Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Luân Quán Hội Nghĩa
phần 6
Diệu Pháp
Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa, quyển thứ hai
Đất
Cổ Ngô, Ngẫu Ích Trí Húc trước thuật
妙法蓮華經綸貫會義
古吳後學蕅益智旭述
Chuyển
ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa
Giảo duyệt: Đức Phong và
Huệ Trang
3.3.1.2.2.2.1.2. Trùng tụng Biệt Thí
Chia thành ba phần:
- Một là trùng tụng
thí dụ trưởng giả thấy lửa.
- Hai là trùng tụng
thí dụ “bỏ ghế[1],
dùng xe”.
- Ba là trùng tụng
thí dụ b́nh đẳng ban cho cỗ xe lớn.
Lược đi
không trùng tụng thí dụ “chẳng hư vọng”.
3.3.1.2.2.2.1.2.1. Trùng tụng thí dụ
trưởng giả thấy lửa
(Kinh) Thị thời
trạch chủ, tại môn ngoại lập, văn hữu
nhân ngôn: “Nhữ chư tử đẳng, tiên nhân du hư, lai
nhập thử trạch. Trĩ tiểu vô tri, hoan ngu nhạo
trước”. Trưởng giả văn dĩ, kinh nhập
hỏa trạch.
(經)是時宅主。在門外立。聞有人言。汝諸子等。先因遊戲。來入此宅。稚小無知。歡娛樂著。長者聞已。驚入火宅。
(Kinh:
Khi đó, ông chủ nhà, đang đứng ở ngoài cửa,
nghe có người kể rằng:
“Các đứa con của ông, trước đó v́ chơi
đùa, mà vào trong nhà này. Thơ dại, chẳng hiểu biết,
vui đùa, rất ưa thích”. Trưởng giả nghe nói
xong, kinh hăi vào nhà lửa).
Ba câu đầu trùng
tụng người trông thấy. Năm câu kế đó, trùng
tụng điều được trông thấy. Hai câu sau cùng, trùng tụng
nỗi kinh sợ. Người ở ngoài cửa thuộc địa
vị Pháp Thân. “Lập”
(đứng) nghĩa là thường ôm ḷng đại bi, muốn
cứu chúng sanh, chẳng ngự trên ṭa Đệ Nhất
Nghĩa Không! Kinh văn trong phần trước (phần
Trường Hàng) nói “thấy”, phần kệ tụng
nói là “nghe”. Dùng “nghe” thay cho “thấy”, hiển
lộ “thấy” và “nghe” chẳng hai! Có người
nói: “Pháp là thầy của Phật”, tức là nói đến
pháp tam-muội! Nếu nhập tam-muội, sẽ có thể
thấy căn cơ. Tam-muội khiến cho Phật trông thấy.
V́ thế nói “văn hữu nhân ngôn” (nghe có người
nói rằng). “Tiên nhân du hư, lai nhập thử trạch”
(trước đó, do chơi đùa mà vào trong nhà này) có hai
nghĩa:
- Một là khi mới
phát tâm, liền gọi là Xuất. Chưa dự vào địa
vị Bất Thoái, vẫn dấy lên Kiến Tư. V́ thế
nói “du hư lai nhập thử trạch” (vui chơi vào
trong nhà này).
- Hai là Lư tánh vốn
tịnh, chẳng phải là pháp thuộc tam giới. Do vô minh,
cho nên dấy lên hư luận, hư vọng có sanh tử. V́ thế
nói “do vui chơi mà vào trong nhà này”.
“Trĩ tiểu”
(thơ dại): Chưa đạt đến đại
thiện. “Vô tri”: Bị Si Hoặc quấn trói. “Kinh
nhập” (kinh hăi tiến vào): Do đại bi mà ứng hiện.
3.3.1.2.2.2.1.2.2. Trùng tụng thí dụ
“bỏ ghế, dùng xe”
3.3.1.2.2.2.1.2.2.1. Trùng tụng chuyện
bỏ ghế
Trong phần kết
hợp thí dụ với pháp thuộc phần trước, chỉ
kết hợp thí dụ với Khuyến môn. Nay chỉ trùng
tụng Giới môn, [tuy vậy, ư nghĩa] vẫn hiển
hiện lẫn nhau.
(Kinh) Phương
nghi cứu tế, linh vô thiêu hại. Cáo dụ chư tử,
thuyết chúng hoạn nạn: “Ác quỷ,
độc trùng. Tai hỏa mạn diên, chúng khổ thứ đệ,
tương tục bất tuyệt. Độc xà, ngoan, phúc,
cập chư Dạ Xoa, Cưu Bàn Trà quỷ. Dă can, hồ,
cẩu, điêu, thứu, si, kiêu, bách túc chi thuộc, cơ khát
năo cấp, thậm khả bố úy. Thử khổ nạn
xứ, huống phục đại hỏa!” Chư tử
vô tri, tuy văn phụ hối, do cố nhạo trước,
hy hư bất dĩ.
(經)方宜救濟。令無燒害。告喻諸子。說眾患難。惡鬼毒蟲。災火蔓延。眾苦次第。相續不絕。毒蛇蚖蝮。及諸夜叉。鳩槃茶鬼。野干狐狗。鵰鷲鴟梟。百足之屬。饑渴惱急。甚可怖畏。此苦難處。況復大火。諸子無知。雖聞父誨。猶故樂著。嬉戲不已。
(Kinh:
T́m phương cách cứu vớt, để khỏi bị
thiêu hại. Bèn khuyên dụ các con, nói rơ các hoạn nạn: “Ác quỷ
và trùng độc, lửa tai ương tràn lan. Các
khổ theo thứ tự, liên tục
chẳng hề dứt. Rắn độc dữ, rắn lục,
và các quỷ Dạ Xoa, cùng quỷ Cưu Bàn Trà. Chó rừng,
cáo, chồn, chó. Diều, cú, ưng, kên kên, và loài trùng trăm
chân, bị đói khát bức bách, rất đáng nên sợ hăi.
Đó là chốn khổ nạn, lại c̣n có lửa dữ!” Các con chẳng
hay biết, tuy nghe cha khuyên răn, vẫn ham đắm như
cũ, đùa giỡn chẳng hề ngơi).
Bốn bài kệ rưỡi
đầu tiên trùng tụng [trưởng giả] toan vận
dụng các cách khuyên răn. Bài kệ sau đó, trùng tụng
chuyện sử dụng phương cách ấy chẳng đạt
hiệu quả. “Phương nghi”: Toan dùng đại
giáo ḥng thích hợp t́nh thế. “Cáo dụ” (bảo ban,
khuyên dụ): Tức là [vận dụng] phương cách
khuyên răn, nêu ra các hoạn nạn. “Ác quỷ, độc
trùng”: Nêu chung các thứ bị thiêu đốt, tức là
chúng sanh có độn sử và lợi
sử gồm mười thứ. Ba câu kể
từ “tai hỏa mạn diên” (lửa tai ương
lan tràn): Nêu chung thế lửa đốt và tướng trạng
thiêu đốt. Hai bài kệ nói về rắn độc
v.v… nhằm nói cặn kẽ những thứ bị thiêu đốt,
tức là liệt kê các thứ Sử lợi, độn, chẳng
theo thứ tự. Hai câu kệ từ “thử
khổ nạn xứ” (chốn khổ nạn ấy), nhằm
tổng kết bằng cách so sánh, nhân quả trong tam giới
đă chẳng thể chịu đựng nổi; huống
hồ c̣n có Ngũ Trược dấy lên ư? “Chư tử
vô tri” (các con chẳng hay biết), tức là chẳng có căn
cơ Đại Thừa, chẳng chịu tin nhận. Con đă
chấp trước Kiến Tư sâu đậm, cứ chơi
đùa chẳng thôi. Cha khuyên răn chẳng thể lay chuyển
được; đó chính là ư nghĩa “ngưng dứt sự
giáo hóa” [bằng các pháp viên đốn
thuộc Đại Thừa].
3.3.1.2.2.2.1.2.2.2. Trùng tụng thí dụ
dùng ba loại xe
Lược
đi không trùng tụng chuyện cha đă biết trước
tâm [ham thích] của các
con.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.2.1. Trùng tụng chuyện
tính nên dùng ba loại xe
(Kinh)
Thị thời trưởng giả, nhi tác thị niệm:
“Chư tử như thử, ích ngă sầu năo. Kim thử xá
trạch, vô nhất khả nhạo, nhi chư tử đẳng,
đam miện hy hư, bất thọ ngă giáo, tương vị hỏa hại”, tức tiện
tư duy, thiết chư phương tiện.
(經)是時長者。而作是念。諸子如此。益我愁惱。今此舍宅。無一可樂。而諸子等。耽湎嬉戲。不受我教。將為火害。卽便思惟。設諸方便。
(Kinh: Lúc đó,
ông trưởng giả, bèn nghĩ như thế này: “Các con
như thế đó, khiến ta thêm sầu năo. Nay trong nhà lửa
này, không chuyện ǵ đáng vui! Thế mà các con ta, cứ ham
đắm giỡn đùa, chẳng nghe lời ta dạy, chắc
sẽ bị lửa thiêu”. Ông lập tức suy nghĩ, lập
ra các phương tiện).
Bài kệ thứ nhất
nêu ra ư tưởng suy nghĩ. Bài kệ kế tiếp, nêu
ra nguyên do vận dụng Tiểu pháp: Do [chúng
sanh] chấp trước Kiến Tư; v́ thế, chỉ có
cách vận dụng Tiểu pháp. Hai câu kế đó, nói rơ ư nghĩa vận
dụng Tiểu pháp.
Nếu chẳng dùng Tiểu pháp th́ Đại lẫn Tiểu đều cùng
mất. V́ thế nói: “Tương vị
hỏa hại” (Sẽ bị lửa làm
hại). Hai câu kế đó, [ư nói] thật sự suy nghĩ
cách vận dụng Tiểu pháp.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.2.2. Trùng tụng lời
tán thán ba loại xe hy hữu
(Kinh) Cáo chư
tử đẳng: - Ngă hữu chủng chủng, trân ngoạn
chi cụ, diệu bảo hảo xa, dương xa, lộc
xa, đại ngưu chi xa, kim tại môn ngoại. Nhữ đẳng
xuất lai, ngô vị nhữ đẳng, tạo tác thử
xa, tùy ư sở nhạo, khả dĩ du hư.
(經)告諸子等。我有種種。珍玩之具。妙寶好車。羊車鹿車。大牛之車。今在門外。汝等出來。吾為汝等。造作此車。隨意所樂。可以遊戲。
(Kinh:
Liền bảo các con rằng: - Cha có rất nhiều thứ,
đồ chơi đáng vui thích, các xe báu tốt đẹp,
xe dê và xe nai, cùng với xe trâu lớn. Nay đang đặt
ngoài cửa, các con hăy ra đây. Cha đă
v́ các con, tạo tác các xe ấy, tùy ư các con thích, bèn có thể
dạo chơi).
Bốn câu đầu
trùng tụng sự Khuyến Chuyển. Ba câu kế đó trùng
tụng Thị Chuyển (chuyển bằng cách chỉ bày
hoặc thị hiện). Câu “nhữ đẳng xuất
lai” (các con hăy ra đây) trùng tụng Khuyến Chuyển.
Bài kệ sau cùng, trùng tụng Chứng Chuyển. “Ta có thể
chế tạo xe” tức là dẫn điều chính ḿnh
đă chứng ḥng chứng minh chẳng sai lầm.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.2.3. Trùng tụng [chuyện
các thứ xe] ấy vừa đúng ḷng mong mỏi của các
con
(Kinh) Chư tử
văn thuyết, như thử chư xa, tức thời bôn
cạnh, tŕ tẩu nhi xuất, đáo ư không địa,
ly chư khổ nạn.
(經)諸子聞說。如此諸車。卽時奔競。馳走而出。到於空地。離諸苦難。
(Kinh: Các con
nghe cha nói, các xe như thế đó, lập tức tranh giành
nhau, rảo chạy ra khỏi cửa, đến được
chỗ đất trống, ĺa khỏi các khổ nạn).
“Văn thuyết”
(Nghe nói): Trùng tụng Văn Huệ. “Bôn cạnh” (tranh
giành): Trùng tụng Tư Huệ và Tu Huệ. “Tŕ tẩu
nhi xuất” (rảo chạy thoát ra): Trùng tụng Kiến
Đế[2]. “Đáo ư không
địa” (đến nơi đất trống): Trùng
tụng Vô Học. Hai bài tụng nhằm trùng tụng chuyện
“bỏ ghế, dùng xe” để sánh ví cảnh.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.3. Trùng tụng thí dụ
b́nh đẳng ban cho cỗ xe lớn
3.3.1.2.2.2.1.2.2.3.1. Trùng tụng thí dụ
cha hoan hỷ v́ thấy các con thoát nạn
(Kinh) Trưởng
giả kiến tử, đắc xuất hỏa trạch,
trụ ư tứ cù, tọa sư tử ṭa, nhi tự khánh
ngôn: “Ngă kim khoái lạc! Thử chư tử đẳng,
sanh dục thậm nan, ngu, tiểu, vô tri, nhi nhập hiểm
trạch. Đa chư độc trùng, ly mỵ khả úy,
đại hỏa mănh diễm, tứ diện câu khởi. Nhi
thử chư tử, tham lạc hy hư, ngă dĩ cứu chi, linh
đắc thoát ly. Thị cố chư nhân, ngă kim khoái lạc”.
(經)長者見子。得出火宅。住於四衢。坐師子座。而自慶言。我今快樂。此諸子等。生育甚難。愚小無知。而入險宅。多諸毒蟲。魑魅可畏。大火猛燄。四面俱起。而此諸子。貪樂嬉戲。我已救之。令得脫離。是故諸人。我今快樂。
(Kinh: Trưởng
giả thấy các con, đều thoát khỏi nhà lửa. Ở
nơi ngă tư đường, ngồi trên ṭa sư tử,
vui mừng tự nhủ rằng: “Ta nay vui sướng lắm,
các đứa con ta đây, đẻ nuôi rất khó khăn, nhỏ, dại,
chẳng hiểu biết, đi vào căn nhà hiểm, có nhiều
thứ trùng độc, loài ly mỵ đáng sợ. Lửa
to cháy hừng hực, bốn phía đều cháy bùng, nhưng
các đứa con này, ham vui cứ đùa giỡn. Nay ta đă
cứu được, khiến chúng được thoát ĺa.
V́ thế, mọi người ơi! Ta nay vui sướng
lắm).
“Trụ ư tứ
cù” (ở nơi ngă tư) biểu thị đă thấy rành rẽ Tứ Đế. “Tọa sư tử
ṭa” (ngồi trên ṭa sư tử): Chủ nhà thoạt đầu
ở ngoài cửa, c̣n mang nỗi
lo âu, sợ hăi, nên nói là “lập” (đứng). Nay thấy
con thoát nạn mới chẳng sợ hăi; v́ thế nói là “tọa”
(ngồi). Phẩm Phương Tiện nói: “Kim ngă hỷ vô
úy” (nay ta vui mừng, không sợ hăi) chính là nghĩa này.
Lại nữa, trước
đó, căn cơ Đại Thừa chưa thấu hiểu, nên nói là “lập”. Nay giáo
hóa Tiểu Thừa đă hoàn tất, nên nói là “tọa”.
“Lập” là ngầm lợi lạc, “tọa” là lợi
ích hiển nhiên. “Nhi tự khánh ngôn” (tự vui mừng,
nói rằng): Có căn cơ để có thể hóa độ,
cho nên vui mừng. Nơi hai vạn ức chư Phật, đều
dạy các căn cơ ấy bằng Đại Thừa, cho nên nói là “sanh”.
Trong chặng giữa, dùng pháp Tiểu Thừa để thành thục họ.
V́ thế nói là “dục” (nuôi nấng). Trải
qua nhiều thời gian nhiều lượt nuôi nấng; v́
thế nói là “thậm nan” (rất khó). Thiện căn
vẫn c̣n ít ỏi, cho nên nói là “ngu tiểu” (ngu dại,
nhỏ nhoi). Bị vọng Hoặc
che lấp, nên nói là “vô tri”. Do vô tri, cho nên dấy
lên trược. Dấy trược, ắt chuốc quả.
V́ thế nói là “nhập trạch” (vào trong nhà). Hai câu như
“đa chư độc trùng” (nhiều loại độc
trùng) v.v… trần thuật chung tướng lợi độn
trong tam giới. Hai câu như “đại hỏa mănh diễm”
(lửa to cháy mạnh) v.v… trần thuật chung thế lực
của tám khổ trong tam giới. Hai câu “nhi thử chư
tử” (nhưng các đứa con này) v.v… nêu ra sự khởi
Kiến, khởi ái, chẳng thể tự dẹp trừ. Hai
câu “ngă dĩ cứu chi” (ta đă cứu được)
v.v… nêu rơ nguyên do [khiến cho trưởng giả] hoan hỷ.
Hai câu như “thị cố chư nhân” (v́ thế mọi
người ơi) tổng kết ư hoan hỷ.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.3.2. Trùng tụng thí dụ
các con đ̣i cha ban cho xe
(Kinh) Nhĩ thời
chư tử, tri phụ an tọa, giai nghệ phụ sở,
nhi bạch phụ ngôn: “Nguyện tứ ngă đẳng, tam
chủng bảo xa, như tiên sở hứa. Chư tử xuất
lai, đương dĩ tam xa, tùy nhữ sở dục. Kim
chánh thị thời, duy thùy cấp dữ”.
(經)爾時諸子。知父安坐。皆詣父所。而白父言。願賜我等。三種寶車。如前所許。諸子出來。當以三車。隨汝所欲。今正是時。惟垂給與。
(Kinh: Lúc bấy
giờ các con, biết cha đă an tọa, đều cùng đến
chỗ cha, mà thưa cùng cha rằng: “Xin cha cho chúng con, ba loại
xe quư báu, như cha đă từng hứa. Các con ra khỏi cửa,
sẽ cho ba loại xe, tùy ḷng con mong muốn. Nay chính là đúng
lúc, xin rủ ḷng ban cho”).
“Tri phụ an tọa”
(biết cha đă ngồi yên) là lúc đ̣i xin xe, tương
ứng với lúc sắp nói kinh Pháp Hoa. “Giai nghệ phụ
sở” (đều đến chỗ cha): Cung cách đ̣i
xin xe, tương ứng với chuyện trong hội này, mọi
người đều dùng tâm cung kính đến chỗ đức
Phật. “Nguyện tứ ngă đẳng, tam chủng bảo
xa” (nguyện ban cho các con ba loại xe báu): Tức là chánh
thức cầu xin. “Như tiền sở hứa” (như
đă hứa trước đó): Do chấp vào quá khứ mà
nghi hiện tại. Trước kia, [đức
Phật] nói thật sự có tam thừa, thuận theo ḷng ham muốn
của con. Nay lại quở trách đó là phương tiện,
ắt sẽ rủ ḷng ban bố
riêng cho con.
3.3.1.2.2.2.1.2.2.3.3. Trùng tụng thí dụ
b́nh đẳng ban xe lớn cho các con
(Kinh) Trưởng
giả đại phú, khố tạng chúng đa, kim, ngân, lưu
ly, xa cừ, mă năo, dĩ chúng bảo vật, tạo chư đại
xa, trang hiệu nghiêm sức. Châu táp lan thuẫn, tứ diện
huyền linh. Kim thằng giao lạc. Chân châu la vơng.
Trương thi kỳ thượng. Kim hoa chư anh, xứ
xứ thùy hạ, chúng thái tạp sức, châu táp vi nhiễu.
Nhu nhuyễn tăng khoáng, dĩ vi nhân nhục, thượng
diệu tế điệp, giá trị thiên ức. Tiễn bạch
tịnh khiết, dĩ phú kỳ thượng. Hữu đại
bạch ngưu, ph́ tráng đa lực, h́nh thể xu hảo,
dĩ giá bảo xa. Đa chư tân tùng, nhi thị vệ chi.
Dĩ thị diệu xa, đẳng tứ chư tử.
(經)長者大富。庫藏眾多。金銀瑠璃。硨磲碼碯。以眾寶物。造諸大車。莊校嚴飾。周帀欄楯。四面懸鈴。金繩交絡。真珠羅網。張施其上。金華諸纓。處處垂下。眾綵雜飾。周帀圍繞。柔輭繒纊。以為茵褥。上妙細氎。價值千億。鮮白淨潔。以覆其上。有大白牛。肥壯多力。形體姝好。以駕寶車。多諸儐從。而侍衛之。以是妙車。等賜諸子。
(Kinh: Trưởng
giả rất giàu có, kho tàng thật rất nhiều, vàng, bạc
và lưu ly, xa cừ với mă năo, dùng các vật quư báu, chế
tạo các xe lớn,
trang hoàng đẹp lộng lẫy. Chung quanh có bao lơn, bốn
phía đều treo linh. Dây vàng dùng giăng xen. Mành lưới
bằng chân châu, căng che ở phía trên. Hoa vàng, các chuỗi
ngọc, treo rủ khắp mọi chỗ. Trang hoàng đủ
màu sắc, phủ trọn khắp quanh xe. Dùng lụa là mềm
mại, để lót làm nệm ngồi. Vải mềm mịn
quư báu, giá trị tới ngàn ức. Trắng trong, rất sạch
sẽ, để phủ ở trên nệm. Có trâu trắng
to lớn, mập khỏe, lại rất mạnh. Thân h́nh rất
đẹp đẽ, dùng để kéo xe báu. Đông đảo
các tôi tớ, theo hầu và hộ vệ. Dùng các xe quư ấy,
b́nh đẳng cho các con).
Hai câu đầu,
trùng tụng nguyên do v́ sao có các cỗ xe. Sáu bài kệ rưỡi
tiếp đó, đều nhằm trùng tụng rơ ràng thể
chất của xe. Hai câu sau cùng, nhắc lại ư nghĩa [b́nh
đẳng ban cho các con xe báu], nhưng lược đi chẳng
nói đến chuyện tâm cha b́nh đẳng. Nhưng xe b́nh
đẳng, các con được nhận xe b́nh đẳng,
ắt cái tâm b́nh đẳng đă rơ rệt rồi! Nhà để
chứa đồ vật gọi là Khố (庫), có thể sánh
ví lục căn có đủ hết thảy các pháp. Đất
chứa vật gọi là Tạng (藏), có thể sánh ví các hạnh trọn đủ hết
thảy các pháp. Lại c̣n Ấm, Giới, Nhập v.v… trọn
đủ hết thảy các pháp, có thể sánh ví như Tạng.
Xét ra, do Lư như đất, đạo phẩm, Lục Độ
trọn đủ hết thảy các pháp, có thể sánh ví với
Khố (kho). Do xét theo Tu giống như nhà, trong mỗi pháp thật
sự có đủ hết thảy các hạnh và hết thảy
các pháp. Trong mỗi hạnh, trọn đủ hết thảy
các pháp và hết thảy các hạnh. V́ thế, gọi là “khố
tạng chúng đa” (có nhiều kho tạng), giàu to. Tánh trọn
đủ các pháp, gọi chung là “chúng bảo” (các thứ
báu).
Từ tánh mà khởi
tu th́ gọi là “tạo”. Con đông sẽ đi nhiều,
xe cũng phải nhiều theo, bèn gọi là “chư” (các).
Thể chất của mỗi cỗ xe, không cỗ nào chẳng
cao rộng, nên gọi là “đại”. Lại cần
phải chỉ bày mới biết, con có tu th́ [mới biết], nên
gọi là “tạo”. Do trong tánh chẳng có tu, [tuy nói là] “tạo”
mà vốn là sẵn có; đó là bản thể của xe. Từ chữ “trang
hiệu” (trang hoàng) trở đi, hàm nghĩa đều trọn đủ các Độ. Bốn
câu đầu như vừa mới giải thích. Hai câu “chân
châu la vơng” (lưới mành chân châu) v.v… trùng tụng lưới
mành [che phủ trên xe]. Ḷng Từ chẳng phải chỉ có
một môn, giống như các mắt lưới. Trong mỗi
mắt lưới, đều có một viên chân châu, như
các môn Từ đều cùng được gọi là Thật.
Hai câu “kim hoa, chư anh” (các chuỗi
hoa vàng) trùng tụng chuyện treo các chuỗi hoa rủ
xuống, nhằm hiển thị ư nghĩa: Các căn cơ
đều vui sướng trọn khắp.
“Chúng thái tạp
sức” (trang hoàng đủ màu sắc) là nói đến
các chỗ được [đức Phật] rủ ḷng hóa
độ. Lập bày phương tiện ứng hiện bất
đồng là “châu táp vi nhiễu” (vây khắp chung
quanh), tức là nói đến cơ nghi nhiếp hóa chúng sanh
chẳng
hề khuyết thiếu! “Nhu nhuyễn tăng khoáng”
(lụa là mềm mại) trùng tụng chữ Uyển (婉, mềm mại). “Dĩ
vi nhân nhục” (dùng làm đệm ngồi), trùng tụng
chữ Diên (筵, nệm lót ngồi). Bốn câu “thượng diệu tế điệp”
(vải mềm mịn quư báu) v.v… trùng tụng hai chữ “trùng
phu” (重敷, xếp chồng
lên nhiều lớp), ư nói: Các loại Sự
Thiền (Thiền Định thuộc về
sự tướng) đều chính là Thật
Tướng, chẳng giống với các thứ phiền năo
xen tạp của phàm phu, tiểu quả. V́ thế, “tiễn
bạch tịnh khiết thượng diệu” (trắng
trẻo, tinh sạch, tốt đẹp nhất)! “Đại
bạch ngưu” th́ như trong phần trước đă
giải thích. “Tân tùng” (儐從) chính là “bộc tùng” (僕從, tôi tớ, người theo hầu). Những điều khác dễ
hiểu!
3.3.1.2.2.2.1.2.2.3.4. Trùng tụng thí dụ
các con được xe đều hoan hỷ
(Kinh) Chư tử
thị thời, hoan hỷ dũng dược, thừa thị
bảo xa, du ư tứ phương, hy hư khoái lạc, tự
tại vô ngại.
(經)諸子是時。歡喜踴躍。乘是寶車。遊於四方。嬉戲快樂。自在無礙。
(Kinh: Lúc bấy
giờ các con, rất vui mừng, hớn hở, ngồi cỗ
xe báu ấy, dạo chơi
khắp bốn phương, vui chơi rất sung sướng,
tự tại chẳng ngăn ngại).
Nương vào diệu
huệ Trung Đạo, theo chiều ngang dạo chơi bốn
thứ Tứ Môn[3],
bốn thứ Tứ Đế, theo chiều dọc trải
qua bốn mươi mốt địa vị, chứng Tứ
Đức “thường, lạc, ngă, tịnh” rốt ráo. Phần thứ nhất, “trùng tụng thí
dụ” đă xong.
3.3.1.2.2.2.2. Trùng tụng nhằm đối
ứng thí dụ với pháp
3.3.1.2.2.2.2.1. Đối ứng tổng
thí
3.3.1.2.2.2.2.1.1. Đối ứng thí
dụ về trưởng giả với pháp
(Kinh) Cáo Xá Lợi Phất!
