Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá

Chú Giải Giảng Nghĩa

phần 5

無量壽經優婆提舍註解講義

Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận

印度世親菩薩造論

Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận

元魏天竺三藏菩提流支譯論

Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải

元魏玄中寺

Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa

民國淨律寺門性梵講義

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

2.2.1.2.3.1.3.4.3.3. Công đức cúng dường tán thán không thừa sót

 

          (Luận) Vũ thiên nhạc, hoa y, diệu hương đẳng cúng dường, tán chư Phật công đức, vô hữu phân biệt tâm.

          (Chú) Phật bổn hà cố khởi thử trang nghiêm? Kiến hữu Phật độ, Bồ Tát nhân thiên chí thú bất quảng, bất năng biến chí thập phương vô cùng thế giới, cúng dường chư Phật Như Lai đại chúng, hoặc dĩ kỷ độ uế trược, bất cảm hướng nghệ tịnh hương, hoặc dĩ sở cư thanh tịnh, bỉ bạc uế độ. Dĩ như thử đẳng chủng chủng cục phận, ư chư Phật Như Lai sở, bất năng châu biến cúng dường, phát khởi quảng đại thiện căn.

          ()雨天樂華衣。妙香等供養。讚諸佛功德。無有分別心。

          ()佛本何故起此莊嚴。見有佛土。菩薩人天志趣不廣。不能遍至十方無窮世界。供養諸佛如來大眾。或以己土穢濁。不敢向詣淨鄉。或以所居清淨。鄙薄穢土。以如此等種種局分。於諸佛如來所。不能周遍供養。發起廣大善根。

          (Luận: Mưa nhạc trời, áo hoa, hương mầu để cúng dường, khen công đức chư Phật, chẳng có tâm phân biệt.

          Chú: Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên sự trang nghiêm này? Do Ngài thấy có cơi Phật, Bồ Tát, người, trời [trong cơi ấy] chí thú chẳng rộng, chẳng thể đến trọn khắp vô cùng thế giới trong mười phương để cúng dường chư Phật Như Lai và đại chúng, hoặc v́ cơi nước của ḿnh uế trược, chẳng dám hướng đến quê hương thanh tịnh, hoặc do ở chốn thanh tịnh mà chê bai cơi uế. Do có các thứ hạn cuộc như thế, đối với các nơi chốn của chư Phật Như Lai, chẳng thể đến trọn khắp để cúng dường, phát khởi thiện căn rộng lớn).

          Đoạn này nói về phẩm đức “cúng dường, tán thán chẳng thừa sót” của hàng Bồ Tát trong cơi ấy, tức là nói các Ngài đă dùng vô lượng sự cúng dường rộng lớn, cung kính, tán thán chư Phật trong hết thảy các thế giới chẳng thiếu sót mảy may. Như phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện đă nói: “Ư nhất trần trung trần số Phật, các xử Bồ Tát chúng hội trung, vô tận pháp giới trần diệc nhiên, thâm tín chư Phật giai sung măn, các dĩ nhất thiết âm thanh hải, phổ xuất vô tận diệu ngôn từ, tận ư vị lai nhất thiết kiếp, tán Phật thậm thâm công đức hải, dĩ chư tối thắng diệu hoa man, kỹ nhạc, đồ hương, cập tán cái, như thị tối thắng trang nghiêm cụ, ngă dĩ cúng dường chư Như Lai. Tối thắng y phục, tối thắng hương, mạt hương, thiêu hương, dữ đăng chúc, nhất nhất giai như Diệu Cao tụ, ngă tất cúng dường chư Như Lai. Như thị hư không giới tận… ngă cúng năi tận, nhi hư không giới vô hữu tận cố, ngă thử cúng dường diệc vô hữu tận, niệm niệm tương tục, vô hữu gián đoạn. Thân ngữ ư nghiệp, vô hữu b́ yếm” (Trong mỗi vi trần, có chư Phật nhiều như vi trần, mỗi vị đều ở trong hội của các vị Bồ Tát. Trong các vi trần của vô tận pháp giới cũng giống như vậy, tin sâu chư Phật đều đầy ắp. [Ở chỗ mỗi đức Phật], đều dùng biển hết thảy âm thanh, phát ra trọn khắp vô tận ngôn từ hay đẹp, cho đến hết thảy các kiếp trọn hết đời vị lai, tán thán biển công đức rất sâu của Phật. Dùng các tràng hoa đẹp thù thắng nhất, kỹ nhạc, hương bôi, và tàn lọng. Những vật trang nghiêm thù thắng nhất như thế, tôi dùng [các món vật ấy] để cúng dường các Như Lai. Y phục tốt đẹp nhất, hương tốt lành nhất, hương bột, hương đốt, và đèn đuốc, mỗi thứ đều chất chứa như núi Diệu Cao, tôi đều cúng dường các Như Lai, trọn hết hư không giới như thế… sự cúng dường của tôi mới hết. Nhưng do hư không giới chẳng cùng tận, sự cúng dường của tôi cũng chẳng cùng tận, niệm niệm tiếp nối, chẳng bị gián đoạn, thân ngữ ư nghiệp chẳng có mệt chán).

          V́ sao Phật Di Đà dấy lên sự trang nghiêm này? Đều là do khi tu nhân, Ngài thấy có cơi Phật, hàng Bồ Tát, đại chúng trời người trong ấy chẳng có chí nguyện và sự mong muốn (lời chú giải dùng chữ “thú” () để diễn tả ư này) rộng lớn, lại chẳng có thần thông, trí huệ. Do vậy, chẳng thể cúng dường, tán thán mười phương vô lượng chư Phật và đại chúng Tăng chẳng sót, nhất là do ôm ḷng phân biệt: Hoặc là do [e ngại] chỗ ở của chính ḿnh là uế độ, chẳng dám đến Tịnh Độ của chư Phật để tu cúng dường. Hoặc cho rằng chính ḿnh là người trong Tịnh Độ, làm sao có thể đến cúng Phật trong uế độ cho được? Đủ thứ phân biệt hạn cuộc như thế, đương nhiên là chẳng thể cúng dường trọn khắp hết thảy chư Như Lai, cũng là chẳng thể phát khởi thiện căn rộng lớn của hạnh nguyện Phổ Hiền. Đấy chính là chẳng khéo hành Bồ Tát đạo. Do có lỗi lầm như thế, Phật Di Đà mới phải trang nghiêm hàng Bồ Tát trong cơi ấy: Ai nấy đều có công đức cúng dường tán thán chư Phật xứng với pháp giới.

 

          (Chú) Thị cố nguyện ngôn, ngă thành Phật thời, nguyện ngă quốc độ nhất thiết Bồ Tát, Thanh Văn, thiên, nhân đại chúng, biến chí thập phương nhất thiết chư Phật đại hội xứ sở, vũ thiên nhạc, thiên hoa, thiên y, thiên hương, dĩ xảo diệu biện từ, cúng dường tán thán chư Phật công đức. Tuy thán uế độ Như Lai đại từ khiêm nhẫn, bất kiến Phật độ hữu tạp uế tướng; tuy thán Tịnh Độ Như Lai vô lượng trang nghiêm, bất kiến Phật độ hữu thanh tịnh tướng. Hà dĩ cố? Dĩ chư pháp đẳng cố, chư Như Lai đẳng. Thị cố chư Phật Như Lai danh vi Đẳng Giác. Nhược ư Phật độ khởi ưu liệt tâm, giả sử cúng dường Như Lai, phi pháp cúng dường dă. Thị cố ngôn: “Vũ thiên nhạc, hoa y, diệu hương đẳng cúng dường, tán chư Phật công đức, vô hữu phân biệt tâm”.

          ()是故願言。我成佛時。願我國土。一切菩薩。聲聞。天人大眾。遍至十方一切諸佛大會處所。雨天樂。天華。天衣。天香。以巧妙辨辭。供養讚歎諸佛功德。雖歎穢土如來大慈謙忍。不見佛土有雜穢相。雖歎淨土如來無量莊嚴。不見佛土有清淨相。何以故。以諸法等故。諸如來等。是故。諸佛如來名為等覺。若於佛土起優劣心。假使供養如來。非法供養也。是故言雨天樂華衣。妙香等供養。讚諸佛功德。無有分別心。

          (Chú: V́ thế, nguyện rằng: Khi tôi thành Phật, nguyện hết thảy Bồ Tát, Thanh Văn, đại chúng trời người trong quốc độ của tôi sẽ đến trọn khắp nơi chốn của hết thảy đại hội chư Phật trong mười phương, mưa nhạc trời, hoa trời, áo trời, hương trời, dùng ngôn từ biện tài hay khéo để cúng dường, tán thán công đức của chư Phật. Tuy ca ngợi đức đại từ khiêm ḥa, nhẫn nại của Như Lai trong uế độ, chẳng thấy cơi Phật có tướng xen tạp, ô uế; tuy tán thán vô lượng sự trang nghiêm của Như Lai trong Tịnh Độ, nhưng chẳng thấy cơi Phật có tướng thanh tịnh. V́ sao vậy? Do các pháp b́nh đẳng, nên các Như Lai b́nh đẳng. V́ thế, chư Phật Như Lai được gọi là Đẳng Giác. Nếu đối với cơi Phật mà dấy lên tâm [phân biệt] hơn kém, giả sử cúng dường Như Lai, sẽ chẳng phải là pháp cúng dường vậy. V́ thế nói: “Mưa nhạc trời, áo hoa, hương nhiệm mầu cúng dường, khen công đức chư Phật, chẳng có tâm phân biệt”).

                   

          Do những nguyên nhân như đă nói trên đây, cho nên trong bổn nguyện của Phật Di Đà có nguyện thứ hai mươi hai, “ngă thành Phật thời, quốc trung Bồ Tát, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, hiện tiền tu tập Phổ Hiền chi đức” (Khi tôi thành Phật, hàng Bồ Tát trong nước cúng dường mười phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, hiện tiền tu tập phẩm đức Phổ Hiền), nguyện thứ hai mươi ba “quốc trung Bồ Tát, thừa Phật oai lực, cúng dường chư Phật, nhất thực chi khoảnh, bất năng biến chí vô lượng chư Phật quốc giả, bất thủ Chánh Giác” (hàng Bồ Tát trong nước nương theo oai lực của Phật, cúng dường chư Phật, trong khoảng một bữa ăn, chẳng thể đến trọn khắp vô lượng các cơi Phật, tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác), nguyện thứ bốn mươi “tùy ư dục kiến thập phương vô lượng Phật độ, ứng thời như nguyện, ư bảo thụ trung, giai tất chiếu kiến. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác” (tùy ư muốn thấy mười phương vô lượng cơi Phật, sẽ ngay lập tức như nguyện, từ nơi cây báu, thảy đều trông thấy rơ ràng. Nếu chẳng được vậy, tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác), nguyện thứ bốn mươi hai, “giai tất đăi đắc thanh tịnh giải thoát tam-muội, trụ thị tam-muội, nhất phát ư khoảnh, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật, nhi bất thất định ư” (thảy đều đạt được tam-muội thanh tịnh giải thoát, trụ trong tam-muội ấy, trong khoảng phát ư, cúng dường vô lượng chẳng thể nghĩ bàn chư Phật mà chẳng đánh mất định ư). Đă phát nguyện, sau đấy nương theo nguyện để tu các công đức, thành tựu Phật quả, đồng thời cũng thành tựu bốn thứ công đức trang nghiêm của hàng Bồ Tát trong cơi An Lạc. Như phần kinh văn trong quyển hạ của kinh Vô Lượng Thọ nói về phẩm đức cúng dường, tán thán Phật của hàng Bồ Tát trong nước ấy như sau: “Bỉ quốc Bồ Tát, thừa Phật oai thần, nhất thực chi khoảnh, văng nghệ thập phương vô lượng thế giới, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, tùy tâm sở niệm hoa, hương, kỹ nhạc, y, cái, tràng phan, vô số vô lượng cúng dường chi cụ, tự nhiên hóa sanh, ứng niệm tức chí, trân diệu thù đặc, phi thế sở hữu, triếp dĩ phụng tán chư Phật, cập chư Bồ Tát, Thanh Văn chi chúng, tại hư không trung, hóa thành hoa cái, quang sắc dục thước, hương khí phổ huân. Kỳ hoa… năi phú tam thiên đại thiên thế giới, tùy kỳ tiền hậu, dĩ thứ hóa một. Kỳ chư Bồ Tát thiêm nhiên hân duyệt, ư hư không trung, cộng tấu thiên nhạc, dĩ vi diệu âm, ca thán Phật đức, thính thọ kinh pháp, hoan hỷ vô lượng, cúng dường Phật dĩ, vị thực chi tiền, hốt nhiên khinh cử, hoàn kỳ bổn quốc” (Bồ Tát trong cơi ấy nương vào oai thần của Phật, trong khoảng một bữa ăn, đi tới vô lượng thế giới trong mười phương, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, tùy theo ḷng nghĩ mà hoa, hương, kỹ nhạc, áo, lọng, tràng phan, vô số vô lượng vật cúng dường tự nhiên hóa sanh, vừa nghĩ liền có, quư báu, đẹp đẽ, thù thắng đặc biệt, cơi đời chẳng thể có được. [Bồ Tát] liền lấy [những thứ ấy] để dâng rải chư Phật và các vị Bồ Tát, Thanh Văn. Ở trong hư không, hóa thành lọng hoa, quang minh và màu sắc rực rỡ, mùi thơm xông khắp. Hoa ấy bèn phủ trọn tam thiên đại thiên thế giới, theo thứ tự trước sau mà biến mất. Các vị Bồ Tát ấy hài ḥa, vui sướng, ở trong hư không cùng tấu nhạc trời, dùng âm thanh vi diệu, ca ngợi công đức của Phật, nghe nhận kinh pháp, hoan hỷ vô lượng. Đă cúng dường Phật xong, trước bữa ăn, bỗng nhẹ nhàng cất ḿnh lên, trở về nước ḿnh).

          Như trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có nói: “Nhất nhất trần trung hữu trần số Phật, nhất nhất Phật sở giai hữu Bồ Tát hải hội vi nhiễu, ngă đương tất dĩ thậm thâm thắng giải hiện tiền tri kiến, các dĩ xuất quá Biện Tài thiên nữ vi diệu thiệt căn. Nhất nhất thiệt căn, xuất vô tận âm thanh hải. Nhất nhất âm thanh, xuất nhất thiết ngôn từ hải, xưng dương, tán thán nhất thiết Như Lai chư công đức hải, cùng vị lai tế, tương tục bất đoạn, tận ư pháp giới, vô bất châu biến” (Trong mỗi một vi trần, có chư Phật nhiều như số lượng vi trần. Nơi mỗi đức Phật đều có Bồ Tát đông nhiều như biển vây quanh, tôi sẽ thảy đều dùng hiện tiền tri kiến, kiến giải thù thắng rất sâu, đều dùng cái lưỡi vi diệu vượt trỗi [cái lưỡi của] Biện Tài thiên nữ[1], mỗi cái lưỡi đều phát ra vô lượng biển âm thanh. Mỗi âm thanh phát ra hết thảy biển ngôn từ để xưng tụng, ca ngợi biển các công đức của hết thảy Như Lai cho đến tột cùng đời vị lai, liên tục chẳng dứt, trọn hết pháp giới, không đâu chẳng trọn khắp). Bồ Tát trong nước ấy do tâm vô phân biệt, dùng ngôn từ biện tài thiện xảo vi diệu để ca tụng, tán thán công đức của Phật. Điều này thuộc về Pháp Cúng Dường. Trong các thứ cúng dường, Pháp Cúng Dường tối thắng nhất; v́ thế gọi là phẩm đức “cúng dường không thừa sót”.

          “Tán uế độ Như Lai đại từ khiêm nhẫn” (Tán thán ḷng đại từ, khiêm ḥa, nhẫn nại của Như Lai trong uế độ): Câu này là như trong kinh Di Đà đă nói: “Bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngă bất khả tư nghị công đức, nhi tác thị ngôn: - Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan hy hữu chi sự, năng ư Sa Bà quốc độ, ngũ trược ác thế… đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vị chư chúng sanh, thuyết thị nhất thiết thế gian nan tín chi pháp” (Các vị Phật ấy cũng khen ngợi công đức chẳng thể nghĩ bàn của ta, mà nói như thế này: “Thích Ca Mâu Ni Phật có thể làm chuyện hiếm có rất khó, [tức là] có thể ở trong quốc độ Sa Bà nhằm đời ác ngũ trược… đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, v́ các chúng sanh nói pháp mà hết thảy thế gian khó tin tưởng này”). Đức Bổn Sư thành Phật trong uế độ, lại có thể v́ chúng sanh trong uế độ mà nói pháp môn Tịnh Độ là pháp khó tin. Đấy chính là ḷng đại từ đại bi chân thật. Đức Thích Ca ôm tấm ḷng “ta không vào địa ngục th́ ai sẽ vào địa ngục”, khiêm tốn, chẳng kể công, kiên nhẫn bất thoái, có tinh thần gánh vác lớn lao và đại vô úy ấy, cho nên Ngài có thể làm chuyện hiếm có, rất khó. Do vậy, được mười phương chư Phật đồng thanh tán thán.

          “Bất kiến Phật độ hữu uế tướng” (Chẳng thấy cơi Phật có tướng xen tạp, nhơ uế): V́ Phật đă chứng đắc Căn Bản Vô Phân Biệt Trí, chẳng nhơ, chẳng tịnh, b́nh đẳng nhất tướng, cho nên trong tâm nhăn của chư Phật, trọn chẳng thấy quốc độ nơi đức Bổn Sư đang ở là ngũ trược ác thế tạp nhiễm, cấu uế. Như trong phẩm Hiện Bảo Tháp của kinh Pháp Hoa đă chép: Chư Phật là phân thân của đức Bổn Sư trong mười phương nhóm họp tại Linh Sơn, trông thấy thế giới Sa Bà là một cơi Phật hoàn toàn thanh tịnh. Các vị Bồ Tát trong cơi ấy (Cực Lạc) cũng giống như vậy.

          Tuy thán Tịnh Độ Như Lai vô lượng trang nghiêm, bất kiến Phật độ hữu thanh tịnh tướng” (tuy ca ngợi vô lượng sự trang nghiêm của đức Như Lai trong Tịnh Độ, nhưng chẳng thấy cơi Phật có tướng thanh tịnh). Hai câu này nhằm nói các vị Bồ Tát trong cơi ấy do tâm vô phân biệt, dẫu tán thán Tịnh Độ của chư Phật trang nghiêm như thế nào đi nữa, vẫn có thể liễu đạt Diệu Hữu Chân Không, đúng như Tâm Kinh đă dạy: “Thị chư pháp Không tướng… bất cấu, bất tịnh…” (Tướng Không của các pháp chẳng nhơ, chẳng sạch), cũng như kinh Duy Ma Cật đă chép: “Tuy tri chư Phật quốc, cập dữ chúng sanh Không, nhi thường tu Tịnh Độ, lợi ích chư quần sanh” (Tuy biết các cơi Phật và chúng sanh là Không, nhưng thường tu Tịnh Độ ḥng lợi ích các chúng sanh).

          Mấy câu từ câu “hà dĩ cố?” (v́ cớ sao?) trở đi là ngài Đàm Loan đă dùng “các pháp b́nh đẳng” để giải thích nguyên do của câu kệ “vô hữu phân biệt tâm” (chẳng có tâm phân biệt). V́ hàng Bồ Tát trong nước ấy đều đă chứng đắc tánh Không của các pháp b́nh đẳng, cho nên cái tâm có thể chẳng phân biệt. Như các gịng nước đổ vào biển, sẽ có cùng một tướng, một vị như nhau, chẳng c̣n có tự tướng bất đồng mỗi gịng một vị nữa. Như trong quyển hạ của kinh Vô Lượng Thọ có chép: “Do như Tuyết sơn, đẳng nhất tịnh cố. Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố” (Ví như núi Tuyết b́nh đẳng thanh tịnh giống hệt như nhau. Rộng răi dường hư không, do đại từ b́nh đẳng). Lại như phẩm Dược Thảo Dụ của kinh Pháp Hoa đă ghi: “Như Lai tri thị nhất tướng, nhất vị chi pháp, sở vị giải thoát tướng, ly tướng, diệt tướng, cứu cánh Niết Bàn thường tịch diệt tướng, chung quy ư Không” (Như Lai biết là một tướng, một vị, tức là tướng giải thoát, tướng ĺa, tướng diệt, tướng Niết Bàn rốt ráo thường tịch diệt, rốt cuộc quy vào Không). Cũng như trong Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn đă viết: “Tâm tánh tự thanh tịnh, chư pháp duy nhất tâm. Thử tâm thị chúng sanh, thử tâm Bồ Tát, Phật… Nhất tâm nhi tác nhị, nhị hoàn vô nhị tướng, thí như đại hải thủy, cụ túc chúng bảo tạng” (Tâm tánh tự thanh tịnh, các pháp chỉ là một tâm. Cái tâm ấy là chúng sanh, cái tâm ấy là Phật, Bồ Tát… Nhất tâm mà coi là hai, tuy hai mà vẫn chẳng có hai tướng. Ví như nước biển cả, trọn đủ các kho báu). Do các pháp b́nh đẳng là nhất tâm nhị môn, do là Tâm Chân Như Môn, nên đều là tánh Không ĺa tướng. Do Tâm Sanh Diệt Môn, nên đều là duyên khởi các tướng. Tánh Không mà duyên khởi, duyên khởi mà tánh vẫn là Không; đấy chính là hết thảy các pháp b́nh đẳng bất nhị. Chư Phật b́nh đẳng chứng nhập nhất tâm nhị môn, nên gọi là Đẳng Giác. Hàng Bồ Tát trong cơi ấy đă ngộ nhất tâm nhị môn này, cho nên cái tâm có thể chẳng phân biệt.

