Niệm Phật hoài cảm

 

Từ năm Hàm Phong thứ mười trở đi, Côn tôi gặp phải cơn binh đao lớn, hận ḿnh học nhiều nhưng chẳng thành tựu được ǵ, khó chịu đựng nổi nghịch cảnh. Dẫu có giải ngộ được đôi chút, nhưng đó vẫn chỉ là kiến giải phát sanh từ Ngă Kiến. Nếu tôi chẳng sanh ḷng thẹn hổ lớn lao, gột rửa lỗi trước th́ làm sao trong đời này thoát khổ được nổi? Nhân đấy, tôi sanh tâm khẩn thiết, tận lực học đ̣i pháp môn Chuyên Tu của ḥa thượng Thiện Đạo, muốn trong đời này sẽ quyết định văng sanh. Mỗi lần thấy kẻ học thức chẳng biết danh hiệu A Di Đà có đầy đủ hết thảy diệu đức bèn nói ngạo ngược Tịnh Độ là pháp môn chấp trước, phá phế các tông khác, tôi chẳng thể nén nổi nỗi buồn! Đấy chẳng qua chỉ là những kẻ bất tiếu, chướng sâu học cạn nên chẳng thể ngợi khen Phật đức nổi.

Bởi thế, đối với mỗi đức tánh của pháp Niệm Phật, tôi soạn thành từng bài tụng rơ ràng ngơ hầu người đời sau biết cách thâu thập những điểm thâm yếu của nhiều môn để tạo thành tâm chí chuyên nhất, khẩn thiết, hoàn thành việc cầu sanh Tịnh Độ ngay trong một đời. Đây chẳng những là tấm ḷng mong cho hành nhân không c̣n ư niệm chống phá, phế bỏ nữa mà thật sự c̣n là tấm ḷng cảm kích thâm ân bất tận, ḷng tin vào các môn đến mức cùng cực vậy. Giữa mùa Hạ năm Quang Tự thứ tám, học nhân Luyến Tây Cổ Côn kính đốt bốn mươi tám lọn hương trên cánh tay để cúng dường Phật A Di Đà, rập đầu kính tụng như sau:

 

Tưởng nhớ các vị tổ sư của Tông Môn

 

Tông môn tổ sư,

Thiết tha truyền dạy:

“Linh linh bất muội,

Liễu liễu thường tri”

Con do ngu si

Chẳng nhận lănh nổi

V́ thế phát tâm

Tŕ danh đến chết

 

Hoài cảm Quốc Thanh thiền đường

 

Con trụ thiền đường

Cảm ân thậm thâm

Tuy chưa đại ngộ

Muốn chứng chơn tâm

Phổ khuyến niệm Phật

Thật v́ việc ấy

Cứu cánh thế nào?

Một câu Di Đà

 

(Nếu có kẻ hỏi: Chơn tâm vốn sẵn có, làm sao lại bảo là “đắc”? Đáp: Há chẳng nghe ngài A Nan nói: “Chẳng trải qua a tăng kỳ kiếp để chứng Pháp Thân” (bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân), “hoạch” chính là “đắc”! Pháp Thân chính là chơn tâm. Tổ Triệt Ngộ nói: “Đúng là do nhơn mà đắc; nhưng đối với quả sẽ chứng sau này th́ có thể định kỳ hạn được”. Chơn nhân chẳng phải là chơn tâm hay sao? Huống hồ kinh Đại Bi c̣n dạy phát nguyện như sau: “Nguyện con sớm được mắt trí huệ”. Mắt trí huệ chính là chơn tâm. Như vậy, chịu niệm Phật là đạt được chơn tâm, là đắc trí huệ)

 

Nghĩ đến kinh Lăng Nghiêm

 

Lúc làm sa di

Đọc kinh Lăng Nghiêm

Tới chỗ gơ chuông (2)

Đă biết tâm nguyên

Nhân đấy cầu giới

Lănh thọ mà hành

Mau báo ân này

Chỉ có tŕ danh.

