19. Dùng lư đoạt sự

 

Lục Tổ Đàn kinh chép:

“Người Thiều Châu hỏi về pháp tu Tây phương, Lục Tổ dạy: ‘Tự tâm có Tây phương, kiếm Tây phương chỗ nào? Người Đông phương tạo tội tác nghiệp cầu sanh Tây phương. Nếu người Tây phương tạo tội gây nghiệp th́ cầu sanh chốn nào? Chỉ ngộ được tánh th́ chỗ nào mà chẳng được?”

Ngài Chí Công cũng nói: “Bậc trí biết tâm là Phật, kẻ ngu nguyện sanh Tây phương”.

Lời của hai vị sư này đều là dùng lư đoạt sự, đều cùng là tùy bịnh cho thuốc. Nếu cứ chấp nê theo lời để hiểu th́ là chấp thuốc thành bịnh vậy. Nếu chỉ căn cứ theo lư mà nói thời một pháp c̣n chẳng thể được, huống hồ là có Tịnh Độ để sanh! Chẳng riêng ḿnh Tịnh Độ mà ngay cả tự tâm cũng c̣n chẳng thể được. Cái chẳng thể được này cũng bất khả đắc nốt!

Nếu như vậy th́ nói ‘tự tâm có Tây phương’ và ‘biết tâm là Phật’ đều thành thừa thăi. Mà lư đây chính là cái lư tức sự, cái Không đây chính là cái Không tức Hữu. Chính ngay trong chỗ sạch trơn ấy phương ngại ǵ đến việc kiến lập các pháp để niệm Phật văng sanh?

Do sự chính là lư nên niệm nhưng vô niệm, sanh mà vô sanh; thế nên cứ thẳng bước trên đường rộng, chấp chi lời chết cứng. Người đời sau chẳng hiểu ư này, cứ một bề bám theo lời nói mà hiểu, hủy báng người tu Tịnh nghiệp. Khác nào đối với người đang ngồi thuyền vượt biển lại khuyên đi đường bộ, chẳng tương xứng cơ nghi, chỉ càng khiến tăng thêm hoặc loạn. Ngài Vĩnh Gia nói: “Bỏ có chấp không cũng là bịnh, khác nào để tránh chết đuối bèn đâm đầu vào lửa”. Có nên như thế chăng?

 

20. Bốn thứ t́nh chấp

 

Đạo chẳng phải trong, ngoài; chẳng rời trong, ngoài. Đạo tuyệt ta, người nhưng chẳng trở ngại ǵ đến ta lẫn người do muôn pháp đều đồng một thể vậy. Một chẳng nhất định là một, nào ngại chi vạn pháp khác biệt. Nếu hiểu rơ ư chỉ này, hễ hiểu rơ được một điều th́ hết thảy mọi điều đều hiểu rơ. Muôn pháp đều là tự tánh của ḿnh, không chỗ nào là chẳng đến được. Nếu có Phật để niệm th́ là chấp tướng; nếu bảo không Phật để niệm th́ lại càng chấp tướng nặng hơn.

Thử dùng tứ cú để luận, tức là [bốn câu]: ‘có Phật’, ‘không Phật’, ‘cũng có Phật cũng không Phật’ và ‘chẳng phải có Phật chẳng phải không Phật’ thành ra bốn thứ chấp. Hễ chấp lấy một thứ đều thành tà kiến.

Nếu với bốn điều này dung thông vô ngại th́ hễ chỉ quán một điều cũng thành tam muội vậy; [ở đây chỉ] nêu một điều đại diện cho các điều khác ngơ hầu [người nghe] lănh hội được ư. Phật do nguyện lực rộng lớn khiến cho kẻ sơ tâm phàm phu một khi đă sanh về cơi kia th́ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển. C̣n nếu ai chẳng chịu văng sanh, cam chịu trầm luân th́ chính là gă đang ở sát cạnh giỏ cơm mà đành chịu chết đói vậy.

Tổ Đạt Ma dạy: “Tâm như tường vách mới có thể nhập đạo” là để phá vọng t́nh phân biệt, cũng là tùy bịnh cho thuốc. Nếu muốn đạt ngay được vô tâm th́ đúng là chấp thuốc thành bịnh!

Tỳ kheo Thiện Tinh có thể giảng nổi mười hai bộ kinh, đắc quả Tứ Thiền, nhưng v́ giao du với bạn tà nên nói xằng là không Phật, không Pháp, chẳng có Niết Bàn cho nên bị sanh hăm trong địa ngục; đấy đều là do vọng chấp pháp không, bác không nhân quả nên chiêu lấy cái quả báo dữ dội ấy.

Người đời nay chẳng tuân lời Phật, chấp tà kiến là Đại Thừa, báng Niệm Phật là Tiểu Thừa, thật đúng là phi pháp lại bảo là pháp, pháp nói là phi pháp; thoát nổi trọng tội Vô Gián được chăng?

 

21. Lẽ được mất của chuyện bàn suông về Không

 

Kinh nói: “Chư Phật nói pháp Không để độ kẻ chấp trước. Nếu lại chấp nơi Không, chư Phật chẳng độ nổi”. Giáo pháp của cả Đại Tạng là tùy bịnh cho thuốc. Khéo dùng thuốc th́ không bịnh chi chẳng hết; chẳng khéo dùng th́ đề hồ thượng vị trở thành chất độc!

Tổ Bồ Đề Đạt Ma chẳng lập văn tự, chỉ đề xướng trực chỉ, bảo là Giáo Ngoại Biệt Truyền. Lục Tổ nói: “Chỉ hai chữ ‘chẳng lập’ ấy đă là văn tự. Bảo là Trực Chỉ chỉ v́ do [người tu hành c̣n] hiểu cong vạy vậy”.

V́ kẻ học pháp mà cổ nhân cạy niêm cởi trói, xóa ngờ phá chấp; công ấy không chi lớn hơn. Cần phải biết đạo lư như sau:

Chẳng thể dùng hữu tâm để cầu. Chẳng thể dùng vô tâm để đắc. Chẳng thể dùng ngôn từ để tạo. Chẳng thể dùng tịch mặc để thông. Đạt thẳng đến chỗ không nương dựa vào đâu, vượt khỏi ngoài sự suy nghĩ của phàm, thánh. Cũng chẳng nương dựa vào cái chỗ không nương dựa ấy, vượt khỏi chỗ suy lường của phàm, thánh th́ mới đáng gọi là xuất cách đạo nhân.

Kẻ học đạo đời sau cứ chấp trước ngang bướng, chẳng rơ ư Tổ, nhận lầm lời lẽ cổ nhân là thật, cho rằng thật sự có một pháp Giáo Ngoại Biệt Truyền, phải thẳng tay quét sạch văn tự, chấp chặt rằng chẳng c̣n có một pháp nào hết cả th́ mới là cứu cánh, khăng khăng tính kế sống măi trong ḍng sanh tử. Đối với các đạo khác, họ cũng đem [cái chấp] quét sạch ấy để quét sạch hết cả, nghinh ngang chẳng hay biết ǵ.

Ôi! đáng thương thay! Riêng họ chẳng biết rằng: đoạn vọng tưởng tam giới, diệt ngũ ấm sắc thân, trọn chẳng vướng bận dẫu mảy may nào lại chính là kiến giải của Tiểu Thừa đối với Tam Tạng. Nếu hiểu được [như thế] th́ sẽ chuyển ḿnh, tự nhiên mọi pháp dung thông, đi trên đường sanh tử chẳng trở ngại ǵ; tuân theo thánh giáo của Phật, phát nguyện văng sanh, tham lễ Di Đà, thân cận thiện hữu, mau chứng bất thoái, phổ độ chúng sanh. Sánh với kẻ thiên chấp Không kiến, cam chịu luân hồi, chẳng cầu xuất ly, lẽ tiêu hoại chẳng đồng vậy.

 

22. Chống kinh, trái thánh

 

Đạo của cổ nhân hễ đă tu chứng th́ [thấy] là chẳng phải là không, nhưng nếu c̣n nhiễm ô th́ chẳng đạt được. Như kinh Kim Cang Bát Nhă dạy: “Vô trụ tướng bố thí”, há nào có phải là chẳng cần tu bố thí th́ mới là vô trụ tướng hay sao?

Chỉ cốt sao cái tâm năng tu khế hợp lư Bát Nhă Chơn Không th́ trọn ngày bố thí mà ĺa hết thảy tướng; ấy mới là phá chấp vậy. Bàn thẳng về ly tướng, nói cùng tột về lư th́ cũng chẳng chấp vào cái Ly Tướng mới đáng gọi là: “Đối với cả hai thứ chấp trước và không chấp trước, hành nhân đều chẳng chấp trước vào thứ nào cả!”

Do xứng tánh tu hành, ĺa các kiến giải chấp Có, chấp Không của phàm phu và Nhị Thừa nên gọi là “vô trụ tướng” vậy. Phàm Bồ Tát tu hành lục độ, vạn hạnh, không vị nào chẳng đều như thế cả. Há phải đâu là cứ khơi khơi không tu rồi bảo là “chẳng trụ tướng” ư!

