17. Tuyền tŕ công đức ( : Công đức của ao, suối)

 Phẩm này tŕnh bày công đức chẳng thể nghĩ bàn của các ao suối nơi cơi Cực Lạc:

1. Trước hết là những đặc tánh tổng quát của những ao ấy và những tướng trạng riêng biệt như kích thước, tánh chất của nước, cây mọc bên bờ ao, hoa nở trong ao…

2. Ao tuyên dương diệu pháp, thành thục thiện căn.

3. Chúng sanh trong mười phương sanh về Cực Lạc đều hóa sanh trong ao hoa sen.    

Chánh kinh:

右,泉 流。縱 淺,皆 等。或十 旬,二 旬,乃 旬。湛 潔,具 德。

Hựu kỳ giảng đường tả hữu, tuyền tŕ giao lưu. Tung quảng thâm thiển, giai các nhất đẳng. Hoặc thập do-tuần, nhị thập do-tuần, năi chí bách thiên do-tuần. Trạm nhiên hương khiết, cụ bát công đức.

Hai bên giảng đường lại có ao, suối chảy quanh, ngang, dọc, sâu, cạn đều giống hệt nhau, hoặc là mười do-tuần, hai mươi do-tuần, cho đến trăm ngàn do-tuần, trong lặng, thơm, sạch, đủ tám công đức.

Giải:

Hựu kỳ giảng đường tả hữu, tuyền tŕ giao lưu” (Hai bên giảng đường lại có ao, suối chảy quanh) là tổng tướng, hàm ư: Cây báu, ao sen trọn khắp cơi nước. Quán kinh nói: “Nhất nhất tŕ thủy, thất bảo sở thành... Kỳ Ma Ni thủy, lưu chú hoa gian, tầm thụ thượng hạ” (Nước trong mỗi một ao do bảy báu hợp thành… Nước Ma-ni ấy chảy rót vào hoa, lên xuống theo thân hoa). Ta thấy cơi nước Cực Lạc vi diệu, trang nghiêm vượt xa hết thảy.

Trong phần biệt tướng, trước hết nói đến h́nh dáng, kích thước của từng ao. “Tung” () là nói về độ dài, “quảng” () là nói về chiều rộng. Kích thước, độ sâu cạn của mỗi ao đều ứng hiện theo căn cơ nên chẳng phải chỉ có một kích thước. Do h́nh thể tương xứng nên mỗi chúng sanh đều thấy các ao giống hệt nhau. Ao to từ mười do-tuần cho đến trăm ngàn do-tuần; đấy đều là thích ứng với từng căn cơ mà hiện ra lớn hay nhỏ.

Kế đó, kinh nói đến đức tánh của nước. Các ao ấy là ao nước tám công đức. Nước trong ao lặng, sạch, trong trẻo, thơm tho nên bảo là “trạm nhiên hương khiết” (trong lặng, thơm, sạch). Nước có đủ tám công đức nên gọi là “bát công đức thủy”.

Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ bảo: “Hà đẳng danh vi bát công đức thủy? Nhất giả trừng tịnh, nhị giả thanh lănh, tam giả cam mỹ, tứ giả khinh nhuyễn, ngũ giả nhuận trạch, lục giả an ḥa, thất giả ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn, bát giả ẩm dĩ định năng trưởng chư căn tứ đại, tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn. Đa phước chúng sanh, trường lạc thọ dụng” (Những ǵ là nước tám công đức? Một là lặng sạch, hai là trong mát, ba là ngon ngọt, bốn là mềm nhẹ, năm là nhuần thấm sáng bóng, sáu là an ḥa, bảy là uống vào trừ được đói, khát, vô lượng khổ sở, tám là uống xong quyết định trưởng dưỡng các căn và tứ đại, tăng ích các thứ thiện căn thù thắng. Chúng sanh nhiều phước thọ dụng sự vui dài lâu). Nước trong cơi Cực Lạc lại có thể khiến cho người uống vào được tăng trưởng các thiện căn thù thắng, thật là cơi Cực Lạc chẳng thể nghĩ bàn.

Chánh kinh:

樹,吉 樹,華 芳,光 耀。 葉,交 池。出 香,世 喻。隨 馥,沿 芬。

Ngạn biên vô số chiên-đàn hương thụ, cát tường quả thụ. Hoa quả hằng phương, quang minh chiếu diệu, tu điều, mật diệp, giao phú ư tŕ, xuất chủng chủng hương, thế vô năng dụ. Tùy phong tán phức, duyên thủy lưu phân.

Trên bờ có vô số cây hương chiên-đàn, cây cát tường quả. Hoa quả luôn thơm ngát, quang minh chói ngời, cành to, lá dày, chen bóng phủ mặt ao, tỏa các mùi thơm không thể dùng vật ǵ trong thế gian này để sánh ví nổi. Hương thơm lan theo gió thoảng, nước cuốn dậy mùi thơm.

Giải:

Đoạn kinh này mô tả tướng trạng trang nghiêm của các loại cây mầu nhiệm mọc bên bờ ao.

Chữ “Chiên-đàn” xin xem chú giải ở phần trước.

“Cát tường quả” chỉ có ở Ấn Độ, Trung Hoa không có, h́nh dạng từa tựa trái dưa nhỏ, màu vàng ửng đỏ. Ta có thể tạm dùng trái thạch lựu để h́nh dung trái cát tường; trái thạch lựu một hoa nhiều hạt nên có thể dùng để h́nh dung trái cát tường.

Kinh dạy: “Tŕ lưu hoa thụ … giai dĩ vô lượng bảo hương hợp thành” (Cây hoa bên bờ ao, ḍng suối…đều do vô lượng hương báu hợp thành) nên “hoa quả hằng phương” (hoa quả luôn thơm ngát). “Hằng phương” là luôn thơm tho.

