẳng có ai thay thế!” Kẻ chưa đắc đạo đều có ư niệm này, chẳng thể bố thí, giữ ǵn đạo đức. Than ôi! Người đời nay đến lúc chết, vẫn cứ vấn vương, chẳng suy xét. Đức Như Lai thương xót sâu xa, cho nên đặc biệt nhấn mạnh lời này, khiến cho mọi người biết hồi hướng bố thí. Do vậy, Ngài nói: “Nếu v́ quyến thuộc, hoặc bản thân, chỉ được hưởng phước quả nhân thiên trong ba đời, phước hết vẫn đọa”. V́ thế, ngài Vĩnh Gia nói: “Phước sanh lên trời do trụ tướng bố thí giống như hướng lên hư không bắn tên. Nếu thế tên bắn đă hết, vẫn rơi xuống đất, chuốc vời đời sau chẳng như ư”. Kinh nói trụ tướng bố thí th́ gọi là “đệ tam oán” (oán đời thứ ba), chính là nói đến chuyện này.

          “Xả nhất đắc vạn báo” (xả một, được báo cả vạn), như kinh Cựu Tạp Thí Dụ đă nói: “Tích Xá Vệ thành ngoại, hữu phụ nhân thanh tín, Phật tự chí môn khất thực. Phụ dĩ phạn trước Phật bát trung, khước hành tác lễ. Phật ngôn: ‘Chủng nhất sanh thập, chủng thập sanh bách, chủng bách sanh thiên, chủng thiên sanh vạn, chủng vạn sanh ức, đắc kiến đế đạo’. Kỳ phu bất tín, mặc ư hậu, thính Phật chú nguyện. Phu viết: ‘Hà ngôn quá thậm? Thí nhất bát phạn, năi đắc nhĩ phước, phục kiến đế đạo’. Phật ngôn: - Nhữ kiến Ni Câu Đà thụ cao kỷ hứa da?’ Đáp: ‘Cao tứ thập lư, tuế hạ sổ vạn hộc’. Vấn: ‘Kỳ hạch đại tiểu?’ Đáp: ‘Như giới tử’. Phật ngôn: ‘Nhữ ngữ quá thậm, hà hữu chủng nhất giới tử, năi cao tứ thập lư, hạ sổ thập vạn tử’. Đáp: ‘Thật như thị’. Phật ngôn: ‘Địa thị vô tri, kỳ báo lực thượng nhĩ. Hà huống nhân thị hữu t́nh, hoan hỷ dĩ nhất bát phạn thượng Phật, kỳ phước thậm đại’. Phu phụ tâm khai ư giải, tức đắc Tu Đà Hoàn đạo” (Xưa kia, ở ngoài thành Xá Vệ, có người đàn bà tín tâm trong sạch. Đức Phật tự đến cửa nhà bà ta khất thực. Người vợ đặt cơm trong bát của đức Phật, rồi làm lễ. Đức Phật nói: “Gieo một sẽ sanh mười, gieo mười sanh trăm, gieo trăm sanh ngàn, gieo ngàn sanh vạn, gieo vạn sanh ức, được thấy đế đạo (đạo chắc thật)”. Chồng bà ta chẳng tin, đứng im lặng đằng sau, nghe đức Phật chú nguyện. Người chồng nói: “Sao mà nói quá đáng? Thí một bát cơm bèn được phước như thế, lại c̣n thấy đế đạo”. Đức Phật nói: “Ông thấy cây Ni-câu-đà cao cỡ nào?” Đáp: “Cao bốn mươi dặm, mỗi năm sanh ra mấy vạn hộc hạt”. Hỏi: “Hạt nó to hay nhỏ?” Đáp: “Như hạt cải”. Đức Phật dạy: “Ông nói quá đáng, sao lại có chuyện trồng cái hạt to bằng hạt cải, mà cây cao bốn mươi dặm, sanh ra mấy chục vạn hạt”. Đáp: “Thật sự là như thế”. Đức Phật dạy: “Đất là vô tri, mà sức báo ứng của nó c̣n như thế. Huống hồ con người là hữu t́nh, hoan hỷ dùng một bát cơm này dâng lên Phật, phước ấy rất lớn”. Vợ chồng tâm khai ư giải, liền đắc đạo Tu Đà Hoàn). Điều này phát ra từ kim khẩu của đức Như Lai, há chẳng đáng tin ư? Vậy th́ chưa hồi hướng pháp giới, đắc quả chỉ là ba đời và vạn báo thôi! Phần so lường phước đức đă xong!

