33. Khuyến dụ sách tấn ( )

Phẩm trên đă chỉ rơ những điểm thù thắng siêu tuyệt, tịnh định, an lạc của cơi Cực Lạc nhằm làm cho chúng sanh ưa thích, hâm mộ, phát nguyện cầu sanh; phẩm này nói lên những điều tệ ác cơi Sa Bà:

- Chúng sanh chướng nặng, ba độc lừng lẫy.

- Do Si Hoặc nên tạo nghiệp, khổ báo vô tận, ch́m đắm trong biển khổ, đau đớn không cách ǵ diễn tả nổi.

V́ thế, Phật thương xót khuyên bảo nên chán ĺa. Phật dạy răn, khuyên lơn chúng sanh nên dứt ác làm lành, tinh tấn hành đạo, cầu sanh An Lạc.

Chánh kinh:

務,於 中,勤 務,以 濟。尊 卑、貧 富、少 長、男 女,累 慮,為 使。無 田,無 宅,眷 物,有 憂。有 一,思 等,適 有,又 常。水 賊,怨 主,焚 奪,消 滅。心 固,無 捨。命 捐,莫 者。貧 然,憂 端。

Thế nhân cộng tranh bất cấp chi vụ, ư thử kịch ác cực khổ chi trung, cần thân doanh vụ, dĩ tự cấp tế, tôn ty, bần phú, thiếu trưởng, nam nữ, lũy niệm tích lự, vị tâm tẩu sử, vô điền ưu điền, vô trạch ưu trạch, quyến thuộc tài vật, hữu vô đồng ưu. Hữu nhất thiếu nhất, tư dục tề đẳng. Thích tiểu cụ hữu, hựu ưu phi thường, thủy hỏa đạo tặc, oán gia trái chủ, phần phiêu kiếp đoạt, tiêu tán ma diệt. Tâm xan ư cố, vô năng túng xả. Mạng chung khí quyên, mạc thùy tùy giả, bần phú đồng nhiên, ưu khổ vạn đoan.

Người đời cùng tranh giành những chuyện không cần gấp. Trong chỗ khổ sở, ác độc cùng cực, đem thân siêng gắng lo toan để tự châu cấp. Sang hèn, nghèo giàu, nhỏ lớn, nam nữ, lo lắng chất chồng, bị cái tâm sai khiến. Không ruộng lo ruộng, không nhà lo nhà, quyến thuộc, tài vật, có hay không đều lo. Có một phần bèn thấy thiếu một phần, lo muốn cho bằng được người. Nếu có đôi chút, lại lo vô thường, nước, lửa, trộm cướp, oán gia trái chủ, đốt, trôi, cướp, đoạt, tiêu tan ṃn diệt. Tâm keo ư chắc, chẳng thể buông bỏ. Mạng hết vứt sạch, ai mang theo được? Giàu nghèo đều vậy, lo khổ muôn mối.

Giải:

Trong đoạn kinh này, trước hết đức Phật chỉ rơ: Toàn bộ chúng sanh cơi này đều bị phiền năo, khuyên lơn chúng sanh nên nhàm ĺa.

Thế nhân cộng tranh bất cấp chi vụ” (Người đời cùng nhau đua chen những chuyện không cần gấp): Người đời cùng cạnh tranh với nhau những chuyện thế tục không quan trọng, khẩn yếu, chẳng trọng đại sự cấp bách nơi bản thân, chẳng biết vô thường nhanh chóng, sanh tử là việc lớn; chỉ tham danh lợi nên sầu khổ muôn bề, chẳng biết lúc nào thoát khỏi.

Sách Hội Sớ nói: “Phàm vật th́ có gốc, ngọn; việc có gấp, hoăn. Chỉ nên coi một đại sự là nhiệm vụ cấp bách trước hết. Ví như người vào trong ṭa thành lớn, trước tiên phải kiếm chỗ ở yên, rồi mới ra tay làm lụng. Đến khi chiều tà tăm tối, c̣n có chỗ nghỉ đêm. ‘Trước hết kiếm chỗ ở yên’ chính là tu Tịnh Độ; ‘đến khi chiều tà tăm tối’ chính là đại hạn xảy đến (chết). ‘Có chỗ nghỉ đêm’ là sanh trong hoa sen, chẳng lạc vào nẻo ác. Vậy mà người ta cứ lơ là đối với việc gấp như lửa cháy, hối hả lo liệu việc chẳng gấp rút ǵ. Khi mạng người sắp hết, dẫu hối ích chi?”

“Kịch ác cực khổ”: “Kịch” () là rất, hết mức. Phẩm Trược Thế Ác Khổ có câu: “Duy thử ngũ ác thế gian, tối vi cực khổ” (Chỉ có mỗi thế gian có năm sự ác này là khổ sở nhất) và: Như thị ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu, thí như đại hỏa, phần thiêu nhân thân” (Năm sự ác, năm sự đau đớn, năm sự đốt cháy như thế ví như lửa lớn thiêu đốt thân người). Ác là nhân, khổ là quả. Giết chóc, trộm cắp, nói dối, uống rượu là những điều rất ác. Hễ tạo ác ắt phải chịu quả ác nên những điều ấy được gọi là “ngũ thống, ngũ thiêu” như lửa đốt thân nên bảo là “cực khổ” (khổ sở cùng cực).

Sách Hội Sớ c̣n nói: “Hừng hực nung người đời như đống lửa nên bảo là kịch ác cực khổ”.

