Nhân Vương Hộ Quốc Kinh Giảng Nghĩa
Viên Anh đại sư biên soạn
仁王護國經講義
圓瑛大師著
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử
Như Ḥa
Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang
Phần 1
Lời trần t́nh
Tháng Tám năm 2022, thành hội Phật
giáo Sài G̣n tổ chức Hộ Quốc Nhân Vương Thủy
Lục Phổ Độ Đại Trai Thắng Hội
đạo tràng tại Việt Nam Quốc Tự với ư
nghĩa “đại lễ Hộ Quốc Nhân Vương Phổ
Độ Đại Trai Thắng Hội Đạo Tràng là
cơ hội để tất cả đạo tràng ngồi
lại dưới bóng từ bi của Phật, lắng
ḷng thanh tịnh, thắp sáng hiện hữu, chuyển tải
đến pháp giới, tác động đến những
người chẳng may bị qua đời trong đại
dịch Covid19” như ḥa thượng thượng Lệ hạ
Trang đă nói. Đúng như tên gọi, bản kinh Nhân
Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật Đa (bản dịch của ngài Bất Không) được dùng làm bản kinh
chánh yếu để tụng niệm trong pháp hội ấy.
Một đạo hữu sau khi tham dự đại lễ
trực tuyến, đă yêu cầu mạt nhân t́m dịch một
bản chú giải nào tương đối đơn giản,
dễ hiểu để làm cơ sở ban đầu ḥng
t́m hiểu bản kinh này. Tự thẹn chính ḿnh học vấn
nông cạn, nhất là các kinh thuộc hệ thống Bát Nhă
càng khó chuyển ngữ sao cho găy gọn, không bí hiểm, mà
cũng không rườm rà, cũng như rất dễ diễn
giải sai lạc ư của chư Tổ, mạt nhân viện cớ từ
chối nhiều lượt, nhưng vị ấy vẫn
khăng khăng yêu cầu. Vị đó lại nói “anh cứ dịch
đi, dù có sai lệch th́ vẫn diễn đạt
được phần nào ư nghĩa của kinh điển.
Đúng như kinh Niết Bàn có dạy, sữa dù pha mười
phần nước, đem nấu cháo vẫn phảng phất
có vị sữa. Biết đâu do anh dịch mà sau này sẽ
có vị thạc đức nào thương xót, dịch lại
cho hoàn thiện. Nếu cứ ngần ngừ măi, rốt cuộc
cũng không có ai dịch. Trước khi có cuộc lễ ấy,
tôi không hề biết có một bản kinh hay như vậy”.
Riêng đối với mạt nhân, lần
đầu biết đến kinh này là vào năm 1982 khi
đang tập tễnh t́m đọc các bản kinh Phật.
Thuở đó, kinh sách khan hiếm, đa số là t́m mượn
từ những người quen có kinh sách Phật giáo
được in trước năm 1975. Người cho
mượn thường sợ kẻ mượn lấy mất,
nên thường chỉ cho mượn một hai tuần rồi
đ̣i lại ngay. Đó là lần duy nhất mạt nhân đọc bản kinh ấy, chỉ nhớ văn từ
trong bản dịch kinh đó găy gọn, trong sáng, nhưng
chẳng nhớ rơ nội dung cho lắm, mà cũng chẳng
nhớ dịch từ bản tiếng Hán nào,
và do vị đại đức nào đă dịch. Sau này, cũng không có dịp t́m lại được bản kinh đó. Nay được
nhiều lần yêu cầu chuyển ngữ, phải
chăng đây cũng là một thiện duyên để
chính ḿnh đọc lại và học tập nghiêm túc bản kinh này?
T́m trong Đại Tạng, chú giải bản
kinh này khá nhiều. Đại lược có thể kể
các bản chú giải như sau:
- Nhân Vương Kinh Sớ (sáu quyển) do
ngài Cát Tạng soạn vào đời Tùy.
- Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Kinh Sớ
(năm quyển), do ngài Trí Khải giảng, môn nhân là Quán
Đảnh ghi lại.
- Nhân Vương Kinh Hợp Sớ (ba quyển)
cũng do ngài Trí Khải giảng, Quán Đảnh ghi lại.
- Nhân Vương Kinh Sớ, do ngài
Lương Bí soạn vào đời Đường.
- Nhân Vương Kinh Sớ do ngài Viên Trắc
soạn.
- Nhân Vương Kinh Sớ Pháp Hành Sao do ngài
Ngộ Vinh soạn vào đời Đường.
- Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật
Kinh Sớ Thần Bảo Kư, do ngài Thiện Nguyệt soạn
vào đời Tống.
- Chú Nhân Vương Kinh Sớ Khoa do ngài Tịnh
Nguyên soạn vào đời Tống.
- Nhân Vương Kinh Khoa Sớ Khoa Văn do
ngài Chân Quư soạn vào đời Minh.
- Nhân Vương Kinh Sớ Huyền Đàm
cũng do ngài Chân Quư soạn.
- Nhân Vương Kinh Khoa Sớ cũng do ngài
Chân Quư soạn.
Tiếc rằng các bản chú giải ấy
quá cao sâu, mạt nhân chẳng dám đoan chắc
chính ḿnh có thể hiểu đúng văn tự để
chuyển ngữ, hoặc có bộ như Nhân Vương Kinh Khoa Sớ Khoa
Văn hoàn toàn chỉ là chia kinh thành từng đoạn,
đặt tiểu đề cho mỗi đoạn, chẳng
giảng giải ǵ cả, hoặc như bộ Nhân Vương
Kinh Sớ Huyền Đàm chỉ thảo luận những ư
nghĩa chánh yếu, không giải thích kinh văn. Trước
những khó khăn đó, mạt nhân rất ngần ngại,
nên cứ viện cớ khất lần. T́m thử các bản giảng giải của
các pháp sư đương đại trên Internet th́ có lẽ do không biết cách t́m, ngoại trừ bản giảng
nghĩa của lăo pháp sư Viên Anh (dựa theo bản dịch tiếng Hán của ngài Cưu
Ma La Thập), mạt nhân chưa t́m được bản giảng
giải nào khác. Đọc thử bản giảng
nghĩa của lăo pháp sư Viên Anh, nhận thấy lời Ngài giảng ngắn
gọn, đơn sơ, chắc là ḿnh thử chuyển ngữ
th́ cũng chẳng đến nỗi nhức tai, gai mắt
người đọc, không đến nỗi hoàn toàn xuyên
tạc tấm ḷng hoằng pháp thương đời của
lăo pháp sư. V́ thế, mạt nhân gắng gượng ḍ
theo từng ḍng, chuyển ngữ sang tiếng Việt cho xong trách nhiệm,
mong sao giúp ích phần nào cho vị đạo hữu ấy.
C̣n nếu như do chính ḿnh ngu si, dốt nát, không chuyển
tải đúng ư, lại c̣n ngạo ngược trở
thành xuyên tạc ư Tổ, ư thầy, chỉ xin Tam Bảo xót
thương, từ bi cứu độ khiến cho con chẳng
đến nỗi đọa lạc trong ba ác đạo.
Cuối Đông năm Nhâm Dần (2022), si
ám đệ tử Như Ḥa kính tŕnh.
* Lời
tựa thứ nhất
Viên Anh thượng nhân sanh nơi đất
Mân (tỉnh Phước
Kiến) của chúng ta, mồ
côi từ bé, nương nhờ chú nuôi dạy, dĩnh ngộ
hơn người. Vừa mới trưởng thành, Ngài
đă nhận độ điệp nơi chùa Dũng Tuyền
núi Thạch Cổ, sớm tham cứu tam-muội. Do túc duyên
liền giảng kinh, chuyên lấy chuyện hoằng
hóa lợi sanh làm bổn nguyện. Thoạt đầu, Ngài
trụ tŕ chùa Tiếp Đăi ở Ninh Ba, xướng suất
thành lập cô nhi viện Phật giáo. Sau đó, sang Tuyền
Châu, trùng hưng chùa Khai Nguyên, sáng lập cô nhi viện Khai
Nguyên, nuôi nấng, dạy dỗ đông đảo con em côi
cút. Sư đi khắp nơi trong nội địa và sang quần đảo Nam Dương,
thuyết pháp trọn khắp, dùng nhiều cách xiển minh
giáo nghĩa Đại Thừa.
Gần đây, Ngài được cử làm Trụ Tŕ hai ngôi đại tùng lâm Thiên Đồng và Thất
Tháp tại Ninh Ba, và làm Chủ Tịch hội Phật giáo Trung Quốc.
Năm trước, do chùa Thiên Đồng không cẩn thận
củi lửa [khiến cho hỏa hoạn xảy ra], thượng
nhân phải bôn ba bốn phương quyên mộ trùng tu, quy
mô rộng lớn, trở thành đạo tràng đứng
đầu tại Tứ Minh[1].
Đôi khi, Sư cũng phần nào lo sản xuất,
ḥng làm quỹ phát triển cho việc giáo hóa. Sư luôn tận
lực thực hành, ḥng thỏa hoằng nguyện lợi lạc,
cứu vớt [chúng sanh]. V́ vậy, chẳng chỉ lưu
loát nói suông xưng tụng. Mùa Thu năm nay, thượng
nhân tới kinh đô thuyết pháp, đưa cho tôi xem bản Nhân Vương Hộ
Quốc Bát Nhă Ba La Mật Kinh Giảng Nghĩa do Ngài đă
giảng. Những điều Ngài nêu tỏ, diễn dịch,
đều có quan hệ mật thiết với chuyện “hộ quốc, thương dân”, chỉ thú lớn lao, đáng giúp duy tŕ phong hóa. V́ thế,
tôi vui thích ghi lời tựa.
Tháng Mười năm Dân Quốc 23 (1934),
người huyện Mân Hầu[2]
là Lâm Sâm kính đề
* Lời
tựa thứ hai
Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La
Mật là một bản trong các kinh Bát Nhă, được dịch
sang tiếng Hán bốn lượt:
- Vào đời Tấn, ngài Đàm Ma La Mật
dịch thành một quyển, ghi tựa là Nhân Vương
Bát Nhă.
- Đời Hậu Tần, ngài Cưu Ma La
Thập dịch thành hai quyển, với danh xưng là Nhân
Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật.
- Đời Lương, ngài Ba La Mạt Đà
dịch thành một quyển, đặt tên là Nhân
Vương Bát Nhă.
- Đời Đường, các vị A Mục
Khiếp (Amoghavajra, Bất Không) và tăng Hoài Cảm v.v… dịch
thành bảy quyển, có tựa đề là Nhân Vương
Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật Đa.
Trong số ấy, chỉ bản dịch
đời Tần được sớ giải từ thời
cổ. Ba bản sớ giải của
Trí Giả, Gia Tường, và Viên Trắc đều tột
bậc tinh tường, hay khéo. Tiếc là lời dịch
trong bản dịch đời Tần chưa tột bậc
hay khéo, mà các bản sớ giải cổ từ đời
Đường cho đến nay đă qua một ngàn
năm, văn tự biến đổi, chẳng dễ
đọc tụng! Nay có pháp sư Viên Anh thông đạt
giáo nghĩa, lại giỏi văn chương. Mùa Thu
năm nay, Sư thuận theo lời thỉnh của những
vị cùng hạnh nghiệp, tới giảng kinh này tại
chùa Tỳ Lô ở Nam Kinh. Pháp sư dùng vô ngại biện
tài, xiển dương tông chỉ của kinh, khiến cho
người nghe đạt được lợi ích sâu xa.
Pháp sư lại lo cho người ở phương xa và
hàng hậu học chưa dự hội ấy, sẽ chẳng
thể cùng thấm nhuần pháp vũ. Do vậy, ghi lại
lời giảng thành sách, đặt tên là Nhân Vương Hộ
Quốc Bát Nhă Ba La Mật Kinh Giảng Nghĩa. Đối
với các ư nghĩa uyên áo và hết thảy các danh tướng
trong kinh, Sư đều dùng văn tự đơn giản
để nêu bày, khiến cho nỗi khổ “khó đọc”
xưa kia đều được giảng giải trọn
hết. Tôi cảm kích pháp sư đă nhận lời thỉnh
cầu của tôi mà giảng giải kinh này, lại dùng
văn tự đơn giản, gần gũi để giải
thích ư nghĩa sâu xa, bí mật. Do đó, ghi đại lược
đầu đuôi, ḥng tỏ bày tấm ḷng khâm kính, ngưỡng
mộ để làm lời tựa vậy.
Giữa Thu năm Dân Quốc 23 (1934), Mai Quang
Hy[3]
ở Nam Xương kính đề
* Lời
tựa thứ ba
Chúng sanh trong đại địa đều
trọn đủ trí huệ của Như Lai, chỉ v́ vọng
tưởng, chấp trước mà chẳng thể chứng
đắc. V́ thế biết: Chúng sanh muốn lên bờ
kia, chứng Niết Bàn, th́ chỉ ĺa vọng tưởng
là được rồi. Kinh luận dạy vô lượng
vô số pháp môn để ĺa vọng, nhưng thù thắng
nhất, không ǵ hơn Bát Nhă! Lục Tổ nói: “Vô trụ,
vô văng, diệc vô lai, tam thế chư Phật tùng trung xuất”
(chẳng trụ, chẳng đi, cũng chẳng đến,
ba đời chư Phật đều từ đó mà ra),
quả thật là lời luận định rốt ráo. Bởi
lẽ, dùng Bát Nhă để quán chiếu, sẽ có thể thấy
“các pháp đều là Không”. Các pháp đă là Không, vọng
tưởng sẽ tự chẳng có chỗ để sanh
khởi, Vô Sanh Pháp Nhẫn hiện tiền. Đối với
cách quán chiếu th́ kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă
đă có lời giáo huấn rành rành: Một là “chẳng
quán Sắc Như”, hai
là tu “chẳng tu mà tu”. Đấy chính lời lẽ
then chốt, trọng yếu trong kinh. “Chẳng quán Sắc”
tức là chẳng quán Hữu; “chẳng quán Như” tức
là chẳng quán Không. Phàm phu chấp Có, Nhị Thừa chấp
Không, đều do chẳng quán. Vậy th́ chẳng chấp
vào hai bên, sẽ khế nhập Trung Đạo. Khế nhập
Trung Đạo th́ ngôn ngữ dứt bặt, tâm hành xứ
diệt, không có ǵ để gọi tên, bèn tạm gọi là
“tu vô tu mà tu”. Nếu có thể như thế, tức
là hành cũng chẳng thọ, mà “chẳng hành” cũng chẳng thọ,
“chẳng hành, chẳng không hành cũng chẳng thọ”.
Cho đến hết thảy các pháp đều chẳng thọ.
Hành tŕ, tu tập đến mức ấy th́ là viên măn Bồ Đề, trở về vô sở
đắc, đạt đến bờ kia, chứng Niết
Bàn. Kinh Tứ Thập Nhị Chương dạy: “Ngô
pháp niệm vô niệm niệm, hành vô hành hạnh, ngôn vô ngôn
ngôn, tu vô tu tu” (pháp của ta là niệm cái ư niệm vô niệm,
hành cái hạnh vô hành, nói lời chẳng có lời, tu pháp chẳng
có ǵ để tu) cũng chính là ư chỉ này. Chỉ có kinh Nhân
Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật nói [ư chỉ ấy] tường tận nhất!
Pháp sư Viên Anh trọn đủ trí huệ
to tát, lại phát tâm Bồ Đề hoằng pháp. Mùa Thu
năm nay, Sư giảng kinh này tại chùa Tỳ Lô ở
Nam Kinh, chẳng thuận theo văn tự, chẳng ĺa
văn tự, trên khế hợp ư chỉ của Phật,
dưới khế hợp căn cơ của chúng sanh.
Đă diễn giảng, Ngài lại c̣n biên soạn thành sách Giảng
Nghĩa để chỉ dạy hàng hậu học. Tôi
may mắn được ghé vào tiệc pháp, hưởng thụ
pháp vị, đạt được điều chưa từng
có. V́ thế, nêu lược thuật duyên do để nhờ vào đó mà diễn bày ḷng tán thán.
Tháng Mười năm Dân Quốc 23,
Vương Hoài Thâm ở Lục An kính cẩn soạn.
* Lời
tựa thứ tư
Phật giáo và chánh trị[4]
danh xưng khác nhau, ư nghĩa như nhau. Mục đích của
chánh trị cốt nhằm bảo vệ đất nước,
dạy dân. Phật giáo dù Đại hay Tiểu Thừa, đều nhằm lợi
sanh, cứu đời; như xe hai bánh, thiếu một chẳng
thể được! Chẳng có giáo, sẽ chẳng có ǵ
để bổ sung cho sự thiếu sót trong chánh trị.
Chẳng có chánh trị, sẽ chẳng có ǵ để khiến
cho Phật giáo được lưu hành. Nhân dân nước
ta vốn đặt Phật giáo vào địa vị siêu
nhiên, ứng theo căn cơ mà ban bố sự giáo hóa. Nói
theo phạm vi nhỏ th́ có thể khiến cho mọi
người tin sâu nhân quả, siêng tu Thập Thiện. Nói
theo phương diện rộng, sẽ có thể khiến
cho mọi người cùng vận dụng bi và trí, rộng
tu Lục Độ, đủ để giúp đời, dạy
dân, chuyển đổi phong tục, há có thể dùng ngôn từ
để diễn tả trọn hết ư? Từ
trước đến nay, quốc gia, xă hội, cho đến
gia đ́nh, tất cả các t́nh huống thịnh hay suy, nhất
loạt đều do ḷng người thiện hay ác mà chuyển
dời. Kinh dạy: “Ưng quán pháp giới tánh, nhất
thiết duy tâm tạo” (hăy nên quán tánh pháp giới, hết
thảy chỉ do tâm tạo). Lại nói: “Tam giới duy
tâm, vạn pháp duy thức”, tức là cái tâm ấy có thể tạo nghiệp,
mà cũng có thể chuyển nghiệp. Cho nên đối với
chuyện văn hồi kiếp vận, [nếu] chẳng uốn nắn ḷng người,
sẽ chẳng thể [thực hiện được]!
Huống hồ đang lúc cơi đời này
biến hóa, ḷng ham muốn của con người hoành hành,
tai họa liên tiếp, nguy cơ giết chóc đang tiềm
tàng, thế giới đang nhằm lúc nung nấu đấu
tranh, hễ bị kích động sẽ phát sanh ngay, người hiểu biết
không ai chẳng đau đáu lo âu. Xét ra, kiếp vận khởi
lên rồi diệt mất trong một thời gian dài hay ngắn
ngủi, quyết chẳng phải do khoa học hay vật
chất có thể ngưng dứt được! Chỉ có
“trên dưới cùng một ḷng, một
đức, đề xướng Phật học, giáo hóa,
hướng dẫn ḷng người” là phương cách duy nhất, may ra có thể cứu
nhân dân trong cơn nước lửa, hóa tai ương hung
tàn thành an tường, ḥa hoăn. Kinh Nhân Vương Hộ Quốc
Bát Nhă chính là kim
chỉ nam cho việc hộ
quốc, đúng là tạng báu lợi sanh. Nếu có thể
tin nhận, phụng hành, sẽ có thể khiến cho bảy
nạn chẳng dấy lên, muôn dân an lạc.
Nay có pháp sư Viên Anh là bậc cao tăng
đương đại, là bậc thầy cao cả trong
Phật môn, nguyện lực rộng lớn, trí huệ rộng
sâu, giải lẫn hạnh đều viên măn, biện tài vô
ngại. Tăng lẫn tục chốn thủ đô[5]
ngưỡng mộ đức âm đă lâu, mong được
Ngài tưới tắm mưa pháp. Những
người cùng hàng với tôi dâng thư khải thỉnh
pháp sư diễn giảng kinh này, ḥng cầu độ
ḿnh, độ người, tạo phước cho nhân dân,
tạo phước cho đất nước. Pháp sư thuận
theo lời thỉnh của đại chúng, quang lâm chùa Tỳ
Lô nơi thủ đô, giảng diễn suốt một
tháng, thề trong đời Mạt Pháp, tuyên dương Phật
pháp rộng răi, nguyện cho ai nấy đều lên nẻo
giác, sao cho ai nấy đều ngộ thấu triệt nguồn
tâm, xoay vần giáo hóa, chỉ dạy lẫn nhau cùng văn hồi
nguy cơ. Đă giảng xong, Ngài c̣n đích thân biên soạn
Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật Kinh Giảng
Biểu, lời nào cũng đều chỉ quy Thật Tế,
pháp nào cũng đều chẳng ĺa tâm tông. Chẳng xả
văn tự, chẳng chấp văn tự. Đàm lư
đă thấu triệt, giải thích từ ngữ càng rơ
ràng, mong sao pháp thí rộng răi ḥng lợi ích hiện tại
và mai sau. Công đức hộ quốc lợi sanh ấy chẳng
thể diễn tả được! Tôi được nếm
pháp vị mênh mông, hớn hở viết lời tựa,
nguyện người thấy nghe đều phát tâm Bồ
Đề, người
thọ tŕ đều dự
lên Tát Bà Nhă (Nhất Thiết Chủng Trí), ngơ hầu chẳng
cô phụ đại sự nhân duyên này! Do vậy viết lời
tựa.
Giữa Thu năm Giáp Tuất (1934), đệ
tử đại tâm cư sĩ Vương Hạo Nhiên
kính soạn
*
Phật
Thuyết Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật
Kinh Giảng Nghĩa Quyển thượng
佛說仁王護國般若波羅密經講義卷上
Giảng giải kinh này, trước hết
là nêu ra cương yếu, kế đó là giải thích về
người dịch, sau đó sẽ giải thích toàn bộ
kinh văn. Đối với cách giảng giải
cương yếu, tông Hiền Thủ dùng mười môn
phân biệt, tông Thiên Thai th́ dùng ngũ trùng huyền
nghĩa. Viên Anh trước là học tông Thiên Thai, sau là học
tông Hiền Thủ, mới biết mỗi tông đều
có chỗ y cứ, đều có sở trường riêng,
cho nên mới cùng lưu hành trong cơi đời. Nay tôi
nương theo [cách luận định của] tông Thiên
Thai, đối với phần đầu của kinh bèn nêu
ra ngũ trùng huyền nghĩa: Một là Thích Danh, hai là Biện
Thể, ba là Minh Tông, bốn là Luận Dụng, năm là
Giáo Tướng.
Kinh này dùng Nhân và Pháp để đặt
tên, dùng Thật Tướng làm Thể, tự hành nhân quả
làm Tông, lấy Quyền Trí và Thật Trí làm Dụng, lấy
thục tô của Đại Thừa làm giáo tướng.
1.
Ngũ trùng huyền nghĩa
1.1.
Thích danh (giải
thích tên kinh)
Trong tựa đề kinh, Phật là giáo chủ,
Vương là thế chủ (chủ thế gian), đều
là Nhân (người). Quốc là cái được hộ tŕ (sở hộ), Bát Nhă là chủ thể có thể hộ tŕ (năng hộ), đều là Pháp. V́ thế, nói là
dùng Nhân và Pháp để đặt tên kinh.
Nay theo thứ tự để giải thích:
* Chữ Phật, nói đầy đủ
theo tiếng Phạn th́ phải là Phật Đà (Buddha), dịch
nghĩa là Giác Giả (覺者, bậc giác ngộ).
Nước ta ưa nói tỉnh lược, cho nên chỉ gọi là Phật. Phật
là Giác. Giác có ba ư nghĩa:
- Một là tự giác, khác với phàm phu bất
giác.
- Hai là giác tha (giác ngộ người khác), khác
với Nhị Thừa độc thiện (chỉ cốt sao tốt lành cho riêng ḿnh).
- Ba là giác măn, khác với Bồ Tát phần chứng.
Phật th́ tự giác trí măn, giác tha hạnh
măn, ba thứ giác ngộ viên măn, trọn đủ vạn
đức th́ mới gọi là Phật.
* Thuyết: Đức Phật dùng bát âm, tứ biện tài, miệng vàng đích
thân tuyên nói, nói thích ứng các căn cơ. Phật là người
có thể nói, c̣n từ Nhân Vương trở đi [trong tựa
đề kinh] là pháp được nói. Đây là tầng thứ
nhất luận về năng sở (người nói pháp và
pháp được nói).
* Nhân (仁) là danh xưng của mỹ đức. Vương
có nghĩa là “tự tại”, [vua] thực hành sự cai trị nhân từ, tạo ân huệ
cho lê dân, thống ngự bốn phương, đạt
được tự tại; cho nên gọi là Nhân
Vương.
* Hộ (護) là hộ tŕ, Quốc là quốc độ. Do nhân
vương tu đức, hành nhân, giáo hóa trọn khắp
muôn dân, quốc độ an ổn, cho nên Nhân Vương là
người có thể hộ tŕ. Quốc độ là đối tượng
được hộ tŕ. Đây chính là tầng Năng Sở
thứ hai (chủ thể thực hiện sự hộ tŕ
và đối tượng được hộ tŕ).
Nếu đem Nhân Vương đối ứng với
Bát Nhă th́ Bát Nhă là chủ thể có thể hộ tŕ, mà quốc
độ lẫn nhân vương đều là đối
tượng được thủ hộ. Do vua thọ tŕ
đại pháp Bát Nhă, bèn được pháp lực gia bị,
có thể khiến cho thân vua an ổn, quốc giới thái
b́nh. Đây chính là tầng Năng Sở thứ ba.
Nếu đem Bát Nhă đối ứng với
Nhân Vương th́ Nhân Vương là người có thể
thủ hộ, mà quốc độ và Bát Nhă chính là đối
tượng được thủ hộ. Do vua hoằng
dương, thủ hộ đại pháp Bát Nhă, pháp lực
được phổ cập, có thể khiến cho nhân dân
tín ngưỡng, quốc độ an ninh. Đấy là tầng
Năng Sở thứ tư.
Nếu đất nước chẳng
được thủ hộ, nước nhà sẽ nguy ngập. Luận
định chung th́ Nhân Vương và Bát Nhă đều có thể
thủ hộ, quốc độ là đối tượng
được thủ hộ. Phương pháp để thủ
hộ phải nên là dùng hoằng pháp để hóa độ
dân chúng, đó là nhiệm vụ cấp bách trước
tiên. Đấy là tầng Năng Sở thứ năm.
* Bát Nhă (Prajñā) là tiếng Phạn, thuộc loại “tôn trọng
bất phiên” (do tôn trọng nên chẳng phiên dịch)
trong “ngũ chủng bất phiên” (năm thứ không phiên dịch). Như quyển thứ
bảy mươi trong Đại Trí Độ Luận
đă giảng “Bát Nhă chẳng thể diễn tả”.
Bát Nhă là Thật Tướng rất sâu, cực trọng, hai chữ
Trí Huệ chưa đủ để nêu trọn hết ư
nghĩa ấy, cho nên nói là “bất khả xưng” (chẳng
thể diễn tả được). V́ thế, trong các
kinh luận đều vẫn giữ nguyên âm tiếng Phạm,
chẳng phiên dịch.
Nếu muốn dịch nghĩa, hăy nên dịch
là Diệu Trí, hoặc dịch là Tịnh Huệ, v́ là pháp vô
lậu. Trí huệ thông với pháp thế gian, do trí huệ
thế gian tuy có thể phát minh khoa học, các thứ kỹ
thuật, khiến cho nền văn minh vật chất ngày
càng tiến bộ, nhưng chẳng thể cứu
văn ḷng người, sáng tạo nền ḥa b́nh trên thế giới,
huống hồ có thể độ chúng sanh thoát khỏi nỗi
khổ ách sanh tử ư?
Thành Thật Luận giải
thích: “Chân huệ gọi là Trí”, tức Huệ là Trí.
Kinh Tịnh Danh dạy: “Tri nhất thiết chúng sanh tâm
niệm, như ứng thuyết pháp, khởi ư trí nghiệp;
bất thủ, bất xả, nhập nhất tướng
môn, khởi ư huệ nghiệp” (biết tâm niệm của
hết thảy chúng sanh, theo đúng lẽ đáng nên mà thuyết
pháp, dấy lên trí nghiệp, chẳng lấy, chẳng bỏ,
nhập môn nhất tướng, dấy lên huệ nghiệp).
Giải rằng: Trí là Có, Huệ là Không. Do có Trí nên chẳng
trụ vào Không. Do có Huệ nên chẳng trụ vào Hữu. Tôi
cho rằng “Bát Nhă hăy nên dịch là Diệu Trí, hoặc Tịnh
Huệ” cũng chính là do nghĩa này. Diệu th́ ĺa cả
Hữu lẫn Không, Tịnh th́ chẳng có ǵ để trụ
hay chấp. “Ĺa tướng vô trụ” chính là chân Bát Nhă.
Hơn nữa, Bát Nhă dẫn
đường cho ngũ độ (Bố Thí, Tŕ Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn và
Thiền Định). Do có Bát Nhă trí chiếu, có thể ĺa
ngu si. Do chẳng si, có thể hành bố
thí, độ keo tham. Có thể tŕ tịnh giới, bèn độ
các ác. Có thể tu nhẫn nhục, bèn độ
sân hận. Có thể siêng tinh tấn, bèn độ giải đăi. Có thể tu Thiền
Định, bèn độ tán loạn. Nếu có thể dùng pháp Bát
Nhă để hóa độ dân chúng, do dân tu Lục Độ,
quốc độ sẽ có ngàn điều lành nhóm họp,
nước chẳng cầu thủ hộ mà tự
được thủ hộ.
* Ba La Mật (Pāramitā): Ba La
trong tiếng Phạn dịch là Bỉ Ngạn (彼岸, bờ kia), Mật là Đáo (到, đến). Sanh tử là bờ này, phiền năo là giữa
ḍng, Niết Bàn là bờ kia. Cần
phải dùng Lục Độ làm thuyền bè th́ mới có thể
ĺa khỏi bờ này để
đến được bờ kia. Lại nữa, có thể
tu Bát Nhă th́ chân trí hiện tiền, biết rơ “sanh tử
chính là Niết Bàn, phiền năo tức là Bồ Đề,
phàm phu chính là chư Phật”, sẽ tự có thể chẳng
ĺa bờ này mà lên ngay bờ kia.
Mười một chữ trên đây chính là
Biệt Đề, [tức là tựa đề] riêng biệt
cho bộ kinh này, chẳng giống các bộ kinh khác. Một
chữ Kinh là Thông Đề, tức là các bộ kinh đều
có chữ này, do tất cả kinh tạng đều gọi
là Kinh. [Kinh trong] tiếng Phạn là Tu Đa La (Sūtra), phương này
dịch thành Khế Kinh. Khế (契) nghĩa là “hợp”, [hàm
nghĩa]: “Trên hợp với Lư mà chư Phật đă nói. Dưới
là phù hợp căn cơ đáng nên độ của chúng sanh”. Do vậy gọi là Khế Kinh.
Lại c̣n dịch là Pháp Bổn. Pháp là lư pháp
và giáo pháp. Lư chẳng thể tự nêu bày, nhờ vào Giáo mà
hiển lộ, tức Giáo Pháp là gốc. Giáo chẳng thể
tự dấy lên, nó do Lư mà sanh, cho nên Lư Pháp là gốc. Hai
pháp Giáo và Lư làm gốc cho nhau; v́ thế, gọi là Pháp Bổn.
Lại có đủ hai nghĩa Thường
và Pháp: “Thường” là tam thế thánh nhân chẳng thể
thay đổi các điều được nói ấy. “Pháp”
là chúng sanh trong mười pháp giới ắt đều phải
nương theo khuôn phép ấy, tức là đạo mà thiên
hạ trong đời sau đều cùng phải noi theo. C̣n có
nhiều cách giải thích nữa, sợ rườm rà nên chẳng
trích lục!
Hỏi: Trong tám bộ Bát Nhă, kinh này thuộc
về bộ nào?
Đáp: Tám bộ Bát Nhă chính là Đại Phẩm,
Tiểu Phẩm, Phóng Quang, Quang Tán, Đạo Hành, Văn
Thù, Kim Cang, và Thiên Vương là tám bộ. Kinh này thuộc
Thiên Vương Bộ. Kinh này có tất cả bốn bản
dịch:
- Một, đời Tấn, trong niên hiệu Vĩnh Gia (307-313), sa-môn xứ
Nhục Chi là Tam Tạng Đàm Ma La Sát (Dharmarakṣa, dịch nghĩa là Pháp Hộ) dịch thành
hai quyển, với tựa đề là Nhân Vương Bát
Nhă.
- Năm Hoằng Thỉ (401)
thứ ba đời Diêu Tần, ngài Cưu Ma La Thập ở biệt quán trong
vườn Tiêu Dao tại Trường An dịch thành hai quyển,
với tựa đề là Phật Thuyết Nhân
Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật.
- Ba, vào đời Lương, trong niên hiệu
Đại Đồng (535-546), Chân Đế Tam Tạng ở
chùa Thật Nhân tại Dự Chương dịch thành một
quyển, với tựa đề là Nhân Vương Bát Nhă.
- Bốn, vào thời Đường Đại
Tông, Tam Tạng sa-môn pháp sư Đại Quảng Trí Bất
Không vâng chiếu dịch, tập hợp các vị đại
đức nghĩa học ở kinh thành như Lương
Bí v.v… Hàn Lâm học sĩ Thường Cổn v.v… tại
vườn Nam Đào thuộc cung Đại Minh, dịch
thành hai quyển, đặt tên là Hộ Quốc Bát Nhă Ba La
Mật Đa.
Trong bốn kinh [được phiên dịch]
trước sau ấy, trong nước phần nhiều
lưu thông bản dịch đời Tần. Phần thứ
nhất, Thích Danh đă xong.
1.2.
Biện Thể (biện định thể tánh của kinh)
Đă có danh xưng, cần phải biện
định Thể. Có người nói: “Văn dùng
nghĩa để làm Thể”, hoặc nói “dùng vô tướng
làm Thể”; đấy đều là những cách đàm
luận theo lối thông thường. Lại có người
coi Ngũ Nhẫn, Thập Địa là Thể, do dựa
theo kinh này đă nói: “Ngũ Nhẫn thị Bồ Tát pháp”
(Ngũ Nhẫn là pháp Bồ Tát), kinh lại c̣n nói cặn kẽ
Ngũ Nhẫn. Kinh lại kết
luận rằng: Được gọi là chư Phật, Bồ
Tát là do tu Bát Nhă Ba La Mật. V́ thế biết: Do tu Bát Nhă mà
chứng Ngũ Nhẫn. Hết thảy Phật, Bồ Tát,
không vị nào chẳng do Ngũ Nhẫn mà thành thánh. V́ thế,
coi Ngũ Nhẫn Thập Địa là Thể. Cách nói ấy
chẳng phải là hoàn bị tột bậc. Hăy nên lấy
Thật Tướng làm Thể, tức là ba loại Bát Nhă cũng đều lấy Thật
Tướng Bát Nhă làm cái Thể cho Văn Tự Bát Nhă và
Quán Chiếu Bát Nhă. Kinh Phổ Hiền Quán dạy: “Đại
Thừa nhân giả, chư pháp Thật Tướng. Đại
Thừa quả giả, diệc chư pháp Thật Tướng”
(Nhân của Đại Thừa là Thật Tướng của
các pháp. Quả của Đại Thừa cũng là Thật
Tướng của các pháp). Nương theo cái nhân Thật
Tướng ấy mà đắc cái quả Thật Tướng.
