Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá

Chú Giải Giảng Nghĩa

phần 3

無量壽經優婆提舍註解講義

Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận

印度世親菩薩造論

Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận

元魏天竺三藏菩提流支譯論

Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải

元魏玄中寺

Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa

民國淨律寺門性梵講義

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

2.2.1.2.3.1.1.7. Xúc công đức

 

          (Luận) Bảo tánh công đức thảo, nhu nhuyễn tả hữu toàn, xúc giả sanh thắng lạc, quá Ca Chiên Lân Đà.

          (Chú) Thử tứ cú, danh “trang nghiêm xúc công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, tuy bảo trọng kim ngọc, bất đắc vi y phục. Tuy trân ngoạn minh kính, vô nghị ư phu cụ. Tư duyên duyệt ư mục, bất tiện ư thân dă. Thân nhăn nhị t́nh, khởi phất mâu thuẫn hồ? Thị cố nguyện ngôn, sử ngă quốc độ nhân thiên lục t́nh, ḥa ư thủy nhũ, tốt khứ Sở Việt chi lao. Sở dĩ thất bảo nhu nhuyễn, duyệt mục, tiện thân.

          ()寶性功德草。柔軟左右旋。觸者生勝樂。過迦旃隣陀。

          (此四句名莊嚴觸功德成就。佛本何故起此莊嚴。見有國土。雖寶重金玉。不得為衣服。雖珍玩明鏡。無議於敷具。斯緣悅於目。不便於身也。身眼二情豈弗矛盾乎。是故願言。使我國土人天六情和於水乳卒去楚越之勞。所以七寶柔軟。悅目便身。

          (Luận: Cỏ công đức tánh báu, mềm mại xoay trái phải, chạm vào vui thù thắng, hơn Ca Chiên Lân Đà.

          Chú: Bốn câu này được gọi là “trang nghiêm xúc công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ tuy có vàng ngọc đáng quư trọng, nhưng chẳng thể làm thành y phục. Tuy có đồ trân ngoạn, gương sáng, nhưng chẳng thể bàn đến chuyện [làm thành] đồ trải phủ được. Như vậy là các thứ ấy chỉ sướng mắt, nhưng chẳng thuận tiện cho thân. Hai t́nh thức nơi thân và mắt há chẳng mâu thuẫn ư? V́ thế, Ngài nguyện rằng: Khiến cho trong cơi nước của tôi, sáu t́nh ḥa hợp như nước với sữa, diệt hết nỗi nhọc nhằn giữa Sở và Việt. V́ thế, bảy báu mềm mại, vừa đẹp mắt, vừa thuận tiện cho thân thể).

 

          V́ sao A Di Đà Phật muốn có xúc công đức trang nghiêm? V́ Ngài thấy có những quốc độ, tuy có vàng, ngọc, bảy báu đáng quư trọng nhất, mọi người thật sự yêu thích, nhưng chất báu có đặc tánh kiên cố, chỉ có thể làm thành những món đồ vật để trang hoàng, chẳng thể chế thành y phục để mặc. Ngay như trân châu kể ra rất nổi tiếng quư báu, cũng chỉ có thể dùng làm gương sáng, hoặc đồ trân ngoạn cho mọi người, trọn chẳng thể dùng làm những thứ mền đệm để trải lên giường ngơ hầu thân thể mệt mỏi nghỉ ngơi được! Những món vật trân ngoạn ấy chỉ có thể khiến cho người ta nh́n vào đẹp ḷng, chẳng thể khiến cho thân thể con người có được cảm xúc vui sướng. Ngược lại, đụng phải chúng, có thể gây tổn thương, có hại cho thân thể! Nh́n như vậy, đối với thân thể và tṛng mắt của con người, trân bảo chẳng thể đồng thời tạo cảm xúc vui sướng và tạo lợi ích được, há chẳng trở thành mâu thuẫn lẫn nhau ư? Do có nguyên nhân ấy, đức Di Đà đă phát nguyện, khiến cho trong quốc độ khi Ngài thành Phật, sáu căn (lời chú giải dùng chữ “lục t́nh” để chỉ sáu căn) của hết thảy đại chúng trời người hễ tiếp xúc sáu trần, sẽ đồng thời đều có cảm nhận vui sướng, hài ḥa, chẳng có cảm xúc đau khổ, chống trái, giống như nước và sữa ḥa lẫn vào nhau, chẳng phân đây, kia. Căn bản là chẳng có mâu thuẫn sướng hay khổ, hoặc t́nh huống vừa có lợi vừa có hại.

          Không chỉ là như vậy, mà c̣n có thể khiến cho hết thảy những ai văng sanh cơi ấy, đều đắc lục căn thanh tịnh, trọn đủ sáu món thần thông vi diệu. Chính ḿnh có thể đạt được lợi ích yên vui, lại c̣n có thể tạo lợi ích trọn khắp cho người khác, chẳng khiến cho ta và người chống trái, chẳng có khuyết điểm coi trọng bên này, thờ ơ bên kia. V́ thế nói “tốt khứ Sở Việt chi lao” (dứt tuyệt nỗi nhọc nhằn giữa Sở và Việt). Vào thời cổ, tại Trung Hoa, nước Sở và nước Việt[1] đối địch lẫn nhau. Quư vị muốn giúp đỡ nước Sở, sẽ gây bất lợi cho nước Việt. Quư vị muốn đồng thời giúp đỡ hai nước, tất nhiên là sẽ uổng công vô ích, đối với đôi bên đều chẳng tốt đẹp ǵ! Ngài Đàm Loan dùng sự thật này để làm thí dụ: Quư vị muốn cho các thứ trân bảo trong cơi [Sa Bà] này có thể đồng thời có lợi ích và tạo cảm nhận vui sướng cho nhăn căn và thân căn th́ sẽ tuyệt đối chẳng thể được! Chỉ có người ở trong cơi nước được thành tựu bởi bổn nguyện của Phật Di Đà th́ mới có thể “một căn đối với trọn khắp hết thảy các trần, một trần khiến cho hết thảy các căn đều vui sướng”. Căn và trần không ǵ chẳng xứng tánh dung thông, tự tại vô ngại, chỉ hưởng các niềm vui, chẳng hứng chịu đau khổ. Do vậy, bảy báu trong cơi ấy cho đến vô lượng các thứ báu đều sẵn có bản tánh mềm mại, khiến cho mọi người đă được thưởng ngoạn sướng mắt, lại c̣n có thể khoác mặc trên thân thể, đồng thời có sự thọ dụng trang nghiêm vui sướng.

 

          (Chú) Ca Chiên Lân Đà giả, Thiên Trúc nhu nhuyễn thảo danh dă, xúc chi giả, năng sanh lạc thọ, cố dĩ vi dụ.

          (迦旃隣陀者。天竺柔軟草名也。觸之者能生樂受。故以為喻。

          (Chú: Ca Chiên Lân Đà là tên của một thứ cỏ mềm mại bên Thiên Trúc, chạm vào sẽ có cảm giác vui sướng, nên dùng nó làm thí dụ).

 

          Ca Chiên Lân Đà (Kācalindikāka) là tiếng Phạn, ngài Đàm Loan giải thích đó là tên một thứ cỏ mềm mại tại Ấn Độ (Thiên Trúc). Loại cỏ ấy chạm vào thân thể con người, sẽ khiến cho sáu căn của quư vị đều có sự cảm nhận vui sướng rất thoải mái. Do vậy, dùng nó để sánh ví trân bảo trong cơi ấy (cơi Cực Lạc) có thể khiến cho sáu căn của con người đồng thời đạt được cảm giác vui sướng. Nhưng trong kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển thứ ba mươi, có chép: “Ca Chiên Lân Đà, diệc danh Ca Chiên Lân Đề, Ca Chân Lân Đà, Ca Giá Lân Địa, Ca Lân Đà, Ca Lân Đề đẳng, hải trung điểu danh, xúc chi đại lạc. Hữu Luân Vương xuất, thử điểu tắc hiện” (Ca Chiên Lân Đà c̣n gọi là Ca Chiên Lân Đề, Ca Chân Lân Đà, Ca Giá Lân Địa, Ca Lân Đà, Ca Lân Đề v.v… là tên một loài chim trong biển, chạm vào nó sẽ hết sức vui sướng. Khi có Luân Vương ra đời, loài chim này sẽ xuất hiện). Theo sách Pháp Uyển Châu Lâm[2], quyển thứ hai mươi lăm: “Chim Ca Chiên Lân Đà sống trong biển, ôm hoặc chạm vào nó, thân tâm vui sướng thỏa thích c̣n hơn lục dục”. Lại theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa[3], quyển thứ hai mươi lăm th́: “Ca Lân Đề, cơi này dịch là Thật Khả Ái, ư nói loài thủy điểu này thuộc loại uyên ương”. Quyển thứ mười chín của bộ sách ấy lại chép: “Ca Chỉ Lật Đế, c̣n gọi là Ca Chân Lân Để Ca, là tên một loài chim tốt lành. Thân nó có lông mềm mịn, hết sức nhẹ nhàng, đẹp đẽ, dùng làm áo, hoặc se thành sợi, Chuyển Luân Thánh Vương mới có thể dùng loại y phục ấy”. Từ những lời giải thích vừa trích dẫn trên đây, vậy th́ [Ca Chiên Lsân Đà] không phải là tên một loài cỏ, mà là tên một loài chim.

          Lời kệ của Luận Chủ viết: “Bảo tánh công đức thảo, nhu nhuyễn tả hữu toàn, xúc giả sanh thắng lạc, quá Ca Chiên Lân Đà” (Cỏ báu tánh công đức, mềm mại trái phải xoay, chạm vào vui thù thắng, hơn Ca Chiên Lân Đà), nhằm nói đại địa và muôn vật do các thứ báu hợp thành trong quốc độ An Lạc được thành tựu bởi công đức nơi bổn nguyện của Phật Di Đà. Thể tánh của chúng là vô cấu, thanh tịnh, lại c̣n nhu thuận, chẳng ương ngạnh, cứng cỏi. Lại như nước trong cơi ấy có tánh chất có thể lên xuống, có thể tùy thuận ư muốn của con người; giống như loại cỏ mềm mại, có thể thuận theo ư của con người mà xoay sang phía trái hoặc xoay sang phía phải, chẳng chĩa ngược lên, đâm vào ḷng bàn chân người ta, khiến cho họ cảm thấy đau khổ. Khi tiếp xúc loại cỏ ấy, chỉ sanh khởi niềm vui mầu nhiệm thù thắng. Đấy là nêu ra một loại cỏ mềm mại để làm đại biểu, nhằm sánh ví hết thảy các thứ trân bảo trang nghiêm trong cơi ấy đều khiến cho con người chẳng hứng chịu các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui. Niềm vui sướng ấy khó thể h́nh dung, [chỉ đành] so sánh: Lông chim Ca Chiên Lân Đà mềm mại đáng yêu nhất tại Ấn Độ vào thuở ấy, đem dệt thành vải rồi may thành y phục quư giá, khi mặc trên thân thể, sẽ đạt được niềm vui sướng vi diệu, [nhưng niềm vui sướng do chạm vào các thứ trân bảo trong Cực Lạc] c̣n vượt xa [cảm giác ấy].

 

          (Chú) Chú giả ngôn, thử gian thổ, thạch, thảo, mộc, các hữu định thể, dịch giả hà duyên mục bỉ bảo vi thảo da? Đương dĩ kỳ lam, nhung, quynh, miểu, cố dĩ thảo mục chi nhĩ. Dư nhược tham dịch, đương biệt hữu đồ.

          ()註者言。此間土石草木各有定體。譯者何緣目彼寶為草耶。當以其葻𦾵𦳥故以草目之耳。余若參譯。當別有途。

          (Chú: Người chú giải cho rằng: Đất, đá, cỏ, cây trong cơi này mỗi thứ đều có h́nh thể nhất định, v́ duyên cớ nào mà dịch giả lại gọi các chất báu trong cơi kia là cỏ? Do v́ thấy chúng lả lướt, mơn mởn, mềm mại xoay chuyển, mịn màng, bèn gọi chúng là cỏ đó thôi. Nếu tôi tham gia dịch thuật, th́ sẽ có cách khác).

 

          Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan nói rơ Ngài có cách nh́n khác đối với lời dịch. Ngài cho rằng: Trong thế giới này của chúng ta, mỗi thứ trong muôn vật đều có h́nh thể nhất định, mỗi thứ khác nhau, chẳng thể biến đổi được! Vị đại đức phiên dịch bộ luận này v́ sao lại coi các thứ báu trang nghiêm trong quốc độ An Lạc giống hệt như cỏ mềm mại? Hăy nên hiểu đó là [v́ nh́n theo] h́nh dạng khi cỏ bị gió đùa, điều này gọi là Lam (). Cỏ có dáng vẻ xoay chuyển về bên trái, hoặc bên phải, điều này gọi là Quynh (𦾵); cỏ mọc rất mịn th́ gọi là Miểu (𦳥). Có mấy loại t́nh h́nh như vậy, cho nên dịch thành “bảo tánh công đức thảo” (cỏ báu tánh công đức), [tức là] dùng danh xưng “cỏ” để gọi các thứ trân bảo. Giả sử Đàm Loan tôi được tham dự phiên dịch bộ luận này, tôi sẽ đổi thành lời dịch khác. V́ thế, nói là “đương biệt hữu đồ” (sẽ có cách khác). Nhưng ngài Đàm Loan chẳng nói thêm, tôi thử thay Ngài đổi lời dịch thành bốn câu như sau: “Bảo tánh như thủy tánh, công đức sở thành tựu. Xúc giả sanh thắng lạc, quá Ca Chiên Lân Đà” (Chất báu tánh như nước, do công đức thành tựu. Chạm vào vui thù thắng, hơn chim Thật Khả Ái). V́ Địa, Thủy, Hỏa, Phong đều thuộc về Xúc Trần, lại thuộc vào Ngũ Căn. Căn và Trần tiếp xúc, sẽ có lạc thọ, khổ thọ, và xả thọ. Nhưng nước trong thế giới Cực Lạc là nước tám công đức, chỉ có lạc thọ. Lại có nghĩa là “tùy thuận thanh tịnh, ly dục, tịch diệt, tùy thuận đạo được hành bởi hàng Bồ Tát và Thanh Văn. Do vậy, dùng nước tám công đức để tượng trưng cho các thứ báu trong cơi ấy, sẽ là thích hợp nhất, không chi hơn được! Chẳng biết Luận Chủ và ngài Đàm Loan có cho là đúng hay không?

 

          (Chú) Sanh thắng lạc giả, xúc Ca Chiên Lân Đà sanh nhiễm trước lạc. Xúc bỉ nhuyễn bảo, sanh pháp hỷ lạc. Nhị sự tương huyền, phi thắng như hà? Thị cố ngôn “bảo tánh công đức thảo, nhu nhuyễn tả hữu toàn, xúc giả sanh thắng lạc, quá Ca Chiên Lân Đà”.

          ()勝樂者。觸迦旃隣陀生染著樂。觸彼軟寶生法喜樂。二事相懸。非勝如何。是故言寶性功德草。柔軟左右旋。觸者生勝樂。過迦旃隣陀。

          (Chú: “Sanh niềm vui thù thắng”: Chạm vào Ca Chiên Lân Đà sẽ sanh ra niềm vui đắm nhiễm, c̣n chạm vào chất báu mềm mại trong cơi kia, sẽ sanh ra niềm vui pháp hỷ. So sánh giữa hai chuyện này, nếu chẳng phải là thù thắng th́ c̣n là ǵ nữa? V́ thế nói “cỏ công đức tánh báu, mềm mại xoay trái phải, chạm vào vui thù thắng, hơn Ca Chiên Lân Đà”).

 

          Đây là ngài Đàm Loan nói rơ nguyên do chạm vào chất báu sẽ có thể sanh ra sự vui sướng thù thắng. Giả sử chạm vào quần áo tốt đẹp nhất trong thế gian này, chúng sẽ chỉ khiến cho con người sanh khởi ḷng tham đắm, và chấp trước niềm vui sướng nơi sáu trần là có thật. Đấy chính là Thân Nhân Duyên khiến cho Tam Độc tham, sân, si sanh khởi, mà cũng là Tăng Thượng Duyên của sanh tử luân chuyển. Kết quả vẫn là “lạc cực sanh bi” (vui quá hóa buồn), thoạt ch́m thoạt nổi trong tam đồ lục đạo, chịu khổ vô cùng. Nếu chạm vào các thứ báu mềm mại trong cơi kia, chúng nó có thể khiến cho người ta sanh khởi niềm vui sướng pháp hỷ sung măn, liền có thể đạt được pháp lạc nơi Bồ Đề Giác nơi Phật quả và niềm vui Niết Bàn tịch tĩnh. So sánh giữa hai sự kiện ấy, đúng là khác biệt vời vợi một trời một vực! Diệu bảo trong Cực Lạc vượt trỗi diệu y trong thế gian này. Đấy là chuyện thiên kinh địa nghĩa[4], ai có thể nói chúng không thù thắng vượt trỗi ư? Do vậy, Luận Chủ dùng bốn câu “bảo tánh công đức thảo…” để tán thán.

          Theo như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Vi phong từ động, xuy chư bảo thụ, diễn xuất vô lượng diệu pháp âm thanh. Kỳ thanh lưu bố, biến chư Phật quốc. Văn kỳ âm giả, đắc thâm Pháp Nhẫn, trụ Bất Thoái Chuyển, chí thành Phật đạo, nhĩ căn thanh triệt, bất tao khổ hoạn. Mục đổ kỳ sắc, tỵ tri kỳ hương, khẩu thường kỳ vị, thân xúc kỳ quang, tâm dĩ pháp duyên, giai đắc thậm thâm Pháp Nhẫn, trụ Bất Thoái Chuyển. Chí thành Phật đạo, lục căn thanh triệt, vô chư năo hoạn. A Nan! Nhược bỉ quốc độ thiên nhân kiến thử thụ giả (bảo thụ), đắc tam Pháp Nhẫn, nhất giả Âm Hưởng Nhẫn, nhị giả Nhu Thuận Nhẫn, tam giả Vô Sanh Pháp Nhẫn. Thử giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố, bổn nguyện lực cố, măn túc nguyện cố, minh liễu nguyện cố, kiên cố nguyện cố, cứu cánh nguyện cố” (Gió nhẹ thong thả động, thổi qua các cây báu, vang ra vô lượng âm thanh diệu pháp. Tiếng ấy lan truyền trọn khắp các cơi Phật. Người nghe âm thanh ấy, đắc Pháp Nhẫn sâu, trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến khi thành Phật, nhĩ căn trong sáng, thấu suốt, chẳng gặp các nỗi khổ sở, hoạn nạn. Mắt thấy h́nh sắc của cây, mũi ngửi mùi hương, miệng nếm vị nó, thân chạm ánh sáng của nó, tâm duyên theo pháp, đều đắc Pháp Nhẫn rất sâu, trụ Bất Thoái Chuyển. Cho đến khi thành Phật, sáu căn trong sáng, thấu suốt, không có các phiền năo gây họa. Này A Nan! Nếu hàng trời người trong cơi ấy trông thấy cây đó (cây báu), sẽ đắc ba món Pháp Nhẫn: Một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Những điều này đều là do sức oai thần, sức bổn nguyện, do nguyện tṛn đủ, do nguyện hiểu rơ, do nguyện kiên cố, do nguyện rốt ráo của Vô Lượng Thọ Phật).

          Chúng ta đọc đoạn kinh văn này, sẽ có thể tin sâu lời vị Luận Chủ nói: Cỏ báu trong quốc độ An Lạc có tánh chất công đức, chạm vào nó, sẽ sanh khởi niềm vui thù thắng, chắc chắn là như thế!

 

2.2.1.2.3.1.1.8. Ba thứ công đức

2.2.1.2.3.1.1.8.1. Công đức của nước

 

          (Luận) Bảo hoa thiên vạn chủng, di phú tŕ lưu tuyền, vi phong động hoa diệp, giao thác quang loạn chuyển.

          (Chú) Thử tứ cú danh “trang nghiêm thủy công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố khởi thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, hoặc vân nịch, hồng đào, tể mạt kinh nhân, hoặc ngưng tư giáp điệp, xúc già hoài đại, hướng vô an duyệt chi t́nh, bối hữu khủng trị chi lự, Bồ Tát kiến thử, hưng đại bi tâm.

          ()寶華千萬種。彌覆池流泉。微風動華葉。交錯光亂轉。 

          ()此四句名莊嚴水功德成就。佛本何故起此願。見有國土。或澐溺洪濤。滓沫驚人。或凝凘𠗉𠗨。蹙枷懷𢘋。向無安悅之情。背有恐值之慮。菩薩見此。興大悲心。

          (Luận: Hoa báu ngàn vạn thứ, che rợp ao, suối chảy, gió nhẹ lay cánh hoa, ánh sáng xen tạp chuyển.

          Chú: Bốn câu này được gọi là “trang nghiêm thủy công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ, chết đuối nơi sóng cả trong sông ng̣i, bọt nước cáu bẩn rợn người, hoặc băng đông thành khối trôi nổi, thúc bách, chộn rộn, thuận theo [những t́nh cảnh ấy] sẽ chẳng có tâm t́nh an vui. Tránh né chúng th́ lo âu sẽ gặp nạn. Bồ Tát trông thấy những lẽ ấy, bèn dấy ḷng đại bi như thế đó).

 

          Món thứ tám trong mười bảy món trang nghiêm được gọi là “tam chủng công đức thành tựu” (ba thứ công đức thành tựu). Luận Chủ nêu ra ba thứ, tức là ao nước, đất liền, và hư không. Bài Tụng này chính là [nói đến] thủy công đức. V́ sao Phật Di Đà phải có sự trang nghiêm bằng nước tám công đức? Ấy là v́ Ngài thấy có những quốc độ, chẳng hạn như quả địa cầu này của chúng ta, nước trong sông ng̣i, biển cả, sóng ṃi cuồn cuộn, mười phần đáng sợ! Chữ “” đọc là Vân (), “vân nịch” (澐溺) là chết đuối trong sóng cả nơi sông ng̣i. “Hồng đào” (洪濤, sóng cả): Hoặc là vùi thân nơi sóng cả nơi biển khơi. V́ thế nói là “vân nịch hồng đào, tể mạt kinh nhân” (chết đuối bởi sóng cả trong sông ng̣i, biển khơi, bọt nước cáu bẩn rợn người). Chữ “” đọc là Tể (), tức là những vật ch́m lắng trong nước bẩn. Chữ “” đọc là Mạt (), tức là bọt nước. Chữ “” đọc là Ngưng, chữ “” đọc là Tư (). Ngưng Tư (凝凘) là băng trôi. Chữ “𠗉” đọc là Giáp (), chữ “𠗨” đọc là Điệp (), “giáp điệp” (𠗉𠗨) là băng đông thành từng khối. Những khối băng trôi ngang, va đụng nhau, sẽ gây ra tai nạn. V́ thế nói là “ngưng tư giáp điệp”.

          “Xúc già hoài đại” (蹙枷懷𢘋): Chữ “” đọc là Xúc (), chữ “𢘋” đọc là Đại (), chính là nỗi sợ hăi thất thường. Mắt thấy nước như thế; quư vị mong thân cận nó (lời chú giải dùng chữ “hướng” () để diễn tả ư “thân cận”), ắt sẽ chẳng có tâm t́nh an ổn vui sướng (安悅, an duyệt). Quư vị muốn tránh né nó (, bối) th́ cũng sẽ ôm nỗi lo sầu, sợ hăi vạn nhất sẽ gặp phải nó! Sóng cả, băng trôi đem lại tai hại cho nhân loại, cổ nhân h́nh dung là “hồng thủy mănh thú” (nước lụt như thú dữ), “vũ trụ hồng hoang”, “thập thất cửu không” (mười nhà chín căn trống rỗng), “khuynh gia đăng sản” (tan cửa nát nhà). Phàm là bậc Bồ Tát đă phát Bồ Đề tâm trông thấy, tất nhiên sẽ sanh khởi tâm đại bi, muốn khiến cho nước có lợi, vô hại, khiến cho chúng sanh ĺa khổ được vui.

         

          (Chú) Nguyện ngă thành Phật, sở hữu lưu tuyền, tŕ, chiểu, dữ cung điện tương xứng (sự xuất kinh trung), chủng chủng bảo hoa bố vi thủy sức. Vi phong từ phiến, ánh phát hữu tự, khai thần duyệt thể, vô nhất bất khả. Thị cố ngôn “bảo hoa thiên vạn chủng, di phú tŕ lưu tuyền, vi phong động hoa diệp, giao thác quang loạn chuyển”.

          ()願我成佛。所有流泉。池沼。與宮殿相稱(事出經中)。種種寶華布為水飾。微風徐扇。映發有序。開神悅體。無一不可。是故言寶華千萬種。彌覆池流泉。微風動華葉。交錯光亂轉。

          (Chú: Nguyện tôi thành Phật, tất cả các gịng suối, ao, chuôm, đều tương xứng với cung điện (chuyện này xuất phát từ kinh điển), các thứ hoa báu trang hoàng khắp mặt nước. Gió nhẹ thong thả thổi, tỏa sáng theo thứ tự, thoải mái tâm thần, vui sướng thân thể, không ǵ chẳng thể! V́ thế nói “hoa báu ngàn muôn thứ, che rợp ao, suối chảy, gió nhẹ lay cánh hoa, ánh sáng xen tạp chuyển”).

