Thạch kinh viên măn hận tâm tự sách

(Viên măn việc khắc kinh trên đá xong, bi cảm, hối hận tự nhắc nhở)

         

Mùa Thu năm Quang Tự thứ tư, Cổ Côn tôi tuân lời khuyên mời của các vị thiện hữu đứng ra lo liệu việc khắc kinh Di Đà lên đá. Việc này vốn do pháp sư Diệu Nhiên đứng đầu, nhưng do ngài quy Tây quá gấp nên chưa thể hoàn thành nổi. Ai nấy phải ṃ mẫm tự lo liệu. Cổ Côn tôi chỉ có một thân mà việc ǵ cũng đến tay, may nhờ có các bạn hữu thay tôi khuyến thỉnh. Họ cùng lúc vui vẻ ra sức khuyến thỉnh được hơn ba ngàn năm trăm người phát tâm, đó mới là chỉ kể những người lưu lại tên tuổi. Số tiền quyên được tổng cộng ba ngàn tám trăm ba mươi đồng bảng Anh. Sợ chỉ có ḿnh tôi trông coi mọi việc, khó khiến mọi người tin tưởng, tôi đem những khoản đă chi tŕnh rơ ra đây và phát nguyện rằng: “Kính vâng lo liệu việc khắc kinh lên đá, chẳng dám ơ hờ. Nhân quả phân minh, chí công sẽ được siêu thăng; nếu tư túi ắt bị đọa”:

Khai thác đá hết sáu trăm năm mươi bốn bảng, công khắc kinh lên đá là chín trăm bảng, mua ruộng đất hết bốn trăm sáu mươi ba bảng, dựng chùa Di Đà hết bốn trăm bảng. Dựng cầu Di Đà, tu bổ cầu Tiếp Dẫn, cầu Chu Công, sửa đường, đắp nền, các việc linh tinh hết một ngàn một trăm đồng bảng. Đại sự lớn lao giống như đục núi này may nhờ Phật lực gia hộ nên đă viên măn. Khổ nỗi đạo tràng này không có ai trụ tŕ, thật là nỗi khổ tâm lớn. May nhờ pháp đệ là sư Thành Phương ở chùa Hộ Quốc khẩn khoản khuyên: “Lăo huynh đă nhiều năm khổ tâm lo liệu, huynh là người nói được làm được; đúng là khuôn mẫu cho kẻ hậu học”. Bị lời ràng buộc ấy, tôi nào dám tiếc sức, đành nguyện gánh vác đạo tràng Di Đà.

Đối với những vị đă phát tâm hỗ trợ, Côn tôi xin lễ ba lễ mà bạch: “Tôi cảm kích ân đức trợ đạo như thế khôn cùng”, bèn cùng phát thệ nguyện: Nguyện sau khi được văng sanh, tôi làm pháp sư, những người khác làm tăng chủ đến tận đời vị lai cùng hoằng dương Phật pháp, độ khắp chúng sanh.

Lại có vị đồng học tên là Tịnh Dân giúp tôi một trăm quan, tôi nguyện ông được văng sanh, thường làm thiện hữu, làm bậc đại hộ pháp; có thể nói là nhân duyên ngàn kiếp khó gặp, vạn kiếp khó tao phùng. Tôi liền kết Phật thất để hồi hướng; trong lúc kết thất bế quan, vào ngày thứ ba của kỳ Phật thất, tôi chợt hồi tưởng những nỗi gian nguy ḿnh vướng mắc trước kia, bất giác thổn thức đến tàn một nén hương, ḷng chợt sanh bi hận nên đến ngày giải thất tấn quan, lập chí cầu văng sanh để đáp tạ ân đại chúng.

Khi đối trước đại chúng báo ḿnh đă hoàn thành Phật thất, tôi tạm nêu lên những căn bịnh của người tu hành pháp niệm Phật, vừa thưa vừa khóc, nhân đấy ghép bốn đoạn khai thị chính yếu thành một quyển sách đặt tên là Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết. Nay tôi đem những điều ḿnh đă suy tưởng trong khi kết thất chép thành vài câu kệ để tự răn nhắc ḿnh như sau:

 

Tôi soạn sách Tứ Yếu

Rốt cuộc là v́ đâu?

V́ lo khắc Thạch kinh

Việc lớn, thân không giỏi

Không được bạn hữu giúp

Chắc cũng đành buông xuôi

Tấm ḷng cầu về Tây

Biến thành lưu luyến Đông

Hôm nay lo hộ pháp

Mai lại nghĩ thí chủ

Nếu như nghĩ được khắp

Càng thêm khổ mà thôi!

