Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ ba

Đời Đường Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng chiếu dịch kinh

Dịch kinh sa-môn Huệ Chiểu soạn sớ

金光明最勝王經疏

卷第一

唐三藏法師義淨奉制譯

翻經沙門慧沼撰

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Phần 5

 

5.3. Phẩm thứ ba: Phân Biệt Ba Thân (Phân Biệt Tam Thân phẩm đệ tam, 分別三身品第三) – Phần thứ hai

5.3.4.2.2.3.5. Đồng dị phân biệt môn

         

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết chư Phật ư đệ nhất thân dữ chư Phật đồng sự, ư đệ nhị thân dữ chư Phật đồng ư, ư đệ tam thân dữ chư Phật đồng thể.

          ()善男子一切諸佛於第一身與諸佛同事於第二身與諸佛同意於第三身與諸佛同體

          (Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy chư Phật đối với thân thứ nhất (Hóa Thân), đồng sự với chư Phật; đối với thân thứ hai (Ứng Thân) đồng ư với chư Phật, đối với thân thứ ba (Pháp Thân) đồng thể với chư Phật).

 

          Tán rằng: Môn thứ năm là Đồng Dị Phân Biệt Môn (môn phân biệt giống hay khác). Kinh văn được chia thành ba phần, do ba thân Phật khác biệt. Hóa Thân giáo hóa Nhị Thừa và Địa Tiền, phàm phu, phần nhiều dấy khởi Lục Thông để thành tựu sự giáo hóa. V́ thế, các bộ luận đều nói “do chuyển năm thức mà đạt được Thành Sở Tác Trí”, phần nhiều dùng tám tướng [thành đạo] để hiện các sự nghiệp. V́ thế, gọi là Đồng Sự. Ứng Thân do giáo hóa Địa Thượng Bồ Tát, khiến cho họ hưởng pháp lạc và ư nhạo giống nhau, cho nên nói là Đồng Ư. Lại cùng có ư tưởng “giáo hóa Bồ Tát”, Pháp Thân như như, đối với cái Thể để nương vào, chư Phật chẳng khác nhau. V́ thế nói là Đồng Thể.

          Do vậy, quyển thứ chín của bộ Vô Tánh Nhiếp Luận nói: Hăy nên nói Pháp Thân của chư Phật có khác biệt, hay nên nói là chẳng khác? Do dựa theo ư nhạo và tác nghiệp chẳng khác, hăy nên nói là chẳng khác. Do thân vô lượng y hiện Đẳng Giác, hăy nên nói là có khác biệt. Như đă nói về Pháp Thân, Thọ Dụng Thân cũng thế. Do ư nhạo và nghiệp chẳng sai biệt, hăy nên nói là chẳng khác. Chẳng do y chỉ, cho nên chẳng sai biệt. Do vô lượng y chỉ, cho nên chuyển biến sai biệt. Hăy nên biết: [Phải nên] nói Hóa Thân giống như Thọ Dụng Thân, tức là Pháp Thân do ba thứ (ư nhạo, tác nghiệp, y chỉ) chẳng khác, [cho nên Pháp Thân của chư Phật không sai biệt], Thọ Dụng Thân và Biến Hóa Thân [có sai biệt] chỉ do ư nhạo và tác nghiệp [có sai biệt]”.

          Môn này nhằm khiến cho [thính chúng] biết: Tâm này do giáo hóa [các đối tượng khác nhau] mà có giống hay khác, phối ứng ngược lại ba môn trước. Lời luận định ấy tuy thông suốt, nhưng kinh này dựa trên sự tăng thắng mà phối ứng riêng với ba thân, lư cũng chẳng mâu thuẫn, do khi c̣n đang thuộc địa vị tu nhân, năm thức trước sẽ có sự nghiệp khác biệt, thức thứ bảy và Ư Thức do luôn chấp có Ngă, cho nên sẽ có ta và người khác biệt. Nay thuộc quả vị th́ chứng lư b́nh đẳng. Do vậy, Hóa Thân do năm thức khởi lên sẽ đồng sự, Tha Thọ Dụng Thân do thức thứ bảy khởi lên sẽ là đồng ư.

 

5.3.4.2.2.3.6. Nhất đa phân biệt môn

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị sơ Phật thân, tùy chúng sanh ư, hữu đa chủng cố, hiện chủng chủng tướng, thị cố thuyết đa.

          ()善男子是初佛身隨眾生意有多種故現種種相是故

          (Kinh: Thiện nam tử! Thân Phật đầu tiên ấy, do thuận theo ư của chúng sanh mà có nhiều loại, bèn hiện các thứ tướng. V́ thế, nói là “nhiều”).

 

          Tán rằng: Đây là môn thứ sáu, tức Nhất Đa Phân Biệt Môn (môn phân biệt một hay nhiều). Kinh văn cũng chia thành ba phần. Môn trước (Đồng Dị Phân Biệt Môn) nói về Thể, môn này nói về Dụng. Do các dị sanh (chưa phải là bậc thánh nhân, tức chưa đạt đến địa Thập Tín) dị thú (sanh trong các đường khác biệt) dị kiến (kiến chấp khác biệt), nên nói là “ư hữu đa” (có nhiều ư). Do thuận theo nhiều loại ư, cho nên hiện Hóa Thân có các loại tướng, hoặc nói là tám tướng, hoặc tùy theo các loại mà hiện h́nh. Dẫu Nhị Thừa đă đắc thánh quả, vẫn là một phần Dị Sanh, v́ hăy c̣n Sở Tri Chướng. Do vậy nói “tùy sở hóa chúng sanh ư” (thuận theo ư của chúng sanh đang được [Bồ Tát] giáo hóa).

 

          (Kinh) Đệ nhị Phật thân, đệ tử nhất ư cố, hiện nhất tướng. Thị cố, thuyết nhất.

          ()第二佛身弟子一意故現一相是故

          (Kinh: Thân Phật thứ hai, do các đệ tử có cùng một ư, nên hiện một tướng. V́ thế, nói là “một”).

          Tán rằng: Bậc Địa Thượng Bồ Tát được Ứng Thân giáo hóa, cho nên [các vị Bồ Tát ấy] được gọi là “đệ tử”. Do chứng lư b́nh đẳng, nên gọi là “nhất ư”. “Hiện nhất tướng” tức là chỉ hiện Phật tướng, chẳng có [thân trong] sáu đường khác biệt. Thân Phật được hiện chẳng có lớn, nhỏ, thù thắng, hay kém cỏi sai biệt. Do mười địa vị [trong Thập Địa] sai biệt, mà thấy [thân Phật] có thù thắng hay kém cỏi.

 

          (Kinh) Đệ tam Phật thân, quá nhất thiết chủng tướng, phi chấp tướng cảnh giới, thị cố thuyết danh bất nhất, bất nhị.

          ()第三佛身過一切種相非執相境界是故名不一不二

          (Kinh: Thân Phật thứ ba vượt ngoài hết thảy các tướng, chẳng chấp tướng và cảnh giới. V́ thế, nói là “chẳng một, chẳng hai”).

 

          Tán rằng: Do Chân Như diệu thể vượt ngoài hết thảy các loại tướng, tức là chẳng phải hết thảy các tướng “đến, đi”, chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… Phi chấp cảnh giới tướng cố” (Do chẳng chấp vào tướng và cảnh giới) tức là chẳng cấp vào cảnh được duyên bởi cái tâm. Duy Thức nói: “Đối với các tướng ấy, do Viên Thành Thật thường xa ĺa tánh trước, cho nên nói là chẳng một, chẳng hai”. Trong Chân Như, do dứt bặt sự đối đăi giữa h́nh tướng “một, hai”, cho nên chẳng phải là một hay hai. V́ thế, dụng ư của câu này là khiến cho [thính chúng] biết hiện thân (thân được hiện ra) là giống nhau hay khác nhau.

 

5.3.4.2.2.3.7. Hữu y phi y môn

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị đệ nhất thân, y ư Ứng Thân đắc hiển hiện cố. Thị đệ nhị thân, y ư Pháp Thân đắc hiển hiện cố. Thị Pháp Thân giả, thị chân thật hữu, vô y xứ cố.

          ()善男子是第一身依於應身得顯現故是第二身依於法身得顯現故是法身者是真實有無依處故

          (Kinh: Thiện nam tử! Thân thứ nhất ấy nương vào Ứng Thân mà được hiển hiện. Thân thứ hai do nương vào Pháp Thân mà được hiển hiện. Pháp Thân là chân thật có, do chẳng có chỗ nương tựa).

 

          Tán rằng: Môn thứ bảy tức Hữu Y Phi Y Môn (môn phân biệt có nương tựa hay không nương tựa). Kinh văn cũng chia thành ba phần, với dụng ư [khiến cho thính chúng] biết gốc và ngọn sai khác, tức là Biến Hóa Thân từ Ứng Thân mà khởi, Ứng Thân nương vào Chân Như mà khởi. Kinh Hoa Nghiêm nói là “ma thố ma hóa” (摩菟摩化), hàm ư: Do người khác mà dấy lên sự hóa hiện. Pháp Thân vốn sẵn có, chẳng nương vào cái ǵ khác để khởi lên, cho nên là chân thật. Như Tự Thọ Dụng cũng gọi là Pháp Thân, do chẳng phải từ thứ khác biến ra, cho nên là Vô Y Xứ (không có chỗ nương vào). Lại c̣n trọn khắp pháp giới, cũng là không có nơi chốn nào khác để nương vào. Hoặc có thể hiểu môn này (Hữu Y Phi Y môn) là xét theo sự khác biệt giữa tánh và tướng, [cho nên coi] Thọ Dụng Thân cũng thuộc vào Ứng Thân. Chân Như là cái để [Ứng Thân] nương vào, duy tŕ, [Ứng Thân] mới từ nó khởi lên, do là duyên sanh, cho nên [Ứng Thân] chẳng thật. V́ thế, quyển ba của Đại Trang Nghiêm Luận nói: “B́nh đẳng tức là thân tự tánh, do hết thảy chư Phật b́nh đẳng, chẳng sai biệt. Thọ Dụng Thân là thực thân, thân ấy ban cho thức ăn b́nh đẳng, do nương vào [Pháp Thân] mà khởi lên. Hăy nên biết Thọ Dụng Thân lại là cái nhân của Hóa Thân”. Lại nói: “Thực thân (Báo Thân, Ứng Thân) dùng tự lợi làm tướng, Hóa Thân dùng lợi tha làm tướng. V́ thế, dung thông cả hai cách nói”. Luận nói: “Nói [Ứng Thân là] ‘thực thân’ là do [thân ấy] tạo tác pháp thực trong đại chúng”.

 

5.3.4.2.2.3.8. Thường vô thường môn

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị tam thân dĩ hữu nghĩa cố, nhi thuyết ư thường. Dĩ hữu nghĩa cố, thuyết ư vô thường.

          ()善男子如是三身以有義故而說於以有義故說於無

     (Kinh: Thiện nam tử! Ba thân như thế do có nghĩa, nên nói là thường. Do có nghĩa, nên nói là vô thường).

 

          Tán rằng: Môn thứ tám là Thường Vô Thường Môn. Kinh văn chia thành hai phần: Một là nêu chung, hai là giải thích riêng từng thân. Đoạn này là nêu chung. “Dĩ hữu nghĩa cố, nhi thuyết ư thường” (do có nghĩa nên nói là thường) chính là áp dụng chung cho cả ba thân. Nói “vô thường” th́ chẳng áp dụng cho Pháp Thân. Kinh văn trong phần sau nói: “Phi hành pháp cố, thị căn bản cố, đản thuyết vi thường” (Do chẳng phải là hành pháp, do là căn bản, chỉ nói là thường). Hoặc có thể hiểu: Ứng hợp với Như Như Trí th́ gọi là Pháp Thân. Do Tứ Trí vô thường, cho nên trong phần nêu chung, có thể nói là “vô thường”. Trong phần sau, xét theo Như Như, chỉ nói là Thường, do chẳng phải là hành pháp. Hoặc chỉ xét phiền năo là hành pháp, nên nói “chẳng phải là hành pháp”.

 

          (Kinh) Hóa Thân giả, hằng chuyển pháp luân, xứ xứ tùy duyên phương tiện tương tục bất đoạn tuyệt cố. Thị cố, thuyết thường.

          ()化身者恒轉法輪處處隨緣方便相續不斷是故

     (Kinh: Hóa Thân do luôn chuyển pháp luân, tùy duyên mà phương tiện [ứng hiện] liên tục chẳng đoạn tuyệt khắp nơi. V́ thế, nói là Thường).

 

          Tán rằng: Kế đó, giải thích riêng biệt [từng thân]; do ba thân nên [kinh văn trong phần này sẽ] gồm ba đoạn. Trước hết, xét theo sự giáo hóa, trước hết là biện định thường, sau đó [biện định] vô thường. Đoạn này biện định Thường. Trong tám tướng của Hóa Thân, chỉ nêu ra một tướng, tức là tướng “chuyển pháp luân”. Hoặc coi chuyện khiến cho chúng sanh đạt được lợi ích là “chuyển pháp luân”. [Nếu hiểu theo cách này th́] các tướng đă hiện đều gọi là “chuyển pháp luân”, do có thể khiến cho hữu t́nh được hóa độ sẽ đều đạt được lợi ích. Do tùy thuận trụ xứ của chúng sanh và tùy thuận chỗ [để Bồ Tát] ứng hóa [nhằm độ sanh] đều nhiều, cho nên nói là “xứ xứ tùy duyên”. Các tướng như thuận theo phương tiện hóa duyên, thuận theo phương tiện của người có thể giáo hóa, mười hai loại phương tiện v.v… đều là liên tục chẳng đoạn. V́ thế, nói Thường chính là “tương tục Thường” (Thường liên tục), như thường hưởng vui, thường thí thực v.v…

 

          (Kinh) Phi thị bổn cố, cụ túc đại dụng bất hiển hiện cố, thuyết vi vô thường.

          ()非是本故具足大用不顯現故為無常

     (Kinh: Do chẳng phải là gốc, do đại dụng trọn đủ chẳng hiển hiện, mà nói là vô thường).

 

          Tán rằng: Nói về vô thường. “Do chẳng phải Chân Như tự tánh thân là gốc của các pháp, đại dụng trọn đủ chẳng hiển hiện”: Công đức được thành tựu chẳng phải là khởi hiện ngay lập tức, mà là do tùy duyên lợi lạc chúng sanh th́ mới bắt đầu dấy lên. Như Tát Bà Đa (Sarvāstivādin, Nhất Thiết Hữu Bộ) nói: Đức Thế Tôn có pháp thọ dụng, đợi cho tới khi thành Phật mới cùng lúc dấy lên, tác dụng chẳng ngay lập tức khởi”. Ở đây cũng giống như thế, hoặc xét theo hiện Niết Bàn mà nói Dụng chẳng hiển hiện”, tức là tác dụng của Ứng Thân vậy.

 

          (Kinh) Ứng Thân giả, tùng vô thỉ lai, tương tục bất đoạn.

          ()應身者從無始來相續不斷

          (Kinh: Ứng Thân từ vô thỉ tới nay liên tục chẳng đoạn).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, nói về Ứng Thân. Trước là nói về Thường, sau là nói về Vô Thường. Đoạn này nói về Thường. Trước hết, nhắc lại tên gọi của Thân. Kế đó, nêu rơ cái Thể của Ứng Thân. Ứng Thân nương vào Pháp Thân mà dấy lên. Pháp Thân là bản tánh của Ứng Thân. V́ thế, xét theo bản tánh mà nói là “vô thỉ”. Do đó, Nhiếp Đại Thừa Luận nói: “Do chỗ nương vào là thường, nên Ứng Thân và Hóa Thân cũng là thường”. V́ thế, nay chỗ để nương vào là vô thỉ, Ứng Thân cũng vô thỉ. Nếu vậy th́ Hóa Thân cũng phải nên là vô thỉ chớ?

          Đáp: Đáng nên nói hay chẳng nên nói là do soi rọi lẫn nhau. Nếu là Tự Thọ Dụng th́ liên tục trong từng sát-na. Nếu là Tha Thọ Dụng, diệt ở chỗ này, lại tiếp nối ở chỗ kia.

 

          (Kinh) Nhất thiết chư Phật bất cộng chi pháp năng nhiếp tŕ cố.

          ()一切諸佛不共之法能攝持故

          (Kinh: Do có thể nhiếp tŕ pháp bất cộng của hết thảy chư Phật).

 

          Tán rằng: Nói về tác dụng của Pháp Thân. Ứng Thân đều có thể nhiếp tŕ các pháp bất cộng như lực, vô úy v.v…, do nó làm chỗ nương tựa, duy tŕ [cho các pháp ấy].

 

          (Kinh) Chúng sanh vô tận, dụng diệc vô tận. Thị cố, thuyết thường.

          ()眾生無盡用亦無盡是故

          (Kinh: Chúng sanh vô tận, tác dụng cũng vô tận. V́ thế, nói là Thường).

 

          Tán rằng: Nói về Thường. Do chúng sanh giới vô tận, cho nên hiện mạng vô tận. Do vậy, nói là Thường. Đây là Thường do duyên theo, [tức là] do có cái để duyên theo (tức chúng sanh giới), cho nên phải nói là Thường. Vô Tánh Nhiếp Luận gạn rằng: “Thọ Dụng Thân và Biến Hóa Thân của Phật đă là vô thường, cớ sao kinh nói thân của Như Lai là thường?” Đây là hỏi về hai thân nương vào Pháp Thân thường hằng. Lại nữa, Đẳng Lưu Thân[1] và Biến Hóa Thân do luôn thọ dụng, chẳng bỏ phế, chẳng vĩnh viễn đoạn tuyệt. Ngài Vô Tánh giải thích rằng: “Do hai thân ấy tuy là vô thường, nhưng do nương vào Pháp Thân là thường. Do Pháp Thân đă là thường, cho nên cũng nói [hai thân ấy] là thường. Nói ‘thân thường’ th́ hoặc Thể là thường, hoặc do nương vào một thân thường hằng mà gọi là ‘thân thường’. Đó là dị môn thường, chẳng phải là tự tánh thường”. Cho đến nói: “Ví như thế gian nói ‘thường thọ lạc’, tuy chẳng phải là thường hưởng sự vui không gián đoạn, nhưng có thể nói là đó ‘thường hưởng vui’. Hăy nên biết thân thọ Dụng của Phật cũng như thế”.

          Theo quyển ba của Đại Trang Nghiêm Luận th́: “Hết thảy chư Phật đều cùng thường trụ. Do tự tánh là thường, tự tánh thân của hết thảy chư Phật thường trụ. Do thường hằng chẳng gián đoạn, thực thân (Ứng Thân) của hết thảy chư Phật thường trụ. Do thường hằng liên tục, Hóa Thân của hết thảy chư Phật thường trụ”. Trong ấy, “thực thân” là nói gộp chung Tự Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng. V́ tự lợi th́ chính là Tự Thọ Dụng. V́ người khác thuyết pháp th́ là Thực Thân, tức Tha Thọ Dụng. Các bộ luận như Nhiếp Luận v.v… cũng [luận định] giống như vậy.

 

          (Kinh) Phi thị bổn cố, dĩ cụ túc dụng bất hiển hiện cố, thuyết vi vô thường.

          ()非是本故以具足用不顯現故為無常

    (Kinh: Do chẳng phải là gốc, do tác dụng trọn đủ chẳng hiển hiện, nên nói là vô thường).

 

          Tán rằng: Biện định [v́ sao nói Ứng Thân] là vô thường. “Do chẳng hin hiện, nên nói [là vô thường]” th́ chi tiết như trong phần trước đă giải thích.

 

          (Kinh) Pháp Thân giả, phi thị hành pháp, vô hữu dị tướng.

          ()法身者非是行法無有異相

          (Kinh: Pháp Thân chẳng phải là hành pháp, chẳng có tướng khác).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] biện định Pháp Thân là thường. Trước là biện định [v́ sao Pháp Thân là] thường, sau là giải trừ vấn nạn. Trong phần đầu, trước hết nêu ra “vô dị tướng” (chẳng có tướng khác). Kế đó, giải thích [v́ sao] Pháp Thân là thường. Đoạn này thuộc ư thứ nhất. Chỉ xét theo Như Như được gọi là Pháp Thân, bèn nói “phi hành pháp, vô sanh diệt dị tướng” (chẳng phải là hành pháp, chẳng có tướng sanh diệt, đổi khác). Lại giải thích về Như, kinh văn trong phần sau nói: “Pháp Thân giả, nhị vô sở hiển” (Pháp Thân được hiển hiện bởi hai thứ Vô). “Nhị vô” tức là bốn loại của hai tướng “chẳng Có, chẳng Không”. Lại nữa, “chẳng phải là hành pháp” tức là chẳng phải do hành pháp phiền năo hữu vi hữu lậu mà có thể chứng được. Trí vô phân biệt cũng là Pháp Thân.

 

          (Kinh) Thị căn bản cố, do như hư không, thị cố thuyết Thường.

          ()是根本故猶如虛空是故

          (Kinh: Do là căn bản, giống như hư không. V́ thế nói là Thường).

 

          Tán rằng: Biện định về sự thường trụ [của Pháp Thân]. Như Như là chân tánh của các pháp, nên nói là “căn bản”. Do chẳng có h́nh tướng, nên [Như Như] như hư không. Do vậy, [Pháp Thân] gọi là Thường. V́ vậy, nói là Thường để tổng kết.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Ly vô phân biệt trí, cánh vô thắng trí. Ly pháp Như Như, vô thắng cảnh giới.

          ()善男子離無分別智更無勝智離法如如無勝境界

          (Kinh: Thiện nam tử! Ĺa trí vô phân biệt, sẽ chẳng có trí thù thắng hơn. Ĺa pháp Như Như, sẽ chẳng có cảnh giới thù thắng hơn).

 

          Tán rằng: Giải thích sự vấn nạn. Kinh văn chia thành ba phần:

          - Một, giải thích sự vấn nạn.

          - Hai, lần lượt giải thích.

          - Ba, tổng kết.

          Đoạn này thuộc phần đầu. Sự vấn nạn ở bên ngoài có hai ư:

          1) V́ sao chẳng gọi các trí khác hay pháp khác là Pháp Thân, mà chỉ gọi gộp chung trí vô phân biệt và pháp NNhư là Pháp Thân?

          Đáp: Nếu ư ĺa trí vô phân biệt, sẽ chẳng có trí nào hơn nổi trí ấy. Ĺa pháp Như Như, cũng chẳng cảnh giới nào hơn nổi cảnh giới này. V́ thế, gộp chung hai điều ấy mà gọi là Pháp Thân.

          2) Lại nói: Nếu là như vậy, cái có thể duyên theo (năng duyên, tức trí vô phân biệt) và pháp để duyên vào (sở duyên, tức pháp Như Như) đă là khác biệt, sao lại gọi gộp chung là Pháp Thân?

          Kế đó, sẽ lần lượt giải thích.

 

          (Kinh) Thị pháp Như Như, thị huệ Như Như. Thị nhị chủng Như Như nnhư bất nhất, bất dị.

          ()是法如如是慧如如是二種如如如如不一不異

          (Kinh: Pháp ấy Như Như, huệ ấy Như Như. Hai thứ Như Như ấy là như như, chẳng một, chẳng khác).

 

          Tán rằng: Đây là lần lượt giải thích. Hai thứ trí và Như chẳng một, chẳng khác; v́ sao vậy? Như là trí cảnh (cảnh để quán chiếu bởi trí), trí là hữu vi (chủ thể thực hiện sự quán chiếu), cho nên [trí và Như] chẳng phải là một. Nhưng trí nhờ vào cảnh mà sanh, Như là tánh của trí, cho nên [trí và Như] chẳng khác. Nếu Như khác trí, Như sẽ chẳng phải là tánh của trí. Chẳng hạn như để đả phá [lập luận] của [học phái] Thắng Luận, [bèn biện định]: Lẽ ra tánh của đất chẳng phải là tánh của các thứ khác, do chúng khác với đất, như nước, lửa v.v… chẳng hạn. Ở đây cũng thế, cho nên quyển tám của Thành Duy Thức viết: “V́ thế, điều này và Y Tha chẳng khác, chẳng phải là không khác, như tánh vô thường v.v…”.

 

          (Kinh) Thị cố, Pháp Thân huệ thanh tịnh cố, Diệt thanh tịnh cố, thị nhị thanh tịnh.

          ()是故法身慧清淨故滅清淨故是二清淨

          (Kinh: Do vậy, Pháp Thân v́ huệ thanh tịnh, và v́ Diệt thanh tịnh, nên là hai thứ thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Phần kết lại để thành lập [sự xác định Pháp Thân chẳng thường, chẳng vô thường]. Trước là thành lập sự xác quyết, sau đó là kết luận. “Thành lập” là nói: Do có cái có thể chứng tịnh, cho nên đạt được huệ thanh tịnh. Do có tịnh là cái được chứng, cho nên đạt được Diệt thanh tịnh. V́ thế, Pháp Thân là hai thứ thanh tịnh (Huệ và Diệt đều tịnh). Ở đây, trước hết là giữ lấy hai thứ thanh tịnh. Do đă giữ lấy, nên “v́ thế, Pháp Thân do hai thứ thanh tịnh ấy mà được gọi gộp chung là Pháp Thân”.

 

          (Kinh) Thị cố, Pháp Thân cụ túc thanh tịnh.

          ()是故法身具足清淨

          (Kinh: V́ thế, Pháp Thân trọn đủ thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Kết luận. Nói “cụ túc” (trọn đủ) có nghĩa là “viên măn”. Do trí cảnh thù thắng, chẳng c̣n có ǵ thanh tịnh hơn điều này. vậy, Pháp Thân trọn đủ thanh tịnh.

 

5.3.4.2.2.3.9. Tứ cú phân biệt môn

 

          (Kinh) Phục thứ, thiện nam tử! Phân biệt tam thân hữu tứ chủng dị.

          ()復次善男子分別三身有四種異

          (Kinh: Lại nữa, thiện nam tử! Phân biệt ba thân có bốn loại khác biệt).

 

          Tán rằng: Đây là môn thứ chín, tức Tứ Cú Phân Biệt Môn (môn phân biệt theo bốn câu), gồm hai đoạn:

          - Một, nêu ra số lượng chung.

          - Hai, giải thích riêng từng điều.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Hữu Hóa Thân phi Ứng Thân, hữu Ứng Thân phi Hóa Thân, hữu Hóa Thân diệc Ứng Thân, hữu phi Hóa Thân diệc phi Ứng Thân.

