Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ bảy

Đời Đường, Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng chiếu dịch kinh

金光明最勝王經疏

卷第七

唐三藏法師義淨奉制譯

翻經沙門慧沼撰

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Phần 12

 

5.14. Phẩm thứ mười bốn: Như Ư Bảo Châu (Như Ư Bảo Châu phẩm đệ thập tứ, 如意寶珠品第十四)

 

          Phẩm Như Ư Bảo Châu gồm ba môn phân biệt:

 

5.14.1. Ư nghĩa v́ sao có phẩm này?

                   

          Trong phần Lưu Thông có ba loại, loại thứ nhất là Học Hạnh Lưu Thông. Loại này gồm có năm [tiểu loại]. Trong đó, [tiểu loại] thứ hai là Thủ Hộ Lưu Thông. Trong đó, lại có ba điều:

          - Một, khiến cho [chư thiên, thiện thần] thủ hộ cúng dường.

          - Hai, thủ hộ khiến cho [hành nhân] ĺa nhiễm bất thoái.

          - Ba, chú này thủ hộ khiến cho [hành nhân] ĺa tai nạn, sở cầu như ư như kinh văn đă nêu bày đầy đủ. Do vậy, có phẩm này sanh khởi.

 

5.14.2. Giải thích danh xưng của phẩm này

 

          Tiếng Phạn là Chấn-đa (Cintā), phương này dịch là Như Ư, nhưng âm gốc chỉ có nghĩa là Ư, hàm nghĩa “cái tâm suy lường”. “Như” là ư nghĩa được thêm vào. Mạt-ni (Maṇi) được cơi này dịch là Bảo Châu; đấy là thí dụ. Đà La Ni (Dhāraṇī) là pháp. Như Châu (Như Ư Bảo Châu) có thể khiến ĺa các tai nạn, sở cầu đẹp dạ; chú này cũng thế, từ thí dụ mà đặt tên. Phải nên nói là phẩm Như Ư Bảo Châu Đà La Ni. Do vậy, trong phần sau [kinh văn] nói thần chú Như Ư Bảo Châu, [nhưng chỉ gọi là phẩm Như Ư Bảo Châu] do văn từ đại lược. Lại giải thích rằng: Môn Tổng Tŕ này có tên là Như Ư Bảo Châu, pháp được đặt tên theo thí dụ. V́ thế nói có Đà La Ni tên là Như Ư Bảo Châu. Cách [giải thích danh xưng này] chẳng thuộc vào sáu cách giải thích[1].  

 

5.14.3. Giải trừ vấn nạn

 

          * Hỏi: Thần chú của ngài Chấp Kim Cang Chủ tên là Vô Thắng, [thần chú do] các vị khác [nói] cũng [có danh xưng] khác biệt, cớ ǵ chỉ nói là [tên gọi của phẩm này là] phẩm Như Ư Bảo Châu?

          Đáp: Có hai cách giải thích:

          - Một, tên phẩm được đặt theo thần chú nói đầu tiên, chẳng thể nêu trọn hết [danh hiệu của các bài thần chú khác trong phẩm này được]!

          - Hai, hai bài chú đầu tiên [trong phẩm này do đức Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát nói] là tên chung, [tên gọi của] các bài khác là danh xưng riêng biệt. Thật ra, [bài chú nào trong phẩm này] cũng đều được gọi chung là Như Ư Châu.

          * Hỏi: Trong bốn loại Tổng Tŕ, [các chú trong phẩm này] thuộc loại Tổng Tŕ nào?

          Đáp: Chính là Chú Đà La Ni.

          * Hỏi: Trong phẩm Tứ Thiên Vương, [thần chú do] tứ thiên vương nói cũng tên là Như Ư Bảo, chú trong phẩm trước và phẩm này có ǵ khác biệt?

          Đáp: Cùng tên, ư nghĩa khác biệt, xét theo kinh văn sẽ biết.

 

5.14.4. Giải thích kinh văn

5.14.4.1. Đức Phật tuyên thuyết [thần chú]

5.14.4.1.1. Nêu bày [danh hiệu thần chú], hứa sẽ nói

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn ư đại chúng trung, cáo A Nan Đà viết: - Nhữ đẳng đương tri, hữu Đà La Ni, danh Như Ư Bảo Châu, viễn ly nhất thiết tai ách, diệc năng giá chỉ chư ác lôi điện. 

          ()爾時世尊於大眾中告阿難陀曰汝等當知有陀羅尼名如意寶珠遠離一切災厄亦能遮止諸惡雷電

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở trong đại chúng bảo ngài A Nan Đà rằng: - Các ông hăy nên biết, có Đà La Ni tên là Như Ư Bảo Châu, xa ĺa hết thảy tai ác, và cũng có thể ngăn trở hết thảy các sấm sét dữ).     

 

          Tán rằng: Kinh văn trong phẩm này gồm bốn phần:

          - Một, đức Phật nói [thần chú].

          - Hai, đại chúng nói [thần chú].

          - Ba, đức Phật ấn chứng.

          - Bốn, [tứ chúng] phụng hành.            

          Phần đức Phật nói [thần chú] gồm có ba đoạn:

          - Một, nêu bày, hứa sẽ nói.

          - Hai, đại chúng thích nghe.

          - Ba, đức Phật bèn v́ họ nói

          Trong đoạn thứ nhất, gồm có bốn ư:

          - Một, nêu ra danh hiệu của thần chú.

          - Hai, chỉ bày công dụng.

          - Ba, cho biết [quá khứ chư Phật] cùng nói [thần chú này].

          - Bốn, hứa sẽ v́ đại chúng trần thuật.

          Đoạn này gồm hai ư đầu.

 

          (Kinh) Quá khứ Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác sở cộng tuyên thuyết.

          ()過去如來正等覺所共宣

          (Kinh: Được các đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ cùng tuyên nói).

 

          Ư thứ ba là cho biết [quá khứ chư Phật] cùng nói [thần chú này].

 

          (Kinh) Ngă ư kim thời, ư thử kinh trung, diệc vị nhữ đẳng đại chúng tuyên thuyết, năng ư nhân thiên vi đại lợi ích, ai mẫn thế gian, ủng hộ nhất thiết, linh đắc an lạc.

          ()我於今時於此經中亦為汝等大眾宣能於人天為大利益哀愍世間擁護一切令得安樂

          (Kinh: Nay trong hiện thời, ta ở trong kinh này, cũng v́ đại chúng các ông tuyên nói, có thể tạo lợi ích to lớn cho trời, người, thương xót thế gian, ủng hộ hết thảy, khiến cho được an vui).

 

          Ư thứ tư là hứa sẽ v́ [đại chúng] trần thuật, có hai đoạn:

          - Một, hứa sẽ trần thuật.

          - Hai, từ “năng ư” (có thể trong) trở đi, nêu ra lợi ích.

 

5.14.4.1.2. Đại chúng thích nghe

 

          (Kinh) Thời chư đại chúng, cập A Nan Đà, văn Phật ngữ dĩ, các các chí thành, chiêm ngưỡng Thế Tôn, thính thọ thần chú.

          ()時諸大眾及阿難陀聞佛語已各各至誠瞻仰世尊聽受神呪

          (Kinh: Khi đó, các đại chúng và ngài A Nan Đà nghe lời Phật nói xong, ai nấy chí thành, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, nghe nhận thần chú).

 

          Kế đó là đại chúng thích nghe.

 

5.14.4.1.3. Đức Phật v́ họ tuyên thuyết

5.14.4.1.3.1. Nói ra danh hiệu của các vua chủ tŕ sấm chớp

 

          (Kinh) Phật ngôn: - Nhữ đẳng đế thính. Ư thử Đông phương, hữu Quang Minh điện vương, danh A Yết Đa, Nam phương hữu Quang Minh điện vương danh Thiết Đê Rô, Tây phương hữu Quang Minh điện vương danh Chủ Đa Quang, Bắc phương hữu Quang Minh điện vương danh Tô Đa Mạt Ni.

          ()佛言汝等諦聽於此東方有光明電王名阿揭多南方有光明電王名設羝嚕西方有光明電王名主多光北方有光明電王名蘇多末尼

          (Kinh: Đức Phật nói: - Các ông hăy lắng nghe! Phương Đông của cơi này có Quang Minh điện vương tên là A Yết Đa (Agate), phương Nam có Quang Minh điện vương tên là Thiết Đê Rô (Satadru), phương Tây có Quang Minh điện vương tên là Chủ Đa Quang (Cyutaprabha), phương Bắc có Quang Minh điện vương tên là Tô Đa Mạt Ni - Sutamai).

 

          Kế đó, đức Phật v́ đại chúng tuyên thuyết, có bốn đoạn:

          - Một, nêu ra danh hiệu của các điện vương (vua chủ tŕ sấm chớp).

          - Hai, nghe danh hiệu của họ sẽ được lợi ích.

          - Ba, tuyên thuyết thần chú.

          - Bốn, cách tụng chú.

          Phần này nói về danh hiệu của các điện vương. Tướng mây [tích điện] va chạm nhau, phát ra tiếng, gọi là Lôi (sấm). V́ thế, luận Câu Xá nói: “Như vân thanh thị” (như tiếng của mây). [Do sự va chạm ấy], xuất hiện ánh sáng là Điện (chớp). Thần chủ quản sấm chớp th́ gọi là Điện Vương. Theo kinh Khởi Thế: “Đông phương Vô Hậu Bế Điện cộng ư Tây phương Đọa Quang Minh Điện tương xúc, tương trước, tương giai, tương đả. Dĩ như thị cố, ư hư không vân tế chi trung, xuất sanh quang minh, danh viết Bế Điện. Đông phương Bế Điện danh Vô Hậu, Nam viết Thuận Lưu, Tây viết Đọa Quang Minh, Bắc viết Bách Thiên Thụ Điện Quang” (Vô Hậu Bế Điện ở phương Đông cùng Đọa Quang Minh Điện ở phương Tây tiếp xúc, quấn quít, chà xát, va chạm nhau. Do bởi lẽ ấy, trong các đám mây trên hư không, sanh ra ánh sáng, gọi là Bế Điện. Bế Điện ở phương Đông tên là Vô Hậu, phương Nam tên là Thuận Lưu, phương Tây tên là Đọa Quang Minh, phương Bắc tên là Bách Thiên Thụ Điện Quang), tức là được đặt tên theo vị thần chủ quản. Danh xưng [các vị thần ấy] khác với kinh này là do có nhiều thần, hoặc do phiên dịch sai khác. A Yết Đa phương này dịch là Lai, Tô Đa (phương này dịch là Như), Mạt Ni (giống như phần trên đă giảng).

 

5.14.4.1.3.2. Nghe danh hiệu các vị thần ấy sẽ được lợi ích

 

          (Kinh) Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân đắc văn như thị điện vương danh tự, cập tri phương xứ giả, thử nhân tức tiện viễn ly nhất thiết bố úy chi sự, cập chư tai hoạnh, tất giai tiêu điễn. Nhược ư trụ xứ, thư thử tứ phương điện vương danh giả, ư sở trụ xứ, vô lôi điện bố, diệc vô tai ách, cập chư chướng năo, phi thời uổng tử, tất giai viễn ly.

          ()若有善男子善女人得聞如是電王名字及知方處者此人即便遠離一切怖畏之事及諸災橫悉皆消殄若於住處書此四方電王名者於所住處無雷電怖亦無災厄及諸障惱非時枉死悉皆遠離

          (Kinh: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân được nghe danh tự của các điện vương như thế và biết nơi chốn, phương hướng, người ấy liền xa ĺa hết thảy chuyện sợ hăi, và các tai họa ngang trái thảy đều tiêu trừ. Nếu tại chỗ ở, ghi tên của bốn vị điện vương nơi bốn phương ấy, sẽ chẳng có nỗi sợ v́ sấm chớp, cũng chẳng có tai ác, và các chướng năo, chết oan uổng bất ngờ, thảy đều xa ĺa).

 

          Tiếp đó, nêu ra lợi ích đạt được, gồm hai điều:

          - Một, lợi ích do được nghe danh hiệu [của các điện vương].

          - Hai, từ “nhược ư trụ xứ” (nếu tại chỗ ở) trở đi, nói về lợi ích do ghi tên [của các điện vương].

          Hỏi: Nghe tên của điện vương đă ĺa sợ hăi, cần ǵ phải nói chú mới ĺa sợ hăi vậy?

          Đáp: Do sức tŕ chú có thể khiến cho các vị vua ấy thủ hộ [hành nhân] ĺa sợ hăi. Lại nữa, trước là các thần thủ hộ ĺa sợ hăi, sau đó là thần chú thủ hộ trừ sợ hăi. Nhưng chú thủ hộ thù thắng hơn, cho nên phẩm kinh này có tên như thế.

 

5.14.4.1.3.3. Tuyên thuyết thần chú

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha: Nễ mi nễ, mi nễ mi, ni dân đạt rị, trất rị lô ca yết nễ, trất rị thâu la ba nễ, hạt lạc xoa, hạt lạc xoa, ngă mỗ giáp, cập thử trụ xứ, nhất thiết khủng bố, sở hữu khổ năo, lôi điện, tích lịch, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly, sa ha.

