Kim Quang
Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ
Quyển
thứ hai
Đời
Đường, Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng
chiếu dịch kinh
Dịch kinh sa-môn
Huệ Chiểu soạn sớ
金光明最勝王經疏
卷第二
唐三藏法師義淨奉制譯
翻經沙門慧沼撰
Chuyển ngữ:
Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa
Giảo chánh:
Đức Phong và Huệ Trang
Phần
4
5.3.
Phẩm thứ ba: Phân Biệt Ba Thân (Phân Biệt Tam Thân phẩm
đệ tam, 分別三身品第三) – Phần thứ nhất
Phẩm Tam Thân được chia thành ba môn
phân biệt:
- Một, biện định ư nghĩa v́ sao
có phẩm này.
- Hai, giải thích tên của phẩm.
- Ba, nêu rơ các điều vấn nạn.
5.3.1.
Biện định ư nghĩa v́ sao có phẩm này?
Do ba ư nghĩa mà có phẩm này:
- Một, phẩm Thọ Lượng trên
đây đă nói tổng quát về hai quả Bồ Đề
và Niết Bàn, nhưng chưa thể biết riêng từng
quả được. Trong phẩm Thọ Lượng
đă có nói riêng về Đoạn Quả của Niết Bàn, nhưng
chưa phân biệt Trí Quả của Bồ Đề. Nay v́ [đức Thế Tôn] phân biệt ba thân bất đồng, sẽ
khiến cho [thính chúng] hiểu có cách đối trị riêng
biệt cho từng loại chướng, sẽ do tu nhân mà chứng
[quả]. V́ thế, ngài Hư Không Tạng bạch cùng đức
Thế Tôn rằng: “Vân hà Bồ Tát ư chư Như Lai
thậm thâm bí mật như pháp tu hành?” (Bồ Tát tu hành
pháp bí mật rất sâu của các đức Như Lai
như thế nào th́ mới là đúng pháp?) “Pháp bí mật
rất sâu” chính là cái quả tam thân, “như pháp tu hành”
chính là cái nhân để đối trị chướng. V́
vậy, có phẩm này.
- Ư nghĩa thứ hai là phẩm trước
đă nói “để chứng Viên Tịch, ắt phải do
đoạn chướng”. Do đă đoạn cái cần phải
đoạn, trí huệ ắt viên măn. V́ thế, phần Quả
Trí của bộ Vô Tánh Nhiếp Luận có nói: “Do đă
đoạn cái cần đoạn, đạt được
cái trí vô cấu, chẳng vướng mắc.
Đoạn thù thắng chẳng gián đoạn; kế đó nói quả trí thù thắng”. V́ thế, sau phẩm trước,
bèn có phẩm này sanh khởi.
- Ư nghĩa thứ ba v́ sao có phẩm này là do
căn cơ đáng nên nghe, [đức Phật] bèn từ
bi giảng nói, khiến cho họ đạt được
lợi lạc. Cuối phẩm này ghi: “Chư Phật
Như Lai tứ oai nghi trung, vô phi trí nhiếp. Nhất thiết
chư pháp, vô hữu bất vị từ bi sở nhiếp,
vô hữu bất vị lợi ích, an lạc chư chúng sanh
giả” (trong bốn oai nghi của Như Lai, không ǵ chẳng
được nhiếp thọ bởi trí. Hết thảy
các pháp không có ǵ chẳng được nhiếp thọ bởi
từ bi, không có ǵ chẳng v́ lợi ích, an lạc các chúng
sanh). Tức là v́ trừ các nỗi khổ như tám nạn
v.v… Do vậy, kinh văn trong phần sau có nói: “Thính văn, tín
giải, bất đọa địa ngục, ngạ quỷ,
bàng sanh, A Tu La đạo” (Lắng nghe, tin hiểu, sẽ
chẳng đọa trong các đường địa ngục,
ngạ quỷ, bàng sanh, A Tu La). Đấy là ĺa nạn “bốn
ác đạo”. “Thường xử thiên nhân, ly biên địa
nạn, bất sanh hạ tiện, ly sanh manh lung nạn, hằng
đắc thân cận chư Phật Như Lai” (Thường
ở trong cơi trời, người, ĺa nạn sanh nơi
biên địa, chẳng sanh làm kẻ hạ tiện, ĺa nạn
sanh ra đă đui, điếc, luôn được thân cận chư Phật
Như Lai, tức là ĺa nạn sanh trước Phật hay
sau Phật), “thính thọ chánh pháp” (nghe nhận chánh
pháp, tức là ĺa nạn Thế Trí Biện Thông), “thường
sanh chư Phật thanh tịnh quốc độ”
(thường sanh trong cơi nước thanh tịnh của
chư Phật), ĺa nạn sanh trong các cơi trời Trường Thọ, “năi chí quốc
độ tứ chủng lợi ích đẳng, giai vi lợi
an” (cho đến bốn thứ lợi ích nơi quốc
độ đều là lợi ích, an ổn). V́ vậy có phẩm
này.
5.3.2.
Giải thích danh xưng của
phẩm này
“Phân” có nghĩa là phần đoạn, “Biệt”
là khác biệt, [“phân biệt”] tức là tách ra từng phần [để
biện định] ba thân khác biệt. Hoặc có thể hiểu
Phân là phân tích, Biệt là khác biệt. “Tam” là con số.
“Thân” có nghĩa là nương vào Nghĩa, Thể và tích
tụ, như quyển mười của Thành Duy Thức
Luận đă giảng giải. Lại c̣n có nghĩa là “chân
thật”, như bộ Nhiếp Luận đời Lương
đă nói: “Thân là thật, chẳng phá hoại th́ gọi
là Thật”. Hoặc liên tục th́ gọi là Thân. Bộ
Nhiếp Luận đời Lương nói: “Tam thế
chư Phật liên tục chẳng khác, tùy theo lẽ
đáng nên mà tự tánh Pháp Thân đều do ba nghĩa ‘Thể,
Y, Thật’ mà gọi là Thân. Ứng Hóa gồm năm điều,
do khác với Biến Kế, mà cũng được gọi là Thật.
Lại v́ chẳng phải do máu thịt tạo thành, cũng
gọi là Thật. Nếu nói đối ứng theo tự
tánh Pháp Thân th́ chẳng được gọi là Thật”. Nếu chỉ nói “tam thân”, tức
là lối giải thích Đới Số[1].
Đă nói “phân biệt tam thân” tức “phân
biệt” là chủ thể có thể phân biệt, c̣n “tam thân” là đối tượng được phân biệt.
Hăy nên nói là do sự phân biệt của ba thân, cho nên gọi
phẩm Tam Thân Phân Biệt; đó là giải thích theo lối
Y Chủ (tức cách giải thích dựa theo cái Thể của
đối tượng được chủ thể
nương vào để đặt tên cho cái pháp chủ thể
ấy. Chẳng hạn như Nhăn Thức chính là cái Thức
do nương vào mắt mà sanh, bèn gọi cái Thức ấy
là Nhăn Thức. Như vậy th́ danh xưng “nhăn thức”
được gọi là Y Chủ Thích). Nay thuận theo
phương này mà nói là phẩm Phân Biệt Tam Thân. Do phẩm
này nói cặn kẽ ba thân của Phật; v́ thế,
được gọi là phẩm Phân Biệt Tam Thân.
5.3.3.
Nêu bày sự vấn nạn
* Câu hỏi thứ nhất: Ba thân ấy
đều vốn sẵn có ư? Hay là đều mới sanh
khởi?
Đáp: Xét theo cái nhân th́ đều là “vốn sẵn có”; nói theo quả th́ là “mới thành”. Do tự tánh thân chẳng phải là
sanh diệt, cho nên nói chung là “mới thành”. Cái Thể của tự
tánh Pháp Thân chính là Chân Như; trong khi nó c̣n bị trói buộc [bởi
phiền năo] th́ gọi là Tạng, chẳng gọi là Pháp
Thân. Do tướng hằng sa vạn đức chưa hiện,
chẳng phải là chỗ nương vào của pháp công
đức. Thuộc vào địa vị “xuất triền” (thoát khỏi sự
trói buộc của phiền năo) th́ gọi là Pháp Thân, do
tướng hằng sa vạn đức đă hiển hiện,
do nói theo chỗ nương vào của công đức, nên gọi
là Pháp Thân. V́ thế, kinh Thắng Man nói: “Tại triền,
danh Như Lai Tạng. Xuất triền, danh Pháp Thân” (C̣n
bị trói buộc bởi phiền năo th́ gọi là Như
Lai Tạng, thoát khỏi phiền năo trói buộc gọi là
Pháp Thân). Thành Duy Thức Luận nói: “Nơi Đại
Mâu Ni th́ gọi là Pháp Thân”. Đă nói “nơi Đại
Mâu Ni gọi là Pháp Thân”, rơ ràng là chẳng nói về cái sẵn
có, cho nên là “mới đạt được”! Cái nhân
của hai thân Ứng và Hóa tuy vốn sẵn có, nhưng cái
quả th́ mới sanh! Lư này cực đúng, chẳng cần
phải mất công dẫn chứng!
* Câu hỏi thứ hai: Ba thân ấy có cùng một
Thể, nhưng do v́ nghĩa và tác dụng mà chia thành ba? Hay
là do Thể khác biệt?
Đáp: Do Thể mà mỗi thân mỗi khác. Tự
tánh Pháp Thân là do Ưng Đắc Nhân mà đạt
được, cái Thể của Ưng Đắc Nhân[2]
chính là Chân Như. Hai thân Ứng và Hóa là do Gia Hạnh Nhân và
Viên Măn Nhân mà đạt được. Phát tâm gọi là Gia
Hạnh, tu trọn đủ th́ gọi là Viên Măn, tức là
Lục Độ.
* Câu hỏi thứ ba: Nếu Biệt Thể
của ba cái nhân cũng có sự khác biệt, cớ sao kinh
văn trong phần sau lại nói: “Tuy hữu tam số,
nhi vô tam thể” (tuy có con số ba, nhưng chẳng có ba
Thể)?
Đáp: Xét theo tánh và tướng để
nói. Chân Như là tánh, những thứ khác là tướng. Chẳng
có một pháp nào vượt ngoài Chân Như giới
mà có riêng thể tánh được, cho nên nói là “chẳng có ba Thể”, chẳng phải là “không ĺa Như
mà thể tánh chẳng khác!” Lại xét theo việc thâu nhiếp
tướng quy vào tánh, Thể của Như chính là một.
Nếu luận định riêng biệt Tướng và Dụng
th́ ba Thể bất đồng, như Thành Duy Thức, Đại Trang
Nghiêm Luận, Nhiếp Đại Thừa v.v… đều
nói cặn kẽ.
* Hỏi: Nếu ba Thể khác biệt, thí dụ về quặng
vàng trong phần sau sẽ chẳng thành!
Đáp: Chẳng mâu thuẫn! Do lư Chân Như
và chủng tử vô lậu sẵn có phù hợp với thí dụ
về quặng vàng. Người đạt được
vàng tinh sạch, ứng với thí dụ về Quả Đức. Tùy ư xoay vần
chế tạo các món trang sức, ví như tánh, tướng,
công đức đều đúng Lư. Căn, Lực, Giác, Chi
[trong ba mươi bảy đạo phẩm] đều
nương vào tứ trí mà khởi. Phần sau lại riêng
dùng ba thứ là vàng, nước, và hư không để thí
dụ cái Thể của Pháp Thân đă sẵn có từ
trước. Thí dụ nằm mộng thấy vượt
qua mặt nước mới tương ứng với thí
dụ riêng về tứ trí tâm phẩm. V́ thế, kinh
văn trong phần sau nói: “Phi vị vô tâm, vọng tưởng
kư diệt, thị giác thanh tịnh, phi vị vô giác” (Chẳng phải nói là vô tâm. Vọng
tưởng đă diệt th́ là giác thanh tịnh, chẳng
phải là không giác). Vàng, nước, và hư không vốn
sẵn chẳng biến đổi; v́ thế, sánh ví như
tự tánh. Mộng chẳng phải là thật sự tỉnh,
tỉnh giấc mới biết là hư không, chân giác mới
khởi. V́ thế, biết là Thể của chúng khác biệt.
Chư vị tôn đức xưa nay nói ba thân sai biệt
khác nhau, tới phần sau sẽ biện định nghĩa
ấy.
5.3.4.
Giải thích kinh văn
5.3.4.1.
Bồ Tát khải thỉnh
(Kinh) Nhĩ thời, Hư Không Tạng
Bồ Tát Ma Ha Tát tại đại chúng trung, tùng ṭa nhi khởi,
thiên đản hữu kiên, hữu tất trước
địa, hiệp chưởng cung kính đảnh lễ
Phật túc.
(經)爾時虛空藏菩薩摩訶薩在大眾中從座而起,偏袒右肩右膝著地,合掌恭敬頂禮佛足。
(Kinh: Lúc bấy giờ, Hư Không Tạng
Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi
đứng dậy, trật vai áo phải, gối phải
đặt sát đất, chắp tay, cung kính đảnh lễ
dưới chân đức Phật).
Tán rằng: Phẩm này chia đại lược
thành bốn phần:
- Một, Bồ Tát khải thỉnh.
- Hai, Như Lai giải đáp.
- Ba, từ “thiện nam tử như thị
tri kiến” (thiện nam tử hay biết như thế)
trở đi, kết lại, khuyên tu hành.
- Bốn, từ “nhĩ thời, Hư
Không Tạng” (Lúc bấy giờ, Hư Không Tạng) trở
đi, trần thuật sự lănh ngộ, thấu hiểu,
thọ tŕ học tập.
Phần thứ nhất lại chia thành hai ư:
Trước là cúng dường, sau là dâng lời khải thỉnh.
Cúng dường có hai loại:
- Một là nội cúng dường, tức
nghi thức thỉnh pháp.
- Hai là ngoại cúng dường, tức là biểu
thị sẽ thành tựu cái quả ấy.
Phần này thuộc về ư đầu tiên.
Nội cúng dường ở đây chính là nghi thức thỉnh
pháp. Quyển nhất của Đại Trang Nghiêm Luận
đă nói sáu thứ thù thắng do phát tâm Đệ Nhất
Nghĩa. Điều thứ hai là nguyện thù thắng, tức
mười đại nguyện. Nguyện thứ nhất
là “cúng dường, cung kính hết thảy chư Phật”.
Trong ấy, lại có ba điều:
1) Một, [đối tượng được
cúng dường là] hết thảy chư Phật chẳng
thiếu sót.
2) Hai, cúng dường chẳng sót.
Trong “cúng dường chẳng sót” lại
có ba điều:
- Một là lợi cúng dường, tức
là [cúng dường bằng] y phục v.v…
- Hai là kính cúng dường, tức là
hương, hoa v.v…
- Ba là hạnh cúng dường, tức tu Tín,
Giới v.v…
3) Cung kính chẳng thừa sót, cũng gồm
ba điều:
- Một là hầu hạ cung kính.
- Hai là đưa đón cung kính.
- Ba là tu hành cung kính.
Ở đây chính là tu hành cung kính. Trong đoạn
này, lại có hai ư:
- Một là nêu ra người khải thỉnh.
- Hai là nói đến sự cúng dường.
Hỏi: V́ sao vị Bồ Tát này được
gọi là Hư Không Tạng (Ākāśagarbha)?
Đáp: Chuẩn theo công
năng và phước trí của các vị Bồ Tát th́
đối với mỗi địa vị, [các vị Bồ Tát thuộc cùng một
địa vị] đều phải nên [có công đức
và phước trí] tương tự như nhau, nhưng tùy
theo nguyện mà lập thêm danh hiệu mỗi vị mỗi
khác. Xét theo cách đặt tên của vị Bồ Tát này th́
có hai ư nghĩa: Một là theo Sự, hai là theo Lư.
1) Đặt tên theo Sự, như quyển mười
lăm của kinh Đại Tập[3]
cũng nói Hư Không Tạng Bồ Tát do đạt
được sức thần thông của Như Lai, ở
trong hư không, thuận theo điều chúng sanh cần thiết,
dù là pháp hay tài vật, đều có thể bố thí trọn
hết, khiến cho đều họ hoan hỷ. Do trí phương tiện
ấy, Ngài có tên là Hư Không Tạng. Lại như phẩm
Hư Không Tạng nói, trong quá khứ có luân vương tên
là Sư Tử Tấn, xuất gia chưa lâu đă đắc
ngũ thần thông, vâng theo lời Phật dạy, v́ muốn
xoay chuyển tà tâm của phụ vương, muốn khiến
cho cha nhập chánh kiến, bèn nhập Định, hiện
thần thông. Các tướng như thế khiến cho tam
thiên đại thế gian chấn động sáu cách. Ở
trong hư không, tuôn xuống đủ mọi vật mầu
nhiệm, đều từ hư không phất phới
rơi xuống đầy ắp cơi tam thiên. Lúc bấy giờ,
từ địa thần cho đến trời Ca Ni Trá (Sắc
Cứu Cánh) đều hoan hỷ, hớn hở, xướng
như thế này: “Vị đại Bồ Tát này tên là
Hư Không Tạng”. Khi đó, đức Phật ấn
khả cho nhà vua tên là Hư Không Tạng.
2) Thuận theo Lư mà đặt tên th́ kinh
Hư Không Tạng Bồ Tát chép: “Hư Không Tạng ngữ
A Nan ngôn: - Ngă thân tức thị hư không, dĩ hư không
chứng tri nhất thiết, vị hư không ấn sở ấn” (Ngài Hư Không Tạng bảo A Nan rằng:
- Thân ta chính là hư không, do hư không chứng biết hết
thảy, được hư không ấn in vào). Đấy
là theo Lư mà đặt tên, tức là Lư thân. Bậc Thập
Địa chứng mười loại Pháp Thân[4]
như kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhă đă nói. Hơn nữa,
trong sách Pháp Uyển (Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa
Lâm), chương Tam Thân Nghĩa Lâm đă trích dẫn cặn
kẽ, cũng như trong kinh Hoa Nghiêm, thân tướng
của ngài Phổ Hiền được
ví như hư không
nương vào Như Như, chẳng nương vào cơi Phật.
Hỏi: Vị Bồ Tát này thuộc địa
vị nào?
Đáp: Theo kinh Đại Tập nói th́ Ngài
thuộc Đệ Thập Địa.
Các thứ biểu hiện như “từ
chỗ ngồi đứng dậy” v.v… cứ chuẩn
theo đó mà suy.
(Kinh) Dĩ thượng vi diệu kim bảo
chi hoa, bảo tràng phan cái, nhi vi cúng dường.
(經)以上微妙金寶之華、寶幢旛蓋而為供養。
(Kinh: Dùng hoa báu vàng vi diệu bậc
thượng, tràng, phan, lọng báu để cúng dường).
Tán rằng: Ngoại cúng dường chính là Kính Cúng Dường trong ba
thứ cúng dường. Dùng hoa báu bằng chất vàng vi diệu
bậc thượng, biểu thị tu hành đă lâu, như
thí dụ “tinh luyện vàng” trong phần sau. Nói là “hoa bằng chất
báu”, biểu thị vẫn c̣n đang tu nhân, sẽ có thể
đạt được cái quả. “Tràng báu” biểu
thị trí Bồ Đề cao vời, vượt ngoài hàng Nhị Thừa v.v… “Lọng
báu” biểu thị Tứ Vô Lượng (từ bi, hỷ,
xả) che rợp quần sanh, cũng nhằm biểu thị
nghe kinh này có thể tạo thành cái nhân thù thắng để
đạt được cái quả thù thắng.
(Kinh) Bạch Phật ngôn: - Thế Tôn!
Vân hà Bồ Tát Ma Ha Tát ư chư Như Lai thậm thâm bí mật
như pháp tu hành?
(經)白佛言:世尊!云何菩薩摩訶薩於諸如來甚深祕密如法修行?
(Kinh: Bạch cùng đức Phật
rằng: - Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát đúng
như pháp tu hành pháp bí mật rất sâu của các đức
Như Lai như thế nào?)
Tán rằng: Giăi bày lời thỉnh cầu. “Thậm
thâm bí mật” (bí mật rất sâu) là hỏi về quả,
“như pháp tu hành” là hỏi về nhân. Khó thể chứng
cùng tận th́ gọi là “thậm thâm”, hoặc do Nhị
Thừa chẳng thể biết nên gọi là “thậm
thâm”. Bậc Địa Tiền Bồ Tát (các địa vị
Bồ Tát chưa chứng Sơ Địa) chẳng thể
hiểu th́ gọi là “bí mật”. Theo Pháp Hoa Kinh Luận,
có năm điều “thậm thâm”: Một là nghĩa,
hai là Thể, ba là nội chứng, bốn là y chỉ,
năm là vô thượng. Lại nữa, “bí mật”
chính là ‘tướng” và khiến cho [hành nhân] nhập trong bốn
thứ bí mật. Tam tánh là tướng, tam thân là “khiến
cho nhập”.
5.3.4.2.
Như Lai giải đáp
5.3.4.2.1.
Sắc truyền lắng nghe, hứa sẽ nói
(Kinh) Phật ngôn: - Thiện nam tử!
Đế thính, đế thính, thiện
tư niệm chi, ngô đương vị
nhữ phân biệt, giải thuyết.
(經)佛言:善男子!諦聽諦聽,善思念之,吾當為汝分別解說。
(Kinh: Đức Phật nói: - Này thiện
nam tử! Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ lấy,
ta sẽ v́ ông phân biệt, giải nói).
Tán rằng: Đoạn lớn thứ hai là “Như Lai giải
đáp”. Kinh văn chia thành bốn phần:
- Một, sắc truyền lắng nghe, hứa
sẽ nói.
- Hai, giải đáp cái quả.