Ngă diệc như thị, chúng thánh trung tôn, thế gian chi phụ.
(經)告舍利弗。我亦如是。眾聖中尊。世間之父。
(Kinh: Bảo
với Xá Lợi Phất! Ta cũng như thế đó, tôn
quư trong các thánh, là cha của thế gian).
Câu “ngă diệc như thị”
(ta cũng giống như thế) trùng tụng địa vị
và danh hiệu. Hai câu kế đó, trùng tụng đối ứng danh và hạnh với pháp, đồng thời
tán thán đức.
3.3.1.2.2.2.2.1.2. Trùng tụng nhằm kết
hợp thí dụ “năm trăm người” với pháp
Phần này
kèm thêm ư nghĩa “ba mươi đứa con”.
(Kinh) Nhất thiết
chúng sanh, giai thị ngô tử, thâm trước thế lạc,
vô hữu huệ tâm.
(經)一切眾生。皆是吾子。深著世樂。無有慧心。
(Kinh: Hết thảy
các chúng sanh, đều là con của ta, chấp sâu thế
gian lạc, chẳng có tâm trí huệ).
“Nhất thiết” (hết
thảy) chỉ năm đường trong tam giới. “Ba mươi”
là con thuộc về duyên nhân, “nhất thiết” là con
thuộc về chánh nhân.
3.3.1.2.2.2.2.1.3. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của toàn thể ngôi nhà và ư nghĩa “một cửa”
(Kinh)
Tam giới vô an, do như hỏa trạch.
(經)三界無安。猶如火宅。
(Kinh:
Tam giới chẳng yên ổn, ví như nhà lửa cháy).
3.3.1.2.2.2.2.1.4. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của chuyện lửa bốc cháy
(Kinh) Chúng khổ sung măn,
thậm khả bố úy, thường hữu sanh lăo, bệnh
tử ưu hoạn. Như thị đẳng hỏa, xí
nhiên bất tức.
(經)眾苦充滿。甚可怖畏。常有生老。病死憂患。如是等火。熾然不息。
(Kinh: Các nỗi khổ
đầy dẫy, rất đáng nên kinh sợ, thường
có sanh và lăo, bệnh, chết cùng lo sầu. Các thứ lửa
như thế, cháy hừng hực chẳng ngơi).
Hai câu đầu
nhằm nêu bày [các sự khổ và nỗi kinh hăi]. Hai câu kế
đó giải thích, hai câu cuối nhằm kết lại. Phần
thứ nhất, trùng tụng kết hợp Tổng Thí
với ư nghĩa biểu thị pháp
đă xong.
3.3.1.2.2.2.2.2. Trùng tụng kết hợp
Biệt Thí với
pháp
3.3.1.2.2.2.2.2.1. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của “thấy lửa”
(Kinh) Như Lai dĩ ly,
tam giới hỏa trạch, tịch nhiên nhàn cư, an xử
lâm dă. Kim thử tam giới, giai thị ngă hữu. Kỳ
trung chúng sanh, tất thị ngô tử, nhi kim thử xứ,
đa chư hoạn nạn. Duy ngă nhất nhân, năng vi cứu
hộ.
(經)如來已離。三界火宅。寂然閑居。安處林野。今此三界。皆是我有。其中眾生。悉是吾子。而今此處。多諸患難。唯我一人。能為救護。
(Kinh: Như Lai đă
ĺa khỏi, ngôi nhà lửa tam giới, nhàn cư trong
thanh vắng, ở yên nơi đồng, rừng. Nay cả
tam giới này, đều cùng thuộc về ta. Chúng sanh ở
trong đó, đều là con của ta. Nhưng nay nơi chốn
này, có nhiều nỗi hoạn nạn, chỉ riêng một
ḿnh ta, có thể cứu giúp họ).
Bài kệ đầu
tiên trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của chủ
thể có thể trông thấy (năng kiến). Chính v́
vương tam-muội vắng lặng, tịch mà thường
chiếu; cho nên có thể thấy. Sáu câu kế tiếp trùng
tụng ư nghĩa biểu pháp của những điều
được trông thấy (sở kiến). Hai câu sau cùng,
trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của chuyện trưởng
giả kinh hăi vào trong nhà lửa.
3.3.1.2.2.2.2.2.2. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của chuyện “bỏ ghế,
dùng xe”
3.3.1.2.2.2.2.2.2.1 Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của chuyện bỏ ghế
(Kinh) Tuy phục giáo chiếu,
nhi bất tín thọ, ư chư dục nhiễm, tham
trước thâm cố.
(經)雖復教詔。而不信受。於諸欲染。貪著深故。
(Kinh: Dẫu ta đă
dạy bảo, nhưng họ chẳng tin nhận. Đối
với các dục nhiễm, tham đắm đă rất
sâu).
Câu thứ nhất
trùng tụng ư nghĩa suy tính [dùng pháp nào]
thích hợp [để hóa độ]. Câu thứ hai nhắc
lại ư [dùng các đại pháp để hóa độ]
đều chẳng được! Hai câu cuối giải
thích nguyên do “v́ chúng sanh chẳng
tin”; và cũng bao hàm ư nghĩa “thôi hóa độ”.
3.3.1.2.2.2.2.2.2.2. Trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của chuyện “dùng xe để
tiếp dẫn”
(Kinh) Dĩ thị
phương tiện, vị thuyết tam thừa, linh
chư chúng sanh, tri tam giới khổ, khai thị diễn
thuyết, xuất thế gian đạo. Thị chư tử
đẳng, nhược tâm quyết định, cụ túc
Tam Minh, cập lục thần thông, hữu đắc Duyên
Giác, bất thoái Bồ Tát.
(經)以是方便。為說三乘。令諸眾生。知三界苦。開示演說。出世間道。是諸子等。若心決定。具足三明。及六神通。有得緣覺。不退菩薩。
(Kinh: Do bởi phương tiện ấy, v́ họ
nói tam thừa, khiến cho các chúng sanh, biết tam giới
là khổ, khai thị và diễn nói, đạo xuất ly thế
gian. Nếu các đứa con ấy, tâm đều đă quyết
định, trọn đủ ba thứ Minh, và sáu món thần
thông, có kẻ đắc Duyên Giác, hoặc bất thoái Bồ
Tát).
Hai câu đầu trùng tụng
ư nghĩa biểu pháp của việc suy tính vận dụng
tam thừa. Bốn câu kế tiếp trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của
việc khen ngợi ba loại xe hy hữu. Sáu câu cuối
trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của chuyện [ba loại
xe] phù hợp mong ước của các con. “Nhược tâm
quyết định” (Nếu tâm quyết định):
Trùng tụng chung các địa vị
chứng đắc trong tam thừa. Bốn câu từ “cụ
túc” (đầy đủ) trở đi, riêng trùng
tụng khi các địa vị tam
thừa tranh nhau thoát khỏi tam giới, thông với ư
nghĩa bất thoái và ba giáo trước. Phần thứ
hai, “trùng tụng chuyện bỏ ghế, dùng xe” đă xong.
3.3.1.2.2.2.2.2.2.3. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của chuyện b́nh đẳng ban cho [các con] cỗ
xe lớn
3.3.1.2.2.2.2.2.2.3.1. Trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của chuyện
b́nh đẳng ban cho
(Kinh)
Nhữ
Xá Lợi Phất! Ngă vị chúng sanh, dĩ thử thí dụ,
thuyết nhất Phật Thừa. Nhữ đẳng
nhược năng, tín thọ thị ngữ, nhất thiết
giai đương, thành đắc Phật đạo.
(經)汝舍利弗。我為眾生。以此譬喻。說一佛乘。汝等若能。信受是語。一切皆當。成得佛道。
(Kinh: Này ông Xá Lợi
Phất! Ta đă v́ chúng sanh, sử dụng thí dụ này,
để nói một Phật Thừa. Nếu các ông có thể,
tin nhận lời nói này, th́ hết thảy sẽ đều,
được thành tựu Phật đạo).
Trước hết, trùng tụng
ư nghĩa “[tất cả] đều là con của
ta, b́nh đẳng ban cho Đại Thừa”,
cho đến “đều dùng sự diệt độ của
Như Lai để giúp họ diệt độ”,
tương ứng với tâm b́nh đẳng.
(Kinh)
Thị thừa vi diệu, thanh tịnh
đệ nhất, ư chư thế gian, vi vô hữu
thượng, Phật sở duyệt khả, nhất thiết
chúng sanh, sở ưng xưng tán, cúng dường, lễ
bái.
(經)是乘微妙。清淨第一。於諸世間。為無有上。佛所悅可。一切眾生。所應稱讚。供養禮拜。
(Kinh:
Phật Thừa này vi diệu, là thanh tịnh bậc
nhất, ở trong các thế gian, không ǵ hơn được
nữa. Được chư Phật ưa thích, hết thảy
các chúng sanh, đều phải nên ca ngợi, cúng dường
và lễ bái).
Đây chính là trùng tụng nhất
tướng, nhất chủng. “Được các đức
thánh ca ngợi” v́ có thể sanh ra niềm vui tịnh diệu
bậc nhất, ứng hợp với thể chất của
các cỗ xe [được nói trong thí dụ].
(Kinh) Vô lượng ức
thiên, chư lực, giải thoát, Thiền Định, trí
huệ, cập Phật dư pháp, đắc như thị
thừa.
(經)無量億千。諸力解脫。禪定智慧。及佛餘法。得如是乘。
(Kinh: Có vô lượng
ức ngàn, các lực và giải thoát, Thiền Định với
trí huệ, và các Phật pháp khác, đạt được
thừa như thế).
Đây là trùng tụng
ư nghĩa “ta có vô lượng vô biên các pháp tạng trí huệ,
lực, vô úy v.v… của chư Phật”, tương
ứng với nguyên do có xe. Phần thứ nhất, “trùng
tụng ư nghĩa biểu pháp của việc b́nh đẳng
ban cho”
đă xong.
3.3.1.2.2.2.2.2.2.3.2. Trùng tụng ư nghĩa
biểu pháp của thí dụ các con hoan hỷ
(Kinh) Linh chư tử
đẳng, nhật dạ kiếp số, thường
đắc du hư, dữ chư Bồ Tát, cập Thanh Văn chúng, thừa thử bảo thừa, trực
chí đạo tràng. Dĩ thị nhân duyên, thập
phương đế cầu, cánh vô dư thừa, trừ
Phật phương tiện.
(經)令諸子等。日夜劫數。常得遊戲。與諸菩薩。及聲聞眾。乘此寶乘。直至道場。以是因緣。十方諦求。更無餘乘。除佛方便。
(Kinh: Khiến cho các
đứa con, ngày đêm trải kiếp số, thường
luôn được vui chơi, cùng với các Bồ Tát, và
các bậc Thanh Văn, ngồi trên xe báu ấy, đến
thẳng chốn đạo tràng. Do bởi nhân duyên đó,
t́m kỹ khắp mười phương, chẳng có thừa
nào khác, trừ Phật nói phương tiện).
Bảy câu đầu chỉ
ra ai nấy đều đạt được Đại
Thừa pháp hỷ. Bốn câu sau tổng kết khuyến
tín. “Nhật dạ” (ngày đêm): Vừa mới đạt
được trí quang Trung Đạo từ tri kiến của
Phật, giống như “ban ngày”; các thứ vô minh hăy c̣n, giống
như “ban đêm”. Tự đạt được trí Trung
Đạo như ban ngày, từ bi vào trong sanh tử như
đêm. Thường hành hai pháp; v́ thế nói là “du hư”.
Rộng hóa độ tam thừa cùng đạt
được Nhất Thừa, v́ thế nói “dữ chư
Bồ Tát cập Thanh Văn chúng, thừa thử bảo thừa” (cùng với
các vị Bồ Tát và hàng Thanh Văn ngồi xe báu ấy).
Thừa ấy viên đốn, chẳng có tướng
cong vạy. V́ thế nói “trực chí đạo tràng”
(đến thẳng đạo tràng). Kế đó, tổng
kết nhân duyên “chỉ có một thừa duy nhất, chẳng
có ba thừa”, ư nghĩa dễ hiểu. Phần thứ
ba, trùng tụng ư nghĩa biểu pháp của “b́nh đẳng
ban cho cỗ xe lớn” đă xong!
3.3.1.2.2.2.2.2.2.4. Trùng tụng nhằm
đối ứng “vô hư vọng” với pháp
(Kinh) Cáo Xá Lợi Phất!
Nhữ chư nhân đẳng, giai thị ngô tử. Ngă tắc
thị phụ. Nhữ đẳng lũy kiếp, chúng khổ
sở thiêu, ngă giai tế bạt, linh xuất tam giới.
Ngă tuy tiên thuyết, nhữ đẳng diệt độ,
đản tận sanh tử, nhi thật bất diệt.
Kim sở ưng tác, duy Phật trí huệ. Nhược hữu
Bồ Tát, ưng thị chúng trung, năng nhất tâm thính,
chư Phật thật pháp. Chư Phật Thế Tôn, tuy
dĩ phương tiện, sở hóa chúng sanh, giai thị Bồ
Tát.
(經)告舍利弗。汝諸人等。皆是吾子。我則是父。汝等累劫。眾苦所燒。我皆濟拔。令出三界。我雖先說。汝等滅度。但盡生死。而實不滅。今所應作。唯佛智慧。若有菩薩。於是眾中。能一心聽。諸佛實法。諸佛世尊。雖以方便。所化眾生。皆是菩薩。
(Kinh: Bảo với Xá Lợi
Phất! Toàn thể nhóm các ông, đều là con của ta,
c̣n ta chính là cha. Các ông trải nhiều kiếp, bị các khổ
nung đốt. Ta đều cứu vớt cho, khiến
thoát khỏi tam giới. Tuy ta trước kia nói, các ông
đều diệt độ, chỉ là hết sanh tử,
chẳng phải thật diệt độ! Nay việc phải
nên làm, chỉ có trí huệ Phật. Nếu có Bồ Tát nào, ở
trong đại chúng này, có thể nhất tâm nghe, thật
pháp của chư Phật. Các vị Phật Thế Tôn, tuy
đều dùng phương tiện, ḥng hóa độ chúng
sanh, đều thành Bồ Tát cả!)
Bốn câu đầu trước hết xác định t́nh
cha con thiên tánh tương quan tột bậc! Tức là trùng
tụng ư “Như Lai cũng giống như thế, chẳng
có hư vọng”. Bốn câu kế tiếp, trùng tụng
ư “thoạt đầu nói tam thừa để dẫn dắt
chúng sanh”. Mười bốn câu kế đó trùng tụng
ư “sau đó, chỉ dùng Đại Thừa để
độ thoát”.
(Kinh) Nhược nhân tiểu
trí, thâm trước ái dục. Vị thử đẳng cố,
thuyết ư Khổ Đế. Chúng sanh tâm hỷ, đắc
vị tằng hữu. Phật thuyết Khổ Đế,
chân thật vô dị. Nhược hữu chúng sanh, bất
tri khổ bổn, thâm trước khổ nhân, bất
năng tạm xả. Vị thị đẳng cố,
phương tiện thuyết đạo. Chư khổ sở
nhân, tham dục vi bổn. Nhược diệt tham dục,
vô sở y chỉ. Diệt tận chư khổ, danh đệ
tam đế. Vị Diệt Đế cố, tu hành ư
đạo, ly chư khổ phược, danh đắc giải
thoát.
(經)若人小智。深著愛欲。為此等故。說於苦諦。眾生心喜。得未曾有。佛說苦諦。真實無異。若有眾生。不知苦本。深著苦因。不能暫捨。為是等故。方便說道。諸苦所因。貪欲為本。若滅貪欲。無所依止。滅盡諸苦。名第三諦。為滅諦故。修行於道。離諸苦縛。名得解脫。
(Kinh: Nếu là kẻ
trí nhỏ, chấp ái dục sâu đậm, ta v́
hạng người ấy, nói ra lư Khổ Đế. Chúng
sanh nghe vui mừng, được điều chưa từng
có. Đức Phật nói Khổ Đế, chân thật, chẳng
sai khác. Nếu có chúng sanh nào, chẳng biết cội gốc
khổ, chấp khổ nhân sâu đậm, chẳng thể
tạm bỏ được. Sẽ v́ hạng người
ấy, phương tiện để nói đạo: Trong
các nhân gây khổ, tham dục là cội gốc. Nếu diệt
trừ tham dục, khổ c̣n nương vào đâu? Diệt
sạch hết các khổ, gọi là Đế thứ ba. Do
v́ Diệt Đế ấy, mà tu hành nơi Đạo, ĺa
khỏi khổ trói buộc, th́ gọi là “giải
thoát”).
Đây là trùng tụng ư “chẳng phải là trọn hết chúng sanh đều có thể thọ tŕ pháp Đại Thừa”. Do
đó, đức Phật dùng sức phương tiện,
v́ họ nói Sanh Diệt Tứ Đế. Cội gốc của
Khổ chính là Tập Đế. “Phương tiện
thuyết đạo”: Vẫn là nói phương tiện.
“Đệ tam đế” chính là Diệt Đế. Những
điều khác dễ hiểu!
(Kinh) Thị nhân ư hà,
nhi đắc giải thoát, đản ly hư vọng, danh
vi giải thoát. Kỳ thật vị đắc, nhất
thiết giải thoát. Phật thuyết thị nhân, vị
thật diệt độ. Tư nhân vị đắc, vô
thượng đạo cố, ngă ư bất dục, linh chí
diệt độ. Ngă vi pháp vương, ư pháp tự tại,
an ổn chúng sanh, cố hiện ư thế.
(經)是人於何。而得解脫。但離虛妄。名為解脫。其實未得。一切解脫。佛說是人。未實滅度。斯人未得。無上道故。我意不欲令至滅度。我為法王。於法自在。安隱眾生。故現於世。
(Kinh: Người ấy
nơi pháp nào, mà đạt được giải thoát? Chỉ
là ĺa hư vọng, bèn gọi là “giải thoát”. Thật ra,
chưa đạt được, hết thảy các giải
thoát! Đức Phật nói kẻ đó, chưa thật sự
diệt độ, v́ kẻ đó chưa đắc, đạo
quả vô thượng vậy! Ư của ta chẳng muốn,
khiến người đó diệt độ. Ta là đấng
pháp vương, nơi pháp được tự tại. V́
an ổn chúng sanh, mà xuất hiện trong đời).
Đây là trùng tụng ư
“Như Lai có vô lượng pháp tạng ‘trí huệ, lực, vô sở úy’ v.v… Có thể ban pháp Đại Thừa
cho hết thảy chúng sanh”. “Đản ly hư vọng”
(chỉ ĺa hư vọng) tức là ĺa Kiến Tư. “Nhất
thiết giải thoát” (hết thảy các giải thoát) tức
Đại Niết Bàn của Như Lai. “Vị thật
diệt độ” (chưa thật sự diệt độ):
Biến Dịch sanh tử vẫn c̣n. “Vô thượng
đạo”: Nhất Thiết Chủng Trí. Pháp
vương xuất hiện trong cơi đời để an
ủi chúng sanh, hứa ba mà ban một, há có hư vọng?
Phần trùng tụng đă xong.
Trong bốn đoạn lớn
của phần Thí Thuyết Châu, phần đầu tiên là
thí dụ khai tam hiển nhất, có thỉnh, có đáp. Trong
phần đáp có ba đoạn. Phần chánh yếu nói về
Thí Thuyết đă xong.
3.3.1.3. Khuyến tín lưu thông
“Tín” là tin vào
lời Phật dạy “đối với các đối tượng
nào chớ nên nói [khai tam, hiển nhất]”. “Khuyến”
là khuyên [tin nhận] đối tượng nào th́ có thể
lưu truyền
hay chẳng
lưu truyền pháp này. Do có hai nghĩa ấy,
cho nên nói là “khuyến tín”.
3.3.1.3.1. Nêu bày cả hai ư nghĩa [khi
nào nên tuyên nói và khi nào chớ nên nói]
(Kinh) Nhữ Xá Lợi Phất!
Ngă thử pháp ấn, vị dục lợi ích, thế gian cố
thuyết. Tại sở du phương, vật vọng
tuyên truyền.
(經)汝舍利弗。我此法印。為欲利益。世間故說。在所遊方。勿妄宣傳。
(Kinh: Này ông Xá Lợi
Phất! Pháp ấn[4]
này của ta, v́ muốn tạo lợi ích, cho thế gian nên
nói, các chỗ ông đi qua, chớ tùy tiện tuyên truyền).
Bốn câu đầu nêu rơ [lúc
nào] có thể nói hoặc chớ nên nói [pháp này]. V́ lợi ích
thế gian mà nói ra pháp ấn Thật Tướng này của
ta. Như trong bốn mươi mấy năm, lúc chưa
nói ra là v́ năm ngàn người chưa lui về, cho nên chẳng
nói. Hai câu kế đó, chỉ ra: Đối với đối
tượng nào th́ có thể hay chẳng thể lưu truyền pháp này, chớ nên
tuyên truyền bừa băi. Đối với kẻ ác mà cứ
cưỡng nói, sẽ khiến cho họ đọa khổ!
Đối với người thiện mà chẳng nói, sẽ
khiến cho họ lầm lỡ, chẳng đạt
được niềm vui này. Do ḷng đại bi
thương xót kẻ ác, cho nên chẳng nói với họ.
Do ḷng đại từ nghĩ đến người thiện,
hăy nên nói cho họ biết. Xét ra đoạn văn này, chính
là đức Phật đă phó chúc ngài Thân Tử (Xá Lợi
Phất) như thế, tức là giống như Nhật
Nguyệt Đăng Minh Phật phó chúc ngài Diệu Quang. C̣n
như ngài Thân Tử nhập diệt trước Phật,
bất quá là tiểu cơ thấy như thế. Ngày nay
được nghe Pháp Hoa, há chẳng phải là do sức
lưu thông của ngài Thân Tử ư?
3.3.1.3.2. Giải thích
3.3.1.3.2.1. Giải thích đối với
ai có thể nói, và đối với ai chớ nên nói
(Kinh) Nhược hữu
văn giả, tùy hỷ đảnh thọ,
đương tri thị nhân, A Duy Việt Trí. Nhược
hữu tín thọ, thử kinh pháp giả, thị nhân dĩ
tằng, kiến quá khứ Phật, cung kính cúng dường,
diệc văn thị pháp. Nhược nhân hữu năng,
tín nhữ sở thuyết, tắc vi kiến ngă, diệc kiến
ư nhữ, cập tỳ-kheo tăng, tịnh chư Bồ
Tát. Tư Pháp Hoa kinh, vị thâm trí thuyết. Thiển thức
văn chi, mê hoặc bất giải. Nhất thiết Thanh
Văn, cập Bích Chi Phật, ư thử kinh trung, lực
sở bất cập. Nhữ Xá Lợi Phất! Thượng
ư thử kinh, dĩ tín đắc nhập, huống
dư Thanh Văn. Kỳ dư Thanh Văn, tín Phật ngữ
cố, tùy thuận thử kinh, phi kỷ trí phận.
(經)若有聞者。隨喜頂受。當知是人。阿惟越致。若有信受。
此經法者。是人已曾。見過去佛。恭敬供養。亦聞是法。若人有能。信汝所說。則為見我。亦見於汝。及比丘僧。幷諸菩薩。斯法華經。為深智說。淺識聞之。迷惑不解。一切聲聞。及辟支佛。於此經中。力所不及。汝舍利弗。尚於此經。以信得入。況餘聲聞。其餘聲聞。信佛語故。隨順此經。非己智分。
(Kinh: Nếu
có ai được nghe, tùy hỷ, kính cẩn nhận, hăy nên
biết người đó, là A Duy Việt Trí. Nếu có ai
tin nhận, kinh pháp vô thượng này, người ấy ắt
đă từng, thấy chư Phật quá khứ, cung kính
cùng cúng dường, và cũng nghe pháp này. Nếu người
nào có thể, tin tưởng lời ông nói, tức là đă
thấy ta, cũng như đă thấy ông, và thấy tỳ-kheo
tăng, cùng các vị Bồ Tát. Phật v́ người trí
sâu, nói kinh Pháp Hoa này. Kẻ thức cạn nghe đến,
mê hoặc, chẳng hiểu được! Hết thảy
các Thanh Văn, cùng với Bích Chi Phật, đối với
kinh pháp này, sức họ chẳng hiểu được.
Ông Xá Lợi Phất ơi! Chính ông với kinh này, c̣n do tin
mà vào, huống các Thanh Văn khác! Những vị Thanh
Văn khác, do tin tưởng lời Phật, bèn tùy thuận kinh
này, chẳng do trí của họ).
Đây là nói rơ tướng trạng
lợi ích thế gian của Như Lai, luận chung th́ là lợi
ích trong ba đời. Luận định riêng biệt th́ là
bàn về hàng Nhị Thừa sanh ḷng tin. Bài
kệ thứ nhất chính là xét theo sự lợi ích trong hiện
tại để nói. A Duy Việt Trí (Avaivartika) trong tiếng Phạn, được phương này dịch là Bất Thoái.
Sáu câu kế tiếp, xét theo điều thiện
trong quá khứ để nói. Sáu câu kế tiếp, xét theo điều thiện trong vị lai mà nói.
Kinh
văn trong phần sau có nói: “Nhược thâm tín giải
giả, kiến Phật thường tại Linh Thứu”
(nếu người tin hiểu sâu, sẽ thấy Phật
thường tại Linh Thứu) chính là nghĩa này. Bốn
câu kế tiếp, tổng kết phần trước ḥng
dẫn khởi phần sau: Như Lai quán thấy bậc trí
sâu đạt được lợi ích trong ba đời; do đó, Ngài v́ họ
nói [kinh Pháp Hoa]. “Thiển thức bất giải” (kẻ
hiểu biết nông cạn sẽ chẳng hiểu), sẽ
chẳng v́ kẻ đó nói. Ba bài kệ sau cùng, minh xác: Nhị
Thừa do tín mà nhập. “Phi kỷ trí phận” (chẳng
do trí huệ của chính ḿnh): Người thật sự
đắc A La Hán ắt tin lời Phật. V́ thế, dẫu
là người trí yếu kém, vẫn có thể nói với
người ấy. C̣n như năm ngàn kẻ tăng
thượng mạn, đức Phật chẳng nói với
họ.
3.3.1.3.2.2. Giải thích đối với
đối tượng nào có thể lưu truyền, đối
tượng nào th́ đừng nên
3.3.1.3.2.2.1. Xét theo đại bi môn, đừng
nói với kẻ ác
(Kinh)
Hựu Xá Lợi Phất! Kiêu mạn, giải
đăi, kế ngă kiến giả, mạc thuyết thử
kinh. Phàm phu thiển thức, thâm trước ngũ dục,
văn bất năng giải, diệc vật vị thuyết.
Nhược nhân bất tín, hủy báng thử kinh, tắc
đoạn nhất thiết, thế gian Phật chủng.
