Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa

Phần 20

 

2. Lịch triều Pháp Hoa Tŕ Nghiệm Kỷ, quyển hạ

 

* Vị tăng chùa Đại Từ   

         

          Thời Ngũ Đại, tại chùa Đại Từ ở Thành Đô, có vị tăng luôn tụng kinh Pháp Hoa. Một hôm, Sư vào núi Thanh Thành hái thuốc. Sư men theo suối, vượt qua chỗ hiểm, bỗng mây mù nổi lên bốn phía, chẳng biết theo đường nào. Chốc lát, mây tan, thấy một ṭa gác bên khe suối rất cao đẹp. Sư đến cửa, người hầu vào báo, bước ra nói: “Tiên sinh thỉnh thầy tụng kinh mà thầy thường hành tŕ”. Vị tăng lớn tiếng tụng, tới phẩm Bảo Tháp, tiên sinh mặc đồ dân quê, cầm gậy lê, hai mày dài chấm vai, đốt hương, chắp tay nghe hồi lâu. Tụng xong, họ dọn cơm nấu bằng hạt kê, kỷ tử, rau cúc, thơm như cam lộ, biếu một hoàn (sáu lượng) tiền. Người hầu đưa Sư lên đường, Sư hỏi [tiên sinh] tên họ là ǵ, người hầu đáp: “Đó là tiên sinh Tôn Tư Mạc”. Sư mới than thở, người hầu bỗng chẳng thấy đâu nữa. Sư lại t́m trọn ba ngày, nhưng đă quên mất chốn cũ. Quay về, xem lại món tiền được biếu, chính là tiền vàng. Do ăn một bữa cơm ấy, thân Sư nhẹ nhàng, không bệnh tật. Đường Sử nói ông Tôn một trăm năm mươi tuổi. Cho đến lúc thỉnh tụng kinh th́ đă cách trước đó ba trăm năm rồi. [Chuyện này] trích từ Tương Sơn Dă Lục[1].

 

* Thích Đạo Tiềm chùa Vĩnh Minh ở Tiền Đường thời Ngô Việt

 

          Sư người Bồ Tân, họ Vũ, từng ở trong sơn trai (trai pḥng trên núi) hành Pháp Hoa Sám hai mươi mốt ngày, bỗng thấy đức Phổ Hiền ngự trên voi, dừng trên cửa tam quan trước chùa tháp. Ṿi voi gác thẳng lên chỗ hành sám. Hán Nam quốc Tiền vương dựng chùa Huệ Nhật mời Sư ở đó. Sư từng duyệt Đại Tạng Kinh, trong khi ngồi yên lặng, Sư thấy ngài Văn Thù hiện thân. Về sau, Sư lễ tháp A Dục Vương, quỳ thẳng đảnh lễ, lệ tuôn như mưa. Bỗng thấy xá-lợi ở ngoài chiếc chuông treo, bèn nhiễu quanh. Sư bi hỷ xen lẫn. Năm Kiến Long thứ hai (961), Sư ngồi qua đời. Xà-duy có xá-lợi rất nhiều. [Môn nhân] dựng tháp để chứa, đỉnh tháp phóng bạch quang như lúc Sư mới mất vậy.

 

* Thiền sư Trí Giác chùa Vĩnh Minh thời Ngô Việt

 

          Sư húy Diên Thọ, người Đan Dương, họ Vương, dời sang sống ở Dư Hàng. Thuở niên thiếu, Sư tụng kinh Pháp Hoa, vừa tụng xong bảy hàng đă cảm bầy dê quỳ nghe. Lúc hai mươi tám tuổi, Sư làm trấn tướng ở Hoa Đ́nh, dùng công quỹ để phóng sanh, mắc tội, bị phán xử tử. Lúc sắp bị hành h́nh, vẻ mặt Sư chẳng thay đổi. Văn Mục Vương[2] lấy làm lạ, tha cho, bảo Sư đi xuất gia. Sư nương theo thiền sư Thúy Nham ở Tứ Minh [để xin thế độ], trụ tại chùa Long Sách, làm việc nặng phụng sự đại chúng. Mỗi ngày, Sư chỉ ăn một bữa, ngồi măi chẳng nằm. Không lâu sau, Sư yết kiến Thiên Thai Thiều quốc sư[3], trụ tại chùa Quốc Thanh, hành Pháp Hoa Sám. Nửa đêm, Sư thấy Phổ Hiền Bồ Tát cầm hoa sen bỗng trao cho Sư. Sư lại c̣n tu Định chín mươi ngày trên đỉnh Thiên Trụ trong rặng Thiên Thai, thấy Quán Âm đại sĩ dùng cam lộ rưới cho, bèn đạt được biện tài vô ngại.

          Năm Kiến Long thứ hai (961), Trung Ư Vương[4] thỉnh Sư trụ tại đạo tràng Vĩnh Minh. Tăng hỏi: “Kinh dạy hết thảy chư Phật và pháp của chư Phật đều từ kinh này lưu xuất, ‘kinh này’ là ǵ vậy?” Sư đáp: “Lâu dài chuyển chẳng chuyển, chẳng nghĩa, cũng chẳng thanh”. Hỏi: “Thọ tŕ như thế nào?” Sư đáp: “Nếu muốn thọ tŕ, cần phải dùng mắt mà nghe!” Sư ở Vĩnh Minh mười lăm năm, đại chúng thường là hai ngàn người. Sư được ban hiệu là Trí Giác. Năm Khai Bảo thứ bảy (974), Sư vào núi Thiên Thai, truyền giới tiếp độ khoảng hơn một vạn người. Sư thường truyền Bồ Tát Giới cho bảy chúng, đêm thí thực, sáng phóng sanh. Sáu thời rải hoa, hành đạo, công khóa mỗi ngày một trăm lẻ tám thiện sự, chưa từng tạm phế. Hễ c̣n có sức th́ tụng kinh Pháp Hoa. Tính ra, Sư tụng được một vạn ba ngàn bộ, đều hồi hướng trang nghiêm Tịnh Độ. Người đương thời gọi Sư là Từ Thị Hạ Sanh. Sư soạn bộ Tông Kính Lục một trăm quyển để dung hội các chỗ tương đồng và dị biệt trong tông chỉ của Thiên Thai, Hiền Thủ và Từ Ân. Sư lại soạn Tâm Phú, và các sách Duy Tâm Quyết, Vạn Thiện Đồng Quy v.v… Sư từng ban đêm qua ngọn núi khác đi kinh hành, trên không trung khi đó nghe có tiếng tù và, nhạc trời tấu vang. Tháng Hai năm Khai Bảo thứ tám (975), Sư chín mươi tám tuổi, đốt hương, ngồi xếp bằng mà tịch. Tháp ở núi Đại Từ, vua cơi âm vẽ tượng đảnh lễ, chi tiết th́ như trong biệt truyện.

 

* Thích Hồng Sở chùa Đại Vân ở Ôn Châu thời Ngô Việt

 

          Sư là người Vĩnh Gia, con nhà họ Đường. Sư vốn nghi dung thanh cao, thản nhiên xuất tục. Trong thời đầu của niên hiệu Càn Hóa[5], Tiền Vũ Túc Vương thỉnh Sư trụ tại chùa Hưng Long, khai giới đàn tiếp độ. Vua ban y tía, Sư không nhận. Khi đó, thi nhân Trịnh Thuyết sang chơi phương Nam, đích thân chiêm ngưỡng cao hạnh của Sư, đă làm thơ tặng Sư rằng: “Y tía trên giàn không mặc tới, chữ vàng trên án chẳng buồn nh́n”. Sư giảng kinh Pháp Hoa tính ra hơn năm mươi hội. Một hôm, trong giảng đường bỗng nẩy sanh hoa sen, đài kép, cánh kép, mùi thơm nồng nàn. Cho tới nay, tại Vĩnh Gia vẫn tôn là Tăng Bảo.

 

* Thích Khả Châu chùa Long Hưng tại Hàng Châu thời Ngô Việt

 

          Sư người Tấn Lăng, họ Phó. Đă xuất gia, bèn sang Dự Chương, tham cứu cùng tột Pháp Hoa Đại Sớ của ngài Từ Ân (Khuy Cơ). Sư đến chùa Long Hưng, khai diễn Pháp Hoa, đạo tục tham dự luôn là mấy trăm người. Tiền Vũ Túc Vương truyền lệnh Sư ban đêm giảng kinh cho cơi âm tại Thiên Bảo Đường, thường thấy có các quỷ thần hiện h́nh hộ vệ. Từng có đồng cốt cúng tế thần ở đền Đồng Quan, thỉnh măi mà thần chẳng giáng hạ. Về sau, thần nhập thân đồng cốt nói: “Ta mới từ Đại Thần Thiên Bảo Đường nghe pháp trở về”. Túc Vương lấy làm lạ, biếu tặng Sư như ư và bát bằng vàng, ban hiệu là Thông Minh. Sư soạn Pháp Hoa Tự Sao một quyển.

 

* Thích Tự Tân thuộc Ứng Thụy Viện ở Tuyên Châu đời Tấn[6]

 

          Sư trai giới tinh sạch, t́m thầy [học đạo], nghiên cứu tinh tường Pháp Hoa chưa từng lười nhác, phế bỏ. Sư từng vào núi Tuyên Thành hái thuốc, đi vào một cái hang sâu. Thoạt đầu tối tăm rồi thấy mặt trời chiếu sáng. Đi mấy dặm, bên động có một cái hang ngách, nước suối róc rách. Sư thấy dưới cội tùng to có am tranh, một vị Tăng lông mày trắng như tuyết, khoác áo chằm vá, tọa Thiền. Bên cạnh có một cái khánh và đồ đánh lửa. Sư gơ khánh, vị Tăng xuất định, mở mắt, kinh ngạc hỏi: “Ủa! Sư do duyên ǵ mà đến đây?” Sư bèn thuật hành tung, vị Tăng chắp tay mời ngồi, đánh lửa đun trà, hương vị [trà] đáng yêu. Chiều tối, vị Tăng nhường am cho Sư ngủ. Nh́n ra th́ Tăng leo lên cái ổ to trên ngọn tùng, nghe tiếng Ngài tụng kinh Pháp Hoa, âm thanh rất trong trẻo. Trong khoảnh khắc, nghe Sư quở mắng: “Lũ súc sanh này, nay đă làm loài lông lá, sao lại khổ sở khiến cho con người sợ hăi, hăy mau trở về rừng rậm, chẳng nên tự tiện xuất hiện!” Sư liếc nh́n th́ ra hổ báo riu ríu bỏ đi. Tới sáng, Tăng từ cội tùng trèo xuống, an ủi. Sư xin ở lại hầu hạ. Tăng nói: “Từ chỗ này nh́n ra, toàn là cỏ cây khô héo, bốn phía trọn chẳng có khói bếp của con người, chẳng phải là chỗ Sư ở được!” Lại hỏi: “Ông chẳng đói ư?” Bên khe suối có mấy trăm gốc lúa. Tăng hái lúa, tách ra được ba vốc gạo, nhổ rau dại, nấu chung thành thức ăn, bảo Sư trở về. Vị tăng đưa tới cửa động nói: “Gặp nhau chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Ông đă uống trà và ăn cháo rau, cả đời sẽ chẳng thiếu cái ăn!” Sư theo đường trở về chùa ḿnh, th́ ra đă hơn một tháng, bèn dẫn những người bạn thân thiết quay lại t́m, chẳng biết động ở chỗ nào. Đó là chuyện trong năm Thiên Phước đời Văn Mục Vương xứ Ngô Việt.

 

* Thích Nghĩa Sở chùa Khai Nguyên ở Tề Châu đời Châu[7]

 

          Sư người Tương Châu, họ Bùi, bảy tuổi xuất gia. Sư lễ kinh Pháp Hoa, cứ mỗi chữ là một lạy, lạy trọn một bộ. Đối với tông Câu Xá, Sư thấu đạt chỗ u vi, tột bậc. Sư biên soạn Thích Thị Lục Thiếp[8], khởi đầu bằng Pháp Vương Lợi Kiến Bộ, kết thúc bằng Sư Tử Thú Loại Bộ, tập hợp thành một bộ sách lớn. Hiển Đức nguyên niên (954), vua sắc truyền đưa bộ sách vào Sử Quán. Thoạt đầu, Sư biên soạn, hai mắt bị mù, thầy thuốc chữa không được. Sư bèn ngầm sám hối trong tâm. Kiền thành như thế chẳng gián đoạn, sau một năm, mắt sáng lại, mọi người nói đó là điềm chứng tỏ sự cảm ứng.

 

* Thích Thiệu Nham đời Tống

         

          Sư người Ung Châu, họ Lưu. Phàm kinh sách trăm loại, hễ đọc tới, Sư đều như ôn tập. Tới khi vào đất Ngô Cối, Sư trụ tích tại chùa Thủy Tâm ở Hàng Châu, luôn phúng tụng kinh Pháp Hoa chẳng bỏ suốt ngày đêm. Bỗng cảm trên đất bằng sanh ra hoa sen. Cả thành kéo đến xem. Năm Kiến Long thứ hai (961), ư nguyện tụng kinh đă viên măn, Sư thề phỏng theo Dược Vương Bồ Tát thiêu thân. Khi đó, Hán Nam quốc vương họ Tiền cố sức can ngăn. Sư liền lại gieo ḿnh xuống sông Tào Nga[9] để nuôi bụng cá, dường như có thần nhân nâng chân, sóng to vỗ bủa mà như ngồi trên đài báu. Vua bèn tạo Thượng Phương Viện, thỉnh Sư ở đó. Năm Khai Bảo thứ tư (971), Sư nói với người hầu: “Ta tụng kinh Pháp Hoa đă hai vạn bộ, quyết mong sanh về An Dưỡng, nay may đă được thỏa bổn hoài”. Nói xong, Sư ngồi xếp bằng qua đời. Trà-tỳ, xá-lợi vô số, di cốt sáng ngời như ngọc.

 

* Thích Hy Tịch đời Tống

 

          Sư người Vĩnh Gia, họ Hồ, từ bé đă tụng kinh Pháp Hoa, trọn một tháng liền thông suốt. Sau khi đă thọ Cụ Túc, Sư yết kiến Tủng pháp sư ở Thiên Thai để tham cứu, học tập Chỉ Quán. Sư từng ngụ tại chùa Dục Vương ở Tứ Minh, mộng thấy lên chùa Quốc Thanh, có ṭa tràng báu, ghi là đài Văn Thù. Phía ngoài có lan can chặn lại, muốn vào chẳng thể được. Bỗng thấy Quán Âm từ bên trong bước ra, khom ḿnh đón tiếp. Từ đó, Sư nhạo thuyết vô tận, bèn tại chùa Quốc Thanh thuộc Phật Lũng để tiếp tục giảng huấn, và lập đạo tràng Loa Khê. Người học kéo đến như mây. Năm Thái B́nh Hưng Quốc thứ năm (980), Sư sang Phù Giang ở Hoàng Nham phóng sanh, giảng phẩm Lưu Thủy Trưởng Giả [của kinh Kim Quang Minh]. Sư tới linh thạch ở Hải Môn, phục hoạt đạo tràng an cư mùa Đông của tổ Trí Giả, khiến cho nơi đó trở thành một ngôi chùa danh tiếng sầm uất. Sư suốt đời giảng kinh Pháp Hoa mười mấy lượt. Dân Âu Việt[10] chuộng săn bắn, từ khi nghe Sư giáo huấn, đều quăng cung, xé lưới. Công thuyết pháp của Sư chưa từng có!

 

* Thích Nghĩa Thông đời Tống

 

          Sư họ Doăn, thuộc hoàng tộc Cao Ly, có phạm tướng dị thường: Lông mày dài hơn năm tấc. Thuở bé, Sư xuất gia ở Quy Sơn Viện. Vào niên hiệu Thiên Phước đời Hậu Tấn, Sư sang trung thổ, tới chỗ Vân Cư Thiều quốc sư ở Thiên Thai, bỗng có chỗ khế ngộ. Tới khi tham yết Loa Khê (tức ngài Thích Hy Tịch, tổ thứ mười lăm của tông Thiên Thai, vừa được nhắc tới trong đoạn trên), nghe tông chỉ “nhất tâm tam quán”, Sư bèn than rằng: “Cái học viên đốn từ nay đều thấu triệt rồi”. Sư bèn ở lại đó thọ nghiệp. Lâu sau, Sư muốn giong buồm trở về Đông; thái thú Tứ Minh là Tiền Duy Trị cố giữ Sư lại, nói: “Chỉ mong lợi sanh, cứ ǵ phải trở về Kê Lâm[11]?” Sư bèn trụ tại Truyền Giáo Viện (thuộc Loa Khê). Năm Thái B́nh Hưng Quốc thứ sáu (981), [Truyền Giáo Viện] được ban biển ngạch đề tên là Bảo Vân. Sư hoằng dương Giáo Quán gần hai mươi năm. Đoan Củng nguyên niên (988), Sư nằm bên hông phải qua đời.

 

* Thích Ngộ Ân đời Tống

 

          Sư họ L, người Hải Ngu. Trong niên hiệu Trường Hưng[12], Sư đến chùa Huệ T ở Côn Sơn, học Nam Sơn Luật. Sau đó, nghe Tam Quán của tông Thiên Thai, ngầm khế hợp huyền giải, liền tạo Từ Quang Viện Chí Nhân Sư ở Tiền Đường, giảng dạy nhiều năm. Đối với Pháp Hoa, Kim Quang Minh, Chỉ Quán Luận, Sư đều hiểu rơ chỗ huyền vi. Tháng Tám năm Ung Hy thứ ba (986), Sư mộng thấy sa-môn khoác ca-sa, cầm ḷ vàng đốt hương, nhiễu quanh thất ba ṿng, tự nói là “Tổ Sư Quán Đảnh đến đây tiếp đón”. Tỉnh mộng, Sư c̣n ngửi thấy mùi hương lạ, bèn hướng về Tây, chắp tay qua đời. Trong viện đều nghe trên hư không có tiếng tơ trúc, linh, đạc. Sư thản nhiên về Tây.

 

* Thích Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn thuộc Nhữ Châu đời Tống

 

          Sư người Lai Châu, họ Địch, thọ học tại chùa Nam Thiền thuộc quận nhà. Sư đến khắp giảng ṭa tại các tùng lâm. Sư thường ngầm tụng kinh Pháp Hoa, mọi người gọi Sư là Niệm Pháp Hoa. Về già, Sư hầu ngài Phong Huyệt [Diên Chiểu thiền sư]. Một hôm, Sư cùng vị Chân viên đầu[13] cùng hỏi han xong, Phong Huyệt hỏi: “Như thế nào là Thế Tôn chẳng nói mà nói?” Chân viên đầu nói: “Bột cưu thụ đầu cưu” (chim bột cưu[14] là con bồ câu đậu trên cành cây). Phong Huyệt nói: “Ông tạo nhiều si phước để làm ǵ, sao không tham cứu để thấu hiểu ngôn cú?” Ngài lại hỏi Sư, Sư đáp: “Động dung dương cổ lộ, bất đọa tiễu nhiên cơ” (mỉm cười nêu lối cũ, cơ duyên chẳng để sót)[15]. Ngài Phong Huyệt bảo Chân viên đầu: “Sao ông không xem câu hạ ngữ (câu đáp) của Niệm Pháp Hoa?” Ngày mồng Bốn tháng Chạp năm Thuần Hóa thứ ba (992), Sư thượng đường nói kệ, có câu “kim niên kư khước lai niên sự” (năm nay hăy nhớ chuyện sang năm). Tới ngày tháng đó trong năm Thuần Hóa thứ tư (993), chẳng sai lời dự kư trước đó, Sư vẫn thượng đường nói kệ rằng: “Chư tử mạn ba ba, quá khước kỷ Hằng hà. Quán Âm chỉ Di Lặc, Văn Thù bất nại hà?” (Các ông cứ ồn ào, đă qua mấy sông Hằng? Quán Âm chỉ Di Lặc, Văn Thù biết làm sao?) Hồi lâu sau, Sư lặng lẽ qua đời. Xà-duy t́m được xá-lợi ngũ sắc.

