Tây Phương Xác Chỉ

 

Một thuở nọ, Bồ Tát từ cơi Cực Lạc hiện đến, giáng xuống đàn cầu cơ ở đất Cổ Câu Ngô xứ Chấn Đán (Trung Hoa) cơi Sa Bà. Chúng đệ tử trong hội do có nhân duyên xưa kia với ngài đều được hóa độ. Để dạy họ pháp môn Tịnh Độ, Bồ Tát bèn nói kệ rằng:

 

Pháp yếu của chư Phật

Vi mật chẳng nghĩ bàn

Do chẳng nghĩ bàn nổi

Chẳng thể nói hết được

Đại Từ Phụ Mâu Ni,

Xót thương các chúng sanh

Nói pháp chẳng thể nói

Dạy đời này, đời sau

Lại dùng phương tiện lạ

Hiển thị cơi An Lạc

Khiến phát nguyện văng sanh

Cắt ngang các nẻo ác

Do Phật A Di Đà

Đại nguyện nhiếp các phẩm

Nghe danh Phật thọ tŕ

Quyết định sanh, chẳng lầm

(Quyết định được văng sanh không c̣n lầm lẫn chi nữa)

Nếu có kẻ đại lực

Chuyên niệm thường nhất tâm 

Thành tựu tam muội sâu

Hiện tiền cũng thấy Phật

Nay ta theo đúng như

Lời đức Phật đă dạy

Sẽ khai hóa chỉ dạy

Nghĩ các ngươi mê đảo (si mê, điên đảo)

Chỉ đích xác con đường

Hầu tu hành chơn chánh

Đây chẳng phải là duyên

Hèn kém, nhỏ nhoi đâu!

Phải nghĩ tưởng khó gặp

Đường Tây phương vạn ức

Một niệm tin liền được

 

Bồ Tát nói kệ xong, bảo các đệ tử đọc to một lượt, lại bảo:

- Các ông từ trước đến nay tu học huyền thuật, tâm yếu kém, tu hành tà vạy. Do túc duyên ta nghĩ rất thương các ông nên đến đây dạy bảo. Nay trước hết ta chỉ ra Tây phương Tịnh Độ là một môn chánh hướng, chánh tu. Sợ các ông c̣n lo ngờ chưa thể sanh ḷng tin cùng cực nên tiếp đây, ta sẽ nói danh hiệu của ḿnh cùng pháp chính ḿnh đă chứng để mọi người biết kẻ nói pháp này là một vị đại Bồ Tát.

Này các thiện nam tử! Trong lúc tu nhân xưa kia, ta dùng diệu trạm giác tâm thấy rơ: trong hết thảy tất cả các cơi nước, các chúng sanh đều cùng có đủ [cái tâm ấy] nên liền giác ngộ trọn vẹn Diệu Giác, giác ngộ rơ ràng diệu tâm, khởi ra vô lượng diệu hạnh độ các chúng sanh. Bởi thế, A Di Đà Phật ban cho ta danh hiệu Giác Minh Diệu Hạnh. Từ nay các ông nên quy y, đừng ngờ vực chi nữa.

Khi ấy tám người trong hội cùng chắp tay, chí tâm niệm Nam Mô Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát, đứng lên lễ kính. Bồ Tát bảo: “Lành thay! Đúng như vậy đó!”

 

* Có người hỏi về cách tŕ tụng kinh chú, Bồ Tát dạy:

- Tŕ kinh chú nghĩa là tự tŕ cái tâm của ḿnh. Cốt yếu là phải hiểu rơ thẳng vào tâm địa. Nếu chỉ nghĩ cứ tŕ cho thuần thục, tụng cho nhiều, lại niệm kinh này, chú nọ, vị Phật kia rồi bảo là ḿnh có công đức lớn, nhưng chẳng thể câu nào cũng quy trọn về tự tánh, cũng chẳng hiểu sâu xa nổi chơn lư mầu nhiệm của Như Lai mà bảo là có thể nhờ đó chứng quả th́ các ông có thấy chăng: Nơi ngă tư đường, hoặc là kẻ không mắt, kẻ không chân, hoặc ăn mày nam, hoặc ăn mày nữ suốt ngày miệng ra rả niệm đến tận đêm. Tính số câu niệm Phật họ niệm suốt năm kể ra cũng phải hơn mấy mươi vạn biến. Rốt cuộc vẫn là kẻ tàn tật, kẻ ăn mày, chưa hề chứng được mảy may quả vị nào cả. V́ sao vậy?