          ()有化身非應身有應身非化身有化身亦應身有非化身亦非應身

          (Kinh: Có Hóa Thân chẳng phải là Ứng Thân, có Ứng Thân chẳng phải là Hóa Thân, có Hóa Thân cũng là Ứng Thân, có chẳng phải là Hóa Thân mà cũng chẳng phải là Ứng Thân).

 

          Tán rằng: Nêu ra bốn câu.

 

          (Kinh) Hà giả Hóa Thân phi Ứng Thân?

          ()何者化身非應身

          (Kinh: Ǵ là Hóa Thân mà chẳng phải là Ứng Thân?

         

          Tán rằng: Giải thích riêng biệt từng câu trong bốn câu, tức là [lời giải thích sẽ] gồm bốn đoạn. Trong câu thứ nhất, có ba ư: Một là gạn hỏi, hai là giải thích, ba là kết lại. Đoạn này là gạn hỏi.

 

          (Kinh) Vị chư Như Lai bát Niết Bàn hậu, dĩ nguyện tự tại cố, tùy duyên lợi ích.

          ()謂諸如來般涅槃後以願自在故隨緣利益

          (Kinh: Chính là sau khi các đức Như Lai nhập Niết Bàn, do nguyện tự tại, sẽ tùy duyên lợi ích).

 

          Tán rằng: Giảng giải bốn câu, [đoạn này] nhằm giải thích câu đầu tiên. Nói “chư Như Lai bao gồm hết thảy các vị Phật. “Bát Niết Bàn hậu” (Sau khi nhập Niết Bàn) tức là sau khi hiện tướng Niết Bàn trong tám tướng [thành đạo]. Do nguyện tự tại, sức tự tại của nguyện đại bi trước kia, sẽ tùy cơ cảm duyên, hoặc là lưu lại h́nh bóng, hoặc các loại thân khác, chẳng hiện thân Phật, mà hiện thân bất định để lợi ích [chúng sanh]. Đó là Hóa, chẳng phải là Ứng. Thật ra, sau khi chứng đắc Niết Bàn, Hóa Thân khởi tám tướng thành đạo cũng [thuộc vào nội dung] của câu này. Nhưng nhằm vạch rơ [thân ấy] chẳng phải là Tha Thọ Dụng, trí b́nh đẳng chỉ khởi hiện sắc tướng Phật, trụ trong Hữu Dư Y cũng là Ứng Thân và Hóa Thân. V́ thế nói: “Hiện chủng chủng tướng” (Hiện các thứ tướng). Sau khi đă nhập diệt, lưu lại h́nh ảnh v.v… và di cốt (xá-lợi); đó là Hóa, chẳng phải là Ứng. V́ thế, bản dịch cũ của kinh này ghi: “Dĩ nguyện tự tại cố di thân” (Do nguyện tự tại nên để lại thân). Nếu chẳng vậy, hai câu giữa phải nên nói là:“Bát Niết Bàn hậu, đản thị chứng đắc Vô Thượng Quả hậu chi sở khởi” (Sau khi bát Niết Bàn, chỉ là thân khởi lên sau khi đă chứng đắc cái quả vô thượng).

 

          (Kinh) Thị danh Hóa Thân.

          ()是名化身

          (Kinh: Đó gọi là Hóa Thân).

 

          Tán rằng: Kết lại.

 

          (Kinh) Hà giả Ứng Thân phi Hóa Thân? Thị Địa Tiền thân.

          ()何者應身非化身是地前身

          (Kinh: Ǵ là Ứng Thân mà chẳng phải là Hóa Thân? Chính là thân Địa Tiền).

 

          Tán rằng: Từ đây trở đi, lược giải câu thứ hai. Đây chính là cái thân được thấy bởi bậc Địa Tiền, tức là hiện thân Phật nhằm thích ứng với bậc Địa Tiền. Thân được thấy bởi bậc Bồ Tát thuộc địa vị tứ thiện căn th́ gọi là Ứng Thân, do chẳng hiện thân h́nh khác, cho nên chẳng phải là Hóa Thân. Tức là như trong kinh Phạm Vơng nói: “Châu táp thiên hoa đài, nhất quốc, nhất Thích Ca. Nhất đài hữu thiên diệp, bách thiên ức Thích Ca” (ngàn đài hoa vây quanh, mỗi cơi một Thích Ca. Mỗi đài hoa ngàn cánh, trăm ngàn ức Thích Ca), tức là một ngàn tam thiên đại thiên thế giới, trong mỗi đại thiên thế giới có một đại Hóa Thân. Do kinh này nói: “Tam thiên đại thiên nhất Phật hóa cảnh” (tam thiên đại thiên thế giới là cảnh giáo hóa của một đức Phật). Như một vị Phật được thấy bởi các địa vị như Nhị Thừa v.v… th́ chỉ là giáo hóa một tứ thiên hạ, chẳng phải là cơi đại thiên. Nếu xét theo cái thấy của bậc Địa Thượng th́ Tha Thọ Dụng Thân cũng gọi là Ứng Thân, chẳng phải là Hóa Thân, nay lược đi chẳng bàn tới.

 

          (Kinh) Hà giả Hóa Thân diệc Ứng Thân? Vị trụ Hữu Dư Niết Bàn chi thân.

          ()何者化身亦應身謂住有餘涅槃之身

          (Kinh: Ǵ là Hóa Thân cũng là Ứng Thân? Tức là thân trụ trong Hữu Dư Niết Bàn).

 

          Tán rằng: Giải thích câu thứ ba. Chính là thân hiện ra cho hàng Nhị Thừa, giống như thân trời, người, cho nên là Hóa. Do hiện thành Chánh Giác, nên gọi là Ứng. Do là thân ở trong cung vua, thị hiện thành Phật, nên gọi là “thân trụ trong Hữu Dư Niết Bàn”. Thân Tha Thọ Dụng mà hàng Bồ Tát thọ thân Phần Đoạn từ Sơ Địa cho tới Thất Địa được thấy cũng thuộc vào [phạm vi của] câu này, ư nghĩa cũng chẳng mâu thuẫn. Chuẩn theo đấy, [phạm vi của câu này] sẽ thâu nhiếp [các thân] Phật gần trọn hết, ngoại trừ thân Tha Thọ Dụng được thấy bởi bậc Bồ Tát từ Bát Địa trở lên. V́ thế, thân ấy chẳng gọi là Hóa.

 

          (Kinh) Hà giả phi Hóa Thân phi Ứng Thân? Vị thị Pháp Thân.

          ()何者非化身非應身謂是法身

          (Kinh: Ǵ là chẳng phải Hóa Thân, chẳng phải Ứng Thân? Tức là Pháp Thân).

 

          Tán rằng: Giải thích câu thứ tư. Trước là giải thích trực tiếp [thế nào chẳng phải là Hóa Thân, chẳng phải là Ứng Thân], sau là giải trừ vấn nạn. Câu này thuộc ư đầu. Tức là Tự Thọ Dụng và tự tánh Pháp Thân được gọi gộp chung là Pháp Thân, nhưng đối với ba thân của đức Phật, các thuyết nói không nhất định. Như Phật Địa Luận và Thành Duy Thức nói Phật có bốn thân rạch ṛi, chẳng xen tạp. Các kinh luận khác th́ nói gộp chung, như Nhiếp Đại Thừa Luận th́ cho rằng Tự Thọ Dụng Thân và tự tánh thân được gọi gộp chung là Tự Tánh Pháp Thân, Tha Thọ Dụng Thân được gọi là Ứng Thân. Có thuyết cho rằng đó là thân mà trời, người, Bồ Tát, Thanh Văn cùng trông thấy. Nếu là Tự Thọ Dụng Thân th́ bậc Đẳng Giác c̣n chẳng thể biết, huống hồ các chúng sanh khác ư? Nếu Tha Thọ Dụng là thân hiện cho bậc Địa Thượng th́ các hạng như Thanh Văn v.v… cũng chẳng thể [trông thấy được]. Có [kinh luận] lại nói là “có” (tức Thanh Văn, Độc Giác, Địa Tiền Bồ Tát có thể trông thấy thân hiện cho bậc Địa Thượng) như Phật Địa Luận [chẳng hạn]. Có người đối với ba cách giải thích ấy, cho rằng cách giải thích thứ ba là đúng, bảo: Đối với hàng Nhị Thừa hồi tâm hướng Đại, Phật sẽ dùng danh xưng ấy để nói. Kinh Lăng Già cũng thế. Lại như Nhiếp Đại Thừa Luận cho rằng thân Phật được thấy bởi địa vị bốn thiện căn trong Đại Thừa cũng thuộc loại Tha Thọ Dụng.

          Hỏi: V́ sao biết Tự Thọ Dụng Thân cũng thuộc vào tự tánh Pháp Thân?

          Đáp: Quyển thứ chín của luận ấy nói: “Hăy nên biết Pháp Thân tương ứng với mấy đức, chính là tứ vô lượng thanh tịnh nhất, giải thoát, thắng xứ” v.v… Quyển mười của luận ấy lại nói: “Pháp giới của chư Phật chính là Pháp Thân, hăy nên biết luôn luôn có thể tạo năm nghiệp” v.v… Luận ấy lại nói: “Nếu là Thọ Dụng Thân th́ Bồ Tát, Thanh Văn, và chư thiên v.v… các thứ chúng hội xen tạp đều có thể thấy”. Rơ ràng [Thọ Dụng Thân như luận ấy nói] chẳng phải là Tự Thọ Dụng Thân!

          Hỏi: Nếu vậy, luận ấy lại nói “Thọ Dụng Thân chẳng phải là tự tánh thân, do sắc thân có thể thấy”, há Tự Thọ Dụng chẳng phải là sắc thân ư?

          Đáp: Tha Thọ Dụng Thân chỉ có sắc, nên gọi là Hữu Sắc. Nếu không, hăy nên nói do là Ngũ Uẩn, nên chẳng phải là tự tánh thân, sao lại chỉ nói là Sắc? Chỉ là ư nghĩa của tam thân trong luận ấy giống như trong kinh này. Lại giải rằng: Trong luận ấy, Tự Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng được gọi gộp chung là Thọ Dụng, tự tánh Pháp Thân chỉ là lư Chân Như, nên nói “pháp giới của chư Phật tức là Pháp Thân”. Nói đến chuyện “đầy đủ công đức”, luận ấy tự giải thích rằng: “Ư nói Pháp Thân của Phật là nghĩa thù thắng thành thật của Chân Như được hiển lộ”. Điều này có nghĩa là Pháp Thân tương ứng với công đức trong tự tánh, [do vậy] nói là “thân sai biệt tương ứng” th́ chẳng phạm lỗi ǵ! Giống như kinh Thắng Man nói “xuất triền danh Pháp Thân” (thoát khỏi triền phược th́ gọi là Pháp Thân), tương ứng với các công đức nhiều như cát sông Hằng trong tánh, chẳng phải là công đức nơi tướng. Sáu cái nhân nhằm nói rơ Thọ Dụng Thân chẳng phải là tự tánh thân. Lại c̣n xét theo Tha Thọ Dụng [để biện định], chẳng phải là nói Tự Thọ Dụng chẳng thuộc vào Thọ Dụng Thân! Chuẩn theo đấy, tức là [cách nói ấy] giống như Đại Trang Nghiêm Luận, Pháp Hoa Kinh Luận, và kinh Bát Nhă nói về ba thân đều khác với kinh này. V́ thế, mỗi đằng đều thuận theo [một khía cạnh riêng để luận định, nên thoạt nh́n th́ dường như mâu thuẫn].

          Hơn nữa, Hóa Thân được nói trong Pháp Hoa Kinh Luận cũng chính là “vừa là Hóa, vừa là Ứng” ở đây, giống như Ứng Thân. Cũng có thể hiểu Tự Thọ Dụng và Tha Thọ Dụng đều được gọi là Ứng Thân! Nói “thọ lượng vô biên” th́ chính là Ứng Thân. Pháp Thân chỉ là Như (Chân Như), kinh ấy nói [Pháp Thân] “phi thật, phi hư” (chẳng thật, chẳng hư) v.v… Nhưng các kinh văn trên đây đều xét theo đa số, hoặc có kinh khi đang nói về Tha Thọ Dụng Thân lại nói về Tự Thọ Dụng, hoặc chỗ đang nói về Tự Thọ Dụng Thân lại nói đến Tha Thọ Dụng, hoặc chỗ nói về Pháp Thân lại nói về Ứng Thân và Hóa Thân, hoặc chỗ nói về Ứng Thân và Hóa Thân lại nói về Pháp Thân. Do chỗ tương đồng trong tánh mà nói [xen lẫn như thế, khiến cho kinh văn thoạt nh́n] có xen tạp. Hăy dựa theo đó để biết.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị Pháp Thân giả, nhị vô sở hữu sở hiển hiện cố.

          ()善男子是法身者二無所有所顯現故

          (Kinh: Thiện nam tử! Pháp Thân ấy do hai thứ vô sở hữu hiển hiện).

 

          Tán rằng: Đây là lời giải thích vấn nạn được giả lập. Ư của lời cật vấn là: Đă nói “chẳng phải Ứng, chẳng phải Hóa” là Pháp Thân, cớ sao trong phần trước nói “thân thứ nhất đồng sự với chư Phật, thân thứ hai đồng ư với chư Phật, và thân thứ ba đồng thể với chư Phật”? Lại nói “thân thứ nhất do nương vào Ứng Thân mà được hiển hiện, thân thứ hai do nương vào Pháp Thân mà được hiển hiện”. Pháp Thân đă chẳng phải là hai thân Ứng và Hóa, chuyện ấy thành tựu bằng cách nào? Như người trong thế gian, thân mỗi người mỗi khác, sự nghiệp, ư thể mỗi mỗi đều khác nhau. Lại như trong phần trước có nói: “Mặt trời, mặt trăng, nước, gương do ánh sáng mà hiện bóng”, [dùng ư nghĩa ấy để giải thích th́] cũng chẳng phù hợp! Nay sẽ giải thích, kinh văn được chia thành bốn phần: Trước là nêu ra, kế đó là gạn hỏi, kế đó là giải thích, cuối cùng là kết lại. Phần này thuộc về nêu bày.

          Ư nêu bày như sau: Pháp Thân chính là xa ĺa vô nhị, lại do Như Trí Như Như để chứng th́ mới có thể hiển lộ. V́ thế, [Pháp Thân] có thể làm chỗ nương tựa để khởi các sự nghiệp. Phần trước nói [các thân] khác biệt, tức là phần luận định riêng giữa Tướng và Dụng. C̣n như nói đến “mặt trời, mặt trăng, nước, gương do ánh sáng mà hiện bóng” v.v… là phần gộp chung tánh và tướng để biện luận. Nếu nói “tự tánh Pháp Thân hiển lộ Ứng Thân”, tức là thuộc về Nhiếp Tướng Quy Tánh Môn. V́ thế, Vô Tánh Nhiếp Luận nói: “Pháp giới của chư Phật chính là Pháp Thân. Hăy nên biết luôn có thể tạo năm nghiệp: Một là cứu vớt nghiệp tai ương bất ngờ, khiến cho thấy Phật th́ kẻ mù có mắt, kẻ điếc được tai, kẻ cuồng đạt được chánh niệm…” như thế đó!

          Luận (Nhiếp Luận) tự nêu câu hỏi rằng: “Nếu nói Pháp Thân chẳng phải là cảnh của sáu căn, cớ sao nay nói [Pháp Thân có thể tạo tác năm nghiệp, như khiến cho] người mù có mắt (mắt có thể nh́n thấy) v.v… ‘Có thể thấy Pháp Thân’ là nghiệp của Pháp Thân ư? Đáp: Thấy Pháp Thân là do đại nguyện xưa kia dẫn phát thế lực mà thành tựu Pháp Thân viên măn. Theo thứ tự, phát khởi tác dụng của Biến Hóa Thân. Do vậy, có thể khiến cho người mù được có mắt v.v… Do tư lương xưa kia dẫn phát thế lực, chứng đắc Pháp Thân tùy ư khởi tác dụng, như bánh xe trong máy móc [ăn khớp với nhau]. Do quy ngọn về gốc, bèn nói là ‘thấy Pháp Thân’, thật ra, chỉ thấy Hóa Thân”. V́ thế, trong phần sau kết luận rằng: “Do vậy, hăy nên biết cảnh giới thanh tịnh, trí huệ thanh tịnh, chẳng thể phân biệt, chẳng có trung gian, là cái gốc của Diệt và Đạo. Từ nơi Pháp Thân ấy, có thể hiển lộ các loại sự nghiệp của Như Lai”.

          Nói về “nhị vô sở hữu”, Chân Đế Tam Tạng nói: “Như năm thứ hiển hiện bởi ‘nhị vô sở hữu’ trong phần sau, do vượt ngoài năm thứ ‘hai cảnh’ nên gọi là ‘hiển hiện’. Năm thứ ‘hai’ ấy đều là vô sở hữu”. Trong đây, đă nêu ra hai thứ: Một là cảnh nhị vô sở hữu, hai là trí nhị vô sở hữu. Do cảnh của Như là thù thắng, vượt ngoài năm thứ nhị vô sở hữu ấy. Do trí vô phân biệt, tùy thuận chứng năm thứ cảnh nhị vô sở hữu ấy, cho nên Pháp Thân hiển hiện. Lược đi chẳng nói đến các hạnh phương tiện khác như đại bi nguyện v.v… Nhưng “hai thứ vô sở hữu ấy chính là Sanh Không và Pháp Không. Cảnh chính là Pháp Không, trí chính là Sanh Không. Do Nhị Không mà [Pháp Thân] hiển lộ.

 

          (Kinh) Hà giả danh vi nhị vô sở hữu?

          ()何者名為二無所有

          (Kinh: Điều ǵ gọi là “hai thứ vô sở hữu?”)

 

          Tán rằng: Gạn hỏi.

 

          (Kinh) Ư thử Pháp Thân, tướng cập tướng xứ, nhị giai thị vô.

          ()於此法身相及相處二皆是無

          (Kinh: Trong Pháp Thân này, tướng và tướng xứ, cả hai đều là không).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] giải thích, chia thành hai phần:

          - Một, cảnh chẳng hai.

          - Hai, trí chẳng hai.

          Đoạn này [nhằm giải thích] cảnh chẳng hai, trước là Tổng, sau là Biệt. Phần này là Tổng. Tướng chính là Nhân Ngă Tướng, Xứ chính là Pháp Ngă. Do Nhân Ngă nương vào Pháp Ngă mà khởi, nên gọi là Tướng Xứ. Do vậy, Thành Duy Thức Luận nói: “N do mê muội mà nói thân cây bị cụt v.v… là người; do đó, cái Thể của Nhân Ngă là Không, chỉ là cái thấy do vọng tưởng, như mắt có màng mộng bèn thấy tướng quầng sáng nơi đèn”. Do vậy, các kinh luận nói “danh tướng chẳng có tánh”. Do pháp Như Như xa ĺa hai thứ Vô, cho nên nói “cả hai đều là không”. vậy, Thành Duy Thức Luận nói: “Viên Thành Thật ở trong ấy thường xa ĺa các tánh trước”.

 

          (Kinh) Phi hữu, phi vô, phi nhất, phi dị, phi số, phi phi số, phi minh, phi ám.

          ()非有非無非一非異非數非非數非明非暗

          (Kinh: Chẳng có, chẳng không, chẳng một, chẳng khác, chẳng phải số, chẳng phải không là số, chẳng sáng, chẳng tối).

 

          Tán rằng: Riêng nói rơ hai thứ Vô. “Phi hữu, phi vô”: Ĺa bốn câu “có, không”, một là có, hai là không, ba là “cũng có, cũng không”, bốn là “chẳng phải có, chẳng phải không”. [Chánh kinh chỉ] nêu ra câu thứ tư để [người nghe] liên tưởng ba câu trước. “Phi nhất, phi dị”: Lại ĺa bốn câu về “một, khác”: Một là “một”, hai là khác, ba là “vừa một ,vừa khác”, bốn là “chẳng phải một, chẳng phải khác”, cũng nêu ra câu thứ tư để liên tưởng ba câu trước. “Phi số, phi phi số”: Vượt ngoài t́nh kiến phân biệt về số lượng th́ gọi là Phi Số, chẳng phân biệt cảnh th́ gọi là Phi Phi Số. Lại nữa, do vượt ngoài số lượng cho nên là Phi Số; thuộc về pháp nên là Phi Phi Số. Nói “phi minh, phi ám” tức là “bất cấu, bất tịnh” được nói trong các kinh. Khi mới ĺa nhiễm [th́ đă sẵn là tịnh], chẳng phải là tới nay mới tịnh, cho nên nói “phi minh”. Dù ở trong nhiễm, vẫn chẳng nhiễm, cho nên nói là “phi ám”. Do sự mầu nhiệm thù thắng ấy, tâm suy nghĩ và nói năng đều dứt bặt. Theo Nhiếp Đại Thừa Luận, chẳng có ba thứ “hai”:

          - Một, chẳng có hai tướng Có và Không. Chẳng phải là hữu tướng, do hết thảy các pháp Biến Kế Sở Chấp đều chẳng có. Cũng chẳng phải là vô tướng, do cái được hiển hiện bởi Không đều có tự tánh.

          - Hai, chẳng có hai tướng hữu vi và vô vi. Do nghiệp phiền năo chẳng phải là cái được thực hiện, cho nên chẳng phải là tướng hữu vi. Do được tự tại nơi pháp có thể thị hiện dường như là hữu vi, cho nên chẳng phải là tướng vô vi.

          - Ba, chẳng có hai tướng dị tánh và nhất tánh. Do cái Thể của thân Phật là một, cho nên chẳng phải là dị tướng. Do chứng đắc vô lượng y chỉ, mỗi thứ đều sai biệt, cho nên chẳng phải là một tướng. Đều là chẳng có một thứ nào, cho nên gọi là “vô nhị tướng”.

 

          (Kinh) Như thị Như Như trí bất kiến tướng cập tướng xứ, bất kiến phi hữu, phi vô, bất kiến phi nhất, phi dị, bất kiến phi số, phi phi số, bất kiến phi minh, phi ám.

          ()如是如如智不見相及相處不見非有非無不見非一非異不見非數非非數不見非明非暗

     (Kinh: Trí Như Như như thế chẳng thấy tướng và tướng xứ, chẳng thấy “chẳng phải có, chẳng phải không”, chẳng thấy “chẳng một, chẳng khác”, chẳng thấy “chẳng phải số, chẳng phải không là số”, chẳng thấy “chẳng phải sáng, chẳng phải tối”).

 

          Tán rằng: Nói về trí Như Như, tức là trí vô phân biệt, do đúng như cảnh mà chứng, cho nên chẳng thấy. Ở đây, nêu riêng năm thứ Vô (tức chẳng có tướng và tướng xứ, “chẳng phải có, chẳng phải không”…), tu trọn vẹn, đạo viên măn.

 

          (Kinh) Thị cố đương tri, cảnh giới thanh tịnh, trí huệ thanh tịnh, bất khả phân biệt, vô hữu trung gian.

          ()是故當知境界清淨智慧清淨不可分別無有中間

          (Kinh: V́ thế, hăy nên biết: Cảnh giới thanh tịnh, trí huệ thanh tịnh, chẳng thể phân biệt, chẳng có chặng giữa).

 

          Tán rằng: Tiếp đó là kết lại. Đây là gộp chung hai loại cảnh và trí b́nh đẳng, cho nên kết hợp thành Pháp Thân. Do hai loại cảnh và trí chẳng một, chẳng khác, chẳng thể phân biệt, chẳng có trung gian, đây, kia sai biệt, cho nên gọi gộp chung là Pháp Thân.

 

          (Kinh) Vi Diệt Đạo bổn cố, ư thử Pháp Thân, năng hiển Như Lai chủng chủng sự nghiệp.

          ()為滅道本故於此法身能顯如來種種事業

     (Kinh: V́ là gốc của Diệt và Đạo, đối với Pháp Thân này, có thể hiển lộ các thứ sự nghiệp của Như Lai).

 

          Tán rằng: Đây là phần tổng kết Pháp Thân là chỗ nương tựa của Ứng Thân và Hóa Thân, có thể dấy khởi các thứ sự nghiệp lợi ích. Do cảnh thanh tịnh, nên là cái gốc của Diệt Đế. Do trí thanh tịnh, nên là cái gốc của Đạo Đế. [Nói là] “cố” (v́ thế), tức là do pháp Như Như và Như Như Trí là cái gốc của Diệt và Đạo, Ứng Thân và Hóa Thân nương vào đấy để khởi các thứ sự nghiệp. Như Nhiếp Đại Thừa Luận nói đại lược năm nghiệp; v́ thế nói là “chủng chủng” (các thứ). Nói năm nghiệpth́:

          - Một, nghiệp cứu tế tai ương, hoạn nạn, có thể khiến cho kẻ mù sáng mắt v.v…

          - Hai, nghiệp cứu vớt đường ác, cứu vớt kẻ ở trong chỗ bất thiện, đặt họ nơi tốt đẹp.

          - Ba, nghiệp cứu tế kẻ chẳng có phương tiện, khiến cho các ngoại đạo bỏ “chẳng phải phương tiện”, cầu hạnh giải thoát, đặt họ trong thánh giáo của Như Lai.

          - Bốn, nghiệp cứu tế Tát Ca Da (kẻ chấp trước Thân Kiến)[2], truyền cho họ đạo có thể vượt thoát tam giới. Ngài Vô Tánh giải thích rằng: “Ư nói chuyển biến Thân Kiến hư ngụy trong ấy, tức là từ trong các pháp tam giới hư lậu, truyền trao pháp xuất ly”.

          - Năm, nghiệp cứu tế Nhị Thừa, cứu vớt các Bồ Tát toan tiến nhập thừa khác, và các Thanh Văn thuộc chủng tánh bất định v.v…, đặt yên họ nơi tu tập hạnh Đại Thừa.

          Hỏi: Khiến cho họ đắc Nhị Thừa, há chẳng phải là nghiệp ư?

          Đáp: Đấy là nghiệp thứ ba và thứ tư trên đây.

 

5.3.4.2.3. Đáp về cái nhân

5.3.4.2.3.1. Biện định cái quả [của cái nhân ấy]

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị thân nhân duyên cảnh giới, xứ sở, quả y ư bổn, nan tư nghị cố.

