12. Quang minh biến chiếu ( : Quang minh chiếu khắp)

 Phẩm trước là phẩm Quốc Giới Nghiêm Tịnh đă tường thuật sự trang nghiêm của y báo; phẩm thứ mười hai này và phẩm mười ba tiếp theo đây sẽ nói về chánh báo trang nghiêm. Quang minh chiếu khắp nghĩa là thân trọn khắp mười phương; thọ mạng vô lượng là cùng khắp cả ba đời.

Phẩm này tán dương quang minh của Phật Di Đà: Trước hết, tán dương quang minh của Phật Di Đà thù thắng độc nhất, rồi nêu rơ nguyên nhân tại sao quang minh thù thắng. Tiếp đó, nêu lên mười hai danh hiệu quang minh thù thắng. Cuối cùng là tŕnh bày diệu dụng thù thắng của quang minh.

Chánh kinh:

難:阿 明,最 一。十方 佛,所 及。徧 剎,南 西 北方,四 下,亦 是。若 光,或 二三 旬,或 旬。諸 明,或 剎,或 剎。惟 佛,光 剎。諸 近,本 道,所 同。至 時,各 之。自 作,不 計。阿 佛,光 好,勝 倍。光 尊,佛 王。

Phật cáo A Nan: - A Di Đà Phật oai thần quang minh tối tôn đệ nhất. Thập phương chư Phật sở bất năng cập, biến chiếu Đông phương Hằng sa Phật sát. Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy, thượng, hạ, diệc phục như thị. Nhược hóa đảnh thượng viên quang, hoặc nhất, nhị, tam, tứ do-tuần, hoặc bách thiên vạn ức do-tuần. Chư Phật quang minh hoặc chiếu nhất, nhị Phật sát, hoặc chiếu bách thiên Phật sát, duy A Di Đà Phật, quang minh phổ chiếu vô lượng vô biên vô số Phật sát. Chư Phật quang minh sở chiếu viễn cận, bổn kỳ tiền thế cầu đạo, sở nguyện công đức đại tiểu bất đồng. Chí tác Phật thời, các tự đắc chi. Tự tại sở tác, bất vi dự kế. A Di Đà Phật, quang minh thiện hảo, thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên ức vạn bội, quang trung cực tôn, Phật trung chi vương.

Phật bảo A Nan:

- Oai thần quang minh của A Di Đà Phật tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật chẳng thể sánh bằng, chiếu khắp Hằng sa cơi Phật trong phương Đông. Trong các phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên, dưới cũng giống như thế.

Viên quang từ trên đảnh Ngài hóa ra th́ hoặc là [chiếu xa] một, hai, ba, bốn do-tuần, hoặc là trăm ngàn vạn ức do-tuần. Quang minh của chư Phật hoặc chiếu thấu một, hai cơi Phật, hoặc chiếu trăm ngàn cơi Phật. Chỉ riêng quang minh của A Di Đà Phật chiếu trọn vô lượng vô biên vô số cơi Phật.

Quang minh của chư Phật chiếu xa hay gần vốn là do trong đời trước khi cầu đạo đă nguyện được công đức lớn hay nhỏ sai khác. Đến khi thành Phật, mỗi vị tự đạt được, tự tại thành tựu chẳng thể tính trước. Quang minh của A Di Đà Phật tốt lành, vượt trội ánh sáng của mặt trời, mặt trăng ngàn ức vạn lần, là tôn quư nhất trong các quang minh, là vua trong các đức Phật.

Giải:

Phẩm này nói về sự thành tựu của nguyện mười ba “quang minh vô lượng” và nguyện mười bốn “được quang minh chiếu thấu liền được an lạc”. Nguyện mười ba là “quang minh vô lượng”, “vượt trỗi chư Phật”. Do nguyện này được thành tựu nên “A Di Đà Phật oai thần quang minh tối tôn đệ nhất. Thập phương chư Phật sở bất năng cập” (Oai thần, quang minh của A Di Đà Phật tối tôn đệ nhất. Mười phương chư Phật chẳng thể sánh bằng).

Phật Quả b́nh đẳng sao quang minh lại sai khác? Sư Vọng Tây đáp: “Thường đồng, thường biệt: Diệu đức của chư Phật xét về nội chứng tuy tương đồng, nhưng do bổn nguyện sai khác nên quang minh có hơn, kém”.

Đấy chính là ư nghĩa của câu “bổn kỳ tiền thế cầu đạo sở nguyện công đức đại tiểu bất đồng” (vốn là do đời trước lúc cầu đạo đă nguyện được công đức có lớn hay nhỏ sai khác). 

“Hằng sa” là cát con sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ. “Tứ duy” (bốn góc) là bốn phương ở giữa các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. “Đảnh thượng viên quang” (viên quang[1] từ trên đảnh đầu): Phật có đảnh quang và thân quang, “đảnh thượng viên quang” chỉ đảnh quang.

“Do-tuần” (Yojana) là đơn vị đo khoảng cách của Ấn Độ, là số dặm hành quân trong một ngày của bậc đế vương thời cổ. Do-tuần là bốn mươi dặm hay ba mươi dặm. Bản chú giải kinh Duy Ma của ngài Tăng Triệu ghi: “Do-tuần là tên gọi một số dặm của Thiên Trúc. Thượng do-tuần là sáu mươi dặm, trung do-tuần là năm mươi dặm, hạ do-tuần là bốn mươi dặm”.

Sở dĩ có sự sai khác như vậy là v́ từ cổ đến nay giữa hai nước Ấn Độ và Trung Hoa, việc hoán chuyển đơn vị đo lường thường thay đổi luôn. Hơn nữa, số dặm hành quân trong một ngày chẳng phải là một hằng số, nên chẳng thể lấy nhất định một con số nào.