Chỉ v́ họ chẳng hiểu biết, thiếu hạnh mà thôi. Cho nên các ông phải biết là: tŕ kinh nào th́ phải nên nương theo kinh đó mà tu hành. Lại phải phát đại nguyện: hoặc cầu sanh về cơi Phật, hoặc cầu sáng tỏ tâm địa, hoặc phát sanh đại trí huệ, hoặc lợi lạc khắp các chúng sanh. Đều nhờ vào sức thần thông to lớn, sâu xa của đức Như Lai để thành tựu sở nguyện của hành nhân. Có thế mới đúng là tŕ kinh, tŕ chú, niệm Phật!

 

* Vị sư già Thiên Nhiên v́ bịnh lâu chẳng lành, tính vào Kính Sơn chờ chết, đem xương gởi vào tháp Phổ Đồng. Bồ Tát dạy:

- Ông muốn ở trong núi chờ chết th́ thật là đang vô sự lại bới việc ra. Ông lo không có chỗ để an bài mấy khúc xương già ư? Ông không biết là một khi mắt đă nhắm lại rồi, hai chân đă duỗi xuôi th́ mặc t́nh kẻ khác dao bằm, búa chặt, lửa đốt, nước trôi cũng chẳng ăn nhằm chi đến ông hết. Ông lại toan bày kế lâu dài cho kẻ khác th́ thật là ngu si quá đỗi! Vả lại, cái thân này lúc sống c̣n đă là vô ích huống hồ là sau khi chết đi.

Nay ông nên bỏ bớt các sự, chỉ tŕ mỗi một câu A Di Đà Phật, niệm niệm chẳng buông th́ Phật Di Đà trở thành bạn tốt của ông. Lúc đại hạn xảy đến, ngài sẽ hiện thân tiếp dẫn, được sanh về Cực Lạc, chẳng tốt hơn vào núi đợi chết hay sao?

Hơn nữa, sanh, lăo, bịnh, tử là những nỗi khổ thế gian khó ḷng tránh khỏi. Ông mắc bịnh đă lâu th́ cũng chẳng quan tâm là bịnh lành hay không lành, cứ nhất tâm niệm Phật. Sống cũng được mà chết cũng được là xong!”

 

* Ông Tăng Bất Nhị tính theo thầy thọ giới. Bồ Tát dạy:

- Tiếc thay, tiếc thay! Tướng mạo đường đường, oai nghi bệ vệ, chẳng biết tự quy. Xét việc ông làm khác chi kẻ tục! Ta thấy ông thân ở chốn này mà hồn đă dạo nơi địa ngục. Phải nên gấp rút tu tỉnh, đoạn ác làm lành, thượng cầu Phật quả, hạ hóa quần sanh. Chẳng nên hôn hôn muội muội, để lỡ tấc bóng hữu hạn, tự vướng phải phiền lụy muôn kiếp.

C̣n như việc thọ giới, chẳng thọ th́ thôi; chứ nếu đă thọ th́ chẳng được hủy phạm dẫu bằng tơ tóc. Phải giữ ǵn giới luật thanh tịnh như bạch bích, minh châu, trọn không chút tỳ vết. Có như vậy mới thành được giới phẩm. Giới chính là căn bản để tam thế chư Phật nhập đạo, đừng coi như tṛ đùa.

Lại phải tĩnh tu hoặc cầu học các phương và thân cận bạn lành, xa ĺa những kẻ thô tháp, hèn kém. Thân bạn lành th́ đạo nghiệp dễ hành, gần bạn ác th́ giới hạnh dễ mất. Hai câu ấy chính là yếu quyết để học đạo của cả một đời, nên nhớ kỹ lấy!

 

*Anh em ông Mă Vĩnh Tích đời trước làm thợ săn. Một buổi nọ vào núi cùng giết chết một con nai nên bị quả báo đoản mạng. Nhưng hễ họ thấy tượng Phật trong tháp bị đổ xuống đất liền nâng lên, kê cho chắc chắn, lễ bái xong mới đi. Do bởi nhân lành đó, họ lại được thọ thân người. Trước hết, Bồ Tát v́ ông Vĩnh Tích khai thị việc ấy xong, Vĩnh Tích hoảng sợ, cầu phương cách sống lâu.

