Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ nhất

Đời Đường Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng chiếu dịch kinh

Dịch kinh sa-môn Huệ Chiểu soạn sớ

金光明最勝王經疏

卷第一

唐三藏法師義淨奉制譯

翻經沙門慧沼撰

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Phần 1

 

* Đôi nét về Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh

 

          Ngài Nghĩa Tịnh (635-713) là một vị cao tăng dịch kinh thời Đường, quê ở Trác huyện, tỉnh Hà Bắc (có thuyết nói Ngài là người Tế Châu, tức huyện Lịch Thành, tỉnh Sơn Đông), họ ngoài đời là Trương, tên tự là Văn Minh. Ngài xuất gia từ bé, bẩm tánh thông minh, mẫn tiệp, tham học trọn khắp các bậc danh đức, xem rộng khắp các sách vở. Từ lúc mười lăm tuổi, Ngài đă ngưỡng mộ công tích sang Tây Trúc cầu đạo của các vị Pháp Hiển Huyền Trang. Ngài thọ Cụ Túc Giới lúc hai mươi tuổi nơi ngài Huệ Trí. Sau khi thọ giới, Ngài chuyên tâm học Giới Luật từ các bản sớ giải của hai vị Đạo Tuyên và Pháp Lệ suốt năm năm. Kế đó, học các bộ Đối Pháp, Tập Luận, Nhiếp Luận tại Lạc Dương. Lại sang Trường An học Câu Xá và Duy Thức. Năm Hàm Thuần thứ hai (671), do được Phùng Hiếu Thuyên là quan cai trị Yểm Châu (nay là huyện B́nh Nam, tỉnh Quảng Tây) tài trợ, Ngài từ Quảng Châu theo đường biển, vượt qua Thất Lợi Phất Thệ (tức Palembang thuộc đảo Sumatra) hiện thời, đến tiểu quốc Đam Ma Lê Để của Ấn Độ vào tháng Hai năm Hàm Thuần thứ tư (673). Ngài lưu lại đó một năm để học tiếng Phạn với một vị tăng Trung Hoa là ngài Đại Thừa Đăng.

          Ngài lần lượt chiêm bái các thánh tích như núi Linh Thứu, núi Kê Túc, Lộc Dă Uyển, Kỳ Viên tinh xá v.v… Sau đó, siêng năng học tập tại chùa Na Lan Đà suốt mười một năm, chuyên dụng công nơi Du Già, Trung Quán, Nhân Minh và Câu Xá. Sau đấy, Ngài trở lại Sumatra, tu học thêm bảy năm nữa. Hơn ba mươi năm sau, Ngài mới trở về nước. Ngài đem hơn bốn trăm bộ kinh tiếng Phạn ba trăm viên xá-lợi đến Lạc Dương. Vũ Hậu (Vũ Tắc Thiên) đích thân ra ngoài cửa Đông kinh thành để đón tiếp, sắc truyền Ngài trụ tích tại chùa Phật Thọ Kư. Sau đó, Ngài tham dự dịch trường để dịch kinh Hoa Nghiêm bản mới (bản Bát Thập Hoa Nghiêm), cũng như dịch thuật các kinh sách về giới luật, Duy Thức, Mật giáo… sang tiếng Hán. Từ năm Thánh Lịch thứ hai (699) đến năm Cảnh Vân thứ hai (711), suốt mười hai năm, Ngài đă dịch được năm mươi sáu bộ kinh, hơn 230 quyển. Trong số đó, kinh sách về Luật Tông chiếm phần lớn. Các bộ luật được lưu truyền hiện thời đại đa số do Ngài dịch. Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương được dịch trong khoảng thời gian từ năm 700 đến năm 703. Ngài cùng với các vị Cưu Ma La Thập, Chân Đế, Huyền Trang được xưng tụng là “tứ đại dịch kinh gia”.

          Ngoài việc dịch thuật, Sư cũng thường dùng những điều trọng yếu trong luật tạng để dạy bảo hậu học. Những lời Sư giảng dạy được lưu truyền rất mạnh tại Lạc Dương. Ngài c̣n biên soạn bộ Nam Hải Kư Quy Truyện gồm bốn quyển, Đại Đường Tây Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (hai quyển), và truyền dạy cách bính âm của Ấn Độ (tức là dùng hai chữ đă biết âm đọc để ghép lại ḥng ghi âm một chữ Hán). Các trước tác của Ngài chứa đựng rất nhiều thông tin quư báu về xă hội, phong tục, tập quán v.v… của xă hội Ấn Độ thời đó. Ngài thị tịch vào tháng Giêng năm Tiên Thiên thứ hai (713), thọ bảy mươi chín tuổi, được dựng tháp thờ tại Long Môn thành Lạc Dương.

 

* Đôi nét về ngài Huệ Chiểu

 

          Ngài Huệ Chiểu (651-714) là một vị tăng lỗi lạc thuộc Pháp Tướng Tông đời Đường, người xứ Truy Xuyên thuộc Truy Châu (tỉnh Sơn Đông), không rơ họ ngoài đời. Ngài c̣n được gọi là Truy Châu đại sư, thông huệ từ bé. Xuất gia khi mười lăm tuổi, luôn giữ giới luật nghiêm cẩn, người đương thời gọi là Chiểu xà-lê. Thoạt đầu, Ngài theo học với ngài Huyền Trang; sau đó, theo học Duy Thức với ngài Khuy Cơ, đạt được áo chỉ và chân truyền của thầy. Sau khi ngài Khuy Cơ đă mất, do sư Viên Trắc soạn Duy Thức Luận Sớ đả phá học thuyết của ngài Khuy Cơ, ngài Huệ Chiểu bèn viết Thành Duy Thức Luận Liễu Nghĩa Đăng để phá thuyết ấy, hiển lộ thật nghĩa của Pháp Tướng Tông. Trước sau, Ngài cùng các vị Nghĩa Tịnh và Bồ Đề Lưu Chí tham gia đạo tràng dịch kinh, đảm nhiệm vai tṛ chứng nghĩa và san nhuận bản dịch. Ngài c̣n biên soạn Năng Hiển Trung Biên Huệ Nhật Luận (bốn quyển), Nhân Minh Nhập Chánh Lư Luận Nghĩa Toản Yếu (một quyển), Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ, Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết, Nhân Minh Nhập Chánh Lư Luận Nghĩa Đoạn. Ngài cùng với ngài Khuy Cơ và Trí Châu được xưng tụng là tam tổ của Duy Thức Tông.

 

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ nhất

Phần 1

 

          Đấng điều ngự ba cơi,

          Ba đức thảy vẹn toàn,

          Độ các loài quần sanh.

          Từ trong pháp đă chứng,

          Diễn giảng pháp chân thật.

          Các pháp môn sâu mầu.

          Thánh hiền tăng theo học,

          Tịnh tín, tâm quy kính,

          Con nay ca ngợi kinh,

          Hoằng pháp lợi ḿnh, người.

          Hồi hướng đại Bồ Đề,

          Cùng sanh lên Diệu Giác.

          Ba nghiệp kiền thành lễ,

          Ngưỡng mong đều gia hộ.

          Để giải thích kinh này, trước hết dùng năm môn phân biệt:

          - Một, trần thuật cái nhân phát khởi của kinh.

          - Hai, nêu rơ Tông và Thể của kinh.

          - Ba, nêu ra thời và lợi ích của kinh.

          - Bốn, biện định v́ sao kinh có tên gọi như thế.

          - Năm, dựa theo kinh văn mà chia thành từng khoa để giải thích.

 

1. Cái nhân phát khởi của kinh

         

          Lại chia thành hai phần:

          - Một, nguyên nhân phát khởi chung.

          - Hai, nguyên nhân phát khởi riêng.

          “Chung” chính là cùng chung (tương đồng) với các kinh; “riêng” là chỉ hạn cuộc trong giáo pháp này.

 

1.1. Nguyên nhân phát khởi chung

 

          Hết thảy các đức Như Lai ĺa các phân biệt, tâm chứng biển Định, trí bằng với Như Như, vật (chúng sanh, cũng như các pháp) và ngă đều mất, h́nh và âm thanh cùng vắng lặng. Nhưng do nguyện đă tu trước kia cảm vời cơ duyên dường như tấm gương tṛn hiện bóng, tựa hang trống dội lại tiếng vang. V́ thế, có chuyện ứng hóa, hiện h́nh tích, vang rền các thứ âm thanh thuận theo từng loài [chúng sanh]. Giáo tuy ngàn muôn sai khác, duyên để dấy lên chỉ có hai:

          - Một, do lưu xuất từ ḷng đại bi của Như Lai.

          - Hai, do sự ưa muốn của hữu t́nh cảm vời.

          Nhưng trong các giáo, sẽ tùy ư nêu ra [cái duyên khởi lên của mỗi giáo] không nhất định [phải đủ cả hai duyên ấy]. Như trong kinh Vô Lượng Nghĩa, chỉ nêu ra cái duyên được cảm vời bởi sự ưa muốn của chúng sanh. V́ thế, kinh ấy có nói: Pháp vô lượng giả, dĩ chư chúng sanh tánh dục vô lượng giáo, kỳ sở thuyết pháp diệc phục vô lượng” (Pháp vô lượng là v́ tánh chúng sanh ưa muốn vô lượng giáo pháp, cho nên pháp được nói ra cũng là vô lượng). Quyển một của kinh Pháp Hoa chép: “Ngă kim diệc phục như thị, tri chư chúng sanh hữu chủng chủng dục, thâm tâm sở trước. Tùy kỳ bổn tánh, dĩ chủng chủng nhân duyên, thí dụ, ngôn từ, phương tiện lực cố, nhi vị thuyết pháp” (Ta nay cũng giống như thế, biết các chúng sanh có các thứ ưa muốn, thâm tâm đắm chấp, bèn thuận theo bổn tánh của họ, dùng các thứ nhân duyên, thí dụ, ngôn từ, và sức phương tiện để v́ họ thuyết pháp). Phẩm Mộng Kiến Sám Hối trong kinh này nói: “Trụ thọ bất khả tư nghị kiếp, tùy cơ thuyết pháp lợi quần sanh” (Trụ trong thọ mạng chẳng thể nghĩ bàn kiếp, tùy theo căn cơ mà thuyết pháp ḥng lợi lạc các chúng sanh). Trong Nhiếp Luận, ngài Thiên Thân lại dựa theo ḷng từ bi mà nói: “Mười hai bộ loại kinh lưu xuất từ ḷng đại bi”. Trong bộ Nhiếp Luận của ngài Vô Tánh[1], do xét theo căn cơ và tánh t́nh [của chúng sanh] mà nói: “Do sức thiện căn và thức tâm của chính ḿnh mà khởi lên”. Sách Nhị Thập Duy Thức[2] nói gộp chung các nhân phát khởi bằng bài kệ như sau: “Triển chuyển tăng thượng lực, nhị thức thành quyết định” (Sức lần lượt tăng thượng, hai thức thành quyết định)[3]. Giải rằng: Do các tương tục thức[4] sai khác, khiến cho các thức tương tục và sai biệt khác sanh ra”. Đó chính là nói “tương tục” là thân, “sai biệt” là giáo. Điều này có nghĩa là do thức nơi Phật thân hiện ra, danh, cú, nghĩa, khiến cho người nghe sanh khởi thức, danh, cú, nghĩa[5]. Đó là do căn cơ của chúng sanh đă chín muồi, cho nên có thể cảm, ḷng đại bi của Như Lai sẽ có thể ứng, phần nhiều [cái nhân phát khởi một bộ kinh] là v́ ḷng đại bi lợi tha vậy!

          Lại có hai duyên:

          - Một là v́ [khiến cho] pháp trụ thế lâu dài.

          - Hai là v́ lợi ích hữu t́nh.

          Quyển thứ nhất của kinh Pháp Hoa có nói: “Chủng chủng nhân duyên dĩ vô lượng dụ chiếu minh Phật pháp, khai ngộ chúng sanh” (do các thứ nhân duyên, dùng vô lượng thí dụ để soi tỏ Phật pháp, nhằm khai ngộ chúng sanh). “Soi tỏ Phật pháp” chính là để khiến cho pháp được trụ thế lâu dài, tức là đại trí. “Khai ngộ chúng sanh” chính là lợi ích hữu t́nh, tức là đại bi. Kinh này cũng thế, phẩm Sám Hối nói: “Trụ thọ bất khả tư nghị kiếp, tùy cơ thuyết pháp lợi quần sanh” (trụ trong thọ mạng chẳng thể nghĩ bàn kiếp, tùy theo căn cơ mà thuyết pháp để lợi ích các chúng sanh). Đại bi th́ như trong phẩm Phó Chúc đă nói: “Nhữ đẳng thùy năng phát tâm thủ hộ, quảng tuyên, lưu bố, năng linh chánh pháp cửu trụ thế gian?” (các ông ai có thể phát tâm thủ hộ, rộng nói, lưu truyền, khiến cho chánh pháp có thể tồn tại lâu dài trong thế gian?); đó là đại trí. Hoặc có thể hiểu “khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài” ḥng lợi ích hữu t́nh chính là đại bi. Hoặc có thể hiểu là “v́ lợi ích quần sanh mà khiến cho chánh pháp được trụ thế dài lâu” chính là đại trí. Cũng khiến cho người nghe tu tập hai thứ lợi ích: Khiến cho pháp trụ thế lâu dài là tu tự lợi; v́ lợi ích hữu t́nh là tu lợi tha. Quyển tám mươi hai của bộ Du Già Sư Địa Luận chép: “Nếu trọn đủ năm phần thuyết pháp như thế, sẽ như năm phần âm nhạc, khiến cho ta lẫn người đều sanh niềm hỷ lạc to lớn. Lại có thể dẫn phát lợi ích cho ta lẫn người”. Giải thích năm phần ấy th́ như trong Nhân Vương Bát Nhă Sớ đă nói cặn kẽ!

          Lại có ba duyên:

          - Một là khiến [người nghe] sanh ḷng ưa thích.

          - Hai là khiến cho họ tu hành.

          - Ba là khiến cho họ đoạn chướng.

          Tức là nêu rơ: Chúng sanh muốn nghe pháp, chẳng ngoài ba loại:

          - Một là mong cầu cái quả thù thắng và lợi lạc hữu t́nh.

          - Hai là hạnh để tu tập.

          - Ba là trừ chướng.

          Như trong kinh Bát Nhă, ngài Thiện Hiện (Tu Bồ Đề) đă thưa hỏi rằng: “Chư hữu phát thú Bồ Tát thừa giả, vân hà trụ?” (Có những người đă phát tâm hướng đến Bồ Tát thừa th́ hăy nên trụ như thế nào?) v.v… [Do vậy, chúng ta] biết rơ rằng: Phát tâm tiến nhập các thừa khác cũng có ba loại [mong cầu như vừa nói trên đây. Chẳng hạn như]: Nhân thiên thừa tuy chẳng đoạn chủng tử [phiền năo sanh tử luân hồi], nhưng cũng có thể chế phục tam ác đạo chướng, được sanh trong trời, người. V́ thế, [mỗi thừa] đều có ba [loại mong cầu khi nghe pháp]; đó là do căn cơ cảm vời.

          Lại có bốn duyên:

          - Một là mong khiến cho người chưa ĺa khổ được ĺa khổ.

          - [Hai là] mong làm cho người chưa được vui sướng sẽ được vui sướng,

          - [Ba là] muốn khiến cho người chưa thể phát tâm đoạn ác tu thiện sẽ đoạn ác tu thiện.

          - [Bốn là] nguyện cho người chưa thành Phật sẽ sớm thành Phật.

          Đấy là do bi nguyện. V́ thế, trong quyển thứ ba của kinh Pháp Hoa có nói: “Vị độ giả linh độ” (khiến cho người chưa được độ sẽ được độ), “độ” có nghĩa là “ĺa khổ”. “Vị giải giả linh giải” (khiến cho người chưa hiểu sẽ được hiểu), “giải” có nghĩa là đoạn ác tu thiện. “Vị an giả linh an” (khiến cho người chưa an sẽ được an), “an” có nghĩa là “đạt được vui sướng”. “Vị Niết Bàn giả linh đắc Niết Bàn” (người chưa đắc Niết Bàn sẽ đạt được Niết Bàn), tức là ư nghĩa “nguyện cho người thành Phật sẽ thành Phật”. Đó chính là vâng theo thứ tự của Tứ Hoằng Thệ Nguyện để hóa độ chúng sanh. Quyển thứ ba kinh Pháp Hoa chép: “Chúng sanh thường khổ năo, manh minh vô đạo sư, bất thức khổ tận đạo, bất tri cầu giải thoát” (Chúng sanh thường khổ năo, mù tối, không người dạy, chẳng biết đạo hết khổ, chẳng biết cầu giải thoát). Cho đến nói: “Kim Phật đắc tối thượng, an ổn vô lậu đạo, ngă đẳng cập thiên nhân, vi đắc tối đại lợi” (nay Phật đắc tối thượng, đạo vô lậu an ổn, chúng con và trời, người, đạt được lợi lớn nhất). Điều này có nghĩa là: “Thường khổ năo là Khổ Đế. “Mù tối, không có thầy dạy” chính là Tập Đế. “Chẳng biết đạo hết khổ” chính là Đạo Đế, chẳng biết cầu Giải Thoát Diệt Đế. Đó là nói rơ trước kia chẳng hiểu biết, nay do Phật xuất thế, chỉ dạy khai ngộ, khiến cho chúng con thông hiểu, khiến cho chúng con biết Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt, tu Đạo.

          Lại có năm duyên như quyển hai của kinh Tư Ích[6] đă nói: “Nhược nhân năng ư Như Lai sở thuyết văn tự, ngôn thuyết, chương cú thông đạt tùy thuận” (nếu ai có thể đối với văn tự, lời lẽ, câu kệ do Như Lai đă nói mà thông đạt, tùy thuận) cho đến “năng tri Như Lai dĩ hà thuyết pháp, dĩ hà tùy nghi thuyết, dĩ hà phương tiện thuyết, dĩ hà pháp môn thuyết, dĩ hà đại bi thuyết. Phạm Thiên! Nhược Bồ Tát năng tri Như Lai dĩ thị ngũ lực thuyết, thị Bồ Tát năng tác Phật sự” (có thể biết Như Lai dùng ǵ để thuyết pháp, dùng ǵ để nói thuận theo cơ nghi, dùng phương tiện nào để nói, dùng pháp môn nào để nói, dùng đại bi ǵ để nói. Này Phạm Thiên! Nếu Bồ Tát có thể biết Như Lai dùng năm sức ấy để nói, vị Bồ Tát ấy có thể làm Phật sự). “Dùng ǵ để thuyết pháp” tức là bàn về Pháp Thể. “Dùng ǵ để tùy thuận cơ nghi”, chính tùy thuận tương ứng căn cơ. “Dùng phương tiện ǵ” tức là chỉ dạy khiến cho [người nghe] được lợi ích, hoan hỷ. Đối với những thứ chẳng thể gọi tên hay nói năng mà phương tiện nói các thứ thiện xảo v.v… “Dùng pháp môn ǵ” tức là đối với một pháp mà biện luận các môn. “Dùng đại bi ǵ” tức là nói tới ba mươi hai loại đại bi[7]. Chẳng hạn như nói “các pháp vô ngă” nhưng chúng sanh chẳng thể tín giải, ngay khi đó, Như Lai bèn dấy ḷng đại bi, nói sao cho họ tin hiểu. Nói rộng th́ như thế đó.

          Bốn duyên đầu tiên [trong năm duyên được nói trong kinh Tư Ích] chính là đại trí, duyên thứ năm tức là đại bi. Lại nữa, bốn duyên đầu là “sở khởi” (cái được phát khởi), c̣n duyên thứ năm là “năng khởi” (cái có thể phát khởi). Đấy chính là chúng sanh là “năng cảm” (người tạo ra sự cảm vời), Như Lai là “năng ứng” (người có thể ứng hiện). Do chúng sanh tuy mê muội, ngu si, chẳng tin, chẳng hiểu, nhưng có thiện căn cảm vời Phật thuyết pháp cho họ. Nếu như đối với pháp được nói trong kinh này, chúng sanh chẳng thể tin hiểu, đức Phật liền dấy ḷng đại bi, v́ họ diễn nói [sao cho họ sẽ thấu hiểu]. Chẳng hạn như họ chẳng thể hiểu biết thọ mạng của Như Lai, Như Lai sẽ thương xót, v́ họ giảng giải. Cứ chuẩn theo đó, sẽ biết là có bao nhiêu loại đại bi. Ba môn trên đây thuộc loại “xét theo văn tự mà phân biệt”, sợ rườm rà nên chẳng nêu ra.

          Lại có sáu duyên, như trong Bát Nhă Luận của ngài Vô Trước đă viết: “V́ lẽ nào mà thượng tọa Tu Bồ Đề thưa hỏi? Giải rằng: Có sáu nhân: V́ đoạn nghi, v́ dấy khởi tín tâm, v́ nhập pháp sâu, v́ chẳng thoái chuyển, v́ sanh hoan hỷ, v́ chánh pháp tồn tại lâu dài. Do vậy, lời đáp của đức Thế Tôn cũng v́ sáu điều ấy”. Lời giải thích trong luận ấy hàm ư: Nếu có kẻ hoài nghi, th́ sẽ được đoạn nghi. Nếu có kẻ đă đoạn nghi mà tâm ưa phước đức, nhưng cái tâm chưa thành tựu. [Chẳng hạn như] các vị Bồ Tát nghe “có nhiều phước đức”, bèn đối với kinh Bát Nhă khởi tâm tín giải. Người đă thành tựu cái tâm, do nhập nghĩa rất sâu, đă đạt được “chẳng tự khinh rẻ”, nhưng do tham thọ tŕ, tu hành có nhiều công đức, sẽ chẳng c̣n thoái chuyển nữa. Người đă đắc thuận nhiếp và tịnh tâm, do đối với pháp bèn tự nhập và sanh hoan hỷ, sẽ có thể khiến cho giáo pháp Đại Thừa tồn tại lâu dài trong tương lai.

          Điều ấy có nghĩa là: V́ người tu tập, an trụ, chế phục, nhưng c̣n có ḷng nghi, bèn thỉnh [đức Thế Tôn] thuyết pháp để trừ nghi. Tuy được trừ nghi, tâm ưa thích phước đức, nhưng căn cơ chưa chín muồi, đối với kẻ cho rằng “thọ tŕ, đọc tụng kinh này không có nhiều công đức”, bèn nói so sánh, [ḥng chỉ rơ] “tŕ kinh sẽ có nhiều phước” khiến cho họ sanh tín giải. Người đă sanh tín giải, tâm thành tựu, có thể nhập giải nghĩa rất sâu. Đă nhập nghĩa sâu, sẽ tự biết [chính ḿnh] có thể tu hành đắc quả, chẳng tự khinh rẻ chính ḿnh, tham nhiều công đức, [do vậy, sẽ] tu hành, thọ tŕ, cho nên chẳng c̣n bị thoái chuyển. Chẳng thoái chuyển đă lâu, đạt tới địa vị quyết trạch[8], sẽ dần dần nhập Kiến Đạo, được gọi “đắc thuận nhiếp và tịnh tâm”. Do đối với pháp tự ngộ, và thấy người khác tiến nhập bèn sanh hoan hỷ, cho nên có thể khiến cho Phật pháp tồn tại lâu dài chẳng diệt.

          Nay trong kinh này cũng có sáu nghĩa:

          1) Trong phẩm Như Lai Thọ Lượng, Diệu Tràng Bồ Tát nói: “Diệc phục tư duy Thích Ca Như Lai vô lượng công đức, duy ư thọ mạng, sanh nghi hoặc tâm. Vân hà đoản xúc, duy hữu bát thập niên?” (Cũng lại tư duy vô lượng công đức của Thích Ca Như Lai, chỉ là đối với thọ mạng của Ngài bèn sanh tâm ngờ vực, cớ sao ngắn ngủi, chỉ có tám mươi năm?) Bốn đức Phật bèn v́ [Diệu Tràng Bồ Tát] giảng nói. Đó chính là “hễ có nghi bèn khiến cho đoạn nghi”.

          2) Lại nữa, phần kinh văn sau đó có nói: “Ư bách thiên đại kiếp tu hành Lục Độ, nhi vô phương tiện, bất như văn thử kinh sở sanh phước” (Trong trăm ngàn đại kiếp tu hành Lục Độ mà chẳng có phương tiện, chẳng bằng phước sanh ra do nghe kinh này). Trong phẩm Vô Nhiễm Trước Đà La Ni lại nói: “Nhược A-tăng-xí-da tam thiên đại thiên thế giới, măn trung thất bảo, phụng thí chư Phật, cập dĩ thượng diệu y phục, ẩm thực, chủng chủng cúng dường kinh vô số kiếp. Nhược phục hữu nhân, ư thử đà-la-ni, năi chí nhất cú năng thọ tŕ giả, sở sanh chi phước bội đa ư bỉ” (Nếu [có người] dùng bảy báu chứa đầy ắp trong A-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới để dâng thí chư Phật, và dùng các thứ y phục, thức ăn tốt đẹp nhất, cúng dường các thứ trải qua vô số kiếp. Và nếu lại có một người khác có thể thọ tŕ đà-la-ni này, tối thiểu là một câu, sẽ sanh ra phước đức nhiều gấp bội người kia). Có nghĩa là tâm người ấy hạn cuộc trong ưa thích phước đức, nhưng căn cơ chưa chín muồi, cho rằng “tŕ kinh này chẳng có nhiều công đức”. V́ vậy, [đức Phật] nói so sánh, [ḥng chỉ rơ] “phước do tŕ kinh rất nhiều”, khiến cho người ấy sanh tín giải, thọ tŕ, đọc tụng.

          3) Như trong phẩm Không Tánh có nói: “Thời chư đại chúng văn Phật thuyết thử thậm thâm Không tánh, hữu vô lượng chúng sanh tất năng liễu đạt Tứ Đại, Ngũ Uẩn tánh câu Không, lục căn, lục cảnh vọng sanh hệ phược” (Khi đó, đại chúng nghe đức Phật nói tánh Không rất sâu ấy, có vô lượng chúng sanh đều có thể liễu đạt tánh của Tứ Đại và Ngũ Uẩn đều là Không, [hiểu rơ chính ḿnh] đă hư vọng tự sanh trói buộc trong sáu căn và sáu cảnh) v.v... tức là có thể tiến nhập và hiểu nghĩa rất sâu.

          4) Phẩm Y Không Măn Nguyện nói: “Hữu tam thiên ức Bồ Tát ư A Nậu Bồ Đề đắc bất thoái chuyển” (có ba ngàn ức Bồ Tát đă được chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Giác), tức là đă nhập pháp sâu, biết chính ḿnh tự có thể tu hành đắc quả, chẳng khinh rẻ chính ḿnh, chẳng tham công đức, thọ tŕ chẳng lui sụt.

          5) Phẩm Không Tánh nói: “Nguyện xả luân hồi, chánh tu xuất ly, thâm tâm khánh hỷ, như pháp phụng tŕ” (nguyện bỏ luân hồi, chân chánh tu hạnh thoát ĺa, tâm vui mừng sâu xa, phụng tŕ đúng như pháp), đó chính là “đă đắc thuận nhiếp nơi bốn thiện căn”. V́ sao biết? Đă nói là “nguyện xả luân hồi”, rơ ràng là chưa đăng địa (chứng nhập Sơ Địa).

          6) Lại nói “chánh tu xuất ly, thâm tâm khánh hỷ”, tức là cầu trụ Chân Thắng Nghĩa Tánh trong Duy Thức th́ gọi là “chánh tu xuất ly”. Do thích siêng gắng, nên tâm vui mừng sâu xa. Phẩm Tịnh Địa Đà La Ni nói: “Thuyết thị pháp thời, tam vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn” (lúc nói pháp ấy, ba vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn). Phẩm Y Không Măn Nguyện nói: “Vô số quốc vương, thần nhân viễn trần ly cấu, đắc pháp nhăn tịnh” (Vô số quốc vương và bầy tôi được xa ĺa trần cấu, đạt được pháp nhăn thanh tịnh). Đấy chính là “nhập tịnh địa”. Do tự hoan hỷ và thấy người khác tiến nhập cũng hoan hỷ, cho nên cũng có thể khiến cho chánh pháp trụ thế lâu dài. Như trong các phẩm sau, người nguyện lưu thông đều thuộc về loại này. Do vậy, cũng trở thành ư nghĩa “chuyển pháp luân”. V́ sao? Do nghe pháp đă trừ nghi, được tiến nhập, cho đến được thành tựu thánh quả, thành tựu sơ chuyển (chuyển pháp luân lần đầu). Trông thấy người khác tiến nhập, tâm sanh hoan hỷ, lại khiến cho chánh pháp tồn tại và truyền bá lâu dài, tức là khiến cho người khác trừ nghi, nhập pháp, cho đến đắc thánh quả. V́ thế, được gọi là “chuyển pháp luân”.

