25. Văng Sanh Chánh Nhân ( : Chánh nhân của sự văng sanh)

Trong phẩm trước, kinh chú trọng phẩm vị sau khi văng sanh chứ chưa bàn chi tiết về những nhân hạnh để được văng sanh. V́ vậy, phẩm này lại bàn rộng thêm về chánh nhân văng sanh và được đặt tên là Văng Sanh Chánh Nhân. Hai phẩm này cùng tạo thành cái cốt lơi của kinh, hỗ trợ lẫn nhau: Phẩm trên tuy chỉ nói đến sở hạnh của ba bậc văng sanh, nhưng đó cũng là một phần của chánh nhân văng sanh. Ba bậc văng sanh chính là quả của những chánh nhân sẽ được nói đến trong phẩm này.

Đa số các chánh nhân được nói trong phẩm này đều giống với các Tịnh nghiệp được dạy trong Quán kinh. Quán kinh dạy:

“Sanh bỉ quốc giả, đương tu tam phước:

- Nhất giả, hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập Thiện nghiệp.

- Nhị giả, thọ tŕ Tam Quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.

- Tam giả, phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả.

Như thị tam sự, danh vi Tịnh nghiệp.

Phật cáo Vy Đề Hy: - Nhữ kim tri phủ? Thử tam chủng nghiệp, năi thị quá khứ, vị lai, hiện tại tam thế chư Phật Tịnh nghiệp chánh nhân”.

([Muốn] sanh về nước ấy th́ nên tu ba phước:

- Một là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười thiện nghiệp.

- Hai là thọ tŕ Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi.

- Ba là phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, siêng năng tinh tấn tu hành. Ba sự ấy gọi là Tịnh nghiệp.

Phật bảo Vy Đề Hy:

- Người biết hay chăng? Ba thứ nghiệp ấy chính là chánh nhân tịnh nghiệp của quá khứ, hiện tại, vị lai tam thế chư Phật).

Kinh c̣n dạy: “Phục hữu tam chủng chúng sanh, đương đắc văng sanh. Hà đẳng vi tam? Nhất giả từ tâm bất sát, cụ chư giới hạnh. Nhị giả, độc tụng Đại Thừa Phương Đẳng kinh điển. Tam giả, tu hành lục niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Cụ thử công đức, nhất nhật năi chí thất nhật, tức đắc văng sanh”

 (Lại có ba hạng chúng sanh sẽ được văng sanh. Những ǵ là ba?

- Một là từ tâm chẳng giết, đủ các giới hạnh.

- Hai là đọc tụng kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa.

- Ba là tu hành sáu niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh cơi ấy.

Đầy đủ các công đức đó trong một ngày cho đến bảy ngày th́ được văng sanh).

So với nội dung phẩm này, Quán kinh dạy nhiều điểm thật giống hệt.

Chánh kinh:

難,若 子、善 人,聞 典,受 誦,書 養,晝 續,求 剎。發 心。持 戒,堅 犯。饒 情,所 之,令 樂。憶 西 佛,及 土。是 終,如 嚴,生 中,速 法,永 退 轉。

Phục thứ A Nan! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thử kinh điển, thọ tŕ, độc tụng, thư tả, cúng dường, trú dạ tương tục, cầu sanh bỉ sát, phát Bồ Đề tâm, tŕ chư cấm giới, kiên thủ bất phạm, nhiêu ích hữu t́nh, sở tác thiện căn tất thí dữ chi, linh đắc an lạc, ức niệm Tây Phương A Di Đà Phật, cập bỉ quốc độ. Thị nhân mạng chung, như Phật sắc tướng, chủng chủng trang nghiêm, sanh bảo sát trung, tốc đắc văn pháp, vĩnh bất thoái chuyển.

Lại này A Nan! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kinh điển này, thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, cúng dường liên tục ngày đêm, cầu sanh cơi kia, phát Bồ Đề tâm, tŕ các cấm giới, giữ vững chẳng phạm, lợi lạc hữu t́nh, các thiện căn đă làm đều đem thí cho [hữu t́nh] khiến họ được an lạc, ức niệm A Di Đà Phật ở phương Tây và cơi nước kia th́ người ấy lúc mạng chung sẽ đắc sắc tướng như Phật, các thứ trang nghiêm, sanh trong cơi báu, chóng được nghe pháp, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Giải:

Đoạn văn mở đầu phẩm này nói về chánh nhân thứ nhất: Phát tâm niệm Phật kiêm thọ tŕ kinh, giới, làm lợi cho ḿnh lẫn người th́ được văng sanh (trọn đoạn văn trên đây trích từ bản Tống dịch).