Nay Văng Sanh Tịnh Độ chính là một môn trong vạn hạnh của Bồ Tát, là một pháp để đi qua suốt mười phương thừa sự chư Phật vậy. Do xứng tánh tu hành nên hiểu rành rẽ hết thảy pháp đều là vô tướng. Vô tướng cũng là vô. Phàm đă như vậy thời với Tịnh Độ nào ngại văng sanh, với đức Di Đà nào ngại chi thân cận. Nương Phật  nguyện lực nên mau chứng vô sanh.

Nếu cứ chấp chặt rằng vô sanh, vô kiến mới là đạt lư th́ sẽ đọa vào thiên kiến chấp không của Nhị Thừa, ngoại đạo. Công nhiên trái nghịch, chống kinh, chê thánh, c̣n tội nào lớn hơn nữa!

 

23. V́ nhỏ mất lớn

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Nay có kẻ mua bán chỉ mong một tiền mà được hai tiền, người đi đường một ngày đi được đoạn đường bằng cả hai ngày th́ tâm liền vui sướng. Không được như thế, tâm ắt buồn bực.

Đối với vật ngoài thân có chút được mất liền đă vui, buồn như thế; c̣n với tháng ngày hữu hạn của ḿnh dần dà bị mất đi, tuy sự mất mát ấy thật lớn nhưng chẳng lấy làm lo. Cái duyên Tịnh Độ khó gặp nhưng ta may sao được biết đến, đấy chính là cái được lớn lao nhưng lại chẳng lấy làm vui.

Chỉ thấy những cái được, mất nhỏ nhoi mà vui, buồn; c̣n với những cái được, mất lớn lao lại chẳng hề hay biết. Sao chẳng suy xét kỹ càng vậy!”

 

24. Mười  điều mất mát nếu chẳng tu

 

Phật dạy pháp tu hành đường tắt khiến hết thảy chúng sanh mau siêu sanh tử; nhưng người chướng nặng chẳng chịu tấn tu th́ sẽ chịu mười điều mất mát:

Một, chẳng tin lời Phật. Hai, chẳng tuân thánh giáo. Ba, chẳng tin nhân quả. Bốn chẳng trọng cái linh tâm của ḿnh. Năm, chẳng cầu tiến lên. Sáu chẳng thân thiện hữu. Bảy, chẳng cầu giải thoát. Tám, cam chịu luân hồi. Chín, chẳng sợ ác đạo. Mười, cam làm loài ma.

Ngược lại, tu hành th́ được mười thứ lợi ích thù thắng.

 

25. Vĩnh viễn không có ma sự

 

Sách Niệm Phật Chánh Tín Quyết của Thọ Thiền Sư có viết:

“Hoặc có kẻ nói lúc lâm chung thấy Phật, phóng quang tiếp dẫn, đó đều là ma cảnh. Thuyết ấy như thế nào?

Đáp: Tu tập tam muội theo như kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy th́ có thể phát động ấm ma. Tu các thứ tam muội dạy trong Luận Ma Ha Diễn và sách (Ma Ha) Chỉ Quán v.v… sẽ có thể phát động ngoại ma. Đấy là nói về những cách chuyên dùng tự lực để tu Thiền, v́ ma chủng đă có sẵn từ trước bị Định thúc đẩy nên ma sự phát động. Nếu hiểu rơ được [ma cảnh] mà đối trị th́ thành thánh pháp, c̣n nếu cứ mặc t́nh xuôi theo, chẳng hề hay biết th́ sẽ bị chướng ngại.

Nay ta tu Niệm Phật tam muội là nương vào sức đức Phật kia giống như gần gũi đế vương, kẻ nào dám phạm?

Vả lại, đức Di Đà có thệ nguyện đại từ bi, sức tam muội oai thần, có sức dẹp tà lớn lao, có sức hàng ma to lớn, thiên nhăn xa trông, thiên nhĩ vẳng nghe, tha tâm soi tột, quang minh chiếu khắp nhiếp thủ chúng sanh. Phật đă có sức công đức như vậy, lẽ nào chẳng hộ tŕ nổi người niệm Phật khiến cho lúc lâm chung chẳng bị chướng ngại hay sao?

C̣n các việc như kim đài đến đón… vốn phát xuất tự Quán kinh, do chính kim khẩu đă nói; nếu coi [những việc ấy] là ma th́ thật là quá sức vô tri vậy!

 

26. Ba sức Ban Châu

 

Trong Hội Tông Tập của Viên Thông Phạm pháp sư có dẫn kinh Ban Châu Tam Muội như sau:

“Niệm Phật văng sanh có ba thứ lực:

Một là Bổn Hữu Phật Tánh Lực, tức là nói trong tâm phiền năo có Như Lai tạng vậy.

Hai là Từ Quang Nhiếp Thủ Lực, tức là nói Di Đà quang minh vô lượng, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ.

Ba là Niệm Phật Tam Muội Lực, tức là nhớ Phật niệm Phật th́ hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật”.

Ba thứ lực này như ba sợi dây hợp thành sợi thừng lớn, lôi được vật nặng.

Lại như cái gương thủy hỏa, nếu đem hướng về mặt trời, chiếu lên cỏ khô th́ lấy được lửa. Nếu đem hứng ánh sáng mặt trăng, dùng châu để hứng lấy [ở phía dưới gương] th́ liền được nước.

Cái gương có đủ tánh thủy, hỏa ấy giống như chúng sanh vốn sẵn đủ Phật tánh lực. Cần phải nhờ đến ánh sáng mặt trời, mặt trăng soi đến là ví cho từ quang nhiếp thủ của Phật Di Đà vậy. Dùng cỏ, châu lấy được nước, lửa là ví cho sức tín tâm niệm Phật. Ba thứ này chẳng được thiếu một điều. Ba sự ḥa hợp th́ nước, lửa mới sanh; ba lực cùng hỗ trợ ắt sẽ sanh Tịnh Độ.

 

27. Thuyền chở đá chẳng ch́m

 

Kinh Na Tiên ghi:

“Xưa có quốc vương hỏi sa môn Na Tiên rằng:V́ sao chúng sanh nghiệp nặng niệm Phật liền được văng sanh?’

Na Tiên đáp:

- Ví như có kẻ tính chở đến cả trăm ngàn khối đá lớn vượt qua biển lớn; do bởi sức thuyền nên đến được bờ kia. Tội của chúng sanh ví như tảng đá lớn; nguyện lực Di Đà như thuyền lớn kia. Đá vốn dễ ch́m nhưng nhờ thuyền chở được; vượt ngang biển khổ sanh tử hoàn toàn nhờ vào nguyện vương của Phật”.

Trong hết thảy thời, dùng nguyện vương ấy làm người dẫn đường tốt lành lên thẳng bờ kia, chẳng vượt ra ngoài tự tâm. V́ vậy, sách Câu Xá tụng có câu:

“Kẻ ngu tạo tội th́ dẫu nhỏ cũng đọa ác. Người trí làm tội dù lớn cũng thoát khổ. Như cái kim sắt dù nhỏ cũng ch́m xuống nước, cái bát sắt dẫu to vẫn nổi được”.

 

28. Vừa niệm liền sanh

 

Trong Thập Nghi Luận có câu hỏi rằng: “Tây phương cách đây mười vạn ức cơi, phàm phu hèn yếu làm sao đến đó được?”

Đáp: “Tây phương mười vạn ức cơi là đối với phàm phu nhục nhăn, tâm lượng sanh tử mà nói. Điều khiến chúng sanh được thành tựu Tịnh nghiệp là: trong lúc lâm chung, cái tâm trụ trong Định chính là cái tâm thọ sanh Tịnh Độ. Lúc vừa khởi niệm  chính là lúc sanh về Tịnh Độ”.

V́ vậy, kinh dạy: “A Di Đà Phật cách đây chẳng xa” chính là do nghiệp lực chẳng nghĩ bàn vậy. Do một niệm liền được sanh nên chẳng phải sợ xa.

Lại như người nằm mộng, thân tuy ở trên giường mà tâm ư thức đến khắp các phương khác giống như lúc b́nh thường chẳng khác. Tịnh Độ cũng thế: vừa khởi niệm th́ liền được sanh, c̣n ngờ chi nữa!

 

29. Như gương hiện bóng

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Mỗi một chúng sanh trong mười phương thế giới niệm Phật th́ ao báu nơi Tịnh Độ liền sanh một đóa hoa sen, ghi tên người ấy”. Nếu có kẻ ngờ vực, ta sẽ bảo rằng: “Giống như gương sáng sạch, vật soi vào liền hiện h́nh. Gương có dụng tâm đâu? Do gương sáng nên h́nh bóng tự nhiên hiện vậy”. V́ thế mới nói: “Thiện tâm vừa phát, điện báu trên cơi trời đă thành trước. Ác niệm vừa khởi, hỏa thành dưới đất đă hoàn thành”. Nếu như vậy th́ người tu Tịnh nghiệp có cành hoa đề tên, chờ người văng sanh, có chi là lạ?