- Ba, từ “phục thứ, nhược
thiện nam tử” (lại nữa, nếu thiện nam tử)
trở đi, giải đáp câu hỏi về sự tu hành.
- Bốn, từ “phục thứ thiện
nam tử, thị Pháp Thân” (lại này thiện nam tử,
Pháp Thân ấy), tổng kết nhân quả trước
đó để bảo cho mọi người biết.
Đoạn này thuộc phần thứ nhất.
Nói “đế thính, đế thính, thiện tư niệm
chi” (lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ lấy), bộ
Kim Cang Bát Nhă Luận của Công Đức Thí Bồ Tát giải
rằng: “Đế Thính là tâm chuyên nhất nơi cảnh. Thiện là đúng với lư nghĩa mà sanh ḷng
tin, chẳng nghi. Tư Niệm là kính cẩn ǵn giữ, chẳng
quên”. Ngài Chân Đế
giải thích rằng: “Đế Thính sanh ra Văn Huệ.
Do Văn Huệ ĺa lỗi tán loạn giống như tạo
tác đồ chứa đựng. Thiện Tư sanh ra
Tư Huệ, Tư Huệ tôn trọng, ĺa phóng dật
như đồ đựng hoàn chỉnh. Niệm Chi sanh ra
Tu Huệ. Tu Huệ có thể nhiếp niệm, ĺa điên
đảo, như đồ đựng tinh sạch”.
5.3.4.2.2.
Giải đáp về cái quả
(Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết
Như Lai hữu tam chủng thân.
(經)善男子!一切如來有三種身。
(Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy
Như Lai có ba loại thân).
Tán rằng: Kế đó, giải đáp cái
quả được hỏi. Kinh văn chia thành bốn phần:
- Một, nêu ra số lượng.
- Hai, dựa theo con số mà gạn hỏi.
- Ba, dựa theo lời gạn hỏi để
liệt kê.
- Bốn, dựa theo sự liệt kê mà giảng
giải.
Đoạn này chính là nêu ra số lượng.
(Kinh) Vân hà vi tam?
(經)云何為三?
(Kinh: Những ǵ là ba?)
Tán rằng: Gạn hỏi.
(Kinh) Nhất giả Hóa Thân, nhị giả
Ứng Thân, tam giả Pháp Thân.
(經)一者化身、二者應身、三者法身。
(Kinh: Một là Hóa Thân, hai là Ứng
Thân, ba là Pháp Thân).
Tán rằng: Dựa theo lời gạn hỏi
mà liệt kê. Trước là nêu ra danh xưng của tam thân, sau là nêu ra sự nhiếp thọ, khuyên [thính chúng] hăy
nên biết [tam thân ấy]. Ở đây là phần liệt
kê ba danh xưng.
(Kinh) Như thị tam thân cụ túc nhiếp
thọ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nhược chánh liễu tri, tốc xuất sanh tử.
(經)如是三身具足攝受阿耨多羅三藐三菩提。若正了知,速出生死。
(Kinh: Tam thân như thế nhiếp thọ
trọn đủ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,
nếu biết rơ chân chánh, sẽ mau chóng thoát khỏi sanh tử).
Tán rằng: Nêu bày sự nhiếp thọ,
khuyên [thính chúng] nên biết. “Như thị” (như thế)
là nói đến ba thân vừa được liệt kê trên
đây. “Cụ túc nhiếp thọ” (nhiếp thọ trọn
đủ): Nêu rơ sự nhiếp thọ Phật thân là vô vi
đức, tự lợi, và lợi tha, không ǵ chẳng đều trọn hết.
“Nhiếp” có nghĩa là “gồm trọn”, Thọ là “dung nạp”, ư nói: Tam thân bao gồm trọn hết,
dung nạp công đức nơi thân Phật không ǵ chẳng
đều trọn hết. V́ sao? Ba thân này chính là A Nậu Bồ
Đề. “A” là Vô, Nậu Đa La (Nuttara) là Thượng.
Tam (Sam) là Chánh. Miệu (Myak) là Đẳng, Tam lại là
Chánh, Bồ Đề (Boddhi) là Giác. Dựa theo đó, phải
nên nói là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Điều
này gồm trọn năm pháp, tức Chân Như và Tứ Trí. Như
(Chân Như) chính là Đoạn Đức Niết Bàn, Tứ
Trí chính là Trí Đức. Nương vào đó để hóa
độ chúng sanh th́ là Ân Đức, do thâu nhiếp trọn
hết Bồ Đề. Bát Nhă Luận của Vô Trước
Bồ Tát viết: “A Nậu Đa La hiển thị Bồ
Đề Đoạn của Bồ Đề, là
tướng giải thoát. Tam Miệu Tam Bồ Đề
riêng hiển thị Bồ Đề đạo, do mọi
người b́nh đẳng, do là pháp thuộc về Bồ
Đề phần”. Ư nói: Tướng giải thoát chính là ly cấu Chân
Như. “Bồ Đề đạo” là Tứ Trí tâm phẩm,
do mọi người b́nh đẳng, do lư “nhân vô ngă”
b́nh đẳng. Do có pháp thuộc về Bồ Đề phần
mà gọi là Phật. Do trong Vô Thượng Giác mà có thể Chánh Giác, khác với phàm
phu, có thể Đẳng Giác khác với Nhị Thừa. Lại
nói là Chánh Giác, khác với Bồ Tát. Dùng một chữ Giác mà quán thông bốn
chỗ. Vô Thượng Giác chính là lư Chân Như, giác tánh
được gọi là Giác. V́ thế, kinh nói “Bồ
Đề và Bồ Đề Đoạn đều gọi là Bồ
Đề”.
Trước hết, gọi là Vô Thượng
th́ như kinh Bát Nhă dạy: “Vô hữu thiểu pháp khả
đắc, cố danh A Nậu” (Do chẳng có chút pháp nào
để có thể đạt được, cho nên gọi
là A Nậu). Luận (Bát Nhă Luận) giải thích: “Chẳng
có pháp nào chừng bằng vi trần để có thể
đạt được!” Ư nói: Nhị Thừa chỉ
trừ Phiền Năo Chướng, chẳng đoạn Sở
Tri Chướng. Bồ Tát cùng đoạn cả hai chướng.
Chủng Trí chẳng có chút nhiễm nào. V́ thế, nói là Vô Thượng
Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Giác) v.v… Nói Vô
Thượng tức là vượt xa phàm phu, Nhị Thừa, và Bồ Tát. Do
đó, giác ấy được gọi là Vô Thượng.
Kinh Bát Nhă dạy: “Thị pháp b́nh đẳng, vô hữu
cao hạ, cố danh A Nậu Bồ Đề” (Pháp ấy
b́nh đẳng, chẳng có cao thấp, nên gọi là A Nậu
Bồ Đề). Ư nói: Do mỗi vị Phật đều
cùng chứng vô ngă v.v… cao vời như nhau, cho nên nói là Vô
Thượng. Nếu có hơn, kém, sẽ chẳng nói là Vô
Thượng. Như trong phẩm Vô Thượng Thừa của
luận Biện Trung Biên đă nói: “Do gộp chung ba thứ
vô thượng mà nói là Vô Thượng Thừa, tức là
chánh hạnh, sở duyên (đối tượng hoặc
pháp để duyên theo), và tu chứng đều vô thượng”.
Ư nói: Tu trọn khắp các hạnh, thông đạt trọn
khắp các cảnh, chứng trọn khắp các quả, nên
gọi là Vô Thượng. Nói chi tiết th́ như trong luận ấy
đă nói. Kinh Bát Nhă dạy: “Tu nhất thiết thiện
pháp, tức đắc Bồ Đề hạnh vô thượng”
(Tu hết thảy thiện pháp, liền đạt được hạnh
Bồ Đề vô thượng). Trong hết thảy các
pháp, hăy nên biết như thế, tức là cảnh vô
thượng. Tu chứng vô thượng chính là Bồ Đề
Niết Bàn v.v… Luận ấy nói: “Điều thứ chín
là nơi địa vị Phật, tu chứng chẳng có
hai thứ chướng. Điều thứ mười là
thị hiện tu chứng Bồ Đề chẳng
ngưng nghỉ”. Ở đây cũng thế, nói “nhược
chánh liễu tri, tốc xuất sanh tử” (nếu biết
rơ chân chánh, sẽ nhanh chóng thoát khỏi sanh tử) ḥng khuyên
đại chúng thông hiểu.
Đối với nghĩa “tam thân” ấy,
đại lược dùng năm môn để phân biệt:
- Một là giải thích danh xưng.
- Hai là nêu ra cái Thể.
- Ba là tách ra, gộp vào, phế trừ, xác lập.
- Bốn là [minh thị] cái nhân sanh khởi và
tướng trạng nơi cái quả.
- Năm là phân biệt các môn.
5.3.4.2.2.1.
Giải thích danh xưng
Thứ nhất là giải thích danh xưng, gồm
hai điều:
- Một là nêu ra danh xưng.
- Hai là giải thích danh xưng.
5.3.4.2.2.1.1. Liệt kê danh xưng
Đối với chuyện liệt kê danh
xưng, kinh luận nói khác nhau. Mỗi thân trong ba thân lại có nhiều
danh xưng.
1. Đối với Hóa Thân Phật, đại
lược có năm tên gọi:
- Một là Hóa Thân. Bộ Nhiếp Luận
đời Lương viết: “Do sức tự tại
từ bổn nguyện của Phật, sẽ biến
đổi, hiển hiện tương tự như các
chúng sanh th́ gọi là Biến Hóa Thân”.
- Hai là Phụ Mẫu Sanh Thân (thân do cha mẹ sanh ra). Trí Độ Luận
nói: “Phật có hai thân: Một là pháp tánh sanh thân, hai là phụ mẫu sanh thân”.
- Ba là Tùy Thế Gian Thân, tức là do bi nguyện
mà Phật thị hiện giống như thế gian nhập
thai, trụ thai, xuất thai, gọi là “tùy thế gian”.
V́ thế, Trí Độ Luận nói: “Phật có hai thân: Một
là tùy thế gian thân (thân tùy thuận thế gian), hai là pháp
tánh sanh thân”.
- Bốn, chỉ gọi là Sanh Thân, cũng
tương ứng với thân do cha mẹ sanh ra. Kinh Niết
Bàn dạy: “Phật có hai loại thân: Một là Pháp Thân,
hai là sanh thân”.
- Năm là Giả Danh Thân. Bộ Nhiếp Luận
đời Lương viết: “Giả Danh Thân tức là
Hóa Thân. Thị hiện thân ấy nhằm phân biệt cái thân được
tạo tác chẳng
phải là chân thật, gọi là Giả Danh Thân”.
Đối với các danh xưng như thế,
hăy nên thuận theo nghĩa mà biết.
2. Thứ hai là Ứng Thân, đại lược
có sáu tên gọi:
- Một, gọi là Ứng Thân. Do hằng sa
đức hạnh kết thành, tương ứng với
Lư, được gọi là Ứng Thân. Bộ Nhiếp Luận
đời Lương viết: “Nếu ĺa Pháp Thân, Ứng
Thân sẽ chẳng thành. Hoặc là để dấy khởi
căn cơ Bồ Tát, bèn theo lẽ thích ứng mà thuyết
pháp, cho nên gọi là Ứng Thân, hoặc do
tương ứng với cái nhân xưa kia”.
- Hai, gọi là Thọ Dụng Thân, [tức là thân để] thọ dụng pháp lạc Đại
Thừa trong Tịnh Độ. Duy Thức Luận chia [Ứng
Thân] thành Tự Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng. Tự
Thọ Dụng là [cái thân] luôn tự
hưởng thụ pháp lạc Đại Thừa rộng lớn. Tha Thọ
Dụng là [thân nhằm] khiến cho người khác thọ dụng
pháp lạc Đại Thừa.
- Ba, gọi là Báo Thân. Do cái quả nhằm đền
đáp cái nhân, cho nên gọi là Báo Thân. Trong Thập Địa Luận th́ gọi
là Báo Thân Phật, c̣n trong Bát Nhă Luận th́ gọi là Thọ
Lạc Báo Phật.
- Bốn, gọi là Trí Huệ Phật như
kinh Lăng Già[5] đă
nói.
- Năm, gọi là Công Đức Phật, cũng
do kinh Lăng Già nói.
- Sáu, Pháp Tánh Sanh Thân. Trí Độ Luận viết:
“Phật có hai loại thân: Một là Pháp Tánh Sanh Thân, hai là
Phụ Mẫu Sanh Thân”. Đă nói là Pháp Tánh Sanh th́ rơ ràng chẳng
phải là Tự Tánh Pháp Thân, do hằng sa công đức
tương ứng với Pháp Tánh, nương theo Pháp Tánh
mà khởi, bèn gọi là Pháp Tánh Sanh.
3. Thứ ba là Pháp Thân, đại lược
có năm danh xưng:
- Một, gọi là Pháp Thân. Do là chỗ
nương vào của công đức Chân Như vô cấu,
nên gọi là Pháp Thân. V́ thế, luận Nhiếp Đại
Thừa viết: “Thân này tương ứng với pháp
công đức, nên gọi là Pháp Thân”. Thành Duy Thức Luận
nói: “Tức là tự tánh ấy cũng gọi là Pháp Thân,
là chỗ nương vào của các pháp công đức to lớn”.
Kinh này cũng gọi [Pháp Thân bằng danh xưng] như thế.
- Hai, gọi là Tự Tánh Thân. Bộ Nhiếp
Đại Thừa Luận đời Lương nói: “Dù
Phật xuất thế, hay chẳng xuất thế, đều
là tự nhiên đạt được, gọi là Tự
Tánh Thân”. Thành Duy Thức Luận nói: “Tức là chân tịnh
pháp giới của chư Như Lai, là chỗ nương
vào để thọ dụng biến hóa b́nh đẳng,
được gọi là Tự Tánh Thân”.
- Ba, gọi là Chân Thật Thân. Luận Nhiếp
Đại Thừa đời Lương nói: “Thân có hai
loại: Một là thân chân thật, hai là thân giả danh”. Bảo
Tánh Luận[6] gọi
[Pháp Thân] là Chân Phật. Kinh này cũng nói Pháp Thân là thật.
- Bốn, gọi là Như Như Phật: Kinh Lăng Già nói là
Như Như Phật.
- Năm, chỉ gọi là Pháp Phật. Tự
thể của Chân Như được gọi là Phật.
“Như” là Thể của Phật, cho nên gọi là Pháp Phật.
Trên đây là phần liệt kê danh xưng
[tam thân của Phật].
5.3.4.2.2.1.2.
Giải thích các danh xưng
Giải thích các danh xưng [của tam
thân] th́ Tổng Danh như trong phẩm trước đă giải
thích. Giải thích về Biệt Danh, dựa theo kinh này nói:
- Hóa Thân: Hiện ra các loại thân th́ gọi là Hóa Thân. Do có thể
hướng dẫn mà từ Không bỗng có, cho nên
được gọi là Hóa. Hóa tức là thân. Đấy là
giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Hoặc phân biệt với
Tổng mà gọi là Hóa Thân, tức là cách giải thích theo lối
Y Chủ, do “thân” là điểm chung [cho cả ba thân],
hoặc gọi là Biến Hóa Thân. “Biến” là chuyển
đổi h́nh thể vốn sẵn có. “Hóa” tức là
từ không mà bỗng có. Vừa biến vừa hóa, biến
khác với hóa, đó là giải thích theo lối Tương Vi[7].
Biến Hóa chính là thân, tức là giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Nay lược bớt
chữ Biến, hoặc do tác dụng của Hóa thù thắng,
cho nên gọi là Hóa Thân.
- Xét theo đó, Ứng là tương ứng với phàm phu và Nhị Thừa, mà gọi là Ứng
Thân, nhằm phân biệt với Báo Thân, chỉ gọi là Hóa
Thân. Chẳng giống với Báo Thân, tức là ứng với
Bồ Tát th́ gọi là Ứng. Dựa theo Thập Địa
Luận và Bát Nhă Kinh Luận, Báo Thân được gọi
là Báo Phật. Hóa Thân, Pháp Thân và Ứng Thân đều được
gọi là Phật, do các kinh phần nhiều đều trước hết là nói Phật có ngần ấy thân, nhưng
trong khi liệt kê danh xưng, đa số không có chữ Phật. Nếu chẳng vậy, chỉ nói “tam thân” th́ danh xưng ấy sẽ bao
gồm cả các hạng người khác, do [thân của các
hạng người khác] cũng được
gọi là “thân”.
Lại xét theo mười hiệu [của Phật],
tam thân đều có các danh hiệu ấy, phần nhiều
gọi là Phật. Ở đây, chỉ nêu ra một hiệu,
cho nên nói “nhất thiết Như Lai giai hữu tam thân”
(hết thảy Như Lai đều có ba thân).
a) Nói tới Ứng Thân, xét theo kinh văn ở
đây, do có hai nghĩa mà gọi là Ứng:
- Một, khế hợp, tương ứng
với chân lư mà có thể sanh khởi thân này. Kinh dạy: “Như thật
tương ứng Như Như, Như Như Trí, bổn
nguyện lực cố, thị thân đắc hiện”
(Như thật tương ứng với Như Như và
Như Như Trí, do sức bổn nguyện mà thân này
được hiện ra). Đă nói là “như thật
tương ứng với Như Như v.v… và trí, do sức
bổn nguyện, thân này hiện ra”, [hàm ư] do khế hợp
tương ứng với chân lư [th́ thân ấy] mới sanh
khởi, bèn gọi là Ứng Thân. Bộ Nhiếp Luận
đời Lương viết: “Nếu ĺa Pháp Thân, Ứng
Thân sẽ chẳng thành”. Hăy nên biết hai thân ấy do
năng y (chủ thể để nương vào, tức
Pháp Thân và Ứng Thân) và sở y (đối tượng
được nương vào, tức Chân Như) mà
được tương ứng. Lại v́ ứng hợp
căn tánh của Bồ Tát mà hiện thân này, nên gọi là Ứng
Thân. V́ thế, kinh dạy: “Vị chư Bồ Tát đắc
thông đạt cố, thuyết ư Chân Đế, năi chí vân thị
danh Ứng Thân” (V́ để các Bồ Tát được thông đạt
mà nói Chân Đế, cho đến nói “đó gọi là Ứng Thân”). Do phù hợp
căn cơ, nên gọi là Ứng, nhưng để cho người khác thọ
dụng, chẳng phải để
chính ḿnh thọ dụng.
Nghĩa trước bao gồm cả hai điều ấy
(tức phù hợp căn cơ và để cho người
khác thọ dụng).
b) Nói tới Pháp Thân th́ như Thành Duy Thức
Luận nói: “Đại công đức pháp sở y chỉ
cố” (là nơi y chỉ của pháp công đức to lớn).
Phật Địa Luận nói: “Là chỗ
nương tựa của các pháp công đức như lực,
vô úy v.v…” Công đức là năng y (chủ thể
nương vào), thân là sở y (đối tượng
để công đức nương vào), tức cái Thể
của Chân Như là chỗ nương cậy cho các pháp
công đức, được gọi là Pháp Thân. Đó là giải
thích theo lối Y Chủ. Bộ Nhiếp Đại Thừa
Luận của ngài Vô Tánh cũng giải thích giống
như vậy.
Lại nữa, Chân Như là pháp thể của
công đức. Thể chính là thân; v́ thế, pháp chính là thân. Ngài Vô Tánh giải
thích rằng: “Pháp tánh chính là thân. V́ thế, gọi là Pháp Thân”. Đó là giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Kinh văn
ở đây gồm trọn cả hai nghĩa ấy. Phần
sau kinh này nói: “Vân hà Bồ Tát liễu tri Pháp Thân? Vị trừ
chư phiền năo đẳng chướng, vị cụ
chư công đức pháp cố, duy hữu Như Như, Như Như Trí. Thị
danh Pháp Thân”
(Bồ Tát biết rơ Pháp Thân như thế nào? V́ trừ các
chướng như phiền năo v.v… V́ đầy đủ
các pháp công đức, chỉ có Như Như và Như
Như Trí; đó gọi là Pháp Thân). V́ trừ các chướng
như phiền năo v.v… mà gọi là Pháp Thân, tức là hiển
lộ Báo. Đó là giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Trọn
đủ các pháp công đức th́ gọi là Pháp Thân, tức
[công đức là] năng y (do công đức có thể nương
vào Pháp Thân, nên công đức gọi là
“năng y”, c̣n Pháp Thân là chỗ để công đức
nương vào, nên gọi là “sở y”). Đó là giải thích theo lối Y Chủ.
Những điều khác th́ như trong chương Tam Thân
Nghĩa Lâm của sách Pháp Uyển đă biện định.
Lại dựa theo kinh này, phân biệt thành ba
môn:
- Một, liệt kê danh xưng để tỏ
lộ sự thù thắng.
- Hai, nêu ra cái Thể của tam thân.
- Ba, phân biệt các môn.
Môn thứ nhất đă xong.
5.3.4.2.2.2.
Nêu ra cái Thể của tam thân
5.3.4.2.2.2.1.
Hóa Thân
(Kinh) Vân hà Bồ Tát liễu tri Hóa Thân?
(經)云何菩薩了知化身?
(Kinh: Bồ Tát như thế nào biết
rơ Hóa Thân?)
Tán rằng: Nêu ra cái Thể của tam thân,
chia thành ba đoạn. Đoạn này bàn về cái Thể của
Hóa Thân, [lại chia thành ba tiểu đoạn]:
- Một, giả lập câu hỏi.
- Hai, đức Phật giải đáp.
- Ba, kết lại cả hai.
Câu này thuộc về đoạn thứ nhất.