Chánh nhân thứ nhất gồm có sáu điều: Thọ tŕ kinh này, cầu sanh Tịnh Độ, phát tâm Bồ Đề, nghiêm tŕ các giới, lợi lạc hữu t́nh, nhớ Phật, niệm Phật.

1. Quán kinh nói: “Độc tụng Đại Thừa” (Đọc tụng Đại Thừa), Sách Quán Kinh Ước Luận bảo: “Chẳng đọc Đại Thừa sẽ chẳng thể hiểu nổi tâm Phật. Chẳng hiểu Phật tâm th́ chẳng khế hợp Phật trí. Chẳng khế hợp Phật trí th́ dù có sanh cơi kia cũng chẳng thấy được Phật”.

Trong kinh đây, ngay đầu phẩm này đă dạy: “Văn thử kinh điển, thọ tŕ, độc tụng” (Nghe kinh điển này thọ tŕ, đọc tụng). “Thử kinh” (Kinh này) chính là kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác. Kinh này chính là kinh Tịnh Độ bậc nhất mà cũng chính là Trung Bổn Hoa Nghiêm. Kinh này cũng chính là kinh đức Thế Tôn riêng lưu lại tồn tại một trăm năm nữa vào lúc kinh đạo diệt tận trong thời tương lai để làm phương tiện cứu vớt chúng sanh đời mạt.

Chữ “thử kinh” cũng chỉ tất cả các bản dịch Hán, Đường, Ngô, Ngụy, Tống của kinh Vô Lượng Thọ lẫn các hội bản, tiết bản của các ông Vương Nhật Hưu, Bành Tế Thanh, Ngụy Thừa Quán. Chỉ cần thọ tŕ các bản ấy th́ đều là chánh nhân; nhưng riêng hội bản này được xưng tụng là bản hoàn thiện nhất nên tŕ tụng bản này công đức càng thù thắng hơn nữa. Chữ “trú dạ tương tục” (ngày đêm liên tục) biểu thị sự dũng mănh, tinh tấn, chẳng hề gián đoạn.

2. “Cầu sanh bỉ sát” (Cầu sanh cơi kia): Đem các công đức thọ tŕ, đọc tụng, biên chép, cúng dường hồi hướng Tịnh Độ.

3. “Phát Bồ Đề tâm”: “Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” là tông của cả bộ kinh này, là khuôn phép chánh của ba bậc văng sanh nên được nhắc lại trong phẩm này.

4. “Tŕ chư cấm giới, kiên thủ bất phạm” (Giữ các cấm giới, giữ vững chẳng phạm): Đây chính là như Quán kinh dạy “cụ chư giới hạnh” (đủ các giới hạnh) hoặc “cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi” (đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi). Đó là v́ không có giới hạnh th́ khác nào đồ đựng bị lủng, dẫu siêng niệm Phật cũng khó bề viên măn.

5. “Nhiêu ích hữu t́nh” (Lợi lạc hữu t́nh) là hạnh lợi tha của Bồ Tát như phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có dạy: “Bồ Tát nhược năng tùy thuận chúng sanh, tắc vi tùy thuận chư Phật. Nhược ư chúng sanh tôn trọng thừa sự, tắc vi tôn trọng thừa sự Như Lai” (Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh th́ là tùy thuận chư Phật. Nếu tôn trọng, thừa sự chúng sanh th́ chính là tôn trọng, thừa sự Như Lai). V́ vậy, hành nhân Tịnh nghiệp nên rộng hành hạnh lợi lạc chúng sanh. “Sở tác thiện căn tất thí dữ chi” nghĩa là: Hết thảy công đức và thiện căn tự ḿnh đă làm đều đem thí cho hết thảy chúng sanh. Hết thảy tội khổ của chúng sanh ta đều chịu thay.