Hoặc [có kẻ] gạn: “Tŕ chú Văng Sanh th́ A Di Đà Phật thường ngự trên đảnh, người tu Tịnh nghiệp lúc lâm chung Phật và Bồ Tát cùng đến đón rước. Chúng sanh vô lượng th́ làm sao Phật ngự khắp trên đảnh nổi, đều đến đón hết nổi?”

Ta bảo: “Một vầng trăng hiện khắp trong hết thảy chỗ có nước. Một mặt trời chiếu khắp vô lượng thế giới. Chỉ có chỗ nước đục trăng chẳng hiện được, nơi chậu úp mặt trời chẳng chiếu được!

Quang minh của Phật Vô Lượng Thọ chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ. Đời có kẻ chẳng nguyện văng sanh th́ giống như nước đục, chậu úp, chẳng được quang minh soi đến, há nào có phải là lỗi của mặt trời, mặt trăng đâu?

 

30. Cầu Phật gia hộ

 

Chiếu Luật Sư nói:

“Hoặc có kẻ hỏi:  Như Quán kinh đă dạy: ‘Tâm này làm Phật, tâm này là Phật’. Tâm đă là Phật, cần ǵ niệm Phật khác?

Đáp: Chính v́ do tâm vốn là Phật nên mới dạy chuyên niệm đức Phật ấy. Kinh Phạm Vơng dạy: ‘Nên thường tự biết ta là Phật chưa thành, chư Phật là Phật đă thành’.

Tâm ông dẫu là Phật nhưng là Phật chưa thành; c̣n A Di Đà Phật là Phật đă thành. Phật chưa thành ch́m trong biển dục đă lâu, đầy đủ phiền năo, chẳng biết kỳ ra. Đức Phật đă thành th́ từ lâu đă chứng Bồ Đề, đầy đủ oai thần, có thể gia hộ chúng sanh.

V́ thế chư Phật khuyên niệm Phật, chính là để cho vị Phật chưa thành nơi ta cầu nơi đức Phật đă thành của người khác cứu giúp cho. V́ vậy, nếu chúng sanh chẳng niệm Phật th́ phàm thánh vĩnh viễn cách biệt, cha, con xa ĺa, ở măi trong luân hồi, cách Phật càng xa vậy”.

 

31. Bí quyết trường sanh

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Kinh Lăng Nghiêm nói có mười loại tiên, thọ ngàn vạn năm, ở yên trong núi sâu, khi mạng hết lại bị luân hồi v́ chẳng hiểu chơn tánh. [Tiên đạo] cùng với lục đạo chúng sanh gọi chung là thất thú (bảy đường). Người học đạo tiên trong đời, cả vạn người tu chẳng có đến một người đắc đạo. Ví dù có đắc đạo vẫn chẳng thoát nổi luân hồi v́ c̣n chấp nơi thần, h́nh, chẳng thể bỏ đi nổi.

Vả lại, thần h́nh chỉ là vọng tưởng hiện ra trong chơn tánh, đều chẳng phải là chơn thật. Trong ṿng vài trăm năm trở lại đây, những người được thành tiên chỉ có Chung Ly, Lữ Động Tân, nhưng số người học theo họ Chung, họ Lữ có đến ngàn muôn. Chỉ riêng những người đích thân tôi biết số cũng chẳng ít, rốt cuộc đều tử vong, chôn vùi dưới đất. Chẳng thấy một ai giữa ban ngày bay lên nổi.

Muốn cầu trường sanh th́ chẳng chi bằng Tịnh Độ. Chẳng biết tu pháp này lại học đạo thần tiên chính là bỏ mỹ ngọc trước mắt để cầu thứ đá vân chẳng thể có. Há chẳng phải là lầm lắm sao? Cư sĩ Hương Sơn đời Đường trong bài thơ tặng Vương tiên nhân có viết:

 

Nghe ngài bớt ăn, ngủ,

Ngày nghe thuyết thần tiên

Ngầm đợi bậc phi thường

Cầu bí quyết trường sanh

Bảo dài vốn đối ngắn

Chưa thoát ṿng sanh tử,

Dẫu có được trường sanh

Chẳng c̣n bị chết yểu

Cây tùng ngàn năm mục

Hoa cẩn một ngày tàn

Rốt cục giống hư không

Cần ǵ khoe năm tháng?

Thọ, yểu dẫu khác nhau

Sanh tử rồi giống hệt!

Chẳng bằng học vô sanh

Vô sanh th́ vô diệt.

 

32. Mười tâm trong kinh Bảo Tích

 

Kinh Đại Bảo Tích chép:

“Ngài Di Lặc hỏi Phật:

- Như Phật đă dạy về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, nếu có chúng sanh phát mười thứ tâm, chuyên chú nơi Phật th́ người ấy khi mạng chung sẽ được văng sanh. Những ǵ là mười?’

Phật bảo Di Lặc:

- Mười tâm như vậy, chẳng phải là [những tâm mà] những kẻ phàm ngu, kẻ bất thiện trượng phu c̣n đủ phiền năo có thể phát khởi được nổi.

Những ǵ là mười?

Một là đối với các chúng sanh khởi đại từ, không tâm tổn hại.

Hai là đối với các chúng sanh khởi đại bi, không tâm bức năo.

Ba là với chánh pháp của Phật, chẳng tiếc thân mạng, tâm thích thủ hộ.

Bốn là với hết thảy pháp, phát sanh thắng nhẫn, tâm không chấp trước.

Năm là chẳng tham lợi dưỡng, cung kính tôn trọng, tâm vui thích thanh tịnh.

Sáu là cầu Phật Chủng Trí, trong hết thảy thời tâm không quên mất.

Bảy là đối với các chúng sanh, tôn trọng cung kính, tâm không hèn kém.

Tám là chẳng ham bàn chuyện đời, sanh tâm quyết định đối với Bồ Đề phần.

Chín là trồng các căn lành, tâm thanh tịnh chẳng có tạp nhiễm.

Mười là đối với các Như Lai, xả ly các tướng, khởi tâm tùy niệm.

Đấy gọi là mười thứ tâm của Bồ Tát. Nếu đối với mười tâm này, hễ ai thành được một tâm, thích muốn được sanh trong thế giới đức Phật kia mà chẳng được sanh th́ thật chẳng có lẽ ấy”.

 

33. Ngài Từ Vân khuyên tu

 

Từ Vân sám chủ nói:

- An Dưỡng Tịnh nghiệp là đường tắt dễ tu. Các kinh Đại Thừa đều chỉ bày điều cốt yếu này. Mười phương chư Phật không vị nào chẳng khen ngợi.

Nếu tỳ kheo, tứ chúng, thiện nam, tín nữ muốn mau phá được vô minh, vĩnh viễn diệt hết trọng tội ngũ nghịch, thập ác và các lỗi nhẹ khác th́ nên tu pháp này.

Muốn cho giới luật lớn nhỏ được thanh tịnh như cũ, đủ đầy hết thảy các ba la mật môn th́ nên học pháp này.

Muốn lúc lâm chung ĺa các nỗi sợ hăi, thân, tâm an vui, vui vẻ như trở về, quang minh chiếu sáng nhà cửa, hương lạ, âm nhạc, A Di Đà Phật cùng các thánh chúng trao cho đài tử kim, x̣e tay tiếp dẫn, vượt ngang ngũ đạo, măi măi ngự trên chín phẩm, thoát hẳn phiền năo, an nghỉ thanh lương, vừa ra khỏi trần lao liền chứng bất thoái, chẳng trải bao kiếp lâu xa liền chứng vô sanh th́ phải nên học pháp này.

Muốn tu chút pháp mà cảm được diệu báo, mười phương chư Phật đồng thời khen ngợi, được hiện tiền thọ kư, trong một niệm cúng dường vô ương số Phật, trở về cơi ḿnh ngồi ăn chung với Phật A Di Đà, nghị luận cùng Quán Âm, sánh bước cùng Thế Chí, thấy suốt nghe tột, thân vô hạn lượng, bay lên không tự tại, rành rẽ túc mạng, thấy khắp ngũ đạo như bóng hiện trong gương, trong niệm niệm chứng nhập vô tận tam muội, [để đạt được các điều] xưng thuật chẳng thể cùng tận như thế th́ phải nên tu tập pháp thù thắng này”.

 

34. Hiện đời được phước

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Hoặc có kẻ bảo cầu sanh Tịnh Độ là việc sau khi chết, chẳng biết là có lợi ích ǵ lớn lao cho ngay khi đang c̣n sống chăng? Phàm Phật dạy người, không điều ǵ là chẳng lành. Đă lấy việc cầu sanh Tịnh Độ làm tâm th́ hễ ư nghĩ đến điều ǵ, miệng nói đến điều ǵ, thân làm ra điều ǵ, không ǵ là chẳng lành. Trong đời hiện tại, người ấy đáng coi là bậc quân tử, là đại hiền, được người kính trọng, được thần nhân phù trợ, phước duyên được tăng, thọ mạng được vĩnh viễn.