 

          Trong lúc tu nhân, Phật Di Đà trông thấy t́nh huống như đă nói trên đây, cho nên Ngài phát nguyện: Khi Ngài thành Phật, trong quốc độ, tất cả suối chảy, ao nước, hoặc là hồ, đầm, đều tương xứng với cung điện, lầu, đài trên mặt đất, có sự phối hợp thích đáng, chẳng sâu, chẳng cạn, chẳng lớn, chẳng bé, có thể xứng hợp nhu cầu của con người. Câu “sự xuất kinh trung” là nói sự tướng ấy phát xuất từ những điều được nói trong kinh Vô Lượng Thọ: “Kỳ giảng đường, tinh xá, cung điện, lâu quán… nội ngoại tả hữu, hữu chư dục tŕ… bát công đức thủy, trạm nhiên doanh măn. Hoàng kim tŕ giả, để bạch ngân sa, năi chí thất bảo, chuyển cộng hợp thành. Tứ sắc liên hoa, di phú thủy thượng” (Trong, ngoài, trái, phải của giảng đường, tinh xá, cung điện, lầu, đền, có các ao tắm… Nước tám công đức lắng trong, đầy ắp. Ao bằng vàng ṛng, đáy [trải] cát bằng bạc trắng, cho đến bảy báu lần lượt ghép thành. Hoa sen bốn màu che rợp mặt nước).

          “Chủng chủng bảo hoa, bố vi thủy sức” (Các thứ hoa báu trang hoàng trọn khắp mặt nước): Ư nói phía trên mặt nước, đều có hoa sen bảy báu trọn khắp, trở thành vật trang hoàng cho nước.

          “Vi phong từ phiến” (Gió nhẹ thong thả thổi) tức là như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Thanh phong thời phát, xuất ngũ âm thanh, vi diệu cung thương, tự nhiên tương ḥa, vi phong từ động xuy chư bảo thụ” (Gió mát đúng thời nổi lên, vang ra tiếng ngũ âm, réo rắt vi diệu, tự nhiên hài ḥa. Gió nhẹ thong thả động, thổi qua các cây báu). “Phiến” () có nghĩa là lay động.

          “Ánh phát hữu tự” tức là màu sắc của các thứ báu trên, dưới, trong, ngoài ao rất có thứ tự, chiếu sáng ngời trong nước. Gió nhẹ thổi qua, phát ra tiếng ngũ âm, đôi bên tự nhiên hài ḥa. Những màu sắc, quang minh, và âm thanh ấy đều chẳng tạp loạn.       

          “Khai thần duyệt thể”: Phàm những ai thấy nghe, tiếp xúc với nước ấy, đều được thân tâm an lạc. “Vô nhất bất khả” nghĩa là nước trong cơi ấy chẳng có mảy may khuyết điểm, luôn phù hợp với nhu cầu và sự yêu thích của con người, giúp họ tu hành, thực hiện đạo, đều được thành Phật. Trong quốc độ An Lạc, có các ao nước vi diệu như thế đó, cho nên Luận Chủ bèn viết kệ rằng: “Bảo hoa thiên vạn chủng, di phú tŕ lưu tuyền, vi phong động hoa diệp, giao thác quang loạn chuyển” (Hoa báu ngàn muôn thứ, phủ rợp ao và suối, gió nhẹ lay cánh hoa, ánh sáng xen tạp chuyển).

 

2.2.1.2.3.1.1.8.2. Công đức nơi đất

         

          (Luận) Cung điện, chư lâu các, quán thập phương vô ngại, tạp thụ dị quang sắc, bảo lan biến vi nhiễu.

          (Chú)Thử tứ cú danh “trang nghiêm địa công đức thành tựu”, Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, tiêu nghiêu tuấn lănh, khô mộc hoành sầm, trách ngạch h́nh lân, sao mao doanh hác, mang mang thương hải, vi tuyệt mục chi xuyên, lam lam quảng trạch, vi vô tung chi sở, Bồ Tát kiến thử, hưng đại bi nguyện.

          ()宮殿諸樓閣。觀十方無礙。雜樹異光色。寶欄遍圍繞。

          ()此四句名莊嚴地功德成就。佛本何故起此莊嚴。見有國土。嶕嶢峻嶺。枯木橫岑。岝峉𡷨嶙。莦茅盈壑。茫茫滄海為絕目之川。葻葻廣澤為無蹤之所。菩薩見此興大悲願。

          (Luận: Cung, điện, các lầu gác, quán mười phương vô ngại, mỗi cây quang sắc khác, lan can báu vây khắp.

          Chú: Bốn câu này được gọi là “trang nghiêm địa công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ núi cao chót vót hiểm trở, cây khô vắt ngang đỉnh núi, hang sâu hun hút, vách đá cheo leo, cỏ dại rối bời mọc đầy hang hốc, biển xanh mênh mông, sông rộng trọn chẳng thấy bến bờ, đầm rộng um tùm là nơi không dấu vết. Bồ Tát thấy những điều ấy, bèn dấy lên nguyện đại bi).

 

          Trước hết, nêu ra nguyên nhân v́ sao mặt đất cơi ấy phải có các thứ trang nghiêm? Chính là do khi Phật Di Đà c̣n đang hành Bồ Tát đạo, trông thấy có những quốc độ rất chẳng lư tưởng. Chẳng hạn như cơi này: Chữ “” đọc là Tiêu (), chữ “” đọc là Nghiêu (). “Tiêu nghiêu” (嶕嶢) là dáng núi cao. Chữ đọc là Tuấn ().“Tuấn lănh” (峻嶺) là dáng núi cao chót vót. “Trách ngạch” (岝峉) là dáng vẻ núi hiểm trở. Chữ “𡷨” đọc là H́nh (), chữ “” đọc là Lân (). “H́nh lân” (𡷨) là dáng vẻ hang sâu, vách đá cheo leo. Không chỉ là non cao, hang thẳm, vách đá cheo leo hiểm trở, trên núi khắp nơi lại có những cội cây chết khô. V́ thế, nói là “tiêu nghiêu tuấn lănh, khô mộc hoành sầm, trách ngạch nh lân” (non cao chót vót, cây khô vắt ngang đỉnh núi, hang sâu hun hút, vách núi cheo leo). Quốc độ thuộc loại này khắp nơi là gai góc, ngoắt ngoéo, hoang vu. V́ thế nói là sao mao doanh hác” (莦茅盈壑, cỏ dại rối bời mọc đầy hang hốc). Lại c̣n có biển xanh mênh mông dơi mắt nh́n chẳng thấy bờ, nước lẫn trời tiếp giáp nhau, được gọi là “tuyệt mục chi xuyên” (sông rộng nh́n chẳng thấu). Lại có hồ đầm bát ngát, muôn ngàn sóng ṃi, chẳng có bến bờ, như hồ Động Đ́nh của Trung Hoa chẳng hạn. Những loại biển, hồ ấy vào một, hai ngàn năm trước, chỉ có rất ít thuyền bè có thể qua lại được! Ngoài ra, chẳng thấy có dấu vết của con người. V́ thế nói “vi vô tung chi sở” (là nơi không có vết chân người). Pháp Tạng Bồ Tát trông thấy những t́nh h́nh ấy, cho nên Ngài duyên khởi tâm đại bi, phát ra bốn mươi tám nguyện, nương theo nguyện mà tu các công đức, trải qua vô lượng kiếp, trang nghiêm quốc độ khi Ngài thành Phật, sẽ có quả báo thanh tịnh trang nghiêm. Nhân quả vốn là như thế đó!

 

          (Chú) Nguyện ngă quốc độ, địa b́nh như chưởng, cung, điện, lâu, các, kính nạp thập phương, đích vô sở thuộc, diệc phi bất thuộc, bảo thụ, bảo lan, hỗ vi ánh sức. Thị cố ngôn “cung điện chư lâu các, quán thập phương vô ngại, tạp thụ dị quang sắc, bảo lan biến vi nhiễu”.

          ()願我國土地平如掌。宮殿樓閣。鏡納十方。的無所屬。亦非不屬。寶樹寶欄互為映飾。是故言宮殿諸樓閣。觀十方無礙。雜樹異光色。寶欄遍圍繞。

          (Chú: Nguyện cơi nước của tôi đất phẳng như ḷng bàn tay, cung, điện, lầu, gác dung nạp mười phương như h́nh bóng hiện trong gương, đích xác là chẳng thuộc [vào tam giới] mà cũng chẳng phải là không thuộc [v́ là do công đức thành tựu]. Cây báu, lan can báu chiếu rạng ngời, tô điểm lẫn nhau. V́ thế nói, “cung, điện, các lầu gác, quán mười phương vô ngại, mỗi cây quang sắc khác, lan can báu vây khắp”).

 

          Tiếp đó [ngài Đàm Loan] bèn thuyết minh quốc độ được thành tựu bởi sự phát nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát, tức là thế giới Cực Lạc ở phương Tây trong hiện tại, đích xác là đất bằng phẳng như ḷng bàn tay. Nếu hỏi: Ḷng bàn tay con người há bằng phẳng ư? Đấy là nh́n vào bàn tay của quư vị, chứ nếu đức Phật tự nh́n vào ḷng bàn tay của chính Ngài, [sẽ thấy] thật sự giống như một tấm gương phẳng phiu. Đấy chính là một trong ba mươi hai tướng đại nhân. Hết thảy các kiến trúc trên mặt đất trong cơi ấy, hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc cung điện, hoặc lầu gác, đều chẳng chướng ngại lẫn nhau. Lại c̣n giống như gương sáng, mười phương thế giới đều dung nạp vào trong tường vách hoặc cột trụ của nhà cửa, chỗ nào cũng đều có thể trông thấy mười phương vô lượng thế giới. Điều này thật sự quá hy hữu, lạ lùng, vi diệu.

          Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Kỳ giảng đường, tinh xá, cung, điện, lâu, quán, giai thất bảo trang nghiêm, tự nhiên hóa thành. Phong xuy tán hoa, biến măn Phật độ, tùy sắc thứ đệ, nhi bất tạp loạn, nhu nhuyễn, quang trạch, hinh hương phân liệt. Túc lư kỳ thượng, đạo hạ tứ thốn. Tùy cử túc dĩ, hoàn phục như cố. Hoa dụng dĩ ngật, địa triếp khai liệt, dĩ thứ hóa một, thanh tịnh vô di. Tùy kỳ thời tiết, phong xuy tán hoa, như thị lục phản. Hựu chúng bảo liên hoa, châu măn thế giới. Kỳ hoa quang minh, vô lượng chủng sắc, minh diệu nhật nguyệt. Nhất nhất hoa trung, xuất vô lượng quang. Nhất nhất quang trung, xuất vô lượng Phật” (Giảng đường, tinh xá, cung, điện, lầu, đền, đều trang nghiêm bằng bảy báu, tự nhiên hóa thành. Gió thổi rải hoa đầy khắp cơi Phật, theo thứ tự từng màu [riêng biệt], chẳng tạp loạn. Hoa mềm mại, tươi sáng, thơm ngát ngào ngạt. Chân đạp lên đó, lún xuống bốn tấc; hễ nhấc chân lên, [thảm hoa] trở lại như cũ. Hoa đă dùng xong, đất liền nứt ra, hoa theo thứ tự biến mất, thanh tịnh, chẳng c̣n sót ǵ! Tùy theo thời tiết, gió thổi rải hoa, sáu lượt như thế. Lại có các hoa sen báu trọn khắp thế giới. Hoa ấy sáng ngời, vô lượng thứ màu sắc, chói ngời mặt trời, mặt trăng. Trong mỗi đóa hoa, tỏa ra vô lượng ánh sáng. Trong mỗi ánh sáng, xuất hiện vô lượng Phật).

          Đấy chẳng phải là chuyện ngàn lẻ một đêm, mà là do bổn nguyện của Phật Di Đà thành tựu như thế. Như nguyện thứ ba mươi mốt trong bốn mươi tám nguyện [đă nói]: “Thiết ngă đắc Phật, quốc độ thanh tịnh, giai tất chiếu kiến thập phương bất khả tư nghị chư Phật thế giới, do như minh kính, đổ kỳ diện tượng” (Nếu tôi thành Phật, cơi nước thanh tịnh, thảy đều soi thấy mười phương chẳng thể nghĩ bàn các thế giới chư Phật, ví như gương sáng, trông thấy vẻ mặt). Nguyện thứ ba mươi hai là: “Thiết ngă đắc Phật, tự địa dĩ thượng, chí ư hư không, cung, điện, lâu, quán, tŕ lưu, hoa thụ, quốc độ sở hữu nhất thiết vạn vật, giai dĩ vô lượng thập bảo nhi cộng hợp thành, nghiêm sức kỳ diệu, siêu chư thiên nhân” (Nếu tôi thành Phật, từ mặt đất trở lên cho đến hư không, cung, điện, lầu, đền, tất cả hết thảy muôn vật trong cơi nước đều do vô lượng thứ báu cùng hợp thành, trang hoàng đẹp đẽ, kỳ diệu, vượt trỗi trời người). Bổn nguyện của Phật Di Đà là nhân, hết thảy sự trang nghiêm trong quốc độ An Lạc là quả. Có cái nhân như thế th́ mới có cái quả như thế, hăy nên tin sâu, đừng nghi!

          “Cung, điện, lâu, các, kính nạp thập phương, đích vô sở thuộc, diệc phi bất thuộc” (Cung, điện, lầu, gác như gương dung nạp mười phương, đích xác là chẳng thuộc [vào tam giới], mà cũng chẳng phải là không thuộc): Điều này giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần xong, vào trong lâu các của ngài Di Lặc, bất cứ chỗ nào trong lâu các cũng đều giống hệt như thế, đều có thể thấy mười phương thế giới rơ ràng như nh́n vẻ mặt. Lâu các của ngài Di Lặc ở trong thế giới Sa Bà, thuộc vào trong tam giới, mà c̣n như thế, huống chi An Lạc Tịnh Độ được thành tựu bởi công đức của A Di Đà Phật ư? Đương nhiên là có thể từ cung điện, lầu gác, mà thấy mười phương vô ngại! Chuyện này chẳng thuộc vào tam giới, mà thuộc về phương diện thành tựu bởi công đức. Do vậy nói: “Diệc phi bất thuộc” (Cũng chẳng phải là không thuộc).

          Kệ Tụng ghi “tạp thụ dị quang sắc, bảo lan biến thập phương (các loài cây khác nhau có quang minh và màu sắc khác nhau, lan can báu trọn khắp mười phương), tức là nói bốn phía của cung điện, nhà cửa trong cơi ấy đều có cây cối do các thứ báu hợp thành, quang minh và màu sắc của mỗi thứ báu khác nhau. V́ thế nói là “dị quang sắc” (quang minh và màu sắc khác nhau). Không chỉ là có cây báu, mà c̣n có lan can bảy báu tầng tầng vây quanh nhà cửa. Những thứ cây báu và lan can báu ấy trang hoàng lẫn nhau, chói ngời tô điểm lẫn nhau, như kinh Di Đà có nói: “Thất trùng lan thuẫn, thất trùng hàng thụ” (Bảy tầng lan can, bảy tầng hàng cây), trông hết sức trang nghiêm! Giả sử có một căn nhà rất đẹp đẽ, trang nghiêm, nhưng bốn phía chung quanh toàn là một vùng hoang vu bát ngát, rỗng tuếch, sẽ chẳng đẹp mắt, giống như những căn biệt thự cao cấp trong hiện thời, đều cần phải có sân vườn, hoa cỏ, cây cối, hồ nước, núi giả, cho đến các thiết bị như hồ bơi có tường bao quanh v.v… th́ mới có thể được gọi là trang nghiêm đẹp mắt.

 

2.2.1.2.3.1.1.8.3. Công đức nơi hư không

 

          (Luận) Vô lượng bảo giao lạc, la vơng biến hư không, chủng chủng linh phát hưởng, tuyên thổ diệu pháp âm.

          (Chú) Thử tứ cú danh “trang nghiêm hư không công đức thành tựu”, Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, yên vân trần vụ, tế chướng thái hư, chấn liệt sâm hoắc, tùng thượng nhi đọa, bất tường tài nghê, mỗi tự không lai, ưu lự bách đoan, vi chi mao thụ.

          ()無量寶交絡。羅網遍虛空。種種鈴發響。宣吐妙法音。 

          ()此四句名莊嚴虛空功德成就。佛本何故起此莊嚴。見有國土。煙雲塵霧。蔽障太虛。震烈𩅨霍。從上而墮。不祥烖霓。每自空來。憂慮百端為之毛竪。

          (Luận: Vô lượng báu giăng xen, lưới mành khắp hư không, các thứ linh vang tiếng, tuyên nói diệu pháp âm.

          Chú: Bốn câu này được gọi là “trang nghiêm hư không công đức thành tựu. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ, khói, mây, bụi, sương mù che lấp thái hư, sấm rền, giông tuôn, từ trên cao đổ xuống. Điềm gở, cầu vồng thường xuất hiện trên hư không, âu lo trăm mối, rởn cả lông tóc).

 

          Pháp Tạng Bồ Tát thấy có những quốc độ, trên hư không thường có khói, mây, bụi bặm, sương mù, khiến cho diện mục vốn sẵn thanh tịnh của thái hư bị che phủ chẳng hiện, ngăn lấp quang minh của mặt trời, mặt trăng, khiến cho nhân gian chẳng thấy mặt trời. Lại c̣n có sấm to vang rền. Sâm hoắc” (𩅨) là mưa to từ trên không trung giáng xuống. “Tài” (): Lửa trời chẳng cát tường th́ gọi là Tài. Cầu vồng giống như chiếc cung cong cong, lại thường xuất hiện trên hư không. Do vậy khiến cho người trong cơi đời nẩy sanh đủ mọi nỗi ưu sầu, lo nghĩ, chỉ sợ tai họa giáng xuống, thường bị [những hiện tượng ấy] dọa dẫm đến nỗi rởn da gà, nằm ngồi chẳng yên!

 

          (Chú) Bồ Tát kiến thử, hưng đại bi tâm.

          ()菩薩見此。興大悲心。

          (Chú: Bồ Tát thấy những điều ấy bèn dấy ḷng đại bi).

         

          Đấy chính là Thân Nhân Duyên khiến cho Pháp Tạng Bồ Tát trang nghiêm Tịnh Độ. Đó chính là v́ chẳng nỡ thấy chúng sanh chịu khổ mà duyên khởi tâm đại bi.

 

          (Chú) Nguyện ngă quốc độ, bảo vơng giao lạc, la biến hư không, linh đạc cung thương, minh tuyên đạo pháp, thị chi vô yếm, hoài đạo kiến đức.

          ()願我國土。寶網交絡。羅遍虛空。鈴鐸宮商。鳴宣道法。視之無厭。懷道見德。

          (Chú: Nguyện cho quốc độ của tôi lưới báu giăng xen, mành phủ khắp hư không, chuông, linh réo rắt, ngân nga tuyên dương đạo pháp, nh́n không biết chán, nhớ đạo thấy đức).

 

          Do vậy, Ngài phát nguyện tu các công đức để trang nghiêm thành tựu hư không trong           quốc độ khi Ngài thành Phật. Như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Trân diệu bảo vơng, la phú kỳ thượng (hư không), nhất thiết trang nghiêm, tùy ứng nhi hiện” (Lưới báu quư đẹp giăng phủ bên trên (hư không), hết thảy các món trang nghiêm ứng hiện theo ḷng mong). “Phục dĩ chân châu, minh nguyệt, ma-ni chúng bảo, dĩ vi giao lạc, la phú kỳ thượng” (Lại dùng các thứ báu như chân châu, minh nguyệt, ma-ni để giăng xen, che phủ bên trên), “vô lượng bảo vơng, di phú Phật độ, giai dĩ kim lũ, chân châu, bách thiên tạp bảo, kỳ diệu trân dị, trang nghiêm hiệu sức, châu táp tứ diện, thùy dĩ bảo linh… Tự nhiên đức phong… xuy chư la vơng, diễn phát vô lượng vi diệu pháp âm, lưu bố vạn chủng ôn nhă đức hương. Kỳ hữu văn giả, trần lao cấu tập, tự nhiên bất khởi. Phong xúc kỳ thân, giai đắc khoái lạc, thí như tỳ-kheo đắc Diệt Tận tam-muội” (vô lượng lưới báu phủ kín cơi Phật, đều dùng sợi vàng để xâu chân châu, hoặc trăm ngàn thứ báu khác nhau, kỳ diệu, quư lạ để trang hoàng, tô điểm. Trọn khắp bốn mặt, treo rủ các linh báu… Gió đức tự nhiên… lùa qua các lưới mành, phát ra vô lượng pháp âm vi diệu, lan tỏa muôn thứ đức hương dịu dàng, thanh nhă. Những người ngửi thấy th́ những tập khí trần lao phiền năo tự nhiên chẳng dấy lên. Gió chạm vào thân đều được vui sướng, ví như tỳ-kheo đắc Diệt Tận tam-muội). Đấy là những thứ được thành tựu bởi công đức từ bổn nguyện thứ hai mươi bảy, ba mươi hai, và bốn mươi sáu của Phật Di Đà.

          Linh () có h́nh tṛn dài, c̣n đạc () có h́nh vuông và dẹt. Trong hư không, có các lưới mành bằng các thứ báu giăng xen, trên lưới treo hay móc linh, đạc. Gió thổi động các linh, đạc, tự nhiên phát ngũ âm, tức Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. [Danh xưng của] năm âm ấy phát xuất từ kinh Thi của Trung Hoa, là âm thanh đẹp đẽ nhất trong nhân gian. Các âm thanh đẹp đẽ ấy đều tuyên dương diệu pháp chánh đạo Vô Thượng Bồ Đề. Trong cơi ấy, chỗ nào cũng đều có thể nghe pháp âm, chẳng như cơi này, không dễ ǵ nghe pháp!

          Lại c̣n có những thứ đức hương tự nhiên lan tỏa chẳng ngớt. Gió đức tự nhiên thổi qua thân người, cho nên khiến cho chúng sanh trong cơi ấy nh́n chẳng chán, chẳng bị bất cứ lo sầu, sợ hăi ǵ! Hoặc là ngửi hương, hay được gió lùa qua thân, hoặc là nghe Phật pháp, đều có thể sanh tâm nhớ đạo, tăng tấn đức, mà cũng có thể đạt được sự an lạc tịch tĩnh giống như đắc Diệt Thọ Tưởng Định. Do v́ như vậy, cơi Phật ấy được gọi là Cực Lạc.

 

          (Chú) Thị cố ngôn: “Vô lượng bảo giao lạc, la vơng biến hư không, chủng chủng linh phát hưởng, tuyên thổ diệu pháp âm”.

          ()是故言無量寶交絡。羅網遍虛空。種種鈴發響。宣吐妙法音。

          (Chú: V́ thế nói “vô lượng báu giăng xen, lưới mành khắp hư không, các thứ linh vang tiếng, tuyên nói diệu pháp âm”).

 

          Đây là ngài Đàm Loan nhắc lại lời kệ của vị Luận Chủ một lần nữa để làm kết luận cho phần hư không trang nghiêm.

 

2.2.1.2.3.1.1.9. Vũ công đức

 

          (Luận) Vũ hoa y trang nghiêm, vô lượng hương phổ huân.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm vũ công đức thành tựu”, Phật bổn hà cố hưng thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, dục dĩ phục sức bố địa diên thỉnh sở tôn, hoặc dục dĩ hương, hoa, danh bảo, dụng biểu cung kính, nhi nghiệp bần cảm bạc, thị sự bất quả! Thị cố hưng đại bi nguyện.

          ()雨華衣莊嚴。無量香普薰。 

          ()此二句名莊嚴雨功德成就。佛本何故興此莊嚴。見有國土。欲以服飾布地延請所尊。或欲以香華名寶用表恭敬。而業貧感薄是事不果。是故興大悲願。

          (Luận: Mưa áo, hoa trang nghiêm, vô lượng hương xông khắp.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm vũ công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy khởi sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có quốc độ, [chúng sanh trong ấy] muốn dùng những thứ y phục để trải đất ḥng thỉnh vời người họ tôn quư, hoặc nuốn dùng hoa, hương, các thứ quư báu để tỏ ḷng cung kính, nhưng do nghiệp nghèo, phước bạc, chuyện ấy chẳng được thỏa nguyện. V́ thế, dấy lên nguyện đại bi).