Các câu từ “nhất do-tuần” đến “bách thiên Phật sát” (trăm ngàn cơi Phật) là dùng các cách so sánh để diễn tả quang minh của Phật chiếu xa hay gần. Câu “duy A Di Đà Phật quang minh phổ chiếu vô lượng vô biên vô số Phật sát” (chỉ riêng A Di Đà Phật quang minh chiếu trọn vô lượng vô biên vô số cơi Phật) diễn tả sự thù thắng độc đáo của quang minh của A Di Đà Phật nhằm chứng minh quang minh của Phật tôn quư bậc nhất, vượt trỗi mười phương. Đấy chính là nội dung thứ nhất của phẩm này.

Tiếp đó, kinh tŕnh bày nguyên nhân tại sao quang minh của Phật Di Đà lại đặc biệt thù thắng nhất. Phẩm trước đă nói: “Thanh tịnh trang nghiêm siêu du thập phương” (Thanh tịnh trang nghiêm vượt trỗi mười phương), phẩm này lại bảo: “Thập phương chư Phật, sở bất năng cập” (Mười phương chư Phật chẳng thể sánh bằng). Tiếp đó lại bảo: “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Tôn quư nhất trong các quang minh, vua trong các đức Phật). Trong pháp b́nh đẳng mà lại có những sự sai biệt như vậy là v́ trong đời trước khi cầu đạo [các vị Phật] đă có những bổn nguyện sai khác.

Đại nguyện thứ mười ba của Phật Di Đà là: “Ngă tác Phật thời, quang minh vô lượng, phổ chiếu thập phương, tuyệt thắng chư Phật, thắng ư nhật nguyệt chi minh thiên vạn ức bội” (Lúc tôi thành Phật, quang minh vô lượng chiếu khắp mười phương vượt xa chư Phật, hơn cả quang minh của mặt trời, mặt trăng ngàn vạn ức lần). Bởi vậy nên “chí tác Phật thời, các tự đắc chi, tự tại sở tác, bất vi dự kế” (đến khi thành Phật, mỗi vị tự đạt được, tự tại thành tựu, chẳng thể tính trước), nghĩa là: Đến khi thành Phật, mỗi vị đều đúng như bổn nguyện mà hiện quang minh. Đấy đều là việc tự nhiên thành tựu, chứ chẳng thể do ḿnh muốn hoạch định hoặc an bài được!

V́ nhân quả hệt như nhau nên “thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên ức vạn bội, quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (quang minh trội hơn ánh sáng của mặt trời, mặt trăng ngàn vạn ức lần, là tôn quư nhất trong các quang minh, là vua trong các đức Phật).

Chánh kinh:

佛,亦 佛,亦 佛、無 佛、無 佛,亦 光、常 光、清 光、歡 光、解 光、安 光、超 光、不 光。

Thị cố Vô Lượng Thọ Phật, diệc hiệu Vô Lượng Quang Phật, diệc hiệu Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Đẳng Quang Phật, diệc hiệu Trí Huệ Quang, Thường Chiếu Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang.

Do đó, Vô Lượng Thọ Phật cũng có hiệu là Vô Lượng Quang Phật, cũng gọi là Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Đẳng Quang Phật, cũng hiệu là Trí Huệ Quang, Thường Chiếu Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang.

Giải:

Đoạn này tŕnh bày điểm chính thứ ba của phẩm này: Mười hai danh hiệu quang minh thù thắng. Mười hai thứ quang minh ấy được gọi là Thập Nhị Quang Phật, đều là những danh hiệu khác của Vô Lượng Thọ Phật, cũng chính là Quả Giác của ngài Pháp Tạng khi đă thành Phật.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Đại Thế Chí, dữ kỳ đồng luân ngũ thập nhị Bồ Tát, tức tùng ṭa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

 - Ngă ức văng tích hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang. Thập nhị Như Lai tương kế nhất kiếp, kỳ tối hậu Phật, danh vi Siêu Nhật Quang Phật, bỉ Phật giáo ngă Niệm Phật tam-muội”

 (Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng năm mươi hai vị Bồ Tát đồng hàng với Ngài liền từ ṭa đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Phật rằng:

- Con nhớ trong hằng hà sa kiếp xưa kia có Phật xuất thế tên là Vô Lượng Quang. Mười hai vị Như Lai liên tục xuất hiện trong một kiếp. Vị Phật sau rốt tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, đức Phật ấy dạy con Niệm Phật tam-muội).

Mười hai vị Quang Phật trong kinh này chính là mười hai đức Như Lai trong hằng hà sa kiếp quá khứ. Kinh Cửu Phẩm Văng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà Ra Ni trong Mật bộ cũng chép: “Thị nội ṭa thập nhị mạn-đà-la Đại Viên Kính Trí tượng, kỳ danh vi Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật... Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Quang Phật” (H́nh tượng báu của Đại Viên Kính Trí trong mười hai mạn-đà-la ở nội ṭa có tên là Nhất Thiết Tam Đạt Vô Lượng Quang Phật… Trí Lực Tam Minh Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật); câu ấy rất phù hợp với kinh này.

Bản Đường dịch lại ghi mười lăm danh hiệu quang minh, bản Tống dịch ghi mười ba thứ quang minh, chẳng qua là do tách ra hay gộp lại nên thành sai khác đó thôi!

Trong Tán A Di Đà Phật Kệ, Đàm Loan đại sư đă viết về “Vô Lượng Quang Phật” như sau: “Trí huệ quang minh bất khả lượng; cố Phật hựu hiệu Vô Lượng Quang. Hữu lượng chư tướng mông Phật hiểu, thị cố khể thủ Chân Thật Minh” (Trí huệ quang minh chẳng thể lường; nên Phật lại có hiệu là Vô Lượng Quang. Các tướng hữu lượng nhờ quang minh chiếu nên được hiểu; v́ vậy đảnh lễ đấng Chân Thật Minh). Lời tán tụng này của đại sư đă khế hợp thánh tâm một cách sâu xa, Ngài đă trực chỉ quang minh chính là trí huệ, quang minh và trí huệ bất nhị. Câu “thị cố khể thủ Chân Thật Minh” nghĩa là: Do quang minh này chính là trí huệ nên phải dập đầu kính lễ. Do cả bản kinh Đại Bổn đây chỉ là một chân thật: Chân Thật Tế, Chân Thật Huệ, Chân Thật Lợi nên kệ mới nói là “Chân Thật Minh”. Rơ ràng, trong cơi Cực Lạc, y báo, chánh báo, nhân quả đều thuần là chân thật.

