Đại Thừa Địa Tạng Thập Luân Kinh Giảng Kư, phần 10

大乘大集地藏十輪經講記

Mộng Tham lăo ḥa thượng chủ giảng

夢參老和尚主講

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

IV. Hữu Y Hạnh phẩm đệ tứ  (有依行品第四, phẩm thứ tư: Hữu Y Hạnh)

 

          Nay tôi bắt đầu giảng phẩm Hữu Y Hạnh. Hữu Y (有依) là nương cậy Tam Bảo, có thể sanh ra các loại công đức lực.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Kim Cang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, ư đại chúng trung, tùng ṭa nhi khởi, đảnh lễ Phật túc, thiên đản nhất kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng, cung kính, dĩ tụng vấn viết:

          ()爾時,金剛藏菩薩摩訶薩於大眾中,從座而起,頂禮佛足,偏袒一肩,右膝著地,合掌恭敬,以頌問曰

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Kim Cang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân đức Phật, trật một vai áo, gối phải đặt sát đất, chắp tay, cung kính, dùng kệ tụng hỏi rằng).

         

          Kim Cang Tạng Bồ Tát nêu ra câu hỏi. Ngài hỏi: “Đức Phật nói pháp này, dường như có chỗ chẳng giống với những điều đă nói trước đó, có chỗ mâu thuẫn, hăy nên dung thông như thế nào?” Bản thân Kim Cang Tạng Bồ Tát đă dung thông, nhưng Ngài biết chúng sanh trong vị lai có thể sẽ thắc mắc, ngờ vực tam thừa có b́nh đẳng hay không? Bởi lẽ, trong kinh Pháp Hoa, đức Phật đă nói: “Duy thử nhất thị thật, dư nhị giai phi chân” (chỉ có một pháp này là thật, hai pháp khác đều chẳng thật). Trong kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật c̣n nói kinh Kim Cang là rốt ráo, những kinh khác đều chẳng phải. V́ sao có lúc đức Phật nói thế này, có khi lại nói thế khác? Phải dung thông như thế nào?

 

          (Kinh) Tích ngôn: Phá giới, thất tịnh đức, phi hiền thánh khí, phi ngă tử. Chư sa-môn pháp khí như tẫn, bất ưng ư ngă thanh chúng trung. Tam cấu sở ô, thất diệt đạo, bỉ bất kham tiêu thắng cúng dường. Ư thí tứ phương Tăng chúng vật, thiểu phần ngă diệc bất thính thọ. Tứ căn bản tội, tùy phạm nhất, thanh chúng sở khí như hải thi. Vân hà kim thuyết ác bật-sô, ưng nhẫn, ưng bi, giá trích phạt? Phục khuyến ưng cần cúng dường bỉ. Bi mẫn, vật sanh vi ác tâm. Cung kính thính thọ sở thuyết pháp, đương hoạch phước huệ đại bi giả. Lục Thông cứu thế dư kinh thuyết: “Nhữ đẳng giai đương tín Đại Thừa. Chánh trực, vi diệu Bồ Đề đạo. Ưng xả Nhị Thừa giải thoát lộ. Vân hà kim phục thuyết tam thừa, phổ khuyến thính, tŕ, tu cúng dường? Căn, lực, giác đạo sa-môn quả, thử kinh trung hữu, dư xứ vô. Bát chi thánh đạo vô đẳng luân. Tam thừa giai đồng hành thử đạo. Dục cầu giải thoát, cần tinh tấn. Các tùy sở nguyện chứng Bồ Đề. Hữu t́nh trung tôn đương chiếu sát, hội kim tích giáo sử vô vi, linh chư thiên nhân Bồ Tát chúng, giải ngộ, tâm hoan, chứng chân thật. Văn thuyết Đại Thừa thùy hữu ích? Văn thuyết Đại Thừa thùy hữu tổn? Thập chủng giải thoát Thanh Văn Thừa, văn thuyết thùy tổn, thùy hữu ích? Hà nhân văn pháp chuyển thăng tấn? Hà nhân văn pháp phiên thoái một? Vân hà yếm hoạn chư hữu vi? Năng tốc khô kiệt ư lăo tử. Trú dạ cần tu chư thiện giả, y hà diệu lư, ngự hà thừa? Năng độ thâm quảng tứ bộc lưu. Cứu thế giai đương vị tuyên thuyết.

          ()昔言破戒失淨德,非賢聖器非我子,諸沙門法棄如燼,不應居我清眾中。三垢所污失滅道,彼不堪消勝供養,於施四方僧眾物,少分我亦不聽受。四根本罪隨犯一,清眾所棄如海尸,云何今說惡苾芻,應忍應悲遮謫罰,復勸應勤供養彼,悲愍勿生微噁心,恭敬聽受所說法,當獲福慧大悲者?六通救世餘經說,汝等皆當信大乘,正直微妙菩提道,應舍二乘解脫路。云何今復說三乘,普勸聽持修供養,根力覺道沙門果,此經中有餘處無?八支聖道無等倫,三乘皆同行此道,欲求解脫勤精進,各隨所願證菩提。有情中尊當照察,會今昔教使無違,令諸天人菩薩眾,解悟心歡證真實。聞說大乘誰有益?聞說大乘誰有損?十種解脫聲聞乘,聞說誰損誰有益?何人聞法轉升進?何人聞法翻退沒?云何厭患諸有為,能速枯竭於老死?晝夜勤修諸善者,依何妙理御何乘,能渡深廣四瀑流。救世皆當為宣說。

          (Kinh: Xưa nói: “Phá giới, mất tịnh đức, chẳng phải pháp khí, con của Phật. Bỏ pháp sa-môn như tro tàn, chẳng được ở cùng thanh tịnh chúng. Tam cấu nhuốm bẩn, diệt mất đạo. Chẳng thể kham thọ các cúng dường. Các vật cúng thí tứ phương Tăng, chút phần ta chẳng cho thọ dụng. Bốn tội căn bản, hễ phạm một, biển thanh tịnh chúng chẳng chứa xác”. Sao nay lại nói ác bật-sô, nên nhẫn, nên thương, cấm trừng phạt? Lại khuyên nên siêng cúng dường họ, thương xót, đừng sanh chút ác tâm? Cung kính nghe nhận pháp Phật nói, sẽ thường được phước huệ đại bi. Lục Thông, cứu thế, kinh khác nói: “Các ngươi đều nên tin Đại Thừa, chánh trực, vi diệu Bồ Đề đạo. Hăy xả đường giải thoát Nhị Thừa”. Sao nay lại nói đến tam thừa, khuyên khắp nghe, tŕ, tu cúng dường? Căn, Lực, Giác, Đạo sa-môn quả, riêng kinh này có, kinh khác không! Tám chi thánh đạo khôn sánh bằng, tam thừa đều cùng hành đạo này. Muốn cầu giải thoát, siêng tinh tấn, đều theo ước nguyện chứng Bồ Đề. Đấng chúng tôn quư nên xét chiếu, dung hội pháp xưa nay chẳng trái, khiến cho trời, người, các Bồ Tát, giải ngộ, tâm vui, chứng chân thật. Nghe nói Đại Thừa, ai được lợi? Nghe nói Đại Thừa, ai tổn hoại? Mười thứ giải thoát Thanh Văn Thừa, nghe nói ai tổn? Ai có ích? Người nào nghe pháp sẽ thăng tấn? Ai nghe pháp rồi sẽ thoái thất? Chán sợ hữu vi bằng cách nào? Mau chóng khô cạn già và chết, ngày đêm siêng tu các điều thiện, nương diệu lư nào? Tu thừa nào? Sẽ vượt bốn gịng thác rộng sâu. Đấng cứu thế xin v́ tuyên nói).

 

          “Tích ngôn phá giới thất tịnh đức, phi hiền thánh khí phi ngă tử, chư sa-môn pháp khí như tẫn, bất ưng cư ngă thanh chúng trung” (Xưa kia đức Phật nói: -Kphá giới, đánh mất công đức thanh tịnh, chẳng phải là căn cơ hiền thánh, chẳng phải là con ta. Kẻ đó đă vứt bỏ các pháp sa-môn, giống như tro tàn. Kẻ đó chẳng nên ở trong Tăng chúng thanh tịnh của ta): Bài tụng này ư nói tỳ-kheo phá giới chẳng có công đức, đánh mất công đức thanh tịnh, chẳng thể trở thành bậc hiền nhân, mà cũng chẳng thể trở thành thánh nhân, chẳng phải là dụng cụ chứa đựng pháp (pháp khí), chẳng phải là đệ tử của ta. Ta chẳng phải là đại sư của kẻ đó, kẻ đó chẳng phải là đệ tử của ta. Có ư nghĩa như thế đó.

          “Chư sa-môn pháp khí như tẫn, bất ưng cư ngă thanh chúng trung” (Vứt bỏ các pháp sa-môn giống như tro tàn, chẳng nên ở trong Tăng chúng thanh tịnh của ta): Kẻ phạm giới chẳng nên ở chung với đại chúng nữa. Mỗi bộ kinh luận đều nói như thế. “Tam cấu sở ô thất diệt đạo, bỉ bất kham tiêu thắng cúng dường, ư thí tứ phương Tăng chúng vật, thiểu phần ngă diệc bất thính thọ” ([kẻ phá giới đó] bị nhuốm bẩn bởi tam cấu, diệt mất đạo. Kẻ đó chẳng kham tiêu nổi của cúng dường thù thắng. Đối với các vật thí cho tứ phương Tăng, ta cũng không cho phép kẻ ấy hưởng chút phần): Trong Giới Kinh, đức Phật đă từng nói, nếu tỳ-kheo phá giới, sẽ chẳng thể hưởng dụng các vật thuộc về tứ phương Tăng. Thậm chí một chút cũng không cho phép kẻ đó được thọ dụng. V́ đấy là vật cúng dường thù thắng.

          “Tứ căn bản tội tùy phạm nhất. Thanh chúng sở khí như hải thí” (trong bốn tội căn bản mà phạm bất cứ một tội nào, Tăng chúng sẽ vứt bỏ kẻ đó như biển không dung nạp xác chết): Biển cả chẳng dung nạp xác chết. Chết trong biển, sóng nhất định đẩy xác quư vị lên bờ. Đấy nói tỳ-kheo phạm giới bị thanh trừ khỏi các vị tỳ-kheo thanh tịnh. “Vân hà kim thuyết ác bật-sô, ưng nhẫn, ưng bi, giá trích phạt?” (V́ sao nay lại nói phải nên nhẫn thọ, từ bi, [lại c̣n] ngăn trở trừng phạt ác bật-sô?): Nhưng v́ sao bộ kinh này nói như vậy? Phải nhẫn thọ ác tỳ-kheo, phải thương xót hắn, chớ nên tùy tiện quở trách, chửi bới hắn? “Phục khuyến ưng cần cúng dường bỉ, bi mẫn, vật sanh vi ác tâm” (Lại khuyên nên siêng năng cúng dường hắn, hăy thương xót, đừng sanh chút ác tâm): Phải dấy ḷng đại bi cúng dường kẻ đó, thương xót kẻ đó, đừng sanh khởi chút xíu ác tâm nào, v́ kẻ đó mặc ca-sa đỏ.

          “Cung kính thính thọ sở thuyết pháp, thường hoạch phước huệ đại bi giả, lục thông cứu thế dư kinh thuyết, nhữ đẳng giai đương tín Đại Thừa” (Cung kính nghe nhận pháp do Phật nói; thường đạt được phước huệ và đại bi. Trong các kinh khác, đấng Lục Thông, cứu đời đă dạy: “Các ngươi đều phải nên tin Đại Thừa”): Đối với lời đức Phật dạy, chúng ta đều cung kính lắng nghe, tiếp nhận; đă nghe nhận rồi, nhất định sẽ đạt được phước huệ đại bi. Đối với pháp, chúng ta phải cung kính, phải nghe nhận, phải hộ tŕ. Như vậy th́ mới có thể đạt được phước huệ. “Lục Thông cứu thế dư kinh thuyết” (Trong các kinh khác, đấng Lục Thông cứu thế đă nói): Đức Phật trọn đủ Lục Thông. Lục Thông là Thiên Nhăn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Thần Túc Thông, và Lậu Tận Thông. Lậu Tận của Phật là lậu tận rốt ráo, đạt đến thanh tịnh rốt ráo. “Nhữ đẳng giai đương tín Đại Thừa” (các ngươi đều nên tin Đại Thừa) [ư nói]: Chớ nên học pháp Nhị Thừa, phải tin pháp Đại Thừa. “Chánh trực vi diệu Bồ Đề đạo, ưng xả Nhị Thừa giải thoát lộ” (chánh trực, vi diệu, Bồ Đề đạo, nên xả đường giải thoát Nhị Thừa): Giải thoát trong Nhị Thừa chưa phải là giải thoát thật sự, c̣n đây là Bồ Đề đạo vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, chớ nên tham đắm Tiểu Thừa.

          “Vân hà kim phục thuyết tam thừa, phổ khuyến thính tŕ tu cúng dường” (nay sao lại nói pháp tam thừa, khuyên khắp mọi người nghe nhận, thọ tŕ, tu tập, cúng dường): Trong bộ kinh này, đức Phật nói Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, và Bồ Tát Thừa, ba thừa đều phải khéo tu, khuyên mọi người đều nghe giảng, hành tŕ, đều phải cúng dường. Cớ sao nói mâu thuẫn với trước kia? Bài kệ này có ư nghĩa như thế đó! “Căn, lực giác đạo sa-môn quả, thử kinh trung hữu, dư xứ vô” (kinh này có nói căn, lực, giác đạo, sa-môn quả, chứ trong các kinh khác chẳng có): Nay nói Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, cho đến chứng đắc Tứ Quả Sa-môn (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán), bộ kinh này nói như thế. Kinh điển Đại Thừa chẳng nói như vậy. “Bát chi thánh đạo vô đẳng luân, tam thừa giai đồng hành thử đạo” (Tám chi thánh đạo khôn sánh bằng, ba thừa đều cùng hành đạo này): Tam thừa b́nh đẳng, đều tu Bát Thánh Đạo như thế! “Dục cầu giải thoát, cần tinh tấn, các tùy sở nguyện chứng Bồ Đề” (muốn cầu giải thoát, siêng tinh tấn, đều tùy ước nguyện chứng Bồ Đề): Nương theo Bát Thánh Đạo, mong tưởng tinh tấn tu hành, mong cầu giải thoát, quư vị phát nguyện ǵ bèn chứng quả Bồ Đề ấy.

          “Hữu t́nh trung tôn đương chiếu sát, hội kim tích giáo sử vô vi” (Đấng tôn quư trong các hữu t́nh hăy nên chiếu soi, xem xét, dung hội giáo pháp trước kia và hiện thời, để các pháp ấy đừng mâu thuẫn với nhau): Phật là đấng tôn quư trong hết thảy chúng sanh, Ngài hăy nên dùng trí huệ chiếu soi. “Hội” () có nghĩa là “dung hội” (融會). Lời dạy hiện thời và trước kia chẳng mâu thuẫn nhau th́ mới nên! “Linh chư thiên, nhân, Bồ Tát chúng, giải ngộ, tâm hoan, chứng chân thật” (khiến cho chư thiên, người, các vị Bồ Tát đều giải ngộ, tâm hoan hỷ, chứng chân thật): Nghe [giáo pháp hiện thời và trước kia trái nghịch nhau] như vậy, họ sẽ chẳng ưa thích. V́ sao? Họ chẳng thể giải ngộ, chẳng thể chứng đắc chân thật, rốt cuộc như thế nào th́ mới là đúng? Có ư nghĩa này!

          “Văn thuyết Đại Thừa thùy hữu ích? Văn thuyết Đại Thừa thùy hữu tổn? Thập chủng giải thoát Thanh Văn Thừa, văn thuyết thùy tổn, thùy hữu ích?” (Nghe nói Đại Thừa ai hữu ích? Nghe nói Đại Thừa ai bị tổn? Mười loại giải thoát Thanh Văn Thừa, ai được lợi ích? Ai tổn hại?) Người nào sẽ được lợi ích? Người nào bị tổn hại? Đại Thừa cũng thế, mà Thanh Văn Thừa cũng thế. Người được nghe nói và người diễn nói, rốt cuộc ai được lợi ích? Ai sẽ bị tổn hại?

          “Hà nhân văn pháp chuyển thăng tấn? Hà nhân văn pháp phiên thoái một?” (Người nào nghe pháp sẽ thăng tấn? Ai nghe pháp rồi sẽ thoái thất?) Phải như thế nào th́ nghe pháp mới có thể tiến cao hơn, tinh tấn tiến lên? Người nào nghe pháp sẽ đâm ra thoái thất? Như thế th́ sẽ nẩy sanh hoài nghi, nghĩ tưởng báng pháp. Hễ báng pháp bèn thoái thất, lui sụt, đọa vào địa ngục.

          “Vân hà yếm hoạn chư hữu vi, năng tốc khô kiệt ư lăo tử” (Chán ghét hữu vi bằng cách nào? Mau chóng khô cạn già và chết): Hết thảy các pháp hữu vi, như thế nào th́ mới có thể khiến cho họ biết lỗi hại của chúng, mới có thể khiến cho họ tránh khỏi nỗi khổ sanh, lăo, bệnh, tử. “Khô kiệt lăo tử” (Khô cạn già chết): “Khô kiệt” (枯竭) là diệt. Làm như thế nào để nẩy sanh sự chán ghét đối với hữu vi? Làm thế nào để đoạn sanh tử? Hết thảy các pháp trong thế gian đều là pháp hữu vi; già, chết cũng là pháp thế gian. Làm thế nào để chán ghét sanh, lăo, bệnh, tử, cầu xuất ly?

          “Trú dạ cần tu chư thiện giả, y hà diệu lư? Ngự hà thừa?” (Ngày đêm siêng tu các điều thiện, nương diệu lư nào? Ngồi thừa nào): Những người tu thiện nghiệp, Thanh Văn cũng thế, mà Bồ Tát cũng thế, rốt cuộc dùng đạo lư nào th́ mới có thể “ngự”? “Ngự” () có nghĩa là “điều khiển cỗ xe”. Thanh Văn Thừa tốt đẹp? Hay Duyên Giác Thừa tốt đẹp? Hay là Bồ Tát Thừa tốt đẹp? Hay là nương vào pháp Tứ Đế, pháp nhân duyên, và pháp Lục Độ?

          “Năng độ thâm quảng tứ bộc lưu, cứu thế giai đương vị tuyên thuyết” (Có thể vượt qua bốn gịng thác chảy xiết rộng sâu, xin đấng cứu đời hăy đều v́ chúng con tuyên nói): Bốn gịng thác, thứ nhất là gịng thác Dục, tức cảnh giới ngũ dục. Nói thông thường, tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghê là ngũ dục. Rất rơ ràng, chúng nó là năm cội rễ của địa ngục. Chúng được gọi là cảnh giới ngũ dục.

          Loại thứ hai là Tứ Giới Vô Sắc Giới. Bốn gịng thác chỉ Tứ Giới Vô Sắc Giới. Tứ Giới là bốn giới nào vậy? Địa, thủy, hỏa, phong. Vô Sắc Giới chẳng có địa, thủy, hỏa, phong. Đây là loại thứ hai. Trong Tứ Giới Vô Sắc Giới, đều có tham, kiêu mạn, hoài nghi; đó là những thứ nổi bật nhất. Hết thảy chúng sanh hoài nghi, hiểu lầm đạo lư tu Bồ Đề đạo. Hoài nghi th́ sẽ chẳng tin, gặp chuyện ǵ cũng đều phết dấu hỏi. Nhưng Kim Cang Tạng Bồ Tát thay mặt cho chúng sanh, Ngài biết chúng sanh nhất định sẽ thắc mắc.

          Loại thứ ba là Kiến. Kiến () là tri kiến. Chúng ta có rất nhiều tri kiến sai lầm, tà tri, tà kiến, điên đảo kiến.

          Loại thứ tư, đại Bồ Tát cũng trọn đủ vô minh căn bản phiền năo, chưa đạt đến Diệu Giác. Diệu Giác th́ mới có thể đoạn trừ, nó rất vi tế. “Cứu thế giai đương vị tuyên thuyết” (đấng cứu thế hăy tuyên nói cho con): Con thỉnh vấn, mong đức Phật sẽ giải đáp cho con, chỉ dạy con, có ư nghĩa như thế đó.

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo Kim Cang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ngôn: “Thiện tai! Thiện tai! Thiện nam tử! Nhữ kim vị dục lợi ích, an lạc vô lượng hữu t́nh, vị chư thiên, nhân, A Tố Lạc đẳng, tác đại nghĩa lợi, thỉnh vấn Như Lai như thị thâm nghĩa. Nhữ ưng đế thính, thiện tư niệm chi, ngô đương vị nhữ phân biệt, giải thuyết”. Kim Cang Tạng Bồ Tát ngôn: “Dụy nhiên, Thế Tôn! Nguyện nhạo dục văn”. Phật ngôn: “Thiện nam tử! Hữu thập chủng Bổ Đặc Già La, luân hồi sanh tử, nan đắc nhân thân. Hà đẳng vi thập Bổ Đặc Già La? Nhất giả, bất chủng thiện căn. Nhị giả, vị tu phước nghiệp. Tam giả, tạp nhiễm tương tục. Tứ giả, tùy ác hữu hành. Ngũ giả, bất kiến, bất úy hậu thế khổ quả. Lục giả, mănh lợi tham dục. Thất giả, mănh lợi sân khuể. Bát giả, mănh lợi ngu si. Cửu giả, kỳ tâm mê loạn. Thập giả, thủ ác tà kiến. Như thị thập chủng Vô Y Hạnh nhân, linh chư chúng sanh phạm căn bản tội, hủy phạm Thi La, đọa chư ác thú”.

          ()爾時,佛告金剛藏菩薩摩訶薩言:善哉!善哉!善男子,汝今為欲利益安樂無量有情,為諸天、人、阿素洛等,作大義利,請問如來如是深義。汝應諦聽,善思念之,吾當為汝分別解說。金剛藏菩薩言:「唯然世尊,願樂欲聞。佛言:善男子,有十種補特伽羅,輪迴生死,難得人身。何等為十補特伽羅?一者、不種善根,二者、未修福業,三者、雜染相續,四者、隨惡友行,五者、不見不畏後世苦果,六者、猛利貪慾,七者、猛利瞋恚,八者、猛利愚癡,九者、其心迷亂,十者、守惡邪見。如是十種無依行因,令諸眾生犯根本罪,毀犯尸羅,墮諸惡趣。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Kim Cang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! Ông nay v́ muốn lợi ích, an lạc vô lượng hữu t́nh, v́ các trời, người, A Tố Lạc v.v… tạo đại nghĩa lợi mà thưa hỏi Như Lai nghĩa sâu như thế. Ông hăy nên lắng nghe, ta sẽ v́ ông phân biệt, giải nói”. Kim Cang Tạng Bồ Tát thưa: “Thưa vâng, đức Thế Tôn! Con vui thích mong được nghe”. Đức Phật dạy: “Này thiện nam tử! Có mười loại Bổ Đặc Già La luân hồi sanh tử, khó được làm thân người. Những ǵ là mười loại Bổ Đặc Già La? Một là chẳng gieo thiện căn. Hai là chưa tu phước nghiệp. Ba là liên tục tạp nhiễm. Bốn là làm theo bạn ác. Năm là chẳng thấy, chẳng sợ khổ quả đời sau. Sáu là tham dục mạnh mẽ. Bảy là sân khuể mạnh mẽ. Tám là ngu si mạnh mẽ. Chín là tâm kẻ đó mê loạn. Mười là chấp giữ tà kiến ác. Mười loại nguyên nhân Vô Y Hạnh như thế khiến cho các chúng sanh phạm tội căn bản, hủy phạm Thi La, đọa vào các đường ác”).

 

          Mười loại Bổ Đặc Già La tạo nghiệp là v́ họ không có thiện căn để nương cậy. Một tí thiện căn cũng chẳng có, phước ǵ cũng đều chẳng tu, đă thế họ c̣n tạo nghiệp tạp nhiễm liên tục, chưa hề ngưng nghỉ! Do trong quá khứ đă có mười loại Vô Y Hạnh làm cái nhân, cho nên họ chẳng tu phước nghiệp, chẳng gieo thiện căn.

 

          (Kinh) Hà đẳng danh vi Thập Vô Y Hạnh? Vị ngă pháp trung nhi xuất gia giả, hữu gia hạnh hoại, ư nhạo bất hoại. Hữu ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại. Hữu gia hạnh, ư nhạo câu hoại. Hữu giới hoại, kiến bất hoại. Hữu kiến hoại, giới bất hoại. Hữu giới, kiến câu hoại. Hữu ư gia hạnh, ư nhạo, giới, kiến tuy giai bất hoại, nhi đản y chỉ ác hữu lực hành, tác Vô Y Hạnh. Hữu tuy y chỉ thiện hữu lực hạnh, nhi phục ngu độn, do như á dương, ư chư sự nghiệp, đô bất phân biệt, văn thiện hữu thuyết thiện, bất thiện pháp, bất năng lănh thọ, bất năng kư tŕ, bất năng giải liễu thiện, bất thiện nghĩa; do thị nhân duyên, tác Vô Y Hạnh. Hữu ư chủng chủng tài bảo chúng cụ, thường vô yếm túc, truy cầu nhân duyên, kỳ tâm mê loạn, tác Vô Y Hạnh. Hữu vị chúng bệnh chi sở bức năo, tiện cầu chủng chủng từ tự, chú thuật, do thị nhân duyên, tác Vô Y Hạnh. Như thị thập chủng Vô Y Hạnh nhân, linh chư chúng sanh phạm căn bản tội, ư hiện pháp trung phi hiền thánh khí, hủy phạm Thi La, đọa chư ác thú.

          ()何等名為十無依行?謂我法中而出家者,有加行壞,意樂不壞;有意樂壞,加行不壞;有加行、意樂俱壞;有戒壞、見不壞;有見壞、戒不壞;有戒、見俱壞;有於加行、意樂、戒、見,雖皆不壞,而但依止惡友力行,作無依行;有雖依止善友力行,而復愚鈍猶如啞羊,於諸事業都不分別,聞善友說善不善法,不能領受,不能記持,不能解了善不善義,由是因緣,作無依行;有於種種財寶眾具常無厭足,追求因緣,其心迷亂,作無依行;有為眾病之所逼惱,便求種種祠祀咒術,由是因緣,作無依行。如是十種無依行因,令諸眾生犯根本罪,於現法中非賢聖器,毀犯尸羅,墮諸惡趣。

          (Kinh: Những ǵ gọi là mười Vô Y Hạnh? Tức là kẻ xuất gia trong pháp của ta, có kẻ gia hạnh hoại mà ư nhạo chẳng hoại. Có kẻ ư nhạo hoại mà gia hạnh chẳng hoại. Có kẻ gia hạnh và ư nhạo đều hoại. Có kẻ giới hoại, kiến chẳng hoại. Có kẻ kiến hoại, giới chẳng hoại. Có kẻ giới lẫn kiến đều hoại. Có kẻ tuy gia hạnh, ư nhạo, giới và kiến đều bất hoại, nhưng do nương tựa lực hạnh của bạn ác mà làm Vô Y Hạnh. Có kẻ tuy y chỉ lực hạnh của bạn lành, nhưng lại ngu độn ví như con dê câm, đối với các sự nghiệp đều chẳng phân biệt, nghe bạn lành nói thiện pháp và bất thiện pháp chẳng thể lănh nhận, chẳng thể nhớ, giữ, chẳng thể thấu hiểu nghĩa thiện và bất thiện. Do nhân duyên ấy mà làm Vô Y Hạnh. Có kẻ đối với các thứ của cải, các vật dụng thường chẳng chán đủ, do nhân duyên truy cầu [những thứ ấy] mà cái tâm mê loạn, làm Vô Y Hạnh. Có chúng sanh v́ bệnh tật bức bách, năo hại, liền cầu đủ thứ cúng bái, chú thuật. Do nhân duyên ấy mà làm Vô Y Hạnh. Mười cái nhân gây nên Vô Y Hạnh như thế khiến cho các chúng sanh phạm tội căn bản, chẳng phải là căn khí hiền thánh trong pháp hiện thời, hủy phạm Thi La, đọa vào các đường ác).

 

          V́ sao họ phạm tội căn bản? V́ họ có cái nhân ấy, tất nhiên sẽ phạm tội. Mười loại Vô Y Hạnh như thế khiến cho hết thảy chúng sanh phạm tội căn bản, chẳng phải là căn khí hiền thánh trong pháp hiện tại, cho nên họ sẽ hủy phạm giới cấm, đọa vào các đường ác.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhược hữu Bổ Đặc Già La gia hạnh hoại, ư nhạo bất hoại, tùy ngộ nhất chủng Vô Y Hạnh nhân, phạm căn bản tội, tiện thâm bố cụ, tàm quư khí xả, nhi bất sổ sổ tác chư ác hạnh. Như Lai vị ích bỉ cố, thuyết hữu ô đạo sa-môn. Sở dĩ giả hà? Bỉ tác như thị trọng ác nghiệp dĩ, tức tiện phát lộ, bất cảm phú tàng, tàm quư sám hối. Bỉ do như thị tàm quư sám hối, tội đắc trừ diệt, vĩnh đoạn tương tục, bất phục cánh tác. Tuy ư nhất thiết sa-môn pháp sự, giai ưng tẫn xuất, nhất thiết sa-môn sở hữu tư cụ, bất thính thọ dụng, nhi do bỉ nhân ư tam thừa trung, thành pháp khí cố, Như Lai từ bi, hoặc vị bỉ thuyết Thanh Văn Thừa pháp, hoặc vị bỉ thuyết Duyên Giác Thừa pháp, hoặc vị bỉ thuyết Vô Thượng Thừa pháp. Bỉ hữu thị xứ, chuyển ư đệ nhị, đệ tam sanh trung, phát chánh nguyện lực, ngộ thiện hữu lực, nhất thiết sở tác chư ác nghiệp chướng giai tất tiêu diệt. Hoặc hữu chứng đắc Thanh Văn Thừa quả, hoặc hữu chứng đắc Duyên Giác Thừa quả nhi bát Niết Bàn, hoặc hữu ngộ nhập quảng đại thậm thâm Vô Thượng Thừa lư. Như thị giới hoại, kiến bất hoại giả, ưng tri diệc nhĩ.

          ()善男子,若有補特伽羅,加行壞、意樂不壞,隨遇一種無依行因,犯根本罪,便深怖懼,慚愧棄舍,而不數數作諸惡行,如來為益彼故,說有污道沙門。所以者何?彼作如是重惡業已,即便發露,不敢覆藏,慚愧懺悔。彼由如是慚愧懺悔,罪得除滅,永斷相續,不復更作。雖於一切沙門法事皆應擯出,一切沙門所有資具不聽受用,而由彼人於三乘中成法器故,如來慈悲,或為彼說聲聞乘法,或為彼說緣覺乘法,或為彼說無上乘法;彼有是處轉於第二、第三生中,發正願力,遇善友力,一切所作諸惡業障皆悉消滅,或有證得聲聞乘果,或有證得緣覺乘果,而般涅槃,或有悟入廣大甚深無上乘理。如是戒壞、見不壞者,應知亦爾。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Nếu có Bổ Đặc Già La gia hạnh hoại, mà ư nhạo chẳng hoại, hễ gặp bất cứ một loại nhân nào gây nên Vô Y Hạnh, khiến phạm tội căn bản, liền sợ hăi sâu xa, hổ thẹn buông bỏ, chẳng nhiều lượt làm các hạnh ác. Như Lai v́ lợi ích kẻ đó, bèn nói có ô đạo sa-môn. V́ cớ sao vậy? Kẻ đó tạo ác nghiệp nặng nề như thế xong, liền lập tức phơi bày, chẳng dám giấu diếm, hổ thẹn sám hối. Kẻ đó do hổ thẹn sám hối như vậy, tội được trừ diệt, vĩnh viễn đoạn sự tiếp nối [của ác nghiệp], chẳng c̣n làm nữa. Tuy trong hết thảy các pháp sự của hàng sa-môn, vẫn bị trục xuất, chẳng được phép thọ dụng hết thảy các vật dụng của sa-môn, nhưng do kẻ đó trở thành pháp khí trong tam thừa, cho nên Như Lai từ bi, hoặc v́ kẻ đó nói pháp Thanh Văn Thừa, hoặc v́ kẻ đó nói pháp Duyên Giác Thừa, hoặc v́ kẻ đó nói pháp Vô Thượng Thừa. Do v́ điều này, kẻ ấy chuyển sanh sang đời thứ hai, đời thứ ba, do sức phát nguyện chân chánh, do sức gặp gỡ bạn lành, hết thảy các nghiệp chướng ác trót làm thảy đều tiêu diệt. Hoặc là có khi chứng đắc quả Thanh Văn Thừa, hoặc có kẻ chứng đắc quả Duyên Giác Thừa rồi bát Niết Bàn, hoặc có người ngộ nhập lư Vô Thượng Thừa rộng lớn rất sâu. Như thế th́ đối với kẻ giới hoại mà kiến chẳng hoại cũng nên biết sẽ giống như thế).

 

          Tiếp đó, đối với mỗi nhân [tạo tác Vô Y Hạnh] đều nói lại một lượt.

          Tuy đă phá giới, nhưng trong đời này, kẻ ấy có thể sám hối sửa lỗi, đức Phật lại nói pháp tam thừa cho kẻ đó. Trong đời thứ hai, hay đời thứ ba, kẻ đó do sức phát khởi chánh nguyện, lại được gặp gỡ các thượng thiện hữu, tất cả các ác nghiệp chướng đều tiêu diệt. Do vậy, chứng đắc pháp Thanh Văn Thừa, hoặc có người chứng đắc pháp Duyên Giác Thừa, hoặc chứng đắc pháp Vô Thượng Thừa rộng lớn rất sâu. Đó gọi là “giới hoại, kiến bất hoại, ưng tri diệc nhĩ” (đó gọi là giới hoại, kiến chẳng hoại, hăy nên biết cũng thế).

          Thứ nhất là “gia hạnh hoại, ư nhạo bất hoại”“ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại”, gộp chung cả hai điều để giải thích. “Gia hạnh hoại” là chẳng có phương tiện thiện xảo. V́ đă phá giới, sẽ chẳng có phương tiện thiện xảo. Tuy gia hạnh đă hoại, nhưng ư nhạo bất hoại, [nghĩa là] người ấy c̣n có thể hổ thẹn, có thể sám hối, c̣n có thể phát lộ. Tuy là ô đạo sa-môn, vẫn có thể phát lộ sám hối, có biểu hiện hối cải, tội của kẻ đó có thể bị trừ diệt. Do vậy, đức Phật dạy: “Đối với ô đạo sa-môn, cũng phải nên cúng dường, phải nên tôn kính”, là do ư nghĩa này.

          Tuy ô đạo sa-môn chẳng thể chứng quả trong đời này, nhưng trong đời thứ hai, hoặc đời thứ ba, sức mạnh chánh kiến của người ấy sẽ phát huy. Lại gặp thiện hữu d́u dắt, vậy th́ hết thảy các nghiệp chướng ác do người ấy đă tạo đều bị tiêu diệt. C̣n như chứng đắc quả Thanh Văn Thừa, hoặc chứng đắc quả Duyên Giác Thừa rồi bát Niết Bàn, sẽ chẳng nhất định, phải tùy thuộc t́nh huống tu tập của người ấy trong đời thứ hai, hay đời thứ ba.

          “Hoặc hữu ngộ nhập quảng đại thậm thâm Vô Thượng Thừa lư, như thị giới hoại, kiến bất hoại” (hoặc là có kẻ ngộ nhập lư Vô Thượng Thừa rộng lớn rất sâu, giới hoại mà kiến chẳng hoại như thế): Người ấy tuy phá giới, nhưng tri kiến chẳng bị phá hoại, vẫn nhận biết chính ḿnh sai lầm. Có những kẻ tuy làm sai, nhưng chẳng thừa nhận, c̣n cho rằng chính ḿnh làm đúng, đó là thật sự ác. Tuy đă phá giới, người ấy vẫn có chánh tri, chánh kiến, có thể sám hối sửa đổi.

 

          (Kinh) Nhược hữu Bổ Đặc Già La ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại, Như Lai vị ích bỉ cố, thuyết cầu Tứ Phạm Trụ pháp. Bỉ thị Thanh Văn Thừa khí, hoặc thị Duyên Giác Thừa khí. Nhược hữu Bổ Đặc Già La gia hạnh, ư nhạo câu hoại, bỉ ư chư thừa, giai phi pháp khí, Như Lai vị ích bỉ cố, tán thuyết bố thí. Nhược hữu Bổ Đặc Già La kiến hoại, giới bất hoại, Như Lai vị ích bỉ cố, thuyết duyên khởi pháp linh xả ác kiến, ư hiện thân trung, nhập Thanh Văn pháp, hoặc Duyên Giác pháp, hoặc ư dư thân, phương năng ngộ nhập.

          ()若有補特伽羅,意樂壞,加行不壞,如來為益彼故,說求四梵住法,彼是聲聞乘器,或是緣覺乘器。若有補特伽羅,加行、意樂俱壞,彼於諸乘皆非法器,如來為益彼故,讚說佈施。若有補特伽羅,見壞、戒不壞,如來為益彼故,說緣起法令舍惡見,於現身中入聲聞法,或緣覺法,或於餘身方能悟入。

          (Kinh: Nếu có Bổ Đặc Già La ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại, Như Lai v́ lợi ích người đó, nói hăy cầu pháp Tứ Phạm Trụ. Người ấy là pháp khí Thanh Văn Thừa, hoặc là pháp khí Duyên Giác Thừa. Nếu có Bổ Đặc Già La mà gia hạnh lẫn ư nhạo đều hư hoại th́ kẻ đó chẳng phải là pháp khí nơi các thừa, Như Lai v́ lợi ích người đó bèn khen nói bố thí. Nếu có Bổ Đặc Già La mà kiến hoại, giới bất hoại, Như Lai v́ lợi ích người đó, sẽ nói pháp duyên khởi, khiến cho người ấy bỏ ác kiến, nơi thân hiện tại bèn nhập pháp Thanh Văn, hoặc pháp Duyên Giác, hoặc từ nơi thân khác mới có thể ngộ nhập).

