CHÚ GIẢI PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH B̀NH ĐẲNG GIÁC KINH

QUYỂN THỨ BA

Quyển thứ ba sẽ giải thích ư nghĩa các phẩm từ phẩm mười một đến phẩm hai mươi chín.

Quyển hai nói về sự phát khởi đại nguyện của đức Di Đà khi Ngài đang tu nhân, quyển này sẽ tường thuật về sự thành tựu đại nguyện đạt Quả Giác cứu cánh viên măn của A Di Đà Phật. Kinh thuật tỉ mỉ về y báo, chánh báo cơi Cực Lạc, chủ lẫn bạn đều thanh tịnh trang nghiêm, vi diệu, đẹp đẽ lạ lùng, viên minh cụ đức, vượt trỗi mười phương cơi nước, siêu t́nh ly kiến chẳng thể nghĩ bàn. Riêng phẩm thứ hai mươi bốn nêu rơ cương lănh của bản kinh này: “Phát Bồ Đề tâm, một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật” cũng như hạnh thù thắng để được văng sanh của cả ba bậc. Phẩm hai mươi lăm lại nói rơ chánh nhân văng sanh. V́ vậy, tôi kính xin độc giả hết sức lưu tâm những đoạn ấy hầu phát khởi ḷng tin trong sạch.

Quyển hai nói đến việc phát nguyện, quyển này tường thuật nguyện thành tựu. Nên lưu ư là những điểm siêu thắng, độc diệu của bản kinh này toàn là do bổn nguyện tối thắng cực diệu của Phật cảm thành cả. V́ vậy, chánh kinh đôi ba lượt nhắc đến chữ “nguyện” như cuối phẩm mười lăm có câu: “Thử giai Vô Lượng Thọ Phật oai thần lực cố, bổn nguyện lực cố, măn túc nguyện cố, minh liễu, kiên cố, cứu cánh nguyện cố” (Đấy đều là do sức oai thần, do sức bổn nguyện, do lời nguyện trọn vẹn, do lời nguyện rơ ràng, kiên cố, rốt ráo của Vô Lượng Thọ Phật vậy); phẩm hai mươi bảy cũng nói: “Thử giai Vô Lượng Thọ Phật bổn nguyện gia oai, cập tằng cúng dường Như Lai, thiện căn tương tục, vô khuyết giảm cố, thiện căn tập cố, thiện căn thủ cố, thiện thành tựu cố” (Đấy đều là do bổn nguyện của Vô Lượng Thọ Phật oai thần gia hộ, cũng như do Ngài từng cúng dường Như Lai, gieo thiện căn liên tục không hề khuyết giảm, do Ngài khéo tu tập thiện căn, do Ngài khéo nhiếp thủ, do Ngài khéo thành tựu vậy). Trong phẩm hai mươi chín “Nguyện Lực Hoằng Thâm” cũng chép: “A Di Đà Phật quốc, trường cửu quảng đại, minh hảo, khoái lạc, tối vi độc thắng. Bổn kỳ vi Bồ Tát thời, cầu đạo sở nguyện lũy đức sở trí” (Cơi Phật A Di Đà trường cửu, rộng lớn, sáng ngời, tốt đẹp, khoái lạc, thật là thù thắng độc nhất. Đó là do lời nguyện khi Ngài c̣n tu Bồ Tát đạo, đă tích lũy công đức chiêu cảm thành). Như vậy, quyển hai nói về Nhân, quyển này bàn về Quả. Cơi Phật vượt trỗi mười phương chỉ là do Phật nguyện sâu thẳm, bao la, ân đức vô cực vậy.

Cuối phẩm hai mươi chín c̣n ghi: “Vô Lượng Thọ Phật ân đức bố thí bát phương thượng hạ, vô cùng vô cực, thâm đại vô lượng, bất khả thắng ngôn” (Vô Lượng Thọ Phật bố thí ân đức cả tám phương trên dưới vô cùng, vô cực, lớn sâu vô lượng chẳng thể nói nổi). Quả thật, bọn chúng ta ngày nay đă nhờ A Di Đà Phật ban ân thí đức, hăy nên phát nguyện văng sanh, cùng vào trong Nhất Thừa nguyện hải của Phật Di Đà. Phẩm hai mươi ba “Thập Phương Phật Tán” (mười phương Phật khen ngợi) đă chép: “Chí tâm hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc, tùy nguyện giai sanh, đắc Bất Thoái Chuyển” (Chí tâm hồi hướng nguyện sanh sang cơi kia, hễ nguyện th́ đều được văng sanh, đắc Bất Thoái Chuyển). Phẩm Văng Sanh Chánh Nhân cũng ghi: “Trú dạ thường niệm, nguyện dục văng sanh A Di Đà Phật thanh tịnh Phật quốc. Thập nhật, thập dạ, năi chí nhất nhật, nhất dạ, bất đoạn tuyệt giả, thọ chung giai đắc văng sanh kỳ quốc” (Ngày đêm thường niệm, nguyện mong văng sanh cơi nước thanh tịnh của A Di Đà Phật, trong mười ngày mười đêm hay dẫu chỉ một ngày một đêm chẳng đoạn tuyệt th́ lúc mạng chung đều được sanh về cơi kia).

Như vậy, tin sâu, nguyện thiết, tŕ danh hiệu Phật chính là chiếc bè báu duy nhất giúp chúng ta vượt ngay khỏi sanh tử: Lấy Quả Giác của Phật làm cái tâm tu nhân của chúng ta; nhân và quả giống hệt như nhau nên tiến thẳng đến cứu cánh tự giác, giác tha. “Thí cho khắp tất cả cái lợi chân thật” chỉ là điều này mà thôi!

Trong kinh này, từ phẩm thứ mười một Quốc Giới Nghiêm Tịnh cho đến phẩm ba mươi hai Thọ Lạc Vô Cực thuật tỉ mỉ các tướng trạng y báo, chánh báo, chủ bạn trang nghiêm thanh tịnh, sự sự vô ngại. Vô lượng vô biên các sự tướng vi diệu, đẹp đẽ, lạ lùng chẳng thể nghĩ bàn đều là do đại nguyện thù thắng của Phật A Di Đà chiêu cảm thành, cũng như từ tâm tịnh minh của đấng Cực Lạc đạo sư hiện ra. Do sự lư vô ngại nên những tướng mầu nhiệm được nêu trong kinh đều là Thật Tế lư thể. Lại v́ sự sự vô ngại nên một sợi lông, một mảy bụi trong cơi kia không vật ǵ là chẳng viên minh cụ đức. Sự sự vô ngại vốn là điểm độc đáo của kinh Hoa Nghiêm, thế mà kinh này cũng hiển thị lẽ sự sự vô ngại th́ kinh này khác ǵ kinh Hoa Nghiêm?

Cực Lạc chẳng rời Hoa Tạng như Hoằng Pháp Đại Sư (tổ Không Hải, sáng tổ Chân Ngôn tông Nhật) đă dạy trong Bí Tạng Kư: “Hoa Tạng Thế Giới có nghĩa như sau: Hoa là Lư. Lư trọn khắp pháp giới chứa đựng (tạng) trong các pháp, nên bảo là Hoa Tạng. Hoa Tạng thế giới bao gồm những sự vui sướng mầu nhiệm tối thượng nên gọi là Cực Lạc. V́ vậy, phải biết là Hoa Tạng và Cực Lạc tuy tên khác, nhưng nơi chốn chẳng khác”.

Sách Bí Tạng Kư Sao, quyển sáu cũng nói: “Trong sách Tịnh Độ Luận (c̣n gọi là Văng Sanh Luận, tức là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ) của ngài Thiên Thân, Cực Lạc thế giới có tên là Hoa Tạng thế giới. Đấy là một chứng cớ vậy. Cơi ấy lấy hoa sen làm thành quốc độ nên gọi là Hoa Tạng, hưởng sự vui mầu nhiệm tối thượng nên gọi là Cực Lạc. Đấy chỉ là một chỗ mà gọi tên khác nhau thôi”.