          ()善男子是身因緣境界處所果依於本難思議故

    (Kinh: Thiện nam tử! Đó là nhân duyên, cảnh giới, và xứ sở của thân, do quả nương vào gốc nên khó nghĩ bàn).

 

          Tán rằng: Đoạn lớn thứ ba, đáp về cái nhân, tức chỉ rơ do cái nhân mà đạt được cái quả, nhằm trả lời câu hỏi về tu hành. Trong đoạn này, biện định thứ tự đắc quả, chưa nói đến thứ tự tu hành, dụng ư khiến cho người tu cái nhân cần biết thứ tự, v́ thứ tự của cái nhân dựa theo thứ tự của cái quả. Luận Biện Trung Biên, quyển thứ ba viết: “Đối với Khí th́ nói đến Dị Thục, Lực là cái khiến cho Khí tăng thượng, yêu thích tăng trưởng tịnh, theo thứ tự chính là năm cái quả”. Luận ấy giải thích rằng: “Khí (căn khí) chính là tùy thuận thiện pháp. Dị Thục nghĩa là đạt được cái thân thù thắng, coi đó là đạo khí (căn cơ thích đáng để tu đạo). Lực là do sức tăng thượng của Khí khiến cho các thiện pháp thành tựu tánh chất thượng phẩm”. Điều này có nghĩa là do nương vào cái thân thù thắng và nhờ vào thiện lực từ trước, hợp thành thiện pháp trong hiện thời, tạo thành tăng thượng phẩm. Ái Nhạo (yêu thích) tức là do thiện lực đă tu nhiều lượt trong đời trước, [cho nên] đời này sanh ḷng yêu thích sâu xa đối với thiện pháp. “Tăng trưởng” là thiện lực do đă tu tập nhiều lượt trong đời hiện tại, khiến cho thiện căn mau được viên măn. “Tịnh” là đoạn chướng, đạt được vĩnh viễn ĺa khỏi trói buộc. Năm thứ theo thứ tự như sau chính là năm cái quả:

          - Một, Dị Thục (tức Khí trong đoạn trên).

          - Hai, Tăng Thượng Quả, tức thiện pháp thành tựu thượng phẩm. Do sức tăng thượng của Thiện DThục (cái quả DThục của điều thiện), cho nên thiện pháp trở thành thượng phẩm, tức là Tăng Thượng Quả.

          - Ba, Đẳng Lưu Quả, tức là trong đời trước đă nhiều lượt tu thiện lực, khiến cho đời này sanh ḷng ưa thích sâu xa đối với thiện pháp; đó là Đẳng Lưu Quả của đời trước.

          - Bốn, Sĩ Dụng Quả. Do tu nhiều lượt trong hiện tại, có thể khiến cho thiện căn mau được viên măn. Sĩ Dụng Quả ấy là do nói theo pháp sĩ dụng[3].

          - Năm, Ly Hệ Quả, do đoạn chướng từ trước mà được vĩnh viễn ĺa khỏi trói buộc [bởi phiền năo]; đó là Ly Hệ Quả.

          Nay đoạn này nhằm nói rơ ư nghĩa ấy. Đoạn văn kế tiếp trong bộ luận ấy biện định về cái quả sai biệt, có mười thứ như sau:

          - Một, Hậu Hậu Quả, tức là do chủng tánh mà đạt được cái quả do phát tâm. Đối với các cái quả như thế, hăy nên lần lượt nhận biết. Ư nói cái trước đó là nhân, cái sau đó là quả. V́ các địa vị về sau là do các địa vị trước đó mà có. Do đó, địa vị sau chính là cái quả của địa vị trước. Đấy là nói chung.

          - Hai, Tối Sơ Quả, tức lúc thoạt ban sơ chứng xuất thế gian, pháp tức là Sơ Địa.

          - Ba, Sổ Tập Quả, ư nói từ đây trở đi, có các địa vị hữu học (tức các địa vị thuộc Thập Địa).

          - Bốn, Cứu Cánh Quả, tức là pháp vô học (tức địa vị Phật).

          - Năm, Tùy Thuận Quả, tức là do theo thứ tự [mà lần lượt đắc quả]. Hăy nên biết cái quả này thuộc loại Hậu Hậu Quả.

          - Sáu, Chướng Diệt Quả chính là Năng Đoạn Đạo, tức là do Tối Sơ Quả có thể diệt chướng, cho nên được gọi là Chướng Diệt (ư nói: Nêu ra cái [quả] thoạt đầu để chỉ rơ, đối với hậu trí cũng thế).

          - Bảy, Ly Hệ Quả, tức là Sổ Tập Quả và Cứu Cánh Quả. Địa vị hữu học và vô học theo thứ tự xa ĺa Phiền Năo Hệ (sự trói buộc bởi phiền năo).

          - Tám, Thù Thắng Quả, tức là các công đức thù thắng như thần thông v.v…

          - Chín, Hữu Thượng Quả, nghĩa là địa vị Bồ Tát, tuy vượt xa các thừa khác, nhưng chưa thành Phật.

          - Mười, Vô Thượng Quả, tức là địa vị Như Lai. Chẳng c̣n pháp nào khác thù thắng hơn địa vị này.

          Trong ấy, sáu quả sau chính là bốn quả trước được nói theo ư nghĩa sai biệt. Kinh văn được chia đại lược thành ba phần:

          - Một là nêu chung.

          - Hai là giải thích từng điều riêng biệt.

          - Ba là khuyên tu.

          Đoạn này là phần đầu, tức nêu chung. Có năm nghĩa:

          - Một, thân chính là Khí, tức Dị Thục Quả.

          - Hai, nhân duyên, tức nương vào cái Khí ấy để trước hết tu điều thiện. Đó là nhân duyên, tức Tăng Thượng Quả. Do thiện thân khí làm sức tăng thượng, khiến cho điều thiện tăng trưởng.

          - Ba, cảnh giới, tức là nêu ra cảnh làm sở duyên cho Đẳng Lưu Quả, tức các điều thiện, Bồ Đề, và Niết Bàn đều là cảnh của nó, duyên theo các pháp thù thắng ấy mà dấy ḷng yêu thích.

          - Bốn, xứ sở, tức Sĩ Dụng Quả. Do nhiều lượt tu tập Bồ Đề tốt lành để được mau chóng viên măn chỗ mong cầu ấy, do là sự yêu thích Đại Bồ Đề thuộc Đại Thừa.

          - Năm, quả nương vào gốc, tức là Ly Hệ Quả. “Quả nương vào gốc” tức là Ly Hệ Quả chẳng ĺa pháp Như Như.

          “Nan tư nghị cố” (do khó nghĩ bàn): Tán thán chung sự khó nghĩ tưởng, chẳng phải là cảnh của Nhị Thừa v.v…

 

          (Kinh) Nhược liễu thử nghĩa, thị thân tức thị Đại Thừa, thị Như Lai tánh, thị Như Lai tạng.

          ()若了此義是身即是大乘是如來性是如來藏

    (Kinh: Nếu hiểu rơ nghĩa này, thân ấy chính là Đại Thừa, là tánh Như Lai, là Như Lai tạng).

 

          Tán rằng: Tiếp đó là giải thích:

          - Một, giải thích Dị Thục Quả của Khí.

          - Hai, từ “y ư thử thân” (nương vào cái thân này) trở đi, giải thích về nhân duyên, tức Tăng Thượng Quả.

          - Ba, từ “bất thoái địa tâm” trở đi, nói về Sĩ Dụng Quả.

          - Bốn, từ “thiện nam tử! Như thị Pháp Thân” (thiện nam tử! Pháp Thân như thế) trở đi, nói về Ly Hệ Quả.

          Cảnh giới ấy gồm trọn các pháp. Mười quả sai biệt, chính là ư nghĩa sai biệt của năm quả. Đoạn này thuộc ư thứ nhất (tức “giải thích Dị Thục Quả của Khí”). “Nhược liễu thử nghĩa” (nếu hiểu rơ nghĩa này): Trước hết là khuyên chung hăy nên tin tưởng. “Thị thân tức thị Đại Thừa” (thân này tức là Đại Thừa): Do sức tăng thượng mà đắc quả Đại Thừa, cho nên gọi là Đại Thừa. “Thị Như Lai tánh” (là tánh Như Lai), tức là nương vào thân này, tu các điều thiện, dần dần tăng trưởng th́ là Như Lai tánh. Lại chưa hiện khởi các chủng tử vô lậu và Chân Như thể là Như Lai tánh; sự tánh và lư tánh đều gọi là Phật tánh. “Thị Như Lai tạng” (là Như Lai tạng) tức là cái thức thuộc Dị Thục Quả. Kinh Lăng Già dạy: “A Lê Da thức giả, danh Không Như Lai Tạng, cụ túc huân tập vô lậu pháp cố, danh Bất Không Như Lai Tạng. Hữu lậu đệ bát hư vọng cố, danh Không. Thức trung vô lậu chư chủng tử thể, vân Bất Không Như Lai Tạng, ly hư vọng cố” (A Lê Da Thức gọi là Không Như Lai Tạng, do huân tập trọn đủ pháp vô lậu mà gọi là Bất Không Như Lai Tạng. Do thức thứ tám là hữu lậu và hư vọng, nên gọi là Không. Thể của các chủng tử vô lậu trong thức, được gọi là Bất Không Như Lai Tạng do nó ĺa hư vọng). Nói “cụ túc” (trọn đủ) tức là có đủ hai thứ chủng tử hữu lậu và vô lậu.

 

          (Kinh) Y ư thử thân, đắc phát sơ tâm, tu hành địa tâm nhi đắc hiển hiện.

          ()依於此身得發初心修行地心而得顯現

    (Kinh: Nương vào thân này mà phát khởi Sơ Tâm, cái tâm thuộc địa vị Tu Hành bèn được hiển hiện).

 

          Tán rằng: Kế đó, giải thích nhân duyên, tức Tăng Thượng Quả. Do sức tăng thượng nơi cái thân Dị Thục Quả, liền đạt được phát sơ tâm và tu hành địa tâm.

 

          (Kinh) Bất thoái địa tâm diệc giai đắc hiện, Nhất Sanh Bổ Xứ tâm, Kim Cang chi tâm.

          ()不退地心亦皆得現一生補處心金剛之心

          (Kinh: Bất thoái địa tâm cũng đều được hiển hiện, tâm Nhất Sanh Bổ Xứ, tâm Kim Cang).

 

          Tán rằng: Nói về Sĩ Dụng Quả. Trong Sĩ Dụng Quả có sai biệt. Tám quả trong các quả [được nói trong phần trước]: Một là Hậu Hậu Quả, hai là Tối Sơ Quả, ba là Sổ Tập Quả, bốn là Cứu Cánh Quả, năm là Chướng Diệt Quả, sáu là Hữu Thượng Quả, bảy là Vô Thượng Quả, tám là Thù Thắng Quả. Bất Thoái Địa ở đây chính là Tối Sơ Quả, do đạt được Sơ Địa, chứng Bất Thoái, bao gồm cả Sổ Tập Quả và Hữu Thượng Quả. Hậu Hậu Quả bao gồm cả địa vị Phật.

 

          (Kinh) Như Lai chi tâm nhi tất hiển hiện, vô lượng vô biên Như Lai diệu pháp giai tất hiển hiện.

          ()如來之心而悉顯現無量無邊如來妙法皆悉顯現

          (Kinh: Tâm Như Lai đều hiển hiện, vô lượng vô biên diệu pháp của Như Lai thảy đều hiển hiện).

 

          Tán rằng: [Nói về] cái quả thứ tư là Cứu Cánh Quả và cái quả thứ bảy là Vô Thượng Quả. Trong ấy, [bao gồm hai tiểu đoạn]: Trước là Tổng, sau là Biệt. Đoạn này là Tổng.

 

          (Kinh) Y thử Pháp Thân bất khả tư nghị Ma Ha tam-muội, nhi đắc hiển hiện. Y thử Pháp Thân, đắc hiện nhất thiết đại trí.

          ()依此法身不可思議摩訶三昧而得顯現依此法身得現一切大智

          (Kinh: Nương vào Pháp Thân này mà Ma Ha tam-muội chẳng thể nghĩ bàn được hiển hiện. Nương vào Pháp Thân này mà được hiện hết thảy đại trí).

 

          Tán rằng: Nói riêng về Cứu Cánh Quả và Vô Thượng Quả. Trong đây, lại có ba ư:

          - Một là đắc định trí.

          - Hai là hiện ứng hóa.

          - Ba là hiển lộ Tứ Đức.

          Đoạn này là đắc định trí, cũng là đắc Chướng Diệt Quả do đă đắc định trí.

 

          (Kinh) Thị cố nhị thân, y ư tam-muội, y ư trí huệ, nhi đắc hiển hiện.

          ()是故二身依於三昧依於智慧而得顯現

     (Kinh: V́ thế, hai thân nương vào tam-muội, nương vào trí huệ mà được hiển hiện).

 

          Tán rằng: Hiện Ứng Thân và Hóa Thân.

 

          (Kinh) Như thử Pháp Thân, y ư tự thể, thuyết thường, thuyết ngă; y đại tam-muội cố, thuyết ư lạc; y ư đại trí cố, thuyết thanh tịnh.

          ()如此法身依於自體說常說依大三昧故說於依於大智故清淨

          (Kinh: Pháp Thân như thế, nương vào tự thể mà nói Thường, nói Ngă, do nương vào đại tam-muội mà nói đến Lạc, do nương vào đại trí mà nói Thanh Tịnh).

 

          Tán rằng: Ư thứ ba là hiển thị Tứ Đức. Trước là nói riêng, sau là tổng kết. Đoạn này là nói riêng. Do tự thể Như Như, cho nên nói là Thường. Do Thường nên nói Ngă. Do tam-muội nên đạt được đại lạc. Do loại trừ cái nhân liên quan tới Nhị Thừa, nên gọi là đại tam-muội. Do trí đoạn chướng, nên đạt được Tịnh đức.

          Hỏi: Bảo Tánh Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận v.v… nói “Tín là cái nhân của Tịnh đức [trong Thường, Lạc, Ngă, Tịnh]”, sao ở đây lại nói là trí?

          Đáp: Các bộ luận ấy do loại trừ bất tín xen tạp và các nhân riêng, cho nên coi Tín là cái nhân của Tịnh đức. Kinh này xét theo khía cạnh đoạn nhiễm và các nhân chung, cho nên coi Trí là cái nhân của Tịnh đức. Lại nữa, Thường và Ngă là xét theo Thể, Lạc và Tịnh là dùng nhân và Thể để nói ḥng soi rọi lẫn nhau!

 

          (Kinh) Thị cố, Như Lai thường trụ tự tại an lạc thanh tịnh.

          ()是故如來常住自在安樂清淨

          (Kinh: V́ thế, Như Lai thường trụ tự tại, an lạc thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Tổng kết: Tự tại chính là Ngă đức.

 

          (Kinh) Y đại tam-muội, nhất thiết Thiền Định, Thủ Lăng Nghiêm đẳng, nhất thiết niệm xứ, đại pháp niệm đẳng, đại từ, đại bi.

          ()依大三昧一切禪定首楞嚴等一切念處大法念等大慈大悲

          (Kinh: Nương vào đại tam-muội, hết thảy Thiền Định, Thủ Lăng Nghiêm v.v… hết thảy Niệm Xứ, đại pháp niệm v.v… đại từ, đại bi).

 

          Tán rằng: Kế đó, nói về Thù Thắng Quả. Kinh văn chia thành ba phần: Trước là pháp, kế đó là thí dụ, sau là kết hợp thí dụ với pháp. Trong phần pháp thuyết, có hai ư:

          - Một là nói công đức thù thắng của định phẩm.

          - Hai là nói công đức thù thắng của trí phẩm.

          Nương vào Định mà phát Huệ; do vậy, trước hết nói về Định phẩm. Định phẩm chia thành ba phần: Trước là nêu bày, sau là liệt kê, kế đó là kết lại. Hoặc là trước hết biện định cái để [Định phẩm] nương vào (sở y), kế đó biện định chủ thể nương vào (năng y), và sau cùng là kết lại. “Đại tam-muội” chính là tánh đắc tam-muội, tuy nhiều, nhưng [nói tổng quát th́] gồm tám loại: Một là Thiền, hai là Định, ba là Niệm Xứ, bốn là đại từ bi, năm là Đà-la-ni, sáu là lục thần thông, bảy là tám môn tự tại, tám là hết thảy các pháp b́nh đẳng nhiếp thọ.

          Đoạn này bao gồm bốn loại: Thiền tức là Tứ Tĩnh Lự (từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền), Định là Tứ Vô Sắc Định (Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ). V́ thế, kinh Tát Giá Ni Càn Tử dạy: “Vân hà Như Lai Thiền Định? Đáp: Hữu thứ đệ Định cập Thủ Lăng Nghiêm đẳng, hoặc tức Đại Thừa Quang Định, Tập Phước Đức Vương định, Hiền Thủ Định, Kiện Hành Định” (Thế nào là Thiền Định của Như Lai? Đáp: Có các môn Định theo thứ tự và Thủ Lăng Nghiêm v.v… Hoặc chính là Đại Thừa Quang Định, Tập Phước Đức Vương Định, Hiền Thủ Định, và Kiện Hành Định). Chú giải rằng: Thủ Lăng Nghiêm chính là Kiện Hành Định. Âm [tiếng Phạn] đọc đúng là Tô Lăng Già Ma (Śūraṅgama), phương này dịch là Kiện Hành (健行). Nêu ra môn Định thượng thủ [nên chỉ nhắc tới Thủ Lăng Nghiêm], chứ Định thật sự vô biên, cho nên nói là Đẳng (v.v…). Nêu đại lược Tổng và Biệt th́ Thiền Định là Tổng, Thủ Lăng Nghiêm là Biệt.

          “Nhất thiết Niệm Xứ” tức Tam Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ, và Lục Niệm Xứ v.v… Nói “đại pháp niệm” tức là Niệm Pháp trong Lục Niệm. Do pháp là thầy của Phật; v́ thế, trước hết nói đến Pháp Niệm. Hoặc đấy chính là Hoại Duyên Pháp Niệm Trụ. Kinh Tát Giá Ni Càn Tử quyển thứ bảy nói: “Pháp Niệm Xứ giả, vị quán nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, tác nhị chủng tưởng, vị thường, vô thường. Thường dĩ Phật nhăn kiến nhất thiết chí tọa đạo tràng, vị tằng trung thất” (Pháp Niệm Xứ là quán nội pháp, ngoại pháp, và nội pháp, khởi lên hai thứ tưởng, tức là thường và vô thường. Thường dùng Phật nhăn thấy hết thảy đến ngồi đạo tràng, chưa từng bỏ sót). Đó là nói theo quả. Cho đến nói: “Bất dĩ nhục nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn quán. Hà dĩ cố? Tam nhăn vô tướng mạo cố, dĩ pháp nhăn quán” (Chẳng dùng nhục nhăn, thiên nhăn và huệ nhăn để quán. V́ sao vậy? Do ba loại mắt ấy chẳng có tướng mạo, nên dùng pháp nhăn để quán). Đấy là nói bao gồm cả cái nhân, nêu ra một thứ để bao gồm các thứ khác. “Đại từ đại bi” tức là Tứ Vô Lượng, do ban vui dẹp khổ thù thắng, cho nên nêu ra. Kinh Tát Giá Ni Càn Tử quyển thứ sáu nói ba mươi hai loại đại bi quán, quyển hai của kinh Tư Ích nói có ba mươi sáu loại đại bi, đều rộng như luận ấy đă nói.

 

          (Kinh) Nhất thiết Đà-la-ni, nhất thiết thần thông, nhất thiết tự tại, nhất thiết pháp b́nh đẳng nhiếp thọ.

          ()一切陀羅尼一切神通一切自在一切法平等攝受

          (Kinh: Hết thảy Đà-la-ni, hết thảy thần thông, hết thảy tự tại, hết thảy pháp b́nh đẳng nhiếp thọ).

 

          Tán rằng: Ư thứ năm là đức Tổng Tŕ. “Nhất thiết thần thông” (hết thảy các thần thông) là phẩm đức Lục Thông. Như quyển thứ bảy của kinh Tát Giá Ni Càn Tử nói: “Thiên Nhăn Thông giả, công đức, trí huệ sở thành, tất kiến thập phương sở hữu h́nh sắc, năi chí diệc kiến Bồ Tát, Thanh Văn, ngũ đạo chúng sanh sở tu hạnh nghiệp, tất vô dư đẳng” (Thiên Nhăn Thông do công đức và trí huệ tạo thành, đều thấy tất cả h́nh sắc trong mười phương, cho đến cũng thấy trọn hạnh nghiệp tu tập của Bồ Tát, Thanh Văn và chúng sanh trong năm đường chẳng sót). Cho đến năm loại thần thông kia, đều như kinh ấy đă nói cặn kẽ.

          “Nhất thiết tự tại” (hết thảy tự tại), tức là mười món tự tại như đă nói trong phần trên. Quyển thứ bảy của kinh Tát Giá Ni Càn Tử nói: “Đắc tứ như ư, thành tứ tự tại: Nhất giả, mạng tự tại, nhị giả, thân tự tại, tam, pháp tự tại, tứ, thần lực tự tại” (Đạt được bốn món như ư, thành tựu bốn món tự tại: Một là mạng tự tại, hai là thân tự tại, ba là pháp tự tại, bốn là thần lực tự tại). Mạng th́ như đă giải thích trong phần trước. “Thân tự tại”: Tùy tâm hiện thân, tùy tâm hiện sắc, cũng hiện ra oai nghi v́ chúng sanh. Nếu muốn có thân tướng giống hệt hết thảy chúng sanh, đều có thể biến hiện. Đó gọi là “thân tự tại”. “Pháp” [trong “pháp tự tại”] tức là biết pháp xuất thế và pháp thế gian, đạt được vô ngại biện tài, tùy thuận ư của chúng sanh mà nói, khiến cho họ trụ trong chánh tín. Đó gọi là “pháp tự tại”. “Thần lực tự tại” chính là rộng hiện các thứ thần thông v.v… “Nhất thiết pháp b́nh đẳng nhiếp thọ” (b́nh đẳng nhiếp thọ hết thảy các pháp): Đắc pháp b́nh đẳng. Do chúng sanh b́nh đẳng, có thể nhiếp thọ hết thảy hữu t́nh. Quyển bốn mươi sáu của luận Du Già Sư Địa nói do năm loại tướng mà tâm b́nh đẳng trọn khắp đối với hết thảy hữu t́nh:

          - Một, Bồ Tát lúc ban sơ phát tâm, nguyện đắc đại Bồ Đề. Như thế cũng là v́ lợi ích hết thảy các hữu t́nh, cho nên khởi tâm b́nh đẳng.

          - Hai, đối với các hữu t́nh, đều trụ trong tâm thương xót, b́nh đẳng.

          - Ba, đối với các hữu t́nh, thâm tâm đều phát khởi tâm b́nh đẳng như yêu thương con một.

          - Bốn, biết tất cả pháp tánh của một hữu t́nh chính là pháp tánh của hết thảy các hữu t́nh. Do cái tâm pháp tánh b́nh đẳng đều hành, đối với các hữu t́nh, trụ trong tâm b́nh đẳng.

          - Năm, giống như hành hạnh tạo lợi ích cho một hữu t́nh, hành hạnh tạo lợi ích cho hết thảy các hữu t́nh cũng giống như thế. Do tâm lợi ích đều khắp cho các hữu t́nh mà trụ trong tâm b́nh đẳng.

          Quyển bảy của luận Đại Trang Nghiêm nói năm thứ b́nh đẳng, Pháp Hoa Luận và Nhiếp Đại Thừa, mỗi tác phẩm đều nói ba món b́nh đẳng. Hoặc có thể hiểu hết thảy các pháp b́nh đẳng chỉ là b́nh đẳng nhiếp thọ hết thảy các pháp công đức thuộc các định phẩm, hoặc là sự nhiếp thọ ấy thuộc vào [nội dung của] câu kết luận trong phần sau: “Nhiếp thọ như thị Phật pháp tất giai xuất hiện, do thử b́nh đẳng cố, năng b́nh đẳng nhiếp thọ” (Nhiếp thọ Phật pháp như thế thảy đều xuất hiện. Do sự b́nh đẳng ấy mà có thể b́nh đẳng nhiếp thọ).

 

          (Kinh) Như thị Phật pháp tất giai xuất hiện.

          ()如是佛法悉皆出現

          (Kinh: Phật pháp như thế, thảy đều xuất hiện).

 

          Tán rằng: Kết lại.

 

          (Kinh) Y thử đại trí, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại biện.

          ()依此大智十力四無所畏四無礙辯

          (Kinh: Nương vào đại trí, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại biện ấy).

 

          Tán rằng: Kế đó, nói về công đức thù thắng của trí phẩm. Kinh văn chia làm ba phần như trong [phần biện luận về] định phẩm; đoạn này chính là nêu chung và nói riêng. “Đại trí” tức là Nhất Thiết Trí làm căn bản của nó. “Thập lực v.v…” chính là Nhất Thiết Chủng Trí. Hoặc [có thể hiểu] đại trí chính là Chân Như trí tánh. Thập Lực v.v… như trong các kinh luận khác đă biện định chi tiết.

 

          (Kinh) Nhất bách bát thập bất cộng chi pháp, nhất thiết hy hữu bất khả tư nghị pháp tất giai hiển hiện.

          ()一百八十不共之法一切希有不可思議法悉皆顯現

          (Kinh: Một trăm tám mươi pháp bất cộng, hết thảy các pháp hy hữu chẳng thể nghĩ bàn thảy đều hiển hiện).