V́ thế biết: Kinh này lấy Thật Tướng làm Thể.
Thật Tướng chính là tướng chân
thật của các pháp. Nói đơn
giản, đó chính là diệu
tâm chân thật của chúng sanh. Cái tâm ấy chính là cái Thể
để các pháp nương vào. Các pháp đều
nương vào cái tâm ấy để kiến lập. Thật
Tướng có hai nghĩa:
- Vô tướng Thật Tướng: Do ĺa hết
thảy nhiễm tướng hư vọng sai biệt.
- Vô bất tướng Thật Tướng (Thật Tướng chẳng phải là không có tướng): Do có tự thể, trọn đủ
các tướng công đức xứng tánh nhiều như
cát sông Hằng.
Kinh này cũng từ diệu tâm mà lưu xuất
giáo pháp, cho nên lấy Thật Tướng làm Thể. Phần
thứ hai, Biện Thể đă xong.
1.3.
Minh Tông (nêu
rơ ư nghĩa chánh yếu của kinh)
“Tông” là cương tông, tức là phần
đại cương của một kinh. Lại c̣n là Tông
Yếu, tức là “yếu chỉ” (ư chỉ trọng yếu) của một bản kinh. Giải
thích kinh, ngay sau khi đă thích danh và biện thể, phải
nêu ra cương lănh, [để người học] nắm được điều
trọng yếu (việc này được gọi là Minh
Tông). Kinh này lấy nhân quả tự hành của Phật làm
tông, khiến cho người nghe yêu thích, càng thêm tu tập.
Dùng chân trí Bát Nhă, ĺa hết thảy các tướng, mà chẳng
hoại hết thảy các tướng, từ nhân đạt được quả, chẳng
đánh mất nhân quả.
Hỏi: Tông và Thể khác nhau như thế
nào?
Đáp: Tông là nói đến nhân quả, c̣n Thể
chẳng phải nhân, chẳng phải quả, nhưng có thể
làm chỗ cho nhân quả nương vào. V́ thế, lấy
lư Thật Tướng làm Thể, tu nhân đắc quả
làm Tông.
Phần thứ ba, Minh Tông đă xong.
1.4.
Luận dụng (luận định tác dụng)
“Dụng” là lực dụng, như thái
tử Tất Đạt dùng trọn sức kéo dây cung tổ
truyền (cung do tổ tiên
truyền lại), tạo
thành tác dụng bắn xuyên thủng bảy cái trống,
xuyên vào ḷng đất, khiến suối vọt ra. Kinh này
dùng nội hộ và ngoại hộ làm Dụng. Nội hộ
là như trong phần sau kinh có nói: “Vị chư Bồ
Tát, thuyết hộ Phật quả nhân duyên, hộ Thập
Địa hạnh nhân duyên” (v́ các Bồ Tát, nói nhân duyên
thủ hộ Phật quả, nhân duyên thủ hộ hạnh
Thập Địa). Ngoại hộ là như kinh văn
trong phần sau có nói: “Ngô kim vị nhữ, thuyết hộ
quốc độ nhân duyên, linh quốc độ hoạch
an, thất nạn bất khởi, tai hại bất sanh, vạn
dân an lạc” (ta nay v́ các vị nói nhân duyên thủ hộ
cơi nước, khiến cho cơi nước được
an ổn, bảy tai nạn chẳng dấy lên, chẳng
sanh ra tai hại, muôn dân yên vui) th́ gọi là ngoại hộ.
Phần thứ tư, Luận Dụng đă
xong.
1.5.
Giáo Tướng
Giáo là lời dạy lợi sanh của đức
Phật, Tướng là phân biệt giống nhau hay khác nhau.
Muốn hoằng dương giáo pháp, cần phải biết
Đốn, Tiệm, Thiên, Viên. Nếu chẳng biết rơ,
sao có thể đáp ứng đúng căn cơ, tạo lợi
ích cho được? Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật
mười chín tuổi xuất gia, ba mươi tuổi
thành đạo, thuyết pháp bốn mươi chín năm,
[giáo pháp của Ngài] chia đại lược thành năm
thời:
- Thoạt đầu, Ngài nói Hoa Nghiêm đại
giáo, như ḅ sanh ra sữa. Do đại pháp chẳng khế
hợp tiểu cơ, cho nên ẩn Đại thí Tiểu.
- Kế đó nói A Hàm tiểu giáo, như từ
sữa sanh ra lạc, khiến cho [người nghe được] thành tựu lợi ích nơi tiểu
pháp; [kế đó], muốn dẫn nhập họ từ Tiểu
nhập Đại.
- Ba là nói giáo pháp Phương Đẳng
Đại Thừa, như chuyển lạc thành sanh tô, quở
trách Thiên giáo
(giáo pháp thiên lệch), bài xích Tiểu giáo, ca ngợi Đại và Viên [ví
như ông trưởng giả trong kinh Pháp Hoa] do xét thấy
các con đă thành tựu chí lớn, [bèn giao phó gia nghiệp].
- Bốn là nói Ma Ha Bát Nhă như chuyển sanh
tô thành thục tô, đàm luận cặn kẽ về Chân
Không và diệu lư Thật Tướng, do quán thời cơ
đă tới.
- Năm là thuyết Pháp Hoa, khai Quyền hiển
Thật, dung hội tam thừa về nhất thừa,
như chuyển thục tô thành vô thượng đề hồ,
b́nh đẳng ban [xe trâu lớn] cho các con, thọ kư họ
đều thành Phật.
Năm thời trước sau, không ǵ chẳng
phải là tướng trạng Thiên, Viên,
Đốn, Tiệm. Nay phải nên phán định: Giáo
tướng của kinh này thuộc về Bát Nhă Bộ, thuộc
vào thời Bát Nhă, là giáo pháp Đại Thừa thục tô.
Trong kinh có nói chuyện thủ hộ Phật quả, và thủ
hộ hạnh Thập Địa. Đối chiếu các
đoạn kinh văn nhà vua (vua Ba Tư Nặc) hỏi về
Ma Ha Diễn, liền biết kinh này chẳng phải là Tiểu
Thừa đă rơ lắm rồi!
Hỏi: Trong kinh này có tám bài kệ, luận
bàn các chuyện như vô thường, khổ, không v.v…
Đấy chẳng phải là pháp Tiểu Thừa ư?
Đáp: Đấy chính là nêu chuyện một
trăm vị pháp sư trong quá khứ do dựa theo Tiểu
Thừa mà nói tướng thế gian chẳng kiên cố, nhằm
khuyên khắp bậc minh vương hăy xả quốc (từ
bỏ ngôi vua), thuộc về trợ đạo, chớ
nên v́ chuyện này mà ngờ [kinh này] chẳng phải là
Đại Thừa. Đấy chính là phần xét theo Ngũ Trùng Huyền Nghĩa để trước
hết nêu ra cương yếu đă xong.
2. Giải
thích về người phiên dịch
Diêu Tần Tam Tạng pháp sư Cưu
Ma La Thập dịch.
姚秦三藏法師鳩摩羅什譯。
(Đời
Diêu Tần, Tam Tạng pháp sư là Cưu Ma La Thập dịch).
Diêu Tần là thời
đại. Do Diêu Hưng nối ngôi [Diêu Trành], đón Sư
vào ải. “Tam Tạng pháp sư” là người thông
đạt các pháp trong Kinh, Luật, Luận Tam Tạng, có
thể làm thầy người khác. Cưu Ma La Thập (Kumārajīva, 344-413),
nói đầy đủ là Cưu Ma La Kỳ Bà Thập,
phương này dịch là Đồng Thọ (童壽), do Ngài tuổi trẻ mà có phẩm
đức của bậc lăo thành. “Dịch” là từ
tiếng Phạn chuyển thành tiếng Hán. Vị Sư này
là pháp sư dịch kinh từ thời bảy đức Phật
đến nay. Kinh do Ngài dịch đạt được
ư Phật sâu xa; v́ thế, được thọ
tŕ rất mạnh. Phần giải thích về người
dịch kinh đă xong. Sau đây là phần giải thích toàn
thể kinh văn.
2. Giải
thích kinh văn
2.1.
Phẩm thứ nhất: Tự (Tự phẩm đệ nhất,
序品第一)
Các sư Trung Hoa [và Ấn Độ] giải
thích kinh điển, có vị chia kinh văn [thành từng phần],
hoặc có vị chẳng chia. Chẳng hạn như Đại
Luận giải thích Đại Phẩm Bát Nhă chẳng chia
thành khoa, đoạn. Ngài Thiên Thân giải thích kinh Niết Bàn
có chia khoa mục. Ngài Đạo An đặt ra ba phần
là Tự, Chánh Tông, và Lưu Thông. Nay tôi giải thích kinh, thuận
theo ư Phật, chia đại lược thành ba phần.
Toàn bộ bản kinh này gồm có tám phẩm, phẩm Tự
đứng đầu, cho nên gọi là đệ nhất,
chính là Tự Phần trần thuật duyên do phát khởi
kinh này. Kinh văn thuộc sáu phẩm kể từ phẩm
Quán Không trở đi, nêu bày chánh nghĩa của kinh thuộc
về Chánh Tông Phần. Cuối cùng là phẩm Chúc Lụy, căn
dặn, giao phó hoằng dương, chính là Lưu Thông Phần.
Nếu xét theo kinh văn, cuối phẩm Thọ Tŕ, kể
từ đoạn đức Phật bảo Nguyệt Quang (vua Ba Tư Nặc) trở đi
đă thuộc về phần Lưu Thông. Lưu thông nhằm
tạo lợi ích vô tận cho hiện tại và mai sau!
Trong Tự Phẩm, có Thông Tự
và Biệt Tự:
- Thông Tự là [phần kinh văn] có cùng đặc
điểm với các bộ kinh khác, c̣n gọi là Chứng
Tín Tự, do dùng sáu thứ thành tựu là Tín, Văn, Thời,
Chủ, Xứ, và Chúng để chứng minh pháp này đáng
tin, cho nên gọi là Chứng Tín. Lại c̣n gọi là Kinh Hậu
Tự. Khi đức Phật sắp nhập Niết Bàn,
ngài A Nan hỏi đức Phật: “Đầu hết thảy
các kinh, nên đặt những
lời nào?” Đức Phật dạy ngài A Nan: “Sau
khi ta diệt độ, lúc kết tập pháp tạng, hăy
nên đặt các câu ‘như thị ngă văn’ v.v…”
- Biệt Tự:
Riêng biệt trong bản kinh này, c̣n gọi là Phát Khởi Tự,
từ câu “nhĩ thời, thập hiệu tam minh” (Lúc
bấy giờ, đức Phật có mười hiệu, tam
minh) trở đi, Như Lai phóng quang hiện tướng
lành, phát khởi kinh này. Phần này c̣n gọi là Kinh Tiền
Tự, tức là phần tựa trần thuật nguyên do
được đặt trước một bản kinh.
2.1.1. Thông Tự
(Kinh) Như thị ngă
văn: Nhất thời, Phật trụ Vương Xá thành,
Kỳ Xà Quật sơn trung.
(經)如是我聞:一時,佛住王舍城耆闍崛山中。
(Kinh: Tôi nghe như thế
này: Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ
Xà Quật nơi thành Vương Xá).
Trước hết, nói đến
sáu loại Chứng Tín Tự, c̣n gọi là Lục Thành Tựu.
Như Thị là Tín Thành Tựu. Khi ngài A Nan kết tập
kinh, lên pháp ṭa cao, bỗng cảm vời tướng hảo
giống như đức Phật, đại
chúng dấy lên ba điều nghi: Một là nghi Phật trùng
hiện trong thế gian, hai là nghi Phật từ
phương khác đến, ba là nghi A Nan đă thành Phật.
Do ngài A Nan xướng “như thị ngă văn”, ba mối
nghi nhanh chóng diệt mất, do đoạn
nghi bèn sanh tín. Lại do ngài A Nan thưa cùng đại chúng
“như tôi được nghe như thế nào, sẽ nói lại đúng
như thế ấy”, cho nên có thể khiến cho [đại
chúng] sanh ḷng tin.
Ngă Văn (tôi nghe) là Văn Thành Tựu.
Nếu chẳng nghe pháp, sao có thể kết tập, lưu
thông? Ngài A Nan đa văn bậc nhất; đối với
các pháp do đức Phật đă nói, Ngài đều có thể
ghi nhớ, thọ tŕ. Nước từ biển cả Phật
pháp chảy vào tâm A Nan. Ngài nói “ngă văn” nhằm hiển
thị pháp có cội nguồn vậy!
“Nhất thời” là Thời
Thành Tựu. Pháp chẳng thể một ḿnh dấy
lên được, ắt phải có thời tiết, nhân duyên.
Nếu thời tiết đă đến, lư ấy tự tỏ
lộ, tức là lúc thầy và tṛ hợp đạo, chính là
lúc nói và nghe từ đầu đến cuối vậy!
Phật là Chủ Thành Tựu.
Tuy có thời tốt đẹp, nhưng nếu không có vị
pháp chủ, sao có thể thành tựu lợi ích do dạy bảo
cho được?
“Phật” ở đây chính là đức Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật, do ứng cơ mà thị hiện tám
tướng thành đạo. Ngài thành Đẳng Chánh Giác dưới
cội Bồ Đề, tự giác và giác tha, là vị đứng
đầu việc thuyết pháp lợi sanh.
“Trụ Vương Xá
thành, Kỳ Xà Quật sơn trung” (trụ trong núi Kỳ
Xà Quật thuộc thành Vương Xá) chính là Xứ Thành Tựu.
Nếu không có chỗ thù thắng, sao có thể thành tựu
pháp hội? Đại lược có tám thứ trụ, do xét theo ba thân của Phật
mà chia ra. Ứng Thân có tứ trụ:
- Một, thọ mạng trụ,
tức năm phần Pháp Thân.
- Hai, y chỉ trụ như
thành Vương Xá v.v…
- Ba, cảnh giới trụ,
tức là đại thiên thế giới.
- Bốn, oai nghi trụ, tức
là đi, đứng, ngồi, nằm.
Báo Thân có ba thứ trụ:
- Một, thiên trụ, tức
là trụ trong Lục Dục Thiên.
- Hai, Phạm trụ, tức
trụ trong Tứ Thiền Thiên.
- Ba, thánh trụ tức trụ
trong tam giải thoát môn.
Pháp Thân có một trụ, tức
là trụ trong Đệ Nhất Nghĩa Đế. Nay
đức Phật nói diệu pháp Bát Nhă Thật Tướng
này, xét theo Lư th́ thuộc về hai thứ trụ sau (Báo Thân Trụ và Pháp Thân Trụ). Xét theo Sự th́
lại phải bàn đến nhiều thứ.
Thành Vương Xá (Rājagṛha) chính là đô thành của nước Ma
Kiệt Đề (Magādha). Ma Kiệt
Đề dịch là Thiên La (天羅), vốn
là tên của một vị vua, tức cha của vua Ban Túc. Dùng
tên vua để đặt cho nước. Thuở đó,
vua đi săn, gặp một con sư tử cái ăn nằm với
vua. Nó mang thai, sanh con, đưa đến cung điện cho nhà vua. Vua biết rơ là con ḿnh, liền ban lệnh: “Ta không có con, trời
ban cho ta đứa con này để dưỡng dục
thành người”. Do dưới chân đứa bé ấy
có vằn, người đương thời gọi nó là
Ban Túc (班足, Kalmāsapāda, chân có vằn).
Về sau, nó nối ngôi vua, thích ăn nhiều thịt. Có một
dạo, do thiếu thịt, người trông coi cơm
nước cho vua bèn nấu thịt một đứa bé mới
chết ở phía Tây vương thành đem dâng. Vua
thích mùi vị ấy, sắc truyền thường nấu
món ấy. Từ đó trở đi, nhà bếp hằng ngày
ở chỗ vắng, bắt trộm trẻ con đem giết để
nấu cho vua ăn, khiến cho thiên hạ khốn khổ,
cả nước đều oán hờn. Một
ngàn vị tiểu quốc vương khởi binh chinh phạt,
đuổi vua vào trong Ngũ Sơn. Do được La Sát
phù tá, [Ban Túc] trở thành quỷ vương. Do vậy, ông
ta thề với sơn thần sẽ giết một ngàn vị
vua để lấy đầu họ dâng cúng. Mong
được măn nguyện, ông ta liền dùng thần lực
bắt được các vua. Chỉ có vua Phổ Minh sau này
mới bắt được, [Ban Túc] toan giết chết.
Khi đó, vua Phổ Minh buồn thảm, khóc hận, nói như thế này: “Ta cả đời
luôn nói thật, mà nay thất tín”. Ban Túc hỏi:
“Ngươi cầu giữ chữ tín ǵ vậy?” Phổ
Minh đáp: “Hứa hành đại thí”. Ban Túc bảo: “Thả
cho ngươi về hành bố thí, xong việc phải theo
ta”. Phổ Minh hoan hỷ, về nước ḿnh ở chốn
xa, thực hiện hội bố thí rộng lớn, giao
nước cho thái tử, tâm an ổn, dáng vẻ vui sướng,
thơ thới chờ cái chết. Ban Túc hỏi: “Cửa chết
khó hướng đến, ngươi đă
thoát chết, cớ sao lại tự đến?” Phổ
Minh đáp: “Tôi giữ giới nói thật, chẳng
thể do sợ chết mà hủy giới. Luật dạy:
- Thà có giới mà chết, chẳng v́ mất giới để
được sống”. Vua lại rộng nói chuyện từ
bi, bài xích sát hại cho Ban Túc nghe, lại c̣n chỉ dạy “hết
thảy đều là vô thường”. Ban Túc nghe nói, sanh
tín tâm, đắc Không B́nh Đẳng tam-muội, trụ
trong Sơ Địa, liền nhóm họp trọn một
ngàn vị vua, chẳng nỡ ḷng sát hại, lấy mỗi
người một giọt máu, ba sợi tóc để dâng
cho sơn thần, ḥng đền đáp nguyện ấy.
Ban Túc thả một ngàn vị vua về nước. Một
ngàn vị vua cùng nguyện đều
ở
trong núi tu đạo. Do vậy, đắp thành, cất nhà,
sầm uất, trở thành một
nước lớn, thay phiên nhau trị quốc. Do ngàn vị
vua ở nơi đó, cho nên thành có tên là Vương Xá. Nhân
dân trong thành bảy lần cất nhà, bảy lần bị
cháy rụi, chỉ có nhà cửa của vua thoát nạn. Do vậy,
vua truyền lệnh: “Nhà
của dân chúng cũng gọi là vương xá (nhà của
vua) để khỏi bị hỏa hoạn”. Về sau, quả
nhiên chẳng cháy.
Lại nói thành ấy do bốn
vị thiên vương cùng kiến tạo, cho nên gọi là
Vương Xá. Nước Ma Kiệt Đề c̣n gọi
là nước Ma Già Đà, dịch nghĩa là Tŕ Cam Lộ Xứ
(chỗ giữ ǵn
cam lộ). [Thuở ấy,
Ấn Độ] có tất cả mười hai đại thành: Một là
đại thành Khu Kỳ Ni, hai là đại thành Phú Lâu Na Bạt Đàn (Pūrṇabhadrā), ba là đại
thành A Giám Xa Đa La (Ahicchattra), bốn là đại
thành Phất Ca La Bà, năm là đại thành Vương Xá,
sáu là đại thành Xá Bà Đề (Śrāvasti), bảy là đại
thành Bà La Nại (Vārāṇasi), tám là thành
Ca Tỳ La Bà (Kapilavastu), chín là
thành Chiêm Bà (Campaka), mười
là thành Bà Xí Đa (Sāketa), mười một là
thành Câu Thiểm Di (Kauśāmbī), mười
hai là thành Cưu Lâu (Kuru).
Đức Phật
phần nhiều trụ tại thành Vương Xá thuyết
pháp. Thành ấy có sáu tinh xá:
- Một là Trúc Viên
(Trúc Lâm) tinh xá ở nơi đất bằng, do trưởng
giả Ca Lan Đà kiến tạo, cách thành ba mươi dặm
về phía Tây.
- Hai, Thiểu Lực
Độc Thượng Sơn tinh xá.
- Ba, Thất Diệp
Huyệt Sơn tinh xá.
- Bốn, Tứ Thiên
Vương Huyệt Sơn tinh xá.
- Năm, Xà Huyệt
Sơn tinh xá.
- Sáu, Kỳ Xà Quật
Sơn tinh xá. Kỳ Xà (Gṛdhra) được
phương này dịch là Thứu (鷲, chim kên kên).
Quật (Kūta)
dịch thành Đầu. Do núi này có h́nh dáng giống đầu
chim Thứu, cho nên gọi
tên như vậy. Hoặc dịch là Linh Thứu Sơn, do có
nhiều thánh nhân cư trụ, nên gọi là Linh.
Trong thành Vương
Xá có năm quả núi, núi Thứu Đầu ở trung ương,
Tượng Đầu ở phương Đông, Mă Đầu
ở phương Nam, Dương Đầu ở phương
Tây, Sư Tử Đầu ở phương Bắc. Đức Phật ở vị trí trung ương,
luôn nương vào Trung Đạo để thuyết pháp.
V́ thế, phần nhiều ngự tại núi Thứu Đầu.
Hơn nữa, núi này vượt xa các núi khác, nay nói pháp môn
Bát Nhă thù thắng, cho nên trụ vào chỗ thù thắng!
(Kinh) Dữ đại tỳ-kheo
chúng bát bách vạn ức, Học, Vô Học giai A La Hán, hữu
vi công đức, vô vi công đức, Vô Học thập trí,
Hữu Học bát trí, Hữu Học lục trí, tam căn,
thập lục tâm hạnh, pháp giả hư thật quán, thọ
giả hư thật quán, danh giả hư thật quán, tam Không Quán môn, Tứ
Đế, thập nhị duyên, vô lượng công đức
giai thành tựu.
(經)與大比丘眾八百萬億。學無學,皆阿羅漢。有為功德,無為功德,無學十智、有學八智、有學六智。三根、十六心行,法假虛實觀,受假虛實觀,名假虛實觀,三空觀門,四諦十二緣,無量功德皆成就。
(Kinh: Cùng với tám
trăm vạn ức các vị đại tỳ-kheo, Học,
Vô Học, đều là A La Hán, có công đức hữu vi,
công đức vô vi, mười trí Vô Học, tám trí Hữu
Học, sáu trí Hữu Học, ba căn, mười sáu tâm hạnh,
pháp giả hư thật quán, thọ giả hư thật
quán, danh giả hư thật quán, ba môn Không
Quán,
Tứ Đế, mười hai duyên, vô lượng công
đức đều thành tựu).
Từ “dữ đại tỳ-kheo
chúng” (cùng với các vị đại tỳ-kheo) trở
đi là Chúng Thành Tựu. Nếu chẳng có thính chúng, giáo
được thực thi chỗ nào? Chư Phật thuyết
giáo, ắt có tứ chúng:
- Một, Ảnh Hưởng
Chúng, hoặc là cổ Phật thừa nguyện tái lai,
như Văn Thù, Quán Âm v.v… Hoặc Bồ Tát từ
phương khác đến tạo ảnh hưởng cho
pháp hội, giúp hoằng dương sự giáo hóa của Phật
như Diệu Âm, Thế Chí v.v…
- Hai, Đương Cơ
Chúng. “Cơ” tức là căn cơ của thính chúng có
thể tương ứng với giáo. Như bậc đại
căn nghe đại pháp sẽ khởi tín giải, tu chứng
th́ gọi là “đương cơ”.
- Ba, Phát Khởi Chúng: Do cùng ở
trong pháp hội, dấy ḷng nghi mà thưa hỏi, thỉnh
chuyển pháp luân, phát khởi đại giáo ḥng lợi ích
chúng sanh. V́ thế, gọi là Phát Khởi.
- Bốn, Kết Duyên Chúng:
Tuy hiện diện cùng nghe pháp trong pháp hội, nhưng chẳng
thể hiểu nghĩa để dấy khởi sự tu tập, chỉ
kết pháp duyên nhằm gieo cái nhân xa. V́ thế, gọi là Kết
Duyên.
Trong hội Bát Nhă, ắt có
đủ bốn chúng. Thính chúng được nêu ra trong
kinh văn ở đây được chia ra thành đại chúng trong cơi này, đại chúng
từ phương khác, và hóa
chúng (đại chúng do biến hóa), tổng cộng
gồm mười hai loại. Kinh văn trong phần sau có
nói: “Thập nhị đại chúng giai lai tập hội”
(mười hai loại đại chúng đều tới
nhóm họp).
“Dữ đại tỳ-kheo
chúng” (cùng với các vị đại tỳ-kheo) là nêu
danh. Trước hết, liệt kê đại chúng trong cơi
này. Trong đại chúng, có đại, tiểu, thánh, phàm,
đọc đến sẽ tự biết. “Dữ”
có nghĩa là “cùng với”. “Tỳ-kheo” (Bhikṣu) là tiếng gọi
chung bậc xuất gia học đạo. Do danh xưng ấy
bao gồm ba ư nghĩa, cho nên chẳng phiên dịch:
- Một, Khất Sĩ: Ngoài
th́ khất thực để nuôi sắc thân, trong th́ khất
pháp để vun bồi huệ mạng.
- Hai, Bố Ma: Đăng
đàn cầu thọ Cụ Túc Giới, sẽ khiến cho
thiên ma sanh tâm kinh
hăi.
- Ba, Phá Ác: Tinh tấn tu hành,
tŕ tịnh giới, sẽ có thể phá hoại bảy
điều ác nơi thân và miệng.
Tỳ-kheo mà nói là Đại,
tức chỉ rơ họ chẳng phải
là căn khí Tiểu Thừa, mà đều là bậc đạo
cao đức trọng, có thể được thiên
vương, đại nhân kính phụng. như ngài Kiều
Trần Như là thầy của các Phạm
vương, ngài Ca Diếp là thầy của Đế Thích
vậy.
“Chúng” trong tiếng Phạn
là Tăng-già, phương này dịch là Ḥa Hợp Chúng. Có lư
ḥa và sự ḥa. “Lư ḥa”: Cùng chứng trạch diệt
vô vi. “Sự ḥa” th́ có sáu điều: Thân ḥa đồng
trụ (thân ḥa thuận ở chung với nhau), khẩu ḥa
vô tránh (chẳng do đua tranh lời ăn tiếng nói mà
căi cọ), ư ḥa đồng duyệt (tâm ư vui vẻ với
nhau), giới ḥa đồng tu (cùng ḥa hợp tu tŕ, tuân thủ
giới luật), kiến ḥa đồng giải (ḥa hợp
trong chia sẻ quan điểm, kiến giải), và lợi
ḥa đồng quân (ḥa hợp chia đều các lợi lộc).
Đó gọi là Lục Ḥa Tăng.
“Bát bách vạn ức”
(tám trăm vạn ức): Nêu ra con số. “Học Vô Học,
giai A La Hán” (bậc Hữu Học và Vô Học đều
là A La Hán): Nêu ra địa vị. Học là người thuộc
ba quả hữu học đầu tiên (Tu Đà Hoàn, Tư
Đà Hàm, A Na Hàm). Vô Học là Đệ Tứ Quả (A La
Hán), đă chứng địa vị Vô Học.
A La Hán cũng bao gồm ba
nghĩa:
- Một, Ứng Cúng: Đáng
nhận lănh sự cúng dường của trời, người
trong tam giới.
- Hai, Sát Tặc: Giết sạch
giặc phiền năo thuộc chín mươi tám món Sử.
- Ba, Vô Sanh: Đă đoạn
tử phược[6],
chẳng c̣n phải thọ sanh nữa.
Hỏi: Đă nói là Hữu Học
và Vô Học, v́ sao lại nói “đều là A La Hán”? Trí
Giả đại sư đă dựa theo quyển hai của
luật Thành Thật để giải thích rằng: La Hán
có hai loại, một là trụ, hai là hành. Hăy nên biết:
Hành [A La Hán] chính là bậc Hữu Học, c̣n Trụ [A La
Hán] chính là bậc Vô Học. Do vậy, kinh nói: “Ngũ Giới hành giả,
giai hành A La Hán, tức thị học nhân” (Hành giả Ngũ Giới
đều hành A La Hán, tức là bậc hữu học).
Đều nói là “A La Hán” chính là
nêu ra điều thù thắng để hiển thị vậy.
Từ câu “hữu vi công
đức, vô vi công đức” trở đi, tán thán phẩm đức [của
các vị đại tỳ-kheo trong hội này]. “Hữu vi”:
Nêu
ra Trí Đức có sự tu tập. “Vô vi” là xét theo
Đoạn Đức đă chứng. Nếu luận theo cảnh,
Đạo Đế là hữu vi, Diệt Đế là vô
vi. Thí cho chúng sanh là Công, quy về ḿnh th́ gọi là Đức.
V́ thế nói là Công Đức.
“Vô Học thập trí”:
Nói tới Đệ Tứ Quả. Chứng địa vị
Vô Học th́ mới trọn đủ mười trí:
- Một, Pháp Trí: Trong sự
trói buộc của Dục Giới, xét theo Tứ Đế
mà biện định bốn loại trí vô lậu.
- Hai, Tỷ Trí: Trong Đạo
của hai giới trên (Sắc Giới và Vô Sắc Giới),
dùng Tứ Đế để biện định
bốn loại trí vô lậu[7],
bất quá Pháp
Trí
và Tỷ
Trí
không giống nhau[8].
- Ba, Tha Tâm Trí: Biết sự
trói buộc trong Dục Giới và Sắc Giới, tâm pháp và
tâm số pháp (tâm sở) trong hiện tại, và chút phần
của tâm pháp và tâm số pháp vô lậu.
- Bốn, Thế Trí: Biết
trí huệ hữu lậu trong các thế gian. Trí này c̣n gọi
Đẳng Trí, do phàm và thánh đều cùng có.
- Năm, Khổ Trí: Quán
Ngũ Ấm là vô thường, khổ, không, vô ngă.
- Sáu, Tập Trí: Là cái trí vô lậu
khi quán, dùng pháp hữu lậu làm nhân, do các nhân tụ tập
mà sanh duyên.
- Bảy, Diệt Trí là cái trí
vô lậu khi quán, [bao gồm bốn hạnh thuộc Diệt
Đế là] Tận, Diệt, Diệu, Ly.
- Tám, Đạo Trí: Cái trí vô
lậu khi quán, bao gồm [bốn hạnh thuộc Đạo
Đế] là Đạo, Chánh, Tích, Thừa.
- Chín, Tận Trí: Đại
Trí Độ Luận nói: “Ngă kiến Khổ dĩ
đoạn, Tập dĩ tận, Chứng dĩ tu, Đạo
dĩ đẳng” (Ta thấy Khổ đă đoạn,
Tập đă hết, Chứng đă tu, Đạo đă
b́nh đẳng).
- Mười, Vô Sanh Trí: Do
đă thấy Khổ, chẳng c̣n có Kiến v.v…
Các kinh hoặc nói mười
một trí, [tức là mười trí trên đây kèm thêm] Trí
Độ là như thật trí. Biết tổng tướng
và biệt tướng của hết thảy các pháp, biết
chân chánh như thật, chẳng vướng mắc; đó
là Như Thật. Trí ấy (Như Thật Trí) chỉ riêng
có trong tâm Phật, chứ Nhị Thừa chẳng có phần.
V́ thế, [đối với Nhị Thừa], chỉ nói
đến Thập Trí.
“Hữu Học bát trí”:
Chỉ Đệ Tam Quả, tức bậc A Na Hàm. Trong
địa vị Tu Đạo này, chỉ có tám trí, tức
là [trong mười trí trên đây], chẳng có Tận Trí và
Vô Sanh Trí. Hai trí ấy chỉ bậc Vô Học mới đạt
được.
“Hữu Học lục trí”:
Chỉ Sơ Quả và Nhị Quả, tức Tu Đà Hoàn
và Tư Đà Hàm chỉ có Tứ Đế Trí (Khổ Trí,
Tập Trí, Diệt Trí, Đạo Trí) cùng với Pháp Trí và Tỷ
Trí, chẳng có Tha Tâm Trí và Đẳng Trí (Thế Trí).
“Tam căn”: Xét theo Đại
Phẩm kinh luận th́:
- Một, vị tri dục tri
căn (căn đối với điều chưa biết
bèn muốn biết): Trong địa vị Kiến Đạo[9],
ḥa hợp chín thứ vô lậu căn để làm cái Thể.
“Chín vô lậu căn” chính là ngũ căn như Tín, Tấn,
Niệm v.v… cùng với hỷ, lạc, xả, ư.
- Hai, tri căn: Trong địa
vị Tu Đạo, dùng chín căn tăng tấn làm cái Thể
của tri căn.
- Ba, dĩ tri căn (căn
đă biết): Trong Vô Học Đạo, dùng chín căn
tăng tấn để làm cái thể của Dĩ Tri
Căn.
“Thập lục tâm hạnh”
(mười sáu tâm hạnh): Vâng theo thứ tự tu hành,
cùng với ba căn [vừa nói trên đây], đều
tương ứng với mười trí vừa được
nói trước đó. Kinh này nói cái quả trước rồi
mới nêu ra cái nhân. Trí Giả đại sư giảng “tâm
hạnh” như sau: “Những hành vi phát xuất từ
cái tâm, cho nên gọi là Tâm Hạnh, chẳng phải tâm chính
là hạnh”. Hạnh có ư nghĩa “tiến nhập,
hướng đến”. Tu mười sáu pháp Quán ấy, có thể đạt
đến lư Tứ Đế, cho nên gọi là Hạnh. Bốn
hạnh thuộc Khổ: Một là Vô Thường
Quán, hai là Khổ Quán,
ba là Không Quán, bốn là Vô Ngă
Quán. Bốn hạnh
thuộc Tập: Một là Nhân,
hai là Tập, ba là Duyên, bốn là Sanh. Bốn hạnh thuộc Diệt:
Một là Tận, hai là Diệt, ba là Diệu, bốn là Ly. Bốn hạnh thuộc Đạo:
Một là Đạo, hai là Chánh, ba là Tích,
bốn là Thừa. Lại có
tám môn Nhẫn và tám trí,
hợp thành mười sáu tâm hạnh.
“Pháp giả hư thật
quán, thọ giả hư thật quán, danh giả hư thật
quán”: Đấy là tán thán ba môn Giả Quán. “Giả”:
Tự nó thật sự chẳng có Thể, nhờ vào cái
khác mới có. “Pháp giả” tức là các pháp như
Ngũ Ấm v.v… chẳng thật, đó là Pháp Giả.
“Thọ giả” tức là Ngũ Ấm đă thành,
chúng sanh lănh thọ lục trần th́ chính là Thọ Giả
(sự tiếp
nhận, lănh nạp là hư giả). Pháp và Thọ
đều là giả danh, cho nên gọi là Danh Giả.
Nói đến “hư thật”
th́ một là Hư, hai là Thật, do so sánh mà lập ra danh
xưng. Ấm pháp là hư, chúng sanh cho là thật, hăy nên dấy
lên huệ chiếu để quan sát, như Trí Độ Luận
đă nói: “Các pháp chẳng thật, phàm phu hư giả,
nghĩ nhớ, phân biệt, hư vọng cho [các pháp] là có.