“Quang minh chiếu diệu” (Quang minh chói ngời) là như trong đoạn trước kinh đă chép: “Vô lượng quang viêm, chiếu diệu vô cực” (Vô lượng tia sáng rực rỡ, chói ngời vô cùng tận). Cây cối cơi ấy đă tỏa hương thơm ngát, lại c̣n phóng diệu quang.

“Tu điều” ( ) là những cành cây lớn. “Giao” () là các cành nhánh chạm vào nhau. “Phú” () là che trùm lên. Cả câu ư nói: Rừng cây báu bên bờ ao, cành to khỏe, lá xum xuê, vươn dài ra khắp không gian, chạm ngọn vào nhau, soi bóng xuống mặt ao. Các rừng cây như thế tỏa ra các thứ diệu hương. Những hương ấy thù thắng chẳng phải là thứ thế gian này có nổi nên kinh mới bảo: “Thế vô năng dụ” (Không thể dùng vật ǵ trong thế gian này để sánh ví nổi).

“Tùy phong tán phức” nghĩa là mùi hương ngào được gió đức (đức phong) thổi lan khắp nơi.

“Duyên thủy lưu phân” (Nước cuốn dậy mùi thơm) nghĩa là theo ḍng nước chảy, mùi thơm ngào ngạt lan đi. Đây chính là kết quả của nguyện bốn mươi ba “hương báu xông khắp”.

Chánh kinh:

寶,地 沙。優 華、鉢 華、拘 華、芬 華,雜 茂,彌 上。

Hựu phục tŕ sức thất bảo, địa bố kim sa. Ưu Bát La hoa, Bát Đàm Ma hoa, Câu Mâu Đầu hoa, Phân Đà Lợi hoa, tạp sắc quang mậu, di phú thủy thượng.

Lại nữa, ao trang hoàng bằng bảy báu, đáy trải cát vàng. Hoa Ưu Bát La, hoa Bát Đàm Ma, hoa Câu Mâu Đầu, hoa Phân Đà Lợi nhiều màu tỏa sáng rạng ngời, phủ kín mặt nước.

Giải:

Đoạn kinh này mô tả tướng trang nghiêm trong ao.

Về ư “tŕ sức thất bảo” (ao trang hoàng bằng bảy báu), bản Ngô dịch chép như sau: “Giai phục hữu tự nhiên lưu tuyền, dục tŕ, giai dữ tự nhiên thất bảo câu sanh” (Lại đều có suối chảy, ao tắm, đều do bảy báu tự nhiên hợp thành).

Trong câu “địa bố kim sa” (đáy trải cát vàng), chữ “địa” () chỉ đáy ao. Bản Hán dịch ghi: “Hữu thuần bạch ngân tŕ giả, kỳ để sa giai hoàng kim dă. Trung hữu thuần hoàng kim tŕ giả, kỳ thủy để sa giai bạch ngân dă… Trung phục hữu nhị bảo cộng tác nhất tŕ giả, kỳ thủy để sa giai kim ngân dă” (Có ao thuần bằng bạc trắng, cát nơi đáy ao thuần là vàng ṛng. Trong ấy lại có ao thuần bằng vàng ṛng, đáy ao phủ cát bạc trắng…Trong ấy lại có ao bằng hai thứ báu hợp thành, đáy ao trải cát bằng vàng lẫn bạc) cho đến “trung phục hữu thất bảo cộng tác nhất tŕ giả, kỳ tŕ để sa giai kim, ngân, thủy tinh, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ mă năo dă” (trong ấy có ao do bảy báu hợp thành, đáy ao dùng vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, san hô, xa cừ, mă năo làm cát trải).

Tiếp đó, kinh nói đến bốn thứ hoa xinh đẹp trong ao. Sách Hội Sớ giảng: “Ưu Bát La Hán dịch là Thanh Liên Hoa, Bát Đàm Ma dịch là Hồng Liên Hoa, Câu Mâu Đầu dịch là Hoàng Liên Hoa, Phân Đà Lợi dịch là Bạch Liên Hoa. Đó là hoa sen bốn màu nói trong kinh Tiểu Bổn”.

Sách Tiên Chú lại bảo: “Sen nơi trời Tây gồm có bốn thứ: xanh, vàng, trắng, đỏ. Lại c̣n tùy theo hoa c̣n búp, đă nở, rụng cánh mà gọi tên khác nhau. Phân Đà Lợi là tên gọi của hoa sen trắng đang nở. Thứ hoa này lại rất to, có đến vài trăm cánh hoa nên c̣n có tên là Bách Diệp Liên (sen trăm cánh). Chữ ‘liên hoa’ dùng trong tựa đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa chính là loại hoa Phân Đà Lợi màu trắng trăm cánh này. Loại hoa này thường mọc trong ao A Nậu Đạt, không thấy trong nhân gian, nên nó được xưng tụng là hoa đẹp nhất trong loài người, là hoa hiếm có v.v…”

Trong câu “tạp sắc quang mậu” (nhiều màu tỏa sáng rạng ngời), chữ “tạp sắc” diễn tả nhiều thứ màu sắc ḥa hợp lại, chữ “quang mậu” diễn tả các ánh quang minh sáng chói. Câu kinh trong Tiểu Bổn: “Tŕ trung liên hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, hoàng sắc hoàng quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang” (Hoa sen trong ao to như bánh xe, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng) cũng diễn tả hoa có các thứ ánh sáng cùng chói rực. Chữ “di” () diễn tả ư trọn khắp, ư nói: Hoa sen mọc kín khắp cả mặt nước ao báu, che lấp mặt nước nên kinh bảo “di phú thủy thượng” (phủ kín mặt nước).

