Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ ba

Đời Đường Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng chiếu dịch kinh

Dịch kinh sa-môn Huệ Chiểu soạn sớ

金光明最勝王經疏

卷第

唐三藏法師義淨奉制譯

翻經沙門慧沼撰

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Phần 6

 

5.4. Phẩm thứ tư: Mộng thấy sám hối (Mộng kiến sám hối phẩm đệ tứ, 夢見懺悔品第四)

 

          Phẩm Mộng Thấy Sám Hối gồm ba môn phân biệt:

          - Một, do ư nghĩa nào mà có phẩm này?

          - Hai, giải thích danh xưng [của phẩm này].

          - Ba, giải thích các vấn nạn.

 

5.4.1. Do ư nghĩa nào mà có phẩm này?

 

          Phần biện định “do ư nghĩa nào mà có phẩm này” th́ có bốn ư:

          1) Hai phẩm trước (Như Lai Thọ Lượng và Tam Thân) nói về cái quả đạt được. Năm phẩm kế đó nói về pháp để tu hành, chia thành bốn phần:

          - Hai phẩm đầu nói về hạnh của bậc Địa Tiền.

          - Phẩm kế tiếp nói về hạnh của Thập Địa.

          - Phẩm kế đó giải thích mối nghi, ḥng khiến cho [người nghe] phát khởi nguyện hành.

          - Phẩm kế đó nói về hạnh hộ pháp, dùng đà-la-ni để thủ hộ hành pháp này, khiến cho [hành nhân] chẳng thoái chuyển.

          Trong phần Địa Tiền hạnh, phẩm thứ nhất là hạnh phương tiện, phẩm kế đó là chánh khởi hạnh. Mong cầu cái quả thù thắng, ắt trước hết phải tu hành. Tu hành gồm hai điều: Một là đoạn ác, hai là tu thiện. Nếu ác chưa trừ, sẽ khó tu diệu hạnh. V́ thế, kinh Lục Môn Đà La Ni[1] dạy: “Ngă chi sở hữu chúng ma chi nghiệp, nhược vị tiên hối, chung bất phát tâm duyên Vô Thượng Giác” (nếu ta trước hết chẳng sám hối tất cả các ma nghiệp của chính ḿnh, trọn chẳng phát tâm duyên theo Vô Thượng Giác). Do đó, trước hết cần phải sám hối để diệt trừ tất cả các tội. Lại như trong Tứ Chánh Cần, hai điều đầu là đoạn ác, hai điều sau là tu thiện. V́ thế, trước khi tu diệu hạnh, bèn dạy sám hối trước. Nhưng cái tâm sám hối khó thể ngay lập tức phát khởi, cho nên nhờ vào giấc mộng thấy cái trống bằng vàng thuyết pháp để cảnh tỉnh. V́ thế, kinh văn trong phần sau nói: “Thử chi thắng nghiệp, nhữ quá khứ cúng Phật, cập do chư Phật oai lực gia hộ” (nghiệp thù thắng này là do trong quá khứ ông đă cúng Phật, và do oai lực của chư Phật gia hộ). V́ muốn diệt nghiệp chướng do sai trái trước kia tạo thành, cho nên có phẩm này sanh khởi. Tuy phẩm này và phẩm Diệt Chướng cũng có sanh khởi điều thiện, tức là nói đến chuyện phát nguyện v.v… Nhưng xét theo điều chánh yếu được nói trong phẩm này th́ gọi là Ly Ác Hạnh. Mỗi phẩm lại do dựa theo điều thứ nhất (đoạn ác) mà gọi là Sám Hối và Diệt Nghiệp Chướng, không ǵ chẳng phải là tu thiện!

          2) Hạnh thù thắng để tu tập không ǵ ngoài Tam Học, tức là Giới, Định, Huệ. Do Giới có thể làm cái nhân để ĺa ác đạo. Do Định có thể làm cái nhân thoát khỏi Dục Giới. Do Huệ có thể làm cái nhân thoát khỏi tam giới. Lại nữa, do Giới có thể khiến cho Định được trọn đủ, Định khiến cho Huệ trọn đủ. Do Giới làm gốc mới đạt được Định và Huệ vậy! Kinh Di Giáo[2] dạy: “Đương tri thử giới, chư thiện công đức an ổn trụ xứ, năng sanh chư Định, Thiền, cập diệt khổ trí huệ” (Hăy nên biết giới này là chỗ trụ an ổn của các công đức, có thể sanh ra các môn Định, Thiền, và trí huệ diệt khổ). Sám hối thuộc về Giới Học, là khởi đầu của tu học. V́ thế, trước hết có phẩm này sanh khởi.

          3) Phật có ba thân, tức là Pháp, Ứng, Hóa, theo thứ tự chính là Đoạn Đức, Ân Đức, và Trí Đức. Tức là do Giới mà diệt ác, đó là cái nhân của Đoạn Đức. Do Định có thể khởi lên sự giáo hóa, đó là cái nhân của Ân Đức. Huệ có thể đoạn trừ quyết định, đó là cái nhân của Trí Đức. Do Đoạn Đức của Pháp Thân là căn bản, cho nên trước hết nêu ra cái nhân này. V́ thế, có phẩm này sanh khởi.

          4) Bốn, do cơ nghi:

          a) Ngài Diệu Tràng do sức thiện căn từ đời trước, đến chỗ đức Phật trần thuật, nêu rơ.

          b) Đại chúng trong hội khi đó đáng nên nghe nói pháp sám hối trong mộng trước th́ mới có thể giác ngộ.

          V́ thế, phẩm này sanh khởi.

          Nương theo cách giải thích của ngài Chân Đế th́ có tám nhân duyên.

 

5.4.2. Giải thích danh xưng của phẩm này

 

          Phần thứ hai là giải thích danh xưng. Tiếng Phạn là Táp Noa Đạt Lợi Xá Noa A Bát Để Đề Xá Na (Svapnadarśanāpatti-pratideśana). Táp Noa (Svapna) được phương này dịch là Mộng, Đạt Lợi Xá Noa (Darśana) phương này dịch là Kiến, A Bát Để (Āpatti) phương này dịch là Tội, Đề Xá Na (Pratideśana) là Thuyết (nói). Người có trái phạm, cần phải hướng về người khác thưa tŕnh, tội liền được trừ. V́ thế nói là Thuyết Tội. Nhưng nói Sám Hối là thuận theo cách dịch của cổ nhân, chẳng phải là cách nói phù hợp khít khao [xét theo nghĩa gốc]. Nếu nói Sám Hối th́ âm tiếng Phạn là Sám Ma (Kṣamā), ư nghĩa xét theo tiếng Hán sẽ là Dung Thứ (容恕), hoặc Quư Tạ (愧謝, hổ thẹn thưa tŕnh). Hoặc có thể nói Sám Ma dịch đại lược theo tiếng Hán là Tri Yếm Ly (知厭離, biết chán ĺa), cũng có nghĩa là Cải Hối (改悔). Nói Sám Hối th́ hơi sai âm đọc, đúng ra phải nói là Mộng Kiến Thuyết Tội Phẩm, [hàm nghĩa] điều được thấy trong mộng là “nói” (phơi bày) tội lỗi. Mộng là Tổng, Kiến là Biệt. Do Biệt thuộc vào Tổng, cho nên nói là “cái thấy trong mộng”, hoặc nói là Mộng Kiến Thuyết Tội Phẩm.

 

5.4.3. Giải thích các vấn nạn

 

          * Hỏi: Ngài Diệu Tràng nghe [đức Phật] nói chưa xong, cớ sao giữa chừng trở về nhà, do trong mộng nghe nói pháp sám trừ, mới trở lại chỗ Phật để thưa tŕnh vậy?

          Đáp: Cái trống [bằng vàng] vốn do mộng mà được trông thấy, thiện duyên bức bách khiến cho [ngài Diệu Tràng] trở về nhà. Nếu đang ở trong đại chúng, chẳng ngủ, mộng làm sao dấy lên cho được?

          * Hỏi: Ngài Diệu Tràng đang ngồi tại đó, sao chẳng dạy thẳng phương pháp sám hối, phải đợi Ngài trở về ngủ rồi trong mộng mới hiện cái trống bằng vàng dạy sám hối?

          Đáp: Đại chúng khi đó đáng nên nghe nói về giấc mộng th́ mới bắt đầu phát khởi đầu mối sám hối. Lại do túc duyên của ngài Diệu Tràng; nghe xong, tâm sẽ ân cần sám hối.

          * Hỏi: Do túc duyên và do oai lực của đức Phật mà hiện ra cái trống vang tiếng sám hối, sao không hiện trống giữa đại chúng mà để ngài Diệu Tràng riêng trong đêm mộng thấy?

          Đáp: Căn cơ của đại chúng trong hội khác biệt, đáng phải nên xoay vần được nghe. Lại do ngài Diệu Tràng nói xong nguyện duyên, các phương khác đều lănh ngộ, thông hiểu.

          * Hỏi: Ngài Diệu Tràng trong mộng nghe nói sám hối, có lập tức tự sám tội hay không?

          Đáp: Đấy là do túc nguyện. Do mộng rồi giật ḿnh tỉnh giấc mới có thể sám, chẳng phải là trong mộng nghe nói liền sám hối ngay. V́ thế, trong phẩm Liên Hoa Dụ Tán thuộc phần sau có nói: “Nguyện ngă đương ư vị lai thế sanh, tại vô lượng vô biên kiếp, mộng trung thường kiến đại kim cổ, đắc văn hiển thuyết sám hối âm” (nguyện con trong đời vị lai, trong vô lượng vô biên kiếp, thường thấy cái trống bằng vàng to lớn trong giấc mộng, được nghe âm thanh nói sám hối rơ ràng). Cho tới nói: “Dạ mộng thường văn kim cổ âm, trú tắc tùy ưng nhi sám hối” (Đêm thường mộng thấy âm thanh của cái trống vàng, ngày th́ theo đúng lẽ mà sám hối). Đă nói “nguyện nghe tiếng sám hối, ngày bèn hành sám theo”, rơ ràng là được nghe trước đó, chẳng sám hối ngay. Nếu không, cần ǵ phải nói thêm phẩm Diệt Nghiệp Chướng? Nếu bảo là [nói phẩm Diệt Nghiệp Chướng] ḥng khiến cho người khác phát tâm sám hối, há có phải là trong mộng tội đă sám đều được trừ sạch ư?

 

5.4.4. Giải thích kinh văn

 

          Trong phẩm này, kinh văn được chia đại lược thành bốn đoạn:

          - Một, Diệu Tràng nằm mộng, nghe nói sám hối, đạt được lợi ích.

          - Hai, đến chỗ đức Phật trần thuật, giác ngộ người khác.

          - Ba, đức Thế Tôn tán thán, ấn khả, chỉ bày nguyên do.

          - Bốn, đại chúng nghe nói đều nguyện phụng hành.

 

5.4.4.1. Diệu Tràng nằm mộng nghe nói sám hối, đạt được lợi ích

5.4.4.1.1. Nghe pháp tâm hoan hỷ, rời đi

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Diệu Tràng Bồ Tát thân ư Phật tiền, văn diệu pháp dĩ, hoan hỷ, dũng dược, nhất tâm tư duy, hoàn chí bổn xứ.

          ()爾時妙幢菩薩親於佛前聞妙法已歡喜踊躍一心思惟還至本處

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Diệu Tràng Bồ Tát đích thân ở trước đức Phật, nghe diệu pháp xong, hoan hỷ, hớn hở, nhất tâm tư duy, về đến chỗ của ḿnh).

 

          Tán rằng: Đoạn thứ nhất, ngài Diệu Tràng trong mộng nghe sám hối, đạt được lợi ích. Chia thành hai phần:

          - Một, nghe pháp tâm hoan hỷ, tư duy, rời đi.

          - Hai, đêm mộng thấy cái trống bằng vàng phát ra âm thanh nói pháp sám hối.

          Phần thứ nhất là lời trần thuật của người kết tập kinh, sau đó là Bồ Tát nằm mộng. Đây là phần thứ nhất. Nghe [Như Lai] thọ vô lượng, đoạn nghi, tâm vui sướng, nhất tâm tư duy phương tiện quyền xảo của đức Đại Bi Thế Tôn, chúng con cũng mong hành tự lợi và lợi tha như thế!

 

5.4.4.1.2. Mộng thấy cái trống bằng vàng nói pháp sám hối

 

          (Kinh) Ư dạ mộng trung, kiến đại kim cổ, quang minh hoảng diệu, do như nhật luân.

          ()於夜夢中見大金鼓光明晃曜猶如日輪

          (Kinh: Trong đêm mộng thấy cái trống lớn bằng vàng, quang minh chói ngời giống như vầng mặt trời).


          Tán rằng: Mộng thấy
cái trống nói sám hối. Trong đoạn này, có bốn ư:

          - Một, mộng thấy cái trống bằng vàng.

          - Hai, do vậy thấy Tam Bảo.

          - Ba, nghe trống thuyết pháp.

          - Bốn, nghe rồi nghĩ nhớ, ǵn giữ.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Ư thử quang trung, đắc kiến thập phương vô lượng chư Phật, ư bảo thụ hạ, tọa lưu ly ṭa, vô lượng bách thiên đại chúng vi nhiễu, nhi vị thuyết pháp.

          ()於此光中得見十方無量諸佛於寶樹下坐瑠璃座無量百千大眾圍繞而為說法

          (Kinh: Trong quang minh ấy, được thấy mười phương vô lượng chư Phật, ngồi trên ṭa lưu ly dưới cây báu, vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh, Phật v́ họ thuyết pháp).

 

          Tán rằng: Do vậy, thấy Tam Bảo.

 

          (Kinh) Kiến nhất Bà-la-môn phù kích kim cổ, xuất đại âm thanh. Thanh trung diễn thuyết vi diệu già-tha, minh sám hối pháp.

          ()見一婆羅門桴擊金鼓出大音聲聲中演說微妙伽他明懺悔法

          (Kinh: Thấy một Bà-la-môn dùng dùi gơ trống vàng, phát ra âm thanh to lớn. Trong âm thanh đó, diễn nói kệ tụng vi diệu, giảng pháp sám hối).

 

          Tán rằng: Nghe trống thuyết pháp.

 

          (Kinh) Diệu Tràng văn dĩ, giai tất ức tŕ, hệ niệm nhi trụ.

          ()妙幢聞已皆悉憶持繫念而住

          (Kinh: Diệu Tràng nghe xong, thảy đều nhớ kỹ, hệ niệm mà trụ).

 

          Tán rằng: Nghe xong ghi nhớ.

 

5.4.4.2. Đến chỗ đức Phật, trần thuật, giác ngộ người khác

5.4.4.2.1. Đến chỗ đức Phật

 

          (Kinh) Chí thiên hiểu dĩ, dữ vô lượng bách thiên đại chúng vi nhiễu, tŕ chư cúng cụ, xuất Vương Xá thành, nghệ Thứu Phong sơn.

          ()至天曉已與無量百千大眾圍繞持諸供具出王舍城詣鷲峰山

          (Kinh: Tới khi trời sáng, cùng với vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh, cầm các thứ vật cúng, ra khỏi thành Vương Xá, đến núi Thứu Phong).

 

          Tán rằng: Tới chỗ đức Phật để trần thuyết. [Kinh văn gồm hai phần]: Trước là đến chỗ đức Phật, sau đó là trần thuyết. Đoạn này là đến chỗ đức Phật, [gồm có tám ư]: Một là lúc đến, hai là đồ chúng, ba là cầm theo vật cúng, bốn là đến nơi, năm là thấy Phật, sáu là thấy oai nghi, bảy là cúng dường, tám là nhiễu quanh [đức Phật] theo chiều bên phải, chín là lui ra đứng một phía. Đoạn này gồm bốn ư đầu.

 

          (Kinh) Chí Thế Tôn sở, lễ Phật túc dĩ, bố thiết hương hoa, hữu nhiễu tam táp, thoái tọa nhất diện.

          ()至世尊所禮佛足已布設香華右繞三匝退坐一面

          (Kinh: Tới chỗ đức Thế Tôn, lễ dưới chân đức Phật xong, sắp đặt hương, hoa, nhiễu theo chiều phải ba ṿng, lui ra ngồi một phía).

 

          Tán rằng: Đây là năm ư sau.

