Phật
Thuyết Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Kư
佛說無量壽經講記
Phần
3
Chủ giảng: Trưởng
lăo Đạo Nguyên (道源長老)
Địa điểm:
Chí Liên Tinh Xá Đài Bắc
Thời gian: Tháng Tám
năm Dân Quốc 67 (1978)
Cư sĩ Thí Vượng
Khôn bút kư
Chuyển ngữ: Bửu
Quang Tự đệ tử Như Ḥa
(theo bản in của
Đài Trung Liên Xă)
Giảo chánh: Đức
Phong và Huệ Trang
2.2.1.2.2.2.2. Nói chi tiết về sở hành [của
tỳ-kheo Pháp Tạng]
2.2.1.2.2.2.2.1. Tu trọn đủ các đức
2.2.1.2.2.2.2.1.1. Tu Tịnh Độ hạnh
(Kinh) A Nan! Pháp Tạng tỳ-kheo
ư kỳ Phật sở, chư thiên, ma, Phạm, long thần
bát bộ đại chúng chi trung, phát tư hoằng thệ,
kiến thử nguyện dĩ, nhất hướng chuyên
chí trang nghiêm diệu độ. Sở tu Phật quốc,
khai khuếch quảng đại, siêu thắng độc
diệu, kiến lập thường nhiên, vô suy, vô biến.
Ư bất khả tư nghị triệu tải vĩnh
kiếp, tích thực Bồ Tát vô lượng đức hạnh.
(經)阿難!法藏比丘,於其佛所,諸天魔梵龍神八部大眾之中,發斯弘誓,建此願已,一向專志莊嚴妙土。所修佛國,開廓廣大,超勝獨妙,建立常然,無衰無變。於不可思議兆載永劫,積植菩薩無量德行。
(Kinh: Này A Nan! Tỳ-kheo Pháp Tạng
ở nơi đức Phật ấy, trong đại chúng
bao gồm chư thiên, ma, Phạm thiên, long thần bát bộ,
phát ra thệ nguyện rộng lớn ấy. Đă lập
nguyện ấy rồi, Ngài một mực chuyên tâm dốc
chí trang nghiêm cơi nước nhiệm mầu. Cơi nước
do Ngài đă tu rộng lớn mênh mông, siêu việt, thù thắng,
mầu nhiệm duy nhất, đă được tạo dựng
thường hằng, chẳng suy vi, chẳng biến đổi.
Trong chẳng thể nghĩ bàn triệu năm kiếp số
lâu xa, Ngài đă tích tập, vun bồi vô lượng đức
hạnh của hàng Bồ Tát).
Phật Thích Ca nói tới đây,
lại gọi ngài A Nan một tiếng, bảo: “A Nan! Pháp Tạng tỳ-kheo ư
kỳ Phật sở, chư thiên, ma, Phạm, long thần
bát bộ đại chúng chi trung, phát tư hoằng thệ”
(này A Nan! Tỳ-kheo Pháp Tạng ở nơi
đức Phật ấy, trong đại chúng bao gồm
chư thiên, ma, Phạm thiên, long thần bát bộ, phát ra thệ
nguyện rộng lớn ấy): Khi ấy, tỳ-kheo Pháp Tạng
ở chỗ đức Phật ấy, tức là ở chỗ
Thế Tự Tại Vương Phật. “Chư thiên ma phạm”:
“Chư thiên” là các vị trời trong tam giới, “ma” (Mara) là Ma Vương nơi tầng trời thứ
sáu trong Dục Giới. Khi ấy, ma đă đều bị hàng phục, ma đều đến
hộ pháp. “Phạm” (Brahma) là
Đại Phạm Thiên trong Sắc Giới; c̣n có “long thần bát bộ”. [Từ
ngữ] “ma phạm” là chỉ các vị trời. “Long” là những loài rồng,
c̣n có những vị thần khác được gọi
chung là “thiên long bát bộ”. [Nói]
“thiên long bát bộ” là đă
ghép chung Thiên và Long [cùng các loài thần khác] thành tám bộ, chẳng
phải là ngoài Thiên và Long c̣n có tám bộ khác. [“Thiên long bát bộ”] tức là Trời (Devas), Rồng (Nāga), Dạ-xoa (Yakṣa), Càn-thát-bà (Gandharva), A-tu-la (Asuras), Ca-lâu-la (Garuda),
Khẩn-na-la (Kinnara), Ma-hầu-la-già (Mahoraga). Đấy gọi
là “bát bộ hộ pháp thần”.
“Đại chúng chi trung” (trong đại chúng), c̣n có chúng Thanh Văn,
chúng Bồ Tát.
“Phát
tư hoằng thệ” (phát ra thệ nguyện rộng lớn ấy): Tỳ-kheo
Pháp Tạng đối trước Thế Tự Tại
Vương Phật và đối trước trời, rồng,
đại chúng tám bộ, phát ra hoằng thệ đại
nguyện. “Kiến thử nguyện
dĩ” (đă lập nguyện ấy rồi): Lập ra
hoằng thệ ấy, sau khi đă kiến lập đại
nguyện ấy. “Nhất
hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ” (một mực chuyên tâm dốc chí trang nghiêm
cơi nước mầu nhiệm): “Chuyên
chí” tu hành, tức là dùng đại hạnh để bồi
đắp đại nguyện, tu hành trang nghiêm cơi nước
chẳng thể nghĩ bàn. “Sở
tu Phật quốc” (cơi Phật được Ngài tu tập) chính là thế
giới Cực Lạc. “Khai khuếch
quảng đại” (rộng lớn mênh mông): Nơi ấy rất rộng
răi, to lớn. “Siêu thắng
độc diệu”: Thù thắng vượt trỗi hết
thảy các cơi Tịnh Độ của chư Phật. “Độc diệu”: Nêu rơ quốc
độ ấy chẳng thể nghĩ bàn. Cơi ấy là do
Thế Tự Tại Vương Như Lai đă nói cho Ngài
(tỳ-kheo Pháp Tạng) hai trăm mười ức Tịnh
Độ của chư Phật để tham khảo. Cơi ấy
đă chọn lọc những tinh hoa từ hai trăm
mười ức Tịnh Độ của chư Phật
để tạo thành một cơi Phật. V́ thế, nó “siêu thắng độc diệu”
(thù thắng vượt trỗi, mầu nhiệm duy nhất).
“Kiến
lập thường nhiên, vô suy, vô biến, ư bất khả
tư nghị triệu tải vĩnh kiếp, tích thực Bồ
Tát vô lượng đức hạnh” (tạo dựng thường hằng, chẳng
suy vi, chẳng biến đổi, trong chẳng thể
nghĩ bàn triệu năm nhiều kiếp dài lâu, tích
lũy, vun bồi vô lượng đức hạnh của
hàng Bồ Tát): Tỳ-kheo Pháp Tạng tạo dựng một
cơi Phật thường trụ, bất biến. Cơi ấy
là một quốc độ thanh tịnh, thù thắng vượt
trỗi, mầu nhiệm duy nhất. Mầu nhiệm duy nhất
như thế nào? Các thế giới khác đều có “thành, trụ, hoại, không”, Tây
Phương Cực Lạc thế giới thường hằng,
chẳng suy đồi, bất biến. Do chẳng có “thành, trụ, hoại, không”,
nên nó thường trụ, bất biến. “Ư bất khả tư nghị triệu tải vĩnh
kiếp” (trong
chẳng thể nghĩ bàn triệu năm nhiều kiếp
dài lâu), “vĩnh kiếp” là kiếp dài lâu.
“Triệu tải” là nói theo thời gian lâu dài trong nhân
gian, tức là năm tháng [được tính] một vạn
vạn là một ức, vạn ức là một triệu.
Đấy là con số lớn trong nhân gian, tức là đại
kiếp chẳng thể nghĩ bàn lâu dài nhất. “Tích thực Bồ Tát vô lượng
đức hạnh” (tích tập, vun bồi vô lượng đức hạnh
của hàng Bồ Tát): Gieo bồi các thứ hạnh công
đức của hàng Bồ Tát. Tây Phương Cực Lạc
thế giới do đâu mà có? Chẳng phải là bỗng
dưng sanh khởi một thế giới Cực Lạc,
mà là do tỳ-kheo Pháp Tạng phát ra đại nguyện, lập
hoằng thệ đại nguyện, rồi lại tu các hạnh môn, lại
tích lũy công đức,
chẳng phải là trong một thời gian ngắn ngủi,
mà phải trải một thời gian lâu dài chẳng thể nghĩ bàn, tu trọn đủ
các hạnh công đức của hàng Bồ Tát mới thành tựu một cơi Phật thù thắng vượt
trỗi. Đây là nói tỳ-kheo Pháp Tạng đă phát ra bốn
mươi tám đại nguyện, Ngài nương vào đại
nguyện để dấy khởi đại hạnh, “tích thực Bồ Tát vô lượng
đức hạnh” (tích lũy, vun bồi vô lượng
đức hạnh của hàng Bồ Tát). Câu này là nói tổng quát, những câu dưới
đây nhằm nói từng điều riêng biệt.
2.2.1.2.2.2.2.1.2. Tu Pháp Thân hạnh
2.2.1.2.2.2.2.1.2.1. Nói riêng về cái nhân để tạo
thành Pháp Thân
2.2.1.2.2.2.2.1.2.1.1. Ĺa phiền năo
(Kinh) Bất sanh dục giác, sân
giác, hại giác; bất khởi dục tưởng, sân tưởng,
hại tưởng; bất trước sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp. Nhẫn lực thành tựu, bất
kế chúng khổ. Thiểu dục tri túc, vô nhiễm khuể
si. Tam-muội thường tịch, trí huệ vô ngại.
Vô hữu hư ngụy siểm khúc chi tâm, ḥa nhan ái ngữ,
tiên ư thừa vấn.
(經)不生欲覺、瞋覺、害覺;不起欲想、瞋想、害想;不著色、聲、香、味、觸、法。忍力成就,不計眾苦。少欲知足,無染恚癡。三昧常寂,智慧無礙。無有虛偽諂曲之心。和顏愛語,先意承問。
(Kinh: Chẳng sanh dục giác,
sân giác, hại giác; chẳng khởi dục tưởng,
sân tưởng, hại tưởng; chẳng chấp
trước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thành
tựu nhẫn lực, chẳng nề hà các nỗi khổ,
ít ham muốn, biết đủ, chẳng nhiễm nóng giận,
si mê. Tam-muội thường vắng lặng, trí huệ vô
ngại. Chẳng có tâm hư ngụy, siểm nịnh, cong
vạy, vẻ mặt ḥa hoăn, lời nói dịu dàng, biết
trước ư người khác muốn hỏi).
Đoạn kinh văn này khẩn
yếu nhất. Chúng ta nói đến công đức của
Phật, Bồ Tát, [đối với mỗi công đức],
đều thêm từ ngữ “bất
khả tư nghị” (chẳng thể nghĩ bàn). Công
đức của Phật, công đức của Bồ Tát,
nếu bọn phàm phu chúng ta muốn nghĩ tưởng, sẽ
nghĩ tưởng chẳng ra. Đó gọi là “bất khả tư” (chẳng
thể nghĩ). Muốn nói,
sẽ nói chẳng nổi, đó gọi là “bất khả nghị” (chẳng thể bàn). Công
đức của Phật, Bồ Tát làm sao có thể
nghĩ, có thể bàn cho được? Nhưng Phật, Bồ
Tát chẳng phải là Thượng Đế như trong
ngoại đạo. Phật là do Bồ Tát tu thành, Bồ
Tát do từ phàm phu phát tâm tu thành. Nói cách khác, Phật là phàm
phu tu thành. Tỳ-kheo Pháp Tạng thành A Di Đà Phật. Tỳ-kheo
Pháp Tạng là một phàm phu, Ngài là một người có
đại phước báo, làm quốc vương. Trên thế
giới, có rất nhiều quốc vương, kết quả
là họ chết đi, vẫn là mục nát giống như cỏ cây! Tỳ-kheo
Pháp Tạng chẳng làm quốc vương, Ngài đă thấy
thấu suốt, bỏ nước, bỏ ngôi vua, phát tâm xuất
gia làm tỳ-kheo, nhưng Ngài xuất gia rồi vẫn là phàm
phu. V́ Ngài đă phát bốn mươi tám đại nguyện,
nương theo nguyện để tu hành, kết quả là
tu hành viên măn, tạo dựng thành công thế giới Cực
Lạc ḥng tiếp dẫn mười phương chúng sanh,
nổi tiếng khắp mười phương, chư Phật
đều tán thán. Điều này tuyệt đối chẳng
phải là bỗng dưng mà có, mà là do từ đại nguyện
và đại hạnh tu hành mà ra. Do đó, đoạn kinh văn này nhằm
dạy chúng ta: Từ nhân địa, làm phàm phu phát tâm, tỳ-kheo
Pháp Tạng đă tu hành như thế nào? Chúng ta có thể học
theo. Đă phát đại nguyện th́ phải tu hành, tu hành
th́ thực hiện như thế nào? Trước hết, dấy
lên cái tâm thanh tịnh của chính ḿnh. Tu hành là tu cái tâm của chính ḿnh.
Phàm phu vừa mới phát Bồ
Đề tâm, phải tu Bồ Tát hạnh. Trước hết
là đoạn phiền năo, phiền năo ở chỗ nào? Phiền
năo ở ngay trong tâm của chính ḿnh. Bọn
phàm phu chúng ta khác Phật [ở
chỗ phàm phu] có quá nhiều phiền năo. Chi Mạt Phiền
Năo rất nhiều! Căn Bản Phiền Năo là ba món tham,
sân, si. Trong cái tâm vọng tưởng của chúng ta, tham,
sân, si biến thành “dục giác,
sân giác, hại giác”. Giác (覺) ở đây chẳng phải là chữ Giác như
trong giác ngộ, mà Giác có nghĩa là nghĩ tưởng, tức
là trong tâm dấy lên vọng niệm! Đó là Giác, [hay nói
cách khác] là vọng tưởng của phàm phu. Đổ
công dốc sức vào lúc ban đầu th́ tự ḿnh phải
thường xuyên quán chiếu cái tâm của chính ḿnh, chẳng
cho nó sanh khởi sự nghĩ tưởng tham dục, [đó là] “bất sanh dục giác”. Chẳng
cho nó dấy động sân hận, tức là chẳng cho nó
dấy động sân hận giác, tức là ư niệm sân hận,
[đó là “bất sanh sân giác”]. Chẳng dấy lên ư niệm tổn hại,
chẳng có ư niệm tự hại hay hại người
khác. Đại Thừa Bồ Tát phải tự lợi, lợi
tha, phải là “tự tha lưỡng
lợi” (lợi ích cả ḿnh lẫn người).
Trước hết, đừng nên làm hại chính ḿnh,
đừng nên làm hại kẻ khác, chẳng dấy lên ư niệm tự hại và hại người
khác.
“Bất
sanh dục giác, sân giác, hại giác, bất khởi dục
tưởng, sân tưởng, hại tưởng”: Hai câu này, một đằng là đối cảnh, đằng kia là chẳng đối cảnh. Thoạt
ban sơ là chẳng đối diện với cảnh giới
bên ngoài mà trong tâm dấy lên vọng tưởng, [đó gọi là] “sanh dục giác, sân giác, hại giác”.
Tiếp đó là Tưởng (想), tức là đối trước cảnh giới
hiện tiền, cảnh giới tham dục hiện tiền,
dấy lên ư tưởng tham dục, ta chớ nên để
cho nó sanh khởi. Cảnh giới sân hận hiện tiền,
chúng sanh có lỗi với quư vị, khi ấy, quư vị có
sanh ḷng sân hận hay không? Cảnh giới tự hại, hại
người hiện tiền, quư vị có dấy lên cách nghĩ tự hại, hại người khác hay
chăng? Phía trước (tức ba câu trước) là cảnh
giới chẳng hiện tiền, tự ḿnh dấy vọng
tưởng. Đấy gọi là “dục giác, sân giác, hại giác”. Đợi cho tới khi cảnh giới hiện
tiền, vẫn đừng để cái tâm sanh khởi dục
tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Câu trên là
nói về lúc chẳng đối trước cảnh, tự
ḿnh dấy lên suy nghĩ chẳng chánh đáng. Câu kế tiếp là
nói đến lúc cảnh giới hiện tiền, phải
khống chế [vọng tâm], đừng cho nó dấy lên vọng
tưởng, đừng dấy lên dục tưởng. Cảnh
giới khiến cho cái tâm sân hận hiện tiền, quư vị
dấy ḷng sân hận, có ích ǵ chăng? Đừng để
tâm dấy động sân hận. Nếu có cảnh giới
tự hại, hại người khác hiện tiền,
cũng phải khống chế vọng tưởng của
chính ḿnh.
“Bất
trước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp” (chẳng chấp trước sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp): Khi cảnh giới hiện tiền,
cảnh giới thiên sai vạn biệt (muôn vàn sai khác), nhưng chẳng ngoài sáu loại ấy, tức
là sáu cảnh giới đối ứng sáu căn: Mắt
đối ứng Sắc cảnh, tai đối ứng
Thanh cảnh, mũi đối ứng Hương cảnh,
lưỡi đối ứng Vị cảnh, thân thể
đối ứng Xúc cảnh. Ư là cái tâm vọng tưởng của chúng ta, đối ứng với Pháp cảnh. Cảnh
giới bên ngoài chẳng ra ngoài sáu loại ấy. Chỉ cần
quư vị chẳng chấp trước sáu cảnh giới ấy
th́ cảnh giới là cảnh giới, chẳng liên quan ǵ
đến ta, quư vị sẽ chẳng bị chúng ô nhiễm!
“Chẳng chấp trước
sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”: Quư vị chớ
nên chấp trước sáu thứ cảnh giới ấy. Hễ quư vị chấp
vào cảnh giới, nó sẽ ô nhiễm cái tâm thanh tịnh của
quư vị. Quư vị gặp thuận cảnh, sẽ dấy
ḷng tham dục. Gặp nghịch cảnh hiện tiền, sẽ
dấy tâm sân hận, dấy ḷng tự hại, hại
người khác. Cảnh giới được gọi là
Trần Cảnh, sáu cảnh c̣n gọi là Lục Trần. Phật Thích Ca đă đặt tên cho nó
là Trần (塵, bụi bặm), nhằm cảnh giác chúng ta: Quư vị tuyệt
đối đừng nên chấp trước cảnh giới
bên ngoài. Hễ chấp trước th́ nó sẽ giống
như bụi đất, nhuốm bẩn cái tâm thanh tịnh.
“Bất trước” là quư vị
đừng chấp vào cảnh giới. Quư vị độ
chúng sanh chẳng rời ngoài sáu loại cảnh giới ấy. Ĺa khỏi sáu loại cảnh giới th́
sẽ đến đâu để độ chúng sanh? V́ thế,
hàng Nhị Thừa khác với Bồ Tát. Nhị Thừa sợ
hăi cảnh giới, sợ ghê gớm, họ đến trụ
trong Thiên Không Niết Bàn ngoài tam giới. Bồ Tát muốn
độ chúng sanh mà ĺa khỏi cảnh giới Lục Trần th́ đến đâu để độ?
Vậy th́ khi sắp bị nhiễm bởi cảnh giới,
hăy “bất trước” (chẳng
chấp trước). Công phu ở ngay hai chữ “bất trước”.
Thời cổ, có Bàng cư sĩ là bậc
đại đức trong hàng cư sĩ. Mọi người
đều biết đại danh của Bàng cư sĩ.
Ông ta đă làm một bài kệ gồm bốn câu: “Thiết ngưu na phạ sư
tử hống, kháp thị mộc nhân khán hoa điểu,
ngă tự bất trước ư vạn vật, na phạ
vạn vật thường vi nhiễu” (trâu sắt nào sợ sư tử rống,
giống hệt người gỗ ngắm chim, hoa, ta chẳng
chấp trước nơi muôn vật, mặc kệ muôn vật
thường vây quanh). Cảnh giới Lục Trần bên ngoài chẳng ra ngoài hai loại:
Một loại là nghịch cảnh, loại kia là thuận
cảnh. Nghịch cảnh th́ sao? Quư vị dấy động
cái tâm sân hận, c̣n thuận cảnh th́ sao? Quư vị sẽ
động tâm tham dục. Câu kệ thứ nhất của
Bàng cư sĩ nhằm nói: Chúng ta dụng công, đừng
nên động tâm. “Thiết ngưu na phạ sư tử hống” (trâu sắt nào sợ sư
tử rống): Nghịch
cảnh hiện tiền, có một con trâu gặp phải sư tử, sư tử
rống lên, trăm thú run rẩy, kinh hăi, đương
nhiên là con trâu ấy cũng run rẩy, kinh hoàng. Nếu là
trâu sắt, nó có run rẩy, kinh hăi hay chăng? V́ sao trâu nghe
sư tử rống bèn sợ hăi? Nó có vọng tâm, có vọng
tưởng: “Ối trời ơi! Nó muốn ăn thịt ḿnh, nó muốn hại mạng ḿnh!” Do vậy bèn sanh ḷng kinh hoảng. Trâu
sắt th́ sao? Căn bản là trâu sắt không có tâm, nó chẳng
động niệm. Sư tử rống th́ ngươi cứ
việc rống, “trâu sắt
nào sợ sư tử rống”. “Kháp thị mộc nhân khán hoa điểu” (giống hệt người gỗ ngắm
chim, hoa): Gặp thuận cảnh. “Úi chà! Đóa hoa này nở
đẹp quá! Úi chà! Con chim này hót rất êm tai”. Quư vị đă động tâm, do động tâm bèn dấy
ḷng tham dục. Nếu là người gỗ th́ sao? Người
khắc bằng gỗ, trông thấy hoa, nh́n thấy chim, nó
có động tâm hay chăng? Chẳng động tâm! Chẳng
động tâm th́ hoa mặc hoa, chim mặc chim! Do đó, “ngă tự bất trước
ư vạn vật, na phạ vạn vật thường
vi nhiễu”, [nghĩa là] bản thân ta đừng nên chấp
trước muôn vật, mặc kệ vạn vật
thường vây quanh ta, chẳng liên can chi hết! Đấy
là Bồ Tát dụng công. Xuất gia hay tại gia Bồ Tát
đều dụng công nơi tâm. Cảnh giới Lục Trần nhiễu loạn quư vị ư? Chẳng
phải là cảnh giới Lục Trần, mà là do tự ḿnh dấy vọng tưởng,
nắm níu cảnh giới Lục Trần bên ngoài. Do đó, nếu quư vị là
người biết dụng công, cảnh giới là cảnh
giới của chúng sanh, quư vị chỉ quản cái tâm của
chính ḿnh, chẳng dấy lên tư, chẳng động
tưởng, mà cũng
chẳng dấy động chấp trước, “mặc kệ vạn vật thường vây
quanh”! Quư vị sợ hăi nỗi
ǵ?
“Nhẫn
lực thành tựu”: Trên đây là chẳng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, sáu loại cảnh giới ấy, rồi sẽ
tŕ giới, lại
tu nhẫn nhục. “Nhẫn lực” khiến cho sự
tu hành “thành tựu”, phải
có thể nhẫn. Nói gộp chung, cảnh giới để
nhẫn th́ chỉ có hai loại là thuận cảnh và nghịch
cảnh. Gặp thuận cảnh bèn khởi tâm tham dục,
cần phải có thể nhẫn [trước cảnh giới
ấy]. Nghịch cảnh hiện tiền bèn khởi tâm sân
hận, cần phải có thể nhẫn th́ mới có thể
thành tựu nhẫn lực. Trong phần trước đă
nói đến chuyện hành bố thí, cần phải Tài Bố Thí, Vô Úy Thí, và Pháp Bố Thí. Ở đây lại nói đến tŕ giới,
ngay cả đối với cái tâm của chính ḿnh, luôn giữ cho nó chẳng động niệm.
Chẳng chấp trước cảnh giới Lục Trần, chính là thanh tịnh. Nói đến chuyện tu Nhẫn Nhục Độ th́ Nhẫn Nhục
Độ là nghịch cảnh hiện tiền, quư vị cần
phải nhẫn; chẳng biết là đối với thuận
cảnh, cũng cần phải nhẫn. Nghịch cảnh
hiện tiền, quư vị chẳng dùng công phu nhẫn nhục
th́ rất dễ nhận biết, rất dễ áp dụng.
Ta là người tu hành, ta là người niệm Phật cầu
sanh Tây Phương, ta là người phát tâm độ chúng
sanh, đối phương có lỗi với ta, hoặc là
chửi ta, hoặc là đánh đập ta đủ cả hai đằng, lừa
dối, lấn hiếp ta, ganh
ghét ta, ta chớ nên so đo với hắn, chớ nên báo thù
hắn. V́ sao? Ta là người phát Bồ Đề tâm, hành
Bồ Tát đạo, rất dễ dàng cảnh giác đối
với chuyện này. Khó cảnh giác nhất là thuận
cảnh! Thuận cảnh phù hợp cái tâm tham dục của
bọn phàm phu chúng ta. Cảnh giới xuôi thuận, quư vị
bị thuận cảnh chuyển, đă bị cảnh giới
chuyển dời mà vẫn chẳng biết. Phải dụng
công sao cho có thể nhẫn. V́ vậy, dụng công được nói trong phần
trên đây chính là dụng công nơi tâm. Món thứ nhất
là dục giác, món thứ hai là dục tưởng. Đó là
đối với chuyện chấp trước thuận cảnh, phải nhẫn thuận cảnh. Nếu không, quư vị dấy động tham dục phiền năo, đă bị mắc lừa mà vẫn không biết.
Muốn cho nhẫn lực thành tựu th́ đă nhẫn nghịch
cảnh, lại c̣n phải nhẫn thuận cảnh.
“Bất
kế chúng khổ” (chẳng nề hà các nỗi khổ): Nếu quư vị
muốn tu Bồ Tát đạo, muốn độ chúng sanh,
đương nhiên là sẽ phải hứng chịu những
nỗi khổ sở. “Kế”
(計) vẫn là chấp trước. Chẳng nề
hà những nỗi khổ sở th́ mới có thể tinh tấn,
mới có thể chẳng giải đăi! “Bất kế chúng khổ” tương ứng với
Tinh Tấn Độ. Ta có thể nhẫn thuận cảnh,
mà nghịch
cảnh ta cũng có thể nhẫn. Tôi có công việc của tôi, điều ǵ là
công việc của quư vị? Quư vị phát Bồ Đề
tâm, hành Bồ Tát đạo, quư vị phải độ
chúng sanh. Độ chúng sanh là chịu đựng vất
vả, cay đắng, quư vị có chấp trước hay
không? Hễ quư vị chấp trước: “Ôi chao! Ta chịu
khổ ngần này!” Chịu khổ th́ quư vị có c̣n phải
làm hay không? Có cần phải so đo những nỗi khổ
ấy hay chăng? “Chúng khổ”
là rất nhiều nỗi khổ, cũng đừng nên so
đo. “Kế” là so đo, chính
là chữ Trước (chấp trước) trong câu “bất
trước lục trần” (chẳng chấp
vào sáu trần) thuộc phần trên. Quư vị đừng
nên so đo, đừng nên tính toán nỗi khổ này, nỗi
khổ nọ. Người phát Bồ Đề tâm, người
hành Bồ Tát đạo nhất định phải chịu
khổ. [Hứng chịu những] nỗi khổ ấy
chính là chịu khổ thay cho chúng sanh, ai bắt quư vị chịu
khổ? Quư vị tự ḿnh phát Bồ Đề tâm, hành Bồ
Tát đạo, vậy th́ quư vị kêu khổ để làm
ǵ cơ chứ? Đạo lư này rất dễ hiểu! Do vậy,
quư vị nghĩ chính ḿnh đáng nên hứng chịu những
nỗi khổ ấy, cảnh nghịch xảy đến
bèn vâng chịu. Ví như quư vị mong phát Bồ Đề
tâm, hành Bồ Tát đạo, mong giảng kinh, thuyết
pháp, vẫn chẳng phải là chuyện đơn giản,
quư vị phải khéo dụng công vài hôm. Dụng công vài hôm
th́ chẳng cần chịu khổ ư? Chịu khổ là chuyện
đáng phải như vậy.
Tôi muốn giảng kinh, thuyết
pháp, lẽ nào tôi chẳng dụng công cho được?
Đợi đến khi quư vị học sao cho có thể
giảng kinh được, học giảng kinh được
rồi sẽ khéo hưởng phước, há có phước
nào dễ hưởng? Quư vị thấy hiện thời
tôi là một pháp sư giảng kinh, các vị đều là
người nghe kinh. Tôi ngồi ở vị trí này cao hơn vị trí của
quư vị, quư vị nghĩ tôi hưởng phước ở
đây ư, đấy chẳng phải là [quư vị] đang say sưa nằm mộng ư?
Đúng là nằm mơ giữa ban ngày! Do chẳng có thời
gian, chẳng kiếm ra thời gian được, khí trời
suốt cả tháng Sáu nóng muốn chết, nhằm ngay lúc
này mà đến giảng kinh, tôi ngồi ở chính
giữa, quư vị ngồi nghe c̣n có thể thở hồng
hộc, chứ tôi th́ ngay thời gian để thở ph́
pḥ cũng chẳng có! Trời mùa Hè có nóng hay không? Một
pháp sư phàm phu lẽ nào chẳng nóng? Nóng chứ, chẳng
phải là chịu khổ ư? Chịu khổ, nhưng vẫn
phải giảng kinh hoàn măn! Chỉ cần có người
đến nghe, đấy là đă “có lời”
rồi! Quư vị giảng kinh không có ai nghe, quư vị hăy
đi hóng mát cho lẹ! Quư vị “buôn
bán” ế ẩm rồi! Chỉ cần có người
đến nghe, dẫu nóng vẫn đáng giá lắm, người
ta đến nghe Phật pháp đấy! Tuy nóng bức, trong tâm tôi rất hoan hỷ. Thân nóng bức,
tâm tôi chẳng nóng bức. Đúng như thế đó! Chẳng
cần so đo “khí trời nóng quá, khổ quá”. Nếu
nghĩ như vậy, quư vị sẽ chẳng giảng.
Không giảng tức là quư vị đă thoái thất Bồ
Đề tâm, Bồ Tát đạo cũng chẳng thể
hành được. Từ chuyện này suy ra, hành Bồ Tát
đạo tuyệt đối là chịu khổ; chịu
khổ chớ nên so đo, chớ nên tính toán. “Bất kế chúng khổ” (chẳng nề hà các nỗi khổ) th́ mới
có thể dũng mănh tinh tấn, mới chẳng giải
đăi, buông lung!
“Thiểu
dục tri túc” (ít ham muốn, biết đủ): Ít khởi
tâm tham dục, dụng công vào lúc ban sơ hoàn toàn chẳng dấy
lên cái tâm tham dục, công phu của quư vị sẽ thành tựu.
Trước tiên khởi sự thực hiện bằng “thiểu dục”, lại tiến
thêm bước nữa là “tri
túc” (biết
đủ). V́ sao phải
thiểu dục? Chúng ta mong tu Bồ Tát đạo để độ chúng sanh, trước hết là
chẳng dấy lên cái tâm tham dục. “Thiểu
dục tri túc”, tỳ-kheo Pháp Tạng là
phàm phu phát tâm, phàm phu khởi hạnh, hoàn toàn là cảnh giới
của phàm phu. Nói tới phần sau, [tức là] nói khi Ngài
đă đạt đến cảnh giới thành Phật,
chẳng cần phải thiểu dục tri túc. Kinh văn
trong phần sau sẽ nói tới điều đó, Ngài
đi đến nơi nào, của cải bèn theo Ngài đến
đó. Ngài đến nơi đâu, trong tay tự nhiên sẽ hiện ra của cải. Phàm phu sơ phát
tâm th́ quư vị phải đổ công dốc sức nơi
“thiểu dục tri túc”. Đầu
tiên là thiểu dục th́ đừng nên tham niềm vui sướng
trong ngũ dục, hoàn toàn đoạn trừ chúng dễ lắm
hay sao? Tập tánh từ vô thỉ kiếp đến nay mà!
Hăy đổ công dốc sức từ chữ “thiểu”, trước hết là thiểu dục, [tức là] giảm bớt ḷng tham ngũ dục. Lại
tiến thêm một bước nữa là “tri túc”. Trong phần trước, tôi đă nói, ví
như chúng ta là phàm phu chẳng ăn uống sẽ không thể
sống nổi, không thể sống nổi th́ hoằng pháp
lợi sanh bằng cách nào đây? Hoằng pháp lợi sanh th́ vẫn phải
ăn cơm; trước hết, ăn cơm đừng
nên dấy ḷng tham dục, tức là nói tới chuyện
ăn chay. Trước hết, ta không ăn thịt chúng
sanh, có món chay để ăn là được rồi. Quư
vị hăy nghĩ ta muốn độ chúng sanh, chớ nên hại
chúng sanh. Quư vị đừng nên ăn thịt chúng sanh.
Đấy là thiểu dục. Đă thiểu dục, ăn
chay, c̣n phải suy xét, hăy c̣n quá nhiều thứ dục. Có
món chay để lùa cơm là được rồi,
nhưng khi gặp phải cảnh giới khổ sở, ngay
cả cải trắng, đậu hủ c̣n chưa có mà
ăn, có một miếng chao cũng khá quá rồi! Đấy
là tri túc. Chính ḿnh cảm thấy rất tốt; đó là
công phu tri túc. Nếu không, quư vị chẳng thể chịu
khổ nổi, sẽ lui sụt đạo tâm. Do công phu “thiểu dục tri túc”, cái tâm của quư vị mới có thể định
được. Hễ định rồi, quư vị sẽ có thể tu Thiền Định.
“Vô
nhiễm khuể si”: “Nhiễm”
(染) là tham, “khuể”
(恚) là sân. [“Vô nhiễm
khuể si”] là chẳng có tham, sân, si. Trong phần trên là
chẳng sanh tham, sân, si, lại c̣n thêm “thiểu dục tri túc”. Dần dần đoạn hết ba thứ
căn bản phiền năo là tham, sân, si th́ “tam-muội thường tịch”; tương ứng
với Thiền Định Độ. “Tam-muội” là Chánh Định, thường trạm
tịch (trong lặng), bất động. “Trí huệ vô ngại” là Bát Nhă Độ. Do Thiền
Định sanh ra trí huệ. “Vô
nhiễm khuể si”, “vô”
là nói đối ứng với “thiểu”
trong “thiểu dục”. Từ thiểu dục mà thành
vô dục. “Nhiễm” vẫn
là tâm tham dục, vô tham nhiễm. “Khuể”:
Điều thứ hai là chẳng có sân khuể. “Si”: Điều thứ ba là chẳng
có ngu si. Có thể đoạn trừ ba căn bản phiền
năo tham, sân, si. Mấy câu này rất khẩn yếu. Tỳ-kheo
Pháp Tạng thuở ban sơ phát tâm tu hành bèn tu công phu này, phàm
phu sơ phát tâm hăy khởi sự từ chỗ này. Nếu
không, nói đến cảnh giới cao nhất, [cảnh giới
ấy] chẳng phải là cảnh giới của chúng ta, dụng
công sẽ thực hiện từ chỗ nào đây? Thực
hiện từ “thiểu dục
tri túc”, kết quả là đoạn trừ ba món phiền
năo tham, sân, si. “Tam-muội
thường tịch”: Quư vị lại tu Thiền Định,
có thể định rồi, do Định mà phát sanh Huệ.
Do vậy, “trí huệ vô ngại”.
Đấy chính là đă phối hợp tốt đẹp Lục
Độ.
“Vô
hữu hư ngụy siểm khúc chi tâm. Ḥa nhan ái ngữ, tiên
ư thừa vấn” (chẳng có tâm hư ngụy, siểm nịnh, cong
quẹo, vẻ mặt ḥa nhă, lời nói mềm mỏng,
đoán trước ư người hỏi): Lại nói đến
công phu lợi tha. Đoạn trước là tương ứng
với Lục Độ, toàn là tự lợi. Nếu quư vị
muốn độ chúng sanh, hiện thời bản thân quư vị
luyện công phu tự lợi. Công phu tự lợi là ǵ? Học
Đại Thừa Phật pháp th́ pháp môn được nói
quá nhiều, đạo lư quá nhiều, chẳng t́m
được cương yếu. Tu Đại Thừa Phật
pháp như thế nào? Lục Độ, Tứ Nhiếp.
Pháp môn Lục Độ tự độ, độ người
khác, chính là sáu món này: Thứ nhất là Bố Thí, thứ hai
là Tŕ Giới, thứ ba là Nhẫn Nhục, thứ tư là
Tinh Tấn, thứ năm là Thiền Định, thứ
sáu là Bát Nhă. Nói đi nói lại th́ vẫn là pháp môn Lục Độ
này, v́ Lục Độ tự độ, độ tha.
Độ tha hoàn toàn chẳng đơn giản.
“Tha” (他) là nói tới hết thảy chúng sanh. Chúng sanh chẳng
dễ độ, quư vị phải dùng pháp Tứ Nhiếp
(四攝), tức bốn loại pháp môn để
nhiếp thọ chúng sanh: Thứ nhất là Bố Thí, thứ
hai là Ái Ngữ, thứ ba là Lợi Hành, thứ tư là
Đồng Sự. Trong pháp môn Lục Độ, môn thứ
nhất là Bố Thí Độ, trong pháp môn Tứ Nhiếp,
pháp môn thứ nhất là Bố Thí Nhiếp, quư vị biết
là trong pháp Đại Thừa, Bố Thí hết sức quan
trọng!
1) Bố Thí Nhiếp (布施攝) trong pháp Tứ Nhiếp chuyên chỉ Tài Bố
Thí. Chúng sanh có kẻ chẳng yêu mến Phật pháp,
nhưng chẳng có ai không yêu thích tài vật. V́ sao chúng sanh
đều yêu mến tài vật? Chúng sanh v́ ba món căn bản
phiền năo là tham, sân, si. Món thứ nhất là Tham, đó là
căn bản của căn bản. Chúng sanh đều có tâm
tham, có kẻ nào chẳng tham tài? Do vậy, quư vị dùng tài
vật để nhiếp thọ chúng sanh.
2) Điều thứ hai là
dùng Ái Ngữ (愛語) để nhiếp thọ. Những lời chúng
sanh thích nghe, quư vị bèn nói cho họ nghe, đó gọi là Ái Ngữ. Ái
Ngữ là những ngôn ngữ nào chúng sanh yêu thích nghe, họ thích nghe những điều ǵ, ta
nói điều ấy cho họ nghe. Đấy là nhiếp
thọ chúng sanh.
3) Pháp thứ ba là Lợi Hành
Nhiếp (利行攝), Hành là những chuyện được làm. [Lợi
Hành] là làm những chuyện khiến cho chúng sanh đạt
được lợi ích. Lợi ích ấy chính là những
điều lợi thuộc về pháp thế gian. Quư vị
chẳng nhiếp thọ họ được, mà tính dạy
họ để họ đạt được lợi
ích nơi Phật pháp, nhưng họ và quư vị chẳng
tiếp cận. Trước hết là làm cho họ đạt
được một chút lợi ích trong pháp thế gian;
đấy gọi là Lợi Hành Nhiếp.
4) Pháp thứ tư là Đồng
Sự Nhiếp (同事攝). Quư vị và chúng sanh đồng thời làm việc.
Cổ nhân nói: [Để thực hiện] Đồng Sự
Nhiếp, phải đều là bậc Bồ Tát có thần
thông th́ mới có thể tùy loại hiện thân. Trong quá khứ,
thường nhắc tới công án sau đây để làm
chứng: Quán Âm Bồ Tát muốn độ kẻ giết
lợn th́ Ngài làm như thế nào? Ngài thị hiện làm một
gă mổ lợn để cùng làm việc với hắn ta,
Ngài bèn độ được gă mổ lợn ấy.
Quán Âm Bồ Tát muốn độ gă mổ lợn ấy, nếu
chẳng thị hiện thân Đồng Sự sẽ chẳng
thể độ hắn được! Gă mổ lợn ấy
chẳng bước vào chùa chiền, cũng chẳng nghe
quư vị giảng kinh, quư vị độ hắn bằng
cách nào đây? Do vậy, Ngài thị thị hiện làm một
tay mổ lợn để đồng sự với hắn.
Quán Âm Bồ Tát thị hiện giết lợn, Ngài có bản
lănh ǵ? Quư vị muốn giết lợn th́ nó cũng chạy
thục mạng! B́nh thường, lợn chẳng linh hoạt
cho lắm, rất đần, đợi cho đến lúc
sắp bị giết, nó chạy trốn rất nhanh! Chúng
sanh đều tham sống sợ chết. Do đó, muốn giết lợn th́ trước hết
phải bắt nó, trói lại, sắp giết đến
nó, nó c̣n kêu eng éc! Rất chẳng thuận lợi! Quán Âm Bồ
Tát thị hiện giết lợn, Ngài có bản lănh. Ngài có
bản lănh ǵ vậy? Ngài có thể kêu tên con lợn. Vừa
kêu tên ǵ đó, lợn bèn nghe tiếng Ngài gọi, kêu đến
để giết, [nó bèn tự đến, ngoan ngoăn chịu
giết], chẳng cần phải dùng dây rợ trói chân nó, đỡ
tốn rất
nhiều công sức. Mọi
người đều nói: “Ngươi là một kẻ có
bản lănh, sao ngươi biết nó tên là ǵ?” Ngài đáp: “Trên
đầu con lợn có gắn tên họ, tôi trông thấy
đó thôi! Tôi nh́n vào tên họ trên đầu nó, kêu tên nó, nó
liền ngoan ngoăn chịu giết”. Một ngày nọ, sắp
giết một con lợn, Ngài bèn gọi tên nó. Vừa gọi
tên là X… đă khiến cho lăo chủ ḷ mổ hoảng hồn,
nhảy dựng lên, hỏi: “Mày vừa gọi ǵ đó?” Ngài gọi lại
lần nữa. “Ối giời ơi! Không đúng rồi! Mày vừa gọi tên cha tao, mày không thể giết
con lợn này được!” “V́ sao chẳng thể giết?”
“Mày gọi tên họ không đúng, mày vừa gọi tên họ
cha tao. Ối giời ơi! Không thể giết con này, chẳng thể giết
được!” Quán Âm Bồ Tát liền giảng đạo
lư cho hắn ta: “Cha ông có thể đă chuyển thành lợn,
cha ông là kẻ mổ lợn, ông cũng mổ lợn, ông sẽ
chẳng chuyển thành lợn để đền mạng
hay sao? Lại
c̣n không chỉ là một
đời này, có thể là chết rồi lại chuyển
thành thân lợn đấy nhé!” Khuyến hóa hắn ta như
vậy, hắn ta nói: “Từ nay trở đi chẳng c̣n giết
lợn nữa”. Đấy gọi là Đồng Sự Nhiếp.
Đối với Đồng
Sự Nhiếp, tôi có một cách giải thích khác: Chẳng
cần chờ làm Bồ Tát có thần thông có thể biến
hóa rồi mới hành Đồng Sự Nhiếp. Hiện thời
quư vị phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo,
quư vị đang làm việc trong một giới nào đó, quư
vị bèn độ giới ấy. Chẳng hạn như
quư vị làm công chức, quư vị bèn độ các công chức.
Quư vị là công nhân trong công xưởng bèn độ công
nhân. Cứ như vậy mà suy ra! Đấy là Đồng
Sự Nhiếp.
Xem kinh văn, [ta thấy] phần
trước là nói đến chuyện tu tập các hạnh
lợi ích, Lục Độ là tự lợi, nay c̣n phải
lợi tha: “Vô hữu hư ngụy
siểm khúc chi tâm” (chẳng có tâm hư ngụy, siểm nịnh, cong
quẹo). Lợi tha, ta muốn độ chúng sanh, đối
xử với chúng sanh hoàn toàn bằng tấm ḷng chân thật,
chớ nên dùng “hư ngụy”,
tức là dùng cái tâm hư giả để đối
đăi chúng sanh. “Siểm khúc chi
tâm”: “Siểm” (諂) là siểm mị (諂媚, nịnh hót, bợ đỡ), “khúc” (曲) là cong quẹo. Cong quẹo th́ không ngay thẳng,
trong tâm có những điều ngoắt ngoéo. “Siểm khúc chi tâm” là đối
với tín chúng, hễ tín đồ nào có tiền bèn [vận
dụng cái tâm] hư ngụy, siểm khúc. Chúng tôi chỉ
nói tới các đệ tử xuất gia. Đệ tử
xuất gia mở đạo tràng, không có tiền th́ chẳng thể sống
được, nhưng Phật Thích Ca đă ấn định
quy củ: Hàng đệ tử xuất gia chẳng
được phép kinh doanh, buôn bán, cũng chẳng cho phép
làm ruộng, trồng trọt. Vậy th́ trong cuộc sống
thường nhật, sẽ chẳng có tiền đong gạo,
mua rau, chẳng có tín đồ bước vào cửa [nhà chùa] sẽ không được! Tín đồ chẳng
có tiền, chẳng bỏ được mấy đồng để bố thí, c̣n
tín đồ có tiền rất phát tâm. Đối với các
tín đồ có tiền ấy, sẽ đặc biệt
chiêu đăi. Đấy là siểm khúc. Quư vị đối
với họ, thứ nhất là cái tâm chẳng ngay thẳng,
trong tâm ngoắt ngoéo, lại c̣n phải bợ đỡ họ,
phải đăi đằng họ như thế nào? Phải
ra sức làm cho họ sanh ḷng hoan hỷ, hoàn toàn là một bầu
hư giả, chẳng có tấm ḷng chân thật, biến
thành cái tâm hư ngụy. “Hư
ngụy siểm khúc chi tâm” (tâm hư ngụy, siểm nịnh,
cong vạy): Chiêu đăi các tín đồ
có tiền, chính ḿnh chẳng đạt được lợi
ích, mà các tín đồ ấy cũng chẳng đạt
được lợi ích. Bản thân quư vị vốn phát
tâm muốn độ chúng sanh, thấy những chúng sanh có
tiền chỉ lo chiêu đăi họ, phải tiếp đăi
sao cho họ sanh ḷng hoan hỷ, phải pha trà ngon mời họ,
phải cho họ những
món ăn vặt ngon lành, ăn cơm th́ phải đặc biệt nấu
những món ngon lành, tận hết sức làm chuyện
đó! Chẳng dùng đến Phật pháp, hoàn toàn sử dụng
pháp thế gian. Chiêu đăi cả nửa ngày toàn là nói những
lời thù tạc, chẳng nói một câu Phật pháp nào, tự
hại, hại người, hết sức chớ nên!