            ()爾時世尊即說呪怛姪他儞弭儞弭儞弭尼民達哩窒哩盧迦盧羯儞窒哩輸攞波儞𠸪𠸪我某甲及此住處一切恐怖所有苦惱雷電霹靂乃至枉死悉皆遠離莎訶 (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn liền nói chú rằng: - Đát điệt tha: Nễ mi nễ, mi nễ mi, ni dân đạt rị, trất rị lô ca yết nễ, trất rị thâu la ba nễ, hạt lạc xoa, hạt lạc xoa, con tên là… cùng hết thảy điều đáng sợ hăi nơi trụ xứ này, tất cả khổ năo, sấm chớp, sét cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa, sa ha).

 

          Kế đó, nói thần chú và cách tụng chú.

 

5.14.4.2. Đại chúng tuyên thuyết thần chú

5.14.4.2.1. Quán Âm Bồ Tát nói chú

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát tại đại chúng trung, tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, hiệp chưởng, cung kính bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă kim diệc ư Phật tiền, lược thuyết Như Ư Bảo Châu thần chú, ư chư nhân thiên vi đại lợi ích, ai mẫn thế gian, ủng hộ nhất thiết, linh đắc an lạc, hữu đại oai lực, sở cầu như nguyện”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, hát đế, tỳ hát đế, nễ hát đế, bát lạt trất thể kê, bát lạt để mật trất lệ, thú đề mục đê tỳ mạt lệ, bát lạt bà sa lệ, an đồ lệ, bàn đồ lệ thuế đế. Bàn đồ ra bà tử nễ, hạt lệ yết đồ lệ, kiếp tất lệ, băng yết la ác ỷ, đạt địa mục xí, hạt lạc xoa, hạt lạc xoa, ngă mỗ giáp cập thử trụ xứ, nhất thiết khủng bố, sở hữu khổ năo, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly, nguyện ngă mạc kiến tội ác chi sự, thường mông Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát đại bi oai quang chi sở hộ niệm, sa ha.

          ()爾時觀自在菩薩摩訶薩在大眾中即從座起偏袒右肩合掌恭敬白佛言世尊我今亦於佛前略說如意寶珠神於諸人天為大利益哀愍世間擁護一切令得安樂有大威力所求如願說呪怛姪他喝帝毘喝帝儞喝帝鉢喇窒體雞鉢喇底蜜窒戍提目羝毘末麗鉢喇婆莎囇安囇般荼麗槃荼囉婆死儞羯荼囇劫畢麗氷揭羅惡綺達地目𠸪𠸪我某甲及此住處一切恐怖所有苦惱乃至枉死悉皆遠離願我莫見罪惡之事常蒙聖觀自在菩薩大悲威光之所護念莎訶

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật vai áo phải, chắp tay, cung kính bạch cùng đức Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con nay cũng đối trước Phật, nói đại lược thần chú Như Ư Bảo Châu, tạo lợi ích to lớn cho các trời, người, thương xót thế gian, ủng hộ hết thảy, khiến họ được an lạc, có oai lực lớn, sở cầu như nguyện”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, hát đế, tỳ hát đế, nễ hát đế, bát lạt trất thể kê, bát lạt để mật trất lệ, thú đề mục đê tỳ mạt lệ, bát lạt bà sa lệ, an đồ lệ, bàn đồ lệ thuế đế. Bàn đồ ra bà tử nễ, hạt lệ yết đồ, lệ kiếp tất lệ, băng yết la ác ỷ, đạt địa mục xí, hạt lạc xoa, hạt lạc xoa, con tên là… và trụ xứ này, hết thảy sợ hăi, tất cả khổ năo, cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa. Nguyện con chẳng thấy chuyện tội ác, thường được oai quang đại bi của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát hộ niệm, sa ha).

 

          Kế đó là đại chúng nói chú, gồm sáu đoạn. Trước tiên là đức Quán Âm nói chú. Kinh văn gồm ba phần:

          - Một, xin được phép nói.

          - Hai, chánh thức tuyên thuyết.

          - Ba, cách tụng chú.

          Trong phần thứ nhất là “xin được phép nói”, có ba ư:

          - Một, nghi thức cầu thỉnh.

          - Hai, xin nói.

          - Ba, trần thuật lợi ích.

          [Danh hiệu của vị Bồ Tát này] trong tiếng Phạn là A Phược Lô Chỉ Đế Thấp Phạt La Da (Avalokiteśvara). Phương này dịch A Phược Lô Chỉ Đế là Quán, những chữ c̣n lại là Tự Tại. Ngài dùng Thiên Nhăn, Thiên Nhĩ và Tha Tâm Thông luôn quán thế gian, tùy thời đều có thể cứu vớt, nên nói là Quán Tự Tại. Nói là Quán Thế Âm th́ do chỉ nói theo một khía cạnh, cho nên danh hiệu [Quán Thế Âm] chẳng đầy đủ, chẳng phải là cách dịch chính xác. [Đối với cách phân đoạn vừa nói trên đây], phối ứng với kinh văn, dễ thấy.

 

5.14.4.2.2. Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ tuyên thuyết thần chú

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ Bồ Tát tức tùng ṭa khởi, hiệp chưởng, cung kính bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă kim diệc thuyết Đà La Ni chú, danh viết Vô Thắng, ư chư nhân thiên vi đại lợi ích, ai mẫn thế gian, ủng hộ nhất thiết, hữu đại oai lực, sở cầu như nguyện”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, mẫu nễ, mẫu nễ. Mẫu ni lệ mạt để, mạt để, tô mạt để, mạc ha mạt để, ha ha ha ma bà dĩ na tất để đế ba bạt. Bạt chiết la ba nễ, ác hám điệt lật đồ, sa ha. Thế Tôn! Ngă thử thần chú danh viết Vô Thắng Ủng Hộ. Nhược hữu nam nữ nhất tâm thọ tŕ, thư tả, độc tụng, ức niệm bất vong, ngă ư trú dạ, thường hộ thị nhân, ư nhất thiết khủng bố, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly.

          ()爾時執金剛祕密主菩薩即從座起合掌恭敬白佛言世尊我今亦說陀羅尼呪名曰無於諸人天為大利益哀愍世間擁護一切有大威力所求如願說呪怛姪他母儞母儞母尼麗末底末底蘇末底莫訶末底訶訶訶磨婆以那悉底帝波跋跋折攞波儞惡蚶姪莎訶世尊我此神呪名曰無勝擁護若有男女一心受持書寫讀誦憶念不忘我於晝夜常護是人於一切恐怖乃至枉死悉皆遠離

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, cung kính bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nay cũng nói chú Đà La Ni, tên là Vô Thắng, tạo lợi ích to lớn cho các trời người, thương xót thế gian, ủng hộ hết thảy, có oai lực lớn, sở cầu như nguyện”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, mẫu nễ, mẫu nễ. Mẫu ni lệ mạt để, mạt để, tô mạt để, mạc ha mạt để, ha ha ha ma bà dĩ na tất để đế ba bạt. Bạt chiết la ba nễ, ác hám điệt lật đồ, sa ha. Bạch Thế Tôn! Thần chú này của con tên là Vô Thắng Ủng Hộ, nếu có nam nữ nhất tâm thọ tŕ, biên chép, đọc, tụng, nghĩ nhớ chẳng quên, con sẽ ngày đêm thường thủ hộ người ấy, hết thảy sợ hăi, cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa).

 

          Kế đó là đoạn thứ hai, kinh văn cũng gồm ba phần:

          - Một, xin phép nói.

          - Hai, tuyên thuyết thần chú.

          - Ba, lợi ích do tŕ tụng.

          Xét theo kinh văn, dễ thấy [cách phân đoạn]. Nói Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ th́ có người cho rằng: H́nh tướng khác lạ của đức Quán Âm gọi là Bí Mật, thường cầm kim cang xử (chày kim cang) thủ hộ Tam Bảo, bèn dựa theo vật đang cầm mà đặt tên. Theo kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ[2] nói, vị Chấp Kim Cang này và Phạm Vương, mỗi vị đều là một vị Phật trong một ngàn vị Phật thuộc Hiền Kiếp. Chi tiết th́ như trong kinh ấy đă nói.

 

5.14.4.2.3. Đại Phạm vương nói chú

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Sách Ha thế giới chủ Phạm thiên vương tức tùng ṭa khởi, hiệp chưởng, cung kính bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă diệc hữu Đà La Ni vi diệu pháp môn, ư chư nhân thiên, vi đại lợi ích, ai mẫn thế gian, ủng hộ nhất thiết, hữu đại oai lực, sở cầu như nguyện”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, hê lư mi lư, địa lư, sa ha. Bạt ra hám ma bố lệ, bạt ra hám ma, mạt ni bạt ra hám ma yết bệ, bổ sáp bả tăng tất đát lệ, sa ha. Thế Tôn! Ngă thử thần chú danh viết Phạm Trị, tất năng ủng hộ tŕ thị chú giả, linh ly ưu năo, cập chư tội nghiệp, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly.

          ()爾時索訶世界主梵天王即從座起合掌恭敬白佛言世尊我亦有陀羅尼微妙法門於諸人天為大利益哀愍世間擁護一切有大威力所求如願說呪怛姪他醯里弭里地里莎訶跋囉蚶魔布麗跋囉蚶麼末尼跋囉蚶麼揭鞞補澁跛僧悉怛世尊我此神呪名曰梵治悉能擁護持是呪者令離憂惱及諸罪業乃至枉死悉皆遠離

          (Kinh: Lúc bấy giờ, chủ của thế giới Sách Ha là Phạm thiên vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, cung kính mà bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con nay cũng có pháp môn vi diệu Đà La Ni, tạo lợi ích to lớn cho trời người, thương xót thế gian, ủng hộ hết thảy, có oai lực lớn, sở cầu như nguyện”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, hê lư, mi lư, địa lư, sa ha. Bạt ra hám ma bố lệ, bạt ra hám ma mạt ni, bạt ra hám ma yết bệ, bổ sáp bả tăng tất đát lệ, sa ha. Bạch Thế Tôn! Thần chú này của con tên là Phạm Trị, luôn có thể ủng hộ người tŕ chú này, khiến họ ĺa lo buồn và các tội nghiệp, cho tới chết oan uổng, thảy đều xa ĺa).

 

          Kế đó, là vị thứ ba nói thần chú, kinh văn chia đoạn giống như phần trên.

5.14.4.2.4. Đế Thích nói thần chú

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Đế Thích Thiên Chúa tức tùng ṭa khởi, hiệp chưởng, cung kính bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă diệc hữu Đà La Ni danh Bạt Chiết La Phiến Nễ. Thị đại minh chú năng trừ nhất thiết khủng bố ách nạn, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly, bạt khổ, dữ lạc, lợi ích nhân thiên”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, tỳ nễ bà rị nễ, bạn đả ma đạn trệ, ma nị nễ trí, trí nễ cù rị, kiện đà rị, chiên đồ rị, ma đăng thi, thập yết tử. Tát la bạt lạt bệ, hế na mạt trụ, đáp ma ốt đa lạt nễ, mạc hô thứ nễ, đạt thứ nễ kế, chước yết ra bà chỉ, xả phạt rị, xa phạt rị, sa ha.

          ()爾時帝釋天主即從座起合掌恭敬白佛言世尊我亦有陀羅尼名跋折羅扇儞是大明呪能除一切恐怖厄難乃至枉死悉皆遠離拔苦與樂利益人天說呪怛姪他毘儞婆唎儞畔柁磨彈滯磨膩儞儞瞿哩揵陀哩栴荼哩摩登蓍十羯死薩羅跋喇鞞呬娜末住答磨嗢多喇儞莫呼刺儞達刺儞計斫羯囉婆枳捨伐哩奢伐哩莎訶

    (Kinh: Lúc bấy giờ, Đế Thích Thiên Chúa liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, cung kính bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con cũng có Đà La Ni tên là Bạt Chiết La Phiến Nễ. Đại minh chú này có thể trừ hết thảy sợ hăi, tai ác, hoạn nạn, cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa, dẹp khổ, ban vui, lợi ích trời, người”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, tỳ nễ bà rị nễ, bạn đả ma đạn trệ, ma nị nễ trí, trí nễ cù rị, kiện đà rị, chiên đồ rị, ma đăng thi, thập yết tử. Tát la bạt lạt bệ, hế na mạt trụ, đáp ma ốt đa lạt nễ, mạc hô thứ nễ, đạt thứ nễ kế, chước yết ra bà chỉ, xả phạt rị, xa phạt rị, sa ha).

 

          Kế đó là vị thứ tư nói thần chú, phân đoạn kinh văn cũng giống như phần trước. Nói Đế Thích Thiên Chúa th́ Đế chính là Chủ, Thích là Có Thể, phương này dịch [danh hiệu vị này thành] Năng Đế, tức là nói chung. Sau đó nói Thiên Chúa, tức là chỉ vị chủ tể cơi trời.

 

5.14.4.2.5. Tứ thiên vương nói thần chú

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Đa Văn thiên vương, Tŕ Quốc thiên vương, Tăng Trưởng thiên vương, Quảng Mục thiên vương, câu tùng ṭa khởi, hiệp chưởng, cung kính bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă kim diệc hữu thần chú, danh Thí Nhất Thiết Chúng Sanh Vô Úy, ư chư khổ năo, thường vi ủng hộ, linh đắc an lạc, tăng ích thọ mạng, vô chư hoạn khổ, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, bổ sáp bế, tô bổ sáp bế, độ ma, bát lạt ha lệ. A ri da bát lạt thiết tất đế, phiến đế niết mục đế mang yết lệ, tốt đổ đế. Tất đá tỵ đế, sa ha.