(經)又舍利弗。憍慢懈怠。計我見者。莫說此經。凡夫淺識。深著五欲。聞不能解。亦勿為說。若人不信。毀謗此經。則斷一切。世間佛種。
(Kinh:
Ông Xá Lợi Phất ơi! Với kẻ kiêu, lười
nhác, chấp trước nơi ngă kiến, chớ nên nói
kinh này. Với phàm phu hiểu cạn, chấp sâu nơi
ngũ dục, nghe rồi chẳng thể hiểu, cũng
chớ nói kinh này. Nếu kẻ nào chẳng tin, hủy báng
kinh điển này, chính là đoạn hết thảy, Phật
chủng của thế gian).
Những điều
được tuyên thuyết trong kinh này thuần luận
bàn Thật Tướng. Dùng ấn Thật Tướng
để in vào trọn khắp các pháp, cho nên khiến cho
điều thiện bé tí, điều hiểu biết nhỏ
nhoi đều cùng trở thành duyên. Nhưng người Kiến
Tư nặng nề, nghe [pháp này], sẽ phạm hai lỗi:
Một là chẳng tin; hai là hiểu lầm. Nói “chẳng
tin” là do trí nông cạn, chấp Quyền, nghi Thật. Nói “hiểu
lầm” là do chấp vào kinh văn, thẳng thừng coi chấp
trước “thường, lạc, ngă, tịnh” của
ngoại đạo chẳng khác viên lư. Ví như [thí dụ]
gă thầy thuốc cũ chuyên dùng sữa độc để
chữa bịnh [trong kinh Niết Bàn]. Hai lỗi ấy cùng
gọi là “hủy báng kinh này”, đều đoạn
Phật chủng trong thế gian. V́ lẽ nào vậy? Kinh
này dùng duyên nhân và liễu nhân để làm Phật
chủng. Nếu chấp Quyền, nghi Thật, sẽ chẳng
tin “do
điều thiện nhỏ mà thành Phật”.
Đấy là đoạn duyên nhân chủng trong thế gian,
mà cũng là tự đoạn liễu nhân chủng. Nếu
hiểu lầm thường lạc, tức là [giống như gă thầy thuốc dốt được
nói trong kinh Niết Bàn] chẳng biện định sữa
tốt hay xấu, chính là đoạn liễu
nhân chủng trong thế gian. Lại tự nói “Hoặc chính
là Bát Nhă, nghiệp chính là giải thoát, chẳng c̣n tu các thiện
pháp”, cũng là tự đoạn duyên nhân chủng. Nay bài kệ
đầu tiên nói về kẻ Kiến Hoặc nặng nề.
Bài kệ kế tiếp nói về Tư Hoặc nặng nề.
Bài kệ sau cùng nêu chung hai lỗi.
(Kinh) Hoặc phục tần
túc[5],
nhi hoài nghi hoặc. Nhữ đương thính thuyết, thử
nhân tội báo: Nhược Phật tại thế, nhược
diệt độ hậu, kỳ hữu phỉ báng, như
tư kinh điển. Kiến hữu độc tụng,
thư tŕ kinh giả, khinh tiện tăng tật, nhi hoài kết
hận. Thử nhân tội báo, nhữ kim phục thính. Kỳ
nhân mạng chung, nhập A Tỳ ngục, cụ túc nhất
kiếp. Kiếp tận cánh sanh, như thị triển chuyển,
chí vô số kiếp. Tùng địa ngục xuất,
đương đọa súc sanh. Nhược cẩu, dă can,
kỳ h́nh khốt[6]
sấu, lê thảm giới lại, nhân sở xúc nhiễu. Hựu
phục vi nhân, chi sở ố tiện, thường khốn
cơ khát, cốt nhục khô kiệt. Sanh thọ sở
độc. Tử bị ngơa thạch. Đoạn Phật
chủng cố, thọ tư tội báo. Nhược tác
trách đà[7],
hoặc sanh lư trung, thân thường phụ trọng,
gia chư trượng chủy. Đản niệm thủy
thảo, dư vô sở tri. Báng tư kinh cố, hoạch tội
như thị. Hữu tác dă can, lai nhập tụ lạc.
Thân thể giới lại, hựu vô nhất mục, vị
chư đồng tử, chi sở đả trịch, thọ
chư khổ thống. Hoặc thời trí tử. Ư thử
tử dĩ, cánh thọ măng thân. Kỳ h́nh trường
đại, ngũ bách do-tuần, lung ngăi vô túc, uyển chuyển
phúc hành. Vị chư tiểu trùng, chi sở táp thực. Trú
dạ thọ khổ, vô hữu hưu tức. Báng tư
kinh cố, hoạch tội như thị. Nhược
đắc vi nhân, chư căn ám độn. Toa lậu loan
tích, manh lung bối ủ. Hữu sở ngôn thuyết, nhân bất
tín thọ. Khẩu khí thường xú, ly mỵ sở
trước. Bần cùng, hạ tiện, vị nhân sở sử,
đa bệnh, tiêu sấu. Vô sở y hỗ. Tuy thân phụ
nhân, nhân bất tại ư. Nhược hữu sở đắc,
tầm phục vong thất. Nhược tu y đạo, thuận
phương trị bệnh, cánh tăng tha tật, hoặc
phục trí tử. Nhược tự hữu bệnh, vô
nhân cứu liệu. Thiết phục lương dược,
nhi phục tăng kịch. Nhược tha phản nghịch,
sao kiếp thiết đạo. Như thị đẳng tội,
hoạnh ly kỳ ương. Như tư tội nhân,
vĩnh bất kiến Phật, chúng thánh chi vương,
thuyết pháp giáo hóa. Như tư tội nhân, thường
sanh nạn xứ, cuồng lung tâm loạn,
vĩnh bất văn pháp. Ư vô số kiếp, như Hằng
hà sa, sanh triếp lung á, chư căn bất cụ, thường
xử địa ngục, như du viên quán. Tại dư ác
đạo, như kỷ xá trạch. Đà, lư, trư, cẩu,
thị kỳ hành xứ. Báng tư kinh cố, hoạch tội
như thị. Nhược đắc vi nhân, lung, manh, ấm,
á, bần cùng chư suy, dĩ tự trang nghiêm. Thủy
thũng, càn tiêu, giới lại,
ung thư. Như thị đẳng bệnh, dĩ vi y phục.
Thân thường xú xứ, cấu uế bất tịnh. Thâm
trước ngă kiến. Tăng ích sân khuể. Dâm dục xí
thịnh, bất trạch cầm thú. Báng tư kinh cố,
hoạch tội như thị. Cáo Xá Lợi Phất! Báng
tư kinh giả, nhược thuyết kỳ tội, cùng
kiếp bất tận. Dĩ thị nhân duyên, ngă cố ngữ
nhữ, vô trí nhân trung, mạc thuyết thử kinh.
(經)或復顰蹙。而懷疑惑。汝當聽說。此人罪報。若佛在世。若滅度後。其有誹謗。如斯經典。見有讀誦。書持經者。輕賤憎嫉。而懷結恨。此人罪報。汝今復聽。其人命終。入阿鼻獄。具足一劫。劫盡更生。如是展轉。至無數劫。從地獄出。當墮畜生。若狗野干。其形𩑔瘦。黧黮疥癩。人所觸嬈。又復為人。之所惡賤。常困饑渴。骨肉枯竭。生受楚毒。死被瓦石。斷佛種故。受斯罪報。若作馲駝。或生驢中。身常負重。加諸杖捶。但念水草。餘無所知。謗斯經故。獲罪如是。有作野干。來入聚落。身體疥癩。又無一目。為諸童子。之所打擲。受諸苦痛。或時致死。於此死已。更受蟒身。其形長大。五百由旬。聾騃無足。宛轉腹行。為諸小蟲。之所咂食。晝夜受苦。無有休息。謗斯經故。獲罪如是。若得為人。諸根闇鈍。矬陋𤼣躄。盲聾背傴。有所言說。人不信受。口氣常臭。魑魅所著。貧窮下賤。為人所使。多病痟瘦。無所依怙。雖親附人。人不在意。若有所得。尋復忘失。若修醫道。順方治病。更增他疾。或復致死。若自有病。無人救療。設服良藥。而復增劇。若他反逆。抄劫竊盜。如是等罪。橫罹其殃。如斯罪人。永不見佛。眾聖之王。說法教化。如斯罪人。常生難處。狂聾心亂。永不聞法。於無數劫。如恒河沙。生輒聾瘂。諸根不具。常處地獄。如遊園觀。在餘惡道。如己舍宅。駝驢豬狗。是其行處。謗斯經故。獲罪如是。若得為人。聾盲瘖瘂。貧窮諸衰。以自莊嚴。水腫乾痟。疥癩癰疽。如是等病。以為衣服。身常臭處。垢穢不淨。深著我見。增益瞋恚。淫欲熾盛。不擇禽獸。謗斯經故。獲罪如是。告舍利弗。謗斯經者。若說其罪。窮劫不盡。以是因緣。我故語汝。無智人中。莫說此經。
(Kinh: Hoặc có kẻ
cau có, mà ôm ḷng ngờ vực. Ông hăy nên lắng nghe, tội
báo của kẻ đó: Như Phật c̣n tại thế, hoặc
sau khi diệt độ, hễ kẻ nào phỉ báng, kinh
điển như thế này. Thấy có người đọc,
tụng, chép, phụng tŕ kinh này, bèn khinh miệt
ghen ghét, rồi ôm ḷng kết hận. Tội báo của kẻ
đó, ông nay lại nên nghe. Kẻ đó sau khi chết, sẽ
vào ngục A Tỳ, trọn đủ suốt một kiếp.
Kiếp hết rồi lại sanh, cứ xoay vần như
thế, cho đến vô số kiếp. Từ địa
ngục thoát ra, sẽ đọa làm súc sanh. Hoặc chó nhà,
chó rừng, thân trụi lủi, tong teo, đen đúa, c̣n ghẻ
lác, bị loài người chọc ghẹo. Lại c̣n bị
người ta, ghét bỏ và khinh rẻ, thường khổ
sở đói khát, xương và thịt khô khao. Sống chịu
nỗi khổ nhục, chết bị quăng ngói, đá.
V́ đoạn mất Phật chủng, hứng chịu tội
báo ấy. Hoặc lại làm lạc đà, hoặc sanh trong
loài lừa. Tấm thân thường chở nặng, lại
c̣n bị roi vọt. Chỉ nghĩ tới cỏ, nước,
chẳng biết đến chi khác. Do báng bổ kinh này, mắc
tội như thế đó. Có kẻ làm chó hoang, đi vào
trong xóm làng. Thân thể đầy ghẻ lở, lại chột
mất một mắt, bị bọn trẻ nít vây, quăng
ném và đánh đấm, chịu các nỗi đau khổ.
Hoặc có lúc chết đi. Đời này đă chết rồi,
lại phải làm thân rắn. Thân thể nó to dài, đến
năm trăm do-tuần, điếc, ngây, lại không chân,
quằn quại ḅ trườn đi. Bị các loài trùng nhỏ,
cắn rỉa nơi thân h́nh. Suốt ngày đêm chịu khổ,
chẳng có lúc ngưng nghỉ. Do báng bổ kinh này, mắc
tội như thế đó. Nếu lại được
làm người, các căn đều tối, đụt.
Lùn, xấu lại vẹo què. Ḷa, điếc, lại gù
lưng. Hễ có nói năng ǵ, chẳng có ai tin tưởng.
Hơi miệng thường hôi thối, bị quỉ mỵ
dựa thân. Bần cùng và hèn mọn, thường bị
người sai khiến. Lắm bệnh, thân c̣m cơi. Chẳng
có chỗ nương cậy. Tuy thân cận ai đó, người
ta chẳng quan tâm. Nếu có được điều ǵ,
liền quên bẵng mất
ngay. Nếu học làm nghề thuốc, theo đúng toa chữa
bệnh, người ta bệnh nặng thêm, hoặc đến
nỗi chết ngắc. Nếu chính ḿnh có bệnh, chẳng
ai cứu chữa nổi. Dù uống thuốc tốt lành, bệnh
tật càng nguy ngập. Hoặc kẻ khác phản nghịch,
cướp giật, trộm lấy mất. Các tội lỗi
như thế, luôn mang vạ bất ngờ. Tội nhân
như thế đó, vĩnh viễn chẳng thấy Phật,
là vua trong các thánh, thuyết pháp giáo hóa cho. Kẻ tội nhân
như thế, thường sanh chỗ hoạn nạn. Tâm
cuồng loạn, tai điếc, vĩnh viễn chẳng
nghe pháp. Ở trong vô số kiếp, nhiều như cát sông
Hằng, sanh ra liền điếc, câm, các căn chẳng
toàn vẹn. Thường ở trong địa ngục,
như dạo chơi vườn nhà. Trong các đường
ác khác, như trong nhà chính ḿnh. Lạc đà, lừa, lợn,
chó, là chỗ hắn thường đi. Do báng bổ kinh
này, mắc tội như thế đó. Nếu được
làm thân người, điếc, đui, lẫn câm ngọng,
nghèo túng, các suy bại, dùng để tự trang nghiêm. Phù
thũng, bệnh khô khát, ghẻ, lác và ung thư. Các bệnh
như thế ấy, dùng để làm y phục. Thân thể
thường hôi hám, dơ bẩn, chẳng sạch sẽ.
Chấp ngă kiến sâu đậm. Sân khuể càng lừng lẫy.
Tánh dâm dục hừng hực, chẳng màng loài cầm thú.
Do báng bổ kinh này, mắc tội như thế đó. Bảo
với Xá Lợi Phất! Kẻ phỉ báng kinh này, nếu
nói tội của hắn, hết kiếp chẳng thể
xong. Do bởi nhân duyên này, cho nên ta nói với ông, đối với
kẻ vô trí, chớ nên nói kinh này!)
Đây là nói cặn kẽ ác
báo sẽ chiêu cảm do phỉ báng kinh, răn nhắc
[người hoằng kinh] chớ nên tuyên truyền bừa
băi!
Hỏi: Báng kinh sanh tội,
há chẳng phải kinh là cái duyên gây nên tội ư?
Đáp: Đức Phật
nói kinh chỉ nhằm sanh phước. Kẻ mê chẳng
tin, tự mắc tội ương. Như Tứ Đại
vốn để dưỡng dục người và vật.
Kẻ ngu xâm phạm, tự chuốc lấy tổn hại.
Nay Phật ra rả răn nhắc, khiến cho người
hoằng kinh phải suy xét căn cơ, cũng như khiến
cho kẻ khác biết [tội ương] ḥng tránh khổ.
Có thể nói là đại bi triệt để! Phần thứ
nhất, “xét theo đại bi, đừng nói kinh này với
kẻ ác” đă xong.
3.3.1.3.2.2.2. Xét theo đại từ,
hăy nên nói với thiện nhân
3.3.1.3.2.2.2.1. Nêu ra tướng trạng
của năm cặp thiện nhân có thể tuyên nói kinh
(Kinh) Nhược hữu
lợi căn, trí huệ minh liễu, đa văn cường
thức. Cầu Phật đạo giả, như thị
chi nhân, năi khả vị thuyết. Nhược nhân tằng
kiến, ức bách thiên Phật, thực chư thiện bổn,
thâm tâm kiên cố. Như thị chi nhân, năi khả vị
thuyết.
(經)若有利根。智慧明了。多聞強識。求佛道者。如是之人。乃可為說。若人曾見。億百千佛。植諸善本。深心堅固。如是之人。乃可為說。
(Kinh: Nếu có người
lợi căn, trí huệ lại thông sáng, nghe nhiều và hiểu rộng, tâm mong cầu Phật
đạo. Đối với người như thế, mới
nên giảng nói cho. Nếu ai đă từng thấy, ức
trăm ngàn vị Phật, gieo bồi các cội lành, thâm tâm
rất kiên cố. Người được như thế
đó, mới nên giảng nói cho).
Lợi căn và nhớ
dai thuộc về hiện tại. “Thấy Phật, gieo
căn lành” là quá khứ. Đây là một cặp quá khứ
và hiện tại.
(Kinh) Nhược nhân
tinh tấn, thường tu Từ tâm, bất
tích thân mạng, năi khả vị thuyết. Nhược
nhân cung kính, vô hữu dị tâm, ly chư phàm ngu, độc
xử sơn trạch. Như thị chi nhân, năi khả vị
thuyết.
(經)若人精進。常修慈心。不惜身命。乃可為說。若人恭敬。無有異心。離諸凡愚。獨處山澤。如是之人。乃可為說。
(Kinh: Nếu có người
tinh tấn, thường tu hành ḷng Từ, chẳng tiếc
nuối thân mạng, mới nên giảng nói cho. Nếu có ai
cung kính, chẳng có tâm khác biệt, ĺa các kẻ phàm ngu, ở
riêng nơi núi đầm. Người được
như thế đó, mới nên giảng nói cho).
“Tu ḷng Từ” là thương xót
kẻ dưới. “Cung kính” là tôn trọng người
trên. Lại nữa, tinh tấn tu Từ sẽ chẳng
vướng mắc trong Niết Bàn. Ĺa các phàm ngu, sẽ chẳng
vướng mắc sanh tử. Đây là một cặp “phước - huệ”.
(Kinh) Hựu Xá Lợi Phất,
nhược kiến hữu nhân, xả ác tri thức, thân cận
thiện hữu. Như thị chi nhân, năi khả vị thuyết.
Nhược kiến Phật tử, tŕ giới thanh khiết,
như tịnh minh châu, cầu Đại Thừa kinh.
Như thị chi nhân, năi khả vị thuyết.
(經)又舍利弗。若見有人。捨惡知識。親近善友。如是之人。乃可為說。若見佛子。持戒清潔。如淨明珠。求大乘經。如是之人。乃可為說。
(Kinh: Lại này Xá Lợi
Phất! Nếu thấy có người nào, ĺa bỏ ác tri
thức, thân cận các bạn lành. Người được
như thế đó, mới nên giảng nói cho. Nếu thấy
có Phật tử, giữ ǵn giới thanh khiết, như bảo
châu sáng sạch, cầu kinh điển Đại Thừa.
Người được như thế đó, mới nên
giảng nói cho).
Bỏ ác, thân thiện. Đó
là ngoại cầu, gọi là Quư (thẹn). Tŕ giới
như minh châu, tức là ǵn giữ bên trong, th́ gọi là Tàm
(hổ). Đây là một cặp hổ thẹn.
(Kinh) Nhược nhân vô
sân, chất trực nhu nhuyễn, thường mẫn nhất
thiết, cung kính chư Phật. Như thị
chi nhân, năi khả vị thuyết. Phục hữu Phật
tử, ư đại chúng trung, dĩ thanh tịnh tâm, chủng
chủng nhân duyên, thí dụ, ngôn từ,
thuyết pháp vô ngại. Như thị chi nhân, năi khả vị
thuyết.
(經)若人無瞋。質直柔輭。常愍一切。恭敬諸佛。如是之人。乃可為說。復有佛子。於大眾中。以清淨心。種種因緣。譬喻言辭。說法無礙。如是之人。乃可為說。
(Kinh: Nếu có người
chẳng sân, thẳng thắn, tánh mềm mỏng, thường
thương xót hết thảy, cung kính các đức
Phật.
Người được như thế đó, mới nên
giảng nói cho. Lại có Phật tử nào, ở giữa
các đại chúng, dùng cái tâm thanh tịnh, đủ mọi
thứ nhân duyên, thí dụ và ngôn từ, thuyết pháp chẳng
ngăn ngại. Người được như thế
đó, mới nên giảng nói cho).
Chất trực, kính Phật,
chính là tự hành. Thí dụ, thuyết pháp là hóa độ
người khác. Đây là cặp “tự - tha”.
(Kinh) Nhược hữu
tỳ-kheo, vị Nhất Thiết Trí, tứ phương cầu
pháp, hiệp chưởng đảnh thọ, đản nhạo
thọ tŕ, Đại Thừa kinh điển. Năi chí bất
thọ, dư kinh nhất kệ. Như thị chi nhân, năi
khả vị thuyết. Như nhân chí tâm, cầu Phật
xá-lợi. Như thị cầu kinh, đắc dĩ đảnh
thọ, kỳ nhân bất phục, chí cầu dư kinh, diệc
vị tằng niệm, ngoại đạo điển tịch.
Như thị chi nhân, năi khả vị thuyết.
(經)若有比丘。為一切智。四方求法。合掌頂受。但樂受持。大乘經典。乃至不受。餘經一偈。如是之人。乃可為說。如人至心。求佛舍利。如是求經。得已頂受。其人不復。志求餘經。亦未曾念。外道典籍。如是之人。乃可為說。
(Kinh: Nếu như có
tỳ-kheo, v́ cầu Nhất Thiết Trí, cầu pháp khắp
bốn phương, chắp tay, cung kính nhận, chỉ
ưa thích thọ tŕ, các kinh điển Đại Thừa.
Cho đến chẳng tiếp nhận, một bài kệ
kinh khác. Người được như thế đó, mới
nên giảng nói cho. Như có người chí tâm, mong cầu
xá-lợi Phật. Cầu được kinh như thế,
được rồi cung kính thọ. Người ấy lại
chẳng c̣n, mong cầu kinh ǵ khác, mà cũng chưa hề
niệm, các sách vở ngoại đạo. Người
được như thế đó, mới nên giảng nói
cho).
Cầu pháp bốn
phương là khởi đầu của “thỉnh ích”
(cầu thỉnh pháp ích). “Đảnh thọ chuyên tu”
(cung kính tiếp nhận, chuyên tu) là kết cục
nương tựa. Đấy là một cặp khởi
đầu và kết thúc.
Hỏi: Kinh Hoa Nghiêm nói: “Thọ
nhất phi dư, thị danh ma nghiệp” (thọ một
điều, chẳng thọ chi khác th́ gọi là ma nghiệp).
Cớ sao nay nói: Thậm chí chẳng thọ một bài kệ
của kinh khác?
Đáp: Nếu chấp vào t́nh
kiến để nói, sẽ là “thọ nhất”,
ắt sẽ chẳng đến nỗi chẳng có thứ
khác. V́ thế là ma nghiệp. Nếu luận theo nghĩa
khai hiển, th́ ngoài một (nhất Phật Thừa), sẽ
chẳng có ǵ khác. V́ thế, có thể dùng “một” để
gồm thâu các thứ khác. Phần thứ nhất, “nói
về năm cặp thiện nhân”
đă xong.
3.3.1.3.2.2.2.2. Tổng kết đối
với những đối tượng nào có thể nói kinh
này
(Kinh) Cáo Xá Lợi Phất!
Ngă thuyết thị tướng, cầu Phật đạo
giả, cùng kiếp bất tận, như thị đẳng
nhân, tắc năng tín giải. Nhữ đương vị
thuyết, Diệu Pháp Hoa kinh.
(經)告舍利弗。我說是相。求佛道者。窮劫不盡。如是等人。則能信解。汝當為說。妙法華經。
(Kinh: Bảo với
Xá Lợi Phất! Ta nói tướng trạng ấy, của
người cầu Phật đạo, dẫu hết kiếp
chẳng trọn, những người như thế
đó, sẽ có thể tin hiểu. Ông hăy v́ họ nói, kinh Diệu
Pháp Liên Hoa).
Thiện tín rất đông,
nêu đại lược mười tướng để
chỉ bày phương pháp lưu thông. Trong châu thứ hai là
Thí Thuyết Châu, phần thứ nhất là khai tam hiển
nhất đă xong. Trên đây, giải thích phẩm Thí Dụ
đă xong. Sau đây, sẽ giải thích phẩm Tín Giải.
4. Phẩm thứ tư: Tín Giải
(Tín Giải phẩm đệ tứ, 信解品第四)
Căn cơ có lợi hay
độn, Hoặc (phiền năo) th́ có dày hay mỏng.
Thuyết th́ có pháp và thí (thí dụ), ngộ th́ có trước,
sau. Kinh văn nói: “Thế Tôn văng tích thuyết pháp kư cửu,
ngă thời tại ṭa, thân thể b́ giải,
đản niệm Không, Vô Tướng, Vô Tác. Ư Bồ
Tát pháp, bất sanh nhất niệm hảo nhạo chi tâm” (Xưa kia, đức
Thế Tôn thuyết pháp đă lâu. Khi đó con ngồi
nơi đó, thân thể mỏi mệt, sanh lười nhác, chỉ nghĩ tới
Không, Vô Tướng, Vô Tác. Đối với pháp Bồ Tát,
chẳng sanh một niệm tâm ưa thích). Thoạt đầu,
nghe nói đại lược, do dấy động chấp
trước bèn sanh nghi. Khi nghe nói cặn kẽ về
năm loại Phật, [vẫn c̣n] mông lung, chưa hiểu.
Nay nghe Thí Dụ, hoan hỷ, hớn hở, tín giải phát
sanh, hết nghi, hiểu lư. Hoan hỷ là Thế Giới Tất
Đàn. Tín tâm sanh khởi là Vị Nhân Tất Đàn. Hết
nghi là Đối Trị Tất Đàn. Hiểu lư chính là
Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. Viên dung Tứ Tất
Đàn, cùng lúc đều đạt được! V́ thế,
gọi là phẩm Tín Giải.
Lại nữa, phàm là bẩm
thọ Đại giáo hay Tiểu giáo, đổi phàm thành
thánh, mỗi đằng đều có địa vị theo
thứ tự. Tiểu Thừa do nghe mà sanh giải, Khổ nhẫn sáng tỏ, tín tâm
tương xứng với hạnh. Quán sát trọn khắp các pháp, Khổ nhẫn sáng tỏ, pháp bèn xứng với
hạnh. Nếu tín hạnh chuyển vào tu đạo, th́ gọi
là “tín giải”. Nếu pháp hạnh chuyển vào tu
đạo, th́ gọi là “kiến đắc”. Chuẩn
theo Tiểu Thừa để xét Đại Thừa,
cũng phải nên như thế. Nay kẻ trung căn nghe
nói Thí Dụ, trước hết là phá nghi hoặc, nhập
Đại Thừa kiến đạo. V́ thế, gọi là
Tín. Tiến nhập Đại Thừa tu đạo, cho nên
gọi là Giải. Kinh văn chép: “Vô thượng bảo
tụ, bất cầu tự đắc. Ngă đẳng kim
nhật, chân thị Thanh Văn. Dĩ Phật đạo
thanh, linh nhất thiết văn” (Khối báu vô thượng,
chẳng cầu mà tự đạt được. Chúng
con ngày nay, thật sự là Thanh Văn. Dùng âm thanh Phật
đạo, khiến cho hết thảy đều
được nghe), tức là nghe Viên giáo, dự vào các
địa vị của Viên Giáo. V́ thế gọi là phẩm
Tín Giải.
Xét theo Bổn Tích, bốn vị
đại đệ tử nhập Đại Thừa
đă lâu, đă thành tựu Phật pháp. Nơi Tích th́ do dẫn
khởi trung căn, cho nên thị hiện mới vừa tín
giải. V́ thế, gọi là phẩm Tín Giải.
Xét theo quán tâm, liễu đạt
“ngoài tâm chẳng có pháp”, th́ gọi là Tín. Từ trong một
niệm tâm nhỏ nhoi hiện tiền mà thấy hết thảy
các pháp, th́ gọi là Giải. Từ Danh Tự
Tín
Giải
cho đến Cứu Cánh Tín
Giải.