 

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại” (Nếu có Bổ Đặc Già La ư nhạo hoại, gia hạnh bất hoại), [nghĩa là] tuy người ấy chẳng ưa thích Phật giáo, chẳng tin tưởng Phật pháp cho lắm (đó là ư nhạo hoại), nhưng người ấy tu tập chẳng gián đoạn, niệm kinh, theo thường lệ mà tụng niệm khóa tụng, theo lệ thường mà lễ bái (đó là gia hạnh bất hoại). Ư nhạo của người ấy bị hoại, tín tâm chẳng trọn đủ, chẳng nẩy sanh hứng thú, nhưng gia hạnh bất hoại, cứ theo lệ thường mà hành tŕ. Do sức gia tŕ của Tam Bảo, có thể khiến cho người ấy c̣n thể t́m lại, khôi phục ư nhạo.

          Phương tiện thiện xảo, phương tiện chứng đạo, khi quư vị muốn tu đạo, trước đó phải có gia hạnh. Gia hạnh (加行) là ǵ vậy? Là phương tiện thiện xảo. Không nhất định rạp lạy mười vạn lần, chẳng nhất định là niệm mười vạn Bách Tự Minh Chú[1], cũng chẳng nhất định phải niệm mười vạn lần bài Tam Bảo Tụng. Đó là tu gia hạnh theo kiểu Mật Tông. Trong Hiển giáo, đọc tụng, lễ bái, sám hối, tụng niệm sáng tối đều gọi là gia hạnh. Đó là phương tiện thiện xảo trước khi tu đạo, gia hạnh là phương tiện thiện xảo. Như Lai v́ làm cho người ấy đạt được lợi ích, “thuyết cầu Tứ Phạm Trụ pháp” (nói hăy cầu pháp Tứ Phạm Trụ). Pháp Tứ Phạm Trụ lả Tứ Vô Lượng Tâm. Tứ Vô Lượng Tâm là từ, bi, hỷ, xả, có thể thanh tịnh cái tâm của quư vị. Nếu là pháp khí Thanh Văn Thừa, hoặc là pháp khí Duyên Giác Thừa, thế th́ người ấy tu Duyên Giác Thừa, hay tu Thanh Văn Thừa, sẽ có thể thoát ĺa nỗi khổ. V́ thế, đối với loại tỳ-kheo ô đạo, tức ô đạo sa-môn, đức Phật đă tạo phương tiện thiện xảo như thế để nhiếp thọ họ.

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La gia hạnh, ư nhạo câu hoại, bỉ ư chư thừa, giai phi pháp khí” (Nếu có Bổ Đặc Già La gia hạnh lẫn ư nhạo đều hoại, kẻ đó đối với các thừa đều chẳng phải là pháp khí): Gia hạnh hư hoại, mà ư nhạo cũng hư hoại. Đối với Duyên Giác Thừa cũng thế, mà đối với Thanh Văn Thừa cũng thế, đối với Đại Thừa Phật pháp cũng thế, kẻ đó đều chẳng phải là pháp khí. Làm như thế nào đây? Đức Phật liền v́ kẻ đó khen nói pháp bố thí, hăy làm thiện sự cho nhiều, thí xả cho nhiều. Đấy cũng là một phương pháp nhiếp thọ khác.

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La kiến hoại, giới bất hoại” (nếu có Bổ Đặc Già La kiến hoại, giới bất hoại), tức là tuy tri kiến bất chánh, nhưng kẻ đó chẳng phá giới. Như thế th́ Như Lai do gia hộ kẻ đó, bèn nói pháp duyên khởi, khiến cho kẻ đó xả ác kiến, khiến cho kẻ đó nhận biết các pháp do nhân duyên sanh khởi. “Ư hiện thân trung, nhập Thanh Văn pháp, hoặc Duyên Giác pháp, hoặc ư dư thân, phương năng ngộ nhập” (Trong thân hiện tại, nhập pháp Thanh Văn, hoặc pháp Duyên Giác, hoặc từ nơi thân khác mới có thể ngộ nhập): Đời này vẫn chưa được, đời sau mới có thể ngộ nhập.

          Loại thứ tư là “giới hoại, kiến bất hoại”. Đối với “giới hoại, kiến bất hoại”“kiến hoại, giới bất hoại” có thể giải thích cùng lúc. Như Lai v́ khiến cho kẻ đó được lợi ích, liền “thuyết duyên khởi pháp, linh xả ác kiến” (nói pháp duyên khởi khiến cho họ bỏ ác kiến). Hoặc là kiến hoại, giới bất hoại, hoặc kẻ đó là giới hoại, kiến bất hoại, hai loại ấy đều tương tự; cho nên chẳng cần phải nhắc lại.

 

          (Kinh) Nhược hữu Bổ Đặc Già La giới kiến câu hoại, bỉ ư thánh pháp, diệc bất thành khí. Như Lai vị ích bỉ cố, tán thuyết bố thí. Nhược hữu Bổ Đặc Già La, gia hạnh, ư nhạo, giới, kiến bất hoại, nhi đản y chỉ ác hữu lực hạnh, Như Lai vị ích bỉ cố, tán thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo. Nhược hữu Bổ Đặc Già La tuy phục y chỉ thiện hữu lực hạnh, nhi phục ngu độn, do như á dương, bất năng lănh thọ thiện, bất thiện pháp. Như Lai vị ích bỉ cố, tán thuyết tập tụng. Nhược vị chủng chủng tham bệnh sở bức, hữu vị chủng chủng kiến thú mê hoặc, Như Lai vị ích như thị đẳng cố, cầu giải thoát giả, vị kỳ khai thị năng xuất sanh tử, thú Thanh Văn Thừa Tứ Thánh Đế pháp. Đoạn Kiến Luận giả, vị kỳ tán thuyết chư duyên khởi pháp. Thường Kiến Luận giả, vị thuyết tam giới, chư hữu, chư thú, tử thử, sanh bỉ, như đào gia luân văng lai vô tuyệt, vô thường đẳng pháp.

          ()若有補特伽羅,戒、見俱壞,彼於聖法亦不成器,如來為益彼故,讚說佈施。若有補特伽羅,加行、意樂、戒、見不壞,而但依止惡友力行,如來為益彼故,讚說十善業道。若有補特伽羅,雖復依止善友力行,而復愚鈍猶如啞羊,不能領受善不善法,如來為益彼故,讚說習誦。若為種種貪病所逼,有為種種見趣迷惑,如來為益如是等故,求解脫者,為其開示能出生死,趣聲聞乘四聖諦法;斷見論者,為其讚說諸緣起法;常見論者,為說三界諸有諸趣,死此生彼如陶家輪,往來無絕無常等法。

          (Kinh: Nếu có Bổ Đặc Già La giới lẫn kiến đều hoại, kẻ đó đối với thánh pháp cũng chẳng thành pháp khí. Như Lai v́ lợi ích kẻ đó, khen nói bố thí. Nếu có Bổ Đặc Già La, gia hạnh, ư nhạo, giới, kiến chẳng hoại, chỉ v́ y chỉ lực hạnh của bạn ác, Như Lai do lợi ích kẻ đó, bèn khen nói Thập Thiện Nghiệp Đạo. Nếu có Bổ Đặc Già La tuy y chỉ lực hạnh của bạn lành, nhưng lại ngu độn giống như dê câm, chẳng thể lănh nhận thiện pháp và bất thiện pháp. Như Lai v́ lợi ích kẻ đó, khen nói tập tụng. Nếu có kẻ bị các thứ bệnh tham bức bách, bị các kiến giải mê hoặc, Như Lai v́ lợi ích những kẻ cầu giải thoát như thế, liền v́ họ khai thị pháp Tứ Thánh Đế để họ có thể thoát khỏi đường sanh tử theo Thanh Văn Thừa. V́ kẻ chấp Đoạn Kiến Luận mà khen ngợi các pháp duyên khởi. V́ kẻ chấp Thường Kiến Luận mà nói các hữu, các đường trong tam giới, chết đây, sanh kia như cái bánh xe của thợ gốm xoay tṛn không dứt, vô thường v.v…)

 

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La, giới kiến câu hoại, bỉ ư thánh pháp, diệc bất thành khí” (Nếu có Bổ Đặc Già La giới lẫn kiến đều hoại, kẻ đó đối với thánh pháp cũng chẳng thành pháp khí): Như thế th́ đức Phật sẽ v́ kẻ đó nói pháp bố thí, khiến cho Bổ Đặc Già La ấy cũng có thể được cứu.

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La gia hạnh, ư nhạo, giới, kiến bất hoại” (Nếu có Bổ Đặc Già La gia hạnh, ư nhạo, giới kiến đều chẳng hoại), gia hạnh cũng bất hoại, ư nhạo cũng bất hoại, giới cũng bất hoại, kiến cũng bất hoại. Đấy chẳng phải là rất tốt hay sao? Nhưng kẻ đó có bạn ác, kẻ bại hoại kết bè kéo đảng, nương theo sức của bạn ác, làm theo bạn ác, hỏng bét mất rồi! Chẳng hạn như anh ngài A Nan là Đề Bà Đạt Đa, chẳng phải là thân đọa hăm trong địa ngục ư? Ông ta lôi kéo năm trăm vị tỳ-kheo tách khỏi Tăng đoàn, năm trăm vị tỳ-kheo ấy theo ông ta phá ḥa hợp Tăng. Năm trăm vị tỳ-kheo ấy kiến cũng bất hoại, giới cũng bất hoại, ư nhạo cũng bất hoại, nhưng làm theo ác hữu, phạm tội Nhất Xiển Đề, ḷng tin chẳng trọn đủ!

          “Nhược hữu Bổ Đặc Già La tuy phục y chỉ thiện hữu lực hạnh, nhi phục ngu độn” (Nếu có Bổ Đặc Già La tuy vẫn y chỉ lực hạnh của thiện hữu, nhưng lại ngu độn): Loại này trái ngược. Có một loại đi theo bạn lành, nhưng tŕ độn quá mức, chuyện ǵ cũng đều chẳng biết, đă chẳng thể thuyết pháp, mà cũng chẳng thể phân biệt rơ ràng nghĩa lư, giống hệt như dê câm. Dê câm chẳng thể nói được. Đức Phật dùng con dê câm để tỷ dụ kẻ đó chẳng hiểu biết Phật pháp chi cả, cũng chẳng thể tiếp nhận ǵ là thiện pháp, ǵ là bất thiện pháp, là một vị Tăng giống như con dê câm.

          “Như Lai vị ích bỉ cố, tán thuyết tập tụng” (Như Lai v́ lợi ích kẻ đó mà khen nói tập tụng): Người đó hăy đọc nhiều kinh sách Đại Thừa, đọc nhiều kinh điển, học tập tụng kinh.

          “Nhược vị chủng chủng tham bệnh sở bức, hữu vị chủng chủng kiến thú mê hoặc. Như Lai vị ích như thị đẳng cố, cầu giải thoát giả, vị kỳ khai thị năng xuất sanh tử, thú Thanh Văn Thừa Tứ Thánh Đế pháp” (Nếu có người bị các thứ bệnh tham bức bách, có người bị các thứ tri kiến mê hoặc. Như Lai v́ lợi ích những kẻ cầu giải thoát như thế, bèn v́ họ khai thị pháp Tứ Thánh Đế thoát khỏi đường sanh tử theo pháp Thanh Văn Thừa), tức là pháp Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bổ Đặc Già La có mười loại, trong loại thứ tám bèn nói đến cả loại thứ chín và thứ mười, hoàn toàn chẳng nêu ra từng điều [riêng rẽ]. Đó là có lúc nói gộp lại, có khi nói tách ra, quư vị cứ chiếu theo kinh văn, vừa nh́n sẽ biết ngay.

          Đối với “Đoạn Kiến Luận giả, vị kỳ tán thuyết chư duyên khởi pháp. Thường Kiến Luận giả, vị thuyết tam giới, chư hữu, chư thú, tử thử, sanh bỉ” [nghĩa là] nếu đối với kẻ theo Thường Kiến Luận, bèn nói pháp chẳng thường, tức là: Do [kẻ tuân theo] Thường Kiến Luận cho rằng hết thảy, tức núi, sông, đại địa, đều bất biến, vĩnh viễn tồn tại. Người chết đi rồi sẽ lại tái sanh. Tuy là sống sống, chết chết, chết chết, sống sống, kẻ đó vẫn nghĩ là thường hằng. Hoặc là đối với thọ mạng, mong sống một ngàn năm. Đấy là chúng sanh theo Thường Kiến. Họ thấy hết thảy sự vật dường như chẳng hư hoại, cho nên tăng trưởng tâm tham. Nhưng đấy là sai lầm, tam giới đều là vô thường!

          Đức Phật nói một tỷ dụ là “đào gia luân” (陶家輪, cái bàn xoay của thợ gốm). Làm đồ sứ th́ có một cái bánh xe (bàn xoay), đặt đồ gốm trên ấy, sẽ xoay tṛn như vậy để nặn. [Cái bánh xe ấy] chuyển động không ngừng, [dùng vật này để tỷ dụ] chẳng có pháp thường hằng để đạt được. Dùng điều này để h́nh dung vô thường.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như Lai vô hữu sở thuyết, danh tự, ngôn thuyết, âm thanh, không vô quả giả, vô bất giai vị thành thục hữu t́nh. Thị cố, nhất thiết hủy báng Như Lai sở thuyết chánh pháp, hoại chư hữu t́nh chánh pháp nhăn tội, quá chư Vô Gián, tự Vô Gián đẳng vô lượng trọng tội. Nhược hữu ư ngă vị dục lợi lạc nhất thiết hữu t́nh sở thuyết chánh pháp, vị y Thanh Văn Thừa sở thuyết chánh pháp, hoặc y Duyên Giác Thừa sở thuyết chánh pháp, hoặc y Đại Thừa sở thuyết chánh pháp, phỉ báng, giá chỉ, chướng tế, ẩn một, hạ chí nhất tụng, đương tri thị danh báng chánh pháp giả, diệc danh hủy diệt Bát Thánh Đạo giả, diệc danh phá hoại nhất thiết hữu t́nh chánh pháp nhăn giả. Như thị chi nhân, kư tự tập hành đại vô lợi hạnh, diệc linh nhất thiết hữu t́nh tập hành đại vô lợi hạnh. Thử nhân y chỉ vô tàm quư Tăng, như thị hủy báng Như Lai chánh pháp.

          ()善男子,如來無有所說名字,言說音聲空無果者,無不皆為成熟有情。是故一切譭謗如來所說正法,壞諸有情正法眼罪,過諸無間,似無間等無量重罪。若有於我為欲利樂一切有情所說正法,謂依聲聞乘所說正法,或依緣覺乘所說正法,或依大乘所說正法,誹謗遮止,障蔽隱沒,下至一頌,當知是名謗正法者,亦名毀滅八聖道者,亦名破壞一切有情正法眼者。如是之人,既自習行大無利行,亦令一切有情習行大無利行。此人依止無慚愧僧,如是譭謗如來正法。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Như Lai chẳng có ǵ để nói, danh tự, ngôn thuyết, âm thanh đều là Không, chẳng thực tại, không ǵ chẳng nhằm đều khiến cho hữu t́nh thành thục. V́ thế, hết thảy tội hủy báng chánh pháp do Như Lai đă nói, làm hư con mắt chánh pháp của hữu t́nh, c̣n nặng hơn vô lượng trọng tội như tội Vô Gián, hay tội tương tự Vô Gián v.v… Nếu có kẻ đối với chánh pháp do ta đă nói nhằm lợi lạc hết thảy hữu t́nh, tức là chánh pháp đă nói do dựa theo Thanh Văn Thừa, chánh pháp đă nói do dựa theo Duyên Giác Thừa, hoặc chánh pháp đă nói do dựa theo Đại Thừa, mà phỉ báng, ngăn trở, chướng lấp, ẩn giấu, dẫu chỉ một bài tụng, hăy nên biết [tội ấy] sẽ gọi là hủy báng chánh pháp, cũng gọi là hủy diệt Bát Thánh Đạo, cũng gọi là phá hoại con mắt chánh pháp của hết thảy hữu t́nh. Người như thế đă tự làm hạnh vô ích to lớn, mà cũng khiến cho hết thảy hữu t́nh tập làm hạnh vô ích to lớn. Kẻ đó y chỉ hạng tăng sĩ không hổ thẹn, hủy báng chánh pháp của Như Lai như thế đó).

 

          Danh tự, ngôn thuyết và âm thanh do Như Lai đă nói đều là Không, chẳng có thật thể. “Vô quả” (無果) là chẳng có thực tại, đều là Không. Do vậy, tướng danh tự, tướng ngôn thuyết, âm thanh, đều là giả, như mộng, huyễn, bọt, bóng. Nói là Không, “vô quả” tức là chẳng có thực tại. “Vô bất giai vị thành thục hữu t́nh” (không ǵ chẳng đều v́ thành thục hữu t́nh): Mục đích là khiến cho chúng sanh đắc độ, nhằm mục đích này!

          “Thị cố nhất thiết hủy báng Như Lai sở thuyết chánh pháp, hoại chư hữu t́nh chánh pháp nhăn tội, quá chư Vô Gián, tự như Vô Gián đẳng vô lượng trọng tội” (V́ thế, hết thảy các tội hủy báng chánh pháp do Như Lai đă nói, phá hư con mắt chánh pháp của hữu t́nh c̣n nặng hơn vô lượng trọng tội như tội Vô Gián, hay tội tương tự Vô Gián v.v…): Nếu quư vị hủy báng pháp như vậy, sẽ mắc tội ác rất lớn. Hủy diệt pháp do Như Lai đă nói, sẽ giống như hủy diệt con mắt chánh pháp của chúng sanh, đó gọi là “phạm tội hủy diệt pháp”. So với các tội Vô Gián trong thế gian, cho đến tội tương tự Vô Gián, vô lượng các tội, tội diệt pháp lớn nhất. Đây là trả lời cho điều hoài nghi của Kim Cang Tạng Bồ Tát.

 

          (Kinh) Phục thứ thiện nam tử! Hữu tứ chủng Tăng, hà đẳng vi tứ? Nhất giả, thắng nghĩa Tăng. Nhị giả, thế tục Tăng. Tam giả, á dương Tăng. Tứ giả, vô tàm quư Tăng. Vân hà danh thắng nghĩa Tăng? Vị Phật Thế Tôn, nhược chư Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, kỳ đức tôn cao, ư nhất thiết pháp, đắc tự tại giả, nhược Độc Thắng Giác, nhược A La Hán, nhược Bất Hoàn, nhược Nhất Lai, nhược Dự Lưu, như thị thất chủng Bổ Đặc Già La, thắng nghĩa Tăng nhiếp. Nhược chư hữu t́nh, đới tại gia tướng, bất thế tu phát, bất phục ca-sa, tuy bất đắc thọ nhất thiết xuất gia biệt giải thoát giới, nhất thiết yết-ma, bố-tát, tự tứ, tất giai giá khiển, nhi hữu thánh pháp, đắc thánh quả cố, thắng nghĩa Tăng nhiếp, thị danh thắng nghĩa Tăng. Vân hà danh thế tục Tăng? Vị thế tu phát, bị phục ca-sa, thành tựu xuất gia biệt giải thoát giới, thị danh thế tục Tăng. Vân hà danh á dương Tăng? Vị bất liễu tri căn bản đẳng tội, phạm dữ bất phạm, bất tri khinh trọng, hủy phạm chủng chủng tiểu tùy, tiểu tội, bất tri phát lộ sám hối sở phạm, xuẩn ngu, lỗ độn, ư vi tiểu tội bất kiến, bất úy, bất y thông minh thiện sĩ nhi trụ, bất thời thời gian, văng nghệ đa văn, thông minh giả sở thân cận, thừa sự, diệc bất sổ sổ cung kính thỉnh vấn: “Vân hà vi thiện? Vân hà bất thiện? Vân hà hữu tội? Vân hà vô tội? Tu hà vi diệu? Tác hà vi ác?” Như thị nhất thiết Bổ Đặc Già La, á dương Tăng nhiếp, thị danh á dương Tăng. Vân hà danh vô tàm quư Tăng? Vị nhược hữu t́nh, vị hoạt mạng cố, quy y ngă pháp, nhi cầu xuất gia. Đắc xuất gia dĩ, ư sở thọ tŕ biệt giải thoát giới, nhất thiết hủy phạm, vô tàm, vô quư, bất kiến, bất úy hậu thế khổ quả, nội hoài hủ bại, như uế oa loa, bối âm cẩu hạnh, thường háo hư ngôn, tằng vô nhất thật, xan tham, tật đố, ngu si, kiêu mạn, ly tam thắng nghiệp, tham trước lợi dưỡng, cung kính, danh dự, đam miện lục trần, háo nhạo dâm dật, ái dục, sắc, thanh, hương, vị, xúc cảnh. Như thị nhất thiết Bổ Đặc Già La, vô tàm Tăng nhiếp, hủy báng chánh pháp, thị danh vô tàm quư Tăng.

          ()復次,善男子,有四種僧,何等為四?一者、勝義僧,二者、世俗僧,三者、啞羊僧,四者、無慚愧僧。云何名勝義僧?謂佛世尊,若諸菩薩摩訶薩眾,其德尊高,於一切法得自在者,若獨勝覺,若阿羅漢,若不還,若一來,若預流,如是七種補特伽羅,勝義僧攝。若諸有情,帶在家相,不剃鬚發,不服袈裟,雖不得受一切出家別解脫戒,一切羯磨、布薩、自恣悉皆遮遣,而有聖法得聖果故,勝義僧攝。是名勝義僧。云何名世俗僧?謂剃鬚發,被服袈裟,成就出家別解脫戒,是名世俗僧。云何名啞羊僧?謂不了知根本等罪,犯與不犯;不知輕重,毀犯種種小隨小罪;不知發露懺悔所犯,蠢愚魯鈍,於微小罪,不見不畏;不依聰明善士而住;不時時間往詣多聞聰明者所,親近承事;亦不數數恭敬請問:云何為善?云何不善?云何有罪?云何無罪?修何為妙?作何為惡?如是一切補特伽羅,啞羊僧攝。是名啞羊僧。云何名無慚愧僧?謂若有情為活命故,皈依我法而求出家,得出家已,於所受別解脫戒,一切毀犯無慚無愧,不見不畏後世苦果,內懷腐敗如穢蝸螺,貝音狗行,常好虛言曾無一實,慳貪、嫉妒、愚癡、憍慢,離三勝業,貪著利養,恭敬名譽,耽湎六塵,好樂婬泆,愛慾色聲香味觸境。如是一切補特伽羅,無慚僧攝,譭謗正法。是名無慚愧僧。

          (Kinh: Lại này thiện nam tử! Có bốn loại Tăng, những ǵ là bốn? Một là thắng nghĩa Tăng. Hai là thế tục Tăng. Ba là Tăng dê câm. Bốn là Tăng không hổ thẹn. Thế nào là thắng nghĩa Tăng? Tức là Phật Thế Tôn, hoặc là các vị Bồ Tát Ma Ha Tát đức hạnh tôn quư, cao cả, được tự tại trong hết thảy các pháp, hoặc là Độc Thắng Giác, hoặc A La Hán, hoặc Bất Hoàn, hoặc Nhất Lai, hoặc Dự Lưu. Bảy loại Bổ Đặc Già La như thế thuộc vào thắng nghĩa Tăng. Nếu các hữu t́nh mang h́nh tướng tại gia, chẳng cạo râu tóc, chẳng đắp ca-sa, tuy chẳng được thọ hết thảy các biệt giải thoát giới của hàng xuất gia, hết thảy các pháp yết-ma, bố-tát, tự tứ đều bị cấm dự, bị đuổi ra, nhưng người ấy có thánh pháp. Do đắc thánh quả, nên thuộc về thánh nghĩa Tăng. Đó gọi là thắng nghĩa Tăng. Thế nào là thế tục Tăng? Tức là cạo bỏ râu tóc, khoác đắp ca-sa, thành tựu biệt giải thoát giới của hàng xuất gia. Đó gọi là thế tục Tăng. Thế nào Tăng dê câm? Tức là đối với các tội căn bản, chẳng biết rơ có phạm hay chẳng phạm, chẳng biết nặng hay nhẹ, hủy phạm đủ thứ tiểu tùy[2], tiểu tội, chẳng biết phơi bày, sám hối các tội đă phạm, ngu xuẩn, thô lỗ, đần độn, chẳng thấy, chẳng sợ các tội nhỏ nhặt, chẳng nương theo bậc thiện sĩ thông minh để trụ, chẳng thường luôn đến chỗ bậc đa văn, thông minh để thân cận, phụng sự, cũng chẳng nhiều lượt cung kính thưa hỏi: “Thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là có tội? Thế nào là vô tội? Tu pháp ǵ là tốt nhất? Làm điều ǵ là ác?” Hết thảy Bổ Đặc Già La như thế thuộc loại Tăng dê câm. Đó là Tăng dê câm. Thế nào là Tăng không hổ thẹn? Tức là nếu có hữu t́nh v́ để nuôi thân mà quy y pháp của ta, cầu xuất gia. Đă được xuất gia, đối với biệt giải thoát giới đă thọ, bèn hủy phạm hết thảy, chẳng hổ, chẳng thẹn, chẳng thấy, chẳng sợ khổ quả trong đời sau, ḷng ôm ấp những điều thối nát như con ốc sên dơ bẩn, hành theo hạnh của chó, thường ham chuộng lời rỗng tuếch, chẳng nói một điều nào chân thật, keo kiệt, tham lam, ganh ghét, ngu si, kiêu mạn, ĺa ba nghiệp thù thắng, tham đắm lợi dưỡng, cung kính, danh dự, đắm đuối sáu trần, ưa chuộng dâm dật, ái dục, và cảnh thanh, hương, vị, xúc. Hết thảy Bổ Đặc Già La như thế thuộc loại Tăng không hổ thẹn, hủy báng chánh pháp. Đó gọi là Tăng không hổ thẹn).

 

          “Phục thứ thiện nam tử! Hữu tứ chủng Tăng” (Lại này thiện nam tử! Có bốn loại Tăng): Kinh văn chẳng nói đến loại Tăng kéo bè, kết đảng. “Hà đẳng vi tứ? Nhất giả, thắng nghĩa Tăng. Nhị giả, thế tục Tăng. Tam giả, á dương Tăng. Tứ giả, vô tàm quư Tăng” (Những ǵ là bốn? Một là thắng nghĩa Tăng. Hai là thế tục Tăng. Ba là Tăng dê câm. Bốn là Tăng không hổ thẹn). Thắng nghĩa Tăng là ǵ? “Vị Phật Thế Tôn, nhược chư Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, kỳ đức tôn cao, ư nhất thiết pháp đắc tự tại giả” (Tức là Phật Thế Tôn, hoặc các vị Bồ Tát Ma Ha Tát đức hạnh tôn quư, cao cả, được tự tại trong hết thảy các pháp), đó là Thắng Nghĩa Tăng. “Nhược Độc Thắng Giác, nhược A La Hán” (hoặc là Độc Thắng Giác, hoặc A La Hán), [Độc Thắng Giác] tức là Độc Giác, A La Hán là Vô Sanh. “Nhược Bất Hoàn” tức là Tam Quả Bất Hoàn (A Na Hàm, Anāgāmin). “Nhược Nhất Lai” là Nhị Quả (Tư Đà Hàm, Sakṛdāgāmin). “Nhược Dự Lưu” là thánh nhân Sơ Quả (Tu Đà Hoàn, Srotāpanna). Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, và A La Hán là quả Tứ Thánh Đế. Lại c̣n thêm Phật, Bồ Tát, và Độc Giác, tổng cộng bảy loại Bổ Đặc Già La. Phật cũng là một loại chúng sanh. Trong bảy loại Bổ Đặc Già La, Phật, Bồ Tát, Duyên Giác là ba loại, lại c̣n bốn quả, tức Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, và Tứ Quả, là bảy loại Bổ Đặc Già La. Bảy loại này đều thuộc vào Thắng Nghĩa Tăng.

          “Nhược chư hữu t́nh đới tại gia tướng” (nếu các hữu t́nh mang h́nh tướng tại gia), tuy chưa xuất gia, nhưng tâm người ấy xuất gia, thân chưa xuất gia, “bất thế tu phát, bất phục ca-sa” (chẳng cạo râu tóc, chẳng đắp ca-sa). Tuy chưa thọ biệt giải thoát giới của hàng xuất gia, hết thảy các pháp yết-ma, bố-tát, tự tứ, người ấy đều chẳng được phép tham gia. Đó chính là “giá khiển, giá chỉ” (遮遣,遮止, ngăn che, đuổi ra [không cho tham dự]). “Nhi hữu thánh pháp” (nhưng có thánh pháp), tại gia cũng có người đắc quả vị thù thắng. Hạng người này cũng thuộc loại Thắng Nghĩa Tăng. Tại gia đạt được quả vị thù thắng th́ cũng gọi là Thắng Nghĩa Tăng.

          “Vân hà danh thế tục Tăng? Vị thế tu phát, bị phục ca-sa, thành tựu xuất gia biệt giải thoát giới, thị danh thế tục Tăng” (Thế nào là thế tục Tăng? Tức là cạo râu tóc, thành tựu biệt giải thoát giới của hàng xuất gia th́ gọi là thế tục Tăng): Do không chứng thắng quả, nên gọi là thế tục Tăng.

          Thế nào là Tăng như dê câm? Chẳng biết rơ các tội căn bản có phạm hay không! Đối với căn bản giới, người đó chẳng biết ǵ là phạm, ǵ là không phạm. Phạm là như thế nào? Trong mỗi giới, đều trọn đủ năm duyên, chẳng hạn như sát giới: Sát nhân, sát pháp, sát duyên, sát nghiệp (cái nhân gây ra giết chóc, cách giết, duyên giúp cho sát nghiệp thành tựu, nghiệp giết), cho đến mạng tận. “Mạng tận” (命盡) là giết chết, đó mới là “phạm”. Nếu mạng chưa hết, nhưng có cái nhân giết chóc, tức ta muốn giết kẻ đó, mà cũng có cái duyên, chẳng hạn như dao, dùng vật dụng ǵ đó [để giết], th́ gọi là Duyên. Sát nghiệp là nghĩ cách thức, tức là nghĩ giết bằng cách nào, hoặc là dùng dao chém, hoặc là bắn, hoặc dùng súng bắn cho chết. Tạo nghiệp ấy, cho đến nghĩ đủ mọi cách. Đối tượng bị giết chết, quư vị liền phạm tội này. Chẳng có những điều ấy, hễ thiếu một duyên th́ tội chẳng thành. Quư vị ắt cần phải học, chẳng học sẽ không biết. Tăng dê câm chẳng học, họ không biết ǵ là phạm, ǵ là chẳng phạm, đấy gọi là “Tăng dê câm”. Kẻ đó chẳng học, mà cũng chẳng thể nói cho người khác!

          Thế nào là Tăng đáng hổ thẹn? Kẻ đó v́ mạng sống, thấy bát cơm ḥa thượng dễ ăn quá, đến trà trộn ăn chực cơm của người xuất gia. Tuy kẻ đó quy y Phật pháp, sau khi xuất gia, cũng thọ biệt giải thoát giới, nhưng hết thảy đều phạm. Kẻ đó căn bản là chẳng nghĩ tới xuất gia, cho nên hết thảy các giới đều phạm. Đă phạm lại chẳng sám hối, “vô tàm, vô quư” (không hổ, không thẹn), c̣n cho rằng bản thân đă làm đúng, cũng chẳng thấy khổ quả trong đời sau. Nội tâm thối nát,
“như uế oa loa”, [nghĩa là bẩn thỉu] giống như con ốc nhồi hoặc ốc sên, “bối âm cẩu hạnh”
là học theo hạnh của chó. Đă học theo chó mà c̣n ăn nói lớn lối, c̣n nói lời giả dối. “Thường háo hư ngôn, tằng vô nhất thật” (thường chuộng lời hư dối, chưa hề nói một lời thành thật): Một câu lời nói thật đều chẳng có, đều là lời nói dối.

          “Xan tham, tật đố, ngu si, kiêu mạn” (keo tham, ghen tỵ, ngu si, kiêu mạn): Ba nghiệp thù thắng kẻ đó đều ĺa, [tức là] đối với ba nghiệp thù thắng nơi thân, miệng, ư, kẻ đó hoàn toàn xa ĺa. Kiêu mạn, ngu si, tham lam, keo kiệt, mười ác đều phạm toàn bộ. Lại c̣n tham đắm lợi dưỡng, cung kính, danh dự, tham đắm sáu trần, tức cảnh giới sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng bỏ một thứ nào. “Háo nhạo dâm dật” (ham chuộng dâm dật): “Háo nhạo dâm dật” là chỉ cầu hưởng thụ. Nói đơn giản là “ái dục, sắc, thanh, hương, vị, xúc cảnh. Như thị nhất thiết Bổ Đặc Già La, vô tàm Tăng nhiếp, hủy báng chánh pháp, thị danh vô tàm quư Tăng” (ái dục, sắc, thanh, hương, vị, xúc cảnh. Hết thảy Bổ Đặc Già La như thế thuộc loại Tăng không thẹn, hủy báng chánh pháp. Đó là Tăng không hổ thẹn).

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thắng nghĩa Tăng giả, ư trung hoặc hữu, diệc thị thắng đạo sa-môn sở nhiếp. Ngôn thắng đạo giả, vị nhược năng y bát chi thánh đạo, tự độ nhất thiết phiền năo sử lưu, diệc linh tha độ. Thử phục vân hà? Vị Phật Thế Tôn, cập Độc Thắng Giác, chư A La Hán, như thị tam chủng Bổ Đặc Già La, dĩ ly nhất thiết hữu chi quyến thuộc, cố danh Thắng Đạo.

          ()善男子,勝義僧者,於中或有,亦是勝道沙門所攝。言勝道者,謂若能依八支聖道,自度一切煩惱駛流,亦令他度。此復云何?謂佛世尊,及獨勝覺,諸阿羅漢,如是三種補特伽羅,已離一切有支眷屬,故名勝道。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Trong thắng nghĩa Tăng cũng có thể bao gồm thắng đạo sa-môn. Nói “thắng đạo” nghĩa là vị ấy có thể nương theo Bát Chánh Đạo, tự vượt qua hết thảy các gịng nước phiền năo sử, và cũng độ người khác. Điều này lại như thế nào? Tức là Phật Thế Tôn, và Độc Thắng Giác, các vị A La Hán, ba loại Bổ Đặc Già La như thế đă ĺa hữu chi quyến thuộc, cho nên gọi là Thắng Đạo).

 

          Có tất cả bốn loại Sa-môn, lại c̣n thêm loại [sa-môn] kết bè kéo đảng, thành năm loại. V́ Kim Cang Tạng Bồ Tát hỏi đức Phật: - Trước kia, đức Phật đă nói ô đạo sa-môn phá giới giống như xác chết trong biển cả, bị vứt ra ngoài biển của chư Phật. Hết thảy các thọ dụng của Tăng chúng đều chẳng chia cho kẻ đó, kẻ đó cũng chẳng thể có phần. V́ sao đức Phật c̣n khuyên các đệ tử phải cúng dường, phải từ bi đối với kẻ đó?

          Chữ “thiện nam tử” ở đây là nói với Kim Cang Tạng Bồ Tát, đức Phật khen ngợi Kim Cang Tạng Bồ Tát. “Thắng nghĩa” (勝義) là nói đến thắng đạo sa-môn. Thắng Nghĩa được gộp vào trong thắng đạo sa-môn; đấy là Thắng Nghĩa. “Thắng đạo” bao gồm vài loại, loại nào sẽ là thắng nghĩa Tăng? Nói đơn giản, sẽ là nương theo đạo thù thắng mà chứng quả. Phật Thế Tôn, Độc Giác, Thanh Văn, tức là Duyên Giác và Thanh Văn, Thanh Văn là A La Hán, ba loại Bổ Đặc Già La ấy đều là hữu t́nh Bổ Đặc Già La. Phật cũng là một loại Bổ Đặc Già La, các Ngài đoạn dứt Kiến Tư phiền năo, phiền năo chẳng phải là quyến thuộc của các Ngài. “Hữu chi” (有支) là tất cả phiền năo, tổng cộng gồm hai mươi lăm Hữu[3] trong tam giới. Những điều này thuộc về danh từ Pháp Tướng; ở đây nói ba loại. Các Ngài đều đă ĺa phiền năo, cho nên gọi là Thắng Đạo sa-môn!

 

          (Kinh) Phục hữu Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, bất giả tha duyên, ư nhất thiết pháp trí kiến vô chướng, nhiếp thọ lợi lạc nhất thiết hữu t́nh, diệc danh thắng đạo sa-môn sở nhiếp. Kỳ thắng nghĩa Tăng, cập thế tục Tăng, ư trung hoặc hữu, diệc thị thị đạo sa-môn sở nhiếp. Nhược hữu thành tựu biệt giải thoát giới chân thiện dị sanh, năi chí cụ túc thế gian chánh kiến, bỉ do kư thuyết biến hiện lực cố, năng quảng vị tha tuyên thuyết, khai thị chư thánh đạo pháp. Đương tri như thị Bổ Đặc Già La, danh tối hạ liệt thị đạo sa-môn. Chứng Dự Lưu quả Bổ Đặc Già La, thị danh đệ nhị, chứng Nhất Lai quả Bổ Đặc Già La, thị danh đệ tam, chứng Bất Hoàn quả Bổ Đặc Già La, thị danh đệ tứ. Phục hữu Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, thị danh đệ ngũ, vị trụ Sơ Địa, chí ĐThập Địa, năi chí an trụ tối hậu hữu thân, thử giai thị đạo sa-môn sở nhiếp. Nhược hữu thành tựu biệt giải thoát giới, quỹ tắc sở hành, thanh tịnh cụ túc, thử giai mạng đạo sa-môn sở nhiếp. Dĩ đạo hoạt mạng, cố danh mạng đạo.