6. Nhớ Phật, niệm Phật: “Ức niệm Tây Phương A Di Đà Phật cập bỉ quốc độ” (Ức niệm đức A Di Đà Phật ở phương Tây và cơi nước kia). Diệu hạnh Niệm Phật là vua của các điều thiện, mầu nhiệm nhất trong các sự mầu nhiệm. Trong các chánh nhân, phát tâm niệm Phật thật là điều quan trọng hàng đầu.

Những điều trên là Nhân, tiếp đây sẽ nói về Quả. Nhân quả phụ thuộc vào nhau như bóng theo h́nh: “Thị nhân lâm chung, như Phật sắc tướng” (Người ấy lúc lâm chung, được sắc tướng như Phật). Người ấy giống như Phật, [nghĩa là] thân sắc vàng ṛng, đủ ba mươi hai tướng, lại đầy đủ các thứ công đức trang nghiêm như Phật. “Sanh bảo sát trung, tốc đắc văn pháp” (Sanh trong cơi báu, chóng được nghe pháp): Người ấy mạng chung rồi sắc tướng giống như Phật, lại chóng được nghe pháp.

Chánh kinh:

難,若 國,雖 定,盡 戒,要 善。所 生,二 盜,三 欲,四 言,五 語,六 惡口,七 舌,八 貪,九 瞋,十 癡。如 佛,種 德,種 嚴。志 依,頂 養。是 終,不 怖,心 倒,即 土。

Phục thứ A Nan! Nhược hữu chúng sanh dục sanh bỉ quốc, tuy bất năng đại tinh tấn Thiền Định, tận tŕ kinh giới, yếu đương tác thiện. Sở vị: Nhất bất sát sanh, nhị bất thâu đạo, tam bất dâm dục, tứ bất vọng ngôn, ngũ bất ỷ ngữ, lục bất ác khẩu, thất bất lưỡng thiệt, bát bất tham, cửu bất sân, thập bất si. Như thị trú dạ tư duy, Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm, chí tâm quy y, đảnh lễ cúng dường. Thị nhân lâm chung, bất kinh, bất bố, tâm bất điên đảo, tức đắc văng sanh bỉ Phật quốc độ.

Lại này A Nan! Nếu có chúng sanh muốn sanh cơi ấy, nhưng chẳng thể đại tinh tấn Thiền Định, giữ trọn kinh giới, th́ phải nên làm lành, nghĩa là: Một là chẳng sát sanh, hai là chẳng trộm cắp, ba là chẳng dâm dục, bốn là chẳng nói dối, năm là chẳng nói thêu dệt, sáu là chẳng ác khẩu, bảy là chẳng nói đôi chiều, tám là chẳng tham, chín là chẳng sân, mười là chẳng si. Ngày đêm tư duy như sau: Các thứ công đức, các thứ trang nghiêm của Cực Lạc thế giới và của A Di Đà Phật, chí tâm quy y, đảnh lễ cúng dường. Người ấy lâm chung chẳng kinh, chẳng sợ, tâm chẳng điên đảo liền được văng sanh cơi nước Phật kia.

Giải:

Đây là chánh nhân thứ hai. Trong loại chánh nhân này có ba điều: Tu hành Thập Thiện; ngày đêm niệm Phật; chí tâm quy y, đảnh lễ cúng dường.

1. Tu hành Thập Thiện: Theo sách Pháp Giới Thứ Đệ, Thập Thiện là để dứt ác. Dứt những điều ác như trên th́ chẳng năo loạn người khác. Nay ta thực hành điều thiện để lợi lạc hết thảy.

* Chẳng sát sanh: Dứt ác hạnh sát sanh khi trước, phải nên thực hành điều lành phóng sanh.

* Chẳng trộm cắp: Dứt ác hạnh trộm cắp tài vật của người, nên hành điều lành bố thí.

* Chẳng dâm dục (Chẳng tà dâm): Dứt ác hạnh hành dâm với người chẳng phải là thê, thiếp của ḿnh, nên hành điều lành cung kính.

* Chẳng nói dối: Dứt ác hạnh dối gạt người, nên hành điều lành nói lời chân thật.

* Chẳng nói thêu dệt: Dứt ác hạnh nói lời ác, thêu dệt, điên đảo lư lẽ, nên hành hạnh lành nói lời có nghĩa lợi ích người khác.

