Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa

phần 13

Đất Cổ Ngô, Ngẫu Ích Trí Húc trước thuật

妙法蓮華經綸貫會義

古吳後學蕅益智旭述

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong và Huệ Trang

 

17. Phẩm thứ mười bảy: Phân Biệt Công Đức (Phân Biệt Công Đức phẩm đệ thập thất, 分別功德品第十)

 

          Phẩm này có thọ kư và lănh giải. Sự lưu thông trong phần Thọ Kư và Lưu Thông đều có [mức độ] cạn hay sâu khác nhau; v́ thế nói là Phân Biệt. Đức Phật nói thọ lượng, hai loại đệ tử Bổn và Tích đều đạt được các thứ lợi ích. Cho đến Tứ Tín trong hiện tại và Ngũ Phẩm sau khi [đức Phật] diệt độ, cũng đều được lợi ích. V́ thế nói là Công Đức (đệ tử thuộc Bổn tức là các vị từ dưới đất vọt lên. Đệ tử nơi Tích tức là các vị tại Linh Sơn).

 

17.1. Thọ kư chung cho hàng Pháp Thân

17.1.1. Người kết tập kinh trần thuật chung

 

          (Kinh) Nhĩ thời, đại hội văn Phật thuyết thọ mạng kiếp số trường viễn như thị, vô lượng vô biên A-tăng-kỳ chúng sanh đắc đại nhiêu ích.

          ()爾時大會。聞佛說壽命劫數長遠如是。無量無邊阿僧祇眾生得大饒益。

    (Kinh: Lúc bấy giờ, đại hội nghe đức Phật nói thọ mạng kiếp số dài lâu như thế, vô lượng vô biên A-tăng-kỳ chúng sanh đạt được lợi ích to lớn).

 

17.1.2. Như Lai phân biệt [các công đức]

 

          (Kinh) Ư thời, Thế Tôn cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - A Dật Đa! Ngă thuyết thị Như Lai thọ mạng trường viễn thời, lục bách bát thập vạn ức na-do-tha hằng hà sa chúng sanh đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

          ()於時世尊。告彌勒菩薩摩訶薩。阿逸多。我說是如來壽命長遠時。六百八十萬億那由他恆河沙眾生得無生法忍。

          (Kinh: Khi đó, đức Thế Tôn bảo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - Này A Dật Đa (Ajita)! Khi ta nói thọ mạng dài lâu của Như Lai, sáu trăm tám mươi vạn ức na-do-tha hằng hà sa chúng sanh đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn).

          Tam châu thuyết pháp trong Tích Môn, ba loại căn cơ đều được thọ kư, đều là địa vị Kiến Đạo Vô Sanh Pháp Nhẫn[1] thuộc Sơ Trụ. Nay nghe Bổn Môn, lại có ngần ấy chúng sanh được nhập Sơ Trụ trong Viên Giáo. V́ thế biết [kinh Pháp Hoa] là lời tuyên xướng tột bậc trong giáo pháp suốt một đời [của đức Phật], có lợi ích khó thể nghĩ tưởng!

 

          (Kinh) Phục hữu thiên bội Bồ Tát Ma Ha Tát đắc Văn Tŕ Đà La Ni môn.

          ()復有千倍菩薩摩訶薩。得聞持陀羅尼門。

          (Kinh: Lại có gấp ngàn lần Bồ Tát Ma Ha Tát đạt được Văn Tŕ Đà La Ni[2] môn).

 

          Người trước đó đă chứng Vô Sanh, nay nghe lời tuyên xướng tột bậc trong Bổn Môn, chuyển nhập [địa vị] Tu Đạo, tăng trưởng đạo viên măn, mầu nhiệm, giảm thiểu Biến Dịch Sanh Tử, chứng Thập Trụ trong Viên Giáo, đắc đại Văn Tŕ, diệu pháp viên đốn. Có thể thọ, có thể tŕ, giống như biển cả có thể thọ tŕ trọn khắp mưa của long vương.

 

          (Kinh) Phục hữu nhất thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát đắc nhạo thuyết vô ngại biện tài.

          ()復有一世界微塵數菩薩摩訶薩。得樂說無礙辯才。

          (Kinh: Lại có một thế giới vi trần số[3] Bồ Tát Ma Ha Tát đắc nhạo thuyết vô ngại biện tài[4]).

 

          Đây là tăng tấn trí huệ, tổn giảm phiền năo sanh tử, chứng Giả thuộc Thập Hạnh chẳng thể nghĩ bàn trong Viên Giáo. Hằng sa Phật pháp ngang dọc đều gồm thâu, cho nên có thể tự tại diễn nói, biện tài vô ngại.

 

          (Kinh) Phục hữu nhất thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát đắc bách thiên vạn ức vô lượng Toàn Đà La Ni.

          ()復有一世界微塵數菩薩摩訶薩。得百千萬億無量旋陀羅尼。

          (Kinh: Lại có một thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát đắc trăm ngàn vạn ức vô lượng Toàn Đà La Ni[5]).

         

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm phiền năo sanh tử, chứng pháp Thập Hồi Hướng thuộc Viên Giáo, Lư Sự viên dung, Chân Tục chẳng hai, vô lượng trong một, một trong vô lượng, trùng trùng xoay chuyển, tổng tŕ lẫn nhau.

 

          (Kinh) Phục hữu tam thiên đại thiên thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát năng chuyển bất thoái pháp luân.

          ()復有三千大千世界微塵數菩薩摩訶薩。能轉不退法輪。

          (Kinh: Lại có một tam thiên đại thiên thế giới vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát có thể chuyển pháp luân bất thoái).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Sơ Địa trong Viên Giáo, tâm luôn tưới rót biển Tát Bà Nhă (Sarvajñā, Nhất Thiết Trí), chuyển trọn ba thứ bất thoái luân.

 

          (Kinh) Phục hữu nhị thiên trung thiên quốc độ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát năng chuyển thanh tịnh pháp luân.

          ()復有二千中千國土微塵數菩薩摩訶薩。能轉清淨法輪。

          (Kinh: Lại có số lượng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần thuộc nhị thiên trung thiên quốc độ[6] có thể chuyển pháp luân thanh tịnh).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Nhị Địa trong Viên Giáo, tự ĺa cấu nhơ Tam Hoặc, cũng khiến cho người khác ĺa cấu chướng Tam Hoặc. V́ thế nói là “chuyển pháp luân thanh tịnh”.

 

          (Kinh) Phục hữu tiểu thiên quốc độ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát bát sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有小千國土微塵數菩薩摩訶薩。八生當得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lại có hàng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần thuộc các quốc độ trong một tiểu thiên thế giới sau tám đời sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Tứ Địa trong Viên Giáo, chỉ c̣n sót lại tám phẩm Vô Minh vi tế. V́ thế nói là “bát sanh đương đắc Bồ Đề” (tám đời sẽ đắc Bồ Đề). Đoạn một phẩm, nhập Ngũ Địa. Đoạn hai phẩm, nhập Lục Địa. Đoạn ba phẩm, nhập Thất Địa. Đoạn bốn phẩm, nhập Bát Địa. Đoạn năm phẩm, nhập Cửu Địa. Đoạn sáu phẩm, nhập Thập Địa. Đoạn bảy phẩm, nhập Đẳng Giác. Đoạn sạch tám phẩm, nhập Diệu Giác. Mỗi lần đoạn một phẩm vô minh, chính là tổn giảm Biến Dịch Sanh Tử, tăng thêm hiểu rơ một phần Trung Đạo.

 

          (Kinh) Phục hữu tứ tứ thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát tứ sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有四四天下微塵數菩薩摩訶薩。四生當得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lại có hàng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần trong bốn tứ thiên hạ[7], qua bốn đời sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, đă chứng Bát Địa trong Viên Giáo, chỉ c̣n sót lại bốn phẩm vi tế Vô Minh. Giảm tổn một phẩm sanh tử phiền năo, nhập Cửu Địa. Tổn giảm hai phẩm sanh tử phiền năo, nhập Thập Địa. Tổn ba phẩm sanh tử phiền năo, nhập Đẳng Giác. Tổn giảm hết sạch bốn phẩm sanh tử phiền năo, liền thành Diệu Giác.

 

          (Kinh) Phục hữu tam tứ thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát tam sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有三四天下微塵數菩薩摩訶薩。三生當得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lại có hàng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần trong ba tứ thiên hạ, qua ba đời sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Cửu Địa trong Viên Giáo, cho nên chỉ c̣n dư lại ba đời.

          (Kinh) Phục hữu nhị tứ thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát nhị sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有二四天下微塵數菩薩摩訶薩。二生當得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lại có hàng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần trong hai tứ thiên hạ, sau hai đời sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Thập Địa trong Viên Giáo. V́ thế, chỉ c̣n sót lại hai đời.

 

          (Kinh) Phục hữu nhất tứ thiên hạ vi trần số Bồ Tát Ma Ha Tát, nhất sanh đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

          ()復有一四天下微塵數菩薩摩訶薩。一生當得阿耨多羅三藐三菩提。

          (Kinh: Lại có hàng Bồ Tát Ma Ha Tát bằng số vi trần trong một tứ thiên hạ, trong một đời sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây là tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, chứng Đẳng Giác trong Viên Giáo. V́ thế, chỉ c̣n sót lại một đời.

 

          (Kinh) Phục hữu bát thế giới vi trần số chúng sanh, giai phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm.

          ()復有八世界微塵數眾生。皆發阿耨多羅三藐三菩提心。

          (Kinh: Lại có chúng sanh bằng số vi trần trong tám thế giới đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

          Đây chính là kẻ phàm phu lè tè sát đất, do sức nghe kinh, chứng Thập Tín của Viên Giáo, phát sanh tương tự tâm. Trong Bổn Môn, đắc đạo nhiều như thế đó, hết thảy các kinh đều chẳng sánh bằng. Ấy là do từ Bổn mà thị hiện Tích, chốn chốn khơi mở, dẫn đắt, gặp gỡ trong khoảng giữa, nhiều lần được thành thục. Đời này th́ [dùng giáo pháp thuộc] năm vị (sữa, lạc, sanh tô, thục tô, đề hồ) để điều phục từng bước một, thâu thập, gom nắm quy về dung hội Pháp Hoa. Ví như nhà nông mùa Xuân sanh thành, mùa Hạ tăng trưởng, cày cuốc, gieo hạt, chăm bón, mùa Thu thâu hoạch, mùa Đông tàng ẩn. Thâu hoạch, hái gặt một phen. Từ đấy về sau, dẫu có người đắc đạo th́ cũng đều được gom về [Nhất Thừa].

          Hỏi: Thọ kư cho Pháp Thân, v́ sao lại thiếu các vị thuộc Ngũ Địa, Lục Địa, Thất Địa vậy?

          Đáp: Chuyện này chẳng thể suy nghĩ mà ḥng biết được! Chỉ có Như Lai có thể phân biệt. Chỉ bậc Bổ Xứ có thể lănh nhận, ngộ giải! Cn ǵ cứ phải sanh nghi như thế?

          Hỏi: Các pháp như Văn Tŕ Đà La Ni v.v… nếu đối chiếu với các địa vị trong các kinh văn thuộc phần trước, v́ sao lại có đôi chút khác biệt?

          Đáp: Các danh tự như Vô Sanh Nhẫn v.v… đều thông với Thiên, Viên, Quyền, Thật, vốn chẳng nhất định, chỉ cần giải thích để [người nghe] lănh hội viên lư. Nay xét theo ư nghĩa thuận tiện, mà phân định như thế. Nếu muốn dung thông lẫn nhau, có ǵ là chẳng thể? Hăy nên biết chỉ có các thứ tự như tám đời, bốn đời v.v… Những điều khác xét theo nghĩa để giải thích tương ứng là được rồi. Phần thứ hai, “Như Lai phân biệt [các công đức do nghe thọ mạng của Như Lai]” đă xong.

 

17.1.3. Điềm lành biểu thị sự lợi ích trong Viên Giáo

 

          (Kinh) Phật thuyết thị chư Bồ Tát Ma Ha Tát đắc đại pháp lợi thời, ư hư không trung, vũ Mạn-đà-la hoa, Ma Ha Mạn-đà-la hoa, dĩ tán vô lượng bách thiên vạn ức bảo thụ hạ sư tử ṭa thượng chư Phật. Tịnh tán thất bảo tháp trung sư tử ṭa thượng Thích Ca Mâu Ni Phật, cập cửu diệt độ Đa Bảo Như Lai, diệc tán nhất thiết chư đại Bồ Tát cập tứ bộ chúng. Hựu vũ tế mạt chiên đàn, trầm thủy hương đẳng. Ư hư không trung, thiên cổ tự minh, diệu thanh thâm viễn. Hựu vũ thiên chủng thiên y, thùy chư anh lạc, chân châu anh lạc, Ma Ni châu anh lạc, Như Ư Châu anh lạc, biến ư cửu phương. Chúng bảo hương lô thiêu vô giá hương, tự nhiên châu chí, cúng dường đại hội. Nhất nhất Phật thượng, hữu chư Bồ Tát chấp tŕ phan, cái, thứ đệ nhi thượng, chí ư Phạm Thiên. Thị chư Bồ Tát dĩ diệu âm thanh, ca vô lượng tụng, tán thán chư Phật.

          ()說是諸菩薩摩訶薩得大法利時。於虛空中。雨曼陀羅華。摩訶曼陀羅華。以散無量百千萬億寶樹下師子座上諸佛。幷散七寶塔中師子座上釋迦牟尼佛。及久滅度多寶如來。亦散一切諸大菩薩及四部眾。又雨細末栴檀沉水香等。於虛空中。天鼓自鳴。妙聲深遠。又雨千種天衣。垂諸瓔珞。真珠瓔珞。摩尼珠瓔珞。如意珠瓔珞。徧於九方。眾寶香鑪燒無價香。自然周至。供養大會。一一佛上。有諸菩薩執持幡葢。次第而上。至於梵天。是諸菩薩。以妙音聲。歌無量頌。讚歎諸佛。

          (Kinh: Khi đức Phật nói các Bồ Tát Ma Ha Tát ấy đạt được lợi ích to lớn nơi pháp, ở trong hư không, mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma Ha Mạn-đà-la, dùng để rải lên chư Phật trên các ṭa sư tử dưới vô lượng trăm ngàn vạn ức cây báu, và rải lên Thích Ca Mâu Ni và Đa Bảo Như Lai đă diệt độ từ lâu [đang ngự] trên ṭa sư tử trong tháp bảy báu. Cũng rải lên hết thảy các vị đại Bồ Tát và bốn bộ chúng. Lại mưa các thứ bột mịn Chiên Đàn, trầm thủy hương v.v… Ở trong hư không, trống trời tự kêu, tiếng mầu nhiệm sâu xa. Lại mưa ngàn loại áo trời, rủ các chuỗi anh lạc: Anh lạc bằng chân châu, anh lạc bằng ma-ni châu, anh lạc bằng Như Ư Châu trọn khắp chín phương. Các thứ ḷ hương báu đốt hương vô giá, tự nhiên lan tỏa trọn khắp, cúng dường đại hội. Trên mỗi vị Phật, có các vị Bồ Tát cầm nắm phan, lọng, lần lượt cao dần lên đến tận Phạm Thiên. Các vị Bồ Tát ấy dùng âm thanh mầu nhiệm, ca vô lượng kệ tụng để tán thán chư Phật).

 

          Trong đoạn này, cũng có sáu điềm lành:

          - Một là điềm lành mưa hoa.

          - Hai là điềm lành mưa hương, [điềm lành thứ nhất và thứ hai] biểu thị phước và huệ viên măn, nhiệm mầu, tức tự hành đức.

          - Ba là điềm lành trống trời.

          - Bốn là điềm lành áo trời anh lạc. [Điềm lành thứ ba và thứ tư] biểu thị giáo hạnh viên măn, mầu nhiệm, tức hóa tha đức.

          - Năm là điềm lành đốt hương cúng dường.  

          - Sáu là điềm lành phan, lọng, tán thán, [hai điềm lành này] biểu thị tự hành và hóa tha viên măn, mầu nhiệm, cùng quy vào cực quả.

          Trước hết, hư không mưa hoa: Hư không biểu thị pháp tánh b́nh đẳng. Từ pháp tánh ấy, sanh ra huệ hoa viên diệu thuộc bốn mươi địa vị chân thật. Kinh văn trong phần trước đă mượn phân thân [của Phật Thích Ca] để biểu thị Ứng Thân, Phật Thích Ca biểu thị Báo Thân, Phật Đa Bảo biểu thị Pháp Thân. Nay trước hết, rải [hoa cúng dường] phân thân chư Phật, kế đến là Phật Thích Ca rồi Phật Đa Bảo, mang ư nghĩa hiển thị tuy ba thân chẳng một, chẳng khác, nhưng do được thấy Ứng Thân mà biết Tu Đức của Báo Thân và Tánh Đức của Pháp Thân. Cũng rải lên hết thảy các Bồ Tát và tứ chứng, tức là biểu thị đại hội đều đạt được viên nhân diệu huệ, đều thành diệu quả tam thân chẳng sai biệt. Bột mịn chiên đàn, trầm thủy… chính là các thứ hương phước đức, cũng xuất sanh từ pháp tánh, cũng dùng chúng để phụng cúng tam thân, cúng khắp tứ chúng, nhưng kinh văn nói lược qua.

          “Thiên cổ tự minh” (Trống trời tự kêu) biểu thị viên âm diễn bày giáo pháp sâu mầu. “Thiên chủng thiên y” (Ngàn loại áo trời) biểu thị áo Tịch Diệt Nhẫn che khắp hết thảy. “Thùy chư anh lạc” (Rủ các chuỗi anh lạc): Biểu thị bốn loại anh lạc gồm Giới, Định, Huệ và Đà La Ni nhiếp hóa chúng sanh, khiến cho họ sanh ḷng vui sướng. Ma Ni được phương này dịch là Như Ư; lại nói là Như Ư Châu, hoặc là đôi khi trùng lập, ghép chung tiếng Hán và tiếng Phạn (tức là nói “Ma Ni Như Ư Châu”). [Ở đây, kinh văn] dùng bốn lần chữ “anh lạc” chắc là để diễn tả bốn thứ anh lạc Giới, Định v.v… “Biến ư cửu phương” (trọn khắp chín phương): Vốn từ phương trên tuôn xuống, trọn khắp tám phương và dưới đất.

          Hỏi: Sao không như Hoa Nghiêm nói “sung măn mười phương”?

          Đáp: Hoa Nghiêm dùng “mười” để biểu thị vô tận, kinh này dùng “một” để biểu thị “đồng quy”. Nay nói “trọn khắp chín phương” chính là biểu thị lư một Phật giới. Trọn khắp cả chín giới, chín giới không ǵ chẳng phải là một Phật giới.

          “Chúng bảo hương lô thiêu vô giá hương, tự nhiên châu chí cúng dường đại hội” (Các thứ ḷ hương báu đốt hương vô giá, tự nhiên lan tỏa trọn khắp cúng dường đại hội): Tức là biểu thị tự hành diệu đức luôn hướng tới cực quả. Trước đó đă mưa hoa, mưa hương, nhằm biểu thị phước huệ. Nay th́ đốt hương, tức là dùng “đốt” để biểu thị huệ, dùng “hương” để biểu thị phước. Cúng dường tam thân của chư Phật trong đại hội, cũng dùng đó để [cúng dường] trọn khắp Bồ Tát, và tứ chúng là các vị Phật trong tương lai. V́ thế nói là “tiến hướng cực quả”. Nói “tự nhiên” nghĩa là chẳng dùng đến sức người, cũng từ pháp tánh hư không mà hiển hiện.

          “Hữu chư Bồ Tát” (có các Bồ Tát): Cũng là tự nhiên hóa hiện các h́nh tượng Bồ Tát, cũng từ pháp tánh hư không mà sanh ra. “Phan” có nghĩa là “chuyển”, tức là biểu thị tăng trưởng trí huệ, tổn giảm phiền năo. “Cái” (lọng) có nghĩa là “che phủ”, tức là biểu thị từ bi lợi ích chúng sanh. “Thứ đệ nhi thượng” (Theo thứ tự mà lên cao), tức là biểu thị từ nhân đến quả. “Chí ư Phạm Thiên” (đến trời Phạm Thiên): “Phạm” có nghĩa là thanh tịnh, tức biểu thị Tứ Đức rốt ráo. “Diệu âm ca tụng tán thán chư Phật” tức là biểu thị dùng âm thanh Phật đạo khiến cho hết thảy đều được nghe. Trong phần trước đă dùng trống trời để biểu thị giáo pháp hóa độ người khác, dùng áo trời và anh lạc để biểu thị hạnh hóa độ người khác. Nay c̣n dùng phan và lọng để biểu thị hạnh. “Ca tán” (ca vịnh tán thán) biểu thị giáo pháp. Hai loại diệu đức hóa độ người khác cùng tiến nhập cực quả. Lợi ích trong Viên Giáo sâu xa, cho nên hiện điềm lành để biểu thị. Các kinh Hoa Nghiêm và Phật Đảnh (Thủ Lăng Nghiêm) nói đại pháp xong, đều hiện tướng lành lạ lùng, há kinh này lại riêng chẳng vậy ư? Phần thứ hai, “thọ kư chung cho Pháp Thân” đă xong.

 

17.2. Ngài Di Lặc thưa bày sự lănh ngộ chung

 

          Trong phần Tích Môn trước đó, Bồ Tát cũng ngộ, nhưng đại sự chưa xong, cho nên chẳng trần thuật. Nay Bổn Môn đă [diễn bày] xong, cho nên cậy vào bậc Bổ Xứ để trần thuật chung.

 

17.2.1. Trùng tụng sự giải ngộ của đại chúng khi đó

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Di Lặc Bồ Tát tùng ṭa nhi khởi, thiên đản hữu kiên, hiệp chưởng hướng Phật, nhi thuyết kệ ngôn.

          ()爾時彌勒菩薩從座而起。偏袒右肩。合掌向佛而說偈言。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo vai phải, chắp tay, hướng về đức Phật mà nói kệ rằng).

 

          Hết thảy các vị Bồ Tát phần chứng Pháp Không th́ gọi là Ṭa. Nay từ chỗ ngồi đứng dậy, biểu thị chẳng trụ vào pháp đă chứng, lần lượt tăng tấn. Bổn là Thật, Tích là Quyền, trước nay chưa phơi bày, giống như vai phải bị che phủ. Nay đă khơi mở xong, cho nên dùng “thiên đản hữu kiên” (trật vai áo phải) để biểu thị. Bổn và Tích tuy khác, nhưng chẳng thể nghĩ bàn như nhau. V́ thế dùng “chắp tay” để biểu thị. Tăng trưởng trí huệ, tổn giảm sanh tử phiền năo, mau chóng tiến hướng cực quả, v́ thế, dùng “hướng về đức Phật” để biểu thị.

 

          (Kinh) Phật thuyết hy hữu pháp, tích sở vị tằng văn. Thế Tôn hữu đại lực, thọ mạng bất khả lượng. Vô số chư Phật tử, văn Thế Tôn phân biệt, thuyết đắc pháp lợi giả, hoan hỷ sung biến thân.

          ()說希有法。昔所未曾聞。世尊有大力。壽命不可量。無數諸佛子。聞世尊分別。說得法利者。歡喜充徧身。

          (Kinh: Phật nói pháp hiếm có, xưa chưa hề được nghe. Thế Tôn có đại lực, thọ mạng chẳng thể lường. Vô số các Phật tử, nghe Thế Tôn phân biệt, nói pháp lợi đạt được, hoan hỷ ngập tràn thân).

 

17.2.2. Trùng tụng các lời phân biệt công đức của Như Lai

 

          (Kinh) Hoặc trụ bất thoái địa, hoặc đắc Đà La Ni, hoặc vô ngại nhạo thuyết, vạn ức Toàn tổng tŕ.

          ()或住不退地。或得陀羅尼。或無礙樂說。萬億旋總持。

          (Kinh: Hoặc trụ bất thoái địa, hoặc đắc Đà La Ni, hoặc vô ngại nhạo thuyết, vạn ức Toàn Tổng Tŕ).

 

          [Nói] “bất thoái địa” (địa vị chẳng thoái chuyển) tức là trùng tụng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sơ Trụ là địa vị Niệm Bất Thoái, [cứ phỏng theo đó] cũng biết các địa vị khác!

 

          (Kinh) Hoặc hữu đại thiên giới, vi trần số Bồ Tát, các các giai năng chuyển, bất thoái chi pháp luân. Phục hữu trung thiên giới, vi trần số Bồ Tát, các các giai năng chuyển, thanh tịnh chi pháp luân. Phục hữu tiểu thiên giới, vi trần số Bồ Tát. Dư các bát sanh tại, đương đắc thành Phật đạo. Phục hữu tứ, tam, nhị, như thử tứ thiên hạ, vi trần chư Bồ Tát. Tùy sổ sanh thành Phật. Hoặc nhất tứ thiên hạ, vi trần số Bồ Tát, dư hữu nhất sanh tại, đương thành Nhất Thiết Trí. Như thị đẳng chúng sanh, văn Phật thọ trường viễn, đắc vô lượng vô lậu, thanh tịnh chi quả báo.

          ()或有大千界。微塵數菩薩。各各皆能轉。不退之法輪。復有中千界。微塵數菩薩。各各皆能轉。清淨之法輪。復有小千界。微塵數菩薩。餘各八生在。當得成佛道。復有四三二。如此四天下。微塵諸菩薩。隨數生成佛。或一四天下。微塵數菩薩。餘有一生在。當成一切智。如是等眾生。聞佛壽長遠。得無量無漏。清淨之果報。

          (Kinh: Hoặc có đại thiên giới, vi trần số Bồ Tát, ai nấy đều hay chuyển, pháp luân chẳng thoái chuyển. Lại trung thiên thế giới, vi trần số Bồ Tát, ai nấy đều có thể, chuyển pháp luân thanh tịnh. Lại có tiểu thiên giới, vi trần số Bồ Tát, chỉ sót lại tám đời, sẽ được thành Phật đạo. Lại có bốn, ba, hai, tứ thiên hạ như thế, vi trần số Bồ Tát, vài đời sẽ thành Phật. Hoặc một tứ thiên hạ, vi trần số Bồ Tát, c̣n sót lại một đời, sẽ thành Nhất Thiết Trí. Các chúng sanh như thế, nghe Phật thọ dài lâu, đắc vô lượng vô lậu, quả báo rất thanh tịnh).

 

          [Nói] “vô lượng vô lậu” nhằm [biểu thị] khác với Nhị Thừa. Do diệu nhân cảm vời, cho nên nói là “thanh tịnh”. Do cơi nước chẳng chướng ngại, cho nên nói là “quả báo”.

 

          (Kinh) Phục hữu bát thế giới, vi trần số chúng sanh, văn Phật thuyết thọ mạng, giai phát vô thượng tâm.

          ()復有八世界。微塵數眾生。聞佛說壽命。皆發無上心。

          (Kinh: Lại có tám thế giới, vi trần số chúng sanh, nghe Phật nói thọ mạng, đều phát vô thượng tâm).

 

          Phần thứ hai, “trùng tụng các công đức do Như Lai phân biệt” đă xong.

 

17.2.3. Trùng tụng tướng lành biểu thị lợi ích viên măn

 

          (Kinh) Thế Tôn thuyết vô lượng, bất khả tư nghị pháp, đa hữu sở nhiêu ích, như hư không vô biên. Vũ thiên Mạn-đà-la, Ma-ha Mạn-đà-la. Thích, Phạm như hằng sa, vô số Phật độ lai, vũ chiên đàn, trầm thủy. Tân phân nhi loạn trụy, như điểu phi không hạ, cúng tán ư chư Phật.

          ()世尊說無量。不可思議法。多有所饒益。如虛空無邊。雨天曼陀羅。摩訶曼陀羅。釋梵如恆沙。無數佛土來。雨栴檀沉水。繽紛而亂墜。如鳥飛空下。供散於諸佛。

          (Kinh: Thế Tôn thuyết vô lượng, pháp chẳng thể nghĩ bàn, có nhiều điều lợi ích, như hư không vô biên. Mưa Mạn-đà-la trời, Ma-ha Mạn-đà-la. Thích, Phạm như hằng sa, từ vô số cơi Phật, tuôn chiên đàn, trầm thủy, phất phới rơi tán loạn, như chim đang đáp xuống, cúng tán lên chư Phật).

 

          Đây là trùng tụng hai điềm lành mưa hoa và mưa hương, đều là rải cúng dường chư Phật. Thêm vào hai câu “Thích, Phạm” để biểu thị các căn cơ trọn khắp mười phương.

 

          (Kinh) Thiên cổ hư không trung, tự nhiên xuất diệu thanh. Thiên y thiên vạn chủng, toàn chuyển nhi lai hạ.