Như con chó nh́n xuống giếng, tự cắn sủa cái
bóng của chính ḿnh. Trong nước chẳng có chó, chỉ
có h́nh bóng, thế mà chó sanh tâm ác, gieo ḿnh xuống giếng
chết tươi!” Chúng sanh cũng giống
như thế, Tứ Đại ḥa hợp th́ gọi là Thân,
nhân duyên [ḥa hợp] bèn coi là Sanh, có hành động, nói
năng. Phàm phu hư vọng chấp ngă tướng trong
đó. Đó là Pháp Giả. [Do chấp vào giả pháp], sanh
yêu ghét, dấy lên khổ vui, đó là Thọ Giả. Hết
thảy các pháp chỉ là danh tự ḥa hợp, như đầu,
chân, bụng, lưng ḥa hợp th́ gọi là thân; đấy
là Danh Giả.
“Tam Không Quán môn” (ba môn Không Quán)
chính là Không, Vô Tướng, và Vô Tác. Nói “Không Môn” là quán
các pháp chẳng có Ngă và Ngă Sở (cái của ta), từ duyên
ḥa hợp mà có, chẳng có tác giả (kẻ tạo tác), thọ
giả (kẻ nhận lănh), cho nên gọi là Không Môn. “Vô
Tướng Môn”: Quán thân tuy là Không, nhưng có tướng
tồn tại. Người chấp vào tướng ấy,
tâm sẽ chẳng có trí huệ. Hăy nên quán “phàm những ǵ có
h́nh tướng th́ đều là hư vọng”, đó gọi
là Vô Tướng Môn. “Vô Tác Môn” c̣n gọi là Vô Nguyện.
Đă biết là vô tướng th́ đối với hai
mươi lăm Hữu[10],
chẳng dấy lên mong cầu; đó là Vô Tác Môn. Do ba môn này,
có thể đạt đến Niết Bàn, đạt
được ba môn giải thoát, cũng gọi là Tam Giải
Thoát Môn.
Tứ Đế là Khổ, Tập,
Diệt, Đạo, chính là hai tầng nhân quả trong và
ngoài tam giới. Do chân thật chẳng dối, cho nên gọi
là Đế. Có hai loại là Hữu Tác và Vô Tác phân biệt.
Hàng Tiểu Thừa trí chiếu chưa cùng tột, trí được
gọi là hữu lượng, cảnh chưa đạt
đến cực diệu, do vậy gọi là Hữu Tác. Bậc
Đại Thừa dùng chân trí vô tâm để chiếu các
điều cốt lơi vô tướng rỗng rang, cảnh
cùng tận, trí tột bậc, cho nên gọi là Vô Tác.
“Thập nhị nhân duyên”
tức là mười hai pháp nhân duyên. Khởi đầu từ
vô minh cho đến già chết là kết thúc, nhân quả tiếp
nối, tuần hoàn chẳng ngừng. Hai chi là cái nhân của
quá khứ, tức Vô Minh và Hành. Năm chi là quả trong hiện
tại, gồm Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, và
Thọ. Ba chi là cái nhân trong hiện tại chính là Ái, Thủ,
Hữu. Hai chi thuộc cái quả trong vị lai là Sanh và Lăo
Tử.
Tụng rằng: “Vô Minh,
Ái, Thủ ba phiền năo, Hành, Hữu hai chi là nghiệp
đạo, từ Thức đến Thọ đều
sanh tử, bảy sự như thế là khổ đạo”.
Nói gộp lại, chẳng ra ngoài ba món Hoặc, Nghiệp,
Khổ, liên hoàn móc nối với nhau. Nương vào Hoặc mà tạo
nghiệp, nương theo nghiệp mà chịu khổ. Trong khổ
quả, lại khởi Hoặc, tạo nghiệp. Do vậy,
sanh tử liên tục bao kiếp dài lâu. Đó là Lưu Chuyển
Môn. Cũng có Hoàn Diệt Môn: Vô Minh diệt th́ Hành diệt.
Hành diệt th́ Thức diệt, cho đến Lăo
Tử diệt. Bậc Duyên Giác do nghe Hoàn Diệt Môn, bèn dốc chí đoạn
Vô Minh, chứng Vô Sanh. “Vô lượng công đức giai
thành tựu” (vô lượng công đức đều
thành tựu) là lời tổng kết [các vị đại
tỳ-kheo] trọn đủ nhiều đức. Trên
đây là phần liệt kê các vị Thanh Văn đă xong.
(Kinh) Phục hữu bát
bách vạn ức đại tiên Duyên Giác, phi đoạn,
phi thường, Tứ Đế, thập nhị duyên, giai
thành tựu.
(經)復有八百萬億大仙緣覺,非斷非常,四諦,十二緣,皆成就。
(Kinh: Lại có tám
trăm vạn ức đại tiên Duyên Giác, chẳng
đoạn, chẳng thường, Tứ Đế, mười
hai duyên đều thành tựu).
Đây là liệt kê các vị
Duyên Giác. “Bát bách vạn ức” (Tám trăm vạn ức)
là nêu số lượng. “Đại tiên Duyên Giác” là
nêu địa vị. Có ba loại sai biệt:
- Một, Độc Giác xuất
hiện trong cơi đời không có Phật, không thầy mà tự
ngộ. Xưa kia, có quốc vương dẫn các thể
nữ (cung nhân) vào vườn dạo chơi, thấy hoa quả
trong rừng cây đẹp đẽ đáng yêu. Vua ăn
xong, ngủ đôi chút, các thể nữ đua nhau hái bẻ,
hủy hoại cảnh rừng. Khi vua thức giấc, liền
ngộ hết thảy
các
pháp vô thường. Dùng vật để liên tưởng
đến người, liền thành Đại Bích Chi Phật,
cũng gọi là Đại Tiên Duyên Giác.
- Hai, Duyên Giác vâng theo giáo pháp
mười hai nhân duyên do đức Phật đă dạy,
quán sát nghịch và thuận, đoạn Kiến Tư Hoặc,
đoạn trừ tập khí, chứng quả Vô Sanh, th́ gọi
là Duyên Giác Bích Chi Phật.
- Ba, bậc Tu Đà Hoàn nhờ
vào thiện căn giải thoát trước đó, bảy lần
qua lại thọ sanh trong nhân gian hay cơi trời, chẳng
c̣n thọ sanh lần thứ tám nữa, tự nhiên thành
đạo th́ gọi là Tiểu Bích Chi Phật.
“Phi đoạn, phi thường”
(chẳng đoạn, chẳng thường): Tán thán phẩm
đức. Quán nhân quả ba đời liên tục, cho nên
chẳng phải là Đoạn. Nhân duyên rốt ráo vô tánh,
cho nên chẳng phải là Thường. Tứ Đế và
thập nhị duyên xem giải thích trong phần trên. “Giai
thành tựu” (đều thành tựu) là lời tổng kết.
Liệt kê các vị Duyên Giác đă xong.
(Kinh)
Phục hữu cửu bách vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát,
giai A La Hán, thật trí công đức, phương tiện
trí công đức, hành độc Đại Thừa, tứ
nhăn, ngũ thông, tam đạt, thập lực, tứ vô lượng
tâm, tứ biện, tứ nhiếp, kim cang diệt định,
nhất thiết công đức giai thành tựu.
(經)復有九百萬億菩薩摩訶薩,皆阿羅漢。實智功德,方便智功德,行獨大乘,四眼五通,三達十力,四無量心,四辯,四攝,金剛滅定,一切功德皆成就。
(Kinh: Lại
có chín trăm vạn ức Bồ Tát Ma Ha Tát đều là A
La Hán, thật trí công đức, phương tiện trí
công đức, chỉ hành Đại Thừa, tứ nhăn,
ngũ thông, tam đạt, thập lực, tứ vô lượng
tâm, tứ biện, tứ nhiếp, kim cang diệt định,
hết thảy công đức đều thành tựu).
Đây là liệt
kê các vị Bồ Tát. “Cửu bách vạn ức” (chín
trăm vạn ức): Nêu số lượng. “Bồ Tát
Ma Ha Tát” nêu ra danh xưng, nói đầy đủ là Ma Ha
Bồ Đề Tát Đỏa, dịch nghĩa là Đại
Đạo Tâm Chúng Sanh, là bậc có căn cơ to lớn,
có đại trí huệ, có thể phát vô thượng Bồ
Đề tâm. Bồ Đề (Bodhi) trong tiếng Phạn
được phương này dịch là Đạo, [hàm
nghĩa] có thể tu hạnh từ bi rộng lớn, thệ
nguyện độ thoát hết thảy hữu t́nh. Lại
nữa, Bồ Đề Tát Đỏa (Bodhisattva) dịch là Giác Hữu
T́nh, tức là bậc trên th́ cầu sự giác ngộ của
Phật, dưới là độ hữu t́nh, c̣n gọi là
Đại Sĩ.
Nay xét theo [giáo nghĩa trong]
tông Thiên Thai, Bồ Tát có bốn giáo khác nhau:
- Nếu dùng cái tâm sanh diệt
để tu hạnh Lục Độ, trải qua ba đại
A-tăng-kỳ kiếp, có thể hành hạnh khó hành, có thể
bỏ điều khó bỏ, có thể nhẫn chuyện khó
nhẫn, siêng tu phước huệ; đấy là Tạng
Giáo Bồ Tát.
- Nếu dùng cái tâm vô sanh
để đoạn Kiến Tư Hoặc, lưu lại
tập khí thừa sót để tương xứng với
nguyện mà thọ sanh, qua lại trong tam giới ḥng độ
thoát hữu t́nh, viên măn hạnh Thập Địa. Hăy nên biết
vị ấy giống như Phật. Đó là Thông Giáo Bồ
Tát.
- Nếu dùng tâm vô lượng
để tu vô lượng hạnh, thanh tịnh cơi Phật,
thành tựu chúng sanh, đại từ b́nh đẳng,
đại bi vô hạn, [ngự trên] đài hoa, [được
Phật] xoa đỉnh đầu, thành tựu cái thân công
đức. Đấy là Biệt Giáo Bồ Tát.
- Nếu dùng cái tâm vô tác để
quán “phiền năo chính là Bồ Đề, sanh tử chính là
Niết Bàn”, chẳng hai, chẳng khác, trên chẳng có Phật
đạo để có thể thành, dưới chẳng có
chúng sanh để có thể độ. Đấy là Viên
Giáo Bồ Tát.
“Giai A La Hán” (đều
là A La Hán): Nêu rơ địa vị. Danh xưng A La Hán dùng
chung cho Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, Phật
cũng được gọi là A La Hán. Kinh Bổn Hạnh
dạy: “Thế gian hữu lục La Hán, ngũ thị Trần
Như đẳng ngũ nhân, nhất tức thị Phật”
(Thế gian có sáu vị A La Hán, năm vị là nhóm năm
người Kiều Trần Như v.v... Một vị chính
là Phật). Kinh Đại Phẩm [Bát Nhă] nói: “A La Hán,
nhược trí, nhược đoạn, tức thị Bồ
Tát Vô Sanh Pháp Nhẫn” (A La Hán dù trí hay đoạn, đều
chính là Bồ Tát Vô Sanh Pháp Nhẫn). Kinh Đại Tập
cũng nói: “Đại pháp Bồ Tát, danh A La Hán” (bậc
Bồ Tát trong pháp Đại Thừa được gọi
là A La Hán). V́ thế nói [các vị Bồ Tát] “giai A La Hán”
(đều là A La Hán).
“Thật trí công đức,
phương tiện trí công đức”: Tán thán phẩm
đức. Phương Tiện Trí chính là Quyền Trí. Bồ
Tát có Quyền Trí và Thật Trí, cho nên có thể b́nh đẳng
quán Chân và Tục, viên dung vô ngại. Thật Trí chiếu Lư,
Lư không ǵ chẳng thấu triệt. Quyền Trí chiếu Sự,
Sự không ǵ chẳng cùng tận. Do có Thật Trí, chẳng
trụ vào sanh tử. Do có Quyền Trí, chẳng trụ vào
Niết Bàn. Phần trên là nêu tỏ địa vị, tuy
nói là A La Hán, phần này là tán thán đức, [nêu rơ phẩm
đức của Bồ Tát] khác hẳn Nhị Thừa;
v́ thế nêu bày riêng. “Hành độc Đại Thừa”
(chỉ hành Đại Thừa): Do chẳng ưa thích Nhị
Thừa, chỉ nương vào tối thượng thừa,
phát Bồ Đề tâm, tu tập hạnh Đại Thừa.
V́ thế nói là “hành độc Đại Thừa”.
“Tứ nhăn”: Do Bồ Tát
vẫn c̣n thuộc địa vị tu nhân, chưa đắc
Phật nhăn, cho nên chỉ có bốn loại mắt (tức
nhục nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, và pháp nhăn). “Ngũ thông”:
Do chưa hết vô minh, trong sáu món thần thông (Thiên Nhăn,
Thiên Nhĩ, Thần Túc, Tha Tâm, Túc Mạng, Lậu Tận), chẳng có Lậu
Tận Thông. “Tam đạt” tức là Tam Minh: Quá khứ
Túc Mạng Minh, hiện tại Thiên Nhăn Minh, và vị lai Lậu
Tận Minh.
“Thập lực”: Đại
Trí Độ Luận nói: “Thập lực của Bồ
Tát, một là phát tâm kiên cố lực, hai là đại từ
lực, ba là đại bi lực, bốn là tinh tấn lực,
năm là Thiền Định lực, sáu là trí huệ lực,
bảy là thân bất yếm sanh tử lực (sức thân
chẳng chán sanh tử), tám là Vô Sanh Pháp Nhẫn lực, chín
là giải thoát lực, mười là vô ngại lực”.
“Tứ vô lượng tâm”:
- Một là Từ, có thể
ban vui cho hết thảy.
- Hai là Bi, có thể dẹp trừ
hết thảy các khổ.
- Ba là Hỷ, có thể tùy hỷ
hết thảy công đức.
- Bốn là Xả, có thể
ĺa bỏ hết thảy phiền năo.
“Tứ biện” chính là
Tứ Vô Ngại Biện Tài:
- Một, Pháp Vô Ngại Biện:
Biết rơ danh tướng sai biệt của các pháp.
- Hai, Từ Vô Ngại Biện:
Hiểu hết thảy các ngôn ngữ sai biệt của hết
thảy chúng sanh nơi phương khác hoặc các loài khác.
- Ba, Nhạo Thuyết Vô Ngại
Biện: Tùy thuộc chúng sanh ưa thích nghe pháp nào, đều
có thể nhất nhất nói từng pháp ấy.
- Bốn, Nghĩa Vô Ngại
Biện: Biết rơ ư nghĩa của hết thảy các pháp,
như Địa
Đại
có bản chất ngăn ngại v.v… Lại c̣n thông hiểu
Đệ Nhất Nghĩa Đế, cho nên đắc
Nghĩa Vô Ngại Biện.
“Tứ Nhiếp” (bốn
pháp để nhiếp thọ chúng sanh):
- Một là Bố Thí, nhằm
kết duyên với chúng sanh, dẫn dắt họ nhập
tín.
- Hai là Ái Ngữ, dùng lời
lẽ đẹp đẽ để khuyên lơn, khích lệ,
khiến cho họ khởi sự tu hành.
- Ba là Lợi Hành, phàm làm chuyện
ǵ đều khiến cho [chúng sanh] được hưởng
lợi ích.
- Bốn là Đồng Sự,
cùng làm một hạnh nghiệp với họ ḥng thân cận
để dễ độ họ.
“Kim Cang Diệt Định”:
Tam Tạng pháp sư nói: “Toàn thể Thập Địa
đều gọi là Kim Cang, do sức quán trí kiên cường,
có thể phá Vô Minh Hoặc, ví như kim cang”. [Môn Định
này] lại chính là Kim Cang tam-muội, tức Thủ Lăng
Nghiêm tam-muội. “Nhất thiết công đức giai
thành tựu” (hết thảy các công đức đều
thành tựu) là lời tổng kết. Liệt kê thánh chúng
thuộc tam thừa đă xong; dưới đây, liệt
kê thính chúng thuộc lục phàm.
(Kinh) Phục hữu
thiên vạn ức Ngũ Giới hiền giả, giai hành A
La Hán, Thập Địa hồi hướng, ngũ phần
Pháp Thân, cụ túc vô lượng công đức giai thành tựu.
(經)復有千萬億五戒賢者,皆行阿羅漢,十地回向,五分法身,具足無量功德皆成就。
(Kinh: Lại
có ngàn vạn ức hiền nhân tŕ Ngũ Giới, đều
hành A La Hán đạo, Thập Địa hồi hướng,
năm phần Pháp Thân, trọn đủ vô lượng
công đức đều thành tựu).
Đây là liệt kê các vị
hiền nhân tŕ Ngũ Giới. Câu đầu tiên nêu số
lượng, câu thứ hai nêu danh xưng. Ngũ Giới là
pháp họ hành tŕ. “Hiền giả” là người có thể
tŕ [Ngũ Giới]. Giới có thể dứt ác, sanh thiện.
Ba giới “giết,
trộm, dâm” ngăn ngừa thân nghiệp, giới
vọng ngữ ngăn ngừa khẩu nghiệp, giới
không uống rượu ngăn ngừa chung ba nghiệp
thân, miệng, ư. Nếu có thể tŕ [các giới ấy], các điều
ác sẽ tự dứt, các điều thiện “nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín” đều sanh. Chẳng giết là
nhân, chẳng trộm là nghĩa, chẳng tà dâm là lễ, chẳng
nói dối là tín, chẳng uống rượu là trí.
“Hiền giả” chính là
người nam có ḷng tin thanh tịnh,
có thể thanh tâm quả dục, tin ưa Phật pháp, cho
nên gọi là Hiền. Ưu-bà-tắc (Upāsaka) dịch nghĩa là Cận Sự Nam,
do thọ tŕ Ngũ Giới, kham thân cận, thừa sự Tam
Bảo. Các vị như Đề Vị (Trapusa),
Ba Lợi (Bhallika) v.v… hỏi
đức Phật: “V́ sao Ngài không nói cho chúng con bốn giới
hoặc sáu giới?” Đức Phật đáp: “Năm là
con số chung trong thiên hạ. Trên trời là ngũ tinh, dưới
đất là ngũ nhạc, nơi người là ngũ tạng,
trong âm dương là ngũ hành, cho đến
trong pháp là Ngũ Giới”.
“Giai hành A La Hán, Thập Địa hồi hướng” (đều hành A La Hán, Thập Địa hồi
hướng): Tán thán phẩm đức. Do nơi Tích th́ giống
như phàm phu, nhưng Bổn th́ đều là La Hán.
Thập Địa: Khởi đầu từ Hoan Hỷ Địa
(Pramuditā-bhūmi), rốt
cuộc là Pháp Vân Địa (Dharmameghā-bhūmi). Hồi
hướng cũng có mười thứ, khởi đầu
từ “cứu hộ
hết thảy chúng sanh, ĺa tướng chúng sanh để hồi
hướng”, cho đến
loại thứ mười là “pháp giới vô lượng
hồi hướng”. Hồi hướng lại chia thành hai:
- Một, hồi hướng
chúng sanh: Đem các công đức
đă tu thí cho hết thảy chúng sanh.
- Hai, hồi hướng Phật
quả: Các công đức đă làm đều hồi hướng
về Tát Bà Nhă (Sarvajña, Nhất Thiết
Trí), đều là trong th́ ngầm hành hạnh thuộc tâm
Đại Thừa, ngoài hiện thân thanh tín (nam cư
sĩ, ưu-bà-tắc).
“Ngũ phần Pháp Thân”:
Giới thân, Định thân, Huệ thân, Giải Thoát thân,
Giải Thoát Tri Kiến thân. Phàm phu do Hoặc nghiệp cảm
vời, dùng Ngũ Ấm làm thân. Thánh hiền thanh tịnh,
tịch tĩnh, vô vi, dùng ngũ phần Pháp Thân làm Thể. “Vô
lượng công đức giai thành tựu” (vô lượng
công đức đều thành tựu) là lời tổng kết.
(Kinh) Phục hữu thập
thiên Ngũ Giới thanh tín nữ, giai hành A La Hán, Thập
Địa giai thành tựu, thỉ sanh công đức, trụ
sanh công đức, chung sanh công đức, tam thập sanh
công đức giai thành tựu.
(經)復有十千五戒清信女,皆行阿羅漢。十地皆成就,始生功德,住生功德,終生功德,三十生功德皆成就。
(Kinh: Lại có mười
ngàn thanh tín nữ tŕ Ngũ Giới, đều hành A La Hán
đạo, Thập Địa đều thành tựu, vừa
mới sanh công đức, đang sanh công đức, đă
sanh công đức, ba mươi món sanh khởi công đức
đều thành tựu).
Đây là liệt kê các vị
thanh tín nữ. Hai câu đầu nêu số lượng và
danh xưng, câu thứ ba trở đi tán thán đức. “Thanh tín nữ”: Tiếng Phạn
là Ưu-bà-di
(Upāsikā), tức Cận
Sự Nữ. “Giai hành A La Hán Thập Địa”
(đều hành A La Hán, Thập Địa): Giống như
đă giải thích trong phần trên. Từ “thỉ sanh
công đức” trở đi, xét theo Thập Địa,
mỗi địa đều có ba tâm nhập, trụ, và xuất.
Kinh dạy: “Thiện nhập, trụ, xuất bách thiên
tam-muội” (khéo nhập, trụ, xuất trăm ngàn
tam-muội) là nói đến ư nghĩa này. “Thỉ sanh” tức
là từ Thập Hồi Hướng tiến nhập Sơ
Địa tâm, “trụ sanh” tức là trụ trong
Sơ Địa tâm, “chung sanh” tức là xuất Sơ
Địa tâm, [tiến nhập Nhị Địa]. Nếu
nhập Nhị Địa th́ tức là Nhị Địa
thỉ sanh công đức. Địa nào cũng đều
có tam sanh (thỉ sanh, trụ sanh, chung sanh), kết hợp
thành ba mươi món sanh, công đức đều thành tựu.
(Kinh) Phục hữu thập ức thất
hiền cư sĩ, đức hạnh cụ túc, nhị
thập nhị phẩm, thập nhất thiết nhập,
bát trừ nhập, bát giải thoát, tam huệ, thập lục
đế, Tứ Đế, tứ tam nhị nhất phẩm
quán, đắc cửu thập Nhẫn, nhất thiết
công đức giai thành tựu.
(經)復有十億七賢居士,德行具足,二十二品,十一切入,八除入,八解脫,三慧,十六諦,四諦,四三二一品觀,得九十忍,一切功德皆成就。
(Kinh: Lại có mười ức
cư sĩ thuộc các địa vị thất hiền,
đức hạnh trọn đủ, hai mươi hai phẩm
[trợ đạo], mười môn nhập hết thảy,
tám môn trừ nhập, tám giải thoát, tam huệ, mười
sáu đế, Tứ Đế, [hành tŕ] bốn, ba, hai, hoặc
một phẩm quán, đạt được chín
mươi món Nhẫn, hết thảy công đức đều
thành tựu).
Đây là liệt kê các vị thất hiền.
Hai câu đầu nêu ra số lượng và danh xưng. “Thập
ức” (mười ức): Xét theo nước ta th́ là một
trăm vạn (tức là hiểu Ức theo cách nhỏ nhất,
một ức là mười vạn). Thất Hiền có hai
cách giải thích:
- Một, xét theo Tiểu Thừa th́ Ngũ
Đ́nh Tâm Quán[11],
Biệt Tướng Niệm Xứ, Tổng Tướng Niệm
Xứ, cùng với Noăn Địa, Đảnh Địa,
Nhẫn Địa, Thế Đệ Nhất Địa, cộng
thành bảy địa vị, điều ḥa cái tâm thuận
theo đạo. Cho nên gọi là Hiền.
- Hai, xét theo Đại Thừa th́ một là
người sơ phát tâm, hai là hành nhân hữu tướng,
ba là hành nhân vô tướng, bốn là phương tiện hạnh,
năm là tập chủng tánh, sáu là tánh
chủng tánh, bảy là đạo chủng tánh. Bảy địa
vị ấy đều là địa tiền (chưa chứng
Sơ Địa), điều ḥa cái tâm tùy thuận đạo.
V́ thế gọi là Thất Hiền.
“Cư sĩ” (Grhapati) là người
tại gia học đạo, lại là bậc giữ ḿnh
thanh tịnh. Có người vừa có địa vị vừa
có đức như Tô Đông Pha, Bạch Cư Dị v.v… Có
người th́ có đức, nhưng chẳng có địa
vị như Bàng Cư Sĩ, Phó Đại Sĩ.
Từ câu “đức hạnh cụ túc”
(đức hạnh trọn đủ) trở đi, tán
thán phẩm đức. Trước là tán dương họ
trọn đủ đạo phẩm. Người này
trước khi kiến đạo, chỉ có Tứ Niệm
Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ư Túc, Ngũ Căn,
và Ngũ Lực, cho nên chỉ có hai mươi hai phẩm.
“Thập nhất thiết nhập”
(mười món nhập hết thảy) c̣n gọi là Thập
Biến Xứ. “Nhập” chính là Xứ. Xanh, vàng, đỏ,
trắng, địa, thủy, phong, hỏa, không xứ, thức
xứ là mười xứ. Chúng có thể rộng mà cũng có
thể thù thắng, cho nên gọi là Biến Xứ.
“Bát trừ nhập” c̣n gọi là Bát Thắng
Xứ, gồm:
- Một, trong có sắc tướng, ngoài
quán sắc ít. Trước hết là tu phép Quán này. Nếu
quán nhiều Sắc, sợ khó thể nhiếp tŕ. [Đối
với Sắc] dù đẹp hay xấu, chẳng dấy
tham, sân.
- Hai, trong có sắc tướng, ngoài quán nhiều
sắc. Do quán đạo tăng tấn, dẫu quán nhiều
cũng chẳng trở ngại. Dù xấu hay đẹp,
đều chẳng dấy tham, sân.
- Ba, trong chẳng có sắc tướng, ngoài
quán sắc ít. Dù đẹp hay xấu, đều chẳng
dấy tham, sân.
- Bốn, trong không có sắc tướng,
ngoài quán sắc nhiều. Dù đẹp hay xấu, đều
chẳng dấy tham, sân.
- Năm là xanh, sáu là vàng, bảy là đỏ,
tám là trắng, trong không có sắc, ngoài quán bốn sắc
xanh, vàng v.v… chiếu ngời, vượt hơn bốn sắc
xanh, vàng v.v… trong Bát Bội Xả, chẳng dấy pháp ái. Cho
nên gọi là Thắng.
“Bát giải thoát”: Giải thoát có
nghĩa “bội xả” (ĺa bỏ), nên c̣n gọi là Bát
Bội Xả:
- Một, trong có sắc tướng, ngoài
quán sắc. Trước là quán tự thân bất tịnh, do
tham dục trong Dục Giới khó đoạn. Lại quán sắc
của người khác bất tịnh.
- Hai, trong không có sắc tướng, ngoài
quán sắc. Đă diệt sắc tướng trong nội
thân, lại v́ tham dục trong Dục Giới khó đoạn
mà quán ngoại sắc bất tịnh. Hai món Bội Xả này
nhằm trừ tâm tham sắc.
- Ba, quán tịnh sắc quang minh, bội xả
quán ngoại sắc bất tịnh, lạc dần dần
tăng trưởng, toàn thân vui sướng.
- Bốn, Không Xứ: Bỏ sắc quán Không,
tương ứng với Không.
- Năm, Thức Xứ: Bỏ Không duyên theo
Thức, tương ứng với Thức.
- Sáu, Vô Sở Hữu Xứ: Bỏ Thức,
duyên theo Vô Sở Hữu, tương ứng với Vô Sở
Hữu Xứ.
- Bảy, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng
Xứ: Thức Tưởng sắp tận mà chưa tận,
chẳng phải là có Tưởng, chẳng phải là không
có Tưởng, như đèn sắp tàn, nửa cháy sáng, nửa
sắp tắt.
- Tám, Diệt Thọ Tưởng: Thọ
Tưởng chính là cái tâm có thể duyên theo (năng duyên tâm),
hành nhân chán sợ cái tâm tán loạn ấy, nhập
Định, diệt trừ hết. Do định lực
sung túc, Thọ Tưởng bị diệt mất, chẳng hiện hành, cũng gọi là Diệt Tận
Định. Môn này thuộc về vô lậu, [do hành môn này] mà đạt được giải
thoát. Nhập môn Định này có thể trải qua nhiều
kiếp, sắc thân chẳng hoại. Tôn giả Ca Diếp
nhận lănh lời phó chúc của đức Phật trao
truyền y ca-sa cho đức Di Lặc, thị hiện trụ trong núi Kê Túc chờ ngài Di Lặc hạ sanh, liền nhập môn Định này.
“Tam huệ” chính là ba môn huệ Văn,
Tư, Tu. “Mười sáu Đế”: Nương vào Tứ
Đế, đối với mỗi Đế, đều có bốn phép Quán, kết
hợp thành mười sáu Đế, như đă giải
thích trong phần trên.
“Tứ, tam, nhị, nhất phẩm quán,
đắc cửu thập Nhẫn” (bốn, ba, hai, một
phẩm Quán, đắc chín mươi môn Nhẫn): “Bốn”
chính là bốn thiện căn, tức Noăn, Đảnh, Nhẫn,
Thế Đệ Nhất. “Ba” là loại trừ địa
vị Noăn. “Hai” là trừ Noăn và Đảnh. Một là
trừ ba thứ trước, [bốn loại ấy] hợp
thành mười Nhẫn. Dựa theo chín địa trong tam giới
mà ghép thành chín mươi món Nhẫn. “Nhất thiết
công đức giai thành tựu” (hết thảy công đức
đều thành tựu) là tổng kết.
(Kinh) Phục hữu vạn vạn ức
cửu Phạm, tam tịnh, tam quang, tam phạm, ngũ hỷ
lạc thiên, thiên định, công đức định, vị,
thường nhạo thần thông, thập bát sanh xứ,
công đức giai thành tựu.
(經)復有萬萬億九梵、三淨、三光、三梵,五喜樂天,天定,功德定,味,常樂神通,十八生處,功德皆成就。
(Kinh: Lại có vạn vạn ức
[các thiên chúng] thuộc cửu phạm, tam tịnh, tam quang,
tam phạm, ngũ hỷ lạc thiên, thiên định, công
đức định, vị, thường ưa thích thần
thông, [tổng cộng là] mười tám chỗ sanh (trụ
xứ), công đức đều thành tựu).
Đây là liệt kê các vị Phạm thiên
[thuộc bốn tầng Thiền Thiên]. Câu đầu tiên
nêu số lượng (“vạn vạn ức”), do số
ức tích lũy thành vạn vạn. “Cửu phạm”
tức là các tầng trời thuộc Đệ Tứ Thiền,
tức là Phước Ái, Phước Sanh, Quảng Quả,
Vô Tưởng, cộng thành bốn tầng trời; cộng
thêm các tầng trời sống nhờ trong đó là Vô Phiền,
Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu
Cánh, [năm tầng trời này gọi chung là] Ngũ Bất
Hoàn Thiên, gộp chung thành “cửu phạm”. “Tam tịnh”
(Đệ Tam Thiền Thiên) là Thiểu Tịnh, Vô Lượng
Tịnh, và Biến Tịnh. “Tam quang” (thuộc Đệ
Nhị Thiền Thiên) là Thiểu Quang, Vô Lượng Quang,
và Quang Âm. “Tam phạm” (thuộc Sơ Thiền Thiên) là
Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm. [Các tầng
trời ấy] cũng hợp thành “cửu phạm”.
Hai lần chín thành mười tám Phạm thiên (tức là cửu
phạm thuộc Đệ Tứ Thiền cộng với
cửu phạm thuộc Sơ Thiền, Nhị Thiền và
Tam Thiền).
Ngũ Hỷ Lạc Thiên tức là Vị,
Giác, Quán, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, chính là
năm chi Thiền cảnh.
Có người cho rằng: Đó là nói riêng Ngũ Tịnh
Cư Thiên v́ họ hưởng hỷ lạc. Từ câu “thiên
định, công đức, vị” trở đi là tán
thán phẩm đức. “Thiên định” là do quả
báo mà đắc Định, [tức là] hễ sanh vào Thiền
Thiên, sẽ tự đạt được môn Định
ấy. “Công đức định”: Do tu mà đắc
Định, tức là tịnh định do tu thành. “Vị”
tức là nếm trải, dùng một chữ để tạo
thành một câu, [hàm nghĩa] nếm trải [pháp vị] của
Thiền Định.
“Thường nhạo thần thông”
(thường ưa thích thần thông): Trong Sắc Giới
Thiên, có hai loại thần thông là báo đắc (do quả
báo mà tự nhiên có thần thông) và tu đắc (do tu tập
mà đạt được). “Thường nhạo”
thuộc về tu đắc, chỉ rơ chẳng phải là báo đắc. “Mười
tám sanh xứ” chính là mười tám Phạm thiên [vừa
nói trên đây]. “Công đức giai thành tựu” (công
đức đều thành tựu) là tổng kết.
(Kinh) Phục hữu ức ức Lục
Dục chư đại thiên, Thập Thiện quả báo,
thần thông, công đức giai thành tựu.
(經)復有億億六欲諸大天。十善果報,神通功德皆成就。
(Kinh: Lại có ức ức các vị đại thiên thuộc Lục
Dục, quả báo Thập Thiện, thần thông và công
đức đều thành tựu).
Đây là liệt kê thiên chúng thuộc Dục
Giới. Hai câu đầu nêu số lượng và danh
xưng. Lục Dục chính là sáu tầng trời thuộc Dục
Giới:
- Một, Tứ Thiên Thiên Vương, gồm
Tŕ Quốc ở phương Đông, Tăng Trưởng ở
phương Nam, Quảng Mục ở phương Tây, và Đa Văn ở phương Bắc.
- Hai, Đao Lợi Thiên, phương này dịch
là Tam Thập Tam. Thiên chúa ở giữa, bốn
phương mỗi phương có tám vị trời (tiểu
thiên chúa, hay đại thần của Đế Thích), hợp
thành ba mươi ba vị trời.
- Ba, Dạ Ma Thiên, phương này dịch là
Thời Phần.
- Bốn, Đâu Suất Thiên, phương
này dịch là Tri Túc (biết đủ). Nội viện [của
tầng trời này] là chỗ ở của bậc Bổ Xứ
Bồ Tát.
- Năm, Hóa Lạc Thiên: Tự hóa dục cảnh
ngũ trần để hưởng thụ vui sướng.
- Sáu, Tha Hóa Tự Tại Thiên: Tất cả
lạc cảnh do người khác biến thành để họ
tự tại hưởng lạc.
Trong Lục Thiên, có nam và nữ, đều
chẳng ĺa dục, cho nên gọi là Dục Giới.
