1. Văn Thù dạy răn (ba mươi bảy thiên tiếp theo đây, đều do Đại Hựu thiền sư trích từ sách vở của các bậc cổ đức rất hay, chớ xem thường)

 

Trong niên hiệu Đại Lịch đời Đường, Pháp Chiếu pháp sư đi lễ núi Ngũ Đài, ngài Văn Thù ứng hiện nơi Đại Thánh Trúc Lâm Tự chiếu sáng cả giảng đường. Sư thấy ngài Văn Thù ở phía Tây, ngài Phổ Hiền ở phía Đông; vạn chúng Bồ Tát vây quanh thuyết pháp. Sư Pháp Chiếu làm lễ, thưa hỏi:

- Chúng sanh đời mạt, trí thức thiển lậu, không cách chi hiển hiện Phật tánh tâm địa, con chưa biết tu pháp môn nào là thiết yếu nhất?

Bồ tát Văn Thù đáp:

- Lời ông vừa hỏi thật là đúng lúc. Các môn tu hành không môn nào bằng Niệm Phật. Trong quá khứ, ta do niệm Phật nên đắc Nhất Thiết Chủng Trí.

Sư Pháp Chiếu lại thưa: - Nên niệm ra sao?

Ngài Văn Thù dạy:

- Phía Tây thế giới này có Phật A Di Đà nguyện lực khó nghĩ lường, ông nên hệ niệm chẳng để gián đoạn th́ lâm chung quyết định văng sanh.

Nói xong, lại xoa đầu ngài Pháp Chiếu. Sư nghe xong hớn hở, vui mừng. Tại nơi ḿnh ở, ngài xiển dương pháp môn Niệm Phật. Vua Đức Tông sắc truyền đón sư vào cung dạy cung nữ niệm Phật, pháp đạo lừng lẫy.

 

2. Duy tâm phát hiện

 

Vô Công cư sĩ nói:

- Cực Lạc cách đây mười vạn ức cơi. Phàm phu mạng chung khoảnh khắc liền tới nơi là v́ tự tâm vốn nhiệm mầu. V́ vậy, kinh Lăng Nghiêm chép:

Ông do chưa rơ hết thảy phù trần, các tướng huyễn hóa, ngay nơi này sanh ra, cũng theo ngay nơi đó mà diệt. Nhân duyên ḥa hợp, hư vọng có sanh. Nhân duyên biệt ly, hư vọng gọi là diệt. Bởi chẳng biết sanh, diệt, đến, đi, bổn Như Lai tạng thường trụ diệu minh trong tánh chơn thường nên cầu nơi đến, đi, mê, ngộ sanh tử th́ trọn không có chi để được’.

Theo đó mà suy, trong lúc mạng chung, cái duyên nhiễm trược tan ĺa nên đương xứ Sa Bà huyễn diệt. Duyên thanh tịnh hợp lại nên đương xứ Cực Lạc huyễn sanh. Cơi này diệt, cơi kia sanh chẳng xen hở dẫu chỉ bằng khoảng sợi tóc, c̣n bàn luận ǵ nổi việc xảy ra chỉ trong khoảnh khắc? Thấy dường như trọn ngày lấy, bỏ mà chưa hề có lấy, bỏ vậy.

 

3. Niệm Phật thông, biệt

 

[Sách Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ] Diệu Tông Sao chép:

- Đức Tỳ Lô Giá Na Phật ở khắp hết thảy chỗ; hết thảy các pháp đều là Phật pháp. Tức là: vị Phật nơi tánh đức của chúng sanh chẳng phải là tự, chẳng phải là khác, không phải nhân, chẳng phải quả. Vị Phật ấy chính là thể Viên Thường Đại Giác.

V́ thế, luận Khởi Tín chép: “Giác nghĩa là tâm thể ly niệm. Tướng ly niệm giống như hư không giới, không đâu chẳng hiện hữu. Pháp giới nhất tướng chính là Như Lai thường trụ pháp thân. Nương theo pháp thân ấy mà nói th́ gọi là Bổn Giác”.

