Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Sớ

Quyển thứ ba

Đời Đường Tam Tạng pháp sư Nghĩa Tịnh vâng chiếu dịch kinh

Dịch kinh sa-môn Huệ Chiểu soạn sớ

金光明最勝王經疏

卷第三

唐三藏法師義淨奉制譯

翻經沙門慧沼撰

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

Phần 7

 

5.5. Phẩm thứ năm: Diệt nghiệp chướng (Diệt nghiệp chướng phẩm đệ ngũ, 滅業障品第五)

 

          Phẩm Diệt Nghiệp Chướng gồm ba môn phân biệt:

          - Một, do ư nghĩa nào mà có phẩm này?

          - Hai, giải thích tên gọi của phẩm.

          - Ba, giải thích vấn nạn.

 

5.5.1. Do ư nghĩa nào mà có phẩm này?

 

          Nói đến “do ư nghĩa nào mà có phẩm này?” th́ có ba ư nghĩa:

          - Một, trong phần nói về sự diệt ác, phẩm trước là trong mộng nghe [dạy bảo] hối lỗi để cảnh tỉnh, nay th́ [đức Phật] chánh thức dạy cách sám hối, diệt trừ. V́ thế, sau phẩm trước bèn có phẩm này sanh khởi.

          - Ư nghĩa thứ hai để có phẩm này là ngài Diệu Tràng đă gieo thiện căn từ lâu, do nằm mộng bèn tự có thể hối lỗi. Các chúng sanh khác chẳng thể tự ngộ, phải được đức Phật dạy bảo th́ mới hiểu cách sám trừ. V́ thế, [đức Phật] lại phóng quang minh triệu vời kẻ hữu duyên. Do vậy, [Thiên Đế] thỉnh đức Phật nói cặn kẽ [phương cách sám hối]. V́ thế, sau phẩm trước bèn có phẩm này sanh khởi.

          - Ba, muốn cầu cái quả thù thắng, ắt phải gieo cái nhân mầu nhiệm. Chướng nạn hăy c̣n, sao có thể khởi hạnh (phát khởi sự tu hành) cho được? Muốn dấy lên diệu hạnh, trước hết dạy diệt chướng. [Trong phẩm trước], ngài Diệu Tràng chỉ trần thuật giấc mộng, chưa tự sám trừ, muốn tự phát lộ. V́ thế, [Thiên Đế] thỉnh đức Phật nói phương pháp sám hối, diệt tội. V́ thế, sau phẩm trước bèn có phẩm này sanh khởi.

 

5.5.2. Giải thích danh xưng của phẩm này

 

          Giải thích danh xưng của phẩm này th́ ngài Chân Đế nói: “Nghiệp Chướng Diệt Phẩm là cách nói ở Tây quốc (Thiên Trúc, Ấn Độ), kinh này ghi là Diệt Nghiệp Chướng v́ dựa theo ngôn ngữ ở phương này (Trung Hoa). Âm tiếng Phạn là Yết Ma (Karma, phương này dịch là Nghiệp), A Bạt Ra Noa (Āvaraṇa, phương này dịch là Chướng), Tỳ Na Xa (Vinaṣṭa, phương này dịch là Diệt)”. Nghiệp là “tạo tác”, Chướng là “chướng ngại”. Do làm điều bất thiện có thể chướng ngại thánh đạo, [nên gọi là Nghiệp Chướng]. “Nghiệp” tức là Chướng; đó là giải thích theo lối Tŕ Nghiệp.

          Diệt bao gồm Năng (chủ thể thực hiện hành động diệt) và Sở (đối tượng hoặc pháp bị diệt), tức là Sám Hối v.v… Nghĩa là do sám hối v.v… mà có thể diệt nghiệp chướng. Đó là cách giải thích theo lối Y Chủ. Hoặc sở diệt (cái bị diệt) được gọi là Diệt, Diệt là Trừ. Do bốn pháp như sám hối v.v… khiến cho nghiệp chướng tiêu diệt; đó là cách giải thích theo lối Tŕ Nghiệp. Hoặc diệt nghiệp chướng luôn thuộc về Năng, tức là dựa theo năng diệt (cách sám hối để diệt nghiệp chướng) mà nói đến pháp bị diệt (tức nghiệp chướng) th́ gọi là Diệt Nghiệp Chướng Phẩm, như Lư Luận Môn[1] đă nói: “Từ cái có thể phá mà lập ra âm thanh của cái bị phá”.

 

5.5.3. Giải thích vấn nạn

 

          * Hỏi: Chướng có nhiều loại, Hoặc, Nghiệp, Khổ đều gọi chung là Chướng, nay sao chỉ nói diệt nghiệp chướng?

          Đáp: Có hai cách giải thích:

          - Một, ba thứ Hoặc, Nghiệp, Khổ gọi chung là Nghiệp, như nói Phiền Năo Chướng tức là Đại Tùy Hoặc (các phiền năo căn bản thuộc loại Đại Tùy).

           - Hai, nghiệp đă phát cùng với cái quả của nó được gọi chung là Phiền Năo Chướng.

          Xét theo nghiệp nhân và nghiệp quả của tướng ấy, gọi chung là Nghiệp.

          * Hỏi: Nếu là như vậy, v́ sao chẳng nói là Diệt Hoặc Khổ Chướng?

          Đáp: Nêu ra bất cứ thứ nào cũng đều có kẻ bắt bẻ, hoặc có thể nói: Do nghiệp chướng ngại thánh đạo mạnh hơn Hoặc, nên gọi như vậy. Bởi lẽ, đối với Hoặc, chẳng nói có định Hoặc. Khổ do nghiệp sanh; v́ thế, chỉ xét theo cái có tác dụng mạnh mẽ nhất mà gọi là Diệt Nghiệp Chướng. Lại có cách nói khác: Tuy Hoặc, Nghiệp, Khổ đều gọi là Chướng, nhưng nghiệp chướng tăng mạnh, chỉ riêng sám hối nghiệp, do nghiệp chiêu cảm sanh thân nơi Hoặc. Trong phần sau, kinh văn có lời thỉnh rằng: “Tằng sở tạo tác nghiệp chướng tội giả, vân hà sám hối?” (Đối với tội do nghiệp chướng đă từng tạo tác, sám hối như thế nào?), chẳng hỏi Hoặc và Khổ! Lại nữa, nếu như có nghiệp bất thiện cực nặng, ắt sẽ chuốc lấy thân hoạn nạn, chẳng rảnh rỗi để nhập thánh. V́ vậy, kinh chỉ nói là phẩm Diệt Nghiệp Chướng. Cách giải thích trước là rốt ráo, v́ kinh văn trong phần sau có nói đầy đủ chuyện sám hối Hoặc, Nghiệp, Khổ.

          * Hỏi: Ba món Hoặc, Nghiệp, Khổ thâu nhiếp trọn hết hai thứ chướng, chẳng biết nay Sở Tri Chướng cũng được sám hối hay không?

          Đáp: Đă hướng tới Phật quả th́ hai món chướng (Sở Tri Chướng và Phiền Năo Chướng) đều sám hối. Do vậy nói: “Tu Bồ Đề hạnh, sở hữu nghiệp chướng tất giai sám hối” (Tu hạnh Bồ Đề, tất cả các nghiệp chướng thảy đều sám hối).

          * Hỏi: Đối với nghiệp thuộc ba tánh (Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật) có đều sám hối trọn hết hay không?

          Đáp: Cả ba tánh đều sám, do từ hai chướng phát sanh nghiệp thuộc tam tánh. Nghiệp chuốc vời [quả báo] trong nhân thiên cũng đều sám hối.

          * Hỏi: Phẩm này có ǵ khác biệt với hai phẩm trước?

          Đáp: Truyện kư nói ngài Chân Đế có tám cách giải thích khác nhau:

          - Một, trước là trong đêm, ngài Diệu Tràng mộng thấy [cái trống bằng vàng nói pháp sám hối], sau là đại chúng ban ngày tu hành.

          - Hai, trước là giải thích đại lược, sau là giải thích cặn kẽ.

          - Ba, trước là sám hối, sau là diệt tội.

          - Bốn, trước là tạm chế phục, sau là vĩnh viễn diệt trừ.

          - Năm, trước là nói kinh có thể diệt tội, sau là nói người hoằng kinh có thể diệt tội.

          - Sáu, trước là nói về Pháp Thân thị hiện, sau là nói về Hóa Thân giải nói.

          - Bảy, trước là riêng ḿnh ngài Diệu Tràng được nghe, sau là đại chúng cùng cảm vời.

          - Tám, phẩm trước là do Diệu Tràng phát nguyện, phẩm sau là do căn cơ của đại chúng [cảm vời].

          Trong tám điều giải thích ấy, ba cách giải thích thứ hai, thứ bảy và thứ tám là đúng, các cách giải thích c̣n lại chẳng đúng! Nay giải thích chỗ bất đồng ḥng biện định ư của Như Lai.

 

5.5.4. Giải thích kinh văn

5.5.4.1. [Đức Phật] phóng quang nhóm họp đại chúng

5.5.4.1.1. Nhập Định, phóng quang

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn trụ chánh phân biệt, nhập ư thậm thâm vi diệu Tĩnh Lự.

          ()爾時世尊住正分別入於甚深微妙靜慮

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn trụ trong chánh phân biệt, nhập Tĩnh Lự vi diệu rất sâu).

 

          Tán rằng: Trong phẩm này, kinh văn đại lược chia thành bốn phần:

          - Một, phóng quang minh nhóm họp đại chúng.

          - Hai, Thiên Đế khải thỉnh.

          - Ba, Như Lai giảng nói.

          - Bốn, [đại chúng] đạt được lợi ích, hoan hỷ phụng hành. Kinh văn trong phần sau chép: “Thời, chư đại chúng văn Phật thuyết dĩ, hàm mông thắng ích, hoan hỷ phụng tŕ” (khi đó, đại chúng nghe đức Phật nói xong, đều đạt được lợi ích thù thắng, hoan hỷ, vâng giữ).

          Đoạn này là phần đầu tiên. Kinh văn được chia thành ba phần:

          - Trước hết là nhập Định, phóng quang.

          - Kế đó là lợi ích của quang minh.

          - Cuối cùng là [những kẻ hữu duyên] theo ánh sáng đến chỗ Phật.

          Phần thứ nhất lại chia thành ba ư:

          - Một, nhập Định.

          - Hai, phóng quang.

          - Ba, chiếu cảnh.

          Đây là ư đầu tiên. Do Hậu Đắc Trí duyên theo Tục th́ là Phân Biệt, biết tương xứng với cảnh th́ gọi là Trụ Chánh. Hoặc [có thể hiểu cách khác]: Chánh là Căn Bản Trí, Phân Biệt tức là Hậu Đắc Trí. Hiểu rơ Tục do đă chứng Chân; v́ thế, gọi là Hậu Đắc. Trụ là “y chỉ”, tức là Hậu Đắc Trí nương theo Căn Bản Trí mà phát khởi. Tĩnh là “tịch tĩnh” (vắng lặng), Lự là “thẩm lự” (suy nghĩ kỹ càng). [Nói là] Tĩnh nhằm vạch rơ chẳng phải là “tán tâm” (tâm tán loạn); nói là Lự nhằm vạch rơ chẳng phải là “vô tâm”. Định thuộc thượng giới (Sắc Giới và Vô Sắc Giới) đều có đủ các yếu tố này. Tuy gọi chung là Tĩnh Lự, nhưng đức Thế Tôn phần nhiều khởi Đệ Tứ Định, do [môn Định ấy] tối thắng! “Nhập” là chứng. Hậu Trí (Hậu Đắc Trí) hiểu rơ căn cơ và pháp thích ứng để có thể hóa độ [căn cơ ấy], do Nhị Thừa chẳng biết, bèn gọi là “thậm thâm” (rất sâu). Do vượt khỏi tam giới, nên gọi là “vi diệu”. Xét kỹ căn cơ và pháp tương ứng với chúng sanh để chỉ dạy họ chứng nhập. V́ thế, nói là Nhập.

          Lại có thể hiểu là: “Trụ chánh phân biệt”: Chỉ bày, phát khởi gia hạnh để lợi ích chúng sanh, cho nên gọi là “chánh phân biệt”. “Nhập” tức là cái có thể nhập (năng nhập), c̣n Tĩnh Lự là pháp được nhập (sở nhập). Vượt xa Nhị Thừa là “thậm thâm”. Vượt xa Bồ Tát, gọi là “vi diệu”. Thật ra, phóng quang chính là cảnh thần thông, thần thông dựa vào Tĩnh Lự [mà khởi tác dụng]. V́ thế, trước hết nói là Nhập.

 

          (Kinh) Tùng thân mao khổng, phóng đại quang minh, vô lượng bách thiên chủng chủng chư sắc.

          ()從身毛孔放大光明無量百千種種諸色

          (Kinh: Từ lỗ chân lông phóng quang minh to lớn, vô lượng trăm ngàn các thứ màu).

 

          Tán rằng: Ư thứ hai là phóng quang, có ba điều:

          - Trước hết, chỗ [để quang minh tỏa ra] là lỗ chân lông trên thân.

          - Kế đó, phóng quang minh to lớn.

          - Sau cùng, thể chất của quang minh có vô lượng các màu sắc.

 

          (Kinh) Chư Phật sát độ tất hiện quang trung, thập phương Hằng hà sa giảo lượng, thí dụ, sở bất năng cập.

          ()諸佛剎土悉現光中十方恒河沙校量譬喻所不能及

          (Kinh: Cơi nước của chư Phật đều hiện trong quang minh. Mười phương Hằng hà sa so lường và thí dụ đều chẳng thể sánh bằng).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba [trong ư thứ nhất] là chiếu cảnh, gồm hai ư:

          - Một, [nói về] ngằn mé của cảnh được chiếu, [tức là] cơi nước của chư Phật đều hiện trong quang minh.

          - Hai, [cảnh được chiếu ấy] thù thắng, so lường hay thí dụ đều chẳng thể sánh bằng.

 

5.5.4.1.2. Lợi ích của quang minh

 

          (Kinh) Ngũ trược ác thế vị quang sở chiếu.

          ()五濁惡世為光所照

          (Kinh: Đời ác ngũ trược được quang minh chiếu vào).

 

          Tán rằng: Phần thứ hai là lợi ích của quang minh, có bốn ư. Ư thứ nhất là nói tổng quát về thời xứ. “Thời” chính là lúc ngũ trược; “x chính là uế độ.

 

          (Kinh) Thị chư chúng sanh tác thập ác nghiệp, ngũ Vô Gián tội, phỉ báng Tam Bảo, bất hiếu tôn thân, khinh mạn sư trưởng, Bà-la-môn chúng, ưng đọa địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh.

          ()是諸眾生作十惡業五無間罪誹謗三寶不孝尊親輕慢師長婆羅門眾應墮地獄餓鬼傍生

          (Kinh: Các chúng sanh ấy tạo mười ác nghiệp, tội ngũ Vô Gián, phỉ báng Tam Bảo, bất hiếu với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng và các Bà-la-môn, đáng đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh).

 

          Tán rằng: Ư thứ hai là nói tới cảnh được chiếu, tức là cảnh được chiếu bởi quang minh. Ư Phật chủ yếu là v́ đoạn trừ Hoặc, nghiệp, khổ; do mỗi điều đều nhắc lại, nên nói là “chiếu Thập Ác, ngũ nghịch, và ba đường ác” trong đời ngũ trược. Thập Ác, NTrược và nghiệp Ngũ Nghịch như các kinh luận khác đă biện định cặn kẽ. Nói về Vô Gián th́ như quyển thứ mười bảy của bộ Câu Xá Luận đă giảng: “Xét theo DThục Quả quyết định, th́ chẳng có nghiệp nào khác, đời nào khác để gián đoạn, ngăn cách [cái quả ấy] được”. Đấy là chỉ do ư nghĩa “chẳng gián đoạn, ngăn cách” cho đến [luận ấy] nói “do chốn ấy chẳng có gián đoạn, cho nên gọi là Vô Gián. Do ứng hợp với pháp vô gián, nên gọi là Vô Gián.”

 

          (Kinh) Bỉ các mông quang chí sở trụ xứ.

          ()彼各蒙光至所住處

          (Kinh: Bọn họ ai nấy đều được quang minh chiếu tới chỗ họ ở).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba là quang minh có thể chiếu.

 

          (Kinh) Thị chư hữu t́nh kiến tư quang dĩ, nhân quang lực cố, giai đắc an lạc, đoan chánh, xu diệu, sắc tướng cụ túc, phước trí trang nghiêm, đắc kiến chư Phật.

          ()是諸有情見斯光已因光力故皆得安樂端正姝妙色相具足福智莊嚴得見諸佛

          (Kinh: Các hữu t́nh ấy thấy quang minh đó xong, do sức của quang minh, đều được an vui, đoan chánh, đẹp đẽ, sắc tướng trọn đủ, phước trí trang nghiêm, được thấy chư Phật).

 

          Tán rằng: Điều thứ tư nói về lợi ích của quang minh. Trong đây, lại có bốn ư:

          - Một, được an lạc.

          - Hai, được đoan nghiêm.

          - Ba, được phước trí.

          - Bốn, được thấy Phật.

          Hỏi: Thấy quang minh th́ đă được an lạc, đă ĺa các chướng trên đây, sao c̣n v́ họ nói lợi ích do sám hối?

          Đáp: Người đáng nên thấy quang minh để diệt tội, liền được thấy quang minh. Người đáng nên nghe pháp mà được diệt tội, liền v́ họ thuyết pháp. Hoặc [có thể hiểu] là do thấy [quang minh] liền tạm diệt tội, sám hối để vĩnh viễn trừ diệt. Lại nữa, quang minh v́ đời hiện tại, c̣n pháp [sám hối] thông đến vị lai!

 

5.5.4.1.3. Theo ánh sáng đến chỗ đức Phật

 

          (Kinh) Thị thời Đế Thích, nhất thiết thiên chúng, cập Hằng hà nữ thần, tịnh chư đại chúng, mông quang hy hữu, giai chí Phật sở, hữu nhiễu tam táp, thoái tọa nhất diện.

          ()是時帝釋一切天眾及恒河女神并諸大眾蒙光希有皆至佛所右繞三匝退坐一面

          (Kinh: Khi đó, Đế Thích, hết thảy thiên chúng, và nữ thần sông Hằng, cùng các đại chúng, do được quang minh hy hữu [chiếu tới], đều đến chỗ Phật, nhiễu theo chiều phải ba ṿng, lui ra ngồi một phía).

 

          Tán rằng: Theo quang minh đến chỗ đức Phật.

 

5.5.4.2. Thiên Đế khải thỉnh

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thiên Đế Thích thừa Phật oai lực, tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng hướng Phật, nhi bạch Phật ngôn: “Thế Tôn!”

          ()爾時天帝釋承佛威力即從座起偏袒右肩右膝著地合掌向佛而白佛言世尊

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Thiên Đế Thích nương vào oai lực của đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất, chắp tay hướng về đức Phật, mà bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn!”)

 

          Tán rằng: Đế Thích khải thỉnh, có bốn điều:

          - Một, nghi thức thỉnh pháp.

          - Hai, [nói về] đấng được cầu thỉnh.

          - Ba, căn cơ để thực hiện [pháp sám hối].

          - Bốn, pháp được thỉnh.

          Đoạn này gồm hai điều đầu. Trong điều thứ nhất, lại có ba ư:

          - Một, [nêu ra] người cầu thỉnh (tức Thiên Đế Thích).

          - Hai, oai lực để nương vào.