          ()爾時多聞天王持國天王增長天王廣目天王俱從座起合掌恭敬白佛言世尊我今亦有神呪名施一切眾生無畏於諸苦惱常為擁護令得安樂增益壽命無諸患苦乃至枉死悉皆遠離說呪怛姪他補澁閉蘇補澁閉度麼鉢喇訶阿囄耶鉢喇設悉扇帝涅目帝忙揭例窣覩帝悉哆鼻帝莎訶

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Đa Văn thiên vương, Tŕ Quốc thiên vương, Tăng Trưởng thiên vương, Quảng Mục thiên vương, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, cung kính bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Con nay cũng có thần chú tên là Thí Nhất Thiết Chúng Sanh Vô Úy, đối với các kẻ khổ năo, sẽ thường ủng hộ, khiến họ được an vui, tăng thêm thọ mạng, chẳng có các hoạn nạn, khổ sở, cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, bổ sáp bế, tô bổ sáp bế, độ ma, bát lạt ha lệ. A ri da bát lạt thiết tất đế, phiến đế, niết mục đế mang yết lệ, tốt đổ đế. Tất đá tỵ đế, sa ha).

 

          Kế đó, là vị thứ năm nói chú. Kinh văn chia thành hai đoạn, lược đi không ca tụng lợi ích của chú. Trong đoạn thứ nhất, đầu tiên là nêu tên [của người nói thần chú]; kế đó là nghi thức thỉnh cầu, sau đó là trần thuật lợi ích. Phân đoạn kinh văn dễ thấy.

 

5.14.4.2.6. Các long vương nói thần chú

         

          (Kinh) Nhĩ thời, phục hữu chư đại long vương, sở vị Mạt Na Tư long vương, Điện Quang long vương, Vô Nhiệt Tŕ long vương, Điện Thiệt long vương, Diệu Quang long vương, câu tùng ṭa khởi, hiệp chưởng cung kính, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă diệc hữu Như Ư Bảo Châu Đà La Ni, năng giá ác điện, trừ chư khủng bố, năng ư nhân thiên vi đại lợi ích, ai mẫn thế gian, ủng hộ nhất thiết, hữu đại oai lực, sở cầu như nguyện, năi chí uổng tử, tất giai viễn ly, nhất thiết độc dược giai linh chỉ tức, nhất thiết tạo tác cổ đạo, chú thuật, bất cát tường sự, tất linh trừ diệt.

          ()爾時復有諸大龍王所謂末那斯龍王電光龍王無熱池龍王電舌龍王妙光龍王俱從座起合掌恭敬白佛言世尊我亦有如意寶珠陀羅尼能遮惡電除諸恐怖能於人天為大利益哀愍世間擁護一切有大威力所求如願乃至枉死悉皆遠離一切毒藥皆令止息一切造作蠱道呪術不吉祥事悉令除滅

          (Kinh: Lúc bấy giờ, lại có các đại long vương, như là Mạt Na Tư long vương, Điện Quang long vương, Vô Nhiệt Tŕ long vương, Điện Thiệt long vương, Diệu Quang long vương, đều từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay, cung kính bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con cũng có Như Ư Bảo Châu Đà La Ni, có thể ngăn trở các sấm chớp ác, trừ các sợ hăi, có thể tạo lợi ích to lớn cho trời người, thương xót thế gian, ủng hộ hết thảy, có oai lực to lớn, sở cầu như nguyện, cho đến chết oan uổng thảy đều xa ĺa, khiến cho hết thảy thuốc độc đều ngưng dứt (không c̣n gây độc), khiến cho hết thảy tạo tác như cổ thuật, nguyền rủa, chuyện chẳng cát tường thảy đều trừ diệt).

 

          Vị thứ sáu nói thần chú, kinh văn chia thành ba đoạn như phần trước. Đoạn đầu tiên gồm năm ư. Trong đoạn này, trước hết là liệt kê tên [của các long vương]. Từ “câu tùng ṭa khởi” (đều từ chỗ ngồi) trở đi là ư thứ hai, tức nghi thức thỉnh cầu [đức Phật cho phép họ nói thần chú]. Ư thứ ba là trần thuật lợi ích.

 

          (Kinh) Ngă kim dĩ thử thần chú phụng hiến Thế Tôn, duy nguyện ai mẫn, từ bi nạp thọ.

          ()我今以此神呪奉獻世尊唯願哀愍慈悲納受

    (Kinh: Con nay đem thần chú này dâng hiến đức Thế Tôn, kính mong thương xót, từ bi tiếp nhận).

 

          Kế đó là ư thứ tư: Thỉnh cầu [đức Thế Tôn] tiếp nhận.

 

          (Kinh) Đương linh ngă đẳng ly thử long thú, vĩnh xả xan tham. Hà dĩ cố? Do thử xan tham, ư sanh tử trung, thọ chư khổ năo. Ngă đẳng nguyện đoạn xan tham chủng tử”. Tức thuyết chú viết: - Đát điệt tha, a chiết lệ, a mạt lệ, a mật lật đế, ác xoa duệ, a tệ duệ. Bôn ni bát rị da pháp đế. Tát bà ba bả, bát lạt thiêm ma ni duệ, sa ha. A ly duệ bàn đậu tô ba ni duệ, sa ha. Thế Tôn! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, khẩu trung thuyết thử Đà La Ni minh chú, hoặc thư kinh quyển, thọ tŕ, độc tụng, cung kính cúng dường giả, chung vô lôi, điện, tích lịch, cập chư khủng bố, khổ năo, ưu hoạn, năi chí uổng tử, giai tất viễn ly, sở hữu độc dược, cổ mỵ, yếm đảo hại nhân, hổ, lang, sư tử, độc xà chi loại, năi chí văn manh, tất bất vi hại.

          ()當令我等離此龍趣永捨慳貪何以故由此慳貪於生死中受諸苦惱我等願斷慳貪種子說呪怛姪他阿折阿末囇阿惡叉裔阿幣裔奔尼鉢唎耶法帝薩婆波跛鉢喇苫摩尼裔莎訶阿離裔般豆蘇波尼裔莎訶世尊若有善男子善女人口中說此陀羅尼明或書經卷受持讀誦恭敬供養者終無雷電霹靂及諸恐怖苦惱憂患乃至枉死皆悉遠離所有毒藥蠱魅厭禱害人虎狼師子毒蛇之類乃至蚊虻悉不為害

          (Kinh: Sẽ khiến cho chúng con ĺa khỏi đường rồng, vĩnh viễn đoạn keo tham. V́ sao vậy? Do ḷng keo tham ấy, [chúng con] ở trong sanh tử, hứng chịu các khổ năo. Chúng con nguyện đoạn dứt chủng tử của keo tham”. Liền nói chú rằng: - Đát điệt tha, a chiết lệ, a mạt lệ, a mật lật đế, ác xoa duệ, a tệ duệ. Bôn ni bát rị da pháp đế. Tát bà ba bả, bát lạt thiêm ma ni duệ, sa ha. A ly duệ bàn đậu tô ba ni duệ, sa ha. Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, trong miệng nói minh chú Đà La Ni này, hoặc biên chép kinh quyển, thọ tŕ, đọc tụng, cung kính cúng dường, sẽ trọn chẳng bị sấm, chớp, sét, và các sự sợ hăi, khổ năo, lo rầu, cho đến chết oan uổng, thảy đều xa ĺa. Tất cả thuốc độc, cổ độc, ếm đối hại người, các loài cọp, sói, sư tử, rắn độc, cho đến muỗi ṃng, thảy đều chẳng làm hại).

 

          Kế đó, ư thứ năm là phát nguyện. Trong ấy, có bốn điều: Một là nêu ra, hai là gạn hỏi, ba là giải thích, bốn là từ “ngă đẳng nguyện đoạn” (chúng con nguyện đoạn) trở đi, là phần kết luận. Các phần kinh văn khác dễ thấy.         

         

5.14.4.3. Đức Phật ấn chứng

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn phổ cáo đại chúng: - Thiện tai, thiện tai! Thử đẳng thần chú giai hữu đại lực, năng tùy chúng sanh tâm sở cầu sự, tất linh viên măn, vi đại lợi ích, trừ bất chí tâm. Nhữ đẳng vật nghi.

          ()爾時世尊普告大眾善哉善哉此等神呪皆有大力能隨眾生心所求事悉令圓滿為大利益除不至心汝等勿疑

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo khắp đại chúng: - Lành thay! Lành thay! Các thần chú này đều có sức to lớn, có thể thuận theo điều mong cầu trong tâm chúng sanh, khiến được viên măn, tạo lợi ích to tát, trừ kẻ chẳng chí tâm. Các ông đừng nghi).

         

          Kế đó, đức Phật ấn chứng.

 

5.14.4.4. Đại chúng phụng hành

 

          (Kinh) Thời chư đại chúng văn Phật ngữ dĩ, hoan hỷ tín thọ.

          ()時諸大眾聞佛語已歡喜信受

          (Kinh: Khi đó, các đại chúng nghe đức Phật nói xong, hoan hỷ tin nhận).

 

          Kế đó là đoạn thứ tư, [đại chúng] phụng hành.

5.15. Phẩm thứ mười lăm: Đại Biện Tài Thiên Nữ (Đại Biện Tài Thiên Nữ phẩm đệ thập ngũ, 大辯才天女品第十五)

 

          Phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ gồm ba môn phân biệt: Ư nghĩa v́ sao có phẩm này, giải thích tên gọi của phẩm, và giải trừ vấn nạn.

 

5.15.1. Ư nghĩa v́ sao có phẩm này?

 

          Nói về ư nghĩa v́ sao có phẩm này, trong phần Lưu Thông có ba phần, đầu tiên là Tu Hành Lưu Thông. Trong ấy, lại nói năm phẩm sau chính là ư thứ ba, [tức là]“khiến cho [hành nhân] tăng trưởng phước trí”. Trong phần Tăng Trưởng Phước Trí, có bốn điều:

          - Một, tăng trưởng biện tài.

          - Hai, tăng thêm y phục.

          - Ba, tăng thêm thức ăn.

          - Bốn, tăng thêm trí huệ.

          V́ sao như vậy? Muốn lưu thông pháp để lợi ích người khác, ắt phải cậy vào biện tài để nói với chúng sanh. Dẫu có biện tài khéo léo, nếu chẳng có y phục, h́nh tướng sẽ chẳng đoan nghiêm. Nếu không có thức ăn, Tứ Đại hư hao. Lại sợ chẳng thể chịu đựng nỗi khổ v́ thiếu thốn, bèn lùi bước chẳng hành tự lợi và lợi tha. Dẫu vẫn có thể hành, sợ rằng do sợ [thiếu thốn] mà mong cầu, tâm ô nhiễm nói pháp. V́ thế, tăng thêm ẩm thực, khiến cho [hành nhân] ĺa khỏi cái duyên ấy. Dẫu có duyên giúp đỡ, nếu chẳng có trí huệ, sẽ chẳng thể liễu đạt thắng nghĩa của thế tục, trở thành thuyết pháp điên đảo. V́ vậy, tăng thêm trí huệ. Nhưng hành tự lợi và lợi tha, th́ lợi tha làm đầu. Thuyết pháp lợi sanh, ắt phải nhờ vào TBiện Tài; do vậy, nói đến biện tài trước hết. V́ thế, có phẩm này.

 

5.15.2. Giải thích danh xưng của phẩm này

 

          Giải thích danh xưng th́ tiếng Phạn là Ma Ha (Mahā, phương này dịch là Đại) Tát La Tất Tri Bà Để (Sarasvatī, phương này dịch Biện Tài) Đề Bà Tỷ (Devī, phương này dịch là Thiên Nữ). Trước hết, giải thích sơ lược ư nghĩa đại cương, gồm bốn điều, như luận Đại Trang Nghiêm nói: “Lại có bốn thứ đại: Một là thắng xuất đại, do vượt trội trong năm đường thuộc ba cơi. Hai là tịch tĩnh đại, do tiến hướng vô trụ xứ Niết Bàn. Ba là công đức đại, do hai khối phước và trí đều tăng trưởng. Bốn là lợi vật đại (lợi lạc chúng sanh to lớn), do thường nương vào đại bi, chẳng xả chúng sanh”.

          Biện Tài tức là Tứ Biện Tài, tức là trí mẫn tiệp, Tài chính là tài nghệ, kỹ năng. Có trí mẫn tiệp, vừa có tài khéo, cho nên nói là Biện Tài. Tức là Biện Tài này do thuộc vào bốn loại “đại” [như luận Đại Trang Nghiêm vừa mới nói], cho nên gọi là Đại Biện. Tác dụng thần kỳ, tự tại sáng sạch, th́ gọi là Thiên, mà cũng chính là Đệ Nhất Nghĩa Thiên. Vị trời có biện tài to lớn, [cho nên gọi là Đại Biện Tài]. Do Đại Biện Tài Thiên là thân nữ, nên nói là Đại Biện Tài Thiên Nữ. Chân Đế Tam Tạng nói: “Đấy chính là bậc Cửu Địa Bồ Tát, trọn đủ bốn thứ biện tài, lại có thể thí cho người khác. V́ thế, xưng hiệu như vậy”.

 

5.15.3. Giải thích vấn nạn

 

          * Hỏi: Trong bốn thứ Biện Tài, [vị thiên nữ này] thuộc loại nào?