Cổ đức có bài tụng rằng: “Tứ
vương, Đao Lợi dục giao băo, Dạ Ma chấp
thủ, Đâu Suất tiếu. Hóa Lạc thục thị,
tha tạm thị” (Trời Tứ Vương và Đao Lợi
hành dục th́ ôm ấp, giao hợp. Dạ Ma [hành dục] là
nắm tay. Đâu Suất th́ [nh́n nhau] cười [là đă hành dục]. Hóa Lạc [hành dục] bằng nh́n
kỹ, Tha Hóa hành dục bằng cách nh́n thoáng qua). Do vậy
gọi là Lục Dục Thiên. Sanh lên tầng trời cao dần
th́ dục tâm sẽ nhẹ dần. Tới tầng trời
thứ sáu (Tha Hóa Tự Tại), nếu tu Ly Dục Định,
sẽ liền có thể thoát khỏi Dục Giới, sanh
lên Sắc Giới Thiền Thiên. Trong các tầng Thiền
Thiên, không có nữ nhân, [chư thiên] cũng chẳng phải thọ sanh bằng bào thai, mà
là tự nhiên hóa sanh.
“Thập Thiện quả báo thần thông”
là tán thán phẩm đức. Thập Thiện là cái nhân
để sanh lên trời. Người trong cơi đời chẳng
tạo tác mười ác hạnh nơi ba nghiệp thân, miệng,
ư, sẽ thành Thập Thiện, [tức là] thân chẳng giết,
chẳng trộm, chẳng dâm, người tại gia chẳng
phạm tà dâm, miệng chẳng nói dối, chẳng nói thêu
dệt, chẳng nói lời thô ác, chẳng nói đôi chiều,
ư chẳng tham, chẳng sân, chẳng si th́ Thập Thiện
trọn đủ, sau này sẽ sanh lên trời, hưởng
quả báo y báo và chánh báo trong Lục Thiên, hưởng các thứ
vui sướng, cũng có báo đắc hữu lậu Ngũ Thông. Trong
Lục Thông, chỉ trừ Lậu Tận Thông. Lậu Tận
Thông là thần thông vô lậu đạt được bởi
bậc thánh nhân đă thoát ĺa tam giới. Câu cuối nhằm
tổng kết.
(Kinh) Phục hữu thập lục
đại quốc vương, các các hữu nhất vạn,
nhị vạn, năi chí thập vạn quyến thuộc.
Ngũ Giới, Thập Thiện, Tam Quy công đức, thanh
tín hạnh cụ túc.
(經)復有十六大國王。各各有一萬、二萬、乃至十萬眷屬。五戒、十善、三歸功德、清信行具足。
(Kinh: Lại có vua của mười
sáu nước lớn[12],
mỗi vị có một vạn, hai vạn, cho đến
mười vạn quyến thuộc, công đức Ngũ
Giới, Thập Thiện, Tam Quy, hạnh thanh tín đều
trọn đủ).
Đây là liệt kê các vị vua trong nhân loại. Câu đầu nêu số
lượng các nước. Câu kế đó nói về quyến
thuộc. Từ “ngũ giới” trở đi tán thán
phẩm đức. Xem lời giải thích Ngũ Giới
và Thập Thiện trong đoạn trước. “Tam Quy
công đức”: Phật chưa xuất thế, thế
gian chẳng có Tam Bảo thật sự, bèn coi chư thiên
hoặc tà sư là Phật Bảo, kinh điển Tứ Vi
Đà (Vedas) là Pháp Bảo, coi Tăng chúng ngoại đạo là Tăng Bảo.
Như Lai xuất thế như mặt trời rạng rỡ
giữa bầu trời, phá sạch các thứ tối
tăm! Quy y Phật: Ngài đắc đạo dưới
cội thụ vương (cây Bồ Đề), phước
lẫn huệ trọn đủ. Quy y Pháp: Đại Thừa
và Tiểu Thừa đều ly dục thanh tịnh. Quy y
Tăng: Đạo cao đức trọng, là bậc thầy
khuôn mẫu cho trời người. “Thanh tín hạnh cụ
túc” tức là bốn tín hạnh, tin vào Phật, Pháp,
Tăng Tam Bảo và Giới, tùy phần trọn đủ!
(Kinh) Phục hữu ngũ đạo
nhất thiết chúng sanh.
(經)復有五道,一切眾生。
(Kinh: Lại có hết thảy
chúng sanh trong năm đường).
Đây là liệt kê chúng sanh thuộc năm đường.
Tam giới có lục đạo, nay nói là “năm
đường” do A Tu La có tứ sanh “thai, noăn, thấp,
hóa”. Hóa sanh Tu La thuộc vào đường trời. Thai
sanh Tu La thuộc vào đường người. Noăn sanh Tu
La thuộc đường quỷ. Thấp sanh Tu La thuộc
về đường thú, do đó chẳng kể riêng
[thành một đường].
Hỏi: Trong ngũ đạo đều có
tam đồ, v́ lẽ nào mà chư Thiên có kẻ chẳng
nghe pháp, trái lại tam đồ th́ có người tiếp
nhận đạo?
Đáp: Kinh Đại Niết Bàn dạy: “Ư
giới hoăn giả, bất danh vi Hoăn. Ư thừa hoăn giả,
năi danh vi Hoăn” (hoăn đăi đối với giới chẳng
gọi là Hoăn. Hoăn đăi đối với thừa th́ mới
gọi là Hoăn). Do vậy, có thừa cấp giới hoăn, giới
cấp thừa hoăn, thừa và giới đều cấp, thừa và giới đều hoăn,
bốn loại sai biệt. Chư thiên do trong quá khứ tŕ
giới, tu Định, cho nên sanh lên trời. Do họ chẳng
tu Huệ, cho nên chẳng được nghe pháp. Do trong quá khứ tam đồ đă phá giới, đến
nỗi bị đọa lạc, nhưng v́ tu Huệ, được
âm thanh và quang minh [của đức Phật] triệu vời,
cho nên được thọ đạo. Đối với
[giới thừa] câu cấp và câu hoăn, đều có thể
suy ra mà biết!
(Kinh) Phục hữu tha phương bất
khả lượng chúng.
(經)復有他方,不可量眾。
(Kinh: Lại có chẳng thể
lường đại chúng từ phương khác).
Đây là liệt kê đại chúng từ các
phương khác. Kinh văn đơn giản dễ hiểu.
(Kinh) Phục hữu biến thập
phương tịnh độ, hiện bách ức cao ṭa,
hóa bách ức Tu Di bảo hoa. Các các ṭa tiền hoa thượng, phục hữu vô lượng hóa Phật,
vô lượng Bồ Tát, tỳ-kheo, bát bộ đại
chúng, các các tọa bảo liên hoa. Hoa thượng phổ hữu
vô lượng quốc độ. Nhất nhất quốc độ, Phật cập
đại chúng, như kim vô dị. Nhất nhất quốc
độ trung, nhất nhất Phật cập đại
chúng, các các thuyết Bát Nhă Ba La Mật.
(經)復有變十方淨土,現百億高座,化百億須彌寶華,各各座前華上。復有無量化佛,無量菩薩,比丘,八部大眾,各各坐寶蓮華。華上普有無量國土,一一國土,佛及大眾,如今無異。一一國土中,一一佛及大眾,各各說「般若波羅密」。
(Kinh: Lại c̣n biến ra mười
phương Tịnh Độ, hiện ra trăm ức ṭa
cao, hóa ra trăm ức Tu Di hoa báu. Trước mỗi ṭa,
trên hoa lại có vô lượng hóa Phật, vô lượng Bồ
Tát, tỳ-kheo, đại chúng thuộc tám bộ, mỗi mỗi
đều ngồi trên hoa sen báu. Trên hoa, có trọn khắp vô
lượng quốc độ. Trong mỗi quốc độ, có Phật và đại
chúng giống như trong hiện tại chẳng khác. Trong mỗi một quốc
độ, mỗi vị Phật và đại chúng ai nấy đều nói Bát Nhă Ba La Mật).
Đây là liệt kê đại chúng biến
hóa:
- Sức chẳng thể nghĩ bàn đầu
tiên là có thể biến hiện Tịnh Độ. [Các cơi Tịnh Độ
ấy] chẳng phải là Thường Tịch Quang tịnh
độ, mà là hiện tướng thật báo thanh tịnh
trên đài hoa. Hiện trăm ức hoa ṭa, lại c̣n nêu ra
tướng hóa hiện của Ứng Thân trong đại
thiên thế giới.
- Sức chẳng thể
nghĩ bàn thứ hai là có thể hiện chư Phật, Bồ
Tát, tỳ-kheo và tám bộ. Tám bộ (Aṣṭasenā) chính là Thiên (Deva), Long (Nāgá), Dạ Xoa (Yakṣa, phương này dịch là Khinh Tiệp),
Càn Thát Bà (Gandharva, phương này dịch
là Tầm Hương, họ là nhạc thần của Thiên
Đế), A Tu La (Asura, phương này dịch là Phi Thiên v́ họ
chẳng có đức của chư thiên), Ca Lâu La (Garuḍa, phương này dịch là Kim Xí Điểu),
Khẩn Na La (Kiṁnara, phương này dịch
là Nghi Thần (疑神, giống như thần mà chẳng phải là
thần). Đầu họ
có một sừng, là thần ca hát của Thiên Đế. Âm
thanh của họ du dương nhất), Ma Hô La Ca (Mahoraga, phương này dịch
là Măng Thần), cùng với đại chúng, ai nấy ngồi trên
hoa sen báu. Trên hoa đều có vô lượng quốc
độ. Phật và đại chúng [trong mỗi quốc
độ ấy] giống hệt như
[pháp hội Nhân Vương Bát Nhă Ba La Mật] trong hiện
thời, chẳng khác ǵ!
- Sức chẳng thể
nghĩ bàn thứ ba là có thể nói Bát Nhă. Từ trong
mỗi một quốc độ, mỗi vị Phật và
đại chúng, thánh phàm nhất trí, đều nói Bát Nhă
để làm đầu mối phát khởi cho kinh này.
(Kinh) Tha phương
đại chúng cập hóa chúng, thử tam giới trung chúng,
thập nhị đại chúng, giai lai tập hội, tọa
cửu cấp liên hoa ṭa. Kỳ hội phương quảng
cửu bách ngũ thập lư, đại chúng thiêm nhiên nhi tọa.
(經)他方大眾,及化眾,此三界中眾,十二大眾,皆來集會。坐九級蓮華座。其會方廣九百五十里。大眾僉然而坐。
(Kinh: Đại chúng
từ phương khác và đại chúng biến hóa, đại
chúng trong tam giới cơi này, gồm mười hai loại
đại chúng, đều đến nhóm họp, ngồi
trên ṭa hoa sen chín tầng. Hội ấy rộng răi đến
chín trăm năm mươi dặm, đại chúng đều
ngồi trong ấy).
Đây là tổng kết thính
chúng. Nói “tha phương thính chúng” (người nghe
từ phương khác) nhằm kết lại loại đại
chúng thứ mười một từ phương khác đến.
“Cập hóa chúng” (Và đại chúng biến hóa) nhằm
kết lại loại đại chúng thứ mười
hai chính là những người
biến hóa. “Tam giới trung chúng” (đại chúng trong
tam giới) nhằm kết lại mười loại
đại chúng trong cơi này. “Cửu cấp liên hoa” là
hoa ṭa có chín tầng. “Quảng cửu bách ngũ thập
lư” (Rộng chín trăm năm mươi dặm): Như
cái thất vuông vức một trượng của ngài Duy
Ma, rộng hẹp vô ngại! “Đại chúng thiêm nhiên
nhi tọa” (Đại chúng đều ngồi trong ấy):
“Thiêm” (僉)
là “đều”, là “cùng”, [“thiêm nhiên”] tức là “cùng
ngồi một chỗ, cùng nghe diệu pháp”. Trên đây là phần Thông Tự,
sáu thứ Chứng Tín đă xong.
2.1.2. Biệt Tự
(Kinh) Nhĩ thời, thập
hiệu, tam minh, đại diệt đế, Kim Cang trí, Thích
Ca Mâu Ni Phật, sơ niên nguyệt bát nhật,
phương tọa Thập Địa, nhập đại
tịch thất, tam-muội tư duyên.
(經)爾時,十號、三明、大滅諦、金剛智,釋迦牟尼佛,初年月八日,方坐十地,入大寂室,三昧思緣。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Thích Ca Mâu Ni Phật có mười hiệu, [chứng]
Tam Minh, [trụ trong]
đại Diệt Đế, [thành tựu]
Kim Cang trí, vào ngày mồng Tám tháng Giêng, vừa mới trụ
Thập Địa, vào trong nhà đại tịch (nhập
Đại Tịch Định), dùng tam-muội để
suy xét cơ duyên [của chúng sanh]).
Từ đây trở đi là
phần Biệt Tự, tức là [phần nói về] nhân
duyên phát khởi của một bộ kinh. Kinh văn gồm
năm đoạn:
- Một, Như Lai nhập
định.
- Hai, quang minh, mưa hoa,
đất chấn động.
- Ba, đại chúng sanh nghi,
thưa hỏi.
- Bốn, dùng âm nhạc triệu
tập đại chúng.
- Năm, Như Lai xuất
định.
Ở đây là đoạn thứ
nhất. “Nhĩ thời” (Lúc bấy giờ): Ngay trong
lúc sáu thứ thành tựu. “Thập hiệu”: Tán thán Phật
trọn đủ mười hiệu, tiếng tăm vang
rền trọn khắp, chúng sanh quy hướng, tin tưởng.
Mười hiệu: Một là Như Lai, hai là Ứng Cúng,
ba là Chánh Biến Tri, bốn là Minh Hạnh Túc, năm là Thiện
Thệ, sáu là Thế Gian Giải, bảy là Vô Thượng
Sĩ, tám là Điều Ngự Trượng Phu, chín là Thiên
Nhân Sư, mười là Phật.
“Tam Minh”: Túc Mạng Minh,
Thiên Nhăn Minh, và Lậu Tận Minh, có thể biết nhân
duyên trong vô lượng kiếp quá khứ, có thể thấy
số giọt mưa trong các thế giới nhiều
hơn số cát sông Hằng, có thể trừ sạch hết
thảy kết tập vô minh.
“Đại Diệt Đế, Kim Cang
trí giả”: Đại Diệt Đế
chính là biển đại tịch diệt Vô
Dư
Niết Bàn. Đây là tán thán Đoạn Đức của
Phật. Ở đây, Kim Cang không phải là Kim Cang Quán Trí
đoạn Hoặc trong khi tu nhân, mà là Nhất Thiết Chủng
Trí chứng Lư nơi quả địa. Do kiên cố bất
hoại, cho nên sánh ví như Kim Cang. Đấy là tán thán
Trí Đức của Phật. Chữ Giả (người)
nhằm tán thán Phật là bậc Đoạn Đức và Trí
Đức đều rốt ráo.
Thích Ca được
phương này dịch là Năng Nhân (能仁), [hàm ư] tán thán
bi đức lợi tha của đức Phật. Mâu Ni
được phương này dịch là Tịch Mặc (寂默), tán thán trí
đức tự lợi của đức Phật. Phật
là thông hiệu, c̣n Thích Ca Mâu Ni là biệt hiệu. Do từ
vô lượng kiếp đến nay, Ngài cùng vận dụng
Bi và Trí, trên cầu [Phật đạo], dưới hóa độ
[chúng sanh], cho nên có danh hiệu ấy. Có hai nhân duyên:
- Một, trong kiếp quá khứ,
có Phật xuất thế, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Do thấy
người thợ làm gốm tên là Quảng Xí cơ duyên
đă chín muồi, nên Phật bèn đến hóa
độ. Vào lúc chạng vạng tối, đức Phật
ấy dẫn bốn đại đệ tử cùng đến
ḷ gốm của ông ta. Quảng Xí thấy đức Phật tướng
hảo trang nghiêm, sanh tâm đại hoan hỷ, hỏi Phật
đi đâu? Đức Phật đáp: “Đến ngủ
nhờ một đêm”. Quảng Xí trải cỏ làm ṭa, mời
Phật và Tăng
vào ḷ gốm, lễ bái chiêm ngưỡng, trong tâm phát nguyện:
“Nguyện trong tương lai, con thành Phật, danh
tự, tướng mạo, đều giống như
đức Phật hiện thời. Danh tướng của
bốn vị đại đệ tử cũng thế”. Phật v́ ông ta
thuyết pháp. Ông ta phát tâm tu hành, từ nhân đạt tới
quả, quả nhiên phù hợp lời nguyện trong khi tu
nhân. V́ thế có danh hiệu ấy.
- Hai, trong A-tăng-kỳ kiếp
thứ hai, Nhiên Đăng Phật xuất hiện trong cơi
đời. Có đồng tử Thiện Huệ, mua hoa
đem cúng Phật, trải tóc che chỗ đất bùn
để Phật đi qua. Phật bèn thọ kư: “Ngươi
trong tương lai sẽ được thành Phật, hiệu
là Thích Ca Mâu Ni”. Nay quả đúng như lời thọ
kư.
“Sơ niên nguyệt bát nhật”
(ngày mồng Tám tháng Giêng): Nói về thời tiết. Theo lời
sớ của pháp sư Cát Tạng th́ đức Phật
thành Phật vào năm ba mươi sáu, ngày mồng Tám tháng Giêng
bèn nói kinh này. [Xét ra], đức Phật thành đạo bảy
năm mới nói Bát Nhă. Xét theo các truyện kư, đức Phật
thành đạo khi hai mươi chín tuổi, cộng thêm bảy
năm sau đó [th́ thành ba mươi sáu, như vậy th́ lời
sớ giải của ngài Cát Tạng] phải là “sau khi
đức Phật thành đạo, vào lúc Ngài ba mươi
sáu tuổi”, bèn nói kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă
này.
“Phương tọa Thập
Địa” tức là chánh trụ trong Thập Địa,
chẳng phải là [các địa vị thuộc] Thập
Địa sẽ chứng của hàng Bồ Tát, mà là Thập
Địa do Như Lai trụ, tức là:
- Một, thậm thâm
nan tri quảng minh trí đức địa (địa vị
trí đức rộng lớn sáng suốt rất sâu, khó biết).
- Hai, thanh tịnh thân bất
khả tư nghị địa (địa vị thân thanh
tịnh chẳng thể nghĩ bàn).
- Ba, hải tạng địa
(địa vị phước đức trí huệ rộng
lớn như kho báu trong biển cả).
- Bốn, thần thông trí
đức địa.
- Năm, minh đức địa.
- Sáu, vô cấu diễm quang
khai tướng địa (địa vị thể hiện
tướng mạo quang minh như vầng lửa sáng rực
chẳng cấu nhiễm).
- Bảy, quảng thắng
pháp giới tạng minh giới địa.
- Tám, vô ngại trí huệ
địa.
- Chín, vô biên ức trang nghiêm
hồi hướng năng chiếu minh địa (địa vị có vô biên ức
trang nghiêm hồi hướng chiếu sáng).
- Mười, Tỳ Lô Giá Na
Trí Tạng địa.
Các địa này được
nói trong kinh Đồng Tánh[13].
“Nhập đại tịch
thất, tam muội tư duyên”: “Đại tịch thất” chính là Đại
Tịch Diệt Định. Chữ tam-muội (samādhi) trong tiếng
Phạn được phương này dịch là Chánh Định.
“Tư duyên” chính là xem xét cơ duyên của chúng sanh. Quy
củ thuyết pháp thông thường của chư Phật
là trước hết cần phải nhập Định.
Như khi nói kinh Pháp Hoa, trước hết, đức Phật
nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ tam-muội v.v… Đây là nhập
Chánh Định để quan sát căn cơ rồi mới
trao truyền pháp dược.
Lại nữa, Như Lai Na
Già thường ở trong Định, không lúc nào chẳng
định. Tịch mà thường dụng, dụng mà
thường tịch, há có nhập hay xuất Định
ư? Nhưng v́ chúng sanh mà Ngài làm
như thế (thị hiện phương tiện), [nhằm
nhắc nhở đại chúng] Như Lai muốn nói Bát Nhă,
vẫn cần phải nhập Định để suy xét
cơ duyên, huống hồ kẻ khác ư? “Tư duyên”
c̣n có thể hiểu là suy nghĩ nghĩa vô tướng,
duyên theo lư pháp tánh, Phật muốn đàm luận
tương xứng với Thật. Đây chính là nhân duyên
phát khởi thứ nhất.
(Kinh) Phóng đại
quang minh, chiếu tam giới trung. Phục ư đảnh
thượng, xuất thiên bảo liên hoa, thượng chí
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên; quang diệc phục
nhĩ, năi chí tha phương Hằng hà sa chư Phật quốc
độ. Thời Vô Sắc Giới vũ vô lượng
biến đại hương hoa, hương như xa
luân, hoa như Tu Di sơn vương, như vân nhi hạ.
Thập bát Phạm thiên vương vũ bách biến dị
sắc hoa. Lục Dục chư thiên vũ vô lượng sắc
hoa. Kỳ Phật ṭa tiền, tự nhiên sanh cửu bách vạn
ức kiếp hoa, thượng chí Phi Tưởng Phi Phi
Tưởng Thiên. Thị thời thế giới, kỳ
địa lục chủng chấn động.
(經)放大光明,照三界中。復於頂上,出千寶蓮華,上至非想非非想天;光亦復爾。乃至他方恆河沙諸佛國土。時無色界,雨無量變大香華,香如車輪,花如須彌山王,如雲而下。十八梵天王,雨百變異色華。六欲諸天,雨無量色華。其佛座前,自然生九百萬億劫華,上至非想非非想天。是時世界,其地六種震動。
(Kinh: Tỏa
quang minh to lớn chiếu vào tam giới. Lại từ trên
đỉnh đầu, hiện ra ngàn đóa sen báu lên đến
trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Quang minh cũng
thế, cho đến các cơi Phật nhiều như số
cát sông Hằng trong các phương khác. Khi đó, Vô Sắc
Giới mưa vô lượng hương hoa to lớn,
hương to như bánh xe, hoa như núi chúa Tu Di như mây
sà xuống. Mười tám vị Phạm thiên vương
mưa xuống trăm loại hoa màu sắc biến đổi
khác lạ. Chư thiên Lục Dục mưa vô lượng
hoa nhiều màu. Trước ṭa của đức Phật,
tự nhiên sanh ra chín trăm vạn ức hoa nhiều tầng
lên đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
Khi đó, đại địa trong thế giới chấn
động sáu cách).
“Hoa, quang minh, đất chấn
động” chính là nhân duyên phát khởi thứ hai. Quang
minh mà nói là “to”, tức là ánh sáng của mặt trời, mặt
trăng, đèn đuốc chẳng thể sánh bằng. Do
đó, [quang minh ấy] có thể chiếu trọn khắp
mười phương tam giới. Phóng quang
là biến hiện chuyện
hy hữu, khiến cho chúng sanh tin tưởng, đạt
được lợi ích, cũng nhằm biểu thị
dùng ánh sáng trí huệ phá tan tối tăm phiền năo. Quang
minh có hai thứ:
- Một là thần thông quang.
Do những người hữu duyên rải rác ở các
phương, nay muốn triệu tập khiến cho họ
được nghe Bát Nhă. V́ thế, phóng thần
thông quang.
- Hai là trí huệ quang. Do
tĩnh đến cùng cực, sẽ thông suốt sáng sủa,
lặng lẽ chiếu ngời mà vẫn rỗng rang, phân
biệt các pháp tướng để nói tương xứng
với căn cơ. V́ thế, phóng trí huệ quang.
Lại c̣n từ trên đỉnh
đầu,
xuất hiện ngàn đóa sen báu lên đến trời Phi
Tưởng Phi Phi Tưởng, quang minh cũng giống như
thế. Đấy là điềm lành hiện hoa. Do căn
tánh của chúng sanh chẳng chỉ có một, sẽ do thấy
quang minh mà căn cơ phát khởi, hoặc thấy hoa mà
đạt được lợi ích, cho nên hiện hoa. Chẳng
hiện các loại hoa khác, chỉ hiện hoa sen, do loại
hoa này “hoa chính là quả”, biểu thị “nhân quả
đồng thời”.
“Thiên bảo liên hoa”
(ngàn đóa sen báu) tức là hoa sen ngàn cánh. Hoa biểu thị
nhân hạnh (cái hạnh để hành tŕ trong khi c̣n tu nhân).
Sen mà gọi là “báu”
th́ có ba nghĩa: Một, ư nghĩa kiên cố, hai là ư
nghĩa quư trọng, ba là ư nghĩa ĺa cấu. Hoa sen biểu
thị diệu hạnh kiên cố, bất thoái, vô tướng
quư trọng, ĺa cấu, dứt bặt các tướng. Hoa lại
c̣n sanh từ đỉnh đầu, biểu thị Đảnh
pháp tối thắng!
“Thượng chí Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Thiên” (lên cao đến Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Thiên): Cùng tột tận đỉnh của
tam giới, hạnh ấy có thể độ thoát hữu
t́nh trong tam giới. Người trong cơi trời ấy khi ở
trong Định, dùng cái tâm phi hữu tưởng, chế
phục sanh diệt thức tâm, nhưng chưa đoạn,
cho nên thật sự chẳng phải là không có tưởng,
như đèn sắp tàn, lập ḷe sáng tối. “Quang diệc phục nhĩ” (quang minh cũng
thế): Quang minh đă tỏa ra, không chỉ theo
chiều ngang trọn khắp mười phương, mà
theo chiều dọc cũng tột cùng tam giới.
“Năi chí Hằng sa chư Phật
quốc độ” (cho đến các cơi nước của
chư Phật nhiều như cát sông Hằng) ư nói từ một
thế giới cho đến các cơi Phật có số lượng
nhiều như cát sông Hằng, chư thiên trong tam giới
đều “vũ hoa” (mưa hoa). Chữ Vũ (雨) phải đọc
theo giọng Khứ thanh[14],
có nghĩa là “rơi xuống”. “Vũ vô lượng
biến đại hương hoa” (biến hiện
mưa vô lượng hương hoa to lớn):
Biến hiện mà nói “vô lượng”, hàm ư
hương hoa, mùi thơm, sắc tướng đều
chuyển biến vô tận. “Hương như xa luân, hoa
như Tu Di” (hương to như bánh xe, hoa như núi Tu
Di): H́nh dung tướng trạng to lớn. “Như vân nhi
hạ” (như mây sà xuống): Tỷ dụ rất nhiều.
“Thập bát Phạm thiên
vương, vũ bách biến dị sắc hoa” (mười
tám vị Phạm thiên vương, mưa trăm loài hoa h́nh
sắc biến đổi khác lạ): Sơ Thiền, Nhị
Thiền, Tam Thiền, [mỗi tầng trời lại có ba
tầng trời, chẳng hạn Sơ Thiền gồm
Đại Phạm, Phạm Phụ và Phạm Chúng Thiên], ba
lần ba là “cửu phạm”, bốn tầng trời thuộc
Tứ Thiền và Ngũ Bất Hoàn Thiên (Vô Phiền, Vô Nhiệt,
Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh Thiên)
cũng gộp thành “cửu phạm”. Nói gộp chung
thành “mười tám Phạm” thuộc Sắc
Giới. Chư thiên Lục Dục tuôn xuống vô lượng
hoa nhiều màu, phần kinh văn này dễ hiểu. Chư
thiên trong tam giới tuôn mưa hoa để cúng dường
đức Như Lai khéo nói Bát Nhă.
Hỏi: Như Lai chưa từng
xuất Định, chưa động thiệt căn, v́
sao nói là “thuyết Bát Nhă”?
Đáp: Chẳng nói mà nói th́
chính là “chân thuyết”. Xưa kia, ngài Tu Bồ Đề
ngồi yên trong nhà đá, không trung rưới hoa. Tu Bồ
Đề hỏi: “Ai rưới hoa vậy?” Đáp: “Con là
Đế Thích Thiên”. Ngài lại hỏi: “Rưới hoa
để làm ǵ?” Thiên Đế thưa: “Cúng
dường tôn giả khéo nói Bát Nhă”. Ngài Tu Bồ Đề
nói: “Ta vốn chẳng nói”. Thiên Đế thưa: “Tôn giả
chẳng nói, con cũng chẳng nghe”. “Chẳng nói,
chẳng nghe” chính là Bát Nhă chân thật.
Trước ṭa của đức
Phật, tự nhiên sanh ra chín trăm vạn ức kiếp
hoa lên cao đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
Trong phần trước, trên đỉnh đầu đức
Phật sanh hoa, hiển thị điềm lành nơi chánh
báo. Ở đây th́ trước ṭa của đức Phật
sanh hoa, nhằm hiển thị điềm lành nơi y báo. “Kiếp”
chính là “cấp”, cấp tức là tầng. “Thượng
chí Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên” (lên đến
tầng trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng): Cũng
là theo chiều dọc tột cùng tam giới.
“Thị thời thế giới,
kỳ địa lục chủng chấn động”
(khi đó, đại địa trong thế giới này chấn
động sáu cách): Muốn khiến cho chúng sanh cảnh tỉnh,
nhận biết, chẳng ở yên trong trầm mê mà ngộ
Bát Nhă. “Lục chủng” tức Động, Dũng,
Khởi, Chấn, Hống, Kích[15];
ba thứ đầu thuộc về h́nh tướng, ba thứ
sau thuộc Thanh (âm thanh). Dùng chuyện này
nhằm biểu thị hai thứ lợi ích từ h́nh
tướng và âm thanh.
(Kinh) Nhĩ
thời, chư đại chúng câu cộng thiêm nhiên sanh nghi,
các tương vị ngôn: “Tứ vô sở úy, thập bát bất
cộng pháp, ngũ nhăn Pháp Thân, đại giác Thế Tôn, tiền
dĩ vị ngă đẳng đại chúng, nhị thập
cửu niên thuyết Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật, Kim Cang Bát Nhă Ba
La Mật, Thiên Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật, Quang
Tán Bát Nhă Ba La Mật, kim nhật Như Lai phóng đại
quang minh, tư tác hà sự?”
(經)爾時,諸大眾,俱共僉然生疑,各相謂言:「四無所畏,十八不共法,五眼法身,大覺世尊,前已為我等大眾,二十九年,說『摩詞般若波羅密、金剛般若波羅密、天王問般若波羅密、光讚般若波羅密』,今日如來放大光明,斯作何事?」
(Kinh: Lúc bấy
giờ, các đại chúng đều cùng nhau sanh nghi, nói với
nhau rằng: “Đức Đại Giác Thế Tôn là bậc
trọn đủ bốn
món không sợ hăi, có mười tám pháp bất cộng,
ngũ nhăn Pháp Thân, trước kia, trong suốt hai
mươi chín năm, đă v́ chúng ta nói Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật,
Kim
Cang Bát Nhă Ba La Mật, Thiên Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật,
Quang Tán Bát Nhă Ba La Mật. Hôm nay Như Lai phóng đại
quang minh là để làm chuyện ǵ?”)
Đây là đại chúng nghi
vấn, chính là nhân duyên phát khởi thứ ba. “Nhĩ thời”
(Lúc bấy giờ) tức là lúc [đức Thế Tôn] nhập
Định, hiện
điềm lành. Đại chúng trong cả hội thảy
đều sanh nghi, hỏi han lẫn nhau. “Thiêm nhiên” tức
là “đều cùng như thế”.
Bốn câu từ “vô sở
úy” trở đi nhằm tán thán Phật đức. Đối
với “vô sở úy”, luận Thập Trụ Tỳ Bà
Sa nói: “Do chẳng sợ ngoại nạn. Một là Nhất
Thiết Trí Vô Úy: Đối với hết thảy các pháp
đều biết trọn, thấy trọn. Hai là Lậu Tận
Vô Úy: Phật thấu hiểu rốt ráo ngũ trụ,
vĩnh viễn dứt sạch hai thứ tử (Phần
Đoạn và Biến Dịch). Ba là Tận Khổ Đạo
Vô Úy: Đối với đạo để hết khổ,
Ngài đều có thể biết, có thể nói. Bốn là
Thuyết Chướng Đạo Vô Úy: Đối với
pháp ngăn chướng đạo, đều có thể
biết, có thể nói”.
“Thập bát bất cộng
pháp”: Phật chứng lư Nhất Thừa tối thượng,
chẳng giống với Nhị Thừa. Một là thân chẳng
lầm lỗi, hai là miệng chẳng lầm lỗi, ba là
niệm chẳng lầm lỗi, bốn là chẳng có ư
tưởng khác lạ, năm là chẳng có tâm bất định,
sáu là tâm không có ǵ “biết mà chẳng xả”,
bảy là đại dục[16]
chẳng giảm, tám là tinh tấn chẳng giảm, chín là
niệm chẳng giảm, mười là huệ chẳng giảm,
mười một là giải thoát chẳng giảm, mười
hai là giải thoát tri kiến chẳng giảm, mười
ba là thân nghiệp thuận theo trí huệ mà hành xử,
mười bốn là khẩu nghiệp tuân theo trí huệ,
mười lăm là ư nghiệp thuận theo trí huệ,
mười sáu là trí huệ biết đời quá khứ vô
ngại, mười bảy là trí huệ biết đời
vị lai vô ngại, mười tám là trí huệ biết
đời hiện tại vô ngại.
“Ngũ nhăn” là nhục
nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn, và Phật nhăn. Cổ nhân
có bài kệ như sau: “Thiên nhăn thông phi ngại, nhục
nhăn ngại phi thông, pháp nhăn duy quán Tục, huệ nhăn tri liễu
Không, Phật nhăn như thiên nhật, chiếu dị thể
hoàn đồng. Viên minh pháp giới nội, vô xứ bất
hàm dung” (Thiên nhăn thông, vô ngại. Nhục nhăn ngại,
chẳng thông. Pháp nhăn chỉ quán Tục, huệ
nhăn biết rơ Không. Phật nhăn ngàn mặt trời, chiếu
dị thể đều đồng. Viên minh trong pháp giới,
không chỗ nào chẳng dung). “Thông phi ngại”: Thiên
nhăn có thể thấy chướng ngoại sắc. [Tức
là] tuy trước mặt có ngăn cách, vẫn có thể thấy,
thông đạt vô ngại. “Ngại phi thông”: Nhục
nhăn chỉ thấy chướng nội sắc, chẳng hạn
như hễ có một tờ giấy ngăn cách, mắt sẽ
bị trở ngại, chẳng nh́n xuyên qua được.
Pháp nhăn có thể quán Tục Đế và pháp hữu vi nhân
quả sự tướng. Huệ nhăn biết rơ các pháp dù
thường hay vô thường đều là Không. Phật
nhăn trí quang viên măn, b́nh đẳng chiếu hết thảy,
chiếu cảnh tướng trạng sai biệt vẫn là
cùng một Thể b́nh đẳng hệt như nhau, thấy
thấu suốt viên minh trong khắp pháp giới, không chỗ
nào chẳng dung thông. Mắt Phật trọn đủ
ngũ nhăn, Bồ Tát chỉ có bốn thứ đầu, Nhị
Thừa chỉ có ba thứ đầu, thiên đạo và quỷ
đạo có hai thứ đầu, bốn đường
người, Tu La, địa ngục, súc sanh chỉ có một
loại (nhục nhăn). Nếu có tu chứng th́ sẽ có bao
nhiêu loại mắt không nhất định!
“Pháp Thân” th́ chúng sanh và
Phật đều có, b́nh đẳng như nhau, chẳng
có cao thấp. Đấy chính là tự tánh thanh tịnh Pháp
Thân, nơi thánh chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm.