 

* Thích Tri Lễ đời Tống

 

          Sư hiệu là Pháp Trí, họ Kim, người Tứ Minh. Từ ngài Bảo Vân Thông, Sư được truyền dạy Thiên Thai Giáo Quán. Trong niên hiệu Thuần Hóa[16], Sư giáo hóa cực thịnh, học tṛ như rừng. Sư tận lực hành Pháp Hoa và Ban Châu tam-muội, mong sanh về An Dưỡng. Sư từng kết bạn với mười người có cùng chí hướng để tu sám. Kỳ hạn ba năm đă măn, toan thiêu thân để báo đền kinh mầu nhiệm. Văn công Dương Ức, Lư công Tuân Úc, tâu lên triều đ́nh ban cho Sư y tía và đạo hiệu Pháp Trí đại sư. [Hai vị ấy] vâng chỉ khuyên Sư trụ thế. Môn nhân là Bổn Như thưa hỏi về tông chỉ của kinh vương, Sư nói: “Ngươi hăy làm giám viện cho ta ba năm”. Bổn Như vâng lời, ba năm đă măn, lại đến thưa hỏi. Sư ra oai, hét một tiếng, Bổn Như rỗng rang khai ngộ, bèn tŕnh kệ tụng rằng: “Xứ xứ phùng quy lộ, thời thời phục cố hương, bổn lai thành hiện sự, hà tất đăi tư lượng?” (Chốn chốn gặp nẻo về, luôn luôn về quê cũ, vốn thành chuyện hiện thời, cần ǵ đợi suy nghĩ). Sư tùy cơ khai ngộ như thế đó.

          Sư suốt đời tu sám; bảy lần hành sám, mỗi kỳ hai mươi mốt ngày. Trong tông Thiên Thai, Sư là chuẩn đích. Sư trước tác [Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh] Diệu Tông Sao để nêu tỏ rộng khắp ư chỉ “quán tâm, quán Phật”. Ngày mồng Một Tết năm Thiên Thánh thứ sáu (1028), Sư tu Quang Minh Sám. Tới ngày mồng Năm, Sư triệu tập đại chúng thuyết pháp, bỗng xưng Phật hiệu mấy trăm câu, ngồi xếp bằng, thoát hóa. [Môn nhân đặt thi thể Sư] trong khám chẳng đóng lại, suốt mười bốn ngày, vẻ mặt vẫn như c̣n sống, móng tay và tóc đều mọc dài ra, lưỡi chẳng hoại như hoa sen vậy. Thanh Hiến Công Triệu Biện viết bài minh đề tháp. Từ tổ Long Thọ truyền cho ngài Huệ Văn đời Bắc Tề, Huệ Văn truyền cho Nam Nhạc Huệ Tư, Huệ Tư truyền cho Thiên Thai Trí Khải, cho tới ngài Pháp Trí, Sư được tôn là vị tổ thứ mười bảy của tông Thiên Thai.

 

* Thích Tuân Thức chùa Thiên Trúc núi Linh Ẩn đời Tống

 

          Sư tự Tri Bạch, họ Diệp ở Ninh Hải. Sư vào chùa Quốc Thanh, đối trước tượng Phổ Hiền Bồ Tát đốt một ngón tay, thề truyền Thiên Thai Giáo Quán. Đầu niên hiệu Ung Hy, Sư yết kiến ngài Bảo Vân Thông, huệ giải phát khởi đẹp đẽ. Nhằm ngày kỵ tổ Trí Giả, Sư đốt đỉnh đầu, thề tận lực hành bốn môn tam-muội. Sư trở về Thiên Thai, do siêng khổ học tập đến nỗi ói ra máu, nhưng vẫn kiên quyết hành đạo, măn bốn mươi chín ngày, chợt như mộng thấy đức Quán Âm duỗi tay vào miệng Sư, lôi ra mấy con trùng. Ngài lại duỗi ngón tay, rót cam lộ vào miệng Sư. [Sư liền cảm thấy] thân tâm thanh lương, bệnh từ trước nhanh chóng khỏi hẳn.

          Năm Tường Phù thứ tám (1015), Sư chuyển sang sống tại Thiên Trúc. Trong niên hiệu Thiên Hy[17], Văn Mục Công cai quản đất Hàng, chuyện đầu tiên là t́m đến thăm Sư trong núi, xin Sư giảng kinh Pháp Hoa và ư nghĩa “tâm, Phật, chúng sanh, ba pháp đều như”, biện tài phát khởi rơ rệt. Văn Mục Công tán thưởng chẳng ngớt. Ở phía Đông chùa, Sư dựng Quán Nhật Am để vận dụng quán tưởng pháp quán Tây Phương. Sư nương theo kinh Vô Lượng Thọ, soạn thuật Văng Sanh Tịnh Độ Sám Nghi và Hạnh Nguyện Pháp Môn được lưu hành rất rộng trong cơi đời. Sư thường hành Pháp Hoa tam-muội, lấy chín mươi ngày làm kỳ hạn, cảm ứng chẳng phải chỉ có một chuyện. Sư dựng Quang Minh Sám Đường, đối với mỗi cây cột, mỗi viên ngói, ắt đều tụng chú Đại Bi bảy biến. Trải qua nhiu lượt binh hỏa, ṭa nhà ấy nghiễm nhiên một ḿnh tồn tại là do nguyện lực tạo thành. Năm Thiên Thánh thứ mười (1032), Sư thị tịch. Người đương thời gọi Sư là Từ Vân Sám Chủ.


* Pháp Hoa Đại Sĩ Chí Ngôn chùa Khai Bảo đời Tống

 

          Sư tự nói ngài họ Hứa ở Thọ Xuân. Tuổi hai mươi, Sư sang Đông Đô, đắc độ nơi Thất Câu Chi Viện. Một hôm, Sư đọc Vân Môn Lục, bỗng khế ngộ. Chẳng lâu sau, bèn thông hiểu Túc Mạng. Sư dung mạo lạ lùng, nh́n thẳng chẳng nháy, miệng mấp máy chẳng biết Sư đang nói ǵ, thường ngày chẳng thể thiếu sót, luôn thích tụng kinh Pháp Hoa. Do vậy, được đặt hiệu [là Ngôn Pháp Hoa đại sĩ]. Khi Sư sắp mất, bảo mọi người: “Ta từ vô lượng kiếp đến nay thành tựu quốc độ Thệ Đa, phân thân hoằng dương, giáo hóa, nay trở về Nam”. Sau đó, Sư an tường qua đời. Tống Nhân Tông từng dâng hương, ngầm cầu nguyện rằng: “Sáng mai, thỉnh Pháp Hoa đại sĩ thọ trai tại Hóa Thành Điện”. Sáng ra, nội thị tâu rằng: “Ngôn Pháp Hoa từ cửa ngách bên phải bước vào, sắp đến tẩm điện, quát mà chẳng thể ngăn được!” Chúa thượng cười nói: “Trẫm thỉnh Ngài đến”. Sư đến nơi, liền ngồi lên giường ngự, xếp bằng thọ cúng. Chúa thượng hỏi về chuyện trữ quân (thái tử), Sư cầm bút, viết chữ to “mười ba, mười ba”. Sau, Anh Tông tức vị, tức là con trai thứ mười ba của Bộc An Ư Vương. Văn Mục Công Lữ Mông Chánh[18] thỉnh Ngôn Pháp Hoa thọ trai, hỏi tương lai tốt xấu như thế nào? Sư chỉ viết hai chữ Bạc Châu. Tới khi ông bị băi chức Tể Tướng, được cử ra coi Bạc Châu mới hiểu ư lời sấm khi trước.

 

* Thích Bổn Như chùa Năng Nhân ở Đông Dịch Sơn đời Tống

 

          Sư là người huyện Cú Chương, Tứ Minh. Thưở nhỏ, Sư nương theo ngài Pháp Trí. Năm Tường Phù thứ tư (1011), Sư tới Đông Sơn, hoằng dương Giáo Quán rộng lớn, giảng các kinh Pháp Hoa, Kim Quang Minh, Quán Vô Lượng Thọ v.v… mỗi kinh đều hơn sáu bảy lượt. Sư lại tụ tập một trăm vị tăng, tu Pháp Hoa trường sám suốt một năm. Sư từng ở phía Tây Nam của núi, thấy một con hổ đang nằm, bèn lấy trượng chạm nó, bảo: “Đây chẳng phải là chỗ ngươi ở!” Hổ gục đầu bỏ đi. Sau Sư ở chỗ hổ nằm kết am, an dưỡng trong ấy. Trước đó, đă có ngũ thông thần ở đó. Mỗi khi Sư tọa Thiền, họ liền khiêng giường đi trên hư không. Sư hâm mộ di phong Lư Sơn, bèn cùng với các hiền nhân như Tuân công Chương Đắc Tượng kết Bạch Liên Xă. Trong niên hiệu Khánh Lịch[19], triều đ́nh sắc tứ ban hiệu cho Sư là Thần Chiếu, và áo hậu màu tía, ban biển đề tên chùa là Bạch Liên. Về sau, Sư thuyết pháp, giă biệt đại chúng. Giang thượng nhân thấy trên chót mây có vị Tăng đi về Tây. Năm Gia Định thứ tư (1211) cải táng, khi đó đă là hai trăm năm sau, mở ḥm thấy từ nhan nghiễm nhiên, râu tóc mọc dài, xá-lợi đầy quan tài.

 

* Thích Tổ Thiều chùa Thiên Trúc núi Linh Ẩn đời Tống

 

          Sư người huyện Thiên Thai, họ Lưu. Mười chín tuổi đă tụng thông thuộc kinh Pháp Hoa. Sư vào Đông Dịch tham yết ngài Từ Vân, đắc trọn ư chỉ huyền áo. Sư chỉ hành Pháp Hoa tam-muội, dùng đó làm thường khóa. Sư từng tu Quang Minh Sám một trăm ngày đêm. Tới khi đă tu được một nửa, bỗng thấy cờ quạt, tràng phan đầy dẫy trước mặt. Người dẫn đường hô là Đại Biện Thiên Tôn. Sư liền đứng dậy, chắp tay. Vị trời ấy nói: “Sư truyền bá, hoằng thông Đại Thừa, lợi ích rộng nhiều”. Nói xong biến mất. Sư lại đến Hoài Tứ, mộng thấy có vị Tăng xoa đầu, bảo: “Ta là ḥa thượng Văn Thù, dạy cho ông năm nghĩa vô sanh”. Sư thức giấc, ngũ tạng rỗng rang như nhai băng tuyết.

 

* Thích Hữu Nghiêm đời Tống

 

          Sư người huyện Lâm Hải, họ Hồ. Mười bốn tuổi, Sư sang Đông Sơn, nương theo ngài Thần Chiếu, tu tập Thiên Thai Giáo Quán. Trong niên hiệu Thiệu Thánh[20], ẩn cư tại đỉnh núi phía Đông của rặng Xích Thành, kết am tranh dưới cội cây Tra. Do vậy, tự đặt tên là Tra Am. Sư hành Pháp Hoa tam-muội, hễ cầu giải trừ hạn hán hay lụt lội, Sư vừa tŕ tụng đă có cảm ứng lạ kỳ như [hô to trong sơn cốc bèn lập tức có] tiếng vang. Mẹ của Sư bị bệnh mắt, Sư đối trước Quán Âm đại sĩ, tưởng tay cầm Nhật Quang Ma Ni [trong số ngàn cánh tay của Bồ Tát]. Mẹ liền mộng thấy Sư cầm mặt trời ở trước mặt. Tỉnh giấc, mắt sáng lại. Một hôm, Sư ở trong Định, thấy thiên thần bảo rằng: “Tịnh nghiệp của Sư đă thành”. Lại mộng thấy trong ao sanh đóa sen to lớn, thiên nhạc vang rền bốn phía. Sư bèn soạn một bài Tây Quy Tự Tiễn để dạy đại chúng. Bảy ngày sau, Sư ngồi xếp bằng qua đời. Trên tháp có quang minh như mặt trăng suốt cả ba đêm rồi mới ẩn.

 

 

* Thích Xử Hàm đời Tống

 

          Sư họ Vương ở Thiên Thai. Sau khi thọ Cụ Túc, Sư nghĩ Phật pháp rộng lớn, nếu chẳng tận lực học, sao có thể kiến đạo. Sư liền vào Thiên Phong duyệt Đại Tạng Kinh. Ba năm đă xong, Sư đến yết kiến ngài Thần Chiếu, ngộ sâu xa ư chỉ trong giáo pháp. Về sau, Sư trụ tŕ chùa Bạch Liên, truyền Thiên Thai Giáo Quán, thường tu Pháp Hoa tam-muội. Tháng Bảy Nguyên Hựu nguyên niên (1086), Sư triệu tập đồ chúng, phân chia y bát, bảo rằng: “Ngày Hai Mươi Ba này ta sẽ trở về Tịnh Độ”. Sư bảo thị giả vào lúc thỉnh chuông buổi sáng sẽ báo cho mọi người biết. Đến thời, Sư thong thả ngồi dậy, xếp bằng mà tịch. Dương Thứ Công soạn bài tán có câu: “Di thư phong rồi, ngồi xếp bằng, chẳng trụ bạch liên, sanh bạch liên”.

 

* Thích Linh Chiếu đời Tống

 

          Sư người Đông Dương, họ Lô. Bẩm sanh thề dốc chí nơi Không môn. [Dụng công học kinh] chưa đầy một tháng, Sư đă thông thuộc hai kinh Pháp Hoa và Kim Quang Minh. Sư quảy tráp đến các giảng ṭa, nghiên cứu tinh tường Tam Quán của Thiên Thai. Về già, Sư trụ tại chùa Siêu Quả ở Hoa Đ́nh. Trong niên hiệu Nguyên Phong[21], Sư kết các thiện lữ thành tịnh xă, ḥng phỏng theo di phong của Đông Lâm. Sư từng mộng thấy Di Đà Tam Thánh. Sư quỳ hỏi: “Con suốt đời tụng kinh, mong sanh về Tịnh Độ, có được thỏa nguyện hay không?” Quán Âm nói: “Tịnh Độ chẳng xa. Có nguyện liền sanh, chẳng cần ngờ nữa”. Sư lại trong đêm thanh tụng kinh, mộng thấy đức Phổ Hiền. Do vậy, phát tâm tạo tượng Phổ Hiền Bồ Tát, thề tụng kinh Pháp Hoa một vạn bộ, ḥng trang nghiêm tịnh báo. Một hôm, trong Định, Sư thấy có dị tướng, liền nằm chồng chân qua đời. Xà-duy, lưỡi chẳng hoại, xá-lợi vô số.

 

* Thích Khả Cửu đời Tống

 

          Sư trụ tại chùa Khai Nguyên ở Tứ Minh, thường tụng kinh Pháp Hoa. Sư cùng Văn Trung Công Tô Thức thân thiết nhất. Sư thường ở Tường Phù thuộc Tây Hồ, một căn pḥng tiêu điều, thanh bạch giữ phận nghèo. Đang lúc xem đèn nơi Cửu Khúc, Tô Thức rời khỏi người hầu, một ḿnh đi vào thất của Sư, trọn chẳng có đèn đuốc, chỉ nghe mùi hoa Chiêm Bặc đọng lại. Ông ngưỡng mộ, tán thán, đề thơ, trong đó có câu: “Bất bả lưu ly nhàn chiếu Phật, thỉ tri vô tận bổn phi đăng” (Chẳng dùng đèn soi chiếu bàn Phật, mới hay vô tận chẳng phải đèn). Năm Nguyên Hựu thứ tám (1091), Sư không bệnh, ngồi qua đời. Ba ngày sau, Sư sống lại nói: “Thần thức của ta đă dạo nơi Tịnh Độ. Thấy tướng trạng cơi ấy giống hệt sự trang nghiêm được nói trong Thập Lục Quán Kinh. Tất cả đài sen trong ao bảy báu đều ghi tên họ của người sẽ văng sanh. Một đài tử kim đề Huân Công thuộc Quảng Giáo Viện tại phủ Thành Đô đă sanh trong đó. Lại có một đài vàng, đề Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu, một đề Khả Cửu. Lại có một đài bạc đề Từ Đạo Cô ở Minh Châu”. Nói xong, Sư lại qua đời. Năm năm sau, Từ đạo cô mất, mùi hương lạ đầy thất. Lại bảy năm nữa, Tôn Nhị Lang mất. Khi đó, mọi người nghe tiếng nhạc trời nghênh đón trên hư không, đều đúng như Sư đă nói.

 

* Thích Kế Trung thuộc Pháp Minh Viện tại Ôn Châu đời Tống

 

          Sư ở Vĩnh Gia, họ Khâu. Tám tuổi được xuất gia, đến Nam Hồ nương theo ngài Quảng Trí, ngộ rành rẽ Giáo Quán hành Pháp Hoa và Kim Quang Minh tam-muội, chẳng để thiếu sót ngày nào. Sư trừ bệnh, đuổi tà quái, thần ứng khó lường! Năm Nguyên Phong thứ năm (1082), Sư nhóm họp đại chúng thuyết pháp rồi qua đời. Quang minh màu đỏ chiếu thấu hư không. Các thành viên trong tịnh nghiệp xă và toàn giáo đều mộng thấy thần nhân mặc giáp vàng bảo: “Trung pháp sư đă sanh lên Đâu Suất”.

 

* Thích Tư Chiếu đời Tống

 

          Sư người Tiền Đường, họ Dương. Sư tham cứu thần ngộ, có khế hợp rồi bèn trích máu chép kinh Pháp Hoa gồm bảy quyển. Sư dựng tiểu am, đặt tên là Đức Vân, chuyên tu Niệm Phật tam-muội suốt ba mươi năm. Mùa Xuân Tuyên Ḥa nguyên niên (1191), một tối, Sư thấy Phật hiện thân kim sắc, liền kết ấn, ngồi qua đời. Sư tụng kinh Pháp Hoa một ngàn bộ và bảy kinh Tịnh Độ, mỗi chữ lễ một lạy, lễ Pháp Hoa như thế đă mười lần, khổ hạnh không hai.

 

* Thích Trung Lập ở Minh Châu đời Tống

 

          Sư ở Ngân Huyện, họ Trần. Xuất gia từ bé, được ban hiệu là Trí Minh. Trong niên hiệu Hy Ninh[22], Sư ở Nam Hồ, kế thừa pháp ṭa của ngài Thần Trí, hằng ngày tuyên giảng Chỉ Quán. Trong niên hiệu Nguyên Hựu[23], Sư lại trụ tŕ chùa Diên Khánh, tu Pháp Hoa tam-muội sám pháp suốt bảy năm. Khi hành pháp sắp viên măn, một hôm trong khi Thiền Quán, Sư thấy một chiếc thuyền to. Đại chúng muốn lên thuyền đều chẳng được, chỉ ḿnh Sư ngồi trong đó ra đi. Từ đấy, trí huệ biện tài của Sư như suối trào. Sư tụng Pháp Hoa hơn một vạn bộ. Sư nhương tai, cứu nạn, không ǵ chẳng thần nghiệm! Phù Tông ở Vĩnh Gia thưa với Sư: “Tôi từng thấy Đại Ma Lợi Chi Thiên và Vi Đà ở trong mộng cầu hộ pháp, mong có ngày nào đó, họ được đặt bài vị trong sám đường và Sư làm chủ sám”. Do vậy, chuyện lập tượng [Ma Lợi Chi Thiên và Vi Đà trong sám đường] bắt nguồn từ Sư. Trần Oánh Trung từng tán thán Sư rằng: “Nghiêm tịnh Mộc Xoa, giữ vững tịnh lự, dùng thân làm lưỡi, nói trăm ức sự”.

 

* Thích Tịnh Phạm thuộc Vô Lượng Thọ Viện tại Cô Tô đời Tống

 

          Sư người Gia Ḥa, họ Trúc. Đầu niên hiệu Nguyên Hựu, Sư trụ tŕ chùa Đại Từ ở Cô Tô, đă giảng kinh Pháp Hoa mười mấy lượt. Trong niên hiệu Đại Quán[24], Sư kết xă gồm hai mươi bảy vị tăng tu Pháp Hoa Sám. Mỗi kỳ phương tiện, lấy hai mươi tám ngày làm hạn. Ba hội như thế, cảm đức Phổ Hiền trao giới Yết Ma. Tới khi Bồ Tát hô “tịnh phạm tỳ-kheo” th́ âm thanh to lớn vang rền như thỉnh chuông lớn. Tam-muội sắp thành, có hai vị tăng làm lễ, thưa: “Mùa Xuân năm nay, chúng con đến Thạch Kiều lễ thánh tích. Bỗng thấy không trung rưới hoa, mùi hương lạ khác thường. Một vị tăng bèn nói: ‘Phạm pháp chủ ở Cô Tô chủ tŕ kỳ sám hối tán hoa đến tận đây’. Nói xong, chẳng thấy đâu nữa. Do vậy, [chúng con] tới chiêm lễ”. Sau đó, trong hội sám, lại thấy Vi Đà Thiên tuần hành sám thất, hễ xét thấy hành nhân nào có chút sai trái bèn gây chướng ngại, khiến họ phải thoái lui. Trong niên hiệu Nguyên Phù[25], Sư từng mộng thấy ḿnh tới cơi âm, bậc vương giả đón lên ṭa, sai nha lại xét sổ bộ, nói: “Tịnh Phạm tỳ-kheo đă trải nhiều kiếp luôn giảng Pháp Hoa”. Vua liền đứng dậy đảnh lễ, sai sứ đưa Sư về. Vào cuối niên hiệu Chánh Ḥa[26], sau khi Sư thị tịch, có xá-lợi năm màu.