          Đáp: Trọn đủ cả bốn món! V́ sao biết? Kinh văn trong phần sau chép: “Cụ túc trang nghiêm ngôn thuyết chi biện” (trọn đủ biện tài nói năng trang nghiêm); đó là Từ Vô Ngại Biện. “Ư thử kinh trung, văn tự, cú nghĩa” (Đối với văn tự, câu nghĩa trong kinh này); đó là hai món biện tài Pháp và Nghĩa. Kinh thể (bản thể của kinh) có hai thứ: Một là văn tự được diễn nói bởi kinh, hai là nghĩa lư được diễn nói [bởi bản kinh ấy], đều gọi là Kinh. “Năng thiện khai ngộ” (có thể khéo khai ngộ) tức là Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện. V́ thế, tổng kết rằng: “Phục dữ Đà La Ni Tổng Tŕ vô ngại” (Lại có thể cùng với Tổng Tŕ Đà La Ni vô ngại). Đà La Ni tức là bốn thứ “có thể tŕ”, c̣n Vô Ngại chính là bốn món Vô Ngại Biện được tŕ.

          * Hỏi: Tứ Vô Ngại Giải và Tứ Vô Ngại Biện có ǵ khác biệt?

          Đáp: Hiểu rơ bốn món không trầm trệ th́ gọi là Giải. Nói bốn món mà chẳng bị trầm trệ th́ là Biện. Biện nương vào Giải mà khởi, Giải nhờ vào Biện mà được tỏ rơ, do Thể của nó là Huệ. Trong các kinh luận, chúng được dùng lẫn cho nhau, nhưng chỉ nói bốn thứ. Tŕ bốn thứ chẳng quên th́ gọi là Tứ Tổng Tŕ, tức là kiêm Niệm và Huệ.

          * Hỏi: Nay vị thiên nữ này trọn đủ Biện Tổng Tŕ, sao chẳng gọi là Đại Tổng Tŕ thiên nữ?

          Đáp: Tổng Tŕ là nhân, bốn pháp được tŕ [bởi Tổng Tŕ] là quả. Từ quả mà danh hiệu sẽ thù thắng, nên chẳng đặt tên theo nhân. Lại có thể hiểu là: Biện là lợi tha, c̣n Tŕ th́ tự lợi nhiều hơn. V́ thế, thuận theo phương diện lợi tha trội hơn mà gọi là Đại Biện Tài. Do đó, trong phần sau, ngài Kiều Trần Như thỉnh rằng: “Duy nguyện trí huệ Biện Tài Thiên, dĩ diệu ngôn từ thí nhất thiết” (Kính mong vị Biện Tài Thiên là bậc trí huệ, dùng ngôn từ mầu nhiệm thí cho hết thảy). Trong phần dạy [hành nhân] thỉnh cầu [biện tài] sau đó, cũng nói: “Kính lễ Biện Tài Thiên, linh ngă Từ vô ngại” (kính lễ Biện Tài Thiên, khiến cho tôi Từ vô ngại) v.v… Xét ra, cầu thỉnh Ngài th́ Ngài sẽ có thể thí cho hết thảy.

 

5.15.4. Giải thích kinh văn

5.15.4.1. Tăng thêm biện tài

5.15.4.1.1. Nghi thức thỉnh cầu cho phép diễn nói

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Đại Biện Tài Thiên Nữ ư đại chúng trung, tức tùng ṭa khởi, đảnh lễ Phật túc, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn!”

          ()爾時大辯才天女於大眾中即從座起頂禮佛足白佛言世尊

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Đại Biện Tài Thiên Nữ ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân đức Phật, bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn!)

 

          Tán rằng: Kinh văn trong phẩm này, chia đại lược thành ba phần:

          - Một, nêu ra chuyện tăng thêm biện tài.

          - Hai, từ “Thế Tôn! Ngă đương” (bạch Thế Tôn! Con sẽ) trở đi, dạy phương cách cầu thỉnh [biện tài].

          - Ba, từ “nhĩ thời, Phật cáo” (lúc bấy giờ, đức Phật bảo) trở đi, đức Thế Tôn tán thán, khuyên bảo.

          Trong đoạn thứ nhất, lại chia thành hai phần:

          - Một, nghi thức thỉnh cầu [đức Phật cho phép] diễn nói.

          - Hai, lợi ích cho người tu hành.

          Đoạn này thuộc ư đầu tiên.

 

5.15.4.1.2. Lợi ích cho người tu hành

5.15.4.1.2.1. Lợi ích cho người phụng tŕ, diễn nói

 

          (Kinh) Nhược hữu pháp sư thuyết thị Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh giả.

          ()若有法師說是金光明最勝王經

          (Kinh: Nếu có pháp sư nói kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này).

 

          Kế đó, là ư thứ hai, gồm hai điều:

          - Một, lợi ích cho người thọ tŕ, diễn nói.

          - Hai, từ “hựu thử Kim Quang Minh” (lại nữa, kinh Kim Quang Minh này) trở đi, hữu ích cho người nghe và học theo.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất, lại có hai ư nhỏ. Ư đầu tiên là phải nên lợi ích cho mọi người.

 

          (Kinh) Ngă đương ích kỳ trí huệ, cụ túc trang nghiêm ngôn thuyết chi biện.

          ()我當益其智慧具足莊嚴言說之

          (Kinh: Con sẽ tăng thêm trí huệ cho người ấy, trọn đủ biện tài, ngôn thuyết trang nghiêm).

 

          Kế đó, nói về hai pháp được tăng ích, có ba điều:

          - Một, nêu chung.

          - Hai, từ “cụ túc” (trọn đủ) trở đi, nêu riêng [từng pháp được tăng ích].

          - Ba, từ “tổng tŕ vô ngại” trở đi, kết lại.

          Trong phần nêu riêng, trước hết là “ban cho Từ Vô Ngại Biện”. Kế đó, từ “nhược bỉ pháp sư” (nếu pháp sư ấy) trở đi, ban cho biện tài và Đà La Ni. Đoạn này là nêu chung và phần nói riêng về Từ Vô Ngại Biện. Cửu Địa đắc Tứ Biện Tài; v́ thế, trong mười tám món biến hóa, [có một môn biến hóa là] thí cho người khác biện tài. Nói “cụ túc trang nghiêm” tức là trọn đủ tám loại ngữ.

 

          (Kinh) Nhược bỉ pháp sư ư thử kinh trung văn tự, cú nghĩa, sở hữu vong thất, giai linh ức tŕ, năng thiện khai ngộ, phục dữ Đà La Ni Tổng Tŕ vô ngại.

          ()若彼法師於此經中文字句義所有忘失皆令憶持能善開悟復與陀羅尼總持無礙

    (Kinh: Nếu vị pháp sư ấy đối với văn tự, và câu, nghĩa trong kinh này mà bị quên mất, con sẽ đều khiến cho [vị ấy] ghi nhớ, có thể khéo khai ngộ, lại ban cho Đà La Ni Tổng Tŕ vô ngại).

 

          Kế đó, điều thứ hai là ban cho các thứ biện tài khác. “Ư văn tự” (đối với văn tự) tức là Pháp. “Văn” chính là Tự, nói gộp chung Thể và Dụng. Đây là cái để năng thuyên (chủ thể có thể diễn nói) nương vào, Thể chẳng phải là năng thuyên. Cú (câu) chính là năng thuyên, [do nó có thể] diễn nói các nghĩa, [kinh văn] lược đi, chẳng nói tới Danh. “Giai linh ức tŕ” (đều khiến cho ghi nhớ) tức là Pháp Tŕ và Nghĩa Tŕ. Nghĩa lư của Văn là cái được tŕ, c̣n cái có thể tŕ [văn nghĩa ấy] chính là Tổng Tŕ; đó là nói gộp chung nhân quả. “Năng thiện khai ngộ” (Khéo có thể khai ngộ) tức là Nhạo Thuyết Biện Tài. “Phục dữ Đà La Ni” (lại ban cho Đà La Ni) tức là hai món Tổng Tŕ Chú và Nhẫn. Nói “Tổng Tŕ vô ngại” nhằm kết lại.

 

5.15.4.1.2.2. Lợi ích cho người học

5.15.4.1.2.2. 1. Kinh này được lưu truyền bởi người tu học đă lâu

 

          (Kinh) Hựu thử Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, vi bỉ hữu t́nh dĩ ư bách thiên Phật sở chủng chư thiện căn đương thọ tŕ giả, ư Thiệm Bộ châu, quảng hành lưu bố, bất tốc ẩn một.

          ()又此金光明最勝王經為彼有情已於百千佛所種諸善根當受持者於贍部洲廣行流布不速隱沒

          (Kinh: Lại nữa, kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này được các hữu t́nh đă gieo thiện căn nơi trăm ngàn đức Phật thọ tŕ và lưu truyền rộng răi trong châu Thiệm Bộ, chẳng bị nhanh chóng ẩn mất).

 

          Kế đó, điều thứ hai là lợi ích người nghe và học [kinh này]. Trong ấy, chia làm hai ư:

          - Một, chỉ rơ kinh này phải nên do người tu hành pháp đă lâu lưu hành.

          - Hai, từ “phục linh” (lại khiến cho) trở đi, chỉ ra kinh này có thể khiến cho người học đạt được lợi ích to lớn.

          Kinh văn thuộc ư thứ nhất gồm hai điều:

          - Một, nói về hạnh đă thực hiện.

          - Hai, pháp được lưu hành đă lâu. Điều này giống như kinh Bát Nhă dạy: “Năng sanh nhất niệm tịnh tín chi tâm, đương tri dĩ tằng cúng dường đa Phật” (Hăy nên biết người có thể sanh một niệm tâm tịnh tín, chính là đă từng cúng dường nhiều vị Phật).

 

5.15.4.1.2.2. 2. Người học đạt được lợi ích

 

          (Kinh) Phục linh vô lượng hữu t́nh văn thị kinh điển, giai đắc bất khả tư nghị tiệp lợi biện tài, vô tận đại huệ, thiện giải chúng luận, cập chư kỹ thuật.

          ()復令無量有情聞是經典皆得不可思議捷利辯才無盡大慧善解眾論及諸技術

          (Kinh: Lại khiến cho vô lượng hữu t́nh nghe kinh điển này, đều đạt được biện tài mẫn tiệp, nhạy bén chẳng thể nghĩ bàn, vô tận đại huệ, khéo hiểu các luận, và các nghề khéo).

 

          Kế đó, người học [kinh này] đạt được lợi ích, có ba phần:

          - Một, đạt được biện tài trong hiện tại.

          - Hai, sẽ chứng Phật quả.

          - Ba, tăng thọ v.v… trong đời hiện tại.

          Trong phần “đạt được biện tài”, đầu tiên là đắc biện tài mẫn tiệp, nhanh nhạy, tức là Nhạo Thuyết Biện Tài và Từ Biện Tài. Do trong một sát-na có thể hiện các âm thanh, nên gọi là Tiệp Lợi (mẫn tiệp và nhanh nhạy). Trong Nhạo Thuyết Biện Tài, lại có bảy thứ:

          - Một, tấn biện, [tức biện tài lưu loát] như sông treo liên tục chảy lạnh lùng chẳng chậm trễ.

          - Hai, tiệp biện, tức là cần nói liền nói, chẳng ấp úng.

          - Ba, ứng biện, tức tương ứng với thời cơ.

          - Bốn, vô sơ mậu biện (biện tài không sai sót, lầm lẫn), nói lời đích đáng.

          - Năm, vô đoạn tận biện, do nói liên hoàn, chẳng dứt.

          - Sáu, phong nghĩa vị biện (biện tài với nghĩa vị phong phú), do trọn đủ các nghĩa lư.

          - Bảy, tối thượng diệu biện, cơi đời không ai có thể hơn được.

          “Tiệp lợi” tức là hai loại biện tài đầu tiên, Vô Tận chính là loại thứ năm, “đại huệ” tức các loại biện tài c̣n lại. “Thiện giải chúng luận” (khéo hiểu các luận) v.v… tức Pháp Nghĩa Biện Tài. “Bất tư nghị” là nói chung cho cả bốn câu. Diệu dụng khó lường, gọi là “bất tư nghị”.

 

          (Kinh) Năng xuất sanh tử, tốc thú Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

          ()能出生死速趣無上正等菩提

          (Kinh: Có thể thoát sanh tử, nhanh chóng tiến đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề).

 

          Kế đó, sẽ chứng Phật quả.

 

          (Kinh) Ư hiện thế trung, tăng ích thọ mạng, tư thân chi cụ tất linh viên măn.

          ()於現世中增益壽命資身之具悉令圓滿

     (Kinh: Trong đời hiện tại, tăng thêm thọ mạng, vật dụng cần thiết cho cuộc sống đều được viên măn).

 

          Sau đó là tăng thêm tuổi thọ v.v… trong cuộc sống hiện thời.

 

5.15.4.2. Dạy phương cách thỉnh cầu

5.15.4.2.1. Dạy cách tŕ kinh và phương tiện để cầu biện tài

5.15.4.2.1.1. Nêu chung cách chỉ dạy

 

          (Kinh) Thế Tôn! Ngă đương vị bỉ tŕ kinh pháp sư, cập dư hữu t́nh, ư thử kinh điển nhạo thính văn giả, thuyết kỳ chú dược, tẩy dục chi pháp.

          ()世尊我當為彼持經法師及餘有情於此經典樂聽聞者說其呪藥洗浴之

          (Kinh: Bạch Thế Tôn! Con sẽ v́ vị pháp sư tŕ kinh ấy và các hữu t́nh khác, đối với những người ưa thích nghe kinh điển này, nói cách dùng thuốc và tắm gội dành cho chú này).