          ()復有菩薩摩訶薩眾,不假他緣,於一切法智見無障,攝受利樂一切有情,亦名勝道沙門所攝。其勝義僧,及世俗僧,於中或有,亦是示道沙門所攝。若有成就別解脫戒,真善異生,乃至具足世間正見,彼由記說變現力故,能廣為他宣說開示諸聖道法,當知如是補特伽羅,名最下劣示道沙門。證預流果補特伽羅,是名第二。證一來果補特伽羅,是名第三。證不還果補特伽羅,是名第四。復有菩薩摩訶薩眾,是名第五,謂住初地至第十地,乃至安住最後有身,此皆示道沙門所攝。若有成就別解脫戒,軌則所行,清淨具足,此皆命道沙門所攝。以道活命,故名命道。

          (Kinh: Lại có các vị Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng nhờ vào các duyên, đối với trí thấy hết thảy các pháp chẳng chướng ngại, nhiếp thọ lợi lạc hết thảy hữu t́nh, cũng gọi là “thuộc về thắng đạo sa-môn”. Trong số các vị thắng nghĩa Tăng và thế tục Tăng, cũng có người có thể thuộc vào loại thị đạo sa-môn (sa-môn dạy đạo). Nếu có chân thiện dị sanh thành tựu biệt giải thoát giới, cho đến trọn đủ chánh kiến thế gian, người ấy do sức kư thuyết (có thể nói pháp tương ứng với ước muốn của người nghe pháp) biến hiện, sẽ có thể v́ người khác tuyên thuyết, khai thị các pháp thánh đạo. Hăy nên biết Bổ Đặc Già La như thế được gọi là hạng thị đạo sa-môn kém cỏi nhất. Bổ Đặc Già La chứng quả Dự Lưu được gọi là thứ hai. Bổ Đặc Già La chứng quả Nhất Lai được gọi là thứ ba. Bổ Đặc Già La chứng quả Bất Hoàn được gọi là thứ tư. Lại có các vị Bồ Tát Ma Ha Tát được gọi là thứ năm, tức là trụ từ Sơ Địa cho đến Đệ Thập Địa, cho đến các vị an trụ nơi thân tối hậu, những vị ấy đều thuộc loại thị đạo sa-môn. Nếu có ai thành tựu biệt giải thoát giới, làm theo đúng các khuôn phép, thanh tịnh trọn đủ, th́ những người ấy đều thuộc loại mạng đạo sa-môn. Do dùng đạo để nuôi mạng, nên gọi là mạng đạo).

 

          “Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, bất giả tha duyên” (Các vị Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng nhờ vào các duyên khác): Khi Bồ Tát tạo lợi ích cho chúng sanh, tuy chưa thành đạo, xét theo phương diện chứng quả, các Ngài chẳng bằng Thanh Văn, chẳng bằng Độc Giác, nhưng xét theo phương diện lợi sanh, các Ngài vượt hẳn Thanh Văn, vượt hơn Độc Giác. Cũng có vị là đại quyền thị hiện, Ngài đă chứng đắc, trở lại thị hiện, hoặc là thị hiện làm phàm phu. “Bất giả tha duyên” (chẳng nhờ vào các duyên khác): Các Ngài chẳng giống những vị sa-môn khác, cũng có khi các Ngài chẳng xuất gia. Bồ Tát Ma Ha Tát không nhất định đều là người xuất gia, cũng có các vị Bồ Tát tại gia. Trong hết các pháp, các Ngài có thể thấy “Không và Hữu chẳng hai”, ngộ Trung Đạo, trí huệ bèn có Căn Bản Trí, mà cũng có Hậu Đắc Trí. Hậu Đắc Trí là phương tiện thiện xảo.

          Do vậy, các Ngài là chánh tri, chánh kiến, lợi sanh chẳng bị chướng ngại, nơi Trí Độ chẳng có chướng ngại. Mục đích của các Ngài là nhiếp thọ hết thảy hữu t́nh, độ chúng sanh. Bồ Tát quá nửa là thị hiện thân phận tại gia, v́ các Ngài phải độ chúng sanh, chẳng nghĩ đến chính ḿnh, luôn suy nghĩ v́ hết thảy chúng sanh. Mọi người đọc phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, hoặc đọc Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm, sẽ thấy [các vị Bồ Tát] thành Phật để độ chúng sanh, nguyện cho hết thảy chúng sanh đều thành Phật. Đấy cũng thuộc về thắng đạo sa-môn.

          Ngoài ra, c̣n có thắng nghĩa Tăng và thế tục Tăng. Thế tục Tăng chưa chứng đạo, ở trong thế gian này, trong ấy bao gồm Sơ Quả, Nhị Quả (Nhị Quả c̣n phải trở lại thế gian), Tam Quả chẳng trở lại thế gian, những địa vị ấy đều thuộc thế tục Tăng. Chứng đắc quả A La Hán th́ mới gọi là Thắng Nghĩa Tăng. Nói thông thường, trong giáo nghĩa Thanh Văn, theo như kinh A Hàm và luận Câu Xá đă nói, vị chứng Sơ Quả được coi là thánh nhân. Ở đây, [chánh kinh] tách ra để nói, những địa vị khác thuộc về Thắng Nghĩa Tăng và Thế Tục Tăng.

          Cũng có những vị “thị đạo sa-môn sở nhiếp” (thuộc loại thị đạo sa-môn). “Thị đạo” (示道) là như đức Phật thuyết pháp cho một nhóm chúng sanh, hoặc là hiển thị Khổ, Tập, Diệt, Đạo, hoặc là hiển thị pháp mười hai nhân duyên, hoặc hiển thị Lục Ba La Mật, tức [hiển thị] các pháp thuộc tam thừa. Ngài chẳng nói tách rời, mà chỉ nói tổng quát. Đấy là thị đạo sa-môn, thuộc về phương diện tốt lành. Lại c̣n có những vị thành tựu biệt giải thoát giới. “Chân thiện dị sanh” là chân thiện Bổ Đặc Già La, là hữu t́nh đă đạt được giải thoát, nhưng không nhất định là bậc xuất gia. “Dị sanh” (異生) hàm nghĩa dùng pháp để sống, từ pháp hóa sanh. “Dị sanh” được giải thích như thế, tức là đă thật sự giải thoát, người ấy có thể đạt được giải thoát. C̣n có người thành tựu biệt giải thoát giới. Biệt giải thoát giới của bậc thiện dị sanh chính là hai trăm năm mươi giới của tỳ-kheo, là biệt biệt giải thoát giới (別別解脫戒, biệt giải thoát giới riêng biệt)[4]. Hễ tŕ một giới, sẽ được giải thoát một phần, tŕ thêm một giới, sẽ được giải thoát thêm một phần nữa, đó cũng coi như là “thiện dị sanh”.

          “Chân thiện” có nghĩa là “giải thoát”. Cho đến người chưa thọ Cụ Túc Giới, nhưng có chánh tri, chánh kiến. Trọn đủ chánh tri, chánh kiến, tri kiến chẳng điên đảo, biết hết thảy các pháp vô thường, biết hết thảy các pháp đều là khổ, hết thảy các pháp vô ngă, hết thảy các pháp đều là Không. Đó gọi là Tứ Pháp Ấn. Hết thảy các pháp đều là Thật Tướng duy nhất, đó gọi là “nhất thật cảnh giới”, gọi là “nhất pháp ấn”. Dùng điều này để ấn chứng, có loại tri kiến ấy, sẽ là chánh tri, chánh kiến. Người ấy cầu đắc cái Không trong trí Bát Nhă, nhưng chẳng rơi vào Đoạn Diệt Không, thị hiện hết thảy các pháp là có mà chẳng rơi vào Thường Kiến. Đấy mới gọi là chánh kiến.

          “Khởi điên đảo kiến” (dấy lên tri kiến điên đảo). Người ấy có năng lực phân định thị phi. Hiện thời, trong cuộc sống hiện thực, có rất nhiều người cũng nói Phật pháp; thật ra, họ vẫn dùng quan điểm ngoại đạo để giải thích, chẳng phù hợp lời dạy của đức Phật. Người như thế chẳng thuộc loại thị đạo sa-môn. Người ấy có trọn đủ Chánh Kiến hay không? Lời lẽ của người ấy có phải là Chánh Ngữ hay chăng? Có phù hợp lời dạy của đức Phật hay không? Cho đến phải xét xem khẩu nghiệp của người ấy có ác ngữ, ăn nói thô lỗ, tục tằn, nói dối, nói đôi chiều hay không? Chẳng có những thứ ấy th́ là Chánh Ngữ. Hễ có những thứ ấy, sẽ chẳng phải là Chánh Ngữ. Có kẻ thân tuy xuất gia, tâm chẳng xuất gia, cái tâm tham vẫn rất nặng. Kẻ đó làm ra vẻ giống như Phật giáo đồ, nhưng những ǵ kẻ đó làm chẳng phải là Phật giáo, những ǵ kẻ đó đă thể hiện chỉ v́ tự ḿnh, v́ ngũ dục của chính ḿnh, v́ sự tham cầu hưởng thụ của chính ḿnh.

          Nêu một thí dụ, xây dựng chùa công đức vô lượng, ai nấy đều biết, nhưng phải coi kẻ đó dùng cái tâm ǵ làm chủ đạo. Nếu cái tâm danh lợi là chủ đạo, dẫu xây chùa, chẳng có công đức! Chỉ cần ngôi chùa ấy tồn tại, nghiệp của kẻ đó vĩnh viễn tồn tại. Ngôi chùa ấy bị hủy, nghiệp của kẻ đó cũng tiêu mất. Nếu phan duyên, sử dụng đủ loại thủ đoạn bất chánh, tuy xây cất chùa, kẻ ấy chết đi, nhất định sẽ đọa vào địa ngục! Đợi đến khi ngôi chùa ấy hoàn toàn chẳng c̣n, nghiệp ấy mới tiêu. Chùa kiểu đó không nhất định có Tăng chúng ở. Có những ngôi chùa dựng lên, chẳng có ḥa thượng ở. Tuy là đạo tràng tại gia, vẫn chẳng coi là cư sĩ, do tri kiến đều chẳng phải là chánh kiến. Điều này chúng ta phải cậy vào trí huệ để phán đoán, có phải là chánh tri, chánh kiến hay không! Phải cậy vào chính ḿnh nương theo giáo nghĩa để ấn chứng có phù hợp lời dạy của đức Phật hay không, sẽ biết tri kiến ấy có phải là chánh kiến hay không.

          “Bỉ do kư thuyết biến hiện lực cố” (kẻ ấy do sức kư thuyết biến hiện): Sức biến hiện là có thần thông. Người ấy chứng đắc Tha Tâm Trí, cho nên trọn đủ một loại trí huệ, [tức là có khả năng] thấy rơ đối với loại chúng sanh nào th́ phải nên nói loại pháp nào [để phù hợp với chí hướng và sự ưa thích của họ], bèn khai thị cho họ pháp ấy (khả năng ấy được gọi là “kư thuyết”). Những điều ấy đều thuộc loại “kư thuyết biến hiện lực (記說變現力). Loại Bổ Đặc Già La ấy [v́ chưa chứng thánh quả, cho nên] loại thị đạo sa-môn thấp kém nhất. Thị đạo sa-môn kiểu này thuộc loại nào vậy? Tiếp đó, [chánh kinh] bèn chỉ rơ: “Chứng Dự Lưu quả Bổ Đặc Già La”, Dự Lưu Quả là Sơ Quả. Thánh nhân Sơ Quả là Tu Đà Hoàn, Ngài c̣n phải bảy lượt sanh tử trong cơi trời hoặc nhân gian rồi mới chứng quả A La Hán, sẽ bất thoái. Cũng tức là đoạn dứt mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, lưỡi biết vị, mũi ngửi thơm, thối, thân tiếp xúc, tâm phân biệt. Đă đoạn dứt tám mươi tám món Sử thuộc Kiến Hoặc. Dự Lưu (預流) là dự vào gịng thánh nhân. Loại chúng sanh Bổ Đặc Già La hữu t́nh này cao hơn loại trước, cũng có nghĩa là so với loại “kư thuyết” tuyên dương Phật pháp th́ phải cao hơn một chút. Họ chẳng thuộc vào loại Thắng Nghĩa Tăng, chỉ là thị đạo sa-môn.

          “Chứng Nhất Lai quả Bổ Đặc Già La thị danh đệ tam” (Bổ Đặc Già La chứng quả Nhất Lai th́ gọi là đệ tam): Quả thứ ba c̣n trở lại nhân gian một lần, tức là tái sanh trong cơi trời hay nhân gian một lần nữa, chỉ tái sanh một lần, Ngài liền chứng đắc Tứ Quả A La Hán, gọi là quả Tư Đà Hàm. Bổ Đặc Già La chứng quả Bất Hoàn được gọi là thứ tư. Bất Hoàn (不還) là chẳng sanh trở lại trong nhân gian, được gọi là quả A Na Hàm. Ngài đă đoạn dứt Tư Hoặc thuộc phẩm thứ ba, nhưng vẫn chưa thể đoạn tập khí, vẫn chưa thể đoạn vô minh. Đó gọi là loại thứ tư.

          “Phục hữu Bồ Tát Ma Ha Tát chúng thị danh đệ ngũ” (lại có các vị Bồ Tát Ma Ha Tát, gọi là thứ năm): Nương theo tứ giáo hay ngũ giáo để phán đoán hàm nghĩa của các giáo. Bồ Tát Ma Ha Tát là nói đến Thông Giáo. [Ngũ giáo là] Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên. [Bồ Tát được nói trong đoạn này là] Bồ Tát trong Tiểu Giáo, Thỉ Giáo, và Thông Giáo, v́ trong phần kế tiếp, sẽ nói đến [các vị Bồ Tát] từ Sơ Địa cho đến Thập Địa, cũng là các vị trụ thân tối hậu. So với sự chứng đắc của A La Hán th́ [Thông Giáo Bồ Tát] đạt đến Thất Địa mới bằng A La Hán. Viên Giáo chẳng phải là như vậy, Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo đă là như thế (đă chứng đắc bằng với A La Hán). Các loại Bồ Tát ấy đều gọi là thị đạo sa-môn. Thị đạo sa-môn tự ḿnh có chánh tri, chánh kiến, đă lư giải Phật pháp, vị ấy cũng có thể lợi ích chúng sanh, làm cho chúng sanh lư giải.

          “Thành tựu biệt giải thoát giới”, đối với giới thanh tịnh đă thọ, người ấy chẳng trái phạm, cho đến thực hiện hết thảy mọi việc đều tiếp nhận các quy tắc do đức Phật đă dạy để hành sự. Quy tắc ấy bao gồm hết thảy những chuyện đáng nên làm th́ sẽ đều làm. Giới của nhà Phật có hai loại: Một là Chỉ Tŕ, tức là những chuyện chẳng thể làm. C̣n có Tác Tŕ là những điều quư vị ắt phải nên làm. Chẳng hạn như nói một vị tỳ-kheo phạm lỗi, mọi người ắt phải tác pháp yết-ma cho ông ta, Tăng chúng làm pháp sự yết-ma, đó gọi là “biện sự” (辦事, thực hiện công việc). Chuyện nên làm th́ ắt phải làm. Lại c̣n trong chùa miếu, có các trách nhiệm phải gánh vác th́ đều phải nên thực hiện. Nội dung của Tác Tŕ rất nhiều, đều là những chuyện tỳ-kheo nên làm. Đó gọi là “quy tắc”.

          Phật giáo truyền đến Trung Hoa. Thiền sư Bách Trượng của Trung Hoa đă chế lập Thanh Quy Giới Luật cho Trung Hoa, v́ ở trong chùa miếu có rất nhiều người, chẳng thể chiếu theo chế định của đức Phật để thực hiện. V́ tại quốc độ của chúng ta, t́nh huống sanh hoạt có những điều bất đồng, cho nên Ngài ấn định riêng Thanh Quy Giới Luật. Giống như chúng ta mặc lễ phục, sáng tối lên chánh điện tụng niệm công khóa. Thuở đức Phật tại thế, chẳng có công khóa sáng tối. Thiền sư Bách Trượng trích lấy các chú ngữ và kinh điển Đại Thừa, như buổi sáng thức dậy bèn niệm chú Lăng Nghiêm, buổi tối lễ bái Bát Thập Bát Phật (tức Hồng Danh Bảo Sám), hoặc niệm kinh Di Đà. Đấy là công khóa sáng tối, đều thuộc về quy tắc, đều thuộc về giới luật.

          “Xuất pha” (出坡)[5], quét đất, lên núi trồng trọt. Thuở đức Phật tại thế chẳng cho phép trồng trọt v́ sẽ thương tổn chúng sanh. [Phật giáo] truyền đến quốc độ của chúng ta, chẳng thể nào không làm như thế. V́ chùa miếu đều ở trong núi, chính quư vị không trồng trọt, lấy ǵ mà ăn? Thuở đức Phật tại thế, cũng đă ấn định một số quy tắc. Phàm là đối với những quy tắc đă ấn định, cho đến những giới luật ước thúc, những chuyện đáng nên làm, đều thực hiện rất tốt đẹp, th́ sẽ “thanh tịnh cụ túc”. Đó gọi là “mạng đạo sa-môn”, tức là dùng đạo làm mạng sống.

          Điều không được chấp thuận là làm thuốc, bói toán, xem tướng. Nay là thời Mạt Pháp, ḥa thượng làm thầy thuốc vẫn là rất tốt, rất thanh cao, nhưng trong giới luật nhà Phật th́ chẳng được phép, đó gọi là “kiếm sống bằng tà mạng”. Có năm loại tà mạng, [nói như vậy, chắc có kẻ sẽ bắt bẻ] kinh Chiêm Sát chẳng phải là tà mạng ư? Chẳng phải! Kinh Chiêm Sát là v́ quư vị tu đạo mà Địa Tạng Bồ Tát đặc biệt nói ra. Do vậy, khi Kiên Tịnh Tín Bồ Tát thỉnh Phật thuyết pháp, đă hỏi đức Phật: “Chúng sanh đời Mạt Pháp, tâm hoài nghi đặc biệt nặng nề, làm thế nào để đoạn nghi cho chúng sanh?” Đức Phật liền mời Địa Tạng Bồ Tát nói, chứ bản thân Ngài không nói ǵ. V́ đức Phật đă chế giới, điều ấy chẳng được phép! Địa Tạng Bồ Tát bèn thiện xảo phương tiện, v́ Ngài đă đạt tới “nhất thật cảnh giới, nhị chủng quán đạo”. Khi sử dụng Chiêm Sát Luân, chớ nên hoài nghi. Nếu dùng pháp đó để cầu danh lợi, hoặc là đoán quẻ cho người khác để lấy tiền, sẽ là phạm giới, chẳng được phép! Mục đích chủ yếu của Chiêm Sát Luân là để quư vị chiêm nghiệm, xét coi chính ḿnh đă đoạn tham, sân, si cỡ nào, hiện tại có phải là chứng đắc hay chưa? Chính ḿnh đă chứng địa vị Ngũ Phẩm hay chưa? Nếu chính ḿnh không biết, th́ quư vị bèn chiêm sát đôi chút. Nay ta có thể tu hai loại quán đạo hay không? V́ theo như kinh Chiêm Sát đă dạy, nếu khi [chiêm sát mà thấy] luân tướng chẳng thanh tịnh, tức là chẳng chấp thuận cho quư vị tu hai loại quán đạo, sẽ tu chẳng thành. Có tu th́ cũng dễ bị ma dựa. [Dụng ư của] chiêm sát luân là muốn cho quư vị đoạn ma, hiểu hàm nghĩa này là được rồi! V́ thế, những sa-môn ấy đều là “khấu đạo sa-môn sở nhiếp”, tức là dùng đạo làm mạng sống, cho nên gọi là “mạng đạo”.

 

          (Kinh) Phục hữu Bồ Tát Ma Ha Tát chúng, vị dục nhiếp thọ, lợi ích, an lạc nhất thiết hữu t́nh, cụ túc tu hành Lục Đáo Bỉ Ngạn, diệc danh mạng đạo. Như thị thắng đạo, thị đạo, mạng đạo, tam chủng sa-môn, danh vi thế gian chân thật phước điền. Sở dư sa-môn danh vi ô đạo, tuy phi chân thật, diệc đắc đọa tại phước điền số trung.

          ()復有菩薩摩訶薩眾,為欲攝受利益安樂一切有情,具足修行六到彼岸,亦名命道。如是勝道、示道、命道三種沙門,名為世間真實福田。所餘沙門,名為污道,雖非真實,亦得墮在福田數中。

          (Kinh: Lại có các vị Bồ Tát Ma Ha Tát v́ muốn nhiếp thọ, lợi ích, an lạc hết thảy hữu t́nh, tu hành trọn vẹn Lục Đáo Bỉ Ngạn, cũng gọi là “mạng đạo”. Ba loại sa-môn thắng đạo, thị đạo, và mạng đạo như thế, được gọi là “phước điền chân thật của thế gian”. Các sa-môn khác được gọi là ô đạo, tuy chẳng phải là chân thật, nhưng vẫn thuộc vào phước điền).

 

          Đại Bồ Tát lợi ích chúng sanh, khiến cho hết thảy chúng sanh hữu t́nh đều có thể giác ngộ, nhiếp thọ họ, trao truyền những điều tốt đẹp, họ mới tin tưởng. Đối với bố thí th́ Bồ Tát cũng phải hành bố thí, từ bi đối với chúng sanh. Phải ái ngữ, đồng sự, lợi hành, làm chuyện có lợi cho họ, họ sẽ vui thích. Như thế th́ quư vị mới có thể nhiếp thọ họ, độ họ được. Tiến hơn bước nữa là tu tập bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, Thiền Định, Lục Độ vạn hạnh, cho đến Thiền Định, Bát Nhă. Đấy cũng gọi là “mạng đạo”. Trong Đại Thừa và Tiểu Thừa, đều có mạng đạo sa-môn và thị đạo sa-môn. Tam thừa đều có các hạng sa-môn này.

          “Như thị thắng đạo, thị đạo, mạng đạo tam chủng sa-môn, danh vi thế gian chân thật phước điền” (ba loại sa-môn thắng đạo, thị đạo, và mạng đạo như thế, gọi là phước điền chân thật trong thế gian): Cúng dường các vị mạng đạo sa-môn, thị đạo sa-môn, và thắng đạo sa-môn ấy, đương nhiên là phước đức càng to hơn nữa. Đấy đều là phước điền chân thật trong thế gian. “Sở dư sa-môn” (các sa-môn khác), trừ ba loại ấy ra, đều là “ô đạo sa-môn”. Ô đạo sa-môn là tỳ-kheo phá giới, giới luật chẳng thanh tịnh, hoặc là [chẳng tuân thủ] quy tắc thanh tịnh. Họ đối với Tam Bảo có ô nhiễm, chẳng phải là chân thật. Tuy họ chẳng phải là chân thật, nhưng đức Phật dạy vẫn coi họ như phước điền Tăng. V́ sao? Trong thời Mạt Pháp, thắng đạo sa-môn, thị đạo sa-môn, và mạng đạo sa-môn đă chẳng c̣n, phải chọn lựa trong các ô đạo sa-môn, cho nên quư vị vẫn phải cúng dường, vẫn phải tôn kính họ. Đấy là câu trả lời cho lời hỏi của Kim Cang Tạng Bồ Tát.

 

          (Kinh) Nhược hữu y chỉ vô tàm quư tăng Bổ Đặc Già La, ư ngă chánh pháp Tỳ Nại Da trung, danh vi “tử thi”, ư thanh chúng hải, ưng đương tẫn khí, phi pháp khí cố. Ngă ư bỉ nhân, bất xưng đại sư, bỉ nhân ư ngă, diệc phi đệ tử. Hữu vô tàm Tăng, bất thành pháp khí, xưng ngă vi sư, ư ngă xá-lợi, cập ngă h́nh tượng, thâm sanh kính tín. Ư ngă Pháp, Tăng, thánh sở ái giới, diệc thâm kính tín. Kư bất tự chấp chư ác tà kiến, diệc bất linh tha chấp ác tà kiến, năng quảng vị tha tuyên thuyết ngă pháp, xưng dương, tán thán, bất sanh hủy báng, thường phát chánh nguyện; tùy sở phạm tội, sổ sổ yếm xả, phát lộ sám hối, chúng đa nghiệp chướng, giai năng trừ diệt. Đương tri như thị Bổ Đặc Già La, tín kính Tam Bảo thánh giới lực cố, thắng cửu thập ngũ chư ngoại đạo chúng đa bách thiên bội, phi tốc năng nhập bát Niết Bàn thành, Chuyển Luân Thánh Vương thượng bất năng cập, huống dư tạp loại nhất thiết hữu t́nh? Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai quán sát nhất thiết hữu t́nh, chư nghiệp pháp thọ sai biệt tướng dĩ, tác như thị thuyết: “Ư ngă pháp trung, thế trừ tu phát, bị ca-sa giả, ngă chung bất thính Sát-đế-lợi đẳng hủy nhục, trích phạt. Nhược hữu hủy nhục, trích phạt nhất thiết xuất gia chi nhân, sở hoạch tội báo như tiền quảng thuyết”.

          ()若有依止無慚愧僧補特伽羅,於我正法毗奈耶中名為死尸,於清眾海應當擯棄,非法器故。我於彼人,不稱大師;彼人於我,亦非弟子。有無慚僧,不成法器,稱我為師;於我舍利及我形像,深生敬信;於我法僧聖所愛戒,亦深敬信;既不自執諸惡邪見,亦不令他執惡邪見;能廣為他宣說我法,稱揚讚歎,不生譭謗;常發正願,隨所犯罪,數數厭舍;發露懺悔,眾多業障,皆能除滅。當知如是補特伽羅,信敬三寶、聖戒力故,勝九十五諸外道眾多百千倍,非速能入般涅槃城,轉輪聖王尚不能及,況餘雜類一切有情?以是義故,如來觀察一切有情,諸業法受差別相已,作如是說:於我法中,剃除鬚髮、被袈裟者,我終不聽剎帝利等毀辱謫罰。若有毀辱謫罰一切出家之人,所獲罪報,如前廣說。

          (Kinh: Nếu có Bổ Đặc Già La y chỉ vị Tăng không hổ thẹn, th́ đối với Tỳ Nại Da trong chánh pháp của ta, được gọi là “xác chết”, hăy nên xua đuổi, vứt bỏ khỏi biển Tăng chúng thanh tịnh, do [kẻ đó] chẳng phải là pháp khí. Ta đối với kẻ đó chẳng xưng là đại sư, mà kẻ đó đối với ta cũng chẳng phải là đệ tử. Có Tăng sĩ chẳng thẹn hổ, chẳng thành pháp khí, gọi ta là thầy, đối với xá-lợi và h́nh tượng của ta, sanh ḷng kính tin sâu xa. Đối với Pháp, Tăng và giới được các vị thánh yêu mến của ta, cũng sanh ḷng kính tin sâu xa. Đă chẳng tự chấp các tà kiến ác, cũng chẳng để cho kẻ khác chấp tà kiến ác, có thể rộng v́ họ tuyên nói pháp của ta, xưng dương, tán thán, chẳng sanh hủy báng, thường phát ra chánh nguyện. Đối với các tội đă phạm, nhiều lượt chán bỏ, phát lộ, sám hối. Khá nhiều nghiệp chướng đều có thể trừ diệt. Hăy nên biết Bổ Đặc Già La như thế do sức tín kính thánh giới của Tam Bảo, cho nên vượt hơn chín mươi lăm các loại ngoại đạo trăm ngàn lần. Tuy chẳng thể mau chóng vào ṭa thành bát Niết Bàn, nhưng Chuyển Luân Thánh Vương vẫn chẳng thể sánh bằng kẻ đó. Huống hồ hết thảy hữu t́nh thuộc các loại khác ư? Do v́ nghĩa này, Như Lai quán sát hết thảy các tướng nghiệp pháp thọ sai biệt của các hữu t́nh rồi nói như thế này: “Đối với kẻ ở trong pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa, ta trọn chẳng cho phép những kẻ như Sát-đế-lợi v.v… hủy nhục, trừng phạt họ. Nếu có kẻ nào hủy nhục, trừng phạt hết thảy người xuất gia, sẽ mắc phải tội báo như đă nói rộng trong phần trước”).

 

          Tuy vị Tăng không hổ thẹn chẳng phải là pháp khí, nhưng trong ấy c̣n chọn lọc đôi chút. V́ thế nói “đối với ô đạo sa-môn, cũng phải cúng dường”, bao hàm ư nghĩa như thế đó. Bổ Đặc Già La chẳng hổ, chẳng thẹn là kẻ đă phạm giới, đă phá giới, nhưng chẳng sám hối. Đối với pháp tam thừa, đặc biệt là đối với các giới trong Tỳ Nại Da của chánh pháp, những kẻ đó cũng chẳng tu. “Tử thi” là xác của người đă chết, thi thể c̣n chưa rữa nát. Trong biển đại chúng thanh tịnh chẳng thể dung chứa, sẽ tẫn xuất những kẻ đó ra ngoài Tăng đoàn. Tuy những kẻ đó chẳng phải là pháp khí, nhưng trong đó c̣n có những người có đôi chút điểm tốt. Đối với những kẻ đó, tuy họ cũng chẳng phải là đệ tử Phật, nhưng có những tăng sĩ không hổ thẹn, vẫn tôn xưng đức Phật là thầy. V́ sao? Họ đối với xá-lợi và h́nh tướng của Phật vẫn sanh ḷng kính tín sâu đậm, đối với Phật pháp “diệc thâm kính tín” (cũng kính tín sâu xa). Tuy họ chẳng hổ thẹn, chẳng trở thành pháp khí, nhưng họ vẫn tôn đức Phật làm thầy. Đối với xá-lợi và h́nh tướng của Phật, họ vẫn sanh ḷng kính tín sâu đậm, đối với các giới đă thọ, họ vẫn sanh ḷng kính tín sâu đậm, có tín tâm thành kính sâu sắc, tha thiết.

          Những điều họ nói vẫn là chánh pháp, khiến cho quư vị trừ khử tri kiến tà vạy, điên đảo, dạy quư vị trừ khử Ngă Chấp, dạy quư vị tu Không Quán, chẳng chấp trước hết thảy các pháp, có thể tuyên nói Phật pháp cho hết thảy chúng sanh, lại c̣n có thể “xưng dương tán thán, bất sanh hủy báng, thường phát chánh nguyện” (xưng dương, tán thán, chẳng sanh hủy báng, thường phát nguyện chân chánh). Phát nguyện rồi sẽ “tùy sở phạm tội, sổ sổ yếm xả” (hễ phạm tội, nhiều lượt ghét bỏ), do ghét bỏ liền sám hối. Do ghét bỏ, chẳng c̣n tái phạm nữa. Biết chuyện ấy chớ nên làm, bèn chẳng làm, lại c̣n có thể phát lộ sám hối, khá nhiều nghiệp chướng đều có thể trừ diệt. Tuy kẻ đó trót tạo rất nhiều tội, cũng gây ra rất nhiều nghiệp chướng, nhưng do sám hối mà được thanh tịnh, lại phục hồi sự thanh tịnh.

          Trước tiên là nói về Tăng sĩ không hổ thẹn. Kế đó lại nói đến các Tăng sĩ không hổ thẹn, đáng phải trục xuất, chẳng thành pháp khí, nhưng vẫn c̣n có những biểu hiện sám hối, những người xuất gia ấy so với chín mươi lắm thứ ngoại đạo, hay so sánh với thế tục, vẫn tốt hơn nhiều lắm! Tuy hiện thời, những người ấy vẫn chưa thể chứng nhập Niết Bàn, vẫn chưa thể thành đạo, nhưng công đức, phước đức, và trí huệ của họ vẫn tồn tại. “Chuyển Luân Thánh Vương thượng bất năng cập” (Chuyển Luân Thánh Vương vẫn chẳng thể sánh bằng): Dẫu là Chuyển Luân Thánh Vương th́ phước đức và trí huệ vẫn chẳng to bằng phước đức và trí huệ của vị tỳ-kheo đó. “Huống dư tạp loại nhất thiết hữu t́nh” (huống hồ hết thảy các loài hữu t́nh khác) ư? Các hữu t́nh khác càng chẳng thể sánh bằng.

          Do đạo lư này, Như Lai biết nghiệp, pháp, và sự sai biệt của hết thảy chúng sanh, hết thảy hữu t́nh. Chẳng thể nói hết thảy các tướng kiểu “vơ đũa cả nắm” được. Nói theo kiểu “vơ đũa cả nắm” th́ các Tăng sĩ không hổ thẹn đều là ô đạo sa-môn. Nhưng trong các ô đạo sa-môn, hăy c̣n có những người tốt đẹp đôi chút. Mỗi loại chúng sanh nào cũng đều có thượng, trung, hạ. Trong ô đạo sa-môn, c̣n có thượng phẩm, cũng có trung phẩm, và hạ phẩm. V́ lẽ này, đức Phật mới nói như thế này: “Ư ngă pháp trung, thế trừ tu phát, bị ca-sa giả, ngă chung bất thính Sát-đế-lợi đẳng hủy nhục, trích phạt” (Ta trọn chẳng cho phép Sát-đế-lợi v.v… hủy nhục, trừng phạt kẻ nào ở trong pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, đắp y ca-sa), có ư nghĩa như vậy đó. V́ sao đức Phật chẳng cho phép Sát-đế-lợi, tức các quốc vương, dùng pháp luật thế gian chế tài họ? V́ họ đă cạo bỏ râu tóc, đắp y ca-sa, đă gieo phước đức, tướng pháp tràng ấy vẫn tồn tại. Nếu hủy nhục, khiển trách họ, [tức là xâm phạm] hết thảy người xuất gia, sẽ chuốc lấy tội báo như đă nói cặn kẽ trong phần trước, trong phẩm Vô Y Hạnh đă nói rất nhiều!

 

          (Kinh) Hựu y ngă pháp, xả tục xuất gia, thế trừ tu phát, bị xích ca-sa, tức vị nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật từ bi hộ niệm. Oai nghi, h́nh tướng, sở phục ca-sa, diệc vị quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn từ bi thủ hộ. Thị cố, khinh hủy thế trừ tu phát, bị xích ca-sa xuất gia nhân giả, tức thị khinh hủy nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn. Do thị nhân duyên, chư hữu trí huệ, yếm bố chúng khổ, hân cầu nhân, thiên, Niết Bàn lạc giả, bất ưng khinh hủy xả tục xuất gia, thế trừ tu phát, bị ca-sa giả. Hữu vô tàm Tăng, hủy phá cấm giới, bất thành tam thừa hiền thánh pháp khí, kư tự kiên chấp chư ác tà kiến, diệc năng linh tha chấp ác tà kiến, vị vi chân thiện Sát-đế-lợi, chân thiện Bà-la-môn, chân thiện tể quan, chân thiện cư sĩ, chân thiện sa-môn, chân thiện trưởng giả, chân thiện Phiệt-xá, chân thiện Thú-đạt-la.

          ()又依我法,舍俗出家,剃除鬚髮,被赤袈裟,即為一切過去、未來、現在諸佛慈悲護念。威儀形相,所服袈裟,亦為過去、未來、現在諸佛世尊慈悲守護。是故輕毀剃除鬚髮、被赤袈裟、出家人者,即是輕毀一切過去未來現在諸佛世尊。由是因緣,諸有智慧厭怖眾苦,欣求人天涅槃樂者,不應輕毀舍俗出家、剃除鬚髮、被袈裟者。有無慚憎,毀破禁戒,不成三乘賢聖法器,既自堅執諸惡邪見,亦能令他執惡邪見。謂為真善剎帝利、真善婆羅門、真善宰官、真善居士、真善沙門、真善長者、真善筏舍、真善戍達羅。

          (Kinh: Lại có kẻ nương theo pháp của ta, bỏ tục xuất gia, cạo bỏ râu tóc, đắp ca-sa đỏ, liền được hết thảy quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật từ bi hộ niệm. Oai nghi, h́nh tướng, ca-sa đă mặc cũng được quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn từ bi thủ hộ. V́ thế, khinh miệt, hủy báng người xuất gia cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa đỏ, chính là khinh miệt, hủy báng hết thảy quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn. Do nhân duyên ấy, những người có trí huệ chán sợ các khổ, ưa cầu niềm vui nhân, thiên, Niết Bàn, chớ nên khinh miệt, hủy báng người xả tục xuất gia, cạo bỏ râu tóc, đắp y ca-sa. Có Tăng sĩ không hổ thẹn, hủy phá giới cấm, chẳng trở thành pháp khí của tam thừa hiền thánh, đă tự chấp trước kiên cố các tà kiến ác, lại c̣n có thể khiến cho kẻ khác chấp trước tà kiến ác, tức là v́ chân thiện Sát-đế-lợi, chân thiện Bà-la-môn, chân thiện tể quan, chân thiện cư sĩ, chân thiện sa-môn, chân thiện trưởng giả, chân thiện Phiệt-xá, chân thiện Thú-đạt-la…)

 

          Tam thế chư Phật thủ hộ tấm ca-sa ấy. Tấm ca-sa là tướng pháp tràng của hết thảy chư Phật. Do duyên cớ ấy, đối với người xuất gia cạo bỏ râu tóc, đắp ca-sa đỏ, chẳng cho phép kẻ tại gia như quốc vương, đại thần, cho đến Bà-la-môn v.v… bức hại, vũ nhục họ; trái lại, phải cúng dường họ. Do nhân duyên đó, đức Phật nói như vậy, và cũng nhằm trả lời Kim Cang Tạng Bồ Tát. V́ thế, hết thảy những ai muốn cầu phước nghiệp, chớ nên khinh rẻ những người xuất gia. Bất luận kẻ đó phá giới cũng thế, vẫn đều phải tôn kính, cúng dường kẻ đó, th́ những người ấy sẽ có thể đạt được phước đức.