Bồ Tát bảo:

- Xưa kia nơi chùa Diệu Giác ở phương Bắc có một chú bé Sa Di, tuổi mới mười sáu. Có một thầy tướng nói về lẽ sống chết của con người không sai một mảy, bảo chú Sa Di rằng: ‘Giữa Thu năm mười tám tuổi, chú sẽ chết!’. Chú Sa Di sợ quá, ban đêm cầu đảo đức Phật, nguyện Phật ban cho một quyển kinh nào đó trong Đại Tạng để chú trọn đời thọ tŕ hầu cầu trường thọ. Bạch xong, buồn khóc khôn ngăn được nổi, lại lễ Phật lui ra. Vào trong [gian pḥng chứa] Đại Tạng kinh, tiện tay lấy được quyển Kim Cang Bát Nhă, chú bèn chép lấy để thọ tŕ ngày đêm chẳng biếng nhác.

Chú c̣n tŕ giới tinh nghiêm, liễu ngộ huyền lư. Đến năm bốn mươi tuổi, đạo phong của sư lưu truyền rộng khắp, tứ chúng quy ngưỡng. Sau đến năm tám mươi tuổi, sư mới tọa hóa (ngồi mà viên tịch). Đấy chính là Vi Hạnh thiền sư ở Lạc Dương. Chuyện xảy ra vào niên hiệu Khai Nguyên thứ sáu đời Đường Huyền Tông (1), ta đích thân thấy.

Nay ông sợ đoản mạng, muốn cầu sống lâu th́ nên bắt chước chú Sa Di đó, t́m bản kinh Kim Cang chép đầy đủ nhất rồi phát tâm biên chép, siêng tu tập đọc tụng, lại cầu hiểu được ư nghĩa kinh. Đấy chính là nội công đức.

Kể từ ngày hôm nay chẳng được sát hại sanh mạng loài vật, phải thương yêu chúng như chính thân ḿnh. Lại phải tích chứa nhiều âm đức, đó là ngoại công đức.

Tu cả trong lẫn ngoài th́ công đức rất lớn. Tự ḿnh hợp với lẽ trời, lư yểu thọ chẳng hai đă lập như thế th́ lo ǵ tuổi thọ chẳng lâu dài?

Nhưng từ đầu đến cuối phải cẩn thận ǵn giữ như thế khác nào chú Sa Di kia măi đến năm tám mươi tuổi chẳng hề biếng trễ th́ mới hợp đạo. Chớ nên có đầu không đuôi, hoặc hành mười ngày, nửa tháng, một năm, hai năm rồi buông tay bỏ lửng. Nếu thật có thể trọn đời tuân phụng, trước sau chẳng gián đoạn mà ông chẳng được toại nguyện sở cầu th́ chư Phật cùng ta đều mắc tội vọng ngữ.

 

* Bồ Tát dạy ông Trần Định Chuyên như sau:

- Cha con ông phụng hành lời ta dạy, thật là hiếm có. Nhưng các ông phải bền chí lâu dài, chẳng được sanh ư niệm mong cầu cảm ứng. Đối với hai chữ Tu Hành phải giữ đúng như việc mặc áo, ăn cơm hằng ngày mới được.

 

* Bồ Tát dạy mẹ ông Tra Định Hoằng:

- Bà trước kia có tâm niệm hướng về Đạo, nhưng chưa gặp được người chơn chánh, thật là đáng thương. Nay ta sẽ v́ bà phân biệt khai thị. Đời  xưa kia, bà làm tỳ kheo, tận lực tu hành tinh tấn, ngày đêm chẳng biếng nhác v́ tâm chí mănh liệt. Trong lúc tịnh định, bà chợt khởi lên ư nghĩ: ‘Tại sao ḿnh chẳng được mau thành Phật?’

Lại một ngày kia, nghe nói chư Phật vô tướng, tâm này chính là Phật, sư càng thêm suy nghĩ bậy bạ, cho là: các pháp không tịch, tâm ta là Phật th́ cần ǵ tu tập nữa! Sư chẳng biết câu ấy nói về lư Không rốt ráo, chứ chẳng phải lời để kẻ mới nhập pháp giới dễ dàng nói được. Ông Tỳ Kheo từ đấy đọa vào tà kiến, chẳng siêng năng tu tập nữa, tự bảo ḿnh đă chứng đại đạo cho nên mê càng thêm mê, trầm luân trong đêm dài.