Phải nên biết rằng: cái thể viên minh của quả Phật chính là tánh đức vốn sẵn đủ của bọn phàm phu ta. V́ vậy, hết thảy hạnh pháp đă được giảng dạy, không pháp nào chẳng nhằm để hiển minh cái giác thể này.

Thế nên, tuy bốn pháp tam muội cùng được gọi chung là Niệm Phật, nhưng quán pháp của từng tam muội không giống nhau. Chẳng hạn như: Nhất Hạnh tam muội quán thẳng vào tam đạo, hiển lộ bổn tánh Phật. Phương Đẳng tam muội th́ kiêm tụng chú, Pháp Hoa kiêm tụng kinh. Quán Âm kiêm đếm hơi thở, giác ư suốt cả ba tánh. Ba thứ tam muội ấy tuy xét về sự th́ khác nhưng xét về mặt niệm Phật lại đồng v́ cùng để hiển lộ cái Đại Giác Thể vậy. Tuy [các tam muội ấy] đều cùng nhắm vào niệm Phật nhưng đều dùng những cách chung chung để hiển lộ bản thể của chư Phật.

C̣n như quán môn này (tức là các pháp quán dạy trong Quán kinh) và Ban Châu tam muội th́ lại nương vào cảnh y báo và chánh báo của cơi An Dưỡng, dùng vi diệu quán chuyên chú nơi đức Di Đà để hiển lộ cái thể của chơn Phật. Tuy phải dựa vào cảnh, nhưng ta nên biết rằng y báo, chánh báo ấy đều cùng ở trong Nhất Tâm. Tâm tánh trọn khắp, không pháp nào nó chẳng tạo, không pháp nào nó chẳng sẵn đủ. Nếu có một mảy pháp nào sanh từ ngoài tâm th́ chẳng gọi là Đại Thừa Quán vậy.

 

4. Ví như mài gương

 

Kinh dạy: “Ví như mài gương, hết dơ th́ sáng hiện”. Gương cổ bị bụi lấp, dẫu vốn sẵn có quang minh nhưng ắt phải nhờ mài giũa th́ sau đấy quang minh mới hiển hiện. Đấy là ư nghĩa tu được thành tựu vậy.

Tuy cần phải mài th́ gương mới được tỏa sáng, nhưng cái sáng ấy toàn là vốn sẵn có, chứ chẳng phải là do từ bên ngoài mà có! Đấy là nghĩa tánh đức.

Nếu chấp khư khư rằng quang minh vốn sẵn có chứ chẳng phải do mài mà được, dẫu có bị chất dơ phủ kín, gương cổ vẫn có thể soi được sự vật th́ thành ra cái lỗi: chấp tự nhiên!

Nếu chấp nhất định rằng do mài giũa mà có được sự sáng suốt ấy th́ mài ngói cũng thành được gương, thành ra cái lỗi: chấp nhân duyên!

Kinh nói: ‘Tâm này làm Phật’ là ước theo tu đức mà nói. Ư nói chúng sanh tuy có Bổn Giác thể, nhưng ắt cần phải do công năng của Thỉ Giác th́ sau đấy mới chứng được. ‘Tâm này là Phật’ là ước theo tánh đức mà nói. Ư nói: tuy do tu chứng mà Phật tánh của chúng sanh được hiển lộ, nhưng đó toàn là tánh đức vốn sẵn có, chứ nào phải do từ cái khác mà có được!

 

5. Trí có thể dẫn dắt hạnh

 

Tâm chánh th́ hạnh chánh; trí tà hạnh ắt tà. Các hạnh tu của Đại Thừa Bồ Tát đều dùng Bát Nhă để dẫn đường nên đều là cái nhân để thành Phật, thẳng vào biển Tát Bà Nhă (Nhất Thiết Trí).

Phàm phu làm lành, cho là thật có nên quả báo [bị hạn cuộc] trong cơi trời, người. Khổ hạnh của ngoại đạo lấy tà kiến làm chủ nên hưởng báo trong tam đồ. Hạnh tu của bậc Nhị Thừa chuyên chí nơi Thiên Không nên chỉ chứng Tiểu Quả. Bậc Tiệm Tu Đại Sĩ tuy dùng lư để viên dung sự, nhưng vẫn c̣n có công dụng, chưa thể với mỗi mỗi pháp đều tương ứng với Chơn Đế nên rớt vào Đệ Nhị.

