Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa

phần 11

Đất Cổ Ngô, Ngẫu Ích Trí Húc trước thuật

妙法蓮華經綸貫會義

古吳後學蕅益智旭述

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang

 

13. Phẩm thứ mười ba: Phẩm Tŕ (Tŕ phẩm đệ thập tam, 持品第十三)

 

          Hai vạn Bồ Tát phụng mạng hoằng kinh; v́ thế gọi là phẩm Tŕ. Lại khuyên tám mươi vạn ức na-do-tha [Bồ Tát] hoằng kinh; do vậy gọi là phẩm Tŕ.

          Đây là phẩm thứ tư thuộc phần Lưu Thông của Tích Môn, kinh văn được chia làm hai phần:

          - Một là nói về sự thọ tŕ.

          - Hai là khuyến tŕ.

 

13.1. Nói về sự thọ tŕ

13.1.1. Hai vạn Bồ Tát phụng mạng tŕ kinh trong cơi này

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Dược Vương Bồ Tát Ma Ha Tát, cập Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát Ma Ha Tát, dữ nhị vạn Bồ Tát quyến thuộc câu, giai ư Phật tiền, tác thị thệ ngôn: - Duy nguyện Thế Tôn bất dĩ vi lự. Ngă đẳng ư Phật diệt hậu, đương phụng tŕ, độc tụng, thuyết thử kinh điển. Hậu ác thế chúng sanh thiện căn chuyển thiểu, đa tăng thượng mạn, tham lợi cúng dường, tăng bất thiện căn, viễn ly giải thoát. Tuy nan khả giáo hóa, ngă đẳng đương khởi đại nhẫn lực, độc tụng thử kinh, tŕ thuyết, thư tả, chủng chủng cúng dường, bất tích thân mạng.

          ()爾時藥王菩薩摩訶薩。及大樂說菩薩摩訶薩。與二萬菩薩眷屬俱。皆於佛前作是誓言。惟願世尊不以為慮。我等於佛滅後。當奉持讀誦說此經典。後惡世眾生。善根轉少。多增上慢。貪利供養。增不善根。遠離解脫。雖難可教化。我等當起大忍力。讀誦此經。持說書寫。種種供養。不惜身命。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Dược Vương (Bhaiṣajyarāja) Bồ Tát Ma Ha Tát, và Đại Nhạo Thuyết (Mahāpratibhāna) Bồ Tát Ma Ha Tát, cùng với hai vạn Bồ Tát quyến thuộc, đều đối trước đức Phật, thốt lời thề rằng: - Kính mong đức Thế Tôn đừng lo nghĩ. Sau khi đức Phật diệt độ, chúng con sẽ phụng tŕ, đọc tụng, nói kinh điển này. Chúng sanh trong đời ác sau này, thiện căn chuyển thành ít đi, nhiều tăng thượng mạn, tham lợi lộc cúng dường, tăng thêm bất thiện căn, xa ĺa giải thoát. Tuy khó thể giáo hóa, chúng con sẽ dấy lên nhẫn lực to lớn, đọc tụng kinh này, ǵn giữ, giảng nói, biên chép, cúng dường đủ mọi cách, chẳng tiếc thân mạng).

 

13.1.2. Hàng Thanh Văn phát thệ lưu thông [kinh này] trong cơi khác

 

          (Kinh) Nhĩ thời, chúng trung ngũ bách A La Hán đắc thọ kư giả, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Ngă đẳng diệc tự thệ nguyện ư dị quốc độ, quảng thuyết thử kinh”. Phục hữu Học, Vô Học bát thiên nhân đắc thọ kư giả, tùng ṭa nhi khởi, hiệp chưởng hướng Phật, tác thị thệ ngôn: - Thế Tôn! Ngă đẳng diệc đương ư tha quốc độ, quảng thuyết thử kinh. Sở dĩ giả hà? Thị Sa Bà quốc trung, nhân đa tệ ác, hoài tăng thượng mạn, công đức thiển bạc, sân trược, siểm khúc, tâm bất thật cố.

          ()爾時眾中五百阿羅漢得受記者。白佛言。世尊。我等亦自誓願於異國土廣說此經。復有學無學八千人得受記者。從座而起。合掌向佛。作是誓言。世尊。我等亦當於他國土廣說此經。所以者何。是娑婆國中。人多弊惡。懷增上慢。功德淺薄。瞋濁諂曲。心不實故。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, trong đại chúng, năm trăm vị A La Hán đă được thọ kư bạch cùng đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng tự thệ nguyện rộng nói kinh này ở cơi khác”. Lại có tám ngàn vị Học và Vô Học đă được thọ kư, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về đức Phật, thốt lời thề rằng: - Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng sẽ ở trong quốc độ khác, rộng nói kinh này. V́ lẽ nào vậy? V́ trong cơi Sa Bà này, lắm kẻ tệ ác, ôm ḷng tăng thượng mạn, công đức cạn mỏng, sân hận, uế trược, siểm khúc, tâm chẳng chân thật).

 

          Hỏi: Các vị Thanh Văn ấy đă thành đại sĩ, v́ sao chẳng thể hoằng kinh trong cơi này?

          Đáp: Nhằm dẫn khởi những người sơ tâm mới hành Bồ Tát chẳng thể lưu thông kinh trong đời ác khổ sở. Lại c̣n v́ muốn mở ra phẩm An Lạc Hạnh vậy!

 

13.1.3. Các tỳ-kheo-ni xin được thọ kư

13.1.3.1. Thọ kư cho bà Đại Ái Đạo và sáu ngàn vị ni

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề tỳ-kheo-ni, dữ Học Vô Học tỳ-kheo-ni lục thiên nhân câu, tùng ṭa nhi khởi, nhất tâm hiệp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan, mục bất tạm xả. Ư thời, Thế Tôn cáo Kiều Đàm Di: - Hà cố ưu sắc nhi thị Như Lai? Nhữ tâm tương vô vị ngă bất thuyết nhữ danh, thọ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề kư da? Kiều Đàm Di! Ngă tiên tổng thuyết nhất thiết Thanh Văn giai dĩ thọ kư. Kim dục nhữ tri kư giả. Tương lai chi thế, đương ư lục vạn bát thiên ức chư Phật pháp trung, vi đại pháp sư, cập lục thiên Học Vô Học tỳ-kheo-ni câu vi pháp sư. Nhữ như thị tiệm tiệm cụ Bồ Tát đạo, đương đắc tác Phật, hiệu Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Kiều Đàm Di! Thị Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật, cập lục thiên Bồ Tát, chuyển thứ thọ kư đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()時佛姨母摩訶波闍波提比丘尼。與學無學比丘尼六千人俱。從座而起。一心合掌。瞻仰尊顏。目不暫捨。於時世尊告憍曇彌。何故憂色而視如來。汝心將無謂我不說汝名。授阿耨多羅三藐三菩提記耶。憍曇彌。我先總說一切聲聞。皆已授記。今欲汝知記者。將來之世。當於六萬八千億諸佛法中為大法師。及六千學無學比丘尼。俱為法師。汝如是漸漸具菩薩道當得作佛。號一切眾生喜見如來。應供。正徧知。明行足。善逝。世間解。無上士。調御丈夫。天人師。佛。世尊。憍曇彌。是一切眾生喜見佛。及六千菩薩。轉次授記得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, d́ của đức Phật là tỳ-kheo-ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahāprajāpatī Gautamī), cùng với sáu ngàn vị tỳ-kheo Học và Vô Học, từ chỗ ngồi đứng dậy, nhất tâm chắp tay, chiêm ngưỡng tôn nhan, mắt chẳng tạm rời. Lúc đó, đức Thế Tôn bảo bà Kiều Đàm Di: - V́ sao bà lộ vẻ buồn rầu nh́n Như Lai? Chẳng phải là trong tâm bà cho rằng ta không nhắc đến tên bà để thọ kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ư? Này Kiều Đàm Di! Trước đó, ta đă nói chung, đều đă thọ kư cho hết thảy các Thanh Văn. Nay bà muốn biết chuyện thọ kư th́ trong đời tương lai, bà sẽ làm đại pháp sư trong pháp của sáu vạn tám ngàn ức chư Phật, và sáu ngàn tỳ-kheo-ni Học và Vô Học đều làm pháp sư. Bà dần dần trọn đủ Bồ Tát đạo như thế, sẽ được thành Phật, hiệu là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến (Sarvarūpasaṃdarśana)[1] Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Này Kiều Đàm Di! Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật và sáu ngàn Bồ Tát sẽ lần lượt thọ kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho nhau).

          Kiều Đàm Di (Gautamī) c̣n dịch là Kiều Đáp Ma, tức Cù Đàm (Gautama)[2], do phiên âm tiếng Phạn nặng hay nhẹ. Phương này dịch là Địa Tối Thắng, chính là gịng họ Sát-lợi tôn quư. V́ thế, dùng danh xưng ấy để gọi.

 

13.1.3.2. Thọ kư cho Da Thâu Đà La

 

          (Kinh) Nhĩ thời, La Hầu La mẫu Da Thâu Đà La tỳ-kheo-ni tác thị niệm: “Thế Tôn ư thọ kư trung, độc bất thuyết ngă danh”. Phật cáo Da Thâu Đà La: - Nhữ ư lai thế bách thiên vạn ức chư Phật pháp trung, tu Bồ Tát hạnh, vi đại pháp sư, tiệm cụ Phật đạo, ư Thiện Quốc trung, đương đắc tác Phật, hiệu Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Phật thọ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp.

          ()爾時羅睺羅母耶輸陀羅比丘尼作是念。世尊於授記中。獨不說我名。佛告耶輸陀羅。汝於來世百千萬億諸佛法中。修菩薩行。為大法師。漸具佛道。於善國中。當得作佛。號具足千萬光相如來。應供。正徧知。明行足。善逝。世間解。無上士。調御丈夫。天人師。佛。世尊。佛壽無量阿僧祇劫。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, mẹ của La Hầu La là tỳ-kheo-ni Da Thâu Đà La (Yaśodharā) nghĩ như thế này: “Trong khi thọ kư, đức Thế Tôn chỉ không nói đến một ḿnh tên tôi”. Đức Phật bảo Da Thâu Đà La: - Bà trong pháp của trăm ngàn vạn ức chư Phật trong đời mai sau, tu Bồ Tát hạnh, làm đại pháp sư, dần dần trọn đủ Phật đạo, trong cơi Thiện Quốc (Bhadrā), sẽ được thành Phật, hiệu là Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng (Raśmiśatasahasraparipūrṇadhvaja)[3] Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Phật thọ vô lượng A-tăng-kỳ kiếp).

         

13.1.3.3. Các tỳ-kheo-ni lănh ngộ

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Ma Ha Ba Xà Ba Đề tỳ-kheo-ni, cập Da Thâu Đà La tỳ-kheo-ni, tịnh kỳ quyến thuộc, giai đại hoan hỷ, đắc vị tằng hữu, tức ư Phật tiền, nhi thuyết kệ ngôn: - Thế Tôn đạo sư, an ổn thiên nhân. Ngă đẳng văn kư, tâm an cụ túc.

          ()爾時摩訶波闍波提比丘尼。及耶輸陀羅比丘尼。幷其眷屬。皆大歡喜。得未曾有。即於佛前而說偈言。世尊導師。安隱天人。我等聞記。心安具足。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, tỳ-kheo-ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề và tỳ-kheo-ni Da Thâu Đà La cùng với quyến thuộc đều hết sức hoan hỷ, đạt được chưa từng có, liền đối trước đức Phật, nói kệ rằng: - Đức Thế Tôn đạo sư, an ổn trời và người, chúng con nghe thọ kư, tâm an ổn trọn đủ).

         

13.1.3.4. Các tỳ-kheo-ni phát nguyện

 

          (Kinh) Chư tỳ-kheo-ni thuyết thị kệ dĩ, bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Ngă đẳng diệc năng ư tha phương quốc, quảng tuyên thử kinh.

          ()諸比丘尼說是偈已。白佛言。世尊。我等亦能於他方國。廣宣此經。

          (Kinh: Các tỳ-kheo-ni nói bài kệ ấy xong, bạch với đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng có thể ở trong quốc độ phương khác rộng tuyên nói kinh này).

 

          Khiêm tốn nhường cơi này, ư muốn giống như các Thanh Văn trong phần trên. Hoặc có thể là các vị ni và Thanh Văn đều do duyên đă chín muồi ở phương khác. Phần thứ nhất, “nói về sự thọ tŕ” đă xong.

 

13.2. Khuyến tŕ

13.2.1. Trường Hàng

13.2.1.1. Phật nh́n đại chúng

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn thị bát thập vạn ức na-do-tha chư Bồ Tát Ma Ha Tát.

          ()爾時世尊。視八十萬億那由他諸菩薩摩訶薩。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nh́n tám mươi vạn ức na-do-tha các vị Bồ Tát Ma Ha Tát).

 

          Đại chúng thấy đức Phật ngầm khuyên, nhưng chẳng truyền dạy. Trong phần trên, tuy Ngài không đặc biệt truyền bảo, nhưng đă nêu ra công đức tŕ kinh sâu dày, dẫn chứng phân minh. Phật Đa Bảo và các phân thân [của Phật Thích Ca] từ xa đến khuyên lơn [đại chúng] phát tâm. Sự lẫn nghĩa của ḷng ân cần ấy đều vẹn toàn. Có ai muốn vâng theo mạng lệnh, hăy nên phát thệ, chẳng phiền phải rườm lời nữa! Lại v́ hộ tŕ ư nguyện [hoằng dương kinh này] ở phương khác của hàng Thanh Văn, cho nên [đức Phật] chẳng xưng dương.

 

13.2.1.2. Bồ Tát thỉnh cầu [đức Phật] sắc truyền

 

          (Kinh) Thị chư Bồ Tát giai thị A Duy Việt Trí, chuyển bất thoái pháp luân, đắc chư đà-la-ni, tức tùng ṭa khởi, chí ư Phật tiền, nhất tâm hiệp chưởng, nhi tác thị niệm: - Nhược Thế Tôn cáo sắc[4] ngă đẳng tŕ thuyết thử kinh giả, đương như Phật giáo, quảng tuyên tư pháp.

          ()是諸菩薩。皆是阿惟越致。轉不退法輪。得諸陀羅尼。即從座起。至於佛前。一心合掌而作是念。若世尊告敕我等持說此經者。當如佛教。廣宣斯法。

          (Kinh: Các vị Bồ Tát ấy đều là A Duy Việt Trí, chuyển pháp luân bất thoái, đạt được các đà-la-ni, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tới trước đức Phật, nhất tâm chắp tay, nghĩ như thế này: - Nếu đức Thế Tôn truyền dạy chúng con hộ tŕ, tuyên nói kinh này, chúng con sẽ làm đúng như lời đức Phật dạy, rộng tuyên nói pháp này).

 

13.2.1.3. Suy nghĩ v́ sao đức Phật vẫn im lặng

 

          (Kinh) Phục tác thị niệm: - Phật kim mặc nhiên, bất kiến cáo sắc, ngă đương vân hà?

          ()復作是念。佛今默然不見告敕。我當云何。

          (Kinh: Lại nghĩ như thế này: - Nay đức Phật im lặng, chẳng truyền bảo, chúng ta nên làm như thế nào?)

 

13.2.1.4. Tùy thuận ư Phật bèn phát nguyện

 

          (Kinh) Thời chư Bồ Tát kính thuận Phật ư, tịnh dục tự măn bổn nguyện, tiện ư Phật tiền, tác sư tử hống, nhi phát thệ ngôn: - Thế Tôn! Ngă đẳng ư Như Lai diệt hậu, châu toàn văng phản thập phương thế giới, năng linh chúng sanh thư tả thử kinh, thọ tŕ, độc tụng, giải thuyết kỳ nghĩa, như pháp tu hành, chánh ức niệm, giai thị Phật chi oai lực. Duy nguyện Thế Tôn tại ư tha phương dao kiến thủ hộ.

          ()時諸菩薩。敬順佛意。幷欲自滿本願。便於佛前作師子吼。而發誓言。世尊。我等於如來滅後。周旋往反十方世界。能令眾生書寫此經。受持讀誦。解說其義。如法修行。正憶念。皆是佛之威力。惟願世尊。在於他方遙見守護。

          (Kinh: Khi đó, các Bồ Tát kính thuận ư Phật và muốn tự thỏa măn bổn nguyện, liền đối trước Phật, thực hiện sư tử hống để phát thệ rằng: - Bạch Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con qua lại trọn khắp mười phương thế giới, có thể khiến cho chúng sanh biên chép kinh này, thọ tŕ, đọc tụng, giải nói ư nghĩa, tu hành đúng như pháp, nghĩ nhớ chánh đáng, đều là do oai lực của Phật. Kính mong đức Thế Tôn ở nơi phương xa nh́n thấy, thủ hộ [chúng con]).

 

          Phần thứ nhất là Trường Hàng trong đoạn thứ hai là Khuyến Tŕ đă xong.

 

13.2.2. Kệ tụng     

 

          Kệ tụng là Cô Khởi[5]. Các vị Bồ Tát thỉnh cầu, hộ tŕ, hoằng truyền kinh này, cho nên tự trần thuật phương pháp đường lối hoằng kinh. Bởi lẽ, trong phẩm Pháp Sư, [đức Phật] đă nói phương pháp, đường lối. Trong phần Kiến Bảo Tháp, Ngài lại tuyển mộ, t́m kiếm người vận dụng phương pháp, đường lối ấy. Trong phẩm Đề Bà Đạt Đa, Ngài lại dẫn dụng phương pháp đường lối [hoằng truyền kinh] trong quá khứ. [Trong phẩm đó], Phật Thích Ca là người vâng hành theo khuôn khổ ấy. V́ thế, kinh nói Ngài dùng thân làm giường, ṭa cho [thầy ngồi, hoặc dựa] v.v… Phẩm này nói đến đường lối, khuôn phép [hoằng truyền kinh] trong đời ác. Phẩm An Lạc Hạnh mới là bắt đầu thực hành khuôn phép. V́ thế nói “trụ nhẫn nhục địa” (trụ trong địa vị nhẫn nhục) v.v… như trong phần sau sẽ rộng nói. Nếu chẳng như vậy, hoằng truyền kinh sẽ chẳng có khuôn phép, như ḿnh trần xông vào trận, sẽ bị thương tổn chẳng sai ngoa! Lời khuyên “mặc áo giáp” đâu phải là nói suông! Xét theo kinh văn, th́ gồm có bốn phần:

          - Nêu rơ mặc áo [Như Lai] để hoằng truyền kinh.

          - Nêu rơ nhà [Như Lai] để hoằng truyền kinh.

          - Nêu rơ ngồi trên ṭa [Như Lai] để hoằng truyền kinh.

          - Tổng kết bằng lời thỉnh cầu [đức Phật] chứng tri.

 

13.2.2.1. Nêu rơ mặc áo Như Lai để hoằng truyền kinh

13.2.2.1.1. Tổng luận thời tiết để nói rơ chuyện mặc áo [Như Lai]

 

          (Kinh) Tức thời chư Bồ Tát câu đồng phát thanh, nhi thuyết kệ ngôn: - Duy nguyện bất vi lự, ư Phật diệt độ hậu, khủng bố ác thế trung, ngă đẳng đương quảng thuyết.

          ()即時諸菩薩。俱同發聲而說偈言。惟願不為慮。於佛滅度後。恐怖惡世中。我等當廣說。

          (Kinh: Ngay khi đó, các vị Bồ Tát đều cùng phát ra tiếng, nói kệ rằng: - Kính mong chớ lo nghĩ, sau khi Phật diệt độ, trong đời ác đáng sợ, chúng con sẽ rộng nói).

 

13.2.2.1.2. Nói riêng về cảnh kham nhẫn

 

          Đoạn này chia thành ba phần [nhằm phân loại các đối tượng mà người hoằng kinh phải chịu đựng]:

          - Một là kẻ thông minh tà kiến, tức những kẻ thế tục.

          - Hai là kẻ tăng thượng mạn trong nhà Phật.

          - Ba là kẻ tăng thượng mạn tiếm xưng thánh nhân.

          Đối với hạng thứ nhất vẫn có thể nhẫn, hạng thứ hai khó nhẫn hơn, hạng thứ ba khó nhẫn nhất. Càng về sau, càng khó nhận biết hơn.

 

13.2.2.1.2.1 [Nhẫn đối với] kẻ thông minh tà kiến

 

          (Kinh) Hữu chư vô trí nhân, ác khẩu mạ lỵ đẳng, cập gia đao trượng giả, ngă đẳng giai đương nhẫn.

          ()有諸無智人。惡口罵詈等。及加刀杖者。我等皆當忍。

          (Kinh: Có những kẻ vô trí, nói ác và chửi rủa, dùng đao, trượng đánh đập, chúng con sẽ đều nhẫn).

 

13.2.2.1.2.2. [Nhẫn đối với] kẻ tăng thượng mạn trong nhà Phật

 

          (Kinh) Ác thế trung tỳ-kheo, tà trí, tâm siểm khúc, vị đắc vị vi đắc, ngă mạn tâm sung măn.

          ()惡世中比丘。邪智心諂曲。未得謂為得。我慢心充滿。    

          (Kinh: Tỳ-kheo trong đời ác, tà trí, tâm siểm khúc, chưa đắc bảo đă đắc, tâm ngă mạn tràn trề).

 

13.2.2.1.2.3. [Nhẫn đối với] kẻ tăng thượng mạn tiếm xưng thánh nhân

 

          (Kinh) Hoặc hữu A Luyện Nhă, nạp y tại không nhàn, tự vị hành chân đạo, khinh tiện nhân gian giả, tham trước lợi dưỡng cố, dữ bạch y thuyết pháp. Vị thế sở cung kính, như Lục Thông La Hán. Thị nhân hoài ác tâm, thường niệm thế tục sự, giả danh A Luyện Nhă, háo xuất ngă đẳng quá, nhi tác như thị ngôn: “Thử chư tỳ-kheo đẳng, vị tham lợi dưỡng cố, thuyết ngoại đạo luận nghị. Tự tác thử kinh điển, cuống hoặc thế gian nhân. Vị cầu danh văn cố, phân biệt ư thị kinh”. Thường tại đại chúng trung, dục hủy ngă đẳng cố, hướng quốc vương đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, cập dư tỳ-kheo chúng, phỉ báng thuyết ngă ác. Vị thị tà kiến nhân, thuyết ngoại đạo luận nghĩa.

