Nhân Vương Hộ Quốc Kinh Giảng Nghĩa

Viên Anh đại sư biên soạn

仁王護國經講義

圓瑛大師著

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Trịnh Lộc

Phần 3

 

2.2.4. Phẩm thứ tư: Nhị Đế (Nhị Đế phẩm đệ tứ, 二諦品第四)

 

          Nhị Đế là Thế Đế và Chân Đế. Các pháp vốn chẳng hai, do v́ nhân duyên phải nói thành hai. Do nhân duyên nên từ Không mà Có, đó là Thế Đế. Do nhân duyên tuy Có mà chính là Không; đó là Chân Đế. V́ thế gọi là phẩm Nhị Đế. Phẩm này do kinh văn trong hai phẩm trước là Quán Không và [Bồ Tát] Giáo Hóa đều nói về phương tiện của Thật Trí, đều là do Không bất nhị mà có. Trí là năng quán (chủ thể có thể quán), cảnh là sở quán (đối tượng được quán). Trí năng quán chẳng hai, cảnh sở quán th́ có hai. V́ thế, nói phẩm này để vấn nạn, biện minh. Trong phẩm này, có ba lượt vấn đáp, biện luận Nhị Đế chẳng hai:

          - Một, biện luận Nhị Đế chẳng hai.

          - Hai, biện minh thuyết pháp chẳng hai.

          - Ba, biện minh pháp môn chẳng hai.

 

2.2.4.1. Biện luận Nhị Đế chẳng hai

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Ba Tư Nặc vương ngôn: - Đệ Nhất Nghĩa Đế trung hữu Thế Đế phủ? Nhược ngôn vô giả, trí bất ưng nhị. Nhược ngôn hữu giả, trí bất ưng nhất. Nhất nhị chi nghĩa, kỳ sự vân hà?

          ()爾時,波斯匿王言:第一義諦中有世諦不?若言無者,智不應二。若言有者,智不應一。一二之義,其事云何?

          (Kinh: Lúc bấy giờ, vua Ba Tư Nặc nói: - Trong Đệ Nhất Nghĩa Đế, có Thế Đế hay không? Nếu nói là không, trí chẳng nên có hai. Nếu nói là có, trí chẳng nên có một. Ư nghĩa một và hai là như thế nào?)

 

          Đệ Nhất Nghĩa Đế chính là lư Nhất Thừa Trung Đạo tối thượng, cùng ngăn che hai bên (cùng phủ định Hữu và Không), cùng chiếu hai bên (cùng phủ định chẳng phải Hữu, chẳng phải Không). Nhà vua hỏi có Thế Đế hay không là do nghi vấn đối với chuyện “Hữu Vô đều mất”. Nếu nói là “không”, tức là không có Thế Đế th́ trí chẳng nên có hai. “Hai” chính là Chân Trí và Tục Trí. Nếu nói là “có”, do đă có Thế Đế, vậy th́ trí chẳng nên một. “Một” chính là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Ư chỉ Hữu Vô chưa định, nghĩa “một, hai” chưa rơ. Do vậy, thưa hỏi đó là chuyện như thế nào?

 

          (Kinh) Phật cáo đại vương: - Nhữ ư quá khứ thất Phật, dĩ vấn nhất nghĩa, nhị nghĩa, nhữ kim vô thính, ngă kim vô thuyết. Vô thính, vô thuyết, tức vi nhất nghĩa, nhị nghĩa. Đế thính, đế thính! Thiện tư niệm chi! Như pháp tu hành!

          ()佛告大王:汝於過去七佛,已問一義二義。汝今無聽,我今無說,無聽無說,即為一義二義。諦聽諦聽!善思念之!如法修行!

          (Kinh: Đức Phật bảo đại vương: - Ông đă đối trước bảy đức Phật trong quá khứ hỏi nghĩa một, nghĩa hai. Nay ông chẳng nghe, nay ta chẳng nói. “Chẳng nghe, chẳng nói” chính là nghĩa một, nghĩa hai. Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ lấy, đúng như pháp mà tu hành!)

 

          Đoạn kinh văn này trước hết nêu ra Bổn địa của vua Ba Tư Nặc: Vua đă đối trước quá khứ thất Phật hỏi ư nghĩa “một, hai”. Từ “nhữ kim” (nay ông) trở đi là phần giải đáp. “Nhữ kim thính nhi vô thính, ngă kim thuyết nhi vô thuyết” (Ông nay nghe mà chẳng nghe, ta nay nói mà chẳng nói): Nói và nghe đều là Không, tức chẳng hai. Đó là nghĩa “một”. Chẳng nghe mà nghe, chẳng nói mà nói, nói và nghe rành rành, tức là “chẳng một”. Đó là nghĩa “hai”. Đó gọi là “trên đảnh Diệu Cao, trước nay chẳng cho thương lượng. Trên đỉnh núi thứ hai, chư Tổ tạm cho nói năng”. Ba câu từ “đế thính” (lắng nghe) trở đi, răn truyền siêng tu Tam Huệ.

 

          (Kinh) Thất Phật kệ như thị: - Vô tướng Đệ Nhất Nghĩa, vô tự, vô tha tác, nhân duyên bổn tự hữu, vô tự, vô tha tác.

   ()七佛偈如是:無相第一義,無自無他作。因緣本自有,無自無他作。

          (Kinh: Kệ của thất Phật như sau: - Đệ Nhất Nghĩa vô tướng, chẳng tự, chẳng khác làm. Nhân duyên vốn tự có, chẳng tự, chẳng khác làm).

 

          Xét ra, kệ của thất Phật tổng cộng gồm ba mươi bốn câu, [chia thành bốn đoạn]:

          - Một, mười hai câu đầu giảng giải Nhị Đế.

          - Hai, mười hai câu kế tiếp, giải thích nghĩa “bất nhị”.

          - Ba, tám câu kế đó, dùng thí dụ để nói rơ ư nghĩa.

          - Bốn, hai câu sau cùng kết lại để khuyên răn, căn dặn mọi người.

          Trong bài kệ đầu tiên này, “vô tướng Đệ Nhất Nghĩa” chính là Thật Tướng Bát Nhă. Thật Tướng chẳng phải là có tướng, chẳng phải là không có tướng. Chữ Vô ở đây có nghĩa là “chẳng”. Chẳng phải là các tướng “có, không, nhiễm, tịnh”, cùng xả cả hai bên Chân và Tục, hoàn toàn quy vào Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế. Lại nữa, “vô tướng” chính là ly tướng. Ĺa hết thảy các tướng th́ gọi là Đệ Nhất Nghĩa. Trung Đạo, Thật Tướng, chẳng Chân, chẳng Tục, nhưng có đủ cả Chân lẫn Tục.

          “Vô tự, vô tha tác” có ư nghĩa “dứt bặt đối đăi!” Nếu có tự và tha, tức là trở thành đối đăi. Nay cái tâm linh diệu dứt bặt đối đăi, vốn sẵn vô tướng, chẳng giống như pháp hữu vi tạo tác; đó là Chân Đế. Lại nữa, pháp vô vi chẳng phải là tự tác, hay chẳng phải là “không tự tác”, chẳng phải là tha tác, hay chẳng phải là “không tha tác”. Chữ Tác cùng gắn kết với “vô tự, vô tha” trước đó, [hàm nghĩa] ĺa hẳn tướng tự tha hữu vi. Hai câu “nhân duyên bổn tự hữu…” (nhân duyên vốn tự có…) hàm nghĩa: Do nương vào nhân duyên mà các pháp được thành lập. Đó là Tục Đế. Đấy cũng là vốn tự sẵn có, chẳng phải là nay mới có, chẳng nhờ vào tạo tác. Đại Trí Độ Luận nói: “Mười hai nhân duyên do ai tạo? Đức Phật dạy: Chẳng do Phật tạo, chẳng do Bồ Tát tạo, cho đến chẳng phải do hết thảy thánh nhân tạo tác”. V́ thế cũng nói là “vô tự, vô tha tác”.

 

          (Kinh) Pháp tánh bổn vô tánh, Đệ Nhất Nghĩa Không như. Chư hữu bổn hữu pháp, tam giả tập giả hữu.

   ()法性本無性,第一義空如。諸有本有法,三假集假有。

          (Kinh: Pháp tánh vốn vô tánh, Đệ Nhất Nghĩa Không như. Các hữu vốn có pháp, tam giả cùng tụ tập, mà thành ra giả hữu).

 

          Bài kệ này nhằm giải thích ư nghĩa của bài kệ trước đó. “Pháp tánh” chính là thật tánh của các pháp. Thật tánh tức là Thật Tướng; tên gọi khác nhau, ư nghĩa giống nhau. Thật Tướng vốn vô tướng; v́ vậy, ở đây nói “thật tánh vốn vô tánh”, [nghĩa là] chẳng có các tánh “có, không, nhiễm, tịnh” v.v… hoàn toàn quy vào Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Không, như như bất động, vốn sẵn thanh tịnh. Hai câu “chư hữu bổn hữu pháp…” nghĩa là: “Chư hữu” như Ngũ Ấm, sắc, tâm v.v… hết thảy các hữu tướng thuộc Tục Đế, cũng thuộc vào pháp vốn sẵn có. Bản Đường dịch ghi là “chư hữu huyễn hữu pháp” (các hữu là pháp huyễn có), ư nghĩa càng rơ ràng. Câu kế đó nhằm giải thích ư nghĩa: Do là pháp giả, thọ giả, và danh giả, ba thứ giả ấy tụ họp mà thành, tức là “giả hữu”, chẳng phải là thật sự có. Nếu chấp chúng là thật có, th́ gọi là Pháp Chấp.

 

          (Kinh) Vô vô đế thật vô, tịch diệt đệ nhất không. Chư pháp nhân duyên hữu, hữu vô nghĩa như thị.

          ()無無諦實無,寂滅第一空。諸法因緣有,有無義如是。

          (Kinh: Chẳng hề có tướng Hữu, chẳng hề có tướng Vô, Hữu Vô thật chẳng có. Tịch diệt đệ nhất Không. Pháp do nhân duyên có, nghĩa Hữu Vô như thế).

 

          Đây là kết lại ư nghĩa của Nhị Đế trong phần trước. Chữ Vô trong câu thứ nhất là “vô Hữu tướng” (chẳng có tướng Có), tức Tục Đế thật sự là Không. Chữ Vô thứ hai nghĩa là “vô Vô tướng” (chẳng có tướng Không), tức Chân Đế thật sự là Không. Chân và Tục đều mất, quy vào tịch diệt Đệ Nhất Nghĩa Không. “Chư pháp nhân duyên hữu” (các pháp do nhân duyên mà có): Sợ [người nghe] ngờ rằng Chân lẫn Tục đều mất, dùng ǵ để thấy các pháp “thánh, phàm, nhiễm, tịnh” trong hiện tại? V́ thế, giải trừ mối nghi rằng: Các pháp do nhân duyên ḥa hợp bèn hư huyễn mà có! “Hữu Vô nghĩa như thị” (Nghĩa Hữu và Vô là như thế): Hữu nghĩa là Tục Đế, Vô nghĩa là Chân Đế. Muốn biết nghĩa Chân Đế và Tục Đế th́ đúng như bài kệ trước đó đă nói. Câu này nhằm tổng kết vậy!

 

          (Kinh) Hữu Vô bổn tự nhị, ví như ngưu nhị giác, chiếu giải kiến vô nhị, Nhị Đế thường bất tức.

          ()有無本自二,譬如牛二角,照解見無二,二諦常不即。

                (Kinh: Hữu Vô vốn là hai, ví như trâu hai sừng, chiếu giải thấy chẳng hai, Nhị Đế thường chẳng tức).

 

          Mười hai câu từ đây trở đi, giải thích ư nghĩa “Nhị Đế bất nhị”. Nửa bài kệ trước dựa theo t́nh kiến, tức là [trong t́nh kiến chấp trước của phàm phu], hữu vi Tục Đế và vô vi Chân Đế vốn là hai, ví như trâu có hai sừng, đối lập rơ ràng! “Chiếu giải kiến bất nhị” (chiếu giải thấy chẳng hai): Nửa bài kệ này xét theo cái Thấy do đă giải ngộ. Chân Đế vốn là Không, Tục Đế cũng là Không, rốt ráo bất nhị. “Chiếu” tức Bát Nhă trí chiếu hiện tiền. “Giải” tức là giải ngộ các pháp thanh tịnh. Nương theo Giải để thấy th́ Chân và Tục vốn tự chẳng hai, chỉ là Đệ Nhất Nghĩa Không. Như trâu có hai sừng, nhưng chỉ là một đầu. Đă chẳng thấy tướng Nhị Đế, th́ ĺa tướng tịch diệt, há có thể nói là “tức” ư? Nếu có hai tướng Chân và Tục th́ mới có thể nói là “tức”! Như nói h́nh chụp tức là ta, nay do thấy chẳng hai, cho nên “Nhị Đế thường chẳng tức” (tức là “Chân Đế chẳng tức là Tục Đế, Tục Đế chẳng tức là Chân Đế).

 

          (Kinh) Giải tâm kiến bất nhị, cầu nhị bất khả đắc, phi vị Nhị Đế nhất, phi nhị hà khả đắc?

          ()解心見不二,求二不可得,非謂二諦一,非二何可得?

          (Kinh: Tâm giải thấy chẳng hai. Cầu hai chẳng thể được. Chẳng phải là toan nói, Nhị Đế chính là một. Chẳng hai há được ǵ?)

 

          “Giải tâm” là cái tâm giải ngộ. Do đó, thấy Chân và Tục chẳng hai. Câu thứ hai giải thích ư nghĩa bất nhị. Do cái Thấy đă ĺa tướng, cho nên cầu hai tướng sẽ chẳng thể được! Hai câu từ “phi vị Nhị Đế Nhất” (chẳng phải là nói “Nhị Đế là một”) trở đi, [hàm nghĩa]: Do sợ [thính chúng] nghe nói “bất nhị sẽ chấp là một; v́ thế, lại phá rằng: Chẳng phải là nói “Nhị Đế là một”. Chẳng phải là hai th́ có ǵ để có thể được! Hai chữ “phi nhị” tức là chữ “nhất”, hàm ư: Vốn đối với hai mà nói “chẳng phải hai”. Tướng “hai” đă không có, một làm sao có được? Đó chính là hiển lộ ư nghĩa “vô nhị” vậy!

 

          (Kiến) Ư giải thường tự nhất, ư Đế thường tự nhị, thông đạt thử vô nhị, chân nhập Đệ Nhất Nghĩa.

          ()於解常自一,於諦常自二。通達此無二,真入第一義。

          (Kiến: Với Giải, thường tự một. Với Đế, thường tự hai. Thông đạt vô nhị ấy, thật nhập Đệ Nhất Nghĩa).

 

          Đây là kết lại lời tán thán. Đối với cái tâm giải ngộ, dùng trí vô phân biệt để thấy: Nhị Đế vốn chẳng hai, cho nên nói là “thường tự nhất”. Nhưng Chân Đế và Tục Đế rạch ṛi, chẳng rối ren, do chẳng hiểu “nhất” bèn phá hoại tướng Chân và Tục. V́ vậy nói ư Đế thường tự nhị” (đối với Đế, thường tự hai). Hai câu sau đó cùng nhằm kết lại lời tán thán: Nếu có thể thật sự thông đạt ư chỉ “Nhị Đế chẳng hai”, sẽ thật sự nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế.

 

          (Kinh) Thế Đế huyễn hóa khởi, thí như hư không hoa. Như ảnh tam thủ vô, nhân duyên cố cuống hữu. Huyễn hóa kiến huyễn hóa, chúng sanh danh huyễn đế. Huyễn sư kiến huyễn pháp, đế thật tắc giai vô.

          ()世諦幻化起。譬如虛空華。如影三手無。因緣故誑有。幻化見幻化。眾生名幻諦。幻師見幻法。諦實則皆無。

          (Kinh: Thế Đế huyễn hóa khởi, ví hoa đốm trên không, như ảnh, tay thứ ba, cả ba món đều không, do nhân duyên dối có. Huyễn hóa thấy huyễn hóa, chúng sanh gọi huyễn đế. Huyễn sư thấy huyễn pháp, chân thật th́ đều không).

         

          Tám câu này là dùng thí dụ để giảng rơ ư nghĩaThế Đế tức là Tục Đế, đều do huyễn hóa mà dấy lên. Không ǵ chẳng phải là “dường như có”; tuy có, nhưng thật sự là không, chỉ là huyễn hóa. Ví như hoa đốm trên hư không “hữu danh vô thật”. Lại như h́nh bóng trong gương, hoặc cánh tay thứ ba [đều là những thứ] chỉ có danh xưng, vốn chẳng có cánh tay thứ ba[1] để có thể hiện. Do nhân duyên mà hư dối có, vốn chẳng thật sự có. Như người do mắt bị bệnh, hư dối thấy có hoa đốm (những đốm sáng lởn vởn) trên hư không. Do nhân duyên tạo tác nên mới hư dối có cánh tay thứ ba. Bản dịch đời Đường ghi là “huyễn hữu”[2], ư nghĩa của kinh văn càng rơ.

          “Huyễn hóa kiến huyễn hóa” (huyễn hóa thấy huyễn hóa): Do chúng sanh là huyễn hóa, thấy các pháp huyễn hóa. Người trông thấy và pháp được thấy đều như huyễn. V́ thế, chúng sanh được gọi là huyễn đế! “Huyễn sư kiến huyễn pháp” (ảo thuật gia thấy các pháp biến huyễn): Chư Phật, Bồ Tát ví như người làm ảo thuật. Do các pháp chẳng thật, cho nên gọi là “huyễn pháp”. Các huyễn pháp do huyễn sư biến hiện, kẻ khác nh́n vào, chẳng biết đó là huyễn! Nhưng người làm ảo thuật nh́n thấy, sẽ biết là huyễn. “Đế thật tắc giai vô” (xét theo Chân Đế, thật trí th́ đều là không): Dùng Thật Trí để chiếu các pháp thuộc Tục Đế, sẽ thấy chúng chẳng có tự tướng để có thể đạt được.

 

          (Kinh) Danh vi chư Phật quán, Bồ Tát quán diệc nhiên.

          ()名為諸佛觀,菩薩觀亦然。

          (Kinh: Gọi là chư Phật quán, Bồ Tát quán cũng thế).

 

          Hai câu này nhằm kết lại để khuyên bảo, căn dặn mọi người, tức là: Có thể quán Nhị Đế bất nhị th́ gọi là “quán trí viên minh”. Đó là cách quán của chư Phật. Bồ Tát phần chứng Phật trí, các Ngài cũng quán như thế. Trích dẫn bài kệ của thất Phật đă xong!

 

          (Kinh) Đại vương! Bồ Tát Ma Ha Tát ư Đệ Nhất Nghĩa trung, thường chiếu Nhị Đế hóa chúng sanh.

          ()大王!菩薩摩薩,於第一義中,常照二諦化眾生。

          (Kinh: Này đại vương! Bồ Tát Ma Ha Tát trong Đệ Nhất Nghĩa, thường chiếu Nhị Đế để hóa độ chúng sanh).

 

          Phần trước là dẫn chứng, phần này giải thích điều vấn nạn, nêu rơ Nhị Đế bất nhị. Kinh văn gồm có ba đoạn:

          - Một, nêu ra cái quả đối ứng với cái nhân để minh thị.

          - Hai, từ “ngũ nhăn” trở xuống, riêng dùng cái quả để giải thích.

          - Ba, từ “Bồ Tát vị thành Phật” (Bồ Tát chưa thành Phật) trở đi, cùng kết lại nhân và quả để giải thích. Nay đức Phật bảo “đại vương! Bồ Tát Ma Ha Tát” là nêu ra Thật Giáo Bồ Tát để nói. Thật Giáo Bồ Tát th́ mới gọi là đại Bồ Tát, mới thấy Đệ Nhất Nghĩa.

