38. Lễ Phật hiện quang ( )

Phẩm này nói rơ từ ân vô cực của bậc đạo sư hai cơi, gia bị hết thảy chúng hội khiến cho khắp tất cả được tận mắt thấy y báo và chánh báo trang nghiêm của cơi Cực Lạc.

Gia Tường Sớ viết: “Hiện cơi nước khiến cho người ta ưa thích, hâm mộ. Tuy trước đó đă nghe giảng về cơi nước mầu nhiệm, nhưng chưa được chính mắt thấy. Bởi thế, ở đây Phật hiện cơi nước để tất cả đều hâm mộ mà tu hành”.

Ngài Nghĩa Tịch cũng bảo: “Từ đầu tới đây đă giảng về nhân quả, thân và cơi nước của A Di Đà Phật, chúng hội đều được nghe, trí huệ thù thắng đă phát sanh, nhưng chưa tin hiểu hết: Kẻ hạ căn trí huệ kém cỏi vẫn chưa quyết định. Hơn nữa, tai nghe chẳng bằng mắt thấy. V́ thế, tiếp đó A Di Đà Phật lại ban thêm sức oai thần để đại chúng đây đều được tận mắt thấy những chuyện trong cơi ấy xong ắt sẽ tin tưởng những điều đă nghe quyết định chẳng phải là hư vọng. Lại muốn cho họ biết cơi ấy là Tịnh Độ trang nghiêm, ai nấy đều siêng tu hạnh nghiệp văng sanh”. Thêm nữa, chúng hội đương thời được thấy tận mắt th́ chẳng phải riêng người được thấy khi ấy được lợi lạc mà c̣n để chứng tín cho kẻ được nghe pháp trong đời sau biết chắc thế giới Cực Lạc đích xác thật có, chứ phải đâu là cơi Ô Thác Bang (Utopia[1]) hay là chuyện ngụ ngôn của Trang Sinh. Do tin nên khởi hạnh, dùng nguyện để hướng dẫn hạnh, chí tâm tin ưa cầu sanh Cực Lạc, ắt đều được độ thoát. Đấy mới là bổn hoài của bậc đạo sư hai cơi.

Chánh kinh:

難:若 覺,及 薩、阿 土,應 西 向,當 處,恭 禮,稱 佛。

Phật cáo A Nan: - Nhược tào dục kiến Vô Lượng Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác, cập chư Bồ Tát, A La Hán đẳng sở cư quốc độ, ưng khởi Tây hướng, đương nhật một xứ, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Phật bảo A Nan: - Các ông muốn thấy Vô Lượng Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác Phật và các Bồ Tát, A La Hán v.v... đang ngự trong cơi ấy th́ hăy nên đứng dậy hướng về phương Tây là phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Giải:

Bản Hán dịch ghi danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật là Vô Lượng Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác, hoặc gọi tắt là Vô Lượng Thanh Tịnh Giác.

Hướng về Tây v́ đức Phật “thù nguyện độ sanh, hiện tại Tây Phương” (nhằm đáp ứng cái nguyện độ sanh nên hiện đang ở phương Tây). Pháp môn Tịnh Độ chỉ phương lập hướng khiến cho chúng sanh chuyên nhất. Đức Phật ấy hiện đang ở Tây phương nên đại chúng hướng về Tây.

“Xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật” là muốn thấy Phật th́ phải niệm Phật. Đức Phật ta thấy ấy chính là nhất niệm tâm tánh của người niệm: Tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Lại do các đức Như Lai của hai cơi gia bị nên cảm ứng đạo giao, ngay trong khi niệm ấy liền được thấy.

Chánh kinh:

起,面 西 掌,頂 言:我 佛,供 事,種 根。頂 間,忽 佛,容 大,色 嚴。如 山,高 上。又 界,諸 來,稱 德,無 斷。

A Nan tức tùng ṭa khởi, diện Tây hiệp chưởng, đảnh lễ bạch ngôn: “Ngă kim nguyện kiến Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, cúng dường phụng sự, chủng chư thiện căn”. Đảnh lễ chi gian, hốt kiến A Di Đà Phật, dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm, như hoàng kim sơn, cao xuất nhất thiết chư thế giới thượng. Hựu văn thập phương thế giới, chư Phật Như Lai, xưng dương, tán thán A Di Đà Phật chủng chủng công đức, vô ngại, vô đoạn.

A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mặt hướng về Tây, chắp tay, đảnh lễ bạch rằng: “Con nay nguyện thấy Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật để cúng dường, phụng sự, trồng các thiện căn”. Trong khi Ngài đảnh lễ chợt thấy A Di Đà Phật dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm như ṭa núi vàng ṛng, cao vượt khỏi hết thảy các thế giới. Lại nghe chư Phật Như Lai trong mười phương thế giới xưng dương, tán thán công đức của A Di Đà Phật một cách vô ngại, không gián đoạn.

Giải:

A Nan nghe lời dạy th́ ngay khi đó ba nghiệp thanh tịnh, xưng danh hiệu Phật, đảnh lễ phát nguyện.

Chữ “hốt kiến” ( : chợt thấy) biểu thị sự cảm ứng thần tốc. Đảnh lễ chưa xong mắt đă thấy đấng giáo chủ cơi Cực Lạc và nghe các đức Như Lai khắp cả mười phương khen ngợi Phật Di Đà.

Sách Hội Sớ viết: “Đó là v́ cơi nước không có tướng nhất định, tịnh hay uế là do tâm. Ví như chư thiên cùng dùng bát bằng chất báu để ăn như nhau, nhưng tùy theo phước đức mỗi vị mà sắc cơm sai khác. Bởi vậy, nếu nghiệp cấu che lấp cái tâm th́ kim dung cũng như tro bẩn. Ngón chân nhấn xuống đất th́ ngói, sạn biến thành bảo ngọc; thân và cơi cũng giống như vậy mà thôi! Bởi đó, biết là Tây phương chẳng xa, nhưng do tâm mê nên liền thành xa cách. Nếu có thể nhất niệm quy chân th́ văng sanh thấy được cơi nước, c̣n cách trở là niệm hay thời nữa ư?”