 

3.2.4.2.2.2.3.2. Kết thị (kết lại lời dạy)         

 

          (Kinh) Thị cố Địa Tạng! Bố thí nhân duyên, kỳ sự như thị.

          ()是故地藏布施因緣其事如是。

          (Kinh: Do vậy Địa Tạng! Chuyện nhân duyên bố thí là như thế đó).

 

          Đây là kết lại phần dạy về nhân quả, nói chung là tán thán chẳng cùng tận, để kết thúc lời hỏi của đức Địa Tạng về so sánh nghiệp đạo của phước bố thí. V́ thế, dạy chung về cái nhân đă tu của vua, quan, nam, nữ v.v… sẽ đạt được cái quả. V́ thế nói “kỳ sự như thị” (chuyện ấy là như thế). Hiềm rằng người đời kẻ tin th́ chẳng tận lực thí, kẻ chẳng tin bèn hoàn toàn chẳng thể thực hiện.

          Nay nêu ra sự thực để làm chứng. Kinh Thí Dụ nói: “Tích hữu nhị tỳ-kheo, câu đắc Tu Đà Hoàn quả. Nhất nhân thường hành giáo hóa khất cái, dĩ dụng tác phước. Nhất nhân đản trực tọa Thiền, tự tu, bất nhạo tác phước, ngữ khất giả ngôn: ‘Hà bất tọa Thiền, không tự cần khổ?’ Tu phước giả ngôn: ‘Phật thường thuyết tỳ-kheo đương hành bố thí”. Hậu câu mạng chung, sanh trưởng giả gia. Tác phước giả, vi trưởng giả tử, nô tỳ thừa cấp, y thực tự nhiên, khoái lạc vô cực. Tọa Thiền giả, sanh vi tỳ tử, tại địa độc tọa, cơ khát đề khốc; câu tri túc mạng. Thời trưởng giả tử ngữ tỳ tử ngôn: ‘Ngă bổn ngữ nhữ đương bố thí, bất khẳng dụng ngữ, thị nhữ tự quá, hà vi đề khốc?’ Hậu câu cầu xuất gia, đắc A La Hán. Trưởng giả tử thường trực đoan tọa, nhân giai cạnh tống y thực lai dữ. Kỳ tỳ tử giả, tại ngoại khất cầu, nhân vô dữ giả, thường thọ cơ khát. Dĩ thị nhân duyên, hành đạo chi nhân, bất đản tŕ giới, Thiền tụng, diệc đương bố thí tác phước” (Xưa kia có hai vị tỳ-kheo đều đắc quả Tu Đà Hoàn. Một người thường giáo hóa, đi xin rồi dùng [những vật xin được] để làm phước. Một người chỉ thẳng thừng ngồi Thiền tự tu, chẳng thích làm phước, bảo người xin rằng: “Sao không tọa Thiền, tự siêng khổ vô ích!” Người tu phước nói: “Đức Phật thường nói tỳ-kheo hăy nên hành bố thí”. Về sau, họ đều mạng chung, sanh vào nhà trưởng giả. Người làm phước trở thành con trai của ông trưởng giả, có nô tỳ hầu hạ, cơm áo tự nhiên, vui sướng tột bậc. Người tọa Thiền sanh làm con của đứa tớ gái, ngồi một ḿnh trên mặt đất, đói khát gào khóc. Họ đều biết Túc Mạng. Khi ấy, con trai ông trưởng giả bảo đứa con của người tớ gái: “Tôi vốn khuyên ông nên bố thí, nhưng ông chẳng chịu nghe lời tôi. Đấy là ông tự phạm lỗi, sao c̣n gào khóc?” Về sau, họ đều xuất gia, đắc quả A La Hán. Con ông trưởng giả thường ngồi ngay ngắn, mọi người đều tranh nhau đem cơm áo đến dâng. Con đứa tớ gái phải xin xỏ bên ngoài, người ta chẳng cho, thường chịu đói khát. Do nhân duyên ấy, người hành đạo không chỉ tŕ giới, Thiền Tụng, mà cũng nên bố thí làm phước).

