B.2.  BIỆT TỰ

 Phẩm tiếp theo đây là Biệt Tự, cũng là Phát Khởi Tự. Trong phần này, Như Lai hiện tướng lành, phóng quang, A Nan hoan hỷ thưa hỏi, Thế Tôn đáp thẳng vào điều nghi, diễn xuất một bộ pháp bảo quảng đại, viên măn, giản dị, nhanh tắt, phương tiện rốt ráo, hy hữu bậc nhất, khó được gặp gỡ là kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác.

3. Đại Giáo duyên khởi ( )

Chánh kinh:

奕,如 聚,又 鏡,影 裏,現 變。尊 惟,今 淨,光 巍,寶 嚴,從 所未 見。喜 仰,生 心。即 起,偏 肩,長 掌,而 言:世 定,住 法,住 ,導 行,最 道。去 念,為 耶?為 耶?何 耀、光 爾,願 說。

Nhĩ thời Thế Tôn oai quang hách dịch, như dung kim tụ, hựu như minh kính, ảnh sướng biểu lư, hiện đại quang minh s thiên bách biến. Tôn giả A Nan tức tự tư duy: “Kim nhật Thế Tôn sắc thân chư căn duyệt dự thanh tịnh, quang nhan nguy nguy, bảo sát trang nghiêm, tùng tích dĩ lai, sở vị tằng kiến”. Hỷ đắc chiêm ngưỡng, sanh hy hữu tâm, tức tùng ṭa khởi, thiên đản hữu kiên, trường quỵ hiệp chưởng, nhi bạch Phật ngôn:

- Thế Tôn kim nhật nhập đại tịch định, trụ kỳ đặc pháp, trụ chư Phật sở trụ, đạo sư chi hạnh, tối thắng chi đạo. Khứ lai hiện tại Phật Phật tương niệm, vị niệm quá khứ vị lai chư Phật da? Vị niệm hiện tại tha phương chư Phật da? Hà cố oai thần hiển diệu, quang thụy thù diệu năi nhĩ, nguyện vị tuyên thuyết.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn oai quang rạng rỡ như khối vàng nung, lại cũng như gương sáng trong ngoài sáng tỏ, hiện quang minh lớn, biến hiện ra mấy trăm ngàn thứ. Tôn giả A Nan liền tự suy nghĩ: “Hôm nay Thế Tôn sắc thân, các căn vui sướng thanh tịnh, quang nhan ṿi vọi, cơi báu trang nghiêm, từ xưa đến nay ta chưa từng thấy”, mừng rằng ḿnh được chiêm ngưỡng, sanh tâm hy hữu. Ngài liền từ ṭa đứng dậy, trật áo vai phải, quỳ dài, chắp tay, mà bạch Phật rằng:

- Thế Tôn ngày nay nhập đại tịch định, trụ pháp kỳ đặc, trụ hạnh đạo sư của chư Phật trụ, là đạo tối thắng. Quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật nghĩ đến nhau. Ngài nghĩ đến quá khứ vị lai chư Phật hay chăng? Ngài nghĩ đến chư Phật hiện tại ở phương khác hay chăng? V́ sao Ngài lại oai thần sáng đẹp, tướng lành trong quang minh tuyệt vời đến mức như thế? Xin tuyên nói cho.

Giải:

Đức Thích Tôn muốn diễn thuyết pháp môn Tịnh Độ vô thượng thù thắng nên hiện tướng lành, phóng quang để tạo đầu mối cho A Nan thưa hỏi, để khiến cho kẻ được nghe liền sanh ư tưởng hy hữu, sanh ư tưởng khó gặp gỡ, y giáo phụng hành, cầu sanh Tịnh Độ.

Xét ra, các kinh Viên Đốn đều có nói tướng Bổn Sư Thích Tôn phóng quang, nay kinh này cũng như vậy. Bản Hán dịch ghi:

Ư thời Phật tọa, tư niệm chánh đạo, diện hữu ngũ sắc quang, s  thiên bách biến, quang thậm đại minh. Hiền giả A Nan, tức tùng ṭa khởi, canh chánh y phục, khể thủ Phật túc, tiền bạch Phật ngôn:

 - Kim Phật diện mục quang sắc, hà dĩ thời thời cánh biến! Minh năi nhĩ hồ? Kim Phật diện mục quang tinh, s bách thiên sắc, thượng hạ minh triệt, hảo năi như thị. Ngă thị Phật dĩ lai, vị tằng kiến Phật thân thể quang diệu, nguy nguy trùng minh năi nhĩ, ngă vị tằng kiến Chí Chân Đẳng Chánh Giác, quang minh oai thần, hữu như kim nhật”

(Khi ấy, Phật đang ngồi, nghĩ đến chánh đạo, mặt Ngài có ánh sáng năm màu biến hiện mấy trăm ngàn thứ. Ánh sáng hết sức sáng rực. Hiền giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn y phục, dập đầu lễ dưới chân Phật, bạch trước đức Phật rằng:

- Nay vẻ mặt của Phật rạng rỡ, cớ sao mỗi lúc lại biến đổi sáng rực đến thế? Nay vẻ mặt đức Phật rạng ngời tinh thuần có hơn trăm ngàn sắc, trên dưới sáng tỏ, đẹp đẽ đến thế. Con từ khi hầu Phật đến nay, chưa từng thấy thân thể Phật rực sáng, sáng vằng vặc bội phần đến như thế ấy. Con chưa từng thấy đấng Chí Chân Đẳng Chánh Giác quang minh oai thần giống như hôm nay).

Bản Ngô dịch cũng ghi giống như vậy, chỉ dùng chữ hơi khác. Các bản dịch khác có đề cập đến điểm này, nhưng không ghi tỉ mỉ. Bản Ngụy dịch hai lượt nói: “Quang nhan nguy nguy (Vẻ mặt rực sáng ṿi vọi), lại c̣n ghi: “Oai thần quang quang” (Oai thần rạng rỡ). Bản Đường dịch chép: Oai quang hách dịch, như dung kim tụ, hựu như minh kính, ngưng chiếu quang huy” (Oai quang rạng rỡ như khối vàng nung, lại như gương sáng tĩnh lặng, tỏa chiếu sáng ngời). Bản Tống dịch ghi: Diện sắc viên măn, bảo sát trang nghiêm” (Vẻ mặt viên măn, cơi báu trang nghiêm)

So sánh năm bản dịch, bản Hán dịch mô tả tường tận nhất, các bản dịch khác chỉ nói giản lược. Câu “bảo sát trang nghiêm” trong bản Tống dịch có nghĩa là “trong quang minh hiện ra cơi nước”. Câu này có thể dùng để bổ túc chỗ thiếu sót của các bản dịch cũ. Do điểm này, đủ thấy việc hội tập các bản dịch là điều tất yếu.

Hơn nữa, đa số các nhà chú thích kinh thời xưa cho rằng khi đức Bổn Sư nói kinh này chưa từng phóng quang. Đó là bởi họ chưa đọc kỹ tường tận các bản dịch cổ đời Ngô, Hán vậy.

Chữ “Thế Tôn” ( ) chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Phật đủ các đức, được đời tôn trọng, nên hiệu là Thế Tôn”. Phật là đấng tôn quí nhất của thế gian nên xưng là Thế Tôn.

“Oai”: có oai đáng nể th́ nói là “oai”. Chữ Oai () ở đây chỉ cho oai thần. Sách Thắng Man Bảo Quật chép: “Bề ngoài khiến cho muôn vật kính nể là Oai. Bên trong khó đo lường nổi th́ gọi là Thần”.

“Quang” () là quang minh, tự tỏa sáng là Quang, chiếu soi vạn vật là Minh (), cũng có nghĩa là phóng quang chiếu rạng ngời. Quang minh có hai công dụng: Một là phá tối, hai là biểu thị pháp. Ấy là v́ quang minh của Phật chính là tướng trí huệ.

“Hách” () là sáng. “Dịch” () là đông đảo, tràn trề. V́ vậy, câu “oai quang hách dịch” (tạm dịch là “oai quang rạng rỡ”) hàm ư quang minh do Phật phóng ra hùng mănh có oai thế, sáng chói, số lượng rất nhiều. Tiếp theo đó, dùng ngay h́nh ảnh vàng được nung chảy để ví von. Sắc vàng vốn đă chói sáng, khi bị nung chảy c̣n chói lọi hơn nữa. Ví quang minh của Phật như vàng bị nung chảy ra đọng lại, cho nên nói “như dung kim tụ” (như khối vàng nung).

“Hựu như minh kính, ảnh sướng biểu lư” (Lại như gương sáng chiếu suốt trong ngoài): Ảnh () là bóng của ánh sáng. Sướng () là thông đạt.

Ngài Hải Đông Cảnh Hưng giảng: “Ánh sáng của gương chiếu ra ngoài gọi là ‘ảnh biểu’, giống như thân Phật có quang minh tỏa ra ngoài. H́nh ảnh bên ngoài được chiếu rơ bởi ánh sáng lại hiện rơ trong gương, cũng giống như quang minh đă phóng ra soi ngược lại khiến vẻ mặt rạng rỡ. Do vậy, bảo là biểu lư”.