Lại xem hai câu kế đó:
“Ḥa nhan ái ngữ, tiên ư thừa
vấn” (vẻ
mặt ḥa hoăn, lời nói dịu dàng, đoán trước ư
người hỏi): “Ḥa nhan” (和顏) là vẻ mặt ḥa hoăn, vui vẻ. Nói năng th́
phải nói những lời tín đồ thích nghe. Đó gọi
là Ái Ngữ Nhiếp. “Tiên ư thừa
vấn”: Chẳng đợi tín đồ đến hỏi
chúng ta, chúng ta hỏi họ trước, như vậy có
phải là siểm khúc hay chăng? Đấy chẳng phải
là siểm khúc, mà là tiền phương tiện để nhiếp
thọ chúng sanh, v́ trong câu trước đó, đă chẳng
cho phép quư vị dùng cái tâm hư ngụy, siểm khúc. Chẳng
hư ngụy là chân thật, chẳng siểm khúc là đạo
tâm. Vậy th́ ta muốn độ những chúng sanh ấy,
để độ chúng sanh th́ trước hết phải
nhiếp thọ họ, cho nên “ḥa
nhan ái ngữ” là nhiếp thọ chúng sanh. “Tiên ư thừa vấn” vẫn
là nhiếp thọ chúng sanh, làm cho họ và ta gần gũi, giảng Phật pháp cho họ. Nói gộp
chung lại, quư vị là một người xuất gia, nếu
quư vị muốn độ chúng sanh, phải ghi nhớ thái
độ của quư vị sẽ là “bất ty, bất kháng” (不卑不亢). “Bất ty”
(不卑) là đừng nên quá khúm núm. “Bất kháng” (不亢) là đừng nên quá ương ngạnh,
cao ngạo. Quá khúm núm, sai mất rồi, nhất là hễ kẻ có tiền t́m đến [người xuất gia]
bèn hư ngụy, siểm
khúc, chỉ sợ tiếp đăi chẳng ra ǵ, đăi đằng
họ như khách quư. Đó là sai lầm. Quá khúm núm! Có
người mới xuất gia, nghe nói “người xuất
gia có tư cách của người xuất gia. Chúng ta là Tam
Bảo, chẳng nên chiêu đăi cư sĩ”. Đấy
chính là Kháng, Kháng (亢) là cao
ngạo, ngạo mạn. Cao ngạo, ngạo mạn dấy
lên, có tín đồ t́m đến cũng chẳng quan tâm,
cũng chẳng cho họ uống trà. Kẻ ấy cứ
nghĩ “ta là sư phụ xuất gia, đáng lẽ các
ngươi phải rót trà cho ta, lẽ đâu ta rót trà cho các ngươi được?” Quá cao ngạo!
Chẳng phải là quư vị đến nhà tín đồ,
đến nhà tín đồ th́ tín đồ sẽ rót trà cho quư vị uống. Tín đồ đến chùa miếu của
ta, họ chẳng biết quư vị để trà ở chỗ
nào, làm sao rót trà cho quư vị được? Quá cao ngạo.
Quư vị tạo lợi ích cho họ, lợi tha là lợi
ích chúng sanh. Nói theo hiện thời th́ là tạo lợi ích
cho tín đồ của chúng ta. Quư vị hăy ghi nhớ hai
câu này, đừng nên [hiểu và hành xử] lệch lạc.
“Vô hữu hư ngụy siểm
khúc chi tâm” (chẳng
có tâm hư ngụy, siểm nịnh, cong vạy), quư vị chớ nên quá khúm núm, “ḥa nhan ái ngữ, tiên ư thừa vấn” (vẻ mặt ḥa nhă, lời nói
dịu dàng, biết trước ư người khác muốn
hỏi), quư vị chớ nên quá cao
ngạo, ngạo nghễ, chẳng kiêu ngạo, chẳng siểm
nịnh. Đấy là tốt đẹp nhất.
2.2.1.2.2.2.2.1.2.1.2. Tu thiện pháp
(Kinh) Dũng mănh tinh tấn, chí
nguyện vô quyện, chuyên cầu thanh bạch chi pháp,
dĩ huệ lợi quần sanh, cung kính Tam Bảo, phụng
sự sư trưởng. Dĩ đại trang nghiêm cụ
túc chúng hạnh, linh chư chúng sanh công đức thành tựu,
trụ Không, Vô Tướng, Vô Nguyện chi pháp, vô tác, vô khởi,
quán pháp như hóa.
(經)勇猛精進,志願無倦。專求清白之法,以惠利群生。恭敬三寶,奉事師長。以大莊嚴具足眾行,令諸眾生功德成就。住空、無相、無願之法,無作無起,觀法如化。
(Kinh: Dũng mănh, tinh tấn,
chí nguyện không mệt mỏi. Chuyên cầu pháp trắng sạch
để lợi ích rộng răi quần sanh. Cung kính Tam Bảo,
phụng sự sư trưởng, Dùng sự đại
trang nghiêm để trọn đủ các hạnh, khiến
cho công đức của các chúng sanh thành tựu, trụ nơi pháp Không, Vô
Tướng, Vô Nguyện, chẳng làm, chẳng khởi,
quán các pháp như huyễn hóa).
“Dũng
mănh tinh tấn, chí nguyện vô quyện. Chuyên cầu thanh bạch
chi pháp” (dũng mănh, tinh tấn, chí nguyện không mệt
mỏi. Chuyên cầu pháp trắng sạch), đây vẫn là
tự lợi. “Dĩ huệ lợi
quần sanh” (lợi ích rộng răi quần sanh), đấy mới là lợi
tha. Tu hành ḥng hành Bồ Tát đạo th́ tự lợi và lợi
tha bằng cách nào? “Dũng mănh tinh
tấn” chính là “bất kế
chúng khổ” (chẳng nề hà các nỗi khổ) như
đă nói trong phần trước, chớ nên giải
đăi, buông lung, phải dũng mănh tinh tấn. “Chí nguyện vô quyện” (chí nguyện chẳng mệt mỏi):
Dũng mănh tinh tấn th́ đương nhiên là thân tâm sẽ
mệt mỏi, phải nương vào chí nguyện của
chính ḿnh để duy tŕ đạo tâm của chính ḿnh, đừng
nên sanh ư tưởng mệt nhọc. “Chuyên cầu thanh bạch chi pháp” (chuyên cầu pháp trong sạch), “thanh bạch chi pháp” (pháp trong
sạch) là pháp chẳng ô nhiễm. Pháp chẳng ô nhiễm
chính là Chân Như diệu tánh của chúng ta. Ta mong cầu chứng
Chân Như diệu tánh, Chân Như diệu tánh vốn vô nhiễm,
do dấy khởi tham, sân, si, nên mới biến thành pháp ô nhiễm. Nay chúng
ta muốn đoạn trừ tham, sân, si, “chuyên cầu thanh bạch chi pháp” (chuyên cầu pháp
trong sạch) th́ đoạn trừ tham, sân, si như thế
nào? Trước hết phải tŕ giới, tŕ giới tinh
nghiêm, đừng nên phạm trọng giới, khinh giới
(giới nhẹ) cũng đừng nên phạm, tự nhiên
là thân tâm trong sạch, Chân Như diệu lư sẽ hiện
tiền, đạt được tự lợi. Ta là
Đại Thừa Bồ Tát, “dĩ
huệ lợi chúng sanh”, [nghĩa là] ta sẽ lợi ích
rộng răi hết thảy chúng sanh.
“Cung kính
Tam Bảo, phụng sự sư trưởng. Dĩ đại
trang nghiêm cụ túc chúng hạnh” (cung kính Tam Bảo, phụng sự sư
trưởng, dùng sự đại trang nghiêm để trọn
đủ các hạnh): Đấy là vừa tu phước
vừa tu huệ, dùng hai thứ phước và huệ để
trang nghiêm, tức
là trang nghiêm Lục
Độ vạn hạnh của ta. Tu phước th́ tu ở
chỗ nào? Cúng dường Tam Bảo, cúng Phật, cúng Pháp,
cúng Tăng. Như thế th́ quư vị sẽ tu đại
phước. Cúng Phật th́ hàng đệ tử Phật
đều biết, bất luận xuất gia hay tại
gia đệ tử, đều biết cúng Phật là trong
tự viện có tượng Phật, trong nhà th́ có tiểu
Phật đường, ai nấy đều biết cúng
Phật là thắp hương, dâng hoa là cúng Phật. Cúng
Pháp th́ sao? Quư vị gặp pháp hội giảng kinh sẽ
đến giúp đỡ cho pháp hội thành tựu, đấy
là cúng dường Pháp Bảo. Quư vị có sức th́ tạo
một giảng đường để cúng dường
Pháp Bảo. Quư vị có sức bèn thỉnh pháp sư giảng
kinh, cúng dường pháp hội. Chẳng có sức lực
to lớn th́ quư vị đến giúp quét dọn nền giảng
đường, sắp xếp bàn ghế, khiến cho người khác có
chỗ ngồi đàng hoàng để nghe kinh. Đấy
cũng là cúng dường Pháp Bảo. Cúng dường
Tăng Bảo th́ nấu cỗ chay dâng cho đại chúng;
đấy là vun bồi đại phước.
“Phụng
sự sư trưởng” th́ sao? Quư vị thân cận danh sư, thân cận
thiện tri thức, khéo đạt được trí huệ.
Cúng Tăng th́ trong số ấy có sư trưởng, quư vị
phải phân biệt rơ ràng. Khi cúng dường Phật, Pháp,
Tăng, cúng dường Tăng Bảo, nấu cỗ chay
dâng cho đại chúng, quyết định đừng nên
dấy tâm phân biệt. Hăy ghi nhớ, quư vị coi người
xuất gia đều là A La Hán, coi họ như những vị
Bồ Tát sống, chớ nên phân biệt người xuất
gia nào là tốt đẹp, người xuất gia nào chẳng
tốt đẹp! Nếu như có cái tâm phân biệt [như vậy], quư vị cúng Tăng trong ngày hôm ấy chắc
chắn chẳng có công đức, lại c̣n đâm ra mắc
tội lỗi. Khi cúng Tăng, đối với người
xuất gia, phải khởi tâm b́nh đẳng, đều
quán tưởng họ là A La Hán, là Bồ Tát sống.
Như thế th́ quư vị tu đại phước. Muốn
thân cận sư trưởng th́ trước hết phải khởi tâm phân biệt.
Quư vị phải quyết trạch[1] vị
nào là danh sư thông hiểu Phật pháp, ta mới thân cận
vị ấy. Quư vị thân cận người xuất gia
mà chính vị ấy chẳng hiểu rơ Phật pháp, quư vị
thân cận vị ấy, làm sao có thể đạt
được Phật pháp? Đấy chẳng phải là
dùng cái tâm phân biệt. Trước hết, hăy quyết trạch
vị nào là danh sư rồi ta mới thân cận. Do đó,
“phụng sự sư trưởng”
và “cúng dường Tam Bảo”
dụng tâm khác nhau, một đằng là cần phải
phân biệt, một đằng là đừng nên phân biệt!
“Dĩ đại trang nghiêm cụ
túc chúng hạnh” (dùng sự đại trang nghiêm để trọn
đủ các hạnh), vừa
tu phước vừa tu huệ, hai thứ đại trang nghiêm ấy được gọi là “phước huệ nhị nghiêm”. Thân Phật trang nghiêm nhất,
thân Phật có ǵ để trang nghiêm? Chính là do hai thứ
phước và huệ trang nghiêm mà ra. Chúng ta vào thuở phát
tâm ban đầu, phải tu phước, tu huệ. Tu
phước và tu huệ là dùng hai thứ đại trang
nghiêm để tự trang nghiêm. “Cụ
túc chúng hạnh” (đầy đủ các hạnh): “Chúng hạnh” chính là Lục
Độ đă nói trong phần trước, rộng mở
muôn loại hạnh môn, nên gọi là “chúng hạnh”, thảy đều dùng cái tâm cầu
phước và cầu huệ để tu Lục Độ,
tu vạn hạnh, th́ sẽ là “dĩ
đại trang nghiêm cụ túc chúng hạnh” (dùng sự đại trang
nghiêm để trọn đủ các hạnh).
“Linh
chư chúng sanh công đức thành tựu” (khiến cho các chúng sanh thành tựu công đức),
đấy là lợi tha. Bản thân quư vị tu phước,
tu huệ, giáo hóa chúng sanh, giáo hóa như thế nào? Giáo hóa
chúng sanh khiến cho chúng sanh tu phước, tu huệ, kết
quả là bản thân quư vị đạt được
công đức tự lợi, ngay cả công đức của
chúng sanh cũng
đều thành tựu. Dạy
chúng sanh tu phước như thế nào? Cúng dường Tam
Bảo. Dạy chúng sanh tu huệ, quư vị thân cận thiện
tri thức, tinh tấn dụng công cho nhiều. Đấy
là lợi ích chúng sanh, “linh chư
chúng sanh công đức thành tựu” (khiến cho công
đức của các chúng sanh đều thành tựu).
“Trụ
Không, Vô Tướng, Vô Nguyện chi pháp, vô tác, vô khởi,
quán pháp như hóa” (trụ nơi pháp Không, Vô Tướng, Vô Tác, chẳng
làm, chẳng khởi, quán các pháp như huyễn hóa): Câu này ngụ ư quư vị phải hiểu rơ lư Không, chẳng
được chấp tướng. Những khai thị
đă nói trong phần trước nhằm bảo quư vị
hăy tu Lục Độ, bảo quư vị hăy nhiếp hóa
chúng sanh, bảo quư vị hăy tự lợi, bảo quư vị
hăy lợi tha. Những điều ấy đều đúng, nhưng hễ chấp tướng
th́ sai mất rồi. Tu Lục Độ chẳng
được chấp tướng! Tu pháp môn Tứ Nhiếp
chẳng được chấp tướng. Tự lợi
đừng nên chấp tướng, mà lợi tha đừng
nên chấp tướng. V́ sao chẳng được chấp
tướng? Quư vị quán Không, Vô Tướng, Vô Nguyện,
tu pháp “tam giải thoát môn”.
Trong phần trước, tôi đă nói một lần rồi.
Ba món ấy được gọi là ba tam-muội, c̣n gọi
là ba giải thoát. Hăy chú ư, phần văn tự này
được giải thích như thế nào, tôi sử dụng
phương pháp đơn giản, rơ ràng, xác đáng nhất,
quư vị phải ghi nhớ. Về sau, gặp những danh
từ này sẽ dễ nói.
1) Món thứ nhất là Không.
Cái Không này chính là Không như Tâm Kinh đă nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn
giai Không” (soi thấy Ngũ Uẩn đều là Không). Hàng Nhị Thừa chiếu
kiến Ngă Không, chứ pháp của họ chẳng Không.
Đại Thừa Bồ Tát không chỉ là Không Ngă, mà c̣n
Không Pháp. Hàng Nhị Thừa cũng là hàng Tiểu Thừa,
họ biết pháp Ngă là Không, v́ sao? Nó là do Ngũ Uẩn, tức
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, năm pháp hợp
lại thành một cái Giả Ngă. Tách rời năm pháp ấy
th́ cái Ngă ấy chẳng có bản thể, chẳng có tự
tánh, quán Ngă là Không. Nhưng [đối với hàng Tiểu Thừa]
pháp Ngũ Uẩn chẳng Không. Quán Thế Âm Bồ Tát là
Đại Thừa Bồ Tát, trong kinh có nói Ngài đă chiếu
kiến “Ngũ Uẩn giai không”. Không chỉ cái Giả Ngă do
Ngũ Ấm ḥa hợp là Không, ngay cả bản thể của
pháp Vô Ngă cũng là rỗng không. Đó gọi là Pháp Không. Ngă
cũng Không, mà Pháp cũng Không, c̣n có ǵ chẳng Không? V́ thế,
hết thảy đều là Không. Đấy là pháp thứ
nhất, tức Không tam-muội, được gọi là
Không Giải Thoát. Không tam-muội: Tam-muội là định.
Trụ trong cái Không Định ấy, an trụ bất động th́ gọi là
Trụ. Phải ghi nhớ lời chú giải này. Các vị
đều biết niệm Tâm Kinh, “Không” là “chiếu kiến
Ngũ Uẩn giai không”. “Không”
th́ Ngă cũng Không mà Pháp cũng Không.
2) Vô Tướng là như
kinh Kim Cang đă nói: “Vô ngă
tướng, vô nhân tướng, vô thọ giả tướng,
vô chúng sanh tướng, vô pháp tướng, diệc vô phi
pháp tướng” (không có tướng ta, không có tướng người
khác, không có tướng thọ giả, không có tướng
chúng sanh, không có pháp tướng, mà cũng chẳng có phi
pháp tướng). Vô tướng như thế đó. “Vô ngă tướng, vô nhân tướng,
vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, bốn
tướng ấy đều chẳng có th́ gọi là Ngă
Không, tướng của Ngă chẳng có! “Vô pháp tướng”: Tướng của các pháp
cũng là Không, “diệc vô phi pháp
tướng”, cái Không nơi Ngă Không và cái Không nơi Pháp
Không được gọi là “phi
pháp”, cũng là Không, hết thảy các tướng đều
chẳng có. Ngă tướng chẳng có, Pháp tướng chẳng
có. Tướng của Nhị Không (Ngă Không và Pháp Không)
cũng chẳng có. Đấy gọi là Vô Tướng.
3) Vô Nguyện: “Nguyện” là cái tâm mong cầu.
Mong cầu niềm vui ngũ dục, đấy là nguyện
của phàm phu, vậy là không được. Chúng ta sơ
phát tâm, phải “thượng cầu
Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” (trên cầu Phật
đạo, dưới hóa độ chúng sanh). “Thượng cầu hạ hóa” là chuyện thuộc về bổn phận
của Bồ Tát, nhưng quư vị đừng nên có cái tâm
mong cầu, v́ vốn dĩ, trên là chẳng có Phật đạo
để có thể cầu, dưới là chẳng có chúng
sanh để có thể giáo hóa. Chúng sanh là huyễn hóa, chẳng
thật, dựa theo lời giải thích trong kinh Kim Cang: “Sở hữu chúng sanh chi loại…
ngă giai linh nhập Vô Dư Niết Bàn chi diệt độ
chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số
vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ
giả” (đối với tất cả các loài chúng sanh, ta đều khiến cho họ nhập Vô
Dư Niết Bàn mà diệt độ. Diệt độ vô
lượng vô số vô biên chúng sanh như thế, thật
sự chẳng có chúng sanh được diệt độ).
Quư vị độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh
đều nhập Vô Dư Niết Bàn, nhưng thật sự chẳng có chúng sanh
được diệt độ. V́ sao? Chúng sanh như huyễn,
như hóa. Đă
là dưới chẳng có
chúng sanh để có thể độ, há có Phật đạo
để có thể thành ư? Trên đă không có Phật
đạo để có thể thành, [là v́] đối với
chúng sanh trong chín pháp giới th́ mới có Phật, nhưng
chúng sanh trong chín pháp giới đều là như huyễn,
như hóa, Phật vẫn chẳng phải là như huyễn,
như hóa ư? Do vậy, gọi là “b́nh đẳng chân pháp giới, Phật chẳng
độ chúng sanh”. Đă là trên là không có Phật đạo
để có thể thành, dưới là không có chúng sanh để
có thể độ, quư vị c̣n có cái tâm mong cầu ǵ nữa?
Mong cầu là Nguyện, quư vị c̣n có nguyện chi nữa?
Đấy là Vô Nguyện.
“Vô
tác, vô khởi, quán pháp như hóa”: “Vô tác”, “tác” là tu
tác (修作, tu tập, thực hiện), tạo tác, là
hành Bồ Tát đạo, vốn hết thảy đều
như hóa. Câu kế tiếp là “quán
pháp như hóa”, “hóa” là huyễn
hóa. Huyễn hóa chẳng thật th́ há có Bồ Tát đạo
ǵ để có thể “tác”? “Vô khởi”: Khởi (起) là sanh khởi. Quư vị phát Bồ Đề
tâm, sanh khởi Bồ Đề tâm, đă là không có Bồ
Tát đạo để có thể tạo tác, há có Bồ
Đề tâm để có thể sanh khởi ư? V́ sao nói
“chẳng có Bồ Tát đạo
để có thể sanh khởi”? V́ “quán pháp như hóa”. Hết thảy các pháp đều
như huyễn, như hóa, đều là do các tṛ ảo thuật
biến ra, há có chân thật ư? Nói đến chỗ này,
th́ đấy là Đại Thừa Không Quán, dạy quư vị
hăy quán Không, quán Vô Tướng, Vô Nguyện, quán Vô Tác Vô Khởi,
quán hết thảy các pháp như huyễn, như hóa. Trong sự
như huyễn, như hóa ấy, hành “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa
chúng sanh”. Quư vị đừng nên thiên lệch về
phương diện Không. Thiên lệch về phương
diện Không, quư vị sẽ rơi vào bên Nhị Thừa.
Quư vị cũng đừng nên chấp trước bên Có.
Chấp trước Có, quư vị sẽ rơi vào bên phàm
phu. Đừng chấp trước Có, mà cũng đừng
chấp trước Không, đấy mới là Trung Đạo
của Đại Thừa Bồ Tát.
2.2.1.2.2.2.2.1.2.1.3. Ĺa ác nghiệp
(Kinh) Viễn ly thô ngôn, tự hại,
hại bỉ, bỉ thử câu hại. Tu tập thiện
ngữ, tự lợi, lợi nhân, nhân ngă kiêm lợi.
(經)遠離麤言,自害害彼,彼此俱害。修習善語,自利利人,人我兼利。
(Kinh: Xa ĺa lời thô, tự hại,
hại người khác, đôi bên đều bị hại.
Tu tập thiện ngữ, lợi ḿnh, lợi người,
ta và người khác đều được lợi).
Quán hết thảy đều
là Không, quán hết thảy các pháp như hóa, quư vị c̣n tự
ḿnh khéo luyện tập công phu. Tiếp đó, kinh dạy
chúng ta một phương pháp, rèn luyện ở nơi
đâu? Trước hết, luyện khẩu nghiệp của
chính ḿnh. V́ quư vị muốn độ chúng sanh, tức là
hoằng pháp, độ chúng sanh, tức là giảng kinh, thuyết
pháp. Giảng kinh, thuyết pháp th́ trước hết phải
xa ĺa thô ngữ (麤語, lời lẽ thô tháp). “Viễn ly thô ngôn” là quư vị muốn giảng
kinh thuyết pháp cho chúng sanh nghe, trước hết phải
xa ĺa lời lẽ thô tháp, phải xa ĺa ác khẩu. “Tự hại, hại bỉ, bỉ
thử câu hại” (tự hại, hại người khác,
đôi bên đều bị hại): V́ sao phải xa ĺa thô ngôn? “Thô ngôn” bao gồm bốn thứ vọng ngữ:
Nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, ác khẩu,
đều gọi là “thô ngôn”.
Khẩu nghiệp của quư vị chẳng thanh tịnh, quư
vị làm hại chính ḿnh, đồng thời làm hại đối
phương. Đấy gọi là “đôi bên đều bị
hại”, nhất định phải xa ĺa lời lẽ
thô ác. Để xa ĺa thô ngôn, quư vị phải “tu tập thiện ngữ”: Phải
giảng kinh, thuyết pháp. Lời lẽ của ai tốt nhất? Lời lẽ
của Phật tốt nhất. Do đó, “thế gian hảo thoại Phật thuyết tận”
(lời lẽ tốt lành trong thế gian, Phật đă nói
hết). Lời nói của ai cũng chẳng tốt đẹp
bằng lời của
Phật. Quư vị học
theo đức Phật thuyết pháp, học theo đức
Phật thuyết pháp mà thuyết chẳng hay th́ làm như
thế nào? Thuyết chẳng hay th́ hăy “tu tập”, tu tập học giảng kinh. Học
tới học lui là Tập, tức là “học nhi thời tập chi” (học rồi
thường xuyên luyện tập). Quư vị hôm nay giảng,
ngày mai giảng, quư vị giảng suốt hai mươi
năm thử xem, bảo đảm quư vị sẽ giảng
hay! “Tự lợi, lợi nhân,
nhân ngă kiêm lợi” (lợi ḿnh, lợi người, ta và người
đều được lợi): Quư vị giảng kinh, thuyết pháp, chính
ḿnh đạt được lợi ích, đồng thời
lợi ích người khác, chính ḿnh và người khác đều
cùng được lợi.
2.2.1.2.2.2.2.1.2.1.4. Lại nói về chuyện tu thiện
(Kinh) Khí quốc quyên vương,
tuyệt khử tài sắc, tự hành Lục Ba La Mật,
giáo nhân linh hành.
(經)棄國捐王,絕去財色。自行六波羅蜜,教人令行。
(Kinh: Bỏ nước, bỏ
ngôi vua, trừ sạch tài, sắc, tự hành Lục Ba La Mật,
dạy người khác hành theo).
“Khí
quốc quyên vương, tuyệt khử tài sắc” (bỏ nước, bỏ ngôi vua, trừ sạch
tài, sắc): Đây là chuyện tỳ-kheo Pháp Tạng đă
làm khi phát tâm. Ngài vốn là một vị quốc
vương, từ bỏ quốc gia, ngôi vua cũng vứt
bỏ. “Quyên” (捐) là Khí (棄), mà Khí cũng là Quyên, [đều có nghĩa là] từ
bỏ. Đă từ bỏ ngôi vị quốc vương, lại
c̣n phải “tuyệt khử tài
sắc”, [tức là] đoạn tuyệt tài sắc, chẳng
tham tài mà cũng chẳng tham sắc. Chúng ta học theo tỳ-kheo
Pháp Tạng phát tâm, chúng ta chẳng phải là quốc
vương, tài sản trong nhà quư vị cũng phải
buông bỏ hết. Trong xă hội, quư vị có địa vị
ǵ, cũng phải từ bỏ nó. Tội nhân gây nên phiền
năo là tài sắc, phải đoạn trừ, phải trừ
khử danh lợi thế gian, phải “tự hành Lục Ba La Mật”. Do đó, Đại
Thừa Phật pháp chẳng khó học, [khó học là v́] quư
vị chẳng t́m thấy cương yếu! Nói tới, nói lui, vẫn là bảo quư vị hăy hành Lục
Độ, hành viên măn, đạt đến bờ kia,
đấy là Ba La Mật. Chính quư vị tự lợi, quư vị
giáo hóa chúng sanh điều ǵ? “Giáo
nhân linh hành” (dạy người khác hành), [tức là] giáo
hóa chúng sanh vẫn là Lục Độ Ba La Mật, bản
thân quư vị tự lợi, đồng thời lợi ích
người khác.
2.2.1.2.2.2.2.1.2.2. Tổng kết
(Kinh) Vô ương số kiếp,
tích công lũy đức.
(經)無央數劫,積功累德。
(Kinh: Trong vô ương số
kiếp, tích lũy công đức).
Trong “vô ương số kiếp” vẫn phải phát
tâm dài lâu, chẳng phải là đời này ta đă hành tốt
đẹp, mà đời đời kiếp kiếp ta phải
hành, hành trong vô lượng số kiếp. “Tích công lũy đức”, công đức ấy sẽ
thành tựu.
2.2.1.2.2.2.2.2. Nêu bày quả báo thù thắng
(Kinh) Tùy kỳ sanh xứ, tại
ư sở dục, vô lượng bảo tạng, tự nhiên
phát ứng, giáo hóa an lập vô số chúng sanh, trụ ư vô
thượng chánh chân chi đạo. Hoặc vi trưởng
giả, cư sĩ, hào tánh, tôn quư, hoặc vi sát-lợi, quốc
quân, Chuyển Luân thánh đế; hoặc vi Lục Dục
Thiên Chúa, năi chí Phạm vương. Thường dĩ tứ
sự, cúng dường cung kính nhất thiết chư Phật.
Như thị công đức, bất khả xưng thuyết.
Khẩu khí hương khiết, như Ưu Bát La hoa. Thân
chư mao khổng xuất Chiên Đàn hương. Kỳ
hương phổ huân vô lượng thế giới, dung sắc
đoan chánh, tướng hảo thù diệu. Kỳ thủ
thường xuất vô tận chi bảo, y phục, ẩm
thực, trân diệu hoa, hương, tăng cái, tràng phan, trang nghiêm chi cụ. Như thị
đẳng sự, siêu chư thiên nhân. Ư nhất thiết
pháp, nhi đắc tự tại.
(經)隨其生處,在意所欲,無量寶藏,自然發應。教化安立無數眾生,住於無上正真之道。或為長者、居士、豪姓、尊貴;或為剎利、國君、轉輪聖帝;或為六欲天主,乃至梵王。常以四事,供養恭敬一切諸佛。如是功德,不可稱說。口氣香潔,如優鉢羅華。身諸毛孔,出栴檀香,其香普熏無量世界。容色端正,相好殊妙。其手常出無盡之寶,衣服飲食、珍妙華香、繒蓋幢旛,莊嚴之具。如是等事,超諸天人。於一切法,而得自在。
(Kinh: Sanh ở bất cứ
nơi đâu, thuận theo ḷng muốn, vô lượng kho
báu tự nhiên phát khởi, ứng hiện. Giáo hóa, an lập vô số chúng sanh, trụ
nơi đạo Vô Thượng Chánh Chân. Hoặc làm
trưởng giả, cư sĩ, ḍng họ cao sang, tôn quư,
hoặc làm Sát-lợi, quốc vương, Chuyển Luân
thánh đế, hoặc làm chúa tầng trời thứ sáu
trong Dục Giới, cho đến làm Phạm vương.
Thường dùng bốn sự để cúng dường,
cung kính hết thảy chư Phật. Công đức
như thế chẳng thể xưng nói. Hơi miệng
thơm sạch như hoa Ưu Bát La. Các lỗ chân lông trên
thân thường tỏa mùi hương Chiên Đàn.
Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới,
dung sắc đoan chánh, tướng hảo đặc biệt
đẹp đẽ. Tay Ngài thường tuôn ra vô tận của
báu, y phục, thức ăn, hương, hoa quư báu mầu nhiệm, lọng lụa,
tràng phan, các món vật trang nghiêm. Các chuyện như thế
vượt trỗi trời người, được tự
tại trong hết thảy các pháp).
“Tùy
kỳ sanh xứ, tại ư sở dục, vô lượng bảo
tạng, tự nhiên phát ứng” (sanh ở bất cứ nơi đâu, thuận theo
ḷng muốn, vô lượng kho báu tự nhiên phát khởi, ứng hiện). Quư vị sanh trong đời
thứ hai, đời thứ ba, sẽ là như thế nào?
Phước báo của quư vị to lớn. “Tùy kỳ sanh xứ” nghĩa là quư vị sanh trong
một nước nào, hay sanh trong một thế giới nào, “tại ư sở dục” (thuận
theo ḷng muốn): Dựa theo chú giải để nói, chữ
Tại (在) có
nghĩa là “tùy ư”. Trên thực
tế, do thời cổ sao chép, tức là chữ Nhậm (任, tùy ư) bị sao chép lầm, [nên hiện thời
ghi là chữ Tại]. Nay ta nên hiểu chữ Tại theo
nghĩa “tùy ư”. [“Tại
ư” là] mặc ḷng tùy ư. “Sở
dục” là nghĩ đến. “Vô
lượng bảo tạng”, tự nhiên là quư vị sanh về đâu, kho báu bèn
theo quư vị đến đó, quư vị đi đến
chỗ nào cũng sẽ phát tài. Của cải nhiều ngần
ấy do đâu mà có? Do phước báo tích lũy công đức
cảm vời. Đấy là như trong phần trên đă
nói, do “tích công lũy đức”
như [trong đoạn kinh văn giảng về] “thiểu dục tri túc” mà ra.
Thoạt đầu chẳng có của cải theo chân quư vị,
quư vị hứng chịu nghèo khổ, gian nan. Quư vị thiểu dục tri túc, chẳng sợ
các nỗi khổ, tu hành như thế đấy. Lại c̣n một mặt tu phước, một
mặt tu huệ, phước báo của quư vị to lớn,
đời sau, kiếp sau, quư vị sanh về nơi
đâu, tiền tài theo quư vị đến đó.
“Giáo
hóa an lập vô số chúng sanh, trụ ư vô thượng chánh
chân chi đạo” (giáo hóa an lập vô số chúng sanh, trụ nơi
đạo vô thượng chánh chân): Quư vị giáo hóa chúng
sanh đều phát Bồ Đề tâm, hành Bồ Tát đạo.
Thuở ban đầu, giáo hóa chúng sanh: “Ối trời
ơi! Giáo hóa cả nửa ngày, bảo họ quy y Tam Bảo,
họ vẫn không chịu phát tâm”. Quư vị giáo hóa lâu ngày,
tích lũy công đức, khi công đức của quư vị đă chín muồi, sẽ giáo hóa chúng sanh rất
dễ dàng. Lại c̣n gieo thiện căn thành Phật cho họ
đều dễ dàng, “an trụ
ư vô thượng chánh chân chi đạo” (an trụ
nơi đạo vô thượng chánh chân).
“Hoặc
vi trưởng giả, cư sĩ, hào tánh, tôn quư” (hoặc làm trưởng giả, cư
sĩ, ḍng họ cao sang, tôn quư): Nhiều đời, nhiều
kiếp quư vị thọ sanh, chuyển sanh, hoặc là quư vị
chuyển thành một vị trưởng giả, hoặc
là chuyển thành một vị cư sĩ, hoặc là chuyển
thành người đáng tôn trọng thuộc ḍng họ cao
sang. “Hào tánh” (豪姓) là gia tộc thuộc loại thế gia vọng
tộc, đại phú, đại quư. “Hoặc vi sát-lợi, quốc quân” (hoặc làm bậc sát-lợi, vua một
nước): “Quốc quân” (國君) là quốc vương, thân thích của quốc
vương gọi là ḍng Sát-lợi (Kṣatriya). “Sát-lợi
chi tộc” chính là quư tộc. Hoặc là làm “Chuyển Luân thánh đế”,
[tức là] lại c̣n làm Chuyển Luân Thánh Vương (Cakra-varti-rājan), đấy là người có phước
báo nhất trong thế gian. “Hoặc
vi Lục Dục Thiên Chúa”: Trong tam giới có sáu tầng
trời, [tỳ-kheo Pháp Tạng] có thể làm chúa tầng trời thứ sáu trong Dục
Giới. “Năi chí Phạm vương”
(cho đến Phạm Vương): Phạm
vương chính là Đại Phạm Thiên Vương trong
Sơ Thiền Thiên của Sắc Giới. “Thường dĩ tứ sự, cúng dường
cung kính nhất thiết chư Phật” (thường dùng bốn món cúng dường
cung kính hết thảy chư Phật). Trong nhân gian, bất
luận quư vị là kẻ đại phú, đại quư, làm
vua một nước, hay làm Chuyển Luân Thánh Vương,
đều phải cúng dường Tam Bảo, thường
dùng tứ sự để cúng dường. “Tứ sự” là y phục, thức
ăn, đồ trải nằm, thuốc men, bốn loại
vật dụng dùng để cúng dường hết thảy
chư Phật. “Như thị
công đức, bất khả xưng thuyết” (công đức như thế chẳng thể
diễn tả): Cúng dường Phật nhiều, thời
gian cúng dường lâu dài, rốt cuộc đạt
được bao nhiêu công đức? Chẳng thể nói kể
được!
“Khẩu
khí hương khiết, như Ưu Bát La hoa” (hơi miệng thơm, sạch, như hoa
sen xanh): Đây là một quả báo đặc biệt
nơi thân thể. Hơi miệng thơm tho, giống
như mùi hương của hoa Ưu Bát La (Utpala, hoa sen
xanh). V́ sao đạt được quả báo tốt
đẹp dường ấy? Quư vị thường nói lời
tốt lành, giảng kinh, thuyết pháp. “Thân chư mao khổng, xuất Chiên Đàn
hương” (các lỗ chân lông trên thân thường tỏa
mùi hương Chiên Đàn): Các lỗ chân lông trên thân đều
tỏa mùi thơm, có mùi hương Chiên Đàn (Chandana, Sandalwood).
Mùi thơm c̣n “phổ huân vô
lượng thế giới” (xông khắp vô lượng
thế giới). V́ sao trên thân tỏa ra mùi thơm? Ngài vâng
giữ đạo trong sạch, tự nhiên có mùi thơm ấy.
“Dung sắc đoan chánh, tướng
hảo thù diệu” nghĩa là tướng mạo rất
đoan chánh, tướng hảo lại c̣n rất thù thắng
mầu nhiệm. “Kỳ thủ
thường xuất vô tận chi bảo, y phục, ẩm
thực, trân diệu hoa hương, tăng cái, tràng phan,
trang nghiêm chi cụ” (tay Ngài thường tuôn ra vô tận của báu, y phục,
thức ăn, hoa hương quư đẹp, lọng lụa,
tràng phan, các vật trang nghiêm): C̣n có một quả báo đặc
biệt tốt đẹp, tức là trong tay xuất hiện
vật báu. Nơi tay Ngài, thường xuất hiện vô tận
của báu, y phục cũng xuất hiện từ nơi
tay, thức ăn cũng xuất hiện từ tay,
hương hoa quư đẹp cũng từ trong tay xuất
hiện. C̣n có “tăng cái, tràng
phan”, Cái (蓋) là bảo
cái (寶蓋, lọng báu). Tăng (繒) là những thứ the lụa tơ dệt.
Dùng the, lụa làm lọng báu, tràng phan, những vật trang
nghiêm như thế ấy. “Như
thị đẳng sự, siêu chư thiên nhân” (những chuyện như thế đó
vượt trỗi trời, người): C̣n tốt đẹp
hơn những vật cúng dường của cơi trời. “Ư nhất thiết pháp đắc
tự tại” (được tự tại nơi hết
thảy các pháp): Nếu từ trong tay xuất hiện vô tận
của báu, sẽ toàn là từ Bát Địa Bồ Tát trở
lên. Đă đạt từ Bát Địa Bồ Tát trở
lên, sẽ là tùy tâm sở dục (thuận theo ḷng mong). Nếu
vị Bồ
Tát ấy cúng dường Phật,
nghĩ muốn có hoa, vừa duỗi tay ra là đă có hoa. Muốn
có hương, duỗi tay ra, từ trong hư không có thể
lấy được vật cúng. Nói theo phước báo, là
do trong đời quá khứ, khi Ngài làm phàm phu phát tâm cúng
dường Tam Bảo vun bồi phước, vun bồi
đến đời sau, phước báo to lớn. Đi đến
đâu, của cải theo đến đó, xuất hiện
ở bất cứ nơi đâu, không chỉ xuất hiện nơi tay, mà
c̣n hoặc là xuất hiện nơi mặt đất, nói
chung là xuất hiện ngoài thân thể. Tiến thêm bước
nữa, phước báo to lớn th́ trong tay có thể hiện
ra những thứ của báu. Nói đến cảnh giới chẳng thể
nghĩ bàn này của hàng Bồ Tát, nói theo phía phàm phu chúng ta, chúng ta là một
đệ tử của đức Phật, biết cúng
dường Tam Bảo, vậy th́ chúng ta là một đệ
tử xuất gia tiếp nhận tín đồ tại gia
cúng dường, hăy sử dụng những tiền tài ấy
vào chỗ nào? Dùng vào Tam Bảo. Tín đồ cúng dường
chúng ta, v́ chúng ta là người xuất gia họ mới cúng
dường. Họ cúng dường Tăng, phẩm vật
ấy do Tam Bảo mà có, ta sử dụng nó. Do vật phẩm
ấy từ Tam Bảo mà có, ta phải dùng nó ở chỗ
Phật, Pháp, Tăng. Đấy chính là những thứ phẩm
vật cúng dường Tam Bảo xuất hiện từ
trong tay ta. Tiền tài từ trong tay ta nhận vào, ta lại
đem cúng dường Tam Bảo, từ trong tay ta xuất ra, sẽ giống như trong tay ta
xuất hiện tiền cúng dường! Chúng ta là phàm phu,
chỉ đành làm như vậy, vậy th́ quư vị đời
đời kiếp
kiếp tích lũy công đức,
khi tu đạt đến Bát Địa Bồ Tát, sẽ
có thể lấy vật phẩm cúng dường [từ
trong hư không], mầu nhiệm chẳng thể nghĩ
bàn!
2.2.2. Nói về những điều thành tựu (bởi
phát nguyện, tu tập)
2.2.2.1. Nói đại lược những điều
thành tựu
(Kinh) A Nan bạch Phật: - Pháp Tạng
Bồ Tát, vi dĩ thành Phật nhi thủ diệt độ?
Vi vị thành Phật? Vi kim hiện tại?
Phật cáo A
Nan: - Pháp Tạng Bồ Tát kim dĩ thành Phật, hiện tại
Tây phương, khứ thử thập vạn ức sát. Kỳ
Phật thế giới, danh viết An Lạc.
A Nan hựu vấn:
- Kỳ Phật thành đạo dĩ lai, vị kinh kỷ
thời?
Phật ngôn: -
Thành Phật dĩ lai, phàm lịch thập kiếp.
Kỳ Phật quốc độ, tự nhiên thất bảo,
kim, ngân, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mă năo, hợp
thành vi địa, khôi khuếch khoáng đăng, bất khả hạn cực,
tất tương tạp xí, chuyển tương gián nhập,
quang hách dục thước, vi diệu kỳ lệ, thanh tịnh
trang nghiêm, siêu du thập phương nhất thiết thế
giới chúng bảo trung tinh. Kỳ bảo do như Đệ
Lục Thiên bảo. Hựu kỳ quốc độ, vô Tu
Di sơn, cập Kim Cang Vi, nhất thiết chư sơn,
diệc vô đại hải, tiểu hải, khê, cừ, tỉnh, cốc. Phật thần lực cố, dục kiến tắc
kiến. Diệc vô địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chư nạn chi thú. Diệc
vô tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, bất hàn, bất
nhiệt, thường ḥa điều thích.
Nhĩ thời,
A Nan bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Nhược bỉ quốc
độ, vô Tu Di sơn, kỳ tứ thiên vương, cập
Đao Lợi Thiên, y hà nhi trụ?
Phật ngữ
A Nan: - Đệ tam Viêm Thiên, năi chí Sắc Cứu Cánh Thiên, giai
y hà trụ?
A Nan bạch Phật:
- Hạnh nghiệp quả báo bất khả tư nghị.
Phật ngữ
A Nan: - Hạnh nghiệp quả báo, bất khả tư nghị.
Chư Phật thế giới diệc bất khả tư
nghị. Kỳ chư chúng sanh công đức thiện lực,
trụ hạnh nghiệp chi địa, cố năng
nhĩ nhĩ.
A Nan bạch Phật: - Ngă bất
nghi thử pháp, đản vị tương lai chúng sanh dục
trừ kỳ nghi hoặc, cố vấn tư nghĩa.
(經)阿難白佛:法藏菩薩,為已成佛而取滅度?為未成佛?為今現在?佛告阿難:法藏菩薩今已成佛,現在西方,去此十萬億剎。其佛世界,名曰安樂。阿難又問:其佛成道已來,為經幾時?佛言:成佛已來,凡歷十劫。其佛國土,自然七寶,金、銀、瑠璃、珊瑚、琥珀、硨磲、碼碯,合成為地,恢廓曠蕩,不可限極。悉相雜廁,轉相閒入。光赫煜爍,微妙奇麗,清淨莊嚴,超踰十方一切世界眾寶中精,其寶猶如第六天寶。又其國土,無須彌山,及金剛圍,一切諸山。亦無大海、小海,溪渠、井谷。佛神力故,欲見則見。亦無地獄、餓鬼、畜生諸難之趣。亦無四時春夏秋冬,不寒不熱,常和調適。爾時,阿難白佛言:世尊!若彼國土,無須彌山,其四天王,及忉利天,依何而住?佛語阿難:第三炎天,乃至色究竟天,皆依何住?阿難白佛:行業果報不可思議。佛語阿難:行業果報,不可思議,諸佛世界亦不可思議,其諸眾生功德善力,住行業之地,故能爾耳。阿難白佛:我不疑此法,但為將來眾生,欲除其疑惑,故問斯義。
(Kinh: Ngài A Nan bạch Phật:
- Pháp Tạng Bồ Tát là vị Phật đă thành đạo
rồi hiện diệt độ? Hay là chưa thành Phật?