          - Ba, trần thuật khuôn phép [thỉnh cầu, như trật vai áo phải v.v…]

 

          (Kinh) Vân hà thiện nam tử, thiện nữ nhân nguyện cầu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tu hành Đại Thừa, nhiếp thọ nhất thiết tà đảo hữu t́nh? Tằng sở tạo tác nghiệp chướng tội giả, vân hà sám hối đương đắc trừ diệt?

          ()云何善男子善女人願求阿耨多羅三藐三菩提修行大乘攝受一切邪倒有情曾所造作業障罪者云何懺悔當得除滅

          (Kinh: Thiện nam tử, thiện nữ nhân nguyện cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tu hành Đại Thừa, nhiếp thọ hết thảy hữu t́nh tà kiến, điên đảo như thế nào? Kẻ từng tạo tác tội nghiệp chướng sám hối như thế nào để được trừ diệt?)

 

          Tán rằng: Đây là hai ư sau (tức “căn cơ để thực hiện pháp được cầu thỉnh). Trong căn cơ để thực hiện, có hai ư:

          - Một, người có thể hành pháp.

          - Hai, người được nhiếp thọ bởi lợi ích của pháp này.

          Tu hành ở đây cũng chính là tự tu tập, nhưng Bồ Tát luôn ôm ấp ư nguyện lợi lạc người khác làm đầu. Do đó, chỉ nêu ra [lời hỏi] v́ người khác, chứ thật ra, cũng nhằm tự hành. Chuyện thỉnh pháp dễ hiểu!

 

5.5.4.3. Như Lai giảng nói

5.5.4.3.1. Giải đáp về pháp được thỉnh (pháp sám hối)

5.5.4.3.1.1. Tán thán người cầu thỉnh

 

          (Kinh) Phật cáo Thiên Đế Thích: - Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử! Nhữ kim tu hành, dục vị vô lượng vô biên chúng sanh, linh đắc thanh tịnh giải thoát an lạc, ai mẫn thế gian, phước lợi nhất thiết.

          ()佛告天帝釋善哉善哉善男子汝今修行欲為無量無邊眾生令得清淨解脫安樂哀愍世間福利一切

          (Kinh: Đức Phật bảo Thiên Đế Thích: - Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông nay tu hành, muốn cho vô lượng vô biên chúng sanh đều được giải thoát thanh tịnh, an lạc, thương xót thế gian, tạo phước lợi cho hết thảy).

 

          Tán rằng: Phần thứ ba là Như Lai giảng nói cho Thiên Đế, có sáu đoạn:

          - Một, giải đáp pháp được thỉnh vấn.

          - Hai, từ “nhược hữu tịnh tín” (nếu có người ḷng tin thanh tịnh) trở đi, tán thán [pháp sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh] thù thắng, khuyên hành.

          - Ba, từ “nhĩ thời, Thiên Đế” (lúc bấy giờ, Thiên Đế…) trở đi là nương vào đó, khuyên tu học.

          - Bốn, từ “ngă niệm văng tích” (ta nhớ xưa kia) trở đi, [đức Phật] dẫn chính ḿnh làm chứng.

          - Năm, từ “nhược hữu bật-sô” (nếu có bật-sô) trở đi, nói về lợi ích do hành pháp.

          - Sáu, từ “nhĩ thời, Thích Phạm” (Lúc bấy giờ, Đế Thích, Phạm Vương) trở đi, Đế Thích và Phạm Vương trần thuật sự thành tựu.

          Trong phần giải đáp cho lời thỉnh vấn th́ trước là tán thán, sau là giải đáp. Trong phần tán thán, trước là tán thán chung, sau là tán thán riêng. Trong phần tán thán riêng:

          - Một, tán thán tự lợi, tức là câu “nhữ kim tu hành” (nay ông tu hành).

          - Hai, tán thán lợi tha, tức là câu “dục vị vô lượng…” (muốn cho vô lượng…)

           Trong phần tán thán lợi tha th́ trước là tán thán lợi tha, sau là giải thích nguyên do. Nói “vị vô lượng chúng sanh” (v́ vô lượng chúng sanh) th́ như quyển bốn mươi sáu của Du Già Sư Địa Luận nói có năm thứ vô lượng:

          - Một, hữu t́nh giới vô lượng.

          - Hai, thế giới vô lượng.

          - Ba, pháp giới vô lượng.

          - Bốn, sở điều phục giới [vô lượng].

          - Năm, điều phục phương tiện giới [vô lượng].

          “Hữu t́nh giới” chính là chúng sanh được lợi ích. “Thế giới” chính là chỗ có thể hóa độ. “Pháp giới” tức là các pháp thuộc ba tánh (Y Tha Khởi, Biến Kế Sở Chấp, và Viên Thành Thật), tức là do các pháp ấy mà trở thành nhiễm hay tịnh. Nói sở điều phục giới” tức là chủng tánh sai biệt; do các chủng tánh ấy có thể kham thực hiện vậy. Nói “điều phục phương tiện giới” tức là pháp có thể thành tựu hữu t́nh. [Kinh văn ở đây nói] “vô lượng” chính là chúng sanh giới, “vô biên” tức là thế giới, hoặc bao gồm cả hai (chúng sanh giới và thế giới). “Linh đắc an lạc” (khiến cho được an lạc) là sở điều phục giới và các chướng bị trừ khử, tức là pháp giới vô lượng. “Nhữ kim tu hành” (ông nay tu hành) chính là điều phục phương tiện giới. V́ thế, kinh Vô Cấu Xưng nói: “Ưng dĩ thị pháp nhi hóa hữu t́nh, tức tu thị pháp” (đáng nên dùng pháp ấy để hóa độ hữu t́nh, liền tu pháp ấy). “An lạc đạo” chính là Bồ Đề, Niết Bàn. V́ thế quyển mười của Duy Thức chép: “Hai thứ tự tánh ấy đều chẳng bức bách, chẳng năo hại, và có thể khiến cho an lạc. V́ thế, hai thứ chuyển y đều gọi là an lạc. Do cùng ĺa cả hai chướng, nên gọi là giải thoát thanh tịnh”. “Ai mẫn” (xót thương) tức là đại bi dẹp khổ. “Phước lợi” chính là đại từ ban vui.

 

5.5.4.3.1.2. Giải đáp

5.5.4.3.1.2.1. Dạy đại lược cách sám hối để diệt ác

5.5.4.3.1.2.1.1. Nói thẳng vào pháp sám hối

5.5.4.3.1.2.1.1.1. Nói về người đáng nên sám hối

 

          (Kinh) Nhược hữu chúng sanh, do nghiệp chướng cố, tạo chư tội giả.

          ()若有眾生由業障故造諸罪者

          (Kinh: Nếu có chúng sanh do v́ nghiệp chướng mà tạo các tội).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] chánh thức giải đáp, có hai phần:

          - Một, nói đại lược, chỉ nhằm khiến cho [hành nhân] diệt ác.

          - Hai, từ “thiện nam tử hữu tứ nghiệp chướng” (thiện nam tử có bốn thứ nghiệp chướng) trở đi là nói cặn kẽ, cũng nhằm khiến cho [hành nhân] sanh thiện.

          Trong phần thứ nhất, lại gồm có hai phần:

          - Một, nói thẳng vào pháp sám hối.

          - Hai, từ “nhược nhân thành tựu tứ pháp” (nếu có người thành tựu bốn pháp) trở đi, nói về người có thể hành [pháp sám hối ấy].

          Hoặc có thể nói: Phần thứ nhất là tạm trừ, phần thứ hai là vĩnh viễn diệt trừ. Trong phần sám hối, lại chia thành năm phần:

          - Một, nói về người đáng nên sám hối.

          - Hai, từ “ưng đương sách lệ” (đáng nên sách tấn, khích lệ) trở đi, nói về phương thức, quy cách sám hối.

          - Ba, từ “ngă tùng vô thỉ” (con từ vô thỉ) trở đi, nói thẳng vào pháp sám hối.

          - Bốn, từ “dĩ thị nhân duyên” (do nhân duyên ấy trở đi), kết lại, khuyên tu hành.

          - Năm, từ “hà dĩ cố? Nhất thiết chư pháp tùng nhân duyên sanh” (v́ lẽ nào vậy? Hết thảy các pháp từ nhân duyên sanh) trở đi, giải thích nguyên do.

          Đoạn này thuộc về phần thứ nhất. Do nghiệp chướng, do nghiệp chủng xưa kia đă tạo các tội, cho nên chúng dấy lên hiện hành. Đấy là do túc nhân tạo nghiệp quyết định. Nếu không, Bồ Tát và các đức Như Lai trong hết thảy mọi lúc quan sát thấy các nghiệp sắp khởi lên, sẽ chế phục, khiến cho [chúng sanh] chẳng thể tạo tác [các nghiệp ấy] được. V́ sao họ tạo tác [các nghiệp ấy]? Do [túc nhân tạo nghiệp] quyết định! Nếu không, lẽ nào các vị Phật, Bồ Tát v.v… đợi họ tạo tác rồi mới dạy họ sám hối? [Sẽ có kẻ vặn hỏi]: Nếu là như vậy, hết thảy các nghiệp đều phải là quyết định tạo tác, lẽ ra chẳng có nghiệp vô định?

          Đáp rằng: Tuy nghiệp đă tạo là nhất định, cái quả cảm vời không nhất định. Do vậy, kinh luận lại xét theo cái quả cảm vời để phân biệt là định hay bất định, tức là dựa theo người tạo nghiệp. Lại có thể hiểu rằng: Do v́ nghiệp chướng mà thành thiện nghiệp hay ác nghiệp. “Tạo các tội” tức là cảm quả. Nghiệp là cái có thể tạo, quả là cái được tạo. Lại có thể hiểu là bao gồm cả hai nghĩa trên đây.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.2. Phương thức, quy cách sám hối

 

          (Kinh) Ưng đương sách lệ, trú dạ lục thời, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính, nhất tâm chuyên niệm, khẩu tự thuyết ngôn.

          ()應當策勵晝夜六時偏袒右肩右膝著地合掌恭敬一心專念口自說言

          (Kinh: Hăy nên siêng gắng, ngày đêm sáu thời, trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất, chắp tay, cung kính, một dạ chuyên niệm, miệng tự nói rằng).

 

          Tán rằng: Nói về phương pháp, quy cách [sám hối], gồm có bốn ư:

          - Một, dạy [hành nhân] tác ư, tức là gia hạnh và suy xét kỹ càng, tức là phải nên siêng gắng.

          - Hai, thời tiết (thời điểm, thời gian thích hợp) [để hành sám hối], chính là ngày đêm sáu thời.

          - [Ba], dấy lên suy nghĩ, dấy khởi tam nghiệp chánh đáng.

          - [Bốn, dốc trọn] thân, ư, ngữ [để hành sám hối]: “Trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất…” là thân nghiệp. “Nhất tâm chuyên niệm” là ư nghiệp. “Miệng tự thưa bày” là ngữ nghiệp.

 

          (Kinh) Quy mạng đảnh lễ hiện tại thập phương nhất thiết chư Phật dĩ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả.

          ()歸命頂禮現在十方一切諸佛已得阿耨多羅三藐三菩提者

          (Kinh: Quy mạng, đảnh lễ mười phương hết thảy chư Phật là các đấng đă đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong hiện tại).

 

          Tán rằng: [Đoạn này nói đối tượng mà hành nhân] đối trước để sám hối. Trong ấy, chia thành hai phần:

          - Một, kiền thành, cung kính lễ bái, tán thán.

          - Hai, từ “bỉ chư Thế Tôn” (các đức Thế Tôn ấy) trở đi là gieo ḷng thành, thỉnh cầu chứng minh.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất. Kinh văn chia thành hai phần:

          - Một là đời hiện tại, [tức đoạn kinh văn trên đây].

          - Hai là từ “như thị đẳng” (như thế đó) trở đi là [nói tới chư Phật trong] quá khứ và vị lai.

          Trong phần đầu (tức “chư Phật trong hiện tại”), lại chia thành hai ư: Trước là lễ bái, sau là tán thán. Đoạn này là lễ bái. Cho đến hết tuổi thọ, dốc sạch ḷng thành, cho nên nói là “quy mạng”. Biểu lộ sự tôn kính cùng cực, cho nên nói là “đảnh lễ”. Trong phần tán thán:

          - Trước là tán thán tự lợi đắc Bồ Đề.

          - Sau là tán thán lợi tha, chuyển pháp luân v.v…

          Câu này chính là ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Chuyển diệu pháp luân, tŕ chiếu pháp luân, vũ đại pháp vũ, kích đại pháp cổ, xuy đại pháp loa, kiến đại pháp tràng, bỉnh đại pháp cự.

          ()轉妙法輪持照法輪雨大法雨擊大法鼓吹大法螺建大法幢秉大法炬

          (Kinh: Chuyển diệu pháp luân, tŕ chiếu pháp luân, xối mưa pháp lớn, gióng trống pháp lớn, thổi ốc pháp lớn, lập pháp tràng lớn, nắm đuốc pháp lớn).

 

          Tán rằng: Đây là tán thán lợi tha, [gồm hai ư]: Trước là thuyết pháp, sau là lợi tha. Trong tám câu thuộc phần thuyết pháp, ba câu đầu tiên là nêu ra, năm câu kế đó là giải thích. Ở đây, có hai cách giải thích:

          - Một, chuyển pháp luân thuộc Kiến Đạo, c̣n chiếu pháp luân thuộc Tu Đạo. “Tŕ” thuộc Vô Học, nghĩa thông cả ba thừa. Trong Kiến Đế Đạo, do quán Tứ Đế thượng, hạ chuyển v.v…. nên riêng được gọi là Chuyển. Tu Đạo ĺa chướng, chú trọng quán diệu lư, riêng gọi là Chiếu. Bậc Vô Học có thể thâu nhiếp hữu vi và vô vi đức, nên riêng được gọi là Tŕ. “Vũ đại pháp vũ” (xối mưa pháp lớn) thuộc về hạnh vị thắng giải. “Kích đại pháp cổ” (gióng trống pháp lớn) thuộc về địa vị Kiến Đạo và Tu Đạo. Từ “xuy pháp loa” (thổi ốc pháp) trở đi, thuộc vào địa vị Vô Học.

          - [Hai], lại có thể hiểu rằng: Ba câu đầu, xét theo kinh Giải Thâm Mật là tam thời giáo[2]. Xét theo đó, Tŕ đáng lẽ phải ở sau [Chiếu], nhưng do nói cho tiện, nên Tŕ ở trước Chiếu. Trong năm câu kế đó, câu thứ nhất chính là “chuyển pháp luân”. Xét theo Pháp Hoa Kinh Luận nói: “Khiến cho người đă đoạn nghi thành tựu trí thân”, tức là khiến cho họ đắc quả Nhị Thừa. “Kích đại pháp cổ” (gióng trống pháp lớn) tức là chiếu pháp luân. Pháp Hoa Kinh Luận nói: “Đối với người đă thành tựu trí thân, chỉ bày hai loại cảnh giới bí mật”. Nói “Nhị Thừa” tức là tiến nhập đại phương tiện. Do họ (hàng Nhị Thừa) chẳng thể biết [cảnh giới ấy], nên nói là “mật cảnh giới”. Ba thứ vô tánh (tướng vô tánh, sanh vô tánh, thắng nghĩa vô tánh) v.v… cũng là mật ư. Nay ở đây, chỉ có chỉ bày cảnh giới bí mật cho hàng Nhị Thừa, không ǵ chẳng phải là trống pháp cực lớn! Kế đó, ba điều như “thổi ốc pháp” v.v… là tŕ pháp luân: Trước hết là thuyết pháp, kế đó là đắc trí, sau cùng là quán Lư, tức là khiến cho họ đắc Bồ Đề Niết Bàn. Trong kinh Pháp Hoa, do xét theo năng lực viên măn, cho nên sau [dựng] pháp tràng mới nói “thổi ốc pháp”. Kinh này xét theo chuyện “có thể v́ người khác thuyết giáo, khiến cho họ đắc quả Nhị Thừa”, cho nên pháp tràng được nói trước “thổi ốc pháp”. Như Diệu Quang Bồ Tát tŕ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, giáo hóa tám vương tử đều thành Phật đạo. Trong phẩm Tín Giải, các vị như Ca Diếp v.v… thưa: “Ngă đẳng kim giả chân thị Thanh Văn” (Chúng con ngày nay thật sự là Thanh Văn), do khiến cho hết thảy được nghe tiếng của Phật đạo.

 

          (Kinh) Vị dục lợi ích, an lạc chư chúng sanh cố, thường hành pháp thí, dụ tấn quần mê, linh đắc đại quả, chứng thường lạc cố.

          ()為欲利益安樂諸眾生故常行法施誘進群迷令得大果證常樂故

          (Kinh: V́ muốn lợi ích, an lạc các chúng sanh, mà thường hành pháp thí, dẫn dụ, sách tấn quần mê, khiến cho họ đạt được đại quả, chứng thường lạc).

 

          Tán rằng: [Đây là tán thán hạnh] lợi tha. Khiến cho người khác đạt được cái quả thế gian th́ gọi là “lợi ích”, khiến cho họ đạt được cái quả xuất thế th́ gọi là “an lạc”. Đem giáo pháp trao cho căn cơ tương xứng, th́ gọi là “pháp thí”. Khiến cho kẻ chưa phát tâm sẽ phát tâm, th́ gọi là Dụ (khuyên dụ), khiến cho kẻ đă phát tâm được thành tựu th́ gọi là Tấn. Khiến cho người đă thành tựu sẽ đạt được giải thoát, th́ gọi là “đắc đại quả, chứng thường lạc”. Tự tánh của Niết Bàn là Thường, ba loại Bồ Đề[3]Thường, chỗ để bốn trí nương vào là Thường; v́ thế, đều gọi là Thường. Lạc th́ như trong phần trước đă giải thích.

 

          (Kinh) Như thị đẳng chư Phật Thế Tôn, dĩ thân, ngữ, ư, khể thủ quy thành, chí tâm lễ kính.

          ()如是等諸佛世尊以身語意稽首歸誠至心禮敬

          (Kinh: Đối với chư Phật Thế Tôn như thế, dùng thân, ngữ, ư dập đầu, gieo ḷng thành, chí tâm lễ kính).

 

          Tán rằng: [Chí tâm lễ kính] quá khứ và vị lai chư Phật.

 

          (Kinh) Bỉ chư Thế Tôn dĩ chân thật huệ, dĩ chân thật nhăn, chân thật chứng minh, chân thật b́nh đẳng, tất tri, tất kiến nhất thiết chúng sanh thiện ác chi nghiệp.

          ()彼諸世尊以真實慧以真實眼真實證明真實平等悉知悉見一切眾生善惡之業

            (Kinh: Các đức Thế Tôn ấy do chân thật huệ, dùng mắt chân thật, chân thật chứng minh, chân thật b́nh đẳng, đều thấy, đều biết nghiệp thiện ác của hết thảy chúng sanh).

 

          Tán rằng: Dốc ḷng thành, thỉnh chứng minh, bởi lẽ đức Phật:

          - Một, do có đủ hai trí[4], nên nói là “chân thật huệ”.

          - Hai, do ngũ nhăn viên măn, nên nói là “chân thật nhăn”.

          - Ba, có thể chân thật chứng, do trọn đủ hai nghĩa trên đây.

          - Bốn, tâm b́nh đẳng do đă chứng lư b́nh đẳng, nương vào ba Niệm Trụ[5].

          - Năm, có thể thấy biết ư ấy.