 

5.4.4.2.2. Chánh thức trần thuyết

5.4.4.2.2.1. Xin phép trần thuyết

 

          (Kinh) Hiệp chưởng cung kính, chiêm ngưỡng tôn nhan.

          ()合掌恭敬瞻仰尊顏

          (Kinh: Chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng vẻ mặt của đức Phật).

 

          Tán rằng: Đây là chánh thức trần thuyết, [lại chia thành hai phần]:

          - Trước là xin phép trần thuyết.

          - Sau đó là trần thuyết.

          Trong phần thứ nhất, lại có hai điều:

          - Một là nghi thức cầu thỉnh.

          - Hai là xin được phép nói.

          Đây là ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngă ư mộng trung, kiến Bà-la-môn dĩ thủ chấp phù, kích diệu kim cổ, xuất đại âm thanh, thanh trung diễn thuyết vi diệu già-tha, minh sám hối pháp, ngă giai ức tŕ.

          ()白佛言世尊我於夢中見婆羅門以手執桴擊妙金鼓出大音聲聲中演說微妙伽他明懺悔法我皆憶持

          (Kinh: Bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Con trong giấc mộng, thấy Bà-la-môn tay cầm dùi gơ cái trống vàng mầu nhiệm, phát ra âm thanh to lớn. Trong âm thanh ấy, diễn nói kệ tụng vi diệu, giảng về pháp sám hối, con đều ghi nhớ).

 

          Tán rằng: Xin phép được nói. Có hai ư:

          - Trước là trần thuật điều được thấy nghe trong giấc mộng.

          - Hai, xin phép tuyên nói.

          Đây là tiểu đoạn thứ nhất.

 

          (Kinh) Duy nguyện Thế Tôn giáng đại từ bi, thính ngă sở thuyết.

          ()唯願世尊降大慈悲聽我所說

          (Kinh: Kính mong đức Thế Tôn rủ ḷng đại từ bi, cho phép con được nói).

         

          Tán rằng: Xin phép được tuyên nói.

 

5.4.4.2.2.2.Trần thuyết

5.4.4.2.2.2.1. Nêu đại lược sự thấy nghe trong mộng

 

          (Kinh) Tức ư Phật tiền, nhi thuyết tụng viết: - Ngă ư tạc dạ trung, mộng kiến đại kim cổ, kỳ h́nh cực xu diệu, châu biến hữu kim quang, do như thịnh nhật luân, quang minh giai phổ diệu, sung măn thập phương giới. Hàm kiến ư chư Phật, tại ư bảo thụ hạ, các xử lưu ly ṭa, vô lượng bách thiên chúng, cung kính nhi vi nhiễu.

          ()即於佛前而說頌曰我於昨夜中夢見大金鼓其形極姝妙周遍有金光猶如盛日輪光明皆普曜充滿十方界咸見於諸佛在於寶樹下各處瑠璃座無量百千眾恭敬而圍繞

          (Kinh: Liền đối trước đức Phật mà nói kệ tụng rằng: - Con trong đêm hôm qua, mộng thấy trống vàng lớn, h́nh thể cực đẹp đẽ, có kim quang trọn khắp, giống mặt trời sáng rực. Quang minh đều chiếu khắp, đầy ắp cơi mười phương. Đều trông thấy chư Phật, ở dưới cội cây báu, đều ngồi ṭa lưu ly, vô lượng trăm ngàn chúng, tâm cung kính vây quanh).

 

          Tán rằng: Đây là phần chánh thuyết, [chia thành hai phần]: Trước là lời trần thuật của người kết tập kinh, sau là chính thức trần thuật. Nói chung, [kệ tụng] có một trăm năm mươi sáu hàng. Trong đó, bốn hàng đầu gồm mỗi câu năm chữ. Cứ bốn câu hợp thành một bài tụng, tức là thành bốn bài tụng. Kế đó, có hai mươi hai hàng, mỗi câu gồm bảy chữ, tạo thành mười một bài tụng. Kế đó là ba mươi tám bài tụng, mỗi câu gồm năm chữ. Kế đó, có chín mươi hai hàng, mỗi câu gồm bảy chữ, hợp thành bốn mươi sáu bài tụng. Nếu chuẩn theo cách tính “tụng” của phương Tây (Ấn Độ), sẽ đều là cứ bốn câu thành một bài tụng. Luận định về “câu” th́ có năm loại:

          - Một, xử trung cú.

          - Hai, sơ cú.

          - Ba, hậu cú.

          - Bốn, đoản cú.

          - Năm, trường cú.

          Nếu câu do tám chữ hợp thành, tiếng Phạn gọi là Án Đa Chế Đa (Ashtasītā), phương này dịch là Xử Trung Cú (處中句, câu vừa phải), không dài, không ngắn. Bốn câu như thế, hợp thành một bài tụng, gọi là Thất Lô Ca Tụng (Śloka), [một bài tụng như vậy] gồm ba mươi hai chữ. Nếu [một câu] từ sáu chữ trở lên th́ gọi là Sơ Cú (初句). Nếu từ hai mươi chữ trở lên th́ gọi là Hậu Cú (後句). Nếu câu ít hơn sáu chữ th́ gọi là Đoản Cú (短句). [Nếu bài tụng mà mỗi] câu có nhiều hơn hai mươi sáu chữ hợp thành, th́ gọi là Trường Cú Tụng (長句頌). Chuẩn theo đó mà suy. Nay đem kinh này nếu đối chiếu với bản tiếng Phạn, có khi mười bảy chữ thành một câu, hoặc có khi mười lăm chữ, cho đến gọi ba chữ là một câu. Nay nếu là chỗ [trong nguyên bản tiếng Phạn] dùng Trường Cú th́ [trong bản dịch tiếng Hán] sẽ hạn cuộc thành bài tụng mỗi câu bảy chữ; nếu là chỗ sử dụng Đoản Cú [trong nguyên bản] th́ [bản dịch] hạn cuộc thành bài tụng mỗi câu năm chữ. V́ thế, có tất cả chín mươi chín bài tụng, chia thành hai loại:

          - Bốn bài tụng đầu nêu ra đại lược sự thấy nghe.

          - Chín mươi lăm bài tụng sau đó, nêu cặn kẽ những điều được nghe.

          Loại thứ nhất được chia thành ba phần:

          - Câu đầu tiên [nói về] lúc nằm mộng.

          - Hàng thứ hai gồm ba câu, nêu ra điều trông thấy.

          - Bài tụng cuối cùng nêu ra điều được nghe.

          Trong phần được thấy, sáu câu nói về chuyện thấy cái trống, ba câu là thấy Phật, hai câu nói về thấy Tăng. Trong sáu câu nói về chuyện thấy cái trống, nửa hàng đầu nói về chuyện thấy h́nh dạng của trống, một hàng nói về chuyện thấy quang minh của trống.

          “Mộng thấy trống vàng” biểu thị sẽ được nghe âm thanh đức Phật nói về sám hối, đáng nên quư trọng. “Thấy h́nh dạng [cái trống] đẹp đẽ” biểu thị phạm âm (âm thanh thanh tịnh) của bậc đại sĩ. “Châu biến hữu quang” (trọn khắp [thân trống] đều có quang minh) biểu thị [cái trống ấy] có thể diễn nói giáo tánh, có thể hiển lộ trọn vẹn lư. “Do như thịnh nhật luân” (Giống như mặt trời rạng rỡ) biểu thị tác dụng của giáo pháp diễn giảng có thể trừ hết thảy các điều tối tăm, bất thiện. “Quang minh giai phổ diệu” (Quang minh đều chiếu sáng trọn khắp): Biểu thị âm thanh “oán thân b́nh đẳng” nhất vị. Những điều khác như thấy Phật và đại chúng, tức là [trông thấy] Phật Bảo và Tăng Bảo. Nghe trống thuyết pháp tức là Pháp Bảo, biểu thị do nghe dạy liền được thấy Tam Bảo, chính ḿnh cũng sẽ tự thành.

 

          (Kinh) Hữu nhất Bà-la-môn, dĩ trượng kích kim cổ, ư kỳ cổ thanh nội, thuyết thử diệu già-tha.

          ()有一婆羅門以杖擊金鼓於其鼓聲內說此妙伽他

            (Kinh: Có một Bà-la-môn, dùng gậy gơ trống vàng, bên trong tiếng trống ấy, nói kệ mầu nhiệm này).

 

          Tán rằng: Nêu ra chuyện nghe pháp, có hai phần:

          - Một, nửa đầu [bài tụng nêu ra chuyện Bồ Tát] thấy người gơ trống.

          - Nửa phần sau bài tụng nói đến chuyện nghe cái trống thuyết pháp.

          “Có một Bà-la-môn” biểu thị căn cơ cảm vời sự giáo hóa dùng gậy thiện căn để cảm vời đức Thế Tôn như cái trống có thể diễn nói giáo. Hoặc Bà-la-môn biểu thị “sẽ thấy Phật”. V́ thế, luận Câu Xá viết: “Tánh sa-môn như đă nói cũng gọi là Bà-la-môn, cũng gọi là phạm luân, do chân phạm chuyển biến”. Dựa theo đó, biết đức Thế Tôn c̣n gọi là Chân Bà-la-môn do Ngài là bậc tịnh hạnh chân thật. Dùng gậy đại bi gơ trống Hậu Đắc Trí, lan truyền âm thanh giáo pháp, từ nơi âm thanh mà giả lập kệ tụng v.v… Đấy chính là phúng tụng Già Đà Tụng.

 

          (Kinh) Kim Quang Minh cổ xuất diệu thanh, biến chí tam thiên đại thiên giới.

          ()金光明鼓出妙聲遍至三千大千界

          (Kinh: Trống Kim Quang Minh vang tiếng mầu, đến khắp cơi tam thiên đại thiên).

 

          Tán rằng: Kế đó, trần thuật cặn kẽ những điều đă được nghe. Có chín mươi lăm bài tụng, đại lược chia thành hai phần:

          - Một, mười một bài tụng nêu chung lợi ích thù thắng.

          - Hai, tám mươi bốn bài tụng nêu riêng từng lợi ích thù thắng.

          Trong phần nêu chung, lại chia thành ba đoạn:

          - Nửa trước của bài tụng đầu nêu ra âm thanh thù thắng của cái trống.

          - Kế đó, bảy bài tụng rưỡi nêu ra lợi ích thù thắng riêng biệt.

          - Ba bài tụng sau cùng nêu ra cái nhân thù thắng sau đó.

          Đoạn này thuộc phần thứ nhất.

 

5.4.4.2.2.2.2. Trần thuật cặn kẽ những điều được thấy nghe

5.4.4.2.2.2.2.1. Nêu chung lợi ích thù thắng

5.4.4.2.2.2.2.1.1. Lợi ích “ĺa khổ”

 

          (Kinh) Năng diệt tam đồ cực trọng tội, cập dĩ nhân trung chư khổ ách. Do thử kim cổ thanh oai lực, vĩnh diệt nhất thiết phiền năo chướng, đoạn trừ bố úy linh an ổn, thí như tự tại Mâu Ni Tôn.

          ()能滅三塗極重罪及以人中諸苦厄由此金鼓聲威力永滅一切煩惱障斷除怖畏令安隱譬如自在牟尼尊

            (Kinh: Hay diệt tội tam đồ cực nặng, cùng các khổ ách trong loài người. Do oai lực tiếng trống vàng này, măi diệt hết thảy phiền năo chướng, đoạn trừ sợ hăi khiến an ổn, ví như đấng Mâu Ni tự tại).

 

          Tán rằng: Phần thứ nhất “nêu riêng lợi ích thù thắng” [của tiếng trống]. Trong phần sau, có ba đoạn “phục thứ” nói về sám nguyện v.v… Nhưng hai đoạn “phục thứ” đầu tiên nêu bày ư nghĩa liên tưởng lẫn nhau; đoạn “phục thứ” thứ ba nói về sám hối v.v… cặn kẽ. Trong phần nêu ra này, bốn bài tụng rưỡi đầu tiên là nói gộp chung, hai bài đầu [trong bốn bài tụng đó] nói đại lược các lợi ích thù thắng do sám hối, ba bài tụng kế đó nói cặn kẽ lợi ích thù thắng do sám hối thuộc về [đoạn “phục thứ”] thứ ba trong phần sau.

          Đoạn thứ nhất được chia thành hai phần:

          - Một, hai bài tụng rưỡi nói về chuyện ĺa khổ.

          - Hai, hai bài tụng kế đó nói về chuyện được vui.

          Trong phần ĺa khổ, một bài tụng rưỡi (tức đoạn chánh kinh vừa nêu trên đây) nói về chuyện ĺa khổ, bài tụng kia tán thán Phật. Trong phần [kệ tụng] ĺa khổ ấy, nửa bài tụng đầu là kệ tụng ĺa quả khổ; bài tụng kế đó nói về chuyện ĺa cái nhân tạo ra khổ. Ác nghiệp thượng và trung chiêu cảm báo trong tam đồ, nói là “cực trọng tội” (tội cực nặng). Hạ phẩm ác nghiệp chiêu cảm nỗi khổ trong loài người, tức là khổ v́ yêu thương mà phải chia ĺa, khổ v́ già, bệnh, chết v.v... Trong phần “ĺa cái nhân gây ra khổ” th́ ba câu nói về “ĺa nhân”, một câu nêu ra thí dụ. Phần thí dụ có hai nghĩa:

          - Một, thí dụ chúng sanh đạt được cái nhân diệt khổ như đấng Mâu Ni.

          - Hai, sánh ví cái trống vàng cũng giống như đấng Mâu Ni, có thể nói thánh pháp diệt khổ cho chúng sanh.

 

          (Kinh) Phật ư sanh tử đại hải trung, tích hành tu thành Nhất Thiết Trí, năng linh chúng sanh giác phẩm cụ, cứu cánh hàm quy công đức hải.

          ()佛於生死大海中,積行修成一切智,能令眾生覺品具,究竟咸歸功德海。

          (Kinh: Phật ở trong biển cả sanh tử, xưa đă tu thành Nhất Thiết Trí, khiến chúng sanh trọn đủ giác phẩm, rốt ráo đều vào biển công đức).

 

          Tán rằng: Phần tán thán Phật gồm hai đoạn:

          - Nửa đầu bài tụng tán thán phẩm đức tự lợi.

          - Nửa sau bài tụng tán thán phẩm đức lợi tha.

          “Giác phẩm cụ” (đầy đủ giác phẩm): Có thể khiến cho chúng sanh tu Đại Bồ Đề, hết thảy công đức quyến thuộc tương ứng thảy đều vẹn toàn, tức là Đại Bồ Đề. “Cứu cánh hàm quy công đức hải” (rốt ráo đều vào biển công đức) tức là Đại Niết Bàn. Hoặc [có thể hiểu] “giác phẩm cụ” là có thể khiến cho cái nhân tu hành được viên măn, “quy công đức hải” là có thể khiến cho cái quả viên măn.

 

5.4.4.2.2.2.2.1.2. Lợi ích “được vui”

 

          (Kinh) Do thử, kim cổ xuất diệu thanh, phổ linh văn giả hoạch phạm hưởng, chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề quả, thường chuyển thanh tịnh diệu pháp luân.

          ()由此金鼓出妙聲普令聞者獲梵響證得無上菩提果常轉清淨妙法輪

          (Kinh: Do vậy, trống vàng vang tiếng diệu, khiến khắp người nghe được phạm âm, chứng đắc quả Vô Thượng Bồ Đề, thường chuyển diệu pháp luân thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Nói về chuyện “được vui”. Bài tụng thứ nhất nói về niềm vui do đạt được tự lợi. Bài tụng sau đó nói về đạt được niềm vui lợi tha. Đoạn này là đạt được niềm vui tự lợi, gồm ba điều:

          - Một, khiến cho [người nghe] đạt được phạm âm.

          - Hai, chứng Bồ Đề.

          - Ba, đắc Niết Bàn.

          Xét theo luận Du Già Sư Địa, quyển chín mươi lăm, chuyển pháp luân có tự chuyển và tha chuyển. Trong tự chuyển, có năm loại tướng:

          - Thứ nhất là đạt được cảnh sở đắc.

          - Thứ hai là đạt được phương tiện.

          - Thứ ba là đạt được sở đắc.

          - Thứ tư là đối với người khác sẽ liên tục khiến cho họ sanh ḷng tin hiểu sâu xa đối với sở chứng của chính ḿnh.