 

          Tán rằng: “Một trăm tám mươi pháp bất cộng”: Theo kinh Vô Thượng Y: “Phật cáo A Nan: - Hữu bách bát thập bất cộng chi pháp, thử thị Như Lai thù thắng công đức. Nhất, tam thập nhị tướng, nhị, bát thập chủng hảo” (Đức Phật bảo A Nan: - Có một trăm tám mươi pháp bất cộng, đấy là công đức thù thắng của Như Lai. Một là ba mươi hai tướng, hai là tám mươi thứ hảo). Hai thứ ấy nói cặn kẽ th́ như trong các kinh khác đă biện định. Nay chỉ nói đại lược ba mươi hai tướng. Quyển ba trăm tám mươi mốt của kinh Đại Bát Nhă nói:

          “Một, dưới chân đức Thế Tôn có tướng b́nh an. Hai, dưới chân đức Thế Tôn có đường vân tạo thành tướng bánh xe ngàn căm. Ba, tướng tay chân mềm mại. Bốn, giữa các ngón chân và ngón tay đều có tướng màng lưới. Năm, các ngón chân và ngón tay đều viên măn, thon, dài. Sáu, ḷng, gót và lưng bàn chân đều rộng dài tương xứng. Bảy, lưng và gót bàn chân no đủ tương xứng với gót (luận Du Già không nói đến tướng này). Tám, hai đùi đức Thế Tôn như đùi nai chúa Y Nê Da Tiên. Chín, hai cánh tay no đủ, thẳng thớm, khi đứng [xuôi tay] sẽ chạm gối. Mười, tướng âm tạng kín đáo. Mười một, mỗi lỗ chân lông đều sanh một sợi lông. Mười hai, chót các sợi tóc, sợi lông đều đẹp đẽ tột bậc. Mười ba, da trên thân mịn màng, trơn bóng. Mười bốn, da trên thân kim sắc. Mười lăm, bảy chỗ no đủ. Mười sáu, vai và cổ viên măn. Mười bảy, bắp tay và nách đầy đặn. Mười tám, dung nghi của đức Thế Tôn tṛn đầy, đoan nghiêm, chánh trực. Mười chín, thân tướng của đức Thế Tôn cao rộng, đoan nghiêm. Hai mươi, thể tướng của đức Thế Tôn có kích thước cân xứng. Hai mươi mốt, cằm, ngực, và nửa thân trên giống như sư tử chúa. Hai mươi hai, thường quang[4] chiếu sáng một tầm. Hai mươi ba, tướng bốn mươi cái răng ngang bằng, khít, trắng. Hai mươi bốn, bốn răng nanh sáng trắng. Hai mươi lăm, [khi ăn] thường được năm vị. Hai mươi sáu, tướng lưỡi mỏng dài, che đến mí tóc. Hai mươi bảy, Phạm âm ḥa nhă, mọi người thích nghe. Hai mươi tám, lông mi xanh biếc, tề chỉnh chẳng loạn. Hai mươi chín, tṛng mắt xanh biếc, trong trẻo, tươi tắn, tinh sạch, có ánh hồng xen kẽ. Ba mươi, mặt như trăng tṛn, lông mày như cánh cung của Thiên Đế. Ba mươi mốt, giữa hai mày tướng bạch hào tỏa sáng hơn kha tuyết[5]. Ba mươi hai, ô-sắt-nị-sa (Uṣṇīṣa, nhục kế) giống như lọng trời”.

          Nhưng so với luận Du Già Sư Địa th́ [các tướng ấy] có hợp ra hay tách vào khác biệt đôi chút. Luận Du Già Sư Địa nói tướng mười tám, tức là “tướng thân thể cao lớn, tṛn đầy, thẳng tắp” thành “thân chẳng gù, cong”. Lại tách tướng hai mươi ba thành hai tướng là “răng không có kẻ hỡ” và “răng trắng sạch”. Tách tướng hai mươi mốt tức là tướng cằm và ngực thành hai tướng. Gộp tướng thứ bảy “lưng bàn chân tương xứng với gót”, gộp tướng “bốn răng nanh” vào tướng răng, gộp tướng mười chín “[thân thể] cao rộng đoan nghiêm” vào tướng kích thước cân đối, không có tướng “mặt như trăng tṛn”. Đấy là thuận theo thế tục mà nói tướng bất đồng, cho nên nói có sai khác. Thuận theo các tướng vừa được kể trên đây mà có bài tụng [để ghi nhớ] như sau: “Đẳng hiện nhu vơng tiêm, ngấn, phu bác tư mật, mao sanh mỵ nhuận hoạt, b́ kim, thất mi măn, thể nghi tu quảng cao, sư tử quang cụ xỉ, nha vị thiệt âm tiệp, t́nh luân hào tướng cái” (Hiện đều các tướng mềm mại, màng lưới, gót, lưng bàn chân, đùi, cánh tay, chỗ kín, lông mọc đẹp đẽ, [da dẻ] tươi nhuận, trơn bóng, da sắc vàng, bảy chỗ [no đủ], lông mày viên măn, thân thể oai nghi cao rộng, [thân tướng như] sư tử, thường quang, trọn đủ [bốn mươi cái răng], nanh [trắng sạch], luôn nếm năm vị, lưỡi [mỏng, dài], tiếng nói [như Phạm âm], lông mi [đẹp đẽ], tṛng mắt, luân, tướng bạch hào như lọng che).

          Quyển bốn mươi chín [của luận Du Già nói]: “Các hữu t́nh được giáo hóa sanh ḷng yêu thích sâu xa đối với các thứ ác nghiệp hiện hành. Các thứ ác nghiệp hiện hành như thế là cái được đối trị, các thứ thiện nghiệp cảm vời tướng và tùy hảo chính là cái có thể đối trị [các ác nghiệp]”. Lại nói: “Hết thảy ba mươi loại tướng đại trượng phu như thế chẳng có sai biệt. Hăy nên biết:[Các tướng] đều dùng tịnh giới làm nhân để có thể cảm vời. V́ cớ sao? Nếu các Bồ Tát hủy phạm tịnh giới, c̣n chẳng thể làm thân người hạ tiện, huống hồ có thể cảm tướng đại trượng phu ư?” Kinh Đại Bát Nhă lại nói: “Như thị Thiện Hiện! Bồ Tát Ma Ha Tát hành thâm Bát Nhă, năng dĩ tài pháp nhị chủng bố thí nhiếp chư hữu t́nh, thị vi thậm kỳ hy hữu chi pháp” (Như thế đó Thiện Hiện! Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhă sâu xa, có thể dùng hai thứ tài và pháp để bố thí, nhiếp thọ các hữu t́nh. Đó là pháp rất lạ lùng, hiếm có). Lại do hành năm loại tu, tức một là phát tâm, hai là [tu tập] lâu dài, ba là [tu tập] chẳng gián đoạn, bốn là ân cần, trân trọng [tu tập], năm là chẳng thừa sót, [do tu năm loại ấy] mà cảm vời [ba mươi hai tướng]. Theo quyển bốn của kinh Bảo Nữ[6], tu các cái nhân và tướng [cảm vời do tu các nhân ấy] có sai biệt đôi chút. Quyển thứ hai của kinh Vô Thượng Y nói cái nhân để tu [tướng đại trượng phu] giống như quyển bốn mươi chín của luận Du Già Sư Địa, nhưng khi nói về tướng th́ có sai khác đôi chút, đó là do người phiên dịch [dùng từ ngữ và cách diễn đạt sai khác] vậy.

          Lại nói tu hành bốn chánh nghiệp th́ sẽ đạt được ba mươi hai tướng:

          - Một là quyết định chẳng xen tạp. Luận Du Già Sư Địa nói là “quyết định tu tác”.

          - Hai là quán kỹ, vi mật. Luận Du Già Sư Địa nói là “ủy tất tu tác” (tu tập, thực hiện cặn kẽ).

          - Ba là thường tu chẳng gián đoạn, luận Du Già Sư Địa nói là “hằng thường tu tác”.

          - Bốn là tâm chẳng điên đảo, luận Du Già Sư Địa nói là “vô tội tu tác”.

          Do nghiệp thứ nhất, đạt được tướng ḷng bàn chân bằng phẳng.

          Do nghiệp thứ hai, đạt được chín tướng:

          - Một là có đường chỉ như h́nh bánh xe ở ḷng bàn chân.

          - Hai là mắt cá chân tṛn đầy.

          - Ba là mười ngón chân, ngón tay có màng lưới.

          - Bốn là da mịn màng, mềm mại.

          - Năm là bảy chỗ no đủ.

          - Sáu là hai vai ngang bằng, hai nách no đủ.

          - Bảy là cánh tay tṛn đầy.

          - Tám là lưỡi dài rộng.

          - Chín là ngực như sư tử.

          Do nghiệp thứ ba, đạt được năm tướng:

          - Một là ngón tay thon dài.

          - Hai là gót chân dài.

          - Ba là thân đoan chánh, chẳng cong vẹo.

          - Bốn là chiều cao và chiều ngang cân đối.

          - Năm là vẻ mặt viên măn, thanh tịnh.

          Do nghiệp thứ tư, đạt được các tướng khác, giống như luận Du Già Sư Địa nói. Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận quyển thứ sáu cũng nói cái nhân của ba mươi hai tướng, quyển thứ sáu của kinh Tát Giá Ni Càn Tử cũng nói ba mươi hai tướng và tám mươi thứ hảo, chi tiết th́ như trong kinh ấy đă giải thích. Tướng hảo nói chung dùng bốn căn “mắt, lưỡi, thân, và nam căn” làm chỗ nương vào và dùng lưỡi làm Thể. Như các Bồ Tát thuộc Chủng Tánh Địa chỉ có chủng tử, nương vào thân mà trụ. Thắng Giải Hạnh Địa th́ bắt đầu có thể tu các nghiệp ấy để có thể đạt được phương tiện. Tịnh Thắng Ư Lạc Địa th́ mới có thể gọi là Đắc (đạt được). Nếu là các địa vị khác cao hơn, các tướng hảo như thế sẽ chuyển thành thanh tịnh hơn nữa. Nếu thuộc địa vị Như Lai, hăy nên biết tướng hảo sẽ tốt lành, thanh tịnh vô thượng.

          Hỏi: V́ sao chỉ lập ra ba mươi hai tướng đại trượng phu ấy?

          Đáp: Quyển bốn mươi chín [của luận Du Già Sư Địa] nói: “Các tướng như thế do là hữu sắc, cho nên là thù thắng trong sự kém cỏi, v́ các loài hữu t́nh dễ biết rơ. Tuy hết thảy các Phật pháp bất cộng đều có thể gọi là ‘đại trượng phu tướng’, nhưng chỉ có các tướng này được gọi là đại trượng phu tướng”.

          Quyển ba trăm tám mươi mốt của kinh Đại Bát Nhă nói: “Thế nào là tám mươi tùy hảo của Như Lai? Này Thiện Hiện! Một, móng tay hẹp dài. Hai, ngón chân và ngón tay tṛn trặn, thon thả, mềm mại. Ba, chỗ tiếp giáp giữa chân tay đều no tṛn. Bốn, tay chân viên măn, mềm mại, thanh tịnh như ư. Năm, gân, mạch cuộn quanh, ẩn sâu chẳng lộ. Sáu, hai mắt cá chân đều ẩn. Bảy, bước đi thẳng tiến như long tượng vương. Tám, bước đi oai nghi sư tử chúa. Chín, bước đi an b́nh như trâu chúa. Mười, đi lại, tiến, dừng [đĩnh đạc] như ngỗng chúa. Mười một, xoay cổ theo chiều phải như long tượng vương. Mười hai, các đốt lóng lần lần thon tṛn đẹp đẽ. Mười ba, các đốt xương gắn kết với nhau như rồng cuộn lại. Mười bốn, xương đầu gối đẹp đẽ, kiên cố, viên măn. Mười lăm, chỗ kín đẹp đẽ, viên măn, thanh tịnh. Mười sáu, da trên thân trơn nhuận, chẳng dính bụi nhơ. Mười bảy, dung mạo cẩn trọng, nghiêm túc, chẳng khiếp nhược. Mười tám, các chi phần nơi thân kiên cố, dày đặc, nương vào nhau. Mười chín, các chi phần trên thân an định, vững vàng, chẳng lay động. Hai mươi, thân tướng nghiêm tịnh như chúa tiên. Hai mươi mốt, quang minh nơi thân trọn khắp, luôn tự chiếu sáng rực. Hai mươi hai, bụng ngay ngắn, không khuyết lơm, mềm mại. Hai mươi ba, rốn sâu, thanh tịnh viên măn, cuộn theo chiều phải, tươi nhuận. Hai mươi bốn, rốn đầy đặn, chẳng lơm, chẳng lồi, xinh đẹp. Hai mươi lăm, da dẻ hoàn toàn chẳng có sứt sẹo, tàn nhang, nốt ruồi, hay bướu nhỏ. Hai mươi sáu, bàn tay no đầy, ḷng bàn chân bằng phẳng. Hai mươi bảy, chỉ tay sâu dài, thẳng, tươi nhuận, chẳng đứt đoạn. Hai mươi tám, màu môi tươi nhuận như quả Tần-bà. Hai mươi chín, diện môn[7] chẳng dài, chẳng ngắn, lớn nhỏ vừa xứng. Ba mươi, tướng lưỡi mềm mại, mỏng, rộng dài, sắc đỏ. Ba mươi mốt, âm thanh phát ra uy mănh, rền vang, trong rơ. Ba mươi hai, âm vận đẹp đẽ như tiếng vọng nơi hang sâu. Ba mươi ba, mũi cao, dài, thẳng, lỗ mũi chẳng huếch. Ba mươi bốn, các răng của đức Thế Tôn ngay ngắn, trắng sạch. Ba mươi lăm, các răng nanh đầy đặn, trắng sạch, tươi tắn, bén nhọn. Ba mươi sáu, mắt Thế Tôn thanh tịnh, xanh trắng phân minh. Ba mươi bảy, tướng mắt dài rộng như hoa sen xanh. Ba mươi tám, lông mi tề chỉnh, dày rậm, chẳng bạc. Ba mươi chín, lông mày dài, chẳng bạc, tuy rậm, nhưng tinh tế, mềm mại. Bốn mươi, hai mày đẹp đẽ, dài, ngay ngắn, ánh sắc xanh. Bốn mươi mốt, hai mày cao rơ, tươi nhuận như trăng đầu tháng. Bốn mươi hai, tai dày, trái tai rộng lớn rủ xuống thành tựu. Bốn mươi ba, hai tai đẹp đẽ, ngang bằng nhau, không khuyết điểm. Bốn mươi bốn, dung nghi khiến cho kẻ trông thấy chẳng sanh ḷng nhiễm ái. Bốn mươi lăm, trán rộng viên măn, h́nh tướng đẹp tuyệt vời. Bốn mươi sáu, nửa trên thân như sư tử chúa. Bốn mươi bảy, tóc trên đầu dày, dài, rậm, sắc xanh. Bốn mươi tám, tóc trên đầu thơm sạch, bóng mịn, cuộn tṛn. Bốn mươi chín, tóc trên đầu tề chỉnh chẳng rối, chẳng tạp. Năm mươi, tóc trên đầu chắc chắn, chẳng đứt, chẳng rụng. Năm mươi mốt, tóc trên đầu bóng mướt, chẳng dính bụi nhơ. Năm mươi hai, thân thể kiên cố hơn Na La Diên. Năm mươi ba, thân Thế Tôn cao lớn, ngay thẳng. Năm mươi bốn, các khiếu của đức Thế Tôn thanh tịnh, tốt đẹp viên măn. Năm mươi lăm, thế lực nơi các phần trên thân thù thắng, không ai sánh bằng. Năm mươi sáu, thân tướng Thế Tôn khiến cho kẻ khác thích nh́n chẳng chán. Năm mươi bảy, mặt tṛn đầy, rộng răi như vầng trăng tṛn mùa Thu. Năm mươi tám, dung mạo thư thái, mỉm cười trước khi nói. Năm mươi chín, diện mạo tươi tắn, chẳng hề nhăn mày. Sáu mươi, thân phần thanh tịnh, không nhơ, không hôi thối. Sáu mươi mốt, các lỗ chân lông thường tỏa ra mùi hương kỳ diệu. Sáu mươi hai, diện môn thường tỏa mùi thơm thắng diệu. Sáu mươi ba, tướng đầu tṛn khéo giống như lọng trời. Sáu mươi bốn, thân có sắc xanh biếc như cổ chim công. Sáu mươi lăm, pháp âm thuận theo đại chúng đúng lư, chẳng sai lệch. Sáu mươi sáu, tướng đỉnh đầu của đức Thế Tôn chẳng thể thấy. Sáu mươi bảy, ngón tay, ngón chân phân minh, trang nghiêm, đẹp đẽ. Sáu mươi tám, bước chân cách mặt đất bốn ngón tay mà vẫn hiện dấu. Sáu mươi chín, tự giữ thân ḿnh chẳng nghiêng động bởi người khác. Bảy mươi, oai đức vang xa, người trông thấy hoan hỷ, hết sợ hăi. Bảy mươi mốt, tiếng nói không cao, thấp, thốt ra lời ḥa nhă, vui đẹp. Bảy mươi hai, thuận theo ngôn âm và sự ưa thích của từng loài mà nói. Bảy mươi ba, do một âm thanh diễn nói, mỗi loài đều hiểu. Bảy mươi bốn, nói năng đều theo thứ tự, ắt có nhân duyên. Bảy mươi lăm, b́nh đẳng quán lời khen chê của hữu t́nh, b́nh đẳng hóa hiện. Bảy mươi sáu, đối với việc làm đều quán trước, oai nghi tốt lành, thanh tịnh. Bảy mươi bảy, chẳng thể quán trọn hết tướng hảo của đức Thế Tôn. Bảy mươi tám, xương đỉnh đầu đức Thế Tôn dày chắc, viên măn. Bảy mươi chín, dung nhan thường trẻ trung, đẹp đẽ, chẳng thay đổi. Tám mươi, tay chân, lồng ngực có đức tướng tươi đẹp xoay theo chiều phải”.

          Quyển bốn mươi chín luận Du Già Sư Địa nói: “Hai tay và hai chân trọn đủ hai mươi ngón, và lóng tay, móng tay thảy đều đẹp đẽ, tức là hai mươi tùy hảo. Tám chỗ ở phía trong và phía ngoài ngoài hai tay, hai chân đều thù thắng là tám loại tùy hảo. Hai mắt cá, hai đầu gối, hai đùi gồm sáu chỗ đều đẹp đẽ lạ lùng, tức là sáu chỗ tủy hảo thù thắng. Hai cánh tay, khủy tay, cổ tay, tức là sáu loại tùy hảo. Mỗi bên eo là một tùy hảo. Hai hạch là hai tùy hảo. Âm tạng là một tùy hảo. Hai mông là hai tùy hảo. Xương hông, bụng dưới, rốn ba chỗ tức là ba thứ hảo. Hai bên hông, nách, và hai vú là sáu tùy hảo. Bụng, ngực, cổ, xương sống, mỗi chỗ là một tùy hảo. Từ cổ trở xuống đă là sáu mươi tùy hảo. Hai hàm răng là hai tùy hảo. Ṿm miệng là một tùy hảo, hai môi là hai tùy hảo. Khóe miệng viên măn là một tùy hảo. Hai má là hai tùy hảo, hai mắt là hai tùy hảo, hai lông mày là hai tùy hảo, hai lỗ mũi là hai tùy hảo, trán đẹp đẽ là một tùy hảo, hai tai và tóc mai là bốn tùy hảo. Tóc trên đầu là một tùy hảo. Như vậy là trên đầu có hai mươi tùy hảo, hợp với [sáu mươi tùy hảo] trước đó, thành tám mươi”. Làm bài tụng đại lược rằng: “Thủ túc nhị thập bát. Khỏa, tất, cổ, tư, trửu. Tịnh uyển thành thập nhị. Yêu phùng hạch âm đồn, khoan lư tề hữu thập. Hiếp dịch nhũ vi lục. Phúc, hung, hạng, tích tứ. Cảnh dĩ hạ lục thập. Man ngạc thần di lục, giáp, mục, mi, tỵ bát. Ngạch, tấn, giác, nhĩ ngũ, đầu phát thù diệu nhất”. (Tay chân hai mươi tám, mắt cá, gối, đùi, cánh tay, khủy tay, và cổ tay thành mười hai. Eo, bẹn, hạch, âm tạng, mông, xương hông, bụng dưới, rốn thành mười. Hông, nách, vú thành sáu. Bụng, ngực, cổ, xương sống là bốn. Từ cổ trở xuống là sáu mươi. Mí tóc, ṿm miệng, môi, khóe miệng, má, mắt, lông mày, mũi là tám. Trán, tóc mai, thái dương, tai thành năm, đầu tóc đẹp đẽ là một [tùy hảo]).

          Kinh Vô Thượng Y lại nói có sáu mươi tám pháp, gộp thành một trăm tám mươi môn (tức là ba mươi hai tướng đại trượng phu, cộng với tám mươi tùy hảo, và sáu mươi tám pháp ấy). Nói “sáu mươi tám” tức là nói theo Đại Thừa. Mười tám pháp bất cộng của Phật là:

          - Một, chẳng phạm lỗi sai lầm.

          - Hai, chẳng có âm thanh hung bạo.

          - Ba, chẳng hư vọng, đánh mất chánh niệm.

          - Bốn, chẳng có tâm bất định.

          - Năm, không có các thứ tướng.

          - Sáu, không chọn lựa hay xả bỏ.

          - Bảy, dục vô thoái.

          - Tám, tinh tấn bất thoái.

          - Chín, niệm vô thoái.

          - Mười, Định vô thoái.

          - Mười một, trí huệ vô thoái.

          - Mười hai, thắng giải vô thoái.

          - Mười ba, hết thảy thân nghiệp được trí hướng dẫn, thuận theo trí mà chuyển.

          - Mười bốn, ngữ nghiệp được trí dẫn đường, thuận theo trí mà chuyển.

          - Mười lăm, hết thảy ư nghiệp được trí dẫn đường, thuận theo trí mà chuyển.

          - Mười sáu, biết đời quá khứ chẳng vướng mắc, chẳng trở ngại.

          - Mười bảy, biết đời vị lai chẳng vướng mắc, chẳng trở ngại.

          - Mười tám, biết đời hiện tại chẳng vướng mắc, chẳng trở ngại.

          Như quyển Vô Cấu Xưng Kinh Sớ của thầy tôi đă biện định, cũng như luận Câu Xá đă nói, Thập Lực, Tứ Vô Úy, đại bi, Tam Niệm Xứ, lại hợp thành mười tám môn. Lại có kinh nói “chỉ riêng [Như Lai] đạt được [các pháp bất cộng]”, như kinh ấy nói: “Như Lai độc đắc như ư tự tại tiệp tật thần thông, nhất dă. Như Lai độc đắc vô hữu biên tế biến hóa thần thông, nhị dă. Như Lai độc đắc vô lượng vô tận thần thông xứ, tam dă. Như Lai độc đắc tâm tự tại pháp, tứ dă. Tự tại vô biên tri hóa tha tâm thông, ngũ dă. Tự tại vô ngại thiên nhĩ thần thông, lục dă. Tri Vô Sắc Giới chúng sanh chủng tử, thất dă. Thông đạt thánh chúng bát Niết Bàn hậu, bát dă. Trí huệ minh liễu vô hữu bất định đáp, cửu dă. Đại Ba La Mật thiện năng đáp vấn, thập dă. Phân biệt thuyết pháp vô hữu quá thất, thập nhất dă. Khai hóa chúng sanh vô hữu không quá, thập nhị dă. Như Lai độc đắc đệ nhất đạo thủ, thập tam dă. Như Lai độc đắc bất khả hại diệt, thập tứ dă. Như Lai độc đắc kim cang tam-muội, thập ngũ dă. Nhất thiết chư pháp phi sắc, phi tâm, tâm bất tương ứng Như Lai liễu tri, thập lục dă. Vô ngại giải thoát, thập thất dă. Tam bất nhiễm pháp, thập bát dă. Đoạn diệt tập khí, thập cửu dă. Nhất Thiết Chủng Trí, nhị thập dă. Như Lai độc đắc kim cang tụ thân, nhị thập nhất dă. Vị tằng tác ư nhất thiết sự thành, nhị thập nhị dă. Nhất thiết chư tướng dữ xứ tương ứng minh tịnh cụ túc, nhị thập tam dă. Sở thọ kư biệt vô hữu bất định, nhị thập tứ dă. Ư thắng phụ tâm, Phật bất thính hứa bất đắc kiến Phật, nhị thập ngũ dă. Chuyển nhất thiết chủng thắng diệu pháp luân, nhị thập lục dă. Hà phụ chúng sanh năng xả trọng đảm, nhị thập thất dă. Nhập bát Niết Bàn hậu cánh khởi tâm, nhị thập bát dă. Như Lai độc đắc tu nhân viên măn vô dư, nhị thập cửu dă. Như Lai độc đắc chí quả viên măn vô dư, tam thập dă. Như Lai độc đắc lợi ích tha sự viên măn vô dư, tam thập nhất dă. Như Lai độc đắc biện tài vô tận, tam thập nhị dă. Như Lai độc đắc thuyết nhất thiết pháp tất năng như lư, tam thập tam dă” (Riêng ḿnh Như Lai đạt được thần thông như ư tự tại, nhanh chóng. Đó là điều thứ nhất. Riêng ḿnh Như Lai đạt được thần thông biến hóa chẳng có ngằn mé, đó là điều thứ hai. Riêng ḿnh Như Lai đạt được vô lượng vô tận thần thông xứ, đó là điều thứ ba. Riêng ḿnh Như Lai đạt được pháp “tâm tự tại”, đó là điều thứ tư. Tha Tâm Thông tự tại, biết vô biên sự giáo hóa, đó là điều thứ năm. Thần thông Thiên Nhĩ tự tại vô ngại, đó là điều thứ sáu. Biết chủng tử của chúng sanh trong Vô Sắc Giới, đó là điều thứ bảy. Thông đạt thánh chúng sau khi nhập Niết Bàn, đó là điều thứ tám. Trí huệ hiểu rơ, chẳng có lời đáp bất định, đó là điều thứ chín. Đại Ba La Mật khéo có thể trả lời câu hỏi, đó là điều thứ mười. Phân biệt thuyết pháp chẳng có lỗi lầm, đó là điều thứ mười một. Khai hóa chúng sanh chẳng hề luống qua, đó là điều thứ mười hai. Riêng ḿnh Như Lai đạt thành người hướng dẫn bậc nhất, đó là điều thứ mười ba. Riêng ḿnh Như Lai đạt được “chẳng thể hại diệt”, đó là điều thứ mười bốn. Riêng ḿnh Như Lai đạt được kim cang tam-muội, đó là điều thứ mười lăm. Hết thảy các pháp chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, tâm chẳng tương ứng, Như Lai đều biết rơ, đó là điều thứ mười sáu. Giải thoát vô ngại, đó là điều mười bảy. Ba pháp chẳng nhiễm, đó là điều thứ mười tám. Đoạn diệt tập khí, đó là điều thứ mười chín. Nhất Thiết Chủng Trí, đó là điều thứ hai mươi. Riêng ḿnh Như Lai đạt được thân kim cang tụ, đó là điều thứ hai mươi mốt. Chưa từng tác ư mà hết thảy sự thành tựu, đó là điều thứ hai mươi hai. Hết thảy các tướng và xứ tương ứng, sáng sạch, trọn đủ. Đó là điều thứ hai mươi ba. Điều được Phật thọ kư chưa hề không nhất định, đó là điều thứ hai mươi bốn. Đối với kẻ có tâm thắng bại, Phật chẳng chấp thuận, chẳng được thấy Phật, đó là điều thứ hai mươi lăm. Chuyển hết thảy pháp luân thù thắng nhiệm mầu, đó là điều thứ hai mươi sáu. Gánh vác chúng sanh, có thể bỏ gánh nặng, đó là điều thứ hai mươi bảy. Sau khi nhập Niết Bàn, lại c̣n khởi tâm, đó là điều thứ hai mươi tám. Riêng ḿnh Như Lai đạt được tu nhân viên măn chẳng sót, đó là điều thứ hai mươi chín. Riêng ḿnh Như Lai đạt được cái quả tột cùng viên măn, chẳng sót, đó là điều thứ ba mươi. Riêng ḿnh Như Lai đạt được chuyện lợi ích người khác viên măn chẳng sót, đó là điều thứ ba mươi mốt. Riêng ḿnh Như Lai đạt được biện tài vô tận, đó là điều thứ ba mươi hai. Riêng ḿnh Như Lai đạt được “nói hết thảy các pháp đều có thể đúng lư”, đó là điều thứ ba mươi ba).