Lại tính dựng liêu pḥng

Lại toan cất điện vũ

Muốn độ chúng xuất gia

Lại lo tậu ruộng đất

Nếu chẳng được toại ư

Đột nhiên vô minh khởi

Nếu chẳng mắng công nhân

Th́ cũng khinh thí chủ

Tạo lỗi ác như thế

Chư Phật chẳng hoan hỷ

Khi ấy, tôi chỉ muốn

Làm ác chẳng nể ai

Khởi ư nghĩ ấy xong

Thốt nhiên tâm hối hận

Tính trong thất tháng Tư

Bế quan lập quy củ

Cho nên lúc xuất quan

Dạy chúng lệ như suối

May nhờ Phật gia hộ

Viết lời báo ân này

Lại nghĩ sáu phương Phật

Cùng đức Bổn Sư ta

Đều giảng kinh Di Đà

Công phổ độ khôn sánh

Một câu A Di Đà

Sáu phương cùng khen, khuyên

Nếu vẫn chẳng thâm tín

Trọn không kỳ thoát khổ

Nghĩ ḿnh được xuất gia

Tâm thật sự hoan hỷ

Ḿnh vốn ḍng địa ngục

Chịu khổ đă vô cùng

May sao ngày hôm nay

Tên đề nơi ao sen

Toàn do Phật từ bi

Ân cứu giúp khôn tày

Nên con khen Tịnh Độ

Liều chết khen triệt để

Khen đến tâm huyết cạn

Vẫn muốn khen đôi lời

Vừa hoàn thành sách này

Cúng dường các bạn lành

Kính nguyện người thấy nghe

Chớ có nên xem thường

Nên phát tâm chí thành

Cung kính như lời Phật

Mỗi bữa xem một lượt

Tâm ắt sẽ hoan hỷ 

Tâm hoan hỷ niệm Phật

Ắt sẽ sanh liên tŕ

Bao nhiêu mối nghi hoặc

Từ đây chẳng khởi nữa

Phật thuyết bao nhiêu pháp

Môn nào cũng hay tuyệt

Ta v́ nghiệp chướng nặng

Chỉ có thể tuân theo

Chớ đừng nên khinh báng

Mà nên tự thẹn hổ

Mười phương các học nhân

Xin tự gạn ḷng nghĩ

Nếu ḿnh nghiệp chướng nặng

Chớ đừng tham huyền lư

Hăy gấp tin lời tôi

Theo tôi lập quy củ

Hằng ngày niệm Di Đà

Từ vạn câu trở lên

Mỗi ngày pháp Thập Niệm

Phải tận lực hành tŕ

Nếu chịu tin lời tôi

Th́ là thiện lữ vậy

Nếu tôi sanh Tây phương

Quyết định chẳng quên bạn

C̣n nếu chẳng tin tôi

Tôi cũng vẫn nhớ đến

Đợi tôi vào Sa Bà

Quyết định đến t́m bạn

Chẳng bằng mau tin tôi

Mau kết bạn Tịnh nghiệp

Mọi người cùng sanh về

Cả một đoàn hoan hỷ

Mười phương các thượng sĩ

Thấy tôi nói như vậy

Chớ quở là lời ma

Phải tin là Phật nghĩa

Tôi từng lập thệ nguyện

Chẳng tham danh lợi hăo

Lẽ nào lại vọng ngôn?

Tự kéo lưỡi trải đất

Thật v́ người khác khổ

Cho nên lập chí khí

Chọn lọc các lời lẽ

Để lưu truyền khắp nơi

Khổ sở khuyên chúng sanh

Cùng sớm sanh Tây Phương

Bởi v́ các chúng sanh

Không ai chẳng huynh đệ

 

Kinh Phạm Vơng dạy: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh”. Phật tánh chính là tâm linh giác linh tri của chúng sanh, mà cũng chính là nhất niệm của mỗi người, là cái tâm niệm Phật. Nếu tâm không niệm Phật th́ chẳng gọi là Phật tánh, nhưng có thể gọi là “dị tánh”. Chẳng hạn như niệm thiên th́ gọi là thiên tánh, niệm nhân th́ gọi là nhân tánh, niệm tiền của th́ gọi là tài tánh, niệm sắc th́ gọi là sắc tánh. Cho đến niệm các thứ ác cảnh th́ gọi là các thứ ác tánh, ắt phải đọa trong các thứ địa ngục, thọ thân trong các đường khổ. V́ thế mới gọi là “dị tánh”! Do đó mới bảo là tâm niệm Phật th́ mới gọi là Phật tánh, mới được văng sanh Tây phương, mới cùng hưởng an lạc.“Nên quán pháp giới tánh, hết thảy do tâm tạo” là nghĩa như vậy đó.