 

          Tán rằng: Kế đó, dạy phương cách để cầu [biện tài]. Có hai phần:

          - Một, dạy cách tŕ kinh và phương tiện để cầu.

          - Hai, từ “nhĩ thời, Pháp Sư Thọ Kư” (lúc bấy giờ, Pháp Sư Thọ Kư) trở đi, dạy thẳng vào cách cầu biện tài.

          Đoạn thứ nhất gồm có bốn điều:

          - Một, nêu chung chuyện chỉ dạy pháp thức.

          - Hai, dạy riêng phương cách.

          - Ba, thiên nữ khuyên hành tŕ.

          - Bốn, đức Thế Tôn tán thán, sắc truyền.

          Đoạn thứ nhất lại gồm có bốn ư:

          - Một, nêu ra người hành.

          - Hai, nêu ra pháp sẽ được dạy.

          - Ba, nêu ra công năng của pháp.

          - Bốn, khuyên tu học.

          Đoạn chánh kinh này gồm hai ư đầu.

 

          (Kinh) Bỉ nhân sở hữu ác tinh, tai biến, dữ sơ sanh thời tinh thuộc tương vi, dịch bệnh chi khổ, đấu tránh, chiến trận, ác mộng, quỷ thần, cổ độc, yếm mỵ, chú thuật khởi thi, như thị chư ác vi chướng nạn giả, tất linh trừ diệt. Chư hữu trí giả ưng tác như thị tẩy dục chi pháp.

          ()彼人所有惡星災變與初生時星屬相違疫病之苦鬪諍戰陣惡夢鬼神蠱毒厭魅呪術起屍如是諸惡為障難者悉令除滅諸有智者應作如是洗浴之法

     (Kinh: Tất cả sao ác, tai biến, cùng với các tinh tú lúc mới sanh trái nghịch [bổn mạng] của người ấy, nỗi khổ về bệnh dịch, đấu đá, tranh chấp, chiến trận, ác mộng, quỷ thần, cổ độc, ếm đối, chú thuật khiến cho xác chết vùng dậy, các điều ác như thế gây chướng nạn, thảy đều trừ diệt. Những người có trí, hăy nên hành pháp tắm gội như thế).

 

          Kế đó, nêu ra công năng của pháp. Nói “tinh thuộc” (sao chiếu mạng) th́ ngày sanh ra của người phàm thuộc vào [ảnh hưởng của một ngôi sao nào đó trong] Nhị Thập Bát Tú [tương ứng với ngày đó]; trong đó, có thể có tinh tú tương khắc bổn mạng. Tuy người ấy không hiểu, nhưng hành pháp tắm gội này th́ chướng nạn cũng trừ diệt. Nói “chú thuật khởi thi” là chú thuật ở phương Tây (Ấn Độ) có thể khiến cho xác chết đứng dậy đi lại khắp nơi, có tác dụng bán phần hay toàn phần, gây hại cho người khác. Nương vào pháp tắm gội này th́ những thuật ấy cũng đều bị trừ diệt. Các phần kinh văn khác dễ hiểu. Đoạn này chính là dạy chung hai hạng người nói và nghe [kinh này], và người cầu biện tài, đều phải nên hành theo cách tắm rửa này!

 

5.15.4.2.1.2. Dạy riêng phương pháp

5.15.4.2.1.2.1. Dạy cách tắm gội

5.15.4.2.1.2.1.1. Chỉ ra phương thuốc dùng để tắm gội

 

          (Kinh) Đương thủ hương dược tam thập nhị vị, sở vị xương bồ (pha-giả), ngưu hoàng (cù-lô-chiết-na), mục túc hương (tắc-tất-lực-ca), xạ hương (mạc-ha-bà-ca), hùng hoàng (mạt-nại-si-la), hợp hôn thụ (thi-lợi-sái), bạch cập (nhân-đạt-la-hát-tất-đá), khung cùng (xà-mạc-ca), cẩu kỷ căn (thiêm nhị), tùng chỉ (thất-lợi-tiết-sắt-đắc-ca), quế b́ (đốt-giả), hương phụ tử (mục-tốt-đá), trầm hương (ác-yết-rô), chiên đàn (chiên-đàn-na), linh bà hương (đa-yết-la), đinh tử (sách-cù-giả), uất kim (đồ-củ-ma), bà luật cao (yết-la-sa), vi hương (nại-lạt-đà), trúc hoàng (hốt-lộ-chiến-na), tế đậu khấu (tô-khấp-mê-la), cam tùng (nhị-thiêm-đá), hoắc hương (bát-đát-la), mao căn hương (ốt-thi-la), sất chỉ (tát-lạc-kế), ngải nạp (thế-lê-dă), an tức hương (cũ-cụ-la), giới tử (tát-lợi-sát-bả), mă cần (diệp-bà-nễ), long hoa tu (na-gia-kê-tát-la), bạch giao (tát-chiết-la-bà), thanh mộc (củ-sắt-tha), giai đẳng phần.

          ()當取香藥三十二味所謂昌蒲(坡者)牛黃(瞿盧折娜)苜蓿香(塞畢力迦)麝香(莫訶婆伽)雄黃(眵羅)合昏樹(尸利灑)白及(因達羅喝悉哆)芎藭(闍莫迦)苟杞根(苫弭)松脂(室利薛瑟得迦)桂皮(咄者)香附子(目窣哆)沈香(惡揭嚕)栴檀(栴檀娜)零婆香(多揭羅)丁子(索瞿者)欝金(荼矩麼)婆律膏(揭羅娑)葦香(剌柁)竹黃(𩾲路戰娜)細豆蔲(蘇泣迷羅)甘松(弭苫哆)藿香(鉢怛羅)茅根香(嗢尸羅)𭇣(薩洛計)艾納(世黎也)安息香(寠具攞)芥子(薩利殺跛)馬芹(葉婆儞)龍華鬚(那加雞薩羅)白膠(薩折羅婆)青木(矩瑟他)皆等分

          (Kinh: Hăy nên lấy ba mươi hai vị thuốc có mùi thơm, tức là xương bồ[3] (pha-giả, vaca), ngưu hoàng[4] (cù-lô-chiết-na, gorocana), mục túc hương[5] (tắc-tất-lực-ca, spṛka), xạ hương[6] (mạc-ha-bà-ca, mahābhāga), hùng hoàng[7] (mạt-nại-si-la, manaḥśila), hợp hôn thụ[8] (thi-lợi-sái, śirīṣa), bạch cập[9] (nhân-đạt-la-hát-tất-đá, Indra-hasta), khung cùng[10] (xà-mạc-ca, śyābhyaka), rễ cây cẩu kỷ (thiêm nhị, śami), nhựa thông (thất-lợi-tiết-sắt-đắc-ca, śrīveṣṭaka), vỏ quế (đốt-giả, tvaca), hương phụ tử (mục-tốt-đá, musta), trầm hương (ác-yết-rô, agaru), chiên đàn (chiên-đàn-na, candana), linh bà hương (đa-yết-la, tagara), đinh tử (sách-cù-giả, samocaka, nụ hoa đinh hương), uất kim (đồ-củ-ma, Kuṅkuma, tức nghệ), bà luật cao (yết-la-sa, gālava), vi hương (nại-lạt-đà, narada), trúc hoàng (hốt-lộ-chiến-na, gorocanā), tế đậu khấu[11] (tô-khấp-mê-la, sūkṣmela), cam tùng[12] (nhị-thiêm-đá), hoắc hương (bát-đát-la, patra), mao căn hương (ốt-thi-la, Uśīra), sất chỉ (tát-lạc-kế, śalāka), ngải nạp[13] (thế-lê-dă, śaileya), an tức hương (cũ-cụ-la, gulgula), hạt cải (tát-lợi-sát-bả, sarṣapa), mă cần (diệp-bà-nễ, hạt cumin), long hoa tu (na-gia-kê-tát-la, nāgakeśara), bạch giao (tát-chiết-la-bà, sarjarasa), thanh mộc (củ-sắt-tha, kuṣṭha) phân lượng đều bằng nhau).

 

          Kế đó là dạy riêng phương pháp. Kinh văn chia thành bốn phần:

          - Một, dạy cách tắm gội.

          - Hai, từ “như thị dục dĩ” (tắm gội như thế xong) trở đi, dạy phát nguyện.

          - Ba, từ “phục thuyết tụng viết” (lại nói bài tụng rằng) trở đi, nói rơ lợi ích do hành theo pháp ấy.

          - Bốn, từ “thứ tụng hộ thân” (kế đó, tụng chú hộ thân) trở đi, dạy cách hộ thân.

          Phần “dạy cách tắm rửa” gồm tám điều:

          - Một, liệt kê phương thuốc để tắm gội.

          - Hai, chỉ dạy ngày giă, rây [các vị thuốc ấy].

          - Ba, dạy cách tụng chú vào thuốc.

          - Bốn, dạy cách làm đàn tràng.

          - Năm, dạy cách làm nước thơm [để tắm gội].

          - Sáu, dạy cách kết giới.

          - Bảy, chánh thức dạy cách tắm gội.

          - Tám, dạy cách thực hiện sau khi tắm rửa xong.

          Đoạn này thuộc điều thứ nhất, trước hết là nêu ra [số lượng các vị thuốc], sau đó, liệt kê [các vị thuốc]. Bà Luật Cao tức là cao long năo. Vi Hương là chất thơm trong cỏ lau. Trúc Hoàng là chất thơm sanh từ cây trúc. Tế Đậu Khấu là trong các loài Đậu Khấu, có loại thô, loại tế. Mao Căn Hương giống như Đâu Lâu Bà Hương.

 

5.15.4.2.1.2.1.2. Chỉ dạy ngày thích hợp để nghiền, rây các vị thuốc ấy

 

          (Kinh) Dĩ Bố Sái tinh nhật, nhất xứ đảo si, thủ kỳ hương mạt.

          ()以布灑星日一處擣篩取其香末

          (Kinh: Chọn ngày thuộc sao Bố Sái, giă chung các vị thuốc ấy, rây lọc lấy bột hương).

 

          Kế đó, điều thứ hai là dạy ngày nghiền và rây lọc [các vị thuốc ấy]. [Bố Sái (Puṣya)] tức là tên của tinh tú ở phía Nam trong Nhị Thập Bát Tú, tức là ngày có sao Quỷ[14] như các bản dịch cũ đă ghi.

 

5.15.4.2.1.2.1.3. Dạy cách tụng chú vào hương dược

 

          (Kinh) Đương dĩ thử chú, chú nhất bách bát biến. Chú viết: - Đát điệt tha, tô cật lật đế, cật lật đế, cật lật kế, kiếp ma đát lư, thiện nộ yết lan trệ, hác yết lạt trệ, nhân đạt la xà lợi nị, thước yết lan trệ, bát thiết điệt lệ. A phạt để yết tế, kế na củ đổ, củ đổ, cước ca tỵ lệ, kiếp tỵ lệ, kiếp tỵ lệ, kiếp tỳ la mạt để, thi la mạt để, san để độ ra mạt để, lư ba phạt củ bạn trĩ lệ, thất lệ, thất lệ, tát để tất thể đê, sa ha.

          ()當以此呪呪一百八遍呪曰怛姪他蘇訖栗帝訖栗帝訖栗計劫摩怛里繕怒羯郝羯喇滯因達囉闍利膩鑠羯鉢設姪囇阿伐底羯細計娜矩覩矩覩脚迦鼻麗劫鼻囇劫鼻麗劫毘羅末底尸羅末底刪底度囉末底里波伐矩畔稚囇室囇室囇底悉體羝莎訶

     (Kinh: Hăy nên dùng chú này, tụng một trăm lẻ tám lượt [vào bột hương ấy]. Chú rằng: - Đát điệt tha, tô cật lật đế, cật lật đế, cật lật kế, kiếp ma đát lư, thiện nộ yết lan trệ, hác yết lạt trệ, nhân đạt la xà lợi nị, thước yết lan trệ, bát thiết điệt lệ. A phạt để yết tế, kế na củ đổ, củ đổ, cước ca tỵ lệ, kiếp tỵ lệ, kiếp tỵ lệ, kiếp tỳ la mạt để, thi la mạt để, san để độ ra mạt để, lư ba phạt củ bạn trĩ lệ, thất lệ, thất lệ, tát để tất thể đê, sa ha).

 

          Kế đó, điều thứ ba là dạy cách biến hóa hương dược.

 

5.15.4.2.1.2.1.4. Dạy cách làm đàn tràng

 

          (Kinh) Nhược nhạo như pháp tẩy dục thời, ưng tác đàn tràng, phương bát trửu, khả ư tịch tĩnh định ổn xứ, niệm sở cầu sự bất ly tâm. Ưng đồ ngưu phẩn tác kỳ đàn. Ư thượng, phổ tán chư hoa thái. Đương dĩ tịnh khiết kim ngân khí, thịnh măn mỹ vị tịnh nhũ mật. Ư bỉ đàn tràng tứ môn sở, tứ nhân thủ hộ pháp như thường. Linh tứ đồng tử hảo nghiêm thân, các ư nhất giác, tŕ b́nh thủy. Ư thử, thường thiêu An Tức hương, ngũ âm chi nhạc thanh bất tuyệt. Phan cái trang nghiêm, huyền tăng thái, an tại đàn tràng chi tứ biên. Phục ư tràng nội, trí minh kính, lợi đao, kiêm tiễn, các tứ mai. Ư đàn trung tâm, mai đại bồn, ưng dĩ lậu bản an kỳ thượng.