Sách Văng Sanh Luận cũng bảo ba thứ trang nghiêm trong cơi Cực Lạc đều gói gọn trong một pháp cú: “Một pháp cú là thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú là chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân”. Đàm Loan đại sư giải thích câu ấy như sau: “Ba câu ấy lần lượt giải thích lẫn nhau. Do dựa vào nghĩa nào gọi là pháp? Do v́ thanh tịnh. Do dựa vào nghĩa nào gọi là thanh tịnh? Do chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân. Chân thật trí huệ chính là Thật Tướng trí huệ. Do Thật Tướng là vô tướng nên chân trí vô tri. Vô vi Pháp Thân là pháp tánh thân. Do pháp tánh tịch diệt nên Pháp Thân vô tướng. Do vô tướng nên không ǵ chẳng là tướng, v́ thế tướng hảo trang nghiêm chính là Pháp Thân. Do vô tri nên không ǵ là chẳng biết. V́ thế, Nhất Thiết Chủng Trí chính là trí huệ chân thật vậy”. Câu nói “tướng hảo trang nghiêm chính là Pháp Thân” của Đàm Loan đại sư quả là nét bút điểm nhăn khi vẽ rồng.

Sách Tông Kính Lục phê: “Một lời chí lư chuyển phàm thành thánh”. Đạt đến điểm này, đại địa không c̣n tấc đất! Thế nhân phần nhiều chê Tịnh tông là thiên chấp sự tướng cũng v́ chẳng biết Cực Lạc thế giới thật chẳng thể nghĩ bàn! Những sự tướng được kinh diễn tả lại chính là Pháp Thân như Thiện Đạo đại sư đă dạy: “Chỉ phương lập tướng, tức là ngay nơi Sự chính là Chân”. Câu “ngay nơi tướng là đạo, ngay nơi sự là chân” hay nói trong Mật tông cũng mang cùng một ư chỉ này.

Lại như khi ngài Văn Thù bảo Thiện Tài đồng tử hái thuốc, đồng tử cầm một nhánh cỏ thuốc bảo: “Biến quán đại địa, vô bất thị dược giả” (Con thấy khắp cả đại địa không thứ nào chẳng phải là thứ thuốc này). Nếu hiểu được như thế th́ Thiền, Mật, Tịnh Độ tuy ba mà một; vi trần, mảy lông, cơi nước đều hiển hiện cảnh giới sự lư vô ngại, sự sự vô ngại.

11. Quốc giới nghiêm tịnh ( )

 Chánh kinh:

難:彼 界,無 德,具 嚴。永 苦、諸 難、惡 趣、魔 名。亦 時、寒 暑、雨 異。復 海、丘 坎、荊 礫,鐵 圍、須 彌、土 山。唯 寶,黃 地。寬 正,不 極。微 麗,清 嚴,超 界。

Phật ngữ A Nan:

- Bỉ Cực Lạc giới vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm. Vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma năo chi danh. Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ, minh chi dị. Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vy, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn. Duy dĩ tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa, khoan quảng b́nh chánh, bất khả hạn cực, vi diệu kỳ lệ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu du thập phương nhất thiết thế giới.

Phật bảo A Nan:

- Cơi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm năo loạn; cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, g̣, đống, hầm, hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các ḥn núi đá hay núi đất, chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ṛng làm đất; bằng phẳng, rộng răi, bao la chẳng thể hạn lượng, vi diệu, lạ lùng, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, vượt trỗi hết thảy các thế giới trong mười phương.

Giải:

Đoạn này miêu tả y báo trang nghiêm của cơi Cực Lạc. Y báo trang nghiêm là do nguyện thứ nhất “cơi nước không có ác đạo” và nguyện thứ ba mươi chín “trang nghiêm vô tận” cảm thành.

“Vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm” (Công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ): Sách Văng Sanh Luận bảo có ba thứ công đức trang nghiêm: Một là cơi nước Phật, hai là A Di Đà Phật, ba là các vị Bồ Tát (mỗi thứ này đều có đủ vô lượng công đức trang nghiêm). Do có đủ cả ba thứ trang nghiêm như thế nên kinh nói: “Vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm.

Luận c̣n chép: “Cơi nước Phật ấy công đức trang nghiêm nên thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn, giống như tánh của báu Ma-ni Như Ư kia [có thể dùng làm] pháp tương tự, tương đối vậy”. Ư nói: Mỗi thứ trong Cực Lạc thế giới đều tùy theo cơ nghi của mỗi người trong nước mà hiển hiện. Chẳng hạn như nước công đức trong các suối ao có thể “nhất nhất tùy chúng sanh ư” (mỗi mỗi đều thuận theo ư của chúng sanh) khác nào báu Ma-ni (c̣n gọi là báu Như Ư) có thể tùy thuận ư thích của mỗi người mà hóa hiện các thứ.

Sách Luận Chú (tức Văng Sanh Luận Chú của ngài Đàm Loan) giảng câu “như tánh của báu Ma-ni Như Ư kia” như sau:

Mượn tánh chất của báu Ma-ni Như Ư để hiển thị tánh chẳng thể nghĩ bàn của cơi An Lạc. Lúc chư Phật nhập Niết Bàn liền dùng sức phương tiện khiến thân nát thành xá-lợi để tạo phước cho chúng sanh. Khi chúng sanh hết phước, các viên xá-lợi ấy biến thành Ma-ni Như Ư bảo châu. Những châu này phần nhiều ở trong biển cả, đại long vương dùng để trang hoàng trên đầu. Nếu Chuyển Luân thánh vương ra đời th́ do từ bi phương tiện, ông ta sẽ có được viên bảo châu ấy để gây lợi ích lớn lao cho cơi Diêm Phù Đề.

Nếu cần y phục, thức ăn, đèn soi, nhạc cụ, các thứ vật dụng tùy ḷng mong muốn th́ vua trai giới thanh khiết, đặt châu trên đầu sào cao, phát nguyện rằng: ‘Nếu tôi đúng là Chuyển Luân thánh vương th́ nguyện bảo châu này sẽ mưa xuống các vật như thế suốt cả một dặm, hoặc là mười dặm, hoặc là trăm dặm đúng như tâm nguyện của tôi’.

Ngay khi ấy, trong không trung lập tức mưa xuống các thứ vật ứng theo ḷng mong, thỏa măn nguyện vọng của hết thảy mọi người trong cả một thiên hạ. Đấy là tánh lực của bảo châu ấy. Cơi nước An Lạc kia cũng giống như thế: Dùng tánh an lạc để thành tựu các thứ”.

Sách Văng Sanh Luận Chú lại giảng câu “tương tự, tương đối” như sau: “Báu đó chỉ có thể thỏa các nguyện cơm, áo v.v… của chúng sanh, chẳng thể ban cho họ cái nguyện vô thượng đạo. Hơn nữa, báu ấy chỉ có thể thỏa nguyện một đời cho chúng sanh, chẳng thể thỏa nguyện chúng sanh trong vô lượng thân. Có vô lượng điều sai biệt như thế nên bảo là tương tự”. Ư nói: Cơi nước Cực Lạc thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn vượt xa hết thảy, không có cách nào so sánh nổi; ở đây chỉ tạm mượn báu Ma-ni để làm thí dụ, chứ thật sự báu Ma-ni c̣n kém xa muôn vàn, nên mới bảo là “tương tự”; chỉ là miễn cưỡng so sánh thôi nên mới bảo là “tương đối”. “Đối” () có nghĩa là đem so sánh vậy.

Trong sách Luận Chú, Đàm Loan đại sư c̣n giảng câu “công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ” như sau: “Từ nghiệp trí huệ thanh tịnh của Bồ Tát phát khởi trang nghiêm Phật sự, nương pháp tánh nhập tướng thanh tịnh. Pháp ấy chẳng điên đảo, chẳng hư ngụy nên gọi là công đức chân thật”. Đàm Loan đại sư quả đă phơi bày trọn vẹn tạng bí mật của Như Lai: Bồ Tát nương vào Thật Tế của pháp tánh để nhập vào trí huệ chân thật (tức là “trụ Chân Thật Huệ” nói trong kinh này) nên xa ĺa điên đảo, hư ngụy. Đấy là công đức chân thật. Công đức chân thật chính là “công đức vô lượng”. Thế giới Cực Lạc trang nghiêm bằng công đức chân thật như thế nên “trang nghiêm đầy đủ”. Do vậy, cơi ấy thành tựu được sức chẳng thể nghĩ bàn.