          - Thứ năm là khiến cho người khác sanh ḷng tín giải sâu xa đối với sở chứng của người khác.

          “Thường chuyển diệu pháp luân” ở đây chính là điều thứ ba, tức là “đạt được sở đắc là cái quả Đại Niết Bàn”. Do trước đó đă có Bồ Đề, cho nên sau đấy mới có chuyện thuận theo căn cơ mà thuyết pháp. “Chuyển pháp luân” ở đây chính là Niết Bàn. Ư nghĩa của pháp luân th́ như trong Pháp Hoa Kinh Sớ đă giảng.

 

          (Kinh) Trụ thọ bất khả tư nghị kiếp, tùy cơ thuyết pháp lợi quần sanh, năng đoạn phiền năo chúng khổ lưu, tham, sân, si đẳng giai trừ diệt.

          ()住壽不可思議劫隨機說法利群生能斷煩惱眾苦流貪瞋癡等皆除滅

          (Kinh: Trụ thọ chẳng thể nghĩ bàn kiếp, tùy cơ thuyết pháp lợi quần sanh, hay đoạn các ḍng khổ phiền năo, tham, sân, si thảy đều trừ diệt).

 

          Tán rằng: Đạt được niềm vui lợi tha:

          - Một, v́ chúng sanh mà trụ thọ (trụ thế).

          - Hai, v́ họ thuyết pháp.

          - Ba, đoạn phiền năo.

          “Chúng khổ lưu” (các gịng khổ) tức ba thứ “Hoặc, nghiệp, khổ”. Đây là đoạn trừ trói buộc nơi sở duyên (đối tượng để cái tâm duyên vào). Sự trói buộc nơi sở duyên đă hết, tham, sân v.v… nơi năng duyên (chủ thể để duyên theo, ở đây là cái tâm) cũng diệt theo, tức là đoạn sự trói buộc nơi năng duyên. Do đă ĺa khỏi các trói buộc, cho nên được an lạc.

 

          (Kinh) Nhược hữu chúng sanh xử ác thú, đại hỏa mănh diễm châu biến thân, nhược đắc văn thị diệu cổ âm, tức năng ly khổ, quy y Phật.

          ()若有眾生處惡趣大火猛焰周遍身若得聞是妙鼓音即能離苦歸依佛

          (Kinh: Nếu có chúng sanh trong đường ác, lửa dữ hừng hực bốc quanh thân, nếu nghe tiếng trống nhiệm mầu này, liền được ĺa khổ, quy y Phật).

 

          Tán rằng: Ba bài tụng kế đó nói cặn kẽ về sám hối v.v… Có hai phần:

          - Bài tụng thứ nhất nêu rơ: Kẻ có tội nghe pháp, hiểu cách sám hối, sẽ được ĺa khổ.

          - Hai bài tụng sau đó nói: Do nghe tiếng trống mà được an lạc.

          Đoạn này là phần thứ nhất.

          Hỏi: Đây là ngài Diệu Tràng tự mộng thấy cái trống bằng vàng, người khác chẳng nghe, sao có thể nói “có kẻ ở trong đường ác, lửa dữ khắp thân, nghe tiếng trống bèn ĺa khổ, quy hướng Phật”?

          Đáp: Chuyện trước sau nói người khác được lợi ích ở đây đều [những chuyện] do Diệu Tràng Bồ Tát thấy trong mộng, thật sự chẳng phải do ai khác được nghe tiếng trống! Điều này có ư nghĩa biểu thị: Nếu các loài chúng sanh được nghe đức Phật nói, sẽ đạt được lợi ích như thế đó!

 

          (Kinh) Giai đắc thành tựu Túc Mạng Trí, năng ức quá khứ bách thiên sanh, tất giai chánh niệm Mâu Ni Tôn, đắc văn Như Lai thậm thâm giáo. Do văn kim cổ thắng diệu âm, thường đắc thân cận ư chư Phật, tất năng xả ly chư ác nghiệp, thuần tu thanh tịnh chư thiện phẩm.

          ()皆得成就宿命智能憶過去百千生悉皆正念牟尼尊得聞如來甚深教由聞金鼓勝妙音常得親近於諸佛悉能捨離諸惡業純修清淨諸善品

          (Kinh: Đều được thành tựu Túc Mạng Trí, nhớ được trăm ngàn đời quá khứ, thảy đều chánh niệm đấng Mâu Ni, được nghe Như Lai giáo rất sâu. Do nghe tiếng trống vàng thắng diệu, thường được thân cận các đức Phật, đều hay ĺa bỏ các nghiệp ác, thuần tu các thiện phẩm thanh tịnh).


          Tán rằng: Nói về chuyện “được vui”, chia thành sáu phần:

          - Nửa bài tụng đầu nói “đắc Túc Mạng Trí”.

          - Câu kế tiếp là đạt được chánh niệm.

          - Câu kế tiếp là nghe pháp.

          - Hai câu kế đó: Thân cận Phật.

          - Câu kế đó là ĺa ác.

          - Câu kế đó là tu thiện.

 

          (Kinh) Nhất thiết thiên nhân hữu t́nh loại, ân trọng, chí thành kỳ nguyện giả, đắc văn kim cổ diệu âm thanh, năng linh sở cầu giai măn túc.

          ()一切天人有情類殷重至誠祈願者得聞金鼓妙音聲能令所求皆滿足

          (Kinh: Hết thảy trời, người, loài hữu t́nh, ân trọng, chí thành mà cầu nguyện, được nghe diệu âm của trống vàng, hay khiến sở cầu đều thỏa măn).

 

          Tán rằng: Ba bài tụng kế đó nói về các loại nhân thù thắng khác; có ba ư:

          - Bài tụng đầu tiên: Ước nguyện được thỏa ḷng.

          - Bài tụng kế đó: Được ĺa khổ.

          - Bài tụng sau đó: Được an lạc.

          Bài tụng ở đây là ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Chúng sanh đọa tại Vô Gián ngục, mănh hỏa viêm xí khổ phần thân, vô hữu cứu hộ, xử luân hồi, văn giả năng linh khổ trừ diệt.

          ()眾生墮在無間獄猛火炎熾苦焚身無有救護處輪迴聞者能令苦除滅

          (Kinh: Chúng sanh đọa trong ngục Vô Gián, lửa dữ hừng hực nung đốt thân, chẳng được cứu hộ, vẫn luân hồi, người nghe tiếng trống khổ trừ diệt).

 

          Tán rằng: Nói về chuyện “được ĺa khổ. Nếu nói theo điểm trọng yếu th́ là ĺa khỏi nỗi khổ Vô Gián, hoặc có thể hiểu nửa đầu bài tụng là “ĺa nỗi khổ Vô Gián”, nửa sau bài tụng bao gồm “ĺa nỗi khổ trong các chốn và các đường”.

 

          (Kinh) Nhân, thiên, ngạ quỷ, bàng sanh trung, sở hữu hiện thọ chư khổ nạn, đắc văn kim cổ phát diệu hưởng, giai mông ly khổ đắc giải thoát.

          ()人天餓鬼傍生中所有現受諸苦難得聞金鼓發妙響皆蒙離苦得解脫

          (Kinh: Người, trời, ngạ quỷ, loài bàng sanh, tất cả đang chịu các khổ nạn, được nghe trống vàng rền tiếng diệu, đều được ĺa khổ, đạt giải thoát).

 

          Tán rằng: Nêu ra chuyện “được vui”. Nửa đầu bài tụng nhắc lại chuyện ĺa khổ, nửa sau bài tụng biện định các sự vui đạt được.

 

5.4.4.2.2.2.2.2. Nói riêng từng điều lợi ích thù thắng

5.4.4.2.2.2.2.2.1. Sám nguyện Phiền Năo Chướng

 

          (Kinh) Hiện tại thập phương giới, thường trụ Lưỡng Túc Tôn, nguyện dĩ đại bi tâm, ai mẫn ức niệm ngă. Chúng sanh vô quy y, diệc vô hữu cứu hộ, vị như thị đẳng loại, năng tác đại quy y.

          ()現在十方界常住兩足尊願以大悲心哀愍憶念我眾生無歸依亦無有救護為如是等類能作大歸依

          (Kinh: Hiện tại mười phương cơi, Lưỡng Túc Tôn thường trụ, nguyện dùng tâm đại bi, thương xót nghĩ nhớ con. Chúng sanh không quy y, cũng không ai cứu vớt, v́ các loài như thế, hay làm đại quy y).

 

          Tán rằng: Tám mươi bốn bài tụng sau đó, nói riêng từng điều lợi ích thù thắng, được chia thành bốn phần:

          - Hai mươi lăm bài tụng đầu tiên thuộc đoạn “phục thứ” (lại nữa) thứ nhất, nói các chuyện như sám nguyện v.v…

          - Kế đó, mười ba bài tụng từ “duy nguyện thập phương Phật” (kính mong mười phương Phật) trở đi là đoạn “phục thứ” thứ hai, nói về chuyện sám nguyện v.v…     

          - Kế đó, bốn mươi ba bài tụng sau phần kệ tụng [mỗi câu] bảy chữ là phần “phục thứ” thứ ba, nói về sám nguyện v.v…

          - Sau đó, bốn bài tụng từ “nhược hữu nam tử cập nữ nhân” (nếu có nam tử và nữ nhân) trở đi, nói về lẽ thù thắng, khuyên tu.

          Nhưng trong ba đoạn “phục thứ” nói về sám nguyện, đoạn “phục thứ” thứ nhất phần nhiều là sám hối Phiền Năo Chướng; đoạn “phục thứ” thứ hai phần nhiều là sám hối Nghiệp Chướng, đoạn “phục thứ” thứ ba phần nhiều sám hối Báo Chướng. Trong ấy, có cặn kẽ hay sơ lược khác nhau. Sám Hối nói cho đúng là Thuyết Tội (nêu bày tội lỗi), đáng nên dùng thiện hối (khéo hối hận) và phát khởi thiện ngữ nghiệp làm tánh. Nếu kiêm thêm “năng khởi (có thể thật sự phát khởi tâm niệm sám hối) th́ cũng có ư nghiệp. Nếu kèm theo lễ kính th́ cũng có thân nghiệp. Nói đầy đủ th́ phải là “lấy thiện hối và phát khởi ba nghiệp làm tánh”. Trong phần “phục thứ” thứ nhất, có ba đoạn:

          - Hai bài tụng đầu là thỉnh cầu gia hộ, trần thuật sự quy y chân chánh.

          - Mười bốn bài tụng kế đó nói về sự sám hối.

          - Chín bài tụng sau đó là phát nguyện.

          Trong phần thứ nhất, chia thành bốn đoạn:

          - Hai câu đầu nêu ra đối tượng quy kính, nương về.

          - Hai câu kế cầu thỉnh [Tam Bảo] rủ ḷng bi niệm.

          - Hai câu kế tiếp giăi bày [hành nhân] chẳng có ai cứu giúp, che chở.

          - Hai câu kế tiếp cầu thỉnh [Tam Bảo] làm chỗ quy y.

          Trong các loài hữu t́nh, có loài không chân, nhiều chân, bốn chân, hai chân; trời người hai chân thù thắng hơn các loài khác. Phật lại là càng tôn quư trong các loài hai chân. Thương xót họ có nỗi khổ, thương xót họ chẳng vui sướng, Thể chính là từ bi. Nguyện ghi nhớ chẳng bỏ là Ức Niệm. Gieo thân hướng về th́ gọi là Quy, nương cậy là Y. Dẹp khổ là Cứu, ban vui là Hộ.

 

          (Kinh) Ngă tiên sở tác tội, cực trọng chư ác nghiệp, kim đối Thập Lực tiền, chí tâm giai sám hối.

          ()我先所作罪極重諸惡業今對十力前至心皆懺悔

          (Kinh: Con trước đă tạo tội, các ác nghiệp cực nặng, nay đối trước Thập Lực, đều chí tâm sám hối).

 

          Tán rằng: Mười bốn bài tụng kế đó nói về sám hối, chia thành ba phần:

          - Bài tụng đầu tiên nhằm nêu bày [ư nguyện sám hối].

          - Mười hai bài tụng kế đó nhằm biện định [sự sám hối].

          - Bài tụng cuối cùng nhằm kết lại.

          Bài tụng này thuộc phần thứ nhất “nêu bày”. “Tội” là danh xưng nhằm chê trách lỗi lầm. “Cực trọng ác nghiệp” cũng là danh xưng để chê trách lầm lỗi. Dẫu tội nhỏ nhẹ, cũng gọi là “tạo tội ác nghiệp cực nặng”. Luận định sám hối trọn cả ba nghiệp th́ nói là “giai” (đều).

 

          (Kinh) Ngă bất tín chư Phật, diệc bất kính tôn thân, bất vụ tu chúng thiện, thường tạo chư ác nghiệp.

          ()我不信諸佛亦不敬尊親不務修眾善常造諸惡業

          (Kinh: Con chẳng tin chư Phật, cũng chẳng kính song thân, chẳng chăm tu các thiện, thường tạo các ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Kế đó là biện định riêng biệt, gồm mười hai bài tụng. Bài tụng đầu tiên là sám hối các ác nghiệp đă tạo do chẳng tin, chẳng hổ thẹn v.v… “Bất kính” tức là chẳng tôn sùng bậc hiền thánh, “chẳng chú trọng tu thiện” tức là chẳng tôn trọng điều thiện. Do vậy, tạo ác.

 

          (Kinh) Hoặc tự thị tôn cao, chủng tánh cập tài vị, thịnh niên hành phóng dật, thường tạo chư ác nghiệp.

          ()或自恃尊高種姓及財位盛年行放逸常造諸惡業

          (Kinh: Hoặc tự cao, ngạo mạn, cậy ḍng họ, tài, vị, tuổi trẻ luôn buông lung, thường tạo các ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ hai là sám hối các tội nghiệp ác đă gây tạo do kiêu mạn v.v…:

          - Một là ỷ ḿnh có đức, tôn quư, cao cả.       

          - Hai là ỷ chủng tánh tôn quư, cao vời.

          - Ba là cậy lắm tiền.

          - Bốn là ỷ vào chức quan, địa vị.

          - Năm là cậy ḿnh trẻ khỏe, sống lâu, không bệnh tật.

          Tự nâng ḿnh lên, chèn ép kẻ khác, tức là do kiêu mạn mà dấy lên sự ác. Ỷ vào sự cuồng ngạo mê muội ấy, lại do kiêu ngạo mà tạo ác, lại làm chuyện buông lung, chẳng thể ngăn ngừa, sửa đổi. V́ thế, gây tạo ác nghiệp.

 

          (Kinh) Tâm hằng khởi tà niệm, khẩu trần ư ác ngôn, bất kiến ư quá tội, thường tạo chư ác nghiệp.

          ()心恒起邪念口陳於惡言不見於過罪常造諸惡業

          (Kinh: Tâm luôn khởi tà niệm, miệng thốt lời độc ác, chẳng thấy được tội lỗi, thường tạo các ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ ba là sám hối ác nghiệp do hai thứ tâm và miệng gây tạo.

 

          (Kinh) Hằng tác ngu phu hạnh, vô minh ám phú tâm, tùy thuận bất thiện hữu, thường tạo chư ác nghiệp.

          ()恒作愚夫行無明暗覆心隨順不善友常造諸惡業

          (Kinh: Luôn làm hạnh ngu phu, vô minh tối lấp tâm, tùy thuận bạn chẳng lành, thường tạo các ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ tư là sám hối ác nghiệp do si gây tạo.

 

          (Kinh) Hoặc nhân chư hư lạc, hoặc phục hoài ưu năo, vị tham, sân sở triền, cố ngă tạo chư ác.

          ()或因諸戲樂或復懷憂惱為貪瞋所纏故我造諸惡

          (Kinh: Hoặc do các vui đùa, hoặc ôm ḷng ưu năo, bị tham, sân quấn trói, nên con tạo các ác).

         

          Tán rằng: Bài tụng thứ năm là sám hối do tham và sân mà tạo ác nghiệp. “Hư lạc” chính là tham, “ưu năo” chính là sân. Tham và sân chính là chủng tử. “Triền” (quấn trói) tức là [phiền năo] hiện hành. Hoặc [có thể hiểu là] trong bát triền[3] v.v… nêu ra hai thứ để gồm thâu các điều khác.