Ngài Tịnh Ảnh giảng: “Ánh sáng chiếu ra ngoài gọi là ‘ảnh biểu’. Ánh sáng chiếu ra ngoài rồi lại hiện rơ trong gương gọi là ‘ảnh lư’. Thân Phật giống như vậy: Quang minh chiếu ra ngoài là biểu (表), chiếu rạng thân Phật là lư ()”.

Theo hai thuyết trên, thân Phật trong ngoài rạng ngời ví như tấm gương sáng sạch. Do gương phóng quang chiếu ra ngoài th́ gọi là “ảnh biểu”. Quang minh phóng ra ấy lại chiếu vào trong gương th́ gọi là “ảnh lư”.

Trong hai bản Hán dịch và Ngô dịch chép rằng Phật quang “sổ thiên bách sắc” (mấy trăm ngàn sắc) và “sổ bách thiên biến” (mấy trăm ngàn thứ biến hiện), “quang thậm đại minh” (quang minh rất mực sáng rực), “thượng hạ minh triệt” (trên dưới sáng ngời), “nguy nguy trùng minh” (càng sáng vằng vặc bội phần) đều chỉ nhằm nói rơ ư nghĩa “ảnh sướng biểu lư”.

Câu “diện sắc viên măn, bảo sát trang nghiêm” (sắc mặt viên măn, cơi báu trang nghiêm) trong bản Tống dịch chỉ rơ trong quang minh của Phật hiện bóng mười phương cơi báu như gương báu to tṛn hiện bóng mười phương. Sách B́nh Giải giảng rằng: “Trong ánh quang minh vằng vặc, hiện bóng tướng trang nghiêm các cơi báu mười phương, giống như trong gương châu báu hiện ra tướng sum la vạn hữu!” Thuyết trên đây thật đúng là đang nói về cảnh giới Hoa Nghiêm.

Câu “hiện đại quang minh sổ thiên bách biến” (hiện quang minh lớn biến hiện mấy trăm ngàn thứ) ư nói: Trong pháp hội, Phật phóng quang minh lớn, trong chớp mắt biến hiện muôn thứ, màu sắc của các tia sáng chen lẫn, trang nghiêm thù thắng tự nhiên như trong phẩm Tự của kinh Pháp Hoa chép: “Mi gian bạch hào, đại quang phổ chiếu” (Từ tướng bạch hào giữa mày có ánh sáng lớn chiếu khắp).

Do vậy, “hiện đại quang minh” chính là “đại quang phổ chiếu”. V́ vậy, câu “oai thần quang quang” (oai thần rạng ngời) trong bản Ngụy dịch cũng tương đồng với câu này, cùng biểu thị quang minh oai thế chiếu soi rạng ngời của Phật rất rộng lớn, không ǵ sánh nổi.

C̣n như câu sổ thiên bách biến” (mấy trăm ngàn thứ) th́ cũng như câu “tự nhiên quang sắc tham hồi, chuyển biến tối thắng” (tự nhiên màu sắc của từng tia quang minh xen lẫn nhau, chuyển biến tối thắng) trong phẩm Thọ Lạc Vô Cực của kinh này, cùng biểu thị Phật quang tự nhiên xen lẫn nhau, xoay chuyển, màu sắc của quang minh biến hóa, càng biến hiện càng thù thắng chẳng cùng cực.

Tôn giả A Nan tức tự tư duy” (Tôn giả A Nan liền tự suy nghĩ): Tôn giả A Nan là đương cơ của kinh này. Xét về Bổn (quả vị tu chứng thật sự), Ngài là vị Pháp Thân Đại Sĩ từ quả hướng nhân. Trong kinh Pháp Hoa, Phật bảo các Bồ Tát rằng:

Ngă dữ A Nan đẳng ư Không Vương Phật sở, đồng thời phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm. A Nan thường nhạo Đa Văn, ngă thường cần tinh tấn. Thị cố, ngă dĩ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nhi A Nan hộ tŕ ngă pháp, diệc hộ tương lai chư Phật pháp tạng, giáo hóa thành tựu Bồ Tát chúng” (Ta cùng nhóm ông A Nan ở chỗ Không Vương Phật đồng thời phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, A Nan thường ưa Đa Văn, ta thường siêng tinh tấn. V́ vậy, ta đă đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà A Nan hộ tŕ pháp của ta, cũng sẽ hộ tŕ pháp tạng của chư Phật trong tương lai, giáo hóa thành tựu các Bồ Tát).

Xét về Tích (sự thị hiện trong thế gian), ngài A Nan là người kết tập Kinh Tạng, được truyền tâm ấn của Phật (làm vị Tổ thứ hai của Thiền tông), truyền thọ Mật Thừa, là nhân vật cốt lơi trong việc truyền thừa Đại giáo. Kinh Liên Hoa Sanh Đại Sĩ Ứng Hóa Nhân Duyên nói: “Từ ngài A Nan, sơ tổ Mật giáo là Liên Hoa Sanh Đại Sĩ nhận lănh mật pháp do đấng Thích Tôn phó chúc truyền trao lại”. Sách Thai Tạng Giới Mạn Đà Ra Ni Sao, quyển ba chép: “A Nan mật hiệu là Tập Pháp Kim Cang”. Điều này chứng tỏ rằng về Bổn, ngài A Nan chính là “kim cang tức Phật” vậy.

V́ vậy, truyền tŕ Phật pháp là bổn nguyện của ngài A Nan, hiện đang thị hiện làm thị giả của Phật, tiếp nối huệ mạng của Phật, tiếp nối quá khứ dẫn đến tương lai. Do vậy, trong kinh này, Ngài là đương cơ, lại có thể tự khéo suy nghĩ phát ra lời hỏi hay khéo ấy.

Sắc thân chư căn duyệt dự thanh tịnh” (Sắc thân các căn vui vẻ, thanh tịnh): Chữ “chư căn” chỉ cho năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của thân sắc tướng. Gia Tường Sớ giải thích chữ “thanh tịnh” là “quang hiển” (sáng ngời, rơ rệt).

Kinh Bảo Tích lại chép:

Như Lai thân giả, tự tánh thanh triệt, hà dĩ cố? Như Lai cửu dĩ viễn ly nhất thiết phiền năo chư cấu uế cố, Như Lai thân giả, xuất quá thế gian. Hà dĩ cố? Bất vị thế pháp chi sở nhiễm ô cố, năi chí Như Lai thân giả, như tịnh kính trung vi diệu chi tượng, như tịnh thủy trung minh măn chi nguyệt” (Thân Như Lai tự tánh trong trẻo, v́ cớ sao? V́ Như Lai từ lâu đă xa ĺa hết thảy phiền năo và các cấu uế. Thân Như Lai vượt khỏi thế gian. V́ cớ sao? Chẳng bị pháp thế gian làm nhiễm ô cho đến thân Như Lai như h́nh ảnh vi diệu trong tấm gương sạch, như vầng trăng tṛn sáng [hiện bóng] trong nước sạch).

Tổng hợp những điều vừa dẫn trên đây, ta có thể giải thích kinh văn như sau: Lúc ấy, đức Thế Tôn nơi năm căn như mắt v.v... đều hiện vẻ vui sướng, trong tâm an lạc, diệu tướng trong trẻo như ảnh hiện trong gương, như trăng in nước, quang minh viên măn, thanh tịnh như không có h́nh chất, hoan hỷ sung sướng, thanh tịnh trang nghiêm.

Lại nữa, v́ sao Phật vui? Tịnh Ảnh Sớ chép: “Vui v́ có hai lư do:

- Nghĩ đến hạnh đức đáng ưa đă thành tựu của A Di Đà Phật cho nên vui.

- Nghĩ đến chúng sanh đă đến lúc đạt được lợi ích cho nên vui”.

“Quang nhan nguy nguy” (Quang nhan ṿi vọi): Quang () là quang minh. Nhan () là vẻ mặt. Sách Vô Lượng Thọ Kinh Tiên Chú viết: “Vẻ mặt của Phật có ánh sáng nên gọi là quang nhan”.

“Nguy nguy” ( : ṿi vọi) là ư nói vẻ mặt cao quư, vĩ đại, đáng tôn trọng nhất. Gia Tường Sớ giảng: “Nguy nguy là ư nói đức rộng lớn, cao quư, rạng ngời”. Nói chung, câu này diễn tả vẻ mặt của Phật viên măn các đức, rạng ngời quang minh hơn hẳn hết thảy các thứ.

“Bảo sát trang nghiêm”: Câu này trích từ bản Tống dịch, phía trước câu này có bốn chữ “diện sắc viên măn”, ư nói: Trong quang minh vi diệu phóng ra từ khuôn mặt đức Phật, hiện bóng cơi nước báu (bảo sát) trang nghiêm của cơi Phật mười phương.  Sách Pháp Hoa Văn Cú Kư, quyển hai giảng chữ “sát” () như sau: “Sát, Hán dịch là ‘điền’, tức là vương thổ của một đức Phật”. V́ vậy, Sát (Ksetra) nghĩa là một Phật độ, tức một nước Phật.