Hay là [đang thành Phật] trong hiện tại?
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Pháp Tạng Bồ Tát nay đă
thành Phật, hiện đang ngự tại phương
Tây, cách đây mười vạn ức cơi nước. Thế
giới của đức Phật ấy có tên là An Lạc.
Ngài A Nan
lại hỏi: - Vị Phật ấy kể từ khi thành
đạo cho đến nay đă trải qua thời gian
bao lâu?
Đức
Phật bảo: - Ngài thành Phật cho đến nay đă
qua mười kiếp. Cơi nước Phật ấy tự
nhiên do bảy báu, vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách,
xa cừ, mă năo hợp thành đất, rộng răi mênh mông,
chẳng thể có ngằn mé. [Các thứ báu] đều xen
lẫn, lần lượt chen lẫn vào nhau, chói ngời
sáng rực, vi diệu, lạ lùng, tráng lệ, thanh tịnh
trang nghiêm, vượt trỗi tinh túy của các thứ báu
trong mười phương hết thảy các thế giới.
Các chất báu ấy giống như chất báu trên tầng trời
thứ sáu. Lại nữa, quốc độ ấy không có
núi Tu Di và núi Kim Cang, Thiết Vi, hết thảy các núi,
cũng chẳng có biển lớn, biển nhỏ, khe, ng̣i,
giếng, hang. Do Phật thần lực, nếu ai muốn
thấy, sẽ trông thấy. Cũng chẳng có địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh, các đường hoạn
nạn. Cũng chẳng có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, chẳng lạnh,
chẳng nóng, [thời tiết] luôn điều ḥa, thích hợp.
Lúc bấy
giờ, ngài A Nan bạch đức Phật rằng: - Bạch
Thế Tôn! Nếu cơi nước ấy chẳng có núi Tu Di
th́ tứ thiên vương và trời Đao Lợi
nương vào đâu để trụ?
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Tầng thứ ba là Viêm Thiên cho
đến Sắc Cứu Cánh Thiên đều nương
vào đâu để trụ?
A Nan bạch
Phật: - Hạnh nghiệp quả báo chẳng thể
nghĩ bàn!
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Hạnh nghiệp quả báo chẳng
thể nghĩ bàn! Thế giới của chư Phật
cũng chẳng thể nghĩ bàn. Do công đức thiện
lực của các chúng sanh ấy, trụ nơi địa
vị hạnh nghiệp, cho nên có thể như vậy!
Ngài
Nan bạch Phật: - Con chẳng nghi pháp này, chỉ v́ muốn
trừ nghi hoặc cho chúng sanh trong tương lai nên hỏi
nghĩa này).
“A
Nan bạch Phật: - Pháp Tạng
Bồ Tát, vi dĩ thành Phật nhi thủ diệt độ?
Vi vị thành Phật? Vi kim hiện tại?” (ngài A Nan bạch Phật: - Pháp Tạng Bồ
Tát là vị Phật đă thành đạo rồi hiện diệt
độ? Hay là chưa thành Phật? Hay là đang thành Phật
trong hiện tại?) Nói đến đây, đức Phật
đang nói với ngài A Nan về chuyện của tỳ-kheo
Pháp Tạng. “A Nan bạch Phật:
- Pháp Tạng Bồ Tát”, hăy ghi nhớ danh tự Pháp Tạng
Bồ Tát này. Kinh Vô Lượng Thọ nói về tỳ-kheo Pháp Tạng, nói đến
đây bèn thay đổi danh xưng, đổi thành Bồ
Tát, v́ “tỳ-kheo” dùng chung
cho Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Hơn nữa,
đại đa số đều là danh xưng Tiểu Thừa.
Nếu có thể hồi Tiểu hướng Đại th́
cũng có thể gọi là tỳ-kheo Đại Thừa,
nhưng đại đa số đều là danh xưng Tiểu
Thừa. V́ tỳ-kheo là địa vị tu nhân của A La
Hán, kết quả sẽ thành A La Hán. Danh xưng Bồ Tát là
gọi theo Đại Thừa. Quư vị thấy trong bộ
kinh nào có Tiểu Thừa Bồ Tát? Gọi theo danh xưng Đại Thừa, Bồ Tát là
địa vị tu nhân của Phật, kết quả là sẽ
thành Phật. Do vậy, nếu muốn thành Phật, th́
trong khi c̣n tu nhân, nhất định phải học theo Bồ
Tát trước đă. [Bồ Tát trong] tiếng Phạn là Bồ
Đề Tát Đỏa (Boddhisattva), dịch sang tiếng
Hán là Giác Hữu T́nh, trên là cầu đạo giác ngộ,
dưới là hóa độ hữu t́nh. “Hữu t́nh” cũng là chúng sanh, trên cầu giác
đạo, dưới hóa độ hữu t́nh th́ gọi
là Bồ Tát. V́ sao ở đây lại đổi danh
xưng của Ngài thành Bồ Tát? V́ trong phần trước,
đức Thích Ca Thế Tôn đă kể về công án tỳ-kheo
Pháp Tạng: Tỳ-kheo Pháp Tạng đă phát Bồ Đề
tâm, đă hành Bồ Tát đạo, là một vị Bồ
Tát danh xứng hợp thực chất, chẳng thể gọi
là tỳ-kheo nữa, phải gọi Ngài là Bồ Tát.
Tiếp đó, ngài A Nan
thưa hỏi, vẫn là do nghe đức Phật Thích Ca kể
về công án của Pháp Tạng Bồ Tát, [đức Phật
có] nói tỳ-kheo Pháp Tạng đă thành Phật. Đă nói
đến chuyện thành Phật th́ chắc chắn là do Bồ
Tát thành, chẳng gọi Ngài là Bồ Tát th́ sẽ không thể được! Nói Ngài
đă thành Phật là như thế nào? Trong phần trước
[kinh văn] đă nói: “Ư nhất
thiết pháp, nhi đắc tự tại” (được
tự tại nơi hết thảy các pháp). Phật th́ mới
có thể thành Pháp Vương, Vương là “tự tại”. Do đó,
Ngài được tự tại trong hết thảy các
pháp. Pháp Vương chính là Phật, cho nên nếu đă thành
Phật, chắc chắn là do Bồ Tát thành, phải nên
đổi danh xưng thành Bồ Tát. Ngài A Nan hỏi: “Pháp Tạng
Bồ Tát là quá khứ Phật? Hay là hiện tại Phật?
Hay là vị lai Phật? “Pháp Tạng Bồ Tát vi dĩ
thành Phật nhi thủ diệt độ?” (Pháp Tạng Bồ Tát đă thành Phật rồi hiện
diệt độ ư?) Tức là Ngài đă thành Phật, nhập
Niết Bàn. “Diệt độ”
từ ngữ dịch từ chữ Niết Bàn trong tiếng
Phạn. Vậy th́ Ngài là quá khứ Phật? “Vi vị lai Phật?” nghĩa
là hiện thời Ngài vẫn c̣n là thân Bồ Tát, vẫn
chưa thành Phật, là một vị Phật vị lai
đấy chăng? “Vi kim hiện
tại?”: Hoặc là hiện tại Phật. Ở
đây là hỏi [Pháp Tạng Bồ Tát] là quá khứ Phật,
vị lai Phật, hay hiện tại Phật?
“Phật
cáo A Nan: - Pháp Tạng Bồ Tát kim
dĩ thành Phật” (đức Phật bảo ngài A Nan: - Pháp Tạng
Bồ Tát nay đă thành Phật): Pháp Tạng Bồ Tát chẳng
phải là quá khứ Phật, cũng chẳng phải
là vị lai Phật, mà là hiện tại Phật. Tôn giả
A Nan gọi Ngài là Pháp Tạng Bồ Tát đúng lắm.
Đức Phật cũng gọi Ngài là Pháp Tạng Bồ
Tát, v́ Ngài hiện thời đă thành Phật. “Hiện tại Tây phương,
khứ thử thập vạn ức sát. Kỳ Phật thế
giới, danh viết An Lạc” (nay đang ở phương Tây, cách đây mười
vạn ức cơi. Thế giới của đức Phật
ấy có tên là An Lạc). Ở đây nói giống như
trong kinh A Di Đà, Ngài đă thành Phật, trụ tại
nơi nào? Ở phương Tây của thế giới Sa Bà
này, “hiện tại Tây
phương khứ thử” (nay ở phương Tây,
cách nơi này), chữ Thử (此) chỉ thế giới Sa Bà. Kinh A Di Đà nói “tùng thị Tây phương” (từ phương Tây của cơi này), chữ
Thị (是) là nói đến thế giới Sa Bà. Chữ
Thử ở đây cũng chỉ thế giới Sa Bà. “Khứ thử thập vạn ức
sát” (cách đây mười vạn ức cơi), tức là
mười vạn ức cơi Phật như trong kinh A Di
Đà [đă nói]. Chữ Sát (剎, Kṣetra) là thế giới, tức là nói đến
một tam thiên đại thiên thế giới, tức là cơi
nước giáo hóa của một vị Phật th́ gọi
là “Phật sát”. Pháp Tạng Bồ
Tát đă thành Phật. “Kỳ Phật
thế giới, danh viết An Lạc” [nghĩa là] thế
giới của Ngài có tên là An Lạc. Kinh A Di Đà dịch
là Cực Lạc, có kinh dịch là An Dưỡng (安養), có kinh dịch là Thanh Thái (清泰), đều là cùng một thế giới.
Trong kinh A Di Đà mà chúng ta niệm tụng, [thế giới
ấy được gọi là] thế giới Cực Lạc,
c̣n kinh Vô Lượng Thọ dịch thành thế giới An
Lạc.
Ở chỗ này có vấn
đề hay chăng? Tôi thuận tiện thưa cùng mọi
người, hiện nay là thời đại khoa học,
khoa học sẽ chủ trương chứng minh bằng
sự thật, chẳng được nói chuyện thần
thoại, vậy th́ Tây Phương Cực Lạc thế
giới ở nơi đâu? Ở ngoài mười vạn ức
cơi Phật, khoa học khó thể chứng minh điều
này. Khi họ khó thể chứng minh, chúng ta có thể nói, có
phải là khoa học vẫn c̣n đang trên đường
tiến bộ hay không? Khoa học vẫn chưa đạt
tới tột đỉnh, hăy c̣n phải tiến bộ hơn,
c̣n có phát minh. Có thể là trong tương lai, khoa học sẽ
phát hiện có Tây Phương Cực Lạc thế giới,
nhưng [hiện thời] các nhà khoa học chẳng có cách
nào chứng minh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đấy là khoa học vẫn chưa phát triển
đến mức độ ấy. Vấn đề này chẳng
nghiêm trọng cho lắm!
C̣n có một vấn đề,
vấn đề này nghiêm trọng hơn. Các nhà khoa học
hiện thời đă chứng minh địa cầu tự
xoay quanh nó một ṿng là một ngày một đêm, tức là tự xoay quanh nó mất hai mươi bốn
giờ. Như vậy th́ căn bản là chẳng có chỗ
nào là phương Tây hết? Chỗ nào là phương
Đông? Chúng ta thường nghĩ địa cầu bất
động, mặt trời chuyển động. Mặt
trời mọc từ phương Đông, lặn ở
phương Tây. Vậy th́ chỗ mặt trời lặn là
phương Tây. Hiện thời, các nhà khoa học đă chứng
minh mặt trời bất động, địa cầu
chuyển động, cho nên chẳng phân chia thành
phương Tây hay phương Đông được! Chúng
ta ngỡ chỗ này là phương Tây, xoay một ṿng đă
sang phương Đông, há có phương Tây? Nếu đă
chẳng có phương Tây, há có thế giới Cực Lạc?
Vấn đề này nghiêm trọng lắm.
Tôi giảng kinh thường
nói với mọi người về vấn đề này,
chúng ta chẳng thể không vâng theo kiến giải của
khoa học, nó chứng minh bằng sự thật. Nhưng
chúng ta phải tin tưởng kinh Phật, tận hết
trí huệ, tận hết học thức của chúng ta
để dung hội, quán thông những lư luận khoa học,
chớ nên để khoa học lật đổ Phật học.
Đấy là cách lư giải nhất quán của tôi. Dốc sạch học vấn nhỏ nhoi của chúng ta
để cứu văn Phật pháp, đừng nên nói là trong thời đại khoa học liền
lật nhào Phật học. Vậy th́ chúng sanh làm sao đắc
độ cho được? Nhưng Phật giáo chẳng
phải là như những tôn giáo khác. Trong những tôn giáo
khác, đứng trên lập trường tôn giáo, quư vị
phải hoàn toàn phục tùng, phải hoàn toàn tin tưởng,
bất kể quư vị có cảm thấy hợp lư hay không,
phải nên tin tưởng! Chẳng tin tưởng, quư vị
sẽ chẳng phải là tín đồ tôn giáo tin theo tôn giáo.
Phật giáo không như vậy, Phật giáo có tín tâm do lư giải; đă
có lư giải, quư vị mới tu hành. Đă có tu hành, quư vị
c̣n phải chứng đắc. Chẳng phải là nói theo
kiểu mê tín, cũng chẳng phải là hoàn toàn nói theo lư suông! Phải nói theo lư luận; nói
theo lư luận th́ mới có thể tu hành, mới có thể
chứng đắc. Dùng lư luận Phật giáo để cứu
văn kiến giải sai lầm, cứu văn như thế nào?
Trong kinh văn đă có
văn từ rơ ràng, hoàn toàn chẳng cần giải thích
loanh quanh! Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Khứ thử thập vạn ức Phật sát”
(cách đây mười vạn ức cơi Phật).
“Khứ thử” là nói theo thế
giới Sa Bà của chúng ta, từ một Phật sát, hai Phật
sát, cho đến qua khỏi mười vạn ức Phật
sát. Một “Phật sát” là một
tam thiên đại thế giới, trọn chẳng phải
là nói theo một quả địa cầu nhỏ bé này. Ở
đây chẳng dùng theo cách nói ṿng vèo, trong kinh Phật
cũng chẳng có danh xưng “tiểu
địa cầu”. Đối
với địa cầu, kinh Phật cũng có một danh
từ chuyên môn là Nam Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa). Nó (một Phật sát) chẳng phải
là nói về một Nam Thiệm Bộ Châu, mà là một cơi Phật,
[hay gọi theo danh từ Phật học là] một Phật
sát. Nam Thiệm Bộ Châu nếu nói rộng hơn một tí,
th́ kinh Phật gọi là một tiểu thế giới. [Chữ
“thế giới” này] không phải
là nói đến một “thế
giới” [theo cách hiểu hiện thời trong thế
gian] mà là nói đến một tam thiên đại thiên thế
giới. Vậy là chúng ta đă xác định danh từ, “một Phật sát” là một
tam thiên đại thiên thế giới, chẳng phải là
nói đến tiểu địa cầu! Như vậy th́
sẽ dễ giải thích. Chiếu theo sự giải thích
của khoa học, mặt trời là một hằng tinh (恆星, c̣n gọi là “định
tinh”) bất động, địa cầu tự
xoay, hai mươi bốn giờ bèn xoay trọn một ṿng
[quanh chính nó], tức một ngày một đêm. Nó c̣n xoay quanh mặt trời, xoay trong ba
trăm sáu mươi lăm ngày, xoay một ṿng to, [thời
gian ấy] được gọi là một năm. Nó xoay một
ṿng lớn, nhưng chẳng xoay ra khỏi phạm vi của
mặt trời, nó xoay quanh mặt trời. Địa cầu
chẳng xác định là phương Đông hay
phương Tây, nhưng mặt trời th́ có. V́ sao? V́ mặt
trời bất động. Như vậy th́ kinh Phật
nói một tam thiên đại thiên thế giới có trăm ức
mặt trời, mặt trăng. Hiện thời, dựa
theo sự chứng minh của các nhà khoa học, chỉ nói
theo mặt trời, sẽ có một trăm ức mặt
trời. Một trăm ức mặt trời hợp lại
sẽ là một tam thiên đại thế giới. Một
vầng mặt trời bất động, một trăm ức
mặt trời đều bất động, chúng ở
trong hư không, có vị trí cố định, tức là mỗi
tam thiên đại thiên thế giới đều có một
vị trí cố định. Đă có vị trí cố định,
sẽ có bốn phương hướng Đông, Nam, Tây, Bắc
cố định. Vầng mặt trời này bất động,
một trăm ức mặt trời bất động,
cũng có nghĩa là thế giới Sa Bà bất động.
Nó có phương Đông và phương Tây cố định.
Từ thế giới Sa Bà này đi về phương Tây,
qua một cơi Phật, hai cơi Phật, qua khỏi mười
vạn ức cơi Phật, thế giới ở nơi ấy
là Tây Phương Cực Lạc thế giới, quyết
định sẽ chẳng sai lầm!
C̣n có một vấn đề
nghiêm trọng nữa, chẳng phải là các nhà khoa học
bác bỏ Phật giáo, cũng chẳng phải là những
bài văn chương phát biểu trên các tạp chí khoa học,
mà là văn chương phát biểu trên các tạp chí Phật
giáo của chúng ta, lại c̣n là văn chương do một
vị pháp sư viết ra, cho rằng “chẳng có Tây Phương
Cực Lạc thế giới”. Nói kiểu ấy tức là
đả đảo Tịnh Độ Tông. Hiện nay là
thời đại Mạt Pháp, tám vạn bốn ngàn pháp môn
khác đều chẳng tu được, phải cậy
vào pháp môn này để độ chúng sanh. Biển khổ
sóng cuồn cuộn, trong biển khổ sóng cuộn trào, chỉ
c̣n sót lại một con thuyền này để độ
chúng sanh. Vị pháp sư ấy muốn đập nát con thuyền độc nhất vô nhị ấy,
chúng sanh chẳng đều rơi xuống biển khổ
ư? Vấn đề này chẳng phải là quá nghiêm trọng
hay sao? Hiện thời, có những kẻ hoàn toàn là phường
đại tà kiến gọi vị pháp sư ấy là “đại
pháp sư”, nói thẳng ra là pháp sư bại hoại! Nay
chúng tôi chẳng tranh biện với ông ta, mà là thuận tiện
thưa tŕnh cùng mọi người một phen. Mọi
người đều nghiên cứu kinh Phật th́ trong thời
đại khoa học, Phật lư có phù hợp với những
sự thật được khoa học chứng minh hay
không? Hăy dựa trên học vấn và trí huệ của chúng
ta để dung hội quán thông những điều ấy,
đừng để cho khoa học đả đảo
Phật giáo. Đấy là sai lầm to lớn, mà cũng là
đại tà kiến dối ḿnh lừa người.
“A
Nan hựu vấn: - Kỳ Phật thành đạo dĩ
lai, vị kinh kỷ thời?” (ngài A Nan lại hỏi: - Đức Phật ấy
thành đạo đến nay, đă trải qua bao lâu?) Đức Phật Thích Ca bảo Ngài: Tỳ-kheo
Pháp Tạng đă thành Phật, nay Pháp Tạng Bồ Tát
đă thành Phật. Ngài A Nan lại hỏi: “Ngài đă thành
Phật, ở trong thế giới An Lạc, vậy th́ Ngài
đă thành Phật bao lâu rồi?” “Phật ngôn: - Thành Phật dĩ lai, phàm lịch thập
kiếp” (đức Phật nói: - [Pháp Tạng Bồ Tát]
thành Phật đến nay đă qua mười kiếp). Điều này nói giống như trong kinh A Di Đà, Ngài thành Phật tới nay vừa mới trải
qua mười đại kiếp. Trong thế giới Sa Bà,
Thích Ca Mâu Ni Phật trụ thế tổng cộng tám
mươi năm, thành Phật, thuyết pháp mới bốn
mươi chín năm bèn nhập Niết Bàn. Mười
đại kiếp quá lâu dài, nhưng vị Phật này có
đức hiệu là Vô Lượng Thọ Phật, nên
mười đại kiếp cũng giống như vừa mới thành Phật vài ngày! Đoạn kinh văn kế tiếp nói rơ sự trang nghiêm
nơi y báo trong quốc độ Tây Phương Cực Lạc
thế giới, đoạn kinh văn này dễ hiểu!
“Kỳ
Phật quốc độ, tự nhiên thất bảo, kim,
ngân, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mă năo” (cơi nước Phật ấy tự nhiên bảy
báu, vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mă năo): Tên gọi của bảy báu chẳng giống
như kinh A Di Đà đă nói. Đấy là do nói thuận
theo danh xưng của bảy thứ báu mà chúng ta biết. Trên
thực tế, bảy báu trong Tây Phương Cực Lạc
thế giới và bảy báu mà chúng ta thấy hoàn toàn chẳng
thể nói là giống như nhau được. Thứ
nhất là vàng ṛng, thứ hai là bạc trắng, thứ ba là lưu ly (vaiḍūrya), dịch sang tiếng Hán
là Thanh Sắc Bảo, tức là một loại đá quư có
màu xanh nước biển. Thứ tư là san hô (sanga), thứ năm là hổ phách, thứ
sáu là xa cừ (musāragalva), thứ bảy là mă năo (aśmagarbha). “Hợp
thành vi địa” (hợp thành đất), từ bảy món báu hợp
lại thành đại địa của một quốc
độ. Ở đây nói chẳng giống như trong kinh
A Di Đà cho lắm. Theo kinh A Di Đà, “hoàng kim vi địa” (vàng ṛng làm đất), mà
cũng chẳng giống với Thập Lục Quán Kinh. Thập
Lục Quán Kinh dạy chúng ta mười sáu phép quán tưởng,
[theo đó], lưu ly làm đất. Do điều này, ta biết Tây Phương Cực
Lạc thế giới là do bảy báu kết hợp thành
đại địa. Trông thấy là vàng ṛng, sẽ là “vàng
ṛng làm đất”. Trông thấy là lưu ly, sẽ là “lưu
ly làm đất”. Trên thực tế là do bảy báu tạo
thành, bảy báu hợp thành đại địa.
“Khôi
khuếch khoáng đăng, bất khả hạn cực” (rộng răi mênh mông, chẳng có ngằn hạn
tột cùng) là nói về không gian rộng lớn của Tây
Phương Cực Lạc thế giới. “Khôi khuếch khoáng đăng”: H́nh dung không gian rộng
lớn trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. “Bất khả hạn cực”:
Chẳng thể dùng giới hạn để h́nh dung nó rộng
lớn đến đâu, rộng cỡ nào? Dài như thế
nào? Chẳng thể hạn định. Câu “tất tương tạp xí, chuyển tương
gián nhập” h́nh dung bảy báu [kết hợp] làm đất.
“Tất tương tạp xí”
là bảy thứ báu xen lẫn với nhau tại một chỗ,
lại c̣n xen lẫn rất dễ nh́n, xen cài vào nhau, miếng này là hoàng kim, miếng
kia là bạch ngân, miếng nọ là lưu ly khảm vào. “Gián nhập” (閒入) là xen kẽ, đan cài vào nhau hết sức
trang nghiêm. “Quang hách dục
thước, vi diệu kỳ lệ” (chói ḷa, rực rỡ, vi diệu, lạ
lùng, hoa lệ): Bảy báu xen lẫn tạo thành đại
địa, đại địa có thể phóng quang. [“Quang hách” tức là] quang minh hách hách (chói ḷa). “Hách hách” (赫赫, chói ḷa) là quang minh to lớn. “Dục thước” (煜爍) vẫn là quang minh to lớn. Bốn chữ
này (“quang hách dục thước”)
nhằm diễn tả quang minh to lớn. Lại c̣n “vi diệu kỳ lệ”, hết
sức đẹp mắt;
đẹp mắt như thế nào, chẳng thể diễn tả được,
chỉ đành dùng “vi diệu kỳ
lệ” để h́nh dung. Lại c̣n “thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương nhất
thiết thế giới chúng bảo trung tinh” (thanh tịnh
trang nghiêm, vượt trỗi tinh túy của các thứ báu
trong mười phương hết thảy các thế giới).
Trong phần trước đă từng nói, đấy là chọn
lựa [những ưu điểm] từ hai trăm mười
ức Tịnh Độ của chư Phật để tạo
thành thế giới Cực Lạc. Do đó, nó vượt
trỗi các thế giới của hết thảy chư Phật
trong mười phương. “Chúng
bảo trung tinh” (tinh túy
của các thứ báu): Bảy báu nơi đại địa là tinh hoa
của các thứ báu. “Kỳ bảo
do như Đệ Lục Thiên bảo”, [có nghĩa là]
không chỉ chẳng phải là bảy báu trong nhân gian, mà
ngay cả thiên bảo
(chất báu cơi trời) trong tầng trời thứ sáu của Dục Giới,
tức là Tha Hóa Tự Tại Thiên trong Dục Giới, cũng
chỉ là “do như” (猶如, giống như, ví như), [ư nói] dường như là thiên bảo của tầng trời thứ sáu, chứ trên thực
tế, chúng cũng chẳng phải là chất báu trời của tầng trời
thứ sáu. V́ sao? Chúng vượt trỗi hết thảy các thế giới
của chư Phật trong mười phương. V́ sao nói
là giống như chất báu trời trên tầng trời thứ
sáu? V́ đức Phật đă thuyết pháp ở Tha Hóa Tự
Tại Thiên, các đệ tử có thần thông đều từng đến đó, ai nấy đều trông
thấy bảy báu trong Tha Hóa Tự Tại Thiên quá tốt đẹp. Trên thực tế, bảy báu trong Tây Phương Cực Lạc thế
giới c̣n vượt trỗi hơn, vượt trỗi
quá nhiều!
“Hựu
kỳ quốc độ, vô Tu Di sơn, cập Kim Cang Vi, nhất
thiết chư sơn” (lại nữa, quốc độ ấy chẳng
có núi Tu Di, và Kim Cang, Thiết Vi, hết thảy các núi). Tây
Phương Cực Lạc thế giới chẳng có núi,
chẳng có núi Tu Di, chẳng có núi Kim Cang, Thiết Vi, hết thảy các núi đều
chẳng có. “Diệc vô đại
hải, tiểu hải, khê, cừ, tỉnh, cốc”, nghĩa là cũng chẳng có biển lớn, biển
nhỏ, cũng chẳng có khe, ng̣i, lạch nước, giếng
nước, hang hốc,“cốc” (谷) ở
đây là hang núi, thảy đều chẳng có! “Phật thần lực cố, dục
kiến tắc kiến”, nghĩa là: Chúng sanh do nhân duyên
khác nhau, quư vị muốn thấy núi, thấy biển,
cũng đều có thể thấy. Đấy là do sức
oai thần của Phật biến hiện, chứ thật
sự chẳng có núi, mà cũng chẳng có biển. “Diệc vô địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh, chư nạn chi thú” (cũng chẳng có địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh các đường hoạn nạn). “Thú” (趣) là đường. [Câu này nhằm nói thế giới
Cực Lạc] chẳng có ba ác đạo, tức là chẳng
có ba ác thú, tức địa ngục thú, ngạ quỷ thú, và
súc sanh thú. Đấy đều là những nơi chúng sanh
chịu nạn, chẳng có “chư
nạn chi thú” (chẳng
có các đường hoạn nạn), tức là chẳng có ba ác đạo. “Diệc vô tứ thời Xuân, Thu,
Đông, Hạ, bất hàn, bất nhiệt, thường ḥa
điều thích”, nghĩa là khí hậu chẳng lạnh,
chẳng nóng, chẳng có Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa
hết sức điều ḥa, hết sức thích đáng, khí
hậu rất thích hợp.
“Nhĩ
thời, A Nan bạch Phật ngôn: - Thế Tôn, nhược
bỉ quốc độ, vô Tu Di sơn, kỳ tứ thiên
vương, cập Đao Lợi Thiên, y hà nhi trụ?” (lúc bấy giờ, ngài A Nan bạch Phật
rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu quốc độ ấy
không có núi Tu Di, tứ thiên vương và trời Đao Lợi
sẽ nương vào đâu để trụ?) Đức Phật
Thích Ca đang tán thán sự trang nghiêm thanh tịnh của
Tây Phương Cực Lạc thế giới. Khi ấy, ngài
A Nan liền hỏi chen vào một câu: “Tây Phương Cực
Lạc thế giới chẳng có núi Tu Di, [vậy th́] tứ
thiên vương và trời Đao Lợi sẽ trụ ở
chỗ nào?” Trời chia thành tam giới: Dục Giới, Sắc
Giới, và Vô Sắc Giới; nhưng trong thế giới
này, mỗi tiểu thế giới đều có một núi
Tu Di. Tu Di là một quả núi, trên núi Tu Di có hai tầng trời,
tầng thứ nhất là Tứ Thiên Vương Thiên (Cātummahārājika), tầng thứ hai là Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa). Dục Giới có sáu tầng trời, tầng
thứ nhất là Tứ Thiên Vương Thiên, [v́ trong tầng
trời này] có bốn vị đại thiên vương, ở
eo núi Tu Di. Trên đỉnh núi Tu Di là nơi Đao Lợi
Thiên Vương an trụ. Hai tầng trời này được
gọi là Địa Cư Thiên, chúng ở trên cao, nhưng vẫn
ở trên núi, chẳng rời khỏi đại địa,
nên gọi là Địa Cư Thiên (地居天). Đạt đến tầng trời thứ
ba th́ gọi là Không Cư Thiên (空居天), đă ở trong hư không. Tôn giả A
Nan bèn hỏi: “Thế giới Cực Lạc chẳng có núi
Tu Di, nhưng nó có thiên giới và nhân giới. Có thiên giới
th́ Tứ Thiên Vương Thiên trụ ở nơi đâu?
Đao Lợi Thiên trụ ở nơi đâu?”
“Phật
ngữ A Nan: - Đệ tam Viêm Thiên, năi chí Sắc Cứu
Cánh Thiên, giai y hà trụ?” (đức Phật bảo ngài
A Nan: - Tầng trời thứ ba là Viêm Thiên cho đến Sắc
Cứu Cánh Thiên đều nương vảo đâu?) “Đệ tam Viêm Thiên” c̣n dịch
là Dạ Ma Thiên (Yāma). Thật ra, từ Dạ
Ma Thiên trở lên, đều lơ lửng trên hư không,
đều gọi là Không Cư Thiên. [Đức Phật hỏi
ngược lại]: Này A Nan! Ông hỏi Tứ Thiên
Vương Thiên và Đao Lợi Thiên chẳng có núi Tu Di, sẽ
chẳng có chỗ để cư trụ? Vậy th́ tầng
trời thứ ba là Viêm Thiên c̣n gọi là Dạ Ma Thiên sẽ
ở chỗ nào? Thậm chí nếu vượt lên cao
hơn, tầng thứ tư là Đâu Suất Thiên (Tushita), tầng thứ năm là Hóa Lạc Thiên (Nirmāṇarati), tầng thứ sáu là Tha Hóa Tự Tại
Thiên (Parinirmita-vaśavartin), vượt khỏi Dục Giới, trên
đó là Sắc Giới, c̣n có mười tám tầng trời.
Tầng cao nhất là Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṣṭha,
A Ca Ni Trá Thiên), chúng đều trụ ở chỗ nào? Chúng
đều chẳng ở trên núi! “A Nan bạch Phật: Hạnh nghiệp
quả báo bất khả tư nghị!” (ngài A Nan bạch cùng đức
Phật: - Hạnh nghiệp quả báo chẳng thể nghĩ
bàn): Rời khỏi núi th́ c̣n
có thể trụ vào đâu? Trụ trong hư không. Những
ǵ họ đă tạo là hạnh nghiệp trụ trong
hư không. Đấy là cái nhân, cho nên quả báo của họ
là trụ trong hư không. Có thể trụ như thế,
đấy là hạnh nghiệp chẳng thể nghĩ bàn, quả
báo chẳng thể nghĩ bàn. “Phật
ngữ A Nan: - Hạnh nghiệp quả báo bất khả
tư nghị, chư Phật thế giới diệc bất
khả tư nghị” (đức Phật bảo ngài A
Nan: - Quả báo của hạnh nghiệp chẳng thể
nghĩ bàn, các thế giới của chư Phật cũng
chẳng thể nghĩ bàn); ư nói: Quả báo của Tây
Phương Cực Lạc thế giới cũng là chẳng
thể nghĩ bàn! “Kỳ chư
chúng sanh công đức thiện lực, trụ hạnh nghiệp
chi địa, cố năng nhĩ nhĩ” (do công đức thiện lực của
chúng sanh trụ nơi địa vị hạnh nghiệp,
nên có thể được như vậy), nghĩa là chúng
sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới đáng
nên chuyển sanh vào đường nào trong thiên đạo?
Dựa vào công đức, dựa vào thiện lực của
họ, do trụ nơi địa vị hạnh nghiệp của họ, họ có thể ở trên hư không trong
thế giới Cực Lạc.
“A Nan bạch
Phật: - Ngă bất nghi thử pháp, đản vị
tương lai chúng sanh, dục trừ kỳ nghi hoặc, cố
vấn tư nghĩa” (ngài A Nan bạch Phật: - Con chẳng nghi
pháp này, chỉ v́ muốn trừ nghi hoặc cho chúng sanh
trong tương lai, nên hỏi nghĩa này): Con sợ sau khi
đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, chúng sanh trong
tương lai, nhất là chúng sanh trong thời đại Mạt
Pháp, nghe nói tầng trời thứ nhất và tầng trời
thứ hai đều ở trên núi Tu Di, nhưng Tây
Phương Cực Lạc thế giới chẳng có núi Tu
Di, sẽ dấy lên nỗi ngờ vực, nên bèn tiện
dịp hỏi luôn, xin đức Phật giải thích, khiến cho trong tương
lai, chúng sanh sẽ chẳng v́ chuyện nhỏ nhặt này
mà sanh ḷng ngờ vực. Hễ sanh ḷng ngờ vực, họ
sẽ chẳng tin tưởng Tây Phương Cực Lạc
thế giới, chẳng phát nguyện văng sanh.
Hiểu đạo lư này, ngài
A Nan hỏi đức Phật là hỏi thay cho chúng ta. Đức
Phật bèn nói ra đạo lư: “Nghiệp lực của chúng sanh chẳng thể
nghĩ bàn!” Chúng tôi thuận tiện nói mấy câu về
sự thật khoa học. Khoa học phát hiện địa
cầu xoay ṿng trong hư không, địa cầu to ngần
ấy, v́ sao nó có thể xoay ṿng trong hư không?
Đương nhiên là các nhà khoa học có đủ mọi cách giải thích, mặt trời có sức
hút, địa cầu có sức ǵ? Cả một đống
lớn các thứ lực, nhưng vẫn chẳng phát hiện
nghiệp lực của chúng sanh! Kinh Phật nói: V́ nghiệp
nhân do chúng sanh đă tạo, họ đạt được
quả báo cũng là chẳng thể nghĩ bàn!
2.2.2.2. Nói rộng về những điều thành
tựu
2.2.2.2.1. Nói về Phật thân
(Kinh)
Phật cáo A Nan: - Vô Lượng Thọ Phật, oai thần
quang minh, tối tôn đệ nhất, chư Phật quang
minh, sở bất năng cập, hoặc chiếu bách Phật
thế giới, hoặc thiên Phật thế giới. Thủ
yếu ngôn chi, năi chiếu Đông phương hằng sa Phật
sát. Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy, thượng hạ,
diệc phục như thị. Hoặc hữu Phật quang chiếu ư thất xích, hoặc nhất do-tuần,
nhị, tam, tứ, ngũ do-tuần, như thị chuyển
bội, năi chí chiếu nhất Phật sát. Thị cố Vô
Lượng Thọ Phật, hiệu Vô Lượng Quang Phật,
Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Đối Quang
Phật, Viêm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật,
Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất
Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt
Quang Phật. Kỳ hữu chúng sanh ngộ tư quang giả,
tam cấu tiêu diệt, thân ư nhu nhuyễn, hoan hỷ dũng
dược, thiện tâm sanh yên. Nhược tại tam
đồ cực khổ chi xứ, kiến thử quang
minh, giai đắc hưu tức, vô phục khổ năo. Thọ
chung chi hậu, giai mông giải thoát. Vô Lượng Thọ
Phật, quang minh hiển hách, chiếu diệu thập
phương. Chư Phật quốc độ, mạc bất
văn yên. Bất đản ngă kim xưng kỳ quang minh, nhất
thiết chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, chư Bồ
Tát chúng, hàm cộng thán dự, diệc phục như thị.
Nhược hữu chúng sanh, văn kỳ quang minh oai thần
công đức, nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất
đoạn, tùy ư sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc,
vị chư Bồ Tát, Thanh Văn chi chúng, sở cộng
thán dự, xưng kỳ công đức. Chí kỳ tối hậu
đắc Phật đạo thời, phổ vị thập
phương chư Phật, Bồ Tát thán kỳ quang minh, diệc
như kim dă.
Phật ngôn: - Ngă thuyết Vô
Lượng Thọ Phật quang minh oai thần, nguy nguy thù
diệu, trú dạ nhất kiếp, thượng vị
năng tận.
Phật ngữ
A Nan: - Hựu Vô Lượng Thọ Phật, thọ mạng
trường cửu bất khả xưng kế, nhữ
ninh tri hồ? Giả sử thập phương thế giới
vô lượng chúng sanh, giai đắc nhân thân, tất linh
thành tựu Thanh Văn, Duyên Giác, đô cộng tập hội,
thiền tư nhất tâm, kiệt kỳ trí lực, ư
bách thiên vạn kiếp, tất cộng suy toán, kế kỳ
thọ mạng trường viễn chi số, bất
năng cùng tận, tri kỳ hạn cực.
(經)佛告阿難:無量壽佛,威神光明,最尊第一,諸佛光明,所不能及。或照百佛世界,或千佛世界,取要言之,乃照東方恆沙佛剎。南西北方,四維上下,亦復如是。或有佛光照於七尺,或一由旬,二三四五由旬,如是轉倍,乃至照一佛剎。是故無量壽佛,號無量光佛、無邊光佛、無礙光佛、無對光佛、炎王光佛、清淨光佛、歡喜光佛、智慧光佛、不斷光佛、難思光佛、無稱光佛、超日月光佛。其有眾生遇斯光者,三垢消滅,身意柔輭,歡喜踊躍,善心生焉。若在三塗極苦之處,見此光明,皆得休息,無復苦惱。壽終之後,皆蒙解脫。無量壽佛,光明顯赫,照曜十方。諸佛國土,莫不聞焉。不但我今稱其光明,一切諸佛、聲聞、緣覺、諸菩薩眾,咸共歎譽,亦復如是。若有眾生,聞其光明威神功德,日夜稱說,至心不斷,隨意所願,得生其國。為諸菩薩、聲聞之眾,所共歎譽,稱其功德。至其最後得佛道時,普為十方諸佛菩薩歎其光明,亦如今也。佛言:我說無量壽佛光明威神,巍巍殊妙,晝夜一劫,尚未能盡。佛語阿難:又無量壽佛,壽命長久,不可稱計,汝寧知乎?假使十方世界無量眾生,皆得人身,悉令成就聲聞、緣覺,都共集會,禪思一心,竭其智力,於百千萬劫,悉共推算,計其壽命長遠之數,不能窮盡,知其限極。
(Kinh: Đức Phật bảo ngài A Nan: - Vô Lượng
Thọ Phật oai thần quang minh tôn quư bậc nhất, quang
minh của chư Phật đều chẳng thể sánh bằng,
hoặc chiếu một trăm thế giới Phật, hoặc
một ngàn thế giới Phật. Nói chung, có thể chiếu
hằng sa cơi Phật ở phương Đông, phương
Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên dưới, cũng giống
như thế. Hoặc có Phật quang chiếu xa bảy
thước, hoặc một do-tuần, hai, ba, bốn, năm
do-tuần, lần lượt gấp nhiều lần
như thế, cho đến chiếu thấu một cơi Phật. V́ thế,
Vô Lượng Thọ Phật hiệu là Vô Lượng
Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô
Đối Quang Phật, Viêm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh
Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật,
Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô
Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Nếu
có chúng sanh gặp quang minh ấy, Tam Cấu tiêu diệt, thân ư mềm
mại, hoan hỷ, hớn hở, thiện tâm sanh khởi. Nếu
ở trong chỗ tam đồ khổ sở cùng cực, thấy
quang minh ấy đều được nghỉ ngơi
không c̣n khổ năo. Sau khi thọ chung đều được
giải thoát. Vô Lượng Thọ Phật quang minh sáng rực,
chiếu ngời mười phương. Các cơi nước
của chư Phật không ai chẳng nghe thấy. Không chỉ
riêng ta nay khen ngợi quang minh của Ngài, mà hết thảy
chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, các vị Bồ Tát
đều cùng khen ngợi, cũng giống như thế.
Nếu có chúng sanh nghe oai thần và công đức nơi
quang minh của Ngài, ngày đêm xưng nói, chí tâm chẳng ngơi,
tùy theo ư nguyện, được sanh về nước ấy,
được các vị Bồ Tát và Thanh Văn đều
cùng khen ngợi, xưng dương công đức của
người ấy. Cho đến cuối cùng, khi thành Phật
đạo, sẽ được khắp mười
phương chư Phật, Bồ Tát tán thán quang minh [của
vị Phật ấy] cũng giống như [chư Phật,
Bồ Tát đang tán thán quang minh của A Di Đà Phật]
trong hiện thời.
Đức Phật nói: -
Ta nói quang minh và oai thần lồng lộng đặc biệt
nhiệm mầu của Vô Lượng Thọ Phật dẫu
nói suốt ngày đêm trọn cả một kiếp vẫn chưa thể nói hết.
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Hơn nữa, Vô Lượng Thọ Phật
thọ mạng lâu dài chẳng thể tính kể, ông có biết
hay không? Giả sử vô lượng chúng sanh trong mười
phương thế giới đều được làm
thân người, thảy đều thành tựu Thanh Văn,
Duyên Giác đều cùng nhóm họp lại, Thiền Định
nhất tâm, dốc cạn hết trí lực trong trăm
ngàn vạn kiếp, đều cùng nhau suy lường, tính
toán để t́m ra số lượng của thọ mạng
dài lâu ấy, vẫn chẳng thể cùng tận, biết
được ngằn hạn ấy).
Đức Phật bảo
ngài A Nan: “Vô Lượng Thọ
Phật, oai thần quang minh, tối tôn đệ nhất”
(oai thần và quang minh của Vô Lượng
Thọ Phật tôn quư bậc nhất): Trong phần trước,
đức Phật bảo ngài A Nan, phương Tây có thế
giới Cực Lạc, c̣n gọi là An Lạc. Pháp Tạng Bồ
Tát hiện thời đă thành tựu thế giới An Lạc.
Đức Phật ấy có danh tự là ǵ, chưa nhắc
đến; ở đây liền nói ra, Ngài tên là Vô Lượng
Thọ Phật. Vô Lượng Thọ Phật là đức
hiệu khi Pháp Tạng Bồ Tát thành Phật, oai đức,
thần thông, quang minh tôn quư bậc nhất, vượt trỗi
hết thảy chư Phật. “Chư
Phật quang minh, sở bất năng cập” nghĩa
là quang minh của chư Phật đều chẳng thể
sánh bằng quang minh của Vô Lượng Thọ Phật. “Hoặc chiếu bách Phật thế
giới, hoặc thiên Phật thế giới” (hoặc chiếu một trăm thế giới
Phật, hoặc một ngàn thế giới Phật). “Thủ yếu ngôn chi” là nói vắn
tắt, “năi chiếu Đông
phương hằng hà sa số Phật sát thế giới”
(bèn chiếu hằng hà sa số Phật sát thế giới ở
phương Đông). “Nam, Tây, Bắc
phương”: Phương Nam, phương Tây và
phương Bắc. “Tứ duy”
(四維) là bốn góc, tức Đông Nam, Tây Nam,
Đông Bắc, Tây Bắc. “Thượng
hạ”: Phương trên, phương dưới, [các phương ấy] hợp thành
mười phương chư Phật thế giới, “diệc phục như thị”
(cũng giống như thế). Quang minh của các vị Phật
khác rất lớn, nhưng vẫn có số lượng, chẳng
thể gọi là Vô Lượng Quang. Quang minh của Vô
Lượng Thọ Phật tôn quư nhất, Ngài có vô lượng
quang minh, không thể dùng con số để nói rơ được.
“Hoặc hữu Phật quang
chiếu ư thất xích, hoặc nhất do-tuần, nhị,
tam, tứ, ngũ do-tuần, như thị chuyển bội,
năi chí chiếu nhất Phật sát” (hoặc có Phật quang chiếu xa bảy
thước, hoặc một do-tuần, hai, ba, bốn,
năm do-tuần, lần lượt tăng gấp nhiều
lần như thế, cho đến chiếu suốt một
cơi Phật): “Do-tuần” (Yojanā) dịch sang tiếng Hán là “dịch trạm” (驛站), “dịch”
(驛) là ruổi ngựa. Chánh phủ muốn chuyển
công văn tối khẩn cấp, ngựa chạy hết
khoảng đường giữa hai trạm th́ gọi là một
do-tuần. Hiện thời chẳng ruổi ngựa để
chuyển công văn, thời hiện tại bèn nói khoảng
cách giữa hai trạm xe là một do-tuần, mọi
người sẽ dễ liễu giải điều này: Trạm xe lửa. Theo cách
đo lường của Ấn Độ, tiểu do-tuần
là bốn mươi dặm, trung do-tuần là sáu
mươi dặm, đại do-tuần là tám mươi dặm.