          “Hữu vô tàm Tăng, hủy phá cấm giới, bất thành tam thừa hiền thánh pháp khí, kư tự kiên chấp chư ác tà kiến, diệc năng linh tha chấp ác tà kiến” (Có Tăng sĩ không hổ thẹn, hủy phá giới cấm, chẳng trở thành pháp khí cho tam thừa hiền thánh, đă tự chấp chặt các ác tà kiến, lại c̣n có thể khiến cho kẻ khác chấp trước tà kiến ác): Đó là ác tri thức. Trong phần trước đă nói, ô đạo sa-môn có hai loại, loại trước là tốt (tức là loại tin kính Phật, Pháp, Tăng, biết hổ thẹn, sám hối, không có tà kiến ác) th́ c̣n có thể thân cận, c̣n có thể cúng dường. Ở đây nói đến loại tồi tệ. Nếu có các quốc vương tốt lành, tức chân thiện quốc vương, chân thiện Bà-la-môn, chân thiện tể quan, chân thiện cư sĩ. “Chân thiện” là nói họ mong cầu giải thoát. Cho đến chân thiện trưởng giả, chân thiện Phiệt-xá, chân thiện Thú-đạt-la, tức là bốn loại chủng tánh.

 

          (Kinh) Nhược nam, nhược nữ, thuyết chư thế gian vô phụ, vô mẫu, năi chí vô hữu thiện nghiệp, ác nghiệp sở đắc quả báo, vô hữu năng đắc thánh đạo quả giả, nhất thiết chư pháp bất tùng nhân sanh. Hoặc hữu chấp ngôn, Sắc Giới thị thường, phi biến hoại pháp. Hoặc hữu chấp ngôn, Vô Sắc Giới thường, phi biến hoại pháp. Hoặc hữu chấp ngôn, ngoại đạo sở kế chư khổ hạnh pháp đắc cứu cánh tịnh. Hoặc hữu chấp ngôn, duy Thanh Văn Thừa đắc cứu cánh tịnh, phi Độc Giác Thừa, diệc phi Đại Thừa. Ư Thanh Văn Thừa, tín kính, xưng tán, tuyên thuyết, khai thị. Ư Độc Giác Thừa, cập ư Đại Thừa, phỉ báng, khinh hủy, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố. Hoặc hữu chấp ngôn, duy Độc Giác Thừa đắc cứu cánh tịnh, phi Thanh Văn Thừa, diệc phi Đại Thừa. Ư Độc Giác Thừa, tín kính, xưng tán, tuyên thuyết, khai thị. Ư Thanh Văn Thừa, cập ư Đại Thừa, phỉ báng, khinh hủy, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố. Hoặc hữu chấp ngôn, duy hữu Đại Thừa đắc cứu cánh tịnh, phi Thanh Văn Thừa, phi Độc Giác Thừa. Ư Đại Thừa pháp, kư tự sanh tín, giáo tha sanh tín, kư tự cung kính, giáo tha cung kính, kư tự xưng tán, giáo tha xưng tán, kư tự thư tả, giáo tha thư tả, kư tự độc tụng, giáo tha độc tụng, kư tự thính thọ, giáo tha thính thọ, kư tự tư duy, giáo tha tư duy, ư tha hữu t́nh, nhược thị pháp khí, nhược phi pháp khí, giai vị quảng thuyết, khai thị, giải thích vi tế thậm thâm Đại Thừa pháp nghĩa. Ư Thanh Văn Thừa, cập Độc Giác Thừa, phỉ báng, khinh hủy, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố, tự bất sanh tín, chướng tha sanh tín, tự bất cung kính, chướng tha cung kính, tự bất xưng tán, chướng tha xưng tán, tự bất thư tả, chướng tha thư tả, tự bất độc tụng, thính thọ, tư duy, chướng tha độc tụng, thính thọ, tư duy, bất nhạo quảng thuyết, khai thị, giải thích nhị thừa pháp nghĩa.

            ()若男若女,說諸世間無父無母,乃無有善業惡業所得果報,無有能得聖道果者,一切諸法不從因生。或有執言,色界是常,非變壞法。或有執言,無色界常,非變壞法。或有執言,外道所計諸苦行法,得究竟淨。或有執言,唯聲聞乘得究竟淨,非獨覺乘,亦非大乘;於聲聞乘,信敬稱讚,宣說開示,於獨覺乘及於大乘,誹謗輕毀,障蔽隱沒,不令流佈。或有執言,唯獨覺乘得究竟淨,非聲聞乘,亦非大乘;於獨覺乘,信敬稱讚,宣說開示,於聲聞乘及於大乘,誹謗輕毀,障蔽隱沒,不令流佈。或有執言,唯有大乘得究竟淨,非聲聞乘,非獨覺乘;於大乘法,既自生信、教他生信,既自恭敬、教他恭敬,既自稱讚、教他稱讚,既自書寫、教他書寫,既自讀誦、教他讀誦,既自聽受、教他聽受,既自思惟、教他思惟,於他有情,若是法器,若非法器,皆為廣說,開示解釋,微細甚深大乘法義;於聲聞乘及獨覺乘,誹謗輕毀障蔽隱沒,不令流佈,自不生信、障他生信,自不恭敬、障他恭敬,自不稱讚、障他稱讚,自不書寫、障他書寫,自不讀誦聽受思惟、障他讀誦聽受思惟,不樂廣說開示解釋二乘法義。

          (Kinh: Dù nam, hay nữ, nói các thế gian không cha, không mẹ, cho đến chẳng có chuốc lấy quả báo do thiện nghiệp hay ác nghiệp, chẳng có ai có thể đắc quả nơi thánh đạo, hết thảy các pháp chẳng do nhân mà sanh. Hoặc có kẻ chấp rằng Sắc Giới là thường, chẳng phải là pháp biến hoại. Hoặc có kẻ chấp rằng Vô Sắc Giới là thường, chẳng phải là pháp biến hoại. Hoặc có kẻ chấp rằng ngoại đạo do tu khổ hạnh mà đạt được thanh tịnh rốt ráo. Hoặc có kẻ chấp rằng, chỉ có Thanh Văn Thừa đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải Độc Giác Thừa, cũng chẳng phải Đại Thừa. Đối với Thanh Văn Thừa, tín kính, xưng tán, tuyên thuyết, khai thị. Đối với Độc Giác Thừa, và Đại Thừa liền phỉ báng, khinh hủy, ngăn trở, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền. Hoặc có kẻ chấp rằng chỉ có Độc Giác Thừa đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải Thanh Văn Thừa, cũng chẳng phải Đại Thừa. Đối với Độc Giác Thừa, tín kính, xưng tán, tuyên thuyết, khai thị. Đối với Thanh Văn Thừa và Đại Thừa, phỉ báng, khinh hủy, ngăn trở, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền. Hoặc có kẻ chấp rằng, chỉ có Đại Thừa đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải Thanh Văn Thừa, chẳng phải Độc Giác Thừa. Đối với pháp Đại Thừa, tự ḿnh đă sanh ḷng tin, dạy người khác sanh ḷng tin, tự ḿnh đă cung kính, dạy người khác cung kính, tự ḿnh đă xưng tán, dạy người khác xưng tán, tự ḿnh đă biên chép, dạy người khác biên chép, tự ḿnh đă đọc tụng, dạy người khác đọc tụng, tự ḿnh đă nghe nhận, dạy người khác nghe nhận, tự ḿnh đă tư duy, dạy người khác tư duy. Đối với các hữu t́nh khác, hoặc là pháp khí, hoặc chẳng phải pháp khí, đều v́ họ rộng nói, khai thị, giải thích pháp nghĩa Đại Thừa vi tế rất sâu. Đối với Thanh Văn Thừa và Độc Giác Thừa, bèn phỉ báng, khinh hủy, ngăn chướng, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền, tự chẳng sanh ḷng tin, chướng ngại người khác sanh ḷng tin, tự ḿnh chẳng cung kính, chướng ngại người khác cung kính, tự ḿnh chẳng xưng tán, chướng ngại người khác xưng tán, tự ḿnh chẳng biên chép, chướng ngại người khác biên chép, tự ḿnh chẳng đọc tụng, nghe nhận, tư duy, chướng ngại người khác đọc tụng, nghe nhận, tư duy, chẳng thích nói rộng, khai thị, giải thích pháp nghĩa Nhị Thừa).

 

          Đoạn kinh văn này nói về ác tri thức có ác tánh rất sâu, tà kiến rất sâu. Vị quốc vương, hoặc bốn chủng tánh cầu giải thoát, bất luận là nam hay nữ, chớ nên học theo những kẻ đó, chớ nên thân cận các ác tri thức đó. Những kẻ xấu đó, bất luận là nam hay nữ, làm thế nào để phân định rơ ác tà kiến của họ? Kẻ đó nói thế gian không cha, không mẹ. Hiện thời, có rất nhiều kẻ ngỗ nghịch. Đó là chẳng tin cha mẹ, tổn thương cha mẹ, giết hại cha mẹ. Ăn nói kiểu đó, sợ rằng mọi người đều đă nghe thấy, chúng tôi chẳng cần phải giải thích cặn kẽ. Hiện thời, thường thấy chuyện giết cha, giết mẹ. Trong quá khứ rất ít; hiện thời nghiệp càng lúc càng nặng.

          Bài bác chẳng có nhân quả, [đối với chuyện] “làm thiện được thiện báo, làm ác được ác báo, họ đều không tin. Do cho rằng người đă chết là hết, cho nên họ tận lực tạo ác, phóng túng ngũ dục, căn bản là chẳng thể thành thánh, chứng đạo quả. Kẻ đó cho rằng đấy là gạt người, chẳng chân thật. Kẻ đó cho rằng hết thảy các pháp cũng chẳng sanh từ các nhân, chẳng có nhân quả, c̣n nói Sắc Giới là thường, vĩnh viễn chẳng biến hóa. Cho đến nói Vô Sắc Giới là thường, cũng vĩnh viễn chẳng biến hóa. Hoặc là chấp vào các khổ hạnh của bọn ngoại đạo, chẳng hạn như Bà-la-môn hành khổ hạnh nuốt lửa, cho đến Bà-la-môn nhịn đói, thậm chí lạy ḅ, lạy chó, đấy đều là [tà hạnh của] ngoại đạo, [thế mà] họ nói do các pháp đó, sẽ có thể đạt được thanh tịnh rốt ráo.

          Hoặc có kẻ chấp trước, cũng nói chấp chặt rằng: Chỉ có Thanh Văn Thừa mới có thể đạt đến thanh tịnh rốt ráo, chứ Độc Giác Thừa và Đại Thừa đều chẳng thể được. Đấy là do chấp trước Thanh Văn Thừa, bèn hủy báng Độc Giác Thừa, hủy báng Đại Thừa. Hoặc là tin tưởng Độc Giác Thừa; v́ thế, lại hủy báng Thanh Văn Thừa, tức là kẻ đó trọn chẳng b́nh đẳng đối với pháp tam thừa. Kẻ đó chấp trước một thừa, phủ nhận hai thừa kia. Kẻ đó tin pháp Thanh Văn bèn hủy báng pháp nhân duyên, hủy báng pháp Lục Độ. Do vậy, pháp nhân duyên và pháp Lục Độ sẽ dần dần bị ẩn mất. Hoặc là nói ngược lại, kẻ đó chấp trước Độc Giác Thừa, đối với Thanh Văn Thừa và Đại Thừa cũng đều hủy báng. Hoặc kẻ đó chấp trước Đại Thừa, đối với Thanh Văn Thừa và Độc Giác Thừa đều hủy báng, chẳng cho người khác học, thậm chí khiến cho các pháp ấy bị ẩn giấu, chẳng cho phép truyền bá.

          Trong các pháp tam thừa, chấp trước lẫn nhau, hủy báng lẫn nhau, kẻ đó tin thừa nào bèn nói thừa ấy là tốt, khiến cho người khác tin pháp ấy, khiến cho các đệ tử cũng đều không tin các thừa khác. Kẻ đó tin [thừa nào] bèn cung kính; hễ không tin bèn hủy báng. Chính ḿnh dạy như vậy, mà dạy người khác cũng thế. Kẻ đó tự ḿnh xưng tán Thanh Văn Thừa tốt đẹp, xưng tán pháp thuộc Thanh Văn Thừa, kinh A Hàm và luận Câu Xá là hay, c̣n Lục Độ vạn hạnh và mười hai nhân duyên đều chẳng tốt. Tự kẻ đó nói như thế, mà cũng dạy người khác như thế. Chính kẻ đó biên chép như thế, mà cũng dạy người khác biên chép như thế.

          Có những kẻ học pháp Đại Thừa, học theo kinh Pháp Hoa, nói hàng Nhị Thừa là “tiêu nha, bại chủng” (焦芽敗種, mầm bị cháy, hạt giống hư), [chẳng thấu hiểu] đức Phật quở trách các vị ấy, v́ các vị ấy chẳng phát tâm Bồ Đề. Nếu quư vị chấp trước lời đó, cũng là sai lầm. Pháp tam thừa đều hay, hết thảy các pháp nghĩa do đức Phật đă dạy đều nói thích đáng căn cơ. Nói đối ứng căn cơ, pháp tam thừa đều b́nh đẳng, chớ nên tin thừa này, bèn hủy báng thừa kia. Nếu làm như vậy, sẽ là hủy diệt Phật pháp. Thậm chí có kẻ nói chỉ có tu bố thí th́ mới có thể đạt được thanh tịnh rốt ráo, chứ tŕ giới, nhẫn nhục, học trí, đều vô dụng, tu Thiền Định vô dụng. Hoặc là có kẻ lại chấp trước học Thiền Định sẽ hữu dụng, cho đến đối với tŕ giới, bố thí, nhẫn nhục, học Bát Nhă đều vô dụng, tức là chấp một pháp, phủ nhận các pháp khác. Đối với Lục Độ vạn hạnh cũng là như thế, kẻ đó chấp một Độ trong Lục Độ vạn hạnh, phủ nhận năm Độ kia!

 

          (Kinh) Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu bố thí đắc cứu cánh tịnh, phi giới, phi nhẫn, năi chí phi huệ. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu cấm giới đắc cứu cánh tịnh, phi thí, phi nhẫn, năi chí phi huệ. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu an nhẫn đắc cứu cánh tịnh, phi thí, phi giới, năi chí phi huệ. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu tinh tấn đắc cứu cánh tịnh, phi thí, phi giới, năi chí phi huệ. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu Tĩnh Lự đắc cứu cánh tịnh, phi thí, phi giới, năi chí phi huệ. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu Bát Nhă đắc cứu cánh tịnh, phi thí, phi giới, năi chí phi định. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu chủng chủng thế gian sở tập chư kỹ nghệ trí đắc cứu cánh tịnh. Hoặc hữu chấp ngôn, duy tu chủng chủng đầu nham, phó hỏa, tự ngạ đẳng hạnh, đắc cứu cánh tịnh.

          ()或有執言,唯修佈施得究竟淨,非戒、非忍乃至非慧。或有執言,唯修禁戒得究竟淨,非施、非忍乃至非慧。或有執言,唯修安忍得究竟淨,非施、非戒乃至非慧。或有執言,唯修精進得究竟淨,非施、非戒乃至非慧。或有執言,唯修靜慮得究竟淨,非施、非戒乃至非慧。或有執言,唯修般若得究竟淨,非施、非戒乃至非定。或有執言,唯修種種世間所習諸技藝智得究竟淨。或有執言,唯修種種投岩赴火自餓等行得究竟淨。

          (Kinh: Hoặc có kẻ chấp trước rằng: Chỉ có tu bố thí th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải giới, chẳng phải nhẫn, cho đến chẳng phải huệ. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu cấm giới th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải thí, chẳng phải nhẫn, cho đến chẳng phải huệ. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu an nhẫn th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải thí, chẳng phải giới, cho đến chẳng phải huệ. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu tinh tấn th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải thí, chẳng phải giới, cho đến chẳng phải huệ. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu Tĩnh Lự th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải thí, chẳng phải giới, cho đến chẳng phải huệ. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu Bát Nhă th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải thí, chẳng phải giới, cho đến chẳng phải Định. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu các thứ nghề khéo và các trí như thế gian thường làm th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu các loại hạnh như gieo ḿnh xuống gộp đá, gieo thân vào lửa, tự nhịn đói v.v… th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo).

 

          “Hoặc hữu chấp ngôn: Duy tu bố thí đắc cứu cánh tịnh, phi giới, phi nhẫn” (Hoặc có kẻ chấp trước rằng: Chỉ có tu bố thí th́ mới đạt được thanh tịnh rốt ráo, chẳng phải giới, chẳng phải nhẫn), cũng chẳng phải là Giới, cũng chẳng phải là Thi La Ba La Mật, cũng chẳng phải là Nhẫn Nhục Ba La Mật, cho đến cũng chẳng phải là Bát Nhă Ba La Mật. Hoặc có kẻ chấp rằng: Chỉ có tu giới cấm th́ sẽ đạt được thanh tịnh rốt ráo, tức là do tu Thi La Ba La Mật th́ mới có thể đạt đến thanh tịnh rốt ráo, các Ba La Mật khác đều không tốt. Đấy là điều bị đức Phật quở trách, v́ đó là ác tánh chấp trước, là ác kiến. Đó gọi là chấp trước tà kiến. Ngoại đạo lại càng chẳng cần phải nói nữa, hoặc là tu đủ kiểu [khổ hạnh] như quăng ḿnh xuống gộp đá, gieo thân vào lửa, nhịn đói. Họ cứ nghĩ tu các hạnh môn đó th́ mới là rốt ráo. Đấy là nói điên đảo. Ở đây, nêu ra thí dụ, “đầu nham” (投岩, quăng ḿnh xuống gộp đá) tức là trèo lên đỉnh núi, nhảy xuống vách núi, cứ nghĩ nhảy xuống sẽ thành đạo. Tại núi Nga Mi có Xả Thân Nhai (舍身崖, vách núi xả thân), trong kinh Pháp Hoa, Diệu Hỷ Bồ Tát tự đốt thân, đấy đều chẳng phải là các pháp thường hằng, chớ nên phỏng theo lệ ấy. Kinh điển Đại Thừa nói tới những trường hợp ấy là do các nhân duyên riêng biệt. C̣n các chuyện gieo ḿnh xuống vách đá, nhảy vào lửa, nhịn đói như ngoại đạo đă nói, cứ ngỡ làm như vậy sẽ có thể đạt được thanh tịnh rốt ráo. Đó là sai lầm!

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị phá giới, ác hạnh bật-sô, phi pháp khí giả, chủng chủng dụ hoặc chân thiện pháp khí chư hữu t́nh đẳng, linh chấp ác kiến. Bỉ do điên đảo chư ác kiến cố, phá hoại chân thiện Sát-đế-lợi vương, năi chí chân thiện Thú-đạt-la đẳng, nhược nam, nhược nữ, sở hữu tịnh tín, giới, văn, xả, huệ, chuyển Sát-đế-lợi thành Chiên-đồ-la, năi chí Phiệt-xá, Thú-đạt-la đẳng thành Chiên-đồ-la. Thử phi pháp khí, phá giới bật-sô, tịnh Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la đẳng, sư cập đệ tử, câu đoạn thiện căn, năi chí đương đọa Vô Gián địa ngục. Thiện nam tử! Như nhân tử thi, bàng trướng, lạn xú, chư lai kiến giả, giai vị xú huân, tùy sở xúc cận lạn xú tử thi, hoặc dữ giao ngoạn, tùy bị xú uế chi sở huân nhiễm. Như thị chân thiện Sát-đế-lợi vương, năi chí chân thiện Thú-đạt-la đẳng, nhược nam, nhược nữ, tùy sở thân cận phá giới, ác hạnh, phi pháp khí Tăng, hoặc dữ giao du, hoặc cộng trụ chỉ, hoặc đồng sự nghiệp, tùy bị ác kiến xú uế huân nhiễm. Như thị, như thị, linh bỉ chân thiện Sát-đế-lợi vương, năi chí chân thiện Thú-đạt-la đẳng, nhược nam, nhược nữ, thoái thất tịnh tín, giới, văn, xả, huệ, thành Chiên-đồ-la, sư cập đệ tử, câu đoạn thiện căn, năi chí đương đọa Vô Gián địa ngục.

          ()善男子,如是破戒惡行苾芻,非法器者,種種誘惑真善法器諸有情等,令執惡見;彼由顛倒諸惡見故,破壞真善剎帝利王,乃至真善戍達羅等,若男若女,所有淨信戒聞舍慧,轉剎帝利成旃荼羅,乃至筏舍戍達羅等成旃荼羅。此非法器破戒苾芻,並剎帝利旃荼羅等,師及弟子,俱斷善根,乃至當墮無間地獄。善男子,如人死尸,膨脹爛臭,諸來見者,皆為臭熏,隨所觸近爛臭死尸,或與交玩,隨被臭穢之所熏染;如是真善剎帝利王,乃至真善戍達羅等,若男若女,隨所親近破戒惡行非法器僧,或與交遊,或共住止,或同事業,隨被惡見臭穢熏染。如是,如是,令彼真善剎帝利王,乃至真善戍達羅等,若男若女,退失淨信戒聞舍慧,成旃荼羅,師及弟子,俱斷善根,乃至當墮無間地獄。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Bật-sô phá giới, ác hạnh như thế, chẳng phải là pháp khí, dùng đủ mọi cách dụ dỗ, mê hoặc các hữu t́nh là bậc chân thiện pháp khí, khiến cho họ chấp trước ác kiến. Những kẻ đó do các ác kiến điên đảo, bèn phá hoại chân thiện Sát-đế-lợi vương, cho đến chân thiện Thú-đạt-la v.v… Dù nam hay nữ, tất cả tịnh tín, giới, văn, xả, huệ [đều bị thoái thất], chuyển Sát-đế-lợi thành Chiên-đồ-la, cho đến Phiệt-xá, Thú-đạt-la v.v… thành Chiên-đồ-la. Bật-sô phá giới chẳng phải pháp khí ấy và Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la v.v… thầy lẫn tṛ đều đoạn mất thiện căn, cho đến sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián. Này thiện nam tử! Như xác người chương phềnh, nứt nẻ, hôi thối, những người đến xem đều bị mùi thối xông xực. Hễ đến gần xác chết nứt nẻ, hôi thối, hoặc đi qua, đều bị xú uế hun nhiễm. Chân thiện Sát-đế-lợi vương cho đến chân thiện Thú-đạt-la v.v… như thế, dù nam hay nữ, hễ thân cận Tăng nhân phá giới, ác hạnh, chẳng phải là pháp khí, hoặc giao du, hoặc ở chung, hoặc có cùng sự nghiệp, sẽ bị ác kiến xú uế hun nhuốm. Đúng như thế đó, đúng như thế đấy, sẽ khiến cho chân thiện Sát-đế-lợi vương ấy, cho đến chân thiện Thú-đạt-la v.v… dù nam hay nữ thoái thất tịnh tín, giới, văn, xả, huệ, trở thành Chiên-đồ-la, thầy lẫn tṛ đều đoạn thiện căn, cho đến sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián).

 

          Đây là tổng kết. Các tỳ-kheo phá giới, ác hạnh đó chẳng phải là pháp khí, tức chẳng phải là dụng cụ chứa đựng pháp. Họ là phường tà tri, tà kiến, nói dối, gạt gẫm, dụ hoặc. Đối với bậc chân thiện pháp khí, đối với người thật sự tu hành, thật sự là chánh tri, chánh kiến, những ác Tăng đó sẽ khuyên họ dấy lên ác kiến, khuyên họ vứt bỏ chánh kiến. Bản thân những gă đó do có ác kiến điên đảo, sẽ phá hoại quốc vương tốt lành, thương nhân tốt lành, cho đến những người tốt lành thuộc các chủng tánh thấp hèn. Thú-đạt-la là chủng tánh thấp hèn, là chủng tánh thấp nhất trong bốn chủng tánh. [Những gă ác Tăng ấy] đều khiến cho những người đó dấy lên ác kiến.

          Tại Ấn Độ, thành phần giai cấp chủng tánh hết sức nghiêm trọng. Tôn giả Ưu Ba Ly là vị tŕ giới bậc nhất, vốn là thợ cạo tóc cho hoàng đế trong cung đ́nh. Khi ngài A Nan xuất gia, đức Phật bảo A Nan hăy lễ dưới chân ngài Ưu Ba Ly, A Nan không lễ, nói: “Đây là hầu chuyên cạo tóc của tôi, làm sao tôi lễ hắn ta cho được?” Đức Phật bảo: “Hễ vào Phật pháp th́ đều là b́nh đẳng như nhau. Thầy ấy là bậc Thượng Tọa, xuất gia sớm hơn ông, đă chứng đắc quả A La Hán, ông phải nên lễ bái”. Đối với Phật, pháp đều b́nh đẳng. Phật độ chúng sanh chẳng phân biệt giai cấp, đều b́nh đẳng độ. Do vậy, đức Phật xét theo căn cơ mà nói hết thảy các pháp.    

          Pháp tam thừa, Tiểu Thừa là pháp Tứ Đế, Duyên Giác Thừa là pháp mười hai nhân duyên, Bồ Tát Thừa là Lục Độ vạn hạnh, đấy đều là nêu đại ư. Luật Tạng tạng kinh, trong ấy cũng chứa đựng nghĩa lư Đại Thừa. Như niệm A Di Đà Phật chính là ư nghĩa Đại Thừa, điều này được nói trong giới kinh. Có các pháp dạy chúng ta phải khéo học, nhưng ở đây là nói về tỳ-kheo ác tánh, tỳ-kheo phá giới, họ hướng dẫn chúng sanh, khiến cho chúng sanh buông xả tín, giới, huệ, bố thí, chuyển chân thiện Sát-đế-lợi vương thành Chiên-đồ-la Sát-đế-lợi vương. Hoặc là chân thiện Phiệt-xá, Thú-đạt-la đều bị chuyển thành phường Chiên-đồ-la, đều chuyển thành phường ác tánh, hành theo hạnh của các ác tỳ-kheo. Tỳ-kheo phá giới chẳng phải là pháp khí, đă hướng dẫn những người ấy đều trở thành ác tánh.

          Đề Bà Đạt Đa dạy vua A Xà Thế giết cha, dạy ông ta hăy soán đoạt ngôi vị hoàng đế, đó là tội NNghịch. Đề Bà Đạt Đa muốn thay thế đức Phật, liền lăn tảng đá đè Phật, toan đè chết đức Phật, quăng trúng chân đức Phật, khiến cho thân Phật chảy máu, ông ta ngay lập tức đọa địa ngục. Đấy là biểu thị tánh ác. Ở đây là tỳ-kheo phá giới chẳng phải là pháp khí, cho đến những kẻ đi theo hắn, tin tưởng hắn, nên sanh ra ác kiến. Các Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la vương cho đến Thú-đạt-la Chiên-đồ-la ấy đều trở thành kẻ có tánh ác. “Sư cập đệ tử, câu đoạn thiện căn” (thầy lẫn đệ tử đều đoạn thiện căn): Bất luận kẻ dạy bảo hay đệ tử của kẻ đó đều đoạn dứt thiện căn. “Đương đọa Vô Gián địa ngục” (sẽ đều đọa vào địa ngục Vô Gián): Mọi người đều đọa vào địa ngục Vô Gián.

          “Linh bỉ chân thiện Sát-đế-lợi vương, năi chí chân thiện Thú-đạt-la đẳng, nhược nam, nhược nữ, thoái thất tịnh tín, giới, văn, xả, huệ” (khiến cho chân thiện Sát-đế-lợi vương cho đến chân thiện Thú-đạt-la v.v… dù nam hay nữ, đều thoái thất tịnh tín, giới, văn, xả, huệ): Xả là bố thí, Huệ là trí huệ, Văn là nghe pháp. Toàn bộ tịnh giới, nghe pháp, trí huệ đều buông bỏ, trở thành ác tánh Chiên-đồ-la, thiện căn đều bị đoạn dứt, sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián. Do vậy, đức Phật bảo Kim Cang Tạng Bồ Tát, ta nói “phải nên cúng dường” là có chọn lựa, chẳng phải là không chọn lựa! Đối với hai đằng thiện và ác, phải phân biệt đại lược: Tuy đều là ô đạo sa-môn, nhưng trong các ô đạo sa-môn, c̣n có một số người là tốt. Điều này có nghĩa là nương theo Tam Bảo, nương theo điều thiện để tu hành, sẽ có thể thành đạo. Nếu lui sụt thành Vô Y, quư vị tu hành, nhưng chẳng có công đức, lui sụt xuống phẩm Vô Y Hạnh. Phẩm Vô Y Hạnh và phẩm Hữu Y Hạnh phải gộp chung lại để nói. V́ sao lại vô y, chẳng y theo Tam Bảo? Do chẳng có chánh tri, chánh kiến, sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián. Nương theo Tam Bảo, có chánh tri, chánh kiến, sẽ là thị đạo sa-môn, mạng đạo sa-môn, hay thắng đạo sa-môn, ư nghĩa này. Nói về kẻ ác xong, đức Phật lại giảng về người lành.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhữ quán như thị Sát-đế-lợi đẳng vô lượng hữu t́nh, thân cận như thị phá giới, ác hạnh, phi pháp khí Tăng, thoái thất nhất thiết sở hữu thiện pháp, năi chí đương đọa Vô Gián địa ngục. Thị cố dục đắc thượng diệu sanh thiên, Niết Bàn lạc giả, giai ưng thân cận, thừa sự, cúng dường thắng đạo sa-môn, tứ bẩm, thính văn tam thừa yếu pháp, hoặc cầu thị đạo, mạng đạo sa-môn. Nhược vô như thị tam đạo sa-môn, đương ư ô đạo sa-môn trung cầu, tuy phục giới hoại, nhi hữu chánh kiến, cụ túc ư nhạo, cập gia hạnh giả, ưng văng thân cận, thừa sự, cúng dường, tứ bẩm, thính văn tam thừa yếu pháp, bất ưng thân cận, thừa sự, cúng dường gia hạnh, ư nhạo, cập kiến hoại giả. Bỉ tuy giới hoại, nhi vô tà kiến, ư nhạo, gia hạnh, kiến cụ túc cố, ưng nghệ kỳ sở, tứ bẩm, thính văn Thanh Văn Thừa pháp, Độc Giác Thừa pháp, cập Đại Thừa pháp, bất ưng khinh hủy. Ư tam thừa trung, tùy ư sở nhạo, phát nguyện tinh tấn, tùy học nhất thừa, ư sở dư thừa, bất ưng khinh hủy. Nhược ư tam thừa, tùy khinh hủy nhất, hạ chí nhất tụng, bất ưng thân cận, hoặc dữ giao du, hoặc cộng trụ chỉ, hoặc đồng sự nghiệp. Nhược hữu thân cận, hoặc dữ giao du, hoặc cộng trụ chỉ, hoặc đồng sự nghiệp, câu định đương đọa Vô Gián địa ngục.

          ()善男子,汝觀如是剎帝利等無量有情,親近如是破戒惡行非法器僧,退失一切所有善法,乃至當墮無間地獄。是故欲得上妙生天涅槃樂者,皆應親近承事供養勝道沙門,諮稟聽聞三乘要法,或求示道、命道沙門。若無如是三道沙門,當於污道沙門中求。雖復戒壞,而有正見,具足意樂及加行者,應往親近承事供養、諮稟聽聞三乘要法,不應親近承事供養加行、意樂及見壞者。彼雖戒壞,而無邪見,意樂、加行、見具足故,應詣其所,諮稟聽聞聲聞乘法、獨覺乘法及大乘法,不應輕毀。於三乘中,隨意所樂,發願精進隨學一乘,於所餘乘不應輕毀。若於三乘隨輕毀一,下至一頌,不應親近,或與交遊,或共住止,或同事業。若有親近,或與交遊,或共住止,或同事業,俱定當墮無間地獄。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Ông hăy quán vô lượng hữu t́nh như Sát-đế-lợi v.v… như thế, thân cận Tăng nhân phá giới, ác hạnh, chẳng phải là pháp khí như thế, sẽ thoái thất tất cả hết thảy thiện pháp, cho đến sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián. Do vậy, kẻ muốn đạt được niềm vui thượng diệu do sanh thiên hay chứng Niết Bàn, đều phải nên thân cận, thừa sự, cúng dường bậc thắng đạo sa-môn để thưa hỏi, nghe pháp trọng yếu trong tam thừa, hoặc cầu bậc thị đạo, hay mạng đạo sa-môn. Nếu chẳng có ba loại đạo sa-môn như thế, hăy nên cầu nơi ô đạo sa-môn. Họ tuy giới hư hoại, nhưng có chánh kiến, trọn đủ ư nhạo và gia hạnh, hăy nên đến thân cận, thừa sự, cúng dường, thưa hỏi, nghe pháp trọng yếu trong tam thừa. Chớ nên thân cận, thừa sự, cúng dường kẻ có gia hạnh, ư nhạo, và kiến đều hoại. Đối với những người tuy giới hoại, nhưng chẳng có tà kiến, [lại c̣n] ư nhạo, gia hạnh, và kiến đều trọn đủ, hăy nên đến chỗ kẻ đó, thưa hỏi, lắng nghe pháp Thanh Văn Thừa, pháp Độc Giác Thừa, và pháp Đại Thừa, chớ nên khinh hủy. Trong tam thừa, tùy ḷng yêu thích, hăy phát nguyện tinh tấn, học lấy một thừa, đối với hai thừa kia, chớ nên khinh hủy. Nếu kẻ nào đối với tam thừa, hễ khinh hủy bất cứ một thừa nào, dẫu chỉ một bài tụng, chớ nên thân cận hoặc giao du, hoặc ở chung chỗ, hoặc làm cùng sự nghiệp. Nếu có thân cận, hoặc giao du, hoặc cùng ở chung chỗ, hoặc làm cùng sự nghiệp, sẽ đều đọa vào địa ngục Vô Gián).

 

          Trong phần trước đă nói về mười ác luân, hễ có một luân nào, không chỉ thoái thất thiện pháp trong đời này, mà thiện pháp do quư vị đă tu hành trong nhiều đời đều bị thoái thất. “Một niệm sân tâm khởi, trăm vạn cửa chướng mở”. Không chỉ thoái thất, mà trong vị lai, quư vị sẽ toàn gặp chướng ngại. Dấy lên một niệm sân tâm, khởi ḷng tham, bản thân là ngu si, chứa đựng vô minh. Nếu chẳng có Vô Minh Hoặc, quang minh trí huệ sẽ chiếu rọi, người ấy sẽ chẳng dấy ḷng tham, cũng chẳng dấy ḷng sân. Đó là hai đường thiện, ác.

          Từ nhiều đời, nhiều kiếp đến nay, v́ sao chúng ta chẳng thể thành đạo, cứ tiến tiến lùi lùi? Đời này gặp gỡ thiện tri thức, tiến lên được một thời gian, sau đó, lại gặp ác tri thức, lại bị lui sụt. Cứ tiến tiến lùi lùi, lùi lùi tiến tiến như thế, thời gian sẽ lâu dài! Bái sám, tu hành, niệm Phật hiệu, thánh hiệu, hoặc là niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, hoặc là niệm Địa Tạng Bồ Tát, tùy tiện quư vị làm ǵ đều là tiến lên. Nếu có thể trong lúc lâm chung mà giữ vững, nếu có Túc Mạng Trí, trong đời sau, sẽ biết đời trước ta đă làm ǵ, quư vị sẽ chẳng làm ác nữa, đời này tối thiểu ắt phải tu được Túc Mạng Trí. Quư vị mong đạt được sự vui sướng thượng diệu sanh lên trời, hay chứng Niết Bàn, phải nên làm như thế nào? Phải nên “thân cận, thừa sự, cúng dường thắng đạo sa-môn”. Nay là thời Mạt Pháp, t́m đâu ra vị nào đă chứng đắc quả vị A La Hán, hoặc c̣n thể thấy Phật ư? Chẳng thể nào! Quư vị làm như thế nào đây? T́m một vị trong số các ô đạo sa-môn cũng được, nhưng chớ t́m tỳ-kheo nào phá giới, ác hạnh, tà tri, tà kiến. Kẻ đó sẽ dẫn quư vị vào địa ngục đấy!