          Kinh Đại Ái Đạo chép: “Kim thế diệt tội, hậu thế đắc thân. Hữu tài bất thí, thế thế thọ bần” (đời này diệt tội, đời sau được thong dong. Có tài vật mà chẳng bố thí, đời đời chịu nghèo). V́ thế, nhập đạo ắt lấy trí huệ làm gốc, trí huệ ắt lấy phước đức làm nền tảng. Ví như chim đủ hai cánh, có thể chao liệng muôn thước; xe đủ hai bánh, rong ruổi ngàn dặm. Duyên giúp chánh nhân thành tựu, dùng Sự độ để giúp khai hiển Phật tánh, chẳng thể không tin tưởng! Phần Chánh Thuyết (Chánh Tông) đă xong!

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, phần 7 hết

         



[1] Chân Đế (Paramārtha, 499-569) là vị cao tăng dịch kinh vào thời Lương của Nam Triều. Ngài xuất thân từ xứ Ưu Thiền Ni (Ujjani) của Bắc Ấn, thuộc gịng dơi Bà La Môn, thông minh, nhớ dai, biện tài mẫn tiệp. Ngài thông thạo ngoại điển Vệ Đà lẫn diệu lư Đại Thừa. Vào năm Đại Đồng nguyên niên (546) đời Lương, Ngài mang theo kinh điển, ngồi thuyền đến Trung Hoa. Cuộc hải hành phải mất hai năm mới đến được Kiến Nghiệp (Nam Kinh) vào năm Thái Thanh thứ hai (548), yết kiến Lương Vũ Đế. Lúc đó, loạn Hầu Cảnh nổ ra, Ngài phải lánh nạn về phương Nam, phải sống tại nhiều nơi của Hoa Nam như Tô, Chiết, Cám (An Huy), Mân (Phước Kiến), Quảng v.v… nhưng vẫn dịch kinh chẳng bỏ lỡ. Cho đến khi mất, Ngài đă dịch được sáu trăm mười bốn bộ kinh sách, nay chỉ c̣n lại ba mươi bộ. Dịch phẩm chủ yếu là các kinh luận về Duy Thức, ngoài ra c̣n có kinh Kim Quang Minh, Nhiếp Đại Thừa Luận, Trung Biên Phân Biệt Luận, Thập Thất Địa Luận, Câu Xá Luận Thích, Đại Thừa Khởi Tín Luận v.v… Trong số đó, Nhiếp Đại Thừa Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận Thích tạo ảnh hưởng lớn lao cho giới học thuật Phật giáo bấy giờ, nên Ngài được tôn là tổ của Nhiếp Luận Tông.

[2] Đây là hai thí dụ trong kinh Niết Bàn:

1. Trong quyển thứ bảy, khi giảng về Ngă đức của Như Lai, đă nêu thí dụ: Trong nhà cô gái nghèo có kho tàng chứa rất nhiều vàng ṛng, nhưng cả nhà đều không biết ở chỗ nào. Khi ấy có bậc dị nhân chỉ cho cô nơi kho tàng, cô hoan hỷ, kính ngưỡng người ấy.