Ở đây nói, Phật quang có thể chiếu xa một do-tuần,
[tức là] chiếu xa tám mươi dặm, hoặc là chiếu
xa hai do-tuần, ba do-tuần, bốn do-tuần, năm do-tuần.
“Như thị chuyển bội”
(gấp nhiều lần như thế), hoặc
là chiếu mười do-tuần, hai mươi do-tuần.
“Năi chí chiếu nhất Phật
sát” (cho đến chiếu thấu một cơi Phật),
tức là thậm chí chiếu thấu một tam thiên đại
thiên thế giới. Đấy là nói về Phật quang khá
nhỏ!
“Thị
cố Vô Lượng Thọ Phật, hiệu Vô Lượng
Quang Phật” (do vậy, Vô Lượng Thọ Phật hiệu
là Vô Lượng Quang Phật): V́ không thể nói rơ quang minh
của Ngài chiếu xa, chiếu rộng dường nào; do đó, từ xưa, Vô Lượng Thọ Phật
lại được gọi là Vô Lượng Quang Phật.
Trước hết nói đến quang minh của Ngài rồi
nói đến các đức hiệu của Ngài. Vô Biên Quang Phật:
Đức Phật có quang minh chẳng có chừng hạn. Vô
Ngại Quang Phật: Vị Phật có quang minh chẳng
chướng ngại. Vô Đối Quang Phật: Chẳng
có quang minh nào có thể so sánh với quang minh của Ngài.
Viêm Vương Quang Phật: Vua trong các quang minh. Thanh Tịnh
Quang Phật: Quang minh thanh tịnh nhất. Hoan Hỷ Quang Phật:
Có thể làm cho chúng sanh trông thấy quang minh của Ngài liền
sanh ḷng hoan hỷ. Trí Huệ Quang Phật: Chúng sanh trông thấy
quang minh của A Di Đà Phật, có thể sanh ra trí huệ.
Bất Đoạn Quang Phật: Quang minh chẳng gián đoạn.
Nan Tư Quang Phật: Đức Phật có quang minh chẳng
thể nghĩ bàn. Vô Xưng Quang Phật: Tán thán quang minh của
Phật chẳng thể diễn nói trọn hết được!
Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật: Vượt trỗi ánh
sáng của mặt trời, mặt trăng. Tổng cộng
gồm mười hai đức hiệu, đều tán
thán quang minh Phật.
Ở chỗ này, chúng tôi nói
kèm thêm: Trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật
Viên Thông Chương, Đại Thế Chí Bồ Tát học
pháp môn Niệm Phật, đắc Niệm Phật tam-muội.
Ngài tự nói: Tôi thuở ban đầu thân cận Vô Lượng
Quang Phật, cho đến cuối cùng là thân cận Siêu Nhật
Nguyệt Quang Phật, mười hai vị Như Lai ấy
nối tiếp nhau xuất hiện trong một kiếp.
Ngài ở trước mười hai vị Như Lai ấy
học pháp môn Niệm Phật, đắc Niệm Phật tam-muội.
Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương
mở đầu nói đến Vô Lượng Quang Phật,
vị cuối cùng là Siêu Nhật Nguyệt Như Lai, mười
vị trong khoảng giữa [danh hiệu là ǵ] không ai biết,
nhưng kinh Vô Lượng Thọ nói vừa khéo mười
hai vị, lại c̣n vừa khéo là vị thứ nhất tên
là Vô Lượng Quang Phật, vị thứ mười hai
là Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, chắc chắn là
mười hai vị Phật này! Nhưng có một chỗ
không phù hợp cho lắm là Niệm Phật Viên Thông
Chương nói như thế này: Mười hai vị Như
Lai ấy nối tiếp nhau xuất thế trong cùng một
kiếp, c̣n ở đây nói là mười hai đức hiệu
của Phật, [đều là đức hiệu của cùng một vị]
Vô Lượng Thọ Phật, mà Ngài cũng là Phật A Di
Đà. Chẳng hề nói đức Phật này nhập Niết
Bàn rồi một vị Phật khác xuất thế. Chúng ta
dung hội quán thông một phen, Đại Thế Chí Bồ
Tát thấy mười hai vị Phật ấy là trông thấy
trong thời gian “một đại
kiếp”, có thể vẫn là thấy một đức Phật A Di Đà. V́ sao?
Đại Thế Chí Bồ Tát có căn cơ riêng, trong thời
gian một đại kiếp, Ngài đáng nên trông thấy
mười hai vị Phật, A Di Đà Phật bèn thị
hiện cho Ngài có tánh chất thời gian. Chuyện này nên nói
như thế nào? Trong phần trước, [chánh kinh] đă
nói thế giới Cực Lạc chẳng có núi, chẳng có
biển, chúng sanh nếu muốn thấy núi, nếu muốn
thấy biển, A Di Đà Phật sẽ thị hiện
núi, thị hiện biển. Ngài thị hiện thuận
theo căn cơ. Trong thời gian một đại kiếp,
Đại Thế Chí đáng nên trông thấy mười hai
vị Phật để đắc Niệm Phật tam-muội,
A Di Đà Phật bèn v́ Bồ Tát thị hiện. Điều này có nghĩa là mười
hai vị Phật trong một đại kiếp trên thực
tế vẫn là một vị Phật A Di Đà.
“Kỳ
hữu chúng sanh ngộ tư quang giả, Tam Cấu tiêu diệt, thân ư
nhu nhuyễn, hoan hỷ, dũng dược, thiện
tâm sanh yên” (nếu có chúng sanh gặp quang minh ấy, Tam Cấu tiêu diệt, thân ư mềm mại,
hoan hỷ, hớn hở, thiện tâm sanh khởi): Vô Lượng
Thọ Phật c̣n có tên là Vô Lượng Quang Phật. Chúng
sanh nào hữu duyên, gặp quang minh ấy, “Tam Cấu tiêu diệt”, ba căn bản phiền năo tham, sân, si được
gọi là Tam Cấu, thảy đều tiêu trừ, đoạn
trừ phiền năo. “Thân ư nhu
nhuyễn”: Thân và tâm của quư vị thảy đều
mềm dịu. “Hoan hỷ
dũng dược”: Trong phần trước, [kinh
văn đă nhắc đến danh hiệu] Hoan Hỷ Quang
Phật. Chúng sanh đều hoan hỷ, hết sức hoan hỷ
th́ gọi là “dũng dược
hoan hỷ”. “Thiện tâm sanh
yên” (thiện
tâm sanh khởi): Cớ
sao thiện tâm sanh khởi? Đoạn trừ ác tâm, Tam Cấu tham, sân, si đă tiêu diệt, tự
nhiên sanh ra thiện tâm. Đấy là nói về chúng sanh
trong nhân loại, lại nói tới chúng sanh trong tam ác đạo.
“Nhược tại tam đồ”
(nếu ở trong tam đồ), ba ác đạo
là Tam Đồ. “Cực khổ
chi xứ” (chỗ khổ sở tột bậc) là địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh. “Kiến thử
quang minh” (thấy
quang minh này) [nghĩa là] có thể thấy
quang minh của Vô Lượng Quang Phật. “Giai đắc hưu tức” (đều
được ngơi nghỉ): Họ đau khổ. Nhất
là nỗi đau khổ trong địa ngục ngày đêm
sáu thời chẳng hề ngưng nghỉ. Nếu họ gặp
quang minh của Phật, sẽ có thể ngưng nghỉ. “Vô phục khổ năo”
[nghĩa là] chẳng c̣n bị khổ năo nữa. “Thọ chung chi hậu, giai mông giải
thoát” (sau khi thọ chung, đều được
giải thoát): Sau khi thọ mạng trong địa ngục
của họ chấm dứt, họ đều có thể
ĺa khỏi địa ngục, được giải
thoát. Đây là dùng địa ngục làm thí dụ để
nói, [thật ra], chúng sanh trong tam đồ hễ gặp gỡ,
trông thấy quang minh của Vô Lượng Thọ Phật,
sẽ đều có thể đạt được lợi
ích to lớn.
“Vô
Lượng Thọ Phật, quang minh hiển hách” (quang minh của Vô Lượng
Thọ Phật chói ngời), quang minh của Vô Lượng Thọ
Phật rất lớn nên gọi là “hiển hách” (顯赫, chiếu sáng ngời, phân minh). Có thể “chiếu diệu mười phương. Chư Phật
quốc độ, mạc bất văn yên” (chiếu sáng rực mười phương. Trong các cơi nước Phật, không ai chẳng
nghe thấy): Các cơi nước của chư Phật,
không nơi nào chẳng nghe danh tiếng, tức là [nghe biết]
phương Tây có thế giới An Lạc, trong thế giới
An Lạc có một vị Phật, tên là Vô Lượng Thọ
Phật, c̣n gọi là Vô Lượng Quang Phật. Ở
đây có một nghi vấn, A Di Đà Phật c̣n gọi là Vô
Lượng Thọ Phật, c̣n gọi là Vô Lượng
Quang Phật, quang minh chiếu trọn khắp mười
phương thế giới, v́ sao chúng ta chẳng trông thấy?
Mọi người đều trông thấy ánh sáng mặt
trời, nhưng người mù chẳng trông thấy, quư vị
chẳng thể nói ánh sáng mặt trời chẳng chiếu
trọn khắp, mà là v́ mắt người mù chẳng thể trông thấy ánh sáng mặt trời. Trong kinh
Phật c̣n có một
tỷ dụ: Ánh sáng mặt
trời tuy to lớn, chẳng soi thấu cái chậu úp xuống.
Cái chậu úp miệng xuống đất th́ gọi là “phúc bồn” (覆盆, chậu úp), ánh sáng mặt trời chẳng
thể chiếu thấu vào chậu được! Kẻ
mù chẳng thấy mặt trời, [là do] con mắt không thấy,
ví như hiện thời chúng ta chẳng
trông thấy quang minh của Phật, chỉ trách chúng ta
chưa mở con mắt trí huệ, quư vị chẳng thể
trách móc quang minh của Phật chẳng để cho chúng
ta trông thấy, chỉ trách chúng ta chưa mở con mắt
trí huệ. Hễ mắt trí huệ đă mở, quư vị
sẽ trông thấy Phật quang. Ánh sáng mặt trời chẳng
soi thấu chậu úp, đừng trách ánh sáng mặt trời,
chỉ trách cái chậu úp miệng xuống đất. Quư vị
lật ngửa nó lên, lẽ đâu ánh sáng mặt trời chẳng
chiếu thấu? Đấy chẳng phải là giống như [lư do] v́ sao lũ chúng sanh chúng ta chẳng thấy quang
minh của Phật đó ư? V́ tâm chúng ta chẳng
tương hợp tâm Phật, tâm chúng ta là tâm chúng sanh, là
cái tâm trái nghịch giác ngộ, xuôi theo trần lao. Trái nghịch
giác ngộ chính là trái nghịch giác tánh của Phật, ứng
hợp với cảnh giới sáu trần. Chúng ta sanh tâm
động niệm đều chẳng rời khỏi cảnh
giới sáu trần, hoàn toàn trái nghịch với Phật. Nếu
quư vị muốn trông thấy quang minh của Phật, hăy
trái nghịch trần, xuôi theo giác, đừng nên tham muốn,
nghĩ tới cảnh giới sáu trần nữa. Hăy chuyển
ư niệm trong tâm quư vị hướng về bên Phật, ứng hợp với bên giác, quư vị sẽ ngay lập tức
trông thấy quang minh của Phật.
Có chúng sanh hoài nghi “chẳng
trông thấy quang minh của Phật”, đấy là những
chúng sanh do trái nghịch quang minh của Phật cho nên chẳng
trông thấy. C̣n có những chúng sanh tin tưởng quang minh
của Phật, nhưng chẳng tin tưởng chính ḿnh: “Ôi
chao! Tôi là một chúng sanh khổ năo, nghiệp chướng
sâu nặng, quang minh của Phật ở nơi đó, tôi
cũng chẳng thể trông thấy!” Tin tưởng quang
minh của Phật, nhưng chẳng tin tưởng chính
ḿnh, cổ nhân đă có hai câu giải thích hay nhất: “Ta là
phàm phu chúng sanh ở nơi đây từ vô thỉ kiếp
đến nay, đương nhiên là nghiệp chướng
sâu nặng, nhưng quư vị chẳng muốn thấy quang
minh của Phật. Chỉ cần quư vị muốn thấy,
sẽ ngay lập tức trông thấy”. Cổ nhân đă nói
hai câu rất hay khiến cho chúng ta phát tâm dũng mănh, tức
là: “Nhật nhật văng Đông
tẩu, hồi đầu tiện thị Tây” (ngày ngày đi về Đông, quay đầu
liền là Tây). Chúng ta là một phàm phu thường ở
trong cảnh giới trần lao, giống như đi miết
về phương Đông, đời này cứ đi về
phương Đông, đời quá khứ đi về
phương Đông, hằng ngày đi về phương
Đông, càng đi càng xa phương Tây. Chỉ sợ quư vị
chẳng quay đầu, hằng ngày cứ đi về
phương Đông! Chỉ cần quư vị quay đầu,
hễ quay đầu th́ là phương Tây. Điều này
có nghĩa là quư vị trái nghịch giác, xuôi theo trần lao,
do v́ trái nghịch giác, chỉ cần quư vị quay đầu,
sẽ đối
diện với giác,
cũng giống
như lật ngửa cái
chậu lên, mặt trời liền soi thấu, có khó
khăn chi đâu?
Lại nói đến chúng
sanh trong địa ngục, v́ sao họ có thể trông thấy
quang minh của Phật? Đấy chẳng phải là chúng
sanh đọa địa ngục b́nh phàm mà đều có thể trông thấy, họ
cũng là những chúng sanh có đại thiện căn
thường xuyên niệm Phật. Niệm Phật v́ muốn
cầu sanh Tây Phương, nhưng họ chẳng sanh về
Tây Phương, do tạo ác nghiệp mà đọa trong
địa ngục, thiện căn vẫn c̣n. Họ đọa
vào địa ngục chịu khổ, bị nỗi khổ
ấy bức bách, họ lại nghĩ tới A Di Đà Phật,
vừa niệm A Di Đà Phật bèn trông thấy Phật
quang. Do một niệm A Di Đà Phật ấy bèn thoát khỏi
địa ngục, được giải thoát. Lại nói
đến bản thân chúng ta, chúng ta đều là những
kẻ có thiện căn, chẳng phải là những kẻ
tầm thường, đều có thể trông thấy quang
minh của A Di Đà Phật. Nếu chúng ta chẳng có thiện
căn, ở trong thời đại hiện tại này, không
chỉ là thời đại Mạt Pháp, mà c̣n là đời
loạn, người ta đang tạo nghiệp khắp
nơi, cớ sao chúng ta có thể nghe kinh Vô Lượng Thọ,
c̣n có thể nghe [danh hiệu và bổn nguyện của] Vô
Lượng Thọ Phật? C̣n nghe danh xưng Vô Lượng
Quang Phật? Tuyệt đối là có thiện căn, cớ
sao chẳng trông thấy Phật quang vậy? Nếu quư vị
phát tâm quay đầu, sẽ liền trông thấy quang minh. “Nhật nhật
văng Đông tẩu” (ngày ngày đi về Đông), chẳng trông thấy
Phật quang. “Hồi đầu
tiện thị Tây” (quay đầu chính là Tây), A Di Đà Phật ở
phương Tây, quư vị sẽ trông thấy quang minh ngay.
Cái chậu úp chụp xuống đất, quư vị lật
ngửa
nó lên, sẽ thấy quang
minh ngay. Đừng nên xử tệ với chính ḿnh, đừng
nên cô phụ thiện căn của chính ḿnh. Chúng ta là những
kẻ có thiện căn th́ mới có thể nghe kinh Vô
Lượng Thọ đấy nhé!
“Bất
đản ngă kim xưng kỳ quang minh, nhất thiết
chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, chư Bồ Tát chúng,
hàm cộng thán dự, diệc phục như thị” (không chỉ riêng ta nay khen ngợi quang minh của
Ngài, mà hết thảy chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, các
vị Bồ Tát đều cùng tán thán, ca ngợi cũng giống
như thế). Đấy là Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán Vô
Lượng Thọ Phật quang minh vô lượng. “Bất
đản ngă kim xưng kỳ quang minh” (không chỉ riêng ta nay khen ngợi quang minh của
Ngài), trên thực tế, hết thảy chư Phật, hết
thảy Thanh Văn, hết thảy Duyên Giác, hết thảy
Bồ Tát, bốn loại thánh nhân ấy, “diệc phục như thị” (cũng giống
như thế), cũng tán thán giống như ta trong hiện
tại. Phật giáo nói “tứ
thánh lục phàm”, phàm phu lục đạo là lục phàm,
thánh nhân th́ có bốn loại thánh nhân: Phật, Thanh Văn, Duyên
Giác, và Bồ Tát. Bốn loại thánh nhân ấy thảy
đều tán thán, khen ngợi Vô Lượng Quang Phật. “Nhược hữu chúng sanh,
văn kỳ quang minh, oai thần, công đức, nhật dạ
xưng thuyết, chí tâm bất đoạn, tùy ư sở nguyện,
đắc sanh kỳ quốc” (nếu có chúng sanh nghe nói quang minh, oai thần và công
đức của Ngài mà ngày đêm xưng nói, chí tâm chẳng
dứt, sẽ tùy theo sở nguyện mà được sanh
về cơi ấy). Ở đây, [đức Phật] dạy
chúng ta phương pháp tu hành: Quư vị là những chúng sanh có duyên với A Di
Đà Phật, nghe nói quang minh, oai đức, thần thông
vô lượng của Ngài, quư vị liền “xưng thuyết”, tức là
miệng th́ xưng tụng, tâm nghĩ tới, đấy
là tŕ danh niệm Phật, giống hệt như
phương pháp do kinh A Di Đà đă nói. “Xưng thuyết” là miệng niệm, tức niệm
Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật,
ngày đêm niệm, chí tâm, đừng nên gián đoạn. “Tùy ư sở nguyện” [có
nghĩa là] quư vị phát nguyện sanh về Tây
Phương, chắc chắn sẽ có thể sanh về Tây
Phương. Quư vị là những chúng sanh niệm Phật,
cũng sẽ “vị chư Bồ
Tát, Thanh Văn chi chúng, sở cộng thán dự, xưng kỳ
công đức” (được chư vị Bồ Tát
và Thanh Văn đều cùng tán thán, ca ngợi,
diễn tả công đức). Chư vị Bồ Tát và Thanh
Văn đều cùng tán thán, quư vị là những chúng sanh
niệm Phật lỗi lạc, công đức rất lớn,
có thể sanh về Tây Phương An Lạc thế giới.
“Chí kỳ
tối hậu, đắc Phật đạo thời” (cho đến lúc cuối cùng, khi thành Phật
đạo): Quư vị là những chúng sanh niệm Phật
sanh về Tây Phương, đới nghiệp văng sanh, tuy
vẫn là phàm phu, nhưng sanh về Tây Phương, sẽ
có thể thành Phật ngay trong một đời, cho đến
lúc cuối cùng, khi quư vị thành Phật đạo, “phổ vị thập
phương chư Phật, Bồ Tát thán kỳ quang minh, diệc
như kim dă” (được trọn khắp mười
phương chư Phật, Bồ Tát tán thán quang minh ấy
cũng giống như trong hiện thời): Mười
phương chư Phật, mười phương chư
Bồ Tát, đều tán thán quang minh của vị Phật
do quư vị mới thành, cũng giống như hiện thời
đang tán thán [quang minh của] Vô Lượng Thọ Phật vậy. “Phật ngôn: - Ngă thuyết Vô Lượng Thọ Phật
quang minh oai thần, nguy nguy thù diệu” (đức Phật nói: “Ta nói quang minh và oai
thần của Vô Lượng Thọ Phật ṿi vọi thù
thắng đặc biệt”), “nguy
nguy” (巍巍) có nghĩa là cao tột, thù thắng. “Thù diệu” (殊妙) là chẳng thể nghĩ bàn. “Trú dạ nhất kiếp,
thượng vị năng tận” (dẫu nói suốt ngày đêm trọn cả
một kiếp, vẫn chưa thể nói trọn hết
được): Chẳng phân biệt ngày đêm, cứ tán
thán y hệt như thế, tán thán suốt một kiếp vẫn
chưa thể cùng tận được!
“Phật
ngữ A Nan: - Hựu Vô Lượng Thọ Phật, thọ
mạng trường cửu, bất khả xưng kế,
nhữ ninh tri hồ?” (đức Phật bảo ngài A
Nan: - Lại nữa, Vô Lượng Thọ Phật thọ
mạng lâu dài chẳng thể tính kể, ông có biết hay
chăng?) [Danh hiệu] A Di Đà Phật có hai thứ ư
nghĩa: Một thứ là Vô Lượng Thọ, thứ kia
là Vô Lượng Quang. Phần [kinh văn] trước
đó tán tán Vô Lượng Quang, tán thán khá lâu, ở đây lại
tán thán Vô Lượng Thọ. V́ thế, có chữ Hựu (又, lại). Lại nữa Vô Lượng Thọ
Phật, “thọ mạng
trường cửu, bất khả xưng kế, nhữ
ninh tri hồ?” (thọ mạng lâu dài chẳng thể
tính kể, ông có biết hay chăng?), ông biết chứ? “Giả sử thập phương
thế giới vô lượng chúng sanh, giai đắc nhân
thân” (giả sử vô lượng chúng sanh trong
mười phương thế giới đều
được làm thân người): “Chúng sanh” không phải chỉ là chúng sanh trong nhân loại!
Muốn thành Thanh Văn, Duyên Giác, ắt cần phải
được làm thân người trong nhân loại th́ mới
có thể thành. Giả sử vô lượng chúng sanh đều
được làm thân người, “tất linh thành tựu Thanh Văn, Duyên Giác”, [nghĩa
là đều] thành Thanh Văn, Duyên Giác, “đô cộng tập hội, Thiền tư nhất tâm, kiệt kỳ trí lực” (đều cùng tụ họp, một ḷng Thiền Định, tư duy, dốc cạn
hết trí lực), vắt cạn sức trí huệ của
họ, “ư bách thiên vạn kiếp,
tất cộng suy toán, kế kỳ thọ mạng trường
viễn chi số, bất năng cùng tận, tri kỳ hạn
cực” (trong trăm ngàn vạn kiếp đều cùng
nhau suy lường, ḥng tính ra con số thọ mạng dài
lâu ấy, vẫn chẳng thể cùng tận, biết ngằn
hạn được). Do vậy, gọi là Vô Lượng
Thọ Phật. Thọ mạng của Vô Lượng Thọ
Phật lâu dài, chẳng có cách nào tính kể, chẳng biết
thọ mạng của Ngài, mà cũng chẳng tính ra được!
2.2.2.2.2. Nói về đồ chúng của Ngài
(Kinh) Thanh Văn, Bồ Tát, thiên
nhân chi chúng, thọ mạng trường đoản, diệc
phục như thị, phi toán số thí dụ sở
năng tri dă. Hựu Thanh Văn, Bồ Tát, kỳ số nan
lượng, bất khả xưng thuyết. Thần trí
đỗng đạt, oai lực tự tại, năng
ư chưởng trung, tŕ nhất thiết thế giới.
Phật ngữ A Nan: “Bỉ Phật sơ hội Thanh
Văn chúng số bất khả xưng kế, Bồ
Tát diệc nhiên. Như Đại Mục Kiền Liên, bách
thiên vạn ức vô lượng vô số, ư A-tăng-kỳ
na-do-tha kiếp, năi chí diệt độ, tất cộng kế
giảo, bất năng cứu liễu đa thiểu chi số.
Thí như đại hải, thâm quảng vô lượng, giả
sử hữu nhân tích kỳ nhất mao, dĩ vi bách phần,
dĩ nhất phần mao, triêm thủ nhất trích, ư ư
vân hà? Kỳ sở trích giả, ư bỉ đại hải,
hà sở vi đa?” A Nan bạch Phật: “Bỉ sở trích
thủy, tỷ ư đại hải đa thiểu chi
lượng, phi xảo lịch toán số ngôn từ thí loại
sở năng tri dă”. Phật ngữ A Nan: “Như Mục
Liên đẳng, ư bách thiên vạn ức na-do-tha kiếp,
kế bỉ sơ hội Thanh Văn, Bồ Tát, sở tri số giả,
do như nhất trích. Kỳ sở bất tri, như đại
hải thủy”.
(經)聲聞菩薩天人之眾,壽命長短,亦復如是,非算數譬喻所能知也。又聲聞菩薩,其數難量,不可稱說。神智洞達,威力自在,能於掌中,持一切世界。佛語阿難:彼佛初會聲聞眾數不可稱計,菩薩亦然。如大目犍連,百千萬億無量無數,於阿僧祇那由他劫,乃至滅度,悉共計校,不能究了多少之數。譬如大海,深廣無量。假使有人析其一毛,以為百分,以一分毛,沾取一渧,於意云何?其所渧者,於彼大海,何所為多?阿難白佛:彼所渧水,比於大海多少之量,非巧歷算數言辭譬類所能知也。佛語阿難:如目連等,於百千萬億那由他劫,計彼初會聲聞菩薩,所知數者,猶如一渧,其所不知,如大海水。
(Kinh: Các vị Thanh Văn, Bồ
Tát, trời, người, thọ mạng dài ngắn
cũng giống như thế, chẳng thể dùng toán số,
thí dụ để có thể biết được!
Hơn nữa, số lượng Thanh Văn, Bồ Tát khó thể tính toán, chẳng
thể nói kể. Các Ngài thần trí hiểu thông suốt,
oai lực tự tại, có thể cầm hết thảy
các thế giới trong ḷng bàn tay. Đức Phật bảo
ngài A Nan: “Số lượng các vị Thanh Văn trong hội
đầu tiên của đức Phật ấy chẳng thể
tính kể, Bồ Tát cũng thế. [Những vị có đại thần thông và trí
huệ] như ngài Đại Mục Kiền Liên [số lượng
nhiều đến] trăm ngàn vạn ức vô lượng
vô số, trong A-tăng-kỳ[2]
na-do-tha kiếp cho đến khi diệt độ, đều
cùng nhau tính toán, so sánh, chẳng thể hiểu rơ rốt ráo
số lượng là bao nhiêu. Ví như biển cả rộng
sâu vô lượng, giả sử có người chẻ một
sợi lông thành một trăm phần, dùng một phần
lông ấy thấm lấy một giọt [nước biển],
ư ông nghĩ sao? Lượng nước đă được
thấm ấy so với biển cả, chỗ nào là nhiều?”
Ngài A Nan bạch Phật: “Số lượng nước
đă được thấm ấy so sánh với biển cả
nhiều hay ít th́ chẳng thể do khéo léo dùng toán số,
ngôn từ, thí dụ… mà ḥng biết được!” Đức
Phật bảo ngài A Nan: “Những người như Mục
Liên trong trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp tính toán [số
lượng] Thanh Văn, Bồ Tát trong hội đầu
tiên, số lượng họ biết được giống
như một giọt, c̣n số không biết th́ như
nước trong biển cả”).
“Thanh
Văn, Bồ Tát, thiên nhân chi chúng, thọ mạng trường
đoản, diệc phục như thị, phi toán số,
thí dụ sở năng tri dă” (các vị Thanh Văn, Bồ Tát, trời, người
thọ mạng dài hay ngắn cũng giống như thế, chẳng
thể do toán số, thí dụ mà có thể biết
được). Tây Phương Cực Lạc thế giới
có Thanh Văn chúng, có Bồ Tát chúng, có thiên chúng, nhân chúng, thọ
mạng của họ đều giống như thọ mạng
của Vô Lượng Thọ Phật. Điều này giống như kinh A Di Đà đă nói: “Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân
vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cố danh A Di
Đà” (thọ mạng của đức Phật ấy
và nhân dân của Ngài là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ
kiếp, v́ thế có tên là A Di Đà Phật). Thọ mạng của A Di Đà Phật
vô lượng, thọ mạng của nhân dân trong cơi ấy
cũng là vô lượng. Ở đây, nói rơ ràng hơn một
chút, tức là nói Tây Phương Cực Lạc thế giới
ngoài Thanh Văn chúng và Bồ Tát chúng ra, c̣n có thiên chúng, nhân
loại, thọ mạng của họ dài hay ngắn
cũng đều giống như thế, giống như A
Di Đà Phật, chẳng thể do toán số, thí dụ mà
ḥng biết nổi! Kinh A Di Đà cứ nói mỗi đoạn,
đều [tiểu kết bằng câu] “Tây Phương Cực Lạc thế giới thành tựu
công đức trang nghiêm như thế”. Tây Phương
Cực Lạc thế giới do A Di Đà Phật thành tựu,
không chỉ thành tựu thọ mạng vô lượng của chính Ngài, mà c̣n thành tựu khiến cho bọn chúng
sanh như chúng ta hễ sanh về Tây Phương, thọ mạng
cũng vô lượng. A Di Đà Phật thành tựu thế
giới Cực Lạc, thành tựu công đức vô lượng
thọ là v́ lẽ nào? Chính là v́ trong đời ác ngũ
trược này, có một thứ gọi là Mạng Trược.
Mạng Trược (命濁) là thọ mạng ngắn ngủi. Trẻ nhỏ
chẳng biết tu hành là ǵ, đến lúc khôn lớn th́ bị ngũ dục trói buộc, vẫn
chẳng biết tu hành. Gặp được duyên có thầy
dạy dỗ rất khó. Biết tu hành, dụng công mà c̣n chưa
dụng công tốt đẹp, thọ mạng đă đến.
Đấy là một thứ khổ nạn to lớn. Đời
sau, đời kế, quư vị đọa vào trong ba ác
đạo, [sau đó, đă thọ xong ác báo, thoát khỏi tam ác
đạo] chuyển thành người,
vẫn là một đứa trẻ, vẫn chẳng biết
tu hành. Chúng ta chớ nên gián đoạn, hăy niệm Phật sanh về Tây Phương. Chúng ta đới nghiệp văng sanh, là một
nhân dân phàm phu, thọ mạng cũng là vô lượng, có thể
tu đạo thành tựu ngay trong một đời, có thể
thành Phật ngay trong một đời.
“Hựu
Thanh Văn, Bồ Tát, kỳ số nan lượng, bất
khả xưng thuyết. Thần trí đỗng đạt,
oai lực tự tại, năng ư chưởng trung, tŕ
nhất thiết thế giới” (lại nữa, số lượng Thanh
Văn, Bồ Tát chẳng thể suy lường, chẳng
thể nói kể. Thần trí hiểu thấu suốt, oai lực
tự tại, có thể cầm hết thảy thế giới
trong bàn tay). Trong phần trên, [chánh kinh] đă nói Vô Lượng
Thọ Phật quang minh vô lượng rồi lại nói Vô
Lượng Thọ Phật thọ mạng vô lượng,
lại nói trong thế giới Cực Lạc, Thanh Văn, Bồ
Tát cùng với trời, người, thọ mạng đều
vô lượng. Tiếp đó, lại nói, số lượng
Thanh Văn, Bồ Tát nhiều chẳng thể nói kể. “Thần trí đỗng đạt,
oai lực tự tại” [nghĩa là] Thanh Văn và Bồ
Tát đều có trí huệ, thần thông, hiểu thấu suốt
hết thảy các pháp. Sức oai đức thần thông của
các Ngài đă đạt đến mức tự tại. “Năng ư chưởng trung,
tŕ nhất thiết thế giới” (có thể cầm hết thảy thế giới
trong bàn tay): Nêu ra sức oai đức thần thông tự tại
của Thanh Văn và Bồ Tát, khiến cho chúng ta biết,
mỗi vị Thanh Văn, mỗi vị Bồ Tát có thể
nhiếp tŕ hết thảy các thế giới trong bàn tay, biểu
thị sức thần thông rộng lớn của các Ngài, lại
c̣n có sức tự tại. Đấy chẳng phải là cảnh
giới của bọn phàm phu chúng ta, chúng ta chỉ có thể
nói là “cảnh giới chẳng
thể nghĩ bàn”. Nói theo đạo lư, đấy là “lớn và nhỏ vô ngại, một và nhiều vô ngại”. Nếu quư vị đă nghe kinh Hoa Nghiêm, kinh
Hoa Nghiêm chuyên giảng đạo lư này: Đại pháp và tiểu
pháp, đây và kia chẳng chướng ngại lẫn nhau. Thế
giới ở đây là vô lượng thế giới, thế
giới là pháp lớn, bàn tay là pháp nhỏ, quư vị có thể
liễu đạt đạo lư “lớn nhỏ vô ngại”, sẽ khởi lên diệu
dụng chẳng thể nghĩ bàn: Một bàn tay nhỏ bé
có thể nắm giữ vô lượng thế giới. Bàn
tay chỉ có một, mà có thể nắm một hay nhiều
thế giới. Đấy gọi là “một nhiều vô ngại”.
Học Phật pháp là tu phước,
tu huệ, mà cũng là cầu phước, cầu huệ.
Trong phần trước, tôi đă nói chẳng cần cầu
thần thông. Quư vị chẳng tu phước, chẳng tu
huệ, chỉ cầu thần thông, nhất định sẽ
bị ma dựa. Phải nói rơ ràng đạo lư này. Thần
thông do đâu mà có? Nó là diệu dụng của trí huệ.
Quư vị cầu đạt được trí huệ, tự
nhiên sẽ có thần thông. Vậy th́ trí huệ do đâu mà
có? Trí huệ vốn sẵn có, chẳng thể cầu từ
ngoài tâm mà có, cũng phải nhớ rành rẽ điều này. Trí huệ ở ngay trong cái tâm của chính chúng ta. Cái tâm của chính chúng ta c̣n gọi là Phật
Tánh, c̣n gọi là bản thể, c̣n gọi là tự tánh, c̣n
gọi là Thật Tướng. Danh xưng rất nhiều,
nó là bản thể của hết thảy các pháp. Nói đến
tâm, tức là nói đến chân tâm của chúng ta, chẳng
phải là cái tâm vọng tưởng trong hiện thời.
Tâm vọng tưởng không chỉ chẳng khởi trí huệ, mà c̣n chướng ngại, che lấp trí
huệ. Nếu có thể chứng đắc chân tâm của
chính ḿnh, trong chân tâm trọn đủ trí huệ, trí huệ
phát lộ ra, chẳng phải là do tu được. Trí huệ
phát lộ bèn dấy lên diệu dụng, dấy lên diệu
dụng tức là thần thông. Đại chúng trong Tây
Phương Cực Lạc thế giới, tức Thanh
Văn chúng, Bồ Tát chúng, do đâu mà có trí huệ? Do
đâu mà có thần thông? Họ phát lộ trí huệ vốn
sẵn có. Phát lộ trí huệ vốn sẵn có bằng
cách nào? Niệm A Di Đà Phật, sanh về Tây
Phương bèn phát lộ.
Trong phần trước
đă nói đôi ba lượt, niệm A Di Đà Phật, niệm cho phiền
năo tham, sân, si đều rỗng không. Tham, sân, si là cái tâm vọng tưởng của
chúng ta. Vọng tưởng có tư tưởng, tư
tưởng ấy chẳng phải là tham th́ là sân, không là sân th́ là si. Quư vị niệm cho ba
căn bản phiền năo tham, sân, si rỗng không, đoạn
trừ hết, vọng tâm ấy chẳng c̣n nữa, chân
tâm hiện tiền, sẽ tự nhiên có diệu dụng
như thế ấy. Chân tâm hiện tiền, trí huệ hiện
tiền, trí huệ dấy lên diệu dụng, lũ phàm phu
chúng ta ngỡ đó là thần thông. Trên thực tế,
đối với các vị Thanh Văn, Bồ Tát, [chuyện trí huệ phát
khởi diệu dụng thần thông] giống như cơm ăn thường
ngày trong nhà chúng ta vậy, chẳng có ǵ là hiếm hoi, lạ
lùng! Nếu quư vị chẳng cầu phước, chẳng
cầu trí huệ, mà trước hết cầu thần
thông, chắc chắn sẽ bị ma dựa! Cớ sao bị
ma dựa? V́ quư vị chẳng cầu phước, chẳng
cầu trí huệ, chẳng đoạn phiền năo, tâm quư vị
hoàn toàn là tham, sân, si. Lại c̣n thêm cái tâm tham cầu thần thông. Cái tâm tham ấy
tăng trưởng, ma vương thấy rơ ràng:
“Ngươi chẳng đoạn phiền năo, ngươi
là một đứa đại phàm phu, ngươi mong cầu thần thông”. Ông ta
chẳng thấy rất nực cười ư? “Được
rồi! Ta đến gia bị ngươi, cho ngươi một
chút thần thông!” Đắc một chút thần thông, tự
ngỡ ḿnh ghê gớm lắm, tâm tham ngày càng to đùng. Nếu là kẻ nào gai mắt ta hiện tiền,
sẽ c̣n dùng đôi chút thần thông để chỉnh kẻ
ấy một phen, tâm sân hận cũng tăng trưởng.
Vốn là chẳng nên tham, quư vị lại tham. Vốn chẳng
nên si, quư vị ngu si; tâm ngu si tăng trưởng. Ba
căn bản phiền năo tham, sân, si tự nhiên ngày càng mạnh
mẽ, ngày càng mạnh mẽ th́ sẽ như thế nào? Ma
trông thấy nực cười, đă đạt được
mục đích rồi!
Một chút thần thông của
quư vị cũng chẳng c̣n nữa, cũng bị mất
đi, quư vị sẽ như thế nào? Quư vị sẽ bị
ma dựa! Nói theo danh xưng trong y học là “mắc bệnh
thần kinh”, Trung Y vô hiệu, mà Tây Y cũng bó tay! Vậy
là quư vị xong đời rồi! Cổ đức, thiện
tri thức cảnh cáo chúng ta: “Bất
phạ thiên sanh bất ngộ, tựu phạ nhất sanh
trước ma”, [nghĩa là] quư vị ngàn đời chẳng
khai ngộ không sao cả, không khai ngộ th́ vẫn phải
khéo tu hành. Chỉ sợ một đời bị ma dựa,
ma dựa th́ mất trí, danh từ y học gọi là “xuất
hiện bệnh thần kinh, mắc bệnh thần kinh”, c̣n
kinh Phật gọi là “thất
liễu tâm”, đánh mất đạo tâm, cái tâm thông
thường cũng mất luôn, tinh thần thác loạn,
Trung Y lẫn Tây Y đều bó tay. Phật, Bồ Tát cũng
chẳng có cách nào, chẳng gia bị quư vị được.
Do vậy, chớ nên lập tức cầu học thần
thông, bị ma dựa đấy nhé! Phật, Bồ Tát trông
thấy thương xót, nhưng chẳng có cách nào, chẳng
gia bị quư vị được, muốn cứu quư vị
mà cũng
chẳng có cách nào!
Trong phần trước, kinh
Vô Lượng Thọ đă đôi ba lượt nhắc
đến tham, sân, si, gọi chúng là Tam Cấu, c̣n gọi là
Nhiễm Khuể Si. “Cấu”
(垢) có nghĩa là ô nhiễm, c̣n gọi là Tam
Độc. “Độc” (毒) là gây hại cho chúng ta. Quư vị nhất
định phải đoạn trừ ba món Căn Bản Phiền Năo này. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn nào cũng
đều có thể nhập đạo. Tám vạn bốn ngàn
pháp môn đều là các pháp môn để đoạn tham,
sân, si, chẳng phải là những pháp môn để tu Phật
Tánh. Phật Tánh vốn hiện thành, [các pháp môn] nhằm dạy
chúng ta tu ǵ vậy? Nếu quư vị có thể tu thành Phật
Tánh, Phật Tánh ấy là giả trất, chẳng thật!
V́ quư vị có thể tạo tác nó, vậy th́ v́ sao phải
tu hành? Nhằm đoạn phiền năo. Hiện thời, tôi
đang giảng pháp môn Tịnh Độ trong kinh Vô Lượng
Thọ, trong phần trước chẳng phải là đă tán
thán Vô Lượng Quang Phật rất nhiều đó ư?
Đức Phật dạy chúng ta “trú dạ xưng thuyết” (ngày đêm xưng
nói), chẳng phải là muốn quư vị niệm thánh hiệu
Vô Lượng Thọ Phật ư? Chúng ta niệm thánh hiệu
A Di Đà Phật, ngay cả ư nghĩa vô lượng quang lẫn
vô thượng thọ đều có. Niệm Phật để
làm ǵ? Đoạn phiền năo. Niệm Phật là do muốn
đoạn tham, sân, si. Nếu quư vị chẳng có tham, sân,
si, sẽ chẳng cần niệm Phật, quư vị đă
là Phật rồi, cần
ǵ c̣n phải niệm Phật
chi nữa? V́ chúng ta là phàm phu, trọn đủ tham, sân, si,
không t́m lấy một pháp môn để tu hành, làm sao có thể
chuyển phàm thành thánh cho được? Tám vạn bốn
ngàn pháp môn đều có thể đoạn phiền năo,
nhưng quư vị có sử dụng được hay không? Một
câu A Di Đà Phật quư vị c̣n niệm không được,
c̣n dùng pháp môn mầu nhiệm nào khác nữa? Đều là tự ḿnh khiến
ḿnh đâm quàng
ngơ rẽ! Niệm Phật c̣n phải
thật thà, hăy thật thà niệm. Một câu A Di Đà Phật,
niệm tới niệm lui, sẽ sanh ra sức mạnh. Tham, sân, si chẳng
dấy lên, sẽ bị hàng phục. Trông thấy, hoặc
gặp gỡ cảnh giới tham, cái tâm tham bất động.
Trông thấy, gặp gỡ [cảnh giới khiến cho] tâm sân hận, tâm sân hận bất động.
Gặp gỡ hoặc trông thấy cảnh giới khiến
tâm ngu si, tâm ngu si bất động. Tức là niệm Phật
niệm tới mức nẩy sanh sức mạnh, sẽ
hàng phục [tham, sân, si]; đă hàng phục chúng, lại cứ niệm miết
để đoạn trừ chúng. A Di Đà Phật chính là
bản thân ta, ta là A Di Đà Phật, niệm đến mức
“tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh
Độ”, há chẳng dấy lên thần thông ư? Chẳng
dấy lên diệu dụng ư? Tự nhiên bèn có thần
thông như thế, quư vị cần ǵ phải cầu thần thông nữa?
“Phật
ngữ A Nan: - Bỉ Phật sơ hội Thanh Văn chúng số
bất khả xưng kế, Bồ Tát diệc nhiên” (đức
Phật bảo ngài A Nan: - Đại chúng Thanh Văn trong hội
đầu tiên của đức Phật chẳng thể
tính kể, Bồ Tát cũng thế). Trong phần trước,
[chánh kinh] đă nói trong Tây Phương Cực Lạc thế
giới, Thanh Văn đông, Bồ Tát nhiều.
Con số ấy nhiều đến mức đều là “chẳng
thể diễn tả, tính toán”. Ở đây, lại nói nhấn mạnh hơn, [đức Phật]
lại gọi ngài A Nan một lần nữa. “Bỉ Phật sơ hội” (hội đầu tiên của đức Phật
ấy), “bỉ Phật” (đức
Phật ấy) là A Di
Đà Phật. Kinh Vô Lượng Thọ th́ gọi Ngài là Vô
Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thọ Phật
mở pháp hội lần đầu tiên, số lượng
Thanh Văn chúng đắc độ chẳng thể tính kể.
Ngài độ hàng Bồ Tát cũng thế, cũng là chẳng
thể tính kể. Tiếp đó, lại nhấn mạnh hơn
để h́nh dung số lượng đông nhiều: “Như Đại Mục Kiền
Liên, bách thiên vạn ức vô lượng vô số” ([những
vị giống như ngài] Đại Mục Kiền Liên
[nhiều đến mức] trăm ngàn vạn ức vô
lượng vô số). Trong hàng đệ tử của Thích
Ca Như Lai, thần thông bậc nhất là ngài Đại Mục
Kiền Liên. Ngài có thần thông bậc nhất. Trong pháp hội
đầu tiên của Vô Lượng Thọ Phật, những
người giống như Đại Mục Kiền Liên,
không chỉ là một Mục Kiền Liên, hai Mục Kiền
Liên, mà là có trăm ngàn vạn ức vô lượng vô số,
Đại Mục Kiền Liên nhiều ngần ấy, số
người đông nhiều, lại c̣n có thời gian dài
lâu, “ư A-tăng-kỳ na-do-tha
kiếp” (trong A-tăng-kỳ na-do-tha kiếp) tính toán,
tính đếm số lượng ấy, trải qua vô
lượng vô số kiếp. “A-tăng-kỳ”
(Asāṃkhya) c̣n gọi
là Vô Ương Số. “Na-do-tha
kiếp”, “Na-do-tha” (Nayutaḥ) có nghĩa là Ức. “Năi chí diệt độ” (cho đến diệt độ): Không chỉ tính
toán trong một A-tăng-kỳ kiếp bèn tính chẳng rơ số, thậm chí tính toán
trong ba A-tăng-kỳ kiếp, tính toán trong na-do-tha kiếp,
tính cho đến khi thành Phật, vẫn chẳng tính toán
rơ ràng được. “Tất cộng
kế giảo, bất năng cứu liễu đa thiểu
chi số” (đều cùng nhau tính toán, so sánh, chẳng thể
hiểu rơ con số rốt cuộc là bao nhiêu), tức là có
trăm ngàn vạn ức vô lượng vô số tôn giả
Mục Kiền Liên tính toán trong thời gian dài ngần ấy,
vẫn tính không ra rốt cuộc Tây Phương Cực Lạc
thế giới có bao nhiêu vị Thanh Văn? Có bao nhiêu vị
Bồ Tát?