Viên đốn hành nhân th́ mỗi một mảy điều lành lượng đều đồng pháp giới, khế hợp Chơn Như, chẳng hướng đến Nhị Thừa, chẳng ứ trệ trong ba cơi; thấu rơ hết thảy pháp đều là lư Tam Đế chẳng thể nghĩ bàn nên hết thảy pháp đều là cái nhân để thành Phật; dùng bất tư nghị quán tu Niệm Phật tam muội làm diệu hạnh viên đốn. Há có thể dùng cái vọng t́nh chấp trước của phàm phu, ngoại đạo để suy lường nổi sao!

 

6. Nương theo nghiệp phát hiện

 

Sách Vạn Thiện Đồng Quy Tập chép:

“Ôi! hai vầng thiện ác, hai báo khổ, vui do ba nghiệp tạo, do bốn duyên sanh, bởi sáu nhân thành, thuộc vào năm quả.

Nếu có một tâm niệm giận dữ, tà dâm th́ [đó là] nghiệp địa ngục. Keo tham chẳng bố thí th́ thành nghiệp ngạ quỷ.

Ngu si che lấp tối tăm là nghiệp súc sanh.

Kiêu căng, ngạo mạn là nghiệp Tu La.

Giữ chắc năm giới là nghiệp loài người.

Tu ṛng Thập Thiện là nghiệp cơi trời.

Chứng ngộ nhân không là nghiệp Thanh Văn.

Biết duyên tánh ly là nghiệp Duyên Giác. 

Tu trọn lục độ là nghiệp Bồ Tát.

Chơn từ b́nh đẳng là nghiệp của Phật.

Nếu tâm tịnh th́ đài hương, cây báu, hóa sanh cơi tịnh. Tâm nhơ thời g̣ nổng, hầm hố, thác sanh trong uế độ. Đấy đều là cái quả b́nh đẳng, là duyên để cảm được sự tăng thượng. Rời ngoài nguồn cội tự tâm th́ chẳng có cái Thể nào khác cả!”

 

7. Bốn thứ hạnh nguyện

 

V́ viên tri phủ Hàng Châu là ông thị lang Mă Lương nên ngài Từ Vân Sám Chủ bèn soạn văn Quyết Nghi về hai môn hạnh nguyện. [Theo ngài] hạnh nguyện gồm có bốn môn:

a. Thứ nhất là Lễ Sám Môn: lễ Phật, sám hối, trừ sạch nghiệp chướng khiến cho thân, tâm trong sạch như ruộng sạch cỏ.

b. Thứ hai là Thập Niệm Môn: chấp tŕ thánh hiệu, định tâm thành hạnh, lập nguyện định hạn kỳ, gieo chánh nhân văng sanh Tây phương như gieo hạt giống.

c. Thứ ba là Hệ Duyên Môn: yêu mến, giữ ǵn, trưởng dưỡng, thấm nhuần mầm, thân [của chánh nhân văng sanh] như xối mưa ngọt.

d. Thứ tư là Chúng Phước Môn để giúp cho [chánh nhân văng sanh được] xum xuê, chóng kết thành hoa, quả, giống như tưới bón cho mầu mỡ.

Tuy có các tướng trạng như vậy, nhưng nếu chẳng rảnh rỗi th́ chỉ cần tu một môn cũng đều được văng sanh. Mỗi một môn trong bốn môn này đều có đủ Hạnh, Nguyện, đều là chánh nhân vậy. Trong những ngày lục trai cũng nên tu pháp Thập Niệm; c̣n đối với hai môn kia th́ tùy sức mà hành.