 

          Nên hiểu chữ Vũ (, mưa) như động từ, có ư nghĩa “từ trên trời rơi xuống”. Phật Di Đà lúc tu nhân, trông thấy có những chúng sanh trong các quốc độ muốn dùng những tấm vải dài choáng lộn, Ấn Độ gọi [những thứ vải ấy] là y phục, trải trên mặt đất, giống như trải thảm trong hiện thời. Đấy là phong tục của xứ Ấn. Dùng y trải đất để trang hoàng, ḥng nghênh thỉnh Tam Bảo, hoặc quốc vương, sư trưởng, cha mẹ, hoặc mong cầm hương, hoa, trân bảo quư báu để tỏ lộ ḷng cung kính cúng dường Tam Bảo. Thế nhưng tấm thân nghèo khổ, chẳng có phước báo, có ḷng mà thiếu sức, chẳng thể như nguyện, chẳng có hoa, y, trân bảo, thường cảm thấy áo năo, nhụt chí, buồn than! Do vậy, Pháp Tạng Bồ Tát chẳng nỡ thấy chúng sanh có nỗi thống khổ như thế ấy, bèn phát khởi tâm nguyện đại bi dẹp khổ cho chúng sanh, muốn ban vui sướng cho chúng sanh.

         

          (Chú) Nguyện ngă quốc độ, thường vũ thử vật, măn chúng sanh ư, hà cố dĩ vũ vi ngôn? Khủng thủ trước vân, nhược thường vũ hoa y, diệc ưng điền tắc hư không, hà duyên bất phương? Thị cố dĩ vũ vi dụ. Vũ thích thời, tắc vô hồng thao chi hoạn, An Lạc báo khởi hữu lụy t́nh chi vật hồ?

          ()願我國土。常雨此物。滿眾生意。何故以雨為言。恐取著云。若常雨華衣。亦應填塞虛空。何緣不妨。是故以雨為喻。雨適時則無洪滔之患。安樂報豈有累情之物乎。

          (Chú: Nguyện cơi nước của tôi thường mưa xuống những vật ấy thỏa ư chúng sanh. V́ sao dùng “mưa” để nói [về chuyện ấy]? Sợ có kẻ chấp trước, nói rằng: Nếu thường mưa hoa, y, th́ phải đầy nghẹt hư không, vậy do duyên ǵ mà chẳng ngại [thường mưa như vậy]? Cho nên dùng mưa làm thí dụ. Mưa đúng thời, ắt không lo bị tràn ngập, quả báo nơi cơi An Lạc há có những thứ gây phiền lụy ư?)

 

          Pháp Tạng Bồ Tát phát nguyện, nguyện khi Ngài thành Phật th́ quốc độ thường xuyên có những thứ hoa báu, y báu, và những thứ trân bảo khác từ không trung rơi xuống, thỏa măn tâm ư mong cầu của chúng sanh. Ngài Đàm Loan hỏi: “V́ sao phải gọi là “vũ” (mưa)?” Ngài giải thích chữ Vũ như là một danh từ dùng làm thí dụ. Do sợ chúng sanh có kẻ chấp trước, cho nên gọi là Vũ. Như trong thế gian, hư không tuôn mưa, tuy rất nhiều, nhưng hư không chẳng bị đặc nghẹt, cũng chẳng cần phải chấp trước! Những thứ mưa xuống chính là những ǵ tôi có, tôi tuôn xuống để ban cho chúng sanh. Dùng t́nh h́nh ấy để sánh ví ḷng đại từ bi của Phật, Bồ Tát dẹp khổ, ban vui cho chúng sanh, đều là “tam luân thể không”, chẳng chấp trước, chẳng chướng ngại, giống như mưa đúng thời, rất phù hợp, chẳng nhiều, chẳng ít. Thường xuyên tuôn xuống, nhưng đại địa chẳng bị thủy tai. Lại nói, y báo của chúng sanh trong quốc độ An Lạc (Địa, Thủy, Hỏa, Phong), quyết định chẳng hề gây liên lụy, làm hại vật phẩm của chúng sanh. Như kinh A Di Đà đă nói: “Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc” (Chúng sanh trong cơi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui). V́ thế nói: “An Lạc báo khởi hữu lụy t́nh chi vật hồ?” (Há quả báo trong cơi An Lạc có những vật gây phiền lụy ư?)

 

          (Chú) Kinh ngôn: Nhật dạ lục thời, vũ bảo y, vũ bảo hoa, bảo chất nhu nhuyễn, lư tiễn kỳ thượng, tắc hạ tứ thốn, tùy cử túc thời, hoàn phục như cố. Dụng ngật, nhập bảo địa như thủy nhập khảm. Thị cố ngôn “vũ hoa y trang nghiêm, vô lượng hương phổ huân”.

          ()經言。日夜六時。雨寶衣雨寶華。寶質柔軟。履踐其上則下四寸。隨舉足時。還復如故。用訖入寶地。如水入坎。是故言雨華衣莊嚴。無量香普薰。

          (Chú: Kinh nói: “Ngày đêm sáu thời, mưa y báu, mưa hoa báu. Chất báu mềm mại, chân đạp lên sẽ lún xuống bốn tấc. Khi giở chân lên, trở lại như cũ. Dùng xong, [hoa và các chất báu] sẽ lọt vào trong đất báu, như nước rút xuống hầm”. V́ thế nói: “Mưa hoa, y trang nghiêm, vô lượng hương xông khắp”).

 

          Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan đă dẫn những điều kinh Vô Lượng Thọ đă nói để chứng minh và kết luận. Lời văn gần gũi, dễ hiểu, chẳng cần phải nói nhiều. Kinh ấy c̣n nói: “Phật cáo A Nan: - Vô Lượng Thọ quốc, kỳ chư thiên nhân, y phục, ẩm thực, hoa, hương, anh lạc, cung điện, lâu, các, năi chí vô lượng chúng bảo, tùy ư sở dục, ứng niệm tức chí” (Đức Phật bảo ngài A Nan: - Các hàng trời người trong cơi Vô Lượng Thọ, đối với y phục, thức ăn, hoa, hương, anh lạc, cung điện, lầu, gác, cho đến vô lượng các thứ báu, thuận theo ḷng muốn, vừa nghĩ tới liền có). “Hựu phong xuy tán hoa, biến măn Phật độ, nhu nhuyễn quang trạch, hinh hương phân liệt… Dĩ thứ hóa một, thanh tịnh vô di, tùy kỳ thời tiết, như thị lục phản” (Lại nữa, gió thổi rải hoa trọn khắp cơi Phật, mềm mại, tươi sáng, thơm tho ngào ngạt… Theo thứ tự biến mất, thanh tịnh, chẳng c̣n sót ǵ, tùy theo thời tiết mà [gió thổi rải hoa] như thế sáu lượt). V́ thế, Luận Chủ viết kệ rằng: “Vũ hoa y trang nghiêm, vô lượng hương phổ huân” (Mưa hoa, áo trang nghiêm, vô lượng hương xông khắp). Đấy là điều thành tựu bởi công đức của các lời nguyện thứ hai mươi bốn, ba mươi hai, và ba mươi tám trong Di Đà bổn nguyện. Có người cho rằng trong bản dịch đời Ngụy của kinh này, trong phần bốn mươi tám nguyện, không có lời nguyện “y thực tự nhiên” (cơm áo tự nhiên), [bèn chê là] chẳng viên măn cho lắm! Họ trọn chẳng biết đấy chính là chỗ hay của bản dịch đời Ngụy. V́ trong phần trần thuật quả báo thù thắng của ngài Pháp Tạng, có mấy đoạn kinh văn đă nói đến [chuyện ấy]. Không chỉ là y phục, thức ăn, mà cho đến hết thảy các vật báu, đều tùy tâm mong muốn, vừa nghĩ bèn có, kinh văn đă nói rất cặn kẽ, sao lại có thể nói là chẳng viên măn cho được? Điều này rất khế hợp căn tánh của người Hoa, kinh văn tận hết sức tránh trùng lặp. Nếu như trong phần bổn nguyện cũng có (cũng nhắc tới những chuyện này), há chẳng phải là rườm rà, trùng lặp ư?

          Trong mấy tiết trên đây, Luận Chủ đă viết kệ tụng về các thứ trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ An Lạc, bao gồm sáu chuyện “y thực trụ hành dục lạc” (cơm, áo, ăn ở, dục lạc) của chúng sanh, mà cũng bao gồm sáu trần, tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đều có thể khiến cho đại chúng trời người sống trong cơi ấy không ǵ chẳng phải là “sáu căn thường hợp đạo, sáu thức thường thanh tịnh”, tập khí phiền năo tự nhiên chẳng dấy lên, đều như đạt được niềm vui nhập Diệt Tận tam-muội. Lành thay bổn nguyện của ngài Pháp Tạng! Mầu nhiệm thay cơi An Lạc! Chỉ có cơi An Lạc là chỗ quy y chân chánh của chúng sanh, hăy nên suốt một đời dâng hiến thân mạng, tin nhận, tu hành pháp môn Tịnh Độ, cùng sanh về Cực Lạc quốc!

 

2.2.1.2.3.1.1.10. Quang minh công đức

 

          (Luận) Phật huệ minh tịnh nhật, trừ thế si ám minh.

          (Chú) Thử nhị cú, danh “trang nghiêm quang minh công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử trang nghiêm? Kiến hữu quốc độ, tuy phục hạng bối nhật quang, nhi vi ngu si sở ám.

          ()佛慧明淨日。除世癡闇冥。

          ()此二句名莊嚴光明功德成就。佛本何故興此莊嚴。見有國土。雖復項背日光。而為愚癡所闇。

          (Luận: Phật huệ nhật sáng sạch, trừ si tối cơi đời.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm quang minh công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có cơi nước tuy có ánh sáng mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu, nhưng [chúng sanh trong cơi ấy] bị ngu si che ám).

 

          Pháp Tạng Bồ Tát thấy có chúng sanh trong những quốc độ tuy trên đỉnh đầu có ánh sáng mặt trời chiếu soi, nhưng chính họ bị ngu si, vô minh che lấp, giống như ở trong pḥng tối, trong tâm nhăn chỉ thấy một bầu đen tối, chẳng có tướng quang minh trí huệ. Ngu si vô trí như người đi đêm đă thiếu ánh sáng của đèn, lại chẳng có người hướng dẫn giỏi giang. Đó gọi là “manh nhân hạt mă dạ độ kiều” (người mù cưỡi ngựa đui, vượt cầu vào ban đêm), khó tránh khỏi sụp hầm, hoặc rơi xuống nước, táng thân mất mạng, thật đáng thương xót!

         

          (Chú) Thị cố nguyện ngôn: Sử ngă quốc độ, sở hữu quang minh năng trừ si ám, nhập Phật trí huệ, bất vi vô kư chi sự. Diệc vân: An Lạc quốc độ, quang minh tùng Như Lai trí huệ báo khởi, cố năng trừ thế ám minh.

          ()是故願言。使我國土所有光明能除癡闇。入佛智慧。不為無記之事。亦云。安樂國土。光明從如來智慧報起。故能除世闇冥。

          (Chú: Do vậy, nguyện rằng: Khiến cho tất cả quang minh trong quốc độ của tôi có thể trừ sự tối tăm do ngu si, tiến nhập trí huệ của Phật, chẳng phải là một thứ sự vật không thiện không ác. Ngài cũng nói: Quang minh của quốc độ An Lạc xuất phát từ quả báo trí huệ của Như Lai. V́ thế, nó có thể trừ sự tối tăm trong cơi đời).

         

          Do vậy, Pháp Tạng Bồ Tát phát đại nguyện, nguyện cho trong quốc độ khi tôi thành Phật, tất cả muôn vật đều có quang minh. Những quang minh ấy có thể trừ khử hết thảy tối tăm v́ ngu si trong thế gian, khiến cho hết thảy chúng sanh đều đạt được (tức là “nhập”) trí huệ của Phật, nghĩa là rốt ráo thành Nhất Sanh Bổ Xứ, đều sẽ thành Phật. Bất luận quang minh nào, cũng đều chẳng phải chỉ là [một sự việc] có tác dụng vô kư (không thiện, không ác) đối với chúng sanh, trọn chẳng có lợi ích ǵ! Hăy nên biết: Hết thảy quang minh trong quốc độ An Lạc đều thành tựu từ chánh báo thể của A Di Đà Như Lai, sanh khởi từ trí huệ Nhất Thiết Trí, Đạo Chủng Trí, và Nhất Thiết Chủng Trí. V́ thế, giống như ánh sáng mặt trời sáng sạch, có thể trừ khử tối tăm cho thế gian. Đây chính là điều được thành tựu do công đức của các nguyện thứ mười hai, hai mươi bảy, ba mươi ba, và bốn mươi trong bổn nguyện của Phật Di Đà. Như kinh Vô Lượng Thọ đă chép: “Kỳ hữu chúng sanh, ngộ tư quang giả, tam cấu tiêu diệt… Hựu Vô Lượng Thọ Phật, kỳ đạo tràng thụ… vô lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực… Hựu chúng bảo liên hoa, châu măn thế giới. Kỳ hoa quang minh, vô lượng chủng sắc… Quang sắc hách nhiên, minh diệu nhật nguyệt. Nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang. Nhất nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật. Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang minh, phổ vị thập phương, thuyết vi diệu pháp” (Có những chúng sanh gặp ánh sáng này th́ tam cấu (tham, sân, si) tiêu diệt… Lại nữa, cây đạo tràng của Vô Lượng Thọ Phật… có vô lượng tia sáng rực rỡ, chiếu sáng ngời chẳng cùng cực…Lại có các thứ hoa sen báu trọn khắp thế giới. Quang minh của hoa, vô lượng các thứ màu... quang minh và màu sắc chói ngời, sáng rực như mặt trời, mặt trăng. Trong mỗi đóa hoa, tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia sáng. Trong mỗi tia sáng, xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật. Mỗi một vị Phật lại phóng trăm ngàn quang minh, khắp mười phương, nói pháp vi diệu). Những đoạn kinh văn như thế đă mô tả t́nh huống thật sự của “Phật huệ tịnh minh nhật, trừ thế si ám minh” (Phật huệ nhật sáng sạch, trừ si tối trong đời).

 

          (Chú) Kinh ngôn: “Hoặc hữu Phật độ, dĩ quang minh vi Phật sự”, tức thị thử dă. Cố ngôn: “Phật huệ minh tịnh nhật, trừ thế si ám minh”.

          ()經言。或有佛土以光明為佛事。即是此也。故言佛慧明淨日。除世癡闇冥。

          (Chú: Kinh nói: “Hoặc có cơi Phật dùng quang minh làm Phật sự” chính là nói về chuyện này vậy. V́ thế nói: “Phật huệ nhật sáng sạch, trừ si tối cơi đời”).

 

          Ngài Đàm Loan trích dẫn kinh để chứng minh, nên nói là “kinh ngôn”, nhưng chưa chỉ ra bộ kinh nào. Trong quyển thứ sáu của Lục Thập Hoa Nghiêm, nơi phẩm Hiền Thủ có nói: “Phóng đại quang minh nan tư nghị, dĩ thử quang minh cứu quần sanh… Hựu phóng quang minh danh Thanh Tịnh, ánh tế nhất thiết thiên nhân quang, trừ diệt nhất thiết chư ám minh. Phổ chiếu thập phương vô lượng quốc” (Phóng quang minh lớn khó nghĩ bàn, dùng quang minh ấy cứu quần sanh… Lại phóng quang minh tên Thanh Tịnh, che lấp hết thảy quang trời người, trừ diệt hết thảy các tối tăm, chiếu khắp mười phương các cơi nước). [Trong phẩm ấy], có tất cả bốn mươi ba thứ quang minh thực hiện Phật sự, hóa độ chúng sanh. Chắc là ngài Đàm Loan cũng nói đến chuyện này!

 

2.2.1.2.3.1.1.11. Diệu thanh công đức

 

          (Luận) Phạm thanh ngộ thâm viễn, vi diệu văn thập phương.

          (Chú) Thử nhị cú, danh “trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu”, Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, tuy hữu thiện pháp, nhi danh thanh bất viễn. Hữu danh thanh tuy viễn, phục bất vi diệu. Hữu danh thanh diệu viễn, phục bất năng ngộ vật, thị cố khởi thử trang nghiêm.

          ()梵聲悟深遠。微妙聞十方。

          ()此二句名莊嚴妙聲功德成就。佛本何故興此願。見有國土。雖有善法而名聲不遠。有名聲雖遠不微妙。有名聲妙遠復不能悟物。是故起此莊嚴。

          (Luận: Tiếng phạm ngộ sâu xa, vi diệu thấu mười phương.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm diệu thanh công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ, tuy có thiện pháp, nhưng thanh danh chẳng vang xa! Có quốc độ tuy thanh danh vang xa, vẫn chẳng vi diệu. Có quốc độ thanh danh vi diệu, vang xa, lại chẳng thể giác ngộ chúng sanh. Do đó, dấy lên sự trang nghiêm này).

 

          Phật Di Đà trong lúc tu nhân, thấy có quốc độ, tuy chúng sanh làm lành, chẳng ác, là người lành trong thế gian; nhưng danh xưng (“thanh”) của vị thiện nhân ấy truyền bá chẳng xa, chỉ lan đến một làng, một thành, hoặc trong một thời, như các vị chánh nhân quân tử hoặc những bậc từ thiện v.v… trong các thời, các xứ. Ngoài ra, có những người tuy tiếng tăm lan truyền khá xa, nhưng những ǵ họ đă làm không ǵ chẳng phải là pháp thế gian, chẳng được coi là “vi diệu”. Như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lăo Tử, Trang Tử, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Châu Văn Vương, Châu Vũ Vương, Châu Công v.v… của Trung Hoa. Hoặc có người tiếng tăm vừa truyền xa vừa vi diệu, nhưng chẳng thể khiến cho chúng sanh ngộ nhập Thật Tướng của các pháp, chân lư của vũ trụ, vượt thoát tam giới sanh tử luân hồi. Chẳng hạn như người Ấn Độ tin thờ Phạm Vương, người phương Tây tin thờ Thượng Đế Gia Tô. Danh xưng của họ tuy vang xa cơi trời và nhân gian, nhưng Tứ Vi Đà[5] hoặc Thánh Kinh do họ nói phần lớn là thần thoại, chẳng phù hợp sự lư nhân quả thế gian và xuất thế gian, chẳng phải là chân lư của vũ trụ và nhân sinh, chỉ có thể tín ngưỡng mà thôi, chẳng có triết lư thật sự, chẳng thể khơi mở chánh trí của con người, chẳng thể ngộ nhập “tâm tánh vốn tự thanh tịnh, các pháp chỉ là nhất tâm” chân lư nhất tâm nhị môn, mà cũng chẳng thể khiến cho chúng sanh liễu sanh thoát tử, thoát tam giới! Do có mấy loại nguyên nhân như vừa nói trên đây, cho nên Pháp Tạng Bồ Tát mới phát đại nguyện, muốn dùng công đức diệu thanh để trang nghiêm quốc độ.

 

          (Chú) Thiên Trúc quốc xưng tịnh hạnh vi phạm hạnh, xưng diệu từ vi phạm ngôn. Bỉ quốc quư trọng Phạm Thiên, đa dĩ Phạm vi tán, diệc ngôn trung quốc pháp dữ Phạm Thiên thông cố dă.

          ()天竺國稱淨行為梵行。稱妙辭為梵言。彼國貴重梵天多以梵為讚。亦言。中國法與梵天通故也

          (Chú: Xứ Thiên Trúc gọi “tịnh hạnh” là “phạm hạnh”, gọi lời lẽ hay khéo là “phạm ngôn”. Xứ ấy quư trọng Phạm Thiên, phần nhiều dùng chữ Phạm để ca ngợi, nên cũng nói là pháp tại đất nước văn hiến có thể thông với Phạm Thiên).

 

          Đây là chú giải nguồn gốc của hai chữ “Phạm thanh”. “Thiên Trúc quốc” chính là xứ Ấn Độ hiện thời. Trong quốc gia của họ, vốn tin thờ Bà La Môn giáo, kính trọng Đại Phạm Thiên Vương. Nếu xuất gia tu tập hạnh thanh tịnh theo tôn giáo ấy th́ sẽ được gọi là tu Phạm hạnh”. Tất cả ngôn ngữ, văn tự sử dụng trong xứ ấy hay trong tôn giáo ấy được coi là vi diệu nhất trong thế gian, nên được xưng tụng là “Phạm ngôn”. V́ quư trọng Phạm Thiên, cho nên hễ tán thán sự vật ǵ đẹp đẽ, hay khéo, th́ đều gọi là Phạm. Do vậy, “Phạm thanh” vốn là từ ngữ dùng để tán thán của người Ấn Độ, cũng nhằm biểu thị trung thổ trong nhân gian (người Ấn Độ tự xưng quốc gia của họ ở chính giữa địa cầu) và Phạm Thiên đôi bên có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, cho nên ngôn ngữ và văn tự của xứ ấy được gọi là “Phạm thanh”.

 

          (Chú) Thanh giả danh dă, danh vị An Lạc độ danh. Kinh ngôn: “Nhược nhân đản văn An Lạc Tịnh Độ chi danh, dục nguyện văng sanh, diệc đắc như nguyện”. Thử danh ngộ vật chi chứng dă. Thích Luận ngôn: “Như tư Tịnh Độ, phi tam giới sở nhiếp. Hà dĩ ngôn chi? Vô dục cố, phi Dục Giới. Địa cư cố, phi Sắc Giới. Hữu sắc cố, phi Vô Sắc Giới. Cái Bồ Tát biệt nghiệp sở trí nhĩ”.

          ()聲者名也。名謂安樂土名。經言。若人但聞安樂淨土之名願往生。亦得如願。此名悟物之證也釋論言。如斯淨土非三界所攝。何以言之。無欲故非欲界。地居故非色界。有色故非無色界。蓋菩薩別業所致耳。

          (Chú: “Thanh” là “danh”. Danh là tên gọi của cơi An Lạc. Kinh dạy: “Nếu ai chỉ nghe danh xưng An Lạc Tịnh Độ mà muốn nguyện văng sanh th́ cũng được như nguyện”. Đấy chính là bằng chứng về [khả năng] giác ngộ chúng sanh vậy. Thích Ma Ha Diễn Luận nói: “Như cơi Tịnh Độ ấy chẳng thuộc vào tam giới. V́ sao nói như vậy? Do không có dục, nên chẳng phải là Dục Giới. Do ở trên mặt đất, nên chẳng phải là Sắc Giới. Do có sắc tướng, nên chẳng phải là Vô Sắc Giới. Do v́ nghiệp riêng của Bồ Tát mà thành ra như vậy”).

 

          Ngài Đàm Loan giải thích, phân tích. Tiếng tăm được xưng tán là Phạm âm” chính là nói về thanh danh của An Lạc Tịnh Độ. Trước hết, Ngài trích dẫn “kinh ngôn”, tức là dùng ư nghĩa trong kinh Vô Lượng Thọ để nói: Chỉ cần nghe danh xưng của quốc độ An Lạc, tất nhiên sẽ biết đến A Di Đà Phật trong cơi ấy có bổn nguyện và thần lực chẳng thể nghĩ bàn, hy vọng sẽ được văng sanh thấy Phật, th́ cũng có thể được đúng như sở nguyện sanh về cơi ấy. Điều này có thể gọi là “thanh danh có thể ngộ vật”. “Ngộ vật” (悟物, giác ngộ chúng sanh) có nghĩa là văng sanh về cơi ấy, nhất định sẽ “hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh”. Kế đó, Ngài trích dẫn những điều được nói trong bộ Thích Ma Ha Diễn Luận do Long Thọ Bồ Tát biên soạn: An Lạc Tịnh Độ chẳng thuộc vào tam giới, chẳng nằm trong phạm vi của tam giới. V́ sao vậy? Chúng sanh trong cơi ấy đều là liên hoa hóa sanh, chẳng có dâm dục; cho nên chẳng phải là Dục Giới. Cơi nước Phật ấy vàng ṛng và các thứ báu làm đất, thuộc loại Địa Cư, cho nên chẳng phải là Sắc Giới. Tứ Thiền Thiên thuộc Sắc Giới trong cơi này (Sa Bà) đều là Không Cư. Trời người trong cơi ấy dung sắc vi diệu, diện mạo đoan chánh, đều có ba mươi hai tướng, thân sắc như vàng tía được giồi mài. Do có h́nh sắc, cho nên chẳng thuộc vào Vô Sắc Giới. An Lạc Tịnh Độ là biệt nghiệp tu tập lục độ vạn hạnh của Pháp Tạng Bồ Tát, là cơi nước do nhân như thế mà cảm được quả báo như thế, đương nhiên là chẳng giống với tam giới trong cơi này, chẳng thuộc vào tam giới, mà tiếng tăm cũng chẳng giống như cơi này.

 

          (Chú) Xuất hữu nhi hữu, viết Vi. Danh năng khai ngộ, viết Diệu. Thị cố ngôn: “Phạm thanh ngộ thâm viễn, vi diệu văn thập phương”.

          ()出有而有曰微。名能開悟曰妙。是故言梵聲悟深遠。微妙聞十方。

          (Chú: Vượt khỏi Tam Hữu mà là Hữu th́ nói là Vi. Danh có thể khai ngộ nên gọi là Diệu. V́ thế nói: “Tiếng Phạm ngộ sâu xa, vi diệu vang mười phương”).