          Lại xét theo tám nghĩa, tức là “muốn nói đại pháp” v.v… Đối với các ư nghĩa ấy, cứ chuẩn theo sự dẫn giải. [ đây, chỉ] nêu đại lược đôi chút, các nghĩa khác cứ chuẩn theo đó mà suy ra. Trên đây là [luận định về] nguyên nhân phát khởi chung [của bộ kinh này].

 

1.2. Nguyên nhân phát khởi riêng

 

          Dựa theo cách giải thích về cái nhân phát khởi của một bộ kinh trong Trí Độ Luận th́ pháp được nói trong một bộ kinh chính là cái nhân phát khởi. Như nói đến thọ lượng, ba thân sai biệt, sám hối, tịnh địa, mỗi một pháp như thế đều là cái nhân phát khởi riêng biệt. Nhưng đối với văn nghĩa được bao hàm trong lời thuyết pháp của đức Phật, mỗi văn nghĩa đều hiển lộ vô lượng nghĩa. Nay tôi nêu đại lược sáu nghĩa:

          - Một, nói đến cái quả vô lậu Bồ Đề Niết Bàn.

          - Hai, trừ khử cái nhân bất thiện.

          - Ba, khiến cho thân thoát khỏi quả báo bất thiện.

          - Bốn, khiến cho [người nghe pháp sẽ] tu cái nhân vô lậu Bồ Đề Niết Bàn.

          - Năm, khiến cho [người nghe] tu nhân lành hữu lậu.

          - Sáu, khiến cho [người nghe] đạt được niềm vui trong cơi nhân thiên và sự thù thắng nơi cái quả vô lậu thế gian và xuất thế gian.

          Chư Phật xuất thế v́ đại sự ấy; do đó, trước hết nói cho họ (chúng sanh đáng được hóa độ) ưa thích. Kế đó, muốn cho họ cầu học, dạy họ sám hối để trừ bỏ cái nhân bất thiện. Cái nhân bất thiện đă mất th́ cái quả bất thiện sẽ diệt. Nếu không, chẳng thể cầu cái quả vô thượng. Đă sám hối trừ diệt nhân quả bất thiện đó; tiếp đó, phải nên tu tập cái nhân của cái quả vô lậu. Nhưng trong cái nhân ấy, có duyên nhân và chánh nhân, tức là hạnh hữu lậu, trợ duyên vô lậu, chánh nhân hữu lậu. Kế đó, nói tới điều thứ năm là cái nhân hữu lậu: Do cái nhân hữu lậu mà đạt được quả báo vui sướng trong cơi trời, người. Theo thứ tự, nói đến điều thứ sáu là cái quả hữu lậu.

          Lại nữa, do các hữu t́nh chủng tánh sai biệt, cho nên có [khái niệm] “Đại Thừa tánh” để nói về hai nghĩa trước (quả vô lậu Niết Bàn và trừ khử cái nhân bất thiện), “quyết định Tiểu Thừa”“vô chủng tánh” để nói về hai môn sau (tu nhân lành hữu lậu và đạt được niềm vui nơi nhân thiên). Lại nữa, người tu lâu sẽ có thể đạt được hai môn đầu (tức quả vô lậu Niết Bàn và trừ khử cái nhân bất thiện), kẻ mới tu sẽ có thể đạt được hai môn sau (tu nhân lành hữu lậu và đạt được niềm vui nơi nhân thiên). [Tu tập để cái thân thoát khỏi] nhân quả bất thiện áp dụng cho cả hai đằng, v́ hữu tánh hay vô tánh, và tu lâu hay mới đây đều có thể hành. Lại nữa, nếu trước hết chẳng sám hối cái nhân bất thiện, sẽ chẳng thể phát tâm duyên theo Vô Thượng Giác được!

          Ở đây, tôi đại lược dựa theo cái nhân phát khởi được nói trong kinh Lục Môn Đà La Ni [để biện định]: Phẩm Thọ Lượng và phẩm Tam Thân nói về cái quả vô lậu, phẩm Sám Hối và Diệt Chướng nói về chuyện trừ bỏ tất cả nhân quả bất thiện. Từ phẩm Tịnh Địa trở đi, nói về cái nhân vô lậu. Từ phẩm Tứ Thiên Vương Quán Sát trở đi, nói gộp chung nhân quả hữu lậu và vô lậu. Đắc Vô Sanh Nhẫn, xa ĺa trần cấu, đắc pháp nhăn thanh tịnh v.v… chính là nhân quả vô lậu. Xét ra, phần trước tương ứng với quả, phần sau tương ứng với cái nhân. Tŕ chú, cầu phước đạt được tiền tài, thức ăn, những điều ấy cũng chính là nhân quả hữu lậu. Cứ dựa theo kinh văn đă trích dẫn, sẽ có thể biết.

 

2. Nói về Tông và Thể của kinh

 

          Trước là nói về Tông. Sau đó, nói về cái Thể của kinh.

 

2.1. Tông của kinh

 

          Nói đến cái Tông của kinh, ngài Truyền Chân Đế giải thích như sau: “Kinh này chỉ bày ba thân vốn sẵn có, hiển lộ Tứ Đức vô sanh, khai quả quả[9] quên duyên, hiểu Như Như[10] chân thật”. Lại có người cho rằng: “Kinh này lấy nhân quả Bồ Đề Niết Bàn làm Tông, diễn bày thông suốt bổn quả và thỉ quả, nêu cặn kẽ duyên nhân và chánh nhân”. Hai cách nói ấy đều có khuyết điểm! Cách thứ nhất nói ba thân vốn sẵn có, nếu xét theo cái nhân th́ chấp nhận được, nhưng xét theo cái quả th́ sai mất rồi! V́ lẽ nào? [Nếu nói như vậy], há chẳng phải là chưa tu mà đă đắc Báo Thân và Hóa Thân ư? Như ở nơi địa vị tu nhân th́ gọi là Như Lai Tạng, chẳng thể gọi là Pháp Thân! Đối với “Tứ Đức vô sanh”, dựa theo Pháp Thân để nói th́ là đúng lư, nhưng nói theo Báo Thân và Hóa Thân th́ chẳng nhất định là vô sanh! Như kinh Niết Bàn nói: “Như Lai có tám món tự tại ngă” v.v… Nói theo Biến Kế th́ cũng chẳng trái lư! Có người cho rằng [kinh này] diễn bày thông suốt Bổn Quả và Thỉ Quả[11], cũng như duyên nhân và chánh nhân, cũng chẳng hợp lư! V́ sao? Chân Như tuy vốn sẵn có, nhưng nơi nhân chẳng thể gọi là quả, Báo Thân và Hóa Thân ắt phải do tu thành, lấy ǵ để gọi là Bổn Quả và Thỉ Quả?

          Lại nữa, cái nhân tuy có chánh nhân và duyên nhân, các thuyết cũ phần nhiều coi Chân Như là chánh nhân của ba thân. Điều này không đúng lư, như trong Năng Hiển Trung Biên Huệ Nhật Luận đă biện định cặn kẽ. Nay biện định về Tông của kinh th́ đại lược có hai cách giảng giải:

          - Một, chỉ coi nhân quả Bồ Đề là chánh tông (giáo nghĩa chủ yếu) của kinh này. V́ cớ nào vậy? Chỉ nói đến thọ lượng và ba thân sai biệt. Hơn nữa, quyển thứ tư của kinh này chỉ hỏi về cái nhân của Bồ Đề tâm, đức Phật chỉ đáp bằng hạnh Thập Độ. Đă thế, phẩm Phó Chúc c̣n nói: “Nhữ đẳng đương tri, ngă ư vô lượng vô số đại kiếp, cần tu khổ hạnh, hoạch thậm thâm pháp, Bồ Đề chánh nhân dĩ vị nhữ thuyết” (Các ông nên biết: Ta trong vô lượng vô số đại kiếp đă siêng tu khổ hạnh, đạt được pháp rất sâu, đă v́ các ông nói chánh nhân Bồ Đề). Do vậy biết: Chỉ lấy nhân quả Bồ Đề làm chánh tông [của kinh này].

          - Thuyết khác cũng coi nhân quả Niết Bàn là Tông. Bởi lẽ, trong phẩm Thọ Lượng, trong ba đoạn [bắt đầu bằng chữ] “phục thứ” (lại nữa), mỗi đoạn đều nói: Do mười nghĩa mà gọi là Niết Bàn. Lại c̣n sau khi biện định mười thứ hạnh của Như Lai xong, bèn nói: “Thiện nam tử, như thị đương tri, Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, thuyết hữu như thị vô biên chánh hạnh. Nhữ đẳng đương tri, thị vị Niết Bàn chân thật chi tướng” (Thiện nam tử! Hăy nên biết như thế này: Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác nói có vô biên chánh hạnh như thế. Các ông hăy nên biết: Đó là nói đến tướng chân thật của Niết Bàn). Phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán lại nói: “Thường vị tuyên thuyết Đệ Nhất Nghĩa, linh chứng Niết Bàn chân tịch tĩnh, Phật thuyết cam lộ thù thắng pháp, năng dữ cam lộ vi diệu nghĩa, dẫn nhập cam lộ Niết Bàn thành, linh thọ cam lộ vô vi lạc” (Thường v́ [chúng sanh] tuyên nói Đệ Nhất Nghĩa, khiến cho họ chứng Niết Bàn thật sự tịch tĩnh. Đức Phật nói pháp cam lộ thù thắng, có thể ban cho nghĩa cam lộ vi diệu, dẫn vào thành cam lộ Niết Bàn, khiến cho họ nhận lănh niềm vui cam lộ vô vi).

          Hỏi: Nếu Niết Bàn cũng là Tông của kinh, v́ sao từ phẩm Thọ Lượng trở đi, nhắc lại tam thân, từ phẩm Tối Tịnh Địa trở đi, nói về cái nhân Bồ Đề, và trong phẩm Phó Chúc, đức Thế Tôn tự nói chánh nhân Bồ Đề? V́ sao chẳng nhắc lại nhân quả Niết Bàn?

          Đáp: Hai cái nhân chẳng khác biệt, cho nên gộp chung lại để nói. Chỉ là do xét theo cái quả, nên chia cái nhân thành sanh nhân và liễu nhân. Do Thể của hai cái nhân (sanh nhân và liễu nhân) đă đồng, cho nên chẳng tách riêng để nói. Chẳng nhắc lại cái quả [Niết Bàn] v́ bản thể của Pháp Thân chính là Niết Bàn. Do vậy, phẩm Thọ Lượng có nói: “Như Lai Pháp Thân Thể thị chân thật, danh vi Niết Bàn” (cái Thể của Pháp Thân Như Lai là chân thật, được gọi là Niết Bàn). C̣n nói: “Không tánh tức thị chân Pháp Thân” (tánh Không chính là Pháp Thân thật sự). V́ thế gọi là Niết Bàn.

          Hỏi: Nếu là vậy, Pháp Thân chính là Niết Bàn, hai nghĩa có ǵ khác biệt?

          Đáp: Nói Pháp Thân là xét theo ư nghĩa “chỗ nương vào của công đức”, nói Niết Bàn là dựa theo các nghĩa như diệt khổ v.v… V́ thế, hai đằng có sai khác. Lại do “ảnh lược”[12] cho nên chẳng nhắc lại, tùy ư lấy bỏ, nhưng đều cùng giữ lấy điều thù thắng. V́ sao vậy? Nói đến thọ lượng và tam thân, tức là coi Bồ Đề là Tông. Đă nói đến Niết Bàn, v́ lẽ ǵ chẳng lấy Niết Bàn làm Tông? Nếu bảo “trong kinh chỉ nói ‘đạt được pháp rất sâu, Bồ Đề làm chánh nhân, chẳng nói Niết Bàn là chánh nhân. V́ thế biết: - Chỉ lấy Bồ Đề làm Tông”, nếu là như thế, Niết Bàn tách ĺa cái nhân Bồ Đề, vậy th́ phải tu pháp nào khác để làm cái nhân cho Niết Bàn? V́ lẽ đó, cái nhân của Bồ Đề cũng chính là cái nhân của Niết Bàn. Hơn nữa, đối chiếu cái quả Bồ Đề với Niết Bàn th́ cũng được gọi là “nhân”; như trong Du Già Sư Địa Luận, quyển chín mươi lăm nói có năm loại tướng chuyển pháp luân. [Trong năm loại tướng ấy, chỉ quan tâm hai loại]:

          - Một là đạt được tướng sở đắc, sở duyên.

          - Hai, đạt được phương tiện sở đắc.

          “Phương tiện”: Ba thứ chuyển tướng đều gọi là “phương tiện”. Phương tiện tức là cái nhân, cái trước là nhân cho cái sau.

          Loại chuyển tướng thứ ba cũng gọi là phương tiện, th́ rơ ràng là đem Bồ Đề so với “chứng Niết Bàn” th́ [Bồ Đề] cũng gọi là nhân. V́ thế, chẳng cần phải nói riêng.  

         

2.2. Thể của Kinh

 

          Kế đó, nói đến cái Thể của kinh. Trước là nêu ra giáo thể, sau là biện định sự tụ tập.

 

2.2.1. Biện định giáo thể

 

          Trong phần nêu ra giáo thể, nói chung có năm môn:

          - Một, nhiếp tướng quy vào tánh thể.

          - Hai, nhiếp các thứ khác vào thức thể.

          - Ba, nhiếp Giả vào thật thể.

          - Bốn, dùng tác dụng của tánh để biện định riêng cái Thể.

          - Năm, nhiếp chung vào cái Thể của các pháp.

          Trong năm môn ấy, trước hết là biện định năm cái Thể; sau đó là nói về ưu khuyết của chúng.

 

2.2.1.1. Biện định năm loại Thể

 

          Trong phần đầu, tức phần biện định giáo Thể, bốn môn đầu giống như trong phần Tổng Liệu Giản và Nghĩa Lâm của sách Pháp Uyển[13] đă nói cặn kẽ. Điều thứ năm là “nhiếp chung vào cái Thể của các pháp”, thật ra cũng là “dùng tác dụng của tánh để biện định riêng cái Thể”. Nay nói cặn kẽ hơn [về môn này], v́ [sách Pháp Uyển] chưa nói tới. Quyển thứ tám mươi mốt của Du Già Sư Địa Luận chép: “Vân hà vi Thể? Sở vị Khế Kinh, lược hữu nhị chủng: Nhất văn, nhị nghĩa, văn thị sở y, nghĩa thị năng y. Như thị nhị chủng, tổng danh Nhất Thiết Sở Tri Cảnh Giới” (Thế nào là Thể? Chính là nói đến Khế Kinh, đại lược có hai thứ: Một là văn, hai là nghĩa. Văn là cái để [nghĩa có thể] nương vào [ḥng truyền đạt ư nghĩa], c̣n nghĩa là cái có thể nương vào [văn để được truyền đạt]. Hai thứ như thế được gọi chung là hết thảy các cảnh giới được biết). Lại nói: “Do đă kiến lập cái Thể của văn và nghĩa trong các kinh, cho nên được gọi nhiếp chung vào cái Thể của các pháp”. Nói về văn nghĩa, luận viết: “Văn có sáu loại: Một là thân, hai là cú thân, ba là văn thân, bốn là ngữ, năm là hành tướng, sáu là cơ thỉnh”[14]. Chánh văn của bản kinh này chỉ là Văn Thân, những điều khác th́ gọi là Văn. Danh và Cú thuộc vào cái sở y (cái để nương vào), Ngữ thuộc vào năng y[15]. Hành tướng thuộc vào loại được tỏ lộ và là cái có thể nói[16]. Cơ thỉnh thuộc về năng khởi (cái có thể dấy lên), Tướng thuộc vào Danh Văn. V́ thế, luận (Du Già Sư Địa Luận) viết rằng: “Sáu loại như thế đều được hiển thị bằng Văn, do nó có thể nêu tỏ ư nghĩa, cho nên gọi là Văn. Nghĩa có mười loại:

          - Một, địa nghĩa (nghĩa lư thuộc về địa vị), tức là Cửu Định Địa và Thập Địa v.v…

          - Hai, tướng nghĩa (nghĩa lư thuộc về thể tướng), tức thể tướng của các pháp.

          - Ba, tác ư nghĩa (nghĩa lư thuộc về sự dấy khởi ư thức), tức các thứ tác ư (suy tưởng, khởi tâm động niệm) v.v…

          - Bốn, y xứ nghĩa (nghĩa lư thuộc về chỗ nương tựa), tức là sự y xứ (chỗ nương tựa thuộc về sự vật)[17], thời y xứ[18], sổ thủ y xứ[19].

          - Năm, quá hoạn nghĩa (nghĩa lư thuộc về phương diện sai lầm, lỗi hại), tức là nói đến các pháp đáng chê trách.

          - Sáu, thắng lợi nghĩa (nghĩa lư thuộc lợi ích thù thắng), tức là nói đến các pháp đáng tán thán.

          - Bảy, sở trị nghĩa (nghĩa lư nơi các pháp đáng nên đối trị), tức là các pháp tạp nhiễm.

          - Tám, năng trị nghĩa (nghĩa lư thuộc về các pháp có thể đối trị), tức là pháp thanh tịnh.

          - Chín, lược nghĩa (nghĩa giản lược).

          - Mười, quảng nghĩa (nghĩa rộng, nghĩa chi tiết).

          Trong đó, dựa theo ‘cái được diễn nói’ (sở thuyên) và ‘cái được thực hiện’ (sở vi) mà đều cùng được gọi là Nghĩa. Cả mười điều ấy đều là điều được diễn nói. Trong y xứ, Bổ Đặc Già La (Pudgala) cũng là ‘sở vi’, do các hữu t́nh nói ra các pháp, lại c̣n chấp giữ những điều đă nói ra”.

          Sáu loại Văn và mười nghĩa [vừa nói trong đoạn Du Già Sư Địa Luận được trích dẫn trên đây] đều là cái Thể của kinh, bao gồm ba nghĩa:

          - Một, khắc tánh thể (cái Thể bộc lộ bản tánh).

          - Hai, sở y thể (cái Thể của một pháp được pháp khác nương vào).

          - Ba, sở vi thể (cái Thể của pháp được thực hiện).

          Văn là cái có thể diễn nói, c̣n Nghĩa là cái được diễn nói [bởi Văn], tức là trong “cái có thể diễn nói”, Thể của hai pháp Danh và Cú chính là chủ thể có diễn nói, tức là “khắc tánh Thể”, c̣n hai thứ Văn và Ngữ là Thể của “sở y”. V́ vậy, Thành Duy Thức nói: “Danh diễn nói tự tánh, Cú diễn tả sự sai biệt. Văn tức là chữ, là cái để nương vào của hai thứ đó (Danh và Cú)”. Ngữ là âm thanh, do chứa đựng Danh và Cú mà được gọi là Ngữ. Do vậy, Thành Duy Thức nói: “Do Ngữ chẳng khác cái có thể diễn nói (năng thuyên), từ cái có thể nương vào đó (năng y) mà gọi là năng thuyên Thể (bản thể của cái có thể diễn nói)”[20]. Hành tướng bao gồm cả hai loại Thể, tức là Khắc Tánh Thể và Sở Y Thể. Chỉ xét theo điều được diễn nói (sở thuyên) và chủ thể có thể nói (năng thuyên) để biện định hành tướng. Do cái Thể của hành tướng chính là thanh, danh, văn, cú, cho nên bao gồm cả hai thứ (Khắc Tánh Thể và Sở Y Th). Cơ Thỉnh (機請,lời thỉnh vấn khi thời cơ phù hợp) được gọi là Văn, tức là cái được thực hiện bởi Văn, hoặc là do thỉnh cầu mà phát khởi Văn. V́ thế nói “cơ thỉnh được gọi là Văn chính là Sở Vi Thể”. Bổ Đặc Già La Y Xứ (Sổ Thủ Y Xứ) trong Sở Thuyên Thể có thể thông với Khắc Tánh Thể và Sở Vi Thể, cũng tức là Bổ Đặc Già La này nói đến Bổ Đặc Già La kia. “Nói đến Bổ Đặc Già La kia” tức là chút phần y xứ của sở thuyên (điều được diễn nói), chín điều kia đều là khắc tánh sở thuyên (điều được diễn nói tương ứng khít khao với tánh). Ư nghĩa của lời lẽ ấy chẳng phải chỉ là đạo lư, mà sở thuyên (điều được diễn nói) cũng cùng đạt được danh nghĩa. V́ thế, Thể gồm chung cả ba nghĩa ấy (Khắc Tánh, Sở Thuyên, và Sở Vi), nhưng cả ba khoa nêu ra thể tánh trong Pháp Tướng[21] hoàn toàn có thể gom vào Tánh Dụng Biệt Luận Môn (dựa theo tác dụng của tánh để biện định riêng biệt). Năm môn ở đây (tức năm môn như nhiếp tướng quy vào tánh thể, nhiếp các thứ khác vào thức thể v.v…) riêng thuộc vào Đại Thừa, c̣n ba khoa trong Pháp Tướng th́ áp dụng chung cho cả ba thừa, cho nên lược đi chẳng nói cặn kẽ.

 

2.2.1.2. Biện định ưu khuyết

 

          Biện định ưu khuyết th́ như sách Duy Thức Nghĩa Đăng[22] đă nói.

 

2.2.2. Biện định về sự tụ tập

 

          Kế đó, biện định sự tụ tập th́ như phần Tổng Chương Nghĩa Lâm của sách Pháp Uyển [Nghĩa Lâm Chương] và Duy Thức Nghĩa Đăng đă biện định.

 

3. Biện định thời và lợi

 

          Lại chia thành hai phần:

          - Trước là nói về thời.

          - Sau nói về lợi.

          Trong Thời, lại có hai phần:

          - Một, lúc đức Thế Tôn phát khởi, nói ra kinh này.

          - Hai, niên đại phiên dịch của các đệ tử.

 

3.1. Biện định thời

3.1.1. Biện định lúc đức Thế Tôn phát khởi, nói ra kinh này

 

          Lại chia thành hai phần:

          - Một, biện định thời bất đồng.

          - Hai, biện định [kinh này] thuộc vào giáo nào và thời nào

 

3.1.1.1. Biện định thời bất đồng

 

          Biện định thời bất đồng th́ như phần Tổng Chương Nghĩa Lâm của sách Pháp Uyển (Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương), Năng Đoạn Bát Nhă Sớ[23] và Huệ Nhật Luận v.v… đă nói cặn kẽ[24]. Đấy là nói về lúc đức Thế Tôn phát khởi, nói ra kinh này.

 

3.1.1.2. Biện định kinh này thuộc về giáo nào và thời nào

 

          Nói về giáo và thời, th́ kinh này thuộc thời thứ ba (thời Phương Đẳng). V́ sao biết? Kinh văn trong phần sau cũng nói tới mười hai hành pháp luân. Trong phẩm Măn Nguyện lại nói: “Bát thiên ức thiên tử, quốc vương, thần dân, viễn trần ly cấu, đắc pháp nhăn tịnh” (tám ngàn ức chư thiên, quốc vương, quan lại, dân chúng xa ĺa trần cấu, đạt được pháp nhăn thanh tịnh). Xét theo Du Già Sư Địa Luận, người đắc quả Dự Lưu (Sơ Quả), vô gián đạo xa ĺa trần, giải thoát đạo ĺa cấu. V́ thế, kinh này thông với hết thảy các thừa.

 

3.1.2. Niên đại các đệ tử phiên dịch

 

          Kinh này trần thuật chỗ bí nhiệm sâu xa của ba thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân), bàn đến chỗ u huyền cơ mật của Tứ Đức (thường, lạc, ngă, tịnh), là cỗ kiệu rồng để lên bờ kia, là thớt voi để thoát khỏi nhà lửa. V́ thế, nhiều lượt trừ tam chướng, hạnh trọn đủ hai nhân (chánh nhân và duyên nhân), là ṭa thành vững chắc để thủ hộ đất nước, là kiếm và áo giáp để hàng ma. Bởi đó, mười phương cơi nước đều cung kính lưu truyền. Do vậy, tại cơi Chấn Đán (Trung Hoa), đă có năm lần phiên dịch. Ngài Tam Tạng Đàm Vô Sấm (Dharmarakṣa, Pháp Phong) truyền dịch đầu tiên vào đời Bắc Lương[25]. Pháp sư Da Xá lại dịch lần nữa tại chùa Quy Thánh vào đời Hậu Châu. Ngài Chân Đế dịch lần nữa tại Kiến Nghiệp. Ngài Xà Na dịch lần nữa dưới đời Tùy[26].

          Tuy mỗi vị đều dựa theo Phạn bổn, kiệt lực dốc ḷng tinh chuyên, chân thành [để phiên dịch], nhưng v́ khi kinh văn lá bối được truyền thừa đă bị thất thoát, sơ sót, khiến cho các bản dịch có tăng giảm khác nhau. Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh giải ngộ lỗi lạc, từ thuở làm sa-di đă có tư tưởng khác vời[27], hào phóng, bén nhạy kiệt xuất, là bậc lỗi lạc trong tăng chúng, thông thạo kinh sách của ngoại đạo và nội điển hơn người, đối với giới luật và kinh sách trong cơi đời đă hiểu rành rành[28], ấp ủ chí hướng thả thuyền Từ cứu vớt chúng sanh, t́nh tha thiết nối tiếp hưng thịnh Phật chủng, hy sinh v́ đạo, quên khuấy mệt nhọc, nào ngại nát xương, chu du khắp cơi Tây Hạ hai mươi mấy năm, đối với kho trời hay cung rồng đều tham phỏng, t́m ṭi các bản tiếng Phạn, khảo sát, so sánh chẳng sót. Ngài chống tích trượng trở về Đông, vâng theo sắc truyền mà phiên dịch. Kể từ năm Trường An[29] thứ hai (702), tức năm Nhâm Dần, Ngài siêng năng dịch thuật kinh này, chuyên ṛng chẳng ngơi. Tới ngày mồng Bốn tháng Mười năm Trường An thứ ba (703), tức năm Quư Măo, tu chỉnh, nhuận sắc hoàn chỉnh, tạo thành [bản dịch mới] gồm mười quyển, ba mươi mốt phẩm, văn từ viên măn, lư trọn vẹn, văn chương đẹp đẽ cùng đặc tánh chân chất của kinh Phật đều thích nghi, vừa đạt được viên châu trong búi tóc, cùng mở tháp báu[30]. Phàm thánh cùng vui mừng, dâng sớ tâu lên vua, vua sắc truyền sao chép để truyền rộng thanh giáo[31], ngơ hầu những những nghĩa bị thiếu sót [trong các bản dịch trước đó] sẽ đạt đến chỗ sáng tỏ trọn vẹn. Đó chính là hai loại thời đại các đệ tử phiên dịch bất đồng, đều nhằm biện định thời vậy.

 

3.2. Biện định lợi ích

 

          “Lợi” là lợi ích. Kinh này lợi ích cho căn tánh nào? Trong phần này, lại chia thành hai phần:

          - Một, biện định căn cơ bẩm tánh bất đồng.

          - Hai, nói về căn tánh được lợi lạc bởi kinh này.

 

3.2.1. Biện định căn cơ bẩm tánh bất đồng

 

          Các giáo nói về căn cơ sai biệt, mỗi giáo mỗi khác, như kinh Niết Bàn chỉ nói một loại căn cơ. V́ thế, kinh ấy nói: “Phàm hữu tâm giả, giai đương tác Phật” (hễ kẻ nào có tâm th́ sẽ đều thành Phật). Trong một hội kinh này, phần nhiều nghe nói về Hữu, bàn luận về Hữu, ẩn giấu Vô, nói “đều sẽ thành Phật”. Kinh Pháp Hoa cũng giống như vậy, cho nên nói: “Nhược hữu văn pháp giả, vô nhất bất thành Phật” (nếu có người nghe pháp, không một ai chẳng thành Phật) v.v… C̣n như kinh Thiện Giới[32], luận Địa Tŕ v.v… th́ nói có hai loại căn cơ: Một là hữu tánh, hai là vô tánh. V́ thế, kinh ấy (kinh Thiện Giới) nói: “Tánh Chủng Tánh giả, tùng vô thỉ lai triển chuyển tương tục, pháp nhĩ sở đắc lục xứ thù thắng” (Tánh Chủng Tánh là từ vô thỉ đến nay, xoay vần tiếp nối, do bởi pháp vốn sẵn như thế mà đạt được sáu chỗ thù thắng). Đấy là hữu tánh. Lại nói: “Vô chủng tánh nhân, vô chủng tánh cố, tuy phục phát tâm hành Bồ Tát đạo, chung bất năng đắc Vô Thượng Bồ Đề” (Người không có chủng tánh do chẳng có chủng tánh, dẫu vẫn phát tâm hành Bồ Tát đạo, trọn chẳng thể đắc Vô Thượng Bồ Đề). Đó là vô tánh, thuộc loại hiển thuyết.