Đại Huệ thiền sư đời Tống cũng bảo: “Chỉ dùng quang minh này để tuyên diệu pháp, pháp ấy chính là quang minh này, chẳng rời quang minh này để thuyết pháp ấy”. “Pháp ấy” là chân thật pháp, tức là Chân Thật Tế. Chẳng ĺa quang minh này để thuyết pháp ấy là v́ trí huệ và quang minh chẳng hai.

Quang minh này là Chân Thật Huệ nên chỉ dùng quang minh này để tuyên diệu pháp, để ban bố cái lợi chân thật. Đó cũng chính là diệu dụng của quang minh. Bởi đó, kệ tán viết: “Các tướng hữu lượng nhờ quang minh chiếu nên được hiểu”. Do chân thật minh của trí huệ quang minh này nên có thể hiểu rơ hết thảy các tướng trong các cơi, cũng như khai ngộ hết thảy chúng sanh trong các cơi nên mới bảo: “Các tướng hữu lượng nhờ quang minh chiếu nên được hiểu”. Hết thảy chúng sanh nhờ vào lực dụng của quang minh này nên hiểu rơ Chân Thật Huệ.

Sách Luận Chú viết: “Nếu gặp được quang minh của A Di Đà Phật chiếu đến th́ sẽ giải thoát các sự ràng buộc nơi ư nghiệp, vào nhà Như Lai, rốt ráo đắc ư nghiệp b́nh đẳng”. Đấy chính là ư nghĩa của câu “nhờ quang minh chiếu nên được hiểu”.

“Vô Biên Quang Phật”: Tán A Di Đà Phật Kệ viết: “Giải thoát quang luân vô hạn tế, cố Phật hựu hiệu Vô Biên Quang, mông quang xúc giả ly hữu vô, thị cố khể thủ B́nh Đẳng Giác” (Vầng ánh sáng giải thoát không ngằn mé, nên Phật lại có hiệu là Vô Biên Quang; kẻ được quang chiếu soi bèn ĺa hữu, vô. V́ vậy, kính lễ đấng B́nh Đẳng Giác). Lời tán dương này của Đàm Loan đại sư thật thù thắng vượt xa lời tán của các vị khác. Ngài Nghĩa Tịch giảng chữ “vô biên”“không ngằn mé”; Ngài Tịnh Ảnh giảng là “rộng lớn”.

Những cách giải thích như vậy chẳng được viên măn kỳ diệu như cách giải thích của ngài Đàm Loan: Dùng ngay chữ Giải Thoát Quang để giải thích chữ Vô Biên Quang. Giải Thoát là một trong ba đức của Niết Bàn. Ngài c̣n thêm vào đó chữ Luân. Luân () hàm nghĩa đầy đủ, viên măn, diễn tả Giải Thoát Đức viên măn, đầy đủ. “Vô hạn tế” (không ngằn mé) nghĩa là không c̣n thuộc trong hết thảy hạn lượng, ranh giới. “Ly hữu vô” là ĺa khỏi hai khái niệm Có và Không. Do ĺa hết thảy những quy ước, thung dung Trung Đạo, ĺa cả nhị biên lẫn Trung Đạo, giải thoát rốt ráo. Đấy là ư nghĩa của chữ “Vô Biên” cũng như chính là ư nghĩa của câu “ư nghiệp b́nh đẳng rốt ráo” trong sách Luận Chú.

Câu kệ sau cùng gọi ngay Phật là B́nh Đẳng Giác (B́nh Đẳng Giác cũng chính là một thánh hiệu của Phật Di Đà) chỉ ngay vào Đệ Nhất Nghĩa Đế, b́nh đẳng rốt ráo, vạn pháp hệt như nhau. Lời tán dương này của ngài Đàm Loan quả đă phơi bày rành rành ư nghĩa sâu xa của Phật hiệu Vô Biên Quang. Đấy mới đúng là tán Phật.

“Vô Ngại Quang Phật”: Ngài Cảnh Hưng, ngài Nghĩa Tịch đều bảo “vô ngại” nghĩa là “quang minh không chướng ngại”; ngài Tịnh Ảnh bảo “vô ngại” “tự tại”. Ngài Đàm Loan khen danh hiệu này như sau: “Quang vân vô ngại như hư không, cố Phật hựu hiệu Vô Ngại Quang. Nhất thiết hữu ngại mông quang trạch, thị cố đảnh lễ Nan Tư Nghị” (Mây quang minh vô ngại như hư không, v́ thế Phật lại có hiệu là Vô Ngại Quang. Hết thảy hữu ngại được quang minh nhuần thấm. Do đó, đảnh lễ đấng Nan Tư Nghị). Ư nói: Quang minh như hư không nên vô chướng ngại; do bản thể thường tịch nên diệu dụng vô cùng, tự tại vô ngại. Do quang minh chiếu trọn khắp nên hết thảy hữu ngại (hữu t́nh) được hưởng lợi ích của quang minh; v́ vậy quang minh là “nan tư nghị” (khó thể nghĩ bàn nổi).