[Đức Phật] lại
nói thí dụ: “Thí như đại
hải, thâm quảng vô lượng” (ví như biển cả sâu rộng vô lượng),
“sâu” th́ sâu vô lượng, “rộng” th́ rộng vô lượng.
“Giả sử hữu nhân tích kỳ
nhất mao, dĩ vi bách phần, dĩ nhất phần mao,
triêm thủ nhất trích”, [nghĩa là] giả sử có một
người, “giả sử”
là giả thiết, chứ thật ra chẳng có sự thật
ấy. Giả thiết là có một người như thế,
“tích” (chia chẻ) một sợi
lông. Chữ này đọc [theo âm Quan Thoại] là Xi (ㄒㄧ, âm Hán Việt là Tích), “Tích”
(析) là chia chẻ. Nhổ một sợi lông
trên thân người, chia nó thành một trăm phần. Một
phần trăm của sợi lông th́ mảnh lông ấy rất
vi tế. Quư vị dùng một phần sợi lông ấy,
chấm lấy một giọt nước biển. “Ư ư vân hà?” (ư ông nghĩ
sao), th́ như thế nào? “Kỳ
sở trích giả, ư bỉ đại hải, hà sở
vi đa” [nghĩa là nước đọng] nơi một
phần trăm của sợi lông bị chia chẻ ấy
là nhiều, hay là nước trong biển cả nhiều
hơn? “A Nan bạch Phật: -
Bỉ sở trích thủy, tỷ ư đại hải
đa thiểu chi lượng, phi xảo lịch toán số
ngôn từ thí loại sở năng tri dă” (ngài A Nan
bạch Phật: - Lượng nước được thấm ấy
so với lượng nước trong biển cả nhiều
hay ít th́ chẳng thể khéo dùng các loại toán số, ngôn từ,
thí dụ mà ḥng biết được), c̣n phải hỏi
nữa ư? Đương nhiên là biển cả nhiều,
một giọt nước nơi mảnh lông ấy ít, nhưng
nhiều hơn bao nhiêu? Dùng “xảo
lịch toán số” (toán số hay khéo), ngôn từ quyền
xảo nhất, thí dụ quyền biến hay khéo nhất,
vẫn không sao biết nổi rốt cuộc là nhiều
hơn bao nhiêu? “Phật ngữ
A Nan: - Như Mục Liên đẳng, ư bách thiên vạn ức
na-do-tha kiếp, kế bỉ sơ hội Thanh Văn, Bồ
Tát, sở tri số giả, do như nhất trích, kỳ sở
bất tri, như đại hải thủy” (đức
Phật bảo ngài A Nan: - Những người như Mục
Liên trong trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp tính toán số
lượng Thanh Văn và Bồ Tát trong hội đầu
tiên, con số họ biết được ví như một
giọt nước, c̣n số lượng chẳng biết
như nước trong biển cả). “Sở tri giả, do như nhất trích” [nghĩa là] số lượng họ biết ít ỏi
như lượng nước chứa trong một giọt
nước biển, [số lượng] họ chẳng biết
nhiều như nước trong biển cả. Nói đến
nước biển cả vẫn là tận lực h́nh dung
chúng Thanh Văn và chúng Bồ Tát trong Tây Phương Cực
Lạc thế giới đông đảo!
Thích Ca Như Lai nói số lượng
đại chúng trong Tây Phương Cực Lạc thế
giới đông đảo, nói xong, lại dùng những vị
có thần thông như tôn giả Mục Kiền Liên để
tính toán, vẫn tính chẳng ra. Rồi Ngài lại dùng tỷ
dụ, sánh ví như nước biển trong một giọt
nước dính trên một mảnh lông nhỏ xíu. V́ sao Ngài
nói như vậy? V́ chúng ta phát nguyện sanh về Tây
Phương, vô lượng số Thanh Văn và vô lượng
số Bồ Tát ấy đều là những người
đă phát nguyện niệm Phật sanh về Tây
Phương. V́ sao người sanh về Tây Phương
nhiều ngần ấy? Nơi ấy chính là một đạo
tràng thật sự tốt đẹp. Nếu quư vị chẳng phát tâm tu đạo,
vậy th́ chẳng cần bàn luận chi nữa! Nếu quư
vị phát tâm tu đạo, chẳng t́m được một
đạo tràng tốt đẹp, Thích Ca Như Lai đă giới
thiệu cho chúng ta một đạo tràng tốt đẹp,
tức là tu hành chứng đạo trong Tây Phương Cực
Lạc thế giới. Tịnh Độ của mười
phương chư Phật đều chẳng sánh bằng
bên ấy. Do vậy mới có nhiều ngần ấy Thanh
Văn và Bồ Tát sanh về nơi đó. Vậy th́ v́ sao
chúng ta chẳng đến đó? Đây là [đức Phật]
hướng dẫn chúng ta, bảo chúng ta hăy phát nguyện văng
sanh. Phát nguyện văng sanh mà chỉ phát nguyện suông th́
không được, quư vị phải tu hành, tu như thế
nào? Niệm danh hiệu của Vô Lượng Thọ Phật,
một niệm liền sanh về. Đấy gọi là “vạn người tu, vạn người
đến”. Muôn phần đừng chấp trước
“vạn” [có nghĩa là] chín
ngàn chín trăm chín mươi chín thêm một th́ sẽ thành
một vạn, [phải hiểu] “vạn” là vô lượng số! Quư vị thấy
những vị Thanh Văn và Bồ Tát ấy đă sanh như
thế nào? Niệm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật
sẽ sanh về, rất dễ dàng! Trong phần trước,
[đức Phật đă nói] Vô Lượng Thọ Phật
phát ra bốn mươi tám nguyện, trong đó có nguyện
thứ mười tám, tức là hễ ai có thể niệm
danh hiệu Ngài mười tiếng, chắc chắn sanh về
Tây Phương. Nếu chẳng sanh về Tây Phương,
Vô Lượng Thọ Phật đă trái nghịch đại
nguyện của chính Ngài. Rất dễ sanh về Tây
Phương! Nếu chẳng sanh về Tây Phương dễ
dàng, sao lại có nhiều Thanh Văn và Bồ Tát dường
ấy đều sanh về đó? Điều này dẫn dắt
chúng ta phát nguyện sanh về Tây Phương, hướng
dẫn chúng ta tu hành tŕ niệm danh hiệu Vô Lượng
Thọ Phật. Đây là phương tiện quyền xảo
đại từ đại bi của đức Phật!
Trong phần trước, [chánh
kinh] đă tán thán A Di Đà Phật, c̣n gọi là Vô Lượng
Thọ Phật, hay c̣n gọi là Vô Lượng Quang Phật
rồi tán thán nhân dân trong quốc gia của Ngài, tức là
chúng Thanh Văn và chúng Bồ Tát, thiên chúng, nhân chúng đều
được tán thán. Dưới đây là một đoạn
kinh văn rất dài, chuyên tán thán y báo quốc độ của
Tây Phương Cực Lạc thế giới. Phần văn tự này rất dễ giảng, nhưng nếu
quư vị mắt nh́n kinh văn, tai nghe tôi đọc, chẳng
cần giảng, quư vị đọc sẽ hiểu ngay.
Quư vị hăy chú ư nghe, mắt chú ư nh́n.
2.2.2.2.3. Nói về quốc độ của Ngài
(trang nghiêm nơi sự, pháp và người)
2.2.2.2.3.1. Cây báu
(Kinh) Hựu kỳ quốc độ,
thất bảo chư thụ, châu măn thế giới. Kim thụ,
ngân thụ, lưu ly thụ, pha lê thụ, san hô thụ, mă
năo thụ, xa cừ chi thụ. Hoặc hữu nhị bảo,
tam bảo, năi chí thất bảo, chuyển cộng hợp
thành; hoặc hữu kim thụ, ngân diệp hoa quả; hoặc
hữu ngân thụ, kim diệp hoa quả; hoặc lưu ly
thụ, pha lê vi diệp, hoa quả diệc nhiên; hoặc thủy
tinh thụ, lưu ly vi diệp, hoa quả diệc nhiên; hoặc san hô thụ, mă năo vi diệp, hoa
quả diệc nhiên; hoặc mă năo thụ, lưu ly vi diệp,
hoa quả diệc nhiên; hoặc xa cừ thụ, chúng bảo
vi diệp, hoa quả diệc nhiên. Hoặc hữu bảo thụ, tử kim vi
bổn, bạch ngân vi hành, lưu ly vi chi, thủy tinh vi
điều, san hô vi diệp, mă năo vi hoa, xa cừ vi thật.
Hoặc hữu bảo thụ, bạch ngân vi bổn, lưu
ly vi hành, thủy tinh vi chi, san hô vi điều, mă năo vi diệp,
xa cừ vi hoa, tử kim vi thật. Hoặc hữu bảo
thụ, lưu ly vi bổn, thủy tinh vi hành, san hô vi chi, mă
năo vi điều, xa cừ vi diệp, tử kim vi hoa, bạch
ngân vi thật. Hoặc hữu bảo thụ, thủy tinh
vi bổn, san hô vi hành, mă năo vi chi, xa cừ vi điều, tử
kim vi diệp, bạch ngân vi hoa, lưu ly vi thật. Hoặc
hữu bảo thụ, san hô vi bổn, mă năo vi hành, xa cừ
vi chi, tử kim vi điều, bạch ngân vi diệp, lưu
ly vi hoa, thủy tinh vi thật. Hoặc hữu bảo thụ,
mă năo vi bổn, xa cừ vi hành, tử kim vi chi, bạch ngân
vi điều, lưu ly vi diệp, thủy tinh vi hoa, san hô
vi thật; hoặc hữu bảo thụ, xa cừ vi bổn,
tử kim vi hành, bạch ngân vi chi, lưu ly vi điều,
thủy tinh vi diệp, san hô vi hoa, mă năo vi thật. Hàng hàng
tương trị, hành hành tương vọng, chi chi
tương chuẩn, diệp diệp tương hướng,
hoa hoa tương thuận, thật thật tương
đương, vinh sắc quang diệu, bất khả thắng
thị. Thanh phong thời phát, xuất ngũ âm thanh, vi diệu
cung thương, tự nhiên tương ḥa. Hựu Vô Lượng
Thọ Phật, kỳ đạo tràng thụ, cao tứ
bách vạn lư. Kỳ bổn châu vi ngũ thiên do-tuần, chi
diệp tứ bố nhị thập vạn lư, nhất thiết
chúng bảo tự nhiên hợp thành. Dĩ nguyệt quang ma-ni,
tŕ hải luân bảo, chúng bảo chi vương, nhi trang
nghiêm chi. Châu táp điều gian, thùy bảo anh lạc, bách
thiên vạn sắc, chủng chủng dị biến. Vô
lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực. Trân diệu
bảo vơng, la phú kỳ thượng. Nhất thiết trang nghiêm, tùy ứng nhi hiện.
Vi phong từ động, xuy chư bảo thụ, diễn
xuất vô lượng diệu pháp âm thanh. Kỳ thanh
lưu bố, biến chư Phật quốc. Văn kỳ
âm giả, đắc thâm Pháp Nhẫn, trụ Bất Thoái Chuyển,
chí thành Phật đạo, nhĩ căn thanh triệt, bất
tao khổ hoạn. Mục đổ kỳ sắc, tỵ
tri kỳ hương, khẩu thường kỳ vị,
thân xúc kỳ quang, tâm dĩ pháp duyên, giai đắc thậm
thâm Pháp Nhẫn, trụ Bất Thoái Chuyển, chí thành Phật
đạo, lục căn thanh triệt, vô chư năo hoạn.
A Nan! Nhược bỉ quốc độ thiên nhân, kiến
thử
thụ giả, đắc
tam Pháp Nhẫn, nhất giả Âm Hưởng Nhẫn, nhị
giả Nhu Thuận Nhẫn, tam giả Vô Sanh Pháp Nhẫn. Thử
giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố,
bổn nguyện lực cố, măn túc nguyện cố, minh
liễu nguyện cố, kiên cố nguyện cố, cứu
cánh nguyện cố. Phật cáo A Nan: - Thế gian đế
vương, hữu bách thiên âm nhạc, tự Chuyển Luân
Thánh Vương, năi chí đệ lục thiên thượng,
kỹ nhạc, âm thanh, triển chuyển tương thắng
thiên ức vạn bội. Đệ lục thiên thượng
vạn chủng nhạc âm, bất như Vô Lượng Thọ
quốc chư thất bảo thụ nhất chủng âm
thanh thiên ức bội dă!
(經)又其國土,七寶諸樹,周滿世界。金樹、銀樹、瑠璃樹、玻瓈樹、珊瑚樹、碼碯樹、硨磲之樹。或有二寶、三寶,乃至七寶,轉共合成;或有金樹,銀葉華果;或有銀樹,金葉華果;或瑠璃樹,玻瓈為葉,華果亦然;或水精樹,瑠璃為葉,華果亦然;或珊瑚樹,碼碯為葉,華果亦然;或碼碯樹,瑠璃為葉,華果亦然;或硨磲樹,眾寶為葉,華果亦然;或有寶樹,紫金為本,白銀為莖,瑠璃為枝,水精為條,珊瑚為葉,碼碯為華,硨磲為實;或有寶樹,白銀為本,瑠璃為莖,水精為枝,珊瑚為條,碼碯為葉,硨磲為華,紫金為實;或有寶樹,瑠璃為本,水精為莖,珊瑚為枝,碼碯為條,硨磲為葉,紫金為華,白銀為實;或有寶樹,水精為本,珊瑚為莖,碼碯為枝,硨磲為條,紫金為葉,白銀為華,瑠璃為實;或有寶樹,珊瑚為本,碼碯為莖,硨磲為枝,紫金為條,白銀為葉,瑠璃為華,水精為實;或有寶樹,碼碯為本,硨磲為莖,紫金為枝,白銀為條,瑠璃為葉,水精為華,珊瑚為實;或有寶樹,硨磲為本,紫金為莖,白銀為枝,瑠璃為條,水精為葉,珊瑚為華,碼碯為實。行行相值,莖莖相望,枝枝相準,葉葉相向,華華相順,實實相當。榮色光曜,不可勝視。清風時發,出五音聲,微妙宮商,自然相和。又無量壽佛,其道場樹,高四百萬里。其本周圍五千由旬,枝葉四布二十萬里,一切眾寶自然合成,以月光摩尼持海輪寶,眾寶之王,而莊嚴之。周帀條間,垂寶瓔珞,百千萬色,種種異變,無量光炎,照曜無極。珍妙寶網,羅覆其上。一切莊嚴,隨應而現。微風徐動,吹諸寶樹,演出無量妙法音聲。其聲流布,徧諸佛國。聞其音者,得深法忍,住不退轉,至成佛道,耳根清徹,不遭苦患。目覩其色,鼻知其香,口嘗其味,身觸其光,心以法緣,皆得甚深法忍,住不退轉,至成佛道,六根清徹,無諸惱患。阿難!若彼國土天人,見此樹者,得三法忍:一者音響忍,二者柔順忍,三者無生法忍。此皆無量壽佛威神力故,本願力故,滿足願故,明了願故,堅固願故,究竟願故。佛告阿難:世間帝王,有百千音樂,自轉輪聖王,乃至第六天上,伎樂音聲,展轉相勝千億萬倍。第六天上萬種樂音,不如無量壽國諸七寶樹一種音聲千億倍也!
(Kinh: Lại nữa cơi nước
ấy, các cây bảy báu đầy khắp thế giới.
Cây vàng, cây bạc, cây lưu ly, cây pha lê, cây san hô, cây mă năo,
cây xa cừ. Hoặc có cây bằng hai thứ báu, ba thứ
báu, cho đến bảy thứ báu, lần lượt cùng
ghép thành. Hoặc có cây bằng vàng, lá, hoa, quả bằng bạc.
Hoặc có cây bằng bạc, lá, hoa, quả bằng vàng. Hoặc
có cây lưu ly, lá bằng pha lê, hoa quả cũng thế. Hoặc
cây bằng thủy tinh, lưu ly làm lá, hoa, quả cũng thế.
Hoặc cây bằng san hô, mă năo làm lá, hoa quả cũng thế.
Hoặc cây bằng mă năo, lưu ly làm lá, hoa quả cũng
thế. Hoặc cây bằng xa cừ, các thứ báu làm lá, hoa
quả cũng thế. Hoặc có cây báu, tử kim làm gốc,
bạch ngân làm thân, lưu ly làm cành, thủy tinh làm nhánh, san
hô làm lá, mă năo làm hoa, xa cừ làm quả. Hoặc có cây báu, bạch
ngân làm gốc, lưu ly làm thân, thủy tinh làm cành, san hô làm
nhánh, mă năo làm lá, xa cừ làm hoa, tử kim làm quả. Hoặc
có cây báu, lưu ly làm gốc, thủy tinh làm thân, san hô làm
cành, mă năo làm nhánh, xa cừ làm lá, tử kim làm hoa, bạch
ngân làm quả. Hoặc có cây báu, thủy tinh làm gốc, san
hô làm thân, mă năo làm cành, xa cừ làm nhánh, tử kim làm lá, bạch
ngân làm hoa, lưu ly làm quả. Hoặc có cây báu, san hô làm gốc,
mă năo làm thân, xa cừ làm cành, tử kim làm nhánh, bạch ngân
làm lá, lưu ly làm hoa, thủy tinh làm quả. Hoặc có cây
báu, mă năo làm gốc, xa cừ làm thân, tử kim làm cành, bạch
ngân làm nhánh, lưu ly làm lá, thủy tinh làm hoa, san hô làm quả.
Hoặc có cây báu, xa cừ làm gốc, tử kim làm thân, bạch
ngân làm cành, lưu ly làm nhánh, thủy tinh làm lá, san hô làm hoa,
mă năo làm quả. Từng hàng cây ngang nhau, từng thân cây
đối nhau, từng cành ngang nhau, từng lá hướng
vào nhau, từng hoa thuận với nhau, từng trái to bằng
nhau, màu sắc rạng rỡ, chói ngời, chẳng thể
nh́n trọn. Gió mát đúng thời thổi qua, vang ra tiếng
ngũ âm, réo rắt vi diệu, tự nhiên ḥa hợp.
Lại
nữa, cây đạo tràng của Vô Lượng Thọ Phật
cao bốn trăm vạn dặm. Gốc cây ấy có chu vi
to năm ngàn do-tuần, cành lá x̣e ra bốn phía đến
hai mươi vạn dặm, do hết thảy các thứ báu
tự nhiên hợp thành, dùng nguyệt quang ma-ni và tŕ hải
luân bảo là vua trong các thứ báu để trang nghiêm. Chung
quanh giữa các nhánh, treo rủ các thứ chuỗi anh lạc
báu, trăm ngàn vạn sắc, đủ thứ biến hiện
khác lạ. Vô lượng tia sáng rực rỡ chói ngời
chẳng cùng cực. Lưới báu quư đẹp giăng
phủ bên trên. Hết thảy trang nghiêm thuận ḷng ứng
hiện. Gió nhẹ thong thả thổi, lùa qua các cây báu, diễn
xuất vô lượng âm thanh diệu pháp. Âm thanh ấy lan
truyền trọn khắp các cơi Phật. Người nghe âm
thanh ấy sẽ đắc Pháp Nhẫn sâu, trụ nơi
Bất Thoái Chuyển, cho đến khi thành Phật đạo,
tai nghe rơ ràng, thấu triệt, chẳng gặp tiếng khổ
sở, hoạn nạn. Mắt trông thấy màu sắc của
cây ấy, mũi ngửi hương của nó, miệng nếm
vị của nó, thân chạm phải ánh sáng của nó, tâm
duyên theo pháp, đều đắc Pháp Nhẫn rất sâu,
trụ Bất Thoái Chuyển. Cho đến khi thành Phật
đạo, sáu căn trong trẻo, không có các thứ năo hoạn.
Này A Nan!
Nếu trời người trong cơi nước ấy trông
thấy cây đó, sẽ đắc ba món Pháp Nhẫn, một
là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba là Vô
Sanh Pháp Nhẫn. Những điều này đều do sức
oai thần, sức bổn nguyện, do thỏa măn trọn
vẹn nguyện cũ, do nguyện hiểu rành rẽ, do
nguyện kiên cố, do nguyện rốt ráo của Vô Lượng
Thọ Phật.
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Đế vương trong thế
gian có trăm ngàn thứ âm nhạc. Từ Chuyển Luân
Thánh Vương cho đến trên cơi trời thứ sáu, kỹ
nhạc và âm thanh lần lượt thù thắng hơn
trước ngàn vạn ức lần. Muôn thứ tiếng
nhạc nơi tầng trời thứ sáu chẳng bằng
một phần ngàn ức lần của một loại âm
thanh phát ra từ các cây bảy báu trong cơi Vô Lượng Thọ).
“Hựu
kỳ quốc độ, thất bảo chư thụ”
(lại nữa, các cây bảy báu trong cơi
nước ấy): Chúng ta niệm kinh A Di Đà, [thấy
chép] “thất trùng hàng thụ”
(bảy lớp cây báu), tức là từng hàng một rất
chỉnh tề, ở đây nói là “thất bảo chư thụ” (các cây bằng bảy báu). “Châu măn thế
giới” (trọn khắp thế
giới): Tây Phương Cực
Lạc thế giới thảy đều là các cây bảy
báu. “Kim thụ, ngân thụ, lưu
ly thụ” (cây vàng, cây bạc, cây lưu ly): Trong phần
trước, tôi đă nói Lưu Ly là Thanh Sắc Bảo. “Pha lê thụ” (cây bằng pha lê): Pha lê (Sphatika) c̣n gọi là Thủy Tinh. C̣n
có “san hô thụ” (cây bằng san hô), c̣n có Mă Năo Thụ (cây bằng mă năo), c̣n có “xa cừ
chi thụ”, [tức là] cây bằng xa cừ. Đây là nói
chung mỗi thứ cây do một thứ báu hợp thành.
Tiếp đó lại nói: “Hoặc hữu nhị bảo,
tam bảo, năi chí thất bảo, chuyển cộng hợp
thành” (hoặc có những cây bằng hai thứ
báu, ba thứ báu, cho đến bảy báu, lần lượt cùng ghép thành): Những cây ấy trang nghiêm, chẳng
phải là cứ một cội cây là do một thứ báu
thành tựu, mà có khi là hai thứ báu, có khi là ba thứ báu,
cho đến bảy báu, lần lượt cùng ghép thành,
cho nên gọi chung là “thất bảo
thụ” (cây bằng bảy báu). Kế đó, kinh nói về
sự trang nghiêm của những cây do các thứ báu hợp
thành. “Hoặc hữu kim thụ,
ngân diệp hoa quả” [nghĩa là] cây này có thân bằng
vàng, lá cây trên đó, đơm bông, kết trái, thảy
đều là bạc; đấy là cây do hai thứ báu hợp
hợp thành. “Hoặc hữu ngân
thụ, kim diệp hoa quả” (hoặc có cây bằng bạc, lá, hoa, quả bằng
vàng): Câu này chẳng cần giảng, vừa xem đă hiểu
ngay. “Hoặc lưu ly thụ,
pha lê vi diệp, hoa quả diệc nhiên. Hoặc thủy tinh
thụ, lưu ly vi diệp, hoa quả diệc nhiên. Hoặc
san hô thụ, mă năo vi diệp, hoa quả diệc nhiên. Hoặc
mă năo thụ, lưu ly vi diệp, hoa quả diệc nhiên” (hoặc cây bằng lưu ly, pha lê làm lá, hoa
quả cũng thế. Hoặc có cây bằng thủy tinh,
lưu ly làm lá, hoa quả cũng thế. Hoặc có cây bằng
san hô, mă năo làm lá, hoa quả cũng thế. Hoặc có cây bằng
mă năo, lưu ly làm lá, hoa quả cũng thế).“Hoặc xa cừ thụ, chúng bảo
vi diệp” (hoặc có cây bằng xa cừ, các thứ
báu làm lá): Chẳng phải là một thứ báu kết thành
lá, mà là lá bằng các thứ báu. “Hoa
quả diệc nhiên” (hoa quả cũng thế): Đơm hoa, kết
trái cũng do các thứ báu hợp thành.
“Hoặc
hữu bảo thụ, tử kim vi bổn” (hoặc có cây báu, vàng tía
làm gốc), “vi bổn” là thân cây. “Bạch ngân vi hành” (bạc trắng làm thân): Từ trên cây, mọc ra một cành lớn
th́ gọi là Hành (莖). “Lưu ly vi chi” (lưu ly làm cành): Từ trên cành cây to, lại mọc ra những cành nhỏ
hơn th́ gọi là Chi (枝). “Thủy tinh vi điều” (thủy tinh làm nhánh): Từ trên cành cây nhỏ, lại mọc ra
những nhánh nhỏ hơn th́ gọi là Điều (條). “San hô vi diệp” (san hô làm lá): Từ nơi nhánh nhỏ nhất sanh ra th́
mới gọi là Thụ Diệp (樹葉, lá cây). “Mă năo
vi hoa, xa cừ vi thật” (mă năo làm hoa, xa cừ làm quả): Thật (實) là quả. Những cây do bảy báu tạo
thành đều là như vậy. Kế đó, [kinh văn] đều
nói giống như vậy, đổi qua tráo lại đều
là bảy báu. “Hoặc hữu bảo
thụ, bạch ngân vi bổn, lưu ly vi hành, thủy tinh
vi chi, san hô vi điều, mă năo vi diệp, xa cừ vi hoa, tử
kim vi thật; hoặc hữu bảo thụ, lưu ly vi bổn,
thủy tinh vi hành, san hô vi chi, mă năo vi điều, xa cừ
vi diệp, tử kim vi hoa, bạch ngân vi thật; hoặc hữu
bảo thụ, thủy tinh vi bổn, san hô vi hành, mă năo vi chi,
xa cừ vi điều, tử kim vi diệp, bạch ngân vi hoa,
lưu ly vi thật; hoặc hữu bảo thụ, san hô vi
bổn, mă năo vi hành, xa cừ vi chi, tử kim vi điều,
bạch ngân vi diệp, lưu ly vi hoa, thủy tinh vi thật;
hoặc hữu bảo thụ, mă năo vi bổn, xa cừ vi
hành, tử kim vi chi, bạch ngân vi điều, lưu ly vi
diệp, thủy tinh vi hoa, san hô vi thật; hoặc hữu
bảo thụ, xa cừ vi bổn, tử kim vi hành, bạch
ngân vi chi, lưu ly vi điều, thủy tinh vi diệp, san
hô vi hoa, mă năo vi thật” (hoặc có cây báu, bạch ngân làm gốc, lưu ly
làm thân, thủy tinh làm cành, san hô làm nhánh, mă năo làm lá, xa cừ
làm hoa, tử kim làm quả. Hoặc có cây báu, lưu ly làm gốc,
thủy tinh làm thân, san hô làm cành, mă năo làm nhánh, xa cừ làm
lá, tử kim làm hoa, bạch ngân làm quả. Hoặc có cây báu,
thủy tinh làm gốc, san hô làm thân, mă năo làm cành, xa cừ làm
nhánh, tử kim làm lá, bạch ngân làm hoa, lưu ly làm quả.
Hoặc có cây báu, san hô làm gốc, mă năo làm thân, xa cừ làm
cành, tử kim làm nhánh, bạch ngân làm lá, lưu ly làm hoa, thủy
tinh làm quả. Hoặc có cây báu, mă năo làm gốc, xa cừ
làm thân, tử kim làm cành, bạch ngân làm nhánh, lưu ly làm lá,
thủy tinh làm hoa, san hô làm quả. Hoặc có cây báu, xa cừ
làm gốc, tử kim làm thân, bạch ngân làm cành, lưu ly làm
nhánh, thủy tinh làm lá, san hô
làm hoa, mă năo làm quả). Đấy là bảy báu lần
lượt kết hợp thành một cội cây. Cội
cây ấy trông hết sức trang nghiêm.
“Hàng
hàng tương trị, hành hành tương vọng, chi chi tương
chuẩn, diệp diệp tương hướng, hoa hoa tương
thuận, thật thật tương đương” (từng hàng cây ngang nhau, từng thân cây đối
nhau, từng cành ngang nhau, từng lá hướng vào nhau, từng
hoa thuận với nhau, từng trái to bằng nhau): Đoạn
này sử dụng cách hành văn rất hay khéo, h́nh dung [những
cây báu ấy] hết sức chỉnh tề. Từng cội
cây một “hàng hàng tương
trị”, chữ 行 phải đọc
là Hàng (háng, ㄏㄤˊ). “Hàng hàng” là
từng hàng một. “Tương
trị”, “tương vọng”, “tương chuẩn” thảy
đều [có nghĩa] là đối xứng với nhau. Từng
hàng cây đều đối xứng, thân cây, cành cây như vừa được
nhắc đến trên đây cũng đều đối xứng, nở hoa,
kết quả đều là đối xứng. Đấy
là một thứ vẻ đẹp tề chỉnh. “Vinh sắc quang diệu, bất
khả thắng thị” (màu sắc rạng rỡ, ánh sáng chói rực, chẳng
thể nh́n trọn): Hoàn toàn là các cây được trang
nghiêm bằng bảy báu, nh́n vào sắc tướng của
mỗi cây, [sẽ thấy] hết sức rạng rỡ. Từ
trên sắc tướng rạng rỡ, lại c̣n có một loại ánh sáng chói ngời,
“bất khả thắng
thị” (chẳng thể nh́n trọn
hết được), dùng mắt chúng ta để nh́n, chẳng thấy
trọn hết sự trang nghiêm.
“Thanh
phong thời phát, xuất ngũ âm thanh, vi diệu cung
thương, tự nhiên tương ḥa” (gió mát đúng thời trỗi lên, [lùa qua cây
báu] phát ra âm thanh ngũ âm, réo rắt vi diệu, tự nhiên
ḥa hợp). “Thanh phong thời
phát”: Gió rất vi tế, gọi là “thanh phong”, thỉnh thoảng lùa ra gió mát, thổi
động các cành cây. Cành cây đều do bảy báu hợp
thành, cành cây hễ bị thổi lay động, sẽ phát ra âm thanh tinh tinh tang tang, vang thành năm thứ âm thanh, réo rắt vi diệu,
tự nhiên ḥa hợp. Phát ra năm âm thanh nào vậy? Chính là
năm loại âm thanh trong âm nhạc. Âm nhạc tại Trung
Hoa có năm loại âm thanh là Cung, Thương, Giốc, Chủy,
Vũ[3], ở
đây chỉ nói [hai âm là] “Cung, Thương”, c̣n có những âm Giốc, Chủy và
Vũ. Năm loại âm thanh ấy đều có thể phát
ra từ cây bảy báu, lại c̣n tự nhiên ḥa hợp!
“Hựu
Vô Lượng Thọ Phật, kỳ đạo tràng thụ,
cao tứ bách vạn lư” (lại nữa, cây đạo tràng của Vô Lượng
Thọ Phật cao bốn trăm vạn dặm): Trong lời
nguyện thứ hai mươi tám của A Di Đà Phật
được chép ở phần trước có nói: Chúng sanh
sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, “bất năng tri kiến kỳ
đạo tràng thụ, vô lượng quang sắc, cao tứ
bách vạn lư giả, bất thủ Chánh Giác” (chẳng
thể biết, thấy cây đạo tràng có vô lượng
quang minh và màu sắc, cao bốn trăm vạn dặm, sẽ
chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác). Quư vị có thể trông thấy cây đạo
tràng cao bốn trăm vạn dặm như vậy, v́ sao sẽ
trông thấy cao như vậy? V́ cây Bồ Đề ở Bồ
Đề đạo tràng bèn cao như vậy. Bởi lẽ, hễ nói đến cây đạo tràng,
giống như Thích Ca Mâu Ni Như Lai thành Phật tại xứ
Ấn Độ, cây Bồ Đề ở Bồ Đề
đạo tràng cũng giống như thế. Tây
Phương Cực Lạc thế giới là đạo
tràng thành đạo của A Di Đà Phật, Bồ Đề
đạo được gọi là “đạo thụ”. Nơi đạo tràng ấy
có một đạo thụ, cao như thế nào? Cao đến
bốn trăm vạn dặm. “Kỳ
bổn châu vi ngũ thiên do-tuần”, tức là cây ấy
cao bốn trăm vạn dặm, thân cây ấy lớn cỡ
nào? Giáp ṿng năm ngàn do-tuần. “Chi
diệp tứ bố nhị
thập vạn lư” (cành lá x̣e ra bốn phía hai mươi
vạn dặm), nghĩa là cây ấy x̣e ra chung quanh đến hai mươi vạn
dặm. “Nhất thiết chúng
bảo tự nhiên hợp thành” (hết thảy các thứ báu tự nhiên hợp
thành): Không chỉ là bảy thứ báu, mà là do các thứ báu
hợp thành. “Dĩ nguyệt
quang ma-ni, tŕ hải luân
bảo, chúng bảo chi vương, nhi trang nghiêm chi” (dùng nguyệt quang ma-ni và tŕ hải luân bảo
là vua trong các thứ báu để trang nghiêm): Có một thứ
ma-ni châu là nguyệt quang ma-ni châu, lại c̣n có một thứ
“tŕ hải luân bảo” là vua
trong các thứ báu để trang nghiêm cội cây ấy.
“Châu
táp điều gian, thùy bảo anh lạc” [nghĩa là khoảng giữa các] cành cây và nhánh cây đều treo rủ chuỗi
anh lạc báu. “Bách thiên vạn sắc”
(trăm ngàn vạn sắc) là màu của chất
báu. “Chủng chủng dị biến”
(các thứ biến hiện khác lạ): V́ có
nhiều chất báu, sẽ thấy không chỉ là một loại
màu sắc. “Vô lượng quang
viêm, chiếu diệu vô cực”: Các thứ quang minh của
cây đạo tràng Bồ Đề chiếu sáng vô cùng vô cực.
“Trân diệu bảo vơng, la phú kỳ
thượng” (lưới
báu quư đẹp che phủ trên đó): Trên cây báu c̣n được trang nghiêm bằng
lưới mành báu quư đẹp, che phủ phía trên cây báu. “Nhất thiết trang nghiêm, tùy ứng
nhi hiện. Vi phong từ động, xuy chư bảo thụ,
diễn xuất vô lượng diệu pháp âm thanh” (hết thảy các thứ trang nghiêm ứng theo ḷng muốn mà hiện.
Gió nhẹ thổi thong thả, lùa qua các cây báu, diễn ra vô
lượng âm thanh diệu pháp): Phải chú ư! Câu này nói “tùy ứng nhi hiện”, thế
nào là “tùy ứng nhi hiện”?
Thuận theo tâm ư của chúng sanh, thuận theo căn cơ
của chúng sanh mà hiện ra sự trang nghiêm. Quư vị vừa
mới sanh sang Tây Phương, quư vị cũng là bất thoái
chuyển đấy nhé! Bất thoái chuyển là Bồ Tát thuộc
địa vị Thập Trụ, quư vị sẽ thấy
sự trang nghiêm ít hơn. Quư vị là Bồ Tát thuộc
địa vị Thập Hạnh, sẽ thấy nhiều
hơn đôi chút, Bồ Tát thuộc địa vị Thập
Hồi Hướng sẽ thấy càng nhiều hơn, Thập
Địa Bồ Tát lại càng nhiều hơn nữa. Tức
là tùy theo căn cơ, tùy theo tâm ư của quư vị, quư vị
thích thấy chất báu ǵ liền trông thấy chất báu ấy.
“Tùy ứng nhi hiện” là tùy
thuộc địa vị mà quư vị đă chứng, tùy
thuộc tâm tư của quư vị. “Vi phong từ động”: Gió nhè nhẹ. “Từ động” là thong thả
lay động. “Xuy chư bảo
thụ”: Thổi động cây báu đạo tràng. “Diễn xuất vô lượng
diệu pháp âm thanh”: Vô t́nh có thể thuyết pháp, gió
cũng là vô t́nh, cây cũng là vô t́nh, kết quả là chúng nó
diễn xuất vô lượng âm thanh diệu pháp. Diễn
xuất diệu pháp âm để làm ǵ? Lợi ích chúng sanh. “Kỳ thanh lưu bố, biến
chư Phật quốc” (âm thanh ấy lan truyền trọn
khắp các cơi Phật), tức là cây Bồ Đề trong
cơi Vô Lượng Thọ được gió nhẹ thổi
lay động, bèn phát ra âm thanh vi diệu.
“Văn
kỳ âm giả, đắc thâm Pháp Nhẫn, trụ Bất
Thoái Chuyển, chí thành Phật đạo” (kẻ nghe âm thanh ấy, đắc Pháp Nhẫn
sâu xa, trụ trong Bất Thoái Chuyển cho đến khi
thành Phật đạo): Đối với Pháp Nhẫn,
trong phần trước đă nói có ba loại Pháp Nhẫn.
Tiếp đó, [kinh văn] cũng sẽ nói. Thứ nhất là Âm Hưởng Nhẫn,
thứ hai là Nhu Thuận Nhẫn, thứ ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn.
“Đắc thâm Pháp Nhẫn”
(đắc
Pháp Nhẫn sâu xa) là đạt đến loại thứ ba, tức
Vô Sanh Pháp Nhẫn. “Trụ bất
thoái chuyển”: Trụ nơi địa vị bất
thoái chuyển trong Thập Trụ Bồ Tát, đạt tới
Sơ Địa Bồ Tát vẫn là bất thoái chuyển, Bát
Địa Bồ Tát vẫn là bất thoái chuyển. Đạt
được “thâm Pháp Nhẫn”
là đạt đến Bát Địa Bồ Tát. Do vị ấy
là bất thoái chuyển, mà cũng là bất thoái chuyển
cao nhất, măi cho đến khi quư vị thành Phật đạo.
Nghe âm thanh từ cây báu, có thể đạt được
Pháp Nhẫn sâu xa, trụ trong bất thoái chuyển, măi cho
đến khi thành Phật. Trước khi thành Phật, “nhĩ căn thanh triệt, bất
tao khổ hoạn” (căn tai trong trẻo, chẳng gặp
khổ sở, hoạn nạn): Trước hết là đạt
được Nhĩ Căn thanh tịnh. Quư vị chỉ
cần nghe pháp âm do cây Bồ Đề diễn xuất,
Nhĩ Căn của quư vị bèn thanh tịnh, chẳng c̣n gặp
phải khổ sở, hoạn nạn. Nhĩ Căn gặp
phải nỗi khổ sở, hoạn nạn ǵ vậy? Quư
vị nghe âm thanh tham dục liền dấy động cái
tâm tham dục, quư vị gặp khổ hoạn rồi! Quư
vị nghe âm thanh chẳng vừa tai, quư vị dấy động
sân hận, quư vị liền dấy lên nỗi khổ hoạn
v́ sân hận. Đấy đều là do tai mà bị khổ hoạn. Nhĩ Căn
thanh tịnh, sẽ chẳng c̣n dấy động tham dục, chẳng dấy
động sân khuể, sẽ chẳng gặp khổ hoạn!
Trước hết là nói lợi
ích do tai được nghe pháp âm, rồi lại nói đến
mắt. “Mục đổ kỳ
sắc” là [mắt]
trông thấy dáng vẻ
quang minh trang nghiêm nơi cây báu. “Tỵ
tri kỳ hương” (mũi ngửi mùi hương), nghe mùi cây báu. “Khẩu thường kỳ vị”
(miệng
nếm vị nó), [nghĩa là] cây báu trổ hoa, kết quả, có thể
nếm vị nơi trái của nó. “Thân xúc kỳ quang”: Quang minh từ cây báu chạm
vào thân thể của chúng ta. “Tâm
dĩ pháp duyên”: Tâm chúng ta, tức là ư của chúng ta, ư
duyên theo pháp cảnh, hoàn toàn sử dụng cảnh thuộc
về Phật pháp. “Giai đắc
thậm thâm Pháp Nhẫn, trụ bất thoái chuyển, chí thành
Phật đạo” (đều đắc Pháp Nhẫn rất
sâu, trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến khi thành Phật
đạo): Lục căn thảy đều đạt
được Pháp Nhẫn rất sâu, pháp ư thảy đều
có thể trụ nơi bất thoái chuyển, măi cho đến
khi thành Phật đạo. “Lục
căn thanh triệt, vô chư năo hoạn” (sáu căn trong trẻo, không có các năo hoạn):
Điều này được gọi là địa vị “lục căn thanh tịnh”. Nếu
phán định địa vị ấy, dựa theo cách phán
định bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên của
tông Thiên Thai, Viên Giáo Bồ Tát viên măn Thập Hạnh th́ mới
gọi là “lục căn thanh tịnh”.
Khi lục căn thanh tịnh, sẽ xa ĺa hết thảy
phiền năo, tai ương, hoạn nạn.
Nói đến đây, Phật
Thích Ca lại gọi một tiếng: “A Nan! Nhược bỉ quốc độ thiên nhân,
kiến thử thụ giả, đắc tam Pháp Nhẫn. Nhất
giả Âm Hưởng Nhẫn, nhị giả Nhu Thuận
Nhẫn, tam giả Vô Sanh Pháp Nhẫn”, [ư nói]: Thiên chúng, nhân chúng trông thấy cây ấy,
tức là thấy cây đạo tràng của Vô Lượng
Thọ Phật, có thể đạt được ba món
Pháp Nhẫn, một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận
Nhẫn, ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Đối với pháp diệu
lư Thật Tướng, an trụ bất động th́ gọi
là Nhẫn.
1) Cái họ nghe đầu
tiên là âm hưởng, [tức là] cây báu bị gió thổi lay
động, [vang tiếng] lanh canh, t́nh tang! Nghe thấy cây
thuyết pháp, nghe thấy âm hưởng, từ đâu phát
ra? Từ nơi cây, nghe cây bị gió lùa bèn thuyết pháp th́
sao? Sẽ khai ngộ như thế ấy, hễ khai ngộ
liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Bước đầu
tiên được gọi là Âm Hưởng Nhẫn.
2) Bước thứ hai là
Nhu Thuận Nhẫn. Trí huệ đă sanh khởi, chẳng
có phiền năo, thân lẫn tâm đều nhu thuận, đạt
được món Nhẫn thứ hai.
3) Món thứ ba là Pháp Nhẫn
rất sâu có tên là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh Pháp là pháp Thật
Tướng, là pháp bất sanh bất diệt. Có thể
đích thân chứng Thật Tướng, an trụ trong lư
thể Thật Tướng, trụ trong Vô Sanh Pháp Nhẫn.
“Thử
giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố,
bổn nguyện lực cố, măn túc nguyện cố, minh
liễu nguyện cố, kiên cố nguyện cố, cứu
cánh nguyện cố” (đây đều là do sức
oai thần, sức bổn nguyện, sức nguyện trọn
vẹn, sức nguyện hiểu rơ, sức nguyện kiên cố,
sức nguyện rốt ráo): V́ sao cây báu thuyết pháp? V́ sao thiên chúng và nhân chúng
đều có thể đạt được ba món Pháp Nhẫn?
Suy xét công đức ấy, vẫn quy về bản thân Vô
Lượng Thọ Phật. Trên thực tế, Vô Lượng
Thọ Phật oai đức và thần thông bậc nhất.
Do từ “bổn nguyện lực
cố” (sức bổn nguyện) của Ngài. Câu “bổn nguyện” nhằm nói
đến tổng nguyện. Lúc ban sơ, Ngài phát ra bốn
mươi tám đại nguyện, đấy là nguyện
căn bản của Ngài, sau đó c̣n có bốn nguyện đều là biệt nguyện.
“Măn túc nguyện cố”: Ngài
nương vào nguyện mà dấy lên hạnh, Ngài muốn
tu Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh, [tâm nguyện ấy
được] thỏa măn, nên gọi là Măn Túc Nguyện. “Minh liễu nguyện cố”:
Minh Liễu Nguyện thuộc về trí huệ, hết thảy
các pháp không ǵ chẳng hiểu rành rẽ, tức là đạt
được đại trí huệ nguyện. “Kiên cố nguyện cố”:
Đă là chẳng thể phá hoại. Tỳ-kheo Pháp Tạng
lúc ban sơ phát thệ mong tu hành, đă gặp đủ thứ
ma nạn, nhưng Ngài kiên cố bất hoại; đấy
chính là nguyện kiên cố. “Cứu
cánh nguyện cố”: Rốt ráo viên măn đại nguyện
của Ngài. V́ thế mới thành tựu Tây Phương Cực
Lạc thế giới đủ mọi thứ trang nghiêm
chẳng thể nghĩ bàn, cho nên mới thành tựu cây
đạo tràng có thể thuyết pháp. Chúng sanh nghe âm thanh ấy,
sẽ đạt được lợi ích to lớn, chứng
đắc ba món Pháp Nhẫn.