          ()或有阿練若。納衣在空閑。自謂行真道。輕賤人間者。貪著利養故。與白衣說法。為世所恭敬。如六通羅漢。是人懷惡心。常念世俗事。假名阿練若。好出我等過。而作如是言。此諸比丘等。為貪利養故。說外道論議。自作此經典。誑惑世間人。為求名聞故。分別於是經。常在大眾中。欲毀我等故。向國王大臣。婆羅門居士。及餘比丘眾。誹謗說我惡。謂是邪見人。說外道論義。

          (Kinh: Hoặc kẻ trụ Lan Nhă, y chằm[6], trụ chỗ vắng, tự nói hành chân đạo, khinh rẻ người trong đời! V́ tham đắm lợi dưỡng, thuyết pháp cho tại gia, được cơi đời cung kính, như Lục Thông La Hán. Kẻ đó ôm ḷng ác, thường nghĩ chuyện thế tục, giả danh trụ Lan Nhă, chuộng nói lỗi chúng con, mà nói như thế này: “Cái lũ tỳ-kheo này, v́ tham chuộng lợi dưỡng, nói luận thuyết ngoại đạo, tự soạn kinh điển này, dối lừa người thế gian. V́ cầu mong tiếng tăm, phân biệt giảng kinh này”. Hắn thường trong đại chúng, muốn hủy báng chúng con, bảo quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, và các tỳ-kheo khác, phỉ báng, vạch lỗi con, quở là phường tà kiến, nói luận nghĩa ngoại đạo).

         

          A Luyện Nhă (Araṇya) c̣n gọi là A Lan Nhă, cũng gọi là A Lan Na, hoặc gọi là A Luyện Nhi, phương này dịch là Vô Tránh (無諍, không tranh chấp), cũng dịch là Vô Huyên Tạp Xứ (無喧雜處, chỗ chẳng ồn ào, tạp loạn). Nếu sống trong chỗ A Luyện Nhă, đấy là v́ muốn điều phục phiền năo. Nay [kẻ đó] tự đề cao ḿnh, miệt thị kẻ khác, chẳng phải là hạnh Vô Tránh. Do đó, nói là “giả danh A Luyện Nhă”. Trong Tỳ Ni Tạng (Luật Tạng), và pháp hội Bảo Lương Tụ trong kinh Đại Bảo Tích[7], cùng với kinh Bảo Vân[8], kinh Phật Tạng[9] v.v… mỗi mỗi đều nói cặn kẽ về hạnh A Luyện Nhă. Nếu chưa tương ứng, hăy nên tầm sư vấn đạo, sao lại giữ lấy sự ngu muội, tự cho là đúng? Nguyện các hành giả hăy nên tự suy xét cặn kẽ. Phần thứ hai, nêu riêng cảnh kham nhẫn đă xong!

         

13.2.2.1.3. Nêu ư nghĩa mặc áo [Như Lai]

 

          (Kinh) Ngă đẳng kính Phật cố, tất nhẫn thị chư ác, vi tư sở khinh ngôn: “Nhữ đẳng giai thị Phật”. Như thử khinh mạn ngôn, giai đương nhẫn thọ chi. Trược kiếp ác thế trung, đa hữu chư khủng bố. Ác quỷ nhập kỳ thân, mạ lỵ hủy nhục ngă. Ngă đẳng kính tín Phật, đương trước nhẫn nhục khải. Vị thuyết thị kinh cố, nhẫn thử chư nan sự. Ngă bất ái thân mạng, đản tích vô thượng đạo. Ngă đẳng ư lai thế, hộ tŕ Phật sở chúc. Thế Tôn tự đương tri: Trược ác thế tỳ-kheo, bất tri Phật phương tiện, tùy nghi sở thuyết pháp, ác khẩu nhi tần túc, sổ sổ kiến tẫn xuất, viễn ly ư tháp tự. Như thị đẳng chúng ác, niệm Phật cáo sắc cố, giai đương nhẫn thị sự.

          ()我等敬佛故。悉忍是諸惡。為斯所輕言。汝等皆是佛。如此輕慢言。皆當忍受之。濁劫惡世中。多有諸恐怖。惡鬼入其身。罵詈毀辱我。我等敬信佛。當著忍辱鎧。為說是經故。忍此諸難事。我不愛身命。但惜無上道。我等於來世。護持佛所囑。世尊自當知。濁惡世比丘。不知佛方便。隨宜所說法。惡口而嚬蹙。數數見擯出。遠離於塔寺。如是等眾惡。念佛告敕故。皆當忍是事。

    (Kinh: Chúng con do kính Phật, đều nhẫn các ác ấy. Bị họ khinh rẻ nói: “Các ngươi đều là Phật”. Lời khinh mạn như thế, sẽ đều nhẫn, chịu đựng. Trong đời ác kiếp trược, có nhiều nỗi hoảng sợ. Kẻ ác quỷ dựa thân, chửi bới, hủy nhục con. Chúng con kính tin Phật, sẽ mặc giáp nhẫn nhục. Do v́ nói kinh này, nhẫn các chuyện khó ấy. Con chẳng yêu thân mạng, chỉ tiếc đạo vô thượng. Con trong đời tương lai, hộ tŕ lời Phật dặn. Thế Tôn hăy tự biết! Tỳ kheo đời trược ác, chẳng biết Phật phương tiện, tùy cơ nghi thuyết pháp, buông lời ác, cau mặt, nhiều lượt bị trục xuất, xa ĺa nơi tháp, chùa. Các điều ác như thế, do nghĩ Phật dạy răn, đều nhẫn các chuyện ấy).

 

          “Khải” () là áo giáp. “Nhẫn nhục khải” (áo giáp nhẫn nhục) tức là có thể nhẫn nhục, dẫu vào trong đời ác, vẫn chẳng bị thương tổn. Ví như vào trong chiến trận mà có áo giáp, chẳng bị tổn thương bởi đao, tên. Cần phải biết tứ giáo, mỗi giáo đều có áo giáp nhẫn nhục.

          Như trong kinh Trung A Hàm, tỳ-kheo Hắc Xỉ (Kaḷāra) mách với đức Phật: “Xá Lợi Phất chửi con, cằn nhằn con”. Đức Phật liền gọi ngài Xá Lợi Phất, hỏi rằng: “Ông có thật sự chửi mắng, cằn nhằn tỳ-kheo Hắc Xỉ hay không?” Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Kẻ tâm chưa định th́ có lẽ sẽ cằn nhằn, mắng chửi. Tâm con đă định, làm sao cằn nhằn, mắng chửi cho được? Như sừng trâu găy chẳng đụng chạm, quấy nhiễu người khác. Như đứa bé tàn tật hổ thẹn, chẳng năo hại người khác. Tâm con như đất, nước, lửa, gió, đối với tịnh và bất tịnh, đại tiện, tiểu tiện, mũi răi đều hứng chịu mà chẳng chửi bới. Tâm như chổi quét, tịnh và bất tịnh đều quét. Lại như đồ đựng bị hư nứt chứa mỡ, để qua một ngày, luôn rỉ từng giọt. Tự quán chín lỗ thường ṛ rỉ thứ bất tịnh, sao lại chửi bới, cằn nhằn người khác cho được? Lại như rắn, chó v.v… đă chết, buộc vào cổ đứa bé thanh tịnh, hổ thẹn, tự ngượng, chẳng chửi bới, cằn nhằn người khác”.

          Đức Phật hỏi: “Đối với kẻ ác như thế, ông quán như thế nào?” Ngài Xá Lợi Phất đáp rằng: “Người có năm loại: Một là thân thiện, khẩu và ư bất thiện, chỉ nghĩ tới điều thiện của người ấy, chẳng nghĩ tới điều bất thiện. Như tỳ-kheo áo chằm, thấy vải rách bám phân, tay trái nắm lấy, tay phải căng ra, cắt bỏ chỗ bất tịnh, giữ lấy chỗ thanh tịnh. Nghĩ dùng điều thanh tịnh nơi thân của người ấy để làm khuôn phép cho thân ta, vứt bỏ [điều ác nơi] khẩu và ư của kẻ đó để răn dè khẩu và ư của ta. Hai là người khẩu hạnh thanh tịnh, nhưng thân và ư bất tịnh, cũng nghĩ tới khẩu [thanh tịnh] của người ấy, bỏ đi thân hạnh và ư hạnh. Như người bị nóng bức quá khát, gặp cái ao có nhiều cỏ, gạt cỏ ra, vốc nước để mát thân, hết khát. Ba là ư tịnh, thân, khẩu bất tịnh, vẫn chỉ nghĩ tới ư, chẳng màng đến thân và khẩu. Như đi đường nóng bức, quá khát, chỉ có chút nước nơi dấu chân trâu. Nếu dùng tay vốc nước, ắt nước sẽ vẩn đục, hăy nên quỳ sát hai gối, hai tay bám xuống đất, miệng hút lấy nước để trừ nóng và khát. Bốn là tam nghiệp đều bất tịnh, tuy chẳng thể dùng, hăy nên đau đáu nghĩ tưởng, như trên đường thấy người bệnh, bèn sắp đặt ổn thỏa cho người ấy, nghĩ tới người ấy bất tịnh, khiến cho người ấy gặp được bậc thiện tri thức đối trị ba nghiệp của kẻ đó, chẳng để kẻ đó đọa trong tam đồ. Năm là ba nghiệp đều tịnh, thường nghĩ tới người ấy để tự uốn nắn chính ḿnh, mong được bằng, nguyện được bằng, như ao nước trong mát, có nhiều các loại hoa cỏ, kẻ khát nước nóng bức vào trong đó liền thoải mái, thường nghĩ tới cảnh giới để trừ điều ác của ta”. Đó là [giáo huấn] trong giáo pháp Tam Tạng, dùng khổ, vô thường, bất tịnh, vô ngă, và không làm áo giáp.

          Nho gia nói: “Kiến hiền tư tề, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh” (thấy người hiền bèn mong được bằng, thấy kẻ chẳng hiền, trong tâm bèn tự phản tỉnh). Lại nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngă sư, trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi” (ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta; chọn lấy điều tốt lành của người ấy mà vâng theo. Đối với điều chẳng tốt của người ấy bèn sửa đổi) cũng là nghĩa này. Luận Tỳ Bà Sa nói: “Nghĩ câu chửi là một lời nói, những điều khác đều là tiếng kêu réo. Suốt ngày kêu réo, liên quan ǵ đến ta” (chữ A Câu Lô Xa (Akrośa) [trong tiếng Phạn] được phương này dịch là “mạ” (chửi bới). Câu Lô Xá (krośa) được phương này dịch là “hoán thanh” (tiếng kêu réo). Nay ta chẳng nên đọc chữ A, v́ nếu có chữ A, sẽ gọi là “chửi bới”. Nếu chẳng có chữ A, sẽ là tiếng kêu réo).

          Hơn nữa, ở nơi này, [một từ ngữ] có thể là lời lẽ hèn hạ, thô lậu, nơi phương khác lại là lời khen ngợi. Nếu ta nghĩ đó là lời thô hèn, sẽ chẳng có chỗ nào được vui sướng (Lệ này rất nhiều, như Thi La (Giới) và Sạn Đề (Nhẫn Nhục)[10], ở cơi này chẳng phải là từ ngữ đẹp đẽ, nhưng nơi cơi kia (Thiên Trúc) th́ là hai môn Ba La Mật. Lại như ngay trong cơi này, Nam Bắc gọi bằng danh xưng khác nhau, đất Chiết và đất Mân gọi khác nhau. Ở phương kia là khen ngợi, nơi phương này là hủy báng, chẳng thể nêu trọn). Lại quán chữ [bị coi là] chửi bới ấy, nếu đảo ngược lại chữ ấy, sẽ thành khen ngợi (như thấy khách ra đi, nếu nói “khứ tảo” (đi sớm thế) sẽ thành ư giữ khách. Nếu nói “tảo khứ” (đi cho sớm) th́ thành ư xua đuổi! Xua đuổi tức là chửi, giữ lại tức là khen ngợi. Lại như lúc đang ăn, gặp khách đến, nếu nói “lai tảo” (đến sớm quá), tức là chửi. Nếu nói “tảo lai” (hăy đến sớm) tức là ư khen ngợi. Người đời chấp trước, nắm chặt thứ tự trước sau, đều cùng cho là khen hay chửi, t́nh kiến hư vọng tích tụ, [chẳng biết] ngôn từ và âm thanh tánh Không!)

          Lại nữa, chửi là một chút phần của Giới, một chút phần của Nhập, một chút phần của Ấm, chửi là phần nhỏ, chẳng chửi là phần nhiều (trong mười tám giới, [chửi] là chút phần của Thanh Giới. Trong mười hai Nhập, [chửi] là chút phần của Thanh Nhập. Trong Ngũ Ấm, nó là chút phần của Sắc Ấm. Chỉ có chút phần ấy là chửi, những thứ khác chẳng phải là chửi). Lại nữa, kẻ nào thành tựu chửi? Kẻ chửi thành tựu! Thành tựu nơi hắn, liên quan ǵ đến ta? (Kẻ đó tự nắm giữ âm thanh để thành danh từ, câu chữ, mà gọi là “chửi”, như cái mặt xấu xí, liên quan ǵ đến tấm gương!) Hơn nữa, Chửi một chữ, một chữ chẳng thành chửi. Hai chữ sẽ thành chửi, chẳng có lúc nào đồng thời nói hai chữ! Nếu nói chữ sau th́ chữ trước đă mất! Lại nữa, người chửi và kẻ bị chửi trong cùng lúc, ngay trong một sát-na đều diệt mất, liên quan ǵ đến ta? [Suy nghĩ] giống như thế chính là dùng Tích Không (phân tích cái Không) để làm áo giáp.

          Lại nữa kẻ chửi và kẻ bị chửi đều giống như huyễn nhân (kẻ huyễn hóa), chữ dùng để chửi và âm thanh chửi bới giống như tiếng vang trong hang. Quán kỹ thật ngă và thật pháp đều trọn chẳng thể được, cớ sao chẳng nhẫn? Đấy chính là dùng Tức Không làm áo giáp. Hơn nữa, phàm phu chẳng thể chửi bới Không, dấy các ưu năo, tăng trưởng tam độc. V́ thế có tam đồ pháp giới. Hoặc do cưỡng chế an trụ nơi Nhẫn, cho nên có nhân thiên pháp giới. Thánh nhân hiểu chửi là Không, tự đoạn kết sử, v́ thế có Nhị Thừa pháp giới. Lại c̣n sanh tâm đại bi đối với kẻ chửi bới, nghĩ dẹp trừ nỗi khổ cho kẻ đó. Như con do cuồng mê chửi mẹ, mẹ thường nghĩ xót thương, mong cho con khỏi bệnh. V́ thế có chư Phật, Bồ Tát pháp giới. Theo thứ tự quán sát Chửi như thế, bèn sanh ra mười pháp giới sai biệt bất đồng; đó là dùng “tức Giả” làm áo giáp.

          Kinh này nói “niệm Phật cáo sắc cố, giai đương nhẫn thị sự” (do nghĩ tới lời Phật răn truyền, đều nhẫn được chuyện ấy). Phật chính là Phật Bảo, “cáo sắc” chính là Pháp Bảo, Phật và Pháp chẳng hai, tức là Tăng Bảo. Nhất Thể Tam Bảo phàm thánh b́nh đẳng, chư Phật đă ngộ, chúng sanh vẫn c̣n mê. Ta là chúng sanh bỏ mê về ngộ, tŕ nói kinh này, biết rơ tâm ta “trên là bằng với chư Phật, dưới là bằng với chúng sanh”. Chư Phật ngộ chính là tâm ta ngộ, chúng sanh mê chính là tâm ta mê. Áo giáp như thế chính là từ bi thất (nhà từ bi), tức ṭa “pháp Không”. Một thứ thành áo giáp, hết thảy đều là áo giáp. Đó chính là áo giáp trong Viên Giáo. Phần thứ nhất, “nói về chuyện mặc áo [Như Lai] để hoằng kinh” đă xong.

 

13.2.2.2. Vào nhà [Như Lai] để hoằng kinh

 

          (Kinh) Chư tụ lạc, thành ấp, kỳ hữu cầu pháp giả, ngă giai đáo kỳ sở, thuyết Phật sở chúc pháp.

          ()諸聚落城邑。其有求法者。我皆到其所。說佛所囑法。

          (Kinh: Các làng xóm, thành ấp, nếu có người cầu pháp, con đều đến chỗ họ, nói pháp Phật phó chúc).

 

13.2.2.3. Ngồi trên ṭa [Như Lai] hoằng kinh

 

          (Kinh) Ngă thị Thế Tôn sứ, xử chúng vô sở úy, ngă đương thiện thuyết pháp, nguyện Phật an ổn trụ.

          ()我是世尊使。處眾無所畏。我當善說法。願佛安隱住。

          (Kinh: Con là sứ Thế Tôn, trong chúng chẳng sợ hăi. Con sẽ khéo thuyết pháp, nguyện Phật an ổn trụ).

 

13.2.2.4. Tổng kết bằng chuyện thỉnh cầu chứng tri

         

          (Kinh) Ngă ư Thế Tôn tiền, chư lai thập phương Phật, phát như thị thệ ngôn, Phật tự tri ngă tâm.

          ()我於世尊前。諸來十方佛。發如是誓言。佛自知我心。

          (Kinh: Con đối trước Thế Tôn, và chư Phật mười phương, phát lời thề như thế, Phật tự biết tâm con).

         

          Phẩm Tŕ đă xong.

 

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa quyển 4 hết

 

          Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa quyển 5

Đất Cổ Ngô, hậu học Ngẫu Ích Trí Húc soạn thuật

妙法蓮華經台宗會義卷五

吳後學蕅益智旭述

 

14. Phẩm thứ mười bốn: An Lạc Hạnh (An Lạc Hạnh phẩm đệ thập tứ, 安樂行品第十四)

 

          Giải thích phẩm này, chia thành ba phần:

          - Một là giải thích dựa theo sự tướng.

          - Hai là giải thích bằng cách kèm thêm kinh văn.

          - Ba là giải thích dựa theo pháp môn.

          Mỗi phần đều có giải thích đại lược hay chi tiết.

          - Giải thích đại lược dựa theo sự tướng: Thân chẳng có nguy hiểm, cho nên An. Tâm chẳng ưu năo, cho nên Lạc. Thân tâm an lạc, cho nên có thể tiến nhập hạnh hoằng kinh bằng khẩu nghiệp.

          - Giải thích đại lược kèm thêm kinh văn th́ trước hết là nói kèm thêm kinh văn trong phẩm trước: Mặc áo Như Lai th́ Pháp Thân an. Vào nhà Như Lai, do tâm giải thoát nên lạc. Do ngồi ṭa của Như Lai, cho nên Bát Nhă hướng dẫn hạnh thăng tấn. Lại nữa, kèm thêm kinh văn trong phẩm này: Do trụ nhẫn nhục địa, cho nên thân an; do trọn chẳng bộp chộp nên tâm lạc. Do quán Thật Tướng của các pháp, cho nên hạnh thăng tấn.

          - Giải thích đại lược dựa theo pháp môn: An là bất động, Lạc là vô thọ (chẳng tiếp nhận), Hạnh là vô hành. “Bất động”: Lục đạo sanh tử, Niết Bàn của Nhị Thừa chẳng thể động. Đă chẳng duyên theo nhị biên, cho nên Pháp Thân chẳng lay động. An trụ bất động như núi Tu Di, th́ gọi là pháp môn “thường trụ bất động”. Trong phần trước, kinh văn có nói: “Thân thể cập thủ túc, tịch nhiên an bất động. Kỳ tâm thường đảm phạ, vị tằng hữu tán loạn” (Thân thể và chân tay, vắng lặng, an bất động, tâm thường luôn tĩnh lặng, chưa từng có tán loạn). Đấy chính là nghĩa này. “Vô thọ” là chẳng nhận lănh năm thứ cảm nhận của phàm phu, cho đến ngũ thọ sanh kiến của Viên Giáo cũng đều chẳng tiếp nhận (Trước hết là xét theo ngoại đạo, bốn câu (có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không) và tuyệt ngôn (dứt bặt nói năng) được gọi là ngũ thọ (năm thứ cảm nhận). Kế đó, xét theo Tạng, Thông, Biệt Giáo, đối với mỗi giáo đều có bốn môn và một môn tuyệt ngôn, cũng gọi là ngũ thọ. Sau đó, xét theo bốn môn và một môn tuyệt ngôn của Viên Giáo, nếu chưa chứng Thật mà sanh chấp trước nơi kiến giải th́ cũng gọi là Ngũ Thọ. Thấu hiểu giáo, nhập Lư, Lư chẳng có ǵ để tiếp nhận th́ mới gọi là “chẳng thọ”). Có thọ sẽ có khổ, chẳng có thọ sẽ chẳng khổ. Chẳng khổ, chẳng vui, bèn gọi là “đại lạc”. “Vô hành”: Nếu có cái để hứng chịu, th́ sẽ có cái để hành. “Vô thọ” th́ chẳng có ǵ để hành, chẳng hành hạnh phàm phu, chẳng hành hạnh hiền thánh. Cho nên nói là “vô hành”, mà hành Trung Đạo. V́ thế gọi là Hành.

          Kế đó, giải thích chi tiết theo sự tướng. An lạc chính là Đại Niết Bàn, tức là đặt tên dựa theo quả. Hạnh chính là đạo Niết Bàn, đặt tên dựa theo nhân. Như thường kiến ngoại đạo (kẻ ngoại đạo chấp mọi thứ là thường hằng) hành khổ hạnh, tức là nhân lẫn quả đều khổ. Như đoạn kiến ngoại đạo mặc sức chấp giữ lạc, cho nên nhân là lạc, mà quả là khổ. Như tích pháp Nhị Thừa (hàng Nhị Thừa tư duy bằng cách phân tích các pháp) tu tập bằng phương pháp vụng về, đổ công vất vả cùng cực th́ mới nhập Niết Bàn, tức là nhân khổ, quả vui. Nay kinh này là như thật xảo độ (khéo léo tu tập như thật), cho nên nhân lẫn quả đều vui. Đại Kinh nói: “Định khổ hành giả, vị chư phàm phu. Khổ lạc hành giả, Thanh Văn, Duyên Giác. Định lạc hành giả, vị chư Bồ Tát” (Kẻ chắc chắn làm chuyện khổ là phàm phu, người làm chuyện khổ lẫn vui là Thanh Văn, Duyên Giác. Người chắc chắn làm chuyện vui là các Bồ Tát). Nay trong hàng Bồ Tát, càng phải nên phân biệt:

          - Tam Tạng Bồ Tát có giáo mà chẳng có người.