Tiếp ngay theo câu “bảo sát trang nghiêm”, bản Tống dịch ghi thêm: “Như thị công đức, đắc vị tằng hữu” (Công đức như vậy là chưa từng có), ư nói: Quang minh hiển hiện thập phương, Phật sẽ khai diễn pháp hy hữu bậc nhất. V́ vậy, Phật hiện tướng lành chưa từng bao giờ thấy như thế.

Do đó, kinh chép tiếp rằng: “Tùng tích dĩ lai sở vị tằng kiến, hỷ đắc chiêm ngưỡng, sanh hy hữu tâm” (Từ xưa đến nay, chưa từng được thấy, mừng rằng ḿnh được chiêm ngưỡng, sanh tâm hy hữu). Ư câu này là ngài A Nan tuy hầu bên cạnh Phật đă lâu, nhưng các tướng lành như thế ấy từ trước đến nay Ngài chưa từng được thấy. Ngày nay mừng được dịp ngắm nh́n, khâm phục, thấy quang minh này trong tâm hoan hỷ, liền khởi lên ư tưởng hy hữu, khó gặp.

Do vậy, A Nan liền từ chỗ ngồi đứng lên, kéo áo ca-sa đắp thân để lộ vai hữu. Câu “thiên đản hữu kiên” (trật áo vai hữu) trong kinh chính là cách tỏ ḷng cung kính cùng cực của tỳ-kheo. “Trường quỵ” (quỳ dài) là cả hai đầu gối cùng đặt sát đất. “Hiệp chưởng” (chắp tay) là áp cả mười ngón của hai tay trái và phải vào nhau, nên c̣n gọi là “hiệp thập”. Ở Ấn Độ, chắp tay biểu thị kính lễ, biểu thị cung cách nhất tâm chuyên chú, cung kính. “Bạch” là thưa bày. A Nan quỳ dài, chắp tay, hướng về đức Phật tỏ bày, cung kính thốt lời thưa hỏi.

Nhập đại tịch định”: Ĺa hết thảy tán động, tịch tĩnh rốt ráo là “đại tịch”. Đại tịch định là Thiền Định được đức Như Lai nhập. Quyển ba mươi kinh Niết Bàn chép: Ngă ư thử gian Sa La song thọ, nhập đại tịch định, đại tịch định giả, danh đại Niết Bàn” (Ta ở Sa La song thọ nơi cơi này, nhập đại tịch định. Đại tịch định có tên là Đại Niết Bàn).

Sách B́nh Giải lại nói: “Phổ Đẳng tam-muội và Đại Tịch Định chỉ là tên khác của Niệm Phật tam-muội... Nay đức Phật v́ để nói pháp môn Niệm Phật nên trụ Niệm Phật tam-muội”.

Như vậy, Đại Tịch Định nói chung là một thứ Thiền Định của Phật mang tên Đại Niết Bàn. C̣n xét theo kinh này, chữ “đại tịch định” chỉ Niệm Phật tam-muội. Niệm Phật tam-muội được gọi là Bảo Vương tam-muội, là vua trong các tam-muội. Giờ đây, đức Thế Tôn khai diễn pháp môn Tịnh Độ nên Ngài nhập Niệm Phật Bảo Vương tam-muội.

“Trụ kỳ đặc pháp”: Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Phật đắc pháp thù thắng hơn những kẻ khác, trong đời chẳng ai có pháp như vậy nên gọi là kỳ đặc”. Sách Hợp Tán chép: “Bí thuật để cứu tế phàm phu hiện giờ sẽ nói nên bảo là trụ kỳ đặc”.

Sách B́nh Giải lại giảng: “Pháp kỳ đặc là chánh giác quả hải của Như Lai nên gọi là ‘kỳ đặc’. Kỳ đặc đến cùng cực th́ như phần giảng về Hoa Quang Xuất Phật sẽ nói rơ. Lại nữa, như trong phẩm Tánh Khởi của kinh Hoa Nghiêm: ‘Nhất thiết chúng sanh thân trung hữu chánh giác trí, thán chi vân kỳ tai’ (Trong thân hết thảy chúng sanh có chánh giác trí, do khen ngợi nên nói là kỳ thay). [Điều này] kỳ th́ kỳ lạ thật, nhưng chưa đặc biệt. Lại như trong phẩm Đề Bà Đạt Đa kinh Pháp Hoa, long nữ thành Phật mới thật là đặc biệt. Đặc biệt th́ đặc biệt thật, nhưng chưa kỳ lạ. Chỉ có một pháp môn này kỳ lạ nhất, đặc biệt nhất, v́ sao? Kinh dạy: ‘Chúng bảo liên hoa, châu măn thế giới’ (Các hoa sen báu khắp đầy thế giới).

Hoa sen ấy nếu bảo là y báo th́ ngoài hoa nào có Chánh Giác của Phật, nếu bảo là chánh báo th́ sao lại nói là trăm ngàn ức cánh? Nếu cho là Nhân th́ hoa ấy chính là công đức của Như Lai quả. Nếu cho là Quả, hoa ấy chính diệu hoa được sanh trong thập phương. Nếu cho là Chủ th́ hoa hàm chứa vô lượng huệ của mười phương tam thế. Nếu bảo là Bạn, lại chỉ là Chánh Giác của Như Lai. Nếu cho là một pháp th́ trong ấy lại xuất sanh vô lượng pháp. Nếu cho là vô lượng, hoa ấy cũng là một câu danh hiệu. Kỳ kỳ, đặc đặc! Pháp chẳng thể nêu, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn nên cưỡng gọi là pháp kỳ đặc”.

Nghĩa trên đây rất sâu, ở đây tôi chỉ lược nói: Quả đức của Như Lai được xưng tụng là kỳ đặc, tối cực kỳ đặc như đoạn kinh nói về “ánh sáng của hoa hiện ra đức Phật” trong kinh có nói rơ.

Vả lại, như kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhất thiết chúng sanh thân trung hữu chánh giác trí” (Trong thân hết thảy chúng sanh có chánh giác trí), điều này rất kỳ lạ, nhưng chúng sanh ai cũng có, chẳng phải là hiện tượng đặc biệt, nên cho rằng: “Kỳ lạ nhưng chưa đặc biệt”. Trong kinh Pháp Hoa, long nữ thành Phật: Long nữ tám tuổi, ngay lập tức thành Phật, thật là rất đặc biệt. Nhưng là đặc biệt mà không kỳ lạ, do v́ chúng sanh vốn sẵn là Phật, ai cũng có phần, ai cũng hiện thành được. V́ vậy, long nữ thành Phật cũng chẳng được coi là kỳ lạ! Chỉ có một pháp Tịnh tông trong kinh đây đă là đặc biệt nhất, lại cũng là kỳ lạ nhất. Phần sau, trong phẩm Bảo Liên Phật Quang (hoa sen báu và quang minh của Phật) sẽ nói rơ về phương diện y báo, chánh báo, chủ, bạn, nhân quả, một, nhiều....

Nếu luận theo thường t́nh, do hoa sen ở trong ao nên là Y Báo. Nhưng nếu bảo là Y Báo, th́ mỗi một hoa có ba mươi sáu trăm ngàn ức ánh sáng, trong mỗi một ánh sáng hiện ra ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật; đủ thấy Phật từ hoa hiện ra, nên nói: Ngoài hoa không có Phật. Do vậy, chẳng thể bảo hoa là Y Báo.

Nếu cho là Chánh Báo, trong kinh nói hoa có trăm ngàn ức cánh, rơ ràng là cánh hoa chẳng phải là thân Phật, nên chẳng được nói là Chánh Báo.

Nếu xem là nhân, do hoa ấy từ quả đức của Như Lai thành tựu, nên chẳng phải là nhân.

Nếu xem là quả, hoa ấy lại là vật được sanh trong mười phương thế giới, chẳng đợi đến khi hành nhân đạt đến cái Quả Giác ngộ, viên măn công phu. V́ vậy, hoa sen chẳng thể là quả.

Nếu xem là chủ th́ hoa hàm chứa được mười phương tam thế vô lượng huệ, dung chứa hết thảy, bạn của hoa quá nhiều!

Nếu xem là bạn, th́ ngoài tâm không có pháp, chỉ là Chánh Giác của Như Lai. Y báo, chánh báo, chủ, bạn, hết thảy mọi vật trong Cực Lạc đều chỉ do tự tâm của Di Đà Như Lai hiện ra.

Muốn bảo là một pháp th́ một hoa có vô lượng quang, trong mỗi quang minh xuất sanh vô lượng pháp. Nếu nói là vô lượng, lại chỉ là một câu danh hiệu. Ba thứ trang nghiêm vào trong một pháp cú.

V́ vậy, bảo đây là pháp kỳ lạ nhất trong các sự kỳ lạ, pháp đặc biệt nhất trong những chuyện đặc biệt, pháp chẳng thể nêu, chẳng thể nói, chẳng nghĩ bàn, cũng chẳng thể đặt tên nổi, chỉ đành cưỡng gọi là “pháp kỳ đặc”. Nay đức Thế Tôn muốn tuyên nói hoằng nguyện Nhất Thừa của Phật Di Đà là pháp kỳ đặc nhất, nên trụ vào sở trụ của Phật Di Đà, là điều Phật nào cũng nghĩ đến, nên nói là “trụ kỳ đặc pháp”.