Chánh kinh:

生,過 水,欲 者,欲 者,欲 腋,欲 者,或 身,或 者、溫 者、急 者、緩 者,其 意,開 體,淨 形。寶 澈,無 照。

Nhược bỉ chúng sanh, quá dục thử thủy, dục chí túc giả, dục chí tất giả, dục chí yêu dịch, dục chí cảnh giả, hoặc dục quán thân, hoặc dục lănh giả, ôn giả, cấp lưu giả, hoăn lưu giả, kỳ thủy nhất nhất tùy chúng sanh ư, khai thần duyệt thể, tịnh nhược vô h́nh. Bảo sa ánh triệt, vô thâm bất chiếu.

Nếu những chúng sanh cơi kia đến tắm trong nước ấy th́ hễ muốn nước dâng đến chân, muốn nước ngập đến gối, muốn nước ngập ngang lưng hay nách, muốn nước dâng đến cổ, hoặc muốn nước xối lên thân, hay muốn nước lạnh, ấm, nước chảy gấp, hay nước chảy thong thả th́ nước đó mỗi mỗi đều thuận theo ư chúng sanh. [Nước làm cho người tắm] khai hiển thần thức, thân thể vui sướng. [Nước] sạch dường như vô h́nh, cát báu chiếu rực lên, dẫu sâu cách mấy cũng chiếu thấu.

Giải:

Đoạn này diễn tả nước có các diệu dụng, khéo đáp ứng ư muốn con người.

Sách Hội Sớ giảng câu “quá dục thử thủy” (đến tắm trong nước ấy) như sau: “Nhân thiên trong cơi ấy chẳng phải là thân ăn cơm, uống nước, thân họ được thành tựu một cách thanh tịnh sao lại cần phải tắm rửa? Ấy chẳng qua chỉ là để tùy ư hưởng vui, gột rửa cấu nhiễm trong tâm mà thôi”. Ư nói: Trời, người trong cơi Cực Lạc là liên hoa hóa thân, chẳng cần phải dùng đến cơm ăn, nước uống để duy tŕ thân mạng. Thân họ vốn sẵn thanh tịnh sao lại cần phải tắm gội? Chẳng qua là họ thích vui nên tắm cũng như để gột rửa cấu nhiễm trong tâm mà thôi. Cấu nhiễm trong tâm đă tiêu trừ th́ tự nhiên tinh thần sảng khoái, thân thể an vui nên kinh bảo “khai thần duyệt thể” (khai hiển thần thức, thân thể vui sướng).

Diệu dụng của nước công đức ấy thật chẳng thể nghĩ bàn. Nước ấy dâng cao hay hạ thấp, nước nóng hay lạnh, ḍng nước chảy gấp hay từ từ “nhất nhất tùy chúng sanh ư” (mỗi mỗi đều thuận theo ư chúng sanh). Nếu ai thoạt đầu muốn nước chỉ ngập đến chân, hoặc ngập đến hông, đến cổ, hoặc muốn nước phủ toàn thân th́ cũng chỉ một ḍng nước đó lại có thể tùy theo ư nghĩ mỗi người mà dâng lên hay hạ xuống tự tại; thậm chí nước có thể dâng đến tận hư không để xối xuống. Tánh của nước trong cơi thế gian này là luôn chảy xuống; c̣n nước trong cơi kia dẫu lên hay xuống đều vô ngại.

Hiểu ở mức cao hơn, chỉ cùng là một khối nước trong ao, nhiều người vào tắm trong ao, tùy theo ư thích mỗi người mà hiển hiện các sự bất đồng: hoặc cao, hoặc thấp, hoặc ấm, hoặc mát, hoặc chảy gấp, hoặc thong thả. Ḍng nước ấy biết được ư của mỗi chúng sanh và c̣n có thể thuận theo ư của từng người khiến họ thỏa măn. Dẫu cùng một lúc, cùng một chỗ nhưng nước lại có thể ứng hiện khắp các sự như thế th́ nước ấy là thứ nước ǵ, cảnh giới ấy là cảnh giới nào? Kinh Pháp Hoa bảo: “Chỉ, chỉ, bất tu thuyết, ngă pháp diệu nan tư” (Thôi, thôi, chớ nên nói, pháp của ta mầu nhiệm khó nghĩ nổi). Những công dụng của nước chính là diệu pháp khó nghĩ nổi.

Với điều chẳng thể diễn tả nổi ấy, nay tôi lại miễn cưỡng tŕnh bày: Phật Di Đà khi tu nhân đă trụ trong Chân Thật Huệ để trang nghiêm Tịnh Độ, khai hóa, hiển thị Chân Thật Tế. Nói một cách miễn cưỡng, cái Chân Thật Tế ấy chính là Thật Tế lư thể, là tự tâm của đương nhân, mà cũng chính là một pháp cú, thanh tịnh cú, chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân. Nước ấy chính là Chân Thật Tế nên có thể phổ môn thị hiện, thỏa măn các nguyện một cách trọn vẹn, với mỗi người đều ban cho cái lợi chân thật.

Trong đoạn sau, kinh nói nước ấy c̣n có khả năng diễn nói diệu pháp, điều này càng hiển thị rơ hơn ư nghĩa trên.

Trong câu “khai thần” (khai hiển thần thức), chữ “thần” () có nghĩa là sáng suốt. Do tâm thức của chúng sanh linh diệu chẳng thể nghĩ bàn nên tâm thức c̣n gọi là “thần thức” ( : thế tục thường gọi lầm là “linh hồn”). Trong lời tựa bản chú giải kinh Duy Ma, ngài Tăng Triệu cũng giảng: “Đạo đến cùng cực, há có thể h́nh dung nên dùng trí huệ quyền biến để gọi nó là Thần Vực vậy!” Như vậy là cảnh giới chân chứng chẳng thể nghĩ bàn được gọi là Thần Vực (神 域). Thêm nữa, Trí huệ thấy thông suốt sự lư một cách tự tại nên gọi là “thần trí” (神 智). Như vậy chữ “khai thần” có thể hiểu là nước làm cho người đến tắm khai hiển thần trí sẵn có trong thức tánh vậy.