          Do Phật trọn đủ hai trí, nên biết trọn chúng sanh. Do ngũ nhăn viên măn, nên thấy trọn chúng sanh. V́ thế, nay [hành nhân] dốc ḷng thành, thỉnh Phật chứng minh. Tức là như trong Bát Nhă Kinh Luận, ngài Vô Trước đă viết: “Kiến trí thanh tịnh, trụ trọn vẹn”. Kiến chính là ngũ nhăn, Trí chính là hai trí. Do nhục nhăn và thiên nhăn thấy sắc thân thuộc vào Sắc Uẩn của hết thảy chúng sanh. Do pháp nhăn mà thấy danh thân (tâm pháp) thuộc Tứ Uẩn của hết thảy chúng sanh. Tức là thấy thân nghiệp và ngữ nghiệp bằng nhục nhăn và thiên nhăn; thấy ư nghiệp bằng pháp nhăn, thấy chung khắp bằng Phật nhăn. Quyển tám mươi hai của Du Già Sư Địa Luận viết: “Thành tựu minh nhăn, do trọn đủ ba thứ mắt”. Ba thứ mắt chính là nhục nhăn, thiên nhăn, và huệ nhăn. Huệ nhăn làm gốc, sau đó, chia thành pháp nhăn và huệ nhăn, nhưng Thể của chúng là một. Ở nơi [Phật] quả th́ gọi là Phật nhăn, Thể [của Phật nhăn] chính là ba loại mắt kia (nhục nhăn, thiên nhăn, và huệ nhăn), cho nên chẳng nói là năm, v́ Phật có trọn đủ các trí. “Biết” là biết tịch tĩnh và chẳng tịch tĩnh, tức là biết trụ niệm trụ phi niệm, trụ hoại duyên, pháp niệm, bao gồm Căn Bản Trí và trọn đủ ngũ nhăn, có thể biết trọn thân, ngữ, tâm hnh thiện hay bất thiện nghiệp. Nương vào ba Niệm Trụ, thấy oán thân b́nh đẳng. V́ thế, thỉnh cầu chứng minh.

          Lại nữa, chân thật chứng minh có hai nghĩa:

          - Một, trần thuật Phật chứng biết rơ ràng.

          - Hai, thỉnh cầu [Phật] chứng minh.

          Nếu [đức Phật] chỉ v́ [Đế Thích] chứng minh th́ phải là nghĩa sau, nhưng do bao gồm cả hai nghĩa, cho nên nói chiết trung, cũng giống như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận viết: “Mười phương hết thảy chư Phật, không ǵ chẳng biết trọn, con nay đều đối trước các Ngài, phát lộ các điều ác đen tối” v.v…

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3. Phát lộ sám hối

5.5.4.3.1.2.1.1.3.1. Nêu chung các tội

 

          (Kinh) Ngă tùng vô thỉ sanh tử dĩ lai, tùy ác lưu chuyển, cộng chư chúng sanh tạo nghiệp chướng tội.

          ()我從無始生死以來隨惡流轉共諸眾生造業障罪

          (Kinh: Con từ vô thỉ sanh tử đến nay, theo thói ác mà lưu chuyển, cùng các chúng sanh tạo tội nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Nói thẳng vào chuyện sám hối. Kinh văn lại chia thành ba phần:

          - Một, nêu chung.

          - Hai, sám hối riêng biệt [từng tội]

          - Ba, thuận đồng (tức là tùy thuận tam thế chư Bồ Tát .v.v… mà hành sám giống như vậy].

          Đây là phần thứ nhất. “Tùy ác” là thuận theo bạn ác, thuận theo Hoặc nghiệp. “Lưu chuyển”: Hứng chịu cái quả sanh tử. Chủng tử là Lưu, hiện quả là Chuyển. Hoặc thuận theo Hoặc nghiệp ác, đó là Tập Đế. “Lưu” là thuận theo ác quả, đó là Khổ Đế. Chuyển y[6] nơi Khổ Đế, lại cùng chúng sanh phát khởi Tập Đế, tạo ra các nghiệp.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2. Sám hối riêng biệt từng tội

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.1. Nêu ra cái nhân tạo nghiệp

 

          (Kinh) Vị tham, sân, si chi sở triền phược, vị thức Phật thời, vị thức Pháp thời, vị thức Tăng thời, vị thức thiện ác.

          ()為貪瞋癡之所纏縛未識佛時未識法時未識僧時未識善惡

          (Kinh: Bị tham, sân, si quấn trói, khi chưa biết Phật, khi chưa biết Pháp, khi chưa biết Tăng, chưa biết thiện ác).

 

          Tán rằng: Kế đó, sám hối riêng biệt [từng tội]. Lại chia thành ba phần:

          - Một, nêu ra cái nhân tạo nghiệp.

          - Hai, [nêu bày] cái nghiệp đă tạo.

          - Ba, [nêu bày] cái quả đă thành [do nghiệp nhân ấy].

          Cũng tức là theo thứ tự sám hối Hoặc, nghiệp, khổ. Đấy chính là sám hối “do Hoặc mà dấy lên nghiệp nhân”. Do Tam Độc quấn trói mà chẳng được tự tại, dấy lên các cội gốc ác, nên gọi là “bất thiện căn”, giống như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận đă nói: “Ba lần ba hợp thành chín loại, từ ba thứ phiền năo mà dấy khởi”. “Gộp thành chín loại” tức là ba nghiệp như thân nghiệp, khẩu nghiệp v.v… [mỗi nghiệp ấy lại đều] có nghiệp hiện sanh (nghiệp trong hiện tại), hậu hữu (thân sau), và nghiệp thuộc tam giới. V́ thế nói là “ba lần ba”. [Các nghiệp ấy] đều do ba thứ, tức tham, sân v.v… dấy lên, nên nói là “tùng tam khởi” (từ ba thứ mà dấy lên). Vô minh là cái gốc mạnh mẽ nhất, cho nên riêng nói “vị thức Tam Bảo, thiện ác” (chưa nhận biết Tam Bảo và thiện ác).

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.2. Nêu bày các tội đă tạo

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.2.1. Nêu ra nghiệp chướng

 

          (Kinh) Do thân, ngữ, ư, tạo Vô Gián tội.

          ()由身語意造無間罪

          (Kinh: Do thân, ngữ, ư, tạo tội Vô Gián).

 

          Tán rằng: Sám hối nghiệp chướng. Trong đây, lại chia thành ba phần:

          - Một, nêu ra nghiệp chướng.

          - Hai, thỉnh Phật chứng minh.

          - Ba, thật sự sám hối.

          Trong phần thứ nhất, có ba phần tức là ba đoạn kinh văn Tổng, Biệt, và kết luận theo thứ tự. Trong phần Biệt, trước hết là nêu ra nghiệp Ngũ Nghịch. Từ “kiến hữu thắng dĩ” (thấy có người trội hơn) trở đi là [nói về] các nghiệp khác. Đoạn này thuộc phần thứ nhất. Theo các kinh như Tát Giá Ni Càn Tử v.v… th́ có Đại Thừa Ngũ Nghịch.

 

          (Kinh) Ác tâm xuất Phật thân huyết, phỉ báng chánh pháp, phá ḥa hợp Tăng, sát A La Hán, sát hại phụ mẫu.

          ()惡心出佛身血誹謗正法破和合僧殺阿羅漢殺害父母

          (Kinh: Ác tâm xuất Phật thân huyết, phỉ báng chánh pháp, phá ḥa hợp Tăng, sát A La Hán, sát hại phụ mẫu).

 

          Tán rằng: Ngũ Nghịch ở đây là nói chung cho cả ba thừa, tương đương với điều nghịch thứ tư trong bất cộng Ngũ Nghịch của Đại Thừa. “Phỉ báng chánh pháp” cũng là phá Tăng. Do phỉ báng Bát Chánh Đạo của đức Phật chẳng phải là chánh đạo, bảo ngũ pháp là chánh đạo; cho nên nói là “phỉ báng chánh pháp”. Nói tới “ngũ pháp” (tức năm pháp do Đại Thiên đề xướng nhằm chia rẽ Tăng đoàn) th́ trong kinh Đại Thừa chưa thấy phần kinh văn ấy. Dựa theo quyển một trăm mười sáu trong bộ Đại Tỳ Bà Sa của Nhất Thiết Hữu Bộ[7] th́: “Những ǵ là năm pháp? Một là cho đến hết đời, mặc y phấn tảo. Hai là cho đến hết tuổi thọ, luôn khất thực. Ba là cho đến hết tuổi thọ chỉ ăn một bữa. Bốn là cho đến tuổi thọ, thường sống ở nơi vắng vẻ. Năm là cho đến hết tuổi thọ, chẳng ăn hết thảy cá, thịt, nếm các thứ muối, tô, sữa v.v…” Chánh Lư Luật nói về năm pháp có sai khác, chi tiết th́ như trong luật ấy đă nói. Hoặc coi “phỉ báng chánh pháp” là điều nghịch thứ hai trong Đại Thừa, c̣n ở đây nói [tội “báng chánh pháp”] trước tội “phá tăng”, là v́ coi tội ấy giống như phá chánh pháp của Phật. V́ thế, tội được nói ở đây chẳng [thật sự] thuộc vào tội “phá tăng”.

 

          (Kinh) Thân tam, ngữ tứ, ư tam chủng, hành tạo thập ác nghiệp, tự tác, giáo tha, kiến tác tùy hỷ. Ư chư thiện nhân, hoạnh sanh hủy báng, đẩu xứng khi cuống, dĩ ngụy vi chân, bất tịnh ẩm thực thí dữ nhất thiết. Ư lục đạo trung sở hữu phụ mẫu, cánh tương năo hại.

          ()身三語四意三種行造十惡業自作教他見作隨喜於諸善人橫生毀謗斗秤欺誑以偽為真不淨飲食施與一切於六道中所有父母更相惱害

          (Kinh: Ba nghiệp nơi thân, bốn nghiệp nơi ngữ, ba loại nơi ư, tạo tác mười ác nghiệp, tự làm, bảo người khác làm, thấy kẻ khác làm bèn tùy hỷ. Đối với các người lành, ngược ngạo nẩy sanh hủy báng. Cân đong lừa dối, coi ngụy là chân, đem thức ăn đồ uống bất tịnh thí cho hết thảy, năo hại tất cả cha mẹ trong sáu đường).

 

          Tán rằng: Kế đó là tội nghịch thứ năm, tức là trong đêm dài thường hành mười nghiệp bất thiện. Trước là nêu chung, sau là nêu đại lược riêng từng điều. Từ “ư chư thiện nhân” (đối với các người lành) trở đi, chính là phần nêu đại lược riêng từng điều. “Sanh hủy báng” tức là nghiệp bất thiện nơi ngữ. “Đẩu xứng khi cuống, dĩ ngụy vi chân” (cân đong lừa dối, coi ngụy là chân) tức là nghiệp trộm cắp. “Bất tịnh ẩm thực thí chư chúng sanh” (đem thức ăn bất tịnh thí cho các chúng sanh) là nghiệp bất thiện thuộc tham, do cất giữ cái tốt, bố thí cái xấu. “Cánh tương năo hại” (năo hại lẫn nhau) là nghiệp bất thiện thuộc sân.

 

          (Kinh) Hoặc đạo tốt-đổ-ba vật, tứ phương tăng vật, hiện tiền tăng vật, tự tại nhi hữu.

          ()或盜窣堵波物四方僧物現前僧物自在而有

          (Kinh: Hoặc trộm cắp vật nơi tháp Phật, vật dụng của tứ phương Tăng, vật dụng của hiện tiền Tăng, mặc sức mà có).

 

          Tán rằng: Đây là điều nghịch thứ nhất, tức trộm cắp tài vật của Tam Bảo.

 

          (Kinh) Thế Tôn pháp luật bất nhạo phụng hành, sư trưởng giáo thị, bất tương tùy thuận, kiến hành Thanh Văn, Độc Giác, Đại Thừa hành giả, hỷ sanh mạ nhục, linh chư hành nhân tâm sanh hối năo.

          ()世尊法律不樂奉行師長教示不相隨順見行聲聞獨覺大乘行者喜生罵辱令諸行人心生悔惱

          (Kinh: Chẳng thích phụng hành giới luật của đức Thế Tôn, sư trưởng dạy bảo, chẳng tùy thuận, thấy người hành Thanh Văn, Độc Giác, Đại Thừa thích sanh tâm chửi bới, làm nhục, khiến cho các hành nhân sanh tâm hối hận, sầu năo).

 

          Tán rằng: Đây là điều nghịch thứ hai. Trước hết là trái nghịch lời dạy, tức là ẩn giấu, lấp liếm. Từ “thấy người hành Thanh Văn…” trở đi là hủy báng người khác, cũng bao gồm điều nghịch thứ ba.

 

          (Kinh) Kiến hữu thắng dĩ, tiện hoài tật đố, pháp thí, tài thí thường sanh xan tích, vô minh sở phú, tà kiến hoặc tâm.

          ()見有勝已便懷嫉妬法施財施常生慳惜無明所覆邪見惑心

          (Kinh: Thấy có người trội hơn, liền ôm ḷng ghen ghét, đối với pháp thí và tài thí thường sanh tâm keo tiếc, bị vô minh che lấp, tà kiến mê muội cái tâm).

 

          Tán rằng: Sám hối các nghiệp khác. Đầu tiên là nêu ra các nghiệp nhân sanh khởi [các nghiệp ấy]. “Tật xan” (ghen ghét, keo kiệt) tức là thuận theo Thập Triền trong các Hoặc. Vô minh tà kiến tức là bổn Hoặc (Hoặc căn bản). Mỗi điều đều dựa theo chuyện “thấy người khác trội hơn ḿnh” mà nói.

 

          (Kinh) Bất tu thiện nhân, linh ác tăng trưởng. Ư chư Phật sở, nhi khởi phỉ báng, pháp thuyết phi pháp, phi pháp thuyết pháp, như thị chúng tội.

          ()不修善因令惡增長於諸佛所而起誹謗法說非法非法說法如是眾罪

          (Kinh: Chẳng tu nhân lành khiến cho điều ác tăng trưởng. Đối với chư Phật Phật mà dấy ḷng phỉ báng, pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp, các tội như thế).

 

          Tán rằng: Tức là khởi lên nghiệp hun đúc khiến cho điều bất thiện mới sẽ tăng thêm, các nghiệp bất thiện vốn có sẽ mạnh hơn. Kế đó, khởi nghiệp bất thiện đối với Phật pháp.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.2.2. Thỉnh Phật chứng biết

 

          (Kinh) Phật dĩ chân thật huệ, chân thật nhăn, chân thật chứng minh, chân thật b́nh đẳng, tất tri, tất kiến.

          ()佛以真實慧真實眼真實證明真實平等悉知悉見

          (Kinh: Phật do trí huệ chân thật, mắt chân thật, chứng minh chân thật, b́nh đẳng chân thật đều thấy, đều biết).

 

          Tán rằng: Điều thứ hai là thỉnh Phật chứng biết.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.2.3. Phơi bày sám hối

 

          (Kinh) Ngă kim quy mạng, đối chư Phật tiền, giai tất phát lộ, bất cảm phú tàng, vị tác chi tội, cánh bất phục tác, dĩ tác chi tội, kim giai sám hối.

          ()我今歸命對諸佛前皆悉發露不敢覆藏未作之罪更不復作已作之罪今皆懺悔

          (Kinh: Con nay quy mạng, đối trước chư Phật, thảy đều phát lộ, chẳng dám giấu diếm. Tội chưa làm, chẳng dám làm nữa. Tội đă làm, nay đều sám hối).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba, trần thuật sám hối.

 

          (Kinh) Sở tác nghiệp chướng, ưng đọa ác đạo, địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ chi trung, A Tô La chúng, cập bát nạn xứ, nguyện ngă thử sanh sở hữu nghiệp chướng, giai đắc tiêu diệt, sở hữu ác báo, vị lai bất thọ.

          ()所作業障應墮惡道地獄傍生餓鬼之中阿蘇羅眾及八難處願我此生所有業障皆得消滅所有惡報未來不受

          (Kinh: Do nghiệp chướng đă tạo, đáng đọa vào đường ác, địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, chúng A Tu La, và chỗ tám nạn, nguyện cho tất cả nghiệp chướng của con trong đời này đều được tiêu diệt, chẳng thọ tất cả các ác báo trong đời vị lai).

 

          Tán rằng: Sám hối báo chướng.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.3.2.3. Tùy thuận giống như chư Bồ Tát

 

          (Kinh) Diệc như quá khứ chư đại Bồ Tát tu Bồ Đề hạnh, sở hữu nghiệp chướng tất dĩ sám hối. Ngă chi nghiệp chướng, kim diệc sám hối, giai tất phát lộ, bất cảm phú tàng. Dĩ tác chi tội, nguyện đắc trừ diệt. Vị lai chi ác, cánh bất cảm tạo.

          ()亦如過去諸大菩薩修菩提行所有業障悉已懺悔我之業障今亦懺悔皆悉發露不敢覆藏已作之罪願得除滅未來之惡更不敢造

          (Kinh: Cũng như trong quá khứ, các vị đại Bồ Tát tu Bồ Đề hạnh, tất cả nghiệp chướng đều đă sám hối. Nay con cũng sám hối nghiệp chướng của chính ḿnh, thảy đều phơi bày, chẳng dám giấu diếm. Tội đă làm, nguyện được trừ diệt. Điều ác trong vị lai chẳng dám tạo nữa).

 

          Tán rằng: Đây là phần “thuận đồng” (tùy thuận các vị Bồ Tát mà hành tŕ) sau phần sám hối. “Tam thế” là ba giai đoạn, sự sám hối ở đây giống như [chư Bồ Tát đă hành trong] quá khứ. Trước hết, nêu ra người khác [đă hành tŕ như thế nào]; từ “ngă chi nghiệp chướng” (nghiệp chướng của con) trở đi là chính ḿnh hành tŕ [giống như thế đó].

 

          (Kinh) Diệc như vị lai chư đại Bồ Tát tu Bồ Đề hạnh, sở hữu nghiệp chướng tất giai sám hối. Ngă chi nghiệp chướng, kim diệc sám hối, hàm tất phát lộ, bất cảm phú tàng. Sở tác chi tội, nguyện đắc trừ diệt; vị lai chi ác, cánh bất cảm tạo. Diệc như hiện tại thập phương thế giới chư đại Bồ Tát tu Bồ Đề hạnh, sở hữu nghiệp chướng, tất diệc sám hối. Ngă chi nghiệp chướng, kim diệc sám hối, giai tất phát lộ, bất cảm phú tàng. Dĩ tác chi tội, nguyện đắc trừ diệt, vị lai chi ác, cánh bất cảm tạo.

          ()亦如未來諸大菩薩修菩提行所有業障悉皆懺悔我之業障今亦懺悔咸悉發露不敢覆藏所作之罪願得除滅未來之惡更不敢造亦如現在十方世界諸大菩薩修菩提行所有業障悉亦懺悔我之業障今亦懺悔皆悉發露不敢覆藏已作之罪願得除滅未來之惡更不敢造

          (Kinh: Cũng như các vị đại Bồ Tát trong vị lai tu Bồ Đề hạnh, tất cả nghiệp chướng thảy đều sám hối. Con nay cũng sám hối nghiệp chướng của chính ḿnh, thảy đều phơi bày, chẳng dám giấu diếm. Tội đă làm, nguyện được trừ diệt. Điều ác trong vị lai chẳng dám tạo nữa. Cũng như các vị đại Bồ Tát tu Bồ Đề hạnh trong mười phương thế giới hiện tại, tất cả các nghiệp chướng cũng đều sám hối. Con nay cũng sám hối nghiệp chướng của chính ḿnh, thảy đều phơi bày, chẳng dám giấu diếm. Tội đă làm, nguyện được trừ diệt. Điều ác trong vị lai chẳng dám tạo nữa).

 

          Tán rằng: Hai điều kia cũng giống như thế.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.4. Kết lại, khuyên tu hành

5.5.4.3.1.2.1.1.4.1. Nêu ra các tội để khuyên sám hối

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Dĩ thị nhân duyên, nhược hữu tạo tội, nhất sát-na trung bất đắc phú tàng, hà huống nhất nhật, nhất dạ, năi chí đa thời!