Văng Sanh Luận Chú c̣n bảo: “Chữ ‘sức chẳng thể nghĩ bàn’ chỉ chung mười bảy sức công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn trong cơi Phật ấy… Trong những sức ấy, sức cơi Phật chẳng thể nghĩ bàn lại gồm hai điều:

1. Một là nghiệp lực, nghĩa là do nghiệp lực của đại nguyện thiện căn xuất thế của Bồ Tát Pháp Tạng cảm thành.

2. Hai là do sức khéo trụ tŕ của đấng Chánh Giác A Di Đà pháp vương nhiếp thọ”.

Trong mười bảy sức vừa nói, sức thứ nhất là Trang Nghiêm Thanh Tịnh Công Đức Thành Tựu. Sách Luận Chú viết: “Thanh tịnh là tổng tướng. Sở dĩ Phật khởi ra công đức trang nghiêm thanh tịnh này là do Ngài thấy tam giới là tướng hư ngụy, là tướng luân chuyển, là tướng vô cùng (ám chỉ sanh tử) như con cuốn chiếu cuộn tṛn, như tằm kéo kén tự nhốt ḿnh. Thương ôi chúng sanh điên đảo bất tịnh! Muốn đặt chúng sanh nơi chẳng hư ngụy, nơi chẳng luân chuyển, nơi chẳng có [sanh tử] vô cùng, được hưởng chốn thanh tịnh đại an lạc rốt ráo nên Phật khởi lên công đức thanh tịnh trang nghiêm này”.

Ở đây, những điều như kinh dạy: “Vĩnh vô chúng khổ chư nạn, ác thú, ma năo chi danh” (Vĩnh viễn chẳng có danh từ các khổ, các nạn, đường ác, ma năo loạn) cũng chính là do sức công đức thành tựu ấy chiêu cảm vậy.

“Chúng khổ”: Khổ () có nghĩa là bức bách năo loạn. Sự khổ rất nhiều, trong các kinh luận thường nói ba khổ, tám khổ v.v… Ba khổ là:

1. Khổ khổ: Thân này đă là quả của cái khổ, lại c̣n thêm bị các nỗi khổ bức bách thân tâm nên khổ càng thêm khổ; v́ vậy gọi là “khổ khổ”.

2. Hoại khổ: Thế gian này nào có niềm vui chân thật, nào có sự vui lâu dài, ngay lúc niềm vui tan biến đă không ngăn nổi ưu năo nên bảo là “hoại khổ”.

3. Hành khổ: Chẳng khổ, chẳng vui nhưng do niệm niệm lưu chuyển nên bảo là “hành”. Rốt cục cũng biến diệt nên bảo là “hành khổ”.

Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có ba thứ khổ trên đây như sách Sớ Sao bảo: “Cơi ấy ly dục thanh tịnh nên không có khổ khổ. Y báo, chánh báo luôn tồn tại bất biến nên không có hoại khổ. Vượt thoát tam giới nên không có hành khổ”.

Tám khổ chính là những nỗi khổ của thế nhân như sanh, lăo, bịnh, tử, yêu thương mà bị chia ĺa, thù ghét cứ phải gặp mặt, cầu không được toại ư và năm ấm lừng lẫy:

1. Sanh trong thai ngục (trong thai chật hẹp như trong ngục nên gọi là “thai ngục”) là “sanh khổ”.

2. Già sợ run rẩy là “lăo khổ”.

3. Bị bịnh đau đớn là “bịnh khổ”.

4. Khi chết đau buồn nỗi khổ phân tán (Tứ Đại nơi thân ḿnh chia ĺa, chia ly cùng quyến thuộc hiện đời), đó là “tử khổ”.

5. Yêu thương luôn muốn ḥa hợp, ghét chia ly, nhưng luôn thường mâu thuẫn, chia cách với người thân, chẳng được ở chung với nhau. Đấy là “ái biệt ly khổ”.

6. Oán ghét th́ muốn trốn đi, sợ phải chạm mặt nhau, nhưng luôn đụng phải kẻ oán cừu, căm ghét. Muốn mong xa lánh lại cứ phải chung đụng. Đấy gọi là “oán tắng hội khổ”.

7. Cầu mong th́ chỉ muốn đạt được, sợ mất mát, nhưng hết thảy sự vật trong thế gian hễ tâm yêu thích th́ chẳng cầu được. Đấy là “cầu bất đắc khổ”.

8. Ngũ ấm xí thịnh khổ được sách Viên Trung Sao giảng như sau: “Ngũ Ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ấm có nghĩa là ngăn che, tức là chúng ngăn che chẳng cho chân tánh phát hiện. Thịnh có nghĩa là to lớn, lừng lẫy. Do các nỗi khổ: sanh, già, bịnh, chết… vừa nói ở trên tụ tập lại nên bảo là ngũ ấm xí thịnh khổ”.  Tám thứ khổ này cùng nung đốt thế nhân, nhưng cơi Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có các nỗi khổ đó. Sách Sớ Sao bảo:

Cơi kia liên hoa hóa sanh nên không có sanh khổ. Chẳng có nóng lạnh đắp đổi, thân chẳng bị phần đoạn (phần đoạn sanh tử) nên không có bịnh khổ. Thọ mạng vô lượng nên không có tử khổ. Không có cha mẹ, vợ con nên không có ái biệt ly khổ. Các thượng thiện nhân cùng ở chung một nơi nên không có oán tắng hội khổ. Muốn ǵ liền tự nhiên có ngay nên không có cầu bất đắc khổ. Quán chiếu không tịch nên không có ngũ ấm xí thịnh khổ”.

Chữ “chư nạn” chỉ tám nạn, tức là những điều gây chướng ngại cho việc gặp Phật, nghe pháp. Tám nạn c̣n gọi là “bát vô hạ”, nghĩa là tám điều khiến ta không được nhàn hạ để tu đạo nghiệp. Sách Viên Trung Sao bảo tám nạn là:

“Một là địa ngục nạn: Trong địa ngục đêm dài tăm tối, chịu khổ không ngớt, ngăn lấp việc gặp Phật nghe pháp, nên gọi là Nạn.

Hai là súc sanh nạn: Trong đường súc sanh chịu khổ vô cùng, ngăn lấp việc gặp Phật nghe pháp nên gọi là Nạn.

          Ba là ngạ quỷ nạn: Trong đường ngạ quỷ chịu khổ vô lượng, ngăn trở việc gặp Phật nghe pháp nên gọi là Nạn.

Bốn là Trường Thọ Thiên nạn, nghĩa là sống trong cơi trời ấy thọ đến năm trăm kiếp; đó chính là cơi trời Vô Tưởng thuộc tầng trời Đệ Tứ Thiền của Sắc Giới. Cơi ấy mang tên Vô Tưởng v́ tâm thức chẳng khởi lên, giống như cá nằm trong băng, như sâu nằm trong kén. Ngoại đạo tu hành đa phần sanh lên cơi trời này. Do chướng ngăn gặp Phật nghe pháp nên gọi là Nạn.

Năm là Bắc Uất Đan Việt nạn: Uất Đan Việt (Uttarakuru) là tiếng Phạn, Hán dịch là Thắng Xứ, nghĩa là cơi ấy cảm báo thù thắng hơn cả ba châu Đông, Tây, Nam. Người cơi ấy thọ một ngàn năm, không hề chết yểu. Do ham vui nên chẳng thể nhận lănh sự giáo hóa. V́ thế, thánh nhân chẳng giáng sanh trong cơi ấy nên chẳng được gặp Phật, nghe pháp; bởi vậy gọi là Nạn.