          Đă chẳng có thắng đạo sa-môn, như vậy th́ t́m thị đạo sa-môn, chuyện này cũng chẳng dễ dàng! Nay chúng ta cũng chẳng nhận biết, cũng chẳng đạt đến trí huệ ấy. Mạng đạo sa-môn cũng thế! “Nhược vô tam đạo sa-môn” nghĩa là thắng đạo sa-môn chẳng có, thị đạo sa-môn quư vị cũng chẳng gặp được, mạng đạo sa-môn cũng chẳng gặp luôn, vậy th́ làm như thế nào? “Đương ư ô đạo sa-môn trung cầu” (hăy nên cầu nơi ô đạo sa-môn). Hiện thời, ngay cả ô đạo sa-môn cũng khó gặp gỡ. Ô đạo sa-môn tuy phá giới, nhưng có chánh kiến, tri kiến của vị ấy chẳng hoại. Phá giới, Phật c̣n có thể cứu; phá kiến th́ Phật chẳng có cách nào cứu nổi! Kẻ đó không tin, dẫu quư vị nói như thế nào đi nữa, kẻ đó vẫn chẳng tin! Tuy sanh khởi tri kiến điên đảo, kẻ đó đối với Phật pháp vẫn có ḷng ưa thích, vẫn có tâm mong cầu. Gia hạnh là phương tiện thiện xảo, kẻ đó phải tu. Gia hạnh chính phương tiện đạo. Nay chúng ta đọc kinh, lễ bái, sám hối, cho đến xưng niệm thánh hiệu, đều coi như gia hạnh đạo.

          Vậy th́ quư vị hăy nên “thân cận, thừa sự, cúng dường, tứ bẩm, thính văn tam thừa yếu pháp” (thân cận, thừa sự, cúng dường, thưa hỏi, nghe nhận các pháp trọng yếu trong tam thừa). Thắng đạo sa-môn quư vị chẳng gặp được, mạng đạo sa-môn cũng chẳng gặp được, cho đến thị đạo sa-môn cũng chẳng gặp được! Làm như thế nào đây? Đến cuối cùng, ngay cả ô đạo sa-môn cũng chẳng gặp gỡ, người khoác ca-sa đều chẳng có, pháp đă bị diệt! Pháp đă thật sự bị diệt, muốn thỉnh một bộ kinh cũng chẳng thấy. Quư vị đừng thấy hiện thời Pháp Bảo rất nhiều! Tới lúc pháp diệt, ngay lập tức chẳng có chi hết! Chúng tôi không biết đó là do sức mạnh nào, chẳng c̣n ǵ hết! Tại Đại Lục (Hoa Lục) là như vậy đó. Trong rất nhiều chùa miếu, Tàng Kinh Lâu đều bị niêm phong. Kinh ở trong đó, nhưng quư vị chẳng dám xem, cũng chẳng lấy ra được! Hễ xem, sẽ là phạm pháp, phạm tội. Đấy là nói chuyện trước kia. Vua Chiên-đồ-la vương hành pháp Chiên-đồ-la, tức ác pháp, quư vị chẳng có cách nào hết! Tuy vị Tăng ấy (ô đạo sa-môn) phá giới, nhưng tri kiến vẫn rất tốt, chẳng có tà kiến. Vậy th́ người đó có ư nhạo (tâm ưa thích Phật pháp), ư nhạo th́ sẽ mong mỏi, có tâm hoan hỷ, đối với Phật giáo có tâm hoan hỷ, c̣n hành các gia hạnh. “Ưng nghệ kỳ sở, tứ bẩm thính văn Thanh Văn Thừa pháp, Độc Giác Thừa pháp, cập Đại Thừa pháp, bất ưng khinh hủy” (Hăy nên đến chỗ kẻ đó, thưa hỏi, nghe nhận pháp Thanh Văn Thừa, pháp Độc Giác Thừa, và pháp Đại Thừa, chớ nên khinh hủy), phải sanh ḷng cung kính đối với người ấy.

          “Ư tam thừa trung, tùy ư sở nhạo, phát nguyện tinh tấn” (trong ba thừa, tùy ḷng ưa thích, phát nguyện tinh tấn), trong ba thừa, tùy ư quư vị thích pháp nào, bèn tu pháp ấy là được! “Tùy học nhất thừa” (Tùy ư học một thừa), không nhất định, quư vị đối với nhân duyên nào rất sâu dầy, bèn học pháp ấy, điều này phải tùy duyên. Tôi mong học pháp Thanh Văn Thừa, nhưng chẳng gặp kinh A Hàm, chẳng gặp luận Câu Xá, sẽ lại học như thế nào? Đồng thời, quư vị gặp một vị thầy, nhưng vị thầy ấy chưa hề học luận Câu Xá, cũng chẳng học kinh A Hàm, vị ấy sẽ nói cho quư vị pháp ǵ đây? Vị ấy học pháp ǵ, quư vị sẽ học pháp ấy. Khi tôi ở Hạ Môn, khôi phục Mân Nam Phật Học Viện[6] tại chùa Nam Phổ Đà, lúc đó tôi là Giáo Vụ Trưởng, tới đâu để mời giáo sư đây? [Phật pháp tại Hoa Lục] đă bị gián đoạn [gần bốn mươi năm]. Học tṛ hai mươi mấy tuổi, chúng tôi khi đó đă hơn bảy mươi tuổi. Quư vị muốn t́m một vị thầy vào lứa tuổi bốn mươi, năm mươi, chẳng có!

          Trước kia, Mân Nam Phật Học Viện tu Duy Thức Tông, nhưng hiện thời, mong mời giảng sư giảng Bát Thức Quy Củ Tụng th́ chẳng có ai có thể giảng, đều chưa từng học. [Các giảng sư] có vị học tứ giáo, có vị học ngũ giáo, có vị học Tịnh Độ, bèn giảng kinh A Di Đà. Làm như thế nào? Vị nào biết điều ǵ, sẽ dạy điều đó. Do vậy, dạy rất phức tạp. Chương tŕnh học không đủ, tôi mời mấy giáo sư từ đại học Hạ Môn, là các vị giáo sư già đến dạy. Văn học cũng học, chúng tôi cũng có các lớp tiếng Anh, tiếng Nhật, tức là dạy rất phức tạp. V́ sao vậy? Tùy duyên! Quư vị mong quyết định học môn ǵ, chẳng có [giảng sư], làm như thế nào? Lại c̣n phải có sách giáo khoa, học tṛ phải có sách. Chẳng có sách, học thế nào đây? Dùng cách in ronéo, mượn mấy bản từ thư viện, t́m người in lại, dùng để dạy học!

          Kinh điển tam thừa, tùy tiện quư vị muốn học bộ nào, có thể cùng nhau học, chớ nên khinh miệt, hủy báng. Nhưng với kẻ ác hạnh, quư vị chớ nên thân cận, chớ nên giao du với hắn. Nếu quư vị thân cận, giao du với hắn, quư vị sẽ khốn đốn! Do vậy, khi học pháp tam thừa, hoặc là khi học Hiển giáo, chúng ta v́ gieo phước, chớ nên hủy báng thừa khác. Bất luận pháp sư nào giảng kinh, cũng đều tán thán, tùy hỷ, đừng nên sanh ḷng hủy báng. Quư vị chớ nên b́nh luận vị ấy giảng kinh hay, giảng kinh dở. Nếu quư vị có duyên với vị ấy, vui th́ quư vị đến nghe, không vui th́ có thể không nghe, chẳng có ǵ sai trái hết! Nếu quư vị hủy báng, vô duyên vô cớ t́m phiền năo cho chính ḿnh, tự chuốc lấy tội. Chẳng có tội, quư vị lại muốn thọ tội, việc ǵ phải vậy? Bất luận đối với người, hay đối với pháp, trong tâm quư vị luôn có Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo. Chúng tôi giảng kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, [trong kinh ấy đă nói] niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, công đức rất lớn. Khi quư vị niệm Pháp, Tam Tạng mười hai bộ hết thảy các kinh, các pháp do mười phương chư Phật đă dạy đều ở trong ấy, chẳng có lựa chọn. Hết thảy các vị Tăng thù thắng có thể dẫn khởi ḷng yêu thích của quư vị. V́ do có phàm Tăng, quư vị có thể nghĩ đến các vị thánh Tăng. Do có thánh Tăng, quư vị có thể nghĩ đến Phật, sẽ gieo công đức.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Thị cố nhược dục ư tam thừa trung, tùy y nhất thừa, cầu xuất sanh tử, hân nhạo an lạc, yếm nguy khổ giả, ưng ư Như Lai sở thuyết chánh pháp, hoặc y Thanh Văn Thừa sở thuyết chánh pháp, hoặc y Độc Giác Thừa sở thuyết chánh pháp, hoặc y Đại Thừa sở thuyết chánh pháp, phổ thâm tín kính, vật sanh báng hủy, chướng tế, ẩn một, hạ chí nhất tụng, thường ưng cung kính, độc tụng, thính văn, ưng phát kiên lao chánh nguyện cầu chứng. Báng hủy tam thừa, tùy nhất pháp giả, bất ưng cộng trụ, hạ chí nhất túc, bất ưng thân cận, tứ bẩm, thính pháp. Nhược chư hữu t́nh, tùy ư tam thừa, hủy báng nhất thừa, hoặc phục thân cận báng tam thừa nhân, tứ bẩm, thính thọ, do thử nhân duyên, giai định đương đọa Vô Gián địa ngục, thọ đại khổ năo, nan hữu xuất kỳ.

          ()善男子,是故若欲於三乘中,隨依一乘求出生死,欣樂安樂厭危苦者,應於如來所說正法,或依聲聞乘所說正法,或依獨覺乘所說正法,或依大乘所說正法,普深信敬,勿生謗毀、障蔽、隱沒下至一頌,常應恭敬、讀誦、聽聞,應發堅牢正願求證。謗毀三乘隨一法者,不應共住下至一宿,不應親近諮稟聽法。若諸有情,隨於三乘譭謗一乘,或復親近謗三乘人諮稟聽受,由此因緣,皆定當墮無間地獄,受大苦惱,難有出期。

          (Kinh: Này thiện nam tử! V́ thế, nếu người nào muốn trong tam thừa, nương theo một thừa nào đó để cầu thoát khỏi sanh tử, ưa thích an lạc, chán nỗi khổ hiểm nguy, hăy nên đối với chánh pháp do đức Như Lai đă nói, hoặc nương theo chánh pháp được nói trong Thanh Văn Thừa, hoặc nương theo chánh pháp được nói trong Độc Giác Thừa, hoặc nương theo chánh pháp được nói trong Đại Thừa, tin kính sâu xa trọn khắp, đừng sanh ḷng hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu, dẫu chỉ một bài tụng. Hăy thường nên cung kính, đọc tụng, lắng nghe, hăy nên phát chánh nguyện kiên cố cầu chứng. Hễ kẻ nào báng hủy bất cứ một pháp nào trong tam thừa, chớ nên ở chung với kẻ đó, dẫu chỉ một đêm, hoặc là thân cận kẻ báng bổ tam thừa, vâng nhận, lắng nghe. Do nhân duyên ấy, chắc chắn sẽ đều đọa vào địa ngục Vô Gián, chịu khổ năo to lớn, khó có lúc thoát ra).

 

          Do vậy, “thiện nam tử! Dục ư tam thừa trung, tùy y nhất thừa, cầu xuất sanh tử, hân nhạo an lạc” (thiện nam tử! Muốn trong ba thừa, nương theo một thừa nào đó để cầu thoát khỏi sanh tử, ưa thích an lạc). Quư vị chán ghét sự nguy nan, chán ĺa xă hội này. Muốn thoát khỏi sanh tử, phải nên vâng theo chánh pháp do đức Như Lai đă nói, hoặc vâng theo chánh pháp đă nói trong Thanh Văn Thừa, hoặc vâng theo chánh pháp đă nói trong Độc Giác Thừa, hay vâng theo chánh pháp đă nói trong Đại Thừa, tin kính sâu xa, trọn khắp. “Phổ” () là sâu trọn khắp, chẳng phải là tri kiến nông cạn, mà là tín ngưỡng rất sâu. Nếu quư vị chứng đắc bốn quả vị A La Hán, thần thông cũng vô ngại, có thể biết chuyện trong tám vạn đại kiếp, khá lắm! Nhưng quư vị chẳng trụ trong môn Định ấy, đấy là Bồ Tát.

          Nhưng xin quư vị hăy “vật sanh báng hủy, chướng tế, ẩn một” (sanh ḷng hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu). Nếu hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu th́ chính là do tâm lư ghen tỵ. Kẻ đó tin tưởng pháp ấy, chỉ mong hoằng dương pháp ấy, sợ kẻ khác cũng hoằng dương, hoặc thấy chùa người ta đệ tử rất đông, kẻ đó nẩy ḷng chướng ngại, sẽ phá hoại, đặt điều. Đấy là đặc điểm trong thời Mạt Pháp, cũng là đặc điểm trong thời hiện tại. Không chỉ là hàng xuất gia, mà tại gia cư sĩ cũng là như vậy. Ở đây, tôi không nêu thí dụ, mọi người đều có thể hiểu, hằng ngày đều có thể gặp phải, nhưng chúng ta chớ nên làm [như vậy]. Các pháp được dạy trong tam thừa đều hay, nếu nguyện lực của quư vị chẳng kiên định, tri kiến bất chánh, nguyện sẽ chẳng chánh! Quư vị chẳng có chánh nguyện; [bởi lẽ], chẳng có chánh kiến, quư vị sẽ chẳng thể sanh khởi chánh nguyện. Bàng môn, tà đạo, quư vị muốn thoát ly biển khổ, chẳng thể nào được!

          Nếu là “báng hủy tam thừa pháp, tùy nhất pháp giả, bất ưng cộng trụ” (kẻ hủy báng bất cứ một pháp nào trong pháp tam thừa, chẳng nên ở chung). Hiện thời, quyền lợi “trụ” ấy, đại chúng Tăng cũng chẳng c̣n nữa. Như chùa Nam Phổ Đà có hơn năm trăm người ở đó, nếu quư vị thấy kẻ nào bất hảo, tẫn xuất kẻ đó, hắn sẽ thưa quư vị lên Cục Tôn Giáo. Tôi nói: “Kẻ đó đă phá giới”. Họ nói: “Chẳng thấy kẻ đó phạm sai lầm ǵ, một vị ḥa thượng sao có thể dây dưa với nữ nhân được? Chẳng phạm pháp!” Quư vị làm như thế nào đây? Vẫn phải mời kẻ đó ở lại thôi!   Tới thời đại này, phải nên biết thời thế, biết là đang nhằm thời nào, hăy nên biết các giới hạn, biết quư vị đang ở trong quốc giới nào. C̣n phải biết nhân, biết duyên, biết pháp, biết nghiệp. Có trí huệ th́ quư vị phải tùy duyên, đó gọi là “tùy duyên”. Nhưng bản thân quư vị đừng nên biến đổi, nếu kẻ khác nhậu nhẹt, ta cũng nhậu nhẹt theo, kẻ khác t́m đàn bà, ta cũng t́m, hoặc là nữ nhân [do thấy] kẻ khác t́m nam nhân, ta cũng t́m! Phật Học Viện của nữ chúng, người hoàn tục cũng rất nhiều; trong xă hội nhằm thời đại Mạt Pháp này là như thế đó. Nếu [bắt chước] làm theo như vậy, quư vị sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián, chẳng có lúc thoát ra!

 

          (Kinh) Hà dĩ cố? Thiện nam tử! Ngă ư quá khứ, tu Bồ Tát hạnh, tinh cần cầu chứng vô thượng trí thời, hoặc vị cầu thỉnh y Thanh Văn Thừa sở thuyết chánh pháp, hạ chí nhất tụng, năi chí khí xả tự thân thủ, túc, huyết, nhục, b́, cốt, đầu, mục, tủy, năo, hoặc vị cầu thỉnh y Độc Giác Thừa sở thuyết chánh pháp, hạ chí nhất tụng, năi chí khí xả tự thân thủ, túc, huyết, nhục, b́, cốt, đầu, mục, tủy, năo, hoặc vị cầu thỉnh y ư Đại Thừa sở thuyết chánh pháp, hạ chí nhất tụng, năi chí khí xả tự thân thủ, túc, huyết, nhục, b́, cốt, đầu, mục, tủy, năo. Như thị cần khổ, ư tam thừa trung, hạ chí cầu đắc nhất tụng pháp dĩ, thâm sanh hoan hỷ, cung kính thọ tŕ, như thuyết tu hành, thời vô tạm phế, kinh vô lượng kiếp, tu hành nhất thiết nan hành khổ hạnh, năi chứng cứu cánh vô thượng trí quả. Phục vị lợi ích, an lạc hữu t́nh, tuyên thuyết, khai thị tam thừa chánh pháp. Dĩ thị nghĩa cố, bất ưng báng hủy, chướng tế, ẩn một, hạ chí nhất tụng, thường ưng cung kính, độc tụng, thính văn, ưng phát kiên lao chánh nguyện cầu chứng.

    ()何以故?善男子,我於過去修菩薩行,精勤求證無上智時,或為求請依聲聞乘,所說正法下至一頌,乃至棄舍自身手足、血肉皮骨、頭目髓腦;或為求請依獨覺乘,所說正法下至一頌,乃至棄舍自身手足、血肉皮骨、頭目髓腦;或為求請依於大乘,所說正法下至一頌,乃至棄舍自身手足、血肉皮骨、頭目髓腦。如是勤苦,於三乘中下至求得一頌法已,深生歡喜,恭敬受持,如說修行,時無暫廢,經無量劫修行一切難行、苦行,乃證究竟無上智果;復為利益安樂有情,宣說開示三乘正法。以是義故,不應謗毀、障蔽、隱沒下至一頌,常應恭敬、讀誦、聽聞,應發堅牢正願求證。

          (Kinh: V́ cớ nào? Này thiện nam tử! Ta trong quá khứ tu Bồ Tát hạnh, lúc siêng ṛng cầu chứng Vô Thượng Trí, hoặc v́ cầu thỉnh nương theo chánh pháp được nói trong Thanh Văn Thừa, dẫu chỉ một bài kệ tụng, mà thậm chí buông xả tay, chân, máu, thịt, da, xương, đầu, mắt, tủy, năo của chính ḿnh. Hoặc v́ cầu thỉnh nương theo chánh pháp được nói trong Độc Giác Thừa, dẫu chỉ một bài kệ tụng, mà thậm chí buông xả tay, chân, máu, thịt, da, xương, đầu, mắt, tủy, năo của chính ḿnh. Hoặc v́ cầu thỉnh nương theo chánh pháp được nói trong Đại Thừa, dẫu chỉ một bài kệ tụng mà thậm chí buông xả tay, chân, máu, thịt, da, xương, đầu, mắt, tủy, năo của chính ḿnh. Siêng khổ như thế để cầu trong tam thừa dẫu chỉ cầu được một bài tụng, sau đó sanh ḷng hoan hỷ sâu xa, cung kính thọ tŕ, tu hành đúng như lời dạy, chưa lúc nào tạm bỏ, trải qua vô lượng kiếp tu hành hết thảy khổ hạnh khó hành, cho đến chứng trí quả vô thượng rốt ráo. Lại v́ lợi ích an lạc hữu t́nh mà tuyên nói, khai thị chánh pháp tam thừa. Do v́ nghĩa ấy, chớ nên báng hủy, chướng lấp, ẩn giấu, dẫu chỉ một kệ tụng, hăy thường nên cung kính, đọc tụng, nghe nhận, hăy nên phát khởi chánh nguyện kiên cố cầu chứng).

 

          Do duyên cớ nào? “Thiện nam tử! Ngă ư quá khứ tu Bồ Tát hạnh, tinh cần cầu chứng vô thượng trí thời” (Này thiện nam tử! Khi ta trong quá khứ tu Bồ Tát hạnh, siêng ṛng cầu chứng đắc vô thượng trí): Đức Phật tự dùng bản thân làm dẫn chứng để nói: Trong quá khứ, khi Ngài hành Bồ Tát đạo, mong chứng đắc trí huệ của Phật. Lúc đó, [đức Bổn Sư c̣n là Bồ Tát], để thỉnh Phật nói một câu kệ, đă xả mạng để cúng dường Phật. Mọi người đọc truyện Thích Ca Mâu Ni Phật, [sẽ thấy] những chuyện kiểu ấy rất nhiều. V́ cầu một bài kệ mà xả thân mạng, hoặc v́ cầu nửa bài kệ, thí xả tay, chân, máu, thịt, da, xương, đầu, mắt, tủy, năo của chính ḿnh. Chỉ cần cầu được pháp, tâm sanh hoan hỷ, cung kính thọ tŕ. Nếu xả thân mạng, tay, chân để đổi lấy như thế, cái tâm cung kính, tâm tin ưa, tâm cầu chứng của quư vị sẽ rất dũng mănh.

          Nay nếu chúng ta nghe kinh ở đây, tôi chẳng nói xả tay, chân, chỉ cần bỏ ra hai, ba ngày khéo bế quan để tu hành. Hăy ngẫm xem, nói kiểu đó mà c̣n xả chẳng được, [cứ than văn] chẳng có thời gian! Há c̣n có thể xả tay, chân, hoặc xả đầu, mắt được sao? Chúng ta chẳng có sức mạnh ấy. V́ sao? Ắt cần phải có tín tâm kiên định. Phải kiên định tín tâm thanh tịnh th́ quư vị mới làm được. Chúng ta hằng ngày nói phải “sáu thời tu hành”, trong kinh bổn nói như thế đó, chính ḿnh thật sự chẳng làm được! Hăy nên sanh tâm hổ thẹn!

          Khi bái sám, chẳng biết các đạo hữu có nghĩ tới hay không? Hăy nên đối với cái thân xác trong hiện thời của chính ḿnh mà sanh ḷng hổ thẹn. Mọi người đều rất bảo vệ chính ḿnh, toàn là đặt sự chú ư nơi cái thân của ḿnh, ăn ǵ cho thân thể khoẻ hơn một chút, khí lực mạnh hơn một chút, hễ có bệnh tật ǵ bèn kiểm tra ngay lập tức. Thật ra, phải nên hướng sự chú ư ra ngoài, làm thế nào để ta thành tựu, khiến cho mọi người thành tựu lẫn nhau. Đă thành tựu th́ trong vị lai chúng ta mới có thể cùng nhau thoát ly biển khổ. Quư vị đừng dốc hết sự chú ư vào thân thể! Chẳng có ai bất tử, thân thể ai cũng chẳng thể bảo tồn măi được! Quư vị muốn vĩnh viễn bảo tŕ như thế, chẳng thể được! Bất tử ư? Nếu thế giới này bất tử, đă sớm chẳng chứa nổi dân cư rồi!

          Để ĺa khỏi sự khổ này, phải hành khổ hạnh. Khó hành mà có thể làm, chúng ta hăy nên làm thế nào? Nói tới điều chúng ta có thể làm được th́ lạy Phật, niệm kinh có thể làm được hay không? Quư vị nói chuyện ấy cũng chẳng thể được, tôi đang đi làm, niệm Phật th́ được! Chẳng niệm ra tiếng th́ được! Trong tâm nghĩ đến cũng được! Quư vị hăy chăm sóc kỹ càng ư niệm của chính ḿnh! Như trong kinh văn của quyển hạ kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo [đă dạy], mỗi ngày trong mười hai thời, quư vị phải chú ư tâm niệm của chính ḿnh. Hễ khởi niệm bèn chú ư, v́ sao sanh khởi ư niệm ấy? Đó gọi là “tu hành”.

          Do vậy, đối với tam thừa chánh pháp, chớ nên hủy báng, ngăn lấp, cho đến dẫu chỉ một câu nói mà có thể khai ngộ. Lại c̣n phải cung kính, đọc tụng, lắng nghe. Bất quá, đôi khi đức Phật lại quở trách đọc tụng, quở trách nghe nhận. Chẳng hạn đức Phật quở ngài A Nan: “A Nan túng cường kư, bất miễn lạc tà tư” (A Nan dẫu nhớ dai, chẳng khỏi rơi vào suy nghĩ tà vạy). V́ ngài A Nan được nghe pháp hằng ngày, nhưng gặp phải cô Ma Đăng Già, Ngài chẳng có cách nào, dễ dàng nẩy sanh tà kiến. Nhưng chúng ta cung kính nghe nói, đọc tụng, sẽ lập tức có sáu phương Phật hộ niệm ta. Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, sáu phương Phật, không chỉ là một phương, trước hết nêu ra mấy vị làm đại biểu rồi sau đó nói “hằng hà sa số” (nhiều như số lượng hạt cát trong sông Hằng). Hằng hà sa số chư Phật trong sáu phương đều hộ niệm quư vị.

          Mọi người đọc kinh Di Đà, có chú ư hay không? Đời này ta chưa văng sanh, vẫn chẳng sao! Đời này chẳng sanh th́ đời sau nhất định sanh. Đời sau chưa sanh th́ đời sau nữa vẫn có thể sanh. [Kinh ấy] có ba câu “nhược dĩ sanh”, tức là đă sanh về thế giới Cực Lạc. “Nhược kim sanh”, đời này ta niệm, sẽ có thể sanh về thế giới Cực Lạc. Nếu đă sanh, nếu đang sanh, đời này nhất định có thể văng sanh. Chẳng văng sanh cũng không sao, sáu phương chư Phật hộ niệm ta. “Nhược đương sanh”, trong vị lai nhất định sẽ sanh. Nếu quư vị niệm A Di Đà Phật, niệm kinh A Di Đà, phát ra nguyện ấy, con đến thế giới Cực Lạc, nay chưa đến được, không sao cả! Quư vị chưa mua vé máy bay được, vài ngày sau lại mua, luôn có phi cơ, sẽ có thể bay đến nơi. Nếu phi cơ chẳng cất cánh, quư vị chẳng có cách nào hết. Chúng ta vĩnh viễn đều có thể lên thuyền về Cực Lạc, v́ trong tâm của chính quư vị sanh khởi.

          Do vậy, có những kẻ nói: “Sư phụ! Con chẳng thể văng sanh, làm thế nào đây?” Tôi nói: “Sợ ǵ! Sanh không được th́ đời sau lại sanh. Đời sau vẫn chưa sanh được th́ đời kế sẽ sanh, sáu phương chư Phật hộ niệm, quư vị nhất định có thể văng sanh! Nếu chẳng thể văng sanh, Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ trở thành nói dối”. Kinh A Di Đà đă nói rất rơ ràng: “Nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh”, ra đi trước để chứng minh cho quư vị. Đời này có rất nhiều người văng sanh, nay chúng ta chưa đi được, chẳng đi được th́ đợi chuyến phi cơ sau, đều giống hệt như nhau! Do đó, phải có tín niệm như vậy, có chánh nguyện tinh tấn dũng mănh như vậy, có cái tâm cầu chứng. Đó là điều chủ yếu.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Như thị tam thừa xuất yếu chánh pháp, nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại quá Căng Già sa chư Phật đồng thuyết, đại oai thần lực cộng sở hộ tŕ, vị dục bạt tế nhất thiết hữu t́nh sanh tử đại khổ, vị dục thiệu long Tam Bảo chủng tánh, linh bất đoạn tuyệt. Thị cố, ư thử tam thừa chánh pháp, ưng phổ tín kính, vật sanh báng hủy, chướng tế, ẩn một. Nhược hữu báng hủy, chướng tế, ẩn một tam thừa chánh pháp, hạ chí nhất tụng, quyết định đương đọa Vô Gián địa ngục.

          ()善男子,如是三乘出要正法,一切過去、未來、現在過殑伽沙諸佛同說,大威神力共所護持,為欲拔濟一切有情生死大苦,為欲紹隆三寶種姓令不斷絕。是故於此三乘正法,應普信敬,勿生謗毀、障蔽、隱沒。若有謗毀、障蔽、隱沒三乘正法,下至一頌,決定當墮無間地獄。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Chánh pháp xuất yếu trong tam thừa như thế được hết thảy chư Phật trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhiều hơn cát sông Hằng cùng nói, dùng sức đại oai thần cùng hộ tŕ, v́ muốn dẹp tan nỗi khổ sanh tử to lớn cho hết thảy các hữu t́nh, v́ muốn tiếp nối hưng thịnh chủng tánh Tam Bảo chẳng đoạn tuyệt. V́ thế, đối với chánh pháp tam thừa, hăy đều nên tin kính trọn khắp, đừng sanh ḷng hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu. Nếu có kẻ nào hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu chánh pháp tam thừa, dẫu chỉ một kệ tụng, chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián).

 

          “Thiện nam tử! Như thị tam thừa xuất yếu chánh pháp, nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại quá Căng Già sa chư Phật đồng thuyết” (Này thiện nam tử! Chánh pháp xuất yếu trong tam thừa như thế, do hết thảy chư Phật trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhiều hơn cát sông Hằng cùng nói): Không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật nói những lời như vậy, mà quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật số nhiều như cát sông Hằng cũng đều nói như vậy, dùng “đại oai thần lực cộng sở hộ tŕ” (sức oai thần to lớn cùng hộ tŕ). Quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật hộ tŕ điều ǵ? Hộ tŕ người tin tưởng chánh pháp xuất yếu trong tam thừa, khiến cho hết thảy hữu t́nh có thể thoát ly nỗi khổ sanh tử to lớn, mà cũng có thể “thiệu long Tam Bảo chủng tánh, linh bất đoạn tuyệt” (tiếp nối hưng thịnh chủng tánh Tam Bảo, khiến cho chẳng đoạn tuyệt). Chủng tánh Tam Bảo chẳng đoạn tuyệt, sẽ khiến cho hết thảy chúng sanh đều có thể ĺa khổ. “Thị cố, ư tam thừa chánh pháp, ưng phổ tín kính” (v́ thế, đối với chánh pháp tam thừa, đều nên tin kính trọn khắp).

          Đến cuối cùng, nếu quư vị tin Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa, quư vị đừng nên sanh ḷng hủy báng, đừng sanh tâm chướng lấp, ẩn giấu. Đừng coi điều ḿnh tin tưởng, ngưỡng mộ là đúng, coi những điều khác đều là sai. Căn bệnh ấy rất lớn, rất nặng; đó gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng có h́nh dạng như thế nào? Chính là như vậy. Nếu ẩn giấu chánh pháp tam thừa, chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián.

 

          (Kinh) Phục thứ, thiện nam tử! Ư vị lai thế, thử Phật độ trung, hữu Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la, Bà-la-môn Chiên-đồ-la, tể quan Chiên-đồ-la, cư sĩ Chiên-đồ-la, sa-môn Chiên-đồ-la, trưởng giả Chiên-đồ-la, Phiệt-xá Chiên-đồ-la, Thú-đạt-la Chiên-đồ-la, nhược nam, nhược nữ, siểm khúc, ngu si, hoài thông minh mạn, kỳ tánh hung bột, thảo lệ, thô quánh, bất kiến, bất úy hậu thế khổ quả, háo hành sát sanh, năi chí tà kiến, tật đố, xan tham, tăng bội thiện hữu, thân cận ác hữu, phi thị tam thừa hiền thánh pháp khí. Hoặc thiểu thính tập Thanh Văn Thừa pháp, tiện ư chư Phật cộng sở hộ tŕ Độc Giác Thừa pháp, Vô Thượng Thừa pháp phỉ báng, hủy tử, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố. Hoặc thiểu thính tập Độc Giác Thừa pháp, tiện ư chư Phật cộng sở hộ tŕ Thanh Văn Thừa pháp, Vô Thượng Thừa pháp phỉ báng, hủy tử, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố. Hoặc thiểu thính tập Vô Thượng Thừa pháp, tiện ư chư Phật cộng sở hộ tŕ Thanh Văn Thừa pháp, Độc Giác Thừa pháp phỉ báng, hủy tử, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố. Vị cầu danh lợi, xướng như thị ngôn: “Ngă thị Đại Thừa, thị Đại Thừa đảng, duy nhạo thính tập, thọ tŕ Đại Thừa, bất nhạo Thanh Văn, Độc Giác Thừa pháp, bất nhạo thân cận học Nhị Thừa nhân”. Như thị trá xưng Đại Thừa nhân đẳng, do tự ngu si, kiêu mạn thế lực, như thị báng hủy, chướng tế, ẩn một tam thừa chánh pháp, bất linh lưu bố, tăng tật tu học tam thừa pháp nhân, phỉ báng, hủy nhục, linh vô oai thế.

          ()復次,善男子,於未來世此佛土中,有剎帝利旃荼羅、婆羅門旃荼羅、宰官旃荼羅、居士旃荼羅、沙門旃荼羅、長者旃荼羅、茷舍旃荼羅、戍達羅旃荼羅,若男若女,諂曲愚癡,懷聰明慢,其性凶悖、懆厲、粗獷,不見不畏後世苦果,好行殺生,乃至邪見,嫉妒慳貪,憎背善友,親近惡友,非是三乘賢聖法器。或少聽習聲聞乘法,便於諸佛共所護持獨覺乘法、無上乘法,誹謗毀呰,障蔽隱沒,不令流佈。或少聽習獨覺乘法,便於諸佛共所護持聲聞乘法、無上乘法,誹謗毀呰,障蔽隱沒,不令流佈。或少聽習無上乘法,便於諸佛共所護持聲聞乘法、獨覺乘法,誹謗毀呰,障蔽隱沒,不令流佈;為求名利,唱如是言:我是大乘,是大乘黨,唯樂聽習受持大乘,不樂聲聞、獨覺乘法,不樂親近學二乘人。如是詐稱大乘人等,由自愚癡憍慢勢力,如是謗毀、障蔽、隱沒三乘正法,不令流佈;憎嫉修學三乘法人,誹謗毀辱,令無威勢。

          (Kinh: Lại này thiện nam tử! Trong đời vị lai, nơi cơi Phật này, có Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la, Bà-la-môn Chiên-đồ-la, tể quan Chiên-đồ-la, cư sĩ Chiên-đồ-la, sa-môn Chiên-đồ-la, trưởng giả Chiên-đồ-la, Phiệt-xá Chiên-đồ-la, Thú-đạt-la Chiên-đồ-la, dù nam hay nữ, siểm khúc, ngu si, tự phụ thông minh, tánh t́nh hung hăng, phóng túng, thô lỗ, tục tằn, chẳng thấy, chẳng sợ khổ quả đời sau, ưa chuộng sát sanh, cho đến tà kiến, ganh tỵ, keo kiệt, tham lam, ghét bỏ bạn lành, thân cận bạn ác, chẳng phải là pháp khí để trở thành hiền thánh trong tam thừa. Hoặc do nghe nhận, tu tập đôi chút pháp Thanh Văn Thừa, liền phỉ báng, chê bai, chướng lấp, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền pháp Độc Giác Thừa và pháp Vô Thượng Thừa là các pháp được chư Phật cùng hộ tŕ. Hoặc do nghe nhận, tu tập đôi chút pháp Độc Giác Thừa, liền phỉ báng, chê bai, chướng lấp, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền pháp Thanh Văn Thừa và pháp Vô Thượng Thừa là các pháp được chư Phật cùng hộ tŕ. Hoặc do nghe nhận, tu tập đôi chút pháp Vô Thượng Thừa, liền phỉ báng, chê bai, chướng lấp, ẩn giấu, chẳng cho lưu truyền pháp Thanh Văn Thừa và pháp Độc Giác Thừa là các pháp được chư Phật cùng hộ tŕ. V́ cầu danh lợi, bèn xướng như thế này: “Ta là Đại Thừa, thuộc bè đảng Đại Thừa, chỉ thích nghe nhận, tu tập Đại Thừa, chẳng thích pháp Thanh Văn và Độc Giác Thừa, chẳng thích thân cận kẻ học pháp Nhị Thừa. Giả dối xưng là người Đại Thừa như thế, do thế lực ngu si, kiêu mạn của chính ḿnh mà hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu chánh pháp tam thừa, chẳng cho lưu truyền, ghen ghét người tu học pháp tam thừa, phỉ báng, hủy nhục, khiến cho những người ấy chẳng có oai thế).

 

          “Hoài thông minh mạn” (ôm ḷng tự phụ thông minh), tức là kẻ chẳng thông minh. “Mạn” () là biểu hiện của sự không thông minh. Tự cho là thông minh, v́ kẻ đó nghĩ ḿnh mạnh hơn người khác. Rơ ràng là chẳng bằng người ta, mà vẫn tự nhận chính ḿnh ngon lành hơn người khác, dẫu chỗ nào cũng đều thua kém kẻ khác! Chúng ta hăy tự vấn cẩn thận, ai nấy đều mắc phải tật này, thường coi rẻ kẻ khác, luôn cảm thấy chính ḿnh khá lắm. Đó là Ngă Chấp. Thật ra, khi quư vị thấy người khác luôn tốt đẹp hơn bất cứ ai, khi đó, quư vị là tốt nhất. Kẻ đó cũng chẳng cảm nhận được chuyện này, bản thân hắn ngu si, vẫn cho rằng chính ḿnh thông minh lắm. Người ấy có cái tâm kiêu mạn đó.

          “Kỳ tánh hung bột” (tánh người ấy hung hăng, ương bướng), “bột” () là rất khó điều phục, nhu thuận. Chúng ta thấy trâu, hoặc ngựa, hoặc lừa, dùng roi đánh đập, trói chặt vào cột, nó vẫn chẳng đổi tánh. Đọa làm súc sanh, tánh của nó càng hung hăng, trái nghịch. “Thảo lệ thô quánh” (懆厲、粗獷) [nghĩa là] hành động hết sức chẳng tuân thủ quy củ, ăn nói cũng rất thô lỗ, tục tằn! Vỉ sao kẻ ấy làm như vậy? Kẻ đó chẳng sợ đời sau, chẳng tin nhân quả. Kẻ như vậy chẳng phải là pháp khí trong tam thừa. Đối với Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, và Bồ Tát Thừa, đều chẳng phải là pháp khí. Hoặc là do thấy nghe sơ sài pháp Thanh Văn Thừa, nghe pháp Khổ, Tập, Diệt, Đạo rồi bèn phá hoại [các pháp khác]. Họ được nghe đôi chút pháp Thanh Văn, ngỡ ḿnh ghê gớm lắm, đối với các pháp Độc Giác Thừa và Thượng Thừa bèn hủy báng rất kịch liệt.