Chữ “Vô Đẳng Quang Phật” trích từ bản Đường dịch và Tống dịch, bản Ngụy dịch ghi là Vô Đối Quang Phật; ngài Tịnh Ảnh bảo: “Phật quang không ǵ đương cự nổi nên gọi là Vô Đối”. Ngài Cảnh Hưng bảo: “Bồ Tát chẳng thể bằng [Phật] nên gọi là Vô Đối”. Ngài Đàm Loan khen ngợi danh hiệu này như sau: “Thanh tịnh quang minh vô hữu đối, cố Phật hựu hiệu Vô Đối Quang” (Thanh tịnh quang minh không ai đương cự được, v́ thế Phật hiệu là Vô Đối Quang).

Vô Đối đồng nghĩa với Vô Đẳng (không ǵ bằng được); không có ǵ sánh bằng nổi chính là dứt bặt đối đăi. Câu kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Ngă chân Văn Thù, vô thị Văn Thù” (Ta thật là Văn Thù, nhưng không có ǵ là Văn Thù) đă thể hiện ư nghĩa không ǵ so sánh, không ǵ bằng được, dứt tuyệt đối đăi: Nếu ta là Văn Thù th́ hóa ra có đến hai Văn Thù. Như vậy là có đối đăi, so sánh. Do đó, ư nghĩa của danh hiệu Vô Đẳng Quang Phật rất sâu xa vậy.

Ngài Tịnh Ảnh giảng danh hiệu “Trí Huệ Quang” như sau: “Khéo chiếu các pháp nên gọi là Trí Huệ Quang”. Ngài Cảnh Hưng lại bảo: “Quang minh từ tâm thiện căn chẳng si của Phật phát khởi, trừ được vô minh phẩm tâm của chúng sanh nên chính là Trí Huệ”. Ngài Đàm Loan lại tán rằng: “Phật quang năng phá vô minh ám, cố Phật hựu hiệu Trí Huệ Quang” (Phật quang phá tan tối tăm vô minh nên Phật lại hiệu là Trí Huệ Quang). Cả hai ư sau (tức là ư của ngài Cảnh Hưng và ngài Đàm Loan) cùng cho rằng do phá trừ vô minh nên gọi là Trí Huệ Quang, trừ sạch tâm vô minh nhơ bẩn của chúng ta, ban cho chúng ta cái lợi chân thật nên Phật Di Đà được xưng tụng là tôn quư nhất trong các quang minh, vua trong chư Phật.

Chữ “Thường Chiếu Quang” lấy từ bản Tống dịch. Thường Tịch Quang tịch mà thường chiếu nên gọi là Thường Chiếu Quang; bản Ngụy dịch ghi là Vô Đoạn Quang. Ngài Tịnh Ảnh bảo: “Thường chiếu chẳng dứt nên gọi là Bất Đoạn Quang”, ngài Cảnh Hưng giảng: “Thường quang của Phật luôn chiếu soi làm lợi ích nên chẳng đoạn”. Ngài Đàm Loan tán rằng: “Quang minh nhất thiết thời phổ chiếu, cố Phật hựu hiệu Bất Đoạn Quang” (Trong hết thảy thời quang minh chiếu trọn khắp, nên Phật lại hiệu là Bất Đoạn Quang). Trong hết thảy thời thường chiếu trọn khắp chính là ư nghĩa của chữ “Thường Chiếu”.

Ngài Tịnh Ảnh giảng “Thanh Tịnh Quang” là: “Ĺa nhơ nên bảo là tịnh”, ngài Cảnh Hưng bảo: “Từ thiện căn chẳng tham của Phật phát hiện và cũng trừ được hết thảy tâm tham nhơ của chúng sanh nên là Thanh Tịnh”. Ngài Đàm Loan tán rằng: “Đạo quang minh lăng sắc siêu tuyệt, cố Phật hựu hiệu Thanh Tịnh Quang. Nhất mông quang chiếu tội cấu trừ, giai đắc giải thoát cố đảnh lễ” (Đạo quang rạng ngời sắc siêu tuyệt nên Phật lại hiệu là Thanh Tịnh Quang. Một phen được quang minh chiếu đến th́ tội cấu tiêu trừ, đều được giải thoát. V́ thế, [con] đảnh lễ). Như vậy, quang minh này rạng ngời, ly cấu; lại c̣n tiêu trừ tham trược và tội cấu của chúng sanh nên đặt tên là Thanh Tịnh Quang.

Sách Văng Sanh Luận cũng bảo: “Cần biết rằng: Nói gọn lại, ba thứ thành tựu nguyện tâm trang nghiêm này cùng nhập vào một pháp cú. Một pháp cú là thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú là chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân”. Do vậy, Thể của một danh hiệu thanh tịnh chính là chân thật Pháp Thân, gồm trọn ba thứ trang nghiêm là cơi nước, Phật, Bồ Tát. V́ vậy, trong bản Hán dịch, danh hiệu của A Di Đà Phật được ghi là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật. Phật Di Đà lại có mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang. Theo đó mà suy, hai chữ Thanh Tịnh mang ư nghĩa rất sâu sắc.

Với danh hiệu Hoan Hỷ Quang, ngài Tịnh Ảnh bảo: “Có thể làm cho người được thấy trong ḷng vui thích th́ gọi là Hỷ”, ngài Cảnh Hưng giảng: “Từ thiện căn vô sân của Phật sanh ra, trừ được tâm nóng giận ganh ghét của chúng sanh nên hoan hỷ”. Ngài Đàm Loan tán rằng: “Từ quang gia bị thí an lạc, cố Phật hựu hiệu Hoan Hỷ Quang” (Do từ quang gia bị ban cho sự an lạc, nên Phật lại hiệu Hoan Hỷ Quang). “An lạc” là như kinh Pháp Hoa dạy: “Thân ư thái nhiên, khoái đắc an lạc” (Thân ư thoải mái, sung sướng hưởng an vui). Phật quang khiến cho chúng sanh an vui, mừng rỡ nên hiệu là Hoan Hỷ Quang.