          Nếu đối với sự trang nghiêm nơi Tịnh Độ của chư Phật mà chẳng thể quy vào Tâm Chân Như Môn, chỉ trụ nơi tướng sai biệt thuộc về Tâm Sanh Diệt Môn, dấy lên cái tâm phân biệt có hơn, có kém; vậy th́ dẫu quư vị có thể cúng dường rộng lớn, vẫn chẳng phải là pháp cúng dường, tức chẳng phải là công đức cúng dường và tán thán chẳng c̣n thừa sót vốn có của hàng Bồ Tát trong cơi ấy! V́ thế, lời Kệ mới ghi là: “Vũ thiên nhạc, hoa y…. vô hữu phân biệt tâm” (Mưa nhạc trời, áo hoa… chẳng có tâm phân biệt).

 

2.2.1.2.3.1.3.4.3.4. Công đức thị hiện Tam Bảo trọn khắp

         

          (Luận) Hà đẳng thế giới vô, Phật pháp công đức bảo, ngă nguyện giai văng sanh, thị Phật pháp như Phật.

          (Chú) Phật bổn hà cố khởi thử nguyện? Kiến hữu nhuyễn tâm Bồ Tát, đản nhạo hữu Phật quốc độ tu hành, vô từ bi kiên lao tâm.

          ()何等世界無。佛法功德寶。我願皆往生。示佛法如佛。 

          ()佛本何故起此願。見有軟心菩薩。但樂有佛國土修行。無慈悲堅牢心。

          (Luận: Thế giới nào chẳng có, báu công đức Phật pháp, tôi nguyện đều văng sanh, dạy Phật pháp như Phật.

          Chú: Vốn v́ lẽ nào mà đức Phật dấy lên nguyện này? Do Ngài thấy có hàng nhuyễn tâm Bồ Tát chỉ thích tu hành trong quốc độ có Phật, không có tâm từ bi cứng chắc).

 

          “Nhuyễn tâm Bồ Tát” chính là hàng Bồ Tát thuộc địa vị Thập Tín. Chẳng hạn như ngài Xá Lợi Phất đă trải qua sáu mươi kiếp hành Bồ Tát đạo, chứng nhập Đệ Lục Tâm trong Thập Tín; về sau, gặp phải một Bà La Môn xin mắt, bèn thoái thất Bồ Đề tâm, hồi Đại hướng Tiểu, chỉ thích tu hành đạo Thanh Văn trong quốc độ có Phật, chỉ niệm Không, Vô Tướng, Vô Tác, đối với pháp Bồ Tát như thần thông du hư, trang nghiêm quốc độ, thành thục chúng sanh, chẳng sanh một niệm tâm ưa thích. V́ thế nói: “Vô từ bi kiên lao tâm” (Không có tâm từ bi cứng chắc). Kinh Nhân Vương có nói: “Thập Thiện Bồ Tát phát đại tâm, trường biệt tam giới khổ luân hải” (Thập Thiện Bồ Tát phát tâm Đại Thừa, giă biệt măi măi biển khổ trong tam giới) cũng chính là nói về hàng nhuyễn tâm Bồ Tát này!

 

          (Chú) Thị cố hưng nguyện, nguyện ngă thành Phật thời, ngă độ Bồ Tát giai từ bi dũng mănh, kiên cố chí nguyện, năng xả thanh tịnh độ, chí tha phương vô Phật Pháp Tăng xứ, trụ tŕ trang nghiêm Phật Pháp Tăng Bảo, thị như hữu Phật, sử Phật chủng xứ xứ bất đoạn. Thị cố ngôn: “Hà đẳng thế giới vô, Phật pháp công đức bảo, ngă nguyện giai văng sanh, thị Phật pháp như Phật”. Quán Bồ Tát tứ chủng trang nghiêm công đức thành tựu, ngật chi ư thượng.

          ()是故興願。願我成佛時。我土菩薩皆慈悲勇猛。堅固志願。能捨清淨土。至他方無佛法僧處。住持莊嚴佛法僧寶。示如有佛。使佛種處處不斷。是故言。何等世界無。佛法功德寶。我願皆往生。示佛法如佛。觀菩薩四種莊嚴功德成就。訖之於上。

          (Chú: V́ thế dấy nguyện, nguyện khi tôi thành Phật, hàng Bồ Tát trong cơi tôi đều có chí nguyện từ bi, dũng mănh, kiên cố, có thể bỏ cơi thanh tịnh, đến những chỗ không có Phật Pháp Tăng ở phương khác để trụ tŕ trang nghiêm Phật Pháp Tăng Bảo, thị hiện như là [cơi ấy] có Phật, khiến cho chủng tánh của Phật chẳng bị ngưng dứt ở khắp mọi nơi. V́ thế nói: “Thế giới nào chẳng có, báu công đức Phật pháp, tôi đều nguyện văng sanh, dạy Phật pháp như Phật”. Quán bốn thứ công đức trang nghiêm thành tựu của hàng Bồ Tát đến đây là xong).

 

          Phần này là quan sát các vị đại Bồ Tát trong cơi ấy, các Ngài có thể trong trọn khắp những chốn không có Tam Bảo, thị hiện Tam Bảo trụ tŕ thế gian, tạo lợi ích cho chúng sanh, khiến cho Phật chủng có thể trong mọi lúc, mọi nơi đều chẳng bị đoạn diệt. “Phật chủng” là ǵ? Chính là chủng tử có thể sanh khởi Phật quả. Nói đại lược th́ là phát Vô Thượng Bồ Đề Tâm, đó gọi là Phật chủng! Nói rộng th́:

          1) Lục độ vạn hạnh của Bồ Tát hạnh chính là Phật chủng. Như quyển thứ mười một của bộ Hoa Nghiêm Thám Huyền Kư đă ghi: “Bồ Tát sở hành, danh vi Phật chủng” (Những điều thực hành của Bồ Tát th́ gọi là Phật chủng). Đấy gọi là duyên nhân Phật chủng.

          2) Đắc Vô Sanh Nhẫn th́ gọi là Phật chủng. Như La Thập đại sư chú giải kinh Tịnh Danh đă viết: “Chủng tánh của Phật chính là Vô Sanh Nhẫn, v́ đắc Vô Sanh Nhẫn ắt sẽ tiếp nối gịng giống Phật”. Đấy là liễu nhân[2] Phật chủng.

          3) Giác tánh nơi tâm của chúng sanh th́ gọi là Phật chủng, như trong phẩm Phật Đạo của kinh Tịnh Danh có nói: “Lục thập nhị kiến cập nhất thiết phiền năo, giai thị Phật chủng” (Sáu mươi hai kiến và hết thảy các phiền năo đều là Phật chủng), cũng như Vĩnh Gia đại sư đă nói trong Chứng Đạo Ca: “Thật tánh của vô minh chính là Phật tánh, huyễn hóa không thân chính là Pháp Thân”. Đấy chính là chánh nhân Phật chủng.

          “Sử Phật chủng xứ xứ bất đoạn” (Khiến cho Phật chủng chẳng bị ngưng dứt ở khắp mọi nơi): Đấy là nói theo phương diện phát Bồ Đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, mà cũng là giáo hóa chúng sanh, khiến cho họ biết giác tánh của chính ḿnh chẳng sai khác với Phật. Tâm này đă là Phật, bèn lập chí “tâm này làm Phật”, sẽ có thể khiến cho Phật chủng ở khắp mọi nơi chẳng bị đoạn dứt.

          Tam Bảo là ǵ? Tam Bảo chính là Phật, Pháp, Tăng. Ba thứ ấy đều tôn quư, hiếm có, được thế gian quư chuộng nhất. V́ thế gọi là Bảo (, của báu). Tam Bảo có bốn loại khác nhau:

          1) Nhất Thể Tam Bảo (一體三寶), c̣n gọi là Đồng Thể Tam Bảo (體三寶), tức là cái tâm tự tánh thanh tịnh mà chúng sanh và Phật có cùng một Thể. Cái tâm ấy linh giác, đó là Phật. Tâm tánh vốn trọn đủ hết thảy các pháp, tức là Pháp. Tâm tánh tùy duyên ḥa hợp với các pháp th́ chính là Tăng. Nói “nhất thể” th́ nơi Tam Bảo, mỗi một ngôi [trong Tam Bảo] đều trọn đủ Tam Bảo. Phật xét về Thể th́ có ư nghĩa “giác chiếu”, đó là Phật Bảo. Có ư nghĩa khuôn phép th́ là Pháp Bảo. Chẳng chống trái, tranh chấp th́ là Tăng Bảo. Phật do Pháp mà sanh, nên Pháp chính là Phật Bảo. Chấp tŕ th́ gọi là Pháp, nên Pháp chính là Pháp Bảo. Các pháp làm nhân duyên cho nhau, ḥa hợp chẳng tranh chấp, nên chính là Tăng Bảo. Tăng th́ có Quán Trí, đó chính là Phật Bảo. Tăng có khuôn phép, nên là Pháp Bảo. Ḥa hợp chẳng chống trái nên là Tăng Bảo.

          2) Đồng Tướng Tam Bảo (同相三寶): Như Như Trí khế hợp Như Như Lư, b́nh đẳng, có cùng một tướng, đấy chính là Chân Như xuất triền (Chân Như thoát khỏi các trói buộc), được gọi là Ngũ Phần Pháp Thân, đó chính là Phật Bảo. Diệt Đế Niết Bàn là Pháp Bảo. Hoặc (phiền năo, cấu chướng) hết, trí viên măn, Đoạn và Chứng chẳng hai; đấy là Tăng Bảo.

          3) Biệt Tướng Tam Bảo (別相三寶), c̣n gọi là Hóa Tướng Tam Bảo (相三寶), hoặc Biệt Thể Tam Bảo (別體三寶). Trong ấy có Đại Thừa và Tiểu Thừa khác nhau. Đại Thừa Tam Bảo th́ tam thân của Phật là Phật Bảo, Lục Độ các Ba La Mật là Pháp Bảo, Tam Hiền Thập Thánh Bồ Tát là Tăng Bảo. Tiểu Thừa Tam Bảo th́ Hóa Thân cao một trượng sáu thước của Phật là Phật Bảo, pháp Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên là Pháp Bảo, Tứ Hướng, Tứ Quả, và Bích Chi Phật là Tăng Bảo.

          4) Trụ Tŕ Tam Bảo (住持三寶): Sau khi đức Phật diệt độ, những loại h́nh tượng Phật khắc, đắp, vẽ vời tồn tại trong thế gian chính là Phật Bảo. Tam Tạng kinh điển, giáo chỉ Tam Thừa chính là Pháp Bảo. Tăng ni đă thọ giới th́ là Tăng Bảo.

          Trong bốn loại ấy, Nhất Thể và Đồng Thể Tam Bảo là Lư Thể. Có Phật xuất thế hay không, pháp vốn trọn sẵn có như thế đấy, tức là Tánh Đức vô tu, vô chứng, như như bất biến. Đồng Tướng Tam Bảo hễ có Phật xuất thế th́ mới có, chính là Tu Đức nhân viên quả măn của bản thân đức Phật. Biệt Tướng Tam Bảo là Tam Bảo thật sự xuất hiện trong thế gian, hạn cuộc trong lúc Phật trụ thế, chẳng thông với trước khi Phật ra đời, hay sau khi Phật nhập diệt. Trụ Tŕ Tam Bảo thông cả ba thời. “Biến thị Tam Bảo” (Thị hiện Tam Bảo trọn khắp) được nói trong phần này chính là Biệt Tướng và Trụ Tŕ Tam Bảo, có thể tạo lợi ích to lớn cho chúng sanh.

          Hàng Bồ Tát trong nước ấy đều từ bi, dũng mănh, chí nguyện kiên cố, đấy là sự trang nghiêm được thành tựu bởi công đức của các nguyện từ nguyện hai mươi hai cho đến nguyện hai mươi sáu, và nguyện thứ ba mươi sáu. Như kinh Vô Lượng Thọ đă nói về ba bậc văng sanh như sau: “Thử đẳng chúng sanh, lâm thọ chung thời, Vô Lượng Thọ Phật dữ chư đại chúng, hiện kỳ nhân tiền, tức tùy bỉ Phật, văng sanh kỳ quốc, tiện ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, trí huệ dũng mănh, thần thông tự tại” (Các chúng sanh ấy khi lâm chung, Vô Lượng Thọ Phật và các đại chúng hiện ra trước người ấy, [người ấy] liền theo đức Phật ấy văng sanh nước đó, bèn ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, trí huệ dũng mănh, thần thông tự tại). Lại như Quán Kinh nói về Thượng Phẩm Thượng Sanh như sau: “Sanh bỉ quốc dĩ, tức ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn, kinh tu du gian, lịch sự chư Phật, biến thập phương giới, ư chư Phật tiền, thứ đệ thọ kư” (Đă sanh về nước ấy liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn, trong khoảnh khắc lần lượt phụng sự chư Phật trong trọn khắp mười phương thế giới, ở trước chư Phật lần lượt được thọ kư).

          Đối với bốn loại công đức trang nghiêm của hàng Bồ Tát trong cơi nước ấy như đă tŕnh bày trên đây, th́ loại thứ nhất và loại thứ hai là chung cho cả thế giới có Phật hay không có Phật. Loại thứ ba nói về thế giới có Phật, c̣n phần này nói về thế giới không có Phật, tức là chỗ không có Phật, Pháp, Tăng. Chẳng hạn như hiện thời trên địa cầu, khá nhiều quốc gia có Phật giáo, tuy đức Thích Ca đă diệt độ, nhưng hăy c̣n có Trụ Tŕ Tam Bảo trong thế gian, chúng sanh vẫn có thể nghe pháp tu hành, thậm chí chứng quả. Đấy chẳng gọi là “thế giới không có Phật”. Chỉ có [nơi nào] về căn bản là chỗ không có Phật pháp, chúng sanh chẳng có Phật pháp để nghe, chẳng được thân cận Tam Bảo. Đấy chính“biên địa”, tức một trong tám nạn. Đó gọi là “thế giới không có Phật”, nỗi khổ ấy giống như trong địa ngục.

          Hàng Bồ Tát từ mười phương thế giới văng sanh Cực Lạc, v́ độ chúng sanh mà sanh vào Tịnh Độ, đều sẵn ḷng đại bi, đă phát Bồ Đề tâm, lại được hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh; đương nhiên là chẳng trái nghịch bổn nguyện độ chúng sanh, bèn bỏ cơi thanh tịnh, sanh về chỗ không có Phật, Pháp, Tăng để hoằng dương Phật pháp, kiến lập Trụ Tŕ Tam Bảo. Các Ngài trụ tŕ trang nghiêm Tam Bảo, hoàn toàn chẳng khác ǵ Tam Bảo được kiến lập bởi mười phương chư Phật. V́ thế nói là “thị Phật pháp như Phật” (thị hiện Phật pháp giống như đức Phật). Do vậy có thể biết: Phàm là đệ tử của Phật mong báo ân Phật, th́ phải nên dũng mănh, kiên cố, đến chỗ không có Tam Bảo để kiến lập Tam Bảo, hoằng pháp lợi sanh. Như kinh Hoa Nghiêm đă dạy: “Túng sử đảnh đới kinh trần kiếp, thân vi sàng ṭa biến đại thiên, nhược bất thuyết pháp độ chúng sanh, tất cánh vô năng báo Phật ân” (Dẫu cho đội [chư Phật] trên đầu trải qua số kiếp nhiều như vi trần, thân làm giường, ṭa [cho chư Phật ngồi hay nằm] khắp tam thiên đại thiên, nếu chẳng thuyết pháp độ chúng sanh, rốt ráo chẳng thể báo ân Phật). Các liên hữu Tịnh Tông ơi! Cần phải biết: Chúng ta phát nguyện văng sanh Tịnh Độ, chính là để thấy Phật, nghe pháp, thành tựu công đức, thần thông, trí huệ để độ chúng sanh. Sau đấy, đến bất cứ nơi đâu không có Tam Bảo để thực hiện công đức làm Phật, thuyết pháp, độ Tăng, trụ tŕ trang nghiêm Tam Bảo. Ở mọi lúc, mọi nơi, sẽ đều thắp sáng ngời ngọn đèn Tam Bảo, giống như ṭa tháp hải đăng trong biển cả mênh mông, chiếu sáng rực nhân gian, phổ độ hữu t́nh đều thành Phật. V́ thế nói là “sử Phật chủng xứ xứ bất đoạn” (khiến cho Phật chủng chẳng đoạn dứt ở mọi nơi).

          Bài tụng của vị Luận Chủ về bốn thứ công đức trang nghiêm thành tựu của hàng Bồ Tát trong quốc độ An Lạc đă giải thích xong! Chúng ta muốn được sanh về Tịnh Độ, hăy nên quan sát như thế, hăy học tập các vị Bồ Tát trong cơi ấy. Khoa thứ ba trong phần giải thích lời kệ là “Quảng Kệ Quán Sát Hồi Hướng Môn” (kệ tụng nói rộng về hai môn Quan Sát và Hồi Hướng), phần Quan Sát Môn trong ấy đến đây giải thích xong toàn bộ, dưới đây là phần Hồi Hướng Môn.

 

2.2.1.2.3.2. Hồi Hướng Môn

 

          (Luận) Ngă tác luận thuyết kệ, nguyện kiến Di Đà Phật, phổ cộng chư chúng sanh, văng sanh An Lạc quốc.

          (Chú) Thử tứ cú thị Luận Chủ Hồi Hướng Môn. Hồi hướng giả, hồi kỷ công đức phổ thí chúng sanh, cộng kiến A Di Đà Như Lai, sanh An Lạc quốc.

          ()我作論說偈。願見彌陀佛。普共諸眾生。往生安樂國。 

          ()此四句。是論主迴向門。迴向者。迴己功德。普施眾生。共見阿彌陀如來。生安樂國。

            (Luận: Tôi soạn luận, nói kệ, nguyện thấy Phật Di Đà, cùng khắp các chúng sanh, văng sanh cơi An Lạc.

          Chú: Bốn câu này là phần Hồi Hướng Môn của vị Luận Chủ. “Hồi hướng” là đem công đức của chính ḿnh thí khắp chúng sanh được cùng thấy A Di Đà Như Lai, sanh vào cơi An Lạc).

 

          Vị Luận Chủ đem công đức và lợi ích của việc trước tác bộ luận này và nói kệ Nguyện Sanh hồi hướng cho hết thảy chúng sanh cùng được thấy Phật Di Đà, cùng sanh về Cực Lạc, cùng thành Phật đạo, cùng hóa độ chúng sanh. Nay chúng ta giảng giải, lắng nghe bộ luận này, cũng phải nên hồi hướng như thế.

         

2.2.1.3. Tổng kết Kệ Tụng

         

          (Luận) Vô Lượng Thọ Tu Đa La chương cú, ngă dĩ kệ tụng tổng thuyết cánh.

          ()無量壽修多羅章句。我以偈誦總說竟。

          (Luận: Đối với chương cú của kinh Vô Lượng Thọ tôi đă dùng kệ tụng nói tổng quát xong).

 

          Qua hai câu văn này, vị Luận Chủ đă tổng kết, nhằm nói rơ: Đối với tất cả nội dung, chương cú trong kinh Vô Lượng Thọ (Tu Đa La), tôi đă gom lấy những điều thiết yếu nhằm nói tổng quát thành hai mươi bốn bài Kệ Tụng, đă nói viên măn rồi!

 

 2.2.1.4. Vấn đáp để trừ nghi hoặc (tám lượt vấn đáp)

 

          (Chú) Vấn viết: Thiên Thân Bồ Tát hồi hướng chương trung, ngôn “phổ cộng chư chúng sanh, văng sanh An Lạc quốc”, thử chỉ cộng hà đẳng chúng sanh da? Đáp viết: Án Vương Xá thành sở thuyết Vô Lượng Thọ kinh, Phật cáo A Nan: Thập phương Hằng hà sa chư Phật Như Lai giai cộng xưng thán Vô Lượng Thọ Phật, oai thần, công đức bất khả tư nghị. Chư hữu chúng sanh văn kỳ danh hiệu, tín tâm hoan hỷ, năi chí nhất niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc, tức đắc văng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, duy trừ NNghịch, phỉ báng chánh pháp”. Án thử nhi ngôn, “nhất thiết ngoại phàm thiên nhân, giai đắc văng sanh”.