          ()善男子以是因緣若有造罪一剎那中不得覆藏何況一日一夜乃至多時

          (Kinh: Thiện nam tử! Do nhân duyên ấy, nếu có tạo tội, chẳng được giấu diếm trong một sát-na, huống hồ một ngày, một đêm, cho đến thời gian nhiều hơn).

 

          Tán rằng: Đây là phần thứ tư, “kết lại, khuyên tu hành”. Trong đây, chia thành hai phần:

          - Một, nêu ra các tội để khuyên sám hối.

          - Hai, từ “nhược hữu nguyện sanh” (nếu có nguyện sanh) trở đi là phần nêu ra lợi ích để khuyên tu.

          Trong phần đầu, lại có hai ư:

          - Một, “dĩ thị nhân duyên” (do nhân duyên ấy) để kết lại phần trước. “Nhân duyên” chính là nguyên do. Do ác nghiệp mà cảm vời ác quả, đó là nguyên do có sự tổn hại ấy. Lại như Bồ Tát muốn tu Bồ Đề, ắt cần phải sám hối; v́ thế là nhân duyên.

          - Từ “nhược hữu tạo tội” (nếu có tạo tội) trở đi là phần khuyên lơn.

          Kinh văn của phần khuyên lơn gồm ba đoạn là pháp thuyết, thí dụ, và hợp (kết hợp thí dụ với pháp). Trong phần pháp thuyết, có ba ư:

          - Một, dạy đừng chần chừ chút nào.

          - Hai, hăy nẩy sanh ư niệm hổ thẹn và tín tâm thanh tịnh.

          - Ba, khuyên hăy nên sám hối như vừa mới nói trên đây.

          “Sát-na” có nhiều loại[8]. Dẫu chỉ trải qua thời gian sanh diệt trong một sát-na, c̣n chớ nên chần chừ, huống là nhiều lúc. Giống như trúng phải tên độc, chẳng thể tạm chịu đựng trong chốc lát!

 

          (Kinh) Nhược hữu phạm tội dục cầu thanh tịnh, tâm hoài quư sỉ, tín ư vị lai tất hữu ác báo, sanh đại khủng bố, ưng như thị sám.

          ()若有犯罪欲求清淨心懷愧恥信於未來必有惡報生大恐怖應如是懺

          (Kinh: Nếu có phạm tội, mong cầu thanh tịnh, ôm ḷng hổ thẹn, tin trong vị lai ắt có ác báo, sanh ḷng sợ hăi to lớn, hăy nên sám hối như thế!)

 

          Tán rằng: Hai đoạn văn sau đó đều [có ư nghĩa] do ḷng hổ thẹn mà chống lại cái ác. Do tin nhân quả có thiện báo và ác báo, cho nên sanh ḷng sợ hăi to lớn!

 

          (Kinh) Như nhân bị hỏa thiêu đầu, thiêu y, cứu linh tốc diệt. Hỏa nhược vị diệt, tâm bất đắc an. Nhược nhân phạm tội, diệc phục như thị, tức ưng sám hối, linh tốc trừ diệt.

          ()如人被火燒頭燒衣救令速滅火若未滅心不得安若人犯罪亦復如是即應懺悔令速除滅

          (Kinh: Như người bị lửa đốt đầu, đốt áo, phải cứu cho mau tắt. Nếu lửa chưa tắt, tâm chẳng được yên. Nếu ai phạm tội th́ cũng giống như thế, hăy nên lập tức sám hối cho mau chóng trừ diệt).

 

          Tán rằng: Phần thí dụ và kết hợp [thí dụ với pháp] dễ hiểu.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.4.2. Nêu ra lợi ích để khuyên tu

 

          (Kinh) Nhược hữu nguyện sanh phú lạc chi gia, đa nhiêu tài bảo, phục dục phát ư tu tập Đại Thừa, diệc ưng sám hối, diệt trừ nghiệp chướng.

          ()若有願生富樂之家多饒財寶復欲發意修習大乘亦應懺悔滅除業障

          (Kinh: Nếu có ư nguyện sanh vào nhà giàu vui, của cải dư dật, lại muốn phát tâm tu tập Đại Thừa, cũng nên sám hối để diệt trừ nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, nêu ra lợi ích để khuyên tu. Có ba ư, trước tiên, nêu ra lợi ích hữu lậu để khuyên tu; sau là nêu ra lợi ích vô lậu để khuyên tu. Trong hữu lậu, trước hết nêu ra Dục Giới, sau đó nói đến Sắc Giới. Trong Dục Giới, trước là người, sau là trời. Trong bốn chủng tánh của loài người, trước là nói đến hai chủng tánh Phệ Xá (Vaiśya) và Thú Đà (Śūdra) để khuyên; kế đó, nêu ra Tịnh Hạnh (Bà-la-môn) và Sát-đế-lợi (Kṣatriya) để khuyên. Đoạn này nói về hai chủng tánh đầu.

 

          (Kinh) Dục sanh hào quư Bà-la-môn chủng, Sát-đế-lợi gia, cập Chuyển Luân Vương thất bảo cụ túc, diệc ưng sám hối, diệt trừ nghiệp chướng.

          ()欲生豪貴婆羅門種剎帝利家及轉輪王七寶具足亦應懺悔滅除業障

          (Kinh: Muốn sanh vào gịng Bà-la-môn hay nhà Sát-đế-lợi quyền quư và Chuyển Luân Vương trọn đủ bảy báu, cũng nên sám hối để diệt trừ nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: [Nói tới] hai chủng tánh sau.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhược hữu dục sanh Tứ Thiên Vương chúng, Tam Thập Tam Thiên, Dạ Ma Thiên, Đổ Sử Đa Thiên, Lạc Biến Hóa Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, diệc ưng sám hối, diệt trừ nghiệp chướng.

          ()善男子若有欲生四天王眾三十三天夜摩天覩史多天樂變化天他化自在天亦應懺悔滅除業障

          (Kinh: Thiện nam tử! Nếu có người muốn sanh trong Tứ Thiên Vương Thiên, Tam Thập Tam Thiên, Dạ Ma Thiên, Đổ Sử Đa Thiên (Đâu Suất Thiên), Lạc Biến Hóa Thiên (Hóa Lạc Thiên), Tha Hóa Tự Tại Thiên, cũng nên sám hối để diệt trừ nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Nêu ra Dục Giới Thiên để khuyên.

 

          (Kinh) Nhược dục sanh Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm Thiên, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Cực Quang Tịnh Thiên, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh Thiên, Vô Vân, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh Thiên, diệc ưng sám hối, diệt trừ nghiệp chướng.

          ()若欲生梵眾梵輔大梵天少光無量光極光淨天少淨無量淨遍淨天無雲福生廣果無煩無熱善現天善見色究竟天亦應懺悔滅除業障

          (Kinh: Nếu muốn sanh vào [các cơi trời] Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm Thiên, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Cực Quang Tịnh Thiên, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh Thiên, Vô Vân, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh Thiên, cũng nên sám hối để diệt trừ nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Nêu ra Sắc Giới Thiên để khuyên. Như Du Già Sư Địa Luận, Tạp Tập Luận[9], Trí Độ Luận, kinh Trường A Hàm, kinh Khởi Thế[10], kinh Chánh Pháp Niệm[11], Chánh Lư Luận, Tỳ Bà Sa Luận, kinh Lâu Thán v.v… Nói chi tiết như [các kinh luận] đó đă nói. Chẳng hạn như Chánh Lư Luận viết: “Tất cả chúng sanh được giáo hóa và thống lănh bởi Đại Phạm, đều gọi là Phạm Chúng. Thị vệ được xếp bày trước Đại Phạm được gọi là Phạm Phụ. Do nhiều điều thiện rộng răi mà sanh, nên gọi là Phạm. Vị Phạm thiên này to lớn, nên gọi là Đại Phạm, do ông ta đắc trung gian Tĩnh Lự, do sanh ra trước hết, chết đi sau cùng, oai đức thù thắng v.v… cho nên gọi là Đại. Trong địa vị của chính ḿnh, do quang minh nhỏ nhất, nên gọi là Thiểu Quang. Quang minh chuyển thành thù thắng, khó thể ḍ lường, th́ gọi là Vô Lượng Quang. Tịnh quang chiếu trọn khắp các chỗ thuộc tự địa th́ gọi là Cực Quang Tịnh. Thọ hưởng sự vui sướng trong tâm ư, sẽ được gọi là Tịnh. Do trong địa vị của chính ḿnh, chỉ có sự thanh tịnh ấy nhỏ nhất, nên gọi là Thiểu Tịnh. Sự thanh tịnh ấy tăng thêm, khó ḍ lường được th́ gọi là Vô Lượng Tịnh. Sự thanh tịnh ấy trọn khắp, nên gọi là Biến Tịnh. Do chỗ ở ĺa khỏi mây, nên gọi là Vô Vân. Phước chuyển biến thù thắng, nên gọi là Phước Sanh. Trong loài dị sanh có h́nh sắc, [chư thiên trong cơi trời này] có phước thù thắng nhất, nên nói là Quảng Quả. Chư thánh ĺa dục, dùng nước thánh đạo để gột rửa cấu nhơ phiền năo, nên gọi là Tịnh. Thân nương ở trong tịnh, nên gọi là Tịnh Cư. Lại nữa, cơi trời ấy thuần là bậc thánh nương ở, nên gọi là Tịnh Cư. ‘Phiền’ có nghĩa phồn tạp, hoặc lắm thứ. Do là cơi đầu tiên trong chỗ không phồn tạp, nếu khiến cho phiền năo sanh khởi th́ gọi là Nhiệt, cơi trời này xa ĺa chuyện ấy (chuyện sanh khởi phồn tạp), nên gọi Vô Nhiệt. [Chư thiên trong] cơi trời ấy h́nh sắc đoan chánh, đẹp đẽ nhiệm mầu, vượt hẳn hai cơi trời dưới đó, nên gọi là Thiện Hiện. H́nh sắc chuyển biến thù thắng, đại chúng thích nh́n, nên gọi là Thiện Kiến. H́nh sắc của chư thiên trong cơi trời ấy thắng diệu bậc nhất, các cơi trời khác chẳng sánh bằng, gọi là Sắc Cứu Cánh. Hoặc là cái thân do nương vào sự khổ của chư thiên trong cơi ấy đă đạt đến mức cuối cùng, cho nên gọi là Sắc Cứu Cánh”.

 

          (Kinh) Nhược dục cầu Dự Lưu quả, Nhất Lai quả, Bất Hoàn quả, A La Hán quả, diệc ưng sám hối diệt trừ nghiệp chướng. Nhược dục nguyện cầu tam minh, lục thông, Thanh Văn, Độc Giác, tự tại Bồ Đề, chí cứu cánh địa.

          ()若欲求預流果一來果不還果阿羅漢果亦應懺悔滅除業障若欲願求三明六通聲聞獨覺自在菩提至究竟地      (Kinh: Nếu muốn cầu quả Dự Lưu, quả Nhất Lai, quả Bất Hoàn, quả A La Hán, cũng nên sám hối để diệt trừ nghiệp chướng. Nếu muốn nguyện cầu tam minh, lục thông, Thanh Văn, Độc Giác, tự tại Bồ Đề, đạt tới địa vị rốt ráo).

 

          Tán rằng: Nêu ra cái quả vô lậu để khuyên. Có ba điều:

          - Một, nói chung về hàng Thanh Văn.

          - Hai, cùng giải thoát, đạt tới bờ kia, đạt được hai quả trong Tiểu Thừa.

          Nhưng trong Độc Giác th́ chỉ hành riêng lẻ. Tuy hai loại khác nhau, nhưng đều cùng được giải thoát. Tam minh, lục thông như đă biện định trong các phần khác.

 

          (Kinh) Cầu Nhất Thiết Trí trí, tịnh trí, bất tư nghị trí, bất động trí, Tam Miệu Tam Bồ Đề Chánh Biến trí giả, diệc ưng sám hối diệt trừ nghiệp chướng.

          ()求一切智智淨智不思議智不動智三藐三菩提正遍智者亦應懺悔滅除業障

          (Kinh: Cầu trí Nhất Thiết Trí, tịnh trí, trí chẳng nghĩ bàn, trí bất động, trí Chánh Đẳng Chánh Giác Chánh Biến, cũng nên sám hối để diệt nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Nêu ra đại quả để khuyên. Trước hết là tứ trí. Trí tánh được gọi là Trí. Từ “tam miệu” trở đi, trí tướng được gọi là Trí. Nhất Thiết Trí là Căn Bản Trí, là trí có thể chứng. Nói trùng lập chữ Trí nhằm biểu thị cái được chứng bởi trí tánh, ư nói “trí tánh là căn bản” vậy. Tức là trí tánh ấy đă ĺa hai thứ chướng, bèn gọi là “tịnh trí”. Do kẻ khác chẳng thể biết, nên gọi là “bất tư nghị” (chẳng thể nghĩ bàn). Ĺa sanh diệt, gọi là Bất Động, tức là A Nậu Đa La (Vô Thượng). Tam Miệu (Chánh Đẳng) v.v… [hiểu theo ư nghĩa] như thường được giải thích. Như Vô Trước Bồ Tát đă giải thích trong Bát Nhă Kinh Luận: “Trọn đủ Đoạn Đức nơi trí th́ là Vô Thượng Bồ Đề”. Hoặc là dùng tổng và biệt để phối ứng với bốn trí phẩm. Trí Nhất Thiết Trí là Tổng. Theo quyển ba của Đại Trang Nghiêm Luận, trí thanh tịnh là quan sát, do chuyển ngũ thức mà đạt được, có thể ở trong đại chúng thuyết pháp đoạn nghi, tuôn mưa pháp lớn khiến cho họ thanh tịnh. V́ thế gọi là Tịnh Trí. Lại bao gồm hết thảy các môn đà-la-ni, các môn tam-muội, đối với cảnh nhận biết đều luôn chẳng có chướng ngại. Đấy là do chính ḿnh vô nhiễm, nên cũng gọi là Tịnh.

          “Bất tư nghị” Thành Sự Trí (Thành Sở Tác Trí), đạt được do chuyển biến thức thứ sáu. Trong hết thảy các thế giới, thực hiện các chuyện biến hóa vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn. “Bất động trí” là Đại Viên Kính Trí, do chuyển thức thứ tám mà đạt được. V́ thế, luận ấy viết: “Trí thứ tư là Đại Viên Kính Trí bất động, là chỗ nương cậy của ba trí kia”. Giải rằng: Đại Viên Kính Trí lấy bất động làm tướng, luôn làm chỗ nương cậy cho ba trí kia. “Bất động” là một mực liên tục, chỉ có nghĩa “xả thọ”.

          Tam Miệu v.v… chính là B́nh Đẳng Trí, do chuyển thức thứ bảy mà thành. V́ thế, luận ấy viết: “Trí b́nh đẳng của chúng sanh tu tịnh, chứng Bồ Đề”. Giải rằng: Nếu tu tập trí tối cực thanh tịnh ấy, liền đắc Vô Thượng Bồ Đề, do chẳng rốt ráo! Do chúng sanh vô tận, cho nên chẳng rốt ráo. Do chẳng rốt ráo, chẳng trụ Niết Bàn. Điều này có nghĩa là: Do v́ chúng sanh mà rốt ráo chẳng nhập Niết Bàn. Lại nói Chánh Biến Trí tức là [gộp chung] tiếng Hoa và tiếng Phạn để cùng nói.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.5. Giải thích nguyên do [v́ sao sám hối có thể diệt chướng]

5.5.4.3.1.2.1.1.5.1. Giải thích các vấn nạn

5.5.4.3.1.2.1.1.5.1.1. Giải thích theo nhân duyên

 

          (Kinh) Hà dĩ cố?

          ()何以故

          (Kinh: V́ sao vậy?)

 

          Tán rằng: Kế đó, giải thích nguyên do [v́ sao] sám hối [có thể] diệt chướng, tức là phần giải trừ vấn nạn. Kinh văn được chia thành hai phần:

          - Một, giải thích vấn nạn.

          - Hai, từ “nhược hữu thiện nam tử” (nếu có thiện nam tử) trở đi, kết lại ư nghĩa “sám hối có thể diệt các điều ác”.

          Trong phần thứ nhất, lại có ba phần:

          - Một, giải thích dựa theo nhân duyên.

          - Hai, từ “hà dĩ cố” (v́ sao vậy) trở đi, giải thích dựa theo vô tướng môn.

          - Ba, từ “thiện nam tử, nhất thiết chư pháp” (thiện nam tử, hết thảy các pháp) trở đi, giải thích dựa theo Chân Như môn.

           Đoạn này là dựa theo nhân duyên môn, trước là gạn hỏi, sau là giải thích. Đây là phần gạn hỏi. Ư gạn hỏi rằng: Thiện và ác đều khác biệt, trước sau sanh diệt, do v́ lẽ nào mà sám hối có thể diệt [nghiệp chướng]? Lại có ư gạn hỏi rằng: Đối với điều ác th́ hiện thời cái tâm sám hối chưa khởi. Khi khởi lên tâm sám hối, điều ác đă sanh th́ đă qua rồi, điều ác chưa sanh thuộc vào vị lai cũng là không, cũng chẳng đồng thời với hiện tại, [giống như] sáng và tối chẳng cùng tồn tại. Hơn nữa, hiện tại vừa sanh liền diệt, do đâu mà nói là “sám hối diệt trừ?”

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết chư pháp tùng nhân duyên sanh.

          ()善男子一切諸法從因緣生

          (Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy các pháp sanh từ nhân duyên).

 

          Tán rằng: Trước là giải thích vấn nạn, sau là dẫn chứng. Phần này là giải thích vấn nạn. Tuy hết thảy các pháp sanh diệt trước hay sau, nhưng do sức của nhân duyên mà sanh, cũng do sức nhân duyên mà diệt. Ở đây, chỉ nêu ra “nhân duyên sanh”, nhất định là có nhân duyên diệt! V́ thế, [chánh kinh] lược đi, chẳng nói đến diệt! Tuy diệt chẳng đợi cái nhân, nhưng nh́n theo phương diện “sanh” để nói: Nếu đáng nên sanh trong vị lai, dẫu [nghiệp đă tạo trong hiện thời dường như] đă mất đi, vẫn nên có thể cảm quả [trong vị lai]. Do nhân duyên sám hối, sẽ có thể khiến cho [cái quả sẽ sanh ấy v́ thiếu duyên nên] chẳng khởi, cho nên cũng gọi là Diệt, tức là đợi cái nhân diệt vậy!

 

          (Kinh) Như Lai sở thuyết dị tướng sanh, dị tướng diệt, nhân duyên dị cố.

          ()如來所說異相生異相滅因緣異故

          (Kinh: Như Lai nói các tướng khác nhau sanh, các tướng khác nhau diệt, do nhân duyên khác nhau).

 

          Tán rằng: Đây là dẫn chứng. Hết thảy các đức Như Lai đều cùng nói như vậy; v́ thế nói “Như Lai sở thuyết”. “Tướng” là thể tướng. Dị pháp thể xuất sanh, dị pháp thể diệt hoại, giống như sáng sủa sanh ra th́ pháp tối tăm diệt mất. Có nhân duyên “năng sanh” (có thể sanh khởi), và có nhân duyên “năng diệt” (có thể diệt mất). Nhân duyên có nghĩa là “nguyên do”, cho nên có sai khác. V́ thế, pháp sám hối sanh khởi th́ pháp bất thiện diệt mất.

 

          (Kinh) Như thị quá khứ chư pháp giai dĩ diệt tận, sở hữu nghiệp chướng vô phục di dư.