2. Cũng trong quyển bảy của kinh Niết Bàn, có nêu một thí dụ: Ví như đại lực sĩ của nhà vua, giữa hai chân mày có một viên kim cang châu. Ông ta đánh vật cùng các lực sĩ khác. Do bị đấm vào trán, viên châu lún sâu vào trong da, chẳng biết châu ở chỗ nào. Chỗ ấy thành ghẻ, phải cầu lương y chữa trị. Lương y bảo ghẻ do châu lún vào da, nhưng lực sĩ không tin: “Trong chỗ máu mủ bất tịnh làm sao có châu được?” Lương y đưa gương cho soi, lực sĩ thấy châu giữa trán, chiếu sáng ngời. Điều này ví như chúng sanh sẵn có Phật Tánh, nhưng do chẳng thân cận thiện tri thức, dẫu có Phật Tánh mà đều chẳng thấy.

[3] Duy Vệ chỉ là cách phiên âm khác của danh xưng Vipaśyin.

[4] Ngũ Chướng: Phiền Năo Chướng, Nghiệp Chướng, Sanh Chướng (chỗ sanh về bị quyết định bởi nghiệp chướng của chính ḿnh), Pháp Chướng (chướng ngại nghe pháp, học pháp, tu tŕ), và Sở Tri Chướng.

[5] Giới Sớ là tên gọi tắt của bộ Thiên Thai Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ, tức tác phẩm chú giải Phạm Vơng Bồ Tát Giới Kinh, do tổ Trí Giả giảng, ngài Quán Đảnh ghi thành sách. Tác phẩm này về sau lại được chú giải lần nữa như Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ San Bổ của ngài Minh Khoáng, Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ Sao của ngài Đạo Hy, Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ Kư của ngài Uẩn Tế, Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn của tổ Liên Tŕ, Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ Kiến Văn của ngài Đạo Quang v.v…

[6] Ngài Trạm Nhiên Viên Trừng (1561-1626) là một vị cao tăng đời Minh, quê ở Cối Kê thuộc Thiệu Hưng Phủ, tỉnh Chiết Giang, họ ngoài đời là Hạ, pháp tự Trạm Nhiên, biệt hiệu là Tán Thủy Đạo Nhân. Ngài mắt to, mũi to, môi hớt, lộ răng, tướng mạo kỳ dị, nhưng thiên tư thông minh mẫn tiệp, biện tài thù thắng. Ngài đắc giới với tổ Liên Tŕ, ngộ đạo lúc ba mươi tuổi. Ngài y chỉ pháp sư Ngọc Phong, cầu học văn tự. Một hôm, Sư vào phương trượng, xin ngài Ngọc Phong dạy kinh. Ngài Ngọc Phong hỏi: “Chữ Đinh không biết, chẳng tu khổ hạnh, cầu kinh ǵ đây?” Viên Trừng thưa: “Cầu đạo tham ngộ là đại sự, sao lại khư khư văn tự?” Ngài Ngọc Phong lấy làm lạ, bèn lấy kinh Pháp Hoa trao cho, dặn ḍ: “Đây là cốt tủy của chư Phật, trân trọng đọc kỹ, sẽ có sở đắc”. Về sau, do nghe ngài Ẩn Phong hỏi: “Chỉ xem người niệm Phật là ai?” Sư bỗng ngộ đạo. Ngài để lại các tác phẩm Lăng Nghiêm Ức Thuyết, Pháp Hoa Ư Ngữ, Kim Cang Tam Muội Kinh Chú, Niết Bàn Hội Sớ, Khái Cổ Lục, Tông Mông Hoặc Vấn…