Sáu là manh lung ám á nạn, nghĩa là những kẻ ấy sanh tuy sanh chính giữa đất nước, nhưng do nghiệp chướng sâu nặng nên mù, điếc, câm, ngọng, các căn chẳng đủ, dẫu Phật xuất thế vẫn chẳng thể thấy Phật. Dù [có người] giảng đại pháp vẫn chẳng nghe nổi, nên gọi là Nạn.

Bảy là thế trí biện thông nạn, nghĩa là người trong thế gian tà trí sắc sảo, miệt mài ham mê tập tành kinh sách ngoại đạo, chẳng tin chánh pháp xuất thế. V́ vậy, gọi là Nạn.

Tám là sanh Phật tiền Phật hậu nạn, nghĩa là: Khi Phật xuất hiện trong đời làm bậc đại đạo sư khiến cho chúng sanh thoát ly cái khổ sanh tử, hưởng vui Niết Bàn; ai có duyên th́ được gặp gỡ, c̣n những kẻ sanh ra trước hay sau thời Phật xuất thế th́ do nghiệp nặng duyên mỏng nên đă chẳng được thấy Phật, lại c̣n chẳng được nghe pháp. Do vậy, gọi việc sanh ra trước Phật hay sau Phật là nạn”.

Sách nói thêm: “Tám điều nạn ấy tuy là cảm lấy quả báo khổ, vui sai khác nhưng đều do chẳng được thấy Phật, chẳng nghe chánh pháp nên gọi chung là Nạn”.

Thế giới Cực Lạc “vĩnh vô chư nạn” (vĩnh viễn không có các nạn) như sách Viên Trung Sao nói:

“Do không có nhân của ba độc, chẳng tạo nghiệp ác nghịch nên chẳng có khổ quả tam đồ, không có chướng nạn tam đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

Nghe pháp nhập định, chẳng đọa vào Vô Tưởng nên chẳng có Trường Thọ Thiên nạn.

Tuy thọ sự vui tột bậc nhưng thường được hưởng sự giáo hóa nên chẳng có Bắc Câu Lô Châu nạn (tức là Uất Đan Việt nạn).

Sáu căn thanh tịnh, sắc bén, thông tuệ nên không có nạn đui, điếc, câm, ngọng.

Chúng sanh sanh về cơi ấy đều nhập Chánh Định Tụ nên không có nạn thế trí biện thông.

Nay đức A Di Đà Phật hiện đang thuyết pháp đến vô lượng kiếp, Quán Âm sẽ tiếp nối Ngài làm Phật, hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật nên chẳng có nạn sanh trước hay sau Phật”.

“Ác thú” (Đường ác): Chữ “thú” () có nghĩa là chỗ chúng sanh hướng đến. Có nhân ắt có quả, từ nhân hướng đến quả nên gọi là “thú”. Luận Câu Xá, quyển tám chép: “Thú nghĩa là đi đến”. Sách Pháp Hoa Văn Cú Kư cũng giảng: “Từ một chỗ này đến một chỗ khác nên gọi là thú”. “Ác thú” chính là “ác đạo”, tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; đó là ba ác đạo.

Kinh A Di Đà dạy: “Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo. Xá Lợi Phất! Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thật!” (Cơi nước Phật ấy không có ba ác đạo. Này Xá Lợi Phất! Cơi nước Phật ấy c̣n không có danh từ ác đạo huống là thật có). Đây chính là do nguyện thứ nhất “nước không có ác đạo” thành tựu.

“Ma năo”: Ma () là cách gọi tắt chữ Phạn “Ma La” (Māra), dịch nghĩa là Năng Đoạt Mạng, Chướng Ngại, Nhiễu Loạn, Phá Hoại v.v… Sách Nghĩa Lâm Chương, quyển sáu giảng: “Ma, tiếng Phạn là Ma La, Hán dịch là Nhiễu Loạn, Chướng Ngại, Phá Hoại. Do chúng nhiễu loạn thân tâm, chướng ngại thiện pháp, phá hoại sự tốt đẹp bậc nhất nên gọi là Ma La. Cơi này (Trung Hoa) gọi tắt là Ma”. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển mười hai cũng giảng: “Ma La, Hán dịch là Lực, tức là tên khác của ma vương Ba Tuần trong cơi Tha Hóa Tự Tại. Loài quỷ thần này có đại thần lực có thể gây chướng nạn cho những người tu pháp xuất thế nên gọi là Ma La”.

Sách Trí Độ Luận lại bảo có bốn loại ma:

- Một là Phiền Năo Ma: Các phiền năo như tham, sân, si… năo hại thân tâm nên gọi là Ma.

- Hai là Ấm Ma, tức Ngũ Ấm: Sắc, Thọ… sanh ra các thứ khổ năo nên gọi là Ma.

- Ba là Tử Ma: cái chết đoạt mất mạng căn của con người nên gọi là Ma.

- Tha Hóa Tự Tại Thiên Tử Ma, ma vương này hay hại sự lành của người khác nên gọi là Ma.

Trong bốn loại này, loại thứ tư mới chính là ma thật sự, c̣n ba loại ma kia do gây chướng tương tự như ma nên cũng gọi là Ma.

“Ma năo” ( ) tức là ma khiến cho thân tâm bị năo hại. Hơn nữa, phiền năo cũng là ma. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có ma làm năo loạn là do bởi toàn thể cơi Cực Lạc là một thanh tịnh cú, lại được trang nghiêm bởi “trụ Chân Thật Huệ”, khai thị bởi Chân Thật Tế nên có thể ban cho “cái lợi chân thật”. Trong cái chân thật một pháp thanh tịnh ấy c̣n chẳng có cả danh từ “ma năo loạn” huống hồ là thật sự có như kinh Pháp Hoa đă dạy: “Phật ngôn: - Nhược hữu nữ nhân văn thị kinh điển, như thuyết tu hành, ư thử mạng chung, tức văng An Lạc thế giới, A Di Đà Phật, đại Bồ Tát chúng, vi nhiễu trụ xứ. Sanh liên hoa trung, bảo ṭa chi thượng, bất phục vị tham dục sở năo. Diệc phục bất vị sân khuể ngu si sở năo, diệc phục bất vị kiêu mạn, tật đố chư cấu sở năo, đắc Bồ Tát thần thông Vô Sanh Pháp Nhẫn” (Phật bảo: - Nếu có kẻ nữ nghe kinh điển này mà tu hành đúng như lời dạy th́ kẻ ấy mạng chung liền được văng sanh An Lạc thế giới, A Di Đà Phật và đại Bồ Tát chúng vây quanh trụ xứ, sanh trong hoa sen, ngồi trên ṭa báu, chẳng c̣n bị tham dục năo loạn, cũng chẳng c̣n bị nóng giận, ngu si năo loạn, cũng chẳng bị kiêu căng, ghen ghét năo loạn, đắc thần thông Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ Tát). Đoạn kinh trên đă chỉ rơ thế giới Cực Lạc không có các điều chướng năo.

Vả lại, trong uế độ, chúng sanh do niệm Phật c̣n trừ được ma sự, huống hồ là khi đă sanh về cơi kia. Kinh Thập Văng Sanh chép: “Phật ngôn: - Nhược hữu chúng sanh, niệm A Di Đà Phật, nguyện văng sanh giả, bỉ Phật tức di nhị thập ngũ Bồ Tát, ủng hộ hành giả. Nhược hành, nhược tọa, nhược trụ, nhược ngọa, nhược trú, nhược dạ, nhất thiết thời, nhất thiết xứ, bất linh ác quỷ, ác thần đắc kỳ tiện dă” (Phật nói: - Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật nguyện văng sanh th́ đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả dù đi hay ngồi, dù đứng hay nằm, dẫu ngày hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội làm hại).

Hơn nữa, tu hành trong cơi này nếu lỡ bị ma khuấy vẫn có thể dùng niệm Phật để đối trị được (xem phần hai cuốn chín sách Ma Ha Chỉ Quán).