Kinh Viên Giác dạy:“Hết thảy chúng sanh đều chứng Viên Giác”. Viên Giác chính là quả của chúng sanh cùng thoát khỏi sanh tử mà cũng chính là cái quả ai nấy đều được thấy đức A Di Đà. Hai kinh cùng dạy một lư, trước sau chẳng ngoài ư nghĩa huynh đệ; các kinh gọi là “pháp b́nh đẳng, chẳng có cao thấp”. Bởi thế, tôi mới viết lời kệ như sau:

 

Khổ sở khuyên chúng sanh

Cùng sớm sanh Tây Phương

Bởi v́ các chúng sanh

Không ai chẳng huynh đệ

 

“Huynh đệ” ở đây là huynh đệ cùng chứng giải thoát, mà cũng nghĩa là huynh đệ cùng chịu đựng nỗi khổ luân hồi. Hết thảy chúng sanh đều là huynh đệ. Ḿnh thọ khổ người cũng thọ khổ. Ḿnh cầu an lạc th́ cũng nên khiến cho người khác cầu an lạc; có vậy th́ mới chẳng phụ bạc đại thệ nguyện mong mỏi chúng sanh cùng được văng sanh của đức Từ Phụ Di Đà! Nếu chẳng nghĩ đến huynh đệ th́ chỉ riêng ḿnh được giải thoát, dẫu có được văng sanh cũng chẳng qua là hạ phẩm mà thôi, khi báo thân này tận th́ làm sao đạt lên thượng phẩm nổi? Làm sao phơi bày được bổn hoài mong hết thảy đều văng sanh của đức Di Đà nổi?

Lời thề: “Mười phương chúng sanh chí tâm tin ưa muốn sanh về nước ta, dẫu chỉ mười niệm mà nếu chẳng văng sanh th́ chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác” chính là đại thệ nguyện. Do lời nguyện này, cả sáu phương Phật cùng khen; do lời nguyện này mà ngũ trược đều được phổ độ, thật đáng xưng tụng là pháp môn cực thâm cực đại vậy! Do vậy, trước chùa Di Đà, tôi đă đề mấy chữ “Phổ Vọng Đồng Quy” trên bản Thạch Kinh. Cần phải biết rằng: Chúng sanh đời mạt chướng nặng nề đến cùng cực, nếu chẳng nhờ vào pháp môn cực thâm cực đại này th́ chẳng thể nào cứu độ nổi.

Bởi vậy, trong tác phẩm Thập Yếu Hoặc Vấn, Kiên Mật đại sư đă viết: “Tịnh nghiệp là hạnh chẳng thể thiếu”, nghĩa là người dù có học Phật nhiều đến đâu đi nữa cũng phải nên hành. Do lời nói ấy, Côn tôi thâm nhập được Di Đà nguyện hải, tử tâm tŕ danh (ư nói: chuyên tâm tŕ danh, không c̣n tham đắm ǵ khác như tấm ḷng đă chết); cảm kích ân đức: dẫu đến cùng tột đời vị lai phổ độ chúng sanh cũng chẳng báo hết nổi ân đức ấy. Bởi vậy, trong viện Di Đà của chùa Hộ Quốc tôi đă đốt bốn mươi tám lọn hương trên cánh tay để cúng dường A Di Đà Phật và nguyện vương “thập niệm” để đáp tạ công ân chỉ giáo của đại sư Kiên Mật. Nguyện nhờ vào lực dụng của pháp môn này tôi sẽ quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc; sớm trở về Sa Bà để phổ độ chúng sanh ḥng báo pháp ân. Nguyện đức A Di Đà Phật và đại sư Kiên Mật cùng rủ ḷng nhiếp thọ. Tôi lại muốn trùng tuyên những điểm trọng yếu trong pháp Niệm Phật nên lại viết kệ như sau:

 

Hết thảy chúng sanh là huynh đệ

Từ phụ Di Đà luôn nhớ mong

Chỉ nên đồng tâm niệm Phật hiệu

Ngay trong đời này sẽ được về

Dùng tâm niệm Phật, Phật an ủi

Quyết sẽ cùng tôi sớm quay về

Một phen gặp mặt Phật Di Đà

Tự tánh đốn khai phóng quang huy

Dùng tự tánh ḿnh niệm Phật ấy

Ắt sớm được gần tử kim thân

Ôm hoa cúng dường mười phương Phật

Tâm của chính ḿnh rạng rỡ bày

Chớ nghĩ tham thiền là kỳ đặc

Chỉ cốt tâm ḿnh niệm Phật kia

Chỉ nhờ hạnh ấy để sanh về

Vô biên diệu dụng nhất thời đắc

Chỉ dùng tự tâm niệm Phật ấy

Mười phương chư Phật đều hoan hỷ

Phật Phật xả mạng số vô cùng

Chỉ cốt để ta hiểu lư đấy

Chỉ lấy tự tâm niệm đức Phật

Kỵ nhất trên đầu chồng thêm đầu

Một chữ “ai” kia vừa mới chớm

Sáu phương chư Phật thảy ưu sầu!