 

          “Vi diệu” là ǵ? Ngài Đàm Loan nói: “Xuất Hữu nhi Hữu, viết Vi”. Chữ Hữu nhằm nói đến Tam Hữu, tức là tam giới. Vượt ra ngoài tam giới, chẳng thuộc trong tam giới, th́ gọi là “xuất Hữu”. “Nhi Hữu” (Mà là Hữu), ư nói: Có các Tịnh Độ của chư Phật. Như Đại Trí Độ Luận có nói: “Xuất tam giới ngoại, hữu Tịnh Độ. Danh năng ngộ vật, cố xưng Diệu” (Vượt ra ngoài tam giới th́ có Tịnh Độ, danh hiệu có thể khiến cho chúng sanh giác ngộ, nên gọi là Diệu). Điều này có ư nói chúng sanh trong mười phương thế giới chỉ cần nghe danh hiệu A Di Đà Phật và quốc độ An Lạc, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cơi ấy, cho đến mười niệm hoặc một niệm, sẽ có thể sanh về Tịnh Độ, ngộ Vô Sanh Nhẫn. Bồ Đề viên măn ngay trong một đời, rốt ráo thành Phật. Đấy không phải là vi diệu chẳng thể nghĩ bàn ư? Do vậy, kệ tụng viết là: “Phạm thanh ngộ thâm viễn, vi diệu văn thập phương” (Tiếng Phạm ngộ sâu xa, vi diệu vang mười phương).

 

2.2.1.2.3.1.1.12. Chủ công đức

         

          (Luận) Chánh giác A Di Đà, pháp vương thiện trụ tŕ.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm chủ công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, La-sát vi quân, tắc suất thổ tương đạm. Bảo luân trụ điện, tắc tứ vực vô ngu, thí chi phong mỵ, khởi vô bổn da?

          ()正覺阿彌陀。法王善住持。

          ()此二句名莊嚴主功德成就。佛本何故興此願。見有國土。羅剎為君則率土相噉。寶輪駐殿則四域無虞。譬之風靡。豈無本耶。

          (Luận: Chánh giác A Di Đà, pháp vương khéo trụ tŕ.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm chủ công đức thành tựu”. V́ sao đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ La-sát làm vua, ắt cả nước sẽ ăn nuốt lẫn nhau. Bánh xe báu [của Chuyển Luân Thánh Vương] dừng lại, ngự trong điện th́ bốn phương an vui, ví như cỏ ngả rạp theo gió, há chẳng có căn cội ư?)

 

          Chánh Giác là nói tắt của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mà cũng là thông hiệu (đức hiệu chung) của Phật. Hai câu này nhằm nói A Di Đà Phật là giáo chủ của quốc độ An Lạc, trong hết thảy các pháp Ngài được tự tại, cho nên gọi là Pháp Vương. So sánh với những vị quốc vương thông thường, họ chỉ có thể thống lănh muôn dân, xử lư mọi chuyện, th́ [A Di Đà Phật] càng vượt trỗi hơn! Điều này được gọi là “chủ công đức thành tựu”, v́ Phật có thể trụ tŕ hết thảy các thiện pháp thế gian và xuất thế gian, khiến cho nhân tánh và Phật tánh trong thế gian chẳng bị mê mất hoặc biến chất. Do vậy nói là “thiện trụ tŕ” (khéo trụ tŕ). V́ sao Pháp Tạng Bồ Tát phải phát nguyện khi Ngài thành Phật, quốc độ sẽ do Phật khéo trụ tŕ? Chính là v́ Ngài thấy có những quốc độ mà La-sát làm quốc vương, quốc gia ấy tất nhiên khắp nơi toàn là La-sát ăn thịt người. Chúng sanh trong toàn thể quốc độ ấy (lời chú giải gọi [toàn thể quốc độ] là “suất độ”, 率土) đều hành nghiệp Thập Ác, đây kia sát hại nhau, ăn nuốt lẫn nhau, như thế bèn trở thành La-sát quỷ quốc! Có những quốc độ mà chúng sanh trong đó đều hành Thập Thiện, bèn có Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế, an trụ trong cung điện của Luân Vương, cai quản quốc gia. Vậy th́ bốn phương tám hướng trong bờ cơi nước ấy, nhất định là gió ḥa, mưa thuận, nhân dân an lạc, chẳng ưu lự.

          “Thí chi phong mỵ”: Câu này dùng chuyện cỏ trên đầu tường ngả rạp theo gió để sánh ví nhân dân trong một quốc gia sẽ thuận theo quốc chúa (vị chủ đất nước) là thiện hay ác mà sẽ làm lành hay làm ác. Do vậy, quốc vương là căn bản khiến cho một quốc gia hưng thịnh hay suy vong, b́nh trị hay loạn lạc. Lẽ đâu một quốc độ lại có thể chẳng có quốc chúa ư? Như hiện thời các nước trên thế giới, đối với điều kiện để tạo thành một quốc gia, ắt cần phải có bốn điều là quốc độ, lănh tụ (quốc vương, tổng thống), chủ quyền, và nhân dân. Thiếu một điều th́ sẽ chẳng thành quốc gia!

 

          (Chú) Thị cố hưng nguyện, nguyện ngă quốc độ thường hữu pháp vương, pháp vương thiện lực chi sở trụ tŕ. Trụ tŕ giả, như hoàng hộc tŕ Tử An, thiên linh cánh khởi, ngư mẫu niệm tŕ tử, kính học bất hoại. An Lạc quốc vị Chánh Giác thiện tŕ, kỳ quốc khởi hữu phi Chánh Giác sự da? Thị cố ngôn: “Chánh Giác A Di Đà, pháp vương thiện trụ tŕ”.

          ()是故興願。願我國土常有法王。法王善力之所住持。持者如黃鵠持子安千齡更起。魚母念持子。逕澩不壞。安樂國為正覺善持。其國豈有非正覺事耶。是故言正覺阿彌陀。法王善住持。

          (Chú: V́ thế dấy nguyện, nguyện cho quốc độ của tôi thường có pháp vương, được trụ tŕ bởi thiện lực của pháp vương. Trụ tŕ là như chim hoàng hộc giữ Tử An[6], ngàn năm lại sống dậy, như cá mẹ v́ ǵn giữ cá con, dẫu ở trong rănh nước hẹp mà [tánh mạng của cá con] chẳng bị hư hoại. Cơi An Lạc được Chánh Giác khéo trụ tŕ, cơi ấy há có chuyện chẳng phù hợp Chánh Giác ư? V́ thế nói: “Chánh giác A Di Đà, pháp vương khéo trụ tŕ”).

 

          Đă có những nhân duyên như đă nói trên; do vậy, Pháp Tạng Bồ Tát phát nguyện rằng: Nguyện khi tôi thành Phật, quốc độ chẳng cần quốc vương thống trị, thường xuyên có Phật trụ thế, dùng Phật pháp và nghiệp lực Thập Thiện để nhiếp thọ và giáo hóa chúng sanh liên tục chẳng dứt cho đến tột cùng đời vị lai. Do vậy, khi Ngài thành Phật, thế giới Cực Lạc trước hết có A Di Đà Phật trụ tŕ. Trải qua vô lượng kiếp sau, hóa thân của Phật Di Đà diệt độ, sẽ do Quán Âm Bồ Tát nối ngôi pháp vương. Cơi ấy đổi tên thành thế giới Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu, các thứ trang nghiêm vượt trỗi thế giới Cực Lạc. Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. Lại trải qua vô lượng kiếp sau, hóa thân của Công Đức Sơn Vương Phật nhập diệt, sẽ do Thế Chí Bồ Tát nối ngôi, Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai. Nối tiếp như thế, đều có Phật trụ tŕ cơi ấy, chẳng có t́nh huống “trước Phật, sau Phật, không có Phật trụ thế”.

          Ngài Đàm Loan lại nêu ra hai thí dụ để giảng giải, phân tích ư nghĩa “bất thất, bất hoại” (chẳng mất, chẳng hư hoại) của trụ tŕ, như Hộc quốc có chim Hoàng Hộc nuốt trộng người ta. Người sống trong bụng chim mấy trăm năm mà không chết. Điển cố ấy phát xuất từ những điều được ghi chép trong bộ Thần Dị Kinh vào thời cổ của Trung Hoa: “Ở ngoài biển Tây có Hộc quốc, nam nữ đều cao bảy tấc, thọ ba trăm năm, mỗi ngày đi ngàn dặm, chỉ sợ loài hải hộc. Dẫu bị chim hộc nuốt, vẫn thọ ba trăm năm. Người ta ở trong bụng chim hộc mà không chết”. V́ thế nói là “hoàng hộc tŕ Tử An, thiên linh bất khởi”.

          Lại giống như cá mẹ luôn nghĩ ǵn giữ cá con. “Kính học bất hoại”: Chữ Học () có nghĩa là con suối khô cạn, mùa Hè có nước, mùa Đông th́ không. “Kính học bất hoại” có nghĩa là: Khi cá mẹ nhằm thời kỳ nước cạn khô, v́ muốn tiếp tục duy tŕ [tánh mạng của] cá con yêu dấu trong bụng, cho nên vẫn có thể sống sót, không bị chết mất.

          Quốc độ An Lạc có A Di Đà Phật trụ thế, từ bi chẳng bỏ, giáo hóa chúng sanh. Lại có Quán Âm, Thế Chí, kế tục thành Phật để trụ tŕ, quyết định chẳng có chuyện không có Tam Bảo trụ tŕ thế gian. Phật dùng Chánh Giác do chính ḿnh đă chứng đắc để trụ tŕ thế gian. Vậy th́ trong quốc độ ấy, làm sao có chuyện chẳng phù hợp Phật pháp, chẳng phải là Chánh Giác cho được? V́ thế, trong Kệ Tụng mới có câu: “Chánh Giác A Di Đà, pháp vương thiện trụ tŕ”.

          Lại nói “pháp vương thiện trụ tŕ” chính là Phật có phương tiện thiện xảo, chẳng rời khỏi đạo tràng, mà ứng hiện trọn khắp mười phương, phổ độ chúng sanh, khiến họ chẳng đọa lạc. Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “An Lạc quốc độ biến địa bảo hoa. Nhất nhất hoa xuất vô lượng quang, nhất nhất quang xuất vô lượng Phật, nhất nhất Phật hựu phóng bách thiên quang minh, phổ vị thập phương, thuyết vi diệu pháp, an lập chúng sanh ư Phật chánh đạo” (Quốc độ An Lạc khắp nơi là hoa báu, mỗi đóa hoa tỏa ra vô lượng quang. Mỗi quang minh xuất hiện vô lượng Phật, mỗi vị Phật lại phóng trăm ngàn quang minh, khắp v́ mười phương nói pháp vi diệu đặt yên chúng sanh nơi chánh đạo của Phật). Như vậy th́ mới gọi là “pháp vương thiện trụ tŕ” (pháp vương khéo trụ tŕ).

          Lại nữa, như Bát Thập Hoa Nghiêm có nói mười thứ phương tiện huệ. Trọn đủ những loại huệ ấy th́ mới có thể thiện xảo trụ tŕ chánh pháp, chẳng đến nỗi biến chất. Mười loại nào vậy?

          “1) Khéo tu Không, Vô Tướng, Vô Nguyện tam-muội, nhưng dấy ḷng từ bi, chẳng bỏ chúng sanh.

          2) Đắc pháp b́nh đẳng của chư Phật, nhưng thường thích cúng dường chư Phật.

          3) Nhập quán Không trí môn, nhưng siêng tu tập phước đức.

          4) Xa ĺa tam giới, nhưng trang nghiêm tam giới.

          5) Rốt ráo tịch diệt các ngọn lửa phiền năo, mà có thể v́ hết thảy chúng sanh khởi diệt lửa tham, sân, si phiền năo.

          6) Biết các pháp như huyễn, như mộng, tự tánh bất nhị, mà tùy tâm tạo nghiệp vô lượng sai biệt.

          7) Biết hết thảy quốc độ giống như hư không, nhưng có thể dùng diệu hạnh thanh tịnh để trang nghiêm tịnh độ.

          8) Biết bản tánh của Pháp Thân chư Phật là không có thân, nhưng dùng tướng hảo để trang nghiêm thân ấy.

          9) Biết tánh của âm thanh chư Phật là Không, tịch diệt, chẳng thể diễn nói, nhưng có thể nói hết thảy âm thanh sai biệt của chúng sanh.

          10) Biết ba đời chỉ là một niệm, nhưng thuận theo ư giải của chúng sanh mà phân biệt, dùng các thứ tướng, các thứ thời, để tu các hạnh”.

          Phần Kệ Tụng của luận này nói “Chánh Giác A Di Đà Phật, pháp vương thiện trụ tŕ” chính là tán thán A Di Đà trong quốc độ An Lạc xác thực trọn đủ mười thứ phương tiện huệ thù thắng ấy. Do vậy, Ngài có thể hết sức thiện xảo khiến cho chúng sanh trong cơi ấy đều an trụ trong chánh đạo Nhất Thừa của Phật, đều rốt ráo đắc Nhất Sanh Bổ Xứ, muốn đến thế giới nào không có Phật để bổ xứ thành Phật th́ sẽ có thể tùy ư tự tại đến đó làm Phật, trụ tŕ Phật pháp. Như kinh Pháp Hoa có nói: “Phàm hữu văn pháp giả, vô nhất bất thành Phật” (Phàm những ai nghe pháp, không một ai chẳng thành Phật). Đấy mới là ư thú chân thật của “pháp vương thiện trụ tŕ”.

 

2.2.1.2.3.1.1.13. Quyến thuộc công đức

 

          (Luận) Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, hoặc dĩ bào huyết vi thân khí, hoặc dĩ phẩn niệu vi sanh nguyên, hoặc ḥe cức cao kỳ, xuất sai cuồng chi tử, hoặc thụ tử tỳ phúc xuất trác lạc chi tài, cơ tiếu do chi hoài hỏa, sỉ nhục duyên dĩ băo băng.

          ()如來淨華眾。正覺華化生。 

          ()此二句名莊嚴眷屬功德成就。佛本何故興此願。見有國土。或以胞血為身器。或以糞尿為生元。或槐棘高圻出猜狂之子。或豎子婢腹出卓犖之才。譏誚由之懷火。恥辱緣以抱氷。

          (Luận: Như Lai tịnh hoa chúng, hoa Chánh Giác hóa sanh.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm quyến thuộc công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ, [chúng sanh trong ấy] trong ấy dùng thai huyết để làm thân thể, hoặc dùng phân tiểu để làm nguồn sống, hoặc có những người thuộc địa vị cao quư mà sanh ra đứa con bụng dạ ty tiện hoặc cuồng bạo, hoặc là từ kẻ bấy bớt ngu si, hay từ bụng nô tỳ mà sanh ra đứa con tài năng trác tuyệt. Do bị cười chê mà ấp lửa, do bị sỉ nhục mà ôm băng).

 

          Phật là giáo chủ, như cha mẹ hoặc gia trưởng trong một nhà, chúng sanh là đệ tử của Phật, giống như con cái trong một gia đ́nh; v́ thế gọi là “quyến thuộc”. Tam thừa thánh hiền đệ tử được gọi là “quyến thuộc trang nghiêm”. Đại chúng sanh trong An Lạc quốc đều là thánh hiền Đại Thừa, đều từ liên hoa hóa sanh. Đặc tánh của hoa sen là sanh từ bùn nhơ mà chẳng bị nhuốm bẩn, có thể nói [hoa sen] là biểu tượng của cái tâm thanh tịnh, mà cũng là tượng trưng cho “nhất tâm nhị môn”. Hoa sen là hoa quả đồng thời[7], tức là có thể sánh ví “nhất tâm nhị môn cùng trọn đủ trong một tâm”. Hết thảy đại chúng trong cơi ấy đều có tâm Bồ Tát, đều thanh tịnh giống như hoa sen, đều đă chứng đắc nhất tâm nhị môn. V́ thế nói: “Như Lai tịnh hoa chúng” (Đại chúng của Như Lai như những đóa hoa thanh tịnh). Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Huệ quang minh tịnh, siêu du nhật nguyệt, thanh bạch chi pháp, cụ túc viên măn, do như Tuyết Sơn chiếu chư công đức, đẳng nhất tịnh cố… Do như liên hoa, ư chư thế gian, vô nhiễm ô cố” (Quang minh trí huệ sáng suốt, trong sạch, vượt trỗi mặt trời, mặt trăng, trọn đủ viên măn pháp trong trắng, ví như Tuyết Sơn v́ chiếu các công đức b́nh đẳng thanh tịnh như nhau… Ví như hoa sen v́ ở trong các thế gian chẳng bị nhuốm bẩn).

          Lại nữa, hễ là chúng sanh thuộc ba bậc văng sanh cơi ấy th́ đều đă phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Bồ Đề, chí nguyện trang nghiêm Tịnh Độ, thành thục hữu t́nh. Tam thừa thánh hiền đều là Bồ Tát. Bồ Tát là nhân hoa, thành Phật là kết quả. V́ thế nói: “Chánh Giác hoa hóa sanh” (Hóa sanh từ hoa Chánh Giác). Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Nhất thiết chư Bồ Tát… cúng dường Vô Lượng Giác… Ứng thời Vô Lượng Tôn, động dung phát hân tiếu, khẩu xuất vô số quang, biến chiếu thập phương quốc… Phạm thanh do lôi chấn, đương thọ Bồ Tát kư. Thập phương lai Chánh Sĩ, ngô tất tri bỉ nguyện, chí cầu nghiêm tịnh độ, thọ quyết đương tác Phật… Thông đạt chư pháp tánh, nhất thiết Không, Vô Ngă, chuyên cầu tịnh Phật độ, tất thành như thị lợi” (Hết thảy các Bồ Tát… cúng dường Vô Lượng Giác. Khi đó, Vô Lượng Tôn, lộ vẻ mặt vui cười, miệng phóng vô số quang, chiếu khắp mười phương cơi… Tiếng Phạm như sấm rền, sẽ thọ kư Bồ Tát. Mười phương Chánh Sĩ (Bồ Tát) đến, ta đều biết nguyện họ, cầu trang nghiêm cơi tịnh, thọ kư sẽ thành Phật… Thông đạt tánh các pháp, hết thảy Không, Vô Ngă, chuyên cầu tịnh cơi Phật, ắt thành lợi như thế).

          Lại nói, chúng sanh trong cơi ấy đều từ hoa sen hóa sanh, ví như tu pháp môn Tịnh Độ, do tu nhân bèn đắc quả, chính là giáo pháp Viên Đốn, Nhất Phật Thừa, là pháp Bất Nhị. Trong Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, từ trang bốn trăm mười hai đến trang bốn trăm mười bốn, tôi đă giải thích rất tường tận, [độc giả] chẳng ngại tham khảo! V́ sao Pháp Tạng Bồ Tát phải phát ra cái nguyện trang nghiêm ấy? Là v́ Ngài thấy có những quốc độ mà chúng sanh trong ấy từ trong thai mẹ sanh ra, toàn bộ thân thể không ǵ chẳng phải là xương, thịt, gân, huyết, trưởng thành từ nhau (placenta) của mẹ. Lại c̣n ở trong bụng mẹ, ở lẫn lộn với phân, tiểu, coi đó là cội nguồn xuất sanh của họ.

          Hoặc là trông thấy “ḥe cức cao kỳ”: “Ḥe cức” (槐棘): Ở Trung Hoa vào thời cổ, nhà Châu dùng “tam ḥe cửu cức”[8] để ấn định [chỗ đứng khi vào chầu vua của] các quan chức thuộc hàng tam công cửu khanh. “Cao kỳ” (): Chữ Kỳ () đồng nghĩa với chữ Kỳ (), tức là vào thời cổ, đất phong rộng ngàn dặm th́ được gọi là “cao kỳ”. [Câu “ḥe cức cao kỳ xuất sai cuồng chi tử” ngụ ư] những nhân vật cao quư như tam công cửu khanh thường sanh ra những đứa con thần kinh rối loạn, tức là Cuồng, hoặc nghi ngờ, hận thù, đố kỵ, đó là Sai (, đa nghi); có những đứa con “sai cuồng” (cuồng dại, nhỏ nhen) như thế ấy, nên nói là “xuất sai cuồng chi tử”. Như đức Bổn Sư sanh ra tỳ-kheo Thiện Tinh[9] bài bác chẳng có nhân quả, do [Thiện Tinh] làm ác nên bị đọa địa ngục trong khi c̣n sống, chính là một thí dụ.

          Hoặc là trông thấy “thụ tử tỳ phúc”. “Thụ tử” (豎子) là những kẻ ngu si, yếu đuối, chẳng có năng lực ǵ, hèn hạ, kém cỏi, bị người khác khinh rẻ. “Tỳ” () là nô tỳ, là nữ nhân hạ tiện, nhưng những người ấy thường có thể sanh ra những nhân tài siêu tuyệt xuất chúng (ngài Đàm Loan dùng chữ “trác lạc chi tài” để chỉ các nhân tài ấy). Trong lịch sử Trung Hoa, Cổ Tẩu[10] sanh ra vua Thuấn chính là một chứng cứ.

          Lời lẽ có xen lẫn ư tứ châm chọc th́ là “cơ tiếu” (譏誚). Nếu có t́nh h́nh cha con trí ngu, sang hèn khác biệt như vừa nói trên đây, gặp người khác thốt lời châm chích, hoặc là bị người khác coi rẻ, đương nhiên là sẽ cảm thấy rất sỉ nhục và hổ thẹn.

          “Hoài hỏa, băo băng” (Ấp lửa, ôm băng) chính là từ ngữ h́nh dung sự khắc khổ ḥng tự khích lệ. “Cơ tiếu do chi hoại hỏa, sỉ nhục duyên dĩ băo băng” (Do bị chê cười mà ấp lửa, v́ bị sỉ nhục mà ôm băng): Hai câu này là do vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong truyện Việt Vương Câu Tiễn Quy Quốc Ngoại Truyện có nói: “Đông thường băo băng, hạ hoàn ác hỏa, sầu tâm khổ chí, huyền đảm ư hộ, xuất nhập thường chi” (Mùa Đông thường ôm băng, mùa Hạ c̣n nắm lửa, sầu tâm khổ chí, treo một cái mật trên cửa, ra vào thường nếm). Đấy là sự thật về việc “tuyết sỉ đồ cường” (mong mỏi mạnh lên để rửa nhục), dùng [những chuyện này] để h́nh dung quyến thuộc trong cơi này, khó đạt được sự trang nghiêm mỹ măn, thường bị kẻ khác chê gièm, sỉ nhục, cảm thấy thống khổ và ôm hận.

 

          (Chú) Sở dĩ nguyện ngôn: Sử ngă quốc độ, tất ư Như Lai tịnh hoa trung sanh, quyến thuộc b́nh đẳng, dự đoạt vô lộ. Cố ngôn “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh”.

          ()所以願言。使我國土悉於如來淨華中生。眷屬平等與奪無路。故言如來淨華眾。正覺華化生。

          (Chú: Cho nên nguyện rằng: Khiến cho trong quốc độ của tôi, do [mọi người] đều sanh từ hoa thanh tịnh của Như Lai, cho nên quyến thuộc b́nh đẳng, chẳng có cách nào khen ngợi hay hủy nhục. V́ thế nói: “Như Lai tịnh hoa chúng, hoa Chánh Giác hóa sanh”).

 

          Do đă có những nguyên nhân như đă nói trên đây, cho nên Pháp Tạng Bồ Tát chẳng nỡ thấy chúng sanh chịu khổ, duyên khởi tâm đại bi, phát nguyện muốn cho khi Ngài thành Phật, tất cả đại chúng trời, người, và tam thừa thánh hiền trong cơi nước của Ngài hoàn toàn xuất sanh từ tâm thanh tịnh (hoa sen) của nhất tâm nhị môn (Như Lai), chẳng sanh từ cha mẹ. Do đại chúng được sanh từ tịnh tâm “chúng sanh và Phật b́nh đẳng” cho nên có thể đạt được “quyến thuộc nhất loạt b́nh đẳng”, thanh tịnh trang nghiêm, chẳng có thiện, ác, tốt, xấu, trí, ngu, sang, hèn sai khác.

          “Dự đoạt vô lộ” tức là nói: Về căn bản, chẳng có chuyện “dự” (, tức xưng dự (稱譽), ca ngợi), hoặc “đoạt” (, hủy nhục). V́ thế nói: “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh”.

 

2.2.1.2.3.1.1.14. Thọ dụng công đức

 

          (Luận) Ái nhạo Phật pháp vị, Thiền tam-muội vi thực.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, hoặc thám sào phá noăn vi mông nhiêu chi thiện, hoặc huyền sa chỉ đại vi tương ủy chi phương. Ô hô! Chư tử thật khả thống tâm.

          ()愛樂佛法味。禪三昧為食。

          ()此二句名莊嚴受用功德成就。佛本何故興此願。見有國土。或探巢破卵為饛饒之膳。或懸沙指帒為相慰之方。嗚呼。諸子實可痛心。

          (Luận: Yêu thích Phật pháp vị, ăn bằng Thiền tam-muội.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm thọ dụng công đức thành tựu”. Vốn v́ lẽ nào mà Phật dấy lên nguyện này? Do thấy có quốc độ, hoặc là có kẻ lục ổ phá trứng để làm bữa ăn sang trọng, ê hề, hoặc kẻ nghèo túng, đói khát, chỉ đành dùng niềm mong mỏi được bạn bè giúp đỡ để làm phương cách an ủi chính ḿnh. Than ôi! Các ông thật đáng đau ḷng).