“Trụ chư Phật sở trụ đạo sư chi hạnh, tối thắng chi đạo” (Trụ hạnh đạo sư của chư Phật trụ, là đạo tối thắng): Tịnh Ảnh Sớ giảng chữ “Phật sở trụ” như sau: “Chỗ Phật trụ là Niết Bàn thường quả, chư Phật cùng trụ. Nay đức Thế Hùng (chỉ đức Thích Ca) trụ nơi chỗ trụ ấy là trụ đại Niết Bàn để khởi lên diệu dụng hóa độ”.

Sách Hội Sớ giảng: “Chỗ Phật trụ chẳng phải là điều Nhị Thừa, Bồ Tát có thể đạt đến nổi, chỉ có Phật với Phật mới có thể trụ nổi”. Lại viết: “Phật giảng tam thừa, hễ khi nói các các giáo pháp khác đều trụ trong pháp tam thừa. Nay Ngài trụ vào chỗ trụ của chính ḿnh nên nói là trụ chỗ Phật trụ”.

Thuyết sau hay hơn, v́ hiện tại pháp được Phật sẽ nói là Quả Giác của Phật, là cảnh giới của Phật, cho nên phải trụ vào pháp chư Phật tự trụ để tỏ bày diệu pháp thù thắng này ngơ hầu làm nhân tâm (cái tâm phát khởi để làm nhân, hầu đạt đến cái quả là sự giác ngộ hoàn toàn) cho chúng sanh.

Sách B́nh Giải lại giảng: “Trụ chỗ trụ của Phật là trụ Phổ Đẳng tam-muội. Phổ Đẳng tam-muội và Đại Tịch Định đều là tên khác của Niệm Phật tam-muội. Tam thế chư Phật đều trụ vào Niệm Phật này nên bảo là chỗ trụ của Phật. Nay Phật v́ chúng sanh nói pháp môn Niệm Phật nên trụ trong Niệm Phật tam-muội”. Thuyết của sách B́nh Giải phù hợp với yếu chỉ của kinh này nhất.

“Đạo sư” là bậc dẫn dắt người khác nhập Phật đạo. Kinh Thập Trụ Đoạn Kết nói: Hiệu đạo sư giả, linh chúng sanh hiển thị kỳ chánh đạo giả” (Gọi là đạo sư v́ chỉ bày rơ ràng chánh đạo cho chúng sanh). Kinh Hoa Thủ chép: Năng vị nhân thuyết vô sanh tử đạo, cố danh đạo sư” (Có thể v́ người khác nói đạo chẳng sanh tử nên gọi là đạo sư). Kinh Phật Báo Ân nói: Đại đạo sư giả, dĩ chánh lộ thị Niết Bàn kinh, sử đắc vô vi thường lạc cố” (Đại đạo sư là bậc dùng đường chánh chỉ bày kinh Niết Bàn, khiến cho được vô vi thường lạc – ‘Vô vi’ là pháp vô vi, ‘thường lạc’ là thường lạc ngă tịnh).

Sách B́nh Giải lại viết: “Hạnh đạo sư chính là Di Đà Thế Tôn b́nh đẳng dẫn dắt không để sót vậy” và: “Đại đạo sư chính là Di Đà Thế Tôn dùng bổn nguyện nhiếp dẫn năm thừa”. Do đó, đức Bổn Sư diễn thuyết kinh này chính là Ngài đă trụ vào hạnh của Phật Di Đà vậy.

Chữ “tối thắng chi đạo” (đạo tối thắng) được Tịnh Ảnh Sớ giảng rằng: “Vô Thượng Bồ Đề là đạo tối thắng”. Sách Hội Sớ lại giảng như sau: “Là pháp mà hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian chẳng thể sánh được”.

Sách B́nh Giải giảng: “Đạo tối thắng là một đạo Niệm Phật Văng Sanh v́ trong hết thảy phương tiện nó là vô thượng tối thắng”. Lại c̣n viết: “Đạo tối thắng là giải thoát đức. Kinh Niết Bàn dạy: ‘Vô thượng thượng, chân giải thoát’. V́ vậy, vô thượng thượng nghĩa là tối thắng”.

Hai thuyết của sách B́nh Giải bổ sung cho nhau. Ấy là v́ Niệm Phật chính là đạo tối thắng vô thượng thượng: Khi văng sanh ắt chứng Niết Bàn.

Hơn nữa, ngay trong lúc đang niệm Phật, tâm là Phật, tâm làm Phật, ngay khi ấy chính là Phật, chính là lúc vô thượng thượng giải thoát. Ngày nay đức Thích Tôn sắp khai diễn diệu pháp Di Đà nên trụ nơi Phật Di Đà đă trụ, hành hạnh của Phật Di Đà hành, niệm điều Phật Di Đà niệm. Do vậy, ngài A Nan bảo Phật “trụ chư Phật sở trụ tối thắng chi đạo” (trụ đạo tối thắng của chư Phật trụ).

Với các câu “khứ lai hiện tại Phật Phật tương niệm” (quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật nghĩ đến nhau) v.v... Gia Tường Sớ giảng: “Điều mà vị quá khứ, vị lai, hiện tại Phật nào cũng nghĩ nhớ là tam thế chư Phật đều có ư niệm hóa độ chúng sanh. Ánh sáng của mỗi vị chiếu lẫn nhau, trí từng vị chiếu soi lẫn nhau nên bảo là nghĩ nhớ lẫn nhau”.

Sách B́nh Giải viết: “Các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, lấy điều cả ba đời nghĩ nhớ để suy lường điều đức Phật đang tâm niệm”.

Sách Hợp Tán lại viết: “Ta được tam thế chư Phật nghĩ đến, suy ra lẽ nào đức Phật hiện tại chẳng nghĩ đến chư Phật. Nhưng nay Ngài lại hiện ra tướng lạ lùng này vượt hơn hẳn chư Phật là có nguyên cớ ǵ?”

Kinh chép: “Oai thần hiển diệu, quang thụy thù diệu” là ư nói: Hiện ra sắc tướng, quang nhan ṿi vọi, oai thần khó lường, phóng quang hiện điềm lành, tướng đẹp thù thắng: Mười phương bảo sát (cơi báu) hiện bóng trong quang minh. Do vậy, sách Hợp Tán khen ngợi là “vượt hẳn chư Phật”.

Ngài A Nan do thấy hiện các quang minh, tướng tốt lành ḿnh chưa hề được thấy như vậy, hoan hỷ, mừng rỡ, nên lại tự suy nghĩ: Ngày hôm nay đức Thế Tôn hiện quang minh hy hữu như thế, hiển lộ tướng tốt lành khó thấy biết trọn vẹn như thế, ắt hẳn đức Thế Tôn phải nhập đại tịch định, trụ pháp kỳ đặc.

Pháp ấy, định ấy chính là Niệm Phật tam-muội, hạnh đạo sư, đạo tối thắng. Do tam thế Như Lai, mỗi vị Phật nghĩ đến nhau; suy ra đức Thích Tôn nay ắt hẳn đang nghĩ đến Phật khác, chỉ chưa biết rằng Ngài nghĩ đến vị Phật nào, cho nên thưa hỏi: “Vị niệm quá khứ vị lai chư Phật da? Vị niệm hiện tại tha phương chư Phật da?” (Ngài nghĩ đến chư Phật quá khứ, vị lai chăng? Ngài nghĩ đến chư Phật phương khác trong hiện tại chăng?) Nếu chẳng phải là nghĩ đến đức Phật, v́ sao ngày nay Phật lại oai thần hiển diệu, quang thụy thù diệu năi nhĩ (oai thần chiếu ngời đẹp đẽ, tướng lành nơi ánh sáng tuyệt vời đến mức như thế). Oai” () là dũng mănh. “Thần” () là chẳng thể nghĩ lường. “Hiển diệu” ( ) là sáng đẹp. Trong quang minh của Phật hiện bóng mười phương bảo sát trang nghiêm, hiển hiện Hoa Nghiêm huyền môn nhiệm mầu chẳng thể nghĩ bàn. Tướng tốt lành trong ánh sáng ấy (quang thụy) mầu nhiệm tuyệt luân, cho nên A Nan thỉnh Phật giảng cho.

Chánh kinh:

尊,告 言:善 哉!汝 故,能 義。 問,勝 漢、辟 佛,佈 民、蜎 類,功 倍。何 故?當 民,一 靈,皆 故。

Ư thị Thế Tôn cáo A Nan ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Nhữ vị ai mẫn lợi lạc chư chúng sanh cố, năng vấn như thị vi diệu chi nghĩa. Nhữ kim tư vấn, thắng ư cúng dường nhất thiên hạ A La Hán, Bích Chi Phật, bố thí lũy kiếp chư thiên nhân dân, quyên phi nhuyễn động chi loại, công đức bách thiên vạn bội. Hà dĩ cố? Đương lai chư thiên nhân dân, nhất thiết hàm linh, giai nhân nhữ vấn nhi đắc độ thoát cố.