          “Ư Đệ Nhất Nghĩa trung, thường chiếu Nhị Đế, hóa chúng sanh” (Trong Đệ Nhất Nghĩa, thường chiếu Nhị Đế để hóa độ chúng sanh): Đệ Nhất Nghĩa chiếu cả hai bên, ngăn che hai bên. Ở đây nói “thường chiếu Nhị Đế” tức là xét theo Bi và Trí cùng vận dụng, Chân và Tục cùng chiếu để nói. Chiếu Tục Đế th́ suốt ngày vận dụng ḷng Bi, rộng độ chúng sanh; chẳng giống Nhị Thừa trầm trệ nơi không tịch. Chiếu Chân Đế th́ suốt ngày vận dụng trí, chẳng có chúng sanh để có thể độ, chẳng giống với Quyền Giáo chấp tướng tu hành. Kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Nhược noăn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, ngă giai linh nhập Vô Dư Niết Bàn, nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả” (Dù là noăn sanh, hay thai sanh, hay thấp sanh, hay hóa sanh, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, ta đều khiến cho họ nhập Vô Dư Niết Bàn để được diệt độ. Diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh như thế, nhưng thật sự chẳng có chúng sanh được diệt độ). Đấy chính là “chiếu Nhị Đế, hóa độ chúng sanh” vậy!

 

          (Kinh) Phật cập chúng sanh, nhất nhi vô nhị. Hà dĩ cố? Dĩ chúng sanh Không cố, đắc trí Bồ Đề không. Dĩ Bồ Đề không cố, đắc trí chúng sanh không.

          ()佛及眾生,一而無二。何以故?以眾生空故,得置菩提空;以菩提空故,得置眾生空。

          (Kinh: Phật và chúng sanh là một, chẳng hai. V́ sao vậy? Do chúng sanh là Không, cho nên Bồ Đề là Không. Do Bồ Đề là Không, cho nên chúng sanh Không).

         

          Đây là nói chúng sanh và Phật chẳng hai. Nêu ra Phật quả để so sánh với chúng sanh. Nếu hư vọng phân biệt, sẽ thấy có chúng sanh và Phật sai khác. Bậc thấu đạt lư, biết rơ Phật và chúng sanh vốn sẵn tịch diệt, cho nên nói “nhất nhi vô nhị” (là một, chẳng hai). “Hà dĩ cố?” (V́ sao vậy?) là lời gạn hỏi. Trước hết là cật vấn: “V́ sao chúng sanh và Phật chẳng hai?” Tiếp đó, giải thích: Do chúng sanh là Không, cho nên đạt đến Phật quả Bồ Đề cũng là Không. Đây là dùng nhân để suy ra quả, đă chẳng có “cái được hóa độ” (sở hóa), lấy đâu ra “cái có thể hóa độ” (năng hóa)? Lại do Bồ Đề là Không, cho nên chúng sanh nghiệp báo cũng là Không. Đây là dùng quả để so với nhân: Đă không có người giáo hóa, há có kẻ nào được giáo hóa? Tuy có hai danh xưng “chúng sanh” và Phật, nhưng vốn là một Thể. Lại nữa, “chúng sanh Không” là Nhân Không, Bồ Đề Không th́ là Pháp Không.

 

          (Kinh) Dĩ nhất thiết pháp Không cố, Không Không. Hà dĩ cố? Bát Nhă vô tướng, Nhị Đế hư không. Bát Nhă không ư vô minh, năi chí Tát Bà Nhă vô tự tướng, vô tha tướng cố.

          ()以一切法空故,空空。何以故?般若無相,二諦虛空。般若空於無明。乃至薩婆若,無自相、無他相故。

          (Kinh: V́ hết thảy các pháp là Không, cái Không ấy cũng là Không. V́ sao vậy? Bát Nhă vô tướng, Nhị Đế như hư không. Do Bát Nhă chẳng có vô minh, cho đến Tát Bà Nhă chẳng có tướng tự, chẳng có tướng tha).

 

          Đây là nói cảnh và trí chẳng hai. “Dĩ” [ở đây có nghĩa] là “v́”. “Nhất thiết” (hết thảy) mang ư nghĩa bao hàm trọn hết, chẳng riêng ǵ Tục Đế là Không, mà ngay cả Chân Đế cũng là Không. Do hết thảy các pháp đều là Không, cho nên cái trí “có thể Không” cũng là Không. V́ thế nói là Không Không. Do chúng sanh chỗ nào cũng chấp Có, đức Phật bèn mượn Không trí để trừ khử Hữu. Sợ họ lại trầm trệ nơi Không, cho nên Ngài lại dùng Không để đối trị Không. V́ thế nói là Không Không.

          Từ “hà dĩ cố” (v́ cớ sao) trở đi, gạn hỏi nhằm giải thích ư nghĩa của Không Không. Gạn rằng: “V́ sao ngay cả trí cũng là Không?” Giải rằng: Bát Nhă Chân Không diệu trí vốn sẵn vô tướng. Chân Đế và Tục Đế đều giống như hư không, rốt ráo thanh tịnh, ĺa các danh tướng. Từ “Bát Nhă không ư vô minh” trở đi, dùng trí hoặc (智惑, sự mê lầm vô minh nơi trí) để đối ứng, nhằm hiển lộ ư chỉ “vô tướng”. Bát Nhă là cái trí “có thể Không”, vô minh là Hoặc bị không (tức là có thể được quán chiếu bởi cái trí để thấy bản thể của nó là Không). Dùng trí Bát Nhă để “không” vô minh Hoặc, từ nhân tới quả, cho tới biển Tát Bà Nhă, tu tập ĺa tướng, chẳng có tự tướng Bát Nhă, mà cũng chẳng có tha tướng của vô minh.

 

          (Kinh) Ngũ nhăn thành tựu thời, kiến vô sở kiến. Hành diệc bất thọ, bất hành diệc bất thọ, phi hành phi bất hành diệc bất thọ, năi chí nhất thiết pháp diệc bất thọ.

          ()五眼成就時,見無所見。行亦不受,不行亦不受,非行非不行亦不受,乃至一切法亦不受。

          (Kinh: Khi ngũ nhăn thành tựu, sẽ thấy mà không có ǵ để thấy. Hành cũng chẳng thọ, bất hành cũng chẳng thọ, “chẳng phải hành, chẳng phải bất hành” cũng chẳng thọ, cho đến hết thảy các pháp cũng chẳng thọ).

 

          Đây là chỉ rơ Năng và Sở chẳng hai, riêng dùng ngũ nhăn để biện định. Ngũ nhăn là nhục nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn, và Phật nhăn. Ngũ nhăn gồm thâu mười pháp giới. Bốn đường “người, A Tu La, súc sanh, địa ngục” chỉ có nhục nhăn, thiên tiên quỷ thần do có nghiệp báo ngũ thông, sẽ có hai loại mắt trước (nhục nhăn và thiên nhăn). La Hán và Bích Chi Phật thiếu hai loại mắt sau (pháp nhăn và Phật nhăn). Bồ Tát có đủ bốn loại trước, chỉ Phật là có trọn đủ năm loại mắt. Khi ngũ nhăn thành tựu tức là lúc Phật đạo viên măn. Có bài tụng về ngũ nhăn như sau: “Thiên nhăn thông phi ngại, nhục nhăn ngại phi thông, pháp nhăn duy quán Tục, huệ nhăn liễu tri Không, Phật nhăn như thiên nhật, chiếu dị thể hoàn đồng. Viên minh pháp giới nội, vô xứ bất hàm dung” (Thiên nhăn thông suốt chẳng trở ngại, nhục nhăn bị trở ngại chẳng thông suốt. Pháp nhăn chỉ quán Tục Đế, huệ nhăn biết rơ không. Phật nhăn như ngàn mặt trời, chiếu thấu dị thể vẫn là tương đồng. Viên minh trong pháp giới, không chỗ nào chẳng dung nhiếp).

          “Kiến vô sở kiến” (thấy “không có ǵ để thấy”): Chữ Kiến trước là chân kiến chẳng thấy, v́ là chân kiến, cho nên chẳng có ǵ để thấy. Nếu có ǵ để thấy, tức là Năng (người thấy) lẫn Sở (cái được trông thấy) đều là vọng, như do con mắt bị bệnhthấy hoa đốm trên hư không. Chân kiến như mắt thanh tịnh, quán Không trong lặng, chỉ là cái Không trong lặng, trọn chẳng có ǵ!

          Lại nữa, nói “kiến” là tùy thuận Tục Đế, như kinh Pháp Hoa dạy: “Phật nhăn kiến lục đạo chúng sanh” (mắt Phật thấy chúng sanh trong sáu đường). “Vô sở kiến” (chẳng có ǵ được thấy) là do tương xứng chân lư, như kinh Đại Phẩm [Bát Nhă] nói: “Ngũ nhăn bất kiến chúng sanh” (năm mắt chẳng thấy chúng sanh). Kinh này hiển thị Nhị Đế viên dung, thuận theo thế tục bèn chẳng thấy mà thấy, tức là chữ Kiến trước (trong “kiến vô sở kiến”), tương xứng với lẽ Chân th́ thấy mà chẳng có ǵ để thấy, tức là ba chữ sau (vô sở kiến).

          “Hành diệc bất thọ, bất hành diệc bất thọ” (Hành cũng chẳng thọ (tiếp nhận), bất hành cũng chẳng thọ): Đối với hành và bất hành, đều chẳng chấp trước. Đại Trí Độ Luận nói: “Hành cũng chẳng thọ nhằm đối trị Hữu kiến (kiến giải thấy là Có). Bất hành cũng chẳng thọ nhằm trừ Vô kiến. Nói Vô nhằm đối trị Hữu, chẳng phải là có một cái Vô. Nói Hữu để trừ Vô, chẳng phải là có một cái Hữu! Nói Vô chưa từng Vô, nói Hữu mà chưa từng Hữu nhằm đối trị nhân duyên, cho nên có cách nói ấy”. Muốn cho kẻ có hai thứ kiến chấp đó đều cùng đạt được chánh quán, do Hữu và Vô đều là sanh diệt, đạo lẫn tục đều mất, hai bên đều diệt mất; v́ thế nói “hành và bất hành đều chẳng thọ”.

          “Phi hành, phi bất hành diệc bất thọ” (“Chẳng phải hành, chẳng phải không hành” cũng chẳng thọ): “Phi hành” (chẳng phải hành) chính là ĺa tướng Vô mà tu. “Phi bất hành” (chẳng phải là không hành) tức là thuận theo tướng Hữu mà tu. Đối với hai thứ “phi” ấy đều chẳng chấp. “Năi chí nhất thiết pháp diệc bất thọ giả” (cho đến đối với hết thảy các pháp cũng chẳng thọ) tức là “diệc hành, diệc bất hành”“phi hành, phi bất hành” cũng đều chẳng thọ. Hai chữ “nhất thiết” (hết thảy) bao gồm thánh, phàm, y báo, chánh báo, nhiễm, tịnh, [đối với các pháp ấy] đều nhất loạt chẳng chấp trước. Nói theo Đại Trí Độ Luận th́ chính là chẳng thọ, mà cũng chẳng phải là không thọ!

 

          (Kinh) Bồ Tát vị thành Phật thời, dĩ Bồ Đề vi phiền năo. Bồ Tát thành Phật thời, dĩ phiền năo vi Bồ Đề. Hà dĩ cố? Ư Đệ Nhất Nghĩa nhi bất nhị cố, chư Phật Như Lai, năi chí nhất thiết pháp như cố.

          ()菩薩未成佛時,以菩提為煩惱;菩薩成佛時,以煩惱為菩提。何以故?於第一義而不二故。諸佛如來,乃至一法如故。

          (Kinh: Khi Bồ Tát chưa thành Phật, coi Bồ Đề là phiền năo. Khi Bồ Tát thành Phật, coi phiền năo là Bồ Đề. V́ lẽ nào vậy? Do trong Đệ Nhất Nghĩa th́ chẳng hai, do chư Phật Như Lai cho đến hết thảy các pháp đều là Như).

         
          Đây là kết lại “nhân quả bất nhị”. Bồ Tát khi chưa thành Phật tức là khi c̣n là chúng sanh đang tu nhân, do mê mà bất giác, chuyển Bồ Đề thành phiền năo, ví như nước đông cứng thành băng. Khi Bồ Tát thành Phật, tức là lúc thành
tựu quả địa nơi Chánh Giác, đă giác th́ chẳng mê, chuyển phiền năo thành Bồ Đề, ví như băng tan thành nước. Nước và băng tuy có hai tên, nhưng nước và băng vốn có cùng một Thể. Nhân tâm (cái tâm tu nhân) chẳng ĺa quả giác, quả giác chẳng ra ngoài nhân tâm. Chỉ là mê hay giác chia tách, chứ nhân quả có bao giờ là hai?

          “Hà dĩ cố” (v́ lẽ nào vậy?) tức là gạn hỏi “v́ sao nhân quả chẳng hai?” Giải rằng: Do trong Đệ Nhất Nghĩa là chẳng hai. “Ư” có nghĩa là “tại”. Trong cái Thể của Đệ Nhất Nghĩa Đế, phiền năo và Bồ Đề vốn vô sở hữu. “Mê, giác, sanh, diệt” đều là giả danh, chỉ là Nhất Chân Thật Tướng. V́ thế nói là “bất nhị”.

          “Chư Phật Như Lai, năi chí nhất thiết pháp như cố” (Do chư Phật Như Lai cho đến hết thảy các pháp đều là Như). “Chư Phật” bao gồm hữu t́nh chánh báo, “hết thảy các pháp” bao gồm vô t́nh y báo. Ư nói: Không chỉ chúng sanh và Phật, mê và giác chẳng hai, mà ngay cả hết thảy các pháp, không ǵ chẳng đều là Như. Phần biện định Nhị Đế đă xong.

 

2.2.4.2. Biện minh thuyết pháp chẳng hai

 

          (Kinh) Bạch Phật ngôn: - Vân hà thập phương chư Như Lai, nhất thiết Bồ Tát bất ly văn tự, nhi hành chư pháp tướng?

          ()白佛言:云何十方諸如來,一切菩薩,不離文字,而行諸法相?

          (Kinh: [Vua Ba Tư Nặc] bạch Phật rằng: - V́ sao mười phương các đức Như Lai, hết thảy các Bồ Tát chẳng ĺa văn tự mà hành các pháp tướng?)

 

          Đây là biện minh thuyết pháp chẳng hai. Vua Ba Tư Nặc do [nghe] phần kinh văn trước đó đă dạy: “Hết thảy các pháp đều là Không, đều là Như”. V́ thế, dấy lên sự biện định, vấn nạn: Các pháp đă đều là Không, văn tự cũng là Không, cớ sao chư Phật, Bồ Tát lại thuyết pháp độ sanh, chẳng ĺa văn tự mà nói danh tướng các pháp thuộc mười hai bộ loại vậy?

 

          (Kinh) Đại vương! Pháp luân giả, pháp bổn như, trùng tụng như; thọ kư như, bất tụng kệ như, vô vấn nhi tự thuyết như, giới kinh như, thí dụ như, pháp giới như, bổn sự như, phương quảng như, vị tằng hữu như, luận nghị như, thị danh vị cú âm thanh quả, văn tự kư cú nhất thiết như. Nhược thủ văn tự giả, bất hành Không dă.

          ()大王!法輪者:法本如,重誦如;受記如,不誦偈如,無問而自說如,戒經如,譬喻如,法界如,本事如,方廣如,未曾有如,論議如;是名味句音聲果;文字記句一切如。若取文字者,不行空也。

          (Kinh: Này đại vương! Pháp luân là pháp bổn như, trùng tụng như, thọ kư như, bất tụng kệ như, vô vấn tự thuyết như, giới kinh như, thí dụ như, pháp giới như, bổn sự như, phương quảng như, vị tằng hữu như, luận nghị như. Danh, vị, cú là cái quả của âm thanh. Văn tự, câu nói trần thuật, hết thảy đều là Như. Nếu chấp lấy văn tự th́ chẳng phải là hành Không).

 

          Đây là giải đáp “Văn Tự Bát Nhă chẳng ĺa Thật Tướng”. “Mười hai bộ kinh Như” tức là giáo pháp Nhị Đế như. “Pháp luân” là giáo pháp của Như Lai được sánh ví như bánh xe. Đó là v́ bánh xe có công năng chuyên chở, dùng “luân” để biểu thị ư nghĩa “viên dung”. Pháp do Như Lai nói Chân và Tục vô ngại, v́ Nhị Đế viên dung. Từ pháp bổn như” trở đi, [kinh văn] nêu ra mười hai bộ loại (thể loại), mỗi mỗi đều Như. Pháp Bổn tức kinh văn thuộc loại Trường Hàng, có thể diễn tả giáo pháp và lư pháp, cho nên gọi là “pháp bổn”. “Như”: Tánh của văn tự là Không. Chẳng ĺa văn tự mà được giải thoát. “Trùng tụng Như”: Dùng kệ để nhắc lại ư nghĩa trong phần Trường Hàng, rút gọn, súc tích, giản lược, [phần kệ ấy được gọi là Trùng Tụng]. “Thọ Kư như”: Tiên đoán các chuyện thành Phật trong tương lai như tên của kiếp, cơi nước, các thứ trang nghiêm v.v… “Bất tụng kệ như”: [Kệ tụng] chẳng trùng tụng [các ư nghĩa được nói trong] kinh văn Trường Hàng, mà là tự khởi lên để nói [th́ gọi là Bất Kệ Tụng, tức Cô Khởi Tụng]. “Vô vấn nhi tự thuyết như”: Quan sát cơ duyên đă chín muồi, chẳng đợi thưa hỏi mà nói. “Giới kinh như”: Tức nhân duyên kinh, do [trong tăng đoàn] có chuyện [vi phạm, trái lư, gây tỵ hiềm] mà phải chế định giới. “Thí dụ như”: Dùng thí dụ để thuyết pháp, nhờ vào Sự mà hiển Lư. “Pháp giới như” tức là Bổn Sự Bộ nhằm nói chuyện trong mười tám giới. “Bổn sanh như”: Nói về sự tích trong cuộc đời của đức Phật. “Phương Quảng như”: Dùng để giảng nói chánh lư rộng lớn[3] của Pháp Không. “Vị tằng hữu như”: Khi thuyết pháp, phóng quang, hiện điềm lành, đạt được điều chưa từng có. “Luận nghị như”: Dùng vấn đáp để nêu rơ, biện định minh bạch lư thú.

          “Thị danh, vị, cú, âm thanh, quả”: Tức là danh, ngôn, chương cú, nghĩa vị[4] của mười hai bộ loại [kinh điển] chính là cái quả của âm thanh. Nương theo âm thanh mà thành danh, cú, văn ba thân[5]. “Vị” tức là ư nghĩa trong câu chữ. Chữ Cú lẽ ra phải ở trước chữ Vị. “Văn tự kư cú, nhất thiết Như” (văn tự, câu nói trần thuật, hết thảy đều là Như): Do tánh của nơi bản thể của tất cả văn tự là Không, Tục chính là Chân, chẳng ĺa Thật Tướng.

          “Nhược thủ văn tự” (nếu giữ lấy văn tự) tức là chấp trước văn tự, chẳng liễu giải tánh Không, bị văn tự gây chướng ngại chẳng hành Không. Mười hai bộ loại kinh điển do đức Như Lai đă nói chẳng ĺa văn tự, chẳng phải chính là văn tự. Kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp” (Thuyết pháp là không có pháp nào để có thể nói th́ gọi là thuyết pháp) cũng chính là ư nghĩa này.

 

          (Kinh) Đại vương! Như như văn tự, tu chư Phật trí mẫu, nhất thiết chúng sanh tánh căn bản trí mẫu, tức vi Tát Bà Nhă thể.