Sách Hội Sớ giảng câu “cần thân doanh vụ, dĩ tự cấp tế” (vất vả làm lụng, lo toan để tự nuôi thân) như sau:

“Doanh () là lo toan, đổ sức vào việc ǵ gọi là Vụ (). Thân siêng năng, vất vả làm những điều ấy gọi là ‘cần thân’ ( ). Cấp () là làm cho đủ; khiến cho đồ vật được đầy đủ, dư dả là Cấp. Cấp c̣n có nghĩa là cung cấp. Tế () là vượt qua”. Do đó, câu “cần thân doanh vụ, dĩ tự cấp tế” có nghĩa là: Nhọc nhằn, vất vả cái thân, toan tính, làm lụng để ḿnh được đầy đủ, no ấm cho qua khỏi cái kiếp này. Như Hội Sớ viết: “Sĩ nông công thương, v́ chu cấp cho bản thân, nên nói là ‘dĩ tự cấp tế’. Cấp là cung cấp. Tế là lo liệu đầy đủ”.

Câu tôn, ty, bần, phú, thiếu, trưởng, nam, nữ” (sang, hèn, nghèo, giàu, trẻ, già, trai, gái) chỉ hết thảy các loại người trong đời. Người có địa vị cao quư trong đời là Tôn (), địa vị thấp là Ty (). Lắm của là Phú (), ít của là Bần (). Nhỏ tuổi là Thiếu (), lớn tuổi là Trưởng   (). Trai, trai, gái, gái bao hạng sai khác, nhưng chẳng ai lại không cùng ôm tấm ḷng ngu si, tham dục, lao tâm khổ tứ, lo nghĩ chất chồng, bôn ba, nhọc nhằn chẳng lúc nào yên. Bởi thế, Phật mới bảo: “Lũy niệm tích lự, vị tâm tẩu sử” (Lo toan chồng chất, bị cái tâm sai khiến).

Ngài Nghĩa Tịch bảo: “Lo măi chuyện đă qua, lo hoài chuyện chưa tới nên bảo là ‘lũy niệm tích lự’. Thường bị dục tâm lôi kéo khiến chộn rộn, bôn ba nên bảo là ‘vị tâm tẩu sử’ (bị cái tâm sai khiến)”. Ư Ngài nói: Nghĩ nhớ chuyện quá khứ th́ là “lũy niệm”, lo lắng cho tương lai là “tích lự”. V́ thế, tâm niệm ấy chẳng lúc nào an v́ hễ tâm có điều ǵ mong muốn th́ thân phải nhọc nhằn theo. Ví dụ như: Ḷng muốn sắm sửa vật ḿnh yêu thích th́ nào ngại bưng bê, khuân vác bề bộn, bôn ba sửa soạn; cho nên kinh mới nói là: “Vị tâm tẩu sử” (Bị cái tâm sai khiến); chỉ v́ tâm ham muốn mà phải chạy vạy.

Ngài Gia Tường dùng câu “tâm chất chứa tài sản chẳng buông bỏ” để giảng câu “lũy niệm tích lự”, dùng câu “siêng cầu chẳng ngơi” để giảng câu “vị tâm tẩu sử”. Ư Ngài nói: Những điều canh cánh trong tâm niệm chỉ toàn là tài vật, cho nên “lũy niệm tích lự”. Lăm lăm mong cho có nên thân tâm chẳng an, đấy gọi là “vị tâm tẩu sử” (bị cái tâm sai khiến).

Ngài Cảnh Hưng lại giảng: “Vị tâm tẩu sử là như con nai khát nước chạy đuổi theo bóng nắng gợn, kẻ mắt kéo màng thấy hoa đốm lăng xăng trên không, đều do cái tâm thấm đẫm nước ái, chẳng rơ hoa đốm là bệnh nên cứ đuổi quàng theo”. Bóng nắng gợn (dương diệm) chính huyễn ảnh xuất hiện trong sa mạc, nh́n xa tưởng là chỗ có nước. Những con nai, con ngựa bị khát, tâm thèm nước thiết tha nên cứ đuổi theo t́m uống, nhưng chỉ phí công. Lại như người mắt bệnh kéo màng, ngỡ trên hư không có những đốm sáng bay lẩn vẩn (hoa đốm) toan chụp bắt, chẳng biết vốn chẳng có hoa đốm, nên mới bảo là “vị tâm tẩu sử”. “Tẩu sử” nói thông tục là bôn ba, nhọc nhằn.

Cả một đoạn dài từ câu “vô điền ưu điền” (không ruộng lo ruộng) cho đến “ưu khổ vạn đoan” (ưu khổ muôn mối) là để giảng rơ ư “lũy niệm tích lự”. “Quyến thuộc” là người trong nhà, thân thuộc, tôi tớ v.v… “Tài vật” là gia tài, sản nghiệp, các vật dụng để sinh sống. Những thứ nói trên đều là những điều khiến ta phải lo lắng. Chưa có th́ muốn, lo sao cho có; nhưng có rồi lại sợ mất đi, nên lại lo hơn nữa, cũng vẫn là lo lắng hệt như nhau. Bể dục khó lấp bằng, lo được, lo mất nên mới nói: “Hữu vô đồng ưu” (Có hay không có đều lo cả).

Hữu nhất thiếu nhất, tư dục tề đẳng” (Có một phần lại thấy thiếu một phần, lo muốn cho bằng được người ta): Ví như kẻ đă có được tài khoản một vạn đồng, thấy người khác có đến hai vạn, liền nghĩ cách sao cho có được một vạn nữa. Đă có một cái TV, thấy người ta có hai cái liền muốn ḿnh có thêm cái nữa cho bằng người ta. Muốn mà chưa được th́ lại sanh lo buồn. Thỏa nguyện rồi cũng chẳng hết lo nghĩ; bởi ham muốn không cùng nên vĩnh viễn lo lắng không dứt.