          ()若樂如法洗浴時應作壇場方八肘可於寂靜定穩處念所求事不離心應塗牛糞作其壇於上普散諸華彩當以淨潔金銀器盛滿美味并乳蜜於彼壇場四門所四人守護法如常令四童子好嚴身各於一角持瓶水於此常燒安息香五音之樂聲不旛蓋莊嚴懸繒綵安在壇場之四邊復於場內置明利刀兼箭各四枚於壇中心埋大盆應以漏版安其上

    (Kinh: Nếu lúc nào ưa thích đúng như pháp tắm gội, hăy nên làm đàn tràng h́nh vuông, rộng tám khủy tay[15]. Có thể ở chỗ tịch tịnh, an định [để làm đàn], nghĩ tới chuyện mong cầu, chẳng ĺa tâm. Hăy nên trát phân ḅ để làm cái đàn ấy. Trên đó, rải trọn khắp các hoa nhiều màu. Hăy nên dùng đồ đựng bằng vàng hay bạc tinh sạch, chứa đầy đồ ăn ngon lành và sữa, mật. Nơi bốn cửa của đàn tràng ấy, bốn người thủ hộ theo lệ thường. Sai bốn bé trai thân trang hoàng đẹp đẽ, đứng ở mỗi góc đàn, cầm một b́nh nước. Trong ấy, thường đốt hương An Tức, tiếng nhạc ngũ âm chẳng dứt. Phan, lọng trang nghiêm, treo lọng lụa, xếp đặt ở bốn phía đàn tràng. Lại ở trong đàn tràng, đặt tấm gương sáng, đao bén, và mũi tên, mỗi thứ bốn phần. Ở chính giữa đàn, chôn một cái chậu lớn, hăy nên dùng ván thấm nước để trên đó).

 

          Kế đến, điều thứ tư là dạy làm đàn tràng. Trong ấy có tám ư:

          - Một, nửa đầu bài tụng nói về kích thước của đàn tràng.

          - Hai, từ “khả ư tịch tĩnh” (có thể ở nơi thanh vắng) trở đi, dạy nơi chốn lập đàn tràng.

          - Ba, nửa bài tụng từ “ưng đồ” (nên trát) trở đi, dạy cách tô trát đàn tràng.

          - Bốn, nửa bài tụng kế đó, dạy cách cúng dường.

          - Năm, nửa bài tụng tiếp theo, dạy về sự thủ hộ.

          - Sáu, nửa bài tụng kế đó, dạy về sự trang nghiêm.

          - Bảy, nửa bài tụng kế đó, dạy về cách tránh ác.

          - Tám, nửa bài tụng sau đó, dạy cách tạo chỗ tắm gội.

 

5.15.4.2.1.2.1.5. Dạy cách làm nước thơm để tắm

 

          (Kinh) Dụng tiền hương mạt dĩ ḥa thang, diệc phục an tại ư đàn nội.

          ()用前香抹以和湯亦復安在於壇

          (Kinh: Dùng bột hương trên đây ḥa với nước nóng, cũng lại đặt trong đàn tràng).

 

          Kế đó, ư thứ năm là dạy làm nước nóng để tắm.

 

5.15.4.2.1.2.1.6. Dạy cách kết giới

 

          (Kinh) Kư tác như tư bố trí dĩ, nhiên hậu tụng chú kết kỳ đàn. Kết giới chú viết: - Đát điệt tha, át lạt kế, na dă nê. Hế lệ, mi lệ, kỳ lệ, xí xí lệ, sa ha.

          ()既作如斯布置已然後誦呪結其壇結界呪曰怛姪他頞喇計娜也泥呬麗弭麗祇麗企企麗莎訶

          (Kinh: Đă sắp đặt như thế xong, sau đó, tụng chú để kết giới cái đàn ấy. Chú kết giới như sau: - Đát điệt tha, át lạt kế, na dă nê. Hế lệ, mi lệ, kỳ lệ, xí xí lệ, sa ha).

 

          Kế đó, điều thứ sáu là dạy cách kết giới. Nửa đầu bài tụng nhằm kết lại phần trước, ḥng dẫn khởi phần sau, kế đó là chánh thức dạy thần chú để kết giới.

 

5.15.4.2.1.2.1.7. Dạy cách tắm rửa

 

          (Kinh) Như thị kết giới dĩ, phương nhập ư đàn nội, chú thủy tam thất biến, tán sái ư tứ phương. Thứ khả chú hương thang, măn nhất bách bát biến. Tứ biên an mạn chướng, nhiên hậu tẩy dục thân. Chú thủy, chú thang, chú viết: - Đát điệt tha, sách yết trí, tỳ yết trí, tỳ yết đồ phạt để, sa ha.

          ()如是結界已方入於壇呪水三七遍散灑於四方次可呪香湯滿一百八遍四邊安幔障然後洗浴身呪水呪湯呪曰怛姪他索揭智毘揭智毘揭荼伐底莎訶

          (Kinh: Kết giới như thế xong, mới vào trong đàn tràng, tụng chú vào nước hai mươi mốt lần, rải khắp bốn phương. Kế đó, tụng chú vào nước tắm thơm, đủ một trăm lẻ tám lượt. Bốn phía căng màn che, sau đó tắm gội thân thể. Chú để tụng vào nước, vào nước nóng để tắm như sau: - Đát điệt tha, sách yết trí, tỳ yết trí, tỳ yết đồ phạt để, sa ha).

 

          Kế đó, điều thứ bảy là dạy cách tắm rửa. Có hai ư:

          - Một, kết lại phần trước.

          - Hai, từ “phương nhập” (rồi mới vào) trở đi, là tác pháp, gồm bốn điều:

          a) Tụng chú vào nước cho thanh tịnh.

          b) Tụng chú vào nước nóng để tắm rửa.

          c) Dạy cách che đậy thân thể lơa lồ.

          d) Lại dạy bài chú [để chú nguyện vào nước…]

 

5.15.4.2.1.2.1.8. Dạy cách thực hiện sau khi tắm xong

 

          (Kinh) Nhược tẩy dục ngật, kỳ tẩy dục thang, cập đàn tràng trung cúng dường ẩm thực, khí hà, tŕ nội, dư giai thâu nhiếp.

          ()若洗浴訖其洗浴湯及壇場中供養飲食棄河池餘皆收攝

          (Kinh: Nếu tắm rửa xong, nước tắm gội ấy và thức ăn cúng dường trong đàn tràng đem vứt xuống sông hay ao. Các thứ khác đều cất đi).

         

          Kế đó, điều thứ tám là dạy cách thức sau khi tắm xong.

 

5.15.4.2.1.2.2. Dạy cách phát nguyện

 

          (Kinh) Như thị dục dĩ, phương trước tịnh y, kư xuất đàn tràng, nhập tịnh thất nội, chú sư giáo kỳ phát hoằng thệ nguyện, vĩnh đoạn chúng ác, thường tu chư thiện, ư chư hữu t́nh dữ đại bi tâm. Dĩ thị nhân duyên, đương hoạch vô lượng tùy tâm phước báo.

          ()如是浴已方著淨衣既出壇場入淨室呪師教其發弘誓願永斷眾惡常修諸善於諸有情與大悲心以是因緣當獲無量隨心福報

          (Kinh: Tắm như thế xong, mới mặc áo sạch. Đă ra khỏi đàn tràng, vào trong tịnh thất, chú sư dạy kẻ đó phát hoằng thệ nguyện, vĩnh viễn đoạn các ác, thường tu các điều lành, đối với các hữu t́nh bằng tâm đại bi. Do nhân duyên ấy, sẽ đạt được vô lượng phước báo thuận ḷng).

 

          Kế đó, đoạn thứ hai trong phần “dạy riêng cách cầu biện tài” là dạy phát nguyện. Có năm ư:

          - Một, kết lại phần trước.

          - Hai, nghi quỹ mặc áo sạch, phát nguyện.

          - Ba, từ “kư xuất” (đă ra khỏi) trở đi, nơi chốn phát nguyện.

          - Bốn, từ “chú sư giáo” (chú sư dạy) trở đi, vâng theo lời thầy dạy. Đây là nói về kẻ mới học.

          - Năm, từ “vĩnh đoạn” (vĩnh viễn đoạn trừ) trở đi là phát nguyện. Phát nguyện gồm ba ư:

          a) Nguyện tu tự lợi.

          b) Từ “ư chư” (đối với các [hữu t́nh]) trở đi, nguyện hành lợi tha.

          c) Từ “dĩ thị nhân duyên” (do nhân duyên ấy) trở đi, tu hành đắc quả.

 

5.15.4.2.1.2.3. Lợi ích do làm theo

 

          (Kinh) Phục thuyết tụng viết: - Nhược hữu bệnh khổ chư chúng sanh, chủng chủng phương dược trị bất sai, nhược y như thị tẩy dục pháp, tịnh phục độc tụng tư kinh điển, thường ư nhật dạ niệm bất tán, chuyên tưởng ân cần sanh tín tâm, sở hữu hoạn khổ tận tiêu trừ, giải thoát bần cùng, túc tài bảo. Tứ phương tinh thần, cập nhật, nguyệt, oai thần ủng hộ đắc diên niên, cát tường an ổn, phước đức tăng, tai biến ách nạn giai trừ khiển.

          ()說頌若有病苦諸眾生種種方藥治不差若依如是洗浴法并復讀誦斯經典常於日夜念不散專想慇懃生信心所有患苦盡消除脫貧窮足財四方星辰及日月威神擁護得延年吉祥安穩福德增災變厄難皆除遣

     (Kinh: Lại nói bài tụng rằng: - Nếu có các chúng sanh bệnh khổ, các thứ thuốc thang trị chẳng lành, nếu theo pháp tắm gội như thế, lại c̣n đọc tụng kinh điển này, thường trong ngày đêm niệm chẳng loạn, chuyên tưởng ân cần, sanh ḷng tin. Tất cả bệnh khổ tiêu trừ sạch, giải thoát bần cùng, đủ của cải. Bốn phương tinh tú, và nhật, nguyệt, oai thần ủng hộ thọ mạng dài, tốt lành, an ổn, phước đức tăng, tai biến, ách nạn đều trừ sạch).

 

          Kế đó, phần thứ ba là “lợi ích đạt được do tu hành theo pháp này”. Nói chung, có ba bài tụng, chia thành ba phần:

          - Một, nửa bài tụng đầu tiên nêu ra chúng sanh có nỗi khổ.

          - Hai, bài tụng kế đó nói về chuyện học theo pháp này.

          - Ba, một bài tụng rưỡi sau cùng, nói về lợi ích đạt được do học pháp này.

          Lợi ích gồm tám điều: Một là khỏi bệnh, hai là trừ nghèo túng, ba là tài vật dư dật, bốn là được thủ hộ, năm là tăng thêm tuổi thọ, sáu là tốt lành, an ổn, bảy là tăng phước, tám là hết nạn. Kinh văn dễ hiểu.

 

5.15.4.2.1.2.4. Dạy cách hộ thân

 

          (Kinh) Thứ tụng Hộ Thân Chú tam thất biến, chú viết: - Đát điệt tha, tam mế, tỳ tam mế, sa ha. Sách yết trệ, tỳ yết trệ, sa ha. Tỳ yết đồ, phạt để, sa ha. Sa yết ra, tam bộ đa dă, sa ha. Tắc kiến đà, ma đa dă, sa ha. Ni la kiến tha dă, sa ha. A bát ra thị đá, tỳ lê da dă, sa ha. Hế ma bàn đá, tam bộ đa dă, sa ha. A nhĩ mật la, bạc đát ra dă, sa ha. Nam-mô bạc già phạt đô, bạt ra hám ma tả, sa ha. Nam-mô tát ra toan để, mạc ha đề tỵ duệ, sa ha. Tất điện đô mạn (thử vân thành tựu ngă mỗ giáp), mạn đát ra bát đả, sa ha. Đát lạt đô tỷ điệt đá, bạt ra hám ma nô mạt đổ, sa ha.

          ()次誦護身呪三七遍呪曰怛姪他三謎毘三謎莎訶索揭滯毘揭滯莎訶毘揭荼伐底莎訶娑揭囉三步多也莎訶塞建陀摩多也莎訶尼攞建他也莎訶阿鉢囉市哆𠼝耶也莎訶呬摩槃哆三步多也莎訶阿爾蜜攞薄怛囉也莎訶南謨薄伽伐都跋囉蚶摩寫莎訶南謨薩囉酸底莫訶提鼻裔莎訶悉甸都漫(此云成就我某甲)曼怛囉鉢柁莎訶怛喇都仳姪哆跋囉蚶摩奴末覩莎訶  

          (Kinh: Kế đó, tụng chú Hộ Thân hai mươi mốt lần, chú rằng: - Đát điệt tha, tam mế, tỳ tam mế, sa ha. Sách yết trệ, tỳ yết trệ, sa ha. Tỳ yết đồ, phạt để, sa ha. Sa yết ra, tam bộ đa dă, sa ha. Tắc kiến đà, ma đa dă, sa ha. Ni la kiến tha dă, sa ha. A bát ra thị đá, tỳ lê da dă, sa ha. Hế ma bàn đá, tam bộ đa dă, sa ha. A nhĩ mật la, bạc đát ra dă, sa ha. Nam-mô bạc già phạt đô, bạt ra hám ma tả, sa ha. Nam-mô tát ra toan để, mạc ha đề tỵ duệ, sa ha. Tất điện đô mạn (phương này dịch là “thành tựu con tên là…), mạn đát ra bát đả, sa ha. Đát lạt đô tỷ điệt đá, bạt ra hám ma nô mạt đổ, sa ha).