          ()問曰。天親菩薩迴向章中。言普共諸眾生。往生安樂國。此指共何等眾生耶。答曰。案王舍城所說無量壽經。佛告阿難。十方恒河沙諸佛如來皆共稱嘆無量壽佛。威神功德。不可思議。諸有眾生聞其名號。信心喜乃至一念。至心迴向。願生彼國。即得往生。住不退轉。唯除五逆。誹謗正法。案此而言。一切外凡天人。皆得往生。

          (Chú: Hỏi: Trong chương Hồi Hướng, Thiên Thân Bồ Tát đă nói “cùng khắp các chúng sanh, văng sanh cơi An Lạc”, đấy là nói “cùng chung với loại chúng sanh nào vậy? Đáp: Theo kinh Vô Lượng Thọ được nói tại thành Vương Xá, đức Phật bảo ngài A Nan: Mười phương Hằng hà sa chư Phật Như Lai đều cùng xưng dương, tán thán Vô Lượng Thọ Phật, oai thần, công đức chẳng thể nghĩ bàn. Chúng sanh trong các cơi nghe danh hiệu của Ngài, cho đến một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cơi ấy, liền được văng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, chỉ trừ phường Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp”. Dựa theo lời ấy, bèn nói “hết thảy trời, người, ngoại đạo, phàm phu đều được văng sanh”).

 

          Ngài Đàm Loan nêu ra tám lượt vấn đáp nhằm [khiến cho độc giả] cởi gỡ ḷng nghi, sanh ḷng tin, dụng ư là khuyên lơn, khích lệ những ai được thấy nghe, sẽ đều nương theo pháp môn NNiệm được nói trong bộ luận này để thành tựu Tịnh nghiệp, văng sanh Tịnh Độ. Lời hỏi trong lượt thứ nhất là do [người đọc thấy] Luận Chủ hồi hướng cho khắp các chúng sanh văng sanh Tịnh Độ, bèn hỏi chẳng biết những loại chúng sanh nào sẽ có thể được văng sanh? Trước hết, ngài Đàm Loan dẫn chứng kinh văn trong quyển Hạ của kinh Vô Lượng Thọ “trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng ra, hết thảy chúng sanh nếu có Tín, Nguyện, Hạnh, sẽ đều được văng sanh”. Đấy chính là căn cứ [để chứng tỏ] “pháp môn Tịnh Độ, độ trọn khắp ba căn, gồm thâu trọn vẹn lợi căn và độn căn”, chúng ta vẫn chẳng thể tin tưởng ư? Hăy nên biết: Danh hiệu Di Đà chính là tự tánh thanh tịnh tâm mà chúng sanh và Phật đều b́nh đẳng. “Danh” chính là vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng thanh tịnh b́nh đẳng giác. Danh ấy chính là cội nguồn của chư Phật, là căn bản của hết thảy chúng sanh. Do vậy, hết thảy phàm phu, ngoại đạo nghe danh hiệu Di Đà, trọn đủ ba món tư lương Tín, Nguyện, Hạnh, cho đến tối thiểu là một niệm, đều được văng sanh, trụ nơi Bất Thoái Chuyển. Đấy chính là do công đức của các nguyện thứ mười tám, nguyện thứ mười chín, nguyện thứ hai mươi, và nguyện thứ hai mươi bảy trong bổn nguyện của đức Di Đà thành tựu.

          “Tín tâm hoan hỷ, năi chí nhất niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc” (Tín tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cơi ấy): Bốn câu kinh văn này chính là điều kiện tất yếu để văng sanh. Tín tâm là ǵ? Chính là cái tâm chí thành, chuyên tín (tin tưởng chuyên ṛng), như trong quyển Thượng của kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Thí như đại hải, nhất nhân đấu lượng, kinh lịch kiếp số, thượng khả cùng để, đắc kỳ diệu bảo. Nhân hữu chí tâm tinh tấn, cầu đạo bất chỉ, hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc” (Ví như biển cả, một người dùng đấu để đong. Trải qua kiếp số, c̣n có thể [múc đến] tận đáy, đạt được của báu mầu nhiệm trong ấy. Người có chí tâm, tinh tấn, cầu đạo chẳng ngơi, ắt sẽ đắc quả, có nguyện nào mà chẳng đạt được). Quốc phụ Tôn Trung Sơn tiên sinh cũng nói: “Có chí thường hằng chính là cái gốc để thành công”. Lúc lâm chung, tổ sư Liên Tŕ răn dạy: “Thật thà niệm Phật, đừng thay đổi đề mục”. Đấy đều là những lời khai thị hay nhất về tín tâm. Trong Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa, từ trang một trăm chín mươi lăm đến trang hai trăm lẻ một, và từ trang hai trăm ba mươi chín đến trang hai trăm bốn mươi lăm, từ trang ba trăm tám mươi chín đến trang ba trăm chín mươi hai, tôi cũng đă giải nói, xin hăy tra duyệt, th́ sẽ hiểu rơ ràng rành mạch ư nghĩa của đoạn kinh văn này.

         

          (Chú) Hựu như Quán Vô Lượng Thọ Kinh, hữu cửu phẩm văng sanh. Hạ hạ phẩm sanh giả, hoặc hữu chúng sanh, tác bất thiện nghiệp, Ngũ Nghịch, Thập Ác, cụ chư bất thiện, như thử ngu nhân, dĩ ác nghiệp cố, ưng đọa ác đạo, kinh lịch đa kiếp, thọ khổ vô cùng. Như thử ngu nhân, lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức chủng chủng an ủy, vị thuyết diệu pháp, giáo linh niệm Phật. Thử nhân khổ bức, bất hoàng niệm Phật, thiện hữu cáo ngôn: “Nhữ nhược bất năng niệm giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật”. Như thị chí tâm linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội, mạng chung chi thời, kiến kim liên hoa do như nhật luân, trụ kỳ nhân tiền, như nhất niệm khoảnh, tức đắc văng sanh Cực Lạc thế giới. Ư liên hoa trung, măn thập nhị đại kiếp, liên hoa phương khai (đương ư thử tiêu Ngũ Nghịch tội dă). Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, dĩ đại bi âm thanh, vị kỳ quảng thuyết chư pháp Thật Tướng, trừ diệt tội pháp. Văn dĩ hoan hỷ, ứng thời tức phát Bồ Đề chi tâm. Thị danh HPhẩm HSanh giả. Dĩ thử kinh chứng minh, tri hạ phẩm phàm phu, đản linh bất phỉ báng chánh pháp, tín Phật nhân duyên, giai đắc văng sanh.

          ()又如觀無量壽經有九品往生。下下品生者。或有眾生。作不善業。五逆十惡。具諸不善。如此愚人。以惡業故。應墮惡道。經歷多劫。受苦無窮。如此愚人。臨命終時。遇善知識。種種安慰。為說妙法。教令念佛。此人苦逼。不遑念佛。善友告言。汝若不能念者。應稱無量壽佛。如是至心。令聲不絕。具足十念。稱南無阿彌陀佛。稱佛名故。於念念中。除八十億劫生死之罪。命終之時。見金蓮華。猶如日輪。住其人前。如一念頃。即得往生極樂世界。於蓮華中。滿十二大劫。蓮華方開。(當於此消五逆罪也)。觀世音。大勢至。以大悲音聲。為其廣說諸法實相。除滅罪法。聞已歡喜。應時即發菩提之心。是名下品下生者。以此經證明。知下品凡夫但令不誹謗正法。信佛因緣。皆得往生。

          (Chú: Lại như kinh Quán Vô Lượng Thọ có chín phẩm văng sanh. Người sanh trong hạ hạ phẩm là nếu có chúng sanh, tạo nghiệp bất thiện, Ngũ Nghịch, Thập Ác, đủ các điều bất thiện. Kẻ ngu như thế do v́ ác nghiệp, đáng đọa trong ác đạo trải qua nhiều kiếp, chịu khổ vô cùng. Kẻ ngu như thế khi lâm chung, gặp thiện tri thức an ủi đủ cách, v́ người ấy nói diệu pháp, dạy người ấy niệm Phật. Người ấy bị khổ sở bức bách, chẳng rảnh để niệm Phật, bạn lành bảo rằng: “Nếu ngươi chẳng thể niệm, hăy nên xưng danh Vô Lượng Thọ Phật”. Chí tâm như thế khiến cho tiếng niệm Phật chẳng dứt, đầy đủ mười niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, trong mỗi niệm trừ tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, thấy hoa sen vàng như vầng mặt trời ở trước mặt người ấy, như trong khoảng một niệm, liền được văng sanh thế giới Cực Lạc. Ở trong hoa sen trọn mười hai đại kiếp, hoa sen mới nở (ở trong ấy để tiêu trừ tội Ngũ Nghịch), Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng âm thanh đại bi v́ người ấy nói rộng về Thật Tướng của các pháp và pháp trừ diệt tội. Nghe rồi hoan hỷ, ngay lập tức phát tâm Bồ Đề. Đó gọi là HPhẩm HSanh. Dùng kinh ấy để chứng minh, bèn biết hạ phẩm phàm phu chỉ cần chẳng phỉ báng chánh pháp, do nhân duyên tin Phật, sẽ đều được văng sanh).

         

          Ngài Đàm Loan lại viện dẫn phần kinh văn nói về HPhẩm HSanh trong Quán Kinh để chứng minh “hết thảy phàm phu, ngoại đạo, cho đến kẻ Ngũ Nghịch cực ác, chỉ cần chẳng phỉ báng chánh pháp, do nhân duyên tin Phật, có ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh, đều có thể văng sanh”. Ngũ Nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật chảy máu, và phá ḥa hợp Tăng. Thập Ác là giết, trộm, tà dâm nơi thân nghiệp, nói dối, ác khẩu, nói đôi chiều, nói thêu dệt nơi khẩu nghiệp, và tham, sân, si (tà kiến) nơi ư nghiệp. “Cụ chư ác nghiệp” (Đủ các ác nghiệp) là nói về các thứ chuyện ác lớn hay nhỏ khác. Kẻ ác lúc lâm chung, may mắn gặp được thiện tri thức tại gia hay xuất gia là người chuyên tu pháp môn Tịnh Độ, dùng đủ mọi phương pháp an ủi người ấy và thuyết pháp, đồng thời dạy người ấy hăy chí thành, khẩn thiết sám hối, chuyên tâm niệm Phật. “Bất hoàng niệm Phật” (Chẳng rảnh rỗi để niệm Phật) là nói kẻ ác đau đớn, kinh hoảng, tâm tư hoảng loạn, chẳng thể nào lắng ḷng niệm Phật được! Thiện tri thức bèn dạy kẻ ấy hăy niệm “nam-mô A Di Đà Phật” ra tiếng. Dùng cái tâm hết sức mạnh mẽ, sắc bén, chân thành, chuyên nhất để niệm, khiến cho mỗi câu Phật hiệu đều từ tâm phát ra, từ miệng vang ra tiếng, lại theo tai lọt vào. Vằng vặc phân minh, từng tiếng liên tiếp, mười niệm chẳng dứt. Ngay trong lúc người ấy xưng niệm danh hiệu Phật, câu nào cũng đều trừ diệt trọng tội trong nhiều kiếp sanh tử. Các tội như sương móc, huệ nhật có thể tiêu trừ, vừa xưng niệm Phật, vạn tội diệt. Tội diệt, thiện sanh, quả báo đáng lẽ phải đọa tam đồ bèn chuyển biến thành sanh vào Cực Lạc. Chỉ cần tin tưởng, phát nguyện, niệm Phật, ai nấy đều có thể làm được, ai ai cũng đều có thể văng sanh.

          Lợi ích do niệm Phật như thế đúng là “đạp phá thiết hài vô mịch xứ, đắc lai toàn bất phí công phu” (giẫm nát hài sắt t́m chẳng thấy, đạt được hoàn toàn chẳng tốn công). Kẻ ác ấy lâm chung trông thấy hoa sen hiện ra trước mắt, giống như vầng thái dương (“nhật luân”) tṛn xoe, sáng ngời. Thần thức xả báo sẽ trong khoảng sát-na, thuận theo viên quang liên hoa mà nhanh chóng sanh sang Cực Lạc. Điều này thuộc về TLực. Do thần lực của bổn nguyện và công đức nơi quả địa của A Di Đà Phật gia tŕ, nhiếp thọ, kẻ ác ấy chẳng bị đọa xuống thấp hơn, lại dẫn dắt kẻ ấy sanh về cơi An Lạc, cũng giống như chiếc thuyền to chở đá bự an ổn, đáng tin cậy như vậy đó! Điều này thuộc về Tha Lực. Pháp môn Tịnh Độ chính là do lực dụng chẳng nghĩ bàn của TLực và Tha Lực hợp thành, khiến cho ba bậc chín phẩm đều có thể văng sanh. C̣n như sau khi văng sanh, hoa sen nở, thấy Phật Di Đà, nghe diệu pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn v.v… sẽ tùy thuộc công hạnh tịnh nghiệp của mỗi người sâu hay cạn, tuy có sớm hay trễ khác nhau, nhưng đều đă hết Phần Đoạn Sanh Tử, vượt khỏi lục đạo luân hồi, rốt ráo chẳng bị thoái chuyển, măi cho đến khi thành Phật th́ đều nhất loạt b́nh đẳng, chẳng hề sai khác!

 

          (Chú) Vấn viết: Vô Lượng Thọ Kinh ngôn, nguyện văng sanh giả, giai đắc văng sanh, duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp. Quán Vô Lượng Thọ Kinh ngôn: Tác Ngũ Nghịch, Thập Ác, cụ chư bất thiện, diệc đắc văng sanh. Thử nhị kinh vân hà hội? Đáp viết: Nhất kinh dĩ cụ nhị chủng trọng tội, nhất giả Ngũ Nghịch, nhị giả phỉ báng chánh pháp. Dĩ thử nhị chủng tội cố, sở dĩ bất đắc văng sanh. Nhất kinh đản ngôn tác Thập Ác, Ngũ Nghịch đẳng tội, bất ngôn phỉ báng chánh pháp. Dĩ bất báng chánh pháp cố, thị cố đắc sanh.

          ()問曰。無量壽經言。願往生者。皆得往生。唯除五逆。誹謗正法。觀無量壽經言。作五逆十惡。具諸不善。亦得往生。此二經云何會。答曰。一經以具二種重罪。一者五逆二者誹謗正法。以此二種罪故。所以不得往生。一經但言作十惡五逆等罪。不言誹謗正法。以不謗正法故。是故得生。

            (Chú: Hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ nói, “kẻ nguyện văng sanh sẽ đều được văng sanh, chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói “kẻ tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, trọn đủ các thứ bất thiện, cũng được văng sanh”. Dung thông hai kinh ấy như thế nào? Đáp: Một kinh th́ nói kẻ ấy trọn đủ hai thứ trọng tội, một là Ngũ Nghịch, hai là phỉ báng chánh pháp. Do hai thứ tội ấy, cho nên chẳng được văng sanh. Một kinh chỉ nói tạo các tội Thập Ác, Ngũ Nghịch v.v… chẳng nói phỉ báng chánh pháp. Do chẳng báng bổ chánh pháp, cho nên được văng sanh).

         

          Đây là lượt vấn đáp thứ hai. Liên quan đến điều được nói trong kinh Vô Lượng Thọ “mười niệm đều được văng sanh, chỉ trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp”, và như Quán Kinh nói “Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng được văng sanh”, phải hội thông câu hỏi này như thế nào? Ngài Đàm Loan giải đáp đơn giản, trọng yếu, không chi hay hơn được nữa. Trong bộ Vô Lượng Thọ Kinh Giảng Nghĩa từ trang hai trăm bốn mươi cho đến trang hai trăm bốn mươi hai, tôi cũng đă giải thích, [độc giả] chẳng ngại tra duyệt, sẽ có thể giúp giải trừ nghi hoặc. Nay tôi lại trích lục một đoạn trong Thập Nghi Luận do Trí Giả đại sư trước tác ḥng có thể khiến cho quư vị tin tưởng đích xác: Chỉ cần chẳng phỉ báng chánh pháp, dẫu tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, lâm chung có thể mười niệm niệm Phật, nương theo nguyện lực của Phật, cũng có thể được văng sanh.

          Mối nghi thứ tám trong Thập Tín Luận [như sau]: “Hỏi: Chúng sanh từ vô thỉ đến nay tạo vô lượng nghiệp, đời này suốt cuộc đời chẳng gặp thiện tri thức, lại tạo hết thảy tội nghiệp, không điều ác nào chẳng tạo, lẽ nào lâm chung mười niệm thành tựu liền được văng sanh, vượt khỏi tam giới? Đối với các nghiệp đă kết, làm sao nói cho suông được? Đáp: Chúng sanh từ vô thỉ đến nay, thiện ác nghiệp chủng nhiều, ít, mạnh, yếu, trọn chẳng biết được, nhưng lúc lâm chung có thể gặp thiện tri thức, mười niệm thành tựu th́ đều là do thiện nghiệp đời trước mạnh mẽ, cho nên mới được gặp gỡ thiện tri thức, mười niệm thành tựu. Nếu là kẻ ác nghiệp nhiều, thiện tri thức c̣n chẳng thể gặp, làm sao có thể bàn luận chuyện mười niệm thành tựu cho được?… Ví như sợi dây thừng to mười ṿng ôm, ngàn người đàn ông chẳng bứt đứt được, nhưng đứa bé trai vung gươm, trong khoảnh khắc, [dây thừng] đứt làm đôi. Lại như củi chất chứa ngàn năm, dùng một đốm lửa bé bằng hạt đậu để đốt, trong một thời gian ngắn sẽ cháy sạch. Lại như có người suốt đời tu Thập Thiện Nghiệp, đáng được sanh lên trời. Khi lâm chung, dấy lên một niệm tà kiến quyết định, liền đọa trong địa ngục A Tỳ. Ác nghiệp hư vọng, do mạnh mẽ, nhạy bén, mà c̣n có thể xóa sạch thiện nghiệp trong một đời, khiến [cho người lâm chung ấy] đọa ác đạo. Huống chi khi lâm chung, tâm dũng mănh niệm Phật, thiện nghiệp chân thật chẳng gián đoạn, lại chẳng thể trừ sạch vô thỉ ác nghiệp, được sanh về Tịnh Độ, chẳng có lẽ ấy!” Lại nói: “Một niệm niệm Phật, diệt tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử, là v́ lúc niệm Phật cái tâm mạnh mẽ, nhạy bén, chế phục, diệt trừ ác nghiệp, quyết định được văng sanh, chẳng cần phải ngờ vực! Do vậy, kẻ chẳng phỉ báng chánh pháp, ắt do sức thiện nghiệp mạnh mẽ trong các đời trước, cho nên mới có thể lâm chung chí tâm niệm Phật, mới được bổn nguyện của Phật nhiếp thọ, văng sanh Cực Lạc, chẳng phải là do may mắn mà đạt được đâu nhé!

         

          (Chú) Vấn viết: Giả sử nhất nhân cụ Ngũ Nghịch tội, nhi bất phỉ báng chánh pháp, kinh hứa đắc sanh. Phục hữu nhất nhân, đản phỉ báng chánh pháp, nhi vô Ngũ Nghịch chư tội, nguyện văng sanh giả, đắc sanh dữ phủ? Đáp viết: Đản linh phỉ báng chánh pháp, tuy cánh vô dư tội, tất bất đắc sanh. Hà dĩ ngôn chi? Kinh ngôn: “Ngũ Nghịch tội nhân, đọa A Tỳ đại địa ngục trung, cụ thọ nhất kiếp trọng tội. Phỉ báng chánh pháp nhân đọa A Tỳ đại địa ngục trung, thử kiếp nhược tận, phục chuyển chí tha phương A Tỳ đại địa ngục trung. Như thị triển chuyển, kinh bách thiên A Tỳ đại địa ngục, Phật bất kư đắc xuất thời tiết. Dĩ phỉ báng chánh pháp tội cực trọng cố. Hựu chánh pháp giả, tức thị Phật pháp. Thử ngu si nhân kư sanh phỉ báng, an hữu nguyện sanh Phật độ chi lư. Giả sử đản tham bỉ độ an lạc nhi nguyện sanh giả, diệc như cầu phi thủy chi băng, vô yên chi hỏa, khởi hữu đắc lư?

          ()問曰。假使一人具五逆罪。而不誹謗正法。經許得生。復有一人。但誹謗正法。而無五逆諸罪。願往生者。得生以不。答曰。但令誹謗正法。雖更無餘罪。必不得生。何以言之。經言。五逆罪人。墮阿鼻大地獄中。具受一劫重罪。誹謗正法人墮阿鼻大地獄中。此劫若盡。復轉至他方阿鼻大地獄中。如是展轉。經百千阿鼻大地獄。佛不記得出時節。以誹謗正法罪極重故。又正法者。即是佛法。此愚癡人既生誹謗。安有願生佛土之理。假使但貪彼土安樂。而願生者。亦如求非水之氷。無煙之火。豈有得理。

          (Chú: Hỏi: Giả sử có một người trọn đủ tội Ngũ Nghịch, nhưng chẳng phỉ báng chánh pháp, kinh chấp thuận người ấy được văng sanh. Lại có một người, chỉ phỉ báng chánh pháp, nhưng không có các tội Ngũ Nghịch mà nguyện văng sanh, th́ có được văng sanh hay không? Đáp: Chỉ phỉ báng chánh pháp, tuy không có các tội khác, ắt chẳng được văng sanh. V́ sao nói vậy? Kinh nói: Tội nhân Ngũ Nghịch đọa trong đại địa ngục A Tỳ thọ trọn một kiếp trọng tội. Kẻ phỉ báng chánh pháp đọa vào đại địa ngục A Tỳ, nếu kiếp ấy đă hết, sẽ lại chuyển sang ở trong đại địa ngục A Tỳ nơi phương khác. Lần lượt xoay vần như thế, trải qua trăm ngàn đại địa ngục A Tỳ, Phật chẳng thọ kư có lúc được thoát ra, v́ tội phỉ báng chánh pháp tột bậc nặng nề!” Lại nữa, chánh pháp chính là Phật pháp. Kẻ ngu như thế đă sanh ḷng phỉ báng, lẽ nào có chuyện nguyện sanh về cơi Phật cho được? Giả sử chỉ v́ tham sự yên vui trong cơi ấy mà nguyện sanh về th́ cũng như cầu băng chẳng có nước, cầu lửa chẳng có khói, lẽ nào mà có được?)