          - Tam thừa trong Thông Giáo th́ nhân lẫn quả đều lệch lạc.

          - Biệt Giáo Bồ Tát th́ nhân thiên lệch, nhưng quả viên măn.

          - Viên Giáo Bồ Tát th́ nhân lẫn quả đều viên.

          Nay do diệu nhân và diệu quả đều vui, đều viên măn, cho nên gọi là An Lạc Hạnh.

          Kế đó, giải thích chi tiết bằng cách nói kèm thêm kinh văn: An Lạc Hạnh là Niết Bàn đạo. Niết Bàn có ba nghĩa, tức là tam đức bí tạng (Pháp Thân, Bát Nhă, và giải thoát). Hạnh có ba nghĩa, tức là Chỉ Hạnh, Quán Hạnh, và Từ Bi Hạnh:

          - Chỉ Hạnh th́ ba nghiệp nhu ḥa, trái nghịch hay thuận theo đều vắng lặng, tức là thấu hiểu Pháp Thân hạnh, tức là “áo Như Lai” được nói trong kinh văn thuộc phần trước.

          - Quán Hạnh là trí huệ nhất Thật Tướng, là quang minh vô phân biệt, tức là thấu hiểu hạnh Bát Nhă, tức là “ṭa Như Lai” được nói trong kinh văn thuộc phần trước.

          - Từ Bi Hạnh là Tứ Hoằng Thệ Nguyện, rộng độ hết thảy, tức là thấu hiểu giải thoát hạnh, tức là “nhà Như Lai” được nói trong kinh văn thuộc phần trên. Gộp chung ba hạnh ấy thành Niết Bàn đạo.

          Gộp chung ba đức, sẽ thành cảnh của hạnh. Cảnh được gọi lả An Lạc, c̣n đạo được gọi là Hạnh.

          Đại Luận nói: “Bồ Tát từ sơ phát tâm, thường quán Niết Bàn hành đạo, do luôn dùng ba pháp để hướng dẫn ba nghiệp làm hạnh, v́ ba nghiệp thanh tịnh chính là sáu căn thanh tịnh”. Sáu căn nếu thanh tịnh, sẽ phát khởi tương tự giải mà được nhập Chân. Khi ở quả th́ gọi là Phật nhăn, Phật nhĩ v.v… c̣n cái Nhân được gọi là Chỉ Hạnh, quả được gọi là Đoạn Đức. Lại nữa, nhân được gọi là Quán Hạnh, quả được gọi là Trí Đức. Nhân được gọi là Từ Bi Hạnh, quả được gọi là Ân Đức.

          Lại nữa, nhân được gọi là Tam Nghiệp, quả được gọi là Tam Mật. Khi ở nhân th́ từ bi hướng dẫn ba nghiệp lợi lạc người khác, nơi quả th́ gọi là tam luân (thân luân, khẩu luân, ư luân) giáo hóa chẳng nghĩ bàn. Khi quán như thế, chẳng c̣n phân biệt. Trong hết thảy các pháp, đều có tánh an lạc. Hết thảy chúng sanh chính là Đại Niết Bàn, chẳng thể diệt nữa. Hành nơi phi đạo mà thông đạt Phật đạo; do đó gọi là An Lạc Hạnh. Hạnh ấy ứng hợp với ư nghĩa Niết Bàn. Kinh đó (tức kinh Đại Bát Niết Bàn) c̣n nói có một hạnh là Như Lai hạnh. Như Lai là người, An Lạc là pháp. Như Lai là người an lạc. An lạc là Như Lai pháp. Nói tóm gọn, nghĩa này chẳng khác, mà Biệt cũng chẳng khác. Kinh đó nói “cây báu bằng vàng bạc” nhằm sánh ví rừng báu vô lậu, ứng hợp áo Tịch Diệt Nhẫn trong kinh này. Kinh ấy nói “sông lớn phủ cát vàng đổ thẳng vào biển Tây” nhằm sánh ví trí huệ Nhất Thật, ứng với ṭa Không pháp trong kinh này. Kinh ấy nói “nữ nhân đắc đạo chẳng có siểm khúc” nhằm sánh ví vô duyên đại từ, ứng hợp với “từ bi thất” trong kinh này. Kinh đó gọi là “vô dư nghĩa” (chẳng có nghĩa nào khác), c̣n kinh này gọi là Vô Thượng Đạo. Kinh ấy lại nói tới Thánh Hạnh tức là Như Lai ṭa, Thiên Hạnh là Như Lai Y. Phạm Hạnh, Bệnh Hạnh và Anh Nhi Hạnh chính là Như Lai thất (nhà Như Lai).

          Hỏi: Đại Kinh nói “thân cận quốc vương, đeo cung, mang tên để chế phục kẻ ác”. Kinh này dạy “xa ĺa kẻ quyền thế. Hăy khiêm hạ, từ thiện”, [tức là hai kinh] cương nhu khá trái nghịch, sao lại [bảo hai kinh] chẳng khác?

          Đáp: Đại Kinh riêng luận định về sự chiết phục, trụ trong địa vị “con một”, chưa từng chẳng nhiếp thọ. Kinh này riêng nói về sự nhiếp thọ, nhưng [như phẩm Đà La Ni nói”] “đầu phá tác thất phần” (đầu nứt làm bảy miếng)[11], há chưa từng chiết phục ư? Tuy mỗi kinh đều nêu riêng một phương diện, nhưng Lư ắt trọn đủ bốn [Tất Đàn]. Thời tiết thích đáng, cơ nghi xứng hợp chính là ư nghĩa Thế Giới Tất Đàn. Nhiếp thọ tức là ư nghĩa Vị Nhân Tất Đàn. Chiết phục chính là ư nghĩa Đối Trị Tất Đàn. Ngộ đạo chính là ư nghĩa Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

          Kế đó, giải thích cặn kẽ theo pháp môn, sẽ được gọi là bất động môn, bất thọ môn, và bất hành môn”. Nói cặn kẽ th́ như mười thứ “ba pháp” trong sách Pháp Hoa Huyền Nghĩa, cứ chuẩn theo đó sẽ biết. Nếu coi nghĩa này là Tứ Tất Đàn th́ ba pháp khác nhau chính là Thế Giới Tất Đàn. Giải Thoát chính là Vị Nhân Tất Đàn. Bát Nhă tức là Đối Trị Tất Đàn. Pháp Thân tức Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

          Hỏi: An Lạc Hạnh có thứ tự như thế nào?

          Đáp: Viên hạnh Pháp Hoa, một hạnh là vô lượng hạnh chẳng thể nghĩ bàn, há định ra trước sau? Nay một mực nói theo kinh văn th́ trong phẩm Pháp Sư đă chỉ bày đại lược chuyện hoằng kinh, tức là lấy chuyện lợi ích kẻ khác làm gốc. V́ thế, trước hết nói đến chuyện “nhập thất” (vào trong nhà của Như Lai). Phẩm này biện định chuyện hoằng kinh trong đời ác, an định các thứ bức bách, năo hại. Do vậy, trước hết nói đến chuyện “mặc áo” [Như Lai]. Trước sau hiển hiện lẫn nhau. Nếu xét theo hạnh để nói, các pháp từ thuở đầu thường là tướng tịch diệt. Do trái nghịch tịch diệt mà dấy lên tướng, trước hết, hăy nên dùng Bát Nhă để trừ sạch. Đó là “ngồi ṭa Như Lai”. Các pháp chẳng sanh mà Bát Nhă sanh, đồng thể từ bi. V́ thương xót chúng sanh mà hành đạo. Kế đó, “nhập Như Lai thất” (vào nhà của Như Lai). Đă dùng từ bi để hóa độ cơi đời, ắt sẽ dính dáng tới trái nghịch hay thuận tùng, chắc chắc cần phải an nhẫn. Kế đó, “trước Như Lai y” (mặc áo Như Lai). Nhưng tuy nói theo thứ tự, khi hành chẳng theo thứ tự. Khi hành, nhập Không tức là có đủ hết thảy các pháp, huống hồ Tvà Nhẫn ư?

          Tứ An Lạc Hạnh:

          - Một là Chỉ Quán từ bi hướng dẫn thân nghiệp.

          - Hai là Chỉ Quán từ bi hướng dẫn khẩu nghiệp.

          - Ba là Chỉ Quán từ bi hướng dẫn ư nghiệp.

          - Bốn là Chỉ Quán từ bi hướng dẫn thệ nguyện.

          Do thân nghiệp có Chỉ, bèn ĺa nghiệp thô nơi thân. Do Quán, cho nên chẳng có thân, chẳng có thân nghiệp, chẳng có cái có thể ĺa, chẳng có cái để đạt được, cho nên chẳng đọa vào địa vị phàm phu. Do có từ bi, siêng tu thân nghiệp, rộng lợi ích hết thảy, sẽ chẳng đọa vào địa vị Nhị Thừa. Do có Chỉ Hạnh, mặc áo Như Lai. Do có Quán Hạnh, ngồi ṭa Như Lai. Do có từ bi, vào nhà Như Lai. Chỉ Hạnh ĺa lỗi, tức thành tựu Đoạn Đức. Quán Hạnh chẳng chấp trước, tức thành tựu Trí Đức. Từ bi lợi lạc kẻ khác, tức thành tựu Ân Đức. Ân Đức giúp cho Trí Đức thành tựu. Trí Đức có thể thông đạt Đoạn Đức; đó gọi là “thân nghiệp An Lạc Hạnh”. Các thệ nguyện nơi khẩu và ư cũng giống như thế. Đó là ư nghĩa tồn tại của phẩm này.

          Nếu các vị đại Bồ Tát vâng mạng hoằng kinh, biết Quyền Thật sâu xa, rộng biết Tiệm và Đốn, lại thấu đạt cơ duyên, thần lực tự tại, chẳng năo loạn nào trong đời ô trược có thể chướng ngại, ngăn trở được, sẽ chẳng đợi chỉ dạy phương pháp. Nhưng nếu là kẻ mới nương vào cái tâm ban đầu, muốn tu viên hạnh, vào cơi ô trược để hoằng kinh, bị ô trược bức năo, tự hạnh chẳng lập, cũng chẳng có công năng hóa độ người khác, ắt cần phải chỉ dạy An Lạc Hạnh.

          Đây là phẩm kinh thứ năm thuộc phần Lưu Thông của Tích Môn, chia thành hai phần: Một là hỏi, hai là đáp.

         

14.1. Thưa hỏi

14.1.1. Tán thán bậc Bồ Tát hạnh sâu trong phẩm trước có thể hoằng kinh đúng như pháp

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Thị chư Bồ Tát thậm vi hy hữu, kính thuận Phật cố, phát đại thệ nguyện: Ư hậu ác thế, hộ tŕ, độc thuyết thị Pháp Hoa kinh.

          ()爾時文殊師利法王子菩薩摩訶薩白佛言。世尊。是諸菩薩。甚為希有。敬順佛故。發大誓願。於後惡世。護持讀說是法華經。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử Bồ Tát Ma Ha Tát bạch với đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Các vị Bồ Tát này rất là hy hữu, do kính thuận Phật nên phát thệ nguyện lớn: Trong đời ác mai sau, hộ tŕ, đọc, nói kinh Pháp Hoa này).

 

14.1.2. Thưa hỏi hàng Bồ Tát mới hành [Bồ Tát đạo] th́ nên hoằng kinh trong đời ác như thế nào?

         

          (Kinh) Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát ư hậu ác thế, vân hà năng thuyết thị kinh?

          ()世尊。菩薩摩訶薩。於後惡世。云何能說是經。

          (Kinh: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời ác mai sau, như thế nào th́ sẽ có thể nói kinh này?)

 

14.2. Trả lời

14.2.1. Nêu chung các đề mục

 

          (Kinh) Phật cáo Văn Thù Sư Lợi: - Nhược Bồ Tát Ma Ha Tát ư hậu ác thế, dục thuyết thị kinh, đương an trụ tứ pháp.

          ()佛告文殊師利。若菩薩摩訶薩。於後惡世欲說是經。當安住四法。

          (Kinh: Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi: - Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời ác mai sau muốn nói kinh này, hăy nên an trụ trong bốn pháp).

 

14.2.2. Giải thích phương pháp tu hành

14.2.2.1. Thân an lạc hạnh

14.2.2.1.1. Trường Hàng

14.2.2.1.1.1. Nêu đề mục

 

          (Kinh) Nhất giả, an trụ Bồ Tát hành xứ, thân cận xứ, năng vị chúng sanh diễn thuyết thị kinh.

          ()一者安住菩薩行處親近處。能為眾生演說是經。

          (Kinh: Một là an trụ trong hành xứ và thân cận xứ của Bồ Tát, sẽ có thể v́ chúng sanh diễn nói kinh này).

 

          Hướng theo lư nói đại lược th́ gọi là Hành Xứ, tức là xét theo chánh hạnh. Kèm theo sự để nói cặn kẽ th́ gọi là Thân Cận Xứ, tức là xét theo trợ hạnh. Nhưng giải nói [các hạnh An Lạc] th́ có chi tiết hay đại lược, chứ Lư chẳng có cạn hay sâu. Giải thích cặn kẽ như sau:

 

14.2.2.1.1.2. Giải thích

14.2.2.1.1.2.1. Giải thích Hành Xứ

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Vân hà danh Bồ Tát Ma Ha Tát hành xứ? Nhược Bồ Tát Ma Ha Tát trụ nhẫn nhục địa, nhu ḥa, thiện thuận, nhi bất tốt bạo, tâm diệc bất kinh[12]. Hựu phục ư pháp vô sở hành[13], nhi quán chư pháp như thật tướng[14], diệc bất hành, bất phân biệt. Thị danh Bồ Tát Ma Ha Tát hành xứ.

          ()文殊師利。云何名菩薩摩訶薩行處。若菩薩摩訶薩。住忍辱地。柔和善順。而不卒暴。心亦不驚。又復於法無所行。而觀諸法如實相。亦不行不分別。是名菩薩摩訶薩行處。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là Hành Xứ của Bồ Tát Ma Ha Tát? Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát trụ nơi nhẫn nhục địa, nhu ḥa, khéo tùy thuận, chẳng bộp chộp, tâm cũng chẳng kinh sợ, lại c̣n đối với pháp tuy hành mà như chẳng hành, quán tướng như thật của các pháp, cũng chẳng hành, chẳng phân biệt. Đó gọi là Hành Xứ của Bồ Tát Ma Ha Tát).

 

          Giải thích đoạn này có ba phần:

          - Một là xét theo một pháp, tức là một Thật Đế.

          - Hai là xét theo hai pháp, tức là Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn.

          - Ba là xét theo ba pháp, tức là Tam Đế chẳng thể nghĩ bàn.

          1) Xét theo một Thật Đế, đó là chỗ để hết thảy các pháp quay về. Nó làm gốc cho hết thảy, nhưng trọn khắp, chẳng phân biệt, là chỗ nương về của hết thảy. V́ thế nói là “trụ nhẫn nhục địa”. Do các pháp quy vào, cho nên gọi là Địa. Các hạnh đều ngưng dứt, cho nên gọi là Nhẫn Nhục. Đấy là hạnh “hành mà chẳng hành”, tức áo của Như Lai! (Lư tuy chẳng có hành, nhưng nương theo Lư mà hành. Hành sao cho Lư ngưng bặt th́ gọi là Bất Hành. Hành tức là Bất Hành. V́ thế nói “hành hạnh chẳng hành mà hành”). Đó là cái gốc của hết thảy. V́ thế nói “nhu ḥa, thiện thuận” v.v… Các hạnh do đạt được lư mà thành tựu. Ví như vạn vật do có đất mà sanh. Nếu đạt được cái gốc nơi Lư, tại chỗ cương mà có thể nhu, nơi nghịch mà có thể thuận, nơi cấp bách mà có thể an định, nơi kinh hoàng mà có thể an tĩnh, vô lượng công đức sanh từ đất Nhất Thật Trung Đạo. Đất chẳng sanh ǵ mà sanh ra công đức. Đấy chính là hạnh “chẳng hành mà hành”, tức “nhà của Như Lai” (nương theo lư chẳng hành mà hành nơi hạnh), trọn khắp chẳng phân biệt. V́ thế nói “hựu phục ư pháp…” (lại c̣n đối với pháp), ngụ ư: Biết rơ hành và bất hành, tánh và tướng chẳng hai, thấy lẽ Thật nơi các pháp, th́ gọi là “chẳng phân biệt”. Nhưng cũng không có tướng chẳng phân biệt” để có thể đạt được! Đó là “diệc bất hành, bất phân biệt” (cũng chẳng hành, chẳng phân biệt), tức là hạnh “chẳng hành, chẳng không hành”, tức là “Như Lai ṭa” (đối với pháp [tuy hành, mà thấy như] chẳng có ǵ để hành, cho nên nói “phi hành” (chẳng phải hành). Cũng do chẳng hành, chẳng phân biệt, cho nên nói là “phi bất hành”). Chẳng có tam hạnh (Chỉ Hạnh, Quán Hạnh, Từ Bi Hạnh), mà là tam hạnh, cho nên gọi là Hành, có cùng một Thật Đế. V́ thế gọi là Xứ. Trước hết, xét theo pháp để giải thích Hành Xứ đă xong.

          2) Kế đó, [xét theo hai pháp] Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn, tức là Sanh Không và Pháp Không. Đó là chỗ khác biệt so với Nhị Thừa. Sanh Không của Nhị Thừa chỉ phá Ngă Chấp trong tam giới. Pháp Không của Nhị Thừa chỉ phá pháp chấp “tà nhân duyên, vô nhân duyên” trong tam giới. Nay nói rơ Nhị Không (Sanh Không và Pháp Không) theo Viên Giáo. Xét theo “giả danh mười pháp giới chính là Trung Đạo”, sẽ chẳng c̣n có giả danh mười pháp giới để đạt được. V́ thế gọi là Sanh Không. Xét theo “Thật pháp của mười pháp giới chính là Trung Đạo”, sẽ chẳng c̣n Thật pháp trong mười pháp giới để có thể đạt được, cho nên gọi là Pháp Không. Nếu mở rộng ra, sẽ là Tứ Nhẫn, tức Phục Nhẫn, Thuận Nhẫn, Vô Sanh Nhẫn, và Tịch Diệt Nhẫn. Hoặc là Ngũ Nhẫn, tức là [Tứ Nhẫn trên đây] kể thêm Tín Nhẫn. Hoặc thành sáu nhẫn, tức là [Ngũ Nhẫn] kể thêm Ḥa Tùng Nhẫn (nhẫn pháp ḥa thuận, vâng theo). Hoặc đối ứng với bốn mươi hai địa vị [Bồ Tát trong Viên Giáo] thành bốn mươi hai món Nhẫn. Một địa vị bèn có công đức của bốn mươi hai địa vị; một Nhẫn há chẳng có bốn mươi hai Nhẫn pháp ư?

          Nay lại xét theo Tứ Nhẫn để giải thích kinh văn, nhưng rất khác với Biệt Giáo. Phục Nhẫn và Thuận Nhẫn của Biệt Giáo chính là địa vị Sanh Nhẫn, cho nên nông cạn. Vô Sanh Nhẫn và Tịch Diệt Nhẫn thuộc địa vị Pháp Nhẫn th́ sâu. Viên Giáo chẳng như vậy. Hai Nhẫn và bốn Nhẫn đều thông trước sau, v́ sao? Lư Nhị Không chính là Trung Đạo. Thoạt đầu tu bốn môn Nhẫn, nhập Trung Đạo, thấy lư Nhị Không, cho đến hậu tâm, cũng chỉ cùng tận lư Nhị Không. V́ thế, Đại Kinh nói: “Phát tâm tất cánh nhị bất biệt” ([vừa mới] phát tâm và [đă chứng đắc] rốt ráo hai thứ chẳng sai khác). Nếu xét theo “chẳng sâu hay cạn” để phán định bốn môn Nhẫn th́ từ sơ phát tâm, chế phục trọn vẹn ngũ trụ, đạt tới kim cang đảnh[15], đều gọi là Phục Nhẫn. Do trước và sau đều chẳng trái nghịch Thật Tướng, cho nên đều gọi là Thuận Nhẫn. Do sơ tâm (vừa mới phát tâm) và hậu tâm (đă chứng đắc) đều chẳng khởi tâm nhị biên, cho nên đều gọi là Vô Sanh Nhẫn. Do sơ tâm và hậu tâm đều ngưng dứt các hạnh, cho nên đều gọi là Tịch Diệt Nhẫn (phàm phu đang mê. Đó là Lư Tức Nhị Không Tứ Nhẫn. Nghe kinh sanh giải th́ gọi là Danh Tự Nhị Không Tứ Nhẫn. Chế phục trọn vẹn ngũ trụ th́ là Quán Hạnh Nhị Không Tứ Nhẫn. Sáu căn thanh tịnh th́ là Tương Tự Nhị Không Tứ Nhẫn. Bốn mươi mốt địa vị (tức là từ Sơ Trụ cho đến Đẳng Giác) chính là Phần Chứng Nhị Không Tứ Nhẫn. Diệu giác cực quả (Phật quả rốt ráo) chính là Cứu Cánh Nhị Không Tứ Nhẫn). Kinh nói “trụ nhẫn nhục địa” tức là trụ trong “Nhị Không Tứ Nhẫn địa”.