Khi ấy, đức Thế tôn bảo A Nan rằng:

- Lành thay! Lành thay! Ông v́ thương xót, lợi lạc các chúng sanh nên có thể hỏi nghĩa vi diệu như vậy. Ông nay hỏi như thế hơn cả công đức cúng dường một thiên hạ A La Hán, Bích Chi Phật, bố thí suốt nhiều kiếp cho chư thiên, nhân dân, các loài ngọ nguậy, bay lượn, ḅ trườn đến trăm ngàn vạn lần. V́ cớ sao? V́ chư thiên, nhân dân, hết thảy hàm linh trong tương lai sẽ đều do lời hỏi của ông mà được độ thoát!

Giải:

Đoạn kinh trên là lời đáp của đức Bổn Sư. “Thiện” () là tốt. “Thiện tai!” (Lành thay - Sadhu) là lời khen ngợi. Trí Độ Luận chép: “Lành thay, lành thay, nói đến hai lần là tỏ sự vui mừng vậy”.

Sư Tịnh Ảnh bảo lời hỏi của A Nan “xứng cơ, đương pháp, hợp thời” nên đức Phật khen ngợi. Sách B́nh Giải cho rằng “v́ lời hỏi đó tương xứng tâm Phật”. Những câu tiếp đó là lời đức Như Lai tự giải thích lời khen ngợi của ḿnh.

Nhữ vị ai mẫn, lợi lạc chư chúng sanh cố, năng vấn như thị vi diệu chi nghĩa” ng v́ thương xót, lợi lạc các chúng sanh nên có thể hỏi nghĩa vi diệu như thế): “Ai mẫn” ( : thương xót) là bi tâm dẹp khổ. “Lợi lạc” là từ tâm ban vui. Phật khen A Nan: Ông nay nguyện dẹp tan nỗi khổ của hết thảy chúng sanh nên mới hỏi nghĩa như vậy. “Vi diệu”: Pháp thể u huyền nên nói là “vi” (), dứt bặt nghĩ lường nên gọi là “diệu” (). Ấy là do bản thể của pháp u thâm, diệu huyền, chẳng thể dùng ngôn ngữ, phân biệt mà biết được nổi, v́ vậy, gọi là “vi diệu”.

Từ câu “nhữ kim tư vấn (ông nay hỏi như thế) cho đến hết đoạn kinh đều nói về công đức của lời hỏi của A Nan.

“Nhất thiên hạ” chính là một trong tứ thiên hạ. Tứ thiên hạ chính là bốn đại châu vây quanh bốn phía núi Tu Di. Một là Nam Thiệm Bộ Châu (tức là địa cầu), hai là Đông Thắng Thần Châu, ba là Tây Ngưu Hóa Châu, bốn là Bắc Uất Đan Châu. V́ vậy, “nhất thiên hạ” là một đại châu.

Phật dạy: Công đức của lời hỏi ấy của ngài A Nan c̣n hơn cả công đức cúng dường A La Hán, Bích Chi Phật và bố thí chư thiên, nhân dân trong nhiều kiếp và các loài trùng “ngọ nguậy, bay lượn, ḅ trườn” trong cả một đại châu đến trăm ngàn vạn lần.

“Kiếp” là cách gọi tắt chữ Kiếp-ba (Kalpa) của tiếng Phạn, dịch là Trường Thời. Trí Độ Luận nói: “Núi đá to bốn mươi dặm, có người trường thọ, cứ mỗi trăm năm lại đến một lần dùng chiếc áo mềm mại phất qua. Khi ḥn đá to ấy đă bị phẩy đến ṃn nát hết cả rồi mà kiếp vẫn chưa tận”.

“Quyên” (: ngọ nguậy) chỉ cho loài trùng nhỏ. “Quyên phi” là loại trùng nhỏ biết bay. “Nhuyễn động” ( , c̣n đọc là “nhụ động”: Ḅ trườn) là loài trùng không chân, chỉ loài trùng đi bằng cách ḅ. Lời hỏi của A Nan v́ sao có công đức đến thế? Là v́ “đương lai chư thiên nhân dân, nhất thiết hàm linh giai nhân nhữ vấn nhi đắc độ thoát cố(chư thiên, nhân dân, hết thảy hàm linh trong tương lai đều nhân lời hỏi của ông mà được độ thoát).

“Hàm linh” ( ) chỉ loài có linh tánh, tức là chúng sanh. Bản Hán dịch ghi: A Nan! Kim chư thiên, đế vương, nhân dân, cập quyên phi nhuyễn động chi loại, nhữ giai độ thoát chi” (A Nan, nay ông đều độ thoát chư thiên, đế vương, nhân dân và các loài ngọ nguậy, bay lượn, ḅ trườn). Ấy là bởi v́ từ lời hỏi này dẫn ra pháp môn Tịnh Độ thâu trọn phàm thánh, lợi độn cùng được độ, hoành siêu tam giới, chóng lên bốn cơi Tịnh Độ, được chư Phật cùng khen ngợi, được các kinh luận cùng nêu; Nhất Thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy chẳng thể nghĩ bàn. Hết thảy chúng sanh trong tương lai đều do pháp này mà được độ thoát. V́ vậy, đức Phật khen ngợi công đức của lời hỏi ấy.

Chánh kinh:

難, 悲,矜 界,所 世。光 教,欲 萌,惠 利,難 見,如 花,希 現。汝 問,多 益。

A Nan! Như Lai dĩ vô tận đại bi, căng ai tam giới, sở dĩ xuất hưng ư thế, quang xiển đạo giáo, dục chửng quần manh, huệ dĩ chân thật chi lợi, nan trị nan kiến, như Ưu Đàm hoa, hy hữu xuất hiện. Nhữ kim sở vấn, đa sở nhiêu ích.

A Nan, Như Lai do vô tận đại bi, xót thương tam giới, cho nên xuất hiện trong đời, quang xiển đạo giáo, muốn cứu vớt quần manh, ban cho điều lợi chân thật, khó gặp, khó thấy, như hoa Ưu Đàm ít khi xuất hiện. Nay lời hỏi của ông gây lợi ích rất nhiều.

Giải:

“Vô tận đại bi”: Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện chép: “Chư Phật Như Lai dĩ đại bi tâm nhi vi Thể cố” (Chư Phật Như Lai dùng tâm đại bi để làm Thể vậy) và “dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh, tắc năng thành tựu chư Phật, Bồ Tát trí huệ hoa quả” (dùng nước đại bi nhiêu ích chúng sanh th́ sẽ có thể thành tựu hoa quả trí huệ của chư Phật, Bồ Tát).

“Vô tận” chính là ư nghĩa “chẳng có cùng tận” trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm. Như Lai do tâm đại bi chẳng cùng tận nên thương xót tam giới.

“Căng ai” ( ) là thương yêu, xót thương. “Tam giới” là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới. Đức Phật v́ thương xót hết thảy chúng sanh trong tam giới sở dĩ xuất hưng ư thế” (cho nên xuất hiện trong đời).

Câu này chỉ rơ bổn hoài xuất hiện trong thế gian của Như Lai. Kinh Pháp Hoa nói: Chư Phật Thế Tôn duy dĩ nhất đại sự nhân duyên cố, xuất hiện ư thế” (Chư Phật Thế Tôn do một đại sự nhân duyên nên xuất hiện trong đời). Đức Thế Tôn v́ một đại sự nhân duyên nên tuyên nói nguyện lực của Phật Di Đà để phổ độ chúng sanh.

“Quang xiển đạo giáo, dục chửng quần manh” (Quang xiển đạo giáo, muốn cứu vớt quần manh): Quang () là sáng sủa, to lớn, rộng răi. Xiển () là mở ra. “Đạo giáo” chỉ chánh đạo thật giáo, tức là giáo hóa của chư Phật, chỉ chung cho giáo pháp suốt cả một đời của đức Thế Tôn gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn. V́ vậy, “quang xiển đạo giáo” nghĩa là rộng tuyên kinh pháp của Như Lai.

“Chửng” () là cứu giúp. “Manh” () là mầm mộng, “quần manh” chỉ quần sanh. Chư Như Lai dùng đại bi làm Thể muốn cứu hết thảy chúng sanh nên nói: “Dục chửng quần manh” (Muốn cứu giúp quần manh).

Sách Hội Sớ giảng: “Tiệm, Đốn đều xứng với căn cơ, tùy duyên đều được độ thoát, nên bảo là ‘chửng quần manh’ (cứu giúp quần manh).

Sách c̣n viết: “Chữ Dục (muốn) chỉ cho sở nguyện đại bi của đức Thích Ca. Nhưng một chữ này thông với cả đoạn trên lẫn đoạn dưới, bao hàm hai nghĩa:

- Một là, khi nói ‘dục chửng quần manh’ th́ chư Phật Như Lai dùng đại bi làm Thể muốn làm cho kẻ chưa độ được độ, kẻ chưa an được an, đó là ‘quang xiển đạo giáo’. V́ vậy, ư câu này thông với câu kinh văn trước đó.