Tiếp đó, [đức Phật]
lại nói về âm nhạc trong Tây Phương Cực Lạc
thế giới. “Phật cáo A
Nan: - Thế gian đế vương, hữu bách thiên âm nhạc”
(đức Phật bảo ngài A Nan: - Đế
vương trong thế gian có trăm ngàn thứ âm nhạc):
Trong thế gian, phú quư nhất không ai hơn quốc
vương. Âm nhạc của quốc vương nhiều
đến trăm thứ, ngàn thứ. “Tự Chuyển Luân Thánh Vương, năi chí đệ
lục thiên thượng” (từ Chuyển Luân Thánh Vương cho đến
trên cơi trời thứ sáu): Trong nhân gian, quốc vương
lớn nhất gọi là Chuyển Luân Thánh Vương, ông
ta có thể thống lănh bốn đại bộ châu, phước
báo lớn hơn quốc vương mỗi nước,
cho đến trên cơi trời, Tứ Thiên Vương Thiên, Đao
Lợi Thiên, cho đến đệ lục thiên, c̣n gọi
là Tha Hóa Tự Tại Thiên. “Kỹ
nhạc âm thanh”, “kỹ nhạc”
là tên gọi chung của âm nhạc, tất cả các âm
thanh. “Triển chuyển tương
thắng thiên ức vạn bội, đệ lục thiên
thượng vạn chủng nhạc âm, bất như Vô Lượng
Thọ quốc chư thất bảo thụ nhất chủng
âm thanh thiên ức bội dă” (lần lượt thù thắng ngàn ức vạn lần,
vạn thứ tiếng nhạc trên tầng trời thứ
sáu chẳng bằng một phần ngàn ức lần một
âm thanh nơi cây báu trong cơi Vô Lượng Thọ): Cứ mỗi
tầng trời, âm nhạc lần lượt thù thắng
hơn, không chỉ là một trăm, hai trăm lần, mà là đến “ngàn ức vạn lần”! Đến
tầng trời thứ sáu, nó có vạn thứ âm nhạc, “bất như Vô Lượng Thọ
quốc chư thất bảo thụ nhất chủng âm
thanh thiên ức bội dă” [nghĩa
là] trong thế giới Sa Bà, âm nhạc hay nhất là trên Tha
Hóa Tự Tại Thiên. Tha Hóa Tự Tại Thiên có một vạn
thứ âm nhạc, đem so với âm nhạc từ cây bảy
báu trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, so
sánh với một thứ âm thanh nơi cây bảy báu vẫn chẳng bằng một phần ngàn ức!
2.2.2.2.3.2. Kỹ nhạc
(Kinh)
Diệc hữu tự nhiên vạn chủng kỹ nhạc. Hựu
kỳ nhạc thanh, vô phi pháp âm, thanh sướng ai lượng,
vi diệu ḥa nhă, thập phương thế giới âm
thanh chi trung, tối vi đệ nhất.
(經)亦有自然萬種伎樂。又其樂聲,無非法音。清暢哀亮,微妙和雅,十方世界音聲之中,最為第一。
(Kinh: Cũng có muôn thứ kỹ nhạc tự
nhiên. Lại nữa, tiếng nhạc ấy không ǵ chẳng
phải là pháp âm, thanh tịnh, du dương, êm ái, réo rắt,
vi diệu ḥa nhă, là bậc nhất trong các âm thanh của
mười phương thế giới).
“Diệc
hữu tự nhiên vạn chủng kỹ nhạc” (cũng có muôn thứ kỹ nhạc tự
nhiên): Trong phần
trên, các cây bảy báu c̣n do gió thổi lay động [mà phát ra âm thanh; ở đây là] trong hư không tự nhiên có âm nhạc, không tấu
mà tự kêu, tự nhiên có muôn thứ âm nhạc khác nhau. “Hựu kỳ nhạc thanh, vô phi
pháp âm” [ư nói], hơn nữa, tiếng nhạc ấy không
ǵ chẳng phải là pháp âm, bất luận âm thanh âm nhạc
nào cũng đều là âm thanh thuyết pháp. Âm thanh hết sức êm tai dễ nghe, nên gọi là “thanh
sướng ai lượng”. “Thanh”
(清) là âm thanh rất thanh tịnh, “sướng” (暢) là âm thanh rất lưu loát, “ai” (哀) là âm thanh rất êm ái, thanh nhă, “lượng” (亮) là âm thanh rất vang rền. “Vi diệu ḥa nhă”: Tán thán âm thanh ấy rất vi diệu
chẳng thể nghĩ bàn, rất ḥa nhă. “Thập phương thế giới âm thanh chi trung tối
vi đệ nhất”, [ư nói] tiếng nhạc ấy tự
nhiên, [các loại âm nhạc tuyệt hảo trong] mười
phương thế giới đều chẳng bằng [tiếng nhạc trong] Tây Phương Cực Lạc thế giới. [Tiếng nhạc trong cơi Cực Lạc] là âm thanh bậc
nhất.
2.2.2.2.3.3. Giảng đường, cung điện
(Kinh) Kỳ giảng đường,
tinh xá, cung điện, lâu quán, giai thất bảo trang
nghiêm, tự nhiên hóa thành. Phục dĩ chân châu, minh nguyệt,
ma-ni, chúng bảo, dĩ vi giao lạc, phú cái kỳ thượng.
(經)其講堂、精舍、宮殿、樓觀,皆七寶莊嚴,自然化成。復以真珠、明月、摩尼、眾寶,以為交絡,覆蓋其上。
(Kinh: Giảng đường,
tinh xá, cung điện, lầu, đền trong cơi ấy đều
trang nghiêm bằng bảy báu, tự nhiên hóa thành. Lại dùng
chân châu, minh nguyệt, ma-ni, các thứ báu để giăng
xen, che phủ trên đó).
Lại nói “kỳ giảng đường, tinh xá, cung điện,
lâu quán” (giảng đường, tinh xá, cung điện,
lầu gác trong cơi ấy). “Lâu quán” chính là lầu gác,
đều trang nghiêm bằng bảy báu, “tự nhiên hóa thành”, [ư nói] chẳng phải là do sức
người tạo ra, tự nhiên biến hóa mà thành. “Phục dĩ chân châu, minh nguyệt,
ma-ni, chúng bảo, dĩ vi giao lạc” (lại dùng chân châu, minh
nguyệt, ma-ni, các thứ báu để giăng xen): Trên những cung điện, lầu, gác do bảy báu tạo thành ấy, lại có
những món trang sức, như chân châu, minh nguyệt, đó
là tên của các món báu, c̣n có ma-ni và các thứ báu giăng xen.
Lại c̣n “phú cái kỳ thượng”
(che phủ bên trên). Đấy là các thứ trang nghiêm, che phủ
trên các lầu gác bằng bảy báu.
2.2.2.2.3.4. Tướng ao báu
(經)內外左右,有諸浴池,或十由旬,或二十、三十,乃至百千由旬。縱廣深淺,皆各一等。八功德水,湛然盈滿,清淨香潔,味如甘露。黃金池者,底白銀沙;白銀池者,底黃金沙;水精池者,底瑠璃沙;瑠璃池者,底水精沙;珊瑚池者,底琥珀沙;琥珀池者,底珊瑚沙;硨磲池者,底碼碯沙;碼碯池者,底硨磲沙;白玉池者,底紫金沙;紫金池者,底白玉沙。或有二寶三寶,乃至七寶,轉共合成。其池岸上,有栴檀樹,華葉垂布,香氣普熏。天優鉢羅華、鉢曇摩華、拘牟頭華、分陀利華,雜色光茂,彌覆水上。彼諸菩薩,及聲聞眾,若入寶池,意欲令水沒足,水即沒足;欲令至膝,即至於膝;欲令至腰,水即至腰;欲令至頸,水即至頸;欲令灌身,自然灌身;欲令還復,水輒還復。調和冷暖,自然隨意。開神悅體,蕩除心垢。清明澄潔,淨若無形。寶沙映徹,無深不照。微瀾迴流,轉相灌注。安詳徐逝,不遲不疾。波揚無量自然妙聲,隨其所應,莫不聞者。或聞佛聲,或聞法聲,或聞僧聲,或寂靜聲,空無我聲,大慈悲聲,波羅蜜聲,或十力、無畏、不共法聲,諸通慧聲,無所作聲,不起滅聲,無生忍聲,乃至甘露灌頂,眾妙法聲。如是等聲,稱其所聞,歡喜無量。隨順清淨離欲寂滅真實之義,隨順三寶、力、無所謂不共之法,隨順通慧菩薩聲聞所行之道。無有三塗苦難之名,但有自然快樂之音。是故其國,名曰安樂。
(Kinh:
Trong, ngoài, trái, phải, có các ao tắm, hoặc là mười
do-tuần, hoặc hai mươi, ba mươi, cho đến
trăm ngàn do-tuần. Ngang, dọc, sâu, cạn đều
cùng một loại. Nước tám công đức lắng
trong đầy ắp, thanh tịnh, thơm, sạch, vị
như cam lộ. Ao vàng ṛng, đáy trải cát bạc trắng.
Ao bạc trắng, đáy trải cát vàng ṛng. Ao thủy
tinh, đáy trải cát lưu ly. Ao lưu ly, đáy trải
cát thủy tinh. Ao san hô, đáy trải cát hổ phách. Ao hổ
phách, đáy trải cát san hô. Ao xa cừ, đáy trải cát
mă năo. Ao mă năo, đáy trải cát xa cừ. Ao bạch ngọc,
đáy trải cát vàng tía. Ao vàng tía, đáy trải cát bạch
ngọc. Hoặc có hai thứ báu, ba thứ báu, cho đến
bảy báu, lần lượt cùng hợp thành. Trên bờ
ao, có cây Chiên Đàn, hoa lá che rủ, mùi hương xông khắp. Hoa trời
Ưu-bát-la, hoa Bát-đàm-ma, hoa Câu-mâu-đầu, hoa Phân-đà-lợi,
nhiều màu rạng rỡ,
tươi tốt, che kín mặt nước. Các vị Bồ
Tát và Thanh Văn ấy, nếu vào ao báu, ư muốn nước
ngập chân, nước liền ngập chân. Muốn nước
đến gối, liền ngập đến gối. Muốn
ngập đến eo, nước liền ngập đến
eo. Muốn ngập tới cổ, nước liền ngập
tới cổ. Muốn nước xối thân, tự nhiên xối
thân. Muốn nước trở lại như cũ, nước
liền trở lại. Lạnh ấm điều ḥa, tự
nhiên tùy ư, sảng khoái tinh thần, thân thể thư thái, gột
sạch cấu nhơ trong tâm. Nước trong sáng, lặng
sạch, thanh tịnh dường như vô h́nh. Cát báu chiếu
rực, dẫu sâu cách mấy vẫn soi thấu. Sóng nhẹ
lan ṿng quanh, lần
lượt tưới rót lẫn
nhau, an tường thong thả chảy
đi, chẳng chậm, chẳng
nhanh. Sóng vỗ phát ra vô lượng âm thanh mầu nhiệm
tự nhiên, ứng hiện tùy thuận, không ai chẳng nghe
tiếng, hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng
Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng, hoặc tiếng tịch
tĩnh, tiếng Không, Vô Ngă, tiếng đại từ bi,
tiếng Ba La Mật, hoặc tiếng Thập Lực, Vô
Úy, Bất Cộng Pháp, tiếng các thông huệ, tiếng vô
sở tác, tiếng chẳng khởi diệt, tiếng Vô
Sanh Nhẫn, cho đến tiếng cam lộ quán đảnh,
các thứ diệu pháp. Những tiếng như vậy, xứng
ư người nghe, [khiến cho họ] hoan hỷ vô lượng,
tùy thuận ư nghĩa thanh tịnh ly dục tịch diệt
chân thật, tùy thuận Tam Bảo, lực, không ǵ chẳng
nói về pháp bất cộng, tùy thuận đạo
được hành bởi bậc thông huệ Bồ Tát,
Thanh Văn, chẳng có tiếng tam đồ khổ nạn,
chỉ có âm thanh tự nhiên vui sướng. Do vậy, cơi
nước ấy có tên là An Lạc).
Lại nói đến “nội ngoại tả hữu, hữu
chư dục tŕ” (trong, ngoài, trái, phải, có các ao tắm),
ngoài các lầu gác bảy báu đều có các “dục tŕ”. “Dục tŕ” (浴池) là cái ao nước để tắm rửa. “Hoặc thập do-tuần, hoặc nhị thập,
tam thập”, [ư nói] hoặc là to rộng mười do-tuần,
hoặc là hai mươi do-tuần, ba mươi do-tuần.
“Năi chí bách thiên do-tuần, tung
quảng thâm thiển, giai các nhất đẳng” (cho đến trăm ngàn do-tuần, ngang, dọc,
sâu, cạn, đều cùng một loại): Theo chiều dọc
là Tung (縱), theo chiều ngang là Quảng (廣). Sâu hay cạn đều như nhau, đó gọi
là “nhất đẳng” (cùng
một loại). “Bách thiên do-tuần” (trăm ngàn
do-tuần) cũng là như vậy. Trong ao, “bát công đức thủy, trạm nhiên doanh măn, thanh tịnh
hương khiết, vị như cam lộ” (nước
tám công đức lắng trong đầy ắp, thanh tịnh,
thơm sạch, vị như cam lộ). [Đối với
các đặc tánh của] nước tám công đức, ở
đây chỉ nói đến mấy loại. Trong kinh A Di
Đà cũng có nói: “Bát công
đức thủy, sung măn kỳ trung” (nước tám công đức đầy ắp
trong đó). Nay tôi nói đôi chút về nước tám công
đức. Thứ nhất là trong lặng. Thứ hai là
trong lạnh. Thứ ba ngon ngọt, hương vị rất ngon lành. Thứ
tư là mềm nhẹ, nước rất nhẹ, rất
mềm mại. Thứ năm tươi nhuận, nước
xối lên thân hết sức nhuần thấm. Thứ
sáu, an ḥa, trọn chẳng giống như nước trong
cơi này chảy rất xiết, hung bạo; nước trong cơi ấy
rất an ḥa. Thứ bảy, trừ
đói khát, khi quư vị uống nước ấy, có thể
trừ đói, trừ khát, lại c̣n có thể trừ hết
thảy bệnh hoạn. Thứ tám là trưởng dưỡng
các căn. Sau khi quư vị uống nước ấy, có thể
trưởng dưỡng các căn, lại c̣n có thể
tăng thêm Tứ Đại của quư vị, giống
như ăn những món đồ bổ dưỡng vậy. “Bát công
đức thủy, trạm nhiên doanh măn” (nước tám công đức trong lặng
đầy ắp): Kinh A Di Đà chép: “Cực Lạc quốc độ hữu thất bảo
tŕ, bát công đức thủy, sung măn kỳ trung… vi diệu
hương khiết” (cơi nước Cực Lạc có ao bảy báu,
nước tám công đức đầy ắp trong đó…
vi diệu thơm sạch). “Thanh
tịnh hương khiết”: Nước tám công đức
có phẩm đức thanh tịnh, có phẩm đức
thơm sạch. “Vị như
cam lộ” tức là ngon ngọt, là một trong những điểm đặc
sắc của nước tám công đức.
Tiếp đó, lại nói về
sự trang nghiêm của cái ao, toàn là dùng bảy báu để
trang nghiêm. “Hoàng kim tŕ giả, để
bạch ngân sa. Bạch ngân tŕ giả, để hoàng kim sa.
Thủy tinh tŕ giả, để lưu ly sa. Lưu ly tŕ giả,
để thủy tinh sa. San hô tŕ giả, để hổ
phách sa. Hổ phách tŕ giả, để san hô sa. Xa cừ
tŕ giả, để mă năo sa. Mă năo tŕ giả, để xa
cừ sa. Bạch ngọc tŕ giả, để tử kim sa.
Tử kim tŕ giả, để bạch ngọc sa” (ao bằng vàng ṛng, đáy bằng bạc trắng.
Ao bằng bạc trắng, đáy trải cát vàng ṛng. Ao bằng
thủy tinh, đáy trải cát lưu ly. Ao bằng lưu
ly, đáy trải cát thủy tinh. Ao bằng
san hô, đáy trải cát hổ phách. Ao bằng hổ phách,
đáy trải cát san hô. Ao bằng xa cừ, đáy trải
cát mă năo. Ao bằng mă năo, đáy trải cát xa cừ. Ao bằng
bạch ngọc, đáy trải cát vàng tía. Ao bằng vàng
tía, đáy trải cát bạch ngọc): Đấy là những
ao làm bằng một thứ báu, cát bằng một thứ
báu khác. “Hoặc hữu nhị
bảo, tam bảo” (hoặc [có ao] bằng hai thứ báu, ba thứ báu):
Có hai thứ báu, c̣n có ba thứ báu [để hợp thành ao và cát trải đáy].
“Năi chí thất bảo, chuyển
cộng hợp thành” (cho đến bảy báu, lần lượt cùng hợp
thành).
“Kỳ
tŕ ngạn thượng, hữu Chiên Đàn thụ” (trên bờ ao, có cây Chiên Đàn) để
trang nghiêm. Cây Chiên Đàn chính là một loại cây có mùi thơm nhất. “Hoa diệp thùy bố”,
[nghĩa là] hoa và lá của cây Chiên Đàn đều rủ
xuống che phủ. “Hương khí
phổ huân” (mùi hương xông khắp): Trên bờ các ao
ấy, có cây Chiên Đàn trang nghiêm. Lại nói trong các ao
nước ấy có hoa sen bốn màu. “Thiên Ưu-bát-la hoa” (Utpala) chính là hoa sen xanh. “Bát-đàm-ma hoa” (Padma) là hoa sen màu hồng. “Câu-mâu-đầu hoa” (Kumuda) chính là hoa sen màu vàng. “Phân-đà-lợi hoa” (Puṇḍarīkā) là hoa sen màu trắng. “Tạp sắc quang mậu, di phú thủy thượng”
(nhiều màu rạng rỡ, tươi tắn,
che phủ mặt nước): Có hoa sen bốn màu, c̣n có những
màu sắc khác xen lẫn trong ấy, đều tỏa ánh
sáng. Đấy chính là như kinh A Di Đà chép: “Thanh sắc thanh quang, hoàng sắc
hoàng quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang”,
quang minh hết sức tươi đẹp. “Di phú thủy thượng” [nghĩa
là] che phủ kín mặt ao.
Đă nói đến sự
trang nghiêm của ao hoa sen, lại nói đến trong ao có bốn
thứ hoa sen. Điều này hết sức quan trọng
đối với những người niệm Phật sanh
về Tây Phương như chúng ta. V́ ao hoa sen chính là
nơi chúng ta sẽ thọ sanh, hoa sen là mẹ của chúng
ta. Do vậy, quan trọng lắm! Kinh A Di Đà nói hoa sen bốn
màu, ở đây cũng nói hoa sen bốn màu. V́ sao không nói
năm màu, sáu màu? Đấy là v́ chúng sanh sanh vào Tây
Phương Cực Lạc thế giới, không cần biết
là đới nghiệp văng sanh, hễ sanh về Tây
Phương Cực Lạc thế giới, đều là bất
thoái chuyển. Bất thoái chuyển chính là ngộ Chánh
Định Tụ. Đă ngộ Chánh Định Tụ th́
địa vị nông cạn nhất là địa vị Thập
Trụ. Cao hơn một chút là địa vị Thập Hạnh,
cao hơn chút nữa là địa vị Thập Hồi
Hướng, cao hơn nữa là địa vị Thập
Địa. Những địa vị này được gọi
là Tam Hiền Thập Thánh. Công phu cạn hay sâu chẳng ra
ngoài bốn loại địa vị ấy. Hoa sen bốn
màu biểu thị bốn địa vị thuộc Tam Hiền Thập Thánh. Hoa sen bốn màu
c̣n có quang minh, đấy là v́ trong hoa sen có một chúng sanh
niệm Phật văng sanh ở trong ấy. Chúng sanh niệm
Phật văng sanh ấy thân thể có quang minh, cho nên hoa sen ấy
mới có quang minh. “Thiên”
Ưu-bát-la hoa, Thiên có nghĩa là tự nhiên. Hoa sen ấy do A
Di Đà Phật gieo trồng ư? Chẳng phải! Chúng là
tự nhiên sanh thành, đấy là cảnh giới chẳng
thể nghĩ bàn. Chúng sanh trong mười phương thế
giới có tín tâm đối với pháp môn Tịnh Độ,
nếu quư vị phát nguyện văng sanh, bắt đầu niệm
Vô Lượng Thọ Phật, trọn đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh, có tín tâm, có nguyện lực, bắt
đầu tu hành bằng cách niệm Phật, trong ao hoa sen
nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới bèn nẩy
sanh một búp sen. Quư vị ở nơi đây niệm càng
tinh tấn, búp hoa sen ấy càng nẩy nở to lớn. Quư vị niệm Phật mà giải
đăi, hoa sen chẳng tăng trưởng. Càng giải
đăi hơn, hoa sen héo rũ. Giải đăi hơn nữa,
hoa sen chẳng c̣n. Đấy cũng là cảnh giới chẳng
thể nghĩ bàn. Trong thế giới Sa Bà này, chúng ta có thọ
mạng nhất định, quư vị đáng nên sống
đến tám mươi tuổi, đáng nên sống đến
một trăm hai mươi tuổi, tới khi quư vị
báo tận, A Di Đà Phật sẽ đến đón chúng
ta. Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh
Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát thảy đều
đến đón chúng ta. Trong bốn mươi tám nguyện
do A Di Đà Phật đă phát, có nguyện này, tức là Ngài
sẽ cầm đóa hoa sen [được sanh ra trong ao bảy
báu] do quư vị niệm Phật
đến đón quư vị. Khi Ngài đến đón quư vị,
quư vị sẽ thấy A Di Đà Phật và rất nhiều
vị Bồ Tát đến tiếp dẫn. Quư vị ngồi
vào trong hoa sen, A Di Đà Phật bèn mang quư vị sang
phương Tây, mang tới ao hoa sen. Hễ hoa sen nở, quư
vị trông thấy A Di Đà Phật, đó gọi là “hoa khai kiến Phật” (hoa nở
thấy Phật), A Di Đà Phật bèn thuyết pháp cho quư vị.
Hễ Ngài thuyết pháp, quư vị bèn chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Trong phần trước đă
nói Tây Phương Cực Lạc thế giới có rất
nhiều ao tắm, có ao lớn mà cũng có ao nhỏ. Có ao
to một do-tuần, có ao to mười do-tuần, có ao to hai
mươi, ba mươi, cho đến to một ngàn do-tuần.
Trong ao có nước tám công đức, c̣n có hoa sen bốn
màu thù thắng. Tiếp đó, kinh nói nước trong ao tắm có thể [làm cho người vào tắm
trong ao] hài ḷng như ư.
“Bỉ
chư Bồ Tát, cập Thanh Văn chúng, nhược nhập
bảo tŕ, ư dục linh thủy một túc, thủy tức
một túc; dục linh chí tất, tức chí ư tất; dục
linh chí yêu, thủy tức chí yêu, dục linh chí cảnh, thủy
tức chí cảnh; dục linh quán thân, tự nhiên quán thân; dục
linh hoàn phục, thủy triếp hoàn phục” (các vị Bồ Tát và Thanh Văn ấy nếu
vào trong ao báu, ư muốn khiến cho nước ngập chân,
nước liền ngập chân. Muốn nước đến
gối, nước liền đến gối. Muốn
nước đến eo, nước liền đến
eo. Muốn nước đến cổ, nước liền
đến cổ. Muốn nước xối thân, tự
nhiên nước xối thân. Muốn nước trở lại
như cũ, nước liền trở lại): Chữ Bỉ
(彼) chỉ các vị Bồ Tát và đại
chúng Thanh Văn trong thế giới An Lạc. “Nhược nhập bảo tŕ,
ư dục linh thủy một túc” (nếu vào trong ao báu, ư muốn nước ngập
chân): Vào trong ao bảy báu, muốn tắm rửa, trong tâm dấy
động ư niệm, nước sẽ tuân theo ư niệm vừa
động, muốn nước ngập chân ta, nước
bèn theo ư niệm dâng lên ngập chân ta. Trong tâm quư vị dấy
lên ư niệm, muốn nước tới đầu gối,
nó sẽ lên đến đầu gối. Muốn nước
đến thắt lưng, nó sẽ ngập tới thắt
lưng. Muốn ngập tới đầu cổ, nước
sẽ dâng tới đầu cổ. Muốn nước xối
lên thân, nó sẽ từ trên xối xuống thân thể, xối
từ trên đầu xuống. Tắm rửa xong xuôi, mong
nước khôi phục trạng thái như cũ, nước
liền khôi phục trạng thái cũ. Đấy chính là
nước trong Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Không chỉ là nước tám công đức, mà c̣n có thể
vừa ḷng như ư.
“Điều
ḥa lănh noăn, tự nhiên tùy ư” (điều ḥa lạnh ấm, tự nhiên tùy ư):
Tùy tâm của quư vị, muốn nước lạnh, nó liền
biến thành nước
lạnh. Quư vị muốn
nước ấm áp, tự nhiên nó có thể thuận theo
tâm ư của quư vị, lạnh hay ấm thuận theo tâm ư của
quư vị. “Khai thần duyệt
thể, đăng trừ tâm cấu” (sảng khoái tinh thần, thư thái thân thể, gột
sạch cấu nhơ trong tâm): Tắm rửa trong ao, gột
rửa tinh thần rất hoan hỷ, thân thể rất thoải
mái, vui sướng, tức là tắm bằng nước tám
công đức, tinh thần rất tốt đẹp mà thân
thể cũng rất tốt đẹp. Lại c̣n “đăng trừ tâm cấu”: Tắm
rửa nhằm gột rửa những chất dơ bẩn
trên thân thể. Nước tám công đức không chỉ
trừ sạch chất nhơ trên thân, mà c̣n gột sạch
những chất nhơ trong tâm, gột sạch những phiền
năo nhơ bẩn trong tâm. “Thanh
minh trừng khiết, tịnh nhược vô h́nh” (trong trẻo, lắng
sạch, tịnh như không có
h́nh chất): Đấy là hai thứ công đức của
nước tám công đức, một thứ là công đức
thanh khiết, hai là công đức lắng sạch. Nước trong ao tắm hết sức trong
trẻo, hết sức lắng sạch. “Tịnh nhược
vô h́nh” (tịnh như không có h́nh chất): Trong sạch
dường ấy, tịnh dường ấy, tịnh
đến mức độ nào? Tịnh đến nỗi
nước dường như không có h́nh dạng của
nước!
“Bảo
sa ánh triệt, vô thâm bất chiếu” (cát báu chói rực, không chỗ nào sâu đến
đâu mà chẳng chiếu thấu): Đáy nước
đều có cát bằng bảy báu, vàng ṛng làm đất,
cát báu dưới đáy nước trông thấy rất rơ
ràng, v́ sao vậy? Chính là v́ nước rất thanh tịnh. Nói đến sự thanh khiết
của nước, thanh khiết đến nỗi dường
như chẳng có nước, nhưng nếu nước
chẳng lưu động, sẽ biến thành nước
lặng, như vậy th́ cũng chẳng có ǵ là dễ coi!
“Vi lan hồi lưu, chuyển tương
quán chú” (sóng nhẹ lan tỏa giáp ṿng, lần lượt
tưới rót lẫn nhau): “Vi”
(微) là nước gợn sóng rất nhẹ.
Thoạt nh́n dường như nước không có h́nh dạng
nước, nó vẫn chảy tới, chảy lui. Nước
như vậy nh́n giống như nước sống động,
rất dễ coi! “Chuyển
tương quán chú” (lần lượt tưới rót lẫn nhau):
Nước từ cái ao này chảy sang cái ao kia, nước
từ cái ao kia chảy vào cái ao này. “An tường từ thệ” (an tường, thong thả chảy): Tuy
nước chảy tới, chảy lui, nhưng rất an
tường, chẳng chảy xiết, ào ạt. Đây cũng là một điểm đặc
sắc của nước tám công đức. “Bất tŕ, bất tật” (chẳng chậm, chẳng nhanh): Quư vị
thấy nó chảy tới, chảy lui, “bất tŕ” không phải quá chậm, “bất tật” cũng không phải
là chảy quá nhanh!
Tây Phương Cực Lạc
thế giới trọn đủ các đức. Quư vị thấy
cây bảy báu có thể sanh khởi sự vui sướng.
Trông thấy ao bảy báu, thấy nước tám công đức
trong ấy, tắm gội, hết sức vui sướng.
Những chuyện này đều phải là ở tại Tây
Phương Cực Lạc thế giới th́ mới có thể
thành tựu công đức ấy. Tây Phương Cực Lạc
thế giới chính là thế giới của A Di Đà Phật,
do Vô Lượng Thọ Phật thành tựu. Nước
trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là do công đức
của A Di Đà Phật thành tựu. Chúng sanh văng sanh thế
giới Cực Lạc cũng có loại công đức ấy. V́ chúng sanh văng sanh Tây
Phương Cực Lạc thế giới, họ niệm
Phật cầu văng sanh, cũng phải làm rất nhiều
công đức. Kinh A Di Đà đă chép: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước
đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (chẳng thể do chút thiện căn,
phước đức, nhân duyên mà được sanh về
cơi ấy). Phải có nhiều thiện căn, nhiều
phước đức, họ làm không ít công đức,
đều hồi hướng về Tây Phương Cực
Lạc thế giới. Do đó, Tây Phương Cực Lạc
thế giới được thành tựu bởi công đức
của A Di Đà Phật, mà cũng được thành tựu
bởi công đức của các chúng sanh văng sanh Tây
Phương Cực Lạc thế giới. Công đức
của Tây Phương Cực Lạc thế giới là công
đức chẳng thể nghĩ bàn. Nhân như thế
nào, đạt được quả như thế ấy,
Phật Di Đà tạo nhân, đạt được quả
đương nhiên là chẳng thể nghĩ bàn!
Chúng tôi liền lấy ngay
chuyện nước trong mấy hôm nay, dùng Phật lư để
nói với quư vị mấy câu. Chúng ta học Phật pháp th́
phải tu hành, một mặt là phải tu phước, mặt
khác là phải tu huệ. Đó gọi là “phước huệ song tu”. Chỉ tu phước
báo, tu những phước ngu si, đời sau, đời
kế, chuyển sanh thành một người hưởng đại
phú, đại quư, đời sau, đời kế sanh lên
trời, hưởng phước trời, niềm vui
ngũ dục chẳng thể nghĩ bàn. Nhưng hưởng
xong phước báo trong nhân gian, hoặc hưởng hết
phước trời, vẫn phải luân hồi xuống thấp
hơn. Đời thứ ba quyết định chịu
đựng nỗi khổ luân hồi. Do vậy, đức
Phật chỉ dạy chúng ta, chẳng bảo chúng ta cầu
phước báo nhân thiên, tức là đừng nên tu phước
ngu si, chớ nên chỉ tu phước báo. Vừa tu phước,
lại c̣n vừa phải tu huệ. Tu Phật pháp, chỉ
tu trí huệ, chẳng tu phước báo, cũng là sai lầm!
Hàng Nhị Thừa chỉ cầu trí huệ, họ chứng
đắc lư Ngă Không, liền trốn thoát tam giới, họ
chẳng tu phước, mà cũng chẳng độ chúng sanh.
Chúng sanh chẳng được hưởng một tí quang
minh của họ. Nếu quư vị là một vị A La Hán
th́ sẽ làm ǵ? Tự quư vị đă đạt được
điều tốt lành, chúng tôi mong hưởng ké sự
tươi đẹp của quư vị, chẳng được
lợi ích! Do vậy, chỉ tu trí huệ cũng là lệch
về một bên, ắt cần phải phước huệ
song tu. Quư vị nh́n vào mọi người trong xă hội hiện
thời, sẽ có thể hiểu rơ. Có những người
thiên về phước báo, có những người thiên về
trí huệ. Phật giáo nói đến đời trước,
kiếp trước, quư vị thấy có những người
phước báo rất lớn. Không chỉ là chẳng có trí
huệ nơi Phật pháp, mà học vấn thế gian
cũng chẳng có, viết một lá thư thông thường
cũng chẳng viết nổi, nhưng họ phát tài rất
mau chóng! Đây là chuyện như thế nào vậy? Đời
trước, kiếp trước đă vun bồi phước
báo, nhưng không có trí huệ. Trong xă hội, có những người
học vấn rất tốt đẹp, cầm bút lên, vẫy vùng tiêu sái như bỡn.
Có người viết một bài văn, viết mấy ngày
cũng chẳng viết nổi. Người trên đây th́
đứng cũng có thể viết thành một bài văn
rất nhanh, chẳng cần ngồi xuống ghế,
văn chương đă viết xong ngon lành, nhưng cái
ăn trở thành một vấn đề, trong nhà chẳng
có tiền, mà cũng chẳng có gạo! Người đó
thông minh dường ấy, có học vấn như thế
ấy, cớ sao chẳng có cơm ăn? Đời trước,
kiếp trước vun bồi huệ, chẳng tu phước!
Quư vị hiểu ngay đạo lư này.
Lại nh́n vào hàng Phật giáo
đồ, có những vị Phật tử thích vun bồi
phước, trên là cúng Tam Bảo, dưới cứu độ
chúng sanh, họ hoan hỷ bỏ tiền dốc sức,
nhưng quư vị khuyên họ đến nghe kinh, họ chẳng
đến, hoặc miễn cưỡng đến,
cũng ngồi chẳng yên, hôm sau họ không tới nữa!
Có người hễ nghe kinh th́ gió mưa chẳng cản
được, hôm nay chẳng bị mưa
đương nhiên là họ đến, dẫu trời
mưa họ vẫn đến. Mưa gió không cản trở
được! Hễ có pháp sư giảng kinh, họ liền
đến nghe, nhưng quư vị bảo họ “trên cúng Tam Bảo, dưới cứu
chúng sanh”, bỏ ra chút tiền, hoặc bỏ chút sức,
họ chẳng phát tâm. Đấy là chứng bệnh ǵ vậy?
Tập khí mang theo từ đời trước, kiếp
trước khác biệt. Những Phật tử ấy
trong đời trước, kiếp trước đă vun
bồi phước, cho nên đối với chuyện “trên là cúng Tam Bảo, dưới là cứu chúng sanh”
do tập khí đối đăi người khác sẽ thích
làm, nhưng họ chẳng có tập khí nghe kinh, cầu huệ.
Kẻ thích nghe kinh, chẳng thích “trên là cúng Tam Bảo, dưới là cứu chúng sanh”,
là do tập tánh từ đời trước, kiếp
trước đem lại. Mỗi người có điều
thiên trọng riêng. Kẻ chẳng học Phật, chúng ta chẳng
quản được! Đă là Phật giáo đồ, quư
vị phải sửa đổi những tập tánh lệch
lạc ấy, phải phước huệ song tu. Chỉ tu
phước, chẳng tu huệ, cứ tu phước ngu si,
đời sau, đời kế sẽ hưởng phước
báo nhân thiên, đời thứ ba sẽ hứng chịu nỗi
khổ! Chỉ tu trí huệ, chẳng tu phước báo, sẽ
khiến cho quư vị chứng đắc quả A La Hán, vẫn
chẳng kết duyên với chúng sanh. Chớ nên đi lệch
đường, nhất định phải là phước
huệ song tu. Tu sao cho phước trọn đủ, huệ
trọn đủ, là đấng Lưỡng Túc Tôn th́ mới
thành Phật. Nếu không, sẽ chẳng thành Phật. Làm
việc trong giảng đường, phước huệ
song tu th́ có, nhưng nếu quư vị thiên trọng tu huệ,
nhất định phải chú ư tu phước. Tu phước
c̣n phải chú ư vun bồi phước báo, chớ nên xả
phước.
Sanh trong thời đại
này, cũng chính là thời đại được gọi
là “khoa học kỹ thuật
phát triển”, sự hưởng thụ trong cuộc sống
của con người luôn được nâng cao. Chính họ
có bản lănh có thể cải thiện cuộc sống của
chính ḿnh, v́ sao chẳng cải thiện? Cải thiện chính
là sửa cho tốt đẹp. Sửa cho tốt đẹp
chính là nâng cao. Chuyện này chẳng sai lầm, nhưng quư vị
chớ nên phá hỏng phước báo. “Phá hỏng” chính là lạm dụng phước báo.
Lạm dụng phước báo tức là bỏ mất
phước báo. Bỏ mất phước báo th́ trong
tương lai sẽ phải chịu khổ. Nói đến
nước dùng, hiện thời do thừa hưởng tiện
nghi khoa học, nhà nào cũng đều có nước máy. Vặn
ṿi nước, nước liền chảy ra. Đă thế,
muốn có nước nóng bèn có nước nóng, muốn
nước lạnh sẽ có nước lạnh, quá thuận
tiện! Các nhà khoa học chỉ nghiên cứu sao cho quư vị
được tăng thêm sự hưởng thụ, họ
chẳng phải là những nhà tôn giáo, sẽ chẳng khuyên quư vị phải làm như
thế nào để tiết kiệm sử dụng nước.
Dùng nước quá nhiều chính là bỏ mất phước
báo. Lời này là do các nhà tôn giáo nói, những tôn giáo khác chẳng
nói rơ, chỉ có Phật giáo nói phải nên dùng như thế
nào? Đáng nên dùng th́ mới dùng, chẳng đáng nên dùng mà lạm
dụng, đấy là không đúng. Tu phước, đừng
nên xả phước. Không phải chỉ có Phật giáo
nói [như thế], mà trong xă hội cũng có đạo lư ấy.
Mọi người phải chú trọng đạo đức,
đạo đức cá nhân lẫn đạo đức
chung đều phải chú trọng, nhưng thời thế
hiện tại bất hảo, nếu kẻ nào nói đến
đạo đức, sẽ [bị chê bai] là lạc hậu. Mọi
người đều chẳng đề xướng, chẳng
nhắc tới đạo đức, mà là tận hết sức
đề cao sự hưởng thụ của chính ḿnh.
Đấy cũng là lạm dụng! Lạm dụng th́ là vi
phạm đạo đức. Không những là vi phạm đạo đức cá nhân, mà c̣n vi phạm đạo đức chung. Do mấy người lạm dụng nước,
kết quả là ai nấy đều chẳng có nước
dùng, đều chịu khổ. Cho nên sống trong những
năm tháng này, mọi người đều tạo ác nghiệp,
chẳng có ai dám thốt lời đạo đức!
Hằng ngày, chúng ta phải tắm
rửa, giặt giũ quần áo. Sống ở Đài Loan thuộc vùng á nhiệt đới,
đến mùa Hè, quư vị chẳng tắm rửa, thân thể
sẽ chẳng thoải mái, lại c̣n đổ mồ hôi,
hôi ŕnh. Khí trời nóng bức, quư vị ắt cần phải
tắm rủa, giặt giũ quần áo hằng ngày, đáng
nên sử dụng nước, chẳng tắm giặt sẽ
chẳng được! Nhưng có kẻ chẳng giữ
đạo đức, tôi chính mắt thấy kẻ đó
đang giặt quần áo, vặn ṿi lấy nước
xong, không khóa lại, cứ để cho nước chảy
miết. Kẻ ấy đến giặt quần áo, giặt
quần áo xong, người đi rồi mà c̣n quên khóa nước.
Quên khóa nước c̣n có thể tha thứ! Có kẻ lúc
đang ṿ quần áo mà chẳng khóa lại, cứ để
mặc cho nước chảy. Kẻ ấy giặt hai bộ
quần áo, dùng nước c̣n nhiều hơn người khác
giặt quần áo cho sáu hoặc tám gia đ́nh! Nước
lạnh là như thế, mà nước nóng cũng là như
thế. Khi họ tắm rửa th́ mở nước, chẳng
tắt nước nóng, vừa tắm vừa để mặc
cho nước chảy, mỗi lần họ tắm gội,
tối thiểu dùng đến năm thùng nước. Tắm
rửa xong, nếu quên khóa nước th́ c̣n có thể tha thứ,
căn bản là họ chẳng khóa nước, dẫu biết
cũng không tắt! Đấy là lạm dụng, chẳng
màng đến đạo đức chung. Quư vị chẳng
tắt nước, lạm dụng nước, kết quả
là mọi người chẳng có nước dùng, đấy
chính là khuyết thiếu đạo đức. Lại nói
theo danh từ chuyên dùng trong Phật giáo, quư vị phải
yêu tiếc phước báo của chính ḿnh, đừng nên xả
phước. Sử dụng nước là phước báo của
chính ḿnh, là phước báo vun bồi từ đời
trước, giống như chúng ta có trương mục
tiết kiệm trong ngân hàng. Có tiền trong ngân hàng để
sử dụng, tiền ấy từ đâu ra? Do dành dụm.
Phước báo trong đời này do đâu mà có? Do đời
trước vun bồi! Trương mục trong ngân hàng của
quư vị cũng có hạn độ, chẳng thể dùng
quá lố. Dùng hết tiền trong ngân hàng, sẽ chẳng
có tiền để dùng nữa. Phước do quư vị
vun bồi trong đời trước cũng có hạn
độ, chẳng thể tùy tiện lạm dụng. Quư vị
lạm dụng phước báo hết rồi, sẽ chẳng
có phước báo để hưởng. Nước là một
loại phước báo, là phước báo của nhân loại.
Quư vị lạm dụng nước hết rồi, sẽ
phải chịu khổ.
Đấy vẫn là xét theo
loài người, chịu khổ v́ không có nước dùng. Hễ
đọa trong ba ác đạo, căn bản là chẳng có
phước báo để hưởng thụ nước! Trong ba ác đạo, không có phước báo dùng nước
đâu nhé! Súc sanh đạo và nhân loại chúng ta giống
nhau. Chúng ta thấy súc sanh đạo không có tay, chẳng có
bản lănh lấy nước. Sông có nước, biển có nước, chúng nó chẳng
thể lấy, chúng nó đâu có tay! V́ thế, súc sanh chẳng thể tắm gội.
Nếu súc sanh muốn uống nước, chỉ có thể
t́m chỗ để uống, nơi nào có ng̣i nước,
có chút nước, chúng nó uống đôi chút. Nếu không, khát
gần chết, cũng chẳng có cách nào uống nước,
v́ chúng nó không có tay để lấy nước! Tay là quả
báo của con người. Con người có thể cải
thiện cuộc sống, cũng là dựa vào hai bàn tay. Súc
sanh không có tay, chẳng có cách chi hết. Trong nhà chúng ta nuôi
chó, đó là con người đang gia bị chúng nó. Tắm
rửa cho chó, đấy là do con người tắm cho nó,
bản thân nó chẳng thể tự tắm được.
Quư vị cho chó chút nước trong để nó uống,
đó là quư vị gia bị chúng nó. Nếu không, th́ sao? Chúng
nó chẳng có cách nào uống nước trong. Chúng nó chuyển
sanh vào súc sanh đạo, chẳng được hưởng
thụ nước. Súc sanh đạo dùng nước chẳng
tiện lợi. C̣n như ngạ quỷ đạo th́ chẳng
thấy nước, khắp thế giới toàn là nước,
mà họ thấy là mủ, là máu, họ có thể lại gần
uống một chút máu mủ. Đấy là quả báo của
ngạ quỷ, căn bản là chẳng trông thấy nước.
C̣n như trong địa ngục, lại càng chẳng thấy
nước. Họ khát gần chết, làm cách nào đây? Họ
trông thấy nước, vừa nuốt xuống, [nước
ấy] liền biến thành nước đồng nung chảy,
uống vào ngũ tạng lục phủ đều cháy rụi.
Đấy là quả báo về nước trong địa
ngục và quả báo về nước của ngạ quỷ.
Chúng ta nói trở lại, nói đến quả báo của
loài người chúng ta. Chúng ta có thể dùng nước là do
phước báo đă vun bồi trong đời trước.
Có nước để sử dụng, nhưng quư vị
đừng nên xả phước, chớ nên lạm xả,
khiến cho phước bị xả hết sạch, quư vị sẽ đến
chỗ không có nước! Quư vị cứ tưởng là sẽ
chẳng đến chỗ không có nước, nhưng mấy
hôm nay phải hạn chế dùng nước, mọi người
đều hy vọng băo lốc có thể trút mưa xuống.
Quư vị mới hiểu nỗi gian nan khốn khổ v́ thiếu nước!
Tôi nói những lời này là
v́ mấy bữa nay mọi người thiếu nước,
đều mong mỏi trời mưa, mưa một trận
hôm trước chẳng đủ dùng! Ngày hôm qua có mưa
nhân tạo, chẳng phải là khoa học không giỏi giang,
nhưng khoa học c̣n chưa tiến bộ đến mức
ấy, miễn cưỡng phun một chút băng khô, phun một
chút nước muối, kết quả là mưa rất ít,
vẫn chẳng đủ dùng. Do vậy, chúng ta học Phật
pháp, phải trọn hết tấm ḷng ta, chúng ta dùng nước,
lúc b́nh thường sẽ chẳng lạm dụng, sẽ
sử dụng tiết kiệm. Chẳng phải là mấy
bữa nay báo chí đều tuyên truyền phải tiết
kiệm nước dùng hay sao? Do vậy, lúc b́nh thời phải
giữ tập quán tốt đẹp này!