Vừa mới có được một chút lại toan khư khư giữ lấy, sợ gặp tai biến, lo mất mát đi, nên kinh mới nói: Thích tiểu cụ hữu, hựu ưu phi thường(Vừa được chút ít lại lo vô thường). “Phi thường” chính là những tai họa bất thường được kinh nêu tiếp ngay sau câu trên (tức là câu thích tiểu cụ hữu, hựu ưu phi thường(vừa có một chút, lại lo vô thường)) như các họa hoạn nước trôi, lửa cháy, đạo tặc cướp đoạt… “Thủy, hỏa” ( ) là thủy tai, hỏa tai, “đạo tặc” ( ) là cái họa cướp đoạt, trộm cắp. “Oán gia” ( ) là những kẻ kết oán với ḿnh. “Trái chủ” ( ) là những người ḿnh thiếu nợ chưa trả.

Các điều như trên đều là những tai họa th́nh ĺnh phát sanh, như lửa có thể đốt cháy rụi, nước cuốn trôi mất, kẻ cướp cướp đoạt, kẻ trộm cuỗm mất, oán gia báo cừu, chủ nợ xiết nợ. Thậm chí trong khoảnh khắc chẳng c̣n một thứ ǵ là của ḿnh nữa, cái giàu sang ngày trước đột nhiên chẳng c̣n sót lại chút ǵ nên bảo là phần phiêu kiếp đoạt, tiêu tán ma diệt” (đốt, trôi, cướp đoạt, tiêu tan, ṃn diệt). Sách Hội Sớ nói: “Phần () là đốt cháy, là các nạn như chiến tranh tàn phá, hỏa tai bất ngờ… ‘Phiêu’ () là cuốn trôi, là các nạn như nước lũ, sóng gió… ‘Kiếp đoạt’ ( ) là nạn đạo tặc. Bị oan gia làm cho tiêu tan, bị chủ nợ làm cho ṃn diệt”.

Người đời “tâm xan, ư cố” (tâm keo, ư chắc) nghĩa là người đời tấm ḷng keo kiệt đến mức ngoan cố. Tài vật mà bị mất th́ trong ḷng càng thêm phẫn hận, lo buồn, oán hận, sầu khổ, không thể rảnh trí nổi, nên kinh mới nói: “Vô năng túng xả” (Chẳng thể buông bỏ nổi).

Bốn câu từ mạng chung khí quyên” (mất mạng là mất hết) trở đi phiếm chỉ hết thảy người đời. Lúc lâm chung, hết thảy tài vật quyến thuộc yêu dấu đă tích cóp đều phải buông bỏ hết; một ḿnh ḿnh đến, một ḿnh ḿnh đi, không ai bầu bạn. Dẫu người ḿnh thương yêu nhất cam chịu chết cùng một lúc với ḿnh th́ cũng chẳng thể đến cùng một chỗ! Nghiệp nhân bất đồng, quả báo ngàn lần sai khác, nên mỗi người sẽ sanh về một chỗ khác nhau. Bởi thế kinh dạy: “Mạc thùy tùy giả” (Không có ai theo).

Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có dạy: “Thị nhân lâm mạng chung thời, tối hậu sát-na, nhất thiết chư căn tất giai tán hoại, nhất thiết thân thuộc tất giai xả ly, nhất thiết oai thế tất giai thoái thất, phụ tướng, đại thần, cung thành, nội ngoại, tượng mă, xa thặng, trân bảo phục tạng, như thị nhất thiết vô phục tương tùy” (Người ấy lúc lâm chung, trong sát-na cuối cùng, hết thảy các căn thảy đều tan hoại, hết thảy thân thuộc đều ĺa bỏ, hết thảy oai thế thảy đều tan mất. Phụ tướng, đại thần, cung thành trong ngoài, voi, ngựa, xe cộ, kho tàng của báu, hết thảy những thứ như vậy chẳng có thứ nào theo ḿnh). Đoạn kinh ấy có cùng ư nghĩa với đoạn kinh ở đây.

Thường nghe: “Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân” (Mọi thứ không mang được, chỉ c̣n nghiệp theo thân); bất luận giàu nghèo, không ai là chẳng giống vậy, ai nấy ưu khổ vô tận nên kinh mới nói là: “Ưu khổ vạn đoan” (Ưu khổ muôn mối).

Chánh kinh:

民, 屬,當 愛,無 嫉。有 通,無 惜。言 和,莫 戾。或 諍,有 怒。後 劇,至 怨。世 事,更 害,雖 時,應 破。

Thế gian nhân dân, phụ tử, huynh đệ, phu phụ, thân thuộc, đương tương kính ái, vô tương tăng tật. Hữu vô tương thông, vô đắc tham tích. Ngôn sắc thường ḥa, mạc tương vi lệ. Hoặc thời tâm tránh, hữu sở khuể nộ. Hậu thế chuyển kịch, chí thành đại oán. Thế gian chi sự, cánh tương hoạn hại. Tuy bất lâm thời, ưng cấp tưởng phá.

Thế gian nhân dân, cha con, anh em, chồng vợ, thân thuộc, hăy nên kính yêu nhau, chớ nên ganh ghét. Kẻ có chia sẻ cho người không, đừng nên tham tiếc. Lời lẽ, vẻ mặt thường ḥa nhă, đừng chống trái nhau, hoặc có lúc tâm tranh đua, hoặc là nóng giận, đến đời sau sẽ chuyển thành rất nặng nề, đến nỗi thành đại oán. Chuyện trong thế gian sẽ biến thành tai họa. Tuy chẳng xảy đến ngay, hăy gấp nên nghĩ cách trừ khử.

Giải:

Đoạn kinh này khuyên dạy người đời đối với thân thuộc phải nên ḥa kính, v́ nếu chẳng ḥa kính sẽ trở thành oán thù.