Danh hiệu “Giải Thoát Quang” trích từ bản Tống dịch, bản Ngụy dịch không ghi danh hiệu này nên các bậc cổ đức chưa hề chú giải. Trong bản Ngụy dịch lại ghi hai danh hiệu là Viêm Vương Quang và Vô Xưng Quang nên ngài Đàm Loan tán rằng: “Phật quang chiếu diệu tối đệ nhất, cố Phật hựu hiệu Quang Viêm Vương, tam đồ hắc ám mông quang khải, thị cố đảnh lễ Đại Ứng Cúng” (Phật quang chiếu rực cao tột bậc nhất nên Phật lại hiệu là Quang Viêm Vương. Tam đồ tăm tối được quang minh khai mở. V́ vậy đảnh lễ đấng Đại Ứng Cúng) và: “Thần quang ly tướng bất khả danh, cố Phật hựu hiệu Vô Xứng Quang. Nhân quang thành Phật quang hách nhiên, chư Phật sở thán cố đảnh lễ” (Thần quang ĺa tướng chẳng thể gọi tên được; v́ vậy, Phật lại hiệu là Vô Xưng Quang. Do quang minh thành Phật nên quang minh càng chói lọi, bởi chư Phật khen ngợi nên con đảnh lễ). Rơ ràng cả hai bài kệ trên cùng khen ngợi phẩm đức Giải Thoát.

“Thần quang ly tướng”“nhân quang thành Phật” (do quang minh thành Phật) diễn tả Tự Giác Đức của Giải Thoát Quang. “Phật quang tối đệ nhất” (Phật quang tột bậc nhất)“tam đồ mông quang
(tam đồ được quang minh chiếu) diễn tả Giác Tha Đức của Giải Thoát Quang. Đem cả hai bài kệ ấy để suy xét th́ rơ ràng là cả hai cùng diễn tả đức tánh lợi ích của Giải Thoát Quang. Ly tướng thành Phật, phóng quang phổ độ chính là diệu đức và lợi ích của Giải Thoát Quang. Do đây ta cũng thấy rằng các bản dịch cổ [dịch danh hiệu] có sai khác th́ chẳng qua là do diễn rộng hay thâu hẹp mà thôi.

Danh hiệu “An Ổn Quang” trích từ bản Tống dịch. An Ổn nghĩa là thân tâm yên ổn. Do ngũ trược, tám khổ chẳng thể quấy nhiễu nổi nên bảo là An (); núi sụp, đất lở cũng chẳng thể lay động nổi nên gọi là Ổn (). Tông Kính Lục lại viết: “An ổn khoái lạc th́ tịch tĩnh diệu thường”,“tịch tĩnh diệu thường” chính là Thường Tịch Quang. Rơ ràng, sanh và diệt đă bị diệt hết rồi th́ tịch diệt là vui; đó là ư nghĩa chữ An. Ba đời hệt như nhau, chẳng quá khứ, không vị lai; đấy là ư nghĩa của chữ Ổn. Tịch tịnh thường diệu, quang minh mầu nhiệm của Phật Di Đà chiếu trọn khắp, khiến cho tất cả chúng sanh an ổn, khoái lạc, thoát khỏi các sanh diệt nên gọi là An Ổn Quang.

Về danh hiệu “Siêu Nhật Nguyệt Quang”, ngài Tịnh Ảnh giảng: “Vượt khỏi tướng thế gian nên gọi là Siêu Nhật Nguyệt”; ngài Cảnh Hưng giảng: “Ngày đêm luôn chiếu chẳng giống với ánh sáng của mặt trời, mặt trăng trong cơi Sa Bà nên gọi là Siêu Nhật Nguyệt”. Ngài Đàm Loan tán rằng: “Quang minh chiếu diệu quá nhật nguyệt, cố Phật hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang” (Quang minh chiếu ngời vượt hẳn mặt trời, mặt trăng. V́ thế Phật hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang).

Kinh Siêu Nhật Minh Tam Muội lại dạy:

“Nhật chi quang minh chiếu hiện tại sự. Nhân vật nhuyễn động, bách cốc dược mộc, chư thiên, long thần, giai nhân nhật thành, phổ đắc mậu hoạt. Nhật bất năng chiếu nhị Thiết Vy gian, diệc bất năng chiếu nhân tâm bổn linh khai đạt. Đản chiếu hữu h́nh, bất chiếu vô h́nh. Siêu Nhật Nguyệt tam-muội, sở dĩ thắng giả hà? Thù chiếu thập phương, vô biên vô tế. Tam giới ngũ đạo, mị bất triệt sướng. Hà huống Di Đà quang minh, cố danh Siêu Nhật Nguyệt Quang” (Quang minh của mặt trời soi tỏ mọi sự. Loài người, muôn vật, côn trùng, dược thảo trong các hang hốc, chư thiên, long thần đều nhờ mặt trời mà tồn tại, cùng được tươi tốt, nảy nở. Nhưng mặt trời chẳng thể chiếu tới khoảng giữa hai núi Thiết Vy, cũng chẳng thể soi rọi cho cơi ḷng con người được khai ngộ, chỉ chiếu hữu h́nh, chẳng chiếu nổi vô h́nh. V́ sao Siêu Nhật Minh tam-muội thù thắng? V́ tam-muội chiếu cả mười phương không bến, không bờ; tam giới, ngũ đạo không đâu là chẳng chiếu thấu suốt. [Tam-muội đă như thế] huống hồ là quang minh của Phật Di Đà. V́ vậy Ngài hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang).

Đoạn kinh trên đây đă giải thích danh hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang một cách khéo léo vượt xa những cách giải thích trước đó. Ánh sáng mặt trời chỉ có thể chiếu rọi hết thảy những thứ hữu h́nh, sanh trưởng thiên địa vạn vật, nhưng chẳng chiếu nổi thứ vô h́nh, chẳng thể chiếu qua núi Thiết Vy (v́ vậy, chẳng soi được khoảng giữa hai núi Thiết Vy), chẳng thể khai minh cơi ḷng con người. Siêu Nhật Nguyệt tam-muội thù thắng hơn thế, nhưng quang minh của Phật Di Đà lại c̣n vượt xa tam-muội này. Do vậy, Phật hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang.