* Trung căn lănh giải trong Thí Thuyết
Châu
Gần là lănh ngộ nhà lửa,
xa là lănh ngộ phương tiện.
4.1. Người kết
tập kinh trần thuật
(Kinh)
Nhĩ thời, Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca
Chiên Diên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Mục Kiền Liên, tùng Phật
sở văn vị tằng hữu pháp, Thế Tôn thọ Xá Lợi Phất
A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề kư, phát hy hữu
tâm, hoan hỷ, dũng dược, tức tùng ṭa khởi,
chỉnh y phục, thiên đản hữu kiên, hữu tất
trước địa, nhất tâm hiệp chưởng,
khúc cung cung kính, chiêm ngưỡng tôn nhan.
(經)爾時慧命須菩提。摩訶迦栴延。摩訶迦葉。摩訶目犍連。從佛所聞未曾有法。世尊授舍利弗阿耨多羅三藐三菩提記。發希有心。歡喜踴躍。卽從座起。整衣服。偏袒右肩。右膝著地。一心合掌。曲躬恭敬。瞻仰尊顏。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Ma Ha Ca Chiên Diên,
Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Mục Kiền Liên, từ Phật
được nghe pháp chưa từng có, [nghe] đức
Thế Tôn thọ kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh
Giác cho
ngài Xá Lợi Phất, phát tâm hy hữu, hoan hỷ, hớn hở,
liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh
đốn y phục, trật vai áo phải, gối phải
đặt sát đất, nhất tâm chắp tay, khom ḿnh
cung kính, chiêm ngưỡng tôn nhan).
Phần đầu kinh
văn trước hết trần thuật nội tâm. Kế
đó, từ “tức tùng ṭa khởi” (liền từ
chỗ ngồi đứng dậy), trần thuật oai
nghi bên ngoài. Riêng ngài Thiện Cát (Tu Bồ Đề)
được gọi là Huệ Mạng; ba vị kia
được gọi là Ma Ha. Luận định chung, [cả
bốn vị] đều là đại, đều là huệ.
Ngài Thiện Cát giải Không, Không Huệ là mạng. Đó
là xét theo hạnh. (Nếu xét theo nhân duyên),
trong các vị có trí huệ th́ Phật huệ là bậc nhất. Trong thời Bát
Nhă, đức Phật sai ngài Tu Bồ Đề dạy
thay. Bậc trí huệ vâng theo mệnh lệnh, nên gọi là Huệ Mạng.
(Xét theo giáo), ba vị đệ tử kia ít thọ lănh mệnh
lệnh. Ma Ha đă được giải thích trong phần
trước. Ở đây, cũng có đủ sự lănh giải
nơi ba nghiệp. Phát tâm hy hữu, tức là tâm lănh giải (tiếp nhận và giải ngộ). “Từ chỗ
ngồi đứng dậy” chính là thân lănh giải. “Nhi
bạch Phật ngôn” (mà bạch cùng đức Phật rằng)
tức là khẩu lănh giải.
“Tùng Phật sở văn
vị tằng hữu pháp” (được nghe pháp
chưa từng có từ đức Phật): Gần là chỉ
thí dụ về nhà lửa, xa th́ là phần Pháp Thuyết Châu
giản lược và chi tiết. Lại nghe đức Thế
Tôn thọ kư cho ngài Thân Tử, những người cùng hàng
suy ngẫm, sẽ biết chính ḿnh ắt có phần. Do vậy,
phát khởi tâm hy hữu, hoan hỷ, hớn hở. Sự
biểu hiện bên ngoài dễ hiểu. Nếu xét theo sự
biểu thị pháp, “từ chỗ ngồi đứng dậy”
[biểu thị] bỏ sự chứng Không của Tiểu
Thừa. “Chỉnh đốn y phục”: Trí
Đoạn của Thanh Văn chính là Pháp Nhẫn của Bồ
Tát. “Trật vai áo phải”: Bên phải biểu thị
Quyền. Xưa kia, chưa khai Quyền, ví như vai phải
c̣n [bị y ca-sa] che đậy. Nay đă khai Quyền,
cho nên trật vai áo bên phải. “Gối phải đặt
sát đất”: Đất biểu thị Nhất Thật.
Biết Quyền chính là Nhất Thật. “Chắp tay”
biểu thị Quyền và Thật bất nhị. Bất
nhị tức là nhất tâm “chẳng phải Quyền,
chẳng phải Thật”. “Cung” (躬, khom ḿnh)
là chẳng phải thẳng, chẳng phải cong, mà có thể
thẳng, có thể cong. Thẳng biểu thị Thật,
cong biểu thị Quyền. Nay khom ḿnh cung kính chiêm ngưỡng
tôn nhan, biểu thị dùng Quyền của ta để tiến
nhập Thật của Phật.
4.2. Bạch Phật,
tự trần thuật
Phần Trường Hàng và Trùng Tụng trần thuật
sự giải ngộ. Mười ba bài kệ kế đó nhằm tán thán ân sâu của Phật.
4.2.1. Trường Hàng và Trùng Tụng
4.2.1.1. Trường Hàng
4.2.2.1.1. Dựa theo pháp để
lược thuật sự nhận lănh, giải ngộ
4.2.2.1.1.1. Chánh pháp thuyết
4.2.2.1.1.1.1. Nói rơ trước đó [hàng
Thanh Văn] do sẵn có ba điều, cho nên chẳng cầu
[tấn tu]
4.2.2.1.1.1.1.1. Nêu bày
(Kinh) Nhi bạch Phật
ngôn: - Ngă đẳng cư Tăng chi thủ,
niên tịnh hủ mại, tự vị dĩ đắc Niết
Bàn vô sở kham nhậm, bất phục tấn cầu A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
(經)而白佛言。我等居僧之首。年並朽邁。自謂已得涅槃無所堪任。不復進求阿耨多羅三藐三菩提。
(Kinh: Mà bạch cùng
đức Phật rằng: - Chúng con đứng đầu
Tăng chúng, tuổi đă già suy, tự cho là đă đắc
Niết Bàn, chẳng c̣n kham gánh vác [pháp Đại Thừa],
chẳng c̣n tiến cao hơn cầu Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác).
- Một là do đă đứng
đầu trong Tăng chúng, cho nên chẳng cầu. Pháp lạp[8]
đă cao, kẻ hậu học lấy ta làm khuôn phép. Nếu
bỗng dưng sửa đổi đường lối,
bỏ Tiểu, cầu Đại, sợ sẽ gây
trở ngại cho kẻ hậu học. Tự củng cố
ḿnh, hộ tŕ kẻ khác; do vậy, chẳng cầu. Nhưng
chấp vào điều nhỏ nhặt là pháp lạp, đại
pháp hoàn toàn bị thiếu khuyết. Chẳng bỏ Tiểu pháp, do chưa biết đến
chuyện “khai tam”. “Tự củng cố” tức là chấp
trước vào tiểu pháp chẳng rời. “Hộ tŕ
người khác” tức là mê nơi khuôn phép to lớn. Đó
là lỗi lầm thứ nhất.
- Hai là do tuổi già, suy yếu,
cho nên không cầu. Nếu làm bậc Bồ Tát, phải nên
gánh vác đại đạo, rộng độ chúng sanh.
Nay đă già suy, chẳng thể kham nổi, cho nên chẳng
cầu. Nhưng đối với chuyện đoạn chứng
ngay trong một đời, lại viện vào lư do tuổi
cao để tự coi thường chính ḿnh, hạt giống
lép chưa loại trừ. Đó là v́ vọng kiến mà chẳng
đảm nhiệm. Đấy là lỗi
lầm thứ hai.
- Ba là [tưởng lầm] “đă
đắc Niết Bàn”, cho nên chẳng cầu. Cao nguyên,
đất bằng chẳng sanh hoa sen. Đă nhập chánh vị
vô vi, chẳng lại kham phát đại tâm. Do đó, chẳng
cầu. Nhưng trước kia, đối với thật
nghĩa đă mê, chỉ so đo công lao nơi chánh vị.
Do t́nh chấp kiên cố ấy, chẳng biết những
ǵ chính ḿnh đă hành chính là Bồ Tát đạo. Đó là lỗi
lầm thứ ba.
4.2.2.1.1.1.1.2. Giải thích
(Kinh) Thế Tôn văng tích
thuyết pháp kư cửu, ngă thời tại ṭa, thân thể b́
giải, đản niệm Không, Vô Tướng, Vô Tác,
ư Bồ Tát pháp, du hư, thần thông, tịnh Phật quốc
độ, thành tựu chúng sanh, tâm bất hỷ nhạo. Sở
dĩ giả hà? Thế Tôn linh ngă đẳng xuất ư
tam giới, đắc Niết Bàn chứng. Hựu kim ngă
đẳng niên dĩ hủ mại, ư Phật giáo hóa Bồ
Tát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, bất
sanh nhất niệm hảo nhạo chi tâm.
(經)世尊往昔說法旣久。我時在座。身體疲懈。但念空無相無作。於菩薩法遊戲神通淨佛國土成就眾生。心不喜樂。所以者何。世尊令我等出於三界。得涅槃證。又今我等年已朽邁。於佛教化菩薩阿耨多羅三藐三菩提。不生一念好樂之心。
(Kinh: Khi trước,
đức Thế Tôn nói pháp đă lâu, lúc đó chúng con
đang ngồi nơi ṭa, thân thể mỏi mệt, chỉ
nhớ nghĩ Không, Vô Tướng, Vô Tác, đối với
pháp Bồ Tát, du hư, thần thông, nghiêm tịnh
cơi Phật, thành tựu chúng sanh, tâm chẳng ưa thích. V́ cớ
sao vậy? Đức Thế Tôn dạy chúng con ra khỏi
tam giới, chứng đắc Niết Bàn. Nay chúng con lại
do tuổi tác già nua, đối với pháp Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác do Phật dạy cho
hàng Bồ Tát, chẳng sanh một tâm niệm ưa thích).
Ngồi trong pháp hội mỏi
mệt, giải thích chuyện [tự thấy] chính ḿnh thuộc
loại đứng đầu Tăng chúng cho nên
chẳng cầu. Kế đó, giải thích chuyện đắc
Niết Bàn. Sau cùng, giải thích [lư do chẳng tấn tu] là
v́ tuổi tác đă già lụn. Phần thứ nhất, “chỉ
ra trước kia do đă có ba điều, cho nên chẳng cầu [Vô
Thượng Chánh Giác]” đă xong!
4.2.2.1.1.1.2. Nay do hiểu Nhất Thừa, cho nên tự đạt
được
(Kinh) Ngă đẳng kim
ư Phật tiền, văn thọ Thanh Văn A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề kư, tâm thậm hoan hỷ,
đắc vị tằng hữu, bất vị ư kim, hốt
nhiên đắc văn hy hữu chi pháp, thâm tự khánh hạnh,
hoạch đại thiện lợi.
(經)我等今於佛前。聞授聲聞阿耨多羅三藐三菩提記。心甚歡喜。得未曾有。不謂於今。忽然得聞希有之法。深自慶幸。獲大善利。
(Kinh: Chúng con nay ở
trước Phật, nghe Thanh Văn được thọ
kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tâm rất hoan hỷ,
đạt được điều chưa từng có, chẳng
ngờ ngày nay bỗng được nghe pháp hy hữu, rất
mừng rỡ, đạt được điều lợi
lành to lớn).
Do nghe Pháp Thuyết và Thí Thuyết
tầng tầng khai hiển đại lược và cặn
kẽ, cho nên tín giải. Chỉ nêu chuyện Thanh Văn
được thọ kư, v́ thọ kư ắt phải do khai
hiển mà đạt được. Phần thứ nhất là Chánh Pháp Thuyết đă xong.
4.2.2.1.1.2. Nêu đại lược thí
dụ
(Kinh) Vô lượng trân
bảo, bất cầu tự đắc.
(經)無量珍寶。不求自得。
(Kinh: Vô lượng
trân bảo chẳng cầu mà tự đạt được).
Xưa kia, trong thời Bát Nhă
lănh giáo, đă nói là v́ Bồ Tát, chẳng
phải là đến hiện thời [mới là] hoàn toàn
được b́nh đẳng ban cho! Phần thứ nhất,
“xét
theo pháp, trần thuật đại lược sự tiếp
nhận,
giải ngộ” đă xong.
4.2.2.1.2. Xét theo thí dụ để nói
rộng về sự lănh nhận, giải ngộ
4.2.2.1.2.1. Lập thí dụ
4.2.2.1.2.1.1. Thỉnh cầu được
nêu thí dụ
(Kinh) Thế Tôn! Ngă đẳng
kim giả nhạo thuyết thí dụ dĩ minh tư
nghĩa.
(經)世尊。我等今者樂說譬喻以明斯義。
(Kinh: Bạch Thế
Tôn! Chúng con nay thích nói thí dụ để nêu rơ nghĩa ấy).
Giống như lễ
nghi trong thế gian, mong được chấp thuận, trước
hết cần phải thỉnh cầu [cho phép] phát khởi.
4.2.2.1.2.1.2. Lập thệ
4.2.2.1.2.1.2.1. Thí dụ về cha con thất
lạc nhau
[Dùng thí dụ để trần
thuật] sự lănh ngộ tổng thí trong phần trước
(thí dụ trong phẩm Thí Dụ) và phần trùng tụng
đại lược trong phẩm Phương Tiện.
4.2.2.1.2.1.2.1.1. Con bỏ cha rời
đi
4.2.2.1.2.1.2.1.1.1. Trái nghịch cha mà bỏ
đi
(Kinh) Thí nhược hữu
nhân, niên kư ấu trĩ, xả phụ đào thệ, cửu
trụ tha quốc, hoặc thập, nhị thập, chí
ngũ thập tuế.
(經)譬若有人。年旣幼稚。捨父逃逝。久住他國。或十。二十。至五十歲。
(Kinh: Ví như có
người, tuổi c̣n thơ dại, bỏ cha trốn
đi, ở lâu nơi nước khác, hoặc mười,
hai mươi, cho đến năm mươi năm).
“Thí như hữu nhân”
(Ví như có người): Hàng Nhị Thừa tự sánh ví. “Niên
ấu trĩ” (tuổi c̣n thơ dại): Sánh ví thiện
căn yếu ớt, ít ỏi. “Cha” ví như Ứng
Thân của Như Lai, tức là nói do được hai vạn
ức Phật dạy vô thượng đạo,
đă trở thành cha con. Sau khi Ứng Thân chấm dứt sự
ứng hóa, [hàng Nhị Thừa] thoái thất đại tâm,
đó gọi là “xả phụ” (ĺa bỏ cha). Tự bị
che lấp bởi vô minh, gọi là “đào” (逃, trốn tránh). Tiến hướng sanh tử, gọi
là Thệ (逝, đi
đến). Luân hồi trong tam giới, ngũ dục, th́ gọi
là “cửu trụ tha quốc” (ở lâu nơi nước
khác). Thiên đạo là “hoặc thập” (hoặc
mười). Nhân đạo là “nhị thập” (hai
mươi). Trải qua khắp năm đường là “chí
ngũ thập tuế” (tới năm mươi năm).
Đấy là lănh ngộ ư nghĩa “các con trước
đó do vui chơi mà vào trong nhà ấy” được
nói trong phần trước.
Hỏi: Ứng Thân thôi hóa hiện,
chúng sanh dấy lên Hoặc, đó là cha ĺa bỏ con, chẳng
phải là con bỏ cha [th́ mới là đúng chứ?]
Đáp: Do chúng sanh chẳng cảm,
cho nên
ỨngThân rời khỏi thế gian, vẫn thành ư nghĩa
“con bỏ cha”.
Lại dựa theo quán tâm
để giải thích, Bổn Giác là cha, chủng tử Thỉ
Giác là con. Sức chủng tử nhỏ nhoi, tức là “ấu
trĩ”. Do trái nghịch Bổn Giác, dấy khởi vô
minh, tức là “xả phụ đào thệ” (bỏ cha
trốn đi). Tịch Quang
lư tánh là “bổn quốc”. Ngũ dục sanh tử là “tha
quốc” (nước khác). Trải qua năm đường
th́ là “năm mươi năm”.
4.2.2.1.2.1.2.1.1.2. Hướng đến
bổn quốc để trở về
(Kinh) Niên kư trưởng
đại, gia phục cùng khốn, tŕ sính tứ
phương, dĩ cầu y thực, tiệm tiệm du
hành, ngộ hướng bổn quốc.
(經)年旣長大。加復窮困。馳騁四方。以求衣食。漸漸遊行。遇向本國。
(Kinh: Kẻ
đó tuổi đă lớn, càng thêm bần cùng, khốn khổ,
rong ruổi bốn phương để cầu cơm áo,
du hành dần dần, t́nh cờ trở về nước
ḿnh).
“Niên kư trưởng đại”
(tuổi tác đă lớn): Ví như thiện căn Đại
Thừa đă ngầm hun đúc. “Gia phục cùng khốn”
(càng thêm bần cùng, khốn khổ): Ví như
thoái thất Đại Thừa đă lâu, tàn phước dần
dần mất đi, chịu đủ tám nỗi khổ,
chẳng đạt được lẽ xuất yếu. V́ thế “cùng” (窮, nghèo túng).
Bị tám khổ thiêu đốt, cho nên “khốn” (困, khốn
đốn). “Tŕ sính tứ phương” (rong ruổi bốn
phương): Trải khắp “thân, thọ, tâm,
pháp”;
suy cầu trọn khắp có, không, song diệc (vừa có vừa không),
song phi (chẳng phải có, chẳng
phải không). “Dĩ cầu y thực” (để cầu
cơm áo): Trong ấy, cầu thức
ăn chánh đạo, cầu
áo trợ đạo. “Tiệm tiệm du hành,
ngộ hướng bổn quốc” (du hành dần dần,
t́nh cờ trở về nước ḿnh): Bất ngờ gặp
gỡ th́ gọi là Ngộ. Ngoại đạo chán khổ,
cầu lư, tuy chẳng thích đáng, vẫn có thể là duyên “được hóa độ”. Lúc đức Phật mới xuất
thế, các hàng ngoại đạo đều đắc độ
trước, tức là ư này. Phần thứ nhất, “thí dụ
con bỏ cha mà đi” đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.1.2. Cha t́m con, ở lại
giữa chừng
(Kinh) Kỳ phụ tiên
lai, cầu tử bất đắc, trung chỉ nhất
thành. Kỳ gia đại phú, tài bảo vô lượng, kim,
ngân, lưu ly, san hô, hổ phách, pha lê, châu đẳng. Kỳ
chư thương khố, tất giai doanh dật, đa hữu
đồng bộc, thần, tá, lại dân, tượng, mă,
xa thặng, ngưu, dương vô số, xuất nhập tức
lợi, năi biến tha quốc, thương cô, cổ khách, diệc thậm chúng đa.
(經)其父先來。求子不得。中止一城。其家大富。財寶無量。金銀琉璃。珊瑚琥珀。玻瓈珠等。其諸倉庫。悉皆盈溢。多有僮僕。臣佐吏民。象馬車乘。牛羊無數。出入息利。乃徧他國。商估賈客。亦甚眾多。
(Kinh: Cha kẻ
đó từ trước đến nay t́m con chẳng
được, bèn ở lại một thành trong đó. Nhà
ông ta giàu to, của báu vô lượng, vàng, bạc, lưu
ly, san hô, hổ phách, pha lê, châu v.v… Các kho vựa thảy
đều đầy ắp, có nhiều tôi tớ, người
trợ tá, kẻ chạy việc, nhân dân, voi, ngựa, xe cộ, trâu,
dê vô số. Chi ra, thâu vào, lợi tức trọn khắp các
nước khác. Thương nhân, lái buôn cũng rất
đông đảo).
Sau khi thoái thất Đại
Thừa, cầu cơ duyên mà chẳng được! V́ thế
nói “cầu tử bất đắc” (t́m con chẳng
được). Chẳng v́ một đứa con mà phế bỏ gia nghiệp, ví
như đức Phật chẳng v́ một chỗ không có
căn cơ mà bỏ các phương khác, chẳng giáo hóa.
V́ thế nói “trung chỉ nhất thành” (ở lại một
thành trong đó), tức là cơi Phương Tiện. Ở giữa
hai cơi Thật Báo và Đồng Cư, th́ gọi là Trung. Xét
theo Hữu Dư Niết Bàn mà gọi là Thành. Trụ trong
Quyền Lư th́ gọi là Chỉ (ngưng lại, ở lại), Quyền Lư ấy
chính là Thật Tướng. V́ thế gọi là “kỳ
gia” (nhà của ông ta). Trọn đủ vạn đức,
v́ thế là “đại phú”. Phước đức
thuộc Ngũ Độ (Bố Thí, Tŕ Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền
Định) là
Tài (của cải), trí huệ Bát Nhă là Bảo (vật báu). Hướng dẫn hết thảy
các pháp đều là Ma Ha Diễn (Đại Thừa); v́ thế
nói là “vô lượng”. Bảy báu như vàng, bạc
v.v… chính là ba mươi bảy đạo phẩm trong Viên
Giáo. Đó là lănh ngộ ư nghĩa “trưởng giả
giàu to” [trong phẩm Thí Dụ] thuộc phần trước.
“Thương khố doanh dật”
(Kho vựa đầy ắp): Chỗ để
chứa gạo là Thương (倉, vựa), sánh ví Thiền
Định có thể sanh ra một trăm lẻ tám môn
tam-muội. Chứa vật là Khố (庫, kho), sánh ví Thật Tướng có thể
phát khởi mười tám Không trí. Tự cung cấp cho ḿnh là Doanh (盈),
giáo hóa ra ngoài là Dật (溢).
Đấy là lănh giải ư nghĩa “có nhiều ruộng
nương, nhà cửa” trong phần trước. “Đồng
bộc” (tôi tớ) ví như Phương Tiện Ba La Mật,
tức là lănh giải ư nghĩa “cập chư đồng
bộc” (và các tôi tớ) trong phần trước.
Hơn nữa, Nhị Thừa thuộc hai giáo và Bồ Tát
trong Thông Giáo, ba mươi tâm (tức ba mươi địa
vị thuộc Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi
Hướng) trong Biệt Giáo, đều như tôi tớ.
Thập Địa trong Viên Giáo như “thần” (臣, bầy tôi thân cận).
Thập Hồi Hướng như Tá (佐, kẻ phụ tá,
trợ tá, trợ lư). Thập Hạnh như Lại (吏, các nhân viên cấp
dưới của thần tá). Thập Trụ như dân. Vừa mới nhập cảnh giới của Phật
th́ người trong cả nước đều là dân của
vua. Thập Hạnh tu tập các pháp, rong ruổi các thứ;
v́ thế như Lại. Thập Hồi Hướng Lư Sự
hơi sâu, chức vị gần bên vua; v́ thế như Tá.
Thập Địa phù tá Phật giáo hóa, hàng ma, chế địch;
v́ thế như Thần (bầy tôi thân cận, cận thần).
“Voi” ví như Nhất Tâm
Tam Quán, chuyển vận Viên Giáo Đại
Thừa. “Ngựa” ví như Thứ Đệ Tam Quán,
chuyển vận Biệt Giáo Đại Thừa. “Trâu”
ví như hai phép Quán Tức Không (Thể Không) và Tích Không, chuyển
vận Thông Giáo và Tạng Giáo Đại Thừa. “Dê” ví
như pháp tự phân tích để tự hành Quán, chuyển
vận Thanh Văn Thừa. Không nói đến nai là do kinh văn giản lược.
Lại nữa, Bích Chi Phật
gặp Phật, được gom vào hàng Thanh Văn. “Vô
số” là nói đến các pháp Quyền và Thật, đều
gọi là “xa thặng” (xe cộ). Quán trí Quyền Thật
được gọi là “voi, ngựa, trâu, dê”. Không chỉ
là giáo pháp rất nhiều mà Quán Trí cũng lại vô số.
“Xuất nhập” (ra vào): Tuy hai mà chẳng hai th́ là
Nhập (nhập Trung). Bất nhị mà là hai, th́ là Xuất
(xuất Trung). Lại nữa, bất nhị mà là hai th́ là
Nhập (nhập Không, nhập Hữu). Hai mà chẳng hai th́
là Xuất (Xuất Không Hữu. Hai đằng dung thông lẫn
nhau, đấy là nói theo Tam Đế).
Vô lượng quy hoàn một th́ là Nhập. Từ trong một
sanh ra vô lượng là Xuất (đấy là nói theo Nhị
Đế). Có tác dụng hóa độ người khác là Xuất,
có tác dụng tự hành th́ là Nhập (đấy là nói theo Tự
và Tha, chỉ là vận dụng Tam Đế hay Nhị
Đế trên đây). Ban ra pháp ích cho chúng sanh là Tức (tiền lăi), công giáo hóa quy
về chính ḿnh là Lợi. Trọn khắp ba cơi chính là “năi
biến tha quốc” (trọn khắp tới các nước
khác). Chỉ có pháp tánh độ, th́ gọi là “kỷ quốc”
(nước của chính ḿnh). Hàng hóa lưu động gọi
là Thương (商),
chứa hàng tại một chỗ gọi là Cổ (賈),
ví như các Bồ Tát vào khắp ba cơi để cầu pháp
lợi; v́ thế nói “thậm đa” (rất nhiều).
Hoặc Bồ Tát cơi này đến cơi khác để nghe
pháp, hoặc bậc đại sĩ từ phương
khác đến cơi này để nghe kinh. Lại nữa,
Ứng Thân và Hóa Thân ví như lái buôn, đem thật pháp vào
trọn khắp ba cơi, hóa độ, lợi ích chúng sanh quy
vào Pháp Thân, cho nên nói là “thậm đa”. Như người
trong thế gian khiến cho kẻ khác kiếm tiền, sanh
lợi, th́ chính ḿnh cũng có lợi.
4.2.2.1.2.1.2.1.3. Con t́nh cờ đến
thành của cha
(Kinh) Thời bần cùng
tử, du chư tụ lạc, kinh lịch quốc ấp,
toại đáo kỳ phụ sở chỉ chi thành.
(經)時貧窮子。遊諸聚落。經厯國邑。遂到其父所止之城。
(Kinh: Khi đó, đứa
con nghèo túng ấy đi qua các làng xóm, trải qua thành ấp
của các nước, đến ṭa thành chỗ cha hắn
ở).
Đấy là sánh ví sau khi
đă thoái thất Đại Thừa, gặp đủ mọi
nỗi khổ, sanh ḷng chán sợ sâu đậm, muốn cầu
xuất ly. Dùng tà huệ Đoạn Thường để
quán sát thôn xóm Ngũ Ấm, nước “mười tám Giới”, ấp “mười hai Nhập”, cầu áo cơm chánh đạo
và trợ đạo khắp nơi! Do cảnh khổ ấy
làm cơ duyên, cảm ḷng đại bi của Phật, có ư
nghĩa “đắc
Niết Bàn”. V́ thế nói là “toại
đáo phụ sở chỉ thành” (bèn đến ṭa thành
nơi cha hắn ở).