          ()如是過去諸法皆已滅盡所有業障無復遺餘

          (Kinh: Các pháp quá khứ như thế đều đă diệt hết, tất cả các nghiệp chướng cũng chẳng c̣n thừa sót).

 

          Tán rằng: Giải thích điều gạn hỏi thứ hai. Có ba phần:

          - Một, nhắc lại điều đă gạn hỏi, tức “quá khứ đă diệt”.

          - Hai, biện định: Nay thiện tâm sám hối được sanh khởi.

          - Ba, biện định [v́ sao] tâm sám hối có thể diệt chướng [tuy nghiệp đă tạo thuộc về quá khứ].

          Đoạn này là ư thứ nhất. “Như thị quá khứ chư pháp giai dĩ diệt tận” (Các pháp quá khứ như thế đều đă diệt tận): Nhắc lại “pháp đă diệt” trong phần trước, pháp hiện hành được gọi là “sở hữu nghiệp chướng” (tất cả các nghiệp chướng). Các chủng tử được huân tập sẽ có thể sanh [ra cái quả]. “Vô phục di dư” (chẳng c̣n thừa sót): Khiến cho những cái sẽ sanh chẳng c̣n sót lại, tức là chẳng xét theo “hiện hành đă diệt” nói theo sự đoạn diệt!

 

          (Kinh) Thị chư hành pháp vị đắc hiện sanh, nhi kim đắc sanh.

          ()是諸行法未得現生而今得生

          (Kinh: Các hành pháp ấy chưa được hiện hành sanh khởi, mà nay được sanh).

 

          Tán rằng: Kế đó, biện định: Hiện thời, thiện tâm sám hối được sanh khởi. Do trước kia các duyên chưa ḥa hợp, pháp nhân duyên ấy chẳng được hiện hành sanh khởi; nay do các duyên ḥa hợp, thiện tâm sám hối được sanh khởi.

 

          (Kinh) Vị lai nghiệp chướng cánh bất phục khởi.

          ()未來業障更不復起

          (Kinh: Nghiệp chướng trong vị lai chẳng c̣n dấy lên).

 

          [Do thiện tâm sám hối được sanh khởi], khiến cho nghiệp chướng sẽ sanh trong vị lai chẳng c̣n dấy lên. “Phục”“lại c̣n”. [Cái quả sẽ sanh trong] vị lai chưa sanh, [cái quả] đáng sanh trong hiện tại [do sức sám hối] sẽ chẳng sanh. Nghiệp chủng (chủng tử của nghiệp) đă huân tập trong hiện tại, đáng chuốc lấy nghiệp chướng nơi cái quả trong vị lai, sẽ chẳng c̣n có thể chiêu cảm cái quả sau đó dấy lên[12]. Như có một nghiệp cảm [vời cái quả sẽ sanh khởi trong] nhiều đời, th́ cái nghiệp đă cảm [trong một đời nào đó] đă diệt mất, c̣n nghiệp chưa diệt đáng lẽ phải cảm [cái quả], th́ [cái quả ấy] cũng chẳng dấy khởi [v́ thiếu nhân duyên giúp cho cái quả ấy sanh khởi]. Đối với cái [nghiệp] chưa từng chiêu cảm, th́ cái quả mà [người ấy] chuốc lấy chính là cái quả của một nghiệp đă sanh khác. Nghiệp thuộc loại ác th́ sẽ có thể chiêu cảm các ác nghiệp khác, cho nên nói là “cánh bất phục khởi” (chẳng c̣n dấy lên). Tức là do tâm hữu lậu sám hối th́ sẽ “phục đoạn” (đoạn trừ bằng cách chế ngự, tức là cái nhân vẫn c̣n đó, nhưng thiếu duyên để cái nhân ấy sanh khởi thành cái quả), do vô lậu tâm sám hối th́ trừ đoạn. Ba môn nói về sám hối, đều bao gồm hữu lậu và vô lậu.

 

5.5.4.3.1.2.1.1.5.1.2. Giải thích theo vô tướng môn

 

          (Kinh) Hà dĩ cố?

          ()何以故

          (Kinh: V́ sao vậy?)

 

          Tán rằng: Đây là phần thứ hai, giải thích theo vô tướng môn, [gồm hai tiểu đoạn]: Trước là gạn hỏi, sau là giải thích. Đây là phần gạn hỏi được giả lập. Ư gạn hỏi là: Đều là pháp sanh diệt, v́ sao trong nhân duyên của các pháp khác nhau, bèn có sanh pháp để sanh; trong nhân duyên của các pháp khác nhau, mà lại có diệt pháp để diệt?

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết pháp không.

          ()善男子一切法空

          (Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy các pháp đều là Không).

 

          Tán rằng: Đây là phần giải thích chánh yếu, [cũng gồm hai phần]: Trước là giải thích, sau là dẫn chứng. Đoạn này thuộc phần giải thích. Tướng của hết thảy tất cả các pháp sanh diệt đều là Không, tức là tướng ấy chẳng có tự tánh.

 

          (Kinh) Như Lai sở thuyết, vô hữu ngă, nhân, chúng sanh, thọ giả, diệc vô sanh diệt, diệc vô hành pháp.

          ()如來所說無有我人眾生壽者亦無生滅亦無行法

          (Kinh: Như Lai đă nói: - Không có “ta, người, chúng sanh, thọ giả”, cũng chẳng có sanh diệt, cũng chẳng có hành pháp).

 

          Tán rằng: Đây là phần dẫn chứng. Do hết thảy Như Lai nói “ngă, thọ giả thảy đều là Không”, nghiệp thiện hay ác dấy lên cũng là “chẳng có sanh diệt”. Hoặc “ngă, thọ giả” v.v… cũng chính là như kinh Giải Thâm Mật v.v… đă nói: Hết thảy các pháp đều chẳng có tự tánh, vô sanh, vô diệt, vốn sẵn tịch diệt, tự tánh Niết Bàn” v.v… Chướng bị diệt đă là chẳng có sanh diệt, hành pháp có thể diệt [các chướng ấy] cũng là “chẳng sanh diệt. Lại nữa, kinh Phổ Hiền Quán nói: “Dĩ thử NUẩn không, vô tự tánh” (do năm uẩn ấy là không, chẳng có tự tánh), cho đến nói “như thử tướng tâm tùng vọng tưởng khởi, như không trung phong vô y chỉ xứ. Như thị pháp tướng bất sanh, bất một, hà giả thị tội? Vô trụ, vô hoại, vô quán tâm. Vô pháp bất trụ pháp trung, như thị tướng giả, danh đại sám hối” (tướng của cái tâm như thế từ vọng tưởng dấy lên, như gió trong hư không chẳng có nơi nương ở. Pháp tướng như thế chẳng sanh, chẳng mất, có ǵ là tội? Vô trụ, vô hoại, vô quán tâm, không pháp nào chẳng trụ trong pháp. Tướng như thế gọi là đại sám hối) v.v…

 

5.5.4.3.1.2.1.1.5.1.3. Giải thích theo Chân Như môn

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết chư pháp giai y ư bổn, diệc bất khả thuyết.

          ()善男子一切諸法皆依於本亦不可說

          (Kinh: Thiện nam tử! Hết thảy các pháp đều nương vào cái gốc [là Chân Như], cũng chẳng thể nói).

 

          Tán rằng: Điều thứ ba là nương theo Chân Như môn để nói về nguyên do sám trừ (sám hối có thể trừ diệt nghiệp chướng), [cũng chia thành ba tiểu đoạn]: Trước là giải thích, kế đó là gạn hỏi, cuối cùng là dung thông. Phần này là giải thích. Bản thể của hết thảy các pháp chính là Chân Như. Kinh Thắng Man dạy: “Vi y, vi tŕ, vi kiến lập cố” (Do [Chân Như] làm chỗ nương về, chỗ ǵn giữ, kiến lập). Kinh Duy Ma dạy: “Tùng vô trụ bổn, lập nhất thiết pháp” (Từ cái gốc vô trụ, lập ra hết thảy các pháp). Do cái gốc Chân Như vô sanh, vô diệt, chẳng thể diễn nói, cho nên hết thảy các pháp đều quy vào cái gốc [là Chân Như]. Vô sanh, vô diệt cũng chẳng thể nói, sự sanh diệt ấy cũng đều cùng là Không. Do trong vô tướng môn ở phần trước đă nói “vô sanh diệt”, suy ra sẽ biết Chân Như môn cũng là vô sanh, vô diệt. V́ thế, lược đi chẳng nói! Do đối với Chân Như môn, đă nói rơ là “chẳng thể nói”, suy ra vô tướng môn cũng là “chẳng thể nói”. Đấy là v́ phá trừ Biến Kế Tánh đối với tướng của chủ thể diễn nói và pháp được diễn nói, ḥng thâu nhiếp các vọng đều diệt tận.

 

          (Kinh) Hà dĩ cố?

          ()何以故

          (Kinh: V́ sao vậy?)

 

          Tán rằng: Gạn hỏi: V́ lẽ nào mà Chân Như vô sanh diệt cũng chẳng thể nói?

 

          (Kinh) Quá nhất thiết tướng cố.

          ()過一切相故

          (Kinh: Do vượt ngoài hết thảy các tướng).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] dung thông. Do lư Chân Như vượt khỏi tướng sanh diệt, [cho nên “chẳng thể nói”]. “Quá” là ĺa khỏi. Ĺa khỏi tướng sanh diệt, ĺa khỏi cảnh ngôn thuyết. V́ thế, kinh Vô Lượng Nghĩa dạy: “Vô tướng, bất tướng, cố danh vô tướng” (do chẳng có tướng, chẳng phải là không có tướng, cho nên gọi là vô tướng). Nhiếp Luận cũng nói: “Vô nhị tướng đẳng cố” (do tướng vô nhị b́nh đẳng). Kinh Phổ Hiền Quán dạy: “Dĩ thử thân tâm như không trung phong, trụ vô tướng lư, quy mạng Như Như nhất thiết Tam Bảo. Hành thử sám hối giả, thân tâm thanh tịnh, bất trụ pháp trung, do như lưu thủy, niệm niệm chi trung, kiến thập phương Phật” (Do thân tâm này như gió trong hư không, trụ trong lư vô tướng, quy mạng Như Như hết thảy Tam Bảo. Người hành pháp sám hối này thân tâm thanh tịnh, chẳng trụ nơi pháp, ví như nước chảy, trong mỗi niệm, đều thấy mười phương Phật) v.v…

 

5.5.4.3.1.2.1.1.5.2. Kết lại ư nghĩa “sám hối có thể diệt ác”

 

          (Kinh) Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, như thị nhập ư vi diệu chân lư, sanh tín kính tâm, thị danh vô chúng sanh, nhi hữu ư bổn.

          ()若有善男子善女人如是入於微妙真理生信敬心是名無眾生而有於本

          (Kinh: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nhập chân lư vi diệu như thế, sanh tâm kính tín, đó gọi là “chẳng có chúng sanh mà có cội gốc).

 

          Tán rằng: Kết lại chuyện sám hối. Trước là kết lại phần sám hối, sau là kết lại phần chân thuyết (nói về sự sám hối chân thật). Đoạn này là phần đầu (“kết lại phần sám hối”). Phần kết lại chân sám hối có hai ư:

          - Một là kết lại [sự sám hối] vô lậu, tức là “như thị nhập ư vi diệu chân lư” (nhập chân lư vi diệu như thế). “Nhập”chứng. Do vô phân biệt mà nhập lư Chân Như, bèn phá nhị chướng, đoạn nhị kết hữu lậu, liền sanh tâm kính tín.

          - [Hai], tuy chưa thể chứng, nhưng chỉ tín giải vô tướng Chân Như, nương vào sức thắng giải th́ cũng có thể trừ ác. Ngă và ngă sở đều là Không, nương vào viên tánh (tánh Viên Thành Thật) mà có, cho nên nói “danh vô chúng sanh nhi hữu ư bổn” (gọi là “chẳng có chúng sanh mà có gốc”).

          Đem chân đối ứng với vọng để nói, chẳng nói dựa vào điều ǵ khác mà có! Xét theo sự thật th́ chẳng phải là không có! Ở đây, môn đầu tiên (sám hối xét theo nhân duyên) nương vào Dục, môn thứ ba nương vào Chân (tức sám hối xét theo Chân Như môn), vô tướng [sám hối] bao gồm cả hai. Chẳng nói “nương vào môn thế tục quán” v́ chấp trước hư vọng sẽ chẳng thể trừ chướng.

         

          (Kinh) Dĩ thị nghĩa cố, thuyết ư sám hối diệt trừ nghiệp chướng.

          ()以是義故說於懺悔滅除業障

          (Kinh: Do nghĩa này mà nói sám hối diệt trừ nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Kết lại phần chân thuyết. Giáo, cơ, hạnh, lư tương ứng. “Nghĩa” là nghĩa lợi[13]. [Đoạn kinh văn này có nghĩa là] do ba môn [sám hối] tương ứng [với nhân duyên, vô tướng, và Chân Như] đều có nghĩa lợi, mà nói là sám hối.

 

5.5.4.3.1.2.1.2. Người có thể hành pháp sám hối

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhược nhân thành tựu tứ pháp, năng trừ nghiệp chướng, vĩnh đắc thanh tịnh.

          ()善男子若人成就四法能除業障永得清淨

          (Kinh: Thiện nam tử! Nếu ai thành tựu bốn pháp, sẽ có thể trừ nghiệp chướng, vĩnh viễn đạt được thanh tịnh).

 

          Tán rằng: Trên đây đă nói về pháp sám hối; tiếp đó, nói về người có thể hành [pháp sám hối]. Trong đây có ba phần: Trước hết là nêu ra, kế đó là giải thích, và cuối cùng là thâu nhiếp. Đoạn này là phần nêu ra.

 

          (Kinh) Vân hà vi tứ? Nhất giả, bất khởi tà tâm, chánh niệm thành tựu. Nhị giả, ư thậm thâm lư, bất sanh phỉ báng. Tam giả, ư sơ hạnh Bồ Tát, khởi Nhất Thiết Trí tâm. Tứ giả, ư chư chúng sanh, khởi từ vô lượng. Thị vị vi tứ.

          ()云何為四一者不起邪心正念成就二者於甚深理不生誹謗三者於初行菩薩起一切智心四者於諸眾生起慈無量是謂為四

          (Kinh: Những ǵ là bốn? Một là chẳng khởi tà tâm, chánh niệm thành tựu. Hai là đối với lư rất sâu, chẳng sanh phỉ báng. Ba là đối với sơ hạnh Bồ Tát, khởi tâm Nhất Thiết Trí. Bốn là với các chúng sanh, dấy ḷng Từ vô lượng. Đó gọi là bốn pháp).

 

          Tán rằng: Kế đó là giải thích, gồm ba phần, tức là gạn hỏi, giải thích và kết luận. Phân đoạn kinh văn dễ thấy. Ư nghĩa ở đây giống như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngài Phổ Hiền hỏi: “Như thế nào để có thể đạt được kinh Pháp Hoa?” Đức Phật đáp: “Thành tựu bốn pháp”.

          Ở đây, điều thứ nhất tức là “nhập Chánh Định Tụ, tin sâu tam thừa” trong kinh ấy (kinh Pháp Hoa), được gọi là “chánh niệm thành tựu” [trong kinh này]. Chẳng quy y ngoại đạo th́ gọi là “chẳng khởi tà tâm”.

          Điều thứ hai [trong kinh ấy] “được Phật hộ niệm”. “Chẳng sanh ḷng phỉ báng lư sâu” [trong kinh này] tức là do căn cơ chín muồi, nên được Phật hộ niệm.

          Điều thứ ba là “gieo các cội đức” [trong kinh ấy, tương ứng với điều thứ ba trong kinh này, tức là] có thể khởi tâm Nhất Thiết Trí cho sơ hạnh Bồ Tát. Đấy chính là “gieo trồng cội thiện”.

          Điều thứ tư [trong kinh ấy] chính là “phát tâm cứu hết thảy chúng sanh”. [Trong kinh này th́ nói] dấy ḷng Từ vô lượng có thể ban vui cho người khác, cũng dấy ḷng Bi dẹp khổ cho người khác. Hơn nữa, xét theo cách nói ban đầu th́ nói “từ vô lượng”; xét theo phương diện “nhân đầy đủ”, bèn nói “thành tựu bốn pháp sẽ có thể trừ nghiệp chướng”. Nếu thành tựu một phần, th́ cũng có thể sám trừ một phần.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn nhi thuyết tụng viết: - Chuyên tâm hộ tam nghiệp, bất phỉ báng thâm pháp, tác Nhất Thiết Trí tưởng, từ tâm tịnh nghiệp chướng.

          ()爾時世尊而說頌曰專心護三業不誹謗深法作一切智想慈心淨業障

            (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng rằng: - Chuyên tâm giữ ba nghiệp, chẳng phỉ báng pháp sâu, tưởng như Nhất Thiết Trí, từ tâm tịnh nghiệp chướng).

 

          Tán rằng: Kệ tụng để thâu nhiếp [các ư nghĩa đă nói]. Có thể thành tựu chánh niệm nơi ba nghiệp, thuận theo các căn mà thành tựu, th́ gọi là “hộ tam nghiệp”.
          Hỏi: Kệ tụng thâu nhiếp điều ǵ?

          Đáp: Do hành pháp và tŕ pháp có sai biệt. Phần Trường Hàng nhằm dạy hành, phần kệ tụng thâu nhiếp để dạy [thính chúng] tŕ.

 

5.5.4.3.1.2.2. Nói cặn kẽ pháp sám hối để sanh thiện

5.5.4.3.1.2.2.1. Nói về chuyện trừ chướng

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Hữu tứ nghiệp chướng, nan khả diệt trừ.

          ()善男子有四業障難可滅除

            (Kinh: Thiện nam tử! Có bốn thứ nghiệp chướng khó thể diệt trừ).

 

          Tán rằng: Trên đây là nói đại lược pháp sám hối để diệt ác; từ đây trở đi, nói rộng bốn hạnh để biện định chuyện sanh thiện. Trong phần này, lại chia thành hai phần:

          - Một, nói về trừ chướng.

          - Hai, giảng về hạnh trừ chướng.

          Trong phần thứ nhất, lại có ba ư:

          - Một, nêu chung.

          - Hai, gạn hỏi riêng biệt từng pháp.

          - Ba, giải thích riêng từng điều.

          Đoạn kinh văn trên đây là ư thứ nhất.

 

          (Kinh) Vân hà vi tứ? Nhất giả, ư Bồ Tát luật nghi, phạm cực trọng ác, Nhị giả, ư Đại Thừa kinh, tâm sanh phỉ báng. Tam giả, ư tự thiện căn, bất năng tăng trưởng. Tứ giả, tham trước tam hữu, vô xuất ly tâm.

          ()云何為四一者於菩薩律儀犯極重惡二者於大乘經心生誹謗三者於自善根不能增長四者貪著三有無出離心

          (Kinh: Những ǵ là bốn? Một là đối với luật nghi Bồ Tát, phạm điều ác cực nặng. Hai là sanh tâm phỉ báng đối với kinh Đại Thừa. Ba là chẳng thể tăng trưởng thiện căn của chính ḿnh. Bốn là tham đắm ba cơi, chẳng có tâm xuất ly).

 

          Tán rằng: [Đây là phần] kinh văn nói về hai điều sau (tức gạn hỏi và giải thích riêng từng pháp). Phần gạn hỏi dễ thấy, giống như trong quyển bảy mươi chín của bộ Du Già Sư Địa Luận đă nói. Luận ấy viết: “Lại nữa, Bồ Tát có bốn thứ tăng thượng phẩm chướng, nếu chẳng trừ sạch, sẽ trọn chẳng thể kham nhập địa vị Bồ Tát và các địa vị kế tiếp. Những ǵ là bốn? Một là phạm lỗi ô nhiễm đối với Tỳ Nại Da (Luật Tạng) của các Bồ Tát. Hai là hủy báng diệu pháp tương ứng Đại Thừa. Ba là chẳng tích tập thiện căn. Bốn là có tâm ái nhiễm”.