 

          (Kinh) Thân cận bất thiện nhân, cập do xan, tật ư, bần cùng, hành siểm cuống, cố ngă tạo chư ác.

          ()親近不善人及由慳嫉意貧窮行諂誑故我造諸惡

          (Kinh: Thân cận kẻ chẳng lành, và do ư keo, ganh, bần cùng, chuyên nịnh, dối, nên con tạo các ác).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ sáu là sám hối [tội lỗi] do gần bạn ác, và các món Hoặc thuộc Tiểu Tùy[4]. Ky cóp chẳng xả, keo kiệt, hèn tệ gọi là Xan. Thấy người khác vẻ vang chẳng chịu nổi, [sanh ḷng] đố kỵ th́ gọi là Tật. Lưới rập gạt người khác, vờ thuận theo ư họ, gọi là Siểm. Tâm ôm mưu toan khác lạ, dối trá ra vẻ người có đức, gọi là Cuống.

 

          (Kinh) Tuy bất nhạo chúng quá, do hữu bố úy cố, cập bất đắc tự tại, cố ngă tạo chư ác.

          ()雖不樂眾過由有怖畏故及不得自在故我造諸惡

          (Kinh: Tuy chẳng ham các lỗi, do v́ có sợ hăi, và chẳng được tự tại, nên con tạo các ác).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ bảy là sám hối do sợ hăi mà tạo ác nghiệp. Ư tuy chẳng thích tạo lỗi, nhưng v́ sợ mất mạng, mất tiền tài, sợ tai nạn v.v… cho nên tạo ác nghiệp. Hoặc do phận thấp hèn, bị kẻ khác bức bách, chẳng được tự tại, cho nên tạo ác nghiệp!

 

          (Kinh) Hoặc vị tháo động tâm, hoặc nhân sân khuể hận, cập dĩ cơ khát năo, cố ngă tạo chư ác.

          ()或為躁動心或因瞋恚恨及以饑渴惱故我造諸惡

          (Kinh: Hoặc do tâm bộp chộp, hoặc do sân, bực, hận, hoặc đói khát bức bách, nên con tạo các ác).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ tám là sám hối chuyện gây tạo ác nghiệp do Hoặc thuộc loại Đại Tùy[5]. Bị đói khát, ham muốn bức bách, nên tạo các ác nghiệp.

 

          (Kinh) Do ẩm thực, y phục, cập tham ái nữ nhân, phiền năo hỏa sở thiêu, cố ngă tạo chư ác.

          ()由飲食衣服及貪愛女人煩惱火所燒故我造諸惡

          (Kinh: Do thức ăn, y phục, và tham ái nữ nhân, bị lửa phiền năo đốt, nên con tạo các ác).

 

          Tán rằng: Bài tụng thứ chín là sám hối do tham mà gây tạo các ác nghiệp.

 

          (Kinh) Ư Phật, Pháp, Tăng chúng, bất sanh cung kính tâm, tác như thị chúng tội, ngă kim tất sám hối. Ư Độc Giác, Bồ Tát, diệc vô cung kính tâm, tác như thị chúng tội, ngă kim tất sám hối.

          ()於佛法僧眾不生恭敬心作如是眾罪我今悉懺悔於獨覺菩薩亦無恭敬心作如是眾罪我今悉懺悔

          (Kinh: Đối Phật, Pháp, Tăng chúng, chẳng sanh ḷng cung kính, tạo các tội như thế, con nay đều sám hối. Với Độc Giác, Bồ Tát, tâm cũng chẳng cung kính, tạo các tội như thế, con nay đều sám hối).

 

          Tán rằng: Thứ mười, sám hối do bất kính Tam Bảo, cho nên tạo các điều ác.

 

          (Kinh) Vô tri báng chánh pháp, bất hiếu ư phụ mẫu, tác như thị chúng tội, ngă kim tất sám hối.

          ()無知謗正法不孝於父母作如是眾罪我今悉懺悔

          (Kinh: Vô tri báng chánh pháp, bất hiếu với cha mẹ, tạo các tội như thế, con nay đều sám hối).

 

          Tán rằng: Điều thứ mười một là sám hối do Ngũ Nghịch mà tạo ác nghiệp. [Ngũ Nghịch được nói ở đây là] theo như kinh sớ Đại Thừa nói về Ngũ Nghịch, chẳng phải là [tội Ngũ Nghịch] được nói chung trong tam thừa. Nói [Đại Thừa] Ngũ Nghịch th́ theo như kinh Tát Giá Ni Càn Tử:

          - Một là chẳng được phá tháp, phá chùa, thiêu đốt kinh tượng, và trộm dùng tài vật của Tam Bảo.

          - Hai là phỉ báng pháp tam thừa, nói chẳng phải là thánh giáo, chướng ngại, gây nạn, ẩn lấp, che giấu.

          - Ba là đối với hết thảy người xuất gia, dù là kẻ có giới, hay không có giới, mà trách mắng, la rầy, kể lỗi, giam cầm, xua đuổi bắt hoàn tục, quở phạt, chấm dứt mạng sống.

          - Bốn là chẳng được sát hại cha mẹ, phá ḥa hợp Tăng, giết A La Hán.

          - Năm là chẳng được phỉ báng không có nhân quả, trong đêm dài thường hành mười nghiệp bất thiện.

          “Báng pháp” ở đây chính là tội nghịch thứ hai, bất hiếu với cha mẹ là tội nghịch thứ tư.

 

          (Kinh) Do ngu si, kiêu mạn, cập dĩ tham sân lực, tác như thị chúng tội, ngă kim tất sám hối.

          ()由愚癡憍慢及以貪瞋力作如是眾罪我今悉懺悔

          (Kinh: Do ngu si, kiêu mạn, cùng với sức tham, sân, tạo các tội như thế, con nay đều sám hối).

 

          Tán rằng: Điều thứ mười hai là sám hối do tam bất thiện căn (tham, sân, si) mà tạo ác nghiệp. Nói “kiêu mạn” là do si bất thiện căn dấy lên; v́ thế, nêu kèm theo. Lại dựa theo khoa đầu tiên, đây chính là bài tụng nhằm kết lại: Các tội đă tạo như trên đều sám hối.

 

          (Kinh) Ngă ư thập phương giới, cúng dường vô số Phật, đương nguyện bạt chúng sanh, linh ly chư khổ nạn. Nguyện nhất thiết hữu t́nh, giai linh trụ Thập Địa, phước trí viên măn dĩ, thành Phật đạo quần mê.

          ()我於十方界供養無數佛當願拔眾生令離諸苦難願一切有情皆令住十地福智圓滿已成佛導群迷

          (Kinh: Con trong mười phương cơi, cúng dường vô số Phật, sẽ nguyện cứu chúng sanh, khiến ĺa các khổ nạn. Nguyện hết thảy hữu t́nh, đều trụ trong Thập Địa, phước trí đă viên măn, thành Phật, dẫn quần mê).

 

          Tán rằng: Chín bài tụng kế đó là phần phát nguyện. Nguyện dùng Hậu Trí (Hậu Đắc Trí), hoặc dục giải thù thắng để làm tự tánh của nguyện. Đă lễ kính nêu bày, cũng khởi tam nghiệp làm Thể; sau đấy, dùng trí, dục, và nguyện làm tự tánh của nguyện. Nguyện nơi thân và ngữ đă dấy lên, nguyện nơi ư nghiệp cũng tương ứng khởi theo. V́ thế, đều gọi là Nguyện. Nếu không, sao lại gồm thâu? Trong phần này, chia thành ba đoạn:

          - Hai bài tụng đầu nói về chuyện lợi lạc chúng sanh.

          - Một bài tụng về nguyện khiến cho chúng sanh ĺa khổ.

          - Một bài tụng nguyện làm cho họ được vui.

 

          (Kinh) Ngă vị chư chúng sanh, khổ hạnh bách thiên kiếp, dĩ đại trí huệ lực, giai linh xuất khổ hải. Ngă vị chư hàm thức, diễn thuyết thậm thâm kinh, tối thắng Kim Quang Minh, năng trừ chư ác nghiệp.

          ()我為諸眾生苦行百千劫以大智慧力皆令出苦海我為諸含識演說甚深經最勝金光明, 能除諸惡業

          (Kinh: Con v́ các chúng sanh, khổ hạnh trăm ngàn kiếp, dùng sức đại trí huệ, khiến đều thoát biển khổ. Con v́ các hàm thức, diễn nói kinh rất sâu, Kim Quang Minh tối thắng, hay trừ các ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế đó nói về nguyện khởi hạnh. Một bài tụng là phát nguyện v́ chúng sanh mà tu phước trí, bài tụng kia là nguyện v́ chúng sanh nói chánh pháp.

 

          (Kinh) Nhược nhân bách thiên kiếp, tạo chư cực trọng tội, tạm thời năng phát lộ, chúng ác tận tiêu trừ. Y thử Kim Quang Minh, tác như thị sám hối, do tư năng tốc tận, nhất thiết chư khổ nghiệp. Thắng định bách thiên chủng, bất tư nghị Tổng Tŕ, Căn, Lực, Giác, Đạo, Chi, tu tập thường vô quyện.

          ()若人百千劫造諸極重罪暫時能發露眾惡盡消除依此金光明作如是懺悔由斯能速盡一切諸苦業勝定百千種不思議總持根力覺道支修習常無倦

          (Kinh: Nếu ai trăm ngàn kiếp, tạo các tội cực nặng, tạm thời hay phát lộ, các ác đều tiêu sạch. Nương Kim Quang Minh này, hành sám hối như thế, do vậy mau chóng sạch, hết thảy các nghiệp khổ. Trăm ngàn thứ Thắng Định, Tổng Tŕ chẳng nghĩ bàn, Căn, Lực, Giác, Đạo, Chi, tu tập thường chẳng mệt).

 

          Tán rằng: Ba bài tụng kế đó là nguyện người khác tu hành. Hai bài tụng đầu là nguyện khuyên người khác diệt ác. Bài tụng cuối là khuyên người khác tu thiện.

 

          (Kinh) Ngă đương chí Thập Địa, cụ túc trân bảo xứ, viên măn Phật công đức, tế độ sanh tử lưu. Ngă ư chư Phật hải, thậm thâm công đức tạng, diệu trí nan tư nghị, giai linh đắc cụ túc.

          ()我當至十地具足珍寶處圓滿佛功德濟度生死流我於諸佛海甚深功德藏妙智難思議皆令得具足

          (Kinh: Con sẽ đạt Thập Địa, chỗ đầy đủ trân bảo, công đức Phật viên măn, tế độ phường sanh tử. Con trong biển chư Phật, tạng công đức rất sâu, diệu trí khó nghĩ bàn, khiến đều được đầy đủ).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế đó là nguyện cái quả của chính ḿnh viên măn. Bài tụng thứ nhất là nguyện cái nhân được viên măn để lợi lạc chúng sanh. Bài tụng sau là nguyện cái quả viên măn tự trọn đủ. Tuy nói chung cho ta lẫn người, nhưng nay cốt ư là khiến cho ta tự trọn đủ. Trước đó đă nguyện khiến cho chúng sanh trụ trong Thập Địa, phước trí viên măn tức là đă thành Phật, hướng dẫn quần mê đă xong.

 

5.4.4.2.2.2.2.2.2. Sám hối Nghiệp Chướng

 

          (Kinh) Duy nguyện thập phương Phật, quán sát hộ niệm ngă, giai dĩ đại bi tâm, ai thọ ngă sám hối.

          ()唯願十方佛觀察護念我皆以大悲心哀受我懺悔

          (Kinh: Kính mong mười phương Phật, quan sát hộ niệm con, đều dùng tâm đại bi, thương nhận con sám hối).

 

          Tán rằng: Kế đó có mười ba bài tụng. Đoạn “phục thứ” thứ hai phần nhiều là sám hối nghiệp chướng. Kinh văn chia thành bốn đoạn:

          - Mười bài tụng đầu nhằm nói về sám hối.

          - Một bài tụng kế đó nói tùy hỷ,

          - Một bài tụng nói về phát nguyện.

          - Bài tụng cuối cùng là hồi hướng.

          Trong tiểu đoạn sám hối, lại chia thành ba phần. Đây là bài tụng thứ nhất “xin gia hộ và trần thuật ư nương tựa”.

 

          (Kinh) Ngă ư đa kiếp trung, sở tạo chư ác nghiệp, do tư sanh khổ năo, ai mẫn nguyện tiêu trừ.

          ()我於多劫中所造諸惡業由斯生苦惱哀愍願消除

          (Kinh: Con đă trong nhiều kiếp, gây tạo các ác nghiệp; do vậy, sanh khổ năo, nguyện xót thương tiêu trừ).

 

          Tán rằng: Kế đó là tám bài tụng nói về sám hối. Lại chia thành bốn đoạn, bài tụng thứ nhất này nêu chung sự sám nguyện.

 

          (Kinh) Ngă tạo chư ác nghiệp, thường sanh ưu bố tâm, ư tứ oai nghi trung, tằng vô hoan lạc tưởng.

          ()我造諸惡業常生憂怖心於四威儀中曾無歡樂想

          (Kinh: Con tạo các ác nghiệp, thường sanh ḷng sợ lo, trong bốn thứ oai nghi, chưa từng nghĩ vui sướng).

 

          Tán rằng: Bài tụng kế đó, trần thật chính ḿnh lo nghĩ sâu đậm.

 

          (Kinh) Chư Phật cụ đại bi, năng trừ chúng sanh bố, nguyện thọ ngă sám hối, linh đắc ly ưu khổ.

          ()諸佛具大悲能除眾生怖願受我懺悔令得離憂苦

          (Kinh: Chư Phật trọn đại bi, trừ sợ cho chúng sanh, xin cho con sám hối, khiến được ĺa ưu khổ).

 

          Tán rằng: Xin nguyện, hứa hối cải.

 

          (Kinh) Ngă hữu Phiền Năo Chướng, cập dĩ chư báo nghiệp, nguyện dĩ đại bi thủy, tẩy trạc linh thanh tịnh.

          ()我有煩惱障及以諸報業願以大悲水洗濯令清淨

          (Kinh: Con có Phiền Năo Chướng, cùng với các báo nghiệp, nguyện dùng nước đại bi, gột rửa khiến thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Năm bài tụng kế đó là nguyện sám hối hầu trừ diệt. Lại chia thành bốn đoạn, bài tụng thứ nhất này là nguyện sám hối diệt trừ tam chướng. Phật dùng đại bi diệt lửa tam chướng, lại trừ tội cấu; v́ thế, sánh ví [đại bi] như nước.

 

          (Kinh) Ngă tiên tác chư tội, cập hiện tạo ác nghiệp, chí tâm giai phát lộ, hàm nguyện đắc quyên trừ. Vị lai chư ác nghiệp, pḥng hộ linh bất khởi, thiết linh hữu vi giả, chung bất cảm phú tàng.

          ()我先作諸罪及現造惡業至心皆發露咸願得蠲除未來諸惡業防護令不起設令有違者終不敢覆藏

          (Kinh: Con trước tạo các tội, và ác nghiệp nay tạo, đều chí tâm phơi bày, đều nguyện trừ sạch hết. Các ác nghiệp vị lai, ngăn ngừa khiến chẳng khởi, nếu như có trái phạm, trọn chẳng dám che giấu).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế tiếp là nguyện sám hối tội trong ba đời. “Quyên” () cũng là Trừ. Tội đă tạo trong quá khứ và hiện tại đều sám hối, nguyện trừ diệt. Vị lai chưa tạo tội, nguyện sám hối, ngăn ngừa, khiến cho chúng chẳng dấy lên.

 

          (Kinh) Thân tam, ngữ tứ chủng, ư nghiệp phục hữu tam, hệ phược chư hữu t́nh, vô thỉ hằng tương tục. Do tư tam chủng hạnh, tạo tác thập ác nghiệp, như thị chúng đa tội, ngă kim giai sám hối.