“Kính ái” ( ) là cung kính và từ ái, “tăng tật” ( ) là ghét bỏ và ganh tị. “Hữu vô tương thông”: Chữ “tương thông” ( ) ngụ ư chia sẻ tài vật, đem thứ ḿnh có để giúp đỡ cho người không có. “Ngôn sắc” ( ) là ngôn ngữ và vẻ mặt. “Vi” () là trái nghịch, “lệ” () là ḱnh chống, tàn nhẫn. Sách Hội Sớ nói: “Giọng vui vẻ chẳng nóng giận, lời lẽ chẳng chống trái, gay gắt, ôn ḥa, khiêm cung. Mặt chẳng cau có th́ gọi là thường ḥa hoăn”. Như vậy, “ngôn sắc thường ḥa” (vẻ mặt, lời nói thường ḥa hoăn) chính là như ở phần trên kinh đă dạy “ḥa nhan ái ngữ” vậy.

Trên đây, Phật đă khuyên thường ḥa hoăn, tiếp theo, Phật dạy nếu bất ḥa sẽ kết thành đại oán. Chữ “tránh” () trong câu “hoặc thời tâm tránh” (hoặc có lúc tâm tranh chấp nhau) nghĩa là tranh chấp. Sách Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa giảng “tránh”“kiện tụng”.

Sách Hội Sớ bảo: “Thói đời lúc b́nh thường vốn chẳng phẫn hận, chợt gặp cảnh trái nghịch nên bất th́nh ĺnh tranh chấp nhau nên mới bảo là ‘hoặc thời” (hoặc có lúc)”. Có lúc chợt khởi lên cái tâm đấu đá, kiện cáo, tranh chấp nhau nên mới nói là “hoặc thời tâm tránh”.

“Khuể nộ” ( ) là nóng nảy, phẫn nộ. Giận dữ là một trong tam độc. Một khi tâm sân lên th́ tạo thành mối hận nhỏ, oan oan tương báo không lúc nào thôi. Kẻ oán ghét thường chạm mặt nhau, sát hại lẫn nhau, càng lúc thêm dữ dội nên kinh mới bảo: “Hậu thế chuyển kịch, chí thành đại oán” (Đời sau càng chuyển thành nặng nề đến nỗi thành mối oán hận lớn) như vua Lưu Ly v́ muốn báo thù cái oán đời trước mà giết hại cả ḍng họ Thích.

Thế gian chi sự, cánh tương hoạn hại” (Sự trong thế gian càng thêm tai hại) là những sự báo oán trong thế gian tạo thành họa hại. Đă tạo nghiệp nhân, ắt kết thành ác quả. V́ sự báo ứng chẳng lập tức hiển hiện ngay trong hiện tại nên kinh mới nói tuy bất lâm thời” (tuy chẳng thấy ngay lập tức), nhưng nhân quả chẳng hư, quyết sẽ báo ứng trong đời sau nên kinh mới nói: “Ưng cấp tưởng phá” (Phải gấp nghĩ cách phá đi). Chúng sanh sợ quả, Bồ Tát sợ nhân là vậy!

Chánh kinh:

中,獨 死,獨 來,苦 當,無 者。善 化,追 生,道 同,會 期。何 時,努 善,欲

Nhân tại ái dục chi trung, độc sanh độc tử, độc khứ độc lai, khổ lạc tự đương, vô hữu đại giả. Thiện ác biến hóa, truy trục sở sanh, đạo lộ bất đồng, hội kiến vô kỳ. Hà bất ư cường kiện thời, nỗ lực tu thiện, dục hà đăi hồ?

Trong ái dục, con người sanh một ḿnh, chết một ḿnh. Một ḿnh đến, một ḿnh đi, khổ vui tự chịu lấy, chẳng ai thế cho. Thiện, ác biến hóa theo đuổi đến từng kiếp sống. Đường lối bất đồng, không dịp gặp gỡ. Sao chẳng ngay trong lúc c̣n khỏe mạnh, nỗ lực tu thiện, c̣n muốn đợi đến khi nào?

Giải:

Đoạn này, Phật khuyến dụ người đời bỏ ác tu thiện.

“Ái dục” là t́nh ái và tham dục; ái dục chính là cội gốc sanh tử. Ái chẳng nặng chẳng đọa Sa Bà! Toàn thể người đời ch́m đắm trong ái dục cho nên chết đây sanh kia, lưu chuyển vô cùng. Dẫu cho quyến thuộc đầy nhà nhưng lúc sanh tử: Sanh th́ trơ trọi một thân đi đến, chết thời riêng một ḿnh ta ra đi, chẳng có ai theo, không ai thay được. V́ thế, kinh nói: “Độc sanh độc tử, độc khứ độc lai” (Sanh một ḿnh, chết một ḿnh; một ḿnh đến, một ḿnh đi).

Câu khổ lạc tự đương, vô hữu đại giảư nói: Quả báo sướng hay khổ đều do tự ḿnh tạo, tự ḿnh hưởng, cũng không ai khác thay thế được. Ngài Cảnh Hưng nói: “Tự đương tức là tự ḿnh nhận lấy”.

Câu “thiện ác biến hóa” được ngài Cảnh Hưng giảng như sau: “Thiện biến hóa chính là quả báo trong đường lành. Ác biến hóa là quả báo trong đường ác”.

Sách Hội Sớ nói: “Đời này tuy là thiện quả, nhưng tạo nghiệp nhân ác th́ đời sau sẽ chiêu cảm, biến thành tai ương. Đời này tuy là ác quả nhưng làm lành th́ đời sau sẽ hưởng phước báo. Thiên biến vạn hóa chẳng thể nói trọn”. Đây lại là một cách giải thích khác của chữ “biến hóa”. Ngài Gia Tường lại giảng: “Nhân ác chịu khổ, nhân lành hưởng vui. Quả báo nhanh chóng”.