          ()大王!如如文字,修諸佛智母,一切眾生性根本智母,即為薩婆若體。

          (Kinh: Này đại vương! Dùng văn tự như như để tu mẹ trí huệ của chư Phật, trí mẫu căn bản nơi tánh của hết thảy chúng sanh chính là cái Thể của Tát Bà Nhă).

 

          Đức Phật gọi “đại vương” để bảo ban. “Như như văn tự, tu chư Phật trí mẫu” (Dùng văn tự như như để tu mẹ trí huệ của chư Phật): Chữ Như thứ nhất [hàm nghĩa] mười hai bộ kinh đều Như. Chữ Như thứ hai hàm nghĩa văn tự kư cú, hết thảy đều là Như. Văn tự có thể diễn tả, hiển thị lư tánh, th́ văn tự chính là Bát Nhă. Nương theo Văn Tự Bát Nhă để tu quán chiếu Bát Nhă, chiếu Thật Tướng Bát Nhă. Bát Nhă có thể sanh ra mười phương chư Phật, là trí mẫu (mẹ trí huệ) của chư Phật. Chư Phật không vị nào chẳng sanh từ Bát Nhă trí mẫu. Trí tức là Bát Nhă, “mẫu” hàm nghĩa “có thể sanh”. Kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Nhất thiết chư Phật cập chư Phật A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp giai tùng thử kinh xuất” (Hết thảy chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của chư Phật đều từ kinh này mà ra), có cùng một ư nghĩa [với điều đang nói ở đây].

          “Nhất thiết chúng sanh tánh căn bản trí mẫu, tức vi Tát Bà Nhă Thể” (trí mẫu căn bản nơi tánh của hết thảy chúng sanh chính là cái Thể của Tát Bà Nhă): [Nói] “tánh của hết thảy chúng sanh” là nói đến Phật tánh vốn sẵn có. Tánh ấy có thể sanh ra hết thảy các pháp [cho nên gọi là căn bản trí mẫu]. Hết thảy các pháp đều nương vào tánh ấy để làm Thể. Đó chính là cái Thể của Nhất Thiết Trí nơi chư Phật.

 

          (Kinh) Chư Phật vị thành Phật, dĩ đương Phật vi trí mẫu, vị đắc vi tánh, dĩ đắc vi Tát Bà Nhă. Tam thừa Bát Nhă bất sanh, bất diệt, tự tánh thường trụ, nhất thiết chúng sanh dĩ thử vi giác tánh cố.

          ()諸佛未成佛,以當佛為智母,未得為性,已得為薩婆若。三乘般若,不生不滅,自性常住。一切眾生以此為覺性故。

          (Kinh: Chư Phật chưa thành Phật, [Thật Tướng] sẽ là trí mẫu của Phật. Khi chưa đắc [Phật quả, Thật Tướng] sẽ là tánh (Phật tánh sẵn có). Khi đă đắc, [thật Tướng] chính là Tát Bà Nhă. Bát Nhă của tam thừa bất sanh, bất diệt, tự tánh thường trụ, hết thảy chúng sanh dùng điều này làm giác tánh).

 

          Phần trên chỉ nói Thật Tướng Bát Nhă là cái Thể của Tát Bà Nhă, phần này lần lượt nói [Thật Tướng Bát Nhă là] cái Thể của mười pháp giới. Lúc chư Phật chưa thành Phật, vốn sẵn đủ Thật Tướng Bát Nhă; do chắc chắn sẽ thành Phật, cho nên gọi là “trí mẫu”. “Vị đắc vi tánh” (khi chưa đắc [Phật quả] th́ là tánh): Trước khi chưa thành Phật, Thật Tướng Bát Nhă bị vùi lấp trong vô minh, chỉ gọi là “Phật tánh vốn sẵn có”, như châu Ma Ni rơi vào bùn lầy, tuy chẳng thể phát sanh tác dụng chiếu soi, nhưng tánh báu bất hoại.

          “Dĩ đắc vi Tát Bà Nhă” (Đă đắc Phật quả, [tánh ấy] là Tát Bà Nhă): Khi đă thành Phật, Bổn Giác thoát khỏi trói buộc, Phật tánh mới hiển lộ. Như Lư Trí, Như Lượng Trí không ǵ chẳng trọn đủ, chính là Nhất Thiết Trí. Như châu Ma Ni thoát khỏi bùn lầy, trong ngần, thanh khiết, sáng ngời, Thể lẫn Dụng cùng phô bày.

          “Tam thừa Bát Nhă, bất sanh, bất diệt, tự tánh thường trụ”: Nối tiếp ư trong phần trên, há chỉ riêng chư Phật lấy Thật Tướng Bát Nhă làm Thể, ngay cả tam thừa thánh nhân tu nhân chứng quả cũng nương vào Thật Tướng Bát Nhă, bất sanh, bất diệt, tự tánh thường trụ, lấy đó làm Thể. Hai câu “bất sanh, bất diệt” nhằm giải thích ư nghĩa của Thật Tướng.

          “Nhất thiết chúng sanh dĩ thử vi giác tánh cố” (Hết thảy chúng sanh dùng điều ấy làm giác tánh): Không chỉ riêng tam thừa dùng điều này làm Thể, mà ngay như hết thảy chúng sanh trong lục đạo khởi Hoặc tạo nghiệp, tuy suốt ngày mê muội, nhưng suốt ngày chẳng ĺa Thật Tướng Bát Nhă, cũng dùng Thật Tướng ấy để làm tánh Bổn Giác, làm cái Thể để thành Phật.

 

          (Kinh) Nhược Bồ Tát vô thọ, vô văn tự, ly văn tự vi phi văn tự, tu vô tu vi tu. Tu vô tu giả, đắc Bát Nhă chân tánh, Bát Nhă Ba La Mật.

          ()若菩薩無受無文字。離文字,為非文字。修無修為修。修無修者,得般若真性,般若波羅密。

          (Kinh: Nếu Bồ Tát chẳng có thọ, chẳng có văn tự, ĺa văn tự là chẳng phải văn tự. Tu “vô tu” là tu. “Tu vô tu” th́ sẽ đắc chân tánh Bát Nhă và Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Nếu Bồ Tát chẳng thọ, tức là Thọ Không. Chẳng có văn tự tức là Văn Tự Không. Hai câu “ly văn tự” nhằm giải thích ư nghĩa “vô văn tự”, tức là ĺa tướng văn tự, chẳng chấp trước văn tự; đấy chính là Chân Đế. “Vi phi văn tự” (là chẳng phải văn tự): Chẳng phải là hoàn toàn không có văn tự. Đấy chính là Tục Đế. Bốn câu kể từ “tu vô tu vi tu” trở đi, chữ Tu hàm ư “chẳng phế bỏ tu học”. “Vô tu” tức là chẳng chấp vào tướng tu. Đó gọi là “tu chứng tức chẳng không; nhiễm ô chính là chẳng được!” Đó gọi là “xứng tánh mà tu”, tu chính là vô tu. “Tu vô tu” là câu nhắc lại ư nghĩa trong phần trên. Người có thể thật sự tu vô tu th́ mới đạt được chân không pháp tánh trong Thật Tướng Bát Nhă. Do Bát Nhă mà đạt đến bờ kia Niết Bàn.

 

          (Kinh) Đại vương! Nhược Bồ Tát hộ Phật, hộ hóa chúng sanh, hộ Thập Địa hạnh, vi nhược thử!

          ()大王!若菩薩護佛,護化眾生,護十地行,為若此。

          (Kinh: Này đại vương! Nếu Bồ Tát thủ hộ Phật, thủ hộ, giáo hóa chúng sanh, thủ hộ hạnh Thập Địa, hăy nên làm như thế đó).

 

          Đây là kết lại lời giải đáp. “Nhược Bồ Tát hộ Phật” (nếu Bồ Tát thủ hộ Phật) chính là thủ hộ cái quả. “Hộ hóa chúng sanh”: Thủ hộ hạnh lợi tha. “Hộ Thập Địa hạnh” là thủ hộ cái nhân. Ông hỏi như thế nào th́ [lời giải đáp] là [hăy thực hiện] như thế đó. Phần phân biệt thuyết pháp đă xong.

 

2.2.4.3. Biện minh pháp môn bất nhị

 

          (Kinh) Bạch Phật ngôn: - Vô lượng phẩm chúng sanh, căn diệc vô lượng, hạnh diệc vô lượng, pháp môn vi nhất, vi nhị, vô lượng da?

          ()白佛言:無量品眾生,根亦無量,行亦無量。法門為一?為二?無量耶?

          (Kinh: [Vua Ba Tư Nặc] bạch Phật rằng: - Chúng sanh có vô lượng phẩm, căn cơ cũng vô lượng, hạnh cũng vô lượng, [vậy th́] pháp môn là một, là hai, hay là vô lượng?)

 

          Đây là biện minh “pháp môn chẳng hai”. Vua Ba Tư Nặc có ư nói: Chân tánh là một, nhưng chúng sanh được thủ hộ, giáo hóa có phẩm loại vô lượng sai biệt. Phẩm loại đă là vô lượng, căn tánh cũng lại là vô lượng, chẳng biết pháp môn Bát Nhă để giáo hóa là một, hay là hai, hay là vô lượng?

 

          (Kinh) Đại vương! Nhất thiết pháp quán môn, phi nhất, phi nhị, năi hữu vô lượng. Nhất thiết pháp diệc phi hữu tướng, phi phi vô tướng.

          ()大王!一切法觀門,非一非二,乃有無量。一切法亦非有相,非非無相。

          (Kinh: Này đại vương! Quán môn của hết thảy các pháp chẳng phải một, chẳng phải hai, mà có vô lượng. Hết thảy các pháp cũng chẳng phải là có tướng, chẳng phải là không phải không có tướng).

 

          Đây là giải đáp “pháp môn chẳng hai”. “Nhất thiết pháp quán môn” (Quán môn của hết thảy các pháp): Đức Như Lai nói hết thảy các pháp đều dùng cái trí có thể quán để làm cửa ngơ nhập đạo. V́ thế nói là “quán môn”. “Phi nhất, phi nhị” (chẳng phải một, chẳng phải hai): Do [thuận theo] căn cơ mà thí giáo, giống như [lương y] căn cứ theo chứng bệnh mà kê toa. Do căn cơ chẳng nhất định, cho nên giáo chẳng phải là một hay là hai!

          Đối với câu “năi hữu vô lượng” (bèn có vô lượng), đáng nên có hai cách giải thích:

          - Một, chiếu theo kinh văn ở đây, do chúng sanh phẩm loại vô lượng, cho nên nói có vô lượng quán môn.

          - Hai, xét theo ư hỏi [pháp môn] là một, là hai, hay là vô lượng. Câu trước đó “phi nhất, phi nhị” nhằm giải đáp câu hỏi “là một, hay là hai?”. Câu này đáng lẽ phải là “phi vô lượng” (chẳng phải là vô lượng), nhưng kinh văn lại chép là “năi hữu vô lượng”, e rằng phải là “phi hữu vô lượng” (chẳng phải là có vô lượng), nhưng do khi sao chép, đă ghi lại sai ngoa. Bởi lẽ, Như Lai thuyết pháp chỉ là một sự, chẳng có vô lượng. “Một sự” chính là đại sự nhân duyên!

          “Nhất thiết pháp diệc phi hữu tướng, phi phi vô tướng” (Hết thảy các pháp đều chẳng phải là có tướng, mà cũng chẳng phải là không có tướng): Đây là nhắc lại bốn câu (có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không) đều ĺa, nhằm hiển thị bất nhị. Ư nói: Quán môn của hết thảy các pháp cũng chẳng phải là có tướng. Đó là phá tướng Hữu. Giữa đó, phải nên có câu “phi vô tướng, phi diệc hữu tướng, phi diệc vô tướng, phi phi hữu tướng” (chẳng phải là vô tướng, chẳng phải là cũng có tướng, chẳng phải là cũng vô tướng, chẳng phải là không có tướng); câu cuối cùng mới là “phi phi vô tướng” (chẳng phải là không phải không có tướng). Chỉ nêu câu đầu tiên và cuối cùng, các câu giữa đó lược đi. Như Lai thuyết pháp vốn ĺa tứ cú, tuyệt bách phi, sao có “vô lượng” để có thể nói ư?

 

          (Kinh) Nhược Bồ Tát kiến chúng sanh, kiến nhất, kiến nhị, tức bất kiến nhất, bất kiến nhị. Nhất nhị giả, Đệ Nhất Nghĩa Đế dă.

          ()菩薩見眾生,見一見二,即不見一不見二。一二者,第一義諦也。

          (Kinh: Nếu Bồ Tát thấy chúng sanh, thấy một, thấy hai, tức là chẳng thấy một, chẳng thấy hai. “Một, hai” là Đệ Nhất Nghĩa Đế).

 

          Đây là nêu ra “chẳng phải” nhằm hiển thị “chính là”. Bồ Tát thấy chúng sanh, nếu “thấy có một hay hai” th́ tức là giống như phàm phu, dùng cái tâm phân biệt để thấy Thật Tướng là một, Nhị Đế là hai. Đó là cái thấy hư vọng chấp tướng, chẳng thể thật sự thấy Nhất Thừa Thật Tướng, mà cũng chẳng thể thấy Chân Tục Nhị Đế. “Nhất nhị giả, Đệ Nhất Nghĩa Đế dă” (“Một, hai” là Đệ Nhất Nghĩa Đế): “Nhất, nhị” ở đây chính là chân thật thấy một, hai, biết rơ một vốn chẳng phải là một, hai vốn chẳng hai. Lại c̣n biết rơ Thật Tướng chẳng nhất định là một, Nhị Đế chẳng nhất định là hai. Giải ngộ như thế, thật sự thấy Đệ Nhất Nghĩa Đế chính là pháp môn bất nhị.

 

          (Kinh) Đại vương! Nhược hữu nhược vô giả, tức Thế Đế dă. Dĩ Tam Đế nhiếp nhất thiết pháp, không đế, sắc đế, tâm đế. Cố ngă thuyết “nhất thiết pháp bất xuất Tam Đế, ngă nhân tri kiến, Ngũ Thọ Ấm Không, năi chí nhất thiết pháp Không”.

          ()大王!若有若無者,即世諦也。以三諦攝一切法,空諦、色諦、心諦,故我說一切法不出三諦。我人知見五受陰空,乃至一切法空。

          (Kinh: Này đại vương! “Như là Có, như là Không” chính là Thế Đế. Do Tam Đế bao gồm hết thảy các pháp, không đế, sắc đế, tâm đế. V́ thế, ta nói “hết thảy các pháp chẳng ra ngoài Tam Đế, ngă nhân tri kiến, Ngũ Thọ Ấm Không, cho đến hết thảy các pháp đều là Không”).

 

          Đây là nói “các Đế vốn là Không”. “Nhược hữu, nhược vô” (dường như là Có, dường như là Không): Chẳng phải là Có mà dường như có, th́ nói là “nhược Hữu”. Tuy có mà thật sự là Không, nên nói là “nhược vô”. Như h́nh bóng trong gương, như trăng trong nước, đấy chính là Thế Đế. “Dĩ Tam Đế nhiếp nhất thiết pháp” (Do Tam Đế bao gồm hết thảy các pháp): [Tam Đế] ở đây chẳng phải nói Chân, Tục, Trung Tam Đế, mà là nói đến ba Đế thuộc về Thế Đế. Kinh nêu ra danh xưng của chúng là Không Đế, Sắc Đế (vô t́nh thế gian chẳng ngoài hai thứ Sắc và Không), Tâm Đế (chính là tâm pháp thuộc hữu t́nh thế gian). Sắc, Không, Tâm pháp bao gồm chẳng sót các pháp trong thế gian. V́ thế, “ngă thuyết nhất thiết pháp bất xuất Tam Đế” (ta nói “hết thảy các pháp chẳng ra ngoài Tam Đế”).

          Từ “ngă nhân tri kiến” trở đi, hiển lộ Tam Giả. “Ngă nhân tri kiến”: Các pháp vốn vô ngă, bất quá giả gọi là Ngă. Do Ngă mà hiển lộ Nhân. Tất cả tri kiến nhân ngă đều thuộc về Danh Giả. “Ngũ Thọ Ấm Không”: Ngũ Ấm mà nói là Thọ (tiếp nhận), v́ chúng sanh do tiếp nhận Ngũ Ấm ḥa hợp mà thành thân thể. Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều là không, tức thuộc về Thọ Giả (受假, cảm nhận đều là giả). “Năi chí nhất thiết pháp Không” (cho đến hết thảy các pháp đều là Không): Bổn tánh của hết thảy các pháp đều là Không, tức là thuộc về Pháp Giả. [Những điều vừa nói trên đây] đủ để hiển thị Thế Đế hoàn toàn quy vào Không.

 

          (Kinh) Chúng sanh phẩm phẩm căn hạnh bất đồng, cố phi nhất phi nhị pháp môn.

          ()眾生品品根行不同,故非一非二法門。

          (Kinh: Mỗi phẩm loại chúng sanh căn hạnh khác nhau, cho nên pháp môn chẳng phải một, chẳng phải hai).

 

          Đây là tổng kết sự đối ứng khác nhau. “Chúng sanh phẩm phẩm căn hạnh bất đồng” (chúng sanh có nhiều phẩm, căn hạnh của mỗi phẩm khác nhau) tức là chúng sanh có từng phẩm, phẩm loại vô lượng. V́ thế, căn cơ và hành tướng cũng mỗi mỗi phẩm đều sai khác. Do v́ lẽ đó, pháp môn được nói ra cũng chẳng phải là một, chẳng phải hai!

 

          (Kinh) Đại vương! Thất Phật thuyết Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật, ngă kim thuyết Bát Nhă Ba La Mật, vô nhị, vô biệt.

          ()大王!七佛說摩訶般若波羅密,我今說般若波羅密,無二無別。

          (Kinh: Này đại vương! Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật do bảy đức Phật nói và Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật do ta nói chẳng hai, chẳng khác).

 

          Đây là nói “Phật, Phật đạo đồng”. “Thất Phật”: Ba vị Phật cuối cùng trong một ngàn vị Phật thuộc quá khứ Trang Nghiêm Kiếp, và bốn vị Phật trong một ngàn vị Phật thuộc hiện tại Hiền Kiếp, Phật Thích Ca xếp hàng thứ tư. [Đoạn kinh văn này] chỉ rơ pháp do Ngài nói hoàn toàn giống như chư Phật [đă nói], hiển thị pháp chân chánh đều cùngvô sở đắc, chẳng hai, chẳng khác.

 

          (Kinh) Nhữ đẳng đại chúng, thọ tŕ, độc tụng, giải thuyết thị kinh công đức, hữu vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết chư Phật, nhất nhất Phật giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh, nhất nhất chúng sanh giai đắc thành Phật. Thị Phật phục giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh, giai đắc thành Phật. Thị thượng tam Phật, thuyết Bát Nhă Ba La Mật kinh, bát vạn ức kệ, ư nhất kệ trung, phục phân vi thiên phần, ư nhất phần trung, thuyết nhất phần cú nghĩa, bất khả cùng tận.

          ()汝等大眾,受持讀誦,解說是經功德,有無量不可說不可說諸佛。一一佛教化無量不可說眾生,一一眾生皆得成佛。是佛復教化無量不可說眾生,皆得成佛。是上三佛,說般若波羅密經,八萬億偈,於一偈中復分為千分,於一分中說一分句義,不可窮盡。

          (Kinh: Đại chúng các ngươi thọ tŕ, đọc tụng, giải nói kinh này, sẽ có công đức [được diễn tả như sau]: Có vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết chư Phật, mỗi vị Phật giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh, mỗi chúng sanh đều được thành Phật. Các vị Phật [vừa được thành Phật] ấy lại giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh [khiến cho họ] đều được thành Phật. Ba loại Phật trên đây nói kinh Bát Nhă Ba La Mật tám vạn ức bài kệ, trong một kệ lại chia thành một ngàn phần, nói một phần ư nghĩa của câu kinh trong một phần ấy [th́ công đức đạt được] đă là chẳng thể cùng tận).