Thương thay chúng sanh, cầu đạo chẳng gặp được thiện tri thức chơn chánh, chưa thoát được lưới rập, không thể không thận trọng! Nay bà nên biết: Do v́ xưa kia tà kiến nên chịu báo ngũ lậu, đánh mất chánh tri kiến, lại gặp tà sư, vướng phải nọc độc, há chẳng nên sanh ḷng khiếp sợ ư? Nay bà phải mau phát chánh tín, chí tâm ức niệm Nam Mô A Di Đà Phật, cầu sanh cơi nước Cực Lạc.

 

* Ông Vô Hủ v́ một người bạn hỏi: “Thọ được bao lâu?” Bồ Tát dùng kệ đáp:

 

Mạng người như sương sớm,

Hư phù không định kỳ

Nếu chưa thoát mộng huyễn

Mong biết trước làm chi?

 

Ngài lại dạy:

- Đừng hỏi kỳ hạn cho ông ta làm chi, đến ngày ba mươi tháng Chạp sẽ phải bận rối rít chân tay cả lên (người bạn ấy quả nhiên bị bịnh mất vào ngày ba mươi tháng Chạp năm sau).

Ông Vô Hủ nghe dạy, lại xin Bồ Tát khai thị. Bồ Tát nói:

- Ông Nguyên Bá nên biết: Học đạo mà chẳng minh được cái tâm này th́ giống như xây nhà không có nền, qua sông không bè. Muốn minh tâm nên vi tế quán sát đến tột cùng xem cái thân, cái tâm này tự đâu mà có? Thân đă là tứ đại hư huyễn th́ tâm biết gửi vào đâu? Thân tâm đă là huyễn th́ thế giới và vi trần trọn chẳng sai biệt. Muôn pháp trước mắt sanh ra từ đâu, diệt đi về đâu? Nếu không sanh diệt th́ cả hai thứ năng chiếu, sở chiếu đều không có chỗ để nương vào, tự thấy Chơn Như Tịch Diệt khắp chốn.

 

* Cú Khúc Khổng Sanh tŕ trai suốt hai mươi năm, tự nghĩ ḿnh già yếu, băn khoăn sau khi chết sẽ ra sao nên buồn khóc không dứt. Bồ Tát dạy:

- Đừng có buồn khóc. Chỉ cần tin sâu, tuân hành theo đúng lời ta, tự sẽ có chỗ tốt lành để an thân.

Nói xong, Bồ Tát dạy bài kệ rằng:

 

Tây phương có Tịnh Độ

Nhân thiên đều nương về

Ông tu pháp môn này

An ổn chẳng kinh nghi.

 

* Trầm Văn Châu là thầy trị thương hàn (*) nổi tiếng chợt đến làm lễ. Bồ Tát hỏi:

- Nếu hàn khí xâm nhập tâm bào th́ gọi là bịnh ǵ?

Ông Trầm đáp: “Gọi là trúng hàn”.

Nhân đó, Bồ Tát dạy đại chúng:

- Các ông chỉ biết hễ hàn khí xâm nhập tâm bào th́ gọi là chứng trúng hàn, [chứ chẳng biết] nếu tà xâm nhập tâm th́ gọi là bịnh tổn mạng. Các vị chỉ nghĩ thân bịnh mới là bịnh, lo điều trị; c̣n cái tâm mắc bịnh nặng th́ chẳng cần t́m thầy thuốc giỏi, chẳng cầu diệu dược, mặc ḷng chịu khổ chẳng hay biết chi. Đáng buồn thay!

 

* Vâng lời Bồ Tát dạy, ông Trần Đại Tâm niệm Phật cực kỳ chí thành. Bồ Tát dạy cho bài kệ sau:

 

Trong ao bát đức đă trồng sen 

Quả nhiên nhất niệm thật thâm huyền

Vun bồi tuy cậy Như Lai lực

Nở lớn toàn nhờ quyết định tâm.

(Bát đức tŕ trung liên dĩ chủng,

Quả nhiên nhất niệm thậm thâm huyền

Tư bồi tuy tạ Như Lai lực

Trưởng dưỡng toàn bằng quyết định tâm)

 

Ngài lại dạy đại chúng:

- Cơi này có kẻ phát nguyện văng sanh th́ cơi An Lạc liền sanh một đóa sen nên ta mới nói như vậy. Các ông phải nên sanh ḷng tin sâu xa.