“Truy trục sở sanh”: “Trục” () là đuổi theo, [“truy trục sở sanh”] nghĩa là sanh về đâu quả báo cũng đuổi theo ngay đó, chẳng hề bỏ rời. Tùy theo nghiệp nhân mà cảm được quả báo thiện hay là ác.

Gia Tường Sớ giảng câu “đạo lộ bất đồng” như sau: “Làm lành th́ quả báo chốn thiên đường chờ sẵn. Làm ác th́ núi đao rừng kiếm đón chờ”. Nhân quả mỗi người sai khác nên sẽ sanh về những nơi khác xa nhau. Bởi vậy, lúc lâm chung chia tay nhau trọn thành vĩnh biệt. Một phen chịu báo trong tam đồ là cả năm ngàn kiếp, trôi lăn trong sáu nẻo, biết ngày nào gặp lại nhau. Dẫu có trùng phùng cũng chẳng hề nhận biết nổi nhau nên mới nói: “Hội kiến vô kỳ” (Không dịp gặp gỡ).

Bởi đấy, đức Thế Tôn xót thương cảnh tỉnh khuyên lơn người đời sao chẳng ngay lúc mạnh khoẻ hăy “nỗ lực tu thiện” chứ c̣n đợi đến khi nào nữa? Người già thể xác suy yếu, khó bề siêng tu như kinh Niết Bàn đă bảo: “Ca Diếp! Thí như cam giá, kư bị áp dĩ, tể vô phục vị. Tráng niên thịnh sắc, diệc phục như thị. Kư bị lăo áp, vô tam chủng vị: Nhất, xuất gia vị. Nhị, độc tụng vị. Tam, tọa Thiền vị” (Này Ca Diếp! Ví như cây mía đă bị ép, bă mía chẳng c̣n vị ǵ. Tuổi trẻ khỏe mạnh cũng giống như thế, khi bị tuổi già ép th́ chẳng c̣n có ba thứ vị: một là vị xuất gia, hai là vị đọc tụng, ba là vị tọa Thiền).

Tuổi già mất cả ba thứ vị như vậy nên phải gấp rút nỗ lực, chớ nên chần chừ.

Chánh kinh:

見,吉 福,競 之。身 闇,轉 教。顛 續,無 本。蒙 突,不 法。心 慮,各 意。迷 恚,貪 色。終 止,哀 傷!先 善,不 德,無 者,殊 也。 趣,善 道,都 信,謂 是。更 視,且 。或 子,或 父,兄 婦,

Thế nhân thiện ác tự bất năng kiến, cát hung họa phước, cạnh các tác chi. Thân ngu thần ám, chuyển thọ dư giáo, điên đảo tương tục, vô thường căn bản. Mông minh để đột, bất tín kinh pháp. Tâm vô viễn lự, các dục khoái ư. Mê ư sân khuể, tham ư tài sắc, chung bất hưu chỉ, ai tai khả thương! Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dă. Tử sanh chi thú, thiện ác chi đạo, đô bất chi tín, vị vô hữu thị. Cánh tương chiêm thị, thả tự kiến chi. Hoặc phụ khốc tử, hoặc tử khốc phụ, huynh đệ phu phụ, cánh tương khốc khấp.

Người đời chẳng thể tự thấy thiện ác, cát, hung, họa, phước, tranh nhau mà làm. Thân ngu dốt, tinh thần tối tăm, đâm ra tin nhận các giáo lư khác, điên đảo tiếp nối. [Do] căn bản vô thường [nên] mù mịt, tối tăm, càn rỡ, chẳng tin kinh pháp, tâm chẳng lo xa. Ai nấy chỉ muốn khoái ư, mê man nóng giận, tham lam tài sắc, trọn chẳng ngừng nghỉ. Ôi! Đáng thương thay! Người đời trước chẳng lành, chẳng biết đạo đức; [cha ông] không bàn đến [th́ con cháu chẳng biết ǵ] thật chẳng có ǵ là lạ! Nẻo sanh tử, đường thiện ác đều chẳng tin tưởng, nói là ‘đời nào có!’ Hăy quan sát xem để tự thấy biết lấy: Nào cha khóc con, hoặc con khóc cha. Anh, em, chồng, vợ khóc thương lẫn nhau.

Giải:

Cả phẩm kinh này chỉ rơ chúng sanh trong uế độ này ba độc lẫy lừng, tạo ác đáng buồn! Đoạn đầu tiên nói về tham độc “bần phú đồng nhiên, ưu khổ vạn đoan” (giàu nghèo đều vậy, lo khổ muôn mối); đoạn kế đó nói về sân độc “chí thành đại oán” (đến nỗi thành mối oán hận lớn). Đoạn này giảng về si độc: “Thân ngu thần ám, bất tín kinh pháp, thiện ác chi đạo, đô bất chi tín” (Thân ngu dốt, tinh thần tối tăm, chẳng tin kinh pháp, đường thiện hay ác đều chẳng tin tưởng). Cái họa si độc làm thương tổn huệ mạng của con người. Si độc chính là cái gốc của cả ba độc, v́ thế nó gây hại rất sâu. Đoạn kinh này ư nói: Người đời ngu si, chẳng biết thế nào là thiện, thế nào là ác, cứ theo ư ḿnh phân biệt càng sai quấy thêm; chẳng thể tin nổi quy luật thường hằng nhân quả thiện ác trong ba đời nên kinh nói: “Thế nhân thiện ác, tự bất năng kiến” (Người đời chẳng thể tự thấy thiện ác). Đă chẳng biết nhân lại chẳng sợ quả, chỉ cốt khoái ư chốc lát, chẳng sợ hậu hoạn vô cùng. Phóng túng càn rỡ, mặc sức làm ác, đua nhau gây nhân ác, chẳng đoái hoài hung họa trong tương lai nên kinh mới bảo: “Cát hung họa phước, cạnh các tác chi” (Cát, hung, họa phước tranh nhau mà làm).