          Như kinh Pháp Hoa nói có ba loại căn cơ, phẩm Tự nói: “Vị cầu Thanh Văn giả, thuyết ứng Tứ Đế pháp. Vị cầu Bích Chi Phật giả, thuyết ứng thập nhị pháp. Vị chư Bồ Tát, thuyết ứng Lục Ba La Mật” (V́ người cầu Thanh Văn, mà nói pháp Tứ Đế tương ứng. V́ người cầu Bích Chi Phật, mà nói pháp tương ứng là mười hai nhân duyên. V́ các vị Bồ Tát mà nói pháp tương ứng là Lục Ba La Mật). Đó cũng là ẩn vô tánh (không nhắc đến “vô tánh”). Do trong hội kinh này, phần nhiều là đối với hàng bất định Thanh Văn mà nói “họ sẽ đều thành Phật”. Nói đến nhiều loại căn cơ th́ như trong bộ [Duy Thức Luận] Xu Yếu của ngài Khuy Cơ, hoặc Pháp Hoa Kinh Sớ, Huệ Nhật Luận, Năng Đoạn Bát Nhă Sớ đă trần thuật.

 

3.2.2. Biện định căn cơ bẩm tánh được lợi lạc bởi kinh này

 

          [Phần này lại được chia thành hai đoạn]:

          - Một, căn cơ được lợi ích.

          - Hai, luận định được lợi ích nhiều hay ít.

 

3.2.2.1. Nói rơ căn cơ được lợi ích

 

          Đại lược có hai cách hiểu:

          - Một là nói chỉ tương ứng với căn tánh Đại Thừa, bao gồm định tánh và bất định tánh, v́ [trong kinh văn] có nói đến Thanh Văn. V́ sao chẳng tương ứng với các loại căn tánh như Định Tánh Thanh Văn chẳng hạn? Đáp: Xét theo kinh Pháp Hoa và Đại Bảo Tích Kinh Luận có nói: “Sở dĩ Thanh Văn vấn giả, vị Thanh Văn nhân sở tác sự cố” (Sở dĩ hàng Thanh Văn thưa hỏi, v́ đó là chuyện phải làm của hàng Thanh Văn). Nay kinh này, người đầu tiên đứng ra thưa hỏi là Diệu Tràng Bồ Tát. Ngài lại chỉ hỏi về thọ lượng của Như Lai, rộng nói về ba thân. V́ thế biết [kinh này] chỉ v́ căn tánh Bồ Tát. Sau đó, do trong phần nói về lợi ích đạt được có nói: “Viễn trần ly cấu…”, xét theo Đại Trang Nghiêm Luận, người được nhập Sơ Địa th́ cũng nói là “đắc pháp nhăn tịnh”, chẳng phải chỉ có Thanh Văn [mới “đắc pháp nhăn tịnh”].

          - Thuyết khác cho rằng: Đă là giáo pháp thuộc thời thứ ba (thời Phương Đẳng), sẽ phù hợp cả năm thừa. Trong hội kinh này, có liệt kê hàng Thanh Văn, lại có người viễn trần ly cấu. Xét theo Du Già Sư Địa Luận, do kinh văn không nói nhất quyết [người viễn trần ly cấu chỉ là người] đắc quả Dự Lưu (Sơ Quả), cho nên có thể [hiểu là kinh này] phù hợp khắp các căn. Nhưng [giáo nghĩa được nói trong] phần Chánh Tông th́ chỉ v́ hàng Bồ Tát; từ phẩm Tứ Thiên Vương trở đi, có thể phù hợp khắp các thừa khác, v́ đều khiến cho [người nghe] đạt được cái quả trong đường trời, người.

          Cách hiểu thứ hai hay hơn, v́ phù hợp với chuyện kinh này thuộc vào pháp luân trong thời thứ ba.

 

3.2.2.2. Luận định [người nghe kinh] đạt được lợi lạc nhiều hay ít

 

          Lại chia thành hai phần:

          - Một, đạt được lợi ích trong hiện thời.

          - Hai, đạt được lợi ích trong mai sau.

          Lợi ích trong hiện thời tức là đạt được lợi ích ngay trong pháp hội ấy. Lợi ích trong mai sau, tức là lợi ích đạt được khi sau khi đức Phật nói kinh này.

          Lợi ích trong hiện tại gồm hai loại: Một là quả lợi (lợi ích nơi quả), hai là nhân lợi (lợi ích nơi nhân). Quả có hai loại: Một là xuất thế quả, hai là thế gian quả.

 

3.2.2.2.1. Lợi ích trong hiện thời

3.2.2.2.1.1. Đạt được cái lợi nơi quả

3.2.2.2.1.1.1. Xuất thế quả

 

          Xuất thế quả gồm có bảy loại, năm loại trong ấy thuộc Đại Thừa, hai loại thuộc Tiểu Thừa:

          1) Trong phẩm Y Không Măn Nguyện, có một loại, [do phẩm ấy] nói: “Nhĩ thời, hội trung hữu ngũ thập ức bật-sô, hành Bồ Tát hạnh, dục thoái Bồ Đề tâm, văn Như Ư Bảo Quang Diệu Bồ Tát thuyết thị pháp thời, giai đắc kiên cố bất khả tư nghị măn túc thượng nguyện, cánh phục phát khởi Bồ Đề chi tâm, tức vị thọ kư: - Nhữ chư bật-sô, quá tam thập A-tăng-kỳ kiếp, đương đắc tác Phật, kiếp danh Nan Thắng Quang Vương, quốc danh Vô Cấu Quang, đồng thời tác Phật, giai đồng nhất hiệu, danh Nguyện Trang Nghiêm Gián Sức Vương Như Lai” (Lúc bấy giờ, trong hội có năm mươi ức bật-sô (Bhikṣu, tỳ-kheo) hành Bồ Tát hạnh muốn thoái thất Bồ Đề tâm, lúc nghe Như Ư Bảo Quang Diệu Bồ Tát nói pháp ấy, đều đạt được nguyện kiên cố, trọn vẹn chẳng thể nghĩ bàn trên đây, lại phát khởi Bồ Đề tâm, liền được [đức Phật] thọ kư: - Hàng bật-sô các ông sau ba mươi A-tăng-kỳ kiếp, sẽ được thành Phật, kiếp tên là Nan Thắng Quang Vương, cơi nước tên là Vô Cấu Quang, cùng lúc thành Phật, đều có cùng một hiệu là Nguyện Trang Nghiêm Gián Sức Vương Như Lai).

          2) Trong phẩm Thọ Kư th́ có bốn [loại lợi ích]:

          - Một, trong đoạn kinh thọ kư cho Diệu Tràng Bồ Tát có nói: “Nhữ ư Kim Quang Minh thế giới, đương thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, hiệu Kim Bảo Sơn Vương Như Lai” (ông sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong thế giới Kim Quang Minh, hiệu là Kim Bảo Sơn Vương Như Lai).

          - Hai, [phẩm ấy] nói: “Thời thử Như Lai pháp giai diệt tận, thời bỉ trưởng tử danh viết Ngân Tràng, tức ư thử giới, đương đắc tác Phật, danh viết Kim Tràng Quang Như Lai” (Khi pháp của đức Như Lai ấy đều diệt sạch, lúc ấy, con trưởng của Ngài là Ngân Tràng sẽ được thành Phật trong thế giới ấy, hiệu là Kim Tràng Quang Như Lai).

          - Ba, phẩm ấy nói: “Thời thử Như Lai sở hữu giáo pháp tất giai diệt tận, thứ tử Ngân Quang đương đắc tác Phật, hiệu viết Kim Quang Minh Như Lai” (Khi tất cả giáo pháp của đức Như Lai ấy thảy đều diệt hết, con thứ là Ngân Quang sẽ được thành Phật, hiệu là Kim Quang Minh Như Lai).

          - Bốn là nói: “Thị thời, thập thiên thiên tử, văn tam đại sĩ đắc thọ kư dĩ, phục văn như thị Tối Thắng Vương Kinh, tâm hỷ thanh tịnh, vô cấu như không. Nhĩ thời, Như Lai tri thị thập thiên thiên tử thiện căn thành thục, tức dữ thọ kư: - Nhữ đẳng đương lai, ư Tối Thắng Nhân Đà La Cao Tràng thế giới, đắc thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đồng nhất chủng tánh, hựu đồng nhất danh hiệu, viết Diện Mục Thanh Tịnh Tịnh Ưu Bát La Hương Sơn, thập hiệu cụ túc. Như thị thứ đệ thập thiên chư Phật xuất hiện ư thế” (Lúc đó, mười ngàn vị trời nghe ba vị đại sĩ được thọ kư xong, lại nghe kinh Tối Thắng Vương như thế, tâm vui mừng thanh tịnh, vô cấu như hư không. Lúc bấy giờ, Như Lai biết mười ngàn vị trời ấy thiện căn đă chín muồi, liền thọ kư cho họ: - Các ông trong tương lai, sẽ ở trong thế giới Tối Thắng Nhân Đà La Cao Tràng, được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cùng một chủng tánh, lại có cùng một danh hiệu là Diện Mục Thanh Tịnh Ưu Bát La Hương Sơn, mười hiệu trọn đủ. Mười ngàn vị Phật như thế, sẽ theo thứ tự xuất hiện trong thế gian).

          3) Phẩm Tịnh Địa Đà La Ni nói: “Vô lượng vô biên bật-sô, bật-sô-ni đắc pháp nhăn tịnh” (Vô lượng vô biên bật-sô, bật-sô-ni đạt được pháp nhăn thanh tịnh), đó là đắc Sơ Quả. Nếu xét theo Đại Thừa, “đắc pháp nhăn tịnh” sẽ là địa vị Sơ Địa. Đấy là lợi ích thuộc về cái nhân. Nếu nói theo Du Già Sư Địa Luận, sẽ là quả Tiểu Thừa.

          4) Phẩm Y Không Măn Nguyện có nói: “Thuyết thị phẩm thời, hữu bát thiên ức thiên tử, vô số quốc vương, thần nhân, viễn trần ly cấu, đắc pháp nhăn tịnh” (Khi nói phẩm này, có tám ngàn vị trời, vô số quốc vương, quan lại, nhân dân xa ĺa trần cấu, đạt được pháp nhăn thanh tịnh).

 

3.2.2.2.1.1.2. Thế gian quả

 

          Nêu đại lược gồm mười bảy loại:

          - Trong phẩm Như Lai Thọ Lượng nói: “Tam thiên đại thiên thế giới sở hữu chúng sanh, dĩ Phật oai lực, thọ thắng diệu lạc, vô hữu phạp thiểu. Nhược thân bất cụ, tất mông cụ túc. Manh giả năng thị, lung giả đắc văn, á giả năng ngôn, ngu giả đắc trí. Nhược tâm loạn giả, đắc bổn tâm. Nhược vô y giả, đắc y phục. Bị ố tiện giả, nhân sở kính. Hữu cấu uế giả, thân thanh khiết. Ư thử thế gian sở hữu lợi ích, vị tằng hữu sự, tất giai hiển hiện” (Tất cả chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới do oai lực của Phật, bèn được hưởng sự vui thù thắng mầu nhiệm, chẳng hề khuyết thiếu. Nếu thân chẳng toàn vẹn, sẽ được toàn vẹn. Kẻ mù có thể thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ câm có thể nói, người ngu trở thành trí. Nếu là kẻ loạn tâm, sẽ khôi phục cái tâm vốn có. Nếu là kẻ không có áo, sẽ được y phục. Kẻ bị chán ghét, khinh rẻ, sẽ được người khác tôn kính. Kẻ dơ bẩn sẽ được thân thanh khiết. Đối với tất cả các lợi ích trong thế gian, chưa từng có chuyện nào mà chẳng đều hiển hiện). Trong ấy có chín điều lợi ích: Một là đạt được vật dụng [khiến cho người sử dụng] vui sướng, hai là trọn đủ các căn, ba là lưỡi nói được, bốn là đạt được trí huệ, năm là chẳng đánh mất bổn tâm, sáu là đạt được y phục, bảy là được [người khác] kính ngưỡng, tám là thân thanh tịnh, chín là đạt được các thứ lợi ích.

          - Cuối phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc có nói: “Thuyết thị pháp thời, vô lượng chúng sanh giai đắc đại trí thông duệ biện tài, nhiếp thọ vô lượng công đức chi tụ, ly chư ưu khổ, phát hỷ lạc tâm, thiện minh chúng luận” (Khi nói pháp ấy, vô lượng chúng sanh đều đạt được đại trí, biện tài thông duệ, nhiếp thọ vô lượng khối công đức, ĺa các lo toan khổ sở, phát tâm hỷ lạc, khéo hiểu rơ các luận). Tám món lợi ích trong ấy dễ hiểu.

          Trên đây là cái lợi đạt được đạo xuất ly trong thế giới, chẳng c̣n thoái chuyển, mau chứng Bồ Đề. Đấy là cái lợi thuộc về cái nhân xuất thế.

 

3.2.2.2.1.1.2. Đạt được cái lợi nơi nhân

 

          Lại chia thành hai phần: Đạt được lợi ích nơi cái nhân xuất thế, và đạt được lợi ích nơi cái nhân thế gian.

         

3.2.2.2.1.1.2.1. Đạt được lợi ích nơi cái nhân xuất thế

 

          Lợi ích nơi cái nhân xuất thế gồm mười lăm điều:

          - Một, phẩm Thọ Lượng gồm hai điều, v́ [trong phẩm ấy có] nói: “Nhĩ thời, hội trung tam vạn nhị thiên thiên tử giai phát A Nậu Bồ Đề chi tâm” (Lúc bấy giờ, trong hội có ba vạn hai ngàn vị trời đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề).

          - Hai, [cũng trong phẩm ấy] lại nói: “Thuyết thị Như Lai Thọ Lượng phẩm thời, vô số vô biên chúng sanh giai phát A Nậu Bồ Đề chi tâm” (Khi nói phẩm Như Lai Thọ Lượng này, vô số vô biên chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề).

          - Ba, phẩm Sám Hối có nói: “Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thị Bảo Vương Đại Quang Chiếu Như Lai danh hiệu giả, ư Bồ Tát địa, đắc bất thoái chuyển, chí đại Niết Bàn” (nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe danh hiệu của vị Bảo Vương Đại Quang Chiếu Như Lai này, sẽ được chẳng thoái chuyển trong địa vị Bồ Tát, đạt tới đại Niết Bàn). Đó là nói đại chúng trong hội thuở ấy nghe xong bèn đạt được điều lợi ích này.

          - Bốn, cuối phẩm ấy nói: “Thời chư đại chúng văn Phật thuyết dĩ, giai mông thắng ích, hoan hỷ phụng hành” (Khi đó, đại chúng nghe đức Phật nói xong, đều được hưởng lợi ích thù thắng, hoan hỷ vâng theo hành tŕ).

          - Năm, phẩm Tịnh Địa Đà La Ni nói: “Thuyết thị pháp thời, tam vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn” (Khi nói pháp ấy, ba vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn).

          - Sáu, phẩm ấy lại nói “vô lượng chư Bồ Tát bất thoái Bồ Đề tâm” (vô lượng các vị Bồ Tát chẳng lui sụt tâm Bồ Đề).

          - Bảy, phẩm ấy lại nói: “Vô lượng vô biên bật-sô, bật-sô-ni đắc pháp nhăn tịnh” (Vô lượng vô biên bật-sô, bật-sô-ni đạt được pháp nhăn thanh tịnh).

          - Tám, phẩm ấy lại nói: “Vô lượng chúng sanh phát Bồ Tát tâm”.

          - Chín, phẩm Liên Hoa Dụ Tán nói: “Đại chúng văn thị thuyết, giai phát Bồ Đề tâm, nguyện hiện tại, vị lai, thường y thử sám hối” (Đại chúng nghe nói như vậy, đều phát Bồ Đề tâm, nguyện trong hiện tại và vi lai, thường nương theo pháp sám hối này).

          - Mười, phẩm Trùng Hiển Không Tánh nói: “Thời chư đại chúng văn Phật thuyết thử thậm thâm Không tánh, hữu vô lượng chúng sanh tất năng liễu đạt Tứ Đại, Ngũ Uẩn, thể tánh câu Không, lục căn, lục cảnh, vọng sanh hệ phược, nguyện xả luân hồi, chánh tu xuất ly” (Đại chúng khi đó nghe đức Phật nói tánh Không rất sâu này, có vô lượng chúng sanh thảy đều có thể liễu đạt thể tánh của Tứ Đại và Ngũ Uẩn đều là Không, biết do hư vọng mà sanh trói buộc nơi sáu căn và sáu cảnh, nguyện xả luân hồi, chân chánh tu xuất ly).

          - Mười một, phẩm Y Không Măn Nguyện nói: “Thuyết thị pháp thời, hữu tam thiên ức Bồ Tát ư A Nậu Bồ Đề đắc bất thoái chuyển” (Khi nói pháp này, có ba ngàn ức Bồ Tát được chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề).

          - Mười hai, phẩm ấy lại nói: “Hội trung hữu ngũ thập ức bật-sô hành Bồ Tát hạnh, dục thoái Bồ Đề, văn Như Ư Bảo Quang Diệu Bồ Tát thuyết thị pháp thời, giai đắc kiên cố bất khả tư nghị măn túc thượng nguyện, cánh phục phát Bồ Đề chi tâm” (trong hội có năm mươi ức bật-sô hành Bồ Tát hạnh muốn thoái thất Bồ Đề, lúc nghe Như Ư Bảo Quang Diệu Bồ Tát nói pháp ấy, đều đạt được nguyện kiên cố, trọn vẹn chẳng thể nghĩ bàn trên đây, lại phát khởi Bồ Đề tâm).

          - Mười ba, phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc nói: “Vô lượng vô biên chúng sanh đăng xuất ly đạo, bất phục thoái chuyển, tốc chứng Bồ Đề” (vô lượng vô biên chúng sanh dự vào đạo xuất ly, chẳng c̣n thoái chuyển, mau chứng Bồ Đề), nói đầy đủ th́ như đă trích dẫn trong phần trước.

          - Mười bốn, phẩm Lưu Thủy nói: “Nhữ đẳng giai ưng cần cầu xuất ly, vật vị phóng dật. Đại chúng văn dĩ, tất giai ngộ giải, do đại từ bi cứu hộ nhất thiết, cần tu khổ hạnh, phương năng chứng hoạch Vô Thượng Bồ Đề, hàm phát thâm tâm, tín thọ hoan hỷ” (Các ngươi hăy đều nên siêng cầu thoát ĺa, đừng nên buông lung. Đại chúng nghe nói xong, thảy đều ngộ giải, do đại từ bi mà cứu vớt, bảo vệ hết thảy, siêng tu khổ hạnh th́ mới có thể chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề, đều phát tâm sâu xa, tin nhận, hoan hỷ).

          - Mười lăm, phẩm Xả Thân nói: “Thuyết thị văng tích nhân duyên chi thời, vô lượng A-tăng-xí-da nhân thiên đại chúng giai đại hoan hỷ, thán vị tằng hữu, tất phát A Nậu Bồ Đề chi tâm” (Khi nói nhân duyên xưa kia ấy, vô lượng A-tăng-kỳ đại chúng trời người đều hết sức hoan hỷ, than là chưa từng có, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề).

 

3.2.2.2.1.1.2.2. Đạt được lợi ích nơi cái nhân trong đời hiện tại

 

          Phẩm Sám Hối nói: “Nhược hữu nữ nhân văn thị Phật danh giả, lâm mạng chung thời, đắc kiến bỉ Phật lai chí kỳ sở. Kư kiến Phật dĩ, cứu cánh bất phục cánh thọ nữ thân” (Nếu có nữ nhân nghe danh hiệu đức Phật ấy, khi sắp mạng chung, được thấy đức Phật ấy đến chỗ kẻ đó. Đă thấy Phật rồi, rốt ráo chẳng c̣n thọ thân nữ nữa). Đó là bảo với đại chúng: Khi đó, các người nữ do nghe danh hiệu đức Phật ấy, cũng đạt được cái nhân trong hiện tại. Trong đời tương lai, sẽ chẳng thọ báo làm thân nữ.

 

3.2.2.2.2. Đạt được lợi ích trong đời sau

 

          Tức là trong pháp hội tại đỉnh Linh Thứu, [đức Phật] nói kinh này xong, người trong mai sau nương theo kinh này tu học, sẽ đều đạt được lợi ích. Đó hoàn toàn là lợi ích về sau. Nêu đại lược chút phần:

          - Một là nói tới lợi ích do nghe kinh. Phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc nói: “Nhược hữu chúng sanh văn thị Kim Quang Minh kinh giả, tức ư A Nậu Bồ Đề, bất phục thoái chuyển” (nếu có chúng sanh nghe kinh Kim Quang Minh này, sẽ chẳng c̣n thoái chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề).

          - Hai là nói về lợi ích do đọc tụng. Phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ nói: “Biện Tài thiên nữ bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Nhược hữu pháp sư thuyết thị Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh giả, ngă đương ích kỳ trí huệ, cụ túc trang nghiêm ngôn thuyết chi biện. Nhược bỉ pháp sư ư thử kinh trung văn tự cú nghĩa, sở hữu vong thất, giai linh ức tŕ, năng thiện văn ngộ, phục dữ đà-la-ni tổng tŕ vô ngại” (Biện Tài thiên nữ bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu có pháp sư nói kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này, con sẽ khiến cho trí huệ của vị ấy tăng thêm, trọn đủ biện tài, lời lẽ trang nghiêm. Nếu vị pháp sư ấy đối với văn tự, câu, nghĩa trong kinh này mà có chỗ quên mất, con sẽ đều khiến cho vị ấy ghi nhớ, ǵn giữ, có thể khéo nghe hiểu, lại c̣n vô ngại đối với đà-la-ni tổng tŕ).

          - Ba là nói đến lợi ích do thọ tŕ. Phẩm Vô Nhiễm Trước Đà La Ni nói: “Nhược hữu thập A-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới măn trung thất bảo phụng thí chư Phật, cập dĩ thượng diệu y phục, ẩm thực, chủng chủng cúng dường, kinh vô lượng kiếp. Nhược phục hữu nhân, ư thử đà-la-ni, năi chí nhất cú năng thọ tŕ giả, sở sanh chi phước bội đa ư bỉ. Hà dĩ cố? Thử Vô Nhiễm Trước Đà La Ni thậm thâm pháp môn thị chư Phật mẫu cố!” (Nếu có người dùng bảy báu chứa đầy trong mười A-tăng-kỳ tam thiên đại thiên thế giới để dâng cúng chư Phật, và dùng y phục quư đẹp nhất, thức ăn, các thứ cúng dường, trải qua vô lượng kiếp. Nếu lại có người đối với đà-la-ni này, dù chỉ có thể thọ tŕ một câu, sẽ sanh ra phước nhiều gấp bội người trước. V́ sao vậy? Do pháp môn Vô Nhiễm Trước đà-la-ni rất sâu này chính là mẹ của chư Phật). Ư nói: Do kinh này có thể sanh ra chư Phật, cho nên gọi là “Phật mẫu”.

          - Bốn là nói về lợi ích do lưu thông. Phẩm Tam Thân nói: “Nhược sở tại xứ giảng thuyết thị kinh, ư kỳ quốc độ, hữu tứ chủng ích: Nhất giả, quốc vương quân chúng cường thịnh, vô chư oán địch, ly ư tật dịch, thọ mạng diên trường, cát tường an lạc, chánh pháp hưng hiển. Nhị giả, trung cung hậu phi, vương tử, chư thần, ḥa duyệt vô tránh, ly ư siểm nịnh, vương sở ái trọng. Tam giả, sa-môn, Bà-la-môn, cập chư quốc nhân tu hành chánh pháp, vô bệnh, an lạc, vô uổng tử giả, ư chư phước điền, tất giai tu lập. Tứ giả, ư tam thời trung, Tứ Đại điều thích, thường vị chư thiên tăng gia thủ hộ, từ bi b́nh đẳng, vô thương hại tâm, linh chư chúng sanh quy kính Tam Bảo, tu tập A Nậu Bồ Đề chi hạnh” (nếu chỗ nào giảng nói kinh này, trong quốc độ ấy, sẽ có bốn loại lợi ích: Một là quân đội của quốc vương cường thịnh, chẳng có các oán địch, ĺa khỏi bệnh dịch, thọ mạng kéo dài, cát tường, an vui, chánh pháp hưng thịnh rạng rỡ. Hai là hậu phi trong cung, vương tử, các quan ḥa thuận, vui vẻ, không tranh căi, ĺa khỏi siểm nịnh, được vua yêu mến, coi trọng. Ba là sa-môn, Bà-la-môn, và các người dân trong nước đều tu hành chánh pháp, không bệnh tật, an vui, không bị uổng mạng, đối với các phước điền thảy đều tu tập, kiến lập. Bốn là trong ba thời, Tứ Đại điều ḥa, thích đáng, thường được chư thiên tăng cường thủ hộ, từ bi, b́nh đẳng, chẳng có tâm gây tổn hại, khiến cho các chúng sanh quy kính Tam Bảo, tu tập hạnh Vô Thượng Bồ Đề). Trong phẩm Tam Thân lại nói về lợi ích do nghe kinh như sau: “Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử Kim Quang Minh kinh thính văn, tín giải, bất đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, A Tô La đạo, thường xử nhân thiên, bất sanh hạ tiện, hằng đắc thân cận chư Phật Như Lai, thính thọ chánh pháp, thường sanh chư Phật thanh tịnh quốc độ. Sở dĩ giả hà? Do đắc văn thử thậm thâm pháp cố, thị thiện nam nữ tắc vị Như Lai dĩ tri, dĩ kư đương đắc bất thoái A Nậu Bồ Đề. Ư thử thậm thâm vi diệu chi pháp nhất kinh nhĩ giả, đương tri thị nhân bất báng Như Lai, bất hủy chánh pháp, bất khinh thánh chúng, nhất thiết chúng sanh vị chủng thiện căn linh đắc chủng cố, dĩ chủng thiện căn linh tăng trưởng, thành tựu cố, nhất thiết thế giới sở hữu chúng sanh giai cần tu hành Lục Ba La Mật Đa” (Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân đối với kinh Kim Quang Minh này mà lắng nghe, tin hiểu, sẽ chẳng đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, hoặc đường A Tô La (A Tu La), thường ở trong đường trời, người, chẳng sanh làm kẻ hạ tiện, luôn được thân cận chư Phật Như Lai để nghe nhận chánh pháp, thường sanh trong cơi nước thanh tịnh của chư Phật. V́ lẽ nào vậy? Do được nghe pháp rất sâu này, thiện nam nữ ấy đă được Như Lai biết, đă được thọ kư ‘chẳng thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề’. Pháp vi diệu rất sâu này vừa lọt qua tai, hăy nên biết: Người ấy chẳng báng Như Lai, chẳng hủy chánh pháp, chẳng khinh thánh chúng, khiến cho hết thảy chúng sanh chưa gieo thiện căn sẽ được gieo, v́ khiến cho kẻ đă gieo thiện căn sẽ được tăng trưởng, thành tựu, tất cả chúng sanh trong hết thảy các thế giới đều siêng tu hành Lục Ba La Mật Đa).

          Phẩm Sám Hối lại nói về lợi ích do lưu thông như sau: “Nhược hữu tứ chúng tùy tại hà xứ, vị nhân giảng thuyết thị Kim Quang Minh vi diệu kinh điển, ư kỳ quốc độ, giai hoạch tứ chủng phước lợi thiện căn: Nhất giả, quốc vương vô bệnh, ly chư tai ách. Nhị giả, thọ mạng diên trường, vô hữu chướng ngại. Tam giả, vô chư oán địch, binh chúng dũng kiện. Tứ giả, an ổn phong lạc, chánh pháp lưu thông” (Nếu có tứ chúng ở bất cứ nơi đâu mà v́ người khác giảng nói kinh điển Kim Quang Minh vi diệu này, trong quốc độ ấy, sẽ đều đạt được bốn thứ thiện căn phước lợi: Một là quốc vương không bị bệnh, ĺa các tai ách. Hai là thọ mạng kéo dài, chẳng có chướng ngại. Ba là không có các oán địch, quân đội dũng mănh. Bốn là an ổn, giàu vui, chánh pháp lưu thông). Lại nói: “Ư kỳ quốc trung, đại thần, phụ tướng hữu tứ chủng ích: Nhất giả, cánh tương thân mục, tôn trọng, ái niệm; nhị giả, thường vị nhân vương tâm sở ái trọng, diệc vị sa-môn, Bà-la-môn, đại quốc, tiểu quốc chi sở tuân kính; tam giả, khinh tài, trọng pháp, bất cầu thế lợi, gia danh phổ kỵ chúng sở khâm ngưỡng; tứ giả, thọ mạng diên trường, an ổn, khoái lạc. Sa-môn, Bà-la-môn diệc đắc tứ thắng lợi: Nhất, tứ sự vô phạp; nhị, an tâm tư duy, tam, y sơn lâm đắc an lạc trụ; tứ, tùy nguyện đắc măn. Nhân dân giai đắc phong lạc, vô chư tật dịch, thương cổ văng hoàn, đa hoạch bảo hóa, cụ túc thắng phước” (Ở trong nước ấy, các quan đại thần phù tá có bốn loại lợi ích: Một là thân thiết, ḥa thuận với nhau, tôn trọng, mến tưởng. Hai là thường được tâm vua trong loài người mến trọng, cũng được sa-môn, Bà-la-môn, và nước lớn, nước nhỏ tuân phục, kính trọng. Ba là coi nhẹ của cải, quư trọng pháp, chẳng cầu lợi lộc thế gian, tiếng lành rền khắp, khiến đại chúng đều khâm phục, ngưỡng mộ. Bốn là thọ mạng kéo dài, an ổn, vui sướng. Sa-môn, Bà-la-môn cũng đạt được bốn điều lợi thù thắng: Một là tứ sự chẳng thiếu sót. Hai là an tâm tư duy. Ba là nương vào núi rừng, được an lạc trụ. Bốn là nguyện ǵ cũng đều được thỏa. Nhân dân đều được giàu vui, chẳng có các bệnh dịch. Lái buôn qua lại phần nhiều đạt được hàng hóa quư báu, trọn đủ phước thù thắng). Các phẩm trên đây tuy nói đạt được vô lượng loại lợi ích, nhưng đều chẳng ra ngoài các điều vừa nêu trên. Lợi ích đă nhiều, nếu có ai được nghe, hăy nên theo đúng pháp mà học.