          ()天鼓虛空中。自然出妙聲。天衣千萬種。旋轉而來下。

          (Kinh: Trống trời trong hư không, tự nhiên vang tiếng diệu. Ngàn vạn loại áo trời, xoay tṛn rồi rơi xuống).

 

          Đây là trùng tụng hai điềm lành trống trời và áo trời, lược đi chẳng trùng tụng anh lạc. Đối với áo trời, có thêm chữ Vạn, nhằm hiển lộ ư che phủ rất nhiều.

 

          (Kinh) Chúng bảo diệu hương lô, thiêu vô giá chi hương, tự nhiên tất châu biến, cúng dường chư Thế Tôn.

          ()眾寶妙香鑪。燒無價之香。自然悉周徧。供養諸世尊。

          (Kinh: Các ḷ hương báu diệu, đốt loại hương vô giá, tự nhiên đều trọn khắp, cúng dường các Thế Tôn).

 

          Đây là trùng tụng điềm lành “đốt hương cúng dường”. Phần Trường Hàng nói là “đại hội”, nay [kệ tụng] nói là Thế Tôn. Hăy nên biết “đại hội” đều là tam thế Phật.

 

          (Kinh) Kỳ đại Bồ Tát chúng, chấp thất bảo phan cái, cao diệu vạn ức chủng, thứ đệ chí Phạm Thiên. Nhất nhất chư Phật tiền, bảo tràng, huyền thắng phan. Diệc dĩ thiên vạn kệ, ca vịnh chư Như Lai.

          ()其大菩薩眾。執七寶幡葢。高妙萬億種。次第至梵天。一一諸佛前。寶幢懸勝幡。亦以千萬偈。歌詠諸如來。

          (Kinh: Các vị đại Bồ Tát, cầm phan lọng bảy báu, cao đẹp vạn ức thứ, lần lượt tới Phạm Thiên. Ở trước mỗi đức Phật, treo tràng báu, phan đẹp, cũng dùng ngàn vạn kệ, ca vịnh các Như Lai).

 

          Đây là trùng tụng điềm lành “phan, lọng, tán thán”.

 

          (Kinh) Như thị chủng chủng sự, tích sở vị tằng hữu, văn Phật thọ vô lượng, nhất thiết giai hoan hỷ. Phật danh văn thập phương, quảng nhiêu ích chúng sanh. Nhất thiết cụ thiện căn, dĩ trợ vô thượng tâm.

          ()如是種種事。昔所未曾有。聞佛壽無量。一切皆歡喜。佛名聞十方。廣饒益眾生。一切具善根。以助無上心。

          (Kinh: Các thứ chuyện như thế, xưa kia chưa từng có. Nghe Phật thọ vô lượng, hết thảy đều hoan hỷ. Phật tiếng rền mười phương, rộng lợi ích chúng sanh. Hết thảy vẹn thiện căn, giúp đỡ tâm vô thượng).

 

          Bài tụng này kết lại các điềm lành biểu thị sự lợi ích viên măn. Các tướng lành chẳng giống với lẽ thường, cho nên nói là “tích sở vị tằng hữu” (xưa kia chưa từng có). Phần thứ hai, Chánh Thuyết (Chánh Tông Phần) của Bổn Môn đă xong.

          Đoạn thứ ba là Lưu Thông. Phẩm này cùng với tất cả mười một phẩm kinh rưỡi trong phần sau đều thuộc về Lưu Thông. Nay xét theo phương diện gần th́ ba phẩm rưỡi là phần Lưu Thông của Bổn Môn, có hai ư:

          - Một, tứ tín và ngũ phẩm hoàn toàn do nghe nói thọ mạng dài lâu mà khởi nguồn. Hai phẩm Tùy Hỷ Công Đức và Pháp Sư Công Đức chỉ nhằm nói rơ công đức nhân quả thuộc sơ phẩm (phẩm đầu tiên trong ngũ phẩm, tức tùy hỷ). Phẩm Thường Bất Khinh chỉ nhằm dẫn chứng “phước do tán thán, tội do hủy báng”. Hăy nên biết ba phẩm rưỡi này chính là để lưu thông Bổn Môn, giống như từ phẩm Pháp Sư cho tới An Lạc Hạnh là phần Lưu Thông của Tích Môn.

          - Hai, đă coi phần Biệt Tự trong phẩm Tự thứ nhất là phần Tự của Tích Môn, mà Tích Môn đă có đủ ba đoạn (Tự, Chánh Tông, Lưu Thông), cho nên ba phẩm rưỡi này (tức nửa phần c̣n lại của phẩm Phân Biệt Công Đức với Tùy Hỷ Công Đức và Pháp Sư Công Đức) chính là phần Lưu Thông của Bổn Môn. [Như vậy th́] Bổn Môn cũng có đủ ba đoạn. Bổn và Tích mỗi môn đều có ba đoạn, được gom thành phần Chánh Thuyết [của toàn thể kinh này]. Dùng năm chuyện thuộc Thông Tự để làm Tự Phần cho cả hai môn (Bổn Môn và Tích Môn). Tám phẩm kể từ Chúc Lụy trở đi là phần Lưu Thông cho cả hai môn, thể cách trọn vẹn, chính đáng, mày mắt phân minh.

          Nay xét theo ba phẩm rưỡi [thuộc Bổn Môn] mà chia thành ba ư:

          - Một phẩm rưỡi nhằm nói rơ công đức của cái nhân thuộc sơ phẩm để khuyên lưu thông.

          - Hai, phẩm Pháp Sư Công Đức nhằm nói rơ công đức của cái quả thuộc sơ phẩm ḥng khuyên lưu thông.

          - Ba, phẩm Thường Bất Khinh dẫn tội phước do tin nhận hay hủy báng làm chứng ḥng khuyên lưu thông.

 

17.3. Nói rơ công đức của cái nhân thuộc sơ phẩm để khuyên lưu thông

17.3.1. Nêu ra tứ tín trong hiện tại

17.3.1.1. Nhất niệm tín giải

17.3.1.1.1. Trường Hàng

17.3.1.1.1.1. Nêu tướng mạo

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - A Dật Đa! Kỳ hữu chúng sanh văn Phật thọ mạng trường viễn như thị, năi chí năng sanh nhất niệm tín giải.

          ()爾時佛告彌勒菩薩摩訶薩。阿逸多。其有眾生。聞佛壽命長遠如是。乃至能生一念信解。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - Này A Dật Đa! Có chúng sanh nghe thọ mạng của Phật dài lâu như thế, tối thiểu có thể sanh một niệm tin hiểu).

 

          Trong phần trước, đă phân biệt người nghe thọ mạng dài lâu của đức Phật sẽ đạt được lợi ích sâu rộng. Người chưa nhập Sơ Trụ, ngộ Vô Sanh Nhẫn. Người đă chứng nhập Sơ Trụ, sẽ tăng trưởng trí huệ, tổn giảm nghiệp cấu sanh tử, địa vị gần với bậc cực thánh. Người chưa phát tâm, sẽ phát tâm vô thượng, dự vào hàng Thập Tín. Những người ấy đều đă gieo chủng tử sâu đậm trong đời trước, nay [chủng tử] chín muồi, được độ thoát. Hai địa vị Vô Sanh và Phát Tâm hoàn toàn thuộc vào bậc đương cơ. “Tăng trưởng trí huệ, tổn giảm Biến Dịch sanh tử” chung cho cả ba chúng Ảnh Hưởng, Phát Khởi và Đương Cơ. V́ thế, thuộc vào phần Thọ Kư của đoạn Chánh Thuyết. Nay khởi đầu phần Lưu Thông, xét theo người mới kết duyên. Người chưa dự vào Thập Tín, hoặc do được nghe đại lược trong hội này, hoặc từ các vị Bồ Tát trong hiện tại mà lần lượt được nghe, [tức là] nghe thọ mạng của đức Phật dài lâu như thế, dẫu thời gian nghe rất ngắn ngủi, cũng chẳng nghe được nhiều, cho nên nói “năi chí năng sanh nhất niệm tín giải” (tối thiểu có thể sanh một niệm tin hiểu). Nói tột bậc, do thời gian [được nghe] ngắn ngủi, [cho nên] đạt được lợi ích nông cạn. “Nhất niệm” chính là một niệm tâm nhỏ bé trong hiện tiền. “Tín giải” là tin vào Lư được chứng bởi đức Phật nơi Bổn Địa, [Lư ấy] chính là diệu lư pháp giới. Lư ấy chẳng phải Thật, chẳng phải Quyền, mà có thể là Thật, có thể là Quyền. Tự hành ngầm khế hợp Lư th́ gọi là Thật. Các thứ phương tiện hóa độ người khác th́ gọi là Quyền. Lư ấy chẳng phải Bổn, chẳng phải Tích, mà có thể là Bổn, có thể là Tích. Thoạt đầu, chứng Thể và Dụng của Quyền và Thật th́ gọi là Bổn. Sau khi đă chứng, thực hiện Thể và Dụng của Quyền Thật th́ gọi là Tích. Lại c̣n tin hiểu lư ấy chính là lư được chứng đă lâu bởi đức Thích Ca, đó cũng là chỗ chúng sanh mê muội đă lâu, mà đấy cũng là chỗ cùng trọn đủ của một niệm nhỏ bé trong hiện tiền. V́ thế nói: “Như tâm, Phật diệc nhĩ. Như Phật, chúng sanh nhiên. Tâm, Phật, cập chúng sanh, thị tam vô sai biệt” (Giống như tâm, Phật cũng thế. Giống như Phật, chúng sanh cũng thế. Tâm, Phật và chúng sanh, ba điều ấy chẳng sai biệt).

          Thuận theo chỗ được nghe như thế, bỗng dưng sáng tỏ; thuận theo lời nói mà nhập, chẳng bị vướng mắc, tin hết thảy các pháp đều là Phật pháp (ngay nơi Quyền chính là Thật, đó là Chân chẳng thể nghĩ bàn). Lại tin Phật pháp chẳng cách biệt hết thảy các pháp (ngay nơi Thật mà chính là Quyền, tức là Tục chẳng thể nghĩ bàn). Chẳng đạt được Phật pháp, chẳng đạt được hết thảy các pháp (đó là “song giá”, tức cùng ngăn che đôi bên), mà thấy hết thảy các pháp, cũng thấy Phật pháp (song chiếu cả hai câu ấy, đó chính là Trung chẳng thể nghĩ bàn). Tuy một mà chính là ba (nêu ra bất cứ một Đế nào, đều trọn đủ Tam Đế), tuy ba mà là một (tuy chia thành Tam Đế, chỉ là nhất tâm), cũng là hành nơi phi đạo mà thông đạt Phật đạo (chín pháp giới chẳng phải là đạo, thuần là tác dụng của diệu đạo thuộc Phật pháp giới, [đó là] giải thích câu hết thảy các pháp đều là Phật pháp trên đây). Hành nơi Phật đạo mà thông đạt hết thảy các đạo (giải thích câu Phật pháp chẳng ngăn cách hết thảy các pháp trên đây). Chẳng đạt được Phật đạo, chẳng đạt được hết thảy các đạo (giải thích về “song giá, tức là phủ định cả hai bên), mà thông đạt hết thảy Phật đạo và hết thảy các đạo (song chiếu). Vô sở hữu mà có (Tam Đế đều có); tuy có mà vô sở hữu (Tam Đế đều là Không), chẳng phải sở hữu, chẳng phải vô sở hữu (Tam Đế đều chẳng phải có, chẳng phải không), giống như đường trước cửa thông đạt hết thảy Đông, Tây, Nam, Bắc, chẳng bị ngăn ngại. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, hễ có đối tượng [để nhận biết] th́ đều là như thế (bản thể của lục trần là pháp giới, dù xưa hay nay, không ǵ chẳng phải là Tam Đế viên diệu). Chẳng nghi là Tín, hiểu rơ là Giải, tức là cái tâm nhất niệm tín giải vậy (trên đây là xét theo chuyện nghe pháp mà tín giải, tức là tín hạnh). Nếu ngồi tư duy, thuận theo điều được tư duy mà rỗng rang khai ngộ, thông đạt Tam Đế, cũng giống như thế (lại dựa theo tư duy mà sanh một niệm tín giải, tức là pháp hạnh). Tín giải như thế chính là Sơ Tâm trong Thập Tín, chưa đạt được sáu căn thanh tịnh, chưa nhập chánh vị Thiết Luân[8].

17.3.1.1.1.2. Nói rơ công đức

17.3.1.1.1.2.1. Tổng luận vô lượng

 

          (Kinh) Sở đắc công đức, vô hữu hạn lượng.

          ()所得功德。無有限量。

          (Kinh: Đạt được công đức chẳng có hạn lượng).

 

17.3.1.1.1.2.2. Suy lường ḥng hiển thị [công đức] rất nhiều

17.3.1.1.1.2.2.1. Nêu ra ngũ Độ để suy lường Bổn

 

          (Kinh) Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, vị A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề cố, ư bát thập vạn ức na-do-tha kiếp hành ngũ Ba La Mật, Đàn Ba La Mật, Thi La Ba La Mật, Sạn Đề Ba La Mật, Tỳ Lê Da Ba La Mật, Thiền Ba La Mật, trừ Bát Nhă Ba La Mật.

          ()若有善男子善女人。為阿耨多羅三藐三菩提故。於八十萬億那由他劫行五波羅蜜。檀波羅蜜。尸羅波羅蜜。羼提波羅蜜。毗梨耶波羅蜜。禪波羅蜜。除般若波羅蜜。

    (Kinh: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân v́ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà trong tám mươi vạn ức na-do-tha kiếp hành năm Ba La Mật, tức Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā, Bố Thí Độ), Thi La Ba La Mật (Śīla-pāramitā, Giới Độ), Sạn Đề Ba La Mật (Ksānti-pāramitā, Nhẫn Độ), Tỳ Lê Da Ba La Mật (Vīrya-pāramitā, Tinh Tấn Độ), và Thiền Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā, Thiền Độ), ngoại trừ Bát Nhă Ba La Mật).

 

          Bát Nhă (Prajñā) tức là chánh huệ trong hiện thời, v́ thế nói “ngoại trừ Bát Nhă”.

          Hỏi: Đă ĺa Bát Nhă th́ năm Độ trước chẳng nên gọi là Ba La Mật!

          Đáp: Xét theo người thuộc Biệt Giáo, v́ cầu Vô Thượng Bồ Đề đều trọn hết năm độ ấy th́ cũng được gọi là Độ (Ba La Mật), do trong Biệt Giáo, sau khi đă viên măn tâm Thập Hồi Hướng th́ được gọi là “giả biên tế”.

          Hỏi: Biệt Giáo cũng có Bát Nhă theo thứ tự, so ra vẫn tương đồng, cớ sao lại loại ra?

          Đáp: Theo chiều dọc, chẳng luận Không và Giả Bát Nhă, có thể coi là tương đồng. Nhưng đă chứng Trung th́ sẽ chẳng khác, gọi là Thể b́nh đẳng. V́ thế, cần phải loại trừ.

         

17.3.1.1.1.2.2.2. Phán định công đức tín giải rất nhiều

 

          (Kinh) Dĩ thị (ngũ độ) công đức, tỷ tiền (nhất niệm tín giải) công đức, bách phần, thiên phần, bách thiên vạn ức phần, bất cập kỳ nhất, năi chí toán số, thí dụ sở bất năng tri.

          ()以是(五度)功德。比前(一念信解)功德。百分。千分。百千萬億分。不及其一。乃至算數譬喻所不能知。

          (Kinh: Đem công đức của [Ngũ Độ] ấy so với công đức [của một niệm tín giải] trên đây, th́ trong trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần, [công đức tu tŕ Ngũ Độ] chẳng thể bằng một phần [của công đức nhất niệm tín giải], cho đến dùng toán số, thí dụ [để suy lường], đều chẳng thể biết được).

 

17.3.1.1.1.3. Chỉ ra Vị và Hạnh Bất Thoái

 

          (Kinh) Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân hữu như thị công đức, ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thoái giả, vô hữu thị xứ.

          ()若善男子善女人有如是功德。於阿耨多羅三藐三菩提退者。無有是處。

          (Kinh: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân có công đức như thế mà thoái thất Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác th́ chẳng có lẽ ấy).

 

          Trong Biệt Giáo, Lục Tâm c̣n thoái thất, Thất Tâm bất thoái. Nay Sơ Tâm trong Viên Giáo đă bất thoái, do công đức của việc nghe thọ lượng giúp sức từ bên ngoài, sẽ thuận theo mà tín giải trọn vẹn, [được công đức] từ bên trong huân tập, cho nên bất thoái. Phần thứ nhất, Trường Hàng đă xong.

 

17.3.1.1.2. Kệ Tụng

17.3.1.1.2.1. Trùng tụng công đức

17.3.1.1.2.1.1. Trùng tụng sự suy lường để hiển thị công đức rất nhiều

17.3.1.1.2.1.1.1. Trùng tụng “nêu ra ngũ Độ để suy lường Bổn”

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược nhân cầu Phật huệ, ư bát thập vạn ức, na-do-tha kiếp số, hành ngũ Ba La Mật. Ư thị chư kiếp trung, bố thí, cúng dường Phật, cập Duyên Giác đệ tử, tịnh chư Bồ Tát chúng, trân dị chi ẩm thực, thượng phục dữ ngọa cụ. Chiên đàn lập tinh xá. Dĩ viên lâm trang nghiêm. Như thị đẳng bố thí, chủng chủng giai vi diệu. Tận thử chư kiếp số, dĩ hồi hướng Phật đạo. Nhược phục tŕ cấm giới, thanh tịnh vô khuyết lậu, cầu ư vô thượng đạo, chư Phật chi sở thán. Nhược phục hành nhẫn nhục, trụ ư điều nhu địa. Thiết chúng ác lai gia, kỳ tâm bất khuynh động. Chư hữu đắc pháp giả, hoài ư tăng thượng mạn, vị tư sở khinh năo. Như thị diệc năng nhẫn. Nhược phục cần tinh tấn, chí niệm thường kiên cố. Ư vô lượng ức kiếp, nhất tâm bất giải tức. Hựu ư vô số kiếp, trụ ư không nhàn xứ, nhược tọa, nhược kinh hành, trừ thụy, thường nhiếp tâm. Dĩ thị nhân duyên cố, năng sanh chư Thiền Định. Bát thập ức vạn kiếp, an trụ tâm bất loạn. Tŕ thử nhất tâm phước, nguyện cầu vô thượng đạo. Ngă đắc Nhất Thiết Trí, tận chư Thiền Định trí. Thị nhân ư bách thiên, vạn ức kiếp số trung, hành thử chư công đức, như thượng chi sở thuyết.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若人求佛慧。於八十萬億。那由他劫數。行五波羅蜜。於是諸劫中。佈施供養佛。及緣覺弟子。幷諸菩薩眾。珍異之飲食。上服與臥具。栴檀立精舍。以園林莊嚴。如是等佈施。種種皆微妙。盡此諸劫數。以迴向佛道。若復持禁戒。清淨無缺漏。求於無上道。諸佛之所歎。若復行忍辱。住於調柔地。設眾惡來加。其心不傾動。諸有得法者。懷於增上慢。為斯所輕惱。如是亦能忍。若復勤精進。志念常堅固。於無量億劫。一心不懈息。又於無數劫。住於空閑處。若坐若經行。除睡常攝心。以是因緣故。能生諸禪定。八十億萬劫。安住心不亂。持此一心福。願求無上道。我得一切智。盡諸禪定智。是人於百千。萬億劫數中。行此諸功德。如上之所說。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Nếu người cầu Phật huệ, trong tám mươi vạn ức, na-do-tha kiếp số, hành năm Ba La Mật. Ở trong các kiếp đó, bố thí cúng dường Phật, và đệ tử Duyên Giác, cùng các vị Bồ Tát. Các thức ăn quư lạ, áo đẹp, đồ trải nằm, tinh xá bằng Chiên Đàn, dùng vườn rừng trang nghiêm. Bố thí như thế đó, các thứ đều vi diệu. Trọn hết các kiếp số, để hồi hướng Phật đạo. Nếu lại giữ giới cấm, thanh tịnh, chẳng thiếu sót. Cầu nơi đạo vô thượng, được chư Phật khen ngợi. Nếu lại hành nhẫn nhục, trụ địa vị điều nhu. Nếu các ác đưa đến, tâm chẳng bị khuynh động. Những kẻ đă hiểu pháp, ôm ḷng tăng thượng mạn. Bị bọn họ khinh năo, như thế vẫn nhẫn được. Nếu lại siêng tinh tấn, chí niệm thường kiên cố. Trong vô lượng ức kiếp, nhất tâm chẳng lười nghỉ. Lại trong vô số kiếp, trụ trong chỗ thanh vắng, dù ngồi hay kinh hành, trừ ngủ, thường nhiếp tâm. Do bởi nhân duyên ấy, hay sanh các Thiền Định, Tám mươi ức vạn kiếp, an trụ tâm chẳng loạn. Phước do tŕ nhất tâm, nguyện cầu đạo vô thượng. Ta đắc Nhất Thiết Trí, trọn các trí Thiền Định. Người ấy trong trăm ngàn, muôn ức kiếp số đó, hành các công đức ấy, như trên đây đă nói).

 

17.3.1.1.2.1.1.2. Trùng tụng suy lường công đức tín giải rất nhiều

 

          (Kinh) Hữu thiện nam nữ đẳng, văn ngă thuyết thọ mạng, năi chí nhất niệm tín. Kỳ phước quá ư bỉ.

          ()有善男女等。聞我說壽命。乃至一念信。其福過於彼。 

          (Kinh: Có các thiện nam nữ, nghe ta nói thọ mạng, dẫu chỉ một niệm tin, phước này hơn phước trước).

 

          Phần thứ nhất, trùng tụng chuyện so lường nhằm hiển thị công đức rất nhiều đă xong.

 

17.3.1.1.2.1.2. Trùng tụng tổng luận vô lượng

 

          (Kinh) Nhược nhân tất vô hữu, nhất thiết chư nghi hối, thâm tâm tu du tín, kỳ phước vi như thử.

          ()若人悉無有。一切諸疑悔。深心須臾信。其福為如此。

          (Kinh: Nếu người đều chẳng có, hết thảy các nghi hối, thâm tâm tin chốc lát, phước ấy như thế đó).

 

          “Tu du” tức là một niệm. Phần thứ nhất, “trùng tụng công đức” đă xong.


17.3.1.1.2.2. Trùng tụng Vị Hạnh Bất Thoái

17.3.1.1.2.2.1. Nói rơ “chẳng dễ tín giải”

 

          (Kinh) Kỳ hữu chư Bồ Tát, vô lượng kiếp hành đạo, văn ngă thuyết thọ mạng, thị tắc năng tín thọ.

          ()其有諸菩薩。無量劫行道。聞我說壽命。是則能信受。

          (Kinh: Nếu có các Bồ Tát, hành đạo vô lượng kiếp, nghe ta nói thọ mạng, bèn có thể tin nhận).

 

          “Kỳ hữu chư Bồ Tát” (có các Bồ Tát): Nói đến các vị độn căn Bồ Tát, hành đạo trải qua vô lượng kiếp, thiện căn thuần thục th́ mới có thể tin nhận. Nếu căn cơ chưa chín muồi, Phật sẽ chẳng v́ kẻ đó nói. Dẫu có được nghe, kẻ đó ắt ngờ vực. V́ thế, tín giải đúng là chẳng dễ. Nay nếu là bậc lợi căn, vừa nghe liền có thể sanh một niệm tín giải, liền có thể bằng với các Bồ Tát khổ hạnh đă lâu, lại c̣n vượt hơn họ!

 

17.3.1.1.2.2.2. Đă tín giải, ắt sẽ phát nguyện, cho nên đắc bất thoái

 

          (Kinh) Như thị chi nhân đẳng, đảnh thọ[9] thử kinh điển: “Nguyện ngă ư vị lai, trường thọ độ chúng sanh, như kim nhật Thế Tôn. Chư Thích trung chi vương, đạo tràng sư tử hống, thuyết pháp vô sở úy. Ngă đẳng vị lai thế, nhất thiết sở tôn kính, tọa ư đạo tràng thời, thuyết thọ diệc như thị”.

          ()如是之人等。頂受此經典。願我於未來。長壽度眾生。如今日世尊。諸釋中之王。道場師子吼。說法無所畏。我等未來世。一切所尊敬。坐於道場時。說壽亦如是。

          (Kinh: Những người như thế đó, cung kính nhận kinh này: - Nguyện con trong vị lai, trường thọ độ chúng sanh, như Thế Tôn ngày nay, là vua trong họ Thích, đạo tràng sư tử rống, thuyết pháp chẳng sợ hăi. Chúng con trong mai sau, được hết thảy tôn kính, lúc ngồi nơi đạo tràng, nói thọ lượng cũng thế).

 

          “Như thị chi nhân đẳng” (những người như thế) chỉ cả hai hạng người lợi căn lẫn độn căn. Hễ nghe rồi tín giải, ắt sẽ cung kính tiếp nhận, phát nguyện, cho nên chắc chắn bất thoái.

          Hỏi: Người mới thành đạo gần đây th́ chẳng thể nói lâu dài như thế, sao lại đều nói là “cũng như thế”?

          Đáp: Nói “như thế” nghĩa nói là đến trường thọ. Nếu đạt được trường thọ, sẽ tột cùng đời vị lai, ắt sẽ vượt hơn số đó, chẳng phải chỉ là như thế! Nay [nói] từ lúc thật sự thành đạo trở đi, cho nên nêu ra số kiếp nhiều như vi trần. Phần thứ hai, “trùng tụng Hạnh Vị Bất Thoái” đă xong.

 

17.3.1.1.2.3. Trùng tụng tướng mạo

 

          (Kinh) Nhược hữu thâm tâm giả, thanh tịnh nhi chất trực, đa văn năng tổng tŕ, tùy nghĩa giải Phật ngữ. Như thị chi nhân đẳng, ư thử vô hữu nghi.

          ()若有深心者。清淨而質直。多聞能總持。隨義解佛語。如是之人等。於此無有疑。

          (Kinh: Nếu ai có thâm tâm, thanh tịnh, lại chất trực, đa văn, hay tổng tŕ, hiểu nghĩa lời Phật dạy. Những người như thế đó, chẳng nghi ngờ chuyện này).

 

          Phần Trường Hàng nói thẳng thừng “năi chí năng sanh nhất niệm tín giải” (dẫu chỉ có thể sanh một niệm tin hiểu) rồi so sánh nêu rơ công đức. Phần này chánh thức giải thích tướng mạo, ḥng tỏ rơ “khó đạt được một niệm tín giải”. Nếu muốn đối với chuyện Phật thọ dài lâu này mà chẳng nghi, bất luận tu lâu hay mới tu, đều cần phải có thâm tâm. Lại c̣n phải thanh tịnh, chất trực. Lại c̣n phải đa văn, tổng tŕ, có thể hiểu theo nghĩa, chẳng thuận theo văn tự (tức là thấu hiểu nghĩa lư ẩn tàng trong giáo pháp, chẳng chấp trước văn tự). Có đủ ba pháp ấy th́ mới có thể một niệm tín giải, như thế th́ một niệm tín giải há dễ dàng ư? Tín giải đă chẳng dễ dàng, cho nên công đức chẳng thể không nhiều.

          “Thâm tâm” là cái tâm “thượng cầu, hạ hóa (trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh), biết rơ tâm, Phật, và chúng sanh về lư vốn chẳng hai. Nương vào đó, dấy khởi Vô Tác Tứ Hoằng Thệ. V́ thế, gọi là “thâm tâm”, tức Như Lai thất” (nhà Như Lai). Thanh tịnh, chất trực, tức là chẳng bị ngũ trụ ô nhiễm, chánh niệm Chân Như, tức áo của Như Lai. Đa văn và có thể tổng tŕ, thuận theo nghĩa mà hiểu lời Phật dạy, tức thuận theo điều được nghe bèn có thể tổng tŕ hết thảy các pháp, tŕ hết thảy các nghĩa, sẽ có thể hiểu những lời Như Lai đă nói tùy theo t́nh (tức thuận theo t́nh kiến chấp trước của chúng sanh để nói) hay “tùy theo trí. V́ thế, tuy nghe ít mà hiểu nhiều nghĩa, cũng gọi là “đa văn”, tức Như Lai ṭa. Có ba pháp quán hạnh ấy, bèn có thể tin hiểu rốt ráo ba pháp. Đă tin lư rốt ráo của ba pháp, bèn cũng có thể chẳng ngờ đối với tất cả các chuyện thuộc Bổn Tích trong địa vị rốt ráo. Phần thứ nhất, “một niệm tín giải” đă xong.

         

17.3.1.2. Thấu hiểu ư thú trong ngôn từ

 

          (Kinh) Hựu A Dật Đa! Nhược hữu văn Phật thọ mạng trường viễn, giải kỳ ngôn thú, thị nhân sở đắc công đức vô hữu hạn lượng, năng khởi Như Lai vô thượng chi huệ.