 

8. Lúc ngủ nhập quán

 

Tập Chư Kinh Lễ Sám Hối Văn chép:

“Khi nhập quán và trước khi ngủ, trước hết, người tu Tịnh Độ nên đứng lên chắp tay, nhất tâm hướng về Tây, mười lần niệm A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng xong, liền nguyện rằng:

‘Đệ tử hiện c̣n là phàm phu, tội nghiệp sâu nặng, luân hồi trong sáu nẻo chưa xuất ly nổi. Nay gặp bạn lành được nghe danh hiệu công đức của Phật Di Đà, một ḷng xưng niệm nguyện sanh Tịnh Độ. Nguyện Phật xót thương, x̣e tay tiếp dẫn. Đệ tử chẳng biết thân tướng quang minh của Di Đà Thế Tôn. Nguyện Phật, Bồ Tát thị hiện thân tướng và các sự trang nghiêm trong cơi nước’.

Nói lời ấy xong, nhất tâm chánh niệm, rồi th́ nhập quán hay ngủ. Hoặc trong khi đang phát nguyện được thấy các điềm lành, hoặc khi đang nhập quán được thấy, hoặc trong mộng được thấy. Gần đây, pháp này có sự linh nghiệm lớn, chẳng thể thuật đủ. Có siêng gắng tu hành th́ mới có thể tin là pháp này chẳng dối vậy.

 

9. Hiếu dưỡng cha mẹ

 

Ngài Trường Lô Trách thiền sư soạn văn khuyên hiếu thuận gồm một trăm hai mươi thiên. Một trăm thiên đầu giảng rơ hiếu dưỡng ngọt bùi là sự hiếu thế tục. Hai mươi thiên sau giảng rơ: khuyên cha mẹ tu Tịnh Độ là sự hiếu xuất thế.

Cái hiếu của thế gian một đời là hết; cái hiếu xuất thế không lúc nào tận. Không có điều hiếu nào lớn bằng việc làm cho cha mẹ được văng sanh Tịnh Độ! Cha mẹ c̣n sống mà chẳng khuyên lơn như vậy được th́ một mai cha mẹ khuất bóng rồi, dẫu đau ḷng tận lực hậu lễ cũng nào có ích ǵ?

Quán Kinh trước sau hai lượt dạy hiếu dưỡng cha mẹ là Tịnh nghiệp, chính là ư này.

Lại nói: Khi cha mẹ tin biết niệm Phật là lúc trồng hoa sen. Lúc nhất tâm niệm Phật là lúc hoa sen ló khỏi mặt nước. Niệm Phật thành công là lúc hoa nở thấy Phật vậy.

Người hiếu tử xét thấy khi cha mẹ sắp văng sanh bèn đem các việc lành cha mẹ đă làm được trong cả đời soạn sẵn thành một bài, luôn luôn đọc lên khiến mẹ cha hoan hỷ.

Lại khuyên cha mẹ khi nằm, ngồi đều hướng về Tây để chẳng quên Tịnh Độ. Bày tượng Di Đà, thiêu hương, gơ khánh, niệm Phật chẳng dứt. Lúc [cha mẹ] xả báo, lại càng dụng tâm, chớ có than khóc làm cha mẹ mất chánh niệm.

Cha mẹ được sanh Tịnh Độ hưởng các điều khoái lạc, há chẳng phải là việc tốt lành sao? Hiếu dưỡng cả một đời chính là lúc này đây. Nhắn những kẻ con hiếu cháu thuận chớ quên điều ấy!

 

10. Phát tâm Bồ Đề

 

Tiếng Phạm là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, Tàu dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là quả đức rốt ráo chư Phật đă chứng, là bổn nguyên Phật tánh mà chúng sanh bị mê. Kẻ học Đại Thừa nương theo Tứ Đế viên đốn vô tác, phát bốn nguyện rộng lớn.

Trước hết, dựa vào cảnh Khổ Đế, phát một nguyện rằng: “Kẻ chưa độ khiến cho được độ”, tức là: chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Rồi nương theo cảnh Tập Đế, phát một nguyện rằng: “Kẻ chưa hiểu khiến cho được hiểu”, tức là: Phiền năo vô biên thệ nguyện đoạn.