 

          Đây là lượt vấn đáp thứ ba, nêu rơ kẻ phỉ báng chánh pháp tuy không có các tội khác, cũng quyết định chẳng sanh về An Lạc Tịnh Độ được! V́ sao? V́ kẻ ấy đă chẳng tin Phật pháp, chẳng tin nhân quả, chỉ là tham sống sợ chết, hy vọng sanh về thế giới Cực Lạc để hưởng lạc. Điều này giống như cầu băng không có nước, hoặc cầu lửa chẳng có khói, quyết định sẽ là xôi hỏng bỏng không, chẳng thể đạt được!

 

          (Chú) Vấn viết: Hà đẳng tướng thị phỉ báng chánh pháp? Đáp viết: Nhược ngôn vô Phật, vô Phật pháp, vô Bồ Tát, vô Bồ Tát pháp, như thị đẳng kiến, nhược tâm tự giải, nhược tùng tha thọ, kỳ tâm quyết định, giai danh phỉ báng chánh pháp.

          ()曰。何等相是誹謗正法。答曰。若言無佛。無佛法。無菩薩。無菩薩法。如是等見。若心自解。若從他受。其心決定。皆名誹謗正法。

          (Chú: Hỏi: Những tướng như thế nào th́ là phỉ báng chánh pháp? Đáp: Nếu nói không có Phật, không có Phật pháp, không có Bồ Tát, không có Bồ Tát pháp, những kiến giải như vậy, nếu do tâm tự hiểu, hoặc do tiếp nhận từ người khác rồi sanh tâm quyết định th́ đều gọi là phỉ báng chánh pháp).

 

          Đây là lượt vấn đáp thứ tư, chỉ rơ phỉ báng chánh pháp là như thế nào? Giả sử quư vị tự cho rằng “ta là người có trí huệ, kiến thức”, tự cậy thông minh, trong tâm sanh khởi một loại tà kiến, hoặc do được người khác truyền dạy, cho rằng loại tà kiến ấy quyết định chẳng sai lầm. Do thứ tà kiến ấy, phỉ báng Tam Bảo, nói quyết định chẳng có Phật, Bồ Tát, phủ định hết thảy kinh điển Phật giáo, nói Phật pháp là mê tín gạt người! Chẳng hạn như nói không có A Di Đà Phật, mà cũng chẳng có Tây Phương Cực Lạc thế giới”. Đấy gọi là phỉ báng chánh pháp. Những chuyện giống như vậy trong thế gian thường có! Những [kẻ chủ trương hoặc tin theo] duy vật luận, vô thần luận, nhất thần luận đều chẳng tin Phật pháp, nói “không có Phật, không có Phật pháp, không có Bồ Tát, Phật giáo là mê tín”, th́ đều là những kẻ phỉ báng chánh pháp!

 

          (Chú) Vấn viết: Như thị đẳng kế, đản thị kỷ sự, ư chúng sanh hữu hà khổ năo, du ư Ngũ Nghịch trọng tội da? Đáp viết: Nhược vô chư Phật, Bồ Tát thuyết thế gian xuất thế gian thiện đạo, giáo hóa chúng sanh giả, khởi tri hữu nhân, nghĩa, lễ, trí, tín da? Như thị thế gian nhất thiết thiện pháp giai đoạn, xuất thế gian nhất thiết hiền thánh giai diệt. Nhữ đản tri Ngũ Nghịch tội vi trọng, nhi bất tri Ngũ Nghịch tội tùng vô chánh pháp sanh. Thị cố, báng chánh pháp nhân kỳ tội tối trọng.

          ()曰。如是等計。但是己事。於眾生有何苦惱。踰於五逆重罪耶。答曰。若無諸佛菩薩說世間出世間善道。教化眾生者。豈知有仁義禮智信耶。如是世間一切善法皆斷。出世間一切賢聖皆滅。汝但知五逆罪為重。而不知五逆罪從無正法生。是故謗正法人其罪最重。

          (Chú: Hỏi: Những so đo, chấp trước như vậy chỉ là chuyện của chính ḿnh, đối với chúng sanh có [gây ra] khổ năo ǵ đâu mà lại nặng hơn trọng tội Ngũ Nghịch? Đáp: Nếu không có chư Phật, Bồ Tát nói thiện đạo thế gian và xuất thế gian, giáo hóa chúng sanh, há [chúng sanh] biết có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ư? Như thế th́ hết thảy thiện pháp thế gian đều đoạn, hết thảy hiền thánh xuất thế gian đều diệt. Ông chỉ biết tội Ngũ Nghịch là nặng, nhưng chẳng biết tội Ngũ Nghịch sanh từ [sự gièm báng] “không có chánh pháp”. Do vậy, kẻ báng Chánh Pháp tội nặng nhất).

 

          Đây là lượt vấn đáp thứ năm, nói rơ người báng chánh pháp, tội ấy nặng nhất, vượt trỗi Ngũ Nghịch. V́ người báng chánh pháp đă dấy lên tà kiến, so đo tà vạy, phủ định “chẳng có Phật, Bồ Tát, chẳng có Phật pháp”, liên đới th́ tất nhiên cũng [sẽ cho rằng] chẳng có hết thảy nhân quả thế gian lẫn xuất thế gian, phủ định hết thảy báo ứng thiện ác và sự thật luân hồi của chúng sanh. “Như thị đẳng kế” (So đo như thế ấy) đều là có thể tự hại ḿnh, lại c̣n có thể hại người khác, thường nói là “kẻ đui dẫn người mù, kéo nhau vào hố lửa”, đối với thế đạo nhân tâm có mối quan hệ cực lớn! Giả sử chẳng có Phật, Bồ Tát xuất hiện trong nhân gian thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, người thế gian chẳng biết phải tuân thủ khuôn phép đạo đức “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. V́ Ngũ Giới do đức Phật nói chính là Ngũ Thường của Nho gia; Ngũ Giới và Ngũ Thường tương đồng. Quân tử và thánh hiền trong thế gian, đại đa số đều là Phật, Bồ Tát ứng hóa, dùng thân để nêu bày khuôn mẫu. Do vậy nói: “Nếu không có Phật, Bồ Tát, không có Phật pháp, tất nhiên cũng chẳng có thiện sự nhân nghĩa trung hiếu trong thế gian, cũng tức là chẳng có thiện nhân, quân tử, chẳng có bậc hiền thánh, hào kiệt có thể khiến cho người khác kính ngưỡng, làm khuôn mẫu cho người khác. Đấy gọi là “phá hư con mắt của chúng sanh, khiến cho chúng sanh chẳng biết thiện là ǵ, ác là ǵ, làm xằng, làm bậy, cho nên có những chuyện như Ngũ Nghịch, Thập Ác v.v… Những tội lỗi ấy đều là do phỉ báng chánh pháp dẫn sanh, tội ấy to lớn, đúng là trời đất chẳng thể dung nổi!

 

          (Chú) Vấn viết: Nghiệp Đạo kinh ngôn: Nghiệp đạo như xứng, trọng giả tiên khiên. Như Quán Vô Lượng Thọ Kinh ngôn, hữu nhân tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, cụ chư bất thiện, ưng đọa ác đạo, kinh lịch đa kiếp, thọ vô lượng khổ. Lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức, giáo xưng Nam Mô A Di Đà Phật, như thị chí tâm linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, tiện đắc văng sanh An Lạc Tịnh Độ, tức nhập Đại Thừa Chánh Định chi tụ, tất cánh bất thoái, dữ tam đồ chư khổ vĩnh cách. Tiên khiên chi nghĩa, ư lư như hà? Hựu khoáng kiếp dĩ lai, bị tạo chư hạnh hữu lậu chi pháp, hệ thuộc tam giới, đản dĩ thập niệm, niệm A Di Đà Phật, tiện xuất tam giới, hệ nghiệp chi nghĩa, phục dục vân hà?

            ()問曰。業道經言。業道如秤。重者先牽。如觀無量壽經言。有人造五逆十惡。具諸不善。應墮惡道。經歷多劫。受無量苦。臨命終時。遇善知識。教稱南無阿彌陀佛。如是至心。令聲不絕。具足十念。便得往生安樂淨土。即入大乘正定之聚。畢竟不退。與三塗諸苦永隔。先牽之義。於理如何。又曠劫已來。備造諸行。有漏之法。繫屬三界。但以十念。念阿彌陀佛。便出三界。繫業之義。復欲云何。

          (Chú: Hỏi: Kinh [Thập Thiện] Nghiệp Đạo nói: “Nghiệp đạo như cái cân, bên nào nặng sẽ lôi đi trước”. Như kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Có kẻ tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, trọn đủ các điều bất thiện, đáng đọa vào ác đạo trải qua nhiều kiếp, chịu vô lượng khổ. Khi lâm chung, gặp thiện tri thức, dạy xưng niệm Nam-mô A Di Đà Phật. Chí tâm như thế khiến cho âm thanh chẳng dứt, trọn đủ mười niệm, liền được văng sanh An Lạc Tịnh Độ, liền dự vào Chánh Định Tụ của Đại Thừa, rốt cuộc bất thoái, vĩnh viễn cách biệt các nỗi khổ trong tam đồ”. Ư nghĩa “lôi đi trước” xét theo Lư th́ là như thế nào? Lại nữa, từ bao kiếp lâu xa đến nay, tạo đủ pháp hữu lậu nơi các hạnh, bị trói buộc trong tam giới, chỉ do mười niệm niệm A Di Đà Phật bèn thoát khỏi tam giới, c̣n nói về ư nghĩa trói buộc bởi nghiệp như thế nào nữa ư?)

 

          Đây là lần thứ sáu nêu ra nghi vấn, do kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, hai kinh nói khác nhau. Đă là nghiệp nặng bèn lôi đi trướcbị trói buộc trong tam giới, há lẽ nào có thể khi lâm chung chỉ mười niệm Di Đà liền được văng sanh Tịnh Độ ư?

 

          (Chú) Đáp viết: Nhữ vị Ngũ Nghịch, Thập Ác, hệ nghiệp đẳng vi trọng, dĩ hạ hạ phẩm nhân thập niệm vi khinh, ưng vị tội sở khiên, tiên đọa địa ngục, hệ tại tam giới giả. Kim đương dĩ nghĩa, giảo lượng khinh trọng chi nghĩa, tại tâm, tại duyên, tại quyết định, bất tại thời tiết cửu cận, đa thiểu dă. Vân hà tại tâm? Bỉ tạo tội nhân, tự y chỉ hư vọng điên đảo kiến sanh. Thử thập niệm giả, y thiện tri thức phương tiện an ủy, văn Thật Tướng pháp sanh. Nhất thật, nhất hư, khởi đắc tương tỷ? Thí như thiên tuế ám thất, quang nhược tạm chí, tức tiện minh lăng, ám khởi đắc ngôn tại thất thiên tuế nhi bất khứ da? Thị danh tại tâm. Vân hà tại duyên? Bỉ tạo tội nhân, tự y chỉ vọng tưởng tâm, y phiền năo hư vọng quả báo chúng sanh sanh. Thử thập niệm giả, y chỉ vô thượng tín tâm, y A Di Đà Như Lai phương tiện trang nghiêm chân thật thanh tịnh vô lượng công đức danh hiệu sanh. Thí như hữu nhân bị độc tiễn sở trúng, tiệt cân phá cốt, văn Diệt Trừ dược cổ, tức tiễn xuất độc trừ (Thủ Lăng Nghiêm kinh ngôn: “Thí như hữu dược, danh viết Diệt Trừ. Nhược đấu chiến thời, dụng dĩ đồ cổ, văn cổ thanh giả, tiễn xuất độc trừ. Bồ Tát Ma Ha Tát diệc phục như thị, trụ Thủ Lăng Nghiêm tam-muội, văn kỳ danh giả, tam độc chi tiễn, tự nhiên bạt xuất”), khởi khả đắc ngôn bỉ tiễn thâm, độc lệ, văn cổ âm thanh, bất năng bạt tiễn khử độc da? Thị danh tại duyên. Vân hà tại quyết định? Bỉ tạo tội nhân, y chỉ hữu hậu tâm, hữu gián tâm sanh. Thử thập niệm giả, y chỉ vô hậu tâm, vô gián tâm sanh. Thị danh quyết định. Giảo lượng tam nghĩa, thập niệm giả trọng, trọng giả tiên khiên, năng xuất Tam Hữu, lưỡng kinh nhất nghĩa nhĩ!

          ()答曰。汝謂五逆十惡。繫業等為重。以下下品人十念為輕。應為罪所牽。先墮地獄。繫在三界者。今當以義校量。輕重之義。在心。在緣。在決定。不在時節久近多少也。云何在心。彼造罪人。自依止虛妄顛倒見生。此十念者。依善知識方便安慰。聞實相法生。一實一虛。豈得相比。譬如千歲闇室。光若暫至。即便明朗。闇豈得言。在室千歲。而不去耶。是名在心。云何在緣。彼造罪人。自依止妄想心。依煩惱虛妄果報眾生生。此十念者。依止無上信心。依阿彌陀如來方便莊嚴。真實清淨。無量功德名號生。譬如有人。被毒箭所中。截筋破骨。聞滅除藥鼓。即箭出毒除(首楞嚴經言。譬如有藥名曰滅除。若鬪戰時用以塗鼓。聞鼓聲者箭出毒除。菩薩摩訶薩亦復如是。住首楞嚴三昧聞其名者。三毒之箭自然拔出)豈可得言。彼箭深毒厲。聞鼓音聲。不能拔箭去毒耶。是名在緣。云何在決定。彼造罪人。依止有後心。有間心生。此十念者。依止無後心。無間心生。是名決定。校量三義。十念者重。重者先牽。能出三有。兩經一義耳。

            (Chú: Đáp: Ông cho rằng Ngũ Nghịch, Thập Ác, bị trói buộc bởi nghiệp v.v… là nặng, coi mười niệm của người thuộc hạ hạ phẩm là nhẹ, đáng bị tội lôi kéo, trước hết đọa vào địa ngục, bị trói buộc trong tam giới. Nay tôi dùng ư nghĩa để so lường th́ ư nghĩa nặng hay nhẹ là do tại tâm, tại duyên, tại quyết định, chẳng do thời tiết lâu hay mau, [niệm Phật] nhiều hay ít vậy. Thế nào là tại tâm? Kẻ tạo tội ấy tự nương theo kiến giải hư vọng điên đảo mà sanh, c̣n mười niệm ấy là do nương theo phương tiện an ủi của thiện tri thức và nghe pháp Thật Tướng mà sanh. Một đằng thật, một đằng hư, há so sánh được ư? Ví như nhà tối ngàn năm, nếu ánh sáng tạm chiếu đến, bèn ngay lập tức sáng sủa, há có thể nói là do tối tăm đă ở trong nhà ngàn năm bèn chẳng tản đi ư? Đó gọi là tại tâm. Thế nào là tại duyên? Kẻ tạo tội ấy tự nương tựa cái tâm hư vọng, nương theo phiền năo, quả báo hư vọng và chúng sanh mà sanh. C̣n mười niệm này chính là nương cậy tín tâm vô thượng, nương theo phương tiện trang nghiêm, và danh hiệu vô lượng công đức thanh tịnh chân thật của A Di Đà Như Lai mà sanh. Ví như có người bị trúng tên độc, đứt gân, vỡ xương, nghe tiếng cái trống thuốc Diệt Trừ, mũi tên độc liền bị rớt ra, chất độc bị trừ hết (kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Ví như có chất thuốc tên là Diệt Trừ. Nếu trong lúc chiến đấu, dùng thuốc bôi lên trống, kẻ nghe tiếng trống, mũi tên sẽ rớt ra, chất độc bị trừ. Bồ Tát Ma Ha Tát cũng giống như thế, trụ trong Thủ Lăng Nghiêm tam-muội, kẻ nghe tên Ngài, mũi tên tam độc tự nhiên rơi ra), há có thể nói là v́ mũi tên ghim sâu, chất độc dữ dội, nghe tiếng trống mà chẳng thể nhổ tên, trừ độc ư? Đấy gọi là tại duyên. Thế nào là tại quyết định? Kẻ tạo tội ấy nương cậy cái tâm hữu hậu, tâm gián đoạn mà sanh. C̣n mười niệm ấy th́ nương cậy vô hậu tâm, tâm chẳng gián đoạn mà sanh. Đó gọi là quyết định. So lường cả ba nghĩa th́ mười niệm là nặng, “nặng th́ sẽ lôi đi trước, có thể thoát khỏi Tam Hữu (ba cơi, tam giới)”, hai kinh có cùng một ư nghĩa vậy!)

         

          Lời giải đáp của ngài Đàm Loan đă dựa theo ba phương diện là tâm, duyên và quyết định để giải thích hàm nghĩa “tạo nghiệp nặng hay nhẹ” ḥng thuyết minh mười niệm lúc lâm chung chính là trọng nghiệp, cho nên phù hợp với nghĩa “cái nào nặng sẽ kéo đi trước”, có thể thoát khỏi tam giới, được sanh về Tịnh Độ.

          “Tại tâm” là kẻ ác lúc lâm chung có thể niệm Phật mười niệm, tức là nương theo sự chỉ bảo, hướng dẫn của bậc thiện tri thức trong Phật môn, nghe nói danh hiệu và công đức, bổn nguyện của A Di Đà Phật, là pháp Thật Tướng chân thật chẳng thể nghĩ bàn. Do vậy, sanh ḷng tin, phát nguyện niệm Phật; đấy chính là tịnh tâm, tịnh nghiệp chân thật cực trọng.

          “Tại duyên” là chúng sanh tạo tội, đều do nhân duyên Hoặc Nghiệp Khổ hư vọng sai khiến. Mười niệm niệm Phật th́ nương cậy tín tâm đối với vô thượng Phật pháp làm nhân, nương vào danh hiệu công đức của A Di Đà Phật làm duyên, nhân duyên ḥa hợp bèn có mười niệm. Mười niệm ấy giống như âm thanh của cái trống thuốc Diệt Trừ, có thể dẹp trừ hết thảy trọng tội, văng sanh Tịnh Độ.

          “Tại quyết định” là lâm chung mười niệm niệm Phật, tức là mười niệm cuối cùng trong một đời người, hết một báo thân ấy, chẳng có tâm niệm nào khác nữa, nên gọi là “vô hậu tâm”. Mười niệm ấy lại cực kỳ dũng mănh, nhạy bén, chuyên nhất, khẩn thiết, cầu nguyện văng sanh, chẳng có ư niệm nào khác xen tạp, v́ thế gọi là “vô gián tâm”. Mười niệm vô hậu, vô gián như thế chính là “chí tâm tin ưa”, c̣n gọi là “chí tâm tinh tấn”, “trọng tâm, trọng nghiệp”, đương nhiên là cái nào nặng sẽ lôi đi trước, chuyển ác báo trong tam đồ thành liên hoa hóa sanh nơi Tịnh Độ. Nhân quả vốn là như thế! Do vậy, đức Bổn Sư nói ra pháp môn Tịnh Độ nhằm dạy phụ vương và hết thảy chúng sanh đều phải nên nương theo một pháp “chí tâm niệm Phật” này, ḥng ĺa khổ, được vui, liễu sanh thoát tử, cho đến thành Phật, làm Tổ. Đấy chính là nhân duyên vô thượng do đức Thế Tôn đă ban cho hết thảy chúng sanh lợi ích chân thật vậy. Đấy là đại sự duy nhất.

 

          (Chú) Vấn viết: Kỷ thời danh vi nhất niệm? Đáp viết: Bách nhất sanh diệt, danh nhất sát-na. Lục thập sát-na danh vi nhất niệm. Thử trung vân “niệm” giả, bất thủ thử thời tiết dă. Đản ngôn ức niệm A Di Đà Phật, nhược tổng tướng, nhược biệt tướng, tùy sở quán duyên, tâm vô tha tưởng, thập niệm tương tục, danh vi “thập niệm”. Đản xưng danh hiệu, diệc phục như thị.

          ()問曰。幾時名為一念。答曰。百一生滅。名一剎那。六十剎那。名為一念。此中云念者。不取此時節也。但言憶念阿彌陀佛。若總相。若別相。隨所觀緣。心無他想。十念相續。名為十念。但稱名號。亦復如是。

          (Chú: Hỏi: Bao lâu th́ gọi là “một niệm”? Đáp: Một trăm lẻ một lần sanh diệt th́ gọi là một sát-na, sáu mươi sát-na th́ gọi là một niệm. “Niệm” được nói ở đây chẳng theo cách hạn định thời khắc ấy! Chỉ nói ức niệm A Di Đà Phật dù là tổng tướng hay biệt tướng, tùy theo cái duyên để quán, tâm chẳng tưởng chi khác, mười niệm liên tục th́ gọi là “thập niệm”. Chỉ xưng danh hiệu cũng giống như thế).