Kế đến là khống chế được nghiệp duyên, chẳng c̣n chuyên chí vào cơi này; do vậy, ác duyên giảm bớt; bởi đấy, thiện duyên càng tăng. Giả sử có kẻ chẳng biết lễ nghĩa, chẳng sợ h́nh phạt, chỉ cậy vào khí lực, chỉ chuyên chú theo đuổi cái lợi thế gian, nhưng nếu chỉ tạm biết lấy Tịnh Độ làm tâm th́ ắt cũng tự giảm bớt lỗi ḿnh. Tuy tất cả việc làm của kẻ ấy chưa thể đều phù hợp với lễ nghĩa hết cả nhưng cũng trở nên khá gần với lễ nghĩa vậy, lẽ đâu phải chịu vướng trong h́nh phạt hay sao?

Nếu như ai nấy đều được như vậy th́ dần dần có thể thoát khỏi bầy tiểu nhân, trọn quy về quân tử, đối với những người quen biết trong xóm đều xem như người lành.

Do những lẽ ấy, há c̣n dám bảo: tuân theo giáo pháp của Phật, lấy Tịnh Độ làm tâm là vô ích đối với cuộc sống hiện tại hay chăng?”

 

35. Các sự lành hỗ trợ

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Cúng Phật, trai tăng, tạo tháp, dựng chùa, niệm tụng, lễ sám, hiếu dưỡng cha mẹ, kính anh trọng em. Trong ṿng họ hàng, không ai chẳng ḥa mục. Xóm giềng làng nước đối đăi tử tế với nhau. Thờ vua th́ dốc ḷng son v́ nước. Làm quan th́ nhân từ, lợi dân. Làm bề trên th́ khéo làm cho mọi người an vui. Làm kẻ dưới th́ siêng gắng phục vụ bề trên.

Hoặc là chỉ giáo kẻ ngu mê, hoặc phù trợ người cô quả, yếu đuối, hoặc cứu người đang bị tai nạn cấp bách, hoặc huệ thí kẻ bần cùng, hoặc dựng cầu, đào giếng; hoặc thí cơm, cấp thuốc, hoặc giảm sự tiêu xài của chính ḿnh để làm lợi người khác. Hoặc dùng tiền của làm lợi người khác, giảm bớt chi dùng của chính ḿnh, hoặc dạy người làm lành, hoặc giúp thiện, ngăn ác. Cứ tùy nghi mà làm hết thảy việc lành thế gian hay xuất thế gian, chẳng nệ lớn, nhỏ, ít, nhiều; hoặc là chỉ dùng một tiền đem cho người hoặc là cho một vốc nước đỡ khát.

Đối với mỗi việc lành dẫu nhỏ nhoi cũng đều khởi niệm rằng: Nguyện đem thiện duyên này hồi hướng Tây phương, nhờ các điều thiện hỗ trợ quyết sẽ được văng sanh”.

 

36. Thành công cốt yếu là bởi thuần thục

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Mạnh Tử nói: ‘Nhân cũng là cốt ở thuần thục mà thôi’. V́ thế, quân tử trọn chẳng trái nghịch điều nhân dẫu chỉ trong khoảng thời gian lâu bằng bữa ăn . Chánh trực cũng bởi đấy mà điên đảo cũng bởi đấy. Nếu được như vậy th́ không điều ǵ ḿnh làm mà chẳng v́ điều nhân.

Người tu Tịnh Độ cũng thế: Phàm đi, đứng, ăn uống, nói năng, im lặng, động tịnh đều chẳng quên Tịnh Độ. Thân này tuy sống trong ngũ trược mà tâm đă ở Tịnh Độ”.

Ngài Tra Am nói: “H́nh mặt trời lặn tương tự cái trống treo, ngồi xếp bằng ngay ngắn hướng mặt về Tây; thân tuy chưa đến liên tŕ mà trước đă gởi ḷng về Cực Lạc”, chính là ư này vậy.

 

37. Mười điều lợi thù thắng

 

Từ Vân Sám Chủ nói: “Tam giới đại sư, vạn đức từ phụ, quy y ngài thời tội diệt; kính ngài thời phước sanh. Các kinh đă nói đủ. Nếu có thể quy y Tam Bảo, thọ tŕ danh hiệu một vị Phật th́ hiện đời sẽ được mười điều lợi thù thắng:

Một là ngày đêm thường được hết thảy chư thiên, đại lực thần tướng ẩn h́nh thủ hộ.

Hai là thường được hai mươi lăm vị Bồ Tát như Quán Thế Âm v.v… thủ hộ.

Ba là thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, A Di Đà Phật thường phóng quang minh nhiếp thọ người ấy.

Bốn là hết thảy ác quỷ, dạ xoa, la sát đều chẳng hại được; rắn độc, thuốc độc thảy đều chẳng làm hại nổi.

Năm là đều chẳng mắc nạn nước, lửa, oán tặc, đao, tên, gông cùm, tù ngục, chết ngang.

Sáu là những tội trước kia trót tạo đều sẽ tiêu diệt; mạng trót giết oan đều được giải thoát, chẳng c̣n đối chấp.

Bảy là đêm mộng điều tốt lành, thấy h́nh sắc tượng thắng diệu của Phật A Di Đà.

Tám là tâm thường hoan hỉ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung măn, việc làm tốt lành.

Chín là thường được hết thảy thế gian, nhân dân cung kính, lễ bái giống như kính Phật.

Mười là lúc mạng chung, tâm không sợ hăi, chánh niệm hiện tiền, A Di Đà Phật và các thánh chúng cầm đài kim cang tiếp dẫn văng sanh Cực Lạc thế giới hưởng sự vui mầu nhiệm thù thắng đến cùng tột đời vị lai”

 

38. Hổ Khê tôn giả khai thị

 

a. Phàm là người tu Tịnh Độ th́ rơ ràng là phải chống cự với sanh tử, chứ chẳng thể nói xuông rồi thôi. Phải nghĩ đến vô thường vùn vụt, thời gian chẳng đợi ai. Phải nên dốc chí thực hiện th́ mới được; chứ c̣n nếu nửa tiến, nửa lùi, dường như tin, tựa hồ ngờ, mặc cho may rủi th́ c̣n làm được việc ǵ, làm sao thoát khỏi luân hồi nổi!

Nếu đă tin biết được th́ từ ngày nay trở đi phải phát đại dũng mănh, phát đại tinh tấn, đừng quan tâm là hiểu hay chẳng hiểu, [chớ nệ là] kiến tánh hay không kiến tánh, cứ chỉ chấp tŕ một câu Nam Mô A Di Đà Phật giống hệt như nương tựa vào một ṭa núi Tu Di dù có bị lay lắc vẫn chẳng động.

Chuyên tâm, nhất ư để tham niệm hay quán niệm, ức niệm, thập niệm, hoặc niệm thầm, niệm rơ tiếng, hệ niệm, lễ niệm. Niệm đâu tâm theo đấy, luôn nhớ, luôn niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm; tâm niệm chẳng để luống qua. Niệm Phật chẳng rời tâm, ngày ngày, giờ giờ chẳng buông bỏ, miên miên mật mật như gà ấp trứng thường giữ cho hơi nóng liên tục.

Đấy chính là tịnh niệm liên tục, lại dùng thêm trí quán chiếu th́ liền biết được rằng Tịnh Độ chính là tự tâm. Ấy mới là công phu của bậc thượng trí tu tấn.

Giữ được định như thế, chủ yếu là thực hành như thế để làm chỗ dựa an ổn. Ví dù có gặp cảnh khổ, vui, thuận, nghịch hiện tiền vẫn chỉ niệm A Di Đà Phật, không hề có một niệm đổi khác tấm ḷng, không hề có một niệm tâm thối đọa, không hề có một niệm tạp tưởng tâm. Cho đến hết đời, vĩnh viễn không có niệm khác, quyết định cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Nếu quả có thể dụng công như vậy th́ sanh tử nghiệp chướng, vô minh trong  bao kiếp sẽ tự nhiên tiêu sạch, trần lao tập lậu tự nhiên sạch hết không c̣n sót. Chẳng ĺa bổn niệm, tận mặt thấy đức A Di Đà. Công thành hạnh măn, nguyện lực hỗ trợ nên lúc mạng chung quyết sẽ sanh trong thượng phẩm.

 

b. Điều cốt yếu trong sự tu hành chơn tín là cầu sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới: Chuyên chú tâm ư vào một niệm, tŕ một câu A Di Đà Phật. Chỉ có một niệm này là bổn sư của ḿnh. Chỉ có một niệm này chính là hóa Phật. Chỉ có một niệm này là vị tướng quân mạnh mẽ phá tan địa ngục. Chỉ có một niệm này là gươm báu chém tan các tà. Chỉ có một niệm này là đèn sáng soi tan tăm tối. Chỉ một niệm này là thuyền lớn để vượt đại khổ hải. Chỉ một niệm này là phương cách tốt lành để thoát sanh tử. Chỉ một niệm này là đường tắt thoát khỏi tam giới. Chỉ một niệm này là bổn tánh Di Đà. Chỉ một niệm này để thấu đạt Duy Tâm Tịnh Độ. Chỉ nên ghi nhớ một câu A Di Đà Phật trong tâm niệm, chớ để lạc mất.

Niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng rời tâm. Vô sự cũng niệm như thế. Hữu sự cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế. Bịnh khổ vẫn niệm như thế. Sống cũng niệm như thế. Chết cũng niệm như thế. Một niệm phân minh chẳng mê như thế th́ cần phải hỏi ai để t́m đường về nữa!

39. Liên Tŕ đại sư khai thị

 

a. Vọng niệm là bịnh; niệm Phật là thuốc. Bịnh lâu th́ một viên thuốc chẳng trị hết nổi. Vọng niệm chất chứa th́ chẳng thể nào vừa niệm đă trừ hết được nổi. Lư lẽ nhất định như vậy. Đừng lo ngại những vọng niệm khác tơi bời [khởi lên], chỉ quư ở chỗ niệm Phật tinh chuyên, khẩn thiết. Từng chữ phân minh; câu, câu nối tiếp. Dốc sức chấp tŕ th́ mới có phần xu hướng được, nghĩa là: do sức chơn thật tích tụ lâu ngày nên đến một ngày nào đó sẽ chợt rỗng rang [khai ngộ]. Ví như mài chày làm kim, luyện sắt thành gang, quyết định chẳng dối. Tuy có lắm môn để nhập đạo, nhưng chỉ có một môn này là đường vắn tắt nhất, chẳng thể coi thường, chớ có coi thường.

 

b. Đạo này chí huyền, chí diệu, lại rất mực giản dị. V́ giản dị nên bị bậc cao minh xem thường! Sanh tử chẳng ĺa nhất niệm mà thậm chí muôn pháp thế gian, xuất thế gian cũng chẳng ngoài nhất niệm. Nay đem cái niệm ấy niệm Phật th́ sẽ thiết tha, tinh chuyên, chơn thật xiết bao!

Nếu xét kỹ tận nguồn nhất niệm ấy th́ nó chính là tự tánh Di Đà, chính là ư của Tổ Sư tự phương Tây đến (**). Ví dù chẳng ngộ được, nhưng nương niệm lực ấy mà văng sanh Cực Lạc, vượt ngang sanh tử, chẳng bị luân hồi nữa th́ cuối cùng sẽ đại ngộ vậy. Xin buông bỏ muôn duyên, trong mười hai thời niệm niệm khăng khăng. Đấy chính là là điều tôi rất mong mỏi.

 

c. Sự hiếu thế gian có đến ba, hiếu xuất thế gian chỉ có một. Cái hiếu thế gian gồm:

- Một là thừa hoan hầu hạ, dùng thức ngon lành dâng lên mẹ cha.

- Hai là đỗ đạt làm quan, dùng tước lộc để vinh hiển mẹ cha.

- Ba là tu đức trau hạnh để thành thánh, thành hiền nhằm làm rạng rỡ mẹ cha.

Thế gian gọi ba điều ấy là hiếu vậy. Sự hiếu xuất thế gian là khuyên cha mẹ trai giới, tu đạo, nhất tâm niệm Phật, cầu nguyện văng sanh, vĩnh biệt tứ sanh (không c̣n sanh trong bốn loài: noăn, thai, thấp, hóa), măi măi thoát khỏi lục đạo, gởi thân trong thai sen, thân cận Phật Di Đà, đắc bất thối chuyển. Người con báo hiếu coi việc ấy là trọng đại nhất.

Khi xưa, tôi vừa chớm biết nhập đạo, song thân đă khuất, do thương cảm bèn viết bài văn tự trách bất hiếu để bày tỏ nỗi bi hận. Nay thấy trong chúng tại gia, xuất gia có đủ điều may mắn càng bội phần cảm khái, lệ nhỏ ṛng ṛng. Cúi đầu, rập đầu xin khuyên:

Người chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ cho được yên ổn là hiếu. Người lập thân hành đạo để cha mẹ nở mặt là đại hiếu. Người khuyên cha mẹ dùng pháp môn niệm Phật cầu được văng sanh Tịnh Độ là đại hiếu nhất trong những người đại hiếu.

Tôi sanh muộn, vừa nghe được Phật pháp th́ mẹ cha đă khuất, đau đớn thấu trời, tuy muốn đáp đền vẫn không làm cách nào được. Xin thưa cùng mọi người: khi cha mẹ c̣n tại thế nên sớm khuyên niệm Phật. Ngày cha mẹ mất nên lễ Phật, tụng kinh ba năm.

Nếu chẳng làm được như vậy th́ hoặc là suốt cả một năm hay trong bốn mươi chín ngày cũng được. Hiếu tử muốn báo cái ân cù lao, không thể không biết đến điều này.

 

d. Phàm là người học Phật chẳng cần bàn đến h́nh dạng trang nghiêm, chỉ quư ở chỗ chơn thật tu hành. Cư sĩ tại gia chẳng nhất thiết phải áo dà, khăn đạo. Người để tóc cứ mặc thường phục niệm Phật, chẳng nhất thiết phải khua mơ, gơ khánh. Người thích yên tịnh cứ yên lặng niệm Phật, chẳng bắt buộc phải quây quần lập hội. Người ngại việc có thể tự đóng cửa niệm Phật, chẳng cần phải đến chùa nghe kinh. Người biết chữ có thể tuân theo giáo pháp niệm Phật. Ngàn dặm thiêu hương chẳng bằng ngồi yên trong nhà niệm Phật. Cúng dường tà sư chẳng bằng hiếu thuận cha mẹ niệm Phật. Kết giao rộng răi với bè bạn ma chẳng bằng một ḿnh thanh tịnh niệm Phật. Gởi tiền kho cho kiếp sau (1) chẳng bằng hiện tại làm phước niệm Phật. Hứa nguyện, cầu đảo chẳng bằng hối lỗi đích thân niệm Phật. Tập tành học theo sách vở ngoại đạo chẳng bằng một chữ không biết mà niệm Phật. Vô tri bàn xằng lẽ Thiền chẳng bằng chắc thật tŕ giới, niệm Phật. Mong cầu yêu quỷ linh ứng chẳng bằng chánh tín nhân quả niệm Phật.

Nói tóm lại, đoan tâm diệt ác niệm Phật như vậy th́ gọi là thiện nhân. Nhiếp tâm dứt trừ tán loạn để niệm Phật như vậy th́ gọi là hiền nhân. Ngộ tâm đoạn hoặc niệm Phật như thế th́ gọi là thánh nhân.

e. [Đại sư ] bảo ông Châu Tây Tông:

“Bịnh của ngài đă đến nỗi này, thật là rất nguy. Nên đem hết những điều muốn nói viết hết ra giao cho lịnh lang và tôn đường, để trong dạ chẳng c̣n vướng víu điều ǵ, nhất tâm chánh niệm. Nếu b́nh nhật đă tin tưởng nổi pháp môn Niệm Phật th́ nên lấy con mắt trong tâm soi chiếu bên trong; bốn chữ Phật danh vằng vặc ngời ngời, chẳng gián, chẳng đoạn. Dẫu ngày hôm nay hay ngày mai bị chết cũng được, hoặc là chẳng chết mà sống măi đến một trăm hai mươi tuổi cũng xong.

Đây là lời khẩn yếu; bằng hữu bấy lâu quen biết chính là chỗ này. Mọi sự khác đều nhỏ nhặt, chẳng phải bận tâm đến. Chớ có v́ tham sống sợ chết đến nỗi hỏng đại sự. Rất quan trọng đấy!”

 

f. Bảo Vương Đại Trác:

“Đối với căn bịnh của ngài th́ mọi sự ngoài thân kể cả tứ chi, trăm đốt xương trong thân này đều nên dốc ḷng buông bỏ, khiến cho rỗng không chẳng c̣n có một vật ǵ! Nếu chẳng thể buông bỏ hết th́ hăy tạm buông bỏ để đợi đến sau này. Chẳng chế ngự được lửa vọng tưởng th́ nên niệm Phật nhiều tiếng để đè ép nó.

Vinh hoa, phú quư thế gian chẳng qua là sự trong phút chốc; ách nạn, khổ năo chẳng qua cũng là sự trong phút chốc; trong khoảnh khắc đă biến thành không. Vả lại, mọi sự đều do các duyên trước kia, sức người chẳng làm ǵ được! Tận t́nh buông bỏ hết, nhất tâm niệm Phật hết sức thiết tha.

Cổ nhân có nói: “Bịnh là lương dược của chúng sanh”. V́ thế, người mắc bịnh phải nên sanh ḷng hoan hỉ lớn lao. Đối với hết thảy những điều chẳng như ư, chớ khởi phiền năo.