          - [Một là] nói “phạm lỗi ô nhiễm” tức là khởi lên cái tâm ô nhiễm thuộc về Triền (phiền năo) thượng phẩm, do phạm bốn Tha Thắng X[14], cho nên nói là “thượng phẩm”, chẳng phải là “hễ do nhiễm tâm mà phạm lỗi th́ đều thuộc vào loại này! Kinh này dạy: “Ư Bồ Tát luật nghi, phạm cực trọng ác” (phạm tội ác cực nặng trong luật nghi của Bồ Tát). Nếu hễ phạm lỗi do nhiễm tâm th́ đều thuộc vào loại này, lẽ nào gọi là “cực trọng”?

          - Hai là báng pháp. Hễ báng tam thừa, sẽ đều là trọng chướng, cũng thuộc vào tội Ngũ Nghịch của Đại Thừa. Nay nói theo Đại Thừa, th́ là xét theo sở học của chính ḿnh, nếu sanh ḷng phỉ báng, chẳng tùy thuận hành theo [sở học th́ là báng pháp].

          - Ba là tự ḿnh chẳng tu tập tư lương phước huệ lâu ngày. Dẫu trước đó có tu chút ít, nhưng chẳng thể nhiều lượt khởi tu, th́ nói là “ư tự thiện căn, bất năng tăng trưởng” (chẳng thể tăng trưởng thiện căn của chính ḿnh). Du Già Sư Địa Luận chỉ xét theo phương diện “trước kia chưa từng tu” mà nói là “chưa tu tập thiện căn”. Kinh này xét theo phương diện “từng tu, nhưng chẳng thể nhiều lần dấy tâm tu tập”. Hoặc là xét theo thượng phẩm mà nói là “chưa từng tu”, chẳng phải đối với điều thiện kém cỏi cũng chẳng tu tập!

          - Bốn cái tâm tham đắm tam giới, chẳng cầu xuất ly Niết Bàn. Niết Bàn gọi là Xuất, do ĺa tam giới. “Hữu” được nói trong luận Du Già Sư Địa chính là “tam hữu” (tam giới).

 

5.5.4.3.1.2.2.2. Hạnh để trừ chướng

5.5.4.3.1.2.2.2.1. Đức Phật nêu tổng quát [hạnh trừ chướng]

 

          (Kinh) Phục hữu tứ chủng đối trị nghiệp chướng. Vân hà vi tứ? Nhất giả, ư thập phương thế giới nhất thiết Như Lai, chí tâm thân cận, thuyết nhất thiết tội. Nhị giả, vị nhất thiết chúng sanh khuyến thỉnh chư Phật thuyết thâm diệu pháp. Tam giả, tùy hỷ nhất thiết chúng sanh sở hữu công đức. Tứ giả, sở hữu nhất thiết công đức thiện căn, tất giai hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有四種對治業障云何為四一者於十方世界一切如來至心親近說一切罪二者為一切眾生勸請諸佛說深妙法三者隨喜一切眾生所有功德四者所有一切功德善根悉皆迴向阿耨多羅三藐三菩提

            (Kinh: Lại có bốn thứ đối trị nghiệp chướng. Những ǵ là bốn? Một là chí tâm thân cận hết thảy các đức Như Lai trong mười phương thế giới để nói hết thảy tội. Hai là v́ hết thảy chúng sanh khuyến thỉnh chư Phật nói pháp sâu mầu. Ba là tùy hỷ tất cả công đức của hết thảy chúng sanh. Bốn là tất cả hết thảy công đức, thiện căn thảy đều hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, nói về hạnh có thể trừ chướng. Kinh văn chia thành hai đoạn:

          - Một, đức Phật nêu tổng quát.

          - Hai, Thiên Đế thỉnh riêng.

          Đoạn thứ nhất lại gồm có ba phần là nêu ra, gạn hỏi và giải thích, kinh văn dễ thấy. Tứ hạnh ở đây đều có thể hành chung trong hết thảy các địa vị, cũng như quyển bảy mươi chín của Du Già Sư Địa Luận đă nói.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2. Thiên Đế thỉnh vấn riêng về hạnh tùy hỷ

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.1. Thiên Đế thưa thỉnh hạnh tùy hỷ

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thiên Đế Thích bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Thế gian sở hữu nam tử, nữ nhân, ư Đại Thừa hạnh, hữu năng hành giả, hữu bất hành giả, vân hà năng đắc tùy hỷ nhất thiết chúng sanh công đức thiện căn?

          ()爾時天帝釋白佛言世尊世間所有男子女人於大乘行有能行者有不行者云何能得隨喜一切眾生功德善根

            (Kinh: Lúc bấy giờ, Thiên Đế Thích bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Tất cả nam tử, nữ nhân trong thế gian, đối với hạnh Đại Thừa, có kẻ có thể hành được, có kẻ chẳng thể hành, làm thế nào để có thể tùy hỷ công đức và thiện căn của hết thảy chúng sanh?)

 

          Tán rằng: [Đây là phần] Thiên Đế thưa thỉnh riêng [về hạnh tùy hỷ], có hai đoạn: Trước là Thiên Đế thưa thỉnh, sau là đức Phật giải đáp. Đoạn này là thỉnh.

          Hạnh thứ nhất [trong bốn hạnh đối trị] là “nói hết thảy tội”, tức là sám hối. Trước đó, [đức Phật] đă riêng nói [về hạnh sám hối], nên nay chẳng hỏi nữa! Ba hạnh kia chưa nói, cho nên nay thỉnh vấn. Câu hỏi thứ nhất có ba ư:

          - Một là hỏi: Trong hết thảy chúng sanh, có người chưa từng tu thiện, tùy hỷ hết thảy chúng sanh như thế nào?

          - Hai hỏi về cách tùy hỷ.

          - Bahỏi [do tùy hỷ] sẽ đạt được phước như thế nào?

          Đức Phật trong khi nêu bày, th́ trước là nói về khuyến thỉnh, sau là biện định sự tùy hỷ. Cớ sao Thiên Đế hỏi tùy hỷ trước, sau đó mới thỉnh vấn về khuyến thỉnh?

          Đáp: Do căn cơ ưa thích, do khuyến thỉnh khó khăn, bèn hỏi trước điều dễ. C̣n đức Phật do xét theo phương diện thù thắng, cho nên nhắc tới [khuyến thỉnh] trước.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.2. Đức Phật giải đáp

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.2.1. Dạy nghi thức, pháp tắc

 

          (Kinh) Phật ngôn: - Thiện nam tử! Nhược hữu chúng sanh, tuy ư Đại Thừa vị năng tu tập, nhiên ư trú dạ lục thời, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính, nhất tâm chuyên niệm, tác tùy hỷ thời, đắc phước vô lượng.

          ()佛言善男子若有眾生雖於大乘未能修習然於晝夜六時偏袒右肩右膝著地合掌恭敬一心專念作隨喜時得福無量

            (Kinh: Đức Phật nói: - Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh tuy chưa thể tu tập Đại Thừa, nhưng ngày đêm sáu thời, trật vai áo phải, gối phải đặt sát đất, chắp tay, cung kính, khi nhất tâm chuyên niệm, thực hiện tùy hỷ, sẽ được phước vô lượng).

 

          Tán rằng: Tiếp đó, đức Phật giải đáp, có bốn ư:

          - Một, giải đáp câu hỏi đầu tiên, và dạy nghi thức, pháp tắc.

          - Hai, dạy thẳng vào cách tùy hỷ.

          - Ba, nói rơ tùy hỷ sẽ được phước nhiều hay ít.

          - Bốn, khuyên tu.

          Đoạn này thuộc ư thứ nhất. Nghi thức, pháp tắc tùy hỷ dễ hiểu. Nếu chưa tu, sẽ có thể tu. V́ thế, có thể tùy hỷ, lại được nhiều phước!

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.2.2. Phương cách tùy hỷ

 

          (Kinh) Ưng tác thị ngôn: “Thập phương thế giới nhất thiết chúng sanh hiện tại tu hành thí, giới, tâm, huệ, ngă kim giai tất thâm sanh tùy hỷ”. Do tác như thị tùy hỷ phước cố, tất đương hoạch đắc tôn trọng, thù thắng, vô thượng, vô đẳng, tối diệu chi quả. Như thị quá khứ, vị lai nhất thiết chúng sanh sở hữu thiện căn, giai tất tùy hỷ.

          ()應作是言十方世界一切眾生現在修行施戒心慧我今皆悉深生隨喜由作如是隨喜福故必當獲得尊重殊勝無上無等最妙之果如是過去未來一切眾生所有善根皆悉隨喜

            (Kinh: Hăy nên nói như thế này: “Hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới hiện đang tu hành thí, giới, tâm, huệ, con nay thảy đều sanh ḷng tùy hỷ sâu xa”. Do phước thực hiện tùy hỷ như thế, ắt sẽ đạt được cái quả tôn trọng, thù thắng, vô thượng, không ǵ sánh bằng, mầu nhiệm nhất. Đối với thiện căn của hết thảy chúng sanh trong quá khứ và vị lai, thảy đều tùy hỷ như thế).

 

          Tán rằng: Trả lời ư hỏi thứ hai về cách tùy hỷ. Kinh văn chia thành bốn đoạn:

          - Một, tùy hỷ phước của phàm phu.

          - Hai, tùy hỷ phước của Bồ Tát,

          - Ba, tùy hỷ phước của Như Lai.

          - Bốn, tùy hỷ phước của tam thừa.

          Đây là đoạn thứ nhất, trước là tùy hỷ hiện tại, sau là tùy hỷ quá khứ và vị lai. Tức sự nghiệp tu tam phước thế gian, tu Giới và Thí đều là phước, nên nói là “ba phước nghiệp”. [Sự tu tập của phàm phu trong] quá khứ và vị lai dễ thấy. Hoặc có thể hiểu là Tam Học Giới, Định, Huệ. Thí là chẳng tham, thuộc về mặt h́nh tích của Giới Học. Do tham chướng ngại xuất gia, cho nên riêng nêu ra [Thí để đối trị tham]; lược đi chẳng nói đến Vô Sân.

 

          (Kinh) Hựu ư hiện tại sơ hạnh Bồ Tát phát Bồ Đề tâm sở hữu công đức, quá bách đại kiếp hành Bồ Tát hạnh, hữu đại công đức, hoạch Vô Sanh Nhẫn, chí Bất Thoái Chuyển, Nhất Sanh Bổ Xứ. Như thị nhất thiết công đức chi uẩn, giai tất chí tâm tùy hỷ, tán thán. Quá khứ, vị lai nhất thiết Bồ Tát sở hữu công đức, tùy hỷ, tán thán diệc phục như thị.

          ()又於現在初行菩薩發菩提心所有功德過百大劫行菩薩行有大功德獲無生忍至不退轉一生補處如是一切功德之蘊皆悉至心隨喜讚歎過去未來一切菩薩所有功德隨喜讚歎亦復如是

          (Kinh: Lại nữa, sơ hạnh Bồ Tát trong hiện tại phát Bồ Đề tâm có được công đức hơn hẳn công đức to lớn do hành Bồ Tát hạnh trong một trăm kiếp, đạt được Vô Sanh Nhẫn, đạt tới Bất Thoái Chuyển, Nhất Sanh Bổ Xứ. Đối với hết thảy công đức tích tụ như thế, thảy đều chí tâm tùy hỷ, tán thán. Đối với tất cả công đức của hết thảy Bồ Tát trong quá khứ và vị lai, cũng tùy hỷ và tán thán giống như thế).

 

          Tán rằng: Tùy hỷ hàng Bồ Tát. Trước là tùy hỷ [các vị Bồ Tát] trong hiện tại, sau là tùy hỷ [các vị Bồ Tát] thuộc quá khứ và vị lai. Trong phần đầu, có bảy địa vị:

          - Một là địa vị sơ phát tâm.

          - Hai là địa vị thắng giải hạnh, tức “vượt ngoài đại kiếp” v.v…

          - Ba là địa vị tăng thượng ư nhạo, tức [hàng Bồ Tát đă] đạt được Vô Sanh Nhẫn.

          - Bốn là địa vị hành chánh hạnh.

          - Năm là địa vị quyết định.

          - Sáu là địa vị quyết định, tức đă đạt tới Bất Thoái Chuyển, từ Nhị Địa cho đến Cửu Địa.

          - Bảy là đạt tới địa vị rốt ráo, tức Đệ Thập Địa, tu nhân đă rốt ráo.

          Lược đi [không nói tới các hạng người] “chẳng có chủng tánh” và địa vị Như Lai. “Chủng tánh” tức là hạnh tùy hỷ trên đây, c̣n địa vị Như Lai sẽ được nói tới trong phần sau. Nhưng trong mỗi điều thiện, đều có bốn loại: Tự làm, bảo người khác làm, vui mừng an ủi, và tùy hỷ. Ở đây, chỉ nêu ra hai loại để liên tưởng hai loại kia. Tán thán tức là vui mừng an ủi. Hoặc có thể hiểu là mỗi pháp như sám hối v.v… đều có bốn loại. Trong tùy hỷ, tự làm và dạy người khác cũng thuộc vào trong hai điều ấy, cho nên chẳng cần phải nói riêng. [Hạnh tùy hỷ] quá khứ và vị lai dễ hiểu!

 

          (Kinh) Phục ư hiện tại thập phương thế giới nhất thiết chư Phật, Ứng, Chánh Biến Tri, chứng diệu Bồ Đề, vị độ vô biên chư chúng sanh cố, chuyển vô thượng pháp luân, hành vô ngại pháp thí, kích pháp cổ, xuy pháp loa, kiến pháp tràng, vũ pháp vũ, ai mẫn khuyến hóa nhất thiết chúng sanh, hàm linh tín thọ, giai mông pháp thí, tất đắc sung túc vô tận an lạc.

          ()復於現在十方世界一切諸佛正遍知證妙菩提為度無邊諸眾生故轉無上法輪行無礙法施擊法鼓吹法螺建法幢雨法雨哀愍勸化一切眾生咸令信受皆蒙法施悉得充足無盡安樂

          (Kinh: Lại đối với mười phương thế giới hết thảy chư Phật Ứng, Chánh Biến Tri trong hiện tại, chứng Bồ Đề mầu nhiệm, v́ độ vô biên các chúng sanh, chuyển pháp luân vô thượng, hành pháp thí vô ngại, đánh trống pháp, thổi ốc pháp, dựng pháp tràng, tuôn mưa pháp, xót thương, khuyến hóa hết thảy chúng sanh, khiến cho họ đều tin nhận, đều được hưởng pháp thí, đều được sung túc an lạc vô tận).

 

          Tán rằng: Tùy hỷ Như Lai. Trong phần tùy hỷ Như Lai, trước là tùy hỷ tự lợi, tức là chứng Bồ Đề; sau là tùy hỷ lợi tha, tức phần lợi tha kể từ “v́ độ” trở đi. Trước là thuyết pháp, sau là khiến cho kẻ chưa tin sẽ tin, kẻ đă tin sẽ nhập, tức là giai mông pháp thí” (đều được hưởng pháp thí). Kẻ đă nhập sẽ khiến cho được chín muồi, tức là “tất đắc sung túc” (đều được sung túc). Kẻ đă chín muồi được giải thoát, tức “vô tận an lạc”. Đúng ra, phải có phần kinh văn nói về tùy hỷ quá khứ và vị lai chư Phật, nhưng trong phần sau, sẽ nói chung về tam thừa; do vậy, chẳng nói ở đây.

 

          (Kinh) Hựu phục sở hữu Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác công đức, tích tập thiện căn; nhược hữu chúng sanh vị cụ như thị chư công đức giả, tất linh cụ túc, ngă giai tùy hỷ.

          ()又復所有菩薩聲聞獨覺功德積集善根若有眾生未具如是諸功德者悉令具足我皆隨喜

          (Kinh: Lại c̣n đối với công đức của tất cả Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác, tích tập thiện căn, nếu có chúng sanh chưa đầy đủ các công đức như thế, sẽ đều khiến cho đầy đủ, con đều tùy hỷ).

 

          Tán rằng: Tùy hỷ tam thừa. Có hai loại: Trước là tùy hỷ Hướng, sau là tùy hỷ Quả. Ở đây là tùy hỷ Hướng.

 

          (Kinh) Như thị quá khứ, vị lai chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác sở hữu công đức, diệc giai chí tâm tùy hỷ, tán thán.

          ()如是過去未來諸佛菩薩聲聞獨覺所有功德亦皆至心隨喜讚歎         

          (Kinh: Đối với tất cả công đức của quá khứ và vị lai chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác, cũng đều chí tâm tùy hỷ, tán thán).

 

          Kế đó là tùy hỷ Quả, giống như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận đă nói: “Tất cả phước bố thí, tŕ giới, tu Thiền hành”. Hành tức là huệ. Người tập hành tam thừa là Hướng, người đă trọn đủ tam thừa là Quả. Phước của hết thảy phàm phu, hoặc Vô Tánh Thừa (không có chủng tánh tam thừa), hoặc trước khi đạt tới Kiến Đạo, ngay cả Vô Tánh Thừa cũng thế, do có tu tập, hành tŕ tam thừa, những người trước khi đạt tới địa vị Kiến Đạo đều thuộc về tập hành (có tu tập, hành tŕ).

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.2.3. Công đức tùy hỷ

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị tùy hỷ, đương đắc vô lượng công đức chi tụ, như Hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới sở hữu chúng sanh giai đoạn phiền năo, thành A La Hán. Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tận kỳ h́nh thọ, thường dĩ thượng diệu y phục, ẩm thực, ngọa cụ, y dược, nhi vi cúng dường. Như thị công đức bất cập như tiền tùy hỷ công đức thiên phần chi nhất. Hà dĩ cố? Cúng dường công đức hữu số, hữu lượng, bất nhiếp nhất thiết chư công đức cố. Tùy hỷ công đức vô lượng, vô số, năng nhiếp tam thế nhất thiết công đức.

          ()善男子如是隨喜當得無量功德之聚如恒河沙三千大千世界所有眾生皆斷煩惱成阿羅漢若有善男子善女人盡其形壽常以上妙衣服飲食臥具醫藥而為供養如是功德不及如前隨喜功德千分之一何以故供養功德有數有量不攝一切諸功德故隨喜功德無量無數能攝三世一切功德

          (Kinh: Thiện nam tử! Tùy hỷ như thế, sẽ đạt được vô lượng công đức tích tụ. Như trong các tam thiên đại thiên thế giới với số lượng nhiều như cát sông Hằng, tất cả chúng sanh [trong ấy] đều đoạn phiền năo, thành A La Hán. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân trọn hết tuổi thọ, thường dùng y phục, thức ăn, đồ trải nằm, thuốc men thượng diệu để cúng dường [các vị A La Hán ấy]. Công đức như thế chẳng bằng một phần ngàn công đức tùy hỷ trên đây. V́ sao vậy? Do công đức cúng dường có số lượng, do chẳng thâu nhiếp hết thảy các công đức. Công đức tùy hỷ vô lượng, vô số, có thể thâu nhiếp hết thảy các công đức trong ba đời).

 

          Tán rằng: Giải đáp ư hỏi thứ ba về phước [do tùy hỷ] nhiều hay ít. Kinh văn có bốn ư:

          - Một, nêu ra phước vô biên.

          - Hai, so sánh phước hơn kém.

          - Ba, gạn hỏi nguyên do.

