15. Bồ Đề đạo tràng ( )

Cây Bồ Đề được nói trong phần này chính là cây đạo tràng nói trong nguyện bốn mươi mốt. Trước hết, kinh nói đến h́nh tướng cây to lớn trang nghiêm, rồi tường thuật cây có diệu đức khó nghĩ lường; cuối cùng là nói rơ nguyện lực của Di Đà, nêu quả để làm sáng tỏ cái nhân.

Chánh kinh:

場,有 樹,高 里,其 旬,枝 里。一 成。華 榮,光 照。復 寶,眾 王,以 珞。雲 鏁,飾 柱。金 鐸,周 間。珍 網,羅 上。百 色,互 飾。無 炎,照 耀 極。一 嚴,隨 現。

Hựu kỳ đạo tràng, hữu Bồ Đề thụ, cao tứ bách vạn lư, kỳ bổn châu vi ngũ thiên do-tuần, chi diệp tứ bố nhị thập vạn lư. Nhất thiết chúng bảo tự nhiên hợp thành, hoa quả phu vinh, quang huy biến chiếu. Phục hữu hồng, lục, thanh, bạch, chư ma-ni bảo, chúng bảo chi vương, dĩ vi anh lạc. Vân tụ bảo tỏa, sức chư bảo trụ. Kim, châu, linh, đạc, châu táp điều gian. Trân diệu bảo vơng, la phú kỳ thượng. Bách thiên vạn sắc, hỗ tương ánh sức; vô lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực. Nhất thiết trang nghiêm, tùy ứng nhi hiện.

Nơi đạo tràng lại có cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn dặm. Gốc nó to trọn năm ngàn do-tuần, cành lá x̣e ra bốn phía đến hai mươi vạn dặm, do hết thảy các thứ báu tự nhiên hợp thành. Hoa quả lồ lộ, xum xuê, ánh sáng chói rạng khắp nơi. Lại có các thứ báu Ma-ni vàng, lục, xanh dương, trắng, là vua trong các thứ báu, để dùng làm anh lạc. Khóa báu Vân Tụ trang hoàng các trụ báu. Vàng, châu, linh, đạc treo khắp trên cành. Lưới báu trân diệu giăng che bên trên. Trăm ngàn vạn sắc chói ngời lẫn nhau, vô lượng tia sáng chiếu rực vô cực. Hết thảy trang nghiêm hiện ra một cách thích ứng.

Giải:

Chữ “đạo tràng” có đến năm nghĩa:

- Một là chỗ đức Phật Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ Đề ở Ấn Độ được gọi là Đạo Tràng.

- Hai là đắc đạo hành pháp như kinh Duy Ma nói: “Trực tâm thị đạo tràng” (Trực tâm là đạo tràng).

- Ba là chỗ thờ Phật được gọi là Đạo Tràng.

- Bốn là chỗ học đạo như bản Chú Giải Kinh Duy Ma của Ngài Tăng Triệu có câu: “Chỗ tu đạo thanh vắng gọi là đạo tràng”.

- Thời Tùy Dượng Đế, tự viện được gọi là Đạo Tràng. Vua xuống chiếu bắt gọi các chùa trong thiên hạ là Đạo Tràng hết.

Chữ “đạo tràng” trong kinh này phải được hiểu theo nghĩa thứ tư, tức là chỗ tu đạo.

Theo sách Tây Vực Kư, cây Bồ Đề chính là cây Tất Bát La (Pipala), đức Phật ngồi dưới gốc cây này thành Đẳng Chánh Giác nên cây được gọi là cây Bồ Đề, dịch nghĩa là Đạo Thọ, hoặc là Giác Thọ. Lúc Phật c̣n tại thế, cây cao bốn trăm thước, lâu ngày tàn rụi dần chỉ c̣n cao bốn, năm trượng. Đấy là cây Bồ Đề trong thế giới này. Trong kinh này, cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn dặm; nhưng như Quán Kinh nói: “Phật thân cao lục thập vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần” (Thân Phật cao sáu mươi vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần) th́ hóa ra thân Phật cao mà cây lại thấp, chẳng tương xứng!