 

* Thích Đàm Dị đời Tống

 

          Sư người Dư Diêu, họ Đỗ. Thuở bé, Sư xuất gia tại chùa Long Tuyền, đă học tập Thiên Thai Giáo Quán. Sư bế quan, chuyên tu Tịnh nghiệp, tụng kinh Pháp Hoa đủ năm ngàn bộ, Phổ Hiền Quán Hạnh và kinh Di Đà, mỗi thứ đều một vạn quyển. Hằng ngày, Sư tŕ Phật hiệu chẳng dứt. Đầu niên hiệu Sùng Ninh[27], Sư dâng hương, bảo đại chúng: “Đă tới lúc tôi sanh vào Tịnh Độ, sẽ nương đài kim cang theo Phật về Tây! Nguyện [đại chúng] nỗ lực tấn tu, sẽ có thể gặp gỡ”. Nói xong, Sư điềm nhiên qua đời.

 

* Thích Tông Lợi ở núi Đạo Vị tại Cối Kê đời Tống

 

          Sư người Cối Kê, họ Cao. Đă thọ giới Cụ Túc, sang Cô Tô, nương cậy ngài Thần Ngộ. Sư tu Pháp Hoa Sám, toan định kỳ hạn là ba năm. Bỗng thấy Phổ Hiền Bồ Tát ngự trên không lướt qua, liền đi theo Ngài đến Bích Chiểu ở Tân Thành, chuyên tu Niệm Phật tam-muội. Chánh Ḥa nguyên niên (1111), do trời hạn, Sư cầu mưa, cảm long vương hiện thân kim sắc, mưa lành nhuần thấm. Cuối niên hiệu Kiến Viêm[28], Sư ở núi Đạo Vị, buộc ḷng nơi Tịnh Độ. Tới đêm thứ ba, đảnh châu ở trên tượng vẽ bng tỏa sáng. Một hôm, Sư bảo đệ tử rằng: “Phật đến rồi, ta sắp về An Dưỡng”. Sư liền viết kệ, có câu “Nhất tướng đạo nhân quy khứ lai, kim đài tọa đoạn càn khôn trách” (nhất tướng đạo nhân hăy trở về, đài vàng đă đoạn, càn khôn hẹp). Sư lặng lẽ qua đời.

 

* Thích Đạo Sâm ở Ôn Châu đời Tống

 

          Sư người Nhạc Thanh, họ Bành. Mười tám tuổi thọ Cụ Túc Giới, tới Nam Hồ nương cậy ngài Viên Chiếu. Trong Thiền Định, Sư thấy tôn giả Tứ Minh tọa Thiền trên giường, đàm luận pháp tướng sâu xa. Từ đấy, tâm địa Sư rỗng rang, do vậy, hành Pháp Hoa tam-muội, cảm Phổ Hiền đại sĩ phóng quang. Trí huệ biện tài càng tăng thêm. Có người bị bệnh đă lâu, Sư v́ người đó thuyết pháp, thí thực, phần nhiều được lành bệnh. Cuối niên hiệu Thiệu Hưng[29], Sư bỗng nhóm chúng tụng Quán Kinh, ngày đêm chẳng dứt. Đại chúng ngửi thấy mùi hương đầy thất. Sư nói: “Phật đến tiếp dẫn ta”. Sư liền tắm rửa, thay quần áo, bảo đại chúng phúng tụng phẩm An Lạc Hạnh. Tụng chưa xong th́ Sư đă đột ngột qua đời. Lưu khám[30] hơn cả tháng, sắc diện và thân thể vẫn như đang c̣n sống.

 

* Thích Tùng Nhă đời Tống

 

          Sư là người Tiền Đường. Thoạt đầu, Sư theo ngài Hải Nguyệt học thông thạo Chỉ Quán, liền vào Thiên Vương Viện ở Nam Sơn, tụng kinh Pháp Hoa hơn hai vạn bộ. Sư tụng các kinh khác và lễ Phật tới một trăm vạn lạy. Sư lễ kinh Pháp Hoa, cứ một chữ là một lạy, hành như thế ba lượt. Tâm sư mong mỏi Tịnh Độ, suốt đời chẳng ngồi xoay lưng về phía Tây, ḷng tinh thành như thế đó. Hiến Sứ[31] Dương Kiệt đă soạn An Lạc Quốc gồm ba mươi bài tán tặng Sư. Bài thứ nhất là “Tịnh Độ trọn khắp các pháp giới, nhọc công sao chỉ riêng Tây Phương? Chỉ cần được nhập vào cơi ấy, chốn chốn thảy đều là Bồ Đề”. Tại chùa Tịnh Trụ, Sư vẽ bức họa cửu phẩm tam-muội, cho khắc lên đá. Nhiều người được cảm hóa. Về sau, Sư không bệnh tật qua đời, cảm mùi hương lạ, nhạc trời. Mọi người đều nói đó là điềm chứng tỏ Tây Phương thánh chúng tới đón.

 

* Thích Hàm Oánh đời Tống

 

          Sư bẩm thừa Thiên Thai Giáo Quán, từng dùng chữ bạc để chép kinh Pháp Hoa, hễ gặp danh hiệu Phật, Bồ Tát bèn dùng chữ vàng. Cơi đời xưng tụng là “pháp môn chí bảo”. Trong niên hiệu Kiến Viêm, giặc Kim tràn tới, chùa viện bị đốt sạch. T́m trong đống gạch ngói th́ thấy bản kinh này chẳng bị tổn hoại chữ nào.

 

* Thích Tổ Nam đời Tống

 

          Sư sống trên ngọn Vân Phong của Nam Nhạc, trích huyết chép kinh A Di Đà năm trăm quyển, kinh Kim Cang một trăm quyển, kinh Pháp Hoa mười bộ. Tốn hết hai mươi bảy năm, đều dùng máu để chép. Những năm cuối đời, Sư máu cạn, thân lộ xương, nhưng tiếng niệm Phật chẳng dứt. Một hôm, Sư ngồi qua đời tại Phương Trượng, giữa hai mày nhô ra xá-lợi, cứ lấy đi lại sanh ra viên khác.

 

* Dụ Tư Tịnh đời Tống

 

          Ông là người Tiền Đường, tự đặt hiệu là Tịnh Độ Tử, đă sớm theo hầu Anh pháp sư giảng kinh Pháp Hoa. Sau đó, ông thường tŕ tụng, chuyên tâm niệm Phật. Hễ rảnh th́ vẽ tượng Phật. Hễ vẽ, ắt sẽ ở trong tịnh thất, tĩnh lặng tâm tưởng, thấy quang minh của A Di Đà Phật rồi mới hạ bút. Năm Đinh Tỵ (1137) trong niên hiệu Thiệu Hưng, ông ngồi ngay ngắn bảy ngày, nhất tâm niệm Phật, lặng lẽ qua đời.

 

* Trưng sĩ Tả Thân đời Tống

 

          Ông là người huyện Lâm Hải, Thiên Thai, thọ Bồ Tát giới từ ngài Thần Chiếu, khắc tượng Tây Phương Tam Thánh, đêm ngày chú trọng kiền thành. Ông tụng kinh Pháp Hoa ba ngàn bốn trăm bộ, Kim Cang Bát Nhă hai vạn quyển. Mùa Thu năm Thiệu Thánh thứ hai (1095), ông cậy sa-môn xướng tựa đề kinh Pháp Hoa, lại thọ thêm Bồ Tát Giới, liền thấy ba người to lớn đứng ở bờ sông, mời ông Tả Thân lên thuyền. Ông liền thỉnh Tăng tụng kinh Di Đà, rồi nói: “Ta đă thấy Phật quang”. Ông ngồi ngay ngắn qua đời.

 

* Phạm Nghiễm ở Nhân Ḥa đời Tống

 

          Ông thường ăn chay, đạm bạc đối với thế duyên, nói: “Ta từ nay là kẻ ăn nhờ ở đậu”. Hằng ngày, ông tụng kinh Pháp Hoa. Lại c̣n tự tay viết một bộ kinh, tột bậc trang nghiêm. Trong niên hiệu Đại Quán, ông bỗng thấy đức Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà, phóng kim sắc quang, bảo ông Nghiễm rằng: “Ông từng tụng Pháp Hoa, niệm A Di Đà Phật, được sanh về Tịnh Độ, cho nên ta đến báo với ông”. Qua một đêm, ông thấy thánh chúng x̣e tay [tiếp dẫn], bèn ngồi chắp tay, qua đời.

 

* Trương Khánh ở Biện Kinh đời Tống

 

          Trong niên hiệu Tường Phù, ông làm người coi ngục, thường giữ ḷng Từ và thận trọng. Ban ngày, ông cẩn thận quét dọn. Trong tháng nóng, càng thêm siêng năng. Thức ăn, thuốc men, đồ trải nằm ắt đều tinh sạch. Ông thường khuyên răn các đồng nghiệp: “Người ta bất hạnh vướng ṿng lao lư, nếu chúng ta chẳng biết thương xót th́ kẻ mắc tội biết kêu van vào đâu?” Ông suốt đời tŕ tụng kinh Pháp Hoa. Mỗi khi gặp tù trọng tội bị hành h́nh, ông đều trai giới, tụng kinh suốt một tháng mới thôi. Ông thường dạy tù nhân, có tội th́ hăy nên chấp nhận; đừng vu cáo người lương thiện khiến cho oan nghiệt của ḿnh càng nặng hơn. Vợ ông là Viên Thi lúc bốn mươi tám tuổi, nhiễm dịch chết ba ngày, bỗng tỉnh lại nói: “Thoạt đầu tôi tới một chỗ bẩn thỉu, mong đến được chỗ thanh lương. Bỗng thấy Bạch Y đại sĩ nói: ‘Bà chẳng nên tới đây, lại c̣n chưa có người nối ḍng. Chồng bà có nhiều âm đức, con cháu sẽ hưng thịnh’. Ngài bèn dùng tay kéo tôi ra, tôi được sống lại”. Năm sau, bà sanh con tên là Hanh, làm quan tới chức Tam Ban Tá[32]. Trương Khánh tám mươi hai tuổi, không bệnh tật mà mất. Sáu đứa cháu nội đều làm quan vinh hiển, được gọi là “thế tộc”.

 

* Vô Vi Quân Sứ Lư Ngộ đời Tống

 

          Ông chuyên tụng Pháp Hoa, bỗng đi đường trong đêm tối gặp lũ qu khinh nhờn. Bỗng thấy một cụ già áo vải, giày rơm, lớn tiếng quát rằng: “Người này thường tụng Pháp Hoa, không được xâm phạm! Quỷ tan chạy, cụ già cũng chẳng thấy đâu!

 

* H́nh Bộ Đô Quan[33] Lục Nguyên đời Tống

 

          Ông hiệu là Tỉnh Am, sống tại Hoành Khê thuộc huyện Tứ Minh. Mỗi sáng thức dậy, ông liền rửa ráy, súc miệng, vào tịnh thất, dâng hương, ngồi xếp bằng, tụng kinh Pháp Hoa, mắt chẳng nh́n ngó điều ǵ khác. Thoạt tiên, ông xướng kệ rằng: “Rửa tay, buổi sáng mở kinh văn, chẳng cầu được phước hoặc tiêu tai, thế duyên đoạn hết từ đây đoạn, trong ánh kiếp hỏa múa một hồi”. Liền mở quyển kinh ra tụng, tiếng thanh thúy như chuỗi ngọc. Hằng ngày, ông tụng một biến suốt ba mươi năm. Lúc tuổi tám mươi, ông tăng lên thành [mỗi ngày] tụng ba bộ. Từ thơ phú có thể thấy được ư ông. Trong thơ có câu “thanh thần tam độ đáo Linh Sơn” (ba lượt đến Linh sơn vào sáng sớm). Ông tụng được chín ngàn bốn trăm tám mươi lăm bộ [kinh Pháp Hoa]. Lại duyệt Tỳ Lô Đại Tạng. Phàm Thai tông (tông Thiên Thai), Luật Bộ, Thiếu Thất Tâm Tông (Thiền Tông), không ǵ chẳng tham cứu rộng răi. Ông lại tụng thánh hiệu Di Đà, nhất ư về Tây. Tháng Tư năm Thiệu Hưng thứ năm (1135), ông đă tám mươi lăm tuổi, tắm rửa, đội mũ, mặc áo qua đời, bỗng nghe từ nơi miệng và mũi tỏa ra hương hoa sen thơm ngát cả ngày mới hết.

 

* Đăi Chế Triều Thuyết Chi đời Tống

 

          Ông có tên tự là Dĩ Đạo, từng sang Hồ Nam tham yết ngài Trí Minh, nghe nói tam thiên cảnh quán liền hoan hỷ nguyện học. Tuổi già, ông hằng ngày tụng kinh Pháp Hoa không thiếu sót, tự đặt biệt hiệu là Vị Thượng Lăo Pháp Hoa (ông lăo tụng Pháp Hoa trên sông Vị).

 

* Trương Bỉnh đời Tống

 

          Ông cai trị Kư Châu. Một tên cướp lớn đoạt tài sản của dân, lại c̣n dâm loạn con gái của người ta. Trương Bỉnh phẫn nộ cùng cực, lập giàn, đóng đinh gă đó ở cửa [phủ nha], ba ngày sau sai người bằm vụn hắn. Về sau, ông mắc bệnh sốt rét. Một hôm, đúng Ngọ, bệnh phát nguy kịch. Bỗng thấy trung sứ đến gọi Trương Bỉnh, ông gượng bệnh đến nơi. Tới một tẩm điện, nghe tiên đế Chân Tông lớn tiếng quát trong rèm: “Sao Trương Bỉnh phi pháp giết người? Cho hắn đối biện với nạn nhân”. [Quỷ sứ] dẫn ông Bỉnh tới góc Tây Nam của điện, mở cửa ngục, tù nhân bị cùm trói muôn vẻ. Ông mới biết ḿnh chẳng ở trong cơi người. Một tội nhân bị xiềng chặt, huyết nhục đầm đ́a, khóc lóc, tố cáo: “Mày phi pháp giết tao, chi thể rải rác, vĩnh viễn chẳng được thọ sanh, làm sao bây giờ?” Ông Bỉnh mới nhận ra đó là gă cướp, bèn quát mắng: “Mày phạm tội chỉ chết một lần. Dẫu giết mày vạn lần cũng chẳng đủ rửa nhục cho cô ta! C̣n dám tố cáo ư?” Gần đó có một nha lại, chính là viên nha lại cũ đă theo ông Bỉnh lúc ông tùng sự tại Hà Dương, nói: “Ngũ h́nh c̣n có thường điển, cũng chẳng trách hắn tố cáo!” Ông Bỉnh hỏi: “Làm thế nào đây?” Viên nha lại nói: “Chỉ khiến cho hắn được thác sanh th́ Ngài có thể trở về”. Ông Bỉnh sợ hăi, hỏi cách nào khiến cho gă đó thác sanh. Viên nha lại nói: “Không ǵ bằng kinh Pháp Hoa, nhưng phải chí thành hứa hẹn”. Ông Bỉnh bèn hứa khi trở về, sẽ thỉnh Tăng tụng một trăm bộ. Gă tù chẳng buông, tăng tới một ngàn bộ vẫn thế. Ông Bỉnh càng sợ, viên nha lại nói: “Chẳng cần nhiều! Chỉ cốt sao tụng lâu dài, hằng ngày thỉnh Tăng tụng một bộ, hứa thực hiện suốt đời th́ sẽ có thể đưa hắn đi thác sanh”. Ông Bỉnh hứa sẽ làm đúng như vậy, quả nhiên chẳng thấy [gă cướp ấy]. Ba ngày sau, ông mới hoàn hồn, bèn mời tăng mỗi ngày tụng một bộ, tới chết chẳng bỏ. Chuyện này trích từ Tương Sơn Dă Lục.

 

* Khương học sĩ ở Toại Châu đời Tống

 

          Ông tuổi hai mươi bị chết đột ngột, vua cơi âm quở trách: - Ngươi đời trước làm lành, đời này đáng lẽ thọ tám mươi hai tuổi, năm Đinh Sửu thi đỗ Tiến Sĩ, địa vị đạt tới công khanh. Lẽ ra, ngươi chớ nên giết trâu ăn thịt đến nỗi bị giảm thọ, tuyệt lộc. Ngươi há chẳng nghe bài kư về chuyện Hải Châu bảy ngày đêm dông tố, trời giáng xuống cái trống đá ư? Bài kư ấy viết rằng: “Lục súc đều do nghiệp trước, chỉ trâu khổ sở nhất”. Ngươi thấy đó, kẻ bị chết ngang xương đều là kẻ ăn thịt trâu!

          Nói xong, một nha lại bên cạnh bảo: “Ngươi hăy nên gấp cầu được hoàn hồn để sửa lỗi. Nếu không, bị phán vào địa ngục, sẽ chẳng có thuở thoát ra!” Ông Khương cầu chỉ dạy. Nha lại nói: “Âm phủ kính trọng người biên chép, thọ tŕ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và kinh Kim Cang, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nhất. Nếu ngươi phát tâm, sẽ có thể được thoát nạn”. Ông Khương vâng theo, xin hoàn hồn ḥng sửa lỗi, chép kinh, phụng dưỡng cha mẹ. Vua cơi âm chấp thuận, ông liền được tái sanh. Từ đó, ông hiếu dưỡng song thân, giữ giới kiêng dâm và giết, chép kinh, tŕ chú, thường thuật chuyện ấy để khuyên người khác, cảm hóa ngày càng đông. Về sau, ông đỗ đạt, làm quan tới Học Sĩ.

 

* Phan Miện Giả ở Nam Hải đời Tống

 

          Ông giả điên chẳng lường được, người đời gọi ông là Phan Áng; ấy là v́ thông tục gọi kẻ điên là Áng (). Áng thường nói kệ tụng Pháp Hoa với người ở kinh đô, lui tới mỗi ngày một nhiều hơn. Một dị nhân bảo: “Ông Áng chính là Nhật Quang Phật”. Có Triệu Đường thoạt đầu làm mạc quan[34], bỏ việc theo ông Áng đi khắp nơi, đạt trọn hết đạo của ông. Ông Áng liền ẩn mất, ông Đường cũng ngồi qua đời. Hỏa thiêu, thu được mấy thưng xá-lợi. Văn Trung Công Tô Thức do giao du với Đường Tử Sưởng mà nhận được bốn mươi tám hạt, từng viết bài Triệu Tiên Sinh Xá Lợi Kư

 

* Ông Lục đồ tể ở Thành Nam, Hồ Châu đời Tống

 

          Lúc ông hai mươi ba tuổi, thấy một vân thủy tăng[35] tới cửa, miệng nói “giáo hóa người hữu duyên”. Ông Lục chẳng hiểu. Vị tăng nói: “Ông giết trâu dê vô số, sao không đổi nghề?” Ông Lục nói: “Tôi thừa kế nghề của tổ tiên, rất khó bỏ được!” Vị Tăng nói: “Ông không đổi nghề, đời sau ắt đọa vào loài ấy, phải thọ oán báo, chẳng có thuở thoát ra. Tôi thấy ông đời trước đă có thiện căn, hăy nên gấp chuyên tâm thọ tŕ kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Kim Cang để tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng thiện phước”. Nói xong, bỗng chẳng thấy Sư đâu nữa! Ông Lục bèn tỉnh ngộ, ăn chay, thề chẳng làm nghề giết chóc nữa. Ông vẽ một bức A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, kiền thành sắp đặt cúng dường, theo thầy tập luyện tụng hai kinh. Chưa tới năm năm, ông đă có thể tụng thuộc ḷng. Mỗi ngày, ông đối trước Phật dâng hương, tụng một bộ kinh Pháp Hoa, một quyển kinh Kim Cang, sám hối, nguyện độ các chúng sanh đă bị ông giết sẽ sớm được sanh về Tịnh Độ. Lúc tám mươi mốt tuổi, khi sắp tạ thế, khoảng nửa tháng trước đó, ông đă hẹn khắp với các thân hữu, vào ngày mồng Chín tháng Mười Một, sẽ đăi cơm để từ biệt. Đến hẹn, mọi người đều đến ăn cơm chay xong, ông bỗng đ̣i tắm rửa, thay áo, ngồi ngay ngắn, đọc kệ, qua đời. Kệ rằng: “Sáu mươi năm lẻ ĺa sát nghiệp, tay ném đao, cân, ngầm tu hành. Hôm nay t́m được lối Bồ Đề, lửa đỏ sao mà sen bỗng sanh”.

