37. Như Bần Đắc Bảo ( : Như kẻ nghèo được của báu)

Trong phẩm trước, đức Phật nói đến những điều ác khổ để chiết phục chúng sanh, khuyên răn chúng sanh bỏ ác; trong phẩm này, đức Phật nói đến những nhân quả lành để nhiếp thọ chúng sanh, khuyên lơn họ tinh tấn đi theo đường lành, dứt bỏ ác hạnh nhằm “nhổ dứt cái khổ sanh tử”, “đạt sự an vui vô vi”.

Chánh kinh:

本,勿 禁。忍 進,慈 一。齋 淨,一 夜,勝 歲。所 何?彼 土,皆 善,無 惡。於 善,十 夜,勝 中,為 歲。所 何?他 國,福 然,無 地。唯 間,善 多,飲 毒,未 息。

Nhữ đẳng quảng thực đức bổn, vật phạm đạo cấm, nhẫn nhục, tinh tấn, từ tâm chuyên nhất, trai giới thanh tịnh, nhất nhật nhất dạ, thắng tại Vô Lượng Thọ quốc vi thiện bách tuế. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ, giai tích đức chúng thiện, vô hào phát chi ác. Ư thử tu thiện, thập nhật thập dạ, thắng ư tha phương chư Phật quốc trung, vi thiện thiên tuế. Sở dĩ giả hà? Tha phương Phật quốc, phước đức tự nhiên, vô tạo ác chi địa. Duy thử thế gian, thiện thiểu ác đa, ẩm khổ thực độc, vị thường ninh tức.

Các ông rộng trồng cội đức, đừng phạm đạo cấm, nhẫn nhục, tinh tấn, từ tâm, chuyên nhất, trai giới thanh tịnh trong một ngày một đêm th́ hơn cả làm việc thiện suốt trăm năm nơi cơi Vô Lượng Thọ Phật. V́ cớ sao vậy? Cơi nước Phật ấy đều là do các đức, các sự lành tích tụ, không có mảy may điều ác nào. Ở cơi [Sa Bà] này, tu thập thiện trong mười ngày mười đêm hơn hẳn làm việc thiện suốt một ngàn năm nơi các cơi Phật phương khác. V́ cớ sao vậy? Các cơi Phật phương khác phước đức tự nhiên, không có chỗ để tạo ác. Chỉ có thế gian này thiện ít, ác nhiều, uống khổ, ăn độc, chưa hề yên nghỉ.

 Giải:

“Quảng thực đức bổn” (Rộng trồng cội đức): Theo Hội Sớ, chữ “đức bổn” có hai nghĩa:

1. Lục Độ là gốc của hết thảy công đức nên gọi là “đức bổn”.

2. Tuyển trạch bổn nguyện của Phật Di Đà gộp thành quả đức sáu chữ hồng danh, đầy đủ vạn đức; đấy chính là gốc của mọi đức nên gọi là “đức bản”.

“Thực” () là vun bồi, bồi dưỡng. Ngài Vọng Tây giảng “đạo cấm” là: “V́ Phật đạo cấm ngăn các ác nên gọi là đạo cấm”. Bởi thế, “bất phạm đạo cấm” chính là Giới Độ trong Lục Độ. “Nhẫn nhục” là Nhẫn Độ. “Tinh tấn” là Tấn Độ.

Chữ “trai giới” được ngài Vọng Tây giảng là: “Trai giới là Bát [Quan] Trai Giới nên mới bảo là một ngày một đêm v.v…”