Thật ra điều này chẳng quan hệ ǵ, những số lượng kinh nói đều chỉ là thuận theo căn cơ của chúng sanh nên chúng ta chớ quá câu nệ. Hơn nữa, toàn thể kinh này là cảnh giới sự sự vô ngại chẳng thể nghĩ bàn, dẫu cho chốn ấy cao thấp sai khác nhưng nếu đă thông đạt huyền môn “quảng hiệp tự tại” th́ liền có thể chứng nhập hết thảy pháp giới vô ngại.

Từ chữ “nhất thiết chúng bảo” (hết thảy các báu) trở đi diễn tả sự trang nghiêm của cây Bồ Đề. Câu “tự nhiên hợp thành” ngụ ư: Cây do đại nguyện, đại lực của Phật Di Đà mà thành, tự nhiên như thế chẳng phải tạo tác. “Phu” () có nghĩa là lộ ra, hiển hiện. “Vinh” () có nghĩa là um tùm, tươi tốt. Cây Bồ Đề cũng do hết thảy các thứ báu tự nhiên hợp thành nên hoa quả xum xuê, tươi đẹp rực rỡ, tỏa sáng khắp nơi.

Từ chữ “phục hữu” (lại có) trở đi, kinh kể về những thứ trang nghiêm nơi cây. Bài kệ sau đây trong Văng Sanh Luận: “Vô lượng báu giăng xen, lưới mành rợp hư không, các thứ linh vang tiếng, phát ra tiếng pháp mầu nhiệm” thật tương ứng với đoạn kinh này.

Chuỗi anh lạc, trụ báu, lưới báu được nói trong kinh nói đều là để trang nghiêm nơi không trung phía trên cây. Đầu tiên là báu Ma-ni bốn màu: Các thứ báu này có đủ hết thảy những đặc tánh tốt đẹp nhất của các báu nên là chúng là tối thượng trong các báu. Do đó, kinh bảo: “Chúng bảo chi vương(Vua trong các báu). Dùng các thứ báu tối thượng như thế làm chuỗi anh lạc treo kín các cành nhánh cây để trang hoàng.

Trong câu “Vân Tụ bảo tỏa”,chữ “tỏa” () tức là chữ Tỏa (: khóa) chỉ những chỗ kết cấu ăn khớp vào nhau trong các thứ kiến trúc nơi ấy. “Vân Tụ” chính là tên một thứ báu như bản Đường dịch ghi: “Hữu Sư Tử, Vân Tụ bảo đẳng, dĩ vi kỳ tỏa” (Có các thứ báu như Sư Tử, Vân Tụ… dùng làm khóa móc). Do đó, “Vân Tụ bảo tỏa” có nghĩa là dùng chất báu Vân Tụ để làm các thứ kết cấu dính móc vào nhau.

Bản Tống dịch nói về “bảo trụ” (trụ báu) như sau: “Bỉ Phật quốc độ, hữu chủng chủng bảo trụ, giai dĩ bách thiên trân bảo nhi dụng trang nghiêm. Sở vị kim trụ, ngân trụ, lưu ly trụ, pha ly trụ, chân châu trụ, xa cừ trụ, mă năo trụ” (Cơi đức Phật ấy có các trụ báu, đều dùng trăm ngàn trân bảo để trang nghiêm, như là trụ vàng, trụ bạc, trụ lưu ly, trụ pha ly, trụ chân châu, trụ xa cừ, trụ mă năo). Lại có những trụ do từ hai thứ báu cho đến bảy thứ bảy hợp thành. Các trụ báu như thế trang hoàng bằng các chuỗi anh lạc cũng như các khóa báu.

Trong nhóm chữ “kim, châu, linh, đạc” th́ “kim” () là vàng ṛng, “châu” () là chân châu; “linh” () là cái linh (chuông nhỏ có quả lắc) bằng kim loại, h́nh dáng từa tựa như cái chuông nhưng nhỏ hơn nhiều; “đạc” () là loại linh có lưỡi gỗ (mộc thiệt: Lưỡi ở đây chỉ cái hạt tṛn nhỏ được treo trong cái đạc), khi lắc lên sẽ phát ra tiếng. Linh và đạc cùng đều bằng diệu bảo hợp thành, phát ra những âm thanh vi diệu. Bốn thứ nói trên treo đầy khắp các cành nhánh cây Bồ Đề nên kinh nói châu táp điều gian” (treo khắp trên cành).