Ngài Gia Tường lại giảng: “Người đời cho rằng lúc chết, v́ cúng tế mà sát sanh là hung, những dịp như cưới gả v.v… là cát. Đối với hai việc này, người đời đua nhau mà làm”. Ư nói: Cát, hung là nhân; họa phước là quả. Sát sanh để cúng tế là hung, sát nghiệp cảm lấy quả báo trong tam đồ nên là họa. Người đời cho rằng cưới gả là cát, nhưng chẳng biết do vui mừng mà sát sanh th́ lại trở thành hung sự, chiêu cảm cái họa vô cùng trong tương lai. Ấy là v́ người đời chẳng hiểu dù thiện hay ác đều chiêu cảm quả báo.

Sách Gia Tường Sớ giảng câu “thân ngu, thần ám” như sau: “Do thân tạo ác nên bảo là thân ngu, tâm chẳng tin nên bảo là thần ám”. C̣n Tịnh Ảnh Sớ lại giảng: “Thân ngu, thần ám là tâm ư bế tắc, chẳng thể tự thấy nổi chuyện thiện ác sanh tử”. Như vậy, ngu dốt, tối tăm chính là si độc.

Do ngu si nên tâm ư bế tắc chẳng thể chánh tín nhân quả, chẳng thể tin nhận kinh pháp ḥng nhập chánh đạo. Ngược lại, càng dễ đâm ra tin thờ các tà thuyết ngoại đạo. Bởi thế, kinh nói: “Chuyển thọ dư giáo” âm ra tin nhận các giáo lư khác). Thấy biết điên đảo như thế liên tục chẳng dứt, ch́m đắm măi măi trong sanh tử; nhưng nguồn gốc của những tà kiến ấy lại chính là si nghiệp. Sanh tử vô thường là do si làm cội gốc. Kinh gọi đó là: “Vô thường căn bản”.

“Mông minh để đột”: “Mông” () là dẫu có tṛng mắt mà chẳng thấy ǵ. Ngài Cảnh Hưng bảo: “Mù mịt lại càng thêm mù mịt. Mù mịt là v́ bị che lấp nên chẳng sáng suốt. Tối tăm là do ám muội chẳng hiểu biết”. “Để” () là như con thú dùng sừng húc các vật, “đột” () là xông thẳng vào.

Ngài Nghĩa Tịch giảng câu “mông minh để đột” như sau: “[Câu này] ư nói chẳng hiểu biết ǵ, đụng việc là làm càn như đứa trẻ đi đêm, như chó dại chạy quàng, không điều ǵ không làm”. Do ngu muội, tăm tối nên chẳng hiểu nghĩa kinh; quen tánh hung hăng, thích xung đột nên chẳng thể tin nhận nổi kinh pháp. Do vậy, “tâm vô viễn lự, các dục khoái ư” (tâm chẳng lo xa, chỉ cốt khoái ư). Sách Hội Sớ viết: “Chẳng quan tâm đến đời sau, chỉ cầu cái vui hiện tại nên bảo là ‘các dục khoái ư’ (ai nấy chỉ muốn khoái ư)”. Ôm ḷng giận dữ, tham tài hiếu sắc chẳng lúc nào ngơi nên Phật mới than: “Ai tai khả thương” (Buồn thay đáng thương).

Câu “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức” (Người đời trước chẳng lành, chẳng biết đạo đức) ngụ ư: Đời cha ông ngu si. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Trọn chẳng làm lành nghĩa là vô hạnh. ‘Bất thức đạo đức’ là chẳng hiểu biết”. Đă không hiểu biết lại c̣n vô hạnh th́ thật là ngu si cùng cực. Đời này tiếp nối đời kia, những lời cha dạy con toàn là tà thuyết, chẳng bàn đến quả báo thiện ác nên kinh mới bảo: “Vô hữu ngữ giả” (Chẳng nói ǵ đến). Cha ông si độn, ngoan cố th́ con cháu vô tri là chuyện tất nhiên nên kinh mới bảo: “Thù vô quái dă!” (Thật chẳng có ǵ là lạ).

Tịnh Ảnh Sớ giảng câu “sanh tử chi thú, thiện ác chi đạo” (nẻo sanh tử, đường thiện ác) như sau: “Chẳng thể tự thấy nẻo sanh tử là chẳng biết quả. Chẳng thể tự thấy đường thiện ác là chẳng hiểu nhân. Tự tâm chẳng biết cả nhân lẫn quả, lại không ai bảo cho nên trọn chẳng hiểu biết”. Bởi thế mới “đô bất chi tín, vị vô hữu thị” (đều chẳng tin nổi, nói là chẳng có). Nếu chẳng biết việc sanh tử th́ cứ tự xem đi: Cha con, anh em, chồng vợ bị cái chết chia ĺa, thương khóc lẫn nhau, có ai tránh khỏi đâu!

Chánh kinh:

生,迭 戀。憂 縛,無 時。思 好,不 欲。不 計,專 道。年 盡,無 何。

Nhất tử nhất sanh, điệt tương cố luyến, ưu ái kết phược, vô hữu giải thời, tư tưởng ân hảo, bất ly t́nh dục. Bất năng thâm tư thục kế, chuyên tinh hành đạo. Niên thọ toàn tận, vô khả nại hà.