          ()身三語四種意業復有三繫縛諸有情無始恒相續由斯三種行造作十惡業如是眾多罪我今皆懺悔

          (Kinh: Thân ba, ngữ bốn loại, ư nghiệp lại có ba, trói buộc các hữu t́nh. Vô thỉ luôn liên tục. Do ba loại hạnh ấy, tạo tác mười nghiệp ác, các tội nhiều như thế, con nay đều sám hối).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế tiếp là sám hối tội nơi tam nghiệp, tức là giống như quyển thứ tư của bộ Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận[6] giảng về sám hối như sau: “Ba lần ba hợp thành chín loại, từ ba thứ phiền năo mà khởi”. “Hợp thành chín loại” tức là ba nghiệp trên đây cùng với ba đời, và ba thứ báo nghiệp, tức là thuận sanh hiện hậu thọ nghiệp[7], hợp thành chín thứ. Nay cộng thêm ba chướng, loại trừ ba thứ báo nghiệp. Kinh này nói theo tổng, c̣n luận ấy (Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận) nói theo “thọ” (hứng chịu), [cho nên] có khác biệt. V́ thế, đều thành chín, nhưng đôi bên chẳng mâu thuẫn. Chín thứ ấy đều từ tham, sân, si khởi, nên nói là “tùng tam phiền năo khởi” (từ ba phiền năo mà khởi).

          Luận ấy lại nêu câu hỏi: “Trong ba thứ thuận thọ, có định và bất định, cớ sao sám hối mà trừ được?” Luận ấy đáp rằng: “Cũng chẳng phải là đều diệt. Nếu là định báo (quả báo nhất định phải lănh chịu), nguyện dùng thân hiện tại đền bồi. Đó cũng chính là dựa theo báo cố định, nhưng thời bất định[8] để nói. Nếu thời và báo đều cố định, sẽ chẳng bàn đến. Xét theo trung dung sám hối mà nói, nếu có thể tăng thượng sám, tội sẽ đều trừ”. Kinh Niết Bàn dạy: “Nhược nhập ngă pháp, tức bất quyết định” (Nếu vào trong pháp của ta, tức là chẳng quyết định). Luận Du Già Sư Địa lại nói: “Dựa theo kẻ chưa giải thoát mà kiến lập báo cố định”. Điều này có nghĩa là xét theo kẻ chưa gieo phần giải thoát, dựa theo đó mà lập ra định báo nghiệp (nghiệp dẫn đến quả báo cố định). Nếu đối với người đă gieo phần giải thoát, nói chung là bất định. Nếu chẳng vậy, sao hữu t́nh lại có thể tu trong ba đời bèn nhập thánh? Chẳng phải là đều chỉ có quả báo cố định trong ba đời! Ư nghĩa của mười nghiệp đạo như trong phần Biệt Chương [của luận ấy đă nói].

 

          (Kinh) Ngă tạo chư ác nghiệp, khổ báo đương tự thọ, kim ư chư Phật tiền, chí thành giai sám hối.

          ()我造諸惡業苦報當自受今於諸佛前至誠皆懺悔

          (Kinh: Con tạo các ác nghiệp, sẽ tự chịu khổ báo, nay đối trước chư Phật, đều chí thành sám hối).

 

          Tán rằng: Bài tụng kế đó thuộc về phần tự kết lại sự sám hối.

 

          (Kinh) Ư thử Thiệm Bộ châu, cập tha phương thế giới, sở hữu chư thiện nghiệp, kim ngă giai tùy hỷ.

          ()於此贍部洲及他方世界所有諸善業今我皆隨喜

          (Kinh: Trong Thiệm Bộ châu này, và thế giới phương khác, tất cả các thiện nghiệp, nay con đều tùy hỷ).

 

          Tán rằng: Trong đoạn “phục thứ” thứ hai, điều thứ hai là tùy hỷ. “Tùy” là thuận theo, “hỷ” là vui mừng. “Tùy” dùng ba pháp Tín, Dục, và Thắng Giải làm Thể. Do đó, Thành Duy Thức viết: “Nếu xét theo sự ấn khả th́ Thể chính là thắng giải. Nếu xét theo sự ưa thích th́ Thể chính là dục”. Nhẫn đă là cái nhân của Tín, Dục chính là cái quả của Tín. V́ thế, Tín và nhân quả là Thể của Tùy. Hỷ tức là hỷ thọ (vui mừng tiếp nhận), hoặc Hỷ ấy chưa ắt phải là hỷ thọ, nhưng trong mỗi tâm niệm luôn tụ tập, giả lập sự vui mừng, cho nên gọi là Hỷ. Hoặc [có thể hiểu Hỷ] là chẳng ganh ghét. V́ thế, Hỷ vô lượng, dùng “chẳng ganh ghét” làm Thể. Cách giải thích ấy là đúng. Do Tùy mà sanh ra Hỷ, tức là Hỷ do Tùy, hoặc là vừa tùy vừa hỷ, bèn gọi là Tùy Hỷ.

 

          (Kinh) Nguyện ly thập ác nghiệp, tu hành Thập Thiện đạo, an trụ Thập Địa trung, thường kiến thập phương Phật.

          ()願離十惡業修行十善道安住十地中常見十方佛

          (Kinh: Nguyện ĺa mười ác nghiệp, tu hành Thập Thiện đạo, an trụ trong Thập Địa, thường thấy mười phương Phật).

 

          Tán rằng: Phần thứ ba là phát nguyện.

 

          (Kinh) Ngă dĩ thân, ngữ, ư, sở tu phước trí nghiệp, nguyện dĩ thử thiện căn, tốc thành vô thượng huệ.

          ()我以身語意所修福智業願以此善根速成無上慧

          (Kinh: Con dùng thân, ngữ, ư, tu tập nghiệp phước trí, nguyện dùng thiện căn ấy, mau thành vô thượng huệ).

 

          Tán rằng: [Đây là] hồi hướng, dùng Hậu Đắc Trí làm Thể. Lại có thể hiểu rằng: Hai bài tụng đều là phát nguyện, trước là nhân, sau là quả.

 

5.4.4.2.2.2.2.3. Sám hối Báo Chướng

 

          (Kinh) Ngă kim thân đối Thập Lực tiền, phát lộ chúng đa khổ nạn sự.

          ()我今親對十力前發露眾多苦難事

          (Kinh: Con nay đối trước đấng Thập Lực, bộc bạch rất nhiều chuyện khổ nạn).

 

          Tán rằng: Bốn mươi hai bài tụng sau đây chính là đoạn “phục thứ” thứ ba, giảng cặn kẽ sám nguyện, phần nhiều là sám hối Báo Chướng. Kinh văn chia thành năm đoạn:

          - Bốn bài tụng đầu là hối lỗi.

          - Mười một bài tụng kế đó, tán thán công đức của Phật.

          - Hai mươi lăm bài tụng kế đó là phát nguyện.

          - Bài tụng kế đó là tùy hỷ.

          - Bài tụng kế đó là hồi hướng.

          Trong phần đầu là Sám Hối, kinh văn lại chia thành ba phần. Nửa bài tụng đầu tiên là nêu chung sự quy kính, dốc ḷng thành.

 

          (Kinh) Phàm ngu mê hoặc tam hữu nạn, hằng tạo cực trọng ác nghiệp nạn, ngă sở tích tập dục tà nạn, thường khởi tham ái lưu chuyển nạn, ư thử thế gian đam trước nạn, nhất thiết ngu phu phiền năo nạn, cuồng tâm tán động điên đảo nạn. Cập dĩ thân cận ác hữu nạn, ư sanh tử trung tham nhiễm nạn, sân si ám độn tạo tội nạn, sanh bát vô hạ ác xứ nạn, vị tằng tích tập công đức nạn.

          ()凡愚迷惑三有難恒造極重惡業難我所積集欲邪難常起貪愛流轉難於此世間耽著難一切愚夫煩惱難狂心散動顛倒難及以親近惡友難於生死中貪染難瞋癡暗鈍造罪難生八無暇惡處難未曾積集功德難

            (Kinh: Nạn phàm phu mê hoặc ba cơi, nạn luôn tạo ác nghiệp cực nặng, nạn do ngă sở chất chứa dục, nạn thường khởi tham ái lưu chuyển, nạn đắm chấp chốn thế gian này, nạn hết thảy ngu phu phiền năo, nạn tâm cuồng tán loạn, điên đảo, và nạn thân cận bạn bè ác, nạn tham nhiễm trong chốn sanh tử, nạn sân, si, ngu tối tạo tội, nạn sanh ác xứ “tám chẳng nhàn”, nạn chưa từng tích tập công đức).

 

          Tán rằng: Ở đây, ba bài tụng để nói riêng về sám hối các nạn. Mười hai câu trong ba bài tụng, cứ mỗi câu là một nạn:

          - Một, nạn phàm phu chẳng thông hiểu khổ quả.

          - Hai, nạn luôn tạo ác nghiệp trong thời gian dài.

          - Ba, nạn tích tập do chấp trước ngă sở.

          - Bốn, nạn do tham mà lưu chuyển trong tam giới.

          - Năm, nạn do tham đắm lạc quả trong thế gian.

          - Sáu, nạn do nương vào thân phàm, dấy khởi Hoặc.

          - Bảy, nạn do tà tâm mà dấy động cái tâm tán loạn, xao động, điên đảo.

          - Tám, nạn bị bạn ác thâu tóm.

          - Chín, nạn do chẳng hiểu sanh tử, bị đắm nhiễm.

          - Mười, nạn do tam độc mà tạo tội.

          - Mười một, nạn ác báo do sanh vào chốn “vô hạ” (chẳng an nhàn)[9].

          - Mười hai, nạn do từ vô thỉ chưa từng gieo nhân lành.

          Điều này có nghĩa là do ác nghiệp nên sanh vào chốn vô hạ. Do chẳng tu thiện mà dấy lỗi. Do vậy, nay đều sám.

 

          (Kinh) Ngă kim giai ư Tối Thắng tiền, sám hối vô biên tội ác nghiệp.

          ()我今皆於最勝前懺悔無邊罪惡業

          (Kinh: Con nay đối trước đấng Tối Thắng, sám hối vô biên tội ác nghiệp).

 

          Tán rằng: Từ nửa sau bài tụng này trở đi là sám hối các lầm lỗi.

 

          (Kinh) Ngă kim quy y chư Thiện Thệ, ngă lễ đức hải Vô Thượng Tôn, như đại kim sơn chiếu thập phương, duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.

          ()我今歸依諸善逝我禮德海無上尊如大金山照十方唯願慈悲哀攝受

          (Kinh: Con nay quy y các Thiện Thệ, con lễ đức Vô Thượng biển đức, như núi vàng to chiếu mười phương, kính nguyện từ bi thương nhiếp thọ).

 

          Tán rằng: Mười một bài tụng từ đây trở đi tán thán công đức của Phật. Kinh văn chia thành ba phần:

          - Bài tụng thứ nhất nêu chung về sự lễ tán.

          - Năm bài tụng kế tiếp là thuận theo từng phần công đức thấy được mà tán thán.

          - Năm bài tụng cuối tán thán Phật đức hiển lộ vô cùng.

          Bài tụng này thuộc phần thứ nhất.

 

          (Kinh) Thân sắc kim quang tịnh vô cấu, mục như thanh tịnh cám lưu ly, cát tường oai đức danh xưng tôn, đại bi huệ nhật trừ chúng ám.

          ()身色金光淨無垢目如清淨紺瑠璃吉祥威德名稱尊大悲慧日除眾闇

          (Kinh: Thân sắc kim quang sạch, chẳng nhơ. Mắt như lưu ly biếc thanh tịnh. Đấng danh xưng oai đức cát tường, huệ nhật đại bi trừ các tối).

 

          Tán rằng: Thuận theo công đức đă trông thấy để tán thán. Tán thán mười ba loại đức. Ở đây có bốn ư:

          - Câu thứ nhất tán thán phẩm đức thân thể có kim quang.

          - Câu kế tiếp tán thán phẩm đức mắt biếc thanh tịnh.

          - Câu kế tiếp tán thán phẩm đức về oai thế và thanh danh.

          - Câu cuối cùng tán thán phẩm đức bi trí phá trừ tối tăm.

 

          (Kinh) Phật nhật quang minh thường phổ biến, thiện tịnh vô cấu ly chư trần, Mâu Ni nguyệt chiếu cực thanh lương, năng trừ chúng sanh phiền năo nhiệt.

          ()佛日光明常普遍善淨無垢離諸塵牟尼月照極清涼能除眾生煩惱熱

          (Kinh: Phật nhật quang minh thường trọn khắp, lành, sạch, vô cấu, ĺa các trần, trăng Mâu Ni chiếu tột trong mát, trừ nóng phiền năo cho chúng sanh).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai đức: Nửa đầu của bài tụng tán thán đức “trí trọn khắp, ĺa nhiễm”. Nửa sau bài tụng thán đức “khiến cho [chúng sanh] chứng Niết Bàn”. Đức Mâu Ni có thể dùng Niết Bàn thanh lương để trừ nóng bức phiền năo của chúng sanh.

 

          (Kinh) Tam thập nhị tướng biến trang nghiêm, bát thập tùy hảo giai viên măn, phước đức nan tư vô dữ đẳng, như nhật lưu quang chiếu thế gian.

          ()三十二相遍莊嚴八十隨好皆圓滿福德難思無與等如日流光照世間

          (Kinh: Ba mươi hai tướng trang nghiêm khắp, tám mươi tùy hảo đều viên măn, phước đức khó nghĩ không chi sánh, như vầng dương rực chiếu cơi đời).

 

          Tán rằng: Ở đây có ba đức. Nửa bài tụng đầu tán thán đức “ba mươi hai tướng”. Câu kế tiếp tán thán đức “tám mươi tùy hảo”. Nửa sau bài tụng tán thán đức “thành tựu hữu t́nh”. Như Đại Trang Nghiêm Luận nói: “Ví như vầng mặt trời rạng rỡ, phát tâm tương ứng với Tứ Nhiếp cũng giống như thế. Như mặt trời khiến cho ngũ cốc chín rộ, thành tựu chúng sanh”. Cũng như kinh Tăng Nhất A Hàm (Ekottara-āgama) dạy: “Nhật xuất hữu tứ sự: Nhất giả, nhật xuất thời, chúng minh tất trừ. Nhị, nông phu tác vụ. Tam, bách điểu tất minh. Tứ, anh nhi đề khốc. Phật cáo chư tỳ-kheo: - Nhược nhật xuất thời, chúng minh trừ giả, dụ Phật xuất thế, trừ khử si ám, mỵ bất minh chiếu nhân dân chi loại. Phổ cộng tác điền giả, thí đàn việt thí chủ tùy thời cung cấp y phục, ẩm thực, sàng tịch, ngọa cụ, bệnh duyên y dược. Bách điểu minh giả, thí như cao đức chư pháp sư đẳng, năng vị tứ chúng, thuyết vi diệu pháp. Anh nhi đề giả, thử dụ tệ ma kiến Phật xuất thế, tâm đại sầu năo” (Mặt trời mọc lên có bốn sự: Một, khi mặt trời mọc, các tối tăm đều trừ. Hai, nông phu làm lụng. Ba, trăm loài chim đều kêu. Bốn là trẻ nhỏ khóc lóc. Đức Phật bảo các tỳ-kheo: “Như khi mặt trời mọc, các tối tăm đều trừ, ví như Phật xuất thế, trừ khử si ám, không ǵ chẳng soi sáng các loài nhân dân. Cùng nhau làm ruộng là ví như đàn việt thí chủ tùy thời cung cấp y phục, thức ăn, giường chiếu, đồ trải nằm, các thuốc men khi bệnh tật. Trăm chim kêu là ví như các pháp sư đức hạnh cao quư có thể v́ tứ chúng nói pháp vi diệu. Trẻ nhỏ khóc là ví như loài ma hèn tệ thấy Phật xuất thế, tâm hết sức sầu năo”).

 

          (Kinh) Sắc như lưu ly tịnh vô cấu, do như măn nguyệt xử hư không, diệu pha lê vơng ánh kim khu, chủng chủng quang minh dĩ nghiêm sức.

          ()色如瑠璃淨無垢猶如滿月處虛空妙玻瓈網映金軀種種光明以嚴飾

          (Kinh: Sắc như lưu ly sạch, vô cấu. Giống như trăng tṛn giữa hư không. Lưới pha lê đẹp rực thân vàng, các thứ quang minh để trang nghiêm).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai đức. Nửa đầu bài tụng tán thán đức “thuận theo cảm ứng mà hiện” như trong phẩm Nguyệt Dụ (thí dụ về mặt trăng) của kinh Niết Bàn đă nói về trăng tṛn hay trăng bán nguyệt. Nửa sau bài tụng tán thán đức diễm vơng trang nghiêm” (lưới lửa sáng rực trang nghiêm). “Diệu pha-lê, bạch hồng sắc” (Diệu pha lê sắc trắng chen hồng), như kinh Pháp Hoa nói: “Như tịnh lưu ly trung, nội hiện chân kim tượng” (như trong lưu ly sạch, hiện h́nh tượng vàng ṛng) v.v…

 

          (Kinh) Ư sanh tử khổ bộc lưu nội, lăo bệnh ưu sầu thủy sở phiêu, như thị khổ hải nan kham nhẫn, Phật nhật thư quang linh vĩnh kiệt.