Bản Đường dịch ghi ư trân diệu bảo vơng” (lưới báu quư đẹp) như sau: “Hựu dĩ thuần kim, chân châu, tạp bảo linh đạc, dĩ vi kỳ vơng” (Lại dùng vàng ṛng, chân châu, linh, đạc bằng các thứ báu kết thành lưới). Như vậy, lưới báu cũng do vàng ṛng, chân châu, linh, đạc tạo thành nên bảo là “trân diệu”.

Khi nói về “la phú” th́ “la” () là căng rộng ra, “phú” () là trùm lấp, phủ lên. Các lưới báu như thế căng ra phủ trên cây Bồ Đề nên bảo “la phú kỳ thượng” (giăng che bên trên). Bảo châu phóng quang “bách thiên vạn sắc” (trăm ngàn vạn sắc) như Quán kinh nói: “Nhất nhất bảo châu hữu thiên quang minh, nhất nhất quang minh, bát vạn tứ thiên sắc” (Mỗi một bảo châu có ngàn quang minh. Mỗi một quang minh có tám vạn bốn ngàn sắc). Mỗi một diệu sắc như thế phản chiếu ánh sáng của nhau càng thêm chói lọi khắp cả nên kinh bảo “hỗ tương ánh sức” (chói ngời lẫn nhau). “Viêm” () nghĩa là ánh lửa tỏa rực lên nên “quang viêm” có nghĩa là những tia sáng tỏa ánh rực rỡ. Mỗi một viên châu tỏa ngàn quang minh; do có vô lượng bảo châu nên kinh bảo “vô lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực” (tia sáng chiếu rực vô cực). “Vô cực” nghĩa là chẳng có hạn lượng.

Ngài Cảnh Hưng giảng câu: Nhất thiết trang nghiêm, tùy ứng nhi hiện” (hết thảy trang nghiêm hiện ra một cách thích ứng) như sau: “Do thiện báo từ bi của đức Như Lai hóa hiện nên thuận theo căn cơ của chúng sanh mà hiện ra các thứ lớn, nhỏ, dài, ngắn, từ một thứ báu, hai thứ báu cho đến các thứ báu, không thứ nào lại chẳng đẹp ư người thấy”. Hóa hiện một cách nhiệm mầu như thế để thích ứng với khắp mọi căn cơ, biến hóa chẳng ngăn ngại. Mỗi một thứ đều mầu nhiệm viên măn hiển bày trọn vẹn sự sự vô ngại.

Chánh kinh:

動,吹 葉, 聲。其 布,徧 國。清 亮,微 雅,十 中,最 一。

Vi phong từ động, xuy chư chi diệp, diễn xuất vô lượng diệu pháp âm thanh. Kỳ thanh lưu bố, biến chư Phật quốc. Thanh sướng ai lượng, vi diệu ḥa nhă, thập phương thế giới âm thanh chi trung, tối vi đệ nhất.

Gió nhẹ khẽ động thổi qua các cành, lá, diễn xuất vô lượng âm thanh diệu pháp. Những âm thanh ấy lan truyền khắp các cơi Phật: thanh tịnh, sảng khoái, bi mẫn, trong sáng, vi diệu, ḥa nhă, thật là âm thanh bậc nhất trong các âm thanh trong mười phương thế giới.

Giải:

Đoạn kinh này thuật rơ cây có khả năng diễn nói diệu pháp, lợi ích chẳng thể nghĩ bàn.

“Diệu pháp” là pháp tối thắng bậc nhất chẳng thể nghĩ bàn. Bài Tựa sách Pháp Hoa Huyền Nghĩa có câu: “Diệu là [chữ để] khen ngợi pháp tốt lành chẳng thể nghĩ bàn”. Gió thổi lay cành, lá cây báu, phát ra âm thanh diễn nói chẳng thể tính kể nổi pháp âm vi diệu nên bảo là “diễn xuất vô lượng diệu pháp âm thanh” (diễn ra vô lượng âm thanh diệu pháp).