Nước lại có đủ tám công đức, điều ḥa, hợp ư nên bảo là “duyệt thể” (làm cho thân thể vui sướng). “Tịnh” là trong lặng, không nhơ. Chữ “vô h́nh” diễn tả nước hết sức thanh tịnh. Do nước quá trong sạch nên cát báu trải đáy ao có thể phản chiếu ánh sáng lên tận mặt nước, v́ vậy bảo là “bảo sa ánh triệt” (cát báu chói rực lên), trông thấy suốt tận đáy nên bảo “vô thâm bất chiếu” (sâu cách mấy cũng chiếu thấu). “Tịnh nhược vô h́nh” (sạch dường như vô h́nh) là tướng của nước; “khai thần duyệt thể” (khai hiển thần thức, thân thể vui sướng) là công dụng của nước. Tướng lẫn Dụng đều vi diệu là v́ bản thể của nước cũng rất vi diệu.

Chánh kinh:

迴,轉 注。波 聲,或 聲、波 聲、止 聲、無 聲、十 聲,或 聲、大 聲、甘 聲。

Vi lan từ hồi, chuyển tương quán chú. Ba dương vô lượng vi diệu âm thanh, hoặc văn Phật Pháp Tăng thanh, Ba La Mật thanh, chỉ tức tịch tĩnh thanh, vô sanh vô diệt thanh, thập lực vô úy thanh, hoặc văn vô tánh vô tác vô ngă thanh, đại từ đại bi hỷ xả thanh, cam lộ quán đảnh thọ vị thanh.

Gợn sóng từ từ lan ra, lan khắp mặt nước. Sóng vỗ vang ra vô lượng âm thanh vi diệu, hoặc nghe tiếng Phật, Pháp, Tăng, tiếng Ba La Mật, tiếng chỉ tức tịch tĩnh, tiếng vô sanh vô diệt, tiếng thập lực vô úy; hoặc nghe tiếng vô tánh, vô tác, vô ngă, tiếng đại từ, đại bi, hỷ xả, tiếng cam lộ quán đảnh thọ vị.

Giải:

Đoạn kinh nêu lên chủ điểm thứ hai của phẩm kinh này: Nước có khả năng diễn thuyết diệu pháp.

Đoạn này thuật tỉ mỉ một sự thật mầu nhiệm: Trong cơi Cực Lạc, những thứ vô t́nh có khả năng thuyết pháp để thành thục thiện căn cho chúng sanh.

Vi lan” (gợn sóng): Những nếp nhăn nho nhỏ sanh trên mặt nước gọi là “ba” (), sóng lớn gọi là “lan” (). Chữ “vi lan” chỉ những gợn sóng lăn tăn. “Từ hồi”: Từ () là thong thả, “hồi” () là lan tỏa thành ṿng tṛn. Những gợn sóng từ từ lan ra khiến mặt nước bập bềnh, tạo nên những gợn sóng dập dềnh khác nên bảo là “chuyển tương quán chú” (lan khắp mặt nước). Sóng vỗ lẫn nhau phát ra những tiếng êm tai. Những âm thanh ấy nhiều đến vô lượng loại mà cũng vi diệu vô lượng nên kinh bảo “ba dương vô lượng vi diệu âm thanh” (sóng vỗ vang ra vô lượng âm thanh vi diệu). Kinh chép “vô lượng vi diệu” nghĩa là tiếng sóng có khả năng diễn nói vô lượng diệu pháp.

“Phật, Pháp, Tăng thanh”: Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Kinh Tiểu Bổn chép: “Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm” (Nghe những âm ấy tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng).

“Ba La Mật” dịch là Đáo Bỉ Ngạn hay Độ Vô Cực, hoặc là Sự Cứu Cánh. Dùng đại hạnh Bồ Tát hoàn tất các sự nghiệp của tự hạnh và hóa độ người khác nên bảo là Sự Cứu Cánh. Nương đại hạnh ấy để từ bờ này sanh tử vượt đến bờ kia Niết Bàn nên bảo là Đáo Bỉ Ngạn. Do đại hạnh nên có thể thấu đạt chỗ rộng sâu của các pháp, v́ thế gọi là Độ Vô Cực.

Trong chữ “Chỉ Tức”, “Chỉ” () có nghĩa là đ́nh chỉ, trụ nơi lư chân thật bất động. “Tức” () là ngưng nghỉ. Sách Chỉ Quán quyển ba nói: “Tức có nghĩa là các ác giác quán, vọng niệm, tư tưởng đều ngưng bặt vắng lặng”. V́ vậy, “Tức” là ngừng dứt các vọng niệm. “Tức” là do Quán mà thành nên “Chỉ Tức” chính là “Chỉ Quán”.

Sách Chỉ Quán, quyển ba c̣n giảng: “Các pháp vắng lặng là Chỉ, tịch mà thường chiếu là Quán” và: “Vô minh chính là minh, chẳng bị động chuyển nữa nên gọi là Chỉ. Đại tịnh rạng ngời nên bảo là Quán”. Sách Chỉ Quán Phụ Hành cũng nói: “Trung Đạo chính là pháp giới, pháp giới chính là Chỉ Quán. Chỉ và Quán bất nhị, cảnh và trí cùng bao la”.

Về chữ “tịch tĩnh” xin xem lời giải thích nơi câu “chư căn tịch tĩnh” (các căn tịch tĩnh) ở phần trước.