          - Bốn, giải thích để kết lại.

          Kinh văn dễ hiểu!

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.2.2.4. Khuyến tu

 

          (Kinh) Thị cố, nhược nhân dục cầu tăng trưởng thắng thiện căn giả, ưng tu như thị tùy hỷ công đức. Nhược hữu nữ nhân nguyện chuyển nữ thân vi nam tử giả, diệc ưng tu tập tùy hỷ công đức, tất đắc tùy tâm, hiện thành nam tử.    

          ()是故若人欲求增長勝善根者應修如是隨喜功德若有女人願轉女身為男子者亦應修集隨喜功德必得隨心現成男子

          (Kinh: V́ vậy, nếu có người muốn cầu tăng trưởng thiện căn thù thắng, hăy nên tu công đức tùy hỷ như thế. Nếu có nữ nhân nguyện chuyển thân nữ thành nam tử, cũng nên tu tập công đức tùy hỷ, ắt sẽ được tùy tâm, hiện thành nam tử).

 

          Tán rằng: Phần thứ tư là khuyên tu, kinh văn dễ hiểu.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3. Thiên Đế thưa hỏi về công đức khuyến thỉnh

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3.1. Thiên Đế thỉnh vấn

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thiên Đế Thích bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Dĩ tri tùy hỷ công đức, khuyến thỉnh công đức duy nguyện vị thuyết, dục linh vị lai nhất thiết Bồ Tát đương chuyển pháp luân, hiện tại Bồ Tát chánh tu hành cố.

          ()爾時天帝釋白佛言世尊已知隨喜功德勸請功德唯願為說欲令未來一切菩薩當轉法輪現在菩薩正修行故

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Thiên Đế Thích bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Con đă biết công đức tùy hỷ, kính mong Phật v́ con nói công đức khuyến thỉnh, v́ muốn cho hết thảy Bồ Tát trong vị lai sẽ chuyển pháp luân, Bồ Tát trong hiện tại tu hành chân chánh vậy).

 

          Tán rằng: Đây là câu hỏi thứ hai về khuyến thỉnh, có năm phần:

          - Một, Thiên Đế thưa hỏi.

          - Hai, Như Lai giải đáp.

          - Ba, nêu ra phước nhiều ít.

          - Bốn, dẫn chính ḿnh để làm chứng.

          - Năm, khuyên tu hành.

          Đây là phần thứ nhất “thưa hỏi”, có hai ư: Trước là kết lại phần trước, sau đó là thỉnh cầu. Trong phần thỉnh cầu, trước là nêu bày lời thỉnh, sau là ư thỉnh cầu.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3.2. Như Lai giải đáp

 

          (Kinh) Phật cáo Đế Thích: - Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân nguyện cầu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, ưng đương tu hành Thanh Văn, Độc Giác, Đại Thừa chi đạo.

          ()佛告帝釋若有善男子善女人願求阿耨多羅三藐三菩提者應當修行聲聞獨覺大乘之道

          (Kinh: Đức Phật bảo Đế Thích: - Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nguyện cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hăy nên tu hành đạo Thanh Văn, Độc Giác, Đại Thừa).

 

          Kế đó, Như Lai giải đáp, chia thành ba phần:

          - Một, dạy hăy tu hành.

          - Hai, dạy nghi thức, pháp tắc [để khuyến thỉnh].

          - Ba, dạy cách khuyến thỉnh.

          Trong phần khuyên dạy tu hành, trước hết là nêu ra cái quả mong cầu, kế đó là dạy hăy khởi hạnh. Tu Nhị Thừa đạo để sanh Biến Trí, nhưng có pháp chẳng biết, do trí chẳng phải là vô thượng. Lại v́ thành tựu hàng Nhị Thừa, cũng nên nói học pháp nhân thiên, tức là tu tập phương tiện trong tam thừa. V́ thế, chẳng nói riêng!

 

          (Kinh) Thị nhân đương ư trú dạ lục thời như tiền oai nghi.

          ()是人當於晝夜六時如前威儀

            (Kinh: Người ấy hăy nên ngày đêm sáu thời, oai nghi như trước).

 

          Kế đó, dạy nghi thức, pháp tắc.

 

          (Kinh) Nhất tâm chuyên niệm, tác như thị ngôn: - Ngă kim quy y thập phương nhất thiết chư Phật Thế Tôn, dĩ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vị chuyển vô thượng pháp luân, dục xả Báo Thân nhập Niết Bàn giả, ngă giai chí thành đảnh lễ, khuyến thỉnh chuyển đại pháp luân, vũ đại pháp vũ, nhiên đại pháp đăng, chiếu minh lư thú, thí vô ngại pháp, mạc bát Niết Bàn, cửu trụ ư thế.

          ()一心專念作如是言今歸依十方一切諸佛世尊已得阿耨多羅三藐三菩提未轉無上法輪欲捨報身入涅槃者我皆至誠頂禮勸請轉大法輪雨大法雨然大法燈照明理趣施無礙法莫般涅槃久住於世

          (Kinh: Một ḷng chuyên niệm, nói như thế này: - Con nay quy y mười phương hết thảy chư Phật Thế Tôn, là [các vị] đă đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chưa chuyển pháp luân vô thượng, toan xả Báo Thân nhập Niết Bàn, con đều chí thành khuyên mời chuyển đại pháp luân, tuôn mưa pháp lớn, thắp đèn pháp lớn, soi tỏ lư thú, thí pháp vô ngại, đừng nhập Niết Bàn, mà hăy trụ lâu trong đời).

 

          Tiếp đó, dạy cách khuyến thỉnh. Có hai ư:

          - Một, dạy cách khuyến thỉnh.

          - Hai, dạy hồi hướng.

          Hỏi: Trong phần sau, đức Phật tự nói riêng pháp hồi hướng; v́ sao trong phần khuyến thỉnh lại nói hồi hướng trước?

          Đáp: Phần sau là nói chung, c̣n ở đây là nói riêng, ngụ ư: Điều thiện do sám hối và tùy hỷ đều phải nên hồi hướng. Trong phần thứ nhất, có hai ư: Một là thỉnh, hai là ư cầu thỉnh. Trong phần thỉnh, có hai ư: Trước là thời điểm dốc ḷng thành cầu thỉnh, sau là nêu bày lời thỉnh. Trong lời thỉnh, lại có hai ư: Một là thỉnh [chư Phật] thuyết pháp, hai là thỉnh [chư Phật] trụ lâu [trong thế gian]. Ba nghiệp cùng thỉnh. Nếu [Phật] mới thành đạo, chưa chuyển pháp luân, bèn thỉnh chuyển pháp luân. Nếu Ngài toan xả Báo Thân, bèn thỉnh trụ thế lâu dài.

 

          (Kinh) Độ thoát an lạc nhất thiết chúng sanh, như tiền sở thuyết, năi chí vô tận an lạc.

          ()度脫安樂一切眾生如前所說乃至無盡安樂

          (Kinh: Độ thoát an lạc hết thảy chúng sanh như đă nói trong phần trước, cho đến vô tận an lạc).

 

          Kế đó là ư cầu thỉnh, phỏng theo phần trước, nói “hàm linh tín thọ, giai mông pháp thí, tất đắc sung túc vô tận an lạc” (khiến cho họ đều tin nhận, đều được hưởng pháp thí, đều được sung túc vô tận an lạc); v́ thế nói “năi chí vô tận an lạc”.

 

          (Kinh) Ngă kim dĩ thử khuyến thỉnh công đức, hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Như quá khứ, vị lai, hiện tại chư đại Bồ Tát khuyến thỉnh công đức hồi hướng Bồ Đề, ngă diệc như thị khuyến thỉnh công đức hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

          ()我今以此勸請功德迴向阿耨多羅三藐三菩提如過去未來現在諸大菩薩勸請功德回向菩提我亦如是勸請功德回向無上正等菩提

          (Kinh: Con nay đem công đức khuyến thỉnh này hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, như các vị đại Bồ Tát trong quá khứ và hiện tại đem công đức khuyến thỉnh hồi hướng Bồ Đề, con cũng đem công đức khuyến thỉnh như thế hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề).

 

          Kế đó là hồi hướng.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3.3. Phước đức do khuyến thỉnh

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Giả sử hữu nhân dĩ tam thiên đại thiên thế giới măn trung thất bảo cúng dường Như Lai, nhược phục hữu nhân khuyến thỉnh Như Lai chuyển đại pháp luân sở đắc công đức, kỳ phước thắng bỉ. Hà dĩ cố? Bỉ thị tài thí, thử thị pháp thí.

          ()善男子假使有人以三千大千世界滿中七寶供養如來若復有人勸請如來轉大法輪所得功德其福勝彼何以故彼是財施此是法施

          (Kinh: Thiện nam tử! Giả sử có người dùng bảy báu đầy ắp tam thiên đại thiên thế giới để cúng dường Như Lai, nếu lại có người khuyến thỉnh Như Lai chuyển đại pháp luân đạt được công đức, phước này hơn phước kia. V́ sao vậy? Phước kia là tài thí, phước này là pháp thí).

 

          Tiếp đó nói về phước nhiều hay ít, so sánh để chỉ rơ. Có hai ư:

          - Một, nêu ra phước nhỏ để so sánh.

          - Hai, nêu ra phước nhiều để tỏ rơ sự thù thắng.

          Trong phần thứ nhất có bốn ư:

          - Một, nêu ra phước do bố thí.

          - Hai, so lường.

          - Ba, gạn hỏi nguyên do.

          - Bốn, giải thích đại lược.

          Phân đoạn kinh văn dễ thấy. Như trong Bát Nhă Kinh Luận đă phán định nguyên do so lường.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thả trí tam thiên đại thiên thế giới thất bảo bố thí. Nhược nhân dĩ măn Hằng hà sa số đại thiên thế giới thất bảo cúng dường nhất thiết chư Phật, khuyến thỉnh công đức diệc thắng ư bỉ, do kỳ pháp thí hữu ngũ thắng lợi. Vân hà vi ngũ? Nhất giả, pháp thí kiêm lợi tự tha, tài thí bất nhĩ. Nhị giả, pháp thí năng linh chúng sanh xuất ư tam giới, tài thí chi phước bất xuất Dục Giới. Tam giả, pháp thí năng tịnh Pháp Thân, tài thí đản duy tăng trưởng ư Sắc.Tứ giả, pháp thí vô cùng, tài thí hữu tận. Ngũ giả, pháp thí năng đoạn vô minh, tài thí duy phục tham ái. Thị cố, thiện nam tử! Khuyến thỉnh công đức vô lượng, vô biên, nan khả thí dụ.

          ()善男子且置三千大千世界七寶布施若人以滿恒河沙數大千世界七寶供養一切諸佛勸請功德亦勝於彼由其法施有五勝利云何為五一者法施兼利自他財施不爾二者法施能令眾生出於三界財施之福不出欲界三者法施能淨法身財施但唯增長於色四者法施無窮財施有盡五者法施能斷無明財施唯伏貪愛是故善男子勸請功德無量無邊難可譬喻

          (Kinh: Thiện nam tử! Hăy để chuyện bố thí bảy báu trong tam thiên đại thiên thế giới lại đó. Nếu có người dùng bảy báu đầy ắp các đại thiên thế giới số nhiều như cát sông Hằng để cúng dường hết thảy chư Phật, công đức khuyến thỉnh vẫn hơn phước đó, do pháp thí có năm lợi ích thù thắng. Những ǵ là năm? Một là pháp thí kiêm tự lợi và lợi tha, tài thí chẳng vậy. Hai là pháp thí có thể khiến cho chúng sanh thoát khỏi tam giới, c̣n phước của tài thí chẳng thoát khỏi Dục Giới. Ba là pháp thí có thể thanh tịnh Pháp Thân, tài thí chỉ có thể tăng trưởng sắc thân. Bốn là pháp thí vô cùng, tài thí có cùng tận. Năm là pháp thí có thể đoạn vô minh, tài thí chỉ hàng phục tham ái. V́ thế, thiện nam tử! Công đức khuyến thỉnh vô lượng, vô biên, khó thể thí dụ).

 

          Sau đó là so lường rộng răi, có ba phần: Trước là nêu ra thí dụ, kế đó là so lường, sau là giải thích nguyên do. Trong phần giải thích, có bốn ư: Một là nêu ra, hai là gạn hỏi, ba là giải thích, bốn là kết lại. Kinh văn rơ ràng dễ thấy.

          Giải thích pháp thí thù thắng, tài thí kém hơn, đại để tương đồng với [những điều được nói trong] quyển bảy mươi của Du Già Sư Địa Luận. Luận ấy nói: “Do năm nhân duyên, pháp thí thù thắng hơn các thứ tài thí. Một là tài thí phát khởi ác hạnh nơi thân người khác, pháp thí quyết định dấy khởi các thiện hạnh. Đó chính là điều thứ nhất [trong đoạn chánh kinh trên đây]. “Hai là tài thí phát khởi phiền năo nơi thân người khác, pháp thí có thể đối trị phiền năo”, tức là điều thứ hai. “Ba là tài thí dẫn phát sự an lạc có tội không gián đoạn nơi thân người khác, pháp thí có thể dẫn phát sự an lạc vô tội chẳng gián đoạn”. Đó chính là điều thứ ba. “Bốn là tài thí dù Phật tại thế hay chẳng tại thế, đều dễ đạt được; nếu chẳng có chư Phật tại thế th́ pháp thí khó thể đạt được”. Kinh này không có điều này. “Năm là tài thí bố thí có cùng tận, pháp thí th́ bố thí vô tận”, tức là điều thứ tư. Luận ấy chẳng có điều thứ năm trong kinh này.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3.4. Dùng chính ḿnh để dẫn chứng

 

          (Kinh) Như ngă tích hành Bồ Tát đạo thời, khuyến thỉnh chư Phật chuyển đại pháp luân. Do bỉ thiện căn, thị cố kim nhật, nhất thiết Đế Thích, chư Phạm vương đẳng khuyến thỉnh ư ngă chuyển đại pháp luân. Thiện nam tử! Thỉnh chuyển pháp luân, vị dục độ thoát, an lạc chư chúng sanh cố. Ngă ư văng tích vị Bồ Đề hạnh, khuyến thỉnh Như Lai cửu trụ ư thế, mạc bát Niết Bàn. Y thử thiện căn, ngă đắc Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Tứ Vô Ngại Biện, đại từ, đại bi, chứng đắc vô số bất cộng chi pháp, ngă đương nhập ư Vô Dư Niết Bàn, ngă chi chánh pháp cửu trụ ư thế.

          ()如我昔行菩薩道時勸請諸佛轉大法輪由彼善根是故今日一切帝釋諸梵王等勸請於我轉大法輪善男子請轉法輪為欲度脫安樂諸眾生故我於往昔為菩提行勸請如來久住於世莫般涅槃依此善根我得十力四無所畏四無礙辨大慈大悲證得無數不共之法我當入於無餘涅槃我之正法久住於世

          (Kinh: Như ta xưa kia khi hành Bồ Tát đạo, khuyến thỉnh chư Phật chuyển đại pháp luân. Do thiện căn ấy, cho nên ngày nay, hết thảy Đế Thích, các Phạm vương v.v… khuyến thỉnh ta chuyển đại pháp luân. Thiện nam tử! Thỉnh chuyển pháp luân là v́ muốn độ thoát, an lạc các chúng sanh. Xưa kia, ta v́ Bồ Đề hạnh, khuyến thỉnh Như Lai trụ lâu trong đời, đừng nhập Niết Bàn. Do nương vào thiện căn ấy, ta đắc Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Tứ Vô Ngại Biện, đại từ, đại bi, chứng đắc vô số pháp bất cộng, ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn, chánh pháp của ta sẽ trụ lâu dài trong cơi đời).

 

          Kế đó là dẫn chứng, có ba ư:

          - Một, nói riêng về sự khuyến thỉnh, tức là nói về cái quả việc thỉnh Phật trụ thế.

          - Hai, từ “ngă Pháp Thân” trở đi nói gộp chung cái quả của hai loại thỉnh (thỉnh chuyển pháp luân và thỉnh trụ thế).

          - Ba, từ “thử đẳng giai do” (những thứ ấy đều do) trở đi là kết luận.

          Trong phần đầu, tức phần “riêng nói về cái quả”, trước hết là nói về cái quả của việc thỉnh thuyết pháp. Từ “ngă ư văng tích” (ta xưa kia) trở đi, nói về cái quả do thỉnh Phật trụ thế. Trong phần nói về cái quả của thỉnh Phật trụ thế, lại có bốn điều:

          - Một, trí đức.

          - Hai, ân đức.

          - Ba, bất cộng đức: Đức do Phật thành tựu th́ hàng Nhị Thừa chẳng có, Bồ Tát chẳng viên măn, nên đều nói là “bất cộng”.

          - Bốn, pháp bất diệt.

          Kinh văn dễ hiểu.

 

          (Kinh) Ngă Pháp Thân giả, thanh tịnh vô tỷ chủng chủng diệu tướng, vô lượng trí huệ, vô lượng tự tại, vô lượng công đức, nan khả tư nghị. Nhất thiết chúng sanh giai mông lợi ích, bách thiên vạn kiếp thuyết bất năng tận. Pháp Thân nhiếp tàng nhất thiết chư pháp, nhất thiết chư pháp bất nhiếp Pháp Thân. Pháp Thân thường trụ, bất đọa Thường Kiến; tuy phục đoạn diệt, diệc phi Đoạn Kiến. Năng phá chúng sanh chủng chủng dị kiến, năng sanh chúng sanh chủng chủng chân kiến, năng giải nhất thiết chúng sanh chi phược. Vô phược khả giải, năng thực chúng sanh chư thiện căn bản. Vị thành thục giả linh thành thục, dĩ thành thục giả linh giải thoát. Vô tác, vô động, viễn ly hội náo, tịch tĩnh vô vi, tự tại an lạc, quá ư tam thế, năng hiện tam thế, xuất ư Thanh Văn, Độc Giác chi cảnh, chư đại Bồ Tát chi sở tu hành, nhất thiết Như Lai Thể vô hữu dị.

          ()我法身者清淨無比種種妙相無量智慧無量自在無量功德難可思議一切眾生皆蒙利益百千萬劫說不能盡法身攝藏一切諸法一切諸法不攝法身法身常住不墮常見雖復斷滅亦非斷見能破眾生種種異見能生眾生種種真見能解一切眾生之縛無縛可解能植眾生諸善根本未成熟者令成熟已成熟者令解脫無作無動遠離憒鬧寂靜無為自在安樂過於三世能現三世出於聲聞獨覺之境諸大菩薩之所修行一切如來體無有異

          (Kinh: Pháp Thân của ta có các thứ diệu tướng thanh tịnh khôn sánh, vô lượng trí huệ, vô lượng tự tại, vô lượng công đức, khó thể nghĩ bàn. Hết thảy chúng sanh đều được lợi ích, trăm ngàn vạn kiếp nói chẳng thể hết. Pháp Thân thâu nhiếp, chứa đựng hết thảy các pháp, hết thảy các pháp chẳng nhiếp Pháp Thân. Pháp Thân thường trụ, chẳng đọa vào Thường Kiến. Dẫu đoạn diệt, cũng chẳng phải là Đoạn Kiến. Có thể phá các thứ dị kiến của chúng sanh, có thể sanh các thứ chân kiến cho chúng sanh, có thể tháo gỡ trói buộc cho hết thảy chúng sanh. Không trói buộc nào chẳng thể cởi gỡ, có thể gieo trồng các gốc thiện căn cho chúng sanh, khiến kẻ chưa thành thục được thành thục, khiến cho kẻ đă thành thục được giải thoát. Vô tác, bất động, xa ĺa ồn náo, tịch tĩnh vô vi, tự tại an lạc vượt khỏi ba đời, có thể hiển hiện ba đời, vượt ngoài cảnh của Thanh Văn, Độc Giác và sự tu hành của các đại Bồ Tát. [Cái Thể nơi Pháp Thân của ta] chẳng khác Thể của hết thảy Như Lai).