 

* Châu Thị Như Nhất đời Tống

 

          Bà thuở nhỏ được gả về nhà họ Tiết ở Tứ Minh. Lúc hai mươi mấy tuổi, liền tự giữ ḿnh thanh tịnh, mặc đạo phục tại gia, ở nơi rừng vắng, thêu bảy quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Mười năm mới xong, tới phẩm Hóa Thành Dụ, nơi mũi thêu nhặt được xá-lợi như hạt gạo, liên tiếp thu được mấy chục hạt. Đối với mỗi câu, mỗi chữ, bà đều xướng lễ ba lần. Tới khi bà thêu tượng Di Đà Tam Thánh, tột bậc kỳ diệu. Bà tụng các kinh Đại Thừa xuôi thuận như nước rót từ trên cao xuống. Bà từng khắc gỗ để tạo tranh khuyên người niệm Phật. Người được bà giáo hóa cả hai mươi vạn. Năm Thiệu Hy thứ tư (1134), bà thị hiện mắc bệnh nhẹ, y sĩ kê thuốc đan sa, bà nói: “Ta chắc chắn văng sanh, đan sa[36] để làm ǵ?” Bà lặng lẽ nằm bên hông phải qua đời. Đàm thiền sư ở Quất Châu có soạn truyện về bà.

 

* Lư Thị mẹ ông Đổng ở huyện Đức Hưng đời Tống

 

          Bà tụng phẩm Phổ Môn ba mươi mấy năm. Về sau, vào cơi âm, thấy đức Quán Âm x̣e tay dẫn dắt, quang minh như ban ngày, bảo: “Số bà đă tận, nhưng v́ có thiện căn, nên ta đến giúp đỡ”. Bà bỗng sống lại.

 

* Kỹ nữ Lô Mị ở Dĩnh Châu đời Tống

 

          Trong niên hiệu Khánh Lịch[37] đời Tống, Văn Trung Công Âu Dương Tu coi Dĩnh Châu. Có quan kỹ tên là Lô Mị, dáng dấp, phong vận đoan trang, diễm lệ, trong miệng thường tỏa hương hoa sen, lan tỏa khắp cả chỗ ngồi. Có một vị tăng người đất Thục, khá biết chuyện trong đời trước của mọi người, nói: “Nàng này kiếp trước làm ni, tụng kinh Pháp Hoa suốt ba mươi năm. Do một niệm sai lầm, bèn đến nông nỗi này!” Ông hỏi kỹ nữ: “Ngươi đă từng đọc kinh Pháp Hoa hay chưa?” Cô ta đáp: “Thiếp đă thất thân nơi chốn này, chẳng rảnh đâu mà đọc!” Ông sai người mang kinh tới đưa cho xem, cô ta vừa xem liền tụng ngay, như đă trọn quen tập luyện từ trước. Đổi sang kinh khác th́ cô ta chẳng thể đọc được! Do vậy, ông mới tin chủng tử tu tập chẳng phải là hư vọng.

 

* Đứa tới gái của bà Triệu đời Tống

 

          Trong niên hiệu Thiệu Hưng đời Tống, Triệu mẫu tại Phụng Hóa chuyên tŕ Pháp Hoa. Một đứa tớ gái trộm nghe lâu ngày, bỗng nhớ bốn câu “thanh liên hoa hương, bạch liên hoa hương, hoa thụ hương, quả thụ hương”. Do vậy, cô ta cứ ngâm ngợi, phúng tụng chẳng dứt. Về sau chết đi. Nơi chỗ được an táng sanh một đóa sen xanh. Thích Bổn Không trần thuật.

 

* Bà Hoàng ở Triều Sơn đời Tống

 

          Bà chuyên tụng Pháp Hoa và Kim Cang, chuyên tâm niệm Phật. Bỗng bà bị kiết lỵ, chỉ uống nước, không ăn. Một vị tăng tu Thiền ở trong am gần đó, mộng thấy bà đến nói: “Sẽ sang Tây Phương”. Hai ngày sau, bà hướng về Tây niệm Phật, ngồi ngay ngắn qua đời. Xa gần đều thấy ráng đỏ che trên nhà bà.

 

* Tần Thị Tịnh Kiên đời Tống

 

          Bà nhà ở Tùng Giang, tự nhàm chán thân nữ, không cùng ở một chỗ với chồng nữa, tinh ṛng tŕ trai giới, tụng niệm các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Quang Minh, Bát Nhă làm thường khóa, nóng lạnh chẳng gián đoạn. Sáng tối bà lễ Phật, tu Di Đà Sám. Lâu ngày có quang minh chiếu vào thất, bà hướng về Tây, ngồi yên qua đời.

 

* Nghi nhân[38] Lục Thị đời Tống

 

          Bà là người Tiền Đường, là vợ ông Vương Dư thời đó. Bà thường tụng Pháp Hoa, ư chuyên dốc nơi Tịnh Độ. Một hội lễ sám của bà là một vạn câu niệm Phật, suốt ba mươi năm chẳng thiếu sót. Về sau, bà mắc bệnh nhẹ, bỗng nghe tiếng trống trời tự vang ra tiếng, mọi người mới kinh dị. Bà liền hướng mặt về Tây, hai tay kết ấn, qua đời.

 

* Thích Hoằng Tế chùa Phổ Phước tại Tiền Đường đời Nguyên

 

          Sư có pháp hiệu là Thiên Ngạn, người xứ Dư Diêu, họ Diêu. Sư mồ côi từ bé, nương theo chú là Măn công xuất gia. Sư thiên tánh cao tột tuyệt luân. Được dạy kinh Pháp Hoa, chẳng mấy chốc đă có thể ghi nhớ. Mười sáu tuổi, Sư được thọ giới, liền tŕ luật chẳng biếng nhác. Sư cảm khái, có chí hướng hoằng dương đại pháp, liền sang huyện Ngân, nương theo Toàn công ở Bán Sơn, để học Thiên Thai Chỉ Quán, chuyên tu Pháp Hoa và Tịnh Độ sám pháp. Dường như trong khi quán định, Sư thấy tôn giả ban cho như ư bằng sừng tê giác. Từ đó, Sư biện luận ngày càng khéo, bèn khai pháp ở vùng Đông Ngô Lưỡng Chiết. Sư coi lưu thông giáo pháp là Đệ Nhất Nghĩa, giảng Pháp Hoa một trăm mười hội, nhiều lần cảm điềm lành hoa trời. Diêm quan[39] thấy bờ biển sụt lở, thỉnh Sư mở đại hội Thủy Lục. Sư ngầm vận tâm quán tưởng, cầm cát biển chú nguyện, quăng khắp các chỗ. Vết chân Sư đi tới đâu, bờ biển chẳng sụt lở nữa. Năm Chí Chánh thứ bảy (1347), Sư triệu tập đại chúng, dặn ḍ “duy tâm Tịnh Độ” rồi ngồi ngay ngắn, viết kệ, qua đời.

 

* Trần Quân Chương đời Nguyên

 

          Ông là người Hoàng Nham, đoan nghiêm, thận trọng, ít nói. Lúc bốn mươi tuổi, ông lấy bà Diệp, tụng niệm Pháp Hoa, niệm Phật kính cẩn. Lúc sáu mươi tuổi, bệnh nguy ngập. Một tối, ông bảo con trai là Cảnh Tinh đỡ ngồi lên, bảo rằng: “Ta trở về”. Hỏi: “Về nơi nào?” Đáp: “Chẳng có chỗ đến”. Lại nói: “Ta chết rồi hăy nên xà-duy (hỏa thiêu) theo cách của tăng lữ”. Nói xong, chắp tay xưng nam-mô A Di Đà Phật mà qua đời.

 

* Thích Thiện Kế chùa Năng Nhân tại Thiên Thai đời Minh

 

          Sư hiệu Hải Huệ, người xứ Chư Kỵ. Sư vừa mới biết nói, nghe mẹ niệm Phật hiệu, liền chắp tay cất giọng ḥa theo. Mười tuổi, xuống tóc tại chùa Linh Bí ở Sơn Âm, theo ngài Đại Sơn Khôi tu tập Thiên Thai Giáo Quán. Về sau, Sư đắc pháp nơi ngài Trạm Đường Trừng. Sư ba lần trụ tŕ danh lam, hoằng xiển Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Văn Cú, sáng giảng, tối giải, ngũ chương, tứ thích[40], nghĩa lư uyên áo rạng ngời. Trong khi giảng giải, từng cảm mộng tôn giả Tứ Minh. Lúc tuổi già, Sư ẩn cư nơi Hoa Kính, nghiêm túc tu Tịnh nghiệp. B́nh sanh Sư giảng Pháp Hoa, Kim Quang Minh, chủ tu là Pháp Hoa và Tịnh Độ Sám, cảm ứng linh dị chẳng phải chỉ là một chuyện.

 

* Liên Tŕ đại sư chùa Vân Thê núi Ngũ Vân đời Minh

 

          Sư húy Châu Hoằng, người đất Cổ Hàng, họ Trầm. Tuổi hai mươi, Sư gởi ḷng nơi Phật thừa. Năm Bính Dần (1566) thời Gia Tĩnh, Sư nương theo ngài Vô Môn Tánh Thiên để xuống tóc; không lâu sau, thọ Cụ Túc Giới. Một bầu, dép lẻ[41], tham học trọn khắp các phương. Sư đến Ngũ Đài ở phương Bắc, cảm Văn Thù Bồ Tát phóng quang. Năm Tân Mùi (1571) trong niên hiệu Long Khánh, Sư thấy núi Vân Thê sơn thủy u tịch, bèn kết lều tranh để suốt đời sống tại đó. Vùng Hoàn Sơn có nhiều hổ gây tai họa. Sư v́ chúng nó phúng kinh, thí thực, tai họa do hổ bèn yên. Gặp năm hạn hán, Sư đi dọc theo ruộng niệm Phật, chân Sư bước tới đâu, mưa đúng thời nhuần thấm [tới đó]. Từ đấy, hóa đạo đại thịnh.

          Sư ở riêng một ḿnh, một môn Tịnh Độ dung hội Tam Tạng, chỉ quy lẽ duy tâm. Tăng tục bốn phương đảnh lễ dưới đài sen, mỗi ngày tính ra cả ngàn người. Các bậc hiền hào nối gót tới cửa hỏi đạo, đều được điểm hóa, tham cứu đại sự, không ai chẳng chế ngự được cái tâm. Sư lại ôm ḷng bi mẫn tột bậc, soạn bài Giới Sát Phóng Sanh Văn (văn kiêng giết, phóng sanh) để khuyên đời. Trong ngoài thành, chỗ có núi, Sư đều lập ao phóng sanh, quanh năm cứu vớt các sanh mạng thuộc loài có lông, có vảy chẳng thể kể xiết.

          Trong niên hiệu Vạn Lịch[42], Từ Thánh thái hậu sai nội thị đem áo ca-sa tía, cúng dường trai tăng, thưa hỏi pháp yếu. Người trong nước nghe danh Sư, đều xưng ngài là Vân Thê Cổ Phật. Sư ngầm tu Tứ An Lạc Hạnh, gánh vác chánh pháp, mật hạnh khó thấy. Sư dùng Niệm Phật tam-muội để nhiếp trọn ba căn, trở thành người kế thừa tổ Vĩnh Minh. Thiền sư Hám Sơn soạn bài minh đề ở tháp của đại sư rằng: “Nếu chẳng phải là phó chúc, chắc chắn từ đất vọt lên”, v́ biết Sư là người kín nhiệm vậy. Sư từng soạn bài tán bức tranh thêu kinh Pháp Hoa rằng: “Trong bốn mươi chín năm, khai thị Phật tri kiến. Đạt được đầu mối ấy, hiện trong hết thảy trần, người ta dùng bút mực, ngươi dùng kim và chỉ, mỗi cánh hoa sen sanh, từng chữ quang minh khắp. Tâm tướng vốn vô h́nh, tức cảnh có thể chuyển. Ta dùng bút làm lưỡi, để đề cao chuyện này, cùng kết duyên Bồ Đề, măi chuyển Không Vương điện”. Sư lại c̣n từng soạn kệ sớ cho kinh Pháp Hoa, được chép trong Vân Thê Pháp Vựng.

 

* Thích Đức Thanh đời Minh

 

          Sư là người đất Toàn Tiêu, họ Thái. Chín tuổi, Sư đă có thể tụng phẩm Phổ Môn. Mười hai tuổi, được thầy dạy Pháp Hoa, học ba tháng Sư đă đọc tụng thông suốt. Hai mươi tuổi tu Thiền, quyết chí tham cứu. Sư lên kinh đô, yết kiến An pháp sư, nghe giảng Pháp Hoa, Duy Thức. Sư đă tới Thanh Lương, tới Hám Sơn ở Bắc Đài, thích vẻ đẹp lạ lùng của núi ấy, nên lấy hiệu là Hám Sơn. Sư trở về Nam đến Thiếu Lâm, chiêm lễ tượng Sơ Tổ (Bồ Đề Đạt Ma). Trên đường Đông A, Sư rỗng rang liễu ngộ, bèn có kệ rằng: “Tử sanh đêm ngày, nước chảy hoa rụng, ngày nay mới biết, lỗ mũi hướng xuống”. Sư bèn đến Bắc Đài, ở lại chỗ sâu thẳm, hiểm trở nhất tại Long Môn, [ở trong căn] nhà cũ chỉ c̣n mấy cây cột. Khi đó, Sư thấy băng tuyết trên vạn quả núi, thân tâm tiêu sái. Nước khe chảy cuồn cuộn [phát ra tiếng] như sấm. Sư nhất niệm chẳng sanh, muôn tiếng vang dường như im bặt. Sư phát nguyện trích máu ḥa bột vàng, chép một bộ kinh Hoa Nghiêm ḥng kết duyên Bát Nhă, kiêm báo ơn cha mẹ. Khi đó, Sư nhiều lần cảm dị mộng, thấy đức Từ Thị trong lầu gác rộng lớn, nói pháp vi diệu. Lại mộng thấy vào hang Kim Cang, thấy Thanh Lương đại sư ngồi tựa giường báu lớn, khai thị quán cảnh viên dung. Từ đấy, túc chướng tan ră.

          Năm Ất Mùi (1595) triều Vạn Lịch, do chuyện tặng đại tạng kinh gây liên lụy, Sư bị đày tới Lôi Châu. Đến Kim Lăng, Sư gặp thiền sư Đạt Quán. Lúc đến đường rẽ, ngài Đạt Quán cầm tay nói: “Tôi nghe chuyện thầy mắc nạn, sẽ đối trước Phật, tụng một trăm bộ Pháp Hoa để sám hối tội khiên từ trước, đó là tấm ḷng của tôi mà lưỡi của thầy”. Sư vâng dạ. Về sau, đến lănh ngoại[43], Sư dựng Thiền thất nơi lũy đá, nhóm đại chúng tụng niệm công khóa để đáp đền nguyện trước. Sư bèn giảng kinh Pháp Hoa một lượt. Tới phẩm Kiến Bảo Tháp, cảm ngộ ư Phật. Năm Mậu Ngọ (1618), Sư định cư tại chùa Pháp Vân thuộc ngọn Ngũ Nhũ ở Lư Sơn, phỏng theo sáu thời [tụng niệm] của tổ Huệ Viễn, khắc hương thay cho đồng hồ, chuyên tâm tu Tịnh nghiệp. Sư từng dùng khai thị ngộ nhập để phán thích toàn thể bản kinh, viết thành Pháp Hoa Thông Nghĩa gồm bảy quyển.

 

* Thích Hồng Ân chùa Đại Báo Ân ở Kim Lăng đời Minh

 

          Sư họ Hoàng, người Kim Lăng. Mười ba tuổi, Sư nghe giảng Pháp Hoa. Tới đoạn “tam giới vô an, do như hỏa trạch” (ba cơi chẳng yên, ví như nhà lửa), Sư rỗng rang khai ngộ, xin cha cho xuất gia. Sư với ngài Hám Sơn Đức Thanh cùng theo thầy là ḥa thượng Vô Cực. Sư đến Thiếu Lâm ở Tung Sơn, tới Phục Ngưu an cư kết đông rồi quay về. Sư lại sang Ngũ Đài, [có chí hướng] cao cả lấy pháp làm trách nhiệm của ḿnh. Trong niên hiệu Vạn Lịch, Sư ngồi trên nghê ṭa[44], giảng diễn Pháp Hoa. Hằng ngày xoay quanh muôn vạn ư chỉ để riêng nêu ra [chỗ thù thắng, độc đáo] của kinh Pháp Hoa, tham cứu thẳng vào ư Phật. Một trận mưa nhuần thấm, hai loại cây, ba loại cỏ thảy đều được thấm nhuần, người nghe than là chưa từng có. Sư thuyết pháp gần ba mươi năm. Mỗi lần chẳng giảng bèn tu Thiền Quán. Sư từng kết lều tranh trong núi Trường Hưng để tu tập tĩnh lự. Sư nhập Định hai ngày, cỏ cây, nhà cửa đều chấn động. Hám Sơn trần thuật khí khái cứng cỏi của Sư đúng là bậc hưng pháp truyền đạo.

 

* Thích Chân Giác ở Phật Lũng Nham núi Thiên Thai đời Minh

 

          Sư có pháp tự là Bách Tùng, người Côn Sơn, họ Vương, phạm tướng lạ lùng, vốn sẵn có linh tri. Về sau, do t́m ṭi trong kinh Phật, Sư biết cơi đời vô thường, xuất gia, thọ Cụ Túc Giới. Sư đến Ngô Hưng tham yết pháp sư Nguyệt Đ́nh, dự vào giảng ṭa kinh Pháp Hoa. Nghe tới phẩm Phương Tiện liền khai ngộ. Năm Giáp Tư (1564) đời Gia Tĩnh, núi Thiên Thai thỉnh Sư giảng Pháp Hoa. Ư Sư không muốn tới, mộng thấy thần nhân mặc áo đỏ bảo rằng: “Duyên của Sư đă tới, ta sẽ hộ tŕ Sư đến”. Dân chúng ở Thiên Thai thoạt đầu theo tà giáo, Sư vận dụng mạnh mẽ biện tài xảo diệu, quét sạch hết [các tà kiến]. Họ đều biết niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Kể từ đó, suốt hai mươi sáu năm, không năm nào chẳng có giảng ṭa, xa gần đều nghe tiếng. Người học tôn Sư là pháp sư Diệu Phong. Sư giảng kinh Pháp Hoa và Diệu Tông Sao, hoằng dương rộng lớn Giáo Quán, khiến cho người đương thời biết tông chỉ tánh lẫn tướng đều do sự đức hóa của Sư. Lâm chung, Sư viết Tam Tự Tỉnh rồi qua đời. Sư từng tu Tùy Tự Ư tam-muội, mỗi khi gặp bệnh cảnh, Chỉ Quán càng gắng công, Sư có trước tác bộ Tịnh Độ Mộng Đàm Kư.