Danh hiệu “Bất Tư Nghị Quang” thấy ghi trong hai bản Đường dịch và Tống dịch, bản Ngụy dịch tách thành hai danh hiệu “Nan Tư Quang” và “Vô Xưng Quang”. Nhưng Nan Tư chính là chẳng nghĩ nổi, Vô Xưng là chẳng thể diễn tả nổi. Ngài Tịnh Ảnh bảo: “Vượt ngoài mức tâm tưởng của thế gian nên bảo là Nan Tư Quang. Vượt ngoài ngôn ngữ của thế gian nên bảo là Vô Xưng Quang”. Ngài Cảnh Hưng nói: “Nhị Thừa chẳng thể nghĩ lường nổi quang minh ấy nên bảo là Nan Tư. Không thừa nào khác diễn tả nổi quang minh ấy nên bảo là Vô Xưng”.

Ngài Đàm Loan lại tán rằng: “Quang minh ấy ngoại trừ Phật ra, không ai có thể suy lường nổi nên Phật lại hiệu là Nan Tư Quang… Thần quang ly tướng chẳng thể gọi tên nổi nên Phật lại hiệu là Vô Xưng Quang”. Quang minh đă vượt ra ngoài h́nh tướng của quang minh nên ngoại trừ đức Phật ra, không ai có thể suy lường nổi. Lời giảng của Đàm Loan đại sư bao quát cả hai danh hiệu trước và sau nên rất thù thắng (Trong phần trên, lời giải thích của Ngài về Vô Xưng Quang đă tương hợp với danh hiệu Giải Thoát Quang; ở đây lại phù hợp với danh hiệu Bất Tư Nghị Quang, thật sự cũng chẳng trở ngại ǵ. Xét ra, các bản dịch tách ra hay gộp lại khác nhau, xếp đặt không giống nhau, nên có vẻ sai khác, chứ trên thực chất cũng không có ǵ là khác nhau cả! Giải Thoát chính là một trong ba đức của Niết Bàn, mà Giải Thoát chính là Bất Khả Tư Nghị vậy).  Hơn nữa, Bất Tư Nghị chính là Bất Khả Tư Nghị. Danh xưng của bản Tiểu Bổn kinh này vốn là Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh.

Kinh Cổ Âm Thanh Vương Đà Ra Ni cũng nói: “Nhĩ thời, thập phương Hằng sa chư Phật, giai cộng tán bỉ An Lạc thế giới,sở hữu Phật pháp bất khả tư nghị, thần thông hiện đại, chủng chủng phương tiện bất khả tư nghị. Nhược năng hữu tín như thị chi sự, đương tri thị nhân bất khả tư nghị. Sở đắc nghiệp báo diệc bất khả tư nghị” (Lúc bấy giờ, mười phương hằng sa chư Phật đều cùng khen ngợi thế giới An Lạc ấy: Tất cả Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn, thần thông biến hiện, các thứ phương tiện chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có ai tin được sự như vậy th́ nên biết kẻ đó là chẳng thể nghĩ bàn, đạt được nghiệp báo cũng chẳng thể nghĩ bàn).

Trong sách A Di Đà Sớ Sao, Liên Tŕ đại sư c̣n giảng về “bất khả tư nghị” như sau:

“Bất khả tư nghị chia ra thành bốn thứ:

1. Một là công đức thí pháp rộng lớn như là vô lượng thọ, vô lượng quang, tam bảo đạo phẩm v.v…

2. Hai là công đức thần thông biến hóa trọn khắp như là: nước, chim, cây cối đều tuyên diệu pháp, tự nhiên thọ hưởng cơm áo, đồ dùng; chúng sanh đều đầy đủ tướng hảo, thần thông biến hóa v.v…

3. Ba là công đức tin nhận căn lành đời trước như là: tin nhận được pháp khó tin, đời trước đă tu vô lượng căn lành v.v…

4. Bốn là công đức quả báo không chi hơn được như là liền được văng sanh, liền được dự vào trong số những vị thượng thiện nhân, trụ ngay vào địa vị Bất Thoái Chuyển, rốt ráo thành Phật v.v…

Những việc như vậy đều vượt xa thường t́nh nên bảo là bất khả tư nghị như kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: ‘Thị kinh bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (Kinh này nghĩa lư chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn).

Hơn nữa, theo kinh Tiểu Bổn, y báo, chánh báo, nhân quả đều chẳng thể nghĩ bàn. Sách Sớ Sao viết: “Về y báo th́ Đồng Cư chính là Thường Tịch Quang; về chánh báo th́ Ứng Thân chính là Pháp Thân; nhân th́ bảy ngày thành tựu; quả th́ một phen văng sanh sẽ Bất Thoái. Đấy cũng là những việc vượt xa khỏi thường t́nh nên cũng đều là chẳng thể nghĩ bàn cả”.

Sách Di Đà Yếu Giải cũng bảo: “Nói đại lược, bất khả tư nghị có đến năm nghĩa:

1. Vượt ngang khỏi tam giới chẳng chờ phải đoạn Hoặc.

2. Đă sanh về Tây phương th́ thấy đủ cả bốn cơi, chẳng cần phải tiến từng bậc một.

3. Chỉ tŕ danh hiệu, chẳng cần đến các phương tiện Thiền Quán.

4. Lấy bảy ngày làm hạn, chẳng cần phải nhiều kiếp, nhiều đời, lâu ngày chầy tháng.

5. Tŕ danh hiệu một vị Phật liền được chư Phật hộ niệm, chẳng cần tŕ danh của hết thảy các đức Phật khác.

Đấy đều là do đại nguyện hạnh của đấng Đạo Sư tạo thành nên bảo là cái lợi công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật”.