* Chẳng ác khẩu: Dứt ác hạnh nói năng ác nghiệt, hại người, nên hành điều lành nói năng mềm mỏng.

* Chẳng nói đôi chiều: Dứt ác hạnh nói xúc xiểm, khuấy rối cả hai bên, nên hành hạnh lành nói lời ḥa hợp.

* Chẳng tham: Đối với các ác hạnh chẳng chán nhàm vừa kể trên nên hành hạnh lành Bất Tịnh Quán, quán cả sáu trần đều là lừa dối, chẳng sạch.

* Chẳng sân: Dứt những ác hạnh sân nộ trước đây, nên hành hạnh lành từ bi, nhẫn nhục.

* Chẳng si (Chẳng tà kiến): Dứt các hạnh “bài bác không nhân quả[1], tà tâm, nói bậy”, nên hành hạnh lành chánh tín, tâm quay về chánh đạo, sanh tâm lành trí huệ.

Mười thứ thiện kể trên đều là hạnh lành thế gian.

Báo Ân Luận bảo: “Hễ là thiện hạnh đều có thể văng sanh; nhưng cần phải thường niệm Phật hồi hướng th́ chuyển được việc lành thế gian thành cái nhân Tịnh Độ. V́ vậy, Phật giảng các kinh đều nói kèm thêm hạnh lành thế gian; nhưng riêng với mười điều thiện này Phật giảng riêng một kinh (kinh Thập Thiện Giới). Tịnh ba nghiệp nơi thân, bốn nghiệp nơi miệng, ba nghiệp nơi ư chính là căn bản của việc tu tŕ vậy”.

2. Ngày đêm niệm Phật: Kinh dạy: “Trú dạ tư duy, Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, chủng chủng công đức, chủng chủng trang nghiêm” (Ngày đêm tư duy các thứ công đức, các thứ trang nghiêm của Cực Lạc thế giới và của Phật A Di Đà).

Trong Văng Sanh Luận, Thiên Thân Bồ Tát đă lập ra ngũ niệm môn: Lễ Bái môn, Tán Thán môn, Tác Nguyện môn, Quán Sát môn, và Hồi Hướng môn. Luận viết: “Thế nào là tán thán? Khẩu nghiệp tán thán, xưng danh đức Như Lai kia”. Và: “Quán sát có ba thứ, những ǵ là ba? Một là quán sát công đức trang nghiêm của cơi nước Phật ấy; hai là quán sát công đức trang nghiêm của A Di Đà Phật; ba là quán sát công đức trang nghiêm của các Bồ Tát trong cơi ấy”.

Điều được nói trong kinh này chính là môn thứ tư: Quán Sát môn. Nếu kèm cả miệng niệm th́ gồm cả môn thứ hai là Tán Thán môn. Quán sát hoặc tán thán như thế liên tục ngày đêm nên kinh nói: “Trú dạ tư duy” (Ngày đêm tư duy).

3. “Chí tâm quy y, đảnh lễ cúng dường là môn thứ nhất, tức Lễ Bái môn. Luận viết: “Thế nào là lễ bái? Thân nghiệp lễ bái A Di Đà Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, ư mong sanh về cơi kia”.

“Quy y” lại chính là quy mạng, Văng Sanh Luận nói: “Nên biết rằng quy mạng chính là lễ bái, nhưng lễ bái chỉ là cung kính, chứ chưa ắt là quy mạng. Quy mạng tất nhiên là lễ bái. Nếu suy như vậy th́ quy mạng đáng trọng hơn”. Nay kinh dạy quy y đảnh lễ, lại khuyên chí tâm và kiêm cả cúng dường th́ thật đă thể hiện ḷng thành tinh chuyên rất mực.

Văng Sanh Luận nói: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu thành tựu Ngũ Niệm Môn th́ rốt ráo được văng sanh cơi nước An Lạc, gặp đức A Di Đà Phật kia”. Diệu nhân cảm diệu quả cho nên lúc lâm chung được Phật thuận theo bổn nguyện dùng oai thần gia bị “từ bi gia hựu khiến cho tâm chẳng loạn”. V́ vậy, “bất kinh, bất bố, tâm bất điên đảo” (chẳng kinh, chẳng sợ, tâm chẳng điên đảo). “Bất kinh” là chẳng kinh hoàng, hoảng hốt. “Bất bố” là chẳng sợ hăi, khiếp đảm; “bất điên đảo” là tâm chẳng lầm loạn, chánh niệm tưởng nhớ đến Phật vẫn hiện tiền như thường cho nên được văng sanh.