Sách Tịnh Độ Tu Chứng Nghi cũng nói: “Pháp lư quán của mười thừa có thể khiến cho chín cảnh ma sự phát khởi v́ hành giả dùng pháp sanh tử mê ám của Ngũ Ấm để làm quán cảnh vậy. C̣n pháp sự quán của Tịnh Độ dùng ngay cái quả thanh tịnh công đức của Phật Di Đà làm cảnh nên vĩnh viễn không có ma sự. Lúc tâm không tà niệm th́ thánh cảnh hiện tiền, quang minh chiếu sáng”.

Di Đà quả đức vô lượng thanh tịnh nên trong cơi Ngài vĩnh viễn chẳng có ma sự!

Diệc vô tứ thời hàn, thử, vũ minh chi dị” (Cũng không có bốn mùa, nóng lạnh, mưa, tối tăm sai khác): Tứ thời là Xuân, Hạ, Thu, Đông. “Hàn thử” ( ) chỉ tiết trời cực nóng, cực lạnh, “vũ minh” (雨冥) chỉ mưa gió đen nghịt. So với mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu của cơi Cực Lạc, câu này thể hiện công đức thứ ba, tức Trang Nghiêm Tánh Công Đức Thành Tựu.

Sách Luận Chú giảng: “Tánh có nghĩa là gốc. Cơi Tịnh Độ đó tùy thuận pháp tánh, chẳng trái nghịch gốc pháp. Tánh c̣n có nghĩa là tất nhiên, chẳng biến đổi như tánh của biển là một vị, các ḍng nước chảy vào biển đều trở thành một vị. Tánh của biển chẳng bị biến đổi theo các ḍng nước kia vậy”.

Nay cơi Cực Lạc, xét về trời, chẳng có bốn mùa v.v… xét về đất, cũng chẳng có các tướng sông, biển, núi, hang, chỉ là một cơi đất mênh mông, bát ngát, phẳng phiu, thuần sắc vàng ṛng. Người cơi ấy lại như sách Luận Chú bảo: “Những kẻ văng sanh không ai chẳng được tịnh sắc, không ai chẳng được tịnh tâm, rốt ráo đều đắc thanh tịnh b́nh đẳng vô vi Pháp Thân”. Câu này chứa đựng mật ư: Tánh b́nh đẳng như đất, biển pháp một vị. Đó là Tánh Trang Nghiêm Công Đức Thành Tựu vậy.

Phục vô đại tiểu giang, hải, khâu lăng, khanh khảm, kinh, cức, sa, lịch, Thiết Vi, Tu Di, thổ thạch đẳng sơn. Duy dĩ tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa” (Lại chẳng có sông, biển lớn nhỏ, g̣ đống, hầm hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các ḥn núi đá, núi đất v.v... Chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ṛng làm đất): Không có biển, sông, Tu Di… là hiển thị tánh công đức thành tựu.

“Tu Di” (Sumeru) dịch là núi Diệu Cao, là trung tâm của một tiểu thế giới. Núi ấy do bốn báu hợp thành, nằm giữa đại hải, cao khỏi mặt nước ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Mặt ngoài có chín ngọn núi, tám cái biển. Phía ngoại vi của núi Tu Di gọi là “Thiết Vy sơn” (Cakravāda).  Ngay chính giữa đảnh núi Tu Di là chỗ ở của Đế Thích Thiên, ba mươi hai vị trời khác ở khắp bốn mặt núi. Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng núi. Bốn đại châu như Nam Thiệm Bộ châu v.v… ở quanh bốn mặt biển (Mặt trời xoay quanh núi Tu Di. Trước đây có người cho rằng núi Tu Di nằm ngay trên địa cầu th́ thật là lầm lẫn lớn. Xét ra, ít nhất, Tu Di cũng là một thiên thể to bằng mặt trời. Nam Thiệm Bộ Châu chính là địa cầu. Kinh dùng chữ “thủy” để chỉ những vật thể lưu chuyển, “hải” tức là chỗ tích tụ các vật thể lưu chuyển ấy, chứ nào phải là “biển cả” như thế gian thường hiểu).

Sách Hội Sớ giảng chữ “tự nhiên thất bảo” như sau: “Cơi uế Sa Bà do tạp nghiệp cảm thành nên dùng bùn, đất, sỏi, sạn làm chất đất, c̣n cơi kia chuyên do tịnh tâm vô lậu biến hiện nên dùng bảy báu làm Thể. Cơi ấy do bố thí, tŕ giới cảm thành, tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên”. Ư chỉ của câu “tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên” của đoạn văn trên thật tương đồng với lời nhận định của Luận Chú: “Tánh công đức thành tựu” và “tánh có nghĩa là tất nhiên”. Tánh đức tự nhiên do chẳng có cách nào tạo tác được, đấy là ư nghĩa chữ “tự nhiên”. Có công tu đức nên tánh đức tự hiển hiện một cách tự nhiên như vậy; đấy là ư nghĩa chữ “tự nhiên” trong kinh.

Về chữ “thất bảo”, các bản dịch và các kinh, luận nói đôi chút khác biệt.

Trong kinh này, chữ “thất bảo” chỉ “vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, hổ phách, mỹ ngọc, mă năo” (chữ “mỹ ngọc” lấy từ bản Đường dịch, chữ “thủy tinh” lấy từ hai bản dịch Hán và Ngô).

Kinh A Di Đà bảo bảy báu là “vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mă năo”. Trí Độ Luận lại bảo là “vàng, bạc, tỳ-lưu-ly (lapis lazuli), pha lê, xa cừ, mă năo, xích chân châu” (loại châu này cực quư, khác hẳn san hô). Kinh Bát Nhă lại gộp cả hổ phách vào trong bảy báu, bản Ngụy dịch cũng kể tên hổ phách. Nói tổng quát là các thứ báu trong cơi Cực Lạc đều vi diệu, đẹp đẽ lạ lùng, vượt xa các báu trong thế gian, chẳng qua là mượn tạm tên gọi các vật báu trong cơi trần này để dễ mô tả đó thôi.

Kinh Tiểu Bổn ghi “hoàng kim vi địa” (vàng ṛng làm đất), kinh này chép: “Tự nhiên thất bảo, hoàng kim vi địa” (Tự nhiên là bảy báu, vàng ṛng làm đất), ư nói: Bảy báu như: vàng ṛng… tánh đức tự nhiên hợp thành mặt đất. Bản Ngụy dịch chép: “Kỳ Phật quốc độ, tự nhiên thất bảo, kim, ngân, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mă năo, hợp thành vi địa” (Trong] cơi đức Phật ấy, tự nhiên bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mă năo hợp thành đất). Quán kinh cũng chép: “Lưu ly địa thượng, dĩ hoàng kim thằng, tạp xí gián thố, dĩ thất bảo giới phân tế phân minh. Nhất nhất bảo trung, hữu ngũ bách sắc quang, kỳ quang như hoa, hựu tự tinh nguyệt, huyền xử hư không” (Trên đất lưu ly dùng dây vàng ṛng kết lẫn với bảy báu để phân chia thành từng khu vực rành rẽ. Mỗi một thứ báu có năm trăm sắc quang. Quang minh ấy như đóa hoa, lại có quang minh tương tự như tinh tú, mặt trăng, treo lơ lửng trên hư không).

Mặt đất cơi nước Cực Lạc chẳng có đất, đá, chỉ thuần trang nghiêm bằng các thứ báu mầu nhiệm tánh đức như Văng Sanh Luận nói: “Đầy đủ tánh trân bảo, đầy đủ trang nghiêm mầu nhiệm”. Chữ “tánh trân bảo” chỉ những thứ quư báu sẵn có trong tự tánh. Đấy chính là môn “các thứ sự trang nghiêm công đức thành tựu” được nói trong Văng Sanh Luận.