 

          Nói đến sự thọ dụng của một cá nhân th́ bao gồm các chuyện ăn, mặc, cư trụ, hành xử, dục lạc v.v… Lời Kệ chỉ dùng một chuyện Ăn để đại diện, những chuyện khác cứ theo đó suy ra sẽ biết. Các thứ dinh dưỡng có thể duy tŕ sanh mạng th́ gọi là “thực phẩm”. “Ái nhạo Phật pháp vị” (Yêu thích pháp vị của Phật), điều này được gọi là Pháp Hỷ Thực. “Thiền tam-muội vi thực” (Dùng Thiền Định làm thức ăn), điều này được gọi là Thiền Duyệt Thực. Pháp Hỷ thuộc về Huệ, Thiền Duyệt thuộc về Định, hai thứ này đều được gọi là Pháp Thực.

          Pháp Thân huệ mạng của đại chúng trong quốc độ An Lạc được trưởng dưỡng bởi pháp thực Định và Huệ, cho nên lấy Định Huệ làm thọ dụng. Như trong phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Kư của kinh Pháp Hoa, trong lời thọ kư thành Phật cho ngài Măn Từ Tử (Phú Lâu Na), [đức Phật] cũng nói chúng sanh trong quốc độ khi ngài Phú Lâu Na thành Phật sẽ thường dùng hai món thức ăn, một là Pháp Hỷ Thực, hai là Thiền Duyệt Thực, chẳng nghĩ đến những thực phẩm khác. Có thể nói là tương đồng với thế giới Cực Lạc. Không chỉ là một chuyện ăn uống, mà những thứ khác như quốc độ trang nghiêm bằng chất báu, thân trang nghiêm trọn đủ các tướng, thuần nhất là biến hóa sanh ra, chẳng có nữ nhân và ác đạo v.v… đều tương tự như Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ trong hiện tại. Bất quá, phải qua vô lượng kiếp mai sau, ngài Măn Từ Tử mới thành Phật trong cơi này, mới có quốc độ trang nghiêm như thế đó!

          Nghe pháp hoan hỷ, trong tâm có một thứ cảm nhận yêu thích, có thể duy tŕ huệ mạng, nên nói là “ái nhạo Phật pháp vị” (yêu thích pháp vị của Phật), đấy chính là “pháp hỷ dùng làm thức ăn”. Nhập Định đạt được sự vui sướng khinh an (an vui nhẹ nhàng) th́ cũng có thể duy tŕ thân mạng, nên nói là “Thiền tam-muội vi thực” (Thiền tam-muội làm thức ăn). Như thời Dân Quốc, lăo ḥa thượng Hư Vân nhập Thiền Định bốn mươi chín ngày chẳng cần ăn uống; đấy chính là bằng cớ của “Thiền duyệt làm thức ăn”. Trong kinh luận đă nói có nhiều loại ăn khác nhau, như kinh Phật Địa nói có hai loại ăn khác nhau: Một là “pháp vị rộng lớn”, hai là “được duy tŕ bởi hỷ lạc”. Đấy chính là hai cách ăn giống như luận này đă nói, đều là vô lậu thực, chẳng phải là hữu lậu! Như Nhiếp Đại Thừa Luận nói có bốn cách ăn: Một là chẳng thanh tịnh, hai là thanh tịnh, ba là tịnh bất tịnh, và bốn là thị hiện ăn ở, sinh hoạt. Bốn loại ăn này là do dựa theo người ăn khác nhau mà phân loại. Loại thứ nhất là nói về chúng sanh phàm phu trong uế độ. Loại thứ hai là nói tới tam thừa thánh chúng. Loại thứ ba là ngũ chúng xuất gia[11] đệ tử của đức Phật. Loại thứ tư là Phật và các vị Đẳng Giác Bồ Tát, như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền. Như kinh Tăng Nhất A Hàm đă nói có chín loại ăn:

          - Một là đoạn thực, tức là ăn thức ăn [như cách chúng ta cắn, nhai, nuốt thường ngày].

          - Hai là xúc thực, tức quỷ thần dùng sáu căn tiếp xúc những thực phẩm do con người cúng bái.

          - Ba là tư thực, như nghĩ đến quả mơ bèn có thể đỡ khát.

          - Bốn là thức thực, tức A Lại Da Thức duy tŕ sanh mạng thể.

          - Năm là Thiền thực, tức là dùng Thiền duyệt làm thức ăn.

          - Sáu là nguyện thực, tức là dùng nguyện để duy tŕ tấm thân chẳng hư hoại. Như tôn giả Đại Ca Diếp nhập định trong núi Kê Túc đợi Di Lặc Bồ Tát giáng sanh thành Phật.

          - Bảy là niệm thực, tức là niệm Tam Bảo cho đến khi đạt tới chẳng có phiền năo, vọng tưởng, thân tâm an lạc, chẳng cần ăn uống mà có thể duy tŕ sanh mạng.

          - Tám là giải thoát thực, tức là cảnh giới Chỉ và Quán cùng hiện hữu, Định Huệ viên minh, đoạn hết ngũ trụ phiền năo, hai thứ sanh tử (Phần Đoạn và Biến Dịch) vĩnh viễn mất đi, chứng nhập cảnh giới Đại Niết Bàn (hàng Nhị Thừa bèn chứng Tiểu Thừa Niết Bàn).

          - Chín là hỷ thực, tức là Pháp Hỷ Thực.

          Trong chín loại ăn ấy, bốn loại đầu đều là hữu lậu, chỉ có năm loại thọ dụng sau đó mới là vô lậu, mà cũng là điều chúng ta cần thiết.

          Ngài Đàm Loan đă nêu ra v́ sao Phật Di Đà phải phát cái nguyện “thọ dụng trang nghiêm” này? Không ǵ chẳng phải là do Ngài thấy có những chúng sanh trong các quốc độ v́ để duy tŕ sanh mạng của chính ḿnh và đạt được sự hưởng thụ áo cơm phong phú, thường là do chỉ cầu tự lợi mà chẳng nề hà thủ đoạn, khó tránh khỏi “mạnh ăn thịt yếu”, giết hại chúng sanh, oan oan tương báo chẳng có thuở nào xong, thật đáng buồn đau!

          Phật Di Đà trong lúc tu nhân, do thấy có những người “thám sào phá noăn” (lục lọi ổ, phá trứng): “Sào” () là chỗ nghỉ ngơi của các loài chim bay, thú chạy, “noăn” () là cái để chúng nó thọ sanh ḥng tiếp tục sanh mạng thể. “Thám sào phá noăn” tức là giết hại cầm thú. Do phá hoại, giết hại chúng sanh để làm thức ăn cho chính ḿnh có thức ăn phong phú; v́ thế nói là “vị mông nhiêu chi thiện” (để làm bữa ăn sang trọng, ê hề). “Mông nhiêu” (饛饒) chính là thức ăn thuộc loại sơn trân hải vị, đă rất nhiều, mà lại c̣n có h́nh dạng rất đẹp đẽ. Cổ nhân nói: “Châu môn tửu nhục xú, lộ hữu đống tử cốt” (Cửa son[12] rượu thịt bỏ hư, kẻ th́ đói lạnh xương quăng ngoài đường). Lại nói: “Nhất gia băo noăn thiên gia oán, bán thế công danh bách thế oan” (Một nhà no ấm, ngàn nhà oán; nửa kiếp công danh, trăm đời oan). Sự hưởng thụ vinh hoa phú quư trong thế gian đa số là do ác nghiệp mà có. Nếu như quư vị có đại phước báo, sẽ có thể hưởng sự thọ dụng cơm áo rất tốt đẹp, nhưng sự thọ dụng ấy chính là cái ḷ ấp để tạo ác nghiệp. Ác nghiệp đă thành, khó tránh tam đồ! Đó gọi là “đời này hưởng phước, đời sau là oán gia”. Thọ dụng kiểu ấy chẳng đáng ham tí nào! Cổ nhân có một bài thơ răn kiêng giết như sau:

          Mạc đạo quần sanh tánh mạng vi,

          Nhất ban cốt nhục, nhất ban b́,

          Khuyến quân mạc đả chi đầu điểu,

          Tử tại sào trung vọng mẫu quy.

          (Đừng cho mạng vật chẳng ra ǵ,

          Cũng thịt, xương, da, há khác chi,

          Khuyên chàng đừng giết chim đầu nhánh,

          Trong tổ, chim non ngóng mẹ về).

          Do vậy, trong kinh Phạm Vơng, đức Phật đă dạy kiêng ăn thịt: “Nhất thiết chúng sanh nhục bất đắc thực. Thực nhục giả, đoạn đại từ bi Phật tánh chủng tử, nhất thiết chúng sanh kiến nhi xả khứ, thực nhục đắc vô lượng tội” (Chẳng được ăn thịt hết thảy chúng sanh. Kẻ ăn thịt dứt bặt chủng tử Phật tánh đại từ bi. Hết thảy chúng sanh trông thấy sẽ ĺa bỏ [kẻ ấy]. Ăn thịt sẽ mắc vô lượng tội).

          “Huyền sa chỉ đại, vi tương ủy chi phương”: Đấy là nói đến những kẻ chẳng có phước báo, chẳng được thọ dụng cơm áo. Tuy suốt đời vất vả, vẫn là thân c̣m, mặt choắt, cuộc sống nghèo túng, thiếu thốn, suốt ngày ao ước, khao khát sẽ khỏi lo âu v́ cơm áo. Đó gọi là “huyền sa” (懸沙)[13] cũng tức là mong ngóng, khao khát vậy. “Chỉ đại” (指帒): Chữ Đại () đồng nghĩa với chữ Đại (, cái đăy). “Chỉ đại” có cùng nghĩa với “chỉ khuân” ()[14], có nghĩa là bạn bè giúp đỡ lẫn nhau [bằng tiền bạc, lương thực]. Điển cố này xuất từ truyện Lỗ Túc trong Tam Quốc Chí: “Châu Do đứng đầu vùng Cư Sào (nay là huyện Sào tỉnh An Huy), làm thủ lănh của mấy trăm người, cố ư tới thăm Lỗ Túc, và xin giúp đỡ lương thực. Nhà Lỗ Túc có hai kho gạo, mỗi kho chứa ba ngàn hộc gạo, Lỗ Túc bèn chỉ một kho, đưa cho Châu Do. Châu Do càng hiểu Lỗ Túc là bậc kỳ nhân vậy”. V́ thế nói: “Huyền sa chỉ đại, vi tương ủy chi phương”, tức là nói kẻ bần khổ chẳng được hưởng cơm no áo ấm, chỉ mong ngóng, khát khao trong tương lai sẽ đạt được [cơm no áo ấm], cũng mong mỏi bạn bè thân quen có thể ra sức giúp đỡ, dùng điều mơ tưởng ấy để tự an ủi mà thôi!

          Đối với những điều vừa nói trên đây, kẻ có phước báo và người không phước báo tuy thọ dụng về cơm áo có sự sướng khổ khác biệt vời vợi, nhưng nghiệp quả tuần hoàn, luân hồi trong sáu đường, sanh tử vô lượng, không ai chẳng giống nhau! V́ thế, ngài Đàm Loan cảm thán nói: “Ô hô chư tử, thật khả thống tâm!” (Than ôi! Các ông thật đáng đau ḷng). Người có trí huệ giả sử có thể biết “hết thảy các sự hưởng thụ dư dật, tốt đẹp trong thế gian là chẳng tốt đẹp, chẳng viên măn, chẳng dài lâu, chẳng rốt ráo như thế đó, chúng chẳng thể khiến cho con người tam nghiệp thanh tịnh, ḿnh lẫn người đều được lợi ích liễu sanh thoát tử, vĩnh viễn hưởng vui sướng”, sẽ thật sự chẳng cần phải truy cầu chẳng ngớt, ắt sẽ chẳng tham đắm, chẳng bỏ được. Dẫu cầu chẳng được, th́ cũng chẳng đến nỗi phải oán trời, hờn người, làm càn, làm quấy, gian dối, trốn thuế, [khiến cho] ḿnh lẫn người đều có hại.

          Trong Thập Lai Kệ, đức Phật đă nói: “Bần cùng giả xan tham trung lai (Người nghèo túng là v́ do keo tham mà ra). Đời này thọ dụng nghèo túng, thiếu thốn, chính là quả báo do đời trước đă keo tham. Mong cầu chuyển nghèo thành giàu, đạt được sự hưởng thụ tốt đẹp, th́ chỉ có cách siêng hành bố thí. Đấy chính là nhân quả thế gian. Muốn có một quốc độ an lạc, hết thảy thọ dụng tự nhiên, th́ phải tu pháp môn ngũ niệm viên măn, trọn đủ, [cho đến khi] bỏ báo thân này, văng sanh Tịnh Độ, tất nhiên là chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng những sự vui. Nhân quả vốn là như vậy đấy, quyết định là như thế đấy!

 

          (Chú) Thị cố hưng đại bi nguyện, nguyện ngă quốc độ, dĩ Phật pháp, dĩ Thiền Định, dĩ tam-muội vi thực, vĩnh tuyệt tha thực chi lao. “Ái nhạo Phật pháp vị” giả, như Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật thuyết Pháp Hoa kinh lục thập tiểu kiếp, thời hội thính giả, diệc tọa nhất xứ, lục thập tiểu kiếp, vị như thực khoảnh, vô hữu nhất nhân, nhược thân, nhược tâm, nhi sanh giải quyện. Dĩ Thiền Định vi thực giả, vị chư đại Bồ Tát thường tại tam-muội, vô tha thực dă. Tam-muội giả, bỉ chư nhân thiên nhược tu thực thời, bách vị gia hào, la liệt tại tiền, nhăn kiến sắc, tỵ văn hương, thân thọ thích duyệt, tự nhiên băo túc. Ngật dĩ hóa khứ, nhược tu phục hiện. Kỳ sự tại kinh, thị cố ngôn: “Ái nhạo Phật pháp vị, Thiền tam-muội vi thực”.

          ()是故興大悲願。願我國土佛法以禪定以三昧為食。永絕他食之勞。愛樂佛法味者。如日月燈明佛說法華經六十小劫。時會聽者亦坐一處六十小劫。謂如食頃。無有一人若身若心而生懈倦。以禪定為食者。謂諸大菩薩常在三昧無他食也。三昧者。彼諸人天若須食時。百味嘉餚羅列在前。眼見色鼻聞香身受適自然飽足。訖已化去。若須復現。其事在經。是故言愛樂佛法味禪三昧為食

          (Chú: V́ thế, dấy lên nguyện đại bi, nguyện quốc độ của tôi dùng Phật pháp, dùng Thiền Định, dùng tam-muội làm thức ăn, vĩnh viễn dứt bỏ nỗi nhọc nhằn v́ các thức ăn khác. “Yêu thích pháp vị của Phật” là như Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật nói kinh Pháp Hoa suốt sáu mươi tiểu kiếp. Người nghe trong hội khi ấy cũng ngồi tại một chỗ suốt sáu mươi tiểu kiếp, mà ngỡ là trong khoảng một bữa ăn. Chẳng có một ai dù thân hay tâm sanh lười nhác, mệt mỏi. “Dùng Thiền Định làm thức ăn” là nói các vị đại Bồ Tát thường ở trong tam-muội, không ăn chi khác. Tam-muội là các trời, người trong cơi đó, nếu lúc cần ăn, các món ăn ngon trăm vị sẽ bày ra la liệt trước mặt. Mắt thấy sắc, mũi ngửi hương, thân cảm thấy vui thích, tự nhiên no đủ. Ăn xong, [những thứ ấy] biến mất; nếu cần, chúng lại hiện ra. Chuyện này trích từ trong kinh, cho nên nói: “Yêu thích Phật pháp vị, ăn bằng Thiền tam-muội”).

 

          Đă có những nguyên nhân như đă nói trên đây, cho nên Pháp Tạng Bồ Tát hưng khởi tâm nguyện đại bi, nguyện khi Ngài thành Phật, chúng sanh trong cơi nước [của Ngài] chỉ dùng Định Huệ xuất thế làm thức ăn, vĩnh viễn chẳng cần bốn cách ăn hữu lậu như trong các thế gian khác. Ngài Đàm Loan dẫn dụng những điều được nói trong phẩm Tự của kinh Pháp Hoa “trong quá khứ, Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật giảng kinh Pháp Hoa, thính chúng đều đắc Pháp Hỷ Thực” để chứng minh. Đại chúng trong thế giới An Lạc cũng có thể yêu thích pháp vị của Phật y hệt như vậy, chẳng cần những thứ thực phẩm khác! Kế đến, Ngài nói rơ chúng sanh trong cơi ấy đă làm như thế nào để có thể lấy Thiền Định làm thức ăn? V́ họ đều đắc tam-muội, thường ở trong Chánh Định, từ trong Định xuất hiện thức ăn trăm vị, bày đầy trước mắt. Do trong Định, Ư Thức thấy sắc, ngửi hương, thân thể sẽ cảm nhận sự thoải mái, vui sướng, chẳng c̣n cần những thức ăn khác!

          “Kỳ sự tại kinh” (Chuyện này có chép trong kinh), tức là nói chuyện này phát xuất từ kinh Vô Lượng Thọ: “Chư văng sanh giả… sở xử cung điện, y phục, ẩm thực, chúng diệu hoa hương, trang nghiêm chi cụ, do Đệ Lục Thiên tự nhiên chi vật. Nhược ẩm thực thời, thất bảo bát khí tự nhiên tại tiền, kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, minh nguyệt, chân châu. Như thị chư bát, tùy ư nhi chí, bách vị ẩm thực, tự nhiên doanh măn. Tuy hữu thử thực, thật vô thực giả, đản kiến sắc, văn hương, ư dĩ vi thực, tự nhiên băo túc, thân tâm nhu nhuyễn, vô sở vị trước. Sự dĩ hóa khứ, thời chí phục hiện. Bỉ Phật quốc độ, thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc, thứ ư vô vi Nê Hoàn chi đạo” (Những người văng sanh… th́ cung điện họ ở, y phục, thức ăn uống, các thứ hoa, hương mầu nhiệm, các vật trang nghiêm, ví như những món vật tự nhiên trong Đệ Lục Thiên. Nếu đến lúc ăn uống, bát chén bằng bảy báu tự nhiên hiện ra trước, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mă năo, san hô, hổ phách, minh nguyệt, chân châu, những bát như vậy, thuận theo ư nghĩ mà hiện đến. Thức ăn trăm vị tự nhiên đầy ắp [trong chén bát]. Tuy có những thức ăn ấy, nhưng thật sự chẳng ăn, chỉ thấy sắc, ngửi hương, bèn nghĩ là đă ăn, tự nhiên no đủ, thân tâm mềm mại, chẳng tham đắm mùi vị. Xong việc, [những thứ ấy] bèn biến mất, đến thời lại hiện ra. Cơi nước Phật ấy thanh tịnh an ổn, vui sướng vi diệu, chỉ kém đạo vô vi Nê Hoàn).

 

2.2.1.2.3.1.1.15. Vô chư nạn công đức (công đức không có các nạn)

 

          (Luận) Vĩnh ly thân tâm năo, thọ lạc thường vô gián.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm vô chư nạn công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, hoặc triêu dự cổn sủng, tịch hoàng phủ việt. Hoặc ấu xả bồng lê, trưởng liệt Phương Trượng. Hoặc minh già đạo xuất, lịch kinh thôi hoàn. Hữu như thị đẳng chủng chủng vi đoạt.

          ()永離身心惱。受樂常無間。

          ()此二句名莊嚴無諸難功德成就。佛本何故興此願。見有國土。或朝預袞寵夕惶斧鉞。或幼捨蓬藜長列方丈。或鳴笳道出歷經催還。有如是等種種違奪。

          (Luận: Măi ĺa thân tâm năo, thường hưởng vui chẳng ngừng.

          Chú: Hai câu này được gọi là “trang nghiêm công đức thành tựu không có các nạn”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có cơi nước, sáng vui v́ được vua sủng ái, tối đă kinh hoàng v́ búa ŕu. Hoặc thuở bé lây lất nơi lều tranh, lớn lên dự vào chốn đảo tiên Phương Trượng. Hoặc thổi kèn lên đường [xuất chinh], nhiều lượt bị giục giă rút quân về. Có những thứ mất mát ngang trái như vậy).

 

          Bất luận khổ năo nơi thân hoặc tâm, quốc độ An Lạc đều chẳng có. Do vậy gọi là “trang nghiêm công đức thành tựu không có các nạn”. Đấy chính là như kinh A Di Đà đă nói: “Vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc” (Chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng những niềm vui). Do là liên hoa hóa sanh, cho nên tấm thân hư vô, bản thể vô cực (chẳng có vật chất). V́ vậy, chẳng có hết thảy các nỗi khổ về cảm nhận nơi thân thể. Tuy có chủng tử phiền năo, nhưng thiếu duyên, cho nên [các chủng tử ấy] chẳng khởi [hiện hành]. V́ vậy, chẳng có những khó khăn, phiền năo nơi tâm lư. Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Vô hữu tam đồ khổ nạn chi danh, đản hữu tự nhiên khoái lạc chi âm. Thị cố kỳ quốc danh vi An Lạc” (Chẳng có danh xưng tam đồ khổ nạn, chỉ có âm thanh vui sướng tự nhiên. V́ thế, cơi ấy có tên là An Lạc).

          Lại như trong bổn nguyện, điều nguyện thứ ba mươi chín là: “Thiết ngă đắc Phật, quốc trung thiên nhân, sở thọ khoái lạc, bất như Lậu Tận tỳ-kheo giả, bất thủ Chánh Giác” (Nếu tôi thành Phật mà trời người trong nước chẳng hưởng niềm vui sướng như bậc tỳ-kheo Lậu Tận, tôi sẽ chẳng giữ lấy Chánh Giác). Lại nữa, trong nguyện thứ mười lăm, tức là điều nguyện về tuổi thọ của mỗi người [trong cơi An Lạc] dài hay ngắn thuận theo ư nguyện. Điều nguyện thứ mười là nguyện chẳng dấy khởi ư niệm tham đắm, so đo. Cho nên có thể đạt được sự hưởng lạc đến tột cùng đời vị lai chẳng gián đoạn! V́ sao lúc tu nhân, Phật Di Đà phải phát khởi nguyện trang nghiêm “không có các nạn”? Ngài Đàm Loan đă nêu ra ba nguyên nhân:

          1) Thứ nhất là do Ngài trông thấy có các quốc độ, chúng sanh trong ấy trong suốt một đời phải chịu nỗi đau khổ họa phước vô thường. Một loại [đau khổ là] từ giàu chuyển thành nghèo, từ sang trở thành hèn, từ phước trở thành họa! Chẳng hạn như một vị quư nhân làm quan hiển đạt, vào lúc sáng sớm vẫn c̣n chức vị, tức là ở dưới một người, ở trên muôn người. Đó gọi là “triêu dự cổn sủng” (sáng được hưởng sự sủng ái của người mặc áo cổn[15], tức nhà vua), vinh diệu sánh chi bằng? Nhưng thường là đến tối, sẽ v́ lầm lỗi mà bị băi chức, thậm chí bị xử tử, đó gọi là “tịch hoàng phủ việt” (tối kinh hoàng v́ búa ŕu), buồn đau chi bằng? Tục ngữ có câu: “Triêu vi ṭa thượng tân, tịch tác bệ hạ tù” (Sáng làm thượng khách ṭa cao, tối thành tù tội dưới sân bệ rồng). Lại nói: “Thiên hữu bất trắc chi phong vân, nhân hữu đán tịch chi họa phước” (Trời th́ mưa gió không ngờ, người th́ sáng tối tai ương chẳng lường). Thế giới của chúng ta chẳng phải là như vậy ư?

          2) Một loại khác là từ nghèo chuyển thành giàu, từ hèn hạ trở thành sang quư. Chẳng hạn như một người tuổi thơ nghèo khổ, sống trong một căn cḥi tồi tàn lợp bằng cỏ dại. Về sau, do có nhân duyên phước báo tốt đẹp, đến tuổi trưởng thành, công danh thành tựu, vinh hoa phú quư, chỗ ở giống như tiên đảo (Phương Trượng, Bồng Lai, Doanh Châu, gọi là ba đảo tiên trong biển). Hưởng lạc như thế ấy. Thế nhưng, vô thường mau chóng, chớp mắt đă chẳng c̣n ǵ! Vui quá hóa buồn, cảm nhận nỗi đau khổ càng khó thể h́nh dung! Do vậy, vị Tổ thứ hai của Tịnh Tông là Thiện Đạo đại sư đă làm bài kệ khuyên đời như sau:

          Tiệm tiệm kê b́ hạc phát,

          Khán khán hành bộ lung chung,

          Túng nhiêu kim ngọc măn đường,

          Khởi miễn suy tàn bệnh khổ,

          Nhậm nhữ thiên ban khoái lạc,

          Vô thường chung thị đáo lai,

          Duy hữu kính lộ tu hành,

          Đản niệm A Di Đà Phật.