Kinh văn trong phẩm này chẳng nói lâm chung thấy Phật, nhưng đă được văng sanh th́ tất nhiên Phật sẽ đến đón v́ bổn nguyện của Phật là lâm chung đến tiếp dẫn. Nếu Phật chẳng đến đón th́ chỉ với tự lực, phàm phu làm sao có thể văng sanh nổi? Bởi vậy, kinh văn chẳng nói đến. Hơn nữa, phẩm này chuyên giảng nhân hạnh văng sanh nên chẳng bàn nhiều đến quả cảnh văng sanh.

Chánh kinh:

物,不 家,不 戒,一 淨。有 時,端 心。絕 憂,慈 進。不 妒,不 惜。不 悔,不 疑。要 順,至 信。當 深,當 福。奉 法,不 失。思 計,欲 脫。晝 念,願 國。十 夜,乃 者,壽 國。

Nhược đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh. Hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục, khử ưu, từ tâm tinh tấn. Bất đương sân nộ, tật đố, bất đắc tham thiết, xan tích, bất đắc trung hối, bất đắc hồ nghi. Yếu đương hiếu thuận, chí thành trung tín, đương tín Phật kinh ngữ thâm, đương tín tác thiện đắc phước. Phụng tŕ như thị đẳng pháp, bất đắc khuy thất. Tư duy thục kế, dục đắc độ thoát. Trú dạ thường niệm, nguyện dục văng sanh A Di Đà Phật thanh tịnh Phật quốc. Thập nhật thập dạ, năi chí nhất nhật nhất dạ bất đoạn tuyệt giả, thọ chung giai đắc văng sanh kỳ quốc.

Nếu [người] lắm sự vật chẳng thể ĺa nhà, chẳng rảnh rỗi để rộng tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh th́ hễ có lúc rảnh rỗi liền đoan chánh thân tâm, tuyệt dục, bỏ lo, từ tâm tinh tấn, chẳng nên sân nộ, ghen ghét, chẳng được tham ăn, keo tiếc, chẳng nên giữa chừng hối hận, chẳng nên hồ nghi, phải nên hiếu thuận, chí thành, trung tín, nên tin lời kinh Phật sâu xa, nên tin làm lành được phước. Phụng tŕ những pháp như vậy chẳng được thiếu sót, suy nghĩ kỹ càng, muốn được độ thoát. Ngày đêm thường niệm, nguyện muốn văng sanh cơi Phật thanh tịnh của A Di Đà Phật. Trong mười ngày mười đêm cho đến một ngày một đêm chẳng đoạn tuyệt th́ lúc tuổi thọ hết đều được văng sanh cơi ấy.

Giải:

Chánh nhân văng sanh thứ ba này gồm hai điều: Một là tu hành các điều lành thế gian, hai là chộp ngay lúc rảnh trong khi bận rộn để chánh niệm hầu được văng sanh.

Loại chánh nhân này dành cho kẻ bận rộn trăm công ngh́n việc, thời gian rảnh rỗi rất ít nên chưa thể tu trai giới đầy đủ cũng như khó ḷng giữ nhất tâm thanh tịnh được. Những người như vậy nên nỗ lực làm lành, nên chộp ngay lúc rảnh giữa cơn bận rộn, khéo giành thời cơ: Hễ gặp duyên liền tu chẳng để lỡ uổng th́ cũng quyết định được văng sanh. Điểm kỳ diệu của Tịnh tông là “chẳng ĺa Phật pháp mà hành thế pháp, chẳng phế thế pháp mà chứng Phật pháp” (xem Báo Ân Luận).

Câu “hữu không nhàn thời” (hễ có lúc rảnh rỗi) là câu thừa tiếp ư trên bận bịu công việc nên chưa thể thân nhàn, tâm tịnh để tu rộng các trai giới. Vậy th́ nên khéo giành thời cơ, hễ rảnh liền tu, trừ khử những nỗi lo lắng việc đời, dũng mănh chuyên tu. Ư này xuyên suốt từ chữ “hữu không nhàn thời” (hễ có lúc rảnh rỗi) cho đến chữ nhất nhật nhất dạ bất đoạn tuyệt” (một ngày một đêm chẳng đoạn tuyệt).