Sách Yếu Giải c̣n viết: “Hành nhân tín, nguyện, tŕ danh, hoàn toàn lấy công đức của Phật biến thành công đức của chính ḿnh” đúng là lời “hồng tâm của cái hồng tâm”[2]. Cận đại, Ấn Quang đại sư đă tán dương sách Yếu Giải như sau:

“Lư Sự đều đạt đến mức cùng cực, là bản chú giải bậc nhất kể từ khi đức Phật giảng kinh này đến nay, khéo léo, chính xác đến mức tuyệt diệu! Ví dù cổ Phật xuất hiện lần nữa trong thế gian để chú giải lại kinh này th́ cũng chẳng thể hay hơn được nổi”. Thật đúng lắm thay!

Trong bất tư nghị quang chứa đựng công đức chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật nên Phật hiệu là Bất Tư Nghị Quang.

Chánh kinh:

明,普 界。其 生,遇 者,垢 生,身 軟。若 處,見 明,皆 息,命 脫。若 德,日 說,至 斷,隨 願,得 國。

Như thị quang minh, phổ chiếu thập phương nhất thiết thế giới. Kỳ hữu chúng sanh, ngộ tư quang giả, cấu diệt, thiện sanh, thân ư nhu nhuyễn. Nhược tại tam đồ cực khổ chi xứ, kiến thử quang minh, giai đắc hưu tức, mạng chung giai đắc giải thoát. Nhược hữu chúng sanh văn kỳ quang minh oai thần, công đức, nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất đoạn, tùy ư sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc.

Quang minh như vậy chiếu khắp hết thảy thế giới trong mười phương. Có chúng sanh nào gặp được quang minh này th́ cấu diệt, thiện sanh, thân ư nhu nhuyễn. Nếu kẻ đang ở trong chốn tam đồ cực khổ mà thấy được quang minh này th́ đều được ngưng nghỉ [nỗi khổ], khi mạng chung đều được giải thoát. Nếu chúng sanh nào nghe công đức oai thần của quang minh ấy mà ngày đêm kể, nói, chí tâm chẳng ngớt th́ thuận theo ḷng mong sẽ được sanh về cơi ấy.

Giải:

Đoạn này tŕnh bày chủ đề thứ tư của phẩm này: Diệu dụng thù thắng của quang minh Phật Di Đà. Đây chính là kết quả của nguyện mười bốn “quang minh chiếu đến được an lạc”.

Câu “kỳ hữu chúng sanh ngộ tư quang giả” (có chúng sanh nào gặp được quang minh này) ngụ ư: Tuy Phật quang chiếu khắp mười phương vô biên vô ngại, nhưng do chúng sanh căn tánh bất đồng, căn kém, duyên hèn khác nào chậu úp xuống, dẫu ánh sáng mặt trời chiếu khắp vẫn không cách chi soi được ḷng chậu, như người úp chậu lên đầu chẳng thấy được ánh sáng; v́ thế mới có kẻ gặp được hay chẳng gặp được quang minh của Phật. Nếu là người có cơ duyên “ngộ tư quang giả” (gặp được quang minh) này ắt sẽ đạt được những lợi ích lớn lao như sau:

1. “Cấu diệt”: Bản Ngụy dịch ghi là “tam cấu tiêu diệt”, tam cấu chính là ba độc tham, sân, si.

2. “Thiện sanh” như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận bảo: “Thiện căn là chẳng tham, chẳng sân, chẳng si. Hết thảy pháp lành đều sanh từ ba pháp ấy”. Trí Độ Luận, quyển ba mươi cũng chép: “Hết thảy thiện pháp đều từ ba thiện pháp mà sanh và tăng trưởng”.

Như vậy, “cấu diệt” th́ “thiện sanh”. Bản Ngụy dịch chép là “thiện tâm sanh yên” (thiện tâm phát sanh). Thiện tâm là dùng hai pháp Tàm và Quư[3] và ba căn vô tham, vô sân, vô si để làm tự tánh cho điều lành. Dùng những điều ấy để cùng tương ứng khởi lên hết thảy tâm và Tâm Sở th́ gọi là “thiện tâm”. Xét theo bổn nguyện Di Đà, thiện tâm chính là tín tâm chân thật trong Tịnh tông.

“Thân ư” chính là ba nghiệp thân, khẩu, ư. “Nhu nhuyễn” nghĩa là tâm nhu ḥa, thuận theo đạo như kinh Pháp Hoa nói: “Chúng sanh kư tín phục, chất trực ư nhu nhuyễn” (Chúng sanh đă tin phục, ư chất trực nhu nhuyễn). Ấy là v́ chúng sanh cơi này ương ngạnh khó giáo hóa nên một khi “thân ư nhu nhuyễn” th́ mới dễ điều phục, giáo hóa.

Chữ “đồ” () trong “tam đồ” nghĩa là con đường. Tam đồ là hỏa đồ, huyết đồ và đao đồ. Tiểu địa ngục gồm cả ngục nóng lẫn lạnh, đại địa ngục chỉ thuần là ngục nóng; chỉ nói đến ngục nóng nên gọi địa ngục là “hỏa đồ”. Súc sanh thường ăn nuốt lẫn nhau nên gọi là “huyết đồ”. Ngạ quỷ thường bị xua đuổi nên gọi là “đao đồ”. Chúng sanh trong đường ác, ở những chốn cực khổ được Phật quang chiếu đến th́ nỗi khổ ấy được ngừng dứt nên được nghỉ yên. V́ vậy, kinh bảo “giai đắc hưu tức” (đều được ngưng nghỉ). Đấy là v́ Phật đă nguyện: “Kiến ngă quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện, lai sanh ngă quốc” (Thấy quang minh của tôi chiếu soi đến thân th́ không ai chẳng được an lạc, từ tâm làm lành, sanh trong nước tôi). Nay Phật nói quang minh có lợi ích thù thắng như thế để hiển thị sự thành tựu của lời nguyện ấy.