“Thắng tại Vô Lượng Thọ quốc vi thiện bách tuế” (Hơn cả làm lành suốt trăm năm nơi cơi Vô Lượng Thọ Phật) là như trong pháp hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Kư của kinh Bảo Tích có nói: “Nhược hữu chúng sanh ư bỉ Phật độ, ức bách thiên tuế, tu chư phạm hạnh, bất như ư thử Sa Bà thế giới, nhất đàn chỉ khoảnh, ư chư chúng sanh khởi từ bi tâm, sở hoạch công đức, thượng đa ư bỉ. Hà huống năng ư nhất nhật, nhất dạ, trụ thanh tịnh tâm” (Nếu có chúng sanh ở trong cơi Phật ấy tu các phạm hạnh suốt cả ức trăm ngàn năm vẫn chẳng bằng ở trong thế giới Sa Bà này, chỉ trong khoảng thời gian khảy ngón tay khởi tâm từ bi đối với chúng sanh. Công đức người ấy đạt được c̣n nhiều hơn thế nữa. Huống hồ là trong một ngày một đêm trụ trong tâm thanh tịnh).

Kinh Tư Ích cũng dạy: “Nhược nhân ư tịnh quốc, tŕ giới măn nhất kiếp, thử độ tu du gian, hành từ vi tối thắng” (Như người ở cơi thanh tịnh tŕ giới suốt một kiếp; người ở cơi này thực hành ḷng Từ trong khoảnh khắc vẫn là tối thắng).

Kinh c̣n dạy: “Ngă kiến Hỷ Lạc quốc, cập kiến An Lạc độ, thử trung vô khổ năo, diệc vô khổ năo danh. Ư bỉ tác công đức, vị túc dĩ vi kỳ! Ư thử phiền năo xứ, năng nhẫn bất khả sự, diệc giáo tha thử pháp, kỳ phước vi tối thắng” (Ta thấy trong những cơi Hỷ Lạc và cơi An Lạc không có khổ năo, cũng không có danh từ khổ năo. Trong những cơi ấy mà làm các công đức th́ chẳng đáng kể là lạ. Ở chốn phiền năo này mà nhẫn được sự chẳng thể nhẫn, lại c̣n dạy người khác pháp này th́ phước ấy mới là tối thắng).

Kinh Thiện Sanh cũng nói: “Di Lặc xuất thời, bách niên thọ giới, bất như ngă độ nhất nhất dạ, hà dĩ cố? Ngă thời chúng sanh cụ ngũ chỉ cố. Thiện nam tử! Thị bát trai giới tức thị trang nghiêm vô thượng Bồ Đề chi lộ dă” (Lúc Di Lặc Phật xuất thế, thọ giới suốt một trăm năm cũng chẳng bằng [thọ giới] một ngày một đêm trong cơi ta. V́ sao vậy? Trong thời của ta, chúng sanh có đủ cả năm thứ nhơ bẩn. Này thiện nam tử! Bát Trai Giới này chính là con đường dẫn tới trang nghiêm vô thượng Bồ Đề).

Tôi trích dẫn nhiều đoạn kinh như trên nhằm chứng minh rằng trong cơi này, ngay trong khoảng “ẩm khổ, thực độc, vị thường ninh tức” (uống khổ, ăn độc, chưa từng yên nghỉ) này mà hành nhân lại có thể trai giới thanh tịnh, nhẫn nhục, tinh tấn th́ công đức của người ấy vượt xa những người khác trong các cơi Phật phương khác. Trong cơi này, tu hành “nhất nhật nhất dạ, thắng tại Vô Lượng Thọ quốc vi thiện bách tuế… thập nhật, thập dạ, thắng ư tha phương chư Phật quốc trung, vi thiện thiên tuế” (một ngày một đêm hơn cả làm lành suốt trăm năm trong cơi Vô Lượng Thọ Phật… trong mười ngày mười đêm hơn hẳn làm việc thiện suốt ngàn năm nơi các cơi Phật phương khác). Ngài Vọng Tây bảo “ẩm khổ, thực độc”“uống nước bát khổ, lại ăn ba độc vị”. “Ninh” () là yên ổn, “tức” () là thôi dứt.