 

          Đấy là lần vấn đáp thứ bảy nhằm nói rơ như thế nào th́ gọi là “thập niệm”. Nói đến một niệm th́ thời gian cực ngắn. Kinh luận nói mỗi thứ mỗi khác. Nói theo quyển Thượng của kinh Nhân Vương Bát Nhă th́ chín mươi sát-na là một niệm. Một sát-na là [thời gian] trải qua chín trăm lần sanh diệt. Quyển ba của bộ Đại Trí Độ Luận th́ nói: Trong khoảng khảy ngón tay một cái bèn có sáu mươi niệm. Ngài Đàm Loan nói: Sáu mươi sát-na gọi là một niệm. Nay một niệm được nói trong “mười niệm niệm Phật” trọn chẳng phải là nói theo những kiểu thời khắc ấy. Giả sử là quán tưởng niệm Phật th́ trong tâm ức niệm tổng tướng (toàn thân tử kim dung), hay biệt tướng (tướng bạch hào, tướng nhục kế v.v…) của A Di Đà Phật, chú tâm quán tưởng rành rẽ phân minh, trong tâm chẳng có niệm nào khác. Như thế th́ gọi là “một niệm”. Khi quán tưởng như thế mà cảm thấy chẳng phân minh, th́ lại tác ư trụ tâm quán tưởng sao cho rành rẽ phân minh. Mười lượt quán tưởng Phật Di Đà liên tục chẳng gián đoạn như thế th́ gọi là “thập niệm”. Nếu là tŕ danh niệm Phật, chỉ xưng danh hiệu, vậy th́ do tâm và miệng chuyên nhất, xưng danh hiệu Di Đà, buộc tâm nơi danh hiệu Di Đà, rành rẽ phân minh, chẳng niệm danh hiệu nào khác th́ là “một niệm”. Mười niệm niệm Phật liên tục chẳng gián đoạn như thế cũng gọi là “thập niệm”.

 

          (Chú) Vấn viết: Tâm nhược tha duyên, nhiếp chi linh hoàn, khả tri niệm chi đa thiểu, đản tri đa thiểu, phục phi vô gián. Nhược ngưng tâm chú tưởng, phục y hà khả đắc kư niệm chi đa thiểu? Đáp viết: Kinh ngôn thập niệm giả, minh nghiệp sự thành biện nhĩ, bất tất tu tri đầu số dă. Như ngôn huệ cô bất thức xuân thu, y trùng khởi tri Châu Dương chi tiết hồ? Tri giả ngôn chi nhĩ, thập niệm nghiệp thành giả, thị diệc thông thần giả ngôn chi nhĩ. Đản tích niệm tương tục, bất duyên tha sự tiện băi, phục hà hạ tu tri niệm chi đầu số dă. Nhược tất tu tri, diệc hữu phương tiện, tất tu khẩu thọ, bất đắc đề chi bút điểm.

          ()問曰。心若他緣。攝之令還。可知念之多少。但知多少。復非無間。若凝心注想。復依何可得記念之多少。答曰。經言十念者。明業事成辨耳。不必須知頭數也。如言蟪蛄不識春秋。伊蟲豈知朱陽之節乎。知者言之耳。十念業成者。是亦通神者言之耳。但積念相續。不緣他事便罷。復何暇須知念之頭數也。若必須知亦有方便。必須口授。不得題之筆點。

          (Chú: Hỏi: Nếu tâm duyên theo sự khác, bèn gom tâm trở lại, sẽ có thể biết là bao nhiêu niệm. Chỉ biết là bao nhiêu th́ sẽ chẳng c̣n là không gián đoạn nữa! Nếu lắng ḷng dốc ư quán tưởng th́ lại dựa vào đâu để nhớ bao nhiêu niệm? Đáp rằng: Kinh nói “mười niệm” là nói đến nghiệp sự đă hoàn thành (tức là do tịnh nghiệp đă thành tựu bèn có thể văng sanh), chẳng cần phải biết số lượng! Như nói ve sầu chẳng biết trời Xuân hay tiết Thu, như con trùng Y Oai há biết tiết giao mùa giữa Hạ và Thu? Nói “biết” tức là nói mười niệm đă thành, đấy cũng là nói để khuyên người nghe hăy lănh hội đó thôi. Chỉ tích lũy niệm liên tục, chẳng duyên theo chuyện khác là được rồi, hơi đâu mà cần phải biết số lượng của niệm chi nữa! Nếu cứ ắt cần phải biết th́ cũng có phương tiện, nhưng cần phải dạy truyền khẩu [trực tiếp], chứ không ghi ra được).

 

          Đây là lượt vấn đáp thứ tám. Lời hỏi là dùng tâm để niệm, nếu như tâm duyên theo chuyện khác th́ phải thâu nhiếp [cái tâm] trở lại, như thế th́ sẽ có thể biết ư niệm niệm Phật của chính ḿnh có bao nhiêu niệm. Giả sử lắng ḷng chuyên chú, hoặc quán tưởng, hoặc tŕ danh, vậy th́ làm sao c̣n có thể phân tâm để biết có bao nhiêu niệm? Ngài Đàm Loan giải đáp, đă dựa theo kinh Vô Lượng Thọ dạy “cho đến một niệm, hoặc mười niệm”, [tức là] chẳng hạn định số lần niệm nhiều hay ít, chỉ cần dựa theo tiêu chuẩn “tịnh nghiệp thành tựu sẽ liền có thể văng sanh”, chẳng cần phải xác định số lượng ư niệm niệm Phật. Chẳng hạn như kinh nói: “Chí tâm tín nhạo, dục sanh ngă quốc, năi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác” (Chí tâm tin ưa, muốn sanh về nước ta, cho đến mười niệm, nếu như chẳng sanh, ta chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác). Lại nói: “Văn kỳ danh hiệu, tín tâm hoan hỷ, năi chí nhất niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc, tức đắc văng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển” (Nghe danh hiệu của Ngài, chí tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cơi Ngài, liền được văng sanh, trụ Bất Thoái Chuyển). Kinh văn đă nói rất minh bạch, “năi chí nhất niệm, thập niệm” (cho đến một niệm hoặc mười niệm). “Năi chí” (乃至) tức là chẳng xác định số lượng ư niệm niệm Phật. Luôn luôn là nước chảy thành gịng, nói [theo kiểu] “thành tựu Tịnh nghiệp th́ biết sẽ được văng sanh”. Bất luận quán tưởng hoặc tŕ danh, chỉ có thể niệm đâu th́ chú tâm vào đó, nhớ rơ, chẳng quên, liên tục chẳng dứt, chẳng duyên theo chuyện khác là được rồi, cần ǵ phải biết số lượng niệm Phật để rồi trở ngại “tịnh niệm liên tục”.

          Ngài Đàm Loan lại nêu ra hai chuyện để làm thí dụ ḥng làm cho [độc giả] thấu hiểu. Ví như nói: “Huệ cô bất thức Xuân Thu”. Câu này xuất phát từ bài Tiêu Dao Du của Trang Tử. “Huệ cô” (蟪蛄) chính là con ve vào mùa Hè, sanh vào mùa Hạ, chết vào mùa Thu. Do thọ mạng ngắn ngủi, nên nó chẳng biết Xuân, Thu. Lại ví như nói: “Y trùng khởi tri Châu Dương chi tiết”. Y Oai (伊威) là tên của một loài trùng, câu này trích từ kinh Thi “Y Oai tại vọng” (con trùng Y Oai trông ngóng). Y trùng[3] vào lúc giao mùa giữa Hạ và Thu, sống ở chỗ đất ẩm dưới tường vách hoặc dưới đáy lu vại, màu trắng xám, thân h́nh tṛn dài, có nhiều cặp chân. Y Oai Trùng tuy sống vào cuối Hạ đầu Thu, nó trọn chẳng biết đến tiết khí Châu Dương. Châu Dương (朱陽)[4] là từ ngữ để h́nh dung tiết khí Hạ Thu. Ve sầu và Y trùng đích xác là có thời tiết sanh trưởng, nhưng chúng trọn chẳng có quan niệm thời tiết. Nói đến các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông th́ chỉ con người mới có cách nói ấy. Dùng hai chuyện ấy để sánh ví “thập niệm niệm Phật, thành tựu Tịnh nghiệp” cũng giống như thế. Tuy có thời khắc để hoàn thành, nhưng chẳng thể dùng quan niệm thời khắc thông thường để đo lường được, mà cũng chớ nên chấp trước số lượng niệm nhiều hay ít, càng chớ nên chấp đấy là lúc b́nh thường, hoặc đấy là lúc lâm chung. Chỉ có thể hiểu ư, chẳng thể truyền dạy được. V́ thế nói: “Thị diệc thông thần (hiểu ư) giả ngôn chi nhĩ” (Đấy cũng là nói để lănh hội ư nghĩa đó thôi).

          Ngài Đàm Loan rất từ bi, Ngài bảo: Nếu quư vị cứ nhất định muốn biết “như thế nào th́ mới là mười niệm thành công”, Ngài cũng có phương tiện có thể giúp cho quư vị nhận biết. Bất quá, phương pháp ấy chẳng thể sử dụng văn tự để viết ra được, ắt cần phải truyền miệng trực tiếp. Đấy chính là như Thiền Tông Trung Hoa nói “dĩ tâm ấn tâm”. Chẳng hạn như Lục Tổ ấn chứng cho người khác bèn nói: “Như thị, như thị, nhữ như thị, ngă diệc như thị” (Như thế đấy, như thế đấy, ông là như thế đấy, mà tôi cũng là như thế đấy). Đấy cũng là nói: Chỉ có thể đối với người đă thành tựu Tịnh nghiệp mà nói, chẳng thể nói với mọi người được!

 

2.2.2. Giảng giải phần Luận Thích

2.2.2.1. Nêu chung

 

          (Luận) Luận viết.

          (Chú) Luận viết dĩ hạ, thử thị giải nghĩa phần.

          ()論曰。

          ()論曰已下。此是解義分。

          (Luận: Luận nói…

          Chú: Từ chữ “luận nói” trở đi chính là phần giải nghĩa).

         

          Từ đây trở đi, Luận Chủ giải thích tường tận bài Nguyện Sanh Kệ, nên gọi là Giải Nghĩa Phần.

 

2.2.2.1.1. Chia thành các chương

 

          (Chú) Thử phần trung, nghĩa hữu thập trùng: Nhất giả, nguyện kệ đại ư; nhị giả, khởi quán sanh tín; tam giả, quán hạnh thể tướng; tứ giả, tịnh nhập nguyện tâm; ngũ giả, thiện xảo nhiếp hóa; lục giả, ly Bồ Đề chướng; thất giả, thuận Bồ Đề môn; bát giả, danh nghĩa nhiếp đối; cửu giả, nguyện sự thành tựu; thập giả, lợi hành măn túc.

          ()此分中義有十重。一者願偈大意。二者起觀生信。三者觀行體相。四者淨入願心。五者善巧攝化。六者離菩提障。七者順菩提門。八者名義攝對。九者願事成就。十者利行滿足。

          (Chú: Trong phần này, ư nghĩa được chia thành mười tầng: Một là đại ư của bài Nguyện Sanh Kệ, hai là dấy lên sự quán tưởng, sanh khởi ḷng tin, ba là thể tướng của quán hạnh, bốn là thanh tịnh tiến nhập nguyện tâm, năm là sự nhiếp hóa hay khéo, sáu là ĺa những thứ chướng ngại Bồ Đề, bảy là các pháp thuận tùng Bồ Đề, tám là phối hợp tương ứng giữa danh tướng và nghĩa lư, chín là nguyện sự thành tựu, mười là viên măn các hạnh tạo lợi lạc).

 

          Trong phần Giải Nghĩa thuộc phần Trường Hàng của bộ luận này, tổng cộng có mười tầng nghĩa lư. Ngài Đàm Loan bèn chia thành mười khoa (chương), khiến cho ư chính vừa được nêu ra, các ư nghĩa chi tiết đều hiển lộ, thứ lớp phân minh.

 

2.2.2.1.2. Giải thích kinh văn


          (Chú) Luận giả, nghị dă. Ngôn nghị kệ sở dĩ dă. Viết giả, từ dă
, chỉ hạ chư cú, thị nghị thích kệ từ dă. Cố ngôn “luận viết”.

          ()論者議也。言議偈所以也。曰者詞也。指下諸句。是議釋偈詞也。故言論曰。

          (Chú: “Luận” là bàn bạc, ư nói: Bàn định những nguyên do trong phần Kệ. “Viết” (nói) là diễn tả bằng ngôn từ, ư nói các câu tiếp theo phần này chính là những lời lẽ nhằm biện định, giải thích ư nghĩa trong lời kệ. V́ thế bảo là “luận nói”).

 

          “Luận” là nghị luận. Lời nghị luận do nương theo nghĩa lư để phân tích các ư nghĩa được bao hàm trong Nguyện Sanh Kệ.

 

2.2.2.2. Giải thích ư nghĩa

2.2.2.2.1. Đại ư của bài Nguyện Sanh Kệ

 

          (Chú) Nguyện kệ đại ư giả.

          (Luận) Thử nguyện kệ minh hà nghĩa? Thị hiện quán bỉ An Lạc thế giới, kiến A Di Đà Như Lai, nguyện sanh bỉ quốc cố.

          ()願偈大意者

          ()此願偈明何義。示現觀彼安樂世界。見阿彌陀如來。願生彼國故。

          (Chú: Đại ư của bài Nguyện Sanh Kệ.

          Luận: Bài kệ Nguyện Sanh này nói lên ư nghĩa ǵ? Dạy quán thế giới An Lạc trong hiện tại, thấy A Di Đà Như Lai, nguyện sanh về cơi ấy).

 

          “Nguyện kệ đại ư” là nói đến đại ư của hai mươi bốn bài kệ tụng do vị Luận Chủ đă nói trong phần trước. Luận Chủ tự ḿnh gạn hỏi: Nguyện Sanh Kệ gồm hai mươi bốn bài tụng trong phần trước nhằm để tỏ rơ tông chỉ và nghĩa lư ǵ vậy? Ngài tự giải đáp: Đại ư là v́ khai thị [hành nhân hăy] quán Tây Phương An Lạc thế giới trong hiện tại, hai mươi chín món công đức trang nghiêm [trong hai mươi bốn bài kệ ấy] được chia thành ba loại [rành rẽ phân minh] như đối trước mắt, khiến cho người quán tưởng thấu hiểu rành rẽ phân minh, đích thân thấy A Di Đà Phật, tín tâm kiên định, phát nguyện văng sanh quốc độ An Lạc, thành tựu công đức “tự lợi, lợi tha”, viên măn Bồ Đề ngay trong một đời. Do có nhân duyên lợi ích như vậy, cho nên Ngài viết Nguyện Sanh Kệ.

 

2.2.2.2.2. Khởi quán sanh tín

 

          (Chú) Khởi quán sanh tín giả, thử phần trung, hựu hữu nhị trùng: Nhất giả thị ngũ niệm lực, nhị giả xuất ngũ niệm môn.

          ()起觀生信者。此分中又有二重。一者示五念力。二者出五念門。

            (Chú: “Khởi quán sanh tín”: Trong phần này, lại có hai tầng: Một là chỉ ra ngũ niệm lực, hai là nêu ra ngũ niệm môn).

 

          Phần “khởi quán sanh tín” được ngài Đàm Loan chia thành hai khoa, tức là thành tựu tín tâm Tịnh Độ; sau đấy, phát khởi quán hạnh. Trong phần này, lại chia thành hai đoạn, một là nêu chung ngũ niệm môn có thể thành tựu những lực dụng nào để khiến cho quư vị sanh ḷng tin; hai là nêu chung danh tướng của ngũ niệm môn.

 

2.2.2.2.2.1. Chỉ ra ngũ niệm lực

 

          (Chú) Thị ngũ niệm lực giả.

          (Luận) Vân hà quán? Vân hà sanh tín tâm? Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu ngũ niệm môn hạnh thành tựu, tất cánh đắc sanh An Lạc quốc độ, kiến bỉ A Di Đà Phật.

          ()示五念力者

          ()云何觀。云何生信心。若善男子。善女人修五念門行成就。畢竟得生安樂國土。見彼阿彌陀佛。

          (Chú: Chỉ bày năm niệm lực.

          Luận: Quán như thế nào? Sanh tín tâm như thế nào? Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu ngũ niệm môn hạnh thành tựu, rốt ráo được sanh về quốc độ An Lạc, thấy A Di Đà Phật).

         

          Chúng sanh trong thời Mạt Pháp ngũ trược, tâm thô tán loạn, nhưng y báo và chánh báo của Tịnh Độ tột bậc tinh vi, phải tu quán như thế nào th́ mới thành tựu Tịnh nghiệp, văng sanh Tịnh Độ? Như kinh Hoa Nghiêm đă nói: “Tín vi đạo nguyên, công đức mẫu, trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn” (Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, nuôi lớn hết thảy các thiện căn). Như Đại Trí Độ Luận đă nói: “Biển cả Phật pháp, do tín bèn có thể vào, do trí bèn có thể độ”. Do vậy, trước khi tu Quán, ắt phải thành tựu tín tâm Tịnh Độ trước đă. Chúng ta lại phải sanh khởi tín tâm như thế nào? Luận Chủ đă khai thị rất đơn giản: “Nam tử, nữ nhân chỉ cần ba nghiệp thanh tịnh, phát tâm thượng cầu hạ hóa, đều có thể gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Loại chúng sanh có thiện căn Đại Thừa ấy nếu có thể nương theo pháp môn ngũ niệm được nói trong luận này để tu hành, chủ yếu là quan sát tướng công đức chân thật của Tịnh Độ, không chỉ là có thể sanh khởi tín tâm hoan hỷ yêu thích, lại c̣n có thể thành tựu tín tâm Bất Thoái của Đại Thừa, rốt ráo được sanh về quốc độ An Lạc, thấy A Di Đà Phật, nghe pháp, thọ kư”. Dựa theo những điều Khởi Tín Luận đă nói, từ phát tâm tu Bồ Tát đạo, cho đến [khi chứng nhập] địa vị Thập Tín th́ mới thành tựu tín tâm Đại Thừa. Thế nhưng, nếu có thể tu pháp môn Ngũ Niệm, sẽ có thể thành tựu ngay trong một đời, đấy chính là v́ pháp môn Ngũ Niệm có lực dụng chẳng thể nghĩ bàn.

          Năm thứ pháp môn ấy đều gọi là Niệm, có thể thấy chữ Niệm chính là mấu chốt để thành tựu năm pháp. V́ cái tâm vô niệm chỉ Phật mới có, chúng sanh không ai chẳng có tâm; hễ có tâm, ắt có niệm. Mỗi khi niệm khởi lên, ắt rơi vào mười pháp giới. Chẳng niệm Phật giới, chắc chắn sẽ niệm giới khác. Niệm thiên th́ sanh thiên, niệm Phật th́ thành Phật. Công dụng của niệm Phật là có thể chuyển phàm tâm thành Phật tâm, từ ngay bổn trí (chúng sanh vốn sẵn có) mà thành Phật trí. Đúng là điểm sắt thành vàng, là linh phù diệu thuật để thoát thai hoán cốt. Luận này nói đến Niệm th́ không phải là chuyên dùng miệng để niệm, mà phải là trong tâm ức niệm, tâm đặt nơi một cảnh, ức niệm chẳng quên. Tâm tâm niệm niệm đều chẳng ĺa nguyện sanh An Lạc quốc. Năm môn từ lễ bái cho đến hồi hướng đều là như thế; niệm đâu chú tâm tại đó th́ gọi là Niệm, nhớ rơ chẳng quên là Ức. Ức niệm liên tục như thế, sẽ có thể thành tựu pháp môn Ngũ Niệm và tín tâm Đại Thừa, trọn chẳng có bí quyết nào khác cả!

 

2.2.2.2.2.2. Nêu ra ngũ niệm môn

2.2.2.2.2.2.1. Nêu chung ngũ niệm môn

 

          (Luận) Hà đẳng ngũ niệm môn? Nhất giả Lễ Bái Môn, nhị giả Tán Thán Môn, tam giả Tác Quán Môn, tứ giả Quán Sát Môn, ngũ giả Hồi Hướng Môn.

          (Chú) Môn giả, nhập xuất nghĩa giả, như nhân đắc môn, tắc nhập xuất vô ngại. Tiền tứ niệm, thị nhập An Lạc Tịnh Độ môn, hậu nhất niệm, thị xuất từ bi giáo hóa môn.

          ()何等五念門。一者禮拜門。二者讚歎門。三者作願門。四者觀察門。五者迴向門。 

          ()門者入出義也。如人得門。則入出無礙。前四念是入安樂淨土門。後一念是出慈悲教化門。

            (Luận: Ngũ niệm môn là những ǵ? Một là Lễ Bái Môn, hai là Tán Thán Môn, ba là Tác Quán Môn, bốn là Quán Sát Môn, năm là Hồi Hướng Môn.

          Chú: “Môn” có nghĩa là ra vào, như người có được cửa, sẽ ra vào vô ngại. Bốn môn niệm đầu là môn để nhập An Lạc Tịnh Độ, môn sau cùng là môn phát khởi từ bi, giáo hóa).