Thứ ba, nương theo cảnh Đạo Đế, phát một nguyện rằng: “Kẻ chưa an khiến cho được an”, tức là: Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Thứ tư, nương theo cảnh Diệt Đế, phát một nguyện rằng: “Kẻ chưa được Niết Bàn khiến cho được Niết Bàn”, chính là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Nguyện nếu chẳng dựa theo Đế th́ gọi là cuồng nguyện!

Biết rơ ấm nhập đều như, không có Khổ để bỏ. Trần lao vốn tịnh, không có Tập để đoạn. Biên hay tà đều trung chánh, không có Đạo để tu. Sanh tử chính là Niết Bàn, không có Diệt để chứng.

Liễu đạt như thế, phát tâm lập hạnh th́ bao nhiêu công đức chỉ có Phật biết được nổi. Nếu chẳng được như vậy th́ dẫu có thể phát tâm nhưng bị vướng mắc nơi Thiên, Tiểu, chẳng tương ứng với Bồ Đề. Tuy siêng hành tinh tấn nhưng giống như [toan] nấu cát thành cơm. Ví như làm ruộng mà chẳng gieo hạt giống; đă chẳng có mầm mộng c̣n mong được thóc ở chỗ nào! Há chẳng nên suy nghĩ kỹ hay sao?

 

11. Thân cận bạn lành

 

Kinh Viên Giác dạy:

“Chúng sanh đời mạt muốn phát Đại tâm nên cầu thiện tri thức. Muốn tu hành th́ nên cầu hết thảy người chánh tri kiến, tâm chẳng trụ tướng, chẳng vướng cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác, tuy hiện trần lao mà tâm thường thanh tịnh. Dẫu hiện có các lầm lỗi nhưng khen ngợi phạm hạnh, chẳng hề khiến chúng sanh làm điều chẳng đúng giới luật. Cầu được người như thế th́ liền được thành tựu vô thượng Bồ Đề”.

Lại như luận Trí Độ chép:

Với các đạo sư, tưởng như Thế Tôn. Nếu có người có thể khai thị, giải thích nghĩa sâu, xóa tan mối nghi, có ích cho ḿnh th́ tận tâm cung kính, chẳng quan tâm đến các điều điều ác khác [của người ấy]. Ví như túi rách đựng của báu, chẳng v́ do [túi đựng] tệ ác mà chẳng nhận lấy của báu ấy. Lại như ban đêm đi đường hiểm, có người tệ hại cầm đuốc[soi đường] th́ chẳng v́ người ấy xấu ác mà chẳng cần nhờ [ánh đuốc] soi”.

Kinh Hoa Nghiêm dạy: ‘Đối với tự thân nên sanh ư tưởng bịnh, khổ. Với thiện tri thức, tưởng như y vương. Đối với pháp họ nói, tưởng như thuốc tốt lành. Với pháp họ tu hành, tưởng như trừ bịnh. Nếu nghe được một câu pháp vị tằng hữu (chưa từng có) th́ c̣n hơn có được bảy báu chứa đầy trong cả tam thiên đại thiên thế giới và ngôi Thích, Phạm, Chuyển Luân’.

Luận Khởi Tín chép: “Như tánh lửa [có sẵn] nơi cây là chánh nhân của lửa. Nếu không có người biết, cũng chẳng nhờ đến phương tiện mà có thể tự đốt lấy cây th́ thật chẳng có lẽ ấy. Chúng sanh cũng thế: Tuy có sức chánh nhân huân tập, nhưng nếu chẳng gặp chư Phật, Bồ Tát, thiện tri thức để làm duyên mà tự ḿnh có thể đoạn được phiền năo, nhập Niết Bàn th́ thật chẳng có lẽ ấy”.

 

12. Mười thứ tín tâm

 

Muốn hết sạch sanh tử, tu hành Tịnh nghiệp th́ nên phát mười thứ tín tâm; niệm niệm chẳng quên th́ sẽ quyết sanh về Tịnh Độ, đắc bất thối chuyển.

Một: tin pháp của Phật đă nói là lời chân thành phát xuất tự miệng vàng, chơn thật chẳng dối.