          “Nhu ḥa” chính là Phục Nhẫn. “Thiện thuận” v.v… chính là Thuận Nhẫn. Nghe nỗi khổ sanh tử, chẳng bộp chộp sanh ḷng sợ hăi. Nghe niềm vui Niết Bàn, chẳng bộp chộp cầu chứng. Nghe Phật thường và vô thường, Nhị Thừa thành Phật hay chẳng thành Phật, sanh tử và Niết Bàn khác nhau hay chẳng khác, Phật đạo dài, ngắn, khó, dễ, hay chẳng dài, chẳng ngắn, chẳng khó, chẳng dễ v.v… đều chẳng kinh sợ. V́ thế gọi là Thuận Nhẫn. Lại c̣n đối với “pháp chẳng có ǵ để hành” (tức tuy hành mà chẳng thấy có hành) mà quán tướng như thật của các pháp. Đó chính là Vô Sanh Nhẫn. Cũng chẳng hành, chẳng phân biệt, tức là Tịch Diệt Nhẫn. Hai món đầu (Phục Nhẫn và Thuận Nhẫn) gọi là Sanh Nhẫn, hai món sau gọi là Pháp Nhẫn. Từ đầu tới cuối, dùng lư Nhị Không để nhẫn các pháp, tức là “mặc áo Như Lai”. An trụ nơi lư Nhị Không, tức là “ngồi ṭa của Như Lai”. Thương xót các chúng sanh, tức là “vào nhà Như Lai”. Nhị Không Tứ Nhẫn là Hạnh, Lư tức là Xứ. V́ thế nói là “Bồ Tát hành xứ”. Xét theo hai pháp để giải thích Hành Xứ đă xong!

          3) Kế đó, xét theo Tam Đế chẳng thể nghĩ bàn [để giải thích Hành Xứ]. Trụ Nhẫn Nhục địa, luận định chung Tam Đế. Như có đất để nương cậy th́ mới có thể nhẫn nhục. “Nhu ḥa, thiện thuận”: Khéo thuận theo Chân Đế, có thể nhẫn các thứ kiến ái[16], nóng, lạnh v.v… hư vọng trong tam giới và ngoài tam giới, chẳng sanh tâm bộp chộp. “Diệc bất kinh” (cũng chẳng kinh sợ), tức là an trụ trong Tục Đế, nhẫn các căn duyên, tương xứng, thích đáng cơ nghi. V́ thế chẳng bộp chộp. Thấu hiểu, kham nhẫn trái nghịch và thuận tùng, cho nên tâm chẳng kinh sợ. “Ư pháp vô sở hành” v.v… (đối với pháp [tuy hành mà như] chẳng có ǵ để hành) tức là an trụ trong Trung Đế, có thể nhẫn thọ Nhị Biên. V́ thế nói “vô sở hành”. Chánh trụ Trung Đạo, cho nên nói “quán như thật tướng”. Do cũng chẳng đạt được Trung hay Thật, cho nên nói “diệc bất hành, bất phân biệt” (cũng chẳng hành, chẳng phân biệt). Đấy chính là dựa trên đất Tam Đế, cho nên gọi là Xứ. Kham nhẫn nỗi nhục ngũ trụ, cho nên gọi là Hạnh. Hạnh cũng là ba, tức là:

          - Chỉ Hạnh chính là hành mà chẳng hành; đó là mặc áo Như Lai.

          - Quán Hạnh tức là chẳng phải hành, chẳng phải không hành; đó là ngồi ṭa Như Lai.

          - Từ Bi Hnh tức là chẳng hành mà hành; đó là vào nhà Như Lai.

          Đấy là xét theo ba pháp để giải thích Hành Xứ của Bồ Tát, ḥng nêu rơ phương pháp đường lối để hoằng kinh vậy.

         

14.2.2.1.1.2.2. Giải thích Thân Cận Xứ

14.2.2.1.1.2.2.1. Xét theo sự xa ĺa để luận định sự thân cận

 

          Tức là kèm thêm Giới môn để giúp cho Chỉ Quán, ḥng thành tựu ḷng từ bi, mà cũng là nói rộng “hành mà chẳng hành” thuộc “trụ nhẫn nhục địa” trong phần trên. Kinh văn được chia thành mười đoạn, từ đoạn thứ nhất là “xa lánh kẻ quyền thế” cho đến điều thứ mười là “xa ĺa sự nuôi nấng”. Trong đó, điều thứ chín là sanh tử, điều thứ năm tức là Niết Bàn của chủng tánh Nhị Thừa. Hai đằng đều xa ĺa, cho nên gọi là “thân cận Trung Đạo”.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.1. Xa ĺa kẻ quyền thế

 

          (Kinh) Vân hà danh Bồ Tát Ma Ha Tát thân cận xứ? Bồ Tát Ma Ha Tát bất thân cận quốc vương, vương tử, đại thần, quan trưởng.

          ()云何名菩薩摩訶薩親近處。菩薩摩訶薩。不親近國王王子大臣官長。

          (Kinh: Thế nào là chỗ thân cận của Bồ Tát Ma Ha Tát? Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng thân cận quốc vương, vương tử, đại thần, trưởng quan).

 

          Do sợ người mới hành sẽ dựa dẫm thế lực, đánh mất chánh đạo. Thoạt đầu tựa hồ là điều lợi ích nhỏ nhặt, nhưng lâu ngày sẽ là tổn hại to lớn.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.2. Xa ĺa tà nhân, tà pháp

 

          (Kinh) Bất thân cận chư ngoại đạo, Phạm Chí, Ni Kiền Tử đẳng, cập tạo thế tục văn bút, tán vịnh ngoại thư, cập lộ già da đà, nghịch lộ già da đà giả.

          ()不親近諸外道梵志尼犍子等。及造世俗文筆。讚詠外書。及路伽耶陀逆路伽耶陀者。

          (Kinh: Chẳng thân cận các ngoại đạo, Phạm Chí, Ni Kiền Tử v.v… và kẻ biên soạn, viết lách thế tục, ca ngợi, ngâm vịnh sách vở ngoại đạo, và lộ già da đà, nghịch lộ già da đà).

 

          Phạm Chí c̣n gọi là Tịnh Duệ (淨裔, hậu duệ của gịng dơi thanh tịnh), tức kẻ tại gia thờ phụng Phạm thiên. Ni Kiền (Nirgrantha)[17], phương này dịch là Ly Hệ (ĺa trói buộc), là tiếng gọi chung những kẻ xuất gia ngoại đạo. Lộ già da đà (Lokāyatika, thuận theo thế gian), c̣n gọi là Vi Đà (Vedas), là kinh sách của ngoại đạo tại Tây Vực, nương theo ái kiến mà giải đáp, giải thích. “Nghịch” có nghĩa là gạn hỏi (cật vấn), tức là nương theo ái kiến để bắt bẻ! Chánh quán chưa thành, rất cần phải ngăn ngừa, cắt dứt, sợ [thân cận những thứ đó sẽ] nhiễm đắm tập khí, mê mất chánh lư.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.3. Xa ĺa những tṛ hung bạo, nguy hiểm

 

          (Kinh) Diệc bất thân cận chư hữu hung hư, tương xoa, tương phác[18], cập Na La đẳng chủng chủng biến hiện chi hư.

          ()亦不親近諸有兇戲。相扠相撲。及那羅等種種變現之戲。

    (Kinh: Cũng không thân cận các thứ tṛ chơi biến hiện có tánh chất hung bạo, đấm nhau, vật nhau, và Na La v.v…)

 

          Na La (Naṭa) phương này dịch là Lực, tức là tṛ thi đấu sức mạnh. Cũng chẳng thân cận [những tṛ ấy] v́ sợ tán loạn, phóng dật.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.4. Xa ĺa Chiên-đà-la

         

          (Kinh) Hựu bất thân cận Chiên-đà-la[19], cập súc trư, dương, kê, cẩu, điền liệp, ngư bộ, chư ác luật nghi. Như thị nhân đẳng hoặc thời lai giả, tắc vị thuyết pháp, vô sở hy vọng.

          ()又不親近旃陀羅。及畜豬羊雞狗。畋獵漁捕諸惡律儀。如是人等或時來者。則為說法。無所希望。

          (Kinh: Lại chẳng thân cận Chiên-đà-la, và những kẻ nuôi lợn, dê, gà, chó, săn bắn, bắt cá, các [kẻ hành theo] ác luật nghi. Nếu có lúc hạng người như vậy t́m đến, liền v́ họ thuyết pháp, nhưng chẳng mong mỏi).

 

          Thân cận Chiên-đà-la sẽ khiến cho người ta chẳng có ḷng Từ.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.5. Xa ĺa hàng Nhị Thừa

 

          (Kinh) Hựu bất thân cận cầu Thanh Văn tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, diệc bất vấn tấn. Nhược ư pḥng trung, nhược kinh hành xứ, nhược tại giảng đường trung, bất cộng trụ chỉ. Hoặc thời lai giả, tùy nghi thuyết pháp, vô sở hy cầu.

          ()又不親近求聲聞比丘比丘尼優婆塞優婆夷。亦不問訊。若於房中。若經行處。若在講堂中。不共住止。或時來者。隨宜說法。無所希求。

          (Kinh: Lại chẳng thân cận tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cầu Thanh Văn, cũng chẳng chào hỏi. Dù là ở trong nhà, hoặc chỗ kinh hành, hoặc trong giảng đường, đều chẳng cùng họ ở chung. Nếu có lúc họ t́m đến, sẽ tùy nghi thuyết pháp, chẳng mong cầu ǵ).

 

          Gần hàng Nhị Thừa, sẽ khiến cho người ta xa ĺa Bồ Đề. Tại Tây Trúc, Đại Thừa và Tiểu Thừa đều ở riêng, chẳng xen tạp. V́ thế nói là “hoặc lai” (có khi đến). Đă chẳng tiếp nhận Đại pháp, chẳng phương ngại chí hướng Tiểu Thừa, cho nên nói “tùy nghi thuyết pháp”.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.6. Xa ĺa dục tưởng

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Hựu Bồ Tát Ma Ha Tát bất ưng ư nữ nhân thân, thủ năng sanh dục tưởng tướng, nhi vị thuyết pháp, diệc bất nhạo kiến. Nhược nhập tha gia, bất dữ tiểu nữ, xử nữ, quả nữ đẳng cộng ngữ.

          ()文殊師利。又菩薩摩訶薩。不應於女人身。取能生欲想相而為說法。亦不樂見。若入他家。不與小女處女寡女等共語。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Lại Bồ Tát Ma Ha Tát chớ nên đối với thân người nữ chấp giữ ư tưởng, coi đó là h́nh tướng có thể nẩy sanh dục vọng mà v́ họ thuyết pháp, cũng chẳng thích thấy. Nếu vào nhà người khác, chẳng cùng gái, gái trinh, gái góa v.v… tṛ chuyện).

 

          Dục tưởng có thể sát hại tâm Bồ Đề mạnh nhất.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.7. Xa ĺa hạng bất nam

 

          (Kinh) Diệc phục bất cận ngũ chủng bất nam chi nhân, dĩ vi thân hậu.

          ()亦復不近五種不男之人以為親厚。

          (Kinh: Cũng lại đừng thân cận năm loại bất nam, coi là thân thiết).

 

          Do kẻ bất nam có thể hoại loạn chí hướng Bồ Đề nhất. Năm loại bất nam là:

          - Một là sanh bất nam, tức là ở trong thai, hoặc lúc mới sanh ra đă thiếu nam căn.

          - Hai là kiền bất nam (“kiền() là thiến), tức là do cắt bỏ hay bị hư nát.

          - Ba là đố bất nam (“đố” là ghen ghét), tức là do kẻ khác dâm dục, [kẻ đó] chợt sanh ra nam căn, nhưng không dùng được.

          - Bốn là biến bất nam, tức là thấy người nam, [kẻ đó] liền biến thành nữ. Thấy người nữ, liền biến thành nam.

          - Năm là bán bất nam, tức là nửa tháng sử dụng được, nửa tháng chẳng thể.

          Những kẻ ấy đều là xưa kia đă tạo ác nghiệp, nay cảm ác báo, chẳng kham tải đạo, chẳng phải là pháp khí của Phật. V́ thế, gọi là “trọng nạn” (nạn lớn), chẳng được phép xuất gia, và cũng chớ nên thân thiết với họ.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.8. Xa ĺa nguy hại

 

          (Kinh) Bất độc nhập tha gia. Nhược hữu nhân duyên, tu độc nhập thời, đản nhất tâm niệm Phật.

          ()不獨入他家。若有因緣須獨入時。但一心念佛。

          (Kinh: Đừng một ḿnh vào nhà người khác. Nếu lúc có nhân duyên, cần phải một ḿnh đi vào, chỉ nhất tâm niệm Phật).

 

          Một ḿnh vào nhà kẻ khác, sợ chuốc phải nỗi nguy hại. Nhất tâm niệm Phật, chướng nạn đều trừ!

         

14.2.2.1.1.2.2.1.9. Xa ĺa sự chê gièm

 

          (Kinh) Nhược vị nữ nhân thuyết pháp, bất lộ xỉ tiếu, bất hiện hung ức, năi chí vị pháp, do bất thân hậu, huống phục dư sự.

          ()若為女人說法。不露齒笑。不現胸臆。乃至為法。猶不 親厚。況復餘事。

          (Kinh: Nếu v́ người nữ thuyết pháp, chớ cười lộ răng, chẳng để lộ ngực, cho đến v́ pháp c̣n chẳng nên thân thiết, huống hồ các chuyện khác!)

 

          Theo Luật, nếu v́ kẻ nữ thuyết pháp, cần phải có người nam biết tốt xấu ở bên cạnh. Nếu chẳng có kẻ nam hiểu biết, chẳng được nói hơn năm sáu câu, [những điều này] đều nhằm xa ĺa tỵ hiềm, ngờ vực, chẳng khiến cho kẻ khác tăng trưởng tâm bất thiện.

 

14.2.2.1.1.2.2.1.10. Xa ĺa chuyện nuôi nấng

 

          (Kinh) Bất nhạo súc niên thiếu đệ tử, sa di, tiểu nhi, diệc bất nhạo dữ đồng sư.

          ()不樂畜年少弟子沙彌小兒。亦不樂與同師。  

          (Kinh: Chẳng thích nuôi đệ tử, sa di nhỏ tuổi, trẻ nhỏ, cũng chẳng thích cùng thầy với chúng nó).

 

          Thiếu niên tập tánh chưa định, [nếu người muốn hoằng kinh Pháp Hoa mà] tự ḿnh nuôi, sẽ trở ngại cho việc tu tập chánh nghiệp. Cùng thầy, ắt sẽ nhiễu loạn sự thỉnh ích (thưa hỏi cầu pháp ích). Kinh văn trong phần trước chỉ nói “trụ nhẫn nhục địa” tức là trực tiếp duyên theo lư. Nay giới môn nêu rộng các duyên tạo thành các nỗi nhục, phải nên xa ĺa. Chẳng cầm đao, trượng, mà cũng chẳng vứt bỏ, chỉ dùng chánh huệ để xa ĺa. Mười pháp như thế đều được các giáo dạy như thế, chỉ là đối với chuyện ĺa Nhị Thừa, các giáo sai khác đôi chút. Nay hoằng dương diệu điển, cần phải phó chúc cho người thuộc Viên Giáo.

          Giải thích theo quán tâm th́ phải nên chia thành hai loại Tổng và Biệt. Tổng th́ không ǵ chẳng phải là pháp giới, có ǵ để có thể ĺa? Có ǵ để chẳng ĺa? Chẳng ĺa, chẳng không ĺa, mà bàn luận ĺa đó thôi! Vẫn giống như chẳng xa ĺa, chẳng thân cận, mà luận định thân cận. Sơ tâm tuy hiểu “hết thảy vốn là không”, nhưng cần phải nhiều lượt xa ĺa. Nói theo Biệt th́ xa ĺa giáo chủ oai thế của tam giáo, pháp nhị biên chính là tà pháp. Kẻ nhị biên được gọi là “tà nhân”. Thần thông do hai phép Quán được gọi là “hung hư” (tṛ chơi hung bạo). Tam Hoặc là Chiên-đà-la giết mạng Tam Trí. Ư tưởng diệt độ Thiên Không được gọi là “Nhị Thừa chúng”. Quán lệch về Chân hay Tục, cho đến Trung Đạo pháp ái, đều gọi là “dục tưởng”. Diệt Sắc, trụ vào Không th́ là “bất nam”. Phương tiện quán trí đều gây hại cho sự tột cùng viên măn. Hết thảy tục cảnh được gọi là “cơ hiềm” (chê gièm). Thiện căn trong ba giáo trước được gọi là “thiếu niên, trẻ nít”. Phần thứ nhất, “dựa theo xa ĺa để luận định thân cận” đă xong.

 

14.2.2.1.1.2.2.2. Xét theo sự thân cận để luận định thân cận

 

          Chính là kèm theo Định môn để giúp cho Chỉ Quán, thành tựu từ bi, cũng là mở rộng ư “nhu ḥa, thiện thuận, chẳng bộp chộp, tâm cũng chẳng kinh sợ, hành mà chẳng hành” trong phần trên. Trong phần trên, [kinh văn] đă nói thẳng thừng chẳng bộp chộp, chẳng kinh sợ. Nay rộng nêu cái tâm tu Định, chỗ tu Định, và điều cốt yếu trong tu Định. Do sức của Định, sẽ trong chỗ gấp rút mà an b́nh, trong kinh hăi mà an định.

 

          (Kinh) Thường hảo tọa Thiền, tại ư nhàn xứ, tu nhiếp kỳ tâm. Văn Thù Sư Lợi! Thị danh sơ thân cận xứ.

          ()常好坐禪。在於閑處。修攝其心。文殊師利。是名初親近處。

          (Kinh: Thường thích tọa Thiền, ở nơi thanh vắng, tu tập, thâu nhiếp cái tâm. Này Văn Thù Sư Lợi! Đó gọi là chỗ thân cận thứ nhất).

 

          Thường thích tọa Thiền là cái tâm tu Định. Thích Thiền pháp nơi Trung Đạo Thật Tướng, tức là đối với Dục trong ngũ pháp, kèm thêm tinh tấn, niệm, xảo huệ, nhất tâm. “Tại ư nhàn xứ” (ở nơi thanh vắng) tức là chỗ tu Định, tức là Xứ trong năm duyên. “Tu nhiếp kỳ tâm” (tu tập, thâu nhiếp cái tâm) chính điều trọng yếu trong tu Định, tức là quở trách ngũ dục, vứt bỏ NCái, điều phục ngũ sự. Trong hai mươi lăm môn phương tiện, kinh văn trong phần trước đă nói kèm thêm Giới môn, ĺa mười thứ năo loạn, tức là điều thứ nhất “tŕ giới thanh tịnh”. Nay nói “tại ư nhàn xứ” (ở nơi thanh vắng) tức là điều thứ ba “nhàn cư tĩnh xứ” (ở nơi thanh vắng). Đă ở nơi thanh vắng, đương nhiên sẽ gồm thâu điều thứ tư “tức chư duyên vụ” (dứt các duyên và sự vụ), chỉ lược đi chẳng nói đến điều thứ hai là “y thực cụ túc” (áo cơm đầy đủ) và điều thứ năm là “có thiện tri thức”.

          Nếu xét theo quán tâm để luận định trọn đủ năm duyên, th́ Tam Quán là áo, Thiền Duyệt Pháp Hỷ là thức ăn. Chư Phật, Bồ Tát, Lục Độ, đạo phẩm, pháp tánh, Thật Tế, đều là thiện tri thức. “Quở trách ngũ dục” tức là nói đến sắc, thanh, hương, vị, xúc, những thứ ấy đều là giặc cướp bóc công đức. Biết rất rơ lỗi của chúng, ngưng dứt tham nhiễm. “Vứt bỏ Ngũ Cái”: [Ngũ Cái] tức là tham dục, sân khuể, ngủ nghê, điệu hối (lao chao, thường làm chuyện ǵ rồi lại sanh ḷng hối hận), và nghi hoặc [đều phải nên xả trừ]. Chúng nó che lấp Định, Huệ, cho nên cần phải nhanh chóng trừ bỏ. Như chặt bỏ cây cối có chất độc, như kiềm chế kẻ trộm cắp. “Điều ḥa ngũ sự”, tức là nói điều ḥa ăn uống sao cho chẳng đói, chẳng no. Điều ḥa ngủ nghê sao cho chẳng thiếu ngủ, chẳng ngủ quá nhiều. Điều ḥa cái thân sao cho chẳng buông lung, chẳng tất bật. Điều ḥa hơi thở sao cho chẳng thô rít, chẳng thở gấp. Điều tâm sao cho chẳng ch́m đắm, chẳng phập phều. Hai mươi pháp ấy, mỗi pháp đều có sự tướng, lư quán, nói cặn kẽ th́ như sách Ma Ha Chỉ Quán [đă dạy], người cần biết hăy nên t́m đọc. “Hành ngũ pháp” do muốn đạt được Sơ Thiền, cũng tu năm pháp, cho đến các môn Thiền cũng giống như thế.

          Nay xét theo Viên quán th́ là muốn từ nhị biên mà chánh nhập Trung Đạo. Chẳng xen tạp nhị biên th́ là Tinh, tùy ư lưu nhập th́ là Tấn. Duyên gắn chặt với pháp giới, nhất niệm pháp giới là Niệm. Tu phương tiện Trung Quán th́ gọi là Xảo Huệ. Dứt bặt nhị biên, tâm thủy lắng trong, có thể biết pháp tướng sanh diệt trong thế gian. Đấy là “cái tâm bất nhị, thanh tịnh thường chuyên nhất”, sẽ có thể thấy Bát Nhă. Dùng hai môn Giới và Định ấy để làm tiền phương tiện. V́ thế nói tổng kết phần Thân Cận Xứ đầu tiên.

         

14.2.2.1.1.2.2.3. Xét theo chẳng xa ĺa, chẳng thân cận để luận định thân cận

 

          Đây là nói kèm thêm Huệ môn để giúp đỡ Chỉ Quán, thành tựu ḷng từ bi, cũng là nói rộng “nơi pháp không có ǵ để hành, mà quán tướng như thật của các pháp, cũng chẳng hành, chẳng phân biệt, cũng như “chẳng hành, chẳng bất hành” trong phần trên.

 

14.2.2.1.1.2.2.3.1. Nêu chung cảnh trí

 

          (Kinh) Phục thứ Bồ Tát Ma Ha Tát quán nhất thiết pháp Không.