Trong tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Sao, ngài Vọng Tây viết:

“Hỏi: Nếu tu hành tại uế độ là thù thắng th́ cứ tu trong cơi này, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Như sách Yếu Tập viết: ‘Kinh này chỉ nói về sự tu hành khó hay dễ, chứ chẳng giảng về thiện căn là thù thắng hay hèn kém. Ví như kẻ nghèo hèn thí được một tiền tuy đáng khen là hay, nhưng chẳng bao biện được các việc. Kẻ phú quư bỏ ra ngàn vàng tuy chẳng đáng gọi là hay, nhưng lại có thể hoàn tất muôn sự. Việc tu hành trong hai cơi cũng giống như thế’. Nếu muốn mau chóng hoàn thành các việc thành Phật, lợi sanh th́ phải chuyên cầu Tịnh Độ, lẽ nào lưu luyến uế độ, chẳng thể thành tựu nổi Phật đạo”.

Lại nữa, theo ngài Cảnh Hưng, ở cơi này tu trong một ngày đêm hơn hẳn làm lành cả trăm năm nơi Tây phương là v́ “ở đây tu khó thành”. Ư nói: Trong cơi này, tấn tu rất khó; do khó làm nổi nên coi là quư. C̣n như ở cơi kia th́ chóng đắc Vô Thượng Bồ Đề do “trong cơi kia, không lúc nào chẳng tu; c̣n cơi này lúc tu thiện lại ít nên [nói như vậy] chẳng mâu thuẫn nhau”. Xét ra, thuyết của ngài Cảnh Hưng càng thù thắng hơn nữa.

Chánh kinh:

等,苦 喻,授 法。 之,悉 之。尊 卑、男 女、眷 屬、朋 友,轉 語,自 檢。和 理,歡 孝。所 犯,則 過。去 善,朝 改。奉 戒,如 寶。 來,洒 行。自 降,所 得。

Ngô ai nhữ đẳng, khổ tâm hối dụ, thọ dữ kinh pháp, tất tŕ tư chi, tất phụng hành chi. Tôn ty, nam nữ, quyến thuộc, bằng hữu, chuyển tương giáo ngữ. Tự tương ước kiểm, ḥa thuận nghĩa lư, hoan lạc, từ hiếu. Sở tác như phạm, tắc tự hối quá, khử ác, tựu thiện, triêu văn, tịch cải, phụng tŕ kinh giới, như bần đắc bảo. Cải văng tu lai, sái tâm, dịch hạnh, tự nhiên cảm giáng, sở nguyện triếp đắc.

Ta thương xót các ông, khổ tâm khuyên dụ, trao cho kinh pháp, [các ông] đều phải nên thọ tŕ, suy nghĩ lấy, đều phải phụng hành. Tôn ty, nam nữ, quyến thuộc, bằng hữu lần lượt dạy bảo nhau. Tự phải ước thúc, ǵn giữ cho nhau, ḥa thuận nghĩa lư, hoan lạc, từ hiếu. Nếu trót phạm lỗi liền tự hối lỗi, bỏ ác, hướng về điều lành. Sáng nghe, chiều đổi, phụng tŕ kinh giới như kẻ nghèo được của báu. Sửa đổi quá khứ, tu hành tương lai, rửa ḷng, đổi hạnh; tự nhiên cảm giáng, sở nguyện ắt thỏa.

Giải:

Thế Tôn mấy lượt khuyên lơn, chỉ mong đại chúng phụng tŕ kinh giới nên trong đoạn này trước hết Phật bảo: “Thọ dữ kinh pháp” (Trao cho kinh pháp), khuyên bảo chúng sanh thọ tŕ, tư duy, phụng hành đúng pháp. Sau đấy, Phật lại khuyên “phụng tŕ kinh giới như bần đắc bảo” (tuân phụng kinh giới như kẻ nghèo được của báu).

Sách Hội Sớ giảng câu “ngô ai nhữ đẳng, khổ tâm hối dụ” (ta thương xót các ông khổ tâm khuyến dụ) như sau: “Ngô ai’ là Như Lai đại từ, ‘nhữ đẳng’ là căn cơ được đức Phật rủ ḷng thương. Năm thời giáo hóa, dạy cho bán giáo, măn giáo nên bảo là khổ tâm hối dụ”.