Ngài Đàm Loan bảo: “Âm thanh ấy làm Phật sự chẳng thể nghĩ bàn”. Chữ “Phật sự” chỉ sự giáo hóa của chư Phật, cũng như hết thảy việc có lợi cho Phật đạo. Thông thường những pháp hội cầu phước, cầu siêu v.v… cũng được gọi là Phật sự. Trong cơi Cực Lạc, âm thanh do cây báu phát ra cũng làm được các Phật sự nên ngài Đàm Loan mới khen ngợi là chẳng thể nghĩ bàn.

Hơn nữa, âm thanh ấy lại “thanh, sướng, ai, lượng, vi diệu, ḥa nhă” (tạm dịch là “thanh tịnh, sảng khoái, bi mẫn, trong trẻo, vi diệu, ḥa nhă”). Ngài Nghĩa Tịch bảo:

“Thanh () là thanh tịnh, nghe được chẳng sanh tâm trược nhiễm. Dương () là tuyên dương do âm thanh ấy có thể tuyên dương pháp Thật Tướng (bản ngài Nghĩa Tịch dùng để chú giải ghi là “thanh dương”, c̣n hội bản ghi là “thanh sướng”. “Sướng” () có nghĩa là thông suốt, vui sướng, khiến cho người nghe sảng khoái. Sướng lại có nghĩa là thông hiểu, nghĩa là pháp âm ấy khiến cho người nghe thông đạt được pháp Thật Tướng). ‘Ai’ () là bi ai, pháp ấy khiến người nghe sanh tâm đại bi. ‘Lượng’ () là trong trẻo, vang vọng, thấu triệt, rơ ràng. Pháp âm ấy khiến cho người nghe khai phát trí huệ. ‘Vi’ () là tinh tế, bí mật: Pháp âm ấy tinh tế, bí mật như tiếng âm nhạc cơi Phạm thiên. ‘Diệu’ () là hay đẹp tuyệt diệu. Âm thanh ấy hay tuyệt diệu như tiếng chim Loan (chim phụng hoàng mái). ‘Ḥa’ () là điều ḥa, âm vận nhịp nhàng, réo rắt. ‘Nhă’ () là thanh nhă, đứng đắn; pháp âm ấy thanh nhă, đứng đắn v́ thuận theo Phật pháp”.

Những đức tánh vừa thuật của những âm thanh ấy không những chỉ đặc biệt lạ lùng nhất đối với các cơi trời mà so trong mười phương thế giới, những âm thanh ấy cũng là bậc nhất nên kinh bảo: Thập phương thế giới âm thanh chi trung, tối vi đệ nhất” (thật là bậc nhất trong các âm thanh trong mười phương thế giới).

Chánh kinh:

生,覩 樹、聞 聲、齅 香、嘗 味、觸 影、念 德,皆 徹,無 患,住 退 轉,至 道。復 故,獲 忍,一 忍,二 忍,三 忍。

Nhược hữu chúng sanh, đổ Bồ Đề thụ, văn thanh, khứu hương, thường kỳ quả vị, xúc kỳ quang ảnh, niệm thụ công đức, giai đắc lục căn thanh triệt, vô chư năo hoạn, trụ Bất Thoái Chuyển, chí thành Phật đạo. Phục do kiến bỉ thụ cố, hoạch tam chủng Nhẫn, nhất Âm Hưởng Nhẫn, nhị Nhu Thuận Nhẫn, tam giả Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Nếu có chúng sanh thấy cây Bồ Đề, nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị trái cây, chạm phải ánh sáng, h́nh bóng nó, nghĩ đến công đức của cây th́ đều được sáu căn thanh triệt, không có các năo hoạn, trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến thành Phật đạo. Lại do thấy cây ấy sẽ đắc ba thứ nhẫn: Một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Giải:

Đoạn kinh này chỉ rơ cây Bồ Đề tạo lợi ích, rộng thí cái lợi chân thật. Nếu có chúng sanh nào mắt thấy cây ấy, tai nghe tiếng từ cây phát ra, mũi ngửi được mùi hương, miệng nếm vị trái cây ấy, thân chạm phải ánh sáng, bóng cây, hoặc ư căn nghĩ nhớ đến công đức của cây th́ sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư, bất cứ căn nào tiếp xúc với cây ấy cũng đều khiến cho người ấy đắc Bất Thoái, đắc Nhẫn, được cái lợi ích thành Phật.