Một chết, một sống, bịn rịn, luyến tiếc nhau. Ưu khổ thắt buộc, không lúc nào tháo nổi. Nghĩ tưởng [những niềm] ân ái, yêu mến, chẳng ĺa t́nh dục, chẳng thể suy sâu nghĩ chín, chuyên ṛng hành đạo. Tuổi thọ chớp mắt là hết, biết làm sao đây!

Giải:

Người đời ngu si, tham ái, chẳng biết muôn sự trong đời đều như huyễn mộng, như hoa đốm trên không, lầm tưởng thật có; nào hay vô thường vùn vụt, chẳng thể giữ măi nổi. Lúc sanh càng yêu mến, lúc chết càng bội phần xót xa. Lúc mất: Kẻ c̣n sống thương xót thân nhân từ nay vĩnh biệt; kẻ chết thương ḿnh ra đi vĩnh viễn, lưu luyến nhau khó thể bỏ nổi, như mũi dao xoáy vào tim. Bởi thế, kinh nói: Nhất tử nhất sanh, điệt tương cố luyến(Một sống, một chết, bịn rịn, luyến tiếc nhau).

Những ân ái xưa kia nay thành ưu khổ, hai điều này trói buộc thân tâm như dây thắt chặt mối, chẳng thể thoát ra nổi nên kinh bảo: “Ưu ái kết phược, vô hữu giải thời” (Lo khổ, yêu thương thắt buộc, chẳng lúc nào tháo ra nổi). Mà “kết phược” chính là phiền năo. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương chép: “Phiền năo, ám Hoặc (phiền năo si ám) trói buộc hành nhân nên gọi là Kết. Nó lại ràng buộc cái tâm nên gọi là Kết v́ nó kết tập hết thảy sanh tử”. Như vậy, vướng vít vào t́nh ái th́ liền bị sanh tử buộc ràng, chẳng có lúc nào thoát khỏi.

“Tư tưởng ân hảo” (Nghĩ tưởng [những điều] ân ái, yêu thích): Xét tận cội nguồn, những điều người đời yêu quư thật sự là do t́nh dục mà chẳng biết rằng “Dục là cội khổ”, “thuần t́nh ắt đọa”. Nếu đối với những điều ấy, ta chẳng thể “thâm tư thục kế” (suy sâu, nghĩ chín) để nhất tâm tu đạo ḥng cầu giải thoát th́ nháy mắt vô thường xộc đến, thọ mạng chấm dứt, đến lúc ấy, làm sao bươn bả, kêu van ǵ nổi!

Mạng người trong hơi thở nên kinh mới bảo: “Niên thọ toàn tận” (Tuổi thọ chớp mắt là hết). “Toàn tận” ( ) là nháy mắt đă hết.

Chánh kinh:

眾,悟 少。各 毒, 冥。為 事,違 地。恣 極,頓 壽。下 道,無 有出 期。

Hoặc đạo giả chúng, ngộ đạo giả thiểu, các hoài sát độc, ác khí minh minh. Vi vọng hưng sự, vi nghịch thiên địa. Tứ ư tội cực, đốn đoạt kỳ thọ. Hạ nhập ác đạo, vô hữu xuất kỳ.

Kẻ lầm lẫn nơi đạo rất nhiều, kẻ ngộ đạo lại ít. Ai nấy ôm ḷng sát hại, độc ác, ác khí mịt mù, làm chuyện sái quấy trái nghịch thiên địa, mặc t́nh phóng túng tạo tội cùng cực; tuổi thọ chợt bị đoạt mất, lọt xuống ác đạo chẳng có thuở ra.

Giải:

Đoạn kinh này giảng về cái họa do từ si mê mà khởi lên sân hận.

Trong ba ác nghiệp, sân nghiệp là nhân của địa ngục. Có câu: “Nhất điểm sân tâm hỏa, năng thiêu công đức lâm” (Một đốm lửa sân tâm thiêu trụi rừng công đức). Người đời ít kẻ tỉnh ngộ chánh đạo, lắm kẻ mê hoặc nên ḷng luôn ôm ấp ư giết hại, độc địa, tàn hại mạng người khác. Ác khí hừng hực, từ chỗ tối vào trong chỗ tối nên kinh mới nói “ác khí minh minh” (ác khí mịt mù).

“Minh minh” ( ) lại có nghĩa là tối tăm, vô tri, đêm tối. Làm cái ǵ cũng sai lầm nên kinh bảo “vi vọng hưng sự” (làm chuyện sái quấy), bởi thế mới “vi nghịch thiên địa” (trái nghịch thiên địa). Ngài Gia Tường bảo: “Trên chẳng thuận ḷng trời, dưới nghịch ư Diêm La vương”.

Mặc ḷng tạo ác như thế nên kinh bảo là “tứ ư” ( : mặc t́nh phóng túng). Suốt ngày tạo tội ngập trời nên bảo là tội cực” (tội cùng cực). Bởi đó, bị tội nghiệp lôi kéo nên chẳng đợi đến khi tuổi thọ hết đă bị mất mạng “hạ nhập ác đạo” (rớt xuống ác đạo).

“Đoạt” () là cưỡng lấy, làm cho mất hẳn đi. Mạng sống đột ngột bị mất đi nên mới nói là: “Đốn đoạt kỳ thọ” (Tuổi thọ chợt bị đoạt mất). Ngài Tịnh Ảnh bảo: “Do si khởi sân, tàn hại lẫn nhau, ai nấy ôm ḷng giết chóc. Ác độc, ác khí mù mịt, làm các điều quấy”.

Ngài lại bảo: “Kẻ tạo tội ác do sức túc nghiệp sẽ tự nhiên chiêu cảm ác duyên phi pháp, thuận theo [những ác duyên ấy] mặc sức tạo tội. Cho đến khi tội tới mức cùng cực sẽ đọa ác đạo, chịu khổ vô cực”.