 

* Thích Chân Thanh đời Minh

 

          Sư hiệu là Tượng Tiên, người xứ Tương Đàm, họ La. Thuở trẻ, Sư vào Nam Nhạc, theo ḥa thượng Bảo Lâm xuống tóc rồi thọ Cụ Túc Giới. Hằng ngày, Sư tŕ kinh Pháp Hoa, kiêm tu khổ hạnh. Lúc hai mươi lăm tuổi, Sư ngồi thuyền vượt biển lễ Phổ Đà. Trong thuyền, Sư bỗng có điều tỉnh ngộ. Do đến thăm di tích Diêm Quan, Sư trụ tích tại chùa Giác Hoàng. Bỗng Sư mắc bệnh, chợt thấy Quan Thánh (Quan Công) trao cho linh dược, bảo: “Sư là bậc chí nhân, xin hăy mở rộng quy củ huyền diệu, ḥng cảnh tỉnh thói tục trong đời mạt”. Bệnh liền lành. Sau đó, Sư đi về phương Nam, đến chơi Thiên Thai, chuyên ṛng tu Chỉ Quán. Năm năm sau, lại vào ngọn núi phía Nam của Hoa Đnh, bảo: “Đời Tống, Vĩnh Minh đại sư từng Thiền Định chín mươi ngày ở đây”. Sư ngưỡng mộ phong cách ấy, bèn kết am tranh trên nền cũ, kết xă tu Đại Tiểu Di Đà Sám Pháp mỗi loại suốt ba năm, rộng tán dương tông Thiên Thai và chuyên ṛng phô diễn ngũ hối.

          Một tối, Sư mộng thấy một ṭa cung điện tráng lệ, Di Đà Tam Thánh ngồi theo từng hàng. Do vậy, Sư lễ bái trọn khắp, thấy sa-di trao cho một tấm thẻ trên đề bốn chữ “giới hương huân tu”. Năm Đinh Hợi (1587) thời Vạn Lịch, Từ Thánh thái hậu đặc biệt ban tặng Sư bốn bộ áo hậu tử kim, giáng chỉ khen ngợi, tôn sùng. Quan Trủng Tể là Ngũ Đài Lục Quang Tổ[45] mời Sư chủ tŕ pháp tịch Hư Phù Dung. Sư từ chối, chẳng nhận. Về sau, Sư dời sang chùa Từ Vân núi Đông Dịch là chỗ tôn giả Tuân Thức đắc đạo. Suối róc rách trong khe, bóng tùng lô nhô, Sư lặng lẽ Thiền Định tại đó. Về sau, Sư nhận lời thỉnh của quan Tông Bá Lục Thụ Thanh tại Vân Gian thỉnh cầu, xiển dương sự mầu nhiệm của kinh Pháp Hoa tại Bổn Nhất Thiền Viện. Tháng Giêng năm Quư Tỵ (1593), Sư ngồi qua đời. Đă năm ngày mà mặt vẫn như c̣n sống. Trà-tỳ có mùi hương lạ, xa gần có mấy vạn người tới dự.

 

* Thích Tánh Chuyên ở Thạch Thành thuộc Thiên Thai đời Minh

 

          Sư người Côn Sơn, họ Trương, hiệu là Thủ Am. Thuở nhỏ, đă xuống tóc, tham học thiện tri thức các nơi. Sư yết kiến ngài Diệu Phong, thọ giới, dự nghe giảng ṭa Pháp Hoa của Ngài. Về sau, Sư từ biệt ngài Diệu Phong, qua Phong Đảnh, hành hạnh Đầu Đà. Trong mười hai thời, Sư chỉ tụng Pháp Hoa, hành Thiền Định sâu. Sư từng ở trong Định, thấy ao báu ở Tây Phương biến thành màu lưu ly, dài rộng không ngằn mé. Sư đem chuyện ấy thưa với ngài Diệu Phong. Ngài Diệu Phong nói: “Đó là tướng trạng Quán Hạnh mới kiến lập, đừng sanh ḷng chấp trước th́ sẽ là thiện cảnh giới. Nếu chấp lấy, hoặc nói ra, sẽ vướng vào các thứ tà”. Do vậy, Sư giữ sâu kín, chẳng nói ra. Thạch Thành có tượng Di Lặc cao trăm thước. Thời cổ nói [tượng ấy] là tượng Tam Sanh Phật, do ba vị Tăng Hộ, Tăng Thục, Tăng Hựu qua ba đời tạo tác mới hoàn tất. Trong thời Gia Tĩnh, do chiến tranh, vàng thếp trên tượng bị lột mất. Sư thếp mới lại. Sư lại dựng điện bằng đá tương xứng với tượng, cảm Phật phóng quang, ban đêm mà sáng như ban ngày.

          Mùa Thu năm Giáp Th́n, thiền sư được mời truyền đăng, giảng Tiểu Bổn Di Đà Kinh. Có người thỉnh Sư đổi sang giảng kinh Di Lặc Thượng Sanh Hạ Sanh, Sư nói: “Chẳng phải vậy! Tôi nghe Di Đà và Di Lặc, một thân một trí hu, lực, vô úy cũng thế. Tôi vốn mong hải chúng cùng ngộ bổn tánh Di Đà chính là bổn tánh Di Lặc. Trước hết, hăy đến liên hoa Tịnh Độ rồi mới dự Long Hoa Thắng Hội”. Giữa Đông năm Bính Ngọ, Sư tắm rửa, thay áo, bảo đại chúng thỉnh chuông, tụng kinh. Sư ngồi xếp bằng, niệm Phật mà hóa. Mấy hôm trước đó, trong Đại Phật Nê Hoàn Điệp[46], sanh một gốc Linh Chi, to bằng nắm tay, màu trắng xen hồng, mềm mại, sạch sẽ, đáng yêu. Người trông thấy đều nói là điều ứng nghiệm Sư sẽ văng sanh Tịnh Độ.

 

* Thích Truyền Đăng đời Minh

 

          Sư họ Diệp, người đất Cô Miệt, từ bé đă theo xuống tóc với Hiền Ánh Am thiền sư. Sau đó, Sư yết kiến pháp sư Bách Tùng, nghe giảng Pháp Hoa, chợt có sự thần hội. Kế đó, Sư nghe giảng Lăng Nghiêm. Nửa đêm, Sư vào thất hỏi yếu chỉ của Lăng Nghiêm đại định. Ngài Bách Tùng trừng mắt, ngó Sư lom lom, Sư liền khế nhập. Ngài Bách Tùng phó thác áo ca-sa kim vân tử lũ. Sư suốt đời tu các pháp sám Pháp Hoa, Đại Bi, Kim Quang Minh, Di Đà, Lăng Nghiêm v.v… chẳng bỏ sót ngày nào. Từ đó, thanh danh giảng pháp của Sư truyền xa. Tư Thành Phùng Mộng Trinh, Thái Tể Lục Quang Tổ quyên tiền mua đất trên núi biếu tặng. Do vậy, Sư ở chùa Cao Minh thuộc U Khê. Trước đó, có nông dân ở vùng núi là Diệp Kỳ chôn cha mẹ ở sau núi, bỗng mộng thấy Huyền Bật Chân Quân nói rằng: “Đây là cuộc đất thánh đạo tràng, ngày sau sẽ có bậc nhục thân Bồ Tát thực hiện Phật sự to lớn. Ngươi hăy mau chóng cải táng để khỏi mắc họa”. Diệp Kỳ chẳng tin, bỗng cả nhà đều ngă bệnh. Họ Diệp sợ hăi bèn dời mộ. Ngày hôm sau Sư tới, bèn lập tổ đ́nh Thiên Thai ở nơi y. Người học ùa tới. Sư ngự trên cỗ xe to rộng, ban cam lộ biện tài. Sư từng soạn [Tịnh Độ Sanh] Vô Sanh Luận nhằm giảng rơ ư nghĩa văng sanh Tịnh Độ. Năm Giáp Th́n,nhận lời thỉnh của thiền sư Thủ Am, đối trước Tân Xương Đại Phật, thăng ṭa giảng nghĩa. Toàn thể đại chúng khi đó nghe trong hang đá tấu nhạc trời, tiếng tơ trúc réo rắt, chẳng phải là âm nhạc trong thế gian. Giảng xong, nhạc bèn im bặt. Mỗi năm, tu bốn thứ tam-muội, Sư đích thân suất lănh đại chúng, tinh tấn dũng mănh tụng chú Lăng Nghiêm, kinh Duy Ma v.v… Hễ ai chẳng phải là Nho sĩ ắt đều mặc áo chằm, cảm quỷ thần hộ vệ bên cạnh. Trước sau, Sư nhận lời thỉnh giảng hơn bảy mươi kỳ. Lúc bảy mươi lăm tuổi, Sư biết trước thời giờ, chính tay viết năm chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, lại cao giọng xướng tựa đề kinh đôi lượt, thản nhiên qua đời. Sư có hiệu là Vô Tận. Người đồng thời là thiền sư Hoàng Bá Thâm Hữu, hiệu là Vô Niệm, thiền sư Bác Sơn Đại Nghĩ, hiệu là Vô Dị, đều là các bậc y vương trong cơi trược, là tṛng mắt của trời người. Người thuở đó gọi các Ngài là Tam Vô.

 

* Thích Truyn Kư ở Tây Khê thuộc Vũ Lâm đời Minh

 

          Sư là người Ngân Thủy, cơi đời gọi là Ḥa Thượng Pháp Hoa, là cao đồ của ngài Diệu Phong. Sư tánh chuộng ở một ḿnh, ẩn tích tại Tây Khê. Ẩn thân Long Thọ suốt ba mươi mấy năm. Sư hằng ngày lấy tụng Pháp Hoa làm nghiệp, đă tụng hơn chín ngàn bảy trăm bộ. Năm Bính Tuất (1586) thời Vạn Lịch, ngu ty[47] Huân Thuần Hy cử hành [pháp hội] Pháp Hoa tam-muội sám. Sư dốc sức quên mệt, tận lực tu trường kỳ ba lượt, trải qua chín đợt nóng lạnh, thường đạt được điềm lành ứng hiện, nhưng Sư im lặng chẳng nói. Về sau, Sư ngưng lễ tụng, ở trên đường Tây Khê, gánh nước, vác củi, hành các Phật sự. Nếu có ai nói: “Ḥa thượng c̣n làm chuyện công đức hữu vi đó chăng?” Sư lớn tiếng đáp: “Vô vi há ở ngoài hữu vi hay sao?” Tháng Bảy năm Quư Sửu, Sư giă từ các đệ tử, niệm Phật ba ngàn câu, xướng tựa đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa bốn lượt, mặt hướng về Tây, chắp tay qua đời. Tới sáng hôm sau, đảnh đầu vẫn c̣n ấm. Mùi hương lạ lâu sau mới tan.

 

* Thích Quảng Mạc chùa Vân Thê đời Minh

         

          Sư có pháp tự là Nhân An. Thoạt đầu, Sư đến Thiên Tùng Môn, cầm kinh cật vấn, [nhưng rồi qua vấn đáp, trở nên hết sức] ngưỡng phục Mật Tạng Khai công. Sau đó, Sư kết giới tại Đại Vân, tập hạnh Thiền Na. Do Khai công khuyên bảo, Sư mới lại học Giáo. Do vậy, Sư đến khắp các giảng ṭa. Năm Ất Dậu (1585) thời Vạn Lịch, pháp sư Bách Tùng giảng Pháp Hoa ở chùa Phước Điền tại Hổ Lâm. Năm Bính Tuất (1586), [pháp sư Bách Tùng] lại ở Linh Phong Sơn Tự, giảng Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Sư đều quảy tráp đến nghe, khế hợp rỗng rang ư chỉ “hội tam quy nhất”. Năm Đinh Hợi (1587), Thiên Tùng lăo nhân giảng Thủ Lăng Nghiêm tại Lư Đông Thiền. Sư lại rong ruổi đến nghe. Đương thời, trong số những người có thể đối đáp, lăo nhân tính Sư là một người trong số đó. Từ đấy, nghĩa biện của Sư ngày một tăng, đối với các kinh văn khác nhau trong Tam Tạng, các học thuyết khác nhau của bách gia, hễ mở sách ra, Sư biết ngay chỗ quy túc. Sư bùi ngùi bảo: “Văn tự Bát Nhă đều lưu xuất từ hạnh Thiền Na. Xét theo căn khí của tôi, chẳng thể thẳng thừng cắt đứt t́nh căn, bị hai món chướng ấy gây khó. Dùng Pháp Hoa làm cầu bến để vượt biển sanh tử, làm thang, cầu để lên bờ Niết Bàn”. Năm Nhâm Th́n (1592), Sư lễ ngài Vân Thê, nghe pháp môn Tịnh Độ, tam tâm viên phát, thề giữ lấy hoa đài. Sư viết kệ có câu “chịu ân đều là pháp, đặt chân chợt như về”. Sư làm chín bài thơ Hoài Tịnh Độ đều cổ kính, điềm đạm, sâu xa, khúc chiết, thẳng thừng khế hợp bi nguyện của Tây Phương Phật. Sư có chí nguyện hoằng dương đại pháp, từng biên soạn một quyển Pháp Hoa Cảm Ứng lưu hành trong cơi đời.

 

* Thích Quảng Thừa đời Minh

 

          Sư có pháp tự là Thiệu Giác. Tuổi hai mươi, Sư thọ nghiệp nơi ngài Đại Giác, tham cứu sâu xa các tông Thiên Thai và Hiền Thủ. Cơ biện[48] như gió, người nghe đều kính phục. Về sau, Sư nương theo ngài Thúy Phong thọ giới, cạo tóc. Vân Thê đại sư thấy Tịnh Độ Văn do Sư biên soạn, gọi Sư là “nghĩa hổ”. Sư siêng tu sám pháp, chứng nhập Pháp Hoa tam-muội. Từ đấy, duyệt các kinh điển, nghi vấn tan vỡ, rạng ngời. Sư v́ đại chúng giảng giải nhiều năm chẳng lười nhác. Về sau, Sư không bệnh tật mà qua đời. Hoàng Hải Ngạn Đoan Bá soạn bài minh đề tháp.

 

* Thích Tăng Phục ở Giang Âm đời Minh

 

          Sư đạo đức cao trọng. Cuối đời Vạn Lịch, Sư thường chép kinh Pháp Hoa, nhiều năm mới xong. Viết xong, Sư ném bút trong ao. Khi đó, đang nhằm lúc rét buốt giữa tháng Chạp, bỗng có một đóa hoa sen từ trong băng mọc ra, vươn cao thẳng tắp. Sư bèn đặt tự hiệu là Băng Liên Đạo Nhân. Hiếu Liêm[49] Hạ Thụ Phương phụng sự Sư, tận mắt thấy chuyện lạ ấy.

 

* Thích Tánh Thiên đời Minh

 

          Sư hiệu là Lăng Nhiên, người đất Ngô Tùng, xuất gia tại Phổ Đà. Năm Canh Thân (1620) trong niên hiệu Thái Xương, Châu Đông Uyên ở Vân Gian qua Nam Hải lễ đại sĩ, thỉnh Sư tụng kinh Pháp Hoa để cầu siêu cho mẹ. Sư v́ bà ta tụng kinh, hồi hướng trước tượng Vi Đà Thiên. Ông Châu có một con trâu rất khỏe, từ đấy bỗng lăn ra chết. Không lâu sau, [hồn mẹ] nhập vào thân vợ ông, gọi con bảo: “Trước kia, do khẩu nghiệp nặng nề nên làm trâu. Nay do công đức của kinh Pháp Hoa, đă thoát khỏi nỗi khổ làm trâu. Lại cầu ngài Lăng Nhiên lễ sám để có thể thác sanh”. Do vậy, Sư v́ bà ta lễ sám, thí Diệm Khẩu Thực. Đêm hôm ấy, ông Châu mơ màng thấy mẹ đến cảm tạ: “Nhờ sức lễ sám, sanh vào nhà hàng xóm”. Tới sáng, ông kể lại với Sư giấc mộng. Vừa khéo, Trịnh thị ở hàng xóm mới sanh một trai. Họ nh́n nhau kinh ngạc, hỏi vào lúc nào, th́ ra đúng vào lúc đạo tràng vừa mới hoàn tất. Sư từng trích máu chép kinh Pháp Hoa. Chép xong hơn sáu ngàn chữ lưu loát như đă quen làm từ trước. Tĩnh thất nơi Sư ở, trên bức tường đất đều có các h́nh dạng của các cành, lá hoa sen. Người lễ Phổ Đà ai cũng tùy hỷ, chắp tay tán thán.

 

* Thích Tế Châu đời Minh

 

          Vào đời Minh, chùa Thứu Phong trên đường H́nh Bộ ở Bắc Kinh là chỗ thờ một bức tượng Phật bằng chiên đàn từ thời cổ. Trụ tŕ thần miếu vào những năm cuối là vị tăng tên Tế Châu, bẩm tánh chất trực, thờ Phật khâm ngưỡng, nghiêm túc, nhưng giữ giới không uống rượu chẳng nghiêm ngặt. Một hôm, có người mặc áo ngắn đến bảo: “Ta là Vô Thường ở địa phủ, bà cụ X… do lúc c̣n sống chẳng có một điều thiện nào, bị vướng trong địa ngục chẳng thể thoát được! Mồng Một và ngày Rằm mỗi tháng, từng đến chùa lễ Phật, mang hoa quả tới cúng dường thầy. Do nhân duyên ấy, bà ta hy vọng thầy sẽ tụng một bộ kinh Pháp Hoa để được thác sanh”. Tế Châu ngờ vực, chưa tin, nói: “Ông đă là quỷ, khó đến được đất Phật, sao không chiêm lễ?” Quỷ đáp: “Có đô thành hoàng ở trong, tôi chẳng dám vào”. Do vậy, sư Tế Châu nghĩ: Canh năm ngày hôm ấy, có người muốn làm thiện sự, bèn lập bài vị Thành Hoàng ở cạnh chánh điện. Lời ấy đúng là chẳng hư dối”. Sư bèn vào ngày Rằm tháng Bảy, quỳ trước Phật điện phúng tụng kinh Pháp Hoa. Tới quyển thứ năm, do trời nóng nên Sư quá khát, t́m trà chẳng được. Thấy trên bàn có một bầu rượu. Lắc thử th́ hăy c̣n rượu, bèn hớp một ngụm rượu lạnh. Sư vẫn quỳ trước Phật để hoàn kinh.

          Ngày hôm sau, Vô Thường lại đến bảo: “Bà cụ nhờ Sư tụng kinh, trọn bốn quyển, khắp cơi âm đều tỏa kim quang. Ngay trong lúc bà ta sắp ĺa địa ngục thác sanh, bỗng một luồng hơi rượu xông vào cơi âm. Từ quyển thứ năm cho tới quyển thứ bảy đều như thế. V́ vậy, vẫn chẳng đắc lực”. Sư Tế Châu nghe nói, rởn da gà, bèn phát nguyện chí thành, tụng kinh bù cho bà ta. V́ thế, Sư nghiêm giữ giới không uống rượu, vĩnh viễn chẳng dám phạm. Đường Công Thời từng khắc chuyện này ở mặt sau tấm bia nghiêm tịnh đạo tràng của chùa ấy.

          Xưa kia, lại có một vị cao tăng, quỳ tụng kinh Pháp Hoa ba mươi năm, bỗng thấy một thanh y đồng tử bảo: “Sư tụng Pháp Hoa đă rất lâu, nhưng mỗi lần rửa tay, chỉ là nhúng nước mà thôi, chẳng đúng pháp tẩy tịnh, dơ bẩn chạm vào Pháp Bảo, sẽ c̣n thọ tội”. Sư kinh sợ nói: “Bị tội báo ǵ?’ Đồng tử nói: “Sẽ đọa làm gịi trong phân”. Nói xong, chẳng thấy đâu nữa. Vị tăng hết sức sợ hăi; từ đó, tẩy tịnh đúng như pháp. Xét ra pháp tẩy tịnh, trước là dùng tro bụi, sau là dùng tháo đậu (tức xà pḥng) chà xát. Rửa tay th́ có bài chú Tịnh Thủ, rửa thân th́ có Tịnh Thân Chú, mỗi chú đều niệm bảy lần. Chẳng niệm chú, dẫu rửa bằng trọn hết nước bốn biển cũng chẳng thể tịnh. Tịnh Thủ chú là “Án, chủ ca lạt da, sa ha”. Tẩy Thân Chú là “Án, hạ nẵng mật lật đế, sa ha”.