Trước hết, kinh nói: “Giai đắc lục căn thanh triệt” ều được sáu căn thanh triệt). Sách Hội Sớ giảng như sau: “Căn tai không cấu nhiễm là Thanh, nghe tỏ tường các âm là Triệt”. Cứ theo đó mà suy ra các căn khác: Nhăn căn không cấu nhiễm là thanh, thấy tỏ tường các Sắc là triệt; cho đến ư căn không cấu nhiễm là thanh, hiểu tỏ tường các pháp là triệt. Sáu căn đều phát sanh thắng trí, đều được thanh triệt nên bảo là “lục căn thanh triệt”.

Sách Tiên Chú giảng chữ “năo” () như sau: “Năo là tên gọi của một thứ Tâm Sở[1], là một trong các pháp thuộc về tiểu phiền năo (Sáu pháp: vô minh, phóng dật, giải đăi (lười biếng), bất tín (chẳng tin), hôn trầm và trạo cử (lao chao) gọi là Đại Phiền Năo Pháp). Năo nghĩa là dẫu tự ḿnh biết những điều ác do chính ḿnh làm là ác nhưng chẳng thay đổi, cứ chấp trước đến cùng, chẳng chịu nghe người khác can gián nhưng trong ḷng tự buồn bă, phiền muộn. Năo cũng là một pháp trong mười hai Tùy Phiền Năo (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến gọi là Căn Bản Phiền Năo. Những phiền năo phát sanh từ căn bản phiền năo gọi là Tùy Phiền Năo), nghĩa là nghĩ lại những sự việc trong quá khứ, hoặc do hiện tại có việc ǵ chẳng vừa ư khiến cho tinh thần tự phiền năo”.

Sách Duy Thức Thuật Kư lại giảng: “Phiền là quấy rối. Năo là làm loạn”. Xa rời cái khổ phiền năo nên bảo là vô chư năo hoạn” (không có các năo hoạn). Thậm chí được Bất Thoái Chuyển, hướng thẳng đến chỗ thành Phật nên bảo là “trụ Bất Thoái Chuyển, chí thành Phật đạo” (trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến thành Phật đạo).

Kế tiếp, kinh dạy trông thấy cây Bồ Đề sẽ đắc Nhẫn. Đoạn trên nói đủ cả sáu căn, đoạn này chỉ nói ḿnh Nhăn Căn; đó là chỉ lấy Nhăn Căn làm đại biểu cho các căn khác. Việc trông thấy cây liền đắc Nhẫn chính là kết quả của nguyện thứ bốn mươi “từ nơi cây thấy các cơi Phật” và nguyện bốn mươi bảy “nghe danh đắc Nhẫn”.

Sách Hội Sớ bảo: “Ngửa xem cây Đạo Tràng chính là biểu tượng của quả Chánh Giác viên măn, c̣n danh hiệu chính là thật thể của bổn nguyện thành tựu. V́ thế, lời nguyện ‘nghe danh đắc Nhẫn’ là nhân tạo thành cái quả thành tựu trông thấy cây đắc Nhẫn (ư nói: Do đại nguyện của Phật Di Đà đă thành tựu nên dùng việc thấy cây đắc Nhẫn để chứng minh lời nguyện ấy). Nghe danh chính là nghe âm thanh mầu nhiệm phát ra từ cây Đạo Tràng (như kinh Tiểu Bổn chép: “Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm” - nghe tiếng ấy th́ tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng). Trông thấy cây ấy là trông thấy quả đức của A Di Đà Phật. Lấy đó mà suy th́ việc nghe danh đắc Nhẫn đă rơ rành rành vậy”.