Nói “Bồ Tát” tức là đối ứng với
căn cơ được tiếp độ. Do hàng định
tánh Nhị Thừa chẳng thể ưa thích, mong cầu,
cho nên [đức Phật] hỏi Bồ Tát. Tuy ba thừa đều
được gọi là Bồ Tát, nhưng đều chẳng
phải là ư hỏi. Hỏi Đại Thừa Bồ Tát “vân hà liễu tri” (như thế nào để biết
rơ) v́ muốn khiến cho họ vui thích tu hành, tức là hỏi
hai vấn đề:
- Một, Bồ Tát là như thế nào?
- Hai, làm thế nào để biết rơ?
5.3.4.2.2.2.1.1.
Cái nhân của Hóa Thân
(Kinh) Thiện nam tử! Như Lai tích tại
tu hành địa trung, vị nhất thiết chúng sanh tu chủng
chủng pháp.
(經)善男子!如來昔在修行地中,為一切眾生修種種法。
(Kinh: Thiện nam tử! Xưa kia
Như Lai ở trong địa vị tu hành, đă v́
hết thảy chúng sanh tu các loại pháp).
Tán rằng: Đây là đức Phật giải
đáp. Lại bao gồm hai phần: Một là nhân, hai là quả. Phần
này là nhân. Kinh văn được chia thành năm phần:
- Một, gọi người thưa hỏi.
- Hai, tự nêu đức hiệu.
- Ba, nói rơ hạnh vị.
- Bốn, nêu ra ư nghĩa tu tập.
- Năm, trần thuật sự tu tập.
“Tích tại tu hành địa trung”
(xưa kia trong địa vị tu hành) là nói về hạnh
vị, tức thuộc vào Thất Địa. Do ngoại trừ Chủng
Tánh Địa[8]
chưa tu hành, cho nên trong lời ấy cũng có ư nghĩa
phân định sự tu tŕ. “Vị nhất thiết chúng
sanh” (v́ hết thảy chúng sanh) chính là ư thứ tư, “nêu ra ư nghĩa tu tập”, tức là giống
như “vân hà trụ tâm” (trụ tâm như thế nào)
trong kinh Bát Nhă. Do muốn cho tất cả chúng sanh đều
diệt độ chính là [ư nguyện] rộng lớn bậc
nhất, thường dùng cái tâm không điên đảo, tâm
mong cầu bốn thứ lợi ích để tu các thứ
pháp. Đó chính là cái nhân để tu hành và đoạn
chướng. Văn Thù Sở Vấn
Kinh Luận viết: “Bồ Tát thoạt đầu do quán
pháp ǵ mà hành Bồ Tát hạnh?” tức là nói đến
hạnh tu. “Nương vào pháp ǵ mà hành Bồ Tát hạnh?”
tức là Tu Đoạn. Ngài Văn Thù đáp rằng: “Các
hạnh của Bồ Tát lấy đại bi làm gốc, v́
các chúng sanh” tức là nói đến điều
đầu tiên này. Tuy cũng là tự lợi, nhưng Bồ
Tát lấy đại bi lợi tha làm đầu. Thật ra, [trong hạnh lợi tha ấy] cũng có tự lợi, hoặc có thể
hiểu: Lợi tha vẫn v́ tự lợi. V́ thế, kinh
luận ấy nói: “Lại hỏi:
Đại bi lấy
ǵ làm gốc? Đáp: Lấy trực tâm làm gốc”, dụng ư là khiến cho hành nhân ĺa sợ hăi để
[dũng mănh phát tâm] v́ người khác [tạo lợi
ích]. “Lại hỏi: Trực tâm lấy ǵ làm gốc?
Đáp: Lấy cái tâm b́nh đẳng đối với hết
thảy chúng sanh làm gốc”. Ư nói: Đối với hữu
t́nh, dù oán hay thân, tâm đều b́nh đẳng thương
xót. “Lại hỏi: Tâm b́nh đẳng đối với hết thảy, lấy ǵ làm gốc? Đáp: Lấy
chẳng khác ĺa (dị hạnh) làm gốc”. Ư nói: Khiến cho họ ĺa cái tâm [phân
biệt thấy] có người hóa độ và kẻ
được hóa độ. “Lại hỏi: ‘Chẳng khác, ĺa khác’ lấy ǵ làm gốc?
Đáp: Lấy tâm thanh tịnh sâu xa làm gốc”. Ư nói: Tuy coi người khác giống
hệt như chính ḿnh, khiến cho họ ĺa ái nhiễm,
nhưng tâm hoàn toàn rỗng rang. “Lại hỏi: Tâm thanh tịnh
sâu xa lấy ǵ làm gốc? Đáp: Lấy A Nậu Bồ
Đề tâm làm gốc”. Ư nói đến tự lợi. Bệnh
của chính ḿnh chẳng chữa, sẽ chẳng thể lợi
tha! Hoặc v́ cầu Bồ Đề, tức là ba loại
tâm đều gọi là Bồ Đề tâm. “Lại hỏi:
Bồ Đề tâm lấy ǵ làm gốc? Đáp: Lấy Lục
Ba La Mật làm gốc”. Ư nói: Do có đủ sáu thứ chủng
tánh để làm căn bản, hoặc lấy tu hành Lục
Độ làm gốc. Các lời vấn đáp trong kinh ấy
có ư nghĩa giống như trong kinh này: “V́ hết thảy
chúng sanh” tức là từ mẫn chúng sanh. Kinh Phát Bồ
Đề Tâm lại nói “từ mẫn chúng sanh” có
năm sự:
- Một là thấy các chúng sanh bị vô minh
trói buộc.
- Hai là thấy các chúng sanh chẳng tin nhân quả,
tạo tác ác nghiệp.
- Ba là thấy các chúng sanh ĺa bỏ chánh lư.
- Bốn là thấy các chúng sanh tạo ác cực
nặng.
- Năm là thấy các chúng sanh chẳng tu chánh pháp.
Trong mỗi sự thuộc về năm sự ấy,
lại có bốn điều, chi tiết như trong kinh ấy
đă nói. “Tu các thứ pháp” chính là Thập Độ
và đoạn chướng sẽ được nói trong phần
sau [kinh này].
5.3.4.2.2.2.1.2.
Do tu cái nhân viên măn mà đắc quả
(Kinh) Như thị tu tập chí tu hành
măn.
(經)如是修習至修行滿。
(Kinh: Tu tập như thế cho đến
khi tu hành viên măn).
Tán rằng: Đắc quả. Trước hết, nhắc
lại chuyện tu nhân viên măn, kế đó nói đạt
được cái quả viên măn, sau cùng là tổng kết về
tên gọi của thân (Hóa Thân). Đây là ư đầu tiên.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.
Đắc quả viên măn
(Kinh) Tu hành lực cố, đắc
đại tự tại.
(經)修行力故得大自在。
(Kinh: Do sức tu hành, đạt
được đại tự tại).
Tán rằng: Nói đến chuyện đạt
được cái quả viên măn. Có hai phần:
- Một, đắc quả viên măn.
- Hai, có thể lợi lạc chúng sanh.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.1.
Đắc quả viên măn
Phần đắc quả lại chia thành
hai: Trước là đắc quả, sau là hiểu rơ cảnh.
Phần này là đắc quả. Đối với mười
món đại tự tại, [lại
chia thành bốn phần]:
- Một, liệt kê.
- Hai, nêu ra cái Thể.
- Ba, biện định cái nhân.
- Bốn, phế lập.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.1.1.
Liệt kê danh xưng của mười món tự tại
Liệt kê danh xưng th́ như quyển chín
trong bộ Nhiếp Luận của ngài Vô Tánh đă viết:
“Một là thọ mạng tự tại, hai là tâm tự tại,
ba là các vật dụng tự tại, bốn là nghiệp tự
tại, năm là sanh tự tại, sáu là thắng giải tự
tại, bảy là nguyện tự tại, tám là lực tự
tại, chín là trí tự tại, mười là pháp tự tại”.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.2.
Nêu ra cái Thể của mười món tự tại
1) [“Thọ mạng tự tại”]:
Nêu ra cái Thể th́ Mạng
chính là Mạng Căn, như đă nói trong phẩm Thọ
Lượng trước đó. Kinh Thập Địa dạy:
“Bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp
mạng trụ tŕ cố” (do mạng duy tŕ trong bất
khả thuyết bất khả thuyết kiếp). Nhưng
quyển thứ bảy của kinh Tát Giá Ni Càn Tử[9]
và quyển thứ ba của kinh Pháp Tập nói: “Đắc
thượng cam lộ, danh mạng tự tại” (đạt được cam lộ
bậc thượng th́ gọi là mạng tự tại). “Cam
lộ” chính là Niết Bàn, Niết Bàn chính là Pháp Thân thọ
vậy. Hoặc do biết Vô Trụ Cam Lộ, cho nên thân Ứng
Hóa hiện ra Mạng, thuận theo cái tâm mà rút ngắn hay
kéo dài cũng vô tận.
2) “Tâm tự tại”: Theo kinh Thập Địa, tâm tức
là trí định, do có thể dẫn khởi, giống
như Tạp Tập Luận nêu ra cái Thể của các pháp
bao gồm trí định. Kinh ấy nói: “Đắc tâm tự
tại, vô lượng Tăng-kỳ tam-muội nhập trí
cố” (Đạt được tâm tự tại do vô lượng A-tăng-kỳ tam-muội vào trong trí). Hoặc là nói: Do
Định ấy có thể dẫn khởi trí, chẳng bắt
buộc phải giữ lấy trí tâm tự tại. Theo
như kinh Pháp Tập dạy: “Nhất thiết chư
pháp giai tâm hiện khởi, danh tâm tự tại” (Hết
thảy các pháp đều do tâm hiện hành phát khởi, gọi
là tâm tự tại), tức là gồm chung tám thức. Người ấy
có thể biết hết thảy đều là một tâm
th́ gọi là “tâm tự tại”, thâu nhiếp Tâm Sở
quy vào Tâm Vương. Nhiếp Luận lại nói: “Ở
trong ấy, tự tại vận chuyển cái tâm, gọi là
tự tại”. Cái được vận chuyển bao gồm
tám thức; cái có thể vận chuyển chính là Định,
hoặc cũng bao gồm trí. Hoặc là tâm tự tại vận
chuyển bao gồm Tâm Vương lẫn Tâm Sở.
3) [“Chúng cụ tự tại”]:
“Chúng cụ” (các thứ vật dụng) lấy tứ
trần (sắc, thanh, hương, vị) làm Thể. Áo, cơm,
các vật dụng trong đời sống được gọi
là “chúng cụ”. Luận viết: “Đối với
các thứ cần dùng trong cuộc sống như áo, cơm
v.v… tùy theo ư thích mà có thể tích tập”.
4) [“Nghiệp tự tại”]: “Nghiệp” chính là “tư” (思, suy nghĩ), do chỉ tạo thiện
nghiệp.
5) “Sanh tự tại”: Sanh bao gồm Ngũ Uẩn, tùy theo
chỗ sanh, đúng theo ḷng mong muốn mà có thể thọ
sanh.
6) “Thắng giải tự tại”: Kinh Tát Giá Ni Càn Tử gọi món tự
tại này là Như Ư Tự Tại, tức là lấy thắng
giải số (số mục của các thắng giải)
làm Thể. Ngài Vô Tánh nói: “Tức là từ nơi địa v.v… mà phát khởi thắng giải, khiến
cho thành vàng v.v…”
7) [“Nguyện tự tại”]: “Nguyện” lấy Giải, Dục, và Tín làm Thể. Kinh
Tát Giá Ni Càn Tử nói: “Tín tự tại cố” (do tín tự
tại). Hoặc dùng Hậu Đắc Trí làm cái Thể của
“nguyện tự tại”.
8) “Thần lực tự tại” tức là sáu món thần thông. Kinh Tát
Giá Ni Càn Tử gọi môn tự tại này là Nguyện Tự
Tại, tức là hiện thần thông, biến hiện các
vật, khiến cho tùy nguyện sẽ đều thành tựu.
V́ thế, kinh ấy nói: “Tức sanh tâm thời, hiện
tiền thành nhất thiết chư sự, danh Nguyện Tự
Tại” (Tức là khi sanh tâm, hiện tiền thành tựu
hết thảy các sự, gọi là Nguyện Tự Tại).
Do vậy, ngài Vô Tánh nói: “Tức là tùy ư vui thích, dẫn
phát các thứ thần thông tối thắng”.
9) “Trí tự tại”: Trí duyên theo âm thanh, dùng Từ Vô Ngại
Giải làm Thể. Ngài Vô Tánh nói: “Tức là thuận theo tất
cả ngôn âm mà trí cảnh hiện ra”.
10) “Pháp tự tại”: Dùng Pháp Vô Ngại Giải làm Thể.
Ngài Vô Tánh nói: “Tức là tùy theo ư thích mà tuyên nói Khế
Kinh, Ứng Tụng v.v…”
Hoặc coi mười món tự tại
đều lấy Trí làm Thể, v́ đều là tác dụng
của trí, do Lục Độ mà thành tựu trí thù thắng
này.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.3.
Biện định cái nhân của mười món tự tại
Biện định cái nhân th́ theo Vô Tánh Luận,
do Pháp Thí, Vô Úy Thí và Tài Thí đều viên măn, theo đúng lẽ
thích đáng mà đạt được cái quả
ấy. Xét theo thứ tự th́ chúng có thể làm cái nhân cho Thọ, Tâm, Chúng Cụ Tự Tại. Lại như
kinh Tát Giá Ni Càn Tử nói: “Viễn ly sát sanh, vô sân hại
tâm, thị Mạng Tự Tại nhân” (Xa ĺa sát sanh, chẳng có tâm sân hại,
chính là cái nhân của Mạng Tự Tại). Nhiếp Luận th́ dựa theo Pháp Thân
mạng, c̣n kinh Tát Giá dựa theo Ứng Hóa Mạng (mạng
căn của Ứng Thân và Hóa Thân). Lại nữa, ĺa sát
sanh v.v… cũng gọi là Pháp Thí. Từ bi là cái nhân của Tâm Tự Tại. Ư nói: Do từ bi nên
có thể bố thí vô úy. Giới là cái nhân của Nghiệp Tự Tại và Sanh Tự Tại, như kinh
Tát Giá nói: “Dĩ Bồ Đề tâm nhiếp chư thiện
căn, thị Sanh Tự Tại nhân” (Do Bồ Đề tâm thâu nhiếp
các căn, đó là cái nhân của Sanh Tự Tại). Nhẫn là cái nhân của Thắng Giải Tự Tại. Kinh Tát Giá coi
cúng dường và bố thí là cái nhân của Thắng Giải Tự Tại, ư nói: An ổn
hứng chịu khổ nhẫn, sẽ có thể ban cho sự
giải thoát. Nhiếp Luận có ư nói: Khi tu nhân xưa kia, do
thích tu Nhẫn, thuận theo cái tâm ưa thích của hữu
t́nh mà chuyển, nay đạt được thắng giải
chuyển trong địa, kim v.v… Tinh tấn là cái nhân của
Nguyện Tự Tại, có nghĩa là do siêng năng mà thành tựu viên măn điều ước
nguyện. Kinh Tát Giá chép: “Thường thuyết Tam Bảo
giáo hóa chúng sanh, thị Tín Tự Tại nhân” (Thường nói Tam Bảo để
giáo hóa chúng sanh là cái nhân của Tín Tự Tại). Đă nói là “thường
thuyết” tức là siêng năng, khiến cho người
khác sanh tín, chẳng báng pháp. Vô úy Tĩnh Lự chính là cái
nhân của Lực Tự Tại. Kinh Tát Giá nói: “Xứng sanh sở cầu, ứng
thời thí dữ, thị Nguyện Tự Tại nhân” (Xứng hợp điều mong cầu
của chúng sanh, ngay lập tức ban cho, đó là cái nhân của
nguyện tự tại). Bát Nhă là cái nhân của Trí Tự Tại và Pháp Tự Tại. Ngài Vô Tánh
nói: “Do khi tu nhân xưa kia, thích tu huệ, thuận theo âm
thanh của từng loài thuyết pháp, khiến cho họ chứng
đắc Bát Nhă thù thắng, khéo liễu đạt ngôn âm,
khéo nói chánh pháp”. Nếu theo kinh Tát Giá th́ thường
hành Pháp Thí, chẳng v́ lợi dưỡng, tiếng tăm,
cung kính; đó là cái nhân của Trí Tự Tại. Thường v́ các chúng sanh nói “Chân
Như của Như Lai và các chúng sanh b́nh đẳng, tự
thể của Pháp Thân chẳng phải là cái thân ăn uống”;
đó là cái nhân của Pháp Tự Tại. Ư
nghĩa giống
như trong Nhiếp Luận.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.4.
Phế lập
[Luận về] phế lập th́ quyển ba của
kinh Pháp Tập và quyển thứ sáu kinh Tát Giá đều
nói “v́ đối trừ mười nỗi sợ hăi”.
Theo đó, chính là v́ đối trị mười nỗi sợ
hăi mà cầu mười món tự tại. Kinh Tát Giá Ni Càn Tử
nói: “Đại vương đương tri, đắc Mạng Tự Tại cố, đối
trị nhất thiết sanh tử bố úy. Đắc Tâm Tự Tại cố, đối
trị nhất thiết phiền năo bố úy. Đắc Vật Tự Tại cố, đối
trị nhất thiết bần cùng bố úy. Đắc Nghiệp Tự Tại cố, đối
trị nhất thiết ác đạo bố úy” (Đại vương nên biết:
Đạt được Mạng Tự Tại, đối trị hết thảy
nỗi sợ sanh tử. Đạt được Tâm Tự Tại, đối
trị hết thảy nỗi sợ phiền năo. Đạt
được Vật Tự Tại (Chúng Cụ Tự Tại), đối trị hết thảy nỗi
sợ bần cùng. Đạt được Nghiệp Tự Tại, đối
trị hết thảy nỗi sợ ác đạo). Kinh Pháp
Tập nói “trừ nỗi sợ ác hạnh”, chính là xét
theo phương diện trừ cái nhân, c̣n kinh này [nói theo
phương diện] trừ cái quả. Kinh Pháp Tập nói “trừ
nỗi sợ ác đạo” tức là nói theo cái quả,
c̣n kinh này nói theo sự trói buộc. Chẳng đạt
được Sanh Tự Tại là do bị sanh trói buộc. Do đạt
được Sanh Tự Tại, sẽ đối trị nỗi sợ hăi đối
với hết thảy trói buộc. Do đắc Như Ư Tự Tại, đối
trị nỗi sợ đối với hết thảy truy
cầu. Do đạt được Tín Tự Tại, đối
trị nỗi sợ đối với hết thảy chuyện
báng pháp. Do đạt được Nguyện Tự Tại, đối
trị nỗi sợ đối với hết thảy tâm
niệm trói buộc. Do đạt được Trí Tự Tại, đối trị nỗi sợ đối
với hết thảy các nghi. Do đạt được
Pháp Tự Tại, đối trị nỗi sợ đối với
hết thảy đại chúng.
5.3.4.2.2.2.1.2.1.2.
Có thể lợi lạc chúng sanh
Lại giải rằng: Nói “pháp tự tại”
tức là thuyết pháp tự tại. Đă nói là tùy thuận
ư của chúng sanh cho đến nói “thuyết pháp
tương ứng, hiện đủ loại thân”. V́ thế,
biết hiện thân là để thuyết pháp cho chúng sanh,
khiến cho họ đạt được lợi lạc.
Tức là như kinh Pháp Hoa nói: “Duy vị nhất đại
sự cố” (chỉ v́ một đại sự). Thuyết
Pháp Tự Tại có mười bốn loại: Một là thuyết
pháp tự tại, hai là thanh tịnh, ba là thích nói, bốn là
trí, năm là sanh, sáu là tam-muội, bảy là trụ tŕ, tám
là quyến thuộc, chín là thấy, mười là nghe,
mười một là mũi, mười hai là lưỡi,
mười ba là thân, mười bốn là tâm.
Quyển thứ bảy của kinh Pháp Tập
chép: “Vân hà thuyết pháp tự tại? Ư nhất thiết
ngôn ngữ bất trước cố” (Thế nào là thuyết
pháp tự tại? Do đối với hết thảy ngôn
ngữ chẳng chấp trước). Ở đây, chẳng
nhắc lại pháp được nói. “Vân hà thanh tịnh
tự tại? Ư nhất thiết xứ bất nhiễm
cố” (Thế nào là thanh tịnh tự tại? Do đối
với hết thảy các chỗ chẳng nhiễm). Không chỉ
là đối với pháp được nói, mà đối với
hết thảy đều chẳng chấp. “Vân hà nhạo
thuyết tự tại? Vị y nhất pháp tự cú, bất
hưu tức” (Thế nào là thích nói tự tại? Chính
là dựa vào câu chữ của một pháp, [diễn nói] chẳng
ngưng nghỉ). Trong trăm ngàn vạn kiếp, nói chẳng
thể cùng tận, biện tài chẳng đoạn dứt.
“Vân hà trí tự tại? Ư nhất nhất pháp tự
cú năng thuyết” (Thế nào là trí tự tại? Đối
với câu hay chữ của mỗi mỗi pháp đều
có thể nói), v́ trăm ngàn vạn pháp môn có nghĩa vị phong phú mà biện
định. “Vân hà sanh tự tại? Tùy sở tùy sở lợi ích chúng sanh chi xứ, ư bỉ bỉ xứ sanh cố, tùy xứ hiện
thân cố” (Sanh tự tại là như thế
nào? Tùy thuận các chỗ lợi ích chúng sanh, trong mỗi
chỗ sanh đó của họ, tùy theo từng chỗ mà hiện
thân). Lập lại “tùy
sở” [hai lần] nhằm vạch rơ: “Chẳng phải
một”. Những điều khác cứ chuẩn theo
đó mà biết.