“Đoan chánh thân tâm” là thân giữ trang nghiêm, tâm ư ngay chánh. Phẩm Trược Thế Ác Khổ ghi: “Nhữ đẳng năng ư thử thế, đoan thân chánh ư, bất vi chúng ác, kham vi đại đức” (Các ông nếu có thể trong đời này đoan tâm chánh ư, chẳng làm các điều ác th́ thật có đức lớn). Phẩm Trùng Trùng Hối Miễn (bao lượt khuyên lơn) cũng chép: Nhược tào tác thiện vân hà đệ nhất? Đương tự đoan tâm, đương tự đoan thân, nhĩ, mục, khẩu, tỵ, giai đương tự đoan” (Nếu các ông muốn làm lành th́ thế nào là bậc nhất? Hăy nên tự đoan nghiêm tâm, nên tự đoan chánh thân, tai, mắt, mũi , miệng,  đều nên tự đoan chánh). V́ vậy gặp lúc rảnh rỗi th́ trước hết phải đoan thân, chánh ư.

“Tuyệt dục” là trong lúc tu tập như vậy, phải dứt hết những ư tưởng ái dục nam nữ. “Khử ưu” là buông bỏ hết thảy những mối lo nghĩ việc đời. “Từ tâm” là tâm ban vui cho chúng sanh, tu tŕ như vậy nhằm lợi lạc hữu t́nh.

“Tinh tấn” là dũng mănh tu thiện, đoạn ác. Sách Phụ Hành, quyển hai nói: “Chẳng nhiễm pháp là Tinh (), niệm niệm cầu hướng đến là Tấn (). Hoa Nghiêm Đại Sớ, quyển năm ghi: “Tâm chuyên nơi pháp th́ gọi là Tinh; chuyên tâm thực hành để đạt bổn th́ gọi là Tấn”. Ư nói: Tinh là dốc một tấm ḷng nơi Phật pháp. Dùng cái tâm tinh chuyên ấy để hoàn thành nhiệm vụ thấu hiểu bản tâm th́ gọi là Tấn. Hiểu thấu bản tâm, sáng tỏ bản tánh của ḿnh th́ gọi là “đạt bổn”. Ư nghĩa chữ “tinh tấn” do Đại Sớ giảng có phần thù thắng hơn.

Từ chữ “bất đương sân nộ” (chẳng nên sân nộ) cho đến “chí thành trung tín” là nguyên một câu nói về điều lành thế gian của người tu Đại Thừa.

“Tật đố” ( ) là ghen tỵ điều hay tốt của người khác; làm hại người hiền cũng gọi là “tật” (). “Tham thiết” ( ): “thiết” () là tham ăn tục uống.

Sách Đại Thừa Nghĩa Chương giảng chữ “xan tích” ( ) như sau: “Tiếc rẻ cả tài lẫn pháp th́ gọi là Xan”, tức là cái tâm tham đắm tài lẫn pháp, chẳng thể đem tài và pháp làm lợi cho người khác.

“Trung hối” ( : Giữa chừng hối hận) là ḷng tin chẳng vững chắc, trước tin sau ngờ nên bảo là “trung hối”.

“Hồ nghi” là do tánh con cáo (hồ: ) hay nghi ngờ nên gọi là “hồ nghi”. Do dự chẳng quyết định nên gọi là “nghi” (). Do nghi niệm làm hại căn lành giống như gai độc nên sách Vạn Thiện Đồng Quy Tập ghi: “Vững tín căn để nhổ gai ngờ”.

“Yếu đương hiếu thuận” (Phải nên hiếu thuận) chính là ư “hiếu dưỡng phụ mẫu” đă dạy trong Quán kinh; đây chính là phước đầu tiên trong ba thứ phước được dạy trong kinh ấy, đó chính là một trong những chánh nhân tịnh nghiệp của tam thế chư Phật.

Trong cụm chữ “chí thành trung tín”, “thành” () là chân tâm, chân thật chẳng dối; “chí” () là đến mức cùng tột nhất. Ḷng thành đạt đến mức tột cùng nên bảo là “chí thành”. “Trung” () là tận tâm, kiệt lực trung với nước nhà. Hai chữ trung hiếu chính là gốc của mọi mỹ đức thế gian. Chữ “tín” () ở đây chỉ về pháp thế gian, tức là chân thật chẳng dối.