4.2.2.1.2.1.2.1.4. Cha buồn nhớ con
(Kinh)
Phụ mỗi niệm tử, dữ tử ly biệt
ngũ thập dư niên, nhi vị tằng hướng nhân
thuyết như thử sự, đản tự tư duy,
tâm hoài hối hận. Tự niệm lăo hủ, đa hữu
tài vật, kim, ngân, trân bảo, thương khố doanh dật,
vô hữu tử tức. Nhất đán chung một, tài vật
tán thất, vô sở ủy phó. Thị dĩ ân cần mỗi
ức kỳ tử. Phục tác thị niệm: “Ngă nhược
đắc tử, ủy phó tài vật, thản nhiên khoái lạc,
vô phục ưu lự”.
(經)父每念子。與子離別五十餘年。而未曾向人說如此事。但自思惟。心懷悔恨。自念老朽。多有財物。金銀珍寶。倉庫盈溢。無有子息。一旦終沒。財物散失。無所委付。是以慇懃每憶其子。復作是念。我若得子。委付財物。坦然快樂。無復憂慮。
(Kinh:
Cha thường nghĩ đến con, cùng con ly biệt
hơn năm mươi năm, nhưng chưa từng nói
với người khác chuyện như thế đó, chỉ
tự suy nghĩ, ôm ḷng hối hận, tự nghĩ già
suy, có nhiều của cải, vàng, bạc, trân bảo, kho vựa
đầy ắp, chẳng có con cái. Một mai chết mất,
của
cải tiêu tán, tài vật thất lạc, không người giao phó. V́ thế, thường ân cần
nhớ đến con. Lại nghĩ như thế này: “Nếu
ta t́m được con, giao phó của cải cho nó, tâm sẽ
thanh thản, vui sướng, chẳng c̣n lo nghĩ nữa”).
Từ “phụ mỗi niệm
tử” (cha thường nghĩ tới con) trở đi,
là nghĩ đến nỗi khổ do mất con. Từ “phục
tác thị niệm” (lại nghĩ như thế này) trở
đi, ngẫm nghĩ niềm vui do t́m được con.
Như Lai từ xưa đến nay, luôn nghĩ đến
các con có căn cơ Đại Thừa. V́ thế nói “mỗi niệm” (thường nghĩ tới). Mở
ra quỷ đạo và Tu La, cho nên nói “ngũ thập
dư niên” (hơn năm mươi năm). “Vị tằng thuyết” (chưa từng
nói): Chưa từng hướng về thần tá lại
dân trong cơi Phương Tiện để nói về cơ
duyên của đứa con ấy (các thần tá v.v… ấy chẳng
phải là hoàn toàn không biết căn cơ, tánh t́nh của đứa con nghèo, nhưng chưa đến lúc nói với
đứa con nghèo! Chủ và bạn cùng ẩn
Thật chưa nói, quyền biến thuận theo căn
cơ của chúng sanh. Do vậy, chẳng nói). Hơn nữa,
kể từ khi [đức Phật] ứng thế tới
nay, từ các pháp ṭa Hoa Nghiêm, Phương Đẳng, Bát
Nhă, cũng chưa từng hướng đến các đại
sĩ nói rành rẽ “Thanh Văn vốn là Phật tử!”
“Tâm hoài hối hận” (ôm ḷng hối hận): Hối tiếc
trước kia chẳng siêng năng dạy bảo, đến
nỗi con do không được dạy bảo mà bỏ trốn.
Hận con chẳng suy nghĩ ân
nghĩa, lợt lạt t́nh thân của ta! Dùng chuyện này
để sánh ví Như Lai hối hận chẳng ân cần
giáo hóa, khiến cho chúng sanh nhập nội phàm[9],
đến nỗi họ thoái thất sự hiểu biết
sẵn có, tiếc hận
họ chẳng thể tinh tấn, chí ư kiên cố, lợt lạt chánh
pháp của ta, thân cận sáu trần. “Tự niệm lăo hủ”
(tự nghĩ chính ḿnh già suy): Thời giáo hóa sắp xong,
đại pháp chưa truyền, như già suy mà chẳng có
con.
Hỏi: Các vị Bồ Tát được
Pháp
Thân giáo hóa, đều kham thành bậc Bổ Xứ, sao lại
ưu tư như thế?
Đáp: Pháp Thân hóa độ,
vốn chẳng hưng phế, ai bàn đến chuyện già
suy? Nay nói về quyến thuộc của Hóa Thân th́ có hai loại:
- Một là bậc Pháp Thân
đại sĩ cùng làm Ảnh Hưởng Chúng,
nơi Tích tuy là đệ tử, nhưng nơi Bổn có thể
là thầy. Hạng này cũng chẳng thuộc loại “tự
niệm lăo hủ” (tự nghĩ già suy).
- Hai là phàm phu trong cơi Đồng
Cư, thoạt đầu từ hóa Phật mà phát khởi
đạo tâm, gọi đó là “con”. Con kế nghiệp cha
khiến cho gịng tộc chẳng dứt. Dứt đoạn. Như ngài Thân Tử được
thọ kư làm Hoa Quang Phật, tức là Phật chủng trong
một phương sẽ liên tục bất đoạn,
gia nghiệp Đại Thừa được nối tiếp
giao phó. Nếu ngài Thân Tử là căn
cơ chẳng thể hóa độ, pháp tài Đại Thừa
hiện thời sẽ chẳng được giao phó, Phật
chủng sau này biết gởi gắm vào đâu? Chính v́ thế
mà rên rẩm “già suy”. Có căn cơ để có thể hóa độ th́ gọi là “đắc
tử” (có con). Thọ kư thành Phật chính là “phó tài vật”
(giao phó của cải). Xứng với bổn tâm th́ gọi
là “khoái lạc”. Phần thứ nhất, “thí dụ cha
con lạc mất nhau” đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2. Thí dụ cha con gặp
nhau
[Đây chính là] lănh
ngộ thí dụ “trưởng giả thấy lửa”
trong phần trước (phẩm Thí Dụ) và Ngũ Trược
được nói trong phần Trùng Tụng thuộc phẩm
Phương Tiện. Nhưng trong phần Pháp Thuyết và
Thí Thuyết đều nói cha thấy con trước; ở
đây, lại nói con thấy cha trước. Ấy là v́ xét theo phía Phật, do linh trí
liền biết trước. Xét theo phía chúng sanh, do căn
cơ đă thành thục, sẽ cảm ứng. Ứng hiện
tương ứng căn cơ chẳng trước, chẳng
sau, chẳng thể nghĩ bàn, nhưng đặc biệt
nêu ra chuyện trước sau!
4.2.2.1.2.1.2.2.1. Con thấy cha
(Kinh) Thế Tôn! Nhĩ
thời, cùng tử dung nhẫm triển chuyển, ngộ
đáo phụ xá, trụ lập môn trắc, dao kiến kỳ
phụ, cứ sư tử sàng, bảo kỷ thừa túc.
Chư bà-la-môn, sát-lợi, cư sĩ, giai cung kính vi nhiễu.
Dĩ chân châu anh lạc, giá trị thiên vạn, trang nghiêm kỳ
thân. Lại dân, đồng bộc, thủ chấp bạch
phất, thị lập tả hữu. Phú dĩ bảo trướng,
thùy chư hoa phan. Hương thủy sái địa, tán
chúng danh hoa, la liệt bảo vật, xuất, nội, thủ dữ, hữu
như thị đẳng chủng chủng nghiêm sức,
oai đức đặc tôn. Cùng tử kiến phụ hữu
đại thế lực, tức hoài khủng bố, hối
lai chí thử, thiết tác thị niệm: “Thử hoặc thị
vương, hoặc thị vương đẳng, phi ngă
dung lực đắc vật chi xứ. Bất như văng
chí bần lư, tứ lực hữu địa,
y thực dị đắc. Nhược cửu trụ thử,
hoặc kiến bức bách, cưỡng sử ngă tác”. Tác
thị niệm dĩ, tật tẩu nhi khứ.
(經)世尊。爾時窮子傭賃展轉。遇到父舍。住立門側。遙見其父。踞師子床。寶几承足。諸婆羅門剎利居士。皆恭敬圍繞。以真珠瓔珞。價直千萬莊嚴其身。吏民僮僕。手執白拂。侍立左右。覆以寶帳。垂諸華旛。香水灑地。散眾名華。羅列寶物。出內取與。有如是等種種嚴飾。威德特尊。窮子見父有大勢力。卽懷恐怖。悔來至此。竊作是念。此或是王。或是王等。非我傭力得物之處。不如往至貧里。肆力有地。衣食易得。若久住此。或見逼迫。強使我作。作是念已。疾走而去。
(Kinh: Bạch Thế
Tôn! Lúc bấy giờ, gă nghèo lần lượt làm mướn,
t́nh cờ đến nhà cha, đứng ở bên cửa, từ
xa thấy cha ḿnh ngồi trên giường sư tử, ghế
báu đỡ chân. Các bà-la-môn, sát-lợi, cư sĩ đều
cung kính vây quanh. Dùng chuỗi ngọc chân châu giá trị ngàn vạn
để tô điểm thân h́nh. Thuộc hạ, tôi tớ
tay cầm phất trần trắng, đứng hầu hai
bên. Che bằng trướng báu, treo rủ các phan hoa. Nước
thơm rưới đất, rải các hoa quư, báu vật
la liệt phát ra, thâu vào, lấy,
cho, có các thứ trang hoàng như thế, oai đức đặc
biệt tôn quư. Gă nghèo thấy cha có thế lực to lớn,
liền ôm ḷng hoảng sợ, hối hận đă đến
nơi đây, trộm nghĩ như thế này: “Đây hoặc
là vua, hoặc bậc ngang hàng với vua, chẳng phải
là chỗ ta làm thuê để được vật dụng.
Chẳng bằng đến xóm nghèo, có chỗ để ta tha hồ ra sức, dễ
kiếm được cơm áo. Nếu ở lâu nơi
đây, có thể sẽ bị bức bách, ép ta phải làm”.
Suy nghĩ như thế xong, liền nhanh chóng rời khỏi).
Đoạn kinh văn này có bốn
ư:
- Một, nguyên do đến
gặp cha: Do v́ đi làm mướn.
- Hai, ở chỗ trông thấy
cha, nép ở bên cửa.
- Ba, thấy tướng trạng
của cha ngồi trên giường sư tử cho tới
oai đức đặc biệt tôn quư.
- Bốn, sanh ḷng sợ hăi,
trốn lánh. Tức là thấy cha có đại thế lực,
bèn hối hận đă đến đây v.v…
1) “Lần lượt
đi làm thuê”: Do chán khổ, ưa lạc, t́m cầu lư vị,
dần dần tích tập thiện căn giúp cho việc xuất
thế. Do thiện căn ấy, cảm ứng Phật từ
bi ứng hiện. V́ thế nói “ngộ đáo phụ xá”
(t́nh cờ đến nhà cha). “Cha” ví như đạo
hậu Pháp Thân. “Xá” (nhà) sánh ví vô duyên từ bi. Hai
căn cơ Tiểu Thừa và Đại Thừa, cùng
đả động “căn nhà” ấy. Do có căn cơ
Đại Thừa, cho nên nói “dao kiến kỳ phụ”
(từ xa thấy cha). Do có căn cơ Tiểu Thừa, nên
nói “trụ lập môn trắc” (đứng ở bên cửa).
Nếu chỉ có Tiểu Thừa, chẳng có Đại Thừa,
sẽ chẳng thể “dao kiến tôn đặc chi thân” (từ
xa trông thấy thân tôn quư, đặc biệt), mà cha cũng
chẳng nên hoan hỷ v́ nay tài
vật, kho đụn có người để giao phó. Nếu
chỉ có Đại Thừa, chẳng có Tiểu Thừa, sẽ
chẳng thể “trụ lập môn trắc”, mà cũng
chẳng thể nói “phi ngă dung lực đắc vật
chi xứ” (chẳng phải là chỗ ta ra sức làm thuê
để có được vật dụng).
2) Trong ư thứ hai, nói “môn
trắc”, [hàm ư] hai phép Quán là
phương tiện, như hai bên cửa. Căn cơ trong
Viên Giáo sẽ đứng ngay cửa để nh́n thẳng,
Nhị Thừa Thiên Chân ví như ở bên cạnh cửa,
chỉ là Không tam-muội. Thiên Chân huệ nhăn liếc nh́n
Pháp Thân. Đả động, chuốc vời xa xôi, cho nên
nói là “dao” (遙, từ
đằng xa).
3) Trong ư thứ ba, nói “cứ
sư tử sàng” (ngồi trên giường sư tử):
Pháp Thân viên báo, ngự yên trên ṭa pháp tánh Đệ Nhất
Nghĩa Không, chẳng c̣n các nỗi sợ
hăi v́ thông hoặc, biệt hoặc, tám ma[10]
v.v… “Bảo kỷ thừa túc” (ghế báu đỡ
chân): Định và Huệ làm chân. Thật Đế làm ghế.
Vô sanh Định Huệ nương vào cảnh Chân Như.
Bà-la-môn là tịnh hạnh. Quư tộc cao quư, thanh khiết ví như bậc Ly Cấu Bồ Tát thuộc
địa vị Đẳng Giác trong hội Hoa Nghiêm. Sát-lợi
(Kṣatriya) là
gịng dơi vua chúa, ví như các vị đại Bồ Tát từ
Cửu Địa cho đến Sơ Địa trong hội
Hoa Nghiêm. Cư sĩ giàu mà chưa quư, ví như các vị Bồ
Tát thuộc ba mươi tâm (Thập Trụ, Thập
Hạnh, Thập Hồi Hướng) trong hội Hoa
Nghiêm. “Chân châu anh lạc” ví như giới rốt ráo,
Thủ Lăng Nghiêm Định, hết thảy các thứ
huệ, pháp
âm đà-la-ni là bốn loại anh lạc. “Giá trị thiên
vạn” (giá trị ngàn vạn): Sánh ví dùng công đức
thuộc bốn mươi địa vị để
trang nghiêm Pháp Thân. “Lại dân đồng bộc”: Nếu
xét theo dị môn để giải thích ư nghĩa, “dân” ví như người
bẩm thọ phương tiện giáo để đoạn
Thông Hoặc. “Lại” ví như người bẩm thọ
Biệt Giáo để đoạn Thông Hoặc. Nếu xét
theo đồng môn để giải thích ư nghĩa, vẫn
là sánh ví Phương Tiện Ba La Mật, trong là đồng
với Thật Trí, ngoài tương đồng cơ duyên.
Ví như “lại dân” có ư nghĩa: “Trong
là phụng sự, ngoài là phục dịch”.
“Bạch phất” (phất
trần trắng) nhằm sánh ví tác dụng của Quyền
Trí. “Hữu” ví như nhập Không Trí, dùng phủi trừ
bụi Tứ Trụ. “Tả” ví như nhập Giả
Trí, dùng phủi trừ bụi vô tri. Hai điều ấy
chính là phương tiện Trung Đạo. V́ thế nói là “thị
lập” (đứng hầu). “Bảo trướng”
(trướng báu) ví như từ bi chân thật. “Hoa”
sánh ví Tứ Nhiếp (Catvāri Saṃgrahavastūni, tức
Bố Thí, Đồng
Sự, Lợi Hành, Ái Ngữ). “Phan” sánh ví thần
thông. “Hương thủy sái địa” (nước
thơm rưới đất): Ví như pháp thủy rẩy
vào tâm địa của các Bồ Tát để lắng
đọng Hoặc trần, cũng ví như Định thủy
rẩy trừ tán tâm. “Tán chúng danh hoa” (rải các hoa
quư): Ví như hoa Thất Tịnh: Một là tam tụ tịnh
giới, hai là Thủ Lăng Nghiêm đại định,
ba là Thật Huệ, bốn là đoạn nỗi nghi đối
với Nhị Đế, năm là hành nơi phi đạo
mà thông đạt Phật đạo, sáu là trí đức
viên măn, hiểu rơ kiến tánh, bảy là Đoạn Đức
thành tựu, vĩnh viễn hết sạch vô minh. “La liệt
bảo vật”: Ví như công đức chân thật la liệt
trong các địa vị. “Xuất nội thủ dữ”
(chi ra, thâu vào, cho lấy) như đă giải thích trong phần
trước. “Oai đức đặc tôn”: Quang minh vô
biên, h́nh sắc vô biên, tướng hải và tùy hảo lồng
lộng ṿi vọi.
4) Trong ư thứ tư, “hữu
đại thế lực”: Trí to lớn th́ gọi là “đại
lực”, thần thông to lớn th́ gọi là “đại thế”, ví như ư
nghĩa [ông trưởng giả] “thân thủ hữu lực”
(thân và tay có sức) trong phần kinh văn trước đó (phẩm
Thí Dụ). “Khủng bố” (kinh hoảng sợ hăi):
Căn cơ Tiểu Thừa yếu kém, khiếp sợ
đại đạo. “Hối lai chí thử” (hối
hận đă đến nơi đây): Phật vốn muốn
dùng đại pháp để tiếp độ, nhưng chẳng
có căn cơ tương xứng, chỉ có chúng sanh mang ư
nghĩ thoái thất Đại Thừa. “Thiết tác thị
niệm” (trộm nghĩ như thế này): Trong căn
cơ ngấm ngầm có ư nghĩa ấy, chẳng phải
là hiển nhiên thấy trực tiếp Thắng Ứng Thân.
Bởi lẽ, cha con thấy nhau, tuy ví như cảm ứng
đạo giao chẳng thể nghĩ bàn, nhưng luận
theo sự giáo hóa th́ cha thấy con trước, đó là
Như Lai soi xét căn cơ. Đạo lư là như thế
đó. Nay nói con thấy cha trước và nơi chốn
v.v… hoàn toàn chẳng phải là con đă thấy, chỉ là
xét theo căn cơ tương ứng, trần thuật cặn
kẽ từ đầu đến đuôi nguyên do tiếp
nhận sự giáo hóa đó thôi!
“Thử hoặc thị
vương, hoặc thị vương đẳng”
(đấy hoặc là vua, hoặc bậc ngang với vua):
Ba Tuần là vua, đồ đệ của hắn là “đẳng”.
Căn cơ Tiểu Thừa hôi đoạn (diệt thân sau
khi nhập diệt, chẳng c̣n sắc thân), chẳng có ngôn từ để nói năng, dứt bặt h́nh
sắc. Nh́n Thắng Ứng từ xa, trời, người
chẳng thể sánh bằng. Pháp tướng do [Thắng Ứng
Thân] nói ra, khác hẳn Nhị Thừa vời vợi. Tiểu
trí, đức mỏng, chưa từng thấy nghe, liền
ngỡ đó là ma, hoặc bè lũ ma! Lại như [trong
đoạn kinh văn] khai tam hiển nhất đại
lược, ngài Thân Tử c̣n tự hồ nghi “chẳng
phải là ma hiện thành Phật, nhiễu loạn tâm ta
ư?” Huống hồ, lúc [đức Phật] mới thành
đạo, nếu Ngài dùng ngay Đại Thừa để
tiếp độ tiểu căn, họ chẳng thể
nào không ngờ Phật là ma ư?
Lại nữa, Pháp Thân là vua,
cùng nói đến Báo Thân và pháp tương xứng th́ gọi là “vương
đẳng”. Pháp Thân và Báo Thân của
Đại Thừa chẳng phải là chỗ đạt
được lợi ích của Tiểu Thừa. V́ thế
nói “phi ngă dung lực đắc vật chi xứ” (chẳng
phải là chỗ để ra sức làm thuê ḥng
đạt được vật dụng). Ví như căn
cơ Tiểu Thừa chẳng thể tiếp nhận sự
giáo hóa bằng Đại Thừa. “Bần lư” (xóm
nghèo) ví như cái lư Không rỗng tuếch, chẳng chứa
đựng vạn đức, hoặc sánh ví cảnh Tứ
Kiến
(bốn thứ kiến chấp đối với nhị
biên, hoặc kiến chấp đối với thường,
lạc, ngă tịnh). “Tứ
lực
hữu địa” (có chỗ để tha hồ dốc hết sức): Ví như
Thiên Không tương xứng tiểu trí, hoặc sánh ví Tứ
Kiến
tương xứng với thế trí (trí huệ thế gian).
“Y” (áo) ví như hành hạnh, “thực” (cơm) ví
như huệ hạnh. “Y thực dị đắc” (dễ
có được cơm áo): Ví như có thể đạt
được áo cơm vô lậu nơi Hữu Dư Niết
Bàn, hoặc sánh ví có thể đạt được thế
gian vị Thiền. “Nhược cửu trụ thử”
(nếu ở lâu nơi đây): Hành Đại Thừa
đạo, trải qua vô lượng kiếp. V́ thế nói
là “cửu trụ”. Ta vốn chán sợ sanh tử, nếu
tu Đại Thừa, ắt phải vào trong sanh tử, rộng
học vạn hạnh. V́ thế nói là “bức bách”. Ta
vốn ưa thích Tiểu pháp, nay buộc
ta phát tâm Đại Thừa, tức là “cưỡng sử”
(ép buộc làm). Bỏ Đại giữ lấy Tiểu,
cho nên nói là “tật tẩu” (nhanh chóng đi khỏi).
4.2.2.1.2.1.2.2.2. Cha thấy con
(Kinh) Thời phú trưởng
giả, ư sư tử ṭa, kiến tử tiện thức,
tâm đại hoan hỷ, tức tác thị niệm: “Ngă tài
vật khố tạng, kim hữu sở phó. Ngă thường
tư niệm thử tử, vô do kiến chi, nhi hốt tự
lai, thậm thích ngă nguyện. Ngă tuy niên hủ, do cố tham
tích”.
(經)時富長者。於師子座。見子便識。心大歡喜。卽作是念。我財物庫藏。今有所付。我常思念此子。無由見之。而忽自來。甚適我願。我雖年朽。猶故貪惜。
(Kinh: Lúc bấy giờ,
ông trưởng giả giàu có ở trên ṭa sư tử, thấy
con liền nhận biết, tâm rất hoan hỷ, liền
nghĩ như thế này: “Của cải, kho tàng của ta nay
đă có người để giao phó. Ta thường
nghĩ nhớ đứa con này, không cách nào gặp nó, nay nó
bỗng tự đến, rất hợp ḷng ta mong mỏi.
Ta tuy đă già, vẫn c̣n tham tiếc”).
Đoạn kinh văn này
cũng có bốn ư:
- Một, ṭa sư tử là
chỗ trông thấy con. Pháp Thân của Như Lai ngự
trong cảnh Đệ Nhất Nghĩa Không vô úy, chiếu
rơ căn cơ.
- Hai, thấy con liền nhận
biết, biết đó là chúng sanh đă kết duyên xưa
kia.
- Ba, thấy con bèn hoan hỷ.
Phật luôn t́m cầu căn cơ của con, nay căn
cơ xứng hợp ḷng Từ. V́ thế
hoan hỷ. Đấy là sự lănh ngộ “chuyện kinh sợ
to lớn trong thí dụ” thuộc phần trước. Từ
trong phương tiện mà khởi tâm đại bi. Trong phần
trước nói về sự dẹp khổ, nên bảo là “kinh
bố” (kinh hoảng, sợ hăi). Nay nói về sự ban
vui, cho nên nói “hoan hỷ”.
- Bốn, do thấy con bèn thỏa
nguyện. Xưa kia thấy chúng sanh sau khi đă thoái thất
Đại Thừa, rong ruổi bốn phương t́m cầu
cơm áo, lần lượt làm thuê, thường muốn
ban tài sản cho con, nhưng do chẳng có căn cơ
[tương xứng], cho nên chẳng thực hiện
được. Hiện thời, căn cơ t́m đến,
xứng hợp tâm đại từ. V́ thế nói “khố
tạng kim hữu sở phó” (kho tàng nay đă có chỗ
để giao phó). Chúng sanh lưu chuyển sanh tử, bị
các sự khổ bức bách, khiến cho tâm đại bi
đau đớn. V́ thế nói “ngă thường tư niệm”
(ta thường nghĩ nhớ). Tuy muốn cứu bạt,
nhưng chẳng có căn cơ [tương xứng] làm sao tế độ? Do vậy nói “vô
do kiến chi” (không cách nào trông thấy). Nay có căn
cơ để có thể độ, v́ thế nói “nhi hốt
tự lai” (bỗng nó tự đến). Tương xứng
với tâm đại bi, cho nên “thậm thích ngă nguyện”
(rất hợp ḷng ta mong mỏi). Một kỳ hóa độ
đă xong, cho nên nói “niên hủ” (lại c̣n xét theo sự
thị hiện được Phật Nhiên Đăng thọ
kư, cho đến từ Đâu Suất giáng thần, xuất
gia, thành đạo, tức là chuyện hóa độ trong một
thời kỳ đă sắp xong). Chưa thấy căn
cơ Đại Thừa, pháp sẽ chẳng thể giao phó
được. Các đồ đệ trong tương lai
sẽ do ai mà được độ thoát? V́ người
đáng độ, cho nên nói “tham tích” (tham tiếc). Phần
thứ hai, “thí dụ về cha con gặp nhau” đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2.3. Thí dụ về sự
truy đuổi và khuyên dụ
Lănh ngộ thí dụ
“bỏ ghế, dùng xe” trong phần trước, và ư
nghĩa thực thi phương tiện để hóa độ
trong phẩm Phương Tiện.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.1. Sai người bên cạnh
đuổi theo
(Kinh) Tức khiển
bàng nhân, cấp truy tương hoàn. Nhĩ thời, sứ
giả tật tẩu văng tróc, cùng tử kinh ngạc,
xưng oan đại hoán: “Ngă bất tương phạm,
hà vị kiến tróc?” Sứ giả chấp chi dũ cấp,
cưỡng khiên tương hoàn. Vu thời, cùng tử tự
niệm vô tội, nhi bị tù chấp, thử tất định
tử, chuyển cánh hoàng bố, muộn tuyệt tích địa.
(經)卽遣旁人。急追將還。爾時使者。疾走往捉。窮子驚愕。稱怨大喚。我不相犯。何為見捉。使者執之逾急。強牽將還。于時窮子自念無罪。而被囚執。此必定死。轉更惶怖。悶絕躄地。
(Kinh: Liền
sai người bên cạnh gấp rút đuổi theo bắt
lại. Khi đó, kẻ được sai bảo nhanh chóng đuổi
bắt. Gă nghèo kinh ngạc, lớn
tiếng kêu oan: “Tôi chẳng xúc phạm, v́ sao bị bắt?”
Kẻ được sai bảo càng gấp gáp, bắt lấy hắn, cưỡng lôi
trở về. Lúc đó, gă nghèo tự nghĩ ḿnh vô tội
mà bị bắt bớ, đây ắt là phải
chết,
càng thêm hoảng sợ, mê ngất, ngă quỵ xuống đất).