 

          Phần thứ tư là “dạy cách hộ thân”, gồm hai ư:

          - Một, dạy cách hộ thân.

          - Hai, nói chú hộ thân.

 

5.15.4.2.1.3. Thiên nữ khuyên hành tŕ

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Đại Biện Tài Thiên Nữ thuyết tẩy dục pháp đàn tràng chú dĩ, tiền lễ Phật túc, bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Nhược hữu bật-sô, bật-sô-ni, ổ-ba-sách-ca, ổ-ba-tư-ca, thọ tŕ, độc tụng, thư tả, lưu bố thị diệu kinh vương, như thuyết hành giả, nhược tại thành, ấp, tụ lạc, khoáng dă, sơn lâm, tăng ni trụ xứ, ngă vị thị nhân, tương chư quyến thuộc, tác thiên kỹ nhạc, lai nghệ kỳ sở, nhi vi ủng hộ, trừ chư bệnh khổ, lưu tinh biến quái, dịch tật, đấu tránh, vương pháp sở câu, ác mộng, ác thần vi chướng ngại giả, cổ đạo, yếm thuật, tất giai trừ điễn, nhiêu ích thị đẳng tŕ kinh chi nhân, bật-sô đẳng chúng, cập chư thính giả, giai linh tốc độ sanh tử đại hải, bất thoái Bồ Đề.

          ()爾時大辯才天女說洗浴法壇場呪前禮佛足白佛言世尊若有苾芻苾芻尼鄔波索迦鄔波斯迦受持讀誦書寫流布是妙經王行者若在城邑聚落曠野山林僧尼住處我為是人將諸眷屬作天妓樂來詣其所而為擁護除諸病苦流星變怪疫疾鬪諍王法所拘惡夢惡神為障礙者蠱道厭術悉皆除殄饒益是等持經之人苾芻等眾及諸聽者皆令速渡生死大海不退菩提

    (Kinh: Lúc bấy giờ, Đại Biện Tài Thiên Nữ nói cách tắm gội, đàn tràng và chú ngữ xong, lễ dưới chân đức Phật, bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu có bật-sô, bật-sô-ni, ổ-ba-sách-ca, ổ-ba-tư-ca, thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, lưu truyền kinh vương mầu nhiệm này, hành đúng như lời dạy, nếu ở tại thành ấp, xóm làng, đồng trống, núi, rừng, chỗ tăng ni ở, con sẽ v́ người ấy, dẫn các quyến thuộc, tấu kỹ nhạc cơi trời, đến chỗ người ấy để ủng hộ, trừ các bệnh khổ, sao băng biến hiện quái dị, bệnh dịch, đấu đá, tranh chấp, phép vua trói buộc, ác mộng, ác thần gây chướng ngại, cổ đạo, ếm đối, thảy đều trừ sạch, lợi ích những người tŕ kinh, các vị bật-sô v.v… ấy, và những người nghe, đều khiến cho họ mau chóng vượt qua biển cả sanh tử, chẳng thoái thất Bồ Đề).

 

          Kế đó, đoạn thứ ba trong phần dạy phương tiện là “thiên nữ khuyên hành tŕ”, có ba ư:

          - Một, kết lại pháp đă dạy trong phần trước.

          - Hai, từ “tiền lễ Phật túc” (lễ dưới chân đức Phật) trở đi, trần thuật khuyên người học, gồm ba ư:

          a) Nghi thức tác bạch.

          b) Thưa tŕnh.

          c) Từ “hữu bật-sô” (có bật-sô) trở đi, chỉ ra người hành tŕ.

          - Ba, từ “nhược tại thành ấp” (nếu tại thành, ấp) trở đi, nói rơ [thiên nữ] sẽ khiến cho họ được lợi ích.

          “Được lợi ích” gồm có ba điều:

          - Một, cúng dường, thủ hộ.

          - Hai, từ “trừ chư bệnh khổ” (trừ các bệnh khổ) trở đi, trừ tai ương.

          - Ba, từ “nhiêu ích thị đẳng” (lợi ích những người ấy) trở đi, khiến cho họ đạt được lợi ích thù thắng.

 

5.15.4.2.1.4. Đức Thế Tôn tán thán, sắc truyền

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn văn thị thuyết dĩ, tán Biện Tài Thiên Nữ ngôn: “Thiện tai! Thiện tai! Thiên nữ! Nhữ năng an lạc, lợi ích vô lượng vô biên hữu t́nh, thuyết thử thần chú, cập dĩ hương thủy, đàn tràng pháp thức, quả báo nan tư. Nhữ đương ủng hộ tối thắng kinh vương, vật linh ẩn một, thường đắc lưu thông”. Nhĩ thời, Đại Biện Tài Thiên Nữ lễ Phật túc dĩ, hoàn phục bổn ṭa.

          ()爾時世尊聞是讚辯才天女言善哉善哉天女汝能安樂利益無量無邊有情說此神呪及以香水壇場法式果報難思汝當擁護最勝經王勿令隱沒常得流通爾時大辯才天女禮佛足已還復本座

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nghe nói như thế xong, tán thán Biện Tài Thiên Nữ rằng: “Lành thay! Lành thay! Này thiên nữ! Bà có thể an lạc, lợi ích vô lượng vô biên hữu t́nh, nói thần chú ấy, và pháp thức nước thơm, đàn tràng, quả báo khó nghĩ! Bà hăy nên ủng hộ kinh vương tối thắng này đừng bị ẩn mất, thường được lưu truyền”. Lúc bấy giờ, Đại Biện Tài Thiên Nữ lễ dưới chân đức Phật xong, trở về chỗ của ḿnh).

 

          Kế đó, trong phần “dạy phương tiện”, đoạn thứ tư là “đức Thế Tôn tán thán, sắc truyền”. Có bốn ư:

          - Một, tán thán tổng tướng.

          - Hai, từ “Thiên nữ! Nhữ năng” (Thiên nữ! Bà có thể) trở đi, tán thán riêng từng điều. Có ba ư:

          a) Tán thán lợi ích do thiên nữ chỉ dạy pháp này.

          b) Từ “thuyết thử thần chú” (nói thần chú ấy) trở đi, tán thán riêng phương pháp đă chỉ dạy.

          c) Từ “quả báo nan tư” (quả báo khó nghĩ) trở đi, tán thán [thiên nữ] sẽ đắc quả.

          - Ba, từ “nhữ đương ủng hộ” (bà nên ủng hộ) trở đi, sắc truyền hộ pháp.

          - Bốn, từ “nhĩ thời” (lúc bấy giờ) trở đi, [thiên nữ] được tán thán, trở lại chỗ ngồi.

 

5.15.4.2.2. Dạy cách cầu biện tài

5.15.4.2.2.1. Kiều Trần Như tán thán, thỉnh cầu pháp

5.15.4.2.2.1.1. Tán thán nội đức, trụ xứ và oai nghi của thiên nữ

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Pháp Sư Thọ Kư Kiều Trần Như Bà-la-môn, thừa Phật oai lực, ư đại chúng tiền, tán thỉnh Biện Tài Thiên Nữ viết.

          ()爾時法師授記憍陳如婆羅門承佛威力於大眾前讚請辯才天女曰

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pháp Sư Thọ Kư Kiều Trần Như nương theo oai lực của đức Phật, đối trước đại chúng, tán thán, cầu thỉnh Biện Tài Thiên Nữ rằng).

 

          Tán rằng: Đoạn thứ hai trong phần “dạy phương cách thỉnh cầu” là “dạy cách cầu biện tài”. Kinh văn chia thành bốn phần:

          - Một, Kiều Trần Như tán thán, thỉnh cầu pháp.

          - Hai, từ “nhĩ thời, Biện Tài” (lúc bấy giờ, Biện Tài) trở đi, thiên nữ thuận theo lời thỉnh mà chỉ dạy.

          - Ba, từ “nhĩ thời, Kiều Trần Như” (lúc bấy giờ, Kiều Trần Như), Kiều Trần Như nghe pháp hoan hỷ, tán thán.

          - Bốn, phần đầu quyển thứ tám, Kiều Trần Như vâng theo lời dạy, thỉnh gia bị.

          Trong phần thứ nhất có hai ư, đoạn này là “nêu ra lời thỉnh”.

 

          (Kinh) Thông minh, dũng tấn Biện Tài Thiên, nhân thiên cúng dường tất ưng thọ, danh văn thế gian biến sung măn, năng dữ nhất thiết chúng sanh nguyện.

          ()聰明勇進辨才天人天供養悉應受名聞世間遍充滿能與一切眾生願

          (Kinh: Thông minh, dũng, tấn Biện Tài Thiên, trời người cúng dường đều đáng nhận. Thanh danh vang dội khắp thế gian, hay thỏa hết thảy chúng sanh nguyện).

         

          Tiếp đó, nêu ra lời tán thán, thỉnh cầu, [gồm] ba bài tụng, được chia thành hai phần:

          - Một, hai bài tụng đầu nhằm tán thán.

          - Hai, bài tụng cuối cùng là lời thỉnh cầu.

          Phần tán thán lại chia thành ba tiểu đoạn:

          - Bài tụng thứ nhất tán thán nội đức.

          - Nửa bài tụng kế đó, tán thán trụ xứ.

          - Nửa bài tụng sau đó, tán thán oai nghi.

          Phần này là “tán thán nội đức”, gồm bốn điều:

          - Câu thứ nhất tán thán đức “trí siêng năng”.

          - Câu kế đó tán thán phẩm đức “[thiên nữ] là phước điền”.

          - Câu kế đó tán thán phẩm đức “[thanh danh] lan xa”.

          - Câu cuối cùng tán thán phẩm đức “măn nguyện”.

 

          (Kinh) Y cao sơn đảnh thắng trụ xứ, tập mao vi thất, tại trung cư, hằng kết nhuyễn thảo dĩ vi y, tại xứ thường kiều ư nhất túc.

          ()依高山頂勝住處葺茅為室在中居恒結軟草以為衣在處常翹於一足

    (Kinh: Chỗ trụ thù thắng đỉnh núi cao, gom tranh làm nhà, ở trong đó, luôn kết cỏ mềm làm y phục, khắp chốn thường luôn kiễng một chân).

 

          Kế đó, tán thán trụ xứ và oai nghi. Biểu thị [thiên nữ] có thể vượt thoát sanh tử, nên nói là “trụ nơi núi cao”. Thật ra, Ngài có thể hiện bất cứ nơi đâu. Do ĺa kiêu mạn, nên thường ở trong nhà tranh. Biểu thị ḥa dịu, nhẫn nhục, nên dùng cỏ mềm làm y phục. Luôn siêng năng lợi ích chúng sanh, nên thường kiễng một chân!

 

5.15.4.2.2.1.2. Thỉnh cầu

 

          (Kinh) Chư thiên đại chúng giai lai tập, hàm đồng nhất tâm thân tán thỉnh, duy nguyện trí huệ Biện Tài Thiên, dĩ diệu ngôn từ thí nhất thiết.

          ()諸天大眾皆來集咸同一心伸讚請唯願智慧辯才天以妙言辭施一切

    (Kinh: Đại chúng chư thiên đều nhóm đến, đều cùng nhất tâm tán thán, thỉnh. Kính mong trí huệ Biện Tài Thiên, dùng diệu ngôn từ thí hết thảy).

 

          Kế đó, giăi bày lời thỉnh, có hai ư:

          - Nửa bài tụng đầu tiên giăi bày ư [đại chúng] cùng tán thán, thỉnh cầu.

          - Nửa sau bài tụng, nguyện [Biện Tài Thiên Nữ] ban cho họ điều cầu mong.

          Xét theo điều cầu mong trong bài tán thuộc phần sau, [sẽ thấy] không chỉ [mong cầu] Từ Vô Ngại, nhưng do để thuyết pháp lợi sanh th́ Từ Vô Ngại thù thắng; cho nên đặc biệt giăi bày thỉnh cầu.

         

5.15.4.2.2.2. Thiên nữ dạy pháp

5.15.4.2.2.2.1. Nói chú và tán thán người thỉnh cầu

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Biện Tài Thiên Nữ tức tiện thọ thỉnh, vị thuyết chú viết: Đát điệt tha, mộ lệ, chỉ lệ, a phạt đế, a phạt trá phạt để, hinh ngộ lệ, danh cụ lệ, danh cụ la phạt để, ương cụ sư mạt rị chỉ tam mạt để. Tỳ tam mạt để, tỳ tam mạt để ác cận rị, mạc cận rị, đát ra chỉ, đát ra giả phạt để, chất chất rị thất lư mật lư. Mạt nan địa đàm mạt rị, chỉ bát ra noa tất rị duệ. Lô ca thệ sắt sế. Lô ca thất lệ sắt da. Lô ca tất rị duệ, tất đà bạt rị đế, tỳ ma mục xí thâu chỉ chiết rị. A bát rị để hát đế. A bát rị để hát đá bột địa. Nam mẫu chỉ, nam mẫu chỉ, mạc ha đề tỵ, bát rị để cận rị hôn noa. Nam ma tắc ca ra. Ngă mỗ giáp bột địa đạt rị xa hế. Bột địa a bát lạt để hát đá. Bà bạt đổ, thị bà mế tỳ thâu điệt đổ, xá tất đát ra thâu lộ ca, mạn đát ra tất đắc ca. Ca tỳ da địa số. Đát điệt tha: Mạc ha bát lạt bà tỵ. Hế mật lư, hế mật lư. Tỳ chiết lạt đổ mế bột địa. Ngă mỗ giáp bột địa thâu đề, bạc già phạt điểm đề tỳ diễm, tát la toan điểm. Yết ra trệ kê do lệ. Kê do la mạt để. Hế lư mật lư, hế lư mật lư. A bà ha da mi. Mạc ha đề tỵ, bột đà tát đế na, đạt ma tát đế na, tăng già tát đế na. Nhân đạt ra tát đế na. Bạt lâu noa tát đế na. Duệ lô kê tát để bà địa na. Đê sám tát đế na. Tát để phạt giả nê na, a bà ha da mi. Mạc ha đề tỵ. Hế lư mật lư, hế lư mật lư. Tỳ chiết lạt đổ ngă mỗ giáp bột địa. Nam-mô bạc già phạt để, mạc ha đề tỵ tát ra toan để. Tất điện đổ, mạn đát ra, bát đà di, sa ha”. Nhĩ thời, Biện Tài Thiên Nữ thuyết thị chú dĩ, cáo Bà-la-môn ngôn: - Thiện tai đại sĩ! Năng vị chúng sanh cầu diệu biện tài, cập chư trân bảo, thần thông, trí huệ, quảng lợi nhất thiết, tốc chứng Bồ Đề.