“Vô sanh vô diệt” là lư thể của Niết Bàn vốn chẳng sanh, chẳng diệt. Kinh Nhân Vương dạy: “Nhất thiết pháp tánh chân thật không, bất lai bất khứ, vô sanh vô diệt” (Tánh của hết thảy các pháp là chân thật không, chẳng đến, chẳng đi, vô sanh, vô diệt). Kinh Viên Giác cũng bảo: “Nhất thiết chúng sanh ư vô sanh trung, vọng kiến sanh diệt, thị cố thuyết danh luân chuyển sanh tử” (Hết thảy chúng sanh đối với vô sanh lại thấy lầm lạc là có sanh diệt. V́ thế gọi là trôi lăn trong sanh tử). Ngài Thanh Lương lại bảo: “Nếu nghe vô sanh th́ liền biết hết thảy các pháp đều là không tịch, vô sanh vô diệt”.

“Thập lực” chính là trí thật tướng, hiểu rơ hết thảy được chứng đắc bởi Như Lai. Do trí ấy chẳng thể hoại được, chẳng có ǵ hơn được nên gọi là Lực (xin xem phần giải thích tường tận về Thập Lực trong phẩm bốn mươi sáu).

Thập Lực là: Tri thị xứ phi xứ trí lực, tri tam thế nghiệp báo trí lực, tri chư thiền giải thoát trí lực, tri chư căn thắng liệt trí lực, tri chủng chủng giải trí lực, tri chủng chủng giới trí lực, tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực, tri thiên nhăn vô ngại trí lực, tri túc mạng vô lậu trí lực, tri vĩnh đoạn tập khí trí lực. Đấy là “thập lực”.

“Vô úy” c̣n gọi là “vô sở úy”; giữa đại chúng Phật thong dong thuyết pháp chẳng sợ hăi. Có bốn loại vô úy:

1. Nhất thiết trí vô sở úy: Giữa đại chúng, đức Phật nói rơ ta là bậc Nhất Thiết Trí ḷng không e ngại.

2. Lậu tận vô sở úy: Giữa đại chúng, Phật nói ta đoạn sạch hết thảy phiền năo ḷng không e ngại.

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Giữa đại chúng Phật nói các chướng pháp như Hoặc nghiệp v.v… mà không sợ hăi.

4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Ở giữa đại chúng, Phật nói chánh đạo diệt khổ như giới, định, huệ v.v… ḷng không sợ hăi.

Đó là bốn vô sở úy.

“Vô tánh” là như kinh Pháp Hoa nói: “Tri chư pháp thường vô tánh” (Biết các pháp thường vô tánh). Tánh là Thể, hết thảy các pháp đều không có thực thể nên bảo là “vô tánh”. Các kinh, luận như kinh Lăng Già, Duy Thức Luận lại nói đến ba thứ vô tánh:

1. Tướng vô tánh: Hết thảy chúng sanh do vọng tâm nhân duyên nên thấy có sự vật, so đo rằng đây là ta, đây là pháp, mê chấp là thật ngă và thật pháp. Đó gọi là “biến kế sở chấp tánh”. Chẳng hạn như thấy sợi dây ngỡ là con rắn. Vốn chẳng thật sự có rắn, nhưng do vọng t́nh mê chấp nên thấy có tướng rắn. Tướng rắn ấy chẳng thật sự có, chỉ là do suy tưởng lầm lạc nên mới hiện hữu. Đây gọi là “tướng vô tánh”.

2. Sanh vô tánh: Do nhân duyên nên sanh khởi hết thảy vạn pháp, đấy gọi là “y tha khởi tánh”. Chữ “tha” chỉ nhân duyên. Ví dụ: Sợi dây thừng do chánh nhân là những sợi gai và những trợ duyên khác cùng tạo thành. Không c̣n có ư tưởng lầm lẫn th́ sợi thừng chính là sợi thừng, nhưng sợi thừng chẳng có thật tánh. Hễ các duyên chia ĺa th́ sợi thừng không c̣n. V́ vậy, gọi là “sanh vô tánh”.

3. Thắng Nghĩa vô tánh: Thắng Nghĩa c̣n gọi là Viên Thành Thật tánh, tức là tánh chân thật thành tựu viên măn. Viên Thành Thật tánh c̣n gọi là Pháp Tánh, hoặc là Chân Như, nó chính là thể tánh của hết pháp hữu vi. Chẳng hạn như thật tánh của sợi dây thừng là gai. Viên Thành Thật tánh là pháp dứt bặt các đối đăi, ĺa hết thảy tướng. Nếu thấy biết là gai th́ ĺa được cả tướng rắn lẫn tướng thừng. V́ vậy bảo là “Thắng Nghĩa vô tánh”.

“Vô tác” là không có nhân duyên tạo tác, đồng nghĩa với chữ “vô vi”. Sách Hoa Nghiêm Đại Sớ bảo: “Do c̣n có tạo tác nên gọi là hữu vi; hữu vi là vô thường. Không c̣n tạo tác th́ gọi là vô vi. Vô vi chính là thường”.

Sách Thám Huyền Kư nói: “Pháp được phát khởi bởi duyên th́ gọi là hữu vi; chân lư vô tánh gọi là vô vi”. Như vậy, “vô tác” lẫn “vô vi” chỉ là những tên gọi khác nhau của “chân lư”.

Sách Pháp Sự Tán lại bảo: “Cực Lạc vô vi Niết Bàn giới”. Niết Bàn là chẳng sanh chẳng diệt, dứt sạch hết thảy tướng hữu vi nên gọi là Vô Vi. Xa ĺa hết thảy tạo tác hữu vi nên bảo là “vô tác”. Toàn thể cơi nước Cực Lạc là thanh tịnh cú “chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân” nên Cực Lạc được gọi là “vô vi Niết Bàn giới”.