 

          Đây là [diễn nói] công đức tŕ kinh. “Thọ tŕ”: Đại Trí Độ Luận giảng: “Nghe rồi phụng hành là Thọ, [ǵn giữ] lâu ngày chẳng mất là Tŕ”. [Tụng niệm kinh mà] đối trước kinh bổn là Đọc, nhớ thuộc ḷng th́ là Tụng. “Giải thuyết”: Giải thích, tuyên nói nghĩa lư trong kinh. Nếu có thể như thế, sẽ tự đạt được công đức chẳng thể nghĩ bàn, giống như kinh Kim Cang Bát Nhă đă nói: “Thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (kinh này nghĩa lư chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn).

          “Hữu vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết chư Phật” (có vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết chư Phật): Vô Lượng và Bất Khả Thuyết đều là danh xưng của mười con số lớn tại Ấn Độ. Đầu tiên là A-tăng-kỳ (Asāṃkhya), tức là Vô Số, kế đó là Vô Lượng, cho đến con số thứ mười là Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết[6]. Đấy là nói tột cùng số lượng Phật rất nhiều. “Nhất nhất Phật giai giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh, nhất nhất chúng sanh, giai đắc thành Phật. Nhất nhất Phật phục giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh, tề thành Phật đạo. Thị thượng tam chư Phật, đồng thuyết Bát Nhă Ba La Mật kinh, bát vạn ức kệ” (Mỗi vị Phật đều giáo hóa vô lượng bất khả thuyết chúng sanh. Mỗi một chúng sanh đều được thành Phật. Mỗi vị Phật lại giáo hóa vô lượng chẳng thể nói chúng sanh đều thành Phật đạo. Ba đời chư Phật như trên đây cùng nói kinh Bát Nhă Ba La Mật, tám vạn ức bài kệ): Cho thấy pháp được nói sâu rộng. Trong mỗi bài kệ, lại chia thành một ngàn phần. Trong một phần ngàn ấy, nếu nói một phần cú nghĩa th́ đă đạt được công đức chẳng thể cùng tận. Câu cuối cùng là nói về công đức, kinh văn ghi tỉnh lược.

 

          (Kinh) Huống phục ư thử kinh trung, khởi nhất niệm tín, thị chư chúng sanh siêu bách kiếp, thiên kiếp Thập Địa đẳng công đức, hà huống thọ tŕ, độc tụng, giải thuyết công đức giả, tức thập phương chư Phật đẳng vô hữu dị.

          ()況復於此經中,起一念信;是諸眾生,超百劫千劫十地等功德。何況受持讀誦解說者功德,即十方諸佛等無有異。

          (Kinh: Huống hồ đối với kinh này, dấy lên một niệm tin tưởng th́ các chúng sanh ấy vượt hơn công đức của bậc Thập Địa trong trăm kiếp, ngàn kiếp, huống hồ là công đức của người thọ tŕ, đọc tụng, giải nói, [công đức ấy] bằng với công đức của mười phương chư Phật chẳng khác).

 

          Đây là so sánh sự thù thắng. Tiếp nối [phần kinh văn nói về công đức của người giải nói] ư nghĩa của một phần ngàn bài kệ trong phần trước, công đức ấy c̣n vô cùng. Huống hồ là người có thể sanh khởi một niệm tịnh tín đối với kinh này, chẳng sanh ngờ vực, do kinh này là liễu nghĩa chân thật. Các chúng sanh ấy sẽ đạt được vô lượng vô biên công đức, nhanh chóng vượt thoát khổ nạn sanh tử trong trăm kiếp, ngàn kiếp, mà cũng vượt hơn công đức của bậc Thập Địa. Một niệm tín tâm c̣n có thể siêu phàm vượt thánh, huống hồ thọ tŕ, đọc tụng, giải nói, tự hành, dạy người th́ công đức ấy há có bến bờ ư? Tức là [công đức y] bằng với công đức của mười phương chư Phật, b́nh đẳng chẳng khác!

 

          (Kinh) Đương tri thị nhân tức thị Như Lai, đắc Phật bất cửu.

          ()當知是人即是如來,得佛不久。

          (Kinh: Hăy nên biết người ấy chính là Như Lai, chẳng lâu nữa sẽ thành Phật).

 

          “Đương tri thị nhân” (hăy nên biết người ấy): Đức Phật chứng minh người ấy giống như Phật, cho nên bảo đại chúng “hăy nên biết”. “Tức thị Như Lai” (chính là Như Lai): Do có thể thọ tŕ, đọc tụng pháp Thật Tướng để tự giác. [Lại c̣n] v́ người khác giải nói, tức là giác tha. Tự giác và giác tha hoàn toàn giống hệt hạnh của Phật. Như Sơ Trụ trong Viên Giáo có thể phân thân trong một trăm thế giới, thị hiện tám tướng thành đạo. V́ thế nói “tức thị Như Lai”. Nhưng do c̣n thuộc vào địa vị tu nhân, chưa dự vào Quả Giác, cho nên nói “đắc Phật bất cửu” (chẳng lâu sau sẽ thành Phật). Nói “bất cửu” tức là [người ấy] sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

          (Kinh) Thời chư đại chúng, văn thuyết thị kinh, thập ức nhân đắc Tam Không Nhẫn, bách vạn ức nhân đắc Đại Không Nhẫn, Thập Địa tánh.

          ()時,諸大眾,聞說是經,十億人得三空忍,百萬億人得大空忍,十地性。

          (Kinh: Khi đó, các đại chúng nghe nói kinh này, mười ức người đắc Tam Không Nhẫn, trăm vạn ức người đắc Đại Không Nhẫn, Thập Địa tánh).

 

          Đây là nghe kinh đạt được lợi ích. Mười ức người đắc Tam Không Nhẫn, tức là địa vị Tam Hiền, chia thành Ngă Không, Pháp Không, [Ngă Pháp] Câu Không. Trăm vạn ức người đắc Đại Không Nhẫn, Thập Địa Tánh, tức là đắc Đệ Nhất Nghĩa Không, chứng nhập Thánh Chủng Tánh Thập Địa.

 

          (Kinh) Đại vương! Thử kinh danh vi Nhân Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật Kinh. Nhữ đẳng thọ tŕ Bát Nhă Ba La Mật kinh, thị kinh phục hữu vô lượng công đức, danh vi Hộ Quốc Độ Công Đức, diệc danh Nhất Thiết Quốc Vương Pháp Dược, phục hành vô bất đại dụng, hộ xá trạch công đức, diệc hộ nhất thiết chúng sanh thân, tức thử Bát Nhă Ba La Mật, thị hộ quốc độ, như thành, tiệm, tường bích, đao, kiếm, mâu, thuẫn, nhữ ưng thọ tŕ Bát Nhă Ba La Mật diệc phục như thị.

          ()大王!此經名為『仁王問般若波羅密經』。汝等受持『般若波羅密經』,是經復有無量功德,名為護國土功德,亦名一切國王法藥,服行無不大用。護舍宅功德,亦護一切眾生身。即此般若波羅密,是護國土,如城塹牆壁,刀劍鉾楯。汝應受持般若波羅密,亦復如是。

          (Kinh: Này đại vương! Kinh này tên là kinh Nhân Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật. Các ông thọ tŕ kinh Bát Nhă Ba La Mật. Kinh này lại có vô lượng công đức, gọi là Hộ Quốc Độ Công Đức, cũng gọi là Nhất Thiết Quốc Vương Pháp Dược (thuốc pháp của hết thảy quốc vương), uống vào không ai chẳng có tác dụng to lớn, có công đức thủ hộ nhà cửa, và cũng thủ hộ thân của hết thảy chúng sanh, tức là Bát Nhă Ba La Mật này thủ hộ quốc độ như thành, hào, tường vách, đao, gươm, mâu, khiên. Các ông hăy nên thọ tŕ Bát Nhă Ba La Mật cũng lại như thế).

 

          Đây là kết lại bằng cách đặt tên kinh. Kinh này tên là Nhân Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật, tức là dùng người thỉnh pháp để đặt tên. Người kết tập kinh thêm vào công năng để đặt tên kinh, cho nên gọi là Phật Thuyết Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật Kinh; thật ra là thủ hộ hết thảy các thứ suy năo v.v… Do hộ quốc là chuyện trọng yếu, cho nên dùng điều đó để đặt tên. Hết thảy chúng sanh đều nên thọ tŕ kinh này. Từ câu “thị kinh phục hữu vô lượng công đức” (kinh này lại có vô lượng công đức) trở đi, hiển lộ công năng của kinh. “Danh vi Hộ Quốc Độ Công Đức” (tên là Hộ Quốc Độ Công Đức): Pháp hộ quốc cần phải nhờ vào Bát Nhă. Dùng Bát Nhă để giáo hóa dân chúng, dân chúng sẽ tốt lành. Dân tốt lành, thói tục sẽ tốt đẹp. Thói tục tốt đẹp, đất nước sẽ b́nh trị. Dân chính là cái gốc của đất nước. Bát Nhă lại là cái gốc để giáo hóa dân. Hộ quốc mà nếu có thể hoằng dương Bát Nhă, ắt đạt được cái gốc này. Đă đạt được cái gốc này, bốn biển sẽ trong lành, muôn dân an lạc, c̣n lo ǵ quốc gia chẳng b́nh trị!

          “Diệc danh Nhất Thiết Quốc Vương Pháp Dược” (Cũng gọi là thuốc pháp của hết thảy các quốc vương): Thuốc thế gian có thể trị bệnh nơi thân của chúng sanh, có thể cứu người, nhưng Bát Nhă có thể trị hai chứng bệnh thân và tâm. Vua có thể nương theo môn Bát Nhă này để trở thành vị vua nhân từ, những ǵ vua thực hiện đều là sự cai trị bằng ḷng nhân. Các bệnh xấu ác trong tâm đều có thể hóa trừ, v́ thế gọi là “pháp dược”. “Phục hành vô bất đại dụng” nghĩa là có thể uống pháp dược Bát Nhă này, nương theo pháp này để hành, không ai chẳng đạt được lực dụng rộng lớn của kinh này. Lực dụng ǵ vậy? Có thể thủ hộ thân vua được tự tại an lạc, ĺa các chuyện sợ hăi, suy năo v.v… Đă có thể thủ hộ vua th́ hộ quốc cũng bao gồm trong đó.

          “Hộ xá trạch công đức, diệc hộ nhất thiết chúng sanh thân” (có công đức thủ hộ nhà cửa, và cũng thủ hộ thân của hết thảy chúng sanh): Đây là nói tới lực dụng thủ hộ chung. Vua nương theo Bát Nhă, có thể hộ quốc, hộ thân; hết thảy chúng sanh có thể nương theo Bát Nhă, không ǵ đều chẳng vậy, sẽ tự có thể thủ hộ gia đ́nh, thủ hộ bản thân. Tức là môn Bát Nhă này chính là pháp để thủ hộ quốc độ mạnh mẽ nhất. Bát Nhă như thành, hào, tường vách, kiên cố chẳng thể phá. Bát Nhă như đao, gươm, mâu, khiên, sắc bén chẳng thể chạm. “Nhữ ưng đương thọ tŕ thị kinh” (Các ông hăy nên thọ tŕ kinh này), lời dạy trong đoạn kinh văn này dường như trùng lặp phần trước. Suy xét cặn kẽ ư Phật th́ phần trước là căn dặn chung dành cho đại chúng, c̣n ở đây là riêng căn dặn quốc vương. Công lực của kinh này như thành, hào, vách tường, đao, gươm, mâu, khiên, có thể hộ quốc. V́ thế nói “diệc phục như thị” (cũng giống như thế). Phần kết lại để khuyên thọ tŕ đă xong.

 

Phật Thuyết Nhân Vương Hộ Quốc

Bát Nhă Ba La Mật Kinh Giảng Nghĩa,

Quyển hạ

 

2.2.5. Phẩm thứ năm: Hộ Quốc (Hộ Quốc phẩm đệ ngũ, 護國品第五)

 

          Trong phần trước, Như Lai nhập định, phóng quang, hiện chuyện chẳng thể nghĩ bàn. Sau đó, Ngài xuất Định, biết ư của mười sáu đại quốc vương muốn hỏi về nhân duyên hộ quốc. Trước hết, đức Phật v́ họ nói nhân duyên thủ hộ Phật quả, nhân duyên thủ hộ hạnh Thập Địa. Phẩm này mới nói về chuyện hộ quốc. Phần trước là nội hộ, phần này là ngoại hộ. Do nội hộ đă nêu bày, cho nên ngoại hộ cũng nên tỏ rơ. Quốc độ chính là cơi quả báo do cộng nghiệp của chúng sanh cảm vời. Vận nước hưng hay suy, đều do ḷng người chuyển dời. Nếu trên là bậc vương giả, dưới đến nhân dân, ai nấy đều có thể thuận theo chánh lư Bát Nhă, ắt nước sẽ chẳng tranh chấp. Nếu nhân loại trên toàn thể thế giới, có thể thuận theo chánh lư Bát Nhă, toàn thể thế giới sẽ chẳng tranh chấp. Chánh lư Bát Nhă nói về Chân Không, ĺa hết thảy các tướng. Vô ngă tướng, vô pháp tướng, vô chúng sanh tướng, vô quốc độ tướng, mà cũng chẳng có người thủ hộ (năng hộ) và cái được thủ hộ (sở hộ) để có thể nói. Nay nói “hộ quốc” chính là nương theo Tục Đế môn, tùy duyên kiến lập thế giới chúng sanh, bèn có kiến giải “ta, người” dấy lên. Đôi bên đối đăi, cương vực mỗi nước mỗi xác lập, yêu mến dân tộc của chính ḿnh, các nước đều đề cao nước ḿnh. V́ thế, có chuyện đấu tranh, xâm lược dấy lên. Ḷng người ngày càng bạc bẽo, thế đạo ngày càng đi xuống, bo bo ham muốn lợi ḿnh, chẳng màng tổn hại kẻ khác. Người và người tranh chấp, nước này đánh nước kia, đến nỗi quốc giới chẳng được an ninh, nhân dân ngày càng bị thống khổ. Có thể thấy “thế giới nhiễu loạn đều do ḷng người tạo thành!” V́ thế, đức Phật nói kinh này ḥng cứu văn ḷng người để hộ tŕ quốc độ. Ḷng người có thể thuận theo chánh lư Bát Nhă, hoằng dương đại giáo Bát Nhă, sẽ xứng hợp Phật tâm, trời, rồng, quỷ thần đều sanh hoan hỷ, nguyện thủ hộ quốc độ. V́ thế nói phẩm này.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo đại vương: - Nhữ đẳng thiện thính, ngô kim chánh thuyết hộ quốc độ pháp dụng, nhữ đương thọ tŕ Bát Nhă Ba La Mật.

          ()爾時佛告大王:汝等善聽,吾今正說護國土法用,汝當受持般若波羅密。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo đại vương: - Các ông hăy khéo nghe, ta nay nói thẳng vào hành pháp và lực dụng thủ hộ quốc độ, các ông hăy nên thọ tŕ Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Đức Phật bảo đại vương, tuy bảo vua Ba Tư Nặc, nhưng chính là gồm chung mười sáu vị đại quốc vương. Ngài răn dạy “nhữ đẳng thiện thính” (các ông hăy khéo nghe), tức là mong họ đều có thể tai nghe, tâm lănh. “Ngô kim chánh thuyết pháp dụng” (ta nay nói thẳng vào hành pháp và lực dụng): Nói về cách thực hành và lực dụng của pháp hộ quốc, khuyên họ thọ tŕ Bát Nhă.

 

          (Kinh) Đương quốc độ dục loạn, phá hoại kiếp thiêu, tặc lai phá quốc thời.

          ()當國土欲亂,破壞劫燒,賊來破國時。

          (Kinh: Khi cơi nước sắp loạn, phá hoại, kiếp thiêu, giặc đến phá nước).

 

          Đây là luận định lúc cần phải thủ hộ. Ḷng người chẳng thuận theo chánh lư Bát Nhă, trăm điều thiện chẳng thành, chư thánh ẩn tàng. Bảy nạn sắp dấy lên, tai hại liên tiếp nẩy sanh, quốc độ sắp loạn. Nếu quốc vương chẳng tu đức để giải trừ tai nạn, ắt sẽ đến nỗi quốc độ bị phá hoại, giống như lúc kiếp hỏa thiêu đốt, khó thể bảo tồn! “Kiếp thiêu” chính là đại tam tai, kiếp hỏa cháy tiêu tan, đại thiên bị đốt tan. “Tặc lai phá quốc” (Giặc đến phá nước): Giặc có giặc trong và giặc ngoài. “Giặc ngoài” tức là giặc đối nghịch đất nước, có ư muốn phá hoại nước nhà. “Giặc trong” tức là giặc phiền năo trong tâm của vua và dân, thảy đều nhiễu động, trái nghịch chánh lư Bát Nhă, ươm thành thời kiếp phá hoại đất nước. “Thời” chính là lúc phải nên thủ hộ.

 

          (Kinh) Đương thỉnh bách Phật tượng, bách Bồ Tát tượng, bách La Hán tượng, bách tỳ-kheo chúng, tứ đại chúng, thất chúng cộng thính. Thỉnh bách pháp sư, giảng Bát Nhă Ba La Mật.

          ()當請百佛像,百菩薩像,百羅漢像,百比丘眾,四大眾,七眾,共聽。請百法師,講般若波羅密。

          (Kinh: Hăy nên thỉnh một trăm bức tượng Phật, một trăm tượng Bồ Tát, một trăm tượng La Hán, một trăm tỳ-kheo, bốn đại chúng, bảy chúng cùng nghe. Thỉnh một trăm pháp sư giảng Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Đây là giảng về hành pháp hộ quốc. Trước hết là thỉnh Tam Bảo. Tượng Phật là Phật Bảo, Bát Nhă là Pháp Bảo, những vị khác đều là Tăng Bảo. “Tứ đại chúng” là ảnh hưởng chúng, đương cơ chúng, phát khởi chúng, và kết duyên chúng. “Thất chúng” là tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-ni, sa-di, sa-di-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di. Năm chúng sau cũng là Tăng Bảo trong vị lai. Tam Bảo là đại phước điền. Trước hết, thỉnh [Tam Bảo] nhằm cầu thỉnh phước lực gia bị, ḥng tiêu trừ tai nạn. Số lượng của bảy loại ấy đều là một trăm, do “một trăm” là con số viên măn.

 

          (Kinh) Bách sư tử hống cao ṭa tiền, nhiên bách đăng, thiêu bách ḥa hương, bách chủng sắc hoa, dĩ dụng cúng dường Tam Bảo. Tam y, thập vật, cúng dường pháp sư, tiểu phạn, trung thực, diệc phục dĩ thời.

          ()百師子吼高座前,燃百燈,燒百和香,百種色華,以用供養三寶。三衣什物,供養法師。小飯中食,亦復以時。

          (Kinh: Đối trước trăm ṭa cao sư tử hống, thắp một trăm ngọn đèn, đốt trăm loại hương ḥa chế, trăm loại hoa đẹp để cúng dường Tam Bảo. Ba y, các vật dụng để cúng dường pháp sư. Điểm tâm, cơm trưa cũng đều đúng thời dâng cúng).

 

          Kế đến là tu cúng dường. “Sư tử ṭa”: Ṭa ngồi được gọi là “sư tử” biểu thị thuyết pháp vô úy. Đèn có thể phá tối tăm, dùng để biểu thị trí huệ. Hương có thể trừ khử ô uế, dùng để biểu thị giới. Hoa có thể kết quả, biểu thị cái nhân. Dùng các thứ ấy để cúng dường Tam Bảo.