Lời sớ thật đă giảng tường tận ư chỉ “tâm tịnh, quốc độ tịnh”. Kinh Tịnh Danh nói: Phật dùng ngón chân nhấn xuống đất, cơi này biến ngay thành cơi tịnh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng chép: “Ngă chỉ án địa, hải ấn phát quang” (Ngón tay của ta nhấn xuống đất th́ hải ấn phát quang). Quang minh phát ra ấy nào phải v́ chân hay tay! A Nan thấy Phật chỉ là v́ Ngài đă trở về cái chân thật trong một niệm. Lúc niệm Phật th́ tâm này niệm Phật; lúc thấy Phật th́ tâm này thấy Phật, chỉ là nhất tâm! Tâm ta, tâm Phật không hề cách trở dẫu chừng mảy may. Bởi đó, sách Hội Sớ mới viết: “C̣n cách trở là niệm hay thời nữa ư?” Chỉ là nhất niệm, không quá khứ, hiện tại, vị lai. Do đó, A Nan niệm Phật, lễ Phật liền thấy A Di Đà Phật. Cũng bởi đó nếu lúc lâm chung mà hành giả có thể quy chân trong một niệm th́ cũng ắt sẽ thấy Phật ngay trong lúc đó, được Phật tiếp dẫn văng sanh Cực Lạc. V́ thế mới nói: “Lúc niệm Phật chính là lúc thấy Phật”, nào c̣n có sự ngăn cách với những niệm khác hay thời gian nữa đâu!

“Nhan” () là diện mạo, “quảng đại” là như Quán kinh nói Vô Lượng Thọ Phật: “Phật thân cao lục thập vạn ức hằng hà sa do-tuần. Mi gian bạch hào, hữu triền uyển chuyển, như ngũ Tu Di sơn, Phật nhăn như tứ đại hải thủy” (Thân cao sáu mươi vạn ức hằng hà sa do-tuần. Tướng lông trắng giữa chặn mày uyển chuyển xoay về bên phải như năm ḥn núi Tu Di. Mắt Phật như nước bốn biển lớn).

“Sắc tướng đoan nghiêm” là tướng hảo trang nghiêm. Quán kinh nói: “Vô Lượng Thọ Phật hữu bát vạn thiên tướng, nhất nhất tướng trung các hữu bát vạn tứ thiên tùy h́nh hảo, nhất nhất hảo trung, hựu hữu bát vạn tứ thiên quang minh” (Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng; trong mỗi một tướng có tám vạn bốn ngàn tùy h́nh hảo; trong mỗi tùy h́nh hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh).

“Hoàng kim sơn” (Ṭa núi vàng ṛng) là như Quán kinh nói: “Vô Lượng Thọ Phật thân như bách thiên vạn ức Dạ Ma Thiên Diêm Phù Đàn kim dă” (Sắc thân Vô Lượng Thọ Phật như trăm ngàn vạn ức vàng Diêm Phù Đàn của cơi trời Dạ Ma). Lại có nghĩa là thân Phật ṿi vọi như núi nên bảo là “như hoàng kim sơn”.

Tuy A Nan và những người có cùng quả vị như Ngài hay thấp hơn chẳng thể thấy trọn hết báo thân trang nghiêm như thế, nhưng do v́ đấng Như Lai của hai cơi dùng phương tiện thù thắng oai thần gia bị, nên ai nấy tùy theo căn khí của ḿnh đều được thấy cả. Bởi đó, ngài A Nan liền thấy được Phật như hoàng kim sơn, cao xuất nhất thiết chư thế giới thượng” (như ṭa núi vàng ṛng, cao vượt khỏi hết thảy thế giới).

“Vô ngại, vô đoạn”: Mười phương Như Lai dùng Tứ Biện Tài nhiệm mầu để diễn nói nên bảo là “vô ngại”. Ca ngợi như thế đến tột cùng đời vị lai chẳng hề gián đoạn nên bảo là “vô đoạn”.

 Chánh kinh:

言:彼 有,我 土。世 言:其 者,已 佛,植 本。汝 彼,應 仰。

A Nan bạch ngôn: “Bỉ Phật tịnh sát đắc vị tằng hữu, ngă diệc nguyện nhạo sanh ư bỉ độ” Thế Tôn cáo ngôn: “Kỳ trung sanh giả, dĩ tằng thân cận vô lượng chư Phật, thực chúng đức bổn. Nhữ dục sanh bỉ, ưng đương nhất tâm quy y, chiêm ngưỡng”.

A Nan bạch rằng: “Cơi tịnh của đức Phật ấy thật là chưa từng có. Con cũng nguyện thích sanh về cơi ấy”. Đức Thế Tôn bảo: “Người sanh trong cơi ấy đă từng thân cận vô lượng chư Phật, trồng các cội lành. Ông muốn sanh trong cơi đó th́ hăy nên nhất tâm quy y, chiêm ngưỡng”.

Giải:

A Nan đích thân thấy Phật Di Đà như ṭa núi vàng, đức tướng đoan nghiêm và các thứ thanh tịnh trang nghiêm nơi cơi ấy đều là những điều xưa nay ḿnh chưa từng thấy nên thưa là: “Đắc vị tằng hữu” (Thật là chưa từng có). Lại nghe mười phương Phật khen ngợi liền sanh tâm hy hữu, phát khởi đại nguyện, nguyện sanh về Cực Lạc. Điểm này chứng tỏ rơ ngài A Nan đúng là đương cơ; Ngài đă khế hội thánh tâm nên phát nguyện cầu sanh, bạch rằng: “Ngă diệc nguyện nhạo sanh bỉ độ” (Con cũng nguyện thích sanh về cơi ấy).

Thế Tôn đáp: Những người được văng sanh đều đă từng ở nơi vô lượng chư Phật thân cận cúng dường, phụng sự, học tập, rộng gieo cội đức đúng như kinh A Di Đà nói: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể dùng chút thiện căn phước đức nhân duyên để được sanh về cơi ấy). Ở đây, kinh chép: “Nhữ dục sanh bỉ, ưng đương nhất tâm quy y chiêm ngưỡng(Ông muốn sanh về cơi ấy th́ hăy nên nhất tâm, quy y, chiêm ngưỡng). “Chiêm” () là ngẩng mặt lên nh́n, “ngưỡng” () là ngưỡng mộ.