 

* Ông Tôn Trung Bạch ưa thuật luyện linh đan, lâu ngày chẳng có công hiệu ǵ. Nhân đó, đến pháp hội lễ bái Bồ Tát. Ngài quở:

- Hôm nay ông già hói đầu mới chịu mất mặt đến gặp ta đó ư? Ta hỏi ông: kim đan khi nào luyện mới thành?”

Ông thưa: “Vẫn c̣n đang cầu luyện được thành”. Bồ Tát bảo:

- Nếu luyện thành th́ ngàn vạn viên kim đan nhớ lưu lại mấy viên đừng có nuốt hết vô bụng, đợi đến khi ông gặp mặt lăo già Diêm La hăy khéo đem tặng mấy người thuộc hạ của ổng! Này ông lăo si ngốc! Chuyện đó chẳng phải là phận sự của ông, chi bằng ông hăy lo bổn phận của ḿnh đi!

Ông Tôn bái tạ. Lát sau, Bồ Tát lại bảo:

- Này ông già si ngốc! Ông có biết được bổn phận của ḿnh rồi chưa?

Ông Tôn đáp:

- Cầu tự tánh chính là bổn phận của con.

Bồ Tát dạy:

- Ông biết tự tánh đó là lớn hay nhỏ, là xanh hay vàng?

Đáp: “Tự tánh không có những tướng như thế”.

Bồ Tát dạy:

- Nếu vậy th́ ông muốn hướng đến chỗ nào để cầu thấy được?

Ông Tôn nín lặng, rồi sanh ḷng tin, quy y, nguyện làm đệ tử, cầu Bồ Tát ban cho pháp danh. Bồ Tát lại dạy bài kệ sau:

 

Tánh không tướng lớn, nhỏ, xanh, vàng,

Nào có thanh, danh để ông gọi

Chẳng đạt chỗ huyền diệu trong ấy

Một câu, nửa chữ cũng sai ngoa.

 

Ta nay miễn cưỡng đặt tên cho ông là Đạt Bổn. Từ nay quang âm (2) của ông chỉ c̣n bảy, tám năm là nhiều, đừng bỏ lỡ công tu hành khổ hạnh suốt băm sáu năm trong tám trăm năm trước kia.

Nhân đấy, ông Tôn hỏi kết cục của thân ḿnh sẽ ra sao. Bồ Tát đáp: ‘Kết cục là kết cục, lại c̣n hỏi kết cục là như thế nào nữa ư?’ Ông Tôn bèn hỏi nên tu tŕ như thế nào? BồTát dạy:

- Một pháp môn Tịnh Độ có thể nhiếp hóa rộng khắp các phẩm. Ông đă hỏi cách tu tŕ th́ nên niệm A Di Đà Phật, phát nguyện văng sanh. Hễ đạt được một điều th́ trăm việc đều xong, ông c̣n phải lo chi nữa.

 

* Bồ Tát lại dạy mọi người như sau:

- Từ cổ, giáo pháp của các bậc đại thánh, đại hiền lúc mới được thành lập đều thật tinh yếu, thật giản dị. Bậc thượng căn nghe đến liền giác ngộ, kẻ trung căn, hạ căn nghe rồi đều tu tập, đều quy về đại đạo. Đời sau trước thuật, bày ra lời lẽ rườm rà, lư thuyết phức tạp khiến kẻ phàm phu chấp chặt thành kiến chấp, đến nỗi càng dạy càng sai, tin sâu những điều tà quái, lầm lạc cả đời, trọn chẳng tự giác.

Như ông Đạt Bổn v́ đọc các sách nói dạy về cách tu tiên, chẳng biết pháp yếu nên tin tưởng tà vạy vào những điều ngoa truyền, tự cho là ḿnh chứng đắc, chấp chặt không buông bỏ nổi, bạc đầu vẫn chẳng thành tựu, sanh ra lắm nỗi phiền năo. Bồ Tát thấy ông ta thật là đáng thương quá. V́ thế các ông phải biết lỗi xưa, nên tôn sùng chánh tín.

