Lời tựa tác phẩm Tứ Đại Yếu Quyết

 

Tôi lúc mới học nội điển đă biết Tịnh Độ là Thực Pháp, chứ chẳng phải là pháp môn quyền biến; dẫu vẫn thường học thêm pháp Thiền nhưng tôi vẫn thâm tín lời dạy của ngài Vĩnh Minh Thiền Sư: “Có Thiền chẳng thể không có Tịnh Độ, nhưng có Tịnh Độ lại chẳng bắt buộc phải có Thiền”. Hễ gặp cảnh là bị trần lao vương vấn, chẳng giữ nổi tịnh cảnh, chẳng trừ được vọng tưởng, chẳng thể nhất tâm, bồi hồi lo lắng măi đến nay, cứ nhọc nhằn chán ghét, ưa thích măi.

Nay được đọc  tác phẩm Tứ Đại Yếu Quyết của đại sư Luyến Tây, tôi hoan hỷ, hớn hở khác nào kẻ nghèo vớ được của báu. Trước kia, đại sư Luyến Tây đă viết hai tác phẩm Tịnh Độ Tùy Học và Tịnh Nghiệp Thống Sách, trong đó có nêu thí dụ đứa bé té xuống nước gào lên gọi mẹ, thật giống với t́nh cảnh của tôi. Trong sách này, Đại Sư bảo chẳng cần phải đạt tịnh cảnh, chẳng cần trừ vọng tưởng, chẳng cầu nhất tâm th́ thật đúng là quy tắc trọng yếu để chỉ lối cho kẻ mê, là thuốc hay trị bịnh! Pháp nhũ thấm đẫm không đâu chẳng được nhờ ơn!

Tôi thường thấy chúng sanh cơi Sa Bà mộng tưởng điên đảo, trần lao dính vướng, lưu chuyển các nẻo, nhận giặc làm con, chợt gặp đại thiện tri thức dạy cho pháp Niệm Phật; mới niệm một ngày đă tự nhủ: “Ḿnh nhiều vọng tưởng, ḿnh tán loạn quá!” Chao ôi! Cái vọng mà ḿnh vốn chẳng biết ấy giờ đây mới biết, cái loạn vốn chẳng hay đó giờ đây mới hay th́ sao chẳng từ ngay cái tâm tự nhận biết ấy mà nhắc ḿnh dùng sức niệm Phật để chế ngự, bắt đầu ngay từ chỗ ấy mà hạ thủ công phu! Niệm niệm chẳng đoạn chuyển vọng thành chơn, biến loạn tâm thành nhất tâm, chí viên chí đốn, không hai, không ba. Dẫu cho sáng nghe tối chết ắt cũng được thấy Phật khai ngộ! Nhược bằng cứ nại cớ vọng loạn để rồi cả một đời biếng nhác, thối thất th́ khác nào kẻ đă đến núi báu lại bỏ về, lại cũng như kẻ đă được hạt châu buộc vào vạt áo chợt quăng bỏ đi, há chẳng rất đáng buồn ư? Chẳng đáng tiếc quá lắm ư?

Một tấc ḷng thành rỏ máu của đại sư Luyến Tây, câu nào cũng chơn thật. Tôi biết là ai đọc đến sách này cũng đều sẽ hoan hỷ, sẽ tin nhận giống như tôi vậy.

Mùa Thu năm Quang Tự thứ bảy, tháng Bảy, Phúc An học nhân Châu Phước Thuyên viết lời tựa