          Phật pháp tại các nước Tư Lư Lan Kha (Sri Lanka) và Thái Lan rất tốt. Chúng ta có rất nhiều đệ tử tới đó du học. Đó là Phật pháp thuần túy khi đức Phật tại thế, nhưng đối với Trung Hoa Đại Thừa, cho đến Mật Tông của Tây Tạng, họ tuyệt đối chẳng tin tưởng. Người Hoa học pháp Đại Thừa, đặc biệt là người học Thiền Tông, đối với giới luật, đối với chuyện nghe kinh, đại đa số quăng ra sau ót. Khi tôi ở Cổ Sơn, Thiền đường tranh chấp với học đường của chúng tôi, chẳng phải là đấu lư, mà là tranh lợi! Đường khẩu nào có nhiều đồ vật, đường khẩu nào có cuộc sống dễ chịu hơn! Lo tranh giành những thứ ấy, quên bẵng pháp tam thừa như thế đó!

          Đối với pháp tam thừa do chư Phật cùng hộ tŕ, họ nghe pháp Thanh Văn Thừa, bèn hủy báng pháp Độc Giác Thừa, hủy báng pháp Đại Thừa. Họ nghe pháp Độc Giác Thừa, liền hủy báng pháp Thanh Văn Thừa và pháp Đại Thừa. Nghe xong pháp Đại Thừa, liền hủy báng pháp Thanh Văn và Độc Giác, mong ẩn giấu các pháp ấy, chẳng cho lưu turyền. Nhưng có một điều kiện cơ bản là “vị cầu danh lợi, xướng như thị ngôn” (v́ cầu danh lợi, xướng như thế này): Nội tâm của họ là v́ danh lợi, chẳng phải v́ pháp. [Họ rêu rao] họ là Đại Thừa, thuộc bè phái Đại Thừa. Thanh Văn Thừa th́ là bè đảng Thanh Văn Thừa. Độc Giác Thừa th́ là bè đảng Độc Giác Thừa. Kéo bè kết cánh đấu đá, [kêu gào]: “Các vị đều như nhau, chúng ta là một đảng. Chúng ta đều là Đại Thừa. Bọn Độc Giác Thừa kia là Nhị Thừa. Chúng ta khác bọn chúng, hăy bài xích bọn chúng!” Kết bè kéo đảng đấu đá kẻ tri kiến khác biệt, công kích [đối phương] là dị đoan. Nếu quư vị trở thành mấy đảng, lẽ nào chẳng công kích nhau? Đă công kích nhau, mà mong chung sống ḥa b́nh, sẽ chẳng thể được! Nếu ta nâng ḿnh lên th́ phải đè kẻ khác xuống, chuyện là như thế đó!

          Kẻ dối trá xưng là Đại Thừa như thế, thêm một chữ Trá (, dối trá) là v́ kẻ đó chẳng phải là Đại Thừa. Nếu kẻ đó thật sự là Đại Thừa, thật sự là Bồ Tát, sẽ chẳng hủy báng bất cứ pháp nào. Địa Tạng Bồ Tát hoằng dương pháp môn Địa Tạng, chẳng báng Quán Âm. Quán Âm cũng đến đây giúp Ngài tuyên dương. Kim Cang Tạng Bồ Tát là Không, Hư Không Tạng Bồ Tát cũng là Không. Kẻ đó chẳng phải là Đại Thừa, mà là trá hiện Đại Thừa, chẳng phải là chân chánh Đại Thừa. Do thế lực ngu si, kiêu mạn của chính ḿnh, kẻ đó nhất định có sức lực, có sức mạnh xă hội. V́ kẻ đó kéo bè kết đảng công kích kẻ khác, người tin theo hắn vẫn chẳng ít. Càng tới thời Mạt Pháp, kẻ tin hắn càng nhiều. Làm người tốt không được nữa. Hiện thời chẳng thể nói chuyện [làm người tốt] được nữa! Quư vị nói hắc đạo không tốt, nhưng có quốc gia nào chẳng có xă hội đen, đảng phái nào mà chẳng có những kẻ đen tối? Tới thời này là thời Mạt Pháp. Những kẻ đó trá xưng Đại Thừa, mọi người phải chú ư chữ Trá, chúng chẳng phải là người Đại Thừa thật sự. Do thế lực của bọn chúng, bèn hủy báng, chướng ngăn, ẩn giấu chánh pháp tam thừa, chẳng cho lưu truyền, ghen ghét người tu học pháp tam thừa. Người nào tuyên truyền chánh pháp, sẽ bị kẻ đó ghen ghét. Hiện thời, ngoại đạo ghen ghét, chín mươi sáu loại ngoại đạo ghen ghét đức Phật khôn cùng! [Ở đây, những kẻ trá xưng Đại Thừa] phỉ báng, hủy nhục [người học pháp tam thừa], khiến cho họ chẳng có oai thế.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Nhất thiết quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn, cập chư Bồ Tát Ma Ha Tát, vị dục lợi lạc nhất thiết hữu t́nh, dĩ đại bi lực hộ tŕ nhị sự. Nhất giả, vị dục thiệu long Tam Bảo chủng tánh, thường linh bất tuyệt, xả tục xuất gia, thế trừ tu phát, bị phục ca-sa. Nhị giả, tam thừa xuất yếu Tứ Thánh Đế đẳng tương ứng chánh pháp. Như thị nhị sự, duy Phật Thế Tôn, cập đại Bồ Tát năng thiện hộ tŕ, phi chư Thanh Văn, Độc Thắng Giác đẳng, diệc phi bách thiên na-dữu-đa số Đại Phạm Thiên Vương, cập Thiên Đế Thích vương, tứ đại châu Chuyển Luân Vương đẳng sở năng hộ tŕ.

          ()善男子,一切過去、未來、現在諸佛世尊,及諸菩薩摩訶薩,為欲利樂一切有情,以大悲力護持二事:一者、為欲紹隆三寶種姓常令不絕,舍俗出家,剃除鬚髮,被服袈裟;二者、三乘出要四聖諦等相應正法。如是二事,唯佛世尊及大菩薩能善護持,非諸聲聞、獨勝覺等,亦非百千那庾多數大梵天王及天帝釋王、四大洲轉輪王等所能護持。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Hết thảy quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật Thế Tôn và các Bồ Tát Ma Ha Tát v́ muốn lợi lạc hết thảy hữu t́nh, dùng sức đại bi hộ tŕ hai sự: Một là v́ muốn tiếp nối hưng thịnh chủng tánh Tam Bảo, thường chẳng dứt tuyệt, xả tục xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác mặc ca-sa. Hai là các pháp xuất thế trọng yếu trong tam thừa như Tứ Thánh Đế v.v… tương ứng chánh pháp. Hai chuyện như thế, chỉ có Phật Thế Tôn và đại Bồ Tát là có thể khéo hộ tŕ, chẳng phải là các hàng Thanh Văn, Độc Thắng Giác v.v… cũng chẳng phải trăm ngàn na-dữu-đa các Đại Phạm Thiên Vương và Thiên Đế Thích Vương, các Chuyển Luân Vương trong bốn đại bộ châu mà có thể hộ tŕ).

 

          Các vị đại Bồ Tát và chư Phật v́ lợi ích hết thảy chúng sanh, dùng sức đại bi hộ tŕ hai chuyện. “Nhất giả, vị dục thiệu long Tam Bảo chủng tánh, thường linh bất tuyệt, xả tục xuất gia, thế trừ tu phát, bị phục ca-sa” (Một là v́ muốn tiếp nối hưng thịnh chủng tánh Tam Bảo thường chẳng dứt tuyệt, xả tục xuất gia, cạo bỏ râu tóc, khoác mặc ca-sa). Đấy là dùng sức đại bi để hộ tŕ chuyện thứ nhất, tức là khiến cho Tam Bảo thường được lưu truyền chẳng dứt, thường chẳng bị đoạn tuyệt. Như thế nào th́ mới có thể khiến cho chủng tánh Tam Bảo chẳng đoạn? Phải hộ tŕ người xuất gia để trụ tŕ Tam Bảo. Bản thân Tăng nhân là như vậy, họ cạo bỏ râu tóc, khoác đắp ca-sa, vẫn chưa bàn đến chuyện họ có tŕ giới hay không. Tŕ giới th́ càng tốt hơn! Chỉ cần có thể khoác đắp ca-sa, xả tục xuất gia, cạo bỏ râu tóc, họ đă làm được bước đầu tiên ấy, th́ cũng đă tốt lắm rồi!

          “Nhị giả, tam thừa xuất yếu Tứ Thánh Đế đẳng tương ứng chánh pháp” (Hai là các pháp xuất thế trọng yếu trong tam thừa như Tứ Thánh Đế v.v… tương ứng chánh pháp): Điểm thứ hai là phải hộ tŕ tam thừa xuất yếu, tức là đạo trọng yếu để xuất thế [trong tam thừa]. Bất luận Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, hay Bồ Tát Thừa, điều thứ nhất là phải kiến lập xuất ly tâm, ắt phải có tâm xuất ly tam giới khổ hải. Chẳng có cái tâm ấy, thứ ǵ cũng đều chẳng thành. Xuất ly tâm là điểm chung của tam thừa. Tứ Thánh Đế, tức Khổ, Tập, Diệt, Đạo là Tứ Thánh Đế. Thanh Văn Thừa nói Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chính ḿnh đă chứng đắc, tức chứng đắc Niết Bàn là đủ rồi. Bồ Tát Thừa khác hẳn, dẫu nhiều người như vậy, đợi cho họ đă đều liễu thoát rồi, ta mới liễu thoát. Địa Tạng Bồ Tát đợi họ đều thành Phật cả rồi, Ngài mới thành Phật, mong trọn hết trách nhiệm độ chúng sanh. Đấy là “tương ứng hết thảy chánh pháp”. Khổ, Tập, Diệt, Đạo là pháp Tứ Thánh Đế, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa tức Độc Giác Thừa đều phải trọn đủ.

          “Như thị nhị sự” (hai sự như thế) chỉ có chư Phật Thế Tôn và bậc đại Bồ Tát mới có thể khéo hộ tŕ, chẳng phải hàng Thanh Văn, Duyên Giác mà có thể làm được, cũng chẳng phải trăm ngàn na-dữu-đa Đại Phạm Thiên Vương và Thiên Đế Thích Thiên, các Chuyển Luân Vương trong bốn đại bộ châu có thể hộ tŕ được. Chỉ có Phật và đại Bồ Tát mới có thể hộ tŕ.

 

          (Kinh) Ư vị lai thế, thử Phật độ trung, hữu Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la vương, kiến y ngă pháp nhi đắc xuất gia, thế trừ tu phát, bị ca-sa giả, phương tiện tứ cầu sở phạm quá thất, dĩ chủng chủng duyên, ha mạ, hủy nhục, hoặc gia tiên trượng, hoặc bế lao ngục, hoặc đoạt tư cụ, hoặc thoát ca-sa, phế linh hoàn tục, sử tác chủng chủng cư gia sự nghiệp, hoặc hoành khu dịch, hoặc lạm tẫn khiển, hoặc đoạn ẩm thực, hoặc hại thân mạng. Bỉ Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la vương, dĩ kỷ ngu si, kiêu mạn thế lực, hủy nhục, trích phạt chư Phật, Bồ Tát dĩ đại bi lực cộng sở hộ tŕ ngă chư đệ tử, phỉ báng, hủy diệt chư Phật, Bồ Tát dĩ đại bi lực cộng sở hộ tŕ ngă thậm thâm pháp, ư kỳ tam thế chư Phật, Bồ Tát cộng sở hộ tŕ tam thừa chánh pháp, chướng tế, ẩn một, bất linh lưu bố.

          ()於未來世此佛土中,有剎帝利旃荼羅王,見依我法而得出家,剃除鬚髮、被袈裟者,方便伺求所犯過失,以種種緣呵罵毀辱,或加鞭杖,或閉牢獄,或奪資具,或脫袈裟廢令還俗使作種種居家事業,或橫驅役,或濫擯遣,或斷飲食,或害身命。彼剎帝利旃荼羅王,以己愚癡憍慢勢力,毀辱謫罰諸佛菩薩以大悲力共所護持我諸弟子,誹謗毀滅諸佛菩薩以大悲力共所護持我甚深法,於其三世諸佛菩薩共所護持三乘正法,障蔽隱沒,不令流佈。

          (Kinh: Trong đời vị lai, nơi cơi Phật này, có vua Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la thấy người nương theo pháp của ta để xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa, bèn dùng các phương tiện bươi móc lỗi lầm người ấy đă phạm, dùng đủ mọi duyên quở trách, chửi bới, hủy nhục, hoặc đánh bằng roi, gậy, hoặc nhốt vào tù, hoặc tước đoạt các vật dụng cần dùng, hoặc lột ca-sa, bắt phải hoàn tục, sai người đó làm các thứ sự nghiệp tại gia, hoặc ngang ngược sai khiến họ phục dịch, hoặc lạm quyền xua đuổi, hoặc cắt lương thực, hoặc hại thân mạng. Vua Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la ấy dùng thế lực ngu si, kiêu mạn của chính ḿnh để hủy nhục, trừng phạt các đệ tử của ta là những người được chư Phật và Bồ Tát cùng dùng sức đại bi hộ tŕ, phỉ báng, hủy diệt pháp rất sâu của ta do chư Phật và Bồ Tát cùng dùng sức đại bi hộ tŕ, chướng lấp, ẩn giấu chánh pháp tam thừa được chư Phật và Bồ Tát cùng hộ tŕ, khiến cho pháp ấy chẳng được lưu truyền).

 

          Đoạn này nói về lúc Mạt Pháp. Có ác vương, Chiên-đồ-la (Caṇḍāla) nghĩa là “ác độc, chẳng có thiện tín”. Hắn thấy các vị xuất gia, tức là hàng xuất gia cạo bỏ râu tóc, nương theo Phật pháp để xuất gia, bèn bươi móc các loại lỗi lầm của họ. “Tứ sát” (伺察) là t́m kiếm, bươi móc những lỗi lầm đă phạm. Dùng đủ mọi nhân duyên để quở trách, chửi mắng, hủy nhục, cho đến dùng roi, gậy đánh đập những người xuất gia. Những chuyện đó thuộc về trách phạt! Hoặc là tống họ vào lao ngục. Trong quá khứ, cũng có loại t́nh huống này. Đời Minh lẫn triều Măn Thanh đều có. Mọi người thấy Tử Bách lăo nhân và Hám Sơn đại sư đều từng bị tù. Tử Bách lăo nhân chết trong nhà giam. Vào thời Măn Thanh, lạt-ma, ḥa thượng cũng [mắc nạn] rất nhiều. Như gần đây nhất là Bát Chỉ đầu đà tức Tế Thiền đại sư cũng từng bị giam. Vào thời Mạt Pháp, luôn có hiện tượng này!

          Khi đó, thiện căn của chúng sanh mỏng, ít, kẻ làm quốc vương có phước đức. Do phước đức từ nhiều đời bao kiếp đă chín muồi, kẻ đó làm quốc vương. Trong thời Mạt Pháp, hắn thấy người xuất gia, thấy người nương theo Phật pháp để xuất gia bèn bươi móc lỗi lầm của họ. Như Hám Sơn đại sư và Tử Bách lăo nhân bị Hoàng Thái Hậu liên lụy, v́ hoàng đế [Vạn Lịch, tức Minh Thần Tông] và Hoàng Thái Hậu có mâu thuẫn. Thái Hậu tôn kính các Ngài làm thầy, cúng cho các Ngài rất nhiều tiền để dựng chùa, nhà vua [do mê Đạo giáo] liền vịn vào cớ ấy để nhốt các Ngài vào tù. Trong nhà tù, chẳng cho những người xuất gia chúng tôi nói chuyện với nhau, buồng giam cũng khác nhau. Sau đó, cho ra lao động, dẫu nghiêm ngặt cỡ nào, khi cho ra hóng gió, cũng có thể tṛ chuyện. Tôi biết họ được Phật, Bồ Tát gia tŕ. Hễ nói ra, sẽ khiến cho mọi người cảm thấy rất chẳng thể nghĩ bàn. Trong ấy, có chứa đựng sự linh cảm gia tŕ của Phật, Bồ Tát.

          Chuyện kiểu này có khi là Cộng Nghiệp, gọi là Kiếp Trược. Vào lúc đó, mọi người đều phạm Cộng Nghiệp. Kẻ bức hại chúng ta cũng là cả một tập đoàn. Vậy th́ kẻ bị hại cũng là một nhóm người. Bất luận tại gia hay xuất gia, đều là kẻ bị hại. Do cộng nghiệp trong quá khứ của quư vị cảm vời, ắt phải hứng chịu. Tiêu hết nợ, được gia tŕ, tùy thuộc công lực của quư vị như thế nào, tùy thuộc quư vị đền trả như thế nào! Thật sự đến lúc đó, thấy hết thảy đều là Không, sẽ chẳng sao cả! Nh́n từ hiện tướng (h́nh tướng biểu hiện), dường như rất tệ, nhưng nh́n từ thực chất, do đă thọ báo rồi, cũng sẽ chẳng c̣n nữa. Đấy cũng là bản thể của Tập [trong Tứ Thánh Đế].

          Do vậy, vào thời Mạt Pháp, ác vương đó thấy người mặc ca-sa bèn chẳng hoan hỷ cho lắm, dùng đủ mọi duyên để quở mắng, chửi bới, hủy nhục, cho đến dùng roi đánh, nhốt vào lao ngục, tịch thâu hết các vật dụng cần dùng của đại chúng Tăng trong chùa miếu, khiến họ chẳng thể sống nổi, chẳng cho họ làm ḥa thượng nữa. Hoặc cưỡng bức họ cởi ca-sa hoàn tục. Không chỉ hoàn tục, mà c̣n bắt họ làm những chuyện của người tại gia. Hoặc ngang ngược sai khiến họ làm kẻ phục dịch, coi họ như đầy tớ hèn mọn. Hoặc lạm quyền tẫn xuất. Lạm quyền tẫn xuất tức là chẳng dựa theo quy chế của đức Phật, chẳng dựa theo Tăng pháp để tẫn xuất, mà là lạm quyền tẫn xuất.

          Hoặc cắt đứt thực phẩm, hoặc hại sanh mạng của họ. Gă ác quốc vương ấy do bản thân ngu si, dùng thế lực kiêu mạn để hủy nhục các vị đệ tử xuất gia, cho đến phỉ báng, hủy diệt. Tức là hủy diệt Tăng, hủy diệt Pháp. Nếu chẳng có Tăng, chẳng có Pháp, tượng Phật cũng bị hủy diệt. Đó là hủy diệt Tam Bảo. Chánh pháp Đại Thừa do tam thế chư Phật hộ tŕ bị kẻ đó hủy diệt, sẽ chướng lấp, ẩn mất, pháp chẳng thể lưu truyền. Như tại Đài Loan, dùng h́nh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát để quảng cáo, đầy đường đều là như vậy. Bao b́ có in h́nh Ngài bị xé rách, vứt đầy đường. Như thế th́ tuy chẳng phải là diệt pháp, nhưng làm kiểu đó chẳng khác Đại Lục cho lắm, căn bản là không tôn kính. Cái nghiệp ấy cũng lớn, mọi người dùng văn vật Phật giáo để tuyên truyền, tạp chí cũng sử dụng [h́nh Phật, Bồ Tát] tràn lan. Kể ra, chúng ta có những đạo hữu tin Phật, thấy h́nh tượng Phật trên các tạp chí đó, quư vị có cảm tưởng ǵ? Rất nhiều thứ bị vứt loạn xạ! Thậm chí tại các xưởng in kinh, những thứ ấn phẩm [có h́nh tượng Phật, Bồ Tát] bị hư rách vứt đầy mặt đất. Đó là làm ǵ? Công đức in kinh và chuyện tổn phước gần như tương đương, đều là hiện tượng hủy diệt Phật pháp. Chẳng phải là được tam thế chư Phật hộ tŕ ư? V́ sao c̣n bị hủy diệt? Nghiệp lực của chúng sanh c̣n lớn hơn Phật lực. Nếu không lớn hơn Phật lực, Phật đă độ chúng ta hết rồi! Do nghiệp chướng của chúng ta ngăn trở, chẳng thể vượt qua được, cho nên chẳng thể lưu truyền!

 

          (Kinh) Hữu Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la vương, năi chí Phiệt-xá, Thú-đạt-la đẳng Chiên-đồ-la nhân, nhược nam, nhược nữ, ngu si, kiêu mạn, tự hiệu Đại Thừa, bỉ nhân thượng phi Thanh Văn, Độc Giác Nhị Thừa pháp khí, huống thị vô thượng Đại Thừa pháp khí? Vị cầu lợi dưỡng, cung kính, danh dự, cuống hoặc thế gian ngu si tạp loại, tự ngôn “ngă đẳng thị Đại Thừa nhân”, báng hủy Như Lai Nhị Thừa chánh pháp. Như thị nhân đẳng, ngu si, siểm khúc, kiêu mạn, tật đố, xan tham nhân duyên, hủy ngă pháp nhăn, linh tốc ẩn diệt. Bỉ ư tam thế nhất thiết chư Phật phạm đại quá tội, diệc ư tam thế nhất thiết Bồ Tát phạm đại quá tội. Hựu ư tam thế nhất thiết Thanh Văn phạm đại quá tội, bất cửu tiện đương chi thể phế khuyết, tao ngộ chủng chủng trọng ác tật bệnh. Bỉ Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la vương, năi chí Phiệt-xá, Thú-đạt-la đẳng Chiên-đồ-la nhân, nhược nam, nhược nữ, do tạo ác nghiệp, khởi đảo kiến cố, tổn đoạn nhất thiết sở hữu thiện căn. Tuy phục hữu thời đa tu thí phước, ư vị lai thế, đương sanh quỷ thú, bàng sanh thú trung, thọ phú lạc quả, nhi bỉ thân trung, thượng bất năng khởi Sắc, Vô Sắc Giới hạ liệt thiện căn, huống đương năng chủng Thanh Văn, Độc Giác, cập Vô Thượng Thừa, vô công dụng khởi Nhất Thiết Trí trí thiện căn chủng tử? Hựu linh kỳ thiệt vi bệnh sở hại, ư đa nhật dạ, kết thiệt bất ngôn, thọ chư khổ độc, thống thiết nan nhẫn, mạng chung định đương sanh ư Vô Gián đại địa ngục trung.

          ()有剎帝利旃荼羅王,乃至筏舍、戍達羅等旃荼羅人,若男若女,愚癡憍慢,自號大乘,彼人尚非聲聞、獨覺二乘法器,況是無上大乘法器?為求利養、恭敬、名譽,誑惑世間愚癡雜類,自言我等是大乘人,謗毀如來二乘正法。如是人等,愚癡、諂曲、憍慢、嫉妒、慳貪因緣,毀我法眼,令速隱滅。彼於三世一切諸佛,犯大過罪;亦於三世一切菩薩,犯大過罪;又於三世一切聲聞,犯大過罪;不久便當肢體廢缺,遭遇種種重惡疾病。彼剎帝利旃荼羅王,乃至筏舍、戍達羅等旃荼羅人,若男若女,由造惡業起倒見故,損斷一切所有善根。雖復有時多修施福,於未來世,當生鬼趣、傍生趣中,受富樂果;而彼身中,尚不能起色、無色界下劣善根,況當能種聲聞、獨覺及無上乘無功用起一切智智善根種子?又令其舌為病所害,於多日夜結舌不言,受諸苦毒痛切難忍,命終定當生於無間大地獄中。

          (Kinh: Có vua Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la cho tới những kẻ Phiệt-xá, Thú-đạt-la Chiên-đồ-la v.v… dù nam hay nữ, ngu si, kiêu mạn, tự xưng là Đại Thừa. Những kẻ đó c̣n chẳng phải là pháp khí của Thanh Văn, Độc Giác Nhị Thừa, huống hồ là pháp khí của vô thượng Đại Thừa! V́ cầu lợi dưỡng, cung kính, danh dự, mà dối gạt các hạng người ngu si trong thế gian, tự nói “chúng ta là bậc Đại Thừa”, hủy báng chánh pháp Nhị Thừa của Như Lai. Những kẻ như thế do nhân duyên ngu si, siểm khúc, kiêu mạn, ghen tỵ, keo kiệt, tham lam, mà hủy hoại pháp nhăn của ta, khiến cho mau chóng ẩn diệt. Những kẻ đó phạm tội lỗi lớn đối với ba đời hết thảy chư Phật, cũng phạm tội lỗi lớn đối với ba đời hết thảy Bồ Tát. Lại phạm tội lỗi lớn đối với ba đời hết thảy Thanh Văn. Chẳng lâu sau, sẽ bị tứ chi tàn phế, thiếu khuyết, gặp đủ các loại bệnh tật nặng nề, ngặt nghèo. Vua Sát-đế-lợi Chiên-đồ-la ấy cho đến bọn Phiệt-xá, Thú-đạt-la Chiên-đồ-la, dù nam hay nữ, do tạo ác nghiệp, dấy lên tri kiến điên đảo, tổn hại, đoạn dứt hết thảy các thiện căn họ vốn có. Tuy có lúc tu nhiều phước bố thí, trong đời vị lai, sẽ sanh vào đường quỷ, hay đường bàng sanh, hưởng quả giàu vui, nhưng nơi thân họ, c̣n chẳng thể khởi lên các căn lành kém hèn trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới, huống hồ có thể gieo chủng tử của trí Nhất Thiết Trí vô công dụng trong Thanh Văn, Độc Giác, và Vô Thượng Thừa ư? Lại c̣n khiến cho những kẻ đó mắc bệnh về lưỡi. Trong nhiều ngày đêm, bị đớ lưỡi chẳng thể nói được, chịu các nỗi khổ độc, đau đớn cùng cực, khó thể chịu đựng. Mạng chung, chắc chắc sẽ sanh vào đại địa ngục Vô Gián).

 

          Đoạn này nói ǵ vậy? Ác vương ấy cho đến các kẻ ác, dân ác ấy, cho đến đại thần, tể quan, bất luận nam nữ, do họ ngu si, chẳng có trí huệ, kiêu ngạo, tự măn, tự xưng là Đại Thừa, học pháp Đại Thừa, muốn báng bổ pháp Thanh Văn, báng bổ pháp Duyên Giác, thậm chí chẳng cho phép lưu truyền. Đức Phật nói hạng người ấy ngay cả “Thanh Văn, Độc Giác Nhị Thừa pháp khí” c̣n chẳng có! Chẳng có thiện căn, họ làm sao có thể tiến nhập vô thượng Đại Thừa pháp khí cho được? Chỉ có thể là mắc tội báng pháp. Nhưng kẻ đó v́ “cầu lợi dưỡng, cung kính, danh dự”,dối gạt “cuống hoặc thế gian ngu si tạp loại” (lường gạt mê hoặc các loài ngu si trong thế gian). “Tạp loại” (雜類) là nói đến các chúng sanh, nói đến loài người. V́ mục đích này, những kẻ đó nói chính ḿnh học Đại Thừa, chẳng cần đến pháp Nhị Thừa, chẳng cần pháp mười hai nhân duyên của Thanh Văn và Duyên Giác, cho nên chẳng cho phép lưu thông bất cứ một pháp [Nhị Thừa] nào, dần dần chúng sẽ bị mất đi. Đấy là hủy báng chánh pháp Nhị Thừa của Như Lai.

          “Như thị nhân đẳng ngu si, siểm khúc, kiêu mạn, tật đố, xan tham” (những kẻ như thế ngu si, siểm khúc, kiêu mạn, ghen ghét, keo kiệt, tham lam), do các thứ nhân duyên ấy, cho nên hủy hoại pháp nhăn của ta, khiến cho pháp nhăn nhanh chóng bị ẩn diệt. Pháp là huệ nhăn của chư Phật, cũng là pháp nhăn của chư Phật. Những pháp ấy quư vị rất khó liễu giải được! Có thể nghe danh tự đă chẳng dễ dàng. Hiện thời, có rất nhiều danh tự kinh luận chúng ta không nghe nói đến, do chẳng có ai nói, quư vị sẽ chẳng nghe biết. Như kinh Đại Tập Thập Luân, không nói tới đạo hữu tại gia, người xuất gia chúng tôi, rất nhiều người nghe danh tự của bộ kinh này đều rất ngỡ ngàng! Chưa hề nghe nói đến, mà cũng chẳng có ai phê chú. Trong quá khứ, các bậc đại đức chẳng đề xướng, sẽ chẳng có ai nói. V́ thời ấy, có rất nhiều thành kiến, chấp trước, cho rằng đây là pháp Tiểu Thừa, [cho rằng] kinh Địa Tạng toàn nói về quỷ thần, Địa Tạng Bồ Tát ở trong địa ngục cũng chẳng thừa nhận Ngài là đại Bồ Tát. Nay nhằm thời Mạt Pháp, hiện tượng ǵ cũng đều có. Quư vị chưa hề nghe nói, làm sao có thể học cho được? Chẳng thể học!

          Đối với pháp Nhị Thừa, [tại Trung Hoa], cũng chỉ [nhắc đến] kinh A Hàm và luận Câu Xá. Lúc tôi xuất gia, học các pháp ấy rất ít. Về sau, do giao thiệp với Sri Lanka và Thái Lan, chúng ta cũng gởi Tăng sinh du học đến các quốc gia ấy, hoặc từ Nhật Bản truyền vào. Họ coi trọng kinh A Hàm và Nam Truyền Phật giáo, chẳng hủy báng. Trước kia, Nam Truyền Phật giáo chẳng truyền vào Đại Lục được. Đại Lục chỉ có Thiền Tông, cho nên vào lúc Thiền Tông hưng thịnh nhất, rất nhiều pháp bị ẩn mất. V́ sao? Vào lúc Tam Vũ diệt Phật, không cho phép học, không cho phép tu, chẳng có cách nào, không cho phép quư vị xuất gia! Các vị đại đức bèn ẩn cư trong núi, chỉ có thể tham Thiền, chẳng có kinh sách để đọc. Do vậy, riêng Thiền Tông hưng thịnh, trong thời diểm ấy, rất nhiều kinh đều bị ẩn diệt.      V́ thế, quốc vương có mối quan hệ rất trọng yếu. Nếu quốc vương là đệ tử Tam Bảo, mạnh mẽ đề xướng Phật giáo, nhân dân cũng gieo phước dễ dàng! Nhưng bọn họ v́ tiếng tăm, lợi dưỡng, lừa bịp, gạt gẫm thế gian, cho nên mới đề xướng hủy diệt pháp Nhị Thừa. Pháp Nhị Thừa cũng được tam thế chư Phật hộ tŕ, [thế mà] họ (các ác quốc vương) chẳng cho phép học tập, sẽ phạm tội lỗi rất nặng. Sẽ gặp phải quả báo ǵ vậy? Tứ chi tàn phế, thiếu khuyết, mắc phải đủ loại bệnh tật nặng nề, ngặt nghèo. Những kẻ ác tánh ấy, dù nam hay nữ, do tạo ác kiến ấy, tạo ác nghiệp ấy, dấy khởi tri kiến điên đảo. Tri kiến điên đảo chính là coi chánh pháp là phi pháp, coi phi pháp là chánh pháp. Tri kiến điên đảo khiến cho hết thảy thiện căn trước hết là cứ giảm thiểu măi cho đến khi toàn bộ bị đoạn tuyệt. Hết thảy tất cả thiện căn, kể cả thiện căn đă gieo và phước báo đă vun bồi trong quá khứ đều bị hủy diệt trong đời này. Khi gieo thiện căn, tu phước ở nơi đây, sẽ rất khó khăn.

          Phước đức tích lũy cũng rất dễ dàng mất đi, chẳng kiên cố. Đức Phật gọi các chúng sanh ấy là “mao đạo phàm phu” (毛道凡夫), [hàm ư] giống như sợi lông trên không trung, chẳng cần có gió to, băo lớn, chỉ một tí gió nhẹ đă thổi bay quư vị, v́ quư vị chẳng định được! Có những kẻ tuy là ác tánh, nhưng do một chút thiện căn phát khởi, có phước do tu bố thí, do phước ấy, sẽ được thọ dụng, nhưng kẻ đó sanh vào đường quỷ, hoặc vào đường bàng sanh. Nói là trâu ngựa, hoặc là biến thành đại chúng, sanh trong loài bàng sanh, kẻ ấy cũng hưởng phước lạc quả!

          Tại Ấn Độ, “hung tượng quải anh lạc” (voi thơm đeo anh lạc), trong quốc độ này, chúng ta cũng có thể trông thấy. Như các vua Mông Cổ, tọa kỵ của họ là ngựa, những con ngựa ấy hưởng thụ sướng hơn nông nô rất nhiều! Một con ngựa luôn có hai nô lệ chăm sóc thớt ngựa ấy, họ được gọi là “mă phu” (kẻ chăn ngựa). Khi chúng tôi ở Đông Bắc, lúc ấy, chẳng có xe hơi, chẳng có phi cơ, thổ phỉ và quân đội đều cưỡi ngựa. Các tướng lănh cao cấp từ sư trưởng trở lên, các thớt ngựa của họ được cho ăn rất đầy đủ, do những người chăn ngựa phụng dưỡng. Đó gọi là “bàng sanh hưởng phước báo”. Voi tại Ấn Độ rất khổ, phải chở nặng rất nhiều, nhưng có những con voi có phước báo, đặc biệt là “hương tượng quải anh lạc”, có hàm nghĩa ấy!

          Tuy có phước báo ấy, kẻ đó vẫn rơi vào quỷ đạo, đại lực quỷ vương là như thế đó. Các loại chúng sanh như vậy, trong đời hiện tại chẳng có thiện căn sanh thiên. [Kinh văn nói đến] Sắc Giới và Vô Sắc Giới tức là sanh thiên, họ chẳng có phước đức ấy. Ngay cả phước đức kém cỏi mà c̣n chẳng có, làm sao có thể gieo thiện căn Thanh Văn, Độc Giác, và Vô Thượng Thừa cho được? Cho đến chủng tử thiện căn của trí Nhất Thiết Trí, những kẻ đó chẳng có thiện căn Phật pháp, chẳng có thiện căn Thanh Văn và Độc Giác. Vô thượng thừa, vô công dụng, trí Nhất Thiết Trí, các chủng tử thiện căn ấy càng chẳng có. Đồng thời, do báng pháp trong đời hiện tại, khiến cho những kẻ đó bị bệnh lưỡi, v́ báng pháp đều là do miệng hủy báng. Khi gặp phải quả báo, sẽ “vị bệnh sở hại, đa nhật dạ kết thiệt bất ngôn” (bị mắc bệnh trong nhiều ngày đêm, đớ lưỡi chẳng nói được), nói chẳng nên lời. “Thọ chư khổ độc, thống thiết nan nhẫn, mạng chung định đương sanh ư Vô Gián đại địa ngục trung” (chịu các nỗi khổ độc, đau đớn cùng cực, khó thể chịu đựng, mạng chung nhất định sẽ sanh trong đại địa ngục Vô Gián), sau khi chết sẽ đọa địa ngục!

 

          (Kinh) Thị cố Như Lai từ bi lân mẫn nhất thiết chân thiện Sát-đế-lợi vương, năi chí chân thiện Thú-đạt-la đẳng, nhược nam, nhược nữ, linh đắc trường dạ lợi ích an lạc, ân cần, khẩn thiết, tác như thị ngôn: “Nhữ đẳng ưng đương ư quy ngă pháp, thế trừ tu phát, bị phiến ca-sa, xuất gia nhân sở, thận vật năo loạn, cơ ha, trích phạt. Ư ngă sở thuyết tam thừa chánh giáo, thận vật báng hủy, chướng tế, ẩn một. Nhược vi ngă ngôn, nhi cố tác giả, sở hoạch tội báo như tiền quảng thuyết”.

          ()是故如來慈悲,憐愍一切真善剎帝利王,乃至真善戍達羅等,若男若女,令得長夜利益安樂,慇勤懇切作如是言:汝等應當於歸我法,剃除鬚髮、被片袈裟出家人所,慎勿惱亂譏呵謫罰。於我所說三乘正教,慎勿謗毀、障蔽、隱沒。若違我言而故作者,所獲罪報如前廣說

          (Kinh: V́ vậy, Như Lai từ bi thương xót hết thảy các vua chân thiện Sát-đế-lợi cho đến chân thiện Thú-đạt-la v.v… dù nam hay nữ, khiến cho họ được lợi ích, an lạc trong đêm dài, bèn ân cần, khẩn thiết, nói như thế này: “Đối với người xuất gia quy y pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, khoác một mảnh ca-sa, các ngươi hăy nên cẩn thận, đừng năo loạn, chê bai, quở trách, trừng phạt. Đối với chánh giáo tam thừa do ta đă nói, hăy cẩn thận, đừng hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu. Nếu trái lời ta, cố ư làm, sẽ mắc tội báo như đă nói rộng trong phần trên”).

 

          Trong chủng tánh thấp hèn, cũng có người phát tâm, nhưng kẻ tánh ác chẳng phát tâm. Cũng có chân thiện Thú-đạt-la tốt lành, tuy đời này, họ đọa vào chủng tánh thấp hèn. Trong số đó, cũng có người làm nghề đồ tể, nhưng họ giác ngộ hết thảy, buông dao mổ xuống, chẳng làm nghề ấy nữa. Bữa trước, chúng tôi có nói mười nhà thổ bằng một tiệm rượu, mở khách sạn bán rượu, người ấy đổi nghề chẳng làm khách sạn nữa, đă tỉnh ngộ. Nhưng chuyện này rất khó, đă hăm vào đó, mà c̣n có thể giác ngộ, rất khó! Ắt cần phải do cái nhân lành trong đời trước đă chín muồi! Đối với những người đó, bất luận nam hay nữ, đều làm cho họ vĩnh viễn thọ dụng lợi ích và yên vui.