[Cổ nhân] c̣n bảo: ‘Sanh tử hữu mạng’ nên người mắc bịnh phải nên sanh [ư tưởng] đại giải thoát, mặc kệ sống chết chớ sanh sợ hăi.

Thêm nữa, quá khứ như huyễn, hiện tại như huyễn, vị lai như huyễn; cứ tận t́nh buông bỏ, chỉ giữ chánh niệm mà thôi. Trong khi bịnh nên ngàn vạn nhẫn nại, ḷng chớ mong sớm được lành bịnh; đấy lại chính là kế hay để chóng được hết bịnh!  Một phen đă ôm ḷng nóng nảy th́ bịnh càng nặng thêm. Nhớ kỹ, nhớ kỹ!”

 

40. Hám Sơn đại sư khai thị

 

* Điều quan trọng thứ nhất trong việc tu hành là đối với sanh tử tâm phải khẩn thiết. Đối với sanh tử tâm chẳng khẩn thiết sao lại dám nói là niệm Phật đă thành khối? Vả lại, chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, niệm niệm vọng tưởng, t́nh căn che lấp kỹ, thường ngày chưa từng phản tỉnh. Nay muốn dùng cái tâm tin tưởng hời hợt để đoạn sanh tử nhiều kiếp th́ khác nào giọt nước làm sao dập tắt nổi đống củi đang cháy, há có lư này chăng?

Nếu quả thật đương nhân đối với sanh tử, tâm thật khẩn thiết, niệm niệm như cứu đầu đang bị cháy, chỉ sợ một phen mất thân người th́ vạn kiếp khó có lại được. Nên giữ chặt một câu niệm Phật này, nhất định muốn chống cự lại các vọng tưởng. Trong hết thảy xứ, niệm niệm hiện tiền, chẳng c̣n bị vọng tưởng lôi kéo, che chướng. Hạ công phu siêng nhọc như thế th́ lâu ngày thuần thục, tự nhiên tương ứng. Có như vậy th́ dẫu chẳng cầu được thành một khối mà vẫn tự nhiên kết thành một khối.

Điều này cũng giống như người uống nước, nóng, lạnh tự ḿnh biết, chẳng thể nói cho người khác biết được. [Niệm Phật được thành tựu] hoàn toàn là do ḿnh ra sức. Nếu chỉ niệm Phật ngoài da th́ dẫu nhọc nhằn bao năm tháng cũng chẳng hưởng được ǵ.

 

* Mỗi ngày trừ hai thời công khóa, chỉ đem một câu A Di Đà Phật đặt ngang nơi ngực, niệm niệm chẳng quên, tâm tâm chẳng mê. Chẳng nghĩ ǵ đến hết thảy việc đời, chỉ lấy một câu Phật hiệu làm mạng căn của chính ḿnh. Cắn chặt [câu niệm Phật] nơi hàm răng quyết chẳng buông bỏ; thậm chí ăn uống, cử động: đi, đứng, nằm ngồi, trong mọi lúc một câu niệm Phật này luôn hiện tiền.

Hễ gặp phải cảnh thuận, nghịch, vui, giận, phiền năo, hay lúc tâm chẳng yên bèn đem một tiếng niệm Phật khởi lên một phen th́ liền thấy phiền năo tiêu diệt ngay lập tức. Do niệm niệm phiền năo chính là gốc khổ sanh tử nên nay ta dùng niệm Phật để tiêu diệt phiền năo th́ chính là Phật đă độ thoát nỗi khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tiêu diệt được phiền năo th́ mới có thể dứt sạch sanh tử, chứ không có pháp nào khác!

Nếu niệm Phật đến khi làm chủ được phiền năo th́ sẽ làm chủ được mộng mị. Nếu đă kiểm soát được ḿnh trong khi mộng mị th́ trong khi bịnh khổ cũng sẽ tự chủ được. Nếu đă tự chủ được trong khi bịnh tật th́ lúc mạng sắp lâm chung sẽ liền biết được chỗ ḿnh sẽ sanh về.

Điều này chẳng có ǵ là khó làm, chỉ cốt luôn một dạ nghĩ đến sanh tử khẩn thiết, chỉ cần dựa vào một ḿnh câu niệm Phật chứ không c̣n suy nghĩ chi khác. Lâu ngày thuần thục, tự nhiên được đại an lạc, được đại thọ dụng.

 

41. Tử Bách lăo nhân khai thị

 

* Ư nghĩa của việc Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ cốt ở chỗ suốt đời tŕ niệm cho đến khi lâm chung, nhất tâm bất loạn. Chỉ biết Sa Bà là chốn cực khổ, Tịnh Độ là cơi rất vui. Ví như cá, chim: thân bị nhốt trong lồng, giỏ, tâm chỉ mong được thoát khỏi lồng, giỏ. Người niệm Phật coi Sa Bà là lồng, giỏ, xem Tịnh Độ là không gian, là nước. Do tâm chê chán và hâm mộ đă thuần thục nên khi xả mạng, cái ham muốn Sa Bà sạch trơn, chẳng c̣n [sót lại] tí nào dẫu chừng bằng hạt cải. Bởi thế, chẳng luận là tội nghiệp nặng hay nhẹ đều văng sanh ngay, chẳng c̣n ngờ vực chi nữa!

 

* Pháp môn Niệm Phật cốt ở chí quyết định. Chỉ giữ nhất niệm như đại tướng thân bị vây hăm nặng nề quyết chí đánh tháo ra. Một người một thanh đao đối địch vạn người; mạnh mẽ như vậy th́ oán địch sanh tử, các khổ ma quân chẳng đánh mà tự tan vậy.

 

42. Khẩu quyết niệm Phật của Thảo Am thiền sư

 

Có ai mà chẳng niệm nổi A Di Đà Phật, thế mà lại khó niệm. Có ai mà chẳng nguyện sanh Tây phương Cực Lạc, nhưng rất ít kẻ được văng sanh! Ấy là do người niệm Phật chưa nắm được bí quyết vậy.

Niệm Phật phải cho thật chân thành, thiết tha, chỉ nghĩ đến một chữ CHẾT mà thôi. Trong mỗi niệm luôn nhớ một chữ CHẾT th́ tự nhiên lănh đạm đối với các cảnh duyên, t́nh ái cũng tự mỏng nhẹ. Đến lúc đấy (lúc chết) th́ danh lợi, thế lực, giàu có cũng chẳng biết dùng để làm ǵ! Đến chừng ấy, có muốn thấy nghe hay biết cũng chẳng được; tứ đại đều đă chia ĺa cả th́ c̣n nương dựa vào đâu? Cô hồn vô chủ làm sao được tự do đây!

Khi ấy, chẳng thấy Di Đà, chỉ sợ gặp la sát. Khi ấy, chẳng sanh Tịnh Độ, sợ lạc vào thai lừa. Ví dù không có ác nghiệp cũng chẳng tránh khỏi phải sanh trở lại vào nhân đạo. Dẫu có nhân lành cũng chưa từng tránh khỏi phải thọ phước báo cơi trời dễ hết.

Chớ bảo tự ḿnh làm chủ! Nghiệp quả kéo lôi, thật khó trốn tránh. Chớ bảo sanh tử vốn là không! Thức tâm chưa tận th́ hoàn toàn vẫn ở trong luân hồi.

Chớ nên xem nhẹ điều này v́ việc [sẽ xảy ra trong] ngày mai, hôm nay c̣n chẳng biết được! Chớ có xem thường điều ấy đến nỗi luống uổng đời này, rồi phải trầm luân vĩnh viễn.

Trong hết thảy mọi sự, không có ǵ [quan trọng] bằng sanh tử đại sự cho nên chẳng c̣n bận tâm ǵ đến hết thảy các sự khác. Coi hết thảy thời đều như là lúc đang lâm chung th́ thời nào cũng là thời niệm Phật. Niệm Phật như thế mới là tâm khẩn thiết; tâm khẩn thiết như vậy mới được sanh về Tịnh Độ.

Phải chí tử hạ thủ công phu th́ mới thành tựu Tịnh nghiệp. Có thường nghĩ đến lúc chết th́ tâm mới thiết tha. Phải như vậy mới có thể đạt đến thành Phật; đấy mới là bí quyết niệm Phật chơn thành.

 

43. Ngẫu Ích đại sư khai thị

 

Công phu niệm Phật quư tại tâm tin chơn thật.

Điều cốt yếu thứ nhất là tin rằng ta là Phật chưa thành, A Di Đà Phật là vị Phật đă thành. Thể của ta và Phật không hai.

Kế đó, tin Sa Bà thật sự là khổ, cơi An Dưỡng thật đáng nương về. Ưa, chán rành rành.

Tiếp đó, tin nhất cử, nhất động hiện tại đều có thể hồi hướng cơi Tây phương. Nếu chẳng hồi hướng th́ dẫu là sự lành bậc thượng cũng chẳng được văng sanh. Nếu biết hồi hướng th́ tuy trót lầm lỡ tạo ác hạnh nhưng mau mau đoạn trừ cái tâm tương tục, khởi ḷng ân cần sám hối; nhờ sức sám hối cũng được văng sanh. Huống hồ là tŕ giới, tu phước, các thứ thắng nghiệp, há chẳng đủ để trang nghiêm Tịnh Độ ư?