           “Tam y, thập vật cúng dường pháp sư”: Ba y (Trīni-cīvarāni) th́:

          - Một, Tăng-già-lê (Saṁghāti), phương này dịch là Tạp Toái Y (雜碎衣, áo do nhiều miếng vụn ghép lại), tức đại y, có chín phẩm[7]. Ba phẩm thượng gồm [nhiều mảnh, mỗi mảnh gọi là một “điều”, mỗi điều lại gồm] bốn mảnh dài và một mảnh ngắn [may chằm lại]. Ba phẩm trung th́ [mỗi điều gồm] ba mảnh dài một mảnh ngắn [may chằm lại]. Ba phẩm hạ th́ [mỗi điều lại gồm] hai mảnh dài và một mảnh ngắn.

          - Hai, Uất-đa-la-tăng (Uttarāsaṅga), phương này dịch là Nhập Chúng Y (入眾衣), [mỗi điều trong loại y này] cũng là hai mảnh dài, một mảnh ngắn.

          - Ba, An-đà-hội (Antarvāsaka), phương này dịch là Tác Vụ Y (作務衣, áo để mặc khi làm việc), [mỗi điều] gồm một mảnh dài, một mảnh ngắn.

          “Thập vật” tức là các vật như bát, ngọa cụ v.v… dùng để cúng dường pháp sư. “Tiểu phạn, trung thực, diệc phục dĩ thời”: Tiểu phạn tức là tiểu thực (ăn lót ḷng, điểm tâm). “Trung thực” là bữa ăn trưa. Cũng phải đúng thời dâng lên, không để quá Ngọ, biểu thị ḷng thành phụng sự thầy.

 

          (Kinh) Đại vương! Nhất nhật nhị thời giảng kinh. Nhữ quốc độ trung, hữu bách bộ quỷ thần, thị nhất nhất bộ, phục hữu bách bộ, nhạo văn thị kinh. Thử chư quỷ thần, hộ nhữ quốc độ.

          ()大王!一日二時講經。汝國土中,有百部鬼神。是一一部,復有百部。樂聞是經。此諸鬼神,護汝國土。

          (Kinh: Này đại vương! Mỗi ngày hai thời giảng kinh, trong quốc độ của ông, có trăm bộ quỷ thần, trong mỗi bộ ấy, lại có một trăm bộ, thích nghe kinh này. Các quỷ thần ấy sẽ thủ hộ quốc độ của ông).

 

          Đây là nói đến sự cơ cảm thủ hộ. Hai thời chia ra thành sáng và chiều. Có thể giảng kinh này, ắt sẽ cảm quỷ thần thủ hộ. “Nhữ quốc độ trung, hữu bách bộ quỷ thần” (Trong quốc độ của ông có trăm bộ quỷ thần): Theo Kim Ngân Tiên Nhân Nghĩa Kinh, quỷ thần về căn bản có mười bộ, một là đại thần bộ, cho đến bộ thứ mười là La Sát thần bộ. Trong mỗi bộ, lại có mười bộ. V́ thế nói là “một trăm bộ”. Mỗi bộ lại có một trăm bộ, hợp thành một vạn bộ. Họ ưa thích nghe kinh này, nếu có thể giảng diễn, cố nhiên sẽ cảm ứng họ ủng hộ, khiến cho [quốc độ] chẳng có bảy nạn. Bảy nạn đă chẳng có, có thể luôn giảng diễn, họ sẽ thường được nghe pháp.

 

          (Kinh) Đại vương! Quốc độ loạn thời, tiên quỷ thần loạn. Quỷ thần loạn cố, vạn dân loạn, tặc lai kiếp quốc, bách tánh vong táng. Quân thần, thái tử, vương tử, bách quan, cộng sanh thị phi, thiên địa quái dị, nhị thập bát tú, tinh đạo nhật nguyệt, thất thời, thất độ, đa hữu tặc khởi.

   ()大王!國土亂時,先鬼神亂。鬼神亂故,萬民亂,賊來劫國,百姓亡喪。君臣太子,王子百官,共生是非。天地怪異,二十八宿,星道日月,失時失度。多有賊起。

          (Kinh: Này đại vương! Khi quốc độ loạn lạc, quỷ thần loạn trước. Do quỷ thần loạn, muôn dân rối loạn, giặc đến cướp nước, dân chúng mất mạng, tang tóc. Vua tôi, thái tử, vương tử, trăm quan cùng sanh thị phi với nhau. Trời đất quái lạ, hai mươi tám ngôi sao, ngũ tinh, mặt trời, mặt trăng vận hành trái thời, sai lệch, có nhiều giặc giă nổi lên).

 

          Đây là nói rơ bảy nạn cùng dấy lên. “Quốc độ loạn thời, tiên quỷ thần loạn” (khi quốc độ loạn, quỷ thần loạn trước): Quỷ thần chẳng nghe chánh pháp, ác tâm tăng trưởng, cho nên nhiễu loạn. Do quỷ thần loạn, năo loạn vạn dân, cho nên muôn dân cũng loạn. Giặc ác kéo đến cướp đoạt đất nước. Do đó dân chúng tử vong, tang tóc. Đây là nạn quỷ thần và nạn giặc cướp. Vua tôi, thái tử, vương tử, trăm quan cùng sanh thị phi với nhau: Do ư kiến nhân ngă chia cách, trên dưới đua nhau tranh giành lợi lộc, đến nỗi nẩy sanh thị phi với nhau, đôi bên chẳng ḥa thuận. Đó chính là cái nhân gây họa cho đất nước. Điều này thuộc về nạn vua tôi.  

          “Thiên địa quái dị”: Do ḷng người bất thiện, đến nỗi tổn thương sự hài ḥa trong thiên nhiên, cảm vời địa chấn. “Quái dị” tức là mưa băo kéo dài, sông ng̣i tràn bờ gây lụt lội v.v… Các thứ tai nạn bất tường hiện ra.

          “Nhị thập bát tú, tinh đạo nhật nguyệt, thất thời thất độ”: Trên bầu trời, tinh tú cực nhiều, nói “nhị thập bát tú”[8] là do coi [các tinh ṭa đó] là chủ yếu. Phương Đông gồm bảy cḥm sao, tức Giác, Cang, Đê, Pḥng, Tâm, Vĩ, Cơ. Phương Nam gồm bảy cḥm sao, tức Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Phương Tây bảy cḥm sao, tức Khuê, Lâu, Vị, Măo, Tất, Chủy, Sâm. Phương Bắc gồm bảy cḥm sao, tức Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. “Tinh đạo” tức là năm tinh tú Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cùng với Thái Âm, Thái Dương là nhật nguyệt. Độ số [của các tinh tú] lầm loạn, thời tiết, khí hậu chẳng chuẩn, cho nên nói là “thất thời, thất độ”. Hiện tượng thiên văn hiển hiện tương ứng với điềm tai ương trong nhân gian, cho nên có nhiều giặc giă dấy lên. Như khi mặt trăng hiện có quầng bảy tầng th́ Hán Minh Đế gặp nạn vây hăm v.v… Điều này thuộc về nạn tinh tú.

 

          (Kinh) Đại vương! Nhược hỏa nạn, thủy nạn, phong nạn, nhất thiết chư nạn, diệc ưng giảng thử kinh. Pháp dụng như thượng thuyết.

          ()大王!若火難,水難,風難,一切諸難,亦應講此經。法用如上說。

          (Kinh: Này đại vương! Nếu có nạn lửa, nạn nước, nạn gió, hết thảy các nạn, cũng nên giảng kinh này. Pháp dụng như trên đă nói).

 

          Nạn lửa, nạn nước, nạn gió là tam tai. Đây chẳng phải là đại tam tai. Nếu là đại tam tai, không chỉ một nước mắc nạn! [Trong đại tam tai], kiếp hỏa trọn khắp, có thể đốt tới trời Sơ Thiền. [Thủy tai trong tam tai th́] nước ngập đến Nhị Thiền. [Phong tai trong tam tai th́] gió quét sạch Tam Thiền. [Trong đoạn kinh văn này], ba tai nạn ấy (lửa, nước, gió) chỉ có một nước hứng chịu, nước khác chẳng bị, một phương thấy, phương khác chẳng thấy. Các tai nạn này thuộc về tiểu tam tai. Nhất thiết chư nạn” (Hết thảy các nạn) là từ ngữ chỉ tổng quát. Nếu lúc gặp bảy nạn dấy lên, cũng nên giảng kinh này. Công năng và lực dụng nơi pháp này cũng giống như trên đă nói. Phần nói về hành pháp hộ quốc đă xong.

 

          (Kinh) Đại vương! Bất đản hộ quốc, diệc hữu hộ phước: Cầu phú quư, quan vị, thất bảo như ư, hành lai, cầu nam nữ, cầu huệ giải, danh văn, cầu lục thiên quả báo, nhân trung cửu phẩm quả báo, diệc giảng thử kinh, pháp dụng như thượng thuyết.

          ()大王!不但護國,亦有護福。求富貴官位,七寶如意。行來求男女,求慧解,名聞,求六天果報,人中九品果報。亦講此經。法用如上說。

    (Kinh: Này đại vương! Không chỉ hộ quốc, mà cũng hộ phước: Cầu phú quư, quan chức, bảy báu như ư, đi lại, cầu con trai hay con gái, cầu huệ giải, danh vọng, cầu quả báo trong sáu tầng trời, cầu chín phẩm quả báo trong nhân gian, cũng giảng kinh này, pháp dụng như trên đă nói).

 

          Đây là nói về pháp dụng của Bát Nhă. Không chỉ hộ quốc, mà c̣n có thể thủ hộ phước đức, có thể thủ hộ quan lẫn dân, khiến cho họ đạt được chín loại phước. Cầu giàu có, sẽ được giàu có, dư dật. Cầu quư hiển, đạt được quan chức. Cầu bảy báu tức vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mă năo là bảy thứ, sở cầu như ư. “Cầu hành lai” tức đi, ở, đến, đi, an lạc vô bệnh. Hoặc cầu có con trai, con gái, hoặc cầu huệ giải, hoặc cầu danh vọng, hoặc cầu quả báo trong sáu tầng trời [cơi Dục], được sanh vào Dục Giới. “Hoặc cầu nhân trung cửu phẩm” (hoặc cầu chín phẩm trong nhân gian): [Nhân loại được chia thành] ba phẩm thượng, trung, hạ, mỗi phẩm lại chia thành ba, hợp thành chín phẩm. Thượng thượng phẩm Đạo Chủng Tánh, là Kim Luân Vương. Thượng trung phẩm Tánh Chủng Tánh là Ngân Luân Vương. Thượng hạ phẩm Tập Chủng Tánh là Đồng Luân Vương. Trung thượng phẩm là Thiết Luân Vương. Trung trung phẩm là túc tán vương. Trung hạ phẩm là tiểu quốc vương. Hạ thượng phẩm là Sát-lợi, thế gia, vọng tộc. Hạ trung phẩm là Bà-la-môn. Hạ hạ phẩm là cư sĩ v.v… Đối với các quả báo cũng giảng kinh này, pháp dụng như đă nói trong phần kinh văn trên đây.

 

          (Kinh) Đại vương! Bất đản hộ phước, diệc hộ chúng nạn. Nhược tật bệnh khổ nạn, sửu giới già tỏa, kiểm hệ kỳ thân, phá tứ trọng tội, tác ngũ nghịch nhân, tác bát nạn tội, hành lục đạo sự, nhất thiết vô lượng khổ nạn, diệc giảng thử kinh. Pháp dụng như thượng thuyết.

          ()大王!不但護福,亦護眾難。若疾病苦難。杻械枷鎖,檢繫其身。破四重罪,作五逆因。作八難罪,行六道事。一切無量苦難,亦講此經。法用如上說。

          (Kinh: Này đại vương! Không chỉ hộ phước mà cũng ngăn ngừa các nạn. Nếu bệnh tật khổ nạn, c̣ng, cùm, gông, xiềng trói buộc thân ḿnh, phá bốn trọng tội, tạo cái nhân ngũ nghịch, tạo tội tám nạn, làm chuyện thuộc sáu đường, hết thảy vô lượng khổ nạn, cũng giảng kinh này, pháp dụng như trên đă nói).

 

          Đây là nói về pháp dụng Bát Nhă: Không chỉ thủ hộ phước đức, mà c̣n thủ hộ hành nhân trong các hoạn nạn. Trước tiên là bệnh nạn, kế đó là tai nạn do bị hành h́nh. “Sửu giới già tỏa” là h́nh cụ (công cụ để hành h́nh, trừng phạt), ở tay gọi là Sửu (c̣ng), ở chân gọi là Giới (cùm), ở cổ gọi là Già (gông), nơi thân gọi là Tỏa (xiềng xích). “Kiểm” là niêm phong, Hệ là trói buộc. Thân bị nhốt trong tù ngục, chẳng được tự do.

          “Phá tứ trọng tội”: Tạo giết, trộm, dâm, đại vọng ngữ, bốn luật nghi nặng nề. Hễ vi phạm, ắt sẽ mắc tội nặng. “Tác ngũ nghịch nhân”: Một là giết cha, hai là giết mẹ, ba là giết A La Hán, bốn là phá chuyển pháp luân ḥa hợp tăng, năm là làm thân Phật chảy máu. Tạo trọng tội ngũ nghịch ấy, ắt đọa Ngũ Vô Gián địa ngục. “Tác bát nạn tội, hành lục đạo sự” (tạo tội gây ra tám nạn, làm chuyện khiến phải sanh vào trong sáu đường): “Bát nạn” chẳng ra ngoài lục đạo. Tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) là ba nạn, bốn là nạn sanh trước Phật hay sau Phật, năm là nạn sanh nơi biên địa, sáu là nạn “mù, ḷa, câm, ngọng”, bảy là nạn thế trí biện thông, tám là nạn sanh vào Trường Thọ Thiên.

          “Nhất thiết vô lượng khổ nạn” (hết thảy vô lượng khổ nạn): Nói gộp chung các nạn khác. Cũng giảng kinh này, pháp dụng như trên đă nói. Nếu giảng kinh này, cậy vào pháp lực công năng của kinh Bát Nhă, sẽ có thể diệt các nạn.

          Hỏi: Một kinh Bát Nhă sao có thể diệt các nạn?

          Đáp: Bát Nhă như lửa có thể đốt các thứ củi, như đèn có thể phá các tối tăm, dẫu trọng tội Vô Gián cũng chẳng khó diệt trừ! Hăy nên biết kinh này tuy có công năng diệt tội, chớ nên cố ư tạo tác tội tứ trọng, ngũ nghịch, tam đồ v.v… rồi cầu may mắn thoát khỏi. Giảng đọc kinh này, cần phải thường nương vào trí Bát Nhă để soi sáng, sẽ tự có thể tiêu trừ túc tội, chẳng dấy lên tội mới. Trên đây là phần nói về hành pháp hộ quốc đă xong.

 

          (Kinh) Đại vương! Tích nhật hữu vương, Thích Đề Hoàn Nhân, vi Đảnh Sanh vương lai thiên thượng, dục diệt kỳ quốc. Thời Đế Thích thiên vương, tức như thất Phật pháp dụng, phu bách cao ṭa, thỉnh bách pháp sư, giảng Bát Nhă Ba La Mật, Đảnh Sanh tức thoái, như Diệt Tội kinh trung thuyết.

          ()大王!昔日有王,釋提桓因,為頂生王來上天,欲滅其國。時帝釋天王,即如七佛法用,敷百高座,請百法師,講『般若波羅密』,頂生即退。如滅罪經中說。

          (Kinh: Này đại vương! Xưa kia có vua Thích Đề Hoàn Nhân, v́ vua Đảnh Sanh lên cơi trời, toan diệt quốc của ông ta. Khi đó, Đế Thích thiên vương đúng theo pháp dụng của thất Phật, bày một trăm ṭa cao, mời một trăm vị pháp sư, giảng Bát Nhă Ba La Mật, Đảnh Sanh liền rút lui, như trong kinh Diệt Tội đă nói).

 

          Đây là dẫn chuyện xưa để làm chứng. Trước hết, dẫn chuyện Đế Thích Thiên để chứng minh Bát Nhă có thể thủ hộ quốc độ. Từ “tích hữu Thiên La quốc” (xưa kia có nước Thiên La) trở đi, chứng minh Bát Nhă có thể thủ hộ thân mạng. Thích Đề Hoàn Nhân dịch là Năng Chủ. Phẩm Đảnh Sanh Vương trong kinh Hiền Ngu nói: Trong đời quá khứ, có đại quốc vương tên là Thiện Trụ. Khi đó, trên đỉnh đầu vua bỗng sanh ra một cái bọc, h́nh dạng như cái ấn. Về sau, dần dần to lên. Một hôm, bọc vỡ ra, liền có một bé trai [trong đó], hết sức đoan chánh, đầu tóc xanh ŕ, thân có màu vàng tía. Vua liền gọi thầy tướng đến xem, [thầy tướng cho] biết [đứa trẻ] có đức lớn, ắt sẽ là thánh vương, thống lănh bốn cơi. Do vậy, đặt tên cho nó là Đảnh Sanh (Mūrdhagata, sanh từ đỉnh đầu). Tuổi đă khôn lớn, đức hạnh [của Đảnh Sanh] bộc lộ theo tuổi. Vua cha đă băng, các bầy tôi mong thái tử nối ngôi. Đảnh Sanh đáp rằng: “Người có phước đức đáng làm vua, sẽ khiến cho tứ vương và Đế Thích đến nghênh tiếp th́ mới lên ngôi vua”. Đă lập thệ nguyện xong, tứ thiên vương giáng hạ, đều cầm b́nh báu chứa đầy nước thơm để rưới lên đỉnh đầu ông ta. Khi đó, Thiên Đế Thích lại cầm măo báu đến đội cho. Trong Diêm Phù Đề, ông ta tùy ư hưởng thụ ngũ dục trải tám vạn bốn ngàn năm. Khi đó, thần Dạ Xoa từ dưới đất trồi lên, thỉnh vua dạo Đông châu, Tây Châu, lên cơi trời Tứ Thiên Vương. Vua lại thống lănh bốn đạo quân voi, ngựa, xe, bộ binh thăng lên trời Đao Lợi. Chư thiên kinh sợ, đối với cửa ải nhiều tầng của thành thiên vương, Đảnh Sanh và binh đoàn tiến thẳng qua chẳng bị trở ngại. Đế Thích ra khỏi cung, cùng nhau gặp gỡ, tự mời vào cung, cùng nhau chia ṭa mà ngồi, thọ hưởng dục lạc cơi trời. Đảnh Sanh ra khỏi cung trời, bèn dấy tâm ác, muốn diệt Đế Thích.

          “Đế Thích thiên vương, như thất Phật pháp dụng” (Thiên vương Đế Thích dùng pháp dụng đúng như thất Phật [đă dạy]): “Như” tức là tuân theo. Bày một trăm ṭa cao, thỉnh một trăm vị pháp sư giảng Bát Nhă Ba La Mật. Đấy chính là pháp dụng của thất Phật, Đế Thích nương theo đó mà thực hiện. Đảnh Sanh liền lui binh. “Như Diệt Tội Kinh trung thuyết” (như trong kinh Diệt Tội đă nói), tức là như trong quyển thứ mười hai của kinh Niết Bàn đă nói.

 

          (Kinh) Đại vương! Tích hữu Thiên La quốc vương, hữu nhất thái tử, dục đăng vương vị. Nhất danh Ban Túc thái tử, vị ngoại đạo La Đà sư thọ giáo, ưng thủ thiên vương đầu, dĩ tế trủng thần, tự đăng kỳ vị. Dĩ đắc cửu bách cửu thập cửu vương, thiếu nhất vương, tức Bắc hành vạn lư, tức đắc nhất vương, danh Phổ Minh vương.