 

* Thích Hành Nhân đời Minh

 

          Sư có pháp tự là Chỉ Nhất, người đất Quang Sơn, tỉnh Hà Nam, họ Trương. Hai mươi tuổi, đọc sách tại động Bạch Lộc. Sư gặp vị dị tăng nói: “Ông có đại nạn, hăy nên tŕ thánh hiệu Đại Bi th́ sẽ có thể thoát”. Sư lắng ḷng thọ tŕ. Năm Tân Tỵ (1641) trong niên hiệu Sùng Trinh, giặc Hiến[50] phá huyện, giết chóc đến Sư th́ gươm đao bỗng tự găy. Giặc lấy làm lạ, Sư thoát chết, quyết chí xuống tóc. Năm Giáp Thân (1644), Sư tới Kim Lăng, theo ḥa thượng Thiên Hoa Muội thọ Cụ Túc Giới xong, do thấy giặc giă nổi lên, bèn men theo gịng [Trường Giang] đi về Đông. Tới Côn Sơn, Sư giảng các kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm v.v… nơi tịnh thất. Đạo tục đều quy ngưỡng. Mùa Xuân năm Mậu Tư (1648), họ Từ xả nhà ở Tây Giao [biến thành chùa], mời Sư đến ở. Mùa Xuân năm Canh Dần (1650), Sư giảng diễn Pháp Hoa, biện huệ (trí huệ biện tài) như mây nổi, thính chúng mỗi ngày đông đến vạn người. Có bạch hạc từ trên không đáp xuống, ṿng quanh pháp ṭa mấy ṿng. Nghe giảng xong, nó bèn nghiêm nghị kêu dài rồi bay đi. Sư bèn đặt tên am là Pháp Vũ. Năm Tân Măo (1651), Côn Ấp đói to, Sư chủ tŕ thí cháo. Tâm lực đều dốc hết, cho nên ngă bệnh. Ngày mồng Hai tháng Giêng năm Nhâm Th́n (1652), Sư ngồi ngay ngắn, nói kệ rồi qua đời.

 

* Con ngựa của sư Vĩnh Minh chùa Báo Ân đời Minh

 

          Trong niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, trụ tŕ chùa Báo Ân là tăng Vĩnh Minh, pháp hiệu Tây Lâm. Sư nuôi một con ngựa. Sư thường cưỡi nó từ chùa đến bộ Lễ. Khi lên ngựa, Sư thầm niệm kinh Pháp Hoa. Tới cửa bộ Lễ xuống ngựa, vừa đúng hết một quyển, coi đó là lệ thường. Đối diện trước chùa ấy có một thai phụ, đêm mộng thấy con ngựa ấy vào nhà, bèn sanh một trai. Sáng ra, đến chùa hỏi thăm, con ngựa chết vào đúng lúc ấy. Nhà ấy về sau cho đứa con đó làm đồ đệ sư Tây Lâm. Nó cực ngu xuẩn, dạy chữ, một chữ cũng khó nhớ! Chỉ dạy truyền khẩu một quyển Pháp Hoa, liền có thể tụng thuộc, đúng là ngựa do nghe kinh mà đắc độ! Truyện này trích từ Kim Lăng Tỏa Sự.

          Lại có vị Tăng tụng kinh Pháp Hoa bên hồ. Một con cóc nghe tiếng tụng kinh, bỗng làm ra vẻ ngẩng đầu, chắp tay quỳ nhiều lần. Có lúc làm như tọa Thiền. Không lâu sau nó tắt hơi, Pháp sư Đường Tu Nhă nói: “Ư Phật, cốt tủy của tổ, tâm của ta, ư chỉ của kinh. Nhắm mắt, lắng ḷng nghe cặn kẽ, giọt đề hồ thấm vào trong gan ruột. Dẫu là loài trùng, há chẳng say đề hồ mà ngủ vùi ư?” Chuyện này thấy ghi trong Đạt Quán Ngữ Lục.

 

* Thích Minh Huân đời Minh

 

          Sư là người An Huy, vốn có tên là Hồ Văn Trụ. Trong niên hiệu Thiên Khải, Sư làm Trung Thư Xá Nhân. Do chẳng nghe theo lệnh Ngụy Đương (Ngụy Trung Hiền)[51] chép kinh, bèn cáo quan. Tới năm Bính Tuất (1646), ông bỗng bị ghẻ mặt người, đau đớn chẳng thể chịu nổi. Mùa Đông năm Tân Măo (1651), ông ngất lịm đi. Đang trong lúc mơ màng, nghe ghẻ mặt người nói: “Ta là Lô Chiêu Dung đời Lương. Trong cung tại Lạc Dương, gặp giặc giết chết. Nay đă hơn sáu trăm năm, vẫn c̣n vướng trong sổ quỷ, mà ông chính là người đă giết ta thuở đó. Nay ông đă được chuyển thân làm nam tử, hăy nên chép các kinh như Pháp Hoa v.v… để tự cứu và cứu ta”. Văn Trụ xót xa cầu xin ngưng đau sẽ liền chép. Lúc đó, ông đang ở Nghi Chân, lập tức sắm sửa giấy bút, chép các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Lăng Nghiêm v.v… và Thủy Sám. Mỗi lần chép liền hết đau, ngừng bút lại đau trở lại. Mất một năm mới chép xong kinh, bệnh liền lành.

          Mùa Hạ năm Đinh Dậu (1657), ông gặp ngài Đôi Sơn ở Đức Khánh, thuật cặn kẽ chuyện này, nhưng chưa đoan chắc là Tiêu Lương hay Châu Lương. [Trước đó, ông đă hỏi ư những vị có học vấn rộng thời đó như] Thái Sử Lư Minh Duệ, Tử Do Vương Định, mọi người đều nêu ư kiến, nhưng cũng chưa đoan quyết được! Đôi Sơn nói: “Đó là thời Châu Lương, v́ thời Tiêu Lương, Lạc Dương thuộc nhà Ngụy. Hơn nữa, Chiêu Dung cũng là danh hiệu địa vị của cung nhân thời Đường, do ủng hộ Chiêu Tông[52] mà bị hại. Nếu ông chẳng phải là Châu Hữu Khuê th́ cũng là Thị Thúc Tông vậy!” Ông bèn ghi điều này vào sách, xem chương Tiết Công Thẩm. Nay Đôi Sơn Đạo tức là Mễ Bút Kư. Xét ra, lời khảo luận của Đôi Sơn cặn kẽ nhất. Chỉ có điều như thế th́ Lương Chiêu Dung phải nên ghi là Đường Chiêu Dung. Hoặc là ông Hồ trong lúc ngất đi, do âm Đường và Lương gần nhau mà nghe sai cũng chưa biết chừng. Châu Thạch Tục ghi lại.

 

* Đồng tử chép kinh đời Minh

 

          Vào đời Minh, tương truyền tại chùa Bảo Lâm ở Tô Châu có đứa bé mười ba tuổi tới chùa, nói muốn có một tịnh thất để chép kinh. Tăng chúng trong chùa để cho nó ở riêng một pḥng. Nó lấy giấy bút chép kinh Pháp Hoa, dùng nửa bức giấy tằm của Cao Ly vẽ một cái tháp bảy tầng. Mỗi tầng là một quyển. Giấy dài chừng bốn thước, rộng chừng một thước rưỡi. Kinh văn hơn sáu ngàn chữ đều đầy đủ, mấy ngày là xong, giữ trong chùa. Đồng tử chẳng biết đi đâu. Người làng là Trần Văn Cương đích thân thấy tháp ấy, chữ to bằng hạt mè, nghiêm ngặt, phân minh, bên trái về phía dưới ghi: “Hành đồng hải vương Sư Quang viết”. Nay [bức vẽ ấy] thuộc về họ Hoa ở Đăng Khẩu.

 

* Long Đắc Phu đời Minh

 

          Ông là quận thừa ở Tứ Minh, thanh liêm, thẳng thắn, chuộng đạo. Khi đó, tại Phổ Đà có hai vị trụ tŕ, một vị là Trí Huệ, giới luật tinh nghiêm, đạo tục quy ngưỡng. Vị kia tên là Chân Biểu, tuy lănh đạo tùng lâm, nhưng tánh ương bướng, phá giới. Năm Nhâm Ngọ (1582) thời Vạn Lịch, ông vâng lệnh Giám Ty, tra hỏi Chân Biểu. Do [Chân Biểu phạm] lỗi nhỏ là đánh đập Sa Di, ông bèn đến núi để phân xử. Ông sai đem một bộ kinh Pháp Hoa ra đốt, bắt chúng tăng đều nhảy qua đó, thề chẳng tái phạm, c̣n chính ḿnh tới hậu điện lễ bái. Ông bỗng cảm thấy hai đùi mềm oặt, chẳng thể động được, thân thể nóng bức kỳ lạ, nhanh chóng hôn mê thiếp đi. Trong lúc mơ màng, nghe có tiếng truyền lệnh rằng: “Phụng đạo mà hủy đạo, càng trừng phạt nặng hơn. Chỉ v́ yêu dân, phạt ba con trâu đá đè quan tài”. Quận thừa nghĩ đấy ắt là mạng lệnh của quan cơi âm, chết như thế sẽ vào đường ác, [bèn van nài]: “Tôi không biết tội hủy kinh to ngần ấy! Từ nay trở đi, nguyện suốt đời trai giới, sẽ gấp từ quan để nhập đạo ḥng tự chuộc tội”.

          Sư Đại Trí cũng v́ ông xót xa cầu xin, tụng kinh lễ sám. Trong định, Sư thấy một ṭa thành bằng sắt vây quanh. Trong thành có thi thể lơa lồ chồng chất. Quận thừa cũng ở trong số đó, riêng ông chẳng lơa lồ. Sư chí tâm sám hối, bỗng thấy trên không giáng xuống một đạo bạch quang. Quận thừa như có người lôi ra, sống lại. Quận thừa thấy sa-môn như mây tụ, hỏi: “V́ sao ngươi thiêu hủy kinh, phạm điều răn to lớn này?” Quận thừa thưa: “Con đă biết tội rồi, nguyện dùng trăm điều để đền một. Trước hết, quyên hết bổng lộc để trai tăng một vạn vị Sư”. Các vị sa-môn đều ẩn. Đêm ấy, gia đồng của quận thừa thấy trong đêm tối có hai ngọc nữ đầu có hai búi tóc, tay cầm tràng, lọng, phẩy giường bước qua, vang ra tiếng. Cán tràng chạm vào mặt gia đồng, nó kinh sợ kêu ầm lên, bệnh của quận thừa liền lành. Khi đó, ông không ăn, không chớp mắt đă mười ngày rồi. Đồ Nghi Bộ Long mục kích chuyện ấy bèn ghi lại.

 

* Châu Nguyên Chánh ở Hải Diêm đời Minh

 

          Lúc ông làm Chư Sanh, giảng học vấn của Khổng Mạnh th́ đoan chánh, chẳng cẩu thả. Sau sáu mươi tuổi, ông thâm nhập Thiền duyệt. Chọn ba gian nhà xấu ở phía sau phủ trạch để [làm chỗ] bế quan, chẳng dính đến việc nhà. Trên ngạch cửa, đề sáu chữ “ví như ta đă chết rồi”. Công khóa mỗi ngày, buổi sáng là một quyển kinh Pháp Hoa. Sau giờ Ngọ tĩnh tọa. Tháng Tư năm Canh Thân, Đường Nghi Chi và môn nhân của ông là Trần Tắc Lương đến thăm. Tiên sinh bảo ông Lương: “Nghi Chi trước kia đă từng viết thư cho ông, khuyên ông bỏ cái học có lợi cho Thái Tây mà hăy học Phật. Đấy là lời tốt lành, hăy nên tha thiết nghe theo”. Ông Lương thưa: “Thầy tuổi đă cao, có lẽ nên nới lỏng giới cấm rượu đôi chút”. Tiên sinh nói: “Ư ông là bước vào độ tuổi suy yếu, hăy nên nhờ vào mấy chén để điều huyết dưỡng khí đó chăng? Chẳng biết ta đối với chuyện sanh tử đă vạch đứt rồi, sao c̣n nói lời ấy?” Khi tiên sinh nói đă vạch đứt rồi, liền dùng tay vạch một đường trên ghế, ư nói đă liễu sanh tử rồi! Người trông thấy đều run sợ, tôn kính.

          Tháng Bảy, ông không bệnh tật ǵ, bảo với con rằng: “Ở đây ta không có chuyện ǵ, có thể lên đường rồi!” Con hỏi: “Cha đến nơi nào?” Đáp: “Đến Tây Phương”. Con và cháu cố giữ lại, ông chấp thuận. Tới ngày mồng Một tháng Chạp, ông thị hiện bị bệnh, không ăn, người nhà hốt hoảng lo hậu sự. Tiên sinh bảo: “Đừng vội! Đó là chuyện vào nửa đêm ngày mồng Tám tháng Chạp”. Đến kỳ hạn, ông ngồi ngay ngắn sắp ra đi. Lại nói: “Ta cả đời chẳng có mảy may phụ người. Mùa Đông năm nay, người thợ mộc sau nhà v́ ta sửa sang một khoảnh đất sau cổng, v́ mong ta sẽ đăi khách vào Nguyên Đán, nên đă san bằng mặt đất cho người già tiện đi lại. Nhă ư ấy ta chưa báo đáp”. Ông lấy giấy viết một bài thơ cảm tạ. Trong ấy có một chữ viết sai, ông lại cầm bút tô sửa. Ông thong dong ngồi vững vàng rồi qua đời. Lúc đó, gà vừa gáy, tiên sinh đă răn nhắc sẵn người nhà: Khi ông ra đi, đừng cho phụ nữ đến! Hai ba giờ sau th́ họ mới có thể đến. Có đến cũng đừng khóc lóc. Trời đă sáng, quyến thuộc mới tới cử ai[53]. Tiên sinh tỉnh lại, mở mắt nhưng không mở miệng, chỉ lắc đầu ra hiệu dẫn nữ nhân đi. Họ đi hết rồi ông mới nhắm mắt ĺa đời. Khi đó, đến đi tự do dường ấy. Chuyện này được thấy trong sách Diệu Ư Am Kỷ Cầu.

 

* Vương Lập Cốc đời Minh

 

          Ông tự là Bá Vô, người Thai Châu. Thuở bé, theo cha là Đại Trung Thừa Vương Sĩ Tánh đến núi Kê Túc. Họ vào trong một vách đá, thấy ngài Ca Diếp nói: “Các vị từ nơi đến?” Ông Vương giật ḿnh. Ngài Ca Diếp nói: “Ông đọa trong nhà lửa, hăy hành từ, nhẫn, giới, mai sau sẽ mạnh mẽ đẩy lùi gịng nước chảy xiết. Dưới cầu, thân trước vẫn c̣n đó”. Trong khoảnh khắc, vách đá hợp lại như cũ. Từ đấy, ông Vương giữ vững giới kiêng giết. Năm Bính Ngọ (1606) trong niên hiệu Vạn Lịch, ông đỗ Hương Tiến[54], mộng thấy cha có lời khuyên dụ “trong mười năm th́ có năm lần chết; hăy gieo đức để hóa giải tai ương”. Ông bèn đối trước Tam Bảo ở Gia Ḥa, thề ăn chay trường, và ở Thiên Thai thề giữ bốn giới sát, đạo, dâm, vọng. Về sau, ông làm huyện lệnh ở Tân Cam.

          Năm Mậu Ngọ (1618), ông vào đất Cận. Thuyền đến Địch Cảng, ban đêm ông bị âm phủ bắt về. Vị chủ nhân cơi âm (Diêm vương) lớn tiếng quát: “Tuổi thọ của ngươi đến tháng Tám năm Bính Th́n (1616) đă tận, kéo dài đến nay là do sức trai giới, sao lại bỏ?” Ông Vương khấu đầu, cảm tạ: “Làm quan th́ do t́nh thế chẳng thể không như vậy được!” Vị chủ nhân cơi âm nói: “Cố nhiên! Hiềm rằng mạng hết th́ sao?” Vua sai người xua ông vào ngục. Một vị tể quan ở bên trái cầu thỉnh: “Xin hăy thử tính các chuyện [ông ta đă làm] sau khi đă phá giới!” Trong chốc lát, đưa tới hai cái rương: Các mệnh lệnh, văn quyển, và mỗi yết thị, mỗi lá thư khi ông làm huyện lệnh Tân Cam. Những câu nói đùa thường viết trên các mẫu giấy nhỏ cũng đều có. Mỗi thứ đều có hơi bốc lên, xanh, đen, đỏ, trắng, màu sắc khác nhau. Vị chủ nhân sai phân loại để kiểm. Trước hết, kiểm những thứ có màu đen và xanh được chất thành đống. Kế đó là kiểm đống có khí màu trắng. Đống xanh dần dần thu nhỏ, lại kiểm đống trắng, đống xanh bèn ẩn mất. Đống có khí màu đen rút nhỏ bằng cái chén, nhưng đống có màu đỏ riêng bốc hơi hừng hực. Ông Vương liếc nh́n, thấy kinh Kim Cang do ông đă khắc in và Háo Sanh Biên, Xă Thương Quyển đều có. Vị chủ nhân nói: “Đấy là biết gieo đức, hăy c̣n có lẽ sống, chỉ tổn hại ngũ quan, có thể cho ông ta bảo toàn tánh mạng được!”

          Vua bèn ra lệnh khoét mắt, ông liền cảm thấy tối đen chẳng thấy được ǵ, chỉ cảm thấy có người lôi đi. Vừa cất bước bèn tỉnh giấc. Nhướng mắt thấy ánh đèn như bị đâm, trọn chẳng thể mở mắt ra được. Thầy thuốc cho uống thuốc sáng mắt, trong đêm tợ hồ có người lại dùng đinh đóng vào mắt, khổ sở cùng cực! Ông bèn thôi dùng thuốc, quyết ư xin từ quan trở về quê, bỏ nhà tu Tịnh nghiệp, thề tŕ Pháp Hoa một ngàn bộ, và hằng ngày tụng kinh Kim Cang, Phạm Vơng để cầu được ngầm gia hộ. Tháng Bảy năm Canh Thân (1620), ông lễ sám ở U Khê, trong đêm, mộng thấy Đại Sĩ dùng cành dương rẩy cam lộ chấm vào tṛng mắt. Sáng dậy, bỗng thấy mọi vật, hai mắt sáng lại. Sau đó, ông đến khắp các môn đ́nh Vân Thê và Bác Sơn, sống thêm mười hai năm nữa, hiệu là Bích Như đại sư, có ghi lại chuyện hồi sanh.

 

* Vưu Hoằng Viễn ở Tô Châu đời Minh

 

          Ông yêu thích một cô gái hàng xóm, lén ước định chung thân, cưới cô ta làm thiếp. Vợ ghen tuông, đối xử tàn tệ, lại c̣n dùng cách nguyền rủa, khiến cho cô ta mau chết. Chẳng lâu sau, người thiếp quả nhiên chết. Hơn một năm, vợ cũng mắc bệnh lâu ngày, gọi bà Lư bầu bạn. Trong đêm, người vợ thấy có người váy đỏ, áo xanh, tha thướt tới trước mặt, chỉ bà vợ quở: “Mạng ta chưa đáng chết, do ngươi nguyền rủa, khiến cho ta chết yểu. Nay ta đă tố cáo ở Nhạc Ty truy bắt ngươi!” Nói xong, chẳng thấy đâu nữa. Đêm hôm sau, quả nhiên người vợ tắt hơi. Hoằng Viễn tâm niệm người thiếp chết oan, và các thệ nguyện mà vợ đă hứa trong lúc b́nh thời, và các loại văn thư quá nhiều, ắt sẽ khiến cho ḿnh mắc lụy. Ông ta bèn hằng ngày tŕ tụng kinh Ngọc Hoàng được mấy trăm bộ. Lại cầu người thờ Chân Vũ[55] là Trầm đạo sĩ ở Huyền Diệu Quán lập Thủy Lục Đạo Tràng để tạ lỗi trước.