- Hai là muốn thí cho lợi lạc chân thật, tức là Như Lai muốn cho chúng sanh nhập Di Đà nguyện hải”.

Sách B́nh Giải kết luận thuyết trên bằng câu: Chư Phật sở dĩ xuất hiện trong đời là v́ muốn giảng Di Đà nguyện lực cứu giúp muôn chúng sanh để ứng với bổn hoài vậy”.

“Huệ dĩ chân thật chi lợi” (Ban điều lợi chân thật): “Huệ” () là ban cho, cũng có nghĩa là ân tứ (thưởng cho). Theo Thiện Đạo đại sư, “chân thật chi lợi” là cái lợi chân thật phát xuất từ thệ nguyện của Phật Di Đà. Bài kệ của đại sư có câu: “Như Lai sở dĩ xuất hiện trong đời là chỉ để nói biển bổn nguyện của Phật A Di Đà”.

Sách B́nh Giải khen ngợi rằng: “Nay riêng ḿnh kim gia (người Nhật gọi đại sư Thiện Đạo là kim gia) giải thích khéo léo, những người khác chẳng bàn được như vậy. Thuận theo cách giải thích của Tổ, lấy Di Đà bổn nguyện làm cái lợi chân thật th́ ư nghĩa dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn để quang xiển đạo giáo đă được minh bạch”.

Sách B́nh Giải lại dẫn sách Lục Yếu: “Lợi chân thật chỉ cho danh hiệu này, tức là Phật trí”.

Sách B́nh Giải viết thêm: “Nay chân thật là Phật trí danh hiệu. Ngài Thiện Đạo cho rằng Pháp Tạng trong lúc tu nhân thành tựu chân thật nên bảo là bổn nguyện chân thật. Nói rộng ra th́ là năm nguyện chân thật. Nói gọn lại th́ chỉ là một câu danh hiệu. V́ vậy, ta biết rằng cái chân thật này bao gồm giáo, hạnh, tín, chứng”

Như vậy, “lợi” là cái lợi lớn lao của danh hiệu. Cứu cánh của cái lợi lớn lao ấy chính là Niết Bàn vô thượng diệu quả. Sách B́nh Giải c̣n viết:

“[Gọi là] lợi chân thật là v́ so sánh với phương tiện quyền giả. V́ vậy, đem pháp thế gian so với Tiểu Thừa th́ Tiểu Thừa là chân mà pháp thế gian là giả. Dùng Tiểu Thừa sánh với Quyền Đại Thừa th́ Quyền Đại Thừa là chân mà Tiểu Thừa là giả. Dùng Quyền Đại Thừa sánh với Thật Đại Thừa Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v... th́ Thật Đại là chân, Quyền Đại là giả.

Dùng Thật Đại thừa Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v… sánh với nguyện thứ mười chín của Phật Di Đà (Nguyện mười chín trong bản Ngụy dịch như sau: “Phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, chí tâm tín nguyện, dục sanh ngă quốc” (Phát Bồ Đề tâm, tu các công đức, chí tâm phát nguyện, muốn sanh cơi ta)) th́ nguyện mười chín là chân, mà Hoa Nghiêm, Pháp Hoa... là giả. V́ cớ sao? Hoa Nghiêm, Pháp Hoa lấy văng sanh làm mặt lợi ích của kinh, các kinh ấy vẫn chưa ra khỏi nguyện mười chín.

Đem nguyện mười chín sánh với nguyện hai mươi (bản Ngụy dịch: “Văn ngă danh hiệu, hệ niệm ngă quốc, thực chúng đức bổn, chí tâm hồi hướng, dục sanh ngă quốc” (Nghe danh hiệu ta, hệ niệm cơi ta, trồng các cội đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh cơi ta)) th́ nguyện hai mươi là chân, nguyện mười chín là giả.

Đem nguyện thứ hai mươi sánh với nguyện mười tám (mười niệm văng sanh) th́ nguyện hai mươi là giả, nguyện thứ mười tám là chân, là viên đốn nhất trong pháp viên đốn”.

Viên đốn tột bực không ǵ hơn kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, mà nay c̣n chê là quyền giả, chỉ khen ngợi Nhất Thừa nguyện hải, sáu chữ hồng danh của kinh này là viên nhất trong những pháp viên, pháp đốn nhất trong pháp đốn, chân thật nhất trong các thứ chân nhất là v́ cớ ǵ? Sách B́nh Giải giải thích:

“Nay bàn về mặt lợi ích, pháp kia là giả, pháp này là chân. V́ sao? Pháp kia (chỉ cho Pháp Hoa, Hoa Nghiêm) nói đến sự nhanh chóng thành Phật đạo, nhưng chẳng thấy có người nhanh chóng thành Phật, nên thành ra “biệt thời ư”[1]. Pháp thể (bản thể của Pháp) há có biệt thời ư, chỉ do căn cơ của con người hèn kém. Nay những kẻ tin tưởng chẳng nghi ngờ th́ mười người tu cả mười được sanh, văng sanh rồi sẽ tiến đến Bồ Đề chẳng lui sụt: Ngay nơi đầu tiên ḿnh được sanh về đă là Bồ Đề v́ dẫu Phật tại thế hay diệt độ, cũng chỉ có một pháp này, bởi lẽ hết thảy phàm thánh thực hành pháp này không phân biệt, bởi về mặt lợi ích chân thật th́ không có ǵ hơn nổi pháp này”.

Đoạn văn trên ư nói: Nếu luận về pháp thể, các kinh đều là chân, nhưng nếu bàn về mặt lợi ích, các kinh khác đều là giả, chỉ có pháp này là chân. V́ sao thế? Do các pháp như Pháp Hoa v.v... tuy nói có đạo thành Phật nhanh chóng, nhưng chẳng thấy có người y pháp tu tŕ ngay đời sau thành Phật, nên đó chỉ là cái nhân để thành Phật một cách biệt thời (tức là trong tương lai lâu xa sau này sẽ thành Phật).

Luận về pháp thể, vốn chẳng phải đợi đến biệt thời mới thành Phật; hiềm v́ căn cơ hành giả kém cỏi nên chẳng thể nhanh chóng thành Phật. Chỉ có Nhất Thừa nguyện hải của Tịnh Tông và sáu chữ hồng danh này, mười người tu mười người được sanh, vạn người tu vạn người văng sanh, nên vượt trỗi hơn các kinh khác. Vả lại:

- Văng sanh ắt chứng Bồ Đề.

- Khi pháp diệt rồi chỉ c̣n kinh này để độ sanh

- Phàm thánh niệm Phật b́nh đẳng. Sách Sớ Sao viết: “Tề chư thánh ư phiến ngôn” (Một câu ngang với chư thánh)

V́ vậy, ta bảo là “lợi chân thật” không có chi hơn được pháp này.

Hơn nữa, kinh này có thể ban cho cái lợi chân thật là do những điều được giảng trong kinh đều là Chân Thật Tế. Cơi mầu nhiệm Cực Lạc chính là do A Di Đà Phật trụ vào Chân Thật Tế biến hiện ra như Văng Sanh Luận đă viết: “Ba thứ (chỉ cơi Phật, Phật, Bồ Tát) thành tựu nguyện tâm trang nghiêm... vào trong một pháp cú. Một pháp cú là thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú là chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân”. Chân Thật Tế là vô vi Pháp Thân. Y báo, chánh báo của Cực Lạc là do trí huệ chân thật hiện ra. Do v́ hết thảy chân thật nên có thể ban cho điều lợi chân thật.

Vô vi Pháp Thân chính là Thật Tướng, cho nên sách Yếu Giải nói:

“Năng thuyết (đức Phật giảng kinh), sở thuyết (pháp môn Tịnh Độ), năng độ (người hóa độ, tức Thích Ca Mâu Ni Phật và A Di Đà Phật), sở độ (người được hóa độ, tức chúng sanh tin tưởng vào pháp môn Tịnh Độ rồi hành tŕ), năng tín (cái tâm tin vào pháp môn Tịnh Độ), sở tín (điều được hành nhân Tịnh nghiệp tin tưởng, tức bổn nguyện của Phật Di Đà), năng nguyện (tức tâm phát nguyện cầu sanh của hành nhân), sở nguyện (điều được phát nguyện, tức ư nguyện cầu sanh Tịnh Độ), năng tŕ (người hành tŕ), sở tŕ (pháp được tŕ, tức hồng danh A Di Đà Phật), năng sanh (người văng sanh cơi Cực Lạc), sở sanh (cơi để sanh về, tức Cực Lạc), năng tán (người khen ngợi), sở tán (đối tượng được khen ngợi, tức y báo, chánh báo cơi Cực Lạc), không thứ ǵ chẳng do Thật Tướng chánh ấn in vào”. Đủ thấy: Nhập được pháp môn này rồi th́ mỗi mỗi việc đều là nhập Thật Tướng. V́ vậy, trong những pháp ban bố cái lợi chân thật th́ không pháp ǵ hơn được pháp này.