          ()復次菩薩摩訶薩。觀一切法空。

          (Kinh: Lại nữa, Bồ Tát Ma Ha Tát quán hết thảy các pháp là Không).

 

          “Quán” chính là quán trí Trung Đạo. “Hết thảy các pháp” chính là cảnh thuộc mười pháp giới. “Không” tức là Đệ Nhất Nghĩa Đế chẳng thể nghĩ bàn. Nếu chỉ luận về trí, th́ trí chẳng có ǵ để quán, cho nên nêu lên “hết thảy” để hiển thị [các pháp] đều là Không. Cái Không ấy chính là Thật Tướng của các pháp, chỉ có Phật và Phật mới có thể thấu suốt cùng tận. Nay Bồ Tát sơ tâm vận dụng Trung Đạo Chỉ Quán để quan sát. Thường nói là “từ đầu đến cuối, đều dùng tri kiến của Phật để tu hành”. V́ thế, có thể khai, thị, ngộ, nhập. Trong chặng giữa, vĩnh viễn không có các tướng cong vạy!

 

14.2.2.1.1.2.2.3.2. Giải thích riêng

 

          (Kinh) Như Thật Tướng bất điên đảo, bất động, bất thoái, bất chuyển, như hư không, vô sở hữu tánh. Nhất thiết ngữ ngôn đạo đoạn, bất sanh, bất xuất, bất khởi, vô danh, vô tướng, thật vô sở hữu, vô lượng, vô biên, vô ngại, vô chướng.

          ()如實相。不顛倒。不動。不退。不轉。如虛空。無所有性。一切語言道斷。不生。不出。不起。無名。無相。實無所有。無量。無邊。無礙。無障。

          (Kinh: Như Thật Tướng chẳng điên đảo, bất động, chẳng lui sụt, chẳng chuyển. Như hư không chẳng có tánh sở hữu. Hết thảy ngôn ngữ dứt bặt, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng dấy lên, chẳng có tên, chẳng có tướng, thật sự vô sở hữu, vô lượng, vô biên, chẳng ngăn ngại, chẳng ngăn chướng).

 

          Câu “như Thật Tướng” nhằm giải thích riêng cảnh thuộc mười pháp giới để quán. Từ “bất điên đảo” trở đi, giải thích riêng về trí Trung Đạo có thể quán. Nhị biên và Tam Đế chẳng một, chẳng khác, th́ gọi là Như. Chẳng phải là bảy loại phương tiện, cho nên gọi là Thật. Dùng Thật để làm tướng, cho nên nói “như thật tướng” (Đối ứng nhị biên với Trung th́ Trung ắt có Tam Đế. Tuy là ba mà chẳng phải là ba, th́ gọi là “chẳng một, chẳng khác”. Tam Đế như thật, do đối ứng với bảy loại phương tiện mà biện định sai khác. Cho nên nói là Thật. Thật chính là vô tướng, tướng trọn khắp hết thảy).

          “Bất điên đảo”: Chẳng có bốn thứ điên đảo “thường, lạc, ngă, tịnh” của phàm phu, chẳng có bốn thứ điên đảo “vô thường, khổ, vô ngă, bất tịnh” của Nhị Thừa, cũng chẳng có bốn thứ điên đảo “thường, lạc, ngă, tịnh” xuất Giả, tức là “chẳng tươi tốt, chẳng khô héo, cùng chiếu tươi tốt lẫn khô héo”. Đó chính là Chánh Trung Đạo Quán. “Bất động” là chẳng bị lay động bởi hai thứ tử (Phần Đoạn và Biến Dịch). “Bất thoái” là tâm luôn tịch diệt, tự nhiên lưu nhập biển Tát Bà Nhă (Sarvajña, Nhất Thiết Trí). “Bất chuyển”: Chẳng như phàm phu luân chuyển sanh tử, chẳng như Nhị Thừa chuyển phàm thành thánh.

          “Như hư không”: Chỉ có danh tự, danh tự chẳng thể được. Trung Đạo quán trí cũng chỉ có danh tự, cầu chẳng thể được! “Vô sở hữu tánh”: Chẳng có tự tánh, chẳng có tha tánh, chẳng có cộng tánh, chẳng có vô nhân tánh. “Nhất thiết ngữ ngôn đạo đoạn” (hết thảy ngôn ngữ dứt bặt): Ĺa bốn câu, tuyệt bách phi. V́ thế, chẳng thể nghĩ bàn. “Bất sanh”: Hoặc (phiền năo) và trí lư đều chẳng sanh, tức là cái bị phá (sở phá) và cái có thể phá (năng phá) do xứng lư nên đều chẳng sanh, tức là hạnh, vị, nhân, quả v.v… đều chẳng sanh. “Bất xuất”: Được Như Lai đối trị, toàn thể chính là [tâm tánh], cho nên chẳng thể xuất, rốt ráo chẳng c̣n phát khởi. “Bất khởi” là do nhập Lư. Hết thảy phương tiện lư giáo đều là tịch diệt. “Vô danh”: Hết thảy các tên gọi đều chẳng thể diễn nói được, tức là từ “chẳng điên đảo” cho đến bất khởi cũng chẳng đáng gọi là “danh tự” vậy! “Vô tướng”: Hết thảy các tướng đều chẳng thể h́nh dung, tức là từ “chẳng điên đảo” cho đến “bất khởi” cũng đều chẳng đủ để h́nh dung. “Vô danh” chính là tánh Không. “Vô tướng” chính là tướng Không. “Thật vô sở hữu” là lần nữa tán thán Quán Thể chẳng phải là Hữu trong nhị biên. “Vô lượng”: Chẳng phải là các pháp số Ấm, Nhập, Giới v.v… “Vô biên”: Chẳng phải các pháp có ngằn hạn, Thiên, Tiểu v.v.. “Vô ngại”: Nhập khắp hết thảy các pháp. “Vô chướng”: Chẳng có một pháp nào có thể che lấp, ngăn trở. Tuy nói nhiều câu, chỉ nhằm nêu bày: Trí có thể quán vô tướng, vô tác, và cái cảnh được quán đều tương xứng với Thật Tướng đó thôi!

 

14.2.2.1.1.2.2.3.3. Kết luận

 

          (Kinh) Đản dĩ nhân duyên hữu, tùng điên đảo sanh, cố thuyết: “Thường nhạo quán như thị pháp tướng”. Thị danh Bồ Tát Ma Ha Tát đệ nhị thân cận xứ.

          ()但以因緣有。從顛倒生。故說。常樂觀如是法相。是名菩薩摩訶薩第二親近處。

          (Kinh: Chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sanh. Ví thế nói: “Thường thích quán pháp tướng như thế”. Đấy gọi là chỗ thân cận thứ hai của Bồ Tát Ma Ha Tát).

         

          “Đản dĩ nhân duyên hữu” (chỉ do nhân duyên mà có) là kết luận. Trong phần trên, đă thẳng thừng nói về Trung Đạo quán huệ, nay nói về sự song chiếu nhị biên. Lư tánh rốt ráo thanh tịnh. Như trong phần trên đă nói, [lư tánh] chẳng phải là hiểu, chẳng phải là mê hoặc, nhưng do mê hoặc đối với nhân duyên mà sanh ra sanh tử, từ thấu hiểu nhân duyên mà sanh ra Niết Bàn. Sanh tử và Niết Bàn như sáu con rồng múa! Do từ điên đảo mà có sanh tử; do từ sanh tử mà có Niết Bàn. V́ thế, [Niết Bàn và sanh tử] đều từ điên đảo mà sanh! Do có sanh tử và Niết Bàn, cho nên có mười pháp giới và hết thảy các pháp để có thể nói. Nhưng hết thảy các pháp trong mười pháp giới rốt ráo đều là Không, đều là tướng như thật (trong phần trên đă trực tiếp nói đến Trung Đạo Quán Huệ, nhưng phần nhiều xét theo song phi (hai bên đều chẳng có), nhưng há có Trung Đạo chẳng chiếu nhị biên? Ở đây, nhắc lại chuyện chiếu nhị biên để kết lại phần kinh văn, ḥng hiển thị cái Thể chẳng thể nghĩ bàn của Trung Quán).

          Lại do nhân duyên mà có, cho nên có Niết Bàn. Từ điên đảo mà sanh, cho nên sanh trong sanh tử. Do có Niết Bàn và sanh tử, cho nên có thể nói. Nhưng cái Thể của Trung Đạo Thật Tướng chứng Niết Bàn mà chẳng phải Niết Bàn, ở trong sanh tử mà chẳng phải sanh tử, trọn chẳng thể nói. V́ thế, Bồ Tát thường thích quán. Quán Niết Bàn là Chân Đế, sanh tử là Tục Đế. Cái Thể để Niết Bàn và sanh tử nương vào chẳng phải là Niết Bàn hay sanh tử, mà là Trung Đế (đây cũng là tách nhân duyên và điên đảo thành nhị biên, ư nghĩa càng rơ rệt. Nhưng sanh tử vốn thuộc về nhân duyên, lại c̣n thuộc về phía điên đảo, cho nên gọi là điên đảo. Nếu thấu đạt nhân duyên, sẽ có Niết Bàn. V́ thế, phán định câu đầu tiên thuộc về Niết Bàn. Hơn nữa, ba loại Niết Bàn đều do quán nhân duyên mà có. Hai loại sanh tử đều từ Tam Hoặc điên đảo mà sanh. Chỉ ra mê, trở về ngộ, cho nên có ngôn thuyết).

          Lại dùng câu “đản dĩ nhân duyên hữu, tùng điên đảo sanh” (chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sanh) để kết luận cảnh Tam Đế chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế, “thuyết” là giáo pháp chẳng thể nghĩ bàn. “Thường nhạo quán” (thường thích quán) là Tam Quán chẳng thể nghĩ bàn (hết thảy các pháp điên đảo sanh từ nhân duyên, không ǵ chẳng phải là diệu cảnh. Do diệu cảnh vốn có ấy mà nói đến Trung Đạo diệu quán trong phần trên. Nương vào diệu thuyết ấy, thường thích quán diệu cảnh như thế). Ba tiểu mục trên đây chính là cùng dựa vào cảnh và trí để giải thích đă xong.

          Nay lại dựa theo kinh văn của cả ba tiểu mục trên đây, hoàn toàn xét theo Quán để giải thích. Trước hết, nói “quán nhất thiết pháp không như thật tướng” (quán tướng như thật của hết thảy các pháp không) chính là nêu ra cái Thể của Quán. Thật Tướng chính là cái được quán. Dùng “đối tượng được quán” (sở quán) để hiển lộ “chủ thể thực hiện quán” (năng quán) th́ phép Quán mới có cái Thể. [Các câu kinh] từ bất điên đảo” trở đi, đều nhằm giải thích quán tướng. Chẳng bị nhị biên, tám món điên đảo lay động, cho nên nói “bất đảo, bất động” (chẳng điên đảo, chẳng dao động). Chẳng đọa vào hai địa vị phàm phu và Nhị Thừa, cho nên nói “bất thoái, bất chuyển”. Chẳng phải là vị lai, cho nên “bất sanh”. Chẳng phải quá khứ, cho nên “bất xuất”. Chẳng phải là hiện tại, cho nên “bất khởi”. Thích Luận nói: “Như hư không chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng trụ tướng”. Nhiếp Đại Thừa Luận cũng nói như thế. Chẳng có chỗ nhập nơi vị lai (do chẳng từ hiện tại mà nhập vị lai, tức là “bất sanh”). Chẳng có chỗ xuất trong quá khứ (do chẳng từ hiện tại để ra khỏi quá khứ). Chẳng có chỗ trụ trong hiện tại (hiện tại chẳng trụ, tức là chẳng khởi). Những điều khác đều có thể hiểu như trong phần trên.

          Kinh văn lại có mười chín câu. Câu đầu tiên là Tổng, mười tám câu sau đó đối ứng với mười tám món Không trong kinh Đại Phẩm [Bát Nhă]:

          - “Như Thật Tướng” tức là Đệ Nhất Nghĩa Không.

          - “Bất điên đảo” tức là Nội Không, tức là trong th́ chẳng có Lục Nhập, chấp trước Ngă và Ngă Sở (cái của ta), cho nên chẳng điên đảo.

          - “Bất động” tức là Ngoại Không, chính là ngoài th́ chẳng bị sáu trần dao động.

          - “Bất thoái” chính là Nội Ngoại không, v́ mười hai Nhập đều là Không, cho nên nói là “bất thoái”.

          - “Bất chuyển” tức Không Không, do Không phá sạch các pháp. Các pháp đều là cái bị phá (sở phá), c̣n Không là cái có thể phá (năng phá). Chẳng c̣n các pháp, chỉ có Không tồn tại. Cái Không ấy cũng là Không. Cho nên nói là Không Không. Không đă là không, chẳng c̣n ǵ để có thể chuyển; cho nên nói là “bất chuyển”.

          - “Như hư không” tức là Đại Không. Có chấp th́ mới tính đến phá; cho nên nói “như hư không”.

          - “Vô sở hữu tánh” tức là Tất Cánh Không. Các pháp chẳng thừa sót, cho nên nói là Tất Cánh Không. Do đă rốt ráo là Không, cho nên chẳng có tánh.

          - “Nhất thiết ngữ ngôn đạo đoạn” (hết thảy nói năng dứt bặt) tức là Nhất Thiết Không. Hết thảy là Không th́ chẳng thể nói; v́ thế, nói năng dứt bặt!

          - “Bất sanh” tức là Hữu Vi Không. Hữu Vi là do nhân duyên ḥa hợp. Đă chẳng ḥa hợp, cho nên chẳng sanh.

          - “Bất xuất” tức là Vô Vi Không. Vô vi được gọi là xuất ly. Xuất ly Pháp Không, cho nên nói là “bất xuất”.

          - “Bất khởi” chính là Vô Thỉ Không. T́m cầu cái nguyên sơ chẳng thể được, v́ thế “bất khởi”.

          - “Vô danh” chính là tánh Không.

          - “Vô tướng” chính là Tướng Không. Hai điều này dễ hiểu.

          - “Thật vô sở hữu” chính là Bất Khả Đắc Không.

          - “Vô lượng” chính là Hữu Pháp Không. Có pháp th́ sẽ có hạn lượng. Có hạn lượng đă là Không, cho nên nói “vô lượng”.

          - “Vô biên” tức là Vô Pháp Không. Chẳng có pháp chính là biểu hiện của Biên (ngằn mé, chừng hạn). Nay do đă là Không, cho nên nói vô biên.

          - “Vô ngại” tức là Hữu Pháp Vô Pháp Không, cả hai (Hữu Pháp và Vô Pháp) đều chẳng thể được. Cho nên nói là “vô ngại”.

          - “Vô chướng” tức Tán Không, trở ngại, ngăn chướng đều chẳng thể được. V́ thế nói là “vô chướng”.

          Mười tám món Không đều là Trung Đạo chánh huệ, đều gọi là Không. Thuận theo mười tám loại cảnh, nên nói là “mười tám món”. Đại Kinh nói: “Như Lai thường tu thập bát Không nghĩa” (Như Lai thường tu mười tám nghĩa Không). Do vậy, dùng mười tám món Không để giải thích mười tám câu.

          Lại c̣n dựa theo mười tám món Không có thể nói “câu đầu là Tổng, các câu sau là Biệt”. Trong phần trước, xét theo thể tướng, cũng có thể nói là “Tổng Thể, Biệt Thể, Tổng Tướng, Biệt Tướng”. Lại nữa, phần trước là cùng dựa theo cảnh và trí để giải thích. Kế đó, hoàn toàn dựa theo Quán để giải thích. Nhưng Quán ắt phải có quán cảnh. V́ thế, có thể chỉ hoàn toàn dựa theo Quán. Cảnh có thể phát khởi Quán, cũng có thể chỉ hoàn toàn dựa theo cảnh [để giải thích]. Nay riêng hoàn toàn dựa theo cảnh để giải thích, tức là Bồ Tát quán hết thảy các pháp không ǵ chẳng đều là Không. Hết thảy các pháp đều là tướng như thật. Hết thảy các pháp đều chẳng điên đảo. Hết thảy các pháp đều bất động, đều bất thoái, đều bất chuyển. Hết thảy các pháp đều như hư không, chẳng có tánh sở hữu. Hết thảy ngôn ngữ dứt bặt, chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng khởi. Hết thảy các pháp đều vô danh. Hết thảy các pháp đều vô tướng. Hết thảy các pháp đều thật sự chẳng sở hữu. Hết thảy các pháp đều vô lượng. Hết thảy các pháp đều vô biên. Hết thảy các pháp đều vô ngại, vô chướng. Điều này hiển thị các pháp trong bách giới thiên như, mỗi pháp không ǵ chẳng phải là Thật Tướng. Ngay từ Quyền mà là Thật, ngay từ Tục mà chính là Chân. Chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo mà sanh, cho nên có nói năng. Điều này hiển thị bản thể vô tướng của Thật Tướng. Tùy thuộc cái duyên là nhiễm hay tịnh, mà tạo trọn đủ mười giới, bách giới thiên như, hết thảy các pháp. Ngay nơi Thật mà chính là Quyền. Đă là Chân mà là Tục. Quyền và Thật bất nhị. Đó chính là Nhị Đế viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Thể của chúng chính là lẫn nhau, bèn gọi là Nhất Thật Đế. Nói là Không th́ hết thảy đều là Không. Nói là Có th́ hết thảy đều là Có. Nói là Trung th́ hết thảy đều là Trung. Lại gọi là “viên dung Tam Đế”. Chẳng phải là “một, hai, ba”, mà là “một, hai, ba”. Tuy là “một, hai, ba”, nhưng nơi chân lư chẳng có tên gọi “một, hai, ba”. Lại gọi nó là viên diệu Vô Đế. Thường thích quán pháp tướng như thế tức là chánh quán nơi cảnh chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế, kết luận là “chỗ thân cận thứ hai”.

          Hỏi: Trong phần trước đă nói “Hành Xứ là chánh hạnh, Thân Cận Xứ là trợ hạnh”; nay sao Thân Cận Xứ thứ hai lại được gọi là Chánh Quán?

          Đáp: Trong phần trước đă chẳng nói rồi đó sao? Dựa theo lư để nói đại lược th́ gọi là Hành Xứ. Phần nói đại lược gọi là Chánh. Kèm theo sự để nói cặn kẽ th́ gọi là Thân Cận Xứ. Nói cặn kẽ th́ gọi là Trợ. Tuy nói có sơ lược hay chi tiết, nhưng Lư chẳng có sâu hay cạn. Chánh Hạnh và Trợ Hạnh trong Viên Giáo th́ Chánh lẫn Trợ đều viên, thật sự là diệu lư viên đạo chẳng chánh, chẳng trợ. Xét theo phần kinh văn nói cặn kẽ, sẽ có thể quán Thiền lư, bèn gọi là Trợ. Trong phần thứ nhất của An Lạc Hạnh, phần Trường Hàng đă xong.

 

14.2.2.1.2. Kệ tụng

14.2.2.1.2.1. Trùng tụng đề mục

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược hữu Bồ Tát, ư hậu ác thế, vô bố úy tâm, dục thuyết thị kinh, ưng nhập Hành Xứ, cập Thân Cận Xứ.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若有菩薩。於後惡世。無怖畏心。欲說是經。應入行處。及親近處。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Nếu có hàng Bồ Tát, trong đời ác mai sau, chẳng có ḷng sợ hăi, muốn tuyên nói kinh này, hăy nên nhập Hành Xứ, cùng với Thân Cận Xứ).

         

14.2.2.1.2.2. Trùng tụng phần giải thích

         

          Trong phần Trường Hàng, Hành Xứ và Thân Cận Xứ được tách ra để giải thích, nhưng trong kệ tụng, gộp chung ư nghĩa để trùng tụng, chẳng theo thứ tự, nhằm hiển thị kinh văn nói đại lược hay chi tiết, nhưng lư chẳng có cạn hay sâu.

 

14.2.2.1.2.2.1. Trùng tụng dựa theo xa ĺa để luận định thân cận

         

          (Kinh) Thường ly quốc vương, cập quốc vương tử, đại thần, quan trưởng, hung hiểm hư giả, cập Chiên-đà-la, ngoại đạo, Phạm Chí. Diệc bất thân cận, tăng thượng mạn nhân, tham trước Tiểu Thừa, Tam Tạng học giả, phá giới tỳ-kheo, danh tự La Hán, cập tỳ-kheo-ni. Hảo hư tiếu giả, thâm trước ngũ dục, cầu hiện diệt độ, chư ưu-bà-di, giai vật thân cận. Nhược thị nhân đẳng, dĩ hảo tâm lai, đáo Bồ Tát sở, vị văn Phật đạo. Bồ Tát tắc dĩ, vô sở úy tâm, bất hoài hy vọng, nhi vị thuyết pháp. Quả nữ, xử nữ, cập chư bất nam, giai vật thân cận, dĩ vi thân hậu. Diệc mạc thân cận, đồ nhi, khôi khoái, điền liệp, ngư bộ, vị lợi sát hại, phiến nhục tự hoạt, huyễn mại nữ sắc. Như thị chi nhân, giai vật thân cận. Hung hiểm tương phác, chủng chủng hy hư, chư dâm nữ đẳng, tận vật thân cận. Mạc độc b́nh xứ, vị nữ thuyết pháp. Nhược thuyết pháp thời, vô đắc hư tiếu. Nhập lư khất thực, tương nhất tỳ-kheo. Nhược vô tỳ-kheo, nhất tâm niệm Phật. Thị tắc danh vi, Hành Xứ, Cận Xứ. Dĩ thị nhị xứ, năng an lạc thuyết.