 

          Tiếp đó, nói gộp chung hai thứ nhân quả, chia thành hai phần:

          - Một, Phật tự thành tựu đức.

          - Từ “năng phá chúng sanh” (có thể phá [các thứ dị kiến] của chúng sanh) trở đi là đức “khiến cho người khác thành tựu.

          Trong phần thành tựu đức, có hai phần:

          - Một, nói chung ba thân.

          - Hai, nói riêng ba thân.

          Câu thứ nhất là Tổng, tức là ngă Pháp Thân giả thanh tịnh vô tỷ” (Pháp Thân của ta thanh tịnh khôn sánh). Cái Thể để các pháp công đức nương vào, tụ tập, được gọi chung là Pháp Thân. Do ĺa hai chướng (Phiền Năo Chướng và Sở Tri Chướng), nên gọi là Thanh Tịnh. Sau đó là riêng nói về ba thân. “Chủng chủng diệu tướng” (các thứ diệu tướng) v.v… là do Trí Đức của Báo Thân vượt khỏi t́nh kiến chấp cảnh. Từ “nhất thiết chúng sanh” (hết thảy chúng sanh) trở đi là Ân Đức của Ứng Hóa Thân, do vượt ngoài cảnh ngôn thuyết. Từ “Pháp Thân nhiếp tàng” trở đi là Đoạn Đức của Pháp Thân. Do lư thể Chân Như trọn khắp, thường hằng, cho nên thâu nhiếp các pháp. Các pháp do khác trái nghịch điều này, cho nên chẳng thể thâu nhiếp [Pháp Thân]. “Như tuy thường, chẳng phải là Thường Kiến, tuy đoạn mà chẳng phải là Đoạn Kiến”: Do cảnh chân thật, có thể duyên [theo cảnh] mà chẳng rơi vào nhị biên. Hoặc [có thể hiểu]: Diệt tánh được gọi là Diệt. Chứng diệt tánh ấy là thường th́ chẳng phải là Thường Kiến. [Tánh ấy] có thể khiến cho nhiễm bị đoạn trừ mà chẳng phải là Đoạn Kiến. “Chư biên kiến”: Chẳng phải thường mà thấy là thường, chẳng phải đoạn mà thấy là đoạn; do vậy gọi là Biên, v́ chẳng tương xứng với trí vô lậu của Trung Đạo. Từ “năng phá chúng sanh” (có thể phá [các thứ dị kiến của] chúng sanh) trở đi, là khiến cho người khác thành tựu các đức:

          - Một, đức “khiến cho người khác bỏ tà, quy chánh”.

          - Hai, đức “khiến cho người khác ĺa trói buộc, đoạn chướng”.

          - Ba, từ “năng thực” (có thể gieo trồng) trở đi là đức “khiến cho người khác thành tựu Ứng Thân”.

          - Bốn, đức “khiến cho người khác viên chứng Pháp Thân”.

          Từ “linh giải thoát” (khiến cho giải thoát) trở đi, coi giải thoát là hậu biên (cái kết quả sẽ thành tựu về sau, tức là sau khi đă đoạn chứng). Trong Pháp Thân đức, có năm ư:

          - Một, trọn đủ Tứ Đức.

          - Hai, vượt khỏi ba đời.

          - Ba, vượt xa Nhị Thừa.

          - Bốn, là cảnh Bồ Tát,

          - Năm, chư Phật đồng chứng.

          Do chẳng phải là Hoặc nghiệp tạo tác, nên gọi là “vô tác”. Chẳng phải tới nay mới sanh, nên gọi là “vô động”. Do thường đức ấy phiền năo đều tận, bèn nói là “viễn ly hội náo” (xa ĺa ồn náo). “Tịch tĩnh vô vi”: Tỏ lộ tịnh đức nơi tự thể của Pháp Thân. Trọn đủ đức Đại Ngă, gọi là “tự tại”. Do chẳng bức năo, nên nói là “an lạc”, chính là đức Đại Lạc, tức là khiến cho người khác tu đại bi, đại tín, đại trí, đại định, có thể chứng theo thứ tự. Những câu c̣n lại dễ hiểu!

 

          (Kinh) Thử đẳng giai do khuyến thỉnh công đức thiện căn lực cố.

          ()此等皆由勸請功德善根力故

          (Kinh: Các điều ấy đều do sức thiện căn của công đức khuyến thỉnh).

 

          Kế đó, kết lại [công đức của hạnh khuyến thỉnh].

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.3.5. Khuyên tu hành

 

          (Kinh) Như thị Pháp Thân, ngă kim dĩ đắc. Thị cố, nhược hữu dục đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề giả, ư chư kinh trung nhất cú, nhất tụng, vị nhân giải thuyết, công đức thiện căn thượng vô hạn lượng, hà huống khuyến thỉnh Như Lai chuyển đại pháp luân, cửu trụ ư thế, mạc bát Niết Bàn.

          ()如是法身我今已得是故若有欲得阿耨多羅三藐三菩提者於諸經中一句一頌為人解說功德善根尚無限量何況勸請如來轉大法輪久住於世莫般涅槃

          (Kinh: Pháp Thân như thế, nay ta đă đắc. V́ thế, nếu có người muốn đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đối với một câu, một bài tụng trong các kinh, v́ người khác giải nói, công đức và thiện căn c̣n chẳng có hạn lượng, huống hồ khuyên mời Như Lai chuyển đại pháp luân, trụ lâu trong cơi đời, đừng nhập Niết Bàn).

 

          Kế đó, điều thứ năm là khuyên tu hành, có hai ư:

          - Một, nói về điều ta đă đạt được trên đây.

          - Hai, từ “thị cố” (do vậy) trở đi, khuyên hành tŕ.

          Trong phần khuyên hành tŕ, có ba ư:

          - Một, chỉ ra người nên hành.

          - Hai, nêu ra phước nhỏ (tức phước do đọc tụng một câu, một bài tụng trong các kinh).

          - Ba, từ “hà huống” trở đi, phước [khuyến thỉnh] thù thắng như thế mà c̣n chẳng hành ư?

          Phân đoạn kinh văn dễ thấy.

 

5.5.4.3.1.2.2.2.1.4. Thiên Đế hỏi về hồi hướng

 

          (Kinh) Thời Thiên Đế Thích phục bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân vị cầu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố, tu tam thừa đạo, sở hữu thiện căn, vân hà hồi hướng Nhất Thiết Trí trí?

          ()時天帝釋復白佛言世尊若善男子善女人為求阿耨多羅三藐三菩提故修三乘道所有善根云何回向一切智智

          (Kinh: Khi đó, Thiên Đế Thích lại bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v́ cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên tu đạo tam thừa, tất cả thiện căn hồi hướng trí Nhất Thiết Trí như thế nào?)

 

          Kế đó là nói về hồi hướng. Kinh văn chia thành hai phần:

          - Một, Thiên Đế thỉnh vấn.

          - Hai, Như Lai giải đáp.

          Đây là phần thứ nhất.

 

          (Kinh) Phật cáo Thiên Đế: - Thiện nam tử! Nhược hữu chúng sanh dục cầu Bồ Đề, tu tam thừa đạo, sở hữu thiện căn nguyện hồi hướng giả, đương ư trú dạ lục thời, ân trọng, chí tâm, tác như thị thuyết: “Ngă tùng vô thỉ sanh tử dĩ lai, ư Tam Bảo sở tu hành, thành tựu sở hữu thiện căn, năi chí thí dữ bàng sanh nhất đoàn chi tự, hoặc dĩ thiện ngôn ḥa giải tránh tụng, hoặc thọ Tam Quy, cập chư Học Xứ, hoặc phục sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ sở hữu thiện căn, ngă kim tác ư tất giai nhiếp thủ, hồi thí nhất thiết chúng sanh, vô hối lận tâm, thị giải thoát phần thiện căn sở nhiếp.

          ()佛告天帝善男子若有眾生欲求菩提修三乘道所有善根願回向者當於晝夜六時慇重至心作如是說我從無始生死以來於三寶所修行成就所有善根乃至施與傍生一摶之食或以善言和解諍訟或受三歸及諸學處或復懺悔勸請隨喜所有善根我今作意悉皆攝取回施一切眾生無悔悋心是解脫分善根所攝

          (Kinh: Đức Phật bảo Thiên Đế: - Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh muốn cầu Bồ Đề, tu đạo tam thừa, tất cả thiện căn nguyện hồi hướng, hăy nên ngày đêm sáu thời, tâm ân cần, trịnh trọng, chí tâm, nói như thế này: “Con từ vô thỉ sanh tử đến nay, ở nơi Tam Bảo tu hành, thành tựu tất cả thiện căn, cho đến thí cho bàng sanh một nắm thức ăn, hoặc dùng lời tốt lành để ḥa giải căi cọ, kiện tụng, hoặc thọ Tam Quy và các Học Xứ, hoặc lại sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ tất cả thiện căn, con nay tác ư thảy đều nhiếp thủ [các thiện căn ấy], đem thí cho hết thảy chúng sanh, tâm chẳng hối hận, keo tiếc, thuộc về thiện căn nơi giải thoát).

 

          Tán rằng: Trong lời đáp của Như Lai, có ba ư:

          - Một, nêu ra người tu hành.

          - Hai, từ “đương ư trú dạ” (hăy nên trong ngày đêm) trở đi là nói về nghi quỹ.

          - Ba, từ “tác như thị thuyết” (nói như thế này) trở đi, dạy cách hồi hướng. Trong phần này lại có hai ư:

          a) Dạy vận tâm đem những điều thiện đă tu [hồi hướng].

          b) Từ “ngă kim tác ư” (con nay tác ư) trở đi là hồi hướng. Trong phần này, lại có hai ư: Một là hồi thí chúng sanh, hai là hồi hướng Bồ Đề.

 

          (Kinh) Như Phật Thế Tôn chi sở tri kiến bất khả xưng lượng, vô ngại thanh tịnh. Như thị sở hữu công đức, thiện căn, tất dĩ hồi thí nhất thiết chúng sanh, bất trụ tướng tâm, bất xả tướng tâm, ngă diệc như thị công đức, thiện căn, tất dĩ hồi thí nhất thiết chúng sanh.

          ()如佛世尊之所知見不可稱量無礙清淨如是所有功德善根悉以迴施一切眾生不住相心不捨相心我亦如是功德善根悉以迴施一切眾生

          (Kinh: Như tri kiến của Phật Thế Tôn chẳng thể tính kể, vô ngại thanh tịnh, tất cả công đức và thiện căn như thế đều đem thí cho hết thảy chúng sanh, tâm chẳng trụ tướng, tâm chẳng xả tướng, con cũng đều đem công đức và thiện căn thí cho hết thảy chúng sanh giống như thế).

 

          Sau đó, trong phần dạy về hồi hướng, điều thứ ba là dạy vận tâm tưởng để thành tựu sự hồi hướng trong phần trước. Trong ấy, lại có hai phần:

          - Một, tu giống như Phật.

          - Hai, từ “hựu như quá khứ” (lại như quá khứ) trở đi là tu như Bồ Tát.

          Trong phần “tu như Phật” có ba ư:

          - Một, hồi thí.

          - Hai, từ “nguyện giai hoạch đắc” (nguyện đều đạt được) trở đi là phát nguyện,

          - Ba, từ “cộng chư chúng sanh” (cùng các chúng sanh) trở đi là hồi hướng.

          Trong phần thứ nhất là “hồi thí”, trước hết, nêu ra những điều Phật đă tu, kế đó là từ “ngă diệc như thị” (con cũng như thế) trở đi, giống như chư Phật, tâm chẳng trụ tướng. Như Bát Nhă Kinh Luận của ngài Thiên Thân đă nói: “Tự thân và báo ân, chẳng chấp quả báo ấy. Ngừa cầu nơi chuyện khác, ǵn giữ đă chẳng thí”. [Ư nói]: Nếu chấp vào tự thân và tài vật, bảo vệ, tiếc nuối tài vật để mong [chính ḿnh] sống sót, sẽ chẳng thể bố thí. Nếu [bố thí v́] cầu quả báo và báo ân, tức là bỏ Bồ Đề để riêng cầu chuyện khác, [sẽ chẳng thể bố thí]. V́ thế, chẳng trụ tướng. Tâm chẳng xả tướng là chẳng trụ vào Không Kiến, chẳng Tu Đoạn, đều là phải nên tu cái tâm “không trụ vào đâu!”

 

          (Kinh) Nguyện giai hoạch đắc như ư chi thủ, huy không xuất bảo, măn chúng sanh nguyện, phú lạc vô tận, trí huệ vô cùng, diệu pháp, biện tài, tất giai vô trệ.

          ()願皆獲得如意之手撝空出寶滿眾生願富樂無盡智慧無窮妙法辨才悉皆無滯

            (Kinh: Nguyện đều đạt được tay như ư, vẫy tay trong hư không, [liền có] của báu để măn nguyện giàu vui vô tận cho chúng sanh, trí huệ vô cùng, diệu pháp biện tài thảy đều chẳng vướng mắc).

 

          Tán rằng: Kế đó là phát nguyện. Trong lời nguyện, nguyện thứ nhất là thành tựu phước. Sau đó, từ “trí huệ vô cùng” trở đi là nguyện đắc trí.

 

          (Kinh) Cộng chư chúng sanh đồng chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đắc Nhất Thiết Trí. Nhân thử thiện căn, cánh phục xuất sanh vô lượng thiện pháp, diệc giai hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề.

          ()共諸眾生同證阿耨多羅三藐三菩提得一切智因此善根更復出生無量善法亦皆回向無上菩提

          (Kinh: Cùng các chúng sanh đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đắc Nhất Thiết Trí. Do thiện căn ấy, lại c̣n xuất sanh vô lượng thiện pháp, cũng đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề).

 

          Kế đó là phần thứ ba trong “tu giống như Phật”, tức là hồi hướng. Có hai ư:

          - Một, hồi thí những điều thiện đă tu trong quá khứ để tiến nhập Bồ Đề.

          - Hai, từ “nhân thử thiện căn” (do thiện căn ấy) trở đi, hồi thí đời hiện tại và vị lai tiến hướng Bồ Đề.

 

          (Kinh) Hựu như quá khứ chư đại Bồ Tát tu hành chi thời, công đức, thiện căn, tất giai hồi hướng Nhất Thiết Chủng Trí, hiện tại, vị lai, diệc phục như thị. Nhiên ngă sở hữu công đức, thiện căn, diệc giai hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()又如過去諸大菩薩修行之時功德善根悉皆迴向一切種智現在未來亦復如是然我所有功德善根亦皆回向阿耨多羅三藐三菩提

          (Kinh: Lại như trong quá khứ, khi các đại Bồ Tát tu hành, công đức và thiện căn thảy đều hồi hướng Nhất Thiết Chủng Trí, hiện tại và vị lai cũng giống như thế. Nhưng tất cả công đức và thiện căn của con cũng đều hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Tán rằng: [Đức Phật] dạy vận tâm tưởng để thành tựu điều thứ hai trong phần hồi hướng trên đây, tức “tu như Bồ Tát”. [Kinh văn] cũng chia thành ba phần:

          - Một, nói đến hạnh tu tập của Bồ Tát trong ba đời.

          - Hai, từ “nhiên ngă sở hữu” (nhưng tất cả [công đức] của con) trở đi, [hàm ư] cũng tu giống như thế.

          Trong phần “cũng tu giống như thế” lại có hai ư; ở đây chính là “cũng hồi hướng giống như thế”.

 

          (Kinh) Thị chư thiện căn, nguyện cộng nhất thiết chúng sanh câu thành Chánh Giác, như dư chư Phật tọa ư đạo tràng Bồ Đề thụ hạ, bất khả tư nghị vô ngại thanh tịnh, trụ ư vô tận pháp tạng đà-la-ni, Thủ Lăng Nghiêm định, phá ma Ba Tuần vô lượng binh chúng. Ưng kiến giác tri, ưng khả thông đạt, như thị nhất thiết nhất sát-na trung tất giai chiếu liễu. Ư hậu dạ trung, hoạch cam lộ pháp, chứng cam lộ nghĩa.

          ()是諸善根願共一切眾生俱成正覺如餘諸佛坐於道場菩提樹下不可思議無礙清淨住於無盡法藏陀羅尼首楞嚴定破魔波旬無量兵眾應見覺知應可通達如是一切一剎那中悉皆照了於後夜中獲甘露法證甘露義

          (Kinh: Do các thiện căn ấy, nguyện cùng hết thảy chúng sanh đều thành Chánh Giác, giống như chư Phật ngồi dưới cội Bồ Đề nơi đạo tràng, vô ngại thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn, trụ trong vô tận pháp tạng đà-la-ni, Thủ Lăng Nghiêm định, phá vô lượng quân đội của ma Ba Tuần. Thông đạt những điều đáng nên thấy, hay, biết. Trong một sát-na, thảy đều chiếu rơ hết thảy như thế. Vào cuối đêm, đạt được pháp cam lộ, chứng nghĩa cam lộ).

 

          Tán rằng: Sau đó là cũng phát nguyện giống như vậy. Ở đây, có bốn ư:

          - Một, nguyện chung thành Chánh Giác.

          - Hai, từ “như dư chư Phật” (như chư Phật khác) trở đi là nguyện riêng thành tựu đức.

          - Ba, từ “ngă cập chúng sanh” (con và chúng sanh) trở đi, nguyện chứng giống như Phật.

          - Bốn, từ “do như Vô Lượng Thọ” (giống như Vô Lượng Thọ Phật) trở đi, [phát nguyện] thực hiện giống chư Phật.

          Trong phần “nguyện thành tựu đức”, trước là nói riêng từng điều, sau là nguyện chứng đắc. Trong phần nguyện riêng thành tựu đức, nêu đại lược tám đức:

          - Một, thị hiện ngồi dưới cội Bồ Đề. Đấy là nói chung về sự ứng hóa.

          - Hai, vô ngại thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn. Đây là câu nói chung, bao gồm cả ư trên và ư dưới, tức là ngồi nơi đạo tràng và cây Bồ Đề đều là vô ngại thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn. Các môn Tổng Tŕ v.v… để trụ vào cũng đều chẳng thể nghĩ bàn. Do ĺa chướng nên vô ngại, do trừ tập khí nên thanh tịnh.

          - Ba, trụ trong vô tận pháp tạng đà-la-ni, chính là hết thảy công đức tạng đà-la-ni, tức là bốn môn tổng tŕ gồm: Một là pháp, hai là nghĩa, ba là có thể đạt được Vô Sanh Nhẫn của Bồ Tát, bốn là minh chú.

          - Bốn, Thủ Lăng Nghiêm (Śūraṁgama) Định là tiếng Phạn, phương này dịch là Kiện Hành Định (健行定). Quyển bốn trăm mười bốn của kinh Đại Bát Nhă đă xét theo tự tánh [để nói về Thủ Lăng Nghiêm Định] như sau: “Năng nhiếp nhất thiết Đẳng Tŕ cảnh, năng biện vô biên hạnh, vị nhất thiết Đẳng Tŕ đạo thủ” (Có thể nhiếp hết thảy cảnh Đẳng T[15], có thể biện định vô biên hạnh, là người dẫn đầu của hết thảy Đẳng Tŕ) v.v… Thành Duy Thức Luận xét theo người có thể hành mà nói về [Thủ Lăng Nghiêm Định] như sau: “[Môn định này] là sở hành của bậc đại dũng mănh, v́ thế gọi là Đại Kiện Định”.

          -