“Vân hà tam-muội tự tại? Ư niệm
niệm trung, nhược dục nhập tam-muội, tức
năng nhập tam-muội cố. Vân hà trụ tự tại?
Tùy sở tùy sở trụ tŕ gia cố, sở vị
nhược chương lộc, nhược điểu
thú, nhược thảo mộc, nhược thạch bích,
năng thuyết chư Phật diệu pháp cố, tức
trụ tŕ ư bỉ, linh năng thuyết pháp cố. Vân
hà quyến thuộc tự tại? Vị vô lượng quyến
thuộc, bất khả hoại quyến thuộc cố.
Vân hà kiến tự tại? Vị kiến diệu sắc
cố. Vân hà văn tự tại? Vị văn diệu
thanh cố. Vân hà tỵ tự tại? Văn nhất thiết
hương duy thị diệu pháp hương cố. Vân hà
thiệt tự tại? Vị thực pháp vị, bất thực
thực vị cố. Vân hà thân tự tại? Vị thành tựu
Pháp Thân, phi thực thực thân cố. Vân hà tâm tự tại?
Năi chí văn manh, nghĩ tử, tri hạnh, tri tâm cố, kiến
hạ lục căn hữu thắng dụng cố” (Thế
nào là tam-muội tự tại? Do trong mỗi niệm, nếu
muốn nhập tam-muội, liền có thể nhập tam-muội.
Thế nào là trụ tự tại? Thuận theo mỗi chỗ
trụ mà ǵn giữ, tức là dù hươu, nai, dù chim, thú,
dù cỏ cây, dù vách đá, hễ có thể nói diệu pháp của
chư Phật, liền trụ lại, duy tŕ nơi đó,
khiến cho có thể thuyết pháp. Thế nào là quyến
thuộc tự tại? Tức là vô lượng quyến
thuộc, quyến thuộc chẳng thể hoại. Thế
nào là thấy tự tại? Tức là do thấy diệu sắc.
Thế nào là nghe tự tại? Tức là do nghe âm thanh mầu
nhiệm. Thế nào là mũi tự tại? Do ngửi thấy
hết thảy mùi hương chỉ là hương diệu
pháp. Thế nào là lưỡi tự tại? Tức là ăn
pháp vị, chẳng nếm vị của thức ăn. Thế
nào là thân tự tại? Tức là thành tựu Pháp Thân, chẳng
phải là cái thân tồn tại do ăn uống. Thế nào
là tâm tự tại? Cho đến đối với muỗi,
ṃng, kiến đều biết hạnh, biết tâm [của
chúng], thấy sáu căn kém cỏi có tác dụng thù thắng).
Trong ấy, hai món đầu là các điều
được nói (sở thuyết) đều chẳng nhiễm. Hai món kế
đó nói về “năng thuyết” (chủ thể có thể
nói). Một món sau đó là hiện thân. Món kế đó là Bát
Định. Món kế đó là gia bị những thứ
khác. Món kế đó là tiếp nhận giáo hóa. Sáu món kế tiếp nói về
các căn. Những món trước là tổng tướng
giả thân, c̣n sáu món này là biệt tướng thật thân.
Trong phần sau, kinh văn chép “tùy chúng sanh ư, tùy chúng sanh hạnh”
(thuận theo ư của chúng sanh, thuận theo hạnh của
chúng sanh), tức là tâm tự tại tùy thuận chúng sanh giới.
Do có chút phần giới bao gồm cả hai nghĩa để
giữ lấy cảnh, cho nên nói là “chút phần”. Tức
là tùy thuận chỗ lợi ích chúng sanh mà hiện các loại
thân, tùy thuận chỗ họ đang ở mà hiện thân,
và xứ tương ứng, bất đăi thời
tương ứng (luôn tương ứng chẳng cần đợi đúng
thời), thuộc vào tam-muội tự tại. Hạnh
tương ứng th́ thuộc vào tâm tự tại.
Quyển chín của Nhiếp Đại Thừa
Luận ghi: “Lại nữa, Pháp Thân do mấy thứ tự
tại mà được tự tại? Đại lược
do năm thứ: Một là do cơi Phật, tướng hảo
nơi tự thân, vô biên âm thanh, vô kiến đảnh tướng
tự tại, do chuyển đổi sự nương tựa
vào Sắc Uẩn[10].
Hai là do lạc trụ tự tại không vướng mắc,
rộng lớn vô lượng, do chuyển dời sự
nương vào Thọ Uẩn. Ba do biện thuyết hết
thảy danh thân, cú thân, văn thân[11] tự
tại, do chuyển đổi sự nương vào Tưởng
Uẩn. Bốn là do hiện hóa, đổi khác, dẫn khởi
sự nhiếp thọ đại chúng, dẫn khởi và
nhiếp thọ tự pháp tự tại, do chuyển đổi
sự nương vào Hành Uẩn. Năm là do các trí Viên Kính
(Đại Viên Kính Trí), B́nh Đẳng, Quán Sát, Thành Sở
Tác tự tại, do chuyển đổi nương vào Thức
Uẩn”. Giải thích cặn kẽ th́ như trong luận
ấy.
(Kinh) Tự tại lực cố, tùy
chúng sanh ư, tùy chúng sanh hạnh, tùy chúng sanh giới, tất
giai liễu biệt.
(經)自在力故,隨眾生意、隨眾生行、隨眾生界,悉皆了別。
(Kinh: Do sức tự tại, thuận theo
ư của chúng sanh, thuận theo hạnh của
chúng sanh, thuận theo chúng sanh giới, thảy đều
biết rơ).
Tán rằng: Hiểu rơ cảnh, biết ư, biết
tâm thể, hoặc là thắng giải biết hạnh của
chúng sanh, biết hạnh sai biệt. Hoặc là nghiệp, hoặc chúng
sanh tiến nhập trọn khắp chúng sanh giới, tức
là đối với các loại tánh đều có thể biết
rơ.
(Kinh) Bất đăi thời, bất quá
thời, xứ tương ứng, thời tương ứng,
hạnh tương ứng, thuyết pháp tương ứng,
hiện chủng chủng thân.
(經)不待時、不過時,處相應、時相應、行相應、說法相應,現種種身。
(Kinh: Chẳng đợi thời, chẳng
lố thời, xứ tương ứng,
thời tương ứng, hạnh tương ứng,
thuyết pháp tương ứng, hiện đủ loại
thân).
Tán rằng: Hóa độ chúng sanh. “Bất
đăi thời”: Căn cơ của chúng sanh đă chín muồi,
bèn ngay lập tức hiện thân thuyết pháp, chẳng chọn
lựa thời tiết. “Bất quá thời” nghĩa
là chẳng bỏ lỡ lúc đáng nên hóa độ ấy. “Xứ
tương ứng” v.v… Như Lai thuyết pháp ĺa “tứ
phi” (chẳng đúng chỗ, chẳng đúng lúc, chẳng
đúng căn cơ, pháp chẳng tương ứng). “Xứ
tương ứng” tức là ĺa “chẳng đúng chỗ”.
“Thời tương ứng” là ĺa “chẳng đúng thời”.
“Hạnh tương ứng” là ĺa “chẳng đúng
căn cơ”. “Thuyết pháp tương ứng” là ĺa
“chẳng phải pháp”. Tức là ứng với nơi ấy,
thời ấy, các căn tánh ấy, đáng nên dùng pháp ấy, ắt sẽ
tương ứng. “Hiện các loại thân” tức là
tám tướng [thành đạo] v.v… Nếu như
là thân Phật đang
hiện trụ trong cơi đời và thân hiện ra sau khi
Ngài đă Niết Bàn, sẽ chẳng nói là “do các loại ư của
các đệ tử mà hiện các thứ tướng”. Trong bốn câu ấy,
phải nên nói là “hiện tại và sau khi nhập Niết
Bàn, do nguyện tự tại mà tùy duyên lợi ích, th́ gọi
là Hóa Thân để gọi chung các thứ thân”.
5.3.4.2.2.2.1.2.
Tiểu kết
(Kinh) Thị danh Hóa Thân.
(經)是名化身。
(Kinh: Đó gọi là Hóa Thân).
Câu “thị danh Hóa Thân” nhằm kết lại
cả hai điều (nhân và quả của Hóa Thân).
5.3.4.2.2.2.2.
Ứng Thân
5.3.4.2.2.2.2.1.
Gạn hỏi
(Kinh) Thiện nam tử! Vân hà Bồ Tát
liễu tri Ứng Thân?
(經)善男子!云何菩薩了知應身?
(Kinh: Thiện nam tử! Thế nào
là Bồ Tát biết rơ Ứng Thân?)
Tán rằng: Trong phần nói về Ứng Phật,
kinh văn cũng đại lược chia thành ba phần.
Ở đây là nêu lên câu hỏi để dẫn khởi.
5.3.4.2.2.2.2.2.
Giải đáp
(Kinh) Vị chư Như Lai vị
chư Bồ Tát đắc thông đạt cố, thuyết
ư Chân Đế. (經)謂諸如來為諸菩薩得通達故,說於真諦。
(Kinh: Tức là các đức Như
Lai v́ để cho các vị Bồ Tát thông đạt mà nói
Chân Đế).
Tán rằng: Kế đó là giải đáp. Trong lời
đáp, phải nên nói về tu nhân, nhưng do trong phần
nói về Hóa Thân đă có tu nhân, ở đây lược
đi, chẳng bàn tới. Đấy là giảng giải bằng
cách liên tưởng, tức là [phần tu nhân trong phần luận định
Hóa Thân chính là] các câu nói chung [cho các phần sau đó],
phải nên áp dụng phần kinh văn ấy [vào đây
để hiểu rơ sự tu nhân cho Ứng Thân]. Ở
đây, chỉ bàn về cái quả. Trong cái quả, lại chia
làm hai phần: Trước là thuyết pháp, sau là hiện
thân. Ở đây là phần thuyết pháp. Trong phần thuyết
pháp, lại có hai ư: Một là lợi sanh, hai là lợi pháp.
Trong phần thứ nhất, lại có ba ư:
- Một, nói về cảnh Chân Đế.
- Hai, nói về cái quả Niết Bàn.
- Ba, nói về cái nhân để hành tŕ.
Trước hết, nêu ra cái cảnh để
[thính chúng] thông đạt, tức thông Chân, đạt Tục.
Kế đó, chỉ bày cái quả, khiến cho họ ưa thích mong cầu. Sau cùng,
khiến cho họ trừ chướng, tu nhân ḥng chứng
đắc. Phần này nói về cảnh, tức chư
Như Lai là người có thể nói (năng thuyết
nhân), các vị Bồ Tát là người được hóa
độ (sở bị). “Đắc thông đạt cố”
(do để được thông đạt) chính là ư nghĩa
v́ sao cần phải nói. “Thuyết ư Chân Đế”
(nói Chân Đế) chính là nêu ra điều được
diễn nói, khiến cho hàng Bồ Tát khởi Căn Bản
Trí (đó là Thông), kiêm khởi Hậu Đắc Trí (đó
là Đạt). Nói “Chân Đế” tức là dựa theo
pháp tối thắng để nói. Thật ra, cũng v́ nói Tục
Đế, do Chân và Tục nương vào nhau mà kiến lập.
Hoặc lại xét theo Nhân và Pháp hai đằng sai biệt.
Đối với Bồ Tát th́ trí được gọi là
Chân. Đối với Ngă th́ Pháp v.v… được gọi
là Chân.
(Kinh) Vị linh giải liễu sanh tử,
Niết Bàn thị nhất vị cố.
(經)為令解了生死涅槃是一味故。
(Kinh: V́ khiến cho họ hiểu rơ sanh tử và Niết Bàn là một vị).
Tán rằng: Nói về cái quả. Quả chia
thành hai loại là hữu vi và vô vi. Vô vi là gốc, cho nên đặc biệt
nhắc tới. Quả vô vi có bốn loại, tức bốn
loại Niết Bàn. Tự tánh thanh tịnh chẳng do
đoạn chứng, cho nên chẳng nhắc tới, hoặc
v́ [tự tánh thanh tịnh] thuộc về Chân Đế. Do
Hữu Dư và Vô Dư chung cho cả tam thừa, chẳng
phải là tối thắng, cũng lược đi chẳng
nói. Chỉ có Vô Trụ Xứ [Niết Bàn] là Đại Thừa
riêng có, do lợi ích chúng sanh thù thắng, cho nên được
riêng bàn tới trong cái quả. Ư nghĩa như trong phần
trước đă biện định.
(Kinh) Vị trừ Thân
Kiến, chúng sanh bố úy hoan hỷ cố.
(經)為除身見,眾生怖畏歡喜故。
(Kinh: V́ trừ Thân Kiến để
chúng sanh sợ hăi sẽ được hoan hỷ).
Tán rằng: Nói về chuyện “trừ chướng,
tu nhân”. Do bị Ngă Kiến từ vô thỉ trói buộc, chẳng
thể cởi gỡ. Dẫu được cởi gỡ,
đối với sanh tử bèn sanh ḷng sợ hăi, đối
với Niết Bàn bèn sanh ḷng hoan hỷ, chẳng thể lợi
ích rộng lớn. Lại do Ngă Chấp là cái gốc của
các chướng, nhưng Ngă Kiến ấy tuy hiện diện trong hai thức
thứ sáu và thứ bảy, dụng ư là trừ thức thứ
bảy v́ nó ngăn chướng, khiến cho [tâm chúng sanh]
chẳng thể trụ trong tối thắng. Lại do nó là
cái gốc của nhiễm ô, cho nên Thành Duy Thức Luận
giải thích B́nh Đẳng Trí như sau: “Chẳng cùng chỗ
nương dựa với Diệu Quán Sát Trí, được
kiến lập bởi Vô Trụ Xứ Niết Bàn, một
mực liên tục cho đến tột cùng đời vị
lai”.
(Kinh) Vị vô biên Phật pháp nhi tác bổn
cố.
(經)為無邊佛法而作本故。
(Kinh: Do làm cái gốc cho vô biên Phật
pháp).
Tán rằng: Đây là lợi pháp. Ư nghĩa của việc “lợi sanh” là khiến cho pháp trụ thế lâu
dài. V́ thế nói “làm gốc”.
(Kinh) Như thật tương ứng
Như Như, Như Như Trí, bổn nguyện lực cố,
thị thân đắc hiện.
(經)如實相應如如如如智,本願力故,是身得現。
(Kinh: Như thật tương ứng
với Như Như và Như Như Trí, do sức bổn
nguyện mà thân này được hiện ra).
Tán rằng: Kế đó nói về sự hiện
thân, gồm hai phần: Trước là hiện thân, sau là
trang nghiêm. Phần này là hiện thân. Nói “như thật”
tức là Chân Như. “Tương ứng”: Người
chứng và pháp được chứng đều vô nhị,
được gọi là “tương ứng”. “Tương ứng” có nghĩa là
tương tự. Đây là câu nói tổng quát. “Như
Như Như Như Trí” là câu nói riêng. Chân tánh Nhị Không (Nhân Không và Pháp Không) được gọi trùng lặp là Như Như. Trí
thấu đạt Nhị Không, được gọi là
Như Như Trí. “Bổn nguyện lực cố” (do sức
bổn nguyện lực): Nói về nguyên do hiện thân. Trí
Như và Cảnh Như cả hai đều vô phân biệt;
v́ sao hiện thân? Do sức bổn nguyện! V́ thế,
Thành Duy Thức viết: “Do xưa kia đă tu nhân duyên của
cơi Phật lợi tha vô lậu thuần tịnh mà
được thành tựu”. Cơi nước đă do [nhân
duyên] xưa kia [cảm vời], hiện thân thành các phẩm
cũng thế!
Hỏi: Trong hai loại Thọ Dụng Thân, Ứng
Thân thuộc về thân nào?
Đáp: Tha Thọ Dụng!
[Hỏi]: V́ sao biết?
Đáp: Nêu đại lược bốn
điều để chứng minh:
- Một, kinh văn trong đoạn này nói “Như
Như, Như Như Trí, bổn nguyện lực cố, thị
thân đắc hiện tam thập nhị tướng, bát
thập chủng hảo” (Như Như và Như Như
Trí, do sức bổn nguyện, thân này hiện ba mươi
hai tướng, tám mươi thứ hảo). Nếu là Tự
Thọ Dụng, công đức và tướng hảo sẽ
đều là vô biên.
- Hai, kinh văn trong phần sau nói: “Nhị
thân giả danh bất thật, niệm niệm sanh diệt,
bất định trụ cố, sổ sổ xuất hiện”
(hai thân là giả danh, chẳng thật, sanh diệt trong mỗi
niệm. Do chẳng trụ nhất định, nên nhiều
lượt xuất hiện). Tự Thọ Dụng Thân chẳng
phải là nhiều lượt xuất hiện.
- Ba, kinh văn trong phần sau nói: “Đệ
nhị Phật thân, đệ tử nhất ư cố, hiện
nhất tướng” (Thân Phật thứ hai, do mỗi ư
của đệ tử mà hiện một tướng). Tự
Thọ Dụng Thân chẳng nhằm đối ứng [với ư niệm của] đệ tử.
- Bốn, kinh văn trong phần sau nói: “Ứng
Thân phi Hóa Thân” (Ứng Thân chẳng phải là Hóa Thân), tức
là thân thuộc Địa Tiền (các địa vị Bồ
Tát trước khi chứng Sơ Địa).
Hỏi: Nếu là Tha Thọ Dụng Thân, v́
sao trong phần sau kinh nói: “Ứng Thân giả tùng vô thỉ
lai, tương tục bất đoạn, nhất thiết
chư Phật bất cộng chi pháp năng nhiếp tŕ cố,
chúng sanh vô tận, dụng diệc vô tận” (Ứng
Thân từ vô thỉ đến nay liên tục chẳng dứt,
do có thể nhiếp tŕ các pháp bất cộng của hết
thảy chư Phật. Chúng sanh vô tận, Dụng cũng
vô tận)? Tha Thọ Dụng Thân đă hiện diệt
độ, sao có thể nói là “từ vô thỉ liên tục
nhiếp tŕ pháp bất cộng” cho được?
Đáp: Nói “liên tục” là nói theo đa số,
chẳng giống như Hóa Thân phải nhiều trăm ngàn
kiếp mới hiện một lần. Lại nữa, trong
phần kinh văn nói về Hóa Thân cũng nói “hằng chuyển
pháp luân”, chẳng phải là thường hằng bất
diệt ư?
Hỏi: Nếu là như vậy, há có phải
Tự Thọ Dụng Thân chẳng thuộc vào tam thân ư?
Đáp: Chẳng phải là không thuộc vào
tam thân, nó chính là Pháp Thân.
Hỏi: V́ sao biết vậy?
Đáp: Đến phần nói về Pháp Thân,
sẽ trích dẫn rộng răi, nói cặn kẽ.
(Kinh) Cụ tam thập
nhị tướng, bát thập chủng hảo, hạng bối
viên quang.
(經)具三十二相八十種好,項背圓光。
(Kinh: Đủ ba
mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo,
sau cổ có viên quang).
Tán rằng: Nói về tướng
trang nghiêm.
Hỏi: Nếu là Tha Thọ
Dụng Thân, phải nên có nhiều tướng hảo, v́
sao chỉ nói ba mươi hai tướng?
Đáp: Tha Thọ Dụng
Thân có hai loại:
- Một là thân được
thấy bởi người thuộc địa vị bốn
thiện căn[12].
- Hai là thân được thấy
bởi bậc Địa Thượng Bồ Tát (bậc Bồ
Tát đă chứng từ Sơ Địa trở lên).
Ở đây, chỉ nói về
thân được thấy bởi người thuộc
địa vị bốn thiện căn.
Hỏi: Các chỗ khác phần
nhiều nói là thân được thấy bởi hàng Địa
Tiền th́ gọi là Hóa Thân, sao [ở
đây] lại gọi
là Thọ Dụng?
Đáp: Nói “thân hiện cho hàng Địa
Tiền th́ gọi là Hóa Thân” là nói tới cái thân do người
thuộc tam thừa cùng thấy, chẳng phải là thân
được thấy bởi hàng Bồ Tát thuộc bốn
thiện căn. Nếu chẳng phải là Địa Tiền,
v́ sao phần sau lại nói: “Ứng Thân phi Hóa Thân giả,
thị Địa Tiền Thân” (Ứng Thân chẳng phải
là Hóa Thân, là thân thuộc địa vị Địa Tiền).
Hỏi: V́ sao biết là thân Phật
được thấy bởi hàng Bồ Tát thuộc địa
vị bốn thiện căn th́ chẳng phải là thân được
tam thừa cùng thấy?
Đáp: Xét theo kinh Phạm Vơng Bồ Tát Giới
nói: “Ngă kim Lô Xá Na, phương tọa liên hoa đài, châu
táp thiên hoa thượng, phục hiện thiên Thích Ca. Nhất
hoa bách ức quốc, nhất quốc nhất Thích Ca, các tọa
Bồ Đề thụ, nhất thời thành Phật
đạo” (Ta nay là Lô Xá Na, vừa mới ngồi trên
đài hoa sen, trên một ngàn đóa hoa vây quanh, lại hiện
ra một ngàn vị Phật Thích Ca. Mỗi hoa có trăm ức
cơi, trong mỗi cơi là một vị Phật Thích Ca. Mỗi vị
ngồi dưới cội Bồ Đề, cùng lúc thành Phật
đạo). Đă nói “trên một ngàn đóa hoa, lại
hiện một ngàn vị Thích Ca. Mỗi
hoa là một trăm ức cơi, trong mỗi cơi là một vị
Thích Ca”, nếu chẳng phải
là thân được thấy bởi hàng Bồ Tát thuộc
địa vị bốn thiện căn, há có thân nào khác
để nói là một ngàn vị Thích Ca ư?
Hỏi: Địa vị nào thấy thân Lô Xá
Na ấy?