Hai: tin rằng phàm phu c̣n mê th́ thức thần chẳng diệt, xoay vần trong sáu nẻo chẳng ngơi.

Ba: tin rằng tu hành trong cơi này nếu chưa được đạo quả th́ chẳng tránh khỏi bị luân hồi.

Bốn: tin rằng nếu chưa thoát khỏi luân hồi th́ dẫu sanh lên trời vẫn chẳng tránh khỏi bị đọa lạc.

Năm: tin rằng chúng sanh sanh về thế giới Cực Lạc sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Sáu: tin chúng sanh phát nguyện, nguyện sanh Tịnh Độ sẽ quyết định văng sanh.

Bảy: tin rằng một phen xưng danh hiệu Phật sẽ diệt được tám mươi ức kiếp sanh tử tội nặng.

Tám: tin người niệm Phật sẽ được thần thông quang minh của A Di Đà Phật nhiếp thủ chẳng hề buông bỏ.

Chín: tin người niệm Phật luôn luôn được hằng sa chư Phật trong mười phương thế giới cùng dùng thần lực hộ niệm.

Mười: Tin là khi đă sanh về Tịnh Độ sẽ có thọ mạng vô lượng, trong một đời sẽ chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.

Chẳng thể tin tưởng sâu sa vào mười điều trên, lại c̣n sanh nghi hoặc th́ dẫu có niệm Phật vẫn chẳng được văng sanh.

 

13. Tự chướng, tự ngăn

 

Bách Đ́nh pháp sư nói:

“Người tu Tịnh nghiệp thường lắm kẻ biết được pháp môn, nhưng chẳng có mấy kẻ chịu gấp gáp tu hành. Bàn về Tịnh Độ,  thường có lắm kẻ nắm vững yếu chỉ, nhưng người trực chỉ lại quá ít ỏi. Có kẻ chưa nghe đă tự chướng, tự ngăn người khác giảng giải cho ḿnh. Tự chướng th́ không chi bằng Ái; tự ngăn không chi bằng Nghi. Chỉ cốt hai cái tâm Ái và Nghi ấy không c̣n chướng ngại nữa th́ một môn Tịnh Độ mới chẳng bị ngăn cách.

Trong bài tựa Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Vô Vi Tử viết: “Ái chẳng nặng chẳng sanh Sa Bà. Niệm chẳng chuyên nhất chẳng sanh Cực Lạc”. Huệ Viễn pháp sư đời Tấn kết liên xă nơi Lô Sơn: Đối với ông Uyên Minh th́ ngài mời mọc v́ quư trọng ông ấy đă thông đạt, lại c̣n đoạn được ái. Với ông Linh Vận th́ ngài cự tuyệt, v́ ông này tâm tạp, lại chẳng thể chuyên niệm.

Há chẳng phải là đoạn trừ hai điều ấy (nghi và ái) chính là điều cốt yếu trong Tịnh Độ ư?

 

14. Thân tâm hư ngụy

 

Quan tướng quốc Bùi Hưu đời Đường nói:

“Từ vô thỉ đến nay, đại chúng thường nhận lầm cái thân do địa, thủy, hỏa, phong giả hợp thành là thân ḿnh. Cái thân ấy chợt tụ, chợt tán, thuộc pháp vô thường, chẳng phải là thân ta vậy. Từ vô thỉ đến nay, đại chúng thường nhận lầm cái tâm duyên lự khách trần là tâm ḿnh. Cái tâm đó hư vọng, chợt khởi, chợt diệt, thuộc vô thường pháp, chẳng phải là tâm ta.

[Phải biết là] ta có chơn thân, viên măn không tịch mới là đúng vậy; [phải biết] cái chơn tâm của ta rộng lớn, linh tri mới là đúng vậy. [Tâm ấy] không tịch, linh tri, thần dụng tự tại; tánh bao hàm muôn đức, thể tuyệt bách phi, giống như vầng trăng sạch, viên măn chẳng khuyết; nhưng có khi bị mây che nên chẳng tự hay biết. Vọng hoặc đă trừ hết th́ chơn tâm vốn sẵn thanh tịnh. Thập phương chư Phật, hết thảy chúng sanh và cái tâm này của ta, ba thứ trên đây chẳng hề sai khác. Đấy chính là bản thể của Bồ Đề tâm vậy.