Hai câu kinh tiếp theo đó nói về cách thức niệm Phật trong khi bận rộn.

“Đương tín Phật kinh ngữ thâm” (Hăy nên tin lời kinh Phật sâu xa): Chữ “tín” () ở đây lại chỉ pháp xuất thế, nghĩa là chữ Tín ở đây chỉ cho thật thể của các pháp, là tịnh đức của Tam Bảo. Tin ưa sâu xa căn lành thế gian và xuất thế gian khiến cho tâm trong lặng th́ gọi là “tín”.

Duy Thức Luận nói: “Thế nào là Tín? Là có thể nhẫn chịu dục lạc một cách sâu xa, tâm tịnh thành tánh”. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương lại bảo: “Đối với Tam Bảo tịnh tâm chẳng nghi th́ gọi là Tín”. Câu Xá Luận lại bảo: “Tín khiến cho [tâm] người trong lặng”. Nay nghe kinh Phật liền tin tưởng sâu xa vào lời kinh. Đại Luận nói: “Có tin mới chứng nhập nổi”. Do đó, mới có thể từ nhân thừa tiến thẳng vào Đại Thừa viên môn, niệm Phật cầu sanh.

Lại do tin nhân quả chẳng hư vọng nên tin “tác thiện đắc phước” (làm lành được phước) để tinh tấn hướng thiện. “Phụng tŕ như thị đẳng pháp” (phụng tŕ các pháp như vậy) là vâng giữ các điều lành như trên vừa nói “vô đắc khuy thất” (chẳng được thiếu sót); “khuy thất” (虧失) là tổn giảm. Những câu kinh vừa trên đều cùng nói về việc từ nhân thừa tiến thẳng vào Cực Lạc Nhất Thừa. Tiếp đó, kinh nói đến cách t́m cái nhàn trong khi bận rộn để tinh tấn niệm Phật:

Tư duy thục kế, dục đắc độ thoát(Suy nghĩ kỹ càng muốn được độ thoát) chính là suy nghĩ chín chắn, sâu xa mong được thoát khỏi sanh tử. “Nguyện dục văng sanh” (Nguyện muốn văng sanh) là xả uế cầu tịnh, đem hết thảy công đức hồi hướng văng sanh. “Trú dạ thường niệm A Di Đà Phật thanh tịnh Phật quốc” (Ngày đêm thường niệm cơi nước thanh tịnh của A Di Đà Phật). Đấy chính là chánh hạnh nhớ Phật, niệm Phật để văng sanh. Liên tục như thế trong mười ngày mười đêm là công hạnh phải có của hết thảy hành nhân; c̣n thực hành được như thế trong một ngày một đêm là công hạnh phải có của bậc nhiều thiện căn. Cứ tùy theo thiện căn mà thực hành chẳng đoạn tuyệt trong mười ngày mười đêm hoặc trong một ngày một đêm th́ khi mạng chung đều được văng sanh. Do đó, kinh nói: Thọ chung giai đắc văng sanh kỳ quốc” (Khi tuổi thọ hết đều được sanh về cơi ấy). Đây là chánh nhân văng sanh của hành nhân thuộc loại thứ ba, công đức kém hơn hai loại trước.

Đoạn kinh tiếp theo đây giảng rơ: Các hạng người văng sanh, nhân hạnh tuy khác nhau nhưng hễ sanh về cơi ấy rồi th́ đều là Đại Thừa cả, đều thành cùng một loại.

Chánh kinh:

道。諸 者,皆 致, 相,皆 佛。欲 佛,從 願,隨 晚,求 休,會 之,不 也。阿 難,以 故,無 界,諸 來,皆 德。

Hành Bồ Tát đạo, chư văng sanh giả, giai đắc A Duy Việt Trí, giai cụ kim sắc tam thập nhị tướng, giai đương tác Phật. Dục ư hà phương Phật quốc tác Phật, tùng tâm sở nguyện, tùy kỳ tinh tấn tảo văn, cầu đạo bất hưu, hội đương đắc chi, bất thất kỳ sở nguyện dă. A Nan! Dĩ thử nghĩa lợi cố, vô lượng vô số bất khả tư nghị vô hữu đẳng đẳng vô biên thế giới, chư Phật Như Lai, giai cộng xưng tán Vô Lượng Thọ Phật sở hữu công đức.