Ư nói: Như Lai đại từ thương xót các căn cơ, rát miệng xót ḷng khai thị, dạy dỗ. Năm thời thuyết pháp nhằm thích ứng các căn cơ. Giáo pháp có bán (bán tự giáo) hay măn (măn tự giáo) nhưng đều là tùy duyên độ thoát nên mới bảo là “khổ tâm hối dụ, thọ dữ kinh pháp”.

Phật lại dạy rằng: Đối với những kinh pháp đă được nghe như thế, đều phải nên “tŕ tư” (thọ tŕ, suy nghĩ), “phụng hành”, “chuyển tương giáo ngữ” (lần lượt dạy bảo nhau). “Phụng” () là tin kính, “hành”     () là tu hành. Đó là tự lợi. Đối với các thân hữu liền “chuyển tương giáo ngữ” chính là lợi tha. “Nếu chẳng thuyết pháp độ sanh th́ chẳng thể báo nổi Phật ân”.

Tiếp đó, Phật lại khuyên “tự tương ước kiểm, ḥa thuận nghĩa lư, hoan lạc, từ hiếu” (tự ước kiểm lẫn nhau, ḥa thuận nghĩa lư, hoan lạc, từ hiếu). “Ước kiểm” ( ) cũng giống như ước liễm (約斂: bó buộc, kiểm soát), tức là “đương tự đoan tâm, đương tự đoan thân” (nên tự đoan chánh cái tâm, nên tự đoan chánh cái thân). “Ḥa thuận nghĩa lư” nghĩa là lời lẽ lẫn cử chỉ đều vừa ḥa hợp với nghĩa, vừa thuận với lư. Ḥa hợp với nghĩa th́ cử chỉ thích đáng. Thuận theo lư th́ tự nhiên được đúng chừng mực.

“Hoan” () là hoan hỷ; phần lớn cuối các kinh có câu “giai đại hoan hỷ” (đều hoan hỷ lớn). “Lạc” () là an lạc. Thế gian thường bảo “thượng từ hạ hiếu”, kinh cũng nói: “Ngă ai nhữ đẳng thậm ư phụ mẫu niệm tử” (Ta thương xót các ông c̣n hơn cả cha mẹ nghĩ đến con); đấy là đại từ. Chúng sanh trong sáu đường đều là cha mẹ ta, thệ nguyện cứu độ th́ là đại hiếu. Do đại bi nên khiến cho khắp tất cả được thoát khổ. Do đại từ nên khiến cho tất cả được hưởng vui. Ấy chính là đại hạnh của Bồ Tát, mà cũng chính là ư nghĩa thật sự của “hoan lạc, từ hiếu”.

Thêm nữa, muốn “chuyển tương giáo ngữ” (lần lượt dạy bảo lẫn nhau) th́ trước hết phải dùng Tứ Nhiếp để lôi cuốn chúng sanh (Tứ Nhiếp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) cho nên “hoan lạc từ hiếu” cũng chính là Tứ Nhiếp Pháp.

Từ câu “sở tác như phạm” (hễ trót phạm lỗi) cho đến sái tâm, dịch hạnh” (rửa ḷng, đổi hạnh) đều khuyên phụng tŕ kinh giới. Phẩm này mang tên “như bần đắc bảo” (như kẻ nghèo được của báu) nên câu “phụng tŕ kinh giới như bần đắc bảo” chính là câu cốt lơi của phẩm này. Đức Thế Tôn tâm Từ đến tột bực nên ban lời dạy như thế. Kẻ nghèo được của báu ắt diệt ngay các khổ, bởi đó hoan hỷ, vô ưu. Ở đây, Phật dùng của báu để sánh ví diệu dụng của kinh giới.