 

4. Nói về nguyên do kinh có tên gọi như vậy

 

          Lại chia thành hai phần:

          - Một, luận định chung về cách giải thích tên kinh.

          - Hai, giải thích tựa đề kinh này.

 

4.1. Luận định chung về cách giải thích tên kinh

 

          Phần thứ nhất lại gồm hai phần:

          - Một, bàn chung về cách giải thích tên gọi một bản kinh.

          - Hai, biện định ư nghĩa giải thích. Điều này được nói cặn kẽ trong các sách như Pháp Hoa Nghĩa Quyết[33] và Duy Thức Nghĩa Đăng.

 

4.2. Giải thích tựa đề của bộ kinh này

 

          Kế đó, giải thích tựa đề của bộ kinh này, gồm:

          - Một, giải thích tên gọi của toàn thể bộ kinh.

          - Hai, giải thích tên gọi của riêng từng phẩm.

          Giải thích tên gọi của cả bộ kinh gồm hai phần:

          - Một là giải thích theo lối cổ.

          - Hai là giải thích theo cách hiện thời.

 

4.2.1. Giải thích tên gọi của toàn thể bộ kinh

4.2.1.1. Giải thích [danh xưng của bộ kinh này] theo lối cổ

 

          Ngài Truyền Chân Đế nói: “Ngoại quốc gọi là Tu Bạt Noa (Suvarṇa), phương này dịch là Kim. Bà Pha Bà (Prabhās) được phương này dịch là Quang. Uất Đa Ma (Ottamasūtr) được phương này dịch là Minh. Nhân Đà La (Endra) được phương này dịch là Đế. La Duyệt Na (Rājaḥ) được phương này dịch là Vương. V́ thế, bản kinh được lưu hành tại Tây Thổ [với danh xưng] Phật Đà Kinh, Kim Quang Minh Kinh, hoặc Đế Vương Kinh”. Có nghĩa là: Gọi là kinh Phật Đà th́ chính là từ điều được tuyên nói mà đặt tên. Kim Quang Minh là dùng pháp và dụ (thí dụ) gộp lại để đặt tên. Cũng từ công dụng mà gọi là kinh Đế Vương.

 

4.2.1.1.1. Kim Quang Minh

 

          Chỉ từ thí dụ mà gọi là Kim Quang Minh, ba chữ ấy biểu thị kinh này dùng ba loại “tam” làm Thể:

          - Một, tam thân.

          - Hai, Tam Đức, tức Bát Nhă, Giải Thoát, và Pháp Thân.

          - Ba, tam vị (ba địa vị) tức đạo tiền, đạo trung và đạo hậu. Đạo tiền tức là trụ trong tự tánh Phật tánh. Đạo trung tức là dẫn xuất Phật tánh. Đạo hậu tức là đạt tới đắc quả Phật tánh.

          Theo cách giải thích xưa kia, đó cũng chính là ưng đắc nhân, gia hạnh nhân, và nhân măn nhân[34], theo thứ tự phối ứng với ba loại Phật tánh trước đó.

          Đối với tam thân:

          - Một, thể tánh của Kim là vốn sẵn có, chân thật, [dùng điều này] để sánh ví Pháp Thân.

          - Hai, Quang có thể chiếu, sánh ví Ứng Thân.

          - Ba, Minh có thể lợi ích trọn khắp, ví như Hóa Thân.

          Xét theo Tam Đức th́:

          1) Một, Kim ví như Pháp Thân, có bốn nghĩa:

          - Một, màu sắc chẳng biến đổi, giống như Thường [trong Tứ Đức].

          - Hai, Thể chẳng nhiễm, giống như Tịnh.

          - Ba, vàng có thể chuyển đổi chế tạo thành vạn vật vô ngại, giống như Ngă.

          - Bốn, khiến cho con người phú quư, giống như Lạc.

          2) Kế đó, Quang có hai nghĩa: Một là có thể chiếu, hai là có thể trừ tối. [Hai nghĩa này] ví như Bát Nhă.

          3) Kế đó, Minh có hai nghĩa: Một là chẳng tối tăm, hai là rộng xa, giống như Giải Thoát, nói chung là chẳng có các lỗi hại.

          Sánh ví với tam vị th́:

          - Kim là vốn sẵn có, giống như chánh nhân của đạo tiền, có nghĩa là dùng Như để làm tam Phật[35].

          - Quang là mới có, giống như liễu nhân[36] của đạo trung, có nghĩa là đối ứng với cái duyên mà dấy lên sự tu tập. Công năng vừa mới dấy lên, chẳng phải là cái Thể vốn có. V́ thế, đối ứng với quả đức mà gọi là liễu nhân.

          - Minh là chẳng tối tăm, giống như cái quả nơi đạo hậu.

          Đối với Pháp Thân trong Tam Thân, hăy nên chọn lấy nghĩa chân thật. Hai thân chẳng thật do công năng ấy vừa mới dấy khởi th́ gọi là Giả. Trong Tam Đức, đối với Pháp Thân, hăy nên giữ lấy bốn nghĩa như vô nhiễm v.v… Có đủ cả bốn điều ấy (Thường, Lạc, Ngă, Tịnh) th́ mới là Pháp Thân. Trong Tam Vị, đối với Pháp Thân, hăy nên chọn lấy nghĩa “vốn có” để giải thích, v́ đối ứng với duyên và quả th́ mới có. Điều này có nghĩa là đối với đạo hậu th́ xét theo sự tu hành để bàn luận về Như, chứ bổn tánh chẳng có ba thứ khác biệt. V́ thế, xét chắc thật theo cái Thể, hăy nên giữ lấy nghĩa “vốn có”, tức là đạo tiền Như. Ba điều ấy theo thứ tự trước sau, do có nhân duyên mà tu đắc quả. Do đắc quả cho nên có ba đức. Do tam đức trọn vẹn, nên mới dùng tam thân để hóa độ chúng sanh. Điều này có nghĩa là do có Như thuộc đạo tiền trong Tam Vị làm chánh nhân, tu viên măn đạo trung, đạt tới địa vị đạo hậu, th́ sẽ trọn đủ Tam Đức. Do Tam Đức viên măn th́ mới có thể dùng tam thân hóa độ chúng sanh, theo thứ tự ngược lại[37]. Trong ba loại “tam” ấy (tam thân, tam đức và tam vị), Tam Vị là chánh thể. V́ thế, phẩm Thọ Lượng nói về cái quả thuộc đạo hậu, phẩm Tam Thân nói về cái nhân thuộc đạo tiền. Từ phẩm Sám Hối trở đi là nói về đạo nội (đạo trung). Điều này có nghĩa là tam vị được nói trong kinh này chính là điều cốt lơi chánh yếu của toàn thể bản kinh.

 

4.2.1.1.2. Đế Vương

 

          Có ba nghĩa:         

          - Một là nói đến Pháp Thân, thuộc vào Hoa Nghiêm. Do Hoa Nghiêm dùng Pháp Thân làm Thể.

          - Hai là nói đến trí huệ, dung thông Bát Nhă. Trí huệ Bát Nhă làm Thể.

          - Ba là nói đến Tứ Đức, thuộc vào Niết Bàn, Thường, Lạc... của Niết Bàn làm Chánh Thể.

          Có nghĩa là do [kinh này] quán thông cả ba điều ấy mà gọi là Đế Vương Kinh.

 

4.2.1.1.3. Kinh

 

          Có ba loại “chánh”:

          - Một là chánh thuyết, tức kinh văn thuộc mười hai bộ loại.

          - Hai là chánh hạnh, tức hạnh sẽ được học từ các phần kinh văn sau này.

          - Ba là chánh quả, tức là pháp Tứ Đức.

          Từ chánh thuyết mà có chánh hạnh, do chánh hạnh bèn xuất hiện chánh quả. Một là có thể hiển lộ, hai là có thể hành, ba là có thể đạt đến; do ba điều “có thể” ấy mà cùng gọi là Kinh. “Kinh” được nói ở đây chính là điều thứ nhất [tức “chánh thuyết” trong ba điều “chánh” vừa nói trên đây].

 

4.2.1.2. Giải thích tên kinh theo cách hiện thời

 

          Phiên âm tiếng Phạn theo lối xưa [như ngài Chân Đế đă nói] là sai lầm, nay phải nói cho đúng là Tô Bạt Na Bà Bà Sa Uất Đa Ma Ra Xà Tô Đát Lăm (Suvarṇa-prabhāsottama-sūtrendrarājaḥ Sutra). Tô Bạt Na (phương này gọi là Kim), Bà Bà Sa (phương này là Quang), nói là Kim Quang Minh th́ sẽ thuận tiện. Uất Đa Ma (phương này dịch là Tối Thắng), Ra Xà (Rājaḥ, phương này dịch là Vương). Tô Đát Lăm (phương này dịch nghĩa là Đĩnh Sách Kinh). [Toàn thể tựa đề của kinh] phải nên nói là Kim Quang Tối Thắng Vương Kinh. Hai chữ Kim và Vương nhất loạt là thí dụ, Quang Minh và Tối Thắng đều bao gồm pháp và dụ. Nay đối với đề mục kinh này, đại lược giải thích theo năm phương diện:

          - Một, nương theo bốn pháp là “giáo, lư, hạnh, quả” để giải thích.

          - Hai, nương theo Tam Bảo.

          - Ba, nương theo Bồ Đề và Niết Bàn.

          - Bốn, dựa theo pháp và dụ.

          - Năm, dựa theo nhân và pháp.

 

4.2.1.2.1. Dựa theo bốn pháp như giáo, lư v.v… để giải thích tên kinh

4.2.1.2.1.1. Dựa theo giáo [để giải thích tên kinh]

 

          Giáo pháp có thể tuyên nói ấy giống như quang minh. V́ thế, phẩm Tự của kinh Vô Cấu Xưng (kinh Duy Ma Cật) nói “diễn pháp bảo quang”, quyển bốn mươi bốn của Du Già Sư Địa Luận viết: “Khi muốn nghe pháp, hăy tưởng năm điều: Thứ nhất là hăy tưởng pháp như của báu, do tột bậc khó được. Hai là tưởng pháp như mắt, v́ [sẽ do pháp mà] đạt được mắt huệ bẩm sanh. Ba là tưởng pháp như sáng suốt, do có ư nghĩa đă đắc huệ rộng, b́nh đẳng chiếu hết thảy các loài. Bốn là tưởng pháp như công đức thù thắng của cái quả to lớn, có thể đạt được Niết Bàn và Chánh Giác, do có ư nghĩa nhân và tánh của dấu tích thị hiện mầu nhiệm vô thượng. Năm là tưởng như niềm vui sướng to lớn vô tội, tuy ở trong pháp hiện tại chưa đạt được Niết Bàn và Chánh Giác, nhưng có thể chọn lựa Chỉ Quán trong các pháp như thật, do có ư nghĩa nhân và tánh của niềm vui to lớn vô tội. [Từ trong các nghĩa vừa nói trên đây], chọn lấy ư nghĩa thứ ba, do có thể hiển lộ Lư Như giống như quang minh”.

          Cùng nêu ra Quang và Minh với dụng ư hiển lộ Nhị Không (Nhân Không và Pháp Không), hoặc là phước trí, hoặc là Bồ Đề và Niết Bàn, mỗi đằng đều có nhân quả. Nếu chẳng vậy, đối với Quang và Minh, chỉ cần tùy ư nêu ra một thứ [là đủ rồi], cần ǵ phải nhờ đến cả hai ư?

          Điều thù thắng nhất trong giáo pháp giống như Vương. V́ vậy, trong phẩm Phó Chúc có nói: “Ngă thân tùng Phật văn, vô lượng chúng kinh điển, vị tằng văn như thị, thâm diệu pháp trung vương” (Ta đích thân nghe đức Phật nói vô lượng các kinh điển, nhưng chưa từng nghe vua trong các pháp sâu mầu như vậy). Những ǵ là thù thắng? Đối với các sự thù thắng mầu nhiệm được nói trong kinh, sợ rườm rà nên không trích dẫn. Người đọc cứ t́m xem sẽ tự biết. V́ thế, chỉ lấy Kim và Vương làm thí dụ.

          Dùng Kim làm thí dụ, bèn nêu đại lược bốn nghĩa:

          - Một là tánh vốn sẵn có.

          - Hai là tột bậc khó được.

          - Ba là kim luân.

          - Bốn là thù thắng nhất trong các báu.

          1) Một, đối với tánh vốn sẵn có, sánh ví giáo pháp này lưu xuất từ Chân Như, nhiếp tướng quy vào tánh, cho nên đều là “vốn sẵn có”. Hơn nữa, chư Phật thuyết pháp không có lúc khởi đầu[38].

          2) Hai, tột bậc khó được. Phẩm Tự có nói: “Ngă đương thuyết thị kinh, thậm thâm Phật hành xứ, chư Phật bí mật giáo, thiên vạn kiếp nan phùng” (Ta sẽ nói kinh này là hành xứ rất sâu của Phật, là giáo pháp bí mật của chư Phật, ngàn vạn kiếp khó gặp). Phẩm Phó Chúc có nói: “Nhữ đẳng đương tri, ngă ư vô lượng vô số đại kiếp, cần tu khổ hạnh, hoạch thậm thâm pháp Bồ Đề chánh nhân, dĩ vị nhữ thuyết. Hựu như bần giả, chung bất năng đắc, yếu hữu phước nhân cố” (Các ông nên biết: Ta trong vô lượng vô số đại kiếp, siêng tu khổ hạnh, đạt được pháp rất sâu là chánh nhân Bồ Đề đă v́ các ông nói. Lại như người nghèo trọn chẳng thể đạt được, v́ cần phải có phước làm cái nhân). Phẩm Đại Biện Thiên Nữ nói: “Thử Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, vị bỉ hữu t́nh dĩ ư bách thiên Phật sở, chủng chư thiện căn đương thọ tŕ giả, ư Thiệm Bộ Châu, quảng hành lưu bố, năi chí nhi diễn thuyết chi” (Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này sẽ được thọ tŕ bởi các hữu t́nh đă gieo các thiện căn nơi trăm ngàn đức Phật, lưu truyền rộng răi cho đến diễn nói trong Nam Thiệm Bộ Châu).

          3) Ba, kim luân: Như Luân Vương xuất du, bèn sử dụng kim luân, có thể hàng phục kẻ chưa tuân phục, có thể trấn định kẻ đă phục tùng. Kinh này cũng thế, các phẩm Sám Hối, Diệt Chướng, và Tịnh Địa nói đoạn các chướng, giống như hàng phục kẻ chưa tuân phục. Trong các phẩm [của kinh này] có nói người nghe xong liền chứng bất thoái chuyển, giống như trấn định kẻ đă phục tùng. Lư ấy thành tựu tột bậc, v́ sợ rườm rà nên chẳng trích dẫn kinh văn.

          4) Bốn, thù thắng nhất trong các báu: Như trong bảy báu, vàng đứng đầu. V́ thế, chỉ dùng vàng để sánh ví kinh này thù thắng nhất trong Pháp Bảo cũng giống như thế đó.

          Đối với chuyện dùng Vương để sánh ví”, cũng nêu đại lược bốn nghĩa:

          - Một, có ư nghĩa dẹp tan oán địch.

          - Hai, có ư nghĩa có thể tụ tập các báu.

          - Ba, có ư nghĩa “có thể hóa sanh trọn khắp”.

          - Bốn, có ư nghĩa “khiến cho địa vị bất tuyệt”.

          Như Luân Vương có bốn nghĩa sau đây:

          - Một, do vua có một ngàn con trai và Chủ Binh Thần, cho nên hàng phục oán địch. Ví như kinh này có pháp sám hối và hành Thập Độ, diệt trừ mười chướng, hai mươi hai món vô minh v.v…

          - Hai, có ư nghĩa “gom tụ các báu”. Các bộ luận có nói đến [một môn tam-muội là] Tập Phước Đức Vương Định. Phẩm Măn Nguyện trong kinh này nói: “Nhược vương tại thế, thất bảo bất diệt. Vương nhược quá khứ thế, nhất thiết thất bảo tự nhiên nhi tận. Thị Kim Quang Minh vi diệu kinh điển, nhược hiện tại thế, đại chánh pháp bảo giai tất bất diệt. Hựu như Luân Vương kư xuất, ư thế thất bảo ứng hiện. Thử chi kinh vương kư diễn thuyết dĩ, thất thánh tài bảo tất giai hiển hiện” (Nếu vua (Chuyển Luân Thánh Vương) c̣n sống trên đời, bảy báu chẳng diệt. Nếu vua qua đời, hết thảy bảy báu tự nhiên hết sạch. Kinh điển Kim Quang Minh vi diệu này nếu xuất hiện trong cơi đời, báu đại chánh pháp thảy đều chẳng diệt. Lại như Luân Vương đă xuất hiện, bảy báu sẽ ứng hiện trong cơi đời, vua trong các kinh này đă được diễn nói th́ của báu thất thánh tài sẽ đều hiển hiện).

          - Ba, có ư nghĩa có thể hóa sanh trọn khắp”: Như Kim Luân Vương giáo hóa trọn khắp bốn châu. Vua trong các kinh này hóa độ trọn khắp tứ sanh. Phẩm Thọ Lượng nói: “Tam thiên đại thiên giới sở hữu chúng sanh, dĩ Phật oai lực, thọ thắng diệu lạc, vô hữu phạp thiểu” (Tất cả chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới do oai lực của Phật, hưởng sự vui mầu nhiệm thù thắng chẳng hề thiếu khuyết).
          - Bốn, có ư nghĩa “khiến cho địa vị chẳng tuyệt”, như Kim Luân Vương nhất
định truyền lại ngôi vị, khiến cho [ngôi vị ấy] chẳng đoạn tuyệt. Kinh này cũng thế, có thể khiến cho ḍng giống Phật được tiếp nối chẳng dứt. V́ thế, trong phẩm Thọ Kư, đức Phật thọ kư cho Diệu Tràng Bồ Tát và hai con. Mười ngàn vị trời do nghe ba vị ấy được thọ kư, khởi tâm ân cần thanh tịnh, cũng được thọ kư. V́ thế, sánh ví [kinh này] như vua.

 

4.2.1.2.1.2. Dựa theo Lư [để giải thích tên kinh]

 

          Phẩm Tam Thân nói: “Do tam tịnh cố, danh cực thanh tịnh: Nhất phiền năo tịnh, nhị khổ tịnh, tam tướng tịnh. Thí như chân kim dung tiêu, dă luyện, kư thiêu đả dĩ, vô phục trần cấu, vị hiển kim tánh bổn thanh tịnh cố. Kim thể thanh tịnh, phi vị vô kim” (Do ba điều thanh tịnh, cho nên gọi là “cực thanh tịnh”, [tức là]: Một là phiền năo tịnh, hai là khổ tịnh, ba là tướng tịnh. Ví như vàng ṛng được nung chảy, tinh luyện. Đă qua nung, đập, chẳng c̣n trần cấu, hiển lộ tánh của vàng vốn sẵn thanh tịnh. Thể của vàng thanh tịnh, chẳng thể nói là “không có vàng”). Cho đến nói: “Vị hiển Phật tánh bổn thanh tịnh cố, phi vị vô Thể” (V́ hiển lộ Phật tánh vốn thanh tịnh, chẳng có nghĩa là “không có Thể”). Đó là sánh ví Lư. Chân Như vốn sẵn có, tự tánh thanh tịnh, do bị chướng lấp mà ẩn tàng, chẳng hiển lộ. Khi ĺa chướng, sẽ hiển hiện, chẳng phải là [ĺa chướng th́] mới bắt đầu tịnh. Do Lư Chân Như thù thắng, như vua là chỗ có thể nương cậy, ǵn giữ, cho nên có các công đức khác.

 

4.2.1.2.1.3. Dựa theo hạnh [để giải thích tên kinh]

         

          Phẩm Tam Thân nói: “Như chư thiện nam tử bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Hà giả vi thiện? Hà giả bất thiện? Hà giả chánh tu đắc thanh tịnh hạnh? Chư Phật Như Lai cập đệ tử chúng tức tiện vị thuyết, linh kỳ văn ngộ. Bỉ kư văn dĩ, chánh niệm ức tŕ, phát tâm tu hành, tức đoạn thập nhất chướng, đắc nhập thập nhất địa” (N các thiện nam tử bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Những ǵ là thiện? Ǵ là bất thiện? Ǵ là chánh tu hành để đạt được hạnh thanh tịnh?” Chư Phật Như Lai và các đệ tử liền nói với họ, khiến cho họ nghe rồi sẽ ngộ. Họ đă nghe xong, chánh niệm, nhớ giữ, phát tâm tu hành, liền đoạn mười một chướng, được nhập địa vị thứ mười một). Cho đến nêu thí dụ: “Thí như chân kim dung tiêu, dă luyện” (Ví như vàng ṛng được nung chảy, tinh luyện). Đấy là sánh ví sự tu hành. “Kư thiêu đả dĩ, vô phục trần cấu” (Đă nung, đập rồi, chẳng c̣n trần cấu), ví như đắc quả. Tức là pháp tu hành cũng được sánh ví như vàng, hoặc như quang minh. V́ thế, phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc có nói: “Ngă đẳng tứ vương, Dược Xoa quyến thuộc, ủng hộ thị kinh, cập thuyết pháp sư, dĩ trí quang minh nhi vi trợ vệ” (Bốn thiên vương chúng con và quyến thuộc Dược Xoa, ủng hộ kinh này và vị thầy thuyết pháp, dùng trí quang minh để giúp đỡ, bảo vệ) v.v… Đó chính là tu hành. Người có thể tu hành được gọi là “tối vương” (vị vua cao nhất), như các địa vị “vương, vương tử” v.v… Hơn nữa, tất cả các vua thuộc tám bộ trời người đều có thể tu hành kinh này th́ cũng là bậc thù thắng nhất trong các vua, được gọi là Tối Thắng Vương. V́ thế, phẩm Quán Sát nói: “Đương linh bỉ vương ư chư vương trung tối vi đệ nhất” (Sẽ khiến cho vị vua ấy là bậc nhất trong các vua); đấy chính là nương vào đó mà hành tŕ.

 

4.2.1.2.1.4. Dựa theo quả

 

           Như trong phần trước, đă giải thích theo lối cổ, chính là nương vào Tam Thân và Tam Đức, có nghĩa là muốn tỏ rơ bốn thứ “giáo, lư, hạnh, quả” đều thù thắng, đều được gọi là Kinh. Do nương vào giáo pháp thù thắng mà có thể hiển lộ lư thù thắng. Nương vào lư thù thắng, có thể dấy lên hạnh thù thắng. Từ hạnh thù thắng, sẽ có thể đạt được cái quả thù thắng. V́ thế, đều dựa vào cả bốn món ấy để đặt tên kinh.


4.2.1.2.2. Dựa vào Tam Bảo để giải thích tên kinh

 

          Kinh này hoặc là nương vào Phật Bảo để đặt tên, do nói về ba thân và thọ lượng. Hoặc nương vào Pháp Bảo để đặt tên, do gồm chung “giáo, lư, hạnh, quả”. Hoặc nương vào Tăng Bảo để đặt tên, do nói hạnh Thập Địa, người có thể hành Giả th́ là Tăng Bảo. Hoặc gộp chung Tam Bảo để đặt tên, v́ trong quyển thứ tám, phần Mộng Sám Nguyện có nói: “Ngă đương an chỉ trụ ư Thập Địa, thập chủng trân bảo dĩ vi cước túc, thành Phật vô thượng công đức quang minh” (Nay ta sẽ an trụ, ngưng nghỉ nơi Thập Địa, mười thứ trân bảo dùng làm chân, thành tựu công đức quang minh vô thượng của Phật). Người có thể an trụ là Tăng, Thập Địa là chỗ để an trụ chính là Pháp. Người được thành tựu là Phật.

          Công đức quang minh bao gồm ba loại, v́ sao quang minh của Tam Bảo được gọi là thù thắng? Quang minh của Phật th́ như phẩm Diệt Nghiệp Chướng đă nói: “Y diệu Tĩnh Lự, tùng thân mao khổng, phóng đại quang minh, vô lượng bách thiên chủng chủng chư sắc, chư Phật sát độ, tất hiện quang trung. Thập phương Hằng hà sa giảo lượng, thí dụ, sở bất năng cập. Ngũ trược ác thế vi quang sở chiếu. Thị chư chúng sanh tác thập ác nghiệp, ngũ vô gián tội, phỉ báng Tam Bảo, bất hiếu tôn thân, khinh mạn sư trưởng, Bà-la-môn chúng, ưng đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, bỉ các mông quang chí sở trụ x (Nương vào Tĩnh Lự mầu nhiệm, từ lỗ chân lông trên thân, phóng quang minh to lớn, vô lượng trăm ngàn các thứ sắc, các cơi Phật đều hiện trong quang minh. Dùng số cát sông Hằng trong mười phương để so lường, sánh ví, đều chẳng thể bằng. Đời ác ngũ trược được quang minh chiếu đến, các chúng sanh tạo mười ác nghiệp, tội Ngũ Vô Gián, phỉ báng Tam Bảo, chẳng hiếu thảo với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng các vị Bà-la-môn, đáng đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, ai nấy đều được quang minh chiếu đến chỗ cư trụ). Cho đến nói: “Nhân quang lực cố, giai đắc an lạc, đoan chánh, thù diệu, sắc tướng cụ túc, phước trí trang nghiêm, đắc kiến chư Phật” (Do sức của quang minh, đều được an lạc, sắc tướng đoan chánh, thù thắng nhiệm mầu trọn đủ, phước trí trang nghiêm, được thấy chư Phật). Trong ấy, có mười hai điều thù thắng hơn các loại quang minh khác:

          - Một, nhân thù thắng [do phát xuất] từ Tĩnh Lự nhiệm mầu.

          - Hai, có thể khởi phát thù thắng do [quang minh phát xuất từ] thân Phật.

          - Ba, tự tánh thù thắng [được biểu hiện bằng] trăm ngàn sắc.

          - Bốn, có thể hiện ra [các tướng trạng] thù thắng, tức các cơi Phật.

          - Năm, so lường thù thắng, do sánh ví đều chẳng thể sánh bằng.

          - Sáu, từ bi thù thắng do chiếu ngũ trược.

          - Bảy, diệt ác thù thắng do [diệt ác] cho kẻ tạo mười ác nghiệp cho đến các vị Bà-la-môn.

          - Tám, dẹp khổ thù thắng, v́ kẻ đáng đọa địa ngục v.v… cho đến nói [quang minh] chiếu đến chỗ cư trụ.

          - Chín, ban vui thù thắng, do sức của quang minh [mà các loài chúng sanh] đều được an lạc.

          - Mười, trang nghiêm thù thắng, do sắc tướng đoan chánh thù diệu trọn đủ.

          - Mười một, tư lương Bồ Đề thù thắng, do phước trí trang nghiêm.

          - Mười hai, thân cận thù thắng, v́ được thấy chư Phật.

          Đối với quang minh thù thắng của Pháp và Tăng th́ từ những đoạn kinh văn đă trích dẫn sẽ dễ thấy.

 

4.2.1.2.3. Dựa vào Bồ Đề và Niết Bàn để giải thích tên kinh

 

          Thọ lượng và tam thân là Bồ Đề. Có nhiều lượt “phục thứ” [trong bản kinh này] nói Đại Niết Bàn chính là nghĩa Niết Bàn. Đem Kim Quang Minh phối ứng với Bồ Đề, Tam Thân phối ứng với nghĩa Niết Bàn, ư nghĩa của ba sự giống như trong cách giải thích theo lối cổ, từ các đoạn kinh đă trích dẫn, có thể thấy rơ.