Đáp: Có thuyết nói đó là thân được
thấy bởi Sơ Địa Bồ Tát. Nay tôi giải
thích đấy là thân được thấy bởi Nhị
Địa Bồ Tát: Một là v́ nói Giới Ba La Mật,
hai là do nói “trăm ngàn ức cơi”. Nếu là Sơ Địa
Bồ Tát, sẽ thấy trăm ức, chẳng thấy một
[trăm] ngàn.
Hỏi: Xét theo địa vị Thập
Địa, luận Du Già Sư Địa nói “nếu tác
ư sẽ thấy vô biên cơi”, sao không nói là “trăm ngàn ức
cơi” được?
Nếu vậy, cớ sao nói Sơ Địa
Bồ Tát đắc một ngàn môn? Nếu nói xét theo sự tác ư, phải là vô
lượng cơi, há chỉ là một ngàn ức? Huống hồ
Nhị Địa Bồ Tát đắc trăm ngàn môn, nay
nói trăm ngàn ức, đúng là tương đương,
cần ǵ phải hiểu khác đi?
5.3.4.2.2.2.2.3.
Tiểu kết
(Kinh) Thị danh Ứng Thân.
(經)是名應身。
(Kinh: Đó gọi là Ứng Thân).
Tán rằng: Kết lại.
5.3.4.2.2.2.3.
Pháp Thân
5.3.4.2.2.2.3.1.
Gạn hỏi
(Kinh) Thiện nam tử! Vân hà Bồ Tát
Ma Ha Tát liễu tri Pháp Thân?
(經)善男子!云何菩薩摩訶薩了知法身?
(Kinh: Thiện nam tử! Thế nào là
Bồ Tát Ma Ha Tát biết rơ Pháp Thân?)
Tán rằng: Nói về Pháp Thân. Kinh văn chia
làm ba đoạn như trên. Đây là phần thứ nhất,
tức gạn hỏi.
5.3.4.2.2.2.3.2.
Giải đáp
(Kinh) Vị trừ chư phiền năo
đẳng chướng, vị cụ chư thiện pháp
cố.
(經)為除諸煩惱等障,為具諸善法故。
(Kinh: V́ trừ các chướng như Phiền
Năo v.v… V́ đầy đủ các thiện pháp).
Tán rằng: Phần giải thích chánh yếu
gồm hai phần:
- Một, nói về việc làm (phương cách tu hành).
- Hai, nói về cái thân đạt được.
Đây là phần thứ nhất. Đáng ra
phải nói về tu nhân, nhưng kinh văn lược
đi không nói, [nguyên do] giống như trong phần trước
đă giải thích. Pháp Thân có hai loại: Một là tự
tánh Pháp Thân, hai là công đức Pháp Thân; nay gồm chung cả
hai.
“Vị trừ phiền
năo đẳng chướng” (v́ trừ các chướng như phiền
năo v.v…): Ư nói để đạt được tự
tánh Pháp Thân. “Vị cụ thiện pháp cố” (v́ đầy
đủ các thiện pháp): Ư nói để đạt
được công đức Pháp Thân. Tức bốn trí tâm
phẩm[13] thuộc
pháp giới thanh tịnh, được gọi chung là Pháp Thân,
năng chứng và sở chứng được gọi
chung là Pháp Thân. Hai loại giả Phật và thật Phật
có sai khác, chia ra thành Ứng Thân và Hóa Thân. Nếu không, gộp
chung Ứng và Hóa, cũng gọi là Pháp Thân. V́ thế, luận
Thành Duy Thức nói: “Pháp Thân như thế có ba tướng
khác biệt”.
(Kinh) Duy hữu Như Như,
Như Như Trí, thị danh Pháp Thân.
(經)唯有如如如如智是名法身。
(Kinh: Chỉ có Như Như và Như
Như Trí được gọi là Pháp Thân).
Tán rằng: Nói về Pháp Thân đạt được. Như Như chính là tự tánh Pháp
Thân. Như Như Trí tức là bốn trí phẩm. Tuy Sự
trí phẩm chẳng duyên theo Chân Như, do ĺa năng thủ (chủ thể chấp giữ) và sở thủ (đối tượng được chấp giữ
bởi năng thủ), do Như Như Trí dấy lên, bèn gọi chung là Như
Như Trí. V́ vậy, kế đó nói: “Thị cố, pháp
Như Như, Như Như Trí nhiếp nhất thiết
Phật pháp”
(V́ thế, pháp Như Như và Như Như Trí gồm thâu hết
thảy Phật pháp). Nếu chỉ là Như, sẽ chẳng
thâu nhiếp hết thảy! Lại giải rằng: Hóa
Thân như trong phần trước [đă giải thích]. Ứng
Thân th́ bao gồm hai thân Tự Thọ Dụng và Tha Thọ
Dụng. Pháp Thân chỉ là Tự Tánh Chân Như. Nói Như
Như Trí là như Thật Tướng Bát Nhă. Lại nữa,
Đại Trang Nghiêm Luận và ngài Chân Đế Tam Tạng
nói có bốn loại giác:
- Một là Ứng Giác, tức Chân Như.
- Hai là Chánh Giác, tức trí huệ.
- Ba là Giác Phần, tức là cái nhân của Bồ
Đề.
- Bốn là Lệnh Giác, tức là cái có thể diễn
nói giáo.
Xét theo cái Thể của các pháp th́ gọi là
Như Như; xét theo phương diện trí tánh th́ gọi
là Như Như Trí. Do vậy, kinh văn trong phần sau có
nói: “Ứng Thân tùng vô thỉ lai tương tục bất
đoạn, nhất thiết chư Phật bất cộng
chi pháp Thể nhiếp tŕ cố, chúng sanh vô tận, dụng
diệc vô tận. Thị cố thuyết Thường”
(Ứng Thân từ vô thỉ đến nay liên tục chẳng
dứt, do được cái Thể nơi pháp bất cộng
của hết thảy chư Phật nhiếp tŕ. Chúng sanh
vô tận, tác dụng cũng vô tận. V́ thế nói là
Thường), [tức là] chỉ rơ [Pháp
Thân] cũng bao gồm Tự
Thọ Dụng Thân. Kế đó nói “Pháp Thân giả, phi thị
hành pháp, vô hữu dị tướng, thị căn bản
cố, do như hư không, thị cố thuyết Thường”
(Pháp Thân chẳng phải là hành pháp, chẳng có tướng
khác, v́ là căn bản, ví như hư không. Do vậy nói là
Thường). Đă nói “chẳng phải là hành pháp”,
rơ ràng chẳng phải là Tứ Trí, v́ Tứ Trí sanh diệt
là hành pháp. Lại giải rằng: Hai nghĩa đều chấp
nhận được!
Chuẩn theo Nhiếp Đại Thừa Luận
giải thích riêng về hai môn thường và vô thường
đối với tam thân, như luận ấy đă giảng
giải. Chuẩn theo kinh văn trong phần trên và phần
dưới, cùng với các điều được luận định trong Nhiếp
Đại Thừa Luận v.v… nếu nói chung th́ như trong phần
trên đă giải thích. Nay trong kinh này, sẽ bao gồm hai ư
nghĩa để giải thích:
1) Nếu dùng bốn câu [phán định về thân, tức
“là Ứng Thân, là Hóa Thân, vừa là Ứng vừa là Hóa, chẳng
phải Ứng chẳng phải Hóa”] để luận
định Tự Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng riêng
biệt, th́ chẳng phải là bốn câu trong hiện tại:
- Ứng Thân chẳng phải là Hóa Thân chính
là thân thuộc Địa Tiền.
- Vừa là Ứng Thân vừa là Hóa Thân th́ là
thân trụ trong Hữu Dư Y Niết Bàn.
- Nếu là Tự Thọ Dụng th́ chẳng
gọi là Hóa Thân, do vậy, Tự Thọ Dụng cũng gọi
là Pháp Thân. V́ thế, kinh văn trong phần sau nói: “Thị
cố Pháp Thân huệ thanh tịnh cố, diệt thanh tịnh
cố, thị nhị thanh tịnh. Thị cố, Pháp Thân cụ
túc thanh tịnh” (V́ thế, do Pháp Thân là huệ thanh tịnh,
Diệt thanh tịnh, tức là hai thứ thanh tịnh. V́ vậy,
Pháp Thân trọn đủ thanh tịnh).
2) Nếu do hai thứ trí và lư hợp lại bèn gọi là Pháp Thân th́
chính là “tánh tướng hợp luận môn” (gộp
chung tánh và tướng để luận định). Nếu
chỉ giữ lấy Như mà gọi là Pháp
Thân, th́ chính là “tánh
tướng biệt luận môn” (luận định
riêng biệt tánh và tướng). Nếu coi Tự Thọ Dụng
thuộc vào Ứng Thân th́ chính là “giả thật tự
tha thọ dụng nhị hợp luận môn” (gộp
chung hai thứ giả thật, tự thọ dụng và tha
thọ dụng để luận định). Nếu coi Ứng
Thân chỉ là Tha Thọ Dụng Thân th́ tức là “giả
thật biệt luận môn” (luận định giả
và thật riêng biệt).
V́ thế biết là các nghĩa được
nói đều chẳng mâu thuẫn!
5.3.4.2.2.3.
Phân biệt các môn
(Kinh) Tiền nhị chủng thân thị
giả danh hữu, thử đệ tam thân thị chân thật
hữu, vi tiền nhị thân nhi tác căn bản.
(經)前二種身是假名有,此第三身是真實有,為前二身而作根本。
(Kinh: Hai thân trước (Hóa Thân và Ứng Thân) là giả danh mà có, thân thứ ba (Pháp
Thân) này là chân thật có, làm căn bản cho hai thân trước).
Tán rằng: Dưới đây là phân biệt
các môn. Có chín môn:
- Một, giả thật phân biệt môn (môn
phân biệt giả và thật).
- Hai, nhị lợi phân biệt môn (môn phân biệt
hai điều lợi, tức tự lợi và lợi tha).
- Ba, Hữu Dư Vô Dư đẳng phân biệt
môn (môn phân biệt Hữu Dư và Vô Dư v.v...)
- Bốn, trị chướng phế lập
môn (môn đối trị chướng, phế trừ, xác lập).
- Năm, tam thể đồng biệt môn
(môn biện định cái Thể của tam thân là đồng
hay khác).
- Sáu, nhất đa phân biệt môn (môn phân biệt
một và nhiều).
- Bảy, năng sở tương y môn (môn
chủ thể và khách thể nương tựa lẫn
nhau).
- Tám, thường vô thường môn (môn phân
định thường và vô thường).
- Chín, tứ cú phân biệt môn (môn phân biệt
dựa theo bốn câu).
5.3.4.2.2.3.1.
Giả thật phân biệt môn
Đối với giả và thật, kinh
văn chia thành năm điều:
- Một là nêu ra.
-
Hai là giải thích.
-
Ba là gạn hỏi.
-
Bốn là giải đáp.
-
Năm là kết lại.
Đoạn này chính là hai điều đầu,
[tức là Pháp Thân] làm căn bản cho hai thân trước
(Ứng Thân và Hóa Thân). Nương theo lời giải thích
trong phần trước, Pháp Thân lẫn ba thân (Hóa Thân, Tự
Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng) đều thuộc
vào Trí, tức biện định Biến Hóa Thân (Hóa Thân)
và Tha Thọ Dụng là giả danh Phật, do biến hóa mà
dấy lên, lấy Như làm gốc, từ trí mà biến hiện,
khởi lên. V́ thế, [Pháp Thân] làm căn bản cho hai thân
trước. Nếu xét theo
phương diện Pháp Thân chỉ thuộc vào Như Như, Như Như vốn
chẳng từ cái ǵ khác mà sanh khởi; v́ thế, [Pháp Thân]
được gọi là “thật”. Ứng Thân
nương vào Pháp Thân mà dấy lên, Hóa Thân nương vào Ứng
Thân mà khởi. V́ thế, cả hai thân trước (Ứng Thân và Hóa Thân) đều là giả hữu.
(Kinh) Hà dĩ cố?
(經)何以故?
(Kinh: V́ sao vậy?)
Tán rằng: Gạn hỏi v́ lẽ nào mà Pháp
Thân là chỗ nương vào của hai thân trước?
(Kinh) Ly pháp Như Như, ly vô phân biệt
trí, nhất thiết chư Phật vô hữu biệt pháp.
(經)離法如如、離無分別智,一切諸佛無有別法。
(Kinh: Ĺa pháp Như Như, ĺa trí vô
phân biệt, hết thảy chư Phật chẳng có pháp
nào khác).
Tán rằng: [Đây là lời] giải thích.
Trước là giải thích bằng cách nói tương phản,
sau là nói theo ư thuận để kết thành. Đây là phần
trước.
(Kinh) Nhất thiết chư Phật trí
huệ cụ túc, nhất thiết phiền năo cứu cánh
diệt tận, đắc thanh tịnh Phật địa.
(經)一切諸佛智慧具足,一切煩惱究竟滅盡,得清淨佛地。
(Kinh: Hết thảy chư Phật
trí huệ trọn đủ, hết thảy phiền năo rốt
ráo diệt hết, đạt được địa vị
Phật thanh tịnh).
Tán rằng: Nói theo ư thuận để kết
lại. Kinh Thắng Man dạy: “Tại triền danh
Như Lai Tạng, xuất triền danh Pháp Thân” (c̣n bị
phiền năo trói buộc th́ gọi là Như Lai Tạng, thoát
khỏi phiền năo trói buộc gọi là Pháp Thân). Ở
đây nói “trí huệ trọn đủ” là Như Như Trí,
“hết thảy diệt sạch” tức là Pháp
Như Như. V́ thế, có đủ cả hai loại.
(Kinh) Thị cố,
pháp Như Như, Như Như Trí nhiếp nhất thiết
Phật pháp.
(經)是故法如如如如智攝一切佛法。
(Kinh: V́ thế, pháp Như Như và
Như Như Trí thâu nhiếp hết thảy Phật pháp).
Tán rằng: Đây là phần kết luận.
Có thể biết Pháp Thân tịnh diệu của Như Lai
lại chính là Chân Như, là chỗ nương vào của ngộ
và mê. V́ thế, [Pháp Thân] là cái gốc của hai thân trước.
5.3.4.2.2.3.2.
Nhị lợi phân biệt môn
(Kinh) Phục thứ, thiện nam tử!
Nhất thiết chư Phật lợi ích tự tha chí
ư cứu cánh.
(經)復次,善男子!一切諸佛利益自他至於究竟。
(Kinh: Lại này thiện nam tử!
Hết thảy chư Phật lợi ích chính ḿnh và người
khác cho đến rốt ráo).
Tán rằng: Đây là môn thứ hai, tức “nhị
lợi phân biệt môn”. Trong ấy, có hai phần:
- Một, biện định hai điều
lợi.
- Hai, từ “thiện nam tử, vân hà pháp
Như Như” (thiện nam tử, thế nào là pháp
Như Như) trở đi, giải trừ nghi t́nh.
Trong phần thứ nhất, lại có hai tiểu
đoạn: Trước là pháp thuyết, sau là thí dụ.
Trong phần pháp thuyết, lại có ba tiểu đoạn:
Đầu tiên là nêu ra, kế đó là giải thích, cuối
cùng là kết luận. Đoạn này thuộc phần nêu
ra. Nói “lợi ích tự tha chí ư cứu cánh” (lợi
ích chính ḿnh và người khác cho đến rốt ráo) th́ tự
lợi là cho đến khi thành Phật th́ là “rốt ráo”. Đối với người có tánh
tam thừa, sẽ khiến cho họ đạt được
quả địa rốt ráo. Đối với người
vô tánh (chẳng phải là chủng tánh tam thừa) th́ cũng
là vô cùng tận giống hệt, chẳng nhập Niết
Bàn ḥng tạo lợi ích cho họ. Do vậy, cũng nói là “rốt
ráo”.
(Kinh) Tự lợi ích giả thị
pháp Như Như. Lợi ích tha giả thị Như Như
Trí.
(經)自利益者是法如如,利益他者是如如智。
(Kinh: Lợi ích chính ḿnh là pháp
Như Như. Lợi ích người khác là Như Như
Trí).
Tán rằng: Đây là phần giải thích.
Trước hết, giải thích hai điều lợi; sau
đó, giải thích nguyên do. Đoạn này thuộc ư trước.
Như Như ngưng lặng, phần nhiều là tự lợi.
Như Trí dấy lên tác dụng th́ phần nhiều là lợi
ích người khác. Bộ Nhiếp Luận đời
Lương nói: “Nếu coi Pháp Thân là Ứng Thân Phật,
sẽ chẳng có ư nghĩa lợi ích chúng sanh. Nếu coi Ứng
Thân là Pháp Thân Phật, sẽ chẳng có ư nghĩa an lạc
trong đời hiện tại”.
Hỏi: Các thuyết về hai điều lợi
(tự lợi và lợi tha) có ba loại bất đồng:
- Một là như Tạp Tập Luận nói:
“Chỗ y chỉ của tự lợi và tha lợi”.
Duy Thức cũng thế. Tự tánh Pháp Thân chỉ là tự
lợi và cũng kiêm thêm lợi tha, bao gồm hai điều lợi,
là chỗ y chỉ của Tự Thọ Dụng và Biến
Hóa. Tự Thọ Dụng Thân là tự lợi; Tha Thọ Dụng
Biến Hóa là lợi tha, do v́ người khác mà hiện.
- Hai là như kinh Vô Thượng Y và luận
Bảo Tánh nói Pháp Thân là tự lợi, Ứng Thân và Hóa Thân
là lợi tha.
- Ba là kinh này.
V́ sao như thế?
Đáp: Trong Tạp Tập và Duy Thức, [biện
định] tự tánh Pháp Thân bao gồm cả hai điều
lợi, tức là hoàn toàn luận theo lư. C̣n như kinh Vô Thượng
Y v.v… do nói theo tác dụng chánh yếu của tự tánh Pháp Thân
mà bảo là tự lợi. Ứng Thân và Hóa Thân lợi tha, do xét theo Tha Thọ Dụng
mà gọi là Ứng Phật, cho nên đều là lợi
tha. Như Như trong kinh này giống như trong kinh Vô
Thượng Y. Như Như Trí lợi tha là xét theo B́nh
Đẳng Tánh Trí và Thành Sở Tác Trí, khởi lên hai thân Tha
Thọ Dụng và Biến Hóa của
Phật, cho nên nói là “lợi
tha”. Ứng Thân trong Tạp Tập Luận là tự lợi,
v́ nói theo phương diện Tự Thọ Dụng mà gọi
là Ứng Thân. Thành Duy Thức Luận xét theo phương diện
Ứng Thân thông với hai thân Thọ Dụng (Tự Thọ
Dụng và Tha Thọ Dụng), cho nên thành cả hai điều
lợi (tự lợi và lợi tha). Do mỗi kinh hay luận đều dựa
theo một nghĩa [mà nói khác nhau, nhưng xét theo thực
chất], đều chẳng
hề mâu thuẫn!
[Hỏi: Đối với vấn nạn] “lợi ích người
khác là Như Như Trí”, v́ sao chẳng nói là Ứng Thân và Hóa
Thân?
Đáp: Có hai cách giải thích:
- Một, do nêu ra cái Thể của năng biến
(chủ thể có thể biến hiện) là hai trí, do là cái
Thể của chuyện lợi tha, cái thân được
khởi lên chỉ là sắc, là tác dụng của lợi
tha, cho nên chẳng bàn tới. Duy Thức Luận v.v… nói Tha
Thọ Dụng và Biến Hóa gọi là “lợi tha”, chính là xét theo tác dụng
mà nói đến cái được biến (cái thân biến hiện). Kinh Đại Phẩm Bát Nhă nói “hóa Phật
vô tâm, vân hà phân biệt phá hoại chư pháp, phá hoại
khai diễn chi nghĩa?” (hóa Phật vô tâm, làm sao phân biệt “phá hoại các pháp” và “phá hoại nghĩa được khai diễn?”) Hoặc nói: Do hai thân ấy chính là cái quả của trí đó, bèn nói
theo tên gọi của cái trí ấy, chứ thật ra là Ứng
Thân và Hóa Thân. Nếu không, thí dụ trong phần sau sẽ
chẳng tương tự cho lắm.
- Hai, căn cứ theo tứ trí th́ cũng là Pháp Thân. Sự tịch tĩnh
bên trong Chân Như được nói là “tự lợi”,
trí có tác dụng bên ngoài th́ được nói là “lợi tha”. Chẳng
nói tới Ứng Thân và Hóa Thân, ư nghĩa giống như
trong phần trên.
(Kinh) Năng ư tự tha lợi ích
chi sự, nhi đắc tự tại, thành tựu chủng
chủng vô biên dụng cố.
(經)能於自他利益之事而得自在,成就種種無邊用故。
(Kinh: Có thể đối với chuyện
lợi ích chính ḿnh và người khác đều được
tự tại, do thành tựu vô biên các loại tác dụng).
Tán rằng: Giải thích nguyên do. Do ba thân ấy
đối với tự lợi và lợi tha đều
đạt được tự tại, đều tạo
thành vô biên các loại tác dụng. V́ thế, Thành Duy Thức
nói: “Ba thân như thế tuy đều trọn đủ
vô biên công đức, nhưng mỗi thân mỗi khác”. Nói
“nhi đắc tự tại” (mà được tự
tại), th́ tự tại có ba loại, như quyển thứ
mười hai của Tạp Tập Luận đă nói: “Y
chỉ tự tại để tu cũng có ba loại: Một
là thân tự tại, tức tự tánh thân và Thọ Dụng
thân. Hai là hạnh tự tại, tức Biến Hóa Thân. Ba
là thuyết tự tại, nghĩa là có thể nói Lục
Độ v.v… Đă duyên theo đấy, cầu điều
ấy, nương theo điều ấy để cầu
điều này, cho nên biết thân Phật có ba điều tự
tại, thành tựu vô biên hai loại tác dụng lợi
ích”.