Chỉ v́ tín lực chẳng sâu nên nghiệp thù thắng bị ch́m trong hữu lậu. Nếu lại toan bỏ pháp này, tính tu pháp khác th́ thật là lầm lạc quá sức vậy. Chỉ càng phải nên tin chơn thật hơn, hết thảy hành động chẳng cần phải thay đổi.

 

44. Triệt Ngộ thiền sư khai thị

 

* Hết thảy pháp môn lấy minh tâm làm cốt yếu, hết thảy hạnh môn lấy tịnh tâm làm điều quan yếu, mà pháp thiết yếu để minh tâm lại không chi bằng Niệm Phật. Nhớ Phật, niệm Phật th́ ngay hiện tại hoặc trong tương lai sẽ nhất định thấy Phật, chẳng cần nhờ đến phương tiện mà tự được tâm khai. Như vậy, Niệm Phật chẳng phải là điều cốt yếu để minh tâm hay sao?

Hơn nữa, pháp thiết yếu để tịnh tâm cũng không chi bằng Niệm Phật. Một niệm tương ứng với một niệm Phật. Niệm niệm tương ứng với niệm niệm Phật. Thanh châu bỏ vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong; Phật hiệu gieo vào tâm loạn, tâm loạn chẳng thể chẳng thành tâm Phật. Như vậy, Niệm Phật chẳng phải là điều thiết yếu để tịnh tâm sao?

Một câu Phật hiệu gồm đủ cả hai thứ quan yếu: Ngộ và Tu. Ngộ th́ tin vào đấy, Tu là chứng trong đấy. Tín giải tu chứng gồm trọn các thừa Đại, Tiểu; cốt tủy các kinh không chi chẳng được thâu trọn [trong pháp Niệm Phật này]. Như vậy, một câu Di Đà chẳng phải là đạo trọng yếu nhất hay sao?

 

* Cái tâm một niệm hiện tiền của bọn ta toàn chơn thành vọng, toàn vọng tức là chơn; trọn ngày chẳng đổi, trọn ngày tùy duyên. Hễ chẳng duyên theo Phật giới để niệm Phật giới th́ sẽ niệm cửu giới. Chẳng niệm tam thừa th́ niệm lục phàm. Chẳng niệm nhân thiên th́ niệm tam đồ. Chẳng niệm quỷ, súc sanh th́ niệm địa ngục. Hễ đă có tâm th́ chẳng thể vô niệm. Lấy vô niệm làm bản thể cho cái tâm th́ chỉ có ḿnh đức Phật làm được. Từ bậc Đẳng Giác trở xuống, hết thảy đều là hữu niệm; hễ khởi lên một niệm th́ ắt lạc vào mười giới. Lại chẳng có niệm nào ra khỏi mười giới v́ chẳng có chi ra ngoài mười pháp giới vậy. Mỗi một niệm khởi lên là cái duyên của một lần thọ sanh. Đă biết rơ lư này mà chẳng niệm Phật th́ thật là chưa từng có vậy.

 

* Cái quư trọng nhất trong đời không ǵ hơn tinh thần. Cái đáng mến tiếc nhất trong đời không chi hơn ngày tháng. Một niệm tịnh th́ Phật giới duyên khởi, một niệm nhơ chính là cái nhân sanh ra cửu giới. Cứ móng khởi một niệm th́ thành ra chủng tử của thập giới, há chẳng nên trân trọng hay sao?

Ngày hôm nay đă qua, mạng cũng theo đó mà giảm. Một tấc thời quang chính là một tấc mạng quang, chẳng đáng mến tiếc sao? Đă biết tinh thần đáng trân trọng, chẳng nên lăng phí cho nên niệm niệm chấp tŕ danh hiệu Phật; chẳng để quang âm trôi qua phí uổng nên khắc khắc huân tu tịnh nghiệp.

Nếu như bỏ qua danh hiệu Phật, tu các thánh hạnh tam thừa khác th́ cũng c̣n là lăng phí tinh thần giống như là đem cái nỏ ngàn cân để bắn chuột cống; huống hồ là c̣n gây tạo cái nghiệp sanh tử lục phàm nữa ư?

Nếu như bỏ qua Tịnh nghiệp để riêng nhận lấy Quyền Thừa Tiểu Quả th́ cũng c̣n là luống uổng quang âm, cũng giống như là đem như ư bảo châu đổi lấy một bữa cơm, manh áo, huống hồ là chấp lấy quả thiên nhân hữu lậu!

Trân trọng thế ấy, nuối tiếc thế ấy th́ tâm chuyên nơi Phật sẽ dễ cảm, hạnh siêng mà nghiệp dễ tinh, chắc chắn sẽ được sanh Tịnh Độ, tận mặt gặp gỡ Phật Di Đà. Khi ấy, vâng lời Phật khai thị, đích thân hầu cận đấng Từ Tôn, diệu ngộ tự tâm, thâm chứng pháp giới, kéo dài một niệm thành cả kiếp, rút ngắn cả kiếp dài dặc thành một niệm. Niệm lẫn kiếp viên dung, được đại tự tại, chẳng đáng tiếc nuối, trân trọng hay sao!

 

* Một người nghèo túng xa trông thấy một xâu tiền, toan đến lượm lấy, th́ hóa ra là con rắn liền đứng phắt qua một bên. Lại có một người khác đi đến cầm lấy xâu tiền đem đi. Đấy là tiền chẳng phải là rắn mà thấy là rắn là do nghiệp cảm vời, do duy tâm sở hiện vậy. Tiền thấy là rắn là do nghiệp cảm trong tâm hóa hiện, mà thấy rắn là tiền há cũng chẳng phải là do nghiệp cảm trong tâm biến hiện đó ư? Thấy tiền là rắn chỉ là vọng kiến do biệt nghiệp của một người tạo ra. Thấy rắn là tiền chính là bởi vọng kiến của nhiều người đồng phận.

Đối với vọng kiến của một người th́ dễ biết được cái vọng ấy; c̣n với vọng kiến của nhiều người th́ khó ḷng hay biết nổi! Đem cái dễ biết để sánh với cái khó biết th́ cái khó biết đó cũng là dễ biết. Rắn đă là rắn, mà tiền cũng là rắn. Suy theo đây th́ thấy:

Căn thân bên trong, cảnh giới bên ngoài, từ một phương đến mười phương và bốn đại bộ châu, tam thiên đại thiên thế giới đều cũng như rắn nơi đống tiền. Chỉ có điều con rắn duy tâm sở hiện ấy lại cắn được người, tiền duy tâm sở hiện ấy lại cũng có thể hưởng dụng được.

Chớ bảo duy tâm là không có ngoại cảnh; sự uế khổ của Sa Bà cũng như sự vui trong sạch nơi cơi An Dưỡng đều chỉ do tâm biến hiện, nhưng gặp phải sự uế khổ chỉ do tâm đă biến hiện ra ấy th́ bị bức bách lớn và đối với cảnh an vui trong sạch cũng do tâm biến hiện ấy, ta lại có thể hưởng dụng lớn lao.

Uế khổ lẫn tịnh lạc đều chỉ là do tâm biến hiện th́ sao chẳng bỏ cái uế khổ duy tâm, chọn lấy cái tịnh lạc duy tâm mà lại đành cam chịu tám khổ nung nấu trong suốt bao kiếp dài lâu vậy.

 

* Điều trọng yếu trong cuộc sanh tử của chúng ta chỉ là hai thứ lực. Một là tâm vấn vít nhiều mối, nặng nề vướng lấy, đó là tâm lực. Hai là như người mắc nợ, chủ nợ nào mạnh hơn sẽ lôi đi trước; đấy là nghiệp lực.

Nghiệp lực rất lớn, tâm lực c̣n lớn hơn: Do nghiệp không có tự tánh, hoàn toàn nương vào tâm; v́ tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển được nghiệp nên chỉ có tâm lực là nặng. Do nghiệp lực nên có thể lôi đi luân hồi; nhưng nếu dùng tâm trân trọng để tu Tịnh nghiệp th́ Tịnh nghiệp mạnh.

Tâm trọng, nghiệp cường th́ chỉ c̣n hướng thẳng đến Tây phương, nên mai sau khi báo hết mạng tận sẽ nhất định sanh về Tây phương, chẳng sanh vào chốn khác! Giống như cây to, tường lớn, lúc b́nh thường đă nghiêng về Tây th́ đến ngày nào đó ngă xuống, chúng sẽ quyết định chẳng đổ sang chỗ khác.