Đây là lănh ngộ “cả
hai môn Khuyến và Giới đều chẳng có căn
cơ tương ứng”. “Bàng nhân” (người bên cạnh):
Trí là chủ thể sai khiến, Giáo là đối tượng
được sai khiến. Từ Phật mà phát xuất
mười hai bộ loại kinh điển. Lại nữa,
“thần, tá” v.v… chính là người bên cạnh. Như
trong kinh Hoa Nghiêm, Pháp Huệ Bồ Tát nói Thập Trụ,
Công Đức Lâm Bồ Tát nói Thập Hạnh, Kim Cang Tràng
Bồ Tát nói Thập Hồi Hướng, Kim Cang Tạng Bồ
Tát nói Thập Địa v.v… “Cấp truy tương hoàn”
(gấp rút
đuổi theo bắt về): Toan dùng Khuyến môn thuộc
giáo pháp Đốn [để hóa độ]. “Tật tẩu
văng tróc” (nhanh chóng đến bắt): Đại Thừa
nêu bày nghĩa hiển lộ chánh trực, dùng đó để
đối ứng căn cơ, ḥng nhanh chóng đạt
đến Bồ Đề. Nếu coi Bồ Tát là “người
bên cạnh” th́ Bồ Tát đều tự có thần lực,
lại được Phật gia bị, cũng có thể
khiến cho kẻ đó nhanh chóng nhập Bồ Đề.
“Cùng tử kinh ngạc” (gă nghèo kinh ngạc) tức là
thực hiện Khuyến Môn th́ chẳng có căn cơ.
Đă chẳng có căn cơ, dẫu cho họ xưa kia
đă từng phát [tâm Bồ Đề], nhưng bỏ quên
lâu ngày chẳng nhớ, chợt nghe đại giáo, tâm chống
trái, cho nên kinh hoảng. Do chẳng biết,
nên ngạc nhiên. Tiểu Thừa coi phiền năo là oán, coi
sanh tử là khổ. Nếu khuyên “phiền năo chính là Bồ
Đề”, họ sẽ gào to kêu oan uổng! Nếu nghe
“sanh tử chính là Niết Bàn”, sẽ gào to kêu đau khổ!
Ta chẳng dính dáng ǵ đến chuyện cầu Đại
Thừa, sao lại dùng Đại Thừa để bắt
ta?
“Sứ giả chấp chi
dũ cấp, cưỡng khiên tương hoàn” (Kẻ
được sai khiến càng gấp gáp bắt lấy,
cưỡng lôi về), ví như toan dùng Giới môn của
Đại Thừa để hóa độ, v́ kẻ đó
nói các chuyện đáng sợ hăi. “Cùng tử tự niệm
vô tội” (gă nghèo tự nghĩ vô tội): Ví như Giới
môn chẳng có căn cơ [tương xứng để
tiếp nhận]. “Tội” sánh ví như từ bi. Chúng
sanh do mắc tội, vào trong nhà ngục sanh tử; Bồ
Tát v́ ḷng từ bi, vào ngục cứu giúp. Nhị Thừa chẳng
có ḷng đại từ đại bi ấy, v́ thế nói là
“vô tội”. Bảo họ nhập sanh tử, tức
là “bị tù chấp” (bị bắt bớ, tù đày).
Chẳng có đại phương tiện để nhập
sanh tử, ắt sẽ vĩnh viễn đánh mất huệ
mạng tam thừa. V́ thế nói “thử tất định
tử” (đây là ắt phải chết).
Do suy nghĩ các chuyện như thế đó, cho nên nói “chuyển cánh
hoàng bố” (càng thêm hoảng sợ). Tiểu trí chẳng
hiểu đại giáo, v́ thế nói “muộn tuyệt”
(mê ngất). Yếu ớt nơi đất vô minh, cho nên nói là “tích địa”
(lăn quay ra đất).
(Kinh) Phụ dao kiến
chi, nhi ngữ sứ ngôn: “Bất tu thử nhân, vật
cưỡng tương lai. Dĩ lănh thủy sái diện,
linh đắc tỉnh ngộ, mạc phục dữ ngữ”.
Sở dĩ giả hà? Phụ tri kỳ tử chí ư hạ liệt,
tự tri hào quư, vi tử sở nan. (Cố tuy) thẩm tri
thị tử, nhi dĩ phương tiện, bất ngữ
tha nhân, vân thị ngă tử. (Ư thời) sứ giả ngữ
chi: “Ngă kim phóng nhữ, tùy ư sở thú”. Cùng tử hoan hỷ,
đắc vị tằng hữu, tùng địa nhi khởi,
văng chí bần lư, dĩ cầu y thực.
(經)父遙見之。而語使言。不須此人。勿強將來。以冷水灑面。令得醒悟。莫復與語。所以者何。父知其子志意下劣。自知豪貴。為子所難。(故雖)審知是子。而以方便。不語他人云是我子。(於時)使者語之。我今放汝。隨意所趣。窮子歡喜。得未曾有。從地而起。往至貧里。以求衣食。
(Kinh: Cha từ
xa trông thấy, bảo kẻ được sai khiến rằng:
“Chẳng cần gă đó, đừng cưỡng ép hắn
đến. Dùng nước lạnh rưới vào mặt
cho hắn tỉnh lại. Đừng nói ǵ với hắn nữa!” V́ lẽ nào vậy? Cha biết
con chí ư kém hèn, tự biết chính ḿnh giàu có, sang cả, khiến cho con khiếp sợ.
(V́ thế, tuy) biết rơ là con ḿnh, mà dùng phương tiện,
chẳng nói với người khác “đó là con ta”.
(Khi đó), kẻ được sai khiến bảo: “Nay ta
thả ngươi đi đâu tùy ư”. Gă nghèo hoan hỷ,
được điều chưa từng có, từ dưới
đất đứng lên, đi qua xóm nghèo để cầu
cơm áo).
Đây là lănh ngộ [ư
nghĩa] “đối với cả hai môn Khuyến và Giới,
đều ngưng dứt sự giáo hóa”. Ấy là v́ đă nắm rơ sâu xa ư Phật, tuy [đức Phật]
toan vận dụng Khuyến môn [để hóa độ],
nhưng chẳng có căn cơ [tương xứng]. Ư [hóa
độ] vẫn chưa ngơi, lại toan dùng Giới
môn, nhưng chẳng thể thực hiện được.
Sau đấy mới thôi [dùng pháp Đại Thừa viên
đốn để] hóa độ. Kinh văn cũng gồm
bốn ư:
- Một, suy nghĩ chấm
dứt sự hóa độ [bằng đại pháp viên
đốn]. Nói “phụ dao kiến” (cha từ xa trông
thấy), tức là Tiểu Thừa cách biệt Đại
Thừa xa thẳm, cho nên nói là “dao” (遙, từ đằng xa). “Ngữ sứ
ngôn”
(nói với kẻ được sai khiến): Nếu coi
giáo là “sứ” th́ trí vốn thuyết giáo, nhưng trí
biết [thính chúng] chẳng có căn cơ. Do trí ngưng dứt,
cho nên giáo ngưng dứt. Nếu coi người là “sứ”,
th́ như trong kinh Tịnh Danh có nói “nhiếp nhữ thân
hương, vô linh bỉ chư chúng sanh nhi khởi Hoặc
trước” (hăy thâu nhiếp mùi hương nơi thân
ngươi lại, đừng khiến cho chúng sanh khởi
Hoặc chấp trước)[11].
Lại như ngài Phổ Hiền vào
cơi Sa Bà này, rút thân nhỏ lại, đều là do nghĩa
này. “Vật cưỡng tương lai” (đừng
cưỡng bức đem tới): Đă chẳng có căn
cơ Đại Thừa, sợ thương tổn thiện
căn của người ấy. “Lănh thủy sái diện”
(dùng nước lạnh rảy vào mặt): Biết kẻ
đó tiểu chí, hăy nên dùng nước lư “hôi đoạn”
để rảy vào khuôn mặt hướng về Niết
Bàn của người ấy, khiến cho người ấy
ĺa phiền muộn, dần dần ngộ Tứ Đế.
“Mạc phục dữ ngữ” (đừng nói ǵ với
hắn nữa): Quyết định phải nên ngưng
giáo hóa bằng Đại Thừa.
- Thứ hai, từ “sở
dĩ giả hà” (v́ lẽ nào vậy) trở đi, giải
thích ư nghĩa [v́ sao phải] ngưng dứt sự giáo hóa bằng
Đại Thừa. [Do chúng sanh] chán khổ, thích Không. V́ thế,
“chí ư hạ liệt” (chí ư hèn kém). Bi và Trí chưa phát;
v́ thế, sợ hăi kẻ quyền quư. Biết chắc chắn
[các chúng sanh ấy] ở chỗ hai vạn ức Phật
đă từng phát đạo tâm, thật sự là Phật tử;
nhưng v́ bảo vệ, cho nên chẳng nói với ai khác, tức
là từ thời A Hàm cho đến thời Bát Nhă, chưa từng
nói rơ “Nhị Thừa thành Phật”!
- Thứ ba, từ “sứ
giả ngữ” (kẻ được sai khiến nói),
nêu rơ ngưng dứt sự giáo hóa bằng Đại Thừa.
“Ngă kim phóng nhữ” (nay ta thả ngươi) tức
là biết căn cơ Đại Thừa [của chúng sanh]
yếu ớt. “Tùy ư sở thú” (đi đâu tùy ư): Tức
là biết điều lành thuộc về Tiểu
pháp mạnh mẽ.
- Thứ tư, từ “cùng
tử hoan hỷ” (gă nghèo hoan hỷ) trở đi, chính
là dứt sự giáo hóa nhằm tương xứng với
căn cơ. Do kẻ đó chẳng bị đại giáo bức bách, cho nên hoan hỷ. Do dùng Tiểu pháp tương xứng, cho
nên [kẻ đó] có thể tỉnh ngộ.
V́ thế nói “tùng địa nhi khởi” (từ dưới
đất đứng lên). Cầu chánh trợ đạo
nơi lư đản Không (chỉ biết Chân Không, chẳng
biết Diệu Hữu), hoặc cầu chánh trợ đạo
từ nơi Tứ Kiến. V́ thế
nói “văng chí bần lư, dĩ cầu y thực” (đi qua
xóm nghèo để cầu cơm áo). Phần thứ nhất,
“sai người bên cạnh đuổi theo” đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2. Thí dụ “sai hai người khuyên dụ”
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.1. Lănh ngộ ư nghĩa
“cùng dạy cả ba thừa”
Lănh ngộ gần th́ là hiểu
ư chỉ “dùng ba loại xe để cứu con”, xa th́ “thực
hiện quyền biến, [tuyên thuyết pháp Tứ Đế]
ở Ba La Nại”. Phần này lại chia thành bốn phần:
Một, lănh ngộ chuyện “nên dùng ba loại xe”, hai là lănh
ngộ chuyện “cha biết trước
tâm ư của con”, ba là lănh ngộ chuyện “tán thán ba cỗ
xe”, bốn là lănh ngộ chuyện “do đúng ư mong muốn
của các con, nên chúng tranh giành nhau ra khỏi nhà lửa”.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.1.1. Lănh ngộ chuyện
toan dùng ba loại xe
(Kinh) Nhĩ thời,
trưởng giả tương dục dụ dẫn kỳ
tử, nhi thiết phương tiện, mật khiển nhị
nhân, h́nh sắc tiều tụy, vô oai đức
giả: “Nhữ khả nghệ bỉ, từ ngữ cùng tử,
thử hữu tác xứ, bội dữ nhữ trị[12]. Cùng tử nhược
hứa, tương lai sử tác. Nhược ngôn dục hà
sở tác, tiện khả
ngữ chi, cố nhữ trừ
phẩn. Ngă đẳng nhị nhân, diệc cộng nhữ
tác”.
(經)爾時長者。將欲誘引其子而設方便。密遣二人。形色憔悴。無威德者。汝可詣彼。徐語窮子。此有作處。倍與汝直。窮子若許。將來使作。若言欲何所作。便可語之。雇汝除糞。我等二人。亦共汝作。
(Kinh: Lúc bấy
giờ, trưởng giả muốn dẫn dụ con ḿnh,
bèn lập phương tiện, ngầm sai hai người,
h́nh sắc tiều tụy, chẳng có oai đức: “Các ngươi
hăy đến chỗ nó, thong thả nói với gă nghèo, ở
đây có chỗ để làm thuê, trả công gấp bội cho
ngươi. Nếu gă nghèo chấp thuận, hăy đưa
nó đến làm. Nếu nó hỏi
muốn nó làm ǵ, có thể bảo rằng: Mướn
ngươi dọn phân. Hai người chúng ta cũng sẽ
làm chung với ngươi”).
Đă thôi giáo hóa bằng
Đại Thừa, chẳng nỡ bỏ con côi, tính lập
phương tiện. V́ thế nói “tương dục”
(mong muốn). Bốn vị đại đệ tử
đều đă lănh ngộ phần nào, chẳng dính dáng
đến hàng Bồ Tát. V́ thế, ngầm sai hai người.
Xét theo pháp, [“hai người”] chính là Tứ Đế và
mười hai nhân duyên. Xét theo lư, chính là hữu tác chân tục
(chân và tục có tạo tác). Xét theo người th́ chính là
Thanh Văn và Duyên Giác. Nhưng nói “mật khiển” (ngầm
sai), xét theo giáo, ẩn tàng pháp măn tự là “mật”, chỉ
bày pháp bán tự là “khiển” (sai khiến). Xét theo Lư, ẩn Thật là Mật,
chỉ bày Quyền là Khiển. Xét theo người, “trong ngầm là Bồ
Tát hạnh”, chính là Mật, “ngoài hiện tướng
Thanh Văn” là Khiển. Trong giáo pháp Nhị Thừa, chẳng
tu tướng hảo, chỉ nói Khổ, Vô Thường,
Vô Ngă, Bất Tịnh. V́ thế nói “h́nh sắc tiều tụy”.
Chẳng trọn đủ Thập Lực, Tứ Vô Sở
Úy; cho nên nói “vô oai đức”. Do dùng Tiểu giáo để độ Tiểu cơ (căn cơ Tiểu
Thừa), v́ thế nói “nhữ khả nghệ bỉ” (ngươi
có thể đến chỗ nó). Lư được nói trong Tiểu giáo th́ quanh co, ẩn tàng, chẳng
thẳng thừng nắm bắt như Đại Thừa,
cho nên nói “từ ngữ cùng tử” (thong thả nói với
gă nghèo). Kiến đạo và tu đạo là hai chỗ
để thực hiện đoạn Hoặc. V́ thế
nói “thử hữu tác xứ” (ở đây có chỗ
làm). Sáu hạnh của ngoại đạo chỉ có thể
chế phục Hoặc, sanh vào hai giới trên (Sắc Giới
và Vô Sắc Giới); nay tu đế duyên (Tứ Đế
và Thập Nhị Nhân Duyên), sẽ có thể đoạn Hoặc,
ra khỏi biển sanh tử. V́ thế nói “bội dữ
nhữ trị” (trả giá gấp bội cho
ngươi). “Cùng tử nhược hứa” (nếu
gă nghèo chấp thuận): Có căn cơ là “hứa”,
bèn lập giáo. Chẳng có căn cơ th́ sẽ chẳng hứa, chẳng lập giáo. Nhị Thừa
chỉ muốn trừ Hoặc, giữ lấy sự chứng
đắc, chẳng bàn tới chuyện nghiêm tịnh (trang
nghiêm thanh tịnh) cơi Phật hay thành tựu chúng sanh. V́ thế
nói “cố nhữ trừ phẩn” (mướn
ngươi dọn phân). “Ngă đẳng nhị nhân diệc cộng nhữ tác” (hai người
chúng ta cũng làm chung với ngươi): Xét theo giáo, tức
là độn căn Nhị Thừa dựa vào giáo mà hành hạnh
th́ mới có thể tu nghiệp. Xét theo lư, Trí và Đế
giúp lẫn nhau. Xét theo người, Quyền nhân và Thật nhân
cùng tu hành.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.1.2. Lănh ngộ chuyện
“cha biết trước tâm ư của con” và lănh ngộ sự
tán thán ba loại xe
(Kinh) Thời nhị sứ
nhân, tức cầu cùng tử, kư dĩ đắc chi, cụ
trần thượng sự.
(經)時二使人。卽求窮子。旣已得之。具陳上事。
(Kinh: Khi đó, hai
người được sai khiến liền t́m gă nghèo.
Đă t́m được bèn nói cặn kẽ chuyện trên
đây).
Biết chắc chắn là có
căn cơ; v́ thế nói là “đắc chi” (đă t́m
được), tức là lănh ngộ chuyện biết
trước tâm ư của con. “Cụ trần thượng
sự” (nói cặn kẽ chuyện trên đây): Thuê về
cùng làm chung. Dọn phân Tập Khổ, trả
cho giá tiền Đạo Diệt, tức là lănh ngộ sự
tán thán ba loại xe.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.1.3. Lănh ngộ chuyện
“xứng với ước nguyện của con, chúng nó tranh
nhau ra khỏi nhà lửa”
(Kinh) Nhĩ thời, cùng
tử tiên thủ kỳ giá, tầm dữ trừ phẩn.
Kỳ phụ kiến tử, mẫn nhi quái chi.
(經)爾時窮子。先取其價。尋與除糞。其父見子。愍而怪之。
(Kinh: Lúc bấy giờ,
gă nghèo trước đă chấp nhận giá ấy, bèn t́m đến
dọn phân. Cha hắn thấy con bèn thương xót và
trách móc).
Hâm mộ Diệt th́ mới
chịu tu Đạo. V́ thế nói “tiên thủ kỳ giá”
(trước đó
đă chấp nhận giá ấy). “Tầm dữ trừ
phẩn” (t́m đến dọn phân): Giống như nói
trước đó đă hỏi giá, thấy giá vừa hợp
ước nguyện. “Trừ phẩn” là tranh nhau ra khỏi [tam giới]. “Mẫn” là thương xót v́
con chấp lấy quả Tiểu Thừa, “quái” (trách
móc) v́ con chẳng cầu Phật đạo. Phần thứ
nhất, “lănh ngộ chuyện v́ sao phải cùng dạy ba thừa”
đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.2. Lănh ngộ dụng ư
giáo hóa
Lănh ngộ nơi
địa vị Pháp Thân, [đức Phật] soi chiếu
phương tiện đă lâu; chẳng phải là đến
đạo thụ (lúc thị hiện thành đạo dưới
cội Bồ Đề), [đức Phật] mới biết
dùng Tiểu Thừa [để tiếp độ]. Sớm
biết chúng sanh kiêng sợ thân tôn quư đặc biệt, [đức Phật giống như ông trưởng
giả trong thí dụ này] đích thân khoác áo bẩn thỉu (tức là thọ thân trượng sáu giống
như người b́nh phàm). V́ thế, suy từ chuyện
trước mà lănh ngộ để thấu hiểu chuyện
hiện thời.
Hỏi: Bốn vị đại
đệ tử do nhân ǵ mà có thể biết Pháp Thân chiếu
soi đă lâu?
Đáp: Suy từ cái gần
mà biết cái xa! Nếu tới đạo thụ mới biết
chẳng có căn cơ Đại Thừa,
sẽ chẳng nên từ Đâu Suất giáng thần, chánh
huệ nương gá vào thai, cho đến thị hiện
có phiền năo, lấy phi tần, sanh con. Ba mươi bốn
tâm, hậu thân đoạn kết; trải nghiệm tháo gỡ
chuỗi ngọc tướng hải[13]
vi diệu, mặc áo bẩn thỉu, thô hèn [tức thọ
thân cao] trượng sáu [chỉ có ba mươi hai tướng
đại nhân và tám mươi tùy h́nh hảo]. Đó là v́
soi xét căn cơ đă lâu.
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.2.1. Lănh ngộ Phật
đă từ lâu toan dùng Quyền trí để phương
tiện hóa độ
(Kinh) Hựu dĩ tha nhật,
ư song dũ trung, dao kiến tử thân.
(經)又以他日。於牕牖中。遙見子身。
(Kinh: Lại một
ngày nọ, từ trong cửa sổ, trông thấy thân con từ
xa).
“Hựu” là từ ngữ
trịnh trọng. Muốn lănh ngộ ư nghĩa nơi địa
vị Pháp Thân, biết sự mầu nhiệm của việc
thực hiện hóa độ thuận theo căn cơ, nhắc
lại ư Phật. V́ thế, mở đầu chương
này bèn nói “hựu”. “Tha” chỉ Pháp Thân. Nhị Thừa
tự cho rằng Quyền Lư
là chính ḿnh; v́ thế, coi Thật Lư đối lập với
ḿnh mà gọi là Tha. “Nhật” là thời, mà cũng là
trí. Khi nương vào Pháp Thân, dùng trí để chiếu soi
căn cơ; v́ thế, nói là “tha nhật”. Trong phần
lănh hội chuyện cùng dùng ba thừa để giáo hóa
trong phần trước, đă lănh ngộ tác dụng hành xử của Hóa Thân. V́ thế, Nhị Thừa
nói là “kỷ nhật” (ngày của chính ḿnh). Nay lănh ngộ
ư nghĩa, lănh ngộ các chuyện thuộc tác dụng của
Pháp Thân; v́ thế, Nhị Thừa được gọi là
“tha nhật”. Lại xét theo Pháp Thân của Như Lai
để nói, Thật Trí chiếu Thật là “kỷ”,
Quyền Trí chiếu phương tiện là Tha. Lại nữa, tự hành Quyền Thật là “kỷ”.
Hóa tha Quyền Thật là Tha. Lại nữa, Hóa Tha chiếu
Thật là Kỷ, hóa tha chiếu Quyền là Tha. Nay đúng
trong lúc tham cứu, lănh ngộ Pháp Thân, dùng Hóa Tha
Quyền trí chiếu Quyền cơ (căn cơ thuộc về
Quyền) dường có, dường không, chiếu Quyền
dụng (tác dụng của Quyền) dường như có
thể, chẳng thể. V́ thế nói “tha nhật”.
“Song dũ”: [Cửa sổ
trổ] nơi nhà gọi là Song (牖),
[lỗ to khoét] trên tường th́ gọi là Dũ (牖). Đă chẳng phải
là cửa giữa, cho thấy nơi chốn chật hẹp,
ví như Quyền Trí chiếu căn cơ thiên lệch. “Dao”
(遙, cách xa): Tiểu Thừa
cách Đại Thừa quá xa. “Kiến” (thấy): Toan
muốn tiếp độ. “Tử” (con): Kẻ đă từng kết duyên khi
xưa. Đấy là do con cách biệt ở ngoài cửa sổ,
chẳng phải là do lỗi trưởng giả có
cái nh́n thiên kiến!
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.2.2. Lănh ngộ chuyện
từ lâu đă biết những kẻ đó yêu thích tiểu
pháp
(Kinh) Luy sấu tiều
tụy, phẩn thổ trần bộn, ô uế bất tịnh.
(經)羸瘦憔悴。糞土塵坌。汙穢不淨。
(Kinh: C̣m cơi, tiều tụy,
phân đất lấm lem, ô uế, chẳng sạch).
Do tu trí nơi nhân th́ kém sức
nên “luy” (羸, gầy
c̣m). Do tu phước nơi nhân th́ lực ít ỏi, nên là “sấu”
(瘦, tong teo). Trong th́ sợ
vô thường nên là “tiều” (憔, ṃn mỏi, khô khao), ngoài gặp tám nỗi
khổ, nên là Tụy (悴, xơ
xác). Tứ Trụ là “phẩn
thổ” (phân đất), vô tri là “trần bộn”
(bụi bám lem luốc).
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.2.3. Lănh ngộ ư từ
lâu đă biết cần phải tán thán ba loại xe
(Kinh) Tức thoát anh lạc,
tế nhuyễn thượng phục, nghiêm
sức chi cụ, canh trước thô tệ, cấu nị
chi y, trần thổ bộn thân, hữu thủ chấp tŕ
trừ phẩn chi khí,
trạng hữu sở úy.
(經)卽脫瓔珞細輭上服嚴飾之具。更著麤弊垢膩之衣。塵土坌身。右手執持除糞之器。狀有所畏。
(Kinh: Liền tháo chuỗi
ngọc, y phục quư báu, mềm mịn, các
vật trang sức, đổi sang mặc áo thô tệ, bẩn
thỉu, bụi đất lấm thân, tay phải cầm nắm
dụng cụ dọn phân, dáng vẻ đáng sợ).
“Tức thoát” (liền
tháo) ví như Ứng Thân và Báo Thân vô lượng công đức,
thường gọi là chuỗi ngọc Đà La Ni Giới,
Định, Huệ thuộc bốn mươi hai địa
vị. “Tế nhuyễn thượng phục” (áo quư
báu mềm mịn) là Tịch Diệt Nhẫn, và các vật
trang nghiêm,
tức các tướng hải lớn nhỏ. Bởi lẽ,
nếu dung mạo và y phục tốt đẹp, con sẽ
kinh sợ. Nhị Thừa chẳng nên trông thấy tướng
hảo ấy; v́ thế gỡ ra. “Canh trước”
(đổi sang mặc): Hiện h́nh tướng cao trượng
sáu th́ gọi là Thô. Sanh Nhẫn và Pháp Nhẫn th́ gọi là Tệ.
Thị hiện có phiền năo hữu vi, hữu lậu, th́
gọi là “trần thổ bộn thân” (bụi đất
lấm thân). “Hữu thủ” (tay phải) sánh ví Quyền
dụng (tác dụng của Quyền). “Trừ phẩn chi
khí” (Dụng cụ dọn phân): Ví như pháp môn để
đối trị Kiến Tư; tự dùng pháp ấy để
đoạn kết sử ḥng thành Phật. Lại dùng pháp ấy
để hóa độ người khác; v́ thế gọi
là “chấp tŕ” (cầm nắm). Thị hiện cùng sợ
hăi sanh tử [giống như chúng sanh], lại c̣n thị hiện
có các quả báo như gió lạnh, ăn lúa mạch dành cho
ngựa v.v… cho nên nói là “trạng hữu sở úy” (dáng
vẻ đáng sợ).
4.2.2.1.2.1.2.2.3.2.2.4. Lănh ngộ “từ lâu đă biết tương xứng
ư nguyện”, tiếp nhận
vâng hành
(Kinh) Ngữ chư tác
nhân: “Nhữ đắc cần tác, vật đắc giải
tức”. Dĩ phương tiện cố, đắc cận
kỳ tử, hậu phục cáo ngôn: “Đốt! Nam tử!
Nhữ thường thử tác, vật phục dư khứ.
Đương gia nhữ giá. Chư hữu sở tu, bồn,
khí, mễ, miến, diêm, thố chi thuộc, mạc tự
nghi nan. Diệc hữu lăo tệ sứ nhân, tu giả
tương cấp, hảo tự an ư. Ngă như nhữ phụ,
vật phục ưu lự. Sở dĩ giả hà? Ngă niên
lăo đại, nhi nhữ thiếu tráng. Nhữ thường
tác thời, vô hữu khi đăi, sân hận, oán ngôn, đô bất
kiến nhữ hữu thử chư ác
như dư tác nhân. Tự kim dĩ hậu, như sở
sanh tử”. Tức thời trưởng giả cánh dữ
tác tự, danh chi vi nhi. Nhĩ thời, cùng tử tuy hân thử
ngộ, do cố tự vị khách tác tiện nhân. Do thị
chi cố, ư nhị thập niên trung, thường linh trừ
phẩn.