          ()於生死苦暴流內老病憂愁水所漂如是苦海難堪忍佛日舒光令永竭

          (Kinh: Ở trong ḍng thác sanh tử khổ, nước già bệnh, ưu sầu cuốn trôi, biển khổ như thế khó chịu đựng, Phật nhật tỏa sáng, măi khô cạn).

 

          Tán rằng: Bài tụng này tán thán đức “đoạn sanh tử cho người khác”. Nói “bộc lưu” tức bốn ḍng thác:

          - Một là ḍng thác Dục, tức Tu Hoặc trong Dục Giới.

          - Hai là Hữu, tức Tu Hoặc trong hai giới trên (Sắc Giới và Vô Sắc Giới).

          - Ba là Kiến, tức phiền năo thuộc Kiến Đạo trong tam giới.

          - Bốn là ḍng thác vô minh, tức Kiến Tu Vô Minh trong tam giới.

          Xét theo đó, ba thứ đầu đều là trừ vô minh, nhưng trong các luận đều nói Hoặc là ḍng thác; đó là xét theo nhân. Ở đây nói nỗi khổ sanh tử là ḍng thác, tức là bàn theo quả. Hoặc có thể hiểu nhân quả gọi gộp chung là sanh tử”. Lăo bệnh ưu sầu cuốn trôi, nhấn ch́m hữu t́nh như ḍng thác, sâu rộng khó vượt qua như biển khổ. Quyển thứ bảy mươi của luận Du Già Sư Địa nói: “Năm pháp tương tự biển cả sanh tử, được gọi là ‘biển cả’: Một, nơi chốn không bờ bến tương tự. Hai, rất sâu tương tự. Ba, khó vượt qua tương tự. Bốn, chẳng thể ăn tương tự. Điều này có nghĩa là biển cả đều khổ, đều chẳng thể ăn. Sanh tử cũng thế, đều chẳng thể vui. Năm là ‘chốn để các món báu lớn nương vào’ tương tự (ư nói: Hết thảy các báu đều [xuất phát] từ biển, ở trong sanh tử th́ mới đạt được công đức của tam thừa)”. Trong năm nghĩa ấy, do bốn nghĩa đầu mà nói “nan kham nhẫn” (khó chịu đựng). Ánh sáng của mặt trời trí huệ chiếu rực, khiến cho [biển khổ sanh tử] khô cạn.

 

          (Kinh) Ngă kim khể thủ Nhất Thiết Trí, tam thiên thế giới hy hữu tôn, quang minh hoảng diệu tử kim thân, chủng chủng diệu hảo giai nghiêm sức.

          ()我今稽首一切智三千世界希有尊光明晃耀紫金身種種妙好皆嚴飾

          (Kinh: Con nay kính lễ Nhất Thiết Trí, đấng hy hữu trong cơi tam thiên, quang minh chói lọi thân tử kim, các thứ diệu hảo đều trang nghiêm).

 

          Tán rằng: Năm bài tụng kế đó tán thán “hiển hiện phẩm đức vô cùng. Chia thành hai phần, phần này là quy mạng, kính lễ, tán thán chung.

 

          (Kinh) Như đại hải thủy lượng nan tri, đại địa vi trần bất khả sổ, như Diệu Cao sơn phả xứng lượng, diệc như hư không vô hữu tế. Chư Phật công đức diệc như thị. Nhất thiết hữu t́nh bất năng tri. Ư vô lượng kiếp đế tư duy, vô hữu năng tri đức hải ngạn, tận thử đại địa chư sơn nhạc, tích như vi trần năng toán tri. Mao đoan trích hải thượng khả lượng, Phật chi công đức vô năng sổ. Nhất thiết hữu t́nh giai cộng tán, Thế Tôn danh xưng chư công đức, thanh tịnh tướng hảo diệu trang nghiêm, bất khả xưng lượng tri phận tề.

          ()如大海水量難知大地微塵不可數如妙高山叵稱量亦如虛空無有際諸佛功德亦如是一切有情不能知於無量劫諦思惟無有能知德海岸盡此大地諸山嶽析如微塵能算知毛端渧海尚可量佛之功德無能數一切有情皆共讚世尊名稱諸功德清淨相好妙莊嚴不可稱量知分齊

          (Kinh: Như nước biển cả khó biết lượng, đại địa vi trần chẳng thể đếm. Như núi Diệu Cao há cân lường? Cũng như hư không chẳng ngằn mé. Công đức chư Phật cũng như thế, hết thảy hữu t́nh chẳng biết nổi! Trong vô lượng kiếp suy nghĩ kỹ, chẳng ai biết được mé biển đức. Hết thảy núi non trong đại địa, nghiền thành vi trần, tính nổi số, giọt nước đầu lông c̣n tính được, công đức của Phật chẳng thể đếm. Hết thảy hữu t́nh cùng ca ngợi, danh xưng, công đức của Thế Tôn, tướng hảo thanh tịnh, diệu trang nghiêm, chẳng thể tính kể, biết ngằn mé).

 

          Tán rằng: Bốn bài tụng kế đó, trần thuật các đức để tán thán riêng. Bốn bài tụng là bốn đoạn:

          - Bài tụng thứ nhất tán thán công đức của Phật vượt ngoài thí dụ.

          - Bài tụng kế tiếp tán thán công đức ấy vượt ngoài sự suy tính thuộc về t́nh kiến.

          - Bài tụng kế tiếp tán thán công đức ấy vượt ngoài sự tính toán.

          - Bài tụng kế tiếp tán thán công đức ấy chẳng thể diễn tả được!

          Đại để, giống như bốn phần “vượt quá” được nói trong Kim Cang Bát Nhă Kinh Luận. Lại nữa, bài tụng thứ nhất có thể hiểu là theo thứ tự tán thán Tứ Đức thường, lạc, ngă, tịnh của Phật, hoặc gộp chung cả bốn đức. Có bốn loại:

          - Một, đức sâu như biển.

          - Hai, đức nhiều như bụi.

          - Ba, đức cao như núi.

          - Bốn, đức rộng như hư không.

          Như quyển thứ tư kinh Bảo Vân[10] đă nói: “Bồ Tát phục hữu thập pháp, thí như đại hải. Hà đẳng vi thập? Nhất thị đại bảo tạng, nhị thâm quảng nan độ, tam quảng đại vô biên, tứ thứ đệ tiệm thâm, ngũ bất dữ phiền năo đồng xứ nhi túc, lục tịch diệt nhất tướng, thất chúng lưu cạnh chú giai tất dung thọ, bát triều bất thất thời, cửu năng vị tha nhân tác đại quy xứ, thập nhi vô kiệt tận. Vân hà thị đại bảo tạng? Diệc như đại hải, chúng bảo xuất trung, nhân thủ bất giảm. Bồ Tát diệc nhĩ, vô biên chúng sanh tín tâm tu hành, công đức bảo tạng diệc phục bất giảm. Thí như đại hải thâm quảng nan độ, Bồ Tát diệc nhĩ, trí độ đại hải thiên ma, ngoại đạo vô năng độ giả. Như hải vô biên, Bồ Tát diệc nhĩ, công đức trí huệ quảng đại vô biên. Như hải tiệm thâm, Bồ Tát diệc nhĩ, thành Nhất Thiết Chủng Trí dĩ tiệm chuyển thâm. Thí như đại hải bất túc tử thi, Bồ Tát pháp hải nhất thiết kết lậu phiền năo tử thi, cập ác tri thức diệc bất đồng túc. Thí như đại hải, chúng lưu chú trung, giai đồng nhất vị, Bồ Tát diệc nhĩ, nhất thiết công đức chí Chủng Trí hải, diệc đồng nhất vị. Thí như đại hải năng dung chúng lưu, nhiên bất tăng giảm, Bồ Tát diệc nhĩ, thính thọ nhất thiết Phật pháp, diệc vị chúng thuyết, nhi vô tăng giảm. Thí như đại hải, triều bất thất thời, Bồ Tát diệc nhĩ, ư sở thành tựu chúng sanh, diệc triều bất quá hạn. Thí như đại hải nhất thiết đại thân y chỉ quật trạch, Bồ Tát diệc nhĩ, vi nhất thiết đại tâm chúng sanh tác y chỉ quật trạch. Thí như đại hải vô hữu cùng tận, Bồ Tát diệc nhĩ, vi nhất thiết chúng sanh tùy ưng thuyết pháp, vô hữu cùng tận” (Bồ Tát lại có mười pháp ví như biển cả. Những ǵ là mười? Một là kho báu lớn, hai là sâu rộng khó vượt qua, ba là rộng lớn vô biên, bốn là lần lượt sâu dần, năm là chẳng ở chung với phiền năo, sáu là nhất tướng tịch diệt, bảy là các gịng nước đua nhau đổ vào mà [biển] đều dung nạp, tám là thủy triều chẳng sai thời, chín là có thể làm chỗ quy y to lớn cho người khác, mười là chẳng cùng kiệt. Thế nào là kho báu lớn? Cũng như biển cả sanh ra các thứ báu, người lấy chẳng giảm. Bồ Tát cũng thế, vô biên chúng sanh tín tâm tu hành, kho báu công đức cũng lại chẳng giảm. Ví như biển cả sâu rộng khó vượt qua, Bồ Tát cũng thế, thiên ma, ngoại đạo chẳng thể vượt qua biển cả trí độ. Như biển không có bờ mé, Bồ Tát cũng thế, công đức trí huệ rộng lớn vô biên. Như biển sâu dần, Bồ Tát cũng thế, thành Nhất Thiết Chủng Trí chuyển thành sâu dần. Ví như biển cả chẳng chứa xác chết, hết thảy xác chết kết lậu phiền năo và ác tri thức cũng chẳng thể cùng ở trong biển pháp của Bồ Tát. Ví như biển cả, các gịng nước đổ vào đều [trở thành] cùng một vị, Bồ Tát cũng thế, hết thảy công đức vào biển Chủng Trí cũng đều có cùng một vị. Ví như biển cả có thể dung nạp các gịng chảy, nhưng chẳng tăng giảm, Bồ Tát cũng thế, nghe nhận hết thảy Phật pháp, cũng v́ đại chúng nói, nhưng chẳng tăng giảm. Ví như biển cả thủy triều chẳng trái thời, Bồ Tát cũng thế, đối với chuyện thành tựu chúng sanh, thủy triều cũng chẳng quá hạn. Ví như đại hải là sào huyệt nương náu của các chúng sanh thân thể to lớn, Bồ Tát cũng thế, là sào huyệt nương náu cho hết thảy đại tâm chúng sanh. Ví như biển cả chẳng có cùng tận, Bồ Tát cũng thế, v́ hết thảy chúng sanh theo đúng lẽ thuyết pháp chẳng có cùng tận).

          Chuẩn theo ư nghĩa của đoạn kinh văn ấy, tức là nói đến [công đức] của Phật. V́ sao biết? Nói Chủng Trí nhất vịxác chết kết lậu đều chẳng thể chứa! Bồ Tát lưu Hoặc[11] cho tới khi hết Hoặc, do chưa thành Nhất Thiết Chủng Trí. Nói “Bồ Tát” tức xét theo cái nhân mà đặt tên, hoặc có thể hiểu là bao gồm nhân quả. Do có mười nghĩa ấy, cho nên tán thán “giống như biển”. Nay kinh này xét theo ư nghĩa thứ ba, tức “nhất vị” giống như biển, những điều khác lược đi, chẳng nhắc tới. Nếu xét theo Đại Trang Nghiêm Luận nói: “Ví như biển cả, phát tâm tương ứng với Nhẫn Ba La Mật cũng giống như thế. Do đối với những kẻ đến trái nghịch, tâm bất động. Ví như đại địa, tối sơ phát tâm cũng giống như thế, do có thể sanh khởi và ǵn giữ hết thảy Phật pháp. Ví như núi chúa, phát tâm tương ứng với Thiền Ba La Mật cũng giống như thế, chúng sanh chẳng thể động v́ bất loạn”. Trong luận ấy, có các thí dụ về Lục Độ, Tứ Nhiếp, Tứ Vô Lượng v.v… Ở đây là thí dụ đại lược về điều thứ ba và thứ tư. “Như không” (như hư không) tức là điều thứ ba “hư không giới tận” trong các câu nói về vô tận của kinh Thập Địa nhằm [khiến cho người nghe] liên tưởng các điều khác.

 

          (Kinh) Ngă chi sở hữu chúng thiện nghiệp, nguyện đắc tốc thành Vô Thượng Tôn.

          ()我之所有眾善業願得速成無上尊

          (Kinh: Tất cả các thiện nghiệp của con, nguyện mau được thành đấng Vô Thượng).

 

          Tán rằng: Hai mươi lăm bài tụng kế đó là phát nguyện, chia thành hai phần:

          - Năm bài tụng đầu là nguyện tự lợi và lợi tha.

          - Hai mươi bài tụng sau đó chỉ là nguyện lợi tha.

          Trong phần thứ nhất, lại chia thành hai phần:

          - Ba bài tụng đầu là nguyện cầu quả.

          - Hai bài tụng sau là nguyện cầu nhân.

          Trong phần thứ nhất, tức nguyện cầu quả, lại gồm hai phần; nửa bài tụng ở đây chính là nguyện cầu quả tự lợi.

 

          (Kinh) Quảng thuyết chánh pháp lợi quần sanh, tất linh giải thoát ư chúng khổ, hàng phục đại lực ma quân chúng, đương chuyển vô thượng chánh pháp luân. Cửu trụ kiếp số nan tư nghị, sung túc chúng sanh cam lộ vị, do như quá khứ chư tối thắng, Lục Ba La Mật giai viên măn, diệt chư tham dục cập sân si, hàng phục phiền năo trừ chúng khổ.

          ()廣說正法利群生悉令解脫於眾苦降伏大力魔軍眾當轉無上正法輪久住劫數難思議充足眾生甘露味猶如過去諸最勝六波羅蜜皆圓滿滅諸貪欲及瞋癡降伏煩惱除眾苦

          (Kinh: Rộng nói chánh pháp lợi quần sanh, khiến đều giải thoát các nỗi khổ. Hàng phục bọn ma quân đại lực, sẽ chuyển chánh pháp luân vô thượng. Kiếp số trụ lâu khó nghĩ bàn, chúng sanh thấm đẫm vị cam lộ, như các đấng tối thắng xưa kia, sáu Ba La Mật đều viên măn, diệt các tham dục và sân, si, hàng phục phiền năo, trừ các khổ).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng rưỡi này là nguyện cầu quả lợi tha. Trong đó, nửa đầu bài tụng là nguyện khiến [cho chúng sanh] đắc Trạch Diệt[12], nửa bài tụng kế đó là nguyện hàng phục thiên ma, nửa bài tụng kế đó nguyện sẽ khiến [cho họ] đắc Niết Bàn, nửa bài tụng kế đó là nguyện khiến cho họ tu Lục Độ, nửa bài tụng kế đó nguyện khiến cho họ trừ sáu món chướng. Lời văn dễ hiểu!

 

          (Kinh) Nguyện ngă thường đắc Túc Mạng Trí, năng ức quá khứ bách thiên sanh, diệc thường ức niệm Mâu Ni Tôn, đắc văn chư Phật thậm thâm pháp. Nguyện ngă dĩ tư chư thiện nghiệp, phụng sự vô biên tối thắng tôn, viễn ly nhất thiết bất thiện nhân, hằng đắc tu hành chân diệu pháp.

          ()願我常得宿命智能憶過去百千生亦常憶念牟尼尊得聞諸佛甚深法願我以斯諸善業奉事無邊最勝尊遠離一切不善因恒得修行真妙法

          (Kinh: Nguyện con thường đắc Túc Mạng Trí, hay nhớ quá khứ trăm ngàn đời, cũng thường nghĩ nhớ đấng Mâu Ni, được nghe pháp chư Phật rất sâu. Nguyện con do các thiện nghiệp này, phụng sự vô biên đấng tối thắng, xa ĺa hết thảy nhân chẳng lành, luôn được tu hành pháp chân diệu).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế đó là nguyện cầu nơi cái nhân. Đại lược có bốn nguyện:

          - Nửa bài tụng đầu là nguyện cầu đắc Túc Mạng Trí.