          (Dần dần da gà, tóc hạc,

          Nh́n xem chân bước liêu xiêu,

          Dẫu cho vàng ngọc đầy nhà,    

          Há khỏi suy tàn bệnh khổ?

          Mặc ngươi khoái lạc muôn vàn,

          Rốt cuộc vô thường xảy tới,

          Chỉ có đường tắt tu hành,

          Chỉ niệm A Di Đà Phật).

          Đấy chẳng phải là lời cảnh cáo hay nhất đấy sao?

          3) Tuy không có những nỗi khổ năo tốt, xấu, được, mất đột nhiên chuyển biến như vậy, nhưng chuyện khiến cho người ta chẳng vừa ư th́ thường là mười chuyện có đến tám chín! Như sanh ly tử biệt v.v… khiến cho thân tâm quư vị cảm nhận “chí lớn chưa thành, thân đă chết trước, măi măi khiến cho anh hùng lệ tuôn đẫm áo”, phải cam đành bi thống, than thở áo năo!          

          Đó gọi là “minh già đạo xuất, lịch kinh thôi hoàn” (thổi kèn lên đường xuất chinh, nhiều lần bị giục giă rút về): Già () tức là hồ già (胡笳), là một loại ống địch[16], dài hai thước bốn tấc, có ba lỗ. “Minh già” (鳴笳) tức là thổi ống địch hồ già. Vào thời cổ, hễ ra trận, ban ngày dùng tinh kỳ (旌旗, cờ hiệu) để điều khiển, ban đêm dùng trống sắt, hồ già để làm quân lệnh. Như vị trung thần đời Tống là Nhạc Phi vốn được Tần Cối sai đi đánh dẹp quân Kim, suất lănh mấy chục vạn đại quân, ra trận hết sức hùng tráng. Đó gọi là “minh già đạo xuất” (thổi hồ già lên đường), nhưng bị Tể Tướng Tần Cối đố kỵ, giả danh hoàng đế hạ lệnh, liên tiếp ban xuống mười hai tấm kim bài [trong một ngày], giục giă ông phải lui binh. Cuối cùng, [Tần Cối] giết chết Nhạc Phi. Đấy không chỉ là “lịch kinh thôi hoàn” (nhiều lần bị giục giă rút binh), mà c̣n táng thân mất mạng. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc tại Trung Hoa, trên dưới giao tranh, công kích lẫn nhau, thường có những t́nh huống tương tự. Do vậy, ngài Đàm Loan dẫn chứng để làm thí dụ. Lại như vào thời Hán, Vương Chiêu Quân tuân lệnh vua gả cho vua Hung Nô; thuở ấy, có thơ rằng:

          Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,

          Dục băo tỳ bà thượng mă thôi,

          Khuyến quân cánh tận tam bôi tửu,

          Tây xuất Dương Quan vô cố nhân.[17]

          Đấy cũng là “minh già đạo xuất, lịch kinh thôi hoàn”. Loại sanh ly tử biệt này là t́nh huống đúng là không thể làm sao được! “Hữu như thị đẳng chủng chủng vi đoạt” (Có những thứ mất mát ngang trái như thế đó): Câu này là lời tổng kết. Thế gian có đủ mọi thứ chẳng thuận ḷng người như thế đó, dời đổi vô thường, sanh khởi tai nạn khổ năo, xác thực là chuyện rất phổ biến, rất đáng đau buồn!

         

          (Chú) Thị cố nguyện ngôn: Sử ngă quốc độ an lạc tương tục, tất cánh vô gián. Thân năo giả, cơ, khát, hàn, nhiệt, sát hại đẳng dă. Tâm năo giả, thị, phi, đắc, thất, tam độc đẳng dă. Thị cố ngôn “vĩnh ly thân tâm năo, thọ lạc thường vô gián”.

          ()是故願言。使我國土安樂相續畢竟無間。身惱者。飢渴寒熱殺害等也。心惱者。是非得失三毒等也。是故言永離身心惱受樂常無間

          (Chú: V́ thế nguyện rằng: Khiến cho quốc độ của tôi an vui liên tục, rốt ráo chẳng gián đoạn. “Khổ năo nơi thân” là đói, khát, lạnh, nóng, giết hại v.v… “Khổ năo nơi tâm” là đúng, sai, được, mất, tam độc v.v… V́ thế nói: “Măi ĺa thân tâm năo, thường hưởng vui chẳng ngừng”).

 

          Có những nguyên nhân như vừa nói trên đây, cho nên Pháp Tạng Bồ Tát phát nguyện: Nếu khi Ngài thành Phật, quốc độ của Ngài chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui, lại c̣n thường hưởng an lạc, chẳng bị vui quá hóa buồn. Đó gọi là “an lạc tương tục, tất cánh vô gián (yên vui liên tục, rốt ráo chẳng bị gián đoạn). Sự khổ năo nơi thân là ǵ? Đói, khát, lạnh, nóng khiến cho thân thể của quư vị có một loại khổ thọ (cảm nhận đau khổ), cho đến bị kẻ khác sát hại, sanh ly tử biệt, nỗi thống khổ ấy càng to! Sự khổ năo nơi tâm là ǵ? Trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, th́ đúng, sai, được, mất, cho đến Tam Độc tham, sân, si, và hết thảy Kiến, Tư, Vô Minh phiền năo đều là nó, nhiều như số lượng vi trần, chẳng chuốc vời mà cứ xảy đến, đuổi đi chẳng được! Nếu chẳng tu đạo, trọn chẳng thể tránh khỏi. Do vậy, vào thời Minh, La Trạng Nguyên viết bài thơ Tỉnh Thế (cảnh tỉnh cơi đời) có đoạn: “Triêu triêu mộ mộ doanh gia kế, thị thị phi phi bạch liễu đầu” (Sáng tối bon chen lo kiếm sống, đúng đúng sai sai bạc trắng đầu). [Do thấy] những nỗi khổ năo nơi thân tâm như thế, ngài Pháp Tạng phát nguyện: Phàm là đại chúng sanh về Cực Lạc quốc, sẽ hoàn toàn chẳng có [những nỗi khổ ấy]. Theo như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Kỳ hữu chúng sanh, sanh bỉ quốc giả, giai tất cụ túc tam thập nhị tướng” (Có chúng sanh nào sanh về cơi ấy sẽ đều trọn đủ ba mươi hai tướng). Đă có ba mươi hai tướng và tám mươi thứ hảo, đương nhiên là có thể ĺa khỏi hết thảy khổ năo nơi phương diện thân thể. Kinh lại nói: “Trí huệ thành măn… thần thông vô ngại… đắc bất khả kế Vô Sanh Pháp Nhẫn… giai đương cứu cánh Nhất Sanh Bổ Xứ” (Trí huệ thành tựu viên măn… thần thông vô ngại… đạt được chẳng thể tính Vô Sanh Pháp Nhẫn… sẽ đều rốt ráo Nhất Sanh Bổ Xứ). Điều này c̣n thù thắng vượt trỗi sự đại triệt đại ngộ của Thiền Tông, đương nhiên là xa ĺa hết thảy khổ năo nơi tâm.

          Lại nói: “Năi chí thành Phật, bất thọ ác thú, thần thông tự tại, thường thức Túc Mạng, nhất thực chi khoảnh, văng nghệ thập phương vô lượng thế giới, cung kính cúng dường chư Phật. Dĩ vi diệu âm, ca thán Phật đức, thính thọ kinh pháp, hoan hỷ vô lượng, mạc bất tâm giải đắc đạo… Đương tư chi thời, hy di khoái lạc, bất khả thắng ngôn… Ư kỳ quốc độ, sở hữu vạn vật, vô ngă sở tâm, vô nhiễm trước tâm, khứ lai tấn chỉ, t́nh vô sở hệ, tùy ư tự tại, vô sở thích mạc, vô bỉ, vô ngă, vô cạnh, vô tụng… diệt chư phiền năo, ly ác thú tâm” (Cho đến khi thành Phật, chẳng thọ thân trong đường ác, thần thông tự tại, thường biết Túc Mạng. Trong khoảng một bữa ăn, đi đến vô lượng thế giới trong mười phương, cung kính cúng dường chư Phật. Dùng âm thanh vi diệu, ca tụng, tán thán Phật đức, nghe nhận kinh pháp, hoan hỷ vô lượng, không ai mà chẳng tâm thông hiểu, đắc đạo… Ngay trong lúc ấy, khoan khoái, vui sướng, chẳng thể kể xiết… Trong quốc độ ấy, đối với tất cả vạn vật, không có tâm ngă sở, không có tâm đắm nhiễm. Đến, đi, cư xử, không bị t́nh kiến buộc ràng, tùy ư tự tại, không có yêu ghét, không người, không ta, chẳng tranh giành, chẳng tranh tụng… diệt các phiền năo, tâm ĺa đường ác).

          Trong kinh ấy, đức Bổn Sư khuyến cáo đại chúng rằng: “Hựu kỳ quốc độ vi diệu an lạc thanh tịnh nhược thử, nghi các cần tinh tấn, nỗ lực tự cầu chi, tất đắc siêu tuyệt khứ, văng sanh An Lạc quốc, ác đạo tự nhiên bế, thăng đạo vô cùng cực, khả đắc cực trường sanh, thọ lạc vô hữu cực” (Lại nữa, quốc độ ấy vi diệu an vui thanh tịnh dường ấy, ai nấy hăy nên siêng năng tinh tấn, nỗ lực tự cầu, ắt sẽ được vượt thoát, dứt khỏi (cơi Sa Bà), sanh về cơi An Lạc, đường ác tự nhiên đóng lại, vượt lên Phật đạo chẳng có cùng cực, sẽ có thể đạt được trường sanh tột bậc, thọ mạng và vui sướng chẳng có cùng cực). Do vậy, Luận Chủ phát nguyện, viết kệ rằng: “Vĩnh ly thân tâm năo, thọ lạc thường vô gián… phổ cộng chư chúng sanh, văng sanh An Lạc quốc” (Vĩnh viễn ĺa khỏi nỗi khổ nơi thân, tâm, thọ mạng và vui sướng thường chẳng gián đoạn nguyện cùng khắp các chúng sanh, sanh về cơi An Lạc).

 

2.2.1.2.3.1.1.16. Đại nghĩa môn công đức

         

          (Luận) Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh.

          (Chú) Thử tứ cú danh “trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu”. Môn giả, thông đại nghĩa chi môn dă. Đại nghĩa giả, Đại Thừa sở dĩ dă. Như nhân tạo thành, đắc môn tắc nhập. Nhược nhân đắc sanh An Lạc giả, thị tắc thành tựu Đại Thừa chi môn dă.

          ()大乘善根界。等無譏嫌名。女人及根缺。二乘種不生。    

          ()此四句名莊嚴大義門功德成就。門者通大義之門也。大義者。大乘所以也。如人造城得門則入。若人得生安樂者。是則成就大乘之門也。

          (Luận: Giới thiện căn Đại Thừa, trọn không tên chê gièm, nữ nhân và căn khuyết, giống Nhị Thừa chẳng sanh.

          Chú: Bốn câu này được gọi là “trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu”. Môn là cửa để thông vào đại nghĩa. “Đại nghĩa” là nguyên do của Đại Thừa vậy. Như người ta xây thành, đến được cửa sẽ vào được thành. Nếu ai được sanh về An Lạc tức là thành tựu cửa của Đại Thừa vậy).

 

          Trước hết, ngài Đàm Loan giải thích, phân tích, vị Luận Chủ nói “đại nghĩa môn công đức thành tựu”. Nói đơn giản, sanh về Cực Lạc là đă thành tựu Đại Thừa nghĩa môn. Đấy chính là như kinh Vô Lượng Thọ đă nói: “Kỳ hữu chúng sanh, sanh bỉ quốc giả, giai tất trụ ư Chánh Định chi tụ” (Có những chúng sanh sanh về cơi ấy thảy đều trụ trong Chánh Định Tụ). Nói đến Chánh Định Tụ th́ là bậc Bồ Tát văng sanh đắc Bất Thoái Chuyển. Đấy chính là công đức thành tựu của nguyện thứ mười một trong bổn nguyện của A Di Đà Phật. Những điều khác dễ hiểu.

 

          (Chú) Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, tuy hữu Phật Như Lai hiền thánh đẳng chúng, do quốc trược cố, phân nhất thuyết tam, hoặc dĩ thác mi trí tiếu, hoặc duyên chỉ ngữ chiêu cơ.

          ()佛本何故興此願。見有國土。雖有佛如來賢聖等眾。由國濁故分一說三。或以拓眉致誚。或緣指語招譏。

          (Chú: Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ tuy có Phật Như Lai, các vị hiền thánh v.v… nhưng do cơi nước dơ bẩn, nên tách Nhất Thừa nói thành ba, hoặc do tách [pháp Nhất Thừa] thành pháp Nhị Thừa mà đến nỗi bị chê trách, hoặc do thốt lời chỉ dạy mà chuốc lấy tiếng gièm báng).

 

          V́ sao Phật Di Đà phải phát ra cái nguyện Đại Thừa nghĩa môn? Đấy chính là v́ do Ngài thấy có quốc độ tuy có Phật và thánh hiền tăng, nhưng v́ thế giới họ đang sống là ngũ trược ác thế, đức Phật bất đắc dĩ từ Thật mà hành Quyền, [tức là] phương tiện đem một pháp Nhất Thừa tách ra, nói thành tam thừa. Như trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa đă nói: “Nhược đản tán Phật Thừa (Nhất Thừa), chúng sanh một tại khổ, bất năng tín thị pháp, phá pháp bất tín cố, đọa ư tam ác đạo, tầm niệm quá khứ Phật, sở hành phương tiện lực, ngă kim sở đắc đạo, diệc ưng thuyết tam thừa” (Nếu chỉ tán Phật Thừa (Nhất Thừa), chúng sanh ch́m trong khổ, chẳng thể tin pháp này, do phá pháp chẳng tin, đọa trong ba ác đạo, suy nghĩ quá khứ Phật, đều hành sức phương tiện, ta nay đă đắc đạo, cũng nên nói tam thừa). Đây hoàn toàn là v́ nhằm thích ứng phù hợp căn cơ, nên bèn có cách nói tam thừa phân biệt khác nhau. “Hoặc dĩ thác mi trí tiếu” (Hoặc do tách lông mày ra mà đến nỗi bị cười chê): “Thác” () đọc như Thác (), nghĩa là mở. “Tiếu” () là quở trách. “Thác mi trí tiếu” có nghĩa là đức Phật do Thật mà khai Quyền, đem pháp Đại Thừa vốn b́nh đẳng một vị, tách ra thành nhị thừa (như [tách ra thành] hai cái lông mày), hoặc là các pháp sai biệt tam thừa, ngũ thừa, khó tránh bị chư Phật quở trách.

          “Hoặc duyên chỉ ngữ chiêu cơ” (Hoặc v́ thốt lời chỉ dạy mà chuốc lấy tiếng gièm báng): “Chỉ” () là bảo ban, ư nói những lời chỉ dạy. “Chỉ ngữ chiêu cơ” tức là đức Phật trước hết từ Nhất Thừa mà tách ra thành tam thừa; đối với các đệ tử có căn tánh tam thừa, bèn chỉ rơ, bảo ban, giáo hóa pháp tam thừa sai biệt. Về sau, cho đến trong hội Pháp Hoa, Ngài lại khai Quyền hiển Thật (vạch rơ các giáo pháp trước đó là quyền biến, hiển lộ pháp Nhất Thừa chân thật), nói chỉ có một Phật Thừa (Nhất Thừa), không hai (tức Nhị Thừa), mà cũng không ba (Tam Thừa). Lời chỉ dạy như vậy trước sau có mâu thuẫn, sẽ bị người khác chê gièm. Như trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa có nói: “Phật tự trụ Đại Thừa, như kỳ sở đắc pháp, Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh, tự chứng Vô Thượng đạo, Đại Thừa b́nh đẳng pháp, nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, năi chí ư nhất nhân, ngă tắc đọa xan tham, thử sự vi bất khả” (Phật tự trụ Đại Thừa, như pháp Ngài đă đắc, sức Định Huệ trang nghiêm, dùng pháp ấy độ sanh, tự chứng đạo Vô Thượng. Pháp Đại Thừa b́nh đẳng. Nếu dạy bằng Tiểu Thừa, dẫu chỉ dạy một người, ta bèn đọa keo tham, chuyện ấy chẳng thể được).

         

          (Chú) Thị cố nguyện ngôn, sử ngă quốc độ, giai thị Đại Thừa nhất vị, b́nh đẳng nhất vị, căn bại chủng tử, tất cánh bất sanh, nữ nhân, tàn khuyết, danh tự diệc đoạn. Thị cố ngôn “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh”.

          ()是故願言。使我國土皆是大乘一味。平等一味。根敗種子畢竟不生。女人。殘缺。名字亦斷。是故言大乘善根界。等無譏嫌名。女人及根缺。二乘種不生

          (Chú: V́ thế nguyện rằng: Khiến cho quốc độ của tôi đều là một vị Đại Thừa, một vị b́nh đẳng. Căn bại chủng tử, rốt ráo chẳng sanh [vào cơi nước của tôi]. Danh xưng nữ nhân, tàn tật cũng dứt bặt. V́ thế nói: “Giới thiện căn Đại Thừa, b́nh đẳng, không tên chê gièm, nữ nhân và căn thiếu, giống Nhị Thừa chẳng sanh”).

 

          Đă có những nguyên nhân như vừa nói trên đây, cho nên trong lúc tu nhân, Phật Di Đà bèn phát nguyện: Khi tôi thành Phật, quốc độ được thành tựu bởi thiện căn Đại Thừa vô lậu. Tất cả những người sanh về đó đều là Bồ Tát đă phát tâm Đại Thừa, cùng hưởng pháp vị Đại Thừa b́nh đẳng, cùng đạt được bốn thứ Bất Thoái nhất loạt b́nh đẳng, chẳng có những danh xưng có thể gây nên chê gièm. Tức là không có nữ nhân, kẻ căn khuyết, và hàng Nhị Thừa v.v… [là những hạng người] có thể bị chê gièm. Tất cả đệ tử Thanh Văn đều là hàng Bồ Tát hồi Tiểu hướng Đại sanh về nước của tôi. Đấy là công đức trang nghiêm từ nguyện thứ nhất cho đến nguyện thứ mười một, và các nguyện thứ mười sáu, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, ba mươi chín v.v… trong bốn mươi tám nguyện như kinh Vô Lượng Thọ đă nói.

          “Căn bại chủng tử” là nói đến những kẻ định tánh Nhị Thừa, hoặc là bậc Thanh Văn từ Đại Thừa lui sụt xuống Tiểu Thừa, khuyết thiếu Đại Thừa Bồ Đề tâm, chẳng có chánh nhân chủng tử thành Phật, nên chẳng được thành Phật. Trong các kinh Phương Đẳng, Bát Nhă, [đức Phật] đă quở trách [những người đó] là “tiêu nha bại chủng” (mầm hư hạt lép). Nữ nhân và người sáu căn tàn khuyết [là những đối tượng] bị người đời chê gièm. Chúng sanh trong quốc độ Cực Lạc đều có ba mươi hai tướng, tức đều là bậc nam tử đại trượng phu, đều đắc Lục Thông, chẳng có xấu hay đẹp, tức là sáu căn viên măn, một tướng b́nh đẳng, cho nên không có bốn tướng ta, người v.v… mà cũng chẳng có danh xưng sai biệt để có thể nói, rốt ráo chẳng bị chê gièm.

         

          (Chú) Vấn viết: Án Vương Xá thành sở thuyết Vô Lượng Thọ kinh, Pháp Tạng Bồ Tát tứ thập bát nguyện trung ngôn: “Thiết ngă đắc Phật, quốc trung Thanh Văn hữu năng kế lượng tri kỳ số giả, bất thủ Chánh Giác”. Thị hữu Thanh Văn nhất chứng dă. Hựu Thập Trụ Tỳ Bà Sa trung, Long Thọ Bồ Tát tạo A Di Đà Tán vân: “Khởi xuất tam giới ngục, mục như liên hoa diệp, Thanh Văn chúng vô lượng, thị cố khể thủ lễ”. Thị hữu Thanh Văn nhị chứng dă. Hựu Ma Ha Diễn Luận trung ngôn: “Phật độ chủng chủng bất đồng, hoặc hữu Phật độ thuần thị Thanh Văn Tăng, hoặc hữu Phật độ thuần thị Bồ Tát Tăng, hoặc hữu Phật độ Bồ Tát, Thanh Văn hội vi Tăng, như A Di Đà An Lạc quốc đẳng thị dă”. Thị hữu Thanh Văn tam chứng dă. Chư kinh trung hữu thuyết An Lạc quốc xứ, đa ngôn hữu Thanh Văn, bất ngôn vô Thanh Văn. Thanh Văn tức thị Nhị Thừa chi nhất. Luận ngôn năi chí vô Nhị Thừa danh, thử vân hà hội?

          ()問曰。案王舍城所說無量壽經。法藏菩薩四十八願中言。設我得佛。國中聲聞有能計量知其數者。不取正覺。是有聲聞一證也。又十住毘婆沙中樹菩薩造阿彌陀讚云。起出三界獄。目如蓮華葉。聲聞眾無量。是故稽首禮。是有聲聞二證也。又摩訶衍論中言。佛土種種不同。或有佛土純是聲聞僧。或有佛土純是菩薩僧。或有佛土菩薩聲聞會為僧。如阿彌陀安樂國等是也。是有聲聞三證也。諸經中有說安樂國處。多言有聲聞。不言無聲聞。聲聞即是二乘之一。論言乃至無二乘名。此云何會。

 

          (Chú: Hỏi: Xét theo kinh Vô Lượng Thọ được nói tại thành Vương Xá, trong phần bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát có nói: “Nếu tôi thành Phật, có người có thể tính toán mà biết số lượng Thanh Văn trong nước th́ tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác”. Đó là một chứng cớ [cơi Cực Lạc] có Thanh Văn. Lại nữa, trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Long Thọ Bồ Tát viết bài A Di Đà Tán có đoạn: “Vượt khỏi ngục tam giới, mắt như cánh hoa sen, Thanh Văn đông vô lượng; v́ thế, dập đầu lễ”, Đó là chứng cớ thứ hai có Thanh Văn. Lại nữa, trong Ma Ha Diễn Luận có nói: “Cơi Phật có nhiều loại khác nhau, hoặc có cơi Phật thuần là Thanh Văn Tăng, hoặc có cơi Phật thuần là Bồ Tát Tăng, hoặc có cơi Phật, Bồ Tát và Thanh Văn hợp lại làm Tăng, như cơi An Lạc của Phật A Di Đà vậy”. Đó là chứng cớ thứ ba có Thanh Văn. Các kinh hễ có chỗ nào nói đến cơi An Lạc, phần nhiều là nói có Thanh Văn, chẳng nói không có Thanh Văn. Thanh Văn là một loại Nhị Thừa. Thậm chí luận nói “không có danh hiệu Nhị Thừa”, dung thông điều này như thế nào?)

 

          Qua văn tự trong lời hỏi này, ngài Đàm Loan đă trích dẫn những điều đă nói trong kinh luận nhằm chứng minh quốc độ An Lạc có Thanh Văn, chẳng nói không có Thanh Văn, nhưng luận này lại nói “Nhị Thừa chủng bất sanh” (chủng tánh Nhị Thừa chẳng sanh về đó), cho đến ngay cả danh tự Nhị Thừa cũng chẳng có. Đấy chẳng phải là mâu thuẫn lẫn nhau hay không? Hăy nên biết hội thông như thế nào? Do lời văn dễ hiểu, chẳng cần phải nói nhiều.

 

          (Chú) Đáp viết: Dĩ lư thôi chi, An Lạc Tịnh Độ bất ưng hữu Nhị Thừa. Hà dĩ ngôn chi? Phù hữu bệnh, tắc hữu dược, lư số chi thường dă. Pháp Hoa kinh ngôn: “Thích Ca Mâu Ni Như Lai dĩ xuất ngũ trược thế cố, phân nhất vi tam”. Tịnh Độ kư phi ngũ trược, vô tam thừa minh hỹ. Pháp Hoa kinh hựu thuyết: “Chư Thanh Văn, thị nhân ư hà nhi đắc giải thoát? Đản ly hư vọng (sanh tử), danh vi giải thoát. Thị nhân thật vị đắc nhất thiết giải thoát, dĩ vị đắc Vô Thượng đạo cố. Hạch thôi thử lư, A La Hán kư vị đắc nhất thiết giải thoát, tất ưng hữu sanh. Thử nhân cánh bất sanh tam giới, tam giới ngoại trừ Tịnh Độ, cánh vô sanh xứ. Thị dĩ, duy ưng ư Tịnh Độ sanh. Như ngôn (như thử lai thuyết) Thanh Văn giả, thị tha phương Thanh Văn lai sanh (An Lạc quốc), nhưng bổn danh cố, xưng vi Thanh Văn. Như Thiên Đế Thích sanh nhân trung thời, tánh Kiều Thi Ca, hậu tuy vi thiên chúa, Phật dục sử nhân tri kỳ do lai, dữ Đế Thích ngữ thời, do xưng Kiều Thi Ca. Kỳ (An Lạc quốc đích Thanh Văn) thử loại (dă thị loại thử xưng hô) dă! Hựu thử luận đản ngôn “Nhị Thừa chủng bất sanh”, vị An Lạc quốc bất sanh Nhị Thừa chủng tử, diệc hà phương Nhị Thừa lai sanh da? Thí như quất tài bất sanh Giang Bắc (tại Trường Giang dĩ Bắc, tài thực quất chủng, bất hội sanh trưởng), Hà Lạc (tức Hà Nam, Lạc Dương nhất đới, diệc thị Giang Bắc) quả tứ (mại thủy quả đích thương điếm) diệc kiến hữu quất (mại quất tử). Hựu ngôn anh vũ (điểu) bất độ Lũng Tây (tức kim Cam Túc tỉnh), Triệu Ngụy giá hành diệc hữu anh vũ (anh vũ sản ư Cam Túc, Tứ Xuyên nhất đới. Bất độ giả, bất sản kỳ tha địa phương. Triệu Ngụy thị Nam Bắc Triều thời đích quốc danh, tại Trung Nguyên đích Đông Bắc phương. Giá hành diệc hữu anh vũ giả, thị Triệu Ngụy địa phương đích pḥng ốc, giá lương thượng, huyền quải đích điểu lung, diệc hữu tự dưỡng anh vũ). Thử nhị vật đản ngôn kỳ chủng bất độ, bỉ (An Lạc quốc) hữu Thanh Văn diệc như thị. Tác như thị giải, kinh luận tắc hội (thông liễu).