          Sau đó, trong khi bị bệnh, Hoằng Viễn thấy bị quỷ tốt hung hăng bắt đi. Tới một cung khuyết, biển đề là Nhạc Phủ. Vua ngồi trên điện, quát bảo Hoằng Viễn và vợ về chuyện cùng nguyền rủa. Hoằng Viễn khấu đầu biện bác chẳng phải lỗi ḿnh! Vua hô tả hữu áp giải vợ và thiếp của Hoằng Viễn ra làm chứng. Người vợ nghẹn lời. Vua nói: “Ngươi tuy không biết chuyện, nhưng văn án nguyền rủa của người đàn bà này rất nhiều, phá trừ như thế nào?” Hoằng Viễn chưa đáp. Trước án, một viên phán quan tâu với vua: “Từ chỗ Cao Chân đă có văn thư chuẩn án rồi!” Vua sai lấy quyển văn để xem, trao cho Hoằng Viễn. Hoằng Viễn hoảng hốt, chẳng rảnh để đọc kỹ, chỉ thấy chữ son mấy ḍng ở cuối trang giấy. Vua nói: “Văn thư đă chuyển đến Phong Đô, nói sẽ tâu tŕnh. Nay nói là công văn tŕnh lầm”. Trong khoảnh khắc, có hai thần tướng mặc giáp trụ hiện trong sân: Một vị là Quan Thánh, vị kia là tâm tướng Vương Linh Quan[56]. Linh Quan nh́n vua nói: “Sai lầm nhỏ này chẳng đáng hỏi tới!” Vua gật đầu. Linh Quan dùng chân khều chân Hoằng Viễn, nói “đi”, [Hoằng Viễn] bèn được đi ra. Đường quanh co mấy khúc, lại vào một ty. Có sáu vị Tăng ngồi trong đó, gọi Hoằng Viễn cật vấn. Người đứng đầu nói: “Hăy trở lại, hăy nên gia nhập ty Ngũ Ôn[57] đi!” Hoằng Viễn kể rơ chuyện Cao Chân xá tội, Tăng nói: “Ngươi biết tuân phụng Đạo Giáo mà quên Phật, tức là lẽ lợi hại trong ấy cũng chẳng phải là nhỏ! Nay đă được sống lại, hăy gấp mời sáu vị Tăng tuổi cao có đức, tụng sáu bộ kinh Pháp Hoa th́ mới có thể tiêu diệt tội khiên!” Họ ra lệnh thả về, Hoằng Viễn mới sống lại. Hôm sau, lập tức thỉnh Tăng tụng kinh đúng số. Cho tới nay, ngày Rằm mồng Một mỗi tháng đều niệm kinh sám, dẫu hết sức bận bịu vẫn chẳng bỏ!

 

* Cát Uyển đời Minh

 

          Ông tên tự là Thạch B́nh người Côn Sơn, dốc ḷng thành học đạo. Ông đóng cửa tham cứu kinh Phật, quanh năm không biết mỏi mệt, quy tâm nơi Pháp Hoa nhiều nhất, dùng kinh này làm công khóa thường nhật. Ông nghĩ thời gian trôi qua như chớp xẹt, diệu pháp khó nghe, muốn báo ân Phật th́ hoằng truyền kinh là trọng yếu. Do vậy, sưu tập truyện của tiên hiền cổ đức từ đời Tấn, Tống cho tới Nguyên, Minh, tạo thành bộ Cảm Thông Lục bốn quyển. Cuối mỗi quyển đều có luận định. Thấm thoát mấy năm chưa xong. Mùa Thu năm Tân Măo, do suy yếu mệt nhọc, ông bị bệnh trầm kha cả năm. Tới mùa Đông năm Nhâm Th́n, do liên tiếp mấy đêm đều cảm mộng khác lạ, thấy thần nhân đến khắc in tác phẩm ấy, bèn dốc cạn sức lực gắng hoàn thành. Sách soạn xong, bệnh cũng lành.

 

* Trần Tế Sanh ở Ngô Môn đời Minh

 

          Ông tự là Hoàng Sĩ, là trưởng tử của Văn Trang Công, dốc sức làm thiện sự. Đối với những lời hay, hạnh đẹp xưa nay, không ǵ chẳng chính tay sưu tập, chép lại, chất tới tận kèo nhà. Ông chuộng nhất nội điển, thường kết liên xă, tŕ tụng Pháp Hoa lâu ngày chẳng giải đăi. Bỗng mộng thấy một cụ già, phong thái cổ xưa, lạ lùng, tay cầm kinh Pháp Hoa viết bằng chữ vàng cùng nhân quả sự tích trao cho. Ông Trần hớn hở vái lạy, nhận lấy. Trời sáng, bộ Pháp Hoa Cảm Thông Lục do họ Cát ở Lộc Thành đă khắc in quả nhiên được chở tới Viễn Diệu Đường của ông Trần để lưu thông. Lại có một người bạn đem chuyện dùng mực pha bột vàng chép toàn bộ kinh Pháp Hoa đến hỏi, là chuyện trong cùng một ngày. Chẳng lâu sau, trên đường, ông thấy một bộ kinh Pháp Hoa do Lư Chánh Khanh ở Tân An chép bằng chữ vàng, liền thỉnh về để cúng dường, tạo thành hợp bích[58], trang nghiêm thắng diệu. Người khác nh́n vào, đều than là hy hữu, mới tin do ḷng u thành cảm vời, Phật sự nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn như thế. Trước tác của ông Trần có Cộng Tri Lục, Đồng Thiện Hội Toàn Lục, và Hương Lâm Quảng Thư v.v… đều được lưu hành trong cơi đời.

 

* Mẹ ông Công Bộ Đàm Trinh Mặc đời Minh

 

          Nghiêm thái phu nhân chăm lo gia đ́nh, dạy con, đều đúng chừng mực. Tuy chồng con sang quư, bà vẫn áo vải, ăn rau, dốc ḷng tin Phật pháp. Bà coi trọng kinh Pháp Hoa và kinh Kim Cang nhất, sáng tối lễ tụng. Tuổi già, thêm vào [thời khóa] kinh Hoa Nghiêm, mỗi ngày một quyển. Lại có thể v́ các con dâu giảng giải ư nghĩa chánh yếu. Năm Nhâm Thân (1632) trong niên hiệu Sùng Trinh, bà thị hiện bị bệnh, bèn đứng dậy tắm rửa, thay áo, lễ Phật, nói: “Ta một đời kính Phật, nếu thật sự có duyên với Phật, sẽ khiến cho di thể chẳng hôi thối”. Do vậy, bà chắp tay, ngồi xếp bằng qua đời. Lúc đó đang là tháng Bảy nắng gắt, bà vẻ mặt mỉm cười như hăy c̣n sống, mùi thơm phảng phất. Khi an táng, chẳng hề có ruồi bọ. Người trông thấy, chẳng ai không khen là lạ lùng.

Pháp Hoa Tŕ Nghiệm Kỷ, quyển hạ hết

 

Lời Hồi Hướng

          Kinh Pháp Hoa là một trong ba bộ kinh Viên Giáo Nhất Thừa (Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, và Phạm Vơng), nghĩa lư sâu thẳm, dẫu có diễn giải, tán thán bao nhiêu đi nữa, vẫn chẳng khác nào nêu ra một hạt cát trong sa mạc mênh mông. Đệ tử nhờ phước thừa mà có cơ hội chuyển ngữ bộ hội nghĩa này của Tổ Ngẫu Ích, lại được đọc các sự tích cảm ứng của các bậc tiên hiền, vô cùng thẹn hổ v́ học thức kém cỏi, chẳng thể diễn tả lời kinh ư tổ suông sẻ, găy gọn. Càng hổ thẹn v́ tiền nhân chẳng tiếc sức hành tŕ, truyền bá, mà bản thân ḿnh th́ chẳng có tí xíu công hạnh nào, lại c̣n giải đăi, biếng nhác, cô phụ bi tâm của bao thế hệ thầy tổ. Càng đọc các sự tích, càng thêm tin tưởng pháp môn Tịnh Độ, v́ qua những chuyện cảm ứng được chép trong Hiển Ứng Lục và Tŕ Nghiệm Kỷ, có thể thấy rất rơ những bậc đại thiện tri thức quảng học đa văn, sau khi đă thâm đắc Thiền Tông và Giáo Quán, đều quy tâm Tịnh Độ, nhất tâm cầu sanh Cực Lạc. Càng thêm kinh sợ trước gương cảnh tỉnh của những vị dày công đọc tụng, nhưng do chưa phát nguyện văng sanh, đến nỗi v́ một niệm tâm sai lầm, kiếp sau phải lưu lạc, phí uổng công lao tu tập cả đời thuở trước. Nếu việc làm kém cỏi này của chúng con có chút công đức nào, đều xin hồi hướng về lịch đại tổ tiên, phụ mẫu, sư trưởng, tông thân quyến thuộc, lũy kiếp oán thân trái chủ và mười phương pháp giới chúng sanh, đặc biệt là các liên hữu đă luôn khuyến tấn, góp phần sửa chữa, tán trợ ấn tống. Trân trọng cảm tạ các vị liên hữu Đức Phong, Huệ Trang và Diệu Âm Trịnh Lộc đă giúp giảo duyệt, góp ư sửa chữa. Nguyện do công đức này, thế giới ḥa b́nh, tai ương tật bệnh của chúng sanh tiêu trừ, tứ chúng đồng tu tín tâm kiên cố, đạo nghiệp tinh chuyên, hoằng dương rộng lớn Phật pháp để chuyển cơi Sa Bà thành Tịnh Độ.

Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa kính bạch.

Ngày 04 tháng 01 năm 2023.

         

 

 

 



[1] Tương Sơn Dă Lục là tác phẩm theo thể loại bút kư dă sử ghi rất nhiều sự kiện lẫn các câu chuyện truyền thuyết từ thời Bắc Tống mới mở nước cho đến thời Tống Thần Tông, cũng như các phong tục, tập quán thời ấy. Sách do sư Văn Oánh biên soạn trong niên hiệu Hưng Ninh đời Tống Thần Tông, do chủ yếu nói về chùa Kim Loan tại Tương Sơn ở Kinh Châu, cho nên đặt tên sách như vậy.

[2] Văn Mục Vương tức là Tiền Nguyên Quán  (887-941), chính là hoàng đế thứ hai của nước Ngô Việt thời Ngũ Đại. Ông là con thứ năm của Ngô Việt Thái Tổ Vũ Túc Vương Tiền Lưu. Ngô Việt là vương quốc nhỏ độc lập, lănh thổ bao gồm các tỉnh Chiết Giang, Thượng Hải, và phía Nam tỉnh Giang Tô.

[3] Tức ngài Đức Thiều, thầy của Ngô Việt Vương. Sư pháp húy là Đức Thiều, người huyện Long Tuyền thuộc Xử Châu, kế thừa ḍng thiền Pháp Nhăn. Sư vào núi Thiên Thai dựng chùa nên gọi là Thiên Thai Đức Thiều, chứ Sư không thuộc tông Thiên Thai. Khi đó, các tác phẩm của tổ Trí Giả bị tản lạc, chỉ xứ Tân La giữ được toàn vẹn. Sư liền sang nước ấy chép lại toàn bộ, đem về Trung Hoa, đưa vào Đại Tạng Kinh.

[4] Trung Ư Vương chính là Tiền Thục. Ông là con trai thứ chín của Văn Mục Vương, là vị vua cuối cùng của Ngô Việt. Khi nhà Tống thành lập, ông đă thần phục, và sát nhập vào nhà Tống để giữ yên sự ổn định cho vùng hạ lưu sông Dương Tử. Tống Thái Tông đă ban cho ông tước hiệu là Hán Nam quốc vương, cho nên đôi khi Trung Ư Vương được gọi là Hán Nam quốc vương như trong câu chuyện ngài Thích Đạo Tiềm thuộc phần trên.

[5] Càn Hóa là niên hiệu của Hậu Lương Thái Tổ Châu Toàn Trung (Châu Ôn) từ năm 911 đến năm 913.

[6] Tấn ở đây là một vương triều thời Ngũ Đại Thập Quốc, không phải là nhà Tấn do Tư Mă Viêm sáng lập sau thời Tam Quốc. Do tác phẩm này được viết theo thể loại biên niên sử, nhà Tấn trong câu chuyện này chỉ có thể là nhà Tiền Tấn (896-923) do Lư Khắc Dụng sáng lập, hoặc nhà Hậu Tấn (936-947) do Thạch Kính Đường sáng lập. Câu cuối cùng trong chuyện nói rơ là niên hiệu Thiên Phước, mà Thiên Phước chính là niên hiệu của Thạch Kính Đường từ năm 936 đến 944, cho nên Tấn ở đây phải là nhà Hậu Tấn.

[7] Châu ở đây là Hậu Châu (951-960) thời Ngũ Đại, do Quách Oai diệt nhà Hậu Hán của Lưu Trí Viễn mà lập ra triều đại này (do vậy, đôi khi c̣n gọi là Quách Châu). Lănh thổ nhà Hậu Châu bao gồm các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, nam bộ Sơn Tây, nam bộ tỉnh Hà Bắc, Thiểm Tây, phía Đông Cam Túc, phía Bắc tỉnh Hồ Bắc và một phần tỉnh An Huy và Giang Tô. Quách Oai không có con, sau khi ông ta chết, cháu là Sài Vinh lên làm vua (tức Châu Thế Tông). Tuy Sài Vinh này chỉ làm vua được 5 năm, nhưng đă dốc sức diệt Phật pháp tại vùng Hoa Bắc. Khi Sài Vinh chết, con là Sài Tông Huấn (Hậu Châu Cung Đế) bảy tuổi lên ngôi. Năm 960, do nghe tin đồn liên quân Bắc Hán và Liêu tấn công, triều đ́nh sai Điện Tiền Đô Kiểm Điểm Triệu Khuông Dẫn đi đánh. Triệu Khuông Dẫn dẫn quân đến Trần Kiều; đạo diễn binh lính tôn Triệu Khuông Dẫn lên làm vua (lấy cớ vua quá nhỏ không thể bảo vệ được đất nước). Triệu Khuông Dẫn dẫn quân về Biện Kinh, ép Cung Đế phải nhường ngôi. Do trước đó Triệu Khuông Dẫn từng làm Quy Đức Tiết Độ Sứ cai quản Tống Châu, cho nên lấy quốc hiệu là Đại Tống.

[8] Thích Thị Lục Thiếp là tác phẩm mô phỏng theo Lục Thiếp của Bạch Cư Dị, nội dung là tập hợp tất cả văn chương và nghĩa lư liên quan đến họ Thích trong Đại Tạng, chia thành nhiều môn (mỗi môn được gọi là một Bộ, sách gồm năm mươi bộ), đầu tiên là Phật, Pháp, Tăng Bảo, thần hộ pháp, vua tôi, cho tự xá tháp điện, cầm thú, thảo mộc v.v… Đối với mỗi điều đều ghi rơ xuất xứ. Hậu Châu Thế Tông truyền đưa sách này vào Sử Quán và ban cho ngài Thích Nghĩa Sở mỹ hiệu Minh Giáo đại sư.

[9] Sông Tào Nga (c̣n gọi là Kha Thủy, Thượng Ngu giang, Đông Tiểu giang, Hiếu Nữ giang) ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, là chi lưu lớn thứ hai của sông Tiền Đường. Sông dài đến 192 km. Chỗ rộng nhất đến 600m, lưu vực sông rộng đến 5.922 km2. Tương truyền, vào đời Đông Hán, cô gái có hiếu là Tào Nga đă v́ vớt xác cha (cha cô chết đuối trong sông này) mà tự trầm để xác ḿnh đẩy xác cha lên bờ, cho nên sông có tên như thế.

[10] Âu Việt c̣n gọi là Đông Việt, hay Đông Âu, là vùng đất ở phía Nam tỉnh Chiết Giang, thuộc lưu vực Âu giang và Linh giang, bao gồm Ôn Châu, Thai Châu, Lệ Thủy v.v... Đây là lănh thổ của một thị tộc Bách Việt. Bách Việt là một cộng đồng nhiều sắc tộc khác nhau sống từ phía Nam Trường giang cho đến Bắc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, Việt () là biến thể của Việt (, nghĩa gốc là cái búa hay cái ŕu bằng đồng) bắt nguồn từ sự khéo léo của người Việt trong kỹ thuật đúc đồng làm mũi tên, lưỡi cày, ŕu đồng, trống đồng. Theo Lộ Sử của La Bí đời Tống th́ “Việt Thường, Lạc Việt, Mân Việt, Âu Việt, Âu Ngai, Thả Âu, Tây Âu, Cung Nhân, Mục Thâm, Tồi Phu, Cầm Nhân, Thương Ngô, Việt Âu, Quế Quốc, Tổn Tử, Sản Kư, Hải Quư, Cửu Khuẩn, Kê Dư, Bắc Đới, Bộc Cú, Âu Ngô được gọi chung là Bách Việt”. Sở dĩ có danh xưng Âu Việt v́ họ sống trong lưu vực của Âu giang. Lănh tụ của Âu Việt được coi là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn khi nước Việt bị diệt cuối đời Chiến Quốc. Thời Tiền Hán, lănh tụ của người Âu Việt là Sô Dao từng đem quân giúp Lưu Bang đánh Hạng Vũ, nên khi Lưu Bang lên ngôi, lập ra nhà Hán, đă phong cho Sô Dao làm Đông Hải Vương cai quản vùng này. Lúc đó, tiểu quốc này được gọi là Đông Âu quốc (tức thái ấp của Sô Dao).

[11] Kê Lâm (雞林, Gyerim) là tên cũ để gọi một khu vực của cổ vương quốc Tân La (Silla) trên bán đảo Đại Hàn. Theo truyền thuyết, vào năm 65, vua Thoát Giải Ni Sư Kim (脫解尼師今, Talhae Isageum) của vương quốc Tân La nghe gà gáy trong khu rừng phía Tây Khánh Châu (Gyeongju), sai cận thần đi xem xét th́ t́m được một cái hộp vàng treo trên cành cây, quang minh tỏa ra từ cái hộp đó. Trên nắp hộp, có một con gà trắng đang gáy liên tục. Vua sai mở hộp, trong đó có một bé trai. Vua thích thú nhận nuôi đứa bé, đặt tên là Kim Át Trí (Kim Alji, Kim và Alji đều có nghĩa là vàng). Khu rừng ấy được gọi là Kê Lâm. Kim Át Trí trở thành thỉ tổ của hoàng tộc họ Kim của Tân La.

[12] Trường Hưng là niên hiệu của vua Minh Tông (Lư Tự Nguyên) nhà Hậu Đường từ năm 930 đến năm 934. Do Sư mất trong đời vua Tống Thái Tông nên vẫn coi Sư thuộc đời Tống. Hậu Đường là triều đại thứ hai trong thời Ngũ Đại (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Châu) trước khi Triệu Khuông Dẫn thống nhất phần lớn Trung Hoa (phần lớn phía Bắc Trung Hoa thời đó đă thuộc Liêu và Kim).

[13] Viên đầu (園頭) là vị Sư trông nom vườn tược trong chùa.

[14] Bột cưu (鵓鳩, c̣n gọi là bột cô) là một loài bồ câu thường biết dưới danh xưng Turtle Dove, lông cánh có vằn đen và nâu xen lẫn. Khi nó kêu nhiều th́ trời sẽ mưa.

[15] Mục Vô Thiền Pháp Uyển trong tạp chí Bồ Đề Thụ đă giải thích câu này như sau: “Động dung là khi Phật Thích Ca giơ cành hoa lên, ngài Ca Diếp mỉm cười; đó là động dung. ‘Dương cổ lộ’ là phù hợp với đường lối xưa kia. Bất đọa tiễu nhiên cơ là chẳng để lỡ thời tiết nhân duyên, tức là người chứng đạo mới có thể cảm nhận sự huyền diệu trong từng phút giây, chẳng thể nào diễn tả được”.

[16] Thuần Hóa là niên hiệu của Tống Thái Tông (Triệu Khuông Nghĩa), sử dụng từ năm 990 đến năm 994.

[17] Thiên Hy là niên hiệu thứ tư của Tống Chân Tông (Triệu Hằng), sử dụng từ năm 1017 đến năm 1021. Tống Chân Tông dùng các niên hiệu Hàm B́nh, Cảnh Đức, Đại Trung Tường Phù, Thiên Hy và Càn Hưng.

[18] Lữ Mông Chánh (946-1011), tự là Thánh Công, người xứ Lạc Dương. Ông là một vị đại thần nổi danh đời Tống, ba lượt được phong làm Tể Tướng. Ông đỗ trạng nguyên khi 21 tuổi, được phong làm Tương Tác Giám Thừa Thông Phán Thăng Châu. Ông được phong làm Đồng Trung Thư Môn Hạ B́nh Chương Sự (Tể Tướng) ba lần vào năm 988, 993 và 1011. Bảy người con trai của ông đều làm quan. Cháu trai ông là Lữ Di Giản (tức cháu nội của Lữ Quy Tường. Lữ Quy Tường là em trai của cha Lữ Mông Chánh) cũng được phong làm Đồng Trung Thư Môn Hạ B́nh Chương Sự.

[19] Khánh Lịch là niên hiệu của Tống Nhân Tông từ năm 1041 đến năm 1048.

[20] Thiệu Thánh là niên hiệu của Tống Triết Tông (Triệu Hú) từ năm 1094 đến năm 1098.

[21] Nguyên Phong là niên hiệu của Tống Thần Tông (Triệu Húc) từ năm 1078 đến năm 1085.