Chỉ có điều chúng sanh tuy trọn đủ,
nhưng mê muội, chẳng giác, [khiến cho] Pháp Thân bị
vùi lấp trong núi Ngũ Uẩn, như vàng c̣n nằm trong
quặng. Như Lai khi c̣n tu nhân, nương vào lư thể Bổn
Giác Pháp Thân, dấy lên trí dụng của Thỉ Giác, đoạn
Hoặc, chứng Chân, chứng đắc cội nguồn
của nhất tâm. Tu Đức hữu công, Tánh Đức
mới hiển, đó là Pháp Thân ly cấu cực diệu.
Ĺa ngũ trụ cấu, đạt tam trí cực diệu,
Pháp Thân hiển hiện, Thể trọn khắp mười
phương, có thể khởi tác dụng to lớn nơi
Báo Thân và Hóa Thân, như vàng ra khỏi quặng.
“Đại giác Thế Tôn”
tức là quả giác rốt ráo, đắc Nhất Thiết
Chủng Trí, tam giác (tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn)
viên măn, vạn đức ắt trọn, được lục
phàm, hữu
t́nh thế gian và tam thừa Chánh Giác thế gian cùng tôn kính,
ngưỡng mộ.
Từ câu “tiền dĩ vị
ngă đẳng đại chúng” (trước kia đă v́
đại chúng chúng ta) trở đi là trần thuật chuyện
xưa để nghi chuyện nay. Hai mươi chín năm
trước đó, đức Phật đă nói Bát Nhă;
xét ra, đức Phật thành đạo bảy năm mới
nói Bát Nhă. Ở đây là nói chung cả năm thời, đừng
chấp nệ năm thời riêng biệt.
“Ma Ha Bát Nhă” (Mahāprajñā) chính là Đại Phẩm Bát Nhă
được đức Phật nói tại núi Kỳ Xà Quật
thuộc thành Vương Xá. “Kim Cang Bát Nhă” (Vajracchedikā-prajñā): Kim cang là thí dụ,
có ba nghĩa là cứng chắc, trong sáng, và sắc bén. Dùng
nó để sánh ví Thật Tướng Bát Nhă kiên cố bất
hoại, quán chiếu Bát Nhă linh thông, sáng suốt, thấu suốt.
Văn Tự Bát Nhă là khí cụ sắc bén để đoạn
Hoặc, do có thể diễn nói trọn vẹn công dụng
của tu đoạn. Đức Phật nói kinh ấy ở
nước Xá Vệ. “Thiên Vương Vấn Bát Nhă” (Pravara-deva-rāja-pariprcchā) cũng nói ở
nước Xá Vệ. Về sau, đức Phật trở
về Linh Sơn, nói Quang Tán Bát Nhă (Aṣṭasāhasrikā). Hiện thời,
sau khi đức Như Lai đă thành đạo, vào ngày mồng
Tám tháng Giêng năm thứ ba mươi sáu [kể từ khi Ngài thành đạo], Như Lai phóng
đại quang minh là để thực hiện chuyện
ǵ? Đức Phật phóng quang, chẳng phải vô duyên cớ
mà phóng! Nhưng chẳng biết quang minh ấy để
làm chuyện ǵ. Đấy chính là lời lẽ nghi vấn
của đại chúng.
(Kinh) Thời, thập lục đại quốc vương
trung, Xá Vệ quốc chúa Ba Tư Nặc vương, danh
viết Nguyệt Quang, đức hành Thập Địa, Lục
Độ, tam thập thất đạo phẩm, tứ bất
hoại tịnh, hành Ma Ha Diễn hóa.
(經)時,十六大國王中,舍衛國主波斯匿王,名曰月光。德行十地,六度三十七品,四不壞淨,行摩訶衍化。
(Kinh: Khi đó, trong
mười sáu vị vua nước lớn, quốc chúa
nước Xá Vệ là vua Ba Tư Nặc, tên là Nguyệt
Quang, đức hành trọn Thập Địa, Lục
Độ, ba mươi bảy đạo phẩm, đạt
được bốn món thanh tịnh bất hoại, dùng
Đại Thừa để giáo hóa).
Mười sáu vị đại
quốc vương đều do nương theo nguyện
mà đến phụ trợ hoằng dương pháp hóa, cho
nên được dự vào hội Bát Nhă thù thắng. Trong
các vua, lấy vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) làm lănh tụ. Ba
Tư Nặc trong tiếng Phạn được
phương này dịch là Thắng Quân (勝軍). Vua sanh cùng ngày với
đức Phật, hiền minh, anh dũng, có thể phá
cường địch, đem quân đánh thắng các
nước, cho nên gọi là Thắng Quân. Vua lại có tên là
Nguyệt Quang là do người đời đặt cho, do
Phật như ánh mặt trời, vua như ánh sáng của mặt
trăng, hai vầng chói ngời thành tựu trong thế
gian!
“Xá Vệ” (Śrāvastī) là vương đô
(kinh đô của nhà vua). Nước ấy vốn có tên là
Kiều Tát La (Kauśala), do
đô thành thù thắng, nên thường được gọi
là “Xá Vệ quốc”. [Xá Vệ] dịch nghĩa là
Phong Đức (豐德), do nước ấy ngũ dục
và của cải phong phú, dân chúng lại có đức hạnh
đa văn, giải thoát.
Từ câu “đức hành
Thập Địa” trở đi, tán thán phẩm đức
của nhà vua. Do vua là bậc đại quyền thị hiện,
trong ngầm hành hạnh Thập Địa, ngoài hiện
thân đế vương. Vua nương theo nguyện, lợi
ích chúng sanh, cho nên sanh cùng một ngày với Phật. “Lục
Độ”: Bố Thí độ keo tham, Tŕ Giới độ
các ác, Nhẫn Nhục độ sân hận, Tinh Tấn
độ giải đăi, Thiền Định độ
tán loạn, Trí Huệ độ ngu si. Có sự độ
và lư độ sai khác:
- Sự độ chỉ tu
Sự hạnh (các hạnh thuộc về phương diện
Sự), chưa khế hợp Chân Như, tức là pháp tu của
Quyền Giáo Bồ Tát.
- Lư độ bèn xứng hợp
lư Chân Như, tu hạnh Lục Độ, mỗi mỗi
đều ĺa tướng, liễu đạt tam luân thể
không, tức là pháp tu của Thật Giáo Bồ Tát.
“Tam thập thất phẩm”
(Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo]) là Tứ
Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ư Túc,
Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.
Dùng mười pháp làm căn bản, tức là Tín, Giới,
Niệm, Định, Huệ, Tấn, Tư, Trừ, Hỷ,
Xả. [Trong số đó], sáu môn được tách ra, bốn
môn được gộp lại. Tách Tín làm hai là Tín Căn
và Tín Lực. Tách Giới thành ba, tức là Chánh Ngữ, Chánh
Nghiệp và Chánh Mạng. Tách Niệm thành bốn, tức là
Niệm Căn, Niệm Lực, Niệm Giác Chi, Chánh Niệm.
Tách Tấn (tinh tấn) thành tám, tức là Tứ Chánh Cần,
Tấn Căn, Tấn Lực, Tấn Giác Chi, Chánh Tinh Tấn.
Tách Định thành tám, tức Tứ Như Ư Túc, Định
Căn, Định Lực, Định Giác Chi, và Chánh Định.
Tách Huệ thành tám, tức Tứ Niệm Xứ, Huệ
Căn, Huệ Lực, Trạch Pháp Giác Chi, và Chánh Kiến.
Các pháp trên đây cộng thành ba mươi ba, thêm Tư Duy,
Trừ, Hỷ, Xả, thành ba mươi bảy. Do dùng các
pháp ấy để làm phẩm cấp nhập đạo,
cho nên c̣n gọi là Đạo Phẩm.
“Tứ bất hoại tịnh”:
Tin Tam Bảo và Giới là pháp thanh tịnh bất hoại:
- Tin Phật có Nhất Thiết
Trí, coi Ngài là bậc thầy hướng dẫn của trời
người.
- Tin Pháp như A Già
Đà (Agada, tên
một loại thuốc ở Tây Vực, dịch nghĩa
là Phổ Khử, có thể trừ khắp các bệnh), có
thể chữa trị tâm bệnh của chúng sanh.
- Tin Tăng tu hành như thật,
kham làm khuôn phép cho chúng sanh.
- Tin Giới là pháp thanh tịnh,
có thể đoạn hết thảy các
nhiễm nghiệp.
“Hành Ma Ha Diễn
hóa”: Ma Ha Diễn (Mahāyāna) trong tiếng Phạn được phương này
dịch là Đại Thừa. Nguyệt Quang vốn có hạnh
nguyện Đại Thừa, dùng đó để
giáo hóa dân chúng trong nước, khiến cho nhân dân cả nước
tin nhận Đại Thừa, cùng hành Lục Độ.
(Kinh) Thứ đệ vấn
cư sĩ Bảo, Cái, Pháp, Tịnh Danh đẳng bát bách
nhân, phục vấn Tu Bồ Đề, Xá
Lợi Phất đẳng ngũ thiên nhân. Phục vấn Di
Lặc, Sư Tử Hống đẳng thập thiên nhân, vô năng đáp giả.
(經)次第問居士寶、蓋、法、淨名等八百人。復問須菩提、舍利弗等五千人。復問彌勒、師子吼等十千人。無能答者。
(Kinh: Lần lượt hỏi
các cư sĩ như Bảo, Cái, Pháp, Tịnh Danh v.v… tám
trăm người, lại hỏi Tu Bồ Đề, Xá Lợi
Phất v.v… năm ngàn người. Lại hỏi Di Lặc,
Sư Tử Hống v.v… mười ngàn người, không
ai có thể đáp).
“Thứ đệ vấn”
là lần lượt theo thứ tự thưa hỏi.
Trước là hỏi người thế tục, kế
đến hỏi thánh chúng. “Cư sĩ” là người
thanh tâm, quả dục, tại gia giữ đạo. “Bảo,
Cái, Pháp, Tịnh Danh đẳng”: Trong sớ giải,
ngài Trí Giả nói Bảo là Bảo Tích, Cái là Nguyệt Cái,
Pháp là Pháp Tài, Tịnh Danh là Duy Ma Cật: Nêu đại
lược các vị thượng thủ trong tám trăm
người.
Kế đó, hỏi ngài Tu Bồ
Đề (dịch là Không Sanh), Ngài là bậc Giải Không
đệ nhất. Xá Lợi Phất (dịch là Thu Tử),
trí huệ đệ nhất. Nêu ra hai vị thượng
thủ trong hơn năm ngàn người.
Di Lặc dịch là Từ Thị.
Trong quá khứ, Ngài theo Đại Từ Như Lai tu tập
Từ Tâm tam-muội. Ngài vốn tên là A Dật Đa (Ajita), dịch nghĩa
là Vô Năng Thắng (không ai có thể hơn được).
Ngài hiện đang ở nội viện của Đâu Suất,
sẽ bổ làm vị Phật kế tiếp. Sư Tử
Hống (Siṃhanāda): Sánh ví Bồ Tát thuyết pháp vô úy,
cho nên có tên ấy. Cũng nêu ra hai vị thượng thủ
trong số mười ngàn người!
“Năng vô đáp giả”
(chẳng ai có thể đáp) có hai ư:
- Một, phóng quang, hiện
điềm lành, ắt có nhân duyên. Cảnh giới Như
Lai th́ địa vị thấp hơn chẳng thể biết,
cho nên chẳng thể đáp.
- Các vị Bồ Tát thuộc
địa vị sâu như Di Lặc v.v… lănh ngộ Như
Lai phóng quang, hiện điềm lành là v́ muốn nói diệu
pháp Bát Nhă. Như Lai xuất định sẽ tự nói; do
đó, chẳng đáp.
(Kinh) Thời, Ba Tư Nặc vương, tức
dĩ thần lực tác bát vạn chủng âm nhạc. Thập
bát Phạm thiên, Lục Dục chư thiên, diệc tác bát vạn
chủng âm nhạc. Thanh động tam thiên, năi chí Hằng
hà sa Phật độ, hữu duyên tư hiện. (經)時,波斯匿王,即以神力作八萬種音樂。十八梵天,六欲諸天,亦作八萬種音樂。聲動三千,乃至恆河沙佛土,有緣斯現。
(Kinh: Khi đó, vua Ba Tư
Nặc liền dùng thần lực tấu tám vạn loại
âm nhạc. Mười tám Phạm Thiên và chư thiên Lục
Dục cũng tấu tám vạn thứ âm nhạc. Tiếng
nhạc rền vang tam thiên đại thiên thế giới,
cho tới trong các cơi Phật nhiều như cát sông Hằng,
hễ có duyên liền hiện [ra tiếng nhạc]).
Dùng âm nhạc để nhóm
họp đại chúng, đó là nhân duyên phát khởi thứ
tư. Vua Ba Tư Nặc do các nỗi nghi không giải quyết
được, bèn tấu nhạc cúng Phật, mong Phật
xuất Định, v́ đại chúng giải quyết nỗi
nghi! Chư thiên trong Sắc Giới và Dục Giới
cũng tấu âm nhạc. Tiếng nhạc vang rền tam
thiên đại thiên thế giới. Từ một thế
giới, lần lượt tới Hằng sa cơi Phật, hễ
có duyên ở nơi đâu, sẽ hiện tiếng âm nhạc
tại đó, khiến cho người nghe xong sẽ vân tập,
tiến nhập đại hội này.
(Kinh) Bỉ tha
phương Phật quốc trung, Nam phương Pháp Tài Bồ
Tát, cộng ngũ bách vạn ức đại chúng, câu lai
nhập thử đại hội. Đông phương Bảo
Trụ Bồ Tát, cộng cửu bách vạn ức đại
chúng, câu lai nhập thử đại hội. Bắc
phương Hư Không Tánh Bồ Tát, cộng bách thiên vạn
ức đại chúng, câu lai nhập thử đại hội.
Tây phương Thiện Trụ Bồ Tát, cộng thập
Hằng hà sa đại chúng, câu lai nhập thử đại
hội. Lục phương diệc phục như thị,
tác nhạc diệc nhiên, diệc phục cộng tác vô
lượng âm nhạc, giác ngụ Như Lai.
(經)彼他方佛國中。南方法才菩薩,共五百萬億大眾,俱來入此大會。東方寶柱菩薩,共九百萬億大眾,俱來入此大會。北方虛空性菩薩,共百千萬億大眾,俱來入此大會。西方善住菩薩,共十恆河沙大眾,俱來入此大會。六方亦復如是。作樂亦然,亦復共作無量音樂,覺寤如來。
(Kinh: Trong các cơi Phật ở
phương khác, phương Nam có Pháp Tài Bồ Tát cùng với
năm trăm vạn ức đại chúng đều
đến dự đại hội này. Phương
Đông có Bảo Trụ Bồ Tát cùng với chín trăm vạn
ức đại chúng đều đến dự đại
hội này. Phương Bắc có Hư Không Tánh Bồ Tát
cùng với trăm ngàn vạn ức đại chúng đều
đến dự đại hội này. Phương Tây có
Thiện Trụ Bồ Tát cùng với mười Hằng hà
sa đại chúng, đều đến dự đại
hội này. Sáu phương cũng giống như thế, tấu
nhạc cũng thế, cũng lại cùng tấu vô lượng
âm nhạc đánh thức Như Lai).
Các Bồ Tát ở
phương khác nghe tiếng mà vân tập. Trước hết
là bốn phương vân tập. “Lục phương diệc
phục như thị” (Sáu phương cũng giống
như thế) tức là Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc,
Tây Bắc, phương trên và phương dưới là sáu
phương, cũng giống như bốn phương, do
nghe âm thanh mà liền nhóm đến. “Tác nhạc diệc
nhiên” (cũng tấu nhạc giống như thế): Tấu
các âm nhạc cũng giống như chư thiên trong Dục
Giới và Sắc Giới. “Cộng tác vô lượng âm
nhạc, giác ngụ Như Lai” (cùng tấu vô lượng
âm nhạc để đánh thức Như Lai): Chẳng phải
là Như Lai ở trong Định bị thanh trần
đánh động mà nói là “giác ngụ”. Nhị Thiền
Thiên c̣n chẳng bị âm thanh đả động, huống hồ
Như Lai ư? Nay nói “giác ngụ” chính là [thỉnh cầu
đức Phật] biết cơ cảm đă đầy
dẫy trước mặt, hăy nên ban bố đại giáo
vậy!
(Kinh) Phật tức tri
thời, đắc chúng sanh căn, tức tùng Định
khởi, phương tọa liên hoa sư tử ṭa thượng,
như Kim Cang sơn vương. Đại chúng hoan hỷ,
các hiện vô lượng thần thông, địa cập
hư không, đại chúng nhi trụ.
(經)佛即知時,得眾生根,即從定起,方坐蓮華師子座上,如金剛山王。大眾歡喜,各現無量神通,地及虛空,大眾而住。
(Kinh: Đức
Phật biết đă đúng thời, căn cơ của
chúng sanh vừa đúng, liền từ Định khởi,
ngồi trên hoa sen nơi ṭa sư tử, như núi chúa Kim
Cang. Đại chúng hoan hỷ, ai nấy hiện vô lượng thần thông rồi
trụ trên mặt đất hoặc hư
không).
Đây là Như Lai xuất
Định, tức nhân duyên phát khởi thứ năm. Hai
câu đầu ư nói Phật ở trong Định, suy
nghĩ, quan sát cơ duyên thí giáo, biết thời tiết
đă tới, căn cơ của chúng sanh cũng
chín muồi, hăy nên phát ra hải triều âm. Do vậy, Ngài
liền từ Định khởi rồi mới ngự
lên pháp ṭa, nhằm biểu thị từ cái gốc Vô Trụ,
dấy lên tác dụng hóa độ kẻ khác. “Liên hoa
sư tử ṭa”: Hoa sen đặt trên ṭa, Như Lai ngồi
trong hoa, như Thích Luận có nói: “Chẳng phải là
sư tử thật, cũng chẳng phải là sư tử
bằng gỗ, đá! Do Như Lai là sư tử trong loài
người. Sư tử là vua của muôn thú. Hễ sư
tử rống một tiếng, trăm thú đều nứt
năo. Như Lai là vua của các pháp, có thể chế phục
thiên ma, ngoại đạo”. Chỗ Ngài ngồi, dù ṭa
hay giường, đều gọi là Sư Tử!
“Như Kim Cang sơn
vương” (như núi chúa Kim Cang), có ư nghĩa kiên cố,
bất động. Như Lai Pháp Thân kiên cố, vô động,
vô hoại. Lại c̣n ứng hóa thân chẳng bị tám gió “lợi,
suy, hủy báng, khen ngợi, ca tụng, chê bai, khổ, lạc”
của thế gian lay động. Ví như núi chúa Kim Cang ṿi
vọi bất động. “Đại chúng hoan hỷ”:
Mừng rỡ v́ Như Lai trước hết dùng Định
để đả động [căn cơ của đại
chúng], lúc này, ắt sẽ dùng trí để dẹp trừ
[các phiền cấu], sẽ thí đại pháp, giải trừ
nỗi nghi sâu đậm cho ta, sanh khởi kiến giải
thù thắng cho ta, khiến cho chúng ta đạt được
lợi lạc. V́ thế, hoan hỷ. Ai nấy hiện thần
thông, tùy sức thần thông hơn kém mà có người ở
trên mặt đất, có người trụ trên không. Đây
chính là nhiếp tâm an trụ, chờ đợi lănh nhận
đại pháp. Phẩm Tự đă xong.
2.2. Chánh Tông Phần
Trên đây là phần
kinh văn thuộc về Tự Phần đă xong. Từ
đây trở đi, hăy nên nói về phần Chánh Tông. Chánh
Tông gồm sáu phẩm, chia làm bốn loại:
- Trước hết là ba phẩm
Quán Không, Bồ Tát Giáo Hóa và Nhị Đế, nói về nhân
duyên thủ hộ Phật quả và thủ hộ hạnh
Thập Địa, được gọi là “nội hộ”.
- Kế đó là phẩm Hộ
Quốc, nói về chuyện thủ hộ quốc độ,
được gọi là “ngoại hộ”.
- Ba là phẩm Tán Hoa, nói về
chuyện báo ân, cúng dường.
- Bốn là phẩm Thọ Tŕ,
nói về tướng mạo công đức của việc
hoằng dương kinh.
Đấy chính là Như Lai
chánh thuyết lư tông yếu, được gọi là phần
Chánh Tông. Phẩm Chúc Lụy sau đó thuộc phần
Lưu Thông.
2.2.1. Phẩm thứ hai: Quán Không (Quán Không
phẩm đệ nhị, 觀空品第二)
Quán Không: Chữ Quán (觀) đọc theo khứ
thanh (tức là Quán, không phải Quan. Quán chính là chánh trí có thể
quán. Không là diệu cảnh được quán. Dùng trí vô
tướng để quán cảnh vô tướng. Trí và cảnh
ngầm hợp, cảnh hợp với trí, cảnh và trí hợp
nhất, Năng (chủ thể thực hiện quán) và Sở
(đối tượng được quán) đều vắng
lặng, tức là quán Không!
Hơn nữa, Quán là vô đắc
chánh quán[17].
Không là Thật Tướng Chân Không, chẳng phải là cái
Không trơ trơ như phàm phu thường nhận
biết, hoặc Đoạn Không như ngoại đạo
chấp trước, hoặc Thiên Không được chứng
bởi Nhị Thừa, mà là Đại Thừa Bồ Tát dùng
chánh trí Bát Nhă để quán Không chẳng phải là Không,
trong Không có trọn đủ Diệu Hữu. V́ thế nói
là “quán Không”.
(Kinh) Nhĩ thời, Phật
cáo đại chúng tri: - Thập lục đại quốc
vương, ư dục vấn hộ quốc độ nhân
duyên.
(經)爾時,佛告大眾知:十六大國王,意欲問護國土因緣。
(Kinh: Lúc
bấy giờ, đức Phật bảo cho đại
chúng biết: - Mười sáu vị đại quốc
vương ư muốn hỏi nhân duyên thủ hộ đất
nước).
Đây là đức Phật
nói rơ với đại chúng. “Nhĩ thời” (Lúc bấy
giờ) chính là lúc cảm ứng đạo giao trong sáu thứ
thành tựu. Phật trí chiếu soi căn cơ, biết ư
muốn hỏi của các vị vua, cho nên bảo rơ với
đại chúng: Các vị nên biết, mười sáu vị
đại quốc vương, tuy quốc độ khác
nhau, nhưng ư niệm hộ quốc giống nhau, muốn
khiến cho bảy nạn chẳng dấy lên, tai nạn
yêu dị tiêu diệt, bốn phương yên b́nh, muôn dân an
lạc. V́ thế, muốn hỏi về nhân duyên hộ quốc.
Đấy chính là sanh khởi phần kinh văn dạy về
ngoại hộ trong phần sau.
(Kinh) Ngô kim tiên vị
chư Bồ Tát thuyết hộ Phật quả nhân duyên, hộ
Thập Địa hạnh nhân duyên.
(經)吾今先為諸菩薩說護佛果因緣,護十地行因緣。
(Kinh: Ta nay trước
hết v́ các vị Bồ Tát nói nhân duyên thủ hộ Phật
quả và nhân duyên thủ hộ hạnh Thập Địa).
Đây là ư hứa sẽ chỉ
dạy. Xét ư Phật hứa chỉ dạy và ư các vua muốn
hỏi, dường như chẳng phù hợp. Thật ra,
đức Phật muốn nói pháp hộ quốc căn bản. Quốc
gia hưng hay suy là do sự thiện ác của nhân dân chuyển
dời. Nhân dân thiện hay ác là do sự giáo hóa, hướng
dẫn của vua làm tiêu chuẩn. Nay muốn thủ hộ
quốc độ này, cần phải coi trọng nhân dân. Muốn
dân chúng tốt lành, đầu mối là giáo hóa. Muốn thực
hiện sự giáo hóa, trước hết phải lập nội
hạnh. Nếu nội hạnh đă thành, ngoại hộ
sẽ đầy đủ. V́ thế, trước hết
phải nói về nội hộ. “Hộ Phật quả” sanh
khởi phần kinh văn thủ hộ cái quả trong phẩm
này. Hộ Thập Hạnh sanh khởi kinh văn nói về
cái nhân thủ hộ trong phẩm Giáo Hóa kế tiếp, [cả
hai phẩm] đều thuộc về nội hộ. Quốc
độ chính là ngoại hộ vậy.
(Kinh) Đế thính,
đế thính! Thiện tư niệm chi, như pháp tu hành!
(經)諦聽諦聽!善思念之!如法修行!
(Kinh: Lắng
nghe, lắng nghe! Hăy khéo suy nghĩ, đúng như pháp mà tu hành).
Đây là răn Tư Tu, khích
lệ hăy vận dụng Tam Huệ. Nghe mà nói là Đế,
tức là hăy chân
thật lắng nghe. Không chỉ nghe lời nói, cốt yếu
là nghe nghĩa và nghe ư, tức là Văn Huệ. “Tư
niệm” (suy nghĩ) mà nói là Thiện, tức
chẳng phải tư duy bằng ư niệm, mà là Chánh Tư
Duy và Chánh Niệm,
tức Tư Huệ. Tu hành mà nói là “như pháp”
(đúng pháp) tức là đúng như pháp do Phật đă dạy,
vâng theo lời dạy mà hành tŕ, tức Tu Huệ.
(Kinh) Thời, Ba Tư Nặc vương ngôn: “Thiện!
Đại sự nhân duyên cố, tức tán bách ức chủng
sắc hoa, biến thành bách ức bảo trướng, cái
chư đại chúng”.
(經)時,波斯匿王言:「善!大事因緣故,即散百億種色華,變成百億寶帳,蓋諸大眾」。
(Kinh: Khi đó, vua Ba
Tư Nặc nói: “Lành thay! V́ đại sự nhân duyên mà con
rải trăm ức loại hoa nhiều màu, biến thành
trăm ức trướng báu che các đại chúng”).
Vua nói “thiện” chính là
lời tín thuận. Tin biết Như Lai khéo hiểu t́nh kiến
của chúng sanh, khéo có thể khơi gợi, cho nên nói là Thiện.
“Đại sự nhân duyên”: Kinh Pháp Hoa coi “khai
thị ngộ nhập tri kiến của Phật”
là đại sự nhân duyên. Chúng sanh vốn sẵn đủ
tri kiến của Phật, chỉ v́ một mực trầm
mê, bị vùi lấp trong núi Ngũ Uẩn, như vàng c̣n
trong quặng. Phật v́ chúng sanh khơi mở cái vốn sẵn
có, khiến cho nó hiển hiện, chỉ bày sự b́nh
đẳng: Chúng sanh và Phật giống nhau. Sự khai thị
ấy là nói theo phía Như Lai: Muốn cho chúng sanh ngộ Phật
tri kiến vốn sẵn trọn đủ; nhập Phật tri kiến
ḥng tiến nhập Phật đạo. Sự ngộ nhập
ấy là nói theo phía chúng sanh.
Kinh này nói rơ “nhân quả
thành Phật chính là đại sự nhân duyên”. Đại
Trí Độ Luận nói: “Đức Phật nói Bát Nhă, vô
ương số chúng sanh sẽ nối tiếp Phật chủng.
Đó là đại sự”. Kinh Đại Phẩm lại
nói: “Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: - Thế Tôn!
Bát Nhă vi đại sự cố khởi” (Tu Bồ Đề
bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Bát Nhă v́ đại
sự mà dấy lên). Long Thọ Bồ Tát chú thích rằng: “Có
thể phá các đại phiền
năo của chúng sanh, có thể ban cho vô thượng đại
y của chư Phật th́ gọi là đại sự”. Tám trăm
ức
các thứ hoa có nhiều màu dùng để cung kính cúng dường,
biểu thị hạnh nhân. “Biến thành bách ức bảo
trướng” (biến thành trăm ức trướng báu):
Biểu thị đắc quả. “Cái chư đại
chúng” (che các đại chúng): Biểu thị từ bi lợi
ích chúng sanh, che chở trọn khắp chúng sanh.
(Kinh) Nhĩ thời,
Đại vương phục khởi tác lễ, bạch
Phật ngôn: “Thế Tôn! Nhất thiết Bồ Tát, vân hà hộ
Phật quả? Vân hà hộ Thập Địa hạnh nhân
duyên?”
(經)爾時,大王復起作禮,白佛言:「世尊!一切菩薩,云何護佛果。云何護十地行因緣?」
(Kinh: Lúc bấy giờ,
đại vương lại đứng lên làm lễ, bạch
Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nhân duyên để hết
thảy các vị Bồ Tát thủ hộ Phật quả là như
thế nào? Thủ hộ hạnh Thập Địa là như
thế nào?)
Đây là Nguyệt Quang
thưa hỏi nhân duyên nội hộ. Người kết tập
kinh trước hết trần thuật nghi thức thỉnh
pháp. “Phục khởi tác lễ” (lại đứng
lên làm lễ) là thân nghiệp cung kính. “Bạch Phật
ngôn: - Thế Tôn” là khẩu nghiệp cung kính. Thân và miệng
ắt do ư nghiệp phát động, tức là tam nghiệp
cung kính. Sau đó là lời thỉnh, do nghe Như Lai nói “trước
hết v́ các Bồ Tát nói nhân duyên thủ hộ Phật quả,
thủ hộ hạnh Thập Địa”, cho nên nhắc
lại lời ấy để thưa thỉnh.
(Kinh) Phật ngôn: - Bồ Tát hóa tứ
sanh, bất quán Sắc như, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
như, chúng sanh ngă nhân, thường lạc ngă tịnh
như, tri kiến thọ giả như, Bồ Tát như, Lục
Độ, Tứ Nhiếp, nhất thiết hạnh
như, Nhị Đế như.
(經)佛言:菩薩化四生,不觀色如,受想行識如,眾生我人,常樂我淨如,知見壽者如,菩薩如,六度四攝,一切行如,二諦如。
(Kinh: Đức Phật dạy:
- Bồ Tát hóa độ tứ sanh, chẳng quán Sắc
như, Thọ, Tưởng, Hành, Thức như, chúng sanh,
ta, người, thường lạc ngă tịnh như, tri
kiến, thọ giả như, Bồ
Tát như, Lục
Độ, Tứ Nhiếp, hết thảy các hạnh
như, Nhị Đế như).
Kể từ đây có ba lượt vấn
đáp. Đoạn trên đây là Nguyệt Quang thưa hỏi
lần thứ nhất, và đức Phật giải
đáp lần thứ nhất, giảng về Pháp Không và
Sanh Không, Trung Đạo tịch diệt, và Phật quả chẳng hai. “Phật ngôn: Bồ
Tát hóa tứ sanh” (đức Phật nói: - Bồ Tát hóa
độ tứ sanh): Bồ Tát lấy lợi ích chúng sanh làm
sự nghiệp, cùng vận dụng Bi và Trí, tùy theo căn
cơ mà thực hiện sự giáo hóa, tạo lợi ích to
lớn.
“Tứ sanh” (noăn, thai, thấp, hóa) bao
quát tam giới lục đạo. Trời và địa ngục
chỉ có hóa sanh. Nhân đạo, A Tu La đạo, và súc sanh
đạo đều có bốn loại sanh. Quỷ đạo
có thai sanh và hóa sanh. Nhân đạo sanh bằng bào thai, ai nấy
đều biết. Ba mươi hai anh em Tỳ Xá Tín Di La
sanh từ trứng. Thấp Sanh Vương sanh từ chỗ
ẩm ướt. Bảo nữ của Luân Vương hóa
sanh từ hoa sen. Tu La mà hóa sanh th́ thuộc về thiên đạo,
thai sanh thuộc về nhân loại, noăn sanh th́ thuộc về
đường quỷ, thấp sanh th́ thuộc về
đường súc sanh. Đối với súc sanh, loài thú là
thai sanh, chim chóc là noăn sanh. Côn trùng và thủy tộc thuộc
hai loại thấp sanh và hóa sanh. Bồ Tát vận tâm b́nh
đẳng đều hóa độ trọn khắp.
“Bất quán Sắc như”: Bản dịch
khác [của kinh này] th́ ghi thành hai câu: “Chẳng quán sắc
tướng, chẳng quán sắc như”. Câu này cũng
bao gồm hai nghĩa, tức là chẳng quán Sắc, chẳng
quán Như[18].
Sắc đứng đầu Ngũ Ấm, cho nên nói
trước. Sắc có nghĩa là “vật chất ngăn ngại”.
Năm căn bên trong và sáu trần bên ngoài đều là Sắc.
Kinh văn ở đây nói đến Sắc của tứ
sanh. Quán (hăy nên đọc theo Khứ thanh) chính là cái trí có thể
quán, c̣n Sắc chính là cảnh được quán [bởi
cái trí ấy]. Bồ Tát hóa độ tứ sanh, chẳng quán
sắc tướng của tứ sanh “noăn, thai, thấp, hóa”. Đấy là có trí, có
thể liễu giải Sắc chính là Chân Không, chẳng chấp
vào Hữu. Và cũng chẳng quán Sắc Như của tứ
sanh (Sắc Như tức là Không). Đấy là có Bi, có thể
liễu đạt Sắc là huyễn hữu, chẳng chấp
vào Vô. Hữu lẫn Vô đều chẳng chấp, hoàn toàn
quy vào Trung Đạo. Tuy nói là “suốt ngày hóa độ
tứ sanh”, nhưng thật sự chẳng có tứ sanh
để có thể hóa độ, th́ gọi là “hóa độ
tứ sanh”.
Phàm phu thấy hư vọng, cho là sắc
tướng thật sự có. V́ thế, đối với
Sắc, dấy ḷng yêu, ghét, tạo tác các nghiệp, luân hồi
không ngơi, như con chó đến giếng, tự cắn
bóng ḿnh. Do cắn sủa mà dấy lên ác tâm, đến nỗi
rơi xuống giếng mà chết! Hàng Nhị Thừa chán
ngán Sắc là chướng ngại, chia chẻ Sắc, quy
vào Không, vướng mắc nơi hóa thành, chẳng thể
dấn ḿnh vào cơi tục ḥng lợi lạc chúng sanh. Đấy
cũng là thiên kiến. Bồ Tát quán trí hiện tiền, biết
rơ “Sắc chính là Không, Không chính là Sắc”, vô sanh, vô diệt, tánh thể tự như, chẳng nhờ vào trí suy luận mới
biết là Như. Nếu dùng trí để bỏ Sắc giữ
lấy Như th́ vẫn là quán tâm chưa tịnh. Nay đă
quán trọn vẹn, chẳng quán Như th́ chẳng bị
Không và Hữu ràng buộc, cảnh lẫn Trí đều tịch.
“Thọ, Tưởng, Hành, Thức như”:
Thọ có nghĩa là “lănh nạp”. Tưởng có công
năng chấp giữ h́nh tượng. Hành lấy sự chuyển
dời làm tướng, Thức có tác dụng phân biệt. Cứ
theo phần trên mà suy th́ cũng biết đấy là nói rơ
Ngũ Ấm là Pháp Không. Ba câu kể từ “chúng sanh nhân
ngă” trở đi, nói về Sanh Không. Chúng sanh là do tứ
đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong và bốn tâm Thọ,
Tưởng, Hành, Thức, các pháp ḥa hợp mà sanh, cho nên gọi
là Chúng Sanh. “Nhân ngă” (ta, người): Đối với
Ngũ Ấm vốn sẵn vô ngă, vô nhân, lại hư vọng
chấp thật sự có tướng “ta, người”.