Sanh về Tây Phương Cực
Lạc thế giới, chẳng gặp sự khó khăn về
nước dùng. Đó là một thế giới diệu hữu chẳng thể nghĩ bàn, không nơi
đâu chẳng phải là diệu hữu, “diệu” là chẳng thể nghĩ bàn. Nước
trong Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng
là chẳng thể nghĩ bàn. V́ sao đạt được quả báo tốt
đẹp dường ấy? Họ tu phước báo nhiều
như vậy th́ mới có cảm ứng nhiều ngần ấy.
Trong đoạn kinh văn trên đây đă nói nước
tám công đức chẳng thể nghĩ bàn, lại c̣n nói
nước tám công đức có thể thuyết pháp, “ba dương vô lượng tự
nhiên diệu thanh” (sóng vỗ vang ra vô lượng âm thanh
tự nhiên mầu nhiệm).
Sóng gợn lăn tăn, c̣n có âm thanh. Âm thanh ấy hết
sức vi diệu. “Tùy kỳ sở
ứng, mạc bất văn giả” (thuận ḷng mà ứng hiện, không ai chẳng nghe): Nước
sẽ thuyết pháp, tùy thuộc căn cơ của quư vị
là ǵ, quư vị là căn cơ thuộc về chúng Thanh
Văn, sẽ nghe pháp Thanh Văn. Quư vị là căn cơ Bồ
Tát, sẽ nghe pháp Bồ Tát. Bồ Tát c̣n có Tam Hiền Thập
Địa. Quư vị thuộc địa vị Tam Hiền
(Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng),
sẽ nghe pháp thuộc địa vị Tam Hiền. Quư vị
là Thập Địa Bồ Tát, sẽ nghe pháp của Thập
Địa Bồ Tát. “Hoặc
văn Phật thanh, hoặc văn Pháp thanh, hoặc văn
Tăng thanh” (hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng
Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng), thuận theo [căn
cơ, sở thích] mà ứng hiện. Thêm vào chữ Hoặc
(或), Hoặc là từ ngữ bất định,
[ư nói] có người nghe âm thanh của Phật, có người
nghe pháp âm, có người nghe tiếng Tăng. Chúng ta niệm
chẳng bao lâu, tự nhiên sẽ nghĩ đến Phật
Pháp Tăng Tam Bảo. “Hoặc
tịch tĩnh thanh”: Hoặc là nghe tiếng tịch
tĩnh, tức là tiếng Thiền Định, tiếng Niết
Bàn. “Không, Vô Ngă thanh”: Hoặc
là nghe tiếng Không, Vô Ngă. Nếu quư vị là căn cơ Thanh
Văn, sẽ nghe thấy âm thanh Vô Ngă. Nếu quư vị là
căn cơ Đại Thừa, Vô Ngă là Không, tức là Không
trong Nhị Không (Ngă Không và Pháp Không). Vô Ngă là Nhân Vô Ngă,
cũng là Pháp Vô Ngă, căn cơ khác nhau, nghe pháp cũng chẳng
giống nhau. Hoặc là nghe “đại
từ bi thanh” (tiếng đại từ bi), đó là căn tánh của bậc
Đại Thừa Bồ Tát thuần túy. Hoặc nghe “Ba La Mật thanh” (tiếng Ba La Mật), tức là âm thanh Lục Độ Ba La Mật.
Hoặc là nghe thấy “Thập
Lực, Vô Úy, Bất Cộng Pháp thanh” (tiếng Thập Lực,
Vô Úy, Bất Cộng pháp); đấy là hàng Đẳng Giác
Bồ Tát nghe những pháp thuộc về địa vị
Phật. Pháp của Phật có mười thứ trí huệ
lực, bốn thứ vô sở úy, mười tám thứ bất
cộng pháp. Mười thứ trí lực, bốn thứ vô
sở úy, mười tám thứ bất cộng pháp, xin tra trong Phật Học Đại Từ
Điển, v́ pháp tướng quá nhiều, giải thích sẽ
rất tốn thời gian. “Chư
thông huệ thanh” (tiếng các thông huệ): Hoặc là các thứ tiếng thần
thông, trí huệ. “Vô sở tác
thanh, bất khởi diệt thanh”: Đây chính là “bất tác, bất khởi”
được nói trong mấy đoạn trước. Dựa theo tam giải thoát môn
để nói, hết thảy các pháp vốn là Không, tác chính
là vô tác. “Tác” là tu Bồ Tát
đạo. Tu Bồ Tát đạo th́ cũng là như huyễn,
như hóa. Khi quư vị chứng đắc quả vị Phật,
Bồ Tát, vẫn là như huyễn, như hóa. Tác tức vô
tác [là như thế đó]. “Bất
khởi”: Thiện pháp chẳng sanh khởi. Đă là chẳng
có sanh khởi, cũng chẳng có cái ǵ để gọi là
Diệt. V́ thế, “bất khởi,
bất diệt”. “Vô Sanh Nhẫn
thanh” là âm thanh Vô Sanh Pháp Nhẫn. “Năi chí cam lộ quán đảnh, chúng diệu pháp thanh”
(cho đến cam lộ quán đảnh, các
âm thanh mầu nhiệm): Âm thanh cam lộ quán đảnh. “Cam lộ quán đảnh” là nói theo Mật Tông. Quư vị là căn cơ Mật
Tông, quư vị thọ pháp cam lộ quán đảnh của Mật
Tông. “Chúng diệu pháp thanh” [nghĩa là] bao gồm hết thảy các diệu pháp, tùy
thuộc bản tánh của quư vị. “Như thị đẳng thanh, xứng kỳ sở
văn” (những tiếng như thế xứng hợp
với căn cơ của người nghe): Các thứ tiếng
như thế đều do nước tám công đức gợn
sóng lăn tăn, lan chảy phát ra âm thanh. “Xứng” (稱) là phù hợp, phù hợp quư vị đáng nên nghe
pháp nào. Nghe xong, quư vị “hoan hỷ
vô lượng”.
“Tùy thuận thanh tịnh”: Quư vị phát tâm hoan hỷ, sẽ tùy thuận pháp
thanh tịnh. “Ly dục tịch
diệt chân thật chi nghĩa”: Quư vị liền xa ĺa
hết thảy các dục niệm. Sanh về Tây
Phương Cực Lạc thế giới c̣n có dục niệm
ǵ vậy? Sanh về Tây Phương, quư vị là đới
nghiệp văng sanh, ư niệm tham, sân, si, ngũ dục của
quư vị vẫn chưa đoạn trừ, đợi
đến khi nghe pháp, sẽ xa ĺa hết thảy dục niệm,
bèn chứng đắc cảnh giới tịch diệt,
đạt được nghĩa lư chân thật, sẽ “tùy thuận Tam Bảo, lực,
vô sở úy, bất cộng chi pháp”. [Nghĩa là] tùy thuận
Phật Pháp Tăng Tam Bảo, cũng chính là tùy thuận Phật
pháp. Pháp Thập Lực của Phật chính là mười
loại trí lực. Vô Sở Úy chính là bốn
loại vô sở úy, “bất cộng
chi pháp”: Mười tám loại pháp bất cộng đều
là pháp của Phật. “Tùy thuận
thông huệ Bồ Tát, Thanh Văn sở hành chi đạo” (tùy thuận đạo được hành bởi
hàng Bồ Tát và Thanh Văn thông huệ): Tùy thuận pháp của
Bồ Tát, tùy thuận pháp của Thanh Văn. Bồ Tát có thần
thông và trí huệ của Bồ Tát, Thanh Văn có thần thông
và trí huệ của Thanh Văn, đều phải “tùy thuận thông huệ”, bao gồm đạo được hành bởi Bồ
Tát và Thanh Văn, hết thảy đều tùy thuận pháp
của pháp của Phật, pháp của Bồ Tát, pháp của
Thanh Văn. Nhưng chẳng có các nỗi khổ, “vô hữu tam đồ khổ nạn
chi danh” (chẳng có tên gọi tam đồ, khổ nạn):
Không chỉ là không có sự khổ, mà ngay cả tên gọi
[của các nỗi khổ] cũng chẳng nghe thấy. Những
ǵ quư vị nghe là các danh tự niệm Phật, niệm
Pháp, niệm Tăng, nghe danh tự thần thông, trí huệ,
chẳng nghe những danh tự địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh. “Đản hữu
tự nhiên khoái lạc chi âm” (chỉ có âm thanh vui sướng tự nhiên): Âm
thanh do nước tám công đức phát ra chẳng có chút âm
thanh khổ năo nào, hoàn toàn là âm thanh vui sướng tự
nhiên. “Thị cố kỳ quốc,
danh viết An Lạc” (do vậy nước ấy có tên là An Lạc): Có
cùng ư nghĩa như kinh A Di Đà đă nói: “Kỳ quốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản
thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc” (chúng sanh trong nước ấy chẳng có
các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui; v́ thế
gọi là Cực Lạc).
2.2.2.2.4. Nhân dân
2.2.2.2.4.1. Chánh báo vi diệu của những
người mới văng sanh từ phương khác
(Kinh) A Nan! Bỉ Phật quốc
độ, chư văng sanh giả, cụ túc như thị
thanh tịnh sắc thân, chư diệu âm thanh, thần thông,
công đức.
(經)阿難!彼佛國土,諸往生者,具足如是清淨色身,諸妙音聲,神通功德。
(Kinh: Này A Nan! Những người
văng sanh quốc độ của đức Phật ấy
trọn đủ sắc thân thanh tịnh, các âm thanh, thần
thông, công đức mầu nhiệm như thế).
“A
Nan”, đức Phật Thích Ca gọi tôn giả A Nan, [bảo]
“bỉ Phật quốc độ,
chư văng sanh giả, cụ túc như thị thanh tịnh sắc
thân, chư diệu âm thanh, thần thông, công đức”
(những người văng sanh quốc độ
của đức Phật ấy trọn đủ sắc
thân thanh tịnh, các âm thanh, thần thông, công đức mầu
nhiệm như thế). Đấy là nói về chánh báo trang
nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trên
thực tế, vẫn là khuyên chúng ta văng sanh, Ngài nói: Chúng
sanh đă sanh về Tây Phương Cực Lạc thế
giới đều được hưởng thụ
như vậy. “Cụ túc
như thị thanh tịnh sắc thân” (trọn đủ sắc thân thanh tịnh
như vậy): “Sắc thân”
là danh từ chuyên môn, chẳng phải là nam sắc, nữ
sắc. Thân thể thuộc về Sắc Pháp trong pháp
Ngũ Uẩn, tức Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Tâm Pháp, Sắc là Thân Pháp.
Thân thể thuộc về Sắc Uẩn, gọi là “sắc thân”, hăy ghi nhớ danh
từ này. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế
giới th́ gọi là “thanh tịnh
sắc thân”. V́ sao? Do hoa sen hóa thân. Thân thể chúng ta sanh
ra bất tịnh, v́ sao? Thân thể sanh ra là một cái
đăy thịt thối tha. Chẳng tắm rửa, sẽ
hôi thối khó thể chịu nổi. Tắm rửa th́
đỡ hơn một chút, dẫu tắm sạch vẫn
hôi thối! Sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế
giới, do là hoa sen hóa thân, cho nên gọi là “thanh tịnh sắc thân”. “Chư diệu âm thanh” (các âm thanh mầu nhiệm): Nghe âm thanh hoàn toàn là những âm thanh
được phát ra vi diệu, tự nhiên như vậy.
Quư vị sẽ đạt được thần thông trọn
đủ, “thần thông công
đức”.
2.2.2.2.4.2. Y báo thù thắng của những người
ấy
(Kinh) Sở xử cung điện,
y phục, ẩm thực, chúng diệu hoa hương, trang
nghiêm chi cụ, do đệ lục thiên tự nhiên chi vật.
Nhược dục thực thời, thất bảo bát khí,
tự nhiên tại tiền: Kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mă
năo, san hô, hổ phách, minh nguyệt, chân châu, như thị
chư bát, tùy ư nhi chí. Bách vị ẩm thực, tự nhiên
doanh măn. Tuy hữu thử thực, thật vô thực giả,
đản kiến sắc văn hương, ư dĩ vi thực,
tự nhiên băo túc, thân tâm nhu nhuyễn, vô sở vị trước.
Sự dĩ hóa khứ, thời chí phục hiện. Bỉ Phật
quốc độ, thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc,
thứ ư vô vi Nê Hoàn chi đạo.
(經)所處宮殿,衣服飲食,眾妙華香,莊嚴之具,猶第六天自然之物。若欲食時,七寶鉢器,自然在前。金、銀、瑠璃、硨磲、碼碯、珊瑚、琥珀、明月、真珠,如是諸鉢,隨意而至。百味飲食,自然盈滿。雖有此食,實無食者。但見色聞香,意以為食,自然飽足。身心柔輭,無所味著,事已化去,時至復現。彼佛國土,清淨安隱,微妙快樂,次 於無為泥洹之道。
(Kinh: Cung điện để
ở, quần áo, thức ăn, các thứ hoa hương mầu
nhiệm, các vật trang nghiêm giống như những vật
tự nhiên trên tầng trời thứ sáu. Nếu như khi
muốn ăn, chén bát bằng bảy báu tự nhiên ở
trước mặt: Vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mă năo,
san hô, hổ phách, minh nguyệt, chân châu, những thứ bát
như vậy tùy ư hiện đến. Thức ăn
trăm vị, tự nhiên đầy ắp. Tuy có những
thức ăn ấy, thật ra chẳng có chuyện ăn,
chỉ thấy sắc, ngửi hương, ư bèn nghĩ là đă ăn, tự nhiên no
đủ, thân tâm mềm dịu, chẳng tham đắm
mùi vị. Xong chuyện, chúng biến mất, đến thời
lại hiện ra. Cơi nước Phật ấy thanh tịnh,
an ổn, vui sướng vi diệu, chỉ thua đạo
vô vi Nê Hoàn).
Lại nói đến y phục,
thức ăn, chỗ ở trong Tây Phương Cực Lạc
thế giới. “Sở xử
cung điện” là nhà ở của họ. “Y phục” là quần áo để
mặc. “Ẩm thực” là
những thứ để ăn. “Chúng diệu hoa hương, trang nghiêm chi cụ” (các thứ hoa, hương mầu nhiệm, những vật trang
nghiêm): Toàn là những vật trang nghiêm thơm tho, trang nghiêm
bằng bảy báu, trang nghiêm như thế nào? “Do đệ lục thiên tự
nhiên chi vật” (giống như những vật tự nhiên trong tầng
trời thứ sáu): Tầng trời thứ sáu là tầng trời
cao nhất trong Dục Giới, gọi là Tha Hóa Tự Tại
Thiên. Tầng thứ năm gọi là Hóa Lạc Thiên. Hóa Lạc
Thiên có phước báo to lớn, họ muốn hưởng
thụ niềm vui ngũ dục, chính ḿnh có thần thông có
thể biến hóa. Tự ḿnh có thể biến hóa để
hưởng thụ. Hóa Lạc Thiên biến hóa niềm vui
ngũ dục. Sanh về tầng trời thứ sáu, tức
Tha Hóa Tự Tại Thiên, phước báo càng lớn hơn
nữa. Họ muốn hưởng niềm vui ngũ dục,
tự ḿnh chẳng cần biến hóa. Chư thiên trong tầng
trời thứ năm biến hóa cho họ hưởng thụ.
“Tha Hóa”: “Tha” ở ngay trong tầng trời thứ năm.
Tầng trời thứ năm biến hóa sự vui ngũ dục,
để cho họ (chư thiên trong tầng trời thứ
sáu) hưởng thụ, nên gọi là Tha Hóa Tự Tại
Thiên. Tự tại là “tự
nhiên chi vật”, những vật ấy rốt cuộc tốt
đẹp cỡ nào? Chẳng thể diễn tả
được! Miễn cưỡng so sánh, sánh ví như [những
vật] trong tầng trời thứ sáu nơi Dục Giới
của chúng ta, là những vật hưởng thụ hằng
ngày của chư thiên thuộc Tha Hóa Tự Tại Thiên.
Lại nói đến chuyện
ăn uống của chúng sanh trong Tây Phương Cực Lạc
thế giới, ăn uống như thế nào? “Nhược dục thực thời”
(như lúc muốn ăn): Đến lúc
ăn cơm, quư vị muốn ăn cơm, trong tâm dấy
lên ư niệm “ta muốn dùng cơm”. “Thất bảo bát khí” là chén bát bằng bảy
báu, “bát khí” (鉢器) là chén để dùng cơm. “Tự nhiên tại tiền” [nghĩa là] tự nhiên hiện ra ngay trước mặt
quư vị. Hoặc là “kim, ngân, lưu
ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách”, hoặc là “minh nguyệt, chân châu”, trong phần
trước tôi đă nói về danh từ minh nguyệt và
chân châu. “Như thị chư
bát” (những bát như thế): Bát bảy báu là
bát bằng vàng, bát bằng bạc, bát bằng lưu ly v.v… “Tùy ư nhi chí” (tùy ư hiện đến): Trong tâm quư vị vừa
động niệm, ta muốn dùng bát ǵ? Cái bát đó hiện
ra ngay trước mặt quư vị. Thức ăn trong bát “bách vị ẩm thực, tự
nhiên doanh măn” (thức ăn trăm vị tự nhiên
đầy ắp): Bát chứa đầy ắp những thức
ăn ngon lành nhất. “Tuy hữu
thử thực, thật vô thực giả” [nghĩa là] tuy
có thức ăn trăm vị thật sự ngon lành nhất
hiện ra trước mặt quư vị, thực tại là
chẳng phải thật sự ăn uống. “Đản kiến sắc,
văn hương, ư dĩ vi thực” (chỉ thấy sắc, ngửi hương,
bèn nghĩ là đă ăn): Họ dùng tâm ư tưởng là
ăn, chỉ cần trông thấy màu sắc của cơm,
nghe mùi cơm liền no, tự nhiên no đủ. “Thân tâm nhu nhuyễn”, thân tâm hết
sức mềm dịu. “Vô sở
vị trước” [nghĩa là] sẽ chẳng tham cầu hương vị của
những thứ ấy. “Sự
dĩ hóa khứ” (chuyện đă xong th́ biến mất), [ư nói] đă no th́ bát cũng chẳng c̣n, biến
mất. “Thời chí phục hiện”
(tới lúc lại hiện ra): Tới lúc quư
vị muốn ăn, cái bát trăm vị diệu ư lại hiện
ra. Đấy là cảnh giới ăn uống chẳng thể
nghĩ bàn. “Bỉ Phật quốc
độ, thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc, thứ
ư vô vi Nê Hoàn chi đạo” (cơi nước của đức Phật ấy thanh
tịnh, an ổn, vui sướng vi diệu, chỉ kém đạo
vô vi Nê Hoàn): Nê Hoàn là Niết Bàn. Đại Thừa Niết
Bàn trọn đủ bốn đức Thường, Lạc,
Ngă, Tịnh. Tây Phương Cực Lạc thế giới
vui sướng như thế nào? [Nếu nói là] giống như
tầng trời thứ sáu th́ vẫn là sánh ví quá thấp, [do
vậy, đành sánh ví] giống như Đại Thừa Niết
Bàn có bốn đức Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,
bất quá kém hơn một chút, “thứ
ư vô vi Nê Hoàn chi đạo” (kém hơn đạo vô vi
Nê Hoàn).
Có kẻ thích thông minh vặt,
cậy vào ư ḿnh phê b́nh Phật pháp, nói Tây Phương Cực
Lạc thế giới chỗ nào cũng đều trang
nghiêm bằng bảy báu, chẳng phải là khơi gợi
chúng ta động tâm tham dục ư? Kẻ ấy cứ
ngỡ kiến giải của chính ḿnh rất cao! Do đâu
mà Tây Phương Cực Lạc thế giới trang nghiêm bằng
bảy báu? Do A Di Đà Phật tu thành trong vô lượng A-tăng-kỳ
kiếp, nên mới có bảy báu trang nghiêm. Ngài cầu bảy
báu trang nghiêm nhằm khiến cho chúng ta sanh về đó sẽ
động tâm tham dục ư? Chính là v́ trừ khử sự
dấy động tham dục trong cái tâm của chúng ta. Chẳng
phải là trong phần trước [kinh văn] đă bảo
quư vị “ly dục” đó
sao? Quư vị đạt đến cảnh giới ấy
liền ĺa khỏi tâm tham dục. V́ sao? Đầy ắp trong
thế giới toàn là bảy báu, quư vị c̣n tham ǵ nữa?
Đại địa toàn là bảy báu, cung điện
cũng là bảy báu, quư vị c̣n động tâm tham ǵ nữa?
Chẳng phải là A Di Đà Phật công đức vi diệu
chẳng thể nghĩ bàn, trừ khử tham phiền năo
cho chúng ta đấy sao? Sao quư vị lại có thể
nghĩ là [những sự trang nghiêm ấy] sẽ dẫn khởi
quư vị dấy động tâm tham, nói như vậy chẳng
phải là rất tội lỗi ư?
C̣n có kẻ bảo, kinh Vô
Lượng Thọ, kinh A Di Đà, và kinh Quán Vô Lượng
Thọ là ba kinh Tịnh Độ nói những đạo lư
quá phàm tục. Mặc quần áo th́ tự nhiên y phục mặc
trên thân thể, cũng chẳng cần giặt giũ, chẳng
may cắt. Nhà cửa để ở cũng chẳng cần
chúng ta ra tay xây cất, tự nhiên có lầu gác bảy báu để
ở. Ăn uống th́ tự nhiên bát chén bảy báu hiện
tiền, món ăn trăm vị hiện ra trước mặt.
Nói những lời thô thiển ấy để làm ǵ? Quá phàm
tục! Chẳng giống như Phật pháp! Suy nghĩ kiểu
đó quá cao rồi đấy! Quư vị dấy lên vọng
tưởng cao ngất, nhưng chẳng làm chuyện bậc
cao nào! Quư vị nghĩ A Di Đà Phật có thần thông ấy,
[chê bai kinh nói những chuyện ấy là quá đỗi phàm
tục], quư vị hăy tạo ra quần áo cho chúng tôi mặc,
cất nhà cho chúng tôi ở. Chẳng cần là bảy báu, [chỉ cần] quần áo thông thường, nhà cửa tầm
thường, thức ăn b́nh thường, quư vị có
cúng dường nổi hay không? Quư vị chẳng cúng
dường nổi, dẫu nói toàn những lời lẽ cao xa, mà chẳng làm được chuyện cao xa
ǵ, [vậy th́] nói những lời cao xa chẳng phải là
nói suông ư?
Hoặc là có kẻ c̣n nói: “Chúng ta sanh về thế giới Cực Lạc,
thân cận A Di Đà Phật, thỉnh Ngài thuyết Phật
pháp là được rồi, tận hết sức tán thán
những chuyện cơm áo, ăn ở tốt đẹp
để làm cái quái ǵ vậy?” Chẳng biết những thứ ấy chính là để
giúp quư vị tu hành, tu đạo. Hiện thời, chúng ta
chẳng dễ dàng tinh tấn tu đạo, bị áo
cơm, chỗ ở gây chướng ngại. Tại gia
cư sĩ không thể chuyên môn học Phật pháp, v́ sao? Hằng
ngày bận bịu v́ vấn đề cơm, áo, chỗ ở.
Quư vị cho rằng vấn đề này chẳng nghiêm trọng
ư? Quá nghiêm trọng! Xuất gia th́ sao? Vẫn bận bịu
v́ áo, cơm, chỗ ở. Xuất gia th́ không được
sống
ở nhà, mà ở trong tự viện, không mặc y phục
tại gia, mà mặc áo ḥa thượng, chẳng ăn
cơm của người tại gia, mà ăn chay, vẫn bận
bịu! V́ áo, cơm, chỗ ở, xuất gia cũng chẳng
thể chuyên môn tu đạo. A Di Đà Phật thấy rất
rơ ràng, Thích Ca Như Lai cũng thấy rất rơ ràng, A Di
Đà Phật tạo áo, cơm, chỗ ở cho chúng ta, thế
giới Cực Lạc tự nhiên. Phật Thích Ca giới
thiệu chúng ta đến Tây Phương, quư vị chẳng
cần bận bịu v́ cơm, áo, chỗ ở nữa, quư
vị đến Tây Phương sẽ chuyên môn tu đạo. Đoạn kinh văn tiếp
theo sẽ nói tới sự trang nghiêm thần thánh trong Tây
Phương Cực Lạc thế giới.
2.2.2.2.4.3. Chánh báo vi diệu của hàng cựu trụ
(Kinh) Kỳ chư Thanh Văn, Bồ
Tát, thiên, nhân, trí huệ cao minh, thần thông đỗng
đạt, hàm đồng nhất loại, h́nh vô dị trạng.
Đản nhân thuận dư phương, cố hữu
thiên nhân chi danh. Nhan mạo đoan chánh, siêu thế hy hữu,
dung sắc vi diệu, phi thiên, phi nhân, giai thọ tự
nhiên hư vô chi thân, vô cực chi thể. Phật cáo A Nan: -
Thí như thế gian bần cùng khất nhân, tại đế
vương biên, h́nh mạo dung trạng, ninh khả loại
hồ? A Nan bạch Phật: - Giả linh thử nhân tại
đế vương biên, luy lậu xú ác, vô dĩ vi dụ,
bách thiên vạn ức bất khả kế bội.
Sở dĩ nhiên giả? Bần cùng khất nhân, để
cực tư hạ, y bất tế h́nh, thực thú chi mạng,
cơ hàn khốn khổ, nhân lư đăi tận, giai tọa tiền
thế bất thực đức bổn, tích tài bất
thí, phú hữu ích xan, đản dục đường
đắc, tham cầu vô yếm, bất tín tu thiện, phạm
ác sơn tích. Như thị thọ chung, tài bảo tiêu tán,
khổ thân tụ tích, vị chi ưu năo, ư kỷ vô ích,
đồ vi tha hữu. Vô thiện khả hỗ, vô đức
khả thị. Thị cố tử đọa ác thú, thọ
thử trường khổ. Tội tất đắc xuất,
sanh vi hạ tiện, ngu bỉ tư cực, thị đồng
nhân loại. Sở dĩ thế gian đế vương,
nhân trung độc tôn, giai do túc thế tích đức sở
trí, từ huệ bác thí, nhân ái kiêm tế, lư tín tu thiện, vô sở
vi tranh. Thị dĩ thọ chung phước ứng, đắc
thăng thiện đạo. Thượng sanh thiên thượng,
hưởng tư phước lạc. Tích thiện dư
khánh, kim đắc vi nhân, năi sanh vương gia, tự nhiên
tôn quư. Nghi dung đoan chánh, chúng sở kính sự, diệu y
trân thiện, tùy tâm phục ngự. Túc phước sở
truy, cố năng trí thử. Phật cáo A Nan: - Nhữ ngôn
thị dă, kế như đế vương, tuy nhân trung
tôn quư, h́nh sắc đoan chánh, tỷ chi Chuyển Luân Thánh
Vương, thậm vi bỉ lậu, do bỉ khất nhân
tại đế vương biên dă. Chuyển Luân Thánh
Vương, oai tướng thù diệu, thiên hạ đệ
nhất. Tỷ chi Đao Lợi Thiên Vương, hựu phục
xú ác, bất đắc tương dụ vạn ức bội
dă. Giả linh thiên đế, tỷ đệ lục thiên
vương, bách thiên ức bội bất tương loại
dă. Thiết đệ lục thiên vương tỷ Vô
Lượng Thọ Phật quốc Bồ Tát, Thanh Văn,
quang nhan dung sắc, bất tương cập đăi, bách
thiên vạn ức bất khả kế bội!
(經)其諸聲聞、菩薩、天、人,智慧高明,神通洞達,咸同一類,形無異狀。但因順餘方,故有天人之名。顏貌端正,超世希有。容色微妙,非天非人。皆受自然虛無之身,無極之體。佛告阿難:譬如世間貧窮乞人,在帝王邊,形貌容狀,寧可類乎?阿難白佛:假令此人在帝王邊,羸陋醜惡,無以為喻,百千萬億不可計倍。所以然者,貧窮乞人,底極斯下,衣不蔽形,食趣支命,飢寒困苦,人理殆盡。皆坐前世不植德本,積財不施,富有益慳,但欲唐得,貪求無厭。不信修善,犯惡山積。如是壽終,財寶消散。苦身聚積,為之憂惱,於己無益,徒為他有。無善可怙,無德可恃,是故死墮惡趣,受此長苦。罪畢得出,生為下賤,愚鄙斯極,示同人類。所以世間帝王,人中獨尊,皆由宿世積德所致。慈惠博施,仁愛兼濟,履信修善,無所違爭。是以壽終福應,得升善道。上生天上,享茲福樂。積善餘慶,今得為人,乃生王家,自然尊貴。儀容端正,眾所敬事。妙衣珍饍,隨心服御。宿福所追,故能致此。佛告阿難:汝言是也!計如帝王,雖人中尊貴,形色端正,比之轉輪聖王,甚為鄙陋,猶彼乞人在帝王邊也。轉輪聖王,威相殊妙,天下第一。比之忉利天王,又復醜惡,不得相喻萬億倍也。假令天帝,比第六天王,百千億倍不相類也。設第六天王,比無量壽佛國菩薩聲聞,光顏容色,不相及逮,百千萬億不可計倍。
(Kinh: Các vị Thanh Văn, Bồ
Tát, trời, người trí huệ cao minh, thần thông thấu
suốt, đều cùng giống như nhau, h́nh dạng chẳng
khác biệt. Nhưng do thuận theo các phương khác mà có
danh xưng trời hay người. Dung mạo đoan chánh,
vượt trỗi cơi đời, hiếm có, dung sắc vi
diệu, chẳng phải trời, chẳng phải người,
đều hưởng tấm thân tự nhiên, bản thể
vô cực.
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Ví như kẻ nghèo cùng ăn mày
trong thế gian, ở bên cạnh đế vương,
h́nh dáng, dung mạo có thể giống như đế
vương hay chăng?
Ngài A Nan
bạch Phật: - Giả sử người ấy ở
bên cạnh đế vương, gầy c̣m, thô lậu, xấu
ác chẳng thể sánh ví trăm ngàn vạn ức chẳng
thể tính lần! V́ cớ sao vậy? Người ăn
mày bần cùng ấy, thấp kém tận cùng, áo chẳng
đủ che thân, cơm chỉ giữ được cái mạng,
đói rét khốn khổ, gần như hết sạch lẽ
sống, đều là do đời trước chẳng
vun trồng cội đức, chất chứa tài vật
chẳng bố thí, giàu có mà càng thêm keo kiệt, chỉ muốn
đạt được mà chẳng tốn công sức,
tham cầu chẳng chán, chẳng tin vào tu thiện, phạm
điều ác chất chứa như núi. Kẻ như vậy
chết đi, tiền tài, của báu tiêu tán. Khổ sở
tích tụ, lo sầu, áo năo v́ những của cải ấy,
vô ích cho chính ḿnh, uổng công để cho người khác
hưởng, chẳng có điều thiện để trông
cậy, chẳng có đức để nương nhờ.
V́ thế, chết đi đọa vào đường ác,
chịu đựng nỗi khổ ấy dài lâu. Tội
đă hết mới thoát ra, sanh làm kẻ
hạ tiện, ngu si, quê kệch cùng cực, từa tựa
như con người. Bởi lẽ, đế vương
trong thế gian là bậc độc tôn trong loài người,
đều do đă tích đức trong đời trước
mà ra, ḷng Từ san sẻ, bố
thí rộng răi, có ḷng nhân ái cứu giúp, noi theo ḷng tin mà tu
điều lành, chẳng chống trái, cạnh tranh ǵ. Do vậy,
khi hết tuổi thọ, đáng theo phước mà
được tiến lên đường lành, sanh lên cơi trời,
hưởng phước lạc ấy. Do niềm vui có thừa
của những điều lành đă tích lũy, nay
được làm thân người, bèn sanh trong nhà vua chúa, tự
nhiên tôn quư, dung mạo, oai nghi đoan chánh, được mọi
người kính trọng, phụng sự. Áo đẹp,
cơm ngon, tùy ḷng hưởng dụng. Do túc phước ruổi
theo, nên có thể
đạt được điều này.
Đức
Phật bảo ngài A Nan: - Ông nói đúng lắm! So ra đế
vương tuy là tôn quư trong loài người, h́nh sắc
đoan chánh, nhưng so với Chuyển Luân Thánh
Vương, [đế vương] sẽ hết sức
kém cỏi, thô lậu, giống như kẻ ăn mày ở
bên cạnh đế vương vậy. Chuyển Luân Thánh
Vương oai tướng thù thắng đặc biệt,
là bậc nhất trong thiên hạ, đem so với
Đao Lợi Thiên Vương, [Chuyển Luân Thánh
Vương] lại là xấu ác, chẳng thể sánh ví vạn
ức lần. Giả sử thiên đế so với thiên
vương tầng trời thứ sáu, lại chẳng thể
bằng một phần trong trăm ngàn ức lần. Giả
sử thiên vương của tầng trời thứ sáu
sánh với Bồ Tát hoặc Thanh Văn trong nước Vô
Lượng Thọ th́ vẻ mặt rạng rỡ, dung mạo
đều chẳng sánh bằng một phần của
trăm ngàn vạn ức chẳng thể tính lần!)
“Kỳ
chư Thanh Văn, Bồ Tát, thiên, nhân” (các vị Thanh Văn, Bồ Tát, trời,
người), chia thành bốn loại, có Thanh Văn, Bồ
Tát, thiên chúng và nhân chúng, trên thực tế chỉ có một
loại, “trí huệ cao minh, thần
thông đỗng đạt, hàm đồng nhất loại,
h́nh vô dị trạng” (trí huệ cao minh, thần thông
thấu suốt, đều cùng một loại, h́nh dạng
không khác ǵ nhau), [ư nói]
trí huệ và thần thông đều như nhau, tướng
mạo bên ngoài nơi thân thể đều giống hệt.
V́ sao chia thành Thanh Văn, Bồ Tát, trời, người? “Đản nhân thuận dư phương, cố hữu
thiên nhân chi danh” (chỉ v́ thuận theo những phương
khác mà có cái tên trời, người): Thuận theo những
thế giới khác! Ở trong thế giới Sa Bà bèn thuận
theo thế giới Sa Bà của chúng ta. Chúng ta mong cầu
phước báo nhân thiên, vẫn chẳng cầu được!
Do thuận theo thế giới Sa Bà mà [thế giới Cực Lạc]
cũng có danh xưng trời,
người. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế
giới chẳng có ba ác đạo, chỉ có thiên đạo
và nhân đạo. Trên thực tế, ngay cả Thanh Văn
cũng chẳng có. Chỉ có một loại thần thông,
trí huệ, một loại thân thể tướng mạo,
đều là Bồ Tát. Thuận theo các thế giới ở
phương khác mới có tên gọi trời người
sai khác. Người trong Tây Phương Cực Lạc thế
giới “nhan mạo đoan chánh,
siêu thế hy hữu” (dung mạo đoan chánh, vượt
trỗi cơi đời, hiếm có), hiếm có vượt trỗi thế gian. “Dung sắc vi diệu, phi thiên phi
nhân” (dung mạo
vi diệu, chẳng phải trời, chẳng phải người), nghĩa là tướng mạo người
trong thế gian đều chẳng sánh bằng. “Giai thọ tự nhiên hư vô
chi thân, vô cực chi thể” (đều bẩm thị tấm
thân tự nhiên hư vô, bản thể vô cực), [ư nói] tất
cả thân thể đều là thân thể tự nhiên hư
vô, đều do hoa sen hóa sanh, chẳng giống như cái
thân huyết nhục của chúng ta do tinh cha huyết mẹ
sanh ra. Do vậy, tự nhiên là thanh cao.
Kế đó, lại so sánh
thân thể và tướng mạo trong Tây Phương Cực
Lạc thế giới trang nghiêm như thế nào? “Phật cáo A Nan: - Thí như thế gian bần cùng khất
nhân, tại đế vương biên” (đức Phật bảo ngài A Nan: - Ví như một kẻ ăn xin bần cùng
trong thế gian ở cạnh đế vương): Bần cùng chẳng có cơm
ăn, kẻ ăn mày ấy ở bên cạnh đế vương. Trong nhân gian, người có phước báo
nhất không ai hơn đế vương. “H́nh mạo dung trạng, ninh khả
loại hồ?” [nghĩa là] tướng mạo của tên ăn mày ấy có thể sánh bằng
đế vương được chăng? “A Nan bạch Phật: - Giả
linh thử nhân tại đế vương biên” (ngài A Nan bạch Phật: - Giả sử người
ấy ở cạnh đế vương), “giả linh” là ví như người
ấy, “luy lậu xú ác, vô
dĩ vi dụ” (gầy c̣m, thô lậu, xấu ác, chẳng thể thí dụ được).
Chữ Luy (羸) ở đây không thể đọc là
sư (ㄥˊ), phải nên đọc là Léi (ㄌㄟˊ, âm Hán Việt là Luy). “Luy” là gầy g̣, thân thể rất c̣m cơi th́ gọi
là Luy. “Luy lậu” (羸陋) là rất thô kệch, rất xấu xí. “Vô dĩ vi dụ”, chẳng thể
sánh ví được! “Bách thiên
vạn ức bất khả kế bội” (trăm
ngàn vạn ức chẳng thể tính lần), làm sao có thể
sánh bằng đế vương?
Tiếp đó, ngài A Nan tự
giải thích thêm, v́ sao kẻ đó bần cùng đó “luy lậu
xú ác” (gầy
c̣m, thô lậu, xấu ác)? Ngài giải thích cặn kẽ cho chúng ta nghe, do có cái nhân như vậy, mới có cái quả như
thế đó! “Sở dĩ nhiên
giả” (v́ cớ sao vậy): V́ sao kẻ bần cùng
khổ sở dường ấy? “Để cực tư hạ” (thấp kém tột cùng): Vốn là kẻ hạ
đẳng trong nhân gian. “Y bất
tế h́nh, thực thú chi mạng” [nghĩa là] mặc quần
áo gần như không che trọn thân thể, cơm chỉ
có thể giữ được cái mạng. “Cơ hàn khốn khổ” (đói
rét khốn khổ), thường xuyên hứng chịu
đói, rét, bị khốn khổ. “Nhân lư đăi tận”: [Lư ở đây] chẳng phải
là lư Thật Tướng mà là lư trong nhân gian, là cái lư làm
người, gần như chẳng có, chẳng hưởng
thụ một chút nhân lư nào! V́ sao như vậy? “Giai tọa tiền thế bất
thực đức bổn” (đều là do đời
trước chẳng trồng cội đức): “Tọa” (坐) nên hiểu là “nhân”
(因, nguyên nhân), đều v́ kẻ ấy trong
đời trước chẳng gieo chút cội công đức
nào! “Tích tài bất thí, phú hữu
ích xan” (tích chứa tài sản chẳng bố thí, giàu
có càng thêm keo kiệt): Kẻ ấy có tiền tài mà vẫn
chẳng chịu hành bố thí. Kẻ giàu có chẳng phải là
không có tiền tài, “ích xan” (càng thêm keo kiệt), chẳng xả! Càng phát tài
càng keo kiệt, một cái lông cũng chẳng nhổ! “Đản dục đường
đắc” (chỉ muốn đạt được mà
không phải tốn công sức), “đường
đắc” (唐得) là đạt được mà chẳng
phải tốn công sức ǵ! “Tham
cầu vô yếm” (tham cầu chẳng chán), chỉ ôm ḷng tham cầu,
chẳng có tâm bố thí. “Bất
tín tu thiện”: Kẻ ấy chẳng tin tưởng tu thiện nhân sẽ đắc thiện
quả. Do không tin tưởng
nhân quả,
đương nhiên là làm ác. “Phạm
ác sơn tích”[nghĩa
là] tạo ác nghiệp to
như núi. “Như thị thọ
chung, tài bảo tiêu tán” (kẻ như thế khi chết đi, tiền tài,
của báu tiêu tan): Đời trước, kiếp trước hết tuổi thọ, sau khi đă chết,
của cải có đi theo quư vị hay chăng? Quư vị
keo kiệt, chẳng xả, tích tụ tiền tài, của cải,
kết quả là tiền tài, vật báu cũng bị tiêu
tán. Tiêu tán th́ sẽ như thế nào? “Khổ thân tụ tích, vị chi ưu năo” (khổ thân tích cóp, bị lo lắng, sầu
năo): Đời kế tiếp, quư vị lại hứng chịu
nỗi khổ bần cùng. Quư vị tích tụ tiền tài,
chẳng chịu bố thí, chính ḿnh cũng chẳng hưởng
thụ nổi! “Ư kỷ vô
ích, đồ vi tha hữu” (vô ích cho chính ḿnh, uổng công để cho kẻ
khác hưởng): Quư vị làm một gă nô lệ giữ tiền,
kết quả của chuyện tích cóp là để cho người
khác nắm giữ. “Vô thiện
khả hỗ, vô đức khả thị” (chẳng có điều thiện để
trông cậy, chẳng có đức để nương tựa),
“thị” (恃) là nương cậy. Quư vị chẳng
có nhân lành để có thể nương cậy, chẳng
có công đức để nương nhờ. “Thị cố tử đọa
ác thú” (do vậy, chết đi, đọa trong đường
ác), quư vị chết đi sẽ đọa trong ba ác đạo.
“Thọ thử trường khổ”,
[ư nói] thời gian chịu khổ trong ba ác đạo rất
dài. “Tội tất đắc
xuất” (tội hết, được thoát ra): Sau khi chịu
tội xong, bèn từ ba ác đạo thoát ra. “Sanh vi hạ
tiện”, sanh làm kẻ hạ tiện, sẽ là “ngu bỉ tư cực” (ngu
si, hèn kém cùng cực), ngu si, hèn kém, thô lậu đến cực
điểm. “Thị đồng
nhân loại” [nghĩa là] bất quá giống như một
con người. Đấy là kẻ bần cùng trong thế
gian, v́ sao xấu xí, khó coi? V́ kẻ ấy bần cùng, khốn
khổ. V́ sao? V́ đời trước keo kiệt, chẳng
xả!
“Sở
dĩ thế gian đế vương, nhân trung độc
tôn, giai do túc thế tích đức sở trí” (đế
vương trong thế gian sở dĩ là bậc độc
tôn trong loài người, đều là do tích đức trong
đời trước mà ra): Trong đoạn kinh văn trên
đây, nói về tướng mạo trang nghiêm của chúng
sanh trong thế giới Cực Lạc, Thích Ca Mâu Ni Phật
đă nói theo lối so sánh. So sánh một tên ăn mày bần
cùng nhất đứng cạnh một vị quốc
vương, so sánh [như vậy] th́ quốc vương
càng thêm tôn quư, càng thêm trang nghiêm, mà gă ăn mày bần cùng ấy
càng thêm xấu xí, thô tháp. Tiếp đó, tôn giả A Nan bèn nói
về nhân quả báo ứng. Tôn giả A Nan nói nhiều ngần
ấy để làm ǵ? Để chúng ta là những kẻ
mai sau xem kinh Vô Lượng Thọ, sẽ biết nhiều
hơn một chút về đạo lư nhân quả báo ứng.
Kẻ bần cùng ấy nghèo khó là v́ lẽ nào? Đời trước, kiếp trước,
kẻ ấy hoàn toàn chẳng phải là một kẻ bần
cùng, mà là một kẻ keo kiệt, chẳng xả. Có tiền
tài, thậm chí giàu sụ, nhưng chẳng chịu bố
thí, một đồng chẳng bỏ ra, chẳng chịu
bố thí cho người khác, chính bản thân kẻ ấy
cũng chẳng nỡ dùng. Đấy là kẻ keo kiệt
đă thành tánh, chẳng làm một tí chuyện tốt nào, một
chút phước báo cũng chẳng tu tập, chết
đi phải đọa vào ba ác đạo. V́ sao đọa
vào ba ác đạo? Hoàn toàn chẳng phải là v́ không bố
thí bèn đọa trong ba ác đạo, mà là do chẳng chịu
làm chuyện lành, toàn là làm chuyện ác. Thiện và ác là đối
đăi. Chẳng phát tâm làm một chút chuyện lành, kẻ ấy
sẽ làm chuyện ác. Sau khi đă làm chuyện ác, nhất
định đọa vào trong ba ác đạo. Thoát khỏi
ba ác đạo, chuyển sanh làm người, nhất định
là bần cùng, hạ tiện, lại c̣n xấu xí, thô lậu
chẳng kham! Tôn giả A Nan nói đoạn nhân quả báo ứng
này, thật ra là nói chúng ta nghe.
Kế đó, Ngài nói v́ sao
đế vương trong nhân gian tôn quư? V́ sao tướng
mạo trang nghiêm? Họ cũng có nhân quả báo ứng của
họ. Ngài tán thán đế vương cũng là tán thán quốc
vương. Trong hiện tại th́ không hợp thời
nghi. Có kẻ thấy kinh Phật tán thán đế
vương; đă thế, kinh văn ở đây tán
thán đế vương tốt đẹp cỡ nào, họ
liền bảo Thích Ca Mâu Ni Phật đề xướng chuyên
chế. Quư vị thấy Ngài tán thán đế vương
tốt đẹp cỡ đó, kẻ đó chẳng biết
trong thời Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng có chế độ
dân chủ. Thuở ấy, chẳng có Tổng Thống do quốc
gia bầu ra, cho nên [kinh Phật] tán thán đế
vương, v́ thuở đó, đế vương tôn quư nhất.