          ()又阿逸多。若有聞佛壽命長遠。解其言趣。是人所得功德。無有限量。能起如來無上之慧。

          (Kinh: Lại này A Dật Đa! Nếu có người nghe nói thọ mạng dài lâu của đức Phật, thấu hiểu ư thú trong ngôn từ, người ấy đạt được công đức chẳng có hạn lượng, có thể dấy lên trí huệ vô thượng của Như Lai).

 

          Một niệm tín giải trước đó như người uống nước, lạnh nóng tự biết. Ở đây là hiểu ư thú trong ngôn từ, sẽ có thể nêu đại lược [ư nghĩa] tương tự cho người khác. V́ vậy, có thể phát khởi trí huệ vô thượng cho cả ḿnh lẫn người.

 

17.3.1.3. Nghe rồi ǵn giữ, cúng dường

 

          (Kinh) Hà huống quảng văn thị kinh. Nhược giáo nhân văn, nhược tự tŕ, nhược giáo nhân tŕ, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, nhược dĩ hoa, hương, anh lạc, tràng phan, tăng cái, hương du, tô đăng cúng dường kinh quyển, thị nhân công đức vô lượng, vô biên, năng sanh Nhất Thiết Chủng Trí.

          ()何況廣聞是經。若教人聞。若自持。若教人持。若自書。若教人書。若以華香瓔珞幢幡繒葢香油蘇燈供養經卷。是人功德。無量無邊。能生一切種智。

          (Kinh: Huống hồ nghe rộng kinh này, hoặc dạy người khác nghe, hoặc tự tŕ, hoặc dạy người khác tŕ, hoặc tự chép, hoặc bảo người khác chép, hoặc dùng hoa, hương, anh lạc, tràng, phan, lọng lụa, đèn dầu thơm, dầu tô để cúng dường kinh quyển[10], người ấy công đức vô lượng, vô biên, có thể sanh Nhất Thiết Chủng Trí).

         

          Rộng nghe, rộng tŕ, rộng viết, rộng tu cúng dường, công đức tự hành và hóa độ người khác sẽ giúp đỡ bên ngoài, khiến cho [người ấy] nhanh chóng nhập nội trí. V́ thế, có thể sanh ra Nhất Thiết Chủng Trí.

 

17.3.1.4. Tin sâu, quán thành tựu

 

          (Kinh) A Dật Đa! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân văn ngă thuyết thọ mạng trường viễn, thâm tâm tín giải, tắc vi kiến Phật thường tại Kỳ Xà Quật sơn, cộng đại Bồ Tát, chư Thanh Văn chúng vi nhiễu thuyết pháp. Hựu kiến thử Sa Bà thế giới, kỳ địa lưu ly thản nhiên, b́nh chánh. Diêm Phù Đàn kim dĩ giới bát đạo, bảo thụ hàng liệt. Chư đài, lâu quán, giai tất bảo thành. Kỳ Bồ Tát chúng hàm xử kỳ trung. Nhược hữu năng như thị quán giả, đương tri thị vi thâm tín giải tướng.

          ()阿逸多。若善男子善女人。聞我說壽命長遠。深心信解。則為見佛常在耆闍崛山。共大菩薩諸聲聞眾圍遶說法。又見此娑婆世界。其地琉璃坦然平正。閻浮檀金以界八道寶樹行列。諸臺樓觀皆悉寶成。其菩薩眾。咸處其中。若有能如是觀者。當知是為深信解相。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe ta nói thọ mạng dài lâu, thâm tâm tin hiểu, tức là thấy Phật thường ở núi Kỳ Xà Quật, cùng với các đại Bồ Tát, các vị Thanh Văn vây quanh thuyết pháp. Lại thấy thế giới Sa Bà này, đất bằng lưu ly phẳng phiu, ngay ngắn, dùng vàng Diêm Phù Đàn để phân ranh đường thông tám phương, cây báu bày hàng. Các đài, lầu gác đều do chất báu tạo thành. Các vị Bồ Tát ấy đều ở trong đó. Nếu có ai có thể quán như thế, hăy nên biết đó là tướng tín giải sâu đậm).

 

          “Thấy đức Phật thường ở Linh Sơn cùng các vị đại Bồ Tát, các vị Thanh Văn thuyết pháp” chính là tướng trạng của cơi Phương Tiện Hữu Dư. Lại thấy đất Sa Bà bằng lưu ly, cho đến [trông thấy] Bồ Tát đều ở trong ấy; đó là tướng trạng của cơi Thật Báo Trang Nghiêm. Lư có tướng ấy. Nay nương theo Lư để tu Quán; v́ thế, quán thành tựu sẽ liền có thể thấy tướng. Lại nữa, thấy tướng ấy, tuy chưa thật sự chứng, nhưng do quán lực, sẽ tạm thấy hai cơi. Nếu diệt được một phần Tam Hoặc th́ mới là vĩnh viễn tương ứng. Trong cơi Hữu Dư có Thanh Văn, chính là Nhị Thừa thuộc Tạng Giáo và Thông Giáo đă đoạn Thông Hoặc, xuất sanh trong đó, nhưng vốn chỉ là danh tự (gọi phân biệt như vậy). Trong cơi Thật Báo, thuần là các Bồ Tát, cũng là Tha Thọ Dụng. Nhưng nương vào phép Quán này, sẽ dần dần thâm nhập, dần dần thành tựu. Nhập Sơ Trụ của Viên Giáo, sẽ tùy ư thấy trọn khắp, ứng dụng không ngăn ngại.

          Hỏi: Xứng Lư tu Quán, chỉ quán nhất niệm diệu lư là đủ rồi, cần ǵ phải dựa theo cơi nước để nói rơ tướng tín giải sâu đậm?

          Đáp: Sơ tâm trong Tạng Giáo và Thông Giáo đều diệt Ấm, Nhập, huống hồ có thể thấy cơi nước. Sơ tâm trong Biệt Giáo cũng đă phá Ấm, hậu tâm bèn thấy cơi nước đế vơng[11]. Chỉ Viên Giáo là quán nhất niệm tam thiên, Tam Đế trọn đủ, tức là một tâm chính là hết thảy các tâm, một thân là hết thảy các thân, một cơi là hết thảy các cơi. Trong một niệm cùng quán “thân, tâm, cơi nước” dù Không, Giả, hay Trung, đều chẳng có trước sau. V́ thế, khi Quán thành tựu, một tâm thấy hết thảy các tâm, một thân thấy hết thảy các thân, một cơi thấy hết thảy các cơi, do hiện trong thân của mười phương chư Phật, cho nên trong Thường Tịch Quang nơi tự tâm, thấy trọn khắp mười phương hết thảy các thân và cơi. Nếu chỉ quán tâm mà chẳng quán trọn khắp, có khác ǵ Quyền Thừa? Nếu chỉ quán cơi của đức Tỳ Lô Giá Na, ắt sẽ mê cảnh của chính ḿnh. Nếu hiểu rơ tâm cảnh, tự sẽ chính là tha, tha chính là tự. Quán cơi nước đă là như thế, [quán] “thân, tâm, Phật” cũng thế. V́ vậy, nghe nói trường thọ, cần phải liễu giải tông chỉ. Do đó, nghe trường thọ trong Bổn Môn có lợi ích gấp bội các kinh khác. Ấy là do điều được nghe khác hẳn lẽ thường. Phần thứ nhất, “nói về tứ tín trong hiện tại” đă xong.

         

17.3.2. Ngũ phẩm sau khi đức Phật đă diệt độ               

         

          Chia thành hai phần:

          - Một, liệt kê [danh tướng] ngũ phẩm, so lường đại lược công đức của bốn phẩm sau [trong ngũ phẩm].

          - Hai, phẩm Tùy Hỷ Công Đức sẽ so lường cặn kẽ công đức của phẩm đầu (tức tùy hỷ).

          Đă so lường cặn kẽ xong, nhờ vào đó để suy ra các điều thù thắng, ngơ hầu [người nghe] có thể tự lănh hội ư nghĩa, đức Phật chẳng tốn công nói nhiều, khéo nói dường ấy!

 

17.3.2.1. Liệt kê năm phẩm

17.3.2.1.1. Trường Hàng

17.3.2.1.1.1. Trực tiếp dấy lên tâm tùy hỷ

 

          (Kinh) Hựu phục Như Lai diệt hậu, nhược văn thị kinh, nhi bất hủy tư, khởi tùy hỷ tâm, đương tri dĩ vi thâm tín giải tướng.

                ()又復如來滅後。若聞是經而不毀訾。起隨喜心。當知已為深信解相。

          (Kinh: Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu nghe kinh này mà chẳng hủy báng, chê gièm, dấy ḷng tùy hỷ, hăy biết đó đă là tướng tín giải sâu đậm).

 

          Phẩm đầu tiên chỉ nêu ra “người” (tức đối tượng để biện định công đức) mà thôi, phần suy lường sẽ được nói trong phẩm sau.

 

17.3.2.1.1.2. Kể thêm thọ tŕ, đọc tụng

17.3.2.1.1.2.1. Nêu tướng người (đối tượng thực hiện hành vi thọ tŕ và đọc tụng)

 

          (Kinh) Hà huống độc tụng, thọ tŕ chi giả.

          ()何況讀誦受持之者。

          (Kinh: Huống hồ người đọc tụng, thọ tŕ).

 

17.3.2.1.1.2.2. So lường công đức

 

          (Kinh) Tư nhân tắc vi đảnh đới[12] Như Lai. A Dật Đa! Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân bất tu vị ngă phục khởi tháp tự, cập tác tăng phường, dĩ tứ sự cúng dường chúng tăng. Sở dĩ giả hà? Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ, độc, tụng thị kinh điển giả, vị dĩ khởi tháp, tạo lập tăng phường[13], cúng dường chúng tăng, tắc vị dĩ Phật xá-lợi khởi thất bảo tháp, cao quảng tiệm tiểu chí ư Phạm Thiên, huyền chư phan cái, cập chúng bảo linh, hoa, hương, anh lạc, mạt hương, đồ hương, thiêu hương, chúng cổ kỹ nhạc, tiêu, địch, không hầu, chủng chủng vũ hư, dĩ diệu âm thanh ca bái, tán tụng, tắc vi ư vô lượng thiên vạn ức kiếp tác thị cúng dường dĩ.

          ()斯人則為頂戴如來。阿逸多。是善男子善女人。不須為我復起塔寺及作僧坊。以四事供養眾僧。所以者何。是善男子善女人。受持讀誦是經典者。為已起塔。造立僧坊。供養眾僧。則為以佛舍利起七寶塔。高廣漸小至於梵天。懸諸幡葢。及眾寶鈴。華香。瓔珞。末香。塗香。燒香。眾鼓伎樂。簫笛。箜篌。種種舞戲。以妙音聲歌唄讚頌。則為於無量千萬億劫作是供養已。

          (Kinh: Người ấy chính là đầu đội Như Lai. Này A Dật Đa! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy chẳng cần v́ ta dựng tháp, chùa, và xây tăng phường nữa, hoặc dùng tứ sự để cúng dường chúng tăng. V́ lẽ nào vậy? Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy thọ tŕ, đọc tụng kinh điển này là đă dựng tháp, tạo lập tăng phường, cúng dường chúng tăng, chính là đă dùng xá-lợi của Phật để dựng tháp bảy báu, cao rộng, nhỏ dần, cao đến Phạm Thiên. Treo các phan, lọng, và các linh báu, hoa, hương, anh lạc, hương bột, hương bôi, hương đốt, tấu các kỹ nhạc, tiêu, sáo, đàn không hầu, các thứ ca vũ, dùng âm thanh mầu nhiệm để ca vịnh tán tụng, tức là đă trong vô lượng ngàn vạn ức kiếp cúng dường như thế rồi).

 

          “Bất tu vị ngă phục khởi tháp tự…” (Chẳng cần v́ ta tạo dựng tháp, chùa nữa…): Sợ kẻ sơ tâm bị sự duyên lắm nỗi khuấy động, trở ngại tu tập chánh nghiệp. “Tắc vi dĩ Phật xá-lợi” (tức là đă dùng xá-lợi của Phật): Ư nói lư được diễn tả trong kinh này chính toàn thân xá-lợi của Pháp Thân. Kinh văn diễn tả [lư ấy] chẳng khác diệu tháp cao rộng bằng bảy báu. Năng (kinh là chủ thể diễn tả lư ấy) và sở (lư ấy chính là toàn thân xá-lợi của Pháp Thân, được diễn tả bởi kinh này) ḥa hợp chẳng hai, cũng là Đệ Nhất Nghĩa Tăng. V́ thế, thẳng thừng chuyên tŕ kinh này chính là cúng dường rộng lớn. Bỏ Sự tuân theo Lư, lợi ích rộng nhiều. Nếu đạt tới hậu tâm, Lư Quán đă thuần thục, dẫu dính líu bên ngoài, chẳng trở ngại nội quán, Sự sẽ giúp đỡ đạo, như dầu nhiều th́ lửa mạnh, thuận gịng, căng buồm, lại thêm chèo chống, thế ắt chuyển dời nhanh chóng.

          Hỏi: Nếu tŕ kinh tức là dựng tháp, cho đến chính là Đệ Nhất Nghĩa Tăng, chẳng cần dựng tháp, cúng tăng; vậy th́ tŕ kinh cũng chính là Đệ Nhất Nghĩa giới, chẳng cần tŕ giới nữa ư?

          Đáp: Tŕ kinh chính là thuận theo lư giới, tùy ư chẳng phạm tánh tội[14], và cũng tự tùy ư tŕ thiên thứ nhất và thiên thứ hai. Đó gọi là “thừa cấp, giới hoăn”, chẳng phải là hoàn toàn không có giới. Nếu đạt đến mức “kiêm hành Lục Độ” th́ năm thiên, bảy tụ[15], tánh nghiệp, giá nghiệp[16], thảy đều thanh tịnh, tức là “thừa và giới đều cấp”. Lại nữa, phàm là người tu Viên Quán, cần phải tự suy nghĩ lư. Nếu sơ tâm niệm nào cũng thường ở trong bốn thứ tam-muội, ở ngoài hai thiên (tức chẳng phạm Ba La Di và Tăng Già Bà Thi Sa), đối với tất cả tánh tội, có lẽ trái phạm đôi chút. Nếu chưa thể chuyên tâm nơi bốn loại tam-muội, th́ đối với năm thiên, bảy tụ, giới Bồ Tát trọng hay khinh, đều chẳng thể vi phạm đôi chút; đấy mới hợp nhất với ư chỉ chánh yếu của giáo môn trong một đời [đức Phật]. V́ lẽ nào vậy? Xuất gia Bồ Tát giữ vững trọn đủ Tỳ Ni Thiên Tụ, chính là ư nghĩa của giới Đại Thừa. Hết thảy đều là như thế, huống hồ chỉ ǵn giữ Thiên Tụ ư? Tám vạn luật nghi theo kinh Phạm Vơng c̣n chưa đủ coi là tướng tŕ giới! Chỉ v́ căn khí trong cơi này kém cỏi, đành phải lấy sự kiềm chế nhỏ nhặt ḥng thành tựu oai nghi to lớn. Vẫn cần phải hiểu “khai, giá, nặng, nhẹ, chế duyên (duyên do chế định giới luật), tiệm, đốn, có ư nghĩa xả hay không, phân định tội lỗi theo thứ tự, cách sám hối không để tội lỗi cách ngày”[17]. Lại có thất chúng[18] giống nhau hay khác nhau, [hiểu rơ] chỗ giống nhau và khác nhau của giới Đại Thừa và Tiểu Thừa th́ mới tự hành. Hăy cân nhắc theo đúng phẩm vị của chính ḿnh để chọn lựa thích đáng thời nghi, đừng hâm mộ bản lănh to lớn để rồi mê muội đối với sự “mất c̣n (c̣n giữ giới hay không), đừng chấp theo kinh văn Tiểu Thừa để rồi mê mất quán đạo! Nếu hiểu ư trong đoạn kinh văn này, trước hết, hăy nên dùng Lư và Giáo để quyết định; kế đến kiểm điểm hạnh vị [của chính ḿnh]. Nếu chẳng phải như vậy, sẽ là phường chim kêu, chuột rúc[19], há luận phẩm vị nữa ư? Kính xin hăy nhận lấy di ngôn của đức Phật, cung kính vâng giữ chút phần!

 

17.3.2.1.1.3. Cộng thêm dạy bảo người khác

17.3.2.1.1.3.1. Nêu tướng trạng người [thực hiện hạnh dạy người khác]

 

          (Kinh) A Dật Đa! Nhược ngă diệt hậu, văn thị kinh điển, hữu năng thọ tŕ, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư.

          ()阿逸多。若我滅後。聞是經典。有能受持。若自書。若教人書。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Nếu sau khi ta diệt độ, có người nghe kinh điển này, mà có thể thọ tŕ, hoặc tự ḿnh chép, hoặc bảo người khác chép).

 

17.3.2.1.1.3.2. So lường công đức

 

          (Kinh) Tắc vi khởi lập tăng phường, dĩ xích Chiên Đàn tác chư điện đường tam thập hữu nhị, cao bát Đa La thụ, cao quảng nghiêm hảo. Bách thiên tỳ-kheo ư kỳ trung chỉ. Viên lâm, dục tŕ, kinh hành, thiền quật, y phục, ẩm thực, sàng nhục, thang dược, nhất thiết lạc cụ, sung măn kỳ trung. Như thị tăng phường, đường các, nhược can bách thiên vạn ức. Kỳ số vô lượng, dĩ thử hiện tiền cúng dường ư ngă cập tỳ-kheo tăng. Thị cố, ngă thuyết Như Lai diệt hậu, nhược hữu thọ tŕ, độc tụng, vị tha nhân thuyết, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư, cúng dường kinh quyển, bất tu phục khởi tháp tự, cập tạo tăng pḥng, cúng dường chúng Tăng.

          ()則為起立僧坊。以赤栴檀作諸殿堂三十有二。高八多羅樹。高廣嚴好。百千比丘於其中止。園林浴池。經行禪窟。衣服飲食。牀褥湯藥。一切樂具。充滿其中。如是僧坊堂閣。若干百千萬億。其數無量。以此現前供養於我及比丘僧。是故我說如來滅後。若有受持讀誦為他人說。若自書。若教人書。供養經卷。不須復起塔寺。及造僧房供養眾僧。

          (Kinh: Tức là tạo dựng tăng phường. Dùng Chiên Đàn đỏ để cất các điện đường ba mươi hai chỗ, cao bằng tám cây Đa La (Tāla)[20], cao rộng, trang nghiêm đẹp đẽ. Trăm ngàn tỳ-kheo ở trong đó. Vườn rừng, ao tắm, chỗ kinh hành, hang ngồi Thiền, y phục, thức ăn, giường đệm, thuốc men, hết thảy các vật vui sướng đầy ắp trong đó. Tăng phường, điện gác như thế trăm ngàn vạn ức ngần ấy, số đến vô lượng, dùng các thứ đó để hiện tiền cúng dường ta và các tỳ-kheo Tăng. V́ thế ta nói: Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có kẻ thọ tŕ, đọc tụng, v́ người khác giảng nói, hoặc tự chép, hoặc bảo người khác chép, cúng dường quyển kinh, chẳng cần dựng chùa, tháp và xây tăng pḥng, cúng dường chúng tăng nữa).

 

          Trong phần trước, chỉ là chính ḿnh đọc tụng, thọ tŕ, th́ đă trọn đủ cúng dường Tam Bảo, huống hồ nay lần lượt dạy cho người khác, ắt công đức pháp thí há chẳng phải là sự cúng dường cao tột nhất ư?

 

17.3.2.1.1.4. Cộng thêm kiêm hành Lục Độ

17.3.2.1.1.4.1. Nêu ra tướng người

 

          (Kinh) Huống phục hữu nhân, năng tŕ thị kinh, kiêm hành bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí huệ.

          ()況復有人。能持是經。兼行佈施持戒忍辱精進一心智慧。

          (Kinh: Huống hồ lại c̣n có người có thể tŕ kinh này, kiêm hành bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí huệ).

 

          Viên Quán sâu dần, dẫu dính dáng S, vẫn chẳng trở ngại chánh hạnh. V́ thế, dùng Sự để giúp Lư, gọi là Kiêm Hạnh.

 

17.3.2.1.1.4.2. So lường công đức

 

          (Kinh) Kỳ đức tối thắng vô lượng, vô biên. Thí như hư không, Đông, Tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng, hạ, vô lượng vô biên. Thị nhân công đức diệc phục như thị vô lượng, vô biên, tật chí Nhất Thiết Chủng Trí.

          ()其德最勝。無量無邊。譬如虛空。東西南北四維上下無量無邊。是人功德。亦復如是無量無邊。疾至一切種智。

          (Kinh: Đức ấy tối thắng, vô lượng, vô biên. Ví như hư không, Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới, vô lượng, vô biên. Công đức của người ấy cũng vô lượng vô biên giống như thế, mau đạt tới Nhất Thiết Chủng Trí).

 

17.3.2.1.1.5. Cộng thêm chánh hành Lục Độ

17.3.2.1.1.5.1. Nêu tướng người [tu chánh hạnh Lục Độ]

 

          (Kinh) Nhược nhân độc tụng, thọ tŕ thị kinh, vị tha nhân thuyết, nhược tự thư, nhược giáo nhân thư. Phục năng khởi tháp, cập tạo tăng pḥng, cúng dường, tán thán Thanh Văn chúng tăng. Diệc dĩ bách thiên vạn ức tán thán chi pháp tán thán Bồ Tát công đức. Hựu vị tha nhân chủng chủng nhân duyên, tùy nghĩa giải thuyết thử Pháp Hoa kinh. Phục năng thanh tịnh tŕ giới, dữ nhu ḥa giả, nhi cộng đồng chỉ, nhẫn nhục vô sân, chí niệm kiên cố, thường quư tọa Thiền, đắc chư thâm Định, tinh tấn dũng mănh, nhiếp chư thiện pháp, lợi căn trí huệ, thiện đáp vấn nạn.

                ()若人讀誦受持是經。為他人說。若自書。若教人書。復能起塔。及造僧房。供養讚歎聲聞眾僧。亦以百千萬億讚歎之法。讚歎菩薩功德。又為他人種種因緣。隨義解說此法華經。復能清淨持戒。與柔和者而共同止。忍辱無瞋。志念堅固。常貴坐禪。得諸深定。精進勇猛。攝諸善法。利根智慧。善荅問難。

          (Kinh: Nếu ai đọc tụng, thọ tŕ kinh này, v́ người khác nói, hoặc tự chép, hoặc bảo người khác chép, lại có thể dựng tháp, và tạo tăng pḥng, cúng dường tán thán các vị tăng Thanh Văn. Cũng dùng trăm ngàn vạn ức cách tán thán để tán thán công đức của Bồ Tát. Lại v́ người khác, dùng các thứ nhân duyên để thuận theo nghĩa giải nói kinh Pháp Hoa này. Lại có thể tŕ giới thanh tịnh, cùng với người nhu ḥa ở chung, nhẫn nhục, chẳng sân, chí niệm vững vàng, thường chuộng tọa Thiền, đạt được các Định sâu, tinh tấn, dũng mănh, nhiếp các thiện pháp, lợi căn, trí huệ, khéo trả lời các thứ cật vấn).

 

          Trong An Lạc Hạnh, [đức Thế Tôn dạy] “chẳng thân cận người cầu Thanh Văn”, cũng chẳng kể lỗi họ, cũng chẳng ca ngợi họ. Nay nói “cúng dường, tán thán các vị tăng Thanh Văn” là v́ lẽ nào? Thoạt đầu tâm quán nông cạn, sợ nhiễm tập khí Tiểu Thừa. V́ thế, răn đừng thân cận. Nay quán sâu, lực lớn, cho nên cúng dường, tán thán họ, liền có thể hóa độ họ tiến nhập Đại Thừa. Lại c̣n giúp đỡ rất lớn cho diệu quán Quyền Thật bất nhị. Trong kinh văn, Thiền được nói trước Tinh Tấn, nhưng ư nghĩa chẳng có trước hay sau!

 

17.3.2.1.1.5.2. So lường công đức

 

          (Kinh) A Dật Đa! Nhược ngă diệt hậu, chư thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ, độc tụng thị kinh điển giả, phục hữu như thị chư thiện công đức, đương tri thị nhân dĩ thú đạo tràng, cận A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tọa đạo thụ hạ. A Dật Đa! Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược tọa, nhược lập, nhược hành xứ, thử trung tiện ưng khởi tháp, nhất thiết thiên nhân giai ưng cúng dường như Phật chi tháp.

          ()阿逸多。若我滅後。諸善男子善女人。受持讀誦是經典者。復有如是諸善功德。當知是人。已趣道場。近阿耨多羅三藐三菩提。坐道樹下。阿逸多。是善男子善女人。若坐若立若行處。此中便應起塔。一切天人。皆應供養如佛之塔。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Nếu sau khi ta diệt độ, các thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ, đọc tụng kinh điển này, lại có các thiện công đức như thế, hăy nên biết người ấy đă đến đạo tràng, gần với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ngồi dưới gốc đạo thụ. Này A Dật Đa! Chỗ thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy dù ngồi, dù đứng, hay đi, ở nơi đó đều nên dựng tháp, hết thảy trời, người đều nên cúng dường như tháp của Phật).

 

          “Dĩ thú đạo tràng, tọa đạo thụ hạ” (đă đến đạo tràng, ngồi dưới đạo thụ): Thuộc địa vị Thiết Luân, chẳng lâu sau sẽ được nhập Đồng Luân, có thể dùng tám tướng thành Phật. “Tọa, lập, hành xứ, tiện ưng khởi tháp, giai ưng cúng dường như Phật tháp” (đối với chỗ [người ấy] ngồi, đứng, đi, hăy nên dựng tháp, đều nên cúng dường như tháp thờ Phật): Thoạt đầu nương vào người mà gọi là Như Lai. Kết lại năm phẩm này th́ ba phẩm đầu là Văn Huệ, phẩm thứ tư là Tư Huệ, phẩm thứ năm là Tu Huệ, đều là trước khi đạt đến Thập Tín. Hoặc có người nói phẩm tùy hỷ thứ nhất chính là nhập địa vị Tín tâm (Sơ Tín), chia một phẩm thành hai tâm, năm phẩm chính là mười tín tâm, tức là địa vị Thiết Luân lục căn thanh tịnh. Nay tôi cho rằng: Hai cách giải thích ấy xét theo Lư đều chấp thuận được. Nếu là lợi căn thuộc Viên Giáo, một niệm tùy hỷ, thoạt đầu phiền cấu rơi trước, cho đến [khi đạt tới phẩm thứ năm là] Chánh Hành [Lục Độ], Trần Sa cũng hết, tức là Tương Tự Như Lai, thuộc địa vị Thiết Luân. Nếu Giải tuy viên đốn, nhưng sự chướng (chướng ngại nơi mặt Sự) chưa trừ, chỉ có thể chế phục trọn vẹn ngũ trụ, chủng tử của Thông Hoặc vẫn c̣n, th́ là Quán Hạnh Như Lai. Phàm phu trọn đủ trói buộc [bởi phiền năo] mà có thể biết được tạng bí mật của Như Lai! Nếu đem ngũ phẩm đối ứng với Tứ Tín trong phần trước th́ hai phẩm đầu chính là nhất niệm tín giải. Phẩm thứ ba là hiểu ư thú trong ngôn từ. Phẩm thứ tư chính là Văn Tŕ cúng dường. Phẩm thứ năm là tin sâu, quán thành tựu. Nghĩa lư của chúng b́nh đẳng, phẩm bốn và năm chẳng khác, chỉ là sau khi đă diệt độ, bèn thêm địa vị đọc tụng làm phẩm thứ hai đó thôi! Phần thứ nhất, Trường Hàng đă xong.

 

17.3.2.1.2. Kệ Tụng

17.3.2.1.2.1. Trùng tụng phẩm thứ hai [trong ngũ phẩm]

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược ngă diệt độ hậu, năng phụng tŕ thử kinh. Tư nhân phước vô lượng, như thượng chi sở thuyết. Thị tắc vi cụ túc, nhất thiết chư cúng dường. Dĩ xá-lợi khởi tháp, thất bảo nhi trang nghiêm. Biểu sát thậm cao quảng, tiệm tiểu chí Phạm Thiên. Bảo linh thiên vạn ức, phong động xuất diệu âm. Hựu ư vô lượng kiếp, nhi cúng dường thử tháp: Hoa, hương, chư anh lạc; thiên y, chúng kỹ nhạc. Nhiên hương du, tô đăng. Châu táp thường chiếu minh. Ác thế, pháp mạt thời, năng tŕ thị kinh giả, tắc vi dĩ như thượng, cụ túc chư cúng dường.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若我滅度後。能奉持此經。斯人福無量。如上之所說。是則為具足。一切諸供養。以舍利起塔。七寶而莊嚴。表剎甚高廣。漸小至梵天。寶鈴千萬億。風動出妙音。又於無量劫。而供養此塔。華香諸瓔珞。天衣眾伎樂。然香油蘇燈。周匝常照明。惡世法末時。能持是經者。則為已如上。具足諸供養。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Sau khi ta diệt độ, hay phụng tŕ kinh này, người đó phước vô lượng; như trên đây đă nói. Đó chính là trọn đủ, hết thảy các cúng dường. Đem xá-lợi dựng tháp, bảy báu để trang nghiêm. Biểu sát[21] rất cao rộng, nhỏ dần đến Phạm Thiên. Ngàn vạn ức linh báu, gió lay phát diệu âm. Lại trong vô lượng kiếp, cúng dường ṭa tháp ấy. Hoa, hương, chuỗi anh lạc. Áo trời, các kỹ nhạc. Thắp đèn dầu thơm, tô, thường chiếu sáng quanh khắp. Thời Mạt Pháp đời ác, người hay tŕ kinh này, tức là đă trọn đủ, cúng dường như trên đây).