          - Nửa bài tụng kế tiếp là nguyện cầu lục niệm. Lục Niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên. Ở đây chỉ nêu ra hai điều.

          - Nửa bài tụng kế đó là nguyện cầu bạn lành.

          - Nửa bài tụng sau đó là cầu ĺa ác, tu thiện.

 

          (Kinh) Nhất thiết thế giới chư chúng sanh, tất giai ly khổ đắc an lạc, sở hữu chư căn bất cụ túc, linh bỉ thân tướng giai viên măn.

          ()一切世界諸眾生悉皆離苦得安樂所有諸根不具足令彼身相皆圓滿

          (Kinh: Chúng sanh trong hết thảy thế giới, thảy đều ĺa khổ, được an lạc. Tất cả các căn chẳng trọn đủ, khiến họ thân tướng đều viên măn).

 

          Tán rằng: Hai mươi bài tụng tiếp theo đều chỉ nói về lợi tha. Có hai phần:

          - Mười sáu bài tụng đầu nguyện cho người khác đạt được cái quả thế gian.

          - Bốn bài tụng kế đó là nguyện họ đắc quả xuất thế.

          Trong phần thứ nhất, lại có hai tiểu đoạn:

          - Mười bốn bài tụng đầu là nguyện đắc quả hiện tại.

          - Hai bài tụng sau đó là nguyện đắc quả vị lai.

          Trong cái quả hiện tại, lại chia thành hai phần:

          - Bảy bài tụng đầu là nguyện khiến cho họ ĺa khổ.

          - Bảy bài tụng sau đó là nguyện khiến cho họ được vui.

          Trong phần đầu lại có ba phần; đây là bài kệ tụng đầu tiên nêu chung chuyện dẹp khổ.

 

          (Kinh) Nhược hữu chúng sanh tao bệnh khổ, thân h́nh luy sấu vô sở y, hàm linh bệnh khổ đắc tiêu trừ, chư căn sắc lực giai sung măn.

          ()若有眾生遭病苦身形羸瘦無所依咸令病苦得消除諸根色力皆充滿

          (Kinh: Nếu có chúng sanh bị bệnh khổ, thân h́nh c̣m cơi, không nương tựa, đều khiến bệnh khổ được tiêu trừ, các căn, sắc lực đều sung măn).

 

          Tán rằng: Năm bài tụng rưỡi kế tiếp nói riêng về chuyện ĺa khổ. Có năm ư, bài tụng thứ nhất ở đây nói về chuyện dẹp trừ các nỗi khổ do bệnh tật.

 

          (Kinh) Nhược phạm vương pháp đương h́nh lục, chúng khổ bức bách sanh ưu năo, bỉ thọ như tư cực khổ thời, vô hữu quy y năng cứu hộ.

          ()若犯王法當刑戮眾苦逼迫生憂惱彼受如斯極苦時無有歸依能救護

          (Kinh: Nếu phạm phép vua sắp hành h́nh, các khổ bức bách sanh ưu năo, lúc chịu khổ cùng cực như thế, cứu hộ kẻ không chỗ nương về).

 

          Tán rằng: Ba bài tụng kế đó là điều thứ hai “dẹp trừ nỗi khổ do bị hành h́nh”, có hai ư. Bài tụng thứ nhất [trên đây] nêu ra ư “có khổ mà không ai cứu giúp”.

 

          (Kinh) Nhược thọ tiên, trượng, già, tỏa hệ, chủng chủng khổ cụ thiết kỳ thân, vô lượng bách thiên ưu năo thời, bức bách thân tâm vô tạm lạc, giai linh đắc miễn ư hệ phược, cập dĩ tiên trượng khổ sở sự, tương lâm h́nh giả đắc mạng toàn, chúng khổ giai linh vĩnh trừ tận.

          ()若受鞭杖枷鎖繫種種苦具切其身無量百千憂惱時逼迫身心無暫樂皆令得免於繫縛及以鞭杖苦楚事將臨刑者得命全眾苦皆令永除盡

          (Kinh: Nếu bị roi, gậy, gông, xiềng trói, các thứ h́nh cụ đày đọa thân, lúc vô lượng trăm ngàn ưu năo, bức bách thân tâm chẳng tạm vui, khiến đều thoát khỏi các trói buộc, cùng với roi, gậy, chuyện khổ sở. Sắp bị hành h́nh được toàn mạng, đều khiến các khổ vĩnh viễn hết).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế đó là nguyện đoạn trừ cho họ. Trong đó, một bài tụng rưỡi đầu tiên là nguyện ĺa nỗi khổ “gông, xiềng, roi, gậy”. Nửa bài tụng sau đó là khiến cho họ ĺa khỏi nỗi khổ tàn hại, đoạn mạng!

 

          (Kinh) Nhược hữu chúng sanh cơ khát bức, linh đắc chủng chủng thù thắng vị, manh giả đắc thị, lung giả văn. Bả giả năng hành, á năng ngữ.

          ()若有眾生饑渴逼令得種種殊勝味盲者得視聾者聞跛者能行瘂能語

          (Kinh: Chúng sanh nếu khổ v́ đói khát, khiến được các thứ vị thù thắng, kẻ mù được thấy, điếc được nghe. Kẻ què đi được, câm nói được).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai ư:

          - Điều thứ ba là khiến cho họ ĺa nỗi khổ đói khát.

          - Điều thứ tư là khiến cho họ ĺa nỗi khổ do các căn chẳng đầy đủ.

 

          (Kinh) Bần cùng chúng sanh hoạch bảo tạng, thương khố doanh dật vô sở phạp, giai linh đắc thọ thượng diệu lạc, vô nhất chúng sanh thọ khổ năo.

          ()貧窮眾生獲寶藏倉庫盈溢無所乏皆令得受上妙樂無一眾生受苦惱

          (Kinh: Chúng sanh bần cùng được kho báu, kho đụn đầy tràn chẳng thiếu khuyết, đều được hưởng diệu lạc bậc thượng, không chúng sanh nào bị khổ năo).

 

          Tán rằng: Tiếp đó là nửa đầu bài tụng [nói về điều] thứ năm “khiến cho họ ĺa nỗi khổ bần cùng”; nửa sau bài tụng là kết lại chuyện thứ ba, tức chuyện ĺa khổ.

 

          (Kinh) Nhất thiết nhân thiên giai nhạo kiến, dung nghi ôn nhă, thậm đoan nghiêm, tất giai hiện thọ vô lượng lạc, thọ dụng phong nhiêu, phước đức cụ.

          ()一切人天皆樂見容儀溫雅甚端嚴悉皆現受無量樂受用豐饒福德具

          (Kinh: Hết thảy người, trời đều thích thấy, dáng vẻ ôn nhă, rất đoan nghiêm, thảy đều hiện hưởng vô lượng lạc, thọ dụng dư dật, phước đức vẹn).

 

          Tán rằng: Bảy bài tụng sau đó là nguyện khiến cho người khác được hưởng sự vui sướng. Có mười hai ư, ở đây gồm hai ư:

          - Nửa bài tụng đầu nói khiến cho họ được trời người kính trọng, yêu chuộng.

          - Nửa sau bài tụng là nói về niềm vui do được các thứ trân ngoạn dư dật!

 

          (Kinh) Tùy bỉ chúng sanh niệm kỹ nhạc, thừa diệu âm thanh giai hiện tiền, niệm thủy tức hiện thanh lương tŕ, kim sắc liên hoa phiếm kỳ thượng.

          ()隨彼眾生念妓樂承妙音聲皆現前念水即現清涼池金色蓮華泛其上

            (Kinh: Chúng sanh nghĩ tới kỹ nhạc nào, âm thanh mầu nhiệm đều hiện tiền. Nghĩ nước, liền hiện ao thanh lương, hoa sen kim sắc rợp mặt nước).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai loại vui:

          - Nửa đầu bài tụng [là nguyện khiến cho họ] hưởng niềm vui có được loại kỹ nhạc thuận theo ư họ nghĩ tưởng.

          - Nửa bài tụng sau đó là niềm vui do đạt được ao chuôm tùy ḷng mong mỏi.

 

          (Kinh) Tùy bỉ chúng sanh tâm sở niệm, ẩm thực, y phục, cập sàng phu, kim, ngân, trân bảo, diệu lưu ly, anh lạc trang nghiêm giai cụ túc.

          ()隨彼眾生心所念飲食衣服及床敷金銀珍寶妙瑠璃瓔珞莊嚴皆具足

          (Kinh: Tùy theo tâm chúng sanh nghĩ tưởng, thức ăn, y phục và giường, đệm, vàng, bạc, trân bảo, lưu ly đẹp, anh lạc trang nghiêm đều trọn đủ).

 

          Tán rằng: Ở đây, có hai niềm vui:

          - Nửa đầu bài tụng là khiến cho chúng sanh đạt được niềm vui tứ sự (thức ăn, quần áo, đồ trải nằm, thuốc men) thuận theo tâm nghĩ.

          - Nửa sau bài tụng là khiến cho họ đạt được niềm vui nơi bảy báu, chuỗi ngọc, các vật trang nghiêm.

 

          (Kinh) Vật linh chúng sanh văn ác hưởng, diệc phục bất kiến hữu tương vi, sở thọ dung mạo tất đoan nghiêm, các các từ tâm tương ái nhạo.

          ()勿令眾生聞惡響亦復不見有相違所受容貌悉端嚴各各慈心相愛樂

          (Kinh: Chẳng để chúng sanh nghe tiếng ác, cũng lại chẳng thấy có chống trái, được hưởng dung mạo đều đoan nghiêm, ai nấy từ tâm yêu thích nhau).

 

          Tán rằng: Ở đây, có hai niềm vui:

          - Nửa đầu bài tụng là niềm vui sẽ được tiếng thơm và ḥa thuận, êm ấm.

          - Nửa sau bài tụng là nói tới niềm vui do đạt được sự đoan nghiêm, từ ái.

 

          (Kinh) Thế gian tư sanh chư lạc cụ, tùy tâm niệm thời giai măn túc, sở đắc trân tài vô lận tích, phân bố thí dữ chư chúng sanh.

          ()世間資生諸樂具隨心念時皆滿足所得珍財無悋惜分布施與諸眾生     

          (Kinh: Các lạc cụ sinh hoạt thế gian, hễ tâm nghĩ tưởng đều vẹn đủ, đạt được trân tài chẳng keo tiếc, chia sẻ, ban cho các chúng sanh).

 

          Tán rằng: Ở đây, có hai niềm vui:

          - Nửa đầu bài tụng là niềm vui khiến cho họ đạt được vật dụng tùy tâm.

          - Nửa sau bài tụng là khiến cho họ đạt được niềm vui chẳng tham, chuộng bố thí.

 

          (Kinh) Thiêu hương, mạt hương, cập đồ hương, chúng diệu tạp hoa phi nhất sắc, mỗi nhật tam thời tùng thụ đọa, tùy tâm thọ dụng sanh hoan hỷ. Phổ nguyện chúng sanh hàm cúng dường, thập phương nhất thiết tối thắng tôn, tam thừa thanh tịnh diệu pháp môn, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn chúng.

          ()燒香末香及塗香眾妙雜華非一色每日三時從樹墮隨心受用生歡喜普願眾生咸供養十方一切最勝尊三乘清淨妙法門菩薩獨覺聲聞眾

          (Kinh: Hương đốt, hương bột, và hương bôi, hoa đẹp nhiều màu, chẳng một sắc, mỗi ngày ba thời cây rụng xuống, tùy tâm hưởng thụ sanh hoan hỷ. Nguyện khắp chúng sanh đều cúng dường, mười phương hết thảy đấng tối thắng, diệu pháp môn thanh tịnh tam thừa, Bồ Tát, Độc Giác, các Thanh Văn).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai niềm vui:

          - Bài tụng thứ nhất là khiến cho chúng sanh đạt được niềm vui “có hương, hoa tùy theo ư thích”.

          - Bài tụng kế đó là khiến cho họ được hưởng niềm vui “cúng dường Tam Bảo”.

 

          (Kinh) Thường nguyện vật xử ư ty tiện, bất đọa vô hạ bát nạn trung, sanh tại hữu h nhân trung tôn, hằng đắc thân thừa thập phương Phật, nguyện đắc thường sanh phú quư gia, tài bảo, thương khố giai doanh măn, nhan mạo, danh xưng vô dữ đẳng, thọ mạng diên trường kinh kiếp số.

          ()常願勿處於卑賤不墮無暇八難中生在有暇人中尊恒得親承十方佛願得常生富貴家財寶倉庫皆盈滿顏貌名稱無與等壽命延長經劫數

          (Kinh: Thường nguyện đừng ở chốn hèn hạ, chẳng đọa trong tám nạn chẳng nhàn. Luôn sanh chốn nhàn, Nhân Trung Tôn, thường được phụng sự mười phương Phật. Nguyện thường sanh trong nhà phú quư, của cải, kho đụn đều đầy ắp. Dung mạo, tiếng tăm không ai bằng, thọ mạng dài lâu trải kiếp số).

 

          Tán rằng: Hai bài tụng kế đó là nguyện cho người khác đạt được cái quả trong vị lai, có năm phần:

          - Nửa bài tụng đầu tiên là khiến cho họ đạt được niềm vui “chẳng sanh trong chỗ tám nạn”.

          - Nửa bài tụng kế đó là khiến cho họ đạt được niềm vui “thường gặp Thế Tôn”.

          - Nửa bài tụng kế đó là khiến cho họ đạt được niềm vui “thường sanh trong chốn phú quư”.

          - Câu kế đó là khiến cho họ đạt được niềm vui “h́nh dáng đẹp đẽ, có thanh danh”.

          - Câu kế đó là khiến cho họ đạt được niềm vui “thọ mạng dài lâu”.

 

          (Kinh) Tất nguyện nữ nhân biến vi nam, dũng kiện, thông minh, đa trí huệ, nhất thiết thường hành Bồ Tát đạo, cần tu Lục Độ đáo bỉ ngạn.

          ()悉願女人變為男勇健聰明多智慧一切常行菩薩道勤修六度到彼岸

            (Kinh: Đều nguyện nữ nhân biến thành nam, mạnh mẽ, thông minh, nhiều trí huệ, hết thảy thường hành Bồ Tát đạo, siêng tu Lục Độ tới bờ kia).

 

          Tán rằng: Bốn bài tụng kế đó là [phát nguyện] khiến cho họ đạt được cái quả xuất thế, có sáu điều; ở đây, có hai điều:

          - Nửa đầu bài tụng là khiến cho đạt được niềm vui “[sanh làm] thân nam, thông huệ”.

          - Nửa bài tụng sau là khiến cho họ đạt được niềm vui “hành giác phẩm”.

 

          (Kinh) Thường kiến thập phương vô lượng Phật, bảo vương thụ hạ nhi an xử, xử diệu lưu ly sư tử ṭa, hằng đắc thân thừa chuyển pháp luân.

          ()常見十方無量佛寶王樹下而安處處妙瑠璃師子座恒得親承轉法輪

          (Kinh: Thường thấy mười phương vô lượng Phật, an tọa dưới cội cây bảo vương, ngồi ṭa sư tử diệu lưu ly, luôn được phụng sự, chuyển pháp luân).

 

          Tán rằng: Ở đây có hai niềm vui:

          - Nửa đầu bài tụng là khiến cho họ được niềm vui “thấy Phật xuất hiện”.

          - Nửa sau bài tụng là khiến cho họ đạt được niềm vui “đích thân được nghe diễn nói pháp”.

 

          (Kinh) Nhược ư quá khứ cập hiện tại, luân hồi tam hữu tạo chư nghiệp, năng chiêu khả yếm bất thiện thú, nguyện đắc tiêu diệt vĩnh vô dư. Nhất thiết chúng sanh ư hữu hải, sanh tử quyến vơng kiên lao phược, nguyện dĩ trí kiếm vi đoạn trừ, ly khổ tốc chứng Bồ Đề xứ.