[7] Hắc Quán Âm là một pho tượng ở xứ Kiện Đà La tại Ấn Độ. Pháp sư Huệ Nhật quê ở Đông Lai (tỉnh Sơn Đông), xuất gia dưới thời Đường Trung Tông. Do hâm mộ pháp sư Nghĩa Tịnh sang Thiên Trúc cầu đạo, Sư cũng phát nguyện sang Ấn Độ tham bái, cầu học. Sư ngồi thuyền vượt Nam Hải, mất ba năm mới đến được Ấn Độ. Sư chiêm bái các thánh tích và t́m kiếm nguyên bản bằng tiếng Phạn của các bộ kinh Đại Thừa. Ngài tham phỏng các bậc tôn túc tại Thiên Trúc thời đó, đều được khuyên nên học pháp môn Tịnh Độ, cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nghe nói ở Đông Bắc vương thành Kiện Đà La tại Bắc Ấn có một quả núi to, trên núi có thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cực linh ứng. Ngài bèn t́m đến đó, trèo lên núi, khấu đầu suốt bảy ngày, cầu Bồ Tát chỉ điểm. Đến tối ngày thứ bảy, Quán Thế Âm Bồ Tát từ hư không hiện ra, ngồi trên hoa sen bảy báu, đưa tay phải xoa đầu Huệ Nhật dạy: “Nếu con muốn hoằng truyền Phật pháp, tự lợi, lợi tha, hăy nên chuyên niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, chí thành phát nguyện văng sanh Tịnh Độ. Sau khi thấy Phật và Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát, sẽ được vô thượng lợi ích. Hăy nên biết công đức của pháp môn Tịnh Độ thù thắng vượt xa các pháp môn khác”.

[8] Thích Ma Nam chính là ngài Ma Ha Nam (Mahānāma-koliya), dịch nghĩa là Đại Hiệu, hay Đại Danh. Ngài là một trong năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật. Cha Ngài là chú của đức Phật.

[9] “Năm nhà” là vua chúa, đạo tặc, nước, lửa và con cái hư hỏng. Các tài vật, gia sản dễ dàng bị vua chúa, đạo tặc cướp đoạt, bị tàn phá, hủy hoại bởi tai nạn nước hay lửa, hoặc bị phá tán bởi con cái hư hỏng.

[10] B́nh Nguyên Truyện có tên gọi đầy đủ là B́nh Nguyên Quân Ngu Khanh Liệt Truyện. Đây là một thiên sách trong quyển bảy mươi sáu của bộ Sử Kư Tư Mă Thiên. B́nh Nguyên Quân tên thật là Triệu Thắng, là công tử nước Triệu, được tôn xưng là người hiền đức nhất trong các công tử thời Chiến Quốc. Ông nuôi đến mấy ngàn tân khách trong nhà. Ông từng làm tướng quốc cho các vua Triệu Huệ Văn Vương, Triệu Hiếu Thành Vương, và là một trong Chiến Quốc Tứ Công Tử. Bốn vị công tử này là những người có đức độ, tài năng, có những đóng góp đáng kể về chính trị và quân sự để ổn định đất nước của họ. Tứ Công Tử là Mạnh Thường Quân (Điền Văn) nước Tề, B́nh Nguyên Quân (Triệu Thắng) nước Triệu, Tín Lăng Quân (Ngụy Vô Kỵ) nước Ngụy, và Xuân Thân Quân (Hoàng Yết) nước Sở.

[11] Vị này chỉ có tên là Nan Đà, dịch nghĩa là Diễm Hỷ. Do thời ấy, trong các vị đệ tử đức Phật, có nhiều vị cùng có tên là Nan Đà, nên gọi theo tên vợ Ngài là Tôn Đà La, thành ra Tôn Đà La Nan Đà để dễ phân biệt. Vị này là con thứ hai của vua Tịnh Phạn, là em cùng cha khác mẹ của đức Phật. Thân Ngài cao một trượng năm thước bốn tấc (đức Phật cao một trượng sáu thước), h́nh dung đoan chánh, có ba mươi tướng, chỉ thiếu tướng bạch hào và trái tai rủ xuống vai. Sau khi Phật thành đạo, đă độ vị này xuất gia, đắc quả A La Hán.

[12] Tùy theo cách phiên âm theo từng thời đại mà chữ này có các âm đọc như Thâu Ba, Thâu Bà, Tháp Bà, Đâu Bà, Phù Đồ, Tốt Đổ Ba, Tố Đổ Ba, Số Đẩu Bà, Số Thâu Bà, Tô Thâu Bà, Tư Thâu Bả v.v…

[13] Tứ tướng: Tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.

[14] “Phi hành hoàng đế”: Theo Đinh Phước Bảo, Phi Hành Hoàng Đế là danh xưng khác của Chuyển Luân Thánh Vương, do nhà vua có thể dùng Luân Bảo để bay trên hư không.