 

          Trước hết, Luận Chủ nêu chung năm niệm môn, tức là năm loại hạnh môn để văng sanh An Lạc Tịnh Độ, bao hàm tín, nguyện, niệm, hạnh. Môn thứ nhất và môn thứ hai thuộc về Hạnh, môn thứ ba thuộc về Nguyện, môn thứ tư là Niệm, môn thứ năm là Tín. Lễ Bái Môn thuộc về thân nghiệp, Tán Thán Môn thuộc về khẩu nghiệp. Ba môn sau đều thuộc về ư nghiệp, cũng là hành pháp để tu từ bi Định Huệ. Tác Nguyện có thể đắc Định, Quán Sát có thể đắc Huệ, Hồi Hướng có thể đạt được công đức đại từ đại bi. Năm thứ hành pháp như thế có thể khiến cho ba nghiệp của Tịnh nghiệp hành nhân thanh tịnh, Tam Học trọn đủ, Chỉ và Quán cùng vận dụng, phước và huệ cùng tu. Có thể nói là đă tổng tŕ cương yếu của Bồ Tát đạo và hành pháp Tịnh nghiệp chẳng sót. V́ thế, có thể nhanh chóng thành tựu tư lương văng sanh, ngay trong đời này được thấy A Di Đà Phật, được sanh về An Lạc Tịnh Độ.

          Luận Chủ v́ thỏa nguyện “khiến cho chúng sanh cùng sanh về An Lạc quốc” mà đặc biệt dựa theo kinh để soạn luận, đề ra pháp tu ngũ niệm môn. Dựa theo năm môn ấy, soạn ra Nguyện Sanh Kệ gồm hai mươi bốn bài kệ để bao gồm chung các nghĩa lư trọng yếu trong ấy. Hai bài kệ đầu chính là Luận Chủ trần thuật ư nghĩa quy mạng, và soạn kệ tụng đại lược về ba môn Lễ Bái, Tán Thán, và Tác Nguyện. Hai mươi mốt bài kệ kế tiếp là kệ tụng chi tiết về Quán Sát Môn. Bài kệ cuối cùng là Hồi Hướng Môn. Lại dùng văn từ Trường Hàng để giải thích pháp môn Ngũ Niệm ấy. Có thể biết năm niệm môn ấy chính là tâm yếu từ đầu đến cuối của bộ luận này, mà cũng là pháp môn bất nhị để văng sanh Tịnh Độ. Bỏ năm môn ấy, chắc chắn là trên chẳng thể văng sanh An Lạc, viên thành Phật đạo; dưới là chẳng thể thâu gồm trọn vẹn lợi căn lẫn độn căn, phổ độ quần sanh. V́ thế, ngài Đàm Loan chú giải rằng: “Như nhân đắc môn, tắc xuất nhập vô ngại” (Như người có được cửa, ra vào vô ngại). Vào cửa An Lạc Tịnh Độ, th́ trên là cầu Phật đạo, ra khỏi cửa bèn từ bi giáo hóa; tức là “dưới hóa độ chúng sanh”. Nương theo năm môn ấy, quyết định có thể thượng cầu hạ hóa, đều được tự tại vô ngại, thành tựu viên măn.

 

2.2.2.2.2.2.2. Giải thích từng môn trong năm môn

2.2.2.2.2.2.2.1. Lễ Bái Môn

 

          (Luận) Vân hà lễ bái? Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vị sanh bỉ quốc ư cố.

          (Chú) Chư Phật Như Lai đức hữu vô lượng. Đức vô lượng cố, đức hiệu diệc vô lượng. Nhược dục cụ đàm, chỉ bút bất năng tải dă. Thị dĩ chư kinh, hoặc cử thập danh, hoặc đằng tam hiệu, cái tồn chí tông nhi dĩ, khởi thử tận da? Sở ngôn tam hiệu, tức thử Như Lai Ứng Chánh Biến Tri dă. Như Lai giả, như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết. Như chư Phật an ổn đạo lai, thử Phật diệc như thị lai, cánh bất khứ hậu hữu trung, cố danh Như Lai. Ứng giả, Ứng Cúng dă. Phật kết sử trừ tận, đắc nhất thiết trí huệ, ưng thọ nhất thiết thiên địa chúng sanh cúng dường, cố viết Ứng dă. Chánh Biến Tri giả, tri nhất thiết chư pháp thật bất hoại tướng, bất tăng, bất giảm. Vân hà bất hoại? Tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đạo đoạn. Chư pháp như Niết Bàn tướng bất động, cố danh Chánh Biến Tri. Vô Ngại Quang nghĩa, như tiền kệ trung giải. “Vị sanh bỉ quốc ư cố”, hà cố ngôn thử? Bồ Tát chi pháp, thường dĩ trú tam thời, dạ tam thời, lễ thập phương nhất thiết chư Phật, bất tất hữu nguyện sanh ư. Kim ưng thường tác nguyện sanh ư, cố lễ A Di Đà Như Lai dă.

          ()云何禮拜。身業禮拜阿彌陀如來。應正遍知。為生彼國意故。

          ()諸佛如來德有無量。德無量故。德號亦無量。若欲具談。紙筆不能載也。是以諸經。或舉十名。或騰三號。蓋存至宗而已。豈此盡耶。所言三號。即此如來應正遍知也。如來者。如法相解。如法相說。如諸佛安穩道來。此佛亦如是來。更不去後有中。故名如來。應者。應供也。佛結使除盡。得一切智慧。應受一切天地眾生供養。故曰應也。正遍知者。知一切諸法實不壞相。不增不減。云何不壞。心行處滅。言語道斷。諸法如涅槃相不動。故名正遍知。無礙光義。如前偈中解。為生彼國意故何故言此。菩薩之法常以晝三時夜三時。禮十方一切諸佛。不必有願生意。今應常作願生意故禮阿彌陀如來也

            (Luận: Lễ bái là như thế nào? Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, v́ có ư muốn sanh về cơi nước ấy.

          Chú: Chư Phật Như Lai có vô lượng đức. Do đức vô lượng, nên đức hiệu cũng vô lượng. Nếu muốn bàn luận trọn hết th́ giấy bút chẳng thể ghi chép được. Do vậy, các kinh hoặc là nêu ra mười tên, hoặc chỉ nêu ba hiệu. Đấy là v́ để nêu lên những nghĩa lư tột cùng [trong các đức hiệu] đó thôi, há có thể [nêu ra] trọn hết [các đức hiệu của Phật] ư? Nói đến ba hiệu th́ chính là “Như Lai Ứng Chánh Biến Tri” như trong luận này. Như Lai là hiểu đúng pháp tướng, nói năng đúng như pháp tướng. Như chư Phật an ổn mà đến, vị Phật này cũng đến như thế, trọn chẳng đi nhận lấy thân đời sau. V́ thế gọi là Như Lai. Ứng là Ứng Cúng. Phật đă trừ hết kết sử, đạt được hết thảy trí huệ, đáng nhận sự cúng dường của hết thảy chúng sanh trong trời đất, nên nói là Ứng. Chánh Biến Tri là biết tướng thật sự chẳng hoại, chẳng tăng, chẳng giảm của hết thảy các pháp. Bất hoại là ǵ? Tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ dứt bặt. Các pháp như tướng Niết Bàn bất động; v́ thế gọi là Chánh Biến Tri. Ư nghĩa của Vô Ngại Quang th́ như trong phần kệ trước đó đă giải thích. “V́ có ư muốn sanh về cơi ấy”, v́ sao nói như vậy? Pháp của Bồ Tát thường là ngày ba thời, đêm ba thời, lễ mười phương hết thảy chư Phật, nhưng chưa chắc đă có ư nguyện sanh về. Nay th́ ứng với chuyện thường phát nguyện, mong văng sanh, cho nên lễ A Di Đà Như Lai).

 

          Danh chiêu vời đức. Chư Phật đă có vô lượng công đức “tự hành, hóa độ người khác”, cho nên các Ngài cũng đáng nên có vô lượng danh hiệu. Nếu như muốn hoàn toàn nói trọn hết chẳng c̣n thừa sót các danh hiệu mà chư Phật vốn sẵn có, vậy th́ dùng giấy, nghiên, bút, mực, chất đống như núi, vẫn chẳng viết xong! Do vậy, trong Tam Tạng giáo điển thường hoặc là có mười thứ danh hiệu làm thông hiệu của hết thảy chư Phật. Như kinh Pháp Hoa v.v… đă nói Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Hàm ư của mười loại thông hiệu này trong bộ Pháp Hoa Kinh Giảng Nghĩa từ trang một trăm năm mươi sáu cho đến một trăm năm mươi tám, tôi đă giải thích đại lược, xin hăy tự tra duyệt. Hoặc là chỉ nêu ra ba thứ đức hiệu, như trong bộ luận này. Những danh hiệu ấy không ǵ chẳng ngoài việc nêu lên đại lược những điều tông yếu trong chí đức chí danh của Phật mà thôi! Há có nên tưởng là Phật chỉ có những danh hiệu ấy ư?

          Luận này nói ra ba danh hiệu của Phật, tức là “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri”. “Như Lai”: “Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết, cố danh Như Lai” (Thông hiểu đúng như pháp tướng, nói năng đúng như pháp tướng, nên gọi là Như Lai). Đấy chính là cách giảng giải [danh hiệu Như Lai] trong bộ Đại Trí Độ Luận. Chư Phật Như Lai đích xác là liễu giải thông đạt đúng như tướng chân thật duyên khởi của các pháp; sau đấy, lập bày ngôn giáo, khai thị chúng sanh. “Như chư Phật an ổn đạo lai, cánh bất khứ hậu hữu trung, cố danh Như Lai” (Như chư Phật an ổn mà đến, trọn chẳng đến nhận lấy thân đời sau, nên gọi là Như Lai): Đấy chính là điều được nói trong Thành Thật Luận, [chư Phật] nương theo đạo như thật (lời chú giải dùng chữ “an ổn” để diễn tả điều này) để thành Chánh Giác giống như nhau. Đấy chính là như kinh Kim Cang đă nói: “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ; cố danh Như Lai” (Không từ đâu đến, mà cũng không đi về đâu; nên gọi là Như Lai).

          “Ứng Cúng”: Chư Phật đă hết Hoặc (phiền năo), trí viên măn, đáng nhận lănh hết thảy chúng sanh cúng dường. Đấy chính là cách nói trong Du Già Sư Địa Luận, tức nghĩa lư “dĩ đắc ưng đắc” (đă đạt được điều đáng nên đạt được, tức “Hoặc tận, trí viên”), đáng làm phước điền vô thượng (A La Hán cũng gọi là Ứng Cúng, nhưng chẳng phải là vô thượng), đáng nên được hết thảy (chúng sanh trong chín pháp giới) cúng dường.

          “Chánh Biến Tri” là biết tướng thật sự chẳng hoại của hết thảy các pháp (tánh Không). Đấy là Như Lư Trí của Phật, được gọi là Chánh Tri. Biết các pháp duyên khởi, chẳng tăng, chẳng giảm, đấy là Như Lượng Trí của chư Phật, nên gọi là Biến Tri. Chư Phật đều có Như Lư Trí và Như Lượng Trí, tức là Quyền Trí và Thật Trí. Cái được [chư Phật] chứng đắc chính là Chân Đế và Tục Đế, nhất tâm nhị môn, duyên khởi tánh Không, cho nên gọi là Chánh Biến Tri, c̣n gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. [Nói là “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”] nhằm vạch rơ chẳng phải là sự giác ngộ của hàng Bồ Tát hăy c̣n có cái vượt hơn, chẳng phải là sự giác ngộ thiên lệch chẳng b́nh đẳng của hàng Nhị Thừa, chẳng phải là tà giác bất chánh của ngoại đạo, cũng như phàm phu mê muội chẳng giác.

          Bốn câu từ “vân hà bất hoại?” (bất hoại là như thế nào?) trở đi tương đương với điều được nói trong phẩm Dược Thảo Dụ của kinh Pháp Hoa: “Như Lai tri thị nhất tướng, nhất vị chi pháp, sở vị giải thoát tướng, ly tướng, diệt tướng, cứu cánh Niết Bàn thường tịch diệt tướng, chung quy ư Không” (Như Lai biết là pháp một tướng, một vị, tức là tướng giải thoát, tướng ĺa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết Bàn thường tịch diệt, rốt cuộc đều quy về Không). Trong Pháp Hoa Kinh Giảng Nghĩa từ trang năm trăm bảy mươi sáu cho đến trang năm trăm bảy mươi bảy, tôi đă thuyết minh tường tận, [độc giả] chẳng ngại tra duyệt, tham khảo.

          “Vị sanh bỉ quốc ư cố” (Do ư muốn sanh về cơi ấy): Đây chính là ư thú chân thật của việc v́ sao Luận Chủ lại gọi năm thứ hành môn là Ngũ Niệm Môn. Nói thông thường: Lễ Bái là năm vóc gieo xuống đất, cung kính hướng đến chân của đức Phật mà ta đang lạy, hoặc ở dưới tượng Phật, điều này chỉ thuộc về thân nghiệp. Pháp môn đáng phải nên hành tŕ của mỗi vị Bồ Tát chính là ban ngày lẫn ban đêm, trong mười hai thời, lễ bái mười phương chư Phật. Tuy lễ Phật, trọn chẳng có ư tưởng nguyện sanh về cơi nào. Thế nhưng, nay tu pháp môn Tịnh Độ bèn khác hẳn; ắt cần phải tập trung tinh thần, khiến cho hai nghiệp thân và ư thống nhất nơi việc “nguyện sanh về quốc độ An Lạc của A Di Đà Phật”, kiên cố chẳng dời! Đấy mới có thể gọi là Lễ Bái Môn trong ngũ niệm môn. Do vậy mới có thể thành tựu Tịnh nghiệp, được thấy Phật Di Đà, được sanh về Tịnh Độ. Từ LBái cho đến Hồi Hướng, không ǵ chẳng phải là như vậy. Do vậy, Tịnh nghiệp hành nhân phải thường xuyên lễ bái A Di Đà Phật, hoặc Tây Phương Tam Thánh, chẳng cần phải lễ bái mười phương chư Phật, hoặc những vị Phật, Bồ Tát khác. Tuy chỉ có lễ bái, cũng có thể sanh về Cực Lạc. Đấy chẳng phải là thiên chấp, chủ yếu là “chuyên nhất chẳng tạp”. Đă tu pháp môn Tịnh Độ, vậy th́ cần phải lập chí, đời này ắt cần phải đạt thành mục đích “văng sanh thế giới An Lạc”, chẳng thể nào không như vậy! Tôi có soạn một đôi câu đối như sau: “Nhất thiết hạnh môn quy Cực Lạc, kim sanh đại sự thác liên tŕ” (Hết thảy hạnh môn quy Cực Lạc, đại sự đời này phó ao sen). Nguyện các Tịnh tông liên hữu hăy gắng lên!

 

2.2.2.2.2.2.2.2. Tán Thán Môn

 

          (Luận) Vân hà tán thán? Khẩu nghiệp tán thán, xưng bỉ Như Lai danh, như bỉ Như Lai quang minh trí tướng, như bỉ danh nghĩa, dục như thật tu hành tương ứng cố.

          (Chú) Tán giả, tán dương dă. Thán giả, ca thán dă. Tán thán phi khẩu bất tuyên, cố viết khẩu nghiệp dă. Xưng bỉ Như Lai danh giả, vị xưng Vô Ngại Quang Như Lai danh dă. Như bỉ Như Lai quang minh trí tướng giả, Phật quang minh thị trí huệ tướng dă. Thử quang minh chiếu thập phương thế giới vô hữu chướng ngại, năng trừ thập phương chúng sanh vô minh hắc ám, phi như nhật, nguyệt, châu quang, đản phá không huyệt trung ám dă.

          ()云何讚歎。口業讚歎。稱彼如來名。如彼如來光明智相。如彼名義。欲如實修行相應故。

          ()讚者。讚揚也。歎者。歌歎也。讚歎非口不宣。故曰口業也。稱彼如來名者。謂稱無礙光如來名也。如彼如來光明智相者。佛光明是智慧相也。此光明照十方世界無有障礙。能除十方眾生無明黑闇。非如日月珠光。但破空穴中闇也。

            (Luận: Như thế nào là tán thán? Khẩu nghiệp tán thán, xưng danh đức Như Lai kia, đúng như quang minh trí tướng của đức Như Lai ấy, đúng như danh nghĩa của Ngài, do v́ muốn tu hành như thật tương ứng.

          Chú: Tán là tán dương. “Thán” là ca ngợi. Tán thán chẳng do miệng sẽ chẳng thể tuyên dương được, nên nói là khẩu nghiệp. “Xưng danh hiệu của đức Như Lai ấy” tức là xưng danh hiệu của Vô Ngại Quang Như Lai. “Như quang minh trí tướng của đức Như Lai ấy”: Quang minh của Phật chính là tướng trí huệ. Quang minh ấy chiếu mười phương thế giới, chẳng có chướng ngại, có thể trừ sự hắc ám vô minh cho chúng sanh trong mười phương, chẳng phải như ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, hoặc bảo châu, chỉ trừ được sự tối tăm trong huyệt rỗng).

 

          Tịnh Độ Tông dùng ngữ nghiệp phát ra tiếng xưng dương, tán thán danh hiệu A Di Đà Phật, tức là thuộc về Tán Thán Môn trong năm niệm môn. Thông thường th́ tán thán có tán thán tướng hảo, công đức, thần thông, trí huệ v.v… của Phật, đủ mọi thứ khác nhau. Nhưng môn Tán Thán này chỉ hạn cuộc trong xưng thán danh hiệu của Vô Ngại Quang (A Di Đà) Như Lai, chẳng cần phải tán thán chi khác. V́ sao là như thế? V́ danh hiệu của A Di Đà Phật chính là vô lượng, c̣n gọi là vạn đức hồng danh. Cho nên xưng dương danh hiệu của A Di Đà Phật, sẽ giống như tán thán vô lượng công đức, tướng hảo, thần thông, trí huệ của A Di Đà Phật, hết thảy đều có. Nhất là danh hiệu của A Di Đà Phật trọn đủ mười hai thứ quang minh như là Vô Ngại Quang, Trí Huệ Quang v.v… Những quang minh ấy đều do trí vô lậu thanh tịnh phát ra, cho nên ngay trong khi quư vị xưng niệm danh hiệu của Phật, sẽ có thể khế hợp mười hai tướng quang minh trí huệ của Phật, có thể trừ khử hết thảy vô minh hắc ám của chúng sanh đang tŕ danh niệm Phật, có thể tiêu trừ tam chướng các phiền năo, có thể đạt được trí huệ thật sự hiểu rơ. Bậc thượng căn th́ trong đời hiện tại có thể phá vô minh, chứng Pháp Thân. Kẻ hạ căn cũng có thể chế phục Hoặc khiến nó chẳng dấy khởi, đới nghiệp văng sanh. Đấy chính là tŕ danh niệm Phật có thể khiến cho [các chúng sanh thuộc] tam căn (thượng, trung, hạ) đều đạt được lợi ích chân thật, tức liễu sanh thoát tử. Như kinh A Di Đà đă nói: “Bỉ Phật hà cố hiệu vi A Di Đà? Xá Lợi Phất, bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc, vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà” (V́ lẽ nào mà đức Phật ấy hiệu là A Di Đà? Này Xá Lợi Phất! Đức Phật ấy quang minh vô lượng, chiếu mười phương cơi chẳng bị chướng ngại. V́ thế, hiệu là A Di Đà). Như Quán Kinh nói: “Vô Lượng Thọ Phật hữu bát vạn tứ thiên tướng. Nhất nhất tướng trung, các hữu bát vạn tứ thiên tùy h́nh hảo. Nhất nhất hảo trung, phục hữu bát vạn tứ thiên quang minh. Nhất nhất quang minh, biến chiếu thập phương thế giới niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả” (Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn tùy h́nh hảo. Trong mỗi hảo, lại có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi một quang minh chiếu các chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới, nhiếp thủ chẳng bỏ). Lại như quyển Thượng của kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Kỳ hữu chúng sanh, ngộ tư quang giả, tam cấu tiêu diệt… Nhược tại tam đồ cực khổ chi xứ, kiến thử quang minh, giai đắc hưu tức, vô phục khổ năo, thọ chung chi hậu, giai mông giải thoát… Nhược hữu chúng sanh, văn kỳ quang minh oai thần công đức, nhật dạ xưng thuyết (tŕ danh niệm Phật), chí tâm bất đoạn, tùy ư sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc” (Nếu có chúng sanh gặp quang minh ấy, tam cấu tiêu diệt… Nếu ở trong chỗ khổ sở tột bậc nơi tam đồ, trông thấy quang minh này, thảy đều được ngưng nghỉ, chẳng c̣n khổ năo. Sau khi hết tuổi thọ, đều được giải thoát… Nếu có chúng sanh nghe công đức oai thần của quang minh ấy, ngày đêm xưng nói (tŕ danh niệm Phật), chí tâm chẳng dứt, sẽ tùy theo ư nguyện mà được sanh trong cơi ấy). Trong ba kinh như đă dẫn trên đây, đều là xưng niệm (tán thán) danh hiệu A Di Đà Phật, có đủ ư nghĩa đặc thù. Phàm là liên hữu tŕ danh niệm Phật, ắt cần phải liễu tri danh nghĩa của đức Phật ấy, tác nguyện (phát nguyện) và ức niệm đích xác như thế đó! Như thế th́ mới được coi là như thật tu hành TDanh Niệm Phật, mới là Tán Thán Môn như luận này đă nói.