Câu “quy y, chiêm ngưỡng” bao gồm các ư nghĩa lễ Phật, quán Phật, niệm Phật, tưởng nhớ đức Phật, mà cũng chính là Ngũ Niệm Môn như Bồ Tát Thiên Thân đă đề xướng. Ngũ Niệm Môn là: Một là lễ bái, hai là tán thán (xưng danh), ba là phát nguyện, bốn là quán sát, năm là hồi hướng. Nói tóm lại, nhất tâm xưng niệm sáu chữ hồng danh th́ đă gồm trọn cả Ngũ Niệm Môn.

Nhất tâm là tâm thanh tịnh. Lại như bản kinh A Di Đà khắc trên đá ở thành Tương Dương vào thời Lục Triều có câu: “Dĩ xưng danh cố, chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn, phước đức, nhân duyên” (Do xưng danh nên các tội tiêu diệt; đấy chính là nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên). V́ thế, ngài A Nan nhất tâm quy y, chiêm ngưỡng th́ chính là nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên, cũng giống như người được văng sanh là do đă từng thân cận vô lượng chư Phật, trồng các cội đức nên mới được thỏa nguyện văng sanh.

Chánh kinh:

時,阿 光,普 界。時 國,皆 現,如 尋。以 明,極 故,於 山、雪 山、金 剛、鐵 山,江 林,天 殿,一 界,無 見。譬 出,明 間。乃 犁、谿 谷,幽 處,悉 闢,皆 色。猶 滿 界,其 物,沉 現,滉 汗,唯 水。彼 明,亦 是。聲 聞、菩 明,悉 蔽,唯 光,明 耀 赫。

Tác thị ngữ thời, A Di Đà Phật tức ư chưởng trung phóng vô lượng quang, phổ chiếu nhất thiết chư Phật thế giới. Thời chư Phật quốc, giai tất minh hiện, như xử nhất tầm. Dĩ A Di Đà Phật thù thắng quang minh, cực thanh tịnh cố, ư thử thế giới sở hữu Hắc Sơn, Tuyết Sơn, Kim Cang, Thiết Vy đại tiểu chư sơn, giang hà, tùng lâm, thiên nhân cung điện, nhất thiết cảnh giới, vô bất chiếu kiến. Thí như nhật xuất, minh chiếu thế gian. năi chí Nê Lê, khê cốc, u minh chi xứ, tất đại khai tịch, giai đồng nhất sắc. Do như kiếp thủy di măn thế giới, kỳ trung vạn vật, trầm một bất hiện, hoảng dưỡng hạo hăn, duy kiến đại thủy. Bỉ Phật quang minh, diệc phục như thị. Thanh Văn, Bồ Tát nhất thiết quang minh, tất giai ẩn tế. Duy kiến Phật quang, minh diệu hiển hách.

Lúc nói lời ấy, A Di Đà Phật liền từ bàn tay phóng ra vô lượng quang chiếu khắp hết thảy các thế giới Phật. Khi ấy, các cơi Phật đều hiện rơ như chỉ ở trong ṿng một tầm. Do quang minh thù thắng của A Di Đà Phật tột bậc thanh tịnh nên tất cả Hắc sơn, Tuyết Sơn, Kim Cang, Thiết Vy, các ḥn núi lớn nhỏ, sông ng̣i, rừng rậm, cung điện của trời người, hết thảy cảnh giới trong các thế giới ấy không đâu chẳng soi thấy. Ví như mặt trời mọc lên chiếu sáng ngời thế gian. Cho đến Nê Lê, khe, hang, chốn tối tăm thảy đều sáng bừng, đều cùng một màu như là kiếp thủy ngập tràn khắp thế giới, vạn vật trong ấy đều bị ch́m lấp chẳng hiện; mênh mông, bát ngát chỉ thấy toàn là nước lớn. Quang minh của đức Phật ấy cũng giống như thế. Hết thảy quang minh của Thanh Văn, Bồ Tát thảy đều bị ẩn lấp, chỉ có quang minh của Phật là sáng ngời, rực rỡ.

Giải:

Đấng Đạo Sư của cơi thế gian này vừa dứt lời th́ đức Như Lai cơi kia liền từ ḷng bàn tay phóng ra quang minh; điều này chứng tỏ: Thích Tôn khuyên văng sanh, Phật Di Đà tiếp dẫn. Hai đức Phật trong hai cơi đồng tâm, đồng đức.

Phật quang phổ chiếu hết thảy cơi Phật biểu thị Phật Di Đà tiếp độ cho hết thảy phàm thánh trong mười phương đều được văng sanh. Do Phật quang gia tŕ, đại chúng trong hội đều được thấy mười phương cơi Phật như trong khoảng một tầm (một Tầm là tám thước).

Quang minh của Phật Di Đà tôn quư nhất trong các quang minh nên bảo là “thù thắng”. Sở dĩ quang minh thù thắng bởi lẽ“cực thanh tịnh cố” (tột bậc thanh tịnh). Do vậy, hết thảy núi sông, cảnh vật trong những thế giới ấy: Chẳng hạn như Hắc Sơn (c̣n gọi là Hắc lănh. Đây là tên của một ngọn núi được ghi trong Tây Vực Kư và Từ Ân Truyện), Tuyết Sơn (tiếng Phạn là Himalaya, tức là Hỷ Mă Lạp Nhă sơn, đảnh núi quanh năm tuyết đọng nên gọi là Tuyết Sơn); Kim Cang, Thiết Vy (đều là tên núi, xin xem lời giải thích trong phẩm mười một); hết thảy những thứ như thế “vô bất chiếu kiến” (không đâu chẳng soi thấy).