Nay chẳng quán tướng chúng sanh, mà cũng chẳng quán
Như.
“Thường, lạc, ngă, tịnh”:
Chúng sanh đối với vô thường chấp là thường,
coi khổ là lạc, đối với vô ngă mà chấp là
ngă, so đo bất tịnh là tịnh. Đó là bốn thứ
điên đảo. Như Lai đă chứng [“thường, lạc, ngă, tịnh” chân thật], đó là Tứ Đức.
Bồ Tát biết rơ điên đảo vốn chẳng
điên đảo, cho nên nói là Như. Nay chẳng quán tướng
điên đảo, mà cũng chẳng quán Như, tức là
tâm lẫn cảnh cùng mất.
“Tri kiến, thọ giả”: Ư thức gọi là Tri. Nhăn Thức
thấy rơ. Sắc và tâm duy tŕ lẫn nhau, trụ thế trong một khoảng
thời gian th́ gọi là Thọ Giả. Cũng chẳng
quán Như, hoặc thấy thọ giả là
Như. Tự tánh của chúng sanh vốn không tịch, chẳng
đợi quán rồi mới là Không. Đó là nói về Sanh
Không.
“Bồ Tát như”: Chẳng phải chỉ
chúng sanh được giáo hóa là Không, ngay cả Bồ Tát
là người có thể giáo hóa cũng là “tánh vốn tự Không”. Lục Độ, Tứ
Nhiếp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự),
hết thảy các hạnh môn, cùng với Chân Đế và Tục
Đế, không ǵ chẳng phải đều là Không! Chỉ
là dùng sức phương tiện để dẫn
dắt chúng sanh.
Hỏi: Chân nghĩa của việc chẳng quán
Pháp Như và Sanh Như trên đây, há chẳng mâu thuẫn với
điều được dạy trong kinh Tịnh Danh: “Nhất
thiết chúng sanh giai như dă, nhất thiết pháp diệc
như dă, hiền thánh diệc như dă, chí ư Di Lặc diệc
như dă” (hết thảy chúng sanh đều là như, hết
thảy các pháp cũng đều là như, hiền thánh
cũng là như, cho đến Di Lặc cũng là như)?
Đáp: Kinh Tịnh Danh quán Như để
ĺa Hữu Kiến và Thường Kiến. Ở đây, “chẳng quán Như” nhằm ĺa Vô Kiến và Đoạn
Kiến. Chẳng phải là mâu thuẫn, mà là tiến cao
hơn một tầng, duyên lẫn quán đều tịch!
(Kinh) Thị cố, nhất thiết pháp tánh chân thật
không, bất lai, bất khứ, vô sanh, vô diệt, đồng
Chân Tế, đẳng pháp tánh, vô nhị, vô biệt, như
hư không.
(經)是故,一切法性,真實空。不來不去,無生無滅,同真際,等法性,無二無別,如虛空。
(Kinh: V́ thế, hết thảy pháp
tánh là chân thật không, chẳng đến, chẳng đi,
chẳng sanh, chẳng diệt, giống như Chân Tế,
b́nh đẳng với pháp tánh, không hai, không khác, như
hư không).
Hai chữ “thị cố” (v́ thế) là từ ngữ
để tiếp nối phần trước, mở ra phần
sau. Tức là do Sanh Không và Pháp Không, hết thảy các pháp tánh vốn là Chân Không. “Hết
thảy” có nghĩa là “bao quát”. Chữ Thiết (切) đọc theo Khứ Thanh[19],
chớ nên hiểu như chữ Thiết trong Thiết Vật
(vật để cắt, vật sắc bén). Hết thảy
các pháp là Sự, tánh là Lư. Sự th́ sai biệt vô lượng,
Lư th́ b́nh đẳng duy nhất. Sự nương vào Lư mà
khởi, Sự chẳng ĺa Lư. Pháp nương vào tánh mà khởi,
pháp chẳng ĺa tánh. Như dựa vào vàng mà làm ra đồ
vật, đồ vật nương vào vàng mà thành. Đồ
vật chẳng ĺa khỏi vàng. Tướng của đồ
vật sai biệt vô lượng, nhưng tánh của đồ
vật chỉ là vàng, là một! Hết thảy các pháp sai biệt,
chẳng ĺa một tánh b́nh đẳng, cũng giống
như thế.
“Chân thật Không” tức là nói hết
thảy pháp tánh là Chân Như Thật Tế, sạch làu các vọng nhiễm. Đấy chẳng
phải là cái Không trơ trơ như phàm phu trông thấy,
cũng chẳng phải là Đoạn Không do ngoại đạo
chấp trước, cũng chẳng phải Thiên Không do Nhị
Thừa đă chứng, mà là Đệ Nhất Nghĩa
Không, tức là Chân Không viên măn phổ biến. Chẳng từ
đâu tới, chẳng đi về đâu; v́ thế nói “bất
lai, bất khứ” (chẳng đến, chẳng
đi). Vốn tự vô sanh, rốt ráo vô diệt, cho nên nói
là “vô sanh, vô diệt”. “Đồng Chân Như Thật Tế”
(giống như Chân Như Thật Tế): Giống như
pháp tánh viên minh. “Vô nhị” (chẳng hai): Phàm và thánh
đều như một. “Vô biệt” (chẳng khác):
Mê và ngộ có cùng một Thể. “Dụ như hư không”
(ví như hư không): Bất biến tùy duyên, tùy duyên bất
biến, rộng lớn b́nh đẳng, không đâu chẳng
trọn vẹn, giống như kinh Lăng Nghiêm đă dạy:
“Nhất thiết chúng sanh bổn nguyên Chân Như” (Hết
thảy chúng sanh vốn là Chân Như). Đó chính là chân thể thành Phật của
Như Lai.
(Kinh) Thị cố, Ấm, Nhập, Giới
vô ngă, vô sở hữu tướng. Thị vi Bồ Tát hành hóa Thập
Địa Bát Nhă Ba La Mật.
(經)是故,陰入界無我,無所有相,是為菩薩行化十地,般若波羅密。
(Kinh: Do vậy, Ấm, Nhập,
Giới vô ngă, chẳng có tướng. Đó là Bát Nhă Ba La Mật
để Bồ Tát thực hiện và giáo hóa Thập Địa).
“Thị cố, Ấm, Nhập, Giới vô
ngă, vô sở hữu tướng” (do vậy, Ấm, Nhập, Giới
vô ngă, chẳng có tướng): Do hết thảy các pháp chẳng hai, chẳng khác. “Ấm”
là Ngũ Ấm, c̣n gọi là Ngũ Uẩn. “Uẩn” (蘊) có nghĩa là “tích tụ”, c̣n Ấm
có nghĩa là “che lấp”. Ư nói: Tích tụ năm pháp,
che lấp chân tánh. [Nói Ngũ Uẩn
là] gom Sắc pháp làm một,
tách tâm pháp thành bốn (tức Thọ, Tưởng, Hành, Thức). “Nhập” là Thập Nhị Nhập, tức lục
căn và lục trần. “Nhập” có hai nghĩa:
- Một, Căn có công năng tiến nhập trần.
- Hai, Căn là chỗ để trần (sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp) tiến nhập.
V́ thế, gọi là Nhập. [Đây chính là] tách Sắc pháp thành năm căn và
sáu trần, gộp Tâm pháp thành một pháp
duy nhất là Ư Căn.
“Giới” là Thập Bát Giới, tức
lục căn, lục trần và lục thức, ba lần
sáu hợp thành mười tám giới: Tách Sắc pháp thành sáu trần và năm căn đầu
tiên (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), tách Tâm pháp thành Ư
Căn và sáu thức. Mỗi pháp đều có giới hạn,
chẳng hỗn độn. V́ thế, gọi là Giới (界).
“Vô ngă”: Các pháp vốn chẳng có ngă.
Chúng sanh hư vọng tưởng Ngũ Ấm, Lục
Căn, Lục Thức và Sắc, Tâm là ngă. Đă có sự mê
muội chấp Ngă, cái tâm tham, sân, si, mạn sẽ nẩy
sanh, tạo tác nghiệp giết, trộm, dâm, dối. Cả
nước đều như thế, ắt ḷng người
ngày một hiểm trá. Thế đạo ngày càng sai trái,
đất nước ngày càng loạn. Lại giữa các
nước với nhau, do có Ngă Kiến tồn tại, sẽ
nhiều lượt xâm đoạt, nhiễu nhương,
tai họa chiến tranh bùng lên, thế giới chẳng
đạt được ḥa b́nh. V́ thế, đức Phật
nói Ấm, Nhập, Giới vô ngă nhằm chỉ rơ Sanh Không.
Liễu đạt Sanh Không th́ Ngă c̣n chẳng thể đắc,
hết thảy Hoặc nghiệp sẽ do đâu mà sanh? Ai nấy
đều như thế th́ chẳng thủ hộ đất
nước mà đất nước tự được
thủ hộ!
“Vô sở hữu tướng” nghĩa
là tướng của các pháp vốn là Không, vốn vô sở
hữu, giống như cảnh trong mộng. Kinh Kim Cang dạy:
“Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”
(Phàm những ǵ có tướng đều là hư vọng).
Kẻ mê hư vọng chấp trước các pháp là thật
sự có, giống như người nằm mộng. Do mộng
tưởng điên đảo, hư vọng chấp mộng
cảnh là thật. Mộng được cảnh đẹp
dạ, liền sanh yêu thích. Mộng thấy
cảnh trái ư, liền sanh tức giận. Cảnh ấy chẳng
đợi tỉnh mộng, mà đă vốn là Không. Ngay trong khi đang mộng,
vốn chẳng có tướng. Hết thảy chúng sanh
cũng như vậy, chưa từng giác ngộ, đều
ở trong giấc mộng lớn. Các pháp hiện tiền
trong thế gian, không ǵ chẳng phải là mộng cảnh!
Đây chẳng phải là thí dụ, mà là lời nói chân thật! Thế giới là một giấc mộng
lớn, hết thảy chúng sanh ưa thích, ham muốn khác
nhau, tức là “đồng sàng dị mộng”. Tôi nói lời
lẽ như thế, chỉ sợ có người chẳng
tin, cho là ban đêm th́ có mộng, chứ ban ngày lấy ǵ làm
mộng? Hăy nên biết mộng trong mỗi đêm là tiểu
mộng, giấc mộng suốt một đời là đại
mộng. Gia Cát Vũ Hầu (Gia Cát Lượng) nói: “Đại
mộng ai tỉnh trước, b́nh sanh ta tự hay”. Há
chẳng phải là nói cuộc đời là một giấc
mộng lớn ư? Hết thảy các pháp hoàn toàn là mộng
cảnh. Do vậy, chẳng có tướng. Đó là nói về
Pháp Không. Liễu đạt Pháp Không, chẳng sanh tham ái. Chẳng
tham sẽ chẳng tranh, chẳng tranh th́ đất nước
b́nh trị, thiên hạ thanh b́nh!
“Thị vi Bồ Tát hành hóa Thập Địa,
Bát Nhă Ba La Mật” (đó là Bát Nhă Ba La Mật để
Bồ Tát thực hành và hóa độ Thập Địa):
Đây là kết quy Sanh Không và Pháp Không trên đây; đó chính
là kim chỉ nam cho Bồ Tát hành hóa. Bồ
Tát hóa độ chúng sanh, chẳng quán Sắc, chẳng quán
Như, cảnh lẫn trí đều vắng
lặng, tiến nhập Thập Địa, đạt
đến bờ kia Niết Bàn. Thập Địa sai biệt,
nhưng chẳng ĺa Bát Nhă, tức là như kinh Kim Cang đă
dạy: “Nhất thiết hiền thánh, giai dĩ vô vi pháp
nhi hữu phân biệt” (Hết thảy các hiền thánh đều
do pháp vô vi mà có phân biệt).
(Kinh) Bạch Phật ngôn: - Nhược
chư pháp nhĩ giả, Bồ Tát hộ hóa chúng sanh, vi hóa
chúng sanh da?
(經)白佛言:若諸法爾者,菩薩護化眾生,為化眾生耶?
(Kinh: [Vua Ba Tư Nặc] bạch Phật
rằng: - Nếu các pháp là như thế, Bồ Tát thủ
hộ, giáo hóa chúng sanh th́ là hóa độ chúng sanh đấy
chăng?)
Đây là lần vấn đáp thứ hai.
Nguyệt Quang lănh hội ư nghĩa Sanh Không và Pháp Không trên
đây, bèn hỏi: Chúng sanh c̣n chẳng thể đạt
được th́ giáo hóa như thế nào? “Nhược chư
pháp nhĩ giả” (nếu các pháp là như thế), nhắc
lại các câu trong phần trước, Tứ Sanh đă giống
như Chân Tế, bằng với pháp tánh, rốt ráo không tịch,
vậy th́ Bồ Tát “thủ hộ, giáo hóa chúng sanh”, đó
có phải là “có hóa độ chúng sanh” hay không? Hay là chẳng
có chúng sanh để có thể hóa độ?
(Kinh) Đại vương! Pháp tánh, Sắc,
Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thường, lạc,
ngă, tịnh bất trụ Sắc, bất trụ phi Sắc,
bất trụ phi phi Sắc, năi chí Thọ, Tưởng,
Hành, Thức diệc bất trụ, phi phi trụ. Hà dĩ
cố? Phi Sắc như, phi phi Sắc như.
(經)大王!法性,色受想行識,常樂我淨。不住色,不住非色,不住非非色,乃至受想行識亦不住,非非住。何以故?非色如,非非色如。
(Kinh: Này đại vương! Pháp
tánh, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thường,
lạc, ngă, tịnh chẳng trụ Sắc, chẳng trụ
vào phi Sắc, chẳng trụ vào “chẳng phải phi Sắc”, cho đến Thọ, Tưởng,
Hành, Thức cũng chẳng trụ, chẳng phải là không
trụ. V́ cớ sao? Chẳng phải là Sắc như, chẳng
phải là không phải Sắc như).
Đây là nói rơ: Thật sự không có hóa độ!
“Pháp tánh” chính là Chân Không Thật tánh của các pháp. Chẳng
đợi quán rồi mới là Không, v́ tánh nó vốn sẵn
là Không. Ngũ Ấm của chúng sanh, Tứ Đức của
Như Lai, mỗi mỗi không ǵ chẳng phải là toàn thể
pháp tánh. Do vậy, chẳng trụ vào hai bên Hữu và Vô. “Bất
trụ Sắc” là chẳng trụ vào bên Sắc. “Bất
trụ phi Sắc”: Chẳng trụ vào bên Không. “Bất
trụ phi phi Sắc”: Sau chữ “bất trụ” tỉnh
lược hai chữ Phi Sắc (ư nói câu này phải hiểu
là “bất trụ phi Sắc, phi phi Sắc”), tức là
chẳng trụ vào phi Sắc phi Không. Trước chữ Bất
Trụ, tỉnh lược câu “diệc Sắc, diệc
phi Sắc”. Lại nữa, “bất trụ Sắc”
là gạt bỏ Sắc pháp, “bất trụ phi Sắc”
là loại trừ Không pháp, “bất trụ phi phi Sắc”
là loại trừ Không Không pháp.
Ngài Trí Giả lại sớ giải rằng:
“Phải nên nói đầy đủ là chẳng trụ sắc,
chẳng trụ phi Sắc, chẳng trụ vừa là Sắc vừa chẳng phải là Sắc, chẳng trụ phi sắc
phi phi sắc”. Ở
đây, kinh văn tỉnh lược câu thứ ba và hai chữ
“phi Sắc” trong câu thứ tư. Do Sắc chính
là Không, cho nên chẳng trụ Sắc. Do Không chính là Sắc,
cho nên chẳng trụ phi Sắc (phi Sắc tức là Không).
Do Sắc và Không chẳng phải hai mà là hai, cho nên chẳng
trụ “vừa là Sắc vừa là phi Sắc”. Do Sắc và
Không là hai mà chẳng phải là hai, cho nên chẳng trụ
“chẳng phải Sắc, chẳng phải không là Sắc”.
Bốn câu đều ĺa để hiển thị hạnh “bất trụ”.
“Năi chí Thọ, Tưởng, Hành, Thức
diệc bất trụ, phi phi trụ” (Cho đến Thọ,
Tưởng, Hành, Thức cũng chẳng trụ, chẳng
phải không trụ): Hai chữ “năi chí” là từ ngữ
tỉnh lược, tức là tỉnh lược Tứ
Đức chẳng bàn đến, cứ phỏng theo phần
nói về Sắc sẽ có thể biết. Thọ, Tưởng,
Hành, Thức cũng đều chẳng trụ, tức là ĺa Hữu. “Phi phi trụ” (chẳng phải là không trụ), tức
là ĺa Không. Đối với chữ Phi thứ hai, hiểu
là Bất th́ lư dễ hiển lộ rơ ràng: Cùng ĺa Không và Hữu,
tự nhiên quy vào Trung Đạo.
Từ chữ “hà dĩ cố” (v́ sao vậy)
trở đi, gạn hỏi ư nghĩa của “bất trụ”.
Do “phi Sắc như”, cho nên chẳng thể nói nhất
định là “trụ Sắc”. Do “phi phi Sắc
như”, cho nên chẳng thể nói nhất định là “trụ
phi Sắc”. Sắc và phi Sắc cả hai đều chẳng
thể trụ, th́ mới là chân tông vô trụ của Bát Nhă.
(Kinh) Thế Đế cố, tam giả
cố, danh kiến chúng sanh.
(經)世諦故,三假故,名見眾生。
(Kinh: Do Thế Đế, do tam giả, nên gọi là “thấy chúng sanh”).
Xét theo Tục Đế th́ có hóa độ.
Thế Đế chính là Tục Đế. Phần trên là
nói theo Chân Đế, hết thảy các pháp đều là
Không. Ở đây, nói theo Tục Đế, hết thảy
các pháp đều có. Nếu thiên lệch về Không, chẳng
tránh khỏi hoại tướng thế gian, chẳng thể
thành tựu hạnh lợi sanh. Nay thuận theo Thế Tục
Đế, kiến lập môn hóa độ. Tam Giả là
Pháp Giả, Thọ Giả, Danh Giả, như đă giải
thích trong phần trước. Do ba thứ giả nhân duyên của
Thế Đế ấy, cho nên Sanh Tướng và Pháp Tướng
rành rành, th́ gọi là “thấy chúng sanh”, có thiện ác
nhân quả, tam giới, lục đạo, y báo và chánh báo,
khổ, lạc, thăng, trầm v.v… tức là có người
hóa độ và kẻ được hóa độ.
(Kinh) Nhất thiết pháp tánh thật cố.
(經)一切法性實故。
(Kinh: Do tánh của hết thảy các
pháp là thật).
Đây là kết lại ư nghĩa Sanh Không. “Hết
thảy các pháp” là nói đến Tứ Sanh noăn, thai, thấp,
hóa. Tướng của chúng tuy có sanh diệt, nhưng tánh vốn
chân thật. Khế Kinh dạy: “Nhất thiết chúng sanh,
tức Niết Bàn tướng, bất phục cánh diệt”
(Hết thảy chúng sanh chính là tướng Niết Bàn, chẳng
c̣n diệt nữa). Kinh Kim Cang dạy: “Thật vô chúng
sanh, đắc diệt độ giả” (thật sự
chẳng có chúng sanh được diệt độ)
cũng là ư nghĩa của tánh chân thật.
(Kinh) Năi chí chư Phật, tam thừa,
thất hiền, bát thánh, diệc danh kiến. Lục thập nhị kiến diệc danh kiến.
(經)乃至諸佛,三乘、七賢八聖,亦名見。六十二見,亦名見。
(Kinh:
Cho đến chư Phật, tam thừa, thất hiền,
bát thánh cũng gọi là Kiến. Sáu mươi hai Kiến
cũng gọi là Kiến).
Đây
là nói về tà kiến và chánh kiến, đều là
Kiến. Cho đến chư Phật cực quả,
nếu hễ có ư niệm thấy có Phật, và hàng
Đại Thừa Bồ Tát, Trung Thừa Duyên Giác, Tiểu
Thừa Thanh Văn, Thất Hiền (Ngũ Đ́nh Tâm,
Biệt Tướng Niệm, Tổng Tướng Niệm,
Noăn Địa, Đảnh Địa, Nhẫn Địa,
Thế Đệ Nhất Địa), bát thánh (Tứ
Quả, Tứ Hướng), nếu chấp vào danh
tướng, phân biệt các pháp, th́ cũng gọi là
Kiến Trước (見著, chấp trước vào cái thấy, hoặc kiến
giải chấp trước), chẳng thấy thật tánh
của các pháp.
Sáu mươi hai Kiến chính là Tà
Kiến, tức “chấp Ngũ Ấm là có” th́ là
Thường Kiến. Chấp “Ngũ Ấm chẳng có”
tức là Đoạn Kiến. Lấy hai kiến chấp
Đoạn và Thường ấy làm gốc, lần
lượt so đo hư vọng, sẽ tạo thành sáu
mươi hai kiến. [Mỗi vị chú giải] sẽ
giải thích khác nhau, tra trong Pháp Số sẽ tự thấy
rơ. Đây là luận định thánh lẫn phàm đều
có kiến, đều là Kiến Trước, tức là
như kinh Lăng Nghiêm nói: “Tri kiến lập tri, tức
vô minh bổn. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết
Bàn” (Từ trên tri kiến mà lập ra một cái
biết, đó
chính là cái gốc
của vô minh. Đối với tri kiến mà chẳng có
kiến chấp, đó chính là Niết Bàn).
(Kinh) Đại vương! Nhược
dĩ danh, danh kiến nhất thiết pháp, năi chí chư Phật,
tam thừa, tứ sanh giả, phi phi kiến nhất thiết
pháp dă.
(經)大王!若以名,名見一切法,乃至諸佛,三乘四生者,非非見一切法也。
(Kinh: Này đại vương! Nếu
chỉ coi đó là tên gọi, th́ gọi là “thấy hết
thảy các pháp”, cho đến đối với chư Phật,
tam thừa, tứ sanh, đừng chẳng thấy “hết
thảy các pháp [chỉ là giả danh]”).
Ở đây nói “giả danh”
gọi là Kiến, đó là chánh kiến. Đức Phật
lại gọi “đại vương” để
bảo: Nếu chỉ thuận theo thế tục, dùng
giả danh để nói là “thấy hết thảy các
pháp”, nhưng chẳng chấp năng kiến (chủ
thể trông thấy) và sở kiến (đối
tượng được thấy) là thật có, th́
đấy mới là chánh kiến. Từ câu “năi chí chư
Phật” (cho đến chư Phật) trở đi,
[hàm ư]: Hết thảy thánh phàm nh́n vào hết thảy các
pháp, trước đó c̣n thêm vào một chữ Phi, ư nói
[nếu] chẳng [thấy các pháp chỉ là] giả danh mà
gọi là Kiến (tức là chẳng thấy chúng thật
sự là giả danh, mà cho là chúng có thật), đó chính là
“chẳng thật sự thấy tánh của hết thảy
các pháp”.
(Kinh) Bạch Phật ngôn: - Bát Nhă Ba La Mật,
hữu pháp phi phi pháp, Ma Ha Diễn vân hà chiếu?
(經)白佛言:般若波羅密,有法非非法,摩訶衍云何照?
(Kinh: [Vua Ba Tư Nặc] bạch Phật
rằng: - Bát Nhă Ba La Mật là hữu pháp, hay là phi phi pháp, Đại Thừa sẽ
chiếu như thế nào?)
Đây là lượt vấn đáp thứ
ba. Hỏi: Nếu Bát Nhă là hữu pháp th́ sẽ biện
định tác dụng Chiếu. Nếu là “phi phi pháp”
th́ tác dụng Chiếu [của Bát Nhă] là như thế nào? “Phi
phi pháp”: Chính là “chẳng phải pháp Hữu, chẳng phải
là pháp Vô”. Nếu là pháp Hữu, có thể nương theo Hữu
để Chiếu. Nếu như là pháp
Vô, có thể nương theo Vô để chiếu. Đă chẳng
phải là pháp Hữu, mà cũng chẳng phải là pháp Vô
th́ Ma Ha Diễn (Đại Thừa) sẽ chiếu như
thế nào? Ma Ha Diễn được dịch là Đại
Thừa, tức Bát Nhă. Diệu trí Bát Nhă có thể chuyên chở
hành nhân đến bờ kia, do vậy có ư nghĩa Thừa
(乘, cỗ xe, chuyên chở).
(Kinh) Đại vương! Ma Ha Diễn
kiến phi phi pháp. Pháp nhược phi phi pháp, thị danh phi phi pháp Không.
(經)大王!摩訶衍見非非法。法若非非法,是名非非法空。 (Kinh:
Này đại vương! Ma Ha Diễn thấy pháp là chẳng
phải Hữu, chẳng phải Vô. Nếu pháp là chẳng
phải Hữu, chẳng phải Vô, th́ gọi là “chẳng
phải Hữu, chẳng phải Vô Không”).
Ở đây, ư nghĩa trong lời đáp của
đức Phật là: Nếu chấp vào Hữu Kiến và
Vô Kiến th́ chẳng phải là diệu trí Bát Nhă. Chánh kiến
Đại Thừa chẳng phải là pháp Hữu, mà
cũng chẳng phải là pháp Vô. Nếu pháp chẳng phải
là pháp Hữu, sẽ chẳng rơi vào Thường Kiến.
Nếu chẳng phải là pháp Vô, sẽ chẳng rơi vào
Đoạn Kiến. Câu cuối cùng, “thị danh phi phi
pháp Không”: Đúng là diệu trí Bát Nhă, liễu đạt
thật tánh của các pháp, giống như
h́nh tượng trong gương, chẳng có, chẳng không.
Quyết chẳng chấp vào Có và Không, kẻo trở thành Đoạn Kiến và Thường
Kiến, th́ gọi là “phi phi pháp không”, chẳng đợi
quán mà tự không!
(Kinh) Sở dĩ giả hà? Pháp tánh Không
cố.
(經)所以者何?法性空故。
(Kinh: V́ cớ sao vậy? Do tánh của
pháp là Không).
Câu trước là gạn hỏi, câu sau là giải
thích. Gạn rằng: “V́ lẽ nào mà Hữu lẫn
Vô đều là Không vậy?” Giải rằng: Tự
tánh của các pháp vốn là Không! Đại Thừa Bát Nhă
cùng chiếu Hữu lẫn Vô, [cho nên] có thể biện
định tác dụng Chiếu.
(Kinh) Pháp tánh không, Sắc, Thọ, Tưởng,
Hành, Thức không, thập nhị nhập, thập bát giới
không, lục đại pháp không, Tứ Đế, thập
nhị duyên không, thị pháp tức sanh, tức trụ, tức
diệt, tức hữu, tức không.
(經)法性空,色受想行識空,十二入十八界空,六大法空,四諦,十二緣空,是法即生、即住、即滅、即有、即空。
(Kinh: Tánh của pháp là không, Sắc,
Thọ, Tưởng, Hành, Thức là không, mười hai Nhập,
mười tám Giới là không, lục đại pháp là
không, Tứ Đế, mười hai duyên là không. Pháp ấy
chính là sanh, chính là trụ, chính là diệt, chính là có, chính là không).
Trong phần trên, đại lược xét
theo Bát Nhă để nói về Không, phần dưới liệt
kê riêng từng khoa để nói đến Không, hiển lộ
Bát Nhă thủ hộ Phật quả. “Pháp tánh” trong câu
đầu tiên chính là thật tánh Chân Không của các pháp.
Đó cũng là chánh thể Thật Tướng của Đại
Thừa Bát Nhă. “Thật Tướng”: Chẳng phải
là có tướng, chẳng phải là vô tướng, tướng
Hữu và Vô đều là không th́ là Thật
Tướng. Thật Tướng lại là tánh để
các pháp nương vào, th́ gọi là “pháp tánh”. Pháp tánh và
Thật Tướng tên khác, thể đồng. Kinh Lăng
Nghiêm gọi nó là Như Lai Tạng, c̣n kinh Niết Bàn th́ gọi
là Phật Tánh. Pháp tánh ấy vốn chẳng có một vật,
cho nên nói là Không. Do pháp tánh là Không, cho nên các pháp đều là
Không.
“Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
Không”: Quả báo là Không. Sắc có Nội Sắc và Ngoại
Sắc. Nội Sắc là căn thân chánh báo. Ngoại Sắc
là y báo thế giới. Thọ, Tưởng, Hành, Thức là
tâm pháp. Ngũ Ấm là Không, tức thân, tâm, thế giới
đều là Không. Đấy là do công năng quán chiếu
Bát Nhă sâu xa th́ mới có thể được như thế.
Tâm Kinh nói: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhă Ba La
Mật Đa thời, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai
không, độ nhất thiết khổ ách”.
“Thập nhị Nhập” chính là Thọ
Dụng Không. Lục căn là chủ thể có thể thọ
dụng, lục trần là đối tượng
được thọ dụng. Mười tám Giới là
Tánh Biệt Không. Ba món “Căn, Trần, Thức”, Kiến và
Kiến Duyên đều là tướng được
tưởng, như hoa đốm trên hư không, vốn vô
sở hữu.
Ba thứ Ấm, Nhập, Giới trên đây
do Như Lai đối ứng với căn cơ mà lập
giáo. Chúng sanh mê tâm và sắc, có nặng hay nhẹ khác nhau. V́
người mê tâm nặng mà nói Ngũ Ấm, tức là gộp
Sắc, tách Tâm [thành bốn món là Thọ, Tưởng, Hành,
Thức]. V́ người mê Sắc nặng nề mà nói
mười hai Nhập, tức tách Sắc [thành mười
một pháp gồm năm căn trước (mắt, tai…) và sáu trần],
gộp tâm thành một là Ư Căn. V́ kẻ mê Sắc và Tâm đều
nặng mà nói mười tám Giới, tức là Tâm và Sắc
đều tách ra [thành mười một pháp thuộc Sắc
và bảy pháp thuộc Tâm (tức Ư Căn và sáu thức)].
Lục Đại đều gọi là Biến
Đáo Không. Kinh A Hàm dạy: [Mỗi Đại trong] Lục Đại đều
tranh chấp ḿnh lớn nhất. Địa Đại nói:
“Ta hơn hẳn v́ có thể chở hết thảy vạn
vật”. Thủy Đại nói: “Ta có thể nhuần thấm
hết thảy”. Hỏa Đại nói: “Ta có thể đốt
và chiếu hết thảy”. Phong Đại nói: “Ta có thể
khiến cho hết thảy lay động”. Thức Đại
nói: “Nếu không có ta, Sắc sẽ bại hoại”. Tuy mỗi
Đại đều tự xưng ḿnh to lớn, Thức
là chủ. Sáu đại (Địa, Thủy, Hỏa, Phong,
Không, Thức) rốt ráo vô tánh. V́ thế nói “lục đại
pháp Không”.
“Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên
Không”: Tứ Đế là Cảnh Không, mười hai
duyên là Nghĩa Không. Khổ là khổ quả trong thế gian,
Tập (ngũ trụ phiền năo) là cái nhân tạo nghiệp
chuốc khổ. Diệt là lạc quả xuất thế.
Đạo là pháp “ĺa khổ, đắc lạc”.
Mười hai nhân duyên có hai môn là Lưu Chuyển và Hoàn Diệt.
Lưu Chuyển Môn là Vô Minh duyên Hành (hai chi này là cái nhân trong
quá khứ), Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc
duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ
(năm chi này là cái quả trong hiện tại), Thọ duyên
Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu (ba chi này là cái nhân trong
hiện tại), Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lăo Tử (hai chi
này là cái quả trong vị lai). Xét theo tam thế, luận
định hai tầng nhân quả lưu chuyển sanh tử, chẳng có ngưng nghỉ, tức là hai
nghĩa Khổ Đế và Tập Đế. Hoàn Diệt
Môn từ Vô Minh diệt cho đến Già Chết diệt, tức
là nghĩa Diệt Đế và Đạo Đế. “Không”
là nói mười hai nhân duyên vốn tịch diệt, Nhị
Thừa chẳng thể biết được!
“Thị pháp tức sanh, tức trụ, tức
diệt, tức hữu, tức không”: Năm chữ Tức
ấy nhằm giải thích ư nghĩa Bát Nhă Chân Không. “Thị
pháp” (Các pháp ấy) tức là nói đến các pháp như
Sắc v.v… trong phần trên. Nói thông thường, các pháp
trước là sanh, kế đó là trụ, sau đấy là
diệt, có tướng trạng ba đời, tức quá khứ,
hiện tại, vị lai. Nay chẳng phải vậy! Do
các pháp vô thường, chuyển biến không ngừng. Kinh
Lăng Già nói: “Sơ sanh tức hữu diệt, bất vị
ngu giả thuyết” (thoạt đầu có sanh liền
có diệt, chẳng nói với kẻ ngu). Như kinh Tịnh
Danh nói: “Nhữ kim tức thời diệc sanh, diệc
lăo, diệc diệt dă” (ngay trong lúc này, ông cũng là sanh,
cũng là già, cũng là diệt). “Tức Hữu, tức Không”: Chẳng
hoại tướng để thấy Không, bởi Sắc
chính là Không. Những điều khác cứ phỏng theo
đây mà suy!
(Kinh) Sát-na sát-na, diệc như thị.
Pháp sanh, pháp trụ, pháp diệt. Hà dĩ cố? Cửu thập
sát-na vi nhất niệm, nhất niệm trung nhất sát-na, kinh cửu
bách sanh diệt. Năi chí Sắc nhất thiết pháp diệc
như thị. Dĩ Bát Nhă Ba La Mật Không cố, bất
kiến duyên, bất kiến đế, năi chí nhất thiết
pháp Không.
(經)剎那剎那,亦如是。法生、法住、法滅。何以故?九十剎那為一念,一念中一剎那,經九百生滅。乃至色一切法,亦如是。以般若波羅密空故,不見緣,不見諦,乃至一切法空。
(Kinh: Trong từng sát-na cũng giống
như thế, pháp sanh, pháp trụ, pháp diệt. V́ sao vậy?
Chín mươi sát-na là một niệm, mỗi sát-na trong một
niệm đă trải qua chín trăm lần sanh diệt. Cho
đến Sắc, hết thảy các pháp cũng đều
như thế. Do Bát Nhă Ba La Mật là Không, cho nên chẳng thấy
duyên, chẳng thấy Đế, cho đến hết thảy
các pháp là Không).
