Luận về các pháp môn

 

Đức Bổn Sư Thích Ca nói ra Tam Tạng mười hai bộ kinh, hết thảy pháp môn không pháp nào là chẳng nhằm để khai hiển cái tâm vốn sẵn có của hết thảy chúng sanh. Hết thảy pháp môn đều là để hiển tâm.

Pháp môn Niệm Phật dùng Phật để hiển tâm, dùng nguyện lực từ bi của đức Phật để nhiếp thủ, há chẳng phải là rất dễ dàng đó ư? Tông môn (Thiền) dùng sức tham cứu của chính ḿnh để hiển tâm, thật là rất khó!

Dù cho là nhờ tự lực hiển được tâm rồi nhưng v́ tập khí ác từ vô thỉ chưa đoạn trừ nên khó giữ khỏi bị thối thất, chẳng thể sánh bằng nổi pháp môn nhờ Phật hiển tâm, quyết định mang nghiệp vượt ngang ra khỏi tam giới, sanh trọn vẹn trong bốn cơi Tịnh Độ, đạt thẳng đến địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ, vĩnh viễn chẳng bị thối chuyển.

Hết thảy pháp môn không môn nào là chẳng nhằm để hiển tâm: Tham Thiền cốt để vọng tưởng đừng khởi, cầu khai ngộ để hiển tâm; học Giáo để hiểu rành từng địa vị [tu chứng], cầu viên chứng để hiển tâm; tŕ Luật để chẳng phạm các giới, cầu thanh tịnh để hiển tâm; tụng chú cốt để tiêu trừ tội nghiệp, cầu cảm ứng để hiển tâm; niệm Phật th́ cốt niệm niệm tiếp nối, cầu được văng sanh để hiển tâm. Cho đến tất cả các pháp môn cũng đều như thế, pháp nào cũng thuận theo cơ nghi, khó ḷng phán định nổi!

Phật giảng ra các pháp b́nh đẳng không cao, thấp; nhưng v́ căn tánh chúng sanh bất đồng nên mới có thị phi, ai nấy khăng khăng cho đường lối của ḿnh là trọng yếu. Nói chung, không pháp nào là chẳng v́ liễu sanh thoát tử. Đời mạt pháp tu hành, mọi người ưa tranh chấp là v́ tâm mê vậy. Chấp đúng sai là c̣n mê trong sanh tử. Nếu biết hết thảy pháp môn không pháp nào là chẳng chú tâm vào sanh tử th́ có ai mà chẳng ḥa hợp và hoan hỷ đâu?

Nếu căn cứ theo kinh điển Tịnh Độ và lời dạy của tổ sư các đời th́: trong thời xưa, đối với hết thảy pháp môn đă nói đó th́ chẳng cần phải thay đổi ǵ, chỉ thêm vào đó cách thiện xảo hồi hướng th́ đều sẽ được văng sanh; c̣n trong hiện tại, chỉ có thể coi những pháp tu đó là trợ hạnh, cần phải chuyên tu Tịnh nghiệp th́ mới được văng sanh v́ đây là lúc kiếp trược lừng lẫy, chúng sanh chướng nặng!

Sáu phương chư Phật cùng khuyên niệm Phật và hộ niệm người tŕ kinh. Người niệm Phật đều phải nương nhờ sức hộ niệm ấy. Cũng v́ thế, kinh Đại Tập dạy: “Đời Mạt Pháp ức ức người tu hành, nhưng hiếm có ai đắc đạo. Chỉ có ai nương vào pháp Niệm Phật th́ đều được độ thoát”.