[22] Hy Ninh là niên hiệu của Tống Thần Tông (Triệu Húc) từ năm 1068 đến năm 1077.

[23] Nguyên Hựu là niên hiệu của Tống Triết Tông (Triệu Hú) sử dụng từ năm 1086 đến năm 1094.

[24] Đại Quán là niên hiệu của Tống Huy Tông (Triệu Cát) từ năm 1107 đến năm 1110.

[25] Nguyên Phù là niên hiệu thứ ba của Tống Triết Tông sử dụng từ năm 1098 tới năm 1100.

[26] Chánh Ḥa là niên hiệu của Tống Huy Tông (Triệu Cát) từ năm 1111 đến năm 1118.

[27] Sùng Ninh là niên hiệu của Tống Huy Tông từ năn 1102 đến năm 1106.

[28] Kiến Viêm là niên hiệu của Tống Cao Tống từ năm 1127 đến năm 1130.

[29] Thiệu Hưng là niên hiệu của Tống Cao Tông từ năm 1130 đến năm 1162.

[30] Lưu khám: Quàn quan tài chưa chôn hay thiêu.

[31] Hiến Sứ c̣n gọi là Hiến Ty, tức Đề Điểm H́nh Ngục Công Sự tại các Lộ (nhà Tống chia nước nhiều Lộ, giống như khái niệm tỉnh sau này). Chức quan này phụ trách thẩm tra các nghi án, khảo sát, đàn hặc quan lại các cấp, tương đương chức Án Sát Sứ về sau này. Hiến Sứ c̣n là danh xưng để gọi các quan Ngự Sử.

[32] Thời Tống, chức quan vơ được chia thành ba ban là Đông, Tây, và Hoành, gọi chung là Tam Ban. Chức quan vơ khởi đầu sẽ gọi là Tam Ban Tá, cao hơn là Tam Ban Phụng Chức, cao nhất là Tiết Độ Sứ. Tống Sử cho biết thời Tống Nhân Tông, lập ra chức Nội Điện Sùng Ban, Tả Hữu Thị Cấm để bảo vệ hoàng cung, đổi chức Điện Tiền Thừa Chỉ thành Tam Ban Phụng Chức.

[33] H́nh Bộ được gọi là Đô Quan Ty vào đời Tào Ngụy, trưởng quan của ty ấy được gọi là Đô Quan Lang. Về sau, mới đổi thành H́nh Bộ, cho nên gọi chung là H́nh Bộ Đô Quan.

[34] Mạc quan: Chức quan giúp việc cho các quan chức lớn từ cấp Tri Châu trở lên, thường gọi là Sư Gia, Mạc Khách, Mạc Tân, Mạc Hữu. Chức vụ này bắt nguồn từ thời Đường. Sau khi loạn An Lộc Sơn b́nh định, các quan chức lớn như Tiết Độ Sứ, Quan Sát Sứ, Đoàn Luyện Sứ, Pḥng Ngự Sứ v.v… thiết lập hệ thống hành chánh của riêng ḿnh, tự lựa chọn các quan văn phù tá. Các viên quan đó được gọi chung là Mạc Quan. Chẳng hạn như Tiết Độ Sứ lập ra các chức quan Hành Quân Tư Mă, Phó Sứ, Phán Quan, Chi Sứ, Trưởng Thư Kư, Thôi Quan, Tuần Quan v.v…

[35] Vị tăng đi hành cước, hoặc du tăng, không có trụ xứ nhất định.

[36] Đan sa (丹砂, Cinnabar) c̣n gọi là Châu Sa (朱砂), Xích Đan (赤丹), Hống Sa (汞沙), Thần Sa (辰砂), chính là sulfur thủy ngân, có màu đỏ sậm. Chất này thường được dùng để chiết xuất thủy ngân. Người Hoa dùng nó làm thuốc trấn kinh, giải nhiệt, an thần, điều trị chứng mất ngủ, cũng như dùng trị các bệnh ngoài da, tuy đây là chất độc. Các nhà luyện kim của Đạo giáo c̣n sử dụng châu sa để luyện đan, pha với các kim loại nặng như ch́, và các chất độc khác với tham vọng tăng tuổi thọ, hoặc thành tiên bay lên trời. Rất nhiều vua chúa uống vào đă bị điên loạn, hay lở loét đến chết.

[37] Khánh Lịch là niên hiệu của Tống Nhân Tông từ năm 1041 đến năm 1048.

[38] Nghi nhân là phong hiệu của vợ quan. Từ niên hiệu Chánh Ḥa đời Tống Huy Tông, mẹ và vợ của quan văn từ Triều Phụng đại phu cho tới Triều Nghị đại phu (tức là thuộc hàm chánh ngũ phẩm) được phong làm Nghi Nhân, cao hơn An Nhân, và thấp hơn Cung Nhân. Đời Nguyên th́ vợ và mẹ của quan chức từ thất phẩm trở lên được phong là Nghi Nhân. Thời Minh - Thanh th́ vợ và mẹ của quan ngũ phẩm trở lên mới được phong là Nghi Nhân.

[39] Diêm Quan là chức quan chuyên kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh muối. Trách nhiệm chủ yếu là bảo đảm không có chuyện buôn muối lậu v́ Trung Hoa đất rộng, các tỉnh nội địa phải mua muối từ vùng biển với giá cao, do đó, kinh doanh muối là một nguồn lợi rất lớn để đánh thuế của triều đ́nh.

[40] Tức là dùng ngũ trùng huyền nghĩa để giảng một bộ kinh, gồm: Thích danh (giải thích tên kinh), biện thể, minh tông (biện định tông thú, tức kinh này chủ yếu dạy về giáo pháp nào, đó là Tông. Do vâng theo cái tông ấy để tu hành sẽ đạt được cái quả ǵ. Đó là Thú), luận dụng (luận định tác dụng) và phán giáo (phán định thuộc giáo tướng nào trong Tạng, Thông, Biệt, Viên, thuộc Bồ Tát tạng hay Thanh Văn tạng). Tứ thích là cách giải thích kinh văn dựa theo bốn phương diện như ngài Ngẫu Ích đă sử dụng trong Pháp Hoa Thai Tông Hội Nghĩa trước đó: Nhân duyên, ước giáo (dựa theo từng giáo trong bốn giáo để luận định ư nghĩa của từng đoạn kinh văn), Bổn Tích và quán tâm.

[41] Ư nói hành cước tham học, dựa theo điển cố: Tổ Đạt Ma sau khi mất được chôn tại núi Hùng Nhĩ. Sứ giả đi Tây Vực trở về tâu với vua gặp Tổ bên Tây Vực, trên vai quảy một chiếc dép. Vua cho người khai quật mộ th́ thấy trong mộ chỉ c̣n lại một chiếc dép.

[42] Vạn Lịch là niên hiệu của Minh Thần Tông (Châu Dực Quân) từ năm 1573 đến năm 1620. Từ Thánh Thái Hậu chính Hiếu Định Thái Hậu (1545-1614), mẹ của vua Minh Thần Tông. Bà họ Lư, không biết tên, chỉ biết quê bà ở Thành Huyện, phủ Tây Dực, tỉnh Sơn Tây, được phong làm hoàng quư phi của Minh Mục Tông (Châu Tải Kỵ). Bà được đưa vào làm cung nhân cho Dụ Vương Châu Tải Kỵ lúc 15 tuổi. Do bà xinh đẹp, thông minh, hiền thục, Châu Tải Kỵ ưa thích bèn nạp bà làm thiếp thất. Khi Châu Tải Kỵ lên ngôi, trở thành Minh Mục Tông, bà được phong làm Hoàng Quư Phi. Tuy bà sanh nhiều con nhất, được vua hết sức sủng ái, nhưng đối với Trần Hoàng Hậu không con, lại bị thất sủng, bà vẫn giữ trọn lễ nghĩa, cung kính, không kiêu căng. Khi Minh Mục Tông tạ thế, con trai của bà lên ngôi tức Minh Thần Tông, bà được phong là Từ Thánh Hoàng Thái Hậu. Khi Minh Thần Tông c̣n nhỏ, bà dạy con rất nghiêm khắc, hễ vua phạm lỗi bèn bị phạt quỳ. Ngay cả khi ông ta đă là vua, bà không khoan nhượng trước sai lầm của vua. Khi Minh Thần Tông say rượu hăm hiếp Vương thị là cung nhân hầu Thái Hậu, bị Thái Hậu cật vấn, vua chối phắt, tới khi Thái Hậu đem sổ sách ghi chuyện lâm hạnh của vua ra cho vua đọc, ông ta mới miễn cưỡng thừa nhận. Thái Hậu bắt vua phải phong cho Vương thị làm phi tần. Từ đó, vua mang dạ oán mẹ. Thái Hậu sùng Phật, thường bố thí xây dựng chùa, vua lại mê Đạo Giáo, mâu thuẫn giữa hai mẹ con càng sâu. Khi Vương Thị sanh con là Châu Thường Lạc, vua gọi Thường Lạc là Đô Nhân Tử (con của cung nữ), mà Thái Hậu lại xuất thân là cung nữ, cho nên bà càng bực tức. Điều đó dẫn đến chuyện các thiền sư được Thái Hậu coi trọng cũng bị vạ lây như ngài Hám Sơn Đức Thanh chẳng hạn; do Thái Hậu tặng vàng cho Sư chép kinh, vua đă ghét ngài Đức Thanh sẵn, nhất là khi vua sủng ái Trịnh Quư Phi, c̣n Thái Hậu thích Vương Thị, cậy ngài Đức Thanh chủ tŕ lễ cầu tự cho Vương Thị sanh con trai. Tới khi vua ban Đại Tạng cho các chùa trong nước, Thái Hậu đă đặc biệt dành riêng một bộ cho ngôi chùa Hải Ấn nơi Sư trụ tŕ. Tới khi Sư trùng tu chùa, vua bèn sai người vu cáo Sư tự tiện tu bổ chùa không xin phép, lén dùng công quỹ để phạt Sư đi đày.

[43] Lănh ngoại c̣n gọi là Lănh Nam, tức là vùng đất ở phía Nam rặng Ngũ Lănh, tức vùng đất bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam hiện thời. Rặng Ngũ Lănh bằng đá hoa cương chạy từ Đông sang Tây dài 600 km, gồm năm rặng núi nhỏ (Việt Thành Lănh, Đô Bàng Lănh, Manh Chử Lănh, Kỵ Điền Lănh, và Đại Dữu Lănh), là ranh giới tự nhiên phân cách vùng Lưỡng Quảng với Giang Nam.

[44] Nghê ṭa (猊座) chính là ṭa sư tử. Sư tử c̣n được gọi là Toan Nghê (狻猊) trong các thư tịch cổ. Về sau, Toan Nghê lại biến thành một trong chín con của rồng, và người ta cho rằng Toan Nghê thích ngửi khói hương, cho nên các lư, đỉnh thường tạc h́nh tượng con nghê (tức toan nghê) ngồi trên nắp. Đặc điểm của Toan Nghê khi tạo h́nh là bờm thành h́nh xoắn ốc, không có vảy, thân h́nh nhất là trên chỗ tiếp giáp giữa chân và ḿnh thường có xoắn ốc. Trong khi đó, kỳ lân phải có sừng và vảy.

[45] Ông Lục Quang Tổ (1521-1597) tự là Dữ Thằng, biệt hiệu là Ngũ Đài cư sĩ. Ông làm quan đến chức Lại Bộ Thượng Thư, chức vụ này tương ứng với chức Thiên Quan Trủng Tể thời cổ, nên người đời vẫn quen gọi Lại Bộ Thượng Thư là Trủng Tể, tuy Lại Bộ Thượng Thư không phải là người đứng đầu các quan như Trủng Tể trong quy chế thời cổ.

[46] Điệp là cái váy xếp nhiều lớp. Ở đây, Nê Hoàn Điệp chính là Nê Hoàn Tăng (Nivasana, c̣n phiên âm là Nê Phược Ta Na, hoặc Nê Phạt Tán Na), hay c̣n gọi là Nội Y, Hạ Y, chính là cái xà rông để che phần dưới thân thể của chư Tăng. Trong đoạn này, ông Châu Khắc Phục có ư nói nơi chiếc xà rông (hay chiếc xiêm) của tượng nơi chính điện tự nhiên trổ nấm Linh Chi.

[47] Ngu ty tức là ngu bộ ty, là một trong bốn ty trực thuộc bộ Công, có trách nhiệm quản trị núi rừng, sông hồ, cây cỏ, các vườn tược của chánh quyền, điều hành các hoạt động sản xuất, cung ứng, cấm người dân tùy tiện khai thác hoặc phá hoại môi sinh.

[48] Ứng đối trong nhà Thiền.

[49] Thoạt đầu, Hiếu Liêm có nghĩa là “hiếu thuận với cha mẹ, khiêm tốn, tài năng, chánh trực”. Theo kiến nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế vào năm Nguyên Quang nguyên niên (134 trước Công Nguyên) đă hạ chiếu cho các châu, quận cử ra một người hiếu thảo, liêm khiết để bổ nhiệm làm quan, nhưng họ không có thật chức. Thoạt đầu, họ được phái vào các bộ để tập sự, ḥng xem xét tài năng và phẩm hạnh. Sau một thời gian dài quan sát, thấy phẩm đức tốt đẹp, mới thật sự bổ nhiệm vào các chức vụ. Về sau, để bảo đảm khả năng phụng sự của các hiếu liêm, các hiếu liêm được đưa về kinh phải thông qua kỳ khảo hạch kinh học (thông thạo kinh điển Nho gia) cũng như các kỹ năng hành chánh cần thiết th́ mới được bổ nhiệm. Sau này, đến đời Minh - Thanh, Hiếu Liêm trở thành một danh xưng chung để gọi người đậu Cử Nhân.

[50] Tức quân phản loạn do Trương Hiến Trung cầm đầu. Minh Tư Tông (Sùng Trinh Đế) tin dùng hoạn quan, tăng thuế nặng nề, lo tích trữ vàng bạc trong kho riêng. Vua lại ngờ vực, nghe lời sàm tấu, bỏ tù dũng tướng Viên Sùng Hoán (người anh hùng đă ba lần đánh bại quân Thanh toan xâm chiếm Trung Nguyên) khiến cho quốc gia suy yếu, nhân tâm chán nản. Dân chúng đói khát lầm than bèn nổi loạn. Năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), Trương Hiến Trung tụ tập 18 trại nông dân, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Vương Gia Dật tại Thiểm Tây, chiến đấu chủ yếu tại các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên v.v… Về sau, ông ta xưng là Đại Tây Vương, đặt quốc hiệu là Đại Tây, thủ đô là Thành Đô (Tứ Xuyên), chống phá dằng dai cho đến khi nhà Minh mất nước, quân Thanh vào Trung Nguyên, Trương Hiến Trung mới bị tướng nhà Thanh giết chết.

[51] Đây là một hoạn quan lũng đoạn triều chánh nhà Minh. Ông ta tên thật là Ngụy Tứ, sau khi vào cung đổi tên thành Lư Tấn Trung; về sau đổi lại họ Ngụy. Do khéo lấy ḷng vua, ông ta được Minh Hy Tông ban tên là Ngụy Trung Hiền. Ngụy Trung Hiền dựa thế của vú nuôi là Khách Thị. Khi Hy Tông lên ngôi vua, sủng ái Khách Thị, trao cho bà rất nhiều quyền hạn. Ngụy Trung Hiền vốn là tâm phúc của Khánh Thị cũng được vua tin dùng, cho hắn nhiều quyền hạn. Đặc biệt là giao cho hắn coi Đông Xưởng (cơ quan mật vụ của triều đ́nh). Hắn gài người vào Nội Các khiến cả triều đ́nh toàn là tay chân của hắn, giết chóc, hăm hại những người chống đối không khoan nhượng. Các quan lại hùa theo nịnh bợ hắn. Một tuần phủ Chiết Giang đề xướng lập sanh từ (đền thờ sống) cho hắn, ai đi qua cũng phải lạy 5 lạy và hô to “cửu bách tuế” (tức là chỉ kém thiên tuế là danh xưng dành cho các thân vương). Măi cho đến khi Minh Tư Tông lên ngôi, triệt hạ Khách Thị và truy bắt hắn, hắn sợ tội, thắt cổ chết.

[52] Đường Chiêu Tông (Lư Kiệt) là vua áp chót của nhà Đường. Cuối đời Đường, hoạn quan lũng đoạn triều chánh, các phiên trấn tung hoành, không nghe lệnh chính quyền trung ương. Khi quân nổi loạn Hoàng Sào đă bị dẹp yên, Đường Hy Tông (Lư Huyên) trở về Trường An, lâm bệnh nặng, không qua khỏi. Các quan muốn đưa hoàng đệ Lư Bảo lên nối ngôi, nhưng hoạn quan Dương Phục Cung ủng hộ một người em khác của vua là Lư Kiệt, v́ thế, Lư Kiệt được phong làm Hoàng Thái Đệ và lên ngôi khi Hy Tông qua đời. Trong các nỗ lực chống lại các Tiết Độ Sứ Lư Khắc Dụng, Trần Kính Tuyên, và Lư Mậu Trinh, Đường Chiêu Tông lâm vào bế tắc, phải nhờ tay quân phiệt Châu Toàn Trung (Châu Ôn) giúp đỡ. Cuối cùng, Châu Ôn thâu tóm quyền hành. Đến năm 904 th́ Châu Ôn sát hại Đường Chiêu Tông. Châu Ôn sai con nuôi là Châu Hữu Cung (tức Hữu Khuê) và thống quân Thị Thúc Tông đem quân vào cung giết Chiêu Tông, đưa con ông ta là Lư Chúc lên làm vua, tức Đường Ai Đế. Năm 905, Châu Ôn giết chết Đường Ai Đế, soán ngôi, lập ra nhà Hậu Lương, tức Châu Lương.

[53] Theo cổ lễ, khi khâm liệm, con cháu và thân thuộc lớn tiếng kêu khóc tỏ ḷng thương xót người đă mất, chuyện này được gọi là Cử Ai.

[54] Thí sinh đỗ kỳ thi châu huyện khảo hạch để thi Tấn Sĩ th́ gọi là đỗ hương tiến.

[55] Chân Vũ tức Huyền Vũ Đại Đế (Bắc Cực Huyền Thiên Thượng Đế, Chân Vũ Đăng Ma Đại Đế, Vô Lượng Tổ Sư) là vị thần thống ngự phương Bắc trong Đạo Giáo. Do theo Ngũ Hành, phương Bắc thuộc Thủy, cho nên Chân Vũ thống trị thủy tộc, tất cả các sự vật liên quan đến nước. Do vậy, ông c̣n được gọi là Thủy Hắc Đế. Ông có một đạo hiệu nữa là Đăng Ma Thiên Tôn Chân Vũ Đại Đế, cùng với Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân và Khu Ma Chân Quân Chung Quỳ Đế Quân được gọi là Tam Phục Ma Đế Quân trong Đạo Giáo. Núi Vũ Đang là đạo tràng chánh yếu của ông. Đạo Kinh nói ông là hóa thân lần thứ tám mươi hai của Thái Thượng Lăo Quân.

[56] Vương Linh Quan c̣n gọi là Vương Thiên Linh Quan, Long Ân Chân Nhân, hoặc Thái Ất Lôi Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn, là vị thần trấn thủ sơn môn của Đạo Giáo, thuộc bộ Lôi, bộ Hỏa và là thần hộ pháp được sùng bái nhất của Đạo Giáo. Ông chính là một vị trong tứ đại hộ pháp của Đạo Giáo (Ôn Thái Bảo, Mă Thiên Quân, Triệu Nguyên Soái, và Vương Linh Quan). Ông được coi là ngự tiền đại tướng của Ngọc Hoàng, đứng đầu năm trăm vị linh quan, cho nên c̣n có danh xưng là Đô Thiên Đại Linh Quan.

[57] Ngũ Ôn Ty là phủ thự của ngũ ôn thần, tức năm vị thần gây bệnh dịch (ôn dịch) trong Đạo Giáo, bao gồm Xuân Ôn Trương Nguyên Bá, Hạ Ôn Lưu Nguyên Đạt, Thu Ôn Triệu Công Minh, Đông Ôn Chung Sĩ Quư, và Tổng Quản Trung Ôn Sử Văn Nghiệp.

[58] Ư nói kinh Pháp Hoa và sách Cảm Thông Lục đều quư báu, đẹp đẽ như một đôi ngọc bích đặt kề nhau.