         

17.3.2.1.2.2. Trùng tụng phẩm thứ ba

 

          (Kinh) Nhược năng tŕ thử kinh, tắc như Phật hiện tại. Dĩ ngưu đầu chiên đàn, khởi tăng pḥng cúng dường. Đường hữu tam thập nhị, cao bát Đa La thụ. Thượng soạn, diệu y phục. Sàng ngọa giai cụ túc. Bách thiên chúng trụ xứ. Viên lâm, chư dục tŕ. Kinh hành cập thiền quật. Chủng chủng giai nghiêm hảo.

          ()若能持此經。則如佛現在。以牛頭栴檀。起僧房供養。堂有三十二。高八多羅樹。上饌妙衣服。牀臥皆具足。百千眾住處。園林諸浴池。經行及禪窟。種種皆嚴好。

          (Kinh: Nếu hay tŕ kinh này, sẽ như Phật hiện diện. Dùng ngưu đầu chiên đàn[22], dựng tăng pḥng cúng dường. Ba mươi hai ṭa điện, cao tám cây Đa La. Cỗ ngon, y phục đẹp. Giường nằm đều đầy đủ. Trăm ngàn chỗ để ở. Vườn rừng, các ao tắm. Chỗ kinh hành, hang Thiền. Các thứ trang nghiêm, đẹp).

 

17.3.2.1.2.3. Trùng tụng phẩm thứ tư

 

          (Kinh) Nhược hữu tín giải tâm, thọ tŕ, độc tụng giả, nhược phục giáo nhân thư, cập cúng dường kinh quyển. Tán hoa, hương, mạt hương. Dĩ Tu Mạn, Chiêm Bặc, A Đề Mục Đa Già, huân du thường nhiên chi. Như thị cúng dường giả, đắc vô lượng công đức, như hư không vô biên, kỳ phước diệc như thị.

          ()若有信解心。受持讀誦者。若復教人書。及供養經卷。散華香末香。以須曼薝蔔。阿提目多伽。熏油常然之。如是供養者。得無量功德。如虛空無邊。其福亦如是。

          (Kinh: Nếu ai tâm tin hiểu, thọ tŕ và đọc tụng, hoặc dạy người khác chép, và cúng dường kinh quyển. Rải hoa, hương, hương bột, hoa Tu Mạn, Chiêm Bặc, A Đề Mục Đa Già, dầu thơm thường thắp đèn. Người cúng dường như thế, được vô lượng công đức. Như hư không vô biên, phước ấy cũng như thế).

 

          Kinh văn Trường Hàng chỉ nói kiêm hành bố thí. Nay kệ tụng nói cúng dường kinh quyển, tức là kiêm thêm ư phụng hành. Tu Mạn Hoa (Sumanā)[23] được phương này dịch là Thiện Nhiếp Ư Hoa. Hoa Chiêm Bặc (Campaka)[24] phương này dịch là Hoàng Hoa. A Đề Mục Đa Già (Atimukta)[25], phương này dịch là Long Thỉ Hoa, c̣n dịch là Thiện Tư Di Hoa.

 

17.3.2.1.2.4. Trùng tụng phẩm thứ năm

 

          (Kinh) Huống phục tŕ thử kinh, kiêm bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, nhạo Thiền Định. Bất sân, bất ác khẩu, cung kính ư tháp miếu. Khiêm hạ chư tỳ-kheo, viễn ly tự cao tâm. Thường tư duy trí huệ. Hữu vấn nạn bất sân. Tùy vấn vị giải thuyết. Nhược năng hành thị hạnh, công đức bất khả lượng. Nhược kiến thử pháp sư, thành tựu như thị đức. Ưng dĩ thiên hoa tán, thiên y phú kỳ thân. Đầu diện tiếp túc lễ, sanh tâm như Phật tưởng. Hựu ưng tác thị niệm: Bất cửu nghệ đạo thụ, đắc vô lậu, vô vi, quảng lợi chư nhân thiên. Kỳ sở trụ chỉ xứ, kinh hành, nhược tọa, ngọa, năi chí thuyết nhất kệ. Thị trung ưng khởi tháp, trang nghiêm linh diệu hảo. Chủng chủng dĩ cúng dường. Phật tử trụ thử địa, tắc thị Phật thọ dụng, thường tại ư kỳ trung, kinh hành cập tọa ngọa.

          ()況復持此經。兼佈施持戒。忍辱樂禪定。不瞋不惡口。恭敬於塔廟。謙下諸比丘。遠離自高心。常思惟智慧。有問難不瞋。隨問為解說。若能行是行。功德不可量。若見此法師。成就如是德。應以天華散。天衣覆其身。頭面接足禮。生心如佛想。又應作是念。不久詣道樹。得無漏無為。廣利諸人天。其所住止處。經行若坐臥。乃至說一偈。是中應起塔。莊嚴令妙好。種種以供養。佛子住此地。則是佛受用。常在於其中。經行及坐臥。

          (Kinh: Huống hồ tŕ kinh này, kiêm bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, chuộng Thiền Định. Chẳng sân, chẳng nói ác. Đối tháp miếu cung kính. Khiêm hạ với tỳ-kheo. Xa ĺa tâm tự cao, thường tư duy trí huệ. Bị căn vặn chẳng sân, giải nói theo lời hỏi. Nếu hay hành hạnh ấy, công đức chẳng thể lường. Nếu thấy pháp sư ấy, thành tựu đức như thế, nên dùng hoa trời rải, dùng áo trời phủ thân. Đầu mặt áp chân lễ, sanh tâm tưởng như Phật. Lại nên nghĩ thế này: Chẳng lâu tới đạo thụ, đắc vô lậu, vô vi, rộng lợi các trời, người. Nơi người ấy cư trụ, kinh hành và ngồi, nằm, cho tới nói một kệ, nên xây tháp tại đó. Trang hoàng cho đẹp đẽ, dùng các thứ cúng dường. Phật tử trụ nơi đây, chính là Phật thọ dụng. Thường trụ ở trong đó, kinh hành và ngồi, nằm).

 

          Phần thứ nhất, liệt kê năm phẩm, so lường đại lược công đức của bốn phẩm sau đă xong. Giải thích phẩm Phân Biệt Công Đức đă xong; kế đó giải thích phẩm Tùy Hỷ Công Đức.

 

18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức (Tùy Hỷ Công Đức phẩm đệ thập bát, 隨喜功德品第十八)

 

          “Tùy”: Nghe pháp sâu thẳm, uyên áo, tùy thuận Sự Lư chẳng hai, chẳng khác. “Hỷ” là mừng cho ḿnh, mừng cho người. “Lư” chính là bản tánh của một niệm tâm hiện tiền, tức là cái Thể của Thật Tướng pháp giới. Chẳng phải Bổn, chẳng phải Tích, gọi là Lư Bổn. Chẳng phải Thật, chẳng phải Quyền, gọi là Thật Lư. “Sự” Như Lai đă chứng diệu lư ấy từ lâu xa. V́ thế gọi là Bổn. Từ Bổn, hiện ra các thứ ứng hóa trọn khắp mười phương ba đời. Do vậy gọi là Tích. Bổn là Tu Đức tự hành khế lư; Tích là diệu dụng lợi tha sau khi đắc quả. Hai chuyện Bổn và Tích cùng nương vào một Lư. V́ thế nói: “Bổn và Tích tuy khác, nhưng chẳng thể nghĩ bàn như nhau”. Nói thẳng thừng Lư Sự viên diệu như thế, th́ gọi là Thật. Các thứ phương tiện hướng dẫn chúng sanh th́ gọi là Quyền. Chẳng có Thật th́ Quyền chẳng có ǵ để nương vào! Chẳng có Quyền, Thật sẽ không do đâu hiển lộ được. Gọi Thật Lư, Thật Sự là Lư; gọi Quyền Lư, Quyền Sự là Sự. Sự và Lư tuy khác, ngoài tâm chẳng có pháp, cũng là chẳng thể nghĩ bàn giống hệt như nhau. Nay “thuận Lư” là nghe bổn địa lâu xa của Phật, chứng diệu lư đă lâu xa, tín thuận chẳng trái nghịch, chẳng có mảy may nghi ngờ, trầm trệ. “Thuận Sự” là nghe nói Phật lợi ích chúng sanh suốt ba đời, ngang lẫn dọc đều gồm thâu, trọn khắp hết thảy các xứ, cũng chẳng có mảy may nghi ngờ, trầm trệ. Từ ngay nơi Sự rộng răi mà thấu đạt Lư sâu, từ Lư sâu mà thấu đạt Sự rộng. Chẳng hai mà là hai, cho nên nói là Sự Lư. Chẳng khác mà khác, cho nên nói Bổn Tích (Bổn và Tích đều là nói theo Sự). Tuy hai, tuy khác, nhưng chẳng hai, chẳng khác (Lư trọn đủ tam thiên, Sự tạo tam thiên, cùng ở trong một niệm. V́ thế, tuy hai mà chẳng hai. Sự Lư nơi Bổn và Sự Lư nơi Tích chẳng thể nghĩ bàn như nhau. V́ thế, tuy khác mà chẳng khác!)

          Tín giải như thế th́ gọi là Tùy. Do Như Lai đă chứng Thật Tướng trong một niệm hiện tiền này, Bổn, Tích, Quyền Thật đều chẳng thể nghĩ bàn. Ta và chúng sanh có cùng tâm tánh ấy. Phật đă là như thế, ta và chúng sanh cũng sẽ đạt được! V́ thế, mừng cho ḿnh, mừng cho người khác, cho nên gọi là Hỷ.

          Hơn nữa, tuy Bổn, Tích, Quyền, Thật tánh vốn sẵn đủ, Như Lai xuất thế hơn bốn mươi năm, chưa hiển lộ lẽ chân thật. Người thuộc bảy phương tiện chẳng nghe lẽ chân thật. Mừng cho ta và người: [V́ nghe kinh Pháp Hoa], do cái tâm phàm phu mà hiểu biết giống như Phật; dùng con mắt [phàm tục] bẩm sanh mà thấy giống như Như Lai. Tri kiến như thế rốt ráo pháp giới, sâu rộng không ngằn mé, không ǵ sánh bằng. Cho nên gọi là Tùy Hỷ. Do thuận Lư, bèn có Thật công đức. Do thuận Sự, bèn có Quyền công đức. Do mừng cho chính ḿnh, bèn có công đức trí huệ tự hành. Do mừng cho người khác, có công đức từ bi hóa độ người khác. Do gộp chung Quyền, Thật, Tự, Tha để nói, cho nên gọi là phẩm Tùy Hỷ Công Đức. Đó là ư nghĩa Thế Giới Tất Đàn (Lư Sự, Bổn Tích, Tự Tha xưa nay đối ứng. V́ thế là Thế Giới).

          Người thứ năm mươi [do lần lượt được nghe nói lại kinh Pháp Hoa rồi tùy hỷ] chính là người sơ sài nhất trong sơ phẩm (phẩm thứ nhất trong ngũ phẩm, tức Tùy Hỷ), chỉ có một niệm diệu giải, chỉ có một niệm mừng cho ḿnh, mừng cho người khác, chưa có viên hạnh, ân chưa thấm đến người khác, mà đă đạt được công đức chẳng thể sánh bằng. Huống hồ người được nghe đầu tiên trong hội ư? Huống hồ người đọc tụng, giảng nói, kiêm hành chánh hạnh ư? Huống hồ lại c̣n [thuộc vào các địa vị] Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, cho đến Đẳng Giác, Diệu Giác ư? Ai nghe công đức sâu mầu như thế mà chẳng kính ngưỡng, hâm mộ? Như Lai nói điều này khiến cho chúng sanh ngưỡng vọng. V́ thế gọi là phẩm Tùy Hỷ Công Đức. Đó là ư nghĩa Vị Nhân Tất Đàn.

          Trong phần trước đă ca ngợi công đức tŕ kinh, đại chúng khi ấy đều cho rằng đă nhập địa vị “chân nhân” (cái nhân chân thật), đă đạt tới đức ấy. Đối với kẻ sơ sài nhất trong những kẻ sơ tâm, dấy lên ư tưởng yếu ớt, bỗng nghe chỗ tốt đẹp chắc thật, mầm mống đă nẩy sanh trăm mối. Chim Ca Lăng Tần Già c̣n đang ở trong trứng, tiếng hót đă vượt xa các loài chim, [người được nghe công đức] hy hữu, đặc biệt, lạ lùng [của kinh Pháp Hoa], ư tưởng khinh thường đă được cởi gỡ, cho nên gọi là phẩm Tùy Hỷ Công Đức. Đó là ư nghĩa Đối Trị Tất Đàn.

          Hàng ngoại đạo đắc NThông có thể dời núi, cạn biển, nhưng chẳng thể chế phục kiến ái (Kiến Tư Hoặc), chẳng sánh bằng người đắc pháp Noăn. Bậc Nhị Thừa Vô Học đều thoát các quả sanh bởi chủng tử, nhưng vẫn c̣n bị Niết Bàn trói buộc, chẳng biết nhân và quả ấy đều là Quyền. Bậc Thông Giáo tu nhân tuy khéo léo, phát tâm chẳng biết [chỗ có của báu ở ngoài] năm trăm do-tuần, tuy đắc quả, chỉ trừ Tứ Trụ Thông Hoặc. Hàng Biệt Giáo tuy vượt xa Nhị Thừa, nhưng tu nhân thiên lệch, đường nẻo lại vụng về, chẳng được Phật khen ngợi, đều chẳng sánh bằng người tùy hỷ thoạt đầu. Nay đức Phật nêu ra quán hạnh sơ tâm để [người nghe] sẽ so sánh, ḥng nhận biết cực quả vượt xa các giáo. V́ thế nói là phẩm Tùy Hỷ Công Đức. Đấy chính là xét theo giáo để hiển thị Đệ Nhất Nghĩa vậy!

 

* So lường cặn kẽ công đức của phẩm đầu tiên

18.1. Hỏi

         

          (Kinh) Nhĩ thời, Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân văn thị Pháp Hoa kinh tùy hỷ giả, đắc kỷ sở phước?” Nhi thuyết kệ ngôn: - Thế Tôn diệt độ hậu, kỳ hữu văn thị kinh, nhược năng tùy hỷ giả, vi đắc kỷ sở phước?

          ()爾時彌勒菩薩摩訶薩白佛言。世尊。若有善男子善女人聞是法華經隨喜者。得幾所福。而說偈言。世尊滅度後。其有聞是經。若能隨喜者。為得幾所福。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kinh Pháp Hoa này rồi tùy hỷ, sẽ được bao nhiêu phước?” Ngài bèn nói kệ rằng: - Thế Tôn diệt độ rồi, có kẻ nghe kinh này, nếu có thể tùy hỷ, sẽ được bao nhiêu phước?)

 

          Phẩm trước đă so lường công đức của bốn phẩm sau, chẳng nói đến phẩm đầu. V́ thế, ngài Di Lặc thừa dịp nêu câu hỏi.

 

18.2. Đức Phật trả lời

18.2.1. Trường Hàng

18.2.1.1. Trả lời công đức của người trong tâm tùy hỷ

18.2.1.1.1. Xét theo sự lần lượt dạy bảo lẫn nhau, nêu ra công đức của người cuối cùng để hiển thị công đức của người đầu tiên trong những người sơ tâm

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - A Dật Đa! Như Lai diệt hậu, nhược tỳ-kheo, nhược tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, cập dư trí giả, nhược trưởng, nhược ấu, văn thị kinh tùy hỷ dĩ, tùng pháp hội xuất, chí ư dư xứ. Nhược tại tăng phường, nhược không nhàn địa, nhược thành ấp hạng mạch, tụ lạc, điền lư, như kỳ sở văn, vị phụ mẫu, tông thân, thiện hữu tri thức, tùy lực diễn thuyết. Thị chư nhân đẳng văn dĩ tùy hỷ, phục hành chuyển giáo. Dư nhân văn dĩ, diệc tùy hỷ chuyển giáo. Như thị triển chuyển, chí đệ ngũ thập. A Dật Đa! Kỳ đệ ngũ thập thiện nam tử, thiện nữ nhân tùy hỷ công đức, ngă kim thuyết chi, nhữ đương thiện thính.

          ()爾時佛告彌勒菩薩摩訶薩。阿逸多。如來滅後。若比丘。比丘尼。優婆塞。優婆夷。及餘智者。若長若幼聞是經隨喜已。從法會出。至於餘處。若在僧坊。若空閑地。若城邑巷陌。聚落田里。如其所聞。為父母宗親善友知識隨力演說。是諸人等。聞已隨喜復行轉教。餘人聞已。亦隨喜轉教。如是展轉。至第五十。阿逸多。其第五十善男子善女人隨喜功德。我今說之。汝當善聽。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát: - Này A Dật Đa! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, và những người có trí khác dù lớn hay bé, nghe kinh này bèn tùy hỷ, từ pháp hội trở ra, tới các chỗ khác, hoặc là tại tăng phường, hoặc chỗ thanh vắng, hoặc nơi đường phố của chốn thành ấp, thôn xóm, làng quê, đúng như điều đă được nghe, v́ cha mẹ, họ hàng, bạn lành, người quen biết, tùy sức diễn nói. Những người ấy nghe xong tùy hỷ, lại dạy cho người khác. Người khác nghe xong, cũng tùy hỷ, dạy lại cho người khác nữa. Xoay vần như thế cho đến người thứ năm mươi. Này A Dật Đa! Ta nay sẽ nói công đức tùy hỷ của thiện nam tử hay thiện nữ nhân thứ năm mươi ấy, ông hăy nên khéo nghe!)

 

          Lần lượt tới người thứ năm mươi, có ư nghĩa “càng về sau, càng kém hơn người trước đó”. V́ sao? Nương vào Tứ Y để hoằng pháp, ắt phải có biện tài. Nghe rồi tùy hỷ, pháp vị ắt sâu đậm. Tới khi người ấy từ pháp hội trở ra, tùy sức diễn nói, tuy nói đúng như điều đă được nghe, lư chắc chắn chẳng sai lầm, nhưng biện thuyết trang nghiêm chưa chắc đă có thể giống như pháp sư, huống hồ có thể vượt hơn ư? Xoay vần như thế, người thứ hai, thứ ba, hoặc hai mươi, đă dần dần chẳng bằng, huống hồ tới người thứ năm mươi, há chẳng càng thua kém hơn ư? Hơn nữa, bốn mươi chín người trước đó đều có công đức dạy lại. Nay đối với người thứ năm mươi, chỉ luận một niệm tùy hỷ, chẳng luận sẽ lại dạy cho người khác! Hăy nên biết [người thứ năm mươi] đúng là quá xa xôi lợt lạt so với những người thuộc phẩm đầu (tùy hỷ)! Nay xét theo kẻ xa vời nhất ấy để nói rơ công đức của một niệm tùy hỷ th́ công đức của những người trước đó chẳng cần nói cũng biết. Nói triển chuyển chí ngũ thập giả” (xoay vần đến người thứ năm mươi) chỉ nhằm nêu rơ pháp vị dần dần nhạt bớt, công đức dần dần kém hơn, chẳng cần phải giải thích theo ư nghĩa biểu pháp.

 

18.2.1.1.2. So lường Bổn

 

          (Kinh) Nhược tứ bách vạn ức A-tăng-kỳ thế giới lục thú tứ sanh chúng sanh, noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, nhược hữu h́nh, vô h́nh, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng, phi vô tưởng, vô túc, nhị túc, tứ túc, đa túc. Như thị đẳng tại chúng sanh số giả, hữu nhân cầu phước, tùy kỳ sở dục ngu lạc chi cụ, giai cấp dữ chi. Nhất nhất chúng sanh dữ măn Diêm Phù Đề kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, chư diệu trân bảo, cập tượng, mă, xa thặng, thất bảo sở thành cung điện, lâu các đẳng. Thị đại thí chủ như thị bố thí măn bát thập niên dĩ, nhi tác thị niệm: “Ngă dĩ thí chúng sanh ngu lạc chi cụ, tùy ư sở dục. Nhiên thử chúng sanh giai dĩ suy lăo, niên quá bát thập, phát bạch, b́ trứu, tương tử bất cửu. Ngă đương dĩ Phật pháp nhi huấn đạo chi”. Tức tập thử chúng sanh, tuyên bố pháp hóa, thị giáo lợi hỷ. Nhất thời giai đắc Tu Đà Hoàn đạo, Tư Đà Hàm đạo, A Na Hàm đạo, A La Hán đạo, tận chư hữu lậu, ư thâm Thiền Định, giai đắc tự tại, cụ bát giải thoát.

          ()若四百萬億阿僧祇世界六趣四生眾生。卵生。胎生。濕生。化生。若有形無形。有想無想。非有想非無想。無足二足。四足多足。如是等在眾生數者。有人求福。隨其所欲娛樂之具。皆給與之。一一眾生。與滿閻浮提金銀琉璃硨磲碼碯珊瑚琥珀諸妙珍寶。及象馬車乘。七寶所成宮殿樓閣等。是大施主。如是佈施滿八十年已。而作是念。我已施眾生娛樂之具。隨意所欲。然此眾生。皆已衰老。年過八十。髮白皮皺。將死不久。我當以佛法而訓導之。即集此眾生。宣佈法化。示教利喜。一時皆得須陀洹道。斯陀含道。阿那含道。阿羅漢道。盡諸有漏。於深禪定皆得自在。具八解脫。

          (Kinh: Như chúng sanh thuộc tứ sanh sáu đường trong bốn trăm vạn ức A-tăng-kỳ thế giới: Sanh bằng trứng, sanh bằng thai, sanh nơi ẩm ướt, hóa sanh, hoặc hữu h́nh, vô h́nh, có tư tưởng, chẳng có tư tưởng, chẳng phải hữu tưởng chẳng phải vô tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân. Đối với số lượng chúng sanh như thế đó, có người cầu phước, tùy theo các vật ưa thích mà chúng sanh mong muốn đều ban cho. Với mỗi chúng sanh, đều cho vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, các món trân bảo nhiệm mầu đầy ắp Diêm Phù Đề (Jambudvīpa), và voi, ngựa, xe cộ, cung điện, lầu gác v.v… do bảy báu tạo thành. Vị đại thí chủ đó bố thí như thế tṛn tám mươi năm xong, bèn nghĩ thế này: “Ta đă thí cho chúng sanh vật ưa thích, thuận theo ư họ mong muốn. Nhưng các chúng sanh này đều đă già suy, tuổi quá tám mươi, tóc bạc, da nhăn, không lâu sau sẽ chết. Ta nên dùng Phật pháp để dạy bảo họ”. Liền nhóm họp các chúng sanh ấy, tuyên nói pháp giáo hóa, chỉ dạy, khiến cho họ được lợi ích, vui mừng, cùng lúc đắc đạo Tu Đà Hoàn (Srota-āpanna), đạo Tư Đà Hàm (Sakṛdāgāmin), đạo A Na Hàm (Anāgāmin), đạo A La Hán (Arhat), hết các hữu lậu, nơi Thiền Định sâu đều được tự tại, đủ tám món giải thoát).

 

          “Lục thú” (sáu đường): Trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Phương pháp thọ sanh chẳng ra ngoài bốn loại: Ở trong vỏ th́ gọi là Trứng, ở trong bụng là Thai, do hơi nóng là Thấp, biến đổi là Hóa. Chư thiên chỉ hóa sanh; loài người có đủ tứ sanh, nhưng phần nhiều là thai sanh. Tu La tứ sanh, địa ngục hóa sanh, Quỷ và súc sanh đủ bốn cách sanh. “Hữu h́nh” tức là Dục Giới và Sắc Giới. “Vô h́nh” là Vô Sắc Giới. “Hữu tưởng” là Không Xứ Thiên (Ākāśānantyāyatana) và Thức Xứ Thiên (Vijñānānantyāyatana). “Vô tưởng” là Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Ākiñcanyāyatana). “Phi hữu tưởng phi vô tưởng” tức là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên (Naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana).

 

18.2.1.1.3. Hỏi

 

          (Kinh) Ư nhữ ư vân hà? Thị đại thí chủ sở đắc công đức, ninh vi đa phủ?

          ()於汝意云何。是大施主所得功德。寧為多不。

          (Kinh: Ư ông nghĩ sao? Vị đại thí chủ ấy đạt được công đức há có nhiều chăng?)

 

18.2.1.1.4. Đáp

         

          (Kinh) Di Lặc bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Thị nhân công đức thậm đa, vô lượng, vô biên. Nhược thị thí chủ đản thí chúng sanh nhất thiết lạc cụ, công đức vô lượng, hà huống linh đắc A La Hán quả.

()彌勒白佛言。世尊。是人功德甚多。無量無邊。若是施主。但施眾生一切樂具。功德無量。何況令得阿羅漢果。

          (Kinh: Ngài Di Lặc bạch cùng đức Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Người ấy công đức rất nhiều, vô lượng, vô biên. Nếu vị thí chủ ấy chỉ thí cho chúng sanh hết thảy các vật vui thích, công đức đă là vô lượng, huống hồ khiến cho họ đắc quả A La Hán).

 

18.2.1.1.5. Thật sự so lường

 

          (Kinh) Phật cáo Di Lặc: - Ngă kim phân minh ngữ nhữ: Thị nhân dĩ nhất thiết lạc cụ, thí ư tứ bách vạn ức A-tăng-kỳ thế giới lục thú chúng sanh, hựu linh đắc A La Hán quả, sở đắc công đức, bất như thị đệ ngũ thập nhân văn Pháp Hoa kinh nhất kệ tùy hỷ công đức, bách phần, thiên phần, bách thiên vạn ức phần, bất cập kỳ nhất. Năi chí toán số, thí dụ, sở bất năng tri! A Dật Đa! Như thị đệ ngũ thập nhân triển chuyển văn Pháp Hoa kinh tùy hỷ công đức thượng vô lượng vô biên A-tăng-kỳ, hà huống tối sơ ư hội trung văn nhi tùy hỷ giả. Kỳ phước phục thắng vô lượng vô biên A-tăng-kỳ, bất khả đắc tỷ!

          ()佛告彌勒。我今分明語汝。是人以一切樂具。施於四百萬億阿僧祇世界六趣眾生。又令得阿羅漢果。所得功德。不如是第五十人聞法華經一偈隨喜功德。百分。千分。百千萬億分。不及其一。乃至算數譬喻所不能知。阿逸多。如是第五十人。展轉聞法華經隨喜功德。尚無量無邊阿僧祇。何況最初於會中聞而隨喜者。其福復勝無量無邊阿僧祇。不可得比。

          (Kinh: Đức Phật bảo ngài Di Lặc: - Ta nay nói rơ ràng với ông, người ấy dùng hết thảy các vật vui thích thí cho chúng sanh trong sáu đường thuộc bốn trăm vạn ức A-tăng-kỳ thế giới, lại khiến cho họ đắc quả A La Hán, [người ấy] đạt được công đức chẳng bằng công đức của người thứ năm mươi nghe một bài kệ của kinh Pháp Hoa mà tùy hỷ, chẳng sánh bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn vạn ức phần. Cho đến dùng toán số, thí dụ [để suy lường], đều chẳng thể biết. Này A Dật Đa! Công đức tùy hỷ của người thứ năm mươi do được lần lượt nghe kinh Pháp Hoa c̣n là vô lượng vô biên A-tăng-kỳ như thế, huống hồ người đầu tiên trong hội nghe rồi tùy hỷ! Phước ấy lại vượt hơn vô lượng vô biên A-tăng-kỳ lần, chẳng thể sánh bằng!)