          Do vậy, đức Phật ân cần, khẩn thiết nói với họ: “Nhữ đẳng ưng đương ư quy ngă pháp, thế trừ tu phát, bị phiến ca-sa, xuất gia nhân sở, thận vật năo loạn, cơ ha, trích phạt” (Đối với người xuất gia, quy y pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, khoác một mảnh ca-sa, các ngươi hăy nên cẩn thận đừng năo loạn, chê bai, quở trách, trừng phạt): Ngàn vạn lần đừng nên năo hại những người ấy. Đối với chánh pháp tam thừa do ta đă nói, “thận vật báng hủy, chướng tế, ẩn một” (hăy cẩn thận, đừng hủy báng, chướng lấp, ẩn giấu). Nếu như trái nghịch lời dạy của ta, “nhi cố tác giả” (cố ư làm), “sở hoạch tội báo như tiền quảng thuyết” (sẽ mắc tội báo như đă nói rộng trong phần trước), tức là không chỉ chuốc lấy tội báo đọa địa ngục trong vị lai, mà c̣n trong đời này, hoặc là lưỡi chẳng thể nói được, cho đến bị đứt mất chân tay, các thứ bệnh khổ.

 

          (Kinh) Sở dĩ giả hà? Thử quy ngă pháp, thế trừ tu phát, bị xích ca-sa, xuất gia h́nh tướng, năi thị quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật, Bồ Tát đại bi thần lực chi sở hộ tŕ. Thử thế tu phát, bị xích ca-sa, xuất gia oai nghi, thị chư hiền thánh giải thoát tràng tướng, diệc thị nhất thiết Thanh Văn Thừa nhân thọ dụng giải thoát pháp vị tràng tướng, diệc thị nhất thiết Độc Giác Thừa nhân thọ dụng giải thoát pháp vị tràng tướng, diệc thị nhất thiết Đại Thừa chi nhân thọ dụng giải thoát pháp vị tràng tướng. Như Lai sở thuyết tam thừa chánh pháp, diệc thị tam thế chư Phật, Bồ Tát đại bi thần lực chi sở hộ tŕ, thị chư hiền thánh giải thoát y chỉ, diệc thị nhất thiết Thanh Văn Thừa nhân thọ dụng giải thoát pháp vị y chỉ, diệc thị nhất thiết Độc Giác Thừa nhân thọ dụng giải thoát pháp vị y chỉ, diệc thị nhất thiết Đại Thừa chi nhân thọ dụng giải thoát pháp vị y chỉ.

          ()所以者何?此歸我法,剃除鬚髮、被赤袈裟出家形相,乃是過去、未來、現在諸佛菩薩,大悲神力之所護持。此剃鬚發、被赤袈裟出家威儀,是諸賢聖解脫幢相;亦是一切聲聞乘人,受用解脫法味幢相;亦是一切獨覺乘人,受用解脫法味幢相;亦是一切大乘之人,受用解脫法味幢相。如來所說三乘正法,亦是三世諸佛菩薩,大悲神力之所護持,是諸賢聖解脫依止;亦是一切聲聞乘人,受用解脫法味依止;亦是一切獨覺乘人,受用解脫法味依止;亦是一切大乘之人,受用解脫法味依止。

          (Kinh: V́ cớ sao vậy? Những người ấy quy y pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, mặc sa-sa đỏ, mang h́nh tướng xuất gia, được thần lực đại bi của quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật, Bồ Tát hộ tŕ. Những người có oai nghi xuất gia, cạo râu tóc, mặc ca-sa đỏ ấy là tràng tướng giải thoát của các vị hiền thánh, cũng là pháp vị giải thoát tràng tướng được thọ dụng bởi hết thảy những người thuộc Thanh Văn Thừa, cũng là pháp vị giải thoát tràng tướng được thọ dụng bởi hết thảy những người thuộc Độc Giác Thừa, cũng là pháp vị giải thoát tràng tướng được thọ dụng bởi hết thảy những người thuộc Đại Thừa. Chánh pháp tam thừa do Như Lai đă nói cũng được thần lực đại bi của tam thế chư Phật và Bồ Tát hộ tŕ, là chỗ y chỉ để giải thoát cho các vị hiền thánh, cũng là chỗ y chỉ để thọ dụng pháp vị giải thoát cho hết thảy những người thuộc Thanh Văn Thừa, cũng là chỗ y chỉ để thọ dụng pháp vị giải thoát cho hết thảy những người thuộc Độc Giác Thừa, cũng là chỗ y chỉ để thọ dụng pháp vị giải thoát cho hết thảy những người thuộc Đại Thừa).

 

          V́ sao ta phải nói như vậy? “Thử quy ngă pháp, thế trừ tu phát, bị xích ca-sa xuất gia h́nh tướng” (những người ấy quy y pháp ta, cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa đỏ, có h́nh tướng xuất gia). Kiểu h́nh tướng ấy thể hiện tướng trạng của vị Tăng xuất gia. Oai nghi, hành động, cho đến một mảnh ca-sa của các vị xuất gia đắp ca-sa, cạo bỏ râu tóc ấy chính là “giải thoát tràng tướng”. Tướng pháp tràng có nghĩa là tạo lập chánh pháp”. Quư vị trông thấy những người ấy, bèn nghĩ tới Phật, nghĩ tới Pháp. Đức Phật thuyết pháp nhằm dạy chúng ta giải thoát, chẳng phải là trói buộc. Hiện thời, thân tâm của chúng ta có đủ thứ trói buộc, nhất là những thứ trói buộc nơi thân đặc biệt nghiêm trọng, chẳng thể giải thoát được! Tham, sân, si, mạn, nghi, Thân Kiến, Biên Kiến, Giới Thủ Kiến, Kiến Thủ Kiến, Tà Kiến, cho đến giết, trộm, dâm, dối, các thứ ấy đều trói buộc thân thể chúng ta, chẳng thể đạt được giải thoát!

          Nếu là “Đại Thừa chi nhân thọ dụng giải thoát pháp vị tràng tướng” (là tràng tướng để người Đại Thừa thọ dụng pháp vị giải thoát): Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, Thiền Định, trí huệ, những pháp ấy đều là tràng tướng của Đại Thừa. Nếu y theo đó, quư vị sẽ có thể giải thoát, có thể trở thành Bồ Tát. Nếu y theo Khổ, Tập, Diệt, Đạo để tu hành, sẽ có thể trở thành Thanh Văn. Quán hết thảy các pháp sanh khởi, quán hết thảy các pháp hoàn diệt, quán hết thảy các pháp tuần hoàn thiện ác nhân quả báo ứng trong thế giới, sẽ thuộc vào pháp Độc Giác Thừa. Pháp thuộc mỗi thừa đều có thể khiến cho quư vị đạt được giải thoát. Nếu thật sự thọ tŕ, quư vị sẽ có cảm giác giải thoát thù thắng. Giống như ăn uống, bản thân quư vị sẽ ham mê một loại hương vị nào đó, ăn vào sẽ cảm thấy khoái trá. Nếu quư vị chẳng ham mê hương vị ấy, ăn vào sẽ chẳng cảm thấy thoải mái. Có những người không ăn ớt được, nếu cho họ dùng một chén đồ ăn nêm ớt, họ sẽ khổ chết luôn, chẳng cảm thấy thích hợp! Người ta là pháp khí Tiểu Thừa mà quư vị lại nói pháp Đại Thừa với người ấy, sẽ rất không thích hợp.

          Hiện thời, quốc độ này đều nói pháp Đại Thừa, nói pháp Tiểu Thừa không ai nghe. Quư vị nêu ra hết thảy các hiện tượng trong cuộc sống khách quan, họ chẳng nghe lọt tai. Thậm chí nói theo giới luật, nói theo biệt biệt giải thoát giới (别别解脱), họ cảm thấy quá trói buộc, chẳng thích hợp. V́ sao họ lại tin pháp Đại Thừa? Họ chẳng phải thật sự tin, mà v́ pháp Đại Thừa thuận tiện. Chúng ta là đệ tử Phật phải nên biết: Hết thảy các pháp do đức Phật đă nói đều là đối ứng căn cơ mà nói, tức [người nghe thuộc] căn cơ ǵ bèn nói cho họ pháp ấy. Chẳng đúng với căn cơ th́ là sai lầm. Làm thế nào để có thể đúng với căn cơ? [Trong thời Mạt Pháp], từ bản thân người đó (người giảng kinh, thuyết pháp), từ chướng ngại ngôn ngữ và văn tự của người đó, lại c̣n thêm chướng ngại về pháp, người đó chẳng biết đối với đối tượng này th́ phải nên nói pháp ǵ. V́ vậy, người đó chỉ có thể giảng bộ kinh này. Nếu quư vị nghe pháp này mà thọ dụng, tức là quư vị tương ứng với pháp này. Chẳng thọ dụng, quư vị có thể không nghe. V́ sao có t́nh huống như vậy? V́ phước báo của mọi người đều mỏng tanh! Thuở đức Phật tại thế, chúng ta chẳng gặp gỡ. Cho đến sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, hăy c̣n có các vị đại A La Hán trụ thế, chúng ta cũng chẳng hề gặp gỡ! Tới lúc Mạt Pháp, thứ ǵ cũng đều chẳng có! Bất quá c̣n cảm được thời Mạt Pháp, c̣n có tượng Phật, kinh sách, c̣n có người xuất gia đắp y ca-sa. Nếu trải qua hai ngàn năm nữa, chẳng cần tới một vạn năm, chỉ sợ hai ngàn năm sau, những [h́nh tướng ấy] cũng đều chẳng có, dần dần bị đoạn tuyệt. Hiện thời, kỹ thuật ấn loát rất phát triển, chúng ta ấn loát nhiều kinh sách ngần ấy, lẽ nào sẽ chẳng có? Tới lúc đó, các kinh sách sẽ tự biến mất, do nghiệp chướng cảm vời, mở ra toàn là kinh bổn không có chữ, đều biến thành Vô Tự Thiên Thư (sách trời không có chữ)! V́ sao chẳng có chữ? Hoặc là do v́ khí hậu, hoặc ẩm ướt, bị mục nát, chữ chẳng c̣n nữa! Hoặc do mực in dính cả vầng lem luốc. Chuyện này liên quan tới phước báo.

 

          (Kinh) Thiện nam tử! Dĩ thị nghĩa cố, cầu giải thoát giả, ưng đương thân cận, cung kính, cúng dường chư quy ngă pháp, thế trừ tu phát, bị xích ca-sa, xuất gia chi nhân, ưng tiên tín kính Thanh Văn Thừa pháp. Nhược tự thính thọ, giáo tha thính thọ, nhược tự độc tụng, giáo tha độc tụng, nhược tự thư tả, giáo tha thư tả, nhược tự thí dữ, giáo tha thí dữ, nhược tự tuyên thuyết, giáo tha tuyên thuyết, tư duy tu hành, quảng linh lưu bố. Như thị tín kính Độc Giác Thừa pháp. Nhược tự thính thọ, giáo tha thính thọ, nhược tự độc tụng, giáo tha độc tụng, nhược tự thư tả, giáo tha thư tả, nhược tự thí dữ, giáo tha thí dữ, nhược tự tuyên thuyết, giáo tha tuyên thuyết, tư duy, tu hành, quảng linh lưu bố. Như thị tín kính ư Đại Thừa pháp, nhược tự thính thọ, giáo tha thính thọ, nhược tự độc tụng, giáo tha độc tụng, nhược tự thư tả, giáo tha thư tả, nhược tự thí dữ, giáo tha thí dữ, nhược tự tuyên thuyết, giáo tha tuyên thuyết, tư duy tu hành, quảng linh lưu bố. Nhược phi khí giả, bất ưng tự thính, vật giáo tha thính, năi chí quảng thuyết.

          ()善男子,以是義故,求解脫者應當親近,恭敬供養諸歸我法,剃除鬚髮、被赤袈裟出家之人。應先信敬聲聞乘法,若自聽受、教他聽受,若自讀誦、教他讀誦,若自書寫、教他書寫,若自施與、教他施與,若自宣說、教他宣說,思惟修行,廣令流佈。如是信敬獨覺乘法,若自聽受、教他聽受,若自讀誦、教他讀誦,若自書寫、教他書寫,若自施與、教他施與,若自宣說、教他宣說,思惟修行,廣令流佈。如是信敬於大乘法,若自聽受、教他聽受,若自讀誦、教他讀誦,若自書寫、教他書寫,若自施與、教他施與,若自宣說、教他宣說,思惟修行,廣令流佈。若非器者,不應自聽,勿教他聽,乃至廣說。

          (Kinh: Này thiện nam tử! Do v́ nghĩa này, kẻ cầu giải thoát hăy nên thân cận, cung kính, cúng dường những vị xuất gia quy y pháp của ta, cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa đỏ. Trước hết, hăy nên tín kính pháp Thanh Văn Thừa. Hoặc là tự nghe nhận, dạy người khác nghe nhận. Hoặc tự đọc tụng, dạy người khác đọc tụng. Hoặc tự biên chép, dạy người khác biên chép. Hoặc tự trao tặng, dạy người khác trao tặng. Hoặc tự tuyên nói, dạy người khác tuyên nói, tư duy tu hành, lưu truyền rộng răi. Cũng giống như thế, hăy tín kính pháp Độc Giác Thừa. Hoặc là tự nghe nhận, dạy người khác nghe nhận. Hoặc tự đọc tụng, dạy người khác đọc tụng. Hoặc tự biên chép, dạy người khác biên chép. Hoặc tự trao tặng, dạy người khác trao tặng. Hoặc tự tuyên nói, dạy người khác tuyên nói, tư duy tu hành, lưu truyền rộng răi. Cũng như thế, hăy tín kính pháp Đại Thừa pháp. Hoặc là tự nghe nhận, dạy người khác nghe nhận. Hoặc tự đọc tụng, dạy người khác đọc tụng. Hoặc tự biên chép, dạy người khác biên chép. Hoặc tự trao tặng, dạy người khác trao tặng. Hoặc tự tuyên nói, dạy người khác tuyên nói, tư duy, tu hành, lưu truyền rộng răi. Nếu chẳng phải là pháp khí, đừng nên tự nghe, đừng dạy người khác nghe, cho đến rộng nói).

 

          Đối với người xuất gia cạo bỏ râu tóc, đắp y ca-sa, phải nên tin tưởng, kính trọng họ; đồng thời cũng nên tin kính pháp Thanh Văn Thừa. Khổ, Tập, Diệt, Đạo, quả thật lợi ích cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Quư vị hăy quán tưởng cho nhiều, những thứ ta lănh nhận có phải là khổ hay không, khổ do đâu mà có? Do chính quư vị cảm vời, do chính quư vị tụ tập, “tập” () có nghĩa là “tụ tập”. Chính quư vị cảm vời, tụ tập, chính ḿnh hứng chịu. Đó là nhân quả thế gian, là hai Đế Khổ và Tập, là nhân quả thế gian, chiêu cảm bởi các nghiệp do quư vị đă tạo, trong ấy có vui sướng, nhưng đau khổ chiếm đa số. Suy ngẫm cuộc sống hiện thực của chúng ta, dẫu có của cải, quư vị chẳng thể tránh khỏi ốm đau, mà cũng chẳng thể khiến cho tư tưởng của quư vị rất vui sướng được. Có kẻ của cải rất nhiều, quư vị nói chuyện với kẻ đó, [sẽ thấy] kẻ đó hoàn toàn chẳng vui sướng. Trong tâm kẻ ấy chẳng giải thoát, đó gọi là “đầy tớ của tiền tài”, chẳng phải là chủ nhân của tiền tài. Ngạn ngữ Trung Hoa có cách nói “thần giữ của”, kẻ đó bảo vệ tiền tài, chính ḿnh cũng chẳng dám dùng. Đối với cha mẹ, vợ con đều chẳng dám bỏ ra. Thần giữ của là như vậy đó! Kẻ đó c̣n có thể thí xả cho người ngoài được sao? Chẳng thể nào!

          Nghe pháp cũng là chẳng thể nghĩ bàn! Nếu quư vị muốn ĺa khổ, ĺa khổ được vui, phải tu đạo xuất ly. Tu đạo sẽ có thể chứng đắc, chứng đắc ǵ vậy? Chứng đắc tịch diệt, đó là “ĺa khổ”. Chứng đắc Đạo Đế và Diệt Đế, tức là nhân quả xuất thế gian. Loại pháp này rất tốt đối với đời hiện tại của chúng ta. Đối với Lục Độ, vạn hạnh, cho đến Bát Nhă Ba La Mật, dường như gieo thiện căn th́ c̣n có thể, chứ chẳng thọ dụng được. V́ sao? Nếu là người có phước đức, có trí huệ, sẽ thọ dụng được; kẻ chẳng có trí huệ sẽ không thể thọ dụng được. Trong pháp Nhị Thừa, có rất nhiều công phu Thiền Định. Nếu quư vị tọa Thiền, thân tâm của quư vị hết sức an định. Quư vị chẳng dễ dàng tiến nhập Đại Thừa Thiền Định. V́ sao chẳng thể nhập Đại Thừa Thiền Định? Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ quư vị làm chuyện ǵ, đều phải dùng công phu Thiền Định. Theo kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, công phu Thiền Định là niệm nào cũng đều chẳng rời Tam Bảo. Đó là Định. Có thể niệm nào cũng đều chẳng rời [Tam Bảo] th́ là Định. Hễ rời, sẽ chẳng phải là Định, đă xuất Định rồi! Xuất Định th́ sẽ là làm chuyện khác, sẽ làm chuyện thế gian. Chuyện thế gian có thiện, ác, và vô kư (無記, không thiện, không ác). Quư vị chẳng làm chuyện thương tổn người khác th́ là không thiện, không ác. Làm thiện sự, người khác được lợi ích, th́ gọi là thiện. Quư vị làm chuyện ác, khiến kẻ khác mắc hại th́ là ác. Thông thường, dùng điều này để phán đoán. Đại Thừa Định là “Na Già thường tại Định” (đức Phật luôn ở trong Định), Na Già Định chẳng dễ dàng, chẳng phải do đă gieo thiện căn trong vô lượng kiếp, sẽ rất khó đắc Định!

          Trong pháp Đại Thừa, chúng ta cần phải bái sám, bất luận bái sám theo nghi thức nào, đều là Đại Thừa. Bất luận kinh luận nào, hễ lúc nào nói tới bái sám, quư vị phải quán tưởng hồi hướng pháp giới chúng sanh. Đấy là pháp thuộc về Đại Thừa. Hễ có thể tham gia bái sám, Đại Bi Sám cũng thế, mà Dược Sư Sám, Chiêm Sát Sám, đối với bất cứ pháp sám nào, nếu chẳng đă từng gieo thiện căn nơi vô lượng chư Phật, quư vị sẽ chẳng gặp được. Khi quư vị bái sám, cũng sẽ chẳng dũng mănh tham gia, lạy xong rồi thôi, ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới, có ư nghĩa như thế đó! Nhưng lạy một lần th́ được công đức một lần, lạy lâu ngày sẽ được giải thoát, chẳng có chướng ngại, nhưng đấy là chuyện rất khó khăn. Vẫn chẳng thể nói tương lai là như thế nào, nhưng ngay trong hiện tại, trong khi quư vị bái sám, có thể nẩy sanh rất nhiều chướng ngại. Quư vị muốn bái sám, nhưng không thể chăm sóc người trong nhà, phải chăm sóc con cái. Đă ấn định thời gian bái sám, nhưng rồi quư vị phải làm cơm, phải đưa con đến trường! “Không được, ta phải bái sám”. Vậy là làm không được, mà bái sám cũng chẳng thành, trong nhà quư vị sẽ nẩy sanh chướng ngại. Ắt phải thuận theo pháp thế gian, lại có thể tu pháp xuất thế gian, khiến cho hết thảy nhân duyên đều chín muồi, thiện căn ấy chẳng dễ dàng!

          Tôi nói điều này chắc mọi người không tin. Quư vị thấy các sư phụ ḥa thượng và tỳ-kheo-ni chúng tôi có phải là dũng mănh, tinh tấn tu hành hay không? Lấy ngay tôi để nói, tôi chẳng phải là như thế, tôi làm không được. Chính ḿnh có nên tu hay không? Đáng nên phải tu, v́ sao chẳng làm? Nghiệp chướng. Luôn luôn có rất nhiều duyên lôi kéo khiến cho quư vị chẳng làm được! Quư vị muốn làm cái kia, lại bỏ mất cái này. Nếu quư vị có thể bái sám, đó là phước đức đă gieo từ vô lượng kiếp trước. Hiện thời, trên địa cầu này có hơn sáu mươi ức người, người có thể làm được những chuyện [bái sám] này có bao nhiêu người? Thiện chủng yếu ớt, ác chủng hưng thịnh. Đến thời Mạt Pháp, ác thịnh, thiện yếu, sức mạnh của cường quyền to lực, sức của người tu thiện nhỏ nhoi! Chẳng phải là có nhiều thần hộ pháp ngần ấy ư? Thần hộ pháp chẳng cự nổi ác lực! Chúng ta nói “quỷ sợ kẻ ác”, đồ tể cầm dao mổ, quỷ đều sợ, ngay cả quỷ thần cũng đều chẳng dám thân cận kẻ đó. Hiểu đạo lư này, quư vị sẽ biết!

 

          (Kinh) Hựu ưng viễn ly nhất thiết ác pháp, ưng xả ác hữu, ưng thân thiện hữu, ưng cần tu tập Lục Đáo Bỉ Ngạn, ưng sổ sám hối nhất thiết ác nghiệp, ưng tùy sở nghi cần phát chánh nguyện. Nhược năng như thị, tư hữu thị xứ, hiện thân đắc thành Thanh Văn Thừa khí, hoặc Độc Giác Thừa chủng tử bất thoái, hoặc phục Đại Thừa chủng tử bất thoái. Thị cố tam thừa giai ưng tu học, bất ưng kiêu ngạo, vọng hiệu Đại Thừa, báng hủy Thanh Văn, Độc Giác Thừa pháp, ngă tiên duy vị Đại Thừa pháp khí kiên tu hành giả, thuyết như thị ngôn: “Duy tu Đại Thừa, năng đắc cứu cánh. Thị cố kim tích thuyết bất tương vi!

          ()又應遠離一切惡法,應舍惡友,應親善友,應勤修習六到彼岸,應數懺悔一切惡業,應隨所宜勤發正願。若能如是,斯有是處,現身得成聲聞乘器,或獨覺乘種子不退,或復大乘種子不退。是故三乘皆應修學,不應憍傲妄號大乘,謗毀聲聞、獨覺乘法。我先唯為大乘法器堅修行者說如是言:唯修大乘,能得究竟。是故今昔說不相違。

          (Kinh: Lại nên xa ĺa hết thảy ác pháp, nên bỏ bạn ác, nên thân cận bạn lành, nên siêng tu tập Lục Đáo Bỉ Ngạn, nên nhiều lượt sám hối hết thảy ác nghiệp, hăy nên thuận theo cơ nghi mà siêng năng phát nguyện chánh đáng. Nếu có thể làm như thế, th́ chắc chắn là thân trong đời hiện tại sẽ trở thành pháp khí của Thanh Văn Thừa, hoặc chủng tử Độc Giác Thừa bất thoái, hoặc lại là chủng tử Đại Thừa bất thoái. V́ thế, đều nên tu học tam thừa, chớ nên kiêu ngạo, xằng bậy xưng là Đại Thừa, hủy báng pháp Thanh Văn và Độc Giác Thừa. Trước kia, ta v́ chỉ v́ làm cho người thuộc pháp khí Đại Thừa tu hành kiên cố, mà nói như thế này:Chỉ có tu Đại Thừa th́ mới có thể đạt được rốt ráo”. Do vậy, lời nói xưa kia và hiện thời chẳng mâu thuẫn!)


          Những người ấy phải nên xa ĺa các ác pháp ấy, hăy nên bỏ bạn ác, thân cận bạn lành. Đối với những kẻ không nghe [lời dạy của đức Phật], chuyên môn gây chướng ngại, ngàn vạn phần quư vị đừng nên đàn đúm với họ. Đàn đúm với họ, quư vị sẽ bị họ nhuốm bẩn, họ sẽ lôi kéo quư vị, quư vị không nghe theo cũng không được. Có ư nghĩa như thế đó. Có những gia đ́nh, vợ tin mà chồng không tin, hoặc chồng tin, vợ chẳng tin, luôn luôn là giằng co với nhau. Nếu chẳng nói chuyện để cảm thông với nhau, mà vẫn chẳng xảy ra cảnh giằng co với nhau, rất hiếm có! Thường là luôn giằng co, tạo chướng ngại cho nhau!

          Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, Thiền Định, trí huệ, sáu môn ấy, quư vị đạt được bất cứ một môn nào đều được, nhưng phải kiên tŕ tu hành. Cùng tu cả sáu môn lại càng tuyệt diệu! Nhưng hiện thời, đối với Lục Ba La Mật, chúng ta phạm phải một khuyết điểm. Khuyết điểm ǵ vậy? Chẳng tinh tấn, giải đăi, bất cứ môn nào cũng đều chẳng tu thành công. Chúng ta chẳng có tín tâm, v́ sao? Người có tín tâm tinh tấn, vừa nghe pháp này bèn kiên quyết thực hiện, lại c̣n có thể trừ khử hết thảy chướng ngại, thà xả thân mạng vẫn luôn hành, như thế th́ mới có thể coi là có tín tâm kiên định. Nếu không, chẳng thể coi là có tín tâm được. Hễ gặp những thử thách, người ấy chẳng làm, chẳng có tín tâm. Tín tâm vẫn là sợi lông mong manh, gió vừa thổi bèn chao đảo. Hễ có tín tâm, người ấy sẽ bài trừ hết thảy các chướng ngại.

          Lúc mỗi người xuất gia đều phải trải qua khá nhiều khó khăn. Quá khứ lẫn hiện tại đều là như thế, râu tóc chẳng dễ rơi rụng như thế, nói xuất gia bèn xuất gia được liền, sẽ có khá nhiều chướng ngại. Sau khi đă xuất gia, c̣n có rất nhiều chướng duyên, khiến cho quư vị hoàn tục. Nghiệp chướng phát hiện như thế đó, quư vị không muốn hoàn tục cũng không được. Nó sẽ khiến cho chính quư vị cũng bằng ḷng hoàn tục. Đă xuất gia, đă học nhiều pháp như vậy, v́ sao c̣n muốn hoàn tục? Đó là v́ nghiệp chướng phát hiện. Nghiệp chướng đă phát hiện, sẽ thoái đạo. Chớ nên thân cận những kẻ đó! Do vậy, tu tập Lục Ba La Mật, siêng tu Lục Ba La Mật, có thể đến được bờ kia, có thể siêu thoát, liễu sanh tử.

          Chúng ta luôn mong có thần thông. Để có thần thông th́ phải nghĩ phương tiện, bèn t́m một bí quyết để có thần thông. Nghe nói được truyền một bài chú nào mà hễ niệm th́ sẽ có thần thông; lại nghe nói ở nơi nào đó lại có phương pháp chi đó khiến cho quư vị phát tài, khiến cho thân thể quư vị khỏe mạnh, quư vị đến liền. Kết quả là mắc lỡm, chẳng ra ǵ cả! Chính quư vị cầu, tự ḿnh cũng cầu được, cầu đạt được thần thông, nhưng đă có thần thông mà bị đọa lạc, sẽ bị mất đi. Lục thông tiên nhân tại Ấn Độ là ngoại đạo, chẳng phải là Phật đạo. Trước kia, khi họ đến ứng cúng đều bay từ không trung xuống. Có một lần quốc vương cúng dường họ, thỉnh các tiên nhân ấy. Quốc vương vừa nghĩ muốn dâng lên các vật cúng, vừa cầu khẩn, tiên nhân các nơi đều bay đến. Quốc vương tính thử đạo lực của họ, liền sai cung nữ đến đảnh lễ họ. Vừa tiếp xúc, có ngoại đạo rất kiên định, tu hành khá, chẳng có vấn đề ǵ, trong tâm chẳng động niệm, [nhận cúng dường rồi] bay đi. Có ngoại đạo, khi các cung nữ đảnh lễ ôm chân kẻ đó, do tay các cô rất mềm mại, kẻ đó động niệm. Vừa động niệm, chẳng thể bay lên được, lập tức mất thần thông!

          Mọi người đều biết tôn giả A Nan. Có một hôm Ngài đi khất thực, tới một dâm xá, cô Ma Đăng Già nh́n trúng Ngài. V́ hai người có nhân duyên trong năm trăm đời quá khứ, cô ta không gả cho Ngài sẽ không cam ḷng, bèn yêu cầu mẹ ḿnh dùng tà chú. Mẹ cô ta nói: “Chớ nên! Đây là đệ tử của đại sư. Hơn nữa, A Nan rất nổi tiếng, chú thuật của ta không được, phải dùng chú của Phạm Thiên”. Con gái cứ một mực cầu khẩn; nếu không, sẽ tự sát. Mẹ cô ta bất đắc dĩ, dùng chú khiến cho A Nan mê muội. Ngài vừa mê, đức Phật biết ngay, sai Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đến đó, tŕ chú Lăng Nghiêm, cũng là thần chú Lăng Già. Đối với bài chú ấy, quư vị niệm một câu “tất đát đa bát đát ra” là được rồi, không cần phải thuộc ḷng toàn bộ chú ấy. Nhớ trọn hết th́ quư vị không nhớ nổi, chỉ niệm chú tâm “tất đát đa bát đát ra”. Nếu tŕ linh nghiệm, thần chú này sẽ phá tà chú kia. Đấy là v́ nhân duyên trong quá khứ của Ngài đă chín muồi, cho nên có biểu hiện như vậy. Cô Ma Đăng Già theo Ngài đến trước Phật thưa: “Tôi chẳng có chàng, sẽ chết, Phật phải độ tôi”. Đức Phật liền thuyết pháp cho cô ta, “quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường”. Vừa nói pháp ấy, cô ta tâm khai ư giải, lập tức chứng đắc A La Hán.

          Từ thân phận dâm nữ mà có thể chứng đắc A La Hán, lại càng chẳng cần nói tới chuyện long nữ trong kinh Pháp Hoa thành Phật ngay trong thân rồng. Đó là do cô ta đă tích lũy thiện căn trong quá khứ. Nếu chỉ nh́n vào t́nh huống hiện thực, sẽ cho rằng đó là chuyện không thể, v́ quư vị chẳng thấy rơ t́nh huống hiện thực. Nếu quư vị mong tu thần thông, muốn niệm một bài chú, bế quan một trăm ngày, chỉ cầu thần thông. Đấy là có phương pháp, nhưng phương pháp ấy tôi chẳng muốn học! Thần thông thật sự là ǵ? “Thần” là ǵ? Thần là cái tâm tự nhiên, cũng là một niệm tâm hiện tiền của quư vị. “Thông” là trí huệ mở mang. Thông là huệ tánh. Thần là nói về thiên tâm (天心, tâm tự nhiên), Thông là nói về huệ tánh, tức là cái tâm của chính quư vị mở mang trí huệ, nghiệp chướng tiêu mất, sẽ thông suốt. Sự thông suốt ấy chính là “chân thông”.

          Nếu tu Lục Ba La Mật, phải nên tu như thế nào? Phải nên sám hối! Sám hối là bái sám, chẳng phải là một, hai lượt, phải sám hối nhiều lượt. Sám hối ác nghiệp cho thanh tịnh, thiện nghiệp sẽ sanh trưởng, phải nên tùy nghi siêng năng phát chánh nguyện. Phát chánh nguyện cầu thành Phật, cầu lợi ích chúng sanh. Niệm phẩm Tịnh Hạnh, phẩm Phạm Hạnh, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện chính là học tập phát nguyện. Chánh nguyện: Khá nhiều nguyện đều chẳng ĺa mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát. Rất nhiều bài phát nguyện văn đều trích lục từ đó. Nếu có thể phát nguyện như vậy th́ mới có thể có nhập xứ, mới có thể thành tựu. Thân hiện tại có thể thành tựu pháp khí của Thanh Văn Thừa, thành tựu pháp khí Độc Giác Thừa, thành tựu chủng tử bất thoái của Độc Giác Thừa, hoặc chủng tử bất thoái của Đại Thừa. Độc Giác Thừa sâu hơn [Thanh Văn Thừa], Đại Thừa càng sâu hơn nữa. Chúng ta gieo thiện căn, gieo chủng tử đó, có thể khiến cho chúng ta chẳng thoái thất. Trong đời hiện tại, có thể chứng đắc quả vị tam thừa, quư vị hăy khéo tu, khéo học, đời này chưa chứng đắc th́ đời vị lai có thể chứng đắc.

          Phát nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, quư vị chớ nên thoái tâm. Ngay trong đời này, đời sau, hoặc đời sau nữa, sẽ nhất định có thể văng sanh, v́ có sáu phương Phật hộ tŕ quư vị văng sanh. Quyển tám mươi mốt trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện dẫn về Cực Lạc, mọi người tụng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện sẽ là thượng phẩm thượng sanh. Ai tụng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, sẽ sanh về thế giới Cực Lạc thượng phẩm thượng sanh.

          Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo khi giảng đến quyển hạ có nói “cảnh giới Nhất Thật, hai thứ quán đạo”. Tu chẳng thành, sẽ chẳng tiến nhập. Làm thế nào? Như thế này th́ sẽ tốt đẹp! Quư vị thật sự chẳng có cách nào niệm danh hiệu của ta (Địa Tạng Bồ Tát) [theo cách quán đạo] th́ mỗi ngày niệm một vạn câu, ta sẽ khiến cho quư vị thành tựu. Điều này có thể làm được, đấy mới là phương tiện thiện xảo. Chớ nên t́m tà môn ngoại đạo! Theo tà môn ngoại đạo, sẽ chẳng thể tiến nhập được. Không chỉ chẳng tiến nhập được, mà c̣n có thể bị ma dựa! Hễ bị ma dựa, sẽ khổ sở, đọa lạc vào đường ma! Tam thừa tu hành như thế đó, “bất ưng kiêu ngạo, vọng hiệu Đại Thừa, báng hủy Thanh Văn, Độc Giác Thừa pháp. Ngă tiên duy vị Đại Thừa pháp khí kiên tu hành giả” (chớ nên kiêu ngạo, xằng bậy xưng là Đại Thừa, hủy báng pháp Thanh Văn và Độc Giác Thừa. Trước kia, ta chỉ v́ người thuộc pháp khí Đại Thừa tu hành kiên cố): Đấy là Phật tự nói, Ngài bảo: “V́ sao trước kia ta chỉ đề xướng pháp khí Đại Thừa? Là v́ loại căn cơ này, ta mới nói như thế. Nay ta chẳng nói mâu thuẫn, thậm chí pháp tam thừa đều nói, hoàn toàn chẳng mâu thuẫn, mà là đúng với căn cơ!”

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn trùng hiển thử nghĩa, nhi thuyết tụng viết: “Đối chư đại chúng tiền, Kim Cang Tạng vấn ngă, vân hà khuyến cúng dường, phá giới ác bật-sô. Thất đỗ-đa công đức, si ác kiến sở tŕ, phi pháp khí, ô đạo, nhi bất thính trích phạt? Phục thuyết tùng bỉ văn, tam thừa vi diệu pháp, chân giải thoát lương dược, thú tịch tĩnh Niết Bàn? Hà cố dư kinh ngôn, nhất Đại Thừa giải thoát, giá học Nhị Thừa pháp, kim phục thuyết tam thừa? Ai mẫn chư hữu t́nh, linh xả tà ác nghiệp, đắc lợi ích an lạc, nguyện vị thuyết trừ nghi. Vị ích Sát-đế-lợi, năi chí Thú-đạt-la, bất thính năo bật-sô, khủng bỉ nhiễm đại tội, thế phát, bị ca-sa, chư Phật pháp tràng tướng, chư Phật đẳng hộ tŕ, giải thoát đạo chi phục”.

          ()爾時,世尊重顯此義,而說頌曰:對諸大眾前,金剛藏問我:云何勸供養,破戒惡苾芻,失杜多功德,癡惡見所持,非法器污道,而不聽謫罰?復說從彼聞,三乘微妙法真解脫良藥,趣寂靜涅槃?何故餘經言,一大乘解脫,遮學二乘法,今復說三乘?哀愍諸有情,令舍邪惡業,得利益安樂,願為說除疑。為益剎帝利,乃至戍達羅,不聽惱苾芻,恐彼染大罪。剃髮被袈裟,諸佛法幢相,諸佛等護持,解脫道之

          (Kinh: Lúc bấy giờ, để nêu rơ lại nghĩa này, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng rằng: “Đối trước các đại chúng, Kim Cang Tạng hỏi ta, cớ sao khuyên cúng dường, ác bật-sô phá giới? Mất công đức đầu-đà, si ác kiến nắm giữ, ô đạo, phi pháp khí, lại chẳng cho trừng phạt? Lại bảo nghe họ giảng, pháp vi diệu tam thừa, thuốc lành, chân giải thoát, đến tịch tĩnh Niết Bàn? V́ sao kinh khác nói, chỉ Đại Thừa giải thoát, ngăn học pháp Nhị Thừa, nay lại nói ba thừa? Thương xót các hữu t́nh, khiến bỏ tà ác nghiệp, được lợi ích an lạc, xin hăy nói trừ nghi. V́ lợi ích Sát-lợi, cho đến Thú-đạt-la, cấm năo loạn bật-sô, sợ nhuốm phải tội lớn. Cạo tóc, đắp ca-sa, tướng pháp tràng chư Phật, chư Phật đều hộ tŕ, y phục đạo giải thoát”).