          ()大王!昔有天羅國王,有一太子,欲登王位。一名班足太子,為外道羅陀師受教,應取千王頭,以祭塚神,自登其位。已得九百九十九王,少一王,即北行萬里,即得一王,名普明王。

          (Kinh: Này đại vương! Xưa kia có quốc vương Thiên La có một thái tử muốn lên ngôi vua, tên là thái tử Ban Túc, nghe theo lời dạy của thầy ngoại đạo là La Đà, phải nên lấy đầu của một ngàn vị vua để tế thần mồ mả, th́ sẽ lên ngôi. Ông ta đă bắt được chín trăm chín mươi chín vị vua, c̣n thiếu một vua, liền đi sang phương Bắc cả vạn dặm, bắt được một vị vua tên là vua Phổ Minh).

 

          Đây là chứng minh Bát Nhă có thể thủ hộ thân mạng. Xưa kia, có quốc vương Thiên La sanh một thái tử, do chân vằn vện, bèn đặt tên là Ban Túc (Kalmāsapāda, chân có vằn). [Thái tử] muốn lên ngôi vua, lễ ngoại đạo La Đà làm thầy, tiếp nhận lời dạy của hắn. Ngoại đạo nói: Trong mồ mả có thần tên là Ma Ha Ca La (Mahākāla)[9] (phương này dịch là Đại Hắc), là thiên thần. Nếu lễ vị thần ấy, sẽ có thể tăng thêm oai đức, hành sự như ư, đánh nhau liền chiến thắng, hễ công phá ắt đoạt được. Chỉ có điều vị thần ấy hưởng thụ vật cúng, chẳng phải là máu thịt của con người th́ sẽ không được. Thái tử hăy nên lấy đầu của ngàn vị vua để cúng cho thần mồ mả, thần ắt sẽ càng gia hộ, ban phước. Ban Túc nghe nói, tin theo tà thuyết, liền dấy lên ác niệm. Từ khi lên ngôi tới nay, đă bắt được chín trăm chín mươi chín vua, chỉ c̣n thiếu một vua. Ban Túc liền đi vạn dặm về phương Bắc, lại bắt được một vua, tên là vua Phổ Minh. Con số một ngàn đă măn, muốn giết họ để tế thần mồ mả.

 

          (Kinh) Kỳ Phổ Minh vương bạch Ban Túc vương ngôn: “Nguyện thính nhất nhật, phạn thực sa-môn, đảnh lễ Tam Bảo”. Kỳ Ban Túc vương, hứa chi nhất nhật.

          ()其普明王白班足王言:願聽一日,飯食沙門,頂禮三寶。其班足王,許之一日。

          (Kinh: Vua Phổ Minh thưa với vua Ban Túc: “Xin cho tôi một ngày để dâng cơm cho sa-môn, đảnh lễ Tam Bảo”. Vua Ban Túc bằng ḷng cho [Phổ Minh] một ngày).

 

          Vua Phổ Minh xin nghỉ để giữ chữ tín. Khi đó, vua Phổ Minh khóc nói: “Tôi suốt đời tŕ giới, nay phải thất tín”. Ban Túc hỏi: “Ngươi hứa điều ǵ?” Vua Phổ Minh thưa cùng vua Ban Túc: “Tôi đă hứa bố thí, xin cho tôi một ngày để dâng cơm cho sa-môn, đảnh lễ Tam Bảo”. Vua Ban Túc bèn hứa cho vua được nghỉ một ngày, bảo: “Cho ngươi thực hiện chuyện bố thí, xong việc phải theo ta”. Vua Phổ Minh hoan hỷ, vội trở về nước ḿnh, thực hiện đại pháp hội.

 

          (Kinh) Thời, Phổ Minh vương tức y quá khứ thất Phật pháp, thỉnh bách pháp sư, phu bách cao ṭa, nhất nhật nhị thời, giảng Bát Nhă Ba La Mật, bát thiên ức kệ cánh.

          ()時,普明王即依過去七佛法,請百法師,敷百高座,一日二時,講般若波羅密,八千億偈竟。

          (Kinh: Khi đó, vua Phổ Minh liền vâng theo pháp của thất Phật trong quá khứ, thỉnh một trăm vị pháp sư, bày một trăm ṭa cao, mỗi ngày hai thời, giảng Bát Nhă Ba La Mật tám ngàn ức kệ đă xong).

 

          Phổ Minh trở về nước liền vâng theo hành pháp của quá khứ thất Phật, thỉnh Tăng giảng đọc kinh Bát Nhă.

 

          (Kinh) Kỳ đệ nhất pháp sư, vị vương tức thuyết kệ ngôn: - Kiếp thiêu chung ngật, càn khôn động nhiên, Tu Di, cự hải, đô vi hôi dương, thiên long phước tận, ư trung điêu táng, nhị nghi thượng vẫn, quốc hữu hà thường?

            ()其第一法師為王即說偈言劫燒終訖,乾坤洞燃。須彌巨海,都為灰颺,天龍福盡,於中彫。二儀尚殞,國有何常。

    (Kinh: Vị pháp sư thứ nhất liền v́ nhà vua nói kệ rằng: - Kiếp thiêu tiêu rụi hết, đất trời thảy rỗng toang, núi Tu Di, biển lớn, đều trở thành tro bay. Trời, rồng phước đă hết, đều chết sạch trong đó. Âm dương c̣n tiêu mất, đất nước há c̣n ư?)

 

          Vị pháp sư thứ nhất ấy chính là vị đạo cao đức trọng trong một trăm vị pháp sư. Sư v́ vua Phổ Minh nói kệ khai thị, nói tất cả tám bài kệ. [Trong đó], cứ mỗi hai bài kệ đều [lần lượt nói về] vô thường, khổ, không, vô ngă. Trước hết, Sư nói kệ vô thường.

          “Kiếp thiêu”: Tiếng Phạn là Kiếp Ba (Kalpa), ở đây nói là Thời Phần, chia ra thành đại kiếp, trung kiếp, và tiểu kiếp. Thế giới mà chúng ta nương vào để trụ có “thành, trụ, hoại, không” bốn kiếp. Xét theo tuổi thọ của loài người, từ mười tuổi, cứ qua một trăm năm, tăng thêm một tuổi, tăng [lần lượt như thế] tới tám vạn năm, có khi nói là tám vạn bốn ngàn năm. Tăng đến tột cùng, sẽ sau một trăm năm, giảm một tuổi, [giảm dần như thế] tới mười tuổi. Chu kỳ một tăng một giảm [như thế] là một tiểu kiếp. Hai mươi lượt tăng giảm là một trung kiếp. Thành, trụ, hoại, không, mỗi giai đoạn đều là hai mươi tiểu kiếp. Gộp tám mươi tiểu kiếp thành một đại kiếp. Khi thế giới này hoại, đại tam tai dấy lên. Trước hết là hỏa tai, có bảy mặt trời mọc ra, sông biển khô cạn, đá trên núi tóe lửa, thiêu đốt vũ trụ, gọi là Kiếp Thiêu. “Chung ngật” (chấm dứt): Khi có kiếp hỏa thiêu đốt, hết thảy đều hết sạch. Từ Sơ Thiền trở xuống đều hư hoại, v́ thế nói là “càn khôn đỗng nhiên” (trời đất rỗng toang).

          “Tu Di, cự hải, đô vi hôi dương” (Núi Tu Di, biển cả, đều thành tro bụi bay): Tu Di (Sumeru) trong tiếng Phạn được phương này dịch là Diệu Cao. Núi do bốn thứ báu hợp thành, nên gọi là Diệu; cao vượt các ngọn núi khác nên gọi là Cao. Đó là quả núi lớn nhất trong thế giới. Nước biển cả sâu nhất, lúc kiếp thiêu, [núi Tu Di lẫn biển cả] đều thành tro bay.

          “Thiên long phước tận, ư trung điêu táng” (trời rồng phước đă hết, đều chết sạch trong đó): Hỏa tai đốt tới Sơ Thiền. Từ Sơ Thiền trở xuống, trời, người, và thiên long, sơn long, hải long v.v… do phước đă tận, tan tác, mất mạng trong ấy. “Điêu táng” tức là tử vong. “Nhị nghi thượng vẫn, quốc hữu hà thường?” (Âm Dương c̣n tan mất, đất nước há c̣n ư?): “Nhị nghi”Âm Dương, [do chúng] có thể sanh ra, có thể thành tựu; cho nên gọi là Nhị Nghi. Nhị Nghi mà c̣n tan diệt, quốc độ trong thế gian có ǵ là thường trụ để nói nữa ư? Hăy nên biết các pháp vô thường, không ǵ đáng yêu thích!

 

          (Kinh) Sanh lăo bệnh tử, luân chuyển vô tế, sự dữ nguyện vi, ưu bi vi hại, dục thâm họa trọng, sang vưu vô ngoại. Tam giới giai khổ, quốc hữu hà lại?

   ()生老病死,輪轉無際,事與願違,憂悲為害。欲深禍重,瘡疣無外,三界皆苦,國有何賴?

          (Kinh: Sanh, già, và bệnh, chết, cứ luân chuyển chẳng ngơi, chuyện chẳng hề xứng ư, buồn lo gây tai hại. Dục sâu, họa nặng nề; ghẻ chốc chẳng từ ngoài. Tam giới đều khổ sở, đất nước cậy vào đâu?)

 

          Hai bài kệ này nói về Khổ. Trong ấy, có tám nỗi khổ: Câu đầu nêu ra bốn nỗi khổ, sanh th́ ở trong thai ngục, già th́ suy yếu, biến đổi, lúc bệnh th́ buồn bă, đau đớn, lúc chết th́ diệt mất. Từ sanh đến già, bệnh rồi chết, luân chuyển chẳng ngơi, chết rồi lại sanh, sanh rồi lại chết, tử tử sanh sanh, chẳng có bờ mé. Chưa chứng thánh quả, sẽ chẳng thể giải thoát. “Sự dữ nguyện vi” (Sự việc trái nghịch với ư nguyện) tức là ái biệt ly khổ (khổ v́ yêu thương mà bị chia ĺa) và cầu bất đắc khổ (khổ v́ mong cầu chẳng được). Hết thảy ân ái, muốn ḥa hợp th́ bị đổi dời. Nếu có điều mong cầu, chẳng được như ư. Những điều ấy đều là “sự dữ nguyện vi”. “Ưu bi vi hại” chính là oán tăng hội khổ (khổ v́ oán ghét mà cứ phải gặp gỡ). Oan gia trong thế gian muốn ĺa khỏi mà cứ phải gặp gỡ. “Hội” là tụ hợp. Như trong quyến thuộc, trong các đồng sự, dẫu oán ghét mà cứ phải tụ tập, chẳng có cách nào tránh khỏi. Hằng ngày ưu sầu, buồn bực, sợ bị hăm hại.

          “Dục thâm, họa trọng, sang vưu vô ngoại” (dục sâu và họa nặng, ghẻ chốc chẳng từ ngoài) chính là Ngũ Ấm xí thịnh khổ, [tức là] chúng sanh bị Ngũ Ấm phiền năo hừng hực thiêu đốt, hư vọng dấy lên tham chấp. Cái tâm tham chấp ngũ dục đă sâu đậm, bèn hứng chịu quả báo họa hại ắt nặng nề. Như sanh ra ghẻ chốc, ắt do chính bản thân có độc khí th́ [ghẻ chốc] mới sanh. Cái có thể sanh và cái được sanh ra đều chẳng ĺa ngoài thân. “Độc khí” ví như tham dục, ghẻ chốc ví như họa hại. Tự làm, tự chịu, cho nên nói là “chẳng ngoài!”

          “Tam giới giai khổ, quốc hữu hà lại” (ba cơi đều khổ sở, đất nước cậy vào đâu): Y báo và chánh báo trong tam giới, chẳng có ǵ không phải là khổ. Năm đường trong Dục Giới là Khổ Khổ, Lục Dục Thiên, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền là Hoại Khổ. Đệ Tứ Thiền và Tứ Không Thiên là Hành Khổ. Chư thiên trong tam giới c̣n chẳng an ổn, nhân gian quốc độ uế ác đầy dẫy, có ǵ để nương cậy?

 

          (Kinh) Hữu bổn tự vô, nhân duyên thành chư. Thịnh giả tất suy, thật giả tất hư. Chúng sanh xuẩn xuẩn, đô như huyễn cư. Thanh hưởng câu không, quốc độ diệc như.

   ()有本自無,因緣成諸,盛者必衰,實者必虛。眾生蠢蠢,都如幻居,聲響俱空,國土亦如。

    (Kinh: Có vốn tự là không, nhân duyên thành như thế. Hễ thịnh ắt phi suy, thật rồi ắt phải hư. Chúng sanh luôn ngu xuẩn, đều như sống huyễn hư. Tiếng và vọng đều không, quốc độ cũng như thế).

 

          Hai bài kệ này nói về Không. Hết thảy các pháp hữu vi, không ǵ chẳng phải là huyễn hữu, vốn tự chẳng có cái Thể để đạt được, giống như hoa đốm trên hư không. “Nhân duyên thành chư” (do nhân duyên mà thành như thế): Do nhân duyên ḥa hợp mà hư vọng h́nh thành, như hoa đốm trên hư không, do mắt bị bệnh mà có [hoa đốm], vốn vô sở hữu. Chữ “chư” là trợ ngữ từ. “Thịnh giả tất suy”: Các pháp hữu vi trong thế gian có thịnh ắt sẽ suy. “Thật giả tất hư” (hễ là thật (hiện hữu) rồi sẽ hư hoại): Chúng sanh chẳng hiểu, hư vọng chấp là thật. Trong chấp Ngũ Ấm là thật ngă, ngoài chấp tam giới là thật pháp, rốt ráo chẳng phải là thật, ắt là hư huyễn.

          “Chúng sanh xuẩn xuẩn, đô như huyễn cư” (chúng sanh luôn ngu xuẩn, đều như sống huyễn hư): Chúng sanh ngu xuẩn, thiếu trí, chẳng có Ngă Không Trí, chẳng biết thân này vốn chẳng có, đều giống như hư huyễn cư trụ vậy. Chẳng có Pháp Không Trí, chẳng biết các pháp cũng chẳng thật, như âm thanh và tiếng vọng đều là Không. “Hưởng” là tiếng vọng trong hang, vốn là Không. Các pháp là như thế, cho nên quốc độ cũng là như thế.

 

          (Kinh) Thức thần vô h́nh, giả thừa tứ xà. Vô minh cúng dường, dĩ vi lạc xa. H́nh vô thường chủ, thần vô thường gia. H́nh thần thượng ly, khởi hữu quốc da?

   ()識神無形,假乘四蛇,無明供養,以為樂車。形無常主,神無常家,形神尚離,豈有國耶?

          (Kinh: Thức thần không h́nh tướng, giả nương rắn Tứ Đại. Vô minh luôn cung phụng, tưởng là cỗ xe vui. Vô thường làm chủ thân. Thần thức: nhà vô thường. Thân, thức c̣n rời ĺa, há có đất nước ư?)

 

          Hai bài kệ này nói về vô ngă. “Thức thần vô h́nh” tức là nói tám thức vốn chẳng có h́nh tướng. “Giả thừa tứ xà” (giả dối nương vào bốn con rắn): Thần thức nương gá trong sắc thân Tứ Đại. “Tứ xà” là sánh ví Tứ Đại, hai con rắn Địa và Thủy có tánh chất đi xuống; hai con rắn Phong và Hỏa có tánh thăng lên. Tứ Đại ḥa hợp, giả gọi là Thân. Nương vào sức vô minh, điều dưỡng cái thân này, coi đó là cỗ xe vui sướng, làm phương tiện cho Thức.

          “H́nh vô thường chủ, thần vô thường gia”: Huyễn h́nh Tứ Đại có sanh ắt diệt, cho nên vô thường làm chủ tể. Thần thức nương theo nghiệp thọ báo, xả đời sống này lại tiến nhập đời sống khác, luân hồi trong sáu đường, cho nên là “vô thường gia” (nhà vô thường). “H́nh thần thượng ly” (thân, thức c̣n rời ĺa): “Ly” chính là diệt. Nhân duyên chia ĺa th́ hư vọng gọi là Diệt; đấy là nói rơ Vô Ngă. Diệt th́ hết thảy đều chẳng có. Ngă c̣n chẳng có, há có quốc độ ư?

 

          (Kinh) Nhĩ thời, pháp sư thuyết thử kệ dĩ, thời, Phổ Minh vương quyến thuộc, đắc Pháp Nhăn Không. Vương tự chứng đắc hư không đẳng định, văn pháp ngộ giải, hoàn chí Thiên La quốc, Ban Túc vương sở.

          ()爾時,法師說此偈已,時,普明王眷屬,得法眼空,王自證得虛空等定,聞法悟解。還至天羅國,班足王所。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, pháp sư nói bài kệ ấy xong, quyến thuộc của vua Phổ Minh đắc Pháp Nhăn Không. Nhà vua tự chứng đắc Định như hư không, nghe pháp ngộ giải, trở về chỗ vua Ban Túc ở nước Thiên La).

 

          Kế đó là nói nghe pháp ngộ giải, dấy lên hạnh hóa độ người khác. Pháp sư nói kệ xong, khi đó, quyến thuộc của vua Phổ Minh đắc Pháp Nhăn Không, ngộ biết tánh của các pháp là Không. Chính nhà vua đắc chứng Không tam-muội, nghe pháp ngộ giải, bèn trở về chỗ vua Ban Túc ở nước Thiên La. Sự trở về này có hai ư nghĩa:

          - Một, thực hiện xong ước nguyện bèn đi chết, do giữ giới chẳng vọng ngữ. Nho gia nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ” (Sáng nghe đạo, tối chết cũng được). Nhà Phật nói: “Ninh hữu giới tử, bất vô giới sanh” (thà có giới mà chết, chẳng sống mà mất giới).

          - Hai, tự đạt được pháp ích, muốn giáo hóa người khác, [khiến cho họ cũng đạt được pháp ích giống như ta], toan dùng chánh pháp Bát Nhă để giác ngộ các vua, và chuyển đổi ác tâm của Ban Túc.

 

          (Kinh) Chúng trung, tức cáo cửu bách cửu thập cửu vương ngôn, tựu mạng thời đáo, nhân nhân giai ưng tụng quá khứ thất Phật Nhân Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật kinh trung kệ cú.

          ()眾中,即告九百九十九王言;就命時到,人人皆應誦:過去七佛『仁王問般若波羅密經』中偈句。

          (Kinh: Ở trong đại chúng, [vua Phổ Minh] liền bảo chín trăm chín mươi chín vị vua rằng: - Đă đến lúc giao tánh mạng rồi, ai nấy đều nên tụng câu kệ trong kinh Nhân Vương Vấn Bát Nhă Ba La Mật của quá khứ thất Phật).

 

          Đây là khuyến hóa các vua, bảo rằng: Đă đến lúc giao ra tánh mạng, tức là đă đến lúc chết, hăy nên tụng diệu pháp Bát Nhă. Các vua nghe lời đều cùng tụng.

 

          (Kinh) Thời, Ban Túc vương vấn chư vương ngôn “giai tụng hà pháp?” Phổ Minh vương tức dĩ thượng kệ đáp vương. Vương văn thị pháp, đắc Không tam-muội, cửu bách cửu thập cửu vương diệc văn pháp dĩ, giai chứng tam Không môn.

          ()時,班足王問諸王言:皆誦何法?普明王即以上偈答王。王聞是法,得空三昧。九百九十九王,亦聞法已皆證三空門。

          (Kinh: Khi đó, vua Ban Túc hỏi các vua rằng “[các ngươi[ đều tụng pháp ǵ vậy?” Vua Phổ Minh liền dùng bài kệ trên đây để đáp lời. Vua [Ban Túc] nghe pháp ấy, đắc Không tam-muội. Chín trăm chín mươi chín vị vua cũng nghe pháp ấy xong đều chứng ba Không môn).