 

4.2.1.2.4. Dựa trên pháp và dụ để giải thích tên kinh

 

          1) Hoặc là dùng Dụ (thí dụ) để đặt tên, như vàng có quang minh, là tối thắng trong các chất báu, như vua trong cơi “trời, người” là bậc tối thắng trong trời, người. Tối thắng bao gồm hai chỗ (tức Kim và Vương). Kinh này cũng giống như thế, cho nên từ thí dụ mà đặt tên.

          2) Hoặc dùng pháp và dụ để đặt tên, Kim Quang Minh là dụ (thí dụ), Tối Thắng Vương là pháp. V́ thế, phẩm Phó Chúc nói: “Ngă thân tùng Phật văn, vô lượng chúng kinh điển, vị tằng văn như thị, thâm diệu pháp trung vương” (Tôi đă từ đức Phật nghe nói vô lượng các kinh điển, nhưng chưa từng nghe vua trong các pháp sâu mầu như thế này). Hoặc lại coi quang minh bao gồm cả pháp lẫn dụ, do quang minh của pháp là thù thắng nhất trong các quang minh. V́ thế, phẩm Liên Hoa Dụ Tán Thán nói: “Nguyện ngă thân quang đẳng chư Phật, phước đức trí huệ diệc phục nhiên, nhất thiết thế giới độc xưng tôn, oai lực tự tại vô luân thất” (nguyện quang minh nơi thân của con bằng với chư Phật, phước đức và trí huệ cũng giống như thế. Riêng được xưng tụng là tôn quư trong hết thảy các thế giới, oai lực tự tại không ǵ sánh bằng).

 

4.2.1.2.5. Dựa theo nhân và pháp để giải thích tên kinh

 

          Hoặc coi Kim Quang Minh là nhân. V́ thế, phẩm Thọ Kư nói: “Thử tử Ngân Quang hoàn ư Kim Quang Minh thế giới, đương đắc tác Phật, hiệu Kim Quang Minh” (Đứa con tên Ngân Quang này trở về thế giới Kim Quang Minh, sẽ được thành Phật, hiệu là Kim Quang Minh). Lại chú thích rằng: Kim Quang Minh là pháp danh, do quốc giới ấy tên là Kim Quang Minh.

          Hơn nữa, phẩm Mộng Sám Hối nói: “Mộng kiến kim cổ phóng đại quang minh, ư thử quang trung, đắc kiến thập phương vô lượng chư Phật” (mộng thấy cái trống bằng vàng phóng quang minh lớn, trong quang minh ấy, được thấy mười phương vô lượng chư Phật). Phẩm thứ ba lại nói: “Phóng kim sắc quang biến thập phương giới, thị kinh oai lực” (phóng quang minh kim sắc trọn khắp mười phương cơi, đó là oai lực của kinh). Hoặc bao gồm cả nhân và pháp [để đặt tên kinh], từ hai đoạn văn vừa trích dẫn trên đây, cũng có thể nói liên hệ. Tuy Sự và Lư khác nhau, nhưng đều được gọi là Pháp. Lư cũng bao gồm nhân, pháp và dụ để đặt tên, điều chánh yếu là dùng pháp và dụ để đặt tên cho kinh.

          Dựa theo sáu cách giải thích [về cách đặt tên kinh trên đây], kinh Tối Thắng Vương này hoặc quang minh của pháp chính là như quang minh của vàng, hoặc pháp tối thắng được gọi là Vương; đó là cùng dùng Kim Quang Minh và Tối Thắng Vương để giải thích theo cách tŕ nghiệp[39] (giải thích theo phương diện tác dụng). Do chẳng muốn giải thích tách biệt Kim Quang Minh và Tối Thắng Vương, cho nên [hai nghĩa ấy] chẳng trái nghịch. Do chẳng muốn nói riêng Kim Quang Minh, cho nên chẳng có tài thích[40]. Kim Quang Minh Tối Thắng Vương là cái lư được tuyên nói. Kinh là giáo pháp có thể tuyên nói, tức là cái chủ yếu để [các pháp môn và giáo nghĩa được nói trong bộ kinh ấy] nương tựa vào. Nếu đă đều là giáo, th́ Kim Quang Minh chính là Kinh. Đấy là giải thích theo lối tŕ nghiệp. [Nếu coi Kim Quang Minh và Tối Thắng Vương] đều là Lư th́ cũng thế. Trong ấy, có nhiều môn sai biệt, do sợ rườm rà nên chẳng trần thuật!

 

4.2.2. Giải thích tên gọi của từng phẩm

 

          Lại chia thành bốn phần:

          - Một, liệt kê danh xưng các phẩm.

          - Hai, giải thích riêng biệt tên từng phẩm.

          - Ba, giải thích [các phẩm trong bản kinh này so với các bản dịch cũ] có tách hay gộp vào hay không.

          - Bốn, nêu [nguyên do sắp xếp] tŕnh tự của các phẩm.

 

4.2.2.1. Nêu danh xưng các phẩm

         

          Chính là các phẩm Tự, phẩm Thọ Lượng, phẩm Tam Thân, phẩm Mộng Kiến Sám Hối, phẩm Diệt Nghiệp Chướng, phẩm Tịnh Địa Đà La Ni, phẩm Liên Hoa Dụ Tán, phẩm Kim Thắng Đà La Ni, phẩm Trùng Hiển Không Tánh, phẩm Y Không Măn Nguyện, phẩm Tứ Thiên Vương Quán Sát Nhân Thiên, phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc, phẩm Vô Nhiễm Trước Đà La Ni, phẩm Như Ư Bảo Châu, phẩm Đại Biện Thiên Nữ, phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ, phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật, phẩm Kiên Lao Địa Thần, phẩm Tăng Thận Nhĩ Da Dược Xoa Đại Tướng, phẩm Vương Pháp Chánh Luận, phẩm Thiện Sanh Vương, phẩm Chư Thiên Dược Xoa Hộ Tŕ, phẩm Thọ Kư, phẩm Trừ Bệnh, phẩm Trưởng Giả Tử Lưu Thủy, phẩm Xả Thân, phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán, phẩm Diệu Tràng Bồ Tát Tán Thán, phẩm Bồ Đề Thụ Thần Tán Thán, phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ Tán Thán, và phẩm Phó Chúc.

 

4.2.2.2. Nêu nguyên do v́ sao đặt tên các phẩm như thế

 

          Ba mươi mốt phẩm được chia thành hai loại:

          - Hai mươi phẩm dùng một pháp để đặt tên.

          - Mười một phẩm dùng hai pháp để đặt tên.

          1) Trong loại đầu, lại chia thành bốn tiểu loại:

          - Từ Sự mà đặt tên, gồm ba phẩm, tức là phẩm Tự, phẩm Xả Thân, và phẩm Phó Chúc.

          - Từ Pháp mà đặt tên, bao gồm mười phẩm, tức phẩm Thọ Lượng, phẩm Tam Thân, phẩm Mộng Kiến Sám Hối, phẩm Diệt Nghiệp Chướng, phẩm Tịnh Địa Đà La Ni, phẩm Trùng Hiển Không Tánh, phẩm Y Không Măn Nguyện, phẩm Vô Nhiễm Trước Đà La Ni, phẩm Thọ Kư, phẩm Trừ Bệnh.

          - Từ thí dụ mà đặt tên gồm một phẩm, tức phẩm Như Ư Bảo Châu.

          - Từ nhân (người) mà đặt tên gồm sáu phẩm, tức Đại Biện Tài Thiên Nữ, phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ, phẩm Kiên Lao Địa Thần, phẩm Tăng Thận Nhĩ Da Dược Xoa Đại Tướng, phẩm Thiện Sanh Vương, phẩm Trưởng Giả Tử Lưu Thủy.

          2) [Các phẩm] dùng hai pháp để đặt tên lại chia thành hai tiểu loại:

          - Dùng pháp và dụ để đặt tên gồm hai phẩm, tức là phẩm Liên Hoa Dụ Tán và phẩm Kim Thắng Đà La Ni.

          - Dùng nhân và pháp để đặt tên gồm chín phẩm, tức là phẩm Tứ Thiên Vương Quán Sát Nhân Thiên, phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc, phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật, phẩm Vương Pháp Chánh Luận, phẩm Chư Thiên Dược Xoa Hộ Tŕ, phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán, phẩm Diệu Tràng Bồ Tát Tán Thán, phẩm Bồ Đề Thụ Thần Tán Thán, và phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ Tán Thán.

 

4.2.2.3. [So với các bản dịch cũ, các phẩm trong bản dịch này] có tách ra hay gộp vào hay không?

 

          1) Trước hết, nêu rơ [giữa các bản dịch cũ và bản này] có bất đồng hay không. Bản dịch của ngài Đàm Vô Sấm đời Tây Lương gồm mười tám phẩm, thiếu mười ba phẩm. Dẫu tách năm phẩm [trong bản ấy] ra [để tương ứng với năm phẩm trong bản này], vẫn c̣n thiếu tám phẩm. Bản dịch của ngài Chân Đế đời Lương có hai mươi hai phẩm, tức là [so với bản của ngài Đàm Vô Sấm th́ có] thêm các phẩm Tam Thân, phẩm Tối Tịnh Địa, và phẩm Y Không Măn Nguyện. Trừ các phẩm được tách ra, hăy c̣n thiếu bốn phẩm [so với bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh]. Bản dịch của ngài Xà Na Quật Đa gồm hai mươi bốn phẩm, tức là [so với bản của ngài Chân Đế] có thêm phẩm Ngân Chủ Đà La Ni tức phẩm Vô Nhiễm Đà La Ni trong kinh này (bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh) và phẩm Chúc Lụy. Trừ các phẩm được tách ra [để tương ứng với bản kinh này], vẫn c̣n thiếu hai phẩm. Tam Tạng pháp sư Trung Hưng đời Đường (ngài Nghĩa Tịnh) đối chiếu với nguyên bản tiếng Phạn để dịch những phần sai sót, thất lạc, đạt được đầy đủ các phẩm và tên các phẩm. Lại thêm vào các phẩm Kim Thắng Đà La Ni, phẩm Như Ư Bảo Châu mà các bản dịch cũ không có.

          2) [Đối chiếu giữa các bản dịch, sẽ thấy các phẩm được] tách ra hay gộp vào có sai khác: [Trong các bản dịch cũ], phẩm Quán Sát Nhân Thiên và Hộ Quốc được gộp lại, đặt tên là phẩm Tứ Thiên Vương. Phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ và phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật được gộp thành phẩm Công Đức Thiên Nữ. Các phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán và phẩm Diệu Tràng Bồ Tát Tán Thán, phẩm Bồ Tát Thụ Thần Tán Thán, phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ Tán Thán được gộp thành phẩm Tán Phật. Nay trong bản dịch này (bản của ngài Nghĩa Tịnh), các phẩm ấy đều được tách ra, dựa trên nhân (người) hay sự khác biệt. V́ thế, tạo thành ba mươi mốt phẩm.

 

4.2.2.4. [Nguyên do sắp xếp] các phẩm theo tŕnh tự

 

          1) Như Lai thuyết pháp ắt có nguyên do. Nếu các duyên tụ hội, căn cơ phù hợp, [thính chúng] kiền thành, khát ngưỡng, nguyện mong muốn được nghe. Có nhân do (nguyên nhân và nguyên do) như thế th́ mới có thể diễn nói. V́ thế có phẩm Tự.

          2) Đại chúng đă tụ tập, khát ngưỡng, cần phải ứng hợp ḷng mong của chúng sanh mà tuyên dương. Đại chúng có ư mong mỏi, ưa thích cái nhân của cái quả vô thượng, cho nên nhờ vào những vị như Diệu Tràng v.v… khai thỉnh. V́ thế, nói Bồ Đề Niết Bàn, cho nên có phẩm Thọ Lượng sanh khởi.

          3) Tuy đă khơi mở, nói tổng quát, [nhưng v́ đại chúng] chưa biết cặn kẽ sự sai biệt, phải nói tách riêng Bồ Đề và Niết Bàn. Dựa trên sự sai khác giữa tổng và biệt, phải nên nói riêng biệt ba thân và Niết Bàn. Do kinh văn nói về Niết Bàn ít, tuy đă nói riêng biệt, vẫn gộp chung trong phẩm Thọ Lượng. Do kinh văn nói về tam thân cặn kẽ, v́ ngài Hư Không Tạng thỉnh cầu cho nên mới nói riêng. Do vậy, có phẩm Tam Thân sanh khởi.

          4) Đă biết quả thù thắng chẳng bỗng dưng thành tựu được, ắt phải đợi tu nhân th́ mới có thể chắc chắn đạt được. Để tu hạnh thù thắng, trước đó, cần phải sửa đổi những sai trái trước đó th́ túc thiện mới có thể sám hối tiền khiên. V́ thế, đức Phật gia hộ ngài Diệu Tràng khiến cho Bồ Tát trong mộng sám hối các sai trái xưa kia. Do vậy, có phẩm Mộng Kiến Sám Hối.

          5) Tuy trong mộng đă trừ lỗi, vẫn c̣n chưa hiểu rơ. V́ thế, tâm diệt chướng ác ắt phải cậy vào cái nhân thù thắng. Do đó, Như Lai phóng quang để kinh động, tỉnh giác Đế Thích. V́ vậy, ông ta mới khải thỉnh, mong đức Phật nói dạy phương pháp sám hối, gột rửa. Đức Phật liền v́ ông ta trần thuật cặn kẽ. Bởi lẽ đó, phẩm Sám Hối bèn kế tiếp sanh khởi.

          6) Đă sám hối lỗi trước, phải nên tu chánh hạnh. V́ thế, ngài Sư Tử Tướng thưa thỉnh huyền cơ, Như Lai đại bi lần lượt diễn nói các sự phát tâm tu hành, đoạn chướng, chứng chân, và thần chú để hộ tŕ. Do đó, phẩm Tịnh Đà La Ni sanh khởi.

          7) Các nghiệp thù thắng như thế ấy do ngài Diệu Tràng phát khởi, đại chúng muốn biết làm như thế nào th́ mới có thể được như vậy. V́ thế, đức Phật v́ họ nói nhân duyên xưa kia, cho biết: Ngài Diệu Tràng trong quá khứ tên là Kim Long Chủ đă dùng thí dụ về hoa sen tán thán chư Phật. Nhờ nghiệp thù thắng ấy mà có thể phát khởi rộng răi thọ lượng, mở ra pháp sám hối. V́ thế có phẩm Liên Hoa Dụ Tán.

          8) Đă do cúng dường, tán thán Phật làm cái nhân, cho nên dạy tŕ chú để luôn được thấy Phật. V́ vậy có phẩm Kim Thắng Đà La Ni.

          9) Tuy đă rộng nói nhân quả, khiến [cho người nghe] nguyện tu hành, nhưng chưa nói rơ Nhị Không để quét sạch t́nh chấp. Hơn nữa, trong các phẩm trước, phần nhiều dựa theo Tục Đế để khuyên chúng sanh khởi tu, nay bèn nói Nhị Không (Nhân Không và Pháp Không) dựa theo Thắng Nghĩa Đế để họ trừ bỏ chấp trước. Các phẩm trước tuy đă nói đại lược các nghĩa, nay lại nói cặn kẽ, khiến cho họ được khai ngộ. V́ thế có phẩm Trùng Hiển Không Tánh.

          10) Trong các phẩm trước, phần nhiều nói về Hữu hạnh, sợ họ vướng mắc nơi Hữu, chẳng chứng Chân. Nay nêu tỏ rộng răi Nhị Không, lại sợ họ trầm trệ nơi Không mà chẳng tu hành, muốn khiến cho họ nương theo phương tiện để khởi hạnh, từ ngay các hạnh mà quán Không, nương vào cái Không thù thắng mà chứng Chân, tức là do quán Không mà tu tập Hữu. Không lẫn Hữu đều mất, chẳng chấp trước th́ mới có thể thành tựu hạnh thù thắng ḥng chứng Bồ Đề. Do đó có phẩm Y Không Măn Nguyện.

          11) Trên đây đă nói cặn kẽ nhân quả Bồ Đề và Niết Bàn trong pháp hội. Cầu quả, tu nhân, Chân và Tục cùng quán, các việc cần thiết đă thực hiện trọn vẹn th́ sẽ đạt được lợi ích ngay trong pháp hội. Muốn khiến cho pháp được lưu hành, ngơ hầu người đời sau hiểu biết mà tu hành. Do người đời Mạt có lắm chướng duyên, sợ khó thể tu tập, nếu chẳng tăng thêm các duyên để giúp bảo vệ, chúng sanh sẽ gặp chướng ngại, chẳng thể tu hành. Pháp chẳng có người tu, sẽ do đâu mà lưu truyền trong cơi đời? V́ thế, cậy vào phước lực của tứ thiên vương và sự gia hộ oai thần của bát bộ, trời người kính trọng th́ mới có thể lưu truyền. Do vậy có phẩm Tứ Thiên Vương Quán Sát Nhân Thiên.

          12) Lại nữa, chỗ nào có kinh này lưu hành, sẽ được lợi ích rất nhiều. Đối với nơi chốn có kinh này truyền tới, đều nên cung kính cúng dường. Cung kính, cúng dường khiến cho pháp được tăng trưởng rộng răi, thiên thần vui mừng gia hộ. V́ thế, có phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Quốc.

          13) Nhưng lại sợ học nhân đắm nhiễm các cảnh, thoái thất đại Bồ Đề, cho nên nói thần chú ngơ hầu người đọc tụng chẳng đắm nhiễm, ở trong sanh tử luân hồi mà chẳng thoái thất cái tâm cầu quả Vô Thượng. V́ thế, sanh khởi phẩm Vô Nhiễm Trước Đà La Ni.

          14) Tuy đă khiến cho chẳng thoái chuyển, nhưng vẫn c̣n có nạn duyên, sợ hăi, các nạn bất ngờ xâm hại, trở ngại cho sự tu tập. V́ thế, nói thần chú trừ sợ hăi và uổng mạng, [khiến cho hành nhân] tu hành không sợ hăi. Do vậy, có phẩm Như Ư Bảo Châu.

          15) Đă chẳng thoái chuyển, ĺa sợ hăi, bèn có thể tự tu hành. Bồ Tát ắt cần ấp ủ ư nguyện hoằng pháp cứu vớt chúng sanh. Hoằng pháp để cứu vớt chúng sanh, ắt phải nhờ vào thân an, trọn đủ bốn món biện tài. V́ thế, Biện Tài Thiên Nữ nói chú để thủ hộ và giúp đỡ, kiêm dạy cách tắm gội để thân được an ổn. Do đó, có phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ.

          16) Tuy đă được thân an, trọn đủ biện tài, ắt phải nhờ vào bốn sự (thức ăn, y phục, đồ trải nằm, và thuốc thang) [để sống sót]. Nếu các duyên bổ trợ thiếu khuyết, do mong cầu các sự ấy, sẽ phương ngại chuyện cứu vớt [chúng sanh] rộng răi. Bởi đó, mới dạy dùng ít công sức để đạt được nhiều duyên bổ trợ. V́ thế, có phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ.

          17) Người tŕ kinh tuy tự dồi dào bốn sự, chẳng cần phải cầu từ bên ngoài, người nghe vẫn cần phải cúng dường. Tu học mà nghèo thiếu, tâm mong cầu chẳng được thỏa, chẳng có cái snhân để sanh ra phước thù thắng. V́ thế, dạy cho họ phương pháp để trọn đủ phước, khiến cho người nương theo đó sẽ lưu truyền thánh giáo. V́ thế, có phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật.

          18) Tuy đă dư dật ngũ cốc, lại sợ chẳng thơm ngon, muốn cho cuộc đất ở chỗ có kinh này lưu hành [sẽ sanh ra các thứ thực phẩm] hương vị tinh xảo, thơm tho, cho nên mới có phẩm Kiên Lao Địa Thần.

          19) Lại nữa, để lưu thông kinh ḥng lợi lạc chúng sanh th́ phải cậy vào trí huệ, thấu hiểu Tục, thông đạt Chân, thường sanh trong đường lành. Nhằm dạy [hành nhân] đạt được hai cái nhân ấy, cho nên có phẩm Tăng Thận Nhĩ Da Dược Xoa Đại Tướng.

          20) Lại v́ thế lực của quốc vương có thể tạo ra tổn hoại hay tăng ích. Nếu [quốc vương] chẳng thuận theo chánh lư, sẽ sanh ra nhiều tai biến, chúng sanh tăng trưởng tà tâm, khó thể nghe giáo pháp này, cần phải dạy vua chánh lư hoằng dương kinh này. V́ thế có phẩm Vương Pháp Chánh Luận.

          21) Tuy nói nhiều hạnh, sợ họ chẳng hành theo, bèn nêu ra cái nhân của chính ḿnh trong thuở trước để khích lệ đại chúng trong thuở ấy. V́ thế có phẩm Thiện Sanh Vương.

          22) Tuy đă nêu ra chuyện trước để khuyên lơn đại chúng trong hội ấy, sợ họ chẳng chuyên tâm, siêng gắng tu hành, học tập, lại nói ra khuôn phép tu học, nêu cặn kẽ công năng của các chuyện trên đây ḥng khuyến tấn đại hội đề cao, giữ vững chí ư. Bởi đó, có phẩm Chư Thiên Dược Xoa Hộ Tŕ.

          23) Nhằm nêu rơ kinh này lợi ích rộng lớn, đạt được lợi ích cực nhiều, người nghe sẽ được thọ kư Bồ Đề, bèn nói rơ hơn về sự thọ kư. Nếu chẳng thọ kư, chúng sanh nghi hoặc, chắc chắn chẳng thể quyết chí học tập, tu hành. V́ thế, nói thọ kư khiến cho chúng sanh ngưỡng mộ, tu hành. Do vậy có phẩm Thọ Kư.

          24) Do mười ngàn thiên tử vừa mới nghe kinh, liền được Phật thọ kư, chúng sanh ngờ vực: “Gieo căn lành nào th́ sẽ được thọ kư Bồ Đề? Như thế nào th́ sẽ được đức Thế Tôn thuyết pháp cho?” V́ thế, nói đến cái nhân xưa kia, bèn có các phẩm Trừ Bệnh và phẩm Lưu Thủy.

          25) Đại chúng nghe đức Thế Tôn chữa bệnh trong quá khứ, thí nước giúp cá, cho rằng “tu chút hạnh liền đắc Bồ Đề”. Đức Phật bèn dạy rơ, không chỉ là chừng đó, mà là nhiều vô lượng. Ngài chỉ nêu đại lược một đời khổ hạnh xả thân cho cọp ăn. V́ thế có phẩm Xả Thân.

          26) Đại chúng nghe pháp sâu mầu, lại nghe các nhân khổ hạnh, đại hội không ai chẳng hoan hỷ. V́ vậy, trước hết các Bồ Tát thuộc cơi khác tán dương. Do đó có phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán.

          27) Các cơi khác tán thán xong, Bồ Tát trong phương này và các thiên thần, địa kỳ v.v… cũng cùng tán dương. Do vậy có ba phẩm như Diệu Tràng Bồ Tát Tán Thán v.v…

          28) Nói và tán thán đă xong, [đức Phật liền] ủy thác, gởi gắm, khiến cho [chúng sanh] tu hành, đại chúng phụng tŕ, cho nên có phẩm Phó Chúc.

          Đó chính là dựa theo chín phẩm thuộc phần Chánh Tông của kinh này, nêu sơ lược đại ư để giảng giải thứ tự [của các phẩm]. Các điều sai khác trong ấy không ǵ chẳng phải là nghĩa sai biệt. Nếu coi hai mươi tám phẩm đều thuộc phần Chánh Tông th́ thứ tự [của các phẩm] vẫn cứ chuẩn theo đó.

 

5. Dựa theo kinh văn, chia thành từng khoa để giải thích

 

          Kinh gồm ba mươi mốt phẩm. Vâng theo cách phán định của ngài Chân Đế, kinh này được chia thành ba phần:

          - Phẩm đầu tiên thuộc Tự Phần.

          - Mười chín phẩm kế đó là phần Chánh Thuyết (phần Chánh Tông).

          - Hai phẩm sau cùng thuộc phần Lưu Thông.

          [Nay tôi cho rằng]: Phẩm Tán Thán Phật [trong bản dịch của ngài Chân Đế] nói các đại sĩ từ cơi khác tán thán đức Phật thuộc các phương ấy. Kinh văn của phẩm kế đó nói các vị Đại Sĩ trong cơi này tán thán Phật nơi phương này (Phật Thích Ca). Do [đức Phật Thích Ca] thuyết pháp đă xong, các vị Bồ Tát trong cơi khác trở về cơi họ, mới nói phẩm này, cho nên [phẩm này] chẳng phải là Chánh Thuyết (chẳng thể thuộc vào phần Chánh Tông). V́ vậy, trong phẩm này, đại chúng lănh ngộ, thông hiểu, tán thán người có thể nói pháp; đó chẳng phải là ư nghĩa chánh yếu của kinh. Trong phẩm cuối cùng, Như Lai phó chúc hoằng pháp th́ chính là lưu thông.

          Hỏi: [Các vị Bồ Tát ở] phương khác tán thán được gom vào sau phần Chúc Lụy đă rơ, v́ sao phẩm Chúc Lụy đặt sau phẩm Thán Phật?

          Giải rằng: Phải nên là như thế! Chỉ do người kết tập gộp hai phẩm này vào một chỗ, phần căn dặn phụng hành xếp vào cuối cùng. Nay chuẩn theo bản dịch mới [của ngài Nghĩa Tịnh], trước hết là Bồ Tát ở phương khác tán thán Như Lai trong cơi này, trọn chẳng phải là trở về cơi của chính ḿnh để tán thán đức Phật trong cơi ấy. Nay có hai cách giải thích:

          1) Phẩm đầu tiên [được xếp vào Tự Phần], xưa nay giống nhau. Chín phẩm từ phẩm Thọ Lượng cho đến phẩm Y Không Măn Nguyện là phần Chánh Tông của Kinh, hai mươi mốt phẩm kia hoàn toàn lưu thông. V́ sao vậy? Các vị như Diệu Tràng v.v… muốn nghe quả và nhân của Bồ Đề Niết Bàn, đức Thế Tôn v́ họ nói thọ lượng vô tận chính là giảng rơ Bồ Đề. Kiều Trần Như có nghi t́nh: “[Đă nói] thọ mạng [của Phật] là vô cùng, cớ sao lại nói ‘nhập Bát Niết Bàn’? Xin đức Phật nói nghĩa chân thật của Niết Bàn”. Nếu không, bốn đức Phật đă v́ Diệu Tràng chỉ dạy nguyên do của Niết Bàn xong, cớ sao Kiều Trần Như lại xin thỉnh xá-lợi? Do vậy, đấy là v́ muốn nói rơ nghĩa Niết Bàn mà Ngài thốt ra lời thỉnh vấn ấy. Bởi thế, trong bản dịch cũ có ghi: Như Như Lai thuyết như thị chi nghĩa, ngă dĩ văn tri, vị thỉnh Như Lai quảng khai phân biệt chân thật chi nghĩa, cố cầu xá-lợi khai phương tiện môn” (Như đức Như Lai đă nói nghĩa như thế, con đă nghe biết, xin Như Lai rộng khai phân biệt nghĩa chân thật. Con cố ư cầu xá lợi, ḥng mở ra môn phương tiện). Trong bản dịch mới, phần kinh văn tiếp đó nói rộng nghĩa chân thật của Niết Bàn, bản dịch cũ bị thiếu khuyết. Đă nghe đức Phật nói thọ lượng vô biên, [tuy biết] Phật có ba thân, nhưng chưa biết sự sai biệt [giữa ba thân ấy], lại mong tu học, [cho nên Ngài] thỉnh Phật hăy trần thuật. Nếu không hiểu rơ sự sai biệt ấy, sẽ chẳng biết cái nhân của chứng quả. V́ thế, trước hết đức Phật nói rơ sự sai biệt giữa ba thân, kế đó bèn dạy tu học. Nguyên tắc chánh yếu trong tu học là đoạn ác, tu thiện. “Đoạn ác” chính là sám hối diệt chướng. “Tu thiện” chính là nương vào năm địa vị để tu mười hạnh thù thắng trong ba A-tăng-kỳ kiếp. Hạnh nương vào cảnh mà khởi, [do đó], cần phải biết Chân và Tục. Trong phần sau lại giảng về tánh Nhị Không lần nữa. Không và Hữu đều cùng tu tập, nương vào Không để măn nguyện. Do vậy, hạnh trọn vẹn, quả viên măn. Bởi đó, phần Chánh Tông của kinh nằm ở chỗ này.