Khoan quảng b́nh chánh bất khả hạn cực” (Bằng phẳng, rộng răi bao la chẳng thể hạn lượng): Tâm tịnh cơi nước tịnh, tâm b́nh cơi nước b́nh. Do tâm địa b́nh đẳng nên đại địa bằng phẳng. Câu kệ sau đây trong Văng Sanh Luận: “Cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế” (Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé) đă diễn tả ư “khoan quảng b́nh chánh bất khả hạn cực” (rộng răi bao la chẳng thể hạn lượng) nói trong kinh này. Sách Luận Chú giảng: “Như hư không là ư nói người văng sanh tới cơi ấy tuy đông, nhưng vẫn như không có, nghĩa là: Thập phương chúng sanh văng sanh, dù đă sanh, hoặc đang sanh, hay sẽ sanh, tuy vô lượng vô biên nhưng rốt ráo luôn như hư không. ‘Quảng đại vô biên tế’ là trọn chẳng có lúc kết cuộc”. Đấy chính là môn Trang Nghiêm Lượng Công Đức Thành Tựu được nói trong Văng Sanh Luận [tức là] số lượng các thứ trang nghiêm chẳng có chừng hạn vậy.

“Vi diệu kỳ lệ, thanh tịnh trang nghiêm” (Vi diệu đẹp đẽ, lạ lùng, thanh tịnh trang nghiêm): “Diệu” () là đẹp đẽ một cách thù thắng khó nghĩ tưởng nổi. “Vi diệu” nghĩa là đẹp đẽ nhất trong các thứ diệu, khó nghĩ tưởng nhất trong các thứ khó nghĩ tưởng nổi. “Lệ” () là tuyệt đẹp, đẹp rực rỡ. “Kỳ” () là lạ thường, là chẳng tầm thường, đặc biệt, phi thường. Như vậy, “kỳ lệ” nghĩa là đẹp đẽ, xinh khéo, rực rỡ một cách lạ lùng, đặc biệt, vượt trỗi, độc đáo. Chẳng hạn như, mặt đất cơi Cực Lạc do bảy báu hợp thành, trong mỗi thứ báu lại có năm trăm quang sắc. Quang minh ấy có h́nh như đóa hoa hoặc như vầng trăng nên bảo là “kỳ lệ”.

“Thanh tịnh trang nghiêm”: “Thanh tịnh” là vĩnh viễn thoát khỏi ô nhiễm, “trang nghiêm” là đầy đủ vạn đức. Sách Luận Chú nói: “Từ nghiệp trí huệ thanh tịnh của Bồ Tát phát khởi để trang nghiêm Phật sự, nương pháp tánh nhập tướng thanh tịnh”. Sách c̣n nói: “Tánh nghĩa là gốc. Cái năng sanh (tức là tánh) đă tịnh th́ cái sở sanh (tức là cơi nước) lại chẳng tịnh hay sao?”. Đó là do cơi Cực Lạc được trang nghiêm thành tựu bằng bản tánh thanh tịnh vậy.

Trong phẩm năm Chí Tâm Tinh Tấn của bản kinh này, tỳ-kheo Pháp Tạng từng nguyện khi thành Phật th́ trí huệ, quang minh, cơi nước, danh hiệu của Ngài đều vang dội mười phương, Ngài c̣n bảo: “Ngă lập thị nguyện, đô thắng vô số chư Phật quốc giả” (Tôi lập nguyện này đều vượt trội vô số các cơi nước Phật). Do Pháp Tạng Bồ Tát khi tu nhân đă phát nguyện vượt trội vô số các cơi Phật nên đến khi Ngài thành Phật, bổn nguyện ấy liền tự được thành tựu như thế. Phẩm mười hai Quang Minh Biến Chiếu có chép: “Bổn kỳ tiền thế cầu đạo, sở nguyện công đức đại tiểu bất đồng. Chí tác Phật thời, các tự đắc chi. Tự tại sở tác, bất vi dự kế” (Vốn do trong đời trước cầu đạo, đă phát nguyện công đức có lớn nhỏ sai khác nên đến khi thành Phật, mỗi người tự đạt được [quả báo sai khác], tự tại thành tựu chẳng thể tính trước nổi). V́ vậy, cơi nước Cực Lạc trang nghiêm đầy đủ siêu du thập phương nhất thiết thế giới” (vượt trội hết thảy cơi nước trong mười phương).

Chánh kinh:

已,白 言:若 山,其 天,及 天,依 住?

A Nan văn dĩ, bạch Thế Tôn ngôn: “Nhược bỉ quốc độ vô Tu Di sơn, kỳ Tứ Thiên Vương thiên, cập Đao Lợi thiên, y hà nhi trụ?”

A Nan nghe xong, bạch Thế Tôn rằng: “Nếu cơi nước ấy không có núi Tu Di th́ Tứ Thiên Vương thiên và Đao Lợi thiên nương vào đâu mà trụ?”

Giải:

“Đao Lợi thiên” (Trāyastrimśas) dịch là Tam Thập Tam thiên, là tầng trời thứ hai trong sáu tầng trời Dục giới, ở ngay trên đảnh núi Tu Di. Chính giữa có một thiên thành là chỗ ngự của Đế Thích (Sakya Indra). Bốn phía, mỗi phía có tám thiên thành, cộng chung thành ba mươi ba chỗ nên có tên là Tam Thập Tam Thiên. Chư thiên trong cơi trời Đao Lợi và trời Tứ Thiên Vương đều nương theo núi Tu Di để trụ nên nay A Nan nghe đức Phật nói cơi ấy không có núi Tu Di liền hỏi ngay các vị trời ấy sẽ nương vào đâu mà trụ?

Chánh kinh:

難:夜 摩、兜 率,乃 界,一 天,依 住?阿 言:不 致。

Phật cáo A Nan: “Dạ Ma, Đâu Suất, năi chí Sắc, Vô Sắc giới, nhất thiết chư thiên, y hà nhi trụ?” A Nan bạch ngôn: “Bất khả tư nghị nghiệp lực sở trí”.

Phật bảo A Nan: “Hết thảy chư thiên trời Dạ Ma, Đâu Suất, cho đến Sắc, Vô Sắc giới nương vào đâu mà trụ?” A Nan bạch rằng: “Do nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn nên đạt được như vậy”.

Giải:

“Dạ Ma” nói đủ là Tu Dạ Ma (Suyāma), là tầng trời thứ ba trong Dục Giới thiên. Tứ Thiên Vương thiên và Đao Lợi thiên phải nương theo núi Tu Di để trụ nên gọi là Địa Cư thiên. Từ trời Dạ Ma trở lên đều ngự trên không trung nên gọi là Không Cư thiên. Dạ Ma dịch là Thời Phận, Thiện Phận. Phật Địa Luận nói: “Nói về Dạ Ma thiên th́ do cơi trời này tùy thời hưởng lạc nên gọi là Thời Phần”.

Đâu Suất (Tushita) dịch là Thượng Túc, Diệu Túc, Tri Túc, Hỷ Túc v.v… là tầng trời thứ tư trong Dục giới. Do chư thiên đối với những sự vui ngũ dục sanh tâm vui thích nhưng tri túc, nên gọi là Hỷ Túc. Nội viện tầng trời ấy là cơi Tịnh Độ của Di Lặc Đại Sĩ, ngoại viện là chốn dục lạc của thiên chúng.

“Sắc, Vô Sắc giới”: Sắc là chư thiên Sắc giới (Rupaloka), chữ “Vô Sắc” chỉ chư thiên trong Vô Sắc giới (Arupaloka). Đó là những cơi trời nằm phía trên các tầng trời Dục Giới, đều trụ trong hư không. V́ thế, Phật mới hỏi A Nan: Nếu v́ không có núi Tu Di mà bảo là chư thiên không có chỗ để trụ th́ các vị trời từ cơi Dạ Ma trở lên nương vào đâu để trụ? Ngay các vị trời cơi Dạ Ma trong thế giới Sa Bà này c̣n chẳng cần nương vào núi Tu Di để trụ trong hư không th́ chư thiên trong cơi Cực Lạc cần chi núi Tu Di!

A Nan đáp rằng: Do bởi có nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn nên chư thiên mới có thể nương hư không mà trụ.