Nan trị nan kiến, như Ưu Đàm hoa, hy hữu xuất hiện” (Khó gặp, khó thấy như hoa Ưu Đàm ít khi xuất hiện): “Trị” () là gặp gỡ. Sách Hội Sớ giảng: “Phật pháp khó nghe nên nói ‘nan trị’ (khó gặp). Phật thân khó được trông thấy nên là ‘nan kiến’ (khó thấy)”.

Hoa Ưu Đàm (Udumbara) có chỗ dịch là Linh Thụy Hoa. Lá nó như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, không hoa mà kết trái, tuy có hoa nhưng rất ít khi thấy được hoa.

Kinh Bát Niết Bàn chép: “Hữu tôn thụ vương, danh Ưu Đàm Bát, hữu thực vô hoa, nhược kim hoa sanh giả, thế năi hữu Phật” (có loại cây tôn quư là vua của các loài cây, tên là Ưu Đàm Bát, có trái, không hoa. Nếu nó sanh kim hoa, trong cơi đời bèn có Phật).

Kinh Văn Thù Hiện Pháp Tạng lại chép: Vô Phật thế, hữu thực vô hoa” (Nhằm đời không có Phật, cây ấy chỉ có trái, chứ không có hoa).

Kinh Xuất Diệu lại chép: Sổ thiên vạn kiếp, thời thời năi xuất. Quần sanh kiến hoa, vị viết Như Lai tương xuất” (Hơn mấy ngàn vạn kiếp, thỉnh thoảng mới trổ hoa. Chúng sanh thấy hoa bảo rằng Như Lai sắp ra đời).

Theo các kinh trên, hoa này khó gặp ít có, khi nào có Phật ra đời th́ nó mới xuất hiện. V́ vậy, nó được dùng để ví với giáo pháp chân thật của Phật khó thể gặp gỡ.  

Nay do lời hỏi của A Nan, bổn hoài của đấng Thích Tôn được mở toang, hoằng nguyện của Phật Di Đà được tỏ rơ, nên bèn đem pháp chân thật này giăi bầy hết cả ra để lợi ích khắp quần sanh. V́ vậy, Phật khen A Nan rằng: Nhữ kim sở vấn, đa sở nhiêu ích” (Nay lời hỏi của ông gây nhiều lợi ích).

Chánh kinh:

知,如 覺, 量,無 礙。能 頃,住 劫。身 根,無 減。所 何?如 慧,究 極。於 法,而 故。阿 聽,善 之,吾   汝,分 說。

A Nan! Đương tri Như Lai Chánh Giác, kỳ trí nan lượng, vô hữu chướng ngại, năng ư niệm khoảnh, trụ vô lượng ức kiếp, thân cập chư căn, vô hữu tăng giảm. Sở dĩ giả hà? Như Lai Định huệ, cứu sướng vô cực. Ư nhất thiết pháp, nhi đắc tối thắng tự tại cố. A Nan đế thính, thiện tư niệm chi, ngô đương vị nhữ, phân biệt giải thuyết.

A Nan nên biết: Chánh giác của Như Lai là trí khó lường chẳng có chướng ngại, có thể trong một niệm trụ vô lượng ức kiếp, thân và các căn chẳng bị tăng, giảm. V́ cớ sao thế? Định, huệ của Như Lai đă trọn vẹn cùng tột đến vô cực, do với hết thảy pháp đều được tự tại tối thắng. A Nan nghe kỹ, khéo nghĩ nhớ lấy, ta sẽ v́ ông phân biệt giải nói.

Giải:

Chánh Giác là giác trí chân chánh chứng ngộ hết thảy các pháp, tức là Chân Trí của Như Lai. V́ vậy, ta bảo thành Phật là thành Chánh Giác như Tịnh Ảnh Sớ viết: “Như Lai chánh giác gọi chung là Phật trí”. Đủ thấy bốn chữ “Như Lai Chánh Giác” biểu thị Phật trí một cách hoàn toàn. Trí ấy rất sâu nên bảo là “nan lượng” (khó suy lường).

V́ Phật chứng pháp Niết Bàn rất sâu đến mức cùng cực, nên Gia Tường Sớ viết rằng: “Nói ‘trí Chánh Giác của Như Lai khó lường’ là ư nói: Chân trí mầu nhiệm đến cùng tuyệt, chiếu soi tột cùng pháp giới, chẳng phải là điều kẻ hạ căn, phàm t́nh ḥng biết được nổi”.

Sách B́nh Giải lại viết: “Như Lai Chánh Giác là nương vào Nhất Như của Phật Di Đà để thành Chánh Giác, Ứng Thân ấy chính là bổn địa thân. Trí ấy khó lường.... Niệm Phật tam-muội là sở trụ (chỗ để an trụ, pháp để an trụ), do trụ vào đấy bèn phát sanh được diệu trí thù thắng”.

Câu này ư nói: Chánh Giác của Thích Ca Như Lai là do nương theo Nhất Như thừa của Di Đà mà thành Chánh Giác. V́ vậy, Ngài với Phật Di Đà là cùng một Chân Như, mà cũng là cùng một Pháp Thân. Ứng Thân Phật [của Phật Thích Ca] hiện tướng lành ngay trong pháp hội đây thật ra chính là Pháp Thân (bổn địa thân) của Như Lai. Nhất Như thừa của Phật Di Đà trụ vào Niệm Phật tam-muội. Do trụ vào tam-muội ấy phát sanh trí huệ thù thắng nhiệm mầu nên “kỳ trí nan lượng” (trí ấy khó lường).

Do vậy, điều này chẳng phải là điều các Đại Sĩ Địa Thượng và Đẳng Giác có thể tính kể, suy lường nổi. Dùng chân trí thù thắng nhiệm mầu, hiểu thấu suốt Chân Như, lại thông đạt hết thảy các pháp chẳng có chướng ngại nên bảo là “vô hữu chướng ngại” (chẳng có chướng ngại).

Câu năng ư niệm khoảnh, trụ vô lượng ức kiếp, thân cập chư căn vô hữu tăng giảm” (có thể trong một niệm, trụ vô lượng ức kiếp mà thân và các căn chẳng bị tăng giảm - bốn câu này trích từ bản Đường dịch) hiển thị phẩm đức của Bổn Địa Pháp Thân. Câu “trụ vô lượng ức kiếp” ngụ ư Phật có thọ mạng vô lượng.

Phẩm Thọ Lượng trong kinh Tối Thắng Vương có bài kệ rằng: “Nhược nhân trụ ức kiếp, tận lực thường toán số, diệc phục bất năng tri, Thế Tôn chi thọ lượng” (Nếu ai trụ ức kiếp, tận lực thường tính toán, cũng chẳng biết được nổi thọ lượng của Thế Tôn). Nay kinh này dạy trong khoảng một niệm trụ vô lượng kiếp th́ đây chính là môn “thập thế cách pháp dị thành môn” trong mười huyền môn sự sự vô ngại pháp giới của kinh Hoa Nghiêm.

Bản dịch kinh Hoa Nghiêm đời Tấn có câu: Tri vô lượng kiếp thị nhất niệm, tri nhất niệm tức thị vô lượng kiếp” (Biết vô lượng kiếp là một niệm, biết một niệm chính là vô lượng kiếp). Sự kéo dài hay rút ngắn đồng thời nói trên giống với kinh này. Điều trên đủ chứng minh rằng kinh này chẳng khác ǵ kinh Hoa Nghiêm! Thích Tôn là Tỳ Lô, Ứng Thân Giáo Chủ nơi thế giới của chúng ta cũng chính là Pháp Thân Vô Lượng Thọ Phật. Thích Ca và Tỳ Lô, Di Đà chẳng một, chẳng khác.

Tiếp theo đó, kinh nói: “Thân cập chư căn vô hữu tăng giảm” (Thân và các căn chẳng có tăng giảm), ngụ ư: Phật thân tốt đẹp phi thường. Do Ngài trụ vào bổn địa Pháp Thân thị hiện ứng thân nên đầy đủ đức của viên măn báo thân.

“Như Lai định huệ cứu sướng vô cực” (Định, huệ của Như Lai đă trọn vẹn cùng tột đến vô cực): Định là Thiền Định. Huệ là trí huệ. Giới, Định, Huệ gọi là Tam Vô Lậu Học. Hội Sớ viết: “Cứu () là cùng tột, rốt ráo. Sướng () là thông suốt. Để phân biệt với sở đắc của hạng c̣n tu nhân nên bảo là vô cực”.

V́ vậy, ư của câu kinh trên là Thiền Định, trí huệ của Phật đă được thông suốt trọn vẹn cùng cực, đó chẳng phải là điều hết thảy các vị Đại Sĩ c̣n ở địa vị tu nhân có thể đạt được nổi.

Ư nhất thiết pháp, nhi đắc tối thắng tự tại cố” (Do với hết thảy pháp được tự tại tối thắng – hai chữ “tối thắng” lấy từ bản Đường dịch): Tâm thoát khỏi sự trói buộc của phiền năo, thông đạt vô ngại, đó là “tự tại”. Hơn nữa, chẳng toan tính mà đạt được, hết thảy vô ngại nên gọi là “tự tại”. Như trong kinh Hoa Nghiêm, có mười thứ tự tại:

1. Mạng tự tại: Bồ Tát đắc huệ mạng trường thọ, trải qua vô lượng A-tăng-kỳ kiếp trụ tŕ thế gian chẳng có chướng ngại.

2. Tâm tự tại: Bồ Tát dùng trí huệ phương tiện điều phục tự tâm, nhập được vô lượng đại tam-muội, du hư thần thông không chướng ngại.