 

* Cái tâm năng niệm nơi một niệm hiện tiền của bọn ta toàn chơn thành vọng, toàn vọng tức là chơn, trọn ngày tùy duyên, suốt ngày bất biến. Một câu Phật hiệu ta niệm đó toàn là từ đức mà lập danh: Ngoài đức chẳng có danh, dùng danh để chiêu đức; ngoài danh không đức, ngoài tâm năng niệm chẳng hề có riêng vị Phật được niệm, cũng không có riêng cái tâm năng niệm. Năng, sở chẳng hai, chúng sanh và Phật y hệt như nhau, vốn ĺa tứ cú, vốn tuyệt bách phi, vốn trọn hết thảy, vốn chứa hết thảy, dứt tuyệt đối đăi một cách viên dung chẳng thể nghĩ bàn. Hành giả Liên tông nên từ nơi đây mà tin nhập.

 

* Hết thảy chúng sanh bổn lai là Phật. Chơn tâm vốn có, vọng tánh vốn không. Tánh vốn sẵn đủ hết thảy pháp lành. Chỉ v́ chạy theo cái duyên mê nhiễm đă lâu, chưa đoạn được cái vọng vốn không, chưa chứng được cái chơn vốn sẵn có, trọn chưa hề tu gốc lành nên Phật [trong tâm ḿnh] là vị Phật chưa thành.

Nay muốn đoạn cái vọng vốn không, chứng cái chơn vốn có, tu cái lành vốn sẵn trọn đủ, thành được quả Phật ḿnh sẵn có, ngộ được tịnh duyên, xét t́m con đường thật thẳng tắt, thật nhanh, chí đốn, chí viên th́ không chi bằng một hạnh Tŕ Danh Niệm Phật.

Do cái tâm năng niệm vốn là toàn chơn thành vọng, toàn vọng tức chơn nên đức Phật được niệm cũng vốn là toàn đức lập danh, toàn danh tức đức. Ngoài tâm năng niệm không có riêng một vị Phật được niệm; ngoài đức Phật được niệm, không có riêng cái tâm năng niệm. Năng, sở đều mất; tâm, Phật nhất như.

Trong niệm niệm, điều phục trọn vẹn, đoạn trừ trọn vẹn ngũ trụ phiền năo, chuyển biến trọn vẹn, diệt trừ trọn vẹn ba tạp nhiễm chướng, phá trọn vẹn ngũ ấm, siêu xuất trọn vẹn ngũ trược, thanh tịnh trọn vẹn bốn cơi [Tịnh Độ], niệm trọn vẹn tam thân, tu trọn vẹn vạn đức, chứng trọn vẹn bổn chơn, viên thành Vô Thượng Diệu Giác. Một niệm đă như vậy th́ niệm niệm cũng như thế.

Chỉ cần niệm niệm được liên tục như thế th́ sẽ chế phục, đoạn trừ, tu chứng chẳng thể nghĩ bàn được. Lấy cái tâm toàn là Phật này để niệm vị Phật của toàn tâm th́ sẽ thật sự được toàn phần oai đức thần lực của quả Phật nơi tự tâm ngầm gia bị cho. Một câu Phật hiệu chẳng tạp lẫn duyên khác th́ mười niệm thành tựu, nhanh chóng vượt qua nhiều kiếp. Chẳng tin điều này th́ khác ǵ gỗ đá! Bỏ pháp này đi tu pháp khác th́ nếu không phải là cuồng cũng là si. Biết c̣n nói ǵ được, biết c̣n nói ǵ đây!

 

* Trong lúc lúc niệm Phật, chẳng nên có ư tưởng chi khác. Chẳng có tưởng ǵ khác th́ chính là Chỉ. Trong lúc niệm Phật cần phải rành rẽ phân minh; rành rẽ phân minh chính là Quán. Trong một niệm đủ cả Chỉ, Quán; chẳng phải là có Chỉ và Quán riêng biệt! Chỉ chính là nhân của Định, Định là quả của Chỉ. Quán là nhân của Huệ, Huệ là quả của Quán. Một niệm chẳng sanh rành rẽ phân minh là Tịch mà Chiếu. Rành rẽ phân minh, một niệm chẳng sanh chính là Chiếu mà Tịch.

Có thể làm được như vậy th́ chắc chắn không nghiệp nào chẳng thành. Thành được như vậy th́ là Thượng Phẩm. Một người cho đến trăm ngàn vạn ức người tu như thế đều sẽ thành tựu như thế. Lẽ đâu người niệm Phật lại chẳng lưu tâm hay sao?

 

45. Lời khuyên niệm Phật văng sanh của Trần Hy Nguyện

 

Này các vị thiện nhân! Thế gian tu hành có ngàn con đường, có vạn nẻo đường, cớ sao chỉ khuyên người niệm Phật? Ấy là do một niệm của con người rất là quan trọng. Lôi hồn dẫn phách, tạo mạng sanh thân, không điều ǵ chẳng do nó! Do niệm lành nên lên thiên đường, bởi niệm ác nên xuống địa ngục. Trong một niệm sanh thẳng làm người, trong một niệm sanh ngang thành thú.

 Cớ sao trở thành ngạ quỷ? Chỉ bởi tâm niệm chẳng no đủ. Niệm ma sẽ thành ma, niệm Phật liền thành Phật. Nếu muốn thoát lục đạo không cách nào khác ngoài Niệm Phật. C̣n nếu như chẳng niệm Phật th́ một phen đánh mất thân người, muôn kiếp khó có lại được.

Bởi vậy, đức Thích Ca Như Lai khai thị niệm Phật, Viễn công pháp sư (tổ Huệ Viễn) hoằng dương niệm Phật. Nếu niệm Phật chẳng thể hết khỏi sanh tử th́ lẽ đâu Phật, Tổ cam đành dối người hay sao?

Niệm Phật chẳng thành Phật th́ lỗi ấy chẳng phải tại Phật. Miệng niệm tâm chẳng niệm th́ dù có niệm cũng như chẳng niệm; dù có niệm cả đời cũng trọn chẳng có ích ǵ!

Chữ Niệm phát xuất từ tâm, vốn chẳng từ miệng. Niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng ra. Tâm Phật, miệng Phật, niệm niệm nối nhau, chẳng bị vọng duyên xen tạp; đó gọi là nhất tâm bất loạn.

Hoặc có kẻ bảo: Có cả ngàn đức Phật, vạn đức Phật, cớ sao chỉ niệm A Di Đà Phật?

[Đó là] Do khi ngài c̣n tu nhân, có [phát thệ] bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Cực Lạc, thề độ kẻ mê. Trong các nguyện ấy, có nguyện: ‘Hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, nếu ai xưng danh ta ắt sẽ sanh về nước ta. Nếu chẳng được vậy, thề chẳng thành Phật”. V́ vậy trong thế gian, dù tăng dù tục, già, trẻ, hiền, ngu, không ai chẳng xưng niệm A Di Đà Phật.

Ô hô! Nhân gian phú quư đến trăm tuổi cũng thành không. Phồn hoa cơi trời ngàn năm cũng hết. Một khi sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới th́ sống lâu vô lượng, mà cái pháp văng sanh lại chỉ độc một câu Di Đà. Thế gian có sự tốt lành quá tiện nghi như thế ấy, ai lại chẳng chịu hành theo, nào ai nghĩ đến chuyện xỏ giày sắt đi tầm đạo nữa!

Từ nay trở đi, phải gấp nên phát ra thệ nguyện: “Nếu tôi chẳng niệm Phật, chẳng cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới th́ vĩnh viễn làm quỷ, súc sanh, vĩnh viễn đọa vào địa ngục vậy”. Ba Tạng mười hai bộ nhường cho kẻ khác ngộ, tám vạn bốn ngàn môn dành cho kẻ khác hành. Ngoài một câu Nam mô A Di Đà Phật ra, không làm ǵ khác!

Ai nấy nên tự quét dọn một gian tịnh thất, thờ một bức tượng Phật; mỗi ngày đốt một ḷ hương sạch, thay một chén nước trong, tối đến thắp một ngọn đèn sáng. Coi tượng vẽ trên giấy hay tượng gỗ khắc hệt như Phật thật, sáng viếng chiều thăm, chí thành cung kính. Một xâu chuỗi chẳng rời tay, một câu Di Đà chẳng ngơi miệng.

Niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, niệm sáu chữ, niệm bốn chữ, niệm gấp, niệm thong thả, niệm rơ ràng, niệm thầm, chắp tay niệm, qú gối niệm, đối trước Phật mà niệm, hướng về Tây mà niệm, gơ mơ niệm, lần chuỗi niệm, đi kinh hành niệm, lễ bái niệm, niệm một ḿnh, niệm chung với người khác, niệm trong nhà, niệm ngoài đường, nhàn cũng niệm, bận cũng niệm, đi cũng niệm, đứng cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, trong mộng cũng niệm; đấy mới là chơn niệm.

Niệm đến mức tâm xót lệ ứa, niệm đến mức lửa tắt tro tạnh, niệm cho thần gào, quỷ khóc, niệm đến nỗi trời vui đất mừng. Vạc sôi sau lưng, ao sen trước mặt, dẫu ngàn vạn người ngăn trở không cho ta niệm cũng chẳng làm ǵ nổi.