Câu “mạng chung giai đắc giải thoát” (khi mạng chung đều được giải thoát) diễn tả ư “từ tâm tác thiện, văng sang Cực Lạc”. Ta thấy: Chúng sanh cực khổ trong tam đồ nếu thấy được quang minh của Phật liền được dứt khổ, khi mạng chung sẽ văng sanh. Bởi thế, nguyện lực và sức oai quang nhiếp thọ của Phật Di Đà đều chẳng thể nghĩ bàn. Quán kinh cũng chép: “Vô Lượng Thọ Phật hữu bát vạn tứ thiên tùy h́nh hảo, nhất nhất hảo trung, phục hữu bát vạn tứ thiên quang minh, nhất nhất quang minh biến chiếu thập phương thế giới niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả” (Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi một tướng có tám vạn bốn ngàn tùy h́nh hảo. Trong mỗi một tùy h́nh hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh; mỗi một quang minh chiếu chúng sanh niệm Phật trong khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ chẳng bỏ). Sách Bát Châu Tán cũng ghi: “Bất vị dư duyên quang phổ chiếu, duy mịch niệm Phật văng sanh nhân” (Chẳng v́ các duyên khác mà chiếu khắp, chỉ v́ kiếm người niệm Phật văng sanh). Do vậy, người niệm Phật chân thật chính là người hữu duyên gặp được quang minh này. Trong bản sớ giải của ngài Vọng Tây có đoạn:

“Hỏi: Hành giả trong nhân gian họa may c̣n thấy được quang minh, chớ chúng sanh trong tam đồ làm sao thấy nổi?

Đáp: Kinh Tâm Địa Quán có dạy: ‘Dĩ kỳ nam nữ truy tu phước, hữu đại kim quang chiếu địa ngục, quang trung diễn thuyết vi diệu pháp, khai ngộ phụ mẫu linh phát ư” (Do kẻ nam người nữ kia tu phước hồi hướng [cho cha mẹ đă khuất] nên có ánh sáng lớn màu vàng ṛng chiếu thấu tới địa ngục. Trong quang minh diễn thuyết pháp vi diệu, khai ngộ cha mẹ khiến họ phát ư). Con hiếu làm lành hồi hướng cho cha mẹ c̣n được như vậy, huống là quang minh lớn lao của Phật Di Đà mà lại luống uổng ư!”.

“Nhược hữu chúng sanh văn… nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất đoạn” (Nếu chúng sanh nghe nói… ngày đêm nói kể, chí tâm chẳng ngớt): Kẻ nghe nói đức tánh của quang minh của đức Phật bèn ngày đêm kể nói th́ cũng đều “tùy ư sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc” (thuận theo ḷng mong sẽ được sanh về cơi ấy). Bản Ngô dịch ghi: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn A Di Đà Phật thanh, xưng dự quang minh. Triêu mộ thường xưng dự kỳ quang minh hảo, chí tâm bất đoạn tuyệt, tại tâm sở nguyện, văng sanh A Di Đà Phật quốc” (Thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe tiếng A Di Đà Phật, khen ngợi quang minh. Sáng tối thường khen ngợi quang minh ấy tốt đẹp, chí tâm chẳng đoạn tuyệt, trong tâm mong mỏi văng sanh cơi A Di Đà Phật).

Câu “văn kỳ quang minh oai thần công đức” (nghe công đức oai thần của quang minh ấy) trong hội bản tương đương câu “văn A Di Đà Phật thanh” (nghe tiếng A Di Đà Phật) trong bản Ngô dịch. Câu “nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất đoạn” (ngày đêm nói kể chí tâm chẳng ngớt) tương đương câu “triêu mộ thường xưng dự kỳ quang minh hảo” (sáng tối thường khen ngợi quang minh ấy tốt đẹp) của bản Ngô dịch. Câu “tùy ư sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc” (thuận theo ḷng mong sẽ được văng sanh cơi ấy) tương đương câu “tại tâm sở nguyện, văng sanh A Di Đà Phật quốc” (trong ḷng mong mỏi văng sanh cơi Phật A Di Đà) của bản Ngô dịch.

Sách Hội Sớ nói: “Ngày đêm xưng nói quang minh của Phật Di Đà chí tâm chẳng ngớt chính là cái nhân văng sanh… Nhưng chí tâm tin ưa xưng niệm danh hiệu đức Phật ấy th́ mới chính là nghĩa thật sự của ngày đêm nói kể”. Ư sách nói: Tuy “nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất đoạn” đúng là cái nhân để văng sanh Tịnh Độ, nhưng tín nguyện tŕ danh mới chính là ư nghĩa thật sự của “nhật dạ xưng thuyết”. Vả lại, tín nguyện tŕ danh chính là chánh nhân văng sanh nên ai nấy đều được văng sanh cả.

 



[1] Viên quang: Do quang minh tỏa ra bao trọn quanh đầu (đảnh quang) hoặc thân ḿnh (thân quang) nên gọi là Viên Quang (ánh sáng bao trọn).

[2] Ư nói: Lời cốt yếu nhất trong những lời cốt yếu. “Hồng tâm của hồng tâm” chính là điểm chính giữa của cái gọi là hồng tâm trong tấm bia để bắn tên.

[3] Tàm và Quư là hai pháp thuộc về Tâm Sở. Theo Câu Xá Luận quyển bốn, có hai cách giải thích Tàm và Quư.

1. Cách hiểu phổ biến nhất: Tự xấu hổ về tội lỗi do ḿnh đă tạo là Tàm (), thẹn với người v́ ḿnh đă tạo tội lỗi là Quư ().

2. Tàm là tôn kính các công đức và những người có công đức, tâm kinh sợ tội lỗi là Quư.