          Giải rằng: Trong ấy, tuy nói ba mươi ba điều, do kinh Bát Nhă chỉ quan tâm đến quả, cho nên có ba mươi hai, do tu nhân viên măn chẳng phải là Quả Đức. V́ thế, chỉ có một trăm tám mươi pháp. “Nhất thiết hy hữu bất khả tư nghị pháp tất giai hiển hiện” (hết thảy các pháp hiếm có, chẳng thể nghĩ bàn, thảy đều hiển hiện) là câu kết luận cho ư thứ ba. Tức là các công đức vượt xa hết thảy, bèn được gọi là “hy hữu”. Do vượt ngoài các t́nh kiến so đo, nên gọi là “bất tư nghị”. Theo quyển hai mươi sáu của Du Già Sư Địa Luận, Vô Thượng Bồ Đề có năm thứ hy hữu:

          - Một, đối với hết thảy hữu t́nh chẳng có nhân duyên mà sanh ḷng thân ái.

          - Hai, chỉ v́ tạo lợi ích cho các hữu t́nh, thường ở trong sanh tử, nhẫn vô lượng khổ.

          - Ba, đối với hết thảy hữu t́nh nhiều phiền năo khó khuất phục, khéo có thể liễu giải phương tiện điều phục.

          - Bốn, đối với nghĩa lư chân thật cực khó hiểu, có thể tùy thuận ngộ nhập.

          - Năm, trọn đủ sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn.

          Các thứ hy hữu chẳng thể nghĩ bàn ấy đều nương vào đại trí mà được hiển hiện.

         

          (Kinh) Thí như y Như Ư bảo châu, vô lượng vô biên chủng chủng trân bảo tất giai đắc hiện.

          ()譬如依如意寶珠無量無邊種種珍寶悉皆得現

          (Kinh: Ví như nương vào Như Ư bảo châu, vô lượng vô biên các thứ trân bảo thảy đều được hiển hiện).

 

          Tán rằng: Nêu thí dụ. Theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải[8], Như Ư bảo châu chính là trái tim của Kim Xí Điểu Vương (Ca Lâu La vương), luân vương (Chuyển Luân thánh vương) xuất thế, dùng nó làm châu bảo. Nếu không có luân vương, châu ấy sẽ vào cung rồng, hải long vương dùng làm bảo châu trấn biển. Đại Trí Độ Luận nói: “Xá-lợi của Phật, vào đời kiếp mạt, biến thành Như Ư bảo châu, lợi ích chúng sanh. Nương vào châu ấy, có thể sanh ra hết thảy các vật cần dùng”. Đại trí định này cũng lại giống như thế.

 

          (Kinh) Như thị y đại tam-muội bảo, y đại trí huệ bảo, năng xuất chủng chủng vô lượng vô biên chư Phật diệu pháp.

          ()如是依大三昧寶依大智慧寶能出種種無量無邊諸佛妙法

          (Kinh: Nương vào báu đại tam-muội, nương vào báu đại trí huệ như thế, sẽ có thể sanh ra vô lượng vô biên các thứ diệu pháp của chư Phật).

 

          Tán rằng: Phần kết hợp thí dụ với pháp dễ hiểu.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị Pháp Thân tam-muội trí huệ.

          ()善男子如是法身三昧智慧

          (Kinh: Thiện nam tử! Tam-muội và trí huệ của Pháp Thân là như thế).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, nói về Ly Hệ Quả. Trước là nêu ra, kế đó là giải thích, cuối cùng là kết lại. Phần này là nêu ra. Tam-muội và trí huệ của Pháp Thân do Định và Trí làm năng chứng (chủ thể có thể chứng), Pháp Thân là cái được chứng, cho nên đạt được giải thoát. Tức là tam sự Niết Bàn, là Thể, hoặc là nghĩa. Nhưng phần sau nói: “Tuy hữu tam số, nhi vô tam thể” (tuy số lượng là ba, nhưng không có ba thể). Đó là xét theo nghĩa để nói, hoặc là Pháp Thân, định huệ và giải thoát không nhất định là một hay khác. Do vậy, chẳng có ba thể, chẳng phải là nói “chỉ có Pháp Thân”.

 

          (Kinh) Quá nhất thiết tướng, bất trước ư tướng, bất khả phân biệt, phi thường, phi đoạn, thị danh Trung Đạo.

          ()過一切相不著於相不可分別非常非斷是名中道

          (Kinh: Vượt khỏi hết thảy các tướng, chẳng chấp vào tướng, chẳng thể phân biệt, chẳng thường, chẳng đoạn. Đó gọi là Trung Đạo).

 

          Tán rằng: Kế đó là giải thích. “Quá nhất thiết tướng” (Vượt khỏi hết thảy các tướng): Do tự thể thù thắng, nên ĺa mười tướng, tức là lục trần, nam, nữ, sanh, diệt. “Bất trước ư tướng” (chẳng chấp vào tướng): Do ĺa các tướng. “Bất khả phân biệt” (chẳng thể phân biệt): Chẳng thể dùng tâm suy nghĩ hay nói năng được. “Phi thường, phi đoạn” (chẳng thường, chẳng đoạn): Do ĺa nhị biên. Ở đây, có bốn ư:

          - Một là ĺa các tướng.

          - Hai là chẳng thể nghĩ bàn.

          - Ba là chẳng phải là cảnh có thể suy nghĩ hay nói năng được.

          - Bốn là ĺa nhị biên.

          Do bốn nghĩa ấy, nên gọi là “cảnh Trung Đạo”. Khế nhập chánh trí, chánh trí được gọi là Trung Đạo. Cảnh Trung Đạo cũng gọi là Trung Đạo.

 

          (Kinh) Tuy hữu phân biệt, Thể vô phân biệt. Tuy hữu tam số, nhi vô tam Thể, bất tăng, bất giảm.

          ()雖有分別體無分別雖有三數而無三體不增不減

          (Kinh: Tuy có [ba thân] phân biệt, Thể chẳng phân biệt. Tuy số lượng là ba, nhưng chẳng có ba Thể, chẳng tăng, chẳng giảm).

 

          Tán rằng: Giải thích lần nữa để kết luận. “Tuy hữu phân biệt, Thể vô phân biệt” (tuy có [ba thân] phân biệt, Thể chẳng phân biệt): [Nói như vậy nhằm] giải thích “vô phân biệt” trong phần trước. Tuy có Pháp Thân, tam-muội, trí huệ, ba con số sai biệt, nhưng chẳng có tâm duyên phân biệt, chẳng phải là cảnh để có thể diễn nói được. V́ thế nói là “Thể vô phân biệt” (Thể chẳng phân biệt). “Tuy hữu tam số, nhi vô tam Thể” (Tuy có con số ba, nhưng chẳng có ba Thể): Giải thích câu “quá nhất thiết tướng” (vượt khỏi hết thảy các tướng). Tuy có con số ba [tức là ba món] Pháp Thân, tam-muội, trí huệ, nhưng [ba thứ ấy] không có cái Thể khác biệt rành rành. “Bất tăng, bất giảm” (Chẳng tăng, chẳng giảm) nhằm giải thích câu “phi thường, phi đoạn”. Do chẳng tăng, nên chẳng phải thường. Do chẳng giảm, nên chẳng phải là đoạn!

 

          (Kinh) Do như mộng huyễn, diệc vô sở chấp, diệc vô năng chấp.

          ()猶如夢幻亦無所執亦無能執

          (Kinh: Giống như mộng huyễn, cũng không có cái bị chấp, cũng không có cái có thể chấp).

         

          Tán rằng: Giải thích “bất trước tướng” (chẳng chấp tướng) trong phần trên. Tam-muội và trí huệ chẳng phải là cái có thể chấp. Pháp Thân chẳng phải là cái bị chấp. “Do như mộng huyễn” (giống như mộng huyễn): Ví như chẳng phải mộng, chẳng phân biệt, có nghĩa là coi như cảnh được thấy trong giấc mộng.

 

          (Kinh) Pháp thể như như, thị giải thoát xứ, quá tử sanh cảnh, việt sanh tử ám.

          ()法體如如是解過死生境越生死暗

          (Kinh: Pháp thể như như, là chỗ giải thoát, vượt ngoài cảnh tử sanh, vượt khỏi tối tăm sanh tử).

         
          Tán rằng: Kết lại Trung Đạo trong phần trước. Pháp thể như như, Pháp Thân là chỗ giải thoát sanh tử, tức là giải thoát. “Quá sanh tử cảnh” (vượt ngoài cảnh sanh tử): Thoát khỏi cái quả hữu lậu, ĺa Khổ Đế. “Việt sanh tử ám” (vượt khỏi tối tăm sanh tử): Ĺa cái nhân của Khổ Đế, đoạn Tập Đế. V́ thế là Trung Đạo.

 

          (Kinh) Nhất thiết chúng sanh bất năng tu, hành sở bất năng chí, nhất thiết chư Phật, Bồ Tát chi sở trụ xứ.

          ()一切眾生不能修行所不能至一切諸佛菩薩之所住處

          (Kinh: Hết thảy chúng sanh chẳng thể tu th́ hạnh chẳng thể đạt đến trụ xứ của hết thảy chư Phật, Bồ Tát).

 

          Tán rằng: Đây chính là khuyên tu. Nói rơ: Không tu sẽ chẳng được! Nói ngược lại nhằm chỉ rơ: Hễ tu, sẽ đạt được! [Đoạn này gồm hai ư]: Trước là pháp thuyết, sau là thí dụ. Đoạn này là pháp thuyết, nói rơ nếu chúng sanh chẳng tu, sẽ chẳng thể đạt được chỗ thường trụ của chư Phật, Bồ Tát, tức Đại Niết Bàn.

          Hỏi: Ở đây nói về thứ tự đắc quả, chưa biện định thứ tự trong tu hành, cớ sao khuyên tu?

          Đáp: Quả được phát khởi nhờ vào tu. Do muốn sanh khởi sự tu tập trong phần sau, cho nên nói rơ. Do vậy, ư nghĩa của thí dụ dưới đây là kết hợp nhân và quả vậy.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thí như hữu nhân, nguyện dục đắc kim, xứ xứ cầu mịch, toại đắc kim khoáng.

          ()善男子譬如有人願欲得金處處求覓遂得金鑛

    (Kinh: Thiện nam tử! Ví như có người mong cầu được vàng, t́m kiếm khắp nơi, bèn được quặng vàng).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, dùng thí dụ để chỉ rơ. Trong phần trước, do đă nói năm loại quả, nên cũng có năm thí dụ. “Thí như hữu nhân” (ví như có người): Sánh ví Dị Thục Quả nương vào cái thân này. “Nguyện dục đắc kim” (mong cầu được vàng): Sánh ví phát khởi Sơ Tâm Tăng Thượng Quả. “Xứ xứ cầu mịch, toại đắc kim khoáng” (t́m cầu khắp nơi, bèn được quặng vàng): Thí dụ Đẳng Lưu Quả, sánh vị địa vị Tư Lương trong Tu Hành Địa Tâm thuộc phần trước, do nương cậy sức giáo hóa mà khởi lên tín tâm, biết trong tự thân có Phật Tánh. Sự tánh và Lư tánh nơi Pháp Thân đều đạt được, như quặng vàng bị chướng che lấp, [biết điều ấy ví] như có được quặng vàng.

 

          (Kinh) Kư đắc khoáng dĩ, tức tiện toái chi, trạch thủ tinh giả.

          ()既得鑛已即便碎之擇取精者

          (Kinh: Đă có được quặng rồi liền đập nát, để chọn lấy tinh chất).

 

          Tán rằng: Sánh ví Gia Hạnh Vị Tâm lần lượt tu học trong Tu Hành Địa Tâm, trừ bỏ cái có thể chấp và cái bị chấp, trụ trong Duy Thức Quán v.v… giống như chọn lựa tinh chất.

 

          (Kinh) Lô trung tiêu luyện, đắc thanh tịnh kim.

          ()爐中銷鍊得清淨金

          (Kinh: Nung luyện trong ḷ, đạt được vàng thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Bị nung luyện ví như Bất Thoái Địa Tâm, Nhất Sanh Bổ Xứ Tâm, và Kim Cang Tâm. Đạt được vàng thanh tịnh ví như Sĩ Dụng Quả nơi cái tâm thanh tịnh của địa vị Như Lai.

 

          (Kinh) Tùy ư hồi chuyển, tác chư hoàn, xuyến, chủng chủng nghiêm cụ, tuy hữu chư dụng, kim tánh bất cải.

          ()隨意迴轉作諸鐶釧種種嚴具雖有諸用金性不改

          (Kinh: Tùy ư xoay chuyển, làm thành các vật trang nghiêm như ṿng, xuyến v.v… Tuy có các tác dụng, nhưng tánh vàng chẳng đổi).

 

          Tán rằng: Nếu xét theo phương diện “đắc Niết Bàn” th́ là Ly Hệ Quả. Đắc Thường, Lạc, Ngă, Tịnh như làm ṿng, xuyến v.v… nhưng chẳng đánh mất tánh Chân Như. Nếu xét theo Bồ Đề, nói chung là Sĩ Dụng Quả. Các thứ như ṿng, xuyến v.v… chính là [sánh ví] Định Trí sanh ra hết thảy các công đức, nhưng chẳng mất tánh Định, Huệ, và như vàng chẳng thay đổi. Đoạn lớn từ trên tới đây là chia theo khoa mục để giảng giải về tướng mạo, nh́n vào hành tướng sẽ dần dần thâm nhập, cầu thấu hiểu ư xa hơn, và cũng sẽ thích đáng. Nếu dựa theo cách giải thích của cổ nhân, th́ từ phần thí dụ trở đi, sẽ thuộc vào phần tu hành được nói sau đây. Trước là thí dụ, sau là pháp. Dựa theo cách [giải thích] cũ, sẽ có thể thấy rơ. Do phần kinh văn nói về tu hành tự có thí dụ, cho nên tôi chẳng noi theo cách giải thích của cổ nhân.

 

5.3.4.2.3.2. Thứ tự tu chứng

5.3.4.2.3.2.1. Sức của cái nhân

 

          (Kinh) Phục thứ, thiện nam tử! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu thắng giải thoát, tu hành thế thiện.

          ()復次善男子若善男子善女人求勝解修行世善

     (Kinh: Lại này, thiện nam tử! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân do cầu sự giải thoát thù thắng mà tu hành điều thiện thế gian).

 

          Tán rằng: Trong đoạn lớn thứ ba, “đáp về cái nhân”, có hai tiểu đoạn: Trước là biện định cái quả. Kế đó, tiểu đoạn này nói về thứ tự tu chứng. Dựa theo lệ thường của các kinh văn, phải nên là trước tu nhân, sau mới đắc quả. Nay do phẩm này trước là nói về ba thân, nên sau đó, nói thứ tự đắc quả trước. Tuy đă biết thứ tự đắc quả, nhưng nếu chẳng tu hành, đắc quả bằng cách nào đây? V́ thế, phần này nói về thứ tự tu chứng. Lại như quyển ba mươi tám của luận Du Già Sư Địa nói: “Đă nói về Học Xứ cần phải nên học của Bồ Tát. Ta nay sẽ nói Học Xứ như thế”. Ư nói: Trong phẩm Bồ Đề [của luận Du Già Sư Địa] trước đó, đă nói về hai thứ đoạn, hai thứ trí, Bồ Đề tối thắng là điều đáng nên học, hàm ư là muốn cho [người đọc] sanh ḷng vui mừng “hăy học như thế” tức là khiến cho [hành nhân] ưa cầu, khởi tu diệu hạnh. V́ thế, trong phần này, bèn nói về thứ tự tu hành. Muốn đạt đến cái quả, phải do bốn thứ lực:

          - Một, sức của cái nhân.

          - Hai, sức của bạn lành.

          - Ba, sức của tác ư.

          - Bốn, sức của tư lương.

          Bốn thứ ấy chính là nhân. Tư lương đă viên măn, sẽ thành Chánh Giác. Điều này chính là Quả. Nay kinh văn trong phần này gồm hai phần: Trước là pháp thuyết, sau là nói thí dụ. Trong phần Pháp Thuyết, giống như trên đây, chia thành năm tiểu đoạn. Đây chính là tiểu đoạn thứ nhất; trước hết, nói về sức của cái nhân.

          “Cầu thắng giải thoát” (cầu sự giải thoát thù thắng) là chỗ để học, Vô Thượng Bồ Đề Đại Bát Niết Bàn vượt xa Nhị Thừa, nên gọi là “thắng giải thoát”. “Tu thế thiện” (tu điều lành thế gian) tức là thiện pháp dục (mong ước thiện pháp), là cái nhân của Viễn Gia Hạnh. Ẩn đi chủng tánh của nó, nương vào cái duyên hiện hành, coi đó là “nhân lực” (sức của cái nhân). Theo quyển ba mươi tám của luận Du Già Sư Địa, thành tựu trọn đủ tám loại “thắng giải y xứ” (chỗ nương vào cho kiến giải thù thắng) ấy, tịnh tín làm đầu, chắc chắn sẽ vui sướng. [Tám loại thắng giải y xứ là]:

          - Một là thắng giải y xứ nơi công đức của Tam Bảo.

          - Hai là nơi oai lực của Phật, Bồ Tát.

          - Ba là nơi nghĩa chân thật.

          - Bốn là nơi nhân.

          - Năm là nơi quả.

          - Sáu là nơi nghĩa nên đạt được.

          - Bảy là nơi phương tiện nên đạt được.

          - Tám là đối với thiện ngôn, thiện ngữ, thiện thuyết mà cầu thắng giải thoát, chắc chắn sẽ đạt được hỷ lạc.

          Quyển sáu của luận Duy Thức viết: “Đối với thật đức mà có thể nhẫn lạc dục sâu xa, tâm thanh tịnh làm tánh”. Nhẫn chính là cái nhân của Tín, lạc dục là quả. Tâm tịnh là cái Thể của Tín. Ở đây nói “cầu” tức là do nhẫn lạc dục là cái gốc của điều lành, Dục là chỗ nương vào của Cần (siêng năng). Do vậy, tu điều thiện thế gian.

 

5.3.4.2.3.2.2. Sức của bạn lành

 

          (Kinh) Đắc kiến Như Lai, cập đệ tử chúng, đắc thân cận dĩ.

          ()得見如來及弟子眾得親近已

          (Kinh: Được thấy Như Lai và các đệ tử, đă được thân cận).

 

          Tán rằng: [Đây là phần luận về] sức của bạn lành. Kinh văn chia thành bốn đoạn:

          - Một, được thân cận.

          - Hai, thỉnh cầu pháp thù thắng.

          - Ba, nghe rồi tư duy.

          - Bốn, chính v́ giải thoát.

          Đoạn này là điều thứ nhất (tức “được thân cận”). Trong đoạn này, hăy nên nói theo tướng của bạn lành, các hạnh nghiệp tạo tác của bạn lành, và thân cận bạn lành. Hai điều đầu th́ như quyển bốn mươi bốn của luận Du Già Sư Địa đă biện định cặn kẽ. Đối với chuyện “thân cận bạn lành”, luận ấy viết: “Do bốn loại tướng mới được viên măn thân cận bạn lành: Một là dù bạn lành có bệnh hay không bệnh, đều tùy thời hầu hạ, luôn thường phát khởi niềm tin kính yêu thanh tịnh. Hai là đối với bạn lành, sẽ tùy thời lễ bái, đón tiếp, chắp tay, ân cần tu tập nghiệp ḥa kính để cúng dường. Ba, đối với bạn lành, tùy thời cúng dường y phục đúng pháp, thức ăn, đồ trải nằm, thuốc men tùy thuộc t́nh h́nh bệnh tật, và các vật dụng sinh hoạt. Bốn là nếu y chỉ chánh đáng đối với bạn lành th́ đối với pháp nghĩa chân chánh dù thích hợp hay không, sẽ đều tự tại chuyển, chẳng khuynh động, sẽ như thật hiển phát cái tâm phụng sự, cung kính, tùy thời đến chỗ thiện hữu cung kính, thừa sự, thưa hỏi, nghe nhận”.

 

          (Kinh) Bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Hà giả vi thiện? Hà giả bất thiện? Hà giả chánh tu đắc thanh tịnh hạnh?

          ()白佛言世尊何者為善何者不善何者正修得清淨行

    (Kinh: Bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là tu tập chân chánh, ḥng đạt được hạnh thanh tịnh?)

 

          Tán rằng: Thỉnh cầu pháp thù thắng. Quyển ba mươi tám của luận Du Già Sư Địa viết: “Các vị Bồ Tát ấy khi cầu chánh pháp, hăy nên nương vào đâu để cầu? Do nghĩa ǵ mà cầu? Trước hết là hỏi cầu pháp nào, kế đó hỏi nghi thức để cầu, sau đó là hỏi cách thực hiện để cầu pháp. Đối với pháp nào nên cầu, hăy nên cầu nơi Ngũ Minh. Đối với nghi thức cầu pháp, tức là các Bồ Tát đối với người khéo nói pháp, hăy nên an trụ trong sự yêu mến, tôn trọng mạnh mẽ để cầu nghe chánh pháp. V́ muốn được nghe một vị khéo nói pháp, giả sử đường đi như chỗ bằng sắt bị lửa mạnh nung đốt nóng rực, do chẳng có phương tiện nào khác để được nghe người khéo nói pháp ấy [giảng giải], liền phát khởi ḷng yêu mến, kính trọng mạnh mẽ để hoan hỷ tiến vào. Huống hồ muốn nghe nhiều ngôn từ, ư nghĩa tốt lành, hơn hẳn sự yêu mến, coi trọng bản thân và các vật dụng cần thiết cho cuộc sống trăm ngàn vạn phần! Đối với thiện pháp, thường thích lắng nghe, chẳng nhọc nhằn, mà cũng chẳng chán đủ. Tịnh tín sâu dày, tánh t́nh nhu ḥa, tâm thẳng thắn, kiến giải ngay thẳng, do yêu kính đức, do yêu kính pháp, đến chỗ pháp sư không có tâm bắt bẻ, ôm ḷng kính trọng, chẳng có tâm cao ngạo, khinh mạn, chuyên v́ cầu điều thiện, chẳng v́ hiển lộ đức của chính ḿnh, v́ muốn an lập thiện căn cho ḿnh lẫn người, chẳng v́ nhân duyên lợi dưỡng, cung kính, chẳng có tâm tạp nhiễm, xa ĺa ngạo nghễ, xa ĺa khinh mạn, xa ĺa khiếp nhược, đúng thời mà nghe, ân cần, trân trọng mà nghe, cung kính để nghe, chẳng v́ tổn hại, chẳng v́ tùy thuận, chẳng t́m ṭi lầm lỗi [trong lời thuyết pháp], mà tâm cầu ngộ giải, tâm chuyên nhất tiến hướng, khiến cho âm thanh được nghe từ tai quét sạch [phiền năo], nhiếp tŕ, lắng nghe chánh pháp. Đối với pháp được nghe, khởi lên bốn thứ tướng: Một là tưởng như của báu mầu nhiệm, do v́ khó được. Hai là tưởng như thuốc tốt lành, do có ư nghĩa trừ bệnh. Ba là tưởng như tài vật, do có ư nghĩa chẳng tan hoại. Bốn là tưởng như Niết Bàn, do có ư nghĩa diệt khổ. Do pháp là cái nhân của tướng hảo trang nghiêm, bèn tưởng như của báu mầu nhiệm. Do pháp là cái nhân để diệt phiền năo, tưởng như thuốc tốt lành. Do pháp là cái nhân của thần thông, tưởng như tài vật. Do pháp là cái nhân của sự vô tận chân chánh, tưởng như Niết Bàn”.

          Kế đó, nói về ư nghĩa cầu nghe pháp:

          - Khi cầu Nội Minh, v́ chân chánh tu hành “pháp tùy pháp hành”, v́ muốn rộng khai thị lợi lạc, khiến cho người khác ngộ giải.

          - Khi cầu Nhân Minh, v́ muốn biết rơ như thật các bộ luận về nguyên nhân do ngoại đạo biên soạn đều là những lời lẽ xấu ác, v́ muốn hàng phục các dị luận khác, khiến cho người chưa tin tưởng thanh tịnh đối với giáo pháp chân thật, sẽ có niềm tin thanh tịnh, kẻ đă tin tưởng thanh tịnh sẽ càng tăng thêm gấp bội.

          - Khi cầu Thanh Minh, v́ muốn khiến cho chúng sanh tin ưa những lời lẽ khuôn mẫu, sẽ sanh niềm kính tín sâu xa đối với thân Bồ Tát, v́ muốn ngộ nhập các cách giải thích, phân tích ngôn âm.

          - Khi cầu Y Minh, v́ muốn dứt trừ các thứ bệnh tật của chúng sanh, v́ muốn lợi ích hết thảy đại chúng.