 

          Đây là cảm hóa Ban Túc. Khi đó, vua Ban Túc hỏi tụng pháp ǵ, vua Phổ Minh liền nói bài kệ trên đây. Vua Ban Túc nghe pháp liền đắc Không tam-muội, có thể nói là thiện ác vốn không nhất định, thánh hay phàm chuyển biến trong một niệm.  Chín trăm chín mươi chín vị vua cũng nghe pháp đắc Định, chứng tam không môn, tức là ba giải thoát môn, ba môn tam-muội. Các vua gieo thiện căn đă lâu là nhân, được nghe diệu pháp là duyên. Nhân và duyên đều thù thắng, cho nên ngộ chứng cũng nhanh chóng.

 

          (Kinh) Thị thời, Ban Túc vương cực đại hoan hỷ, cáo chư vương ngôn: - Ngă vị ngoại đạo tà sư sở ngộ, phi quân đẳng quá. Nhữ khả hoàn bổn quốc, các các thỉnh pháp sư, giảng Bát Nhă Ba La Mật danh, vị, cú.

          ()是時,班足王極大歡喜。告諸王言:我為外道邪師所誤,非君等過。汝可還本國,各各請法師,講般若波羅密名味句。

          (Kinh: Lúc đó, vua Ban Túc tột bậc hoan hỷ, bảo các vua rằng: - Ta bị lầm lẫn bởi tà sư ngoại đạo, chẳng phải là lỗi của các vị. Các vị có thể trở về nước ḿnh, ai nấy đều thỉnh pháp sư giảng “danh, vị, cú” của Bát Nhă Ba La Mật).

 

          “Cực đại hoan hỷ” là pháp hỷ sung măn. Đă chứng Không định, huệ nhăn nhanh chóng mở ra, biết [chính ḿnh] bị lầm lạc bởi tà sư, khiến cho các vua bị oan uổng khuất nhục. V́ thế, [Ban Túc] tự hối trách sâu xa, đều thả mỗi vua về nước. Do tự đạt được pháp ích từ Bát Nhă, cho nên khuyên các vua ai nấy hăy thỉnh pháp sư giảng giải “danh, vị, cú” của Bát Nhă Ba La Mật. “Danh” tức là danh ngôn (từ ngữ), “cú” tức là văn cú (câu văn), “vị” tức nghĩa vị, đều thuộc về Văn Tự Bát Nhă. Mong cho hết thảy chúng sanh do văn tự mà ngộ Thật Tướng; v́ thế, bảo họ hăy truyền bá rộng răi.

 

          (Kinh) Thời, Ban Túc vương dĩ quốc phó đệ, xuất gia vi đạo, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, như Thập Vương Kinh trung thuyết, ngũ thiên quốc vương, thường tụng thị kinh, hiện thế sanh báo.

          ()時,班足王以國付弟,出家為道,證無生法忍。如十王經中說:五千國王,常誦是經,現世生報。

          (Kinh: Khi đó, vua Ban Túc giao nước cho em trai, xuất gia tu đạo, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, như trong kinh Thập Vương đă nói: “Năm ngàn quốc vương do thường tụng kinh này mà đắc quả báo [tốt đẹp] ngay trong đời hiện tại”).

 

          Vua Ban Túc đă đắc Không định, coi thiên hạ quốc gia giống như chiếc giày rách. V́ thế, giao nước cho em trai, xuất gia tu đạo, nhanh chóng chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Chẳng thấy có chút pháp sanh diệt nào, th́ gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Như trong kinh Thập Vương đă nói, năm ngàn quốc vương do thường tụng kinh này, do pháp lực từ công năng của kinh, ngay trong đời hiện tại đạt được quả báo lợi ích.

 

          (Kinh) Đại vương! Thập lục đại quốc vương tu hộ quốc chi pháp, ưng diệc như thị, nhữ đương thọ tŕ. Thiên thượng, nhân trung, lục đạo chúng sanh, giai ưng thọ tŕ thất Phật danh, vị, cú. Vị lai thế trung, hữu vô lượng tiểu quốc vương dục hộ quốc độ, diệc phục nhĩ giả, ưng thỉnh pháp sư, thuyết Bát Nhă Ba La Mật.

          ()大王!十六大國王修護國之法,應亦如是,汝當受持。天上人中,六道眾生,皆應受持,七佛名味句。未來世中,有無量小國王,欲護國土,亦復爾者,應請法師,說般若波羅密。

          (Kinh: Này đại vương! Mười sáu đại quốc vương tu pháp hộ quốc, cũng nên như thế, ông hăy nên thọ tŕ. Trên cơi trời, trong nhân gian, chúng sanh thuộc sáu đường đều nên thọ tŕ danh, vị, cú của thất Phật. Trong đời vị lai, có vô lượng tiểu quốc vương muốn thủ hộ quốc độ, cũng lại giống như thế, hăy nên thỉnh pháp sư nói Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Đây là khuyên tŕ Bát Nhă. Trước hết là khuyên mười sáu đại quốc vương; kế đó, khuyên người trong thiên hạ. Sau cùng, khuyên tiểu quốc vương trong vị lai: Muốn tu pháp hộ quốc, phải nên tuân theo hành pháp của thất Phật, thỉnh pháp sư nói Bát Nhă Ba La Mật.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết Bát Nhă Ba La Mật thời, chúng trung ngũ bách ức nhân, đắc nhập Sơ Địa. Phục hữu Lục Dục chư thiên tử bát thập vạn nhân đắc trụ Không địa. Phục hữu thập bát Phạm đắc Vô Sanh Nhẫn, đắc Vô Sanh Pháp Lạc Nhẫn. Phục hữu tiên dĩ học Bồ Tát giả, chứng nhất địa, nhị địa, tam địa, năi chí thập địa. Phục hữu bát bộ A Tu Luân vương, đắc nhất tam-muội môn, đắc nhị tam-muội môn, đắc chuyển quỷ thân, thiên thượng chánh thọ, tại thử hội giả, giai đắc tự tánh tín, năi chí vô lượng Không Tín.

          ()爾時,釋迦牟尼佛說「般若波羅密」時,眾中五百億人,得入初地。復有六欲諸天子八十萬人得住空地。復有十八梵,得無生忍,得無生法樂忍。復有先已學菩薩者,證一地二地三地,乃至十地。復有八部阿須輪王,得一三昧門,得二三昧門。得轉鬼身,天上正受。在此會者,皆得自性信,乃至無量空信。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, khi Thích Ca Mâu Ni Phật nói Bát Nhă Ba La Mật, trong đại chúng có năm trăm ức người được nhập Sơ Địa. Lại có các thiên tử thuộc Lục Dục số đến tám mươi vạn người được trụ Không địa. Lại có mười tám Phạm vương đắc Vô Sanh Nhẫn, đắc Vô Sanh Pháp Lạc Nhẫn. Lại có người trước đó đă học Bồ Tát, chứng nhất địa, nhị địa, tam địa, cho đến thập địa. Lại có tám bộ A Tu Luân vương, đắc một môn tam-muội, đắc hai môn tam-muội, được chuyển thân quỷ, chân chánh thọ quả báo trên cơi trời, ở trong hội này, đều tự đạt được chánh tín, cho đến vô lượng Không Tín).

 

          Đây là đại chúng đạt được lợi ích. Thứ nhất, năm trăm ức đại chúng thuộc loài người đắc Sơ Địa. Hai là tám mươi vạn vị trời thuộc sáu tầng trời cơi Dục đắc Tánh Không Địa, từ Tứ Địa trở lên. Ba là mười tám vị Phạm vương đắc Vô Sanh Nhẫn, và Vô Sanh Pháp Lạc Nhẫn, từ Thất Địa trở lên. Bốn, lại có người đă học Bồ Tát, chứng Sơ Địa, cho đến Thập Địa. Năm là tám bộ A Tu Luân vương, tức tám loại A Tu La, xem giải thích trong phẩm Tự. Họ đắc một môn tam-muội, đắc hai môn tam-muội, tức là đối với ba môn tam-muội, đă đắc một môn hay hai môn. Sáu là quỷ đạo, do nghe pháp bèn được chuyển thân quỷ, được thật sự hưởng báo trong đường trời, tức là hữu lậu Thiền Định. Bảy, người ở trong hội này, đều đắc tự tánh tín, tức là bốn thứ tín tâm bất hoại: Tin vào tự tánh Tam Bảo và giới, thuộc địa vị Thập Tín. Cho đến vô lượng người đắc Không Tín, tức là từ Tập Chủng Tánh trở lên th́ gọi là Không Tín.

 

          (Kinh) Ngô kim lược thuyết thiên đẳng công đức bất khả cụ tận.

          ()吾今略說,天等功德,不可具盡。

          (Kinh: Ta nay nói đại lược công đức [của các loại đại chúng] như trời v.v… chẳng thể trọn hết được).

 

          Đây là tổng kết. Nói đại lược th́ như thế, nói cặn kẽ sẽ là vô tận.

 

2.2.6. Phẩm thứ sáu: Tán Hoa (Tán hoa phẩm đệ lục, 散華品第六)

 

          Kinh văn thuộc phần Chánh Tông có sáu phẩm. Trong phần trước là phẩm Quán Không, phẩm Bồ Tát Giáo Hóa, và phẩm Nhị Đế, ba phẩm ấy nói về nội hộ, c̣n phẩm Hộ Quốc nói về ngoại hộ. Mười sáu vị đại quốc vương có ư muốn hỏi về nhân duyên thủ hộ quốc độ, đă được Như Lai nói cặn kẽ, nghe pháp đạt được lợi ích. V́ thế, họ rải hoa cúng dường ḥng biểu thị ḷng thành tôn kính đức Phật. Do vậy, dùng chuyện này để đặt tên phẩm. Kể từ phẩm Tự, phẩm này theo thứ tự là phẩm thứ sáu. Kinh văn phẩm này được chia thành bốn đoạn:

          - Một, rải hoa cúng dường.

          - Hai, [đại chúng] phát nguyện, [đức Phật] ấn chứng và tán thán.

          - Ba, hiện thần thông thành tựu lợi ích.

          - Bốn, phổ khuyến tu tŕ.

 

2.2.6.1. Rải hoa cúng dường

 

          (Kinh) Nhĩ thời, thập lục đại quốc vương, văn Phật thuyết thập vạn ức kệ Bát Nhă Ba La Mật, hoan hỷ vô lượng, tức tán bách vạn ức hạnh hoa, ư hư không trung, biến vi nhất ṭa. Thập phương chư Phật cộng tọa nhất ṭa, thuyết Bát Nhă Ba La Mật. Vô lượng đại chúng cộng tọa nhất ṭa, tŕ kim la hoa, tán Thích Ca Mâu Ni Phật thượng, thành vạn luân hoa cái, cái đại chúng thượng.

          ()爾時,十六大國王,聞佛說十萬億偈般若波羅密,歡喜無量。即散百萬億行華,於虛空中,變為一座。十方諸佛共坐一座,說般若波羅密。無量大眾共坐一座,持金羅華,散釋迦牟尼佛上,成萬輪華蓋,蓋大眾上。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, mười sáu đại quốc vương, nghe đức Phật nói mười vạn ức kệ Bát Nhă Ba La Mật, hoan hỷ vô lượng, liền rải trăm vạn ức hạnh hoa, ở trong hư không biến thành một ṭa. Mười phương chư Phật cùng ngồi trên một ṭa, nói Bát Nhă Ba La Mật. Vô lượng đại chúng cùng ngồi một ṭa, cầm hoa kim la, rải trên Thích Ca Mâu Ni Phật thành một vạn vầng lọng hoa, che trên đại chúng).

 

          Đây là rải hoa cúng dường. Hoa biểu thị nhân hạnh, cúng [dâng hoa lên] đức Phật, biểu thị dùng nhân để đạt đến quả. “Nhĩ thời” (Lúc bấy giờ) tức là lúc đức Phật đă nói nội hộ và ngoại hộ xong. Các vua nghe pháp đắc Nhẫn, hoan hỷ vô lượng, liền rải trăm vạn ức hạnh hoa. Địa tiền ba mươi tâm (ba mươi địa vị thuộc Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) chính là hạnh nơi nhân hoa. Ở trong hư không, hoa biến thành một ṭa, biểu thị Pháp Không Ṭa. “Mười phương chư Phật cùng ngồi một ṭa”: Chư Phật đều dùng Pháp Không làm ṭa, nói Bát Nhă Không pháp để lợi ích chúng sanh. “Vô lượng đại chúng cùng ngồi một ṭa”: Cùng chứng lư Pháp Không. “Tŕ kim la hoa, tán Thích Ca Mâu Ni Phật thượng” (Cầm hoa kim la rải trên Thích Ca Mâu Ni Phật): Hoa tên là Kim La, chính là hoa báu, biểu thị nhân quả đồng thời, kiên cố bất hoại. “Thành vạn luân hoa cái, cái đại chúng thượng” (thành vạn vầng lọng hoa che trên đại chúng): Biểu thị các hạnh thành tựu, quả đức Nhất Thừa che chở, gia bị đại chúng.

 

          (Kinh) Phục tán bát vạn tứ thiên Bát Nhă Ba La Mật hoa, ư hư không trung biến thành bạch vân đài. Đài trung Quang Minh Vương Phật, cộng vô lượng đại chúng, thuyết Bát Nhă Ba La Mật. Đài trung đại chúng, tŕ lôi hống hoa, tán Thích Ca Mâu Ni Phật, cập chư đại chúng.

          ()復散八萬四千般若波羅密華,於虛空中變成白雲臺。臺中光明王佛,共無量大眾,說般若波羅密。臺中大眾,持雷吼華,散釋迦牟尼佛,及諸大眾。

          (Kinh: Lại rải tám vạn bốn ngàn hoa Bát Nhă Ba La Mật, ở trong hư không biến thành đài mây trắng. Trên đài, Quang Minh Vương Phật cùng vô lượng đại chúng nói Bát Nhă Ba La Mật. Đại chúng trên đài cầm hoa “sấm rền” rải lên Thích Ca Mâu Ni Phật và các đại chúng).

 

          Lại rải tám vạn bốn ngàn hoa Bát Nhă Ba La Mật, biểu thị Sơ Địa trọn đủ tám vạn bốn ngàn môn Ba La Mật. Ở trong hư không, hoa biến thành đài mây trắng, biểu thị trong Tánh Không Bát Nhă, “vô lượng là một”. Biến thành một loại đài mây trắng, “trắng” mang ư nghĩa thanh tịnh, nương vào cái tâm thanh tịnh vô nhiễm, coi đó là căn bản của vạn hạnh. “Đài trung Quang Minh Vương Phật, cộng vô lượng đại chúng” (Trên đài, Quang Minh Vương Phật và vô lượng đại chúng): “Cộng” có nghĩa là “cùng với”. [Phật] cùng đại chúng giảng nói diệu pháp Bát Nhă. “Đại chúng tŕ lôi hống hoa, tán Thích Ca Mâu Ni Phật, cập chư đại chúng” (đại chúng cầm hoa “sấm rền” rải trên Thích Ca Mâu Ni và các đại chúng): Biểu thị chúng sanh và Phật giống hệt như nhau, trọn khắp cùng cúng dường.

 

          (Kinh) Phục tán diệu giác hoa, ư hư không trung, biến tác kim cang thành. Thành trung, Sư Tử Hống Vương Phật, cộng thập phương Phật, đại Bồ Tát, luận Đệ Nhất Nghĩa Đế.

          ()復散妙覺華,於虛空中,變作金剛城。城中師子吼王佛,共十方佛大菩薩,論第一義諦。

          (Kinh: Lại rải hoa diệu giác, ở trong hư không, biến ra ṭa thành kim cang. Trong thành, Sư Tử Hống Vương Phật cùng mười phương Phật và đại Bồ Tát luận bàn Đệ Nhất Nghĩa Đế).

 

          Hoa diệu giác biểu thị hoa trí huệ của Phật, trong tánh Không, ngự trong thành Niết Bàn, thực hiện đại sư tử hống, cùng chư Phật và các vị đại Bồ Tát cùng luận định Đệ Nhất Nghĩa Đế.

 

          (Kinh) Thời, thành trung Bồ Tát, tŕ quang minh hoa, tán Thích Ca Mâu Ni Phật thượng, thành nhất hoa đài. Đài trung, thập phương Phật, cập chư thiên nhân, tán thiên hoa ư Thích Ca Mâu Ni Phật thượng, hư không trung thành tử vân cái, phú tam thiên đại thiên thế giới, cái trung thiên nhân, tán hằng hà sa hoa, như vân nhi hạ.

          ()時,城中菩薩,持光明華,散釋迦牟尼佛上,成一華臺。臺中十方佛,及諸天人,散天華於釋迦牟尼佛上,虛空中成紫雲蓋,覆三千大千世界。蓋中天人,散恆河沙華,如雲而下。

          (Kinh: Khi đó, Bồ Tát trong thành cầm hoa quang minh, rải lên Thích Ca Mâu Ni Phật thành một đài hoa. Trong đài, mười phương Phật và các trời, người rải hoa trời lên trên Thích Ca Mâu Ni Phật, ở trong hư không, trở thành lọng mây tía, che phủ tam thiên đại thiên thế giới. Trời, người trong lọng rải hoa nhiều như cát sông Hằng, như mây sà xuống).

 

          Bồ Tát cầm hoa cúng Phật, biểu thị nhân hoa khế hợp quả giác. Hoa thành đài, đài hiện Phật, mười phương Phật và các trời, người rải hoa kết thành lọng, che phủ tam thiên đại thiên thế giới, đó là một cơi hóa độ của Phật. Ba lượt nói một ngàn th́ mới là một đại thiên thế giới, [“tam thiên đại thiên”] chẳng phải là ba ngàn đại thiên giới. Một tiểu thế giới có một núi Tu Di ở trong biển cả, Đông, Tây, Nam Bắc có bốn đại bộ châu, trên đó có mặt trời và mặt trăng. Lục Dục Thiên (sáu tầng trời thuộc Dục Giới) và Sơ Thiền Thiên hợp thành một ngàn tiểu thế giới, đó gọi là một tiểu thiên thế giới. Trên đó có Nhị Thiền Thiên. Đó là nói “một ngàn” lần thứ nhất. Hợp nhất một ngàn tiểu thiên thế giới th́ gọi là trung thiên thế giới; trên đó có Tam Thiền Thiên. Đây là “một ngàn” được nói lần thứ hai. Gộp một ngàn trung thiên thế giới th́ gọi là một đại thiên thế giới, trên đó có một Tứ Thiền Thiên. Đó là nói “một ngàn” lần thứ ba; v́ thế gọi là tam thiên đại thiên thế giới (tức 1.000x1.000x1.000).

          “Cái trung thiên nhân, tái tán Hằng hà sa hoa, như vân nhi hạ” (trời, người trong lọng lại rải hoa nhiều như cát sông Hằng, như mây sà xuống): Hỏi: Trước sau nhiều lượt rải hoa, v́ sao trong ấy có khi Phật thuyết pháp, có lúc chẳng thuyết pháp? Đáp: Phương tiện của chư Phật dựa theo duyên mà bất đồng, chẳng thể nói nhất định được!

 

2.2.6.2. Phát nguyện ấn khả, tán thán

 

          (Kinh) Thời chư quốc vương tán hoa cúng dường dĩ, nguyện quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật thường thuyết Bát Nhă Ba La Mật, nguyện nhất thiết thọ tŕ giả, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, tín nam, tín nữ, sở cầu như ư, thường hành Bát Nhă Ba La Mật.