          2) Từ phẩm Tứ Thiên Vương Quán Sát Nhân Thiên trở đi, chỉ là nh́n vào chuyện thọ tŕ, đọc tụng, lưu thông. Đối với tất cả các chỗ [có kinh này lưu thông], sẽ ra sức thủ hộ, tăng trưởng tài vật, tăng thêm biện tài, giúp tăng trưởng trí huệ, trừ tai nạn, tự nói, khuyên bảo người khác. Dụng ư là khiến cho hàng Bồ Tát học tập, tu hành nghe biết, tán thán. [Do những chuyện ấy được] Như Lai giao phó, cho nên hoàn toàn thuộc phần Lưu Thông. Tuy sau đó có phần thọ kư Bồ Đề cho các vị như Diệu Tràng, nhưng đều mang ư nghĩa nói về lợi ích của kinh. Được thọ kư sẽ thành tựu, [dụng ư nhằm] khuyên lơn, phát khởi đại chúng trong lúc ấy hăy nên vâng theo lời dạy mà tu học. Nếu không, lẽ ra phải trước khi nói phẩm Thọ Lượng, cho đến khi nói phẩm Liên Hoa Dụ Tán xong, liền trao truyền thọ kư, sao lại đợi tới sau phẩm Chư Thiên Dược Xoa Hộ Tŕ? V́ thế, biết là [những phẩm ấy] đều thuộc về phần Lưu Thông.

          Nhưng pháp sư Truyền Chân Đế nói: “Nếu từ phẩm Tứ Thiên Vương trở đi phán định thuộc về Lưu Thông th́ là sai lầm. V́ sao? Phẩm Thọ Lượng nói về cái quả của đức Thích Ca, sao lại chỉ thuộc phần Chánh Thuyết? Phẩm Thọ Kư nói đến cái quả của đệ tử, sao lại thuộc về Lưu Thông? Các phẩm Thiện Tập và Xả Thân nói về liễu nhân của Phật Thích Ca sao bỗng dưng chỉ thuộc về Lưu Thông? Các phẩm Sám Hối và Không đều nói về liễu nhân của đệ tử, v́ lẽ nào lại thuộc phần Chánh Thuyết? Lại nữa, phẩm Tam Thân cùng nói về chánh nhân của đôi bên (Phật và chúng sanh), v́ sao chỉ thuộc về Chánh Thuyết? Do vậy, từ phẩm Thọ Lượng cho đến Xả Thân đều thuộc về Chánh Tông”.

          Nay giải rằng: Phẩm Thọ Lượng tuy nói đến cái quả của Phật Thích Ca, đó chính là điều được [chúng sanh] mong cầu. Phẩm Thọ Kư tuy nói về cái quả của đệ tử, nhưng mang ư nghĩa lưu truyền kinh, nêu ra lợi ích để khuyên bảo đại chúng. Do vậy thuộc về Lưu Thông. Các phẩm như Sám Hối v.v… tuy đúng là nhân, v́ đệ tử mà nói, nói đến cái quả chính là v́ khiến cho họ sẽ hành cái nhân. Các phẩm như Tịnh Địa v.v… bao gồm cả cái nhân của chư Phật, chẳng phải chỉ là các đệ tử trong hiện thời. V́ thế, các phẩm như Sám Hối v.v… thuộc phần Chánh Thuyết. Các phẩm như Xả Thân v.v… nói đến chuyện trong quá khứ, nêu chuyện của chính ḿnh để khuyên người khác, chẳng phải là trong hội hiện thời mới tự học, tu hành. Do đó, thuộc về Lưu Thông. Nếu chẳng phải vậy, [lập luận rằng] phẩm Liên Hoa Dụ Tán do tán thán công đức của Phật bèn thuộc về Chánh Tông, vậy th́ do lẽ nào phần Bồ Tát tán thán Phật lại thuộc vào Lưu Thông? Lại nếu [cho rằng] các phẩm như Tứ Thiên Vương v.v… do đức Thế Tôn truyền bảo hộ tŕ, họ vâng mạng hộ tŕ, phải thuộc phần Chánh Tông, vậy th́ phẩm Phó Chúc cũng căn dặn hành tŕ, sao lại thuộc phần Lưu Thông? Bởi lẽ đó, tuy phẩm Thọ Kư nhắc tới cái quả trong vị lai, phẩm Xả Thân nói về cái nhân quá khứ, nhưng đều do khuyên lơn mà có, cho nên đều thuộc về phần Lưu Thông.

 

5.1. Phẩm Tự (Tự phẩm đệ nhất, 序品第一)

 

          Trong phẩm Tự, có bảy điều viên măn:

          - Một, tự (trần thuật sáu thứ thành tựu) viên măn.

          - Hai, tam-muội viên măn.

          - Ba, thính chúng viên măn.

          - Bốn, cái nhân để nói [bộ kinh này] viên măn.

          - Năm, thời điểm nói kinh viên măn.

          - Sáu, suy xét căn cơ viên măn.

          - Bảy, nêu bày, diễn nói viên măn.

          1) Trong phần Tự viên măn, có hai loại thù thắng, tức là thành [Vương Xá] thù thắng hơn các thành khác và núi [Thứu Phong] thù thắng hơn các núi khác, tỏ rơ pháp môn này và công đức đều thù thắng, như Pháp Hoa Kinh Luận đă giải thích.

          2) Tam-muội viên măn là như kinh nói “ư tối thanh tịnh thậm thâm pháp giới” (trong pháp giới thanh tịnh rất sâu nhất) v.v… V́ thế, quyển hai của Phật Địa Luận có chép: “Đạt được bờ kia thù thắng ‘chẳng trụ vào hai bên’ của Phật”, cho đến giải thích rằng: “Chẳng trụ vào hai bên của Phật chính là dùng Pháp Thân Chân Như làm Thể, chẳng có tướng sai biệt. Trong đó, hết thảy các phân biệt ‘có hai tướng’ đều chẳng hiện hành. Duyên theo môn Định thù thắng ấy, sẽ trụ ở trong đó, cho nên gọi là Trụ, tức ‘chẳng trụ vào hai bên’ th́ gọi là ‘bờ kia thù thắng’. Do Phật đă thấu đạt tột cùng nên gọi là đạt được”, có nghĩa là: Nêu rơ Chân Như Pháp Thân chẳng có cái Thể nào khác, chỉ là tánh và tướng khác nhau. Do có thể chứng tột cùng, nên gọi là “đắc Pháp Thân”. Do đă rốt ráo chân lư, nên gọi là “thắng bỉ ngạn” (bờ kia thù thắng). Dùng đại trí định để thường duyên theo, chứng nhập, cho nên gọi là Trụ. Đối ứng với căn cơ mà chỉ bày tướng, trong phần sau lại nói “bô[41] thời, tùng Định nhi khởi” (vào buổi chiều, vừa từ Định khởi). Nếu đấy chẳng phải là Định, th́ sẽ từ Định nào khởi vậy?

          3) Nguyện ưa thích muốn nghe, cái nhân nói ra kinh này viên măn, cứ nh́n theo kinh văn sẽ dễ thấy.

          4) Từ câu “dữ đại bật-sô” (cùng với các đại bật-sô) trở đi, chính là thính chúng viên măn.

          5) “Ư nhật bô thời tùng Định nhi khởi” (vào lúc buổi chiều vừa từ Định khởi) tức là lúc nói pháp viên măn, xem kinh văn sẽ dễ thấy.

          6) Quán sát đại chúng là suy xét căn cơ viên măn. Nếu đức Phật thuyết pháp, ắt Ngài đều dùng tâm b́nh đẳng và tâm từ để quán, thấy căn tánh của họ ưa thích mong được nghe, sẽ khiến cho họ ai nấy đều cho rằng [đức Thế Tôn] riêng v́ ḿnh ta mà nói.

          7) Từ “thuyết kệ tụng” (nói kệ tụng) trở đi, là nêu bày, diễn nói viên măn.

          Nay đối với bảy thứ viên măn đó, lại chia làm hai loại Tự:

          - Loại thứ nhất và thứ ba được gọi là Thông Tự, cũng gọi là Chứng Tín Tự.

          - Những loại khác được gọi là Biệt Tự, c̣n gọi là Phát Khởi Tự.

          Hỏi: Phần Biệt Tự nói [đức Phật] trụ trong Định đáng lẽ phải nói sau, v́ sao lại nói trước các điều khác, chẳng nói theo thứ tự?

          Đáp: Do thân trụ và tâm trụ đều được gọi là Trụ. Lại do hai nghĩa bèn hợp lại cùng một chỗ để nói. Phần Thông Tự gồm có năm điều, như trong Phật Địa Luận đă phán định.

 

          (Kinh) Như thị ngă văn: Nhất thời, Bạc Già Phạm tại Vương Xá thành, Thứu Phong sơn đảnh.

          ()如是我聞一時薄伽梵在王舍城鷲峯山頂

          (Kinh: Tôi nghe như thế này: Một thời, đức Bạc Già Phạm[42] ở tại thành Vương Xá, trên đỉnh núi Thứu Phong).

 

          Tán rằng[43]: Đây là phần kinh văn nói về bốn điều đầu tiên trong Thông Tự. Điều thứ tư nói về Xứ, lại có hai thứ:

          - Một là trụ xứ của sắc thân.

          - Hai là trụ xứ của Pháp Thân.

          “Thành Vương Xá…” là trụ xứ của sắc thân. [Trụ xứ lại c̣n chia thành] cộng và bất cộng, tức “thành Vương Xá…” là chỗ phàm thánh tam thừa cùng ở. Trong phần sau, kinh văn sẽ nói về chỗ cư trụ bất cộng của Phật. Đối với “cộng cư” (chỗ cư trụ chung của phàm thánh tam thừa) th́ như trong Pháp Hoa Sớ của ngài Từ Ân (Khuy Cơ) đă biện định cặn kẽ.

          Hỏi: V́ sao cần phải nói đến Xứ?

          Đáp: Trong Bát Nhă Luận[44] của Công Đức Thí Bồ Tát có nói “v́ khiến cho biết hành xứ của đức Thế Tôn, khiến [cho người nghe] sanh ḷng kính trọng, thành tựu phước thù thắng”. Trí Luận (Đại Trí Độ Luận nói): “Nói thời, nơi chốn, và người (vị chủ giảng và thính chúng) để khiến cho [người nghe] sanh ḷng tin thanh tịnh”. Hăy nên gộp chung cả hai nghĩa ấy th́ mới nên.

 

          (Kinh) Ư tối thanh tịnh thậm thâm pháp giới chư Phật chi cảnh Như Lai sở cư.

          ()於最清淨甚深法界諸佛之境如來所居

          (Kinh: Ngài ở trong pháp giới thanh tịnh rất sâu nhất, [pháp giới ấy] là cảnh giới của chư Phật, là chỗ cư trụ của Như Lai).

         

          Tán rằng: Nói đến chỗ y chỉ thành tựu của Pháp Thân Phật, đó chính là chỗ tam-muội thành tựu. V́ sao cần phải hiển hiện tam-muội phần vậy?

          Đáp: Như Pháp Hoa Kinh Luận và Bát Nhă Luận của Vô Trước Bồ Tát đă biện định. Do ĺa hai chướng, nên gọi là “tối thanh tịnh” (thanh tịnh nhất). Chẳng cùng chung với Nhị Thừa th́ là “thậm thâm” (rất sâu). Tự tánh của các pháp được gọi là “pháp giới”. Pháp giới ấy chính là cảnh trí để chư Phật duyên vào; do thuộc vào tánh công đức nên là “Phật độ” (cơi Phật). Chỗ để Pháp Thân nương vào được gọi là “Như Lai sở cư”. V́ thế, quyển thứ năm của kinh Giải Thâm Mật có nói: “Như Lai sở hành vị Nhất Thiết Chủng, Như Lai cộng hữu bất khả tư nghị vô lượng công đức chúng sở trang nghiêm thanh tịnh Phật độ, tức công đức nghĩa tướng biên danh tự tánh Pháp Thân. Dĩ công đức tướng tức y Chân Như, bất ly tánh cố, danh chi vi Trụ. Hoặc trí nội chứng, vân Như Lai cư” (Sở hành của Như Lai được gọi là Nhất Thiết Chủng. Như Lai cùng có vô lượng chẳng thể nghĩ bàn công đức để trang nghiêm thanh tịnh cơi Phật, tức là công đức thuộc về nghĩa tướng th́ gọi là Tự Tánh Pháp Thân. Do tướng công đức nương vào Chân Như, chẳng ĺa tánh, nên gọi là Trụ, hoặc trí nội chứng được gọi là chỗ cư trụ của Như Lai).

          Phật Địa Luận lại nói: “Phật vô nhị trụ, tức thị Pháp Thân Chân Như vi Thể, vô sai biệt tướng” (Phật chẳng có hai chỗ trụ, tức là lấy Pháp Thân Chân Như làm Thể, không có tướng sai biệt). Lại giải rằng: “Ly chướng Chân Như được gọi là thanh tịnh nhất” v.v… Tức là do cái trí “năng chứng” (có thể chứng) thường chứng Như, cho nên gọi là Trụ. V́ thế, quyển hai Phật Địa Luận viết: “Trong ấy, phân biệt hết thảy các thứ ‘hai tướng’ đều chẳng hiện hành. Do duyên theo Định thù thắng, thường trụ trong đó, cho nên gọi là Trụ”. Trụ có nghĩa là “ở”.

          [Hỏi]: V́ sao cần phải nêu ra hai loại trụ xứ?

          Đáp: V́ muốn chỉ ra ba thân chẳng phải là “tức”“ly”.

          Hỏi: Theo kinh văn trong phần sau th́ thọ lượng của Như Lai được nói trong cái thất của ngài Diệu Tràng, cớ sao phần Thông Tự chỉ nói tới Thứu Phong?

          Đáp: Theo kinh văn, ngài Diệu Tràng tới chỗ Phật Thích Ca, đối trước đức Phật nhắc lại chuyện ấy. Như Lai ấn khả, ngài A Nan được nghe; [sau đó, Ngài trùng tuyên khi kết tập kinh điển] th́ cũng được gọi là “Phật Thuyết”. V́ thế, khi kết tập chỉ nói “trụ tại thành Vương Xá”. Hơn nữa, cơi Tịnh Độ ấy (cơi Tịnh Độ hiện ra khi bốn vị Như Lai nói thọ lượng trong thất của ngài Diệu Tràng) chẳng phải là người trong tam thừa đều cùng được thấy, [người kết tập chỉ] dựa theo điều mọi người cùng thấy mà nói là thành Vương Xá.

          Cổ nhân lại giải thích như sau: “Bốn thời, ba xứ”. “Bốn thời” chính là:

          - Một, khi bốn vị Như Lai [hiện thân nói thọ lượng] trong thất của ngài Diệu Tràng.

          - Hai, lúc đức Thế Tôn ngự trên đỉnh Linh Thứu.

          - Ba, lúc Diệu Tràng cũng đến chỗ đức Phật.

          - Bốn, khi [các vị Bồ Tát] trở về các cơi ở phương khác.

          [Ba chỗ] là đỉnh núi, thất của Diệu Tràng, và phương khác. V́ thế có “bốn thời, ba chỗ”.

          Nay giải rằng: Chỉ là một thời, một chỗ. Do ngài Diệu Tràng nghe bốn vị Phật nói [thọ lượng], cùng các đại chúng đến chỗ đức Phật nhắc lại. Mười phương Bồ Tát đều tán thán đức Phật trong cơi này, chẳng phải trở về cơi khác tán thán đức Như Lai trong cơi ấy. V́ thế là một thời, một chỗ. Nếu chẳng phải như vậy, ở trong thất, mộng thấy cái trống bằng vàng, tỉnh dậy bèn đến chỗ Phật thưa tŕnh, sẽ thành năm thời, bốn chỗ! [Bởi lẽ], khi mộng thấy cái trống, chẳng nói “thất thanh tịnh”. Khi [bốn vị Phật] nói thọ lượng th́ thất biến thành thanh tịnh, cho nên có hai chỗ! Khi nằm mộng th́ nói thời gian là ban đêm, [cổ nhân] đă không coi đó là một thời khác, bèn biết là khi bốn đức Như Lai nói [thọ lượng] trong thất, chẳng thể xem là thời hay chỗ khác biệt!

          Nếu nói là “hai thời, hai chỗ” th́ khi ngài Diệu Tràng nằm mộng trong thất, do chưa đối trước Phật [Thích Ca] thưa tŕnh, chẳng được coi là “nói”. Do vậy, chẳng phải là thời, xứ! Do bốn đức Như Lai ở trong thất của Diệu Tràng nói thọ lượng của Phật, cho nên coi đó là thời, xứ. Nhưng [trong hai cách giải thích ấy], cách giải thích trước hay hơn, bởi lẽ, ngài A Nan nói là “ngă văn” (tôi nghe). Khi bốn đức Như Lai nói thọ lượng, ngài A Nan ở chỗ Phật Thích Ca, [chẳng có mặt trong thất của Diệu Tràng], sẽ chẳng thể nói là “ngă văn”. Nếu là như vậy, trong kinh Kim Cang Hoa có nói: “A Nan tỳ-kheo đắc Pháp Tánh Giác Tánh TTại Vương tam-muội, dĩ tam-muội lực, tri sở thuyết kinh giai năng ức tŕ” (tỳ-kheo A Nan đắc Pháp Tánh Giác Tánh TTại Vương tam-muội, do sức của tam-muội, biết các kinh [do đức Phật] đă nói đều có thể nghĩ nhớ, vâng giữ). Kinh Quán Phật Tam uội cũng nói: “A Nan nhân văn Phật thuyết niệm Phật, A Nan kiến Phật, tức ức quá khứ cửu thập ức Phật sở thuyết kinh tạng, ức tŕ bất vong” (A Nan do nghe đức Phật nói niệm Phật, A Nan thấy Phật, liền nhớ lại các kinh tạng do chín mươi ức Phật đă nói trong quá khứ, ghi nhớ, ǵn giữ chẳng quên). Nay cũng có ngại ǵ Phật lực gia bị, khiến cho Ngài thấy Phật, nghe kinh, hoàn toàn có thể ghi nhớ để rồi nói là “ngă văn”? Đáp: Chẳng phải vậy! Đối với các kinh ấy, đều nói là “trước kia đă từng nghe, do được các sức khác gia bị, liền có thể nhớ giữ chẳng quên”, chẳng phải là [nói về] các kinh chưa được nghe! Nay bốn vị Như Lai nói [thọ lượng] trong thất của ngài Diệu Tràng, ngài A Nan do chưa nghe nên chẳng thể nghĩ nhớ, bởi đă từng tiếp nhận cảnh th́ mới gọi là “ức” (nhớ) được!

 

          (Kinh) Dữ đại bật-sô chúng cửu vạn bát thiên nhân.

          ()與大苾芻眾九萬八千人

          (Kinh: Cùng với các vị đại bật-sô (tỳ-kheo) chín vạn tám ngàn người).

 

          Tán rằng: Đối với phần Chúng Thành Tựu, tức các căn cơ được tiếp độ bởi giáo pháp này, phân biệt thành năm môn:

          - Một là v́ sao mà đến [tham dự hội giảng kinh này]?

          - Hai là [các loại đại chúng tham dự pháp hoằng hội này là] Quyền hay Thật?

          - Ba là số lượng bao nhiêu.

          - Bốn là có hay không có [các loại đại chúng khác]?

          - Năm là giải thích kinh văn.

          1) “V́ sao mà đến” th́ có năm điều như Pháp Hoa Kinh Sớ đă nói. Lại theo Đại Bảo Tích Kinh Luận, do ba nhân duyên mà liệt kê chúng Thanh Văn:

          - Một, khiến cho trừ nghi hoặc đối với Đại Thừa.

          - Hai, giúp cho kẻ bất định thành tựu chánh tín.

          - Ba, trừ cái tâm cho rằng sở tác dĩ biện” (việc làm đă xong), khiến cho họ trừ trí chướng, đạt được quả báo bậc thượng.

          Do năm nhân duyên mà liệt kê chúng Bồ Tát:

          - Một là v́ trừ nghi.

          - Hai là lợi ích các hữu t́nh trong thế giới này.

          - Ba là khiến cho đại chúng biết phương khác có vô lượng Phật, khiến cho họ sanh tâm khát ngưỡng, cầu thân cận.

          - Bốn là [các vị Bồ Tát ấy] vốn đă được Phật Thích Ca hóa độ.

          - Năm, tỏ rơ các Ngài v́ pháp mà từ các phương khác xa xôi t́m đến.

          Các vị Bồ Tát ấy đă đắc địa vị Phật nhưng vẫn v́ pháp mà đến, huống hồ các loại khác ư!

          2) Nói tới Quyền Thật th́ theo Phật Địa Kinh Luận: “Khi Thích Ca Mâu Ni Phật nói kinh này, đại chúng thuộc địa tiền (chưa chứng nhập Sơ Địa) thấy biến hóa thân (Hóa Thân) ở trong uế độ này v́ họ thuyết pháp, đại chúng thuộc địa thượng (đă chứng nhập Sơ Địa) th́ thấy Thọ Dụng Thân (Báo Thân) ngự trong Phật Tịnh Độ v́ họ thuyết pháp. Tuy cùng nghe giống nhau, nhưng mỗi người thấy mỗi khác. Theo đó, kinh văn đă v́ đại chúng thuộc địa tiền trong uế độ [mà diễn nói], th́ Thanh Văn là Thật, c̣n các vị đại Bồ Tát đáng phải nên ở trong Tịnh Độ, nhưng nay cũng được liệt trong uế độ, tức các Ngài là biến hóa! Nếu chẳng phải như vậy, các vị Bồ Tát ấy từ Bát Địa trở lên, thọ thân Biến Dịch, làm sao hữu t́nh trong thế giới này có thể trông thấy các Ngài cho được? Lại giải rằng: Đức Phật nói kinh này thật sự bao gồm Biến Hóa Thân và Tha Thọ Dụng Thân. Nếu các vị Bồ Tát ấy thật sự luôn ngự trong Tịnh Độ để nghe kinh nơi đức Phật, người kết tập kinh do chẳng thể nhắc đến cả hai, sẽ chỉ nói đến cơi mà tam thừa cùng trông thấy. Hoặc Như Lai ngự trong chốn thanh tịnh nhất, chính là chỉ rơ hàng Bồ Tát có cùng cái trí năng chứng, cũng sẽ trụ trong cơi ấy, tức là thuộc về Tịnh Độ. Nhưng các vị Thanh Văn, xét theo Nhập Đại Thừa Luận[45] th́ một ngàn hai trăm vị đều là biến hóa.

          Xét theo luận Nhiếp Đại Thừa, các vị như Xá Lợi Phất v.v… có ba loại:

          - Một là bất định tánh.

          - Hai là định tánh.

          - Ba là biến hóa.

          Luận nói: “Vô lượng Xá Lợi Phất có cùng tên với Ngài”. Do vậy biết có nhiều loại [Thanh Văn]. Bồ Đề Tư Lương Luận[46] lại nói: “Xá Lợi Phất được chép trong kinh Pháp Hoa là do Phật, Bồ Tát hóa thành”, [tức hàng Thanh Văn] đều là biến hóa vậy! Quyển hai kinh Pháp Hoa cũng ghi: “Ngă tích tằng ư nhị vạn ức Phật sở, diệc giáo hóa nhữ, nhữ kim tất vong” (Ta xưa kia đă từng ở chỗ hai vạn ức Phật cũng đă giáo hóa ông, nay ông quên sạch); đó chính là bất định tánh. Pháp Hoa Kinh Luận viết: hai loại Thanh Văn, trừ quyết định tánh và tăng thượng mạn, do căn cơ [của họ] chưa chín muồi vậy”. Nay trong hội kinh này, có thể là [hàng Thanh Văn] gồm chung cả ba loại, c̣n các loại đại chúng khác là Quyền hay Thật khó thể biện luận trọn hết được!

          3) Luận về số lượng:

          a. Đối với Chúng Thành Tựu, có tất cả mười tám loại: Một là Thanh Văn chúng, hai là Bồ Tát chúng, ba là Ly Xa Tỳ[47] chúng, bốn là chư thiên chúng, năm là long vương chúng, sáu là Dược Xoa (Yakṣa) tứ vương chúng, bảy là Yết Lộ Đồ (Garuḍa, Ca Lâu La) chúng, tám là hương tượng (Gandha-hastin) vương chúng, chín là Càn Thát Bà (Gandharva) chúng, mười là A Tô La (Asura) chúng, mười một là Khẩn Na La (Kiṃnara) chúng, mười hai là Mạc Hô Lạc Già (Ma Hầu La Già, Mahoraga, măng xà thần) chúng, mười ba là chư thần chúng, mười bốn là chư tiên chúng, mười lăm là nhân vương chúng (vua trong loài người), mười sáu là hậu phi chúng, mười bảy là Cận Sự Nam chúng, mười tám là Cận Sự Nữ chúng.

          b. Đối với đại chúng hiện diện khi đó th́ lại có bốn loại:

          - Một là “Diệu Tràng Bồ Tát dữ vô lượng bách thiên Bồ Tát, cập vô lượng ức na-dữu-đa bách thiên chúng sanh, câu cộng văng nghệ Thứu Phong sơn trung” (Diệu Tràng Bồ Tát và vô lượng trăm ngàn Bồ Tát, cùng với vô lượng na-do-tha trăm ngàn chúng sanh, cùng đi đến núi Thứu Phong). Đấy là đại chúng nghe thọ lượng.

          - Phẩm Diệt Nghiệp Chướng nói: “Thời, Đế Thích, nhất thiết thiên chúng, cập Hằng hà nữ thần, tịnh chư đại chúng, mông hy hữu quang, giai chí Phật sở” (Khi đó, Đế Thích, hết thảy các vị trời, cùng với nữ thần sông Hằng, và các đại chúng được quang minh hiếm có chiếu tới, đều đến chỗ Phật). Đấy là đại chúng muốn nghe pháp sám hối.

          - Phẩm Thọ Kư nói: “Dục dữ Diệu Tràng Bồ Tát đẳng kư thời, hữu thập thiên thiên tử tùng thiên hạ lai” (Khi sắp trao thọ kư cho các vị như Diệu Tràng Bồ Tát v.v… có mười ngàn vị trời từ cơi trời giáng xuống); đó là đại chúng muốn được thọ kư.

          - Phẩm Thập Phương Bồ Tát Tán Thán nói: “Thuyết thị kinh thời, ư thập phương giới, hữu vô lượng bách thiên vạn ức Bồ Tát chúng, các tùng bổn độ, nghệ Thứu Phong sơn” (Khi nói kinh này, trong mười phương thế giới, có vô lượng trăm ngàn vạn ức các vị Bồ Tát, mỗi vị đều từ cơi ḿnh đến núi Thứu Phong). Đó là đại chúng nghe kinh tán thán.

          4) Nói về [các loại đại chúng] có hay không [hiện diện trong pháp hội này, xét theo phẩm Tự]:

          - Một, trong đại chúng tam thừa, chẳng có Độc Giác chúng.

          - Hai, trong tứ bộ chúng, chẳng có bật-sô-ni chúng.

          - Ba, trong hai loại vua (túc tán vương và chuyển luân vương), không có Luân Vương Chúng.

          - Bốn, trong sáu đường, không có địa ngục chúng.

          - Năm, trong tam giới, không có đại chúng thuộc hai giới trên (Sắc Giới và Vô Sắc Giới).

          Nhưng theo kinh văn trong phần sau, chư thiên thuộc Sắc Giới và Dục Giới đều đến tụ họp trong thất của Diệu Tràng Bồ Tát, tức là có đại chúng thuộc Sắc Giới. Hơn nữa, cuối phẩm thứ mười có nhắc đến bật-sô-ni chúng.

          Hỏi: Khi nói kinh Nhân Vương Bát Nhă, bèn có chúng Độc Giác và Vô Sắc Thiên. Khi nói kinh Pháp Hoa, có hai loại vua tức là kim luân và túc tán. Khi nói kinh Đà La Ni, có đường địa ngục, sao hội này lại chẳng có?

          Đáp: Có lẽ là tỉnh lược không nhắc đến, chứ xét theo lẽ thật, th́ phải nên có. Như phẩm Tự không liệt kê bật-sô-ni chúng, nhưng các bản dịch Kim Quang Minh cũ cũng đều chẳng liệt kê [một số loại đại chúng], há có thể nói là [hoàn toàn] không có ư? Cách giải thích thứ hai là: Tuy ni chúng và Sắc Giới thoạt đầu không liệt kê, nhưng trong phần sau, [kinh văn] có nhắc đến. C̣n như Độc Giác, Luân Vương, địa ngục, Vô Sắc, kinh văn trước sau đều chẳng nói tới th́ hoặc là thời chưa chín muồi, hoặc do họ chẳng thể hành, cho nên không có những loại [thính chúng] ấy.

          5) Dựa theo kinh văn để giải thích, trước hết liệt kê mười tám chúng, sau đó nói tới oai nghi. Trong phần trước th́ đầu tiên là nêu ra sáu chúng riêng, kế đến liệt kê các loại khác. Mười hai loại đại chúng [ngoài sáu chúng được liệt kê riêng] có thể chia thành hai phần:

          - Một là liệt kê thánh chúng.