          ()常離國王。及國王子。大臣官長。兇險戲者。及旃陀羅。外道梵志。亦不親近。增上慢人。貪著小乘。三藏學者。破戒比丘。名字羅漢。及比丘尼。好戲笑者。深著五欲。求現滅度。諸優婆夷。皆勿親近。若是人等。以好心來。到菩薩所。為聞佛道。菩薩則以。無所畏心。不懷希望。而為說法。寡女處女。及諸不男。皆勿親近。以為親厚。亦莫親近。屠兒魁膾。畋獵漁捕。為利殺害。販肉自活。衒賣女色。如是之人。皆勿親近。兇險相撲。種種嬉戲。諸淫女等。盡勿親近。莫獨屏處。為女說法。若說法時。無得戲笑。入里乞食。將一比丘。若無比丘。一心念佛。是則名為。行處近處。以此二處。能安樂說。

          (Kinh: Thường rời ĺa quốc vương, cùng với các vương tử. Đại thần, hàng trưởng quan. Kẻ chơi đùa hung hiểm, cùng bọn Chiên-đà-la, ngoại đạo và Phạm Chí. Cũng đừng nên thân cận, những kẻ tăng thượng mạn, tham đắm nơi Tiểu Thừa, kẻ học pháp Tam Tạng, hàng tỳ-kheo phá giới, La Hán mang danh suông, và các tỳ-kheo ni. Kẻ ưa chuộng cười đùa, đắm chấp sâu ngũ dục, cầu diệt độ hiện tại, các hàng ưu-bà-di, đều chớ nên thân cận. Nếu như hạng người ấy, v́ hảo tâm t́m tới, đến chỗ của Bồ Tát, để được nghe Phật đạo. Bồ Tát liền vận dụng, cái tâm chẳng sợ hăi, chẳng ôm ḷng mong mỏi, để v́ họ thuyết pháp. Gái góa và gái trinh, cùng các loại bất nam, đều đừng nên thân cận, coi họ là thân thiết. Cũng chớ nên thân cận, kẻ đồ tể, đao phủ, săn bắn và đánh cá, v́ lợi mà giết hại, bán thịt để tự sống, kẻ buôn bán nữ sắc. Các hạng người như thế, đều chớ nên thân cận. Hung hiểm quăng ném nhau, đủ mọi thứ tṛ vui, cùng các dâm nữ thảy, tận lực đừng thân cận. Đừng ở riêng chỗ khuất, v́ nữ nhân thuyết pháp. Nếu lúc cần thuyết pháp, chớ nên đùa giỡn cười. Vào trong làng khất thực, dắt theo một tỳ-kheo. Nếu chẳng có tỳ-kheo, hăy nhất tâm niệm Phật. Các điều ấy gọi là, hành xứ, thân cận xứ. Do bởi hai xứ ấy, có thể an lạc nói).

 

          Kẻ tăng thượng mạn tức là [nói tới] hạng người tọa Thiền được đôi chút khinh an, bèn xằng bậy nói [chính ḿnh] đă chứng đắc. “Tham trước Tiểu Thừa, Tam Tạng học giả” (kẻ tham đắm Tiểu Thừa, học Tam Tạng) có nghĩa là kẻ chuyên cầu t́m danh tướng, có học vấn suông do tai nghe, miệng nói, chẳng chịu quán tâm tu chứng! “Danh tự La Hán” tức là kẻ giả danh trụ A Luyện Nhă. “Thâm trước ngũ dục” (Đắm chấp sâu ngũ dục) chính là kẻ chuyên ưa chuộng ngũ trần sắc, thanh, hương, vị, xúc. “Cầu hiện diệt độ” (cầu diệt độ trong hiện tại) tức là kẻ chỉ cầu quả chứng Tiểu Thừa, chẳng có ḷng đại từ bi. Đắm chấp ngũ dục thuộc về bên sanh tử; cầu diệt độ thuộc về bên Niết Bàn. Đối với cả hai bên đó, đừng nên thân cận. Hăy nên thân cận Trung Đạo, [ư nghĩa ấy] đă rơ lắm rồi! Đó chính là những điều được kể ra trong phần Thân Cận Xứ của đoạn Trường Hàng, nhưng trong phần kết luận, lại nói là Hành Xứ và Thân Cận Xứ. Do vậy biết Chánh hay Trợ chỉ là xét theo nói chi tiết hay đại lược, chắc chắn chẳng có sâu hay cạn!

 

14.2.2.1.2.2.2. Trùng tụng chẳng xa ĺa, chẳng thân cận

 

          (Kinh) Hựu phục bất hành, thượng trung hạ pháp, hữu vi, vô vi, thật, bất thật pháp, diệc bất phân biệt, thị nam, thị nữ. Bất đắc chư pháp, bất tri, bất kiến, Thị tắc danh vi, Bồ Tát hành xứ.

          ()又復不行。上中下法。有為無為。實不實法。亦不分別。是男是女。不得諸法。不知不見。是則名為。菩薩行處。

          (Kinh: Lại c̣n chẳng có hành, các pháp thượng, trung, hạ, hữu vi hay vô vi, pháp thật và chẳng thật, cũng lại chẳng phân biệt, là nam hay là nữ. Các pháp đều chẳng được, chẳng biết và chẳng thấy. Đó bèn được gọi là, hành xứ của Bồ Tát).

 

          Biệt Giáo gọi là thượng pháp. Thông Giáo gọi là trung pháp. Tạng Giáo gọi là hạ pháp, [các pháp ấy] đều mở ra để nhập Viên. Lại chẳng có các pháp Tạng, Thông, Biệt để có thể đạt được, v́ thế “bất hành” (chẳng hành). Hoặc, Nghiệp, Khổ v.v… của lục phàm pháp giới được gọi là pháp hữu vi, hữu lậu. Công đức và trí huệ của tứ thánh pháp giới được gọi là pháp vô lậu. Tánh Chân Như b́nh đẳng của mười pháp giới được gọi là pháp vô vi. Sắc tâm hữu vi tạm có Thể và Dụng, được gọi là “thật pháp”, chẳng tương ứng với hạnh. Nương vào phận vị giả lập của sắc tâm th́ gọi là “pháp chẳng thật”.

          Lại nữa, hoặc có hữu vi được gọi là “pháp chẳng thật”, do tánh của nó sanh diệt. Vô vi được gọi là “thật pháp”, do tánh chẳng thay đổi. Hoặc có hữu lậu được gọi là “pháp chẳng thật”, do trái nghịch với Tánh. Vô lậu được gọi là “thật pháp”, do v́ xứng tánh, hoặc là hết thảy đều thật, cả hai đều được gọi là Đế (hữu vi là Tục Đế, vô vi là Chân Đế). Hết thảy chẳng thật, t́nh có, lư không. Do lư có, t́nh không (hữu lậu th́ là “t́nh có, lư không”. Do lư là không, nên gọi là “chẳng thật”. Vô lậu th́ do “lư có, t́nh không”, do t́nh là không, cho nên gọi là “chẳng thật”). Nay đều chẳng hành, do quán các pháp như Thật Tướng, th́ hữu vi cũng là Thật Tướng, chẳng c̣n là hữu vi. Vô vi cũng là Thật Tướng, chẳng c̣n vô vi. Thật cũng là Thật Tướng, chẳng c̣n là Thật. “Chẳng thật” cũng là Thật Tướng, chẳng c̣n “chẳng thật”. Cho nên chẳng hành! Đây là trùng tụng ư “ư pháp vô sở hành, nhi quán chư pháp như thật tướng” (đối với pháp chẳng có ǵ để hành, mà quán tướng như thật của các pháp).

          “Diệc bất phân biệt thị nam, thị nữ” (cũng chẳng phân biệt là nam hay nữ): Nam chính là Huệ, nữ chính là Định. Pháp Định Huệ tánh vốn dứt bặt nói năng, cho nên chẳng thể phân biệt. “Bất đắc chư pháp” (Chẳng đạt được các pháp) do tướng thường tự tịch diệt. “Bất tri, bất kiến” (chẳng biết, chẳng thấy): Xa ĺa tướng hư luận của chủ thể giữ lấy (năng thủ) và “cái được giữ lấy (sở thủ). Đây là trùng tụng ư “diệc bất hành, bất phân biệt” (cũng chẳng hành, chẳng phân biệt).

 

          (Kinh) Nhất thiết chư pháp, không vô sở hữu, vô hữu thường trụ, diệc vô khởi diệt. Thị danh trí giả, sở thân cận xứ.

          ()一切諸法。空無所有。無有常住。亦無起滅。是名智者。所親近處。

    (Kinh: Hết thảy các pháp, Không, vô sở hữu, chẳng có thường trụ, cũng chẳng khởi, diệt, là thân cận xứ, của người có trí).

 

          Đây là trùng tụng đại lược đoạn kinh văn “quán nhất thiết pháp Không…” (quán hết thảy các pháp là Không…) [Nói] “vô hữu thường trụ” (chẳng có thường trụ) nhằm ngăn trở [chấp trước đối với] Chân Đế. [Lại nói] “diệc bất khởi diệt” (cũng chẳng dấy lên, hay diệt mất): Ngăn trở sự chấp trước đối với Tục Đế. Chân lẫn Tục đều bị ngăn che, chân thật hiển thị Trung Đạo. Tuy nói đại lược, nhưng ư nghĩa trọn vẹn.

 

          (Kinh) Điên đảo phân biệt, chư pháp hữu vô, thị thật, phi thật. Thị sanh, phi sanh. Tại ư nhàn xứ, tu nhiếp kỳ tâm, an trụ bất động, như Tu Di sơn. Quán nhất thiết pháp, giai vô sở hữu, do như hư không, vô hữu kiên cố, bất sanh, bất xuất, bất động, bất thoái, thường trụ nhất tướng, thị danh Cận Xứ.

          ()顛倒分別。諸法有無。是實非實。是生非生。在於閑處。修攝其心。安住不動。如須彌山。觀一切法。皆無所有。猶如虛空。無有堅固。不生不出。不動不退。常住一相。是名近處。

          (Kinh: Điên đảo phân biệt, các pháp có, không, là thật, chẳng thật, là sanh, chẳng sanh. Ở nơi thanh vắng, tu nhiếp tâm ḿnh. An trụ bất động, như núi Tu Di, quán hết thảy pháp, đều vô sở hữu. Giống như hư không, chẳng hề kiên cố. Chẳng sanh, chẳng xuất, bất động, bất thoái, thường trụ một tướng, là chỗ thân cận).

 

          Đây là trùng tụng ư “từ điên đảo mà sanh”, cho nên nói là “dùng làm cảnh được quán”, kiêm trùng tụng “xét theo xa ĺa để luận định thân cận” ḥng làm phương tiện. Sau đó, trùng tụng “chánh quán hết thảy các pháp đều là Không…” Kinh văn trong phần trước nói kèm thêm Giới và Định, hợp thành chỗ thân cận thứ nhất. Huệ được gọi là chỗ thân cận thứ hai. Nay gộp chung Định và Huệ để trùng tụng, nhưng trùng tụng Giới môn th́ đă tổng kết cả hai môn Hành Xứ và Thân Cận Xứ, hiển thị Tam Học dung thông lẫn nhau, Lư và Sự chẳng hai.

          Hỏi: Trong phần trên đă nói “chẳng có thường trụ”, nay nói “thường trụ nhất tướng” là v́ lẽ nào?

          Đáp: Nếu đối ứng với “khởi, diệt” mà nói là thường trụ, đó chính là t́nh chấp so đo. V́ thế, cần phải phá. Đă phá t́nh kiến so đo th́ lư vốn là thường trụ. Lại nữa, đối với “khởi, diệt” mà nói là thường trụ th́ [thành ra] có hai tướng! Nay hết thảy các pháp đều vô sở hữu, cho nên chẳng khởi, chẳng diệt. Bản thể thường trụ, cho nên gọi là “nhất tướng”. Nhất tướng chính là Thật Tướng. Thật Tướng tức là các pháp mà chẳng phải là các pháp. Các pháp chính là phi pháp. V́ thế gọi là Thật Tướng. Phần thứ hai, “giải thích ư nghĩa của kệ tụng” đă xong.

         

14.2.2.1.2.3. Hạnh thành tựu

14.2.2.1.2.3.1. Nêu ra hạnh thành tựu

 

          (Kinh) Nhược hữu tỳ-kheo, ư ngă diệt hậu, nhập thị Hành Xứ, cập Thân Cận Xứ, thuyết tư kinh thời, vô hữu khiếp nhược.

          ()若有比丘。於我滅後。入是行處。及親近處。說斯經時。無有怯弱。

          (Kinh: Nếu có các tỳ-kheo, sau khi ta diệt độ, tiến nhập Hành Xứ này, và môn Thân Cận Xứ, khi nói bộ kinh này, sẽ chẳng có khiếp nhược).

 

          Sự đă thành th́ biểu hiện ra ngoài sẽ chẳng sai lệch; lư đă thành th́ nội tâm không trầm trệ, cho nên “chẳng khiếp nhược”.

         

14.2.2.1.2.3.2. Giải thích do hạnh thành tựu bèn được an lạc

 

          (Kinh) Bồ Tát hữu thời, nhập ư tĩnh thất, dĩ chánh ức niệm, tùy nghĩa quán pháp. Tùng Thiền Định khởi, vị chư quốc vương, vương tử, thần dân, Bà-la-môn đẳng, khai hóa diễn sướng, thuyết tư kinh điển. Kỳ tâm an ổn, vô hữu khiếp nhược.

          ()菩薩有時。入於靜室。以正憶念。隨義觀法。從禪定起。為諸國王。王子臣民。婆羅門等。開化演暢。說斯經典。其心安隱。無有怯弱。

          (Kinh: Bồ Tát có lúc, vào trong tĩnh thất, dùng chánh ức niệm, theo nghĩa quán pháp. Từ Thiền Định dậy, v́ các quốc vương, vương tử, quan, dân, Bà-la-môn thảy, khai hóa, diễn bày, nói kinh điển này. Tâm họ an ổn, chẳng có khiếp nhược).

 

          Đây là giải thích cái nhân an lạc. Do tu Thiền Định, dứt các lỗi ác, đắc Nhân Vô Ngă, bên ngoài th́ chẳng tổn. Do tu trí huệ, ĺa các chấp trước, đắc Pháp Vô Ngă, bên trong chẳng điên đảo. vậy, tâm chẳng khiếp nhược. Chẳng khiếp nhược th́ gọi là An Lạc.

         

14.2.2.1.2.3.3. Trùng tụng tổng kết

         

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Thị danh Bồ Tát, an trụ sơ pháp, năng ư hậu thế, thuyết Pháp Hoa kinh.

          ()文殊師利。是名菩薩。安住初法。能於後世。說法華經。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Đó gọi là Bồ Tát, an trụ pháp đầu tiên, có thể trong đời sau, nói kinh Pháp Hoa này).

 

          Phần thứ nhất, “hạnh An Lạc nơi thân” đă xong.

 

14.2.2.2. Khẩu an lạc hạnh

14.2.2.2.1. Trường Hàng

14.2.2.2.1.1. Nêu ra đề mục

 

          (Kinh) Hựu Văn Thù Sư Lợi! Như Lai diệt hậu, ư mạt pháp trung, dục thuyết thị kinh, ưng trụ An Lạc Hạnh.

          ()又文殊師利。如來滅後。於末法中。欲說是經。應住安樂行。

          (Kinh: Lại này Văn Thù Sư Lợi! Sau khi Như Lai diệt hậu, trong đời Mạt Pháp, muốn nói kinh này, hăy nên trụ trong An Lạc Hạnh).

 

14.2.2.2.1.2. Giải thích

         

          Phần này chia làm hai: Một là Chỉ Hạnh, hai là Quán Hạnh. Chỉ Hạnh nhằm ngăn ngừa sai trái, tức là “áo của Như Lai”. Quán Hạnh thuyết pháp, là “ṭa của Như Lai”. Lại nữa, Chỉ Hạnh dẹp khổ, Quán Hạnh ban vui, tức là “nhà của Như Lai”.

 

14.2.2.2.1.2.1. Chỉ Hạnh

14.2.2.2.1.2.1.1. Chẳng nói lỗi [của người khác]

 

          (Kinh) Nhược khẩu tuyên thuyết, nhược độc kinh thời, bất nhạo thuyết nhân, cập kinh điển quá.

          ()若口宣說。若讀經時。不樂說人。及經典過。

          (Kinh: Hoặc là miệng tuyên nói, hoặc khi đọc kinh điển, chẳng thích nói khuyết điểm, của người và kinh điển).

 

          Người khác dẫu có lỗi, liên quan ǵ đến ta? Chỉ nên trong tâm tự phản tỉnh [chính ḿnh có phạm lỗi ấy hay chăng], rảnh đâu mà chê bai kẻ khác! Nếu thích đàm tiếu lỗi của kẻ khác, sẽ giống như phô bày phân nhơ, xông sực cả ḿnh lẫn người, tổn hại, bức năo thật nặng, chẳng phải là An Lạc Hạnh! Hết thảy các kinh điển đều là phương tiện tùy thuận cơ nghi để nói của Như Lai, như ăn thạch mật, ở giữa [chén mật] hay ngoài ŕa đều ngọt, há có khuyết điểm? Rao nói khuyết điểm của kinh điển đều là v́ chẳng hiểu diệu lư Quyền Thật, cho nên cũng chẳng phải là An Lạc Hạnh.

 

14.2.2.2.1.2.1.2. Chẳng khinh mạn

 

          (Kinh) Diệc bất khinh mạn, chư dư pháp sư.

          ()亦不輕慢。諸餘法師。

          (Kinh: Cũng đừng nên khinh mạn các vị pháp sư khác).

 

          Chẳng cậy Viên mà miệt thị Thiên, chẳng trọng Thật mà khinh Quyền. Phật c̣n dùng phương tiện lạ để giúp hiển thị Đệ Nhất Nghĩa Đế, [phàm phu như bọn ta] há nên tự hợm hĩnh, chẳng hộ tŕ căn cơ của chúng sanh ư?         

 

14.2.2.2.1.2.1.3. Chẳng khen ngợi hay hủy báng

 

          (Kinh) Bất thuyết tha nhân, hảo ác, trường đoản. Ư Thanh Văn nhân, diệc bất xưng danh, thuyết kỳ quá ác, diệc bất xưng danh, tán thán kỳ mỹ.

          ()說他人。好惡長短。於聲聞人。亦不稱名。說其過惡。亦不稱名。讚歎其美。

          (Kinh: Chẳng nói điều tốt xấu, hay dở của kẻ khác. Đối với bậc Thanh Văn, cũng chẳng nêu tên họ, kể lỗi, vạch khuyết điểm. Cũng chẳng nêu tên họ để khen ngợi điều tốt lành).

 

          Con người đều chẳng thích nghe [kẻ khác phơi bày] khuyết điểm của chính ḿnh, cho nên chẳng bàn tán khuyết điểm. Ca ngợi kẻ khác trước mặt người này, sẽ giống như hủy báng người này! V́ thế, chẳng ca ngợi ưu điểm. Đại Luận nói: “Kẻ tự ca ngợi th́ là phường kiêu căng. Kẻ tự gièm chê chính ḿnh là phường dối gạt người! Ca ngợi kẻ khác th́ là phường siểm nịnh, hư ngụy. Kẻ hủy báng người khác th́ là hạng người sàm tặc. Người trí hăy nên dùng bốn món Tất Đàn để trù tính, suy lường, ḥng tự bảo vệ ḿnh và bảo vệ người khác”. Kinh Nhật Tạng[20] lại nói: “Sơ, trung, hậu dạ, giảm tỉnh thụy miên, tinh tấn tọa Thiền, tụng kinh, tu đạo, bối xả sanh tử, hướng Niết Bàn lộ. Bất xưng tha đoản, bất thuyết kỷ trường, khiêm hạ, ty tốn, bất tự kiêu cao, y phục tri túc, bất phóng dật hành, hệ niệm tư duy, tâm bất tŕ tán. Ư nhất thiết chúng sanh, khởi từ bi tâm” (Đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm, giảm bớt ngủ nghê, tinh tấn tọa Thiền, tụng kinh, tu đạo, trái bỏ sanh tử, hướng theo con đường Niết Bàn. Chẳng kể lỗi của kẻ khác, chẳng nói ưu điểm của chính ḿnh. Khiêm tốn, nhún nhường, chẳng tự kiêu căng, cao ngạo, dùng sự biết đủ làm y phục, chẳng làm chuyện buông lung. Hệ niệm tư duy, tâm chẳng rong ruổi, tán loạn, dấy ḷng từ bi đối với hết thảy chúng sanh). Đấy chính là tướng trạng của An Lạc Hạnh. Đối với hạng người Thanh Văn, do căn tánh của họ bất định, nếu tán thán Nhị Thừa, có thể sẽ khiến cho họ thoái thất Đại Thừa, chấp lấy Tiểu Thừa. Nếu hủy báng, chê bai Nhị Thừa, sẽ có thể khiến cho họ Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đều mất sạch, hai đằng đều chẳng giữ lấy!

         

14.2.2.2.1.2.1.4. Chẳng oán hiềm

 

          (Kinh) Hựu diệc bất sanh oán hiềm chi tâm.

          ()又亦不生怨嫌之心。

          (Kinh: Cũng lại chẳng sanh tâm oán hiềm).

 

          Nếu nói người đó hoặc pháp đó gây hại cho đạo của ta, tức là tâm hờn oán. Nếu bảo người đó, pháp đó hèn kém, tức là tâm tỵ hiềm. Hễ tâm cơ dấy động, bèn thốt ra lời nói. Để ngăn dứt cội nguồn của sự kể lỗi, cho nên chẳng sanh tâm oán hiềm! Kinh Đại Tập dạy: “Quá khứ Câu Lưu Tôn Phật pháp trung, hữu nhất tỳ-kheo phát Bồ Đề tâm, tụng tŕ Đại Tiểu thừa pháp tụ các bát vạn tứ thiên, ư hiềm đầu đà tỳ-kheo bất tụng kinh điển, do như chu ngột. Do thử, đọa ngục, thọ đại khổ năo. Tùng địa ngục xuất, thọ La Sát thân, chí Hiền Kiếp Phật, Lâu Chí Phật thời, phương thoát quỷ thân” (Trong pháp của Câu Lưu Tôn Phật thời quá khứ, có một tỳ-kheo phát Bồ Đề tâm, tụng tŕ pháp tụ Đại Thừa và Tiểu Thừa, mỗi đằng đều tám vạn bốn ngàn, ư chê gièm đầu đà tỳ-kheo chẳng tụng kinh điển giống như cái cây bị cụt ngọn. Do vậy, đọa vào địa ngục, chịu khổ năo to lớn. Từ địa ngục thoát ra, thọ thân La Sát, tới thời Lâu Chí Phật là vị Phật [cuối cùng] trong Hiền Kiếp mới thoát thân quỷ). Người thường c̣n như thế, huống hồ [người hành] An Lạc Hạnh ư? V́ hoằng dương kinh điển Đại Thừa, hộ tŕ người hành hạnh Tiểu Thừa, tâm niệm há chẳng nên cẩn thận ư? Oán hờn, trách móc, tỵ hiềm, chê trách, oán th́ sâu, tỵ hiềm th́ cạn, nhưng dù cạn hay sâu đều bỏ th́ mới gọi là Chánh Hạnh. Đó chính là nói đến cái tâm của An Lạc Hạnh nơi miệng nhằm chế ngự cái miệng! Phần thứ nhất, Chỉ Hạnh đă xong.