Buông bỏ, chẳng nhận thức được điều ấy, lại c̣n nhận lầm cái thân hôi thối rồi vọng niệm, rong ruổi theo sanh tử, chen vai chịu khổ cùng cầm thú, tạp loại; há chẳng thẹn là kẻ trượng phu hay sao?”

 

15. Tướng trạng, nguyên nhân của dâm và sát

 

Sách Long Thư Tịnh Độ chép:

“Uống ăn, nam nữ là những điều ham muốn lớn của con người. Chế ngự [đến mức] hầu như không c̣n có nữa th́ là bậc thánh nhân. Tiết độ chẳng phóng túng, đáng gọi hiền nhân. Phóng túng chẳng tiết độ th́ là hạ ngu.

Mà hai điều Dâm, Sát ấy lại trợ giúp, phát khởi sự tạo nghiệp. Ăn uống quá no đủ th́ khí huyết mạnh mẽ khiến cho dâm dục nhiều. Dâm dục nhiều th́ tổn hại khí huyết, lại phải nhờ vào ăn uống để bồi bổ. Nếu có thể tỉnh giảm cả Dâm lẫn Sát th́ đấy chính là cái đạo an thân, sống thọ vậy. Từ Giác thiền sư nói:

 

Ăn uống nhân gian năm tháng dài,

Ngon dở miễn sao đỡ đói thôi  

Qua ba tấc lưỡi thành chi nữa?

Sao chẳng dụng tâm xét kỹ coi!

 

Vụ Thật dă phu nói:

“Da trùm xương thịt cùng máu mủ. Cưỡng làm vẻ ra vẻ yêu kiều để mê hoặc người. Tự ngàn xưa anh hùng đều bị lụy bởi nó, trăm năm cùng chung vùi lấp dưới mộ”.

Nếu quả thật có thể răn dè được hai điều ấy (dâm, sát), đời đâu c̣n cảnh bịnh tật, chết yểu; chết đi nào c̣n có cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu quyết chí muốn cầu sanh về Tịnh Độ th́ phải nên ǵn giữ hai điều ấy thật cẩn thận.

 

16. Nghiệp tướng lúc lâm chung

 

Sách Tông Kính Lục dẫn kinh Hoa Nghiêm như sau:

“Ví như có người lúc sắp mạng chung thấy được tướng thọ báo theo như nghiệp đă tạo. Kẻ hành nghiệp ác thấy địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, tất cả hết thảy các cảnh giới khổ. Hoặc thấy ngục tốt, tay cầm khí giới, hoặc giận, hoặc chửi, tóm lấy lôi đi, cũng nghe tiếng gào thét, khóc than. Hoặc thấy sông tro, vạc sôi, núi đao, rừng kiếm, các thứ bức bách, chịu các khổ năo. Người tạo nghiệp lành th́ thấy hết thảy các cung điện trời, vô lượng thiên chúng, các thiên thể nữ, các thứ y phục, trang nghiêm đầy đủ, cung điện, vườn, rừng trọn đều diệu hảo. Thân tuy chưa chết cảnh đă hiện tiền”.

Cảnh khổ vui vốn chẳng từ đâu đến, điều thiện ác chỉ do tự ḿnh chiêu cảm. Khi chưa thấu rơ được nhất tâm th́ khó ḷng thoát khỏi lục đạo!

 

17. Mười niệm văng sanh

 

Trong Thập Nghi Luận, có câu hỏi rằng: V́ sao chúng sanh nghiệp nặng, mà mười niệm liền được văng sanh?