 

          Đức Phật lại trùng tuyên ư nghĩa này một phen. Đối trước đại chúng, Kim Cang Tạng Bồ Tát thưa hỏi đức Phật. Kim Cang Tạng Bồ Tát hỏi như thế nào? “Vân hà khuyến cúng dường, phá giới ác bật-sô”, tức là hỏi đức Phật v́ sao lại khuyên mọi người hăy cúng dường tỳ-kheo phá giới? “Thất đỗ-đa công đức” (đánh mất công đức đầu-đà): Diệt trừ Trần Sa phiền năo th́ gọi là “đỗ-đa”. “Đỗ-đa” (Dhuta, đầu-đà) là một loại khổ hạnh, tức là một loại khổ hạnh của người tu đạo. “Si ác kiến sở tŕ” (bị tri kiến si ác nắm giữ): Các tỳ-kheo ấy chẳng phải là pháp khí, đă khiến cho đạo, tức đạo mà họ tu, cho đến những lời đức Phật dạy, đều bị ô nhiễm, chẳng thanh tịnh. “Nhi bất thính trích phạt” (nhưng chẳng cho phép trừng phạt): V́ sao ta bảo quư vị chớ nên trừng phạt những tỳ-kheo ấy, lại c̣n phải cúng dường họ? Trong phần trước đă giải thích. Trong các ô đạo sa-môn ấy, cũng có người có thể thuyết pháp. Do vậy, từ họ, quư vị cũng có thể nghe pháp vi diệu tam thừa, nghe rồi sẽ có thể giải thoát. Đó là lương dược giải thoát, là con đường tốt lành để tiến hướng Niết Bàn tịch tĩnh, cũng là Bồ Đề đạo. Do vậy, đối với ô đạo sa-môn, chẳng cần lựa chọn để cúng dường là do nguyên nhân này! Các kinh khác chẳng nói như vậy.

          “Hà cố dư kinh ngôn, nhất Đại Thừa giải thoát, giá học Nhị Thừa pháp, kim phục thuyết tam thừa, ai mẫn chư hữu t́nh, linh xả tà ác nghiệp” (v́ sao các kinh khác chỉ nói một đạo Đại Thừa giải thoát, ngăn cấm học pháp Nhị Thừa, nay Phật lại nói tam thừa. Do thương xót các hữu t́nh, khiến cho họ bỏ nghiệp tà ác): Có những chỗ (trong các kinh khác) nói đạo Nhất Thừa Đại Thừa là giải thoát, khi ngăn che quư vị học các thừa khác là v́ ngăn chặn loại căn khí ấy (căn khí Đại Thừa) đừng rơi vào Nhị Thừa. Trong quá khứ, kinh dạy như vậy, c̣n hiện thời ta lại nói tam thừa, tức Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Thừa đều cùng nói, là v́ thương xót các hữu t́nh, khiến cho hết thảy các chúng sanh đều bỏ các nghiệp tà ác, “đắc lợi ích an lạc”, cho nên bằng ḷng v́ họ nói, ḥng trừ nghi hoặc của họ.

          “Vị ích Sát-đế-lợi, năi chí Thú-đạt-la, bất thính năo bật-sô, khủng bỉ nhiễm đại tội” (V́ lợi ích Sát-đế-lợi cho đến Thú-đạt-la, chẳng cho phép những người ấy năo loạn bật-sô, sợ họ nhiễm đại tội): Ta không cho bọn họ kể lỗi tỳ-kheo v́ sợ phạm phải tội to lớn. “Thế phát, bị ca-sa, chư Phật pháp tràng tướng” (cạo tóc, đắp ca-sa, đó là tướng pháp tràng chư Phật): Chỉ cần người nào cạo râu tóc, hiện tướng tỳ-kheo, đấy chính là tướng pháp tràng của chư Phật. “Chư Phật đẳng hộ tŕ, giải thoát đạo chi phục” (Chư Phật đều hộ tŕ y phục của đạo giải thoát): Ta hộ tŕ kẻ đó là v́ hộ tŕ tràng tướng của đạo giải thoát, hộ tŕ ca-sa đỏ.

 

          (Kinh) Tuy phá chư luật nghi, phi vĩnh giá giải thoát, năng xả chư ác kiến, đương tốc thú Niết Bàn. Như hủ bại lương dược, do năng liệu chúng bệnh, như thị phá luật nghi, diệc năng diệt tha khổ. Bất thính bỉ bật-sô, tại bố-tát, yết-ma, hứa vị tha thuyết pháp, câu hoạch phước vô nghi. Nhược quy kính Tam Bảo, xưng ngă vi đại sư, năng khí xả chúng ác, thắng chư ngoại đạo chúng. Như đọa La Sát chử, thương chúng tất kinh hoàng, các chấp thú nhất mao, độ hải đắc miễn nạn. Như thị phá giới giả, ly chư ác tà kiến, do nhất tín vi nhân, thoát phiền năo La Sát. Do hộ giải thoát tướng, chư Phật đẳng hộ tŕ, bất năo phá giới Tăng, năng ly chư trọng ác. Chư lạc đa phước nhân, hân cầu chân giải thoát, đẳng hộ khí, phi khí, chứng giải thoát vô nan. Si mạn hiệu Đại Thừa, bỉ vô hữu trí lực, thượng mê Nhị Thừa pháp, huống năng giải Đại Thừa? Thí như khuyết hoại nhăn, bất năng kiến chúng sắc, như thị khuyết hoại tín, bất năng giải Đại Thừa. Vô lực ẩm tŕ hà, cự năng thôn đại hải? Bất tập Nhị Thừa pháp, hà năng học Đại Thừa? Tiên tín Nhị Thừa pháp, phương năng tín Đại Thừa. Vô tín, tụng Đại Thừa, không ngôn, vô sở ích!

          ()雖破諸律儀,非永遮解脫,能舍諸惡見,當速趣涅槃。如腐敗良藥,猶能療眾病,如是破律儀,亦能滅他苦。不聽彼苾芻,在布薩羯磨,許為他說法,俱獲福無疑。若歸敬三寶,稱我為大師,能棄舍眾惡,勝諸外道眾。如墮羅剎渚,商眾悉驚惶,各執獸一毛,渡海得免難;如是破戒者,離諸惡邪見,由一信為因,脫煩惱羅剎。由護解脫相,諸佛等護持,不惱破戒僧,能離諸重惡。諸樂多福人,欣求真解脫,等護器非器,證解脫無難。癡慢號大乘,彼無有智力,尚迷二乘法,況能解大乘?譬如闕壞眼,不能見眾色,如是闕壞信,不能解大乘。無力飲池河,詎能吞大海?不習二乘法,何能學大乘?先信二乘法,方能信大乘,無信誦大乘,空言無所益。

          (Kinh: Tuy phá các luật nghi, chẳng măi ngăn giải thoát. Xả được các ác kiến, sẽ mau chứng Niết Bàn. Như thuốc tốt hư nát, vẫn trị lành các bệnh. Phá luật nghi cũng thế, vẫn diệt khổ kẻ khác. Chẳng cho bật-sô đó, làm bố-tát, yết-ma. Vẫn được phép thuyết pháp, đều được phước chẳng nghi. Nếu quy kính Tam Bảo, xưng ta là đại sư, vứt bỏ các điều ác, hơn hẳn các ngoại đạo. Như đọa chốn La Sát, các thương nhân kinh hoàng, mỗi người nắm lông thú, vượt biển, được thoát nạn. Như kẻ phá giới kia, ĺa các tà kiến ác, do ḷng tin làm nhân, thoát phiền năo La Sát. Tướng giải thoát như thế, chư Phật cùng hộ tŕ, chẳng năo phá giới Tăng, xa rời các ác nặng. Người có nhiều phước lạc, vui cầu chân giải thoát, hộ tŕ khí, phi khí, chứng giải thoát khó ǵ. Si, mạn, xưng Đại Thừa, chẳng hề có trí lực, c̣n mê pháp Nhị Thừa, hiểu Đại Thừa sao nổi? Ví như kẻ mắt mù, chẳng thể thấy các sắc. Khuyết hoại tín như thế, chẳng thể hiểu Đại Thừa. Không sức uống ao, sông; sao nuốt được biển cả? Chẳng tu pháp Nhị Thừa, sao học Đại Thừa được? Trước tin pháp Nhị Thừa, mới tin nổi Đại Thừa. Chẳng tin, tụng Đại Thừa, nói suông, chẳng ích ǵ!)

 

          “Tuy phá chư luật nghi, phi vĩnh giá giải thoát” (tuy phá các luật nghi, vĩnh viễn chẳng ngăn che giải thoát): Quư vị đừng thấy kẻ đó nay đang phá giới, chẳng tu đạo, là phường ác đạo, ô đạo! Kẻ đó chẳng phải là vĩnh viễn không giải thoát, kẻ đó nhất định có thể giải thoát. Khi nào kẻ đó buông xả ác kiến, sẽ nhanh chóng tiến hướng Bồ Đề, nhất định sẽ chứng đắc quả Bồ Đề rất nhanh. Giống như thuốc tốt lành, dẫu mục nát, vẫn có thể trị các bệnh. Tỳ-kheo phải t́m trong đống rác để kiếm thuốc uống, uống thuốc đă hư, đấy là do Phật chế định: “Tỳ-kheo có bệnh, kiếm thuốc hư nát để uống”. Uống thuốc hư nát, nhờ Phật lực gia tŕ, sẽ lành bệnh.

          “Như thị phá luật nghi, diệc năng diệt tha khổ” (kẻ chẳng giữ luật nghi như thế, cũng có thể diệt khổ cho người khác): Quư vị đừng thấy kẻ đó là ô đạo sa-môn, kẻ đó vẫn có thể diệt khổ cho người khác. Người khác vẫn có thể gieo phước điền nơi kẻ đó. “Bất thính bỉ bật-sô, tại bố-tát, yết-ma” (Chẳng cho phép bật-sô đó tham dự bố-tát, yết-ma): Tuy là kẻ đó không được nghe tỳ-kheo tụng giới, không được hưởng sự cúng dường dành cho đại chúng Tăng, nhưng vẫn cho phép kẻ đó thuyết pháp cho chúng sanh. V́ sao? Khi kẻ đó thuyết pháp, sẽ đạt được phước đức, tiêu trừ nghiệp chướng. Người nghe cũng có phước đức. Đấy là điều quyết định, chẳng nghi ngờ chi nữa!

          “Nhược quy kính Tam Bảo, xưng ngă vi đại sư, năng khí xả chúng ác, thắng chư ngoại đạo chúng” (nếu quy kính Tam Bảo, xưng ta là đại sư, có thể bỏ các ác, hơn hẳn các ngoại đạo): Chỉ cần quy y ta, kẻ đó xưng tụng ta là đại sư, buông xả các điều ác, th́ sẽ mạnh mẽ hơn các ngoại đạo rất nhiều. “Như đọa la sát chử, thương chúng tất kinh hoàng” (như đọa vào bờ bến của La Sát, các thương nhân đều kinh hoàng): Các thương nhân đi [vào biển] thâu nhặt bảo vật, đến lầm chỗ La Sát, sợ gần chết. Nếu “các chấp thú nhất mao, độ hải đắc miễn nạn” (nếu mỗi người nắm lấy lông con thần thú, sẽ vượt khỏi biển, thoát nạn): Con thú ấy rất lớn, chỉ cần nắm lấy một sợi lông của nó, cũng có thể nổi trên biển để thoát ra. “Như thị phá giới giả, ly chư ác tà kiến, do nhất tín vi nhân, thoát phiền năo La Sát” (Kẻ phá giới cũng giống như thế, do ĺa các tà kiến ác, dùng ḷng tin làm nhân, thoát khỏi phiền năo La Sát): “Nhất tín” là kẻ đó c̣n có tín tâm. Do có tín tâm như vậy, cho nên cũng có thể giải thoát.

          “Như thị giải thoát tướng, chư Phật đẳng hộ tŕ” (Tướng giải thoát như thế, chư Phật đều cùng hộ tŕ): Kẻ đó đắp ca-sa, hiện ra tướng giải thoát như thế, hết thảy chư Phật đều hộ tŕ tướng giải thoát ấy. “Bất năo phá giới Tăng, năng ly chư trọng ác” (Chẳng năo loạn Tăng phá giới, có thể ĺa khỏi các điều ác nặng nề): Quư vị chớ nên năo loạn tỳ-kheo phá giới th́ cũng có thể ĺa thoát biển khổ. “Chư lạc đa phước nhân, hân cầu chân giải thoát, đẳng hộ khí phi khí” (người có nhiều phước lạc, ưa thích cầu giải thoát chân thật, sẽ b́nh đẳng hộ tŕ pháp khí và phi pháp khí): B́nh đẳng hộ tŕ, bất luận là pháp khí hay phi pháp khí. Quư vị mong cầu sự giải thoát chân chánh, hăy b́nh đẳng đối đăi tỳ-kheo phá giới và giữ giới. Chỉ có kinh này nói như vậy, các kinh khác rất ít nói như thế. Nếu học giới kinh, sẽ thấy hoàn toàn bất đồng.

          Kinh Đại Tập Thập Luân chính là kinh đặc biệt từ bi của Địa Tạng Bồ Tát. “Thí như khuyết hoại nhăn” [nghĩa là ví như] kẻ nhăn căn bị hư hoại, “bất năng kiến chúng sắc” (chẳng thể thấy các sắc): Sắc ǵ mắt cũng chẳng thấy! “Như thị khuyết hoại tín, bất năng giải Đại Thừa” (cũng vậy, kẻ ḷng tin khuyết hoại, sẽ chẳng thể hiểu Đại Thừa): Tín tâm đă chẳng có, lẽ nào có thể tin Đại Thừa cho được? “Vô lực ẩm tŕ hà, cự năng thôn đại hải” (không có sức uống cạn ao, sông, làm sao có thể nuốt biển cả): Ngay cả nước sông c̣n nuốt không nổi, làm sao có thể nuốt sạch nước đại dương? Chẳng thể nào được! Nếu “bất tập Nhị Thừa pháp, hà năng học Đại Thừa”, [nghĩa là] quư vị chẳng học pháp Nhị Thừa, học ngay vào pháp Đại Thừa, làm sao có thể học được? Phải là “tiên tín Nhị Thừa pháp, phương năng tín Đại Thừa” (trước hết là tin pháp Nhị Thừa th́ mới có thể tin pháp Đại Thừa): Đấy là theo thứ tự. “Vô tín tụng Đại Thừa, không ngôn vô sở ích” (không có tín tâm mà đọc tụng Đại Thừa th́ là nói suông, chẳng có lợi ích): Tín tâm đă chẳng có, quư vị tụng kinh điển Đại Thừa có ích lợi ích ǵ?

 

          (Kinh) Nội chân hoài Đoạn Kiến, vọng tự hiệu Đại Thừa, bất hộ tam nghiệp tội, hoại loạn ngă chánh pháp. Bỉ nhân mạng chung hậu, định đọa Vô Gián ngục. Cố ưng quán cơ thuyết, vật vị phi khí giả. Kiêu ngạo, vô từ bi, bạo ác, chí hạ liệt, trí giả ưng đương tri, thị hoại Đoạn Kiến giả. Phi Thanh Văn Duyên Giác, diệc phi Đại Thừa khí, siểm hủy, báng chư Phật, tất đọa Vô Gián ngục. Tŕ giới nhạo huyên náo, xan pháp, úy khổ ác. Trí giả ưng đương liễu. Thị danh Thanh Văn Thừa. Nhạo thí, quán sanh diệt, thường hân độc tĩnh xứ, trí giả ưng đương liễu. Thị danh Độc Giác Thừa. Cụ túc chư thiện căn. Thủ hộ từ bi bổn. Thường nhạo nhiếp lợi vật. Thị danh vi Đại Thừa. Xả thân mạng hộ giới. Bất năo hại chúng sanh, tinh tấn cầu Không pháp, ưng tri thị Đại Thừa. Tâm kham nhẫn chư pháp, thiện ngôn vô bí lận. Ư pháp thường hân nhạo, ưng tri thị Đại Thừa. Pháp khí, phi pháp khí, lợi lạc tâm b́nh đẳng, bất nhiễm chư thế pháp, ưng tri thị Đại Thừa. Thị cố hữu trí giả, phổ kính thuyết tam thừa, bất năo ngă Tăng đồ, tốc thành Vô Thượng Giác.

          ()內真懷斷見,妄自號大乘,不護三業罪,壞亂我正法,彼人命終後,定墮無間獄。故應觀機說,勿為非器者,憍傲無慈悲,暴惡志下劣。智者應當知,是壞斷見者,非聲聞緣覺,亦非大乘器,諂譭謗諸佛,必墮無間獄。持戒樂喧鬧,慳法畏苦惡,智者應當了,是名聲聞乘。樂施觀生滅,常欣獨靜處,智者應當了,是名獨覺乘。具足諸善根,守護慈悲本,常樂攝利物,是名為大乘。舍身命護戒,不惱害眾生,精進求空法,應知是大乘。心堪忍諸法,善言無秘吝,於法常欣樂,應知是大乘。法器非法器,利樂心平等,不染諸世法,應知是大乘。是故有智者,普敬說三乘,不惱我僧徒,速成無上覺。

          (Kinh: Trong tâm đầy Đoạn Kiến, dối trá xưng Đại Thừa, chẳng pḥng tam nghiệp tội, hoại loạn Phật chánh pháp. Kẻ đó mạng chung rồi, quyết định đọa Vô Gián. V́ thế, nên quán cơ, đừng v́ phi khí nói. Kiêu ngạo, chẳng từ bi, bạo ác, chí kém hèn. Bậc trí hăy nên biết, là kẻ hoại Đoạn Kiến. Chẳng Thanh Văn, Duyên Giác, chẳng phải bậc Đại Thừa. Siểm hủy báng chư Phật, ắt đọa ngục Vô Gián. Tŕ giới, thích huyên náo, tiếc pháp, sợ khổ ác. Bậc trí hăy nên hiểu. Đó gọi Thanh Văn Thừa. Ưa thí, quán sanh diệt, thường thích chỗ riêng tĩnh, bậc trí hăy nên biết, đó gọi Độc Giác Thừa. Trọn đủ các thiện căn. Hộ tŕ gốc từ bi, thường thích nhiếp lợi vật. Đó gọi là Đại Thừa. Xả thân mạng giữ giới. Chẳng năo hại chúng sanh, tinh tấn cầu Không pháp, nên biết là Đại Thừa. Tâm kham nhẫn các pháp, lời lành chẳng giấu tiếc. Thường ưa thích các pháp, nên biết là Đại Thừa. Pháp khí, phi pháp khí, tâm lợi lạc b́nh đẳng, chẳng nhiễm pháp thế gian, nên biết là Đại Thừa. V́ thế, người có trí, cung kính nói tam thừa. Chẳng năo hại chư Tăng, mau thành Vô Thượng Giác).

 

          “Nội chân hoài Đoạn Kiến” (Trong tâm thật sự ôm giữ Đoạn Kiến): Trong tâm chấp giữ tâm lư Đoạn Kiến, tức là học lư Không chẳng thấu đáo, đâm ra trở thành Đoạn Diệt Kiến. Cái Không trong Bát Nhă chẳng phải là rỗng không như hư không, chẳng phải là Đoạn Kiến Không! “Vọng tự hiệu Đại Thừa” (xằng bậy, tự xưng là Đại Thừa): Kẻ học pháp Đại Thừa ấy, cho rằng hết thảy các pháp như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, như chớp, đối với chuyện ăn thịt, uống rượu, lấy vợ, lập gia đ́nh, tự nhận là chẳng có vấn đề ǵ, ta là Đại Thừa mà, không vướng, không mắc, [không cần câu nệ giới luật nữa]. Ăn thịt, uống rượu có sao đâu? Thân thể này vướng mắc, đấy là nói tỷ dụ. Trong tâm kẻ đó ôm giữ tư tưởng Đoạn Kiến, vẫn cứ nói chính ḿnh là Đại Thừa. “Bất hộ tam nghiệp tội, hoại loạn ngă chánh pháp” (Chẳng ngăn ngừa tội lỗi nơi ba nghiệp, hoại loạn chánh pháp của ta): Đối với ba nghiệp thân, khẩu, ư, Thập Ác nghiệp, trọn chẳng ngăn ngừa tí nào, tạo nghiệp Thập Ác, phá hoại chánh pháp. Người ấy sau khi mạng chung, nhất định đọa vào ngục Vô Gián.

          “Cố ưng quán cơ thuyết, vật vị phi khí giả” (Cho nên phải quán sát căn cơ mà nói pháp, đừng nói với kẻ chẳng phải là pháp khí): Đối với pháp Đại Thừa, quư vị phải xét xem người ấy có phải là pháp khí hay không, phải quán cơ! Khi chúng ta nói pháp, chúng ta chẳng thể quán cơ, chẳng biết mấy trăm năm hay bao nhiêu đại kiếp trước, kẻ đó đă tạo thiện căn nào, chẳng thể quán cơ. Làm như thế nào đây? Trước hết, phải sám hối. Trước tiên, hăy quán tưởng đây là Thích Ca Mâu Ni Phật nói, là đức Phật đang nói, chẳng phải ta đang nói. Mỗi khi hồi hướng, sám hối tội lỗi, nhất định phải kèm thêm một điều: “Con thuyết pháp sẽ được Phật gia tŕ, là Phật đến nói, chẳng phải là con nói”. Nhất định phải quán tưởng. Sau đó, sám hối tội lỗi, sám tội ǵ vậy? Đă nói sai, người ta chẳng đạt được lợi ích, nghe pháp mà vẫn chưa thể giải thoát, tức là ta có tội. Người nói có tội, chẳng liên quan ǵ đến người nghe.

          “Kiêu ngạo vô từ bi, bạo ác, chí hạ liệt” (kiêu ngạo, chẳng từ bi; bạo ác, chí kém hèn): Rất kiêu ngạo, chẳng có tâm từ bi. Thuyết pháp cần phải trọn đủ tâm từ bi. Mục đích thuyết pháp là khiến cho người khác đạt được giải thoát, muốn người khác nghe rồi sẽ khai ngộ, tối thiểu là gieo thiện căn, nhất định phải trọn đủ! Nếu quư vị kiêu ngạo, lại chẳng có tâm từ bi, đấy là khinh thường chúng sanh, chí hướng kém hèn. Do vậy, người có trí huệ phải nên biết, ôm giữ Đoạn Kiến là ǵ, như thế nào mới là ôm giữ Đoạn Kiến?

          “Kiêu ngạo vô từ bi, bạo ác chí hạ liệt, trí giả đương ưng tri, thị hoài Đoạn Kiến giả, phi Thanh Văn, Duyên Giác, diệc phi Đại Thừa khí, siểm hủy báng chư Phật, tất đọa Vô Gián ngục” (Kiêu ngạo, chẳng từ bi, bạo ác, chí kém hèn, người trí hăy nên biết, kẻ ôm giữ Đoạn Kiến, chẳng phải là Thanh Văn hay Duyên Giác, mà cũng chẳng phải là pháp khí Đại Thừa. Kẻ đó siểm nịnh, hủy báng chư Phật, ắt đọa địa ngục Vô Gián): Quư vị chẳng phải là Thanh Văn, Duyên Giác, mà cũng chẳng phải là Đại Thừa, tam thừa đều chẳng phải! Chỉ là kẻ nịnh hót ác quốc vương, nịnh nọt các đại thần, hủy báng Phật pháp, ắt đọa vào địa ngục Vô Gián. Có các tể quan trong tâm họ chẳng muốn hủy báng Đại Thừa, nhưng v́ thế lực của ác pháp, ác quốc vương bức bách, sai khiến họ, khiến cho họ chẳng thể không làm như vậy. Họ làm như vậy v́ lợi ích, cầu an lạc trong đời hiện tại mà hủy báng, tố giác người khác. Do chỉ nghĩ đến lợi ích, v́ lợi dưỡng, tội ấy bèn nặng nề!

          “Tŕ giới nhạo huyên náo, xan pháp, úy khổ ác, trí giả ưng đương liễu, thị danh Thanh Văn Thừa” [nghĩa là]: Người đó muốn tŕ giới, ắt phải đến chỗ thanh tịnh, chỗ tịch tĩnh, chẳng dám ở nơi đô thị. Nếu huyên náo, người đó chỉ sợ tŕ giới chẳng thành, mở mắt cũng phạm giới, tai nghe thấy cũng là âm nhạc tà ác, xem TV đều phạm giới, chỗ nào cũng đều là phạm giới! Làm thế nào đây? Đến chỗ không có dấu vết con người, xa ĺa ồn náo. Xan pháp, úy khổ ác” (tiếc pháp, sợ khổ ác): Người ấy chẳng chịu thuyết pháp, sợ ǵ vậy? Sợ bị kẻ khác cảm nhiễm, sợ thuyết pháp sẽ thọ khổ. “Trí giả ưng đương liễu” (Người trí hăy nên biết rơ): Người có trí huệ sẽ biết Thanh Văn là như thế đó!

          “Nhạo thí, quán sanh diệt, thường hân độc tĩnh xứ, trí giả ưng đương tri, thị danh Độc Giác Thừa” (thích bố thí, quán sanh diệt. Thường thích ở một ḿnh nơi thanh vắng. Người trí hăy nên biết. Đó gọi là Độc Giác Thừa): Độc Giác Thừa cũng thích bố thí, quán pháp sanh diệt, hết thảy các pháp vô thường, quán sanh diệt là quán nhân duyên; nhưng họ cũng thích tu tập một ḿnh. V́ sao gọi là Độc Giác? Tĩnh tọa một ḿnh, đó gọi là Độc Giác Thừa. “Cụ túc chư thiện căn, thủ hộ từ bi bổn” (trọn đủ các thiện căn, thủ hộ gốc từ bi): Đấy là tâm đại từ đại bi, thủ hộ từ bi. “Thường nhạo nhiếp lợi vật, thị danh vi Đại Thừa” (Thường thích nhiếp thọ, lợi lạc chúng sanh, đó gọi là Đại Thừa): Thường luôn hoan hỷ nhiếp thọ chúng sanh, dùng Tứ Nhiếp Pháp để lợi ích chúng sanh. “Xả thân mạng hộ giới, bất năo hại chúng sanh” (Xả thân mạng để hộ tŕ giới, chẳng năo hại chúng sanh): Thà xả thân mạng để hộ tŕ giới cấm của Phật. “Tinh tấn cầu Không pháp, ưng tri thị Đại Thừa” (tinh tấn cầu pháp Không, nên biết đó là Đại Thừa): Cầu trí huệ Bát Nhă, do hết thảy các pháp hữu vi đều chẳng thể Không, bèn tu pháp vô vi, trọn chẳng năo hại chúng sanh.

          “Tâm kham nhẫn chư pháp, thiện ngôn vô bí lận, ư pháp thường hân nhạo, ưng tri thị Đại Thừa” (Tâm kham nhẫn các pháp, chẳng giấu tiếc lời lành, thường ưa thích các pháp, nên biết là Đại Thừa): Tâm kham nhẫn, “nhẫn” () có nghĩa là “thừa nhận”, hết thảy các pháp đều thiện. Bồ Tát th́ ngay cả pháp thế gian cũng chẳng xả. Chẳng có pháp thế gian, th́ cũng chẳng có Phật pháp. V́ sao ta thuyết pháp thường dùng pháp thế gian để tỷ dụ? Pháp xuất thế gian th́ chúng sanh sẽ chẳng tiến nhập được, bèn nói pháp thế gian cho họ, chúng sanh hiểu pháp thế gian, dùng pháp thế gian để hiển lộ pháp xuất thế gian, như thế th́ họ sẽ có thể tiến nhập! Chớ nên keo tiếc. Pháp chẳng có bí mật, nói Phật pháp là bí mật th́ là sai lầm. Phật pháp chẳng có bí mật, chẳng có một pháp nào không thể nói với chúng sanh, mà là đều có thể nói; nhưng nếu không đúng căn cơ th́ đối với chúng sanh này là Mật, đối với chúng sanh khác sẽ là Hiển. Mật là Hiển, Hiển là Mật, phải hiểu đạo lư này. Trong hết thảy các giáo pháp do đức Phật đă nói, phải thường luôn sanh khởi tâm tin ưa, tâm hoan hỷ. Đấy là Đại Thừa.

          “Pháp khí, phi pháp khí, lợi lạc tâm b́nh đẳng” (tâm b́nh đẳng lợi lạc pháp khí lẫn phi pháp khí): Không v́ đấy là pháp khí, hoặc chẳng phải pháp khí, người thông minh có đại đệ tử trí huệ bèn hết sức vui thú, đối với các đệ tử ngu si, hồ đồ, bèn sanh ḷng ghét bỏ, thậm chí khinh thường. Đấy chẳng phải là Bồ Tát. Pháp khí cũng thế, đối với họ bèn b́nh đẳng lợi lạc, mà phi pháp khí cũng thế, đều b́nh đẳng lợi lạc họ. Tâm b́nh đẳng lợi lạc chúng sanh. “Bất nhiễm chư thế pháp” (chẳng nhiễm các pháp thế gian): Tuy chẳng đắm nhiễm các pháp thế gian, nói Bồ Tát làm hết thảy công đức mà chẳng có công đức. V́ sao chẳng có công đức? Họ chẳng đắm nhiễm tướng công đức. Đấy là Đại Thừa.

          “Thị cố hữu trí giả, phổ kính thuyết tam thừa, bất năo ngă Tăng đồ, tốc thành Vô Thượng Giác” (v́ thế, người có trí huệ sẽ cung kính nói trọn khắp ba thừa, chẳng năo hại các đệ tử Tăng của ta, mau chóng thành Vô Thượng Giác): Đừng năo hại đệ tử của ta, đừng năo hại Tăng nhân phá giới!

Đại Thừa Địa Tạng Thập Luân Kinh Giảng Kư, phần 10 hết

 



[1] Bách Tự Minh Chú là một bài chú, do gồm một trăm âm, cho nên gọi tên như vậy, tức: Oṃ Vajrasatva Samaya Manupālaya, Vajrasatva Tvenopa Tiṣṭḥā, Dṛḍho Me Bhava, Sutoṣyo Me Bhava, Anurakto Me Bhava, Supoṣyo Me Bhava, Sarva Siddhim Me Prayaccha, Sarva Karmasu Ca Me Cittaṃ Śriyāṃ Kuru Hūṃ, Haha Haha Hoḥ, Bhagavān Sarva Tathāgata Vajra Ma Me Muñca, Vajri Bhava Mahā Samaya Satva Āḥ”. Bài chú này do Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát (Vajrasattva) nói ra. Theo Mật giáo Tây Tạng, bài chú này có công năng thanh lọc thân tâm, tiêu trừ nghiệp chướng, bổ khuyết những thiếu sót trong khi tu tập, tương ứng với tam-ma-địa, trừ diệt tội Ngũ Vô Gián, trừ hết thảy khổ năo, cầu hết thảy Như Lai gia tŕ, thành tựu các Tất-địa, chứng nhập thể tánh của hết thảy Như Lai. Theo Chân Ngôn Tông, Kim Cang Tát Đỏa là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát khi dạy Mật Giáo, c̣n Tạng Truyền Phật Giáo lại nói Ngài là hóa thân Phật của Phổ Hiền Vương Như Lai (Samantabhadra Rājā Tathāgata, c̣n gọi là A Đề Phật, tức Nguyên Thỉ Phật, là Pháp Thân của hết thảy chư Phật). Vị này đóng vai tṛ trọng yếu trong Chân Ngôn Tông, v́ Đông Mật coi Ngài nhị tổ (Đại Nhật Như Lai là Sơ Tổ), tam tổ Long Thọ Bồ Tát đă học Mật Pháp từ Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát nơi tháp sắt ở Nam Ấn Độ. Kim Cang Tát Đỏa biểu thị tâm linh thuần tịnh. Trước khi tu bất cứ Mật pháp nào, để thật sự đủ tư cách tiếp nhận quán đảnh, hành giả phải tịnh hóa thân tâm bằng cách thực hiện pháp sám hối (thường gọi là Nyunge trong tiếng Tạng) bao gồm ẩn cư, lễ bái mười vạn đại lễ (cách lễ từ đứng thẳng rồi quỳ rạp xuống đất, duỗi thẳng thân và tay áp sát mặt đất), tụng mười vạn chú Bách Tự Minh Chú, các bài tán tụng chẳng hạn Tam Bảo Tụng, cúng dường bằng cách quán tưởng và phụng hiến Mạn-đà-la (thường là dâng cúng bằng gạo hay đá quư). Để thực hiện viên măn nghi lễ chuẩn bị này, hành giả tối thiểu phải hành tŕ liên tục mỗi ngày từ ba năm đến năm năm mới có thể hoàn tất. Sau đó, mới có tư cách được truyền thọ Mật pháp. Sau khi đă được truyền thọ Mật pháp, lại phải nhập thất hành tŕ cho đến khi vị A Xà Lê xét thấy đệ tử đủ tư cách mới ấn chứng, cho phép truyền dạy đạo. V́ thế, những ai tự xưng theo học với các vị chân sư Tây Tạng, trong ba năm, năm năm, đă được gia tŕ quán đảnh làm A Xà Lê, chứng đắc này nọ, phần lớn đều là mạo xưng, lừa gạt tín đồ. Kinh Tô Tất Địa đă dạy rất chi tiết về tiêu chuẩn của một vị A Xà Lê.

[2] Tiểu Tùy là các loại tâm sở được xếp vào loại Tiểu Tùy Phiền Năo tức Phẫn, Hận, Phú (giấu diếm tội lỗi của chính ḿnh), Năo (năo loạn người khác), Tật (ghen ghét), Xan (keo kiệt), Khí (hẹp ḥi), Cuống (lường gạt người khác), Hại (làm hại người khác), Kiêu.

[3] Hai mươi lăm Hữu là cách phân loại chi tiết sanh tử luân hồi trong tam giới. Do có nhân, ắt phải có quả, nhân và quả đều chẳng mất, nên gọi là Hữu, bao gồm: 1) Địa Ngục Hữu 2) Súc Sanh Hữu 3) Ngạ Quỷ Hữu 4) A Tu La Hữu 5) Phất Bà Đề Hữu (Đông Thắng Thần Châu) 6) Cù Da Ni Hữu (Tây Ngưu Hóa Châu) 7) Uất Đan Việt Hữu (Bắc Câu Lô Châu) 8) Diêm Phù Đề Hữu 9) Tứ Thiên Xứ Hữu 10) Tam Thập Tam Thiên Hữu 11) Diễm Ma Thiên Hữu 12) Đâu Suất Thiên Hữu 13) Hóa Lạc Thiên 14) Tha Hóa Tự Tại Thiên Hữu 15) Sơ Thiền Hữu 16) Đại Phạm Thiên Hữu 17) Nhị Thiền Hữu 18) Tam Thiền Hữu 19) Tứ Thiền Hữu 20) Vô Tưởng Hữu 21) Tịnh Cư A Na Hàm Hữu 22) Không Xứ Hữu 23) Thức Xứ Hữu 24) Bất Dụng Xứ Hữu 25) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Hữu.

[4] Do giới luật trong Phật pháp luôn dẫn đến sự giải thoát, chẳng phải là các giới cấm khổ hạnh vô ích như trong ngoại đạo, nên gọi là Biệt Giải Thoát Giới. Trong các Biệt Giải Thoát Giới của Phật pháp, giới Cụ Túc lại dành riêng cho người xuất gia tu đạo, nên gọi là Biệt Biệt Giải Thoát Giới.

[5] Xuất pha c̣n gọi là “phổ thỉnh” (普请) tức là những việc lao động cần thiết trong tự viện cần mời Tăng chúng chia nhau làm. Theo tinh thần “một ngày không làm, một ngày không ăn” của tổ Bách Trượng, Tăng chúng bất luận có địa vị như thế nào trong chùa, trừ người già yếu hay bệnh tật, đều phải tham gia lao động tập thể chẳng hạn như cày cấy, thâu hoạch mùa màng, bửa củi, trồng rau, gánh nước, dọn dẹp với mục đích giữ vững Định tâm trong mọi hoàn cảnh, cũng như tự cung cấp cho cuộc sống, không ỷ lại tín thí cúng dường để rồi sẽ phải bận ḷng chiều chuộng đàn-na tín thí, mong cầu lợi dưỡng. Nhưng hễ nói đến xuất pha, thông thường là nói đến việc trồng trọt, thâu hoạch theo tinh thần Nông Thiền. Tổ Bách Trượng đến tuổi già vẫn cày cuốc. Chấp sự Tăng xót xa, giấu nông cụ, xin Ngài nghỉ ngơi, Ngài bèn nhịn ăn.

[6] Mân Nam Phật Học Viện gần như là học viện đầu tiên của Phật giáo Trung Hoa. Phật Học Viện được sáng lập và chính thức hoạt động vào ngày mồng Một tháng Chín năm 1925 theo đề nghị của ḥa thượng Truyền Phùng, trụ tŕ chùa Nam Phổ Đà. thỉnh pháp sư Hội Tuyền làm viện trưởng. Đến năm 1927, Thái Hư đại sư làm viện trưởng nhiệm kỳ 2. Do vậy, Mân Nam Phật Học Viện chủ yếu học về Duy Thức. Năm 1929, Phật Học Viện này cùng với Vũ Xương Phật Học Viện được coi là trường cao cấp Phật giáo toàn Trung Hoa. Năm 1934, Hoằng Nhất đại sư lập thêm Dưỡng Chánh Viện (trường trung học phổ thông) cho Phật Học Viện này. Phật Học Viện hoạt động đến năm 1943 th́ bị chính quyền Mao Trạch Đông cấm hoạt động, chùa Nam Phổ Đà cũng bị đóng cửa, Tăng sĩ phải đi học tập cải tạo, hoặc buộc hoàn tục. Măi cho tới năm 1985, dưới thời Đặng Tiểu B́nh, chánh sách khoan dung tôn giáo được áp dụng, Phật Học Viện mới được phép mở cửa lại, do pháp sư Diệu Trạm làm viện trưởng. Pháp sư Diệu Trạm đă thỉnh pháp sư Mộng Tham mới ra khỏi tù về làm Giáo Vụ Trưởng.