         

14.2.2.2.1.2.2. Quán Hạnh

 

          (Kinh) Thiện tu như thị an lạc tâm cố, chư hữu thính giả, bất nghịch kỳ ư, hữu sở nạn vấn, bất dĩ Tiểu Thừa pháp đáp, đản dĩ Đại Thừa nhi vị giải thuyết, linh đắc Nhất Thiết Chủng Trí.

          ()善修如是安樂心故。諸有聽者。不逆其意。有所難問。不以小乘法答。但以大乘而為解說。令得一切種智。

          (Kinh: Do khéo tu cái tâm an lạc như thế, hễ có người nghe, sẽ chẳng trái nghịch ư họ. Có ai cật vấn, chẳng dùng pháp Tiểu Thừa để đáp, chỉ dùng Đại Thừa để giải nói cho họ, khiến cho họ đắc Nhất Thiết Chủng Trí).

 

          Quán các pháp Không, chẳng chấp giữ. Nếu tâm chẳng chấp, sẽ chẳng trái nghịch ư người khác, chẳng trái nghịch pháp tướng. V́ thế, chẳng dùng pháp Tiểu Thừa để đáp. Nếu thấy [người đó] chẳng có căn cơ Đại Thừa, bèn nói pháp Tiểu Thừa cho người ấy, khiến cho người ấy đạt được lợi ích nơi phương tiện. Nếu chẳng thấy [người đến hỏi pháp] không có căn cơ Đại Thừa mà nói pháp Tiểu Thừa cho người ấy, sợ rằng sẽ trở ngại nhân duyên Đại Thừa của người đó. V́ thế, người thuộc địa vị sâu, có trí biết căn cơ, sẽ có thể tùy nghi thuyết pháp. Người mới hành chẳng có năng lực soi xét căn cơ, chỉ nên nói pháp Đại Thừa! Phần thứ nhất, “kinh văn Trường Hàng của khẩu An Lạc Hạnh đă xong.

         

14.2.2.2.2. Kệ tụng

14.2.2.2.2.1. Trùng tụng nêu bày đề mục

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Bồ Tát thường lạc, an ổn thuyết pháp. Ư thanh tịnh địa, nhi thi sàng ṭa. Dĩ du đồ thân, tháo dục trần uế, trước tân tịnh y, nội ngoại câu tịnh.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。菩薩常樂。安隱說法。於清淨地。而施牀座。以油塗身。澡浴塵穢。著新淨衣。內外俱淨。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Bồ Tát thường vui sướng, an ổn mà thuyết pháp. Ở nơi đất thanh tịnh, bèn đặt bày giường, ṭa. Dùng dầu để bôi thân, tắm gội sạch bụi dơ, khoác mặc áo mới sạch, trong ngoài đều thanh tịnh).

 

          Phần Trường Hàng chỉ nói “ưng trụ” (hăy nên trụ). Ở đây, riêng nêu ra hành tướng. “An ổn thuyết pháp” là muốn cho người được nói trong đoạn trước sẽ đạt được đạo an ổn và cái quả an ổn, tức là “vào nhà Như Lai”. Ở nơi chỗ đất thanh tịnh, đặt bày giường, ṭa, tức là “ngồi ṭa của Như Lai”. Bốn câu kể từ “dĩ du đồ thân” (dùng dầu để bôi thân) tức là “mặc áo Như Lai”. Dùng ba pháp ấy để hướng dẫn khẩu nghiệp th́ gọi là An Lạc Hạnh.

 

14.2.2.2.2.2. Trùng tụng giải thích

14.2.2.2.2.2.1. Trùng tụng Chỉ Hạnh

 

          Phần Trường Hàng nói theo phương diện Chỉ Thiện (điều thiện do ngăn dứt lỗi ác), c̣n kệ tụng nói theo phương diện Hành Thiện (làm lành).

 

14.2.2.2.2.2.1.1. Trùng tụng hạnh thứ hai “chẳng khinh mạn”

 

          (Kinh) An xử pháp ṭa, tùy vấn vi thuyết.

          ()安處法座。隨問為說。

          (Kinh: Ngồi yên trên pháp ṭa, tùy theo hỏi mà nói).

 

          Khinh mạn th́ sẽ chẳng tùy thuận, “tùy” có nghĩa là chẳng khinh mạn.

 

14.2.2.2.2.2.1.2. Trùng tụng hạnh thứ ba “chẳng tán thán hay hủy báng”

 

          (Kinh) Nhược hữu tỳ-kheo, cập tỳ-kheo ni, chư ưu-bà-tắc, cập ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, quần thần, sĩ dân, dĩ vi diệu nghĩa, ḥa nhan vị thuyết. Nhược hữu nạn vấn, tùy nghĩa nhi đáp.

          ()若有比丘。及比丘尼。諸優婆塞。及優婆夷。國王王子。群臣士民。以微妙義。和顏為說。若有難問。隨義而答。

          (Kinh: Nếu có hàng tỳ-kheo, cùng với tỳ-kheo-ni, các vị ưu-bà-tắc, và hàng ưu-bà-di, quốc vương, và vương tử, quần thần và dân chúng, đều dùng nghĩa vi diệu, vui vẻ nói với họ. Nếu có kẻ cật vấn, thuận theo nghĩa mà đáp).

 

          Chỉ nương theo nghĩa lư, chẳng bàn điều tốt xấu của kẻ khác. “Tùy nghĩa đáp” có hai nghĩa: Một là có thể đáp, hai là chẳng thể đáp. Như vấn đáp và cật vấn để phân định thượng hạ, dù thắng hay thua th́ tự ḿnh biết. Đó là lời lẽ của người trí, trường hợp này th́ có thể đáp. Nếu [là hạng người] mặc t́nh khoái ư, kẻ nào dám trái nghịch sẽ giết ngay. Đó là giọng điệu của vua chúa. Nếu hay, dở, đúng sai đều chẳng biết, chỉ mong giành phần thắng mà thôi! Đó là ngôn luận của kẻ ngu. Đối với hai loại ấy, đều chớ nên đáp.

 

14.2.2.2.2.2.1.3. Trùng tụng hạnh đầu tiên “chẳng nói lỗi”

 

          (Kinh) Nhân duyên thí dụ, phu diễn phân biệt, dĩ thị phương tiện, giai sử phát tâm. Tiệm tiệm tăng ích, nhập ư Phật đạo.

          ()因緣譬喻。敷演分別。以是方便。皆使發心。漸漸增益。入於佛道。

    (Kinh: Nhân duyên và thí dụ, phô diễn và phân biệt, sử dụng phương tiện ấy, khiến họ đều phát tâm, dần dần sẽ tăng tấn, tiến hướng nhập Phật đạo).

   

          Nếu chuộng kể lỗi của người khác và kinh điển, sẽ sanh ra ư niệm độc hại. Nay do chẳng nói lỗi, sẽ khiến cho người khác phát tâm tiến nhập Phật đạo. Phật đạo sanh từ ḷng hoan hỷ.

 

14.2.2.2.2.2.1.4. Trùng tụng hạnh thứ tư “chẳng oán hiềm”

 

          (Kinh) Trừ lăn nọa ư, cập giải đăi tưởng, ly chư ưu năo, từ tâm thuyết pháp.

          ()除懶惰意。及懈怠想。離諸憂惱。慈心說法。

          (Kinh: Trừ khử ư lười nhác, và ư tưởng giải đăi, ĺa bỏ các ưu năo, từ tâm mà thuyết pháp).

 

          Tâm oán hiềm dấy lên, sẽ lười nhác, ưu năo. Nay do từ tâm thuyết pháp, sẽ tinh tấn, vui sướng. Phần thứ nhất, “trùng tụng Chỉ Hạnh” đă xong.

 

14.2.2.2.2.2.2. Trùng tụng Quán Hạnh

 

          (Kinh) Trú dạ thường thuyết, vô thượng đạo giáo. Dĩ chư nhân duyên, vô lượng thí dụ, khai thị chúng sanh, hàm linh hoan hỷ. Y phục, ngọa cụ, ẩm thực, y dược, nhi ư kỳ trung, vô sở hy vọng. Đản nhất tâm niệm, thuyết pháp nhân duyên. Nguyện thành Phật đạo, linh chúng diệc nhĩ. Thị tắc đại lợi, an lạc cúng dường.

          ()晝夜常說。無上道教。以諸因緣。無量譬喻。開示眾生。咸令歡喜。衣服臥具。飲食醫藥。而於其中。無所希望。但一心念。說法因緣。願成佛道。令眾亦爾。是則大利。安樂供養。

          (Kinh: Suốt ngày đêm thường nói, giáo pháp vô thượng đạo, vận dụng các nhân duyên, và vô lượng thí dụ, để khai thị chúng sanh, khiến họ đều hoan hỷ. Y phục, đồ trải nằm, thức ăn và thuốc thang, nhưng đối với các thứ đó, tâm chẳng hề mong mỏi. Chỉ có nhất tâm niệm, nhân duyên thuyết pháp thôi, nguyện sẽ thành Phật đạo, khiến mọi người cũng thế. Đó chính là lợi lớn, an lạc mà cúng dường).

 

          “Thuyết vô thượng đạo” chính là “chỉ dùng pháp Đại Thừa để đáp”. “Nguyện thành Phật đạo, linh chúng diệc nhĩ” (nguyện sẽ thành Phật đạo, khiến đại chúng cũng thế) tức là trùng tụng “khiến cho [mọi người] đều đắc Nhất Thiết Chủng Trí”. Phần thứ hai, “trùng tụng ư giải thích” đă xong.

 

14.2.2.2.2.3. Trùng tụng hạnh thành tựu

14.2.2.2.2.3.1. Nêu ra hạnh thành tựu

 

          (Kinh) Ngă diệt độ hậu, nhược hữu tỳ-kheo, năng diễn thuyết tư, Diệu Pháp Hoa kinh.

          ()我滅度後。若有比丘。能演說斯。妙法華經。

          (Kinh: Sau khi ta diệt độ, nếu có bậc tỳ-kheo, có thể diễn thuyết kinh, Diệu Pháp Liên Hoa này).

           

14.2.2.2.2.3. Nói rơ “do trong tâm chẳng có lỗi lầm, nạn bên ngoài chẳng sanh, như chẳng có vật hôi thối, ruồi nhặng sẽ không bu đến”

 

          (Kinh) Tâm vô tật khuể, chư năo chướng ngại, diệc vô ưu sầu, cập mạ lỵ giả. Hựu vô bố úy, gia đao trượng đẳng, diệc vô tẫn xuất, an trụ nhẫn cố.

          ()心無嫉恚。諸惱障礙。亦無憂愁。及罵詈者。又無怖畏。加刀杖等。亦無擯出。安住忍故。

          (Kinh: Tâm chẳng có ghét, giận, các năo chẳng chướng ngại, cũng chẳng bị ưu sầu, và bị chửi rửa. Lại chẳng có kinh sợ, chẳng bị dao gậy hại, cũng chẳng bị xua đuổi, do an trụ nơi nhẫn).

 

14.2.2.2.2.3. Nói rơ “do trong tâm có thiện pháp, cho nên hạnh thành tựu”

 

          (Kinh) Trí giả như thị, thiện tu kỳ tâm, năng trụ an lạc, như ngă thượng thuyết.

          ()智者如是。善修其心。能住安樂。如我上說。

          (Kinh: Bậc trí như thế đó, khéo tu cái tâm ḿnh, hay trụ trong an lạc, như ta đă nói trên).

 

          Nếu trong tâm chẳng có lầm lỗi, sẽ như phần kinh văn Trường Hàng đă nói. Trong tâm có điều thiện th́ như phần Kệ Tụng đă nói.

 

14.2.2.2.2.4. Phẩm định công đức

 

          (Kinh) Kỳ nhân công đức, thiên vạn ức kiếp, toán số thí dụ, thuyết bất năng tận.

          ()其人功德。千萬億劫。算數譬喻。說不能盡。

          (Kinh: Công đức của người ấy, trải ngàn vạn ức kiếp, dùng toán, số, thí dụ, vẫn chẳng thể nói hết).

 

          Phần thứ hai, “khẩu An Lạc Hạnh” đă xong.

 

14.2.2.3. Ư an lạc hạnh

14.2.2.3.1. Trường Hàng

14.2.2.3.1.1. Nêu đề mục

 

          (Kinh) Hựu Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát Ma Ha Tát, ư hậu mạt thế, pháp dục diệt thời, thọ tŕ, độc tụng tư kinh điển giả.

          ()又文殊師利。菩薩摩訶薩。於後末世法欲滅時。受持讀誦斯經典者。

          (Kinh: Lại này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát Ma Ha Tát vào cuối thời Mạt mai sau, khi pháp sắp diệt, thọ tŕ, đọc tụng kinh điển này).

 

14.2.2.3.1.2. Giải thích

 

          Chỉ Hạnh là áo, Quán Hạnh là ṭa. Dẹp khổ, ban vui là nhà.

 

14.2.2.3.1.2.1. Chỉ Hạnh

14.2.2.3.1.2.1.1. Chẳng ghen ghét, dối trá

 

          (Kinh) Vô hoài tật đố, siểm cuống chi tâm.

          ()無懷嫉妬諂誑之心。

          (Kinh: Chẳng ôm ḷng ghen ghét, siểm khúc, dối gạt).

 

          Chẳng chịu nổi người khác vẻ vang th́ là “tật đố” (ghen ghét, ganh tỵ). Do v́ tham nên sân; sân cấu nặng nề nhất. Cong vạy lừa gạt người khác th́ gọi là Siểm. Giấu diếm chống đối, làm ra vẻ thuận tùng, chẳng kham răn dạy, tham si làm Thể, hết sức trái nghịch đạo. Dối trá làm ra vẻ có đức để mong cầu lợi dưỡng, th́ gọi là Cuống. Do v́ tham, si, đọa vào pháp tà mạng, xằng bậy tiếp nhận [người khác] cung kính, chuốc khổ vô cùng. V́ vậy, các cái tâm như vậy đều là chướng ngại to lớn cho người học đạo. Nếu có một thứ đó, c̣n chẳng thể đạt được Bồ Đề của Nhị Thừa, huống hồ hoằng dương, lưu thông đại pháp, thượng cầu, hạ hóa ư? An Lạc Hạnh Bồ Tát cần phải gấp trừ bỏ!      

         

14.2.2.3.1.2.1.2. Chẳng khinh rẻ, chửi bới

 

          (Kinh) Diệc vật khinh mạ học Phật đạo giả, cầu kỳ trường đoản.

          ()亦勿輕罵學佛道者。求其長短。

          (Kinh: Cũng chớ khinh rẻ, chửi bới người học Phật đạo, t́m kiếm điều hay, thói dở của họ).

 

          Họ đă phát tâm học Phật, tức là đă thuộc số các vị Phật trong vị lai. Dẫu cho tập tánh phiền năo khác nhau, có hay, có dở, chỉ nên học theo điều hay của họ để tự ḿnh được lợi ích, chớ bới t́m khuyết điểm để chống trái họ.

 

14.2.2.3.1.2.1.3. Chẳng năo loạn

 

          (Kinh) Nhược tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cầu Thanh Văn giả, cầu Bích Chi Phật giả, cầu Bồ Tát đạo giả, vô đắc năo chi, linh kỳ nghi hối, ngữ kỳ nhân ngôn: “Nhữ đẳng khứ đạo thậm viễn, chung bất năng đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Sở dĩ giả hà? Nhữ thị phóng dật chi nhân, ư đạo giải đăi cố”.

          ()若比丘比丘尼優婆塞優婆夷求聲聞者。求辟支佛者。求菩薩道者。無得惱之。令其疑悔。語其人言。汝等去道甚遠。終不能得一切種智。所以者何。汝是放逸之人。於道懈怠故。

          (Kinh: Nếu tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di cầu Thanh Văn, cầu Bích Chi Phật, cầu Bồ Tát đạo, chẳng được năo loạn, khiến cho người ấy nghi ngờ, hối hận, chẳng được nói với người ấy: “Các ngươi cách đạo rất xa, trọn chẳng thể đắc Nhất Thiết Chủng Trí. V́ lẽ nào vậy? V́ các ngươi là kẻ buông lung, giải đăi nơi đạo”).

 

          Mỗi chúng trong tứ chúng đều có người cầu tam thừa. Tam thừa do họ cầu có ư nghĩa chung cho cả ba giáo Tạng, Thông, Biệt. Ba giáo pháp ấy đều là phương tiện thiện xảo của Như Lai, khéo khuyên dụ dần dần, v́ Thật mà thực thi Quyền. Nếu tứ chúng có thể nương theo đó để cầu đạo, sẽ tự có thể dần dần được dẫn dắt trở về Viên. Nếu cậy ḿnh hiểu biết Viên Giáo, chê trách họ cách đạo c̣n xa, tự cậy chính ḿnh có đôi chút hạnh môn bèn quở trách họ buông lung, giải đăi; họ bị quở trách, sẽ sanh ḷng ngờ vực, hối hận, sẽ chẳng thể tiến lên nắm giữ viên lư, sẽ lui sụt, chẳng thể tuân thủ ba Quyền giáo. Đấy chính là năo loạn hành nhân, chuốc lỗi chẳng nhỏ vậy! Nếu biết căn cơ và có trí nhăn th́ có thể tán đồng hay phủ quyết thích nghi!

 

14.2.2.3.1.2.1.4. Chẳng tranh giành

 

          (Kinh) Hựu diệc bất ưng hư luận chư pháp, hữu sở tránh cạnh.

          ()又亦不應戲論諸法。有所諍競。

          (Kinh: Lại cũng chẳng nên hư luận các pháp, có những chuyện tranh đua).

 

          Người thuộc địa vị Danh Tự hiểu văn nghĩa sơ sài, chưa thể niệm nào cũng quán tâm, thường đối với chuyện giải thích văn nghĩa dấy lên chuyện tranh căi. Chỉ riêng tranh căi kiểu đó, đă gọi là Hư Luận. Huống hồ kẻ có tập khí buông lung, ăn nói trào phúng, bỡn cợt, khiến cho tâm thần ô trược, tán loạn, tăng trưởng sự buông lung, chẳng phải là An Lạc Hạnh. Rất nên răn dè! Phần thứ nhất, Chỉ Hạnh đă xong.

 

14.2.2.3.1.2.2. Quán Hạnh

14.2.2.3.1.2.2.1. Dùng đại bi tưởng để đối trị ghen ghét, dối trá

 

          (Kinh) Đương ư nhất thiết chúng sanh, khởi đại bi tưởng.

          ()當於一切眾生起大悲想。

          (Kinh: Hăy nên phát khởi ư tưởng đại bi đối với hết thảy chúng sanh).

 

          Đă dấy ḷng đại bi, thề sẽ dẹp khổ, há c̣n nỡ ḷng ghen ghét, siểm khúc, dối gạt ư?

 

14.2.2.3.1.2.2.2. Tưởng như cha lành để đối trị khinh rẻ, chửi mắng

 

          (Kinh) Ư chư Như Lai, khởi từ phụ tưởng.

          ()於諸如來。起慈父想。

          (Kinh: Đối với các đức Như Lai, tưởng như cha lành).

 

          Đă học Phật đạo, tức là vị lai Phật. Phật chính là vị cha đại từ bi của chúng ta, há có thể khinh rẻ, chửi mắng, bới móc điều hay, thói dở của người ấy nữa chăng?

 

14.2.2.3.1.2.2.3. Tưởng như đại sư để đối trị năo loạn

 

          (Kinh) Ư chư Bồ Tát, khởi đại sư tưởng. Ư thập phương chư đại Bồ Tát, thường ưng thâm tâm, cung kính lễ bái.

          ()於諸菩薩。起大師想。於十方諸大菩薩。常應深心恭敬禮拜。

          (Kinh: Đối với các Bồ Tát, khởi lên ư tưởng coi như đại sư. Đối với các vị Bồ Tát trong mười phương, thường hăy nên thâm tâm cung kính lễ bái).

         

          Tứ chúng trong tam thừa, không ai chẳng phải là Bồ Tát, có đức hạnh giáo huấn, đều là thầy của chúng sanh, thường phải nên thâm tâm lễ kính, há nên năo loạn khiến cho họ hoài nghi ư?

 

14.2.2.3.1.2.2.4. B́nh đẳng thuyết pháp để đối trị sự tranh chấp

 

          (Kinh) Ư nhất thiết chúng sanh, b́nh đẳng thuyết pháp, dĩ thuận pháp cố, bất đa, bất thiểu, năi chí thâm ái pháp giả, diệc bất vị đa thuyết.

          ()於一切眾生。平等說法。以順法故。不多不少。乃至深愛法者。亦不為多說。  

          (Kinh: Đối với hết thảy chúng sanh, b́nh đẳng thuyết pháp. V́ thuận theo pháp, cho nên [thuyết pháp] chẳng nhiều, chẳng ít. Thậm chí đối với kẻ yêu mến pháp sâu xa, cũng chẳng v́ họ nói nhiều).

 

          Văn tùy nghĩa, nghĩa tùy văn, th́ gọi là b́nh đẳng. B́nh đẳng th́ chẳng thiên lệch, chấp trước, cho nên chẳng dấy lên tranh chấp. “Dĩ thuận pháp cố, bất đa, bất thiểu” (v́ thuận theo pháp, cho nên [thuyết pháp] chẳng nhiều, chẳng ít): Cân nhắc căn cơ là lợi hay độn, thuận theo căn khí mà trao truyền. Nói nhiều sẽ trở thành hư luận, do kẻ đó chẳng kham lănh nhận, thông hiểu, chỉ uổng phí văn từ, chẳng có lợi ích thật sự. Nếu có thể lănh nhận, giải ngộ, sẽ như long vương Sa Kiệt La tuôn mưa xuống biển cả, cho đến vi trần nói, cơi nước nói, vẫn chẳng là nhiều. Phần thứ hai là giải thích đă xong.