Sách Câu Xá Quang Kư, quyển mười ba giảng chữ “nghiệp” như sau: “Tạo tác là nghiệp”; ư nói: Do thân, khẩu, ư tạo tác nên gọi là nghiệp. Làm ác là ác nghiệp, làm lành là thiện nghiệp. Thiện nghiệp có công năng sanh ra quả vui, ác nghiệp có tác dụng sanh ra quả ác; do vậy gọi là “nghiệp lực”. Sách Hữu Bộ Tỳ Nại Da (Luật tạng của phái Nhất Thiết Hữu Bộ), quyển bốn mươi sáu ghi: “Nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn! Dẫu xa xôi cách mấy vẫn lôi kéo được. Khi quả báo đă thành thục dẫu có trốn tránh vẫn khó thoát được”.

 Chánh kinh:

難:不 業,汝 耶?汝 報,不 議;眾 報,亦 議;眾 根,不 議;諸 力,諸 界,亦 議。其 生,功 力,住 地,及 力,故 耳。

Phật ngữ A Nan: - Bất tư nghị nghiệp, nhữ khả tri da? Nhữ thân quả báo, bất khả tư nghị, chúng sanh nghiệp báo, diệc bất khả tư nghị. Chúng sanh thiện căn, bất khả tư nghị, chư Phật thánh lực, chư Phật thế giới, diệc bất khả tư nghị. Kỳ quốc chúng sanh, công đức thiện lực, trụ hạnh nghiệp địa, cập Phật thần lực, cố năng nhĩ nhĩ.

Phật bảo A Nan:

 - Ông có biết chăng? Nghiệp chẳng thể nghĩ bàn! Thân ông quả báo chẳng thể nghĩ bàn, nghiệp báo của chúng sanh cũng chẳng thể nghĩ bàn, thiện căn của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn; thánh lực của chư Phật, thế giới của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn. Do công đức, thiện lực của chúng sanh cơi ấy, do trụ hạnh nghiệp địa và do thần lực của Phật nên mới được như thế đó.

 Giải:

Theo sách Tiên Chú, chữ”quả báo” chỉ những kết quả và báo ứng do những hành vi thiện ác trong quá khứ cảm thành nên gọi là Quả Báo. Quả và Báo vốn cùng một Thể. Nếu phân tích tỉ mỉ th́ cảnh giới mà nay chúng ta gặp phải đều là kết quả của nghiệp nhân đă tạo trong quá khứ, đấy gọi là “quả”; c̣n hậu quả tương ứng với nghiệp duyên đă tạo th́ gọi là “báo”. Cái ǵ có khả năng sanh ra sự vật th́ gọi là “nhân”, c̣n những ǵ hỗ trợ cho nhân kết thành quả th́ gọi là “duyên”. Ví dụ như hạt giống của lúa gạo hay lúa mạch là nhân; người nông phu cày bừa, mưa, sương thấm tưới là duyên. Thóc, lúa mạch thâu hoạch năm nay chính là từ hạt giống từ năm ngoái; nên nếu so với thóc, lúa mạch năm ngoái th́ thóc và lúa mạch năm nay chính là quả. Nếu đem so với sức nông phu, mưa, sương v.v… của năm ngoái th́ thóc lúa năm nay chính là báo [của những duyên đó].

“Bất khả tư nghị” (Chẳng thể nghĩ bàn) là vượt khỏi sự hiểu biết, suy nghĩ, chẳng thể dùng tư duy, ngôn ngữ của chúng sanh để lănh hội, diễn tả nổi. Trong câu “chúng sanh nghiệp báo” (nghiệp báo của chúng sanh), chữ nghiệp báo chỉ nghiệp nhân và quả báo. Do nghiệp nhân thiện hay ác nên gặp phải quả báo vui hay khổ.

Kinh Bảo Tích quyển chín mươi sáu chép: “Diêm La thường cáo bỉ tội nhân: - Vô hữu thiểu tội ngă năng gia, nhữ tự tác tội kim nhật lai, nghiệp báo tự chiêu, vô đại giả” (Vua Diêm La thường bảo bọn tội nhân đó: - Chẳng có chút tội nào do ta có thể tự thêm vào cả, tội của chính các ngươi làm nay đến ngày báo ứng, nghiệp báo tự ḿnh chiêu cảm lấy, không ai chịu thay cho được).

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện cũng chép: “Bồ Tát tự niệm: Ngă ư quá khứ vô thỉ kiếp trung, do tham - sân - si, phát thân khẩu ư, tác chư ác nghiệp, vô lượng vô biên. Nhược thử ác nghiệp hữu thể tướng giả, tận hư không giới bất năng dung thọ” (Bồ Tát tự nghĩ: Ta trong vô thỉ kiếp quá khứ do tham, sân, si, từ thân, miệng ư tạo các nghiệp ác vô lượng vô biên. Nếu những ác nghiệp đó mà có thể tướng th́ trọn hết cơi hư không cũng chẳng thể chứa đựng được). Do tạo nghiệp vô biên nên báo cũng vô biên. Câu Xá Luận, quyển chín chép: “Đến ngay cả đức Thế Tôn cũng không cách chi ngăn ngừa v́ thế lực của nghiệp mạnh mẽ nhất”; bởi thế, kinh nói: “Chúng sanh nghiệp báo bất khả tư nghị” (Nghiệp báo của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn).

“Chúng sanh thiện căn bất khả tư nghị” (Thiện căn của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn) là như kinh Đại Tập dạy: “Chúng sanh hạnh bất khả tư nghị, chúng sanh cảnh giới bất khả tư nghị” (Hạnh của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn). Tổ Lâm Tế cũng nói: “Nhữ dục thức Phật Tổ ma? Chỉ nhĩ năng thính pháp đích tiện thị” (Ông muốn biết Phật, Tổ ư? Ông chỉ cần nghe pháp ắt sẽ biết) và: “Mỗi nhật đa ban dụng xứ, nhĩ thiểu thập ma? Lục đạo thần quang, vị tằng gián yết” (Những việc hằng ngày ông có thiếu chi đâu? Thần quang của sáu đường chưa từng gián đoạn). Như vậy, cảnh giới cùng việc làm thường nhật của chúng sanh đều là những thứ chẳng thể nghĩ bàn.

Câu kinh Pháp Hoa: “Nhược nhân tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhất xưng Nam Mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo” (Dẫu người tâm tán loạn, vào trong tháp miếu, niệm Nam Mô Phật một tiếng, đều đă thành Phật đạo) thật đă hiển thị sâu xa rằng: Thiện căn của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng suy lường, phân biệt để lănh hội nổi.

“Chư Phật thánh lực, chư Phật thế giới, diệc bất khả tư nghị”  (Thánh lực của chư Phật, thế giới của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn): Chữ “chư Phật” chỉ khắp cả mười phương Như Lai. Trong chữ “thánh lực”, chữ “lực” chỉ lực dụng. Theo sách Phạn Ngữ Danh Nghĩa Đại Tập và quyển bốn mươi tám sách Tông Kính Lục th́ có năm thứ lực: Định Lực, Thông Lực, Tá Thức Lực, Đại Nguyện Lực và Phật Pháp Oai Đức Lực. Năm thứ lực này chẳng thể nghĩ bàn nên kinh bảo “thánh lực chẳng thể nghĩ bàn”.

Theo kinh này, trong vô lượng kiếp, Pháp Tạng Bồ Tát trụ vào Chân Thật Huệ để trang nghiêm cơi Phật, hạnh đức như Phổ Hiền, khai hóa, hiển thị Chân Thật Tế, muốn cho hết thảy chúng sanh đều hưởng cái lợi chân thật. Do vô lượng công đức chân thật của đại nguyện, đại hạnh đó nên thành tựu được thánh lực và cơi nước đều chẳng thể nghĩ bàn.