          - Khi cầu Công Xảo Minh, v́ tốn ít công sức mà tụ tập nhiều tài vật quư báu, v́ muốn lợi ích các chúng sanh, v́ phát khởi ư tưởng rất hiếm lạ cho chúng sanh, v́ dùng trí khéo để b́nh đẳng chia sẻ lợi ích, ḥng nhiếp thọ vô lượng chúng sanh. Nói như thế nào? V́ nghĩa nào mà nói? Chính điều đáng nên cầu sẽ là điều được nói. V́ cầu nghĩa ấy, bèn v́ nghĩa ấy để nói. Điều này có nghĩa là v́ tự lợi và lợi tha mà cầu, lại c̣n khiến cho chúng sanh hành tự lợi và lợi tha mà nói. Nay nói “thế nào là thiện và bất thiện”, tức là hỏi về pháp để cầu? “Chánh tu như thế nào tức là hỏi nghi thức nghe pháp. Lại hỏi như thế nào để đạt được hạnh thanh tịnh?” tức cầu nên làm như thế nào?

 

          (Kinh) Chư Phật Như Lai, cập đệ tử chúng, kiến bỉ vấn thời, như thị tư duy.

          ()諸佛如來及弟子眾見彼問時如是思惟

          (Kinh: Chư Phật Như Lai và các đệ tử, khi thấy người ấy hỏi, bèn tư duy như thế này).

 

          Tán rằng: Bạn lành v́ người ấy suy nghĩ.

 

          (Kinh) Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân dục cầu thanh tịnh, dục thính chánh pháp, tức tiện vị thuyết, linh kỳ khai ngộ.

          ()是善男子善女人欲求清淨欲聽正法即便為令其開悟

          (Kinh: Thiện nam tử, thiện nữ nhân này muốn cầu thanh tịnh, muốn nghe chánh pháp, liền v́ người ấy nói, khiến cho người ấy khai ngộ).

 

          Tán rằng: Chính là v́ người ấy giải nói. Tức nhiệm vụ của bạn lành là khiến cho kẻ chưa hiểu sẽ ngộ, khiến kẻ đă hiểu sẽ hiểu biết rộng hơn.

 

5.3.4.2.3.2.3. Sức của tác ư

 

          (Kinh) Bỉ kư văn dĩ, chánh niệm ức tŕ.

          ()彼既聞已正念憶持

          (Kinh: Kẻ ấy nghe xong, chánh niệm nhớ giữ).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba là sức của tác ư. Khởi lên tác ư đúng lư, v́ chánh niệm mà ǵn giữ chẳng xả.

 

5.3.4.2.3.2.4. Sức của tư lương

 

          (Kinh) Phát tâm tu hành, đắc tinh tấn lực, trừ lăn nọa chướng, diệt nhất thiết tội.          

          ()發心修行得精進力除嬾惰障滅一切罪

          (Kinh: Phát tâm tu hành, đạt được sức tinh tấn, trừ chướng ngại lười nhác, diệt hết thảy các tội).      

 

          Tán rằng: Điều thứ tư là sức tư lương, tức tu tập vạn hạnh trong ba đại kiếp chính là tư lương Bồ Đề. Địa vị đầu tiên trong năm địa vị được gọi là Tư Lương, riêng có được cái tên gọi chung như thế, như Sắc Xứ v.v… Do vừa mới phát tâm cầu Bồ Đề, cho nên được đặt tên là Tư Lương. Các địa vị khác th́ có tên riêng, do có thắng biệt hạnh (hạnh riêng thù thắng cho mỗi địa vị). Trong sức tư lương này, chia thành hai loại: Trước là Địa Tiền, sau là Địa Thượng. Đây là phần đầu. Địa Tiền có bốn loại:

          - Một, phát tâm tu hành.

          - Hai, đạt được sức tăng thượng.

          - Ba, trừ chướng.

          - Bốn, diệt tội.      

          Phát tâm tu hành trụ trong địa vị Thập Trụ; do vậy, địa vị đầu tiên trong Thập Trụ được gọi là Phát Tâm Trụ, do vừa mới phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Tuy trước đó đă phát, nhưng chưa thuộc vào A-tăng-kỳ đầu tiên; ở đây, [hành nhân] đă nhập A-tăng-kỳ đầu tiên, cho nên có tên là Phát Tâm Trụ. Phát tâm có nhiều thứ. Trong địa vị Thập Trụ thuộc chủng tánh phát tâm nơi thiện pháp dục vị, thắng giải hạnh phát tâm nhập Sơ Địa được gọi là “chứng đắc phát tâm”. Nay thắng giải phát tâm này đạt được sức tinh tấn, thuộc địa vị Nhẫn thứ nhất, do đạt được ngũ lực, Tín là chỗ nương vào của Cần (tinh tấn), chẳng phải là hàng phục Hoặc thật sự. Cần (tinh tấn) có thể chế phục Hoặc; do vậy, ở đây nói tới [Cần]. “Trừ lăn nọa chướng” (trừ chướng ngại lười nhác): Nêu ra chướng ngại gây trở ngại chánh yếu cho hạnh Tinh Tấn. Dựa theo sự thật để phân biệt th́ địa vị này đối với hết thảy hai thứ chướng đều có thể chế phục; đấy là cái nhân để trừ khổ.

          “Diệt nhất thiết tội” (diệt hết thảy tội): [“Tội”] là khổ quả, đạt tới Tăng Thượng Nhẫn và Thế Đệ Nhất Vị, hết thảy khổ quả như đường ác và tám nạn đều chẳng sanh. [Các kinh luận] phần nhiều nói Kiến Đạo ĺa hai thứ ấy, tức là dựa theo chuyện đoạn trừ chủng tử để nói; c̣n kinh này dựa theo địa vị hàng phục và quyết định đạt được. V́ thế, Thành Duy Thức Luận nói: “Tuy Kiến Đạo sanh, nó cũng đoạn các nghiệp quả trong đường ác, nhưng nay lại nói [trong địa vị ấy] vẫn có thể khởi phiền năo, v́ [phiền năo] là căn bản [của nghiệp quả][9]. Lại nói: “Sự ngu muội do tạp nhiễm nơi hai đường ác chính là các nghiệp quả trong đường ác…”

 

          (Kinh) Ư chư Học Xứ, ly bất tôn trọng, tức điệu hối tâm, nhập ư Sơ Địa.

          ()於諸學處離不尊重息掉悔心入於初地

          (Kinh: Trong các Học Xứ, ĺa chẳng tôn trọng, dứt bặt cái tâm chao động, hối hận, nhập vào Sơ Địa).

 

          Tán rằng: Nói về nhập Địa Thượng (chứng nhập Sơ Địa). Thập Địa gồm mười đoạn, kinh văn [trong mỗi đoạn] đều gồm có hai phần: Một là trừ chướng, hai là đạt được địa vị. Do Sơ Địa đạt được bốn thứ “chứng tịnh”, cho nên đối với Học Xứ đều ĺa chẳng tôn trọng. Học Xứ chính là Giới, hoặc hết thảy những điều đáng nên tu đều được gọi là Học Xứ. Thể chẳng ĺa Tam Bảo, và dùng tịnh giới để chứng tịnh, ĺa cái tâm chẳng tôn trọng, v́ vĩnh viễn đoạn trừ phân biệt. Dứt trừ cái tâm điệu hối (tâm xao động, hối tiếc), tức là Dị Sanh Tánh Chướng. Tuy Dị Sanh Tánh Chướng gồm trọn hết thảy hai loại chướng phân biệt (Sở Tri Chướng và Phiền Năo Chướng), nhưng do điệu hối ngăn trở Định tăng trưởng, ở đây bèn dạy họ tu Định, do Định phát sanh trí. Hợp Định và Trí ấy lại, sẽ thành Pháp Thân. V́ thế, [kinh văn ở đây] riêng nói về trừ (tức trừ khử cái tâm không tôn trọng và điệu hối), nhưng thật ra, bao gồm việc trừ khử cái Thể [của tâm điệu hối ấy]. Lại nữa, cái sẽ đoạn và cái đang bị đoạn đều được gọi là Đoạn. Địa vị sắp đoạn th́ lâu dài, do thuộc giai đoạn trước đó; địa vị đang đoạn th́ ngắn ngủi v́ đang nhập tâm địa. Đây là phần lớn dựa vào điều đầu tiên mà nói là “đoạn chướng”. V́ thế, trước hết nói dứt trừ tâm điệu hối, sau đó nói nhập Sơ Địa. Đối với các địa vị kế tiếp, cứ chuẩn theo đoạn này mà suy.

 

          (Kinh) Y Sơ Địa tâm, trừ lợi hữu t́nh chướng, đắc nhập Nhị Địa.

          ()依初地心除利有情障得入二地

          (Kinh: Nương vào tâm Sơ Địa, trừ chướng ngại đối với chuyện lợi ích hữu t́nh, được nhập Nhị Địa).

 

          Tán rằng: Do Đệ Nhị Địa [chủ yếu tu tập] Tŕ Giới Ba La Mật. Trong Tŕ Giới Ba La Mật, có ba thứ sai biệt, hạnh lợi ích hữu t́nh của Bồ Tát thù thắng. Tâm Sơ Địa viên măn, sẽ nhập Nhị Địa, sức tu Giới tăng mạnh, sẽ có thể đoạn trừ chánh hiện hành (tức là đoạn trừ phiền năo chủ yếu đang hiện hành thuộc địa vị này), nên có thể lợi ích chúng sanh. Nói “trừ lợi sanh chướng” tức trừ bỏ chướng ngại do tà hạnh gây ra. Đă hàng phục chướng ấy, sẽ được nhập Nhị Địa.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ bất bức năo chướng, nhập ư Tam Địa.

          ()於此地中除不逼惱障入於三地

          (Kinh: Ở trong địa này, trừ chướng ngại đối với chuyện chẳng bức bách năo hại, nhập Tam Địa).

 

          Tán rằng: [Bất Bức Năo Chướng] chính là Ám Độn Chướng. Các kinh luận như Duy Thức v.v… gọi chung các thứ chướng ngại Văn Tư Huệ thù thắng nơi Tổng Tŕ là Ám Độn. Ở đây, xét theo khía cạnh nó gây chướng ngại cho Nhẫn, nên gọi là Bức Năo. Hoặc các kinh luận kia xét theo khía cạnh “chướng ngại ấy vốn là ngu si”, nên gọi là Ám Độn Chướng; c̣n kinh này xét theo biểu hiện đằng ngọn của nó là sân khuể v.v… mà gọi là Bức Năo Chướng. Hoặc là xét theo Tam Nhẫn, do tham lạc v.v… trọn đủ mà chẳng thể nhẫn các khổ, tức là Tham Bức Năo. Thấy người khác oán hại mà chẳng thể nhẫn, tức là Sân Bức Năo. Nghe Nhị Đế chẳng thể ấn nhẫn (chấp nhận, tin tưởng chắc thật) th́ chính là Ngu Si Bức Năo. Nhập Tam Địa th́ sẽ đạt được ba thứ Nhẫn ấy (Nại Oán Hại Nhẫn, An Thọ Khổ Nhẫn, Đế Sát Pháp Nhẫn); v́ thế, trừ Bức Năo Chướng.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ tâm nhuyễn tịnh chướng, nhập ư Tứ Địa.

          ()於此地中除心軟淨障入於四地

          (Kinh: Ở trong địa vị này, trừ tâm nhuyễn tịnh chướng, thanh tịnh, nhập vào Tứ Địa).

 

          Tán rằng: “Tâm tịnh” là Bồ Đề phần pháp. “Nhuyễn” là chướng ngại do vi tế phiền năo hiện hành, tức nhuyễn phiền năo chính là chướng ngại cho sự thanh tịnh ấy. Hoặc phiền năo ấy do nương vào tâm vương, cho nên dùng điều chủ yếu để đặt tên. Do vậy, gọi là Tâm Nhuyễn Tịnh Chướng.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ thiện phương tiện chướng, nhập ư Ngũ Địa.

          ()於此地中除善方便障入於五地

          (Kinh: Trong địa vị này, trừ chướng ngại đối với phương tiện tốt lành, nhập vào Ngũ Địa).

 

          Tán rằng: Địa này tu Vô Sai Biệt Đạo, tức là vô phân biệt trí có thể chứng Chân Như “vô sai biệt”. V́ thế, đạt được Chân và Tục chẳng khác! Do sanh tử và Niết Bàn chẳng khác biệt, Hậu Đắc Trí tu đại bi, Bát Nhă chẳng trụ vào sanh tử hay Niết Bàn, nên gọi là “phương tiện”. Cái căn bản trong bản thể của phương tiện thuộc Niết Bàn chính là Vô Phân Biệt Trí, khởi lên tác dụng là Bi Trí. Cái có thể chướng ngại điều này chính là chướng ngại Nhập Niết Bàn của hạ thừa (các thừa khác thấp hơn địa vị Bồ Tát này). Niết Bàn chẳng phải là chướng, cái tâm “chán sanh tử, ưa thích Niết Bàn” mới chính là chướng, gây chướng ngại cho phương tiện ấy (tức Phật do Hậu Đắc Trí mà tu đại bi, Bát Nhă chẳng trụ trong sanh tử hay Niết Bàn, chẳng có chuyện ưa thích Niết Bàn, chán ghét sanh tử). Nay trừ chướng ấy, sẽ được nhập Ngũ Địa.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ kiến chân tục chướng, nhập ư Lục Địa.

          ()於此地中除見真俗障入於六地

          (Kinh: Ở trong địa vị này, trừ chướng ngại thấy Chân và Tục, nhập Lục Địa).

 

          Tán rằng: Nói tới Chân và Tục, theo cách biện định thông thường th́ có bốn loại. Trong các bộ luận, nếu xét theo thông tướng, bèn nói Ngũ Địa tu Tứ Đế Quán, nhưng có thể gộp chung Chân và Tục để quán, do đă trừ chướng ngại do [chấp trước có] Chân và Tục mâu thuẫn. Nếu không, sẽ chẳng thể gộp chung Chân và Tục để quán. Do hành Tứ Đế Quán, nhưng chưa thể trừ hai tướng nhiễm và tịnh, v́ tướng nhiễm và tịnh nương vào Chân và Tục mà sanh. Nay xét theo căn bản mà gọi là Chân Tục Chướng. Xét theo sự thật, chúng chính là thô tướng hiện hành chướng. Đấy chính là đem tướng sanh diệt so sánh với nhiễm và tịnh th́ nhiễm và tịnh là thô. Do Sở Tri Chướng hiện hành chấp vào thô tướng ấy mà sanh khởi, bèn gọi là Thô Tướng Hiện Hành Chướng. Ngũ Địa sẽ trừ [thô tướng hiện hành chướng ấy], tiến nhập Lục Địa sẽ thật sự đoạn trừ. Hoặc xét theo phương tiện, do nhập Ngũ Địa trừ Chân Tục Tương Vi Chướng (chướng ngại do c̣n thấy Chân và Tục trái nghịch nhau), có thể hợp [Chân và Tục] lại để quán, cho nên nhập Lục Địa. Do trước sau soi rọi lẫn nhau, cho nên nói riêng như vậy.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ kiến hành tướng chướng, nhập ư Thất Địa.

          ()於此地中除見行相障入於七地

          (Kinh: Ở trong địa này, trừ chướng ngại thấy có hành tướng, nhập Thất Địa).

 

          Tán rằng: Kiến hành tướng chướng tức là tế tướng hiện hành chướng, [tức là chướng ngại do] chấp vào tướng sanh diệt. Do trong Lục Địa, tu Duyên Sanh Quán, tuy đă trừ tướng nhiễm tịnh, [nhưng c̣n] thấy có tướng sanh diệt, cho nên chướng ngại Vô Tướng Đạo vốn chẳng thấy có sanh diệt. Diệu Vô Tướng Đạo tức là chẳng thấy có sanh diệt. Nay cái thấy “có hành tướng [sanh diệt]” ấy chính là chướng, nhập Thất Địa sẽ trừ [chướng ấy]. Hoặc trong Lục Địa, tu Duyên Sanh Quán, thấy sanh tử lưu chuyển, mà chẳng thấy có vô vi. Nay trong Thất Địa, trừ hai tướng ấy (hành tướng sanh diệt và sanh tử lưu chuyển), có thể tu Vô Tướng Quán lâu dài. V́ thế, Duy Thức Luận nói: “Chấp có sanh là v́ c̣n chấp giữ tướng sanh vi tế lưu chuyển. Chấp có diệt là v́ c̣n chấp vào tướng diệt vi tế hoàn diệt vậy”. Các kinh như Bát Nhă Tâm Kinh v.v… cũng nói “vô vô minh, diệc vô vô minh tận” (chẳng có vô minh, chẳng có hết vô minh). “Tận” chính là diệt, diệt chính là vô vi. Chẳng thấy tướng diệt th́ chính là Diệu Vô Tướng Đạo. Nêu ra “chẳng thấy diệt” để liên tưởng “chẳng thấy sanh”. Đó gọi là Tế Tướng Hiện Hành Chướng. Do so sánh với thô tướng trong phần trước, mà [gọi chướng ngại vi tế trong phần này] là Tế Kiến Hành Tướng Chướng, tức là nói theo cái bị chấp giữ (cái bị hành nhân thuộc Lục Địa chấp giữ chính là hành tướng). “Hành tướng” chính là hành tướng sanh diệt, [Kiến Hành Tướng Chướng] là chướng ngại do thấy có hành tướng.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ bất kiến diệt tướng chướng, nhập ư Bát Địa.

          ()於此地中除不見滅相障入於八地

          (Kinh: Ở trong địa vị này, trừ chướng chẳng thấy tướng Diệt, nhập Bát Địa).

 

          Tán rằng: Diệt tướng chính là vô tướng. Do trong Thất Địa, phần nhiều giữ lấy tướng Diệt, thuần là siêng cầu tác ư vô tướng, chẳng thể tùy ư từ trong Không mà khởi lên hạnh thù thắng Hữu, chướng ngại Vô Công Dụng Vô Tướng Diệu Quán. “Chẳng thấy tướng Diệt” là Vô Tướng Quán. Nhập Bát Địa th́ không chỉ chẳng thấy tướng diệt, mà cũng chẳng thấy hai tướng là h́nh tướng và cơi nước. V́ thế, đối với hai tướng ấy, cũng được tự tại. Do đó, trong Bát Địa đoạn hai thứ ngu:

          - Một là sự ngu muội đối với công dụng của Vô Tướng Tác.

          - Hai là sự ngu muội đối với sự tự tại trong các tướng.

          Nay chỉ nêu ra điều đầu tiên để liên tưởng các điều sau đó.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ bất kiến sanh tướng chướng, nhập ư Cửu Địa.

          ()於此地中除不見生相障入於九地

          (Kinh: Ở trong địa vị này, trừ chướng ngại do chẳng thấy tướng sanh, nhập vào Cửu Địa).

 

          Tán rằng: Chẳng thấy tướng sanh là đối ứng với tướng diệt trong phần trước, [“tướng sanh” được nói ở đây] chính là tướng sanh của các pháp. Do nhập Bát Địa, thích quán tịch diệt, cho nên chẳng thấy có tướng duyên sanh, tức là nói theo tổng tướng. Nhưng do Bát Địa chẳng muốn hành chuyện lợi tha, tức là do không thấy có chúng sanh, bèn bỏ hạnh lợi ích chúng sanh. Kế đó, đối với Bát Địa, luận (luận Du Già Sư Địa) viết: “Chư Phật được khuyên bảy lần mới xuất thế [chuyển pháp luân] là do Vô Tướng Quán. Đệ Bát Địa nếu có thể chế phục chướng ngại ‘chẳng thấy chúng sanh’ ấy, sẽ được nhập Cửu Địa”. Lại giải thích rằng: Do chẳng thấy có chúng sanh khác với bản thân, [do thấy] chúng sanh ấy chính là ta, chẳng thấy ngoài thân có chúng sanh riêng biệt; do vậy, có thể thường lợi ích họ. Nay Bát Địa thoạt đầu thấy ngoài thân riêng có chúng sanh, chướng ngại “chẳng thấy có tướng chúng sanh”, cho nên gọi là Chướng. Tức là chướng ngại chẳng thấy chúng sanh, nên gọi là Bất Kiến Chúng Sanh Chướng. Do đó, luận Biện Trung Biên nói: “V́ thường lợi ích hữu t́nh, cho nên quán Tất Cánh Không”. Thành Duy Thức cũng nói: “Điều thứ chín là chướng ngại do chẳng muốn hành lợi tha, cho nên nhập Cửu Địa sẽ có thể rốt ráo đoạn [chướng ngại ấy]”.

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ lục thông chướng, nhập ư Thập Địa.

          ()於此地中除六通障入於十地

          (Kinh: Ở trong địa vị này, trừ chướng ngại đối với lục thông, nhập Thập Địa).

 

          Tán rằng: [Lục Thông Chướng] tức chướng ngại chưa tự tại nơi các pháp. “Tự tại trong các pháp” chính là sáu món thần thông và đại pháp trí. Do có chướng này, sẽ chướng ngại sự tự tại ấy. Lại c̣n nêu ra sáu món thần thông để liên tưởng mây đại pháp trí. Lại giải rằng: Đối với các Học Xứ, ĺa chẳng tôn trọng, dứt trừ chính là cái tâm “điệu hối” (xáo động, hối hận), tức là nhắc lại cái nhân tu tập trước đó. “Nhập ư Sơ Địa” là nói tới cái quả đạt được. Tức là Hậu Hậu Quả do địa vị thiện căn, ĺa chẳng tôn trọng Tam Bảo và chánh pháp, trừ lăn nọa chướng (chướng ngại do lười nhác), diệt hết thảy các tội. Lại có thể ĺa chướng ngại đối với sự tự tại, dứt trừ cái tâm điệu hối. Tức là như Bát Nhă Luận của Thiên Thân Bồ Tát đă viết: “Trong nội tâm tu hành, do chấp ta là Bồ Tát. Đấy chính là ngăn chướng cái tâm, trái nghịch chẳng trụ đạo”. “Chẳng trụ đạo” tức là Sơ Địa chấp “ta có thể tu”, trái nghịch đạo Sơ Địa. Vô Trước Bồ Tát viết trong Bát Nhă Luận rằng: “Trừ hỷ động chướng, do cho rằng ‘ta có thể tu hạnh thù thắng này’, phần nhiều sanh hỷ động”. “Hỷ động” chính là điệu cử (掉舉, lao chao, phập phều, tâm lăng xăng, không trấn định được). Coi đó là Chướng, v́ nó ngăn chướng [hành nhân] nhập Sơ Địa. Do trừ chướng ấy, được nhập Sơ Địa, tức là ĺa chẳng tôn trọng v.v… [Hễ c̣n các chướng ấy] th́ đều là Địa Tiền, chẳng phải là đă nhập Sơ Địa. Đối với mười thứ chướng sau đó, cứ chuẩn theo đấy mà suy.

          Trong Sơ Địa, do hành ba loại bố thí, nên có thể lợi ích hữu t́nh. V́ thế, trừ chướng chống trái, được nhập Nhị Địa. Nhị Địa tŕ giới, trừ chướng bức năo hữu t́nh xong, sẽ được nhập Tam Địa. Tam Địa tu Định, trừ tâm nhuyễn tịnh chướng. “Tâm” tức là tâm học, trừ chướng ngại đối với các Định, ĺa cái tâm cứng cỏi th́ gọi là tâm nhuyễn tịnh, được nhập Tứ Địa. Nhập Tứ Địa, tu Bồ Đề phần quán, gọi là “thiện phương tiện”. Trừ chướng ấy rồi, được nhập Ngũ Địa. Nhập Ngũ Địa rồi có thể khiến cho Chân và Tục tùy thuận, chẳng mâu thuẫn với nhau. Do vậy, trừ chướng thấy có Chân và Tục [tách biệt], được nhập Lục Địa. Nhập Lục Địa, hành Duyên Sanh Quán, trừ chướng ngại thấy có hành tướng nhiễm và tịnh nơi Tứ Đế, được nhập Thất Địa. Nhập Thất Địa, phần nhiều hành Vô Tướng Quán, trừ chướng ngại “thấy có tướng sanh diệt do duyên sanh”, được nhập Bát Địa. Đă nhập Bát Địa, có thể tùy ư quán lư vô tướng, trừ bỏ tướng tăng giảm, [tức là hiểu rơ]: Khi tịnh pháp sanh, Chân Như chẳng tăng; khi phiền năo diệt, Chân Như chẳng giảm. Sanh là tăng. Nêu ra “chẳng tăng” nhằm liên tưởng “chẳng giảm”. [Đă trừ bỏ tướng tăng giảm ấy], được nhập Cửu Địa. Đă nhập Cửu Địa, hăy nên nói tới chướng ngại “chẳng muốn hành hạnh lợi lạc hữu t́nh khác”. Nếu khi đă viên măn địa vị ấy, sẽ có thể chế phục, đoạn trừ chướng ngại đối với sáu món thần thông, hăy nên nói là Đệ Thập Địa có thể trừ lục thông chướng. Do Đệ Thập Nhất Địa (Đẳng Giác), tức là đă viên măn Thập Địa, có thể trừ [lục thông chướng]; cho nên nói “Thập Địa trừ Sở Tri Chướng, ẩn lấp chướng thứ chín”, cho nên chẳng bàn tới [các chướng ngại ấy nữa]. Giải thích kiểu này là thuận theo kinh văn, c̣n cách giải thích trong phần trước là dựa theo lư. Nếu xét kèm thêm các bản dịch cũ của kinh này, cách giải thích sau hay hơn. V́ lẽ nào vậy? Trong các bản dịch cũ, đối với địa nào, cũng đều nói “đă đoạn th́ có thể nhập”, tức là nói rơ “chẳng phải là chế phục”, hoặc “có thể hàng phục hết sạch th́ gọi Đoạn”. Do vậy, đối với hai cách giải thích, [người đọc] có thể tùy ư chọn lựa [cách nào cũng được].

 

          (Kinh) Ư thử địa trung, trừ Sở Tri Chướng, trừ căn bản tâm, nhập Như Lai địa.

          ()於此地中除所知障除根本心入如來地

          (Kinh: Ở trong địa này, trừ Sở Tri Chướng, trừ tâm căn bản, nhập Như Lai địa).