(Kinh) Thị cố, phân biệt nhất
thiết Phật pháp hữu vô lượng vô biên chủng
chủng sai biệt.
(經)是故分別一切佛法,有無量無邊種種差別。
(Kinh: Do vậy, phân biệt hết thảy
Phật pháp có vô lượng vô biên các thứ sai biệt).
Tán rằng: Kết lại. “Nhất thiết Phật pháp” (Hết thảy Phật
pháp) chính là ba loại Phật thân. Kinh Đại Phẩm dạy:
“Xuất tam giới cố vô lượng, việt thập
phương cố vô biên, nghĩa dụng chúng đa, vân chủng
chủng sai biệt” (Do thoát khỏi tam giới nên vô
lượng, do vượt ngoài mười phương nên
vô biên, do có nhiều nghĩa dụng, nên nói là “các thứ sai biệt”).
(Kinh) Thiện nam tử! Thí như y chỉ
vọng tưởng tư duy, thuyết chủng chủng
phiền năo, thuyết chủng chủng nghiệp dụng,
chủng chủng quả báo.
(經)善男子!譬如依止妄想思惟說種種煩惱,說種種業用、種種果報。
(Kinh: Thiện nam tử! Ví
như nương vào vọng tưởng để tư
duy, nói các thứ phiền năo, nói các thứ nghiệp dụng,
các thứ quả báo).
Tán rằng: Kế đó, dựa theo thí dụ
để nêu rơ. Có hai phần:
- Một, hai thí dụ đầu nhằm
sánh ví hai điều lợi.
- Hai, một thí dụ sau để tỏ rơ
sự trang nghiêm.
Phần đầu lại chia thành hai đoạn:
- Một, thí dụ và kết hợp với
pháp để nêu rơ tác dụng lợi tha.
- Hai, thí dụ và kết hợp với pháp
để nêu rơ tác dụng tự lợi.
Đây là thí dụ đầu tiên. Vọng
tưởng tư duy sánh ví Như Như Trí có thể tùy ư khởi
lên suy nghĩ lợi tha. Như kinh Pháp Hoa dạy: “Ư
tam thất nhật trung, tư duy như thị sự”
(trong hai mươi mốt ngày, tư duy chuyện như thế).
Nói “vọng tưởng” là sánh ví “thật sự chẳng
suy nghĩ, hư giả dấy lên suy nghĩ”. Nói “chủng chủng
phiền năo” (các thứ phiền năo) nhằm sánh ví Hóa
Thân v́ hàng Nhị Thừa mà nói các thứ phiền năo. “Chủng
chủng nghiệp” (các thứ nghiệp) là sánh ví khởi
lên Ứng Thân, v́ hàng Bồ Tát nói các thứ nghiệp. “Chủng
chủng quả báo” (các thứ quả báo): Sánh ví chuyện
khiến cho người khác do nghe pháp xong, sẽ đạt
được cái quả thế
gian hoặc xuất thế gian. Hay thí dụ ấy nhằm nói: Do đoạn tam chướng mà thành tựu ba thân.
Nói các thứ phiền năo, khiến cho [người nghe] đạt được Ứng Thân. Nói các thứ nghiệp để khiến
cho họ đạt được Hóa Thân. Nói các thứ báo
để khiến cho họ đạt được Pháp
Thân. V́ thế, kinh văn trong đoạn sau nói: “Hoặc
chướng thanh tịnh, năng hiện Ứng Thân. Nghiệp
chướng thanh tịnh, năng hiện Hóa Thân. Trí
chướng thanh tịnh, năng hiện Pháp Thân” (Do đă thanh tịnh Hoặc chướng,
có thể hiện Ứng Thân. Do đă thanh tịnh nghiệp chướng,
có thể hiện Hóa Thân. Do đă thanh tịnh trí chướng,
có thể hiện Pháp Thân). Quả báo thuộc về Trí
Chướng. Tuy Phật Địa Luận đối với
hai chướng đều nêu ra cái nghiệp phát khởi và
cái quả đạt được, nói gộp chung quả
báo là chỗ để tập khí nương vào. Nếu chẳng
có quả báo, tập khí mới hết.
Lại giải rằng: Chuẩn theo phần
kinh văn kết hợp [thí dụ với pháp] trong phần
sau, nói “các thứ phiền năo” nhằm sánh ví Đại Thừa. Do
Đại Thừa nghiệp vốn thuộc về Hữu
Dư, dường như là có Hoặc
và có cái quả của
nghiệp. Theo thứ tự, nghiệp quả ví như
Độc Giác và Thanh Văn. Căn cơ thuộc bậc
trên có thể hóa độ kẻ dưới, như Duyên
Giác Thừa có thể hóa độ Thanh Văn. “Quả báo” là nói sánh ví Thanh
Văn Thừa. Nhưng Độc Giác Thừa khi sắp
đắc quả, chẳng nhờ vào ngôn giáo; [tuy vậy],
thoạt đầu phát tâm, để hiểu địa vị
tu hành, ắt phải cậy vào ngôn giáo. V́ thế, kinh Pháp
Hoa luôn nói “tùng Phật văn pháp cố” (do được nghe
pháp từ đức Phật). Đầu
tiên là hiểu thí
dụ hiện thân, kế đó là hiểu
thí dụ khiến
cho đạt được thân, giải thích sau cùng là hiểu
thí dụ về chuyện “v́ hóa độ mà thuyết
pháp”. Đă phán định là thí dụ về lợi tha, đấy
là hiểu hoàn toàn theo lư. Nói chung là tác dụng của lợi ích
bao gồm cả ba cách giải thích.
Lại giải rằng: Thí dụ về tác
dụng của hai điều lợi là Tổng, cũng
như sánh ví lợi tha chính là Biệt. V́ thế, bao gồm
cả ba cách giải thích, nhưng trong phần kết hợp thí
dụ với pháp, chỉ kết hợp pháp với chuyện
nhằm lợi tha mà thuyết pháp, các điều khác lược đi, chẳng
kết hợp!
(Kinh) Như thị y pháp Như Như, y
Như Như trí, thuyết chủng chủng Phật pháp,
thuyết chủng chủng Độc Giác pháp, thuyết chủng
chủng Thanh Văn pháp.
(經)如是依法如如、依如如智,說種種佛法、說種種獨覺法、說種種聲聞法。
(Kinh: Nương vào pháp Như
Như, nương vào Như Như Trí như thế, nói các
thứ Phật pháp, nói các thứ pháp Độc Giác, nói các
thứ pháp Thanh Văn).
Tán rằng: [Đây
là phần] kết hợp [thí dụ] với
pháp. Căn tánh, ư thích v.v… của người thuộc tam thừa
mỗi người mỗi khác. Trong các địa vị phương
tiện, th́ chủng tánh, hạnh giải, và tiến nhập mỗi
người mỗi khác. V́ thế nói là “chủng chủng
Phật pháp” (các thứ Phật pháp).
(Kinh) Y pháp
Như Như, y Như Như trí, nhất thiết Phật
pháp tự tại thành tựu, thị vi đệ nhất
bất khả tư nghị.
(經)依法如如、依如如智,一切佛法自在成就,是為第一不可思議。
(Kinh:
Nương vào pháp Như Như, nương vào Như
Như trí, hết thảy Phật pháp tự tại thành tựu. Đó là điều chẳng thể nghĩ bàn bậc nhất).
Tán rằng: Kế đó, kết hợp thí dụ
với pháp. Nêu rơ tác dụng của tự lợi,
chia thành ba phần:
- Một là pháp thuyết.
- Hai là thí dụ.
- Ba là kết hợp pháp với thí dụ.
Đây là phần thứ nhất.
Hỏi: Trong thí dụ về lợi tha, sao
không trước là nêu ra pháp, kế đó là thí dụ, cuối
cùng là kết hợp vậy?
Đáp: Do [phần lợi tha] gần với
pháp được nói trước đó, lại c̣n v́ tỉnh
lược! Chỗ này đă cách xa pháp trước, cho nên nói rộng. Do đó, trước hết là nêu ra pháp, kế đó là thí dụ,
cuối cùng là kết hợp.
Hỏi: Trong phần tự lợi trên
đây, chỉ nói tự lợi là pháp Như Như. V́ sao
trong thí dụ này, tác dụng của tự lợi cũng
là Như Như trí?
Đáp: Phần trước là dựa theo sự
ngưng lặng, pháp Như Như tăng thêm tự lợi,
[cho nên] chỉ nói đến Như Như. Nay nói kèm thêm lợi
tha, nên Như Như trí cũng là tự lợi. Lại nữa, phần trước
dựa theo Như Như trí là v́ người khác mà khởi tác dụng “hiện thân thuyết pháp”, cho nên là lợi tha. Ở đây, dựa
theo sự đoạn chướng, nội chứng Như
Như, tức là tự lợi. Do vậy, chẳng mâu thuẫn!
Có thể hiểu là [đoạn này nhằm] kết lại
phần trước, ư nghĩa cũng chẳng mâu thuẫn.
(Kinh) Thí như họa không tác trang nghiêm
cụ, thị nan tư nghị.
(經)譬如畫空作莊嚴具,是難思議。
(Kinh: Ví như vẽ lên không trung
để làm vật trang nghiêm, đó là khó nghĩ bàn!)
Tán rằng: Kế đó là thí dụ về sự trang
nghiêm, nêu ra thí dụ vẽ lên hư không để làm vật
trang nghiêm. Như hư không vô tướng, vật trang
nghiêm cũng vô tướng. V́ thế, khó nghĩ tưởng!
“Như” ví như hư không, Như Như Trí ví như
vẽ vời. Hoặc [có thể hiểu là] các nghĩa công
đức nơi Như Như giống như vật trang
nghiêm trên hư không, đều là vô tướng, là khó nghĩ
bàn!
(Kinh) Như thị y pháp Như Như, y
Như Như trí, thành tựu Phật pháp diệc nan tư
nghị.
(經)如是依法如如、依如如智,成就佛法亦難思議。
(Kinh: Nương theo pháp Như
Như, nương theo Như Như Trí như thế, thành
tựu Phật pháp cũng khó nghĩ bàn).
Tán rằng: Nêu lên chuyện kết hợp với
pháp. Nương vào Như Như và nương vào Như
Như Trí như vậy để thành tựu Pháp Thân Phật
pháp. Hoặc [có thể hiểu] Như Như là tánh, Như
Như Trí là “nghĩa công đức”. Nghĩa công đức chính là Pháp Thân. Nương vào
Như mới có; v́ thế, gộp cả hai lại để
nói, như Chân Đế Tam Tạng giải thích: “Thí dụ
vẽ lên hư không và nêu ra pháp trong phần trước
đều là ngoại nghi, nghi rằng: ‘Như Như và Trí
đều là vô phân biệt, sao có thể nói là tác dụng lợi
ích của Ứng Thân và Hóa Thân cho được?’ Như vẽ trên
hư không thành vật trang nghiêm ư? Điều này cực
khó hiểu, khó tin, nhưng nghĩa cũng chẳng mâu thuẫn!”
(Kinh) Thiện nam tử! Vân hà pháp Như
Như, Như Như trí nhị vô phân biệt, nhi đắc
tự tại sự nghiệp thành tựu?
(經)善男子!云何法如如如如智二無分別而得自在事業成就?
(Kinh: Thiện nam tử! V́ sao Như
Như và Như Như Trí cả hai đều vô phân biệt
mà được tự tại thành tựu sự nghiệp?)
Tán rằng: Tiếp đó, cởi gỡ mối
nghi thuộc về t́nh kiến, có hai đoạn:
- Trước là nhắc lại điều nghi.
-
Sau là nêu thí dụ và giải
thích.
Đoạn này là nhắc lại mối nghi.
Nghi gồm hai điều:
- Một, nghi đối với bậc xuất
thế.
- Hai, nghi đối với người thế
gian.
Lại c̣n là hai hạng người là học và chẳng học đều nghi.
(Kinh) Thiện nam tử! Thí như
Như Lai nhập ư Niết Bàn, nguyện tự tại
cố, chủng chủng sự nghiệp giai đắc
thành tựu.
(經)善男子!譬如如來入於涅槃,願自在故,種種事業皆得成就。
(Kinh: Thiện nam tử! Ví như
Như Lai nhập Niết Bàn, do nguyện tự tại, các
thứ sự nghiệp đều được thành tựu).
Tán rằng: Kế
đó, dùng thí dụ để giải
thích. Có bốn thí dụ:
Hai thí dụ đầu là nói về người xuất thế,
hai thí dụ sau nói về người thế gian. Đối
với người xuất thế, trước hết, nêu thí dụ đức
Phật diệt độ, chẳng có phân biệt mà có thể
lợi tha. Sau đó, nêu thí dụ về
sự kém cỏi để suy ra sự thù thắng. Kinh văn thuộc phần trước
gồm hai tiểu đoạn: Trước là thí dụ, sau
là kết hợp thí dụ với pháp. Ở đây là nêu thí
dụ, nêu ra sự nhận thức đối với Niết Bàn của hàng Nhị Thừa.
Họ cho rằng Phật đă nhập diệt th́ thân lẫn
trí đều chẳng có, giống như Như Như chẳng có tướng.
Họ tin rằng sau khi diệt độ, chuyện giáo hóa
đă được thành tựu. Như sau khi Niết
Bàn, [đức Phật] lại thị hiện tḥ hai chân ra
khỏi kim quan, hoặc xá-lợi biến hóa các thứ sự
nghiệp đều được hiển hiện. V́ thế,
nêu ra thí dụ.
(Kinh) Pháp Như Như, Như Như Trí
tự tại sự thành, diệc phục như thị.
(經)法如如如如智自在事成,亦復如是。
(Kinh: Pháp Như Như và Như
Như Trí tự tại thành tựu sự nghiệp cũng
giống như thế).
Tán rằng: Phần kết hợp pháp với thí dụ
dễ biết.
(Kinh) Phục thứ, Bồ Tát Ma Ha Tát
nhập vô tâm định, y tiền nguyện lực, tùng
Thiền Định khởi, tác chúng sự nghiệp.
(經)復次,菩薩摩訶薩入無心定,依前願力,從禪定起作眾事業。
(Kinh: Lại nữa, Bồ Tát Ma Ha
Tát nhập vô tâm định, nương vào sức nguyện
lực trên đây, từ Thiền Định khởi, thực
hiện các sự nghiệp).
Tán rằng: Đây là phần thứ hai, nêu ra thí dụ về sự kém cỏi để liên tưởng sự
thù thắng. Kinh văn cũng gồm
hai phần, tức là thí dụ và kết hợp [thí dụ
với pháp]. Đây là phần thứ nhất. Bồ Tát nhập
Diệt Định (Diệt Tận Định), sáu thức
đă chẳng hiện hành, vô phân biệt, cũng
có các thứ sự nghiệp biến hóa.
Hỏi: V́ sao chẳng nêu thí dụ hàng Nhị
Thừa kém cỏi?
Đáp: Do Nhị Thừa nhập Diệt
Định chẳng thể dấy lên sự nghiệp.
Trong quyển hai của kinh Vô Cấu Xưng, ngài Vô Cấu
(Duy Ma Cật) quở trách Xá Lợi Phất: “Phù yến tọa
giả, bất khởi Diệt Định, nhi hiện
chư oai nghi, thị vi yến tọa” (Phàm ngồi yên
th́ là chẳng khởi Diệt Định mà hiện các oai
nghi, đó là ngồi yên)[14]
v.v… Nói cặn kẽ ư nghĩa của Diệt Tận Định
th́ như [các kinh luận] khác đă biện định. Diệt Định (Diệt Tận Định) ví
như Như Như. Nguyện trong phần trên nhằm sánh ví bổn nguyện,
“tác chúng sự nghiệp” (thực hiện các sự
nghiệp) nhằm sánh ví nghiệp dụng của Ứng Thân và Hóa
Thân.
(Kinh) Như thị nhị pháp vô hữu
phân biệt, tự tại sự thành.
(經)如是二法無有分別,自在事成。
(Kinh: Hai pháp như thế, chẳng
có phân biệt, tự tại thành tựu các sự).
Tán rằng: Đây là phần kết hợp [thí dụ với
pháp]. Diệt Định và chuyện dấy lên các sự (tạo tác các sự nghiệp), cả hai đều vô phân biệt; sự nghiệp hóa
độ người khác được tự tại
thành tựu. Lại giải rằng: Như nhập Diệt
Định, tuy vô phân biệt, nhưng hai chuyện Ứng và Hóa
được thành tựu. Lại có
thể hiểu rằng: Kết hợp với pháp trong phần trên, th́ Như
Như Trí chẳng có phân biệt, nhưng sự nghiệp tự
tại thành tựu. Chuẩn theo ư vấn nạn trước
đó, cách giải thích này hay hơn, do
trước đó, đă nghi rằng: “V́ sao pháp Như
Như và Như Như Trí cả hai đều vô phân biệt
mà sự nghiệp thành tựu?” V́ thế nay gộp lại.
(Kinh) Thiện nam tử! Thí như nhật
nguyệt vô hữu phân biệt, diệc như thủy kính
vô hữu phân biệt, quang minh diệc vô phân biệt, tam chủng
ḥa hợp, đắc hữu ảnh sanh.
(經)善男子!譬如日月無有分別,亦如水鏡無有分別,光明亦無分別,三種和合得有影生。
(Kinh: Thiện nam tử! Ví như mặt
trời, mặt trăng chẳng có phân biệt, cũng
như nước và gương chẳng có phân biệt,
quang minh cũng chẳng phân biệt, nhưng ba thứ ḥa hợp
bèn có h́nh bóng sanh ra).
Tán rằng: Tiếp đó, trừ nghi cho kẻ
chẳng học trong thế gian, cũng có hai thí dụ:
- Trước là nêu ra thí dụ về hữu
thể, tuy vô phân biệt, mà có h́nh bóng sanh ra.
- Sau là nêu thí dụ về vô thể, tuy vô
phân biệt, mà cũng có h́nh bóng sanh ra.
Hai thí dụ trước đó cũng thế.
Đă nhập Niết Bàn là nêu ra [thí dụ
về] vô thể. Nhập
Diệt Định khởi là nêu ra [thí dụ
về] hữu thể. Nay
trong hữu thể, trước là thí dụ, sau là kết hợp.
Đoạn này là thí dụ. Ngài Chân Đế Tam Tạng
nói: “Mặt trời, mặt trăng ví như Như
Như. Nước và gương ví như bổn nguyện từ bi.
Quang minh ví như Như Như Trí, h́nh bóng ví như Ứng
Hóa Thân”. Nay lại giải
thích rằng: Xét theo phần kết hợp thuộc đoạn
sau có nói: “Dĩ nguyện tự tại, chúng sanh hữu cảm,
hiện Ứng Hóa Thân” (Do nguyện tự tại, chúng sanh
có cảm, bèn hiện thân Ứng Hóa). Dùng thí dụ nước hiện
bóng để sánh ví các pháp Như Như v.v… tương ứng
với sức Định nguyện. Dùng thí dụ
gương sanh ra bóng để sánh ví căn cơ của
chúng sanh. Mặt trời, mặt trăng ví như pháp
Như Như, quang minh ví như Như Như Trí. Theo Nhiếp
Đại Thừa Luận, nước ví như chúng sanh có
tánh trơn nhuận của tam-ma-địa, hiện h́nh
bóng của mặt trăng v.v… Tức là hai thứ
gương và nước đều nhằm sánh
ví căn cơ của chúng sanh, mặt trời và mặt
trăng là pháp Như Như và Như Như Trí, ánh sáng ví
như bổn nguyện. Tuy vô phân biệt, nhưng do bổn
nguyện và sức cảm vời của chúng sanh, cho nên có ứng
hóa. Nhưng chuẩn theo kinh dạy: “Diệc như thủy
kính, vô hữu phân biệt” (cũng như nước và
gương chẳng có phân biệt), tức là cách giải
thích trước hay hơn. Chuẩn theo phần kết hợp
thí dụ với pháp trong phần sau có nói: “Dĩ nguyện
tự tại lực, chúng sanh hữu cảm” (do sức
tự tại của nguyện, chúng sanh có cảm) th́ cách giải
thích sau hay hơn. [Người nghe hăy] tùy ư mà lấy hay bỏ
(tức là tùy ư chấp nhận cách giải thích nào cũng
được)!
(Kinh) Như thị pháp Như Như,
Như Như trí diệc vô phân biệt, dĩ nguyện tự
tại cố, chúng sanh hữu cảm, hiện Ứng Hóa
Thân, như nhật, nguyệt, ảnh ḥa hợp xuất hiện.
(經)如是法如如如如智亦無分別,以願自在故,眾生有感,現應化身,如日月影和合出現。
(Kinh: Pháp Như Như và Như
Như trí như thế cũng chẳng phân biệt, do nguyện
tự tại, chúng sanh có cảm, liền hiện thân ứng
hóa, như mặt trời, mặt trăng và h́nh bóng ḥa hợp
mà xuất hiện).
Tán rằng: Kết hợp thí dụ với
pháp.
(Kinh) Phục thứ, thiện nam tử!
Thí như vô lượng vô biên thủy kính, y ư quang cố,
không ảnh đắc hiện chủng chủng dị
tướng.
(經)復次,善男子!譬如無量無邊水鏡,依於光故,空影得現種種異相。
(Kinh: Lại này thiện nam tử! Ví
như vô lượng vô biên nước và gương, do
nương vào ánh sáng mà h́nh bóng trong hư không hiện ra các
thứ tướng khác nhau).