 

14.2.2.3.1.3. Kết lại hạnh thành tựu

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Thị Bồ Tát Ma Ha Tát ư hậu mạt thế, pháp dục diệt thời, hữu thành tựu thị đệ tam an lạc hạnh giả, thuyết thị pháp thời, vô năng năo loạn.

          ()文殊師利。是菩薩摩訶薩。於後末世法欲滅時。有成就是第三安樂行者。說是法時。無能惱亂。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Đó là Bồ Tát Ma Ha Tát trong cuối đời Mạt mai sau, khi pháp sắp diệt, hễ thành tựu hạnh an lạc thứ ba này, lúc nói pháp này, sẽ chẳng có ǵ có thể năo loạn được).

 

          Đây là do Chỉ Hạnh mà thành, sự ác chẳng thể quấy nhiễu được!

 

          (Kinh) Đắc hảo đồng học, cộng độc tụng thị kinh, diệc đắc đại chúng nhi lai thính thọ. Thính dĩ năng tŕ. Tŕ dĩ năng tụng. Tụng dĩ năng thuyết. Thuyết dĩ năng thư. Nhược sử nhân thư, cúng dường kinh quyển, cung kính, tôn trọng, tán thán.

          ()得好同學。共讀誦是經。亦得大眾而來聽受。聽已能持。持已能誦。誦已能說。說已能書。若使人書供養經卷。恭敬尊重讚歎。

          (Kinh: Có đồng học tốt đẹp cùng đọc tụng kinh này, cũng được đại chúng đến nghe nhận. Nghe rồi có thể tŕ, tŕ rồi có thể tụng, tụng rồi có thể nói, nói rồi có thể biên chép. Nếu có thể khiến cho người khác biên chép, cúng dường kinh quyển, cung kính, tôn trọng, tán thán).

 

          Điều này do Quán Hạnh mà thành: Người thù thắng nhóm đến. Phần Trường Hàng của Ư An Lạc Hạnh đă xong.

         

14.2.2.3.2. Kệ tụng

 

          Lược đi không trùng tụng phần nêu đề mục.

 

14.2.2.3.2.1. Trùng tụng phần giải thích

14.2.2.3.2.1.1. Trùng tụng Chỉ Hạnh

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược dục thuyết thị kinh, đương xả tật, khuể, mạn, siểm cuống, tà ngụy tâm, thường tu chất trực hạnh, bất khinh miệt ư nhân, diệc bất hư luận pháp, bất linh tha nghi hối, vân nhữ bất đắc Phật.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若欲說是經。當捨嫉恚慢。諂誑邪偽心。常修質直行。不輕蔑於人。亦不戲論法。不令他疑悔。云汝不得佛。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Nếu muốn nói kinh này, nên bỏ ghen, giận, mạn, siểm cuống, tâm tà ngụy, thường tu hạnh chất trực, chẳng khinh miệt người khác, cũng chẳng hư luận pháp, chẳng khiến họ nghi hối, nói “ngươi chẳng thành Phật”).

 

          Bốn câu đầu trùng tụng điều thứ nhất “không ghen ghét, dối gạt”. Hai chữ “khuể mạn” (sân hận và ngạo mạn) chính là cái gốc của ghen ghét. Hai chữ “tà ngụy” là cước chú của “siểm cuống”. “Thường tu chất trực hạnh” (thường tu hạnh chất trực) chính là nói đến cách đối trị. Câu thứ năm trùng tụng điều thứ hai tức “chẳng khinh rẻ, chửi rủa. Câu thứ sáu trùng tụng điều thứ tư “chẳng tranh giành”. Hai câu cuối, trùng tụng điều thứ ba “chẳng năo loạn”.

 

14.2.2.3.2.1.2. Trùng tụng Quán Hạnh

 

          (Kinh) Thị Phật tử thuyết pháp, thường nhu ḥa năng nhẫn, từ bi ư nhất thiết, bất sanh giải đăi tâm. Thập phương đại Bồ Tát, mẫn chúng cố hành đạo. Ưng sanh cung kính tâm, thị tắc ngă đại sư. Ư chư Phật Thế Tôn, sanh vô thượng phụ tưởng, phá ư kiêu mạn tâm, thuyết pháp vô chướng ngại.

          ()是佛子說法。常柔和能忍。慈悲於一切。不生懈怠心。十方大菩薩。愍眾故行道。應生恭敬心。是則我大師。於諸佛世尊。生無上父想。破於憍慢心。說法無障礙。

          (Kinh: Phật tử ấy thuyết pháp, thường nhu ḥa, nhẫn nhục, từ bi với hết thảy, chẳng sanh tâm giải đăi. Mười phương đại Bồ Tát, thương chúng sanh hành đạo. Nên sanh tâm cung kính, coi là bậc đại sư. Với chư Phật Thế Tôn, nghĩ cha lành vô thượng, phá cái tâm kiêu mạn, thuyết pháp chẳng chướng ngại).

 

          Bài kệ thứ nhất, trùng tụng điều thứ nhất là “đại bi tưởng”. Bài kệ thứ hai, trùng tụng điều thứ ba “tưởng như đại sư”. Nửa bài kệ kế đó, trùng tụng điều thứ hai “tưởng như cha lành”. Nửa bài kệ cuối, trùng tụng điều thứ tư “b́nh đẳng thuyết pháp”. Phần thứ nhất, “trùng tụng lời giải thích” đă xong.

 

14.2.2.3.2.2. Trùng tụng hạnh thành tựu

 

          (Kinh) Đệ tam pháp như thị, trí giả ưng thủ hộ, nhất tâm an lạc hạnh, vô lượng chúng sở kính.

          ()第三法如是。智者應守護。一心安樂行。無量眾所敬。

          (Kinh: Pháp thứ ba như thế, bậc trí nên thủ hộ, nhất tâm an lạc hạnh, vô lượng chúng cung kính).

 

          Phần thứ ba, Ư An Lạc Hạnh đă xong.

         

14.2.2.4. Thệ nguyện an lạc hạnh

14.2.2.4.1. Trường Hàng

14.2.2.4.1.1. Nêu ra hành pháp

14.2.2.4.1.1.1. Nêu đề mục

         

          (Kinh) Hựu Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát Ma Ha Tát ư hậu mạt thế, pháp dục diệt thời, hữu tŕ thị Pháp Hoa kinh giả.

          ()又文殊師利。菩薩摩訶薩。於後末世。法欲滅時。有持是法華經者。

          (Kinh: Lại này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời Mạt mai sau, lúc pháp sắp diệt, có người tŕ kinh Pháp Hoa này).

 

14.2.2.4.1.1.2. Giải thích

14.2.2.4.1.1.2.1. Nêu rơ cảnh sở duyên của thệ nguyện

 

          (Kinh) Ư tại gia, xuất gia nhân trung, sanh đại từ tâm. Ư phi Bồ Tát nhân trung, sanh đại bi tâm.

          ()於在家出家人中。生大慈心。於非菩薩人中。生大悲心。

          (Kinh: Đối với người tại gia, xuất gia, sanh tâm đại từ. Đối với kẻ chẳng phải là Bồ Tát, hăy sanh tâm đại bi).

 

          Đă phát tâm tam thừa xuất thế th́ gọi là “tại gia”. Người xuất gia hoàn toàn chưa phát tâm th́ gọi là “phi Bồ Tát nhân” (kẻ chẳng phải là Bồ Tát). Trong số người đă phát tâm, người chưa đoạn Thông Hoặc, ở trong tam giới, th́ gọi là “tại gia nhân”. Đă đoạn Thông Hoặc, thoát khỏi tam giới, th́ gọi là “xuất gia nhân”. Điều này bao gồm trọn hết ba thừa trong Tạng Giáo và Thông Giáo cũng như bốn mươi tâm trong Biệt Giáo. “Phi Bồ Tát nhân” bao gồm trọn hết lục đạo tứ sanh. Cảnh mười pháp giới như thế, mỗi cảnh đều có Khổ và Tập cần phải dẹp trừ, hăy đều nên khởi ḷng đại bi. [Mỗi giáo] đều có Đạo và Diệt phải nên ban cho, đều phải nên dấy ḷng đại từ. Nhưng người đă phát tâm, mầm thiện đă nẩy sanh, do điều thiện ấy mà thành tựu tốt đẹp. V́ vậy, dấy ḷng đại từ. Ḷng Từ ấy có thể dẹp trừ nỗi khổ do Tam Hoặc. Kẻ chưa phát tâm, tập khí ác đặc biệt mạnh mẽ, do điều ác ấy phải nên cứu vớt, cho nên dấy ḷng đại bi. Ḷng bi ấy có thể ban cho niềm vui Tam Đức. Đó gọi là “duyên theo Vô Tác Đế, dấy lên thệ nguyện Vô Tác”.

 

14.2.2.4.1.1.2.2. Nêu ra nguyên do của thệ nguyện

 

          (Kinh) Ưng tác thị niệm: Như thị chi nhân, tắc vi đại thất. Như Lai phương tiện tùy nghi thuyết pháp, bất văn, bất tri, bất giác, bất vấn, bất tín, bất giải.

          ()應作是念。如是之人。則為大失。如來方便隨宜說法。不聞不知不覺。不問不信不解。

          (Kinh: Hăy nên nghĩ như thế này: Người như thế chính là bị mất mát to lớn. Đối với phương tiện tùy nghi thuyết pháp của Như Lai, [kẻ đó] chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay, chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu).

 

          “Như Lai phương tiện tùy nghi thuyết pháp” là nói chung giáo pháp trong cả một đời [đức Phật], dù Đốn, hay Tiệm, dù Đại, hay Tiểu, dù Viên hay Thiên, dù Hiển hay Mật, hoặc định, bất định, cho đến nói kèm theo, hoặc nói đơn độc, hoặc là đối lập, hoặc dung ḥa, hoặc khai, hoặc hiển, hoặc phế, hoặc lập, mỗi mỗi đều là phương tiện thiện xảo chẳng thể nghĩ bàn! Mỗi mỗi đều là tùy thuận thích đáng với chúng sanh. Kẻ chẳng phải là Bồ Tát sẽ chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay Quyền pháp. Tại gia, xuất gia Bồ Tát chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu diệu pháp. Do chẳng nghe, cho nên chẳng có Văn Huệ nơi tam thừa. Do chẳng biết, cho nên chẳng có Tư Huệ nơi tam thừa. Do chẳng hay, nên chẳng có Tu Huệ nơi tam thừa. Do chẳng hỏi, nên chẳng có Văn Huệ nơi Nhất Thừa. Do chẳng tin, nên chẳng có Tư Huệ nơi Nhất Thừa. Do chẳng hiểu, nên chẳng có Tu Huệ nơi Nhất Thừa. Đấy đều là v́ mê đối với Đạo và Diệt nơi Bổn, cho nên đều là các thứ Khổ và Tập trong và ngoài tam giới, chẳng thấu đạt bản thể của Khổ và Tập chính là Đạo, Diệt! Đấy chính là nguyên do dấy lên thệ nguyện rộng lớn!

         

14.2.2.4.1.1.2.3. Chánh lập thệ nguyện

 

          (Kinh) Kỳ nhân tuy bất vấn, bất tín, bất giải thị kinh, ngă đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thời, tùy tại hà địa, dĩ thần thông lực, trí huệ lực, dẫn chi linh đắc trụ thị pháp trung.

          ()其人雖不問不信不解是經。我得阿耨多羅三藐三菩提時。隨在何地以神通力。智慧力。引之令得住是法中。

          (Kinh: Người ấy tuy chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu kinh này, khi ta đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sẽ tùy theo người ấy thuộc địa vị nào mà dùng sức thần thông, sức trí huệ dẫn dắt, khiến cho người ấy được trụ trong pháp này).

         

          Trong phần trước đă nói về nguyên do của sự thệ nguyện, cùng nêu chẳng có Tam Huệ Quyền Thật. Nay chỉ xét theo “không có Viên Giáo Tam Huệ” để lập thệ. Do Thật có thể nhiếp Quyền, chỉ thiếu Viên huệ, vẫn c̣n đáng thương! Huống hồ những kẻ đang trầm mê, càng phải nên đau đáu xót thương. “Thần thông lực” chính là sức từ áo Như Lainhà Như Lai, chẳng khởi Diệt Định, hiện các oai nghi. Trước hết, dùng Định để lay động họ. “Trí huệ lực” là sức từ ṭa của Như Lai, tứ biện tài trang nghiêm. Sau đó, dùng Huệ để cứu bạt, dẫn dắt họ trụ trong pháp này, ắt v́ Thật mà thực hiện Quyền, khai Quyền hiển Thật. Phần thứ hai, “giải thích” đă xong.

         

14.2.2.4.1.1.3. Kết luận về hạnh thành tựu

14.2.2.4.1.1.3.1. Nói về ĺa lỗi

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Thị Bồ Tát Ma Ha Tát ư Như Lai diệt hậu, hữu thành tựu thử đệ tứ pháp giả, thuyết thị pháp thời, vô hữu quá thất.

          ()文殊師利。是菩薩摩訶薩。於如來滅後。有成就此第四法者。說是法時。無有過失。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Vị Bồ Tát Ma Ha Tát ấy sau khi Như Lai diệt hậu, thành tựu pháp thứ tư này, lúc nói pháp này, sẽ chẳng có lầm lỗi).

 

          Dấy ḷng đại từ bi là thành tựu hạnh “nhập Như Lai thất”. Biết các Bồ Tát, chẳng phải Bồ Tát v.v… mất mát Tam Huệ Quyền Thật, chính là thành tựu hạnh “ngồi ṭa Như Lai”. Hoằng thệ chế phục cái tâm, từ đầu tới cuối chẳng mệt mỏi, chính là thành tựu hạnh “áo của Như Lai”. Do thành tựu hạnh Như Lai thất (nhà của Như Lai), chẳng có lỗi lầm sân cấu. Do thành tựu hạnh “ngồi ṭa Như Lai”, chẳng có lỗi lầm siểm khúc, dối lừa. Do thành tựu hạnh “áo Như Lai”, chẳng có lỗi lầm giải đăi. Đă tự dẹp khổ, lại c̣n dẹp khổ trọn khắp cho người khác, có ư nghĩa giống như thành tựu Chỉ Hạnh.

         

14.2.2.4.1.1.3.2. Nêu ra lợi ích

14.2.2.4.1.1.3.2.1. Nêu ra điều lợi ích

 

          (Kinh) Thường vị tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, đại thần, nhân dân, Bà-la-môn, cư sĩ đẳng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán. Hư không chư thiên vị thính pháp cố, diệc thường tùy thị. Nhược tại tụ lạc, thành ấp, không nhàn, lâm trung, hữu nhân lai dục nạn vấn giả, chư thiên trú dạ thường vị pháp cố, nhi vệ hộ chi, năng linh thính giả giai đắc hoan hỷ.

          ()常為比丘比丘尼優婆塞優婆夷國王王子大臣人民婆羅門居士等供養恭敬尊重讚歎。虛空諸天為聽法故。亦常隨侍。若在聚落城邑空閑林中。有人來欲難問者。諸天晝夜常為法故而衞護之。能令聽者皆得歡喜。

          (Kinh: Thường được tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, đại thần, nhân dân, Bà-la-môn, cư sĩ v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán. Chư thiên trong hư không v́ nghe pháp, cũng thường theo hầu. Nếu ở trong xóm làng, thành ấp, chỗ thanh vắng, hoặc trong rừng, có người đến muốn vặn hỏi, chư thiên ngày đêm thường v́ pháp mà bảo vệ, khiến cho người nghe đều được hoan hỷ).

 

          Do thành tựu hạnh Như Lai thất, được trời, người cúng dường. “Tùy thị thính pháp” (theo hầu nghe pháp) là hạnh “áo Như Lai” thành tựu. “Chư thiên bảo vệ, [kẻ khác] chẳng thể vặn hỏi” là do hạnh “ṭa Như Lai” thành tựu. Người nghe hoan hỷ là tự ḿnh đă đạt được an lạc, làm cho trọn khắp người khác cũng được vui sướng, có ư nghĩa giống như Quán Hạnh thành tựu!

 

14.2.2.4.1.1.3.2.2. Kết lại lời giải thích

 

          (Kinh) Sở dĩ giả hà? Thử kinh thị nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật thần lực sở hộ cố.

          ()所以者何。此經是一切過去未來現在諸佛神力所護故。

          (Kinh: V́ lẽ nào vậy? Do kinh này được gia hộ bởi thần lực của hết thảy quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật).

 

          Tam thế chư Phật đều cùng thủ hộ kinh điển mầu nhiệm như thế. Người nói kinh há chẳng đạt được lợi ích to lớn như vậy ư? Phần thứ nhất, “nói về hành pháp” đă xong.

 

14.2.2.4.1.2. Tán thán kinh

14.2.2.4.1.2.1. Dựa theo pháp, tán thán đại lược

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Thị Pháp Hoa kinh ư vô lượng quốc trung, năi chí danh tự bất khả đắc văn, hà huống đắc kiến thọ tŕ, độc tụng.

          ()文殊師利。是法華經。於無量國中。乃至名字不可得聞。何況得見受持讀誦。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Kinh Pháp Hoa này trong vô lượng cơi, thậm chí c̣n chẳng thể được nghe danh tự, huống hồ là được thấy, thọ tŕ, đọc tụng).

 

          Chư Phật xuất thế lâu xa khó gặp gỡ. Ngay như khi Phật xuất thế, [vẫn phải] giữ kín điều trọng yếu này đă lâu. V́ thế, nghe tên c̣n chẳng thể được, huống hồ được thấy ư? Huống hồ thọ tŕ ư? Huống hồ đọc tụng ư? Có nghĩa là nay được thấy, thọ tŕ, đọc tụng [kinh này], th́ chính là nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn, hăy nên trân trọng, tu hành đúng như lời dạy.

 

14.2.2.4.1.2.2. Dùng thí dụ để tán thán cặn kẽ

14.2.2.4.1.2.2.1. Thí dụ chẳng ban cho viên châu

14.2.2.4.1.2.2.1.1. Lập thí dụ

14.2.2.4.1.2.2.1.1.1. Oai thế chế phục các nước

 

          (Kinh) Văn Thù Sư Lợi! Thí như cường lực Chuyển Luân Thánh Vương, dục dĩ oai thế hàng phục chư quốc.

          ()文殊師利。譬如強力轉輪聖王。欲以威勢降伏諸國。

          (Kinh: Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như Chuyển Luân Thánh Vương có sức mạnh mẽ, muốn dùng oai thế để hàng phục các nước).

 

          Luân Vương ví như Như Lai hóa độ cơi đời. “Chư quốc” ví như các cảnh Ấm, Nhập, Giới.

 

14.2.2.4.1.2.2.1.1.2. Tiểu vương chẳng tuân phục

 

          (Kinh) Nhi chư tiểu vương bất thuận kỳ mạng.

          ()而諸小王。不順其命。

          (Kinh: Nhưng các tiểu vương chẳng tuân theo mạng lệnh của vua).

 

          “Tiểu vương” ví như các phiền năo ma “kiến, ái” v.v… tức là phường giặc cướp thường được gọi là “vua trong rừng”. Chưa được vô lậu điều phục th́ gọi là “bất thuận kỳ mạng”.

 

14.2.2.4.1.2.2.1.1.3. Khởi binh thảo phạt

 

          (Kinh) Thời Chuyển Luân Vương khởi chủng chủng binh, nhi văng thảo phạt.

          ()時轉輪王。起種種兵而往討伐。

          (Kinh: Khi đó, Chuyển Luân Vương dấy các thứ quân tới đánh dẹp).

 

          Giới như áo giáp cứng, Định như doanh trại, thành lũy. Huệ như vũ khí sắc bén, Phương pháp trong Thất Hiền như tiền quân. Phương pháp của Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm là thứ quân. Phương pháp của A Na Hàm, A La Hán là hậu quân. Đối tượng bị phá là tám vạn bốn ngàn loại giặc cướp như Tam Độc v.v… Người phá giặc chính là binh lính tám vạn bốn ngàn pháp môn (tức tám vạn bốn ngàn pháp uẩn trong Tiểu Thừa).

 

14.2.2.4.1.2.2.1.1.4. Do [binh tướng] có công nên hoan hỷ ban thưởng

 

          (Kinh) Vương kiến binh chúng chiến hữu công giả, tức đại hoan hỷ, tùy công thưởng tứ. Hoặc dữ điền trạch, tụ lạc, thành ấp, hoặc dữ y phục, nghiêm thân chi cụ, hoặc dữ chủng chủng trân bảo, kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, tượng, mă, xa thặng, nô tỳ, nhân dân.

          ()王見兵眾戰有功者。即大歡喜。隨功賞賜。或與田宅聚落城邑。或與衣服嚴身之具。或與種種珍寶。金銀琉璃硨磲碼瑙珊瑚琥珀。象馬車乘。奴婢人民。

          (Kinh: Vua thấy các binh sĩ chiến đấu có công, liền hết sức hoan hỷ, tùy theo công mà ban thưởng, hoặc ban cho ruộng, nhà, làng xóm, thành ấp, hoặc ban cho y phục, vật dụng trang hoàng nơi thân, hoặc ban cho các thứ trân bảo, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, nhân dân).

 

          Ruộng ví như Thiền Định, nhà ví như giải thoát, làng xóm ví như Sơ Quả, Nhị Quả. Ấp sánh ví Tam Quả. Thành ví như Niết Bàn, tức đệ tứ quả. Y phục ví như Tàm, Nhẫn, các thiện pháp. Vật dụng trang sức thân thể ví như hết thảy thiện pháp trợ đạo. Các thứ bảy báu ví như bảy khoa vô lậu đạo phẩm. Voi, ngựa, xe cộ ví như Tận Trí và Vô Sanh Trí của Nhị Thừa. Nô tỳ ví như thần thông. Nhân dân ví như thiện pháp hữu lậu.

 

14.2.2.4.1.2.2.1.1.5. Chỉ không ban cho bảo châu