          ()爾時辯才天女即便受請說呪怛姪他只囇阿伐帝阿伐吒伐底馨遇隷名具隷名具羅伐底鴦具師末唎只三末底毘三末底毘三末底惡近唎莫近唎怛囉只怛囉者伐底質質哩室里蜜里末難地曇末唎只八囉拏畢唎裔盧迦逝瑟跇盧迦失囇瑟耶盧迦畢唎裔悉馱跋唎帝毘麼目企輸只折唎阿鉢唎底喝帝阿鉢唎底喝哆勃地南母只南母只莫訶提鼻鉢唎底近唎昏拏南摩塞迦囉我某甲勃地達哩奢呬勃地阿鉢喇底喝哆婆跋覩市婆謎毘輸姪覩舍悉怛囉輸路迦曼怛囉畢棏迦迦婢耶地數怛姪他莫訶鉢喇婆鼻呬里蜜里呬蜜里毘折喇覩謎勃地我某甲勃地輸提薄伽伐點提毘焰薩羅酸點羯囉滯雞由雞由羅末呬里蜜里呬里蜜里阿婆訶耶弭莫訶提鼻勃陀薩帝娜達摩薩帝僧伽薩帝娜因達囉薩帝娜跋嘍拏薩帝娜裔盧雞薩底婆地娜羝釤薩帝娜薩底伐者泥娜阿婆訶耶弭莫訶提鼻呬里蜜里呬里蜜里毘折喇覩我某甲勃地南謨薄伽伐底莫訶提鼻薩囉酸底悉甸覩曼怛囉鉢陀彌莎訶爾時辯才天女說是呪告婆羅門言善哉大士能為眾生求妙辯才及諸珍寶神通智慧廣利一切速證菩提

    (Kinh: Lúc bấy giờ, Biện Tài Thiên Nữ liền nhận lời thỉnh, mà nói chú rằng: “Đát điệt tha: Mộ lệ, chỉ lệ, a phạt đế, a phạt trá phạt để, hinh ngộ lệ, danh cụ lệ, danh cụ la phạt để, ương cụ sư mạt rị chỉ tam mạt để. Tỳ tam mạt để, tỳ tam mạt để ác cận rị, mạc cận rị, đát ra chỉ, đát ra giả phạt để, chất chất rị thất lư mật lư. Mạt nan địa đàm mạt rị chỉ bát ra noa tất rị duệ. Lô ca thệ sắt sế. Lô ca thất lệ sắt da. Lô ca tất rị duệ, tất đà bạt rị đế, tỳ ma mục xí thâu chỉ chiết rị. A bát rị để hát đế. A bát rị để hát đá bột địa. Nam mẫu chỉ, nam mẫu chỉ, mạc ha đề tỵ, bát rị để, cận rị hôn noa. Nam ma tắc ca ra. Con tên là… bột địa đạt rị xa hế. Bột địa a bát lạt để hát đá. Bà bạt đổ, thị bà mế tỳ thâu điệt đổ, xá tất đát ra thâu lộ ca, mạn đát ra tất đắc ca. Ca tỳ da địa số. Đát điệt tha: Mạc ha bát lạt bà tỵ. Hế mật lư, hế mật lư. Tỳ chiết lạt đổ mế bột địa. Con tên là… bột địa thâu đề, bạc già phạt điểm đề tỳ diễm tát la toan điểm. Yết ra trệ kê do lệ. Kê do la mạt để. Hế lư mật lư, hế lư mật lư. A bà ha da mi. Mạc ha đề tỵ, bột đà tát đế na, đạt ma tát đế na, tăng già tát đế na. Nhân đạt ra tát đế na. Bạt lâu noa tát đế na. Duệ lô kê tát để bà địa na. Đê sám tát đế na. Tát để phạt giả nê na, a bà ha da mi. Mạc ha đề tỵ. Hế lư mật lư, hế lư mật lư. Tỳ chiết lạt đổ con tên là… bột địa. Nam-mô bạc già phạt để, mạc ha đề tỵ tát ra toan để. Tất điện đổ, mạn đát ra, bát đà di, sa ha”. Lúc bấy giờ, Biện Tài Thiên Nữ nói chú ấy xong, bảo Bà-la-môn rằng: - Lành thay đại sĩ! Ông có thể v́ chúng sanh cầu biện tài mầu nhiệm, và các trân bảo, thần thông, trí huệ, rộng lợi ích hết thảy, mau chứng Bồ Đề).

 

          Kế đó, thiên nữ dạy pháp, có ba phần:

          - Một, nói chú.

          - Hai, từ “nhĩ thời, Biện Tài” (lúc bấy giờ, Biện Tài) trở đi là tán thán người thỉnh cầu.

          - Ba, từ “tức thuyết tụng viết” (liền nói kệ tụng rằng) dạy cách tu tập.

          Hỏi: Thỉnh cầu trong phần trước th́ chỉ cầu biện tài, cớ sao thiên nữ tán thán thần thông và các pháp khác?

          Đáp: Có hai cách hiểu. Một cách hiểu là như đă giải thích chuyện cầu biện tài nơi nguyện huệ trong phần trước. Một cách giải thích khác là: Tuy chỉ cầu biện tài, nhưng do biện tài mà đạt được các pháp khác. [Thiên nữ] tán thán chung nhân và quả. Cách giải thích trước hay hơn!

 

5.15.4.2.2.2.2. Dạy cách tu tập

 

          (Kinh) Như thị ưng tri thọ tŕ pháp thức. Tức thuyết tụng viết: - Tiên khả tụng thử Đà La Ni, linh sử thuần thục vô mậu thất.

          ()如是應知受持法式說頌先可誦此陀羅尼令使純熟無謬失

    (Kinh: Hăy nên biết thọ tŕ pháp thức như thế. Liền nói bài tụng rằng: - Trước nên tụng Đà La Ni này, khiến cho thuần thục, không sai sót).

 

          Kế đó, đoạn thứ ba là dạy cách tu tập, có hai phần:

          - Một, nêu bày [pháp tu].

          - Hai, từ “tức thuyết tụng” (liền nói bài tụng) trở đi, dạy cách tu tập. Nói chung, [phần này] gồm có mười chín bài tụng rưỡi, chia đại lược thành tám tiểu đoạn. Nửa bài tụng đầu tiên nhằm dạy tụng chú.

 

          (Kinh) Quy kính Tam Bảo, chư thiên chúng, thỉnh cầu gia hộ nguyện tùy tâm. Lễ kính chư Phật, cập Pháp Bảo, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn chúng. Thứ lễ Phạm vương tịnh Đế Thích, cập hộ thế giả tứ thiên vương. Nhất thiết thường tu phạm hạnh nhân, tất khả chí thành ân trọng kính.

          ()歸敬三寶諸天眾請求加護願隨心禮敬諸佛及法寶菩薩獨覺聲聞眾次禮梵王并帝釋及護世者四天王一切常修梵行人悉可至誠慇重敬

    (Kinh: Quy kính Tam Bảo, các vị trời. Thỉnh cầu gia hộ, nguyện toại ḷng. Lễ kính chư Phật và Pháp Bảo, Bồ Tát, Độc Giác, các Thanh Văn. Rồi lễ Phạm vương và Đế Thích, cùng bậc hộ thế bốn thiên vương. Hết thảy người thường tu phạm hạnh, đều nên chí thành, rất trân trọng).

         

          Kế đó, tiểu đoạn thứ hai gồm hai bài tụng kế đó, dạy hăy quy kính, cầu thủ hộ, chia làm ba ư:

          - Nửa đầu bài tụng là nêu ra [sự quy kính].

          - Bài tụng kế đó, mỗi câu nói về một đối tượng để quy kính.

          - Câu cuối cùng là kết lại.

 

          (Kinh) Khả ư tịch tĩnh lan nhă xứ, đại thanh tụng tiền chú tán pháp, ưng tại Phật tượng, thiên long tiền, tùy kỳ sở hữu tu cúng dường.

          ()可於寂靜蘭若處大聲誦前呪讚法應在佛像天龍前隨其所有修供養

          (Kinh: Hăy ở chỗ lan nhă tịch tĩnh, lớn tiếng tụng pháp chú tán đó. Nên đối trước tượng Phật, trời, rồng, tùy ḿnh có ǵ đều cúng dường).

 

          Tiểu đoạn thứ ba, gồm một bài tụng, dạy đại lược cách tác pháp. Trong ấy, có bốn ư:

          - Một câu nói về chỗ để tác pháp.

          - Câu kế đó dạy tụng thần chú và tán. “Tán” tức là phần tán thỉnh trong phần trước.

          - Câu kế đó dạy về chỗ ngồi [để hành tŕ pháp này].

          - Câu cuối cùng dạy cúng dường.

 

          (Kinh) Ư bỉ nhất thiết chúng sanh loại, phát khởi từ bi ai mẫn tâm.

          ()於彼一切眾生類發起慈悲哀愍心

          (Kinh: Trong hết thảy loài chúng sanh ấy, phát khởi tâm từ bi, thương xót).

 

          Tiểu đoạn thứ tư, gồm nửa bài tụng, dạy phát khởi tâm từ bi.

 

          (Kinh) Thế Tôn diệu tướng tử kim thân, hệ tưởng chánh niệm, tâm vô loạn. Thế Tôn hộ niệm thuyết giáo pháp, tùy bỉ căn cơ linh tập định. Ư kỳ cú nghĩa thiện tư duy, phục y Không tánh nhi tu tập. Ưng tại Thế Tôn h́nh tượng tiền, nhất tâm chánh niệm nhi an tọa, tức đắc diệu trí tam-ma-địa, tịnh hoạch tối thắng Đà La Ni.

          ()世尊妙相紫金身繫想正念心無亂世尊護念教法隨彼根機令習定於其句義善思惟復依空性而修習應在世尊形像前一心正念而安坐即得妙智三摩地并獲最勝陀羅尼

     (Kinh: Thân Thế Tôn diệu tướng tử kim, tưởng chắc chánh niệm, tâm chẳng loạn. Thế Tôn hộ niệm, nói giáo pháp, tùy theo căn cơ dạy tu Định. Hăy khéo tư duy câu nghĩa ấy, lại nương tánh Không để tu tập. Nên đối trước h́nh tượng Thế Tôn, nhất tâm chánh niệm mà an tọa, liền đắc diệu trí tam-ma-địa, cũng đắc Đà La Ni tối thắng).

 

          Tiểu đoạn thứ năm gồm sáu bài tụng rưỡi, [nói về chuyện] nhờ vào cảnh mà an tâm để tu điều ḿnh vốn mong cầu. Trong ấy, có hai ư:

          - Hai bài tụng rưỡi đầu tiên là cầu Tổng Tŕ của Phật.

          - Bốn bài tụng kế đó là cầu Tứ Biện Tài của Phật, do là Phật quả.

          Trong phần “cầu Tổng Tŕ”, có bốn ư:

          - Nửa bài tụng đầu là quán Phật.

          - Một bài tụng kế đó nói về Tổng Tŕ: Nửa đầu bài tụng nói về Pháp và Chú Nhẫn. Nửa bài tụng kế đó nói về Nghĩa Đà La Ni.

          - Nửa bài tụng nói về chỗ hành pháp và cách tu.

          - Nửa bài tụng nói về đắc quả.

          Do trí định là cái gốc của các đức, nếu đạt được Tổng Tŕ, ắt sẽ thành tựu trí định.

 

          (Kinh) Như Lai kim khẩu diễn thuyết pháp, diệu hưởng điều phục chư nhân thiên, thiệt tướng tùy duyên hiện hy hữu, quảng trường năng phú tam thiên giới.

          ()如來金口演妙響調伏諸人天舌相隨緣現希有廣長能覆三千界

    (Kinh: Miệng vàng Như Lai diễn nói pháp, vang vọng điều phục các trời, người. Tướng lưỡi tùy duyên hiện hy hữu, rộng dài che khắp cơi tam thiên).

 

          Kế đó là bốn bài tụng nói về cầu biện tài. Trong ấy lại có ba phần:

          - Một bài tụng biện định về “mong cầu biện tài” và “công cụ của biện tài” (tức cái lưỡi).

          - Hai bài tụng kế đó dạy cầu hai điều ấy.