Tán rằng: Nêu thí dụ “hư không vô thể”. Trước là nêu
thí dụ để nói, sau là dựa theo lời vấn nạn
để giải thích. Nước và gương ví như
căn cơ của hữu t́nh. “Y ư quang” (nương vào ánh
sáng) ví như sức bổn
nguyện. Hư không ví như pháp Như Như và Như
Như Trí. “Hiện bóng”: Ứng Hóa Thân từ ánh sáng của sức bổn
nguyện hợp với không pháp Như Như v.v… mà ứng
hóa, hiện ra các thứ sự nghiệp lợi tha. Hoặc
nói rằng: Hư không hiện bóng là như không trung chẳng
bị mây che, nương vào chỗ có nước hay
gương mà hiện h́nh bóng. Nói “không ảnh” (h́nh bóng trong hư không) tức là cái Thấy của thế
tục đối với trời xanh rỗng rang, bầu
trời hiện bóng trong nước hay gương. Hư
không chẳng xanh, mà [hữu t́nh chúng
sanh] thấy là xanh,
như nơi pháp Như Như và Như Như Trí mà hiện
ứng hóa. Hoặc chỉ sánh ví “do cơ duyên cảm vời
liền hiện”, chẳng phải là lư Như Như hiện
thân Ứng Hóa. Đấy là dựa theo Duy Thức và ngài An
Huệ[15] luận
định về vô kiến tướng để giải
thích.
(Kinh) Không giả tức thị vô tướng.
(經)空者即是無相。
(Kinh: Không chính là vô tướng).
Tán rằng: Dựa theo vấn nạn để
giải thích. Do hư không chẳng có h́nh sắc, cho nên sánh
ví [hư không với] Pháp Thân.
(Kinh) Thiện nam tử! Như thị
thọ hóa chư đệ tử đẳng, thị Pháp
Thân ảnh.
(經)善男子!如是受化諸弟子等,是法身影。
(Kinh: Thiện nam tử! Các đệ
tử được hóa độ như thế là h́nh bóng
của Pháp Thân).
Tán rằng: [Đây
là] phần kết hợp
thí dụ với pháp. Trước tiên, nói đến cái thân
được thấy, sau đó nói nguyên do có thân, rồi gộp lại
để kết luận “chẳng khác!” Nếu dựa theo bản kinh do ngài
Chân Đế dịch, phải nên nói: “Như thị thọ
hóa chi chúng thị năng cảm cơ” (những người
được hóa độ như thế chính là căn
cơ có thể cảm vời). “Chư đệ tử
đẳng” (các hàng đệ tử) chính là [nói tới các vị] Bồ
Tát, cũng có thể hiện hai thân Ứng Thân và Hóa Thân. Hiện hai thân Ứng
Hóa chính là h́nh bóng của Pháp Thân. Như trong phần trước,
thoạt đầu là nêu thí dụ đức Phật bát Niết
Bàn; sau đó, nêu thí dụ Bồ
Tát nhập Diệt
Định.
Lại có thể giải rằng: Trong đoạn
kinh văn này, các đệ tử được giáo hóa
như thế chính là căn cơ có thể cảm vời,
là h́nh bóng của Pháp Thân. Kinh văn trong phần này nói giản
lược, phải hiểu là “chư đệ tử
đẳng sở kiến Ứng Hóa thị Pháp Thân ảnh”
(thân Ứng Hóa mà các đệ tử trông thấy chính là
h́nh bóng của Pháp Thân). Vốn nghi Pháp Thân của Như Lai
vô phân biệt, sao có thể khởi lên hai thân Ứng và Hóa?
Chẳng nghi đệ tử có thể khởi! Nhưng
Pháp Như Như v.v… tuy vô phân biệt, do nguyện lực sẽ khiến cho nơi
tâm đệ tử thấy có, tức là sự nghiệp của
Ứng Hóa sanh khởi!
(Kinh) Dĩ nguyện lực cố,
ư nhị chủng thân, hiện chủng chủng tướng,
ư Pháp Thân địa, vô hữu dị tướng.
(經)以願力故,於二種身現種種相,於法身地無有異相。
(Kinh: Do bởi nguyện lực,
đối với hai loại thân, hiện các thứ tướng,
nơi địa vị Pháp Thân, chẳng có tướng
khác).
Tán rằng: Nói rơ nguyên do có Ứng Thân và Hóa Thân,
rồi gộp lại để kết luận [hai thân ấy]
chẳng khác biệt. “Chẳng khác” tức là nói gộp
lại: Pháp Thân không có tướng phân biệt. Nói “nhị
chủng thân” (hai loại thân) tức là Ứng Thân và Hóa
Thân, hoặc do Phật hiện, hoặc do Bồ Tát hiện,
được gọi là “hai loại thân”. Tuy hiện
tướng khác nhau, nhưng nơi địa vị Pháp
Thân th́ chẳng phân biệt tướng khác nhau sai biệt!
5.3.4.2.2.3.3. Hữu Dư Vô Dư phân biệt môn
(Kinh) Thiện nam tử! Y thử nhị
thân, nhất thiết chư Phật thuyết Hữu Dư
Niết Bàn.
(經)善男子!依此二身,一切諸佛說有餘涅槃。
(Kinh: Thiện nam tử! Nương
vào hai thân này, hết thảy chư Phật nói Hữu
Dư Niết Bàn).
Tán rằng: Môn thứ ba là Hữu Dư Vô
Dư phân biệt, nói đến ba loại Niết Bàn, tức
là [kinh văn trong phần này gồm có] ba đoạn.
Đây là đoạn thứ nhất, nói về Hữu
Dư Niết Bàn. Trong bốn loại Niết Bàn (tự
tánh thanh tịnh Niết Bàn, Hữu Dư Y, Vô Dư Y, Vô Trụ
Xứ), ngoại trừ tự tánh thanh tịnh Niết
Bàn chẳng do đoạn chứng th́ hết thảy [mọi người]
đều cùng có. V́ thế, chẳng nói về loại ấy.
Hữu Dư Niết Bàn phải nên nói là Niết Bàn
được hiển lộ bởi Hữu Dư Y, và Niết
Bàn được hiển lộ bởi Vô Dư Y [th́ gọi
là Vô Dư Y Niết Bàn], nay tỉnh lược chữ Y.
Xét ra, trong quyển năm mươi của Du Già Sư
Địa Luận, đối với địa vị Hữu
Dư Y, có ba loại thi thiết[16]:
- Một là địa thi thiết.
- Hai là tịch tĩnh thi thiết.
- Ba là y thi thiết.
“Địa” tức là nói theo mười
bảy địa[17].
Tịch tĩnh th́ có bốn loại[18].
Y thi thiết th́ có tám loại “y” (nương tựa)[19],
một là Thi Thiết Y, hai là Nhiếp Thọ Y, ba là Trụ Tŕ Y, bốn là Lưu Chuyển Y, tức Tứ Thức Trụ, năm là Chướng Ngại Y, tức là thiên ma, sáu là Khổ Năo Y, tức hết thảy
Dục Giới, bảy là Thích Duyệt Y, tức là nương vào Tĩnh Lự,
tám là Hậu Biên Y. “Y” là cái để nương vào.
“Thi thiết y”: Ngă pháp là thi thiết, tức
là sự lập định được giả lập
trong thánh giáo thế gian. Đây là nương vào Thủ Uẩn[20],
tức là lấy Thủ Uẩn làm chỗ để
nương vào. Các nghĩa khác cứ chuẩn theo đó mà
suy ra.
Hỏi: Nói tới Hữu Dư Y Niết Bàn
th́ có mấy loại Dư Y?
Đáp: Dựa theo quyển năm
mươi của luận Du Già Sư Địa đă viết:
“Hăy nên nói là một mực tương ứng với một
loại Y, tức là Hậu Biên Y”. Ư của luận ấy là: Hữu Dư chính là Hậu Biên Y. Hậu
Biên Y nghĩa là A La Hán [duy tŕ] liên tục các Uẩn, tức
là Hậu Biên Y và sáu chuyện nhiếp thọ chẳng cùng
tương ứng, một mực hoàn toàn chẳng
tương ứng với Lưu Chuyển Y và Chướng
Ngại Y. Những thứ c̣n lại chẳng phải là
tương ứng, mà cũng chẳng phải là không
tương ứng, do trong Nhiếp Thọ Y có bảy thứ
nhiếp thọ:
- Một là cha mẹ của chính ḿnh.
- Hai là vợ con.
- Ba là nô tỳ.
- Bốn là thuộc hạ.
- Năm là tôi tớ.
- Sáu là bạn bè.
- Bảy là quyến thuộc.
Nghĩa là cái quả A La Hán c̣n nhiếp thọ
cha mẹ, như đức Như Lai đích thân dùng tay nâng
đỡ quan tài của cha, lên cung trời
Đao Lợi để báo ân mẹ v.v… Do nương vào
thân Phật mà có thể nhiếp thọ, cho nên những thứ
khác chẳng nhiếp thọ. Do đă được hoàn diệt,
trừ lưu chuyển, do có thể hàng ma, cho nên không có hai
loại Y ấy (Lưu Chuyển Y và Chướng Ngại
Y).
Thi Thiết Y, Trụ Tŕ Y v.v… chẳng phải
là một mực nương theo Thủ Uẩn, thánh giáo cũng
lập bày [các quả vị như] Dự Lưu v.v… Ngă gọi
là tương ứng. Chẳng có tâm chấp trước giữ
lấy các danh xưng chẳng tương ứng như “ngă,
hữu t́nh” v.v… Các điều khác hăy chuẩn theo đây để biết. Hễ có Hậu Biên Y v.v… th́ gọi là Hữu Dư Y.
Niết Bàn đạt được bởi Dư Y gọi
là Hữu Dư Y Niết Bàn. Nói Niết Bàn th́ có nghĩa là
Viên Tịch. Do Tịch có nhiều thứ, nay [Niết Bàn]
đều có thể trọn đủ, bèn gọi là Viên Tịch.
Tịch Tĩnh có bốn loại:
- Một, khổ tịch tĩnh.
- Hai, phiền năo tịch tĩnh.
- Ba, tịch tĩnh do chẳng tổn năo hữu
t́nh, chẳng tạo tác các ác hạnh, tu tập các điều
thiện.
- Bốn, xả tịch tĩnh, tức là trụ
trong sáu món hằng xả.
Có đủ bốn món Tịch ấy th́ mới
gọi là Viên Tịch. Nhưng đối
với thân Ứng Hóa, do xét theo sự thị
hiện, bèn nói Hậu Biên Y v.v… Chẳng phải là Phật
thật sự có Hậu Biên Uẩn[21].
Nếu là Ứng Thân của Phật th́ cũng thị
hiện sanh diệt, do vậy liền chứng: Ứng Thân
như đă nói chẳng phải là Tự Thọ Dụng,
v́ thân Tự Thọ Dụng chẳng có hậu biên. Lại
nữa, tứ trí cũng thuộc vào Ứng Thân.
Nương vào Pháp Thân nào mà đạt được Vô
Dư Y, khiến cho Ứng Hóa Thân [của Phật, Bồ
Tát] chẳng giống với Nhị Thừa? Chỉ là thị
hiện giống như có tương tự khổ y thân (thân dường như nương vào khổ mà tồn
tại), hoặc vô lậu
y tồn tại mà gọi là Hữu Dư. Như Thành Duy Thức
nói: “Tuy chẳng thật sự nương tựa, mà thị hiện
dường như có”, hoặc do hết sạch Khổ Y mà nói là Vô Dư Y, chẳng phải
là Khổ Y c̣n đó mà nói là Hữu Dư Y. V́ thế,
nương vào hai thân (Ứng Thân và Hóa
Thân) để đạt
được Niết Bàn th́ gọi là Hữu Dư Y.
(Kinh) Y thử Pháp Thân, thuyết Vô Dư
Niết Bàn. Hà dĩ cố? Nhất thiết dư pháp cứu
cánh tận cố.
(經)依此法身說無餘涅槃。何以故?一切餘法究竟盡故。
(Kinh: Nương vào Pháp Thân ấy,
nói Vô Dư Niết Bàn. V́ cớ sao? Hết thảy các pháp
khác đă rốt ráo hết sạch).
Tán rằng: Tiếp đó, nói về Vô Dư
Y, có ba phần: Trước là nêu ra, kế đó là gạn
hỏi, cuối cùng là giải thích. Nói “y thử Pháp Thân
thuyết Vô Dư” (nương vào Pháp Thân ấy mà nói Vô
Dư) có hai cách giải thích:
- Một, nương vào Như Như Pháp
Thân, chẳng nương tựa hết thảy, th́ gọi là Vô Dư Y
Niết Bàn. Nếu là như vậy, Niết Bàn và Pháp Thân có
ǵ khác biệt? Đáp: Xét theo ư nghĩa “là chỗ
nương vào của công đức” th́ gọi là Pháp
Thân; xét theo ư nghĩa “nương vào phía tịch tĩnh”
th́ gọi là Niết Bàn. Lại có thể hiểu: Tứ trí tâm phẩm
là Như Như Trí, tức Tự Thọ Dụng cũng gọi là Pháp
Thân. Nương vào thân Tự Thọ Dụng ấy,
chẳng thị hiện “thác sanh, xướng diệt
độ nơi Song Lâm”, không có hết thảy chỗ
nương vào, bèn gọi là Vô Dư Y. Nương vào đấy
để hiển lộ th́ gọi là Vô Dư Y Niết Bàn.
Hỏi: Vô Dư Niết Bàn do mấy loại
tịch diệt mà gọi là Niết Bàn?
Đáp: Do hai thứ tịch diệt. Quyển
năm mươi của luận Du Già Sư Địa nói:
“Một là do Tịch Tĩnh Tịch Diệt, hai là do Vô Tổn
Năo Tịch Diệt. Tịch Tĩnh Tịch Diệt nghĩa
là trước hết đối với địa vị Hữu Dư Y, đạt
được xúc chứng[22] bốn
loại Tịch Tĩnh. Nay trong Vô Dư Y Niết Bàn giới,
cũng có bốn loại Tịch Tĩnh vắng lặng thù thắng”. Ư nói: Do chú trọng nơi đắc
Tịch Tĩnh mà nói “do Tịch Tĩnh tịch diệt”. Một là Số Giáo Tịch Tĩnh,
hai là Nhất Thiết Y Tịch Tĩnh, ba là Y Y Khổ Tịch
Tĩnh, bốn là Y Y Sanh Nghi Lự Tịch Tĩnh.
Nói tới Số Giáo Tịch Tĩnh (數教寂靜) th́ Số là trí huệ,
do Số mà khởi giáo, giáo sanh từ số, cho nên gọi
là Số Giáo. Trong Vô Dư Y, do danh từ và ngôn thuyết dứt
bặt, bèn gọi là Số Giáo Tịch Tĩnh.
Nhất Thiết Y Tịch Tĩnh (一切依寂靜) th́ như tám thứ
Y vô dư trên đây đều tịch tĩnh, bèn gọi
là Nhất Thiết Y Tịch Tĩnh.
Y Y Khổ Tịch Tĩnh (依依苦寂靜) là đối với
các thứ khổ sanh bởi tám thứ y cũng vĩnh viễn
trừ diệt, bèn gọi là Y Y Khổ Tịch Tĩnh.
Như nương vào chỗ Y (chỗ để
nương tựa) đó mà sanh ra khổ y (sự
nương tựa đau khổ) này, bèn gọi là Y Y.
Môn thứ tư là Y Y Sanh Nghi Lự Tịch
Tĩnh (依依生疑慮寂靜), tức là
nương vào tám khổ mà sanh nghi lự (lo lắng, ngờ
vực), [các nỗi khổ sanh khởi do nương vào tám
khổ] chẳng c̣n thừa sót, đều
tịch tĩnh,
bèn gọi là Y Y Sanh Nghi Lự Tịch
Tĩnh.
Hỏi: Hữu Dư Y Niết Bàn có mấy
loại Hữu Dư mà nay nói là Vô Dư Y?
Đáp: Có bảy loại:
- Một, Nhân Quả Dư: Hoặc nhân (cái nhân gây ra phiền
hoặc) đă tận, nhưng khổ quả chưa mất,
c̣n có dư khổ y (cái khổ c̣n sót
lại để nương vào). Thành Duy Thức nói: “Vô Dư Y Niết
Bàn chính là Chân Như, thoát khỏi nỗi khổ sanh tử,
phiền năo đă tận, Dư Y cũng diệt”.
- Hai, Bất Thiện Nghiệp Dư: Hàng Vô Học th́ nghiệp bất
thiện đă hết, nhưng các điều thiện và vô
kư khác vẫn c̣n.
- Ba, Khổ Đế Dư.
- Bốn, Tập Đế Dư.
- Năm, Diệt Đế Dư.
- Sáu, Đạo Đế Dư. V́ thế, kinh
Thắng Man nói: “Hữu dư sanh bất tận,
đương hữu sanh hữu. Dư phạm hạnh bất
thành, cố sự bất thuần. Sự bất cứu
cánh, cố đương hữu sở tác, bất độ
bỉ cố, đương hữu sở đoạn”
(Do có dư sanh chưa hết, nên từ trong Có mà sanh ra Có. Do các phạm hạnh
khác chẳng thành tựu, cho nên sự chẳng
thuần. Do sự chẳng rốt ráo, cho nên có tạo tác.
Do chẳng vượt khỏi điều ấy, cho nên sẽ
có cái phải đoạn). V́ theo thứ tự là Khổ, Diệt,
Đạo, Tập, tức là Vô Tác Tứ Đế. Do xét
theo bất định tánh, do Hữu Dư chưa rốt
ráo, phải nên tu Đoạn v.v… chẳng xét theo định
tánh.
- Bảy là Giả Thật Dư, do ứng hóa là giả.
(Kinh) Y thử tam thân, nhất thiết
chư Phật thuyết Vô Trụ Xứ
Niết Bàn.
(經)依此三身,一切諸佛說無住處涅槃。
(Kinh: Nương vào ba thân ấy, hết
thảy chư Phật nói Vô Trụ Xứ Niết Bàn).
Tán rằng: Tiếp đó, nói về Vô Trụ
Xứ Niết Bàn. Kinh văn chia thành năm phần: Một
là nêu ra, hai là giải thích, ba là hỏi, bốn là giải
đáp, năm là kết luận. Đây là phần nêu ra.
(Kinh) Vị nhị thân cố, bất trụ
Niết Bàn, ly ư Pháp Thân, vô hữu biệt Phật.
(經)為二身故不住涅槃,離於法身無有別佛。
(Kinh: Do v́ hai thân chẳng trụ Niết
Bàn, ĺa khỏi Pháp Thân, sẽ chẳng có Phật nào khác).
Tán rằng: Đây là phần giải thích. V́
sao ba thân gọi là Vô Trụ Xứ? Do v́ hai thân, cho nên chẳng
trụ; do đại bi mà v́ chúng sanh hiện thân, chẳng trụ
Niết Bàn. Cũng phải nên nói là “chẳng trụ trong
sanh tử”. Trong phần trước, khi nói về Vô
Dư, đă nói “chẳng trụ trong sanh tử”. Lại
do Phật ĺa khỏi lậu dư (hữu lậu và tập
khí c̣n sót lại) mà gọi là Niết Bàn; v́ thế, nay riêng nói
“chẳng trụ Niết Bàn”, chẳng nói “trụ trong
sanh tử”. Do vậy cũng nói “ĺa khỏi Pháp Thân, sẽ chẳng có
Phật nào khác”. Bởi lẽ, Pháp Thân từ ứng hóa bèn nói “tánh và tướng
hợp lại”, bèn nói “không có Phật nào khác!” Do hai
thứ ấy chẳng trụ, cho nên Pháp Thân cũng gọi
là “chẳng trụ”. V́ thế, tam thân được
gọi chung là Bất Trụ.
Lại giải thích rằng: Cái Thể của
Pháp Thân và Niết Bàn như nhau, nhưng ư nghĩa th́ khác biệt.
Nếu ĺa khỏi Pháp Thân mà có một cái Thể riêng biệt
để Phật trụ trong Niết Bàn th́ mới có thể
nói là “trụ Niết Bàn”. Đă là “ĺa khỏi Pháp
Thân, sẽ chẳng có Phật nào khác”, tức là do đồng
thể mà tự chẳng trụ nơi tự. V́ thế chẳng
trụ Niết Bàn! Cách giải thích trước hay hơn,
v́ nói “ĺa Pháp Thân, sẽ chẳng có Phật nào khác”, chẳng
nói “ĺa Niết Bàn, không có Phật nào khác!”
(Kinh) Hà cố nhị thân bất trụ
Niết Bàn?
(經)何故二身不住涅槃?
(Kinh: V́ sao hai thân chẳng trụ Niết
Bàn?)
Tán rằng: Đây là gạn hỏi. Hai thân
vô lậu tức là ĺa sanh tử, v́ sao chẳng trụ Niết
Bàn?
(Kinh) Nhị thân giả danh bất thật,
niệm niệm sanh diệt, bất định trụ cố,
sổ sổ xuất hiện, dĩ bất định cố!
(經)二身假名不實,念念生滅,不定住故;數數出現,以不定故。
(Kinh: Hai thân là giả
danh, chẳng thật, sanh diệt trong mỗi niệm, do chẳng
trụ nhất định, nhiều lượt xuất hiện
v́ bất định)
Tán rằng: Giải thích nguyên do Ứng Thân
và Hóa Thân chẳng trụ. Trước hết, giải thích theo chiều
thuận. Kế đó, nói ngược lại để kết luận. [Nói theo chiều thuận] th́:
-
Một là do [hai thân ấy]
giả danh chẳng thật.
-
Hai là [do hai thân ấy] sanh diệt
trong mỗi niệm.
-
Ba là [hai thân ấy]
nhiều lượt xuất hiện.