(經)語諸作人。汝得勤作。勿得懈息。以方便故。得近其子。後復告言。咄。男子。汝常此作。勿復餘去。當加汝價。諸有所須盆器米麵鹽醋之屬。莫自疑難。亦有老弊使人。須者相給。好自安意。我如汝父。勿復憂慮。所以者何。我年老大。而汝少壯。汝常作時。無有欺怠瞋恨怨言。都不見汝有此諸惡如餘作人。自今已後。如所生子。卽時長者更與作字。名之為兒。爾時窮子雖欣此遇。猶故自謂客作賤人。由是之故。於二十年中常令除糞。
(Kinh: Bảo các
người làm: “Các ngươi phải siêng làm việc,
đừng nên lười nghỉ”. Dùng phương tiện
đó để được gần con. Sau đấy, lại bảo rằng: “Này chàng trai! Ngươi
thường làm nơi đây, đừng đi nơi khác,
ta sẽ trả công thêm cho ngươi. Các thứ cần
dùng như chậu, bát, gạo, bột,
muối, dấm, ngươi chớ nghi ngại. Cũng có
gă đầy tớ già hèn hạ, nếu cần th́ ta sẽ
ban cho, hăy khéo an ḷng. Ta như cha ngươi, chớ nên lo sầu.
V́ cớ sao vậy? V́ ta tuổi đă già cả, c̣n
ngươi trẻ mạnh. Trong lúc làm việc, ngươi
thường chẳng lừa dối, giận hờn, thốt
lời oán thán. Trọn chẳng thấy ngươi có các tật
xấu đó như những kẻ làm công khác! Từ nay trở
đi, ngươi như con đẻ của ta”. Ngay khi
đó, trưởng giả liền đặt tên cho hắn,
gọi hắn là con. Lúc đó, gă nghèo tuy vui mừng trước
sự đăi ngộ ấy, vẫn tự cho ḿnh là khách, là
kẻ hèn. Do bởi lẽ đó, trong hai mươi năm,
thường sai dọn phân).
Đoạn kinh văn này sánh
ví đầy đủ pháp môn [ba mươi bảy] đạo
phẩm, gồm bảy khoa, dùng tướng trạng dọn
phân hiển nhiên để lănh ngộ [ư nghĩa] “các con tâm
hớn hở, hăng hái, xô đẩy giành nhau cùng rảo chạy
ra khỏi nhà lửa” trong phần trước:
- Một là câu “ngữ
chư tác nhân” (nói với những người làm công),
sánh ví pháp Tứ Niệm Xứ. Dụng cụ dọn phân
chính là cảnh để đoạn trừ
kết sử, tức là địa vị ngoại phàm
Văn Huệ.
- Hai là “nhữ đẳng
cần tác, mạc đắc giải tức” (các
ngươi hăy nên siêng năng làm việc, đừng nên
lười biếng, thôi nghỉ), ví như Tứ Chánh Cần,
có thể phát khởi địa vị Noăn. [Địa vị] Noăn là nội phàm. V́ thế, nói “đắc
cận kỳ tử” (để được gần
con).
- Ba là “hậu phục cáo
ngôn” (sau đó lại bảo rằng), ví như Tứ
Như Ư Túc. “Đốt” (咄, chao ôi) là từ ngữ kinh ngạc cảm
thán, khiến cho [người nghe] bỏ tán loạn, nhập
tĩnh. Chánh Cần thuộc trí, như nam tử thuộc
Dương. Như Ư Túc thuộc Định, như phụ
nữ là Âm. Nếu chỉ có Chánh Cần thúc giục, sẽ
chẳng tương ứng với Chân. V́ thế, nói “đốt”
để khiến [cho hành nhân] tu Như Ư Túc. Niệm, Xứ,
Chánh Cần là động, chẳng chuyên nhất,
chẳng gọi là Thường. Trong Tứ Như Ư, Định
chẳng duyên theo lẽ khác, tư duy là Định,
hễ
tư duy bèn đoạn. Định là đoạn,
chuyên nhất. V́ thế nói “nhữ thường thử
tác” (ngươi thường làm ở nơi đây), chẳng
c̣n động loạn lăng xăng nữa! V́ thế nói “vật
phục dư khứ” (đừng đi nơi khác nữa).
Đấy là Đảnh vị. Trong Như Ư Quán, có thể
phát sanh vô lậu. V́ thế nói “đương gia nhữ
giá” (sẽ tăng thêm tiền công cho ngươi). Hữu
lậu, vô lậu, trợ đạo, chánh đạo đều
cầu từ Như Ư Quán. Hễ cần liền đạt
được, cho nên nói “chư hữu sở tu mạc
tự nghi nan” (các thứ cần dùng, chớ nên nghi ngại).
“Chậu, đồ đựng”
sánh ví bản thể của Tứ Thiền chứa đựng
chi lâm[14].
Gạo ví như Sanh Không Trí là thô, bột ví như Pháp Không
Trí là tế (trong Tạng Giáo cũng có Pháp Không, chẳng phải
là Pháp Không của Đại Thừa). Những điều
này thuộc về chánh đạo. Muối ví như vô
thường trong mười sáu hành quán. Dấm ví như khổ.
Các điều này thuộc về trợ đạo. Như
[chỉ có] gạo và bột sẽ khó ăn, cần phải
có muối, dấm trộn vào. Ví như chánh đạo khó
hiển lộ, cần phải có trợ đạo giúp sức.
“Diệc hữu lăo tệ
sứ nhân” (cũng có kẻ tớ già hèn tệ): Trong
Như Ư Quán, có thể phát khởi thần thông để
thay thế tay chân, nhưng thần thông kém cỏi, yếu ớt;
cho nên nói là “lăo tệ”. Lại nữa, trong các pháp môn,
trợ đạo như cửu tưởng, thập
tưởng, bát bội xả v.v… được sánh ví
như kẻ để sai khiến. Trong Như Ư Quán,
cũng có các pháp ấy. Cần phải có các pháp ấy
để giúp cho chánh đạo, để đều trở
thành người cùng được giải thoát. V́ thế
nói “tu giả tương cấp” (hễ cần th́ sẽ
ban cho).
- Bốn, “hảo tự an
ư” (khéo tự an ḷng): Sánh ví Ngũ Căn. Nếu có
Ngũ Căn, th́ sẽ an ổn, chắc chắn,
khó hư hoại. Đây là Nhẫn vị.
- Năm, “ngă như nhữ
phụ” (ta như cha của ngươi): Sánh ví Ngũ Lực
thuộc địa vị Thế Đệ Nhất, dường
như đă hiểu, đă gần với lẽ Chân. V́ thế
nói “ngă như nhữ phụ” (ta như cha của ngươi) cho đến “như
sở sanh tử” (như con ruột của ta).
Từ “sở dĩ giả
hà” (v́ cớ sao vậy) trở đi, giải thích ư
nghĩa “như cha”. Phật thuộc chỗ chung cục
của đạo, đă trọn đủ Trí Đoạn;
cho nên nói là “lăo đại” (già cả). Ngươi thuộc
chỗ khởi đầu của đạo, chẳng có
Trí Đoạn; cho nên nói là “thiếu tráng” (trẻ mạnh).
Do có Tín Lực, nên chẳng lừa đối. Do có Tinh Tấn
Lực, cho nên chẳng biếng nhác. Do có Niệm Lực,
cho nên chẳng sân. Do có Định Lực, cho nên chẳng hận.
Do có Huệ Lực, cho nên chẳng oán. Xa là ví như các kiến
chấp cầu lư của ngoại đạo; gần th́ ví
như bốn địa vị Tứ Niệm Xứ v.v…
cũng chưa tránh khỏi năm lỗi[15].
- Sáu, “tức thời cánh dữ
tác tự, danh chi vi nhi” (lập tức bèn đặt tên,
gọi hắn là con): Sánh ví Thất Giác, Bát Chánh Đạo, nhập địa vị Kiến
Đạo. Tâm Thế Đệ Nhất chẳng gián đoạn chứng Chân. V́ thế nói “tức thời”.
Từ đấy trở đi, chuyển phàm thành thánh. Do
đó, nói: “Cánh tác dữ tự” (bèn đặt tên cho hắn).
Kinh A Hàm nói năm loại Phật tử, tức Tứ Quả
và Bích Chi Phật. Bồ Tát chẳng đoạn kết sử,
nghĩa của “con” chưa thành, đó chính là nghĩa này.
- Bảy, “nhĩ thời,
cùng tử tuy hân thử ngộ” (lúc bấy giờ, gă
nghèo vui mừng trước sự đăi ngộ ấy) trở
đi, ví như địa vị tu đạo Thất Giác,
Bát Chánh. Do chẳng biết đảm nhiệm nối tiếp
Đại Thừa; cho nên nói “nhị thập niên trung, thường linh
trừ phẩn” (trong hai mươi năm, thường
sai dọn phân). V́ thế nói “do cố tự vị khách
tác tiện nhân” (vẫn như cũ, tự cho ḿnh là
khách, là kẻ hạ tiện). Do kẻ đó chỉ bẩm
thọ Quyền giáo tu hành để hết khổ. V́ thế
nói “nhị thập niên trung thường linh trừ phẩn”,
tức là Kiến Đế “nhất
vô ngại, nhất giải thoát”.
Tư duy đạo “cửu vô ngại, cửu giải thoát”. Phần ba, “truy
ngược lại các thí dụ [để lănh hội]”
đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2.4. Thí dụ về lănh nhận,
giao phó gia nghiệp
Gần là lănh ngộ thí dụ “b́nh
đẳng ban cho cỗ xe lớn trong nhà lửa”; xa là lănh
ngộ phần Hiển Thật thuộc Kệ Tụng
trong phẩm Phương Tiện.
4.2.2.1.2.1.2.2.4.1. Nhận lănh gia nghiệp
4.2.2.1.2.1.2.2.4.1.1. Thấu hiểu, tin
nhận
(Kinh) Quá thị dĩ hậu,
tâm tương thể tín, nhập xuất vô nan, nhiên kỳ
sở chỉ, do tại bổn xứ.
(經)過是已後。心相體信。入出無難。然其所止。猶在本處。
(Kinh: Sau đó, tâm gă dần
dần thấu hiểu, tin tưởng, ra vào chẳng e sợ,
nhưng vẫn ở chỗ cũ).
Đây chính là sánh ví thời
Phương Đẳng quở trách Tiểu pháp. Do kẻ
đó đă đạt được cái “giá” [chứng
đắc] Niết Bàn, đă chẳng phải là chuyện
hư huyễn. Nay v́ hàng Bồ Tát nói pháp Đại Thừa,
cũng ắt là con tin tưởng cha chẳng
hư dối. Đức Phật biết họ đă
đoạn Kiến Tư, nghe Đại Thừa chẳng
báng bổ, vô lậu căn nhạy bén, có thể sanh khởi
tín tâm nhỏ nhoi, tức là cha tin tưởng con. Do vậy,
được thấy thân tôn quư, đặc biệt. Nghe
giáo pháp Đại Thừa, th́ gọi là Nhập. Lại bị
quở trách, chiết phục, vẫn thấy thân trượng
sáu thuyết pháp Tiểu Thừa, th́ gọi là Xuất.
Đối với đại, tiểu, xuất, nhập,
tuy chẳng c̣n nghi nan, vẫn cho rằng “Đại Thừa
là chuyện của hàng Bồ Tát, chẳng phải là bổn
phận thuộc về trí huệ của chính ḿnh”, chẳng
chịu hồi tâm hướng về Đại Thừa.
V́ thế, nói “sở chỉ do tại bổn xứ”
(vẫn ở lại chỗ cũ).
4.2.2.1.2.1.2.2.4.1.2. Bảo con nhận
lănh gia nghiệp
4.2.2.1.2.1.2.2.4.1.2.1. Bảo con trông coi gia sự
(Kinh) Thế Tôn! Nhĩ thời,
trưởng giả hữu tật, tự tri tương tử
bất cửu, ngữ cùng tử ngôn: - Ngă kim đa hữu
kim, ngân, trân bảo, thương khố doanh dật. Kỳ
trung đa thiểu, sở ưng thủ dữ, nhữ tất
tri chi. Ngă tâm như thị, đương thể thử
ư. Sở dĩ giả hà? Kim ngă dữ nhữ, tiện vi bất
dị, nghi gia dụng tâm, vô linh lậu thất.
(經)世尊。爾時長者有疾。自知將死不久。語窮子言。我今多有金銀珍寶。倉庫盈溢。其中多少。所應取與。汝悉知之。我心如是。當體此意。所以者何。今我與汝。便為不異。宜加用心。無令漏失。
(Kinh: Bạch Thế
Tôn! Lúc bấy giờ, trưởng giả bị bệnh,
tự biết chẳng lâu sau sẽ chết, bảo gă nghèo
rằng: “Ta nay có nhiều vàng, bạc, trân bảo, kho đụn
đầy ắp. Số lượng trong ấy nhiều
ít, nên thu chi ra sao, con đều phải biết. Tâm cha
như thế, con hăy nên hiểu ư ấy. V́ cớ sao vậy?
Nay cha và con chẳng khác biệt ǵ, con hăy nên gắng dụng
tâm, đừng để hao hụt, mất mát”).
Đây chính là sánh ví thời
Bát Nhă chuyển giáo. “Tương tử bất cửu”
(chẳng lâu sau sẽ chết): Có căn cơ bèn ứng;
đó là Sanh. Căn cơ đă hết, sự ứng hiện
phải chấm dứt; đó là Tử. Nay căn cơ
đáng giáo hóa đă sắp hết, ứng thân do đó chẳng
thể trụ thế lâu dài. “Vàng” ví như lư Trung Đạo,
“bạc” ví như chân lư. Lư chẳng phải nhiều,
nhưng xét theo các môn th́ cũng có thể nói là “nhiều”. Chẳng
hạn như Không chẳng phải chỉ có mười
tám món, nhưng do xét theo mười tám pháp được
phá mà gọi là Thập Bát Không. Trong phần khuyến học,
đă nói hết thảy các pháp môn đều là trân bảo.
“Thương” (vựa) ví như Định môn, tức
một trăm lẻ tám tam-muội. “Khố” (kho) ví
như huệ môn, tức là mười tám Không cảnh. Kho vựa Định
Huệ gồm thâu hết thảy Thiền Định, trí
huệ, chẳng bị thiếu khuyết. Trong dư dả,
ngoài đầy ắp! V́ thế nói là “doanh dật”.
“Kỳ
trung đa thiểu” (số lượng nhiều ít trong
ấy) ví như hai môn Bát Nhă rộng và lược. Bồ
Tát hành Bát Nhă, phải nên biết tướng rộng và
lược. “Lược” tức Thiểu, “rộng”
tức là Đa. Tự hành là Thủ (lấy), hóa độ
người khác là Dữ (cho). Trong Đại Phẩm có
nói: “Nhữ đương vị Bồ Tát thuyết”
(ông hăy nên v́ hàng Bồ Tát mà nói). Do vậy, nói: “Nhữ tất
tri chi” (con đều nên biết hết). “Ngă tâm
như thị” (tâm cha như thế): Phật dùng Bát Nhă
làm tâm. “Đương thể thử ư” (hăy thấu hiểu
ư ấy):
Răn nhắc con hăy cùng ta lănh hội
Pháp Không.
“Kim ngă dữ nhữ tiện
vi bất dị” (nay cha và con chẳng khác nhau) có ba
nghĩa:
- Một là gia bị khiến
cho nói; v́ thế, [Thanh Văn thay Phật giảng pháp trong hội
Bát Nhă] chẳng khác Phật nói.
- Hai, các pháp đều Như;
cho nên chẳng khác! Đó gọi là “Thiện Cát như,
Như Lai như”. Nhất như, chẳng phải là nhị
như.
- Ba, ngày nay mới ngộ cha
con thiên tánh tương quan, cho nên
chẳng khác. Nhưng hàng Nhị Thừa một mực cho
rằng “được gia bị”, cho nên trở thành khác biệt
(như Bát Nhă nói: “Khởi Nhị Thừa nhân, cảm hữu
sở thuyết. Hữu sở thuyết giả, giai thị
Phật lực” (hàng Nhị Thừa há dám nói năng ǵ.
Có nói năng ǵ, đều là do Phật lực). Do căn
cơ chưa chuyển, cho nên nói là “gia bị”).
“Nghi gia dụng tâm, vô linh lậu
thất” (hăy nên gắng dụng tâm, đừng để
sai sót, mất mát) có hai nghĩa:
- Một là xét theo giáo, v́ hàng
Bồ Tát mà nói, đừng để sai sót, thất lạc.
- Hai là xét theo lư. Đấy
chính là vật của ông, chớ nên để sót mất!
4.2.2.1.2.1.2.2.4.1.2.2. Vâng mạng nhận
lănh hiểu biết
(Kinh) Nhĩ thời, cùng
tử tức thọ giáo sắc, lănh tri chúng vật, kim,
ngân, trân bảo, cập chư khố tạng, nhi vô hy thủ
nhất xan chi ư. Nhiên kỳ sở chỉ cố tại bổn
xứ, hạ liệt chi tâm, diệc vị năng xả.
(經)爾時窮子卽受教敕。領知眾物金銀珍寶。及諸庫藏而無希取一餐之意。然其所止故在本處。下劣之心。亦未能捨。
(Kinh: Lúc bấy giờ,
gă nghèo liền vâng theo lời răn truyền, tiếp nhận
coi sóc các vật, vàng, bạc, trân bảo, và các kho tàng, nhưng
chẳng có ư niệm mong lấy [của cải] đáng chừng
một bữa ăn. Chỗ ở của gă vẫn ở tại
chỗ cũ, cái tâm kém hèn cũng chưa thể xả).
“Vô hy thủ” (chẳng
mong lấy): Như ngài Thiện
Cát (Tu Bồ Đề)
tuy
nói Bát Nhă, nhưng tự nhủ “ta chẳng có phần
nơi đây”! “Chỉ bổn xứ” (ở tại chỗ
cũ): Vẫn giữ chắc cái quả Tiểu Thừa
đă chứng. “Vị xả hạ liệt tâm”
(chưa bỏ cái tâm kém hèn): Tuy hổ thẹn v́ tu tập
tiểu pháp, nhưng chưa thể hồi tâm hướng
Đại.
Hỏi: Tới thời Bát
Nhă, hàng Nhị Thừa ngầm đạt được lợi
ích, v́ sao chẳng có ư mong cầu đạt được?
Đáp: Lănh biết vô lượng
pháp môn sai biệt, cho nên gọi là “biệt ích”. Chẳng
có tâm mong cầu giữ lấy, cho nên gọi là “mật
đắc” (ngầm được). Nếu chịu
mong mỏi, giữ lấy, sẽ là “hiển đắc”,
lẽ đâu gọi là “mật đắc”? Phần thứ
nhất, trong thí dụ về lănh nhận gia nghiệp, phần
lănh hội ư nghĩa “thoát nạn, hoan hỷ” trong phần
trước đă xong.
4.2.2.1.2.1.2.2.4.2. Thí dụ về giao phó
gia nghiệp
4.2.2.1.2.1.2.2.4.2.1. Chánh thức giao phó gia
nghiệp, tức lănh ngộ hai ư nghĩa “con đ̣i xin xe”
và “cha b́nh đẳng thí cho cỗ xe lớn như nhau”
(Kinh) Phục kinh thiểu
thời, phụ tri tử ư, tiệm dĩ thông thái, thành tựu
đại chí, tự bỉ tiên tâm. Lâm dục chung thời,
nhi mạng kỳ tử, tịnh hội thân tộc, quốc
vương, đại thần, sát-lợi, cư sĩ,
giai tất dĩ tập, tức tự tuyên ngôn: “Chư quân
đương tri, thử thị ngă tử, ngă chi sở
sanh. Ư mỗ thành trung, xả ngă đào tẩu, linh b́nh
tân khổ, ngũ thập dư niên. Kỳ bổn tự mỗ,
ngă danh mỗ giáp, tích tại bổn thành, hoài ưu thôi mịch,
hốt ư thử gian, ngộ hội đắc chi. Thử
thật ngă tử, ngă thật kỳ phụ. Kim ngă sở hữu
nhất thiết tài vật, giai thị tử hữu, tiên sở
xuất nội, thị tử sở tri”.
(經)復經少時。父知子意。漸以通泰。成就大志。自鄙先心。臨欲終時。而命其子。幷會親族。國王大臣。剎利居士。皆悉已集。卽自宣言。諸君當知。此是我子。我之所生。於某城中。捨我逃走。竛竮辛苦五十餘年。其本字某。我名某甲。昔在本城。懷憂推覓。忽於此間。遇會得之。此實我子。我實其父。今我所有一切財物。皆是子有。先所出內。是子所知。
(Kinh: Lại qua ít lâu
sau, cha biết ư con đă dần dần thông thái, thành tựu
chí lớn, tự chê tâm trước. Khi
sắp lâm chung, ông bảo con và thân tộc nhóm lại. Quốc
vương, đại thần, sát-lợi, cư sĩ
đă đều tụ tập, ông tự tuyên bố: “Các vị
nên biết: Đây là con tôi, do tôi sanh ra. Ở trong thành nọ,
nó bỏ tôi trốn đi, trôi nổi, cay đắng suốt
hơn năm mươi năm. Nó vốn tên đó, c̣n tôi
tên là… Xưa ở tại thành này, ôm ḷng lo lắng t́m kiếm, bỗng ở nơi
đây, t́nh cờ gặp nó. Đây thật là con tôi, tôi thật
sự là cha nó. Nay tất cả hết thảy tài vật tôi đă có đều
là của
con tôi, trước đây các thứ phát ra, thâu vào, con tôi
đều coi sóc”).
“Phục kinh thiểu
thời” (lại qua ít lâu sau): Ví như sau thời Bát Nhă.
Ngay trong khi nói kinh Vô Lượng Nghĩa, đă nghe “vốn
từ một pháp, sanh ra vô lượng các pháp”, ắt
suy nghĩ “vô lượng các pháp phải nên hoàn nhập một
pháp!” Khi suy nghĩ như thế, dần dần thông
thái. Do vậy, căn cơ Đại Thừa được
phát khởi. Cho đến trong kinh này, đă thốt ra ba
lượt thỉnh, gọi là “tự bỉ tiên tâm”
(tự chê cái tâm trước đó). Đấy chính là lănh hội ư nghĩa
[các con] đ̣i xin xe trong phần trước. “Lâm dục
chung thời” (lúc sắp lâm chung) như kinh văn trong phần
sau đă nói: “Như Lai bất cửu tương nhập
Niết Bàn” (chẳng lâu sau, Như Lai sẽ nhập Niết
Bàn), đó là nói đến thời Pháp Hoa vậy. “Mạng
kỳ tử” (truyền lệnh cho con ḿnh): Tức là những
người được hóa độ bởi hai vạn
ức Phật, căn cơ Đại Thừa đă chín muồi,
mười phương vân tập. Hai chữ “tịnh hội”
(cùng nhóm họp) gồm chung các điều tiếp đó.
Nói “thân tộc” là nói đến Ảnh Hưởng
Chúng, bao gồm mười phương Pháp Thân Bồ Tát.
Nói “quốc vương” tức là hết thảy các
kinh tiệm và đốn. Đúng theo căn cơ mà tạo
lợi ích cho chúng sanh, mỗi bộ mỗi khác, cho nên gọi
là Quốc. Kinh nào cũng đều nói là “bậc nhất”,
cho nên mỗi kinh đều gọi là “vương”.
Nay kinh này dung thông các kinh, cho nên gọi là “tịnh hội
quốc vương” (và nhóm họp các quốc
vương). Đẳng Giác Bồ Tát là “đại thần”.
Thập Địa Bồ Tát là sát-lợi; hàng Bồ Tát thuộc ba mươi tâm (các địa vị thuộc Tam Hiền) là “cư
sĩ”. Từ “chư
quân đương tri” (các vị nên biết) trở
đi, tổng kết, dung hội cha con. Thật sự theo
ta học, cho nên nói “thử thị ngă tử” (đây
là con ta). Từ ta mà hiểu biết, cho nên nói là “ngă chi sở
sanh” (do ta sanh ra).
“Ư mỗ thành giả”
(ở tại thành nọ): Tại Tây Trúc, kinh văn của
kinh này nhiều, có thể nói đến danh tự của
quốc độ trước kia, chẳng hạn như
nhân duyên của Đại Thông Trí Thắng Phật. Nay
kinh này giản lược, chỉ nói là “mỗ mỗ” (này nọ). Trái nghịch
pháp Đại Thừa, trốn vào sanh tử. V́ thế nói “xả
ngă đào tẩu” (bỏ ta trốn đi). Trải qua
đủ cả sáu đường, cho nên nói “ngũ thập
dư niên” (hơn năm mươi năm). Trong địa
vị Pháp Thân, thường t́m ṭi căn cơ có thể hóa
độ. V́ thế nói “tích tại bổn thành, hoài
ưu thôi mịch” (Xưa kia ở tại thành ấy, lo
buồn t́m kiếm), cho đến ngày nay mới cảm ứng
đạo giao. V́ thế nói “hốt ư thử gian,
ngộ hội đắc chi” (bỗng ở
nơi đây t́nh cờ t́m được). Từ chữ “kim
ngă sở hữu” (nay các
thứ ta có) trở đi, chánh thức giao phó gia nghiệp.
Hết thảy tài vật tức là vạn hạnh, vạn
đức của Đại Thừa. “Tiên sở xuất
nội” (các thứ chi ra, thâu vào trước kia) tức
là nói đến các pháp Bát Nhă cộng và bất cộng
đại lược hay chi tiết. “Tiên dĩ lănh tri”
(nó đă trông coi từ trước): Nay chỉ giao phó. Do vậy,
kinh Pháp Hoa chỉ đàm luận “khai,
thị, ngộ, nhập”
tri kiến của Phật, chẳng c̣n nói cặn kẽ hết
thảy các hành tướng.
Đấy là lănh hội ư nghĩa “b́nh đẳng ban cho cỗ xe lớn”.
4.2.2.1.2.1.2.2.4.2.2. Được giao
phó bèn hoan hỷ
Lănh hội ư nghĩa “được
xe, hoan hỷ” trong phần trước.
(Kinh) Thế Tôn! Thị
thời cùng tử văn phụ thử ngôn, tức đại
hoan hỷ, đắc vị tằng hữu, nhi tác thị
niệm: “Ngă bổn vô tâm hữu sở hy cầu, kim thử
bảo tạng tự nhiên nhi chí”.
(經)世尊。是時窮子聞父此言。卽大歡喜。得未曾有。而作是念。我本無心有所希求。今此寶藏自然而至。
(Kinh: Bạch
Thế Tôn! Lúc bấy giờ, gă nghèo nghe lời ấy của
cha, liền rất hoan hỷ, đạt được
điều chưa từng có, mà nghĩ thế này: “Ta vốn
chẳng có ḷng mong cầu, nay kho báu này tự nhiên
đưa đến”).