Với mỗi thứ công đức trong mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu của cơi nước, Đàm Loan pháp sư đều bảo là “há thể nghĩ bàn nổi” như: “Quang minh thực hiện Phật sự há thể nghĩ bàn nổi”, “nước trong cơi ấy thực hiện Phật sự há nghĩ bàn nổi”, “h́nh ảnh ấy làm Phật sự há thể nghĩ bàn nổi”, “tiếng ấy làm Phật sự há thể nghĩ bàn nổi”. Điều thù thắng nhất là những người văng sanh “chẳng đoạn phiền năo lại được hưởng Niết Bàn há thể nghĩ bàn nổi”.

Kinh Kim Cang Đảnh cũng nói: “Duy thử Phật sát, tận dĩ Kim Cang tự tánh thanh tịnh sở thành Mật Nghiêm Hoa Tạng” (Chỉ ḿnh cơi Phật ấy dùng trọn kim cang tự tánh thanh tịnh để tạo thành Mật Nghiêm Hoa Tạng). Trong quyển hai, tôi đă chứng minh Mật Nghiêm Hoa Tạng chính là Cực Lạc thế giới. Cơi nước thù thắng nhiệm mầu như vậy chẳng từ vi trần tạo thành nên chẳng phải là vật chất thế gian, chẳng cần đến sức hấp dẫn giữa vạn vật để kết tụ nên cần chi núi Tu Di! Do v́ cơi nước ấy do kim cang tự tánh thanh tịnh tạo thành nên kinh bảo “thế giới chẳng thể nghĩ bàn”.

Trong câu “kỳ quốc chúng sanh công đức, thiện lực” (thiện lực, công đức của chúng sanh cơi ấy), chữ “kỳ quốc” (cơi ấy) chỉ thế giới Cực Lạc. Những người văng sanh phát Bồ Đề tâm, một dạ chuyên niệm, dùng các thứ chánh hạnh, trợ hạnh, định thiện, tán thiện để cầu sanh Tịnh Độ, tŕ danh hiệu viên măn vạn đức, nhập biển đại nguyện Nhất Thừa. Công đức thù thắng vô lượng vô biên như thế nên lực dụng thật chẳng thể nghĩ bàn. Lực dụng đạt được do tu tập gọi là “thiện lực”. Tịnh Ảnh Sớ viết: “Nương vào pháp để tu hành đúng đắn th́ gọi là thiện lực”. Công đức và thiện lực của chúng sanh cơi Cực Lạc đều chẳng thể nghĩ bàn.

Sách Hội Sớ giảng chữ “trụ hạnh nghiệp địa” như sau: “Hạnh nghiệp địa chính là sự thành tựu đại nghiệp hạnh nguyện của A Di Đà Phật”. Chúng sanh cơi Cực Lạc do thiện lực của vô lượng công đức nên có thể an trụ trong những thành tựu tạo bởi đại nghiệp nguyện hạnh của A Di Đà Như Lai; v́ thế bảo là “trụ hạnh nghiệp địa”.

Trong quyển hai, khi giải thích nguyện thứ bốn mươi bảy, tôi đă từng dẫn Văng Sanh Luận Chú để chứng tỏ rằng: Thấy được thân tướng Phật Di Đà th́ được thân nghiệp b́nh đẳng, nghe danh hiệu Ngài th́ được khẩu nghiệp b́nh đẳng, gặp quang minh của Ngài chiếu đến th́ hiểu được pháp và được ư nghiệp b́nh đẳng. Những điều như vậy chính là “hạnh nghiệp địa” của Phật Di Đà.

Do thiện lực công đức của chúng sanh cơi Cực Lạc, do sức an trụ vào hạnh nghiệp địa của Phật Di Đà, và do oai thần vô thượng của đức Phật ấy, nên cơi nước Cực Lạc chẳng cần phải nương vào núi Tu Di mà vẫn có thể an trụ một cách tự nhiên.

Chánh kinh:

言:業 報,不 議。我 法,實 惑。但 網,故 問。

A Nan bạch ngôn: “Nghiệp nhân quả báo, bất khả tư nghị. Ngă ư thử pháp, thật vô sở hoặc. Đản vị tương lai chúng sanh phá trừ nghi vơng, cố phát tư vấn”.

A Nan bạch rằng:

- Nghiệp nhân quả báo chẳng thể nghĩ bàn. Đối với pháp này con chẳng nghi hoặc, chỉ là để phá trừ lưới ngờ cho chúng sanh trong đời tương lai nên con mới hỏi như thế.

Giải:

Đến đây, ngài A Nan mới nói rơ nguyên do thúc đẩy Ngài nêu câu hỏi ấy: Ngài thấy rơ chúng sanh trong đời tương lai t́nh chấp sâu nặng ắt sẽ nghi lầm điều đó (tức là nghi cơi Cực Lạc không có núi Tu Di th́ sẽ nương vào đâu để an trụ) nên mới thay họ thưa hỏi. Trong cơi thế gian này, chúng sanh điên đảo chất chồng, chỉ khăng khăng chấp vào những hiện tượng và quy luật của thế giới này, dùng sự thấy biết hẹp ḥi để suy xét cảnh giới của Phật. Thậm chí chấp vào cái thấy biết thiếu sót của ḿnh rồi nghi ngờ lời Phật; nghe nói cơi Cực Lạc không có núi Tu Di liền nghi chư thiên cơi ấy biết nương vào đâu mà trụ?

Để phá nỗi nghi ấy, Phật liền hỏi ngược lại: Vậy th́ các tầng trời như trời Dạ Ma v.v… trong cơi này lại nương vào đâu để trụ? Chẳng lẽ cứ căn cứ theo sự tướng của trời Đao Lợi để rồi ngờ vực cơi Cực Lạc hay sao?

Ngài A Nan đại quyền thị hiện v́ chúng sanh mà thưa hỏi. Bởi thế, Ngài chẳng nói “trụ không” (trụ vào không trung) mà lại nói “bất khả tư nghị” (chẳng thể nghĩ bàn) để khơi gợi Thế Tôn dạy ra điều thù thắng, nêu lên yếu chỉ của toàn bộ kinh này: Toàn bộ bản kinh này đều là “bất khả tư nghị” cả.

Điều chấp trước vừa được nói trên không những chỉ là do chưa hiểu thấu Phật pháp mà thật ra c̣n mâu thuẫn với cả khoa học hiện đại. Do thế giới chúng ta đang sống là không gian ba chiều (tam duy không gian - three-dimension space). Do vọng niệm chẳng ngừng nên những suy nghĩ, phân biệt của người đời chẳng thể vượt khỏi tánh chất hạn cuộc của thế giới này. Lẽ nào ta lại có thể dùng những quy luật của không gian ba chiều để suy lường không gian nhiều chiều trong thực tế một cách sai lạc hay sao?

Hiện tại, lư thuyết không gian nhiều chiều (đa duy không gian - multi-dimension space) đă được giới khoa học thừa nhận. Số chiều trong cơi Thường Tịch Quang của Phật ắt cũng phải là vô lượng.

Thật ra, chúng sanh cơi Cực Lạc vượt xa cảnh giới trời, người, nhưng v́ thuận theo các phương khác nên mới gọi là “trời, người”. Nói trời Đao Lợi, trời Tứ Thiên Vương v.v… cũng chỉ là thuận theo cách nói thông thường của những phương khác. Kinh bảo thánh chúng cơi ấy “hữu tại địa thọ kinh, thính kinh giả” (có người ở trên mặt đất nghe nhận kinh điển), có người “hữu tại hư không giảng, tụng, thọ, thính” (ở trên hư không giảng, tụng, nghe, nhận). Thánh chúng cơi ấy lại c̣n “cung điện tùy thuộc vào thân”, cho nên cung điện trong cơi ấy hoặc là ở trên mặt đất hoặc ở trên hư không. V́ vậy, những tầng trời như Dạ Ma (không cư), Đao Lợi (địa cư)… chỉ là thí dụ.

Phẩm Siêu Thế Hy Hữu của kinh này cũng bảo: “Đản nhân thuận dư phương tục, cố hữu nhân thiên chi danh” (Chỉ do thuận theo lề thói phương khác nên có danh từ trời, người). Như vậy, trời, người và các tầng trời chỉ là cách nói thuận theo thế tục.