 

Nghĩ về kinh Viên Giác

 

Lớn thay Viên Giác

Càng đọc càng ngấm

Pháp trạch đượm nhuần

Mừng lộ ra mặt

Cực lực tŕ danh

Bắt nguồn từ đấy

Muốn mau báo đáp

Mới học si ngốc

 

Nghĩ về kinh Hoa Nghiêm

 

Tôi đọc Hoa Nghiêm

Tự hiềm quá rộng

Muốn được ở trong

Pháp môn đơn giản

Đốn khai Bảo Tạng

Hợp khắp quần cơ

Bổn thể bất động

Ân ấy khó báo

Nên tụng Di Đà

         

Hoài cảm pháp sư Khuê Phong

 

Tôi đọc bộ sách

Viên Giác Lược Sớ

Của ngài Khuê Phong

Cảm ân chẳng nhỏ

Thọ dụng vô số
Nhờ đọc Thiền Nguyên

Biết “tri” là thể

Để báo ân ấy

Tŕ danh chẳng ngơi

 

Nghĩ đến tông chỉ của tông Thiên Thai

 

Tôi lănh hội được

Tông chỉ ThiênThai

Ân như cứu mạng

Mới biết nhất niệm

Gồm trọn tam thiên

Nhất lư b́nh đẳng

Thiện, ác như nhau

V́ thế tŕ danh

Tâm bền đến chết

 

Hoài cảm kinh Phạm Vơng Giới

         

Phạm Vơng Giới kinh

Công đức khôn sánh

Tôi vừa thọ tŕ

Liền được lợi ích

Nên biết phá giới

Ắt mất thân người

Tuy chuyên tŕ danh

Lư vốn vẫn một

 

Nghĩ về Đại Bi thần chú

         

Thần chú Đại Bi

Công đức khó lường

Tôi vừa tụng tŕ

Đă gội ân đức

V́ thế phát tâm

Hành pháp triệt để

Phật hiệu khôn lường

Tương hợp khít khao

 

Nghĩ về các vị thánh tổ sư Tịnh tông

         

Tịnh Độ tổ sư

Bi tâm tha thiết

Khuyên con tŕ danh

Mổ tim vẩy máu (3)

Mới chịu chuyên tu

Chẳng tạp hết thảy

Ngay trong đời này

Tu hành viên măn

Toàn nhờ đức này

 

Nghĩ về người đại lực lượng

(Chữ “người đại lực lượng” chỉ người có khả năng giáo hóa rộng lớn)

 

Người đại lực lượng 

Năm tông đề cao

Gặp căn cơ nào

Sẽ nói pháp ấy

Như thuốc trị bịnh

Trăm bịnh lành trăm

Tôi thẹn chướng sâu

Đành riêng tự dụng

 

Nghĩ về việc phá phạm hai giới

 

Tôi phạm hai giới

Thẹn hổ khôn cùng

Một: trộm kinh thư

Hai: tổn sanh mạng

Chỉ sợ lâm chung

Ác báo khó ngăn

Nhân đấy niệm Phật

Chẳng dám trọng lư

 

Nghĩ ḿnh cô phụ mọi người

 

Tôi thẹn đời này

Phụ người chẳng ít

Chẳng sanh Tây Phương

Ắt khó sạch oán

Bởi vậy lập thệ

Dũng mănh tŕ danh

Nguyện sớm văng sanh

Chóng độ người khác

 

Hoài cảm ân đức cha mẹ

 

Cha mẹ sanh con

Ân đức khôn tày

Lẽ nên hiếu dưỡng

Đến chết mới thôi

Trốn đi xuất gia

Sống chết chẳng quản

Chẳng sanh Tây Phương

Diêm Vương ắt giận

 

Hoài cảm ân sư thế độ

 

Khi con xuất gia

Áo cơm chẳng đủ

Nợ nần chẳng ít 

Oán kết vô số

Được thầy xuống tóc

Bỗng nhiên đại phú

Quyết báo ân này

Phải tu Tịnh Độ

 

Hoài cảm quốc vương hộ pháp

 

Tam Bảo trụ thế

Toàn nhờ quốc vương

Mới được tự do

Ṿi vọi bệ vệ

Ân đức như thế

Thật sự khó lường

Nếu chẳng niệm Phật

Tội lỗi phi thường

 

Nghĩ đến ân thí chủ cúng dường

 

Tôi thẹn tu hành

Chẳng lo nổi thân

May nhờ thí chủ

Hết sức hỗ trợ

Dù cơm hay áo

Không chi chẳng tặng

Chẳng sanh Tây phương

Ắt sẽ khó báo

 

Nghĩ đến sư huynh đă đề bạt ḿnh

 

Sư huynh Kính Phong

Là thiện tri thức

Dạy tụng Viên Giác

Và dạy quy Thích

Và chỉ tham học

Ân đều bậc nhất

Phải thấy Di Đà

Mới báo đáp nổi

 

Nghĩ đến các đồng học đă giúp đỡ ḿnh

 

Tôi niệm Di Đà

Nhờ các đồng học

Lời tôi nói ra

Coi như diệu dược

Thường có bốn sự

Ai cũng sẵn ḷng

Thay mặt làm cho

Ân sâu như thế

Làm sao dám quên?