Ư nói: Người đời do ngu si nên sanh tâm sân hận mà giết chóc, tàn hại lẫn nhau, mặc t́nh làm ác; ôm ḷng độc ác, chỉ làm các điều xằng bậy. Kẻ tạo tội như thế do nghiệp lực tội ác của đời trước sẽ mặc sức làm ác. Tới khi sự ác ngập đầu, quả báo ắt sẽ hiển hiện nên đột nhiên bị chết mất đi, đọa lạc trong ba ác đạo, chịu lấy quả báo chẳng có cùng cực, không biết khi nào mới thoát nổi nên kinh nói: “Vô hữu xuất kỳ” (Chẳng có thuở ra).

Chánh kinh:

計,遠 惡。擇 者,勤 之。愛 華,不 保,皆 離, 者。當 進,生 國。智 達,功 勝。勿 欲,虧 戒,在 也。

Nhược tào đương thục tư kế, viễn ly chúng ác, trạch kỳ thiện giả, cần nhi hành chi. Ái dục vinh hoa, bất khả thường bảo, giai đương biệt ly, vô khả lạc giả. Đương cần tinh tiến, sanh An Lạc quốc. Trí huệ minh đạt, công đức thù thắng. Vật đắc tùy tâm sở dục, khuy phụ kinh giới, tại nhân hậu dă.

Các ngươi hăy nên suy nghĩ chín chắn, xa ĺa các ác, chọn lựa điều thiện để siêng năng thực hành. Ái dục, vinh hoa chẳng thể giữ măi được, đều sẽ biệt ly, chẳng thể vui nổi. Phải nên siêng tinh tấn sanh sang cơi An Lạc. Trí huệ minh đạt, công đức thù thắng. Đừng chạy theo điều ham muốn trong tâm mà khiếm khuyết kinh giới, tụt hậu sau người khác.

Giải:

Đoạn cuối này là lời khuyên chung: Dứt ác làm lành, cầu sanh Cực Lạc. “Nhược tào” “nhữ đẳng” (các ông). “Thục tư kế” là như ta thường nói “suy sâu, nghĩ chín”.

Toàn bộ đoạn kinh từ chữ “ái dục, vinh hoa” đến “vô khả lạc giả” (chẳng thể vui nổi) được sách Hội Sớ giảng như sau: “Vinh hoa chẳng thể giữ nổi, hội hợp rồi nhất định ly tán. Ái dục chẳng thường c̣n, thịnh rồi ắt có suy. Điên đảo lầm tưởng là vui nên [những điều ấy] chẳng đáng ưa thích”.

Ông Bành Tế Thanh bảo: “Hết thảy người đời coi dục là vui, chẳng biết đó là khổ. Người trí xem thấy chỉ toàn là khổ, không chút vui nào. V́ sao vậy? Cứ coi Có là vui, Không là khổ, nào hay Có chính cái nhân của Không. Xem ‘được’ là vui, coi ‘mất’ là khổ, nào hay ‘được’ chính là cái nhân của ‘mất’. Coi tụ tập là vui, tan ĺa là khổ, nào hay tụ tập là cái nhân của tan ĺa. Coi sanh là vui, coi diệt là khổ, nào hay sanh chính là cái nhân của diệt”. 

Ư nói: Những điều chúng sanh tưởng là vui thật ra chính là cái nhân tạo khổ. Từ cái nhân tạo khổ ấy ắt phải sanh ra quả khổ nên bảo là “vô khả lạc giả” (chẳng thể vui nổi). 

Tiếp đó, Phật khuyên nên tinh tấn cầu sanh Cực Lạc. Được sanh về cơi ấy rồi th́ ai nấy ắt đều “trí huệ minh đạt, công đức thù thắng”. “Minh” () là hiểu rành rẽ, “đạt” () là thông đạt. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Trí huệ minh đạt là đạt được trí huệ thù thắng. Công đức thù thắng là được phước thù thắng”. Trí lẫn phước đều thù thắng nên Phật khuyên người đời siêng năng cầu văng sanh. Thật đúng là: Vật đắc tùy tâm sở dục, khuy phụ kinh giới, tại nhân hậu dă” ừng chạy theo điều ham muốn trong tâm mà khiếm khuyết kinh giới, tụt hậu sau người khác). “Khuy” () là khuyết, “phụ” () là thiếu. “Kinh” () là kinh giáo, “Giới” () là giới hạnh. Ở đây, Phật đặc biệt khuyên ta nên tŕ giới bởi Giới là nền tảng của muôn hạnh.

“Vật đắc tùy tâm” (Đừng chạy theo cái tâm) là như kinh Niết Bàn dạy: “Thường vi tâm sư, bất vị sư tâm” (Thường làm thầy của cái tâm chớ để cái tâm làm thầy ḿnh), nghĩa là: Nếu để cho cái tâm sai khiến được ḿnh th́ hành nhân mắc sai lầm lớn. Ấy là v́ cái vọng tâm này chính là cội rễ sanh tử, tuân theo cái vọng tâm này th́ khác nào nhận giặc làm con, toan nấu cát thành cơm, làm sao ăn nổi? Lẽ đâu rong ruổi theo tâm tánh làm điều càn quấy hay sao? Câu kinh sau đây trong kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Thận vật tín nhữ ư, nhữ ư bất khả tín” (Cẩn thận đừng tin tâm ư của ngươi, tâm ư ngươi không thể tin nổi!) có cùng một ư nghĩa với câu kinh ở đây. “Tại nhân hậu dă” (Tụt hậu sau người khác) là thua người khác vậy.