          - Hai là liệt kê phàm chúng.

          Trong phần liệt kê thánh chúng, trước hết là Thanh Văn Chúng, lại được chia thành bốn phần:

          - Một là nêu ra loại, nêu ra số.

          - Hai, tán thán đức hạnh của họ.

          - Ba, nêu ra tên gọi.

          - Bốn, nói họ đều đến chỗ Phật.

          Nêu ra loại và số th́ như trong Pháp Hoa Sớ đă trần thuật.

 

          (Kinh) Giai thị A La Hán, năng thiện điều phục như đại tượng vương, chư lậu dĩ trừ, vô phục phiền năo.

          ()皆是阿羅漢能善調伏如大象王諸漏已除無復煩惱    

          (Kinh: Đều là A La Hán, khéo có thể điều phục như voi chúa lớn, các lậu đă trừ, chẳng c̣n phiền năo nữa).

 

          Tán rằng: Tán thán phẩm đức. Xét theo Pháp Hoa Kinh Luận[48], có mười sáu câu tán thán phẩm đức của bậc La Hán. Trong kinh này, tuy thứ tự khác biệt, nhưng ư nghĩa chung th́ tương đồng, cho nên dựa theo cách giải thích mười sáu câu trong luận ấy. Luận ấy nhắc lại câu kinhgiai thị A La Hán, chư lậu dĩ tận, vô phục phiền năo, đắc chân tự tại” (đều là A La Hán, các lậu đă hết, chẳng c̣n phiền năo, đạt được tự tại chân thật) chính là “đắc đại tự tại” trong kinh này. “Thiện đắc tâm giải thoát, thiện đắc huệ giải thoát” chính là “tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát” trong kinh này. “Tâm thiện điều phục” (tâm khéo điều phục) tức là “năng thiện điều phục” (có thể khéo điều phục) trong kinh này. “Diệc như đại long vương” (Cũng giống như đại long vương) tức là “như đại tượng vương” trong kinh này. “Dĩ tác sở tác” (đă làm xong chuyện phải làm) tức là “trụ thanh tịnh giới” trong kinh này. “Dĩ biện sở biện” (đă làm xong chuyện phải làm) tức là như kinh này nói: “Sở tác dĩ tất, khí chư trọng đảm, đăi đắc kỷ lợi, tận chư hữu kết” (việc làm đă hoàn tất, bỏ các gánh nặng, chính ḿnh đă đạt được lợi ích, hết sạch các kết sử trong tam giới). “Thiện đắc chánh trí tâm giải thoát” (khéo được chánh trí, tâm giải thoát) [trong kinh Pháp Hoa] tức là như kinh này nói “chứng bát giải thoát”. “Chí tâm tự tại” là như kinh này nói “thiện xảo phương tiện, trí huệ trang nghiêm” do phương tiện thiện xảo cũng thuộc vào trí huệ. “Đệ nhất cứu cánh dĩ đáo bỉ ngạn” (Rốt ráo bậc nhất đă đến bờ kia) chính là như kinh này nói “dĩ đáo bỉ ngạn” (đă đến bờ kia).

          Luận ấy có ba phen giải thích:

          - Một là thượng thượng khởi môn (dùng câu kinh trước hay sau để giải thích câu đang xét).

          - Hai là tổng biệt tướng môn.

          - Ba là nhiếp thủ sự môn (luận định về sự nhiếp thủ theo sự tướng).

          Thượng thượng khởi môn: Nay dựa theo luận ấy để đối ứng với kinh văn, giải thích chi tiết th́ như trong Pháp Hoa Sớ đă giảng giải. Hoặc do câu trước mà phát khởi câu sau, hoặc do câu sau mà câu trước được sanh khởi, chẳng phải chỉ là một lẽ. [Như thế] th́ gọi là Thượng Thượng Khởi. Dựa theo luận ấy, hăy nên dùng câu thứ sáu để giải thích câu đầu tiên (tức câu “giai thị A La Hán”)[49], dùng câu thứ sáu và thứ bảy [trong luận] để giải thích câu thứ hai, tức câu “như đại tượng vương”[50]. Dùng câu thứ chín và câu thứ mười [trong luận] để giải thích câu thứ ba[51]. Dùng câu thứ mười hai [trong luận] để giải thích câu thứ tư. Dùng câu thứ tư [trong luận] để giải thích câu thứ năm.

 

          (Kinh) Tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát, sở tác dĩ tất, xả chư trọng đảm, đăi đắc kỷ lợi.

          ()心善解慧善解所作已畢捨諸重擔逮得己利

          (Kinh: Tâm khéo giải thoát, huệ khéo giải thoát, việc làm đă xong, bỏ các gánh nặng, đă đạt được lợi ích cho chính ḿnh).

 

          Tán rằng: Dựa theo phần kinh văn nói về hai thứ giải thoát nơi tâm và huệ trong luận, chẳng dùng câu trên và câu dưới [hai câu thiện đắc tâm giải thoát, thiện đắc huệ giải thoát trong Pháp Hoa Luận] để giải thích. “Sở tác dĩ tất” (việc làm đă xong): Theo luận, dùng ngay câu này để tự giải thích (tức là như luận nói “do nhiếp thủ các công đức trọn vẹn, viên măn học địa” th́ gọi là “sở tác dĩ biện”). “Xả chư trọng đảm” (bỏ các gánh nặng): Theo luận, nên dùng câu trên và câu dưới để giải thích, tức là dùng câu thứ tám và câu thứ mười [trong luận] để giải thích. “Đăi đắc kỷ lợi” (chính ḿnh đă đạt được lợi ích): Dựa theo luận th́ nên dùng câu thứ chín để giải thích câu thứ mười.

 

          (Kinh) Tận chư hữu kết, đắc đại tự tại, trụ thanh tịnh giới, thiện xảo phương tiện trí huệ trang nghiêm, chứng bát giải thoát, dĩ đáo bỉ ngạn.

          ()盡諸有結得大自在住清淨戒善巧方便智慧莊嚴證八解脫已到彼

          (Kinh: Hết sạch các kết sử trong tam giới, đạt được đại tự tại, trụ trong giới thanh tịnh. Phương tiện hay khéo, trí huệ trang nghiêm, chứng tám món giải thoát, đă đạt tới bờ kia).

 

          Tán rằng: “Tận chư hữu kết” (hết sạch các kết sử trong tam giới): Dựa theo luận, hăy nên dùng câu thứ mười để giải thích (tức câu “đă vượt qua sự mong cầu về thọ mạng, cúng dường, cung kính, vượt khỏi địa vị hữu học”). Câu thứ mười một là “đắc đại tự tại” ở đây, dựa theo luận nên lần lượt dùng câu thứ tư [trong luận] để giải thích (tức câu “do tâm không có phiền năo nên tâm được tự tại”). Đối với câu thứ mười hai ở đây, nên dùng bốn câu, tức câu thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy [trong luận] để giải thích. Câu thứ mười hai tức “trụ thanh tịnh giới”, dựa theo luận, nên gộp vào “dĩ tác sở tác, giới học viên măn Đạo Đế” (đă làm việc phải làm, giới học viên măn Đạo Đế), nghĩa là tịnh giới chính là điều phải nên thực hiện; dựa theo luận, hăy nên dùng ngay câu ấy để giải thích. “Thiện xảo phương tiện, trí huệ trang nghiêm” hợp thành một câu, v́ đều cùng do trí [mà có]. Theo luận, hăy nên dùng câu “chí tâm tự tại” [để giải thích]. Luận nói: “Do trí khéo thấy đạo, tu đạo”, câu ấy chính là tự giải thích. “Chứng bát giải thoát”, dựa theo luận, hăy nên dùng câu thứ tư để giải thích. Câu thứ mười lăm là “dĩ đáo bỉ ngạn” (đă đến bờ kia), dựa theo luận, hăy nên dùng câu thứ mười lăm [trong luận ấy] để giải thích. Đối với câu thứ mười sáu [trong kinh này], th́ sẽ có bốn câu [trong luận để giải thích]. [Nói tóm lại, nếu đối chiếu các câu kinh trong bộ kinh này với Pháp Hoa Luận Sớ, do thứ tự các phẩm đức được nêu ra giữa kinh và luận khác nhau, sẽ có các cách giải thích như sau]:

          1) Dùng các câu ở phần dưới của luận để giải thích câu thuộc phần trên trong kinh này, nghĩa là: Câu thứ nhất [trong phần nói về phẩm đức của A La Hán trong kinh này] th́ dùng câu thứ tư [trong luận] để giải thích. Câu thứ hai [của kinh này] được giải thích bằng câu thứ sáu và bảy [trong luận]. Câu thứ ba [của kinh này] được giải thích bằng câu thứ chín và mười [trong luận]. Câu thứ tư [trong kinh này] được giải thích bằng câu thứ mười hai [trong luận].

          2) Có sáu câu kinh được giải thích theo lối dùng câu thuộc phần trên trong luận để giải thích câu thuộc phần dưới [trong kinh], tức là câu thứ năm [trong kinh này] được giải thích bằng câu thứ tư [trong luận]. Câu thứ mười [trong kinh này] được giải thích bằng câu thứ chín [trong luận]. Câu thứ mười một [trong kinh này] được giải thích bằng câu thứ mười [trong luận]. Câu thứ mười hai [trong kinh này] được giải thích bằng bốn câu thứ tư, năm, sáu và bảy [trong luận]. Câu thứ mười lăm [của kinh này] được giải thích bằng câu thứ tư [trong luận]. Câu thứ mười sáu [của kinh này] được giải thích bằng câu thứ mười lăm [trong luận].

          3) Ba câu th́ dùng chính nó để giải thích, tức các câu “sở tác dĩ tất, trụ thanh tịnh giới, thiện xảo phương tiện trí huệ trang nghiêm”.

          4) Hai câu chẳng [dùng luận để] giải thích tức là “tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát”.

          5) Một câu th́ dùng cả câu trước đó và câu sau đó để giải thích, tức là “xả chư trọng đảm”.

          Kệ tụng rằng: “Hạ thích thượng hữu tứ, thượng thích hạ hữu lục, tam đơn, nhị bất thích, nhất thông ư thượng hạ” ([trong các câu tán thán phẩm đức của bậc A La Hán trong kinh này], có bốn câu kinh phải dùng câu dưới (câu trong phần sau của Pháp Hoa Luận Sớ) để giải thích. Sáu câu kinh th́ dùng phần trước của luận để giải thích. Ba câu kinh chỉ dùng một câu tương ứng trong luận để giải thích. Có hai câu kinh chẳng được luận giải thích. Có một câu kinh th́ phải dùng câu trước và sau đó trong luận để giải thích). [Cách đối chiếu thứ tự giữa kinh này Pháp Hoa Luận Sớ như thế được gọi là Thượng Thượng Môn].

          [Cách thứ hai để giải thích các phẩm đức của A La Hán là] tổng biệt tướng môn, tức là: A La Hán là ư nghĩa tổng ứng, phải hiểu mười lăm câu kế đó [trong kinh này và Pháp Hoa Luận Sớ] là các ư nghĩa biệt ứng. Do bậc Vô Học thành tựu mười lăm nghĩa biệt ứng sẽ được nêu ra dưới đây, cho nên gọi là A La Hán. Xét theo luận th́ thứ tự [các phẩm đức của bậc A La Hán] không giống trong kinh này. V́ thế, dùng ư tưởng trong bộ luận ấy để theo thứ tự giải thích mười lăm phẩm đức tương ứng trong kinh này:

          - Một là phải nên chẳng nhanh, chẳng chậm, thuyết pháp đúng như pháp tướng, v́ đáng nên chẳng mệt mỏi, như kinh này nói “năng thiện điều phục” (có thể khéo điều phục).

          - Hai là phải nên tịnh tọa ở chỗ thanh vắng, chẳng tích tụ thức ăn, y phục, hết thảy các vật cần dùng cho cuộc sống, v́ thiểu dục tri túc. Như kinh này nói là “như đại tượng vương” tức là các kinh khác nói là “như đại long vương, như thiện trụ long vương”. [Ở đây], do dùng h́nh thể con voi [để sánh ví], cho nên nói là “như đại tượng vương”.

          - Ba, đáng nên nhận lấy sự cung kính cúng dường thức ăn, đồ trải nằm v.v… như kinh nói là “chư lậu dĩ trừ” (các lậu đă trừ).

          - Bốn, đáng nên giáo hóa hết thảy đại chúng, như kinh nói “vô phục phiền năo” (chẳng c̣n phiền năo).

          - Năm, đáng nên hàng phục các bọn ngoại đạo, như kinh nói “tâm thiện giải thoát” (tâm khéo giải thoát).

          - Sáu, đáng nên dùng trí huệ để nhanh chóng quan sát các pháp, như kinh nói “huệ thiện giải thoát” (trí huệ khéo giải thoát).

          - Bảy, đáng nên hành thánh hạnh Không, như kinh nói “sở tác dĩ tất” (việc làm đă xong).

          - Tám, đáng nên hành thánh hạnh Vô Tướng, như kinh nói “xả chư trọng đảm” (bỏ các gánh nặng).

          - Chín, đáng nên hành thánh hạnh Vô, như kinh này nói “đăi đắc kỷ lợi” (chính ḿnh đă đạt được lợi ích).

          - Mười, đáng nên hàng phục cái tâm thiền tịnh của thế gian như kinh nói “tận chư hữu kết” (hết sạch các kết sử trong tam giới).

          - Mười một, đáng nên vào làng xóm, thành thị v.v… như kinh này nói “đắc đại tự tại”, tức là như các bản dịch cũ ghi điều thứ tư là “đắc chân tự tại”.

          - Mười hai, phải nên một mực hành thiện hạnh, chẳng chấp trước các môn Thiền, như kinh này nói “trụ thanh tịnh giới”.

          - Mười ba, do chứng công đức Đệ Nhất Nghĩa, như kinh này nói “thiện xảo phương tiện trí huệ trang nghiêm”

          - Mười bốn, phải nên dấy lên các môn thần thông, công đức thù thắng, như kinh này nói “chứng bát giải thoát”.

          - Mười lăm, phải nên như thật biết công đức chứng đắc của đồng sanh chúng[52], v́ lợi ích hết thảy các chúng sanh, như kinh này nói “dĩ đáo bỉ ngạn” (đă đến bờ kia).

          Kệ tụng [để ghi nhớ các phẩm đức của A La Hán] như sau: “Trung, tĩnh, thọ, tương, phục, dĩ Không, Tướng, Nguyện hành, nhập, hướng, chứng, khởi thông, như thật ứng thập ngũ” (vừa phải (tức thuyết pháp chẳng nhanh, chẳng chậm), tĩnh tọa, tiếp nhận sự cúng dường, giáo hóa đại chúng, hàng phục ngoại đạo, hành các thánh hạnh Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, vào trong xóm làng, một mực hành thiện hạnh, chứng công đức Đệ Nhất Nghĩa, dấy khởi thần thông, như thật biết công đức. Đó là mười lăm công đức của bậc A La Hán).

          [Đối chiếu công đức của bậc A La Hán giữa kinh này và Pháp Hoa Luận, lại có] nhiếp thủ sự môn (luận định các sự tướng theo phương diện nhiếp thủ): Theo Pháp Hoa Luận, [bậc A La Hán] gồm có mười loại công đức; nhưng theo kinh này th́ là mười một [loại công đức]. Đó là do trong loại công đức thứ hai bao gồm ba câu, đă được tách ra thành hai tiểu loại: Một là hàng phục thế gian, hai là hàng phục xuất thế gian. Nay do thứ tự [của các công đức giữa Pháp Hoa Luận và kinh này] khác nhau, cho nên tách loại thứ hai thành hai thứ công đức. V́ thế, trở thành mười một loại:

          - Một, do nhiếp thủ[53] công đức chẳng trái nghịch, tùy thuận giáo hạnh của Như Lai, như kinh này nói “năng thiện điều phục” (có thể khéo điều phục).

          - Hai, nhiếp thủ công đức thù thắng, như kinh nói “đại tượng vương”.

          - Ba, nhiếp thủ các công đức, như kinh nói “chư lậu dĩ trừ, vô phục phiền năo” (các lậu đă trừ, chẳng c̣n phiền năo).

          - Bốn, nhiếp thủ công đức hàng phục các học nhân xuất thế gian, như kinh nói “tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát”.

          - Năm, nhiếp thủ công đức trọn vẹn, do các học địa (địa vị hữu học) đă trọn vẹn, như kinh nói “sở tác dĩ tất” (việc làm đă xong).

          - Sáu, có hết thảy công đức vượt thoát, một là do đă vượt khỏi ái, hai là đă vượt khỏi các mong cầu về mạng, cúng dường, cung kính, ba là vượt khỏi các học địa (địa vị hữu học) thuộc thượng giới và hạ giới, như kinh này nói “xả chư trọng đảm, đăi đắc kỷ lợi, tận chư hữu kết” (bỏ các gánh nặng, chính ḿnh đă đạt được lợi ích, hết sạch các kết sử trong tam giới).

          - Bảy, nhiếp thủ công đức hàng phục thế gian, như kinh nói “đắc đại tự tại”.

          - Tám, nhiếp thủ công đức thù thắng đáng nên làm. “Đáng nên làm” là cúng dường đúng theo pháp, cung kính, tôn trọng Như Lai, như kinh nói “trụ thanh tịnh giới”.

          - Chín, nhiếp thủ công đức tạo lợi ích cho chúng sanh, như kinh nói “thiện xảo phương tiện trí huệ trang nghiêm”.

          - Mười, nhiếp thủ công đức thượng thượng, như kinh nói “chứng bát giải thoát”.

          - Mười một, nhiếp thủ công đức thượng thủ, như kinh nói “dĩ đáo bỉ ngạn” (đă đến bờ kia).

          Đây chỉ là nói đại lược nhằm tương ứng với kinh văn, giải thích cặn kẽ th́ như trong Pháp Hoa Sớ đă biện định.

          Kệ tụng rằng: “Bất vi, thắng, công đức, hàng, măn, tam chủng quá, phục thế, sở ưng tác, lợi ích, thượng thượng thủ” (chẳng trái nghịch, thù thắng, [giữ lấy] các công đức, hàng phục, công đức viên măn, ba loại vượt khỏi (vượt khỏi ái, mong cầu mạng căn, vượt xa các địa vị hữu học), hàng phục thế gian, thực hiện những điều đáng nên làm, thực hiện những lợi ích đáng nên làm, nhiếp thủ công đức thượng thủ).

 

          (Kinh) Kỳ danh viết: Cụ Thọ A Nhă Kiều Trần Như, Cụ Thọ A Thuyết Thị Đa, Cụ Thọ Bà Niết Ba, Cụ Thọ Ma Ha Na, Cụ Thọ Bà Đế Lợi Ca.

          ()其名曰具壽阿若憍陳如具壽阿說侍具壽婆涅波具壽摩訶那具壽婆帝利迦

          (Kinh: Tên các Ngài là Cụ Thọ A Nhă Kiều Trần Như, Cụ Thọ A Thuyết Thị Đa, Cụ Thọ Bà Niết Ba, Cụ Thọ Ma Ha Na, Cụ Thọ Bà Đế Lợi Già).

 

          Tán rằng: Sau đó là nêu tên. Có hai phần: Một là nêu tên các vị Vô Học; kế đó, nêu riêng loại Hữu Học.

          Trong phần nêu tên các vị Vô Học có mười một vị. Các kinh nêu tên các Ngài trước sau không nhất định. Trong kinh này th́ phần nhiều dựa theo thứ tự xuất gia trước hay sau. Như kinh Báo Ân[54] đă nói, đấy chính là năm vị bật-sô đầu tiên. Nhân duyên đắc độ đầu tiên và tên gọi của ngài Kiều Trần Như th́ như trong Pháp Hoa Sớ đă nói. Nói Cụ Thọ tức là trọn đủ phước mạng và huệ mạng, nhưng các bản dịch cũ phần nhiều dịch là Huệ Mạng; nay v́ nêu rơ các Ngài đă thành tựu cả hai, cho nên nói là Cụ Thọ.

          A Thuyết Thị Đa (Aśvajit), A Thuyết (Aśva) là Mă, Thị Đa (Jit) là Thắng, cũng phiên âm là A Thuyết Bà Thị Đa, tức là tỳ-kheo Mă Thắng trong các bản dịch cũ. Bà Niết Ba (Vappa) được phương này dịch là Khí Tức (hơi thở). Ma Ha Na Ma (Mahānāma) phương này dịch là Đại Danh (thanh danh cao quư), là con trai thứ hai của Cam Lộ Phạn Vương (Amritodana-rāja). Vua có hai con trai, một là A Nê Luật Đà (Anirudha), hai tên là Ma Ha Na Ma. Bà Đế Lê Ca (Bhadrika), phương này dịch là Thiện Hiền, là con trai thứ hai của Bạch Phạn Vương (Śuklodana-rāja)[55]. Vua cũng có hai con trai, một là Nan Đề Ca (Namdika), hai là Bà Đế Lợi Ca (Bà Đế Lê Ca)

 

          (Kinh) Đại Ca Diếp Ba, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Xá Lợi Tử, Đại Mục Kiền Liên.

          ()大迦葉波優樓頻螺迦葉伽耶迦葉那提迦葉舍利子大目乾連

          (Kinh: Đại Ca Diếp Ba, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Già Da Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Xá Lợi Tử, Đại Mục Kiền Liên).

 

          Tán rằng: Sáu vị này xem phần biện định trong Pháp Hoa Sớ.

 

          (Kinh) Duy A Nan Đà trụ ư Học địa.

          ()唯阿難陀住於學地

          (Kinh: Chỉ riêng ngài A Nan Đà thuộc địa vị Hữu Học).

 

          Tán rằng: Phân biệt riêng bậc Hữu Học.

 

          (Kinh) Như thị đẳng chư đại Thanh Văn.

          ()如是等諸大聲聞

          (Kinh: Các vị đại Thanh Văn như thế).

 

          Tán rằng: Kết lại lời tán thán, do trọn đủ mười sáu công đức như trong phần trên [đă nói], nên gọi là đại Thanh Văn.

 

          (Kinh) Các ư bô thời, tùng Định nhi khởi, văng nghệ Phật sở, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, thoái tọa nhất diện.

          ()各於晡時從定而起往詣佛所頂禮佛足右繞三匝退坐一面

          (Kinh: Đều vào lúc buổi chiều, từ Định khởi, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân đức Phật, nhiễu theo chiều phải ba ṿng, lui ra ngồi qua một bên).

 

          Tán rằng: [Đây là ư] thứ tư “đến chỗ Phật” [trong phần nói về Thanh Văn chúng]. Kinh văn được chia thành bốn phần: Một là lúc đến chỗ Phật, hai là xuất Định, ba là đi đến chỗ Phật, bốn là oai nghi khi đă đến nơi. Các chúng khác đều chuẩn theo cách phán định này.

                    Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Phần 1 hết



[1] Tác phẩm này có tên gốc là Nhiếp Đại Thừa Luận Thích do Vô Tánh Bồ Tát soạn để chú thích bộ Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước Bồ Tát, thường được gọi tắt là Vô Tánh Nhiếp Luận.

[2] Tác phẩm này có tên gọi đầy đủ là Duy Thức Thập Nhị Luận (Vimśatikā-vijñaptimātratā-siddhi), do ngài Thế Thân (Vasubandhu) trước tác. Hiện thời, trong Đại Tạng Kinh có ba bản dịch:

- Bản thứ nhất do ngài Cù Đàm Bát Nhă Lưu Chi dịch vào thời Nguyên Ngụy với tựa đề Lăng Già Kinh Duy Thức Luận.

- Bản thứ hai do ngài Chân Đế dịch, với tựa đề Đại Thừa Duy Thức Luận.

- Bản thứ ba, do ngài Huyền Trang dịch mang tựa đề Duy Thức Thập Nhị Luận.

[3] Cũng chính trong bộ luận ấy, hai câu này được giải thích như sau: “Do các hữu t́nh tự và tha tiếp nối, các căn xoay vần làm tăng thượng duyên, tùy theo lẽ đáng nên mà hai loại thức quyết định, tức là do các tương tục thức sai biệt, khiến cho các tục thức khác và sai biệt thức sanh khởi, mỗi thứ đều trở thành quyết định, chẳng do ngoại cảnh”.

[4] Tương tục thức là một trong năm loại thức do Đại Thừa Khởi Tín Luận đề xướng. Theo đó, do thức chấp trước cảnh thuộc ngoại duyên, nẩy sanh vọng niệm phân biệt, chẳng hạn như đối với cảnh yêu thích sẽ nẩy sanh cảm giác vui sướng, đối với cảnh trái ư sẽ nẩy sanh cảm giác khổ sở. Do cảnh tạo nên cảm giác khổ hay sướng nối tiếp liên tục chẳng dứt, cảm thọ lạc hay khổ sẽ được nhận biết liên tục. Cái sự nhận biết ấy được gọi là Tương Tục Thức.

[5] Danh là tên gọi của sự vật, thường là một chữ. Cú là câu văn do nhiều danh hợp thành, biểu thị một ư nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa là ư nghĩa được diễn đạt bởi văn và cú.

[6] Bộ kinh này có tên gọi đầy đủ là Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (Viśesacintabrahma-pariprcchā), gồm bốn quyển, c̣n gọi là Tư Ích Nghĩa Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch sang tiếng Hán. Kinh này chủ yếu trần thuật chuyện đức Phật v́ Vơng Minh Bồ Tát và phạm thiên Tư Ích v.v… mà giảng giải lư “các pháp không tịch”. Kinh này c̣n có hai bản dịch khác:

- Bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn với tựa đề Tŕ Tâm Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (c̣n gọi là Trang Nghiêm Phật Pháp Kinh, hoặc Trang Nghiêm Phật Pháp Chư Nghĩa Kinh).

- Bản dịch của ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Bắc Ngụy với tựa đề Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh.

Thế Thân đă viết Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh Luận để chú thích kinh này. Tác phẩm sớ giải này đă được ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang tiếng Hán. Tại đất Hán, kinh này có các bản chú giải như Tŕ Tâm Phạm Thiên Kinh Lược Giải (do ngài Đạo An soạn), Chú Tư Ích Kinh (do ngài Hiền Minh soạn), Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh Giản Chú (do ngài Viên Trừng soạn)…

[7] Đây là ba mươi hai loại đại bi được nói trong kinh Tư Ích. V́ sợ rườm rà, chúng tôi chỉ trích dẫn vài loại đại bi như sau:

- Hết thảy các pháp vô ngă, nhưng chúng sanh chẳng tin, chẳng hiểu, Như Lai do vậy khởi tâm đại bi.

- Hết thảy các pháp vô chúng sanh, nhưng chúng sanh nói có chúng sanh, Như Lai do vậy khởi tâm đại bi.

- Hết thảy các pháp chẳng có thọ mạng, nhưng chúng sanh nói có thọ mạng, Như Lai do vậy khởi tâm đại bi….

- Hết thảy các pháp vô cấu, nhưng chúng sanh chấp cấu, Như Lai do vậy khởi tâm đại bi.

- Hết thảy các pháp ĺa nhiễm, nhưng chúng sanh có nhiễm, Như Lai do vậy khởi tâm đại bi….

[8] Quyết Trạch (Nairvedhika) có nghĩa là chọn lựa dứt khoát, tức là dùng vô lậu thánh trí để đoạn các ngờ vực, phân biệt, chọn lựa các tướng Tứ Đế.

[9] “Quả quả” chính là cái quả nơi quả vị. Như vô minh làm nhân, các hành là quả, các hành làm nhân, thức làm quả, th́ vô minh sẽ gọi là nhân nhân, c̣n thức là quả quả. Tương tự, thập nhị nhân duyên là nhân, Bồ Đề là quả, Bồ Đề làm nhân, Niết Bàn là quả. Như vậy, thập nhị nhân duyên là nhân nhân, Niết Bàn chính là quả quả.

[10] Như Như: Theo kinh Lăng Già, Lư Thể của pháp tánh bất nhị, b́nh đẳng, nên nói là Như. Các pháp đây kia đều Như nên nói là Như Như. Đó là Lư Thể được khế hợp bởi chánh lư. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển ba giảng: “Lư được khế hợp bởi chánh trí, [thấu hiểu] Thể của các pháp tương đồng, nên nói là Như. Trong cái Nhất Như ấy, Thể của nó trọn đù hằng sa Phật pháp trong pháp giới, thuận theo pháp mà biện định Như th́ nghĩa Như chẳng phải một. Do đây kia đều Như cho nên nói là Như Như”.