Tiếp đó, kinh nêu lên thí dụ: Mặt trời mọc th́ tối tăm tiêu mất, chẳng luận là hang hốc hay “u minh chi xứ” (chỉ chốn hang sâu cực tối tăm) và “năi chí Nê Lê (cho đến Nê Lê - Nê Lê là địa ngục) đều được sáng bừng, hiện rơ nên bảo là “tất đại khai tịch” (thảy đều sáng bừng). Hết thảy mọi vật “giai đồng nhất sắc” (đều cùng một sắc).

Theo Quán kinh, “nhất sắc” chính là màu vàng ṛng, như trong phép quán thứ bảy của Quán kinh có nói: “Vô Lượng Thọ Phật, lập không trung, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí thị nhị đại sĩ, thị lập tả hữu. Quang minh xí thịnh, bất khả cụ kiến. Bách thiên Diêm Phù Đàn kim sắc, bất đắc vi tỷ” (Vô Lượng Thọ Phật đứng trên không trung. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí là hai vị đại sĩ đứng hầu hai bên. Quang minh rực rỡ chẳng thể thấy trọn. Sắc của trăm ngàn khối vàng Diêm Phù Đàn chẳng thể sánh bằng).

Trong pháp quán thứ tám cũng có nói: “ Phật Bồ Tát tượng giai phóng quang minh, kỳ quang kim sắc” (Tượng Phật và Bồ Tát đều phóng quang minh. Quang minh ấy sắc vàng). Pháp quán thứ mười lăm lại nói: “Kiến A Di Đà Phật dữ chư quyến thuộc, phóng kim sắc quang” (Thấy A Di Đà Phật và các quyến thuộc phóng quang minh sắc vàng).

Lại như kinh Thất Phật Thần Chú đă dạy: “Kỳ trung sở hữu nhất thiết vạn vật, giai tác kim sắc” (Trong ấy, hết thảy vạn vật đều thành sắc vàng). Lại như kinh Pháp Hoa thuật: Lúc Phật phóng quang hiện điềm lành “chiếu ư Đông phương bát vạn thiên độ, giai như kim sắc” (chiếu một vạn tám ngàn cơi nơi phương Đông [khiến các cơi ấy] đều như sắc vàng).

Hiểu ở một mức cao hơn, “nhất sắc” ngụ ư vạn pháp nhất như (giống hệt như nhau); trong diệu trí quang của Phật đều hiển hiện bản thể thanh tịnh, tướng sai biệt biến mất, chỉ c̣n tướng chân thật hiển lộ. Bởi thế “giai đồng nhất sắc”.

Tiếp đó, kinh lại dùng kiếp thủy làm thí dụ. “Kiếp thủy” là một trong tam tai; tức là đại thủy tai lúc kiếp hoại. Nước từ dưới thủy luân[2] ở dưới mặt đất phun vọt lên, mưa tuôn xuống mỗi giọt to như bánh xe. Từ trời Đệ Nhị Thiền trở xuống đều bị nước ngập phá hủy hết. Chữ “hoảng dưỡng” ( ) diễn tả nước lớn không c̣n biết đâu là bến bờ. Chữ “hạo hăn” ( ) h́nh dung nước lớn bao la (Đối với câu kinh văn này, có thể tham khảo bài Tây Chinh Phú của Phan Nhạc trong bộ Văn Tuyển: “Năi hữu Côn Minh, tŕ hồ kỳ trung, kỳ tŕ tắc thang thang hăn hăn, hoảng dưỡng di măn, hạo như hà hán” (Có ao Côn Minh, trong ao nước tràn trề, bát ngát, mênh mông lai láng, bao la như Ngân Hà). Bản Đường dịch ghi là: “Thí như đại địa, hồng thủy doanh măn, thọ lâm sơn hà, giai một bất hiện, duy hữu đại thủy” (Ví như đại địa, trận hồng thủy ngập tràn, cây cối, núi sông đều bị vùi lấp chẳng hiện, chỉ toàn là nước lớn). Nước lớn ví cho Phật quang, cây cối ví với “Thanh Văn, Bồ Tát nhất thiết quang minh” (quang minh của hết thảy Thanh Văn, Bồ Tát). Cũng như ánh sáng của các ngôi sao khi mặt trời mọc lên, các ánh sao chẳng hiện nên bảo là “tất giai ẩn tế, duy kiến Phật quang, minh diệu hiển hách” (thảy đều ẩn lấp; chỉ thấy Phật quang sáng ngời, rực rỡ). “Minh” () là sáng sủa, “diệu” (耀) là chiếu ngời, “hiển” () là rơ rệt, “hách” () là sáng rực (giống như tướng lửa mạnh, cũng nhằm diễn tả ánh sáng sắc đỏ chói ngời).

Chánh kinh:

眾、天 部、人 等, 界,種 嚴。阿 佛,於 座,威 巍,相 明,聲 聞、菩 薩,圍 敬。譬 王,出 面。明 耀,清 正。無 穢,及 類。唯 嚴,聖 住。阿 等,皆 喜,踊 禮,以 地,稱 陀。

Thử hội tứ chúng, thiên long bát bộ, nhân phi nhân đẳng, giai kiến Cực Lạc thế giới, chủng chủng trang nghiêm. A Di Đà Phật ư bỉ cao tọa, oai đức nguy nguy, tướng hảo quang minh, Thanh Văn, Bồ Tát, vi nhiễu cung kính. Thí như Tu Di sơn vương, xuất ư hải diện, minh hiện chiếu diệu, thanh tịnh b́nh chánh, vô hữu tạp uế, cập dị h́nh loại. Duy thị chúng bảo trang nghiêm, thánh hiền cộng trụ. A Nan cập chư Bồ Tát chúng đẳng, giai đại hoan hỷ, dũng dược tác lễ, dĩ đầu trước địa, xưng niệm Nam Mô A Di Đà Tam Miệu Tam Phật Đà.