Trong phần trước, xét rộng khắp các pháp để biện định
Không. Ở đây chỉ biện định Không dựa trên
tâm pháp. Sát-na (Kṣana)[20]
là khoảng thời
gian ngắn nhất trong cách tính thời gian. Cái tâm của
chúng sanh trong mỗi sát-na, sanh diệt trong mỗi niệm. “Diệc
như thị” (cũng giống như thế): Xét ra tâm pháp
cũng giống như các pháp (giống như trong phần trên
đă nói về hết thảy các sắc pháp). “Pháp sanh,
pháp trụ, pháp diệt”: Tâm pháp cũng có ba tướng, tức sanh, tức trụ,
tức diệt. “Hà dĩ cố” (v́ sao vậy) là lời
cật vấn: “Từ trước
đến nay, sanh và diệt trái nghịch nhau, v́ sao lại
có thể chính là lẫn nhau?” Giải rằng: Chín
mươi sát-na hợp thành một niệm. Trong một niệm,
cứ mỗi sát-na là chín trăm lần sanh diệt. Chín
mươi nhân chín trăm thành ra một niệm có tất cả
tám mươi mốt ngàn lần sanh diệt. Đó gọi
là “vừa mới sanh liền có diệt!”
Chúng sanh đều chấp tâm pháp là có thật,
chẳng hiểu rơ tự tánh vốn là Không. V́ thế,
đức Phật nêu ra “một niệm vô Thể” để biện
định cái Không. Đă là chín trăm lần sanh diệt
hợp thành một sát-na, tức là “sát-na vô Thể” (chẳng có cái Thể).
Chín mươi sát-na gộp thành một niệm, tức là
niệm chẳng có Thể. Từ đây mà suy ra, cho đến
Sắc và hết thảy các pháp cũng đều như thế,
bởi các pháp cũng giống như tâm pháp, cũng tức
sanh, tức diệt, tức có, tức không!
“Dĩ Bát Nhă Ba La Mật Không cố” (Do
Bát Nhă Ba La Mật là Không): Không chỉ “chẳng có ǵ được chiếu” mà cũng “chẳng có ǵ để có thể chiếu”. Do trong trí Bát Nhă, chẳng có mảy
may thật pháp, cho nên chiếu mà chẳng có ǵ để chiếu.
Đă không có ǵ để chiếu th́ cái có thể chiếu
cũng là Không. Do đó, chẳng thấy mười hai nhân
duyên, chẳng thấy Tứ Đế. Hai pháp này tuy thuộc
về pháp vô lậu, cũng lại chẳng thể
được. “Bất kiến” (Chẳng thấy):
Do là Không, cho nên chẳng thấy. Cho đến hết thảy
các pháp là Không. Đây là tổng kết “các pháp đều
là Không”, dùng Bát Nhă như thế để thủ hộ
Phật quả.
(Kinh) Nội Không, Ngoại Không, Nội
Ngoại Không, Hữu Vi Không, Vô Vi Không, Vô Thỉ Không, Tánh
Không, Đệ Nhất Nghĩa Không, Bát Nhă Ba La Mật
Không, Nhân Không, Phật quả Không, Không Không, cố Không.
(經)內空、外空、內外空,有為空,無為空,無始空,性空,第一義空,般若波羅密空,因空,佛果空,空空故空。
(Kinh: Do Nội Không, Ngoại Không, Nội
Ngoại Không, Hữu Vi Không, Vô Vi Không, Vô Thỉ Không, Tánh
Không, Đệ Nhất Nghĩa Không, Bát Nhă Ba La Mật
Không, Nhân Không, Phật quả Không, Không Không, cho nên là Không).
Đây là nói rơ “các pháp vốn sẵn là Không”: Thế gian, xuất thế gian, hữu
lậu, vô lậu, đều vốn là không tịch. Do vốn
là Không, ngay cả cái Không “có thể Không” cũng là Không. Nếu
xét theo Đại Trí Độ Luận, th́ luận ấy
nói ra mười tám món Không. [Trong luận ấy, đă có
nêu câu] hỏi rằng: “Nếu nói rộng các
pháp đến vô lượng, th́ Không do thuận theo các pháp cũng
phải là vô lượng. Nói đại lược th́ chỉ là một cái Không, tức ‘hết thảy các pháp đều là
Không’. Nay sao chỉ nói mười tám món
Không?” Ngài Long Thọ giải đáp: “Nếu nói đại
lược th́ Sự chẳng trọn vẹn. Nếu nói rộng
th́ Sự phồn tạp, [người học sẽ] khó thể
ngộ. Như uống thuốc ít th́ bệnh chẳng lành.
Uống nhiều th́ càng tăng thêm bệnh. “Không” cũng giống như thế. Nếu nói một thứ
Không th́ chẳng thể phá các thứ tà kiến và các phiền năo. Nếu nói nhiều, sẽ trở thành tản mạn.
Nay nói mười tám món Không th́ sẽ vừa đúng”. Kinh này chỉ nói
mười hai món Không, cũng có ư nghĩa như thế
đó!
Nội Không tức là sáu
căn bên trong do các duyên ḥa hợp mà có, vốn chẳng có
Thần Ngă. Ngoại Không: Sáu trần bên ngoài cũng do tâm
sanh mà pháp sanh, cũng chẳng phải là cái mà ta có. Nội
Ngoại Không: Gộp chung Căn và Trần để quán, hễ ĺa Trần th́
Căn chẳng có tự tánh. Hễ ĺa Căn th́ Trần chẳng
có tự tướng. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Kiến dữ
kiến duyên, tịnh sở tưởng tướng,
như hư không không hoa, bổn vô sở hữu” (Kiến
và kiến duyên, cùng với tướng được
tưởng, như hoa đốm trên hư không, vốn chẳng
có sở hữu)[21].
Hữu Vi Không: Ấm, Nhập,
Giới v.v… là pháp hữu vi, do nhân duyên ḥa hợp, hư vọng
gọi là “có Sanh”. Nhân duyên chia ĺa th́ hư vọng gọi
là Diệt, vốn thuộc về danh tướng huyễn
vọng. Do vậy là Không. Vô Vi Không: Vô Vi tức là không có ǵ thực hiện, tức là pháp Vô Lậu
Niết Bàn. Cổ đức nói: “Niết Bàn và sanh tử
giống như hoa đốm trên hư không”. Đấy
cũng là Không. Vô Thỉ Không: Ngoại đạo coi Minh Sơ (冥初)[22]
là khởi đầu. Do phá kiến chấp ấy, nên gọi
là Vô Thỉ Không.
Tánh Không: Tự tánh của các pháp vốn là
Không. Kẻ mê vọng chấp là thật sự có. V́ phá kiến
chấp ấy, cho nên nói Tánh Không. Đệ Nhất
Nghĩa Không: V́ đối với Thế Đế bất
liễu nghĩa mà nói Đệ Nhất Nghĩa tối thắng.
Thế Đế vốn là Không, cái Không ấy cũng chẳng
lập. Nếu lập, sẽ thuộc về pháp ái. Bát Nhă
Ba La Mật Không: Cái trí “có thể chứng” chính là Không. Hễ
chấp vào cái trí “có thể chứng”, tức là thuộc về
trí ái. Nhân Không: Từ kim cang[23]
trở xuống, nhân hạnh đă tu đều là không tịch.
V́ thế gọi là Nhân Không. Quả Không: Viên măn Bồ Đề,
trở về chỗ “không có ǵ để đạt
được”. Cho nên gọi là Quả Không. “Không Không cố
Không”: Trước là dùng Không để rỗng không các
pháp, cái Không ấy chính là năng Không (cái có thể chứng
nhập các pháp là Không), các pháp là sở Không (đối
tượng bị cái trí có thể quán không ấy quán chiếu
bản thể của chúng là Không). Nếu trụ vào cái
Không ấy, tức là bệnh chấp Không chưa trừ,
cũng gọi là “đảnh đọa tế chướng”[24].
Như thế th́ bản thể của cái Không “có thể
Không [các pháp]” cũng là Không. Như dùng thuốc để
chữa bệnh, hễ bệnh lành th́ thôi dùng thuốc. Nếu
chấp chặt thuốc chẳng bỏ, uống thuốc
vào sẽ thành bệnh. Nếu có thể hiểu “các pháp vốn
là Không” th́ gọi là thật sự thủ hộ Phật quả.
(Kinh) Đản pháp tập cố hữu,
Thọ tập cố hữu, Danh tập cố hữu, Nhân
tập cố hữu, Quả tập cố hữu, Thập
Hạnh cố hữu, Phật quả cố hữu, năi chí
lục đạo nhất thiết hữu.
(經)但法集故有,受集故有,名集故有,因集故有,果集故有,十行故有,佛果故有,乃至六道一切有。
(Kinh: Chỉ
v́ các pháp (sắc và tâm) tụ tập mà có, do Thọ tụ
tập mà có, do danh tụ tập mà có, do nhân tụ tập
mà có, do quả tụ tập mà có, do Thập Hạnh mà có,
do Phật quả mà có, cho đến hết thảy trong lục
đạo bèn có).
Phần trước là dùng trí như lư của
Bát Nhă để chiếu Chân ḥng biện định Không,
c̣n ở đây là dùng trí phương tiện của Bát Nhă
để chiếu Tục ḥng biện định Hữu. “Đản
pháp tập cố hữu” (chỉ v́ các pháp tụ tập mà có): Dùng ngay Không để
quán Hữu, chẳng giống như phàm phu hư vọng chấp
“các pháp là thật sự có”. “Pháp” tức là các pháp Sắc và Tâm, do nhân duyên ḥa hợp bèn có. Thọ tức là lănh nạp,
từ Căn và Trần ḥa hợp, nhóm lại mà có. “Danh”
tức là giả danh, do câu và chữ ḥa hợp, tụ họp
mà có.
“Nhân tập cố hữu” (do các nhân tụ
tập mà có): Do Hoặc nghiệp từ các duyên nhóm họp
mà dấy lên, đó là cái nhân của sanh tử, tức Tập
Đế. “Quả tập cố hữu” (do quả
nhóm họp bèn có): Do sắc tâm từ kết nghiệp nhóm họp mà dấy lên; đó chính là cái quả sanh tử, tức là Khổ Đế.
“Thập Hạnh cố hữu” (do Thập Hạnh mà
có): Từ Thập Tín tới Thập Địa, từ
duyên nhóm họp mà dấy lên, th́ gọi chung là “do Thập
Hạnh mà có”, tức là Đạo Đế. “Phật
quả cố hữu” (do Phật quả mà có): Niết
Bàn từ nhân hạnh nhóm họp mà dấy lên. V́ thế gọi
là “Phật quả cố hữu”, tức Diệt Đế.
“Năi chí lục đạo nhất thiết hữu” (Cho
đến lục đạo, hết thảy đều
có): Xét theo hai mươi lăm Hữu trong tam giới, mỗi
mỗi nhân quả đều chẳng mất, cho nên hết
thảy đều có.
(Kinh) Thiện nam tử! Nhược Bồ
Tát kiến pháp, chúng sanh, ngă nhân tri kiến giả, tư
nhân hành thế gian, bất dị ư thế gian.
(經)善男子!若菩薩見法、眾生、我人知見者,斯人行世間,不異於世間。
(Kinh: Này thiện nam tử! Nếu Bồ
Tát thấy có pháp, chúng sanh, tri kiến “ta, người”, vị
ấy đi trong thế gian mà chẳng khác thế gian).
Đoạn văn này nêu ra những mất
mát [do chấp trước], sẽ được nói rơ
trong kinh văn thuộc phần sau. Nếu Bồ Tát thấy
pháp là có thật, và thấy chúng sanh, tức là Sanh lẫn
Pháp đều chẳng Không, tri kiến “ta, người”
chưa dứt. Chữ “tư nhân” (người ấy)
chỉ Bồ Tát. “Hành ư thế gian” (đi trong thế
gian) hoàn toàn giống như t́nh kiến của phàm phu, chẳng
khác thế gian. Như kinh Kim Cang nói: “Nhược tác thị
ngôn: Ngă đương diệt độ vô lượng
chúng sanh, tức bất danh Bồ Tát” (Nếu nói như
thế này: “Ta sẽ diệt độ vô lượng chúng
sanh” th́ chẳng gọi là Bồ Tát).
(Kinh) Ư chư pháp nhi bất động,
bất đáo, bất diệt, vô tướng, vô vô tướng,
nhất thiết pháp diệc như dă. Chư Phật, Pháp,
Tăng diệc như dă, thị tức Sơ Địa nhất
niệm tâm, cụ túc bát vạn tứ thiên Bát Nhă Ba La Mật,
tức tải danh Ma Ha Diễn, tức Diệt vi Kim Cang, diệc
danh Định, diệc danh Nhất Thiết Hạnh.
Như Quang Tán Bát Nhă Ba La Mật trung thuyết.
(經)於諸法而不動、不到、不滅、無相、無無相,一切法亦如也。諸佛法僧亦如也,是即初地一念心,具足八萬四千般若波羅密。即載名摩訶衍,即滅為金剛,亦名定,亦名一切行。如『光讚般若波羅密』中說。
(Kinh: Đối với các pháp
mà bất động, chẳng đến, chẳng diệt,
vô tướng, chẳng phải là không có tướng, hết
thảy các pháp cũng là Như. Chư Phật, Pháp, Tăng
cũng là Như. Đấy chính là một niệm tâm của
Sơ Địa, trọn đủ tám vạn bốn ngàn
Bát Nhă Ba La Mật. Xét theo công năng chuyên chở của Bát
Nhă, bèn gọi là Ma Ha Diễn, luận theo Diệt th́ là Kim
Cang, cũng gọi là Định, cũng gọi là hết
thảy các hạnh, như đă nói trong Quang Tán Bát Nhă Ba La
Mật).
Đây là phần kinh văn
giảng rơ: Dùng trí Bát Nhă để chiếu, liễu đạt
các pháp vốn là Không, cho nên chẳng bị lay động. “Bất
đáo” (chẳng đến): Trí Độ Luận nói: “Pháp
b́nh đẳng hết thảy các thánh nhân đều chẳng
thể đạt đến”. Ngài Thiện Cát (Tu Bồ
Đề) bạch Phật: “Các vị thánh nhân khác chẳng
thể đến, v́ sao Phật chẳng đến?” Phật
dạy: “Ngay cả Phật cũng chẳng thể đến. V́ sao vậy? Phật tức là b́nh
đẳng, b́nh đẳng chính là Phật. Phật và b́nh
đẳng chẳng hai; do vậy gọi là chẳng đến”.
“Bất diệt”: Pháp vốn chẳng sanh, cho nên chẳng
diệt. Ví như hoa đốm trên hư không, vốn chẳng
có chỗ sanh, c̣n có chỗ nào diệt? Đều là do mắt
có bệnh mà hư vọng thấy có sanh diệt.
“Vô tướng, vô vô tướng”:
Liễu đạt Sắc tức là Không, cho nên vô tướng.
Không chính là Sắc, cho nên “vô vô tướng”. Ắt cần
phải dựa theo cả Sắc lẫn Không để hiểu,
chớ nên chỉ dựa theo một phía sắc tướng
để hiểu. Vô vô tướng chính là tiến cao
hơn một cấp, ngay cả vô tướng cũng chẳng
có!
“Nhất thiết pháp diệc
như” (hết thảy các pháp cũng là Như): Tổng
quát hết thảy các pháp, Thể chính là pháp giới. Pháp giới
nhất tướng, Như Như bất động. V́ thế
cũng là Như. Chư Phật, Pháp, Tăng, tên gọi Tam
Bảo tuy khác, nhưng Thể của Tam Bảo chẳng
khác, cũng lấy pháp giới làm Thể. V́ thế nói “cũng
là Như”. “Thị tức Sơ Địa nhất niệm
tâm, cụ túc bát vạn tứ thiên Bát Nhă Ba La Mật” (Đấy chính là một niệm tâm
của Sơ Địa, trọn đủ tám vạn bốn
ngàn Bát Nhă Ba La Mật): Sơ Địa Bồ Tát một niệm
tương ứng, đích thân chứng chân tâm Thật
Tướng. Tâm ấy trọn đủ tám vạn bốn
ngàn pháp môn. Dựa theo kinh Hiền Kiếp để biện
định ba trăm năm mươi
Độ (Ba La Mật), bắt đầu từ Tu Hành
Độ cho tới rốt cục là Phân Xá Lợi Độ,
chính là ba trăm năm mươi môn công đức, mỗi
mỗi môn đều tu Lục Độ, hợp thành hai
ngàn một trăm Độ (350 x 6 = 2.100). Lại ghép với
Thập Thiện, thành hai vạn một
ngàn môn (2.100 x 10 = 21.000). Lại do bốn thiện căn, mỗi
thiện căn đều có đủ hai vạn một ngàn
Độ, hợp thành tám vạn bốn ngàn các Ba La Mật
(4 x 21.000 = 84.000), tức là đối trị tám vạn bốn
ngàn các môn trần lao.
“Tức tải danh Ma Ha Diễn”
(Xét theo công năng chuyên chở bèn gọi là Ma Ha Diễn): “Tức”
ở đây phải hiểu là “tựu” (xét theo). Luận
theo công năng chuyên chở của Bát Nhă th́ Bát Nhă đáng gọi
là Đại Thừa. “Thừa” (Cỗ xe) có công
năng vận tải, kham chở hành nhân đến địa
vị Như Lai. “Tức Diệt danh Kim Cang” (luận
theo Diệt th́ gọi là Kim Cang): Luận theo lực dụng
phá Hoặc của Bát Nhă th́ đáng nên gọi là Kim Cang. Kim
Cang có thể phá hoại hết thảy, nhưng hết thảy
chẳng thể phá hoại Kim Cang. Có thể ĺa tán loạn,
Tịch mà thường Chiếu, cho nên cũng gọi là
Định. Có thể tự lợi và lợi ích người
khác, hướng dẫn họ tu các hạnh, th́ cũng gọi
là Nhất Thiết Hạnh (hết thảy các hạnh). Câu
cuối là dẫn chứng, [nói chi tiết th́] như trong
Quang Tán Bát Nhă[25]
đă nói.
(Kinh) Đại
vương! Thị kinh danh vị cú, bách Phật, thiên Phật,
bách thiên vạn Phật, thuyết danh vị cú. Ư Hằng
hà sa tam thiên đại
thiên quốc độ trung, thành vô lượng thất bảo,
thí tam thiên đại thiên quốc độ trung chúng sanh,
giai đắc Thất Hiền, Tứ Quả, bất
như ư thử kinh trung, khởi nhất niệm tín, hà huống
giải nhất cú giả!
(經)大王!是經名味句,百佛、千佛、百千萬佛,說名味句。於恆河沙三千大千國土中,成無量七寶,施三千大千國土中眾生;皆得七賢、四果。不如於此經中起一念信。何況解一句者。
(Kinh: Này đại
vương! Đối với từ ngữ, ư nghĩa và
câu chữ trong kinh này, trăm Phật, ngàn Phật, trăm
ngàn vạn Phật sẽ đều nói các danh từ, câu chữ,
ư nghĩa ấy. [Giả sử] trong các tam thiên đại thiên
quốc độ nhiều như cát sông Hằng, đều
thành vô lượng bảy báu, đem thí cho chúng sanh trong tam
thiên đại thiên quốc độ, [khiến cho ai nấy]
đều được bảy báu, và đều đắc
Thất Hiền, Tứ Quả [th́ phước báo ấy]
chẳng bằng [công đức của người] dấy
một niệm tin tưởng kinh này, huống hồ [công đức của] người có thể
hiểu một câu).
Phần trước nói về
hai thứ Thật Tướng Bát Nhă và Quán Chiếu Bát Nhă,
phần này nói về Văn Tự Bát Nhă. Văn Tự
là cái có thể diễn
nói (能詮, năng
thuyên), c̣n Thật Tướng và Quán Chiếu là cái được
diễn
nói (所詮, sở thuyên).
V́ thế, [đức Phật] lại gọi “đại
vương” để bảo ban. “Thị kinh danh vị
cú” (danh từ, ư nghĩa, câu trong kinh này): Một chữ
th́ gọi là Tự, hai chữ th́ gọi là Danh, chẳng hạn
như Bồ Đề, Như Lai [là danh]. Nhiều chữ
hợp thành Cú (câu), hoặc bốn chữ là một Cú, hoặc
năm sáu chữ hợp thành Cú không chừng. Danh và Vị
được diễn nói trong một Cú. Vị chính là
nghĩa vị (ư nghĩa). Chữ Cú đứng trước
chữ Vị th́ từ đúng thứ tự. Đối với
tất cả “danh, cú, vị”
trong kinh này, hết thảy chư Phật đều nói các
“danh,
cú, vị” ấy, dùng điều này để chứng tỏ “Phật Phật
đạo đồng, nói các pháp chẳng hai”.
Từ “ư Hằng hà sa”
trở đi, nêu thí dụ để người nghe sẽ
suy ra điều thù thắng hơn. Trước hết là
nói bố thí của báu trong các thế giới nhiều
như cát sông Hằng, khiến cho họ đại chúng vui sướng. Kế
đó, lại dùng pháp để bố thí, khiến cho họ
đắc quả. Tuy có đủ Pháp Thí và Tài Thí, chẳng
bằng dấy lên một niệm tin tưởng kinh này!
Tín mà nói là “nhất niệm” th́ chính là thanh tịnh tín.
Do chẳng chấp tướng, tin biết các pháp, tánh vốn
là chân không, tức là nhất niệm tương ứng. Nhất
niệm niệm Phật th́ niệm niệm đều tương ứng.
Niệm nào cũng là niệm Phật,
đó là siêu thắng. Nhất niệm tín tâm c̣n là như thế,
“hà huống giải nhất cú” (huống hồ hiểu
một câu): Chữ “hà huống” là từ ngữ nói
ngược lại để chỉ rơ. Đă có thể hiểu,
ắt sẽ tự có thể nói, có
thể khiến cho chính ḿnh và người khác chẳng
đoạn Phật chủng, [vậy th́] Tài Thí và Pháp Thí hữu
tướng há sánh bằng được ư?
(Kinh)
Cú, phi cú, phi phi cú. Cố Bát Nhă phi cú, cú phi Bát Nhă. Bát Nhă diệc
phi Bồ Tát.
(經)句非句,非非句。故般若非句,句非般若。般若亦非菩薩。
(Kinh: Câu, chẳng
phải câu, chẳng phải là không phải câu. Do vậy,
Bát Nhă chẳng phải là câu, câu chẳng phải là Bát Nhă,
Bát Nhă cũng chẳng phải là Bồ Tát).
“Cú” là văn tự.
“Phi cú”: Ĺa tướng văn tự. “Phi phi cú”:
Chữ Phi thứ nhất, cũng phải hiểu là “ĺa”; [“phi phi cú”] là hoàn
toàn ĺa khỏi phi cú. Hai câu ấy nhằm chỉ rơ tánh của
văn tự là Không. Do vậy, trí Bát Nhă chẳng phải là
văn tự hay ngôn cú. Văn tự, ngôn cú chẳng phải
là trí Bát Nhă. Hai câu này chỉ rơ văn và nghĩa đều
là Không! “Bát Nhă diệc phi Bồ Tát” (Bát Nhă cũng chẳng
phải là Bồ Tát): Bát Nhă là pháp, Bồ Tát là người.
Trong Bát Nhă mà cầu Bồ Tát th́ chẳng thể được.
Câu này nhằm nói rơ Nhân và Pháp đều là Không.
(Kinh) Hà dĩ cố? Thập
Địa tam thập sanh Không cố. Thỉ sanh, trụ
sanh, chung sanh bất khả đắc. Địa địa
trung tam sanh Không cố, diệc phi Tát Bà Nhă, phi Ma Ha Diễn,
Không cố.
(經)何以故?十地三十生空故。始生、住生、終生、不可得,地地中三生空故。亦非薩婆若,非摩訶衍,空故。
(Kinh: V́ sao vậy? Ba
mươi sanh trong Thập Địa là Không. Thỉ sanh,
trụ sanh, chung sanh đều chẳng thể được,
v́ ba thứ sanh ấy trong mỗi địa đều là
Không, cũng không phải
là Tát Bà Nhă, chẳng phải là Đại Thừa, v́ là
Không).
“Hà dĩ cố?” (V́ sao
vậy?) là lời gạn hỏi nhằm giải thích ư
nghĩa “nhân và pháp đều là không” trong phần trên.
“Thập Địa”: Bát Nhă chia thành mười địa[26],
mỗi địa vị đều có thỉ sanh, trụ
sanh và chung sanh, gộp thành ba mươi thứ sanh. Thỉ
sanh là lúc từ địa vị của chính ḿnh [đang trụ]
mới hướng tới địa vị cao hơn. Chặng
giữa là lúc tăng tấn trong vô ngại đạo th́ là
Trụ. Trong giải thoát đạo, lúc chứng địa
vị trên đó (cao hơn địa vị trước
đó một bậc) th́ gọi là Chung Sanh. Tam sanh (thỉ
sanh, trụ sanh, chung sanh) đều chẳng thể
được, cho nên là Không. Mấy câu này nhằm giải
thích ba mươi sanh của Thập Địa đều
là Không, và cũng nói rơ: Do Bát Nhă chẳng phải là Bồ
Tát, chẳng chấp trước nhân hạnh của Bồ
Tát.
“Phi Tát Bà Nhă” (chẳng
phải là Tát Bà Nhă): Tát Bà Nhă chính là tên khác của Phật Quả,
dịch nghĩa là Nhất Thiết Chủng Trí. “Phi” nghĩa là chẳng
chấp vào quả chứng của Như Lai. “Phi Ma Ha Diễn”:
Ma Ha Diễn (Mahāyāna) nghĩa
là Đại Thừa. Nhân nhân (người c̣n đang tu nhân)
và quả nhân (người đă chứng quả) trong “cái có
thể thừa” đều là Không; pháp được thừa
(pháp để nương theo đó mà tu tập) cũng là
Không. Từ “Bát Nhă phi Bồ Tát” đến đây, Phật,
Pháp, Tăng Tam Bảo đều chẳng phải
là [Bát Nhă], tức là Tam Bảo trong phần trước
cũng có ư nghĩa như thế.
(Kinh) Đại
vương! Nhược Bồ Tát kiến cảnh, kiến
trí, kiến thuyết, kiến thọ giả, phi thánh kiến
dă. Đảo tưởng kiến pháp, phàm phu nhân dă.
(經)大王!若菩薩見境、見智、見說、見受者,非聖見也。倒想見法,凡夫人也。
(Kinh: Này đại
vương! Nếu Bồ Tát thấy cảnh, thấy trí,
thấy nói, thấy có người lănh chịu th́ chẳng
phải là thánh kiến, mà là cách thấy do tâm tưởng
điên đảo, kẻ đó chính là hạng phàm phu).
Đoạn kinh văn này nêu
rơ sự sai lầm của tà quán, kinh văn trong phần sau
sẽ nói về sự đúng đắn của chánh quán. Kinh văn trong phần
trước đă chỉ rơ “cảnh, trí, nhân,
pháp đều là Không”. Nếu Bồ Tát
cũng thấy cảnh,
tức là trần tướng chưa mất. “Kiến
trí” tức là Thức Tưởng vẫn c̣n. “Kiến thuyết,
kiến thọ” tức là [kiến chấp] “ta, người”
chưa mất; đấy đều chẳng phải là
chánh kiến. “Thánh” là “chánh”. Đó là vọng
tưởng điên đảo v́ thấy pháp là có thật, [người thấy như vậy] tức là kẻ
phàm phu mê lư, chấp tướng.
(Kinh) Kiến tam giới
giả, chúng sanh quả báo chi danh dă. Lục thức khởi
vô lượng dục vô cùng, danh vi Dục Giới tàng không.
Hoặc Sắc sở khởi nghiệp quả, danh vi Sắc
Giới tàng Không. Hoặc tâm sở khởi nghiệp quả,
danh Vô Sắc Giới tàng không, tam giới không.
(經)見三界者,眾生果報之名也。六識起無量欲無窮,名為欲界藏空。惑色所起業果,名為色界藏空。惑心所起業果,名無色界藏空。三界空。
(Kinh: “Thấy tam giới” là thấy quả
báo của chúng sanh chỉ là tên gọi, [chẳng phải thật sự
có].
Sáu thức dấy lên vô lượng dục chẳng có cùng
tận th́ gọi là Dục Giới chứa đựng
Không. Nghiệp quả do mê hoặc đối với Sắc mà dấy lên th́ gọi
là Sắc Giới chứa đựng Không. Nghiệp quả
do cái mê hoặc đối
với tâm dấy lên th́ gọi là Vô Sắc Giới
chứa đựng Không, tam giới đều là Không).
Từ đây trở đi,
chỉ rơ chánh quán. Trước hết, xét theo nhân quả
nhiễm hay tịnh để nói về tướng Không. Kế
đó, xét theo “chẳng nghe, chẳng
nói” để biện định tướng Không. Lại
c̣n trước th́ biện định sanh tử là Không, sau
th́ biện định Phật quả là Không. “Kiến
tam giới”: Biết rơ quả báo mà chúng sanh đang phải
hứng chịu chỉ có tên gọi mà thôi, chẳng thật
sự có tam giới.
“Lục thức khởi vô
lượng dục vô cùng” (Sáu thức dấy lên vô
lượng dục chẳng có cùng tận): Nương vào
lục thức mà phân biệt sáu trần, dấy lên các loại
tâm tham đắm ngũ dục, phiền năo thuộc Dục
Ái Trụ Địa xoay vần vô cùng. “Thị danh Dục
Giới tàng Không” (do vậy gọi là phiền năo trong Dục
Giới đều là Không): Phiền năo nương vào dục
mà sanh, cho nên gọi là Tàng. Do [các phiền năo ấy] vô tự
tánh, nên gọi là
Không.
“Hoặc Sắc sở khởi
nghiệp quả” (nghiệp quả do mê hoặc đối
với Sắc): Hoặc (惑) là mê hoặc. Sắc
Giới tuy đă ĺa dục, vẫn c̣n mê Sắc, cho nên có trọn
đủ Ngũ Ấm, nhưng Sắc Ấm mạnh mẽ
nhất. V́ thế gọi là Sắc Giới. Nghiệp tức
là bất động hạnh (hữu lậu Thiền Định),
“quả” chính là quả báo cảm vời, vẫn thuộc
về Phần Đoạn. “Danh vi Sắc Giới tàng
Không” (gọi là Sắc Giới chứa đựng Không): Tức là phiền
năo thuộc Sắc Ái Trụ Địa, do Sắc mà sanh,
cho nên gọi là Tàng. Do chúng cũng chẳng có tự tánh, nên
gọi là Không.
“Hoặc tâm sở khởi
nghiệp quả” (nghiệp quả do cái tâm mê hoặc dấy lên): Vô Sắc Giới
tuy diệt Sắc quy về Không, nhưng trong Ngũ Ấm
hăy c̣n có bốn Ấm, cho nên nói là “Hoặc tâm”. Nếu
luận về nghiệp th́ [các nghiệp] cũng chẳng “động
hành” (Tứ Không Định). Nếu luận về quả
báo, vẫn thuộc về Phần Đoạn. Nói theo y báo,
Dục Giới và Sắc Giới đều có cung điện,
trụ xứ; Vô Sắc Giới chỉ có cái tâm tịch mịch,
chẳng có cung điện. “Danh vi Vô Sắc Giới tạng
Không” (gọi là Sắc Giới chứa đựng Không): Phiền năo thuộc
Hữu
Ái
Trụ Địa
từ tâm mà sanh, cho nên gọi là Tàng. Do chúng cũng chẳng
có tự tánh, cho nên gọi là Không. “Tam giới Không”: Tổng kết
Phần Đoạn sanh tử trong tam giới, Hoặc, nghiệp,
quả báo đều là Không.
(Kinh) Tam giới căn bản
vô minh tạng diệc không. Tam địa cửu sanh diệt.
Tiền tam giới trung, dư vô minh tập, quả báo
không. Kim Cang Bồ Tát tạng, đắc Lư Tận tam-muội cố, Hoặc quả sanh diệt
không. Hữu quả không, nhân không cố không.
(經)三界根本無明藏亦空。三地九生滅。前三界中,餘無明習,果報空。金剛菩薩藏,得理盡三昧故,惑果生滅空。有果空,因空故空。
(Kinh: Tam giới
căn bản vô minh tạng cũng là Không. Chín thứ sanh
trong tam địa đều diệt. Trong ba giới trước,
quả báo do vô minh c̣n sót lại nhóm họp cũng là Không.
Do kim cang Bồ Tát tạng
đắc Lư Tận tam-muội, cho nên cái quả sanh diệt
bởi Hoặc là Không. Hữu quả (quả báo của biến
dịch sanh tử) là Không v́ cái nhân [của cái quả
ấy] là Không, cho nên [cái quả cũng] là Không).
Trong câu đầu tiên, vô minh
được gọi là “căn bản”. Do vô minh có thể
sanh ra hết thảy các nhiễm pháp, cho nên gọi là
Căn Bản. Tức là cái tâm bất giác căn bản,
cũng gọi là Si. Do đối ứng với cái ngọn
mà nói là căn bản. “Tạng”: Do vô minh bất giác, cho nên tâm động. Do vậy, ba tế
tướng bỗng dấy lên, sáu thô tướng đua
nhau khởi tác dụng, nhiễm pháp nương vào đó mà
sanh khởi; cho nên nói là Tạng. Vô minh chẳng có tánh, cho
nên nói là Không. Đó là nói “cái nhân của Biến
Dịch Sanh Tử là Không”.
“Tam địa cửu sanh
diệt” (Chín thứ sanh trong ba địa đều diệt):
Ngài Trí Giả nói: “Có người nói Tam Địa th́ một
là Kiến Địa, tức là từ Thập Hồi Hướng đến
Phát Quang Địa; hai là Tu Địa,
kể từ Diễm Huệ
Địa cho tới Viễn Hành Địa; ba là Cứu
Cánh Địa, kể từ Bất Động Địa
cho đến Pháp Vân Địa”. Trong ba địa,
mỗi địa đều có thỉ sanh, trụ sanh và
chung sanh, cho nên nói là “cửu địa”. “Diệt” tức
là Không.
“Tiền tam giới trung,
dư vô minh tập, quả báo không” (Trong ba giới trước
đó, quả báo do vô minh c̣n sót lại nhóm họp, cũng
là Không): Trong phần trước đă nói đoạn
ngũ trụ chánh sử trong tam giới; ở đây nói về
quả báo của tập khí vô minh c̣n sót lại cũng là
Không. Đây chính là nói “cái quả của Biến Dịch
sanh tử cũng là Không”.
“Kim Cang Bồ Tát tạng,
đắc Lư Tận tam-muội
cố” (Do Kim Cang Bồ Tát tạng đạt được
Lư Tận tam-muội): Đây là nói đến duyên do của
Không. Thập Địa Bồ Tát dùng sức của Kim Cang
quán trí, trọn đủ mười loại quán sâu, th́ gọi
là Kim Cang Bồ Tát tạng, chiếu cùng tột pháp giới,
thấu đạt lư, tận tánh, thấu tột nguồn
cội của vô minh, đó
gọi là Lư Tận tam-muội.
“Hoặc quả sanh diệt
Không”: Hoặc chính là vô minh, tức là cái nhân của Biến
Dịch sanh tử. “Quả” tức là quả báo, tức
cái quả của Biến Dịch sanh tử. Dù nhân hay quả,
pháp vi tế sanh diệt cũng là Không. “Hữu quả
không, nhân không cố không” (Hữu quả là
Không v́ cái nhân của cái quả ấy là Không, cho nên cái quả
cũng là Không): “Hữu
quả Không” nghĩa là quả
báo của Biến Dịch Sanh Tử là Không. Nhân Không tức
là cái Hoặc nhân (cái nhân của
phiền hoặc) thuộc Biến Dịch cũng là Không, cho
nên [Hữu quả Không cũng] là Không. Tức là
do cái nhân là Không, cái quả bèn tự Không. Đó gọi là “nhân
mất th́ quả hoại”.