Sánh ví trong thời Tam Tạng, tâm vốn
chẳng mong cầu. Trong thời Phương Đẳng,
tuy hổ thẹn v́ tiểu pháp, tự cho là chính ḿnh chẳng
có hy vọng, cho nên chẳng cầu. Trong thời Bát Nhă, tuy
lănh nhận, hiểu biết, nhưng tự cho chẳng thuộc
về bổn phận của chính ḿnh, cho nên không cầu. Chẳng
cầu như thế mà nay tự đạt được!
Nhưng nguyên do của sự hoan hỷ ấy có gần và
xa. Nếu [cha] chẳng dạy [con] làm thuê trước
đó, ban cho cái giá (tiền công) một ngày, há tâm con có thể
dần dần thấu hiểu, tin tưởng ư? Ủy
thác gia nghiệp, giao phó tài sản, ví như do Tam Tạng mà
đoạn kết sử th́ mới kham cùng [hàng Bồ Tát]
nghe Đại Tập. Bị ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật)
chiết phục, chuyển giáo Bát Nhă, dẫn đến
ngày nay được khai hiển, thọ kư. Làm thuê, chấp
nhận công sá, tức là nguyên do xa. Thấu hiểu, tin
tưởng, thông hiểu tường tận chính là nguyên
do gần.
Lại nữa, trong phần
thí dụ dẫn dụ trước đó, đều cùng
có hai ư:
- Một, lănh ngộ chuyện đức Phật dùng cả ba thừa
để giáo hóa khởi nguồn từ dưới
cội đạo thụ (cội Bồ Đề), cuối
cùng là thoát khỏi nhà [lửa đang cháy hừng hực].
- Hai, suy lường để
lănh hội ư nghĩa, khởi đầu từ Pháp Thân, kết
thúc bằng suy nghĩ nhập diệt.
Nay trong phần lănh nhận
và giao phó, cũng có hai ư:
- [Một là] suy t́m lănh hội
ḷng từ bi dùng bốn vị (sữa, lạc, sanh tô, và thục
tô) để điều phục.
- Hai là rốt cuộc tiếp
nhận tài sản được giao phó rốt ráo là một
vị [đề hồ].
“Xa, gần, đầu,
cuối”, gộp chung lại để luận
định ngũ vị (sữa, lạc, sanh tô, thục
tô, đề hồ), v́ sao? Chính là sai khiến người
bên cạnh. Lời nói của người bên cạnh ví
như pháp viên đốn trong hội Hoa Nghiêm. Đó là khởi
đầu của giáo. Người bên cạnh ví như ḅ,
lời họ nói ví như sữa. V́ thế nói “từ Phật
mà phát ra mười hai bộ kinh”, tức là vị đầu
tiên (vị sữa). Nếu dùng pháp đó
(pháp Hoa Nghiêm viên đốn) để tiếp độ
hàng Nhị Thừa, sẽ chẳng có căn cơ
[tương xứng để] tiếp nhận, họ sẽ
“mê muội, ngă lăn ra đất”, căn cơ hoàn
toàn sống sít như sữa [chưa qua tinh luyện].
Kế đó, [trong thí dụ] nêu ra: Ngầm sai hai
người đến nói pháp “dọn phân” (dẹp trừ
trần cấu trong tâm), ví như tại Lộc Uyển,
nói ba thừa, Tiểu căn bèn
tin tưởng, đổi phàm thành thánh, như chuyển sữa
thành lạc. V́ thế nói “từ mười hai bộ xuất
sanh Tu Đa La”, tức là vị thứ hai (lạc).
Kế đó, nói “tâm thấu
hiểu, tin tưởng, ra vào chẳng gặp khó khăn”,
ví như nói các kinh Phương Đẳng, Tịnh Danh,
đề cao Đại, chiết phục Tiểu, hàng Nhị
Thừa nghe Đại pháp chẳng
phỉ báng, chiết phục căn cơ Tiểu Thừa
chẳng thoái thất [tín tâm đối với Đại Thừa]. Ấy là do Tam Tạng
đoạn kết sử, nhận lấy cái giá một
ngày. V́ thế, chấp thuận khen ngợi [Đại
pháp], chê bai [Tiểu pháp]. Nếu chưa đoạn kết
sử, sẽ không thể kham nghe hoằng dương Đại pháp! Nếu
trước đó, chẳng tiếp nhận Khuyến Môn,
cũng chẳng thể kham nghe chiết phục Tiểu pháp. Nếu trước
đó, chẳng tiếp nhận Giới môn, mà nay chẳng
phỉ báng, chẳng lui sụt, là do tâm dần dần tin
tưởng, thấu hiểu. Đă đích thân chứng Tiểu,
cho nên tin Đại
chẳng hư dối. Đạt được giá trị
Niết Bàn, cho nên thấu hiểu sự chiết
phục
mà chẳng sân, tuy [luôn nghĩ các pháp môn Đại
Thừa] chẳng
phải là chuyện của chính ḿnh, nhưng chẳng ngờ
vực, báng bổ! Cái tâm thuần thục như từ lạc
sanh ra sanh tô.
V́ thế nói “từ Tu Đa La xuất sanh kinh
Phương Đẳng”, tức vị thứ ba (sanh
tô).
Kế đó, trưởng giả
tự biết không lâu sẽ chết, ví như trong hội
Bát Nhă, khiến cho họ (các vị đại Thanh Văn) lănh giáo, v́ hàng
đại Bồ Tát nói Ma Ha Bát Nhă. Đă nhận coi sóc các vật
(các pháp môn Đại Thừa), thống nhiếp trọn khắp
pháp môn, tâm sáng tỏ, biện tài càng tăng thêm hâm mộ vui sướng.
Chỉ hận [căn tánh Nhị Thừa vẫn] trụ
trong Tiểu pháp, [tự coi các pháp tài Đại Thừa] chẳng
phải là vật của chính ḿnh, [đức Phật bèn] tháo bỏ chuỗi
anh lạc, đổi sang áo cũ dơ, mở
phương tiện, hứa khả, [các chúng sanh căn tánh
Nhị Thừa hướng về đại pháp],
há chẳng vui sướng ư? Do vậy, tâm họ dần dần
thông thái, thành tựu đại chí, như từ sanh tô sanh
ra thục tô. V́ thế, nói: “Từ Phương Đẳng
xuất sanh Ma Ha Bát Nhă”, tức vị thứ tư (thục
tô).
Kế đó, lúc sắp lâm
chung, dặn bảo con, ví như sau thời Bát Nhă, phán biện
thiên tánh (chân tánh), xác định cha con, hội quy tam thừa
về nhất thừa, giao phó tài sản và thọ kư, nói
giáo pháp Pháp Hoa, khai tri kiến của Phật, chỉ bày
tướng chân thật. Nghi tâm của hàng Bồ Tát đă
trừ, Thanh Văn được làm Phật, đều
dùng sự diệt độ của Như Lai để diệt
độ, như từ thục tô sanh ra
đề hồ. Cho nên nói “từ Ma Ha Bát Nhă xuất sanh
Đại Niết Bàn”, tức vị thứ năm
(đề hồ).
Bốn vị đại đệ
tử thấu hiểu sâu xa ư Phật, nhận lănh giáo pháp “nhất
hóa ngũ vị” (từ Nhất Thừa mà thuận theo
căn tánh của chúng sanh, chia thành năm thời giáo hóa), theo thứ tự từ
đầu đến đuôi, kinh văn xuất sanh ư
nghĩa ấy (Đây chính là hàng Thanh Văn chậm lụt
nhất, cần phải trải qua năm vị. Nếu
căn cơ hơi nhạy bén hơn đôi chút, sẽ là bốn,
ba, hoặc hai vị, liền được nhập Thật.
V́ thế, ngũ thời giáo riêng biệt này chỉ xét theo
một loại căn tánh nghe pháp [để luận định
như thế]. Chớ nên chấp vào một trường hợp
riêng biệt, để rồi bắt bẻ các trường
hợp chung. Lại nữa, Hoa Nghiêm như mặt trời
chiếu vào núi cao. A Hàm như ánh sáng mặt trời soi thấu
hang thẳm. Khi chiếu vào hang thẳm, chưa hề chẳng
chiếu núi cao. Khi nói A Hàm, lẽ nào chẳng nói Hoa Nghiêm?
Phương Đẳng và Bát Nhă cứ phỏng theo đó
mà suy. Người hiện thời
chỉ đọc một sách Tứ Giáo Nghi[16],
chẳng biết học rộng [các giáo nghĩa của]
Thai Tông, há có thể biết nổi
đại dụng và đại cơ của Như Lai
ư?) Phần thứ nhất, “lập thí dụ”
đă xong.
4.2.2.1.2.2. Kết hợp thí dụ với
pháp
Phần này hết
sức giản lược, do trong phần thí dụ đă
nói cặn kẽ, cho nên chẳng luận định lần
nữa, cốt sao hiểu ư, chẳng cần phải rườm
lời!
4.2.2.1.2.2.1. Đối ứng thí dụ
“cha con lạc mất nhau” với pháp
(Kinh) Thế Tôn! Đại
phú trưởng giả, tắc thị Như Lai. Ngă đẳng
giai tự Phật tử.
(經)世尊。大富長者。則是如來。我等皆似佛子。
(Kinh: Bạch Thế
Tôn! Ông trưởng giả giàu to chính là Như Lai. Chúng con
đều giống như con của Phật).
“Tự” có hai nghĩa:
- Một, là do giữ lấy
căn cơ Đại Thừa,
cho nên là con. Xưa kia
chưa bỏ trốn, đă chẳng phải là chân vị,
do vẫn c̣n thuộc địa vị ngoại phàm. V́ thế
gọi là Tự (似, dường
như).
- Hai, do giữ lấy căn
cơ Tiểu Thừa mà là con. Con đă trốn khỏi cha,
do chê bai, bèn
nói là Tự (dường như), tức là dùng chữ Tự
để kết hợp với ư nghĩa biểu
pháp của chuyện cha con lạc mất nhau.
4.2.2.1.2.2.2. Nêu ư nghĩa biểu pháp của chuyện “cha con gặp
nhau”
(Kinh) Như Lai thường
thuyết ngă đẳng vi tử.
(經)如來常說我等為子。
(Kinh: Như
Lai thường nói chúng con là con).
Chỉ kết hợp
với pháp chuyện “trưởng giả thấy con liền
nhận biết”, tức là đă bao gồm tám ư nghĩa
trong hai đoạn kinh văn nói về “cha thấy con” và
“con thấy cha”.
4.2.2.1.2.2.3. Nêu ư nghĩa biểu pháp của thí dụ
[cha cho người] “truy đuổi và khuyên dụ”
4.2.2.1.2.2.3.1. Nêu ư nghĩa biểu pháp của chuyện “sai
người bên cạnh truy đuổi”
(Kinh)
Thế Tôn! Ngă đẳng dĩ tam khổ cố, ư sanh
tử trung, thọ chư nhiệt năo, mê hoặc, vô tri, nhạo trước tiểu pháp.
(經)世尊。我等以三苦故。於生死中受諸熱惱。迷惑無知。樂著小法。
(Kinh: Bạch Thế
Tôn! Chúng con do v́ tam khổ, ở trong sanh tử, hứng chịu
các thứ nhiệt năo, mê hoặc, vô tri, ưa thích, chấp
trước tiểu pháp).
Tam khổ là Hoại Khổ,
Hành Khổ, và Khổ Khổ.
“Thọ chư nhiệt năo” tức là ngũ trược
chướng nặng. “Mê hoặc, vô tri” tức là chẳng
tiếp nhận lời khuyên răn. “Nhạo
trước tiểu pháp” (ưa thích, chấp chặt
pháp Tiểu Thừa): Tức là chỉ có tiểu chí, chẳng
kham tiếp nhận sự giáo hóa bằng
pháp Đại Thừa.
4.2.2.1.2.2.3.2. Đối ứng chuyện
“hai người đến khuyến dụ” với pháp
4.2.2.1.2.2.3.2.1. Kết hợp chuyện
“cùng tiếp nhận sự giáo hóa bằng tam thừa” với
pháp
(Kinh)
Kim nhật Thế Tôn linh ngă đẳng tư duy, quyên trừ
chư pháp hư luận chi phẩn. Ngă đẳng ư trung, cần
gia tinh tấn, xưng chí Niết Bàn nhất nhật chi giá.
Kư đắc thử dĩ, tâm đại hoan hỷ, tự
dĩ vi túc, tiện tự vi ngôn: “Ư Phật pháp trung, cần tinh tấn cố, sở đắc
hoằng đa”.
(經)今日世尊。令我等思惟蠲除諸法戲論之糞。我等於中勤加精進。稱至涅槃一日之價。旣得此已。心大歡喜。自以為足。便自謂言。於佛法中勤精進故。所得宏多。
(Kinh: Ngày nay
đức Thế Tôn bảo chúng con tư duy, dẹp trừ
phân dơ, tức các pháp hư luận. Ở trong
ấy, chúng con siêng năng, ra sức tinh tấn,
gọi là đạt tới cái giá “Niết Bàn một ngày”[17].
Đă đạt được điều ấy rồi,
tâm hết sức hoan hỷ, tự cho là đủ, liền
tự nhủ rằng: “Do siêng năng tinh tấn trong Phật
pháp mà đạt được rộng nhiều”).
“Linh ngă đẳng tư
duy” (khiến cho chúng con tư duy) chính là kết hợp các
chuyện đă trần thuật cặn kẽ trong phần
trước với ư nghĩa biểu pháp. “Cần gia
tinh tấn” (càng thêm siêng năng tinh tấn) tức là kết
hợp với pháp chuyện “t́m con về, bảo dọn
phân”. “Đắc chí Niết Bàn” (được đạt
tới Niết Bàn) là nêu ư nghĩa biểu pháp của chuyện “đă
chấp nhận giá cả [thuê mướn về
dọn phân]”
trong phần trước.
4.2.2.1.2.2.3.2.2. Kết hợp với
pháp chuyện lănh thọ ư nghĩa
(Kinh) Nhiên Thế Tôn tiên tri
ngă đẳng tâm trước tệ dục, nhạo ư
tiểu pháp, tiện kiến túng xả, bất vị phân biệt “nhữ đẳng đương hữu
Như Lai tri kiến bảo tạng chi phần”.
(經)然世尊先知我等心著弊欲。樂於小法。便見縱捨。不為分別汝等當有如來知見寶藏之分。
(Kinh: Nhưng
trước đó, đức Thế Tôn đă biết
trước tâm chúng con chấp trước ham muốn hèn tệ,
ưa thích tiểu pháp, chúng con liền bị Phật buông bỏ,
Ngài chẳng v́ chúng con nói phân biệt: “Các ông sẽ có phần
nơi kho báu tri kiến của Như Lai”).
Trong phần trước,
đă nói “một ngày nọ, từ xa trông thấy thân con”,
nay lại nói “đă biết trước”. Trong phần
trước nói “luy sấu tiều tụy” (c̣m cơi, tiều
tụy), nay nói “tâm trước tệ dục” (tâm chấp trước các ham muốn kém cỏi) v.v… Trong phần
trước nói “tức thoát anh lạc” (liền tháo
chuỗi ngọc), phần này nói “bất vị phân biệt”
(chẳng v́ chúng con phân biệt) v.v… Phần thứ ba, “cho
người truy đuổi và khuyên dụ” đă xong.
4.2.2.1.2.2.4. Kết hợp với pháp
chuyện lănh nhận và giao phó gia nghiệp
4.2.2.1.2.2.4.1. Kết hợp với pháp
chuyện nhận lănh gia nghiệp
(Kinh) Thế Tôn dĩ phương
tiện lực, thuyết Như Lai trí huệ. Ngă đẳng
tùng Phật đắc Niết Bàn nhất nhật chi giá,
dĩ vi đại đắc. Ư thử Đại Thừa,
vô hữu chí cầu, ngă đẳng hựu nhân Như Lai trí
huệ, vị chư Bồ Tát khai thị diễn thuyết,
nhi tự ư thử vô hữu chí nguyện. Sở dĩ
giả hà? Phật tri ngă đẳng tâm nhạo tiểu
pháp, dĩ phương tiện lực, tùy ngă đẳng
thuyết, nhi ngă đẳng bất tri chân thị Phật tử.
(經)世尊以方便力說如來智慧。我等從佛得涅槃一日之價。以為大得。於此大乘。無有志求。我等又因如來智慧。為諸菩薩開示演說。而自於此無有志願。所以者何。佛知我等心樂小法。以方便力隨我等說。而我等不知真是佛子。
(Kinh: Đức
Thế Tôn dùng sức phương tiện, nói trí huệ của
Như Lai. Chúng con từ Phật đạt được
cái giá Niết Bàn một ngày, cho là đă đạt
được rất nhiều, đối với pháp
Đại Thừa này chẳng có chí mong cầu. Chúng con lại
nhờ vào trí huệ của Phật mà khai thị, diễn
nói cho các vị Bồ Tát, nhưng chính ḿnh đối với
các pháp ấy chẳng có chí nguyện! V́ lẽ nào vậy?
Phật biết tâm chúng con ưa pháp Tiểu Thừa, bèn
dùng sức phương tiện, thuận theo chúng con mà nói,
nhưng chúng con chẳng biết chính ḿnh là con thật sự
của Phật).
“Dĩ
phương tiện lực, thuyết Như Lai trí huệ” (dùng sức
phương tiện, nói trí huệ của Như Lai),
tương ứng với “tâm tương thể tín,
xuất nhập vô nan” (tâm dần dần thấu hiểu,
tin tưởng, ra vào chẳng ngăn ngại) trong phần
trước. “Ư thử Đại Thừa vô hữu
chí cầu” (đối với Đại Thừa, chẳng
có chí mong cầu), tương ứng với “sở chỉ
do tại bổn xứ” (vẫn ở tại chỗ
cũ) trong phần trên. “Hựu nhân Như Lai trí huệ vị
chư Bồ Tát khai thị, diễn thuyết” (lại
nhờ vào trí huệ của Như Lai mà v́ các vị Bồ
Tát khai thị, diễn nói), tương ứng với “thọ
mạng lănh tri” (vâng lệnh nhận lănh trông coi) trong phần
trước. “Nhi tự ư thử, vô hữu chí nguyện” (nhưng chính ḿnh
đối với các pháp ấy, chẳng có chí nguyện)
tương ứng với “vô hy thủ” (chẳng mong giữ lấy) trong phần
trước. Từ “sở dĩ giả hà” (v́ cớ
sao vậy) trở đi, giải thích ư “vô hy thủ”.
Do sức phương tiện của Phật, Ngài dùng
pháp Thật Tướng để nói với hàng Nhị Thừa,
nhưng [tuy Phật giảng nói như
thế], chúng con chẳng hiểu ư nghĩa bất cộng
[giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa].
4.2.2.1.2.2.4.2. Kết hợp với pháp
về chuyện giao phó gia nghiệp
4.2.2.1.2.2.4.2.1. Giao phó gia nghiệp
(Kinh) Kim ngă đẳng
phương tri Thế Tôn ư Phật trí huệ vô sở
lận tích. Sở dĩ giả hà? Ngă đẳng tích lai,
chân thị Phật tử, nhi đản nhạo Tiểu pháp. Nhược
ngă đẳng hữu nhạo Đại chi tâm, Phật
tắc vị ngă thuyết Đại Thừa pháp. Ư thử
kinh trung, duy thuyết Nhất Thừa, nhi tích ư Bồ
Tát tiền, hủy tư Thanh Văn nhạo tiểu pháp giả,
nhiên Phật thật dĩ Đại Thừa giáo hóa.
(經)今我等方知世尊於佛智慧無所恡惜。所以者何。我等昔來真是佛子。而但樂小法。若我等有樂大之心。佛則為我說大乘法。於此經中。唯說一乘。而昔於菩薩前。毀訾聲聞樂小法者。然佛實以大乘教化。
(Kinh: Nay chúng con mới biết
đối với trí huệ của Phật, đức Thế
Tôn chẳng hề keo tiếc. V́ cớ sao vậy? Chúng con
xưa nay thật sự là Phật tử, nhưng chỉ
ưa thích pháp Tiểu Thừa. Nếu chúng con có tâm ưa
thích Đại Thừa, Phật sẽ v́ chúng con nói pháp
Đại Thừa. Trong kinh này, chỉ nói Nhất Thừa,
nhưng trước kia, đối trước các Bồ
Tát, [Phật] đă chê trách hàng Thanh Văn ưa chuộng
pháp Tiểu Thừa, nhưng Phật thật sự dùng
Đại Thừa để giáo hóa).
4.2.2.1.2.2.4.2.2. Hoan hỷ
(Kinh) Thị cố, ngă đẳng thuyết bổn vô tâm
hữu sở hy cầu, nhi pháp vương đại bảo
tự nhiên nhi chí, như Phật tử sở ưng đắc
giả, giai dĩ đắc chi.
(經)是故我等說本無心有所希求。今法王大寶自然而至。如佛子所應得者。皆已得之。
(Kinh: V́ thế,
chúng con nói [chính ḿnh] vốn chẳng có tâm mong cầu mà vật
báu lớn của đấng Pháp Vương
tự nhiên đưa đến, đối với các thứ
Phật tử đáng phải nên có, liền đều
đạt được).
Phần Trường Hàng của
chương “trung căn lănh ngộ, bạch Phật tự
trần thuật” đă xong.
4.2.2.2. Trùng Tụng
4.2.2.2.1. Trùng tụng Pháp Thuyết
(Kinh) Nhĩ thời, Ma
Ha Ca Diếp dục trùng tuyên thử nghĩa,
nhi thuyết kệ ngôn: - Ngă đẳng kim nhật, văn
Phật âm giáo, hoan hỷ, dũng dược, đắc vị tằng
hữu, Phật thuyết Thanh Văn, đương đắc
tác Phật, vô thượng bảo tụ, bất cầu tự
đắc.
(經)爾時摩訶迦葉。欲重宣此義而說偈言。我等今日。聞佛音教。歡喜踴躍。得未曾有。佛說聲聞。當得作佛。無上寶聚。不求自得。
(Kinh: Lúc bấy giờ,
ngài Ma Ha Ca Diếp muốn nhắc lại nghĩa này, bèn
nói kệ rằng: - Chúng con trong hiện thời, nghe thanh
giáo của Phật, ḷng hoan hỷ, hớn hở, được
điều chưa từng có. Phật nói hàng Thanh Văn, sẽ
được thành Phật quả, khối quư báu vô thượng,
chẳng cầu mà tự được).
4.2.2.2.2. Nêu thí dụ
4.2.2.2.2.1. Lập thí dụ
4.2.2.2.2.1.1. Trùng tụng chuyện cha
con thất lạc nhau
4.2.2.2.2.1.1.1. Trùng tụng chuyện con
bỏ cha trốn đi
(Kinh) Thí như đồng
tử, ấu trĩ vô thức, xả phụ đào thệ,
viễn đáo tha thổ, châu lưu chư quốc, ngũ thập
dư niên.
(經)譬如童子。幼稚無識。捨父逃逝。遠到他土。周流諸國。五十餘年。
(Kinh: Ví như đứa
trẻ nhỏ, thơ dại, chẳng hiểu biết, rời
bỏ cha trốn đi, xa lánh sang chốn khác, nổi trôi khắp
các nước, suốt hơn năm mươi năm).
“Châu lưu chư quốc”
(trôi nổi các nước) ví như luân hồi trong tam giới.
“Ngũ thập dư niên” (hơn năm mươi
năm) ví như trải trọn khắp sáu đường.
4.2.2.2.2.1.1.2. Trùng tụng “cha t́m cầu con [chẳng được],
bèn dừng lại”
(Kinh) Kỳ phụ
ưu niệm, tứ phương thôi cầu, cầu chi kư
b́, đốn chỉ nhất thành, tạo lập xá trạch,
ngũ dục tự ngu. Kỳ gia cự phú, đa chư
kim, ngân. Xa cừ, mă năo. Chân châu, lưu ly. Tượng, mă,
ngưu, dương. Liễn, dư, xa thặng. Điền
nghiệp, đồng bộc. Nhân dân chúng đa. Xuất nhập
tức lợi, năi biến tha quốc. Thương cô, cổ
nhân, vô xứ bất hữu, thiên vạn ức chúng, vi nhiễu
cung kính. Thường vị vương giả, chi sở
ái niệm. Quần thần, hào tộc, giai cộng
tôn trọng. Dĩ chư duyên cố, văng lai giả chúng. Hào
phú như thị, hữu đại lực thế.
(經)其父憂念。四方推求。求之旣疲。頓止一城。造立舍宅。五欲自娛。其家巨富。多諸金銀。硨磲碼瑙。真珠琉璃。象馬牛羊。輦輿車乘。田業僮僕。人民眾多。出入息利。乃徧他國。商估賈人。無處不有。千萬億眾。圍繞恭敬。常為王者。之所愛念。群臣豪族。皆共宗重。以諸緣故。往來者眾。豪富如是。有大力勢。
(Kinh: Cha nó thường
buồn nhớ, t́m kiếm khắp bốn phương, t́m
kiếm mỏi mệt rồi, bèn ở lại một
thành, cho xây cất nhà cửa, vui hưởng năm món dục.
Nhà ông ta giàu to, có rất nhiều vàng, bạc. Xa cừ và mă
năo. Chân châu cùng lưu ly. Voi, ngựa, trâu, và dê, kiệu, cáng
và xe cộ. Ruộng, vườn, nhà, tôi tớ, nhân dân thật
đông đảo. Thâu, chi, kiếm lời lăi, tới trọn
khắp nước khác, khách thương và doanh nhân, không xứ
nào chẳng có. Ngàn vạn ức nhân vật, cung kính vây quanh
ông. Thường được bậc vua chúa, yêu mến,
nghĩ nhớ tới. Quan lại, hàng quyền quư, đều
cùng nhau tôn trọng. Do bởi các duyên đó, người lui
tới đông đảo. Giàu mạnh như thế đó,
có thế lực to lớn).
“Tứ phương thôi cầu”
(t́m cầu khắp bốn phương): Sánh ví chuyện t́m
kiếm căn cơ có thể hóa độ trong tứ sanh.
“Đốn chỉ nhất thành” (ở lại một
thành): Ví như phương tiện tịnh Niết Bàn trong
cơi khác, dựng nhà từ bi, lập viện tánh Không,
hưởng thụ ngũ trần thù thắng, nhiệm mầu,
pháp lạc xứng tánh. Ấy là do Phật ngự trong cơi
Phương Tiện, mà cũng chính là Thật Báo, và cũng
chính là cơi Tịch Quang. “Vua” ví như Pháp Thân và Tự
Thọ Dụng Thân, đấy là Thắng Ứng Thân. V́ thế,
được vua yêu mến. “Quần thần, hào tộc”
ví như bậc Pháp Thân đại sĩ. “Văng lai giả
chúng” (người qua lại đông đảo) ví
như Bồ Tát từ các cơi khác qua lại nghe pháp.
4.2.2.2.2.1.1.3. Trùng tụng chuyện cha
lo sầu, tưởng nhớ
(Kinh) Nhi niên hủ mại,
ích ưu niệm tử, túc dạ duy niệm, tử thời
tương chí, si tử xả ngă, ngũ thập dư
niên, khố tạng chư vật, đương như chi
hà?
(經)而年朽邁。益憂念子。夙夜惟念。死時將至。癡子捨我。