 

* Một khi nọ, lúc Bồ Tát sắp giáng lâm pháp hội, cả tám người đệ tử: Vô Hủ, Thường Nhiếp, Thường Nguyên, Định Mậu, Đạt Bổn, Tra Định Hoằng, Trần Định Chuyên, Tra Định Mẫn cung kính, nghiêm trang chờ đợi, cùng xướng Phật hiệu, chợt nghe mùi hương lạ từ trên không trung lan tới. Mọi người đều hoan hỷ, cho là chưa từng có. Bồ Tát nói:

- Lành thay! Lành thay! Các ông có biết là chúng ta họp mặt ngày nay là do túc nhân hay chăng? Xưa kia, vào năm Thiên Giám thứ sáu đời Lương Vơ Đế (năm 507), ta xuất gia ở chùa Tịnh Nhân thuộc Đông Quận của nước Bắc Ngụy làm một vị đại tỳ kheo. Nhân tránh loạn nên đi xuống miền Nam, trụ tích (3) dưới chân núi Kê Minh. Lúc ấy, tám người theo ta tu học. Chẳng lâu sau, do nạn binh đao nên lạc mất nhau. Hai năm sau đó, ta thị tịch tại chùa Thiên Trúc ở Vũ Lâm.

Sau đấy, dưới triều vua Đường Hy Tông (4) ta lại làm con cả của Hiến Vương ở Thanh Hà, cũng bỏ quan vị xuất gia. Hiện tại, tám người các ông cùng tụ hội niệm Phật cũng do chính ta khai phát đạo tâm, thật giống hệt như xưa chẳng khác. Nhưng kể từ khi các ông xa cách ta đến nay suốt hơn tám trăm năm, vẫn cứ nổi trôi chưa biết hồi đầu, thật là đáng thương, thật là đau đớn! Nay ta v́ các ông chỉ rơ lại các hạnh nghiệp đă tu cho mau được thành tựu, sớm được giải thoát, ai nấy phải lắng nghe kỹ”.

 

* Bồ Tát dạy ông Vô Hủ:

- Từ trước đến nay, tuy ông học theo huyền môn nhưng vẫn cung kính chư Phật. Nên biết rằng đấy là do túc nhân. Giờ đây ông phải nên mau phát thâm tâm, siêng tu Tịnh nghiệp làm người hướng dẫn những người khác, chẳng để lỡ uổng thời gian mười ba năm này. Ta truyền cho ông bài kệ sau đây:

 

Tám trăm năm trước sẵn tiền duyên

Ngày nay gặp gỡ chỉ thanh thiên,

Đă biết trăng thu nơi bổn tánh

Chớ đến Trường giang nhọc kiếm thuyền

 

* Bồ Tát dạy ông Thường Nhiếp: “Ông thường tŕ Đại Bi thần chú, vậy ông tŕ như thế nào?”

Thường Nhiếp thưa: “Chú được tŕ rành rẽ phân minh, tâm tŕ chú trọn bất khả đắc”.

Bồ Tát bảo: “Tŕ được như thế mới gọi là tŕ chú chơn chánh. Ta có bài kệ phó chúc cho ông:

 

Ông tŕ Đại Bi chú

Nên biết đại bi tâm

Ly danh lẫn ly tướng

Dùng đó độ quần sanh.

 

* Bồ Tát dạy ông Thường Nguyên:

- Ông đă xuất gia th́ cần phải khiêm nhường, nhu ḥa, kính thờ sư trưởng, chẳng nghĩ cầu lợi cho ḿnh, tăng trưởng chí khí, chớ đừng suốt ngày ngồi lẫn trong mây khói.

Ông Nguyên không hiểu. Bồ Tát lại dạy:

- Ông mù mờ như vậy th́ có hiểu được cái tâm của chính ḿnh hay không?

Ông Nguyên im lặng. Bồ Tát dạy ông tụng một biến chú Chuẩn Đề, ông Nguyên vâng lời tụng theo. Bồ Tát bảo: “Đấy chẳng phải là cái tâm của ông th́ gọi nó là cái ǵ?” Kệ rằng:

 

Thấy cái sơ vô tâm

Chính là bổn tâm ông

Một biến chú Chuẩn Đề

Toàn thể thảy phân minh

 

* Bồ Tát dạy ông Định Mậu:

- Ông tŕ chú Chuẩn Đề hằng ngày phải dụng tâm miên mật, vi tế; quán hết thảy cảnh dù ồn hay lặng, dù vật hay chẳng phải vật, dù ưa hay chán, không thứ chi chẳng phải là hiện thể của chú này, chính là diệu tâm của ta lưu xuất trong mỗi khắc. Phụng tŕ như thế ắt đắc quả chứng. Ta cũng dùng thần lực giúp ông thành tựu, nên tụng bài kệ của ta:

 

Đôi ḍng bí mật

Tức bổn tâm ông

Chớ bảo diệu pháp

Là pháp thậm thâm.