Hơn nữa, kẻ nghèo một khi có được của báu th́ sẽ coi như tánh mạng của chính ḿnh, sẽ toàn lực ǵn giữ, chẳng để mất đi. Ở đây, đức Phật khuyên hành nhân được lănh thọ kinh giới th́ phải tự khéo vâng giữ như bảo vệ đầu, mắt. Nếu lỡ khuyết phạm th́ phải mau sám hối, thề chẳng tái phạm!

“Khử ác, tựu thiện… cải văng tu lai” là bỏ những ác hạnh sai trái trong quá khứ, tu thiện nghiệp đúng đắn trong hiện tại. “Triêu văn, tịch cải” (sáng nghe chiều đổi) là thuận theo việc thiện, biết lỗi liền sửa đổi. “Sái tâm” (洒 心) chính là rửa sạch cấu nhơ trong tâm. “Dịch hạnh”: Dịch () là biến dịch (thay đổi), nghĩa là dứt ác hướng thiện, bỏ tà theo chánh, hồi Tiểu hướng Đại, bỏ cái hư ngụy, giữ lấy cái chân thật. Được như thế th́ “tự nhiên cảm giáng, sở nguyện triếp đắc”, nghĩa là: tự nhiên cảm ứng, Phật lực ngầm gia hộ, có nguyện cầu chi đều được viên măn.

Chánh kinh:

處,國 聚,靡 化。天 順,日 明。風 時,災 起。國 安,兵 用。崇 仁,務 讓。國 賊,無 枉。強 弱,各 所。

Phật sở hành xứ, quốc ấp khâu tụ, mỵ bất mông hóa. Thiên hạ ḥa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng. Sùng đức, hưng nhân, vụ tu lễ nhượng. Quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.

Phật đi đến đâu th́ mọi người trong các quốc gia, thôn ấp, phường xóm, tụ lạc, không ai chẳng được Ngài giáo hóa. Thiên hạ ḥa thuận, mặt trời, mặt trăng sáng tỏ, mưa gió đúng thời, tai ương, tật dịch chẳng khởi, nước giàu, dân yên, vũ khí [trở thành] vô dụng. Đức được tôn sùng, ḷng nhân mạnh mẽ, chăm tu lễ nghĩa, nhân nhượng. Nước không trộm cướp, chẳng có oan uổng, mạnh chẳng hiếp yếu, ai nấy đều được yên vui.

Giải:

Đoạn kinh này nói lên từ đức vô lượng của Phật.

Câu “Phật sở hành xứ” chỉ những chỗ Phật đă từng đi đến, mà cũng có nghĩa là những nơi Phật pháp lưu truyền đến.

“Quốc” () là quốc gia, “ấp” () là làng mạc. Chữ “khâu” () có hai nghĩa: Sách Hội Sớ bảo là núi g̣; sách Châu Lễ bảo: “Bốn ấp là một khâu”. Như vậy, “khâu” có nghĩa là nơi dân chúng tụ lại sanh sống. “Tụ” () có nghĩa là thôn xóm. Ngài Vọng Tây bảo: “Làng nhỏ gọi là Tụ”.

“Quốc ấp khâu tụ” (Quốc gia, thôn ấp, xóm phường, tụ lạc) bất cứ nơi nào Phật đă đặt chân đến th́ không ai là chẳng được nhận lănh sự giáo hóa của Phật nên bảo là mỵ bất mông hóa” (không ai chẳng được Ngài giáo hóa). Được nhận lănh sự giáo hóa của Phật tất nhiên sẽ cảm ứng được những điều tốt lành. Bởi thế, “thiên hạ ḥa thuận” cho đến “các đắc kỳ sở” (ai nấy đều được sống yên). “Thiên hạ ḥa thuận” là thế giới ḥa b́nh, mọi xứ ḥa hiếu với nhau.

“Nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời” (Mặt trời, mặt trăng sáng tỏ, mưa gió đúng thời) là mưa ḥa gió thuận, không có các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, gió băo, mưa đá…

“Tai lệ bất khởi”: Tai () là tai họa, “lệ” () là dịch lệ (bệnh dịch) nghĩa là chẳng những không có các tai vạ: núi lở, động đất, biển trào, đất ch́m… các nạn: nước, lửa, đao binh, mà cũng chẳng hề có các thứ ôn dịch lưu hành.

“Quốc phong dân an” là quốc gia sung túc, sản xuất dồi dào, nhân dân an lạc.

“Binh qua vô dụng”: “Binh” () là đao binh, tức là những khí giới có mũi nhọn chế bằng kim loại; “qua” () là các loại kích có mũi tù (không nhọn). Chữ “binh qua” thường được dùng để chỉ chiến tranh. “Binh qua vô dụng” nghĩa là trong nước không có giặc cướp, phản nghịch; ngoài không bị nước khác xâm lấn nên có thể dẹp vơ dụng văn, xếp vũ khí không dùng đến nữa.

“Sùng đức hưng nhân”: Tôn sùng đạo đức gọi là “sùng đức”; phát triển chánh sách nhân từ th́ gọi là “hưng nhân”.

Sách Hội Sớ giảng chữ “vụ tu lễ nhượng” (chăm tu lễ nhượng) là: “Tôn ty có trật tự là Lễ, nhường nhịn người khác là Nhượng”. Nhượng  () c̣n nghĩa là nhường bước, đưa cái tốt lành cho người, chẳng giành lấy về ḿnh.

“Quốc vô đạo tặc” là nhân dân đều tuân theo lẽ phải, vâng giữ pháp luật nên chẳng có trộm cướp.

“Vô hữu oan uổng” (Chẳng có oan uổng) v́ kẻ nắm giữ chức vị th́ liêm minh công chánh, xét kỹ từng chi tiết nên chẳng phán án lầm.

“Cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở” (Mạnh chẳng hiếp yếu, ai nấy đều được sống yên vui): Ỷ mạnh hiếp yếu chính là nguồn cội của mọi tai vạ trong thế gian. Nước hùng mạnh cậy vào quân lực hiếp đáp nước nhược tiểu, kẻ giàu cậy vào tiền của để bóc lột người nghèo, kẻ nắm giữ quyền bính thường dựa quyền thế để rúc rỉa nhân dân; c̣n không th́ kẻ mạnh lại kết thành giặc cướp bức hại người lương thiện. Cậy đông hiếp đáp kẻ cô thế, cậy thế khinh người, rúc rỉa máu xương người khác để cốt ấm thân, tàn nước hại dân, không c̣n ǵ tệ hơn thế nữa. Bởi thế, nguyện “cường bất lăng nhược” (mạnh chẳng hiếp yếu), ai nấy “các đắc kỳ sở” (ai nấy đều được sống yên). Đây, kia đều an, kẻ có người không chia sẻ cho nhau, chung sống ḥa b́nh, nguyện thế giới đạt đến đại đồng.

Phật đi đến đâu, chỗ đó đều được hưởng những lợi ích như thế, đủ thấy từ lực của Phật khó thể suy nghĩ, khó bàn luận nổi!

Chánh kinh:

等,甚 子。我 佛,以 惡,拔 苦。令 德,升 安。吾 洹,經 滅。人 偽,復 惡。五 五痛,久 劇。汝 誡,如 法,無 也。

Ngă ai nhữ đẳng, thậm ư phụ mẫu niệm tử. Ngă ư thử thế tác Phật, dĩ thiện công ác, bạt sanh tử chi khổ, linh hoạch ngũ đức, thăng vô vi chi an. Ngô bát Nê Hoàn, kinh đạo tiệm diệt, nhân dân siểm ngụy, phục vi chúng ác. Ngũ thiêu, ngũ thống, cửu hậu chuyển kịch. Nhữ đẳng chuyển tương giáo giới, như Phật kinh pháp, vô đắc phạm dă.