 

          Người nhận bố thí trọn khắp bốn trăm vạn ức A-tăng-kỳ thế giới chẳng thể coi là không nhiều! Trước hết, ban cho họ sự vui sướng thế tục tṛn tám mươi năm; sau đó, ban cho pháp lạc chứng tứ thánh quả, chẳng thể coi là không lớn! Nhưng chẳng sánh bằng người một niệm tùy hỷ trọn vẹn sau rốt nhất, v́ một niệm ấy ắt sẽ trọn hết hư không giới, trọn hết thời vị lai, phổ độ hết thảy, khiến cho người ấy thành Phật. Công đức cuối cùng chẳng ĺa một niệm tối sơ. Lại dựa theo ư so sánh trong Đại Luận để giải thích ư chỉ này. Phước của toàn thể người trong Diêm Phù Đề (Jambudvīpa) chẳng bằng phước của một người thuộc Tây Cù Da Ni châu (Aparagodānīya, Tây Ngưu Hóa Châu). Phước của toàn thể người trong Tây Châu chẳng bằng phước của một người thuộc châu Đông Phất Bà Đề (Pūrvavideha, Đông Thắng Thần Châu). Phước của toàn thể mọi người thuộc ba châu (Diêm Phù Đề, Cù Da Ni, Phất Bà Đề) chẳng sánh bằng phước của một người thuộc Bắc Uất Đan Việt (Uttarakuru, Bắc Câu Lô Châu). Phước của toàn thể người trong khắp cả bốn châu chẳng sánh kịp [phước của] một vị trong tứ thiên vương. Bốn vị thiên vương chẳng sánh bằng một vị Đế Thích. Cho đến Đệ Lục Thiên (Tha Hóa Tự Tại Thiên) chẳng sánh bằng phước của một vị Phạm Thiên. Lại nữa, Sơ Thiền chẳng sánh bằng Nhị Thiền, Nhị Thiền chẳng sánh bằng Tam Thiền, Tam Thiền chẳng sánh bằng Tứ Thiền. Cho đến Vô Sở Hữu Xứ chẳng sánh bằng Phi Phi Tưởng Xứ. Phi Phi Tưởng Xứ cực tôn quư trong ba cơi, chẳng sánh bằng phước của Tu Đà Hoàn. Phước của Tu Đà Hoàn chẳng sánh bằng Nhị Quả. Nhị Quả chẳng sánh bằng Tam Quả. Tam Quả chẳng sánh bằng Tứ Quả. Tứ Quả chẳng sánh bằng Bích Chi Phật. Tạng Giáo Nhị Thừa chẳng sánh bằng bậc Nhị Thừa thấu hiểu pháp trong Thông Giáo. Bậc Nhị Thừa thấu hiểu pháp [trong Thông Giáo] chẳng sánh bằng xuất Giả Bồ Tát. Thông Giáo Bồ Tát chẳng sánh bằng sơ tâm trong Biệt Giáo do nghe Trung. Bậc hậu tâm Thập Hồi Hướng trong Biệt Giáo chẳng sánh bằng tùy hỷ sơ tâm trong Viên Giáo do nghe Viên Giáo. V́ thế biết kinh Hoa Nghiêm so sánh công đức phát tâm vẫn chưa là kỳ lạ. Kinh này so sánh công đức tùy hỷ khó tin nhất! Nhưng một niệm tùy hỷ liền trọn đủ mười thừa. Nếu hiểu mười thừa, ắt công đức sẽ có căn cứ. Xin hăy hiểu đại lược như thế.

          “Tùy” là thuận Sự, thuận Lư, Sự Lư chính là cảnh chẳng thể nghĩ bàn. “Hỷ” là mừng cho ḿnh, mừng cho người, tức là Bồ Đề tâm. Một niệm tùy hỷ chẳng tán loạn tức là Chỉ, chẳng hôn trầm tức là Quán, chính là khéo léo an tâm. Thuận Lư chế phục trọn vẹn vô minh Kiến Tư. Thuận Sự, chế phục trọn vẹn Trần Sa và Vô Minh. Đó là cách phá trọn khắp. Liễu đạt Quyền và Thật chẳng hai, tức là biết thông và tắc, chỉ trong một niệm tâm, tin hiểu Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn. Đó là Niệm Xứ của Viên Giáo. Pháp vốn sẵn trọn đủ bảy khoa đạo phẩm, điều ḥa thích đáng! Đă tùy hỷ, xót xa, bi thương, ắt cần phải tu Ngũ Hối[26], đó là giúp mở mang. Đă có thể tín thuận Sự Lư, Bổn Tích, quyết chẳng dùng phàm t́nh hư vọng để suy lường bậc thượng thánh. Đó là biết địa vị. Thuận Sự, thuận Lư, các loại ma dù cứng cỏi hay mềm mỏng đều chẳng thể động. Đó là “có thể an nhẫn”. Thật tâm chuyên chú nơi Thật cảnh, Thật duyên theo thứ đệ nẩy sanh. Thật lần lượt chuyển vào Thật; đó là ĺa pháp ái. Công đức như thế, há tài thí của thế gian hoặc pháp thí của tiểu quả có thể sánh bằng ư? Viên quán như thế, há kẻ tu Trung Quán theo thứ tự có thể sánh bằng được ư? Phần thứ nhất, “giải đáp về công đức của người tùy hỷ từ trong nội tâm” đă xong.

 

18.2.1.2. Nói rơ công đức của người được nghe pháp từ bên ngoài

18.2.1.2.1. Tự đến nghe

 

          (Kinh) Hựu A Dật Đa! Nhược nhân vị thị kinh cố, văng nghệ tăng phường, nhược tọa, nhược lập, tu du thính thọ, duyên thị công đức, chuyển thân sở sanh, đắc hảo thượng diệu tượng, mă, xa thặng, trân bảo liễn dư, cập thừa thiên cung.

          ()又阿逸多。若人為是經故。往詣僧坊。若坐。若立。須臾聽受。緣是功德。轉身所生。得好上妙象馬車乘。珍寶輦輿。及乘天宮。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Nếu có người v́ kinh này, đi đến tăng phường, dù ngồi, hay đứng, nghe nhận trong khoảnh khắc, do công đức ấy, khi chuyển sanh vào thân sau, sẽ được voi, ngựa, xe cộ tốt đẹp nhất, kiệu cáng trân quư và ngự nơi cung trời[27]).

 

18.2.1.2.2. Chia chỗ ngồi

 

          (Kinh) Nhược phục hữu nhân, ư giảng pháp xứ tọa, cánh hữu nhân lai, khuyến linh tọa thính. Nhược phân ṭa linh tọa, thị nhân công đức chuyển thân đắc Đế Thích tọa xứ, nhược Phạm Vương ta x, nhược Chuyển Luân Thánh Vương sở ta chi xử.

          ()若復有人。於講法處坐。更有人來。勸令坐聽。若分座令坐。是人功德。轉身得帝釋坐處。若梵王坐處。若轉輪聖王所坐之處。

          (Kinh: Nếu lại có người ngồi nơi chỗ giảng pháp, lại có người khác đến, bèn khuyên ngồi nghe, hoặc chia chỗ cho ngồi. Công đức của người ấy là trong đời sau sẽ được chỗ ngồi của Đế Thích, hoặc chỗ ngồi của Phạm Vương, hoặc chỗ ngồi của Chuyển Luân Thánh Vương).

 

18.2.1.2.3. Khuyên người khác

 

          (Kinh) A Dật Đa! Nhược phục hữu nhân ngữ dư nhân ngôn: “Hữu kinh danh Pháp Hoa, khả cộng văng thính”, tức thọ kỳ giáo, năi chí tu du gian văn. Thị nhân công đức chuyển thân đắc dữ Đà La Ni Bồ Tát cộng sanh nhất xứ, lợi căn, trí huệ. Bách thiên vạn thế chung bất ấm á. Khẩu khí bất xú, thiệt thường vô bệnh, khẩu diệc vô bệnh. Xỉ bất cấu hắc, bất hoàng, bất sơ, diệc bất khuyết lạc, bất sai, bất khúc. Thần bất hạ thùy, diệc bất khiên súc, bất thô sáp, bất sang chẩn, diệc bất khuyết hoại, diệc bất oa tà, bất hậu, bất đại, diệc bất lê hắc, vô chư khả ố. Tỵ bất biển thê, diệc bất khúc lệ. Diện sắc bất hắc, diệc bất hiệp trường, diệc bất dũ khúc, vô hữu nhất thiết bất khả hỷ tướng. Thần, thiệt, nha xỉ tất giai nghiêm hảo. Tỵ tu cao trực, diện mạo viên măn, my cao nhi trường. Ngạch quảng b́nh chánh, nhân tướng cụ túc. Thế thế sở sanh, kiến Phật văn pháp, tín thọ giáo hối.

          ()阿逸多。若復有人。語餘人言。有經名法華。可共往聽。即受其教。乃至須臾間聞。是人功德。轉身得與陀羅尼菩薩共生一處。利根。智慧。百千萬世終不瘖啞。口氣不臭。舌常無病。口亦無病。齒不垢黑。不黃。不疎。亦不缺落。不差。不曲。唇不下垂。亦不褰縮。不麤澀。不瘡胗。亦不缺壞。亦不咼斜。不厚。不大。亦不黧黑。無諸可惡。鼻不匾。亦不曲戾。面色不黑。亦不陿長。亦不窳曲。無有一切不可喜相。唇舌牙齒。悉皆嚴好。鼻脩高直。面貌圓滿。眉高而長。額廣平正。人相具足世世所生。見佛聞法。信受教誨。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Nếu lại có người nói với người khác: “Có kinh tên là Pháp Hoa, hăy nên cùng đến nghe”. [Người đó] liền vâng lời, dẫu chỉ tới nghe trong khoảnh khắc. Công đức của người ấy (người khuyên đi nghe kinh) là thân sau sẽ được sanh cùng một chỗ với Đà La Ni Bồ Tát[28], lợi căn, trí huệ. Trong trăm ngàn vạn năm, trọn chẳng câm ngọng. Hơi miệng chẳng thối, lưỡi thường không bệnh, miệng cũng không bệnh. Răng chẳng đen dơ, chẳng vàng, chẳng thưa, cũng chẳng thiếu rụng, chẳng so le, chẳng cong vẹo. Môi chẳng trề, cũng chẳng co rút, chẳng thô rít, chẳng ghẻ nhọt, cũng chẳng thiếu khuyết (môi trớt hoặc sứt môi), hư hoại, cũng chẳng cong quặp, chẳng dày, chẳng to, cũng chẳng đen đúa, không có các h́nh dạng khó ưa. Mũi chẳng tẹt xẹp, cũng chẳng cong vẹo. Sắc mặt chẳng đen, mặt chẳng hẹp dài, cũng chẳng cong găy, chẳng có hết thảy các tướng khó ưa. Môi, lưỡi, răng lợi thảy đều ngay ngắn, đẹp đẽ, mũi dài, cao, thẳng, diện mạo viên măn, lông mày cao dài. Trán rộng phẳng phiu. Tướng người trọn vẹn, đời đời sanh ra đều thấy Phật, nghe pháp, tin nhận lời răn dạy).

 

          Đoạn kinh văn này cũng nêu ra công đức nơi sáu căn. “Lợi căn” là sáu căn đều nhạy bén. “Trí huệ” là công đức nơi ư. “Chẳng câm ngọng” là công đức nơi lưỡi. “Dài cao, thẳng” là công đức nơi mũi. “Thấy Phật” là công đức nơi mắt. “Nghe pháp” là công đức nơi tai. Các điều khác là công đức nơi thân. Phần sau (tức phẩm Pháp Sư Công Đức) nói sáu căn thanh tịnh chính là công đức nơi địa vị Tương Tự. Ở đây là công đức trước khi đạt tới địa vị Tương Tự. Nhưng năm mươi công đức ấy, hoặc trọn đủ, hoặc chẳng trọn đủ, hoặc đạt được một, hai phần, tùy theo sức công đức, chẳng thể nhất loạt như nhau được!

          Lại nữa, Tùy Hỷ là địa vị Quán Hạnh, nay nói ba loại là tự đến [nghe kinh], chia chỗ ngồi, và khuyên người khác [nghe kinh], chưa bàn tới Lư Quán, tức là địa vị Danh Tự. Công đức của [địa vị] Danh Tự mà c̣n là như thế, huống hồ [địa vị] Quán Hạnh ư? Huống hồ Tương Tự Phần Chứng và Cứu Cánh ư?

 

18.2.1.2.4. Nghe trọn vẹn rồi tu hành

         

          (Kinh) A Dật Đa! Nhữ thả quán thị, khuyến ư nhất nhân linh văng thính pháp, công đức như thử, hà huống nhất tâm thính thuyết, độc tụng, nhi ư đại chúng vị nhân phân biệt, như thuyết tu hành.

          ()阿逸多。汝且觀是勸於一人令往聽法。功德如此。何況一心聽說讀誦。而於大眾為人分別。如說修行。

          (Kinh: Này A Dật Đa! Ông hăy xem khuyên một người, khiến cho người ấy đến nghe pháp, công đức như thế đó, huống hồ nhất tâm nghe nói, đọc, tụng, ở trong đại chúng v́ người khác phân biệt, tu hành đúng như lời dạy).

 

          Phần thứ nhất, Trường Hàng đă xong.

 

18.2.2. Kệ tụng

18.2.2.1. Trùng tụng công đức do nội tâm tùy hỷ

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược nhân ư pháp hội, đắc văn thị kinh điển, năi chí ư nhất kệ, tùy hỷ vị tha thuyết. Như thị triển chuyển giáo, chí ư đệ ngũ thập. Tối hậu nhân hoạch phước, kim đương phân biệt chi. Như hữu đại thí chủ, cung cấp vô lượng chúng, cụ măn bát thập tuế, tùy ư chi sở dục. Kiến bỉ suy lăo tướng, phát bạch nhi diện trứu, xỉ sơ, h́nh khô kiệt. Niệm kỳ tử bất cửu, ngă kim ưng đương giáo, linh đắc ư đạo quả. Tức vị phương tiện thuyết, Niết Bàn chân thật pháp. Thế giai bất lao cố, như thủy mạt, bào, diễm. Nhữ đẳng hàm ưng đương, tật sanh yếm ly tâm. Chư nhân văn thị pháp, giai đắc A La Hán, cụ túc lục thần thông, tam minh, bát giải thoát. Tối hậu đệ ngũ thập, văn nhất kệ tùy hỷ. Thị nhân phước thắng bỉ, bất khả vi thí dụ. Như thị triển chuyển văn, kỳ phước thượng vô lượng. Hà huống ư pháp hội, sơ văn tùy hỷ giả.

          ()爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若人於法會。得聞是經典。乃至於一偈。隨喜為他說。如是展轉教。至於第五十。最後人獲福。今當分別之。如有大施主。供給無量眾。具滿八十歲。隨意之所欲。見彼衰老相。髮白而面皺。齒疎形枯竭。念其死不久。我今應當教。令得於道果。即為方便說。涅槃真實法。世皆不牢固。如水沫泡燄。汝等咸應當。疾生厭離心。諸人聞是法。皆得阿羅漢。具足六神通。三明八解脫。最後第五十。聞一偈隨喜。是人福勝彼。不可為譬喻。如是展轉聞。其福尚無量。何況於法會。初聞隨喜者。

                (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này bèn nói kệ rằng: - Nếu ai trong pháp hội, được nghe kinh điển này, dẫu chỉ một bài kệ, tùy hỷ v́ người nói. Lần lượt dạy như thế, tới người thứ năm mươi. Người cuối cùng được phước, nay sẽ phân biệt nói. Như có đại thí chủ, cung cấp vô lượng chúng, trọn đủ tám mươi năm. Thuận ḷng họ mong muốn, thấy họ tướng già suy, tóc bạc và mặt nhăn, răng thưa, thân c̣m cơi. Nghĩ không lâu sẽ chết, ta nay nên dạy họ, khiến họ đắc đạo quả. Liền phương tiện giảng nói, pháp Niết Bàn chân thật. Đời đều không chắc chắn, như bọt nước, gợn nắng. Các ngươi hăy đều nên, mau sanh ḷng chán ĺa. Mọi người nghe pháp ấy, đều đắc A La Hán, trọn đủ sáu thần thông, tam minh, tám giải thoát. Người năm mươi cuối cùng, nghe một kệ tùy hỷ, được phước hơn thí chủ, chẳng thể thí dụ được! Lần lượt nghe như thế, c̣n hưởng phước vô lượng. Huống hồ trong pháp hội, nghe tùy hỷ đầu tiên).

 

18.2.2.2. Trùng tụng công đức của người nghe pháp ngoài pháp hội

18.2.2.2.1. Trùng tụng [công đức] của người khuyên kẻ khác

 

          (Kinh) Nhược hữu khuyến nhất nhân, tương dẫn thính Pháp Hoa, ngôn thử kinh thâm diệu. Thiên vạn kiếp nan ngộ. Tức thọ giáo văng thính, năi chí tu du văn. Tư nhân chi phước báo, kim đương phân biệt thuyết. Thế thế vô khẩu hoạn. Xỉ bất sơ hoàng hắc, thần bất hậu, khiên, khuyết, vô hữu khả ố tướng. Thiệt bất càn, hắc, đoản. Tỵ cao tu thả trực. Ngạch quảng nhi b́nh chánh. Diện mục tất đoan nghiêm, vị nhân sở hỷ kiến. Khẩu khí vô xú uế, Ưu Bát hoa chi hương, thường tùng kỳ khẩu xuất.

          ()若有勸一人。將引聽法華。言此經深妙。千萬劫難遇。即受教往聽。乃至須臾聞。斯人之福報。今當分別說。世世無口患。齒不疎黃黑。唇不厚褰缺。無有可惡相。舌不乾黑短。鼻高脩且直。額廣而平正。面目悉端嚴。為人所喜見。口氣無臭穢。優鉢華之香。常從其口出。

          (Kinh: Nếu ai khuyên một người, dẫn dụ nghe Pháp Hoa, nói kinh ấy sâu mầu, ngàn vạn kiếp khó gặp. Liền nghe lời tới nghe, dẫu chỉ trong giây lát. Phước báo của kẻ đó, nay sẽ phân biệt nói: Đời đời miệng chẳng bệnh, răng chẳng thưa, vàng, đen. Môi chẳng dày, túm, khuyết. Chẳng có tướng đáng ghét. Lưỡi chẳng khô, đen, ngắn. Mũi cao, dài và thẳng. Trán rộng mà phẳng phiu, diện mạo đều đoan nghiêm, người khác thích trông thấy. Hơi miệng chẳng hôi thối. Mùi hương hoa Ưu Bát, thường từ miệng phả ra).

 

18.2.2.2.2. Trùng tụng chuyện tự đến nghe

 

          (Kinh) Nhược cố nghệ tăng phường, dục thính Pháp Hoa kinh. Tu du văn hoan hỷ, kim đương thuyết kỳ phước. Hậu sanh thiên nhân trung, đắc diệu tượng, mă xa. Trân bảo chi liễn dư. Cập thừa thiên cung điện.

          ()若故詣僧坊。欲聽法華經。須臾聞歡喜。今當說其福。後生天人中。得妙象馬車。珍寶之輦輿。及乘天宮殿。

          (Kinh: Cố ư đến tăng phường, muốn nghe kinh Pháp Hoa. Nghe giây lát, hoan hỷ. Nay sẽ nói phước đó: Sau sanh trong trời, người, được voi, xe ngựa đẹp, kiệu cáng bằng trân bảo, và ngự cung điện trời).

 

18.2.2.2.3. Trùng tụng chuyện chia chỗ ngồi

         

          (Kinh) Nhược ư giảng pháp xứ, khuyến nhân tọa thính kinh. Thị phước nhân duyên đắc, Thích, Phạm, Chuyển Luân ṭa.

          ()若於講法處。勸人坐聽經。是福因緣得。釋梵轉輪座。

          (Kinh: Nếu ở chỗ giảng pháp, khuyên người ngồi nghe kinh. Nhân duyên phước sẽ đắc, ṭa Thích, Phạm, Chuyển Luân).

         

18.2.2.2.4. Trùng tụng nghe trọn đủ, tu hành

 

          (Kinh) Hà huống nhất tâm thính, giải thuyết kỳ nghĩa thú, như thuyết nhi tu hành, kỳ phước bất khả hạn.

          ()何況一心聽。解說其義趣。如說而修行。其福不可限。

          (Kinh: Huống hồ một dạ nghe, giải nói nghĩa thú ấy, tu hành đúng lời dạy, phước đó chẳng thể ngằn).

 

          Phần thứ nhất, “dùng công đức nơi nhân để khuyên lưu thông” đă xong.

 

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa quyển thứ sáu

(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa quyển lục)

妙法蓮華經台宗會義卷六

 

          Giải thích phẩm Tùy Hỷ Công Đức đă xong; kế đó, giải thích phẩm Pháp Sư Công Đức.

 

19. Phẩm thứ mười chín: Công đức của pháp sư (Pháp Sư Công Đức Phẩm đệ thập cửu, 法師功德品第十九)

 

          “Pháp sư” tức là năm loại pháp sư: Thọ tŕ, đọc tụng v.v… như đă giải thích cặn kẽ trong phẩm Pháp Sư thuộc phần trước. Năm loại hạnh ấy bắt đầu từ Danh Tự cho đến Phần Chứng, đều có thể thực hiện. Bất cứ hạnh nào, đều do ngũ phẩm mà thanh tịnh lục căn; nhưng ngũ phẩm thuộc về Quán, c̣n năm loại [pháp sư] thuộc về Sự. V́ thế, “đọc tụng” được nói trong phẩm này chưa chắc là đă nói đến hạng người thứ hai [trong năm loại người được nói trong phẩm Phân Biệt Công Đức]. “Giải nói” trong phẩm này chưa chắc là nói đến hạng người thứ ba. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức trên đây đă nói rơ công đức của kẻ sơ tâm trong phẩm thứ nhất, c̣n phẩm này xét chung năm sự, bất luận hành chuyện ǵ, sẽ đều đạt được sáu căn thanh tịnh. Đă nói là “đương đắc” (sẽ đạt được), tức là nêu ra cái quả để khuyên, chính là [nêu ra] công đức đạt được bởi năm loại pháp sư. Nhưng muốn thanh tịnh sáu căn, cần phải tu quán pháp thuộc mười thừa, hoặc dùng đọc để tu mười pháp Quán, hoặc dùng tụng để tu mười pháp Quán, hoặc dùng giải nói để tu mười pháp Quán, hoặc dùng biên chép để tu mười pháp Quán.

          Bậc thượng căn quán cảnh liền thanh tịnh sáu căn. Trung căn th́ từ hai tới sáu căn trong lục căn sẽ được thanh tịnh. Hạ căn vận dụng trọn mười pháp, đối với lục căn thanh tịnh đều là phần chứng. Năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) thanh tịnh được gọi là “ngoại trang nghiêm” (trang nghiêm bên ngoài). Ư căn thanh tịnh gọi là “nội trang nghiêm” (trang nghiêm bên trong). Lại nữa, từ địa ngục cho đến sắc tượng của hết thảy chư Phật đều hiện trong thân th́ gọi là “nội trang nghiêm”. Dùng Phổ Hiện Sắc Thân tam-muội, hiện h́nh tượng của mười pháp giới, hóa độ hết thảy, gọi là “ngoại trang nghiêm”. Thân căn đă là như thế, năm căn kia cũng thế. Thọ tŕ đă là như vậy, bốn chuyện kia (đọc, tụng, giải nói, biên chép) cũng thế. Phẩm Tùy Hỷ đă là như thế, bốn phẩm kia càng bội phần. Tương Tự đă là như thế, Phần Chân sẽ đều như thế. V́ thế nói là phẩm Pháp Sư Công Đức. Đó là ư nghĩa Thế Giới Tất Đàn.

          Hành giả nghe nói công đức lợi ích ấy, vui mừng khôn ngằn, siêng cầu chẳng chán! Tín và Tinh Tấn tăng gấp bội. V́ thế nói là phẩm Pháp Sư Công Đức. Đó là ư nghĩa Vị Nhân Tất Đàn.

          Nghe nói điều này xong, biết sâu xa Đại Thừa có thế lực lớn, quyết chẳng mắc vào lưới ngờ! V́ thế nói phẩm Pháp Sư Công Đức. Đó là ư nghĩa Đối Trị Tất Đàn.

          Kẻ sơ sài nhất nơi Tương Tự Giải mà [công đức] gấp trăm ngàn vạn lần bậc tột bậc nơi Nhị Thừa, chỉ ra cái khởi đầu để hiển lộ cái chung cục, càng hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế chẳng thể nghĩ bàn. V́ thế nói là phẩm Pháp Sư Công Đức. Đó là ư nghĩa Nhập Lư vậy.

 

* Nêu ra công đức của cái quả nơi phẩm đầu (phẩm tùy hỷ) để khuyên lưu thông

19.1. Liệt kê số lượng

 

          (Kinh) Nhĩ thời, Phật cáo Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát: - Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ thị Pháp Hoa kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, thị nhân đương đắc bát bách nhăn công đức, thiên nhị bách nhĩ công đức, bát bách tỵ công đức, thiên nhị bách thiệt công đức, bát bách thân công đức, thiên nhị bách ư công đức. Dĩ thị công đức trang nghiêm lục căn, giai linh thanh tịnh.

          ()爾時佛告常精進菩薩摩訶薩。若善男子善女人。受持是法華經。若讀。若誦。若解說。若書寫。是人當得八百眼功德。千二百耳功德。八百鼻功德。千二百舌功德。八百身功德。千二百意功德。以是功德莊嚴六根。皆令清淨。

          (Kinh: Lúc bấy giờ, đức Phật bảo Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát (Satatasamitābhiyukta): - Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ kinh Pháp Hoa này, dù đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người ấy sẽ được tám trăm công đức nơi mắt, một ngàn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một ngàn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một ngàn hai trăm công đức nơi ư. Dùng công đức ấy để trang nghiêm sáu căn khiến cho đều thanh tịnh).

 

          Ngũ phẩm quán hạnh theo chiều dọc xét theo một người. Năm loại pháp sư theo chiều ngang bao gồm năm loại người. Nhưng quán bất cứ loại người nào, cũng đều có thể thanh tịnh trọn vẹn sáu căn, tức là theo chiều dọc mà chẳng phải là dọc. Bất cứ người nào cũng đều có thể kiêm hành năm sự, tức là theo chiều ngang mà chẳng ngang. Nay nhờ vào “ngang mà chẳng phải là ngang” để đối ứng với “dọc mà chẳng phải là dọc”. Tin tưởng, lănh nhận gọi là Thọ, gánh vác là Tŕ. Thọ tức là Tùy (thuận theo), Tŕ chính là Hỷ. V́ thế, dùng thọ tŕ để mô phỏng phẩm Tùy Hỷ. Đọc và tụng c̣n dùng để tương ứng với phẩm thứ hai, giải nói tương ứng với phẩm thứ ba. Biên chép và cúng dường tương ứng với hai phẩm thứ tư và thứ năm, do trong mỗi phẩm, ắt tương ứng với quán pháp của mười thừa. V́ thế, sẽ đạt được quả báo sáu căn thanh tịnh. Tám trăm hay một ngàn hai trăm [công đức] v.v… chỉ dựa theo kinh Đại Phật Đảnh (kinh Lăng Nghiêm) để giải thích các tướng là do Tánh Đức tu được, cả hai nghĩa đều thành tựu. Ấy là v́ một niệm tâm tánh hiện tiền vốn sẵn theo chiều dọc cùng tột, theo chiều ngang trọn khắp. Do theo chiều dọc cùng tột, cho nên huyễn hiện ba đời. Do theo chiều ngang trọn khắp, cho nên huyễn hiện bốn phương. Xét theo đời th́ đời nào cũng có phương, ba lần bốn cũng là mười hai. Xét theo phương th́ phương nào cũng có đời, bốn lần ba cũng là mười hai! Do vậy, nói “ba lần bốn” hay “bốn lần ba” uyển chuyển thành mười hai. Bất cứ mỗi phương hay mỗi đời nào, ắt cũng đều có mười pháp giới. Đó là một trăm hai mươi. Trong mỗi pháp giới, đều có Thập Như (tánh như thị, tướng như thị v.v…). Cho nên [mười nhân với một trăm hai mươi] thành một ngàn hai trăm. V́ thế nói: “Lưu xuất, biến ba tầng từ một thành mười, trăm, ngàn” (Vốn chỉ là nhất tâm, lần biến đổi thứ nhất là ba lần bốn hoặc bốn lần ba thành mười hai. Tầng thứ hai, do [mười hai nhân với] mười giới mà thành một trăm hai mươi. Tầng thứ ba, [một trăm hai mươi ấy] nhân với Thập Như mà thành một ngàn hai trăm).