[11] Bổn Quả và Thỉ Quả ở đây là dựa theo khái niệm Bổn Giác và Thỉ Giác để cho rằng: Chúng sanh sẵn có Phật quả, nhưng Phật quả ấy ẩn tàng, đó là Bổn Quả. Do tu tập, chứng đắc Phật quả, th́ Phật quả ấy sẽ được gọi Thỉ Quả. Ở đây, ngài Huệ Chiểu đả phá luận thuyết này, v́ Báo Thân và Hóa Thân phải do tu tập th́ mới có thể đạt được, không phải là sẵn có, cho nên khái niệm Bổn Quả sẽ không thể thành lập được. Ngài phán định: Người lập ra khái niệm Bổn Quả đă lầm lẫn giữa Chân Như (nhân) với Phật quả (quả).

[12] Ảnh lược” (影略) nói đầy đủ là “ảnh lược hỗ hiển” (影略互顯). Đây là một thuật ngữ trong cách biện luận của Phật giáo. Đối với hai sự việc có liên quan chặt chẽ với nhau, có thể nói đại lược, hoặc tỉnh lược không nhắc đến sự kiện này, v́ đă nói cặn kẽ trong sự kiện kia. Ở đây, ngài Huệ Chiểu dùng chữ “ảnh lược” với hàm ư: Do kinh đă nói chi tiết về Bồ Đề, cho nên lược đi không nhắc đến Niết Bàn, v́ như trong phần trước, Ngài đă biện định: Niết Bàn và Bồ Đề liên quan chặt chẽ với nhau. Cũng như do Niết Bàn là bản thể của Pháp Thân, cho nên nói đến Pháp Thân th́ đă hiển lộ Niết Bàn, chẳng cần phải nói về Niết Bàn nữa.

[13] Pháp Uyển ở đây là sách Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương do ngài Khuy Cơ biên soạn, gồm bảy quyển, chia thành hai mươi chín chương. Sách này được coi là tài liệu quư để hệ thống hóa tư tưởng Duy Thức cũng như phương pháp tu hành và lư luận trong Pháp Tướng Tông, đặc biệt là Ngũ Trùng Duy Thức Quán. Tổng Liệu Giản Nghĩa Lâm là chương đầu của sách này. Nghĩa Lâm là các chương Duy Thức Nghĩa Lâm và Chư Thừa Nghĩa Lâm.

[14] “Thân” ở đây có nghĩa là “tích tụ”. “Danh” là từ ngữ giả lập được gán cho sự vật (hoặc nói rộng hơn là các pháp) nhằm phân biệt. Danh có thể chỉ vật chất hữu h́nh như bàn, ghế, hoặc vô h́nh như tâm, hoặc một khái niệm giả lập như Thời. Hai danh hợp lại th́ được gọi là Danh Thân, nhiều hơn hai Danh th́ gọi là Đa Danh Thân. “Cú” do một hay nhiều danh hợp lại, diễn tả một ư nghĩa cụ thể, chẳng hạn như “chư hành vô thường”. Nhiều Cú hợp lại th́ gọi là Cú Thân. “Văn” do nhiều Cú Thân hợp lại. “Ngữ” là một chữ, một lời, một câu, hoặc chỉ chung các lời lẽ nói năng nhằm diễn đạt một hay nhiều ư nghĩa hoàn chỉnh. “Hành tướng” là năng lực thuộc về bản tánh của tâm thức. Tâm thức đối ứng với cảnh bèn vận hành, phát sanh các trạng thái th́ được gọi chung là “hành tướng”. “Cơ thỉnh” chính là lời thỉnh vấn thốt ra khi có thời cơ phù hợp.

[15] Câu này hơi khó hiểu, nên chúng tôi mạn phép giải thích như sau: Ngữ là lời lẽ thốt ra khi nói năng hay viết lách, mà ngữ phải dựa vào danh từ (danh) và câu nói (cú) để diễn tả ư nghĩa. Do Ngữ là chủ thể phụ thuộc vào Danh và Cú để diễn đạt, cho nên gọi là Năng Y (chủ thể có thể nương vào). Danh và Cú là đối tượng được Ngữ nương vào để diễn đạt ư nghĩa, nên gọi là Sở Y (cái để nương vào).

[16] Do tâm thức đối ứng với trần cảnh th́ mới chuyển biến, sanh ra các trạng thái khác nhau. Các trạng thái ấy được gọi là Hành Tướng, tức hành tướng là cái được biểu hiện ra khi tâm thức tương tác với cảnh. V́ thế, hành tướng được gọi là Sở Hiển (cái được hiển lộ). Hành Tướng cũng đồng thời biểu hiện các trạng thái khác biệt, tùy theo trạng thái đó mà chủ thể tâm thức có thể diễn đạt thành ư tưởng, hành động, hay ngôn ngữ, cho nên gọi là Năng Thuyết (cái có thể nói).

[17] Sự y xứ có nghĩa là tùy theo bản chất của sự vật mà dẫn đến các kết quả khác nhau. Sự Y Xứ lại được chia thành Căn Bản Sự Y Xứ, Đắc Phương Tiện Sự Y Xứ, và Bi Mẫn Tha Sự Y Xứ. Chẳng hạn như Căn Bản Sự Y Xứ gồm sáu loại đường lành, đường ác, thoái đọa, thăng tấn, sanh tử và Niết Bàn. Hai loại kia do quá rườm rà nên không chép vào đây.

[18] Thời y xứ: Theo Du Già Sư Địa Luận, tức là các sự vật được nói theo phương diện thời gian, như chuyện được nói đến thuộc quá khứ, thuộc hiện tại, thuộc vị lai th́ gọi là Thời Y Xứ.

[19] Sổ thủ y xứ tức là nói đến Bổ Đặc Già La (Pudgala). Pudgala c̣n được phiên âm là Phước Già La, Phất Già La, Phổ La, dịch nghĩa là Sổ Thủ Thủ, là từ ngữ phiếm chỉ hữu t́nh, chúng sanh, hoặc Ngă.

[20] Theo ngu ư, câu này có thể tạm hiểu như sau: Ngữ là âm thanh, nhưng âm thanh ấy chẳng phải là vô nghĩa, mà phải do Danh (từ ngữ) và Cú (tổ hợp các Danh thể hiện ư nghĩa trọn vẹn một ư nghĩa) hợp thành, tức là hễ nói đến Ngữ th́ đó phải là một âm thanh, tiếng nói chứa đựng một ư nghĩa nhất định. Do Ngữ phải chứa đựng hay biểu đạt một ư nghĩa nhất định, nên nó được coi là “năng thuyên” (cái có thể diễn nói [một điều ǵ đó]). Do Ngữ phụ thuộc (y, nương tựa) vào Danh và Cú, nên nó được gọi là Năng Y, c̣n Danh và Cú là đối tượng để Ngữ phụ thuộc vào nên gọi là Sở Y. Như vậy th́ trong trường hợp này, cái Thể của Năng Y (ngữ) cũng chính là cái Thể của năng thuyên (ngữ).

[21] Ba khoa ấy chính là Ngũ Uẩn, Thập Nhị Xứ, và Thập Bát Giới.

[22] Đây chính là tác phẩm Thành Duy Thức Luận Liễu Nghĩa Đăng gồm mười ba quyển do ngài Huệ Chiểu biên soạn nhằm đả phá những dị luận đối với Thành Duy Thức Luận của các vị Viên Trắc, Viên Nghĩa, Phổ Quang, Huệ Quán v.v… Đồng thời, xiển dương cách giải thích Thành Duy Thức Luận của tổ Khuy Cơ. Do đọc không hiểu sách này, mạt nhân cũng chẳng hiểu rơ ư ngài Huệ Chiểu muốn nói ǵ trong các tiểu mục ưu khuyết và tụ tập khi luận về Thể của bản kinh này. V́ thế, chẳng dám ghi chú thích.

[23] Năng Đoạn Bát Nhă Sớ chính là cách gọi tắt tác phẩm Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật Kinh Luận Thích. Đây là tác phẩm chú giải kinh Kim Cang, do Vô Trước Bồ Tát soạn kệ tụng, Thế Thân Bồ Đề viết lời chú thích, và được ngài Nghĩa Tịnh dịch sang chữ Hán.

[24] Trong Năng Hiển Biện Trung Huệ Nhật Luận, ngài Huệ Chiểu đă viết rất nhiều về thời, quá rườm rà nên chúng tôi không trích dẫn. Nói chung, Ngài dựa vào cách phán định ngũ thời giáo pháp của tổ Trí Giả để biện định tại sao có năm thời giáo pháp khác biệt, chia thành năm môn để biện luận, tức là thứ tự các thời khác biệt, danh xưng khác biệt, đại chúng đạt được lợi ích trong mỗi thời khác biệt, thời điểm nói ra mỗi thời khác biệt, và pháp được nói ra trong mỗi thời khác biệt. Nói chung là không ngoài ư tưởng sở dĩ có năm thời là v́ đức Phật tùy thuận cơ nghi mà tiếp dẫn chúng sanh dần dần tiến nhập Nhất Thừa.

[25] Bắc Lương là một trong mười sáu nước thời Thập Lục Quốc, tồn tại từ năm 397 đến năm 401, do thủ lănh của chi bộ tộc Lô Thủy Hồ của sắc dân Hung Nô là Thư Cừ Mông Tốn sáng lập, truyền được hai đời vua là Thư Cừ Mông Tốn (Lương Thái Tổ Vũ Tuyên Vương) và Thư Cừ Mục Kiện (Lương Ai Vương). Nước này nằm ở khu vực hành lang Hà Tây, bao gồm ba châu là Kinh châu, Sa châu, và Hà châu, và bảy quận. Hậu Châu là vương triều cuối cùng trong thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960). Vương triều này trước sau chỉ tồn tại được 9 năm. Năm 951, Châu Thái Tổ (Quách Oai) diệt nhà Hậu Hán của Lưu Trí Viễn, nhưng chỉ làm vua được ba năm rồi chết. Do không có con, cháu ông ta là Sài Vinh (Châu Thế Tông( nối ngôi làm vua vỏn vẹn năm năm (954-959), do chiến tranh liên miên, ông ta chủ trương diệt trừ Phật giáo để sung công tài sản nhà chùa, tịch thua chuông đồng, tượng Phật nấu chảy ra để đúc tiền, đuổi tăng chúng về làm dân thường để tước đoạt điền sản của nhà chùa!

[26] Theo từ điển Phật Quang Sơn, trước sau, kinh Kim Quang Minh được dịch năm lần:

1) Bản dịch đầu tiên là Kim Quang Minh Kinh do ngài Đàm Vô Sấm dịch gồm bốn quyển. Bản kinh này đă được ḥa thượng Thích Thiện Tŕ dịch sang tiếng Việt (ḥa thượng Thích Thiện Siêu giảo chánh).

2) Ngài Chân Đế dịch thành bảy quyển vào đời Trần với tựa đề là Kim Quang Minh Đế Vương Kinh, bảy quyển.

3) Ngài Da Xá Quật Đa (có thuyết nói là ngài Xà Na Quật Đa đời Tùy) dịch vào đời Bắc Châu với tựa đề là Kim Quang Minh Cánh Quảng Đại Biện Tài Đà La Ni Kinh gồm năm quyển.

4) Hiệp Bộ Kim Quang Minh gồm tám quyển, do ngài Bảo Quư hội tập các bản dịch trước đó. Bản này đă được ni trưởng Thích Như Ấn dịch sang tiếng Việt với tựa đề Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ.

5) Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch gồm mười quyển. Bản này đă được dịch sang tiếng Việt bởi Ḥa Thượng Trí Quang với tựa đề Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim.

Theo ḥa thượng Trí Quang, thật ra có sáu bản, bản của ngài Da Xá Quật Đa có tựa đề Kim Quang Minh Tục, c̣n bản của ngài Xà Na Quật Đa dịch có tựa đề Kim Quang Minh Ngân Chủ Chúc Lụy Phẩm. Hai bản của ngài Chân Đế và Da Xá đă thất truyền. Bản dịch của ngài Đàm Vô Sấm do được tổ Trí Giả chú sớ, soạn Huyền Nghĩa và viết Văn Cú, nên được lưu truyền phổ biến nhất.

[27] Nguyên văn “tiêu kư ư cứu nghĩ chi niên” (đă có tư tưởng, ư kiến khác vời trong những năm cứu kiến). Cứu kiến là điển tích một vị thầy do nhập Định biết một sa-di sẽ chết trong ṿng một tháng, bèn cho chú sa-di về thăm cha mẹ. Một tháng sau, chú trở lại, thầy ngạc nhiên thấy tuổi thọ chú tăng thêm rất nhiều, hỏi ra mới biết trên đường về, chú đă cứu một tổ kiến bị nước lũ cuốn trôi. Do vậy “cứu nghĩ chi niên” có nghĩa là thời gian c̣n làm sa-di.

[28] Nguyên văn “Tứ Vi Tam Tạng hạo việt triều hy, ngũ thiên thất lược minh du tịch nguyệt” (Đối với bốn Tứ Vi Đà và Tam Tạng sáng ngời hơn nắng sớm, đối với năm phần giới luật và các kinh sách thế gian hiểu rạng rỡ hơn trăng soi ban đêm). Tứ Vi chính là bốn bộ kinh Vi Đà (Vedas) của Bà La Môn, tức là từ ngữ phiếm chỉ các kinh sách của ngoại đạo. Ngũ Thiên từ ngữ chỉ năm bộ phận của giới Cụ Túc, tức Ba La Di (Pārājika, Đoạn Đầu), Tăng Tàn (Saṁghāvasesa), Ba Dật Đề (Pāyattika, Xả Đọa), Ba La Đề Xá Ni (Pratideśaniya, Hướng Bỉ Hối), và Đột Cát La (Duṣkṛta, Ác Tác). Thất Lược là mục lục các sách vở tồn tại tại Trung Hoa. Do sau khi nhà Tây Hán thành lập, các sách vở trong cung, trong các thư viện tư nhân, trong các quan phủ rất nhiều, cũng như c̣n rất nhiều sách được ẩn giấu trong dân gian khi Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt sách. Vào năm 26 trước Công nguyên, Hán Thành Đế (Lưu Ngao, 51-7 trước Công Nguyên) đă sai Quang Lộc Đại Phu Lưu Hướng và con trai của ông ta là Lưu Hâm chỉnh lư, hệ thống hóa các sách vở cả nước, soạn thành bộ Biệt Lục gồm hai mươi quyển như một danh mục tổng quan của các thư tịch thời ấy. Đối với mỗi tác phẩm, đều ghi rơ tác giả, niên đại biên soạn và đại cương nội dung. Đồng thời sử dụng các thư tịch trong dân gian để bổ sung những thiếu sót trong các tàng bản thư tịch tại cung đ́nh. Lưu Hướng đă chia các sách vở thời đó thành các thể loại: Kinh truyện (trước tác của Nho gia), chư tử (trước tác của các vị không phải thánh hiền Nho gia), thi phú, binh thư, thuật số (các tác phẩm viết về Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, tiết khí, tinh tú, lịch pháp, thiên văn, bói toán bằng cỏ thi, mai rùa), và phương kỹ (cách kinh doanh, dưỡng sinh, y dược, kể cả những phương pháp của các thuật sĩ như lên đồng, thỉnh tiên, pḥng trung thuật v.v…) Sau đó, Lưu Hướng rút gọn lại thành bảy quyển, gọi là Thất Lược. Do vậy, Thất Lược là từ ngữ thường được dùng để chỉ tất cả các sách vở thế gian. Về sau, bộ sách này đă thất truyền, nội dung đại khái được ghi lại trong phần Nghệ Văn Chí của Hán Thư.

[29] Trường An là niên hiệu thứ mười ba được Vũ Tắc Thiên sử dụng từ năm 701 đến năm 705.

[30] Ư nói đến thí dụ Chuyển Luân Vương đánh giặc thấy quan binh có công bèn thưởng cho viên châu trong búi tóc, sánh ví chân lư tuyệt đối chưa từng nói ra nay phô bày tất cả. “Mở tháp báu” tức là mở tháp Đa Bảo, tỏ bày diệu nghĩa “Phật Phật đạo đồng, chân lư nhất như. Cả hai câu này đều nhằm ca ngợi ngài Nghĩa Tịnh đă khéo dịch thuật, phô bày trọn vẹn giáo pháp Nhất Thừa, thể hiện ư chỉ “hội tam quy nhất” như trong kinh Pháp Hoa vậy.

[31] Do đức Phật dùng âm thanh (tiếng nói) để thuyết pháp, giáo pháp của Ngài được gọi là “thanh giáo”.

[32] Kinh này có tên gọi đầy đủ là Bồ Tát Thiện Giới Kinh, do ngài Cầu Na Bạt Ma dịch vào đời Tống, chia thành chín quyển, dạy về các giới Bồ Tát, gần như đại đồng tiểu dị so với Bồ Tát Gới Yết Ma Văn do ngài Huyền Trang dịch.

Địa Tŕ Luận là tên gọi khác của bộ Bồ Tát Địa Tŕ Kinh, gồm tám quyển, do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương. Đây chính là bản dịch khác của phẩm thứ mười lăm trong Du Già Sư Địa Luận.

[33] Pháp Hoa Nghĩa Quyết có tên gọi đầy đủ là Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết do ngài Huệ Chiểu biên soạn, gồm một quyển, nhằm chú giải những ư nghĩa chính trong sách Pháp Hoa Huyền Tán của ngài Khuy Cơ.

[34] Đây là ba nhân trong Phật Địa Luận:

- Ưng Đắc Nhân: Nương theo lư Chân Như Không mà tu nhân hạnh, đáng nên đạt được cái quả Bồ Đề. V́ thế gọi là Ưng Đắc Nhân.

- Gia Hạnh Nhân: Nương theo tâm Bồ Đề mà gia công dụng hạnh, dùng điều đó làm nhân, sẽ có thể chứng đắc cái quả là Pháp Thân.

- Viên Măn Nhân (Nhân Măn Nhân): Do gia hạnh mà nhân hạnh viên măn, v́ thế gọi là Viên Măn Nhân.

[35] Tam Phật có thể hiểu theo ba cách:

- Ba thân của Phật, tức là Pháp Thân Phật, Báo Thân Phật và Hóa Thân Phật.

- Phật trong ba đời, tức quá khứ, hiện tại và vị lai.

- Gọi tắt của Tam Phật Đà (Sambuddha), tức là Chánh Giác.

[36] Theo Phật Quang Sơn Tự Điển, Liễu là “liễu ngộ” hoặc “hiểu rơ”. Ví như đèn chiếu vật, có thể khiến cho con người hiểu rơ hết thảy. Nhân Minh Học thường dùng thí dụ như sau để minh họa: Như có người lập luận rằng “âm thanh là vô thường” (điều này được gọi là Tông, tức là một mệnh đề khẳng định hoặc một luận thuyết trong Nhân Minh), bởi lẽ “tánh chất của nó là được tạo tác” (điều này được gọi là Nhân, tức lư do) để chứng minh âm thanh vốn là vô thường, chẳng thể quyết định thường trụ được, khiến cho “địch giả” (người vấn nạn) nghe xong biết rơ chánh lư “âm thanh là vô thường”. Đối với người lập ra luận thuyết (Tông) ấy, do cái Nhân đó có thể khiến cho “địch giả” được khơi gợi, phát khởi chánh trí, cho nên cái Tông ấy chính là Sanh Nhân (do có công năng sanh ra trí huệ). C̣n đối với “địch giả”, nhờ cái Nhân ấy mà liễu ngộ chánh lư, nên cái Nhân đó được gọi là Liễu Nhân.

[37] Ư nói: Sau khi đă chứng quả thành Phật, chứng đắc Pháp Thân, sẽ dùng Tha Thọ Dụng Báo Thân để hóa độ hàng Bồ Tát trong cơi Thật Báo Trang Nghiêm, sau đó lại phân thân thành vô lượng Hóa Thân để độ chúng sanh.

[38] Nói “chư Phật thuyết pháp không có khởi đầu” (chư Phật thuyết vô sơ tế) do bản thể của pháp là Chân Như thường hằng, vô thỉ, vô chung. Chúng sanh thấy đức Phật có mở đầu nói một bộ kinh và có kết thúc bộ kinh ấy, đó chỉ là giả tướng.

[39] Theo từ điển Phật Quang Sơn, “tŕ nghiệp thích” là một cách giải thích trong sáu cách giải thích (thường gọi chung là “lục ly hiệp thích”). Trong sáu cách giải thích này, đối với một danh tướng nào mà có hai nghĩa, th́ trước hết bèn tách rời hai nghĩa để giải thích (đó là Ly). Sau đó, gộp chung hai nghĩa lại để giải thích th́ gọi là Hiệp). Tŕ nghiệp thích (Karmadhāraya) c̣n gọi là Đồng Y Thích, nghĩa là cái Thể có thể phát sanh tác dụng (tức Karma, nghiệp), cho nên gọi là “tŕ nghiệp”. Chẳng hạn như đối với danh tướng Tạng Thức, Tạng chính là Thức, Thức (A Lại Da Thức) có công năng ǵn giữ, chứa đựng (Tạng), cho nên gọi là Tŕ Thích. Nghĩa của Tạng và Nghĩa của Thức đều cùng nương vào một Pháp Thể, nên gọi là Đồng Y.  

[40] Tài Thích (Bahuvrīhi) cũng là một loại trong Lục Ly Hiệp Thích, c̣n gọi là Đa Tài Thích. Cách giải thích này hoàn toàn coi danh của sự vật khác là danh của chính ḿnh, chẳng hạn như người được gọi là có tiền của trong thế gian là do có tài vật, hoặc người được gọi là Giác Giả là v́ người ấy đă giác ngộ. Ngu ư cho rằng: Ở đây ngài Huệ Chiểu có ư nói, do chẳng chỉ dùng ư nghĩa ánh sáng của vàng để giải thích ư nghĩa tên kinh, tức là chẳng dùng một thuộc tánh hạn hẹp để giải thích tên kinh. Do vậy, chẳng phải là cách giải thích theo lối Tài Thích. Tài Thích nói đơn giản là dùng một thuộc tánh để đặt tên cho toàn bộ một pháp.

[41] Bô () là khoảng giờ Thân, tức là từ ba giờ đến năm giờ chiều.

[42] Bạc Già Phạm (Bhagavat) là một trong mười hiệu của đức Phật, là một trong các thông hiệu của chư Phật. Từ ngữ này c̣n được phiên âm là Bà Già Bà, Bà Già Phạm, hoặc Bà Nga Phạ Đế, dịch nghĩa là Hữu Đức, Năng Phá (có thể phá trừ), Thế Tôn, Tôn Quư. Tức là ca ngợi Phật là đấng có vô lượng đức hạnh đáng được thế gian tôn quư. Danh xưng này bao gồm sáu ư nghĩa: Tự tại, chánh nghĩa, ly dục, cát tường, danh xưng, và giải thoát.

[43] Ngài Huệ Chiểu mô phỏng cách chú giải kinh của tổ Khuy Cơ. Trong bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán, trước mỗi đoạn chú thích chánh kinh, ngài Khuy Cơ đều dùng chữ “tán viết” (tán rằng).

[44] Tác phẩm này có tên gọi đầy đủ là Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật Kinh Phá Thủ Trước Bất Hoại Giả Danh Luận, tác giả là Công Đức Thí Bồ Tát (không có tài liệu nào ghi về tiểu sử của vị Bồ Tát này). Bộ luận này được dịch sang tiếng Hán bởi ngài Địa Bà La Ha vào đời Đường.

[45] Nhập Đại Thừa Luận là một bộ luận do Kiên Ư Bồ Tát soạn, được ngài Đạo Thái dịch sang tiếng Hán thành hai quyển vào đời Bắc Lương. Đại lược luận chia thành ba phẩm là Nghĩa phẩm, Cơ Luận Không phẩm, và Thuận Tu Chư Hạnh phẩm. Nội dung luận này vạch rơ lỗi lầm do phỉ báng Đại Thừa, biện định pháp Đại Thừa do hàng Bồ Tát tu học gồm trọn năm thừa, lại nương vào mười thứ hành pháp, khuyến phát, dẫn nhập học nhân tiến nhập Phật quả, luận định giai vị của hàng Bồ Tát, biện định tam thân của Phật.

[46] Bộ Luận này do Long Thọ Bồ Tát trước tác, Tự Tại tỳ-kheo chú giải, được ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch sang tiếng Hán vào đời Tùy. Nội dung của luận này bàn về các món tư lương của Bát Nhă Ba La Mật.

[47] Ly Xa Tỳ (Licchavi, Lecchavi) là chủng tộc Sát-đế-lợi cai trị thành Tỳ Xá Ly (Vaiśāli) thuộc bộ tộc Bạt Kỳ (Vrji). Theo Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa quyển mười, xưa kia, phu nhân nước Ba La Nại sanh ra một bọc thịt, cho là điều bất tường, bèn ném xuống sông. Bọc thịt được một đạo sĩ vớt về, đặt ở một chỗ, sau nửa tháng, bọc thịt tách đôi. Một tháng sau, một nửa trở thành bé trai, nửa kia thành bé gái. Đạo sĩ nuôi nấng, đặt tên cho đứa con trai là Ly Xa Tử. Hai đứa bé trưởng thành, sống bằng nghề chăn trâu, xây cất nhà cửa, tụ tập dân chúng. Hai đứa trẻ lấy nhau, được dân chúng tôn làm vua và phu nhân. Thành quách nơi họ ở chính là thành Tỳ Xá Ly. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, Ly Xa tộc cũng được nhận một phần tám của xá-lợi, dựng tháp cúng dường. Thời đó, Tỳ Xá Ly là một trong mười sáu nước lớn. Sau này, hậu duệ của họ là Chiên Đà La Cấp Đa (Candragupta) lập ra vương triều Khổng Tước (Maurya, 324-187 trước Công Nguyên) thống trị toàn thể Ấn Độ trong một thời gian dài.

[48] Pháp Hoa Kinh Luận chính là tác phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận Ưu Ba Đề Xá do ngài Thế Thân trước tác, bộ luận này được dịch sang tiếng Hán bởi ngài Lặc Na Ma Đề người xứ Trung Thiên Trúc vào đời Nguyên Ngụy.

[49] Luận viết: “Danh hiệu A La Hán có mười lăm nghĩa phải nên biết: Một là đáng nhận lănh cúng dường thức ăn, đồ trải nằm, cung kính v.v… Hai là sẽ giáo hóa hết thảy đại chúng. Ba là vào xóm, làng, thành ấp. Bốn là sẽ hàng phục lũ ngoại đạo. Năm là sẽ dùng trí huệ để nhanh chóng quan sát các pháp. Sáu là thuyết pháp chẳng nhanh, chẳng chậm, tương ứng đúng như pháp chẳng mệt mỏi. Bảy là ở yên nơi chốn thanh vắng, chẳng tích tụ hết thảy các thứ thức ăn, y phục, hết thảy các vật cần dùng cho đời sống. Tám là một mực hành thiện, chẳng đắm chấp trong các môn Thiền. Chín là hành thánh hạnh Không. Mười là hành thánh hạnh Vô Tướng. Mười một là hành thánh hạnh Vô Nguyện. Mười hai là hàng phục các tịnh tâm Thiền thế gian. Mười ba là dấy lên các thần thông và công đức thù thắng. Mười bốn là chứng công đức Đệ Nhất Nghĩa. Mười lăm, như thật biết công đức của đồng sanh chúng, do lợi ích hết thảy chúng sanh”.

[50] Luận viết: “Đi trong các ác đạo như đi trên đường bằng phẳng chẳng bị trở ngại, điều đáng hành đă hành, chỗ nên đạt đến đă đến, việc đáng làm đă làm, đă đối trị hết thảy rồng lớn trong loài người”.

[51] Do trong phần sau, ngài Huệ Chiểu đă lần lượt tóm gọn các ư trong luận để giải thích lại, nên chúng tôi không trích dẫn luận ở đây để bản chuyển ngữ không quá rườm rà.

[52] Đồng Sanh Chúng chính là các vị Pháp Thân đại sĩ. Do đă phá các phiền năo, chỉ c̣n sót lại sanh tướng vô minh, tâm hạnh đă tương đồng với Phật, nên gọi là Đồng Sanh Chúng. Gọi là Đồng Sanh Chúng để phân biệt với Dị Sanh Chúng tức phàm phu chúng sanh. Sách Huyền Ứng Âm Nghĩa giảng: “Phàm phu ngu si tối tăm, chẳng có trí huệ, chỉ dấy lên ngă kiến, chẳng sanh vô lậu, cho nên gọi là Dị Sanh”. Sách Bí Tạng Bảo Thược giảng: “Phàm phu tạo đủ thứ nghiệp, cảm đủ thứ quả, thân tướng sanh ra vạn thứ khác biệt, cho nên gọi là Dị Sanh”.

[53] Theo Phật Quang Sơn Tự Điển, “nhiếp thủ (Parigraha) có hai nghĩa:

- Nắm giữ chẳng bỏ, như A Di Đà Phật niệm nào cũng đều nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật chẳng buông bỏ.

- Chọn lựa nghĩa là chọn lấy một vật ǵ đó để giữ lấy. Chẳng hạn như Phật A Di Đà phát nguyện “nhiếp thủ cơi