 

          (Chú) Như bỉ danh nghĩa, dục như thật tu hành tương ứng giả, bỉ Vô Ngại Quang Như Lai danh hiệu, năng phá chúng sanh nhất thiết vô minh, năng măn chúng sanh nhất thiết chí nguyện, nhiên hữu xưng danh, ức niệm, nhi vô minh do tại, nhi bất măn sở nguyện giả, hà giả? Do bất như thật tu hành, dữ danh nghĩa bất tương ứng cố dă.

          ()如彼名義。欲如實修行相應者。彼無礙光如來名號。能破眾生一切無明。能滿眾生一切志願。然有稱名憶念。而無明在。而不滿所願者。何者。由不如實修行。與名義不相應故也。

          (Chú: Đúng như danh nghĩa ấy, muốn như thật tu hành tương ứng chính là danh hiệu Vô Ngại Quang Như Lai có thể phá hết thảy vô minh của chúng sanh, có thể thỏa măn hết thảy chí nguyện của chúng sanh; nhưng có kẻ xưng danh, ức niệm, nhưng vô minh vẫn c̣n, điều mong nguyện chẳng được thỏa măn là v́ lẽ nào? Do chẳng như thật tu hành, chẳng tương ứng với danh nghĩa vậy).

 

          Ngài Đàm Loan đă chỉ ra giản lược sự được mất do “như thật tu hành tương ứng” và “chẳng như thật, chẳng tương ứng” khiến cho Tịnh nghiệp hành nhân có cái để [chọn lựa] lấy hay bỏ. “Như thật tu hành và tương ứng với danh hiệu” th́ sẽ có thể phá hết thảy vô minh, thỏa măn hết thảy nguyện cầu. Chẳng như thật, chẳng tương ứng th́ vô minh vẫn c̣n, chẳng thể thỏa nguyện được!

          Như thế nào th́ mới là đúng với danh nghĩa ấy? Nói giản lược th́ Phật là giác. Giác là nhất tâm nhị môn, chẳng một, chẳng khác. Phàm phu trái nghịch Chân Như Môn (Không), ứng hợp Sanh Diệt Môn (Hữu); đấy chính là trái nghịch giác, xuôi theo trần lao, gọi là “phàm phu”. Phật th́ trái nghịch Sanh Diệt Môn, ứng hợp Chân Như Môn, thường biết rơ hết thảy các pháp là Không, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước. Đấy chính là trái nghịch trần, xuôi theo giác, cũng chính là quang minh trí tướng, được gọi là Phật. Nay tôi đem phương pháp “đúng như danh nghĩa ấy, như thật tu hành tương ứng”, chiếu theo lời văn trong quyển Nhập Hương Quang Thất của pháp sư Liễu Nhiên, viết thành một bài Niệm Phật Nhiếp Yếu Tụng ḥng ném ḥn ngói để dẫn ra ngọc, kính thỉnh [độc giả] tham khảo. Bài tụng như sau:

          Phật hiệu như nhật phóng quang minh,

          Từ bi hàm dưỡng hảo an cư,

          Viên quang chiếu diệu vô biên tế,

          Lịch lịch minh minh độc tự tri,

          Lục tự hồng danh tương tục niệm,

          Thanh thanh giá trị thắng ma-ni.

          Tương lai lâm chung Phật tiếp dẫn,

          Kính văng Tây Phương thất bảo tŕ.

          (Phật hiệu vầng dương tỏa sáng ngời,

          Từ bi nuôi nấng trụ yên vui,

          Viên quang chiếu rọi không ngằn mé,

          Vằng vặc phân minh tự biết thôi,

          Sáu chữ hồng danh liên tục niệm,

          Mỗi câu giá trị vượt ma-ni,

          Mai sau xả báo Phật nghênh tiếp,

          Ao báu Tây Phương đến khó ǵ).

          Nếu có thể xưng tán vạn đức hồng danh của Phật Di Đà như thế th́ mới là như thật tu hành tương ứng. Hăy nên biết: Danh hiệu A Di Đà Phật được thành tựu bởi nguyện thứ mười hai, tức nguyện “quang minh chiếu trọn khắp mười phương” trong bổn nguyện. Như quyển Thượng của kinh Vô Lượng Thọ đă chép: “Ngă kiến siêu thế nguyện, tất chí vô thượng đạo, tư nguyện bất măn túc, thệ bất thành Đẳng Giác… Thần lực diễn đại quang, phổ chiếu vô tế độ, tiêu trừ tam cấu minh, minh tế chúng ách nạn… Bế tắc chư ác đạo, thông đạt thiện thú môn, công tộ thành măn túc, oai diệu lăng thập phương, nhật nguyệt tập trùng huy, thiên quang ẩn bất hiện” (Tôi lập nguyện trỗi đời, ắt đạt đạo vô thượng, nguyện này chẳng thỏa măn, thề chẳng thành Đẳng Giác… Thần lực phóng đại quang, chiếu khắp khôn ngằn cơi, tiêu trừ tối tam cấu, cứu tế các ách nạn… Đóng lấp các đường ác, thông đạt cửa đường lành, công phước thành trọn vẹn, oai sáng ngời mười phương, nhật nguyệt mất ánh sáng, quang minh của cơi trời, thảy ẩn mất chẳng hiện). Sự đặc thù của danh hiệu A Di Đà Phật chính là ở chỗ trọn đủ mười hai loại quang minh như vô lượng quang, vô ngại quang… Đấy là chỗ khác biệt đối với danh hiệu của chư Phật. Người niệm Phật th́ nhiều, kẻ văng sanh ít ỏi, nguyên nhân là do chẳng biết “danh hiệu của Phật chính là tướng trí huệ của Phật, giống như mặt trời tỏa ra quang minh, chẳng có tâm phân biệt, chiếu trọn khắp đại địa, từ bi nuôi dưỡng muôn vật, khiến cho chúng nó được sanh trưởng, an cư rất tốt đẹp”. Do vậy, tuy tŕ danh niệm Phật, nhưng chẳng như thật tương ứng với danh hiệu của A Di Đà Phật. Hạnh đă sai lệch, tín nguyện chẳng có sức, chẳng đạt được lợi ích văng sanh! Ví như muôn vật không có ánh nắng, há được sanh trưởng ư? Nếu thế gian chẳng có quang minh, sẽ là một bầu đen kịt, há có thể an cư ư?

          Cứ từ đó mà suy, A Di Đà Phật giống như ánh sáng mặt trời, từ bi nuôi nấng hết thảy chúng sanh, khiến cho họ ĺa khổ được vui, chỉ hưởng các sự vui. Ngài tiếp dẫn chúng sanh an cư nơi cơi Cực Lạc, ban cho chúng sanh được thành tựu địa vị Bổ Xứ ngay trong một đời. Ân ấy, đức ấy, thiên địa, cha mẹ, há có thể sánh bằng ư? Do vậy, Tịnh nghiệp hành nhân hăy nên dùng cái tâm “biết ân, báo ân” để niệm Phật. Mỗi khi niệm một câu Phật hiệu, phải quán tưởng trí huệ của Phật giống như quang minh của mặt trời, mặt trăng, chiếu sáng ngời cảnh giới mười phương. Niệm nào cũng đều như vậy, tiếng nào cũng đều như vậy, liên tục chẳng dứt, trước mắt là một bầu quang minh chiếu sáng ngời vô biên. Không ta, không người, không kia, không đây, âm thanh và quang minh ḥa thành một khối, tâm và Phật ḥa thành một khối. Lâu ngày thuần thục, tự nhiên căn, thân, thế giới nhất thời nhanh chóng thoát ĺa, chứng nhập Đại Quang Minh Tạng, Nhất Chân pháp giới lặng trong thường trụ, mới biết chính ḿnh và A Di Đà Phật vốn chẳng hai, Sa Bà và Cực Lạc cũng chẳng khác! Muốn thấy A Di Đà Phật, liền có thể thấy, muốn sanh về Tịnh Độ liền được văng sanh, vui sướng chi bằng? Tự tại chi bằng? Thẳng cho đến khi lâm chung, chỉ có quang minh của đức Di Đà và Tây Phương thánh cảnh hiện rành rành trước mắt, mặc sức tự nhiên, thượng phẩm thượng sanh, mau chóng đến liên tŕ, há có trở ngại ǵ?

          Thiên Thai Tông có vị cư sĩ là Trần Quán đă viết bài Quán Tâm Dị Kư Ca như sau: “Tâm không tức thái không, hoát nhiên vô khả xúc. Nhất Chân pháp giới trung, linh chiếu thường an trụ” (Tâm không tức hư không, rỗng rang chẳng thể chạm. Trong Nhất Chân pháp giới, linh chiếu thường an trụ). Ư cảnh niệm Phật của chúng ta cũng phải nên như thế. Trong cái tâm thanh tịnh “buông xuống muôn duyên, chẳng vướng mắc mảy may”, dấy lên một câu danh hiệu A Di Đà Phật vô lượng quang minh rành rẽ phân minh, linh linh giác giác, chẳng tán loạn, mà cũng chẳng hôn trầm, ngay khi ấy, một bầu quang minh chiếu rạng ngời mười phương, chẳng có phân biệt. Đấy là Phật danh, hay là Phật quang? Đấy chính là quang minh của Phật, hay là quang minh của tự tâm? Chỉ cần biết tâm như hư không, Phật niệm liên tục, niệm nào cũng đều như thế, niệm nào cũng đều thành phiến, chẳng cầu nhất tâm mà tự đạt được nhất tâm. Nhị Tổ của Tịnh Độ Tông là Thiện Đạo đại sư, Ngũ Tổ là Thiếu Khang đại sư, đều là những tấm gương “đúng như quang minh trí tướng của đức Như Lai ấy, đúng như danh nghĩa ấy mà tŕ danh niệm Phật tương ứng”.

 

          (Chú) Vân hà vi bất như thật tu hành, dữ danh nghĩa bất tương ứng? Vị bất tri Như Lai thị Thật Tướng thân, thị vị vật thân. Hựu hữu tam chủng bất tương ứng. Nhất giả, tín tâm bất thuần, nhược tồn, nhược vong cố. Nhị giả, tín tâm bất nhất, vô quyết định cố. Tam giả, tín tâm bất tương tục, dư niệm gián cố. Thử tam cú triển chuyển tương thành. Dĩ tín tâm bất thuần, cố vô quyết định. Vô quyết định cố, niệm bất tương tục. Diệc khả niệm bất tương tục, cố bất đắc quyết định tín. Bất đắc quyết định tín, cố tâm bất thuần. Dữ thử tương vi, danh như thật tu hành tương ứng. Thị cố, Luận Chủ kiến ngôn “ngă nhất tâm”.

          ()云何為不如實修行。與名義不相應。謂不知如來是實相身。是為物身。又有三種不相應。一者信心不淳。若存若亡故。二者信心不一。無決定故。三者信心不相續。餘念間故。此三句展轉相成。以信心不淳。故無決定。無決定故。念不相續。亦可念不相續故。不得決定信。不得決定信故。心不淳。與此相違。名如實修行相應。是故論主建言我一心。

          (Chú: Như thế nào là chẳng như thật tu hành, chẳng tương ứng với danh nghĩa? Chính là v́ chẳng biết Như Lai là thân Thật Tướng, là thân v́ chúng sanh. Lại có ba thứ chẳng tương ứng: Một là tín tâm chẳng thuần, v́ lúc c̣n, lúc mất. Hai là tín tâm chẳng chuyên nhất, do chẳng quyết định. Ba là tín tâm chẳng liên tục, do các niệm khác xen vào. Ba câu ấy lần lượt thành tựu lẫn nhau. Do tín tâm chẳng thuần, cho nên chẳng quyết định. Do chẳng quyết định, niệm chẳng liên tục. Cũng có thể là do niệm chẳng liên tục, cho nên chẳng đạt được ḷng tin quyết định. Do chẳng đạt được ḷng tin quyết định, cho nên tâm chẳng thuần. Trái nghịch những điều ấy th́ gọi là “như thật tu hành tương ứng”. V́ thế, Luận Chủ mới nói: “Con nhất tâm”).

 

          Thế nào là chẳng như thật tu hành, chẳng tương ứng với danh nghĩa của A Di Đà Phật? Nói theo Lư, niệm Phật mà chẳng biết A Di Đà Phật từ vô lượng kiếp trước, vốn là Pháp Thân (Thật Tướng Thân) thành Phật. V́ thế, tên là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, chỉ biết Hóa Thân Phật từ khi Ngài thành Phật đến nay đă trải qua mười kiếp; đức Phật được niệm chỉ là Hóa Thân Phật (Vị Vật Thân) do cha mẹ sanh ra, chẳng niệm Pháp Thân thanh tịnh chân thật của Phật và Báo Thân Phật trí huệ viên măn. Đó gọi là chẳng như thật, chẳng tương ứng. Như trong phẩm Như Lai Thọ Lượng của kinh Pháp Hoa có nói: “Ngă thật thành Phật dĩ lai, vô lượng vô biên bách thiên vạn ức na-do-tha kiếp” (Ta thật sự thành Phật cho đến nay là vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha kiếp). Đấy là Pháp Thân (Thật Tướng Thân) Phật. “Ngă trí lực như thị, cửu tu nghiệp sở đắc, huệ quang chiếu vô lượng, thọ mạng vô số kiếp” (Trí lực của ta như thế đó là do nghiệp đă tu từ lâu mà đạt được, huệ quang chiếu vô lượng, thọ mạng vô số kiếp). Đấy chính là Báo Thân Phật. “Ngă thiểu xuất gia, đắc vô thượng Bồ Đề” (Ta xuất gia không lâu bèn đắc Vô Thượng Bồ Đề); đấy là Hóa Thân Phật. Như kinh A Di Đà có nói: “A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập kiếp” (A Di Đà Phật thành Phật cho đến nay đă là mười kiếp). Đấy là nói theo Hóa Thân Phật. Giả sử niệm Phật, chỉ biết Hóa Thân của A Di Đà Phật, vậy là chẳng niệm chân Phật; như thế th́ chẳng phải là như thật tu hành, chẳng tương ứng với danh nghĩa của Phật Di Đà.

          Nói theo Sự, hàng Bồ Tát tu hành Tịnh Độ Tông, nếu chẳng thể thành tựu tín tâm đối với Đại Thừa và pháp môn Tịnh Độ, hạng người ấy gọi là “khinh mao Bồ Tát” (hàng Bồ Tát như chiếc lông nhẹ), theo gió cuốn, trôi nổi thoắt đằng Đông, thoạt đằng Tây. Vậy là sẽ có ba thứ chẳng như thật tương ứng:

          1) Tu hành mà tín tâm chẳng thuần hậu, kiên cố, lúc có, lúc không, hoặc c̣n, hoặc mất.

          2) Tín tâm chẳng chuyên nhất, hoặc tin Đại Thừa, hoặc tin Tiểu Thừa. Hoặc tin pháp môn Tịnh Độ, hoặc tin theo những pháp môn khác, do chẳng có sự quyết định.

          3) Tín tâm chẳng liên tục, v́ khi niệm Phật bèn có những vọng tưởng khác xen tạp.

          Ba câu ấy lần lượt thành tựu lẫn nhau. Tín tâm chẳng thuần hậu, kiên cố, cho nên chẳng quyết định. Do chẳng quyết định, nên chẳng liên tục. Do v́ chẳng liên tục, cho nên chẳng có quyết định. Do không quyết định, nên chẳng thuần hậu, kiên cố.

          Nói đơn giản, trọng yếu th́: Nếu chẳng thể nhất tâm chánh niệm, tín tâm thanh tịnh, nương theo năm niệm môn này mà tu hành, sẽ có ba thứ chẳng như thật, chẳng tương ứng! Nói ngược lại, nếu có thể nhất tâm chánh niệm, tín tâm thanh tịnh, nương theo năm niệm môn này tu hành th́ gọi là “như thật tu hành”, tương ứng với danh nghĩa của A Di Đà Phật, tương ứng với pháp môn Tịnh Độ, tương ứng với hết thảy Đại Thừa Phật pháp. Do vậy, vừa mở đầu, Luận Chủ bèn nói: “Thế Tôn ngă nhất tâm (nhất tâm chánh niệm, tín tâm thanh tịnh), quy mạng tận thập phương, Vô Ngại Quang Như Lai. Nguyện sanh An Lạc quốc, ngă y Tu Đa La, chân thật công đức tướng, thuyết nguyện kệ tổng tŕ, dữ Phật giáo tương ứng” (Thế Tôn, con một ḷng (nhất tâm chánh niệm, ḷng tin thanh tịnh), quy mạng trọn mười phương, Vô Ngại Quang Như Lai, nguyện sanh cơi An Lạc. Con nương theo Khế Kinh, tướng công đức chân thật, nói nguyện kệ tổng tŕ, tương ứng lời Phật dạy).

          Nói quy nạp lại th́ tiền đề để tu hành và thành tựu pháp môn Ngũ Niệm chính là có tín tâm duy nhất chẳng hai hay không? Ba kinh một luận của Tịnh Độ không ǵ đều chẳng nhằm làm cho chúng ta từ Văn Tư Huệ, phát khởi ḷng tin sâu xa đối với pháp môn Tịnh Độ, tiến đến tŕ danh hay quán tưởng niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Đấy gọi là ba tư lương của Tịnh Độ. Do vậy, trong luận này, trong phần Trường Hàng nhằm giải thích ư nghĩa [của phần Kệ Tụng], vừa mở đầu, vị Luận Chủ bèn chỉ dạy chúng ta: Quán như thế nào? Sanh tín tâm như thế nào? Tín tâm trọn đủ, sẽ như thật tu hành, như thật tương ứng. Nếu chẳng có tín tâm, th́ tu Ngũ Niệm Môn sẽ đều chẳng như thật, sẽ đều chẳng tương ứng. Như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận đă nói: “Nghi th́ hoa chẳng nở. Người tín tâm thanh tịnh, hoa nở liền thấy Phật”. Như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Nhược hữu chúng sanh, dĩ nghi hoặc tâm, tu chư công đức, nguyện sanh bỉ quốc, bất liễu Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, Đại Thừa quảng trí, vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Ư thử chư trí, nghi hoặc bất tín, nhiên do tín tội phước, tu chư thiện bổn, nguyện sanh kỳ quốc. Thử chư chúng sanh, sanh bỉ cung điện, thọ ngũ bách tuế, thường bất kiến Phật, bất văn kinh pháp, bất kiến Bồ Tát, Thanh Văn thánh chúng. Thị cố ư bỉ quốc độ, vị chi thai sanh. Nhược hữu chúng sanh, minh tín Phật trí, năi chí thắng trí, tác chư công đức, tín tâm hồi hướng, thử chư chúng sanh, ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh… Thân tướng quang minh, trí huệ, công đức như chư Bồ Tát cụ túc thành tựu… Kỳ hữu Bồ Tát, sanh nghi hoặc giả, vi thất đại lợi. Thị cố ưng đương minh tín chư Phật vô thượng trí huệ” (Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc, tu các công đức, nguyện sanh về cơi kia, nhưng chẳng hiểu rơ Phật trí, trí chẳng thể nghĩ bàn, trí chẳng thể diễn tả, trí Đại Thừa rộng lớn, trí tối thượng thù thắng không ǵ sánh bằng được. Đối với các trí ấy, nghi hoặc chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu các cội lành, nguyện sanh về cơi ấy. Các chúng sanh đó sanh trong cung điện của cơi ấy, thọ năm trăm năm, thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy các vị Bồ Tát, Thanh Văn. V́ thế đối với quốc độ ấy, họ được gọi là “thai sanh”. Nếu có chúng sanh, tin hiểu rơ ràng Phật trí cho đến thắng trí, làm các công đức, tín tâm hồi hướng, những chúng sanh ấy sẽ tự nhiên hóa sanh trong hoa bảy báu… Thân tướng, quang minh, trí huệ, công đức thành tựu trọn đủ như các vị Bồ Tát... Có những Bồ Tát sanh ḷng nghi hoặc th́ đánh mất lợi ích to lớn. V́ thế, hăy nên tin rơ trí huệ vô thượng của chư Phật).

          Như kinh Đại Bảo Tích nói: “Nhược tha phương chúng sanh, văn Vô Lượng Thọ Như Lai danh hiệu, năi chí năng phát nhất niệm tịnh tín, hoan hỷ ái nhạo. Sở hữu thiện căn, hồi hướng nguyện sanh kỳ quốc giả, tùy nguyện văng sanh, đắc Bất Thoái Chuyển” (Nếu chúng sanh ở phương khác nghe danh hiệu Vô Lượng Thọ Như Lai, cho đến có thể phát ra một niệm tịnh tín, hoan hỷ, ưa thích, tất cả thiện căn đều hồi hướng nguyện sanh về cơi ấy, sẽ thuận theo ư nguyện mà văng sanh, đắc Bất Thoái Chuyển). Lại như Thanh Lương quốc sư đời Đường, đă trả lời câu hỏi của Thuận Tông[5] hoàng đế: “Luân Quán[6] của các kinh liễu nghĩa từ đầu đến cuối là như thế nào?” Ngài đáp: “Thứ nhất, biết rơ cảnh chẳng thể nghĩ bàn (Thật Tướng Thân, tự tánh thanh tịnh tâm), khiến cho tin hiểu, nghĩ nhớ. Thứ hai, thật sự phát tâm Bồ Đề, ngơ hầu dốc chí nơi cao thượng. Thứ ba là khéo an trụ trong Chỉ Quán, tu muôn hạnh để bổ trợ. Thứ tư là hồi hướng Bồ Đề, nhân quả viên măn. Do bốn mối như trên, từ phàm cho đến thánh, từ đầu đến cuối đều rành rành”.