Ta thương xót các ông c̣n hơn cha mẹ nghĩ đến con. Ta trong đời này làm Phật, dùng cái thiện công kích cái ác, dẹp tan cái khổ sanh tử, khiến cho [các ông] đạt được năm đức, đạt niềm vui vô vi. [Sau khi] ta bát Nê Hoàn, kinh đạo dần dần diệt mất, nhân dân siểm ngụy lại làm các điều ác. Năm sự đốt, năm sự khổ càng về sau càng nặng thêm lên. Các ông phải lần lượt dạy lẫn nhau [tu hành] đúng theo kinh pháp của Phật, trọn chẳng được sai phạm.

Giải:

Trong đoạn này, do v́ Phật pháp sẽ dần dần diệt mất, Ngũ Thiêu, Ngũ Thống sẽ chuyển thành dữ dội hơn nên Phật lại răn dạy chúng sanh hăy bỏ ác tu thiện, phụng tŕ kinh pháp.

Câu thậm ư phụ mẫu niệm tử” (c̣n hơn cha mẹ nghĩ đến con) được sách Hội Sớ giảng như sau: “Cha mẹ chỉ hạn cuộc trong một đời, c̣n Phật th́ vô lượng kiếp. Cha mẹ chẳng b́nh đẳng, Phật thường b́nh đẳng. Cha mẹ chán ghét đứa con bất hiếu, Phật thương xót kẻ ác nghịch. Cha mẹ nuôi dưỡng sắc thân, Phật trưởng dưỡng nội tâm. V́ thế, bảo là ‘thậm ư’ (c̣n hơn)”.

Ư nói: Phật dùng ḷng đại từ b́nh đẳng trong vô lượng kiếp nuôi dưỡng huệ mạng của chúng ta, vượt xa khả năng của cha mẹ nên bảo là thậm ư phụ mẫu”.

Chữ “thử thế” (đời này) chỉ đời ác ngũ trược. “Dĩ thiện công ác” (Dùng cái thiện công kích cái ác): Phật thuyết pháp lành giáo hóa chúng sanh, hàng phục những lỗi ác của họ để tiêu trừ năm điều đau đớn, để diệt năm sự đốt. Chữ “ác” chỉ năm sự ác.

“Ngũ đức” chính là năm điều thiện. Làm cho chúng sanh hành năm điều thiện, bỏ năm điều ác, quay lưng với trần cảnh để trở về với giác ngộ, nhổ tận gốc cội khổ sanh tử của hữu t́nh để được sự thường lạc vô vi.

“Bát Nê Hoàn” nghĩa là “bát Niết Bàn”, dịch nghĩa là “nhập diệt”, “viên tịch”. Chánh pháp của Phật Thích Ca tồn tại năm trăm năm, Tượng pháp một ngàn năm, Mạt pháp một vạn năm. Khi cả ba thời gian này đă qua th́ gọi “kinh pháp diệt tận” như trong kinh Pháp Diệt Tận có nói kinh Thủ Lăng Nghiêm diệt mất trước tiên, các kinh khác cũng dần dần diệt mất. Vào lúc đó, “nhân dân siểm ngụy”. Siểm () là xu nịnh, cong quẹo, “ngụy” () là dối trá. Ḷng người dâm tà, giảo quyệt, dối trá nên “phục vi chúng ác” (lại làm các điều ác). Bởi vậy, sự đau đớn, sự thiêu đốt lại hừng hẫy nên bảo là “chuyển hậu tương kịch” (càng về sau càng nặng thêm lên). Nghĩa là: Từ Chánh pháp, Tượng pháp chuyển sang Mạt pháp, sự thiêu đốt và sự đau đớn càng thêm thảm khốc, càng lớn lao, càng dữ dội hơn. V́ thế Phật dạy ngài Di Lặc cùng hết thảy hội chúng phải nên “chuyển tương giáo giới” (lần lượt răn dạy nhau) tin nhận, phụng hành kinh pháp của Phật, chẳng được sai phạm!