Hành Bồ Tát đạo, những người văng sanh đều đắc A Duy Việt Trí, đều đầy đủ sắc vàng ba mươi hai tướng, đều sẽ thành Phật. Muốn làm Phật ở cơi nước Phật phương nào đều như sở nguyện, tùy theo người ấy tinh tấn sớm hay chậm. Cầu đạo chẳng ngơi th́ sẽ đạt được, chẳng bị thất vọng. Này A Nan! Do nghĩa lợi này, vô lượng vô số bất khả tư nghị vô hữu đẳng đẳng vô biên thế giới chư Phật Như Lai đều cùng khen ngợi tất cả công đức của Vô Lượng Thọ Phật.

Giải:

Câu “hành Bồ Tát đạo” ngụ ư những người đă văng sanh đều là Đại Thừa.

Tiếp đó, kinh nói đến cái quả nhân hạnh. Nhân dẫu thiên sai vạn biệt, nhưng quả chỉ một vị: Hành nhân Đại Thừa hết tuổi thọ sanh về cơi kia đều “đắc A Duy Việt Trí”, đều đạt thân sắc vàng tía, đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu; chẳng những thân tướng giống như đức Phật mà c̣n “giai đương tác Phật” (đều sẽ thành Phật).

Những người văng sanh nguyện làm Phật ở phương nào th́ không ai lại chẳng được thành tựu xứng với tâm nguyện; bởi vậy, kinh nói: tùng tâm sở nguyện” (đều như sở nguyện). C̣n lúc nào sẽ thành Phật lại tùy thuộc vào hành nhân “tinh tấn tảo văn” (tinh tấn chậm hay mau) khác nhau. Sớm tinh tấn th́ sớm thành Phật; đây chính là điều sai biệt trong lẽ b́nh đẳng. B́nh đẳng mà có sai biệt nên có thành Phật sớm hay chậm. Điều b́nh đẳng trong sai biệt chính là đều sẽ thành Phật, nên kinh nói: “Cầu đạo bất hưu, hội đương đắc chi, bất thất kỳ sở nguyện dă” (Cầu đạo chẳng ngơi th́ sẽ đạt được, chẳng bị thất vọng). Nghĩa là: Cái tâm cầu đạo tinh tấn chẳng ngơi th́ đều sẽ thành Phật, quyết định chẳng trái nghịch với bổn nguyện được thành Phật.

Câu “Phật cáo A Nan diễn tả sự kiện đức Thế Tôn muốn nhắc hội chúng chú tâm nên Phật kêu tên vị đương cơ của pháp hội là ngài A Nan để dạy: “Dĩ thử nghĩa lợi cố” (Do nghĩa lợi này). Ở đây, chữ “lợi” () có đến hai nghĩa:

1. Một là cứng bén như kim cang phá hoại được hết thảy mà chẳng bị hết thảy phá hoại.

2. Hai là lợi ích do pháp môn này có thể ban bố cái lợi chân thật cho hết thảy chúng sanh.

Nói cách khác: Toàn thể nghĩa lư pháp môn văng sanh là kim cang trí huệ nên bảo là lợi (kiên lợi: cứng bén). Đồng thời, “lợi” c̣n có nghĩa là do đại từ đại bi lưu xuất phổ độ chúng sanh bằng cái lợi chân thật rốt ráo nên bảo là “lợi”. V́ vậy, chư Phật trong vô lượng, vô biên không thể tính kể thế giới giai cộng xưng tán Vô Lượng Thọ Phật sở hữu công đức(đều cùng khen ngợi tất cả công đức của Vô Lượng Thọ Phật). Phàm phu văng sanh đều là Bất Thoái Chuyển, địa vị ngang với Bổ Xứ Bồ Tát. Đây chính là điều cả mười phương thế giới không nơi nào có nổi. Do vậy, mười phương Như Lai đều cùng khen ngợi Vô Lượng Thọ Phật.

 



[1] Bác vô nhân quả: Bài bác nhân quả, cho nhân quả là huyễn hoặc, không thật sự có.