“Vô ngă”: Ngă () được hiểu là cái ǵ có thể tánh thường hằng, chẳng biến đổi, có tác dụng làm chủ tể. Nếu chấp trong thân người có cái Ngă như vậy th́ gọi là “nhân ngă”. Chấp rằng pháp có cái Ngă như thế th́ gọi là “pháp ngă”. Nhưng thân người vốn là do Ngũ Uẩn giả hợp thành, Thể của cái Ngă đó nào phải là thường hằng bất biến như sách Chỉ Quán, quyển bảy đă nói: “Do thiếu trí huệ nên chấp rằng có Ngă; dùng trí huệ quán sát th́ thật sự chẳng có Ngă! Ngă ở chỗ nào: đầu, mắt, hay chân tay? Quán sát kỹ càng mỗi thứ, trọn chẳng thấy Ngă”.

Sách Nguyên Nhân Luận cũng bảo: “Từ vô thỉ đến nay, do sức nhân duyên nên sắc thái, h́nh hài và cái tâm suy lường cứ sanh diệt liên tục không ngừng trong mỗi niệm như sóng lớp sau đùa lớp trước, như ngọn đèn cháy liên tục. Thân tâm giả hợp tựa hồ là một, dường như là thường (nhưng thật ra trong mỗi sát-na đều sanh diệt không ngừng). Phàm phu chẳng hay biết nên chấp đấy là Ngă, quư báu cái Ngă ấy, sanh khởi ba độc tham, sân, si. Ba độc khích động ư căn nên phát động thân, miệng tạo tác hết thảy các nghiệp”.

“Pháp” th́ cũng là do nhân duyên sanh ra; nó cũng chẳng có một cái Ngă thể thường hằng bất biến. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương quyển hai bảo: “Pháp chẳng có thật tánh nên bảo là Vô Ngă”. V́ vậy, kinh Thập Địa dạy: “Vô Ngă Trí hữu nhị chủng, Ngă Không, Pháp Không” (Trí Vô Ngă có hai thứ: Ngă Không và Pháp Không). Kinh Kim Cang cũng dạy: “Thông đạt vô ngă pháp giả, Như Lai thuyết danh chân thị Bồ Tát” (Người hiểu rơ không có Ngă và Pháp th́ Như Lai nói người ấy thật sự là Bồ Tát).

“Đại từ đại bi hỷ xả thanh” (chữ “hỷ xả” trích từ bản Tống dịch). Từ bi hỷ xả chính là Tứ Vô Lượng Tâm: Từ vô lượng tâm là tâm ban vui; Bi vô lượng tâm là tâm dẹp khổ; Hỷ vô lượng tâm là thấy người ĺa khổ hưởng vui th́ sanh ḷng vui thích; Xả vô lượng tâm là buông bỏ cả ba thứ tâm trên, chẳng hề chấp trước. Xả vô lượng tâm c̣n có nghĩa là đối với kẻ oán lẫn người thân đều b́nh đẳng, không chấp trước là oán hay thân. Bốn vô lượng tâm này duyên khắp chúng sanh, dẫn khởi vô lượng phước, đắc vô lượng quả nên gọi là “tứ vô lượng tâm”.

Trong câu “cam lộ quán đảnh thọ vị thanh”, “cam lộ” (Amrta) là thứ sương ngọt mà chư thiên thường ăn; vị nó ngọt như mật. Sách Kim Quang Minh Văn Cú, quyển năm giảng: “Cam lộ là thuốc bất tử của chư thiên, ăn vào sống lâu, thân an ổn, sức thêm mạnh mẽ, thân thể sáng ngời”.

Trong Hiển giáo, “Quán Đảnh thọ vị” là khi Đẳng Giác Bồ Tát sắp đạt địa vị Diệu Giác th́ hết thảy mười phương Phật dùng nước trí huệ rưới lên đảnh Bồ Tát giống như Chuyển Luân Thánh Vương dùng nước bốn biển rưới lên đầu Thái Tử xướng rằng: “Thái Tử đă nhận lấy địa vị”. Đấy là “Quán Đảnh thọ vị” (rưới nước lên đỉnh đầu để nhận chức).

C̣n trong Mật giáo th́ như sách Bí Tạng Kư Sao nói: Dùng nước để rưới lên đảnh th́ gọi là Cam Lộ Quán Đảnh. Sách Đại Nhật Kinh Sớ bảo: “Nay đức Như Lai pháp vương cũng giống như thế: V́ muốn cho giống Phật chẳng đoạn tuyệt nên dùng cam lộ pháp thủy rưới lên đảnh của Phật tử khiến cho ḍng giống Phật vĩnh viễn chẳng dứt. V́ thuận theo pháp thế gian nên có pháp phương tiện ấn tŕ này. Từ nay trở đi, hết thảy thánh chúng đều phải kính ngưỡng người này, cũng phải biết là người này rốt ráo chẳng thoái chuyển Vô Thượng Bồ Đề, quyết định nối ngôi vị pháp vương”. Sách Bí Tạng Kư cũng nói: “Bồ Tát từ Sơ Địa dần dần đạt tới Đẳng Giác, lúc gần rốt ráo thành Phật, chư Phật dùng nước đại bi rưới lên đảnh th́ tự hạnh viên măn chứng đắc Phật quả”.

Các pháp âm vi diệu như vậy đều từ tiếng sóng tự nhiên phát ra. Vô t́nh thuyết pháp khắp trọn cơi nước. Ao nước rừng cây đều tuyên dương diệu pháp.

Chánh kinh:

已,其 淨,無 別,正 等,成 根。隨 聞,與 應。其 者,輒 之,所  聞,了 聞。永 退 心。

Đắc văn như thị chủng chủng thanh dĩ, kỳ tâm thanh tịnh, vô chư phân biệt, chánh trực b́nh đẳng, thành thục thiện căn. Tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ứng. Kỳ nguyện văn giả, triếp độc văn chi, sở bất dục văn, liễu vô sở văn, vĩnh bất thoái ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm.