Chánh kinh:

薩,合 言:世 苦,如 是。佛 哀,悉 之。受 誨,不 失。

Di Lặc Bồ Tát hiệp chưởng bạch ngôn: - Thế nhân ác khổ, như thị, như thị. Phật giai từ ai, tất độ thoát chi, thọ Phật trọng hối, bất cảm vi thất.

Di Lặc Bồ Tát chắp tay bạch Phật: - Người đời ác khổ đúng là như vậy, đúng là như vậy. Phật đều thương xót họ, độ thoát tất cả. Con vâng lănh lời răn dạy ân cần của Phật, chẳng dám sai sót.

Giải:

Di Lặc đại sĩ kính cẩn nhận lănh lời răn dạy của Phật nên chắp tay kính tạ, khen ngợi Như Lai: Người đời ác khổ thật sâu như thế. Đức Phật ḷng từ bi vô lượng, đối với những kẻ hung ác cùng cực như thế dùng ḷng đại từ b́nh đẳng “tất độ thoát chi” (đều độ thoát). Di Lặc đại sĩ chính là đương cơ trong hàng Bồ Tát của kinh này nên Ngài hiểu được chỗ bí yếu của bản kinh, liền nói: “Tất độ thoát chi”.

Phẩm Quyết Chứng Cực Quả của kinh này có câu: “Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược dĩ sanh, nhược đương sanh, giai tất trụ ư Chánh Định chi tụ, quyết định chứng ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” (Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân hoặc là đă sanh về, hoặc là sẽ sanh về th́ đều sẽ trụ trong Chánh Định Tụ, quyết định chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Nghĩa là: Người hiện tại phát Bồ Đề tâm, một bề chuyên niệm th́ tương lai sanh về Tây phương, nhưng ngay trong lúc này đă thuộc vào Chánh Định Tụ.

Kinh A Di Đà cũng dạy: “Nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” (Nếu có kẻ đă phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cơi nước của A Di Đà Phật th́ những người ấy đều được bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) nghĩa là: Người hiện đang phát nguyện văng sanh đều đă bất thoái chuyển nơi vô thượng Bồ Đề. Bởi thế, ngài Di Lặc mới thưa là “tất độ thoát chi”.

Sách Di Đà Yếu Giải viết: “Chẳng luận là chí tâm, tán tâm, hữu tâm, vô tâm, hiểu hay chẳng hiểu, chỉ cần danh hiệu của Phật Di Đà, hoặc danh hiệu của sáu phương Phật và tên kinh này một phen thoảng qua tai th́ dẫu cho ngàn vạn kiếp sau, rốt ráo sẽ do đấy mà được độ thoát. Giống như nghe tiếng cái trống có bôi thuốc độc th́ xa hay gần đều chết cả. Ăn chút kim cang quyết định chẳng tiêu vậy”. Đây cũng chính là ư chỉ “tất độ thoát chi”.

Sau cùng, Di Lặc đại sĩ lại bạch: “Thọ Phật trọng hối, bất cảm vi thất” (Vâng lănh lời dạy ân cần của Phật, chẳng dám sai sót). Ngài đă đại diện cho hết thảy hàm linh trong hiện tại, tương lai mà thưa lời ấy. V́ thế chúng ta ngày nay đều phải như lời Đại Sĩ đă bạch: “Bất cảm vi thất” (Chẳng dám sai sót).

Ông Bành Tế Thanh có nói: “Tịnh Độ là cơi chí thiện. Cầu sanh Tịnh Độ là công phu chí thiện. Chẳng thâm nhập pháp môn Tịnh Độ th́ chẳng thể viên măn nổi điều thiện, chẳng thể diệt sạch điều ác”. V́ vậy, chúng ta đều phải tuân lời Phật răn dạy, tín nguyện tŕ danh cầu sanh Tịnh Độ.