Nói tóm lại, danh hiệu và cây Bồ Đề đều là từ diệu đức của quả địa Đại Giác biến hiện, đều là viên viên quả hải, đầy đủ viên dung muôn đức, đều là thanh tịnh cú, chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân, đều là “Chân Thật Tế” mà cũng chính là tự tánh của đương nhân nên mới có những lợi ích chân thật chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

Nhưng danh hiệu Ngài vang dội khắp mười phương, độ trọn ba căn; c̣n muốn thấy được cây ấy chỉ c̣n cách sanh về Tịnh Độ, tận mắt thấy cây báu mới đạt được lợi ích ấy. So sánh hai điều này th́ cái lợi nghe danh đắc Nhẫn lại càng rơ rệt. Bởi thế sách Hội Sớ mới viết: “Lấy đó mà suy th́ việc nghe danh đắc Nhẫn càng rơ rành rành vậy”.

“Đắc Nhẫn”: Tin được lư khó tin chẳng lầm lạc th́ gọi là “Nhẫn”. Ngài Tịnh Ảnh nói: “Huệ tâm an trụ nơi pháp th́ gọi là Nhẫn”. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển mười một bảo: “An trụ trong Thật Tướng của các pháp là Nhẫn”. Sách Hội Sớ giảng: “Trí hạnh tăng tấn là Pháp Nhẫn”.

Tịnh Ảnh Sớ giảng câu “hoạch tam chủng Nhẫn” (đắc ba thứ Nhẫn) như sau: “Vừa nghe tiếng liền giải ngộ, biết tiếng ấy như tiếng vang th́ gọi là Âm Hưởng Nhẫn; đó là từ bậc Tam Địa trở xuống. Xả Thuyên hướng Thật th́ gọi là Nhu Thuận Nhẫn, đó là pháp Nhẫn của bậc Tứ, Ngũ, Lục Địa. Chứng Thật ĺa tướng th́ gọi là Vô Sanh Nhẫn; đó là Nhẫn của bậc Thất Địa trở lên”.

Ư nói: Nghe pháp ngộ đạo, biết hết thảy pháp giống như tiếng vọng, như mộng, huyễn, bọt nước, h́nh bóng th́ gọi là Âm Hưởng Nhẫn. Bậc Bồ Tát trong Biệt Giáo từ Tam Địa trở xuống đắc Nhẫn này. Xả ly ngôn thuyên[2], hướng đến Thật Tướng th́ gọi là Nhu Thuận Nhẫn; các vị Bồ Tát Tứ Địa, Ngũ Địa, Lục Địa chứng đắc Nhẫn này. Nếu chứng nhập Thật Tướng, ĺa hết thảy tướng th́ gọi là đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn; đây chính là pháp Nhẫn của bậc Bồ Tát từ Thất Địa trở lên.

Sách Di Đà Sớ Sao lại giảng: “Nói giản lược, có hai thứ Vô Sanh Nhẫn: Một là xét về pháp, hai là xét về hạnh.

- Xét theo pháp th́ về Lư, các pháp chẳng phát khởi, tác dụng, đều gọi là Vô Sanh. Huệ tâm an trụ vào đấy nên gọi là Nhẫn.

- Xét về hạnh th́ báo hạnh thuần thục, trí hiểu rơ lư vô tướng, vô công dụng, rộng dường hư không, sâu như biển thẳm, vọng hoặc trong tâm thức chẳng c̣n, lặng lẽ chẳng khởi th́ mới gọi là Vô Sanh.

Loại thứ nhất địa nào cũng có, loại thứ hai chỉ bậc Bát Địa mới có thể chứng nổi”.

Như vậy, Vô Sanh Pháp Nhẫn được giảng trong Tịnh Ảnh Sớ chính là loại “Vô Sanh Pháp Nhẫn xét theo hạnh” trong Di Đà Sớ Sao. Ngài Tịnh Ảnh bảo từ bậc Thất Địa trở lên, đại sư Liên Tŕ bảo là Bát Địa, hai thuyết chẳng mâu thuẫn nhau. Hơn nữa, kinh Nhân Vương cũng bảo Vô Sanh Pháp Nhẫn thuộc về Thất Địa, Bát Địa, Cửu Địa (các thuyết của những vị khác chẳng trích dẫn ở đây)

Trong ba pháp Nhẫn được nói trong kinh này, đầu tiên là Âm Hưởng Nhẫn, kế đó là Nhu Thuận Nhẫn. Như vậy, ba thứ Nhẫn này tuy khác với kinh Hiền Kiếp nhưng lại giống những thứ Nhẫn được nói trong phẩm Thập Nhẫn của kinh Hoa Nghiêm và kinh Như Lai Hưng Hiển.