Bốn chúng trong hội này, tám bộ trời, rồng, nhân, phi nhân v.v… đều thấy Cực Lạc thế giới các thứ trang nghiêm, A Di Đà Phật ngự trên ṭa cao trong cơi ấy, oai đức ṿi vọi, tướng hảo, quang minh. Thanh Văn, Bồ Tát cung kính vây quanh. Ví như núi chúa Tu Di nhô lên khỏi mặt biển, rạng ngời chói lọi, thanh tịnh, b́nh chánh, chẳng có tạp uế cùng các loài dị h́nh, chỉ trang nghiêm bằng các báu, là nơi các vị thánh hiền cùng ở. A Nan và các hàng Bồ Tát đều hoan hỷ lớn, hớn hở làm lễ, cúi đầu sát đất, xưng niệm: “Nam Mô A Di Đà Tam Miệu Tam Phật Đà”.

Giải:

“Thử hội tứ chúng” (Bốn chúng trong hội này) là chúng đại tỳ-kheo một vạn hai ngàn vị, năm trăm vị tỳ-kheo-ni, bảy ngàn thanh tín sĩ, năm trăm thanh tín nữ. Lại có Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, mười sáu vị Chánh Sĩ và vô lượng vô biên hết thảy Bồ Tát trong Hiền kiếp.Từ các vị Phạm thiên cho đến “thiên long bát bộ, nhân, phi nhân đẳng” (tám bộ trời rồng, nhân, phi nhân v.v…) đều là hội chúng (đại chúng tham dự pháp hội).

Câu “giai kiến Cực Lạc thế giới” (đều thấy Cực Lạc thế giới) ư nói: Mọi người dự hội đều được thấy. Tứ chúng đệ tử trong pháp hội cơi này gồm hai vạn người đều là thân huyết nhục mà ai ai cũng đều thấy thế giới Cực Lạc, họ đều là người chứng thực cho hết thảy chúng sanh trong lúc ấy và đời tương lai sau. Tướng lành thù thắng này được cả năm bản dịch cùng ghi chép.

Bản Hán dịch ghi: “A Nan, chư Bồ Tát, A La Hán đẳng, cập chư thiên, đế vương, nhân dân, tất giai kiến Vô Lượng Thanh Tịnh Phật cập chư Bồ Tát, A La Hán, quốc độ thất bảo dĩ” (A Nan, chư Bồ Tát, A La Hán v.v… và chư thiên, đế vương, nhân dân đều thấy Vô Lượng Thanh Tịnh Phật và các Bồ Tát, A La Hán, cơi nước bảy báu). Bản Ngô dịch chép giống như thế, nhưng ghi là A Di Đà thay v́ Vô Lượng Thanh Tịnh Phật.

Bản Ngụy dịch chép: “Vô Lượng Thọ Phật oai đức nguy nguy, như Tu Di sơn vương, cao xuất nhất thiết chư thế giới thượng. Tướng hảo, quang minh, mỵ bất chiếu kiến. Thử hội tứ chúng, nhất thời tất kiến” (Vô Lượng Thọ Phật oai đức ṿi vọi như núi chúa Tu Di, cao vượt khỏi hết thảy các thế giới; tướng hảo, quang minh không ǵ là chẳng soi tỏ. Tứ chúng trong hội ấy cùng lúc đều được thấy) và: “Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di tất kiến Vô Lượng Thọ Như Lai” (Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đều thấy Vô Lượng Thọ Như Lai).

Bản Đường dịch chép: “Bỉ chư quốc trung, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà tắc, ưu-bà-di, tất kiến Vô Lượng Thọ Như Lai, như Tu Di sơn vương chiếu chư Phật sát. Thời chư Phật quốc giai tất minh hiện, như xử nhất tầm” (Trong các cơi ấy, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đều thấy Vô Lượng Thọ Như Lai như ngọn núi chúa Tu Di chiếu các cơi Phật. Khi ấy, các cơi Phật thảy đều hiện rơ như ở trong ṿng một tầm).

Bản Tống dịch chép: “Nhĩ thời hội trung bật-sô, bật-sô-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, Thiên, Long, Dược-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhân, phi nhân đẳng, giai kiến Cực Lạc thế giới chủng chủng trang nghiêm, cập kiến Vô Lượng Thọ Như Lai, Thanh Văn, Bồ Tát vi nhiễu cung kính. Thí như Tu Di sơn vương, xuất ư đại hải” (Lúc ấy, bật-sô, bật-sô-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, Trời, Rồng, Dược-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhân, phi nhân v.v… trong hội đều thấy các thứ trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc và thấy Vô Lượng Thọ Như Lai. Thanh Văn, Bồ Tát cung kính vây quanh. Ví như ngọn núi chúa Tu Di, vượt lên trên biển cả). Năm bản dịch cùng đề cập th́ đủ chứng tỏ việc Phật Di Đà xuất hiện chứng tín là điều được nói trong bản kinh gốc chứ chẳng phải là do dịch thuật sai lầm.

Hội chúng khi ấy liền được thấy các thứ y báo trang nghiêm của cơi Cực Lạc, lại thấy chánh báo là A Di Đà Phật công đức ṿi vọi, tướng hảo, quang minh, thánh chúng vây quanh “thí như Tu Di sơn vương, xuất ư hải diện” (ví như ngọn núi chúa Tu Di nhô lên khỏi mặt biển). Núi Tu Di nói đủ là Tu Di Lô (Sumeru) sơn vương, là một trong mười ḥn núi chúa. Ḥn núi này chẳng phải là núi đất hay núi đá như của thế gian mà thuần bằng bốn chất báu hợp thành nên bảo là “vô hữu tạp uế, cập dị h́nh loại, duy thị chúng bảo trang nghiêm” (chẳng có tạp uế và các loài dị h́nh, chỉ trang nghiêm bằng các báu). Chánh báo quang minh vô lượng nên bảo là “minh hiện chiếu diệu” (rạng ngời chói lọi, thanh tịnh), y báo “khoan quảng b́nh chánh” (rộng răi, bằng phẳng, ngay ngắn), “thanh tịnh an ổn” cho nên nói “thanh tịnh b́nh chánh”.

Do “Thanh Văn, Bồ Tát vi nhiễu cung kính” (Thanh Văn, Bồ Tát cung kính vây quanh) nên bảo là “thánh hiền cộng trụ” (thánh hiền cùng ở).