          ()若於過去及現在輪迴三有造諸業能招可厭不善趣願得消滅永無餘一切眾生於有海生死羂網堅牢縛願以智劍為斷除離苦速證菩提處

          (Kinh: Hoặc trong quá khứ và hiện tại, luân hồi ba cơi, tạo các nghiệp, chuốc vời đường bất thiện đáng nhàm, nguyện vĩnh viễn diệt chẳng c̣n sót. Hết thảy chúng sanh trong biển hữu, lưới rập sanh tử trói buộc chắc, nguyện dùng gươm trí để đoạn trừ, ĺa khổ, mau chứng chốn Bồ Đề).

         

          Tán rằng: Ở đây có hai niềm vui:

          - Bài tụng thứ nhất là khiến cho họ đạt được niềm vui “trừ khổ cho chính ḿnh”.

          - Bài tụng kế đó là khiến cho người khác đạt được niềm vui “trừ sanh tử”.

 

          (Kinh) Chúng sanh ư thử Thiệm Bộ nội, hoặc ư tha phương thế giới trung, sở tác chủng chủng thắng phước nhân, ngă kim giai tất sanh tùy hỷ.

          ()眾生於此贍部內或於他方世界中所作種種勝福因我今皆悉生隨喜

          (Kinh: Chúng sanh trong châu Thiệm Bộ này, hoặc từ thế giới nơi phương khác, đă tạo các nhân phước thù thắng, con nay đều sanh tâm tùy hỷ).

 

          Tán rằng: Bài tụng này là điều thứ tư, tức tùy hỷ trong phần thứ ba “rộng sám nguyện”.

 

          (Kinh) Dĩ thử tùy hỷ phước đức sự, cập thân ngữ ư tạo chúng thiện, nguyện thử thắng nghiệp thường tăng trưởng, tốc chứng vô thượng Đại Bồ Đề.

          ()以此隨喜福德事及身語意造眾善願此勝業常增長速證無上大菩提

          (Kinh: Do chuyện phước đức tùy hỷ này, và thân, ngữ, ư tạo các thiện, nguyện thắng nghiệp này thường tăng trưởng, mau chứng vô thượng Đại Bồ Đề).

 

          Tán rằng: Bài tụng này là điều thứ năm, tức Tứ Hồi Hướng, chính là phương tiện thứ bảy trong Thập Độ. Phương tiện có hai: Một là hồi hướng phương tiện, hai là bạt tế phương tiện (phương tiện cứu vớt); ở đây là hồi hướng phương tiện, dùng Hậu Đắc Trí làm Thể. Tuy câu trên có chữ tín nguyện”, nhưng câu dưới hàm ư nói về phương tiện. Nếu không, có khác ǵ với phát nguyện trong phần trước? Trước đó, đă phát nguyện: Do tất cả các thiện nghiệp của con, nguyện được mau thành Vô Thượng Tôn rồi! V́ thế, ở đây là hồi hướng.

 

5.4.4.2.2.2.2.4. Nêu ra điều thù thắng, khuyên tu

 

          (Kinh) Sở hữu lễ tán Phật công đức, thâm tâm thanh tịnh vô hà uế, hồi hướng phát nguyện phước vô biên, đương siêu ác thú lục thập kiếp.

          ()所有禮讚佛功德深心清淨無瑕穢回向發願福無邊當超惡趣六十劫

          (Kinh: Tất cả công đức lễ tán Phật, thâm tâm thanh tịnh không tỳ vết, hồi hướng phát nguyện phước vô biên, vượt thoát đường ác sáu mươi kiếp).

 

          Tán rằng: Bốn bài tụng kế đó thuộc đoạn lớn thứ hai, chính là ư thứ tư trong đoạn lớn thứ hai, tức là “nêu ra điều thù thắng, khuyên tu”. Có năm phần, bài tụng thứ nhất này nói do tu các nghiệp trên đây, sẽ có thể vượt thoát đường ác.

 

          (Kinh) Nhược hữu nam tử cập nữ nhân, Bà-la-môn đẳng chư thắng tộc, hiệp chưởng nhất tâm tán thán Phật, sanh sanh thường ức túc thế sự.

          ()若有男子及女人婆羅門等諸勝族合掌一心讚歎佛生生常憶宿世事

    (Kinh: Nếu có nam tử và nữ nhân, Bà-la-môn, chủng tánh thù thắng, chắp tay một dạ tán thán Phật, đời đời thường nhớ chuyện đời trước).

 

          Tán rằng: Bài tụng này nói rơ, do tu nghiệp trên đây, sẽ có thể đắc Túc Mạng.

 

          (Kinh) Chư căn thanh tịnh thân viên măn, thù thắng công đức giai thành tựu, nguyện ư vị lai sở sanh xứ, thường đắc nhân thiên cộng chiêm ngưỡng.

          ()諸根清淨身圓滿殊勝功德皆成就願於未來所生處常得人天共瞻仰

          (Kinh: Các căn thanh tịnh, thân viên măn, công đức thù thắng đều thành tựu, nguyện nơi sanh ra trong vị lai, thường được trời, người cùng chiêm ngưỡng).

 

          Tán rằng: Nửa đầu bài tụng này nói rơ: Do tu nghiệp trên đây, được thân thù thắng, phước trọn vẹn. Nửa sau bài tụng nói sẽ được trời, người kính ngưỡng.

 

          (Kinh) Phi ư nhất Phật, thập Phật sở, tu chư thiện căn kim đắc văn. Bách thiên Phật sở chủng thiện căn, phương đắc văn tư sám hối pháp.

          ()非於一佛十佛所修諸善根今得聞百千佛所種善根方得聞斯懺悔法

          (Kinh: Chẳng ở chỗ một hay mười Phật, tu các thiện căn nay được nghe. Gieo thiện căn nơi trăm ngàn Phật, mới được nghe pháp sám hối này).

 

          Tán rằng: Nói rơ được nghe pháp này, liền được cúng dường nhiều vị Phật. Ư nói: Chỉ được lắng nghe mà c̣n từng cúng dường nhiều vị Phật, huống hồ nghe rồi tu hành. Chuyện này giống như kinh Bát Nhă và Pháp Hoa cùng khuyến tấn tu tập vậy.

 

5.4.4.3. Đức Thế Tôn tán thán, ấn khả

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn văn thử thuyết dĩ, tán Diệu Tràng Bồ Tát ngôn: “Thiện tai, thiện tai!”

          ()爾時世尊聞此讚妙幢菩薩言善哉善哉

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nghe lời ấy xong, tán thán Diệu Tràng Bồ Tát rằng: “Lành thay, lành thay!”)

 

          Tán rằng: Từ đây trở đi là đoạn lớn thứ ba, tức “đức Thế Tôn tán thán, ấn khả”. Kinh văn chia thành ba phần. Đây là phần thứ nhất, tức tán thán.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như nhữ sở mộng, kim cổ xuất thanh tán thán Như Lai chân thật công đức, tịnh sám hối pháp, nhược hữu văn giả, hoạch phước thậm đa, quảng lợi hữu t́nh diệt trừ tội chướng.

          ()善男子如汝所夢金鼓出聲讚歎如來真實功德并懺悔法若有聞者獲福甚多廣利有情滅除罪障

          (Kinh: Thiện nam tử! Như ông mộng thấy cái trống bằng vàng phát ra tiếng tán thán công đức chân thật của Như Lai và pháp sám hối, nếu có người được nghe, sẽ đạt được phước rất nhiều, rộng lợi ích hữu t́nh, diệt trừ tội chướng).

 

          Tán rằng: Kế đó là ấn khả. Trong phần kệ tụng trước đó, ngài Diệu Tràng đă nói do nghe pháp này mà diệt tội, được phước, do sợ người khác chẳng tin, cho nên đức Phật ấn khả.

 

          (Kinh) Nhữ kim ưng tri, thử chi thắng nghiệp, giai thị quá khứ tán thán, phát nguyện, túc tập nhân duyên, cập do chư Phật oai lực gia hộ. Thử chi nhân duyên, đương vị nhữ thuyết.

          ()汝今應知此之勝業皆是過去讚歎發願宿習因緣及由諸佛威力加護此之因緣當為汝

          (Kinh: Ông nay hăy nên biết nghiệp thù thắng này đều là do nhân duyên tán thán, phát nguyện, tu tập từ trước trong quá khứ, và do oai lực của chư Phật gia hộ, sẽ v́ các ông nói nhân duyên ấy).

 

          Tán rằng: Sau đó, hứa sẽ nói tới cái nhân của giấc mộng ấy, tức là [những điều sẽ được nói trong] phẩm Liên Hoa Dụ Tán.

 

5.4.4.4. Đại chúng hoan hỷ, phụng hành

 

          (Kinh) Thời chư đại chúng văn thị pháp dĩ, hàm giai hoan hỷ, tín thọ, phụng hành.

          ()時諸大眾聞是法已咸皆歡喜信受奉行

          (Kinh: Khi ấy, các đại chúng nghe pháp này xong, đều hoan hỷ, tin nhận, phụng hành).

 

          Tán rằng: Đoạn lớn thứ tư là đại chúng hoan hỷ, phụng hành.

 

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ,

          Phần 6 hết

         



[1] Kinh Lục Môn Đà La Ni (Saṇmukhīdhāraṇī) do ngài Huyền Trang dịch sang tiếng Hán vào năm Trinh Quán 19 (645). Nội dung chủ yếu là dạy Đà La Ni nhằm cứu khổ cho lục đạo.

[2] Kinh này có tên gọi đầy đủ là Phật Thùy Bát Nê Hoàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch sang tiếng Hán. Nội dung trần thuật lời dạy tối hậu của đức Phật về Tam Học Giới - Định - Huệ vào ngày Rằm tháng Hai trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Tuy bản kinh này khá ngắn, nhưng được chú giải khá nhiều như Di Giáo Kinh Luận (do Thế Thân Bồ Tát soạn), Phật Di Giáo Kinh Luận Tiết Yếu (do ngài Trí Viên soạn sớ, tổ Châu Hoằng (Vân Thê Liên Tŕ) chú thích thêm), Di Giáo Kinh Luận Chú Pháp Kư (do Nguyên Chiếu soạn), Di Giáo Kinh Luận Kư (do Quán Phục soạn), Phật Di Giáo Kinh Giải (tổ Trí Húc chú giải), Di Giáo Kinh Chỉ Nam (do ngài Đạo Bái soạn) v.v…

[3] “Triền” () là danh xưng chung của phiền năo. Do phiền năo trói buộc hữu t́nh trong lao ngục sanh tử, nên gọi là Triền. Bát Triền là:

- Vô tàm: Tức là đối với tội đă trót tạo, chính ḿnh chẳng có tâm hổ thẹn.

- Vô quư: Đối với người khác, chẳng hổ thẹn v́ chính ḿnh đă tạo tội.

- Tật (ghen ghét): Không ưa thích chuyện tốt lành của người khác.

- Xan (keo kiệt): Sanh ḷng keo kiệt đối với tất cả tài hay pháp.

- Hối: Đối với thiện sự đă làm, sanh ḷng hối hận.

- Miên: Tâm mê muội.

- Điệu Cử: Tâm xáo động, bộp chộp chẳng an tĩnh được.

- Hôn trầm.

[4] Tiểu Tùy Hoặc (tiểu tùy phiền năo) bao gồm mười thứ: Phẫn (tâm bất b́nh), Hận (tâm oán hận), Phú (giấu diếm tội lỗi của chính ḿnh), Năo (làm phiền, quấy rối khiến cho người khác bực tức), Tật (ghen ghét), Xan (keo kiệt), Cuống (lường gạt), Siểm (bợ đỡ, dua nịnh), Hại (tổn thương người khác), Kiêu (kiêu ngạo).

[5] Đại Tùy phiền năo gồm tám thứ: Điệu Cử (lao chao, xáo động), hôn trầm, bất tín, giải đăi, phóng dật, thất niệm (đánh mất chánh niệm), tán loạn (tâm chẳng chuyên nhất), bất chánh tri (tri kiến bất chánh).

[6] Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (Daśabhūmika-vibhāsā-śāstra), c̣n gọi là Thập Trụ Luận, do ngài Long Thọ trước tác, Cưu Ma La Thập dịch sang tiếng Hán thành mười bảy quyển, gồm ba mươi lăm phẩm. Luận này chủ yếu giải thích hai địa vị Sơ Địa (Hoan Hỷ Địa) và Nhị Địa (Ly Cấu Địa) trong phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm.

[7] Nếu nói cho đầy đủ th́ sẽ là thuận hiện thọ nghiệp (nghiệp chín muồi ngay trong đời này, sẽ thọ báo ngay trong đời này), thuận thứ thọ nghiệp (nghiệp chín muồi và thọ báo trong đời kế tiếp), và thuận hậu thọ nghiệp (nghiệp thọ báo từ hai đời sau cho đến nhiều đời sau).

[8] Tức là quả báo ấy nhất định phải hứng chịu, không tránh né được, nhưng lúc nào sẽ phải lănh nhận th́ không nhất định.

[9] “Vô hạ” (không an nhàn) nghĩa là t́nh huống khiến cho người ở trong t́nh cảnh ấy chẳng thể tu tập Phật pháp, hoặc do thân chẳng an, hoặc tâm chẳng an, hoặc thân lẫn tâm đều chẳng an, không có cơ hội hay ư niệm mong tu tập Phật pháp, tức là ở trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trường Thọ Thiên, biên địa, sanh làm ngoại đạo, sanh nhằm thời kiếp chẳng có Phật xuất thế, hoặc sanh nhằm lúc Phật pháp hoàn toàn diệt mất trên thế gian, bị tàn tật bẩm sanh.

[10] Kinh Bảo Vân (Ratnameghasūtra) vốn có tên gốc là Trừ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn Kinh (c̣n gọi là Trừ Cái Chướng Bồ Tát Chi Sở Thọ Tŕ Kinh, Chỉ Nhất Thiết Cái Bồ Tát Sở Vấn Pháp Môn Kinh, Bảo Vũ Pháp Môn, Bảo Tích Công Đức, Trí Chứng Kinh). Kinh dạy về tánh Không, Thiền Định và Không Quán. Kinh này được dẫn dụng rất nhiều trong các bộ luận của các vị luận sư Thanh Biện (Bhavyaviveka), Nguyệt Xứng (Candrakīrti), Liên Hoa Giới (Kamalaśīla), cũng như các vị tổ sư Tây Tạng như Tông Khách Ba (Tsongkhapa), Đạt Ba Trách Tây Nam Gia (Dagpo Gashi Namgyal), Tưởng Cống Khang Sở (Jamgön Kongtrül) đệ nhất v.v… Trong Đại Tạng, c̣n giữ được các bản dịch của kinh này như sau:

- Bảo Vân Kinh (bảy quyển) do ngài Mạn Đà La Tiên xứ Phù Nam dịch vào thời Nam Lương.

- Đại Thừa Bảo Vân Kinh (tám quyển) do ngài Tu Bồ Đề xứ Phù Nam dịch vào thời Nam Trần.

- Bảo Vũ Kinh (mười quyển) do ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch vào năm Trường Thọ thứ ba (1019) thời Vũ Tắc Thiên.

- Trừ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn Kinh (hai mươi quyển) do các vị Pháp Hộ và Duy Tịnh dịch vào năm Thiên Hỷ thứ ba (1019) đời Bắc Tống.

[11] Theo lăo pháp sư Ấn Thuận, Lưu Hoặc là giữ lại đôi chút phiền năo chẳng đoạn. Thường nói là “lưu Hoặc nhuận sanh”, có hai ư nghĩa:

- Bồ Tát chưa đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, cố ư lưu lại đôi chút phiền năo để thuận tiện dùng thân huyết nhục sanh trong tam giới ḥng độ chúng sanh.

- Bồ Tát đă đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, do nguyện đại bi, phối hợp với tập khí, cảm vời Pháp Tánh Sanh Thân vào trong tam giới để tu phước huệ độ chúng sanh.

[12] Trạch Diệt (Pratisakhyā-nirodha) c̣n dịch là Số Diệt, Trí Duyên Diệt, là một trong các pháp vô vi, vốn là tên gọi khác của Niết Bàn. Do dùng sức trí huệ phân biệt (phán đoán chánh xác), đạt được Diệt Đế Niết Bàn; đó là Trạch (chọn lựa). Diệt là trừ sanh tử, khiến cho tâm đạt đến cảnh giới b́nh ḥa.