Phẩm Thập Nhẫn trong kinh Hoa Nghiêm, bản Cựu dịch (bản dịch đời Tấn), ghi: “Một là Âm Thanh Nhẫn, hai là Thuận Nhẫn, ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn, bốn là Như Huyễn Nhẫn, năm là Như Diệm Nhẫn, sáu là Như Mộng Nhẫn, bảy là Như Hưởng Nhẫn, tám là Như Ảnh Nhẫn, chín là Như Hóa Nhẫn, mười là Như Không Nhẫn”. Ba Nhẫn đầu tiên giống như ba Nhẫn được nói trong kinh này.

Phẩm Thập Nhẫn c̣n nói: “Nhược văn chân thật pháp, bất kinh, bất bố, bất úy, tín giải thọ tŕ, ái nhạo thâm nhập, tu tập, an trụ, thị vi đệ nhất Tùy Thuận Âm Thanh Nhẫn” (Nếu nghe pháp chân thật mà chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hăi, tin hiểu, thọ tŕ, yêu thích thâm nhập, tu tập, an trụ th́ đấy là Nhẫn thứ nhất: Tùy Thuận Âm Thanh Nhẫn); đó chính là Âm Hưởng Nhẫn.

Kinh lại dạy: “Thử Bồ Tát tùy thuận tịch tĩnh, quán nhất thiết pháp b́nh đẳng, chánh niệm, bất vi chư pháp, tùy thuận thâm nhập nhất thiết chư pháp thanh tịnh, trực tâm phân biệt chư pháp, tu b́nh đẳng quán, thâm nhập cụ túc, thị vi đệ nhị Thuận Nhẫn”  (Bồ Tát ấy tùy thuận tịch tĩnh, quán hết thảy pháp b́nh đẳng chánh niệm, chẳng trái nghịch chư pháp, tùy thuận thâm nhập hết thảy các pháp thanh tịnh, trực tâm phân biệt các pháp, tu b́nh đẳng quán, thâm nhập trọn vẹn th́ đấy là Thuận Nhẫn thứ hai); đây chính là Nhu Thuận Nhẫn.

Kinh lại dạy: “Thử Bồ Tát bất kiến hữu pháp sanh, bất kiến hữu pháp diệt, hà dĩ cố? Nhược bất sanh, tắc bất diệt. Nhược bất diệt, tắc vô tận. Nhược vô tận, tắc ly cấu. Nhược ly cấu, tắc vô hoại. Nhược vô hoại, tắc bất động. Nhược bất động, tắc tịch diệt... Thị vi đệ tam Vô Sanh Pháp Nhẫn” (Bồ Tát ấy chẳng thấy có pháp sanh, chẳng thấy có pháp diệt, v́ sao thế? Nếu chẳng sanh th́ chẳng diệt. Nếu chẳng diệt th́ vô tận. Nếu vô tận th́ ly cấu. Nếu ly cấu th́ vô hoại. Nếu vô hoại th́ bất động. Nếu bất động th́ tịch diệt… Đấy là Vô Sanh Pháp Nhẫn thứ ba).

Nói đơn giản, an trụ trong lư thể Chân Như Thật Tướng bất sanh bất diệt th́ gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Việc thấy cây Bồ Đề sẽ đạt được công đức như vậy thật đă hiển thị sâu xa nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn của Phật Di Đà .

Chánh kinh:

難:如 剎,華 木,與 事。此 佛,威 故,本 故,滿 故,明 了、堅 固、究 故。

Phật cáo A Nan: - Như thị Phật sát, hoa quả thụ mộc, dữ chư chúng sanh nhi tác Phật sự. Thử giai Vô Lượng Thọ Phật, oai thần lực cố, bổn nguyện lực cố, măn túc nguyện cố, minh liễu, kiên cố, cứu cánh nguyện cố.

Phật bảo A Nan:

- Cơi Phật như thế, hoa, quả, cây cối và các chúng sanh đều làm Phật sự. Đấy đều là do sức oai thần, do sức bổn nguyện, do măn túc nguyện, do nguyện rơ ràng kiên cố, rốt ráo của Vô Lượng Thọ Phật vậy.