Đáp: Khi lâm chung gặp được thiện hữu đều là do thiện căn đời trước. Nếu không có túc nhân th́ c̣n chẳng thể gặp được thiện tri thức, huống hồ là mười niệm thành tựu! Nếu coi vô thỉ ác nghiệp làm trọng, lâm chung mười niệm là khinh th́ nay ta dùng ba thứ để so lường, chứ chẳng bàn đến thời gian [niệm Phật là] ít hay nhiều.

a. Một là tại tâm. Lúc tạo ác là từ hư vọng điên đảo mà sanh; khi niệm Phật là từ nơi thiện tri thức nghe danh hiệu công đức chơn thật của A Di Đà Phật mà sanh. Một đằng hư, một đằng thật, há nào so sánh được ư?

Ví như nhà tối vạn năm, ánh mặt trời vừa chiếu đến, há có v́ bóng tối tích tụ đă lâu mà chẳng diệt nổi hay sao!

b. Hai là tại duyên. Lúc tạo tội là từ tâm si ám, duyên cảnh hư vọng mà sanh. Cái tâm niệm Phật từ việc nghe công đức danh hiệu của Phật, duyên tâm Vô Thượng Bồ Đề mà sanh. Một đằng chơn, một đằng ngụy, há so sánh được ư!

Ví như có người bị trúng tên độc. Tên lút sâu, độc ngấm đẫm, tổn da nát xương. Một khi nghe tiếng trống thuốc Diệt Trừ, tên liền rớt, độc liền trừ, há đâu phải v́ tên đă lút sâu, độc đă ngấm mà chẳng thể lành hay sao?

c. Ba là tại quyết định. Lúc tạo tội là do cái tâm hữu gián hữu hậu. Khi niệm Phật, dùng cái tâm vô gián, vô hậu. Bởi thế, ngay vào lúc xả mạng: do thiện tâm mạnh mẽ nên bèn được văng sanh.

Ví như dây thừng quấn mười ṿng, ngàn kẻ đàn ông chẳng làm ǵ nổi; đứa bé vung gươm, khoảnh khắc thừng bị đứt làm hai đoạn.

Lại như củi chứa ngàn năm, dùng chút lửa to bằng hạt đậu, trong chốc lát củi cháy hết sạch.

Lại như người cả một đời tu mười nghiệp lành ắt sẽ được sanh lên trời; nhưng lúc lâm chung nếu khởi một niệm tà kiến quyết định liền đọa vào A Tỳ địa ngục. Ác nghiệp dẫu hư vọng, nhưng v́ nó mạnh mẽ nên c̣n khả năng xóa tan thiện nghiệp của cả một đời  khiến [kẻ ấy bị] đọa đường ác.

Huống hồ lúc lâm chung, tâm mạnh mẽ niệm Phật, tạo nghiệp lành một cách chơn thật vô gián mà chẳng xóa nổi vô thỉ ác nghiệp, được sanh về Tịnh Độ hay sao!

 

18. Đặt tượng nơi trai pḥng

 

Chỗ phàm phu nằm ngồi thường ngày chẳng nên đặt tượng Phật, Bồ Tát kẻo vướng lấy tội khinh nhờn. Pháp sư Trúc Am Quán thấy trai pḥng của kẻ học giả bày tượng liền khuyên răn rằng:

“Các ông đứng ngồi vô lễ, nói lời vô ích; sự cung kính đốt hương chốc lát chẳng bù nổi cái tội trọn ngày khinh mạn!”.

Đại Thông Bổn thiền sư thấy tượng Phật, Bồ Tát đứng hoặc đi th́ chẳng dám ngồi. Thức ăn chay mang tên thịt, cá, ngài chẳng hề ăn. Ngài chơn thành kính thờ, giữ ǵn tâm rời tội lỗi đến mức như vậy. Trong (Bách Trượng Sắc Tu) Thanh Quy có răn thường nhân:

“Chẳng phải lúc lễ bái, cúng dường, thắp thêm hương, thay nước th́ vô cớ chẳng được vào điện đường; sợ giải đăi tổn phước, chiêu lấy tội vậy!”

Nếu v́ người lâm chung đang cơn bịnh khổ bức bách mà bày tượng niệm Phật nhằm tăng chánh niệm cho họ để giúp họ văng sanh th́ chẳng bị hạn cuộc bởi điều răn này.