(Kinh) Tát Bà Nhă diệc
Không, Diệt quả Không, Hoặc tiền dĩ Không cố.
Phật đắc tam vô vi quả, trí duyên diệt, phi trí
duyên diệt, hư không, Tát Bà Nhă quả
không dă.
(經)薩婆若亦空。滅果空,惑前已空故。佛得三無為果,智緣滅,非智緣滅,虛空。薩婆若果空也。
(Kinh: Tát Bà Nhă cũng
là Không, Diệt quả là Không, v́ trước đó, phiền
năo đă là Không rồi! Phật đắc ba thứ quả
vô vi là trí duyên diệt [vô vi], phi trí duyên diệt [vô vi] và
hư không [vô vi], quả Tát Bà Nhă bèn là Không).
Phần trên nói
sanh tử nhiễm pháp là Không, phần này nói tịnh pháp
nơi Phật quả cũng là Không. “Tát Bà Nhă không” (Nhất
Thiết Trí là Không): Trí đức của Phật là Không. “Diệt
quả không”: Đoạn Đức của Phật là
Không, cũng tức là Bồ Đề và Niết Bàn cả hai đều Không. “Hoặc
tiền dĩ Không cố”: Hoặc chính là ngũ trụ
phiền năo, Phật th́ ngũ trụ Hoặc đă sớm
là Không rồi. Lại c̣n có thể giải thích là: Tánh của
Hoặc vốn là Không, v́ vốn sẵn tịch diệt.
“Phật đắc tam vô
vi quả” là nói chung, kế đó là nêu riêng [“vô
vi quả”
là ǵ]. “Trí duyên diệt”: Phật dùng chánh trí để
duyên quán, diệt các phiền năo, gọi là “trí duyên diệt
vô vi”. “Phi trí duyên diệt”: Do tự tánh thanh tịnh,
ĺa phiền năo cấu, chẳng nhờ vào trí duyên để
diệt Hoặc, th́ gọi là “phi trí duyên
diệt vô vi”. “Hư không vô vi”: Do cái Lư
đă chứng giống như hư không, cho nên
gọi là “hư không vô vi”. “Tát Bà Nhă quả không”: Tổng
kết cái Thể của Phật quả là Không.
(Kinh) Thiện nam tử!
Nhược hữu tu tập, thính thuyết, vô thính, vô thuyết,
như hư không. Pháp đồng pháp tánh, thính đồng,
thuyết đồng, nhất thiết pháp giai Như dă.
(經)善男子!若有修習聽說。無聽無說,如虛空。法同法性,聽同說同,一切法皆如也。
(Kinh: Này thiện
nam tử! Nếu có tu tập, nghe nói, chẳng nghe, chẳng
nói, như hư không. Pháp đồng pháp tánh, nghe đồng,
nói đồng, hết thảy các pháp đều là Như).
Phần trước nói theo
nhân quả nhiễm tịnh, phần này nói về Không
tướng. Đây là xét theo “vô thính, vô thuyết” (chẳng
nghe, chẳng nói) để biện định Không tướng.
Nếu có tu tập, nghe, nói, chấp trước “có
nghe, nói”,
sẽ mâu thuẫn với Bát Nhă. Kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Thuyết
pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết
pháp” (Thuyết pháp là chẳng có pháp ǵ để có thể
nói th́ gọi là thuyết pháp). “Nói” đă là “không nói”, th́ nghe
cũng là không nghe. “Chẳng nói, chẳng nghe”
th́ là Bát Nhă thật sự. Kinh Tịnh Danh nói: “Phù thuyết
pháp giả, vô thuyết, vô thị. Kỳ thính pháp giả,
vô văn, vô đắc dă” (Người thuyết pháp chẳng
nói, chẳng chỉ dạy. Người nghe pháp chẳng
nghe, chẳng đắc). Như hư không chẳng có h́nh,
chẳng có tướng, cho nên nói là “vô thuyết
thính” (không nói hay nghe).
“Pháp đồng pháp tánh”:
Chữ “pháp”
thứ
nhất nói về pháp do Như Lai đă nói. Chẳng nói mà
nói, nói chính là chẳng nói, vốn giống như Chân Không pháp tánh,
chẳng vướng mắc mảy may, chẳng nhiễm mảy
trần, nghe và nói đều như nhau. Dùng một để
suy ra các điều kia, [sẽ thấy] hết thảy các
pháp đều là Như.
(Kinh) Đại
vương! Bồ Tát tu hộ Phật quả, vi nhược
thử.
(經)大王!菩薩修護佛果,為若此。
(Kinh: Này đại
vương! Bồ Tát tu tập và thủ hộ Phật quả
như thế đó).
Trước đó, các vua muốn
hỏi nhân duyên thủ hộ quốc độ. Đức
Phật dạy: “Ta nay muốn v́ các Bồ Tát nói nhân duyên
thủ hộ Phật quả, nhân duyên thủ hộ hạnh
Thập Địa”. Khi đó, Nguyệt Quang (vua Ba Tư
Nặc) hỏi Phật: “Hết thảy Bồ Tát thủ
hộ Phật quả như thế nào?” Đức Phật
bèn v́ vua nói cặn kẽ nghĩa Không của các pháp, nhân quả
nhiễm tịnh hết thảy đều là Như. V́ vậy,
Ngài kết lại lời đáp: Bồ Tát tu tập và thủ
hộ Phật quả “vi
nhược thử”. Hai chữ “nhược
thử” (như thế đó)
chỉ
những ư nghĩa thủ
hộ các quả như đă nói trên đây.
(Kinh) Hộ Bát Nhă Ba La Mật
giả vi hộ Tát Bà Nhă, Thập Lực, thập bát bất
cộng pháp, ngũ nhăn, ngũ phần Pháp Thân, tứ vô
lượng tâm, nhất thiết công đức quả, vi
nhược thử.
(經)護般若波羅密者,為護薩婆若、十力、十八不共法、五眼、五分法身、四無量心、一切功德果,為若此。
(Kinh: Thủ hộ
Bát Nhă Ba La Mật là thủ hộ Tát Bà Nhă, Thập Lực,
mười tám pháp bất cộng, ngũ nhăn, năm phần
Pháp Thân, tứ vô lượng tâm, hết thảy các quả
công đức như thế đó).
“Hộ Bát Nhă Ba La Mật”
là thủ hộ cái nhân. Thủ hộ cái nhân vốn v́ thủ
hộ cái quả. “Vi hộ Tát Bà Nhă” (là
thủ hộ Tát Bà Nhă) tức là thủ hộ Phật quả.
Thập Lực là trí Thật
Tướng do Như Lai đă chứng, liễu đạt
hết thảy, đều có thể biết trọn khắp,
không ǵ có thể phá hoại, không ǵ có thể vượt
hơn. V́ thế, gọi là Lực:
- Một, tri thị xứ
phi xứ trí lực: Biết hết thảy nhân duyên quả
báo, như tạo thiện nghiệp th́ biết là sẽ
đắc thiện báo, đó gọi là “tri thị xứ”. Nếu tạo ác
nghiệp, mà mong đạt được lạc báo th́ chẳng
có lẽ ấy, đó gọi là “phi xứ”.
- Hai, tri tam thế nghiệp
báo trí lực: Biết nghiệp, duyên, quả báo, chỗ thọ
sanh trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai
của hết thảy chúng sanh.
- Ba, tri chư Thiền tam-muội
trí lực: Biết thứ tự cạn sâu của các môn
Thiền Định, tự tại vô ngại.
- Bốn, tri chư căn thắng
liệt trí lực: Biết căn tánh của chúng sanh
hơn, kém, đắc quả lớn nhỏ.
- Năm, tri chủng chủng
giải trí lực: Biết các thứ lạc dục của
các chúng sanh, thiện ác bất đồng.
- Sáu, tri chủng chủng giới
trí lực: Biết các thứ giới phần bất đồng
của các chúng sanh.
- Bảy, tri đạo chí xứ
trí lực: Biết chỗ sẽ đạt đến do hạnh
hữu lậu của lục đạo và chỗ sẽ
đạt đến do hạnh Niết Bàn vô lậu.
- Tám, thiên nhăn vô ngại trí lực:
Thấy các chúng sanh lúc chết, lúc sanh ra, đoan chánh hay xấu
xí, nghiệp duyên thiện hay ác.
- Chín, túc mạng vô ngại
trí lực: Biết các chuyện chết đây, sanh kia, tên họ,
thức ăn, khổ lạc, thọ, yểu v.v… trong vô
lượng đời, vô lượng kiếp.
- Mười, lậu tận
vô dư trí lực: Trong hết thảy các phiền năo,
đối với tập khí thừa sót bèn vĩnh viễn
đoạn dứt, chẳng cho nó sanh khởi.
Đó gọi là mười
loại trí lực.
“Mười tám pháp bất
cộng”: Công đức và trí huệ của chư Phật
siêu việt chín pháp giới, đạt được
mười tám pháp hoàn toàn chẳng cùng chung với tam thừa
và phàm phu:
- Một, thân vô thất (thân
chẳng lầm lỗi): Chư Phật tu Giới, Định,
Huệ, từ bi đă lâu, công đức trọn đủ,
phiền năo đều hết sạch, cho nên thân nghiệp
không lầm lỗi.
- Hai, khẩu vô thất: Có vô
lượng biện tài, phương tiện thiện xảo,
tùy theo căn cơ mà thuyết pháp khiến cho họ
được ngộ chứng. V́ thế, khẩu nghiệp
chẳng có lầm lỗi.
- Ba, ư vô thất: C̣n gọi
là niệm vô thất, tu Thiền rất sâu, tâm chẳng tán
loạn, chẳng chấp trước các pháp, đạt
được an ổn bậc nhất. V́ thế, ư nghiệp
chẳng lầm lỗi.
- Bốn, vô dị tưởng:
Đối với chúng sanh, b́nh đẳng phổ độ,
tâm chẳng chọn lựa tướng oán thân. Đó gọi
là Vô Dị Tưởng,
- Năm, vô bất định
tâm: Đi, đứng, ngồi, nằm, trong bốn oai nghi,
Na Già thường ở trong Định, chẳng có lúc nào
không Định, cho nên chẳng có tâm bất định.
- Sáu, vô bất tri dĩ xả:
Đối với hết thảy các pháp, dùng huệ chiếu
để hay biết, cái ǵ nên xả bèn xả, chẳng có
một pháp nào không biết mà để xả!
- Bảy, dục vô giảm:
Tu trọn các điều thiện, thường muốn
độ thoát hết thảy chúng sanh, tâm chẳng chán
đủ.
- Tám, tinh tấn vô giảm:
Thân tâm tinh tấn, chẳng có mệt mỏi, thường
độ chúng sanh chẳng nghỉ, chẳng dứt!
- Chín, niệm vô giảm:
Thường nghĩ đến pháp của hết thảy
chư Phật, trí huệ trọn đủ, niệm nào
cũng tương ứng.
- Mười, huệ vô giảm:
Có Nhất Thiết Trí vô biên vô tận, tùy nghi thuyết pháp
cũng chẳng cùng tận.
- Mười một, giải
thoát vô giảm: Xa ĺa chấp trước, hết thảy
vô ngại, hữu vi lẫn vô vi đều giải thoát.
- Mười hai, giải thoát
tri kiến vô giảm: Trong hết thảy các pháp giải thoát,
Phật thấy biết rành rẽ, phân biệt vô ngại.
- Mười ba, nhất thiết
thân nghiệp tùy trí huệ hành: Hiện đủ mọi
thân để điều phục chúng sanh, thuận theo trí
huệ mà ứng cơ, khiến cho họ chứng ngộ,
đạt được lợi ích.
- Mười bốn, nhất
thiết khẩu nghiệp tùy trí huệ hành: Dùng âm thanh vi diệu,
thuận theo trí huệ mà chuyển để hướng dẫn
lợi lạc hết thảy hữu t́nh.
- Mười lăm, nhất
thiết ư nghiệp tùy trí huệ hành: Dùng ư thanh tịnh, thuận
theo trí huệ mà chuyển nhập chúng sanh tâm để v́ họ
thuyết pháp.
- Mười sáu, trí huệ
tri quá khứ thế vô ngại: Huệ chiếu quá khứ,
tất cả hết thảy các pháp hữu t́nh và vô t́nh
đều biết trọn khắp, vô ngại.
- Mười bảy, trí huệ
tri vị lai thế vô ngại: Huệ chiếu vị lai,
đối với tất cả hết thảy các pháp hữu
t́nh và vô t́nh đều biết trọn khắp, vô ngại.
- Mười tám, trí huệ
tri hiện tại vô ngại: Huệ chiếu hiện tại,
trong tất cả hết thảy các pháp hữu t́nh và vô
t́nh, đều biết trọn khắp, vô ngại.
Ngũ nhăn, ngũ phần
Pháp Thân, tứ vô lượng tâm, xem giải thích trong phần
trước, cùng với hết thảy các công đức
đă chứng nơi quả, cách thức thủ hộ là
như thế đó. Tức là như kinh văn thuộc phần
trước, nương vào Văn Tự Bát Nhă để dấy
lên Quán Chiếu Bát Nhă, chiếu kiến hết thảy pháp
tánh. Pháp tánh chính là Thật Tướng Bát Nhă. Đấy là
nhân duyên thủ hộ Phật quả.
(Kinh) Phật thuyết
pháp thời, vô lượng nhân chúng, giai đắc Pháp Nhăn
Tịnh, tánh địa, tín địa, hữu bách thiên nhân,
giai đắc đại không, Bồ Tát đại hạnh.
(經)佛說法時,無量人眾,皆得法眼淨、性地、信地。有百千人,皆得大空,菩薩大行。
(Kinh: Khi đức Phật
thuyết pháp, vô lượng người đều đắc
Pháp Nhăn Tịnh, tánh địa, tín địa. Có trăm
ngàn người đều đắc Đại Không và
đại hạnh của Bồ Tát).
Đây là chỉ
rơ đại chúng khi đó đạt được lợi
ích. “Phật thuyết pháp thời” (lúc đức Phật
thuyết pháp): Lúc đức Phật thuyết pháp thủ hộ
Phật quả đă xong. “Vô lượng nhân chúng” (vô
lượng người): Nói [số người
đạt được lợi ích] nhiều tột bậc.
“Giai đắc Pháp Nhăn Tịnh” (đều đắc
Pháp Nhăn Tịnh): Phá vô minh, thấy Pháp Thân,
suốt ngày đối trước cảnh mà suốt ngày
chẳng có cảnh để có thể đối. Chỗ
nào cũng là đạo, pháp nào cũng toàn là chân thật. Hiểu
thấu suốt sâm la vạn tượng là do một pháp in
vào. Hoặc đạt được Pháp Tánh Địa, tức
là Thập Địa trong Thông Giáo được ba thừa
cùng hành, tỉnh lược chín địa kia, chỉ nêu một
địa.
“Hoặc đắc Tín địa”: Tức là địa
vị Thập Tín trong Viên Giáo.
“Hữu bách thiên nhân, giai
đắc đại không, Bồ Tát đại hạnh”
(có trăm ngàn người đều đắc đại
không và Bồ Tát đại hạnh): Trăm ngàn người
ấy chính là đại căn chúng sanh. V́ thế, họ vừa
nghe đại pháp liền đắc đại không và
đại hạnh. Đại không, đại hạnh là
pháp sở đắc của hàng Thập Địa Bồ
Tát trong Biệt Giáo, hay Thập Trụ Bồ Tát trong Viên
Giáo.
Hỏi: Đức Phật
nói Bát Nhă, v́ lẽ nào mà hội chúng đạt được
lợi ích khác nhau?
Đáp: Như Lai thuyết
pháp, ví như một trận mưa tưới tắm, tùy
theo rễ, thân cây lớn hay nhỏ, mà [mỗi loài thảo
mộc] được thấm nhuần, thuận theo chủng
tánh của chúng mà sanh trưởng. V́ thế, một âm
thanh diễn thuyết, [thính chúng trong cùng một pháp hội]
được hưởng lợi ích khác nhau. Phẩm thứ
hai là Quán Không đă xong.
Nhân Vương Hộ Quốc Kinh Giảng Nghĩa phần 1 hết
[1] Tứ Minh ở
đây là thành phố Ninh Ba, do ở nơi đây có một
quả núi rất nổi tiếng là núi Tứ Minh (c̣n gọi
là núi Câu Dư) thuộc các khu Hải Thự, Phụng Hóa,
Thặng Châu, và khu Thượng Ngu của thành phố Thiệu
Hưng. Do vậy, Ninh Ba cũng được gọi là Tứ
Minh.
[2] Mân Hầu là
huyện trực thuộc quyền quản hạt của
thành phố Phước Châu (thủ phủ của tỉnh
Phước Kiến), nằm ở hạ lưu của Mân
Giang.
[3] Mai Quang Hy (1880-1947),
tự là Hiệt Vân, là một cư sĩ Phật giáo nổi
tiếng thời đầu Dân Quốc. Ông cùng với cư
sĩ Hạ Liên Cư được coi là lănh tụ kiệt
xuất trong giới cư sĩ học giả Phật giáo
thời đó. Ông là người Nam Xương, tỉnh Giang
Tây, đỗ cử nhân năm Quang Tự 23 (1897). Ông chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ thuyết
duy tân của Khang Hữu Vi. Do vậy, đă sáng lập Minh
Đạt Học Đường để truyền bá tư
tưởng khoa học và tư tưởng duy tân Trung Hoa.
Sau đó, ông sang Đông Kinh theo học quân sự tại Chấn
Vũ Học Hiệu (Shinbu Gakko). Trong thời gian rảnh rỗi
ngoài lúc học tập, ông nghiên cứu Phật pháp. Sau đó,
ông theo học ngành pháp luật tại đại học Tảo
Đạo Điền (Waseda Daigaku). Tốt nghiệp, trở
về nước, ông làm Đề Điệu tại đại
học Bắc Kinh. Sau đó, lần lượt dạy tại
các trường Nông Nghiệp, Pháp Chánh, Vũ Xương
Cao Đẳng, cũng như giữ các chức vụ thẩm
phán tại các các ṭa án Quảng Đông, Hồ Bắc. Khi chính
quyền Dân Quốc thành lập, ông được cử làm
Bí Thư Trưởng bộ Giáo Dục của chính quyền
Bắc Dương, rồi làm tham sự bộ Giao Thông. Tuy
bận rộn công việc, nhưng do ảnh hưởng của
thầy là cư sĩ Dương Nhân Sơn, ông nghiên cứu
Phật học rất tinh tường, vận dụng lối
diễn giảng Phật pháp theo cách giảng dạy tại
đại học nên thính chúng rất hứng thú nghe ông giảng
giải Phật pháp. Ông đặc biệt thâm sâu Duy Thức
và trước tác khá nhiều sách về Duy Thức như Tướng
Tông Cương Yếu, Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương
Duy Thức Chương Chú, Tông Kính Lục Pháp Tướng
Nghi Tiết Yếu, Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn Lược
Lục, Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Tập Giải,
Đại Thừa Tướng Tông Thập Liễu Luận,
Thiền Tông Pháp Yếu, Nhân Minh Nhân Chánh Lư Luận Sớ, Lược
Thuật Bách Pháp Nghĩa Tăng Chú, Ngũ Trùng Duy Thức
Quán Chú… Do công sức hoằng dương Phật pháp và là
thầy của nhiều vị tăng sĩ thuở đó,
khi ông mất tại Trùng Khánh (Tứ Xuyên), ông được
các vị tăng sĩ đại đức đương
thời tẩm liệm trong tăng phục và cúng tế
theo nghi thức dành cho tăng sĩ.
[4] “Chánh
trị” ở đây phải hiểu theo nghĩa gốc
trong kinh sách Nho gia là vua cai trị bằng sự công chánh, yêu
dân, tận tụy đem lại sự no ấm cho dân chúng,
giữ cho đất nước b́nh yên, ổn định,
giàu mạnh, ban bố chánh lệnh nghiêm minh, thưởng
phạt đúng mực, các quan làm tṛn bổn phận của
chính ḿnh, tận tâm đền ơn vua, báo ân đất nước,
không phải hiểu theo nghĩa Politics như trong hiện
thời.
[5] Thời
điểm này chính quyền Trung Hoa Dân Quốc c̣n đóng đô
ở Nam Kinh.
[6] Tử phược (子縛) chính là Kiến Tư phiền
năo, do đối ứng với khổ quả mà gọi là
Tử (chủng tử).
[7] Bốn loại trí vô lậu
tương ứng với việc quán sát Tứ Đế.
[8] Không giống nhau v́ cảnh
để quán khác nhau.
[9] Đây là một địa
vị tu hành trong Tam Đạo (Kiến Đạo, Tu Đạo
và Vô Học Đạo). Kiến Đạo là đă nhập
đạo, dùng vô lậu trí để quán Tứ Đế,
thấy rơ lư để khởi sự tu hành.
[10] Hai mươi lăm Hữu
chỉ là tam giới, do tách chi tiết các chỗ sanh trong tam
giới mà thành ra hai mươi lăm Hữu, như Dục
Giới có mười bốn Hữu (địa ngục
hữu, súc sanh hữu, ngạ quỷ hữu, A Tu La hữu,
Phất Bà Đề hữu, Cù Da Ni hữu….), Sắc Giới
có bảy Hữu (Sơ Thiền hữu, Nhị Thiền
hữu…), Vô Sắc Giới
có bốn Hữu (Không Xứ hữu,
Vô Sở Hữu hữu, Thức Xứ hữu…)
[11] Ngũ Đ́nh Tâm Quán là
năm phép Quán để ngưng dứt các Hoặc chướng,
c̣n gọi là Ngũ Độ Quán, Ngũ Độ Môn, Ngũ
Môn Thiền v.v… bao gồm:
- Bất Tịnh Quán (Aśubhā-smrti): Nhằm đối trị cái tâm tham
dục do quán sự bất tịnh nơi sắc thân của
chính ḿnh và người khác.
- Từ Bi Quán (Maitrī-smrti): Nhằm đối trị tâm sân hận,
luôn quán tưởng dẹp khổ, ban vui cho chúng sanh.
- Duyên Khởi Quán (Idajpratyayatā-pratītyasamutpāda-smrti):
Quán mười hai nhân duyên nghịch thuận sanh khởi để
đối trị si tâm.
- Giới Phân Biệt Quán (Dhātu-prabheda-smrti): Quán tưởng
mười tám giới đều do Thất Đại (địa,
thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức) ḥa hợp tạo thành, nhằm đối
trị Ngă Chấp.
- Sổ Tức Quán (Ānāpāna-smrti) c̣n gọi là
An Na Bát Na quán, đếm hơi thở để đối
trị tâm tán loạn.
[12] “Mười sáu nước
lớn”: Đây là mười
sáu đại quốc tại Ấn Độ thời đức
Phật, bao gồm Ương Già (Aṅga,
c̣n gọi là Chiêm Bà quốc, do thủ đô là thành Chiêm Bà),
Ma Kiệt Đà (Magadha, thủ đô là Vương Xá), Câu
Thi (Ca Thi, Kāśi, thủ đô
là thành Ba La Nại), Cư Tát La (Câu Tát La, Kiều Tát La, Kośala,
thủ đô là Xá Vệ), Bạt Kỳ (Vṛji,
thủ đô là Tỳ Xá Ly), Mạt La (Malla, thủ đô là
thành Câu Thi Na), Chi Đề (Xa Để, Chedi, thủ đô là Suktimati), Bạt Sa (Vatsa, thủ đô
là Kiều Thiểm Di), Cư Lâu (Câu Lô, Câu Lâu, Kuru), Bàn Xà La (Ban
Giá La, Pañcāla), A Thấp Ba (Aśvaka), A Ban Đề (Avanti,
thủ đô là A Xà Diễn Na), Bà Tha (Ma Tha, Matsya, thủ đô
là Virāṭanagara), Tô La Sa (Thủ La Tê Na, Śūrasena, thủ đô là
Madhura), Càn Đà La (Kiện Đà La, Gandhāra), và Kiếm
B́nh Sa (Kiếm Phù Sa, Kamboja, thủ đô là thành Đa Môn tức
Dvārakā).
[13] Tức kinh Đại Thừa Đồng
Tánh (hai quyển) do ngài Xà Na Da Xá dịch vào đời Bắc
Châu. Kinh chép Phật ngự tại đỉnh núi Đại
Ma La Da Tinh Diệu, La-sát vương Tỳ Tỳ Sa Na vấn pháp, được
thọ kư Bồ Tát. Hải long vương hỏi về
nhân duyên trong quá khứ. Sau đó, Hải Diệu Thám Tự
Tại Trí Thông Bồ Tát từ phương Đông đến,
dâng cúng đại bảo điện, thỉnh pháp. Đức
Phật liền nói danh hiệu Thập Địa của
Như Lai, danh hiệu Thập Địa của Thanh
Văn, Bích Chi Phật và Bồ Tát.
[14] Khứ Thanh ở đây là dấu
giọng trong tiếng Phổ Thông của Trung Hoa,
tương ứng với âm thứ tư. Tiếng Phổ
Thông chia dấu giọng thành bốn: Dương B́nh (không dấu,
tức âm thứ nhất), Âm B́nh (dấu thứ hai, gần như
tương ứng với
dấu huyền), Thượng Thanh (tương ứng với
dấu giọng thứ ba), và Khứ Thanh (tương ứng với dấu giọng thứ
tư, gần tương ứng với dấu nặng hoặc
dấu ngă trong tiếng Việt). Chữ Vũ trong âm Phổ Thông có
hai cách đọc là yǔ (có các nghĩa
mưa, bạn bè, lời hướng dẫn, dày đặc,
tan tác), và yù (có các nghĩa “đổ mưa, rơi xuống
như mưa, từ trên cao rơi xuống, nhuần thấm,
tưới tắm, rải khắp”). Đọc theo giọng
Khứ Thanh tức là đọc thành Yù.
[15] Theo Pháp Hoa Văn Cú Kư, lay động,
rung lắc chẳng yên là Động, từ dưới thấp
dâng lên cao là Khởi. Trồi lên hụp xuống là Dũng.
Có tiếng rền ầm ́, văng vẳng là Chấn, có tiếng
như nứt vỡ là Hống, như các vật va chạm
đập nhau rất mạnh th́ gọi là Kích.
[16] “Dục” ở đây là mong muốn
độ thoát chúng sanh không mệt mỏi, không e ngại.
[17] Vô đắc chánh quán c̣n gọi là Bất
Nhị Chánh Quán. Tức là quán theo lư Bát Bất Trung Đạo.
Lư Trung Đạo được diễn tả bằng Bát
Bất (tám chữ Bất) tức bất sanh, bất diệt,
bất nhất, bất dị v.v… Trí Chánh Quán do nương
vào lư Trung Đạo, chẳng thấy có sanh, diệt, nhất,
dị… để đạt được, nên gọi là
Vô Đắc, mà cũng chẳng thấy có cái gọi là “vô đắc” đó v.v…
[18] Chữ Như có thể hiểu theo
hai phương diện:
- Nếu xét theo sự tướng
th́ Như là đúng với tướng trạng hoặc
đặc tánh của từng pháp, chẳng hạn đất
có tướng cứng chắc, nước có đặc
tánh ẩm ướt, đó là Như theo sự tướng.
- Như trong Sự tướng xét
theo Lư chẳng có thật, v́ Thể của muôn pháp
(thường gọi là Thật Tướng) là Không. Không
chính là Như theo Lư.
Hơn nữa, lư tánh của các pháp
đều tương đồng, điều này
được gọi là Như. Như vậy th́ Như chỉ là tên gọi khác của
Lư Thể. Lư ấy chính là Chân Như.
[19] Trong tiếng Phổ Thông, chữ
Thiết đọc thành hai âm: Qiē
(B́nh thanh) có nghĩa là “cắt
đứt”, c̣n khi đọc
theo khứ thanh là Qiè có nghĩa là “tiếp cận, gần gũi”. Chữ
Thiết trong Nhất Thiết dùng theo ư nghĩa thứ hai,
nên ngài Viên Anh nhấn mạnh phải đọc theo giọng
Khứ Thanh.
[20] Có nhiều
cách giải thích chữ Sát-na:
- Theo Câu Xá Luận quyển
mười hai, một trăm hai
mươi sát-na là một đát-sát-na (tat-kṣana), sáu mươi đát-sát-na
là một lạp-phược (lava), ba mươi lạp-phược
là một mâu-hô-lật-đa (muhūrta), ba mươi mâu-hô-lật-đa
là một ngày đêm. Như vậy, một sát-na là 0,013 giây.
- Theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển
mười bảy, hai mươi niệm là một Thuấn.
Hai mươi Thuấn là một Đàn Chỉ. Hai mươi
Đàn Chỉ là một La Dự (la-phược), hai mươi
La-phược là một Tu-du, ba mươi Tu-du là một ngày
đêm. Như vậy, một niệm là 0,018 giây.
- Cách thứ ba là như trong bản
kinh này nói.
- Đại Trí Độ Luận quyển
ba mươi, cho rằng sáu mươi niệm là một đàn
chỉ (khảy ngón tay).
Dù nói theo cách nào đi nữa, sát-na là
một khoảng thời gian rất ngắn.
[21] Trong bộ Đại Phật Đảnh
Thủ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa, lăo pháp sư Viên Anh đă giảng
câu này như sau: “Bốn câu này nhằm nói rơ Vọng vốn
chẳng có Thể. Phật và đại Bồ Tát trụ
trong Định này (Thủ Lăng Nghiêm Định) th́ trong chẳng chấp vào thân tâm, ngoài th́
chẳng chấp vào thế giới, ba món Căn, Trần,
Thức chẳng gây chướng ngại. Kiến tức
Kiến Phần, là cái có thể duyên (năng duyên), Kiến
Duyên chính là Tướng Phần nơi Lục Trần, tức là cái được duyên (sở
duyên). Tưởng chính là vọng tưởng nơi sáu thức.
Tướng chính là thân tướng lục căn. Đối
với Căn, Trần, Thức là mười tám giới, hết
thảy các phàm phu và ngoại đạo trong th́ chấp thân
tâm là Thật Ngă, ngoài th́ chấp vạn pháp là Thật Pháp,
trọn đủ Ngă Chấp và Pháp Chấp. Quyền Tiểu
chấp pháp kiên cố, tức vẫn chấp ‘thật sự có thân,
tâm, thế giới’. Phật và bậc viên đốn Bồ
Tát biết rơ sáu thức so đo chấp trước vốn
là Không, nương vào Căn và Trần như huyễn, ví như
người bị đau mắt bèn thấy hoa đốm trên hư không. Xét theo duyên th́ là vô tánh, vốn vô sở
hữu. Do chẳng tạo tác nên là Vô. Tánh nó vốn sẵn là Vô, chẳng cần
đợi tới khi bệnh lành th́ hoa đốm diệt
mất mới là Vô, mà ngay trong khi con mắt đang bị bệnh
trông thấy hoa đốm, hoa ấy vốn chẳng có.
Đó chính là ngay bản thể chính là Không. Hơn nữa,
hoa đốm trên hư không do mắt bị bệnh
mà thấy, chẳng phải có mà tựa hồ là có. Điều
này ví như cái thấy của phàm phu, ngoại đạo,
Quyền Tiểu khi họ nh́n vào mười tám Giới. Mắt
thanh tịnh nh́n vào th́ trọn chẳng thể được…
Lại c̣n có thể hiểu như thế này: Kiến bao gồm
Lục Thức, tức thấy, nghe, ngửi, nếm, hay,
biết, Kiến Duyên bao gồm cảnh được quán
như lục trần v.v… Tưởng tức là lục
căn, tưởng thuộc về tâm, tướng thuộc
về Sắc. Tâm và Sắc ḥa hợp bèn thành Căn Thân”.
[22] Số Luận (Sāṅkhya, một tông phái ngoại đạo tại Ấn Độ do Ca Tỳ La (Kapila) sáng lập) cho rằng có hai mươi lăm đế,
đế đầu tiên được gọi là Minh Đế
(sự tối tăm chân thật) là khởi đầu của
toàn thể vũ trụ. Khái niệm này hơi giống quan
điểm “Thái Cực sanh lưỡng nghi” của
Đạo Giáo.
[23] “Kim cang” ở đây phải hiểu
là địa vị Kim Cang Đảnh như pháp sư Trí
Viên đă nói trong Duy Ma Kinh Lược Sớ Thùy Dụ
Kư: “Kim Cang Đảnh tức là bậc
Đẳng Giác nhập Kim Cang Dụ Định, có thể
phá tan vô minh cội gốc, cho nên gọi là Kim Cang Đảnh,
c̣n gọi là Kim Cang Tâm. Do môn Định này như Kim Cang có
thể phá tan tất cả môn Hoặc khó phá”.
[24] Tức là chướng ngại vi tế
khiến cho hành nhân lọt vào Đảnh Đọa. Theo Đinh
Phước Bảo, Bồ Tát khi đă đạt đến
địa vị tương tự Thập Tín, vĩnh viễn
đoạn Kiến Tư Hoặc, chẳng rơi vào tam
đồ nữa, đă đạt được công
đức “sáu căn có thể dùng lẫn cho nhau”, tức mắt
có thể nghe, tai có thể nếm, lưỡi có thể
nh́n v.v… nhưng nếu chấp vào đó, tham đắm pháp
ấy, chẳng mong tấn tu ḥng đạt
tới Thập Trụ th́ gọi là Đảnh Đọa
với ư nghĩa: “Đă ĺa cấu hoặc
trong tam giới cho nên gọi là Đảnh. Chấp chặt
địa vị ấy chẳng tấn tu nên gọi là
Đọa”.
[25] Quang Tán Bát Nhă
chính là một bộ phận của Bát
Nhă. Kinh Bát Nhă có thể chia thành bốn xứ mười
sáu hội. Nếu xét theo bộ Đại Bát Nhă gồm sáu
trăm quyển do ngài Huyền Trang dịch th́ Quang Tán Bát Nhă
tương ứng từ quyển bốn trăm lẻ một
đến bốn trăm bảy mươi tám trong bộ
kinh ấy. Ngài La Thập dịch phần này với danh
xưng Ma Ha Bát Nhă, ngài Vô La Xoa dịch thành Phóng Quang Bát Nhă,
c̣n ngài Trúc Pháp Hộ dịch là Quang Tán Bát Nhă. Quang tức là
quang minh, Tán là giảng nói, Phật từ thiệt căn
phóng vô số quang minh, chiếu tam thiên đại thiên thế
giới, trong quang minh tự nhiên hiện vô số kim kiên
hoa, trên mỗi hoa đều có chư Phật nói kinh
này.
[26] Kinh Đại Phẩm Bát Nhă nói Cộng
Tam Thừa Thập Địa, tức là mười địa
vị chung với Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, bao
gồm: Càn Huệ Địa, Tánh Địa, Bát Nhân Địa,
Kiến Địa, Bạc Địa, Ly Dục Địa,
Dĩ Tác Địa, Bích Chi Phật Địa, Bồ Tát
Địa và Phật Địa.