“Xuất hiện” là v́ chúng sanh, hoặc
có lúc thị hiện nhập diệt, hoặc có lúc thọ
sanh. V́ thế, nhiều lượt xuất hiện. Do bất
định, cho nên nói: “Chẳng trụ trong Niết Bàn”.
(Kinh) Pháp Thân bất nhĩ;
thị cố, nhị thân bất trụ Niết Bàn.
(經)法身不爾,是故二身不住涅槃。
(Kinh: Pháp Thân chẳng như vậy.
V́ thế, hai thân chẳng trụ Niết Bàn).
Tán rằng: Nói ngược lại để
kết luận.
(Kinh) Pháp Thân bất nhị, thị cố
bất trụ Niết Bàn.
(經)法身不二,是故不住涅槃。
(Kinh: Do Pháp Thân bất nhị, cho nên
chẳng trụ Niết Bàn).
Tán rằng: Nêu ra nguyên do Pháp Thân chẳng trụ
Niết Bàn. Pháp Thân và [các thân] ứng hiện chẳng hai,
cho nên cũng chẳng trụ.
(Kinh) Cố y tam thân,
thuyết Vô Trụ Niết Bàn.
(經)故依三身說無住涅槃。
(Kinh: V́ thế, nương vào tam thân
mà nói Vô Trụ Niết Bàn).
Tán rằng: Kết lại.
5.3.4.2.2.3.4.
Trị chướng, phế lập môn
(Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết
phàm phu vị tam tướng cố, hữu phược, hữu
chướng, viễn ly tam thân, bất chí tam thân.
(經)善男子!一切凡夫為三相故,有縛有障,遠離三身不至三身。
(Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy
phàm phu do v́ tam tướng mà có trói buộc, có chướng,
xa ĺa ba thân, chẳng đạt tới ba thân).
Tán rằng: Đây là môn thứ tư, tức
“trị chướng phế lập môn”, gồm hai phần:
Trước là xét theo cảnh, sau là xét theo tâm. Ở đây
là xét theo cảnh. Kinh văn chia thành hai đoạn:
- Trước là nói rơ: Do có chướng mà chẳng
đạt được ba thân.
- Sau là nói về đoạn đắc (do đoạn trừ mà đạt được).
Phần thứ nhất lại chia thành bốn
đoạn: Một là nêu bày, hai là gạn hỏi, ba là liệt
kê, bốn là giải thích. Đoạn này là “nêu bày”. Tam tướng
chính là tam tánh (Biến Kế Sở Chấp Tánh,
Y Tha Khởi Tánh, và Viên Thành Thật Tánh), tức là cảnh tướng phải
nên biết. Luận Nhiếp Đại Thừa nói ba tánh ấy
được gọi là “tướng thù thắng phải
nên biết”. “Có trói buộc” là nói theo sự biến
hiện, “có chướng” là nói theo loại. Lại nữa,
“có trói buộc” tức là tướng trói buộc, hoặc
tương ứng với cái được duyên theo. Đấy
chính là xét theo phương diện “chẳng thông đạt
ba tánh”, cho nên có trói buộc, có chướng. “Chướng” là như ba chướng
(phiền năo chướng, nghiệp
chướng và báo chướng) v.v… Do vậy mà xa ĺa, chẳng đạt
tới tam thân.
(Kinh) Hà giả vi tam?
(經)何者為三?
(Kinh: Những ǵ là ba?)
Tán rằng: Gạn hỏi.
(Kinh) Nhất giả, Biến Kế Sở
Chấp tướng, nhị giả Y Tha Khởi tướng,
tam giả Thành Tựu tướng.
(經)一者遍計所執相、二者依他起相、三者成就相。
(Kinh: Một là tướng Biến Kế
Sở Chấp, hai là tướng Y Tha Khởi, ba là tướng
Thành Tựu).
Tán rằng: Liệt kê ba tướng. Ba
tướng chính là ba tánh, đă được biện
định cặn kẽ trong các kinh luận khác, nay chỉ
giải thích đại lược danh xưng và biện
định cái Thể.
1) Nói “tướng Biến Kế Sở Chấp” th́
Biến (遍) có nghĩa là “trọn khắp”, Kế (計) là “kế độ” (計度, so đo tính lường), tức là
đối với trọn khắp các cảnh đều so
đo, suy lường, cho nên gọi là Biến Kế. Đối
với Biến Kế th́ năng biến kế (chủ thể
so đo trọn khắp) và sở biến kế (pháp bị
so đo trọn khắp) đều gọi Biến Kế. Sở Chấp (cái bị nó chấp trước) chính là tánh chấp trước của
Biến Kế, hoặc tướng chính là tánh, cũng chính
là cảnh tướng.
2) Nương vào các duyên khác để khởi lên, th́ gọi là Y Tha Khởi. Tướng trạng
và ư nghĩa của nó giống như trong phần trước
[đă biện định].
3) Thành tựu viên măn th́ gọi là tướng Thành Tựu (tức Viên Thành Thật).
Chấp trước Ngă pháp là Biến Kế
Tánh. Tâm, tâm sở, sắc bất tương ứng là Y Tha Khởi.
Chân Như là cái Thể của Thành Tựu. Nếu xét theo hữu lậu vô lậu môn, Ngũ Uẩn trong vô lậu cũng là Viên
Thành Thật, tánh của hữu lậu cũng là Y Tha.
(Kinh) Như thị chư tướng bất
năng giải cố, bất năng diệt cố, bất
năng tịnh cố.
(經)如是諸相不能解故、不能滅故、不能淨故。
(Kinh: Các tướng như thế chẳng
thể giải, chẳng thể diệt, chẳng thể tịnh).
Tán rằng: [Đây
là phần] giải thích. Do Biến Kế vô
tướng, chẳng thể nói là đoạn, chỉ nói
là “chẳng thể giải”. Nhiễm do Y Tha mà có, cho
nên nói là “chẳng diệt”. Như nói tới “bất
tịnh” th́ cái có thể tịnh chính là trí, cái được
tịnh chính là Như. Kinh có ư nói: Cái Thể của Như
là bất cấu, bất tịnh, nay chưa thể giải Biến Kế,
diệt nhiễm Y Tha, tịnh Viên Thành Thật được!
(Kinh) Thị cố chư Phật cụ
túc tam thân.
(經)是故諸佛具足三身。
(Kinh: V́ thế, chư Phật trọn
đủ ba thân).
Từ chữ “thị cố” (v́ thế)
trở đi là lời kết: Do có trói buộc, có chướng, mà [các hữu t́nh] chẳng đạt đến tam thân.
(Kinh) Như thị tam tướng
năng giải, năng diệt, năng tịnh cố. Thị
cố, chư Phật cụ túc tam thân.
(經)如是三相能解、能滅、能淨故,是故諸佛具足三身。
(Kinh: Do có thể giải, có thể
diệt, có thể tịnh tam tướng như thế,
cho nên chư Phật trọn đủ ba thân).
Tán rằng: Sau đó, nói về đoạn
đắc (những thứ đạt được do
đoạn trừ), chia thành ba tiểu đoạn:
- Đầu tiên là nhắc lại cái có thể
gây chướng.
- Kế đó, biện định cái có thể
đoạn.
- Cuối cùng là kết lại.
[Nói] “như thị tam tướng” (ba
tướng như thế) chính là nhắc lại. Có thể
“giải, diệt, tịnh” tức là biện định
cái có thể đoạn. Do ngộ tánh Biến Kế mà nói
“có thể giải”. Do tu trí vô phân biệt, bèn có thể diệt.
Do có thể đoạn chướng đối với nhiễm
Y Tha Trí, cho nên có thể tịnh. Do ngộ tướng
được chấp trước bởi Biến Kế,
bèn đạt được Hóa Thân. Do có chấp trước
ngă tướng, t́nh kiến chẳng thấu đạt cảnh
là Không, sẽ chẳng thể đạt được
biến hiện Hóa Thân. Tu tịnh Y Tha Khởi, sẽ đạt
được Ứng Thân. Do khi trí sanh, sẽ có thể
đoạn chướng lậu, cho nên có thể tịnh chứng
tánh Viên Thành Thật, hiển lộ Pháp Thân. V́ thế, đạt
được tam thân.
(Kinh) Thiện nam tử! Chư phàm phu
nhân vị năng trừ khiển thử tam tâm cố, viễn
ly tam thân, bất năng đắc chí.
(經)善男子!諸凡夫人未能除遣此三心故,遠離三身,不能得至。
(Kinh: Thiện nam tử! Các kẻ
phàm phu do chưa thể trừ bỏ tam tâm ấy, xa ĺa tam
thân, chẳng thể đạt được).
Tán rằng: Trong phần nói về đối
trị chướng, đoạn này nói về tâm. Kinh
văn chia thành hai phần:
- Phần thứ nhất là biện định
chướng.
- Từ “y chư phục đạo”
(nương vào các phục đạo) trở đi, biện
định cách đoạn trừ.
Phần thứ nhất (biện định
chướng) được chia thành ba đoạn:
- Một là nêu bày.
- Hai là gạn hỏi.
- Ba là liệt kê.
Đoạn chánh kinh ở đây thuộc về
phần nêu bày. Phàm nói tới tâm th́ có bốn nghĩa:
- Một, chân thật gọi là Tâm, như Bát
Nhă Đa tâm, tức là lư Chân Như cũng được gọi
là tâm. Kinh Thắng Man nói “tự tánh thanh tịnh tâm”,
cái tâm ấy được gọi là Kiền Lật (Hrih)
tâm.
- Hai, duyên lự tâm, tức gồm chung cả
tám thức. Cái tâm này được gọi là Chất
Đa (Citta).
- Ba, tích tập nghĩa được gọi
là tâm, cũng gồm chung tám thức, do năng và sở tích
tập.
- Bốn, tích tụ nghĩa tối thắng
gọi là tâm, tức là chỉ có thức thứ tám.
Nay cái tâm được hỏi ở đây
chính là do hai nghĩa “duyên lự” và “tích tập”
mà gọi là Tâm. Tam tâm có thể gây chướng; nếu có thể
trừ đoạn, sẽ đạt được tam
thân. Nếu chưa trừ đoạn, sẽ xa ĺa ba thân,
không thể đạt được! Tức là không thể
đạt được Ứng Thân và Hóa Thân, không thể
đạt được Pháp Thân!
(Kinh) Hà giả vi tam?
(經)何者為三?
(Kinh: Những ǵ là ba?)
Tán rằng: Thuận theo vấn đề
đă nêu mà gạn hỏi.
(Kinh) Nhất giả, khởi sự tâm,
nhị giả y căn bản tâm,
tam giả căn bản tâm.
(經)一者起事心、二者依根本心、三者根本心。
(Kinh: Một là khởi sự tâm, hai
là y căn bản tâm, ba là căn bản tâm).
Tán rằng: Thuận theo lời gạn hỏi
mà liệt kê để giải thích. Đoạn này chính là
liệt kê. Nói “ba tâm” th́ như ngài Chân Đế Tam Tạng
đă giải thích: “Một là Khởi Sự Tâm, tức là sáu thức
như da. Hai là Y Căn Bản Tâm, tức thức thứ bảy là thịt.
Ba là Căn Bản Tâm, tức là A Lê Da Thức (A Lại
Da Thức, Tạng Thức). Đó là xương”.
1) Từ Ân Duy Thức pháp sư (ngài Khuy
Cơ) nói: “Khởi Sự Tâm nghĩa là cái tâm
tương ứng với Kiến Tu phiền năo. Do loại phiền năo ấy
mà dấy lên các sự nghiệp, cảm chuyện thuộc
về Dị Thục Quả, được gọi là Khởi
Sự Tâm”. Do nó là cái gốc của
sanh tử, chướng thân trong từng loài, là cái tâm để
khởi sự nương vào. Đó là giải thích theo lối
Y Chủ. Hoặc do tâm và phiền năo tương ứng,
cùng một sự nghiệp, cũng gọi là Khởi Sự,
tức là giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Hoặc là
cái tâm tương ứng với khởi sự, nhưng cái
chánh yếu để khởi sự chính là phiền năo, bèn đặt tên [cho
cái tâm ấy] theo tâm vương tương ứng. Đó
là giải thích theo lối Lân Cận. Cách giải thích đầu tiên hay nhất!
2) Cái tâm tương ứng với các nghiệp
thiện và bất thiện, được gọi là Y
Căn Bản Tâm. Nghiệp là cái gốc để sự sanh khởi
nương vào. Đối với cái tâm tương ứng
với Y Căn Bản, cũng chuẩn theo sự giải
thích trong phần trước.
3) Căn Bản Tâm là cái tâm tương ứng với khổ quả trong
tam hữu (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới)
th́ gọi Căn Bản Tâm, do nó là tự thể tánh của căn bản sanh tử.
Cái quả Dị Thục tổng và biệt ấy thông với
bảy thức (sáu thức đầu và thức
thứ tám), chỉ trừ thức
thứ bảy. Nếu là có quả dấy lên nhằm
tương xứng với cái nhân th́ gọi là Khổ Quả,
bao gồm Đẳng Lưu và Dị Thục, tức là gồm
khắp tám thức. Nếu là Dị Thục thật sự,
sẽ gọi là Khổ Quả, là cái gốc của sanh tử,
tức là riêng có thức thứ tám. Trong ấy, có ư thức
và các quả hữu lậu. V́ thế, kinh Niết Bàn nói: “Xả
vô thường sắc, hoạch đắc thường sắc.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc phục như
thị” (Xả sắc vô thường, đạt
được thường sắc. Thọ, Tưởng,
Hành, Thức cũng giống như thế).
Lại giải rằng: Phiền Năo Chướng
và cái nghiệp được phát khởi được gọi
là Khởi Sự Tâm. Sở Tri Chướng và cái nghiệp
đă phát khởi gọi là Y Căn Bản; đó là cái gốc
để phiền năo nương vào. Căn Bản Tâm chính là cái quả
đạt được bởi hai chướng. Nếu
xét theo phương diện thù thắng, [Căn Bản Tâm] chỉ là thức
thứ tám. Do [cái tâm ấy là chỗ
để] các nghiệp nương vào, có thể giữ lấy
chủng tánh, cho nên gọi là Căn Bản. Nếu xét theo
phương diện kém cỏi, th́ [Căn Bản Tâm ngoa-I trừ thức thứ tám], cũng bao gồm bảy thức kia. Nếu xét theo cái
quả Đẳng Lưu th́ [Căn Bản Tâm] bao gồm tám thức.
(Kinh) Y chư phục đạo, Khởi
Sự Tâm
tận. Y pháp đoạn đạo, Y Căn Bản
Tâm tận. Y tối thắng đạo, Căn
Bản Tâm
tận.
(經)依諸伏道,起事心盡;依法斷道,依根本心盡;依最勝道根本心盡。
(Kinh: Nương vào các phục đạo,
tâm Khởi Sự sẽ hết. Nương vào pháp đoạn
đạo, tâm Y Căn Bản sẽ hết. Nương vào tối
thắng đạo, tâm Căn Bản sẽ hết).
Tán rằng: Tiếp đó, biện định
về đoạn, có ba phần:
- Trước hết, nói về sự đoạn
chướng.
- Kế đó, nói về cái thân đạt
được.
- Cuối cùng là kết luận.
Đây là phần đầu. “Y chư phục
đạo, Khởi Sự Tâm tận” tức là các địa vị thuộc
ba mươi tâm trước khi đắc Sơ Địa
(tức Thập Tín và Tam Hiền). Kinh Nhân Vương Bát Nhă
gọi [giai đoạn này] là Phục Nhẫn; v́ thế, [địa
vị này] thuộc vào bốn thiện căn. Phân biệt
hai chướng, nhưng chưa thể hàng phục th́ gọi
là “y phục đạo”. Do cái tâm Khởi Sự hết
sạch, cho nên nhập Kiến Đạo, chẳng tạo
nghiệp mới để cảm cái quả sanh tử, hiển
lộ thành “tùy loại Hóa Thân”.
Lại có thể hiểu rằng: Toàn thể
các địa vị trước khi đạt tới Kim
Cang Dụ Định của Thập Địa, tuy đă
chế phục phiền năo, nhưng do chưa đoạn
chủng tử, cho nên gọi là “chư phục đạo”.
Địa vị hàng phục rốt ráo thuộc địa
vị Vô Gián của Kim Cang Dụ Định th́ mới khiến
cho các thứ phiền năo ấy vĩnh viễn chẳng dấy
lên hiện hành. V́ thế, kinh Giải Thâm Mật nói: “Bát
Địa dĩ khứ, duy hữu sở y, Sở Tri Chướng tại.
Chí Phật quả vị, đắc tùy loại thân” (từ Bát Địa trở về
trước, chỉ có cái để nương vào, do Sở
Tri Chướng hăy c̣n. Đạt đến quả vị
Phật, sẽ đạt được cái thân thuận
theo tâm mong muốn của chúng sanh mà biến hiện). Cách
hiểu này hay hơn.
Nương vào pháp đoạn đạo,
cái tâm Căn Bản đă tận, tức là tu thánh đạo. Kế
đó, sẽ đoạn các nghiệp. V́ thế, Sơ
Địa rời ĺa các thứ ngu muội tạp nhiễm
trong đường ác, Nhị Địa ĺa sự ngu lầm
phạm lỗi đối với tam nghiệp. Hoặc là
cho tới Thập Địa, đoạn Sở Tri Chướng
th́ gọi là “pháp đoạn đạo”. Bắt đầu từ Sơ Địa cho tới
trước khi đạt được Kim Cang Định
đều gọi là “pháp đoạn đạo”. Do nương vào pháp Không Quán th́ mới
có thể đoạn, do Sở Tri Chướng đă đoạn,
sẽ có thể đạt được Ứng Thân.
Nương vào tối thắng đạo, tâm Căn Bản đă diệt,
chính v́ Xả mà gọi là Đoạn, thuộc về giải
thoát đạo. Nếu coi Xả là đoạn th́ thuộc
vào Kim Cang Định. Đối với hai thuyết ở
đây, như trong quyển thứ mười của Thành
Duy Thức đă nói: “Do đoạn khổ quả, do hết
thảy tập khí đều vĩnh viễn xả, cho nên
có thể hiển lộ Pháp Thân”.
(Kinh) Khởi Sự Tâm
diệt, cố đắc hiện Hóa Thân; Y Căn
Bản Tâm
diệt, cố đắc hiển Ứng Thân. Căn Bản
Tâm diệt, cố đắc chí Pháp
Thân.
(經)起事心滅,故得現化身;依根本心滅,故得顯應身;根本心滅,故得至法身。
(Kinh: Do tâm Khởi Sự diệt, cho
nên có thể hiện Hóa Thân. Do tâm Y Căn Bản diệt,
cho nên hiển lộ Ứng Thân. Do tâm Căn Bản diệt, cho
nên đạt tới Pháp Thân).
Tán rằng: Đoạn này nói về các thân
đạt được. Hai thân trước là mới khởi
lên, cho nên gọi là “đắc”. Pháp Thân vốn có, nên
nói là “đắc chí Pháp Thân” (đạt tới Pháp
Thân). Chuẩn theo [các ư nghĩa đă giảng giải trong]
phần trước sẽ biết.
Hỏi: Ba thân này, mỗi thân sẽ đắc
khi nào?
Đáp: Theo Đại Trang Nghiêm Luận,
Thành Duy Thức v.v… th́ đều là sau khi đă đạt
tới địa vị Kim Cang, tức là thuộc vào địa
vị Phật [th́ các thân ấy] mới dấy lên. Luận
ấy nói: “Ba loại Biến Hóa Thân, tức là nói chư Như Lai do trí
Thành Sự (Thành Sở Tác Trí) biến hiện vô lượng
tùy loại hóa thân”. Phật Địa Luận nói: “Thành
Sở Tác Trí khởi lên ba nghiệp để giáo hóa,
nương theo nghĩa bất chánh. Từ Sơ Địa
trở lên, bèn đạt được cái
trí này. Chánh nghĩa th́ chỉ tại địa vị Phật
mới được khởi lên. Do tại Thập Địa,
nương vào hữu lậu căn mà phát khởi vô lậu
thức. Do thông sáng hay mê muội khác biệt, cho nên chẳng
thể khởi Ứng Thân. Các thân do B́nh Đẳng Tánh Trí
và Đại Viên Kính Trí khởi lên, được gọi
gộp chung là Ứng Thân. V́ thế, từ Phật địa
(địa vị Phật) mà [tam thân] dấy lên, chẳng
phải là nơi Thập Địa mà có Đại Viên Kính
Trí. Pháp Thân cũng thế, do thuộc địa vị
thoát khỏi phiền năo trói buộc mà gọi là Pháp Thân”. Thành Duy Thức nói: “Nơi Đại
Mâu Ni th́ gọi là Pháp Thân”. Đấy là xét theo
phương diện đạt được viên măn; chứ
nếu xét theo chuyện đạt được một phần
hay đạt được tương tự, sẽ có
địa vị trước sau. Tại địa vị
Thập Tín th́ đắc Hóa Thân, do vị Bồ Tát ấy
có thể thị hiện tám tướng thành đạo. Từ
Sơ Địa trở về trước, đắc Ứng
Pháp Thân. Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhă nói có mười
thứ Pháp Thân (b́nh đẳng thân, thanh tịnh
thân, thiện tu thân v.v…) Trong mỗi địa vị thuộc Thập Địa, đều đạt
được một thân ấy. Do Bồ Tát thuộc
địa vị trên giáo hóa Bồ Tát thuộc địa vị
dưới mà chia thành hai thân.
(Kinh) Thị cố, nhất thiết Như Lai cụ túc tam thân.
(經)是故一切如來具足三身。
(Kinh: V́ thế, hết thảy các
Như Lai trọn đủ ba thân).