“A Nan cập chư Bồ Tát chúng đẳng” (A Nan và các hàng Bồ Tát v.v…): A Nan là đương cơ nên được nêu tên đầu tiên; “Bồ Tát chúng đẳng” nghĩa là các vị Thanh Văn, trời, người v.v… được nhờ ân mà trông thấy điềm lành nên đều hoan hỷ, mừng rỡ. Do vậy, ai nấy đều năm vóc gieo xuống đất, chí thành xưng niệm Nam Mô A Di Đà Tam Miệu Tam Phật Đà”. “Tam Miệu Tam Phật Đà” (Samyak Sambuddha), cựu dịch là Chánh Biến Tri, tân dịch là Đẳng Chánh Giác, là danh hiệu thứ ba trong mười hiệu của Phật. Do đó, Nam Mô A Di Đà Tam Miệu Tam Phật Đà” chính là sáu chữ hồng danh.

Chánh kinh:

民,以 動,覩 者,所 苦,莫 止,一 惱,莫 脫。悉 善,歡 樂。鐘 磬、琴 瑟、箜 器,不 音。諸 中,諸 民,各 香,來 空,散 養。

Chư thiên nhân dân, dĩ chí quyên phi nhuyễn động, đổ tư quang giả, sở hữu tật khổ, mạc bất hưu chỉ, nhất thiết ưu năo, mạc bất giải thoát, tất giai từ tâm tác thiện, hoan hỷ, khoái lạc. Chung, khánh, cầm, sắt, không hầu, nhạc khí, bất cổ tự nhiên giai tác ngũ âm. Chư Phật quốc trung, chư thiên nhân dân, các tŕ hoa hương, lai ư hư không, tán tác cúng dường.

Chư thiên, nhân dân cho đến những loài trùng ngọ nguậy, bay lượn, ḅ trườn thấy quang minh ấy th́ tất cả tật khổ không chi chẳng ngưng dứt, hết thảy ưu năo không thứ ǵ chẳng giải thoát, đều từ tâm làm lành, hoan hỷ, khoái lạc. Chuông, khánh, cầm, sắt, không hầu, nhạc khí chẳng đánh tự nhiên phát ra ngũ âm. Chư thiên, nhân dân trong các cơi Phật đều cầm hương hoa đến trên hư không rải xuống cúng dường.

Giải:

Đoạn kinh này lại tŕnh bày những việc thành tựu do điều nguyện thứ mười bốn của A Di Đà Phật: “Chạm phải quang minh được an lạc”. Trong lời nguyện ấy có câu: “Kiến ngă quang minh, chiếu xúc kỳ thân, mạc bất an lạc, từ tâm tác thiện” (Thấy quang minh của tôi chiếu vào thân không ai chẳng được an lạc, từ tâm làm lành) tức là những điều được nói trong đoạn chánh kinh trên từ câu “đổ tư quang minh” (thấy quang minh ấy) cho đến “tất giai từ tâm tác thiện, hoan hỷ khoái lạc” (thảy đều từ tâm làm lành, hoan hỷ, khoái lạc).

Phẩm Quang Minh Biến Chiếu cũng chép: “Nhược tại tam đồ cực khổ chi xứ, kiến thử quang minh, giai đắc hưu tức” (Nếu kẻ ở trong chốn tam đồ khổ cực mà trông thấy quang minh này th́ đều được ngơi nghỉ). Bởi thế, ở đây kinh mới chép: “Quyên phi nhuyễn động, đổ tư quang giả, sở hữu tật khổ, mạc bất hưu chỉ, nhất thiết ưu năo, mạc bất giải thoát” (Các loài côn trùng bay lượn, ngọ nguậy, ḅ trườn thấy quang minh ấy th́ tất cả tật khổ không chi chẳng ngưng dứt, hết thảy ưu năo không thứ ǵ chẳng giải thoát).

Các thứ nhạc khí như chuông, khánh, đàn cầm, đàn sắt, đàn không hầu[3] v.v… không cần phải khảy, đánh; tự nhiên phát ra âm thanh nên bảo là “bất cổ tự nhiên giai tác ngũ âm” (chẳng đánh, tự nhiên đều phát ra ngũ âm). Chư thiên trong mười phương đến rải hương, hoa đều nhằm biểu thị sự khoái lạc thù thắng.

Do kinh đă chép tỉ mỉ các việc tốt lành: Thấy Phật, thấy quang minh, thấy cơi nước v.v… nên ắt sẽ có kẻ cho đó là cái lỗi chấp tướng. Tiếc thay kẻ ấy chưa biết được điều mầu nhiệm của Tịnh tông: Chính ngay nơi tướng là đạo, ngay nơi sự chính là chân, nên chẳng cần phải bỏ tướng để cầu đạo, ĺa sự để thấy chân! Kinh này thuần là cảnh giới sự sự vô ngại của Hoa Nghiêm. Một hoa, một hương không thứ ǵ chẳng phải là hạt châu nơi mành lưới của Thiên Đế. Mỗi thứ đều viên minh, thứ nào cũng thù thắng nhiệm mầu, thứ nào cũng đều là toàn thể của Nhất Chân pháp giới, viên minh cụ đức chẳng thể nghĩ bàn.

Chánh kinh:

界,過 西 國,以 力,如 前,如 眼,觀 地。彼 土,亦 是。悉 界,釋 來,及 眾,圍 法。

Nhĩ thời Cực Lạc thế giới, quá ư Tây phương bách thiên câu chi na-do-tha quốc, dĩ Phật oai lực, như đối mục tiền, như tịnh thiên nhăn, quán nhất tầm địa. Bỉ kiến thử độ, diệc phục như thị, tất đổ Sa Bà thế giới Thích Ca Như Lai cập tỳ-kheo chúng, vi nhiễu thuyết pháp.

Lúc bấy giờ, thế giới Cực Lạc ở phương Tây cách đây trăm ngàn câu-chi na-do-tha cơi, nhưng do oai lực của Phật nên giống như đối ngay trước mắt, như thiên nhăn trong sạch thấy trong ṿng một tầm. Cơi đó thấy cơi này cũng giống như vậy: Đều thấy thế giới Sa Bà, Thích Ca Như Lai và tỳ-kheo chúng vây quanh thuyết pháp.