 

          Tán rằng: Tiếp đó nói về quả vị, [gồm có hai ư]: Trước là nói “trừ chướng viên măn, bèn đạt được địa vị Phật”. Sau đó, chỉ rơ “Phật địa trọn đủ ba thứ thanh tịnh”. Đoạn này thuộc về ư trước. [Địa vị này] trừ chủng tử vi tế và tập khí của hai thứ chướng là Sở Tri Chướng và Vô Gián Đạo Đoạn, nhưng xét theo món chướng ngại Bồ Đề mạnh mẽ nhất mà nói là “trừ Sở Tri Chướng”. “Trừ tâm căn bản” tức là [trừ bỏ] chỗ nương vào của chủng tử và tập khí. Trừ chủng tử nhiễm trong thức thứ bảy, do nó (thức thứ bảy) luôn có nhiễm. Vô Gián Đạo đoạn trừ bảy món thiện hữu lậu và vô kư khác, cũng như Tâm Sở tương ứng với chúng, th́ gọi là “căn bản tâm”. Thức thứ tám bao gồm hai thứ y chỉ, sáu thức kia chỉ nương vào tập khí. Sự đoạn trừ ấy có hai cách nói (hai cách giải thích), như quyển mười của Duy Thức đă giảng.

 

          (Kinh) Như Lai địa giả, do tam tịnh cố, danh cực thanh tịnh. Vân hà vi tam? Nhất giả, phiền năo tịnh. Nhị giả, khổ tịnh. Tam giả, tướng tịnh.

          ()如來地者由三淨故名極清淨云何為三一者煩惱淨二者苦淨三者相淨

          (Kinh: Địa vị Như Lai do ba thứ tịnh, nên gọi là “cực thanh tịnh”. Thế nào là ba? Một là phiền năo tịnh. Hai là khổ tịnh. Ba là tướng tịnh).

 

          Tán rằng: Hiển thị sự tu hành thanh tịnh. Kinh văn được chia thành ba đoạn, tức nêu ra, gạn hỏi, và liệt kê. Phiền năo tịnh là [đă trừ bỏ] hai thứ chướng và nghiệp. Khổ tịnh tức là đoạn trừ hai thứ tử (Phần Đoạn và Biến Dịch). Tướng tịnh tức là tập khí [đă đoạn trừ]. Do ba thứ thanh tịnh ấy, không chi hơn được, nên gọi là “cực thanh tịnh”.

 

          (Kinh) Thí như chân kim dung tiêu trị luyện, kư thiêu đả đĩ, vô phục trần cấu.

          ()譬如真金鎔銷治鍊既燒打已無復塵垢

     (Kinh: Ví như vàng ṛng nung chảy, tinh luyện, đă được nung và rèn đập rồi, chẳng c̣n chất nhơ).

 

          Tán rằng: Dùng thí dụ để nêu rơ. [Từ đây trở đi], có bốn thí dụ để nói rơ. Ba thí dụ đầu nhằm sánh ví Pháp Như Như Pháp Thân vốn tịnh; thí dụ sau cùng là sánh ví Như Như Trí hiện hành th́ mới thanh tịnh. “Pháp Thân vốn tịnh” có ba loại, tức là ba loại tịnh [như đă nói] trong đoạn trước, [tương ứng với ba thứ tịnh ấy mà có] ba thí dụ theo thứ tự. Nhưng hai thí dụ đầu được kết hợp với cùng một pháp, do nhân quả của hai thứ Hoặc nghiệp tùy thuộc lẫn nhau, cho nên kết hợp [hai thí dụ] với cùng một pháp.

          Lại nữa, “tam tịnh” chính là ba nghĩa Pháp Thân, Bát Nhă, và giải thoát. Pháp Thân vốn thường giống như vàng, Bát Nhă chiếu soi như nước, giải thoát vô ngại như hư không, đều dựa theo [tác dụng] đạt được từ nơi tánh để nói theo ư nghĩa Nhất Như. Thí dụ đầu tiên (tức thí dụ về “vàng ṛng”), được chia thành hai phần:

          - Trước là thí dụ về sự thanh tịnh trong hiện thời.

          - Sau là kết lại cái vốn sẵn có.

          Đoạn này là phần đầu. “Thí như chân kim” (Ví như vàng ṛng) là sánh ví Đạo Tiền Như (Chân Như nơi đạo tiền, tức Chân Như trong tâm hành nhân khi chưa kiến đạo). “Tiêu dung, luyện trị” (Nung chảy, tinh luyện) là sánh ví Đạo Trung (đă nhập đạo, đang tu tập). “Đă nung đốt” tức là sánh ví Đạo Hậu (sau khi đă chứng đạo quả).

 

          (Kinh) Vị hiển kim tánh bổn thanh tịnh cố. Kim thể thanh tịnh, phi vị vô kim.

          ()為顯金性本清淨故金體清淨非謂無金

          (Kinh: Do hiển thị tánh của vàng vốn sẵn thanh tịnh. Thể của vàng thanh tịnh, chẳng phải là không có vàng).

 

          Tán rằng: Thí dụ nhằm nêu rơ tánh “vốn sẵn có”. Đối với kinh văn giống như phần này, cổ nhân có người nói: Ba thân thường hiện, hoặc là luôn thường hằng. “Nung chảy, tinh luyện” nhằm hiển lộ tánh của vàng vốn thanh tịnh. Hạnh Lục Độ là liễu nhân của Pháp Thân, do trừ cấu nhiễm, đạt được bản thể thanh tịnh của vàng, chẳng phải là nói “không có vàng”.

 

          (Kinh) Thí như trược thủy trừng đ́nh thanh tịnh, vô phục chỉ uế.

          ()譬如濁水澄渟清淨無復滓穢

          (Kinh: Ví như nước đục, lắng trong thanh tịnh, chẳng c̣n cặn nhơ).

 

          Tán rằng: Phân đoạn như trong phần trước, ư nghĩa cứ chuẩn theo đó mà suy.

 

          (Kinh) Vị hiển thủy tánh bổn thanh tịnh cố, phi vị vô thủy.

          ()為顯水性本清淨故非謂無水

          (Kinh: V́ hiển lộ tánh của nước vốn là thanh tịnh, chẳng phải là không có nước).

 

          Tán rằng: Thí dụ nhằm kết lại cái vốn sẵn có.

 

          (Kinh) Như thị Pháp Thân dữ phiền năo tạp, Khổ Tập trừ dĩ vô phục dư tập, vị hiển Phật tánh bổn thanh tịnh cố, phi vị vô thể.

          ()如是法身與煩惱雜苦集除已無復餘習為顯佛性本清淨故非謂無體

          (Kinh: Pháp Thân như thế xen tạp với phiền năo, do Khổ và Tập đă trừ, chẳng c̣n tập khí nào sót lại, v́ hiển lộ Phật tánh vốn sẵn thanh tịnh, chẳng phải là nói không có Thể).

 

          Tán rằng: Phần kết hợp thí dụ với pháp dễ hiểu.

 

          (Kinh) Thí như hư không, yên, vân, trần, vụ chi sở chướng tế, nhược trừ b́nh dĩ, thị không giới tịnh, phi vị vô không.

          ()譬如虛空煙雲塵霧之所障蔽若除屏已是空界淨非謂無空

          (Kinh: Ví như hư không bị khói, mây, bụi bặm, sương mù che lấp, nếu đă trừ sạch, cơi hư không sẽ thanh tịnh, chẳng phải là không có hư không).

         

          Tán rằng: Hư không tương tự sự ô nhiễm nơi Đạo Tiền (trước khi tiến nhập đạo). Nếu trừ bỏ [các thứ gây ô nhiễm], tức là Đạo Trung. Trừ sạch [các trần cấu, tạp nhiễm] th́ là không giới (cơi hư không rỗng rang), sau khi đă tịnh đạo, tương tự với thí dụ được nói trong kinh Thắng Man.

 

          (Kinh) Như thị Pháp Thân, nhất thiết chúng khổ tất giai tận cố, thuyết vi thanh tịnh, phi vị vô thể.

          ()如是法身一切眾苦悉皆盡故說為清淨非謂無體

          (Kinh: Pháp Thân như thế, hết thảy các khổ thảy đều hết sạch th́ nói là thanh tịnh, chẳng phải là nói không có Thể).

 

          Tán rằng: Kết hợp thí dụ với pháp, ư nghĩa dễ hiểu.

 

          (Kinh) Thí như hữu nhân, ư thụy mộng trung, kiến đại hà thủy phiêu phiếm kỳ thân.

          ()譬如有人於睡夢中見大河水漂泛其身

    (Kinh: Ví như có người trong khi nằm mộng, thấy nước sông lớn cuốn trôi thân ḿnh).

 

          Tán rằng: Trên đây là thí dụ về pháp như như. C̣n thuộc trong phiền năo th́ gọi là Như Lai Tạng, thoát khỏi phiền năo trói buộc th́ gọi là Pháp Thân. Đó là cũng chính là hiển lộ tánh của Niết Bàn vốn sẵn thanh tịnh; khi đắc quả, hiển lộ sự thanh tịnh th́ được đặt tên theo điều được hiển lộ ấy, hiển lộ do trí chứng. Kế đó, biện định trí tánh cũng sẵn có từ vô thỉ. Tại nhân vị (địa vị c̣n đang tu nhân) th́ gọi là Bất Không Như Lai Tạng. Đạt tới địa vị “đă hết sạch nhiễm”, th́ bốn trí tâm phẩm thuộc đại Bồ Đề sẽ được sanh, nói “được sanh” là xét theo hiện tại, chẳng phải chủng tử [của bốn trí tâm ấy] tới nay mới sanh, do chủng tử [của các trí tâm ấy] vốn sẵn có. V́ thế, kinh văn trong phần sau nói: “Thị giác thanh tịnh, phi vị vô giác” (Cái giác ấy thanh tịnh, chẳng phải là không giác); tức là như kinh Thiện Giới nói: “Tánh Chủng Tánh giả, tùng vô thỉ lai, pháp nhĩ sở đắc lục xứ thù thắng” (Tánh Chủng Tánh từ vô thỉ đến nay pháp vốn sẵn là như vậy, đạt được sáu xứ thù thắng). Nói đến “sáu xứ” ở đây hàm nghĩa Ư Xứ trong lục xứ đều duy tŕ chủng tử. Tánh Chủng Tánh từ vô thỉ tới nay, pháp vốn sẵn như vậy, [cái quả vị đạt được ấy] chính là cái sẵn có nơi tánh. V́ thế, nương theo đó tu hành, sẽ đạt tới đại quả. Kinh văn chia thành ba phần:

          - Trước là thí dụ.

          - Kế đó là kết hợp thí dụ với pháp.

          - Cuối cùng là kết luận.

          Trong phần thí dụ, có năm ư:

          - Một, thí dụ về người có thể tu hành.

          - Hai, thí dụ về đang ở trong vô minh.

          - Ba, thí dụ về chán sợ sanh tử.

          - Bốn, thí dụ về tu hành mong thoát khỏi.

          - Năm, thí dụ về đạt được cái quả, nhận biết hư vọng.

          Ở đây, có ba ư: “Thí như hữu nhân” (ví như có người) là thí dụ về người có thể tu hành. “Ư thụy mộng trung” (đang nằm mộng): Thí dụ về đang ở trong vô minh. Ở trong vô minh tối tăm như đêm ngủ nằm mộng, đó là cái nhân của sanh tử. Duy Thức Luận trích dẫn kinh rằng: “V́ thế, Khế Kinh nói: - Các loài dị sanh luôn bị mù tối, ở trong đêm dài vô minh, say sưa mê mệt quấn trói cái tâm, chưa từng thức tỉnh”. “Kiến đại hà thủy phiêu phiếm kỳ thân” (thấy nước sông lớn cuốn trôi thân ḿnh) là thí dụ về sợ hăi sanh tử. Thấy khổ quả như sông nhấn ch́m, hoặc ví như bốn gịng cuốn trôi chúng sanh vào năm đường. “Kiến” hàm nghĩa tri giác, tâm sanh sợ hăi.

 

          (Kinh) Vận thủ, động túc, triệt lưu nhi độ, đắc chí bỉ ngạn.

          ()運手動足截流而渡得至彼岸

          (Kinh: Vung tay quơ chân, cắt ngang gịng nước để vượt qua, tới được bờ kia).

 

          Tán rằng: Thí dụ về tu hành mong thoát ra. “Vận thủ” (vung tay) ví như tu diệu hạnh. “Động túc” (quơ chân) ví như bỏ ba món chướng. Chẳng tiếp tục sanh tử ví như “triệt lưu” (cắt ngang gịng nước). Địa vị Kim Cang đă măn, nói là “nhi độ” (vượt qua). Trong vô gián đạo, Bồ Đề thuộc vào vị lai, hễ cái nhân đă viên sẽ có thể đạt được, bèn nói là “đắc chí bỉ ngạn” (đạt tới bờ kia).

 

          (Kinh) Do bỉ thân tâm bất giải thoái cố, tùng mộng giác dĩ, bất kiến hữu thủy, bỉ thử ngạn biệt.

          ()由彼身心不懈退故從夢覺已不見有水彼此岸別

          (Kinh: Do thân tâm chẳng lười nhác, lui sụt, từ trong mộng tỉnh dậy, chẳng thấy có nước và bờ này, bờ kia khác biệt).

 

          Tán rằng: Thí dụ đạt được quả, biết là hư vọng. “Do” có nghĩa là duyên do, [hàm ư] do tu tập ba nghiệp siêng năng trong ba đại kiếp. Nêu ra hai thứ thân và tâm nhằm liên tưởng ngữ nghiệp. Siêng tu hành chẳng lười nhác, bèn đạt tới thành Phật. “Cố” là quyết định, [hàm nghĩa]: Do quyết định, do tinh tấn chẳng lười nhác, thoái thất, bèn từ trong mộng tỉnh gic, [tức là] thuộc vào giải thoát đạo, chẳng thấy nước sanh tử nơi bờ này, chẳng thấy cái quả Niết Bàn bên bờ kia, do Như Như và Như Như Trí đều là chẳng có hai tướng, đều là b́nh đẳng. Năm loại “bờ kia”: Một là cảnh, hai là giáo, ba là lư, bốn là hành, năm là quả. Đối với năm điều ấy, đều thấu đạt cùng tận, sẽ gọi là đáo bỉ ngạn” (đạt đến bờ kia).

 

          (Kinh) Phi vị vô tâm! Sanh tử vọng tưởng kư diệt tận dĩ, thị giác thanh tịnh, phi vị vô giác.

          ()非謂無心生死妄想既滅盡已是覺清淨非謂無覺

          (Kinh: Chẳng phải là vô tâm! Sanh tử vọng tưởng đă diệt sạch, sẽ là giác thanh tịnh, chẳng phải là không có giác).

 

          Tán rằng: Kết hợp thí dụ với pháp, nhưng chỉ kết hợp theo đại ư, chẳng cần phải kết hợp theo từng đoạn riêng biệt. Chẳng phải là nói vốn chẳng có tâm vô lậu, chỉ do vọng tưởng và vô minh chướng nặng ngăn trở, khiến cho chẳng sanh. Quyển thứ năm của Thành Duy Thức dẫn kinh rằng: “Tâm chân nghĩa sẽ sanh, thường có thể làm chướng ngại”. Siêng tu Tam Học, vọng tưởng đă diệt, đạt tới địa vị Diệu Giác là giác thanh tịnh, chẳng có nghĩa là tự tánh vốn sẵn chẳng giác”. Trong phần trước đă nói: “Chẳng phải là vô tâm”. “Tâm” có nghĩa là tích tập, là danh xưng bao gồm nhân và quả. “Giác” có nghĩa là giác ngộ, hiểu rơ. Chỉ dựa theo quả mà đặt tên, mỗi đằng căn cứ trên một nghĩa.

 

          (Kinh) Như thị pháp giới nhất thiết vọng tưởng bất phục sanh cố, thuyết vi thanh tịnh, phi thị chư Phật vô kỳ thật thể.

          ()如是法界一切妄想不復生故為清淨非是諸佛無其實體

          (Kinh: Pháp giới như thế do hết thảy vọng tưởng chẳng c̣n sanh nữa, nên nói là thanh tịnh, chẳng phải là chư Phật chẳng có thật thể).

 

          Tán rằng: Kết lại. Pháp giới như thế, pháp giới bao gồm sự lư. V́ vậy, luận Bảo Tánh giải thích câu “vô thỉ thời lai giới” trong kinh A Tỳ Đạt Ma bèn dựa theo lư để giải thích. [Hai bộ luận] Nhiếp Đại Thừa và Thành Duy Thức th́ nói bổn thức gọi là Vô Thỉ Giới. Luận Bảo Tánh dựa theo mê và ngộ để nói, c̣n Nhiếp Đại Thừa v.v… dựa theo lưu chuyển để nói. Mỗi đằng dựa theo một nghĩa. V́ thế, pháp giới là nói bao gồm cả hai thứ. Pháp giới được nói ở đây đă kết lại ư thứ tư, tức chỉ có cái thức thứ tám hữu vi vô lậu. Nếu kết luận chung bốn ư, sẽ bao gồm cả Sự lẫn Lư. Hết thảy vọng tưởng hữu lậu chẳng sanh, bốn trí đều khởi, th́ nói là thanh tịnh. Chẳng phải là chư Phật vốn không có thật thể, cái Thể của vô lậu đối ứng với hữu lậu th́ đều gọi là Thật.

 

5.3.4.2.4. Kết lại nhân quả trong phần trước để chỉ bảo cho biết

5.3.4.2.4.1. Nhắc lại nhân quả trong phần trước để khuyên [thính chúng] tín giải

5.3.4.2.4.1.1. Nhắc lại nhân quả trong phần trước

5.3.4.2.4.1.1.1. Nhắc lại cái Thể

 

          (Kinh) Phục thứ, thiện nam tử! Thị Pháp Thân giả, Hoặc chướng thanh tịnh, năng hiện Ứng Thân; nghiệp chướng thanh tịnh, năng hiện Hóa Thân; trí chướng thanh tịnh, năng hiện Pháp Thân.

          ()復次善男子是法身者惑障清淨能現應身業障清淨能現化身智障清淨能現法身

          (Kinh: Lại này thiện nam tử! Pháp Thân ấy do Hoặc chướng thanh tịnh, có thể hiện Ứng Thân. Do nghiệp chướng thanh tịnh, có thể hiện Hóa Thân. Do trí chướng thanh tịnh, có thể hiện Pháp Thân).

         

          Tán rằng: Đoạn lớn thứ tư là kết lại nhân quả trên đây để dạy bảo cho [thính chúng] nhận biết. Lại chia thành ba phần:

          - Một, nhắc lại nhân quả trong phần trước để khuyên tín giải.

          - Hai, từ “thiện nam tử! Dĩ thị nghĩa cố” (thiện nam tử! Do bởi nghĩa ấy) trở đi, lại nói rộng hơn.

          - Ba, từ ‘thị cố chư Phật” (do vậy, chư Phật) trở đi, kết lại sự thù thắng nhiệm mầu.

          Đoạn này thuộc phần đầu. Trong phần đầu, lại chia thành hai ư:

          - Một, nhắc lại nhân quả trong phần trước.

          - Hai, khuyên tín giải.

          Trong ư thứ nhất, lại có ba tiểu đoạn:

          - Một, môn nhắc lại nhằm nêu ra cái Thể, tức do ĺa chướng mà đạt được thân.

          - Hai, môn nhắc lại chỗ nương vào để dấy khởi của các thân tướng.

          - Ba, nhắc lại do nương vào nhân mà đắc quả. Trong phần “đắc quả”, trước là đắc quả, sau là [quả đạt được] chẳng khác.

          Đoạn này là môn nhắc lại cái Thể. Đầu tiên, nêu ra lời bảo ban: Thân do các pháp công đức thành tựu được gọi chung là Pháp Thân. Kế đó, nói riêng do đoạn chướng mà đạt được thân. Đoạn phiền năo chướng v.v… sẽ trọn đủ Pháp Thân. Khiến cho cái tâm chẳng thể quyết đoán th́ gọi là Hoặc. Thể của Hoặc chính là Chướng. Cái quả do hai món căn bản phiền năo và tùy phiền năo đạt được chính là cái Thể của Phiền Năo Chướng. “Nghiệp” là tạo tác, tức là ba nghiệp hữu lậu. Thể của nghiệp là chướng. Trí là hai trí vô lậu, tức Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí. Thể của Trí chẳng phải là chướng, chẳng hạn như Sở Tri Chướng ngăn chướng, khiến cho trí chẳng sanh. Do nó ngăn chướng trí, nên gọi là Trí Chướng. Chướng ấy được đặt tên theo cái trí bị ngăn chướng. Nếu gọi là Sở Tri Chướng, th́ sự hiểu biết chẳng phải là chướng; do nó che lấp cảnh được biết, ngăn ngại trí chẳng sanh được, tức là chướng ngại gây nên bởi sự hiểu biết th́ gọi là Sở Tri Chướng. Do Hoặc chướng đă tịnh trừ, trí huệ có thể sanh ra Ứng Thân. Do nghiệp chướng đă tịnh trừ, thần thông tự tại bèn sanh ra Hóa Thân. Do Sở Tri Chướng đă tịnh trừ, lư bị che lấp được hiển hiện, nên hiện ra Pháp Thân.

 

5.3.4.2.4.1.1.2. Nhắc lại chỗ nương vào để dấy khởi của các thân

 

          (Kinh) Thí như y không xuất điện, y điện xuất quang. Như thị y Pháp Thân cố, năng hiện Ứng Thân, y Ứng Thân cố, năng hiện Hóa Thân.

          ()譬如依空出電依電出光如是依法身故能現應身依應身故能現化身

          (Kinh: Ví như nương vào hư không mà sanh ra chớp, nương vào chớp mà xuất hiện ánh sáng. Do nương vào Pháp Thân như thế, có thể hiện ra Ứng Thân. Do nương vào Ứng Thân, có thể hiện ra Hóa Thân).

 

          Tán rằng: Đây là môn “nhắc lại sự [lần lượt] nương vào để sanh khởi các thân. Trước là thí dụ, sau là pháp thuyết. Thể của hư không là trọn khắp, thường hằng, tánh của nó lại vốn là tịnh, cho nên sánh ví [hư không] như Pháp Thân. Do Ứng Thân và Hóa Thân chẳng thường hằng, nên sánh ví như tia chớp và ánh sáng. Chuyện [lần lượt] nương vào để sanh khởi thân dễ hiểu.

 

5.3.4.2.4.1.1.3. Nương vào thân để đắc quả

 

          (Kinh) Do tánh tịnh cố, năng hiện Pháp Thân. Trí huệ thanh tịnh, năng hiện Ứng Thân. Tam-muội thanh tịnh, năng hiện Hóa Thân.

          ()由性淨故能現法身智慧清淨能現應身三昧清淨能現化身

          (Kinh: Do tánh thanh tịnh nên có thể hiện Pháp Thân. Trí huệ thanh tịnh có thể hiện Ứng Thân, tam-muội thanh tịnh có thể hiện Hóa Thân).

 

          Tán rằng: [Đây là] môn “nương vào nhân mà đạt được quả”. Đây là đắc quả.

 

          (Kinh) Thử tam thanh tịnh thị pháp như như, bất dị như như, nhất vị như như, giải thoát như như, cứu cánh như như.

          ()此三清淨是法如如不異如如一味如如脫如究竟如如

          (Kinh: Ba món thanh tịnh ấy là pháp như như, như như chẳng khác, như như một vị, như như giải thoát, như như rốt ráo).

 

          Tán rằng: Nhắc lại trong phần đắc quả, tuy có con số ba thân, nhưng chẳng có ba Thể. Trước là thâu nhiếp Dụng vào Tánh, kế đó là kết lại Dụng và Tánh chẳng khác biệt”. Đoạn này là ư thứ nhất. Sự thanh tịnh ấy chẳng ĺa NNhư, cho nên là pháp như như. Thể của Như chẳng tách biệt, chẳng khác với Như Như. Do cùng một vô lậu, cho nên là nhất vị Như Như. Do ĺa khỏi trói buộc, nên là giải thoát như như. Do chứng Thật Tế viên măn, nên là cứu cánh Như Như.

 

          (Kinh) Thị cố, chư Phật Thể vô hữu dị.

          ()是故諸佛體無有異

          (Kinh: Do vậy, Thể của chư Phật chẳng khác).

 

          Tán rằng: Kết lại [Thể của chư Phật] “chẳng khác”. Do năm thứ Như Như (pháp như như, bất dị như như, nhất vị như như, giải thoát như như, và cứu cánh như như) trên đây, Thể của chư Phật chẳng khác, ư nói đều cùng là Như. Hễ tu, sẽ đều đạt được; v́ thế nói “Thể của chư Phật chẳng khác!”

 

5.3.4.2.4.1.2. Khuyên tín giải

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân thuyết ư Như Lai thị ngă đại sư. Nhược tác như thị quyết định tín giả, thử nhân tức ưng thâm tâm giải liễu Như Lai chi thân vô hữu biệt dị.

          ()善男子若有善男子善女人說於如來是我大師若作如是決定信者此人即應深心解了如來之身無有別異

          (Kinh: Thiện nam tử! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nói “Như Lai là đại sư của ta”, nếu tin tưởng quyết định như thế, thâm tâm của người ấy đă hiểu rơ các thân của Như Lai chẳng có khác biệt).

 

          Tán rằng: Khuyên [thính chúng] tín giải. Dụng ư của việc khiến cho tín giải là tạo phương tiện tu tập. Nói “thiện nam tử” là [đức Phật] gọi Hư Không Tạng Bồ Tát. Từ “nhược hữu” (nếu có) trở đi, [hàm ư] hết thảy nam nữ chỉ cần có thể nói “Phật là thầy của ta”, quyết định tin tưởng, người ấy liền có liễu giải sâu xa Như Lai chẳng khác. Hoặc nói “Như Lai là đại sư của ta”, có thể tin tưởng quyết định, hăy nên đúng như lời đă nói mà thâm tâm hiểu rơ, hoặc là khuyên bậc Địa Tiền Bồ Tát hăy nên tin tưởng quyết định “Như Lai chẳng khác”, bậc Địa Thượng Bồ Tát hăy nên thâm tâm hiểu rơ “Như Lai chẳng khác!”

 

5.3.4.2.4.2. Nói rộng hơn

5.3.4.2.4.2.1. Nhân quả chẳng khác

5.3.4.2.4.2.1.1. Khởi hạnh thù thắng nơi cảnh

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Dĩ thị nghĩa cố, ư chư cảnh giới, bất chánh tư duy tất giai trừ đoạn, tức tri bỉ pháp vô hữu nhị tướng, diệc vô phân biệt thánh sở tu hành.