 

Nghĩ đến thiên thần hộ pháp

 

Thiện ác báo ứng

Thiên thần chép ghi

Phật pháp xuất hiện

Thiên thần thường hộ

Nên tôi ngày nay

An nhiên như ư

Chẳng sanh Tây Phương

Thật chẳng dám trụ

 

Nghĩ đến quan viên hộ pháp

 

Quốc vương hộ pháp

Nhờ các quan viên

Ra tay hỗ trợ 

Trừ khử tà thiên

Khiến các tự viện

Đều được an nhiên

Phải tu Tịnh nghiệp

Mới báo ân này

 

Đốt hương trên cánh tay để khen ngợi khuyên quy hướng Tịnh Tông

 

Lại dùng bốn mươi tám lọn hương đốt cánh tay cúng dường hết thảy các chúng sanh. Chỉ nguyện chúng sanh đều hoan hỷ nghe tôi lược nói lời tối trọng yếu: Ai nấy đều có tâm Đại Giác, cớ sao đời đời bị sự ác lôi kéo, khác nào một viên như ư châu bị ném vào trong bùn nhơ vô số năm. V́ thế, đức Thích Ca phát đại thệ nguyện: thường ở trong cơi Sa Bà hóa độ chúng sanh. Ngài dạy Tông, giảng Giáo và nói Luật. Không có câu nào là chẳng nói đến cái tâm này. Ngài c̣n nói ra danh hiệu Phật Vô Lượng Quang Thọ để trực hiển cái tâm này. Danh hiệu ấy có công dụng không chi sánh bằng; mười phương chư Phật đều cùng khen ngợi, khuyên lơn ai nấy đều phải nên tin nhận, đừng ngờ vực.

Cần phải biết nay là lúc ngũ trược mạnh mẽ đến cùng cực, tâm chúng sanh hừng hực tạo ác; thậm chí đối với chuyện phát tâm tu hành cũng có lắm nỗi thị phi bừng bừng! Thương thay, lúc này làm thân con người sao mà thật thê thảm, thật cực khổ quá. Nếu chẳng có một câu A Di Đà Phật th́ nhất định sẽ chẳng thể thoát khỏi vực khổ nổi!

Sách Di Đà Yếu Giải giảng về năm thứ trược này bằng những lời máu lệ chứa chan. Kính xin những học nhân trong tông ta nên đọc kỹ những lời ấy để tự răn nhắc ḿnh.

Sách Di Đà Yếu Giải viết: “Chúng ta ở trong đời Kiếp Trược quyết định bị hạn chế bởi thời gian, bị khổ sở bức bách. Nếu không có pháp tu để mang theo nghiệp vượt ngang [ra khỏi tam giới] th́ ắt sẽ chẳng thể giải thoát được.

Ở trong đời Kiến Trược th́ quyết định bị tà trí trói buộc, nếu chẳng nhờ vào hạnh phương tiện th́ ắt sẽ chẳng thể giải thoát nổi.

Ở trong đời Phiền Năo Trược th́ quyết định bị tham dục vây hăm, bị ác nghiệp cắn rứt; nếu chẳng có pháp tu khiến cho tâm phàm biến ngay thành tâm Phật th́ ắt sẽ chẳng thể giải thoát được.

Ở trong Chúng Sanh Trược th́ quyết định sẽ vùi lấp trong xú uế chứ chẳng thể giác ngộ rỗng suốt được, cam đành liệt nhược chẳng thể bay bổng lên nổi; nếu chẳng có pháp tu hân yểm (ưa Cực Lạc, chán Sa Bà) này th́ ắt sẽ chẳng thể giải thoát nổi.

trong đời Mạng Trược th́ quyết định bị vô thường nuốt mất, [giống như] lửa xẹt ra từ đá, như ánh sáng của tia chớp, trở tay không kịp; nếu chẳng có pháp tu chẳng phí thời kiếp, chẳng cần phải siêng khổ th́ ắt sẽ chẳng thể giải thoát nổi.