[15] Tứ thời là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bát tiết là tám tiết khí trong Âm Lịch tức Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu. Thu Phân, Lập Đông, và Đông Chí.

[16] Tát Bà Đa Luận có tên gọi đầy đủ là Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa (Sarvāstivāda-Vinayavibhāṣā) là tác phẩm chú giải Thập Tụng Luận theo quan điểm của phái Nhất Thiết Hữu Bộ. Tác phẩm này dịch sang tiếng Hán thành chín quyển, đă mất tên người dịch.

[17] Đây là một thành thị trọng yếu tại Ấn Độ vào thời cổ (c̣n được phiên âm là Ba Trá Thành, hoặc Ba Liên Phất Ấp), do vua Udayin của vương quốc Ma Kiệt Đà (Maghada) kiến tạo khoảng 490 năm trước Công Nguyên bên bờ sông Hằng (gần thành phố Patna hiện thời). Đây cũng chính là kinh đô của vương triều Khổng Tước (Maurya).

[18] Thời cổ, kinh Phật thường in trên một tấm giấy dài, giấy nhuộm bằng một chất nhựa cây có màu vàng để tránh mối mọt, hai đầu gắn trục gỗ sơn đỏ để tiện cuộn lại hay mở ra, mà không làm rách giấy. Măi về sau này mới đóng thành sách (gọi là phương sách”. Có thuyết nói là cho đến đời Minh, mới thật sự đóng thành sách). Do vậy, cổ nhân dùng chữ “hoàng quyển xích trục” để chỉ kinh Phật. Các bộ kinh lớn gồm nhiều quyển, để tránh thất lạc, thường làm thêm một cái hộp bằng gỗ hay giấy cứng để đặt các quyển sách vào chung một hộp. Cái hộp đó được gọi là Lang Hàm (琅函).

[19] Theo Giới Luật Cương Yếu, Xả Đọa là dịch nghĩa của chữ Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề (Naiḥsargika-prāyaścittika), Ni Tát Kỳ có nghĩa là Tận Xả (bỏ hết sạch), c̣n Ba Dật Đề là Đọa Lạc. Do vậy, dịch gộp lại là Xả Đọa. Kết tội này chủ yếu là do tăng sĩ tích chứa những thứ không đáng chứa (chẳng hạn rượu, nha phiến, các loại ma túy, các thứ thuốc kích thích gây nghiện, mỹ phẩm, đồ trang sức, các vật dụng đánh bạc, các thứ thuốc hoặc vật dụng khiêu dâm, các thứ vật dụng hưởng thụ của thế gian) hoặc đối với những vật dụng đáng nhận lấy, hoặc những vật dụng tùy thân của tăng sĩ như y, bát, kinh sách... mà lại bỏ quên, hoặc bỏ mặc cho hư hoại.

[20] Mục Đắc Ca là tên gọi tắt của bộ sách Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Ni Đà Ni Mục Đắc Ca (Mūlasarvāstivāda-Nidānamātṛka).

[21] Chín họ (cửu tộc) là từ ngữ dùng để chỉ các mối thân thuộc liên quan đến chính ḿnh. Có rất nhiều cách giải thích, cách hiểu thông thường nhất là bốn họ bên cha, ba họ bên mẹ, và hai họ bên vợ. Theo đó, bốn họ bên cha th́ ông bà nội là một, anh chị em của cha và con cái của họ là hai, anh chị em và con cái của họ là ba, con cái của chính ḿnh và cháu chắt nội ngoại của chính ḿnh là bốn. Hai họ bên mẹ là ông bà ngoại là một, các anh em trai của mẹ là hai, các chị em của mẹ là ba. Hai họ bên vợ là bố và mẹ vợ. Đôi khi từ ngữ “cửu tộc” lại được hiểu theo nghĩa những người cùng họ trong suốt chín thế hệ, hoặc chỉ là từ ngữ phiếm chỉ tất cả họ hàng, thân thích của chính ḿnh.