Được nghe các thứ tiếng như vậy xong tâm họ thanh tịnh không có các phân biệt, chánh trực b́nh đẳng, thành thục thiện căn. Điều ǵ được nghe cũng tương ứng với pháp. Ai muốn mong được nghe, riêng người ấy liền nghe, ai không muốn nghe, trọn chẳng nghe thấy, vĩnh viễn chẳng thoái thất tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Giải:

Đoạn kinh này tường thuật việc nghe tiếng được lợi ích: Lắng nghe diệu pháp tâm không c̣n vọng niệm, ĺa các cấu nhiễm nên bảo “kỳ tâm thanh tịnh” (tâm họ thanh tịnh).

“Phân biệt” là suy lường, nhận thức các sự việc. Do tánh của nó là phân biệt một cách lầm lạc nên với cái vô ngă, vô pháp lại nhận lầm là có Ngă, có pháp. Nếu không thấy có ta, người, chúng sanh, thọ giả[1], tất cả đều là b́nh đẳng không sai biệt, giống hệt nhau chẳng khác th́ bảo “vô chư phân biệt” (không có các phân biệt).

“Chánh trực” là đoan chánh, chất trực, không tà, không cong quẹo. Văng Sanh Luận Chú bảo: “Chánh trực là ngay thẳng. Do chánh trực nên sanh ḷng thương xót hết thảy chúng sanh”. Kinh Pháp Hoa cũng bảo: “Chánh trực xả phương tiện, đản thuyết vô thượng đạo” (Chánh trực, bỏ phương tiện, chỉ nói đạo Vô Thượng). Chữ “chánh trực” trong câu kinh trên chỉ cho bổn hoài chỉ nói diệu pháp Nhất Thừa Viên Giáo.

“B́nh đẳng” là chẳng sai biệt. Văng Sanh Luận Chú nói: “B́nh đẳng là thể tướng của các pháp”. Do Chân Như hiện diện trong khắp các pháp nên vạn pháp đều như một; v́ thế bảo là “b́nh đẳng”. Văng Sanh Luận Chú c̣n bảo: “Nghe danh hiệu chí đức (đức cao tột) của A Di Đà Như Lai, nghe tiếng thuyết pháp th́ đều được thoát khỏi các điều ràng buộc nơi khẩu nghiệp, sanh trong nhà Như Lai, rốt ráo được khẩu nghiệp b́nh đẳng”. Như vậy, người trong cơi Cực Lạc được nghe các pháp âm như thế nên tâm họ thanh tịnh, xa ĺa phân biệt, chánh trực, chẳng tà, rốt ráo đắc khẩu nghiệp b́nh đẳng của Như Lai. Do đó, bảo là “b́nh đẳng”.

Sách Pháp Hoa Khoa Chú, quyển bốn cũng nói: “B́nh đẳng có hai thứ: Một là pháp b́nh đẳng tức là Lư Trung Đạo, hai là chúng sanh b́nh đẳng tức là hết thảy chúng sanh đều đắc Phật huệ”. Nghĩa là: Thứ nhất, b́nh đẳng chính là Lư Thể của Trung Đạo, một mảy lông, một hạt bụi không ǵ chẳng phải là Trung Đạo nên bảo là “b́nh đẳng”. Thứ hai, chúng sanh vốn sẵn đủ trí huệ, đức tướng của Như Lai, cùng đắc Phật huệ, nên bảo là “b́nh đẳng”.

Về “thiện căn”, kinh Tiểu Bổn dạy: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cơi kia). Sách Di Đà Yếu Giải giảng câu này như sau: “Bồ Đề chánh đạo gọi là thiện căn”. Sách Viên Trung Sao giảng: “Chấp tŕ danh hiệu, phát nguyện văng sanh th́ mới gọi là nhiều thiện căn”. Sách Di Đà Sớ Sao giảng: “Chấp tŕ danh hiệu, nguyện thấy Di Đà chính là nhiều thiện căn, đại thiện căn, thiện căn tối thắng, thiện căn chẳng thể nghĩ bàn”. Chúng sanh cơi ấy do nghe nước chảy thuyết pháp nên tất cả các thiện căn như vậy đều được thành thục cả.

Câu kinh “tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ứng” (điều ǵ được nghe cũng tương ứng với pháp) được bản Đường dịch ghi là: “Đắc văn như thị chủng chủng thanh dĩ, hoạch đắc quảng đại thọ lạc, hân duyệt, nhi dữ quán sát tương ứng, yếm ly tương ứng… (năi chí) Niết Bàn tương ứng” (Được nghe các thứ tiếng như thế xong liền đạt được sự vui mừng yêu thích lớn lao, tương ứng với quán sát, tương ứng với nhàm ĺa... cho đến tương ứng với Niết Bàn). “Tương ứng” nghĩa là khế hợp. Sách Văng Sanh Luận Chú bảo: “Tương ứng nghĩa là như hộp và nắp hộp vừa khít nhau”. Khởi Tín Luận lại bảo: “Với cảnh giới ly niệm th́ chỉ có chứng tương ứng” (Chỉ có thật chứng mới có thể khế nhập được cảnh giới ly niệm). Hoa Nghiêm Luận cũng bảo: “Một niệm tương ứng một niệm Phật, một ngày tương ứng một ngày Phật”. Nay kinh này dạy: “Tùy kỳ sở văn, dữ pháp tương ứng” (Điều ǵ được nghe cũng tương ứng với pháp) quả thật đă hiển thị sâu xa bổn nguyện công đức của Phật Di Đà thật chẳng thể nghĩ bàn. Những người đă văng sanh do thiện căn thành thục nên với diệu pháp đă được nghe đều lănh hội được cả. Do giải ngộ nên khởi hạnh, hạnh khởi th́ giải tuyệt. Vừa quên mất (không chấp trước vào điều ḿnh đă hiểu) vừa quán chiếu nên Năng, Sở chẳng hai; Lư, Trí sâu thẳm đến nỗi đối với các điều được nghe liền khế hội ngay, tương ứng với pháp.