Giải:

Câu quá ư tây phương bách thiên câu-chi na-do-tha quốc” (ở hương Tây cách đây trăm ngàn câu-chi na-do-tha cơi) xin xem lại lời giải thích ở phần trước.

Cực Lạc chẳng ĺa khỏi tự tâm là xét về Lư. “Quá ư tây phương bách thiên câu-chi na-do-tha quốc là Sự. Lư, Sự vô ngại nên cách xa mười vạn ức chính là ở ngay trước mắt. Bởi vậy, Quán kinh nói: “A Di Đà Phật khứ thử bất viễn” (A Di Đà Phật cách đây chẳng xa).

Hội chúng chí thành nên cảm ứng Phật lực gia hộ, hai cơi tịnh uế thấy rơ nhau như đối trước mắt như tịnh thiên nhăn, quán nhất tầm địa” (như thiên nhăn trong sạch thấy trong ṿng một tầm). Thánh chúng cơi ấy đều thấy đấng Thích Tôn cơi này ở trong đại hội giảng kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác.

Kinh A Di Đà nói pháp môn này là “nhất thiết thế giới nan tín chi pháp” (pháp hết thảy thế gian khó thể tin được nổi) Chúng sanh đời Mạt pháp t́nh chấp sâu nặng, đối với diệu pháp tối cực viên đốn, Nhất Thừa liễu nghĩa, phương tiện rốt ráo này chẳng thể tin hiểu nổi, đâm ra phỉ báng. Bởi thế, trong phẩm Lễ Phật Hiện Quang đây, hai vạn người trong thế giới này đích thân thấy Cực Lạc thế giới thanh tịnh trang nghiêm, đích thân nghe đức A Di Đà Phật hiện đang thuyết pháp, họ sẽ là người chứng thực khiến cho chúng sanh phát sanh chánh tín, ưa thích cầu văng sanh, phát tâm Bồ Đề, một bề chuyên niệm, đều đạt được bốn lợi ích Tất Đàn.

Nay tôi kính thuận thánh tâm, xin dẫn kèm thêm một số kinh để chứng tỏ Cực Lạc diệu hữu, ngơ hầu [người đọc] khỏi thiên chấp nơi Không.

1. Quán Kinh chép: “Vy Đề Hy dữ ngũ bách thị nữ, văn Phật sở thuyết, ứng thời tức kiến Cực Lạc thế giới quảng trường chi tướng, đắc kiến Phật thân cập nhị Bồ Tát, tâm sanh hoan hỷ, thán vị tằng hữu, hoát nhiên đại ngộ, đắc Vô Sanh Nhẫn. Ngũ bách thị nữ, phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, nguyện sanh bỉ quốc. Thế Tôn tất kư, giai đương văng sanh. Sanh bỉ quốc dĩ, hoạch đắc Chư Phật Hiện Tiền tam-muội” (Vy Đề Hy và năm trăm thị nữ nghe lời Phật dạy, ngay lập tức thấy tướng rộng lớn của thế giới Cực Lạc, được thấy thân của Phật và hai vị Bồ Tát, tâm sanh hoan hỷ, than là chưa từng có, đột nhiên đại ngộ, đắc Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện sanh về cơi ấy. Thế Tôn thọ kư họ sẽ đều văng sanh. Sanh trong nước ấy rồi sẽ đắc Chư Phật Hiện Tiền tam-muội).

2. Kinh Phật Thuyết Như Huyễn Tam Ma Địa Vô Lượng Ấn Pháp Môn chép: “Thời, thử Sa Bà thế giới Thích Ca Mâu Ni Như Lai hội trung, sở hữu chư Bồ Tát Ma Ha Tát (nhất vạn nhị thiên nhân), bật-sô (nhị vạn nhân), bật-sô-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, Phạm Vương, Đế Thích, Hộ Thế Tứ Vương tịnh dư Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhân phi nhân đẳng, tất năng kiến bỉ Cực Lạc thế giới cập kiến Vô Lượng Thọ Quang Như Lai, Bồ Tát, Thanh Văn, đại chúng vi nhiễu, quang minh xí thịnh, như Diệu Cao sơn” (Khi ấy, trong hội chúng của đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nơi thế giới Sa Bà, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát (một vạn hai ngàn người), bật-sô (hai vạn người), bật-sô-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, Phạm Vương, Đế Thích, Hộ Thế Tứ Vương và các chúng khác như Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhân, phi nhân v.v… đều thấy thế giới Cực Lạc và thấy Vô Lượng Quang Như Lai, Bồ Tát, Thanh Văn đại chúng vây quanh. Quang minh rực rỡ như núi Diệu Cao).

3. Kinh Thập Văng Sanh chép: “Phật cáo Sơn Hải Huệ Bồ Tát: - Nhữ kim ưng đương khởi lập hiệp chưởng, chánh thân hướng Tây, chánh niệm quán A Di Đà Phật quốc, nguyện kiến A Di Đà Phật. Nhĩ thời nhất thiết đại chúng, diệc giai khởi lập hiệp chưởng, cộng quán A Di Đà Phật. Nhĩ thời, A Di Đà Phật hiện đại thần thông, phóng đại quang minh, chiếu Sơn Hải Huệ Bồ Tát thân. Nhĩ thời, Sơn Hải Huệ Bồ Tát đẳng (bao quát nhất thiết đại chúng), tức kiến A Di Đà Phật quốc, sở hữu trang nghiêm diệu hảo chi sự, giai tất thất bảo, thất bảo sơn, thất bảo quốc độ, thủy điểu, thọ lâm, thường thổ pháp âm, bỉ quốc nhật nhật thường chuyển pháp luân” (Phật bảo Sơn Hải Huệ Bồ Tát: ‘Ông nay nên đứng dậy, chắp tay, hướng thẳng về phương Tây, chánh niệm quán cơi Phật A Di Đà, nguyện thấy A Di Đà Phật’. Bấy giờ, hết thảy đại chúng cũng đều đứng dậy, chắp tay, cùng quán A Di Đà Phật. Lúc đó, A Di Đà Phật hiện đại thần thông phóng đại quang minh, chiếu thân Sơn Hải Huệ Bồ Tát. Khi ấy, Sơn Hải Huệ Bồ Tát v.v… (bao quát hết thảy đại chúng) liền thấy tất cả sự trang nghiêm diệu hảo của cơi A Di Đà Phật đều là bảy báu: núi bảy báu, cơi nước bảy báu; nước, chim, cây cối thường diễn pháp âm. Cơi ấy hằng ngày thường chuyển pháp luân).