          Xét theo mười phương ba đời, hết thảy mười pháp giới, cũng chỉ có con số “một ngàn hai trăm” này đủ để gồm trọn hết. Xét theo mỗi chúng sanh, ai nấy cũng đều có đủ con số một ngàn hai trăm ấy, chẳng thừa, chẳng thiếu! Xét theo mỗi chúng sanh, đă trọn đủ con số một ngàn hai trăm ấy. Xét theo mỗi căn, cũng hoàn toàn có đủ con số một ngàn hai trăm ấy. Đấy là pháp tánh chẳng thể nghĩ bàn. Toàn chân thành vọng, toàn vọng tức chân. Nơi thánh chẳng tăng, nơi phàm không giảm. Nơi sáu căn chẳng nhiều, nơi một căn chẳng ít! V́ thế gọi là Tánh Đức. Chúng sanh do mê Tánh Đức ấy mà tu hành trái nghịch, đến nỗi khiến cho tác dụng của sáu căn có nhiều, có ít! Mắt th́ thấy đằng trước mà chẳng thấy đằng sau, đối với bốn góc th́ bỏ sót một nửa. V́ thế chỉ có tám trăm [công đức]. Tai nghe trọn khắp mười phương, v́ thế là một ngàn hai trăm [công đức]. Mũi th́ thở ra bèn giữ hơi, hít vào liền biết mùi, giữa hai khoảng ấy sẽ chẳng có lực dục thù thắng. V́ thế chỉ có tám trăm [công đức]. Lưỡi tuyên dương vô tận, cho nên có một ngàn hai trăm [công đức]. Thân th́ có tiếp xúc mới biết là vừa ḷng hay trái ư, [hễ các trần] tách khỏi thân th́ chẳng biết; cho nên chỉ có tám trăm. Ư ngầm dung hợp pháp thế gian hay xuất thế gian, tột cùng bờ mé, cho nên là một ngàn hai trăm [công đức]. Đó là xét riêng theo mê t́nh để nói. Người thuộc Viên Giáo nương theo Tánh Đức ấy mà dấy khởi sự thuận tu, sáu căn sẽ dùng lẫn cho nhau, chẳng c̣n hơn kém! Một căn chiếu trọn khắp hết thảy các cảnh, một cảnh đối ứng trọn khắp hết thảy các căn. Căn căn, trần trần, hiển lộ trọn vẹn pháp giới. Đó là riêng xét theo khai ngộ để nói. Nay trên là thuận theo khai ngộ, cho nên nói “công đức trang nghiêm thanh tịnh”; dưới thuận theo mê t́nh, cho nên vẫn là tám trăm hay một ngàn hai khác nhau! Kinh văn chép: “Tuy vị đắc Thiên nhăn” (tuy chưa đắc Thiên Nhăn), tức là dưới th́ thuận theo mê t́nh. Lại nói: “Nhục nhăn lực như thị” (sức của nhục nhăn là như thế), tức là trên th́ thuận theo khai ngộ. Một căn đă là như thế, các căn khác đều có thể suy ra mà biết!

 

19.2. Giải thích riêng biệt

19.2.1. Nhăn căn

 

          (Kinh) “Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân phụ mẫu sở sanh thanh tịnh nhục nhăn kiến ư tam thiên đại thiên thế giới nội ngoại sở hữu sơn, lâm, hà, hải, hạ chí A Tỳ địa ngục, thượng chí Hữu Đảnh, diệc kiến kỳ trung nhất thiết chúng sanh, cập nghiệp nhân duyên, quả báo, sanh xứ, tất kiến, tất tri”. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược ư đại chúng trung, dĩ vô sở úy tâm, thuyết thị Pháp Hoa kinh, nhữ thính kỳ công đức. Thị nhân đắc bát bách, công đức thù thắng nhăn. Dĩ thị trang nghiêm cố. Kỳ mục thậm thanh tịnh. Phụ mẫu sở sanh nhăn, tất kiến tam thiên giới, nội ngoại Di Lâu sơn, Tu Di cập Thiết Vi, tịnh dư chư sơn lâm, đại hải, giang hà thủy, hạ chí A Tỳ ngục, thượng chí Hữu Đảnh xứ, kỳ trung chư chúng sanh, nhất thiết giai tất kiến. Tuy vị đắc Thiên Nhăn, nhục nhăn lực như thị.

          ()是善男子善女人。父母所生清淨肉眼。見於三千大千世界內外所有山林河海。下至阿鼻地獄。上至有頂。亦見其中一切眾生。及業因緣果報生處。悉見悉知。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若於大眾中。以無所畏心。說是法華經。汝聽其功德。是人得八百。功德殊勝眼。以是莊嚴故。其目甚清淨。父母所生眼。悉見三千界。內外彌樓山。須彌及鐵圍。幷餘諸山林。大海江河水。下至阿鼻獄。上至有頂處。其中諸眾生。一切皆悉見。雖未得天眼。肉眼力如是。

          (Kinh: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân đó dùng nhục nhăn thanh tịnh do cha mẹ sanh ra mà thấy tam thiên đại thiên thế giới trong ngoài tất cả núi, rừng, sông, biển, dưới là tới địa ngục A Tỳ, trên là đến trời Hữu Đảnh. Cũng thấy hết thảy chúng sanh trong đó và nghiệp nhân duyên, quả báo, chỗ họ sanh sống, đều thấy, đều biết”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Nếu ở trong đại chúng, dùng tâm không sợ hăi, nói kinh Pháp Hoa này, ông hăy nghe công đức, người ấy đắc tám trăm, mắt công đức thù thắng. Do được trang nghiêm vậy, mắt hết sức thanh tịnh, nhục nhăn cha mẹ sanh, thấy trọn cơi tam thiên, trong ngoài núi Di Lâu (Meru), Tu Di (Sumeru) và Thiết Vi (Cakravāḍa), và các núi rừng khác. Nước biển cả, sông ng̣i, dưới tới ngục A Tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh. Các chúng sanh trong đó, hết thảy đều thấy trọn. Dẫu chưa đắc Thiên Nhăn, sức nhục nhăn như thế).

 

          Xét ngũ nhăn theo thứ tự, nhục nhăn thường thấy Hiển Đối Sắc[29], thiên nhăn thấy chướng ngoại sắc[30], huệ nhăn quán Không, pháp nhăn quán Tục, Phật nhăn quán Trung. Xét theo thiên nhăn th́ trên có thể thấy dưới, dưới chẳng thể thấy trên[31]. Báo đắc thiên nhăn của Phạm Vương thấy trọn khắp các cơi thuộc quyền thống trị, nhưng chẳng thể thấy các cơi bên cạnh. Thiên nhăn của Nhị Thừa có thể thấy đại thiên thế giới, nhưng tác ư th́ thấy, chẳng tác ư sẽ không thấy. Lại như ngài Mục Kiền Liên dùng tám ngàn tam-muội, có thể thấy tám ngàn thế giới. Ngài Xá Lợi Phất dùng một vạn tam-muội có thể thấy một vạn thế giới v.v… Hoàn toàn là do nhập Định mới thấy, xuất Định sẽ chẳng thấy. Nay kinh nói rơ nhục nhăn do cha mẹ sanh thành có thể thấy đại thiên trong, ngoài, trên, dưới, hoàn toàn chẳng do người khác dạy bảo. Hăy nên biết đó chính nhục nhăn viên dung, một mắt là hết thảy các mắt. Chỉ trong nhục nhăn mà có đủ tác dụng của ngũ nhăn:

          - Thấy đại thiên tức là tác dụng của thiên nhăn.

          - Thấy nghiệp nhân duyên quả báo tức là tác dụng của pháp nhăn.

          - Do thanh tịnh nên chẳng có Kiến Tư Hoặc, tức là tác dụng của huệ nhăn.

          - Do thanh tịnh, nên chế phục Vô Minh Hoặc, tức là tác dụng của Phật nhăn.

          Đại Kinh nói: “Tuy thị nhục nhăn, danh vi Phật nhăn” (Tuy là nhục nhăn, mà gọi là Phật nhăn). Do chính là Phật nhăn, nên gọi là “thanh tịnh”. Do trọn đủ ngũ nhăn, nên gọi là “trang nghiêm”, tức là tương tự Phật nhăn, mà cũng là tương tự Phật ngũ nhăn. Do là thân phần đoạn, cho nên gọi là “phụ mẫu sở sanh nhục nhăn” (nhục nhăn do cha mẹ sanh ra). V́ thế, thuận theo mê t́nh mà nói tám trăm [công đức]. Đă chứng tương tự giải, cho nên giống như ngũ nhăn xứng tánh của Như Lai. Do thuận theo khai ngộ mà nói đến công đức. Lại chuẩn theo kinh văn trong phần sau, cũng phải nên thấy trọn Phật, và các vị Bồ Tát, Thanh Văn v.v… Cũng phải nên thấy trọn thanh, hương, vị, xúc và pháp v.v… Đă đắc tương tự viên dung ngũ nhăn, ắt sẽ đắc tương tự lục căn dùng lẫn cho nhau, nhưng kinh văn lược đi [chẳng nói cặn kẽ].

          Ba câu đầu trong phần kệ đă hiển thị trọn vẹn ba khuôn khổ. “Nhược ư đại chúng trung” (nếu ở trong đại chúng) tức là nhà Như Lai. “Dĩ vô sở úy tâm” (dùng tâm chẳng sợ hăi) tức là áo Như Lai. “Thuyết thị Pháp Hoa kinh” (nói kinh Pháp Hoa này) là ṭa Như Lai. Ba khuôn khổ hoằng kinh, mười thừa trọn đủ. V́ thế, đạt được sáu căn thanh tịnh, há có phải là bỗng dưng ư? Di Lâu được phương này dịch là Quang, tức là một trong bảy rặng Kim Sơn.

 

19.2.2. Nhĩ Căn

 

          (Kinh) “Phục thứ Thường Tinh Tấn! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ thử kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, đắc thiên nhị bách nhĩ công đức. Dĩ thị thanh tịnh nhĩ, văn tam thiên đại thiên thế giới, hạ chí A Tỳ địa ngục, thượng chí Hữu Đảnh. Kỳ trung nội ngoại chủng chủng ngữ ngôn, âm thanh, tượng thanh, mă thanh, ngưu thanh, xa thanh, đề khốc thanh, sầu thán thanh, loa thanh, cổ thanh, chung thanh, linh thanh, tiếu thanh, ngữ thanh, nam thanh, nữ thanh, đồng tử thanh, đồng nữ thanh, pháp thanh, phi pháp thanh, khổ thanh, lạc thanh, phàm phu thanh, thánh nhân thanh, hỷ thanh, bất hỷ thanh, thiên thanh, long thanh, Dạ Xoa thanh, Càn Thát Bà thanh, A Tu La thanh, Ca Lâu La thanh, Khẩn Na La thanh, Ma Hầu La Già thanh, hỏa thanh, thủy thanh, phong thanh, địa ngục thanh, súc sanh thanh, ngạ quỷ thanh, tỳ-kheo thanh, tỳ-kheo-ni thanh, Thanh Văn thanh, Bích Chi Phật thanh, Bồ Tát thanh, Phật thanh. Dĩ yếu ngôn chi, tam thiên đại thiên thế giới trung nhất thiết nội ngoại sở hữu chư thanh, tuy vị đắc Thiên Nhĩ, dĩ phụ mẫu sở sanh thanh tịnh thường nhĩ, giai tất văn tri. Như thị phân biệt chủng chủng âm thanh, nhi bất hoại nhĩ căn”. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Phụ mẫu sở sanh nhĩ, thanh tịnh vô trược uế. Dĩ thử thường nhĩ văn. Tam thiên thế giới thanh. Tượng, mă xa, ngưu thanh. Chung, linh, loa, cổ thanh. Cầm, sắt, không hầu thanh. Tiêu, địch chi âm thanh. Thanh tịnh hảo ca thanh. Thính chi nhi bất trước. Vô số chủng nhân thanh. Văn tất năng giải liễu. Hựu văn chư thiên thanh, vi diệu chi ca âm, cập văn nam nữ thanh. Đồng tử, đồng nữ thanh. Sơn, xuyên, hiểm cốc trung, Ca Lăng Tần Già thanh, Mạng Mạng đẳng chư điểu, tất văn kỳ âm thanh. Địa ngục chúng khổ thống, chủng chủng sở độc thanh. Ngạ quỷ cơ khát bức, cầu sách ẩm thực thanh. Chư A Tu La đẳng, cư tại đại hải biên, tự cộng ngôn ngữ thời, xuất ư đại âm thanh. Như thị thuyết pháp giả, an trụ ư thử gian, dao văn thị chúng thanh, nhi bất hoại nhĩ căn. Thập phương thế giới trung, cầm thú minh tương hô. Kỳ thuyết pháp chi nhân, ư thử tất văn chi. Kỳ chư Phạm Thiên thượng, Quang Âm cập Biến Tịnh, năi chí Hữu Đảnh Thiên, ngôn ngữ chi âm thanh. Pháp sư trụ ư thử, tất giai đắc văn chi. Nhất thiết tỳ-kheo chúng, cập chư tỳ-kheo-ni. Nhược độc tụng kinh điển, nhược vị tha nhân thuyết. Pháp sư trụ ư thử, tất giai đắc văn chi. Phục hữu chư Bồ Tát, độc tụng ư kinh pháp. Nhược vị tha nhân thuyết, soạn tập giải kỳ nghĩa. Như thị chư âm thanh, tất giai đắc văn chi. Chư Phật đại thánh tôn, giáo hóa chúng sanh giả, ư chư đại hội trung, diễn thuyết vi diệu pháp. Tŕ thử Pháp Hoa giả, tất giai đắc văn chi. Tam thiên đại thiên giới, nội ngoại chư âm thanh. Hạ chí A Tỳ ngục, thượng chí Hữu Đảnh thiên, giai văn kỳ âm thanh, nhi bất hoại nhĩ căn. Kỳ nhĩ thông lợi cố, tất năng phân biệt tri. Tŕ thị Pháp Hoa giả, tuy vị đắc Thiên Nhĩ, đản dụng sở sanh nhĩ, công đức dĩ như thị.

          ()復次常精進。若善男子善女人。受持此經。若讀。若誦。若解說。若書寫。得千二百耳功德。以是清淨耳。聞三千大千世界。下至阿鼻地獄。上至有頂。其中內外種種語言音聲。象聲。馬聲。牛聲。車聲。啼哭聲。愁歎聲。螺聲。鼓聲。鐘聲。鈴聲。笑聲。語聲。男聲。女聲。童子聲。童女聲。法聲非法聲。苦聲。樂聲。凡夫聲。聖人聲。喜聲。不喜聲。天聲。龍聲。夜叉聲。乾闥婆聲。阿修羅聲。迦樓羅聲。緊那羅聲。摩睺羅伽聲。火聲。水聲。風聲。地獄聲。畜生聲。餓鬼聲。比丘聲。比丘尼聲。聲聞聲。辟支佛聲。菩薩聲。佛聲。以要言之。三千大千世界中一切內外所有諸聲。雖未得天耳。以父母所生清淨常耳。皆悉聞知。如是分別種種音聲。而不壞耳根。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。父母所生耳。清淨無濁穢。以此常耳聞。三千世界聲。象馬車牛聲。鐘鈴螺鼓聲。琴瑟箜篌聲。簫笛之音聲。清淨好歌聲。聽之而不著。無數種人聲。聞悉能解了。又聞諸天聲。微妙之歌音。及聞男女聲。童子童女聲。山川險谷中。迦陵頻伽聲。命命等諸鳥。悉聞其音聲。地獄眾苦痛。種種楚毒聲。餓鬼饑渴逼。求索飲食聲。諸阿修羅等。居在大海邊。自共言語時。出於大音聲。如是說法者。安住於此間。遙聞是眾聲。而不壞耳根。十方世界中。禽獸鳴相呼。其說法之人。於此悉聞之。其諸梵天上。光音及徧淨。乃至有頂天。言語之音聲。法師住於此。悉皆得聞之。一切比丘眾。及諸比丘尼。若讀誦經典。若為他人說。法師住於此。悉皆得聞之。復有諸菩薩。讀誦於經法。若為他人說。撰集解其義。如是諸音聲。悉皆得聞之。諸佛大聖尊。教化眾生者。於諸大會中。演說微妙法。持此法華者。悉皆得聞之。三千大千界。內外諸音聲。下至阿鼻獄。上至有頂天。皆聞其音聲。而不壞耳根。其耳聰利故。悉能分別知。持是法華者。雖未得天耳。但用所生耳。功德已如是。

          (Kinh: Lại này Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, sẽ đắc một ngàn hai trăm công đức nơi tai. Dùng tai thanh tịnh ấy, nghe trong tam thiên đại thiên thế giới, dưới là tới địa ngục A Tỳ, trên là đến trời Hữu Đảnh, các thứ ngôn ngữ âm thanh trong ngoài nơi đó: Tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng trâu, tiếng xe, tiếng gào khóc, tiếng sầu than, tiếng tù và, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng linh, tiếng cười, tiếng nói, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng trẻ trai, tiếng trẻ gái, tiếng pháp, tiếng phi pháp, tiếng khổ, tiếng lạc, tiếng phàm phu, tiếng thánh nhân, tiếng mừng, tiếng chẳng mừng, tiếng trời, tiếng rồng, tiếng Dạ Xoa, tiếng Càn Thát Bà, tiếng A Tu La, tiếng Ca Lâu La, tiếng Khẩn Na La, tiếng Ma Hầu La Già, tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió, tiếng địa ngục, tiếng súc sanh, tiếng ngạ quỷ, tiếng tỳ-kheo, tiếng tỳ-kheo-ni, tiếng Thanh Văn, tiếng Bích Chi Phật, tiếng Bồ Tát, tiếng Phật. Nói chung, hết thảy tất cả các thứ tiếng trong ngoài tam thiên đại thiên thế giới. Tuy chưa đắc Thiên Nhĩ, dùng tai b́nh thường thanh tịnh do cha mẹ sanh ra, thảy đều nghe biết, phân biệt các thứ âm thanh như vậy, nhưng chẳng hoại nhĩ căn”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Tai do cha mẹ sanh, thanh tịnh, chẳng nhơ bẩn. Dùng tai thường ấy nghe, tiếng trong cơi tam thiên. Tiếng voi, ngựa, xe, trâu. Tiếng chuông, linh, ốc, trống. Tiếng cầm, sắt, không hầu. Âm thanh của tiêu, sáo. Tiếng ca hay thanh tịnh. Tuy nghe, chẳng chấp trước. Tiếng vô số loại người, nghe rồi đều hiểu được. Lại nghe tiếng chư thiên, tiếng ca ngâm vi diệu. Và nghe tiếng nam, nữ. Tiếng bé trai, bé gái. Núi, sông, hang hiểm trở. Tiếng Ca Lăng Tần Già (Kalaviṅka), tiếng Mạng Mạng (Jīvakajīvaka)[32]… các chim. Đều nghe âm thanh ấy. Địa ngục các đau khổ, các thứ tiếng khổ độc, ngạ quỷ đói khát bức, tiếng cầu t́m thức ăn. Các loài A Tu La, ở bên cạnh biển cả, lúc cùng nhau tṛ chuyện, vang ra âm thanh lớn. Người thuyết pháp như thế, an trụ ở nơi đây, vẳng nghe các tiếng ấy, nhưng chẳng hư nhĩ căn. Trong mười phương thế giới, tiếng cầm thú gọi nhau. Người thuyết pháp khi ấy, ở đây thảy đều nghe. Âm thanh của ngôn ngữ, trên cơi trời Phạm Thiên, Quang Âm (Ābhāsvara) và Biến Tịnh (Śubhakṛtsna)[33], cho đến trời Hữu Đảnh. Âm thanh các ngôn ngữ, pháp sư ở nơi đây, thảy đều được nghe thấy. Hết thảy các tỳ-kheo, và các tỳ-kheo-ni, hoặc đọc tụng kinh điển, hoặc v́ người khác nói. Pháp sư trụ nơi đây, thảy đều nghe thấy rơ. Lại có các Bồ Tát, đọc tụng các kinh pháp, hoặc v́ người khác nói, soạn tập, giải ư nghĩa. Các âm thanh như thế, thảy đều được nghe thấy. Chư Phật đại thánh tôn, đấng giáo hóa chúng sanh, ở trong các đại hội, diễn nói pháp vi diệu. Người tŕ kinh Pháp Hoa, thảy đều được nghe thấy. Cơi tam thiên đại thiên, các âm thanh trong ngoài, dưới tới ngục A Tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh, đều nghe âm thanh ấy, mà chẳng hoại nhĩ căn. Do v́ tai thông sáng, đều hay phân biệt biết. Người tŕ kinh Pháp Hoa, tuy chưa đắc Thiên Nhĩ, nhưng nơi tai bẩm sanh, công đức đă như vậy).

 

          Nghe trọn khắp mười pháp giới trong ngoài cơi đại thiên, nghe tiếng của lục đạo, tức là nhục nhĩ và thiên nhĩ. Nghe Nhị Thừa, tức là huệ nhĩ. Nghe Bồ Tát tức là pháp nhĩ. Nghe Phật tức là Phật nhĩ. Lại tai do cha mẹ sanh ra tức là nhục nhĩ. Có thể nghe trong ngoài tức là thiên nhĩ. Nghe mà chẳng chấp trước chính là huệ nhĩ. Đều có thể phân biệt biết rơ, tức là pháp nhĩ. Cùng lúc nghe lẫn nhau, chẳng thể nghĩ bàn, tức là Phật nhĩ.

 

19.2.3. Tỵ căn

 

          (Kinh) Phục thứ Thường Tinh Tấn! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ tŕ thị kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, thành tựu bát bách tỵ công đức. Dĩ thị thanh tịnh tỵ căn, văn ư tam thiên đại thiên thế giới thượng, hạ, nội, ngoại chủng chủng chư hương: Tu Mạn Na hoa hương, Xà Đề hoa hương, Mạt Lợi hoa hương, Chiêm Bặc hoa hương, Ba La La hoa hương, xích liên hoa hương, thanh liên hoa hương, bạch liên hoa hương, hoa thụ hương, quả thụ hương, Chiên Đàn hương, trầm thủy hương, Đa Ma La Bạt hương, Đa Già La hương, cập thiên vạn chủng ḥa hương. Nhược mạt, nhược hoàn, nhược đồ hương. Tŕ thị kinh giả, ư thử gian trụ, tất năng phân biệt. Hựu phục biệt tri chúng sanh chi hương: Tượng hương, mă hương, ngưu dương đẳng hương, nam hương, nữ hương, đồng tử hương, đồng nữ hương, cập thảo mộc tùng lâm hương. Nhược cận, nhược viễn, sở hữu chư hương, tất giai đắc văn, phân biệt bất thác. Tŕ thị kinh giả, tuy trụ ư thử, diệc văn thiên thượng chư thiên chi hương, Ba Lợi Chất Đa La, Câu Bệ Đà La thụ hương, cập Mạn Đà La hoa hương, Ma Ha Mạn Đà La hoa hương, Mạn Thù Sa hoa hương, Ma Ha Mạn Thù Sa hoa hương, Chiên Đàn, trầm thủy, chủng chủng mạt hương, chư tạp hoa hương. Như thị đẳng thiên hương ḥa hợp sở xuất chi hương, vô bất văn tri. Hựu văn chư thiên thân hương, Thích Đề Hoàn Nhân tại thắng điện thượng, ngũ dục ngu lạc hy hư thời hương. Nhược tại Diệu Pháp Đường thượng, vị Đao Lợi chư thiên thuyết pháp thời hương. Nhược ư chư viên du hư thời hương, cập dư thiên đẳng nam nữ thân hương, giai tất dao văn. Như thị triển chuyển, năi chí Phạm Thế. Thượng chí Hữu Đảnh chư thiên thân hương, diệc giai văn chi. Tịnh văn chư thiên sở thiêu chi hương, cập Thanh Văn hương, Bích Chi Phật hương, Bồ Tát hương, chư Phật thân hương, diệc giai dao văn, tri kỳ sở tại. Tuy văn thử hương, nhiên ư tỵ căn bất hoại, bất thác. Nhược dục phân biệt, vị tha nhân thuyết, ức niệm bất mậu. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Thị nhân tỵ thanh tịnh, ư thử thế giới trung. Nhược hương, nhược xú vật, chủng chủng tất văn tri. Tu Mạn Na, Xà Đề, Đa Ma La, Chiên Đàn, trầm thủy cập quế hương. Chủng chủng hoa quả hương. Cập chư chúng sanh hương. Nam tử nữ nhân hương. Thuyết pháp giả viễn trụ, văn hương tri sở tại. Đại thế Chuyển Luân Vương, tiểu Chuyển Luân cập tử, quần thần chư cung nhân. Văn hương tri sở tại. Thân sở trước trân bảo, cập địa trung bảo tạng, Chuyển luân vương bảo nữ. Văn hương tri sở tại. Chư nhân nghiêm thân cụ, y phục cập anh lạc, chủng chủng sở đồ hương. Văn hương tri kỳ thân. Chư thiên nhược hành, tọa, du hư cập thần biến. Tŕ thị Pháp Hoa giả, văn hương tất năng tri. Chư thụ hoa quả thật, cập tô du hương khí. Tŕ kinh giả trụ thử, tất tri kỳ sở tại. Chư sơn thâm hiểm xứ, Chiên Đàn thụ hoa phu, chúng sanh tại trung giả, văn hương tất năng tri. Thiết Vi sơn, đại hải, địa trung chư chúng sanh. Tŕ kinh giả văn hương, tất tri kỳ sở tại. A Tu La nam nữ, cập kỳ chư quyến thuộc. Đấu tránh du hư thời, văn hương giai năng tri. Khoáng dă, hiểm ải xứ, sư tử, tượng, hổ, lang, dă ngưu, thủy ngưu đẳng, văn hương tri sở tại. Nhược hữu hoài nhâm giả, vị biện kỳ nam nữ, vô căn cập phi nhân, văn hương tất năng tri. Dĩ văn hương lực cố, tri kỳ sơ hoài nhâm, thành tựu, bất thành tựu. An lạc sản phước tử. Dĩ văn hương lực cố, tri nam nữ sở niệm, nhiễm dục si khuể tâm. Diệc tri tu thiện giả. Địa trung chúng phục tạng, kim ngân chư trân bảo, đồng khí chi sở thịnh. Văn hương tất năng tri. Chủng chủng chư anh lạc, vô năng thức kỳ giá, văn hương tri quư tiện, xuất xứ cập sở tại. Thiên thượng chư hoa đẳng, Mạn Đà, Mạn Thù Sa, Ba Lợi Chất Đa thụ, văn hương tất năng tri. Thiên thượng chư cung điện, thượng trung hạ sai biệt, chúng bảo hoa trang nghiêm, văn hương tất năng tri. Thiên viên lâm thắng điện, chư quán, diệu pháp đường. Tại trung nhi ngu lạc, văn hương tất năng tri. Chư thiên nhược thính pháp, hoặc thọ ngũ dục thời, lai văng hành tọa ngọa, văn hương tất năng tri. Thiên nữ sở trước y, hảo hoa hương trang nghiêm, châu toàn du hư thời, văn hương tất năng tri. Như thị triển chuyển thượng, năi chí ư Phạm Thế. Nhập Thiền, xuất Thiền giả, văn hương tất năng tri. Quang Âm, Biến Tịnh thiên, năi chí ư Hữu Đảnh, sơ sanh cập thoái một, văn hương tất năng tri. Chư tỳ-kheo chúng đẳng. Ư pháp thường tinh tấn. Nhược tọa, nhược kinh hành, cập độc tụng kinh điển. Hoặc tại lâm thụ hạ, chuyên tinh nhi tọa Thiền. Tŕ kinh giả văn hương, tất tri kỳ sở tại. Bồ Tát chí kiên cố, tọa Thiền, nhược độc tụng, hoặc vị nhân thuyết pháp, văn hương tất năng tri. Tại tại phương Thế Tôn, nhất thiết sở cung kính, mẫn chúng nhi thuyết pháp, văn hương tất năng tri. Chúng sanh tại Phật tiền, văn kinh giai hoan hỷ. Như pháp nhi tu hành, văn hương tất năng tri. Tuy vị đắc Bồ Tát, vô lậu pháp sanh tỵ, nhi thị tŕ kinh giả, tiên đắc thử tỵ tướng.