Tiếp đó, kinh dạy: “Kỳ nguyện văn giả, triếp độc văn chi, sở bất dục văn, liễu vô sở văn” (Ai muốn nghe, liền được nghe. Ai chẳng muốn nghe, trọn chẳng nghe thấy). Câu này lại càng nói rơ tánh chất viên minh cụ đức, tự tại vô ngại khéo ứng hợp đến vô cùng tận của nước đều “nhất nhất tùy chúng sanh ư” (mỗi mỗi tùy thuận ư của chúng sanh).

Trong cơi Cực Lạc, nước, chim, cây cối đều diễn thuyết diệu pháp, ánh sáng nhiều màu, tiếng động, mùi thơm cùng làm Phật sự. Những điều đập vào mắt, dội vào tai đều hiển hiện trọn vẹn bản tâm. Giở bước, hạ chân, đều làm Phật sự. V́ thế, đối với tâm vô thượng Bồ Đề, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, thuần là nhân duyên tăng thượng.

Chánh kinh:

十方 者,皆 中,自 生。悉 身,無 體。

Thập phương thế giới chư văng sanh giả, giai ư thất bảo tŕ liên hoa trung, tự nhiên hóa sanh, tất thọ thanh hư chi thân, vô cực chi thể.

Những người từ mười phương thế giới văng sanh đều tự nhiên hóa sanh trong hoa sen nơi ao bảy báu, đều thọ thân thanh hư, thể vô cực.

Giải:

Đoạn này nói đến điểm chính thứ ba trong phẩm này: Người từ mười phương văng sanh đều hóa sanh trong hoa sen nơi ao báu. Đây chính là kết quả của nguyện hai mươi bốn: “Liên hoa hóa sanh”.

Ngài Nghĩa Tịnh giảng chữ “tự nhiên” trong câu “tự nhiên hóa sanh” như sau: “Chẳng sanh trưởng từ thai tạng (bào thai) nên là tự nhiên”. Sách Hội Sớ giảng: “Chẳng phải do vọng nghiệp chiêu cảm mà là kết quả tự nhiên của lời Phật nguyện nên bảo là tự nhiên”. Về chữ “hóa sanh” xin xem lại lời giải thích về lời nguyện hai mươi bốn ở phần trước.

Trong câu thanh hư chi thân, vô cực chi thể” (thân thanh hư, thể vô cực), hai chữ “thanh hư” trích từ bản Hán dịch và Ngô dịch; bản Ngụy dịch ghi là “hư vô”, nhưng ư nghĩa vẫn tương đồng. Ngài Nghĩa Tịch bảo: “Chẳng do uống ăn mà được khôn lớn nên bảo là hư vô; chẳng già chết, tổn hoại nên bảo là vô cực”. Gia Tường Sớ giảng: “Do thần thông không đâu chẳng đạt đến nên bảo là thể vô cực. Giống như ánh sáng nên bảo là hư vô”. Sách Hội Sớ lại bảo: “Có mà dường như không, thong dong vô ngại nên bảo là thân hư vô; một phen được sanh về th́ chẳng hề có lúc dứt mạng nên bảo là thể vô cực”. Ngài Cảnh Hưng nói: “Hư vô, vô cực là không chướng ngại, là hy hữu; phải nên lần lượt hiểu như thế”. Ư nói: Do không chướng ngại nên “hư vô”; do hy hữu nên bảo là “vô cực”. Các lời giải thích của các vị đă bổ trợ ư nghĩa lẫn nhau.

Chánh kinh:

名,尚 設,何 苦。但 音。是 國,名 樂。

Bất văn tam đồ ác năo khổ nạn chi danh, thượng vô giả thiết, hà huống thật khổ. Đản hữu tự nhiên khoái lạc chi âm. Thị cố bỉ quốc, danh vi Cực Lạc.

Chẳng nghe danh từ tam đồ, phiền năo, khổ nạn, [những danh từ ấy] c̣n chẳng được giả bày ra, huống là thật có; chỉ có âm thanh khoái lạc tự nhiên. Do đó, cơi nước ấy tên là Cực Lạc.

Giải:

Những điều được nói trong đoạn kinh này chính là do nguyện thứ nhất “nước không có ác đạo” và nguyện hai mươi tám “nước không có sự bất thiện” thành tựu.

Kinh Tiểu Bổn dạy: “Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật” (Cơi nước Phật ấy c̣n chẳng có cái tên ác đạo, huống là thật có) và: “Kỳ quốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc” (Chúng sanh trong cơi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các niềm vui, nên cơi ấy tên là Cực Lạc). Sách Luận Chú cũng viết: “Vĩnh viễn dứt hết các khổ năo nơi thân và tâm; thường hưởng vui không gián đoạn”. V́ thế, kinh dạy: Đản hữu tự nhiên khoái lạc chi âm. Thị cố bỉ quốc, danh vi Cực Lạc” (Chỉ có âm thanh tự nhiên khoái lạc. V́ thế cơi nước ấy tên là Cực Lạc).

 



[1] Thọ giả là cá thể có sanh mạng, thông thường người ta cho rằng thọ giả là linh hồn hoặc chủ thể của nhân cách; nhưng trong Phật giáo không chấp nhận quan điểm này. Ngài Cát Tạng viết trong Kim Cang Bát Nhă Sớ quyển ba rằng: “Ngoại đạo chấp có thần ngă, chết đây sanh kia, trải qua sáu đường, nên gọi là thọ giả”. Trong Kim Cang Bát Nhă Kinh Tán Thuật, quyển thượng, ngài Khuy Cơ giảng: “Mạng căn đoạn diệt ở quá khứ, đời sau sanh trong sáu đường, gọi là thọ giả tướng”. Kinh Đại Phẩm Bát Nhă quyển hai cho rằng Thọ Giả là một trong mười sáu tên khác nhau của Ngă.