Những đoạn kinh trên chứng tỏ rằng trong xă hội Ấn Độ thời ấy đă có vài trăm người hoặc là vạn người tận mắt thấy y báo, chánh báo trang nghiêm trong cơi Cực Lạc. Tây phương có thế giới, có A Di Đà Phật. Đối với hai chữ “có” ấy cần phải hết sức lưu ư.

Nói chung, phẩm này bao gồm bốn thứ Tất Đàn:

1. Y báo, chánh báo cơi Cực Lạc hiện tiền chính là “thế giới Tất- đàn”: Hiển thị đích xác diệu cảnh khiến cho chúng sanh hoan hỷ, sanh tâm ham cầu.

2. A Nan và đại chúng hoan hỷ làm lễ, xưng niệm thánh hiệu là “nhân Tất-đàn” v́ phát sanh điều lành. Tŕ danh văng sanh là điều lành nhất trong các điều lành.

3. Phá nghi sanh tín là “đối trị Tất-đàn”. Nghi căn chưa đoạn th́ chính là tội căn. Lúc tín lực viên măn th́ hoàn toàn trở thành Phật lực.

4. Tâm và Phật chẳng hai, diệu cảm khó suy lường, sự lư bất nhị, diệu cảnh hiện tiền chính là “Đệ Nhất Nghĩa Tất-đàn” v́ hiển bày trọn vẹn tánh khiến cho chứng nhập Thật Tướng.

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận viết: “Đoạn này ư nói vô lượng quang minh chiếu trọn hết thảy. Cực Lạc và Sa Bà cùng một pháp giới, vốn chẳng phải đây hay kia th́ nào có Đông hay Tây! Sơn hà, đại địa đều là do con mắt nhặm[4] của chúng sanh mà thành.

Nếu trong một niệm mà nhập được cảnh giới của Phật th́ vô lượng quang minh chiếu khắp trần sát, tam đồ, lục đạo đồng thời giải thoát. Chẳng phải riêng ḿnh A Nan được oai thần của Phật gia bị nên trông thấy thân Phật và các thứ y báo, chánh báo; mà chính là chúng sanh ngay trong đời mạt pháp đây cứ hễ nhập được pháp môn này th́ chẳng ĺa khỏi cái niệm hiện tiền mà chóng được thấy Phật.

Kinh Hoa Nghiêm dạy: ‘Chư Phật nhất tự đại viên kính, ngă thân tựu như Ma Ni châu, chư Phật Pháp Thân nhập ngă thể. Ngă thân thường nhập chư Phật xu” (Chư Phật giống như một tấm kính tṛn lớn, thân ta như hạt Ma-ni châu. Thân chư Phật nhập vào trong thân ta, thân ta thường nhập vào trong thân chư Phật). Bởi đó, chư Phật và chúng sanh vốn là vô nhị th́ gọi là ‘thấy Phật’, chứ thật sự chẳng thấy. V́ cớ sao? V́ trong một Thể chẳng thể thấy lẫn nhau”.

 



[1] Utopia: Utopia (xuất phát từ tiếng Hy Lạp Outopos, có nghĩa là “nơi chốn không tồn tại”) là từ ngữ chỉ một đoàn thể hay một xă hội lư tưởng. Đây là một xứ giả tưởng do Thomas More (1478-1535) tưởng tượng ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên. Theo tiểu thuyết đó, ngoài khơi Đại Tây Dương có một ḥn đảo nhỏ mang tên Utopia, nơi đó người dân tuân theo một chế độ xă hội chính trị hoàn thiện, tận thiện tận mỹ. Từ ngữ này về sau cũng thường được dùng để chỉ những xă hội lư tưởng không có thật (thường gọi tắt là “xă hội không tưởng”) hoặc những lư tưởng, chủ nghĩa, giáo điều mang tính cách ngụ ngôn, ước vọng, không bao giờ thực hiện được.

[2] Thủy luân là tầng thứ hai gồm toàn nước duy tŕ một thế giới. Theo luận Câu Xá, quyển mười một: “An lập khí thế gian, phong luân nằm thấp nhất, rộng đến vô số, dày mười lạc-xoa. Kế đến là thủy luân, sâu mười ức vạn. Tám lạc-xoa nước ở đáy tầng thủy luân ngưng kết thành chất vàng.... Trên nền vàng đó có tám ngọn núi lớn, Diệu Cao Sơn Vương trụ ở trên đó”.

[3] Cầm, sắt, không hầu: Cầm là loại đàn dài ba thước Hán, rộng sáu tấc, gồm bảy dây. Sắt là một loại đàn từa tựa như đàn tranh, thời cổ chỉ có mười ba dây, sau đổi thành hai mươi lăm dây. Cầm và sắt thường ḥa tấu chung với nhau nên xưa hay dùng chữ “sắt cầm hảo hợp” để ví cho t́nh nghĩa vợ chồng. Không hầu là một loại đàn dây, xuất xứ từ Tây Vực, thường có thân cong, mặt dài, số dây từ hai mươi hai đến hai mươi lăm. Khi sử dụng, ôm vào ḷng, hai tay cùng khảy.

[4] Câu này dựa theo ư kinh Viên Giác: Như người bị bệnh mắt, thấy trên hư không có những đốm sáng lởn vởn, bay lung tung, gọi đó là “không hoa” (hoa đốm trên hư không). Trong không trung, thật sự không có những đốm sáng ấy, chỉ v́ mắt bị bệnh nên mới thấy có “không hoa”.