          ()時,諸國王,散華供養已。願過去佛,現在佛,未來佛,常說般若波羅密。願一切受持者,比丘,比丘尼,信男,信女,所求如意,常行般若波羅密。

          (Kinh: Khi đó, các quốc vương rải hoa cúng dường xong, nguyện quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật thường nói Bát Nhă Ba La Mật, nguyện hết thảy người thọ tŕ, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, tín nam, tín nữ sở cầu như ư, thường hành Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Trong phần này có hai đoạn văn là phát nguyện và ấn tán (ấn khả, tán thán). Trước hết là [các quốc vương] nguyện tam thế chư Phật thường nói Bát Nhă chẳng gián đoạn. Hai là nguyện tứ chúng thọ tŕ thường được như ư, ĺa các khổ năo. “Thường hành Bát Nhă” tức là nương theo Văn Tự Bát Nhă để thường khởi Quán Chiếu Bát Nhă, thường chiếu Thật Tướng Bát Nhă.

 

          (Kinh) Phật cáo Đại vương: “Như thị, như thị! Như vương sở thuyết, Bát Nhă Ba La Mật, ưng thuyết, ưng thọ, thị chư Phật mẫu, chư Bồ Tát mẫu, thần thông sanh xứ”.

          ()佛告大王:如是如是!如王所說,般若波羅密,應說應受;是諸佛母,諸菩薩母,神通生處。

    (Kinh: Đức Phật bảo đại vương: “Đúng như thế, đúng như vậy! Đúng như nhà vua đă nói, hăy nên nói, hăy nên thọ Bát Nhă Ba La Mật; đấy là mẹ của chư Phật, là mẹ của các Bồ Tát, là chỗ sanh ra thần thông”).

 

          “Như thị” được lặp lại nhằm ấn chứng hai nguyện [của các quốc vương] xứng hợp ư Phật. Đúng như nhà vua đă nói, Bát Nhă Ba La Mật là pháp mà chư Phật thường nên nói, chúng sanh thường nên thọ tŕ. Ba câu từ “thị chư Phật mẫu” (là mẹ của chư Phật) trở đi, tán thán nguyên do phải nên nói, phải nên thọ Bát Nhă. Bát Nhă có thể sanh ra chư Phật, Bồ Tát. Chư Phật không vị nào chẳng do nương vào pháp này mà thành Phật đạo, Bồ Tát không vị nào chẳng do nương vào pháp này mà chứng thánh quả. V́ thế, Bát Nhă là mẹ của chư Phật, mẹ của chư Bồ Tát. Điều này tương ứng với nhân duyên thủ hộ Phật quả và nhân duyên thủ hộ hạnh Thập Địa trong kinh văn thuộc phần trước. “Thần thông sanh xứ” (Chỗ sanh ra thần thông): Tất cả công đức bất cộng của chư Phật, tất cả công đức vô tác của Bồ Tát, các thứ diệu dụng thần thông, không ǵ chẳng sanh từ Bát Nhă.

 

2.2.6.3. Thần thông thành tựu lợi ích

 

          (Kinh) Thời, Phật vị vương hiện ngũ bất tư nghị thần biến, nhất hoa nhập lượng hoa, vô lượng hoa nhập nhất hoa. Nhất Phật độ nhập vô lượng Phật độ. Vô lượng Phật độ nhập nhất Phật độ. Vô lượng Phật độ nhập nhất mao khổng độ. Nhất mao khổng độ nhập vô lượng mao khổng độ. Vô lượng Tu Di, vô lượng đại hải nhập giới tử trung. Nhất Phật thân nhập vô lượng chúng sanh thân. Vô lượng chúng sanh thân nhập nhất Phật thân, nhập lục đạo thân, nhập địa, thủy, hỏa, phong thân. Phật thân bất khả tư nghị, chúng sanh thân bất khả tư nghị. Thế giới bất khả tư nghị.

          ()時,佛為王現五不思議神變。一華入無量華,無量華入一華。一佛土,入無量佛土;無量佛土,入一佛土。無量佛土,入一毛孔土;一毛孔土,入無量毛孔土。無量須彌,無量大海,入芥子中。一佛身,入無量眾生身;無量眾生身,入一佛身,入六道身,入地水火風身。佛身,不可思議。眾生身,不可思議。世界,不可思議。

          (Kinh: Khi đó đức Phật v́ nhà vua hiện năm thứ thần biến chẳng thể nghĩ bàn: Một hoa vào vô lượng hoa, vô lượng hoa vào một hoa. Một cơi Phật vào vô lượng cơi Phật, vô lượng cơi Phật vào một cơi Phật. Vô lượng cơi Phật vào một cơi trong lỗ chân lông. Cơi trong một lỗ chân lông vào vô lượng cơi trong lỗ chân lông. Vô lượng Tu Di, vô lượng biển cả vào trong một hạt cải. Một thân Phật vào trong thân của vô lượng chúng sanh. Vô lượng thân chúng sanh vào trong thân một vị Phật, vào thân lục đạo, vào thân đất, nước, gió, lửa. Thân Phật chẳng thể nghĩ bàn. Thân chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn. Thế giới chẳng thể nghĩ bàn).

 

          Hai đoạn văn này nói về sự th hiện thần thông nhằm thành tựu lợi ích. Đức Phật v́ các vua hiện năm loại sức thần thông biến hóa chẳng thể nghĩ bàn, khiến cho họ ngộ pháp giới Sự Sự vô ngại. Kinh văn trong phần trước hiển lộ dùng trí Bát Nhă chiếu lư Thật Tướng, hết thảy các pháp đều Như. Đó chính là pháp giới Lư Sự vô ngại. Đoạn này hiển thị pháp môn sự tướng, giữa các sự với nhau cũng lại vô ngại. Một và nhiều dung nhiếp lẫn nhau, y báo và chánh báo chẳng ngăn cách, lớn và nhỏ tương dung, chúng sanh và Phật thông triệt lẫn nhau, chẳng thể nào suy tính, nghĩ bàn nổi!

          Pháp hữu tướng thuộc về y báo và chánh báo của thế gian đều là Sự. Một hoa nhập vô lượng hoa, một cơi Phật vào trong vô lượng cơi Phật; đấy là dùng một để nhập nhiều. Vô lượng hoa vào trong một hoa, vô lượng cơi Phật vào trong một cơi Phật; đấy là dùng nhiều để nhập một. Cả hai đều là y báo vào trong chánh báo, hiển thị “một và nhiều dung nhiếp lẫn nhau”. Cơi Phật là cái lớn nhất trong y báo. Lỗ chân lông là cái nhỏ nhất nơi chánh báo. Đưa vô lượng cơi Phật vào trong một cơi nơi lỗ chân lông. Cơi trong một lỗ chân lông vào vô lượng cơi Phật. Đấy là y báo và chánh báo nhập lẫn nhau, nhằm hiển thị “y báo và chánh báo chẳng ngăn cách”. Vô lượng Tu Di và biển cả đều là thứ to lớn trong y báo, vào trong một hạt cải, cũng chính là y báo vào trong y báo. Dùng lớn để vào trong nhỏ, biểu thị “lớn và nhỏ dung nhiếp lẫn nhau”.

          Thân một vị Phật vào trong thân của vô lượng chúng sanh; đấy cũng là dùng một để nhập nhiều. Vô lượng thân chúng sanh vào trong thân một vị Phật, cũng là dùng nhiều để nhập một. Hai thứ này đều là chánh báo nhập vào chánh báo nhằm hiển thị chúng sanh và Phật thông triệt lẫn nhau. Vào trong thân lục đạo là nhập thân hữu t́nh. Vào trong thân đất, nước, lửa, gió là nhập thân vô t́nh. Phật thân là nơi vô lượng công đức thành tựu, chẳng thể nghĩ bàn! Thân chúng sanh vốn sẵn đủ hằng sa Tánh Đức, cố nhiên cũng là chẳng thể nghĩ bàn. Chánh báo chẳng thể nghĩ bàn. Y báo và chánh báo vốn là cùng một Thể; do vậy, thế giới cũng là chẳng thể nghĩ bàn!

 

2.2.6.4. Đại chúng trong hội thành tựu lợi ích

 

          (Kinh) Phật hiện thần túc thời, thập phương chư thiên nhân, đắc Phật Hoa tam-muội. Thập hằng hà sa Bồ Tát hiện thân thành Phật. Tam hằng hà sa bát bộ vương thành Bồ Tát đạo. Thập thiên nữ nhân hiện thân đắc thần thông tam-muội.

          ()佛現神足時,十方諸天人,得佛華三昧。十恆河沙菩薩,現身成佛。三恆河沙八部王成菩薩道。十千女人現身得神通三昧。

    (Kinh: Khi đức Phật hiện thần túc, mười phương các trời, người đắc Phật Hoa tam-muội. Mười hằng hà sa Bồ Tát thành Phật ngay trong thân hiện tại. Ba hằng hà sa vua của tám bộ [quỷ thần] thành Bồ Tát đạo. Mười ngàn nữ nhân đắc thần thông tam-muội ngay trong thân hiện tại).

 

          Đây là đại chúng trong hội thành tựu lợi ích. Thần Túc chính là thần biến. Chư thiên đắc Phật Hoa tam-muội tức là Hoa Nghiêm tam-muội, đó là pháp sở đắc của Thập Địa Bồ Tát. Mười hằng hà sa Bồ Tát được thành Phật đạo, chính là nhân tṛn quả măn. Ba Hằng hà sa vua của tám bộ quỷ thần thành Bồ Tát đạo, chính là chuyển phàm nhập thánh. Mười ngàn nữ nhân đắc thần thông tam-muội ngay trong thân hiện tại, tức là đạt được năm món thần thông.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị Bát Nhă Ba La Mật hữu tam thế lợi ích, quá khứ dĩ thuyết, hiện tại kim thuyết, vị lai đương thuyết, đế thính, đế thính! Thiện tư niệm chi, như pháp tu hành.

          ()善男子!是般若波羅密有三世利益,過去已說,現在今說,未來當說。諦聽諦聽!善思念之!如法修行!

          (Kinh: Này thiện nam tử! Bát Nhă Ba La Mật này có lợi ích ba đời, quá khứ đă nói, hiện tại đang nói, vị lai sẽ nói, lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ lấy, đúng như pháp mà tu hành).

 

          Đây là phổ khuyến tu tŕ, do Bát Nhă có thể lợi lạc ba đời, cho nên ba đời chư Phật đều cùng nói. Ba câu từ “đế thính” (lắng nghe) trở đi, chính là đức Phật xót ḷng rát miệng khuyên bảo, khuyên hăy nương vào Tam Huệ, khuyên tu Bát Nhă.

Nhân Vương Hộ Quốc Kinh Giảng Nghĩa phần 3 hết

 

         



[1] Đại Trí Độ Luận quyển thứ sáu đă giảng ư nghĩa này như sau: “Hỏi: Chớ nên nói các sự việc được biến hóa là Không, v́ sao vậy? Cái tâm biến hóa cũng do tu mà đắc Định, từ cái tâm ấy mà hiện ra các thứ biến hóa. Dù người hay pháp, đều là hóa hiện có nhân, có quả, sao lại nói là Không? Đáp: Nhân duyên ấy tuy có, cái quả của biến hóa là không. Như lời nói thốt ra từ miệng th́ vô sở hữu, tuy từ tâm mà sanh ra lời nói, chẳng thể nói là do tâm mà có miệng. Nói là ‘vô sở hữu’ th́ đă là có, [giống như nói] có cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba, tuy [những điều được nói ấy] từ tâm và miệng sinh ra, chẳng thể nói có cái đầu thứ hai hay cái tay thứ ba ấy”. Như vậy, tay thứ ba trong đoạn kinh văn này chỉ là một cách nói giả dụ, chẳng phải là thật sự có, tương ứng với con mắt bị bệnh thấy có đốm sáng lởn vởn trên không trung (kinh gọi là “không hoa” tức hoa đốm trên hư không), hoặc thấy ngọn đèn có quầng sáng sẫm màu bao quanh, hoặc khi quay tṛn bó đuốc sẽ thấy có một ṿng lửa, hoặc như người do chuyển tay quá lẹ, nh́n hoa mắt sẽ thấy người ấy có nhiều hơn hai cánh tay. Đó đều là các hiện tượng huyễn hóa.

[2] Ngài Bất Không dịch câu này là “nhân duyên cố huyễn hữu” (do nhân duyên nên huyễn có).

[3] Phương Quảng có ba nghĩa:

- Phương là chánh lư, bao hàm trọn vẹn pháp Nhất Thừa, giải ngộ chân chánh không thiên lệch, ngôn ngữ chánh đáng. Quảng là phong phú, bao hàm ư nghĩa vô hạn, nghĩa lư trọn đủ, lời lẽ rộng lớn, cặn kẽ v.v… Nói gộp lại th́ có thể hiểu giản lược Phương Quảng hàm nghĩa “ngôn ngữ huyền diệu, nghĩa lư rộng lớn, phong phú”.

- Phương Quảng hiểu theo nghĩa hẹp là “quảng phá” (phá trừ rộng lớn), tức đối trị các chấp trước, thích ứng với căn tánh của chúng sanh, phá trừ vô minh.

- Phương Quảng c̣n có thể hiểu là Vô Tỷ (không sánh bằng), hàm ư: Nghĩa lư rộng lớn, không kinh điển ngoại đạo hay luận thuyết thế gian nào có thể sánh bằng, nhưng mang tính chất b́nh đẳng tuyệt đối.

[4] Một chữ được gọi là Tự hay Ngôn, cứ hai chữ ghép lại th́ gọi là Danh. Cú do một hay nhiều Danh ghép lại có ư nghĩa hoàn chỉnh. Chương là một đoạn văn có ư nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa vị là ư nghĩa của một Cú hoặc một Chương.

[5] Theo Phật Học Đại Từ Điển, cái để diễn tả ư nghĩa th́ gọi là Danh, hiển thị ư nghĩa là Cú, âm thanh, mặt chữ để hai thứ trên đây nương vào th́ gọi là Văn. Ba thứ này là căn bản của tất cả ngôn thuyết, cho nên gọi là Tam Thân.

[6] Các con số lớn theo thứ tự trong cách tính của cổ Ấn Độ là A-tăng-kỳ, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết. Theo phẩm A Tăng Kỳ trong Bát Thập Hoa Nghiêm th́ cách tính như sau: “Một trăm lạc-xoa (một trăm ngàn) là một câu-chi, câu-chi lần câu-chi là một a-dữu-đa, a-dữu-đa lần a-dữu-đa là một na-do-tha, na-do-tha lần na-do-tha là một tần-bà-la, tần-bà-la lần tần-bà-la là một căng-yết-la, căng-yết-la lần căng-yết-la là một a-già-la, a-già-la lần a-già-la là một tối thắng, tối thắng lần tối thắng là một ma-bà-la, ma-bà-la lần ma-bà-la là một a-bà-la…. Vô ngă lần vô ngă là một a-bạn-đa, a-bạn-đa lần a-bạn-đa là một thanh liên hoa, thanh liên hoa lần thanh liên hoa là một bát-đầu-ma, bát-đầu-ma lần bát-đầu-ma là một tăng-kỳ, tăng-kỳ lần tăng-kỳ là một thú, thú lần thú là một chí, chí lần chí là một a-tăng-kỳ, a-tăng-kỳ lần a-tăng-kỳ là một a-tăng-kỳ chuyển, a-tăng-kỳ chuyển lần a-tăng-kỳ chuyển là một vô lượng, vô lượng lần vô lượng là một vô lượng chuyển, vô lượng chuyển lần vô lượng chuyển là một vô biên, vô biên lần vô biên là một vô biên chuyển, vô biên chuyển lần vô biên chuyển là một vô đẳng, vô đẳng lần vô đẳng là một vô đẳng chuyển, vô đẳng chuyển lần vô đẳng chuyển là một bất khả sổ, bất khả sổ lần bất khả sổ là một bất khả sổ chuyển…”

[7] Y Tăng-già-lê gồm những mảnh vải ghép lại, mỗi mảnh theo chiều dọc của y gọi là Điều. Điều lại do các mảnh nhỏ ghép lại, được chia thành ba phẩm:

- Phẩm hạ gồm hạ hạ phẩm (chín điều), hạ trung phẩm (mười một điều), hạ thượng phẩm (mười ba điều). Mỗi điều gồm hai miếng dài, một miếng ngắn ghép lại.

- Phẩm trung gồm trung hạ phẩm (mười lăm điều), trung trung phẩm (mười bảy điều), và trung thượng phẩm (mười chín điều). Mỗi điều gồm ba miếng dài, một miếng ngắn ghép lại.

- Phẩm thượng gồm thượng hạ phẩm (hai mươi mốt điều), thượng trung phẩm (hai mươi ba điều), và thượng thượng phẩm (hai mươi lăm điều). Mỗi điều gồm bốn miếng dài, một miếng ngắn ghép lại. Như vậy thượng thượng phẩm tăng-già-lê gồm một trăm hai mươi lăm miếng vải ghép lại.

Trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa, y thượng thượng phẩm Tăng-già-lê được gọi là tổ y, và trong các đại lễ, vị pháp sư chủ pháp có thể mặc tổ y với mép mảnh vải chạy chỉ vàng. Trong quá khứ, chỉ có người truyền thừa pháp, nối tiếp ngôi vị của tổ sư trong tông phái th́ mới có tư cách đắp loại y này, khác với ư nghĩa nguyên thủy của y Tăng-già-lê may thành hai lớp, dùng để mặc khi khất thực, nhập chúng, tụng niệm, hoặc giảng pháp, vừa có tác dụng ngự hàn.

[8] Nhị thập bát tú (c̣n gọi là Nhị Thập Bát Thứ, Nhị Thập Bát Xá) chính là hai mươi tám tinh ṭa (constellation, c̣n gọi là tinh quan), nằm ở phần tiếp giáp giữa đường hoàng đạo và thiên xích đạo. Hoàng đạo là đường chuyển động của mặt trời trong suốt một năm quan sát từ địa cầu. Mỗi một Tú (một tinh ṭa) lấy một hằng tinh lớn nhất trong ấy để làm tên cho cả tinh ṭa. Các tinh ṭa này sử dụng như tọa độ chuẩn để tính toán hướng chuyển động của mặt trời, mặt trăng, năm hành tinh lớn (ngũ tinh, tức Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ḥng tính toán lịch pháp, thời tiết, dự đoán khí tượng, dự đoán điềm hung cát của quốc gia v.v… Ứng với bốn phương, lại chia thành tứ tượng, phương Đông là Thương Long (rồng xanh), phương Bắc là Huyền Vũ (rùa đen), phương Nam là Châu Tước (chim có màu lông đỏ như lửa), và phương Tây là Bạch Hổ (cọp trắng). Trong mỗi Tú (tinh ṭa) có nhiều ngôi sao, chẳng hạn tinh tú Giác gồm các sao Giác, B́nh Đạo, Thiên Điền, Tấn Hiền, Thiên Môn (thuộc chùm sao Thất Nữ, Virgo), Châu Đỉnh (thuộc chùm sao Hậu Phát, Coma Berenices), B́nh (thuộc chùm Trường Xà, Hydra), Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn (ứng với chùm sao Nhân Mă, Centaurus). Sao Đầu chính là một cḥm gồm sáu ngôi sao, thường được gọi là Nam Đẩu Lục Tinh.

[9] Ma Ha Ca La c̣n dịch là Đại Hắc, Đại Thời, Đại Hắc Thiên Thần, là một vị hộ pháp trong Mật giáo, đồng thời cũng là thần chữa bệnh và đem lại tài phú (do vậy, vị này được Phật giáo Nhật Bản xếp vào nhóm bảy vị phúc thần). Theo kinh Phật Thuyết Ma Ha Ca La Đại Hắc Thiên Thần Đại Phước Đức Viên Măn Đà La Ni, vị này chính là Bồ Tát, thành Phật đă lâu, hiện thân phẫn nộ để ban phước, cứu độ chúng sanh khổ nạn. Tạng truyền Phật giáo lại cho rằng vị này là hóa thân của Đại Nhật Như Lai, làm chủ tam thiên đại thiên thế giới dưới thân phận Đại Tự Tại Thiên.