Giải:

Đức Phật bảo A Nan: Thế giới Cực Lạc hy hữu chẳng thể nghĩ bàn đến như thế ấy. Hoa, quả, cây cối đều làm Phật sự, tăng trưởng thiện căn thù thắng của hữu t́nh khiến họ đắc Nhẫn, chứng nhập Vô Sanh. Đấy là do sức oai thần của quả đức của đức Phật ấy và sức bổn nguyện, sức trọn vẹn đầy đủ, sức rơ ràng, kiên cố, rốt ráo của Ngài vậy.

Ngài Tịnh Ảnh bảo: “Câu ‘giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố’ có nghĩa là do oai lực hiện tại của đức Phật ấy nên đạt được ba thứ Nhẫn. Chữ ‘bổn nguyện lực’ hàm ư do sức bổn nguyện trong quá khứ của Ngài nên [chúng sanh trong cơi ấy] đắc ba thứ Nhẫn. Bổn nguyện là tổng, c̣n bốn thứ kia (tức nguyện rơ ràng, trọn vẹn, kiên cố, cứu cánh) là biệt.Măn túc nguyện’ là nguyện tâm trọn vẹn, đầy đủ. ‘Nguyện rơ ràng’ là tâm mong cầu rơ ràng, rành rẽ. ‘Nguyện kiên cố’ là các duyên chẳng hoại được [nguyện ấy]. ‘Nguyện rốt ráo’ là rốt cục chẳng thoái thất. Do các nguyện ấy nên người sanh về cơi kia sẽ đắc ba thứ Nhẫn”.

Ngài Nghĩa Tịch, Cảnh Hưng đều cho rằng “nguyện măn túc” nghĩa là “bốn mươi tám nguyện chẳng khuyết giảm”. Ngài Nghĩa Tịch, Vọng Tây cùng giảng “nguyện rơ ràng” “minh và huệ tương ứng với nhau”; ngài Cảnh Hưng lại giảng là “mong cầu chẳng hư dối” (ư này giống với ư ngài Tịnh Ảnh). Về “nguyện kiên cố”, ngài Nghĩa Tịch bảo: “[Là] do tinh tấn chẳng thoái chuyển tạo thành”. Ngài Nghĩa Tịch, ngài Vọng Tây cùng giảng “nguyện rốt ráo”“đến tột cùng bờ mé của pháp giới hữu t́nh” (độ sạch hết thảy hữu t́nh trong pháp giới). Các thuyết trên đây bổ sung lẫn nhau.

Về “bổn nguyện lực” (sức bổn nguyện), Văng Sanh Luận bảo: “Quán sức bổn nguyện của Phật, gặp gỡ chẳng luống uổng, khiến cho được trọn đủ biển báu công đức lớn”. Sách Luận Chú giảng như sau: “Vốn là từ bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát tạo thành cái gọi là thần lực tự tại của A Di Đà Như Lai. Nguyện biến thành lực, lực nhằm thành tựu nguyện. Nguyện chẳng phí uổng, lực chẳng dối bày. Lực và nguyện hỗ trợ nhau, rốt ráo chẳng sai biệt”. Dựa trên bổn nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát nên ngày nay mới có thần lực tự tại của Phật Di Đà. Do trong lúc tu nhân, Phật Di Đà phát nguyện “nghe danh đắc Nhẫn” nên do nguyện lực nay thành tựu công đức thù thắng: [Chúng sanh] trông thấy cây Bồ Đề liền đắc Nhẫn nơi cơi Cực Lạc. Do nguyện phát sanh lực, nguyện được thành là do lực nên kinh mới chép: “Giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố, bổn nguyện lực cố” ều là do sức oai thần, sức bổn nguyện của Vô Lượng Thọ Phật) nên trông thấy cây Bồ Đề đều đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, chứng ngay vào địa vị Bát Địa Bồ Tát.



[1] Tâm sở: Tác dụng của tâm, thường gồm 46 thứ như: thọ, tưởng, tư, xúc…

[2] Ngôn thuyên: Dùng ngôn ngữ văn tự để diễn đạt nghĩa lư