Lại nữa, chỉ nên dùng ḷng tín nguyện này để trang nghiêm một câu A Di Đà Phật ḥng chuyển Kiếp Trược thành hải hội thanh tịnh, chuyển Kiến Trược thành Vô Lượng Quang, chuyển Phiền Năo Trược thành Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược thành liên hoa hóa sanh, chuyển Mạng Trược thành Vô Lượng Thọ.

V́ thế, một câu A Di Đà Phật chính là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà đức Bổn Sư Thích Ca đă chứng được ngay trong đời ác ngũ trược này. Nay ngài đem toàn thể Quả Giác ấy trao cho chúng sanh trong đời trược ác. Đấy là cảnh giới sở hành của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới biết trọn vẹn nổi, chứ chẳng phải là do tự lực mà cửu giới có thể tin hiểu được nổi!”

Nếu chẳng thể biết sâu xa rằng Tịnh Độ là một pháp rất khó th́ sẽ cho rằng có riêng một pháp nào khác để xuất ly ngũ trược, rồi cứ hư luận om ṣm trong căn nhà lửa cháy hừng hực. Nếu hiểu được rằng Tịnh Độ là một pháp rất khó th́ mới chịu dẹp yên cái tâm đèo bồng, trân quư một hạnh này. Bởi vậy, đức Bổn Sư mới hết lời bảo pháp này rất khó; cốt ư là khiến cho bọn ta được hiểu rơ.

 

Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết hết

Chú Thích

 

(1) Giải Thất: Định hạn niệm Phật trong 7 ngày gọi là Niệm Phật Thất; ngày hoàn tất một kỳ Niệm Phật Thất gọi là “giải thất”. Bắt đầu kết thất không tiếp ai nên gọi là “bế quan” hay “phong quan”. Khi giải thất, ra khỏi khu vực kết thất, tiếp xúc với mọi người th́ gọi là “tấn quan” hay “xuất quan”. Khu điện đường để hành giả kết thất tĩnh tu niệm Phật cũng gọi là Di Đà Quan.

(2) Trong kinh Lăng Nghiêm có chỗ Phật sai ngài La Hầu La đánh chuông để dùng tánh nghe chỉ dạy chơn tâm.

(3) Ư nhắc đến câu nói trong sách Di Đà Yếu Giải của tổ Linh Phong Ngẫu Ích: “Hoa Nghiêm sở bẩm khước tại thử kinh, nhi thiên hạ cổ kim tín diểu nghi đa, từ phồn nghĩa dung; dư duy hữu phẫu tâm lịch huyết nhi dĩ” (cụ Tuệ Nhuận dịch: “Phép dạy tu trong kinh Hoa Nghiêm lại ở ngay trong kinh này mà thiên hạ xưa nay tin th́ ít, nghi th́ nhiều, lời càng rậm, nghĩa càng tối; vậy tôi chỉ c̣n có một cách là mổ tim vẩy máu ra để các ngài rơ mà thôi, không c̣n cách nào hơn nữa”)

(4) Ba la đề mộc xoa (pratimoksha): Giới luật của 7 chúng thọ tŕ. Giới này nhằm ngăn ngừa và che chở các căn, tăng trưởng thiện pháp nên gọi là Ba La Đề Mộc Xoa (dịch nghĩa là Tùy Thuận Giải Thoát, Biệt Giải Thoát hoặc Vô Đẳng Học)

(5) Ngũ thời: Tổ Trí Khải đă chia một đời giáo pháp của đức Thích Tôn thành năm thời: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhă,  và Pháp Hoa - Niết Bàn.

(6) Bát giáo: Theo tông Thiên Thai, Bát Giáo gồm tứ giáo hóa nghi và tứ giáo hóa pháp. Tứ giáo hóa nghi là Đốn, Tiệm, Bất Định; tứ giáo hóa pháp là Tạng, Thông, Biệt, Viên.

(7) “Hôm nay Trương Tam, ngày mai Lư Tứ”: Thành ngữ Trung Hoa, ngụ ư: nay vầy mai khác.

(8) Khai, giá, tŕ, phạm: Các khái niệm trong Giới Luật. Khai là là tạm chấp nhận, tạm tha cho; giá (hoặc c̣n đọc là già) là ngăn cấm nghiêm nhặt. Tŕ là giữ ǵn giới luật; phạm là hủy phạm. Nói chung, đây là những trường hợp dùng để phán định hành nhân là tŕ giới hay phá giới. 

(*) Chí Đức năm thứ ba là năm Ất Tỵ (585), nhằm đời vua Trần Hậu Chủ.