          ()復次常精進。若善男子善女人。受持是經。若讀。若誦。若解說。若書寫。成就八百鼻功德。以是清淨鼻根。聞於三千大千世界上下內外種種諸香。須曼那華香。闍提華香。末利華香。薝蔔華香。波羅羅華香。赤蓮華香。青蓮華香。白蓮華香。華樹香。果樹香。旃檀香。沉水香。多摩羅跋香。多伽羅香。及千萬種和香。若末。若丸。若塗香。持是經者於此間住。悉能分別。又復別知眾生之香。象香。馬香。牛羊等香。男香。女香。童子香。童女香。及草木叢林香。若近若遠所有諸香。悉皆得聞。分別不錯。持是經者。雖住於此。亦聞天上諸天之香。波利質多羅。拘鞞陀羅樹香。及曼陀羅華香。摩訶曼陀羅華香。曼殊沙華香。摩訶曼殊沙華香。旃檀。沉水。種種末香。諸雜華香。如是等天香和合所出之香。無不聞知。又聞諸天身香。釋提桓因在勝殿上。五欲娛樂嬉戲時香。若在妙法堂上。為忉利諸天說法時香。若於諸園遊戲時香。及餘天等男女身香。皆悉遙聞。如是展轉。乃至梵世。上至有頂諸天身香。亦皆聞之。幷聞諸天所燒之香。及聲聞香。辟支佛香。菩薩香。諸佛身香。亦皆遙聞。知其所在。雖聞此香。然於鼻根不壞不錯。若欲分別為他人說。憶念不謬。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。是人鼻清淨。於此世界中。若香若臭物。種種悉聞知。須曼那闍提。多摩羅旃檀。沉水及桂香。種種華果香。及諸眾生香。男子女人香。說法者遠住。聞香知所在。大勢轉輪王。小轉輪及子。群臣諸宮人。聞香知所在。身所著珍寶。及地中寶藏。轉輪王寶女。聞香知所在。諸人嚴身具。衣服及瓔珞。種種所塗香。聞香知其身。諸天若行坐。遊戲及神變。持是法華者。聞香悉能知。諸樹華果實。及酥油香氣。持經者住此。悉知其所在。諸山深險處。栴檀樹華敷。眾生在中者。聞香悉能知。鐵圍山大海。地中諸眾生。持經者聞香。悉知其所在。阿修羅男女。及其諸眷屬。鬥諍遊戲時。聞香皆能知。曠野險隘處。師子象虎狼。野牛水牛等。聞香知所在。若有懷妊者。未辨其男女。無根及非人。聞香悉能知。以聞香力故。知其初懷妊。成就不成就。安樂產福子。以聞香力故。知男女所念。染欲癡恚心。亦知修善者。地中眾伏藏。金銀諸珍寶。銅器之所盛。聞香悉能知。種種諸瓔珞。無能識其價。聞香知貴賤。出處及所在。天上諸華等。曼陀曼殊沙。波利質多樹。聞香悉能知。天上諸宮殿。上中下差別。眾寶華莊嚴。聞香悉能知。天園林勝殿。諸觀妙法堂。在中而娛樂。聞香悉能知。諸天若聽法。或受五欲時。來往行坐臥。聞香悉能知。天女所著衣。好華香莊嚴。周旋遊戲時。聞香悉能知。如是展轉上。乃至於梵世。入禪出禪者。聞香悉能知。光音徧淨天。乃至於有頂。初生及退沒。聞香悉能知。諸比丘眾等。於法常精進。若坐若經行。及讀誦經典。或在林樹下。專精而坐禪。持經者聞香。悉知其所在。菩薩志堅固。坐禪若讀誦。或為人說法。聞香悉能知。在在方世尊。一切所恭敬。愍眾而說法。聞香悉能知。眾生在佛前。聞經皆歡喜。如法而修行。聞香悉能知。雖未得菩薩。無漏法生鼻。而是持經者。先得此鼻相。

          (Kinh: “Lại này Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, sẽ thành tựu tám trăm công đức nơi mũi. Dùng tỵ căn thanh tịnh ấy để ngửi các thứ mùi hương trong tam thiên đại thiên thế giới, trong, ngoài, trên dưới: Mùi hoa Tu Mạn Na, mùi hoa Xà Đề (Jati)[34], mùi hoa Mạt Lợi (Mallikā)[35], mùi hoa Chiêm Bặc, mùi hoa Ba La La (Pāṭala)[36], mùi hoa sen đỏ, mùi hoa sen xanh, mùi hoa sen trắng, mùi cây có hoa, mùi cây ăn trái, mùi Chiên Đàn, mùi trầm thủy, mùi Đa Ma La Bạt (Tamāla), mùi Đa Già La (Tagara)[37], và ngàn vạn các thứ hương ḥa hợp: Hoặc bột, hoặc viên, hoặc hương bôi. Người tŕ kinh này ở nơi đây đều có thể phân biệt. Lại c̣n phân biệt biết từng mùi của chúng sanh: Mùi voi, mùi ngựa, mùi trâu, dê v.v… mùi nam, mùi nữ, mùi bé trai, mùi bé gái, và mùi hương thảo mộc, rừng rậm. Dù gần hay xa, tất cả các mùi đều ngửi thấy, phân biệt chẳng sai. Người tŕ kinh này tuy trụ ở đây, cũng ngửi thấy mùi của chư thiên trên cơi trời: Mùi cây Ba Lợi Chất Đa La (Pāracitraka)[38], cây Câu Bệ Đà La (Kovidāra)[39], và mùi hoa Mạn Đà La, mùi hoa Ma Ha Mạn Đà La, mùi hoa Mạn Thù Sa, mùi hoa Ma Ha Mạn Thù Sa, Chiên Đàn, trầm thủy, các thứ hương bột, mùi của các thứ hoa. Mùi sanh từ các thứ hương trời ḥa hợp như thế, không ǵ chẳng ngửi thấy. Lại ngửi thấy mùi hương nơi thân của chư thiên: Mùi hương lúc Thích Đề Hoàn Nhân ở trong cung điện thù thắng, hưởng thụ ngũ dục, vui chơi, hoặc mùi hương khi [ông ta] ở Diệu Pháp Đường v́ chư thiên Đao Lợi thuyết pháp. Hoặc mùi hương khi dạo chơi nơi các vườn, và mùi hương nơi thân của chư thiên nam nữ khác, thảy đều từ xa ngửi thấy. Lần lượt như thế cho đến trời Phạm Thế, cho tới mùi hương nơi thân của chư thiên Hữu Đảnh, cũng đều ngửi thấy. Và ngửi thấy mùi hương do chư thiên đốt, và mùi Thanh Văn, mùi Bích Chi Phật, mùi Bồ Tát, mùi nơi thân chư Phật, cũng đều ngửi thấy từ xa, biết các Ngài ở nơi đâu. Tuy ngửi các mùi ấy, nhưng tỵ căn chẳng hoại, chẳng sai lầm. Nếu muốn phân biệt, v́ người khác nói, sẽ nhớ nghĩ chẳng sai lầm”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Người ấy mũi thanh tịnh, ở trong thế giới này, vật dù thơm hay thối, các thứ đều ngửi biết. Tu Mạn Na, Xà Đề, Đa Ma La, Chiên Đàn, trầm thủy và quế hương. Mùi các thứ hoa quả, và mùi các chúng sanh. Mùi nam tử, nữ nhân. Người thuyết pháp ở xa, ngửi mùi biết ở đâu. Vua Chuyển Luân thế lớn, tiểu Chuyển Luân và con, quần thần, các cung nhân, ngửi mùi biết ở đâu. Thân đeo khoác trân bảo, và kho báu trong đất, Chuyển Luân Vương bảo nữ, ngửi mùi biết ở đâu. Vật trang hoàng thân người, y phục và chuỗi ngọc, các thứ hương để bôi, ngửi mùi biết thân họ. Chư thiên đi hay ngồi, vui chơi và thần biến. Người tŕ Pháp Hoa ấy, ngửi mùi đều biết trọn. Hoa, quả, hạt các cây, và mùi hương bơ, dầu. Người tŕ kinh ở đây, đều biết được nơi chốn. Các núi sâu, chốn hiểm, cây Chiên Đàn trổ hoa, chúng sanh ở trong đó, ngửi hương đều biết trọn. Núi Thiết Vi, biển cả, các chúng sanh trong đất. Người tŕ kinh ngửi mùi, đều biết được nơi chốn. A Tu La nam nữ, cùng với các quyến thuộc, khi đấu tranh, vui chơi, ngửi hương đều biết trọn. Nơi hoang vu hiểm trở, sư tử, voi, hổ, sói, trâu rừng, trâu nước thảy, ngửi mùi biết chỗ ở. Nếu có người mang thai, chưa phân định trai, gái, thiếu căn hoặc phi nhân, ngửi mùi đều biết trọn. Do bởi sức ngửi mùi, biết người mới hoài thai, thành tựu hay không thành. An lạc sanh con phước. Do nhờ sức ngửi mùi, biết nam nữ ư niệm, nhiễm dục, tâm si, giận. Cũng biết người tu thiện. Các kho tàng trong đất, vàng, bạc, các trân bảo, chỗ có chứa chất đồng, ngửi mùi đều biết hết. Đủ mọi thứ anh lạc, chẳng thể biết giá trị, ngửi mùi biết mắc rẻ, xuất xứ và chỗ có. Các loại hoa cơi trời, Mạn Đà, Mạn Thù Sa, cây Ba Lợi Chất Đa, ngửi mùi đều biết trọn. Các cung điện cơi trời, thượng, trung, hạ sai khác. Các hoa báu trang nghiêm, ngửi mùi đều biết trọn. Vườn rừng trời, điện đẹp, đền đài, diệu pháp đường, vui sướng ngự trong đó, ngửi mùi đều biết trọn. Nếu chư thiên nghe pháp, hoặc lúc hưởng ngũ dục. Qua lại, đi, ngồi, nằm, ngửi mùi đều biết trọn. Thiên nữ khoác áo trời, hoa hương tốt trang nghiêm, lúc qua lại vui chơi, ngửi mùi đều biết trọn. Dần cao hơn như thế, cho đến trời Phạm Thế, kẻ nhập Thiền, xuất Thiền, ngửi mùi đều biết trọn. Trời Quang Âm, Biến Tịnh, cho đến trời Hữu Đảnh, mới sanh và mất đi. Ngửi mùi đều biết trọn. Các bậc tỳ-kheo tăng, nơi pháp thường tinh tấn, tĩnh tọa hoặc kinh hành, và đọc tụng kinh điển. Hoặc ở dưới rừng cây, chuyên tinh để tọa Thiền. Người tŕ kinh ngửi mùi, đều biết chỗ của họ. Bồ Tát chí kiên cố, tọa Thiền hoặc đọc tụng. Hoặc v́ người thuyết pháp, ngửi mùi đều biết trọn. Thế Tôn khắp mọi nơi, được hết thảy cung kính, thương chúng sanh thuyết pháp. Ngửi mùi đều biết trọn. Chúng sanh đối trước Phật, nghe kinh đều hoan hỷ, đúng như pháp tu hành. Ngửi mùi đều biết trọn. Tuy chưa đắc Bồ Tát, mũi vô lậu pháp sanh, nhưng người tŕ kinh đó, được trước tướng mũi này).

 

          Mũi do cha mẹ sanh ra tức nhục tỵ. [Ngửi khắp các mùi] trong ngoài đại thiên tức là thiên tỵ. Chẳng nhiễm, chẳng chấp, tức huệ tỵ. Phân biệt chẳng lầm, tức pháp tỵ. Cùng lúc dùng lẫn cho nhau, tức là Phật tỵ. Đấy là nói rơ [các căn] dùng lẫn cho nhau rơ ràng, cặn kẽ nhất. Biết tốt xấu, biện định sang hèn, phân định sự trang nghiêm nơi cung trời v.v… tức là mũi có tác dụng của mắt. Đọc kinh, thuyết pháp, ngửi mùi đều biết trọn, tức là mũi có tác dụng của tai. Hoa quả, hạt của các thứ cây và mùi bơ dầu [người tŕ kinh đều ngửi biết], tức là mũi có tác dụng của lưỡi. Nhập Thiền, xuất Thiền, Thiền có tám cảm xúc, ngũ dục vui đùa, cũng là Xúc Trần, tức là mũi có tác dụng của thân. Tâm nhiễm, dục, si khuể, cũng biết người tu thiện, tức là mũi có tác dụng của ư. Phàm mê t́nh, chấp kiến, tác dụng của mũi sẽ kém cỏi nhất. V́ thế Lục Thông của Tiểu Thừa chỉ nói Nhăn, Nhĩ, Thân, Ư, chẳng nói đến hai thứ thần thông nơi mũi và lưỡi. Nhưng lưỡi có thể thuyết pháp, vẫn c̣n thù thắng hơn đôi chút. Mũi chỉ để thở, chẳng thể làm ǵ khác! Nay riêng chương này nêu cặn kẽ tác dụng thù thắng của nó, chánh hiển viên thông diệu tánh, quả thật chẳng có hơn kém! Chỉ là thuận theo mê t́nh, bèn nói tám trăm [công đức]. Tương tự Phật tỵ sẽ rành rành là một ngàn hai trăm [công đức]!

 

19.2.4. Thiệt căn

 

          (Kinh) “Phục thứ Thường Tinh Tấn! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ thị kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, đắc thiên nhị bách thiệt công đức. Nhược hảo, nhược xú, nhược mỹ, bất mỹ, cập chư khổ sáp vật, tại kỳ thiệt căn, giai biến thành thượng vị, như thiên cam lộ, vô bất mỹ giả. Nhược dĩ thiệt căn, ư đại chúng trung hữu sở diễn thuyết, xuất thâm diệu thanh, năng nhập kỳ tâm, giai linh hoan hỷ, khoái lạc. Hựu chư thiên tử, thiên nữ, Thích, Phạm chư thiên, văn thị thâm diệu âm thanh, hữu sở diễn thuyết, ngôn luận thứ đệ, giai tất lai thính, cập chư long, long nữ, Dạ Xoa, Dạ Xoa nữ, Càn Thát Bà, Càn Thát Bà nữ, A Tu La, A Tu La nữ, Ca Lâu La, Ca Lâu La nữ, Khẩn Na La, Khẩn Na La nữ, Ma Hầu La Già, Ma Hầu La Già nữ, vị thính pháp cố, giai lai thân cận, cung kính, cúng dường, cập tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, quần thần, quyến thuộc, tiểu Chuyển Luân Vương, đại Chuyển Luân Vương, thất bảo, thiên tử, nội ngoại quyến thuộc, thừa kỳ cung điện, câu lai thính pháp. Dĩ thị Bồ Tát thiện thuyết pháp cố, Bà-la-môn, cư sĩ, quốc nội nhân dân, tận kỳ h́nh thọ, tùy thị cúng dường. Hựu chư Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật thường nhạo kiến chi. Thị nhân sở tại phương diện, chư Phật giai hướng kỳ xứ thuyết pháp, tất năng thọ tŕ nhất thiết Phật pháp. Hựu năng xuất ư thâm diệu pháp âm”. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Thị nhân thiệt căn tịnh, chung bất thọ ác vị. Kỳ hữu sở thực đạm, tất giai thành cam lộ. Dĩ thâm tịnh diệu thanh, ư đại chúng thuyết pháp. Dĩ chư nhân duyên dụ, dẫn đạo chúng sanh tâm. Văn giả giai hoan hỷ, thiết chư thượng cúng dường. Chư thiên, long, Dạ Xoa, cập A Tu La đẳng, giai dĩ cung kính tâm, nhi cộng lai thính pháp. Thị thuyết pháp chi nhân, nhược dục dĩ diệu âm, biến măn tam thiên giới, tùy ư tức năng chí. Đại, tiểu Chuyển Luân Vương, cập thiên tử, quyến thuộc, hiệp chưởng cung kính tâm, thường lai thính thọ pháp. Chư thiên, long, Dạ Xoa, La Sát, Tỳ Xá Xà, diệc dĩ hoan hỷ tâm, thường nhạo lai cúng dường. Phạm thiên vương, ma vương, Tự Tại, Đại Tự Tại, như thị chư thiên chúng, thường lai chí kỳ sở, chư Phật cập đệ tử, văn kỳ thuyết pháp âm, thường niệm nhi thủ hộ, hoặc thời vị hiện thân.

          ()復次常精進。若善男子善女人。受持是經。若讀。若誦。若解說。若書寫。得千二百舌功德。若好若醜。若美不美。及諸苦澀物。在其舌根。皆變成上味。如天甘露。無不美者。若以舌根。於大眾中有所演說。出深妙聲。能入其心。皆令歡喜快樂。又諸天子天女釋梵諸天。聞是深妙音聲。有所演說。言論次第。皆悉來聽。及諸龍。龍女。夜叉。夜叉女。乾闥婆。乾闥婆女。阿修羅。阿修羅女。迦樓羅。迦樓羅女。緊那羅。緊那羅女。摩睺羅伽。摩睺羅伽女。為聽法故。皆來親近恭敬供養。及比丘。比丘尼。優婆塞。優婆夷。國王。王子。群臣眷屬。小轉輪王。大轉輪王。七寶千子。內外眷屬。乘其宮殿。俱來聽法。以是菩薩善說法故。婆羅門居士。國內人民。盡其形壽。隨侍供養。又諸聲聞。辟支佛。菩薩。諸佛。常樂見之。是人所在方面。諸佛皆向其處說法。悉能受持一切佛法。又能出於深妙法音。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。是人舌根淨。終不受惡味。其有所食噉。悉皆成甘露。以深淨妙聲。於大眾說法。以諸因緣喻。引導眾生心。聞者皆歡喜。設諸上供養。諸天龍夜叉。及阿修羅等。皆以恭敬心。而共來聽法。是說法之人。若欲以妙音。徧滿三千界。隨意即能至。大小轉輪王。及千子眷屬。合掌恭敬心。常來聽受法。諸天龍夜叉。羅剎毗舍闍。亦以歡喜心。常樂來供養。梵天王魔王。自在大自在。如是諸天眾。常來至其所。諸佛及弟子。聞其說法音。常念而守護。或時為現身。

          (Kinh: Lại này Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, sẽ được một ngàn hai trăm công đức nơi lưỡi. Dù tốt hay xấu, dù ngon, hay không ngon, và các vật đắng rít, ở trên cái lưỡi ấy, đều biến thành vị ngon lành nhất như cam lộ cơi trời, không ǵ chẳng ngon lành. Nếu dùng cái lưỡi ấy để diễn thuyết trong đại chúng, phát ra tiếng sâu xa, mầu nhiệm, sẽ có thể lọt vào tâm họ, khiến cho đều hoan hỷ, sung sướng. Lại nữa, các thiên tử, thiên nữ, Đế Thích, Phạm Vương, chư thiên nghe âm thanh diễn nói sâu xa, mầu nhiệm ấy, ngôn luận có thứ lớp, thảy đều đến nghe. Và các rồng, long nữ, Dạ Xoa, Dạ Xoa nữ, Càn Thát Bà, Càn Thát Bà nữ, A Tu La, A Tu La nữ, Ca Lâu La, Ca Lâu La nữ, Khẩn Na La, Khẩn Na La nữ, Ma Hầu La Già, Ma Hầu La Già nữ v́ nghe pháp đều đến thân cận, cung kính, cúng dường. Và tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, quần thần, quyến thuộc, tiểu Chuyển Luân Vương, đại Chuyển Luân Vương, bảy báu, ngàn con[40], quyến thuộc trong ngoài, nương theo cung điện của họ, đều đến nghe pháp. Do vị Bồ Tát ấy khéo thuyết pháp, Bà-la-môn, cư sĩ, nhân dân trong nước cho đến hết tuổi thọ, luôn theo hầu, cúng dường. Các Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật lại thường thích trông thấy. Chỗ người ấy ở, chư Phật đều hướng về chỗ đó thuyết pháp, [người ấy] đều có thể thọ tŕ hết thảy Phật pháp. Lại có thể phát ra pháp âm sâu mầu”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Người ấy lưỡi thanh tịnh, trọn chẳng nếm vị xấu. Hễ ăn nuốt thứ ǵ, đều biến thành cam lộ. Dùng diệu thanh sâu tịnh, thuyết pháp trong đại chúng. Dùng thí dụ, nhân duyên, hướng dẫn tâm chúng sanh. Người nghe đều hoan hỷ, bày đồ cúng thượng diệu. Các trời, rồng, Dạ Xoa, và A Tu La thảy, đều dùng tâm cung kính, cùng nhau đến nghe pháp. Nếu người thuyết pháp ấy, muốn dùng tiếng mầu nhiệm, trọn khắp cơi tam thiên, tùy ư liền đạt tới. Chuyển Luân Vương lớn, bé, ngàn con trai, quyến thuộc, chắp tay, tâm cung kính, thường tới nghe nhận pháp. Các trời, rồng, Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasas), Tỳ Xá Xà (Piśāca)[41], cũng dùng tâm hoan hỷ, thường thích đến cúng dường. Phạm thiên vương, ma vương, Tự Tại, Đại Tự Tại, các chúng trời như thế, thường đến chỗ người ấy. Chư Phật và đệ tử, nghe tiếng thuyết pháp ấy, thường nghĩ nhớ thủ hộ, hoặc có lúc hiện thân).

 

          [Lưỡi do] cha mẹ sanh ra tức nhục thiệt. Có thể nói trong mười pháp giới, tức ư nghĩa ngũ thiệt đă rơ rệt rồi. Có thể nói trong mười pháp giới tức là thiên thiệt. Chẳng hoại tức huệ thiệt. Chẳng sai lầm tức pháp thiệt. Cùng lúc dùng lẫn nhau tức là Phật thiệt.

          Hỏi: Các vị xấu đắng rít, chạm vào lưỡi đều biến thành vị ngon lành nhất, sao các sắc chạm vào mắt chẳng biến thành diệu sắc?

          [Đáp]: Các bản chú giải cũ trả lời: Chẳng phỏng theo lệ đó được, v́ vị có tổn hại hay lợi ích. Tổn th́ biến đổi, chẳng tổn th́ không biến đổi. Các sắc chẳng hoại mắt, cho nên không phỏng theo lệ ấy. Nay tôi giải thích không giống vậy! Hết thảy các sắc chẳng đồng Phật sắc. Hết thảy các thanh đồng Phật thanh. Cho đến hết thảy các pháp đều đồng Phật pháp, đều cùng b́nh đẳng thanh tịnh, dẫu có phỏng theo cùng một lệ vẫn chẳng trở ngại ǵ! Biết trọn khắp hết thảy các sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chẳng loạn, chẳng sai lầm, dẫu phân biệt cũng chẳng trở ngại ǵ! Tuy chẳng chấp trước mà có thể phân biệt, há giống như Nhị Thừa quán Không ư? Tuy phân biệt mà chẳng hoại các căn, há giống như phàm phu vướng mắc nơi Có? [Các cách chú giải cũ chính là] đối với căn tự tại mà lại hiểu là có trở ngại trơ trơ vậy!

 

19.2.5. Thân căn

 

          (Kinh) “Phục thứ Thường Tinh Tấn! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ thị kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, đắc bát bách thân công đức, đắc thanh tịnh thân như tịnh lưu ly, chúng sanh hỷ kiến. Kỳ thân tịnh cố, tam thiên đại thiên thế giới chúng sanh sanh thời, tử thời, thượng, hạ, hảo, xú, sanh thiện xứ, ác xứ, tất ư trung hiện, cập Thiết Vi sơn, Đại Thiết Vi sơn, Di Lâu sơn, Ma Ha Di Lâu sơn đẳng chư sơn, cập kỳ trung chúng sanh, tất ư trung hiện. Hạ chí A Tỳ địa ngục, thượng chí Hữu Đảnh, sở hữu cập chúng sanh, tất ư trung hiện. Nhược Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật thuyết pháp, giai ư thân trung, hiện kỳ sắc tượng”. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Nhược tŕ Pháp Hoa giả, kỳ thân thậm thanh tịnh. Như bỉ tịnh lưu ly, chúng sanh giai hỷ kiến. Hựu như tịnh minh kính, tất kiến chư sắc tượng. Bồ Tát ư tịnh thân, giai kiến thế sở hữu. Duy độc tự minh liễu, dư nhân sở bất kiến. Tam thiên thế giới trung, nhất thiết chư quần manh, thiên, nhân, A Tu La, địa ngục, quỷ, súc sanh. Như thị chư sắc tượng, giai ư thân trung hiện. Chư thiên đẳng cung điện, năi chí ư Hữu Đảnh, Thiết Vi cập Di Lâu, Ma Ha Di Lâu sơn, chư đại hải thủy đẳng, giai ư thân trung hiện. Chư Phật cập Thanh Văn, Phật tử Bồ Tát đẳng. Nhược độc, nhược tại chúng, thuyết pháp tất giai hiện. Tuy vị đắc vô lậu, pháp tánh chi diệu thân. Dĩ thanh tịnh thường thể, nhất thiết ư trung hiện.

                ()復次常精進。若善男子善女人。受持是經。若讀。若誦。若解說。若書寫。得八百身功德。得清淨身。如淨琉璃。眾生喜見。其身淨故。三千大千世界眾生生時。死時。上下好醜。生善處惡處。悉於中現。及鐵圍山。大鐵圍山。彌樓山。摩訶彌樓山等諸山。及其中眾生。悉於中現。下至阿鼻地獄。上至有頂。所有及眾生。悉於中現。若聲聞辟支佛菩薩諸佛說法。皆於身中現其色像。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。若持法華者。其身甚清淨。如彼淨琉璃。眾生皆喜見。又如淨明鏡。悉見諸色像。菩薩於淨身。皆見世所有。唯獨自明了。餘人所不見。三千世界中。一切諸群萌。天人阿修羅。地獄鬼畜生。如是諸色像。皆於身中現。諸天等宮殿。乃至於有頂。鐵圍及彌樓。摩訶彌樓山。諸大海水等。皆於身中現。諸佛及聲聞。佛子菩薩等。若獨若在眾。說法悉皆現。雖未得無漏。法性之妙身。以清淨常體。一切於中現。      

          (Kinh: Lại này Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ tŕ kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, sẽ đắc tám trăm công đức nơi thân, có được thân thanh tịnh như lưu ly sạch, chúng sanh thích thấy. Do thân ấy thanh tịnh, nên chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới khi sanh, khi chết, trên, dưới, tốt, xấu, sanh trong chốn thiện hay chốn ác, đều hiện trong thân. Và các núi như núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, núi Di Lâu, núi Ma Ha Di Lâu v.v… cùng với chúng sanh trong ấy đều hiện trong đó. Dưới là đến địa ngục A Tỳ, trên là đến trời Hữu Đảnh, tất cả chúng sanh đều hiện trong đó. Nếu Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật thuyết pháp, sẽ đều hiện h́nh ảnh trong thân”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Nếu người tŕ Pháp Hoa, thân sẽ rất thanh tịnh. Như lưu ly thanh tịnh, chúng sanh đều thích thấy. Lại như gương sáng sạch, đều thấy các h́nh sắc. Bồ Tát nơi tịnh thân, thấy tất cả trong đời. Chỉ riêng ḿnh hiểu rơ, người khác chẳng trông thấy. Trong tam thiên thế giới, hết thảy các quần manh, trời, người, A Tu La, địa ngục, quỷ, súc sanh, các h́nh sắc như thế, thảy đều hiện nơi thân. Cung điện của chư thiên, cho đến trời Hữu Đảnh. Thiết Vi và Di Lâu, núi Ma Ha Di Lâu, biển cả, các gịng nước, đều hiện ở trong thân. Chư Phật và Thanh Văn, Phật tử, Bồ Tát thảy. Ở riêng hay trong chúng, thuyết pháp thảy đều hiện. Tuy chưa đắc vô lậu, thân pháp tánh mầu nhiệm, dùng thân thường thanh tịnh, hết thảy đều hiện trong).

 

          Tất cả thế gian đều hiện trong thân [người tŕ kinh Pháp Hoa], đó là tác dụng của nhục thân. Trên đến trời Hữu Đảnh hiện bóng nơi thân, đó là tác dụng của thiên thân. Nhị Thừa hiện h́nh nơi thân, đó là tác dụng của huệ thân. Bồ Tát hiện trong thân, tức là tác dụng của Pháp Thân. Phật hiện trong thân, tức tác dụng của Phật thân. Cùng lúc hiện trọn vẹn, cùng lúc dùng lẫn nhau (Phật thân). Cùng lúc chẳng sai lầm (Pháp Thân). Cùng lúc chẳng chấp trước (huệ thân).

 

19.2.6. Ư căn

 

          (Kinh) “Phục thứ Thường Tinh Tấn. Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, Như Lai diệt hậu, thọ tŕ thị kinh, nhược độc, nhược tụng, nhược giải thuyết, nhược thư tả, đắc thiên nhị bách ư công đức. Dĩ thị thanh tịnh ư căn, năi chí văn nhất kệ, nhất cú, thông đạt vô lượng vô biên chi nghĩa. Giải thị nghĩa dĩ, năng diễn thuyết nhất cú, nhất kệ, chí ư nhất nguyệt, tứ nguyệt, năi chí nhất tuế. Chư sở thuyết pháp, tùy kỳ nghĩa thú, giai dữ Thật Tướng bất tương vi bối. Nhược thuyết tục gian kinh thư, trị thế ngữ ngôn, tư sanh nghiệp đẳng, giai thuận chánh pháp. Tam thiên đại thiên thế giới lục thú chúng sanh tâm chi sở hành, tâm sở động tác, tâm sở hư luận, giai tất tri chi. Tuy vị đắc vô lậu trí huệ, nhi kỳ ư căn thanh tịnh như thử. Thị nhân hữu sở tư duy trù lượng, giai thị Phật pháp, vô bất chân thật, diệc thị tiên Phật kinh trung sở thuyết”. Nhĩ thời, Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn: - Thị nhân ư thanh tịnh, minh lợi, vô trược uế. Dĩ thử diệu ư căn, tri thượng trung hạ pháp. Năi chí văn nhất kệ, thông đạt vô lượng nghĩa, thứ đệ như pháp thuyết. Nguyệt, tứ nguyệt, chí tuế. Thị thế giới nội ngoại, nhất thiết chư chúng sanh. Nhược thiên, long, cập nhân, Dạ Xoa, quỷ thần đẳng. Kỳ tại lục thú trung, sở niệm nhược can chủng, tŕ Pháp Hoa chi báo, nhất thời giai tất tri. Thập phương vô số Phật, bách phước trang nghiêm tướng, vị chúng sanh thuyết pháp, tất văn năng thọ tŕ. Tư duy vô lượng nghĩa, thuyết pháp diệc vô lượng. Chung thỉ bất vong thác. Dĩ tŕ Pháp Hoa cố, tất tri chư pháp tướng. Tùy nghĩa thức thứ đệ, đạt danh tự ngữ ngôn. Như sở tri diễn thuyết. Thử nhân hữu sở thuyết, giai thị tiên Phật pháp. Dĩ diễn thử pháp cố, ư chúng vô sở úy. Tŕ Pháp Hoa kinh giả, ư căn tịnh nhược tư. Tuy vị đắc vô lậu, tiên hữu như thị tướng. Thị nhân tŕ thử kinh, an trụ hy hữu địa, vị nhất thiết chúng sanh, hoan hỷ nhi ái kính. Năng dĩ thiên vạn chủng, thiện xảo chi ngữ ngôn, phân biệt nhi thuyết pháp, tŕ Pháp Hoa kinh cố.