Thích Ca Mâu Ni Phật hoàn toàn chẳng đề xướng
chuyên chế. Ngài không chỉ chẳng đề xướng
làm quốc vương, mà cũng chẳng đề xướng sanh lên trời làm thiên vương. Nhưng
có những kẻ mà nếu chúng ta không biện định
đôi chút, họ sẽ nẩy sanh chướng ngại,
nói: “Ta chẳng cần nghiên cứu kinh Phật, Thích Ca Mâu
Ni Phật đề xướng chuyên chế là tư tưởng
lạc hậu”. Người ấy mắc phải căn bệnh ǵ vậy? Nếu quư vị nghiên cứu
pháp tướng sẽ liễu giải, người ấy mắc phải phiền
năo “chẳng chánh tri”, chẳng
khơi mở trí huệ chánh tri, [cho nên] giải thích lệch lạc về một bên. Hiện thời, nói đến nhân quả
báo ứng trong nhân gian. Kẻ bần cùng hạ tiện có
cái nhân của bần cùng hạ tiện th́ mới kết
thành cái quả đó. Quả báo phú quư vinh hoa cũng có cái
nhân của nó. Tôn giả A Nan nói về điều này, sở
dĩ “thế gian đế
vương” là “nhân trung
độc tôn” (độc tôn trong loài người), ở
trên vạn người, “giai do
túc thế tích đức sở trí” (đều là do đời
trước tích đức mà ra). V́ sao người ấy
có thể đạt được đại phú đại
quư, là bậc độc tôn được người khác
tôn trọng? V́ “túc thế”, trong
đời trước đă tích lũy đức mà ra. Chữ
Trí (致) nên hiểu là Đắc. Do tích đức,
người ấy mới đạt được quả
báo.
“Từ
huệ bác thí, nhân ái kiêm tế”, [nghĩa là] có đức đại từ, tạo ân
huệ rộng lớn cho hết thảy chúng sanh. “Huệ” (惠) là ban những điều tốt đẹp
cho chúng sanh, khiến cho chúng sanh cảm nhận ân huệ của
người ấy. Đấy gọi là “từ huệ”. “Bác
thí”: “Thí” (施) là bố thí, “bác”
(博) là rộng lớn. Bố thí th́ phải bố
thí rộng răi. “Nhân ái kiêm tế”:
Đă có cái tâm nhân từ, c̣n phải yêu thương, che chở, cứu giúp hết thảy nhân dân. “Lư
tín tu thiện”: Lư (履) là thực
hiện, [“lư tín”] là thực
hành ḷng thành tín, trọn chẳng nói dối, trọn chẳng
bất tín đối với người khác. Đó gọi
là “lư tín”. “Tu thiện” là tu hết thảy các thiện pháp. “Vô sở vi tranh”: Trọn chẳng
cùng người khác tranh danh, đoạt lợi. “Thị dĩ thọ chung phước
ưng, đắc thăng thiện đạo” (do vậy, sau khi hết tuổi thọ, đáng
theo phước [đă
tạo] mà được thăng
lên đường lành): Người ấy sống suốt
một đời, một kiếp, toàn là tích đức,
sau khi hết tuổi thọ, xét theo phước báo do
người ấy đă tích tụ, đáng nên hưởng
thụ quả báo tốt lành. Do vậy, được vượt lên đường lành. Người
ấy ở trong nhân gian là thiện đạo, ở trong
nhân gian tích lũy nhiều phước, lại vượt
lên thiên đạo, tức là sanh lên cơi trời. Do vậy, “thượng thăng thiên thượng,
hưởng tư phước lạc” [tức là] thăng
lên cơi trời, hưởng phước trời, hưởng
sự vui sướng trong cơi trời.
“Tích
thiện dư khánh, kim đắc vi nhân, năi sanh vương
gia, tự nhiên tôn quư” (do những điều vui sót thừa v́ đă tích
thiện, nay được làm người, bèn sanh trong nhà
vua chúa, tự nhiên tôn quư): Người ấy ở trong cơi
đời, bèn tích đức tu thiện, lên cơi trời
hưởng phước. Xét theo đạo lư trong Phật
giáo, thăng lên một tầng trời nào đó, thọ mạng
đều có chừng hạn. Mỗi tầng trời sau thọ mạng đều dài hơn tầng
trời trước, mỗi tầng trời sau phước báo đều lớn hơn tầng
trời trước, nhưng đều có một hạn độ.
Khi quư vị hưởng hết thọ mạng và phước
báo trong cơi trời, vẫn phải luân hồi trở xuống.
Điều này khác với cách nói của ngoại đạo.
Phật giáo nói về hai mươi tám tầng trời trong
tam giới, nói rất rơ ràng, rất cặn kẽ, nhưng
không chủ trương chúng ta thăng thiên, v́ phước
trời chẳng lâu dài! Ngoại đạo chỉ nói tới
một tầng trời, họ nói đến cơi trời chi
đó, liền nói là [hễ sanh về đó bèn] sống đời đời. [Theo giáo lư
của họ], chỉ sợ quư vị chẳng lên
được thiên quốc. Hễ lên thiên quốc, sẽ
sống vĩnh viễn trong thiên quốc ấy. Điều
này chẳng phù hợp lư nhân quả. Quư vị có thể sanh
lên trời bằng cách nào? Quư vị tạo nhân lành, cái nhân
lành ấy có hạn độ. Quư vị lên trời hưởng
thiên phước, cũng có một hạn độ,
như kinh Địa Tạng đă dạy: “Quư vị xả một, đắc vạn
báo”. Đắc vạn báo, quư vị dùng hết
rồi, đă hưởng hết phước trời xong
th́ vẫn phải hạ xuống, chẳng thể vĩnh
viễn ở trên trời. Đấy là đạo lư
được nói trong Phật giáo. Người ấy tích
phước, tích đức, hưởng hết phước
trời rồi, vẫn phải hạ xuống. Đó gọi
là “luân hồi chẳng ngớt”.
Thiên đạo đều phải luân hồi!
“Tích
thiện dư khánh, kim đắc vi nhân” (do điều vui c̣n sót thừa từ tích thiện, nay được làm
người): Từ trên trời giáng xuống, chuyển sanh
vào loài người, “năi sanh
vương gia”, [tức là] sanh trong nhà đế vương. “Tự nhiên tôn quư”, đứa
trẻ vừa sanh ra đă tôn quư. Nó là con của quốc
vương, vừa sanh ra đă tự nhiên tôn quư. Kinh Dịch
có chép: “Tích thiện chi gia, tất
hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia, tất hữu
dư ương”, [tức là] kinh Dịch nói nhà quư vị
là nhà tích thiện, chẳng phải là làm một, hai, hoặc ba điều thiện,
mà đă làm rất nhiều việc thiện.
“Tích” (積) là tích tụ, biến thành một nhà tích
thiện. Người như vậy đáng nên hưởng
phước báo tốt đẹp. Hưởng hết
phước báo tốt
đẹp rồi, c̣n có khá nhiều
chuyện tốt đẹp khác, đó gọi là “dư khánh”. “Khánh” (慶) là chuyện
tốt đẹp đáng nên ăn mừng. “Tích bất thiện chi gia” (nhà tích tụ điều chẳng
lành), nhà người
ấy làm ác, gọi là “bất
thiện”, chẳng phải là làm một hai chuyện bất
thiện, mà là họ thường xuyên làm chuyện bất
thiện. “Tích bất thiện
chi gia, tất hữu dư ương” (nhà tích tụ điều bất thiện, ắt
tai ương có thừa). Họ nhất định gặp phải tai họa
hung hiểm, tai ương; không chỉ là một chuyện,
mà c̣n có nhiều chuyện tai ương, họa ương
khác nữa! Kinh Dịch nói như thế đấy.
Nhân quả báo ứng là pháp
luật thiên nhiên, chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật
phát minh! Thiên nhiên có sự nhân quả báo ứng ấy, do sợ
chúng sanh ngu si chẳng biết, Thích Ca Mâu Ni Phật nói rơ
ràng cặn kẽ hơn. Trước khi kinh Phật truyền
sang Trung Hoa, tại Trung Hoa đă có kinh Dịch. Trong kinh Dịch
có hai câu ấy, giống hệt như nhân quả báo ứng
được nói trong kinh Phật, v́ đấy là pháp luật
thiên nhiên. Nhân quả báo ứng chẳng phải là vấn
đề tín ngưỡng, mà là vấn đề sự thật.
Chẳng cần biết quư vị tin tưởng nhân quả
hay không, nhân quả vẫn là nhân quả, sự thật là
như vậy. Ví như hôm nay quư vị ăn cơm, ăn
rất ngon, buổi trưa ăn một bữa cơm rất
ngon lành, buổi chiều rất có tinh thần. Đấy
là quả báo tốt đẹp, đấy là nhân quả.
Quư vị chẳng tin tưởng, chẳng ăn cơm
trưa, cơm trưa là cái nhân. Tới một giờ chiều,
chẳng có chút xíu hơi sức nào, đó là quả. Bất
luận quư vị tin tưởng hay không, quư vị ăn no
th́ có hơi sức, chẳng ăn sẽ chẳng có hơi
sức. Đấy chẳng phải là vấn đề tín
ngưỡng tôn giáo, mà là vấn đề sự thật của
hết thảy chúng sanh. Đó gọi là “chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc
đậu” (trồng dưa được dưa, gieo
đậu được đậu). Quư vị không tin tưởng,
cứ trồng dưa ở ngoài đồng mà xem. Quư vị
không tin, nó vẫn trổ thành dưa cho quư vị. Quư vị
gieo đậu thử xem, quư vị không tin, nó vẫn sanh ra
đậu! Sự thật là như vậy đó!
Tôn giả A Nan nói nhiều ngần
ấy nhằm nói cho chúng ta nghe, Ngài nói những ǵ? Nói về
nhân quả báo ứng, [khi ngài Khang Tăng Khải dịch bản
này, đă] dẫn chứng lời trong kinh Dịch, nhằm
tăng cường tín tâm của chúng ta đối với
nhân quả báo ứng. “Tích thiện
dư khánh” tức là nhà tích thiện, ắt niềm vui
có thừa. Người ấy tích thiện, đă sanh lên trời
hưởng phước trời. Hưởng hết
phước trời, hăy c̣n nhiều điều vui sót lại. Khánh vẫn là nói đến Phước. Lại chuyển sanh làm
người trong nhân gian, làm người mà phước báo
hăy c̣n dư; do vậy, “kim đắc vi nhân, năi sanh vương gia” (nay được
làm người, bèn sanh vào nhà vua chúa), [nghĩa là] người
ấy chuyển sanh vào nhà quốc vương. “Tự nhiên tôn quư”: Chẳng mong
cầu tôn quư, tự nhiên tôn quư. Trẻ thơ sanh trong nhà quốc
vương, được chăm sóc chu đáo, dinh dưỡng
tốt đẹp. Đứa trẻ lớn lên, nhất
định là “nghi dung đoan chánh”,
[nghĩa là] nhất định trưởng thành rất
đẹp đẽ. Đợi cho tới khi nó lớn
lên, “chúng sở kính sự” (được mọi người
cung kính phụng sự): Con của quốc vương là đứa trẻ
tôn quư, tướng mạo trang nghiêm, mọi người trông
thấy sẽ đều cung kính nó. “Diệu y trân thiện” (quần áo đẹp đẽ,
ăn uống đồ ngon quư): Mặc quần áo rất đẹp đẽ. “Thiện” (饍) là thức
ăn, đều là những thứ rất trân quư. “Tùy tâm phục ngự”: Hưởng
thụ thuận theo ḷng nó muốn, “phục ngự” (服御) là hưởng thụ. “Túc phước sở truy, cố năng trí thử” (do phước trong đời trước
ruổi theo mà có thể đạt được như thế): “Túc phước” là phước
đă vun bồi trong quá khứ. “Sở
truy” (所追) là theo đuổi kẻ ấy. Do vậy,
kẻ ấy vừa sanh ra đă là bậc tôn quư, mới có
thể đạt được như vậy. Tôn giả
A Nan nói về nhân quả báo ứng của kẻ bần
cùng xong, nói nhân quả của quốc vương xong, đức
Phật bèn ấn chứng cho Ngài: “Phật cáo A
Nan: - Nhữ ngôn thị dă” (Đức Phật bảo ngài A Nan: - Ông nói đúng
đấy): Ông nói chẳng sai tí nào!
Đức Phật hoàn toàn chẳng
đề xướng chúng ta sùng bái phước báo của
quốc vương, mà Ngài dạy chúng ta tu hành, đời
sau, đời kế cũng làm quốc vương. Xem
đoạn kinh văn kế tiếp, quư vị sẽ biết:
“Kế như đế
vương, tuy nhân trung tôn quư, h́nh sắc đoan chánh, tỷ
chi Chuyển Luân Thánh Vương, thậm vi bỉ lậu,
do bỉ khất nhân tại đế vương biên dă”
(so ra đế vương, tuy là tôn quư trong
loài người, h́nh sắc đoan chánh, nhưng so với
Chuyển Luân Thánh Vương, [đế vương] quá đỗi
kém hèn, thô lậu, giống như kẻ ăn mày ở bên cạnh
đế vương): Trong phần trước đă nói
trong loài người, đế vương tôn quư nhất, h́nh
sắc đoan chánh nhất, [thế mà] c̣n có người
phước báo to hơn ông ta, ai vậy? Chuyển Luân Thánh
Vương. Vị đế vương ấy là quốc
vương của một quốc gia, trong kinh Phật gọi
là “tiểu quốc
vương”. Nếu coi thường họ, sẽ gọi
họ là Túc Tán Vương (粟散王). “Túc Tán” (粟散) là rải một nắm gạo xuống đất, rất ư là
nhiều. Trên thế giới, có rất nhiều quốc
gia, quốc vương càng nhiều, chẳng đáng kể
chi! Giống như rải một nắm gạo xuống
đất, nên gọi là Túc Tán Vương. [Gọi như vậy]
v́ sợ chúng ta ngưỡng mộ sự tôn quư của quốc
vương, mong cầu phước báo quốc
vương. C̣n có đại quốc vương là Chuyển
Luân Thánh Vương, ông ta thống lănh tứ đại bộ
châu. Đấy mới là người có phước báo bậc
nhất trong nhân gian. Đế vương tôn quư trong loài
người, tướng mạo đoan chánh như vừa
mới nói mà đứng cạnh Chuyển Luân Thánh
Vương, sẽ giống như gă ăn mày bần cùng đứng cạnh đế vương.
Vị Chuyển Luân Thánh
Vương ấy tuyệt diệu lắm, “Chuyển Luân Thánh Vương oai tướng thù diệu,
thiên hạ đệ nhất. Tỷ chi Đao Lợi thiên
vương, hựu phục xú ác, bất đắc
tương dụ vạn ức bội dă” (Chuyển Luân
Thánh Vương oai đức, tướng mạo đẹp
đẽ đặc biệt, là bậc nhất trong thiên hạ,
sánh với Đao Lợi thiên vương, lại là xấu
ác chẳng thể sánh ví vạn ức lần). Đao Lợi thiên
vương là thiên chúa của tầng trời thứ hai
trong Dục Giới. Chuyển Luân Thánh Vương tướng
mạo bậc nhất trong nhân gian, so với thiên
vương của Đao Lợi Thiên, sẽ biến thành
tướng mạo xấu xí, thô lậu. Lại c̣n xấu
xí, thô lậu chẳng thể sánh ví được! Thua kém
cỡ nào? Không chỉ là một hai lần, không chỉ thua
kém vạn ức lần! “Giả
linh thiên đế, tỷ đệ lục thiên
vương, bách thiên ức bội bất tương loại
dă” (giả sử thiên đế so với thiên
vương của tầng trời thứ sáu th́ chẳng sánh
bằng ngàn ức vạn lần) “Thiên đế” là thiên chúa của cơi trời Đao Lợi, tức là chúa trời
của tầng trời thứ hai trong Dục Giới,
đem so với thiên vương của tầng trời thứ
sáu trong Dục Giới, tức là so sánh với thiên
vương của Tha Hóa Tự Tại Thiên, sẽ thua kém rất
xa, không chỉ là “bách thiên ức
bội bất tương loại dă” (trăm ngàn ức
lần chẳng thể sánh bằng). Tướng mạo của
chúa trời Đao Lợi trở thành hèn mọn, xấu ác, v́ thiên vương của tầng trời
thứ sáu trang nghiêm tột bậc. “Thiết đệ lục thiên vương, tỷ Vô
Lượng Thọ Phật quốc Bồ Tát, Thanh Văn,
quang nhan dung sắc, bất tương cập đăi, bách
thiên vạn ức bất khả kế bội” (giả sử vua tầng trời thứ sáu
so với dung mạo, sắc thân rạng rỡ của hàng Bồ
Tát và Thanh Văn trong cơi Vô Lượng Thọ Phật th́ chẳng
thể sánh bằng một phần của trăm ngàn vạn
ức chẳng thể tính lần): “Thiết” (設) là giả
sử, chúa tầng trời thứ sáu so với Bồ Tát và
Thanh Văn trong cơi Vô Lượng Thọ Phật, so với
vẻ mặt rạng rỡ, h́nh sắc của họ th́ “chẳng thể sánh bằng một
phần của trăm ngàn vạn ức chẳng thể tính
lần”.
Đại chúng trong Tây
Phương Cực Lạc, Thanh Văn cũng thế, mà Bồ
Tát cũng thế, tướng mạo đều trang nghiêm
như thế. Trang nghiêm như thế nào? Chẳng thể
diễn tả được, chỉ đành lấy tướng mạo đẹp
nhất trong thế giới này để sánh ví. Từ quốc
vương so sánh với Chuyển Luân Thánh Vương, từ
Chuyển Luân Thánh Vương so với Đao Lợi thiên
vương, Đao Lợi thiên vương so với Đệ
Lục thiên vương, Đệ Lục thiên vương so
với hàng Bồ Tát và Thanh Văn trong cơi Vô Lượng
Thọ Phật vẫn thua kém trăm ngàn vạn ức không
thể tính kể lần!
2.2.2.2.4.4. Lại nói về y báo thù thắng
(Kinh) Phật cáo A Nan: - Vô Lượng Thọ quốc, kỳ
chư thiên nhân, y phục, ẩm thực, hoa hương,
anh lạc, tăng cái, tràng phan, vi diệu âm thanh, sở
cư xá trạch, cung điện, lâu các, xứng kỳ h́nh
sắc, cao hạ đại tiểu. Hoặc nhất bảo,
nhị bảo, năi chí vô lượng chúng bảo, tùy ư sở
dục, ứng niệm tức chí. Hựu dĩ chúng bảo
diệu y, biến bố kỳ địa, nhất thiết
thiên nhân tiễn chi nhi hành. Vô lượng bảo vơng, di phú
Phật độ, giai dĩ kim lũ chân châu, bách thiên tạp
bảo, kỳ diệu trân dị, trang nghiêm hiệu sức.
Châu táp tứ diện, thùy dĩ bảo linh, quang sắc hoảng
diệu, tận cực nghiêm lệ. Tự nhiên đức
phong, từ khởi vi động. Kỳ phong điều
ḥa, bất hàn, bất thử, ôn lương, nhu nhuyễn, bất tŕ, bất tật,
xuy chư la vơng, cập chúng bảo thụ, diễn phát vô
lượng vi diệu pháp âm, lưu bố vạn chủng
ôn nhă đức hương. Kỳ hữu văn giả, trần
lao cấu tập, tự nhiên bất khởi. Phong xúc kỳ
thân, giai đắc khoái lạc, thí như tỳ-kheo đắc
Diệt Tận tam-muội. Hựu phong xuy tán hoa, biến măn
Phật độ. Tùy sắc thứ đệ, nhi bất tạp
loạn. Nhu nhuyễn quang trạch, hinh hương phân liệt.
Túc lư kỳ thượng, đạo hạ tứ thốn.
Tùy cử túc dĩ, hoàn phục như cố. Hoa dụng
dĩ ngật, địa triếp khai liệt, dĩ thứ
hóa một, thanh tịnh vô di. Tùy kỳ thời tiết,
phong xuy tán hoa, như thị lục phản. Hựu chúng bảo
liên hoa, châu măn thế giới, nhất nhất bảo hoa, bách
thiên ức diệp. Kỳ hoa quang minh, vô lượng chủng
sắc. Thanh sắc thanh quang, bạch sắc bạch quang,
huyền hoàng, châu tử, quang sắc hách nhiên. Vĩ diệp
hoán lạn, minh diệu nhật nguyệt. Nhất nhất
hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang, nhất
nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức
Phật, thân sắc tử kim, tướng hảo thù đặc.
Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang
minh, phổ vị thập phương thuyết vi diệu
pháp. Như thị chư Phật, các các an lập vô lượng
chúng sanh ư Phật chánh đạo.
(經)佛告阿難:無量壽國,其諸天人,衣服、飲食、華香、瓔珞、繒蓋、幢旛、微妙音聲、所居舍宅、宮殿、樓閣,稱其形色,高下大小。或一寶二寶,乃至無量眾寶,隨意所欲,應念即至。又以眾寶妙衣,徧布其地,一切天人踐之而行。無量寶網,彌覆佛土,皆以金縷真珠,百千雜寶,奇妙珍異,莊嚴校飾。周帀四面,垂以寶鈴,光色晃曜,盡極嚴麗。自然德風,徐起微動。其風調和,不寒不暑,溫涼柔輭,不遲不疾。吹諸羅網,及眾寶樹,演發無量微妙法音,流布萬種溫雅德香。其有聞者,塵勞垢習,自然不起。風觸其身,皆得快樂,譬如比丘,得滅盡三昧。又風吹散華,徧滿佛土。隨色次第,而不雜亂。柔輭光澤,馨香芬烈。足履其上,蹈下四寸,隨舉足已,還復如故。華用已訖,地輒開裂,以次化沒,清淨無遺。隨其時節,風吹散華,如是六反。又眾寶蓮華,周滿世界,一一寶華,百千億葉。其華光明,無量種色。青色青光,白色白,玄黃朱紫,光色赫然。煒燁煥爛,明曜日月。一一華中,出三十六百千億光,一一光中,出三十六百千億佛,身色紫金,相好殊特。一一諸佛,又放百千光明,普為十方說微妙法。如是諸佛,各各安立無量眾生於佛正道。
(Kinh: Đức Phật bảo
ngài A Nan: - Các hàng trời người trong cơi Vô Lượng
Thọ, quần áo, thức ăn, hoa hương, chuỗi
anh lạc, lọng lụa, tràng phan, âm nhạc vi diệu,
nhà cửa, cung điện, lầu gác để ở, cao,
thấp, lớn, nhỏ đều tương xứng h́nh
sắc của họ. Hoặc do một thứ báu, hai thứ
báu, cho đến vô lượng các thứ báu tùy theo ḷng muốn,
vừa nghĩ liền có. Lại dùng các thứ y đẹp
đẽ bằng các thứ báu trải khắp mặt
đất, hết thảy trời người đạp
lên trên ấy để đi. Vô lượng lưới báu
che phủ cơi Phật, đều dùng sợi bằng vàng xâu
chân châu, trăm ngàn thứ báu, hiếm đẹp, quư lạ
để trang nghiêm tô điểm. Trọn khắp bốn
phía chung quanh, treo rủ linh báu, quang minh và màu sắc tỏa sáng chói ngời, trang nghiêm, đẹp
đẽ tột bậc. Tự nhiên gió đức thong thả
dấy động khe khẽ. Gió ấy điều ḥa, chẳng
lạnh, chẳng nóng, ấm áp, mát mẻ, mềm mại,
chẳng chậm, chẳng nhanh, thổi qua các lưới mành và các cây báu, diễn phát vô lượng âm
nhạc vi diệu, lan tỏa muôn thứ đức
hương dịu dàng, thanh nhă. Có ai ngửi thấy, tập
khí phiền năo trần lao tự nhiên chẳng dấy lên.
Gió chạm vào thân, đều được vui sướng,
ví như tỳ-kheo đắc Diệt Tận tam-muội.
Gió lại thổi rải rắc các thứ hoa trọn khắp
cơi Phật, lần lượt theo từng màu, chẳng bị
tạp loạn, mềm mại, tươi tắn, ngát hương ngào ngạt. Chân
đạp trên đó, lún xuống bốn tấc. Chân vừa
giở lên, hoa hồi phục như cũ. Hoa dùng đă xong,
đất liền nứt ra, hoa theo thứ tự mà biến
mất, thanh tịnh, chẳng sót thừa. Thuận theo thời
tiết, gió thổi rải hoa sáu lượt như thế.
Lại có các hoa sen báu trọn khắp thế giới. Mỗi
một hoa báu có trăm ngàn ức cánh. Quang minh của hoa có
vô lượng thứ màu, màu xanh ánh sáng xanh, màu trắng ánh
sáng trắng, vàng sậm, đỏ tía, màu sắc quang minh rạng
rỡ, chói ngời tỏa rạng, sáng ngời như mặt
trời, mặt trăng. Trong mỗi hoa, tỏa ra ba
mươi sáu trăm ngàn ức quang minh. Trong mỗi quang minh, xuất hiện ba
mươi sáu trăm ngàn ức Phật, thân màu vàng tía,
tướng hảo thù thắng đặc biệt. Mỗi
một vị Phật, lại phóng trăm ngàn quang minh, khắp
v́ mười phương thuyết vi diệu pháp. Chư
Phật như vậy, mỗi vị an lập vô lượng
chúng sanh nơi chánh đạo của Phật).
“Phật cáo A Nan: - Vô Lượng
Thọ Quốc, kỳ chư thiên nhân, y phục, ẩm thực”
(đức Phật bảo ngài A Nan: - Y phục và thức ăn của các trời người
trong cơi Vô Lượng Thọ): Nói về cuộc sống hằng
ngày của họ, quần áo để mặc, thức
ăn để ăn, c̣n có các thứ “hoa hương, anh lạc”. Anh Lạc (瓔珞) là những thứ chuỗi trang nghiêm đeo trên thân. Quư vị thấy trên thân Quán Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đều
đeo anh lạc. Tôi thuận tiện nói thêm một câu, Bồ
Tát trên đầu đội hoa quan (花冠, măo hoa), thân đeo anh lạc, nhưng A Di
Đà Phật chẳng có. Hiện thời có kẻ vẽ vời
tượng Bồ Tát rồi ấn hành, chẳng biết
quy củ này, [cho nên vẽ] trên thân A Di Đà Phật
cũng đeo anh lạc. Đấy là sai lầm, đó là
kiến thức thông thường trong Phật giáo.
“Tăng
cái, tràng phan”: Lọng báu, pháp tràng, c̣n có phan để
trang hoàng. “Vi diệu âm thanh”:
C̣n có các thứ âm thanh vi diệu. “Sở cư xá trạch, cung điện, lâu các, xứng
kỳ h́nh sắc, cao, hạ, đại, tiểu” (nhà cửa, cung điện, lầu gác để
ở đều cao thấp lớn nhỏ xứng với
h́nh sắc của họ): Hai câu này hiểu như thế
nào? Thiên chúng, nhân chúng, hoặc là Thanh Văn chúng, Bồ Tát
chúng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới thuận
theo thế giới này của chúng ta cũng như các thế
giới ở phương khác mà có danh xưng sai biệt, chứ
tướng mạo của họ đều trang nghiêm
như nhau, nhưng địa vị bất đồng. Thập
Trụ Bồ Tát và Thập Hạnh Bồ Tát khác nhau, Thập
Hạnh Bồ Tát chẳng giống Thập Hồi Hướng
Bồ Tát, Thập Hồi Hướng Bồ Tát chẳng giống
Thập Địa Bồ Tát, thân tướng có cao, thấp,
lớn, nhỏ. Cung điện, lầu gác họ ở
đều xứng hợp với h́nh sắc của họ mà có cao, có thấp, có lớn, có nhỏ. “Hoặc nhất bảo, nhị
bảo, năi chí vô lượng chúng bảo” (hoặc một thứ báu, hai thứ báu, cho
đến vô lượng các thứ báu): Trong ấy có một
thứ báu, hai thứ báu, cho đến vô lượng các thứ
báu, không chỉ là bảy báu. “Bảy
báu” cũng là thuận theo danh xưng của những thứ
[bảo
vật mà] chúng ta biết, trên thực
tế là vô lượng các thứ báu tạo thành cung điện,
lầu gác. “Tùy ư sở dục,
ứng niệm tức chí” (thuận theo ḷng mong muốn, vừa nghĩ liền
có): Trước đó, quư vị động niệm, muốn
ở trong lầu gác ǵ? Ứng theo ư niệm, [lầu gác,
cung điện tương
ứng] bèn hiện ra.
“Hựu
dĩ chúng bảo diệu y, biến bố kỳ địa,
nhất thiết thiên nhân tiễn chi nhi hành” (lại dùng các thứ y đẹp đẽ
bằng chất báu, trải khắp mặt đất, hết
thảy trời người đạp lên đó mà đi):
Đấy là sự trang nghiêm trên mặt đất. Đất
vốn do bảy báu hợp thành đă đủ trang nghiêm rồi,
chẳng phải là trong lầu gác c̣n càng trang nghiêm hơn nữa
ư? Trên mặt đất trải diệu y bằng các thứ
bảu, hết thảy chúng trời người đều
đi trên đó, nên nói là “tiễn
chi nhi hành” (đạp
lên đó mà đi). Đem diệu y bằng các thứ báu trải
đất, là sự trang nghiêm ǵ vậy? Phải hiểu sự
khó khăn trong phiên dịch. Nói theo hiện tại, [“diệu y” trong đoạn kinh văn này] sẽ là “thảm”. Trong tiếng Ấn
Độ, những thứ được đan dệt
đều gọi chung là “y”.
Y (衣) là tên gọi chung của các thứ vải
vóc. “Chúng bảo diệu y”
là những thứ đan dệt tốt nhất, trải
lên trên mặt đất làm thảm, chẳng phải là y
trong “y phục”. Kinh A Di
Đà chép: “Các dĩ y cách, thịnh
chúng diệu hoa” (đều dùng đăy vải đựng
các thứ hoa mầu nhiệm). Tại Ấn Độ có
khi dùng những thứ được dệt để làm
y phục, có người giải thích “y cách” (衣祴) là ống tay áo, hoặc là những thứ áo dài,
áo ngắn, đều là giải thích sai lầm. “Y cách” là cái đăy vải. Vải
vóc ở Ấn Độ được gọi chung là Y,
chẳng phải là y trong y phục. Quư vị đem một
bộ y phục phủ trên mặt đất, làm sao trang
nghiêm cho được? Dựa theo chuyện dễ h́nh dung
nhất trong hiện thời [để giải thích] th́ sẽ
một loại thảm được trang nghiêm bằng
các thứ báu.
“Vô
lượng bảo vơng, di phú Phật độ” (vô lượng lưới báu che phủ cơi Phật):
Đấy là sự trang nghiêm trên hư không, giống
như hiện thời chúng ta trang hoàng trần nhà. Trên trần
nhà có các thứ hoa văn, những thứ ấy đều
nhằm trang nghiêm hư không. Phía trên thế giới Cực Lạc có vô lượng
lưới mành báu, đều dùng “kim lũ chân châu, bách thiên tạp bảo, kỳ diệu
trân dị, trang nghiêm hiệu sức, châu táp tứ diện,
thùy dĩ bảo linh” (dây vàng xỏ chân châu, trăm ngàn các
thứ báu, kỳ diệu, quư lạ, trang hoàng, tô điểm,
trọn khắp bốn mặt, treo rủ các linh báu): Lưới
mành báu ấy dùng “kim lũ”
(金縷), tức là sợi bằng vàng, trên đó xỏ
vào các hạt chân châu, c̣n có trăm ngàn thứ báu khác nhau, kỳ
diệu, quư lạ, để trang nghiêm tô điểm. “Châu táp tứ diện, thùy dĩ
bảo linh” (trọn khắp bốn mặt chung quanh, treo rủ các linh báu): Bốn phía của lưới
mành báu đều treo rủ linh báu. “Quang sắc hoảng diệu” (quang minh và màu sắc chói ngời
rực rỡ): Linh báu
có thể tỏa ra ánh sáng. “Tận
cực nghiêm lệ” (trang nghiêm, mỹ lệ cùng cực): Trang nghiêm nhất, mỹ lệ nhất.
“Tự
nhiên đức phong, từ khởi vi động. Kỳ phong
điều ḥa, bất hàn bất thử” (tự nhiên gió đức chầm chậm khe khẽ trỗi lên, gió ấy điều
ḥa, chẳng lạnh, chẳng nóng): Tây Phương Cực
Lạc thế giới có gió, là gió do công đức cảm
thành. V́ thế gió “từ khởi”
(徐起) tức là gió trỗi lên thong thả. “Vi động” (微動) là khẽ động, gió nhè nhẹ. Cơn gió ấy
điều ḥa rất khá, chẳng lạnh, chẳng nóng. “Ôn lương nhu nhuyễn”: [Gió]
thổi chạm vào thân, sẽ có một loại cảm giác ôn ḥa, mát mẻ,
c̣n có một loại cảm giác mềm mại. “Bất tŕ, bất tật”: Gió
thổi thong thả. “Bất
tŕ” (不遲) chẳng phải là quá chậm. “Bất tật”, “tật” (疾) là nhanh, cũng chẳng quá nhanh. “Xuy chư la vơng, cập chúng bảo
thụ” (thổi các lưới mành và các cây báu): Nói
gió làm ǵ? Nói gió thổi qua những lưới mành, phát ra âm thanh, lại c̣n lùa qua các cây báu. “Diễn phát vô lượng vi diệu
pháp âm”: Lưới mành báu đều trang nghiêm bằng bảy
báu, gió nhẹ vừa
thổi qua, chúng sẽ vang tiếng lanh canh,
tinh tang. Cây cối cũng là những cây do bảy báu hợp
thành, gió nhẹ lùa qua cây báu, cũng vang tiếng lanh canh,
tinh tang. Những âm thanh vang ra đều là pháp âm vi diệu,
đều là âm thanh thuyết pháp. Quư vị nghe pháp âm vi diệu,
sẽ đạt được pháp lạc. Nó lại c̣n tỏa ra mùi
hương. “Lưu bố vạn
chủng ôn nhă đức hương” (lan tỏa muôn thứ đức hương
dịu dàng, thanh nhă): Đều là do đạo đức
tạo thành, là các thứ hương được thành tựu
bởi công đức. Quư vị ngửi mùi hương th́
sẽ như thế nào? “Trần
lao cấu tập, tự nhiên bất khởi” (trần lao, tập khí cấu nhiễm, tự
nhiên chẳng dấy lên). Chúng ta sanh về Tây Phương,
vẫn là một đại phàm phu, “trần” (塵) có ư nghĩa là ô nhiễm, “lao” (勞) có ư nghĩa là nhiễu
loạn. Đă có “trần lao”, c̣n có “cấu
tập” (垢習), tức tập khí nhiễm cấu, [do ngửi
mùi hương ấy, những trần lao và cấu tập]
tự nhiên chẳng thể sanh khởi. Do vậy, sanh về Tây Phương,
quư vị chẳng tu hành mà tự nhiên tiến bộ; bởi lẽ, Tây Phương Cực
Lạc thế giới là đạo tràng chân chánh. Bất luận
quư vị nghe âm thanh ǵ, ngửi hương vị ǵ, đều
giúp cho quư vị tu đạo, phiền năo và tập khí sẽ
tự nhiên chẳng sanh khởi!
“Phong
xúc kỳ thân, giai đắc khoái lạc” (gió chạm vào thân, đều được
vui sướng): Chẳng khởi phiền năo. Gió chạm
vào thân, đạt được một loại cảm
giác vui sướng. Chẳng phải là dấy khởi niềm
vui sướng tham dục, mà là như thế nào? Tiếp
đó, [kinh văn] có một tỷ dụ: “Thí như tỳ-kheo đắc Diệt Tận tam-muội”
(ví như tỳ-kheo đắc Diệt Tận
tam-muội). Quư vị sanh về Tây Phương Cực Lạc
thế giới, mới biết niềm vui sướng
như thế nào. Chẳng sanh về Tây Phương, hàng tỳ-kheo
trong Sa Bà, tu hành dụng công, có thể đắc Diệt Tận
tam-muội[4].
Đạt được Diệt Tận tam-muội, vị
ấy đạt được một loại pháp lạc.
Quư vị sanh về Tây Phương, là một gă phàm phu, gió
thổi đến quư vị, sẽ đắc pháp lạc,
giống như pháp lạc của tỳ-kheo trong thế giới
Sa Bà đắc Diệt Tận tam-muội.
“Hựu
phong xuy tán hoa, biến măn Phật độ. Tùy sắc thứ
đệ, nhi bất tạp loạn” (gió lại thổi hoa rải rắc trọn
khắp cơi Phật, lần lượt theo từng màu, chẳng
tạp loạn): Hoa rơi trong không trung, giống như
chư thiên rải hoa xuống. Hoa theo gió thổi, bay khắp
cơi Phật đều là hoa trời. Hoa trời chẳng phải
chỉ có một màu, nhưng chẳng tạp loạn,
rơi xuống đất vẫn rất trang nghiêm, rất
dễ coi! “Nhu nhuyễn quang trạch”
(mềm mại, tươi tắn): Hoa trời
rơi xuống đất, tánh chất mềm dịu, màu sắc
tươi tắn. “Hinh
hương phân liệt” (ngát hương ngào ngạt): Mùi rất thơm! “Túc lư kỳ thượng, đạo
hạ tứ thốn” (chân đạp lên đó, lún xuống bốn tấc):
Chư thiên đi trên hoa trời, tự nhiên hoa lún xuống bốn tấc. “Tùy cử túc dĩ, hoàn phục như cố” (giở chân lên, hoa hồi phục như cũ):
Quư vị giở chân lên, hoa trời trở lại như
cũ. Khi ấy, chẳng có sofa hoặc giường ngủ
gắn ḷ xo, giống như thảm phủ đất có gắn
ḷ xo [đàn hồi] vậy. Quư vị giở chân lên, hoa
cũng căng trở lại. “Hoa
dụng dĩ ngật, địa triếp khai liệt”
(hoa dùng xong, đất liền nứt ra):
Hoa trời rải xuống là một loại trang nghiêm. Quư
vị cần hoa, hoa trời mới rơi xuống. Hoa trời rơi trên mặt đất, chẳng cần sức
người dọn dẹp. Hoa dùng xong, đất tự
nhiên nứt ra, hoa vùi xuống đất, giống như bị
nước cuốn đi vậy. “Dĩ thứ hóa một, thanh tịnh vô di” (lần lượt theo thứ tự biến
mất, thanh tịnh, chẳng c̣n sót): Chẳng thấy chút
hoa nào nữa! “Tùy kỳ thời
tiết, phong xuy tán hoa, như thị lục phản” (tùy theo thời tiết, gió thổi rải
hoa sáu lượt như vậy): Hoa từ trời rơi xuống,
thuận theo thời tiết sai khác, cũng tùy thuộc tập
khí của chúng sanh khác biệt. Quư vị nghĩ thời tiết
này th́ đáng phải thấy trên trời tuôn xuống loại
hoa ǵ, hoa ấy sẽ rơi xuống, thuận theo tâm ư quư
vị. “Lục phản” (六反) là ǵ? Ấn Độ chia ngày đêm thành
sáu thời. Ngày đêm sáu thời, hoa rơi khác nhau. Nói
đến đây đă giảng xong về hoa trời, tiếp
đó sẽ nói về hoa sen.
“Hựu
chúng bảo liên hoa, châu măn thế giới, nhất nhất
bảo hoa, bách thiên ức diệp” (lại nữa, hoa sen bằng các thứ báu
trọn khắp thế giới, mỗi hoa báu có trăm ngàn
ức cánh): “Diệp” (葉) ở đây là cánh hoa sen, chẳng phải
là lá sen. Chúng ta trông thấy hoa sen có nhiều cánh như vậy
th́ hoa sen được gọi là “đại diệp liên hoa”. Đấy là loại
hoa sen ngàn cánh, nhưng không chỉ là một ngàn cánh, c̣n có
trăm ngàn ức cánh hoa như vậy. Hoa sen trọn khắp
thế giới. “Nhất nhất
bảo hoa” (mỗi một hoa báu): Đều là những
hoa sen do bảy báu tạo thành, có trăm ngàn ức cánh. “Kỳ hoa quang minh, vô lượng
chủng sắc” (quang minh của hoa có vô lượng sắc): Quang
minh không chỉ một loại, các thứ màu cũng chẳng
phải chỉ có một. Đại để là từ
đầu đến cuối, “thanh
sắc thanh quang, bạch sắc bạch quang, huyền hoàng
châu tử, quang sắc hách nhiên” (màu xanh ánh sáng xanh, màu trắng
ánh sáng trắng, vàng sậm, đỏ tía, quang minh và màu sắc
rạng ngời): “Huyền hoàng”
(玄黃) là một thứ màu vàng đậm. Cách hành
văn biến đổi, nhưng vẫn là [hoa sen] “hoàng sắc hoàng quang” của
A Di Đà Phật. “Châu tử”
(朱紫) là màu đỏ đậm, vẫn là màu đỏ như kinh A Di Đà chép “xích sắc xích quang”. “Quang
sắc hách nhiên”: Quang minh và màu sắc rất rạng rỡ.
“Vĩ diệp hoán lạn” (煒燁煥爛) có nghĩa là quang minh chói rực. “Minh diệu nhật nguyệt”:
Quang minh của hoa sen có thể chiếu sáng ngời như
mặt trời, mặt trăng. “Nhất
nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang”
(trong mỗi một hoa, tỏa ra ba mươi
sáu trăm ngàn ức quang minh): Chẳng phải là tỏa ra
một loại quang minh, mà là có ba mươi sáu trăm ngàn ức
quang minh. Con số này nói theo con số hiện thời của
chúng ta chẳng tương ứng. Ấn Độ có con số
“ba mươi sáu trăm”, do
phiên dịch thuận theo Phạn văn, [nên chép là] “ba mươi sáu trăm ngàn ức quang”. “Nhất nhất
quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật”
(trong mỗi quang minh, xuất hiện ba mươi
sáu trăm ngàn ức Phật): Trong quang minh xuất hiện
hóa thân Phật, “thân sắc tử
kim”, thân Phật là màu vàng tía, “tướng
hảo thù đặc” (tướng hảo thù thắng đặc
biệt). “Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang
minh, phổ vị thập phương thuyết vi diệu
pháp” (mỗi một vị Phật lại phóng trăm
ngàn quang minh, khắp v́ mười phương thuyết vi
diệu pháp): Hoa sen tỏa quang minh, từ quang minh xuất
hiện hóa thân Phật, hóa thân Phật đều giảng
kinh, thuyết pháp trọn khắp mười phương.
“Như thị chư Phật,
các các an lập vô lượng chúng sanh ư Phật chánh
đạo” (chư Phật như thế, mỗi vị
an lập vô lượng chúng sanh nơi chánh đạo của
Phật): Chúng sanh sanh về Tây Phương Cực Lạc
thế giới, có người thấy A Di Đà Phật,
có người c̣n chưa
thấy. Quư vị trông thấy
hóa thân Phật, hóa thân Phật thuyết pháp cho quư vị,
cũng khiến cho quư vị đạt được lợi
ích chân thật, có thể đặt quư vị ở yên
nơi chánh đạo của Phật.
Quyển thượng của
bộ Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh đă giảng
xong; kế tiếp, tôi sẽ giảng quyển
Hạ của kinh Vô Lượng Thọ.
Phật
Thuyết Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Kư
Phần
3 hết
[1]
Quyết trạch (抉擇) nghĩa là chọn
lựa dứt khoát.
[2]
A-tăng-kỳ (Asāṃkhya) là một
con số lớn, có nhiều thuyết phán định, dao động
từ 10 lũy thừa 31 cho đến 10 lũy thừa
104 (sau số 1 có một trăm lẻ bốn con số 0).
[3]
Thang nhạc của Trung Hoa chủ yếu
là Ngũ Âm, Cung, Thương, Giốc, Chủy Vũ tương
ứng với các note Do, Re, Mi, Sol, La trong nhạc lư Âu Tây. Về
sau, c̣n có thêm hai âm là Biến Chủy (tương ứng với
Fa thăng) và Biến Cung (c̣n gọi là Nhuận Cung), tương
ứng với note (Si giáng). Kinh nói ngũ âm cho dễ hiểu,
chứ tiếng nhạc nơi Cực Lạc không chỉ là
thang âm ngũ cung.
[4]
Diệt Tận tam-muội (Nirodha-samāpatti) c̣n gọi là Diệt Tận Định,
Tưởng Thọ Diệt Định, Tưởng Tri Diệt
Định, Diệt Chánh Thọ. Khi đắc loại Định
các vọng tưởng, suy lường đều dứt
bặt, các tâm vương (tám thức) và tâm sở (các thuộc
tánh tâm lư) đều ngưng hoạt động, chân tâm vắng
lặng, chánh trí hiện tiền. Tối thiểu là chứng
A Na Hàm trở lên mới có thể tiến tu loại Định
này. Đại Thừa lại quan niệm: Nếu không học
Bát Nhă Ba La Mật sẽ không thể chứng nhập loại
Định này.