          ()答曰。以理推之。安樂淨土不應有二乘。何以言之。夫有病則有藥。理數之常也。法華經言。釋迦牟尼如來以出五濁世故。分一為三。淨土既非五濁。無三乘明矣。法華經又說。諸聲聞。是人於何而得解脫。但離虛妄(生死)。名為解脫。是人實未得一切解脫。以未得無上道故。覈推此理。阿羅漢既未得一切解脫。必應有生。此人更不生三界。三界外除淨土。更無生處。是以。唯應於淨土生。如言(如此來說)聲聞者。是他方聲聞來生(安樂國)。仍本名故。稱為聲聞。如天帝釋生人中時。姓憍尸迦。後雖為天主。佛欲使人知其由來。與帝釋語時。猶稱憍尸迦。其(安樂國的聲聞) (也是類此稱呼)也。又此論但言二乘種不生。謂安樂國不生二乘種子。亦何妨二乘來生耶。譬如橘不生江北(在長江以北裁植橘種不會生長)。河洛(即河南洛陽一帶亦是江北)菓肆(賣水果的商店)亦見有橘(賣橘子)。又言鸚()不渡壟西(即今甘肅 )。趙魏架桁亦有鸚鵡(鸚鵡産於甘肅四川一帶。不渡者不産其他地方。趙魏是南北朝時的國名在中原的東北方。架桁亦有鸚鵡者是趙魏地方的房屋架梁上懸掛的鳥籠亦有飼養鸚鵡)。此二物但言其種不渡)(安樂國)有聲聞亦如是。作如是經論則會(通了)

          (Chú: Đáp: Suy luận theo Lư, An Lạc Tịnh Độ chẳng nên có Nhị Thừa, cớ sao nói vậy? Hễ có bệnh th́ có thuốc, đó là lẽ thường. Kinh Pháp Hoa nói: “Thích Ca Mâu Ni Như Lai do xuất hiện trong đời ngũ trược, nên chia pháp Nhất Thừa thành ba”. Tịnh Độ đă chẳng phải là ngũ trược, không có tam thừa là chuyện rành rành! Kinh Pháp Hoa lại nói: “Các vị Thanh Văn, những người ấy giải thoát như thế nào? Chỉ ĺa hư vọng (sanh tử) th́ gọi là giải thoát. Những người ấy thật sự chưa đạt đến chỗ hết thảy giải thoát, v́ chưa đắc đạo Vô Thượng”. Xét kỹ lẽ này, A La Hán đă chưa đạt hết thảy giải thoát, ắt phải có sanh. Các vị ấy lại chẳng sanh trong tam giới, mà ở ngoài tam giới, trừ Tịnh Độ ra, sẽ chẳng có chỗ để sanh! Do vậy, chỉ n sanh vào Tịnh Độ. Như nói đến (nói như vậy th́) Thanh Văn tức là Thanh Văn từ phương khác sanh về (cơi An Lạc), vẫn giữ tên gốc, nên gọi là Thanh Văn. Như Thiên Đế Thích khi mang thân người, có họ là Kiều Thi Ca, về sau, tuy làm chúa cơi trời, đức Phật muốn cho mọi người biết gốc tích của ông ta, khi nói với Đế Thích, vẫn gọi ông ta là Kiều Thi Ca. (Đối với những vị Thanh Văn trong cơi An Lạc) cũng suy luận giống như vậy (suy ra th́ [các vị ấy] cũng được xưng hô giống như vậy). Lại nữa, luận này chỉ nói “giống Nhị Thừa chẳng sanh” là có ư nói cơi An Lạc chẳng sanh ra chủng tử Nhị Thừa, cũng chẳng trở ngại Nhị Thừa sanh về cơi ấy! Ví như quất chẳng mọc tại Giang Bắc (ở phía Bắc Trường Giang mà vun trồng quất th́ nó sẽ không mọc được), trong sạp trái cây (tiệm bán trái cây) tại Hà Lạc (tức một giải Hà Nam, Lạc Dương, cũng là vùng Giang Bắc) vẫn thấy có quất (có bán quất). Lại nói chim két chẳng ra khỏi Lũng Tây (nay là tỉnh Cam Túc). Trong lồng treo chim vùng Triệu Ngụy cũng có chim két (chim két sống tại một giải Cam Túc, Tứ Xuyên. “Chẳng ra khỏi” nghĩa là chẳng sống ở nơi khác. Triệu Ngụy là tên một nước thời Nam Bắc Triều, ở phía Đông Bắc của Trung Nguyên. “Lồng chim cũng có chim két”: Trong các nhà tại vùng Triệu Ngụy, lồng chim treo trên kèo nhà cũng có nuôi dưỡng chim két). Chỉ nói hai vật ấy chẳng sanh trưởng [ở nơi khác, chứ không nói chúng chẳng thể t́m thấy ở nơi khác], cơi kia (cơi An Lạc) có Thanh Văn th́ cũng giống như vậy. Hiểu như thế th́ kinh luận sẽ dung hội thông suốt).

 

          Đây là ngài Đàm Loan giải đáp, hội thông, tôi mở dấu ngoặc để chú thích cho rơ hơn, vừa đọc bèn liễu giải, chẳng cần phải nói nhiều.

 

          (Chú) Vấn viết: Dĩ danh triệu sự, hữu sự năi hữu danh. An Lạc quốc kư vô Nhị Thừa, nữ nhân, căn khuyết chi sự, diệc hà tu phục ngôn “vô thử tam danh” da? Đáp viết: Như nhuyễn tâm Bồ Tát (diệc danh khinh mao Bồ Tát, tức Biệt Giáo Thập Tín), bất thậm dũng mănh, cơ ngôn Thanh Văn (bại chủng), như nhân siểm khúc (siểm mị loan khúc, tức bất lăo thật), hoặc phục nĩnh nhược (tức nọa nhược), cơ ngôn nữ nhân. Hựu như nhăn tuy minh, nhi bất thức sự, cơ ngôn manh nhân. Hựu như nhĩ tuy thính, nhi thính nghĩa (đạo lư) bất giải, cơ ngôn lung nhân. Hựu như thiệt tuy ngữ, nhi nột khẩu (ngôn ngữ tŕ độn) kiển ngật (kiển ngật tức thuyết thoại khẩu ngật, ngật ngật trọng ngữ), cơ ngôn á nhân. Hữu như thị đẳng căn (lục căn) tuy cụ túc, nhi hữu cơ hiềm chi danh. Thị cố tu ngôn năi chí vô (cơ hiềm) danh, minh Tịnh Độ vô như thị đẳng dự đoạt (hảo hoại) chi danh.

          ()問曰。以名召事。有事乃有名。安樂國既無二乘女人根缺之事。亦何須復無此三名耶。答曰。如輭心菩薩(亦名輕毛菩薩。即別敎十信)不甚勇猛。譏言聲聞 (敗種)。如人諂曲(諂媚彎曲。即不老實)。或復儜弱(即懦弱)。譏言女人。又如眼雖明。而不識事。譏言盲人。又如耳雖聽。而聽義(道理)不解。譏言聾人。又如舌雖語。而訥口(言語遲鈍)(吃即說話口吃。吃吃重語)。譏言瘂人。有如是等根(六根)雖具足。而有譏嫌之名。是故須言乃至無(譏嫌)名。明淨土無如是等與奪(好壞)之名。

          (Chú: Hỏi: Dùng danh để triệu vời sự, hễ có sự bèn có danh. Cơi An Lạc đă không có Nhị Thừa, nữ nhân và căn khuyết, vậy th́ cũng cần ǵ phải nói “không có ba danh xưng” ấy? Đáp: Như nhuyễn tâm Bồ Tát (c̣n gọi là “khinh mao Bồ Tát”, tức Thập Tín trong Biệt Giáo) chẳng dũng mănh cho lắm, th́ bị chê gièm là Thanh Văn (hạt giống hư). Như người siểm khúc (siểm nịnh, cong vạy, tức là chẳng thật thà), hoặc là yếu ớt (tức nhu nhược) th́ bị chê gièm là “nữ nhân”. Lại như mắt tuy sáng mà chẳng biết chuyện th́ bị chê gièm là “kẻ mù”. Lại như tai tuy nghe tỏ, nhưng nghe nghĩa lư (đạo lư) chẳng hiểu, th́ bị chê gièm là “kẻ điếc”. Lại như lưỡi tuy có thể nói, nhưng lúng búng (ăn nói chậm lụt), lắp bắp (lắp bắp là ăn nói ấp úng, chữ dính vào nhau) th́ bị chê cười là “đứa câm”. Có những người tuy đầy đủ các căn (sáu căn) như thế, nhưng bị mang tiếng chê gièm. V́ thế cần phải nói “cho đến chẳng có danh xưng (chê gièm), nhằm nói rơ Tịnh Độ chẳng có những danh xưng khen chê (tốt xấu) như thế).

 

          Ngài Đàm Loan lại nêu ra lượt hỏi đáp thứ hai, nhằm thuyết minh nguyên do An Lạc Tịnh Độ không có danh xưng chê gièm.

 

          (Chú) Vấn viết: Tầm (y cứ) Pháp Tạng Bồ Tát bổn nguyện, cập Long Thọ Bồ Tát sở tán, giai tự dĩ bỉ quốc Thanh Văn chúng đa vi kỳ, thử hữu hà nghĩa? Đáp viết: Thanh Văn dĩ Thật Tế (tức Ngũ Uẩn giai Không) vi chứng, kế bất ưng cánh năng sanh Phật đạo căn nha. Nhi Phật (Di Đà) dĩ bổn nguyện bất khả tư nghị thần lực, nhiếp linh sanh bỉ (An Lạc Tịnh Độ), tất đương phục dĩ thần lực sanh kỳ Vô Thượng đạo tâm. Thí như trấm điểu nhập thủy, ngư bạng hàm tử. Tê ngưu xúc chi, tử giả giai hoạt. Như thử bất ưng sanh nhi sanh, sở dĩ khả kỳ. Nhiên ngũ bất tư nghị trung, Phật pháp tối bất khả tư nghị, Phật năng sử Thanh Văn phục sanh Vô Thượng đạo tâm, chân bất khả tư nghị chi chí dă.

          ()問曰。尋(依據)法藏菩薩本願。及龍樹菩薩所讚。皆似以彼國聲聞眾多為奇。此有何義。答曰。聲聞以實際(即五蘊皆空)為證。計不應更能生佛道根芽。而(彌陀)以本願不可思議神力攝令生彼(安樂淨土)。必當復以神力生其無上道心。譬如鴆鳥入水。魚蜯咸死。犀牛觸之死者皆活。如此不應生而生。所以可奇。然五不思議中佛法最不可思議。佛能使聲聞復生無上道心。真不可思議之至也。

          (Chú: Hỏi: Xét theo (dựa theo) bổn nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát và lời tán thán của Long Thọ Bồ Tát, dường như đều coi chuyện hàng Thanh Văn đông đảo trong cơi ấy là điều lạ lùng, điều này có nghĩa ǵ vậy? Đáp: Thanh Văn dùng Thật Tế (tức là năm uẩn đều không) để chứng, tính ra, họ sẽ chẳng thể sanh khởi mầm rễ đạo Phật, nhưng đức Phật (Di Đà) dùng thần lực chẳng thể nghĩ bàn nơi bổn nguyện để nhiếp thọ họ sanh về cơi đó (An Lạc Tịnh Độ), lại c̣n ắt dùng thần lực sanh trưởng Vô Thượng đạo tâm cho họ. Ví như chim Trấm vào trong nước, cá, ṣ đều chết, dùng [sừng] tê giác chạm vào, những con vật bị chết ấy đều sống lại. Như vậy, lẽ ra chẳng thể sanh về [Cực Lạc] mà lại sanh về, cho nên coi đó là điều lạ lùng. Nhưng trong năm thứ chẳng thể nghĩ bàn, Phật pháp là chẳng thể nghĩ bàn nhất. Phật có thể khiến cho Thanh Văn lại sanh khởi Vô Thượng đạo tâm, đúng là chẳng thể nghĩ bàn tột bậc).

 

          Ngài Đàm Loan lại nêu ra lần vấn đáp thứ ba nhằm thuyết minh trong An Lạc Tịnh Độ, chúng Thanh Văn đông đảo chính là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn nhất. Hàng Thanh Văn chứng đắc Ngă Không, bèn coi là những việc làm đă rốt ráo (tức là cho rằng những ǵ cần phải tu tập đă hoàn tất), có thể nghỉ ngơi nơi Niết Bàn. “Kế” () [ở đây phải hiểu là] có nghĩa “vốn là như vậy”. Vốn chẳng thể sanh khởi rễ, mầm, hoa, quả thành Phật, nhưng do đại bi bổn nguyện của Phật Di Đà và chư Phật, muốn khiến cho hết thảy chúng sanh đều được thành Phật. V́ thế, dùng thần lực chẳng thể nghĩ bàn, khiến cho hàng Thanh Văn bất định tánh hồi Tiểu hướng Đại, phát Bồ Đề tâm, tu hạnh Tịnh Độ, nhiếp hóa khiến cho họ sanh về Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ của thế giới Cực Lạc. Đă sanh rồi, Phật ắt lại dùng thần lực, khiến cho họ hành Bồ Tát đạo thành Phật, như trong phẩm Tín Giải của kinh Pháp Hoa đă nói: “Như phú trưởng giả, tri tử chí liệt, dĩ phương tiện lực, nhu phục kỳ tâm, nhiên hậu năi phó, nhất thiết tài vật. Phật diệc như thị, hiện hy hữu sự, tri nhạo tiểu giả, dĩ phương tiện lực, điều phục kỳ tâm, năi giáo đại trí” (Như trưởng giả giàu, biết con chí hèn, dùng sức phương tiện, điều phục tâm con, sau đấy giao phó, hết thảy tài vật. Phật cũng như thế, hiện chuyện hy hữu, biết kẻ ưa thích, đạo pháp Tiểu Thừa, dùng sức phương tiện, điều phục tâm họ, rồi dạy đại trí).

          Ngài Đàm Loan lại dùng chim Trấm và tê ngưu để làm thí dụ. Trấm () là loài chim có chất độc, giống như chim nhạn, nhưng màu tía đen. Lông vũ của nó có chất độc; do vậy, nó vào nước, nước bèn có chất độc, cá lẫn ṣ đều chết. Thế nhưng chỗ nào có chim Trấm, ắt có tê ngưu (犀牛, tê giác). Sừng tê ngưu có thể giải chất độc của chim Trấm. Do vậy nói “xúc chi tử giả giai hoạt” (chạm vào th́ những con vật đă chết đều có thể sống lại). Dùng những điều này để sánh ví cơi kia sở dĩ có Thanh Văn, tức là như cá lẫn ṣ có được sừng tê ngưu [chạm vào] sẽ sống lại, vốn chẳng thể sống (bị trúng độc chết) mà lại được sống (sống lại). Điều này hoàn toàn là do cậy vào sức thần lực của Phật Di Đà và chư Phật mà có, cho nên hiếm lạ!

          “Ngũ chủng bất khả tư nghị” (Năm loại chẳng thể nghĩ bàn) xuất phát từ quyển ba mươi của bộ Đại Trí Độ Luận: “Một là chúng sanh nhiều hay ít, hai là nghiệp quả báo, ba là sức Thiền Định, bốn là sức rồng, năm là Phật lực”. Thần lực của Phật và sức của Phật pháp có thể khiến cho bất định tánh Thanh Văn hồi Tiểu hướng Đại, phát khởi Vô Thượng Bồ Đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, đều sẽ thành Phật. Đấy là cực điểm chẳng thể nghĩ bàn vậy!

          Hỏi: Luận này nói Tây Phương Tịnh Độ là cơi thiện căn Đại Thừa, chẳng có nữ nhân, căn khuyết, và hàng Nhị Thừa, há chẳng phải là trái nghịch bổn nguyện phổ độ chúng sanh của Phật ư?       

          Đáp: Chẳng phải là nói “Phật không độ những người ấy”, mà là nói chúng sanh sanh về Tây Phương Tịnh Độ, quyết định là chẳng có những hạng người có thể bị chê gièm ấy! Ngay cả những danh xưng bị chê gièm ấy c̣n chẳng nghe thấy. V́ người sống trong quốc độ Cực Lạc là những người có đại thiện căn, đại phước báo, như kinh Di Đà có nói: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể do ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà sanh về cơi ấy). Thiện căn Đại Thừa chính là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Người có thể sanh về Tây Phương Tịnh Độ, bất luận là phàm phu hay Nhị Thừa, đều là chúng sanh đă phát Bồ Đề tâm, thuần nhất là chúng sanh có thiện căn Đại Thừa. Do vậy, chẳng có những chuyện như phàm phu, Nhị Thừa v.v… là những điều ở ngoài Đại Thừa có thể bị chê gièm vậy! Đấy chính là do công đức nơi bổn nguyện “phổ độ chúng sanh cùng thành Phật đạo” của Phật Di Đà mà thành tựu vậy.

          Hỏi: Tây Phương Tịnh Độ là như thế, trong các Tịnh Độ khác của chư Phật, có giống như vậy hay chăng? Ư nghĩa kiến lập Tịnh Độ là ở chỗ nào?

          Đáp: Nay tôi trích lục lời dạy của Thái Hư đại sư trong bộ Văng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu để đáp như sau:

          “Người đời có kẻ do ác báo hiện tiền, sợ hăi, kinh hoảng, mà cầu sanh Tịnh Độ, có kẻ v́ đói rét khốn khổ, cuộc sống bức bách mà cầu sanh Tịnh Độ, có người v́ nỗi khổ già, bệnh v.v… bức bách, khổ năo mà cầu sanh Tịnh Độ. Những người ấy đều có tâm lư “tránh khổ, hướng đến vui” để làm động cơ văng sanh Tịnh Độ. Xét kỹ các Tịnh Độ do chư Phật an lập, sở dĩ Thích Ca Thế Tôn nói pháp môn Tịnh Độ, tuy có ư muốn khiến cho chúng sanh chán khổ, ưa vui, nhưng đấy chẳng phải là bổn ư kiến lập Tịnh Độ của Phật. Bổn ư của Phật là v́ những người thật sự phát Đại Thừa Bồ Đề tâm mà an lập hay tuyên nói.

          Cái tâm “tránh khổ, hướng đến vui” của chúng sanh phàm phu là do dốc chí nơi vui sướng, chẳng cầu vĩnh viễn đoạn sanh tử, như chán ĺa nỗi khổ tam ác đạo, muốn ǵn giữ chẳng mất thân người. Chán ĺa nỗi khổ trong đời người, mong cầu sanh lên trời. Chán nỗi khổ trong Dục Giới, cầu sanh vào Sắc Giới. Chán nỗi khổ trong Sắc Giới, cầu sanh vào Vô Sắc Giới. (Đối với những hạng người giống như thế) chỉ cần dùng pháp nhân thiên thừa trong Phật pháp, tức là Ngũ Giới, Thập Thiện, Tứ Thiền Bát Định v.v… để thâu nhiếp (hóa độ). Tŕ Ngũ Giới có thể ǵn giữ chẳng mất thân người. Tu Thập Thiện, Bát Định, được sanh vào thiên đạo, chư Phật cần ǵ phải an lập Tịnh Độ? Thích Ca Thế Tôn cần ǵ phải nói pháp môn Tịnh Độ ư?

          C̣n như hàng Nhị Thừa quán tam giới như lao ngục, coi sanh tử như oan gia, cầu thoát tam giới, đoạn Phần Đoạn Sanh Tử, chỉ cần biết rơ nỗi khổ trong tam giới và những nghĩa “chúng sanh bất tịnh, vô thường, vô ngă” v.v… nương vào ba mươi bảy đạo phẩm như Tứ Niệm Xứ, dấy lên Tứ Chánh Cần, Bát Chánh Đạo v.v… tinh tấn siêng tu, trong một đời tuy chẳng đắc ngay quả A La Hán, cũng có thể đắc quả Tu Đà Hoàn. Đắc Sơ Quả (chỉ có bảy lượt sanh tử), liền vĩnh viễn chẳng thoái chuyển để phải hứng chịu nỗi khổ v́ phiền năo sanh tử nữa, họ cũng chẳng cần phải nương vào pháp môn Tịnh Độ để cầu sanh Tịnh Độ. Như Tiểu Thừa Phật pháp tại các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan v.v… bèn chuyên cầu đắc quả A La Hán, liễu thoát sanh tử. V́ thế, trong các xứ Tích Lan, Miến Điện v.v… chẳng có pháp môn Tịnh Độ.

          Do vậy suy ra, sở dĩ chư Phật an lập Tịnh Độ, sở dĩ Phật Thích Ca tuyên nói pháp môn Tịnh Độ, chẳng phải v́ Nhị Thừa, mà thật sự v́ chúng sanh phàm phu có căn tánh Đại Thừa, lắng nghe Phật pháp, chẳng cầu phước báo an lạc trong đời sau, chẳng mong tự liễu thoát nỗi khổ năo sanh tử trong tam giới, mà v́ phát khởi, phổ độ hết thảy chúng sanh là những người có tâm Đại Thừa, phát khởi Bồ Đề tâm (cùng liễu sanh tử, cùng thành Phật đạo) mà an lập, tuyên nói!  

          Người phát tâm Đại Thừa biết rơ đạo lư các pháp duyên sanh, biết hết thảy các pháp sanh bởi các duyên. Do các pháp sanh bởi các duyên, một pháp chính là hết thảy các pháp. Do chúng sanh được sanh bởi các duyên, một chúng sanh chính là hết thảy chúng sanh, rời ngoài hết thảy chúng sanh, chẳng có một cái Ngă nào khác! Chẳng khiến cho hết thảy chúng sanh đều cùng thành Phật, sẽ không có Phật để có thể thành! Do vậy, phát ra đại nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh cùng thành Phật đạo” này, quyết chẳng có lư nào rời ĺa hết thảy chúng sanh để chính ḿnh liễu thoát sanh tử! Do chúng sanh chính là chính ḿnh, chính ḿnh là chúng sanh, chẳng có sự khác biệt giữa chúng sanh và ta. Đó gọi là “vô ngă tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, chẳng có chuyện ĺa ngoài chúng sanh mà có thể độ thoát chính ḿnh!

          Bồ Tát đă thấy hết thảy chúng sanh đồng thể bất nhị, mà phát khởi bi nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh; nhưng muốn thành tựu viên măn nguyện ấy, nếu chẳng chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sẽ không thể được! Nếu không, tuy có nguyện ấy, nhưng thật ra trọn chẳng thể có ngày thành tựu. Do phát tâm đại bi muốn độ trọn hết hư không khắp pháp giới chúng sanh, muốn độ vô số chúng sanh, cho nên cần phải đoạn vô tận phiền năo, tu học vô lượng pháp môn, thành tựu Phật quả viên măn vô lượng phước đức trí huệ trang nghiêm, cần phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, vào vô lượng thế giới, độ vô lượng chúng sanh, chẳng phải là chuyện có thể làm được trong một đời. Khởi Tín Luận có nói: “Tín tâm thành tựu, nhập Chánh Định Tụ, cần phải qua mười ngàn đại kiếp”. Mười ngàn đại kiếp tức là một vạn đại kiếp mới đắc Đại Thừa tín tâm thành tựu. Khó khăn như thế đó, huống hồ Phật quả ư!