          ()善男子以是義故於諸境界不正思惟悉皆除斷即知彼法無有二相亦無分別聖所修行

          (Kinh: Thiện nam tử! Do nghĩa này, các tư duy bất chánh đối với các cảnh giới đều bị đoạn trừ, liền biết pháp ấy chẳng có hai tướng, cũng chẳng phân biệt đối với sự tu hành của bậc thánh).

 

          Tán rằng: Kế đó, nhắc lại, nói cặn kẽ hơn. Có hai phần:

          - Một, nói rộng nhân quả trên đây chẳng khác.

          - Hai, từ “như thị kiến giả” (người thấy như vậy) trở đi, nói cặn kẽ hơn về sự tín giải trên đây.

          Phần thứ nhất lại chia thành năm đoạn:

          - Một, khởi hạnh thù thắng nơi cảnh.

          - Hai, Như Như đối với nó chẳng thể đoạn chướng.

          - Ba, từ “Như Như nhất thiết” trở đi, đạt được cái nhân viên măn.

          - Bốn, từ “Như Như pháp giới” trở đi, đạt được quả viên măn.

          - Năm, từ “nhất thiết chư chướng” (hết thảy các chướng) trở đi, kết lại ư nghĩa “chẳng khác”.

          Đoạn này chính là phần thứ nhất. “Dĩ thị nghĩa cố” (do bởi nghĩa ấy) là lời nêu bày. “Ư chư cảnh giới” (trong các cảnh giới) là cảnh được biết. Do tư duy bất chánh đối với cảnh giới ấy, cho nên thấy tướng khác lạ, chẳng thể tu hành. Có thể tư duy chánh đáng, sẽ biết “chẳng có hai cảnh”, chẳng có tà phân biệt, liền có thể khởi tu trí “không hai tướng”. Đó là sự tu hành của bậc thánh.

 

5.3.4.2.4.2.1.2. Có thể đoạn chướng

 

          (Kinh) Như như ư bỉ vô hữu nhị tướng chánh tu hành cố, như thị như thị nhất thiết chư chướng tất giai trừ diệt.

          ()如如於彼無有二相正修行故如是如是一切諸障悉皆除滅

          (Kinh: Như Như đối với “chẳng có hai tướng” ấy mà có thể tu hành chánh đáng, th́ hết thảy các chướng như thế đó, như thế ấy thảy đều trừ diệt).

 

          Tán rằng: Có thể đoạn chướng, có thể đối với nó mà thấy ‘chẳng có hai tướng’, cho nên nói là “Như Như ư bỉ” (Như Như đối với nó). Do chướng được đoạn quá nhiều, nên lại nói trùng lặp “như thị, như thị”. Do chúng liên hoàn sanh khởi, cho nên nhắc lại điều trước đó.

 

5.3.4.2.4.2.1.3. Đạt được cái nhân viên măn

 

          (Kinh) Như như nhất thiết chướng diệt, như thị, như thị, pháp như như, như như trí đắc tối thanh tịnh.

          ()如如一切障滅如是如是法如如如如智得最清淨

          (Kinh: Như Như hết thảy chướng diệt, như thế đó, như thế đó, pháp như như và như như trí đạt được thanh tịnh nhất).

 

          Tán rằng: Đạt được cái nhân viên măn trong địa vị Kim Cang Định Vô Gián Đạo. Do nhắc lại mười chướng diệt, cho nên nói là “như như nhất thiết chướng diệt” (như như hết thảy chướng diệt). Như Như đă chứng đắc và trí đạt được trong các địa vị thuộc Thập Địa khác biệt, nên lại nói là “như thị, như thị”.


5.3.4.2.4.2.1.4. Đạt được cái quả viên măn

 

          (Kinh) Như như pháp giới chánh trí thanh tịnh, như thị, như thị. Nhất thiết tự tại cụ túc nhiếp thọ, giai đắc thành tựu.

          ()如如法界正智清淨如是如是一切自在具足攝受皆得成就

          (Kinh: Như như pháp giới chánh trí thanh tịnh, như thế đó, như thế đó. Hết thảy tự tại nhiếp thọ trọn đủ đều được thành tựu).

 

          Tán rằng: Đạt được cái quả viên măn, thuộc vào Giải Thoát Đạo. “Hết thảy tự tại” chính là tam thân, hết thảy công đức chẳng ĺa tam thân. V́ thế nói “cụ túc nhiếp thọ giai đắc thành tựu” (nhiếp thọ trọn đủ đều được thành tựu).

 

5.3.4.2.4.2.1.5. Kết lại “chẳng khác”

 

          (Kinh) Nhất thiết chư chướng tất giai trừ diệt, nhất thiết chư chướng đắc thanh tịnh cố, thị danh Chân Như chánh trí chân thật chi tướng.

          ()一切諸障悉皆除滅一切諸障得清淨故是名真如正智真實之相

          (Kinh: Hết thảy các chướng thảy đều trừ diệt, do hết thảy các chướng được thanh tịnh; đấy gọi là tướng chân thật của chánh trí Chân Như).

 

          Tán rằng: Kết lại [ư nghĩa ba thân] “chẳng khác”. Do hết thảy các chướng diệt, đạt được hết thảy các chướng đă tịnh trừ, cho nên chứng Như Như thanh tịnh. Tức là sự thanh tịnh ấy được gọi là tướng chân thật của chánh trí Chân Như. Tướng chân thật tức là tướng bất nhị.

 

5.3.4.2.4.3. Nói cặn kẽ về sự tín giải trên đây

5.3.4.2.4.3.1. Khiến cho chứng biết Như

 

          (Kinh) Như thị kiến giả, thị danh thánh kiến. Thị tắc danh vi chân thật kiến Phật, hà dĩ cố? Như thật đắc kiến pháp Chân Như cố.

          ()如是見者是名聖見是則名為真實見佛何以故如實得見法真如故

          (Kinh: Thấy như thế được gọi là thánh kiến. Đấy được gọi là chân thật thấy Phật”. V́ sao vậy? Do được như thật thấy Chân Như nơi các pháp).

 

          Tán rằng: Nói cặn kẽ sự tín giải trong phần trước. Kinh văn được chia thành ba phần:

          - Một, khiến cho [thính chúng] chứng biết Như.

          - Hai, từ “thị cố, chư Phật” (do vậy, chư Phật) trở đi, nói rơ giống với chư Phật.

          - Ba, từ “nhiên chư Như Lai” (nhưng các Như Lai) trở đi, kết lại sự thấy chân thật.

          Đoạn này thuộc phần thứ nhất. [Trong đoạn này], ư thứ nhất là khiến cho [thính chúng] chứng biết. Kế đó là gạn hỏi nguyên do, cuối cùng là giải thích. “Thánh” tức là “chánh”. “Kiến” là thấu hiểu. Người có thể biết rơ pháp được chứng th́ chính là “chánh giải”. Hoặc do phàm phu có thể chứng tín giải giống như sự chứng biết của bậc thánh, cho nên thật sự thấy Phật. Phần gạn hỏi và giải thích dễ hiểu!

 

5.3.4.2.4.3.2. Giống như chư Phật

 

          (Kinh) Thị cố, chư Phật tất năng phổ kiến nhất thiết Như Lai.

          ()是故諸佛悉能普見一切如來

          (Kinh: V́ thế, chư Phật đều có thể thấy trọn khắp hết thảy Như Lai).

 

          Tán rằng: Nói rơ “giống như chư Phật”. Kinh văn chia thành ba phần:

          - Một, Phật có thể biết trọn khắp.

          - Hai, Nhị Thừa chẳng thể hiểu rơ.

          - Ba, phàm phu chẳng lường được.

          Đoạn này chính là phần thứ nhất. Do thấy lư Như Như trọn vẹn bất nhị, cho nên thấy hết thảy chư Phật Như Lai.

 

          (Kinh) Hà dĩ cố? Thanh Văn, Độc Giác dĩ xuất tam giới, cầu chân thật cảnh, bất năng tri kiến.

          ()何以故聲聞獨覺已出三界求真實境不能知見

     (Kinh: V́ sao vậy? Thanh Văn, Độc Giác đă vượt khỏi tam giới, cầu cảnh chân thật, chẳng th thấy biết).

 

          Tán rằng: Nhị Thừa chẳng thể hiểu rơ được. [Đoạn này gồm hai ư]: Trước là gạn hỏi, sau là giải thích. V́ lẽ nào vậy? Chỉ có Phật biết trọn khắp! Bậc thánh nhân định tánh Nhị Thừa tuy đă vượt thoát tam giới, nhưng do chẳng có Chủng Trí, dẫu cầu cảnh chân thật, chẳng thể dùng Căn Bản Trí để biết, chẳng thể dùng Hậu Đắc Trí để thấy, hoặc chẳng thể biết bằng hiện lượng[10], chẳng thể thấy bằng tỷ lượng.

 

          (Kinh) Như thị thánh nhân sở bất tri kiến, nhất thiết phàm phu giai sanh nghi hoặc, điên đảo phân biệt, bất năng đắc độ.

          ()如是聖人所不知見一切凡夫皆生疑惑顛倒分別不能得度

          (Kinh: Đối với chỗ bậc thánh nhân chẳng thấy biết như thế, hết thảy phàm phu đều sanh nghi hoặc, phân biệt điên đảo, chẳng thể đắc độ).

 

          Tán rằng: Phàm phu chẳng thể lường được. [Đoạn này cũng gồm ba phần]: Trước là pháp thuyết, kế đó là thí dụ, sau cùng là kết hợp thí dụ với pháp. Phần này là Pháp Thuyết. Vô tánh ngu phu chẳng thể lường được, hoặc lại c̣n nghi là chẳng có, hoặc điên đảo chấp trước so đo, cho đó là Ngă!

 

          (Kinh) Như thố phù hải tất bất năng quá. Sở dĩ giả hà? Lực vi liệt cố.

          ()如兔浮海必不能過所以者何力微劣故

          (Kinh: Như thỏ chẳng thể vượt qua biển cả, v́ lẽ nào vậy? Do sức yếu kém).

 

          Tán rằng: Đây là thí dụ, [cũng gồm ba phần]: Đầu tiên là nêu ra thí dụ, kế đó gạn hỏi, sau cùng là giải thích. Do [phàm phu] chẳng có tánh Đại Thừa, chỉ có trí lực hữu lậu, ít ỏi, kém cỏi, cho nên chẳng thể vượt qua được. Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Ngă ư phàm ngu bất khai diễn, khủng bỉ phân biệt, chấp vi Ngă” (ta chẳng khai diễn cho kẻ phàm ngu, do sợ họ phân biệt, chấp là Ngă). Các vị như Hộ Pháp Bồ Tát giảng rằng: “Phàm” là nói đến kẻ vô tánh (không có chủng tánh Đại Thừa), “ngu” là nói kẻ hướng tới sự tịch diệt. Lại nữa, điều này có thể là do xét theo người thuộc địa vị phàm phu và Nhị Thừa căn cơ chưa chín muồi nên chẳng thể thấu hiểu. Hễ căn cơ chín muồi, sẽ có thể biết. Hoặc như kinh Pháp Hoa nói: “Tam thừa bất tri” (tam thừa đều chẳng biết), là do xét theo khía cạnh họ chưa biết viên măn. Chỉ có Phật biết viên măn, cho nên nói là họ (phàm phu và Nhị Thừa) “chẳng biết”. Tóm lại, nếu quư vị có thể nương theo lời nói mà hiểu th́ rất là hy hữu.

 

          (Kinh) Phàm phu chi nhân diệc phục như thị, bất năng thông đạt pháp như như cố.

          ()凡夫之人亦復如是不能通達法如如故

          (Kinh: Kẻ phàm phu cũng giống như thế, do chẳng thể thông đạt pháp như như).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] kết hợp thí dụ với pháp. Do không có Căn Bản Trí, nên chẳng thể thông hiểu; do chẳng có Hậu Đắc Trí, nên chẳng thể liễu đạt.

 

5.3.4.2.4.3.3. Kết lại về sự thấy Thật

 

          (Kinh) Nhiên chư Như Lai vô phân biệt tâm, ư nhất thiết pháp, đắc đại tự tại, cụ túc thanh tịnh thâm trí huệ cố, thị tự cảnh giới bất cộng tha cố.

          ()然諸如來無分別心於一切法得大自在具足清淨深智慧故是自境界不共他故

          (Kinh: Nhưng các Như Lai chẳng có tâm phân biệt, do đối với hết thảy các pháp, tâm được đại tự tại, trọn đủ trí huệ thanh tịnh sâu xa, đó là cảnh giới của chính ḿnh chẳng cùng chung với người khác).

 

          Tán rằng: Kết lại chuyện thấy lẽ Thật. Do Phật vô phân biệt, chẳng thấy hai tướng, do chứng pháp như như, do liễu đạt tướng Thật Không của các pháp, được đại tự tại trong hết thảy các pháp, do đạt được trí như như, trọn đủ trí huệ sâu xa. Do đấy chỉ là cảnh giới của Phật, chẳng cùng chung với người khác. Kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Như Lai thuyết Bát Nhă Ba La Mật Đa, tức phi Bát Nhă Ba La Mật Đa, thị danh Bát Nhă Ba La Mật Đa” (Như Lai nói Bát Nhă Ba La Mật Đa tức chẳng phải Bát Nhă Ba La Mật Đa, th́ gọi là Bát Nhă Ba La Mật Đa). Thiên Thân Bồ Tát giải thích như sau: “Nói tới Ba La Mật, [ngụ ư] chỉ riêng Phật đạt tới bờ kia. ‘Chẳng phải Ba La Mật’ tức là chẳng phải là bờ kia của người nào khác. ‘Gọi là Ba La Mật’ nhằm kết lại bờ kia của Phật”. Ở đây, cũng giống như thế.

 

          (Kinh) Thị cố, chư Phật Như Lai ư vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, bất tích thân mạng nan hành khổ hạnh, phương đắc thử thân vô thượng, vô tỷ, bất khả tư nghị, quá ngôn thuyết cảnh. Thị diệu tịch tĩnh, ly chư bố úy.

          ()是故諸佛如來於無量無邊阿僧祇劫不惜身命難行苦行方得此身最上無比不可思議過言是妙寂靜離諸怖畏

          (Kinh: V́ thế, chư Phật Như Lai trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp chẳng tiếc thân mạng, hành hạnh khó, hạnh khổ, mới đạt được thân vô thượng khôn sánh này, chẳng thể nghĩ bàn, vượt ngoài cảnh ngôn thuyết, là sự tịch tĩnh mầu nhiệm, ĺa các sợ hăi).

 

          Tán rằng: Kết lại sự thù thắng mầu nhiệm. Từ “ư vô lượng” (trong vô lượng) cho tới “khổ hạnh” là nói về thực hiện cái nhân. “Bất tích thân mạng” (Chẳng tiếc thân mạng) là do bốn nhân duyên:

          - Một, v́ cầu pháp như Tuyết Sơn đồng tử[11].

          - Hai, v́ báo ân, như vương tử Pháp Hộ[12] v.v…

          - Ba, v́ cứu kẻ nghèo như Kim Sắc Sư Tử[13] v.v…

          - Bốn, v́ cứu mạng như vương tử Tát Đỏa[14] v.v…

          “Phương đắc thử thân” (mới đạt được thân này): Hiển lộ cái quả đạt được. “Tối thượng vô tỷ” (Tối thượng khôn sánh): Tán thán cái quả thù thắng. Do rốt ráo, nên là Vô Thượng. Do chẳng sánh bằng, nên là Vô Tỷ. Vượt khỏi chấp trước t́nh kiến, nên “bất tư nghị”. Vượt khỏi lời lẽ diễn tả, nên “quá ngôn thuyết cảnh” (vượt khỏi cảnh ngôn thuyết). Do là đại Niết Bàn, nên là “diệu tịch tĩnh”. Do dứt sanh tử, nên ĺa khỏi năm thứ sợ hăi, tức sợ chẳng sống được, sợ chết, sợ ác đạo, sợ tiếng xấu, sợ đại chúng.

 

5.3.4.3. Kết luận và khuyên tu hành

5.3.4.3.1. Kết lại sự tín giải trong phần trước để thính chúng nương theo đó tu hành

5.3.4.3.1.1. Nêu ra lợi ích do tín giải

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị tri kiến pháp Chân Như giả, vô sanh, lăo, tử, thọ mạng vô hạn, vô hữu thụy miên, diệc vô cơ khát, tâm thường tại Định, vô hữu tán động.

          ()善男子如是知見法真如者無生老死壽命無限無有睡眠亦無饑渴心常在定無有散動

          (Kinh: Thiện nam tử! Thấy biết pháp Chân Như như thế chẳng có sanh, già, chết, thọ mạng vô hạn, chẳng có ngủ nghê, cũng chẳng đói, khát, tâm thường trong Định, chẳng có tán loạn, xáo động).

 

          Tán rằng: Kế đến là đoạn lớn thứ ba, “kết luận và khuyên tu hành”. Kinh văn được chia thành ba phần:

          - Một, kết lại sự tín giải trong phần trước để [thính chúng] nương theo đó mà mà tu hành.

          - Hai, từ “nhiên chư Như Lai” (nhưng các đức Như Lai) trở đi, kết lại phần đắc quả trên đây để [thính chúng] cầu chứng.

          - Ba, từ “nhược thiện nam tử” (nếu thiện nam tử) trở đi, tổng kết hai nghĩa trên đây.

          Phần thứ nhất lại chia thành ba ư:

          - Một, nêu ra lợi ích do tín giải.

          - Hai, không tin sẽ bị tổn hại.

          - Ba, nêu ra điều lợi, khuyên hăy tu hành.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất. Chỉ cần một niệm như thế, thấy biết pháp Chân Như, sẽ đạt được Bồ Đề, vĩnh viễn chẳng có sanh, lăo, tử v.v… Do là viễn nhân, ắt sẽ đạt được [các quả báo thù thắng ấy]. V́ thế, phẩm Dược Vương trong kinh Pháp Hoa đă dạy: “Văn thử kinh giả, bất lăo, bất tử, bất cửu thủ thảo, tọa ư đạo tràng” (nghe kinh này, sẽ chẳng già, chẳng chết, chẳng lâu sau sẽ kết cỏ [làm ṭa], ngồi nơi đạo tràng): [Đối với đoạn này, có hai cách hiểu]:

          1) Nếu hiểu các phẩm đức [được nhắc tới ở đây] là của Như Lai, th́ do trong phần trước đă nói, phần sau nhắc lại [như thế th́ kinh văn trở thành trùng lặp]. V́ thế, những điều được nói ở đây chính là cái quả mà người tín giải sẽ đạt được.        2) Hoặc cũng có thể hiểu là nhắc lại đôi ba lượt phẩm đức của Như Lai để [người nghe] sanh tín giải. Do đạt được thân kim cang, cho nên [Phật] chẳng có sanh, lăo, tử. Do đă ĺa Ngũ Cái, cho nên chẳng có ngủ nghê. Do phá ma quân, nên chẳng có đói khát. Những điều khác dễ hiểu. Tuy nhiên, cách giải thích trước hay hơn!

 

5.3.4.3.1.2. Không tin sẽ bị tổn hại

 

          (Kinh) Nhược ư Như Lai khởi tránh luận tâm, thị tắc bất năng kiến ư Như Lai.

          ()若於如來起諍論心是則不能見於如來

          (Kinh: Nếu khởi tâm tranh căi, biện luận đối với Như Lai, th́ sẽ chẳng thể thấy Như Lai).

 

          Tán rằng: Chẳng tin th́ sẽ bị tổn hại. Dấy lên tâm tranh căi, biện bác, sẽ chẳng thể tín giải, tức là trong vị lai chẳng thể thấy và chứng tam thân Như Lai, mà cũng chẳng thể y giáo ḥng được thấy Như Lai.

 

5.3.4.3.1.3. Nêu ra điều lợi để khuyên hành

 

          (Kinh) Chư Phật sở thuyết giai năng lợi ích.

          ()諸佛所說皆能利

          (Kinh: Lời chư Phật nói đều có thể tạo lợi ích).

 

          Tán rằng: Nêu ra điều lợi để khuyên hành tŕ. Trước là nêu ra, sau là giải thích. Đoạn này là nêu ra.

 

          (Kinh) Hữu thính văn giả, vô bất giải thoát, chư ác cầm thú, ác nhân, ác quỷ bất tương phùng trị, do văn pháp cố, quả báo vô tận.

          ()有聽聞者無不解諸惡禽獸惡人惡鬼不相逢由聞法故果報無盡

          (Kinh: Có ai được nghe, không ai chẳng giải thoát, chẳng gặp gỡ các cầm thú ác, kẻ ác, ác quỷ. Do nghe pháp, quả báo vô tận).

 

          Tán rằng: Giải thích về chuyện “đạt được lợi ích. Trước là đắc Niết Bàn, kế đó là ĺa tổn hại, sau là quả báo vô tận. Bát Nhă Luận viết: “Là liễu nhân cho Pháp Thân, mà cũng là sanh nhân cho các thân khác”. Do nghe kinh nên được giải thoát, đó là liễu nhân. “Quả báo vô tận” tức là đắc Bồ Đề; đó là sanh nhân. Luận Biện Trung Biên nói: “Hành pháp hạnh này, đạt được khối phước vô lượng, do thù thắng nên vô tận, do lợi lạc người khác chẳng nghỉ ngơi!” Nghe pháp Đại Thừa, quả báo thù thắng, cho nên siêu việt Nhị Thừa. Đại bi lợi tha, do chẳng nghỉ ngơi nên vô tận. Do vậy, chẳng gặp gỡ các điều ác.

 

5.3.4.3.2. Kết lại sự đắc quả trong phần trước để thính chúng cầu chứng

5.3.4.3.2.1. Kết lại những điều đạt được để người nghe sanh tâm hoan hỷ

 

          (Kinh) Nhiên chư Như Lai vô vô kư sự, nhất thiết cảnh giới vô dục tri tâm.          ()然諸如來無無記事一切境界無欲知心

          (Kinh: Nhưng các đức Như Lai không có chuyện nào chẳng nhớ, đối với hết thảy các cảnh giới không có tâm muốn biết).

         

          Tán rằng: Kết lại phần đắc quả trong phần trước để [thính chúng] cầu chứng. Trong đây, chia thành hai phần:

          - Một, kết lại những điều đạt được với dụng ư khiến cho người nghe sanh ḷng hoan hỷ.

          - Hai, nói về lợi ích do được nghe [giáo nghĩa tam thân] để khuyên người khác tu học.

          Trong phần kết lại cái quả đă đạt được, có vô lượng loại, chỉ kết lại phần đạt được mười tám pháp bất cộng, và công đức tự lợi, lợi tha, đại từ bi, ḥng liên tưởng các điều khác. Trước hết, kết lại mười tám pháp bất cộng; sau đó, kết lại ḷng từ bi. Trong phần thứ nhất, có năm ư: Một, không có chuyện ǵ chẳng ghi nhớ, không ǵ chẳng nhớ rơ, chẳng có ư niệm quên mất. Trong bốn oai nghi kế đó, không ǵ chẳng thuộc về trí, tức là trí làm đầu. Hai là đối với hết thảy cảnh giới, không có tâm muốn biết, tức là dục vô giảm; hoặc đối với hết thảy các cảnh đều tùy ư biết, chẳng nhờ vào t́m cầu rồi mới có thể liễu giải!

 

          (Kinh) Sanh tử, Niết Bàn vô hữu dị tưởng, Như Lai sở kư vô bất quyết định.

          ()生死涅槃無有異想如來所記無不決定

          (Kinh: Đối với sanh tử và Niết Bàn chẳng nghĩ là khác biệt, những điều Như Lai thọ kư không ǵ chẳng quyết định).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba là không có các thứ tưởng. Điều thứ tư là đối với ba đời, trí không bị tŕ trệ, trở ngại, pháp đă nói ra không ǵ chẳng quyết định, và do hết thảy các thứ diệu trí có thể biết các pháp môn như Uẩn v.v… mà lời nói quyết định, hoặc Tứ Vô Úy, hoặc lại đối với ngữ nghiệp th́ trí dẫn đường. V́ thế, lời nói [của Như Lai] quyết định.

 

          (Kinh) Chư Phật Như Lai tứ oai nghi trung vô phi trí nhiếp.

          ()諸佛如來四威儀中無非智攝

          (Kinh: Trong bốn oai nghi của chư Phật Như Lai, không ǵ chẳng được nhiếp thọ bởi trí).

 

          Tán rằng: Điều thứ năm là trí hướng dẫn thân nghiệp, không ǵ chẳng thuộc về trí.

 

          (Kinh) Nhất thiết chư pháp vô hữu bất vi từ bi sở nhiếp, vô hữu bất vị lợi ích an lạc chư chúng sanh giả.

          ()一切諸法無有不為慈悲所攝無有不為利益安樂諸眾生者

          (Kinh: Hết thảy các pháp không ǵ chẳng thuộc về từ bi, chẳng có ǵ không v́ lợi ích, an lạc các chúng sanh).

 

          Tán rằng: Kết lại công đức đại từ đại bi lợi tha đă đạt được như đă nói trong phần trước. Lợi ích dẹp khổ, an lạc ban vui. Do đại bi, nên có lợi ích dẹp khổ. Do đại từ, nên ban cho an lạc. Lại nữa, bổn nguyện của Phật chỉ muốn lợi tha, tu đại từ bi, cầu vô thượng quả. V́ thế, việc làm không ǵ chẳng thuộc về từ bi. Lại nữa, nêu ra pháp bất cộng th́ tự lợi nhiều hơn; nêu ra từ bi th́ lợi tha nhiều hơn. V́ thế, đại lược kết lại hai môn.

 

5.3.4.3.2.2. Nêu ra lợi ích do được nghe kinh để khuyên người tu học

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử Kim Quang Minh kinh, thính văn, tín giải.

          ()善男子若有善男子善女人於此金光明經聽聞信解

          (Kinh: Thiện nam tử! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân đối với kinh Kim Quang Minh này mà nghe nhận, tin hiểu). .

 

          Tán rằng: Đây là nói đến lợi ích do được nghe để khuyên mọi người tu học. Kinh văn chia thành bốn phần:

          - Một là nêu ra lợi ích do được nghe.

          - Hai là gạn hỏi.

          - Ba là giải thích