          ()復次常精進。若善男子善女人。如來滅後。受持是經。若讀。若誦。若解說。若書寫。得千二百意功德。以是清淨意根。乃至聞一偈一句通達無量無邊之義。解是義已。能演說一句一偈。至於一月四月乃至一歲。諸所說法。隨其義趣。皆與實相不相違背。若說俗間經書。治世語言。資生業等。皆順正法。三千大千世界六趣眾生心之所行。心所動作。心所戲論。皆悉知之。雖未得無漏智慧。而其意根清淨如此。是人有所思惟籌量。皆是佛法。無不真實。亦是先佛經中所說。爾時世尊。欲重宣此義而說偈言。是人意清淨。明利無濁穢。以此妙意根。知上中下法。乃至聞一偈。通達無量義。次第如法說。月四月至歲。是世界內外。一切諸眾生。若天龍及人。夜叉鬼神等。其在六趣中。所念若干種。持法華之報。一時皆悉知。十方無數佛。百福莊嚴相。為眾生說法。悉聞能受持。思惟無量義。說法亦無量。終始不忘錯。以持法華故。悉知諸法相。隨義識次第。達名字語言。如所知演說。此人有所說。皆是先佛法。以演此法故。於眾無所畏。持法華經者。意根淨若斯。雖未得無漏。先有如是相。是人持此經。安住希有地。為一切眾生。歡喜而愛敬。能以千萬種。善巧之語言。分別而說法。持法華經故。

          (Kinh: Lại này Thường Tinh Tấn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân sau khi Như Lai diệt độ, thọ tŕ kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, sẽ đắc một ngàn hai trăm công đức nơi ư. Dùng ư căn thanh tịnh ấy, dẫu chỉ nghe một kệ, một câu, bèn thông đạt vô lượng vô biên nghĩa. Đă hiểu nghĩa ấy rồi, có thể diễn nói một câu, một kệ trong một tháng, bốn tháng, cho tới một năm. Những lời thuyết pháp thuận theo nghĩa thú, đều chẳng trái nghịch Thật Tướng. Nếu nói kinh sách thế tục, các lời lẽ làm khuôn phép cho cơi đời, các nghề nghiệp kiếm sống v.v… đều thuận theo chánh pháp. Đối với tâm hạnh, những vận hành trong tâm, hư luận trong tâm của chúng sanh thuộc sáu đường trong tam thiên đại thiên thế giới, thảy đều hay biết. Tuy chưa đắc trí huệ vô lậu, nhưng ư căn đă thanh tịnh như thế. Những điều người ấy suy nghĩ, trù tính, cân nhắc đều là Phật pháp, không ǵ chẳng chân thật, mà cũng là những điều đă được nói trong kinh của cổ Phật”. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn nhắc lại nghĩa này, bèn nói kệ rằng: - Người ấy ư thanh tịnh, sáng nhạy, không trược uế. Dùng diệu ư căn ấy, biết pháp thượng, trung, hạ. Dẫu chỉ nghe một kệ, thông đạt vô lượng nghĩa. Đúng pháp nói thứ tự. Một, bốn tháng, tới năm. Trong ngoài thế giới y, hết thảy các chúng sanh, dù trời, rồng, và người, Dạ Xoa, các quỷ thần… Ở trong khắp sáu đường, suy nghĩ bao nhiêu thứ. Do báo tŕ Pháp Hoa, cùng lúc đều biết hết. Mười phương vô số Phật, tướng trăm phước trang nghiêm, v́ chúng sanh thuyết pháp, đều nghe rồi thọ tŕ, tư duy vô lượng nghĩa. Thuyết pháp cũng vô lượng. Đầu cuối, chẳng quên lầm. Do tŕ kinh Pháp Hoa, đều biết các pháp tướng. Theo nghĩa biết thứ tự, hiểu danh tự, ngôn ngữ. Diễn thuyết theo chỗ biết. Người ấy hễ nói năng, đều là pháp cổ Phật. V́ diễn thuyết pháp ấy, trong chúng chẳng sợ hăi. Người tŕ kinh Pháp Hoa, ư căn tịnh dường ấy. Tuy chưa đắc vô lậu, đă có tướng ấy trước. Người ấy tŕ kinh này, an trụ hy hữu địa, được hết thảy chúng sanh, hoan hỷ mà yêu kính. Hay dùng ngàn vạn loại, ngôn ngữ đều hay khéo, phân biệt mà thuyết pháp. Do tŕ Pháp Hoa vậy).

 

          Các sản nghiệp kiếm sống trong thế gian đều thuận chánh pháp, tức là nhân ư tịnh. Sở hành trong tâm, động tác của chư thiên đều biết, chính là thiên ư tịnh. Bốn tháng biểu thị Tứ Đế. Một năm là mười hai tháng, tức biểu thị Thập Nhị Nhân Duyên. Đều chẳng trái nghịch Thật Tướng tức là huệ ư tịnh. Một tháng biểu thị Đại Thừa, tức pháp ư tịnh. Những điều suy lường đều đă được nói trong kinh Phật của Phật quá khứ, tức là Phật ư tịnh. Cùng lúc viên minh, cùng lúc giúp nhau, cùng lúc chẳng nhiễm, cùng lúc chẳng sai lầm. Phần thứ hai, nêu ra công đức nơi cái quả của phẩm đầu để khuyên lưu thông đă xong!

          Giải thích phẩm Pháp Sư Công Đức đă xong; kế đó sẽ giải thích phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát.

          Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa

phần 13 hết

 



[1] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Vô Sanh Pháp Nhẫn: Chân trí an trụ trong Thật Tướng Lư Thể của hết thảy các pháp vốn chẳng sanh diệt, chẳng dấy lên nghiệp hạnh”.

[2] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Văn Tŕ Đà La Ni: Đă đắc Vô Sanh, đối với giáo pháp đă được nghe, liền nhớ giữ chẳng quên”.

[3] Thế giới vi trần số: Số lượng bằng số vi trần trong một thế giới (một tiểu thế giớimột hệ thống vũ trụ gồm có một núi Tu Di, nhật, nguyệt, và bốn bộ châu vây quanh núi Tu Di).

[4] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện Tài: Văn Tŕ chỉ có thể tự hiểu. Nhạo thuyết (ưa thích nói) là kiêm giáo hóa chúng sanh, ư nghĩa càng thêm thù thắng”.

[5] Pháp sư Phổ Hàng giảng: “Toàn Đà La Ni: Xoay chuyển Không và Giả, thông đạt trăm ngàn vạn ức vô lượng pháp môn”.

[6] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Một ngàn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Do vậy có thể biết nhị thiên trung thiên tức là hai đại thiên thế giới”.

[7] Tứ Thiên Hạ chính là cơi chúng ta đang sống. Do ở dưới ngay tầng trời của Tứ Thiên Vương cho nên gọi là Tứ Thiên Hạ. Lại do tầng này có bốn đại châu (Diêm Phù Đề, Cù Da Ni, Phất Bà Đề, và Uất Đan Việt), cho nên gọi là Tứ Thiên Hạ.

[8] Ở đây, Thiết Luân là một địa vị của Viên Giáo Bồ Tát theo giáo nghĩa tông Thiên Thai. Tức theo tông Thiên Thai, các địa vị chứng đắc được chia thành Thiết Luân, Đồng Luân, Ngân Luân, Kim Luân, Lưu Ly Luân, Ma Ni Luân. Tổ Thiên Thai (Trí Giả đại sư) đă dựa theo giáo nghĩa của kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp để lập ra sáu luân. Phẩm Hiền Thánh Học Quán của kinh ấy đă đem quả báo hiền thánh phối ứng với các danh hiệu của Luân Vương mà lập ra Đồng Bảo Anh Lạc, Ngân Bảo Anh Lạc, Kim Bảo Anh Lạc v.v… nhằm phối ứng với các địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác, gọi chung là Lục Luân Đối Vị. Ngài Thiên Thai đă dùng ư ấy để lập ra Lục Luân, coi Thiết Luân là địa vị Thập Tín, lược bỏ các địa vị Thủy Tinh Anh Lạc (tương ứng với Diệu Giác). “Luân” có nghĩa là vận chuyển và nghiền nát. Nói đơn giản, Thiết Luân là địa vị Thập Tín, Đồng Luân là địa vị Thập Trụ, Ngân Luân là địa vị Thập Hạnh, Kim Luân là địa vị Thập Hồi Hướng, Lưu Ly Luân tức địa vị Thập Địa, Ma Ni Luân tức địa vị Đẳng Giác. Những điều trên đây được chép trong bộ Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết.

[9] Hiểu theo nghĩa đen, “đảnh thọ” có thể hiểu theo hai nghĩa: Đảnh lễ thọ tŕ, hoặc trân trọng giống như đặt trên đầu mà tiếp nhận. Như vậy “đảnh thọ” có nghĩa là tiếp nhận hết sức cung kính, trân trọng vâng giữ.

[10] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Kinh quyển là nói đến hết thảy các kinh điển do đức Phật đă nói. Cúng dường kinh quyển phải hiểu là theo đúng lời dạy mà tu hành, hoàn toàn chẳng phải là coi kinh điển như thứ để thờ phụng, chỉ dùng hoa, hương để cúng dường mà thôi!”

[11] Đế vơng là cái lưới của Đế Thích. Trong mỗi mắt lưới có một viên châu, mỗi viên châu sẽ phản chiếu ánh sáng của các viên châu khác, hiện bóng trong các viên châu khác, trùng trùng vô tận. V́ thế, cơi Đế Vơng chỉ có nghĩa là cơi nước trùng trùng vô tận, Sự Sự vô ngại.

[12] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Đảnh đới tức là phụng tŕ (kính vâng ǵn giữ). Kinh điển là toàn thân của Như Lai. Phụng tŕ kinh điển chính là đảnh đới Như Lai”.

[13] “Tăng phường” chính là tăng xá, là pḥng ốc để chư Tăng cư trụ.

[14] Tánh Tội tức là tội lỗi thuộc về tự tánh. C̣n gọi là Tự Tánh Tội, Tánh Trọng, Thật Tội, hàm nghĩa: Bất luận trong hoàn cảnh nào, hễ phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, th́ đều thuộc về hành vi có tội lỗi nơi bản chất, cho nên gọi là Tánh Tội.

[15] Ngũ Thiên Thất Tụ (hay gọi tắt là Thiên Tụ) tức là cách phân loại các giới trong Cụ Túc Giới của tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni. Tùy quan điểm phân loại khác nhau mà Cụ Túc Giới được chia thành năm loại (ngũ thiên) hay bảy loại (thất tụ). Do bản chất tế nhị của giới tướng, chúng tôi chỉ nêu danh xưng, không đi sâu vào chi tiết để các vị sơ tâm khỏi tạo khẩu nghiệp do không hiểu kỹ giới tướng, bản chất và dụng ư của các giới bèn tùy tiện phê phán, chỉ trích hàng xuất gia.

Ngũ Thiên là:

1) Ba La Di (Pārājika, dịch nghĩa là Đoạn Đầu): Phạm giới thuộc loại này sẽ không c̣n tư cách là Tăng Sĩ, giống như người đă bị đứt đầu không thể sống được nữa.

2) Tăng Già Bà Thi Sa (Saṁghāvasesa, dịch nghĩa là Tăng Tàn): Phạm tội này, tư cách tỳ-kheo bị tàn khuyết, phải đối trước đại chúng Tăng sám hối để cầu duy tŕ giới.

3) Ba Dật Đề (Pāyattika, dịch nghĩa là Đọa): Người phạm các tội ấy sẽ đọa địa ngục.

4) Ba La Đề Đề Xá (Pratideśaniya, dịch nghĩa Hướng Bỉ Hối): Nhẹ hơn loại trên, cần phải đối trước tăng đoàn sám hối.

5) Đột Cát La (Duṣkṛta, dịch nghĩa là Ác Tác), tức các lỗi ác nhẹ do vô t́nh hay không cẩn thận.

Thất Tụ là ngoài năm loại trên lại có thêm hai loại là Thâu Lan Giá (Sthūlātyaya, dịch nghĩa là Chướng Thiện Đạo) và Ác Thuyết (Durbhāsita). Kinh Đại Bát Niết Bàn có một thí dụ về tội Thâu Lan Giá: Tỳ-kheo thấy tràng hoa cúng Phật đă héo, vứt bỏ đi, tự tiện lấy chỉ xâu hoa để dành mà không thưa với chúng tăng để được chúng tăng cho phép sử dụng, vị tỳ-kheo ấy phạm tội Thâu Lan Giá.

[16] Tánh nghiệp và giá nghiệp tức là các nghiệp gây tạo nên tánh tội hay giá tội. Giá tội là tội lỗi không thuộc về tánh tội, nhưng có thể dẫn đến các tánh tội, chẳng hạn hành vi uống rượu tuy là giá tội, nhưng xét theo nghiệp th́ lại là tánh nghiệp, do người say sưa có thể dẫn đến các hành vi sát, đạo, dâm, vọng.

[17] Tức là hễ phạm lỗi, vừa nhận biết liền sám hối ngay, không chần chừ để đến ngày hôm sau mới sám hối.

[18] Bảy chúng là tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, sa-di, sa-di-ni, thức-xoa-ma-na, ưu-bà-tắc, và ưu-bà-di.

[19] Tức là thành ngữ “thử tức, điểu không” được nhắc đến trong sách A Di Đà Kinh Yếu Giải. Đây là thành ngữ chế giễu kẻ học Phật không hiểu biết, nhưng thích phô trương, nên cứ lặp lại như vẹt, hoặc chỉ thích bàn suông, ăn nói lớn lối, chẳng chân chánh tu hành. Nghe nói: “Phật tức tâm, tâm tức Phật” th́ cũng cứ lập lại “tức tức” giống như tiếng chuột kêu “tức tức” (chữ Tức () có âm Quan Thoại là Jí, khá giống với tiếng chuột kêu chít chít), mà chẳng hiểu “tức tức” là ǵ. Lại nghe nói: “Vạn pháp là không” th́ cũng nói: “Không, không” giống như tiếng chim kêu trên không trung, mà chẳng hiểu “không không” là ǵ.

[20] Đa La là một loại cây thuộc họ Cọ, tên tiếng Anh là Palmyra Palm (tên khoa học là Borassus Flabellifer), tức là cây Thốt Nốt trong tiếng Việt (do mô phỏng tên gọi Th’not trong tiếng Khmer). Cây có thể cao đến 30 mét. Cây có trái ăn được. Tại Bangladesh, người ta c̣n trích lấy nhựa từ trái của loại cây này để nấu với sữa làm thành món ăn ngọt gọi là Taal-kheer (Kheer là tiếng gọi chung các món cháo sữa, có thể thêm quế, hạnh nhân cắt lát mỏng; hoặc đôi khi c̣n thêm xoài vào), hoặc dùng để chế đường thốt nốt. Lá cây rất to, có h́nh quạt, có thể rộng đến hơn hai mươi mét, chia thành nhiều phiến nhỏ. Lá cây này thường được luộc sơ qua với bột nghệ và muối, rồi đem phơi khô. Sau khi đánh bóng sẽ cắt thành từng miếng h́nh chữ nhật dài 30 cm, rộng 6 cm để chép kinh. Kinh chép bằng cách dùng kim xâm trên lá, sau đó bôi mực để chữ hiện ra ((kinh kiểu này thường được gọi là bối diệp kinh văn). Lá cũng được sử dụng làm quạt (đa phần quạt dùng để che mặt khi làm lễ của các sư Nam Tông tại Sri Lanka làm bằng lá cây này) hoặc lợp nhà, đan rổ rá, đệm, nón v.v... Gỗ của cây này có thể sử dụng để xây cất nhà cửa hoặc các vật dụng như bàn, ghế, tủ v.v… Thậm chí, tại Indonesia, rễ cây này được phơi khô để làm kẹo nhai vặt gọi là Odiyal.

[21] Biểu Sát chính là một kiến trúc thường đặt trên đỉnh tháp hoặc trên nóc đại điện, gồm nhiều ṿng tṛn nhỏ chồng lên nhau, hoặc chia thành nhiều tầng, h́nh dạng giống như một trụ tràng phan, tượng trưng cho các tầng lọng nhằm trang nghiêm kiến trúc ấy. Kiến trúc này c̣n gọi là Tướng Luân, gồm rất nhiều bộ phận hợp thành (tính từ dưới lên trên là lộ bàn, phục bát, thọ luân, phong đạc, thủy yên, long xa và bảo châu).

[22] Ngưu đầu chiên đàn (Gośīrṣaka Candana) chính là Xích Chiên Đàn. Do loại cây này sanh trưởng ở núi Ngưu Đầu nên gọi là Ngưu Đầu Chiên Đàn. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Núi Ma La Da sanh ra hương Chiên Đàn, gọi là Ngưu Đầu. Nếu dùng để bôi thân, dẫu vào hầm lửa, chẳng bị lửa đốt cháy”. Sách Tây Vực Kư chép: “Nơi bờ biển phía Nam nước ấy, có núi Mạt Lạt Da. Núi cao ngất, nhiều hang, hốc, khe suối. Trong ấy có cây Bạch Đàn, cây Chiên Đàn Nễ Bà… chẳng thể phân biệt. Chỉ có vào lúc giữa mùa Hạ, lên cao, nh́n ra xa, cây nào có rắn quấn quanh th́ biết [chính là cây Ngưu Đầu Chiên Đàn], bởi cây ấy bẩm chất mát lạnh, cho nên rắn thích cuộn quanh. Đă trông thấy, họ liền bắn tên vào thân cây để ghi nhớ, đợi đến mùa Đông sẽ đốn lấy”. Theo Phật Quang A Hàm Tạng, loại cây này có màu như chất đồng đỏ, thơm nhất trong các loại Chiên Đàn, mùi thơm tồn tại rất lâu. Thời cổ, người ta dùng loại gỗ này để chế tạo tượng Phật, điện đường, vật dụng quư v.v… Bột gỗ có thể dùng làm thuốc, dầu của nó để làm nguyên liệu chế dầu thơm. Rặng núi Malaya nay nằm giữa tiểu bang Kerala và Tamil Nadu của Ấn Độ, là một phần của rặng Tây Ghats (mạch núi này chạy qua các tiểu bang Gujarat, Maharastra, Goa, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu).

[23] Sách Huyền Ứng Âm Nghĩa chú giải: “Tu Mạn Na c̣n gọi là Tu Ma Na, Tô Na Na, sắc trắng lẫn vàng, rất thơm. Cây không to, cao chừng ba bốn thước, hoa rủ xuống như h́nh cái lọng”. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa nói: “Hoa Tu Mạn Na được phương này dịch là Duyệt Ư Hoa, v́ h́nh dáng lẫn màu sắc đều xinh đẹp, khiến cho người trông thấy tâm vui sướng, cho nên có tên như vậy”.

[24] Loại hoa này c̣n gọi là Chiêm Ba, Chiêm Bốc Già, Chiên Bà Ca, Thiệm Ba (tùy theo cách phiên âm) v.v… dịch nghĩa là Uất Kim Hoa, hay Hoàng Hoa. Cũng có người cho rằng đây là hoa dành dành, nhưng xét ra, hoa dành dành không phù hợp với các miêu tả về loại hoa này. Theo kinh Trường A Hàm, hoa Chiêm Bặc thân cây to lớn, vỏ cây, cánh hoa và nhựa cây đều thơm ngát. Sắc hoa óng ánh như vàng, mùi hương lan tỏa mấy dặm. Có thuyết cho rằng đây là hoa Mộc Lan (Magnolia), nhưng hoa Mộc Lan vẫn không phù hợp với những miêu tả trên đây.

[25] A Đề Mục Đa Già, thường được gọi là Hiptage trong tiếng Anh, tên khoa học là Hiptage Benghalensis, là một loại cây mọc thành bụi, dây leo, thân có những sợi tơ màu vàng. Hoa trắng hồng, rất thơm, trái có ba cánh có thể bay theo gió, thường mọc rất phổ biến tại Bengal. Người Hoa c̣n gọi loại hoa này bằng cách danh xưng Phi Diên, Viên Vĩ Đằng, Ngưu Khiên Đằng, Hồng Dược Đầu, Phong Tranh Quả, Hoàng Ngưu Diệp, Hồng Long v.v…

[26] Ngũ Hối là năm phương pháp hay năm bước cần phải thực hiện trong khi tu sám hối nhằm diệt tội, tăng phước. Tông Thiên Thai đề xướng Ngũ Hối gồm sám hối, khuyến thỉnh (khuyên mời mười phương chư Phật chuyển pháp luân), tùy hỷ, hồi hướng và phát nguyện (tổ Thiên Thai đề xướng điều này trong bộ Ma Ha Chỉ Quán). Trong khi đó, Mật Tông lại đề xướng Ngũ Hối hơi khác. Ngũ Hối trong Mật Tông gồm quy mạng, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, và hồi hướng (quan điểm này được đề xướng trong bộ Kim Cang Đảnh Liên Hoa Bộ Tâm Niệm Tụng Nghi Quỹ). Do quan điểm này trùng với các nguyện trong Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương, nên cách tu Ngũ Hối của Mật Tông đôi khi c̣n được gọi là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tán.

[27] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Tự đến nghe kinh, do tâm niệm thuần hay tạp mà chia thành ba phẩm: Hạ phẩm chuyển sanh làm kẻ phú quư, được quả báo có voi, ngựa, xe cộ đẹp đẽ. Trung phẩm th́ được làm vua có quả báo kiệu cáng bằng châu báu. Thượng phẩm th́ được sanh lên trời, hưởng quả báo đi đến đâu cung điện theo sát thân, cho nên nói là thừa cung điện”.

[28] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Đà La Ni Bồ Tát là bậc Bồ Tát đă đắc Tổng Tŕ, theo Thập Địa Luận, đó là Ngũ Địa Bồ Tát trong Viên Giáo”.

[29] Hiển Đối Sắc: Sắc tướng có thể thấy bằng mắt thường.

[30] Chướng ngoại sắc: Sắc tướng bị ngăn che bởi một vật khác, chẳng hạn như vật ở sau bức tường th́ mắt thường chẳng thể nh́n xuyên qua tường được. Sắc tướng ấy được gọi là Chướng Ngoại Sắc.

[31] Ư nói: Cơi trên có thể thấy cơi dưới, nhưng cơi dưới chẳng thấy cơi trên, như chư thiên trời Tứ Thiên Vương có thể thấy nhân gian, ngạ quỷ, súc sanh, A Tu La, địa ngục v.v… rành rành, nhưng chẳng thể thấy cảnh tượng trên trời Đao Lợi.

[32] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Mạng Mạng, c̣n gọi là Cộng Mạng, một thân hai đầu, mỗi đầu có ư thức riêng biệt”.

[33] Pháp sư Phổ Hành giảng: “Quang Âm là tức Nhị Thiền Thiên trong Sắc Giới. Chư thiên cơi này miệng thường phóng quang để giao tiếp thay cho ngôn ngữ. Biến Tịnh Thiên thuộc Tam Thiền Thiên, cơi trời ấy quang minh thanh tịnh trọn khắp nên có tên như thế”.

[34] Hoa Xà Đề, c̣n phiên âm là Xà Đế, Xà Để, dịch nghĩa là Sanh Hoa hay Thật Hoa, có tên khoa học là Jasminum Grandiflorum, thuộc họ Nhục Đậu Khấu. Do vậy, hoa này c̣n được gọi là hoa Nhục Khấu, hoặc hoa Đậu Khấu, hay hoa Kim Tiền. Hoa có màu trắng, phía ngoài phớt hồng, hương thơm nồng. Loại hoa này thường thấy rất nhiều ở Nepal và chân núi Hy Mă Lạp Sơn.

[35] Hoa Mạt Lợi là một loại hoa nhài (Jasmine), có tên khoa học là Jasminum Sambac, thường gọi là Arabic Jasmine. Loại hoa nhài này mọc thành chùm đến mười hai hoa, cánh trắng, mỗi hoa có từ năm đến chín cánh rất thơm, nở về đêm. Hoa khép lại lúc ban ngày. Tuy gọi là Arabic Jasmine, hoa này mọc phổ biến tại Nam Á và Đông Nam Á. Người Ba Tư đă đem giống hoa này về Trung Đông và giới thiệu sang Âu Châu nên hoa này mới có danh xưng ấy.

[36] Pāṭala có nghĩa màu đỏ nhạt. Danh xưng này thường được dùng để chỉ nhiều loại hoa khác nhau. Phổ biến nhất là loại hoa Bigonia Suaveolens, hoa có h́nh loa kèn màu hồng nhạt, rất thơm.

[37] Tagara là một loại hoa màu trắng (có tên tiếng Anh là Indian Valerian, hoa Cam Tùng), năm cánh thon dài, thơm ngát, thường được dùng làm thuốc. Hoa này thuộc họ Valerianeaceae (Nữ Lang).

[38] Ba Lợi Chất Đa La dịch nghĩa là Hương Biến Thụ (cây tỏa hương trọn khắp), hoặc Thiên Thụ Vương (cây chúa trên cơi trời) hoặc Gián Thác Trang Nghiêm (trang nghiêm xen kẽ). Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa nói cành, rễ, thân, lá, hoa, quả của nó đều tỏa hương xông khắp trời Đao Lợi.

[39] Câu Bệ Đà La (c̣n viết là Kudara) là một loại hắc đàn, dịch nghĩa là Địa Phá Thụ, có tên khoa học là Bauhinia Variegata (hoa Ban), mọc nhiều quanh sườn Tây của Hy Mă Lạp Sơn. Theo Lập Thế A Tỳ Đàm Luận, cây này thân cao lớn, h́nh dạng đẹp đẽ, cành lá um tùm, có thể che mưa tránh gió.

[40] Bảy báu ở đây là bảy món báu của Chuyển Luân Vương. Khi Luân Vương lên ngôi, bảy báu sẽ tự nhiên xuất hiện:

- Kim luân bảo: Bánh xe báu có ngàn căm. Chuyển Luân Vương ngự trên bánh xe ấy bay đi khắp bốn đại châu.

- Tượng Bảo (voi báu): H́nh dáng trắng sạch, đoan nghiêm như hoa sen trắng.

- Mă Bảo: Ngựa báu lông óng đỏ như ngọn lửa, bờm và đuôi ánh sắc vàng ṛng.

- Nữ bảo (cô gái đẹp): H́nh dung đoan chánh, xinh đẹp bậc nhất.

- Ma Ni bảo châu: Có thể tuôn ra các thứ báu theo ḷng mong muốn.

- Chủ Tạng Thần: Người có của cải nhiều vô lượng, sẵn sàng phụng sự Chuyển Luân các tài vật cần dùng, biết các kho tàng trong ḷng đất.

- Chủ Binh Thần: Dũng mănh, kiên cường, có tài điều khiển quân đội bậc nhất.

Ngoài bảy báu, Chuyển Luân Vương c̣n có một ngàn con trai.

[41] Tỳ Xá Xà, c̣n phiên âm là Tất Xá Giá, Tỳ Xá Giá, Tịch Xá Chá, Tư Xá Trá, dịch nghĩa là Điên Quỷ, Điên Cuồng Quỷ, Đạm Tinh Quỷ, Thực Tinh Khí Quỷ, Thực Thi Quỷ (quỷ ăn xác chết), Thực Huyết Nhục Quỷ, Xan Thi Quỷ (quỷ ăn xác chết) v.v… Đây là một loài quỷ thường ăn xác chết và tinh khí của con người, có thể gây ra điên cuồng, bệnh tật cho con người. Có khả năng biến hóa thành mọi h́nh dáng để quyến rũ nạn nhân. Chúng thường lẩn quẩn nơi các nghĩa địa, ngơ vắng vào lúc hoàng hôn.