3. Tư cụ[2] tự tại: Bồ Tát có thể dùng vô lượng trân bảo, các thứ vật dụng để trang nghiêm hết thảy thế giới một cách thanh tịnh vô ngại.

4. Nghiệp tự tại: Bồ Tát có thể tùy theo các nghiệp để ứng thời thị hiện, thọ các quả báo không chướng không ngại.

5. Thọ sanh tự tại: Bồ Tát theo tâm niệm có thể ở trong các thế giới thị hiện thọ sanh không chướng không ngại.

6. Giải tự tại: Bồ Tát thành tựu kiến giải thù thắng, thị hiện các thứ sắc thân, diễn thuyết diệu pháp không chướng không ngại.

7. Nguyện tự tại: Bồ Tát tùy ḷng mong muốn, ở trong các cơi, ứng thời xuất hiện thành Đẳng Chánh Giác không chướng không ngại.

8. Thần lực tự tại: Bồ Tát thần thông quảng đại oai lực khó lường, trong các thế giới thị hiện biến hóa không chướng không ngại.

9. Pháp tự tại: Bồ Tát đắc đại biện tài, trong các pháp diễn thuyết rộng răi vô biên pháp môn một cách không chướng không ngại.

10. Trí tự tại: Bồ Tát trí huệ đầy đủ, trong một niệm hiện ra thập lực vô úy của Như Lai thành Đẳng Chánh Giác không chướng không ngại.

Nay kinh đây nói “tối thắng tự tại” là như kinh Pháp Hoa nói: “Ngă vi pháp vương, ư pháp tự tại” (Ta làm pháp vương, tự tại trong các pháp). Viên măn mười tự tại của Hoa Nghiêm một cách rốt ráo nên bảo là “tối thắng”. Tiếp theo đó, đức Thế Tôn hứa nói, truyền dạy A Nan lắng nghe kỹ (chú tâm nghe pháp), khéo tự suy nghĩ nghĩa lư được nghe. Cuối cùng bảo: “Ngô đương vị nhữ, phân biệt giải thuyết” (Ta sẽ v́ ông, phân biệt giải nói).

(Tới đây, phần Biệt Tự đă hết)

Biệt Tự c̣n gọi là Phát Khởi Tự v́ nó dẫn phát chánh văn của toàn bộ kinh. Hiện tại, do A Nan phát ra câu hỏi, Thế Tôn hứa nói, diễn giảng pháp môn Tịnh Độ là phương tiện rốt ráo, cực viên, cực đốn, thù thắng này. Nhưng do đây là pháp siêu t́nh ly kiến chẳng thể nghĩ bàn, khó tin, chúng sanh t́nh chấp sâu nặng chẳng thể tin nổi, nên trong phần phát khởi, thâm nhập chứng tín, tổng cộng có đến năm tầng:

- Thứ nhất, Thế Tôn phóng quang, hiện tướng lành để chứng tín.

- Thứ hai, A Nan hoan hỷ thưa hỏi. Lời hỏi của A Nan có hai nghĩa trọng yếu:

1. Một là, A Nan thấy Phật phóng ra quang minh hy hữu, biết là Phật ắt hẳn trụ pháp kỳ đặc, hạnh đạo sư, đạo tối thắng; nhưng pháp ấy, hạnh ấy, đạo ấy ắt là những điều đều được chư Phật nghĩ đến, chứ không phải là pháp nào khác.

2. Hai là A Nan do đâu có thể hỏi diệu nghĩa ấy? Chính điểm này chỉ rơ A Nan vốn là vị đại Bồ Tát đức tuân Phổ Hiền, từ quả hướng nhân. Trong hội thuần nhất chẳng tạp, diễn nói viên âm, nay chính là đúng lúc. Hội chúng thù thắng chính là ngụ ư diệu pháp hy hữu.

- Lần chứng tín thứ ba là Thế Tôn khen ngợi công đức của lời hỏi đó khó thể nghĩ nổi. Phật nói hết thảy hàm linh trong tương lai đều do lời hỏi này được độ thoát. Chỉ một lời đă phô trọn chánh nhân hưng khởi pháp môn Tịnh Độ. V́ vậy tên của phẩm này là Đại Giáo Duyên Khởi.

- Thứ tư, Phật lại bảo A Nan: Như Lai sở dĩ xuất hiện trong đời chỉ v́ muốn cứu vớt quần manh, ban cho lợi ích chân thật. Ban cho điều ǵ? Chính là “chỉ nên cậy vào sáu chữ hồng danh Di Đà Nguyện Hải”. Chính bởi lời hỏi của A Nan mà Phật khải thị diệu pháp khó gặp hy hữu đến thế như hoa Ưu Đàm. Hết thảy chúng sanh trong tương lai toàn là nhờ vào lời hỏi của A Nan mà được độ thoát. V́ thế, Phật khen ngợi A Nan để chứng tín.

- Thứ năm, Thế Tôn biết một cách sâu xa rằng đây quả thật là pháp hết thảy thế gian khó thể tin nổi, nên khuyên nhủ chúng sanh rằng: Giác trí của Như Lai khó lường, thần thông vô ngại, Định Huệ thông suốt rốt ráo, tự tại nơi pháp. Lời Thế Tôn nói chân thật chẳng dối, muôn vàn chớ khinh nghi, chỉ nên tín ngưỡng. Kinh lại c̣n dùng thí dụ chỉ cho chúng ta: Phật là Quả Giác, ta là phàm phu, lẽ nào ta lại dùng cái tâm phàm phu phân biệt ngu muội để đo lường Như Lai trí một cách hư vọng? Chỉ nên tin nhận ắt sẽ măn nguyện.

Do những điều trên, ta thấy được rằng Tự phần của kinh toàn là chứng tín. Ngẫu Ích đại sư chỉ ra tông của Tiểu Bổn kinh này là “tín, nguyện, tŕ danh”. Ba thứ tư lương ấy khuyết một chẳng được, nhưng lấy Tín làm đầu, đủ thấy sự trọng yếu của Tín. Trong Tự phần, trước hết nói đến cái gốc của kinh này là Chân Thật Tế, cho nên pháp này đáng tin. Diệu dụng của kinh này rộng ban cho chúng sanh cái lợi chân thật, cho nên phải tin.

Chân Thật Tế là ǵ? Chính là như Liên Tŕ Đại Sư trong Sớ Sao đă dạy rằng: “Linh minh đỗng triệt, trạm tịch thường hằng, chẳng trược, chẳng thanh, không lui, không tới. Lớn thay chân thể, chẳng thể nghĩ bàn được, chỉ có mỗi tự tánh [mới được như thế mà] thôi!” V́ vậy, Chân Thật Tế chính là tự tánh của đương nhân.

Cái lợi chân thật là ǵ? Sớ Sao lại nói: “Lắng nhơ trược thành thanh tịnh, quay lưng [bỏ cơi Sa Bà], hướng về [Tịnh Độ], siêu việt ba A-tăng-kỳ trong một niệm, ngang với chư thánh trong một lời. Diệu dụng cùng cực thay, cũng chẳng thể nghĩ bàn nổi. Chỉ là Phật Thuyết A Di Đà Kinh mà thôi!”.

Kinh A Di Đà chính là tiểu bổn của kinh này, cho nên biết được rằng: “Diệu dụng đến cùng cực chỉ là kinh này thôi!” Tông của kinh này là “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Phát Bồ Đề tâm bao hàm trọn vẹn “tín nguyện”. “Nhất hướng chuyên niệm” chính là tŕ danh.

Hai bổn Đại, Tiểu có cùng một cương tông. Diệu pháp như thế cùng thâu gồm trọn vẹn ba hạng, khiến cho phàm phu chóng cùng được Bổ Xứ. Diệu dụng lớn lao, chẳng thể nghĩ bàn chính là việc phát tâm niệm Phật dạy trong kinh này. Đấy chính là cái lợi chân thật. Do diệu dụng chân thật như thế nên trong khoảng một niệm, vượt qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp một cách nhanh chóng. Xưng danh một tiếng, địa vị bằng với chư thánh. Chúng ta may mắn được nghe, thật đúng là một dịp hy hữu trong vô lượng kiếp đến nay

Hết Quyển Một

(Bửu Quang tự đệ tử Như Ḥa kính dịch xong ngày 17 tháng 01 năm 2002

Tăng đính ngày 10 tháng 07 năm 2009)

 



[1] Biệt thời ư: Quan điểm cho rằng niệm Phật cầu nguyện văng sanh chỉ tạo thành thiện căn, nhân duyên thành Phật trong kiếp sau chứ không thể nào văng sanh thành Phật ngay trong một đời này được.

[2] Tư cụ là những vật dụng cần dùng trong cuộc sống.