          Đă chẳng thể thành Phật trong một đời (tức là Nan Hành Đạo), người đă phát tâm Đại Thừa cần tu Lục Độ. Khi tu Lục Độ, sẽ luôn có những thứ nghịch duyên gây thoái đọa, phá hoại tâm Đại Thừa, có nỗi nguy hiểm đánh mất, hư hoại tâm Đại Thừa. Thế nhưng, mạng người ngắn ngủi, tạm bợ, vô thường xảy đến trong sáng tối, hoặc thăng lên đường lành, hoặc ch́m trong nẻo khổ. Lại có nỗi nguy hiểm mê mất tâm Đại Thừa, tức tâm Bồ Đề. Do có các thứ ác duyên như thế, Bồ Tát đă phát tâm Đại Thừa, muốn ǵn giữ chẳng lui sụt, quả thật chẳng dễ dàng! Chư Phật có trách nhiệm hộ niệm Bồ Tát, như kinh Kim Cang có nói: “Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát” (Như Lai khéo hộ tŕ, nghĩ nhớ các Bồ Tát). Đối với những vị Bồ Tát đă phát tâm Đại Thừa, nhưng chưa thể bất thoái ấy, rốt cuộc sẽ dùng pháp nào để từ bi hộ niệm ngơ hầu họ khỏi đến nỗi gặp phải nguy hiểm “tâm Đại Thừa bị mất đi, hư hoại, hoặc lui sụt, đọa lạc”? Do chư Phật muốn hộ tŕ, nghĩ nhớ loại Bồ Tát ấy, bèn an lập quốc độ trang nghiêm thanh tịnh. Loại Bồ Tát ấy có duyên với Tịnh Độ nào, sẽ phát nguyện văng sanh Tịnh Độ ấy. Tùy theo sự phát nguyện mà dấy lên ḷng tin quyết định, chuyên nhất cái tâm (niệm danh hiệu đức Phật kia, và tu các công đức, hồi hướng nguyện sanh về nước ấy) th́ khi lâm chung, thuận theo sở nguyện, sẽ văng sanh cơi Phật Tịnh Độ ấy, nghe pháp bất thoái (vị, hạnh, niệm), trở lại độ hết thảy chúng sanh. Nếu chư Phật chẳng an lập các Tịnh Độ để làm chỗ nương về cho hàng Bồ Tát phát tâm Đại Thừa, một mai họ bị thoái thất, th́ các công đức tu tập Lục Độ (vạn hạnh) trước kia sẽ bị phí uổng vô ích. V́ thế, Bồ Tát ắt dùng Tịnh Độ làm chỗ quy túc th́ mới chẳng đến nỗi thoái thất tâm Đại Thừa (Bồ Đề tâm) để khỏi phí uổng công lao trước kia! Đấy chính là chánh nghĩa v́ sao A Di Đà Phật và mười phương chư Phật thành lập Tịnh Độ, mà cũng chính là chân nghĩa v́ sao Phật Thích Ca nói ra pháp môn Tịnh Độ này. Người tu pháp môn Tịnh Độ, cần phải chú ư liễu giải sâu xa, thiết thực ư nghĩa này”.

          Do vậy, có thể biết An Lạc Tịnh Độ không chỉ chẳng có nữ nhân, căn khuyết, Nhị Thừa (tức là những người thuộc loại định tánh Thanh Văn, chẳng phát tâm Đại Thừa) là những hạng người có thể bị chê gièm, mà cũng chẳng có nỗi nguy hiểm “thoái thất Bồ Đề tâm, thoái chuyển Bồ Tát hạnh”. Phàm những ai văng sanh, sẽ rốt ráo là vô lượng thọ, thành Phật trong một đời, lại có bổn nguyện của Phật Di Đà nhiếp thọ, gia tŕ, mong sanh về cơi ấy hết sức dễ dàng! Kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác mà có thể phát tâm Đại Thừa, có tín nguyện hạnh, sẽ được Phật nhiếp thọ, đều có thể văng sanh. Có lợi ích thù thắng như thế, cho nên mười phương chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài, nói lời thành thật, khuyên bọn chúng sanh chúng ta hăy nên tin vào pháp môn Tịnh Độ là “pháp môn chẳng thể nghĩ bàn được hết thảy chư Phật hộ niệm” này!

 

2.2.1.2.3.1.1.17. Công đức hết thảy điều mong cầu đều được thỏa măn

 

          (Luận) Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng măn túc.

          (Chú) Thử nhị cú danh “trang nghiêm nhất thiết sở cầu măn túc công đức thành tựu”. Phật bổn hà cố hưng thử nguyện? Kiến hữu quốc độ, hoặc danh cao vị trọng, tiềm xử vô do, hoặc nhân phàm tánh bỉ, hy xuất mỵ lộ, hoặc tu đoản hệ nghiệp, chế bất tại kỷ. Như A Tư Đà tiên nhân loại dă. Hữu như thị đẳng vị nghiệp phong sở xuy, bất đắc tự tại.

          ()眾生所願樂。一切能滿足。

          ()此二句名莊嚴一切所求滿足功德成就。佛本何故興此願。見有國土。或名高位重潛處無由。或人凡性鄙悕出靡路。或脩短繫業制不在己。如阿私陀仙人類也。有如是等為業風所吹得自在。

          (Luận: Điều chúng sanh ưa muốn, hết thảy đều thỏa măn.

          Chú: Hai câu này gọi là “sự trang nghiêm hết thảy những điều mong cầu đều được thỏa măn được thành tựu bởi công đức”. Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy khởi nguyện này? Do Ngài thấy có quốc độ, hoặc [là người có] tiếng tăm, địa vị cao trọng, không có cách nào ở ẩn, hoặc là kẻ tầm thường, tánh t́nh thô lậu mong ngoi đầu vượt trỗi mà không có cách nào, hoặc do bị nghiệp buộc ràng mà thọ mạng dài hay ngắn, chính ḿnh chẳng thể quyết định được. Như tiên nhân A Tư Đà [chẳng thể quyết định thọ mạng của chính ḿnh], bị gió nghiệp thổi, chẳng được tự tại).

 

          “Hoặc danh cao vị trọng”: Đây là nói đến những người thuộc tầng lớp phú quư, như quốc vương, Tổng Thống, ủy viên lập pháp trong quốc hội, các đảng viên đang nắm giữ chức vụ v.v… trong hiện thời. “Tiềm xử vô do” có nghĩa là muốn ẩn dật, ở một ḿnh mà chẳng thể được. Những cái gọi là chuyện trong đảng, chuyện đất nước, chuyện thiên hạ, chuyện nào cũng cần phải quan tâm, cũng chính là như hoàng đế Thuận Trị đă cảm khái than thở, phiền năo v́ chuyện lo cho nước, lo cho dân.

          “Hoặc nhân phàm tánh bỉ” là nói tới những kẻ b́nh dân, hoặc đảng phái chánh trị ở vùng quê. “Hy xuất mỵ lộ” ư nói: Tuy nghĩ trọn hết mọi biện pháp mong được cai quản quốc gia, hoặc để trỗi vượt hơn người khác, trở thành bậc anh hùng hào kiệt một thuở, nhưng chẳng được thỏa ư, cầu mà chẳng được. Thậm chí có kẻ phải than thở “tráng chí vị thành thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ măn khâm” (chí lớn chưa thành, thân chết trước, đẫm áo anh hùng lệ cứ tuôn).

          “Hoặc tu đoản hệ nghiệp” là nói thọ mạng của một người dài hay ngắn, chính là do nghiệp lực nhân quả ba đời quyết định (trói buộc) mà có hạn chế dài hay ngắn nhất định, chẳng thể do chính quư vị làm chủ được! Tục ngữ có câu: “Diêm vương yếu nhĩ tam canh khứ, bất năng lưu đăi đáo ngũ canh” (Diêm vương đ̣i mạng canh ba, đừng mong nấn ná canh năm ĺa trần). Có những kẻ gặp cảnh bệnh khổ, hoặc bị tai nạn vùi dập, hy vọng chết sớm, nhưng nhiều năm vẫn sống lây lất, đó gọi là “mong sống chẳng được, cầu chết quách chẳng xong”, chỉ đành than thở chẳng biết làm sao được!

          A Tư Đà (Asita) là tiếng Phạn, dịch nghĩa là “vô tỷ đoan chánh” (đoan chánh khôn sánh). “Tiên nhân” là như trong kinh Pháp Hoa đă nói, Đề Bà Đạt Đa trong quá khứ làm tiên nhân A Tư Đà. Lại nữa, khi Thích Ca Thế Tôn mới xuất sanh, cha là Tịnh Phạn Vương thỉnh tiên nhân A Tư Đà xem tướng cho Thái Tử. Hai vị tiên nhân ấy có thể nói là danh vị cao trọng, thường nhân chẳng sánh bằng, nhưng cũng khó tránh khỏi lưu chuyển lục đạo, sanh tử luân hồi, bị nghiệp lực sai sử, chẳng được tự tại. Nói chung là thuộc về Cầu Bất Đắc Khổ. Do vậy nói: Người đời chẳng cần biết là nghèo, giàu, sang, hèn, đều giống như tiên nhân A Tư Đà, đều bị thổi bởi nghiệp phong thiện hay ác do chính ḿnh đă tạo, chẳng được tự tại! Dẫu quư vị có tu hành, có triệt ngộ, giả sử chưa đoạn hết phiền hoặc, sẽ cũng bị gió nghiệp thổi quư vị ngả rạp sang trái hay sang phải hệt như nhau. Nếu quư vị bị thổi về phía Đông, sẽ không thể nào chẳng ngả sang phía Đông. Như bài thơ Tự Thuật của lăo ḥa thượng Hư Vân có đoạn viết:

          Nghiệp phong xuy tống đáo Vũ Xương,

          Nhất thứ kinh qua nhất tạm hoàng.

          (Gió nghiệp thổi văng tới Vũ Xương,

          Một phen từng trải, một phen rầu).

          Thế gian có t́nh h́nh bị nghiệp sai khiến, chẳng thuận theo ư con người như vậy đó! Trong tâm nhăn của Phật, Bồ Tát, tất nhiên sẽ nẩy sanh sự đồng t́nh và thương xót.

 

          (Chú) Thị cố nguyện ngôn, sử ngă quốc độ, các xứng sở cầu, măn túc t́nh nguyện. Thị cố ngôn: “Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng măn túc”.

          ()是故願言。使我國土。各稱所求。滿足情願。是故言眾生所願樂。一切能滿足

          (Chú: V́ thế, nguyện rằng: Khiến cho quốc độ của tôi, điều mong cầu của mỗi người đều xứng hợp, thỏa măn ư nguyện. V́ thế nói: “Điều chúng sanh ưa thích, hết thảy đều thỏa măn”).

 

          Đây là phần tổng kết những điều vừa nói trên đây, mười bảy món trang nghiêm thành tựu vi diệu của An Lạc quốc độ, đều do Phật Di Đà khi c̣n tu nhân đă phát nguyện: Nguyện khi tôi thành Phật, hết thảy tất cả [mọi sự] trong quốc độ đều có thể thỏa măn nguyện cầu của chúng sanh. Điều này cũng biểu thị công đức tự lợi lợi tha của A Di Đà Phật đă thành tựu viên măn. Nói theo phía tự lợi, tam thân, tứ trí, ngũ nhăn, lục thông, quang minh, thọ mạng nơi Phật quả, quốc độ thanh tịnh trang nghiêm, quyến thuộc là A Bệ Bạt Trí, mỗi điều đều viên măn trọn đủ, lại c̣n đều là vô lượng. Nói theo phía lợi tha, phàm là chúng sanh sanh vào cơi ấy, đều được rốt ráo là Nhất Sanh Bổ Xứ, thuận theo ḷng muốn đều có thể xứng hợp những điều nguyện cầu khác biệt của mỗi chúng sanh, quyết định chẳng có mảy may thiếu khuyết. Do vậy, trong lời Kệ, Luận Chủ đă viết: “Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng măn túc” (điều chúng sanh ưa thích, hết thảy đều thỏa măn).

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa

phần 3 hết



[1] Sở và Việt đều là nước chư hầu dưới triều đại nhà Châu. Nước Sở vào thời cực thịnh bao gồm địa bàn các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Hà Nam, Hồ Nam, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tây, một phần Trùng Khánh, Quư Châu, và miền Đông tỉnh Sơn Tây. Nước Sở được thành lập khi Châu Thành Vương phong cho Hùng Dịch tước Tử, ban thái ấp ở đất Sở Man, đóng đô ở Đan Dương. Đến thời Xuân Thu, nước Sở dưới sự lănh đạo của Sở Trang Vương (Hùng Lữ) hùng mạnh, diệt hết các nước tiểu chư hầu thuộc lưu vực sông Trường Giang, xưng bá Trung Nguyên. Đến cuối thời Xuân Thu, nước Sở lâm vào cảnh nội loạn, Ngô Vương Hạp Lư đánh bại quân Sở, vây hăm Dĩnh Đô, nhờ quân Tần cứu giúp mới không bị diệt vong. Sau đó, vào các đời Sở Tuyên Vương và Sở Oai Vương, nước Sở lại khôi phục. Đến năm 223 trước Công Nguyên, nước Sở bị Tần Thủy Hoàng diệt quốc.

Nước Việt c̣n gọi là Ư Việt, hoặc Đại Việt, do hậu duệ của nhà Hạ là Tử Vô Dư sáng lập, lănh thổ từ phía Đông của nước Sở cho đến tận biển Đông, thuộc địa bàn tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Giang Tây hiện thời. Kinh đô thay đổi nhiều lần, nổi tiếng nhất là kinh đô Cô Tô (trước đó là kinh đô Cối Kê). Nguồn gốc của người ở quốc gia này cho đến giờ vẫn đang c̣n tranh luận. Đa phần cho rằng họ là một bộ lạc của Bách Việt thời đó, v́ họ cũng có thói quen búi tóc xâm ḿnh giống như Lạc Việt, cũng như sở hữu kỹ thuật đúc đồng, đặc biệt là ŕu đồng rất tinh xảo, kỹ thuật chế tác đồ đá cũng rất cao. Hơn nữa, các thanh cổ kiếm trứ danh của Trung Hoa đa phần xuất phát từ nước Việt. Có thuyết cho rằng họ là hậu duệ của người Tam Miêu. Sử quan Trung Hoa ít chép về nước Việt. Họ chỉ chép về nước Việt sau khi vua Ngô là Phù Sai xâm lăng nước Việt, và vua nước Việt là Câu Tiễn đă chịu cảnh nằm gai nếm mật, chịu đủ mọi nỗi nhục để phục hưng nước Việt, cuối cùng đánh bại Phù Sai, chiếm lănh nước Ngô. Vua cuối cùng của nước Việt là Tự Vô Cương bị quân Sở giết chết và lănh thổ nước Việt bị sát nhập vào nước Sở. Về sau, dưới thời Tần Thủy Hoàng, do vùng Ngô Việt liên tục nổi lên chống đối, Tần Thủy Hoàng đă đặt tên cho vùng này là Cối Kê Quận, cấm dùng danh xưng Đại Việt để gọi vùng này.

[2] Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林) là tác phẩm do ngài Đạo Thế soạn vào đời Đường. Sách được hoàn thành vào năm Tổng Chương nguyên niên (668). Kể từ năm Hiển Khánh thứ tư (659) đời Đường Cao Tông, ngài Đạo Thế đă dựa theo bộ Kinh Luật Dị Tướng biên soạn thành tác phẩm Chư Kinh Tập Yếu, về sau lại tăng bổ, soạn thành bộ Pháp Uyển Châu Lâm. Trong tác phẩm này, Ngài đă trích dẫn hơn 400 bộ kinh sách của Phật giáo, Đạo giáo, cách sách sấm vĩ và trước tác cổ. Bộ sách này có thể coi như một bộ bách khoa từ điển về Phật học. Sách trích dẫn nhiều bộ kinh sách đă thất truyền tại Trung Hoa như Phật Bổn Hạnh Kinh, Bồ Tát Bổn Hạnh Kinh, Quán Phật Tam Muội Kinh, Tây Vực Chí, Trung Thiên Trúc Hành Kư v.v…

[3] Huệ Lâm Âm Nghĩa (慧琳音義) vốn có tên gốc là Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa, do ngài Huệ Lâm (737-820) biên soạn, gồm 100 quyển. Do trước đó, ngài Thích Huyền Ứng có viết một tác phẩm khác trùng tên, nên bản của ngài Huyền Ứng thường được gọi là Đại Đường Chúng Kinh Âm Nghĩa, c̣n bản của ngài Huệ Lâm được gọi là Huệ Lâm Âm Nghĩa. Đây là một tác phẩm tổng hợp tất cả những tác phẩm trước đó như Tân Dịch Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Âm Nghĩa, Đại Bát Niết Bàn Kinh Âm Nghĩa, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Âm Huấn, Đại Đường Chúng Kinh Âm Nghĩa v.v… tham khảo các sách Tự Thư, Vận Thư, Vận Thuyên, Khảo Thanh Thiết Vận, Thuyết Văn, Nhĩ Nhă, Phương Ngôn, Thích Danh, Ngọc Thiên, Tập Huấn, Cổ Kim Chánh Tự v.v… nhằm biện định âm đọc và ư nghĩa của các từ tiếng Phạn hoặc danh tướng trong kinh Phật để người đọc kinh Phật hiểu đúng ư nghĩa của các thuật ngữ chuyên dụng trong Phật giáo.

[4] Thiên kinh địa nghĩa: Kinh có nghĩa là nguyên tắc, c̣n Nghĩa là chánh lư. “Thiên kinh địa nghĩa” là một thành ngữ hàm ư “lẽ đương nhiên, hoặc đạo lư chẳng thể thay đổi được”.

[5] Tứ Vi Đà (Veda, c̣n phiên âm là Vệ Đà hay Phệ Đà) là bốn thánh điển tối cổ của Bà La Môn giáo. Người Ấn Độ tin các bộ kinh này do các thánh giả được khải thị trong khi nhập Thiền Định rất sâu. Bốn bộ thánh điển là Ly Câu Phệ Đà (Rig Veda), Sa Ma Phệ Đà (Sāmaveda), Dạ Nhu Phệ Đà (Yajurveda), và A Thát Bà Phệ Đà (Atharvaveda).

[6] Đây là một câu chuyện trích từ bộ Liệt Tiên Truyện. Theo đó, có một người học đạo tiên tên là Tử An t́m đến núi Lăng Dương thuộc Tuyên Châu tỉnh An Huy để theo Đậu Tử Minh học đạo tiên. Một ngày nọ, ông ta đi đường, thấy có người bắt được con chim hoàng hạc (Hộc là chim hạc), nhốt buộc nó rất khổ sở. Do không sẵn tiền, Tử An bèn cởi áo ra chuộc rồi thả cho chim bay đi. Cũng chính ông này đă tạo thành giai thoại cưỡi hoàng hạc đến một ngôi lầu cao ở Vũ Xương, nghỉ chân ở đó. V́ thế, ngôi lầu ấy được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Vài năm sau, Tử An chết, chôn trong mộ, hoàng hạc mỗi ngày đến bên mộ kêu ṛng ră suốt ba năm: “Tử An! Tử An”. Quả nhiên, sau ba năm, Tử An sống lại. Chim hoàng hạc ngă lăn ra chết, giống như đổi mạng ḿnh cho Tử An vậy. Tương truyền, hoàng hạc sống ngàn năm, cho nên mới viết là “thiên linh cánh khởi” (ngàn năm [đổi mạng] lại sống dậy).

[7] Hạt sen chính là quả, do trong hoa sen luôn có hạt sen nơi gương sen, nên gọi là “hoa quả đồng thời”.

[8] Thành ngữ này xuất phát từ sách Châu Lễ, trong thiên Thu Quan, phần Triều Sĩ có nói để quy định chỗ đứng của các quan: Ở ngoài sân đại điện, trồng ba cây ḥe đối diện ngai vua là chỗ đứng của Tam Công. Bên trái trồng chín cây cức (tức loại táo có gai) làm chỗ đứng cho quan thuộc địa vị cửu khanh, các quan khanh nhỏ hơn đứng sau đó. Bên phải trồng chín cây cức là chỗ đứng cho các vị mang tước công, hầu, bá, tử, nam, các quan nhỏ hơn đứng sau họ. Trịnh Huyền chú thích: “Cây cức ruột đỏ, ngoài có gai, biểu thị tấm ḷng trung lương, nhiệt tâm can gián. Chữ Ḥe đọc giống như Hoài, ư nói ngôn hoài, tức là sẵn sàng chia sẻ, bày mưu tính kế, dùng những lời hay lẽ thật để giúp vua”. Thời Châu, Tam Công là Thái Sư, Thái Phó và Thái Bảo, đến đời sau đổi thành Thừa Tướng, Thái Úy, Ngự Sử Đại Phu, rồi đổi thành Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không. Đến thời Minh - Thanh lại gọi là Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo như xưa, nhưng thường là các tước vinh dự kèm thêm cho chức quan thật sự, chứ không phải là chức quan thật sự. Cửu Khanh là Thái Thường, Lang Trung Lệnh, Vệ Úy, Thái Bộc, Đ́nh Úy, Điển Khách (về sau đổi thành Đại Hồng Lô), Tông Chánh, và Trị Túc Nội Sứ (tức Đại Tư Nông).

[9] Thiện Tinh: Theo bộ Pháp Hoa Huyền Tán của Khuy Cơ đại sư, th́ đức Phật có ba con trai, một là Thiện Tinh, hai là Ưu Bà Ma Da, ba là La Hầu La. Sau khi đức Phật thành đạo, Thiện Tinh theo Phật xuất gia, đă chứng đắc Tứ Thiền, nhưng do thân cận Đề Bà Đạt Đa, bèn khởi ác tâm đối với Phật, đọa vào địa ngục Vô Gián trong khi c̣n sống. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Ca Diếp Bồ Tát, có một đoạn dài chép về những hành vi chống phá Phật pháp của Thiện Tinh.

[10] Cổ Tẩu (瞽叟) có nghĩa là lăo già mù, không rơ tên thật là ǵ. Ông là cháu đời thứ tám của vua Hoàng Đế, là con của Kiều Ngư. Cổ Tẩu tánh t́nh hung bạo, ngu muội. Có thuyết nói do ông ngu muội, mù quáng nghe theo lời vợ kế đến nỗi không tiếc sức hại con, nên bị người thuở ấy gọi miệt thị là Cổ Tẩu, chứ không phải ông ta bị mù thật sự. Vợ đầu của ông ta là Ốc Đăng sanh được một người con trai (Diêu Trọng Hoa, tức Đế Thuấn) rồi chết sớm. Vợ kế sanh được một trai là Tượng, tính t́nh xấu xa, nhưng rất được Cổ Tẩu cưng chiều. Nghe lời vợ kế xui siểm, Cổ Tẩu nhiều lần âm mưu giết Trọng Hoa, nhưng Trọng Hoa vẫn một niềm hiếu thuận. Vua Nghiêu biết Trọng Hoa là người có đức hạnh bèn gả con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho, rồi nhường ngôi cho Trọng Hoa. Trọng Hoa trở thành vua Thuấn.

[11] Ngũ chúng xuất gia là tỳ-kheo, sa di, tỳ-kheo-ni, sa-di-ni, và thức-xoa-ma-na (học pháp nữ).

[12] Khi xưa nhà giàu có sang cả thường có cửa sơn màu đỏ, nên nhà giàu có thường gọi là “châu môn” (cửa đỏ như son).

[13] Theo đa số các giảng sư, chữ “huyền sa” có nghĩa là treo một bịch cát lên giả làm bao đựng thức ăn. Do trong thời đói kém, con đói đ̣i ăn, mẹ treo bịch cát giả vờ là bao đựng thức ăn để dỗ cho con tạm nín khóc.

[14] Khuân () có nghĩa là cái kho có h́nh tṛn.

[15] Cổn () là loại lễ phục rộng tay, thêu rồng mà nhà vua thường mặc trong các dịp tế lễ, nhất là khi giỗ kỵ các vị tiên vương. Thời cổ, áo lễ của thiên tử và các vương công đều gọi là Cổn, nhưng về sau, chỉ có lễ phục vua mặc mới gọi là Cổn. Do vậy, chữ Cổn cũng thường dùng để chỉ nhà vua

[16] Hồ Già không rơ là nhạc khí của nước nào, nhưng các nhà nghiên cứu đều công nhận nó xuất phát từ các sắc dân du mục ở phương Bắc Trung Hoa, có lẽ phát xuất từ loại sáo Modu Tsuur của Mông Cổ. Hồ già không có lưỡi rung, người thổi phải dùng đầu lưỡi của chính ḿnh để khống chế cao độ của mỗi nốt nhạc.

[17] Ở đây, pháp sư Tánh Phạm viết nhầm. Hai câu đầu là của bài Lương Châu Từ do Vương Hàn sáng tác, tức là: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà thượng mă thôi, túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Trần Trọng San dịch thơ như sau: “Rượu bồ đào, chén dạ quang, muốn say, đàn đă rền vang giục rồi, sa trường say ngủ ai cười, từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?” C̣n hai câu sau trích từ bài thơ Tống Nguyên Nhị Sứ An Tây của Vương Duy: “Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần, khách xá thanh thanh liễu sắc tân, khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân”. Nam Trân dịch thành: “Mưa mai thấm bụi Vị Thành, liễu bên quán trọ sắc xanh ngời ngời, khuyên anh hăy cạn chén mời, Dương quan ra khỏi ai người cố tri? Cả hai bài ấy đều là thơ đời Đường.