Pháp sư Tỉnh Am bảo:

Văng thánh tiền hiền không ai là chẳng quy hướng; thiên kinh vạn luận, bộ nào cũng dẫn khởi về. Đời mạt tu hành, không chi hơn được pháp này. Thập phương chư Phật không vị nào là chẳng khen ngợi A Di Đà Phật; khuyên hết thảy chúng sanh đều nên tin nhận. Không có kinh Đại Thừa nào là chẳng khen ngợi A Di Đà Phật; khuyên hết thảy chúng sanh đều phải nên tin nhận. Ấy đều là v́ hết thảy chúng sanh ai nấy đều có tâm tánh vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải nhờ vào đại từ, đại bi, đại nguyện lực của đức A Di Đà Phật th́ tâm ấy mới có thể nhất thời hiển hiện nổi; há có phải chỉ cậy vào chút sức tham cứu nhỏ nhoi mà ḥng hiển lộ được tâm ấy hay sao?”

Tham cứu mà c̣n khó ḷng hiển hiện được bổn tâm th́ chẳng cần phải bàn đến các cách tu hành khác nữa. Kệ trùng tuyên như sau:

 

Chê Thiền khen Tịnh nhiệm khôn lường

Phơi bày trọn vẹn tự tâm vương

Dùng Phật hiển tâm sao mà dễ

Tham cứu hiển tâm thật khó đương!

Hết thảy pháp môn mầu nhiệm khác

Dẫu cũng hiển tâm nhưng quá phiền

Sáu phương chư Phật đều v́ đấy

Miệng vàng cực lực ngợi Tây phương!

 

Xét nghĩa chữ Tông môn th́ Tông là tâm. Khuyên người chuyên tâm niệm Phật để tâm được văng sanh Tây phương th́ chẳng phải là cực lực khen ngợi Tông môn đó sao? Nếu dạy người chuyên tâm cầu danh lợi, khiến cho cái tâm bị đọa lạc tam đồ th́ đấy mới là phá hoại Tông môn đến cùng cực! Thế mà có kẻ nói ngược ngạo: “Khuyên chuyên niệm Phật chính là phá Tông môn” th́ thật đáng buồn lắm thay!

Xét đến Luật Tông, Luật chính là ngăn dứt sự ác. Khuyên người niệm danh hiệu Phật tinh tấn bất thối th́ chẳng phải là dứt sự ác, nhiệt liệt khen ngợi Luật Tông hay sao? Nếu dạy chuyên niệm ngũ dục, phóng dật chẳng thôi th́ đấy mới đúng là làm ác, là phá hoại Luật Tông đến cùng cực. Cớ sao lại có kẻ dám nói ngược là khuyên người niệm Phật chính là phá Luật Tông, thật đáng buồn lắm thay!

Khuyên người chuyên tu ḥng dễ văng sanh th́ rơ ràng là tuân lời Phật dạy, há chẳng phải là khen ngợi kinh giáo đến cùng cực hay sao? Nếu dạy người tạp học khiến khó được văng sanh th́ rơ ràng là đă trái nghịch Tịnh Độ th́ đấy mới đúng là hủy giáo! V́ thế, ngài Thiện Đạo bảo: “Tạp tu th́ khó được văng sanh là v́ tạp duyên loạn động khiến mất chánh niệm, v́ chẳng tương ứng với bổn nguyện của Phật, v́ trái nghịch với giáo pháp, v́ chẳng tuân lời Phật”, chẳng hiểu sao có kẻ lại ngược ngạo bảo khuyên người chuyên tu là hủy giáo, há chẳng đáng buồn lắm thay! Lại xin nói kệ trùng tuyên như sau:

 

Nguyện để các môn trội

Tịnh Độ đành chịu lép

Chỉ cần liễu sanh tử

Tâm tôi đă mừng thích

V́ sao được như thế?

Vốn sẵn chẳng trở ngại

Môn nào cũng hiển tâm

Đều quy Phật pháp giới

Nếu như chẳng đủ sức

Hoặc là tội nghiệp nhiều

Chẳng tu các môn nổi

Th́ gấp niệm Di Đà

Nếu hiềm không kỳ đặc

Ắt sụp hang ác ma

Bịnh, chết chẳng hưởng lạc

Phật cũng đành chịu thua