          Do vậy có thể biết, pháp môn Ngũ Niệm nói trong luận này, trước hết cũng là muốn cho [hành nhân] biết rơ cảnh chẳng nghĩ bàn, tức là A Di Đà Phật và quốc độ An Lạc đều là cảnh chân thật chẳng thể nghĩ bàn! Tŕ danh niệm Phật như thế, sẽ là tán thán Thật Tướng Thân của A Di Đà Phật. Do vậy, sẽ kiến lập tín tâm Đại Thừa và ḷng tin thanh tịnh đối với pháp môn Tịnh Độ, phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Sau đấy, dùng Tác Nguyện Môn để tu Chỉ, dùng Quán Sát Môn để tu Quán, th́ là “khéo an trụ nơi Chỉ Quán”. Cuối cùng, dùng Hồi Hướng Môn để hồi hướng chúng sanh cùng chứng Vô Thượng Bồ Đề, nhân quả viên măn. Đấy chính là tâm yếu từ đầu đến cuối của bộ luận này và ba kinh Tịnh Độ, là tu hành pháp môn Bất Nhị.

          Muốn thấy A Di Đà Phật, muốn sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, muốn được thượng cầu hạ hóa, nhân quả viên măn, th́ đối với pháp môn Tịnh Độ, đối với tướng quang minh trí huệ của A Di Đà Phật, há c̣n nên nghi hoặc, chẳng sanh tín tâm ư? V́ thế, cần phải tin sâu chẳng nghi, lấy hết mạng làm hạn, cậy vào tín tâm chí thành chẳng ngưng dứt để làm định nghiệp cho pháp môn Ngũ Niệm. Dùng cái tâm hữu tướng, trọn đủ ḷng yêu thích [Cực Lạc] và chán nhàm [Sa Bà], nương theo tâm vô tướng, lư quán tương ứng. Bậc thượng căn sẽ có thể thông đạt duyên khởi tánh Không, kẻ hạ căn cần phải học làm kẻ ngu si, thẳng thắn. Tín tự (nhớ Phật, niệm Phật, sẽ nhất định thấy Phật), tín tha (bổn nguyện của đức Di Đà), tín nhân (pháp môn Ngũ Niệm), tín quả (văng sanh thành Phật), tín Sự (y báo và chánh báo của Cực Lạc), tín Lư (tâm làm Phật, tâm là Phật), nhất là phải tin: Có sanh ắt có tử, mạng người vô thường, đường luân hồi nguy hiểm, thời gian ở trong nẻo khổ lâu dài, lời Phật chẳng hư vọng, thật sự có Tịnh Độ, nguyện sanh liền sanh. Hễ sanh bèn Bất Thoái, thành Phật trong một đời, pháp vốn duy tâm. Hoặc là dựa theo những điều đă nói trong quyển thứ nhất của Long Thư Tịnh Độ Văn để dấy khởi ḷng tin đối với Tịnh Độ. Sanh ḷng tin như thế, tu năm môn này, ắt sẽ được “vạn người tu, vạn người đến”. Nay tôi trích lục bài thơ Khuyến Tu Tịnh Độ của Tỉnh Am đại sư, tức vị Tổ thứ mười một của Tịnh Tông như sau:

          Hưu ngôn Cực Lạc khổ nan sanh,

          Tài thuyết nan sanh thị chướng môn,

          Phật lực tự năng trừ nghiệp lực,

          Tín căn đoan khả bạt nghi căn,

          Thâm đào tư trái tàng vương phủ,

          Hiện thọ quan h́nh ngộ thánh ân.      

          Tảo văn tương tùng khỏa lương khứ,

          Thử sanh chung bất phụ TTôn.

          (Đừng kêu Cực Lạc khó sanh về,       

          “Khó sanh” vừa thốt, chướng môn khai,

          (Chướng môn có ba thứ, một là ngờ nghiệp lực sâu nặng, hai là ngờ phước lực mỏng ít, ba là ngờ công tu hành cạn cợt. Có ba mối nghi ấy, sẽ chẳng thể văng sanh)[7].

          Phật lực đương nhiên trừ nghiệp lực,

          Tín căn chắc chắn đoạn nghi căn,

          Nợ riêng ôm trốn trong vương phủ,

          (“Nợ riêng” chính là oán nghiệp, “vương phủ” chính là Cực Lạc. Sanh về Cực Lạc bèn thoát khỏi oán nghiệp).

          Đặc xá trong khi sắp tử h́nh,

          (Đích thân nhờ Phật lực, cơi âm chẳng thể bắt giữ).

          Sáng tối lương khô luôn sắp sẵn,

          Đời này trọn chẳng phụ TTôn).

          Các Tịnh tông liên hữu, hăy nên suy đi nghĩ lại lời này! Lại hăy nên đọc quyển thứ hai của bộ Tây Quy Trực Chỉ trong An Sĩ Toàn Thư, đấy là kim chỉ nam về các mối nghi vấn. Quyển thứ ba [trong bộ sách ấy] khơi gợi ḷng tin, [giải đáp các] vấn nạn, sẽ có thể khiến cho quư vị đoạn nghi sanh tín.

 

          (Chú) Vấn viết: Danh vi pháp chỉ, như chỉ chỉ nguyệt. Nhược xưng Phật danh hiệu, tiện đắc măn nguyện giả, chỉ nguyệt chi chỉ, ưng năng phá ám. Nhược chỉ nguyệt chi chỉ bất năng phá ám, xưng Phật danh hiệu, diệc hà năng măn nguyện da? Đáp viết: Chư pháp vạn sai, bất khả nhất khái! Hữu danh tức pháp, hữu danh dị pháp. Danh tức pháp giả, chư Phật, Bồ Tát danh hiệu, Bát Nhă Ba La Mật, cập Đà La Ni chương cú, cấm chú âm từ đẳng thị dă. Như cấm thũng từ vân: “Nhật xuất Đông phương, sạ xích, sạ hoàng đẳng cú. Giả sử Dậu Hợi hành cấm, bất quan nhật xuất, nhi thũng đắc sai. Diệc như hành sư đối trận, đản nhất thiết xỉ trung, tụng “lâm binh đấu giả, giai trần liệt tại tiền”. Hành tụng thử cửu tự, ngũ binh chi sở bất trúng, Băo Phác Tử vị chi yếu đạo giả dă. Hựu khổ chuyển cân giả, dĩ mộc qua đối hỏa, uất chi tắc dũ. Phục hữu nhân đản hô mộc qua danh diệc dũ, ngô thân đắc kỳ hiệu dă. Như tư cận sự, thế gian cộng tri, huống bất khả tư nghị cảnh giới giả hồ! Diệt Trừ dược đồ cổ chi dụ, phục thị nhất sự. Thử dụ dĩ chương ư tiền, cố bất trùng dẫn. Hữu danh dị pháp giả, như chỉ chỉ nguyệt đẳng danh dă.

          ()問曰。名為法指。如指指月。若稱佛名號。便得滿願者。指月之指應能破闇。若指月之指不能破闇。稱佛名號。亦何能滿願耶。答曰。諸法萬差不可一概。有名即法。有名異法。名即法者。諸佛菩薩名號。般若波羅蜜。及陀羅尼章句。禁呪音辭等是也。如禁腫辭云。日出東方。乍赤乍黃等句。假使酉亥行禁。不關日出。而腫得差。亦如行師對陣。但一切齒中誦。臨兵鬪者。皆陳列在前。行誦此九字。五兵之所不中。抱朴子謂之要道者也。又苦轉筋者。以木瓜對火。熨之則愈。復有人但呼木瓜名亦愈。吾身得其效也。如斯近事世間共知。況不可思議境界者乎。滅除藥塗鼓之喻。復是一事。此喻已彰於前。故不重引。有名異法者。如指指月等名也。

          (Chú: Hỏi: Danh là để chỉ pháp, như ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu xưng danh hiệu Phật bèn được măn nguyện th́ lẽ ra ngón tay chỉ mặt trăng phải có thể trừ tối. Nếu ngón tay chỉ mặt trăng chẳng thể trừ tối tăm th́ xưng danh hiệu Phật cũng làm sao có thể măn nguyện cho được? Đáp: Các pháp sai khác muôn vàn, chẳng thể nói nhất loạt như nhau được! Có danh xưng chính là pháp, có danh xưng khác với pháp. “Danh chính là pháp” là như danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, Bát Nhă Ba La Mật, và các chương cú Đà La Ni, các âm thanh, từ ngữ thuộc về cấm chú v.v… Như lời chú để trị bệnh thũng là các câu như: “Mặt trời mọc từ phương Đông, chợt đỏ, chợt vàng…” Giả sử vào giờ Dậu hoặc giờ Hợi mà thực hành cấm chú ấy, chẳng liên quan ǵ đến mặt trời mọc, mà bệnh thũng vẫn khỏi. Lại như xuất quân ra trận, chỉ dạy hết thảy [quan quân] tụng thầm qua kẽ răng: “Lâm binh đấu giả giai trần liệt tại tiền” (Những kẻ ra trận chiến đấu đều xếp hàng trước mặt)[8]. Tụng chín chữ ấy, năm thứ binh khí chẳng đâm trúng được. Băo Phác Tử[9] nói đó là “yếu đạo” vậy. Lại nữa, khổ sở v́ bị trặc gân, dùng đu đủ hơ lửa đem chườm th́ sẽ hết. Lại có người chỉ gọi tên đu đủ th́ cũng lành. Tôi đă đích thân cảm nhận sự công hiệu ấy. Những chuyện gần gũi trong thế gian như vậy, thế gian đều cùng biết, huống hồ cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn ư? Thí dụ về chất thuốc Diệt Trừ đem bôi trống lại là một chuyện nữa. Thí dụ ấy đă được nói rơ trong phần trước, cho nên không trích dẫn lại nữa. danh khác với pháp th́ là như danh xưng “ngón tay chỉ mặt trăng”).

 

          Đoạn vấn đáp này nhằm giải trừ mối nghi “xưng danh hiệu Phật có thể thỏa măn hết thảy sở nguyện”. Lời hỏi như thế này: Lấy ngón tay chỉ mặt trăng làm thí dụ, ngón tay đă chẳng phải là mặt trăng, danh hiệu Phật giống như ngón tay, làm sao có công dụng thỏa nguyện cho được? Lời đáp như sau: Đối với các pháp, có sự bất đồng, có những danh xưng chính là pháp, có những danh xưng khác với pháp. Xưng danh hiệu Phật th́ danh chính là pháp, cho nên có công dụng về pháp, chớ nên sanh nghi!

          Trước hết, Ngài lấy Phật pháp để thuyết minh. Chẳng hạn như A Di Đà Phật là tiếng Phạn, dịch thành Vô Lượng Giác Giả, bao hàm [các ư nghĩa] vô lượng quang minh, thọ mạng, trí huệ, thần thông, công đức v.v… Đă là hết thảy vô lượng, cho nên có thể thỏa măn nguyện cầu của chúng sanh. “Quán Thế Âm Bồ Tát” là như kinh Pháp Hoa đă nói: “Quán Thế Âm Bồ Tát, dĩ hà nhân duyên danh Quán Thế Âm? Nhược hữu vô lượng chúng sanh, thọ chư khổ năo, văn thị Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát” (Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên nào mà tên là Quán Thế Âm? Nếu có vô lượng chúng sanh chịu các nỗi khổ năo, nghe nói đến vị Quán Thế Âm Bồ Tát này, bèn nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát ngay lập tức quán âm thanh ấy [khiến cho] họ đều được giải thoát). Đấy là nguyên do danh hiệu Quán Thế Âm có thể dẹp trừ hết thảy khổ nạn cho chúng sanh. Như Bát Nhă Ba La Mật cũng là tiếng Phạn, dịch thành “trí huệ đáo bỉ ngạn” [trong tiếng Hán]. Thuở đức Phật tại thế, Đế Thích và chư thiên giao chiến với A Tu La, đức Phật dạy Đế Thích hăy sắc truyền chư thiên cùng tụng Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa, A Tu La ngay lập tức tan tác rút chạy. Phật giáo truyền nhập Trung Hoa chẳng lâu, Huyền Trang đại sư sang Ấn Độ thỉnh kinh, giữa đường bị thiếu nước, hoặc gặp ác thú, hoặc gặp giặc cướp, thường tụng Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh, th́ ngay lập tức có nước, thoát nạn. Những điều ấy đều là sự thật đích xác [chứng tỏ kinh điển và danh hiệu Phật] có thể măn nguyện. Lại như Quảng Đại Viên Măn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chương Cú, gọi tắt là chú Đại Bi, kiền thành tụng chú ấy, đích xác là có các thứ lực dụng trị bệnh, trừ ma, tiêu tai v.v… chẳng thể nghĩ bàn. Những chuyện linh cảm xưa nay rất nhiều.

          Lại nêu ra mấy trường hợp trong dân gian Trung Hoa: Một là Cấm Thũng Từ (chú trị bệnh thũng), bất luận sáng tối, chỉ cần đối trước người bệnh thũng, miệng tụng mấy câu “nhật xuất Đông phương, sạ xích, sạ hoàng” v.v… bệnh thũng bèn tiêu trừ. Hai là như xuất quân sắp giao chiến, lúc quân trận đối địch, mọi người trong miệng cùng tụng “lâm binh đấu giả, giai trần liệt tại tiền”. Tụng chín chữ ấy, năm loại binh khí chẳng thể đâm trúng. Theo Hán Thư ghi chép, “ngũ binh” là năm thứ binh khí tức mâu, kích, cung, kiếm, giáo. Trong sách Băo Phác Tư do Cát Hồng biên soạn vào đời Tấn, câu ấy được coi là đạo trọng yếu trong cách dụng binh. Ba là như người bị rút gân, đầu cổ chẳng thể chuyển động, cảm thấy đau khổ, hăy lấy trái đu đủ dùng lửa nướng cho nóng, áp vào chỗ bị rút gân, sẽ có thể trị lành. Hoặc có lúc chẳng t́m được đu đủ, chỉ gọi tên đu đủ, dùng khăn tay hơ nóng không ngừng xoa bóp chỗ bị rút gân th́ cũng có thể trị lành. Ngài Đàm Loan lấy chính ḿnh làm chứng, nói chính Ngài đă đạt được hiệu quả như vậy. Những chuyện giống như vậy mọi người Hoa đều cùng hay biết, chẳng thể ngờ vực được! Huống chi xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật chính là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có Phật mới có thể biết công dụng vi diệu của Ngài. Như Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh có nói: “Xưng niệm nhất Phật danh hiệu, tiện năng đắc như thị công đức lợi ích. Thử thị Phật sở hành xứ (cảnh giới)” (Xưng niệm danh hiệu của một vị Phật bèn đạt được công đức lợi ích như thế đó. Đấy chính là hành xứ (tức cảnh giới) của Phật vậy). Há có nên sanh nghi chẳng tin? Lời hỏi của ông, dùng ngón tay chỉ mặt trăng làm thí dụ, đấy chính là danh khác với pháp! Ngón tay và mặt trăng căn bản là bất đồng, sẽ không có công dụng trừ tối hoặc măn nguyện được, đó là lẽ đương nhiên!

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa

phần 5 hết

 

 



[1] Biện Tài Thiên Nữ (Sarasvatī), c̣n dịch là Biện Tài Thiên, hoặc Diệu Âm Thiên Nữ, vốn là một vị nữ thần trong Bà La Môn giáo, chuyên trông coi y dược, thơ ca, giàu có, trí huệ, vẻ đẹp, và âm nhạc. Bà cũng là một vị thần hộ pháp của Phật giáo. Theo kinh Kim Quang Minh, phẩm Đại Biện Tài Thiên Thần (do ngài Đàm Vô Sấm dịch) có chép: “Lúc bấy giờ, Biện Tài Thiên Nữ bạch cùng đức Phật: “Thưa Thế Tôn! Con sẽ tăng trưởng Nhạo Thuyết Biện Tài cho người nói pháp này, khiến cho những điều người ấy đă nói đều là khéo đạt đại trí, có thứ lớp. Nếu đối với câu chữ, ư nghĩa trong kinh văn mà quên mất hoặc hiểu nhớ sai, con sẽ khiến cho vị tỳ-kheo thuyết pháp ấy nhớ lại đúng thứ tự, tổng tŕ chẳng quên mất…” Bà được coi là một trong mười tám vị thần tài bảo trong Phật giáo theo truyền thống Tây Tạng, được gọi là Diệu Âm Phật Mẫu, và được coi là phối ngẫu của Văn Thù Bồ Tát. Bà thường được tạc tượng dưới h́nh thức một thiếu nữ xinh đẹp ôm đàn tỳ bà.

[2] Liễu nhân (了因) là cái nhân gián tiếp giúp cho cái quả thành tựu. Sách Nhân Minh Đại Sớ quyển thượng giảng: “Nhân xét về bản thể có hai loại, một là sanh nhân, hai là liễu nhân. Như hạt giống có thể nẩy mầm, do có tác dụng sanh khởi nên gọi là sanh nhân. Như đèn chiếu vật, có thể hiển hiện cái quả, nên gọi là liễu nhân”.

[3] Y Trùng, gọi đủ là Y Oai Trùng, c̣n gọi là Triều Trùng, là tên gọi chung của nhiều loại côn trùng có h́nh tṛn dẹp, mà người Anh thường gọi là Sowbug, Pill bug, hay Woodlouse. Chúng sống nơi ẩm thấp, màu xám nâu, hay xám trắng, nhiều chân, có vỏ cứng, khi gặp nguy hiểm thường cuộn tṛn lại (nhưng khác với loài cuốn chiếu, millipede), v́ Y Trùng không có chân kép như loài cuốn chiếu, và cuốn chiếu có thân h́nh dài, thon, tṛn (gần giống như rết), trong khi Y Trùng th́ dẹp và ph́nh to.

[4] Châu Dương vốn là từ ngữ để chỉ mặt trời, v́ mặt trời lúc mới mọc có sắc đỏ. Về sau, từ ngữ Châu Dương được dùng để chỉ mùa Hạ, nhưng khi nói đến “Châu Dương tiết” th́ là lúc giao mùa giữa Hạ và Thu.

[5] Đường Thuận Tông tên thật là Lư Tụng. Ông là vị vua có thời gian trị v́ ngắn nhất, chỉ có 184 ngày! Lư Tụng là con trai của Đường Đức Tông (Lư Quát), vốn là người khoan dung và nhân ái, biết chiêu hiền đăi sĩ, nhưng chẳng may bị đột quỵ (stroke) khi đang c̣n làm Thái Tử đến nỗi không nói được và cử động rất khó khăn. Tuy thời gian cầm quyền ngắn ngủi, ông đă tận lực cùng các đại thần như Vương Thúc Văn, Vi Chấp Nghị, Hàn Diệp, Liễu Tông Nguyên… mưu toan trừ khử những gă gian thần thời Đức Tông và tiêu trừ thế lực của bọn hoạn quan đang nhũng loạn triều chính. Thế nhưng, do Vương Thúc Văn chuyên quyền, bất ḥa với Vi Chấp Nghị, khiến cho bọn hoạn quan thừa cơ đắc thế, suất lănh quần thần dâng sớ ép vua phải nhường ngôi cho thái tử Lư Thuần (tức Đường Hiến Tông).

[6] Luân Quán (綸貫) theo ư nghĩa gốc chính th́ là các trước tác về luân lư, nhưng nếu xét theo ư nghĩa thông dụng trong các bản chú sớ th́ Luân Quán chính là phần Huyền Nghĩa (tương đương với Ngũ Trùng Huyền Nghĩa) nhằm giải thích biện định những ư nghĩa tổng cương như thể tướng, lực dụng, giáo tướng, tông chỉ v.v… của một bản kinh hay một bộ luận.

[7] Đây là những chú thích do người biên tập bộ Tịnh Độ Thi ghi vào và được pháp sư Tánh Phạm ghi kèm sau mỗi câu thơ tương ứng, chúng tôi đưa vào phần dịch nghĩa chứ không ghép sau nguyên văn của bài thơ để độc giả dễ đọc nguyên tác hơn.

[8] Đạo gia dùng bài chú này làm chú hộ thân (c̣n gọi là Lục Giáp Bí Chú) để đối phó với ma quỷ khi vào vùng hoang vu. Khi họ xướng mỗi chú đều phải có một loại thủ ấn tương ứng. Chẳng hạn như xướng chữ Lâm bèn kết ấn Độc Cô, xướng chữ Binh bèn kết ấn Đại Kim Cang Luân

[9] Băo Phác Tử là hiệu của Cát Hồng (283-343), sống vào đời Tấn. Ông từng ra làm quan, làm đến chức Phục Ba Tướng Quân, tước Quan Nội Hầu. Về sau, ông theo thứ sử Kê Hàm xuống Quảng Châu, giữ chức Tham Quân. Sau khi Kê Hàm bị hại, ông ẩn cư tại núi La Phù, tu đạo ở đấy. Ông tôn Thái Thú Nam Hải là Bào Tịnh làm thầy, học tập luyện đan, lại cưới con gái Bào Tịnh là Bào Cô làm vợ. Ông trước tác bộ Băo Phác Tử nhằm tŕnh bày triết thuyết của ḿnh cũng như dạy các phép luyện đan.